Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:51:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 6  (Đọc 6477 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #80 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2023, 11:39:26 am »

ANH HÙNG TRIỆU XUÂN HÒA


Triệu Xuân Hòa sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Đông Thịnh, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phú. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn trinh sát, Bộ tham mưu, Bộ tư lệnh 479, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Năm 1977, đang làm trợ lý tiểu đoàn, Triệu Xuân Hòa đã tự nguyện xin xuống đơn vị trực tiếp chiến đấu, đã qua các chức vụ: đại đội phó về chính trị, đại đội trưởng, tiểu đoàn phó, tiểu đoàn trưởng, ở cương vị nào đồng chí cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Triệu Xuân Hòa quan tâm xây dựng đơn vị về mọi mặt, 2 năm liền đạt Đơn vị Quyết thắng. Đồng chí có bản lĩnh chiến đấu cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ, chỉ huy mưu trí, dũng cảm, linh hoạt đánh thắng nhiều trận, đạt hiệu quả cao.


Qua 5 năm chiến đấu ở Cam-pu-chia, Triệu Xuân Hòa đã trực tiếp chỉ huy đơn vị 36 lần đi sâu vào vùng địch kiểm soát để trinh sát, nắm tình hình chính xác phục vụ đắc lực cho trên chỉ đạo tác chiến tốt. Bản thân 36 lần gặp địch, 7 lần nổ súng, đã diệt 30 tên, thu 11 súng, bảo đảm an toàn cho trận chiến đấu giành thắng lợi, đặc biệt:


Tháng 4 năm 1978, Triệu Xuân Hòa chỉ huy một đơn vị luồn sâu vào hậu phương địch từ 30 đến 50 ki-lô-mét để nắm tình hình và tìm cách liên lạc với lực lượng ly khai. Gần 1 tháng ăn đói, chịu khát, gặp nhiều khó khăn nguy hiểm, đồng chí vẫn gương mẫu động viên anh em vượt qua để hoàn thành nhiệm vụ. Triệu Xuân Hòa đã dẫn đường đưa cán bộ bạn đi tuyên truyền xây dựng được 4 cơ sở. Tháng 8 năm 1978 đồng chí chỉ huy một đại đội 4 lần dẫn đường cho 3 trung đoàn đến đúng thời gian quy định, đánh trúng mục tiêu, diệt nhiều địch.


Từ tháng 1 đến tháng 4 năm 1979, Triệu Xuân Hòa chỉ huy đơn vị 2 lần trực tiếp trinh sát địch ở Sa Pa, Công Pông Thom, nam Sa Vay Chét, nam Xiêm Riệp và ở vùng biên giới Cam-pu-chia - Thái Lan nơi địch tổ chức tuần tra canh gác nghiêm ngặt. Quá trình làm nhiệm vụ, đơn vị đồng chí đã tích cực truy lùng địch, bản thân Triệu Xuân Hòa cũng diệt nhiều tên.


Năm 1981, đồng chí chỉ huy đơn vị đánh địch ở bắc Ăng Co, Pa-ca-sơ-mây, Vườn Soài, bắc Căng Đan, diệt 13 tên, thu 8 súng, bảo vệ an toàn vùng này.


Triệu Xuân Hòa luôn sâu sát giáo dục cán bộ, chiến sĩ chấp hành đường lối chính sách của Đảng bạn. Bản thân tích cực học tập, đã nói và viết được chữ Cam-pu-chia, gương mẫu chấp hành kỷ luật, được quần chúng tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 1 lần Chiến sĩ quyết thắng, 1 lần Chiến sĩ thi đua, 11 bằng và giấy khen.


Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Triệu Xuân Hòa được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #81 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2023, 11:39:56 am »

ANH HÙNG HOÀNG VĂN LƯỢNG


Hoàng Văn Lượng sinh năm 1954, dân tộc Mường, quê ở xã Tân Phú, huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, trung đội trưởng đặc công, đoàn 381, Bộ tư lệnh Đặc công, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1978 đến năm 1982, Hoàng Văn Lượng 2 lần tham gia chiến đấu ở Cam-pu-chia. Đồng chí nêu cao bản lĩnh chiến đấu kiên cường, táo bạo, dù khó khăn ác liệt thế nào cũng tìm cách khắc phục, tìm ra lối đánh thích hợp, đạt hiệu quả cao.


Tháng 9 năm 1981, mặc dù gia đình gặp nhiều khó khăn về đời sống, Hoàng Văn Lượng được tuyển chọn từ trung đoàn 113 về đoàn 381 để đi chiến đấu, đồng chí không ngần ngại, hăng hái lên đường đi ngay. Quá trình làm nhiệm vụ, Hoàng Văn Lượng đã 8 lần đi sâu vào vùng địch kiểm soát, vượt qua nhiều bãi mìn, nơi địch phục kích bí mật lọt vào căn cứ của chúng, điều tra nắm tình hình, ăn đói, nhịn khát 9, 10 ngày liền. Có lần đã ở bờ bụi dưới trời mưa tầm tã 2 ngày đêm liền, chỉ huy tổ diệt cả toán địch. Đồng chí đã khéo léo đóng giả làm người dân địa phương, làm họ tin, không nghi ngờ, để tạo thời cơ tiêu diệt địch.


Trận ngày 24 tháng 11 năm 1981, Hoàng Văn Lượng dẫn tổ bí mật lọt vào căn cứ hậu cần của bộ tư lệnh tiền phương bọn Pôn Pốt, ăn ở trong đó 2, 3 ngày liền theo dõi hoạt động của chúng. Khi đánh, đồng chí tự tay đặt thuốc nổ phá hủy 6 mục tiêu trong số 9 mục tiêu của trận đánh. Đơn vị đồng chí đã phá hủy hoàn toàn 23 nhà ở của địch (có 4 nhà của bọn sĩ quan); phá hủy 3 kho chứa 100 tấn đạn B40, B41 và đạn cối 82 ly, ta an toàn.


Trận đánh thắng làm bọn địch hoang mang, giao động, phải bỏ căn cứ này.


Trận ngày 30 tháng 5 năm 1982, Hoàng Văn Lượng chỉ huy tổ vượt nhiều trạm canh gác cẩn mật của địch, nhiều đoạn đường địch bố trí mìn, bí mật đột nhập vào sở chỉ huy sư đoàn 801 của địch, đánh nhanh, đánh mạnh, phá hủy 4 nhà, diệt 21 tên, phần lớn là sĩ quan tham mưa. Trận đánh thắng, có tác động lớn, động viên cổ vũ mọi lực lượng của ta hăng hái, tin tưởng là ta có thể đánh thắng địch.


Hoàng Văn Lượng luôn gương mẫu về mọi mặt, khiêm tốn, giản dị, được đồng đội tin yêu, gương chiến đấu của đồng chí được phát động trong đoàn 381 học tập, noi theo.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 4 bằng và giấy khen.


Ngày 25 tháng 1 năm 1982, Hoàng Văn Lượng được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #82 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2023, 11:40:32 am »

ANH HÙNG TRẦN ĐỨC CƠ


Trần Đức Cơ sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã An Ninh, huyện Bình Lục, tỉnh Nam Hà, nhập ngũ tháng 6 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung úy, đại đội trưởng đại đội trinh sát, tiểu đoàn 27, sư đoàn 302, Bộ tư lệnh 479, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1979 đến năm 1983, Trần Đức Cơ làm nhiệm vụ chiến đấu trên đất Cam-pu-chia, đồng chí chỉ huy đơn vị đánh 23 trận và 34 lần dẫn đơn vị luồn sâu nắm tình hình. Trong các trận chiến đấu cũng như các lần đi trinh sát nắm địch, Trần Đức Cơ đều nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí chỉ huy đơn vị diệt hơn 100 tên địch. Riêng đồng chí diệt 25 tên, bắt 1 tù binh, thu 5 súng, 1 máy thông tin, phá hủy 1 kho đạn, 1 kho quân trang và 21 khẩu súng.


Trong 3 ngày đêm từ 19 đến 21 tháng 3 năm 1980, Trần Đức Cơ chỉ huy một bộ phận cải trang bí mật vào sở chỉ huy của bọn tàn quân địch đóng trên đất Thái Lan để nắm tình hình và tổ chức đánh địch. Đêm 21 tháng 3 năm 1980, khi địch đang ngủ say đồng chí tổ chức gài mìn ở cửa ra vào các nhà ngủ của chúng. Sau đó bất ngờ nổ súng. Địch hốt hoảng chạy ra ngoài, bị vướng mìn nổ. Kết quả trong trận này đơn vị đồng chí đã phá hủy hàng chục căn nhà, diệt hàng trăm tên. Riêng đồng chí bắn chết 7 tên, thu 2 súng.


Trong đợt chiến đấu tháng 11 năm 1981, Trần Đức Cơ chỉ huy đơn vị bí mật luồn rừng lội suối sang đất địch để nắm tình hình. Tuy có nhiều khó khăn, gian khổ, thiếu nước, đói cơm, nhiều tuần lễ chỉ ăn gạo sấy, muối rang, sức khỏe giảm sút... đồng chí vẫn nêu cao tinh thần trách nhiệm, đi sâu sát từng chiến sĩ, nhường cơm nhường thuốc cho anh em ốm yếu, động viên đơn vị quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Kết quả trong trận này, Trần Đức Cơ đã nắm chắc được tình hình địch, cung cấp kịp thời cho cấp trên có phương án tác chiến tốt, diệt gần 100 tên, ta an toàn. Riêng đồng chí diệt 9 tên địch; đốt cháy 1 kho quân trang.


Trong chiến đấu, Trần Đức Cơ là một cán bộ mưu trí, dũng cảm; trong sinh hoạt giản dị, khiêm tốn, hết lòng thương yêu đồng đội, được đơn vị tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng ba, 4 năm liền được tặng danh hiệu Chiến sĩ quyết thắng và Chiến sĩ thi đua.


Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Trần Đức Cơ được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #83 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2023, 11:40:58 am »

ANH HÙNG LÂM THANH HỒNG


Lâm Thanh Hồng sinh năm 1959, dân tộc Kinh, quê ở xã Vọng Thê, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang; nhập ngũ tháng 1 năm 1978. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, phó đại đội trưởng về chính trị, đại đội 6, tiểu đoàn 2, đoàn 9905, bộ đội địa phương tỉnh An Giang, mặt trận 979, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Hơn 4 năm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và hoạt động ở Cam-pu-chia, Lâm Thanh Hồng đã chiến đấu gần 100 trận góp phần tích cực chỉ huy đại đội đánh thiệt hại nặng 2 đại đội địch, diệt 45 tên, thu 147 súng và 3 tấn đạn. Riêng đồng chí diệt 16 tên, bắt 5 tù binh, thu 21 súng.


Tháng 10 năm 1978, Lâm Thanh Hồng cùng 3 cán bộ đại đội, tiểu đoàn trinh sát trận địa địch ở Mương Tám Sớm thuộc xã Phước Hưng, huyện Phú Châu, tỉnh An Giang. Suốt 4 đêm liên tục ngâm mình dưới nước sâu để trinh sát nắm địch, sau nhiều lần đi lại kiểm tra lần cuối bị vướng mìn của địch, cả 4 người bị thương vong. Địch phát hiện được chúng tăng cường tuần tra, bắn dữ dội, đồng chí vẫn bình tĩnh cứu chữa thương binh suốt 7 giờ liền và tìm cách đưa thương binh, tử sĩ về phía sau an toàn.


Ngày 3 tháng 1 năm 1979, Lâm Thanh Hồng chỉ huy trung đội cùng với các đơn vị trong tiểu đoàn đánh địch hơn 10 giờ liên tục. Đồng chí đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy trung đội bí mật, luồn sâu vào sau lưng địch, phối hợp chặt chẽ với các đơn vị ở hướng chính chia cắt đội hình phòng ngự của chúng để tiêu diệt. Kết quả trận này đơn vị Lâm Thanh Hồng đã góp phần đánh thiệt hại nặng 1 tiểu đoàn địch, Riêng đồng chí diệt 3 tên, thu 4 súng.


Đi đến đâu, Lâm Thanh Hồng cũng chú ý chỉ huy đơn vị làm công tác tuyên truyền vận động nhân dân, được nhân dân bạn tin yêu, giúp đỡ bắt nhiều tên xấu hoạt động 2 mặt trong chính quyền cách mạng. Có gia đình đã gọi con và 4 thanh niên khác theo địch mang 5 súng trở về với cách mạng. Đơn vị đồng chí đã giúp bạn xây dựng chính quyền và lực lượng dân quân ở 5 xã vững mạnh.


Lâm Thanh Hồng luôn gương mẫu, giữ nghiêm kỷ luật, tác phong khiêm tốn, giản dị, đoàn kết thương yêu đồng đội, được đơn vị tín nhiệm.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Lâm Thanh Hồng được Chủ tịch Hội đồng nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #84 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2023, 11:41:38 am »

ANH HÙNG DƯƠNG ĐỨC THÙNG


Dương Đức Thùng sinh năm 1954, dân tộc Nùng, quê ở xã Quốc Toản, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 8 năm 1974. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là chuẩn úy, đại đội trưởng đại đội công binh, tiểu đoàn 4, lữ đoàn 25, Quân đoàn 4, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


Trong chiến dịch Hồ Chí Minh - Xuân 1975, Dương Đức Thùng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Từ năm 1979 đến năm 1983, Dương Đức Thùng làm nhiệm vụ trên đất Cam-pu-chia, đồng chí đã nêu cao tinh thần quốc tế vô sản, dũng cảm, mưu trí, gương mẫu đi đầu trong mọi việc, vượt khó khăn, gian khổ, đi sâu sát nhân dân bạn, làm công tác phát động quần chúng, xây dựng chính quyền, tổ chức lực lượng đánh địch, giữ vững trật tự xã hội ở nhiều xã thuộc huyện Kiêng Vay, tỉnh Căng Đan.


Tháng 2 năm 1979, Dương Đức Thùng là đội trưởng đội công tác phát động quần chúng ở xã Đông Ất, huyện Kiêng Vay, tỉnh Căng Đan. Nhân dân ở đây chưa được giác ngộ, đời sống đói khổ, bệnh tật, địch ra sức tuyên truyền xuyên tạc những chủ trương chính sách của Đảng và Mặt trận dân tộc cứu nước Cam-pu-chia. Đồng chí đã xác định trách nhiệm, bản thân gương mẫu tự học tập và động viên mọi người học tập tiếng Cam-pu-chia. Chỉ sau một thời gian ngắn Dương Đức Thùng đã nói được tiếng Cam-pu-chia. Thấy dân rách, đồng chí có 2 bộ quần áo, biếu một bộ cho một cụ già. Nhiều lần thấy trẻ em ghẻ bẩn, đồng chí đã tắm rửa cho chúng. Thấy nhà dân bề bộn, mất vệ sinh, Dương Đức Thùng đã dọn dẹp sạch sẽ. Có lần thấy một người dân bị rắn độc cắn, người mê man, Dương Đức Thùng đã nhanh chóng tìm lá đắp vào vết rắn cắn và cho uống nước lá giải độc. Sau 20 phút người này đã tỉnh. Một số người đòi tiêm thuốc cho người dân này với ý đồ xấu. Đồng chí kiên quyết không cho tiêm. Kết quả chỉ sau hơn 1 giờ đồng hồ, sức khỏe người dân được hồi phục. Một lần gặp một phụ nữ đẻ khó, Dương Đức Thùng đã tìm thứ lá gia truyền cho uống, giúp chị đẻ an toàn.


Nhân dân bị đói, lại không chịu đi làm do ảnh hưởng của luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của địch: "Dân không cần sản xuất, Xi-ha-núc sẽ cấp cho mỗi gia đình 1 tấn gạo..." Dương Đức Thùng động viên mọi người trong đội công tác đi sâu sát nhân dân, tuyên truyền giải thích, vạch mặt những luận điệu xảo quyệt của địch; mặt khác tích cực giúp đỡ nhân dân lao động sản xuất và bằng những hành động cụ thể, thực tế của mình để giảm bớt khó khăn trong đời sống của nhân dân. Nhân dân tin tưởng ở bộ đội Việt Nam, đã chỉ những tên địch lọt vào hàng ngũ chính quyền cách mạng để ta cải tạo.


Nhiều lần, địch dụ dỗ, mua chuộc, dọa dẫm, những phần tử xấu tìm cách giết hại đồng chí. Chúng treo giải: Ai giết được Dương Đức Thùng thì chúng thưởng 10 lạng vàng, nếu bắt được thì được thưởng nhiều hơn. Đồng chí vẫn vững vàng, càng tích cực lăn lộn, hoạt động, có lần Dương Đức Thùng cải trang làm dân, vượt qua 2 tên gác bí mật đến gần nghe cuộc họp của địch, và tổ chức lực lượng bắt được 2 tên từ Thái Lan về; bắt 3 tên khác ra trình diện, thu 21 súng, 300 viên đạn. Kết quả này đã gây được lòng tin trong nhân dân, củng cố được chính quyền trong sạch vững mạnh.


Một lần khác, vào lúc 19 giờ, 3 tên địch phục kích dùng gậy xông vào đánh, đồng chí đã bình tĩnh dũng cảm đánh trả lại, 3 tên này phải bỏ chạy. Sau vụ này bọn địch ở trong xã bỏ trốn, có tên ra trình diện và nói: Trước đây tôi lầm đường theo địch giết anh, nay tôi ân hận...


Đồng chí luôn gương mẫu về mọi mặt. Được bạn tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 18 bằng và giấy khen, 2 lần được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua. Được Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia tặng Huân chương.


Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Dương Đức Thùng được Chủ tịch hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #85 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2023, 11:42:02 am »

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN NGHĨA


Nguyễn Văn Nghĩa sinh năm 1961, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Cửu Long, nhập ngũ tháng 4 năm 1979. Khi được tuyên dương Anh hùng, đồng chí là trung sĩ, đại đội 2, tiểu đoàn trinh sát, bộ tham mưu Quân khu 9, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


Từ năm 1980 đến năm 1983, Nguyễn Văn Nghĩa hoạt động trên đất Cam-pu-chia, đồng chí đã hơn chục lần cùng đơn vị luồn sâu vào đất địch để trinh sát, mỗi lần từ 10 đến 30 ngày. Tuy điều kiện hoạt động còn nhiều khó khăn gian khổ, phải ăn cơm sấy, muối rang, nước suối, ngủ rừng, chống đỡ muỗi vắt, và bệnh sốt rét, Nguyễn Văn Nghĩa vẫn kiên định vững vàng bám sát đơn vị, chăm sóc sức khỏe cho anh em, để tậo điều kiện cho đơn vị luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Ngày 24 tháng 10 năm 1981, địch tập kích vào đội hình đơn vị, làm 1 người hy sinh, 1 người bị thương vào 2 chân. Để đảm bảo cho đội trinh sát tiếp tục đến mục tiêu quy định, Nguyễn Văn Nghĩa xung phong nhận việc cứu chữa thương binh và bảo vệ thi hài tử sĩ. Suốt 7 ngày đêm, một mình ở trong vùng địch kiểm soát, vừa phải lo cứu chữa thương binh, vừa phải tự dò gỡ mìn tìm đường để đưa thương binh ra ngoài vùng địch. Đêm thứ 8, tình thế hết sức ngặt nghèo, địch tăng cường lùng sục, lương thực gần hết, vết thương của thương binh chưa ổn định... đồng chí vẫn nêu cao quyết tâm không để thương binh, tử sĩ rơi vào tay địch, đã tìm cách chôn cất tử sĩ chu đáo, chăm sóc, và cõng thương binh đi suốt 3 đêm liền vượt ra khỏi vòng vây của địch đưa về nơi an toàn. Hành động trên của Nguyễn Văn Nghĩa đã được đơn vị nêu gương học tập.


Nguyễn Văn Nghĩa luôn gương mẫu, lành mạnh, giản dị, khiêm tốn, được cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị quý mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công, 3 bằng và giấy khen.


Ngày 25 tháng 1 năm 1983, Nguyễn Văn Nghĩa được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #86 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2023, 11:42:38 am »

ANH HÙNG HOÀNG HỮU CHUYÊN
(Liệt sĩ)


Hoàng Hữu Chuyên sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 4 năm 1970. Khi hy sinh đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 bộ binh, trung đoàn 174, sư đoàn 316, Quân đoàn 29, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Hoàng Hữu Chuyên đã tham gia 5 chiến dịch lớn, chiến đấu 32 trận, 6 lần bị thương, sau khi chữa khỏi, mặc dù sức khỏe giảm nhiều, trên cho về phía sau, đồng chí đều tha thiết xin ở lại đơn vị chiến đấu.


Trong trận chiến đấu tháng 12 năm 1970 ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào) mặc dù địch đông, Hoàng Hữu Chuyên vẫn chỉ huy phân đội chiến đấu diệt nhiều tên, bảo vệ được nhân dân. Bạn rất ca ngợi bộ đội tình nguyện Việt Nam.


Tháng 12 năm 1971, đồng chí chỉ huy trung đội bí mật luồn rừng, leo núi trong mấy ngày liền đánh điểm cao 1663 ở bắc Phú Long Chẹng (Lào) diệt gọn 1 đại đội địch ở đây.


Tháng 10 năm 1972, Hoàng Hữu Chuyên chỉ huy trung đội chiến đấu ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào) mặc dù địch đông gấp nhiều lần, đồng chí vẫn kiên quyết đánh, chỉ huy linh hoạt, mưu trí, diệt hơn 100 tên.


Trận chiến đấu ngày 10 tháng 3 năm 1975, đánh cao điểm Chư Duê ở Buôn Ma Thuột, mặc dù máy bay, pháo binh bắn phá dữ dội vào đội hình tiến quân của đơn vị, Hoàng Hữu Chuyên vẫn bình tĩnh chỉ huy đại đội đánh nhanh, đánh mạnh. Sau 30 phút chiến đấu ác liệt, đại đội đồng chí chiếm được điểm cao và cắm cờ trên sở chỉ huy của sư đoàn 23 ngụy.


Đặc biệt trận chiến đấu ngày 12 tháng 7 năm 1984 ở điểm cao 233 Hà Tuyên. Địch ở thế có lợi, có hỏa lực mạnh bắn ác liệt ngăn chặn đường tiến quân của ta, Hoàng Hữu Chuyên bình tĩnh, xông xáo chỉ huy tiểu đoàn nhanh chóng đánh nhanh, đánh mạnh, kiên quyết tấn công tiêu diệt địch. Kết quả chỉ sau 20 phút, đơn vị đã đánh chiếm được mục tiêu và diệt hàng trăm tên.


Địch tập trung hỏa lực bắn hàng ngàn đạn pháo và nhiều loại súng, đồng thời tổ chức lực lượng mở nhiều đợt tấn công, hòng đánh chiếm lại trận địa. Hoàng Hữu Chuyên nêu cao tinh thần dũng cảm bình tĩnh chỉ huy linh hoạt, mưu trí tiêu diệt địch ở từng đoạn giao thông hào, công sự, đánh bật các đợt tấn công của chúng. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba và được truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì.


Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Nguyễn Hữu Chuyên được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #87 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2023, 11:43:21 am »

ANH HÙNG NGUYỄN QUỐC THẤT
(Liệt sĩ)


Nguyễn Quốc Thất sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Đà Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 2 năm 1975. Khi hy sinh đồng chí là thượng úy, đại đội trưởng đại đội 8 công binh, tiểu đoàn 276, trung đoàn 550, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sau khi học xong lớp 9 phổ thông, Nguyễn Quốc Thất xung phong nhập ngũ, được bổ sung về Quân đoàn 4. Đồng chí luôn chịu khó công tác và học tập, được chọn đi học văn hóa cấp 3. Thi tốt nghiệp lớp 10 đạt giỏi. 5 năm học ở Học viện Kỹ thuật quân sự, năm nào đồng chí cũng là học sinh tiên tiến, thi tốt nghiệp đạt loại ưu tú.


Tháng 10 năm 1982, Nguyễn Quốc Thất được điều về trung đoàn 550 công binh thuộc Quân đoàn 4 hoạt động ở chiến trường Cam-pu-chia. Một năm làm trợ lý tác chiến đồng chí chịu khó đi sâu nghiên cứu công việc đề xuất được nhiều ý kiến hay giúp cho trung đoàn chỉ huy các đơn vị được tốt.


Tháng 10 năm 1983, đồng chí xin xuống đơn vị cơ sở, được giao nhiệm vụ đại đội trưởng. Nguyễn Quốc Thất luôn đi sát, hướng dẫn cho mọi người biết sử dung thành thạo vũ khí có trong tay, và biết cách tháo phá nhiều loại mìn. Chỗ nào khó khăn nguy hiểm đồng chí đều có mặt. Năm 1984, địch dùng nhiều thủ đoạn nham hiểm, vừa phục kích, vừa bố trí nhiều bãi mìn chồng ép lên nhau. Việc phá gỡ của ta gặp nhiều khó khăn, chỉ sơ suất một chút có thể bị thương vong. Nguyễn Quốc Thất khi tìm cách tháo gỡ từng quả, khi dùng sắt có cán dài nấp sau vật cản để phá. Đồng chí đã tháo phá được 98 quả - là người tháo phá được nhiều nhất đơn vị.


Ngày 28 tháng 3 năm 1984 sau khi gài mìn diệt địch xong, trên đường về, phát hiện có một bãi mìn do địch gài, Nguyễn Quốc Thất dẫn 2 cán bộ trung đội vào phá. Sau khi phá được 3 quả, đến quả thứ 4 thì vướng vào quả mìn bên cạnh, thấy ánh lửa lóe lên, Nguyễn Quốc Thất nhanh chóng đè lên trên để tránh nguy hiểm cho 2 đồng chí kia. Khi tiếng nổ phát ra, 2 cán bộ trung đội chạy lại thấy thân thể Nguyễn Quốc Thất dập nát, máu chảy đầm đìa.


Đồng chí mất đi, cả đơn vị vô cùng thương tiếc, đã phát động phong trào noi gương Nguyễn Quốc Thất.


Nguyễn Quốc Thất đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Nguyễn Quốc Thất được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #88 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2023, 11:43:54 am »

ANH HÙNG PHẠM HÙNG DŨNG
(Liệt sĩ)


Phạm Hùng Dũng sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Thường Phước, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp, nhập ngũ năm 1977. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng đại đội 732, tiểu đoàn 4 bộ binh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Tháp, Quân khu 9, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Phạm Hùng Dũng là dân quân, dũng cảm bám đất, bám dân, nhiều lần dẫn đường cho bộ đội đi sâu vào vùng địch kiểm soát để đánh địch, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Từ tháng 4 năm 1977 đến ngày 18 tháng 3 năm 1978, Phạm Hùng Dũng đã chiến đấu 30 trận, diệt 27 tên địch, bắn bị thương 9 tên, thu 7 súng.


Trận ngày 18 tháng 2 năm 1978, 1 tiểu đoàn quân Pôn Pốt khoảng 300 tên đánh chiếm một đồn biên phòng của ta ở Ấp Một. Đồng chí đã dẫn đầu đơn vị chạy bộ hơn chục ki-lô-mét đến Ấp Một đúng thời gian quy định và triển khai lực lượng bám sát, đánh nhanh, đánh mạnh địch. Kết quả trận này đơn vị đồng chí góp phần quan trọng cùng đơn vị bạn diệt tại chỗ 75 tên, bắt 2 tên, thu 30 súng. Bọn còn lại bỏ chạy về bên kia biên giới.


Trận ngày 18 tháng 3 năm 1978, khoảng 400 tên địch chia làm 2 cánh từ bên kia biên giới đánh sang. Ý đồ của chúng định đánh chiếm Ấp Một và đánh xuống Mương Kinh. Phạm Hùng Dũng chỉ huy đơn vị vận động bám sát địch, nổ súng mãnh liệt, diệt nhiều tên. Khi bị thương, Phạm Hùng Dũng vẫn không rời trận địa tiếp tục chiến đấu cho đến lúc hy sinh.


Hành động của đồng chí có tác dụng động viên, cổ vũ mọi người hăng hái noi theo, chiến đấu dũng cảm đánh bật địch về bên kia biên giới.


Phạm Hùng Dũng đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 6 bằng và giấy khen.


Ngày 29 tháng 8 năm 1985, Phạm Hùng Dũng được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #89 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2023, 11:44:31 am »

ANH HÙNG TRẦN VĂN THÁI
(Liệt sĩ)


Trần Văn Thái sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, nhập ngũ tháng 1 năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là đại đội trưởng vô tuvến điện, trung đoàn thông tin, Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trần Văn Thái xuất thân trong một gia đình có truyền thống cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Lớn lên trên quê hương có truyền thống cách mạng kiên cường. Vào bộ đội đồng chí được đào tạo thành chiến sĩ báo vụ. Ra trường Trần Văn Thái tích cực rèn luyện nâng cao trình độ, đồng chí đã đảm nhiệm phiên liên lạc khó khăn cự ly xa và là nòng cốt trực tiếp chuyển nhận phần lớn điện của tổ điện đài.


Trong toàn cảnh chiến trường gian khổ, ác liệt, phương tiện khí tài thiếu thốn, Trần Văn Thái vẫn dũng cảm kiên cường bám đài, bám đơn vị, bám địa bàn, khắc phục khó khăn chuyển nhận điện kịp thời, chính xác, giữ vững thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.


Trong cuộc Tổng tiến công Xuân 1968, Trần Văn Thái bị thương đứt gân gót chân trái và cụt một phần ba cánh tay phải, đồng đội có người đã khuyên đồng chí nên về địa phương công tác cho phù hợp với sức khỏe. Nhưng với nguyện vọng thiết tha được tiếp tục ở lại đội ngũ cùng đồng đội phục vụ chiến đấu đồng chí đã kiên trì khổ luyện. Sau một thời gian tập luyện, Trần Văn Thái đã sử dụng được máy thu phát tín hiệu bằng tay trái (tuy không nhanh bằng trước đây) và trong các chiến dịch đồng chí vẫn theo đơn vị hành quân làm nhiệm vụ.


Địch càn vào căn cứ, Trần Văn Thái bố trí cho anh em đưa tài liệu về phía sau, bản thân cùng 2 người khác ở lại chiến đấu. Đồng chí đã dùng tay trái gài lựu đạn và sử dụng AK bắn bộ binh và máy bay lên thẳng của địch, cùng anh em bẻ gãy một mũi càn của chúng, bảo vệ an toàn tài liệu và máy móc.


Tháng 3 năm 1971 Trần Văn Thái được giao làm đại đội trưởng vô tuyến điện trong tình hình địch thường xuyên càn quét, đơn vị liên tục bị oanh tạc. Anh em thương vong nhiều, một số người nao núng, ngại công tác ở đơn vị làm nhiệm vụ phát sóng dễ bị địch phát hiện tập trung B52 và pháo binh sát thương. Bằng hành động gương mẫu, tận tụy, dũng cảm và bình tĩnh, Trần Văn Thái thuyết phục được mọi người yên tâm làm nhiệm vụ. Đơn vị thương vong còn 1 phần 3 quân số, không đủ người thay thế. Để đáp ứng yêu cầu phục vụ chiến đấu, Trần Văn Thái ngoài chức trách của đại đội trưởng còn làm việc của chính trị viên, quản lý, y tá, ra sức động viên mọi người kiên quyết bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, phục vụ chỉ huy chiến đấu giành thắng lợi.


Trần Văn Thái hy sinh ngày 8 tháng 8 năm 1971. Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 14 bằng và giấy khen, 3 lần danh hiệu Dũng sĩ quyết thắng.


Ngày 29 tháng 8 năm 1985 Trần Văn Thái được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM