Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 30 Tháng Mười Một, 2023, 08:23:34 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: 50 năm chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng  (Đọc 2003 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #100 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2023, 09:21:19 am »

TRẬN PHẢN ĐỘT KÍCH QUYẾT ĐỊNH Ở
KHU VỰC CÁNH ĐỒNG CĂNG XẺNG
(26.10.1972)

Đại tá, ThS ĐỖ MẠNH CƯỜNG
Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử quân sự,
Viện Lịch sử quân sự - Bộ Quốc phòng


Trong tác chiến phòng ngự cũng như trong chiến dịch phòng ngự việc tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực địch, sát thương lớn quân địch, chặn đứng cuộc tiến công của chúng, giữ vững trận địa luôn luôn phải đi liền với hành động phản kích và phản đột kích của bản thân lực lượng làm nhiệm vụ phòng ngự; kết hợp cả những đòn phản công, tiến công của lực lượng cấp trên ở các hướng quan trọng. Nói cách khác, "phản đột kích là cơ động một bộ phận hoặc đại bộ phận lực lượng cơ động chiến dịch kết hợp với lực lượng phòng thủ và các lực lượng chiến dịch khác thực hành tiến công tiêu diệt bộ phận trọng yêu trong đội hình tiến công của địch, khi chúng có nhiều sơ hở, phá thế tiến công của chúng ở trong hoặc trước các khu vực phòng ngự cơ bản, hoàn thành mục đích của chiến dịch phòng ngự"1 (Quân đội nhân dân Việt Nam, Phản đột kích trong chiến đầu phòng ngự; Tài liệu tham khảo chuyên đề, số 7-1979, tr. 33). Trong Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, trận phản đột kích quyết định ở khu vực cánh đồng Căng Xẻng (26.10.1972) có ý nghĩa quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi chung của chiến dịch; một trận đánh điển hình, tiêu biểu cho tác chiến phản đột kích trong chiến dịch phòng ngự.


1. Tình hình địch, ta trước trận đánh

Bước vào đợt 4 của chiến dịch (1.10 - 15.11.1972) sau thất bại trong 3 đợt tiến công trực tiếp vào Cánh Đồng Chum hy vọng đánh chiếm địa bàn chiến lược này trở nên rất khó khăn nhưng do bị sức ép về chính trị, Mỳ và tay sai tập trung nỗ lực caò nhất, dốc mọi lực lượng có thể huy động vào cuộc tiến công cuối cùng với mục tiêu hạn chế là đánh chiếm cho được một phần phía Nam Cánh Đồng Chum, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán giữa hai bên vàọ ngày 15 tháng 10 năm 1972. Địch điều động 60 tiểu đoàn ngụy Lào và quân Thái Lạn vào đợt chiến đấu này, trong đó có trên 20 tiểu đoàn tập trung tiến công vào hướng Nam (khu vực cánh đông Căng Xẻng) là hướng chủ yếu mới1 (Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Hà Nội, 1987, tr. 54-55. Hiện nay, viết về nội dung này còn chưa có sự thống nhất về số lượng quân địch và cách thức diễn đạt. Cụ thể: Trong cuốn sách Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn 335, 766, 866 Quản tình nguyện và 463, 565 Chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954 - 1975), Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr. 75 viết: "Trước tình hình đó, đế quốc Mỹ và tay sai tập trung cao mọi nỗ lực, dốc mọi lực lượng vào cuộc tiến công cuối cùng với mục tiêu hạn chế là đánh chiếm bằng được khu vực phía Nam Cánh Đồng Chum (thực chất là "đánh chiếm cho được một phẩn phía Nam Cánh Đồng Chum),... Hơn 60 tiểu đoàn ngụy Lào và Thái Lan (con số cụ thể là "60 tiểu đoàn ngụy Lào và Thái Lan")... Riêng hướng Nam Cánh Đồng Chum được coi là hướng chủ yếu (trước đó, hướng chủ yếu là Tây Bắc Cánh Đồng Chum, đến đợt tiến công cuối cùng của địch, hướng Nam Cánh Đồng Chum (khu vực cánh đồng Căng Xẻng) là "hướng chủ yếu mới"). Đặc biệt, trong đợt tiến công này, để xốc lại tinh thần binh lính, địch đã tận dụng mọi biện pháp tác động tâm lý như: Treo cờ, gắn huy hiệu Cánh Đồng Chum, đặt giải thưởng 50.000 kíp Làọ cho đơn vị nào chiếm được một mục tiêu..., hy vọng qua đó có thể vực dậy tinh thần chiến đấu vốn đã suy sụp nghiêm trọng trong hàng ngũ quân địch khi đó.


Tuy nhiên, sau thất bại trong trận đầu tiến công từ ngày 8 đến ngày 14 tháng 10 năm 19722 (Kết quả, ta diệt 635 tên địch, đánh thiệt hại nặng GM 23, bắn rơi 3 máy bay, đẩy lùi địch một bước, tạo thế có lợi cho trận phản đột kích quyết định. Dẫn theo: Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sđđ, tr. 57), địch không từ bỏ ý định đánh chiếm khu vực cánh đồng Căng Xẻng, chúng tiếp tục bổ sung quân số, điều thêm 2 tiểu đoàn Thái Lan ra Nậm Cọ, lập trận địa pháo binh 105mm và tổ chức đợt tiến công mới dưới sự chi viện mạnh mẽ của hỏa lực không quân và pháo binh. Nhờ đó, trong 3 ngày (21 - 23.10), địch phát triển chiếm các điểm cao 1172, 1236, 1239, Bản Xưa và dự tính đánh Phu Seo, rồi tiến lên Bản Ngua, Phu Tâng. Đến ngày 25 tháng 10, địch đã tổ chức được đội hình tiến công, với lực lượng và nhiệm vụ cụ thể: GM 30 và một số tiểu đoàn độc lập đánh chiếm Na Van, Điểm cao 1213, Bản Xưa, Xiêng Nưa, rồi phát triển tiến công Phu Seo; GM 32 và GM 23 đánh chiếm lần lượt các điểm cao 1228, 1239, 1129 để chuẩn bị tấn công Phu Tâng; Tiểu đoàn biệt kích luồn rừng về hướng Phu Khê; 2 tiểu đoàn Thái Lan (BC616, BC618) chốt giữ Điểm cao 1236, chuẩn bị lên chốt giữ Điểm cao 1239 thay chân GM 32 và GM 23; 1 tiểu đoàn Thái Lan chốt giữ Cha Ho; GM 21 và GM 26 chốt giữ khu vực Nậm Cọ, Peo Khoang, Điểm cao 1243; GM 15 và 2 tiểu đoàn Thái Lan làm lực lượng dự bị, đứng chân ở Khang Kho.


Về phía ta, sau 3 đợt đánh thắng các cuộc tiến công của địch, thế chủ động trên chiến trường đã thuộc về ta. Tinh thần và khí thế bộ đội đang lên; các đơn vị đã kịp thời rút kinh nghiệm chiến đấu, chấn chỉnh, bổ sung lực lượng. Theo đó, Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C được Bộ Tư lệnh tăng cường cho Mặt trận Cánh Đồng Chum vào đứng chân ở Bản Ban.


Trước tình đó, Bộ Tư lệnh Chiến dịch chủ trương: Dùng lực lượng thích hợp diệt một bộ phận quan trọng địch, ngăn chặn và kịp thời bẻ gãy các mũi tiến công của chúng, tạo thế, tạo thời cơ tiến hành trận phản đột kích then chốt chiến dịch, tiến tới đánh bại hoàn toàn cuộc tiến công cuối cùng của địch. Thực hiện chủ trương trên, ta tổ chức sử dụng lực lượng gồm: Một bộ phận Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 335 + Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 148 cùng lực lượng tại chỗ triển khai đánh nhỏ ngăn chặn và tạo thế; điều động Trung đoàn 335 (thiếu Tiểu đoàn 3) và Trung đoàn 148 (thiếu Tiểu đoàn 5) về đứng sẵn ở hai phía Đông và Tây cánh đồng Căng Xẻng và khi thời cơ xuất hiện, hiệp đồng với lực lượng tại chỗ tiến hành phản đột kích tiêu diệt địch.


Trên cơ sở phân tích, đánh giá đúng sự phát triển của tình hình địch, ta trên chiến trường, nhất là việc địch bổ sung quân số, tăng cường vũ khí trang bị, ngay trong quá trình địch tấn công, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã hạ quyết tâm: Khẩn trương chuẩn bị đánh trận phản đột kích, trận then chốt quyết định của chiến dịch. Một mặt, chỉ đạo việc đánh ngăn chặn tạo thế; mặt khác, điều động và triển khai lực lượng theo kế hoạch đánh lớn. Bộ Tư lệnh Chiến dịch trực tiếp chỉ huy các hướng phản đột kích và cử cán bộ đốc chiến xuống Trung đoàn 148 và Trung đoàn 335.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #101 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2023, 09:22:19 am »

2. Diễn biến trận đánh

Sau 7 ngày chặn đánh các mũi tấn công của địch, thực hiện quyết tâm của Bộ Tư lệnh Chiến dịch, 3 giờ 10 phút ngày 26 tháng 10 năm 1972, Trung đoàn 335 cùng với Trung đoàn 148, Tiểu đoàn 924 Trung đoàn 866 và 1 đại đội xe tăng - thiết giáp, được 2 cụm pháo binh chiến dịch trực tiếp chi viện, bất ngờ nổ súng đồng loạt vào đội hình quân địch đang tập trung trước các mục tiêu dự định tiến công. Theo kế hoạch, Trung đoàn 335 được tăng cường Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 88 từ Phu Hủa Sang đánh vào Cha Ho, Bản Phồn, Điểm cao 1388, chia cắt đội hình địch, hình thành thế bao vây không cho địch rút chạy về Nậm Cọ, Khang Kho.


Trung đoàn 148 từ Phu Seo đánh xuống Bản Xưa, Na Van, Điểm cao 1236, Điểm cao 1172, cắt đường lui về Phu Huột. Tiểu đoàn 924 Trung đoàn 866 cùng đại đội tăng (có 5 xe tăng và 3 xe thiết giáp) từ Phu Tâng đánh chiếm 2 điểm cao 1239 và 1228, rồi thọc xuống phía Nam, phá vỡ đội hình địch, dồn chúng vào khu quyết chiến Cha Ho, Bản Hai, Bản Phồn, phối hợp với Trung đoàn 148 và Trung đoàn 355 họp vây diệt địch.


Bị chặn đánh bẩt ngờ, địch rối loạn ngay từ phút đầu, tháo chạy về phía Nam; đồng thời, dùng không quân ngăn chặn các mũi tiến công của ta, yểm hộ cho bộ binh rút chạy. Ta bám sát, đánh xen kẽ với địch rất quyết liệt; một bộ phận của Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 335 đã chặn đứng được GM 23 và GM 32 tại Bản Phồn, diệt hàng trăm tên, tạo điều kiện có lợi cho đơn vị bạn (Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 diệt hơn 300 tên địch tại Na Van, Na Hung; 1 phân đội súng máy cao xạ hạ 2 máy bay, diệt 70 địch tại Điểm cao 1236).


Trên đường truy kích địch rút chạy, xe tăng ta không vượt được ngầm Cha Ho, phải quay lại.

Đến đêm 26 tháng 10, địch phân tán luồn rừng chạy về Nậm Cọ, Khang Kho; đáng chú ý, có bộ phận quân địch (gồm cả quân ngụy Lào và quân Thái Lan) chạy nhầm vào Sở Chỉ huy Trung đoàn 335 ở Đông Bản Phồn 5km, bị ta diệt gọn (khoảng 200 tên).


Nhờ có sự chủ động, nhạy bén nắm bắt tình hình địch, chuẩn bị chu đáo, Bộ Tư lệnh Chiến dịch kịp thời hạ quyết tâm tiến hành trận phản đột kích quyết định, tổ chức sử dụng lực lượng hợp lý nên trận đánh đã giành được thắng lợi lớn trong ngày 26 tháng 10 năm 1972. Kết quả, ta diệt 1.240 tên địch (bắt 79 tên), thu hơn 1.500 súng các loại (21 khẩu cối và ĐKZ)1 (Hiện nay, về số quân địch bị bắt trong trận phản đột kích quyết định ngày 26 tháng 10 năm 1972 còn có sự sai lệch trong một số sách đã xuất bản. Sách Viện Khoa học quân sự - Khoa Nghệ thuật quân sự, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum mùa mưa năm 1972, xuất bản năm 1977, tr. 82 và cuốn Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa 1972, Sdd, tr. 59 đều viết là "bắt 79 tên". Tuy nhiên, trong sách Bộ Quốc phòng - Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử các đoàn 335, 766, 866 Quân tình nguyện và 463. 565 Chuyên gia quân sự Việt Nam tại Lào (1954 - 1975), Sđd, tr. 76 viết "bắt 80 tên"). Thắng lợi của trận phản đột kích quyết định đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân ta, đẩy địch lâm vào tình trạng bị động, hoang mang, mất tinh thần chiến đấu. Sau thắng lợi của trận phản đột kích quyết định, khu vực cánh đồng Căng Xẻng hoàn toàn do ta làm chủ, kế hoạch tiến công đánh chiếm một phần khu vực phía Nam Cánh Đồng Chum của địch bị phá sản, kéo theo sự thất bại hoàn toàn cuộc tiến công hòng giành lại địa bàn chiến lược Cánh Đồng Chum trong mùa mưa năm 1972 của quân địch.


3. Một số kinh nghiệm

Thắng lợi của trận phản đột kích quyết định ngày 26 tháng 10 năm 1972 đã tạo bước quyết định kết thúc thắng lợi hoàn toàn của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (21.5 - 15.11.1972). Trận đánh điển hình trong tác chiến phòng ngự của Quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với lực lượng Quân giải phóng nhân dân Lào để lại kinh nghiệm quý, thể hiện qua một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, lực lượng cơ động chiến dịch phải mạnh mới đủ sức phản đột kích và tiến hành thắng lợi trận phản đột kích quyết định. Trong chiến dịch này, lúc đầu, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã sử dụng 2 trung đoàn bộ binh phòng ngự, 2 trung đoàn bộ binh làm nhiệm vụ cơ động; mỗi trung đoàn phòng ngự dùng 1 tiểu đoàn làm lực lượng cơ động. Như vậy, ta có 6 tiểu đoàn phòng giữ, 8 tiểu đoàn cơ động. Tuy nhiên, trong diễn biến thực tiễn của chiến dịch, lực lượng cơ động của các trung đoàn phòng ngự không đủ sức phản kích đẩy lùi địch trong phạm vi đảm trách nên cấp chiến dịch phải xé lẻ một bộ phận cơ động chiến dịch tăng cường cho từng khu vực, cụ thể như: Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 148 vào chiến đấu ở khu Trung gian trong đợt 1; Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 335 phải tăng cường để giữ chốt Phu Học; Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 148 và Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 335 tăng cường cho cụm chốt Phu Hủa Sang... Do đó, lực lượng cơ động chiến dịch không tập trung được, vẫn bị phân tán. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho lực lượng ta ở các trận phản đột kích chưa đủ mạnh để thắng giòn giã hơn. Nhận thức được vấn đề này, tháng 10 năm 1972, Bộ Tư lệnh Chiến dịch đã tăng cường Trung đoàn 88 Sư đoàn 308C làm lực lượng cơ động chiến dịch và nhờ đó thường xuyên nắm được 2 trung đoàn nên mới có đủ lực lượng mạnh tiến hành thắng lợi trận phản đột kích quyết định ở hướng Nam (khu vực cánh đồng Căng Xẻng) để kết thúc chiến dịch.


Thứ hai, phải nắm chắc và sử dụng hiệu quả lực lượng dự bị. Trong điều kiện lực lượng ta có hạn, địa bàn phòng ngự rộng, địch tiến công từ nhiều hướng cùng một lúc, khả năng cơ động cao, có thể chuyển hướng và thay đổi so sánh lực lượng tại chỗ một cách bất ngờ, việc nắm chắc và sử dụng lực lượng dự bị có ý nghĩa hết sức quan trọng. Phải thường xuyên tính toán việc luân phiên chiến đấu, củng cố lực lượng dự bị cơ động bảo đảm cho các trận then chốt thắng lợi cũng như để phát triển tiến công, phản công tiếp theo. Các lực lượng dự bị phải bố trí ở những địa bàn có lợi kịp thời năm tình hình địch, tổ chức chiến đấu nhanh và đưa vào làm nhiệm vụ ở thời cơ có lợi nhất; phải có biện pháp bảo đảm lực lượng dự bị sung sức trước khi vào chiến đấu và bảo đảm cơ động chiếm lĩnh trận địa kịp thời. Trận phản đột kích quyết định ngày 26 tháng 10 năm 1972 ở khu vực cánh đồng Căng Xẻng ta dùng 2 trung đoàn (thiếu) dự bị chiến dịch, 8 xe tăng - thiết giáp 8 pháo xe kéo, 2 tiểu đoàn súng máy cao xạ và gần 2 tiểu đoàn phòng ngự ở Phu Tâng, Phu Seo, Phu Hủa Sang.


Thứ ba, dùng hỏa lực mạnh để tiêu diệt địch. Trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại của Hồng quân Xôviết, nhiệm vụ tiêu diệt địch bằng hỏa lực mạnh chủ yếu là sử dụng nhiều pháo binh và băng cách kéo thêm thời gian pháo chuẩn bị. Mật độ pháo trong nhiều trận phản đột kích là từ 60 - 80 khẩu pháo trên 1km chính diện và thời gian pháo chuẩn bị trước phản đột kích thường từ 15-30 phút1 (Thiếu tướng, GS, TSKH N. G. Pô-pốp, Phản đột kích trong các chiến dịch phòng ngự hiện đại, tr. 13, in trong; Quân đội nhân dân Việt Nam, Phản đột kích trong chiến đấu phòng ngự, Tài liệu tham khảo chuyên đề, số 7-1979). Trong các trận phản đột kích của Chiến dịch phòng ngự Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng mùa mưa năm 1972, ta đã tập trung từ 70 đến 80% số pháo của chiến dịch để chi viện chiến đấu, trung bình mỗi trận đã sử dụng từ 1.000 - 1.200 viên đạn pháo (trận dùng nhiều nhất từ 1.600 - 1.900 viên các loại), phù hợp với khả năng củng cố cao của ta lúc đó. Đặc biệt, trong trận phản đột kích quyết định ở khu vực cánh đồng Căng Xẻng, ta đã sử dụng đại đội xe tăng - thiết giáp tiến công chính điện, thực hiện thọc sâu chia cắt, tạo điều kiện cho bộ binh tiêu diệt địch. Trong trận này, sử dụng xe tăng - thiết giáp thực sự đã tạo ra sức đột kích mạnh, nhưng do không làm tốt công tác bảo đảm vượt ngầm Cha Ho nên đã hạn chế kết quả trong trận truy kích địch. Điều này lặp lại trong trận phản đột kích Cửa Việt (1.1973). Mặc dù trận đánh giành được thắng lợi lớn, nhưng công tác tổ chức vượt sông bằng phà chưa chu đáo và nếu như có kế hoạch về thời gian đưa đội dự bị sang sớm hơn thì ngày 31 tháng 1 năm 1973 ta đã có thêm 8 xe tăng T-59 của Đại đội 1 Trung đoàn 203 và 3 xe thiết giáp còn lại của Tiểu đoàn 66 vào tham gia chiến đấu1 (Trần Hạnh, Bộ binh cơ giới trong trận phản đột kích Cửa Việt (từ 26 đến 31.1.1973), Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3-1996, tr. 35).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM