Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:52:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Liên Xô ủng hộ, giúp đỡ Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến 1945-1975  (Đọc 2299 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #10 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2023, 11:39:55 am »

2. Giúp đỡ về vật chất

Từ năm 1950, Liên Xô viện trợ Việt Nam một số mặt hàng có ý nghĩa chiến lược về quân sự, kinh tế. Viện trợ của Liên Xô dành cho Việt Nam là viện trợ không hoàn lại và thường giúp thêm ngoài mức Việt Nam đề nghị. Số lượng hàng đầu tiên gồm "pháo cao xạ 37mm, một số xe vận tải Mônôtôp và thuốc quân y"2 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Chiến đấu trong vòng vây, Nxb Quân đội nhản dân, Hà Nội, 1995, tr.12) quá cảnh qua Trung Quốc đã đến Việt Nam. Theo số liệu thống kê của Việt Nam, từ tháng 5 năm 1950 đến tháng 6 năm 1954, Việt Nam đã nhận được 21.517 tấn hàng viện trợ quốc tế với tổng trị giá 54 triệu rúp từ Liên Xô, Trung Quốc và các nước dân chủ nhân dân khác; trong đó, toàn bộ pháo cao xạ 37mm - 76 khẩu, toàn bộ hỏa tiễn (cachiusa), toàn bộ số tiểu liên K50, phần lớn số ô tô vận tải (685 chiếc trên tổng số 745 chiếc)1 (Tập tài liệu về nhu cầu giao nhận và phân phối hàng viện trợ năm 1952, 1953, 1954, Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1, phông Phủ Thủ tướng, đơn vị bảo quản 2167) là của Liên Xô. Trong đó 12 giàn đại pháo nhiều nòng cachiusa do Liên Xô viện trợ cho Việt Nam đã phát huy tác dụng to lớn trong thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử2 (Những chi tiết đáng chú ý trong chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Mátxcơva năm 1950, vietnamese.ruvr.ru, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Quân đội). Năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị I. V. Xtalin cấp cho Việt Nam "10 tấn thuốc ký ninh (thuốc sốt rét) cho quân đội và dân thường, có nghĩa rằng 5 tấn trong nửa năm"3 (Thư Hồ Chí Minh gửi xtalin năm 1952, Tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh), lập tức "I. V. Xtalin đích thân ra lệnh cấp tốc gửi sang Việt Nam 5 tạ thuốc4 (Những chi tiết đáng chú ý trong chuyến đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Mátxcơva năm 1950, vietnamese.ruvr.ru, Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Quân đội). Cũng trong năm 1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị được cử sang Liên Xô 50 - 100 du học sinh và yêu cầu các loại vũ khí với số lượng cụ thể như sau: "(a). Pháo cao xạ 37mm cho bốn trung đoàn, tất cả là 144 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu pháo; (b) Pháo trận địa 76,2mm cho hai trung đoàn, tất cả là 72 khẩu và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu; (c) 200 khẩu súng phòng không 12,7mm và 10 cơ số đạn cho mỗi khẩu"5 (Thư Hồ Chí Minh gửi xtalin năm 1952, Tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh). Nhìn chung, các yêu cầu của Việt Nam, Liên Xô đều đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Trong tình hình khó khăn lúc đó, số viện trợ này có ý nghĩa rất quan trọng. Đặc biệt, viện trợ về quân sự của Liên Xô tạo khả năng tiến công mạnh, cơ động nhanh cho bộ đội Việt Nam, có vai trò quan trọng trong một số chiến dịch lớn.


Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được thiết lập - trật tự hai cực Ianta. Bức tranh đồng minh trong chiến tranh thế giới thứ hai có sự phân hóa mạnh mẽ, tiêu biểu là Liên Xô và Mỹ đã trở thành những đối thủ cạnh tranh rõ rệt.


Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, Liên Xô ngày càng có vị thế vững chắc hơn trên trường quốc tế, ra sức ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới và nỗ lực xây dựng cộng đồng các nước xã hội chủ nghĩa.


Ở Việt Nam, sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, Đảng, Chính phủ Việt Nam tìm kiếm khả năng, điêu kiện đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Liên Xô nhằm tranh thủ tối đa sự ủng hộ của Liên Xô đối với Nhà nước cách mạng còn non trẻ. Tuy nhiên, do thời gian này, Liên Xô đang có những kế hoạch về vòng cung Đông Âu, nên Liên Xô chưa thực sự chú ý đến châu Á và Đông Nam Á; do đó những mong muốn của Việt Nam chưa nhận được sự quan tâm thích đáng từ phía Liên Xô. Thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, quan hệ Việt Nam - Liên Xô khá mờ nhạt, vì thế, sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Xô cho Việt Nam cũng tương đối khiêm tôn.


Năm 1950, chiến dịch Biên Giới thắng lợi đã mở ra một hành lang nối liền Việt Nam với các nước dân chủ, thế và lực của cách mạng Việt Nam đã có bước phát triển vững chắc. Lúc này, dưới tác động của những yếu tố chủ quan, khách quan khác nhau, Liên Xô dần chú ý tới Việt Nam hơn và bắt đầu ủng hộ Việt Nam về vật chất và tinh thần, góp một phần cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đi tới thắng lợi. Sự ủng hộ, giúp đỡ dù chưa thật to lớn, song trong điều kiện Việt Nam đang hết sức khó khăn thì sự giúp đỡ ấy có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo đà cho những thành công của Việt Nam sau này.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #11 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2023, 08:34:38 am »

Chương 2
LIÊN XÔ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ VIỆT NAM TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯớC
(1954-1975)

   
I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

1. Tình hình thế giới

Từ nửa cuối những năm 50 (thế kỷ XX), phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ - Latinh phát triển mạnh mẽ. Từ giữa những năm 60 của thế kỷ XX, đã có khoảng 40 nước giành độc lập mà phần lớn trong số đó vốn là thuộc địa của nước Pháp - thực tế đó có tác động trực tiếp tới tình hình chính trị thế giới. Nếu trước kia, Liên Hợp Quốc chỉ có khoảng 50 nước thành viên, chủ yếu là các nước châu Âu và Mỹ - Latinh thì đến giữa những năm 50 của thế kỷ XX, tổ chức này có tới 100 thành viên. Chương trình nghị sự về các vấn đề chính trị thế giới, vì vậy, không còn do những nước lớn thao túng, định đoạt, áp đặt cho Đại hội đồng Liên Hợp Quốc... như trước nữa.


Với những thành tựu trong xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa có thêm điều kiện để mở rộng phạm vi ảnh hưởng cũng như tăng cường tiềm lực, sức mạnh kinh tế, quân sự của mình. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được củng cố, tăng cường, mở rộng phạm vi, nối liền từ châu Âu sang châu Á đã thực sự là nhân tố đóng vai trò to lớn và quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế, có ý nghĩa quyết định trong việc bảo vệ hoà bình và giữ gìn an ninh trên thế giới. Tuy vậy, trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, cũng như nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa nảy sinh bất đồng về đường lối, quan điểm và những bất đồng đó chẳng những không được khắc phục mà ngày càng sâu sắc, đặc biệt giữa Liên Xô và Trung Quốc. Sự rạn nứt giữa các nước xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ Hội nghị các đảng Cộng sản và công nhân tại Mátxcơva tháng 11 năm 1957. Từ năm 1959 đến năm 1960, mâu thuẫn bộc lộ công khai với việc Trung Quốc phê phán Liên Xô và Liên Xô rút chuyên gia khỏi Trung Quốc, cắt viện trợ, đòi nợ1 (Năm 1959, Liên Xô rút 1.390 chuyên gia từ Trung Quốc về nước, hủy bỏ 343 hợp đồng liên quan đến viên trợ kỹ thuật và chấm dứt 257 dự án hợp tác, hủy bỏ việc giúp Trung Quốc chế tạo vũ khí nguyên tử (Nguồn: David Wong Wing Chung, Reasons behind the Sino-Soviet split, Cold War Internationa History Project)).


Trong điều kiện hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa phát triển một cách nhanh chóng và mạnh mẽ, đế quốc Mỹ và các nước đồng minh tìm mọi cách đối phó, tiếp tục hướng nỗ lực vào việc chống chủ nghĩa cộng sản trên khắp các châu lục. Chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ nhằm bao vây, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản, Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa khác, đến năm 1955, đạt tới đỉnh cao với việc ra đời nhiều khối quân sự do đế quốc Mỹ cầm đầu với 1.400 căn cứ quân sự Mỹ có mặt tại 31 nước. Những nỗ lực trên đây của đế quốc Mỹ và đồng minh khiến cho tình hình thế giới diễn biến ngày càng thêm căng thẳng, chiến tranh lạnh tiếp diễn ngày càng gay gắt, dù có hoà hoãn bộ phận. Trong thế hình thành hai cực trên thế giới, hai hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa vừa chống đối nhau quyết liệt nhưng đồng thời vẫn phải hợp tác với nhau trong chừng mực có thể nhằm giải quyết các vấn đề quốc tế và khu vực có liên quan. Bên cạnh đó, từ giữa những năm 60 (thế kỷ XX), quan hệ giữa các nước lớn có những biến động khá phức tạp, thể hiện qua xu hướng ly tâm của các nước vốn là đồng minh và một thời bị chi phối, bị phụ thuộc vào hai nước lớn là Liên Xô và đế quốc Mỹ. Khi đế quốc Mỹ sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, nội bộ khối NATO phát sinh một số mâu thuẫn, tranh luận về vai trò của đế quốc Mỹ, về quyền điều hành lực lượng chung của khối. Một số nước khá độc lập trong quan điểm hoạt động của mình, ít chú ý đến thái độ của đế quốc Mỹ. Một số nước (Pháp, Đức) xây dựng lực lượng hạt nhân của riêng mình (ngày 21-1-1966), đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, củng cố quan hệ với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa... Ở châu Á, Nhật Bản đã lợi dụng "chiếc ô an ninh" của đế quốc Mỹ và viện trợ tái thiết từ đế quốc Mỹ để phát triển kinh tế; nhờ đó đạt tới trình độ phát triển khoa học - kỹ thuật cao vào đầu những năm 70 (thế kỷ XX). Sự trỗi dậy thần kỳ của Nhật Bản cho phép nước này một mặt giữ mối quan hệ liên minh chặt chẽ với đế quốc Mỹ, mặt khác dần tách khỏi sự chi phối của đế quốc Mỹ.


Cho đến giữa năm 1955, hiểu biết của đế quốc Mỹ về tình hình chính trị đang diễn biến trên bán đảo Đông Dương còn hạn chế. Trong con mắt của chính giới Mỹ, phong trào Việt Minh lúc đó là tập hợp các đảng phái quốc gia có thể lợi dụng để sau khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch biến khu vực này thành đồn lũy ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Nhưng, khi nhận ra chính quyền mới ở Việt Nam được thiết lập trong Cách mạng Tháng Tám do những người cộng sản lãnh đạo, đế quốc Mỹ lập tức ủng hộ Tưởng Giới Thạch mở rộng ảnh hưởng. Sau khi cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời, khiến từ cuối năm 1949 trở đi, đế quốc Mỹ dính líu ngày càng sâu vào cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Việt Nam. Đế quốc Mỹ viện trợ cho thực dân Pháp những khoản tài chính to lớn, đến năm 1954, lên tới 78% trong tổng số chi phí chiến tranh của thực dân Pháp ở Đông Dương. Ngay sau đó, đế quốc Mỹ đã đặt chân vào miền Nam Việt Nam, gây nên cuộc chiến tranh kéo dài và rất tàn khốc. Chọn Việt Nam làm nơi thí nghiệm chiến lược toàn cầu phản cách mạng, mục tiêu của đế quốc Mỹ là đè bẹp cách mạng Việt Nam, chia cắt Việt Nam, đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương và Đông Nam Á, qua đó, bao vây, uy hiếp Trung Quốc, ngăn chặn phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Năm đời tổng thống Mỹ kế tiếp nhau đã theo đuổi và thực hiện kế hoạch trên đây bằng các chiến lược chiến tranh được thay đổi liên tục cho phù hợp. Chiến tranh Việt Nam là một bộ phận quan trọng trong chiến lược toàn cầu đầy tham vọng của đế quốc Mỹ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #12 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2023, 08:39:05 am »

2. Chính sách đối ngoại của Liên Xô

Bước vào thập niên 50 của thế kỷ XX, công cuộc xây dựng đất nước của Liên Xô đạt nhiều thành tựu to lớn. Năm 1954, Liên Xô xây dựng nhà máy điện nguyên tử, cũng là nhà máy điện nguyên tử đầu tiên trên thế giới, sử dụng năng lượng nguyên tử vào mục đích hoà bình. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo; năm 1961, phóng tàu vũ trụ bay vòng quanh trái đất, mở đầu kỷ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người. Liên bang Xôviết đã trở thành nước dẫn đầu thế giới về công nghệ hạt nhân, tên lửa và vũ trụ, đứng đầu trong việc chế tạo máy bay phản lực. Bên cạnh đó, Liên Xô là một trong những nước đứng đầu thế giới về trình độ học vấn của nhân dân với gần 3/4 số dân có trình độ đại học và trung học, trên 30 triệu người làm việc trí óc, công nhân chiếm hơn 1/2 số người lao động trong nước. Về đối ngoại, chính sách đối ngoại của Liên Xô có những thay đổi đáng kể từ sau khi Xtalin qua đời. Tháng 7 năm 1953, một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký với Hàn Quốc. Liên Xô đã từ bỏ tuyên bố tranh chấp lãnh thổ đối với Thổ Nhĩ Kỳ và từng bước giải quyết quan hệ với quốc gia này. Năm 1955, quan hệ ngoại giao được thiết lập giữa Liên bang Xôviết và Cộng hòa liên bang Đức, theo đó, Liên Xô công nhận sự hội nhập của Tây Đức vào hệ thống kinh tế và chính trị - quân sự phương Tây như một sự kiện được mặc nhiên thừa nhận.


Một hướng quan trọng trong chính sách đối ngoại của Liên Xô là duy trì sự kiểm soát đối với các nước Đông Âu. Đầu những năm 50 (thế kỷ XX), nhiều cuộc mít tinh và đình công đã diễn ra ở Ba Lan, Hungari, phản đối quá trình tập thể hóa, phản đối sự có mặt của quân đội Liên Xô tại những đất nước này. Nếu như cuộc khủng hoảng ở Ba Lan được Liên Xô giải quyết một cách hòa bình, thì đối với Hungari, Liên Xô lại mang quân đội vào trấn áp và bị Đại hội đồng Liên Hợp Quốc lên án. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, phương Tây đã không có những biện pháp quyết liệt đối với Liên Xô, bởi đang bận với việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Xuyê.


Thành tựu trong chính sách đối ngoại quan trọng nhất của Liên bang Xôviết vào giữa những năm 50 là việc giải quyết quan hệ với Nam Tư. Mùa Hè năm 1955 Khơrútsép, Bunganin và Micôan đã đến thăm Bengrát và các nhà lãnh đạo Xôviết đã thừa nhận trách nhiệm trong cuộc xung đột năm 1948 chủ yếu nằm ở phía Liên Xô. Bên cạnh đó, thái độ của Liên Xô đối với các nước "thế giới thứ ba" cũng có những thay đổi quan trọng. Lãnh đạo Liên Xô đã tuyên bố ủng hộ cho chính sách trung lập và không liên kết mà các nước thuộc địa trước đây đã lựa chọn. Đặc biệt, Liên Xô đã nối lại quan hệ với Ấn Độ, Miến Điện và cho những nước này vay những khoản tiền lớn.


Từ đầu đến giữa những năm 50 (thế kỷ XX), Liên Xô đã tăng cường ảnh hưởng của mình một cách đáng kể ở khu vực Trung Đông. Năm 1952, một cuộc cách mạng đã diễn ra ở Ai Cập, chế độ quân chủ bị lật đổ, Liên Xô đã hỗ trợ người Ai Cập xây dựng đập Átxoan và tăng cường cung cấp vũ khí; đồng thời, giúp đỡ Ai Cập trong cuộc chiến tranh với quân đội Ítxraen (năm 1956)1 (Vào ngày 30 tháng 10 năm 1956, quân đội Ítxraen xâm chiếm bán đảo Xinai, ngày hôm sau, Anh và Pháp bắt đấu tiến công Ai Cập; tuy nhiên, đế quốc Mỹ đã không ủng hộ các đồng minh của NATO và lên án các hành động của họ. Liên Xô đã ủng hộ mạnh mẽ Ai Cập, các đại diện của Liên Xô thậm chí còn đe doạ sử dụng vũ lực để "đánh tan những kẻ xâm lăng và khôi phục hòa bình ở Trung Đông". Những lời đe dọa này buộc Anh, Pháp và Itxraen, không được Hoa Kỳ hỗ trợ, rút quân khỏi Ai Cập); nhờ đó, việc kiểm soát kênh đào Xuyê vẫn nằm trong tay Ai Cập và uy tín của Liên Xô trong thế giới Ả Rập đã tăng mạnh.


Từ nửa cuối những năm 50 của thế kỷ XX, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc phát triển mạnh ở châu Phi, châu Mỹ - Latinh, làm tan rã từng mảng hệ thống thuộc địa, tạo điều kiện để nhiều quốc gia bước vào thời kỳ độc lập về chính trị, thoát khỏi tình trạng lệ thuộc về kinh tế. Đối với các quốc gia độc lập mới ra đời ở châu Phi, Liên Xô tìm cách hướng các quốc gia này vào con đường phát triển phi tư bản; đồng thời, đi theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để giúp đỡ các nước này, Liên Xô đã hỗ trợ kinh tế với quy mô lớn cũng như cung cấp viện trợ quân sự. Đại hội lần thứ XX Đảng Cộng sản Liên Xô tuyên bố chính sách chung sống hoà bình; tuy nhiên, chính sách này đã không dẫn tới sự kết thúc của cuộc chiến tranh lạnh, một phần là do việc Liên Xô đưa quân vào Hungari và điều đó đối với các nước phương Tây chứng tỏ rằng, Liên Xô sẽ tiếp tục giữ Đông Âu trong quỹ đạo của mình. Ngoài ra, các nước phương Tây cũng hiểu về "cùng tồn tại hòa bình" mà Liên Xô tuyên bố như là một hình thức đặc biệt của cuộc đấu tranh giai cấp. Trên thực tế, dù trong chuyến thăm Hoa Kỳ năm 1959, Khơrútsép nhấn mạnh bản chất hòa bình của cuộc cạnh tranh giữa hai hệ thống, song cuộc "thi đua" này đã dẫn đến cuộc chạy đua vũ trang.


Thực hiện chính sách "ba hòa" (quá độ hoà bình, thi đua hoà bình, cùng tồn tại hoà bình), Liên Xô nỗ lực kêu gọi giải trừ quân bị. Đấu tranh cho hòa bình, nới lỏng căng thẳng quốc tế đã trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu trong chính sách đối ngoại của Nhà nước Xôviết. Năm 1955, tại cuộc họp thượng đỉnh giữa các chính phủ của Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp, đoàn đại biểu Liên Xô đã đệ trình một dự thảo hiệp ước về an ninh tập thể ở châu Âu. Vào tháng 8 năm 1955, Liên Xô tuyên bố đơn phương cắt giảm các lực lượng vũ trang. Năm 1956, Liên Xô bãi bỏ các căn cứ quân sự trên lãnh thổ Phần Lan và Trung Quốc.


Trong những năm từ 1957 đến 1960, Liên Xô đã đưa ra một chương trình giải trừ quân bị rộng lớn, yêu cầu các cường quốc hạt nhân kiềm chế không thử vũ khí nguyên tử và cam kết sẽ không sử dụng chúng. Năm 1959, tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Liên bang Xôviết đã đưa ra Tuyên bố về giải trừ quân bị toàn diện. Liên Hợp Quốc đã thông qua một nghị quyết phê duyệt đề xuất của Liên Xô, nhưng thực tế nghị quyết này đã không thành hiện thực. Năm 1960, Liên Xô và đế quốc Mỹ gần như đạt được thỏa thuận về việc cấm thử nghiệm hạt nhân trong tất cả các môi trường (trong không khí, dưới đất và dưới nước), song thỏa thuận này đã bị phá vỡ bởi việc trước ngày khai mạc Hội nghị, lực lượng phòng không của Liên Xô đã bắn rơi một chiếc máy bay do thám của Mỹ gần Xvelốpxki. Tại Hội nghị, Khơrútsép đã yêu cầu Tổng thông Hoa Kỳ D. Aixenhao xin lỗi và có nghĩa vụ ngừng các chuyến bay trinh sát. Aixenhao từ chối và Khơrútsép rời khỏi Hội nghị. Sự gián đoạn của Hội nghị dẫn đến một cuộc khủng hoảng Béclin mới: lãnh đạo Liên Xô đã quyết định xây bức tường Béclin để ngăn chặn dòng người từ Đông Đức sang Tây Đức. Bức tường Béclin được xây dựng năm 1961, tồn tại cho đến năm 1989 và trở thành biểu tượng sự phân chia châu Âu thành các khối đối kháng. Sự thất bại của Hội nghị Béclin đã dẫn tới một cuộc chạy đua vũ trang mới và năm 1961, Liên Xô đã từ bỏ thỏa thuận với Hoa Kỳ về hạn chế các cuộc thử hạt nhân và tiếp tục các vụ nổ hạt nhân trong bầu khí quyển. Đặc biệt là đặc tính nguy hiểm của cuộc đối đầu giữa Liên Xô và đế quốc Mỹ đã diễn ra trong cuộc khủng hoảng ở Caribê năm 1962.


Là một trong những nước sáng lập Liên Hợp Quốc, tại các diễn đàn của tổ chức này, Liên Xô đề ra nhiều sáng kiến quan trọng: Tuyên bố về việc thủ tiêu hoàn toàn chủ nghĩa thực dân, trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa (năm 1960); tuyên bố về việc cấm sử dụng vũ khí hạt nhân (năm 1961); tuyên bố về việc thủ tiêu tất cả các hình thức của chế độ phân biệt chủng tộc (năm 1963)... Liên Xô tích cực đấu tranh cho hòa bình, tôn trọng độc lập chủ quyền của các dân tộc, phát triển hợp tác quốc tế. Nhà nước Xôviết ủng hộ phong trào cách mạng trên thế giới, giúp đỡ về vật chất, tinh thần cho các nước đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhìn chung, Liên Xô thực hiện một chính sách đối ngoại khôn ngoan, tránh dính líu trực tiếp vào các cuộc tranh chấp, đối đầu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #13 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2023, 08:41:08 am »

3. Việt Nam bước vào cuôc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Ngày 26 tháng 4 năm 1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương chính thức khai mạc. Hội nghị diễn ra căng thẳng, gay go, quyết liệt trong suốt tám phiên họp toàn thể và 23 phiên họp hẹp. Đến 5 giờ 20 phút ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hội nghị bế mạc với Hiệp định Giơnevơ, theo đó Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam, Bắc với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Miền Bắc có hòa bình, đi lên chủ nghĩa xã hội và có nhiệm vụ hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam chưa hoàn thành. Cuộc đấu tranh giành toàn vẹn độc lập, thống nhất đất nước còn phải tiếp tục trong những điều kiện mới, vừa thuận lợi nhưng cũng rất phức tạp, xét cả trên bình diện trong nước và trên thế giới.


Ở trong nước, miền Bắc hoàn toàn giải phóng, trở thành hậu phương, căn cứ địa của cả nước, có chính quyền vững mạnh, có lực lượng vũ trang chính quy, hiện đại, có mặt trận tập hợp và đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân. Nhân dân miền Nam có giác ngộ chính trị, tha thiết thống nhất đất nước. Sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam được Đảng Lao động Việt Nam dạn dày kinh nghiệm lãnh đạo, được đông đảo nhân dân tiến bộ và nhiều quốc gia trên thế giới đồng tình, ủng hộ, giúp đỡ. Đó là những thuận lợi rất cơ bản của quân và dân Việt Nam khi bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Bên cạnh đó, bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn. Kinh tế miền Bắc nghèo nàn, kỹ thuật sản xuất lạc hậu, tình hình an ninh chính trị phức tạp, bộ máy chính quyền các cấp chưa được củng cố, trình độ nhận thức, kinh nghiệm và năng lực quản lý kinh tế, quản lý xã hội của đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế. Ở miền Nam, từ chỗ có chính quyền, có quân đội, có vùng giải phóng, giờ đây, phần lớn cán bộ, đảng viên, chiến sĩ tập kết ra miền Bắc, cách mạng miền Nam chuyển sang phương thức hoạt động vừa hợp pháp vừa không hợp pháp; vừa công khai vừa bí mật. Tất cả những thay đổi đó, ở một mức độ đáng kể, đã tác động tới tâm tư, tình cảm của đồng bào, cán bộ miền Nam, đặt ra cho cách mạng Việt Nam những nhiệm vụ mới đầy phức tạp, khó khăn.


Sau hơn 80 năm thống trị của thực dân Pháp và 15 năm tàn phá của chiến tranh, hoà bình lập lại, miền Bắc đứng trước một loạt khó khăn gay gắt trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội, an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những khó khăn nêu trên, miền Bắc hoàn toàn giải phóng là một thắng lợi to lớn, một điều kiện thuận lợi rất cơ bản cho công cuộc xây dựng đất nước của nhân dân Việt Nam. Phát huy khí thế chiến thắng và trên nền tảng của những điều kiện thuận lợi, nhân dân Việt Nam bắt tay vào công cuộc khắc phục hậu quả chiến tranh, hoàn thành cải cách ruộng đất và sửa sai, phục hồi kinh tế, phát triển văn hoá xã hội, cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất mới với hai hình thức cơ bản là quốc doanh và tập thể, củng cố và tăng cường sức mạnh an ninh, quốc phòng...


Thắng lợi của cách mạng Việt Nam nói chung, thắng lợi của 5 năm xây dựng và phát triển của miền Bắc nói riêng sau ngày hoà bình lập lại được phản ánh trong bản Hiến pháp xã hội chủ nghĩa đầu tiên của nước Việt Nam mà Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà thông qua trong kỳ họp thứ 11, ngày 31 tháng 12 năm 1959.


Trong khi quân và dân miền Bắc đang ra sức ổn định, củng cố mọi mặt nhằm biến miền Bắc thành nền móng vững chắc cho cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà thì ở phía nam vĩ tuyến 17, cách mạng miền Nam đang trải qua những tháng năm đầy khó khăn, gian khổ. Hai năm đầu sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam trên cả hai miền đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định, đòi củng cố hoà bình, đòi các quyền tự do, dân chủ, dân sinh, thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước theo các điều khoản mà Hiệp định Giơnevơ quy định. Các cuộc đấu tranh này của nhân dân Việt Nam ở miền Nam trong những năm từ 1955 đến 1958 đã bị trấn áp bằng các chiến dịch "tố Cộng", "diệt Cộng". "Tố Cộng", "diệt Cộng" được đế quốc Mỹ - chính quyền Diệm nâng lên tầm "quốc sách". Chính sách và hoạt động chống Cộng khiến cho lực lượng yêu nước và cách mạng ở miền Nam bị tổn thất nặng nề1 (Trong vòng 4 năm (1955 - 1958), cả miền Nam tổn Ihất 9/10 số cán bộ đảng viên. Ở Nam Bộ, khoảng 7 vạn cán bộ đảng viên bị địch giết; gần 90 vạn cán bộ, nhân viên bị bắt, bị tù đày; gần 20 vạn bị tra tấn thành tàn tật, chỉ còn 5.000 đảng viên so với 60.000 đảng viên lúc đó. Ở Khu 5 (lúc bấy giờ còn gồm cả Trị - Thiên và Cực Nam Trung Bộ), khoảng 40% tỉnh ủy viên, 60% huyện ủy viên, 70% chi ủy viên xã bị bắt, bị giết. Riêng Trị - Thiên, chỉ còn 160/23.400).


Như vậy, Việt Nam bước vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ với những điều kiện hêt sức khó khăn. Đương đầu với một đối thủ mạnh hơn gấp nhiều lần, Việt Nam luôn cần sự ủng hộ, giúp đỡ của quốc tế, nhất là của các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Liên Xô với vai trò đầu tàu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #14 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2023, 08:43:30 am »

II. SỰ ỦNG HỘ, GIÚP ĐỠ CỦA LIÊN XÔ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

1. Về chính trị - ngoại giao

Với cương vị là đồng Chủ tịch Hội nghị Giơnevơ năm 1954, Liên Xô phối hợp cùng Việt Nam đấu tranh với các vi phạm Hiệp định của đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm, ủng hộ Việt Nam thi hành Hiệp định, gìn giữ hòa bình ở Việt Nam và Đông Dương. Sau khi đặt Đại sứ quán tại Hà Nội (tháng 11-1954), Đoàn đại biểu Chính phủ Liên Xô đầu tiến tới thăm Việt Nam vào tháng 5 năm 1956 (Đoàn do Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô A. I. Micôan dẫn đầu). Từ năm 1957 đến đầu năm 1963, các chuyến thăm hữu nghị đến Việt Nam, ký kết các hiệp định hợp tác của các đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Liên Xô khá thường xuyên (tháng 5-1957, Đoàn do Chủ tịch Xôviết tối cao Liên Xô K. E. Vôrôxilốp dẫn đầu; tháng 10-1957, Đoàn đại biểu Hội đồng Xôviết tối cao do Arítxtôp dẫn đầu; tháng 2-1962, Đoàn do Bí thư Trung ương Đảng Pônômarinốp dẫn đầu; tháng 1-1963, Đoàn do Bí thư Trung ương Đảng Anđrôpốp dẫn đầu). Có thể nói, đây là sự cổ vũ to lớn của Liên Xô đối với cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà của nhân dân Việt Nam đang ở trong giai đoạn khó khăn, khốc liệt.


Tháng 7 năm 1957, ở Liên Xô, Hội hữu nghị Xô - Việt được thành lập. Trên trường quốc tế, Liên Xô nêu cao vai trò của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, lên án chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ tại miền Nam Việt Nam, đấu tranh để Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có đại diện ở các tổ chức quốc tế có chính quyền Sài Gòn tham gia. Tháng 1 năm 1957 và tháng 10 năm 1958, Liên Xô phản đối kiến nghị của Mỹ và 12 nước khác về việc kết nạp Nam Việt Nam và Nam Triều Tiên vào Liên Hợp Quốc. Đầu năm 1959, trước việc đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm gây tội ác ở nhà tù Phú Lợi, cùng với những tuyên bố lên án của Chính phủ, bình luận trên báo chí, đài phát thanh, Liên Xô tổ chức những cuộc mít tinh của quần chúng, gửi kiến nghị phản đối đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn. Bên lề các hội nghị quốc tế, Liên Xô thường gặp gỡ phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tranh thủ ý kiến, thu thập tài liệu để giới thiệu những thành tựu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thế giới. Tuy Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chưa được kết nạp vào Liên Hợp Quốc, nhưng hằng năm, trước kỳ họp Đại hội đồng, Liên Xô thường trao đổi trước với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa một số vấn đề. Đối với những tổ chức quốc tế mà chính quyền Sài Gòn tham gia, sau mỗi kỳ họp, Liên Xô đều thông báo cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về kết quả, thái độ của Đoàn đại biểu chính quyền Sài Gòn. Tháng 10 năm 1964, được sự ủng hộ của Liên Xô, Liên hiệp Công đoàn thế giới phối hợp tổ chức Hội nghị quốc tế đoàn kết với nhân dân Việt Nam bảo vệ hòa bình (họp tại Hà Nội). Thành phần hội nghị rất rộng rãi, thuộc nhiều tổ chức chính trị, xã hội, tôn giáo khác nhau, gồm 169 đoàn đại biểu từ nhiều nước và tổ chức quốc tế. Hội nghị kêu gọi nhân dân thế giới, nhân dân Mỹ mở rộng phong trào đoàn kết với Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn chung, cho đến cuối những năm 1962, sự ủng hộ của Liên Xô cho Việt Nam chưa thực sự mạnh mẽ.


Bước sang những năm 60 (thế kỷ XX), tình hình Việt Nam có những biến đổi căn bản. Miền Bắc hoàn thành kế hoạch khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh (1954 - 1957), thực hiện kế hoạch cải tạo xã hội chủ nghĩa, phát triển kinh tế - văn hoá (1958 - 1960). Ở miền Nam, dưới ánh sáng Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 151 (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 15 xác định con đường phát triển của cách mạng ở miền Nam Việt Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, dựa vào lực lượng chính trị là chủ yếu, kết hợp lực lượng vũ trang, để đánh đổ sự thống trị của đế quốc Mỹ và phong kiến, lập nên chính quyền cách mạng của nhân dân) (tháng 1-1959), phong trào Đồng khởi bùng lên mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh của đồng bào miền Nam chống đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm được giữ vững và ngày càng phát triển.


Lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ G. Kennơđi thay đổi chiến lược quân sự toàn cầu, chuyển từ "trả đũa ồ ạt" sang "phản ứng linh hoạt", lấy Việt Nam làm trọng điểm thí nghiệm chiến lược mới, tiến hành chiến lược "Chiến tranh đặc biệt", một bộ phận quan trọng của chiến lược "phản ứng linh hoạt". Để đối phó với sự phát triển của cách mạng Việt Nam, đầu năm 1960, đế quốc Mỹ đưa thêm lực lượng đặc biệt vào miền Nam Việt Nam, tăng cường viện trợ quân sự, Ngày 8 tháng 2 năm 1962, đế quốc Mỹ lập Bộ chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam (MACV); ngày 15 tháng 5 năm 1962, Mỹ đưa quân vào Thái Lan, còn ở miền Nam Việt Nam, số quân của Mỹ đã tăng dần từ 3.000 người vào tháng 12 năm 1960 đến 23.000 người vào tháng 12 năm 1964. Với hệ thống cố vấn Mỹ gia tăng và vũ khí hiện đại, quân đội Sài Gòn tiến hành càn quét, bình định, dồn dân, nhằm tiêu diệt Quân giải phóng miền Nam.


Tháng 10 năm 1964, ở Liên Xô, Ban lãnh đạo mới lên nắm quyền có quan điểm quốc tế cứng rắn hơn; tháng 11 năm 1964, Trung - Xô hòa giải không thành, đàm phán biên giới thất bại, mâu thuẫn hai bên ngày càng trở lên trầm trọng. Trong khi đó, Liên Xô và Trung Quốc đều thận trọng, nhưng vẫn duy trì sự ủng hộ của mỗi nước cho Việt Nam, thông qua đó, củng cố vị trí của mình ở Đông Dương. Những yếu tố kể trên tác động trực tiêp tới chiến lược của Liên Xô, đặt ra yêu cầu điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của mình.


Tháng 8 năm 1964, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô chỉ định I. S. Sécbacốp làm Đại sứ tại Việt Nam. Đây là "bước đi đầu tiên trong lộ trình đạt tới mối quan hệ hữu nghị với Hà Nội"1 (И.В. ГАЙДУК, Советский Союз и война во Вьетнаме, Oсмысление истории, М, 1996, c.44). I. S. Sécbacốp là một nhân vật có uy tín và thâm niên công tác ngoại giao của Liên Xô. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, ông bắt đầu sự nghiệp ngoại giao của mình và năm 1949, làm việc tại Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Năm 1953, ông trở thành Trưởng ban Đối ngoại - Ban có chức năng thực thi các mối quan hệ của Đảng Cộng sản Liên Xô với các đảng cộng sản của các nước xã hội chủ nghĩa. Trước khi được bổ nhiệm làm Đại sứ tại Hà Nội, I. S. Sécbacốp là Tham tán Công sứ tại Bắc Kinh. Vì thế, vị Đại sứ mới này hoàn hảo không chỉ trong hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô, mà trong cả các hoạt động chính trị quốc tế. I. V. Gaiđuk cho rằng: "Sécbacốp có tất cả những phẩm chất cần thiết cho vị trí Đại sứ của Liên Xô tại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà"1 (И.В. ГАЙДУК, Советский Союз и война во Вьетнаме, Указ, соч, c.45), bởi vị trí, khả năng và những mối quan hệ của I. S. Sécbacốp ở Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô cho phép ông trong khi thực hiện nhiệm vụ Mátxcơva giao phó, trong một chừng mực nhất định ông có thể trình bày quan điểm độc lập của mình về quan hệ Liên Xô - Việt Nam như một kênh tham kiến quan trọng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #15 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2023, 09:01:05 am »

Từ tháng 10 đến tháng 11 năm 1964, các chuyến ngoại giao của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đến Liên Xô lần lượt diễn ra. Một trong những chuyến thăm quan trọng của Đoàn đại biểu Đảng, Nhà nước Việt Nam tới Liên Xô là chuyến thăm ngày 9 tháng 11 năm 1964 do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu tham dự kỷ niệm 47 năm Cách mạng tháng Mười. Sau chuyến thăm đó, lần đầu tiên, Hãng thông tấn Liên Xô (TASS, ngày 27-11-1964) đưa tin về khả năng Liên Xô tăng gấp đôi viện trợ cho Việt Nam.


Tháng 12 năm 1964, trong thời gian tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Liên Xô A. A. Grômicô có cuộc gặp riêng với Ngoại trưởng Mỹ D. Rátx và vấn đề Việt Nam là chủ đề chính trong cuộc hội đàm. A. A. Grômicô cố gắng thuyết phục Mỹ không tham gia trực tiếp vào cuộc chiến tranh ở Việt Nam: "Mỹ đã phạm phải một sai lầm lớn bằng việc dính líu vào cuộc chiến ở Nam Việt Nam. Bởi vì, Mỹ không có lợi ích gì liên quan đến khu vực này"1 (Gaiduk I. V. Liên bang Xôviết và cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1999, tr.46).


Sự ủng hộ của Liên Xô đối với Việt Nam trở nên mạnh mẽ và thường xuyên hơn sau chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A. N. Côxưghin vào tháng 2 năm 1965. Trong các cuộc hội đàm, Liên Xô cam kết cung cấp vũ khí nhằm củng cố khả năng phòng thủ của Việt Nam, chống lại sự tiến công bằng không lực của Hoa Kỳ2 (Việt Nam - Liên Xô: 30 năm quan hệ (1950 - 1980), Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1982, tr. 107), hứa sẽ thoả thuận với Trung Quốc về kế hoạch phối hợp hành động giúp đỡ Việt Nam, thỏa thuận tổ chức cơ chế tham vấn thường xuyên về những vấn đề quan trọng. Đặc biệt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A. N. Côxưghin đã tuyên bố về "sự giúp đỡ toàn diện" - điều mà Việt Nam hết sức chờ đợi trong điều kiện chiến tranh đang lan rộng.


Sau "sự kiện Vịnh Bắc Bộ", chiến tranh Việt Nam bước vào giai đoạn khốc liệt nhất. Dựa vào ưu thế quân sự của cường quốc, đế quốc Mỹ tuyên bố: "Đây miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá". Ngày 7 tháng 2 năm 1965, đế quốc Mỹ bắt đầu ném bom miền Bắc với mục đích ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam, cho Việt Nam thấy sức mạnh quân sự của đế quốc Mỹ, gây sức ép để Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải ký thỏa thuận với chính quyền Sài Gòn; đồng thời, hy vọng cuộc ném bom miền Bắc Việt Nam sẽ trở thành liều thuốc giữ ổn định tinh thần cho chính quyền Sài Gòn, nâng cao hiệu quả chiến đấu của quân đội Sài Gòn. Ngay lập tức, phát biểu trong buổi chiêu đãi chào mừng Đoàn đại biểu Liên Xô, A. N. Côxưghin khẳng định: "Cuộc đấu tranh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chống lại những sự khiêu khích của bọn đế quốc, cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân miền Nam Việt Nam (...) là sự nghiệp chính nghĩa và đúng đắn. Liên Xô và tất cả các lực lượng tiến bộ trên thế giới đã và sẽ ủng hộ sự nghiệp đó"1 (Báo Nhân Dân, ngày 7 tháng 2 năm 1965). Về tới Mátxcơva, A. N. Côxưghin lập tức tuyên bố: "Đừng ai có ảo tưởng rằng cuộc xâm lược chống nhân dân Việt Nam sẽ có thể không bị trừng trị"2 (Nguyễn Phúc Luân, Ngoại giao hiện đại vi sự nghiệp giành độc lập, tự do (1954 - 1975), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.207). Ông đề nghị Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô tăng đáng kể viện trợ cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ưu tiên tập trung viện trợ hệ thống phòng không hiện đại.


Ngày 9 tháng 2 năm 1965, chính thức về mặt Nhà nước, Liên Xô ra Tuyên bố lên án đế quốc Mỹ ném bom lãnh thổ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng thời yêu cầu đế quốc Mỹ chấm dứt ngay mọi hoạt động quân sự, nghiêm chỉnh chấp hành Hiệp định Giơnevơ. Tuyên bố có lời lẽ khá gay gắt: "Chính phủ Liên Xô cảnh cáo giới cầm quyền Mỹ về những âm mưu xâm phạm chủ quyền của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa anh em và hy vọng rằng, Oasinhtơn nhìn nhận một cách thực tế về tình hình hiện nay ở Đông Dương"3 (Báo Sự thật, ngày 9 tháng 2 năm 1965). Bản Tuyên bố khẳng định về sự chuẩn bị sẵn sàng của nhân dân Liên Xô "có những biện pháp mới cùng với các nước đồng minh và bạn bè của mình nhằm bảo vệ an ninh và tăng cường khả năng phòng thủ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa"1 (Báo Sự thật, ngày 9 tháng 2 năm 1965). Tuyên bố chung Việt Nam - Liên Xô ngày 10 tháng 2 năm 1965 cho thấy sự hợp tác hai nước ngày càng chặt chẽ: "Hai Chính phủ đã đi tới sự thỏa thuận thích đáng về những biện pháp sẽ được tiến hành"2 (Báo Nhân Dân, ngày 11 tháng 2 năm 1965).


Tháng 3 năm 1965, phát biểu tại Quảng trường Đỏ, nhân dịp Liên Xô phóng thành công tàu vũ trụ Phương Đông 2, L. I. Brơgiênhép lên án hành động xâm lược của Mỹ đối với Việt Nam, khẳng định sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế vô sản với người anh em Việt Nam - đó cũng là lần đầu tiên một vị lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng sản Liên Xô công khai lên án chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Trong bài phát biểu, L. I. Brơgiênhép đề cập đến những tình nguyện viên Xôviết sẵn sàng đến xứ sở Việt Nam xa xôi để giúp đỡ những người anh em chống đế quốc Mỹ. Đại sứ Mỹ F. D. Cônhơ tại Liên Xô gọi bài phát biểu của L. I. Brơgiênhép là "một vũ khí chính trị, tuyên truyền sắc nhọn hòng làm suy yếu lập trường của đế quốc Mỹ tại Việt Nam"3 (Gaiduk, I. V., Liên bang Xôviết và cuộc chiến tranh Việt Nam, Sđd, tr.37). Tháng 5 năm 1965, L. I. Brơgiênhép một lần nữa khẳng định: "Ngày nay, nghĩa vụ hàng đầu của các lực lượng yêu chuộng hòa bình là ủng hộ nhân dân Việt Nam anh hùng trong cuộc đấu tranh chính nghĩa và gian khổ chống xâm lược"1 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 30). Trong bức thư gửi Hội nghị Hội đồng hòa bình họp ở Henxinhki (tháng 7-1965), A. N. Côxưghin tiêp tục nhắc lại: "Ngày nay nghĩa vụ hàng đầu của các lực lượng yêu chuộng hòa bình là ủng hộ nhân dân Việt Nam anh hùng trong cuộc đấu tranh chính nghĩa và gian khổ chống xâm lược"2 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 30).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #16 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2023, 09:05:22 am »

Tháng 4 năm 1965, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam Lê Duẩn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao (cùng đi có Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh) đến Trung Quốc và Liên Xô. Chuyến thăm Liên Xô đạt được kết quả to lớn trên nhiều phương diện. Hai nước nhất trí "tiến một bước xa hơn, nhằm bảo vệ chủ quyền và an ninh của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và triển khai những biện pháp thích hợp nhằm thực hiện mục đích đó"3 (Việt Nam - Liên Xô: 30 năm quan hệ (1950 - 1980), Sđd, tr. 170). Các thỏa thuận về viện trợ quân sự, về xây dựng các công trình quân sự, về việc gửi các chuyên gia quân sự Liên Xô đến Việt Nam được ký kết. Tuyên bố chung nhân chuyến thăm phản ánh rõ quan điểm của Liên Xô đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam: "Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, Chính phủ Liên Xô kiên quyết lên án những hành động ăn cướp của đế quốc Mỹ ở khu vực Đông Dương, lên án sự can thiệp vũ trang của chúng chống lại nhân dân miền Nam Việt Nam yêu chuộng tự do và những hành động trắng trợn và tiến công ăn cướp của chúng đối với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa"1 (Tuyên bố chung Việt Nam - Liên Xô ngày 17 tháng 4 năm 1965, phông Ban Chấp hành Trung ương, mục lục số 3, Hồ sơ số 1622, tr. 178). Không chỉ dừng lại ở việc lên án, Tuyên bố nhấn mạnh thêm: "Nếu các thế lực xâm lược Mỹ đẩy mạnh chiến tranh chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong những trường hợp cần thiết, nếu như Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa yêu cầu, Chính phủ Liên Xô sẽ cho phép những công dân Liên Xô có tình cảm quốc tế vô sản sâu sắc, mong muôn được chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam được lên đường tới Việt Nam"2 (Việt Nam - Liên Xô: 30 năm quan hệ (1950 - 1980), Sđd). Đây không chỉ là tuyên bố chính thức về sự giúp đỡ của Liên Xô đối với Việt Nam, mà còn là cam kết về sự giúp đỡ ở mức độ cao.


Hòng giải quyết cuộc chiến tranh Việt Nam trên thế mạnh, trong những năm chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968), máy bay Mỹ xuất kích 30.000 lần, thực hiện 55.000 phi vụ, trong đó máy bay B-52 xuất kích 2.734 lần, trung bình 100 - 150 lần/ngày, ngày cao nhất lên tới 250 lần. Cùng với không quân, lực lượng hải quân Mỹ liên tục ném bom, bắn phá dọc bờ biển miền Bắc Việt Nam với cường độ ngày càng tăng. Trung bình mỗi ngày, miền Bắc phải hứng chịu khoảng 1.600 tấn bom đạn Mỹ. Trên chiến trường miền Nam, với lực lượng và vũ khí, khí tài được tăng cường, quân Mỹ và quân đội Sài Gòn mở hàng loạt cuộc hành quân lớn với mục tiêu "tìm diệt và bình định" nhằm vào các căn cứ kháng chiến, mở đầu là cuộc hành quân "tìm diệt" đánh vào Vạn Tường (Quảng Ngãi). Trong hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967, hai cuộc phản công lớn được quân Mỹ và quân đội Sài Gòn tiến hành. Khi cuộc chiến tranh được đế quốc Mỹ đẩy lên một mức độ cao hơn, Việt Nam hết sức cần thiết sự giúp đỡ, ủng hộ quốc tế, đặc biệt là của Liên Xô.


Thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam liên tục cử các đoàn lãnh đạo cấp cao đến Liên Xô: Đoàn đại biểu do Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị dẫn đầu (tháng 7-1965); Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn dẫn đầu sang dự Đại hội XXIII Đảng Cộng sản Liên Xô (năm 1966); các đoàn đại biểu của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (tháng 4, tháng 5 và tháng 11-1968); Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam do Thủ tướng Phạm Văn Đồng dẫn đầu (tháng 10-1969); các đoàn đại biểu cấp cao của Việt Nam đã sang dự lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Lênin (tháng 4-1970); sang dự Đại hội lần thứ XXIV Đảng Cộng sản Liên Xô (tháng 3-1971). Trong những năm 1973 - 1975, các đoàn cấp cao do Bí thư thứ nhất Lê Duẩn dẫn đầu (tháng 7-1973 và tháng 10-1975), Thủ tướng Phạm Văn Đồng (tháng 3-1974), Phó Thủ tướng Lê Thanh Nghị (tháng 8-1974), Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Đức Thọ (tháng 11-1974), Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh (tháng 12-1974)... đã đến thăm Liên Xô để trao đổi tình hình, ký kết Hiệp định hợp tác.


Về phía Liên Xô, các chuyến thăm cấp cao tới Việt Nam cũng thường xuyên hơn: Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Liên Xô do A. Sêléppin dẫn đầu sang thăm hữu nghị Việt Nam (tháng 1-1966); Đoàn đại biểu Đảng và Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A. N. Côxưghin dẫn đầu sang dự lễ tang Chủ tịch Hồ Chí Minh (tháng 9-1969); Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Chính phủ Liên Xô do Chủ tịch đoàn Xôviết tối cao N. V. Pôgôni dẫn đầu (tháng 10-1971); Đoàn đại biểu Xôviết tối cao Liên Xô sang thăm Việt Nam (năm 1972); Đoàn đại biểu cấp cao Liên Xô do đồng chí Phó Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Xôviết tối cao X. P. Niazơbếchcốp dẫn đầu... Từ năm 1965 đến năm 1972, giữa Việt Nam và Liên Xô đã có "51 cuộc gặp gỡ cấp cao từ Ủy viên Bộ Chính trị trở lên"1 (Ngoại giao Việt Nam (1945 - 2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 235).


Cũng bắt đầu từ thời điểm này, vấn đề hỗ trợ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trở thành một yếu tố quan trọng trong đời sống chính trị Liên Xô. Đoàn kết, ủng hộ Việt Nam là một trong những nội dung hoạt động thường nhật của tất cả các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, cơ quan chính quyền các cấp và mọi phương tiện truyền thông. Đầu năm 1966, Đoàn đại biểu Liên Xô sang thăm hữu nghị Việt Nam, một lần nữa khẳng định lập trường ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. Chuyến thăm này là biểu hiện mới của sự đoàn kết ngày càng gắn bó giữa Việt Nam và Liên Xô, chứng minh cho "tình hữu nghị không gì lay chuyển nổi và sự hợp tác chặt chẽ giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Liên Xô"2 (Việt Nam - Liên Xô: 30 năm quan hệ (1950 - 1980) Sđd, tr.143). Tháng 3 năm 1966, Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXIII được tổ chức. Tại Đại hội, Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô nhấn mạnh lập trường: "Hoàn toàn ủng hộ và sẽ tiếp tục ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam anh hùng, đã và sẽ tiếp tục viện trợ chính trị, vật chất và tinh thần cho nhân dân Việt Nam"1 (Grigoripôpôp - Aléchxâyxerôp, Liên Xô - Việt Nam, tình đoàn kết hữu nghị và hợp tác, Nxb Thông tấn xã Nôvôtxti, 1975, tr.17). Đại hội trao trọng trách cho Chính phủ Xôviết "làm tất cả những gì có thể để chấm dứt sự xâm lược của đế quốc Mỹ tại Việt Nam, để quân đội Mỹ và quân đội nước ngoài rút khỏi miền Nam Việt Nam, tạo điều kiện cho nhân dân Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình"2 (Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xó lần thứ XXIII, Nxb Thông tấn xã Nôvôtxti, 1967, tr. 290). Phát biểu tại Đại hội, thay mặt Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, khẳng định luôn coi trọng những lợi ích chiến lược của Liên Xô, mong muốn Liên Xô tiếp tục tích cực giúp đỡ Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và hoàn thành cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #17 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2023, 09:06:33 am »

Ngày 17 tháng 8 năm 1966, 6.000 đại biểu nhân dân Thủ đô Mátxcơva tổ chức mít tinh, thể hiện tinh thần ủng hộ Việt Nam, nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, khẳng định quan điểm: Liên Xô tiếp tục giúp đỡ và ủng hộ tất cả những gì cần thiết để giúp đỡ nhân dân Việt Nam anh em đẩy lùi sự xâm lược của bọn đế quốc. Từ năm 1965 đến năm 1975, Liên Xô luôn thể hiện thái độ ủng hộ Việt Nam, đề cao vấn đề Việt Nam trên trường quốc tế, dành cho Việt Nam sự ủng hộ đáng kể về chính trị. Các cơ quan chính quyền, Nhà nước Liên Xô đều ra tuyên bố ủng hộ nhân dân Việt Nam thực hiện cuộc kháng chiến chính nghĩa, bảo vệ độc lập, tự do, lên án đế quốc Mỹ xâm lược, gây tội ác với nhân dân Việt Nam và không chỉ ra tuyên bố ủng hộ Việt Nam một vài lần, mà liên tục với tần suất cao vào những thời điểm cần thiết: Hai đại hội của Đảng Cộng sản Liên Xô đều ra tuyên bố ủng hộ nhân dân Việt Nam, lên án đế quốc Mỹ xâm lược, Hội đồng Xôviết tối cao bốn lần; Chính phủ 11 lần; Hãng thông tấn TASS 12 lần; Bộ Ngoại giao Liên Xô gửi công hàm phản đối Mỹ ba lần, với Nhật bốn lần, với Ôtxtrâylia hai lần, với Niu Dilân hai lần, với Thái Lan một lần1 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 30, 31)...


Những năm 1965 - 1972, Liên Xô chủ động, tích cực thông báo, tiếp xúc và trao đổi với Việt Nam về các vấn đề quốc tế, các vấn đề có liên quan đến hai nước, đặc biệt là về cuộc hòa đàm Pari. Trung ương và Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô gửi cho Việt Nam 33 bức thư và các thông báo; giữa hai nước có ít nhất là 150 cuộc tiếp xúc ngoại giao để bàn bạc, trao đổi, tham vấn ý kiến2 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 30, 31).


Liên Xô luôn tích cực ủng hộ trực tiếp cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam, đặc biệt việc thiết lập quan hệ chính thức và tăng cường quan hệ giữa Liên Xô với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Ngày 13 tháng 1 năm 1965, Mặt trận có đại diện thường trú ở Liên Xô và tháng 5 năm 1965 Mặt trận hưởng quy chế của cơ quan ngoại giao. Bắt đầu từ thời điểm này, Liên Xô thường xuyên đề cập đến tính pháp lý của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Tuyên bố chung Việt Nam - Liên Xô tháng 4 năm 1965 nói rõ: "Chính phủ Liên Xô cho rằng, người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam, người đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam là Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam"1 (Báo Nhân Dân, ngày 19 tháng 4 năm 1965). Ngày 19 tháng 12 năm 1965, nhân kỷ niệm 5 năm ngày thành lập Mặt trận, lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Liên Xô gửi điện mừng đến Chủ tịch Mặt trận Nguyễn Hữu Thọ. Bức điện viết: "Trong 5 năm qua, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn và đã trở thành người đại diện chân chính cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân miền Nam Việt Nam, người đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam"2 (Báo Nhân Dân, ngày 21 tháng 12 năm 1965). Bản Tuyên bố về việc đế quốc Mỹ gây chiến tranh xâm lược Việt Nam của Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXIII (tháng 3-1966) khẳng định: "Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam phải được công nhận là người đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam"3 (Đại hội Đảng Cộng sẳn Liên Xô lẳn thứ XXIII, Sđd, tr. 294). Thông cáo chung (tháng 1-1966) nhân dịp Đoàn đại biểu Liên Xô sang thăm Việt Nam khẳng định quan điểm "hoàn toàn ủng hộ lập trường của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam"1 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, Về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tldd, tr. 31). Ngày 2 tháng 2 năm 1966, trong thư gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch đoàn Xôviết tối cao N. V. Pôgôni phê phán Mỹ không chịu công nhận Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam là đại diện chân chính của nhân dân miền Nam Việt Nam. Trong bài phát biểu tại khóa họp lần thứ XXII Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (ngày 22-9-1967), A. N. Côxưghin nhấn mạnh: "Liên Xô hoàn toàn ủng hộ lập trường của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam - đại diện duy nhất của nhân dân miền Nam Việt Nam"2 (Báo Nhân Dân, ngày 27 tháng 9 năm 1967). Ngày 10 tháng 2 năm 1968, Tổng Bí thư L. I. Brêgiơnhép tiếp Trưởng đoàn Đại diện thường trực Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tại Liên Xô Đặng Quang Minh. Trong cuộc gặp, L. I. Brêgiơnhép khẳng định: "Nhân dân Việt Nam anh hùng đang bảo vệ sự nghiệp chính nghĩa, nền tự do và độc lập của mình có thể trông cậy vào sự giúp đỡ anh em và sự ủng hộ của nhân dân Liên Xô"3 (Báo Nhân Dân, ngày 12 tháng 2 năm 1968). Ngày 13 tháng 6 năm 1969, Liên Xô tiến thêm một bước, chính thức công nhận Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Sự kiện này góp phần làm tăng thêm uy tín của cơ quan chính quyền nhân dân miền Nam Việt Nam trên trường quốc tế. Trong bức điện gửi Chủ tịch Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng A. N. Côxưghin tuyên bố: "Liên Xô trung thành với nghĩa vụ quốc tế của mình, đã và đang luôn luôn đứng về phía các dân tộc đấu tranh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Chính phủ Liên Xô trước sau như một ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam Việt Nam chống bè lũ bù nhìn Sài Gòn và bọn đế quốc quan thầy của chúng"1 (Báo Nhân Dân, ngày 14 tháng 6 năm 1969). Từ đó, Liên Xô thường xuyên có những cuộc tiếp xúc, trao đổi về mặt Nhà nước với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đánh giá cao và ủng hộ đề nghị 10 điểm của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Đặc biệt, tháng 12 năm 1973, Liên Xô đã đón tiếp trọng thị Đoàn đại biểu Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam do đồng chí Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Đoàn chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng cố vấn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam dẫn đầu sang thăm Liên Xô. Hiệp định về việc Liên Xô viện trợ kinh tế cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã được ký kết nhân dịp này. Liên Xô đánh giá cao về những sáng kiến quan trọng của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, đặc biệt là Tuyên bố ngày 22 tháng 3 năm 1974 của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nêu những đề nghị cụ thể nhằm bảo đảm hòa bình, bền vững và công bằng, tiến tới hòa bình dân tộc ở miền Nam Việt Nam.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #18 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2023, 09:08:01 am »

Dưới áp lực của cuộc bầu cử Tổng thông Mỹ đang đến gần, nôn nóng ra khỏi chiến tranh với điều kiện bảo toàn sĩ diện nước lớn, không ít hơn một lần, chính quyền L. Giônxơn yêu cầu Liên Xô gây áp lực để Hà Nội chấp nhận đàm phán theo các điều kiện do đế quốc Mỹ đặt ra. Tôn trọng quyền tự quyết, tính độc lập, tự chủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, thái độ của Liên Xô khá rõ ràng và kiên quyết: "Liên Xô không có thẩm quyền và không thể đàm phán đại diện cho miền Bắc Việt Nam. Tình hình Việt Nam phải được thảo luận với Chính quyền Bắc Việt Nam"1 (Telegram From the Embassy in the Soviet Union to the Department of Stale, Moscow, June 25, 1965, National Archives and Records Administration, RG59, Conference Files: Lot 66 D347 CF86 Confidential, Document 115), ủng hộ Tuyên bố bốn điểm2 (1- Chính phủ Mỹ phải rút quân khỏi miền Nam Việt Nam, tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam; 2- Tôn trọng quyết định Hiệp định Giơnevơ (1954) về Việt Nam, hai miền Nam, Bắc Việt Nam không tham gia liên minh quân sự với nước ngoài, không phải đặt căn cứ quân sự nước ngoài trên vùng lãnh thổ của minh; 3- Công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam phải được giải quyết bởi nhân dân miền Nam, không có sự can thiệp của nựớc ngoại; 4- Việc thống nhất đất nước của Việt Nam phải được giải quyết bằng người dân hai miền Nam, Bắc, không có bat kỳ sự can thiệp nước ngoài (Nguồn: American Foreign Policy: Current Documents, 1965, p. 852)) của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đánh giá đó là một tuyên bố hợp lý, có thể coi đó là cơ sở để bắt đầu đàm phán, Liên Xô khuyến cáo đế quốc Mỹ: "Sẽ không đạt được bất kỳ tiến bộ nào nếu cách giải quyết vấn đề Việt Nam trong thời gian tới vẫn được trình bày bằng những thuật ngữ "xúc phạm" như trước đó vẫn thường xảy ra"3 (Telegram From the Embassy in the Soviet Union to the Department of State, Moscow, June 25, 1965, Ibid, Document 115). Liên Xô luôn có những phản ứng thực tế đối với hành động leo thang chiến tranh và các yêu cầu đàm phán không thực chất, mang tính tuyên truyền đánh lừa dư luận của đế quốc Mỹ, gắn vấn đề giải quyết chiến tranh Việt Nam với cải thiện quan hệ Xô - Mỹ: "Hoạt động leo thang quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam không phù hợp với yêu cầu tiếp tục cải thiện quan hệ Xô - Mỹ"1 (Telegram From the Embassy in the Soviet Union to the Department of State, Moscow, June 25, 1965, Ibid, Document 115); "Nhà nước Xôviết làm tất cả để tăng cường quan hệ với Mỹ và hy vọng Mỹ cũng sẽ làm tất cả để chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam"2 (Telegram From the Embassy in the Soviet Union to the Department of State, Moscow, July 21, 1965, Department of State, Kohler Files: Lot 71 D 460, Telegrams. Secret; Immediate, Document 119). Tại cuộc hội đàm với Đại sứ Mỹ F. D. Cônhơ (ngày 21-7-1965), khi được hỏi về khả năng tổ chức một hội nghị cấp cao về các vấn đề hạt nhân, A. N. Côxưghin trả lời dứt khoát: "Điều đó chỉ xảy ra khi vấn đề Việt Nam không còn trong chương trình nghị sự. Cần có một hội nghị như thế, song chỉ sau khi đạt được một thỏa thuận chính trị về Việt Nam. Mỹ phải nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Việt Nam"3 (Telegram From the Embassy in the Soviet Union to the Department of State, Moscow, July 21, 1965, Department of State, Kohler Files: Lot 71 D 460, Telegrams. Secret; Immediate, Document 119). Tháng 8 năm 1965, Đại sứ F. D. Cônhơ báo cáo với Bộ Ngoại giao Mỹ: "Rõ ràng là Chính phủ Liên Xô đang "đóng băng" quan hệ Xô - Mỹ vì những vấn đề đang diễn ra ở Việt Nam"4 (Telegram From the Embassy in the Soviet Union to the Department of State, Moscow, August 20, 1965, National Archives and Records Administration, RG 59, Central Files 1964-66, POL 27 VIET S. Secret, Document 121). Thực vậy, toàn bộ hệ thống hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Xô được trù định trước bị "đông cứng" lại, khởi động chậm chạp và có nguy cơ phá sản bởi những lời chỉ trích của Liên Xô đối với chiến dịch ném bom miền Bắc Việt Nam. Tháng 3 năm 1966, tại Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ XXIII, Tổng Bí thư L. I. Bregiơnhép tuyên bố  hết sức cứng rắn: "Cuộc chiến tranh Việt Nam mà Mỹ đang tiến hành ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ Xô - Mỹ. Mỹ phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam, trên mảnh đất độc của sự xâm lược và bạo lực, không thể trồng cây hợp tác hòa bình"1 (Коммунистическая партия Советского Союза в резолюциях и решениях съездов, конференций и Пленумов ЦК (98-1986), Издательство Политика- М., 1983, c.379), về diễn biến tình hình, Đại sứ Mỹ F. D. Cônhơ nhận xét rằng: Từ chỗ rất nhỏ, vấn đề Việt Nam và đàm phán hòa bình giải quyết chiến tranh Việt Nam "lớn dần, chi phối nhiều lĩnh vực quan hệ quốc tế quan trọng (...) thành trở ngại cho việc giải trừ quân bị, vũ khí hạt nhân và các vấn đề tương tự"2 (Telegram From the Embassy in the Soviet Union to the Department of State, Moscow, July 21, 1965, Ibid Document 119).


Tháng 2 năm 1969, tiếp xúc với chính quyền R. Níchxơn, gửi thông điệp về các vấn đề hòa bình và hợp tác quốc tế, Liên Xô đề cập đến vấn đề Việt Nam: "Việc giải quyết mặt chính trị của cuộc chiến tranh Việt Nam trên cơ sở tôn trọng nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam và rút hoàn toàn quân đội Mỹ khỏi lãnh thổ Việt Nam sẽ ảnh hưởng một cách tích cực đến quan hệ Xô - Mỹ"3 (Note From Soviet Leaders to President Nixon, February 17, 1969, National Archives Nixon Presidential Materials, NSC Files, Box 340, Subject Files, USSR Memcons Dobrynin/President 2/17/69, Document 15), nghiêm túc cảnh báo Mỹ: "Phương thức giải quyết vấn đề Việt Nam bằng sức mạnh quân sự chẳng những không có tương lai, mà còn hết sức nguy hiểm"4 (Note From the Soviet Leadership to President Nixon, National Archives, Nixon Presidential Materials, NSC Files, President's Trip Files, Kissinger/Dobrynin, 1969. Pt.1). Liên Xô tỏ thái độ hết sức hoan nghênh cuộc đàm phán Pari, hy vọng về những bước tiến mới với kết quả tích cực, điều đó - như Liên Xô khẳng định, là hoàn toàn hiện thực nếu có sự đánh giá đúng đắn các lực lượng chính trị hoạt động tại Việt Nam và thừa nhận quyền hợp pháp, bình đẳng của các lực lượng ấy tại bàn đàm phán"1 (Note From Soviet Leaders to President Nixon, February 17 1969 Ibid Document 15). Liên Xô khẳng định: "Luôn quan tâm đối với việc giải quyết một cách nhanh chóng cuộc xung đột Việt Nam bằng đàm phán hòa bình trên cơ sở tôn trọng quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam"2 (Memorandum of Conversatian (USSR), AVP RF, f.0129, op. 53, p.399, d.6,1.44-50. Secret, N°34), cam kết: "Liên Xô đã, đang và sẽ đóng một vai trò tích cực để chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam một cách nhanh nhất"3 (Memorandum of Conversatian (USSR), AVP RF, f.0129, op. 53, p.399, d.6,1.44-50. Secret, N°34). Trong các cuộc thảo luận với đại diện phía Mỹ, hoặc với Tổng thống R. Nichxơn, Đại sứ Liên Xô A. Dôbrinin tỏ rõ quan điểm: Liên Xô có ảnh hưởng đáng kể đối với Hà Nội, "song, ảnh hưởng ấy chỉ được phát huy đẩy nhanh tiến trình đàm phán khi và chỉ khi Hoa Kỳ có nhận thức và cách tiếp cận nghiêm túc, đúng đắn về kết thúc chiến tranh Việt Nam"4 (Memorandum of Conversatian (USSR), AVP RF, f.0129, op. 53, p.399, d.6,1.44-50. Secret, N°34).


Tháng 5 năm 1972, đế quốc Mỹ tiến hành cuộc gặp thượng đỉnh Xô - Mỹ trong chiến dịch ngoại giao con thoi với Trung Quốc và Liên Xô, nhằm chia rẽ Hà Nội với Mátxcơva và Bắc Kinh; biến sự chia rẽ ấy thành công cụ đắc lực giúp R. Nichxơn chấm dứt chiến tranh Việt Nam trong danh dự. Việt Nam phản ứng khá mạnh mẽ trước sự kiện này. Tuy nhiên, trên thực tế, trong cuộc gặp bên lề Hội nghị, các nhà lãnh đạo Liên Xô phê phán đế quốc Mỹ, lên án gay gắt các hành động leo thang quân sự của đế quốc Mỹ. Không khí cuộc thảo luận, như H. Kítxinhgiơ miêu tả, "đôi khi lên tới mức quá khích". Nhìn chung, quan điểm, thái độ kiên quyết bảo vệ những lợi ích cơ bản của nhân dân Việt Nam mà Liên Xô thể hiện tương đối nhất quán đã tác động có lợi cho Việt Nam trong thực hiện sách lược đánh - đàm; đặc biệt là vào các thời khắc đế quốc Mỹ đẩy mạnh hoạt động quân sự đến các giới hạn tận cùng của sự khốc liệt hòng gây sức ép trên bàn đàm phán.


Các cơ quan báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình Liên Xô đều mở những đợt tuyên truyền rộng rãi về chiến thắng của nhân dân Việt Nam, các đoàn thể quần chúng Liên Xô gửi điện mừng các đoàn thể quần chúng miền Nam Việt Nam. Trong các cuộc hội đàm với Thủ tướng Pháp, Tổng thông Cônggô..., các nhà lãnh đạo Liên Xô đều khẳng định rằng: Liên Xô ủng hộ đường lối đấu tranh của nhân dân Việt Nam. Khi nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, Liên Xô đã nhiệt liệt chào mừng chiến thắng của nhân dân Việt Nam: "... Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng lịch sử đấu tranh của nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ không bao giờ phai mò trong trí nhớ của loài người..."1 (Thế giới ca ngợi thẳng lợi vĩ đại của nhân dân ta, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1977, tr. 20).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #19 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2023, 07:39:34 am »

2. Về kinh tế - thương mại, văn hóa - giáo dục và khoa học - kỹ thuật

Từ năm 1955, Việt Nam và Liên Xô đã ký kết hàng loạt hiệp định, hình thành một hành lang pháp lý thông thoáng, thuận tiện cho hợp tác giữa hai nước: Hiệp định về đào tạo lưu học sinh Việt Nam trong các cơ sở giáo dục của Liên Xô (ngày 27-8-1955); Hiệp định về hợp tác văn hoá (ngày 15-2-1957); Hiệp định trao đổi hàng hóa, thương mại (ngày 30-3-1957); Hiệp định về thương mại và vận tai biên (ngày 12-3-1958); Hiệp định về hợp tác khoa học - kỹ thuật (ngày 7-3-1959); Hiệp định cung cấp viện tiợ kinh tế và kỹ thuật giúp Việt Nam thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất 1961 - 1965 (ngày 23-12-1960)... Để thuận tiện cho việc thanh khoản, ngày 11 thang 3 năm 1957, Liên Xô và Việt Nam ký kết thỏa thuận về thanh toán, phí thương mại thanh toán qua đường ngân hàng Nhà nước, Ủy ban hỗn hợp kinh tế - kỹ thuật ở Liên Xô được thành lập, nhằm hỗ trợ thực hiện các kế hoạch kinh tế quốc dân giai đoạn 1961 - 1965 của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 23-12-1960).


Liên Xô tích cực giúp đỡ nhân dân Việt Nam thực hiện kế hoạch 3 năm khôi phục kinh tế (1955 - 1957). Theo Hiệp định ngày 18 tháng 7 năm 1955, Liên Xô viện trợ không hoàn lại cho Việt Nam 400 triệu rúp giúp khôi phục và xây dựng 25 xí nghiệp, "đồng ý hỗ trợ tiến hành các công việc khảo sát địa chất ở Việt Nam và phòng chống các bệnh truyền nhiễm"1 (Báo Sự thật, ngày 19 tháng 7 năm 1955), cho vay một khoản tín dụng là 160 triệu rúp với những điều kiện ưu đãi2 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, vé quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nưòc, Tlđd, tr.20), giúp xây dựng và khôi phục các xí nghiệp công trình công nghiệp và cơ quan thuộc các ngành cơ khí than, điện lực và công nghiệp nhẹ.


Những năm 1955 - 1956, Liên Xô viện trợ cho Việt Nam số lượng hàng hóa trị giá 45 triệu rúp (bao gồm: 9 triệu mét vải bông, năm tấn bông, hai tấn sợi, hai triệu rúp xăng dầu, 26 nghìn tấn phân bón)1 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr.22, 3). Riêng năm 1956, khi Việt Nam thiếu lương thực trầm trọng, Liên Xô lập tức chở sang Việt Nam "170 nghìn tấn gạo mua ở Mianma, 85 nghìn tấn đường và một số lượng lớn hàng tiêu dùng"2 (Bùi Công Trường, Miền Bắc Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, H, 1959.tr. 137). Tháng 8 năm 1957, khi miền Bắc Việt Nam phải đối mặt với những khó khăn do bão lụt gây ra, Liên Xô quyết định viện trợ cho Việt Nam 100 triệu rúp3 (Ban đối ngoại Trung ương, Tình hình quan hệ Việt Nam và Liên Xô từ ngày hòa bình lập lại (1954 - 1960), Tài liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng, tr.26, 95). Tháng 3 năm 1959, Liên Xô cho Việt Nam vay 100 triệu rúp để thực hiện kế hoạch 3 năm phát triển kinh tế 1958 - 19604 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr.22, 3). Theo Hiệp định ngày 14 tháng 6 năm 1960, Liên Xô cho Việt Nam vay 350 triệu rúp để mua trang thiết bị, máy móc5 (Ban đối ngoại Trung ương, Tình hình quan hệ Việt Nam và Liên Xô từ ngày hòa bình lập lại (1954 - 1960), Tài liệu lưu trữ tại Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng, tr.26, 95). Sau khi ký kết Hiệp định ngày 23 tháng 12 năm 1960, Liên Xô cho Việt Nam vay một khoản tín dụng 430 triệu rúp với lãi suất 2%/năm. Khoản vay này được cấp trong 15 năm với những điều kiện thanh toán hết sức thuận lợi; đồng thời, viện trợ không hoàn lại cho phát triển y tế trong những năm từ 1961 đến 1965 (chống bệnh sốt rét) 20 triệu rúp6 (Báo cáo về tình hình quan hệ kinh tế của ta với nước ngoài từ năm 1955 đến năm 1974 của Vụ Hợp tác Quốc tế, phông Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Tai liệu lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia III, Hồ sơ số 32). Tháng 9 năm 1962, Việt Nam và Liên Xô ký kết Hiệp định, theo đó, Liên Xô cho Việt Nam vay một khoản tín dụng ưu đãi 100 triệu rúp, giúp đỡ xây dựng, mở rộng các xí nghiệp công nghiệp, viện trợ máy móc nông nghiệp, nhiên liệu, khoáng sản, bông1 (Ban Đối ngoại Trung Ương, Tình hình quan hệ Việt Nam và Liên Xô từ ngày hòa bình lặp lại (1954 - 1960), Tlđd, tr.57, 5)... Từ năm 1955 đến năm 1964, "Liên Xô viện trợ cho Việt Nam số tiền vào khoảng 320 triệu rúp, trong đó có 94,5 triệu rúp cho vay không hoàn lại, số còn lại cho vay với điều kiện ưu đãi (lãi suất thấp). Năm 1965, Chính phủ Liên Xô đồng ý hoãn thời hạn thanh toán lãi gốc số tiền trên cho Việt Nam"2 (Báo cáo về tình hình quan hệ kinh tế của ta với nước ngoài từ năm 1955 đến năm 1974 của Vụ Hợp tác Quốc tế, Tlđd).


Từ năm 1955 đến năm 1957, Liên Xô giúp đỡ khôi phục và mở rộng 28 nhà máy, xí nghiệp, xây dựng lại cơ sở công nghiệp3 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr.38). Đến cuối năm 1962, Liên Xô đã giúp Việt Nam tất cả là 1.400 triệu rúp, xây dựng 34 nhà máy lớn nhỏ, 19 nông trường và cải tạo 27 nông trường, một số trường đại học, một bệnh viện lớn; giúp xây dựng 21 đài khí tượng thủy văn và 156 trạm thủy văn các cấp4 (Ban Đối ngoại Trung Ương, Tình hình quan hệ Việt Nam và Liên Xô từ ngày hòa bình lặp lại (1954 - 1960), Tlđd, tr.57, 5). Trong kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961 - 1965), Liên Xô giúp đỡ xây dựng 25 xí nghiệp thiết bị điện, nhà máy sửa chữa và sản xuất phụ tùng ô tô5 (L. A. Anosov, Công nghiệp Việt Nam (1954 - 1965), Tài liệu lưu trữ tại Thư viện Quân đội, 1973, tr.41). Đến cuối năm 19646 (Do năm 1965 đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh đánh phá miền Bắc, nên năm 1964 kế hoạch 5 năm lần thứ nhất kết thúc), với sự giúp đỡ của Liên Xô, trên miền Bắc đã hoàn thành cải tạo và xây dựng 90 xí nghiệp và công trình các loại, trong đó có 43 công trình công nghiệp1 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 11). Liên Xô giúp xây dựng một số nhà máy điện, tổng công suất là 71.300Kw, xây dựng công trình khai khoáng như mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ apatít Lào Cai, nhà máy cơ khí Hà Nội nhà máy supe phốt phát Lâm Thao (10 vạn tấn/năm), công trình công nghiệp nhẹ như nhà máy chè Phú Thọ, nhà máy cá hộp Hải Phòng2 (Vụ Liên Xô, Bộ Ngoại giao, về quan hệ Việt - Xô trong giai đoạn chống Mỹ, cứu nước, Tlđd, tr. 11)... Trong lĩnh vực nông nghiệp, Liên Xô truyền đạt cho cán bộ Việt Nam kinh nghiệm trồng cây nông nghiệp (ví dụ như áp dụng kỹ thuật thụ phấn cho ngô, tăng năng suất từ 20 đến 30%), xây dựng một số nông trường trồng, cây nhiệt đới, viện trợ hàng vạn tấn phân hoá học các loại, giúp trang bị các máy móc nông nghiệp (máy xới đất, máy gieo, máy gặt đập, máy cắt cỏ, máy phát điện...).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM