CHIẾN THẮNG CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG MÙA MƯA NĂM 1972 SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG CHÂM “GIÚP NHÂN DÂN NƯỚC BẠN TỨC LÀ MÌNH TỰ GIÚP MÌNH”
CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
PGS, TS LÝ VIỆT QUANG
Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam ngày nay là sự đơm hoa, kết trái của bao nỗ lực, phấn đấu, chung sức, đồng lòng của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đặt nền móng. Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước đã ghi lại những trang sử vẻ vang, oanh liệt của quân và dân hai nước dưới sự lãnh đạo của hai Đảng đã đoàn kết, sát cánh chiến đấu chống lại kẻ thù chung, lập nên những chiến công, góp phần vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng hai nước. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là một trong những chiến công đó. Đây là một biểu tượng sinh động cho tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và liên minh chiến đấu của quân và dân hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, tô thắm thêm quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.
1. Phương châm "giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”
1 (Thư gửi các đơn vị bộ đội ta có nhiệm vụ tác chiến ở Thượng Lào, trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 8 (1953 - 1954), (xuất bản lần thứ ba, có sửa chữa), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 105) của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh
Trong cuộc đấu tranh dựng xây và bảo vệ đất nước, với những giá trị chung là độc lập của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của người dân, nhân dân hai nước Việt - Lào đà tạo lập được quan hệ đoàn kết, gắn bó với nhau, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Từ khi tìm ra con đường đúng đắn của cách mạng Việt Nam là cứu nước, giải phóng; dân tộc để đi lên chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đứng trên lập trường khoa học, cách mạng và nhân văn sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả. Đã là đồng chí, thì sung sướng cực khổ phải có nhau”
2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sư thật, Hà Nội, 2011, tr. 329). Trên tinh thần đó, Người nhận thức sâu sắc rằng, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào không chỉ là những người bạn láng giềng lâu đời của nhau, mà còn có chung kẻ thù là chủ nghĩa thực dân, đế quốc, chung mục tiêu là đánh đổ ách thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân phương Tây, giành lại nền độc lập, xây dựng xã hội mới và cùng chung vận mệnh là “sung sướng, cực khổ phải có nhau”.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trước âm mưu thực dân Pháp quay lại xâm lược, cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do vẫn còn phải tiếp tục cho đến khi thắng lợi hoàn toàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lào và Việt là hai nước anh em. Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật thiết... Vậy nên sự đoàn kết chẳng những bao gồm đồng bào Việt, mà bao gồm cả đồng bào Việt với đồng bào Lào. Đoàn kết chặt thì lực lượng to. Lực lượng to thì quyết thắng lợi”
1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 161, 162). Với tầm nhìn vượt thời gian và tinh thần lạc quan cách mạng, Người khẳng định: “Bây giờ, hai dân tộc ta tuy còn phải khó nhọc, nhưng tương lai của chúng ta rất là vẻ vang. Đến ngày Việt - Lào được quyền hoàn toàn độc lập, anh em ta sẽ cùng hưởng phúc thái bình”
2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 161, 162).
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ ra yêu cầu phải gắn bó, đoàn kết giữa nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương trong cuộc đấu tranh giành độc lập: “Muốn độc lập thì các dân tộc Đông Dương quyết phải đánh tan thực dân Pháp là kẻ thù số một.
Đồng thời phải chống bọn can thiệp Mỹ. Chúng can thiệp càng mạnh, ta càng đoàn kết và chiến đấu mạnh hơn, chống cự mạnh hơn”
3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 414).
Người khẳng định: “Với sự đồng tâm nhất trí của ba dân tộc anh em, với sức đại đoàn kết của ba dân tộc anh em, chúng ta nhất định đánh tan lũ thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, chúng ta nhất định làm cho ba nước độc lập và thống nhất thật sự”
4 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 47).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ ra yêu cầu phải đoàn kết nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, nhân dân Campuchia trong cuộc đấu tranh chung chống lại một kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự đứng đầu thế giới. Người nêu rõ: “Đối với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia đang anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai, nhân dân ta luôn luôn thắt chặt tình đoàn kết, ủng hộ hết lòng”
1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 532).
Đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ mật thiết với phong trào cách mạng thế giới, nhận thức rõ yêu cầu phải đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, Trung ương Đảng ta và Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhìn nhận và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc tự quyết trên bán đảo Đông Dương, trong đó có nhân dân Lào. Vượt qua những quan điểm chưa đúng, chưa sát họp với tình hình các dân tộc trên bán đào Đông Dương, Chù tịch Hồ Chí Minh đã scan nêu quan điểm phải tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc sống trên bán đảo Đông Dương và đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng quốc gia dân tộc. Tại Hội nghị lần thứ VIII (5.1941), dưới sự chủ trì của Người, Trung ương Đảng đã khẳng định: “Đã nói đến vấn đc dân tộc tức là đã nói đến sự tự do độc lập của mỗi dân tộc tùy theo ý muốn của mỗi dân tộc. Nói như thế nghĩa là sau lúc đánh đuổi Pháp - Nhật, ta phải thi hành đúng chính sách “dân tộc tự quyết” cho dân tộc Đông Dương. Các dàn tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tuỳ theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tuỳ ý. [...] Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”
2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 113).
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trên cương vị nguyên thủ quốc gia nước Việt Nam mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc Lào và Campuchia. Người chỉ rõ: “Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền”
1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Sđd, tr. 523).
Tại Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2.1951) cùng với việc giải quyết triệt để vấn đề quyền dân tộc tự quyết của mỗi quốc gia dân tộc trên bán đảo Đông Dương khi chủ trương thành lập ở mỗi nước một đảng để lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xác định: “Dân tộc Việt Nam phải đoàn kết nhất trí với các dân tộc đó (chỉ Lào và Campuchia - LVQ) để tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt - Miên - Lào rất cần thiết. Mặt trận đó phải hoàn toàn đặt trên cơ sở bình đẳng, tương trợ và tự nguyện”
2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 98-99); đồng thời, cần phải phòng chống những tư tưởng sai lầm về quan hệ bình đẳng, tương trợ, tự nguyện giữa ba dân tộc, giữ gìn khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trong một lần trả lời phỏng vấn, khi được hỏi về quan hệ giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Lào, Campuchia, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Chúng tôi muốn có quan hệ bạn bè với Lào và Miên trên cơ sở 5 nguyên tắc lớn đã được nêu ra trong các bản tuyên bố chung Trung - Ấn và Trung - Diến”
3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 233).
Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngày nay, hai nước chúng ta đã độc lập. Chúng ta có đủ mọi điều kiện để củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta và với các nước bầu bạn khác, để giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh và cải thiện đời sống của nhân dân chúng ta”
1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 14, Sđd, tr. 46, 48). Với tình cảm thủy chung, chân thành, Người khẳng định: “Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau như anh em. Trải qua nhiều năm đấu tranh gian khổ và anh dũng, nhân dân hai nước chúng ta đã giành được độc lập, đã làm chủ đất nước của mình. Ngày nay, chúng ta lại đang giúp đỡ nhau để xây dựng một cuộc sống mới. Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được”
2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 14, Sđd, tr. 46, 48).
Khẳng định quan hệ đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào, Trung ương Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đồng thời nêu rõ, cách mạng Việt Nam phải có trách nhiệm giúp đỡ cách mạng Lào, cũng như cách mạng Campuchia. Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Người chỉ ra rằng: “Chúng ta kháng chiến, dân tộc bạn Miên, Lào cũng kháng chiến. Bọn thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ là kẻ thù của ta và của dân tộc Miên, Lào. Vì vậy, ta phải ra sức giúp đỡ anh em Miên, Lào, giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào; và tiến đến thành lập Mặt trận thống nhất các dân tộc Việt - Miên - Lào”
3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 40).
Đại hội II của Đảng đã xác định: “Cách mạng Việt Nam quan hệ mật thiết với cách mạng Miên và cách mạng Lào... Việt Nam có nhiệm vụ tích cực giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào đẩy mạnh kháng chiến, đặng phối hợp chặt chẽ với cuộc kháng chiến của Việt Nam.
Giúp đỡ cách mạng Miên và Lào về vật chất và tinh thần, đặc biệt giúp đỡ đào lạo cán bộ và kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh.
Giúp đỡ dân tộc Cao Miên củng cố và phát triển Hội ítxarắc, và dân tộc Ai Lao củng cố và phát triển Hội ítxala.
Giúp đỡ hai nước xây dựng căn cứ địa, phát triển lực lượng võ trang, thành lập Quân đội nhân dân; xây dựng, củng cố và phát triển chính quyền dân tộc chống đế quốc”
1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 12, Sđd, tr. 148-149).
Sự giúp đỡ đó xuất phát từ tình cảm quốc tế trong sáng, thủy chung và lợi ích chung của cách mạng Đông Dương. Người nhấn mạnh: “Vì mọi quan hệ khăng khít về địa lý, quân sự, chính trị v.v., mà ta với Miên, Lào cũng như môi với răng. Hai dân tộc Miên, Lào hoàn toàn giải phóng, thì cuộc giải phóng của ta mới chắc chắn, hoàn toàn. Cho nên nhiệm vụ của ta lại phải ra sức giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào một cách tích cực, thiết thực hơn”
2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 385).
Đặc biệt, khi Trung ương Đảng và Chính phủ cử những cán bộ, chiến sĩ sang công tác, giúp đỡ cách mạng Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm căn dặn các cán bộ, chiến sĩ trước khi lên đường phải chú trọng ghi nhớ và thực hiện mối quan hệ đúng đắn với cán bộ, đảng viên và nhân dân nước bạn, đặc biệt là phải quán triệt phương châm “giúp nhân dân nước bạn là mình tự giúp mình”. Trong thư gửi các đơn vị bộ đội ta có nhiệm vụ tác chiến ở Thượng Lào ngày 3 tháng 4 năm 1953, Người lưu ý: “Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”
3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, Sđd, tr. 105).
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người cũng nhắc nhở: “Các ngành, các cơ quan, các địa phương, mọi người dân phải tham gia đắc lực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, đồng thời phải tích cực giúp đỡ nhân dân Lào. Lào ở bên cạnh ta. Bây giờ, Mỹ cũng gây chiến tranh ở đó. Nếu Mỹ và bọn phản động Lào thắng ở Lào, tức là có hại cho ta, hại nhiều không phải ít”
1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội 2011 tr. 16-17).
Những quan điểm trên đã thể hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phương châm “giúp nhân dân nước bạn là mình tự giúp mình”, là cơ sở định hướng cho hoạt động, công tác của cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam khi nhận nhiệm vụ sang công tác, chiến đấu tại chiến trường Lào.