Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:20:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng  (Đọc 2828 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #40 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2023, 08:29:11 am »

VỊ TRÍ ĐỊA CHIẾN LƯỢC CỦA CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC


Thượng tá, TS PHAN SỸ PHÚC
Phó Trưởng phòng Lịch sử quân sự Thế giới,
Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Cách đây 50 năm, từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, liên quân Việt - Lào đã tiến hành thắng lợi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho 2 chiến dịch Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Trong lịch sử kháng chiến của nhân dân Lào, chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng luôn giữ vị trí địa chiến lược quan trọng, nơi diễn ra nhiều trận đánh ác liệt, là chiến trường trọng điểm mà các bên tham chiến đều đặc biệt coi trọng.


Trên bản đồ nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, tỉnh Xiêng Khoảng nằm trên cao nguyên thuộc khu vực Đông Bắc của Lào, ở cuối phía Bắc của dãy Trường Sơn, dãy núi chính trên bán đảo Đông Dương. Khu vực này nằm ở ngã tư lịch sử giữa hai hệ thống văn hóa lớn của thời đại đồ sắt Đông Nam Á: Hệ thống sông Mun (phụ lưu của sông Mê Kông) - sông Mê Kông và sông Hồng - vịnh Bắc Bộ. Đây là khu vục thuận lợi cho việc đi lại, trao đổi thương mại và văn hóa. Xiêng Khoảng nổi tiếng với địa danh Cánh Đồng Chum (tiếng Lào: Thồng Háy Hín) - một khu vực khảo cổ cự thạch (Megalithic Jar Sites), nằm tại trung tâm cao nguyên, có niên đại từ thời đồ sắt (500 năm trước Công nguyên đến 500 năm sau Công nguyên) và là một trong những địa điểm thời tiền sử quan trọng nhất ở Đông Nam Á. Tại đây đã phát hiện hơn 90 địa điểm với hơn 2.100 chum đá. Mỗi địa điểm có từ 1 đến 400 chum đá, nằm dọc thung lũng và cánh đồng thấp. Các chum đá khác nhau về chiều cao; đường kính bên trong khoảng từ 0,5m đến 3m và tất cả đều được đẽo từ đá sa thạch; trọng lượng chum lớn nhất lên tới 6 tấn. Hình dạng của chum là hình trục với đáy luôn rộng hơn đỉnh; miệng của chum đều có viền xung quanh. Một số chum được người xưa chạm khắc hoa văn, một số rất ít có nắp đậy được chạm khắc động vật như khi, hổ và ếch; số còn lại có dấu chỉ cho thấy nó đã từng có nắp đậy.


Đến nay đã có nhiều kết quả nghiên cứu công bố song vẫn chưa lý giải thỏa đáng làm thế nào người xưa tạo ra các vật thể to lớn, nặng nề, chạm khắc khá cầu kỳ và làm thế nào để họ di chuyển các chum từ mỏ đá đến đây và phân bố chúng trên một vùng đất rộng lớn. Có nhiều truyền thuyết và ý kiến khác nhau về nguồn gốc và mục đích của những chiếc chum. Truyền thuyết Lào kể về tộc người khổng lồ cư ngụ trong khu vực và được cai trị bởi một vị vua, những chiếc chum do người khổng lồ tạo ra vì vua của họ cần tìm nơi cất rượu gạo. Số rượu này được đưa đến để mừng chiến thắng của Vua thiện Khun Jeuam chống lại Vua ác Chao Angka. Các chum đá nhỏ là những chiếc cốc đựng rượu của người khổng lồ. Có quan điểm lại cho rằng, đây là địa điểm nằm trên tuyến đường thương mại, các chum tại đây có vai trò trữ nước mưa trong những đợt gió mùa hoặc trữ lương thực, thực phẩm phục vụ dân cư và du khách. Các nhà nghiên cứu về sau cho rằng những chiếc chum này liên quan đến hoạt động chôn cất thời Tiền sử, có hài cốt người, gốm sứ và các đồ vật dụng khác trong chum, mỗi nhóm chum là một khu vực chôn cất của mỗi gia đình. Ngay việc chôn cất cũng có những quan điểm khác nhau: Chum có thể là một dạng tiểu cho cát táng sau hung táng hoặc hỏa táng (một tập tục phổ biến ở thời kỳ đồ đồng và vẫn được thực hiện trên các vùng của Lào ngày nay). Có thể đây là quan tài đá, bên trong là thi thể của người quá cố đặt trong tư thế ngồi cùng với các đồ tùy táng... Việc chum không trang trí xung quanh, chỉ nắp đậy có trang trí đã dẫn đến những ý kiến cho rằng: Xưa kia các chum này nằm chìm trong đất, chỉ nhô lên phần nắp, theo thời gian, đất xung quanh bị bào mòn làm lộ ra toàn bộ chum. Với những giá trị lịch sử văn hóa đặc biệt, ngày 6 tháng 7 năm 2019, Cánh Đồng Chum đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.


Với vị trí “đắc địa”, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân Lào, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng luôn là trung tâm tranh chấp giữa các bên một cách quyết liệt nhất, về tự nhiên, tỉnh Xiêng Khoảng có tổng diện tích tự nhiên hơn 1,7 triệu hécta, có nhiều núi đá, rừng rậm phức tạp, nhiều tầng, nhiều lớp chạy dọc theo tuyến biên giới giáp với Việt Nam (Nậm Kắn), cho tới bên bờ sông Nậm Khên, huyện Phu Chun (phía Tây Bắc) như núi Phu Bía (2.800m). Cao nguyên Xiêng Khoảng là nơi hiểm yếu, có rừng rậm nhiều tầng, rừng thông, núi đá trùng điệp, nhưng cũng có cánh đồng cỏ rộng và khá bằng phẳng rộng khoảng 2.000km2, độ cao 1.100m so với mực nước biển, có chiều dài khoảng 70km (từ khu Noọng Pẹt đi Mường Sủi - Sa La Phu Khun). Ở đây có nhiều dãy núi quan trọng về mặt chiến lược như Phu Xăn, Phu Xạ Bốt, Phu Lũng Mạt, Phu Phaxay, Phu Khay Khản, có các đỉnh núi có giá trị về quân sự, nhất là Phu Kẹt án ngữ cửa ngõ ra vào Mường Sủi; Phu Kụt là vị trí tiền tiêu của Cánh Đồng Chum; cùng với Phu Keng, Phu Xũng tạo thành một thế đứng lợi hại, khống chế toàn bộ khu vực1 (Phu Kụt là một quả núi cao cách trung tâm Cánh Đồng Chum 15km, cách Đường số 7 (từ Xiêng Khoảng đi Sa La Phu Khun) khoảng 2km, gồm 3 mỏm nối tiếp nhau, được rừng cây - chủ yếu là thông, bao bọc. Đây là nơi đứng chân của Chính phủ Liên hiệp ba phái ở Lào). Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Hủa Phăn (căn cứ cách mạng Lào), có Đường số 6 chiến lược nối liền với tỉnh Hủa Phăn và Đường số 7 chạy sang Việt Nam và ngược về phía Tây đi Thủ đô Viêng Chăn.


Về dân cư, tổng số dân ở tỉnh Xiêng Khoảng hiện nay có khoảng hơn 240.000 người, gồm 3 nhóm dân tộc lớn: Lào Lùm (chiếm 75% tổng dân số), Lào Sủng (chiếm 20% tổng dân sô), Lào Thơng (chiếm 5% tổng dân số). Trong mỗi nhóm dân tộc lại có nhiều bộ tộc, thị tộc, như: Dân tộc Phuôn Lào Lùm có dòng huyết gọi là Chậu Nọi Mường Phuôn, dân tộc Mông có ông Bi, bà Lơi, ông Dơ, Li Phu, Vang Páo1 (Viêng Tha Nòm Phôm Ma Chăn (Phó Chủ tịch tỉnh Xiêng Khoảng), Những tội ác dã man của đế quốc Mỹ và tay sai đối với nhân dân Xiêng Khoảng, in trong: Viện Khoa học Quốc gia Lào - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2009, tr. 17-18). Trước năm 1969, khu vực Cánh Đồng Chum là nơi tập trung đông dân sinh sống nhất của tỉnh Xiêng Khoảng (khoảng 6 vạn dân). Nhưng từ nặm 1969, trải qua nhiều cuộc hành quân lấn chiếm của địch, đa số dân đã phải dời đi các nơi, một số bị cưỡng ép về vùng địch kiểm soát. Đến năm 1972, khu vực này dân cư rất thưa thớt, nhiều nơi thậm chí không còn dân, nhà cửa, làng bản hầu như bị hủy diệt bởi bom đạn của Mỳ. Dầu vậy, Xiêng Khoảng là mảnh đất có nhân dân các bộ tộc Lào anh hùng, giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, đoàn kết và thương yêu nhau trong cuộc sống, cần cù trong lao động, kiên cường trong chiến đấu, vẹn tình trọn nghĩa với bạn bè, kiên trì chịu đựng gian khổ hy sinh, hết lòng, hết sức ủng hộ, giúp đỡ Bộ đội giải phóng Lào và Bộ đội tình nguyện Việt Nam.


Thời tiết tại khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Mưa lớn thường diễn ra vào các tháng 7, 8, 9 khiến đường sá bị ngập lụt, sụt lở, ảnh hưởng rất lớn đến việc cơ động lực lượng và vận chuyển tiếp tế. Cũng vì thế, địch lợi dụng mùa mưa, dùng trực thăng cơ động để lấn chiếm và dùng máy bay đánh phá giao thông và các kho trạm của cách mạng Lào.


Mạng đường sá ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng rất kém phát triển, chất lượng xấu. Từ biên giới Nghệ An vào Cánh Đồng Chum chỉ có 2 tuyến đường. Tuyến thứ nhất là Đường số 7A từ Mường Xén - Bản Ban - Noọng Pẹt - Khang Khay - Bản Áng - Mường Sủi về ngã ba Sa La Phu Khun nối với Quốc lộ 13. Tuyến thứ hai là Đường số 7B từ Mường Xén đến thị xã Xiêng Khoảng nối với Đường số 4A là đường liên quân Lào - Việt mới xây dựng từ năm 1971 để phục vụ chiến dịch tiến công, đường xấu, dễ hư hỏng, việc cơ động qua đây rất hạn chế. Ngoài ra, tại khu trung tâm còn có một số đường quân sự làm gấp ngang dọc nối với các trục lớn. Trong mùa khô, việc cơ động, vận chuyển thuận lợi, nhưng mùa mưa thường có lũ lớn, đường sá dễ tắc, đi lại hạn chế.


Do tính chất, đặc điểm địa hình, có thể chia Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thành 5 khu vực với các đặc điểm khác nhau:

- Khu trung tâm Cánh Đồng Chum là cao nguyên khá rộng, có địa hình bằng phẳng trống trải. Chiều dài từ Mường Khum (phía Bắc) tới cánh đồng Căng Xẻng (phía Nam) khoảng 48km; chiều rộng từ Khang Khay (phía Đông) đến Phu Thông (phía Tây) trên 28km. Khu vực này có 5 sân bay cũ mà địch làm từ trước, trong đó 2 sân bay lớn nhất là Mường Phan và Bản Áng, có đường băng dài trên 2km bảo đảm cho các máy bay vận tải quân sự lên xuống và 3 sân bay nhỏ hơn đó là Mường Khừng, Bản Hua, Lạt Huồng. Bao quanh Cánh Đồng Chum có một số điểm cao nổi lên khống chế toàn bộ khu vực này gồm: Phu Keng, Phu Thông (Tây Bắc), Phu Seo (Tây Nam), Phu Keng Luông, Phu Hủa Sang, Phu Huột (Nam). Khu trung tâm có các điểm cao Phu Tôn, Phu Tâng.


- Khu vực trung gian (Hin Tặng) là khu vực nằm ở phía Tây Nam Cánh Đồng Chum tiếp giáp với các căn cứ: Sảm Thông, Loong Chẹng, Tôm Tiêng của địch, có chiều dài trên 20km tính từ phía Bắc dãy Điểm cao 1900A đến Nam dãy Điểm cao 1804, 1863, 1643 chân của Phu Phaxay; chiều rộng từ Nậm Cọ, Phu Xeng Luông vào phía Tây Xao Phan, giáp Sảm Thông. Địa hình khu vực này xen giữa núi cao, rừng rậm hiểm trở là lòng chảo Hin Tặng tương đối rộng, bằng phẳng, trống trải, có các ngọn núi cao từ 1400 - 1800m, có ngọn cao đột xuất như Phu Phaxay, Phu Lũng Mạt (2.100m). Trong đó có những dãy núi lớn hình thành các cụm phòng ngự lợi hại như dãy các điểm cao 1800, 1916; dãy núi đá Hin Đăm, Thẩm Lửng; dãy Phu Phaxay 2063; dãy Phu Lũng Mạt, 1960A, 1900B.


- Khu vực Nọng Pẹt - Bàn Ban, nằm trên Đường số 7A, là tuyến vận chuyển chủ yếu từ Nghệ An sang Cánh Đồng Chum và Đường số 6 từ Bản Ban đi Sầm Nưa. Khu vực này có nhiều bãi bằng, thung lũng rộng, trống trải, có căn cứ phỉ Buôm Loọng (cách Ngã ba Noọng Pẹt 30km về phía Bắc), nơi xuất phát các cuộc hành quân của địch đánh phá hậu phương, uy hiếp, cắt đứt đường vận chuyển tiếp tế của cách mạng. Đặc biệt, thung lũng lớn Bản Ban, cách Noọng Pẹt 17km về phía Đông Bắc, địa hình khá thuận lợi để triển khai binh khí kỹ thuật. Khu vực này có các dãy điểm cao quan trọng như: Phu Xan (phía Bắc), Phu Huột (phía Tây Nam), Phu Nốc Cốc (phía Đông) và Phu Học (ở giữa).


- Thị xã Xiêng Khoảng và vùng phụ cận, nằm ở phía Đông Nam Cánh Đồng Chum. Thị xã Xiêng Khoảng là một lòng chảo bằng phẳng, từ Bắc xuống Nam rộng 6km, Đông sang Tây dài 12km. Trước năm 1972, khu vực này có ý nghĩa chính trị lớn với cả vùng nhưng qua nhiều năm chiến tranh, nhà cửa đổ nát, dân đã sơ tán đi các nơi. Từ Xiêng Khoảng có Đường số 7B nối với Mường Xén (Nghệ An) và Đường số 4 xuống Tha Viêng. Bao quanh thị xã là núi cao, nối lên có một số điểm cao quan trọng như Phu Khe cao 2125m ở phía Tây; dãy Phu Ca Pó cao từ 2055 đến 2136m ở phía Nam và dãy Phu Nhu cao 1824m ở phía Tây Bắc.


- Khu Mường Sủi nằm ở phía Tây Bắc Cánh Đồng Chum, trên Đường số 7A từ Cánh Đồng Chum đi Ngã ba Sa La Phu Khun, có sân bay cho loại máy bay vận tải lên xuống. Xung quanh Mường Sủi có các dãy núi cao như Phu Xô (1.836m) ở phía Bắc, các dãy núi thấp ở phía Nam như Phu Xang Rao, Phu Đúc (1.389m) và dãy Phu Kụt (1.396m) ở phía Đông tạo thành những khu vực phòng thủ liên hoàn vững chắc. Những cánh đồng rộng ở phía Mường Sủi như Nà Luôn, Bàn Đúc, Na Te, Xiêng Nga rất thuận tiện cho việc sử dụng binh khí kỹ thuật, là nơi lực lượng vũ trang của bạn Lào đóng quân.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2023, 08:31:45 am »

Với những đặc điểm trên, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thực sự là vị trí chiến lược quan trọng trong cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Lào. Nơi đây, các chuyên gia quân sự đã nghiên cứu, đánh giá giá trị quan trọng chiến lược của nó, rằng: “Ai chiếm được Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, người đó sẽ là người làm chủ được nước Lào và sẽ có ảnh hưởng tới tất cả khu vực Đông Nam Á”. Chính các nhà lãnh đạo kháng chiến Neo Lào Hắc Xạt đã nhận định: “Nước Lào giống như một con voi trắng, Cánh Đồng Chum chính là phần đầu của voi, do đó ai cưỡi được đầu voi người đó thống trị được nước Lào”1 (Thiếu tướng Vi Xảy Chăn Tha Mạt, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Vị trí chiến lược quân sự quan trọng, in trong sách: Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Sđd, tr. 93). Vì thế, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng luôn là địa bàn tranh chấp quyết liệt, nơi diễn ra nhiều chiến dịch, nhiều trận đánh nhất trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào và nhân dân ba nước Đông Dương nói chung. Một nhà nghiên cứu phương Tây đã nhận định: Trong cuộc chiến tranh Đông Dương, “tất cả các bên đêu nhận thấy Cánh Đồng Chum nằm ở một vị trí chiến lược cao. Khu vực này là nơi có một số sân bay và có một khu phức họp đường bộ hạn chế kết nối các khu vực khác nhau của Lào với nhau và với thế giới bên ngoài. Ngã tư này đã là chiến trường trong nhiều thế kỷ nhưng chưa bao giờ khốc liệt như trong thế kỷ xung đột chồng chéo ở Đông Dương”1 (Walter J. Boyne, Plain of Jars (Cánh Đồng Chum), Tạp chí Không quân (Airforce Magazin) số ra ngày 1 tháng 6 năm 1999. Walter J. Boyne là Đại tá Không quân nghỉ hưu, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia ở Oasinhtơn).


Với chiến trường chung toàn Đông Dương, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một hướng chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ của ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, mang tính chất phối hợp rất quan trọng; có quan hệ mật thiết tới việc bảo vệ trị an vùng biên giới Việt - Lào. Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng còn liên quan tới hành lang vận chuyển chiến lược quan trọng nhất từ miền Bắc Việt Nam đến các chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia suốt cuộc trường chinh đánh Mỹ. Đó không chỉ là tuyến vận tải chiến lược, mà còn là một căn cứ kháng chiến với một hệ thống kho tàng và hệ thống đường huyêt mạch nối liền các chiến trường ở cả ba nước Đông Dương, tạo thế liên hoàn vững chắc.


Về phía Mỹ, cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ nước Lào, nhưng tập trung nhất là Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, hòng biến nơi đây thành căn cứ quân sự lớn nhất của chúng ở Lào. Mỹ xây dựng sân bay với đường băng dài 3km, đảm bảo cho nhiều loại máy bay lên xuống an toàn. Một trong những thủ đoạn thâm độc của Mỹ là chia rẽ các bộ tộc Lào, “dùng người Lào đánh người Lào”. Chúng tổ chức xây dựng lực lượng đặc biệt người Mông do Vàng Pao cầm đầu, thiết lập căn cứ Loong Chẹng ở Tây Nam Xiêng Khoảng nhằm ngăn chặn sự phát triển của lực lượng cách mạng Lào, bảo vệ Viêng Chăn từ phía Tây, do các cố vấn Mỹ trực tiếp huấn luyện, trang bị và chỉ huy, nhằm ngăn chặn sự phát triển của lực lượng kháng chiến.


Trong thời gian tiến hành “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, Mỹ tăng thêm viện trợ cho chính quyền và quân đội Viêng Chăn gần 100 triệu USD trong năm 1969 - 1970, tăng cường lực lượng số từ 130 lên tới 150 tiểu đoàn, đồng thời cũng đưa lực lượng đặc biệt Vàng Pao từ 64 lên 86 tiểu đoàn1 (Dẫn theo: TS Đinh Quang Hải, Phu Kụt anh hùng, biểu tượng tình đoàn kết chiến đấu anh dũng của quân đội hai nước Việt Nam - Lào, trong sách: Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Sđd, tr. 345). Mỹ đã trút xuống khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng 50 vạn tấn bom đạn (trong tổng số 3 triệu tấn ném xuống nước Lào), gồm đủ loại: Napan, phốt pho, từ trường..., giết chết 8.203 người, trong đó có 37 sư sãi, 120 học sinh; đốt phá 2.724 nóc nhà, 761 ngôi chùa, 274 trường học. Riêng vụ ném bom vào nơi sơ tán của các bản Na Nhom, Bàn Phải, Na Lỏng và Bản Mơ, giết hại một lúc hơn 400 người2 (Xem: Trung tá Viêng Xay Xổm Vi Chít, Quân và dân như cá với nước, in trong sách Liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam trên chiến trường Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Sđd, tr. 258).


Để đánh chiếm Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Mỹ và tay sai đã tổ chức nhiều cuộc hành quân quy mô lớn, nhỏ khác nhau, nổi lên những cuộc hành quân với lực lượng đông, hỏa lực mạnh và tập trung, kéo dài từ 3 tới 6 tháng. Cuộc hành quân tháng 12 năm 1963 có 5 tiểu đoàn quân đội phái hữu và lực lượng đặc biệt của Vàng Pao tiến công lấn chiếm Cánh Đồng Chum. Mỹ chọn khu vực này làm nơi thí điểm thực nghiệm học thuyết Níchxơn với công thức chiến tranh: “Lực lượng đặc biệt Vàng Pao + quân phái hữu Lào + quân Thái Lan + không quân, hậu cần, cố vấn Mỹ”.


Với cách mạng Lào, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một địa bàn có giá trị chiến lược quan trọng cả về quân sự, chính trị, kinh tế trước mắt và lâu dài. Giữ được địa bàn quan trọng này có tác dụng cả thế công và thế thủ tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Lào phát triển; bảo vệ trực tiếp vùng căn cứ địa cách mạng ở Sầm Nưa; tạo thế uy hiếp và trực tiếp tiến công Loong Chẹng “thủ đô Vương quốc Mèo”, thực chất là căn cứ quân sự đặc biệt Vàng Pao do Mỹ xây dựng; là bàn đạp để uy hiếp Thủ đô Viêng Chăn và kinh đô cũ Luông Phabăng. Bạn Lào luôn xác định khu vực này là trung tâm chống “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ và tay sai ở Lào. Vì thế nhiều sự kiện quan trọng từng diễn ra ở đây liên tiếp và quyết liệt, nhiều lần giành đi, giật lại giữa địch và ta.


Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, ngày 1 tháng 1 năm 1961, lực lượng Neo Lào Hắc Xạt phối hợp với lực lượng trung lập yêu nước Xụ Văn Na đến giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng lần đầu. Năm 1962, Chính phủ Liên hiệp ba phái được thành lập tại Thủ đô Viêng Chăn, tỉnh Xiêng Khoảng trở thành hậu phương của Chính phủ Liên hiệp, Khang Khay trở thành vị trí quan trọng của lực lượng Neo Lào Hắc Xạt. Năm 1963, lực lượng trung lập Lào bị cánh hữu chi phối, Chính phủ Liên hiệp ba phái tan vỡ. Xiêng Khoảng trở thành khu vực liên minh lực lượng trung lập yêu nước do Đại tá Đươn Xun Na Lạt và Thiếu tá Thệp Xít Thị Đệt chỉ huy, là chiến trường chính trong cuộc đấu tranh giữa lực lượng cách mạng Lào với lực lượng phản cách mạng. Từ tháng 10 năm 1969 đến tháng 4 năm 1970, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với bạn mở Chiến dịch 139 Chiến dịch Toàn Thắng hay Chiến dịch phản công giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đánh bại một bước quan trọng âm mưu của đế quốc Mỹ ở đây, khôi phục lại khu trung tâm Cánh Đồng Chum. Tháng 6 năm 1971, địch sử dụng lực lượng đặc biệt Lào và lính đánh thuê Thái Lan tiến công lấn chiếm hầu hết vùng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi. Tháng 12 năm 1971, Quân tình nguyện Việt Nam kết hợp với các lực lượng vũ trang cách mạng Lào tiến hành chiến dịch mùa khô 1971 - 1972 đánh đuổi địch ra khỏi Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, phát triển thắng lợi, đưa lực lượng áp sát giải phóng Sảm Thông và uy hiếp Loong Chẹng.


Như vậy, với vị trí địa lý đặc biệt, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trở thành khu vực quan trọng trong tiến trình lịch sử đất nước Lào thời hiện đại. Đây là chiến trường trọng điểm, quan trọng đối với cả phía Mỹ và tay sai cũng như phía lực lượng yêu nước cách mạng Lào. Đối phó với những âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ và tay sai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, quân dân nơi đây, với sự phối hợp của Quân tình nguyện Việt Nam, đã kiên cường bám trụ, thay đổi linh hoạt hình thức hoạt động khi so sánh lực lượng có sự biến chuyển, thực hiện dân bám đất, lực lượng vũ trang bám địch, gian khó không sờn, hy sinh không sợ, bảo vệ vùng giải phóng, từng bước cùng cả nước Lào đi đến chiến thắng. Có thể nói, mỗi tên núi, tên bản ở cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng đều ghi dấu một chiến công. Những chiến công vang dội trên mảnh đất này đã góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của nhân dân hai nước láng giềng, hai nước anh em Lào - Việt Nam.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #42 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2023, 08:33:11 am »

THẮNG LỢI CỦA CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG ĐÒN TRỰC TIẾP LÀM PHÁ SẢN “HỌC THUYẾT NÍCHXƠN” Ở LÀO


Đại tá, ThS PHÙNG THỊ HOAN
Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Sau những thất bại liên tiếp ở Lào và Việt Nam, đặc biệt là sự phá sản của các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt và chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, đầu năm 1969, Níchxơn lên cầm quyền chủ trương điều chỉnh chiến lược nhằm tiếp tục thực hiện chính sách “bá chủ toàn cầu” và thôn tính Đông Dương bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới. Nội dung cơ bản của học thuyết Níchxơn được thể hiện trên 3 nguyên tắc chủ yếu: Sử dụng sức mạnh, chia sẻ trách nhiệm và thương lượng trên thế mạnh.


Ở Lào với nguyên tắc thứ nhất, Mỹ sử dụng sức mạnh của không quân bắn phá vùng giải phóng, bất kể mục tiêu nào (chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội) hòng làm suy yếu lực lượng cách mạng. Mặt khác, chúng tiếp tục sử dụng lực lượng quân đội và hệ thống căn cứ quân sự Mỹ ờ Thái Lan, miền Nam Việt Nam, Hạm đội 7... để thường xuyên uy hiếp cách mạng Lào. Về nguyên tắc thứ hai, để chia sẻ trách nhiệm, ngoài việc phát triển, tăng cường lực lượng quân phái hữu Viêng Chăn, Mỹ chủ trương đẩy cuộc chiến tranh lên mức cao hơn bằng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”. Thực chất của chiến lược này là “dùng người Lào đánh người Lào” bằng vũ khí của Mỹ và có sự tham gia của một bộ phận không quân Mỹ cùng đội quân tay sai. Mỹ tăng cường viện trợ quân sự cho các lực lượng tay sai thân Mỹ, tích cực phát triển ngụy Lào, nhất là lực lượng đặc biệt Vàng Pao; công khai đưa quân Thái Lan và quân đội Sài Gòn vào chiến đấu ở chiến trường Lào với quy mô lớn1 (Mỹ tăng số tiền viện trợ quân sự cho Lào lên gấp 2 lần so với thời Giônxơn (từ 60 - 70 triệu USD lên 146 - 255 triệu USD thời Níchxơn, tài khóa 1970 - 1971 Mỹ đã chi 350 triệu USD); phát triển quân phái hữu Lào từ 130 - 150 tiểu đoàn, lực lượng đăc biệt Vàng Pao tăng từ 64 - 86 tiểu đoàn, số cố vấn Mỹ tăng tới 12.000 tên. Từ năm 1969, quân đánh thuê Thái Lan chính thức tham chiến ở Lào và đến năm 1972 đã lên tới 40.000 quân (Dẫn theo Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 1930 - 2007, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr. 443)), hình thành một liên minh quân sự khu vực để phục vụ mưu đồ xâm lược của Mỹ ở Đông Dương nói chung và ở Lào nói riêng. Đối với nguyên tắc thứ ba, đế quốc Mỹ dùng mọi thủ đoạn thâm độc về chính trị, ngoại giao, lừa dối, rêu rao hòa bình để che đậy hành động chiến tranh xâm lược, hòng đàm phán trên thế mạnh, buộc nhân dân Lào phải chấp nhận các điều kiện có lợi cho Mỹ và tay sai.


Ý đồ chiến lược chủ yếu của chính quyền Níchxơn đối với Lào là lấn chiếm, thu hẹp vùng giải phóng Lào, phá hoại hậu phương cách mạng, đánh chiếm các khu vực chiến lược quan trọng để thoát khỏi phòng ngự bị động trên chiến trường, trong đó chú trọng sử dụng triệt để ưu thế về binh lực, hỏa lực để chia cắt chiến trường Đông Dương, ngăn chặn sự chi viện lẫn nhau giữa cách mạng ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia; bình định, củng cố vùng kiểm soát của chính quyền Viêng Chăn cho liên hoàn với đất Thái Lan, trở thành tuyến phòng thủ dọc sông Mê Kông, làm bàn đạp chống phá cách mạng Lào và cách mạng ba nước Đông Dương một cách lâu dài, ngăn cản không cho cách mạng Đông Dương lan rộng sang Đông Nam Á.


Để đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” theo học thuyết Níchxơn, Trung ương Đảng Nhân dân Lào đã ra chỉ thị kịp thời, khẳng định quyết tâm làm thất bại âm mưu của đế quốc Mỹ và tay sai trong bất kỳ trường hợp nào. Trung ương động viện toàn Đảng, toàn quân, toàn dân quyết tâm vượt qua khó khăn, gian khổ, mọi thử thách, kiên quyết chiến đấu bảo vệ nhân dân, xây dựng vùng giải phóng vững mạnh, đẩy mạnh hoạt động trong vùng địch kiểm soát.


Từ năm 1969, Mỹ và tay sai mở nhiều cuộc hành quân càn quét, bình định, đồng thời mở nhiều chiến dịch tiến công lấn chiếm vùng giải phóng, chiến tranh phá hoại bằng không quân cũng tăng cường đánh phá ác liệt hơn. Đặc biệt, khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng với vị tri địa chiến lược quan trọng, liên tục là tâm điểm của hoạt động này. Tháng 3 năm 1969, khi địch mở cuộc hành quân đánh chiếm khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào quyết định phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch tiến công Mường Sủi nhằm thu hồi khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Qua 20 ngày chiến đấu (16.6 - 4.7.1969), ta tiêu diệt một lực lượng quan trọng địch lấn chiếm, loại khỏi chiến đấu 1.312 tên địch, đánh tan rã 6 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh Thái Lan, bắn rơi 8 máy bay, thu nhiều vũ khí; thu hồi vùng Nam Cánh Đồng Chum và thị xã Xiêng Khoảng, giải phóng thêm Mường Sủi. Vùng giải phóng Lào mở rộng đến Sa La Phu Khun.


Nhưng đến cuối tháng 7 năm 1969, lợi dụng thời tiết đang giữa mùa mưa và các đơn vị bộ đội Việt Nam - Lào đang tập trung về Mường Khăm để củng cố, Mỹ - ngụy sử dụng 18 tiểu đoàn và 52 đại đội thuộc lực lượng Vàng Pao cùng 5.000 quân Thái Lan dưới sự chỉ huy của hàng trăm cố vấn Mỹ mở cuộc hành quân Cù Kiệt đánh ra Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Mỹ huy động từ 100 đến 150 lượt máy bay mỗi ngày chi viện trực tiếp cho quân ngụy Lào và tổ chức từng đợt oanh tạc, tập trang đánh phá có tính hủy diệt vùng giải phóng Cánh Đồng Chum và Sầm Nưa. Cù Kiệt là cuộc hành quân lớn điển hình của học thuyết Níchxơn ở Lào theo công thức quân ngụy Lào, quân đánh thuê Thái Lan và hỏa lực tối đa của không quân Mỹ. Cuộc hành quân này còn nhằm phối hợp với chiến trường miền Nam Việt Nam trong âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh”, đe dọa phía Tây của miền Bắc Việt Nam, bảo vệ phòng tuyến sông Mê Kông, bảo vệ căn cứ lực lượng Vàng Pao ở Sảm Thông - Loong Chẹng, đồng thời để động viên tinh thần của binh lính ngụy đang sa sút sau thất bại ở Nậm Bạc và Mường Sủi, thử nghiệm chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” theo học thuyết Níchxơn tại Lào. Cuộc chiến đấu ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra vô cùng ác liệt, kéo dài trong 6 tháng, liên quân Lào - Việt đã đập tan cuộc hành quân Cù Kiệt, giải phóng toàn bộ khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Thắng lợi của chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Cù Kiệt có ý nghĩa rất to lớn. Ta đã giữ vững và mở rộng vùng chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, giáng một đòn đau vào lực lượng Vàng Pao và quân Thái Lan, bước đầu đánh bại học thuyết Níchxon ở Lào, tạo chuyển biến mới về tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng Lào, mở ra triển vọng cho cuộc đấu tranh của Lào trên ba lĩnh vực quân sự, chính trị và ngoại giao.


Tháng 2 năm 1971, địch mở cuộc hành quân Lam Sơn 719 đánh vào khu vực Đường 9 - Nam Lào với lực lượng quân đội Sài Gòn là chính, có sự phối hợp của quân ngụy Lào và sự hỗ trợ mạnh mẽ của bộ binh và không quân Mỹ. Đối với Lào, ý đồ của Mỹ trong cuộc hành quân này là chia cắt vùng giải phóng Lào thành hai mảnh, làm cho cách mạng Lào suy yếu. Mặt khác, nhằm ngăn chặn sự giúp đỡ giữa cách mạng Lào và cách mạng Việt Nam, Campuchia. Đồng thời, chúng còn âm mưu hỗ trợ trực tiếp cho quân ngụy Lào, lực lượng đặc biệt Vàng Pao và quân Thái Lan lấn chiếm vùng giải phóng. Suốt 43 ngày đêm chiến đấu dũng cảm, quyết liệt, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam cùng quân và dân Lào đã đập tan cuộc hành quân Lam Sơn 719 của đê quốc Mỹ và tay sai.


Tại mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, trong thời gian diễn ra Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng phối hợp cùng Bộ đội tình nguyện Việt Nam mở chiến dịch 74B (21.2-30.4.1971), giải phóng được Mường Sủi, Buôm Loọng, loại khỏi chiến đấu 2.800 tên địch.


Tháng 7 năm 1971, lợi dụng mùa mưa, địch huy động 21 tiểu đoàn quân đặc biệt Vàng Pao, 10 tiểu đoàn lính Thái Lan (sau đó tăng lên 33 tiểu đoàn) lấn chiếm Tây Nam Cánh Đồng Chum, đồng thời sử dụng 2 trung đoàn của Sư đoàn 1 ngụy Viêng Chăn từ Sa La Phu Khun tiến đánh Mường Sủi, nhằm chiếm lại Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, tiến sát biên giới Lào - Việt, uy hiếp Sầm Nưa và miền Bắc Việt Nam. Sau cuộc hành quân Cù Kiệt thì cuộc hành quân này được coi là thử nghiệm lớn thứ hai nhằm kiểm chứng sức mạnh và vai trò của lực lượng đặc biệt trong chiến lược mới “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” theo học thuyết Níchxơn. Tuy nhiên, các cánh quân địch đã bị các lực lượng thuộc Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, lực lượng trung lập và dân quân du kích địa phương Lào phối hợp với Quân tình nguyện Việt Nam chặn đánh quyết liệt, loại khỏi chiến đấu 7.118 tên, buộc địch phải dừng lại phòng ngự trước sân bay Cánh Đồng Chum.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2023, 08:34:56 am »

Kiên quyết không để địch lấn sâu vào vùng Xiêng Khoảng, Quân ủy Trung ương Lào và Việt Nam đã thống nhất tập trung lực lượng để bảo vệ và củng cố khu vực chiến lược trọng yếu này. Hai bên đã quyết định mở chiến dịch mùa khô 1971 - 1972 nhằm giải phóng Sảm Thông - Loong Chẹng, đập tan hệ thống phòng ngự của địch ở tuyến ngoài, phát triển vào hậu cứ của Quân khu 2 Vàng Pao. Trên cơ sở đó tổ chức phòng thủ vững chắc và lâu dài khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi. Qua 110 ngày đêm (18.12.1971 - 5.4.1972) chiến đấu quyết liệt, gian khổ, bộ đội Lào - Việt đã đập tan tập đoàn phòng ngự lớn nhất của địch từ Cánh Đồng Chum đến Mường Sủi, uy hiếp “thủ đô Loong Chẹng” của Vàng Pao; đánh bại nỗ lực lớn nhất của Mỹ trong việc áp dụng quân Thái Lan làm nòng cốt phối hợp với quân Vàng Pao dưới sự chi viện của không quân Mỹ. Quân và dân Lào đã thu hồi toàn bộ vùng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Mường Sủi và giải phóng thêm khu vực Sảm Thông.


Qua quá trình chiến đấu hết sức quyết liệt tại Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cũng như trên cả nước, quân và dân Lào đã đánh bại một bước quan trọng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của học thuyết Níchxơn. Lực lượng cách mạng phát triển, trưởng thành, vùng giải phóng ngày càng mở rộng và liên hoàn từ Bắc đến Nam, bao gồm các khu vực chiến lược quan trọng và được xây dựng về mọi mặt như quy mô một quốc gia.


Sau thắng lợi của Chiến dịch giải phóng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi và tiến sâu vào Sảm Thông - Loong Chẹng, Quân ủy Trung ương - Bộ Chỉ huy Tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào cùng Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng Việt Nam quyết định tổ chức chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nhằm đánh bại âm mưu của địch giành lại địa bàn quan trọng này trong mùa mưa năm 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược của cách mạng ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của Việt Nam ở Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên. Phạm vi phòng ngự nằm trong tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - Thẩm Lửng - Xiêng Khoảng.


Đây là chiến dịch phòng ngự quy mô lớn nhất và diễn ra trong thời gian dài nhất trên chiến trường Lào (21.5 - 15.11.1972) với nhiều cách đánh linh hoạt, sáng tạo và tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm của Quân tình nguyện Việt Nam cùng quân và dân Lào. Trải qua 179 ngày đêm kiên cường phòng ngự và tổ chức phản kích hiệu quả, với 244 trận chiến đấu (trong đó có 170 trận do Quân tình nguyện Việt Nam tiến hành), liên quân Lào - Việt đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 quân địch, đánh thiệt hại nặng các binh đoàn cơ động chiến lược GM 21, GM 23, GM 26 của quân đội Chính phủ Hoàng gia Lào, 3 tiểu đoàn quân Thái Lan; bắn rơi 38 máy bay, thu nhiều vũ khí, tiêu hao nặng các đơn vị còn lại của chúng1 (Bộ Quốc phòng, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, CD phiên bản 1.0, năm 2015, mục từ: Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng).


Với thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, liên quân Lào - Việt đã thành công trong việc bảo vệ vùng giải phóng trọng yếu có ý nghĩa chiến lược, góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường chung, tạo ra thế liên hoàn không chỉ cho các căn cứ địa kháng chiến ở Lào, mà còn cho các vùng giải phóng và căn cứ địa kháng chiến ở Tây Trị - Thiên, Tây Nguyên của Việt Nam và Đông Bắc Campuchia.


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã đánh bại thêm một bước căn bản học thuyết Níchxơn tại Lào, trực tiếp làm phá sản công thức “Quân ngụy Lào + quân đánh thuê Thái Lan + cố vấn và chi viện hỏa lực tối đa, bảo đảm hậu cần của Mỹ”, tạo ra sự tác động tiêu cực đáng kể đối với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và “Khơme hóa chiến tranh” ở Campuchia. Trong chiến dịch này, địch vừa bị thất bại trong phòng ngự, lại tiếp tục bị đánh bại trong tiến công. Quân Thái Lan không làm nổi chức năng là “chỗ dựa” của quân ngụy Lào. Một lực lượng tinh nhuệ của quân đội phái hữu và lực lượng đặc biệt Vàng Pao liên tiếp tổn thất nặng nề ở cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng đã tác động tiêu cực đến tinh thần các đội quân tay sai trên bán đảo Đông Dương, làm suy giảm ý chí và sức chiến đấu của chúng, góp phần làm giảm cường độ các hoạt động chống phá của các đội quân tay sai đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.


Thất bại của Mỹ và đội quân tay sai ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là một thất bại về chiến lược hết sức quan trọng. Những mục tiêu chiến lược được Bộ Chỉ huy quân Mỹ và quân đội tay sai Lào đề ra đều không đạt được: Không tái chiếm được địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và cao nguyên Bôlôven; không thể phong tỏa hay “chặt đứt” được hành lang vận chuyển chiến lược nối từ hậu phương lớn miền Bắc Việt Nam đến các chiến trường ba nước Đông Dương, mà ngược lại, thất bại của địch ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 đã mở ra cơ hội phát triển mới thuận lợi hơn cho cách mạng ba nước Đông Dương trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.


Sau thất bại trong cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 và các loại máy bay hiện đại vào Hà Nội, Hải Phòng (18 - 29.12.1972), ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết, Mỹ rút quân khỏi miền Nam Việt Nam. Ở Lào, quân và dân Lào đánh bại các cuộc tiến công của Mỹ, ngụy vào vùng giải phóng. Nhân dân ờ nhiều địa phương đã nổi dậy biểu tình đòi chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình. Ngày 21 tháng 2 năm 1973, Hiệp định hòa bình về Lào đã được ký kết tại Viêng Chăn. Hiệp định Viêng Chăn đã chấm dứt cuộc chiến tranh kéo dài gần 20 năm ở Lào. Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của nhân dân Lào, là cơ sở pháp lý để khôi phục hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc và thống nhất quốc gia Lào, tạo điều kiện để nhân dân Lào tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn trong sự nghiệp cách mạng dân tộc, dân chủ của mình dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đồng thời cũng là thất bại hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” theo học thuyết Níchxơn ở Lào.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #44 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2023, 07:37:26 am »

TÌNH HÌNH NƯỚC LÀO TRƯỚC MÙA MƯA NĂM 1972


TS LƯƠNG THỊ HỒNG
Phó Trưởng phòng Lịch sử Việt Nam Hiện đại,
Viện Sử học - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam


Năm 1972 có vị trí đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống kẻ thù chung của nhân dân ba nước Đông Dương. Cách mạng Việt Nam giành những thắng lợi có tính quyết định trên cả hai miền Nam - Bắc, cả về đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao. Cùng với đó, tình hình cách mạng Lào trước mùa mưa năm 1972 có những chuyển bỉến quan trọng, bước vào một giai đoạn chiến đấu mới, hứa hẹn nhiều thắng lợi và thấm đẫm tình hữu nghị Việt Nam - Lào.


Trong thế thất bại và bị động sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ buộc phải ngồi vào bàn đàm phán tại Pari. Tuy nhiên, trên chiến trường Đông Dương, một mặt, chúng tiếp tục thực hiện học thuyết Níchxơn, đẩy mạnh Việt Nam hóa, Lào hóa, Khơme hóa chiến tranh, rút dần quân viễn chinh Mỹ và quân đồng minh của Mỹ ra khỏi chiến trường, đồng thời ồ ạt tăng cường cho quân đội và chính quyền Sài Gòn cả vũ khí, trang bị, huấn luyện và viện trợ mọi mặt để chế độ Nguyễn Văn Thiệu đứng vững, hòng giành thế mạnh trên trận địa và trên bàn Hội nghị Pari. Cùng với đó, Mỹ thực hiện kế hoạch mở rộng phản kích ra bên ngoài, tăng cường chiến tranh đặc biệt ở Lào, xóa bỏ nền trung lập ở Campuchia, xây dựng lực lượng thân Mỹ và liên minh khu vực, hỗ trợ cho việc củng cố phát triển thế lực của chính quyền tay sai ở hai nước này, làm cho lực lượng kháng chiến của ba dân tộc Đông Dương suy yếu.


Từ năm 1969, cùng với việc đẩy mạnh “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, chính quyền R. Níchxơn ồ ạt đưa quân Thái Lan vào Lào, phát triển lực lượng đặc biệt do Mỹ trực tiếp tổ chức, huấn luyện, chỉ huy, nuôi dưỡng làm lực lượng xung kích được sử dụng tập trang trong các chiến dịch tiến công lấn chiếm vùng giải phóng. Không những thế, Mỹ đã gia tăng mật độ không quân, hòng giáng những đòn quyết định, tiêu diệt cách mạng Lào, giành quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Lào. Cuộc chiến tranh đặc biệt được Mỹ đẩy lên với quy mô và cường độ ngày càng cao. Cuộc hành quân Cù Kiệt bắt đầu từ ngày 25 tháng 8 năm 1969, được xem như một biểu hiện điển hình đầu tiên của chiến lược “Lào hóa chiến tranh”. Để đạt được mục tiêu đó, việc chiếm giữ bằng được Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mang tính quyết định đối với quân Mỹ, ngụy Viêng Chăn. Mỹ âm mưu giải quyết cuộc chiến tranh bằng những cuộc hành quân quy mô lớn, với lực lượng đông, trang bị vũ khí tối tân, có sự hỗ trợ, hiệp đồng của nhiều binh chủng.


Trước những diễn biến mới của tình hình, Việt Nam thực hiện phối hợp chặt chẽ lực lượng cách mạng với Lào và Campuchia, đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương vượt qua những thử thách to lớn, phát triển lên một bước mới, cùng kề vai, sát cánh chống kẻ thù chung. Đáp ứng yêu cầu khách quan của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ đang bước vào giai đoạn quyết liệt, chiến trường Đông Dương tiếp tục đóng vai trò một địa bàn chiến lược rộng lớn, thống nhất, nối liền ba nước, nối liền tiền tuyến lớn với hậu phương lớn “trong đó Campuchia là khâu yếu nhất của Mỹ, ngụy, miền Nam Việt Nam là chiến trường chủ yếu quyết định thắng lợi chung, Lào là chiến trường rất quan trọng”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 32, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 474, 357). Đánh giá về tình hình chiến trường Đông Dương, tháng 6 năm 1971, đồng chí Lê Duẩn - Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã chỉ rõ: Nhìn chung cả chiến trường Đông Dương, thì ở Lào và Campuchia, ta và bạn đều mạnh hẳn hơn địch và giữ quyền chủ động tiến công. Sau bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Campuchia từ năm ngoái đến nay và sau các chiến thắng lớn ở Nam Lào, cao nguyên Bolôven, quân và dân Việt Nam đã mở ra một vùng căn cứ chiến lược rộng lớn từ Nam Lào, Tây Trị - Thiên đến miền Đông Nam Bộ và Biển Hồ, tạo nên một thế mạnh mới cho ta không những trước mắt mà cho cả về sau nữa. Hành lang tiếp tế chiến lược từ hậu phương lớn miền Bắc đến tận Nam Bộ, Campuchia đã được mở rộng và củng cố2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 32, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 474, 357).


Đến cuối năm 1971, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào và Mặt trận Lào yêu nước, được sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, sự phối hợp chiến đấu của nhận dân ba nước Đông Dương, đặc biệt là sự ủng hộ, giúp đỡ và phối hợp chiến đấu của nhân dân Việt Nam, cách mạng Lào đã giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành nhiều thắng lợi quan trọng. Với chiến thắng lịch sử Đường 9 - Nam Lào, quân và dân Việt Nam - Lao đã đánh thắng một bước cơ bản chiến lược Việt Nam hóa và Đông Dương hóa chiến tranh của đế quốc Mỹ, góp phần làm thay đổi cục diện chiến tranh ở cả ba nước trên bán đảo Đông Dương, có lợi cho sự nghiệp của cả Việt Nam, Lào và Campuchia.


Với sự phối hợp, giúp đỡ của Quân tình nguyện cùng bộ đội chủ lực Việt Nam, quân và dân Lào đã mở các đợt tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, Sảm Thông - Loong Chẹng, buộc quân địch phải chạy về Nậm Ngừm. Tiếp đó, lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào đánh chiếm Sảm Thông - Phu Mộc, giải phóng Sa La Phu Khun, Kiều Ca Cham và Bắc Ca Si. Từ đó, cách mạng Lào đã mở rộng và tăng cường vùng giải phóng trên một địa bàn chiến lược rộng lớn, nối liền hậu phương miền Bắc Việt Nam với Thượng Lào, Trung - Hạ Lào, miền Tây Trị - Thiên và Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ với vùng Đông Bắc Campuchia, tạo thành căn cứ cách mạng rộng lớn, vững chắc và là địa bàn đứng chân chiến lược của lực lượng kháng chiến.


Những thắng lợi to lớn trên mặt trận quân sự và chính trị ở chiến trường Việt Nam, Lào và Campuchia trong năm 1971 đã “làm phá sản một bước quan trọng chính sách Việt Nam hóa chiến tranh và học thuyết Níchxơn của đế quốc Mỹ ở Đông Dương. Năm 1971 là năm địch có những cố gắng lớn, nhưng cũng là năm chúng bị thua nặng, ta thắng to”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 141). Đối phương buộc phải lùi một bước, từ chủ động mở các cuộc hành quân tiến công trên các chiến trường đã phải lui về giữ thế phòng ngự chiến dịch và chiến lược, bị động chống đỡ với các cuộc tiến công của lực lượng cách mạng.


Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 2 năm 1972, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II Đảng Nhân dân Lào đã quyết định đổi tên Đảng Nhân dân Lào thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Cương lĩnh chính trị được Đại hội thông qua đề ra nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu trước mắt của cách mạng Lào là: “Giương cao ngọn cở cách mạng dân tộc, dân chù, tăng cường đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết mọi lực lượng cách mạng, mọi lực lượng yêu nước và tiến bộ, đoàn kết chặt chẽ với nhân dân Việt Nam... Tích cực góp phần vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội ở Đông Dương, Đông Nam Á và trên toàn thế giới”2 (Ban Chỉ đạo nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb Chính trị quốc gia, I là Nội, 2005, tr. 158-159).


Đại hội ra Nghị quyết “Tăng cưòng đoàn kết Lào - Việt Nam”, trong đó khẳng định, tình đoàn kết Lào - Việt Nam trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tinh thần quốc tế vô sản là quan hệ đặc biệt. Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự trưởng thành về chính trị và tổ chức của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, là nhân tố quan trọng, có ý nghĩa quyết định thúc đẩy quan hệ đặc biệt, liên minh chiến đấu Lào - Việt Nam lên bước phát triển mới1 (Ban Tuyên huấn Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 82).


Thay mặt Đoàn đại biểu Đảng Lao động Việt Nam tham dự Đại hội II Đảng Nhân dân Lào, Đại tướng Võ Nguyên Giáp khẳng định: Quan hệ Việt - Lào là mối quan hệ đặc biệt... Trong quá trình đoàn kết chống kẻ thù chung là thực dân Pháp trước đây cũng như đế quốc Mỹ ngày nay, nhân dân Lào đã chịu đựng những hy sinh to lớn để giúp đỡ cách mạng Việt Nam... về phần mình, Đảng Lao động Việt Nam và nhân dân Việt Nam kế tục truyền thống sẵn có, quyết không ngại hy sinh gian khổ, toàn tâm toàn lực giúp đỡ cách mạng Lào trong tình quốc tế trong sáng, quyết đem hết sức mình vun đắp cho mối tình hữu nghị anh em và đoàn kết chiến đấu giữa hai Đảng và nhân dân hai nước Việt - Lào mãi mãi xanh tươi, đời đời nồng thắm2 (Đảng Nhân dân cách mạng Lào - Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930- 2007), Sđd, tr. 282-283).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #45 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2023, 07:38:32 am »

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, tình hình cách mạng Lào đã đạt nhiều thành tựu to lớn. Tính riêng năm 1972, kinh tế, văn hóa, xã hội vùng giải phóng Lào đã có những chuyển biến quan trọng. Trong nông nghiệp, diện tích canh tác ruộng mùa và rẫy là 164.792ha, ruộng chiêm là 6.500ha; sản lượng lương thực vụ mùa đạt 250.896 tân, vụ chiêm đạt 6.000 tấn. Số lượng chăn nuôi đàn trâu có 227.000 con, bò 89.000 con, ngựạ 23.900 con, lợn 336.000 con, gà và vịt khoảng 1.873.000 con. Tổ đoàn kết sản xuất 9.202; tổ hợp tác nông nghiệp 482 và tổ điểm nông nghiệp là 118. Về thương nghiệp, 15 tỉnh có tổ chức thương nghiệp, 119 cửa hàng quốc doanh, 40 cửa hàng hợp tác xã trong 6 tỉnh, 32 tổ mua bán ở bản, 34 tổ ủy thác và 34 tổ tư thương. Về giao thông vận tải, đường ô tô là 2.239km; xe vận tải 312 xe; khối lượng hàng vận chuyển trong nội địa là 9.961,6 tấn1 (Nguyễn Hùng Phi - TS Buasi Chalơnsúc, Lịch sử Lào hiện đại, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 205-206, 207).


Trong vùng giải phóng, phong trào văn nghệ quần chúng phát triển, nhiều xã, đơn vị bộ đội Quân giải phóng nhân dân Lào và bộ đội Việt Nam, cơ quan, xí nghiệp có đội văn nghệ. Ở Trung ương có 4 đội văn công chuyên nghiệp, 8 tỉnh có đoàn ca múa. Công tác điện ảnh phát triển, cỏ đội ngũ cán bộ quay phim, có cơ sở dựng phim, phát hành phim. Hầu hết các tinh có đội chiếu phim; có Đài Phát thanh Pathét Lào; có mạng lưới Thông Tấn xã KPL 200 điểm ở Trung ương và địa phương. Ngành Bưu điện trưởng thành nhanh chóng. Toàn vùng giải phóng có hàng chục điểm vô tuyến điện. Các cơ quan Trung ương và nhiều địa phương có mạng lưới điện thoại đường dài liên lạc ngoài nước.


Về giáo dục, giáo dục phổ thông có 85.800 học sinh, trong đó Cấp II là 1.750 học sinh, cấp III là 254 học sinh, dạy bằng tiếng Lào. Bình dân học vụ có 750 bản, tà xẻng (xã) tiến hành thanh toán nạn mù chữ cho người dân; có 42 trường bổ túc văn hóa tập trung. Hầu hết các tỉnh đều có Trường Thanh niên Dân tộc. Ngoài ra còn có Trường Bổ túc văn hóa bán tập trung cho cán bộ bản, tà xẻng. Bên cạnh đó, đội ngũ giáo viên tăng nhanh, năm 1972 có 3.800 người2 (Nguyễn Hùng Phi - TS Buasi Chalơnsúc, Lịch sử Lào hiện đại, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tr. 205-206, 207).


Về y tế, hệ thống dân y được tổ chức từ Trung ương xuống đến các tỉnh, huyện và hầu hết các xã trong vùng giải phóng. Bên cạnh đó, y tế Lào với sự giúp đỡ của lực lượng Quân y Quân đội nhân dân Việt Nam đã có sự phát triển. Bình quân 10.000 dân có 23,5 giường bệnh. Công tác chống dịch, các bệnh xã hội như hủi, sốt rét được chú ý, đặc biệt trong các đơn vị quân đội, qua đó nâng cao công tác chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân các vùng giải phóng của Lào.


Lực lượng vũ trang cách mạng Lào đã có sự phát triển đồng đều của cả ba thứ quân: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Đến cuối năm 1970, tổng cộng 71.805 người, số quân trong lực lượng tập trung là 21.842 người, số dân quân du kích toàn quốc là 49.963 người (phụ nữ 11.054 người, đảng viên 2.231 người)1 (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Biên niên sự kiện tổng kết Lào trong chống Mỹ năm 1969 -1970, tr. 87). Trên cơ sở lực lượng phát triển, Quân ủy Trung ương và Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào quyết định thành lập 5 cụm chiến đấu (tương đương trung đoàn) bố trí ở: Nam Lào 2 cụm, Cánh Đồng Chum 2 cụm và các tỉnh Bắc Lào 1 cụm. Về phát triển đảng viên, bạn đã kiện toàn tổ chức các cấp ủy trong toàn quân, số đảng viên tính đến năm 1972 so với năm 1962 tăng lên 7,15 lần2 (Cục Khoa học Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng Lào, Lịch sử Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn, 1996 (bản dịch tiếng Việt, lưu Viện Lịch sử quân sự Việt Nam) tr. 224-225).


Sự phát triển của cách mạng Lào trong giai đoạn này đã tạo nền tảng để đến đầu năm 1972, cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Lào nói riêng và ba nước Đông Dương nói chung tiếp tục có những chuyển biến quan trọng. Đảng ta nhận định: “Thực tiễn diễn biến trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương chứng tỏ rằng, mặc dầu đế quốc Mỹ đã cố gắng đến mức cao nhất, song chúng đã thất bại nặng nề nhiều mặt”3 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33, Sđd tr 19). Điều kiện lịch sử mới này mở ra những thuận lợi cơ bản cho cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương. Phân tích, đánh giá tình hình một cách khách quan, khoa học, Đảng ta đề ra nhiệm vụ: “Đánh bại học thuyết Níchxơn trên toàn chiến trường Đông Dương, tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam và trên cả bán đảo Đông Dương, giành thắng lợi to lớn, buộc đế quốc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh trên thế thua bằng một giải pháp chính trị có lợi cho ta mà chúng có thể chấp nhận được”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33, Sđd, tr. 36).


Triển khai nhiệm vụ, trên chiến trường hai miền Nam, Bắc Việt Nam, chiến dịch tiến công ở Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, chiến dịch phòng không đánh trả cuộc tập kích chiến lược B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng được tiến hành. Trong thế liên hoàn chiến trường, nhằm bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược quan trọng của chiến trường Lào, đồng thời bảo vệ sườn phải, hỗ trợ cho chiến dịch tiến công chiến lược 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam, đầu tháng 4 năm 1972, ngay sau khi kết thúc Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đây cũng là chiến dịch phòng ngự phá thế giành giật quyền kiểm soát địa bàn chiến lược quan trọng này trong nhiều năm giữa liên quân Lào - Việt và đối phương theo quy luật mùa khô ta tiến công làm chủ, mùa mưa địch chiếm lại. Đây cũng là chiến dịch trọng yếu trong toàn bộ các chiến dịch diễn ra trên mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng những năm 1969 - 1972, mà ở đó, sự phối hợp chiến đấu của liên quân Lào - Việt nhịp nhàng, chặt chẽ, đạt hiệu quả cao.


Những chiến thắng của cách mạng Lào trong năm 1972 - 1973 đã buộc chính quyền Viêng Chăn phải ký Hiệp định Viêng Chăn ngày 21 tháng 2 năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, thực hiện hòa hợp dân tộc. Hiệp định Viêng Chăn đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ ở Lào. Đây là một thắng lợi to lớn, toàn diện, vững chắc, có ý nghĩa chiến lược trên chiến trường Lào và Đông Dương, tạo điều kiện để đưa cách mạng Lào tiến lên giành những thắng lợi mới.


Cùng uống chung dòng nước sông Mê Kông, cùng tựa lưng vào dãy núi Trường Sơn - Phù Luổng hùng vĩ và trong trường kỳ giữ nước luôn phải đối mặt với những kẻ thù chung, nên vì thế, liên minh chiến đấu Việt - Lào trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã được hình thành một cách tự nhiên như chính yêu cầu của lịch sử. Hiếm có những quốc gia, dân tộc nào trên thế giới lại có mối quan hệ và tình đoàn kết đặc biệt như Việt Nam và Lào. Qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, liên minh chiến đấu Việt - Lào ngày càng được củng cố bền chặt, gắn liền với những chiến công vang dội trên chiến trường, mà một trong những dấu ấn như thế là Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #46 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2023, 07:40:36 am »

Phần thứ hai
BƯỚC PHÁT TRIỂN VỀ NGHỆ THUẬT CHIẾN DỊCH VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

NGHỆ THUẬT PHẢN ĐỘT KÍCH TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Đại tá, ThS TRẦN TIẾN HOẠT
Nguyên Phó Chủ nhiệm Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ
- Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 giành thắng lợi to lớn chẳng những giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng ở Bắc và Trung Lào mà còn minh chứng sự trưởng thành vượt bậc về nghệ thuật xác định chính xác khu vực phòng ngự với việc lập thế trận phòng ngự; về sử dụng lực lượng và vận dụng sáng tạo hình thức tác chiến chiến dịch, nghệ thuật chiến đấu, đặc biệt là nghệ thuật phản kích - phản đột kích để tiêu diệt sinh lực, phá thế tiến công của địch.


Cuối mùa khô 1971 - 1972, khi đang tiến công giải phóng Cánh Đồng Chum (trong đó có một số điểm cao ở Sảm Thông - Loong Chẹng), Quân ủy Trung ương ta và bạn Lào đã xác định chủ động mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng nhằm đánh bại các cuộc tiến công lấn chiếm của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan dưới sự chỉ huy của Mỹ trong mùa mưa năm 1972, vừa bảo vệ vững chắc vùng giải phóng của bạn, vừa bảo vệ sườn phải cho 2 chiến dịch tiến công Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.


Để nhanh chóng tổ chức chỉ huy và điều hành chiến dịch, đầu tháng 4 năm 1972, Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch (còn gọi là Bộ Tư lệnh Mặt trận 31) gồm 6 đồng chí, do đồng chí Vũ Lập làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chính ủy.


Lực lượng địch thuộc Quân khu 2, quân phái hữu Lào có 76 tiểu đoàn bộ binh tổ chức thành các GM, 3 tiểu đoàn pháo binh bố trí trên các khu vực Sảm Thông - Loong Chẹng, Buôm Loọng, Tôm Tiêng - Pha Đông và Sa La Phu Khun, được không quân Mỹ chi viện. Bộ Tư lệnh Chiến dịch xác định địa bàn phòng ngự gồm trung tâm Cánh Đồng Chum và tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (diện tích khoảng 3.000km2). Với địa bàn hoạt động rộng, lực lượng được huy động tham gia chiến dịch ban đầu gồm 4 trung đoàn bộ binh (174, 148, 866, 335), từ tháng 10 năm 1972 Bộ bổ sung thêm Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C, 2 tiểu đoàn đặc công, 8 tiểu đoàn binh chủng Quân tình nguyện Việt Nam. Lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào có 7 tiểu đoàn bộ binh, 6 đại đội binh chủng...


Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định tổ chức lực lượng phòng ngự thành 2 bộ phận: Bộ phận tại chỗ và cơ động đánh địch trên các hướng. Bộ phận phòng ngự tại chỗ có 2 trung đoàn (174, 866), trong đó Trung đoàn 174 được tăng cường 1 đại đội pháo xe kéo, 1 tiểu đoàn (thiếu) súng máy phòng không 12,7mm, có nhiệm vụ phòng ngự khu vực cơ bản (khu trung gian Hin Tặng), xây dựng các trận địa ở Phu Phaxay, điểm cao 2063, 1800, 1978, 1516; Trung đoàn 866 được tăng cường cụm pháo binh, 1 đại đội xe tăng - thiết giáp, đảm nhiệm phòng ngự khu vực chủ yếu ở Cánh Đồng Chum, Noọng Pẹt, thiết lập trận địa ở Phu Tâng, Phu Tôn, Phu Seo, Phu Hủa Sang, Phu Thông, Bản Khổng, Phu Học, Phu Khê. Các trung đoàn phòng ngự đều tổ chức 1 tiểu đoàn cơ động, sẵn sàng chi viện cho các điểm chốt khi gặp khó khăn hoặc tăng cường sức mạnh trong phản đột kích. Mỗi tiểu đoàn phòng ngự tổ chức thành các chốt (điểm tựa) cấp đại đội và hình thành cụm chốt (cụm điểm tựa) cấp tiểu đoàn.


Bộ phận cơ động gồm 2 trung đoàn (148, 335), trong đó Trung đoàn 148 triển khai ở Bắc Noọng Tai, Tây Nam Phu Keng Luông, Xiềng Nưa có nhiệm vụ cơ động đánh địch trên hướng Đông Nam và Nam Cánh Đồng Chum; Trung đoàn 335 đứng chân ở khu vực Phu Học, Noọng Pẹt làm nhiệm vụ cơ động đánh địch trên các hướng Bắc, Tây Bắc Cánh Đồng Chum. Tiểu đoàn Đặc công 41 tổ chức các đại đội luân phiên luồn sâu đánh phá kho tàng, sân bay Sở Chỉ huy địch ở Loong Chẹng, Tôm Tiêng.


Để đảm bảo công tác chỉ huy hiệp đồng nâng cao sức mạnh tác chiến trong mọi tình huống, Bộ Tư lệnh Chiến dịch vừa cho tiểu đoàn thông tin Mặt trận xây dựng tuyến dây cáp ngầm từ Sở Chỉ huy Chiến dịch qua Phu Thông, Phu Seo vào khu trung gian để nắm tình hình, chỉ đạo trực tiếp các lực lượng phòng ngự, cơ động, các trận địa hỏa lực; vừa cho các trung đoàn, tiểu đoàn bộ binh, các đơn vị binh chủng xây dựng hệ thống công sự trận địa liên hoàn vững chắc, các đường cơ động cho bộ binh, thiết giáp, pháo mặt đất, pháo phòng không. Đồng thời, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã chủ động chỉ đạo tích trữ vật chất hậu cần, kỹ thuật và khai thác triệt để nguồn lực tại chỗ (lương thực, thực phẩm, nguồn nước, cứu chữa thương bệnh binh); tổ chức nhiều trận địa nghi binh, nhiều phương tiện phòng hóa... bảo đảm cho các đơn vị chiến đấu liên tục và hiệu quả.


Hạ tuần tháng 5 năm 1972, trong khi các đơn vị đang khẩn trương hoàn thiện mọi công việc chuẩn bị cho chiến dịch thì địch ở các bàn đạp từ Sảm Thông, Loong Chẹng, Sa La Phu Khun tiến công vào các khu vực phòng ngự của ta. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến của Bộ Tư lệnh Chiến dịch: “Tích cực đánh chặn từ xa; kiên cường bám giữ các chốt trọng yếu; vận dụng linh hoạt các hình thức tiến công liên tục bám đánh địch; nắm vững thời cơ, sử dụng lực lượng cơ động phản kích bằng những trận đánh then chốt lớn tiêu diệt địch ngoài công sự, bẻ gãy từng mũi, từng đợt, tiến tới đánh bại hoàn toàn tiến công của quân địch”1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử chiến thuật Quân đội nhân dân Việt Nam (1944 - 1975), Tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005, tr. 443), chỉ huy Trung đoàn 174 do đồng chí Nguyễn Văn Tường làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Lược làm Chính ủy lệnh cho các tiểu đoàn ở các cụm điểm tựa trong khu vực phòng ngự cơ bản chủ động phản kích bước đầu đánh bại các đợt đột nhập của địch. Từ ngày 25 tháng 5 đến giữa tháng 6, địch trên hướng Tây Nam sử dụng GM 30, 5 tiểu đoàn quân Thái Lan và 2 tiểu đoàn lính phái hữu Lào hình thành 2 mũi (được máy bay và pháo binh yểm trợ mạnh) đánh chiếm các điểm cao 1900, 1800, 1978. Cuối tháng 6 đầu tháng 7, địch đánh chiếm các vị trí Hin Đăm, Thẩm Lửng, ở hướng Đông Nam, địch cho 2 GM cùng 4 tiểu đoàn lính đặc biệt Thái Lan và 2 tiểu đoàn lính phái hữu Lào tiến công Phu Phaxay. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ đạo các tiểu đoàn bộ binh ở các cụm điểm tựa dựa vào công sự, trận địa, kiên quyết ngăn chặn, đẩy lui các đợt tiến công của địch, giữ vững trận địa; đong thời sử dụng Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 148) phối hợp với các tiểu đoàn của Trung đoàn 174 tổ chức phản kích đánh chiếm lại các điểm cao ở khu vực 1800, Phu Phaxay. Đầu tháng 8, ta đã bẻ gãy các cuộc tiến công của địch, đánh thiệt hại nặng nhiều tiểu đoàn, giữ vững khu trung gian, làm đảo lộn kế hoạch tiến công của chúng.


Thất bại sau gần 3 tháng giành giật với ta ở khu vực cơ bản này, ngày 10 tháng 8, địch huy động gần 40 tiểu đoàn (4 GM, 25 tiểu đoàn bộ binh và binh chủng), cùng GM 30 và 3 tiểu đoàn quân phái hữu bám trụ ở Tôm Tiêng, triển khai đội hình tiến công vào mục tiêu chủ yếu Cánh Đồng Chum. Ngày 21 tháng 8, dự đoán quân ta đang bị hút vào 8 tiểu đoàn địch hoạt động nghi binh ở Tôm Tiêng, Đông Nam Hin Tặng, địch lập tức cho hàng trăm lính bộ binh phái hữu Lào và lính đặc biệt Thái Lan đổ xuống các vị trí 1098, Phu Hủa Sang, Noọng Pẹt Buôm Loọng, hình thành 3 mũi quan trọng từ Tây Bắc và Tây tiến công vào trung tâm Cánh Đồng Chum do Trung đoàn 866 phòng giữ.


Lường định khá chính xác mưu kế mới, nhất là ý định chuyển hướng tiến công của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã chỉ đạo Trung đoàn 174 tiếp tục chiến đấu bảo vệ khu trung gian; điều Tiểu đoàn 6 (đang phối thuộc với Trung đoàn 174) về Trung đoàn 148; Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 335) phối hợp với Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 866) chốt giữ điểm tựa Phu Học. Các đơn vị ta trên các điểm tựa vừa đánh địch đột nhập, vừa tranh thủ thời gian giữa các đợt chiến đấu tổ chức chấn chỉnh rút kinh nghiệm, bổ sung, củng cố công sự trận địa. Mặt khác, qua xem xét diễn biến tác chiến giữa ta và địch ở khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum: Trung đoàn 148 pháo kích địch ở hướng Nam (Phu Luông); Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 866 ở hướng Tây (Phu Thông); Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 335 và Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 866 ở hướng Đông (Bản Lao, Phu Học)..., Bộ Tư lệnh Chiến dịch nhận thấy hướng Tây Bắc (tức Phu Keng, Khang Mường) hiện do 1 tiểu đoàn tăng cường của Trung đoàn 335 chốt giữ là hướng tiến công chủ yếu của địch. Địch thường xuyên duy trì GM 21 và GM 36, được máy bay và pháo binh yểm trợ thọc sâu đánh chiếm các điểm tựa trọng yếu của ta.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #47 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2023, 07:41:32 am »

Để đánh bại các GM đang uy hiếp trực tiếp khu vực phòng ngự chủ yếu của ta, ngày 15 tháng 8, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định tập trung lực lượng đánh trận then chốt chiến dịch bằng hình thức chiến thuật phản đột kích. Sở dĩ ta chọn cách đánh này vì địa bàn phòng ngự chủ yếu ở Phu Tâng đã và đang tập hợp được lực lượng cơ động mạnh (2 trung đoàn 148 và 335, 1 đại đội xe tăng, cùng Trung đoàn 866 phòng ngự tại chỗ, được 4 trận địa pháo mặt đất và pháo phòng không chiến dịch trực tiếp chi viện, đồng thời, các đơn vị tham gia phản đột kích của ta không những được chuẩn bị chu đáo kỹ năng kỹ thuật, chiến thuật, có cách đánh phù hợp, mà còn nắm vững địa hình địa vật, hiểu rõ nhiệm vụ chính trị, có kinh nghiệm trong tổ chức hiệp đồng chặt chẽ khi tiến công. Phản đột kích phải được tiến hành trên nhiều hướng, kết hợp tiến công với bao vây để diệt gọn quân địch.


Căn cứ những điều kiện cần và đủ đã đáp ứng được cho một trận đánh then chốt, ngày 19 thảng 8 sau khi điều động Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 335) chiến đấu tạo thế thành công ở Phu Sản, ta bắt đầu cho các lực lượng tham gia trận phản đột kích ở Phu Keng vào chiếm lĩnh vị trí, sẵn sàng nổ súng tiến công địch. Ở hướng tiến công chủ yếu, Trung đoàn 335 đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu, cho các tiểu đoàn triển khai từ Đông đến Nam Phu Sản có nhiệm vụ đánh thẳng vào Điểm cao 1202, Mường Khang. Hai tiểu đoàn của bạn được tăng cường 1 đại đội xe tăng, tiến công hướng thứ yếu từ Đông Bắc Phu San đánh xuống Bắc Phu Keng. Một đại đội (Trung đoàn 866) phối hợp với 2 đại đội của bạn phục kích, đón lõng quân địch ở bờ Tây sông Nậm Ngừm. Đúng 6 giờ ngày 30 tháng 8, theo hiệp đồng, các hướng đồng loạt tiến công vào các mục tiêu. Bị đánh bất ngờ, đội hình địch rối loạn, một số rút chạy, số còn lại co cụm gọi máy bay trực thăng đến ứng cứu. Một lực lượng địch rút chạy đến sông Nậm Ngừm tưởng đã thoát thân, nào ngờ lại bị lực lượng đón lõng chặn đánh, buộc phải co cụm ở Phu Hủa Sang. Trong 2 ngày 30 và 31 tháng 8, Tiểu đoàn 1 (Trung đoàn 335) phối hợp với Tiểu đoàn 2 của bạn được xe tăng yểm trợ tiến công địch ở Phu Hủa Sang, truy kích chúng chạy về đồi Năm Mỏm, tạo điều kiện để Trung đoàn 866 phòng ngự ở đây diệt địch. Đến ngày 3 tháng 9, trận phản đột kích - trận đánh then chốt của Trung đoàn 335 và lực lượng tăng cường kết thúc thắng lợi, đánh thiệt nặng GM 21 và GM 26, diệt và bắt hơn 700 tên địch, giữ vững địa bàn phòng ngự.


Thất bại nặng trên hướng chính Tây Bắc, địch vội chuyển hướng tiến công chủ yếu sang phía Tây, quyết tập trung lực lượng đánh chiếm đồi Năm Mỏm - Phu Keng để mở rộng thế trận phối hợp với các cánh quân phía Nam đánh chiếm Căng Xẻng, ở hướng Đông Bắc, chúng cho GM 24 và GM 27 chuyển sang tiến công Phu Lạt Tây nhằm phát triển xuống Lạt Buột - Đông Phu Keng, đồng thời cho máy bay trực thăng đổ tiểu đoàn biệt kích xuống Ta Li Nọi nhằm quấy phá hậu phương chiến dịch. Nằm được ý định của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch tổ chức lực lượng đánh trận then chốt thứ hai ở hướng Tây khu vực Bản Khổng, Bản Thang nhằm tiêu diệt 2 GM của địch. Sáng ngày 17 tháng 9, Trung đoàn 148 (lực lượng chủ yếu của trận đánh), do Trung đoàn trưởng Nguyễn Trần Khôi và Chính ủy Trần An chỉ huy, điều Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 866 tăng cường) đảm nhiệm hướng tiến công chủ yếu từ hướng Bắc tiến công vào GM 22 ở Bản Thang. Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 148) đảm nhiệm hướng tiến công thứ yếu từ hướng Đông đánh vào Bản Khổng diệt GM 24. Sau 2 ngày 18 và 19 tháng 9 tiến hành phản kích vào các vị trí Điểm cao 1276, 1294, Phu Thông, Bản Thang không đạt yêu cầu do chủ quan đánh giá thấp địch, hiệp đồng không chặt, đột phá chưa đủ mạnh..., ta phải tạm dừng, chuyển sang bao vây tính phương án đánh tiếp. Ngày 26 tháng 9, sau khi điều Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 335) và 1 trung đội xe tăng (2 chiếc) vào thay thế cho Tiểu đoàn 4 (Trung đoàn 148), điều chỉnh các trận địa hỏa lực chiến thuật (cối, ĐKZ, 12,7mm) trực tiếp chi viện cho các mũi theo yêu cầu, ta tiếp tục cho các đơn vị tiến công địch. Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 335) và Tiểu đoàn 8 (Trung đoàn 866) tiến công trên hướng chủ yếu (Đông Bắc) chiếm được Phu Thông, Điểm cao 1276, Điểm cao 1244, Bàn Thang. Trung đoàn 148 tiến công trên hướng thứ yếu (Đông Nam) chiếm được Bản Khổng. Trên đà thuận lợi, các đơn vị phối hợp đánh địch co cụm và địch rút chạy. Đến ngày 29 tháng 9, trận then chốt thứ hai kết thúc thắng lợi, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 400 tên, tiếp tục giữ vững được các địa bàn trọng yếu.


Không cam chịu thất bại, đầu tháng 10 năm 1972, trước sức ép của cuộc hội đàm chính trị, địch quyết định “chơi tất tay" huy động một lực lượng lớn gồm 6 GM (15, 23, 26, 30, 32, 21), 2 tiểu đoàn đặc biệt Thái Lan (616, 618) có pháo binh, không quân yểm trợ, mở cuộc tiến công mới vào hướng Tây Nam Cánh Đồng Chum nhằm chiếm Căng Xẻng làm bàn đạp rồi tiến công Phu Tâng, Phu Tôn, Phu Seo, cô lập Phu Hủa Sang. Nắm chắc ý đồ của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch lập tức chỉ đạo Trung đoàn 866 do đồng chí Nguyễn Hữu Thơi làm Trung đoàn trưởng, đồng chí Đỗ Kim Giao làm Chính ủy và một số tiểu đoàn phối thuộc của các trung đoàn 335, 148, 88, đại đội đặc công, dựa vào các điêm tựa phòng ngự khá vững chắc phản kích địch đột nhập tiêu hao, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh, đánh bật địch ra khỏi trận địa. Tại cụm điểm tựa Phu Hủa Sang, Tiểu đoàn 6 kết hợp với Tiểu đoàn 2 (Trung đoàn 335) được đại đội xe tăng yểm trợ đánh chiếm Bản Ngua, Điểm cao 1228. Cụm điểm tựa Tiểu đoàn 8 đẩy lùi GM 22 trên chiến tuyến phía Tây. Cụm điểm tựa Tiểu đoàn 5 kìm chân GM 24 ở phía Đông Bắc, giữ vững trận địa.


Những trận đánh giữa tháng 10 của Trung đoàn 866 không chi góp phần đẩy lui quân địch ở tuyến phòng ngự cơ bản, mà còn tạo thế trận có lợi để Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dụng 2 trung đoàn cơ động (335, 148), Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 88), 2 đại đội xe tăng, 2 cụm pháo binh... mở trận đánh then chốt quyết định bằng phương pháp phản đột kích vào quân địch đang co cụm từ Nam Bản Quay đến Bắc Khang Kho. Ngày 26 tháng 10, xét thấy mọi điều kiện cho trận phản đột kích có thể diễn ra thắng lợi, Bộ Tư lệnh lệnh cho các đơn vị tiến công địch. Sau gần 2 ngày tiến công liên tục, mặc dù bị phi pháo địch đánh phá ác liệt, các đơn vị của ta đã cơ bản đánh chiếm được các mục tiêu, tiêu diệt phần lớn quân địch. Bộ phận địch còn lại bị rối loạn đội hình, không còn đủ sức tiến công, buộc phải lui về co cụm ờ Khang Kho, Nậm Cọ - Phu Phaxay (Nam Cánh Đồng Chum) để bảo vệ Loong Chẹng. Thừa thắng xốc tới, trong 3 ngày (2-5.11), ta tiếp tục cho Trung đoàn 335 (thiếu), Tiểu đoàn 5 (Trung đoàn 148), Tiểu đoàn 6 (Trung đoàn 88) cùng 2 đại đội đặc công bao vây tiến công tiêu diệt 1 tiểu đoàn lính Thái Lan và 1 tiểu đoàn (thuộc GM 26) ờ Phu Vai, Nậm Cọ, Khang Kho. Địch bị thiệt hại nặng nề, phải rút chạy về Tôm Tiêng, Pha Khao. Ta hoàn toàn làm chủ từ Nam khu trung gian đến Đông Nam Cánh Đồng Chum. Với trận đánh then chốt quyết định này, ta đã tiêu diệt, bắt 1.219 tên, thu hàng trăm súng, đập tan âm mưu tiến công của địch.


Như vậy, qua 179 ngày chiến đấu (21.5 - 15.11.1972) với 244 trận đánh, liên quân Việt - Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch, đánh thiệt hại nặng 3 GM (21, 23, 26), 3 tiểu đoàn quân Thái Lan và đánh thiệt hại 5GM khác, bắn rơi 38 máy bay, thu gần 1.000 súng các loại. Với thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, liên quân Việt - Lào chẳng những giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa ba vùng căn cứ địa cách mạng của Lào, mà còn kịp thời phối hợp với các hoạt động khác trên chiến trường ba nước Đông Dương. Thắng lợi của chiến dịch còn là minh chứng sinh động của mối đoàn kết đặc biệt liên minh chiến đấu, gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa 2 đảng, quân đội chính phủ, và nhân dân hai nước Việt Nam - Lào cùng sát cánh chống đế quốc Mỹ và tay sai. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 còn thể hiện nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự lần đầu tiên được Quân đội ta và bạn tiến hành, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn và dài ngày của địch. Thành công của chiến dịch đã bổ sung nhiều kinh nghiệm thiết thực góp phần làm phong phú thêm lý luận về nghệ thuật chiến dịch, đặc biệt là với loại hình chiến dịch phòng ngự. Đồng thời, quá trình chiến dịch cũng đã thể hiện những nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo vận dụng linh hoạt sáng tạo cách đánh, khéo lẻo kết hợp giữa phòng ngự khu vực với phản kích, phản đột kích, nhằm tiêu diệt, tiêu hao lực lượng phương, tiện chiến tranh của địch. Có thể nói, những thành công xuất sắc về nghệ thuật tác chiến phản kích, phản đột kích trong chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là những bài học có giá trị cả về lý luận và thực tiễn để quân và dân ta vận dụng vào thực hiện trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ngày nay.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #48 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2023, 07:43:02 am »

NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Đại tá, PGS, TS HOÀNG XUÂN NHIÊN
Học viện Quốc phòng


Tổ chức và sử dụng lực lượng trong tác chiến phòng ngự nói chung, chiến dịch phòng ngự nói riêng là cơ sở để vận dụng nghệ thuật tác chiến phòng ngự thành công, là nhân tố cơ bản trực tiếp quyết định tiến trình, kết cục của chiến dịch và các trận chiến đấu phòng ngự. Dù có mưu hay, thế trận tốt, cách đánh giỏi, vẫn còn phải do các lực lượng tác chiến có số lượng và chất lượng tương ứng thực hiện thì mới giành được thắng lợi... Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của liên quân Việt Nam - Lào diễn ra cùng thời điểm với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Trước đó, từ tháng 9 năm 1969 đến tháng 12 năm 1971, trên địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Bắc Lào) đã diễn ra quy luật là mùa khô ta đánh chiếm, làm chủ; mùa mưa địch lại nống ra chiếm lại. Từ tháng 2 năm 1972, trong lúc chiến dịch tiến công của ta ở Cánh Đồng Chum - Mường Sủi chưa kết thúc, Quân ủy Trung ương ta và bạn Lào đã nhất trí chỉ thị cho Tư lệnh Chiến dịch về nhiệm vụ giữ vững địa bàn giải phóng ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Do có chuẩn bị trước, ta đã tổ chức được thế trận và lực lượng phòng ngự chiến dịch khá hoàn chỉnh, có cách đánh phù hợp nên đã tổ chức và thực hành thắng lợi chiến dịch phòng ngự. Đây là lần đầu tiên bộ đội ta tiến hành phòng ngự ở quy mô chiến dịch và đã hoàn thành nhiệm vụ của chiến lược giao, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch, bảo vệ vùng giải phóng của bạn, phối hợp hiệu quả với chiến trường toàn Đông Dương. Thực tiễn chiến dịch để lại nhiều kinh nghiệm bổ ích, góp phần làm sáng tỏ lý luận nghệ thuật chiến dịch Việt Nam, trong đó có nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng chiến dịch phòng ngự. Cụ thể:

1. Nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng binh chủng hợp thành

Đến đầu tháng 5 năm 1972, các lực lượng của ta trên địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có 4 trung đoàn bộ binh (14 tiểu đoàn), gồm: Các trung đoàn 174 và 148 của Sư đoàn 316; Trang đoàn 866 độc lập quân tình nguyện; Trung đoàn 335 độc lập của Quân khu Tây Bắc tăng cường. Tháng 10 năm 1972, Bộ tăng cường thêm Trung đoàn 88 của Sư đoàn 308C. Về lực lượng binh chủng, có Tiểu đoàn Đặc công 41, về sau được tăng cường thêm Tiểu đoàn Đặc công 27; Tiểu đoàn Pháo binh 42 (có 4 khẩu 130mm, 8 khẩu 122mm, 4 khẩu 85mm, 4 khẩu ĐKB); Tiểu đoàn Tăng - thiết giáp có 18 xe các loại (6 xe T-59, 6 xe T-34, 6 xe K-63); 4 tiểu đoàn pháo cao xạ, gồm 2 tiểu đoàn pháo cao xạ 37mm (24 khẩu), 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 14,5mm (12 khẩu), 1 tiểu đoàn súng máy phòng không 12,7mm (12 khẩu); 2 tiểu đoàn công binh (15 và 25) có trang bị một số khí tài, máy húc... Quân chủ lực của bạn Lào ở Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có khoảng 7 tiểu đoàn bộ binh, 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội pháo binh xe kéo, 1 đại đội pháo cao xạ, 1 đại đội công binh1 (Quân chủ lực Lào gồm 2 lực lượng: Quân giải phóng nhân dân Lào và lực lượng trung lập yêu nước, cả hai lực lượng đều chỉ tổ chức đến cấp tiểu đoàn bộ binh và đại đội binh chủng). Bộ đội địa phương tỉnh Xiêng Khoảng có 1 đại đội và 8 trung đội; dân quân, du kích số lượng ít, trình độ tác chiến còn thấp... Trong khi đó, đến trước ngày 20 tháng 5 năm 1972, lực lưọne địch ở Quân khu 2 đã có 76 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, tổng quân số khoảng 18.400 tên. So sánh lực lượng giữa ta và địch ở khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thì địch có quân số đông và hỏa lực mạnh hơn ta1 (Trong mùa mưa năm 1972, so sánh lực lượng chung trên toàn chiến dịch: Ta 1,0/địch 2,0. Ở một số khu vực và thời gian trọng điểm của chiến dịch, địch tập trung quân đông hơn (như trong đợt 4 chiến dịch phòng ngự, ở hướng Nam, so sánh lực lượng: Ta 1,0/địch 3,5)).


Quyết tâm của Bộ Tư lệnh Chiến dịch là nhanh chóng tổ chức lại thế trận từ tiến công sang phòng ngự về chiến dịch, hình thành các khu vực phòng ngự liên hoàn có trận địa vững chắc, có chính diện và chiều sâu thích hợp. Hướng phòng ngự chủ yếu là Nam và Tây Nam, hướng thứ yếu là Tây và Tây Bắc. Địa bàn phòng ngự được ta tổ chức tại khu tó giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (dài 60km, rộng 50km), chia thành 5 khu vực: Khu trung tâm Cánh Đồng Chum là khu vực phòng ngự chủ yếu phải bảo vệ đến cùng; khu trung gian (Hin Tặng) là khu vực phòng ngự cơ bản phía trước của hướng phòng ngự chủ yếu bảo vệ phía Tây Nam Cánh Đồng Chum trên hướng tiến công chủ yếu của địch; khu Noọng Pẹt là khu vực phòng ngự thứ yếu để đối phó trực tiếp với địch xuất phát tiến công từ căn cứ Buôm Loọng nhằm bảo vệ Cánh Đồng Chum từ phía Đông Bắc; khu Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng là 2 khu vực phối hợp chiến dịch đánh địch từ xa, bảo vệ phía Tây Bắc và phía Đông cho khu trung tâm. Ta cũng dự kiến các trận then chốt có thể diễn ra ở phía Nam cánh đồng Căng Xẻng trên trục đường từ Bản Ngựa đi Bản Phồn (phía Nam) và Bản Khổng - đồi Năm Mỏm (phía Tây). Cụm Phu Tâng - Phu Tôn là cụm phòng ngự then chốt trong khu vực chủ yếu và cũng là cụm then chốt nhất trên toàn địa bàn chiến dịch... Theo đó, các lực lượng tham gia chiến dịch được ta tổ chức thành 2 thành phần:


Lực lượng phòng ngự trận địa, gồm 2 trung đoàn bộ binh (174 và 866), được tăng cường 1/3 số xe tăng thiết giáp và 1/4 số pháo của chiến dịch, có nhiệm vụ tổ chức chiếm giữ các chốt và các cụm chốt, vừa ngoan cường cố thủ trận địa kìm chân địch tại chỗ, vừa liên tục tổ chức phản kích bằng lực lượng cơ động của bản thân, tạo thời cơ và điều kiện thuận lợi nhất cho các lực lượng cơ động (dự bị) chiến dịch tiến hành phản đột kích đánh các trận then chốt tiêu diệt địch. Đồng thời, căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, phạm vi và tính chất của địa bàn phòng ngự, Trung đoàn 174 vân giữ nguyên biên chế cũ (3 tiểu đoàn), riêng Trung đoàn 866 tổ chức thành 5 tiểu đoàn và 1 đại đội độc lập tăng cường. Cả 2 trung đoàn làm nhiệm vụ phòng giữ trận địa đều được tăng cường thêm nhiều loại hỏa khí để giữ chốt. Trong lực lượng phòng ngự cũng tổ chức ra 2 thành phần: Lực lượng phòng giữ (có quân số thích hợp được tăng thêm hòa khí) và lực lượng cơ động.


Lực lượng cơ động (dự bị) chiến dịch, gồm 2 trung đoàn (148 và 335), từ tháng 10 năm 1972 có thểm Trung đoàn 88 (do Bộ tăng cường). Các đơn vị cơ động có nhiệm vụ sẵn sàng phái một số bộ phận lực lượng tăng cường trên các khu vực, hướng bị địch uy hiếp để phối hợp cùng lực lượng phòng ngự tại chỗ, giữ vững các chốt và cụm chốt trọng yếu hoặc phản kích khôi phục lại các địa bàn quan trọng mà địch đã đánh chiếm. Nhiệm vụ chủ yếu lực lượng cơ động là sử dụng tập trang, tác chiến hiệp đồng binh chủng, tổ chức các trận then chốt của chiến dịch nhằm tiêu diệt và bẻ gãy các mũi, các cánh tiến công của địch trên các khu vực đã được dự kiến... Đây là một hình thức tổ chức lực lượng phòng ngự tích cực, thể hiện rất rõ tư tưởng tích cực tiến công trong phòng ngự và sự kết hợp, phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng phòng ngự với lực lượng tiến công trong suốt quá trình thực hành chiến dịch.


Đặc biệt, nghệ thuật sử dụng lực lượng của ta trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng rất linh hoạt, sáng tạo. Ngay từ khi mới có quyết tâm sơ bộ chuyển vào phòng ngự, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã chủ động chuẩn bị trước một bộ phận lực lượng để sẵn sàng làm nhiệm vụ tác chiến ngăn chặn địch ở phía trước, bảo đảm cho toàn đội hình chiến dịch ở phía sau chủ động triển khai nhiệm vụ phòng ngự. Điển hình như Trung đoàn 174 là lực lượng được chuẩn bị trước một bước về củng cố tổ chức bổ sung quân số, huấn luyện theo yêu cầu chuẩn bị chuyển vào tác chiến phòng ngự. Đến khi chiến dịch tiến công kết thúc, Trung đoàn 174 được sử dụng làm nhiệm vụ phòng ngự ở khu trung gian để tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng của toàn chiến dịch hoàn thành khối lượng công việc chuẩn bị ở phía sau. Do đó, toàn bộ công tác chuẩn bị cho chiến dịch phòng ngự ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã triển khai thuận lợi, an toàn và tương đối chu đáo. Đồng thời, những người lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch còn căn cứ vào khả năng sở trường của từng đơn vị để kịp thời điều động Trung đoàn 174 vào phòng ngự ở khu trung gian, rút Trung đoàn 335 ra làm lực lượng cơ động; do đó cả 2 trung đoàn đều có điều kiện hoàn thành nhiệm vụ chiến dịch giao. Trung đoàn 174 đã phát huy được tinh thần chiến đấu kiên cường bám trụ giữ vững khu trung gian trong suốt thời gian chiến dịch (179 ngày đêm), đóng góp một phần quan trọng vào việc giữ vững khu vực phòng ngự chủ yếu; Trung đoàn 335 cũng phật huy được khả năng tiến công vận động tốt, có hiệu suất chiếu đấu cao (địch thương vong 16,1/ta thương vong 1,0).


Một điểm nổi bật khác về nghệ thuật tổ chức sử dụng lực lượng trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, đó là Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã căn cứ vào tính chất nhiệm vụ, địa bàn và phạm vi được phân công để tổ chức lực lượng phòng ngự phù hợp. Chăng hạn, để hạn chế thương vong, ta không bố trí quá nhiều lực lượng bám trụ tại chỗt mà dành quân số để tổ chức các bộ phận cơ động ờ vòng ngoài, tích cực phối hợp và chi viện cho các chiến sĩ giữ chốt; nhưng mặt khác, ta lại rất coi trọng tăng cường nhiều loại hỏa khí nhẹ cho các chốt để bảo đảm cho hỏa lực của chốt có thể đánh địch từ xa đến gần (có hỏa lực bắn cầu vồng, hỏa lực bắn thẳng; có hỏa lực bắn bộ binh, bắn máy bay bay thấp, bắn xe tăng, thiết giáp...) như trường hợp của Trung đoàn 866 (phòng ngự khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum và khu vực Noọng Pẹt) từ chỗ Trung đoàn chỉ có 3 tiểu đoàn theo biên chế thông thường đã tiến đến tổ chức thành trung đoàn có 5 tiểu đoàn và 1 đại đội độc lập. Mỗi tiểu đoàn cũng tổ chức khác nhau: Tiểu đoàn 924 ở khu vực phòng ngự chủ yếu có 1 đại đội và 1 trung đội chốt, 2 đại đội cơ động; Tiểu đoàn 5 ở Phu Học có 1 đại đội chốt, 2 đại đội cơ động; Tiểu đoàn 7 ở Phu Keng có 2 đại đội chốt và 1 trang đội cơ động... Nói chung, các đại đội, trung đội chốt đều giảm quân số, tăng thêm các loại hỏa khí, vì vậy toàn Trung đoàn 866 có 8 khẩu cối 120mm và cối 106,7mm, 24 khẩu cối 81mm và cối 82mm, 25 khẩu đại liên và súng máy phòng không 12,7mm, nhưng quân số của Trung đoàn cũng chỉ tương đương với các trang đoàn khác.


Cùng với việc tổ chức và sử dụng lực lượng chốt giữ, Bộ Tư lệnh Chiến dịch còn chú ý đến việc tổ chức lực lượng cơ động chiến dịch đủ mạnh để thực hiện các trận phản đột kích và tiến hành các trận đánh then chốt. Do đó, trong kế hoạch tổ chức lực lượng phòng ngự Cánh Đồng Chum, cấp chiến dịch đã sử dụng 2 trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ phòng giữ, 2 trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ cơ động. Mỗi trung đoàn làm nhiệm vụ phòng ngự dùng 1 tiểu đoàn làm lực lượng cơ động (không kể các tiểu đoàn phòng giữ có từ 1 đến 2 đại đội cơ động). Như vậy, trên toàn chiến dịch, ta có 6 tiểu đoàn phòng giữ, 8 tiểu đoàn cơ động, tỷ lệ lực lượng cơ động chiếm 57% tổng số tiểu đoàn của loàn chiến dịch; đây là một tỷ lệ tương đối hợp lý. Nhưng, trên thực tế quá trình chiến dịch, lực lượng cơ động của các trung đoàn phòng giữ đã không đủ sức phản kích đẩy lùi địch trong phạm vi địa bàn phụ trách, buộc cấp chiến dịch phải xé lẻ một bộ phận lực lượng cơ động chiến dịch tăng cường cho từng khu vực, như trường hợp Tiểu đoàn 6 của Trung đoàn 148 vào chiến đấu ở khu trung gian (trong đợt 1); Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 335 phải tăng cường để giữ vững chốt Phu Học; Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn 148 và Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 335 tăng cường cho cụm chốt Phu Hủa Sang... Vì vậy, lực lượng cơ động của chiến dịch vẫn bị phân tán, chiến dịch thường chi nắm trực tiếp 2 Irung đoàn thiếu. Đây là một trong những nguyên nhân đã làm cho lực lượng ta ở các trận đánh then chốt chưa đủ sức mạnh để thắng địch một cách giòn giã. Chi đến khi lực lượng cơ động chiến dịch có thểm Trung đoàn Bộ binh 88 (từ tháng 10 năm 1972) thì tỷ lệ lực lượng cơ động mới tăng lên: đến khi đó, Bộ Tư lệnh Chiến địch mới thường xuyên nắm 1 trung đoàn và có đủ lực lượng mạnh tiến hành trận then chốt quyết định (ở hướng Nam) để kết thúc chiến dịch thắng lợi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #49 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2023, 07:43:35 am »

2. Nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng các binh chủng

Trong chiến dịch phòng ngự, lực lượng binh chủng cũng được Bộ Tư lệnh Chiến dịch tổ chức thành 2 thành phần: Lực lượng lăng cường cho các đơn vị phòng giữ trận địa, chiến đấu tại các chốt, cụm chốt và lực lượng binh chúng cơ động của chiến dịch. Việc sử dụng các binh chủng chiến đấu trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của ta rất linh hoạt và có nhiều sáng tạo. Cụ thể:


Nghệ thuật sử dụng lực lượng súng cối và pháo binh mặt đất: So sánh trong toàn chiến dịch phòng ngự, số lượng pháo của ta ít hơn địch (địch 1,5/ta 1,0), nhưng thuận lợi cơ bản của ta là hệ thống hỏa lực pháo binh có trận địa tương đối ổn định, hình thành được một mạng lưới hỏa lực tương đối hoàn chỉnh, có chuẩn bị sẵn nên súng cối và pháo binh mặt đất đã phát huy được tác dụng đánh địch kịp thời, đánh được địch từ xa, đánh phủ đầu địch khi địch mới lọt vào trận địa phòng ngự của ta, cũng như khi quân địch đổ bộ bằng trực thăng mà bộ binh ta chưa có điều kiện tiếp cận đánh địch... Trong đó, hỏa lực pháo, cối trong biên chế của các lực lượng phòng giữ đã góp phần bẻ gãy hầu hết các mũi tiến công của địch, chi viện kịp thời cho bộ binh phản kích, khôi phục lại các chốt bị mất, diệt được nhiều địch, nhiều trận có hiệu suất chiến đấu cao. Hỏa lực pháo xe kéo đã tận dụng tầm bắn xa và sức sát thương lớn trong nhiều nhiệm vụ khác nhau khá hiệu quả như duy trì đánh thường xuyên phía sau lưng địch; kiềm chế các trận địa pháo địch; kiềm chế các bãi trực thăng đổ quân, bốc quân vận chuyển tiếp tế của địch; chi viện đánh địch rút chạy; đánh địch co cụm và chi viện cho bộ binh trong các trận phản đột kích. Đặc biệt, trong chiến đấu giữ chốt, hỏa lực pháo binh đã góp phần quan trọng để ngăn chặn, tiêu hao, tiêu diệt địch, chi viện đắc lực cho bộ binh. Những đòn tập kích hỏa lực bất ngờ, chính xác, đúng thời cơ của pháo binh chiến dịch đã góp phần bẻ gãy từng mũi, từng cánh tiến công của địch. Trong hầu hết các trận phản đột kích, ta đã tập trung được từ 70 - 80% số pháo của chiến dịch để chi viện chiến đấu, trung bình ở mỗi trận ta đã sử dụng từ 1.000 - 1.200 viên đạn pháo, trận sử dụng nhiều nhất là từ 1.600 - 1.900 viên các loại; một số trận đánh then chốt lớn của chiến dịch, ta đã mạnh dạn sử dụng tập trung hỏa lực pháo binh các cấp, đặc biệt là pháo binh cỡ lớn của chiến dịch đánh phủ đầu vào đội hình địch, tạo điều kiện thuận lợi cho bộ binh chuyển sang tiến công tiêu diệt địch... Đó không chỉ là những cố gắng lớn của lực lượng pháo binh mà còn thể hiện tính nghệ thuật trong sử dụng hỏa lực của pháo binh ta.


Nghệ thuật sử dụng lực lượng pháo cao xạ và súng máy phòng không: Trong chiến dịch phòng ngự, lực lượng pháo cao xạ và súng máy phòng không trong đội hình của bộ binh là một thành phân hỏa lực phòng không quan trọng vừa trực tiếp đánh máy bay bổ nhào bảo vệ trận địa, vừa tham gia đánh bộ binh địch rất hiệu quả. Vì vậy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã căn cứ vào tính năng kỹ thuật, chiến thuật từng loại pháo cao xạ và súng máy phòng không để sử dụng và xác định nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị hỏa lực. Trong đó, pháo cao xạ 37mm thường có nhiệm vụ bảo vệ đường vận chuyển và các trận địa pháo xe kéo; súng máy phòng không 14,5mm và 12,7mm của chiến dịch tham gia bảo vệ trận địa pháo và tăng cường cho các trung đoàn bộ binh để tham gia phản kích, phản đột kích quân địch tiến công; súng máy phòng không 12,7mm của các đơn vị phòng ngự cùng với bộ binh đánh địch trên không và mặt đất giữ vững các chốt, bảo vệ trận địa... Điển hình về chiến đấu tốt như: Phân đội 12,7mm ở cụm chốt Phu Phaxay đã phối hợp chặt chẽ với bộ binh tiêu diệt được nhiều địch, bắn rơi 1 máy bay T-28 và sau đó tiếp tục bắn rơi 2 trực thăng đến cứu giặc lái. Lực lượng cao xạ bảo vệ trận địa pháo đã độc lập đánh bộ binh địch ở đồi Năm Mỏm, ở cánh đồng Căng Xẻng; Phân đội 12,7mm của Trung đoàn 148 phụ trách chốt giữ ở Bản Phồn đã ngoan cường chiến đấu ngăn chặn địch, tự mình diệt trên 70 tên địch và tạo điều kiện cho các lực lượng bộ binh đánh thiệt hại nặng cánh quân phía Nam của địch; lực lượng cao xạ đã phối hợp với pháo binh mặt đất khống chế bãi đổ bộ trực thăng không cho địch hạ cánh bốc quân, bảo đảm cho bộ binh vây đánh GM 21 và GM 26 (trong đợt 2 chiến dịch)... Nhưng, thiếu sót của lực lượng cao xạ trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là chưa bắn rơi được nhiều máy bay của địch, chưa gây khó khăn cho địch về cơ động và tiếp tế đường không.


Nghệ thuật sử dụng lực lượng tăng, thiết giáp: Ở Cánh Đồng Chum trong mùa mưa, xe tăng thiết giáp hoạt động rất hạn chế. Nhưng với tinh thần nỗ lực khắc phục khó khăn rất cao, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã quyết tâm sử dụng xe tăng thiết giáp vào tác chiến phòng ngự. Trong đó, có một bộ phận được tăng cường cho lực lượng phòng giữ khu vực phòng ngự, chủ yếu để tăng cường hỏa lực cho các chốt; đại bộ phận làm lực lượng cơ động dựa vào sức đột kích nhanh, mạnh để cùng với bộ binh đánh cac trận phản đột kích ở những địa hình được chuẩn bị sẵn. Đồng thời với nhiều biện pháp tích cực và có hiệu quả để bảo đảm cơ động cho xe tăng thiết giáp, trong 3 trận phản đột kích lớn (nhất là trận ngày 26 tháng 10 ở hướng Nam), ta đều dùng xe tăng để tiến công chính diện, thực hiện thọc sâu chia cắt, tạo điều kiện cho bộ binh tiêu diệt địch. Tuy nhiên, cũng có trường hợp do ta không giải quyết tốt được việc vượt ngầm (Cha Ho), nên đã hạn chế kết quả sử dụng xe tăng trong trận truy kích địch...


Nghệ thuật sử dụng các lực lượng phục vụ phía sau: Nhiệm vụ chính của các lực lượng phục vụ (kho trạm, quân y...) và cơ quan chiến dịch là phải phát huy đầy đủ chức năng nghiệp vụ của mình đê phục vụ cho bộ đội và cho chỉ đạo, chỉ huy hoàn thành nhiệm vụ chung của chiến dịch. Trong chiến dịch phòng ngự này, lực lượng ta nói chung có hạn, địa bàn rộng, điều kiện chiến trường không có dân, địch có sở trường luồn lách giỏi để đánh vào nơi ta sơ hở, nên tất cả các lực lượng phục vụ phía sau đều được tổ chức thành đội ngũ chiến đấu chặt chẽ, có số lượng vũ khí thích hợp, được huấn luyện và diễn tập theo phương án tác chiến tại chỗ... Mọi lực lượng đều có nhiệm vụ đánh địch bảo vệ cơ quan kho tàng và ngăn chặn, giam chân địch để tạo điều kiện cho các lực lượng khác cơ động đến tiêu diệt chúng. Do quán triệt được nhiệm vụ và tính chất của tác chiến phòng ngự, nên cán bộ nhân viên của Bệnh viện 139 đã được tổ chức thành 1 đại đội, lực lượng của kho trạm tổ chức thành 2 đại đội, lực lượng cơ quan chiến dịch cũng tổ chức thành đơn vị chiến đấu lấy vệ binh làm nòng cốt. Nhờ vậy, khi địch đổ biệt kích ở Ta Li Nọi, một bộ phận lực lượng của Sở Chỉ huy Chiến dịch đã phối hợp với đặc công và trinh sát kịp thời tổ chức đánh địch, diệt được một bộ phận, bẻ gãy mũi hoạt động biệt kích của địch định đánh phá hậu phương của ta; các kho trạm ở khu vực Noọng Pẹt - Bàn Ban, ở Nam Phu Tâng cũng đã tự lực đánh lui địch, bảo vệ được kho tàng; Đại đội tự vệ của Bệnh viện 139 đã ngăn chặn được địch, tạo điều kiện thuận lợi cho Tiéu đoàn 1 của Trung đoàn 335 cơ động đến kịp thời đẩy lùi cuộc tiến công của địch.


Có thể nói, nghệ thuật chiến dịch phòng ngự của ta không phải là phòng ngự đơn thuần mà kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa tác chiến phòng ngự và tác chiến tiến công, giữa đánh tiêu hao địch rộng khắp trên địa bàn chiến dịch với cách đánh tiêu diệt vừa và lớn trong các trận phản kích, phản đột kích. Đồng thời, trên cơ sở thế chiến dịch của hệ thống trận địa phòng ngự liên hoàn vững chắc, ta chặn phía trước, đánh bên sườn và phía sau địch, làm cho chúng bị tiêu hao, một mỏi, đội hình tiến công bị xộc xệch, lộ sơ hờ, hoặc ta bẻ gãy từng cánh quân tiến công, tạo ra thế trận mới, thời cơ có lợi để ta phản công chiến dịch. Theo đó, nghệ thuật sử dụng lực lượng và vận dụng sáng tạo cách đánh trong phòng ngự của ta đã có sự kết hợp khéo léo giữa phòng ngự trận địa với phản kích liên tục, tiến công tiêu diệt địch để phòng ngự vững chắc hơn; đó cũng là nghệ thuật vừa biết lấy ít đánh nhiều là phổ biến, lại biết tập trung lực lượng thích hợp để tổ chức những trận đánh then chốt trong chiến dịch phòng ngự là các trận phản đột kích khi có thời cơ bằng tác chiến hiệp đồng binh chủng, trong đó có trận phản đột kích quyết định kết thúc thắng lợi chiến dịch... Đây là những kinh nghiệm quý có giá trị cả về lý luận và thực tiễn trong tác chiến phòng ngự nói chung, nghệ thuật chiến dịch phòng ngự nói riêng để bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa ở cà hiện tại và trong tương lai. Vì vậy, nó rất cần được lưu giữ, trao truyền, cũng như tiếp tục nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và chuyên sâu hơn nữa.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM