Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:31:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liên Xô ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến 1945-1975  (Đọc 2309 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #20 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2023, 07:41:22 am »

Năm 1965, cùng với sự ấm lên trong quan hệ chính trị, được coi là năm Việt Nam nhận được nhiều sự viện trợ của Liên Xô. Ngày 10 tháng 7 năm 1965, trong chuyến tham Liên Xô của Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị, hai nước ký kết Hiệp định về việc Chính phủ Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết viện trợ bổ sung không hoàn lại về kinh tế cho Việt Nam, cung cấp hàng hóa trong năm 1965 trị giá 17,5 triệu rúp3 (I. M. P. Chernyshev A. S, Quan hệ Liên Xô - Việt Nam, Thư viện Quân đội dịch, 1975, tr.191). Theo yêu cầu của Việt Nam, ngày 21 tháng 12 năm 1965, hai nước ký tiếp Nghị định thư bổ sung về viện trợ tăng thêm không hoàn lại cho Việt Nam trị giá 38,5 triệu rúp4 (Tài liệu lưu trữ Bộ Ngoại giao Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam). Cùng ngày, hai nước ký Hiệp định về hỗ trợ kỹ thuật cho Việt Nam trong hai năm 1966 - 1967 (xây dựng nhà máy pin với 60 triệu sản phẩm/năm)1 (Tuyển tập các nghị định, hiệp định Liên Xô ký kết với các nước, Thư viện Quân đội dịch, 1971.tr. 155, 1).


Kể từ năm 1966, Liên Xô đã ký với Việt Nam nhiều hiệp định, nghị định, thỏa thuận, ghi nhớ về viện trợ và hợp tác: Hiệp định về viện trợ kinh tế không hoàn lại (ngày 10-7-1965); Nghị định thư về viện trợ bổ sung (ngày 21-12-1965); Hiệp định về hỗ trợ kỹ thuật (ngày 21-12-1965); Thỏa thuận về cung cấp bổ sung các khoản cho vay mới và viện trợ (tháng 9-1967); Thỏa thuận về cung cấp bổ sung viện trợ không hoàn lại (ngày 25-11-1968); Hiệp định hợp tác hàng không và thông tin liên lạc (ngày 22-6-1969); Hiệp định cung cấp bổ sung viện trợ kinh tế, quân sự (ngày 11-6-1970); Hiệp định viện trợ không hoàn lại (ngày 4-10-1970); Hiệp định viện trợ quân sự và cung cấp tín dụng (ngày 7-10-1970); Hiệp định hợp tác kinh tế, kỹ thuật và trao đổi hàng hóa (ngày 14-8-1973); Hiệp định hợp tác văn hoá và khoa học (tháng 11-1974); Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình (ngày 16-12-1974)... Theo các hiệp định, thỏa thuận này, năm 1968, Liên Xô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 11,5 triệu rúp, bao gồm 10 triệu rúp viện trợ chuyển cho đồng bào bị thiên tai năm 1969 và 1,5 triệu rúp dành cho chiến dịch chống sốt rét những năm 1969 - 19702 (Việt Nam - Liên Xô - 30 quan hệ (1950 - 1980), Sđd, tr. 173); năm 1970, Liên Xô cho Việt Nam vay khoản tín dụng không tính lãi là 152 triệu rúp, trong đó có 127 triệu rúp hàng hóa và 25 triệu rúp để xây dựng các nhà máy, xí nghiệp3 (Tuyển tập các nghị định, hiệp định Liên Xô ký kết với các nước, Thư viện Quân đội dịch, 1971.tr. 155, 1); năm 1973, Liên Xô cho Việt Nam vay một khoản tín dụng không lấy lãi là 9 triệu rúp1 (Tuyển tập các nghị định, hiệp định Liên Xô ký kết với các nước, Tlđd. tr. 143-145)... Khoảng 70% viện trợ kinh tế của Liên Xô những năm 1965 - 1967 là dành cho sự phát triển của các ngành công nghiệp chủ chốt, trong đó 30% là dành để xây dựng các nhà máy điện, phát triển ngành năng lượng2 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr.70, 66). Nếu như năm 1967, vốn giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam không lớn hơn 37%, thì năm 1968 đã đạt 50%. Số vốn này được thực hiện chủ yếu qua con đường viện trợ và cho vay dài hạn. Từ năm 1966 đến năm 1975, trung bình mỗi năm Liên Xô viện trợ cho Việt Nam khoảng 700 - 800 triệu rúp3 (Hoàng Hải, "Quan hệ kinh tế Việt - Nga những năm cuối thế kỷ XX”, báo cáo tại Hội thao 50 năm quan hệ Việt - Nga, 2000). Tháng 6 năm 1973, Liên Xô đã xóa những khoản nợ cũ từ năm 1973 trở về trước cho Việt Nam (khoảng 1,3 tỷ rúp), đề nghị "gạch sổ giai đoạn trước, xây dựng mối quan hệ kinh tế trên cơ sở bình thường giữa các nước với nhau"4 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr.70, 66). Liên Xô hứa sẽ xây dựng lại các công trình bị tàn phá và những công trình đã có hiệp định, nhưng vì chiến tranh phá hoại nên chưa tiến hành xây dựng được. Trên tinh thần đó, Liên Xô giúp khôi phục và mở rộng 13 công trình bị chiến tranh tàn phá ác liệt và xây dựng 14 công trình mới (theo các hiệp định ký ngày 7 tháng 10 nam 1971 và ngày 14 tháng 8 năm 1973). Liên Xô giải quyết một số nhu cầu thiết yếu của Việt Nam trong những năm từ 1973 đến 1975 như lương thực, xăng dầu, sắt thép, xe hơi, máy kéo, vải vóc... Riêng nhu cầu kinh tế, năm 1974, Liên Xô đáp ứng tăng 20% so với năm 1973.


Đến đầu năm 1972, Liên Xô tham gia xây dựng 56 công trình công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ, hàng nghìn chuyên gia Liên Xô thuộc các lĩnh vực ngày đêm miệt mài giúp đỡ Việt Nam xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá. Liên Xô giúp Việt Nam phát triển năng lượng điện, công nghiệp than, xây dựng đường sá, khôi phục và xây dựng mới nhiều công trình quan trọng. Tiêu biểu là những công trình:


Về ngành than: Liên Xô giúp mở rộng mỏ than Vàng Danh cùng với nhà máy tuyển than Uông Bí từ 0,6 triệu tấn lên lên 1,8 triệu tấn/năm, mở rộng mỏ than Cẩm Phả lên 4 triệu tấn/năm.

Về cơ khí: Giúp xây dựng nhà máy cơ khí Cẩm Phả (hai lò luyện thép công suất 1.800 tấn/năm đã đưa vào sản xuất từ tháng 11-1975), nhà máy cơ khí Uông Bí và mở rộng nhà máy cơ khí Hà Nội thêm 9.000 tấn máy/năm.


Về điện: Liên Xô giúp khôi phục và xây dựng nhà máy điện Uông Bí (công suất 15,3 vạn kilôoát, năm 1974 đưa vào vận hành 3,6 vạn kilôoát); nhà máy thủy điện Thác Bà (công suất 10,8 vạn kilôoát, năm 1974 đưa vào vận hành 7,2 vạn kilôoát); nhà máy sửa chữa thiết bị điện Đông Anh..., giúp đỡ thăm dò và xây dựng nhà máy thủy điện Hòa Bình (công suất 1,92 triệu kilôoát, sau đó, một đoàn chuyên gia Liên Xô đã sang Việt Nam, tiến hành khảo sát địa chất, năm 1973, lập xong luận chứng kinh tế - kỹ thuật, tháng 1 năm 1975, đã xác định địa điểm xây dựng)1 (I. M. P. Chernyshev A. S, Quan hệ Liên Xô - Việt Nam, Tlđd, tr. 254-255).


Về hóa chất: cải tạo và mở rộng nhà máy tuyển quặng apatít Lào Cai, mở rộng nhà máy supe phốt phát Lâm Thao lên 30 vạn tấn/năm.

Về công nghiệp nhẹ và thực phẩm: Xây dựng các nhà máy chế biến mỳ sợi Nam Định, Hải Hưng công suất 12 tấn/ngày, nhà máy chè Tân Trào (khánh thành ngày 5-11-1975).

Các công trình văn hóa - xã hội: Cung văn hóa Tổng công đoàn ở Hà Nội (ký tháng 12-1973) và Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh (khánh thành ngày 2-9-1975).

Những công trình kinh tế do Liên Xô giúp đỡ xây dựng đã bảo đảm sản xuất 25 vạn kilôoát điện, 8 triệu tấn than/năm, 60 vạn tấn xi măng, 5 vạn mét khối cấu kiện bê tông đúc sẵn/năm, mở rộng cảng Hải Phòng với khả năng thông quan là 2,7 triệu tấn/năm, hệ thống ông dẫn dầu với công suất 1 triệu tấn/năm1 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 33)... Các công trình này góp phần nhanh chóng khắc phục khó khăn, phát triển kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho miền Bắc trở thành hậu phương lớn cho miền Nam đánh Mỹ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #21 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2023, 07:43:15 am »

Đặc biệt, Liên Xô thường xuyên viện trợ bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu đột xuất của Việt Nam. Tháng 4 năm 1967, Việt Nam yêu cầu Liên Xô viện trợ gấp 15 vạn tấn lương thực, trong đó có 1/3 là gạo, Liên Xô đồng ý giúp ngay 15 vạn tấn bột mỳ vì Liên Xô không có gạo2 (Hồ sơ quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước (từ tháng 3-1954 đến tháng 8-1973), Tlđd, tr. 115-116). Tháng 4 năm 1975, khi công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước gần đến ngày thắng lợi, lường trước những khó khăn bộn bề mà Chính phủ Việt Nam phải giải quyết sau giải phóng, ngày 8 tháng 4 năm 1975, trong cuộc hội đàm với Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại sứ Liên Xô thông báo quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô về giúp đỡ lương thực và thuốc men cho các vùng giải phóng miền Nam Việt Nam; đồng thời, tiêp tục chuyên chở những hàng hóa thỏa thuận trong các hiệp định đã ký kết như xe hơi, gạo, bột mỳ, xăng dầu..., mặc dù lúc này Việt Nam chưa nêu yêu cầu. Ngày 25 tháng 4 năm 1975, chỉ năm ngày trước khi miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính phủ Liên Xô quyết định viện trợ bổ sung không hoàn lại cho nhân dân miền Nam Việt Nam trong năm 1975, gửi sang Việt Nam một số lượng lớn hàng hóa thiết yếu, lương thực, thực phẩm, thuấc men... giúp Chính phủ Việt Nam tháo gỡ khó khăn, khắc phục hậu quả chiến tranh. Cụ thể là: 2 vạn tấn gạo, 4 vạn tấn bột mì, 5.000 tấn đường, 3.000 tấn mỡ lợn, 5 triệu hộp thịt, 5 triệu hộp sữa đặc, 1,5 triệu rúp thuốc men, 6 triệu mét vải, 2,5 vạn tấn xà phòng giặt, 2,5 vạn tấn xăng, 2,5 vạn tấn điêzen, 1 vạn tấn dầu hỏa, 3 vạn tấn sunphát điamônium, 1 vạn tấn phân kali, 1 vạn bộ săm lốp xe hơi, 400 tấn giấy viết, 300 tấn giấy in báo, 100 xe vận tải, 35 xe chở khách, tám xe téc chở nhiên liệu, sáu xe sửa chữa lưu động, 10 xe cứu thương, năm xe chữa cháy, 25 xe UAZ-469 và UAZ-469b, hai tàu thủy chữa cháy, ba tàu chạy ven biển, 1 triệu rúp phụ tùng xe hơi, 1 triệu rúp phương tiện thông tin, 5 vạn mét vuông giấy, 20 vạn cuốc xẻng, 2 vạn mét vòi chữa cháy, 25 tấn thuốc bột chữa cháy PO, 1, 5 vạn mét vải bạt, 10 vạn rúp văn phòng phẩm, trong đó có 3 triệu vở học sinh1 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 59, 33). Như vậy, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam các loại hàng hóa tiêu dùng, phục vụ sản xuất: Lương thực, thực phẩm, thuốc men, dụng cụ y tế, các sản phẩm dầu mỏ, kim loại đen, kim loại màu, phân bón hóa học..., giúp Việt Nam khôi phục, phát triển kinh tế, nâng cao khả năng quốc phòng.


Theo tổng kết của Việt Nam, trong số viện trợ của nước ngoài, viện trợ của Liên Xô chiếm 1/3 (còn Trung Quốc bảo đảm 52%, Đông Âu bảo đảm 19%), trong đó có 1/2 thiết bị, máy móc (không kể thiết bị toàn bộ), 1/3 nguyên, nhiên, vật liệu và 1/3 hàng tiêu dùng, 1/3 khối lượng sắt, thép, 1/2 kim loại màu, 1/2 xăng dầu, 1/2 phân bón, 1/2 xe vận tải, 1/2 máy kéo, máy ủi, 2/5 lương thực2 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 59, 33).


Bên cạnh sự viện trợ về mặt Nhà nước, các đoàn thể Liên Xô tích cực hoạt động ủng hộ Việt Nam, tổ chức quyên góp trong nhân dân, dành cho Việt Nam khoản viện trợ theo đường quần chúng. Năm 1965, tổ chức Công đoàn Liên Xô đã quyên góp được 800 triệu rúp để mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, hàng tiêu dùng... gửi sang cho nhân dân Việt Nam. Hội Phụ nữ Liên Xô gửi tặng 200 triệu rúp3 (I. M. P. Chernyshev A. s. Quan hệ Liên Xô - Việt Nam, Tlđd, tr.193). Năm 1966, Công đoàn các cấp của Liên Xô vận động quần chúng ủng hộ nhân dân Việt Nam thuốc men, quần áo, vải vóc... trị giá 500 triệu rúp4 (Liên Xô giúp đỡ Việt Nam, Báo Thời mới, 1967, N" 32, tr. 20); đồng thời, Công đoàn mua thuốc men, quần áo trị giá 1,5 triệu rúp tặng nhân dân Việt Nam. Tháng 10 năm 1966, Liên hiệp các hợp tác xã Liên Xô gửi tặng hàng hóa trị giá 1 triệu 300 nghìn rúp1 (Liên Xô giúp đỡ Việt Nam, Tlđd, tr.20). Hội Phụ nữ Liên Xô quyên góp quần áo, sách vở, thuốc men cho phụ nữ, trẻ em Việt Nam trị giá hơn 500 nghìn rúp2 (Liên Xô giúp đỡ Việt Nam, Tlđd, tr.20). Tháng 9 năm 1966, Ban chấp hành Hiệp hội người tiêu dùng Liên Xô quyết định cấp 1,8 triệu rúp dưới dạng hàng hóa cho Liên hiệp các hợp tác xã bán lẻ Việt Nam3 (Liên Xô giúp đỡ Việt Nam, Tlđd, tr.20). Hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Liên Xô gửi tặng Hội Chữ thập đở Việt Nam bông băng, thuốc men, dụng cụ y tế... trị giá 30 triệu rúp4 (I. M. P. Chernyshev A. S, Quan hệ Liên Xô - Việt Nam, Tlđd, tr.217).


Năm 1967, ủy ban ủng hộ Việt Nam quyên góp số hàng hóa cho Việt Nam trị giá 1 triệu 300 nghìn rúp; Liên hiệp các tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ tặng Hội Chữ thập đở Việt Nam hàng hóa trị giá 400 nghìn rúp5 (Liên Xô giúp đỡ Việt Nam, Tlđd, tr.20). Từ tháng 5 năm 1967, Liên Xô tổ chức các "Chuyến tàu đoàn kết" tới Việt Nam và từ Nôvôtrôít "Chuyến tàu đoàn kết" đầu tiên chở thực phẩm, quần áo, xe đạp... được mua bằng tiền của các tổ chức xã hội đã khởi hành. Ngày 1 tháng 5 năm 1968, "Chuyên tàu đoàn kết" đã chuyển giao cho Việt Nam số hàng hóa đầu tiên trị giá 1 triệu rúp6 (I. M. P. Chernyshev A. S, Quan hệ Liên Xô - Việt Nam, Tlđd, tr.217). Tháng 9 năm 1968, Liên hiệp các tổ chức Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ gửi một chuyến hàng cứu trợ cho đồng bào miền Bắc bị lũ lụt, thiên tai. Năm 1975, khi các tỉnh miền Nam Việt Nam lần lượt được giải phóng, Hội đồng Trung ương các tổ chức Công đoàn Liên Xô, Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin Liên Xô, Hội chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ Liên Xô, Ủy ban ủng hộ Việt Nam, Quỹ hòa bình Liên Xô đã gửi khẩn cấp lương thực, thuốc và các nhu yếu phẩm khác giúp nhân dân vùng giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 15 tháng 4 năm 1975, các tổ chức quần chúng Liên Xô quyết định viện trợ khẩn cấp cho nhân dân miền Nam Việt Nam ở vùng mới giải phóng hơn một triệu rúp gồm vải vóc, thuốc men, lương thực khi Việt Nam chưa nêu yêu cầu. Trước những tình cảm thân thiết và sự giúp đỡ kịp thời của nhân dân Liên Xô dành cho nhân dân Việt Nam, ngày 23 tháng 4 năm 1975, trong buổi tiếp Đại sứ Liên Xô B. Sáplin, Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu: "Đặc biệt, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chúng tôi cảm ơn về sự giúp đỡ vật chất của Liên Xô cho những vùng mới được giải phóng... Tất cả điều đó làm cho nhân dân và những người cộng sản Việt Nam càng thấy rõ thêm vai trò của Liên Xô đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc. Điều này làm cho nhân dân miền Nam Việt Nam càng nhận thay sâu sắc rằng, mọi thắng lợi đều gắn liền với sự giúp đỡ to lớn và quý báu của Liên Xô" (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 60).


Số tiền mà nhân dân Liên Xô quyên góp có trị giá lớn đã được kịp thời chuyển tới Việt Nam, biểu hiện tình cảm rộng lớn của những người bạn, người anh em đối với nhân dân Việt Nam. Điều đáng lưu ý là các viện trợ, giúp đỡ của Liên Xô đến với Việt Nam vào những thời điểm ác liệt, khó khăn của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ: đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, lần thứ hai, đế quốc Mỹ đánh phá miền Nam Việt Nam ác liệt, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc và sang Lào, Campuchia... nên sự giúp đỡ của Liên Xô không chỉ đơn thuần có ý nghĩa về vật chất, mà còn có ý nghĩa lớn lao về tinh thần và tình cảm.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #22 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2023, 07:47:24 am »

Ngoài viện trợ trực tiếp, Liên Xô còn gửi chuyên gia sang giúp Việt Nam khôi phục, cải tạo, xây dựng hàng loạt xí nghiệp và các cơ sở kinh tế. Trong vòng 5 năm (1955 - 1960), Liên Xô "cử 1.547 chuyên gia các ngành sang công tác tại Việt Nam"1 (Vụ Liên Xô, Ngoại giao, Về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 4). Tính chung trong những năm 1954 - 1964, "gần 2.500 chuyên gia kinh tế Liên Xô có mặt ở Việt Nam đã góp phần quan trọng vào công cuộc khôi phục, cải tạo và bước đầu xây dựng cơ sở vật chất ở miền Bắc Việt Nam"2 (S. Ivinshin, I. Osotov, Việt Nam, Thư viện Quân đội dịch, 1975, tr. 69). Đối với ngành điện và ngành than, sự giúp đỡ của Liên Xô rất to lớn, nhờ đó, hai nhà máy điện Uông Bí và Thác Bà có công suất lớn nhất Việt Nam được xây dựng, trở thành trung tâm của lưới điện Việt Nam. Với sự giúp đỡ của Liên Xô, ở miền Bắc xây dựng được một hệ thống điện tương đối hoàn chỉnh, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và chiến đấu. Đối với ngành than Liên Xô hỗ trợ khôi phục những mỏ than quan trọng giúp khảo sát, mở rộng một số mỏ than phục vụ cho kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1960 - 1965) với công suất 3,7 triệu tấn/năm. Đặc biệt, đối với ngành công nghiệp dâu khí, các chuyên gia Liên Xô giúp tìm kiếm, khảo sát, đánh giá triển vọng dầu khí ở Việt Nam. Năm 1961 Đoàn địa chất 36 ra đời là mốc quan trọng của ngành dầu khí Việt Nam. Cũng từ đây, các chuyên gia Liên Xô sát cánh cùng với các kỹ sư Việt Nam tìm kiếm, thăm dò vùng trũng sông Hồng, thực hiện giếng khoan đầu tiên ở Khoái Châu (Hưng Yên).


Với sự giúp đô của Liên Xô (và một số nước xã hội chủ nghĩa khác), Việt Nam chủ động sản xuất được một số máy móc đơn giản, trang thiết bị phục vụ công cuộc xây dựng miền Bắc, bảo đảm một phần những nhu cầu cấp thiết về kinh tế và quốc phòng: Sản xuất được 46% năng lượng điện, 90% than đá, hơn 80% máy cắt kim loại, 100% apatít, thiết, supe phốt phát và 1/2 sản lượng xuất khẩu1 (S. Ivinshin, I. Osotov, Việt Nam, Tlđd, tr. 69). Như vậy, từ năm 1954 đến năm 1964, Liên Xô giúp đỡ Việt Nam thiết lập cấu trúc kinh tế của đất nước, đặt nền móng cho một số ngành công nghiệp hiện đại (nhiệt, thuỷ điện, cơ khí, hóa chất, vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm...), ủng hộ, giúp đỡ nhân dân Việt Nam, khôi phục và phát triển kinh tế, đào tạo cán bộ cho miền Bắc. Về sự ủng hộ và giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam, Thủ tướng Phạm Văn Đồng phát biểu: "Sự giúp đỡ to lớn và quý báu của Liên Xô đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, xây dựng cuộc sống mới của nhân dân miền Bắc Việt Nam... Toàn bộ sự giúp đỡ của Liên Xô có ý nghĩa cực kỳ to lớn đối với việc hoàn thành thắng lợi kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa"2 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 4). Chủ tịch Hồ Chí Minh nói thêm: "Các nước bạn giúp ta một cách vô tư, khảng khái. Ta không phải trả lại những khoản giúp ấy. Đó là sự giúp đỡ không có điều kiện. Các nước bạn ra sức giúp ta, đồng thời tuyệt đối tôn trọng chủ quyền của ta. Khác hẳn với "viện trợ" của các nước đế quốc: "giúp một để lột mười", "giúp để nô dịch"1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr.30).


Kể từ khi Việt Nam và Liên Xô thiết lập quan hệ kinh tế - thương mại vào năm 1955, quan hệ kinh tế - thương mại, lưu thông hàng hóa giữa hai nước năm sau đều tăng hơn năm trước. Kim ngạch ngoại thương giữa hai nước năm 1960 tăng gần 30 lần so với năm 1955; Liên Xô đứng đầu trong số các nước buôn bán với Việt Nam2 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 4, 10). Năm 1954, lưu thông hàng hóa giữa hai nước là 3,3 triệu rúp3 (Ngoại thương của Liên Xô những năm 1955 - 1959, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Quân đội, 1961, tr.10, 12), năm 1957 đạt 11,6 triệu rúp, tăng 3,5 lần so với năm 19554 (Ngoại thương của Liên Xô những năm 1955 - 1959, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Quân đội, 1961, tr.10, 12), năm 1960, con số này đạt 43 triệu rúp (trong đó Liên Xô xuất 22 triệu rúp và nhập của Việt Nam 21 triệu rúp)5 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 4, 10). Năm 1964, thương mại Liên Xô - Việt Nam chiếm khoảng 35% khối lượng thương mại của Việt Nam; trị giá các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Liên Xô vào khoảng 42,5 triệu rúp. Việc trao đổi hàng hoá giữa hai nước phát triển ổn định. Trong các năm từ 1954 đến 1964, kim ngạch xuất nhập khẩu hai nước tăng 2,8 lần so với thời kỳ 1956 - 1960, trong đó xuất khẩu của Việt Nam tăng 2,4 lần6 (Lê Khắc, "Quan hệ kinh tế - thương mại và hàng hải Việt Nam - Liên Xô ngày càng phát triển và mở rộng", trong sách: Thắng lợi của tình hữu nghị và hợp tác toàn diện, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983, tr.54). Từ năm 1957 đến năm 1964, khối lượng buôn bán giữa hai nước tăng lên tám lần, đạt 95 triệu rúp1 (P. N. Kumykin, 50 năm ngoại thương Liên Xô, tài liệu dịch, lưu trữ tại Viện Sử học, tr, 54), còn từ năm 1955 đến năm 1965, thương mại giữa hai nước tăng hơn 28 lần2 (Ngoại thương của Liên Xô những năm 1955 - 1959, Tlđd, tr.16).

Kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Liên Xô
(1955 -1965)

(Đơn vị tính: Triệu rúp)


Nguồn: S. Ivinshin, I. Osotov, Việt Nam, Tlđd, tr.99.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #23 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2023, 07:49:37 am »

Việt Nam nhập khẩu từ Liên Xô chủ yếu là máy móc, trang thiết bị công nghiệp, các sản phẩm từ dầu, các nguyên liệu công nghiệp, thuốc men..., xuất sang Liên Xô các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, dệt, giày, thuôc lá, chè... tổng trị giá vào năm 1964 là 31,3 triệu rúp. Những năm từ 1961 đến 1965, Việt Nam và Liên Xô dự định tăng khối lượng hàng hóa lên 2,5 lần so với 5 năm trước, đạt khoảng 1.250 triệu rúp1 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 10-11). Mặc dù trong những năm 1965 - 1972, đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, gây thiệt hại cho kinh tế Việt Nam, nhưng quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Liên Xô vẫn được duy trì đều đặn. Từ năm 1965 đến năm 1970, mức xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Xô cao hơn mức 4 năm trước đó (1961 - 1964). Liên Xô xuất sang Việt Nam số lượng hàng hoá tăng hơn bốn lần so với 4 năm trước2 (Thắng lợi của tinh hữu nghị và hợp tác toàn diện. Nxb Sự thật, Hà Nội, 1983, tr.54). Từ năm 1973, sau chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Việt Nam nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu sang Liên Xô. Năm 1973 là năm có mức kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong thời kỳ chiến tranh, đạt tới 520 triệu rúp. Tính chung, từ năm 1971 đến năm 1975, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Xô tăng 47% so với 6 năm trước đó. Kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Liên Xô và Việt Nam những năm từ 1965 đến 1975 đã tăng nhiều lần so với những năm từ 1954 đến 1964; đặc biệt xuất khẩu của Việt Nam sang Liên Xô chiếm vị trí quan trọng trong nền ngoại thương Việt Nam.


Cần nhấn mạnh thêm rằng, sự hợp tác kinh tế giữa hai nước trong giai đoạn này mang tính hữu nghị, trong đó, Liên Xô viện trợ và giúp đỡ Việt Nam là chủ yếu. Tuy nhiên, ý nghĩa của quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước đối với Liên Xô là ở chỗ: Quan hệ buôn bán này vượt ra khỏi phạm vi thông thường - Liên Xô thiết lập được một thị trường buôn bán xã hội chủ nghĩa ở Đông Nam Á, qua đó, dần khẳng định vị trí và mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô ở khu vực.


Trong lĩnh vực văn hoá, giáo dục - khoa học kỹ thuật, hợp tác Việt Nam - Liên Xô diễn ra phong phú, đa dạng. Trên cơ sở các hiệp định được ký kết từ năm 1955, Việt Nam và Liên Xô triển khai hợp tác trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, khoa học - kỹ thuật, văn hóa và y tế một cách toàn diện và hiệu quả. Năm 1959, Ủy ban hợp tác khoa học - kỹ thuật Việt - Xô ra đời, đảm bảo cho quá trình hợp tác khoa học - kỹ thuật giữa hai nước không chỉ mở ra trên diện rộng, với các ngành, các lĩnh vực khác nhau, mà còn đi vào chiều sâu với những nội dung, kết quả hợp tác to lớn.


Để tăng cường đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật cho công cuộc xây dựng, củng cố miền Bắc, Đảng, Nhà nước Việt Nam chủ trương "đưa thêm nhiều lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi học ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước anh em khác, chủ yếu nhằm đào tạo cán bộ giảng dạy đại học, cán bộ nghiên cứu khoa học kỹ thuật, cán bộ lỷ luận cơ bản có trình độ cao"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 21. Sđd, tr. 879). Đáp ứng yêu cầu đó, Liên Xô giúp Việt Nam đào tạo, nâng cao tay nghề cho số lượng lớn cán bộ, sinh viên Việt Nam. Liên Xô nhận đào tạo cho công dân Việt Nam ở các trường trung học và đại học, lo chu cấp học phí và ăn ở. Tính riêng từ năm 1955 đến năm 1960, Liên Xô nhận 420 thực tập sinh và 1.267 sinh viên Việt Nam sang học tập2 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr.4). Đội ngũ chuyên gia Liên Xô đang làm việc tại Việt Nam không chỉ hoàn thành nhiệm vụ chuyên gia, mà còn trực tiếp thực hiện công tác đào tạo. Tại Việt Nam, trong hai năm 1955 - 1956, các chuyên gia Liên Xô hướng dẫn, đào tạo trên 7.000 cán bộ, công nhân các ngành nghề khác nhau1 (Rosin Alexander, Các thủy thủ Xôviết giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh, Tài liệu dịch, lưu trữ tại Thư viện Quân đội). Tính tổng thể, từ năm 1955 đến năm 1964, Liên Xô đào tạo trên 3.900 lưu học sinh cho Việt Nam. Đến năm 1967, có 2.100 sinh viên Việt Nam học tập tại các cơ sở đào tạo của Liên Xô. Đến đầu năm 1972, đã có 4.000 người tốt nghiệp đại học và sau đại học ở Liên Xô, 7.000 người Việt Nam đang học trong các trường trung cấp, cao đẳng và đại học của Liên Xô2 (I. M. P. Chernyshev A. S, Quan hệ Liên Xô - Việt Nam, Tlđd, tr. 217, 247-248), còn tính chung từ năm 1965 đến năm 1975, Liên Xô giúp Việt Nam đào tạo hơn 10.000 người3 (Quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện Liên Xô - Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1988, tr.88). Với số lượng sinh viên, nghiên cứu sinh đã đào tạo ở Liên Xô, Việt Nam xây dựng một đội ngũ cán bộ chuyên môn trong các ngành khoa học cơ bản, có vai trò to lớn trong xây dựng miền Bắc, kháng chiến chống đế quốc Mỹ ỏ miền Nam. Liên Xô đào tạo cho Việt Nam một đội ngũ đông đảo công nhân lành nghề, giúp xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn trong các ngành khoa học cơ bản, không chỉ giải quyết nhu cầu trước mắt về nhân lực cho Việt Nam mà còn đáp ứng nhu cầu ấy về lâu dài. Đa phần những người đã học tập tại Liên Xô sau này đều đảm trách những vị trí quan trọng, chủ chốt trong nền kinh tế và bộ máy Nhà nước Việt Nam, phát huy những tri thức được đào tạo, hoàn thành tốt các công việc được giao.


Liên Xô cử nhiều chuyên gia sang Việt Nam công tác trong lĩnh vực giáo dục, giúp Việt Nam xây dựng chương trình và tham gia giảng dạy ở các trường đại học. Các chuyên gia Liên Xô trong lĩnh vực giáo dục không những góp phần thúc đẩy chất lượng giáo dục Việt Nam, mà còn giúp Việt Nam mở rộng quy mô các trường đại học, trung học, các ngành nghề đào tạo cần thiết cho công cuộc xây dựng miền Bắc và kháng chiến ở miền Nam. Những cán bộ giảng dạy ở những trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp chủ yếu được đào tạo ỏ Liên Xô, kết hợp giảng dạy với chuyên gia Liên Xô; vì thế, chất lượng đào tạo được nâng lên đáng kể.


Trong bối cảnh chiến tranh, Việt Nam còn nghèo, các cơ sở đào tạo của Việt Nam còn thiếu thôn trang thiết bị, đồ dùng học tập, sách giáo khoa... phục vụ cho việc dạy và học tập. Trước thực tế này, để giúp đỡ nền giáo dục Việt Nam, Liên Xô viện trợ các thiết bị dạy học, giáo trình, tài liệu, giúp xây dựng cơ sở vật chất (Trường Đại học Bách khoa, Trường Đại học Nông nghiệp...).


Năm 1959, Đoàn đại biểu các nhà khoa học Xôviết do Viện sĩ B. A. Côtennicốp dẫn đầu đã đến thăm Việt Nam, ký kết các thỏa thuận về hợp tác khoa học - kỹ thuật giữa Việt Nam - Liên Xô. Theo thỏa thuận này, Liên Xô đã chuyển giao cho Việt Nam hơn 600 bộ tài liệu khoa học - kỹ thuật về sản xuất máy móc, chuyển giao các quy trình khoa học trong sản xuất sản phẩm nông nghiệp1 (V. Koroviakovski, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, Tài liệu dịch, lưu trữ tại viện Sử học, 1984, tr.59).


Tháng 5 năm 1961, Viện Hàn lâm khoa học Xôviết và Ủy ban khoa học Nhà nước Việt Nam ký kết văn bản về hợp tác khoa học Việt - Xô, mở ra một giai đoạn mới trong hợp tác khoa học - kỹ thuật giữa hai nước. Năm 1966, Liên Xô tổ chức đoàn chuyên gia sang Việt Nam giúp đỡ khảo sát địa chất. Năm 1966, sau nhiều năm miệt mài lao động, các nhà địa chất Liên Xô và Việt Nam đã vẽ xong bản đồ địa chất1 (V. Koroviakovski, Lịch sử Việt Nam cận hiện đại, Tlđd, tr. 69). Những năm từ 1966 đến 1970, Liên Xô tiếp tục giúp đỡ Việt Nam trong công tác thăm dò khoáng sản, bao gồm khoáng sản rắn, dầu và khí đốt. Tháng 4 năm 1969, Ủy ban hợp tác khoa học - kỹ thuật Xô - Việt nhóm họp phiên thứ 8 và ngày 13 tháng 4 năm 1969, Nghị định thư về hợp tác khoa học - kỹ thuật giữa Liên Xô và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong năm 1969 được ký kết. Cùng lúc, Đoàn đại biểu các nhà khoa học Việt Nam có chuyến thăm Mátxcơva và ngày 8 tháng 4 năm 1969, kế hoạch hợp tác khoa học - kỹ thuật những năm từ 1969 đến 1970 giữa Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô và Ủy ban khoa học - kỹ thuật Nhà nước Việt Nam được ký kết, theo đó, hai bên sẽ tiến hành các hoạt động hợp tác khoa học trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội2 (I. M. P. Chernyshev A. S, Quan hệ Liên Xô - Việt Nam, Tlđd, tr. 231). Tháng 12 năm 1972, Việt Nam và Liên Xô ký kết thỏa thuận thành lập Ủy ban hỗn hợp hợp tác kinh tế - khoa học Việt - Xô.


Trong lĩnh vực văn hoá - khoa học, hợp tác Việt Nam - Liên Xô diễn ra trên các khía cạnh chủ yếu: 1- Hợp tác ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, điện ảnh, âm nhạc, hội họa...; 2- Giúp nâng cao trình độ cán bộ, công nhân Việt Nam, chuyển giao các tài liệu kỹ thuật, mẫu thiết kế; 3- Gửi chuyên gia sang giúp Việt Nam trong công tác khoa học - kỹ thuật và quản lý sản xuất.


Việt Nam và Liên Xô tích cực thúc đẩy phát triển hợp tác trong các lĩnh vực, văn hoá, văn học, xuất bản, ấn loát, nghệ thuật tạo hình, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, thông tin, báo chí, phát thanh và vô tuyến truyền hình, thể dục - thể thao và những lĩnh vực khác... Về y tế, Liên Xô đã giúp đỡ Việt Nam đào tạo một đội ngũ cán bộ ngành y, giúp Việt Nam nhiều thiết bị y tế, thuốc men; viện trợ dài hạn cho Việt Nam thực hiện chương trình thanh toán bệnh sốt rét. Như vậy, quan hệ hợp tác Việt Nam - Liên Xô trên lĩnh vực kinh tế - thương mại, khoa học - kỹ thuật, giáo dục - đào tạo, văn hoá và y tế diễn ra phong phú, đa dạng, đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa hết sức thiết thực đối với Việt Nam.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #24 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2023, 07:52:39 am »

3. Về quân sự

Sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, từ tháng 10 năm 1954 đến tháng 2 năm 1955, các tàu hải quân của Liên Xô "Archangel" (Thuyền trưởng là D. K. Giôtốp) và "Stavropol" (Thuyền trưởng là V. V. Chécnôbrốpkin) giúp đỡ Việt Nam vận chuyển vũ khí, thiết bị, người... từ miền Nam tập kết ra miền Bắc1 (Rosin Alexander, Các thủy thủ Xôviết giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh, Tlđd). Trong giai đoạn nói trên, riêng tàu "Archangel" đã thực hiện 12 lượt đi về, chuyên chở 30.307 người và 1.289 tấn hàng hóa từ miền Nam ra miền Bắc1 (Rosin Alexander, Các thủy thủ Xôviết giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh, Tlđd). Trên đường thực hiện nhiệm vụ vận chuyển, tàu của Liên Xô ghé cửa sông ông Đốc (Cà Mau), bốc dỡ lên bờ 6 tấn vũ khí, đạn dược, ém sẵn để quân và dân miền Nam sử dụng sau này2 (Rosin Alexander, Các thủy thủ Xôviết giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh, Tlđd). Vì sự đóng góp to lớn đối với công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước Việt Nam của các thủy thủ Liên Xô trên hai tàu "Archangel", "Stavropol", ngày 15 tháng 9 năm 1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 237-SL, tặng Huân chương Lao động cho 31 sĩ quan và thủy thủ các tàu nói trên3 (Hồ Chí Minh biên niên tiểu sử, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 1996, tr.153).


Năm 1961, Hải quân Liên Xô chuyển giao cho Hải quân Việt Nam các tàu phóng ngư lôi và tàu chống ngầm4 (Rosin Alexander, Các thủy thủ Xôviết giúp đỡ Việt Nam trong chiến tranh, Tlđd). Từ năm 1961 đến năm 1964, Việt Nam nhận được tổng số 70.295 tấn hàng quân sự từ các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó của Liên Xô là 47.223 tấn5 (Ban Chỉ đạo Tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam (1945 - 1975): Thắng lợi và bài học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.588-601). Riêng trong năm 1962, Liên Xô cung cấp cho Việt Nam khoảng 200 triệu đôla trang thiết bị (kể cả máy bay) để giúp miền Bắc củng cố quốc phòng6 (I. M. P. Chernyshev A. s, Quan hệ Lién Xô - Việt Nam, Tlđd, tr.121). Khối lượng vật chất phục vụ chiến tranh Liên Xô viện trợ được nhân dân Việt Nam sử dụng hiệu quả trong các hoạt động tác chiến trên chiến trường, tạo cho cuộc kháng chiến một sức mạnh tổng hợp, hạn chế một phần sức mạnh của đế quốc Mỹ.


Ngoài chi viện vật chất, Liên Xô cử chuyên gia giúp Việt Nam xây dựng các công trình công nghiệp quốc phòng. Tính đến tháng 4 năm 1964, "tổng số chuyên gia quân sự Liên Xô công tác tại Việt Nam có 44 người (có hai cấp tướng)"1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 604). Từ năm 1955 đến cuối năm 1962, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam thường xuyên tham vấn các tùy viên quân sự, chuyên gia quân sự Liên Xô về những vấn đề quân sự quan trọng: Xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng Bộ Tổng Tham mưu, xây dựng kế hoạch phòng thủ miền Bắc... Cụ thể như sau: Tháng 8 năm 1955, Phó tùy viên quân sự Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam Nicôlai tư vấn về xây dựng Bộ Tổng Tham mưu; tháng 5 năm 1957, Cục Tác chiến Bộ Tổng Tham mưu tham vấn ý kiến của Tùy viên quân sự Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam Buniaxin về xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng; tháng 6 năm 1957, Cục Tác chiến tranh thủ ý kiến của Tùy viên quân sự Buniaxin về xây dựng kế hoạch phòng thủ miền Bắc; tháng 4 năm 1959, chuyên gia quân sự Liên Xô Antinốp góp ý kiên với Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam về kế hoạch tác chiến chiến lược bảo vệ miền Bắc (kế hoạch A)2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 604).


Tháng 1 năm 1961, Liên Xô cử Đoàn cán bộ quân sự sang giúp Việt Nam xây dựng quân, binh chủng3 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 604). Đoàn gồm những chuyên gia cao cấp thuộc các lĩnh vực phòng không, không quân, hải quân, có uy tín, có nhiều kinh nghiệm về xây dựng lực lượng, tổ chức chiến đấu, về vũ khí, khí tài... Sau một thời gian nghiên cứu, khảo sát, phân tích tình hình, các chuyên gia quân sự Liên Xô đưa ra kế hoạch xây dựng lực lượng, tổ chức huấn luyện, đào tạo cán bộ, dự trữ chiến lược, xây dựng các cơ quan tham mưu tác chiến, xây dựng các công trình phòng ngự quốc gia... Những tư vấn của các chuyên gia Liên Xô đều là những ý kiến tham khảo có giá trị, giúp ích trực tiếp cho việc tăng cường tiềm lực bảo vệ miền Bắc và chiến đấu trên chiến trường miền Nam. Tháng 12 năm 1962, triển khai chủ trương "tranh thủ ý kiến của Trung Quốc, Liên Xô về kế hoạch tác chiến chiến lược bảo vệ miền Bắc trong trường hợp địch mở cuộc chiến tranh xâm lược miền Bắc Việt Nam"1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ số 532), Việt Nam đề nghị Liên Xô cử Đoàn đại biểu quân sự sang Việt Nam trao đổi về kế hoạch nói trên. Tháng 12 năm 1962, Đoàn đại biểu quân sự Liên Xô do Đại tướng Patov dẫn đầu tới Việt Nam. Sau khi nghiên cứu dự thảo kế hoạch tác chiến và nghe cơ quan chức năng của Bộ Tổng Tham mưu báo cáo về những vấn đề có liên quan, Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô góp ý kiến về kế hoạch tác chiến chiến lược của Việt Nam, khẳng định khi xảy ra chiến tranh xâm lược miền Bắc, "việc giúp đỡ của Liên Xô là điều không nghi ngờ gì cả"2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ số 532). Từ năm 1964, những chuyên hàng viện trợ quân sự đầu tiên của Liên Xô gồm những chủng loại vũ khí, khí tài hiện đại, có vai trò quan trọng nâng cao khả năng phòng thủ của miền Bắc Việt Nam đã đến Việt Nam. Cũng trong năm 1964, được Liên Xô (và cả Trung Quốc) giúp đỡ về trang bị, huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật, sau một thời gian luyện tập ở Mông Tự (Trung Quốc), hồi 15 giờ ngày 6 tháng 8, Trung đoàn không quân tiêm kích (921) đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam về đến sân bay Nội Bài, bảo đảm giữ được bí mật, an toàn. "Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, trong thành phần lực lượng vũ trang Việt Nam có máy bay phản lực chiến đấu hiện đại"1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ số 530).


Nhằm tăng cường đội ngũ cán bộ, chuyên gia, sĩ quan có chuyên môn cao cho quân đội, Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Quân ủy Trung ương thường xuyên gửi người sang Liên Xô học tập tại các trường quân đội. Đến tháng 4 năm 1964, có 1.450 người được gửi sang học ở 31 trường quân sự (trong đó có 91 cấp tá, 546 cấp úy, 135 người học ngành chính trị, 354 người học kỹ thuật và các ngành, 48 người học ngành y...)2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 600). Các học viên được đào tạo trong môi trường học tập thuận lợi, được tiếp xúc với các chuyên gia giỏi và chương trình học tập tiên tiến, được tạo điều kiện ăn ở tốt nhất.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #25 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2023, 07:54:01 am »

Với chuyến thăm của Đoàn đại biểu Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. N. Côxưghin dẫn đầu đến Việt Nam (tháng 2-1965), viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam tăng lên nhanh chóng. Ngay trong chuyến thăm, thay mặt Chính phủ Liên Xô, A. N. Côxưghin cam kết giúp đỡ củng cố, tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam, nhất là các hệ thống phòng thủ phòng không, chống lại sự tiến công từ trên bầu trời. Để chuẩn bị cho việc ký kết các hiệp định về sự giúp đỡ quân sự của Liên Xô, ngày 25 tháng 2 năm 1965, Thường vụ Quân ủy Trung ương họp nghe thông báo về viện trợ quân sự của Liên Xô, bàn bạc, thống nhất về yêu cầu viện trợ mới. Theo quyết định mới, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam một số loại pháo như: 14,5mm, 100mm, 130mm, xe tăng T-54, xe PT-76, máy bay MiG-17, máy bay IL-28, máy bay An-2, tàu phóng ngư lôi, tàu vớt mìn, tàu huấn luyện vớt mìn; máy vô tuyến điện và dự định sẽ giúp Việt Nam 50.000 bộ quân trang". Ngoài việc tăng số lượng và chủng loại vũ khí, trang bị, Liên Xô đề nghị gửi một số đơn vị sang bảo vệ khu vực Hà Nội, Hải Phòng, gồm: "Một lữ đoàn tên lửa, hai trung đoàn phòng không và các đơn vị kỹ thuật, bảo đảm; một phân đội máy bay MiG-21 (trong đó có 12 máy bay chiến đấu), một tiểu đoàn địa hình, một tiểu đoàn trinh sát kỹ thuật"1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 782). Phía Liên Xô dự kiến khi các đơn vị trên sang Việt Nam, do Việt Nam giao nhiệm vụ chiến đấu, Liên Xô chỉ huy chiến đấu, thời gian ở Việt Nam một năm, chi phí hoạt động do Liên Xô đảm bảo, cơ sở đóng quân và bảo vệ do Việt Nam đảm nhiệm, các phân đội máy bay sử dụng sân bay Nội Bài và Cát Bi; việc ký kết hiệp định về các vấn đề trên ở Hà Nội, thông qua Ủy ban kinh tế hai bên. Tuy nhiên do một số lý do, Bộ Chính trị quyết nghị không tiếp nhận các đơn vị chiến đấu của Liên Xô gửi sang Việt Nam, mà chỉ xin trang bị và đề nghị Liên Xô cử chuyên gia sang giúp.


Để thống nhất quan điểm và phối hợp hoạt động, từ ngày 21 đến ngày 27 tháng 3 năm 1965, tại Thủ đô Hà Nội, Đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam và Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô tổ chức Hội nghị bàn về việc Liên Xô viện trợ quân sự cho Việt Nam trong năm 1965. Tham gia Hội nghị là những tướng lĩnh cấp cao của hai quân đội và các chuyên gia trong từng lĩnh vực cụ thể. Đoàn Việt Nam gồm: Thiếu tướng Trần Quý Hai - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu phó, làm Trưởng đoàn; Đại tá Phùng Thế Tài - Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân; Thượng tá Hoàng Điền - Tham mưu phó Bộ Tham mưu Tổng cục Hậu cần. Phía Liên Xô gồm có: Thượng tướng Cúpxốp - phụ trách các vấn đề viện trợ thuộc Bộ Tổng Tham mưu quân đội Xôviết làm Trưởng đoàn; Thiếu tướng Pôpốp - cán bộ Bộ Tổng Tham mưu; Thiếu tướng Côptum - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Kế hoạch thuộc Ủy ban liên lạc kinh tế với nước ngoài của Liên Xô. Ngoài ra, tham gia từng phần với tư cách chuyên gia về phía Việt Nam còn có Thượng tá Nguyễn Chí Cường - phụ trách vận tải quân sự; Thượng tá Tuyến - Trung đoàn trưởng trung đoàn tên lửa; phía Liên Xô có Thiếu tướng Mexít - chuyên gia tên lửa; Trung tá Maorút, chuyên gia vận tải. Sau khi hai đoàn đã thống nhất về mặt nguyên tắc: 1- Số lượng trang bị kỹ thuật mà Chính phủ Liên Xô thuận cấp cho Việt Nam là viện trợ không hoàn lại; 2- Việt Nam gửi cán bộ sang Liên Xô học tập kỹ thuật mới; 3- Liên Xô cử chuyên gia quân sự sang Việt Nam huấn luyện bộ đội Việt Nam sử dụng, tiếp nhận vũ khí, khí tài mới; 4- Thống nhất các biện pháp chủ yếu đảm bảo vận chuyển viện trợ kịp thời và chu đáo. Về số lượng cụ thể: Trong năm 1965, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam lượng hàng quân sự trị giá khoảng 200 triệu rúp; cử 290 chuyên gia giúp huấn luyện kỹ thuật cho lữ đoàn tên lửa phòng không, 14 chuyên gia huấn luyện phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không, 14 chuyên gia giúp huấn luyện cho hải quân1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 600). Dự định đầu tháng 4 năm 1965, vũ khí, khí tài được vận chuyển theo đường bộ xuyên Liên Xô - Mãn Châu Lý - Bằng Tường về Việt Nam; các hạm tàu hải quân đi theo đường biển về Bãi Cháy; máy bay IL-28 đi bằng đường không qua Trung Quốc.


Tháng 4 năm 1965, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn dẫn đầu đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam sang thăm Liên Xô, thỏa thuận và ký kết Hiệp định về viện trợ quân sự, ký kết thỏa thuận về viện trợ bổ sung (tháng 7 và tháng 10-1965). Trong các thỏa thuận và quyết định hỗ trợ quân sự cho Việt Nam của Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, nội dung viện trợ, giúp đỡ được thực hiện trên cơ sở các kế hoạch dài hạn, bao gồm: 1- Cung cấp vũ khí, thiết bị quân sự, đạn dược, phụ tùng và các vật liệu quân sự chuyên biệt; 2- Biệt phái các chuyên gia quân sự Liên Xô giúp đỡ Quân đội nhân dân Việt Nam tiếp cận, sử dụng các loại vũ khí, trang thiết bị quân sự được viện trợ, giúp sửa chữa và hiện đại hóa chúng; 3- Hỗ trợ xây dựng, trang bị cơ sở vật chất cho các mục đích quân sự; 4- Chuyển giao giấy phép, các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật cho việc sản xuất đạn dược, một số loại vũ khí, thiết bị quân sự, cũng như các hướng dẫn kỹ thuật khác; 5- Đào tạo quân nhân Việt Nam trong các cơ sở quân sự của Bộ Quốc phòng Liên Xô1 (Các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Liên Xô, Tập 11. Nxb Sự thật, H. 1988, tr. 378). Theo các bản cam kết và ghi nhớ, các loại trang thiết bị quân sự Liên Xô viện trợ cho Việt Nam gồm: Tên lửa đất đối không (SAM), pháo cao xạ, thiết bị rađa, thiết bị vô tuyến điện tử, bệ phóng tên lửa, máy bay chiến đấu MiG-17, máy bay chiến đấu siêu thanh MiG-21, IL-28, máy bay tiêm kích SU-17, máy bay vận tải IL-14, Li-2, xe tăng T-34 và T-54, khí tài vượt sông; một số khí tài thông tin, phòng hóa... Nhìn chung, vũ khí, khí tài đa dạng về chủng loại, tối tân, hiện đại, có khả năng phát huy tốt trên chiến trường Việt Nam. Chính phủ Liên Xô khẳng định rằng, viện trợ cho Việt Nam được thực hiện trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Xôviết, tuân thủ các điều ước, hiệp ước và thông lệ quốc tế, trên tinh thần anh em, tương trợ lẫn nhau và tình cảm quốc tế vô sản sâu sắc. Theo thỏa thuận, vũ khí, khí tài được vận chuyển tới Việt Nam qua hai ngả: Bằng đường sắt qua Trung Quốc và đường biển qua cảng Hải Phòng. Đối với vận chuyển hàng hóa băng đường biển, Liên Xô huy động 20 tàu vận tải cỡ lớn của Công ty vận tải Biển Đen và Viễn Đông thường xuyên hoạt động.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #26 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2023, 07:56:40 am »

Theo một số tài liệu lưu trữ của Cục Lưu trữ Liên bang Nga, vũ khí của Liên Xô được tăng cường chuyển tới Việt Nam từ cuối năm 1964 đầu năm 1965, mặc dù những thỏa thuận cụ thể chỉ đạt được từ tháng 4 năm 1965. Thực hiện các hiệp định, thỏa thuận và cam kết1 (Từ năm 1965 đến năm 1972, Việt Nam và Liên Xố đã ký kết gần 20 thỏa thuận, cam kết, ghi nhớ và hiệp định về viện trợ quân sự), từ tháng 3 năm 1965, "lực lượng phòng không của Việt Nam được trang bị pháo cao xạ 37mm và pháo phòng không 57mm. Từ tháng 7 năm 1965, tổ hợp tên lửa đất đối không tầm cao S-75 Dvina (SAM) đã có mặt ở Việt Nam"2 (Báo cáo của Tổng cục 10, Bộ Quốc phòng, Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, ngày 30 tháng 5 năm 1965 (tài liệu giải mật), Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 585, đơn vị bảo quản số 4, Hồ sơ số 114, tài liệu số 15, tr.4). Tháng 5 năm 1965, Liên Xô trang bị cho Không quân Việt Nam máy bay ném bom IL-28, biên chế vào Trung đoàn không quân 921 (đến giữa năm 1966, những máy bay này về đến Trung Quốc, do chưa có điều kiện sử dụng, nên Việt Nam gửi Trung Quốc, nhờ bảo quản. Tháng 1 năm 1968, Việt Nam cử tám thực tập sinh sang Liên Xô học lái và đến tháng 10 năm 1968, trước yêu cầu, tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Tổng Tham mưu quyết định đưa tám máy bay này về nước, thành lập Tiểu đoàn không quân ném bom 929).


Về trị giá viện trợ từng năm, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Liên Xô (tháng 10-1965), từ năm 1962 đến năm 1965, Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị quân sự (trong đó có cả máy bay) trị giá gần 200 triệu đôla và hơn một nửa số này (60%) được chuyển cho Việt Nam trong năm 19651 (Báo cáo của Bộ Ngoại giao Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, ngày 26 thang 10 năm 1965, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 17, đơn vị bảo quản số 165, Hồ sơ số 140, tài liệu số 55, tr.2). Cũng về viện trợ trong năm 1965, Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, Luân Đôn) cung cấp số liệu sau: Năm 1965, trị giá viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam là 210 triệu đôla (chiếm 60% tổng viện trợ kinh tế)2 (Quân ủy Trung ương, Báo cáo tình hình hàng viện trợ đến ngày 19 tháng 8 năm 1965, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, 1965, tr.4). Ngoài khối lượng viện trợ quân sự kể trên, trong kế hoạch viện trợ 2 năm 1965 - 1966 đã giúp thêm Việt Nam một khối lượng hàng hóa vật chất tương đối lớn. Theo Quyết định ngày 25 tháng 4 năm 1965, Chính phủ Liôn Xô giúp thêm Việt Nam một bệnh viện dã chiến 100 giường, 6.527,233 tân ray, 400 tấn dầm thép ghép sẵn, 1.626 tấn dầm sắt số 47 dài 6x20m, 58,650 tấn thiết bị bán tự động dùng cho đường dây 40km, hai cần trục cẩu cho tàu cứu chữa, 40 đài vô tuyến điện, 22 thiết bị moóc, 12 công trình xa sửa chữa ô tô, hai máy đặt ray, hai cần trục canh CPK 30/40, một bộ máy sửa chữa cung cấp nước, 615 tấn cáp dẫn điện, 382 tấn dây cáp, bảy máy kéo C.100, 26 ô tô cần trục K61, 200 ô tô Zin 157 và 555, 100 ô tô Maz 205 và 200, năm kiểu công trình xa sửa chữa máy lưu động dùng trong xây dựng đường bộ, 55 tấn dây lưỡng kim1 (Quân ủy Trung ương, Báo cáo tình hình hàng viện trợ đến ngày 19 tháng 8 năm 1965, Tlđd, tr. 2).


Tháng 11 năm 1965, theo yêu cầu của phía Việt Nam, Liên Xô cử Đoàn chuyên gia quân sự gồm sáu người sang giúp khảo sát, nghiên cứu địa điểm xây dựng một số sân bay dã chiến ở phía tây Hà Nội. Trong thời gian công tác ở Việt Nam, Đoàn chuyên gia Liên Xô cùng với Phòng Công trình của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân Việt Nam tiến hành khảo sát và nghiên cứu một số địa điểm ở Sơn Tây và vùng Tây Bắc. Qua khảo sát, các chuyên gia Liên Xô nhận thấy vùng Tây Bắc không có địa điểm nào có thể xây dựng được sân bay dã chiến, sau đó, chọn được hai địa điểm có thể xây dựng sân bay dã chiến tại vùng núi phía tây nam Hòa Bình2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 940).


Năm 1967, theo Báo cáo thường niên của Bộ Ngoại giao Liên Xô (tháng 12-1967), là năm Liên Xô cung cấp viện trợ cao nhất cho Việt Nam3 (Báo cáo của Bộ Ngoại giao Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, ngày 28 tháng 12 năm 1967, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 17, đdn vị bảo quản số 165, Hồ sơ số 152, tài liệu số 5, tr.3) (kết luận này trùng với tổng kết viện trợ của Cục Quân lực Bộ Quốc phòng Việt Nam, theo đó, năm 1967, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam trị giá khoảng 416 triệu rúp - mức cao nhất từ trước đến nay, chủ yếu là khí tài phòng không, không quân, xe tăng, pháo binh...)1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ số 817), còn Viện IISS không đưa ra trị giá cụ thể, chỉ thống kê chủng loại, số lượng vũ khí: "Đến tháng 9 năm 1967, Liên Xô đă gửi đến Việt Nam các máy bay chiến đấu MiG-17 và MiG-21, IL-28, máy bay ném bom, máy bay vận tải, máy bay trực thăng, súng phòng không, tên lửa đất đối không và bệ phóng tên lửa cùng súng phòng không các loại"2 (Sources of Military Equipment to North Vietnamese Military Forces, 1975, Archives, The International Institute For Strategic Studies, Volume I, p.7). Theo Tài liệu lưu trữ của Bộ Quốc phòng Việt Nam, trong điều kiện chiến sự diễn ra ác liệt, Việt Nam "đề nghị Liên Xô gửi gấp ngay sang số khí tài quân sự trong kế hoạch viện trợ năm 1967, đặc biệt cấp thiết là các máy bay chiến đấu MiG-21 F13 và MiG-17 F, tên lửa bổ sung cho số đã dùng trong chiến đấu, đạn cao xạ, trang bị cho đơn vị tên lửa bảo vệ bờ biển, các khí tài chống nhiễu, các trạm rađa SNAR-6, các loại khí tài bổ sung cho những thiệt hại trong chiến đấu và trang bị cho các trung đoàn tên lửa phòng không"3 (Thư đề nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gửi Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xôviết về viện trợ quân sự khẩn cấp trong năm 1967, ngày 3 tháng 6 năm 1967, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1146). Trả lời yêu cầu của Việt Nam, ngày 4 tháng 5 năm 1967, Liên Xô gửi thư thông báo về nội dung viện trợ quân sự, không chỉ đáp ứng đầy đủ, mà còn quyết định giúp đỡ thêm lương thực1 (Thư đề nghị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà gửi Ban Chẩp hành Trung ương Đẳng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên bang Xôviết về viện trợ quân sự khẩn cấp trong năm 1967, ngày 3 tháng 6 nảm 1967, Tlđd).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #27 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2023, 07:59:04 am »

Năm 1967, do tình hình chiến sự phát triển, đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam đề nghị Liên Xô giúp tăng cường khả năng quốc phòng, giữ vững cảng Hải Phòng và vận tải đường biển. Tháng 4 năm 1967, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thỏa thuận với Nguyên soái Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Liên Xô Agôrenxcô về việc Liên Xô giúp đỡ chuyên gia và trang bị kỹ thuật cho ngành trinh sát vô tuyến điện của Quân đội nhân dân Việt Nam, đề nghị Liên Xô nghiên cứu giúp đỡ Việt Nam khai thác mật mã của đế quốc Mỹ. Ngay sau đó, Bộ Tổng Tham mưu quân đội Liên Xô đã cử đoàn cán bộ trinh sát vô tuyến điện sang Việt Nam nghiên cứu2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1069). Tháng 5 năm 1967, Bộ Tổng Tham mưu đề nghị Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô trong thời gian nhanh nhất "gửi cho Việt Nam một số khí tài trinh sát vô tuyến đã ghi trong bản phụ lục kèm theo và chuyên gia về POCT, RPC, P136 và Têlêtíp siêu tần số tiếp sức để giúp Việt Nam sử dụng được những khí tài sắp đưa sang Việt Nam"3 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1069).


Về viện trợ quân sự trong năm 1968 (thời gian Việt Nam chuẩn bị và thực hiện cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968), theo thống kê của Tổng cục 101 (Tổng cục Hợp tác quân sự quốc tế, trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô, trực tiếp điều phối và thực hiện viện trợ quân sự cho Việt Nam), Bộ Quốc phòng Liên Xô, "Liên Xô viện trợ cho Việt Nam 357 triệu rúp (tương đương 369,7 triệu đôla2 (Tỷ giá quy đổi đỏla theo tỷ giá hối đoái chính thức của Liên Xô: 1 đôla = 0,9 rúp)), chiếm 2/3 tổng toàn bộ viện trợ mọi mặt"3 (Báo cáo của Tổng cục 10, Bộ Quốc phòng, Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, ngày 30 tháng 12 năm 1966, Trụng tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 585, đơn vị bảo quản số 4, Hồ sơ số 145, tài liệu số 21, tr.6), còn Viện IISS đưa ra con số: "Năm 1968, viện trợ quân sự của Liên Xô cho Chính phủ Bắc Việt Nam đạt 542 triệu rúp (tương đương với 209 triệu đôla), trong đó 361 triệu rúp không hoàn lại"4 (Sources of Military Equipment to North Vietnamese Military Forces, 1975, Archives, The International Institute For strategic Studies, Volume II, p.7). Số liệu thống kê về viện trợ trong năm 1968 của Viện IISS gần với số liệu báo cáo của Bộ Quốc phòng Liên Xô về viện trợ trong hai năm 1966 - 1967: "Tổng trị giá viện trợ trang thiết bị quân sự cho Việt Nam từ tháng 1 năm 1966 đến tháng 12 năm 1967 là 500 triệu rúp (xấp xỉ 550,5 triệu đôla)"5 (Báo cáo của Tổng cục 10, Bộ Quốc phòng, Liên bang các nước cộng hòa xả hội chủ nghĩa Xôviết, ngày 30 tháng 12 năm 1967, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 585, đơn vị bảo quản số 4, Hồ sơ số 142, tài liệu Số 26; tr.7). Về phía Việt Nam, trong các tài liệu lưu trữ, chỉ có số liệu thống kê chung cho cả ba năm 1965 - 1968: Khối lượng viện trợ là 257.912 tấn,  trị giá ước khoảng 1.173 triệu rúp1 (Tổng hợp số liệu (tài liệu họp Quân ủy Trung ương), Quân ủy Trung ương, 1969, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phong, tr.119) (khối lượng này theo Thống kê số liệu viện trợ quốc tế, Bộ Quốc phòng là 226.969 tấn2 (Thống kê số liệu viện trợ quốc tế, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ số 795, số 15). Theo đánh giá chung, những năm từ 1965 đến 1968, Liên Xô là nước viện trợ quân sự chủ yếu với trị giá lớn nhất cho Việt Nam và viện trợ nhiều nhất vào hai năm 1965, 1967, có nhiều loại vũ khí tương đối hiện đại (có loại pháo mới ĐKZ-B), nhưng phần lởn đã qua sử dụng, trừ MiG-21, ĐKZ-B, cao xạ 23mm, xe kéo pháo bánh xích, ô tô3 (Bộ Tổng Tham mưu, Báo cáo Thường trực Quân ủy Trung Ương về đề nghị các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ quân sự năm 1968, ngày 8 tháng 5 năm 1967, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1150). Đặc biệt, sau khi cải tiến khối điều khiển FR-15 của tên lửa S-75 (cuối năm 1967 - đầu năm 1968), nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tên lửa trong điều kiện nhiễu âm rất mạnh trên kênh phản hồi, tháng 4 năm 1968, ngành công nghiệp quốc phòng Liên Xô đã chuyển sang Việt Nam những chi tiết mới dưới dạng dự trữ dùng cho việc hoàn thiện các khối FR-15.


Tháng 5 năm 1968, Đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô đang công tác tại Việt Nam đề nghị Cục Liên lạc đối ngoại Bộ Quốc phòng Việt Nam giới thiệu một số vấn đề về chiến thuật, tinh thần chiến đấu, cách sử dụng lực lượng và phương tiện chiến tranh của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam4 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phòng Cục Tác chiến, Hồ sơ số 2932). Phía Việt Nam đồng ý và nhân đó giới thiệu một số kinh nghiệm chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 11 năm 1968, theo đề nghị của Việt Nam, Bộ Quốc phòng Liên Xô đồng ý cử đơn vị gây nhiễu mang mật danh Đoàn 320 (tên công khai là Đoàn khảo sát khí tượng) sang Việt Nam tham gia chiến đấu1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1162) (tuy nhiên, tháng 12-1968, Quân ủy Trung ương quyết định do tình hình mới, chưa đưa vào Việt Nam, khi xét thấy cần thiết, sẽ đề nghị cho vào sau)2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ 1145).


Tháng 5 năm 1969, Cục Quân lực trình Bộ Tổng Tham mưu yêu cầu các nước xã hội chủ nghĩa viện trợ quân sự trong năm 1970. Về phương hướng, Cục Quân lực đề nghị, hết sức chú ý đến chất lượng trang bị, không đặt những trang thiết bị khí tài lạc hậu, ít giá trị sử dụng, chưa đặt những khí tài chưa sử dụng gấp mà khó khăn trong bảo quản như đạn tên lửa... Đối với Liên Xô, đề nghị viện trợ khoảng 240 triệu rúp, gồm các khí tài bảo đảm đường bộ, bảo đảm kỹ thuật, tăng cường khả năng phòng thủ bờ biển, khí tài thông tin, tình báo; tăng chất lượng trang bị cho phòng không - không quân, khí tài vượt sông, xe tăng, tăng thêm đạn dược (pháo cao xạ 37mm, pháo nòng dài 122mm và Đ74, một số đơn vị hỏa tiễn chống tăng và các phụ tùng thay thế khoảng 50 triệu rúp); một số pháo hỏa tiễn mang vác, súng 14,5mm, súng chống tăng B-41, một số súng bộ binh và đạn các loại3 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ số 574)...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #28 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2023, 08:01:13 am »

Năm 1971, viện trợ của Liên Xô ước tính thành tiền khoảng 89 triệu rúp, gồm 50 triệu rúp trang bị khí tài, 6 triệu rúp thiết bị đồng bộ, 3 triệu rúp để mua sắm phụ tùng thay thế (nhưng là số còn lại của Hiệp định cũ chuyển sang năm 1971). Như vậy, chỉ có 56 triệu rúp viện trợ năm 1971, so với năm 1970, trang bị khí tài chiến đấu có cao hơn, nhưng thiết bị đồng bộ thấp hơn và không có tiền mua sắm phụ tùng, khí tài cho trinh sát kỹ thuật là loại cũ1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1394); tuy nhiên, lần đầu Liên Xô giúp tên lửa chống tăng mang vác và đạn ĐKB cải tiến. Mặt hàng của quân sự chuyển qua kinh tế giải quyết được 3 triệu rúp gồm 355 tổ máy phát điện và động cơ, 49 xe chuyên dụng, 150 xe mô tô, chất lượng nói chung tốt.


Tháng 3 năm 1971, Phó Tổng Tham mưu trưởng Phùng Thế Tài làm việc với Thiếu tướng Mácximenkô - Tổ trưởng chỉ đạo chuyên gia Liên Xô tại Hà Nội và thống nhất: 1- Chuyển giao kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng tên lửa chống tăng cho Việt Nam; 2- Liên Xô cử chuyên gia sang giúp Việt Nam trên các lĩnh vực sử dụng vũ khí, kiểm tra vũ khí, trang bị kỹ thuật và tổ chức chỉ huy đơn vị binh khí kỹ thuật2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1470). Thiếu tướng Mácximenkô thông báo về ý định của Bộ Quốc phòng Liên Xô cử một đoàn sĩ quan cao cấp 15 người, gồm những cán bộ thuộc Bộ Tổng Tham mưu, binh chủng, tên lửa phòng không, không quân tiêm kích và rađa của Quân đội Liên Xô do Thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục 10 Đagaép dẫn đầu sang Việt Nam vào đầu tháng 4 năm 1971, khoảng 10 ngày1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1470). Nhiệm vụ của Đoàn là kiểm tra công tác chuyên gia, tìm hiểu tình hình và mức độ sẵn sàng chiến đấu của vũ khí, kiểm tra chất lượng các công tác cải tiến và giải quyết những vấn đề có liên quan đến việc nâng cao hiệu quả chiến đấu của tên lửa, không quân và rađa. Tháng 4 năm 1971, Đoàn gồm 19 người đã đến Việt Nam, sau một thồi gian làm việc, Đoàn thông báo một số kết luận về cải tiến kỹ thuật, về bảo dưỡng, bảo quản, bảo đảm chiến đấu, tổ chức sửa chữa vũ khí, khí tài, cung cấp viện trợ, về tổ chức bộ đội rađa2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1470)... Bộ Quốc phòng Quân đội nhân dân Việt Nam yêu cầu cung cấp phụ tùng để bảo đảm thay thế số bị tiêu hao, đề nghị không chỉ giúp thiết bị kiểm tra hiệu chỉnh mà còn giúp cả thiết bị sửa chữa, nêu yêu cầu có thêm vũ khí nhẹ để đánh trực thăng, vũ khí đánh xe tăng, vũ khí đánh công sự vững chắc, đề nghị Liên Xô việc giúp đỡ củng cố quốc phòng ở miền Bắc3 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1470).


Tháng 5 năm 1971, Cục Quân lực khi đánh giá tình trạng trang bị, khí tài và cơ sở bảo đảm vật chất kỹ thuật của Quân đội nhân dân Việt Nam, thấy rằng, quân đội "thiếu xe ô tô vận tải và xe kéo pháo; vấn đề phòng thủ bờ biển và chất lượng trang bị khí tài chưa được cải tiến kịp với yêu cầu, nhiệm vụ; dự trữ còn ít, thậm chí có loại không có..."1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ số 1383). Vì vậy, đã lên phương án yêu cầu các nước anh em viện trợ. Đối với Liên Xô, Cục Quân lực đề nghị: 1- Giúp cải tiến chất lượng tên lửa phòng không, nghiên cứu, sản xuất tên lửa phòng không loại mang vác, cải tiến máy bay tiêm kích MIG-17F; 2- Đồng ý với Liên Xô cải tiến tên lửa hiện có, đề nghị loại dần các tên lửa cũ thay bằng tên lửa cơ động và năm 1972 thay cho từ 2 đến 3 trung đoàn; 3- Đề nghị giúp thêm các loại máy bay cường kích, ném bom, vận tải quân sự (năm 1972 đề nghị Liên Xô xây dựng cho một trung đoàn MiG-21, một trung đoàn MiG-23, một trung đoàn cường kích Su-9, một trung đoàn máy bay vận tải); củng cố lực lượng rađa; 4- yêu cầu Liên Xô giúp xây dựng hoàn chỉnh một sư đoàn tăng gồm hai trung đoàn tăng hạng trung T-55, một trung đoàn tăng lội nước, một trung đoàn tăng cao xạ 23mm bốn nòng hoặc loại 57mm hai nòng, từ một tiểu đoàn đến một trung đoàn pháo tự hành 100mm kèm theo các loại xe tăng bắc cầu, xe dắt, xe rơmoóc chở xe tăng, thiết bị vượt ngầm, phà2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ số 813). Ước tính tổng giá trị đề nghị Liên Xô viện trợ vào khoảng 300 triệu rúp. Sau khi đàm phán về nội dung viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam trong năm 1972 (tháng 11-1971), Liên Xô đồng ý viện trợ ước tính vào khoảng 150 triệu rúp, so với yêu cầu Việt Nam đề ra đạt 50%, nhưng so với năm 1971 đạt 200%1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ số 813). Chất lượng viện trợ nhìn chung cao, trang bị mới hơn, có một số vũ khí Liên Xô, giúp Việt Nam lần đầu như súng đại liên, súng trường thiện xạ, khí tài tình báo, xe tăng trinh sát, xe bọc thép... Do những năm 1969 - 1971, Việt Nam gặp một số khó khăn trên chiến trường, nên tháng 11 năm 1971, Việt Nam yêu cầu Liên Xô viện trợ bổ sung cho năm 1972, nhất là các loại vũ khí chống B-52, AC-130 và các loại máy bay phản lực hiện đại khác của Mỹ, các loại phương tiện cải tạo hệ thống đường sá, các phương tiện vận tải2 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Quốc phòng, Hồ sơ số 4756)...


Tháng 1 năm 1972, Cục Quân lực Bộ Quốc phòng lên phương hướng đề nghị Liên Xô viện trợ giúp nâng cao mức hiện đại của Quân chủng Phòng không - Không quân, tăng cường khả năng phòng thủ bờ biển, tăng cường chất lượng trang bị cho Hải quân, thiết giáp và các binh chủng chiến đấu, bảo đảm khác3 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phòng Quân ủy Trung ương, Hồ sơ số 817). Tháng 3 năm 1972, hội đàm với Nguyên soái Batix-ki, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đề nghị Liên Xô giúp đỡ: 1- Tăng cường lực lượng phòng không - không quân Việt Nam; 2- Bồi dưỡng cán bộ, nhất là trong lĩnh vực phòng không - không quân; 3- Biên soạn điều lệnh chiến đấu cho bộ đội phòng không - không quân; 4- Trang bị trang thiết bị cho các chỉ huy sở; 5- Tăng cường khả năng sửa chữa vũ khí, khí tài1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Quốc phòng, Hồ sơ số 1383).


Cuối năm 1972, nhằm gây sức ép trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari, đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn tăng cường bắn phá miền Bắc với mức độ ác liệt gấp nhiều lần; đồng thời, ồ ạt đưa vào miền Nam một khối lượng lớn vũ khí và phương tiện chiến tranh, nhất là máy bay, xe tăng, xe thiết giáp, đại bác, tàu chiến... Tình hình đó đòi hỏi phải gấp rút bổ sung và tăng cường trang bị, phương tiện cho lực lượng vũ trang Việt Nam. Ngày 28 tháng 12 năm 1972, Thủ tướng Phạm Văn Đồng khẩn thiết đề nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. N. Côxưghin "áp dụng những biện pháp có hiệu lực nhất để chuyển hết sang Việt Nam trong năm 1972 những vũ khí, phương tiện, trang bị kỹ thuật mà Liên Xô đã viện trợ cho Việt Nam trong năm 1972... Riêng về viện trợ quân sự, đặc biệt mong đồng chí có biện pháp hiệu lực nhất và trong thời gian ngắn nhất cung cấp cho chúng tôi những phương tiện chống nhiễu có uy lực mạnh để giúp các lực lượng phòng không chúng tôi đối phó có hiệu quả hơn nữa với máy bay B-52 của Mỹ"2 (Điện của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi đồng chí A. N Côxưghin - Chủ tịch Hội đồng Bộ trường Liên Xô ngày 28 tháng 11 năm 1972, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phong phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 116). Liên Xô đã đáp ứng yêu cầu của Việt Nam, gửi gấp sang một số vũ khí, khí tài hiện đại.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #29 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2023, 02:00:32 pm »

Năm 1973, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam ước tính vào khoảng 210 triệu rúp, so với yêu cầu, có loại đạt 100% yêu cầu, có loại chỉ đạt khoảng từ 50 đến 60%, cũng có loại chỉ đạt từ 20 đến 40%. Có loại Liên Xô chưa giải quyết như viện trợ vũ khí phòng không cũ và mới (S-125/SAM-3, máy bay lên thẳng Mi-6, xe tăng lội nước, tên lửa phòng thủ bờ biển...). Đây cũng là năm Liên Xô cung cấp cho Việt Nam một số trang bị mới như tàu chở xe tăng đô bộ, tàu phá thủy lôi (10 chiếc), xe bọc thép có gắn tên lửa chống tăng (20 chiếc)... Liên Xô cũng hứa nghiên cứu giải quyết yêu cầu của Việt Nam về thiết bị chỉ huy sở phòng không các cấp, về bổ sung các tiểu đoàn tên lửa phòng không SA-75M1 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Bộ Tổng Tham mưu, Hồ sơ số 1577).


Những năm 1969 - 1972, theo Thống kẽ số liệu viện trợ quốc tế, Bộ Quốc phòng, mức viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam đạt 143.793 tấn2 (Thống kê số liệu viện trợ quốc tế, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, Hồ sơ số 795). Theo Cục Quân lực Bộ Quốc phòng Việt Nam, từ năm 1965 đến đầu năm 1972, Liên Xô viện trợ quân sự cho Việt Nam trị giá 1.748 triệu rúp3 (Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Quân ủy Trung ương, Hồ sơ số 817), chủ yếu là các loại khí tài phòng không, không quân, xe tăng, pháo binh. Các loại thiết bị chủ yếu là mới, tương đối hiện đại và hiện đại, phát huy tác dụng tốt trên chiến trường. Ngoài vũ khí, khí tài, Liên Xô còn giúp các thiết bị cho các xưởng, trạm sửa chữa, thiết bị cho các nhà trường và các viện nghiên cứu quân sự.


Dựa vào các nguồn Tài liệu lưu trữ của Cục Lưu trữ Liên bang Nga được giải mật, các nhà nghiên cứu Liên bang Nga đưa ra con số viện trợ quân sự của Liên Xô cho Việt Nam những năm từ 1965 đến 1971 là 1 tỷ 579 triệu đôla (tính trung bình vào khoảng 2 triệu đôla/ngày).


Về các loại vũ khí chiến lược, từ năm 1965 đến năm 1974, Việt Nam nhận được từ Liên Xô các loại xe tăng, xe bọc thép, súng bộ binh và súng cối, pháo cao xạ và bệ đỡ, các tổ hợp tên lửa, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng, tàu chiến". Ngoài ra, "Liên Xô giúp Việt Nam xây dựng và đưa vào sử dụng 117 cơ sở quốc phòng"1 (Báo cáo của Tổng cục 10, Bộ Quốc phòng, Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviết, ngày 30 tháng 12 năm 1975, Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 585, đơn vị bảo quản số 4, Hồ sơ số 159, tài liệu số 30. tr.8 ). Những năm từ 1965 đến 1972, riêng tên lửa phòng không, "Liên Xô đã cung cấp cho Việt Nam các tổ hợp SA-75 Dvina và tên lửa. Năm 1972, khi Mỹ tiến hành chiến dịch Lainơbếchcơ II, Liên Xô gửi gấp sang Việt Nam một số tên lửa S-125 (SAM-3)2 (SAM-3 là hệ thống tên lửa đất đối không của Liên Xô nhằm bổ sung cho SAM-2. SAM-3 có nhiều tính năng vượt trội so với SAM-2. Tầm bắn hiệu quả hơn, độ cao tối đa lớn hơn so với các loại tên lửa thế hệ trước, cơ động dễ dàng hơn, có hiệu quả hơn khi chống lại các mục tiêu di động. Nó cũng có khả năng tiến công các mục tiêu bay thấp hơn. Đặc biệt nó có khả năng chống lại hệ thống đánh lạc hướng điện tử tốt hơn so với thế hệ SAM-2. SAM-3 được triển khai lần đầu vào khoảng thời gian 1961 - 1964 xung quanh Mátxcơva nhằm bổ sung vào hệ thống phòng không. SAM-3 được liên tục cải tạo. Sau đó một phiên bản nâng cắp của hệ thống có ten là S-125M "Neva-M" và sau này là S-125M1 "Neva-M1" đã được chế tạo).


Các trang bị vũ khí, khí tài Liên Xô viện trợ đã phát huy tác dụng tích cực trên chiến trường Việt Nam, đẩy mạnh tác chiến hiệp đồng binh chủng, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc. Với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, tiềm lực quốc phòng của Việt Nam được tăng cường nhanh chóng. Đến cuối năm 1965, bộ đội chủ lực miền Bắc tăng từ 195.000 người lên 400.000 người, các quân chủng, binh chủng tăng gấp ba lần so với năm 1964. Riêng Quân chủng Phòng không - Không quân phát triển vượt bậc với pháo phòng không, tên lửa đất đối không, rađa cảnh giới, không quân tiêm kích... bố trí thành thế trận liên hoàn có thể đánh địch ở những độ cao khác nhau, vừa bảo đảm tác chiến rộng khắp, vừa có thể tập trung lực lượng bảo vệ những trọng điểm giao thông, những khu vực quốc gia trọng yếu.


Không chỉ viện trợ trang bị kỹ thuật, Liên Xô còn giúp Việt Nam đào tạo cán bộ, chiến sĩ để tiếp nhận, sử dụng hiệu quả vũ khí viện trợ, nhất là những vũ khí hiện đại. Báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam cho biết: "Riêng năm 1966, đã có 2.600 người Việt Nam được gửi đào tạo ngành không quân và phòng không tại Liên Xô. Trong năm 1966, Liên Xô đào tạo cho Việt Nam đội ngũ đủ để xây dựng một trung đoàn phòng không, kỹ thuật viên cho một trung đoàn không quân và hàng chục phi công"1 (Báo cáo của Đại sứ quán Liên Xô tại Việt Nam gừi Bộ Ngoại giao Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xôviẽt, ngày 25 tháng 12 năm 1966, Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 17, đơn vị bảo quản số 165, Hồ sơ số 142, tài liệu số 12, tr.8 ). Tháng 2 năm 1966, "Chủ tịch Đảng Cộng sản Canađa, Tim Bấc trả lời phỏng vấn Rađiô Giacácta, đưa ra một thông tin về khoảng 5.000 người Việt Nam đã được đào tạo từ năm 1965 đến năm 1966 ỏ Liên Xô để phục vụ trong lực lượng phòng không, không quân’’1 (States of Soviet and Chinese Military Aid to North Vietnam, Special Report, Page 5, Central - intelligence agency, CIA Released Documents, National Archives and Records Administration). Theo Thượng tướng A. I. Hiupênen - Trưởng đoàn chuyên gia quân sự Liên Xô tại Việt Nam (1972 - 1975) "riêng năm 1966, 1.342 người lính Việt Nam bắt đầu học tập trong các trường quân sự của Liên Xô; trong hai năm 1966 - 1967, các cơ sở giáo dục quốc phòng Liên Xô đã đào tạo cho Việt Nam khoảng 3.000 quân nhân"2 (Chiến tranh Việt Nam là thể đó, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.44, 198), đến hết năm 1975, "Liên Xô đào tạo cho Việt Nam ước tính là 13,5 nghìn quân nhân"3 (Báo cáo của Tổng cục 10, Bộ Quốc phòng, Liên bang các nước cộng hòa xả hội chủ nghĩa Xôviết, ngày 30 tháng 12 năm 1975, Tài liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia Liên bang Nga, phông 585, đơn vị bảo quản số 4, Ho sơ số 160, tài liệu số 20, tr.9). Mặc dù gặp phải rào cản ngôn ngữ, trình độ, song các học viên Việt Nam đã nắm bắt kiến thức nhanh chóng, nỗ lực hoàn thành các khóa học.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM