Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 09 Tháng Mười Hai, 2023, 03:23:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng  (Đọc 2036 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1796



« Trả lời #30 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2023, 10:25:57 am »

CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG SỨC MẠNH LIÊN MINH ĐOÀN KẾT CHIẾN ĐẤU VIỆT NAM - LÀO, LÀO - VIỆT NAM TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC


Đại tá, PGS, TS HỒ KHANG
Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam - Bộ Quốc phòng


Trong thế giới đương đại, hiếm có những quốc gia, dân tộc có mối quan hệ và tình đoàn kết đặc biệt như Việt Nam và Lào. Trải qua nhiều năm tháng, đi qua những thăng trầm của lịch sử, tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào, Lào - Việt không chỉ trở thành một quy luật tất yếu cho sự tồn tại của mỗi dân tộc mà còn là cội nguồn quan trọng cho rất nhiều thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất đất nước, trong đó thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 là minh chứng đầy đủ và cô đọng nhất, để lại dấu ấn sâu đậm trong tiến trình phát triển của liên minh chiến đấu Việt - Lào, Lào - Việt.


1. Tình hình chiến trường Lào và yêu cầu tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng

Từ tháng 5 năm 1969, chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được Mỹ triển khai ở Việt Nam, còn ở Lào, cuộc chiến tranh đặc biệt được Mỹ đẩy lên với quy mô và cường độ ngày càng cao. Tuy không đưa bộ binh vào chiến trường Lào, nhưng Mỹ xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội phái hữu của chính quyền Viêng Chăn, lực lượng đặc biệt Vàng Pao, quân đội Thái Lan... Mỹ tích cực giúp đỡ củng cố và phát triển quân đội Hoàng gia Lào; tăng thêm viện trợ cho chính quyền và quân đội Viêng Chăn 350 triệu USD trong năm tài khóa 1970 - 19711 (Phạm Gia Bền, Đặng Bích Hà, Phạm Nguyên Long, Lịch sử Lào, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tr. 209); nhờ đó, số lượng quân đội Hoàng gia đã tăng lên nhanh chỏng, từ 60.000 lên 63.000 và có 13 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo quân Thái Lan2 (Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ số 4375). Dưới sự bảo trợ của Mỹ, quân đội Hoàng gia Lào “tổ chức giải tỏa và lấn chiếm lại khu vực Pắc Soòng, Bắc - Đông Bắc Luông Phabăng; tăng cường lực lượng giữ Sảm Thông - Loong Chẹng và lấn chiếm lại Cánh Đồng Chum”3 (Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ số 4375). Ở Luông Phabăng, Mỹ đã tăng thêm lực lượng một cách đáng kể, điều về đây 3 tiểu đoàn (2 tiểu đoàn của Quân khu 3, 1 tiểu đoàn Quân khu 2); tiếp đó, ngày 25 tháng 3, Thái Lan đã đưa vào Xiềng Lum 1 tiểu đoàn, cố gắng tập trung giải tỏa vùng Đông Bắc Luông Phabăng4 (Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 3930).


Về phía Pathét Lào, lực lượng vũ trang cách mạng Lào có bước phát triển khá toàn diện, nhất là ở Xiêng Khoảng, Sầm Nưa và có thể độc lập tác chiến5 (Trung tâm Lưu trữ Bộ Quốc phòng, phông Cục Tác chiến, Hồ sơ 3839). Những thắng lợi của Quân giải phóng nhân dân Lào đã giáng một đòn nặng vào “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” của Mỹ, củng cố thêm vùng giải phóng Thượng Lào, mở rộng một bước hành lang Hạ Lào.


Như vậy, trên chiến trường Đông Dương nói chung, chiến trường Lào nói riêng, “ta đang ở thế thắng, thế thuận lợi, thế đi lên (...); địch đang ở thế thua, thế khó khăn, thế đi xuống, mặc dầu chúng đang còn có lực lượng và có những chỗ mạnh nhất định”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 31).


Phân tích tình hình đó, Đảng Lao động Việt Nam đề ra nhiệm vụ: đánh bại chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ, đánh bại “Học thuyết Níchxơn”, tạo ra một chuyển biến căn bản làm thay đổi cục diện chiến tranh ở miền Nam Việt Nam và trên cả bán đảo Đông Dương, giành thắng lợi to lớn”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 33, Sđd, tr. 37). Thực hiện nhiệm vụ đó, các chiến dịch quân sự quan trọng được quân, dân ba nước Đông Dương đẩy mạnh và trong thế liên hoàn chiến trường, yêu cầu tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng được đặt ra.


Là một vùng cao nguyên rộng lớn, trùng điệp, có rừng rậm xen lẫn núi cao và vùng lòng chảo bằng phẳng, nằm ở phía Tây tỉnh Hủa Phăn (căn cứ địa của Mặt trận Lào yêu nước), có các con đường nối với Viêng Chăn và biên giới Việt Nam, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một trong những khu vực quan trọng bậc nhất đối với cách mạng Lào. Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng có địa hình phức tạp, nhiều rừng rậm, núi cao hiểm trờ, xen kẽ là những lòng chảo rộng bằng phẳng, là khu vực đông dân nhất của tỉnh (khoảng 40.000 trong tổng số 80.000 dân của tỉnh Xiêng Khoảng)3 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các Đoàn 335, 766, 866 quân tình nguyện và 463, 565 chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 435). Có ý nghĩa to lớn về cả thế công và thế thủ, địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng không chỉ có tầm quan trọng đặc biệt đối với cách mạng Lào, mà còn là một hướng chiến lược của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ba nước Đông Dương. Các nhà quân sự Mỹ đánh giá đây là chìa khóa của nước Lào, ai chiếm được Cánh Đồng Chum có thể khống chế toàn bộ Lào; vì thế, Mỹ ra sức đầu tư cơ sở hạ tầng quân sự ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng1 (Mỹ xây dựng sân bay với đường băng dài 3km, đảm bảo cho nhiều loại máy bay lên xuống an toàn, xây dựng “lực lượng đặc biệt” người Mông do Vàng Pao cầm đầu; đồng thời, thiết lập căn cứ Loong Chẹng ở Tây Nam Xiêng Khoảng do các cố vấn Mỹ trực tiếp huấn luyện, trang bị và chỉ huy), nhằm biến nơi đây thành căn cứ quân sự lớn nhất, hiệu quả nhất ở Lào.


Với tầm quan trọng to lớn về cả quân sự và chính trị, mục tiêu của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm của quân phái hữu Lào và quân đội Thái Lan trong mùa mưa năm 1972, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, giữ vững thế chiến lược ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho chiến dịch tiến công Trị - Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972. Đây cũng là chiến dịch phòng ngự phá thế giành giật quyền kiểm soát địa bàn này nhiều năm giữa liên quân Lào - Việt và đối phương theo quy luật “mùa khô, mùa mưa” (mùa khô ta đánh địch, giành quyền kiểm soát; mùa mưa, địch nống ra đánh chiếm lại).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1796



« Trả lời #31 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2023, 10:28:40 am »

2. Liên minh đoàn kết chiến đấu Việt - Lào, Lào - Việt trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng

Dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam và Lào, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Bộ Chỉ huy Tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào, việc tổ chức và chuẩn bị cho Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng được thực hiện hết sức cẩn trọng, kỹ càng. Hai nước cử đến địa bàn chiến dịch những cán bộ chỉ huy giỏi, có bề dầy kinh nghiệm tác chiến2 (Việt Nam cử Cục phó Cục Tác chiến Đoàn Thế Hùng và các cán bộ bộ phận theo dõi chiến trường Lào tham mưu giúp Bộ Tổng Tham mưu Lào; cử phái viên tham gia công tác tham mưu chiến dịch. Bộ Tư lệnh Chiến dịch do đồng chí Vũ Lập làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chính ủy; đồng chí Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng làm Phó Tư lệnh về quân sự). Địa bàn phòng ngự được tổ chức tại khu tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (dài 60km, rộng 50km), chia thành 5 khu vực: Khu trung tâm (Cánh Đồng Chum), khu trung gian (Hin Tặng), khu thứ yếu (Noọng Pẹt) và 2 khu tác chiến phối hợp (Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng); mỗi khu vực có một số cụm chốt. Lực lượng liên quân Việt - Lào tham gia chiến dịch phòng ngự cũng hết sức hùng hậu, được trang bị vũ khí, khí tài hiện đại1 (Về phía Việt Nam, lực lượng tham gia chiến dịch gồm 2 trung đoàn 174, 148 (Sư đoàn 316), 2 trung đoàn bộ binh tình nguyện 866 và 335, từ tháng 10 được tăng cường thêm Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C, 2 tiểu đoàn đặc công 41 và 27, Tiểu đoàn Pháo binh 42, 4 tiểu đoàn phòng không, 1 tiểu đoàn xe tăng và 2 tiểu đoàn công binh. Về phía Lào, lực lượng của Lào có 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh, 4 đại đội bộ đội địa phương và dân quân du kích). Phía Lào đã huy động lực lượng phối hợp với các lực lượng tình nguyện Việt Nam làm tốt công tác chuẩn bị chiến trường, tạo điều kiện thuận lợi để liên quân Việt - Lào bước vào chiến dịch đúng kế hoạch, với khả năng chiến đấu ở mức cao nhất. Để đảm bảo cơ động lực lượng chiến đấu trên toàn địa bàn trong mọi tình huống, Bộ Tư lệnh Mặt trận giao cho các tiểu đoàn công binh đảm nhiệm thi công các đường cơ động của cơ giới và tổ chức bảo vệ những đoạn xung yếu. Các trung đoàn bộ binh tự đảm nhiệm đường cơ động theo các phương án tác chiến, tổ chức những tuyến đường bí mật để triển khai lực lượng và hàng chục kilômét đường cơ động, hào giao thông đã được hoàn thành trong một thời gian ngắn, về phía đối phương, họ cũng tung vào chiến dịch một lực lượng lớn cả về con người và vũ khí2 (Lực lượng địch ở Quân khu 2 gồm 76 tiểu đoàn bộ binh (18 tiểu đoàn quân Thái Lan), tổ chức thành các GM, 3 tiểu đoàn pháo binh; bố trí theo 4 khu vực xung quanh Cánh Đồng Chum, được không quân Mỹ chi viện).


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra trong một thời gian dài kỷ lục trên chiến trường Lào: 179 ngày (21.5 - 15.11.1972) với 244 trận đánh, Quân Tình nguyện Việt Nam đánh 170 trận, lực lượng vũ trang Lào đánh 74 trận.


Chiến dịch diễn ra gồm 4 đợt: Đợt 1 (21.5 - 10.Cool, đánh địch tiến công khu trung gian; đợt 2 (11.8 - 10.9), đánh 40 tiểu đoàn địch và quân đổ bộ đường không, phản đột kích đánh bại cánh quân chủ yếu; đợt 5 (11 - 30.9), phản đột kích lần thứ hai, giành chủ động trên chiến trường; đợt 4 (1.10 - 5.11), đánh bại hoàn toàn chiến dịch tiến công lớn của quân đội Lào và lính Thái Lan.


Liên quân Việt - Lào tổ chức lực lượng thích hợp, chia thành bộ phận phòng ngự tại chỗ và cơ động đánh địch trên các hướng; trong đó, lực lượng phòng ngự tại chỗ xây dựng trận địa thành các chốt, cụm chốt để ngăn chặn địch tiến công, còn lực luợng cơ động chiến dịch đánh địch trên các hướng phòng ngự bị uy hiếp, xây dựng trận địa đứng chân. Liên quân Việt - Lào đã ngăn chặn, phản kích, bẻ gãy các mũi và hướng tiến công của địch, kết hợp tập kích tiêu hao sinh lực, tạo thế và lực đánh trận then chốt quyết định. Với các đánh đó, liên quân Việt - Lào đã đánh bại các đợt tấn công của “8 binh đoàn cơ động của Vàng Pao, 9 tiểu đoàn đặc biệt (BS), 4 tiểu đoàn tình nguyện (BV), 18 tiểu đoàn bộ binh, 2 tiểu đoàn pháo binh của Thái Lan, 2 binh đoàn, 2 lữ đoàn bộ binh nguỵ Lào và có sự chi viện tối đa của không quân Mỹ”1 (Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 473). Trong chiến dịch này, cách đánh phối hợp giữa phòng ngự và tiến công đã được liên quân Lào - Việt thực hiện nhuần nhuyễn, linh hoạt, làm tăng đáng kể hiệu quả chiến đấu.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng giành thắng lợi, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn, có tính chất chiến lược của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực địch, “loại khỏi vòng chiến đấu 5.631 tên địch, bắn rơi 38 máy bay, đánh thiệt hại nặng 3 binh đoàn ngụy và 3 tiểu đoàn lính Thái Lan”2 (Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930 - 2007) Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2012, tr. 473). Thắng lợi của chiến dịch đã góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường, buộc quân đội Vương quốc Lào phải quay về bám giữ đường số 13. Cố gắng cao nhất của Mỹ và lực lượng tay sai muốn chiếm lại địa bàn chiến lược để giành thế có lợi cho giải pháp chính trị đã bị thất bại hoàn toàn và với ý nghĩa đó, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã góp phần tạo nên thế hơn hẳn của cách mạng Lào trong đàm phán tìm giải pháp chính trị.


Với nhiều cách đánh linh hoạt, tinh thần chiến đấu kiên cường dũng cảm, Quân tình nguyện Việt Nam cùng quân - dân Lào đã tổ chức và tiến hành chiến dịch một cách bài bản, có quyết tâm sớm, chuẩn bị kỹ, thiết bị chiến trường hợp lý. Đây cũng là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của liên quân Lào - Việt với cách đánh sáng tạo, hiệu quả; góp phần đúc kết kinh nghiệm, làm phong phủ thêm lý luận về nghệ thuật chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ.


3. Đôi điều về nghệ thuật tổ chức chiến dịch phòng ngự trong phối hợp chiến đấu của Liên quân Việt - Lào, Lào - Việt

Đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa các dân tộc Đông Dương là một yêu cầu khách quan, trong đó tình đoàn kết chiến đấu Việt - Lào hết sức “đặc biệt”, mang tính nguyên tắc. Lần đầu tiên tổ chức một chiến dịch phòng ngự dài ngày với quy mô lớn và các mục tiêu có tính chiến lược, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 là một điển hình về nghệ thuật chủ động xây dựng thế trận phòng ngự.


Liên quân Việt - Lào đã làm tốt công tác chuẩn bị chiến trường, bảo đảm đường sá, chuẩn bị tốt binh khí kỹ thuật, chú trọng đến hỏa lực mang vác, chuẩn bị bộ đội, làm cho các cấp quán triệt quyết tâm đã đánh là dứt điểm, tổ chức huấn luyện theo phương án tác chiến (huấn luyện bộ đội theo phương án tác chiến cụ thể của từng đơn vị phù hợp với nhiệm vụ, đối tượng tác chiến và cách đánh; xây dựng kế hoạch tác chiến tỷ mỷ, chu đáo, nhất là kế hoạch hiệp đồng với các lực lượng của Lào). Trước chiến dịch, công tác động viên bộ đội được thực hiện nghiêm túc, cụ thể và chặt chẽ gắn với kiểm tra chu đáo, kịp thời trước khi nổ súng đế bảo đảm chắc thắng trận đầu và trận tiếp sau. Trong công tác kiểm tra và tổ chức trinh sát nắm địch, luôn đặt lên hàng đầu yếu tố chính xác; đồng thời, tăng cường cán bộ có kinh nghiệm chỉ huy đánh công sự và tăng cường cán bộ của Mặt trận xuống chỉ huy và hiệp đồng với bạn Lào. Việc bàn bạc thống nhất và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng của bạn trong hoạt động tác chiến được chú trọng và thực hiện tốt trong mọi hoàn cảnh.


Với phương châm chiến dịch “đánh mạnh, đánh nhanh, nắm thời cơ đánh chắc thắng”, tổ chức và tiến hành chiến dịch phòng ngự, liên quân Việt - Lào đã tiến công liên tục, đánh tập trung hiệp đồng binh chủng là chính để tiêu diệt địch; đồng thời, coi trọng đánh địch khi chúng tăng viện hoặc rút chạy. Đặc biệt, tổ chức chiến dịch, liên quân Việt - Lào đã nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của yếu tố bí mật bất ngờ (bằng cách phổ biến có mức độ cho từng cấp và phổ biến từng bộ phận của kế hoạch chung cho đơn vị có liên quan) kết hợp với việc đề ra phương châm chỉ đạo tác chiến phù hợp: Mạnh dạn, táo bạo, kiên quyết, linh hoạt và chắc thắng. Bên cạnh đó, liên quân Việt - Lào luôn chú trọng kết hợp giữa tiến công giành đất với phòng giữ các địa bàn trọng điểm, vừa tác chiến, vừa tranh thủ củng cố lực lượng bảo đảm chiến đấu liên tục lâu dài. Liên quân Việt - Lào đã luôn quán triệt tư tưởng tiến công, tiến công là chủ yếu và nắm chắc lực lượng cơ động; đồng thời phòng ngự tích cực, dùng hành động tiến công để phòng ngự.


Trong hoạt động tác chiến, liên quân Việt - Lào tập trung giữ vững tuyến trung gian, tranh thủ đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, phát huy cách đánh lấy ít thắng nhiều, chủ động tiến công vào khu vực đầu não của địch bằng các phương thức thích hợp như dùng pháo tầm xa, pháo cối nhẹ, đặc công, phân đội nhỏ đánh các kho tàng quan trọng, khống chế sân bay... Liên quân đã coi trọng việc dùng phân đội nhỏ kết hợp đặc công, pháo cối, thường xuyên tiêu hao, tiêu diệt từng bộ phận địch trong phạm vi chúng chiếm đóng, chủ động phá kế hoạch của địch chuẩn bị tiến công lấn chiếm. Khi địch lấn chiếm từng bước, thì tập trung từng trung đoàn, tiểu đoàn đánh tiêu diệt, bẻ gãy từng cánh quân lấn chiếm của địch. Khi địch tiến công lấn chiếm lớn bằng nhiều hướng, nhiều đường hoặc kết hợp giữa lực lượng mặt đất với quân đổ bộ bằng trực thăng thì liên quân Việt - Lào dùng toàn bộ lực lượng hiện có, kết hợp chặt chẽ giữa lực lượng phòng thủ với lực lượng cơ động, giữa đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn tiêu diệt triệt để quân địch.


Có thể thấy rằng, trong kháng chiến chống Mỹ, chiến dịch phòng ngự là một loại hình chiến dịch có tính ác liệt, thường được tổ chức dài ngày, dễ gây thương vong, tổn thất lớn; do đó, có những đòi hòi cao và hết sức chuẩn xác cả trong công tác chuẩn bị chiến trường và thực hành tác chiến. Nắm vững yêu cầu đó, liên quân Việt - Lào đã nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, khắc phục khó khăn, đoàn kết hiệp đồng tổ chức một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh, đánh bại các cuộc hành quân tầm cỡ của đối phương. Thành công của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng không chỉ để lại những kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật chiến dịch phòng ngự, mà còn góp phần làm cho liên minh chiến đấu Việt - Lào, Lào - Việt trở nên keo sơn hơn, củng cố một bước mối quan hệ gắn bó giữa hai Đảng, hai dân tộc, hai quân đội. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 chính là thành quả của sự giúp đỡ lân nhau giữa hai Đảng, hai quân đội Việt Nam và Lào - một điển hình mẫu mực về quan hệ đoàn kết, liên minh chiến đấu và hợp tác giữa lực lượng vũ trang hai nước vì mục tiêu chiến đấu cho quyền tự quyết dân tộc, độc lập, tự do lâu dài và bền vững.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1796



« Trả lời #32 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2023, 10:31:45 am »

QUAN HỆ MỸ - TRUNG - XÔ VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI CHIẾN TRƯỜNG ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1972


Đại úy, ThS NGUYỄN VĂN BẮC
Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Trong thế kỷ XX, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương là sự kiện trọng đại, ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống chính trị quốc tế, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thế giới. Giành được thắng lợi vĩ đại đó, nhân dân Việt Nam - Lào - Campuchia phải chịu đựng hy sinh vô cùng to lớn không chỉ bởi sự tàn phá của bom đạn, vũ khí tối tân của quân địch, mà còn bởi hệ quả từ sự thay đổi trong quan hệ Mỹ - Trung - Xô. Góp phần làm sáng rõ sự thay đổi quan hệ giữa ba nước lớn, đỉnh điểm là năm 1972, tác động đến chiến trường Đông Dương, trong đó Việt Nam là chiến trường chính; khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng Lao động Việt Nam trong việc kiên trì thực hiện đường lối độc lập, tự chủ gắn liền đoàn kết quốc tế, kết hợp chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế vô sản là nội dung chính của tham luận này.


1. Chiến lược của Mỹ: Lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô để rút ra khỏi cuộc chiến tranh trong ‘‘danh dự”

Sau sự kiện Tết Mậu Thân (1968) trên chiến trường miền Nam, Mỹ nhận thấy không thể giành thắng lợi về quân sự, buộc phải xuống thang, chấp nhận đàm phán với ta hòng ổn định tình hình chính trị - xã hội trong nước; đồng thời, tranh thủ thời gian, tìm kiếm cơ hội để tiến hành chiến lược mới, kết thúc cuộc chiến tranh Đông Dương trong “danh dự”. Mâu thuẫn sâu sắc giữa Trung Quốc và Liên Xô những năm 1969 - 1970 là cơ hội tốt để Tổng thống R. Níchxơn triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, mở rộng chiến tranh sang Campuchia và Lào, âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”. Mục tiêu của chiến lược này là Mỹ rút quân và giữ nguyên ngụy quyền miền Nam Việt Nam. Đối với chiến lược của R. Níchxơn, cái khó nhất là liệu phía cách mạng có thuận không. Bởi chỉ khi nào miền Bắc đồng ý rút quân khỏi miền Nam thì mới giữ được ngụy quyền Sài Gòn, nếu không thì rất khó. Đây là điều kiện tiên quyết thứ nhất. Điều kiện thứ hai là Liên Xô và Trung Quốc ngưng viện trợ vũ khí cho cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam. Nếu như vậy, miền Bắc có rút quân hay không không quan trọng, bảo đảm giữ được ngụy quân, ngụy quyền.


Thực hiện ý đồ trên, R. Níchxơn chủ trương cải thiện quan hệ với Liên Xô và Trung Quốc, lợi dụng mâu thuẫn Trung - Xô để vận động hai nước gây sức ép với Hà Nội nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh Đông Dương thông qua thương lượng và một giải pháp tại Pari. Kítxinhgiơ (H. Kissinger) đã tiết lộ với A. Đôbrưnhin (A. Dobrynin) - Đại sứ Liên Xô tại Hoa Kỳ: để giải quyết vấn đề Việt Nam, Nixon sẽ không từ bỏ việc tiếp tục chơi với Trung Quốc và sẽ sử dụng chuyến thăm có kết quả tại Moscow vào việc này”1 (Anatôni Đôbrưnhin, Đặc biệt tin cậy. Vị đại sứ ở Washington qua sáu đời tổng thống Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 432. (Dẫn theo: GS Vũ Dương Ninh, Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam 1940 - 2010, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2014, tr. 235)). Níchxơn tính toán: “Từ lâu tôi đã tin rằng một nhân tố không thể thiếu được để bất kỳ một sáng kiến hòa bình nào thành công tại Việt Nam đều cần tính đến sự giúp đỡ của Liên Xô và Trung Quốc đối với Việt Nam dân chủ cộng hòa. Tôi cho rằng việc nối lại quan hệ với Trung Quốc và hòa dịu với Liên Xô là những phương pháp khả quan để đẩy nhanh việc chấm dứt chiến tranh. Nếu Washington tiếp xúc với Moscow và Bắc Kinh thì ít nhất cũng làm cho Hà Nội thiếu tự tin. Còn trong trường hợp tốt nhất, nếu hai cường quốc cộng sản thấy cần quan tâm nhiều hơn tới mối quan hệ với Mỹ, thì Hà Nội sẽ buộc phải thương lượng một giải pháp mà chúng ta có thể chấp nhận được”1 (Richard Nixon, No More Vietnam, pp. 105-106 (Dẫn theo: Pierre Asselin, Nền hòa bình mong manh - Washington, Hà Nội và tiến trình của Hiệp định Paris, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2015, tr. 55-56)). Tháng 7 năm 1971, Ngoại trưởng H. Kítxinhgiơ sang thăm Bắc Kinh và đến tháng 2 năm 1972, Tổng thống R. Níchxơn có chuyến thăm chính thức Trung Quốc, mở ra một chương mới trong quan hệ Mỹ - Trung. Tại sao Mỹ sang Trung Quốc trước? Phải chăng Mỹ đánh giá vai trò của Bắc Kinh quan trọng hơn Mátxcơva trong việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương? Tất nhiên không thể phủ nhận vai trò quan trọng sự ủng hộ, viện trợ của Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương. Song, sự thật không giống như những gì người ta nhìn thấy qua các hoạt động ngoại giao của chính quyền R. Níchxơn cũng như những động thái liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia của Trung Quốc. Để giải đáp vấn đề trên, chúng ta cần phải nhìn lại những sự kiện lớn đã diễn ra trước đó, như: Năm 1969, xảy ra xung đột quân sự lớn liên quan đến vấn đề biên giới Trung - Xô. Sự kiện đó ngầm đánh tiêng với Oasinhtơn rằng: Trung Quốc đã coi Liên Xô là kẻ thù chính, thì Mỹ có thể thiết lập quan hệ với Trung Quốc. Bởi vậy mới có “ngoại giao bóng bàn”2 (Ngày 6 tháng 4 năm 1971, Bắc Kinh bất ngờ đưa ra đề nghị mời đội tuyển bóng bàn Mỹ đang tham gia giải vô địch thế giới tại Nhật Bản sang Trung Quốc thi đấu giao hữu, phíạ Trung Quốc lo mọi chi phí. Từ ngày 11 đến ngày 17 tháng 4 năm 1971, các thành viên đội tuyển Mỹ đã thi đấu giao lưu với các tay vợt Trung Quốc và tham quan một số nơi. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của người Mỹ đến Trung Quoc kể từ năm 1949. “Ngoại giao bóng bàn” đã tạo cơ sở chính trị thuận lợi để thúc đẩy hòa hoãn Trung - Mỹ. Ngày 14 tháng 4 năm 1971, Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Trung Quốc. Tiếp đến, chuyến thăm của Ngoại trưởng H. Kitxinhgiơ và Tổng thống R.Níchxơn mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước sau hơn 20 năm đối địch. (Xem thêm: Trang sử ngoại giao bóng bàn Trung - Mỹ, http://thanhmen.vn, ngày 29 tháng 7 năm 2018)), chuyến đi của H. Kitxinhgiơ (1971) và sau đó là chuyến thăm lịch sử của Tổng thống R. Níchxơn với Thông cáo Thượng Hải (27.2.1972).


Trong thực tiễn, Oasinhtơn muốn lợi dụng Bắc Kinh để tăng cường quan hệ với Mátxcơva. Trước khi có hòa hoãn Trung - Mỹ, Oasinhtơn dự định hòa hoãn với Mátxcơva trước để giải quyết vấn đề chiến tranh Việt Nam, nhưng tình thế khi đó chưa cho phép. Nhân dân ba nước Đông Dương đang tích cực đẩy mạnh kháng chiến, Trung Quốc chưa hòa hoãn với Mỹ, mà Liên Xô hòa hoãn với Mỹ thì Trung Quốc sẽ gây căng thẳng ngay. Nhưng sau khi có hòa hoãn với Trung Quốc, chính quyền R. Níchxơn đẩy mạnh phát triển quan hệ với Liên Xô thông qua chuyến thăm chính thức vào tháng 5 năm 1972. Nói về vấn đề này, Mao Trạch Đông thừa nhận: “Nixon leo lên lưng Trung Quốc để nói chuyện với Liên Xô”1 (Nguyễn Cơ Thạch, Những vấn đề chiến lược của các nước lớn, Tài liệu lưu tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự, tr. 107). Sự thừa nhận trên đã phản ánh rõ, trong chiến lược của Mỹ, Trung Quốc chỉ là chất xúc tác thúc đẩy quan hệ Mỹ - Xô mà thôi. Nói cách khác, Mỹ đã tranh thủ khoét sâu mâu thuẫn Trung - Xô để thực hiện học thuyết Nixon, rút quân viễn chinh Mỹ về nước mà vẫn duy trì được ách thống trị thực dân kiểu mới ở Đông Dương.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1796



« Trả lời #33 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2023, 10:33:00 am »

2. Chiến lược của Liên Xô: Hòa hoãn với Mỹ, bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia ở châu Âu

Trong khi giúp đỡ cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, Liên Xô trước sau như một chủ trương giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương bằng thương lượng, với những điều kiện thấp hơn so với yêu cầu của Việt Nam. Từ đầu năm 1967, sau khi Ngoại trưởng Nguyễn Duy Trinh đưa ra lời tuyên bố ngày 28 tháng 1: “Chỉ sau khi Mỹ chấm dứt không điều kiện việc ném bom và mọi hành động chiến tranh khác chống nước Việt Nam dân chủ cộng hòa thì Việt Nam và Mỹ mới có thể nói chuyện”1 (Phạm Quạng Minh, Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xó - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Nxb Đại học Quốc gia Ha Nôi 2015 tr. 139). Trong hội đàm cấp cao Việt - Xô (3.1967), Liên Xô nói: “Mỹ khó nhận việc chấm dứt ném bom không điều kiện, nêu ra không có ích gì, chỉ cản trở thương lượng”2 (Vụ Liên Xô, về quan hệ Việt - Xô, 1985, tr. 29 (Dẫn theo: Phạm Quang Minh Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mv (1954-1975), Sđd,tr. 139)). Liên Xô muốn Việt Nam đáp ứng yêu cầu của Mỹ theo nguyên tắc “có đi có lại”, tức là yêu sách đòi Việt Nam chấm dứt chiến đấu ở miền Nam, quân đội miền Bắc rút khỏi miền Nam.


Sau sự kiện đảo chính ở Campuchia (18.3.1970), Liên Xô đã 2 lần yêu cầu Việt Nam rút quân tình nguyện và điều đó hạn chế hoạt động của cách mạng Campuchia. Liên Xô chủ trương Mỹ ngừng ném bom miền Bắc trước, vấn đề miền Nam sau, giải quyết vấn đề quân sự miền Nam trước, vấn đề chính trị sau. Liên Xô đã đẩy mạnh việc trực tiếp gợi ý đàm phán với Mỹ; cao điểm là sau sự kiện Tết Mậu Thân (1968), khi Việt Nam và Mỹ đã ngồi vào bàn thương lượng và năm 1972, khi giải pháp đó đã trở thành hiện thực.


Trên thực tế, Liên Xô đánh giá quá cao sức mạnh của Mỹ, không tin vào khả năng của Việt Nam. Chúng ta còn nhớ câu chuyện của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong chuyến thăm Liên Xô khi cuộc kháng chiến của nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết định. Tại cuộc hội đàm với lãnh đạo cấp cao của bạn, đồng chí Kôxigin (Kosygin) (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô) đã hỏi: “Đồng chí Đại tướng! Đồng chí thử so sánh lực lượng giữa ta và địch đồng chí có bao nhiêu sư đoàn bộ binh, sư đoàn xe tăng. Các đồng chí làm thế nào mà đánh thắng được Mỹ?”. Đại tướng trả lời: “Nếu tính theo cách học ở học viện quân sự, so sánh đơn thuần lực lượng 2 bên về số quân đoàn, sư đoàn, số khẩu pháo, xe tăng... thì có lẽ, chúng tôi không thể đánh được. Nhưng chúng tôi đánh theo kiểu khác (bây giờ cắt nghĩa thì hơi khó) và nhất định chúng tôi đánh thắng”1 (Võ Nguyên Giáp, Bám sát thực tiễn, nhạy bén phát hiện đúng quy luật, nắm vững quy luật và hành động theo quy luật, ta sẽ đi đến thắng lợi (Bài nói của Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hội nghị Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước ở Hậu Giang, tháng 10.1987), tr. 2). Vào thời điểm đó, cách nhìn của Liên Xô phản ánh quan điểm chung của bạn bè ta trên thế giới, ai cũng ủng hộ, nhưng chưa ai tin dân tộc ta sẽ thắng trong cuộc chiến này, chưa ở đâu nêu được khẩu hiệu “Việt Nam nhất định thắng”!


Nhưng từ đầu những năm 1970, đặc biệt là thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972, tình hình khác hẳn. Chiến tranh Việt Nam đã làm Mỹ suy yếu nghiêm trọng, đe dọa trực tiếp lợi ích chiến lược toàn cầu của Mỹ. Điều này tạo ra cơ hội để Liên Xô thúc đẩy quan hệ với Mỹ. Đỉnh điểm là sự kiện diễn ra vào tháng 5 năm 1972, khi Liên Xô lùi bước ở Việt Nam và đón Tổng thống Níchxơn, trong khi Mỹ thả mìn phong tỏa bờ biển miền Bắc Việt Nam và sau đó dùng B-52 tập kích chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng và một số khu vực khác. Trong cuộc gặp thượng đỉnh Xô - Mỹ, các nhà lãnh đạo Xôviết Brêgiơnhép (Brezhney), Kôxigin (Kosygin), Pótgoni (Podgomyi) đã lên án gay gắt chính quyền Níchxơn về hành động leo thang, mở rộng chiến tranh ở Đông Dương. Không khí căng thẳng cuộc hội đàm đôi khi được đẩy lên quá khích, chẳng hạn như khi Pótgoni nói với mấy người Mỹ: “Các ông là những kẻ giết người. Bàn tay của ông đã vấy máu của người già, phụ nữ và trẻ nhỏ. Các ông định bao giờ mới chấm dứt cuộc chiến tranh rồ dại này?”2 (Ilya V. Gaiduk, Liên bang Xôviết và chiến tranh Việt Nam, bản dịch của Tổng cục V - Bộ Nội vụ, tr. 284). Sau những lời kết tội đầy tức giận này của Liên Xô, các nhà đàm phán đã quay trở lại cuộc thảo luận “bình thường” về những vấn đề liên quan đến quan hệ hai bên, mọi thứ diễn ra cứ như không có gì xảy ra trước đó. H. Kítxinhgiơ không phải là người xa rời thực tế, ông bóc trần bản chất lời tố cáo trước đó của Liên Xô như sau: “Thái độ đó nhằm vào tôi bằng tất cả những lời lẽ khoa trương và khiếm nhã, chúng ta là những người đang tham gia một cuộc vờ vĩnh dễ nhận thấy. Trong bầu không khí trở nên căng thẳng và lối cư xử của họ bắt đầu thô lỗ hơn, không có một lời tuyên bố nào của Liên Xô có thể thỏa mãn cuộc họp. Rõ ràng các nhà lãnh đạo Liên Xô vẫn còn có ý đe dọa. Cái gọi là những đề nghị của họ thực ra chỉ là những khẩu hiệu thô thiển có từ các phiên họp ở Pari, trong đó họ thừa biết rằng chúng ta đã liên tục bác bỏ các đề nghị ấy và hiện giờ chẳng có lý do gì khiến chúng ta thừa nhận rằng tình hình quân sự đang từng ngày thay đổi theo hướng có lợi cho chúng ta. Các nhà lãnh đạo Xôviêt đã không ép chúng ta phải nghe theo họ. Họ nói để mà nói và khi nào đã nói đủ để có một bản sao chép lại gửi cho Hà Nội, họ sẽ dừng lại”1 (Ilya V. Gaiduk, Liên bangXôviết và chiến tranh Việt Nam, Tlđd, tr. 284). Sau cuộc gặp, một lãnh đạo của phái đoàn Liên Xô khi sang Việt Nam đã nói rằng: Nếu Liên Xô không đón Tổng thống Níchxơn sẽ có hại về nhiều mặt, đặc biệt cho những thành quả về an ninh mà châu Âu đã giành được trong việc ký các hiệp ước với Đức và các nước phương Tây mà nay còn chờ phê chuẩn. Tổng thống Níchxơn đã phải trả giá cho Liên Xô2 (Vụ Liên Xô, về quan hệ Việt - Xô, 1985, tr.38 (Dẫn theo: Phạm Quang Minh, Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 - 1975), Sđd, tr. 42-43)).


Như vậy, cuộc chiến tranh Đông Dương đã tạo điều kiện cho sự phát triển quan hệ Xô - Mỹ. Tuy nhiên, phải sau khi quan hệ Trung - Mỹ bình thường hóa, Liên Xô mới đẩy mạnh hòa hoãn với Mỹ để bảo đảm lợi ích an ninh quốc gia và cô lập Trung Quốc - đối thủ số một trong phe xã hội chủ nghĩa. Những sự kiện diễn ra ở Tiệp Khắc (1968), ở biên giới Xô - Trung (1969) và đón tiếp Tổng thống Mỹ (1972) phản ánh rõ mục đích và bản chất chính sách đối ngoại của Liên Xô: Cái gì liên quan trực tiếp đến lợi ích an ninh quốc gia thì họ rất kiên quyết (trường hợp đưa quân vào Tiệp Khắc và xung đột quân sự trên biên giới với Trung Quốc); ngược lại, cái gì không ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích an ninh quốc gia thì có thể nhân nhượng, thỏa hiệp với nhiều hình thức kín đáo mà không bộc lộ vấn đề hy sinh lợi ích của đồng minh (điển hình là cuộc kháng chống đế quốc Mỹ xâm lược của nhân dân ba nước Đông Dương).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1796



« Trả lời #34 vào lúc: 17 Tháng Tư, 2023, 10:34:12 am »

3. Chiến lược của Trung Quốc: Hòa hoãn với Mỹ, phá thế hai cực, hướng tới mục tiêu trở thành cường quốc đứng đầu thế giới

Mặc dù có mâu thuẫn và đối đầu, nhưng trong việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương, 2 nước đồng minh lớn nhất phe xã hội chủ nghĩa là Trung Quốc và Liên Xô lại có sự thống nhất với nhau: Muốn hòa hoãn với Mỹ để giữ nguyên trạng chiến cuộc; đồng thời, tăng cường ảnh hưởng của mỗi bên để nâng cao địa vị quốc tế và lấy đó làm “vốn” buộc Mỹ phải nhân nhượng trong các vấn đề liên quan đến lợi ích an ninh quốc gia. Chiến lược của Trung Quốc thời kỳ này còn nhằm mục tiêu giải quyết hệ quả của “Đại cách mạng văn hóa”, hòng củng cố uy tín lãnh đạo của Đảng Cộng sản và vai trò lãnh tụ cách mạng thế giới của Mao Trạch Đông. Biểu hiện rõ nhất sự thay đổi chiến lược của Trung Quốc là vấn đề đàm phán giữa ta và Mỹ tại Hội nghị Pari, đặc biệt trong 2 năm 1971 - 1972.


Trước khi có “ngoại giao bóng bàn” (4.1971), Trung Quốc đã có những lời tuyên bố “ủng hộ” Việt Nam hết mình. Ngày 7 tháng 3 năm 1971, tại Hà Nội, trong cuộc hội đàm với Bí thư thứ nhất Lê Duẩn và Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Chu Ân Lai tuyên bố: Hôm qua tôi đã nói những lời của Mao Chủ tịch, những lời nói chân thực không phải khách khí, dĩ nhiên là nói về mặt kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của các đồng chí. Không ủng hộ cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam là phản bội cách mạng - Chúng tôi cũng chuẩn bị hy sinh lớn nhất của dân tộc để cùng chiến đấu với các đồng chí một khi chúng dám mở rộng chiến tranh”1 (Văn phòng Trung ương Đảng, Phát biểu của Chu Ân Lai trong hội đàm với các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng ngày 7/3/1971, Tài liệu lưu tại Thư viện Viện Lịch sử quân Sự, tr. 160, 161). Lợi dụng Mỹ sa lầy trong chiến tranh Đông Dương, Trung Quốc tìm mọi cách phá hòa hoãn Xô - Mỹ, ngăn cản ảnh hưởng của Liên Xô đối với Việt Nam. Cũng tại cuộc hội đàm này, Chu Ân Lai bác bỏ “hành động thống nhất ủng hộ Việt Nam”: “Nếu chúng ta vào hùa với Liên Xô thì Liên Xô sẽ xỏ mũi chúng ta... Khác với chúng ta giữa chúng ta với nhau có gì bất đồng thì bàn bạc trên cơ sở độc lập, tự chủ. Nếu lập mặt trận rộng rãi trên toàn thế giới và đưa Liên Xô vào thì ta dễ bị xỏ mũi. Các đồng chí làm chủ, chúng tôi ủng hộ các đồng chí [...] Liên Xô muốn thành lập mặt trận, không phải mặt trận thống nhất mà là “mặt trận nhất thống”, theo như tiếng Trung Quốc thường nói, nghĩa là cứ phải nghe theo họ”2 (Văn phòng Trung ương Đảng, Phát biểu của Chu Ân Lai trong hội đàm với các đồng chí Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng ngày 7/3/1971, Tài liệu lưu tại Thư viện Viện Lịch sử quân Sự, tr. 160, 161).


Thế nhưng, chỉ 4 tháng sau, từ ngày 9 đến ngày 11 tháng 7 năm 1971, Trung Quốc đã đón tiếp H. Kítxinligiơ và nội dung cuộc hội đàm giữa hai bên chúng ta đã biết: Mong muốn của Mỹ là chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam trong “danh dự” và rút hai phần ba quân chiếm đóng ở Đài Loan sau khi chiến tranh Việt Nam kết thúc với điều kiện Trung Quốc ép Hà Nội thay đổi chính sách trong đàm phán ở Pari. Hai ngày sau khi H. Kítxinhgiơ rời Bắc Kinh, Chu Ân Lai đã sang Hà Nội thông báo về chuyến đi bí mật của Ngoại trưởng Mỹ và chuẩn bị đón Tổng thống R. Níchxơn. Chu Ân Lai muốn phía Việt Nam hiểu rằng, Trung Quốc không “bán đứng” các đồng minh của mình và vẫn tiếp tục là tiền đồn trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Trong thực tiễn chủ trương “kiên quyết ủng hộ” cuộc kháng chiến của Việt Nam là một nhân tố quan trọng, tạo nên bước ngoặt trong lịch sử quan hệ đối ngoại của Trung Quốc: Sau hơn 20 kể từ ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa chính thức trở thành thành viên của Liên hợp quốc (25.10.1971)1 (Xem thêm: Võ Anh Tuấn, Hệ thống Liên hiệp quốc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 51).


Đến tháng 10 năm 1972, khi Việt Nam và Mỹ đạt được những thỏa thuận cơ bản tại Hội nghị Pari, Bắc Kinh vẫn tìm mọi cách ngăn cản ảnh hưởng của Mátxcơva. Ngày 10 tháng 10 năm 1972, trong cuộc hội đàm với đồng chí Lê Đức Thọ, Chu Ân Lai kiến nghị: “Về cuộc đàm phán Paris, phương châm và nội dung thôa thuận chỉ có thể do Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định - Bất cứ nước nào, đảng nào bên ngoài đều không có quyền can thiệp mà phải tôn trọng chủ quyền quốc gia của Việt Nam. Chúng tôi yêu cầu các bên khác cũng phải như vậy (ám chỉ Liên Xô)”2 (Văn phòng Trung ương Đảng, Biên bản Chu Ân Lai tiếp Lê Thanh Nghị ở Bắc Kinh ngày 10 tháng 10 năm 1972, tr. 172, Tài liệu lưu tại Thư viện Viện Lịch sử quân sự). Để khẳng định quyết tâm “ủng hộ” của Trung Quốc, củng cố lòng tin cho lãnh đạo Việt Nam, Chu Ân Lai cam kết: “Các đồng chí tiếp tục đánh, chúng tôi tiếp tục ủng hộ. Nếu chiến tranh chấm dứt, hòa bình lập lại, chúng tôi vẫn giúp đỡ các đồng chí”3 (Văn phòng Trung ương Đảng, Biên bản Chu Ân Lai tiếp Lê Thanh Nghị ở Bắc Kinh ngày 10/10/1972, Tlđd, tr. 174). Sau cùng, chuyến thăm Trung Quốc diễn ra từ ngày 21 đến ngày 28 tháng 2 năm 1972 của Tổng thống Níchxơn và bản thông cáo chung tại Thượng Hải đã “mở ra một chương mới trong việc bình thường hóa quan hệ Trung - Mỹ sau hơn 20 năm đối đầu”4 (Lịch sử Đảng Cộng sản Trung Quốc (5.1919 -12.1987) - Những sự kiện tiêu biểu, Nxb Nhân dân, 6.1989, tr. 310)), về sự kiện này, H. Kítxinhgiơ đánh giá “cuối cùng chúng tôi cũng hiểu nhau; cuộc chiến tranh ở Việt Nam không ảnh hưởng đến sự cải thiện quan hệ của chúng tôi”5 (Kissinger, White House Years, Boston: Little, Brown, 1979, pp. 1087 (Dẫn theo: Phạm Quang Minh, Quan hệ tam giác Việt Nam - Liên Xô - Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ (1954 -1975), Sđd, tr. 120)).


Như vậy, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương đã giúp Trung Quốc thoát được thế 2 cực Mỹ - Xô và tạo cơ sở vươn lên thành “một cực” trong trật tự thế giới; đồng thời, thoát khỏi thế bị bao vây về kinh tế và chính trị, được công nhận vào Liên họp quốc. Nhưng mặt khác, uy tín trong phong trào cách mạng thế giới của Trung Quốc bị giảm nhiều. Qua việc hòa hoãn với Mỹ, người ta nhận thấy, có lúc Bắc Kinh kêu gọi chống Mỹ ghê gớm lắm, nhưng giờ lại đi với Mỹ chống Liên Xô. Điều này gây ảnh hưởng tiêu cực, đi ngược lại quyền lợi cách mạng thế giới.


Có thể nói, trước những khó khăn do Mỹ chuyển hướng chiến lược, thực hiện âm mưu “Việt Nam hóa chiến tranh”, “Lào hóa chiến tranh” và “Khơme hóa chiến tranh”, cộng thêm sức ép từ sự chia rẽ, mâu thuẫn giữa 2 đảng lớn nhất trong phe xã hội chủ nghĩa là Trung Quốc và Liên Xô, cuộc kháng chiến của nhân dân Đông Dương đứng trước thử thách to lớn. Sự biến đổi nhanh chóng và phức tạp của tình hình đặt ra yêu cầu cấp thiết hơn lúc nào hết đối với cách mạng Đông Dương: Phải nắm vững phương châm “Đông Dương là một chiến trường - miền Nam Việt Nam là chiến trường quyết định - Campuchia là chiến trường mới mở và khâu yếu nhất của địch - Lào là chiến trường có vị trí chiến lược quan trọng. [...] nhận thức rõ chiến trường miền Nam là chiến trường chủ yếu đánh bại âm mưu Việt Nam hóa chiến tranh, chiến trường quyết định thắng lợi chung"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 31, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr. 417-418).


Thực hiện phương châm trên, với đường lối độc lập tự chủ, đúng đắn sáng tạo, cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ba nước Đông Dương liên tiếp giành được những thắng lợi quan trọng ở Đường 9 - Nam Lào, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, Đông Bắc Campuchia, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành thắng lợi cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên toàn chiến trường miền Nam, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (27.1.1973), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Với ý nghĩa đó, thắng lợi của cách mạng Đông Dương trong năm 1972 nói riêng và trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ nói chung phản ánh chân lý có ý nghĩa thời đại sâu sắc: Các nước lớn muốn quyết định số phận các nước nhỏ, muốn hòa hoãn với nhau để giữ nguyên trạng ở Việt Nam, nhưng chỉ có người Việt Nam là quyết định được số phận của mình. Thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã thức tỉnh lương tri loài người, làm cho mọi người trên thế giới thấy rõ yếu tố con người, yếu tố một dân tộc, dù nhỏ song nếu được lãnh đạo đúng đi vào đấu tranh thì đều có thể tự viết nên trang sử vẻ vang của dân tộc mình.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1796



« Trả lời #35 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2023, 08:04:04 am »

CHIẾN TRƯỜNG LÀO NĂM 1972
QUA ĐÁNH GIÁ CỦA CÁC HỌC GIẢ NƯỚC NGOÀI: MỘT GÓC NHÌN


TS NGUYỄN VĂN TUẤN
Phó Trưởng khoa Lịch sử, Trường Sư phạm, Đại học Vinh


Lịch sử thế giới những năm sau 1954, Đông Dương luôn là một trong những điểm thu hút sự chú ý của thế giới. Tại đây, Mỹ đã thực hiện nhiều chiến lược chiến tranh nối tiếp nhau với mưu đồ khống chế khu vực có vị trí rất quan trọng trong chiến lược toàn cầu của mình. Cùng với quá trình đẩy mạnh xâm lược của Mỹ, cuộc đấu tranh của nhân dân ba nước Đông Dương phát triển mạnh mẽ, tác động to lớn đến cục diện chiến trường ở trong nước. Trong đó, năm 1972 là năm đánh dấu nhiều chuyển biến quan trọng. Trước đó, nhiều chiến lược của Mỹ từ “Chiến tranh một phía”, “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ” đến “Đông Dương hóa chiến tranh” đã thất bại thảm hại hoặc đang đứng trước bờ vực phá sản. Những thắng lợi của cách mạng ở ba nước Đông Dương đã giáng những đòn nặng nề vào Mỹ và các chính quyền tay sai. Một năm sau, Mỹ buộc phải ký Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27.1.1973); ký kết Hiệp định Viêng Chăn (Vientiane) về lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào (21.2.1973). Có thể nói, năm 1972 trở thành năm bản lề quyết định thành bại của Mỹ trên chiến trường Đông Dương, khoảng thời gian cho những nỗ lực cuối cùng của Mỹ và lực lượng tay sai để cứu vãn tình thế, giành lợi thế trên bàn đàm phán tại Pari. Đối với siêu cường hùng mạnh hàng đầu thế giới như nước Mỹ, việc phải ký kết những hiệp ước thừa nhận thất bại quả thật là một điều rất “đáng xấu hổ”, chỉ diễn ra khi “không còn cách nào khác”.


Chính vì lẽ đó, trong năm 1972, tình hình chiến trường Đông Dương nói chung, chiến trường Lào nói riêng hết sức quyết liệt. Với tính chất quan trọng, mang tính bước ngoặt của chiến trường Lào năm 1972 đối với đất nước này nói riêng và ảnh hưởng của nó đối với cục diện chiến tranh Đông Dương nói chung, diễn biến cuộc chiến tranh cách mạng ở Lào đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu về chiến tranh, lịch sử quân sự, quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại... Các kết quả nghiên cứu của họ tạo ra cái nhìn khá đa sắc về vấn đề này. Trong phạm vi một tham luận khoa học, xin được điểm qua một số vấn đề mang tính khái quát, góp phần tìm hiểu về quan điểm, cách nhìn nhận, đánh giá của các học giả nước ngoài về chiến trường Lào năm 1972.


1. Về sự ác liệt trên chiến trường

Nhìn chung, các công trình, kể cả của các nhà nghiên cứu Mỹ hay thân Mỹ cũng phải thừa nhận một sự thật lịch sử về sự quyết liệt của chiến trường Lào năm 1972.

Tại Lào, trong mùa khô 1971 - 1972, Mỹ huy động tới 33 tiểu đoàn bộ binh và pháo binh quân đội Thái Lan và lực lượng đặc biệt Vàng Pao, cùng sự chi viện hỏa lực mạnh của không quân, pháo binh, tăng, thiết giáp của Mỹ nhằm hủy diệt toàn bộ khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - một chiến trường có vị trí chiến lược quan trọng không chỉ đối với cách mạng Lào, mà còn đối với cả chiến trường Đông Dương. Nhưng chúng đã vấp phải sự kháng cự rất mạnh mẽ và chủ động của quân và dân Việt - Lào.


Nhà nghiên cứu K. Cônboi (Kenneth Konboy)1 (K. Cônboi (sinh năm 1964) hiện là Giám đốc một công ty tư vấn rủi ro và an ninh tư nhân ở Giacácta (Inđônêxia). Trước đó, ông là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu châu Á - tổ chức tư vấn có ảnh hưởng tại Oasinhtơn, nơi ông đã viết các tài liệu chính sách về quan hệ kinh tế và chiến lược với các quốc gia Nam và Đông Nam Á. Ông là tác giả của gần 20 cuốn sách về lịch sử quân sự và hoạt động tình báo châu Á. Ông tốt nghiệp Đại học Georgetown và Trường Johns Hopkins và là giảng viên thỉnh giảng tại Đại học Chulalongkom ở Băng Cốc) đã viết về cuộc tiến công mùa khô vào cuối tháng 12 năm 1971 đầu năm 1972 của liên quân Việt Nam - Lào như sau: “Điều không mong đợi là cường độ của cuộc tấn công của Quân đội nhân dân Việt Nam, bao gồm các thành phần của hai sư đoàn bộ binh, hai trung đoàn độc lập và thiết giáp. Hơn nữa, lần đầu tiên trong chiến tranh Đông Dương làn thứ hai, Quân đội nhân dân Việt Nam đã tự do sử dụng cả pháo 130mm và thậm chí còn sử dụng máy bay chiến đấu MiG của mình để yểm trợ trên không trong cuộc tấn công của mình. Đối mặt với hỏa lực này, tuyến tiền phương của người Mông gần như sụp đổ ngay lập tức. Quân đội nhân dân Việt Nam đã tiến lên phía trước và áp đảo các loại pháo 105mm và 155mm của Thái Lan bằng các khẩu 130mm tầm xa hơn của họ... Đến những ngày đầu tháng 1 năm 1972, Lào một lần nữa lâm vào thế bí”2 (Kenneth Conboy, War In Laos 1954 - 1975, Squadron/Signal Publications, Inc, 1994, pp. 47-48).


Trong suốt 6 tháng mùa mưa năm 1972, Mỹ sử dụng rất nhiều tiểu đoàn gồm quân đội Thái Lan, quân đội phái hữu Viêng Chăn và lực lượng đặc biệt Vàng Pao, với hỏa lực mạnh của không quân Mỹ, liên tục tiến công nhằm chiếm lại Cánh Đồng Chum... Cánh Đồng Chum “trở thành vùng “tự do bắn”, nơi những chiếc B-52 tiến hành những đợt ném bom tàn khốc... Cảnh quan của vùng núi Lào vẫn còn bao phủ bởi những quả bom chưa nổ tiếp tục cướp đi sinh mạng của dân thường...”3 (Grant Evans, A short history of Laos: the land in between, Allen & Unwin, Australia, 2002, pp. 149).


Đi cùng với sự tàn khốc của chiến tranh là cảnh tang thương mà người dân phải gánh chịu. Trong suốt những năm chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, dường như không ngày nào Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ngớt tiếng bom đạn Mỹ, không ngày nào không có cảnh chết chóc tang thương, thậm chí có những thời gian dài, ở nơi mưa bom, bão đạn này không phân biệt được ngày và đêm nữa. Sự tàn bạo của kẻ thù với tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất thế giới là một thử thách vô cùng khắc nghiệt đối với đồng bào và chiến sĩ các bộ tộc Lào ở nơi đây1 (Vũ Quang Hiền, Chiến công vang dội Cánh Đồng Chum - Biểu hiện sinh động của liên minh chiến đấu Việt-Lào, https://tuyengiao.vn/viet-lao/Tu-lieu-lich-su/chien-cong-vang-doi-canh-dong-chum-bieu-hien-sinh-dong-cua-lien-minh-chien-dau-viet-lao-41816, ngày 28-5-2012). Rất nhiều người đã phải di tản khỏi Cánh Đồng Chum, tị nạn ở nhiều nơi. Một trong số họ đã nói lên cảm nghĩ về những ngày khốc liệt đó: “Họ đưa chúng tôi đến Vientiane, nơi an toàn và không có gì có thể gây hại cho chúng tôi. Tôi rất không muốn đi vì quá nhớ ngôi làng cũ của mình. Nhưng vì quá sợ hãi trước tiếng súng không bao giờ dứt, tôi quyết định rời bỏ ruộng vườn, các loài động vật, các loại cây ăn quả... Nhưng khi máy bay cất cánh, tôi nhìn xuống làng của mình, tôi rất nhớ nhà, nhớ về làng quê, nơi tôi sinh ra, về vùng đất mà tôi đã sống hàng ngày”2 (Voices From the Plain of Jars: Life under an Air War, Harper Colophon Books, New York, 1972, pp. 112-113). Khi tiến hành chiến tranh ở Lào, Mỹ chưa bao giờ thừa nhận sự tham gia của họ, họ gọi đó là cuộc “chiến tranh bí mật” hay “nội chiến”, về sau, chính quyền Mỹ đã phải thừa nhận những hậu quả ghê gớm mà họ gây ra ở Lào. Phát biểu trong chuyến thăm Lào vào tháng 9 năm 2016, Tổng thống Barắc Ôbama thẳng thắn: “Trong hơn chín năm (từ năm 1964 đến 1973), Mỹ đã ném hơn hai triệu tấn bom xuống Lào - nhiều hơn số lượng mà chúng tôi đã ném xuống Đức và Nhật Bản cộng lại trong suốt Thế chiến thứ hai. Nó khiến Lào, tính theo đầu người, là quốc gia bị đánh bom nặng nề nhất trong lịch sử”; “Các ngôi làng và toàn bộ thung lũng đã bị xóa sổ. Cánh Đồng Chum cổ kính bị tàn phá nặng nề. Vô số thường dân thiệt mạng... Hôm nay, tôi sát cánh với các bạn để thừa nhận những đau khổ và hy sinh trên tất cả các mặt của cuộc chiến tranh đó”1 (Remarks of President Obama to the People of Laos (September 06, 2016), https://obamawhitehouse.archives.gov/the-press-office/2016/09/06/remarks-presi-dent-obama-people-laos).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1796



« Trả lời #36 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2023, 08:08:25 am »

2. Về kết cục của chiến trường

Dù đứng trên lập trường, quan điểm và góc nhìn khác nhau, mục đích, đối tượng và nội dung nghiên cứu có thể không giống nhau, nhưng rất nhiều nhà nghiên cứu cũng phải thẳng thắn thừa nhận một sự thật lịch sử là sự thất bại của Mỹ và tay sai trên chiến trường Lào năm 1972, tính chủ động, sự thắng thế của liên quân Việt - Lào cũng như nhân dân hai nước. Các nhà nghiên cứu nước ngoài đã dùng những từ ngữ như “sụp đổ”, “thất bại”, “những ngày cuối cùng”... để chỉ tình thế của quân đội tay sai, quân đội đánh thuê và âm mưu của My ở Lào.


Từ đầu năm 1972, quân và dân Lào giành được nhiều thắng lợi lớn trong các chiến dịch đánh chiếm các địa bàn chiến lược quan trọng ở cả Bắc và Nam Lào. Cả quân phái hữu Lào và lính đánh thuê nước ngoài (chủ yếu là Thái Lan) đều bị suy yếu, vùng kiểm soát của chúng bị thu hẹp dần về phía Tây dọc theo sông Me Kông. Nội bộ phái hữu Lào lục đục. Nhằm duy trì chế độ tay sai Viêng Chăn, Mỹ đã tăng viện trợ quân sự, thúc ép ngụy quyền bắt lính, đẩy mạnh “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, thực hiện lùng quét bên trong, lấn chiếm bên ngoài, bình định các vùng đông dân, nuôi dưỡng và củng cố “lực lượng đặc biệt” Vàng Pao với phục vụ những toan tính của họ cả trước mắt và lâu dài. Với mong muốn thay đổi tình thế trên chiến trường, Mỹ chủ trương cố tình cho chế độ tay sai trì hoãn đàm phán với Neo Lào Hắc Xạt. Bởi vì, “Vientiane muốn chiếm lấy lãnh thổ và đẩy lùi Bắc Việt càng xa càng tốt trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực”1 (Kenneth Conboy, War In Laos 1954 - 1975, Squadron/Signal Publications, Inc, 1994, pp. 47, 50). Đồng thời, Mỹ tổ chức cho Vàng Pao thực hiện nhiều cuộc hành quân, huy động lực lượng tổng hợp, có sự tham gia của quân đội Thái Lan, tấn công vào vùng giải phóng ở Bắc Lào. Tuy nhiên, hành động của lực lượng Vàng Pao đã bị đánh bại, các cuộc hành quân của y “đã bị đình trệ một cách vô vọng”, cuối cùng bị “kiệt sức, bám trụ và ngồi chờ đợi một cuộc tấn công của Quân đội nhân dân Việt Nam”2 (Kenneth Conboy, War In Laos 1954 - 1975, Squadron/Signal Publications, Inc, 1994, pp. 47, 50).


Sức mạnh và thế làm chủ chiến trường của liên quân Việt - Lào trên chiến trường Lào năm 1972, đặc biệt là ở Bắc Lào được các nhà nghiên cứu đề cập khá rõ nét. Điều này đã khiến cho “lực lượng đặc biệt” Vàng Pao và quân đội đánh thuê Thái Lan gặp nhiều khốn đốn. Bốn tháng đầu năm 1972, các cuộc pháo kích hạng nặng của Quân đội nhân dân Việt Nam đã buộc người Thái phải chuyển sở chỉ huy của họ đến một hang động ở căn cứ Skyline Ridg. Sau đó, Sở Chỉ huy lại được chuyển đến một boongke gia cố trên sườn núi phía Tây Nam Long Tieng3 (Kenneth Conboy, War In Laos 1954 - 1975, Squadron/Signal Publications, Inc, 1994, pp. 47, 50) (chỉ Loong Chẹng - nơi đặt Sở Chỉ huy của “lực lượng đặc biệt” Vàng Pao - NVT). Trong cuốn sách Chiến tranh ở Bắc Lào 1954 -1973, chiến trường Lào năm 1972 được các tác giả tập trung trình bày hoạt động của không quân Mỹ trong thời gian mùa mưa, chủ yếu ở Bắc Lào. Phần đề cập đến Nam Lào được phản ánh trong cuốn sách như sau: “... Chính phủ Lào đồng ý với các điều khoản của lệnh ngừng bắn. 15 phút sau, Bắc Việt đánh bật quân chính phủ ra khỏi Pak Song và Cao nguyên Boloven lần cuối cùng. Để trả đũa, 9 chiếc B-52 đã tấn công các vị trí cộng sản xung quanh Pak Song vào ngày 23 tháng 2. Đây là nhiệm vụ cuối cùng của không quân Mỹ tại Nam Lào”4 (Victor B. Anthony, Richard R. Sexton, The War in Northern Laos 1954 - 1973, Center for Air Force History, United States Air Force, Washington, D.C. 1993, pp. 362).


3. Chiến trường Lào năm 1972 trong quan hệ với các chiến trường ba nước Đông Dương

Chiến trường Lào năm 1972 luôn gắn chặt trong tổng thể cuộc Chiến tranh Đông Dương. Với vị trí địa - chính trị quan trọng ở châu Á, Đông Dương nhanh chóng trở thành điểm nóng bỏng trong cuộc Chiến tranh Lạnh, một mắt xích quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Các đời tổng thống Mỹ từ Tờruman (Truman) đến Níchxơn (Nixon) đều rất chú ý đến Đông Dương, tìm cách can thiệp và muốn xây dựng bán đảo này thành “thuộc địa kiểu mới” hòng ngăn cản sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Sau khi lên làm tổng thống, L.B. Giônxơn (Lyndon Baines Johnson), được cổ vũ bởi cuộc vận động bầu cử và sự khuyến khích của giới hiếu chiến, bảo thủ và giới tướng lĩnh Mỹ, đã ngày càng dính sâu vào cuộc xung đột ở Đông Dương. Ông ta tuyên bố với đồng sự thân cận rằng “không có ý định để mất Việt Nam”1 (Anatôli Đôbrưnhin, Đặc biệt tin cậy - Vị đại sứ ở Oasinhtơn qua sáu đời tổng thống Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 208). Sau khi lên cầm quyền, Níchxơn thực hiện “Đông Dương hóa” chiến tranh (“Việt Nam hóa” chiến tranh ở Việt Nam, “Lào hóa” chiến tranh ở Lào, “Khơme hóa” chiến tranh ở Campuchia) nhằm “phi Mỹ hoá” chiến tranh để tránh thêm tổn thất nhưng vẫn muốn bám giữ Đông Dương, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” trên cơ sở bom đạn, vũ khí và đô la Mỹ, vì lợi ích của nước Mỹ.


Sau những thất bại liên tiếp và nặng nề, Tổng thống Níchxơn cay cú, càng bị sa lầy trong cuộc phiêu lưu quân sự trên chiến trường Đông Dương. Đầu năm 1971, Mỹ vạch ra kế hoạch thực hiện một trận đánh mang tính quyết định về mặt quân sự không chỉ đối với miền Nam Việt Nam mà còn đối với Lào, đó là cuộc hành quân mang tên Lam Sơn 719 (còn gọi là cuộc hành quân Đường 9 - Nam Lào). Cuộc hành quân được chuẩn bị hết sức chu đáo với mục tiêu nhằm xoay chuyển cục diện trên chiến trường, trước hết là chiếm lĩnh một địa bàn chiến lược cơ động cực kỳ lợi hại vùng Nam Lào. Nếu làm chủ được khu vực này sẽ cắt đứt đường tiếp tế được ví là “cuống họng” trên con đường chi viện từ miền Bắc cho cách mạng miền Nam Việt Nam, cách mạng Lào và cả Campuchia. Mỹ và ngụy quyền Sài Gòn gửi gắm rất nhiều hy vọng và tự tin rằng “chiến thắng đã nằm trong tầm tay”. Cuộc hành quân bắt đầu vào ngày 30 tháng 1 năm 1971 với một lực lượng hùng hậu của quân ngụy Sài Gòn, cả quân ngụy Lào, được sự chi viện mạnh mẽ của các lực lượng Mỹ1 (Địch huy động 45.000 quân, trong đó có 30.000 lính ngụy Sài Gòn, 15.000 lính Mỹ, gồm những lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến nhất) và nhanh chóng kết thúc vào ngày 23 tháng 3 năm 1971 với tình cảnh “một cuộc rút chạy thảm hại” của quân đội Mỹ và ngụy Sài Gòn2 (Sau hơn 50 ngày đêm chiến đấu kiên cường, quân và dân Việt Nam và Lào đã tiêu diệt 2 lữ đoàn, 1 trung đoàn và 5 tiểu đoàn bộ binh, 4 thiết đoàn, 8 tiểu đoàn pháo binh; đánh thiệt hại nặng 2 trung đoàn bộ binh, 1 liên đoàn biệt động quân, 1 lữ đoàn và 3 tiểu đoàn khác; loại khỏi vòng chiến đấu hơn 21.000 địch (bất 1.142); bắn rơi, phá hủy 556 máy bay, 1.138 xe quân sự, 112 pháo, cối; thu 2 máy bay trực thăng, 24 xe quân sự, 78 pháo, cối, 2.268 súng (Bộ Quốc phòng - Cục Khoa học quân sự, Bách khoa toàn thư quân sự Việt Nam, Quyển 1: Lịch sử quân sự, mục từ: Chiến dịch đường 9 - Nam Lào, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015)). Thất bại nặng nề trong cuộc hành quân Lam Sơn 719 đã giáng một đòn nặng nề vào những âm mưu của Mỹ ở Lào và Việt Nam. Đó là một trong những lý do quan trọng để Mỹ tập trung mọi nỗ lực nhằm cứu vãn nhưng cũng là động lực cho cách mạng hai nước Việt - Lào đẩy mạnh hoạt động quân sự vào năm 1972. Vì vậy, chiến trường Việt Nam và Lào trong năm 1972 đều hết sức quyết liệt.


Tại Việt Nam, cuối tháng 3 năm 1972, Quân giải phóng mở cuộc tiến công chiến lược trên toàn miền Nam, lấy mặt trận Trị - Thiên làm hướng tiến công chủ yếu. Các chiến trường Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Khu 5 cũng nổ súng phối hợp. Đặc biệt, trải qua gần 3 tháng tiến công liên tục (30.3 - 27.6.1972), Chiến dịch tiến công Trị - Thiên giành được thắng lợi. Sau đó, trải qua 81 ngày đêm “mùa Hè đỏ lửa”, hai bên đã chiến đấu quyết liệt, giành giật từng mét đất. Ngay sau khi địch mất toàn bộ tỉnh Quảng Trị, Thời báo New York Mỹ viết rằng: “Từ Washington đến Sài Gòn luôn bao trùm một không khí lo âu căng thẳng. Tâm lý thất bại trong quân ngụy lan tràn”1 (Dẫn theo: "Mùa Hè đỏ lửa" Quảng Trị 1972: Nhìn nhận từ phía bên kia,
https://vov.vn/chinh-tri/mua-he-do-lua-quang-tri-1972-nhin-nhan-tu-phia-ben-kia-post938303.vov, ngày 21-4-2022). Đại tá lục quân Mỹ William S. Reeder nhận xét: “Mùa xuân 1972, Cộng sản bất thần mở những cuộc tấn công như vũ bão. Đây không phải là một cuộc nổi dậy của Việt Nam năm 1968 mà là một chiến dịch quy mô với hàng loạt cuộc tiến công của Cộng sản băng qua vùng phi quân sự”2 (Dẫn theo: "Mùa Hè đỏ lửa" Quảng Trị 1972: Nhìn nhận từ phía bên kia,
https://vov.vn/chinh-tri/mua-he-do-lua-quang-tri-1972-nhin-nhan-tu-phia-ben-kia-post938303.vov, ngày 21-4-2022).


Để cứu vãn tình thế, Níchxơn tiến hành “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh Việt Nam, huy động lực lượng lớn không quân và hải quân3 (Chỉ riêng lực lượng không quân lần này Mỹ đưa vào Việt Nam bằng lực lượng không quân ba nước mạnh nhất Tây Âu lúc bấy giờ là Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức cộng lại) ồ ạt tham chiến ở miền Nam và gây trở lại cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc. Níchxơn nói rằng: “Tôi không có ý định là tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ thất bại trong một cuộc chiến tranh”4 (Dẫn theo: Neil Sheehan, Sự lừa dối hào nhoáng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2003, tr. 576). Tuy nhiên việc “phi Mỹ hóa” của Níchxơn đã trả giá đắt sinh mạng người Mỹ. Trong nhiệm kỳ tổng thống của Níchxơn, gần 21.000 người chết và 53.000 người bị thương, hơn một phần ba tổn thất chung trong chiến tranh5 (Neil Sheehan, Sự lừa dối hào nhoáng, Sđd, tr. 582). Sau khi tái đắc cử tổng thống, Níchxơn mở cuộc tập kích bằng không quân chiến lược vào Hà Nội Hải Phòng (18 - 29.12.1972) nhằm ép ta nhân nhượng trên bàn đàm phán tại Pari. Tuy nhiên, hành động của Mỹ đã thảm bại trước sự đánh trả kiên cường của quân và dân Việt Nam với thắng lợi của trận “Điện Biên Phủ trên không”. Những nỗ lực cuối cùng của Mỹ nhằm xoay chuyển tình hình ở Việt Nam trước khi đặt bút ký vào Hiệp định Pari thất bại.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1796



« Trả lời #37 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2023, 08:10:48 am »

Tại Lào, đến năm 1972, sau hơn 10 năm tiến hành chiến tranh, nước Mỹ vẫn chưa thể giành được thắng lợi. Níchxơn mặc dù “đã cố gắng phát huy tác dụng của bạo lực tổng hợp bằng cách huy động tất cả lực lượng có trong tay, phối hợp các lĩnh vực quân sự, chính trị, kinh tế cũng vẫn không thể tránh khỏi thất bại nặng nề”1 (Phan Gia Bền - Đặng Bích Hà - Phạm Nguyên Long - Huỳnh Lứa - Lê Duy Lương - Nguyễn Hữu Thùy, Lược sử nước Lào, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1978, tr. 295). Trên thực tế, Mỹ đã thất bại trong việc xây dựng chính quyền tay sai ở Lào. Ngụy quyền Viêng Chăn rơi vào thảm trạng, đó là chính quyền thực sự thối nát và bất lực. Chính quyền đó duy trì một nền kinh tế hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ của Mỹ; lực lượng xung kích quân sự được xem là “đội quân bí mật” người Mông mà Mỹ dày công nuôi dưỡng cũng thiệt hại nặng nề, tinh thần giảm sút, không đảm bảo về số lượng. Tình hình đó buộc Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và Cơ quan viện trợ Mỹ (USAID) phải làm nhiệm vụ của một “chính phủ thứ hai”, quản lý, điều hành mọi mặt hoạt động ở Lào từ hành chính, kinh tế đến quân sự...


Mặc dù vậy, trong năm 1972, Mỹ và lực lượng tay sai vẫn cố gắng đẩy mạnh hoạt động quân sự hòng tiêu diệt cách mạng Lào, cắt đứt tuyến vận tải chiến lược của miền Bắc Việt Nam cho chiến trường Đông Dương. Mỹ tăng cường viện trợ cho chính quyền Viêng Chăn2 (Tính cả giai đoạn 1962 - 1972, Mỹ đã cung cấp theo chương trình viện trợ nước ngoài 536.278.000 USD hỗ trợ kinh tế cho Chính phù Vương quốc Lào (Theo: U.S. Economic Assistance to the Royal Lao Government 1962 - 1972, December 1972)), dùng lực lượng đặc biệt Vàng Pao ở Thượng Lào để luồn sâu vào vùng giải phóng, tăng cường càn quét, chống lại Quân giải phóng nhân dân Lào; ra sức củng cố vùng đất ít ỏi còn lại ở Trung Lào, đặc biệt là dọc sông Mê Kông... Trong khi đó, cách mạng Lào không ngừng lớn mạnh và giành được những thắng lợi rất quan trọng dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào1 (Từ ngày 3 đến ngày 6 tháng 2 năm 1972, Đại hội lần thứ II Đảng Nhân dân Lào được tổ chức lại Sầm Nưa. Đại hội đã quyết định nhiều vấn đề chiến lược, có ảnh hưởng to lớn đến tiến trình cách mạng Lào. Tại Đại hội này, Đảng Nhân dân Lào chính thức đổi tên thành Đảng Nhân dân cách mạng Lào). Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong năm 1972, quân và dân Hạ Lào liên tiếp đánh bại cuộc hành quân Xỏn Xây, Phạ Ngừm và Xỉng Đâm của địch.


Đặc biệt, từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Mỹ huy động một lực lượng lớn quân phái hữu Lào, lính đánh thuê Thái Lan với sự yểm trợ tối đa của không quân Mỹ tiến vào khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng2 (Cánh Đồng Chum là “chìa khóa của nước Lào”, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, không chỉ về quân sự mà còn về chính trị, kinh tế. Giữ được địa bàn này sẽ có tác dụng cả thế công và thế thủ, tạo điều kiện cho cách mạng Lào phát triển; bảo vệ trực tiếp căn cứ địa cách mạng ở Sầm Nưa; tạo thế uy hiếp và trực tiếp tấn công Loong Chẹng - căn cứ của lực lượng đặc biệt Vàng Pao do Mỹ xây dựng; là bàn đạp để uy hiếp thủ đô Viêng Chăn và cố đô Luông Phabăng. Xem: Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 9)... hòng giành lại khu vực chiến lược này. Đây là một địa bàn chiến lược đối với cách mạng ba nước, liên quan chặt chẽ đến tuyến vận tải chiến lược của miền Bắc Việt Nam trên chiến trường Đông Dương, tác động trực tiếp đến an ninh biên giới Việt Nam - Lào. Tuy vậy, dự báo chính xác âm mưu và hành động của Mỹ và tay sai ở Lào, liên quân Việt - Lào đã chủ động mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 - 15.11.1972) đánh bại cuộc hành quân lớn đầy tham vọng của chúng, giữ vững địa bàn chiến lược, bảo vệ vùng giải phóng của cách mạng Lào và tạo thế có lợi cho cách mạng Lào trên bàn đàm phán.


Có thể nói, trong suốt cuộc chiến tranh Đông Dương, chiến trường Việt Nam và chiến trường Lào có quan hệ chặt chẽ với nhau, nước Lào tất yếu bị lôi cuốn vào toàn bộ cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ. Đến năm 1972, do sự biến đổi nhanh chóng của tình hình, trước những âm mưu mới của Mỹ, bên cạnh đó là tinh thần quyết tâm của cách mạng hai nước Việt Nam và Lào, sự mật thiết đó lại càng rõ nét hơn bao giờ hết.


Năm 1972, mặt trận Lào cũng là một trong những mặt trận mà ta xác định mang tính chiến lược1 (Mục tiêu của ta được xác định rất rõ ràng trong Nghị quyết của Hội nghị Quân ủy Trung ương tháng 2 năm 1972: “Cần phải giúp đỡ và phối hợp với bạn thật tốt trong nhiệm vụ tác chiến, xây dựng lực lượng và củng cố vùng giải phóng, cùng nhau tạo nên những đợt hoạt động nhịp nhàng, tiến công địch đồng đều, đón thời cơ giành thắng lợi to lớn” (Dẫn theo: Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1994, tr. 393)). Trong cuốn sách viết về chiến tranh đường không đặc biệt và chiến tranh bí mật ở Lào, Đại tá Quân đội Hoa Kỳ Rôdép D. Xêlétxki (Joseph D. Celeski) có nhắc đến việc bố trí và kế hoạch tiến công của Quân đội nhân dân Việt Nam cũng như phân tích lý do mà ta đẩy mạnh hoạt động trên chiến trường Lào trong năm 1972. Ông viết rằng: “Các hoạt động của Cộng quân trong năm 1972 và 1973 được tiến hành trong bối cảnh Hội nghị Paris đang diễn ra và bao gồm việc tranh giành các vị trí có lợi trước khi buộc phải ngừng bắn”2 (Joseph D. Celeski, Special Air Warfare and the Secret War in Laos, Air Commandos 1964 - 1975, Air University Press, 2019, pp. 49).


Trên chiến trường Lào còn là nơi diễn ra cuộc chiến đấu quyết liệt giữa quân và dân Việt - Lào với Mỹ và tay sai để bảo vệ tuyến vận tải chiến lược Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh - biểu tượng của ý chí, quyết tâm kháng chiến của nhân dân Việt Nam và cũng là biểu tượng của tình đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. Nhiều học giả nước ngoài, kể cả người Mỹ đã khai thác chủ đề này với hệ thống tư liệu rất phong phú. Để cắt đứt tuyến đường này, từ năm 1968 đến năm 1972, lực lượng không quân Mỹ thực hiện hàng loạt chiến dịch hòng chặt đứt đường mòn Hồ Chí Minh ở Nam Lào, kết hợp với các hoạt động trên bộ, sử dụng sức mạnh không quân và thiết bị điện tử giám sát, cảm biến và thiết bị truyền thống để cản trở việc di chuyển người và tiếp tế từ miền Bắc Việt Nam đến chiến trường miền Nam Việt Nam và Đông Dương. Trong những năm 1971 - 1972, Mỹ đẩy mạnh hoạt động bời lúc này họ đang rút các lực lượng trên bộ và trao dần vai trò cho người bản địa. Cuộc tiến công đó kéo dài đến tháng 3 năm 1972 và không chỉ dừng lại ở việc đánh bại miền Nam Việt Nam, mà còn nhằm gây sức ép đối với Hà Nội trên bàn hội nghị1 (Xem: Bernard C. Nalty, The War Against Trucks Aerial Interdiction in Southern Laos 1968-1972, Air Force History and Museums Program, United States Air Force, Washington, D.C. 2005).


Năm 1972 cũng là năm mà quan hệ giữa các cường quốc (Mỹ - Liên Xô, Mỹ - Trung Quốc) có những diễn biến mang tính bước ngoặt, Chiến tranh Lạnh có biểu hiện hòa dịu hơn. Tháng 2 năm 1972, Nichxơn đi thăm Trung Quốc, tháng 5 năm 1972 thăm Liên Xô. Giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh Đông Dương là vấn đề được các bên quan tâm, bàn thảo, mặc dù hầu như không được công bố công khai. Ví như, trong chuyến thăm Liên Xô của Níchxơn, phái đoàn Mỹ rất nghi ngại về thái độ của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Brêgiơnhép (Brezhnev) sẽ “kiểm điểm” Níchxơn về tội ném bom Bắc Việt Nam, tuy nhiên cuộc hội đàm đã diễn ra trong không khí tốt lành, mở đường cho các cuộc đàm phán tiếp theo có hiệu quả. Tại phiên toàn thể, vấn đề Việt Nam hầu như không được đề cập, hai bên chỉ bàn đến vấn đề Việt Nam trong một bữa ăn tối với diện hẹp tại biệt thự ở ngoại ô2 (Xem: Anatôli Đôbrưnhin, Đặc biệt tin cậy - Vị đại sứ ở Oasinhtơn qua sáu đời tổng thống Mỹ, Sđd, 2001, tr. 427-428). Trước đó, vào ngày 10 tháng 4 năm 1972, khi bàn về tình hình căng thẳng ở Đông Dương, Níchxơn nói với Đại sứ Liên Xô tại Mỹ Anatôli Đôbrưnhin rằng: “Chúng ta sẽ phải vượt qua cuộc khủng hoảng mới này với những mất mát ít nhất đối với quan hệ Xô - Mỹ, và điều quan trọng là hai chính phủ đừng để mất sự kiểm soát đối với các sự kiện, nhất là trong quan hệ song phương”1 (Anatôli Đôbrưnhin, Đặc biệt tin cậy - Vị đại sứ ở Oasinhtơn qua sáu đời tổng thống Mỹ, Sđd, tr. 408).


Khi quan hệ giũa các cường quốc nói trên có những bước ngoặt cũng là khoảng thời gian mà Hội nghị Pari về Việt Nam đang bước vào giai đoạn quyết định; cuộc thương lượng của các lực lượng chính trị ở (Chính quyền Viêng Chăn và Mặt trận Lào yêu nước Lào) đã và đang được tiến hành. Chính vì vậy, những nỗ lực giữa các bên tham chiến trên chiến trường sẽ tác động rất lớn đến kết quả trên bàn đàm phán. Kết quả của Hiệp định Pari (27.1.1973) và Hiệp định Viêng Chăn (21.2.1973) càng minh chứng rõ nét về những tác động của những chiến thắng của liên quân Việt - Lào trên chiến trường Lào năm 1972 (trong đó có chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng), cũng như minh chứng cho sức mạnh của tình đoàn kết đặt biệt Việt - Lào nói chung.


4. Một vài nhận xét

Việt Nam và Lào là hai nước cùng tựa lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, có quan hệ lâu dài trong lịch sử, từng đấu tranh chống kẻ thù chung dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản. Trong thời kỳ hiện đại, hai nước giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh quốc gia của nhau. Đối với nhân dân hai nước, quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào được coi “là lẽ sống, là tình nghĩa ruột thịt thân thiết, trước sau như một, dù gian nan nguy hiểm đến chừng nào cũng không thể chia tách được”2 (Ban Tuyên giáo Trung ương, Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào (1930 - 2017) Hà Nội, 2017, tr.31). Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, vì độc lập, tự do cho cả hai dân tộc, Việt Nam đã “nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, yêu nhân dân Lào như bố mẹ, anh em ruột thịt của mình, đã đồng cam, cộng khổ, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”... kề vai sát cánh chiến đấu sống chết bên nhau với quân đội và nhân dân Lào trong từng chiến hào, trên khắp chiến trường trong cả nước với tinh thần anh dũng tuyệt vời”1 (Cayxỏn Phômvihản, Xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978, tr. 183-184).


Năm 1972, những trận chiến trên chiến trường Lào diễn ra rất quyết liệt, có ảnh hưởng lớn đến chiến trường chung Đông Dương. Thắng lợi của quân và dân hai nước trên chiến trường Lào năm 1972 - trong đó có chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - đã làm thay đổi nhanh chóng cục diện chiến tranh có lợi cho cách mạng hai nước. Các học gia nước ngoài đã có nhiều nghiên cứu về cuộc chiến tranh ở Lào. Chiến trường Lào năm 1972 chủ yếu được đề cập trong tổng thể của các công trình, gần như không được trình bày riêng biệt, nó chỉ là một phần, một nội dung trong những tác phẩm đã được công bố... Cho dù là các nhà nghiên cứu chuyên sâu, các chính khách hay những người đã trực tiếp tham chiến... thì về cơ bản cũng đều phản ánh khá khách quan diễn biến trên chiến trường, về sự quyết liệt, tương quan lực lượng và mối quan hệ giữa chiến trường Lào với cuộc chiến tranh Đông Dương, nhất là ở Việt Nam.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1796



« Trả lời #38 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2023, 08:14:21 am »

CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG VỚI CỤC DIỆN CHIẾN TRƯỜNG BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG NĂM 1972


Đại tá, PGS, TS TRẦN NGỌC LONG
Nguyên Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Lâu nay, với nhiều người đã từng kinh qua các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc dường như đã ăn sâu vào tiềm thức “tư tưởng tiến công” và chỉ có tiến công nên mỗi khi đề cập đến lịch sử các cuộc chiến tranh đó, người ta thường tập trung nói nhiều về các chiến dịch tiến công, phản công, mà ít nói đến các chiến dịch phòng ngự. Trong khi một số chiến dịch hay trận đánh phòng ngự lại có vai trò rất quan trọng, tác động trực tiếp đến cục diện chiến trường không thua kém gì chiến dịch tiến công hay phản công. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là một trong những trường hợp như vậy. Thành công của chiến dịch này không chỉ trực tiếp tạo ra thế liên hoàn giữa các vùng căn cứ địa của cách mạng Lào, góp phần củng cố tình đoàn kết gắn bó giữa hai dân tộc Việt - Lào, liên minh chiến đấu giữa hai quân đội Lào - Việt... mà còn góp phần “chia lửa” và bảo vệ sườn phải cho cuộc tiến công chiến lược năm 1972 của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên hướng Tây Nguyên và Trị - Thiên. Thành công của chiến dịch phòng ngự này cũng giúp cho lực lượng vũ trang hai nước có thểm nhiều kinh nghiệm tác chiến phòng ngự và các cơ quan chỉ đạo chiến lược, chiến dịch củng cố thêm cơ sở khẳng định: “Chiến dịch phòng ngự là một hình thức chiến dịch không thể thiếu trong chiến tranh, không chi trên chiến trường Việt Nam, mà cả chiến trường Lào”1 (Quân đội nhân dân Việt Nam - Bộ Tổng Tham mưu. Tổng kết Bộ Tổng Tham mưu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997, tr. 148).


Theo chúng tôi, có đặt Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong bối cảnh chiến trường ba nước Đông Dương nói chung, chiến trường Lào năm 1972 nói riêng mới thấy hết ý nghĩa to lớn cũng như tác động đa chiều của chiến dịch này tới cục diện chiến trường mỗi nước cũng như ba nước Đông Dương vào thời điểm năm 1972 “nhạy cảm”.


Sau thất bại của những nỗ lực quân sự trong năm 1970, đầu năm 1971 đặc biệt là thất bại của cuộc hành quân đây tham vọng mang tên “Lam Sơn 719” ở Đường 9 - Nam Lào, Mỹ và các đội quân tay sai trên chiến trường Đông Dương đều lâm vào thế bị động chiến lược, buộc phải chuyển vào thế phòng ngự, cố gắng duy trì cho cục diện chiến trường khỏi bị đảo lộn. Tại miền Nam Việt Nam quân đội Sài Gòn buộc phải tạm chuyển vào thế phòng ngự nhằm tránh sự đảo lộn thế bố trí chiến lược cũng như thay đổi tương quan lực lượng lớn trên chiến trường nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị có lợi, hỗ trợ cho bàn đàm phán ở Pari. Trong khi đó thì trên chiến trường Lào và Campuchỉa, đế quốc Mỹ hối thúc và hỗ trợ cho quân đội tay sai tại đây đẩy mạnh các hoạt động quân sự nhằm mở rộng phạm vi chiếm đóng và hỗ trợ cho quân đội Sài Gòn ở miền Nam Việt Nam, ngăn chặn các cuộc tiến công quy mô lớn của Quân giải phóng miền Nam mà chúng phán đoán sẽ xảy ra trong năm 1972. Mặc dù thời điểm này, Mỹ đã và đang phải từng bước rút quân, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt sự can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương, nhưng đứng trước tình thế khó khăn, chúng vẫn tìm mọi cách để cố giữ thế ổn định, từng bước cải thiện tình hình để thoát khỏi thế bị động, tạo điều kiện cho cuộc đàm phán ờ Pari. Mỹ đã hỗ trợ tối đa về hỏa lực không quân và hải quân, bảo đảm sự chi viện chiến đấu cần thiết cho các đội quân tay sai trên bán đảo Đông Dương.


Tại Lào, kể từ sau năm 1969, Mỹ đã mở rộng quy mô “chiến tranh đặc biệt”, ồ ạt đưa quân Thái Lan vào tham chiến tại chiến trường này. Với công thức “Quân ngụy Lào + quân đánh thuê Thái Lan + cố vấn và sự yểm trợ về vũ khí, trang bị hậu cần của Mỹ”, quân ngụy Lào đã liên tiếp mở nhiều cuộc tiến công lấn chiếm vùng giải phóng gây không ít khó khăn cho cách mạng Lào. Trong số các cuộc tiến công đó đáng chú ý có cuộc hành quân Cù Kiệt (7.1969) và một số cuộc tiến công khác nhằm vào khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Một sự trùng lặp gần như mang tính quy luật đã diễn ra tại địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đó là vào mùa khô, khu vực này do liên quân Việt - Lào làm chủ, khi mùa mưa về, lợi dụng yếu tố khó khăn do thời tiết, địch lại mở cuộc tiến công tái chiếm lại. Cuộc tiến công Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 của địch là một sự lặp lại mang tính quy luật đó. Cuộc tiến công này diễn ra đúng vào thời điểm Quân giải phóng miền Nam đang mở cuộc tiến công chiến lược trên 3 hướng ở miền Nam Việt Nam, cục diện chiến trường tại đây đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi trông thấy, bất lợi cho cả Mỹ và chính quyền Sài Gòn, đúng như tướng Cao Văn Viên - nguyên Tổng Tham mưu trưởng quân đội Sài Gòn nhận xét: “Tình hình quân sự ở miền Nam Việt Nam nguy ngập đến độ Hoa Kỳ lo sợ Việt Nam Cộng hòa có thể thất thủ; Hoa Kỳ đề nghị Bắc Việt ngưng tiến công và trở lại bàn Hội nghị”1 (Cao Văn Viên, Những ngày cuối của Việt Nam Cộng hòa, Nxb Vietnambibliography, 2003 (Bản dịch của Nguyễn Kỳ Phong), tr. 14).


Tại sao Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng lại là địa bàn tranh chấp, giành giật quyết liệt trong suốt thời gian dài của cuộc chiến? Đó là câu hỏi từng thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu khi tìm hiểu về cuộc chiến tranh thực dân kiểu mới của Mỹ tại Lào. Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một địa bàn có giá trị chiến lược đặc biệt quan trọng đối với cả hai phía. Phía Mỹ từng đánh giá Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là “chìa khóa” của nước Lào và là nơi thi thố, thử nghiệm học thuyết Níchxơn. Với cách mạng Lào thì địa bàn này không chỉ có giá trị đặc biệt về chính trị, quân sự, mà cả về kinh tế trước mắt cũng như lâu dài. Đây là một trong những vùng giải phóng quan trọng bậc nhất đối với cách mạng Lào và được xác định là “trung tâm chống chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ và tay sai ở Lào”1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, Hà Nội, 1987, tr. 10). Dưới góc độ quân sự, địa bàn này có thế công - thủ toàn diện, nó vừa là lá chắn bảo vệ cho căn cứ Sầm Nưa, vừa là bàn đạp để tiến công căn cứ Loong Chẹng và uy hiếp Viêng Chăn, Luông Phabăng.


Đối với cách mạng ba nước Đông Dương thì Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một hướng chiến lược quan trọng để phối hợp trong liên minh chiến đấu chống kẻ thù chung. Đó cũng là lá chắn bảo vệ sườn phía Tây Khu 4 của Việt Nam và bảo vệ cho tuyến đường chi viện chiến lược từ hậu phương lớn miền Bắc Việt Nam tới các chiến trường của ba nước Đông Dương.


Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng không chỉ có tầm quan trọng chiến lược đối với cách mạng Lào, mà còn đối với cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ba nước Đông Dương. Vì vậy, suốt cuộc chiến tranh, nhất là trong thời kỳ “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào, đây luôn là mặt trận nóng bỏng, giành giật quyết liệt giữa hai bên để nắm quyền kiểm soát.


Sau thắng lợi trong mùa khô 1971 - 1972 giành quyền kiểm soát khu vực Cánh Đồng Chum - Mường Sủi, bước vào mùa mưa 1972, với quyết tâm “phá dớp” mang tính quy luật trước đó, kiên quyết giữ vững địa bàn chiến lược vừa giành được; đồng thời để phối hợp với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam, liên quân Lào - Việt đã mở chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, kiên quyết đánh bại âm mưu tiến công, giành quyền kiểm soát địa bàn chiến lược quan trọng này của địch.


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 diễn ra theo 4 đợt và kéo dài từ ngày 21 tháng 5 cho đến ngày 15 tháng 11 năm 1972. Trải qua 179 ngày đêm kiên cường phòng ngự và tổ chức phản kích hiệu quả, với 244 trận chiến đấu (trong đó có 170 trận do Quân tình nguyện Việt Nam tiến hành), liên quân Lào - Việt đã loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 quân địch, đánh thiệt hại nặng các binh đoàn cơ động chiến lược GM 21, GM 23, GM 26 quân đội Chính phủ Hoàng gia Lào, 3 tiểu đoàn quân Thái Lan; bắn rơi 38 máy bay, thu nhiều vũ khí, tiêu hao nặng các đơn vị còn lại của chúng1 (Bộ Quốc phòng – Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Tập 7: Thắng lợi quyết định năm 1972, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2013, tr. 303).


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 có ý nghĩa chiến lược quan trọng không chi đối với cách mạng Lào, mà với cả cách mạng ba nước Đông Dương. Với chiến thắng này, ta đã phá được “dớp”: Mùa khô cách mạng làm chủ, mùa mưa địch làm chủ; liên quân Lào - Việt giành quyền kiểm soát địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng cho đến ngày kết thúc cuộc kháng chiến.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1796



« Trả lời #39 vào lúc: 24 Tháng Tư, 2023, 08:15:12 am »

Ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch này vượt xa giá trị của một chiến dịch thuần túy. Cùng với thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam, Chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12 năm 1972 và một số yếu tố khác, thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng không những làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho cách mạng Lào, tạo thế phối hợp hiệu quả với chiến trường miền Nam Việt Nam, mà còn góp phần làm thay đổi căn bản cục diện chiến trường ba nước Đông Dương.


Trước hết, thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã làm phá sản âm mưu của địch nhằm đánh chiếm địa bàn chiến lược trọng yếu, mở ra một hướng chiến lược để thu hút, giam chân, phân tán lực lượng chủ lực ta, đỡ đòn cho các chiến trường khác ở Đông Dương, đặc biệt là chiến trường miền Nam, nơi mà quân đội Sài Gòn đang phải căng sức cùng một lúc đối phó với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên nhiều hướng, trong đó có hướng tiến công chủ yếu Trị - Thiên. Với cục diện chiến trường ba nước Đông Dương, việc giữ được Cánh Đồng Chum đã tạo ra một bàn đạp lợi hại để liên quân Lào - Việt tiếp tục phát triển thế tiến công, đẩy mạnh hoạt động quân sự và mở rộng vùng giải phóng tại khu vực Trung và Nam Lào. Với thắng lợi này, liên quân Lào - Việt đã thành công trong việc bảo vệ vùng giải phóng trọng yếu có ý nghĩa chiến lược, góp phần làm thay đổi cục diện chiến trường chung, tạo ra thế liên hoàn không chỉ cho các vùng giải phóng ở Lào, mà còn cho các vùng giải phóng và căn cứ địa kháng chiến ở Tây Trị - Thiên, Tây Nguyên của Việt Nam và Đông Bắc Campuchia.


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã đánh bại thêm một bước học thuyết Níchxơn tại Lào, trực tiếp làm phá sản công thức “Quân ngụy Lào + quân đánh thuê Thái Lan + cố vấn và chi viện hỏa lực tối đa, bảo đảm hậu cần của Mỹ”, tạo ra sự tác động tiêu cực đáng kể đối với chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam và “Khơme hóa chiến tranh” ở Campuchia. Trong chiến dịch này, một lực lượng tinh nhuệ quân đội Hoàng gia Lào và lực lượng đặc biệt Vàng Pao đã bị tiêu diệt tác động tiêu cực đến tinh thần các đội quân tay sai trên bán đảo Đông Dương, làm suy giảm ý chí và sức chiến đấu của chúng; góp phần làm giảm cường độ các hoạt động chống phá của các đội quân tay sai đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ba nước Đông Dương.


Thất bại của đế quốc Mỹ và đội quân tay sai ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 là một thất bại về chiến lược hết sức quan trọng. Nó đánh dấu bước thất bại cơ bản về quân sự của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” ở Lào và có những ảnh hưởng, tác động tiêu cực nhất định buộc Mỹ phải điều chỉnh chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Khơme hóa chiến tranh”. Những mục tiêu chiến lược mà Mỹ và quân đội tay sai Lào đề ra đều không đạt được: Không tái chiếm được địa bàn chiến lược quan trọng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và cao nguyên Bôlôven; không thể phong tỏa hay “cắt đứt” được hành lang vận chuyển chiến lược nối từ hậu phương lớn miền Bắc Việt Nam đến các chiến trường ba nước Đông Dương, mà ngược lại, thất bại của địch ở cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972 đã mở ra cơ hội phát triển mới thuận lợi hơn cho cách mạng ba nước Đông Dương trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.


Nhìn một cách toàn cục, trên chiến trường ba nước Đông Dương, sau thất bại ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, âm mưu thu hút lực lượng chủ lực Quân giải phóng miền Nam nhằm giải tỏa cứu nguy cho quân đội Sài Gòn trước các cuộc tiến công của ta đang diễn ra mạnh mẽ ở Trị - Thiên, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ đã bị phá sản. Lực lượng Quân giải phóng miền Nam vẫn không bị phân tán; tốc độ tiến công trên các chiến trường vẫn không hề bị suy giảm; cục diện “vừa đánh vừa đàm” vẫn được duy trì và phát huy hiệu quả. Ngược lại, đối với Mỹ và đội quân tay sai ở cả ba nước Đông Dương, thế bố trí chiến lược của chúng sau thất bại ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã bị đảo lộn; binh lực bị dàn mỏng; nhiều địa bàn phòng thủ rơi vào trạng thái thiếu hụt lực lượng và bộc lộ nhiều sơ hờ; trạng thái giằng co giữa phân tán và tập trung lực lượng ngày càng trở nên gay gắt không chỉ trên chiến trường Lào, mà cả trên chiến trường miền Nam Việt Nam và Campuchia.


Với thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, liên minh chiến đấu giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào càng được củng cố và phát triển lên một tầm cao mới. Điều này được thể hiện từ trong quá trình hoạch định chủ trương của các cơ quan chỉ đạo chiến lược hai nước, cũng như trong quá trình triển khai tổ chức thực hiện, phân công, phân nhiệm một cách hợp lý giữa các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam cũng như Quân giải phóng nhân dân Lào.


Đối với Quân tình nguyện Việt Nam, đây là ta đầu tiên tổ chức một chiến dịch phòng ngự có quy mô lớn và giành được thắng lợi lớn trên nhiều mặt. Thực tiễn chiến dịch này đã cho ta nhiều bài học kinh nghiệm quý về tác chiến phòng ngự. Về lý luận quân sự, thắng lợi của chiến dịch này khẳng định: Chiến dịch phòng ngự là một hình thức chiến dịch tất yếu không thể thiếu được trong chiến tranh nhằm đáp ứng yêu cầu chiến lược; bảo vệ địa bàn, giữ vững các khu vực, mục tiêu trọng yếu trong những thời điểm lịch sử nhất định. Đặt thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong bối cảnh cục diện chiến trường miền Nam Việt Nam với sự kiện “mùa Hè đỏ lửa 1972” ở Quảng Trị sẽ thấy rõ hơn điều khẳng định nêu trên.


Với Mỹ và chính quyền tay sai ở ba nước Đông Dương, thất bại ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng kéo theo sự thất bại gần như không thể gượng nổi trên toàn bộ chiến trường. Tình thế đó đã thúc đẩy xu thế đàm phán giải quyết hòa bình về vấn đề Lào đi vào thực chất. Mỹ và chính quyền tay sai buộc phải đề nghị ngừng bắn trên toàn bộ lãnh thổ Lào có sự giám sát của quốc tế; đồng thời chấp nhận lấy Đề nghị 5 điểm của Quân giải phóng nhân dân Lào làm cơ sở thương lượng để giải quyết vấn đề hòa bình ở Lào. Mặc dù từ ngày 22 tháng 12 năm 1972, đại diện Quân giải phóng nhân dân Lào đã có mặt ở Viêng Chăn nhưng Mỹ và phía chính quyền tay sai ở Lào vẫn cố tình kéo dài cuộc đàm phán. Phải đến khi mọi cố gắng của Mỹ và các chính quyền tay sai trên bán đảo Đông Dương đặc biệt là ở miền Nam Việt Nam và thất bại trên bầu trời Hà Nội, Mỹ mới chấp nhận ký Hiệp định Pari về Việt Nam thì ngày 21 tháng 2 năm 1973, Hiệp định Viêng Chăn vồ Lào mới được ký kết.


Đánh giá về chiến dịch này, tại Hội nghị khoa học đợt II, tổng kết các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước do Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Học viện Quân sự cấp cao và Học viện Lục quân tổ chức (10.1985), Đại tướng Hoàng Văn Thái khẳng định: “Lần đầu tiên Quân đội ta phối hợp với lực lượng Pathét Lào tiến hành thắng lợi một chiến dịch phòng ngự có bài bàn theo nguyên tắc của nghệ thuật chiến dịch, sát hợp với điều kiện thực tế của chiến trường nước bạn và khả năng của Quân đội ta... Trong chiến tranh giải phóng, do nhiều nguyên nhân tiến công và phản công thường là phổ biến, nhưng không phải không có phòng ngự. Bởi vì cuối chiến tranh ta có vùng giải phóng, có hành lang chiến lược... bên cạnh nhiệm vụ tiêu diệt sinh lực địch, ta còn có nhiệm vụ bảo vệ vùng giải phóng, bảo vệ hành lang. Khi địch tiến công vào những địa bàn đó, không phải khi nào ta cũng phản công và phản công được ngay, mà còn có thể phòng ngự và nhiều khi - do so sánh lực lượng - bắt buộc phái phòng ngự. Như vậy, có những lúc phòng ngự là cần thiết, là tất yếu, là biện pháp phù hợp, là con đường tốt nhất lúc đó để tiêu hao, tiêu diệt địch, bảo vệ ta, hạn chế tổn thất của ta và chuẩn bị điều kiện để phán công địch. Lại cũng có trường hợp ta chủ động phòng ngự bằng một bộ phận lực lượng làm cho quân địch tiến công bị chững lại, bị suy yếu, bị bộc lộ sơ hở, để ta có thời cơ tốt hơn, điều kiện chắc chắn hơn, dùng lực lượng lớn phản công, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công của địch. Trong cả hai trường hợp ấy, không phải ta không thể hiện tư tưởng tiến công cách mạng. Chỉ có phòng ngự đơn thuần, phòng ngự tiêu cực mới không mang tư tưởng tiến công”1 (Lời đề dẫn của Đại tướng Hoàng Văn Thái tại Hội nghị khoa học tổng kết các chiến dịch đợt 11 (22 - 30.10.1985), Tài liệu lưu tại Viện Lịch sử quân sự, Ký hiệu tài liệu Tk.005513).


Có lẽ cần phải phân biệt rõ như vậy để có nhận thức đúng về vị trí, vai trò và tác động của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 với cục diện chiến trường Lào nói riêng, ba nước Đông Dương nói chung vào nửa cuối 1972, đầu 1973.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM