Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:09:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng  (Đọc 2824 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #20 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2023, 09:08:22 am »

CHIẾN THẮNG CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG MÙA MƯA NĂM 1972 SỰ VẬN DỤNG SÁNG TẠO VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG CHÂM “GIÚP NHÂN DÂN NƯỚC BẠN TỨC LÀ MÌNH TỰ GIÚP MÌNH”
CỦA TRUNG ƯƠNG ĐẢNG VÀ CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH


PGS, TS LÝ VIỆT QUANG
Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh


Tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam ngày nay là sự đơm hoa, kết trái của bao nỗ lực, phấn đấu, chung sức, đồng lòng của các thế hệ cán bộ, đảng viên và nhân dân hai nước, được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đặt nền móng. Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân hai nước đã ghi lại những trang sử vẻ vang, oanh liệt của quân và dân hai nước dưới sự lãnh đạo của hai Đảng đã đoàn kết, sát cánh chiến đấu chống lại kẻ thù chung, lập nên những chiến công, góp phần vào thắng lợi cuối cùng của cách mạng hai nước. Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là một trong những chiến công đó. Đây là một biểu tượng sinh động cho tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt và liên minh chiến đấu của quân và dân hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, tô thắm thêm quan hệ truyền thống tốt đẹp giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước.


1. Phương châm "giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”1 (Thư gửi các đơn vị bộ đội ta có nhiệm vụ tác chiến ở Thượng Lào, trong Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 8 (1953 - 1954), (xuất bản lần thứ ba, có sửa chữa), Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 105) của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Trong cuộc đấu tranh dựng xây và bảo vệ đất nước, với những giá trị chung là độc lập của Tổ quốc, tự do và hạnh phúc của người dân, nhân dân hai nước Việt - Lào đà tạo lập được quan hệ đoàn kết, gắn bó với nhau, đặc biệt là trong cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.


Từ khi tìm ra con đường đúng đắn của cách mạng Việt Nam là cứu nước, giải phóng; dân tộc để đi lên chủ nghĩa xã hội, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đứng trên lập trường khoa học, cách mạng và nhân văn sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định: “Cách mệnh An Nam cũng là một bộ phận trong cách mệnh thế giới. Ai làm cách mệnh trong thế giới đều là đồng chí của dân An Nam cả. Đã là đồng chí, thì sung sướng cực khổ phải có nhau”2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia Sư thật, Hà Nội, 2011, tr. 329). Trên tinh thần đó, Người nhận thức sâu sắc rằng, nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào không chỉ là những người bạn láng giềng lâu đời của nhau, mà còn có chung kẻ thù là chủ nghĩa thực dân, đế quốc, chung mục tiêu là đánh đổ ách thống trị tàn bạo, phản động của chủ nghĩa thực dân phương Tây, giành lại nền độc lập, xây dựng xã hội mới và cùng chung vận mệnh là “sung sướng, cực khổ phải có nhau”.


Sau ngày Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, trước âm mưu thực dân Pháp quay lại xâm lược, cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do vẫn còn phải tiếp tục cho đến khi thắng lợi hoàn toàn, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Lào và Việt là hai nước anh em. Mối quan hệ giữa hai dân tộc rất là mật thiết... Vậy nên sự đoàn kết chẳng những bao gồm đồng bào Việt, mà bao gồm cả đồng bào Việt với đồng bào Lào. Đoàn kết chặt thì lực lượng to. Lực lượng to thì quyết thắng lợi”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 161, 162). Với tầm nhìn vượt thời gian và tinh thần lạc quan cách mạng, Người khẳng định: “Bây giờ, hai dân tộc ta tuy còn phải khó nhọc, nhưng tương lai của chúng ta rất là vẻ vang. Đến ngày Việt - Lào được quyền hoàn toàn độc lập, anh em ta sẽ cùng hưởng phúc thái bình”2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 161, 162).


Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục chỉ ra yêu cầu phải gắn bó, đoàn kết giữa nhân dân các nước trên bán đảo Đông Dương trong cuộc đấu tranh giành độc lập: “Muốn độc lập thì các dân tộc Đông Dương quyết phải đánh tan thực dân Pháp là kẻ thù số một.


Đồng thời phải chống bọn can thiệp Mỹ. Chúng can thiệp càng mạnh, ta càng đoàn kết và chiến đấu mạnh hơn, chống cự mạnh hơn”3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 414).


Người khẳng định: “Với sự đồng tâm nhất trí của ba dân tộc anh em, với sức đại đoàn kết của ba dân tộc anh em, chúng ta nhất định đánh tan lũ thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ, chúng ta nhất định làm cho ba nước độc lập và thống nhất thật sự”4 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 47).


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần chỉ ra yêu cầu phải đoàn kết nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, nhân dân Campuchia trong cuộc đấu tranh chung chống lại một kẻ thù có tiềm lực kinh tế, quân sự đứng đầu thế giới. Người nêu rõ: “Đối với nhân dân Lào và nhân dân Campuchia đang anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ và bọn tay sai, nhân dân ta luôn luôn thắt chặt tình đoàn kết, ủng hộ hết lòng”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 14, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 532).


Đặt cách mạng Việt Nam trong mối quan hệ mật thiết với phong trào cách mạng thế giới, nhận thức rõ yêu cầu phải đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Lào, Trung ương Đảng ta và Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nhìn nhận và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc tự quyết trên bán đảo Đông Dương, trong đó có nhân dân Lào. Vượt qua những quan điểm chưa đúng, chưa sát họp với tình hình các dân tộc trên bán đào Đông Dương, Chù tịch Hồ Chí Minh đã scan nêu quan điểm phải tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc sống trên bán đảo Đông Dương và đặt vấn đề giải phóng dân tộc trong phạm vi từng quốc gia dân tộc. Tại Hội nghị lần thứ VIII (5.1941), dưới sự chủ trì của Người, Trung ương Đảng đã khẳng định: “Đã nói đến vấn đc dân tộc tức là đã nói đến sự tự do độc lập của mỗi dân tộc tùy theo ý muốn của mỗi dân tộc. Nói như thế nghĩa là sau lúc đánh đuổi Pháp - Nhật, ta phải thi hành đúng chính sách “dân tộc tự quyết” cho dân tộc Đông Dương. Các dàn tộc sống trên cõi Đông Dương sẽ tuỳ theo ý muốn, tổ chức thành liên bang cộng hòa dân chủ hay đứng riêng thành một dân tộc quốc gia tuỳ ý. [...] Sự tự do độc lập của các dân tộc sẽ được thừa nhận và coi trọng”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 113).


Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, trên cương vị nguyên thủ quốc gia nước Việt Nam mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định tôn trọng quyền dân tộc tự quyết của các dân tộc Lào và Campuchia. Người chỉ rõ: “Đối với Lào và Miên, nước Việt Nam tôn trọng nền độc lập của hai nước đó và bày tỏ lòng mong muốn hợp tác trên cơ sở bình đẳng tuyệt đối giữa các nước có chủ quyền”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 4, Sđd, tr. 523).


Tại Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2.1951) cùng với việc giải quyết triệt để vấn đề quyền dân tộc tự quyết của mỗi quốc gia dân tộc trên bán đảo Đông Dương khi chủ trương thành lập ở mỗi nước một đảng để lãnh đạo cách mạng, Đảng ta xác định: “Dân tộc Việt Nam phải đoàn kết nhất trí với các dân tộc đó (chỉ Lào và Campuchia - LVQ) để tiêu diệt bọn đế quốc xâm lược. Mặt trận dân tộc thống nhất Việt - Miên - Lào rất cần thiết. Mặt trận đó phải hoàn toàn đặt trên cơ sở bình đẳng, tương trợ và tự nguyện”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr. 98-99); đồng thời, cần phải phòng chống những tư tưởng sai lầm về quan hệ bình đẳng, tương trợ, tự nguyện giữa ba dân tộc, giữ gìn khối đoàn kết ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.


Sau khi kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, trong một lần trả lời phỏng vấn, khi được hỏi về quan hệ giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Lào, Campuchia, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục khẳng định: “Chúng tôi muốn có quan hệ bạn bè với Lào và Miên trên cơ sở 5 nguyên tắc lớn đã được nêu ra trong các bản tuyên bố chung Trung - Ấn và Trung - Diến”3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 233).


Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Ngày nay, hai nước chúng ta đã độc lập. Chúng ta có đủ mọi điều kiện để củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị giữa hai nước chúng ta và với các nước bầu bạn khác, để giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc xây dựng đất nước phồn thịnh và cải thiện đời sống của nhân dân chúng ta”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 14, Sđd, tr. 46, 48). Với tình cảm thủy chung, chân thành, Người khẳng định: “Hai dân tộc Việt và Lào sống bên nhau trên cùng một dải đất, cùng có chung một dãy núi Trường Sơn. Hai dân tộc chúng ta đã nương tựa vào nhau, giúp đỡ lẫn nhau như anh em. Trải qua nhiều năm đấu tranh gian khổ và anh dũng, nhân dân hai nước chúng ta đã giành được độc lập, đã làm chủ đất nước của mình. Ngày nay, chúng ta lại đang giúp đỡ nhau để xây dựng một cuộc sống mới. Tình nghĩa láng giềng anh em Việt - Lào thật là thắm thiết không bao giờ phai nhạt được”2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 14, Sđd, tr. 46, 48).


Khẳng định quan hệ đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa cách mạng Việt Nam và cách mạng Lào, Trung ương Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đồng thời nêu rõ, cách mạng Việt Nam phải có trách nhiệm giúp đỡ cách mạng Lào, cũng như cách mạng Campuchia. Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội lần thứ II của Đảng, Người chỉ ra rằng: “Chúng ta kháng chiến, dân tộc bạn Miên, Lào cũng kháng chiến. Bọn thực dân Pháp và bọn can thiệp Mỹ là kẻ thù của ta và của dân tộc Miên, Lào. Vì vậy, ta phải ra sức giúp đỡ anh em Miên, Lào, giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào; và tiến đến thành lập Mặt trận thống nhất các dân tộc Việt - Miên - Lào”3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 40).


Đại hội II của Đảng đã xác định: “Cách mạng Việt Nam quan hệ mật thiết với cách mạng Miên và cách mạng Lào... Việt Nam có nhiệm vụ tích cực giúp đỡ các dân tộc Miên, Lào đẩy mạnh kháng chiến, đặng phối hợp chặt chẽ với cuộc kháng chiến của Việt Nam.


Giúp đỡ cách mạng Miên và Lào về vật chất và tinh thần, đặc biệt giúp đỡ đào lạo cán bộ và kinh nghiệm tổ chức và đấu tranh.

Giúp đỡ dân tộc Cao Miên củng cố và phát triển Hội ítxarắc, và dân tộc Ai Lao củng cố và phát triển Hội ítxala.

Giúp đỡ hai nước xây dựng căn cứ địa, phát triển lực lượng võ trang, thành lập Quân đội nhân dân; xây dựng, củng cố và phát triển chính quyền dân tộc chống đế quốc”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 12, Sđd, tr. 148-149).


Sự giúp đỡ đó xuất phát từ tình cảm quốc tế trong sáng, thủy chung và lợi ích chung của cách mạng Đông Dương. Người nhấn mạnh: “Vì mọi quan hệ khăng khít về địa lý, quân sự, chính trị v.v., mà ta với Miên, Lào cũng như môi với răng. Hai dân tộc Miên, Lào hoàn toàn giải phóng, thì cuộc giải phóng của ta mới chắc chắn, hoàn toàn. Cho nên nhiệm vụ của ta lại phải ra sức giúp đỡ kháng chiến Miên, Lào một cách tích cực, thiết thực hơn”2 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 7, Sđd, tr. 385).


Đặc biệt, khi Trung ương Đảng và Chính phủ cử những cán bộ, chiến sĩ sang công tác, giúp đỡ cách mạng Lào, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm căn dặn các cán bộ, chiến sĩ trước khi lên đường phải chú trọng ghi nhớ và thực hiện mối quan hệ đúng đắn với cán bộ, đảng viên và nhân dân nước bạn, đặc biệt là phải quán triệt phương châm “giúp nhân dân nước bạn là mình tự giúp mình”. Trong thư gửi các đơn vị bộ đội ta có nhiệm vụ tác chiến ở Thượng Lào ngày 3 tháng 4 năm 1953, Người lưu ý: “Lần này là lần đầu tiên, các chú nhận một nhiệm vụ quan trọng và vẻ vang như nhiệm vụ này, tức là giúp nhân dân nước bạn. Mà giúp nhân dân nước bạn tức là mình tự giúp mình”3 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 8, Sđd, tr. 105).


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Người cũng nhắc nhở: “Các ngành, các cơ quan, các địa phương, mọi người dân phải tham gia đắc lực vào sự nghiệp giải phóng miền Nam, đồng thời phải tích cực giúp đỡ nhân dân Lào. Lào ở bên cạnh ta. Bây giờ, Mỹ cũng gây chiến tranh ở đó. Nếu Mỹ và bọn phản động Lào thắng ở Lào, tức là có hại cho ta, hại nhiều không phải ít”1 (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 15, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật Hà Nội 2011 tr. 16-17).


Những quan điểm trên đã thể hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về phương châm “giúp nhân dân nước bạn là mình tự giúp mình”, là cơ sở định hướng cho hoạt động, công tác của cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam khi nhận nhiệm vụ sang công tác, chiến đấu tại chiến trường Lào.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #21 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2023, 09:10:19 am »

2. Sự vận dụng sáng tạo, hiệu quả phương châm "giúp bạn là mình tự giúp mình” của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một trong ba địa bàn chiến lược quan trọng bậc nhất trên chiến trường Đông Dương. Từ đây, có thể theo Đường số 6 đi tới căn cứ cách mạng Lào ở Hủa Phăn, theo Đường số 7 về phía Đông sang Việt Nam, phía Tây có Đường số 13 nối Luông Phabăng với Viêng Chăn.


Sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết (7.1954), Mỹ vào thay chân Pháp ở Đông Dương, âm mưu xâm lược và chia cắt lâu dài Việt Nam, chia rẽ khối đoàn kết ba nước Đông Dương. Trong cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ diễn ra trên toàn bộ lãnh thổ nước Lào, nơi tập trung nhất là Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, mục tiêu của Mỹ là biến nơi đây thành căn cư quân sự lớn nhất ở Lào. Chính vì vậy, đây là nơi trọng điểm giành đi, giật lại giữa lực lượng cách mạng và lực lượng tay sai thân Mỹ.


Sau khi khu vực Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng bị lực lượng liên quân Việt - Lào tiến công và làm chủ trong mùa khô 1971 - 1972, mùa mưa năm 1972, lợi dụng thời điểm việc vận chuyển tiếp tế của lực lượng cách mạng gặp nhiều khó khăn, các lực lượng tay sai của Mỹ đã tổ chức tiến công hòng giành lại địa bàn Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Diễn ra từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 15 tháng 11 năm 1972, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là chiến dịch phòng ngự có quy mô lớn nhất và diễn ra trong thời gian dài nhất trên chiến trường Lào, với địa bàn phòng ngự được tổ chức tại khu tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng (dài 60km, rộng 50km), chia thành 5 khu vực: Khu trung tâm (Cánh Đồng Chum), khu trung gian (Hin Tặng), khu thứ yếu (Noọng Pẹt) và 2 khu tác chiến phối hợp (Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng); mỗi khu vực có một số cụm chốt. Với nhiều cách đánh linh hoạt, sáng tạo và tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, Quân tình nguyện Việt Nam cùng quân và dân Lào đã đánh bại các đợt tiến công của 8 binh đoàn cơ động của quân đội phái hữu, 9 tiểu đoàn đặc biệt (BS), 4 tiểu đoàn tình nguyện (BV), 18 tiểu đoàn bộ binh và 2 tiểu đoàn pháo binh của Thái Lan, 2 binh đoàn, 2 lữ đoàn bộ binh quân phái hữu Lào, với sự chi viện tối đa của không quân Mỹ. Liên quân Việt - Lào đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 5.607 tên địch, bắn rơi 38 máy bay, đánh thiệt hại và thiệt hại năng 8 binh đoàn quân đội phái hữu Lào, 3 tiểu đoàn quân đội Thái Lan1 (Xem thêm: Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 62-63).


Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào với cách đánh sáng tạo, hiệu quả đã giành được thắng lợi to lớn, góp phần làm phong phú thêm lý luận tác chiến chiến dịch phòng ngự; là bước phát triển về nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ.


Thắng lợi của chiến dịch giúp bộ đội ta và bạn Lào trưởng thành nhiều mặt cả về thực tiễn lẫn lý luận chiến dịch phòng ngự, về kỹ thuật và chiến thuật trong tác chiến phòng ngự. Đó là nghệ thuật xác định đúng loại hình chiến dịch phòng ngự và chủ động giành thế trong chuẩn bị và thực hành tác chiến chiến địch. Lựa chọn đúng các khu vực phòng ngự, biết coi trọng xây dựng hệ thống công sự trận địa vững chắc, lấy đó là nội dung cơ bản của việc lập thế trận phòng ngự của ta phá thế tiến công của địch.


Với chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, liên minh chiến đấu Việt - Lào đã bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của cách mạng Lào, giữ vững thế chiến lược của lực lượng cách mạng ở Bắc Lào, đồng thời góp phần phối hợp với các chiến dịch trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở miền Nam Việt Nam. Thắng lợi này đã đánh bại cố gắng cao nhất của đế quốc Mỹ và lực lượng tay sai muốn chiếm địa bàn chiến lược để giành thế có lợi trong đàm phán tìm một giải pháp chính trị ở Lào. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã góp phần tạo ra thế hơn hẳn của cách mạng Lào trên bàn đàm phán, góp phần quan trọng buộc Mỹ và tay sai phải ký kết Hiệp định Viêng Chăn về “chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào” (21.2.1973), tạo điều kiện và thời cơ rất thuận lợi để thúc đẩy cách mạng Lào tiến lên, đồng thời mở ra cơ hội mới cho liên minh chiến đấu Việt Nam - Lào đẩy mạnh đấu tranh, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.


Nhận xét về cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam, Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản đã nêu rõ: “Các đồng chí chiến sĩ quốc tế đặc biệt Việt Nam chấp hành chỉ thị của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ Chủ tịch đã nêu cao tinh thần quốc tế vô sản trong sáng, yêu nhân dân Lào như bố mẹ, anh em ruột thịt của mình, đã đồng cam, cộng khổ, “hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa”... kề vai sát cánh chiến đấu sống chết bên nhau với quân đội và nhân dân Lào trong từng chiến hào, trên khắp chiến trường trong cả nước với tinh thần anh dũng tuyệt vời”1 (Cayxỏn Phômvihản, Xây dựng một nước Lào hòa bình, độc lập và xã hội chủ nghĩa, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1978, tr. 183-184). Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một sự kiện lịch sử tiêu biểu minh chứng cho nhận xét này của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản.


Nửa thế kỷ đã trôi qua, độ lùi lịch sử càng cho phép nhìn nhận và khẳng định ý nghĩa to lớn của Chiến thắng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, một mốc son tiêu biêu, một biểu tượng sinh động cho tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam. Đó không chỉ là chiến công vang dội, góp phần vào thắng lợi của cách mạng hai nước, mà còn là sự kiện lịch sử góp phần vun đắp, làm sâu sắc hơn nữa tình đoàn kết hữu nghị đặc biệt giữa hai Đảng, hai Nhà nước và quân dân hai nước - tài sản tinh thần vô cùng quý giá và to lớn mà các thế hệ cán bộ, đảng viên, quân và dân hai nước sẽ mãi gìn giữ, phát huy, để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #22 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2023, 09:11:58 am »

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG QUÂN KHU 2 TRONG
CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Thiếu tướng PHẠM HỒNG CHƯƠNG
Tư lệnh Quân khu 2


Quân khu 2 án ngữ phía Bắc và Tây Bắc của Bắc Bộ Việt Nam, có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào dài 610km, cùng với những điều kiện địa lý và hoàn cảnh lịch sử, vì sự nghiệp cách mạng của hai dân tộc, nhân dân và quân đội hai nước, nên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, lực lượng vũ trang Tây Bắc (Quân khu 2 ngày nay) được Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng Việt Nam giao thực hiện nghĩa vụ quốc tế với quân và dân Lào; vừa làm nhiệm vụ dân tộc, vừa làm nghĩa vụ quốc tế.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, ngoài nhiệm vụ xây dựng hậu phương, chi viện cho chiến trường miền Nam, đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, từ tháng 6 năm 1959 đến năm 1973, lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã phối hợp cùng quân và dân Lào tổ chức hàng chục chiến dịch với hàng nghìn trận chiến đấu, góp phần vào thành công của cách mạng hai nước. Một trong những biểu trưng đẹp nhất về tình đoàn kết, sự hy sinh cao cả và thắng lợi vang dội của liên minh quân sự giữa lực lượng vũ trang Quân khu 2 với quân và dân Lào là chiến thắng của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972.


Mặc dù bị thất bại và rơi vào thế bị động sau Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968) ở Việt Nam, nhưng đế quốc Mỹ vẫn ngoan cố hòng làm cho lực lượng kháng chiến của ba nước Đông Dương suy yếu, giành thế mạnh trên chiến trường và nghị trường. Vì vậy cùng với đẩy mạnh chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” Mỹ ồ ạt đưa quân chư hầu vào Lào, phát triển lực lượng đặc biệt do Vàng Pao cầm đầu, tăng mật độ không quân đánh phá..., để giáng những đòn quyết định tiêu diệt cách mạng Lào giành quyền kiểm soát toàn bộ đất nước Lào bằng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”. Để đạt được âm mưu đó, quân Mỹ và ngụy Viêng Chăn phải chiếm giữ bằng được mục tiêu chủ yếu mang tính quyết định là Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một địa bàn có giá trị chiến lược đặc biệt quan trọng cả về quân sự, chính trị, kinh tế, không chỉ đối với sự tồn vong của khu căn cứ địa cách mạng Lào và khống chế vùng Đông Dương, mà còn là một hướng chiến lược phối hợp chung quan trọng của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia. Vì vậy, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, khu vực này đã trở thành nơi đọ sức, giành giật giữa lực lượng cách mạng Lào với đế quốc Mỹ và ngụy Viêng Chăn; đồng thời là nơi Mỹ thí điểm thực hiện công thức chiến tranh của học thuyết Níchxơn: Quân ngụy Viêng Chăn + quân Thái Lan + không quân, hậu cần, cố vấn Mỹ.


Tại đây, sau khi liên quân Lào - Việt kết thúc chiến dịch mùa khô năm 1971, địch cấp tốc điều lực lượng từ các quân khu khác đến tăng cường và thay cho các binh đoàn đặc biệt Vàng Pao rút sang Thái Lan củng cố, huấn luyện. Âm mưu của địch là đánh chiếm bằng được Cánh Đồng Chum trong mùa mưa năm 1972, nhầm giành ưu thế trong đàm phán tại Hội nghị Pari. Đến tháng 5 năm 1972, lực lượng địch tại khu vực này có 18.400 tên, gồm 76 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh.


Để đối phó với âm mưu chiếm lại Cánh Đồng Chum của địch, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam - Lào chủ trương tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 ngay sau kết thúc chiến dịch tiến công mùa khô 1971   - 1972. Mục đích của chiến dịch nhằm đánh bại cuộc tiến công lấn chiếm quy mô của địch, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng, tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng Lào, xây dựng địa bàn chiến lược này thành căn cứ địa cách mạng vững mạnh của Lào, đồng thời thu hút lực lượng địch, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường khác giành thắng lợi.


Tham gia Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng chủ yếu là lực lượng vũ trang Quân khu Tây Bắc, gồm những đơn vị đã có kinh nghiệm chiến đấu nhiều năm trên chiến trường Lào: Sư đoàn 316, Trung đoàn 335, Trung đoàn 866, tháng 10 năm 1972, Bộ tăng cường thêm Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C. Về binh chủng có 2 tiểu đoàn đặc công (27,41), Tiểu đoàn Pháo binh 42, 2 tiểu đoàn công binh (25, 15), 1 tiểu đoàn xe tăng và 4 tiểu đoàn pháo, súng máy phòng không. Lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào có 7 tiểu đoàn bộ binh, 4 đại đội bộ đội địa phương và dân quân du kích 2 huyện Mường Pẹt - Mường Khăm.


Để chỉ huy thống nhất lực lượng tham gia chiến dịch, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thành lập Bộ Tư lệnh Chiến dịch, do đồng chí Vũ Lập - Tư lệnh Quân khu Tây Bắc làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh - Phó Chính ủy Quân khu Tây Bắc làm Chính ủy Chiến dịch.


Căn cứ vào tính chất nhiệm vụ, đặc điểm địa hình và âm mưu, thủ đoạn của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định lấy khu tứ giác Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng, chiều rộng 50km, chiều dài 60km, làm khu vực phòng ngự của chiến dịch phòng ngự và chia thành các khu vực: Khu trung tâm Cánh Đồng Chum là khu phòng ngự chủ yếu; khu trung gian là khu phòng ngự quan trọng phía trước, trực tiếp tiếp xúc với địch, bảo vệ phía Tây Nam Cánh Đồng Chum; khu Noọng Pẹt là khu phòng ngự thứ yếu bảo vệ phía Đông Bắc; khu Mường Sủi - thị xã Xiêng Khoảng là khu phòng ngự thứ yếu thứ hai, chốt giữ một số điểm cao quan trọng.


Dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, từ tháng 2 đến giữa tháng 5 năm 1972, các đơn vị của lực lượng vũ trang Quân khu Tây Bắc và bạn tích cực chuyển thế trận từ tiến công sang phòng ngự. Trên toàn địa bàn chiến dịch, thế trận phòng ngự được hình thành và từng bước hoàn chỉnh với tư tưởng chỉ đạo "phòng ngự tích cực, chốt giữ kết hợp với cơ động, phòng giữ kết hợp với tiến công”. Căn cứ vào thế mạnh của từng đơn vị, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã tổ chức lực lượng phòng ngự thành hai lực lượng: Lực lượng phòng ngự trận địa và lực lượng phòng ngự cơ động.


Lực lượng phòng ngự trận địa là Trung đoàn 866 và Trung đoàn 174, các tiểu đoàn Quân giải phóng nhân dân Lào. Trung đoàn 866 gồm 5 tiểu đoàn được tăng cường 1 đại đội xe tăng, 1 đại đội pháo binh, 1 đại đội cối 120mm đảm nhiệm phòng ngự khu trung tâm Cánh Đồng Chum và Noọng Pẹt. Trung đoàn 174 gồm 3 tiểu đoàn, được tăng cường 2 khẩu pháo 85mm, 1 khẩu pháo 130mm, 1 khẩu ĐKB, 1 tiểu đoàn 12,7mm đảm nhiệm phòng ngự khu trung gian, các tiểu đoàn Quân giải phóng nhân dân Lào đảm nhiệm phòng ngự khu Mường Sủi - thị xã Xiêng Khoảng.


Để thế trận phòng ngự đảm bảo vững chắc và phản công hiệu quả, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chỉ đạo ở tất cả các khu vực phòng ngự, mỗi vị trí chỉ bố trí 1 đại đội chốt giữ, còn từ 1 đến 2 đại đội cơ động đánh địch bảo vệ chốt, ở các vị trí chốt giữ phải xây dựng hầm hào, công sự, hỏa điểm, chướng ngại vật, có đường cơ động, kết hợp giữa công sự, hỏa lực, lực lượng đánh địch từ xa đến gần, thực hiện vận động tiến công kết hợp chốt để tiêu diệt địch, giữ vững trận địa.


Lực lượng phòng ngự cơ động chiến dịch là các trung đoàn 148,335, tháng 10 được bô sung thêm Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C. Lực lượng này có nhiệm vụ chủ yếu là cùng xe tăng, thiết giáp tập trung tác chiến hiệp đồng binh chủng, tổ clìưc một so các trận then chốt của chiến dịch, tiêu diệt và bẻ gãy các mũi tiến công của địch vao Canh Đong Chum... Các đơn vị binh chủng có nhiệm vụ hỗ trợ, chi viện đắc lực cho bộ binh đánh địch bảo vệ địa bàn.


Do yêu cầu và nhiệm vụ của chiến dịch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định trực tiếp chỉ huy tới các trung đoàn và các đơn vị binh chủng, bỏ khâu trung gian (cấp sư đoàn) để tăng cường cán bộ cho dưới và bảo đảm tác chiến chiến dịch thống nhất, chính xác kịp thời và hiệu quả. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra qua 4 đợt.


Đợt 1 (21.5 - 10.8.1972): Ngày 21 tháng 5, sau khi đánh phá dữ dội các trọng điểm ở khu trung gian và các trục đường bằng hỏa lực máy bay, địch huy động lực lượng lớn tiến quân làm 2 mũi vào Cánh Đồng Chum: Mũi thứ nhất, gồm 5 tiểu đoàn lính Thái Lan, 1 binh đoàn cơ động và 1 tiểu đoàn ngụy Viêng Chăn đánh các điêm cao 1800, 1978, Hin Đăm, Thẩm Lửng phía Nam khu trung gian. Mũi thứ hai, gồm 2 binh đoàn cơ động, 1 tiểu đoàn Thái Lan, 4 tiểu đoàn ngụy Viêng Chăn đánh vào sườn phía sau Phu Pkaxay, Điểm cao 2083..., làm bàn đạp để tiến công vào Cánh Đồng Chum.


Dưới sự lãnh đạo, chỉ huy của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch Trung đoàn 174 đã dựa chắc vào hệ thống công sự, phát huy hỏả lực đánh địch từ xa đến gần, kết hợp nhiều lần xuất kích đã đánh bật các đợt xung phong của địch. Tuy vậy, chúng cũng chiếm được một số vị trí. Ngày 6 tháng 6, Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 phối hợp với Trung đoàn 174 phản kích đánh tan 2 tiểu đoàn của GM 30 diệt trên 200 tên, đẩy lùi quân địch. Tiếp đó, ta tổ chức phản kích địch ở hướng Tây Nam, đánh tan 16 chốt đóng quân của 2 tiểu đoàn Thái Lan và 4 tiểu đoàn ngụy Lào, khôi phục lại Hin Đám, Thẩm Lửng..., và cải thiện thế phòng ngự tại Điểm cao 1800. Cùng thời điểm, đặc công và pháo binh tổ chức đánh vào Loong Chẹng, uy hiếp sân bay, phá kho tàng và khu sở chỉ huy của Vàng Pao, gây thiệt hại lớn, buộc địch phải bị động đối phó. Kết quả, ta đã bẻ gãy đợt tiến công mở đầu của địch, giữ vững khu vực trung gian.


Đợt 2 (11.8 -10.9.1972): Địch tập trung 40 tiểu đoàn tiến công Cánh Đồng Chum theo 3 hướng, đồng thời bất ngờ đổ quân bằng máy bay ở hướng Tây Bắc, hình thành hướng tiến công chủ yếu thọc sâu vào Cánh Đồng Chum. Ta lần lượt bẻ gãy các hướng tiến công, tập trung lực lượng đánh bại cánh quân chủ yếu, phá thế tiến công của địch, giữ vững địa bàn phòng ngự.


Sau khi sử dụng hơn 100 lần chiếc máy bay cường kích và 25 lần chiếc máy bay B-52 đánh phá, địch đùng trực thăng đổ GM 23 xuống Đông Nam Phu Hủa Sang nhằm đánh chiếm Phu Luông. Trung đoàn 148 kiên quyết chặn đánh, buộc chúng phải lui về Khang Kho. Cùng thời gian, Trung đoàn 866 đánh bật cuộc tiến công của địch, giữ vững vị trí Đồi Năm Mỏm. Trên hướng Đông Bắc, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 335 cùng 2 đại đội của Trung đoàn 866 phối hợp với Quân giải phóng nhân dân Lào tổ chức 2 trận phản kích vào đội hình địch, diệt gần 600 tên, buộc địch phải rút về Buôm Loọng.


Cả 3 hướng tiến công của địch vào khu trung gian đều bị ta chặn đánh. Trong 2 ngày 21 và 22 tháng 8 năm 1972, địch đổ GM 21 và GM 25 xuống Điểm cao 1098 (Bắc Phu Keng) nhằm thọc sâu chiếm các vị trí trọng yếu ở Cánh Đồng Chum. Đến lúc này, địch mới bộc lộ hướng tiến công chủ yếu vào Tây Bắc Cánh Đồng Chum. Từ ngày 30 tháng 8 đến ngày 3 tháng 9, Trung đoàn 335 phối hợp với Tiểu đoàn 2, Tiểu đoàn 701 Quân giải phóng nhân dân Lào, có sự chi viện đắc lực của xe tăng, tổ chức phản đột kích quyết liệt, đánh bại hoàn toàn cánh quân chủ yếu của địch, diệt trên 697 tên, bắt sống 43 tên.


Trong chiến đấu, Cánh Đồng Chum đang giữa mùa mưa, những trận mưa lớn và kéo dài đã gây rất nhiều trở ngại, khó khăn cho lực lượng phòng ngự của ta và bạn. Các sông suối nước chảy xiết, dâng cao. Hầm hào chiến đấu, đường cơ động bị sụt lở. Quần áo của cán bộ, chiến sĩ luôn ướt dầm, lấm lem bùn đất và khói bom đạn, cùng với quá trình hoạt động tác chiến nên phần lớn quần áo, giày, tất của bộ đội bị rách, hỏng; nhiều đồng chí phải đi chân không. Bệnh lở loét, hắc lào, sốt mò, sốt rét phát triển. Với tinh thần quốc tế vô sản cao cả và ý chí, quyết tâm chiến đấu cao, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 2 tích cực ngày đêm sửa chữa hầm hào, công sự, khâu vá quần áo, tìm lốp xe hỏng làm dép thay giày, tăng cường giữ vệ sinh chiến hào, tự pha chế thuốc chữa bệnh..., đã khắc phục được khó khăn, tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Lợi dụng những khó khăn của bộ đội ta và bạn trong mùa mưa, địch tập trung 6 GM và một số tiểu đoàn tiến công lần thứ hai vào Cánh Đồng Chum theo 3 hướng. Dự kiến trước được âm mưu của địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch sử dụng Trung đoàn 148 (thiếu), 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 866, 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 335 cùng xe tăng kiên quyết bẻ gãy cánh quân chủ yếu của địch. Sau 2 đợt phản kích, ta tiêu diệt trên 400 tên địch, bắn rơi 3 máy bay, đẩy lùi cánh quân này. Trên các hướng khác, lực lượng ta và bạn tích cực ngăn chặn, phản kích, buộc địch tháo chạy. Cuộc tiến công lần thứ hai của địch bị thất bại.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #23 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2023, 09:12:27 am »

Đợt 3 (11 - 30.9.1972): Thất bại trên hướng chính Tây Bắc, không thực hiện được đánh hiểm và bất ngờ, địch phải tăng cường lực lượng, chuyển hướng Tây làm chủ yếu, tiến công từ ngoài vào kết hợp với các hướng khác. Các đơn vị của ta (các trung đoàn 148, 866, 335, lực lượng công binh và đơn vị bạn) đã tổ chức tốt trận phản đột kích thứ hai, đánh bại cuộc tiến công của địch vào khu vực phòng ngự chủ yếu của ta, giữ quyền chủ động trên chiến trường.


Đợt 4 (1.10 - 15.11.1972): Bị thúc ép về chính trị và mùa mưa sắp kết thúc, địch đã dốc toàn lực để tổ chức tiến công nhằm đạt được mục tiêu hạn chế là chiếm cho được phía Nam Cánh Đồng Chum, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán giữa hai bên. Phát huy khí thế chiến thắng, ta tập trung đánh trận then chốt quyết định, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch. Từ ngày 12 đến ngày 14 tháng 10 năm 1972, kết hợp lực lượng chốt giữ, các trung đoàn 148, 335 cơ động vào bên sườn và phía sau địch, đánh thiệt hại nặng 1 binh đoàn cơ động, diệt 635 tên, bắn rơi 3 máy bay. Thừa thắng, các trung đoàn 148, 335, 866, 88 tổ chức bao vây, chia cắt kết hợp với nhiều mũi phản đột kích, bẻ gãy các đợt tiến công của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 1.240 tên, thu 1.500 súng các loại. Ngày 15 tháng 10 năm 1972, địch tập trung 60 tiểu đoàn quân phái hữu Lào và lính đánh thuê Thái Lan mở cuộc tiến công lớn thử ba vào Cánh Đồng Chum. Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương sử dụng lực lượng tại chỗ ngăn chặn địch, kết hợp cùng lực lượng cơ động mạnh tiến hành phản đột kích, kiên quyết đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công của chúng. Đầu tháng 11, ta bao vây, đánh địch co cụm ở phía Nam Cánh Đồng Chum, diệt hàng trăm tên, khôi phục lại toàn bộ khu vực này. Cuộc tiến công lớn lần thứ ba của địch hoàn toàn thất bại. Ta chủ động kết thúc chiến dịch vào ngày 15 tháng 11 năm 1972, Cánh Đồng Chum được bảo vệ vững chắc.


Trải qua 179 ngày chiến đấu gian khổ suốt mùa mưa năm 1972, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng kết thúc thắng lợi. Trong chiến dịch này, lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã phối hợp với các đơn vị của Bộ và Quân giải phóng nhân dân Lào lần đầu tiên tổ chức thắng lợi chiến dịch phòng ngự hiệp đồng binh chủng quy mô lớn trên chiến trường Lào, làm biến đổi tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng Đông Dương. Ta đã đánh thắng cả 3 cuộc tiến công quy mô lớn của địch, loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên, đánh thiệt hại nặng 3 GM quân đặc biệt Vàng Pao, 3 tiểu đoàn Thái Lan và 5 GM khác; góp phần đánh bại “học thuyết Níchxơn” ở Lào, lực lượng đặc biệt Vàng Pao bị tổn thất nặng nề, quân đánh thuê Thái Lan không còn là chỗ dựa chủ yếu của quân ngụy Viêng Chăn; đồng thời, bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum, làm thay đổi cục diện chiến trường có lợi cho cách mạng Lào và phối hợp cùng cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam.


Thất bại nặng nề của đế quốc Mỹ và tay sai trong mùa mưa năm 1972 ở Cánh Đồng Chum buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và chấp nhận đàm phán. Ngày 21 tháng 2 năm 1973, Hiệp định về lập lại hòa bình, thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào được ký kết. Nhân dân các bộ tộc Lào dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, tiến hành xây dựng chế độ mới trên đất nước Lào tươi đẹp. Lực lượng vũ trang Quân khu 2 vui mừng trước thắng lợi của cách mạng nước bạn và cũng rất tự hào, bởi đã chung vai gánh vác với bạn trong những năm dài chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ với tinh thần “hạt muối cắn đôi, bát cơm sẻ nửa”, sống chết có nhau trong nghĩa vụ quốc tế cao cả.


Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972 là minh chứng hùng hồn về tư tưởng cách mạng tiến công và cách đánh sáng tạo của lực lượng vũ trang Quân khu 2 cùng các đơn vị bạn trong chiến đấu phòng ngự cả về chiến dịch và chiến thuật. Mặc dù địch đã triệt để khai thác những khó khăn của ta trong mùa mưa để tiến công, nhưng với sự lãnh đạo, chỉ huy chặt chẽ của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Chiến dịch, ta đã tổ chức chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh, kết hợp tài trí giữa phòng ngự trận địa và phòng ngự cơ động mạnh; cùng phát huy cao độ ý chí, tinh thần cách mạng, sự bền bỉ, kiên trì, tháo vát, năng động của cán bộ, chiến sĩ trong chiến đấu, lực lượng vũ trang Quân khu 2 đã phối hợp tốt với bạn đánh thắng kẻ thù.


Cũng qua thành công của chiến dịch, ta và bạn đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm và bài học quý về tổ chức phòng ngự chiến dịch, làm phong phú thêm nền khoa học và nghệ thuật quân sự của quân đội hai nước, từ đó khẳng định loại hình chiến đấu phòng ngự là một loại hình quan trọng, cơ bản, cả trong thực hành chiến thuật và tổ chức chiến dịch. Tổ chức phòng ngự nhưng phải lấy tư tưởng tích cực tiến công làm tư tưởng chỉ đạo tác chiến. Vừa phòng ngự ngoan cường, vừa tiến công dũng mãnh để tiêu diệt và đánh bại những cuộc tiến công quy mô lớn của địch. Những bài học và kinh nghiệm trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 đã và đang được các thế hệ cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 2 nghiên cứu vận dụng và phát triển, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


50 năm đã trôi qua, tinh thần chiến đấu và tình cảm cao đẹp của lực lượng vũ trang Quân khu 2 với quân và dân các bộ tộc Lào trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng năm 1972 sẽ mãi là nguồn cổ vũ, động viên to lớn để lực lượng vũ trang Quân khu 2 ngày nay tiếp tục phát huy, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong giai đoạn cách mạng mới, xứng đáng với lòng tin yêu của hai Đảng, hai dân tộc, hai quân đội, xây dựng tình đoàn kết chiến đấu ngày càng bền chặt - một biểu tượng mẫu mực về tinh thần quốc tế vô sản trong sáng như đồng chí Cayxỏn Phômvihản đã nói: “Núi có thể lở, sông có thể cạn, nhưng tình cảm giữa hai dân tộc Lào và Việt Nam mãi mãi trường tồn cùng thời gian".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #24 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2023, 07:40:20 am »

QUÂN VÀ DÂN QUÂN KHU 4 PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU
VỚI CHIẾN TRƯỜNG THƯỢNG LÀO NĂM 1972


Trung tướng NGUYỄN DOÃN ANH
Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Ủy viên Quân ủy Trung ương Tư lệnh Quân khu 4


Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là chiến dịch phòng ngự đầu tiên của liên quân Việt - Lào nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân ngụy Lào và quân đội Thái Lan dưới sự chỉ huy của Mỹ, nhằm bảo vệ vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược trong năm 1972 ở chiến trường Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng, quân và dân Quân khu 41 (Quân khu 4 có 1.337,078km đường biên giới với Lào, có 6/6 tỉnh, 22/88 huyện tiêp giáp với 7 tỉnh, 17 huyện của nước bạn Lào) luôn kề vai, sát cánh với lực lượng vũ trang và nhân dân bạn vượt qua nhiều hy sinh, gian khổ, đoàn kết chiến đấu, góp phần vào thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ở mặt trận Thượng Lào, với cách đánh sáng tạo, hiệu quả, làm phong phú thêm lý luận và thực tiễn về nghệ thuật chiến dịch Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

1. Đề ra chủ trương, biện pháp sáng tạo, thực hiện hiệu quả quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào

Sau thất bại của những nỗ lực quân sự trên chiến trường Đông Dương trong năm 1970, đầu năm 1971, đặc biệt là thất bại về mặt chiến lược trong cuộc hành quân mang tên “Lam Sơn 719” ở Đường 9 - Nam Lào, đế quốc Mỹ ngày càng lún sâu vào thế bị động chiến lược, buộc phải chuyển vào thế phòng thủ, cố gắng duy trì cho cục diện chiến trường khỏi bị đảo lộn; đồng thời xúc tiến tìm kiếm một giải pháp chính trị có lợi trên bàn Hội nghị Pari. Mặc dù vậy, với bản chất hiếu chiến xâm lược, không cam chịu thất bại, đế quốc Mỹ tiếp tục đẩy mạnh chiến tranh xâm lược hai nước Việt Nam và Lào. Ở Lào, từ năm 1969, Mỹ đã mở rộng quy mô “Chiến tranh đặc biệt tăng cường”, ồ ạt đưa quân Thái Lan vào tham chiến tại đây. Trong khi đó, ở Việt Nam, đế quốc Mỹ tiếp tục triển khai chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”; huy động lực lượng lớn không quân, hải quân đánh phá miền Bắc, với mức độ ác liệt gấp bội, hòng ép ta phải nhân nhượng trên bàn đàm phán tại Pari.


Nhận thức rõ âm mưu trước mắt và lâu dài của địch, Trung ương Đảng ta và Lào có những chủ trương và biện pháp mới, nhằm củng cố vùng giải phóng. Tháng 12 năm 1971, nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện có hiệu quả hơn nghĩa vụ quốc tế, Quân ủy Trung ương quyết định tổ chức lại lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào. Theo đó, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 4 có nhiệm vụ lãnh đạo và chỉ huy các hoạt động của ta và giúp bạn về mặt quân sự ở khu vực từ Nam Đường số 7 đến Đường số 12, gồm tỉnh Bô Ly Khăm Xay và huyện Mường Mộc (tỉnh Xiêng Khoảng). Chuyên gia quân sự và Quân tình nguyện Việt Nam ở khu vực này đều trực thuộc Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 4 chỉ đạo. Thực hiện nhiệm vụ được giao, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu giao nhiệm vụ cho các tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh giúp đỡ 2 tỉnh kết nghĩa Xiêng Khoảng và Bô Ly Khăm Xay về mặt quân sự. Trên cơ sở đó, Tinh ủy và Tỉnh đội Hà Tĩnh điều chỉnh tổ chức lực lượng Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương tỉnh và Đoàn 128 chuyên gia quân sự giúp bạn tại Bô Ly Khăm Xay. Tỉnh ủy và Tỉnh đội Nghệ An cũng thành lập tại huyện Mường Mộc lực lượng thường xuyên gồm Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương và 1 đội công tác cơ sở, lấy phiên hiệu là Đoàn 7.


Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu, các lực lượng giúp bạn của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh đây mạnh các hoạt động, tổ chức thực hiện kế hoạch xây dựng và củng cố vùng giải phóng, phát triển và nâng cao chất lượng vũ trang địa phương của bạn, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng. Nhờ đó, ở các vùng giải phóng tỉnh Bô Ly Khăm Xay và huyện Mường Mộc, phong trào cách mạng có bước phát triển mạnh mẽ. Lực lượng vũ trang tỉnh Bô Ly Khăm Xay đã thành lập Tiểu đoàn 17 và 4 đại đội độc lập; mỗi huyện đều có trung đội bộ đội địa phương. Tính chung toàn tỉnh Bô Ly Khăm Xay đã có 1.766 cán bộ, đội viên dân quân ở các bản, xã; trong đó gần 600 du kích vũ trang; phần lớn các xã vùng giải phóng có trung đội du kích tập trung. Trong khi đó tại huyện Mường Mộc, với sự giúp đỡ của ta, bạn đã tích cực củng cố Đại đội 125 bộ đội địa phương huyện, phát triển và củng cố được 150 cán bộ, đội viên dân quân các xã, bản; trong đó thành lập được 3 tiểu đội du kích vũ trang vùng xung quanh thị trấn. Ngoài lực lượng vũ trang, bạn còn chú trọng xây dựng, củng cố và tăng cường chỉ đạo hoạt động của các đội công tác cơ sở.


Đầu năm 1972, Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào đề ra quyết tâm chiến lược và phương hướng cách mạng Lào trong tình hình mới. Hội nghị nhấn mạnh: “Phát huy thế thắng lợi chủ động và khẩn trương đẩy mạnh mọi mặt hoạt động và xây dựng tạo thời cơ và tranh thủ thời cơ giành thắng lợi to lớn hơn, làm chuyển biến mạnh mẽ cục diện cuộc chiến tranh ở Lào hoàn toàn có lợi cho cách mạng”. Trong khi đó về phía ta, nhằm tăng cường đoàn kết, liên minh chiến đấu giữa 3 nước Đông Dương, Nghị quyết Hội nghị Quân ủy Trung ương tháng 2 năm 1972 cũng xác định: “Theo tinh thần đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân ba nước Đông Dương, cần phải giúp đỡ và phối hợp với bạn thật tốt trong nhiệm vụ tác chiến, xây dựng lực lượng và củng cố vùng giải phóng, cùng nhau tạo nên những đợt hoạt động nhịp nhàng, tiến công địch đồng đều, đón thời cơ giành thắng lợi to lớn”.


2. Chia lửa cùng Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, góp phần tạo nên so sánh lực lượng và cục diện mới có lợi cho ta

Trong khi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng diễn ra ngày càng căng thẳng và quyết liệt trên chiến trường Thượng Lào, tháng 8 năm 1972, ta và bạn chủ trương tranh thủ mở đợt hoạt động tác chiến ở Trung Lào trong mùa khô 1972 - 1973, lấy tỉnh Khăm Muộn (Đường số 12) làm hướng chủ yếu nhằm mở rộng vùng giải phóng dọc sông Mê Kông thuộc tỉnh Khăm Muộn, uy hiếp Đường số 13, bảo vệ hành lang chiến lược của ta, phối hợp các chiến trường khác ở Lào tạo chuyển biến mới trong cục diện chiến tranh ở Lào. Nhiệm vụ này được giao cho Quân khu 4 phối hợp, giúp đỡ và tổ chức thực hiện.


Mặc dù trong thời gian này, trên địa bàn Quân khu 4 đang phải tập trung đối phó với chiến tranh phá hoại ác liệt của Mỹ; đồng thời, thực hiện chi viện miền Nam, củng cố hậu phương vô cùng khẩn trương và cấp bách. Với tinh thần khắc phục khó khăn, quán triệt quan điểm “giúp bạn là mình tự giúp mình”, quân và dân Quân khu 4 đẩy mạnh các hoạt động chia lửa, phối hợp giúp đỡ bạn. Trong 2 ngày 3 và 4 tháng 9 năm 1972, Thường vụ Quân khu ủy 4 họp phiên đặc biệt quán triệt nhiệm vụ giúp bạn và quyết định sử dụng lực lượng Quân khu phối hợp với lực lượng chính trị của bạn mở chiến dịch tiến công trên hướng Đường số 12. Đồng thời, giao tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh với lực lượng của địa phương, cùng với lực lượng vũ trang và chính trị của bạn mở đợt hoạt động tác chiến phối hợp trực tiếp. Chiến dịch mang tên “972” do Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 4 trực tiếp chỉ đạo. Lực lượng vũ trang Hà Tĩnh hoạt động trên Đường số 8 lây phiên hiệu là 872 và lực lượng vũ trang Nghệ An hoạt động Nam Đường số 7, khu vực huyện Mường Mộc lấy phiên hiệu là 772 cùng 2 đội công tác cơ sở gồm 22 đồng chí của tỉnh Bô Ly Khăm Xay tham gia chiến dịch.


Mặc dù phải tác chiến trên một chiến trường xa Quân khu, thời gian gấp, lực lượng hỗn hợp tách từ nhiều đơn vị khác nhau, có chủ lực, có bộ đội địa phương, bộ binh và binh chủng với khả năng tác chiến chưa đồng đều, nhưng với quyết tâm cao độ, Ban Cán sự, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã tích cực chủ động chỉ đạo các lực lượng tham gia chiến dịch làm tốt công tác chuẩn bị cơ sở vật chất, kỹ thuật, trinh sát nắm chắc địch và xây dựng phương án tác chiến cụ thể tỷ mỷ, tạo thuận lợi cho các đơn vị hoàn thành các nhiệm vụ.


Rạng sáng ngày 28 tháng 10 năm 1972, Chiến dịch 972 mở màn giành thắng lợi giòn giã đã thu hút sự đối phó của địch về phía Bắc thị xã Thà Khẹt. Ngày 12 tháng 11 năm 1972, Tiểu đoàn 4 tiến công trên hướng chủ yếu đã đồng loạt nổ súng đánh chiếm các cứ điểm tiền tiêu Pa Nom, Pha Lai trên Đường số 12, cửa ngõ vào thị xã Thà Khẹt từ phía Tây. Trong khi đó, một mũi đặc công và bộ binh luồn sâu áp sát thị xã, ngay đêm 13 tháng 11 năm 1972, tập kích một số mục tiêu trong nội thị gây cho địch nhiều tổn thất.


Khi địch đang lúng túng đối phó ở phía Bắc và phía Tây Thà Khẹt, Tiểu đoàn 49 Quân tình nguyện Việt Nam cùng với các đội cơ sở của bạn đã thọc sâu vào vùng địch hậu phía Tây Đường số 13. Các đồn, bốt lẻ của địch và hệ thống kìm kẹp ở các bản, ấp nhanh chóng bị ta xóa bỏ. Nhân dân được phát động, cơ sở mới của cách mạng được xây dựng, lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào làm chủ một vùng đồng bằng rộng lớn gồm 17 xã thuộc 2 huyện Thà Khẹt và Noọng Bốc; tuyến phòng thủ vòng ngoài của thị xã Thà Khẹt bị phá tung, ta và bạn đã kiểm soát nhiều đoạn trên Đường số 13. Trước những tổn thất ban đầu, địch điều động lần lượt 8 tiểu đoàn từ Viêng Chăn tới để cùng với quân địch ở đây giữ các vị trí then chốt còn lại, nhất là thị xã Thà Khẹt và cứ điểm Sê Băng Phai ở phía Nam. Ta chuyển sang bao vây uy hiếp thị xã, tiếp tục củng cố thế làm chủ vùng mới giải phóng và chuẩn bị đạn dược, lương thực cho đợt hoạt động tiếp theo.


Trên hướng 872, lực lượng vũ trang Hà Tĩnh hỗ trợ tích cực cho bạn nhanh chóng đánh chiếm một số đồn, bốt của địch ở vùng giáp ranh, phát triển ra Đường số 13, đánh chiếm cầu Phacađin, vây ép cứ điểm Pắc San, giải phóng 11 xã thuộc Bô Ly Khăm Xay và Hin Bun, làm chủ đoạn Đường số 13 từ Phacađin tới Pắc San. Tại Mặt trận 772, ngày 29 tháng 10 năm 1972, lực lượng tình nguyện của Nghệ An hỗ trợ cho lực lượng của bạn ở Mường Mộc, uy hiếp Đường số 13 và phía Tây Viêng Chăn, tiến công căn cứ BS.226 ở Mường Nham. Đặc biệt, đánh chiếm sân bay Mường Nham và các điểm ngoại vi, buộc địch phải chạy sang căn cứ của BS.225 ở vùng Phu Luông - Nậm Heo.


Đêm 22 tháng 12 năm 1972, ta tiếp tục hỗ trợ bạn tập trung lực lượng tiến công vào căn cứ địch ở Phu Luông - Nậm Heo. Các mũi vũ trang luồn sâu vào sào huyệt phỉ, trực tiếp tiến công vào các vị trí do quân phỉ đóng giữ; các đội công tác cơ sở bắt liên lạc với nhân dân bị địch bốc theo, hướng dẫn và bảo vệ cho quần chúng nhân dân tách khỏi địch, trở về vùng giải phóng an toàn. Cuộc chiến đấu của bạn nhằm giành dân, diệt phỉ kéo dài tới ngày 1 tháng 1 năm 1973; quân phỉ bị đánh bật ra khỏi các sào huyệt của chúng, ta giải phóng hàng nghìn dân, đưa về bản cũ. Sau đó, ta còn tiếp tục giúp bạn làm trong sạch địa bàn, giúp dân ổn định đời sống, khôi phục lại vùng giải phóng Nam Đường số 7, nối liền Xiêng Khoảng với Bô Ly Khăm Xay.


Sau những trận tiến công mở đầu thắng lợi, Bộ Chỉ huy Chiến dịch 972 quyết định tập trung lực lượng hỗ trợ để bạn tiến công tiêu diệt cứ điểm địch ờ Sê Băng Phai, một vị trí xung yếu trên Đường số 13, vừa bảo vệ cầu sắt Sê Băng Phai, vừa là điểm nối giữa 2 căn cứ Thà Khẹt ở phía Bắc và Xê Nô ở phía Nam. Đây là cứ điểm được phòng thủ khá kiên cố và vững chắc do 1 tiểu đoàn tăng cường địch đóng giữ. Ngày 19 tháng 12, Bộ Chỉ huy Chiến dịch 972 quyết định sử dụng lực lượng binh chủng hợp thành, gồm bộ binh, xe tăng, pháo binh, cao xạ tiến công cứ điểm. Sau 2 ngày chiến đấu liên tục, ngày 20 tháng 12, ta và bạn chiếm được Sê Băng Phai, cắt đứt Đường số 13 và làm chủ vùng này trong nhiều ngày. Tuy không diệt gọn được địch nhưng trận tiến công cứ điểm Sê Băng Phai là trận đánh then chốt, kết thúc Chiến dịch 972 trên hướng Đường số 12, tỉnh Khăm Muộn. Đầu tháng 1 năm 1973, các lực lượng chiến đấu trên Đường số 12 rời khỏi chiến trường, các lực lượng bạn được bổ sung thêm để bảo vệ và củng cố vùng mới giải phóng.


Như vậy, với việc mở Chiến dịch 972, quân và dân Quân khu 4 đã phối hợp với bạn đánh địch ở cả 3 hướng (Đường số 7, Đường số 8 và Đường số 12) với 280 trận lớn nhỏ. Ta đã thu hút và giam chân một lực lượng quan trọng quân ngụy Viêng Chăn, buộc chúng phải dồn tới vùng Thà Khẹt và xung quanh đó thường xuyên từ 8 đến 12 tiểu đoàn quân phái hữu, tạo thuận lợi cho các chiến trường Thượng Lào giành thắng lợi. Bên cạnh đó, quân và dân Quân khu 4 còn giúp bạn quét sạch địch và bọn phản loạn trong vùng giải phóng cũ, mở thêm vùng giải phóng mới trong khu vực đồng bằng đông dân, nhiều của dọc theo Đường số 13, đưa số dân vùng giải phóng Trung Lào lên 170.000 trên tổng số 215.000 người. Chiến dịch 972 thắng lợi, tạo thế cho bạn trên khắp các chiến trường, bảo vệ hậu phương vùng giải phóng; nối liền vùng giải phóng Xiêng Khoảng - Bô Ly Khăm Xay - Căm Cớt và Mường Mộc; tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, kéo lực lượng phân tán để chống âm mưu lấn chiếm Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng và Xalavan, lùng quét thu phục phỉ, củng cố và mở rộng vùng giải phóng, xây dựng củng cố cơ sở, giữ dân, giành dân, nắm dân, giải phóng hoàn toàn tỉnh Khăm Muộn, cô lập địch ở Bắc và Hạ Lào, giúp bạn về mặt quân sự, phát triển lực lượng địa phương giữ vững ổn định phía Tây Quân khu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2023, 07:41:20 am »

3. Một số bài học kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn phối hợp chiến đấu với chiến trường Thượng Lào của quân và dân Quân khu 4

Một là, thường xuyên quán triệt sâu sắc đường lối cách mạng của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực hiện nhiệm vụ

Khi đề cập tới nhiệm vụ sát cánh chiến đấu với quân và dân Lào anh em, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện: “Sự thật thì chưa tìm ra chữ gì để thay thế chữ giúp, thực ra không phải là giúp mà là làm nhiệm vụ quốc tế”. Điều đó cho thấy rằng, đây là một nhiệm vụ rất mới mẻ, nên việc quán triệt sâu sắc quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp về thực hiện nhiệm vụ này là vô cùng quan trọng, để mọi cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện nhận thức đẩy đủ, hiểu rõ bản chất nghĩa vụ quốc tế cao cả của người cộng sản, từ đó có hành động đúng đắn trong tổ chức, triển khai thực hiện nhiệm vụ. Nhờ vậy, khi có yêu cầu của bạn, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện dù trực tiếp tham gia chiến đấu hoặc làm chuyên gia giúp cách mạng Lào đều nêu cao tinh thần quốc tế trong sáng, đồng cam, cộng khổ cùng quân và dân Lào anh em, gắn bó máu thịt, không quản ngại hy sinh, nỗ lực giúp cuộc cách mạng giải phóng đất nước của nhân dân Lào giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn.


Hai là, tăng cường đoàn kết giúp bạn xây dựng và chiến đấu theo đường lối, chủ trương, kế hoạch thống nhắt giữa ta và bạn

Mặc dù cùng chung nhiệm vụ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, nhưng cách mạng mỗi nước phát triển không đều, nên việc vận dụng đường lối cũng như các quan điểm giúp bạn phải được nghiên cứu, bàn bạc thống nhất, phù hợp với tình hình của cách mạng Lào trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng. Theo đó, các cấp lãnh đạo, chỉ huy Quân tình nguyện Việt Nam đã thường xuyên giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức rõ quan điểm: Cách mạng Lào phải do nhân dân Lào tự làm lấy. Việt Nam giúp Lào là tạo điều kiện để bạn từng bước đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử của đất nước. Quá trình giúp bạn, phải thực sự tôn trọng quyền làm chủ của bạn và theo phương châm: Cơ bản, toàn diện, liên tục, hiệu quả. Việc giúp bạn bắt đầu từ đề xuất, kiến nghị những vấn đề chiến lược có tính chất quan trọng để lãnh đạo bạn xem xét, trao đổi đi đến thống nhất về chỉ đạo chiến tranh, về xây dựng và chiến đấu của quân đội. Như vậy, trên cơ sở nhất trí cao về quan điểm, đường lối, chủ trương và các biện pháp thực hiện giữa ta và bạn, cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam với tình cảm và tinh thần trách nhiệm, cùng với bạn xây dựng và chiến đấu, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng mà Đảng Nhân dân cách mạng Lào đề ra, góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng ba nước Đông Dương.


Ba là, xây dựng các đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam, nhất là đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, đủ sức lãnh đạo, chỉ huy đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

Thực tiễn cho thấy, mặc dù được sự tin yêu, đùm bọc che chở, giúp đỡ như anh em ruột thịt của nhân dân các dân tộc Lào song việc phải tác chiến độc lập ở chiến trường xa hậu phương và sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên là một khó khăn lớn anh hương đến hiệu quả hoạt động của các đơn vị Quân tình nguyện. Để khắc phục điều đó, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Quân tình nguyện Việt Nam đã chú trọng tập trung xây dựng đơn vị vững mạnh về mọi mặt, xây dụng cho cán bộ, chiến sĩ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, giỏi về năng lực tác chiến độc lập, tinh thần bền bỉ, sức chịu đựng cao, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, không ngừng nêu cao tinh thần quốc tế cao cả, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Trong những năm tháng hoạt động trên khắp đất nước Lào và ở mọi lĩnh vực công tác, Quân tình nguyện Việt Nam luôn chủ động đề ra các giải pháp tích cực, phát huy bản chất “Bộ đội Cụ Hồ” giúp bạn trên mọi phương diện, không chỉ trong chiến đấu, xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, mà còn thực sự trở thành đội quân công tác, làm công tác dân vận giỏi, cùng với quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào phát triển căn cứ địa cách mạng gây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, phát triển chiến tranh nhân dân đáp ứng yêu cầu kháng chiến. Bên cạnh đó, công tác chính sách cũng được tổ chức thực hiện chặt chẽ, nhất là chính sách thương binh, tử sĩ, chính sách hậu phương quân đội,... góp phần quan trọng để cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện Việt Nam yên tâm công tác, cống hiến sức lực, trí tuệ,... vì nhiệm vụ quốc tế cao cả.


Hiện nay, trong bối cảnh tình hình thế giới, khu vực diễn biến phức tạp, sự nghiệp đổi mới đất nước, cũng như mớ cửa, hội nhập quốc tế được Đảng, Nhà nước và nhân dân hai nước tiến hành, đã và đang tạo ra những thành tựu to lớn; đồng thời cũng đặt ra những yêu cầu khách quan cần tiếp tục tăng cường mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và yêu cầu cách mạng hai nước. Hơn lúc nào hết, quân và dân Quân khu 4 cần thực hiện nghiêm túc và sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; các nghị quyết, chỉ thị của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về công tác đối ngoại nói chung và công tác đối ngoại quân sự, quốc phòng nói riêng nhằm mang lại hiệu quả thiết thực trong quan hệ đối ngoại giữa hai nước. Cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang Quân khu 4 nhận thức rõ mối quan hệ hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước Việt Nam - Lào là tài sản chung vô giá, là quy luật tồn tại và phát triển của hai dân tộc và là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng mỗi nước. Để giữ vững và tăng cường mối quan hệ đoàn kết đặc biệt giữa hai nước, hai Đảng và hai quân đội Việt Nam - Lào, lực lượng vũ trang Quân khu 4 tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại quân sự, quốc phòng theo đúng đường lối của Đảng, Nhà nước, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền 6 tỉnh trên địa bàn thường xuyên giữ và tăng cường mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa lực lượng vũ trang Quân khu 4 với quân đội và nhân dân các dân tộc Lào anh em, xây dựng tuyến biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển, góp phần vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam trong tình hình mới.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2023, 07:45:13 am »

CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG HƯỚNG PHỐI HỢP HIỆU QUẢ TRONG CUỘC TIẾN CÔNG CHIẾN LƯỢC NĂM 1972


Đại tá, ThS NGUYỄN ĐÌNH VŨ
Trưởng phòng Khoa học quân sự Quân khu 4


Chiến dịch Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam và Quân giải phóng nhân dân Lào, phát huy được cách đánh sáng tạo, hiệu quả, nhằm đánh bại kế hoạch lấn chiếm mùa mưa của quân phái hữu Lào và lính đánh thuê Thái Lan dưới sự chỉ huy của Mỹ, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào. Chiến dịch này đồng thời cũng là đòn tiến công phối hợp có hiệu quả với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở các chiến trường Trị - Thiên Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Thắng lợi của Chiến dịch cùng với các hoạt động tác chiến trong năm 1972, mà nhất là thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không trên bầu trời Hà Nội đã buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pari (27.1.1973) và buộc phái hữu Lào phải ký Hiệp định Viêng Chăn (21.2.1973)   tạo bước phát triển mới trong công cuộc kháng chiến vì hòa bình, độc lập và tự do của hai nước Việt Nam và Lào.


Mùa khô năm 1971 - 1972, Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp cùng với quân và dân nước bạn tổ chức đánh lớn trên cả ba chiến trường Việt Nam - Lào - Campuchia. Ở Campuchia, ta đánh bại cuộc hành quân “Chen La II” của địch, giữ vững vùng giải phóng phía Tây sông Mê Kông, đẩy mạnh các hoạt động uy hiếp các tuyến giao thông và các đô thị ở Tây và Tây Bắc Phnôm Pênh. Ở Lào, liên quân Việt - Lào đã giành được những thắng lợi to lớn trong Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, chiếm lại các khu vực chiến lược quan trọng ở Bắc và Nam Lào. Đặc biệt, với chiến dịch giải phóng Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng - Mường Sủi, ta đã giành thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng: Giáng đòn nặng nề vào âm mưu của Mỹ muốn dùng lính đánh thuê Thái Lan làm nòng cốt phối hợp với quân Vàng Pao lấn chiếm vùng giải phóng Lào; đẩy quân đội Thái Lan xuống dốc không hồi phục được. Thắng lợi của chiến dịch đã tạo ra cục diện mới so sánh lực lượng có lợi cho cách mạng Lào, thu hút chủ lực địch tập trung ở Cánh Đồng Chum - Loong Chẹng, tạo điều kiện cho ta và Lào đẩy mạnh hoạt động trên các hướng khác, giải phóng nhiều vùng đất rộng lớn.


Nhằm cứu vãn tình thế ở chiến trường Lào, đế quốc Mỹ quyết định đẩy mạnh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” trì hoãn đàm phán tại Hội nghị Pari với Quân giải phóng nhân dân Lào, đồng thời tăng cường viện trợ quân sự, thúc ép quân ngụy Lào đôn quân, bắt lính, thực hiện lùng quét bên trong, lấn chiếm bên ngoài. Mặt khác thông qua tình báo CIA, Mỹ trực tiếp nuôi dưỡng và củng cố lực lượng đặc biệt Vàng Pao ở Thượng Lào. Mỹ và ngụy quân Lào âm mưu củng cố lại lực lượng, tổ chức phản công chiếm lại những vùng đã mất vào mùa mưa năm 1972.


Để phá vỡ quy luật “mùa khô ta đánh địch, giành quyền làm chủ; mùa mưa địch nống ra chiếm lại”, tháng 2 năm 1972 Hội nghị Quân ủy Trung ương của ta đã ra quyết tâm: “Phải giành thắng lợi lớn, tạo nên so sánh lực lượng và cục diện mới có lợi cho la, buộc địch phải chấm dứt chiến tranh trong năm 1972 theo điều kiện của ta đồng thời có sự chuẩn bị mọi mặt để tiếp tục đánh mạnh hơn nữa vào mùa khô 1972 - 1973 nếu địch còn ngoan cố kéo dài chiến tranh”1 (Viện Khoa học quân sự - Khoa Nghệ thuật quân sự, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum mùa mưa 1972, tài liệu lưu hành nội bộ, Viện Khoa học quân sự xuất bản năm 1977, tr. 28). Đầu tháng 4 năm 1972 Bộ Chỉ huy Mặt trận Cánh Đồng Chum được giao nhiệm vụ tổ chức Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, kiên quyết đánh bại cuộc hành quân lấn chiếm quy mô lớn của địch, bảo vệ vững chắc vùng mới giải phóng, thu hút lực lượng và sự chi viện của không quân Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi cho các chiến trường trong nước hoạt động.


Giữa ta và bạn đã thống nhất những chủ trương, biện pháp mới nhằm củng cố vùng giải phóng vừa giành được ở Lào, gắn chặt chiến trường Lào với chiến trường chính miền Nam Việt Nam. Tại Hội nghị làn thứ 17 Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào cũng đề ra quyết tâm chiến lược: “Phát huy thế thắng lợi, chủ động và khẩn trương đẩy mạnh mọi mặt hoạt động, xây dựng tạo thời cơ và tranh thủ thời cơ giành thắng lợi to lớn hơn, làm chuyển biến mạnh mẽ cục diện cuộc chiến tranh ở Lào hoàn toàn có lợi cho cách mạng”2 (Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Lịch sử Quân khu 4 (1945 - 2015), Tặp 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2015, tr. 415).


Ở chiến trường trong nước, Thường vụ Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam quyết định: “Tiến hành cuộc tiến công chiến lược năm 1972, hướng chủ yếu là chiến trường Trị - Thiên”3 (Chủ trương của Thường vụ Quân ủy Trung ương được Bộ Chính trị thông qua ngày 23 tháng 2 năm 1972). Theo chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu, quân và dân ta tổ chức đánh lớn trên cả ba hướng: Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, với mục tiêu “đánh bại về cơ bản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và “Học thuyết Níchxơn” của đế quốc Mỹ ở Đông Dương, góp phần làm chuyển biến cục diện chiến tranh, đưa cuộc kháng chiến của nhân dân ta và nhân dân các nước Đông Dương lên một bước mới”1 (Bộ Quốc phòng - Bộ Tư lệnh Quân khu 4, Lịch sử Quân khu 4 (1945 - 2015), Tập 2, Sđd, tr. 356). Ngày 30 tháng 3 năm 1972, ta mở màn Chiến dịch tiến công Quảng Trị. Qua 6 ngày đêm chiến đấu, với sức mạnh tiến công áp đảo, các lực lượng chủ lực và bộ đội địa phương đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, phá vỡ toàn bộ hệ thống phòng ngự vòng ngoài của địch ở Quảng Trị, uy hiếp Đường số 12, thu hút giam chân địch trên hướng phối hợp Thừa Thiên. Cùng với hướng trọng điểm Quảng Trị, trên các hướng phối hợp ở Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, từ ngày 31 tháng 3 đến cuối tháng 4 năm 1972, quân ta đồng loạt tiến công địch ở Tây sông Pô Kô, giải phóng Đắk Tô, Tân Cảnh, uy hiếp vùng Bắc Kon Tum (Tây Nguyên), giải phóng Lộc Ninh, Bù Đốp, Thiện Ngôn; bao vây Lộc An, uy hiếp Sài Gòn (Đông Nam Bộ).


Nhằm phối hợp với chiến trường trong nước, kìm chân địch không cho chúng đem quân ứng cứu giữa chiến trường ba nước Đông Dương, bộ đội ta đã tích cực, chủ động phối hợp với quân và dân nước bạn tiếp tục tổ chức các hoạt động tác chiến ngay trên chiến trường nước bạn. Đầu tháng 4 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng được thành lập gồm 6 đồng chí, do đồng chí Vũ Lập làm Tư lệnh, đồng chí Lê Linh làm Chính ủy. Bộ Tư lệnh Chiến dịch xác định địa bàn chiến dịch bao gồm khu tứ giác: Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng, với chiều dài khoảng 60km, chiều rộng 50km, trong đó Cánh Đồng Chum là khu trung tâm. Toàn bộ địa bàn chiến dịch được chia thành 5 khu vực: Khu vực trung tâm Cánh Đồng Chum là khu vực phòng ngự chủ yếu; khu trung gian Hin Tặng là khu vực phòng ngự cơ bản phía trước; Noọng Pẹt là khu vực phòng ngự thứ yếu; Mường Sủi và thị xã Xiêng Khoảng là 2 khu vực hoạt động tác chiến phối hợp, đánh địch từ xa, bảo vệ phía Tây Bắc và phía Đông cho khu trung tâm. Ngày 20 tháng 5 năm 1972, mọi công tác tổ chức địa hình, xây dựng trận địa, chuẩn bị bộ đội, cơ sở vật chất kỹ thuật cho chiến đấu phòng ngự cơ bản hoàn thành. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trên chiến trường Lào trở thành hướng phối hợp quan trọng, nhằm giữ vững thế chiến lược của ta ở Bắc Lào và bảo vệ sườn phải cho 2 chiến dịch tiến công Trị Thiên và Bắc Tây Nguyên trong cuộc tiến công chiến lược của ta năm 1972.


Ngày 21 tháng 5 năm 1972, ta và bạn nổ súng ngăn chặn các đợt tiến công của địch, chiến dịch phòng ngự diễn ra theo 4 đợt: Đợt 1 (21.5 - 10.Cool, địch tiến công khu trung gian nhằm chiếm bàn đạp ta kiên quyết ngăn chặn và tổ chức đánh phá sau lưng địch, phản kích khôi phục, giữ vững khu trung gian. Mở đầu, địch dùng không quân đánh phá ác liệt các điểm cao trọng yếu và trục đường chính giao thông ở Cánh Đồng Chum. Ngày 25 tháng 5, chúng mở 3 hướng tiến công (hướng Nam, Tây Nam và Tây) vào khu trung gian. Ngày 27 tháng 5, địch chiếm được một số điểm tựa phía Tây các điểm cao 1800, 2063, Thẩm Lửng. Ta phản kích giành thắng lợi ở Phu Phaxay, đẩy lui cánh quân hướng Đông Nam về Tôm Tiêng (6.6), khôi phục lại trận địa ở Điểm cao 1800, đánh tan 6 tiểu đoàn địch (có 2 tiểu đoàn Thái Lan) ở Hin Đăm, Thẩm Lửng (3.7), đẩy lui nhiều đợt tiến công của địch ớ Mường Sủi, đồng thời dùng đặc công, pháo binh tập kích vào sân bay, kho tàng, Sở Chỉ huy Vàng Pao ở Loong Chẹng, gây cho chúng nhiều thiệt hại.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2023, 07:45:54 am »

Để phối hợp với đợt tác chiến phòng ngự Quảng Trị (28.6.1972 - 31.1.1973), trên chiến trường Cánh Đồng Chum, liên quân Lào - Việt bước vào đợt 2 chiến dịch phòng ngự (11.8- 10.9.1972). Lúc này địch chuyển hướng tiến công, sử dụng 4 binh đoàn ồ ạt tiến đánh theo 3 hướng (Đông Nam, Tây và Đông Bắc), kết hợp với 2 binh đoàn (GM 21, GM 26) đổ bộ đường không xuống Phu Keng, hình thành cánh tiến công chủ yếu ở hướng Tây Bắc. Ta kịp thời ngăn chặn, đẩy lui địch ờ Phu Luông, Phu Hủa Sang, Phu Thông, đồi Năm Mỏm, Điểm cao 1294, Bản Lao, Phu Học, đồng thời tập trung lực lượng tiến hành thắng lợi trận phản đột kích then chốt ở Phu Keng (30.8 - 3.9) diệt và bắt hơn 700 tên địch, giữ vững trận địa.


Lúc này, cuộc chiến đấu tại Thành cổ Quảng Trị đã kéo dài 81 ngày đêm, ta đã đạt được mục đích chính trị hỗ trợ cho phối hợp “vừa đánh, vừa đàm” ở Hội nghị Pari, tuy nhiên, với tính chật ác liệt của cuộc chiến, lực lượng ta cũng chịu nhiều tổn thât, phải rút ra khỏi Thành cổ vào lúc 18 giờ ngay 16 tháng 9 năm 1972. Sau khi chiếm được thị xã Quảng Trị, ngày 22 tháng 9, Mỹ và quân đội Sài Gòn mở tiếp cuộc hành quân “Lam Sơn 72A” âm mưu mở rộng bàn đạp ra phía Đông và phía Tây thị xã. Cùng thời gian này, tại địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, liên quân Việt - Lào cũng bước vào đợt 3 của chiến dịch phòng ngự nhằm kìm chân quân địch. Từ ngày 11 đến ngày 30 tháng 9, địch chuyển hướng tiến công, tăng cường lực lượng (6 binh đoàn và 3 tiểu đoàn) chuyển đánh hướng Tây là chính, âm mưu đánh chiếm đồi Năm Mỏm - Phu Keng. Ở hướng Đông Bắc, địch chuyển sang tiến công Phu Lạt Tây, phát triển xuống Lạt Buột, Phu Keng; đồng thời tung biệt kích xuống Ta Li Nọi quấy rối hậu phương ta. Bộ Tư lệnh Chiến dịch hạ quyết tâm đánh trận phản đột kích thứ hai ở hướng Tây khu vực Bản Khổng, Bản Thang để tiêu diệt địch, nhưng không đạt được mục đích, yêu cầu đề ra, ta tạm dừng tiến công, củng cố lại lực lượng. Trong đợt 4 (1.10 - 15.11.1972), địch dốc sức mở đợt tiến công quy mô lớn với ý định chiếm phía Nam Cánh Đồng Chum. Ta tổ chức lực lượng thích hợp ngăn chặn, phản kích bẻ gẫy các mũi và hướng tiến công của chúng, kết hợp tập kích tiêu hao sinh lực, tạo thế và lực đánh trận then chốt quyết định tiêu diệt phần lớn cụm quân địch, sau đó tiếp tục tiến công, truy quét địch khỏi Nam Cánh Đồng Chum, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch, kết thúc thắng lợi Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng.


Kết thúc các đợt hoạt động trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972 ở cả chiến trường trong nước và chiến trường nước bạn, mặc dù có một số trận ta chịu nhiều thiệt hại, nhưng nhìn chung toàn thế trận ta đã giành thắng lợi to lớn. Ở mặt trận Trị - Thiên từ ngày 30 tháng 3 năm 1972 đến ngày 31 tháng 1 năm 1973, ta đã diệt 83.790 tên địch, bắt 3.685 tên; thu và phá hủy 922 khẩu pháo lớn, 2.143 xe cơ giới (81 xe tăng), thu 2.899 súng các loại; bắn rơi, bắn cháy 714 máy bay; bắn chìm, bắn cháy 28 tàu chiến; thu và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác1 (Bộ Quốc phòng - Quân khu 4, Lịch sử Quân khu 4 (1945 - 2015), Sđd, tr. 385), ở hướng phối hợp trên chiến trường Lào, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, ta và bạn đã đánh 244 trận (ta đánh 170 trận, bạn đánh 74 trận), loại khỏi vòng chiến đấu 5.759 tên địch (trong đó bắt 179 tên), đánh thiệt hại nặng các đơn vị quân phái hữu Lào và lính đánh thuê Thái Lan, bắn rơi 38 máy bay, thu 859 súng các loại, đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công quy mô lớn của địch, giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng trên đất bạn.


Như vậy, triển khai nhiệm vụ của cuộc tiến công chiến lược năm 1972, trên chiến trường miền Nam Việt Nam, chiến dịch tiến công ở Trị - Thiên, Bắc Tây Nguyên và Đông Nam Bộ được tiến hành. Trong thế liên hoàn chiến trường, nhằm bảo vệ vững chắc địa bàn chiến lược quan trọng của chiến trường Lào, đồng thời bảo vệ sườn phải, hỗ trợ cho chiến dịch tiến công chiến lược 1972 trên chiến trường miền Nam Việt Nam. Đầu tháng 4 năm 1972, ngay sau khi chiến dịch tiến công Cánh Đồng Chum - Mường Sủi chưa kết thúc, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương hai nước Việt Nam, Lào quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Đây cũng là chiến dịch phòng ngự phá thế giành giật quyền kiểm soát địa bàn chiến lược quan trọng này trong nhiều năm giữa liên quân Lào - Việt và đối phượng theo quy luật mùa khô ta tiến công làm chủ, mùa mưa địch chiếm lại. Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng thắng lợi đã giữ được thế liên hoàn vững chắc giữa ba vùng căn cứ địa cách mạng của Lào và kịp thời phối hợp với các hoạt động khác trên chiến trường ba nước Đông Dương; chiến dịch đã thể hiện sự liên minh chiến đấu, mối quan hộ gắn bó ngày càng chặt chẽ giữa hai đảng, hai dân tộc, hai quân đội Việt - Lào cùng chống đế quốc Mỹ và đồng minh của Mỹ.


Nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ ngày ta và bạn phối hợp mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng ngăn chặn cuộc tiến công quy mô lớn của kẻ thù nhằm giành địa bàn chiến lược, đánh phá vùng giải phóng cách mạng Lào. Với độ lùi thời gian, chúng ta có cái nhìn nhận sâu sắc hơn về giá trị, ý nghĩa lịch sử của chiến thắng; đồng thời cũng trân trọng, phát huy mối quan hệ hữu nghị vĩ đại, đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong tình hình mới, vì hòa bình, độc lập, dân chủ và phát triển chung của nhân dân hai nước.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2023, 07:49:56 am »

QUÂN GIẢI PHÓNG NHÂN DÂN LÀO PHỐI HỢP VỚI QUÂN TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM TRONG CHIẾN DỊCH PHÒNG NGỰ CÁNH ĐỒNG CHUM - XIÊNG KHOẢNG


Đại tá VÔNGXÂY INTHẠKHĂM
Trưởng phòng Tùy viên Quốc phòng,
Đại Sứ quán nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của hai dân tộc Lào - Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam, được sự đùm bọc, chở che của nhân dân, quân đội hai nước đã luôn kề vai, sát cánh cùng vượt qua những thử thách ác liệt nhất của lịch sử để đi đến thắng lợi cuối cùng. Trong đó, thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng là một dấu ấn lịch sử rất quan trọng, khi lần đầu tiên hai bên tiến hành một chiến dịch phòng ngự hoàn chỉnh có sự phối hợp, hiệp đồng thành công từ chủ trương, thực hiện công tác chuẩn bị và thực hành tác chiến của Quân giải phóng nhân dân Lào1 (Nay là Quân đội nhân dân Lào) với Quân tình nguyện Việt Nam. Chiến dịch đặc biệt của liên minh chiến đấu đặc biệt đã thể hiện tình đồng chí, đồng bào của hai nước, sát cánh bên nhau trong từng chiến hào chiến đấu chống kẻ thù, tô thắm thêm những trang lịch sử hào hùng về mối quan hệ của hai dân tộc Lào - Việt Nam.


1. Sự phối hợp trước hết và quan trọng nhất là đánh giá chính xác tình hình và thống nhất cao về chủ trương chỉ đạo

Bước vào năm 1972, từ thực tế trên chiến trường và những thắng lợi ở mỗi nước nói riêng, cũng như của cách mạng hai nước nói chung, qua phân tích và đánh giá, Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương hai nước đã nhận định: Tình thế cách mạng nói chung đang có nhũng bước phát triển mới có lợi cho ta. Cũng như ở Lào, tại Việt Nam, đế quốc Mỹ và tay sai đang đứng trước thế bị động, lúng túng và suy yếu hơn bao giờ hết. Vào thời điểm này, sau hàng loạt thắng lợi, vùng giải phóng của Lào đã được mở rộng và kết nối với nhau chiếm gần 4/5 lãnh thổ, hai bên đang thương lượng để tiến tới xây dựng một chính phủ liên hiệp dân tộc lần thứ ba. Mặc dù vậy, với bản chất ngoan cố và dưới sức ép của Mỹ, chúng vẫn tham vọng tạo ra “một thế mạnh” làm điều kiện ép ta trên bàn hội nghị, tiếp tục đẩy mạnh chiến lược sử dụng phái hữu Lào cùng với quân đội Thái Lan, được sự hỗ trợ của Mỹ để tiến hành các cuộc tiến công quân sự giành lại những vùng đã mất. Quân ủy Trung ương hai nước xác định mùa mưa 1972 chắc chắn địch sẽ tiến công chiếm lại địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum1 (Tiếng Lào: Thồng Háy Hín, một kỳ quan khảo cổ học về cự thạch, có trên 2.000 chiếc chum đá khổng lồ đủ hình, đủ dạng, đủ cỡ với cấu tạo đá khác nhau... nằm rải rác trên một vùng cao nguyên rộng lớn. Là khu vực vừa có thế tiến công phòng thủ vững chắc, vừa đảm bảo cho cách mạng Lào phát triển; đồng thời, giữ vững tuyến vận tải chiến lược từ miền Bắc Việt Nam vào chiến trường ba nước Đông Dương) - Xiêng Khoảng nhằm uy hiếp chia cắt vùng giải phóng của cách mạng Lào, với hy vọng sẽ đảo ngược tình thế trên chiến trường tại khu vực này nói riêng và ở cả chiến trường Lào nói chung, phục vụ cho mưu đồ quân sự và chính trị của chúng. Đây sẽ là một cuộc tiến công với quy mô lớn, kéo dài và phức tạp hơn các tiến công trước.


Từ những đánh giá chung đó, trên cơ sở quyết tâm chiến lược của Trung ương hai Đảng, Quân ủy Trung ương Lào đã nghiên cứu, trao đổi, hoàn toàn nhất trí và thống nhất với chủ trương của Quân ủy Trung ương Việt Nam, quyết định mở Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng, với quy mô lớn, nhằm tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, làm thay đổi tương quan lực lượng có lợi cho ta trong đấu tranh chính trị ở Lào; xây dựng địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum thành căn cứ địa cách mạng vững mạnh, giữ vững thế chiến lược ở Bắc Lào, bảo vệ sườn Tây cho các chiến dịch chủ yếu của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 trên chiến trường Việt Nam; góp phần tạo ra bước ngoặt mới cho cách mạng Lào nói riêng và cho cách mạng ba nước Đông Dương nói chung. Do đó đòi hòi cần phải có sự phối hợp hiệp đồng tác chiến chủ động, chặt chẽ, tạo cơ sở, nền tảng, nguồn lực tinh thần, niềm tin và quyết tâm để Quân giải phóng nhân dân Lào lần đầu tham gia một chiến dịch phòng ngự quy mô lớn cùng với Quân tình nguyện Việt Nam đảm bảo hiệu quả, chắc thắng.


2. Phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ, chu đáo trong giai đoạn chuẩn bị chiến dịch phòng ngự

Trong chiến dịch, các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Lào được phân công phòng ngự ở khu vực hỗ trợ, thực hiện nhiệm vụ đánh địch từ xa, bảo vệ phía Tây Bắc và phía Đông cho khu trung tâm chiến dịch1 (Một số trọng điểm quanh Mường Sủi, Phu Xô, Phu Kụt, Tây Nam và Nam thị xã Xiêng Khoảng) và một số nhiệm vụ phối hợp cụ thể khác. Nhận thức về tầm quan trọng của mình trong một chiến dịch phòng ngự khu vực, một mắt xích không thể thiếu được trong một thế trận liên hoàn, đồng thời xuất phát từ yêu cầu và ý nghĩa của chiến dịch này, Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào và Bộ Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng đã tích cực, chủ động, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Quân tình nguyện và Chuyên gia quân sự Việt Nam trong chuẩn bị về mọi mặt cho chiến dịch với tinh thần “tất cả cho chiến dịch, tất cả cho chiến thắng”.


Tham gia chiến dịch, Quân giải phóng nhân dân Lào có 7 tiểu đoàn chủ lực, 1 đại đội xe tăng, 2 đại đội pháo binh, 2 đại đội súng máy phòng không, 1 đại đội công binh và 4 đại đội bộ đội địa phương1 (Tham khảo: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1987, tr. 17, 18). Đây chính là các đơn vị đã nhiều năm chiến đấu với địch ở chiến trường, rất thông thạo địa hình, có nhiều kinh nghiệm tác chiến vừa và nhỏ, nắm chắc quy luật hoạt động của địch, có nhiều thành tích, trong đó nhiều đơn vị có kinh nghiệm chiến đấu phòng ngự trong các mùa mưa trước, đủ khả năng đảm nhiệm một khu vực phòng ngự độc lập hay hiệp đồng tác chiến tốt. Sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng của Lào đặt tại Phu Keng, đồng chí Tư lệnh Quân khu tham gia làm Phó Tư lệnh Chiến dịch, đại diện của Bộ Chỉ huy tối cao Quân giải phóng nhân dân Lào tham gia chỉ đạo. Bộ Tư lệnh hai bên đã bàn bạc, thống nhất cao về quyết tâm, kế hoạch, phân chia nhiệm vụ, khu vực, công tác hiệp đồng và chỉ huy thực hành tác chiến giữa hai bên. Phương tiện thông tin liên lạc được triển khai đồng bộ, hoàn chỉnh, nhất là tuyến cáp ngầm dã chiến từ Phu Nhu, qua Phu Tăng, Phu Seo đến khu trung gian, tỏa đi từng đơn vị trên hướng phòng ngự chủ yếu.


Để chủ động đối phó với địch, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương vận dụng phương thức phòng ngự khu vực và toàn bộ lực lượng tham gia chiến dịch được tổ chức thành 2 bộ phận: Lực lượng phòng ngự tại chỗ và lực lượng cơ động. Hai bên đã thống nhất thiết lập các khu vực phòng ngự một cách hợp lý, đồng thời tổ chức phân công lực lượng chốt giữ trên từng khu vực, chú trọng khu vực tiếp giáp với nhau để làm cơ sở xây dựng kế hoạch hiệp đồng tác chiến. Ngay sau khi nhận nhiệm vụ, căn cứ vào khu vực, nhiệm vụ được phân công và đặc điểm địa hình, các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Lào đã phối hợp chặt chẽ với Quân tình nguyện Việt Nam gấp rút tổ chức, xây dựng trận địa phòng ngự trong phạm vi tứ giác có chính diện 50km, chiều sâu 60km trên địa bàn Mường Sủi - Noọng Pẹt - thị xã Xiêng Khoảng - Thẩm Lửng; trực tiếp tổ chức chốt ở một số điểm tại hướng Tây Nam và Nam thị xã Xiêng Khoảng, cùng với các trận địa của Quân tình nguyện Việt Nam hình thành thế trận phòng ngự liên hoàn, vững chắc, đảm bảo tác chiến dài ngày, kể cả trong điều kiện phức tạp. Với cách tổ chức này, các lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào và Quân tình nguyện Việt Nam vừa có thể chủ động đánh địch trên các hướng, vừa có thể chi viện, hỗ trợ lẫn nhau trong suốt quá trình tác chiến; đồng thời, thuận tiện cho việc chỉ huy, phát huy sở trường của từng lực lượng mỗi bên.


Mặc dù trong địa bàn tác chiến, lực lượng vũ trang địa phương ít, đa phần nhân dân đã di chuyển ra các khu vực khác, thời điểm chuẩn bị chiến dịch đúng vào mùa mưa, nhưng các đơn vị của Lào đã nỗ lực huy động nhân, vật lực cùng các lực lượng Việt Nam tích cực xây dựng công sự, trận địa, làm đường cơ động, vận chuyển vật chất hậu cần, kỹ thuật. Chỉ trong thời gian ngắn, hai bên đã củng cố, làm mới được khoảng 300km đường, bảo đảm vận chuyển và cơ động lực lượng chiến đấu được thông suốt, thậm chí còn làm ngầm qua suối, phòng khi mưa lũ. Cùng với đó, một lượng lớn vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm và các loại nhu yếu phẩm cần thiết đã được đưa vào địa bàn chiến dịch, bảo đảm đủ đánh địch dài ngày. Hệ thống công sự, trận địa được xây dựng vững chắc, nhiều tầng, nhiều lớp, giao thông hào nối liền giữa các cứ điểm, tạo thế liên hoàn, vững chắc, hiểm hóc; nhất là trong các cứ điểm quan trọng còn được bố trí hệ thống hầm ngầm vững chắc, bảo đảm vừa hạn chế sát thương, vừa cơ động chiến đấu kịp thời. Lực lượng vũ trang tại chỗ của Lào thông thạo tình hình, có nhiều kinh nghiệm tác chiến vừa và nhỏ, nắm chắc quy luật hoạt động của địch, đã được sử dụng để tổ chức trinh sát, luồn sâu nắm tình hình ngay từ khi địch chuẩn bị tiến công; từ đó, giúp các đơn vị chủ lực tổ chức lực lượng cơ động đánh địch trên các hướng, phá vỡ thế tiến công, làm giảm áp lực tiến công của chúng vào các trận địa phía trước. Các đơn vị của Lào đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị Việt Nam trong tổ chức huấn luyện tác chiến hiệp đồng, hỗ trợ nhau theo các phương án tác chiến, thực hành chiến đấu tạo thế, chuyển hóa thế chiến dịch và ngăn chặn địch phản kích, nống lấn, thăm dò phản ứng... Tiêu biểu là trận đánh chặn 8 tiểu đoàn địch hành quân lấn chiếm lại Sa La Phu Khun ngày 17 tháng 4.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #29 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2023, 07:50:59 am »

3. Phối hợp tác chiến chủ động, linh hoạt, hiệu quả, giành chiến thắng nhiều trận đánh và trên nhiều hướng khác nhau, góp phần làm nên thắng lợi chung của chiến dịch

Quán triệt sâu sắc quyết tâm, yêu cầu của chiến dịch, với tinh thần tích cực, chủ động, vừa đề cao sự độc lập, vừa phát huy sự phối hợp trong chiến đấu cùng Quân tình nguyện Việt Nam, thực hiện khẩu hiệu: Đoàn kết, hiệp đồng, lập công tập thể, Quân giải phóng nhân dân Lào đã hoàn thành tốt nhiệm vụ trên hướng hỗ trợ được phân công, đánh lùi, chặn đứng nhiều đợt tiến công của địch, bảo vệ khu phòng ngự được giao, góp phần giữ vững khu vực trung gian và hỗ trợ tích cực cho các khu vục khác do Quân tình nguyện Việt Nam đảm nhiệm.


Trong đợt 1 diễn ra từ ngày 21 tháng 5 đến ngày 10 tháng 8, trên hướng Sa La Phu Khun, các đơn vị Quân giải phóng nhân dân Lào đã bám sát, đánh trúng, buộc 6 tiểu đoàn địch tiến đánh Mường Sủi để phối hợp với cánh quân của chúng ở khu trung gian phải dừng lại ở các vị trí nhỏ đã chiếm, góp phần giữ vững khu trung gian, làm đảo lộn kế hoạch của địch, tạo điều kiện cho Quân tình nguyện Việt Nam tổ chức phòng ngự hoàn chỉnh ở khu vực trung tâm, huấn luyện bổ sung, sẵn sàng đánh địch tiến công lớn ra Cánh Đồng Chum.


Trong đợt 2, ngày 15 tháng 8, trên hướng Đông Bắc, Quân giải phóng nhân dân Lào đã phối hợp với Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 866 và Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 335 Quân tình nguyện Việt Nam chặn đứng quân địch khi chúng tiến công vào Bản Lao, Phu Học, buộc chúng phải rút về Mường Nọi - Nam Buôm Loọng. Ngày 21 và 22 tháng 8, địch sử dụng nhiều lần máy bay đổ bộ 2 binh đoàn cơ động mạnh nhất là GM 21 và GM 26 xuống khu vực Bản Sang, mở rộng bàn đạp chuẩn bị tấn công đánh chiếm Phu Keng. Quân giải phóng nhân dân Lào sử dụng Tiểu đoàn 701, tăng cường 4 xe tăng, phối hợp cùng 1 đại đội của Trung đoàn 866, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 Quân tình nguyện Việt Nam tổ chức phản đột kích tại khu vực Đông Bắc Phu Keng. Nhờ vận dụng phương thức phòng ngự linh hoạt, hiệp đồng hiệu quả, 2 đại đội của Lào cùng các đơn vị Việt Nam đã tổ chức bao vây, đón lõng quân địch ở bờ Tây sông Nậm Ngừm, tiêu diệt phần lớn lực lượng của GM 21 và GM 26, bẻ gẫy hoàn toàn mũi tiến công đổ bộ đường không của địch vào khu vực phòng ngự, buộc chúng phải co cụm về Bản Sang. Ngay lập tức, chiều ngày 30 tháng 8, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã cử 2 tiểu đoàn Quân giải phóng nhân dân Lào phối hợp với các đơn vị của Trung đoàn 335 Quân tình nguyện Việt Nam truy kích địch tại Bản Sang, buộc chúng phải rút chạy về đồi Năm Mỏm, tiếp tục bị ta phục kích đánh chặn gây cho chúng tồn thất nặng nề. Đến ngày 3 tháng 9, kết thúc trận phản đột kích, đánh dấu trận đánh hiệp đồng liên quân Lào - Việt tiêu biểu với hiệu suất cao.


Trong đợt 3, ngày 17 tháng 9, trên hướng Đông Bắc, Quân giải phóng nhân dân Lào đã phối hợp với Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 866 Quân tình nguyện Việt Nam tổ chức tiến công GM 24, GM 27, tiêu hao một bộ phận địch, buộc địch rút chạy khỏi Bản Lao và Phu Lạt Tây.


Trong đợt 4, trước mùa khô 1972, địch sử dụng các binh đoàn cơ động: GM 23, GM 30, GM 31... đồng loạt mở cuộc tiến công vào phía bên trái đội hình từ hướng Nam lên Phu Huột, Bản Xưa, Điểm cao 1172 và vào phía bên phải đội hình Cha Ho, Phu Tây, hòng đánh vào trung tâm phòng ngự của ta. Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã linh hoạt, kịp thời điều chỉnh kế hoạch tác chiến, tổ chức sử dụng lực lượng một cách linh hoạt, đón đánh địch trên các hướng. Trong đó, việc phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp giữa lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động đã tạo sức mạnh tổng hợp, đánh thiệt hại nặng lực lượng chủ yếu của địch (GM 23) tại khu vực trung gian phía Nam Cánh Đồng Chum, góp phần quan trọng vào thắng lợi trận then chốt quyết định và của cả chiến dịch.


Như vậy, sau hơn 5 tháng chiến đấu, Quân giải phóng nhân dân Lào và Quân tình nguyện Việt Nam đã phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ từ chủ trương đến công tác chuẩn bị và thực hành chiến dịch, đã tham gia 244 trận đánh đồng thời và liên tục (riêng Quân giải phóng nhân dân Lào đánh 70 trận), có cả cấp sư đoàn và trung đoàn, giành thắng lợi lớn1 (Dẫn theo: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Tóm tắt các chiến dịch trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội, 2001, tr. 599). Đây chính là sự thành công trong phân tích, nhận định, đánh giá đúng về địch - ta; sự chỉ huy thống nhất, kịp thời, sát đúng của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, nhất là sự hiệp đồng tác chiến chặt chẽ giữa các đơn vị Lào - Việt. Thành công của chiến dịch đã cho thấy bước ngoặt về phối hợp tác chiến chiến dịch giữa Quân giải phóng nhân dân Lào với Quân tình nguyện Việt Nam một điển hình sâu đậm của liên minh chiến đấu đặc biệt giữa quân đội hai nước Lào - Việt. Đặc biệt với vai trò nòng cốt của lực lượng vũ trang cách mạng Lào, Quân giải phóng nhân dân Lào có bước trưởng thành về mọi mặt trước tiên là trong tác chiến khi lần đầu tiên phối hợp tổ chức thành công loại hình chiến dịch phòng ngự có bài bản theo các nguyên tắc của nghệ thuật chiến dịch, sát hợp với điều kiện thực tế của chiến trường một cách hoàn chỉnh, đánh bại hoàn toàn cuộc hành quân quy mô lớn của địch, bảo vệ vững chắc căn cứ chiến lược Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Thắng lợi của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng cả nước phát triển, tạo ưu thế trên bàn đàn phán, buộc Mỹ và phái hữu phải ký Hiệp định Viêng Chăn về lập lại hòa bình ở Lào (21.2.1973).


Phát huy những thắng lợi trong liên minh chiến đấu chống xâm lược từ 50 năm trước, quân đội hai nước Lào - Việt Nam sẽ không ngừng giữ gìn và phát huy mối quan hệ đặc biệt Lào - Việt Nam, Việt Nam - Lào từng được xây đắp không chỉ bằng mồ hôi mà còn bằng xương máu của nhiều thế hệ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân hai nước. Hòa bình lập lại cho đến nay, quân đội hai nước Lào - Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ trên tất cả các lĩnh vực, từ công tác đảng, công tác chính trị, tác chiến phòng thủ đến trao đổi đoàn, đào tạo, tập huấn, đổi mới phương thức viện trợ... đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, mang lại hiệu quả thiết thực. Ngày nay, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, các mối đe dọa từ an ninh phi truyền thống tác động mạnh mẽ đến các mối quan hệ quốc tế, vừa có thuận lợi, vừa đan xen những khó khăn, thách thức. Được sự giúp đỡ của Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân đội nhân dân Lào quyết tâm nêu cao truyền thống hào hùng hơn 70 năm qua, không ngừng nỗ lực thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tổng hợp, khả năng sẵn sàng chiến đấu, góp phần bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, tạo môi trường hòa bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đất nước Triệu Voi hòa bình, thịnh vượng. Hợp tác quân sự - quốc phòng xứng đáng là trụ cột quan trọng trong quan hệ hai nước, góp phần tăng cường sự tin cậy lẫn nhau; xây dựng vững chắc mặt trận chính trị, tư tưởng, đồng thời đấu tranh phòng, chống, làm thất bại các âm mưu phá hoại, chia rẽ quan hệ Lào - Việt Nam; xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và phát triển, tăng cường quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện giữa hai nước mãi mãi xanh tươi, đời đời bền vững.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM