Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:53:59 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liên Xô ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến 1945-1975  (Đọc 2300 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #30 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2023, 02:02:47 pm »

Theo thỏa thuận giữa hai nước, Liên Xô cử chuyên gia quân sự sang Việt Nam. Ngày 6 tháng 7 năm 1965, Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết ban hành Quyết định No 525-200, về việc thành lập Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa4 (Chiến tranh Việt Nam là thể đó, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.44, 198), Quyết định No 525-200 xác định nhiệm vụ của Đoàn chuyên gia: "Trong thời gian ngắn nhất, giảng dạy và huấn luyện lực lượng phòng không - không quân Việt Nam đủ khả năng tác chiến"1 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.348, 349). Tuy nhiên, trước khi Quyết định No 525-200 được ban hành và có hiệu lực, công tác chuẩn bị gửi chuyên gia quân sự sang Việt Nam đã được Nhà nước Xôviết, Bộ Quốc phòng Liên Xô khẩn trương xúc tiến, thực hiện chu đáo, kỹ lưỡng. Ngày 5 tháng 1 năm 1965, Chính phủ Liên Xô ban hành Nghị định No 890-317, về việc tăng tiền trợ cấp cho các sĩ quan thuộc lực lượng đặc biệt2 (Cuộc chiến trên bầu trời Việt Nam, Thư viện Quân đội dịch, Hà Nội, 1982, tr-78) và bắt đầu công tác tuyển chọn chuyên gia.


Các chuyên gia quân sự phải trải qua các đợt giám định y khoa nghiêm ngặt, nhiều đợt kiểm tra của các ủy ban quân sự, Hội đồng quân sự các cấp, đáp ứng những yêu cầu cao về trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, sức khỏe... ứng viên vào các vị trí chỉ huy được lựa chọn gắt gao và bắt buộc phải qua được "cửa ải" khắt khe của Tổng cục 10 Bộ Tổng Tham mưu và sau đó là cuộc phỏng vấn - thẩm định của Tổng tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Xôviết3 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.348, 349). Hầu hết các chuyên gia đều là những sĩ quan, hạ sĩ quan từng tham gia cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và chiến tranh Triều Tiên (năm 1953), được tôi luyện, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, trình độ kỹ thuật - quân sự cao và là vốn quý của lực lượng vũ trang Liên Xô. Sau khi được lựa chọn, các chuyên gia thực hiện chế độ luyện tập quân sự thường xuyên, rèn luyện thể lực, nghiên cứu điều lệnh tác chiến, cách khai thác, sử dụng vũ khí, khí tài... Công tác này được tiến hành hoàn toàn bí mật, thẻ Đảng, giấy tờ công vụ của các chuyên gia được chuyển về Tổng cục 10 Bộ Tổng Tham mưu, đến Việt Nam, các giấy tờ còn lại được lưu giữ tại Đại sứ quán Liên Xô, đích đến cuối cùng của "chuyến biệt phái" chỉ được biết vào phút chót và tính bảo mật được tuân thủ cho đến khi rút khỏi Việt Nam. Các chuyên gia được phát quần áo thường phục, được tiêm chủng theo quy định quốc tế, giấy chứng nhận tiêm chủng, sổ lương được chuyển về gia đình (họ được hưởng 100% lương do Nhà nước Xôviết trả và tiền lương của Nhà nước Việt Nam, tùy theo thang bậc quân hàm và chức vụ).


Trước chuyến bay, tất cả các chuyên gia quân sự Liên Xô đều được nhắc nhỏ: "Hoạt động chiến đấu tại các trận địa, số lượng máy bay Mỹ bị bắn rơi, quan hệ công việc cụ thể với các chiến sĩ Việt Nam sẽ là hòn đá tảng cho việc cải thiện các quan hệ chính trị, ngoại giao và tăng cường quan hệ hữu nghị với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa"1 (Chiến thắng không dễ dàng, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Quân đội Hà Nội, 1982, tr.45).


Sau thời gian chuẩn bị, tuyển chọn, Ban chỉ huy Đoàn chuyên gia đầu tiên, gồm những chỉ huy danh tiếng được chỉ định: Chỉ huy trưởng Thiếu tướng G. A. Belốp2 (Thiếu tướng G. A. Belốp là Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 10 năm 1967. Trước đó, Đại tá A. M. Dưda phụ trách nhóm chuyên gia phòng không từ tháng 4 đến tháng 9 năm 1965); Phó Chỉ huy trưởng phụ trách chính trị Đại tá M. Bôrixenkô và Trưởng nhóm chuyên gia phòng không Đại tá A. M. Dưda3 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.40). Từ năm 1967, Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam qua các thời kỳ là: Thượng tướng Abramốp (1967 - 1969); Trung tướng B. A. Stônnikôp (1968 - 1970); Thiếu tướng N. K. Mácximenkô (1970 - 1972) và Thượng tướng A. I. Hiupênen (1972 - 1975)1 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó. Sđd, tr.40). Lúc đầu, thành phần Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô chỉ có các chuyên gia về tên lửa phòng không, về kỹ thuật vô tuyến điện, sau này có thêm các phi công, lực lượng kỹ thuật, các chuyên gia hải quân, xe tăng, y tế... Ngày 4 tháng 12 năm 1968, trên tinh thần tự lực chiến đấu, Thường trực Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Việt Nam chủ trương đưa số bộ đội và chuyên gia nước ngoài đang công tác ở Việt Nam về nước2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Tổng Tham mưu). Liên quan đến Liên Xô, chuyên gia Liên Xô sang Việt Nam từ năm 1965 đến tháng 12 năm 1968 tổng cộng là 3.019 người, đã về nước 2.743 người, hiện còn ở Việt Nam 285 người3 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Tổng Tham mưu). Đến đầu năm 1969, theo quyết định của Thường trực Quân ủy Trung ương, số còn lại này rút hết về nước. Tháng 4 năm 1970, để tiếp tục giúp Việt Nam đào tạo cán bộ, huấn luyện sử dụng, sửa chữa các loại phương tiện vũ khí, khí tài, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô trong năm 1970 cử sang Việt Nam 310 chuyên gia (phòng không: 206; không quân: 36; rađa: 17; các ngành khác - quản lý xe máy, xăng dầu, kỹ thuật quân sự, quân giới: 46; bác sĩ phục vụ chuyên gia: 5)4 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Quốc phòng, Hồ sơ số 1262). Tháng 11 năm 1971, trong buổi làm việc với Tổ trưởng chỉ đạo chuyên gia Liên Xô Mácximencô, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Trần Sâm đề nghị phía Liên Xô cử chuyên gia vụ sửa chữa, hướng dẫn đào tạo cán bộ, chiến sĩ sử dụng khí tài A-72 và B-721 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ số 1320).


Từ cuối năm 1974, với những thay đổi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lực lượng chuyên gia quân sự Liên Xô rút dần và quy chế "chuyên gia quân sự Liên Xô" được thay bằng quy chế "cố vấn quân sự Liên Xô"; chức vụ Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô thay bằng chức vụ Trưởng đoàn cố vấn quân sự bên cạnh Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam2 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr. 390).


Công việc của các chuyên gia quân sự Xôviết nhận được sự quan tâm to lớn của các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam và Liên Xô. Hoạt động của tất cả các nhóm chuyên gia Xôviết ở Việt Nam đều được Đại sứ quán Liên Xô kiểm soát và chỉ đạo. Tại Đại sứ quán Liên Xô, bộ máy của Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô nhanh chóng được thành lập. Trưởng đoàn chuyên gia, Tham mưu trưởng, các sĩ quan trong Ban Tham mưu của Đoàn chuyên gia thường xuyên lui tới các đơn vị, thảo luận với các chuyên gia về tình hình tác chiến, tình trạng khí tài chiến đấu, quan hệ với đồng nghiệp Việt Nam... Các vấn đề nảy sinh, nhờ thế được giải quyết kịp thời. Đại sứ Liên Xô tại Việt Nam I. S. Sécbacốp thường xuyên triệu tập các trưởng đoàn, trưởng nhóm chuyên gia, kiểm tra và có chỉ đạo sát sao đối với mọi công viêc Về phía Việt Nam, Thượng tướng Trần Sâm - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và Thiếu tướng Phùng Thế Tài - Phó Tổng Tham mưu trưởng, Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân được chỉ định phụ trách, giải quyết mọi công việc liên quan đến hợp tác kỹ thuật - quân sự với chuyên gia Liên Xô. Khi nảy sinh những vấn đề phức tạp, nhất là những vấn đề liên quan đến kỹ thuật, đến tác chiến, Đại tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng, trực tiếp chỉ đạo giải quyết. Trong trường hợp đặc biệt, Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #31 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2023, 02:03:57 pm »

Thời hạn công tác của các chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam không giống nhau, tùy thuộc vào chuyên môn và nhu cầu cụ thể, thường thì dao động trong khoảng từ vài tháng đến một năm. Thời hạn hai năm chỉ áp dụng đối với Ban lãnh đạo cao nhất của Đoàn chuyên gia như Trưởng đoàn, Phó Trưởng đoàn phụ trách công tác chính trị và Tham mưu trưởng. Cách thức tổ chức các đoàn chuyên gia có sự thay đổi cho phù hợp thực tiễn. Trước năm 1968, sau khi hết hạn công tác, toàn bộ Đoàn chuyên gia rời khỏi Việt Nam, một đoàn chuyên gia mới sang thay thế, song cơ chế hoạt động này có nhiều bất cập, nên từ cuối năm 1968, các đoàn chuyên gia luôn được luân chuyển kế tiếp: 1/2 Đoàn chuyên gia hoàn thành nhiệm vụ về nước, đồng thời gửi các chuyên gia sang thay thế; sau khi các chuyên gia mới quen công việc, 1/2 Đoàn còn lại mới về nước.


Tháng 4 năm 1965, Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đầu tiên có tổng số 100 người, dưới sự chỉ huy của Đại tá A. M. Dưda đã đến Việt Nam với nhiệm vụ "nhanh chóng huấn luyện và đưa vào chiến đấu hai trung đoàn phòng không Quân đội nhân dân Việt Nam"1 (Chiến thắng không dễ dàng, Tlđd, tr. 149, 150, 47, 47). Cũng trong tháng 4 năm 1965, Trung tâm huấn luyện quân sự dưới sự chỉ huy của Đại tá M. Xigankốp đã đến Việt Nam; trên cơ sở đó, hình thành hai trung tâm huấn luyện quân sự số 1 và 2. Từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 5 năm 1965, Bộ Quốc phòng Liên Xô gửi đến Việt Nam thêm hai trung tâm huấn luyện quân sự2 (Chiến thắng không dễ dàng, Tlđd, tr. 149, 150, 47, 47). Trong một thời gian ngắn, cả bốn trung tâm đã đi vào hoạt động, "đến cuối năm 1966, số lượng chuyên gia quân sự Liên Xô tại bốn trung tâm huấn luyện lên đến 786 người"3 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.44, 234). Từ tháng 6 năm 1965 đến tháng 5 năm 1967, "Bộ Quốc phòng Liên Xô đã gửi sang Việt Nam thêm sáu trung tâm huấn luyện tên lửa - phòng không, mỗi một trung tâm đảm nhiệm huấn luyện một trung đoàn phòng không Việt Nam"4 (Chiến thắng không dễ dàng, Tlđd, tr. 149, 150, 47, 47). Tính ra, "từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 5 năm 1966, đã có 2.266 chuyên gia phòng không Liên Xô đến Việt Nam"5 (Chiến thắng không dễ dàng, Tlđd, tr. 149, 150, 47, 47) và trong khoảng thời gian đó, "các chuyên gia quân sự Liên Xô đã đào tạo tại chỗ 10 trung đoàn tên lửa phòng không, ba trung đoàn kỹ thuật vô tuyến, hai trung đoàn không quân tiêm kích"6 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.44, 234).


Vũ khí, khí tài Liên Xô viện trợ cho Việt Nam được tháo rồi và vận chuyển bằng đường hàng không, đường bộ và đường biển tới Việt Nam; bên cạnh đó, độ ẩm ở Việt Nam lớn, nhiệt độ cao, khí tài vận hành gần như không ngừng nghỉ, lại chịu sự đánh phá thưồng xuyên của máy bay địch; do vậy, cần phải được lắp ráp, bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi các khí tài bị hư hại, kiểm tra mức độ sẵn sàng chiến đấu. Đáp ứng yêu cầu đó, bên cạnh các chuyên gia quân sự tác chiến trực tiếp, Liên Xô còn cử đến Việt Nam một đội ngũ chuyên gia kỹ thuật quân sự trình độ chuyên môn cao. Họ hoàn thành những loại công việc mà ngay tại Liên Xô, để thực hiện chúng, cần phải có những thiết bị đặc biệt của những xưởng cố định. Các chuyên gia kỹ thuật Xôviết lắp ráp, thực hiện kiểm tra định kỳ đối với các loại khí tài theo đúng các văn bản hướng dẫn vận hành và các văn bản chỉ dân. Tuy nhiên, do tần suất đánh phá của máy bay Mỹ dày đặc, nên công việc kiểm tra định kỳ hết sức khó khăn và được thực hiện linh hoạt, nhằm đối phó với hoạt động của máy bay địch, song vẫn đảm bảo đúng chỉ định sau mỗi nửa năm, theo mùa, cũng như theo từng tháng, kết hợp với các đợt di chuyển trận địa, trong mùa mưa, trong các đợt ngừng chiến sự. Công việc bảo trì hằng ngày được các chuyên gia tiến hành thường kết thúc lúc nửa đêm. Từ 3 giờ sáng trở đi là chuỗi công việc chuẩn bị chiến đấu hằng ngày cho tất cả các loại khí tài. Đây là chuỗi công việc hết sức đặc biệt và quan trọng, được các chuyên gia Xôviết soạn thảo, áp dụng lần đầu tiên ở Việt Nam, phù hợp điều kiện thực tiễn và yêu cầu chiến đấu. Chưa từng xảy ra các trường hợp phải hủy bỏ lệnh phóng tên lửa, hoặc tên lửa không khởi động do lỗi của các chuyên gia kỹ thuật. Một trọng trách nặng nề khác đặt trên vai các chuyên gia kỹ thuật là đảm nhiệm công tác giảng dạy, huấn luyện thuần thục đội ngũ kỹ thuật viên Việt Nam. Các chuyên gia đưa ra những khuyến cáo về vận hành, giải thích về các quy tắc an toàn kỹ thuật, truyền đạt, làm cho các học viên hiểu rõ, thấm nhuần, hình thành, củng cố kỹ năng và biết cách áp dụng trong thực tiễn chiến đấu. Các chuyên gia Liên Xô đặc biệt chú ý đến việc vận hành tên lửa và tất cả những thiết bị liên quan đến các thành phần của nhiên liệu tên lửa, liên quan đến khối khí nén, bộ phận đầu đạn của tên lửa, ngoài ra còn chú ý đến khâu bảo quản và vận hành các phương tiện nâng/hạ1 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.236). Trong những tình huống phức tạp, nguy hiểm của các trận không chiến trong điều kiện diễn ra cuộc chiến vô tuyến điện tử và hỏa lực, các chuyên gia kỹ thuật Xôviết đã không nao núng, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.


Tại sân bay quân sự Nội Bài, các phi công quân sự Liên Xô làm nhiệm vụ huấn luyện các chiến sĩ không quân Việt Nam kỹ thuật hàng không và kỹ thuật lái máy bay với phù hiệu lực lượng không quân Quân đội nhân dân Việt Nam đính trên ngực và tay áo. Các chuyên gia có một lịch làm việc khá căng thẳng: Làm việc tới hơn 12 giờ đồng hồ và nhiều hơn thế/ngày, bay trên những chiếc máy bay kiểu Xpáccơ không được trang bị vũ khí, hoặc những máy bay chiến đấu MIG-21U trong tình trạng bất cứ lúc nào sân bay cũng có thể bị phong tỏa và những chiếc Xpáccơ có tốc độ chậm có thể bị bắn hạ. Hằng đêm, các phi công Liên Xô thực hiện xoay vòng được 20 chuyến bay huấn luyện, hoặc nhiều hơn. Không hiếm trường hợp, máy bay luyện tập do chuyên gia Liên Xô điều khiển bị máy bay Mỹ truy đuổi và các phi công đã phải hạ cánh thẳng xuống sân bay, không có các thiết bị định vị. Cùng với các chuyến bay huấn luyện, các phi công Liên Xô còn đảm nhận những nhiệm vụ khác, thực hiện các chuyến bay thử nghiệm kiểm tra sau khi bảo trì trong mọi điều kiện thời tiết và thời gian trong ngày và trong một số trường hợp, thậm chí đã tham gia chiến đấu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #32 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2023, 02:05:26 pm »

Cuối năm 1966, đặc biệt là năm 1967, không quân Mỹ đã sử dụng biện pháp khống chế mạnh mẽ các tổ hợp tên lửa phòng không của Quân đội nhân dân Việt Nam bằng các phương tiện vô tuyến điện tử trên tất cả các băng tần, áp dụng những thủ đoạn chiến thuật mới và những phương tiện kỹ thuật mới để tạo ra và sử dụng các hình thức gây nhiễu với cường độ mạnh và sử dụng tên lửa chống rađa trong khi các tổ hợp tên lửa phòng không S-75 còn chưa được bảo vệ tốt chống lại những phương tiện đó. Do vậy, từ cuối năm 1966 đến tháng 5 năm 1968, Liên Xô gửi sang Việt Nam ba nhóm chuyên gia khoa học quân sự: Nhóm chuyên gia khoa học tên lửa1 (Trong nhóm chuyên gia khoa học tên lửa có nhà khoa học tài năng phụ trách thiết kế tên lửa S-75 và chuyên gia quân sự "huyền thoại I. P. Sápcun" - người đã có công lớn hiện đại hóa tên lửa phòng không SAM, được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương "Chiến thắng" hạng 1, 2, 3), nhóm chuyên gia công nghiệp quốc phòng (85 người)2 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.424), nhóm chuyên gia quân sự gây nhiễu và tác chiến điện tử (do Trung tá V. X. Kixilốp chỉ huy)3 (Tình đoàn kết hữu nghị Xô - Việt đời đời bền vững, Tài liệu dịch lưu trữ tại Viện Sử học, tr.56). Ba nhóm chuyên gia nêu trên có nhiệm vụ nghiên cứu, cải tiến hệ thống tên lửa phòng không S-75, cải tiến bộ khí tài tên lửa, tìm ra phương thức gây nhiễu và chống nhiễu hiệu quả. Các chuyên gia quân sự Liên Xô nỗ lực làm việc trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, sinh hoạt khó khăn, triển khai nghiên cứu ở khu vực không quân Mỹ hoạt động tích cực nhất. Do các phương thức gây nhiễu tinh vi của không quân Mỹ, các chuyên gia điện tử Liên Xô đã đo các số liệu về nhiễu không chỉ bằng máy móc chuyên dụng mà cả bằng các phương thức tự tạo. Phân tích các kết qua thu nhận được, trong một thời gian ngắn, các chuyên gia điện tử Liên Xô đã "xác định rõ cơ chế tác động của nhiễu đối với hệ thống bám sát mục tiêu, tìm ra nguyên nhân làm cho tên lửa kém hiệu quả"1 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.372). Kết quả được chuyển giao cho Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Quân đội nhân dân Việt Nam, các đài chỉ huy điều khiển bộ khí tài tên lửa phòng không S-75, giúp bộ đội tên lửa Việt Nam tăng cường khả năng các bộ khí tài tên lửa phòng không chống lại các thủ đoạn gây nhiễu trên cả phương diện chiến thuật và kỹ thuật, đề ra những biện pháp bảo vệ các tổ hợp tên lửa phòng không chống lại các tên lửa chống rađa.


Bên cạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu, các chuyên gia điện tử Xôviết tổ chức các buổi giảng dạy, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các chuyên viên Việt Nam. Nội dung giảng dạy được thảo luận, lựa chọn cho phù hợp điều kiện và trình độ của học viên Việt Nam và được Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô ở Việt Nam phê chuẩn2 (Tình đoàn kết hữu nghị Xô - Việt đời đời bền vững, Tlđd, tr.59).


Đầu tháng 3 năm 1972, trong buổi làm việc với Thượng tướng Văn Tiến Dũng - Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Đoàn đại biểu quân sự Liên Xô đề nghị ký kết một Hiệp định cho phép Liên Xô cử một tổ khoảng 40 - 50 chuyên gia sang giúp Việt Nam chống nhiễu, gây nhiễu máy bay địch, nhiễu máy ngắm rađa của máy bay địch; đồng thời, đề nghị ký kết một hiệp nghị về việc nghiên cứu vũ khí thu được của địch, nhất là máy móc điện tử của máy bay "Con ma" (F4H), máy ngắm của xe tăng địch, các phương tiện chống tăng của địch1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1484). Cuối tháng 3 năm 1972, trong cuộc hội đàm với Đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Nguyên soái Batítxki dẫn đầu sang Việt Nam (ngày 25-3-1972), Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định sẽ cùng Liên Xô tìm biện pháp nghiên cứu khí tài chiến lợi phẩm.


Từ tháng 4 năm 1965 đến tháng 12 năm 1974, Liên Xô cử một đội tàu tình báo Hải quân thuộc Hạm đội Thái Bình Dương (trong đó có những tàu ngầm thuộc loại hiện đại nhất) thường trực tại khu vực biển Đông - Vịnh Bắc Bộ - đảo Guam với nhiệm vụ trinh sát, đảm bảo hoạt động chiến đấu cho các đơn vị vũ trang Xôviết và Việt Nam. Tình báo Hải quân Liên Xô theo dõi và cung cấp thông tin về thời gian cất cánh, chiến thuật đánh phá của máy bay Mỹ, hoạt động của các chiến hạm Mỹ phong tỏa bờ biển Việt Nam. Trong năm 1965, "đội tàu ngầm của Liên Xô đã tiến hành 12 lượt trinh sát tại vùng biển Philíppin và Biển Đông; trong năm 1966, số lượng trinh sát tại các vùng biển nêu trên tăng hơn gấp đôi, đạt 27 lần"1 (Rosin Alexander, Các thủy thủ Xôviết giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh, Tlđd). Những năm 1964 - 1974, trong vùng biển Việt Nam và vùng biển gẩn Việt Nam, thường xuyên có "17 đội tàu trinh sát liên tục hoạt động, thực hiện 94 lượt trinh sát, mỗi lượt kéo dài từ 3 đến 4 tháng"2 (Tình đoàn kết hữu nghị Xô - Việt đời đời bền vững, Tlđd, tr.67). Nhờ các thông tin tình báo do Hạm đội Thái Bình Dương cung cấp, lực lượng phòng không - không quân Việt Nam luôn chủ động di chuyển, ẩn tránh, hoặc đón đánh "thần sấm" B-52.


Nhằm giúp Việt Nam chống lại chiến lược phong tỏa bờ biển của đế quốc Mỹ, rà phá bom mìn trên các cửa cảng, theo đề nghị của Việt Nam, tháng 8 năm 1974, Liên Xô cử một tổ bốn người sang nghiên cứu; tháng 10 năm 1972, Liên Xô cử thêm người cùng với 36 tấn khí tài mò lặn3 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hổ sd số 1633). Tuy nhiên, do chưa quen với các loại bom mìn mới của đế quốc Mỹ, nên hiệu quả công tác rà phá kém, mặc dù các chuyên gia làm việc rất tích cực, nhiệt tình. Sau khi kết thúc chiến dịch rà phá, các chuyên gia Liên Xô đề nghị được ở lại thêm để nghiên cứu cách làm của đế quốc Mỹ (theo Hiệp định Pari đế quốc Mỹ phải phá gỡ và làm mất hiệu lực vĩnh viễn các loại thủy lôi, bom mìn đã thả).


Nhận sự ủy thác của Nhà nước Xôviết, tham gia vào chiến tranh Việt Nam, chuyên gia quân sự Liên Xô đã công hiến sức lực, trí tuệ, thậm chí tính mạng với mong muốn giúp Việt Nam rút ngắn quãng đường đi tới hòa bình. Với sự giúp đỡ của các chuyên gia quân sự Liên Xô, Việt Nam đã xây dựng được hệ thống phòng không - không quân hiện đại, hùng mạnh với binh chủng tên lửa phòng không, pháo cao xạ, các phi đội máy bay tiêm kích, binh chủng kỹ thuật vô tuyến, hệ thống các đài chỉ huy và các phương tiện liên lạc. Trong khói lửa chiến tranh Việt Nam, chuyên gia quân sự Liên Xô đã cùng với các chuyên gia Việt Nam nghiên cứu, tích cực cải tiến, phát triển hệ thống phòng thủ phòng không - không quân của Việt Nam trên hai phương diện: kỹ thuật và chiến thuật.


Về kỹ thuật, chuyên gia hai nước đã cải tiến các đài trinh sát, hiện đại hóa các bộ khí tài tên lửa phòng không, mở rộng đáng kể các tính năng chiến đấu của tên lửa, mở rộng tầm tiêu diệt và khả năng đối phó với các máy bay có sử dụng biện pháp cơ động tránh tên lửa. Nhờ công sức đóng góp của các chuyên gia, một loạt biện pháp có tính chất tổ chức - kỹ thuật được đưa ra, theo đó, trong tất cả các bộ khí tài tên lửa phòng không đều có những cải tiến, hoàn thiện, chỉnh lại các tần sô làm việc của đài điều khiển tên lửa, của các thiết bị phản hồi, nâng cao công suất các máy phát tín hiệu phản hồi của tên lửa, sử dụng chế độ thông tin giả trong mạch của máy vô tuyến phát lệnh1 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr. 298), phát triển hệ thống dẫn đường bị động..., giúp nâng cao khả năng chống nhiễu, làm tăng từ 2,5 đến 3 lần độ điều khiển chính xác tên lửa nhằm vào mục tiêu đang cơ động...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #33 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2023, 02:07:08 pm »

Trong chiến tranh Việt Nam, phía Mỹ cũng cải tiến không ngừng các thiết bị chống tên lửa. Một trong các biện pháp mới xuất hiện là việc tạo ra các nhiễu chủ động trên tần số vô tuyến điều khiển tên lửa. Ngày 15 tháng 12 năm 1967, khi tên lửa khai hoả đánh chặn máy bay Mỹ xảy ra hiện tượng: 29 tên lửa được phóng lên, 11 chiếc rơi mất, máy bay đế quốc Mỹ kịp ném hết số bom chúng mang theo và trở về căn cứ an toàn. Trung tâm điều khiển đã không "nhìn thấy" được chúng trên màn hình - đế quốc Mỹ áp dụng cải tiến kỹ thuật phát nhiễu chủ động phá kênh quan trắc của tên lửa. Trước khó khăn mới nảy sinh này, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã đề nghị Đại sứ quán Liên Xô giúp đỡ. Đại sứ Liên Xô tại Hà Nội, I. S. Sécbacốp, ngay lập tức tổ chức cuộc họp các chuyên gia quân sự Liên Xô, nhằm thực hiện những công việc cần thiết ngăn chặn các hoạt động chống tên lửa Liên Xô của không quân Mỹ. Để thử nghiệm xác định các thông số định tính và định lượng, cũng như khả năng thay đổi khối điều khiển tên lửa, kỹ sư trưởng A. P. Moixeép đề nghị mở riêng các khối FR-15 và ghi chép cụ thể các kết quả thực nghiệm. Dù đại diện nhà thiết kế cực lực phản đối việc mở các khối FR-15 với lý do giữ bí mật tuyệt đối về chúng, nhưng Đại sứ I. S. Sécbacốp đã nhận toàn bộ trách nhiệm về cuộc thực nghiệm sắp tới về mình, khi việc thử nghiệm kết thúc những người tham gia thử nghiệm đưa ra quyết định: Một phần các tổ hợp tên lửa sẽ được đặt lại dải tần đến 3 MHZ, một phần ở dải tần 1,5 MHZ và số còn lại sẽ không cần thay đổi. Ngay loạt tên lửa đầu tiên, được đặt lại dải tần 3 MHZ máy bay dẫn đầu tốp của Mỹ đã bị bắn rơi. Các phi công Mỹ hoàn toàn không ngờ tới bước ngoặt này đội ngũ của chúng rối loạn và cả phi đội quay đầu bỏ chạy. Thử nghiệm đã thành công. Ngày 30 tháng 3 năm 1968, sau khi cải tiến, một máy bay F-111A của Mỹ bị tên lửa phòng không S-75 bắn rơi. Sự kiện này được "Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô A. Grêsencô báo cáo trực tiếp lên Tổng bí thư L. I. Brơgiênhép"1 (Gaiduk I. V, Liên bang Xôviết và cuộc chiến tranh Việt Nam, Sđd, tr. 31). Từ năm 1965 đến năm 1972, "hệ thống rađa của SA-75 (SAM-2) đã được cải tiến bốn lần với 40 nội dung kỹ thuật để bắt kịp cuộc chiến tranh điện tử của không quân Mỹ"2 (Bách khoa tri thức quốc phòng toàn dân, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.4). Những cải tiến kỹ thuật nêu trên đảm bảo cho bộ đội phòng không Việt Nam đạt hiệu quả cao trong chiến đấu, khiến quân Mỹ bị tổn thất một máy bay/60 lần chiếc xuất kích (trong chiến tranh Triều Tiên không quân Mỹ bị tổn thất một máy bay/750 lần chiếc xuất kích3 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.412, 511), "chấm dứt sự thống trị của B-52, F-111, F-105... trên bầu trời và những cuộc ném bom không bị trừng phạt xuống các cơ sở của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa"4 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.412, 511).


Về chiến thuật, các chuyên gia quân sự Liên Xô và Việt Nam áp dụng rộng rãi phương pháp cơ động tiểu đoàn tên lửa, tổ chức phục kích, bất ngờ phóng tên lửa vào máy bay địch, thiết lập trận địa giả đi đối với áp dụng những nguyên tắc mới trong cấu tạo các cụm đơn vị tên lửa phòng không, tạo ra các cụm đơn vị tên lửa phòng không có cơ cấu hỗn hợp1 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr. 345). Các chuyên gia chuyển từ phương pháp huấn luyện chiến đấu cho các trắc thủ của các khẩu đội sang phương pháp tổ chức hiệp đồng đồng bộ các khẩu đội, các đại đội, các tiểu đoàn, các đơn vị cho phù hợp các thay đổi chiến thuật của đối phương.


Nhờ các cải tiến, phát triển kỹ thuật, chiến thuật "trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc giai đoạn 1965 - 1968 và năm 1972, các đơn vị tên lửa SAM-2 của Quân đội nhân dân Việt Nam đã đánh 3.542 trận, trong đó có 588 trận đánh ban đêm; tiêu thụ 5.885 quả đạn; bắn rơi 788 máy bay của không lực Hoa Kỳ, 366 chiếc rơi tại chỗ; trong đó có 43 máy bay B-52; bình quân 7,1 quả đạn diệt được một máy bay, bảo đảm an toàn trong sử dụng và nâng cao độ chính xác khi chiến đấu"2 (Nghiêm Đình Tích (chủ biên), Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không (1965 - 2005), Nxb Quân Đội nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 575-576).


Về phía Liên Xô, kinh nghiệm tác chiến của các đơn vị tên lửa phòng không - không quân ở Việt Nam đã được phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng và được áp dụng rộng rãi trong công tác huấn luyện chiến đấu của Binh chủng Phòng không Liên Xô và ở tất cả các nước tham gia Hiệp ước Vácxava3 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr.367). Bộ Quốc phòng Liên Xô cho soạn thảo và phát hành những bản thông báo kỹ thuật bằng nhiều thứ tiếng, đăng tải những tổng kết chiến tranh, những đề xuất về cải tiến cơ cấu các cụm đơn vị tên lửa phòng không trên cơ sở kinh nghiệm từ chiến tranh Việt Nam. Những thông tin thu thập được trong quá trình tác chiến ở Việt Nam đều được phổ biến rộng rãi trong các trường quân sự của Liên Xô, kể cả tại các trường quân sự có các cán bộ chuyên môn quân sự của nước ngoài theo học.


Các bộ khí tài tên lửa phòng không được các chuyên gia quân sự Liên Xô và Việt Nam cải tiến, hiện đại hóa đã giúp binh chủng tên lửa phòng không của Liên Xô và của những nước được cung cấp các bộ khí tài tên lửa ấy có bước nhảy vọt về chất lượng và hiệu quả hoạt động1 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr. 90). Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh ở Việt Nam, các chuyên gia quân sự Liên Xô nghiên cứu và áp dụng nguyên tắc mới trong cơ cấu các cụm đơn vị tên lửa phòng không ở Liên Xô2 (K. V. Yakovlevich, Chiến tranh Việt Nam, Tài liệu dịch lưu trữ tại Thư viện Quân đội, 1988, tr.54, 59, 30). Kinh nghiệm chiến đấu ở Việt Nam "được phổ biến, áp dụng cho cuộc chiến tranh 7 ngày (tháng 6-1967) giữa Ai Cập (có Liên Xô đứng sau) và Itxraen"3 (K. V. Yakovlevich, Chiến tranh Việt Nam, Tài liệu dịch lưu trữ tại Thư viện Quân đội, 1988, tr.54, 59, 30). Ngoài ra, "Chính phủ Liên Xô quyết định sao chép một số kiểu vũ khí Mỹ, như tên lửa đạn đạo Sparrow-3, động cơ máy bay, các thiết bị điện tử trong ngành công nghiệp của Liên Xô"4 (K. V. Yakovlevich, Chiến tranh Việt Nam, Tài liệu dịch lưu trữ tại Thư viện Quân đội, 1988, tr.54, 59, 30), đẩy nhanh kỹ thuật quân sự quốc phòng của Liên Xô phát triển lên một bước.


Dưới sự chỉ đạo của Trưởng nhóm chuyên gia tên lửa, Thiếu tướng V. X. Kítxhanxki, "một nhóm chuyên gia quân sự Liên Xô đã tiến hành phân tích, hệ thống hóa và tổng kết kinh nghiệm tác chiến và xuất bản cuốn sách Kinh nghiệm tác chiến của bỉnh chủng tên lửa phòng không ở Việt Nam"1 (K. V. Yakovlevich, Chiến tranh Việt Nam, Tlđd, tr.45). Cuốn sách được ấn hành ngày 23 tháng 2 năm 1968 và được phổ biến đến từng tiểu đoàn tên lửa. Năm 1972, "trong cuộc thi các tác phâm khoa học quân sự mang tên M. V. Phrunde do Bộ Quốc phòng Liên Xô tổ chức, cuốn sách đã được trao giải nhất2 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr. 344, 320, 324) và hiện nay đang được sử dụng trong các khoa chuyên ngành tại các trường quân sự.


Theo thống kê của Tổng cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, "từ ngày 11 tháng 7 năm 1965 đến ngày 31 tháng 12 năm 1974, có 6.359 sĩ quan, tướng lĩnh và hơn 4.500 binh sĩ, hạ sĩ quan các lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia chiến đấu tại Việt Nam"3 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr. 344, 320, 324); "13 chuyên gia quân sự Liên Xô đã hy sinh"4 (Tạp chí "Sư tử vàng", số 73-74, ngoài 13 chuyên gia quân sự hy sinh do bom đạn Mỹ. còn có ba chuyên gia mất tại Việt Nam vì bệnh tật). Vì lòng quả cảm, tinh thần chiến đấu quên mình và những đóng góp to lớn đối với nhân dân Việt Nam, "2.190 chuyên gia quân sự được tặng các phần thưởng của Nhà nước Liên Xô, hơn 3.000 chuyên gia quân sự được tặng thưởng các huân chương và huy chương của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa"5 (Chiến tranh Việt Nam là thế đó, Sđd, tr. 344, 320, 324).
   Nhìn chung lại, những năm 50 của thế kỷ XX bức tranh chính trị thế giới tiếp tục có những vận động thay đổi không ngừng; trong đó, nổi bật là cục diện đoi đầu Đông - Tây. Cùng với sự xuất hiện của đối đầu Đông - Tây là cuộc chiến tranh lạnh diễn ra trên toàn cầu, lôi cuốn vào nó sự tham gia của nhiều quốc gia khác nhau.
   Ám ảnh bởi mối đe dọa của chủ nghĩa cộng sản, đế quốc Mỹ ngày càng can thiệp sâu, dính líu sâu vào nhiều nơi trên thế giới. Trong khi đó, Liên Xô - đối thủ cạnh tranh với đế quốc Mỹ đang có những bước phát triển quan trọng và cũng đang hướng tới việc củng cố địa vị, ảnh hưởng của mình trên thế giới.
   Trong chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ, Việt Nam trỏ thành một điểm nóng mà ở đó, cuộc chiến tranh do đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam ngày càng khốc liệt. Đương đầu với một đối thủ là đế quốc Mỹ với sức mạnh về kinh tế, quân sự vượt trội, Việt Nam luôn cần và ra sức tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế, nhất là của những nước xã hội chủ nghĩa.
   Còn Liên Xô, sau một thời gian dài thực hiện chính sách chung sống hòa bình đã có những thay đổi nhất định trong quan điểm về nhiều vấn đề quốc tế - những thay đổi này diễn ra gắn với việc thay đổi ban lãnh đạo đất nước. Sau khi Ban lãnh đạo mới nắm quyền, Liên Xô tuy vẫn khẳng định quan điểm hoà dịu quốc tế, song đã có những điều chỉnh đường lối quan trọng. Đối với vấn đề Việt Nam, thái độ của Liên Xô ngày càng trở nên tích cực hơn, Liên Xô tăng cường giúp đỡ, ủng hộ Việt Nam một cách toàn diện, hiệu quả trên nhiều lĩnh vực khác nhau: Từ chính trị - ngoại giao, kinh tế - kỹ thuật... đến quân sự. Thậm chí, Liên Xô đã gửi quân nhân sang Việt Nam giúp đỡ chiến đấu mặc dù hiểu rằng đây là một sự mạo hiểm vì có khả năng đụng độ với đế quốc Mỹ và làm phức tạp hơn tính chất của cuộc chiến tranh tại Việt Nam. Trong bối cảnh thế giới phức tạp, trên phông nên cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ngày càng ác liệt, sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam có ý nghĩa vô cùng quan trọng cả về vật chất, tinh thần: Việt Nam thực hiện thăng lợi cách mạng giải phóng dân tộc ở miền Nam, thống nhất đất nước. Sự giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam đã tăng cường đáng kể sức mạnh mọi mặt của Việt Nam, được Việt Nam sử dụng một cách hiệu quả, tạo ra sức mạnh tổng hợp cần và đủ để chiến đấu và chiến thắng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #34 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2023, 02:08:47 pm »

Chương 3
ĐẶC ĐIỂM VÀ Ý NGHĨA SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ CỦA LIÊN XÔ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC
(1945 - 1975)


I. ĐẶC ĐIỂM

1. Giúp đỡ Việt Nam một cách toàn diện và hiệu quả

* Về chính trị

Những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, dù Việt Nam và Liên Xô chưa thiết lập quan hệ ngoại giao, song báo chí của Liên Xô vẫn đăng tải những bài viết tuyên truyền về cuộc đấu tranh chính nghĩa và anh dũng của nhân dân Việt Nam. Liên Xô ủng hộ việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gia nhập Hội đồng kinh tế châu Á - Viễn Đông. Đặc biệt, Liên Xô thường xuyên giúp đỡ những đoàn đối ngoại của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khi ra nước ngoài tham dự các hội nghị quốc tế - đó là sự ủng hộ cả về vật chất và chính trị. Sau khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao, sự ủng hộ của Liên Xô được nâng lên một bước. Liên Xô kiến nghị kết nạp Việt Nam vào Liên Hợp Quốc, bảo vệ Việt Nam khi Mỹ cho rằng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa phải là một quốc gia. Liên Xô cũng tích cực giúp đỡ để Việt Nam tham gia Hội nghị Giơnevơ và đấu tranh để bảo đảm quyền lợi cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị này.


Sự ủng hộ, giúp đỡ về chính trị của Liên Xô cho Việt Nam ngày càng to lớn và ngày càng có tác dụng quan trọng, nhất là trong những năm Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Có vai trò, vị trí, ảnh hưởng trong các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu, các đảng Cộng sản Tây Âu, Mỹ Latinh và một số đảng châu Á và trong các đoàn thể quần chúng quốc tế, Liên Xô tích cực kêu gọi các phong trào nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam, giúp Việt Nam vận động các đoàn thể quần chúng thế giới, tổ chức nhiều hội nghị quốc tế lên tiếng bảo vệ Việt Nam. Liên Xô cùng các nước tham gia Hiệp ước Vácxava ra bảy tuyên bố và các đảng ra bốn tuyên bố lên án đế quốc Mỹ, ủng hộ Việt Nam1 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 30). Trong các tuyên bố, trên các diễn đàn và tổ chức quốc tế cũng như trong các cuộc gặp với các nhân vật cấp cao của Chính phủ Mỹ, Liên Xô tập trung yêu cầu đế quốc Mỹ phải chấm dứt ném bom miền Bắc, rút quân khỏi miền Nam, công việc nội bộ miền Nam Việt Nam phải do nhân dân miền Nam tự giải quyết.


Các tuyên bố ủng hộ Việt Nam, lên án đế quốc Mỹ xâm lược của Liên Xô tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho nhân dân Việt Nam, buộc đế quốc Mỹ mỗi bước phiêu lưu, mỗi tính toán leo thang chiến tranh đều phải xem xét, cân nhắc thái độ, phản ứng của Liên Xô. Việt Nam tận dụng vai trò quan trọng của Liên Xô trên trường quốc tế, đặc biệt đối với các nước Đông Âu, các tổ chức dân chủ, hoà bình, với các nước đang tiến hành cuộc đấu tranh vì độc lập dân tộc... để quảng bá cho tính chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Ngoài ra, Liên Xô còn tổ chức những phong trào rầm rộ, mạnh mẽ ủng hộ Việt Nam. Các tò báo lớn - các cơ quan ngôn luận của Đảng, của Chính phủ Liên Xô đã đăng tải hàng trăm bài xã luận và bình luận nghiêm khắc chỉ trích đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam, tỏ rõ ý chí trước sau như một của nhân dân Liên Xô đoàn kết với Việt Nam.


Cuộc chiến tranh càng lan rộng, càng ác liệt, sự ủng hộ của Liên Xô đối với sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam lại càng mạnh mẽ, nhiệt thành. Sự ủng hộ ấy góp phần hình thành nên một mặt trận nhân dân thế giới chống đế quốc Mỹ, sát cánh cùng Việt Nam trong những bước đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh, lên án thái độ hiếu chiến của đế quốc Mỹ, lên án những tội ác đế quốc Mỹ gây ra ở Việt Nam.


Đây là nhân tố quốc tế rất quan trọng có lợi cho Việt Nam. Thông qua những hoạt động tuyên truyền, vận động của Liên Xô trên nhiều diễn đàn quốc tế, nhân dân thế giới ngày càng nhận rõ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam tiêu biểu cho chính nghĩa chống phi nghĩa, chống bạo tàn. Loài người nhận rõ ủng hộ Việt Nam là ủng hộ những người chiến đấu bảo vệ phẩm giá và những giá trị của loài người, những nguyện vọng của thời đại. Những phong trào này là nguồn cổ vũ lớn lao, mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam, góp phần nâng cao tầm vóc cuộc chiến đấu của Việt Nam trên thế giới.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #35 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2023, 02:09:24 pm »

* Về kinh tế kỹ thuật

Với nền kinh tế lạc hậu, có xuất phát điểm thấp như Việt Nam thì sự giúp đỡ của Liên Xô dành cho Việt Nam là hết sức quý báu. Liên Xô viện trợ cho Việt Nam các loại máy móc, thiết bị, vật tư y tế, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng... Hầu như các ngành quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam đều có sự giúp đỡ, viện trợ của Liên Xô như công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, giao thông vận tải, nông nghiệp... trong đó có những công trình, nhà máy mang tính chất mở đường và trở thành đầu đàn cho một số ngành nghề sau này như công nghiệp gang thép, ngành dệt kim, ngành đóng tàu... Các công trình này góp phần nhanh chóng khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân Việt Nam, tạo điều kiện cho miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho miền Nam đánh Mỹ.


Liên Xô đã giúp Việt Nam hình thành cấu trúc nền kinh tế, xây dựng nền móng kinh tế Việt Nam. Các ngành kinh tế công nghiệp từ chỗ hầu như nhỏ, yếu, thiếu, nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, đã định hình, phát triển, đóng góp cho sự phát triển chung của cả nền kinh tế.


Các hàng hóa viện trợ cho Việt Nam đểu có số lượng, khối lượng lớn, đa dạng, phong phú về chủng loại, đáp ứng những nhu cầu thiết yếu đến xây dựng, vận hành các công trình công nghiệp lớn. Ngoài sự giúp đỡ từ phía Nhà nước, sự ủng hộ của nhân dân Xôviết cũng có ý nghĩa to lớn đối với cách mạng Việt Nam. Số tiền mà nhân dân Liên Xô quyên góp có giá trị đã được kịp thời chuyển tới Việt Nam, biểu hiện tình cảm rộng lớn của những người bạn, người anh em đối với nhân dân Việt Nam.


Liên Xô góp phần quan trọng xây dựng nền móng cho giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật cho Việt Nam, góp phần to lớn thúc đẩy văn hóa phát triển. Những đội ngũ cán bộ, kỹ sư, bác sĩ, giảng viên... mà Liên Xô giúp đỡ đào tạo thực sự trở thành những nhân tố quan trọng, những hạt giống quý báu đóng góp cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.


Liên Xô thường xuyên cho Việt Nam vay những khoản tín dụng ưu đãi, hoặc không tính lãi, viện trợ không hoàn lại. Đặc biệt, Liên Xô thường xuyên viện trợ tăng thêm, đáp ứng những yêu cầu đột xuất của Việt Nam. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với Liên Xô không mang ý nghĩa buôn bán, trao đổi hàng hóa thông thường, không tính đến yếu tố lợi nhuận, chủ yếu là ủng hộ, giúp đỡ, Việt Nam được lợi là chủ yếu.


* Về quân sự

Trong điều kiện "nền kinh tế trong nước chỉ bảo đảm cho trang bị vũ khí của quân đội không đáng kể, chủ yếu là bảo đảm ăn, mặc, ở cho quân đội"1 (Bộ Tổng Tham mưu, Báo cáo tình hình trang bị của quân đội ta và đề nghị xin viện trợ quân sự năm 1966, ngày 23 tháng 9 năm 1965, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, 1965, tr.9), sự giúp đỡ của Liên Xô là vô cùng cần thiết. Là nước có nền công nghiệp quốc phòng hùng hậu và hết sức phát triển, Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam nhiều loại vũ khí tôi tân (như tên lửa, máy bay, xe tăng, các loại súng phòng không...) và viện trợ với số lượng lớn. Bên cạnh đó, Liên Xô cùng không ngừng nghiên cứu, cải tiến tính năng, tốc dụng của các loại vũ khí này để chúng phù hợp hơn, phát huy tác dụng tốt hơn trên chiến trường Việt Nam.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #36 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2023, 02:10:06 pm »

2. Thể hiện tình cảm, sự giúp đỡ vô tư, trong sáng trên tinh thần quốc tế cao cả của Liên Xô đối với Việt Nam

Việt Nam và Liên Xô tuy xa cách nhau về mặt địa lý, nhưng hai dân tộc đã có sự hiểu biết và tiếp xúc từ rất sớm. Chuyên gia Việt Nam học A. Xôcôlôp cho biết: "Lần đầu tiên ở Nga người ta được biết về Việt Nam là vào năm 1783. Khi đó, xưởng in Trường Đại học Mátxcơva đã phát hành bộ sách nhiều tập dịch từ tiếng Pháp mô tả các nước khác nhau. Một trong những tác giả là S. Barón, con trai của đại diện Công ty Đông Ấn Hà Lan tại Bắc Kỳ đã dành 65 trang để nói về khí hậu, tôn giáo, quân đội, hệ thống tài chính và các phong tục dân gian của Việt Nam"1 (Người Nga biết Việt Nam từ khi nào?, vietnamese.ruvr.ru), ở Việt Nam, có lẽ Lê Quý Đôn là người đầu tiên nhắc đến một quốc gia có tên gọi "nước Nga" trong công trình của mình. Người trình bày chi tiết, kỹ càng hơn về đất nước này là Philip Bỉnh - một linh mục Công giáo Dòng Tên ở Việt Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ gần gũi giữa hai dân tộc Việt - Nga chỉ thực sự bắt đầu từ sau Cách mạng Tháng Mười (năm 1917). Hoạt động cách mạng, trên hành trình tìm kiếm một con đường giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân, những nhà cách mạng Việt Nam, mà tiêu biểu là Nguyễn Ái Quốc, đã chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tinh thần, quan điểm của Cách mạng Tháng Mười.


Những năm 1920 - 1930, quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Liên Xô được tiếp nối trên cơ sở các hoạt động phong phú của Nguyễn Ái Quốc. Tháng 6 năm 1923, Nguyễn Ái Quốc bí mật đến Liên Xô và được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập đường dây liên lạc Mátxcơva - Pari - Việt Nam, phá vỡ sự đơn độc, thế bị bao vây, cô lập của cách mạng Việt Nam, kết gắn cách mạng Việt Nam với Liên Xô - chiếc nôi cách mạng thế giới. Quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Liên Xô càng thêm phần gắn bó khi Liên Xô và Quốc tế Cộng sản quan tâm, giúp đỡ đào tạo những nhà cách mạng Việt Nam đầu tiên. Trường Đại học Phương Đông, Trường quốc tế Lênin, Viện Nghiên cứu những vấn đề dân tộc và thuộc địa... là những địa chỉ tin cậy đào tạo cán bộ cách mạng cho Việt Nam. Sau này, trong những chặng đường cách mạng khác nhau, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa luôn đặt ra và thực hiện nhiệm vụ gắn kết hơn nữa mối quan hệ giữa hai nước thông qua những hành động thiết thực. Nhằm tuyên truyền về đất nước, con người Xôviết, củng cố, phát triển quan hệ giữa Việt Nam - Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên viết bài, trả lời phỏng vấn báo, đài Liên Xô. Tháng 5 năm 1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh có bài viết Hai ngày kỷ niệm vẻ vang, giới thiệu về chiến thắng của nhân dân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai (ngày 9-5-1945) và chiến thắng Điện Biên Phủ (ngày 7-5-1954), nêu lên những bài học kinh nghiệm rút ra từ những thắng lợi vĩ đại này. Tháng 11 năm 1967, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Cách mạng Tháng Mười, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài Cách mạng Tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng cho các dân tộc (gửi cho báo Pravđa) khẳng định những nỗ lực và công hiến của nhân dân Liên Xô trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít, gìn giữ hoà bình thế giới cũng như trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, góp phần ổn định tình hình khu vực và trên phạm vi toàn cầu. Về phần mình, nhân dân Liên Xô cũng dành cho Việt Nam những tình cảm trân trọng và quý mến, thậm chí là cảm phục - đó là tình cảm dành cho một dân tộc dù nhỏ bé, song vẫn anh dũng trên tuyến đầu chống đế quốc, thực dân vì độc lập, tự do của mình và vì hòa bình, tiến bộ trên thế giới.


Như vậy, qua những hoạt động cụ thể đó, tình cảm hữu nghị, gắn bó giữa cách mạng Việt Nam với cách mạng Liên Xô dân dân được hình thành và ngày càng phát triển. Dù xa cách về mặt địa lý, nhưng giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô đã hình thành một tình cảm thân thiết, gắn bó...


Gây chiến tranh quy mô lớn ở Việt Nam và Đông Dương, biến miền Nam Việt Nam trở thành một trong những mắt xích quan trọng quá trình thực hiện mục tiêu mang tính khu vực và toàn cầu, đế quốc Mỹ đã thách thức ý chí độc lập, tự do, thách thức quyền dân tộc bất khả xâm phạm của nhân dân Việt Nam; đồng thời, thách thức cả hệ thống xã hội chủ nghĩa mà Việt Nam là một thành viên và Liên Xô là trụ cột.


Trước an ninh của một nước xã hội chủ nghĩa bị đe dọa, Liên Xô không thể làm ngơ. Giúp đỡ nhân dân Việt Nam kháng chiến chống đế quốc Mỹ, bảo vệ toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ vừa là trách nhiệm, vừa là nghĩa vụ của Liên Xô với tư cách là một thực thể đứng đầu phe xã hội chủ nghĩa. Đó là sự thể hiện tình cảm gắn bó, trân trọng đối với một dân tộc đang phấn đấu cho những mục tiêu cốt tử của đất nước và đóng góp cho hòa bình, tiến bộ của các lực lượng dân chủ trên thế giới của Đảng, Nhà nước và nhân dân Liên Xô. Trên cơ sở mối quan hệ được hình thành và dần phát triển cũng như sự gắn bó về mặt tình cảm giữa hai dân tộc, Liên Xô giúp đỡ Việt Nam một cách vô tư, chân thành với những sự ủng hộ cả về vật chất và tinh thần vô cùng to lớn. Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, lúc chưa lập quan hệ ngoại giao chính thức, Liên Xô vẫn trợ giúp tài chính cho phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở Băngcổc. Liên Xô tăng cường lên án âm mưu gây chiến của thực dân Pháp ở Đông Dương, tuyên truyền cho hoạt động ngoại giao của Chính phủ Hồ Chí Minh và cho Hiến pháp dân chủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Liên Xô in ấn nhiều ấn phẩm về Đông Dương và Việt Nam, giúp nhân dân Xôviết hiểu thêm về lịch sử, đất nước, con người và cuộc đấu tranh anh dũng của nhân dân Việt Nam. Thời kỳ Việt Nam tiến hành kháng chiến chống đế quốc Mỹ trong mỗi bước phát triển của cuộc kháng chiến, Liên Xô đều có những phát biểu, tuyên bố ủng hộ một cách mạnh mẽ. Các cơ quan báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình đều mở những đợt tuyên truyền rộng rãi về chiến thắng của nhân dân Việt Nam, các đoàn thể quần chúng Liên Xô gửi điện mừng các đoàn thể quần chúng miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, trong quan hệ hợp tác về kinh tế, Liên Xô viện trợ và giúp đỡ Việt Nam là chủ yếu.


Không quản khó khăn, ác liệt của chiến tranh, không sợ hy sinh xương máu, chuyên gia Liên Xô có mặt tại Việt Nam, cùng đồng cam cộng khổ với nhân dân Việt Nam, giúp Việt Nam xây dựng và bảo vệ đất nước. Một số lượng lớn chuyên gia quân sự của Liên Xô đã sang Việt Nam trong những năm từ 1965 đến 1975 cùng chiến đấu với các chiến sĩ Việt Nam dưới mưa bom bão đạn. Trong cuộc chiến đấu ấy, những người con của đất nước Xôviết đã công hiến hết mình và 13 chuyên gia quân sự Liên Xô đã hy sinh cho sự nghiệp độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2023, 02:11:03 pm »

3. Sự giúp đỡ, ủng hộ của Liên Xô đối với Việt Nam thể hiện tinh thần quốc tế sâu sắc, cao cả

Ngay sau khi thành lập Nhà nước Xôviết đầu tiên trên thế giới, V. I. Lênin đã tuyên bố: "Những người Bônsêvích tạo ra những quan hệ quốc tế mới, tạo điều kiện cho tất cả các dân tộc bị áp bức thoát khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc. Mối quan hệ quốc tế này là hoàn toàn trái ngược với mối quan hệ quốc tế dưới chế độ tư bản chủ nghĩa mà thực chất là sự áp bức công khai kẻ yếu"1 (V. I. Lênin, Toàn tập, tập 20, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1976, tr. 402). C. Mác từng nói: "Để các dân tộc có thể thực sự đoàn kết được với nhau, họ phải có chung một lợi ích"2 (C. Mác, Ph. Ănghen, Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr. 371). Trên tinh thần đó, sau khi hàng loạt các nước xã hội chủ nghĩa ra đời và trở thành hệ thống thế giới, quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên sự thống nhất về thế giới quan, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cơ sở của đường lối, chính sách, thực hiện mục tiêu đấu tranh cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới. Các nước xã hội chủ nghĩa có sự thống nhất về chế độ kinh tế, chính trị, xã hội, có chung nhận thức về vai trò lãnh đạo đối với toàn xã hội của các đảng Cộng sản cầm quyền. Trên cơ sở đó, các nước tự nguyện đứng chung trong một khối đồng minh, hợp tác, giúp đỡ nhau bình đẳng, cùng có lợi.


Từ năm 1945 cho đến cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, hệ thống xã hội chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ cả về kinh tế, quân sự, chính trị - xã hội, uy tín ngày càng cao, có vai trò to lớn trong giải quyết những vấn đề quốc tế. Để tồn tại, phát triển và trở thành lực lượng đối trọng với các nước tư bản chủ nghĩa, các nước xã hội chủ nghĩa thiết lập mối quan hệ chặt chẽ, gắn với nhau trong một hệ thống trên những điểm chung cơ bản về đường lối, chính sách, bản chất chế độ và cơ chế vận hành chính trị, bộ máy quyền lực nhà nước... Như vậy, quan hệ giữa các nước xã hội chủ nghĩa được xây dựng trên nên tảng của chủ nghĩa quốc tế với những nguyên tãc cơ ban: Tôn trọng độc lập và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; hợp tác và tương trợ lẫn nhau trên tình đồng chí; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Chủ nghĩa quốc tế còn được thể hiện ở các chính sách chung: Mạnh mẽ chống chủ nghĩa đế quốc, chống chủ nghĩa thực dân, chống chiến tranh thế giới, bảo vệ hoà bình, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc, ủng hộ phong trào đâu tranh của nhân dân lao động các nước vì hoà bình, dân sinh, dân chủ.


Trên nền tảng thế giới quan thống nhất và nguyên tắc "quốc tế vô sản", giữa Liên Xô với các nước xã hội chủ nghĩa hình thành mối quan hệ gắn bó, giúp đỡ và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi vì sự tồn tại, phát triển của mỗi nước, cũng như toàn bộ hệ thống. Đó là "quan hệ kiểu mới" mà lợi ích của mỗi thành viên về cơ bản là trùng hợp với lợi ích của toàn khối, sự vững mạnh của từng quốc gia thành viên tạo nên sức mạnh của cả hệ thống. Đoàn kết hữu nghị là chất gắn kết, là chất xúc tác trong quan hệ gắn bó, giúp đỡ, ủng hộ lẫn nhau về các chính sách đối nội, đối ngoại, về các vấn đề quốc tế... giữa các nước xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ chiến tranh lạnh.


Bước vào hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ - hai lực lượng đế quốc hùng mạnh với tiềm lực kinh tế, quân sự vượt trội, Việt Nam không thể chiến đấu đơn độc; Việt Nam cần có sự ủng hộ của các lực lượng dân chủ tiến bộ hòa bình trên thế giới, nhất là của các nước xã hội chủ nghĩa. Vì thế, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế trở thành nhiệm vụ hàng đầu trong thực hiện đường lối đối ngoại và vận động quốc tế của Đảng, Nhà nước Việt Nam; trong đó, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô là rất quan trọng, mang tính nguyên tắc của cách mạng Việt Nam.


Về phía Liên Xô, trên tinh thần quốc tế vô sản, với nghĩa vụ và trách nhiệm của một nước trụ cột của phe xã hội chủ nghĩa, Liên Xô đã dành cho Việt Nam sự ủng hộ giúp đỡ to lớn và toàn diện. Sự giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam đến từ cả phía Nhà nước lẫn các tổ chức đoàn thể quần chúng. Những khoản viện trợ không hoàn lại, những hợp đồng kinh tế không tính đến lợi nhuận... mà Liên Xô dành cho Việt Nam; sự hy sinh xương máu của những người con Xôviết trên cả mặt trận kinh tế và quân sự... là những minh chứng cụ thể về chủ nghĩa quốc tế trong sáng trong sự giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam. Những cuộc mít tinh của đông đảo quần chúng Liên Xô, những khoản vật chất to lớn mà các tổ chức Công đoàn, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên... của Liên Xô gửi đến cho nhân dân Việt Nam càng khẳng định rõ hơn tinh thần quốc tế vô sản của nhân dân Liên Xô đối với nhân dân Việt Nam. "Một miếng khi đói bằng một gói khi no" - sự giúp đỡ to lớn ấy của Liên Xô dành cho Việt Nam chỉ có thể có được trên nền tảng của chủ nghĩa quốc tế mà Liên Xô luôn theo đuổi và thực hiện trong thực tế. Khẳng định tinh thần quốc tế trong sáng, cao cả đó của Liên Xô cho Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu: "Bộ Chính trị Trung ương Đảng chúng tôi cảm ơn về sự giúp đỡ vật chất của Liên Xô cho những vùng mối được giải phóng... Tất cả điều đó làm cho nhân dân và những người cộng sản Việt Nam càng thấy rõ thêm vai trò của Liên Xô đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điều này làm cho nhân dân miền Nam Việt Nam càng nhận thấy sâu sắc rằng, mọi thắng lợi đều gắn liền với sự giúp đỡ to lớn và quý báu của Liên Xô"1 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 60).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2023, 02:11:39 pm »

II. Ý NGHĨA

1. Góp phần củng cố, tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Lợi ích cao nhất, mục tiêu chiến lược của nhân dân Việt Nam trong 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 - 1975) là độc lập, tự do, thống nhất đất nước và mục tiêu ấy phù hợp với nguyện vọng của đại đa số dân tộc trên thế giới, phù hợp với xu thế chung của thời đại, vì thế, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh chung của nhân dân thế giới cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội - đây chính là cơ sở, là nền tảng để nêu cao đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, tăng cường quan hệ với Liên Xô, tranh thủ sự ủng hộ của Liên Xô, lây đó làm cơ sở cùng với Liên Xô thực hiện các cuộc vận động quốc tế. Việc Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam từ đó kéo theo việc thiết lập quan hệ với Việt Nam của nhiều nước xã hội chủ nghĩa khác đã trực tiếp góp phần củng cố, khẳng định vị trí thực thể chính trị độc lập của Việt Nam trên trường quốc tế. Nhờ thái độ kiên quyết của Liên Xô, nhờ sự vận động mạnh mẽ của Liên Xô mà Việt Nam đã có thể tham gia vào Hội nghị Giơnevơ với tư cách là một bên quan trọng cho dù các nước đế quốc hêt sức phản đối, dù cho Việt Nam chưa được nhiều nước trên thế giới thừa nhận. Đó không đơn thuần là một thắng lợi ngoại giao của Việt Nam, mà là một thắng lợi chính trị vô cùng to lớn, quan trọng, nó mở đường cho sự tham gia của Việt Nam vào những sự kiện quốc tế quan trọng khác và có tiếng nói có trọng lượng liên quan đến những vấn đề khu vực và thế giới.


Liên Xô cùng với các nước xã hội chủ nghĩa khác đã hình thành một hậu phương rộng lớn, hùng mạnh của Việt Nam, tạo nên một thế chính trị vững chắc mà các đối phương của Việt Nam luôn phải dè chừng, luôn phải tính toán đến trong các nỗ lực điều hành chiến tranh.


Nhờ sự vận động của Liên Xô, ở nhiều nước, các "Ủy ban đoàn kết với Việt Nam", "Ủy ban ủng hộ Việt Nam"... được thành lập, các hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam được tổ chức thường kỳ. Trên các diễn đàn thế giới, thế chính nghĩa của Việt Nam được nâng lên, được phát huy, làm thất bại các thủ đoạn ngoại giao lắt léo và làm suy yếu hậu phương của đế quốc Mỹ. Tinh thần, hoạt động đấu tranh vì Việt Nam của Liên Xô tác động trực tiếp đến chính sách của chính phủ các nước, trước hốt là các nước phát triển. Hầu hết các nước Tây Bắc Âu, kể cả các đồng minh của đế quốc Mỹ trong NATO đều thận trọng, tránh bày tỏ ủng hộ hoặc đồng tình với lập trường chiến tranh của đế quốc Mỹ.


Những nỗ lực to lớn của Liên Xô, sự tuyên truyền và thái độ cương quyết của Liên Xô trong việc thể hiện thái độ lên án đế quốc Mỹ xâm lược Việt Nam góp phần quan trọng tác động đến chính phủ các nước. Chính phủ Thụy Điển, Chính phủ Pháp (Đờgôn) chính thức lên án đế quốc Mỹ, ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Sự ủng hộ của Liên Xô lan tỏa nhanh chóng, ảnh hưởng, dẫn đến sự hình thành, phát triển của một mặt trận quốc tế rộng lớn, sát cánh ủng hộ nhân dân Việt Nam, góp phần tạo ra một tập hợp lực lượng chưa từng thấy, bao vây, cô lập và tiến công đế quốc Mỹ từ nhiều phía. Vị thế, ảnh hưởng quốc tế của Việt Nam, nhờ thế, ngày một vững chắc, ngày một nâng cao.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #39 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2023, 08:19:59 am »

2. Góp phần xây dựng, bảo vệ miền Bắc với tư cách là hậu phương lớn, chi viện đắc lực cho miền Nam đấu tranh giành thắng lợi vĩ đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Nhờ sự giúp đỡ, ủng hộ của Liên Xô, trong đó có viện trợ trang thiết bị thiết yếu cho những ngành sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng và nông nghiệp năm 1957, sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp miên Bắc Việt Nam đạt mức năm 1939; đưa giá trĩ sản lượng công nghiệp trong tổng giá trị sản lượng công nông nghiệp từ 1,5% (năm 1954) lên 24% (năm 1957), đáp ứng yêu cầu thiết yếu về hàng tiêu dùng của nhân dân. Trong 3 năm (1955 - 1957), lần lượt bốn tuyến đường sắt với 168 cầu, cống được phục hồi, nối Thủ đô với các miền đất nước. Đường bộ, đường sông, cảng biển cũng đã lưu thông. Các tuyến điện thoại, điện báo, đường thư và công văn từ Trung ương về địa phương và đường dây liên tỉnh, nội tỉnh được nối liền, phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo sản xuất, cải cách ruộng đất, chống cưỡng bức di cư, chống phỉ và các yêu cầu về quốc phòng, an ninh. Những năm từ 1954 đến 1965, miền Bắc Việt Nam chủ động sản xuất được một số máy móc đơn giản, trang thiết bị phục vụ công cuộc xây dựng miền Bắc, bảo đảm một phần những nhu cầu cấp thiết về kinh tế và quốc phòng: Sản xuất được 46% năng lượng điện, 90% than đá, hơn 80% máy cắt kim loại, 100% apatít, thiếc, supe phốt phát và 1/2 sản lượng xuất khẩu1 (V. Koroviakovski, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, Tlđd, tr. 69).


Nhờ sự chi viện, giúp đỡ tích cực của Liên Xô, các ngành chủ yếu của nền kinh tế miền Bắc như điện lực, cơ khí, luyện kim, hóa chất, vật liệu xây dựng... đã dần hình thành và phát triển. Năm 1965, công suất điện năng miền Bắc đã tăng gấp 10 lần so với năm 1955; cơ khí tăng 30% mỗi năm. Đến năm 1965, miền Bắc đã xây dựng 1.132 xí nghiệp công nghiệp quốc doanh. Công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm năm 1960 so với năm 1957 tăng 60,4%. Công nghiệp địa phương có bước phát triển vượt bậc: năm 1960 tăng gấp 10 lần so với nam 1957. Những năm từ 1966 đến 1971, sản xuất nông nghiệp tăng 141,9% so với thời kỳ 1954 - 1957 và những năm từ 1972 đến 1975 tăng 158,9%. Tổng số vốn đầu tư vào công nghiệp trong các năm từ 1965 đến 1967 tăng gấp 33 lần so với tổng số vốn đầu tư trong 3 năm trước đó. Mạng lưới công nghiệp địa phương với các xí nghiệp quy mô nhỏ cũng được hình thành và bước đầu phát triển. Thành quả quan trọng nhất của công nghiệp miền Bắc trong 5 năm (1961 - 1965) chính là trực tiếp phục vụ hiệu quả cho nông nghiệp trong các khâu thủy lợi, nông cụ, thiết bị kỹ thuật nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâu... Cụ thể, tư liệu sản xuất cho nông nghiệp đã tăng trung bình 25% năm, chiếm 1/4 tổng sản lượng công nghiệp; so với năm 1960, năm 1965, cày cải tiến tăng 3,7 lần, bơm thuốc trừ sâu tăng 4,5 lần, máy bơm nước tăng 10 lần, điện tăng 7,5 lần, phân hóa học tăng 2,8 lần, thuốc trừ sâu tăng 8,1 lần...


Bên cạnh đó, công tác điều tra thăm dò được đẩy mạnh đã vươn lên khắc phục sự chậm trễ so với nhu cầu phát triển kinh tế. Ngành địa chất đã tiến hành thăm dò các mỏ than Vàng Danh, mỏ đồng Sinh Quyển, mỏ chì kẽm Chợ Đồn, mỏ ăngtimoan làng Vải, mỏ thiếc côban Quỳ Hợp, mỏ nguyên liệu cho xi măng Bỉm Sơn... Ngoài ra, những khu công nghiệp mới được khẩn trương đầu tư xây dựng: Gang thép Thái Nguyên, nhiệt điện Uông Bí, thủy điện Thác Bà, sứ Hải Dương, pin Văn Điển, dệt 8-3 và dệt kim Đông Xuân... Đối với ngành điện và ngành than, Liên Xô đã có công lao rất lớn; nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, hai nhà máy điện Uông Bí và Thác Bà có công suất lớn nhất Việt Nam lúc đó đã được xây dựng, trở thành trung tâm của lưới điện Việt Nam. Cũng nhờ sự giúp đỡ của Liên Xô, ở miền Bắc đã có một hệ thống điện tương đối hoàn chỉnh, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chiến đấu. Các chuyên gia Liên Xô đã giúp đỡ miền Bắc Việt Nam xây dựng được hệ thống y tế và giáo dục khá hoàn chỉnh; hệ thống các trường đại học, trung học chuyên nghiệp được tổ chức lại; trong đó, các trường trung cấp, đại học đã tuyển sinh và có lượng đào tạo khá lớn. Năm học 1956 - 1957, toàn miền Bắc có 3.860 sinh viên đại học, năm 1965, miền Bắc có 60.000 học sinh các trường trung học và 24.000 sinh viên đại học, đến năm 1975 con số tương ứng là 69.000 và 55.000. Bên cạnh đó, mạng lưới y tế bước đầu hình thành với 50 bệnh viện, 13 cơ sở điều dưỡng, 5.000 ban, phòng hoạt động ở các địa phương; hệ thống y tế đã phát triển rộng khắp, nhiều loại dịch bệnh từng phổ biến ở miền Bắc căn bản được xoá bỏ.


Những cơ sở vật chất do Liên Xô giúp đỡ xây dựng đã góp phần to lớn ổn định tình hình miền Bắc tạo điều kiện cho miền Bắc đánh bại các bước leo thang của không quân và hải quân Mỹ. Những cơ sở vật chất này cũng tạo điều kiện cho hậu phương miền Bắc chi viện cho tiền tuyến miền Nam. Phần lớn vũ khí, thiết bị chiến tranh, lương thực, thuốc men... phục vụ công tác chiến đấu và ổn định vùng giải phóng ở miền Nam là do miền Bắc chi viện. Bên cạnh đó, miền Bắc đã tổ chức tiếp nhận hàng triệu tấn vật chất, phương tiện vật chất kỹ thuật do Liên Xô viện trợ, tổ chức nghiên cứu, thiết kế, cải biên, cải tiến nhiều loại vũ khí, khí tài chiến đấu, vận chuyển vượt hàng nghìn kilômét dưới bom đạn đánh phá của địch, đưa các loại vật chất vào các mặt trận, các vùng giải phóng. Trong những năm từ 1965 đến 1968, miền Bắc đã tổ chức vận chuyển vào miền Nam khối lượng vật chất lớn gấp 10 lần so với những năm từ 1961 đến 1964. Tổng khối lượng vật chất mà miền Bắc chi viện cho miền Nam trong những năm chống chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh" còn tăng gấp nhiều lần so với thời kỳ chiến lược "chiến tranh cục bộ". Trong hai năm 1973 - 1974, 379.000 tấn vật chất từ miền Bắc được chuyển vào các mặt trận, bằng 54% tổng khối lượng vật chất giao cho chiến trường trong suốt 16 năm trước đó. Bốn tháng đầu năm 1975, miền Bắc đưa nhanh vào miền Nam hơn 230.000 tấn vật chất các loại; trên 80% quân số, 81% vũ khí, 60% xăng dầu, 65% thuốc men, 85% xe vận tải trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là từ miền Bắc đưa vào.


Trong suốt 21 năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, miền Bắc luôn luôn phải đối phó với âm mưu và thủ đoạn chống phá của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn trên tất cả các mặt, trong đó chống phá bằng biện pháp quân sự ngày càng trở nên ác liệt theo mức độ gia tăng của chiến tranh ở chiến trường chính miền Nam. Đế quốc Mỹ ngày càng tăng cường tiến hành chiến tranh chống phá miền Bắc hòng đè bẹp ý chí chiến đấu, làm kiệt quệ miền Bắc. Miền Bắc chiến đấu chống âm mưu và hành động phá hoại của đế quốc Mỹ, nhất là qua hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc bằng không quân và hải quân là tiến hành một cuộc đấu tranh hết sức cam go, quyết liệt.


Từ năm 1954 đến năm 1964, đế quốc Mỹ tiến hành nhiều hoạt động chống phá nước Việt Nam Dân chủ Công hoà (tung biệt kích, thám báo vào miền Bắc, móc nối với các phần tử phản động nằm vùng hoạt động gián điệp, xây dựng chương trình tuyển mộ người Việt Nam thành lập các đội đánh mìn hoạt động ở vùng ven biển...). Từ ngày 5 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam. Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đó, đế quốc Mỹ muôn hủy hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng, ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam; bẻ gãy ý chí kháng chiến của nhân dân Việt Nam, nâng đỡ tinh thần của quân đội Sài Gòn. Đế quốc Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh này một lực lượng không quân và hải quân rất lớn, gồm hàng nghìn máy bay tối tân thuộc 50 loại khác nhau, kể cả những loại mới nhất như B-52, F-111 và với các loại vũ khí hiện đại. Không quân, hải quân Mỹ tập trung đánh phá các mục tiêu quân sự, các đầu mối giao thông, nhà máy, xí nghiệp, các công trình thuỷ lợi, khu đông dân; đánh cả vào trường học, nhà trẻ, bệnh viện... Máy bay, tàu chiến Mỹ đánh phá liên tục, khắp mọi nơi, mọi lúc, trong mọi thời tiết với cường độ ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày có 300 lần chiếc máy bay đi gây tội ác, với 1.600 tấn bom đạn trút xuống các làng mạc, phố xá. Theo tính toán của một số tác giả người Mỹ, chỉ tính đến năm 1967 thôi, thì không quân Mỹ cũng đã kịp ném xuống miền Bắc Việt Nam 1.630.000 tấn bom đạn các loại, nghĩa là nhiều hơn khối lượng bom đạn mà đế quốc Mỹ ném xuống chiến trường châu Âu trong chiến tranh thế giới thứ hai và gấp đôi số bom ném xuống Triều Tiên, gấp ba lần số bom ném xuống chiến trường Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới thứ hai. "Cái thác bom giội xuống Việt Nam đạt tới mức cứ mỗi dặm vuông hứng chịu tới 12 tấn ở cả miền Bắc và miền Nam, và khoảng 100 pao (50kg) chia cho mỗi đầu người dân Việt, kể cả đàn bà và trẻ con mà rất nhiều người trong số họ không nặng tới trọng lượng đó - kể cả máu, thịt và xương". Lời nhận xét trên đây của tác giả Đôn Ôbớcđoiphơ, quả thật đã được chứng tỏ trên thực tế.


Dù chiến tranh diễn ra ngày càng khốc liệt, tác động lên toàn bộ đời sống văn hoá, kinh tế, xã hội... nhưng miền Bắc vẫn vững vàng trong lửa đạn, ngẩng cao đầu đánh Mỹ, trừng trị đích đáng lực lượng không quân và hải quân Hoa Kỳ trên bầu trời và vùng biển. Trong cuộc chiến đấu đó, quân dân miền Bắc đã kết hợp chặt chẽ phương thức tác chiến tại chỗ và rộng khắp của lực lượng phòng không, phòng thủ biển của cả ba thứ quân với phương thức tác chiến hiệp đồng binh chủng - chủ yếu là Quân chủng Phòng không - Không quân, sử dụng những trang thiết bị vũ khí, khí tài tối tân do Liên Xô viện trợ. Một sự kết hợp như vậy cho phép tạo nên lưới lửa phòng không, phòng thủ liền mạch, dày đặc, rộng khắp và đầy hiệu lực. Trong bốn năm (1964 - 1968), lưới lửa phòng không miền Bắc bắn rơi 3.243 máy bay (trong đó có cả máy bay B-52 và F-111), bắn cháy, bắn chìm 143 tàu chiến Mỹ. Trong toàn bộ cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai, miền Bắc bắn rơi 735 máy bay Mỹ, trong đó 61 chiếc B-52, 10 chiếc F-111, bắn chìm và bắn bị thương 125 tàu chiến, tàu biệt kích.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM