Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:08:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 6  (Đọc 6696 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2023, 07:44:12 am »

ANH HÙNG LÊ KHẮC XUÂN


Lê Khắc Xuân sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Thiệu Vận, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tham gia cách mạng năm 1971, năm 1975 nhập ngũ. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, đội phó đội cơ sở, đồn 133, công an nhân dân vũ trang tỉnh Hoàng Liên Sơn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Thời gian từ 1971 đến 1974, Lê Khắc Xuân là công nhân công ty cầu đường Thanh Hóa, đồng chí luôn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, liên tục được bầu là lao động tiên tiến.


Năm 1975, Lê Khắc Xuân nhập ngũ vào công an nhân dân vũ trang, đồng chí tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc, và cùng đơn vị lập nhiều thành tích trong công tác vận động nhân dân xây dựng thế trận mới bảo vệ Tổ quốc.


Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1989, Lê Khắc Xuân chỉ huy một tổ chốt chặn địch, đồng chí cùng đồng đội bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, sau đó dẫn cả tổ vượt qua lưới đạn của địch, chiếm giữ điểm cao, và chiến đấu đẩy lùi nhiều đợt tần công của chúng. Được giao nhiệm vụ bắt liên lạc với đại đội 117, bộ đội địa phương, đang đánh địch tại phố Pha Long, Lê Khắc Xuân đã chỉ huy tổ, vận động đến trận địa của đơn vị bạn. Nhưng trận địa này đã bị địch chiếm. Đồng chí chỉ huy tổ chiến đấu diệt nhiều tên địch, rồi chuyển thương binh về tuyến sau.


Ngày 18 tháng 2 năm 1979, địch ồ ạt xông lên chiếm đồn. Lê Khắc Xuân được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu ở mũi chính diện, có lúc đồng chí đã nhảy lên khỏi chiến hào, đánh giáp lá cà với địch, diệt địch, thu vũ khí.


Ngày 19 tháng 2 năm 1979, địch vẫn ồ ạt tấn công, Lê Khắc Xuân chỉ huy tổ phản kích quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công của chúng, làm chủ trận địa. Đêm ấy, được giao nhiệm vụ tìm đường cho đơn vị rút ra ngoài, tiếp tục chiến đấu, Lê Khắc Xuân bị địch phát hiện, bao vây. Nhưng đồng chí đã phá vây, hoàn thành nhiệm vụ. Tổ đồng chí đã cùng đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí diệt 90 tên. Lập công xuất sắc.


Lê Khắc Xuân được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất và huy chương Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc.


Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Lê Khắc Xuân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2023, 07:44:45 am »

ANH HÙNG LỪU A PHỪ


Lừu A Phừ dân tộc H'Mông, sinh năm 1950, quê ở xã Tá Phình, huyện Sình Hồ, tỉnh Lai Châu. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, tiểu đội trưởng nuôi quân, đồn một công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


Lừu A Phừ nhập ngũ vào công an nhân dân vũ trang, từng làm nhiệm vụ quay máy phát vô tuyến điện; tham gia khảo sát biên giới, vượt qua mọi khó khăn, đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Làm chiến sĩ nuôi quân, Lừu A Phừ tận tụy tìm rau, kiếm măng rừng, săn bắn, đảm bảo đủ thực phẩm, cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Đồng chí còn tranh thủ thời gian được nghỉ để chăn nuôi gà, lợn cho đơn vị.


Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược bắn pháo cấp tập, rồi ồ ạt tràn sang đánh chiếm đồn một. Nhận nhiệm vụ chỉ huy một tổ chốt giữ điểm cao, Lừu A Phừ đã cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài, hai chiến sĩ hy sinh, hai chiến sĩ nữa bị thương, đồng chí cũng bị thương vào tay và mặt. Nhưng Lừu A Phừ vẫn cùng chiến sĩ chưa bị thương, cơ động chiến đấu. Phát hiện một tên địch nhảy vào chiến hào có B41, đồng chí dùng AK diệt ngay và thu vũ khí.


Ở một đoạn chiến hào khác có một tên địch chuẩn bị ném lựu đạn về phía mình, Lừu A Phừ giương lê lao tới, cùng 1 chiến sĩ khác diệt được tên địch. Tiếp tục cơ động chiến đấu giữ trận địa, khi thì dùng AK, lựu đạn, khi thì dùng B40, B41, đồng chí đã diệt tiếp nhiều tên địch. Sau đó, đồng chí bị thương nặng.


Đêm ấy, đơn vị di chuyển trận địa, Lừu A Phừ dẫn đầu đưa thương binh cùng đi an toàn.


Đồng chí luôn luôn thực hiện tốt đoàn kết nội bộ và đoàn kết quân dân, giữ nghiêm kỷ luật, gương mẫu toàn diện, được nhân dân và đồng đội tin yêu.


Lừu A Phừ đã được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Lừa A Phừ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2023, 07:45:18 am »

ANH HÙNG TÀO VĂN TEM


Tào Văn Tem dân tộc Thái, sinh năm 1956, quê ở xã Chà Tớ, huyện Mường Lay, tỉnh Lai Châu. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng sĩ, trinh sát viên, đồn một công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đoàn viên thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


Là trinh sát viên của đồn, Tào Văn Tem tích cực bám địa bàn, bám dân, vừa công tác tốt, vừa tự học được tiếng nói của các dân tộc: H’Mông, Hà Nhì, Dao, Quan Hỏa, xây dựng được nhiều cơ sở, luôn luôn chủ động nắm chắc tình hình, đồng chí đã góp phần cùng đơn vị và chính quyền địa phương quản lý chặt chẽ địa bàn phụ trách.


Khi quân xâm lược tràn sang đánh chiếm địa bàn đồn phụ trách, đồng chí đã kịp thời đề xuất với cấp ủy, chính quyền đia phương tổ chức cho nhân dân sơ tán. Bản thân tích cực tham gia hướng dẫn, bảo vệ cho dân sơ tán an toàn.


Được giao nhiệm vụ chỉ huy một tổ chiến đấu, chặn đánh địch Tào Vàn Tem vừa mưa trí chỉ huy vừa trực tiếp chiến đấu, cùng đồng đội diệt nhiều tên địch. Riêng đồng chí đã diệt được 10 tên, cùng toàn tổ giữ vững trận địa.


Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Tào Văn Tem đã mưu trí, dũng cảm luồn sau lưng địch, vừa nắm chắc tình hình, vừa chủ động phòng ngừa âm mưu, thủ đoạn mới của chúng. Dựa vào cơ sở, đồng chí đã bắt, xử lý nhiều tên phản động, chỉ điểm thám báo, góp phần đập tan âm mưu nhen nhóm tổ chức phản động, gây bạo loạn cướp chính quyền của địch, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân. Hoạt động ở sau lưng địch, Tào Văn Tem đã kịp thời tổ chức, củng cố đội ngũ dân quân, cùng dân quân bám trụ chiến đấu bảo vệ địa bàn.


Tào Văn Tem đã được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Tào Văn Tem được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2023, 07:45:54 am »

ANH HÙNG TÒNG VĂN KIM


Tòng Văn Kim dân tộc Thái, sinh năm 1956, quê ở xã Noọng Luống, huyện Điện Biên, tỉnh Lai Châu. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung sĩ, tiểu đội trưởng công binh, công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


Năm 1972, Tòng Văn Kim tham gia thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước, đến năm 1975, hoàn thành nhiệm vụ, trở về địa phương, đồng chí được bầu làm kế toán đội sản xuất.


Tháng 5 năm 1977, nhập ngũ vào công an nhân dân vũ trang. Sau khóa huấn luyện, đồng chí được điều động về phân đội công binh, công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu.


Ngày 4 tháng 2 năm 1979, Tòng Văn Kim nhận nhiệm vụ về đồn 33, cùng đơn vị chuẩn bị trận địa chiến đấu bảo vệ biên giới.


Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, khi quân xâm lược ồ ạt tấn công qua biên giới, đồng chí được giao nhiệm vụ chỉ huy một tổ (6 người) vận động gấp từ đồn lên trạm biên phòng phối hợp chặn đánh dịch. Lợi dụng địa hình và trận địa vững chắc, Tòng Văn Tem chỉ huy tổ phối hợp với tổ bạn chiến đấu dũng cảm, đẩy lùi đợt tấn công của địch.


Ỷ thế đông quân, có xe tăng, pháo binh yểm trợ, địch xông lên hết đợt này đến đợt khác, đồng chí đã góp phần tích cực cùng cán bộ, chiến sĩ trạm biên phòng 33 liên tiếp bẻ gảy các đợt tấn công của địch, diệt và làm bị thương hàng trăm tên. Luôn luôn nêu cao tinh thần cảnh giác và ý chí quyết chiến quyết thắng, đồng chí đã chủ động và tích cực tiêu diệt địch trong mọi tình huống.


Trên đường di chuyển sang vị trí chiến đấu mới, bất ngờ gặp một tên lính xâm lược đang chuẩn bị dùng lựu đạn để ám hại đồng chí, Tòng Văn Kim đã chủ động tiêu diệt địch. Sau đó, phát hiện một toán 5 tên địch khác đang vận động theo bờ hào, đồng chí cũng kịp thời diệt gọn. Phát hiện bọn địch định chiếm khu vực kho của đơn vị, Tòng Văn Kim cùng đồng đội dũng cảm tiếp cận, diệt hàng chục tên, bảo vệ được tài sản của đơn vị. Địch tổ chức bao vây để bắt đồng chí, Tòng Văn Kim mưu trí và dũng cảm diệt địch, rồi thoát vây. Bị sức ép của pháo địch, đồng chí vẫn xung phong cùng đồng đội làm nhiệm vụ đưa thương binh về tuyến sau, và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Tòng Văn Kim đã được thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì.


Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Tòng Văn Kim được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2023, 07:46:29 am »

ANH HÙNG NÔNG VĂN PHIAO


Nông Văn Phiao sinh năm 1957, dân tộc Nùng, quê ở xã Quốc Việt, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là binh nhất, chiến sĩ đại đội 5, công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn.


Sáng 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược có pháo và xe tăng yểm trợ ồ ạt tấn công khu vực Đồng Đăng. Nông Văn Phiao đã cùng đồng đội chiến đấu dũng cảm, diệt hàng trăm tên địch, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. Được giữ súng trung liên, cùng tổ chiến đấu ở hướng chính diện, bảo vệ pháo đài Đồng Đăng, đồng chí đã cơ động linh hoạt, diệt nhiều tên địch, bẻ gảy hàng chục đợt tấn công của chúng. Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài, giữa vòng vây của địch, đơn vị bị thiếu nước nghiêm trọng. Ban đêm, Nông Văn Phiao đã xung phong một mình len lỏi qua vòng vây của địch, lấy nước suối về phục vụ đồng đội.


Nông Văn Phiao thường xuyên có mặt ở chiến hào, cảnh giác theo dõi, kịp thời chặn đánh địch, góp phần tích cực tiêu diệt nhiều tên địch bảo vệ pháo đài. Sau một tuần, địch tăng quân, tập trung hỏa lực đánh chiếm pháo đài. Chúng dùng bộc phá đánh sập tầng trên, dùng lựu đạn cay, chất độc hóa học, xăng trút xuống tầng dưới, nơi đơn vị đang cố thủ. Đói và khát, nóng, ngạt thở, Nông Văn Phiao đã cùng đồng đội kiên trì bới đất tìm lối ra. Sau 3 ngày đêm, các đồng chí đã đưa thương binh cùng thoát ra khỏi pháo đài, tìm đường về đơn vị, tiếp tục chiến đấu.


Trong một tuần liên tục chiến đấu, riêng đồng chí đã diệt 70 tên địch.


Nông Văn Phiao đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất và Huy chương "Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc".


Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Nông Văn Phiao được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2023, 08:03:47 am »

ANH HÙNG NGUYỄN CÔNG THUẬN


Nguyễn Công Thuận sinh năm 1951, quê ở xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thượng úy, đại đội trưởng đại đội 3, tiểu đoàn 1, trung đoàn 12, Bộ tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Nguyễn Công Thuận đã trực tiếp chiến đấu chống Mỹ - ngụy trên chiến trường miền Nam, lập nhiều chiến công, được thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.


Ngày 26 tháng 8 năm 1978, bọn côn đồ vượt biên giới sang gây rối, hành hung cán bộ phụ nữ Việt Nam tại cửa khẩu Hữu Nghị. Mặc dù bọn chúng đông và hung hãn, Nguyễn Công Thuận đã ba lần chỉ huy đơn vị đến giải tỏa, bảo vệ được cán bộ, buộc bọn côn đồ và 4.300 người Hoa nằm lại lâu ngày ở đây phải về bên kia biên giới.


Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược sau 1 giờ bắn pháo liên tục, đã cho xe tăng và bộ binh ồ tạt tấn công vào khu vực đơn vị đồng chí chốt giữ. Bình tĩnh, tự tin, Nguyễn Công Thuận động viên các chiến sĩ: "Địch đông, ta ít, các đồng chí phải bắn tiết kiệm đạn để chiến đấu lâu dài. Quyết tâm giữ vững trận địa".


Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đẩy lùi 11 đợt tấn công của địch, giữ vững trận địa.


Địch củng cố đội hình, lại xông lên. Nguyễn Công Thuận bị thương vào đùi, tự băng bó, nén đau, tiếp tục chỉ huy. Cuộc chiến đấu đang diễn ra ác liệt thì xạ thủ cối 60 ly bị thương nặng. Đồng chí vừa chỉ huy vừa trực tiếp bắn cối vào đội hình địch, góp phần cùng đơn vị tiêu diệt hàng trăm tên, làm bị thương nhiều tên, bắn cháy 3 xe tăng của địch. Riêng Nguyễn Công Thuận vừa chỉ huy đơn vị chiến đấu tiêu diệt địch, giữ vững trận địa, vừa dũng cảm diệt 30 tên.


Nguyễn Công Thuận đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.


Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Nguyễn Công Thuận được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2023, 08:56:21 am »

ANH HÙNG ĐINH TRỌNG LỊCH
(Liệt sĩ)


Đinh Trọng Lịch sinh năm 1959, dân tộc Kinh, quê ở xã Đô Lương, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, nhập ngũ tháng 4 năm 1978. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, tiểu đoàn 41 Đặc công, Bộ tham mưu Quân khu 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ tháng 10 năm 1979, đơn vị Đinh Trọng Lịch được giao nhiệm vụ bảo vệ cảng Hải Phòng, đồng chí đã chỉ huy trung đội tuần tra canh gác chặt chẽ, suốt ngày đêm. Trung đội Đinh Trọng Lịch lúc nào cũng có người ở những nơi để hàng, những nơi kẻ gian có thể đột nhập. Đồng chí kiên quyết đấu tranh chống những hiện tượng ăn cắp, hoặc thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc bảo vệ tài sản của công. Đinh Trọng Lịch đã cùng đơn vị bắt quả tang 10 vụ ăn cắp, trong đó có vụ bắt 4 tên lấy tài sản có giá trị lớn.


Ngày 17 tháng 4 năm 1980, đồng chí thấy 1 xe IFA mang số hiệu 34A-0174, trên xe có chở hàng từ kho 11 đi tránh đường chính chạy ra cổng, Đinh Trọng Lịch nhanh chóng chạy ra ngăn lại để kiểm tra. Tên lái xe thấy đồng chí, liền cho xe chạy tốc độ chạy trốn. Đồng chí tiếp tục đuổi theo và yêu cầu người công an gác cổng giữ xe lại. Thấy người công an không chấp nhận ý kiến của mình và còn mở cổng cho tên lái xe đi, mặc dù rất nguy hiểm, xe đang chạy với tốc độ lớn, đồng chí vẫn gắng sức, dũng cảm nhảy lên bậc bên phải thành xe và yêu cầu tên lái xe phải dừng lại. Tên lái xe càng tăng tốc độ, nhiều lần định hất ngã đồng chí xuống đường để hòng tẩu thoát. Thấy đồng chí bám chặt thành xe, hắn tiếp tục cho xe chạy với tốc độ cao hơn. Đến gần một cột điện và hàng cây bên đường, tên lái xe cho thành xe phía đồng chí đứng cọ mạnh vào cột điện và hàng cây với mưu đồ giết hại đồng chí để phi tang. Đinh Trọng Lịch bị thương ngã xuống đường. Tên lái xe hung hãn lại đè chết một công nhân thuộc cảng ở đấy rồi chạy trốn. Những người đi đường thấy đồng chí bị thương chạy đến cấp cứu. Khi được đưa vào bệnh viện, Đinh Trọng Lịch còn nói được một câu: "Bắt lấy tên lái xe và đồng bọn" sau đó đồng chí hy sinh.


Từ vụ bắt được tên lái xe này, cảng đã khám phá được nhiều vụ mất cắp trước đấy chưa tìm ra, và nắm thêm được một số phần tử xấu chui vào cảng từ lâu để ăn cắp, phá hoại và đã từng gây nhiều thiệt hại của công.


Hành động của Đinh Trọng Lịch đã được đơn vị và nhân dân ở khu vực cảng Hải Phòng rất khâm phục. Đồng chí đã nêu cao phẩm chất, đạo đức của người chiến sĩ quân đội nhân dân dũng cảm quên mình để bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa. Gương sáng của đồng chí đã được phát động học tập trong toàn thể cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên cảng Hải Phòng.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Quân công hạng ba, 2 bằng khen và được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua.


Ngày 14 tháng 8 năm 1980, Đinh Trọng Lịch được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2023, 08:57:26 am »

ANH HÙNG HOÀNG ĐÌNH HỢP
(Liệt sĩ)


Hoàng Đình Hợp sinh năm 1930, dân tộc Tày, quê ở xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 9 năm 1950. Khi hy sinh đồng chí là thiếu tá, tham mưu phó sư đoàn 31 bộ binh, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Hoàng Đình Hợp chiến đấu ở chiến trường Lào. Đồng chí đã đánh hàng trăm trận, trưởng thành từ chiến sĩ lên trung đoàn trưởng, tham mưu phó sư đoàn. Qua các cương vị được giao, Hoàng Đình Hợp đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Đơn vị đồng chí đã diệt hàng nghìn tên địch, giúp bạn xây dựng hàng chục cơ sở, tổ chức chính quyền, đoàn thể quần chúng, dân quân ở nhiều huyện, được bạn tin yêu. Đơn vị do Hoàng Đình Hợp chỉ huy đã được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.


Từ tháng 3 đến tháng 6 năm 1978, Hoàng Đình Hợp chỉ huy trung đoàn 866, vượt qua nhiều khó khăn, tích cực đánh địch. Đơn yị đồng chí đã diệt trên 1.000 tên địch, đánh bại nhiều đợt tấn công lấn chiếm của chúng, bảo vệ được đất, được nhân dân, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.


Ngày 19 tháng 8 năm 1978, Hoàng Đình Hợp đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Hoàng Đình Hợp là một cán bộ vững vàng, có tinh thần chiến đấu bền bỉ, có năng lực hành động và phẩm chất cao đẹp được đồng đội tin yêu, quý mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 15 bằng và giấy khen.


Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Hoàng Đình Hợp được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2023, 08:58:02 am »

ANH HÙNG LÊ HỮU HÒE
(Liệt sĩ)


Lê Hữu Hòe sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Lam Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, nhập ngũ tháng 1 năm 1972. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, chính trị viên đại đội 12 bộ binh, tiểu đoàn 3, trung đoàn 141, sư đoàn 7, Quân đoàn 4, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Lê Hữu Hòe tham gia chiến đấu ở chiến trường Trị - Thiên.


Từ tháng 10 năm 1977 đến ngày 25 tháng 4 năm 1978, Lê Hữu Hòe chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công địch, dũng cảm, xông xáo, gương mẫu đi đầu trong những tình huống khó khăn. Đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh 30 trận, riêng đồng chí diệt 29 tên địch, bắt 2 tên, thu 9 súng các loại.


Tháng 1 năm 1978, Lê Hữu Hòe chỉ huy đơn vị chốt giữ khu vực Long Giang (tỉnh Tây Ninh). Địch dùng thủ đoạn bao vây, ban đêm vào sát trận địa phục kích, gài chông, mìn, gây cho ta rất nhiều khó khăn. Đồng chí đã đề xuất ý kiến mở đợt sinh hoạt dân chủ bàn bạc cách đánh. Sau đó, đồng chí trực tiếp chỉ huy một tổ đi gỡ chông, mìn, phục kích bắn tỉa. Qua thực tế chiến đấu rút được kinh nghiệm phổ biến trong đơn vị, động viên được mọi người hăng hái tham gia đánh địch, giữ vững trận địa. Riêng Lê Hữu Hòe đã gỡ được 12 quả mìn các loại và bắn tỉa diệt 15 tên địch.


Trong ngày 20 tháng 3 năm 1978 ở ấp Mặt Cật (tỉnh Tây Ninh), đại đội đồng chí làm nhiệm vụ dự bị, Lê Hữu Hòe xin được thay thế chỉ huy đại đội khác do thiếu đại đội trưởng, đánh địch ở mũi chủ yếu. Được cấp trên chấp thuận, đồng chí nhanh chóng làm công tác tổ chức và trong chiến đấu đã đẫn đầu đơn vị tấn công nhanh, mạnh, tiêu diệt gọn địch trong khu vực đảm nhiệm. Trận này, đại đội diệt 50 tên địch, bắt 2 tên, thu 9 súng. Riêng đồng chí diệt 5 tên, bắt 1 tên, thu 2 súng.


Trận ngày 25 tháng 4 năm 1978 ở khu vực Bến Sỏi (Tây Ninh), địch chống cự quyết liệt, đơn vị bị thương vong một số. Đồng chí bình tĩnh bò đến từng chiến sĩ động viên anh em giữ vững quyết tâm và tổ chức lực lượng tiếp tục tấn công địch. Giữa lúc đang chỉ huy đơn vị xung phong thì Lê Hữu Hòe trúng đạn đã anh dũng hy sinh.


Khi còn sống Lê Hữu Hòe nêu cao tinh thần khiêm tốn, gương mẫu về mọi mặt, được đồng đội tin yêu.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ giữ nước.


Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Lê Hữu Hòe được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2023, 08:58:31 am »

ANH HÙNG TRẦN MINH XUNG
(Liệt sĩ)


Trần Minh Xung sinh năm 1956, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung Sơn, huyện Yên Lập, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 4 năm 1974. Khi hy sinh, đồng chí là thiếu úy, đại đội trưởng, đại đội 10 bộ binh, tiểu đoàn 6, trung đoàn 24, sư đoàn 10 bộ binh, Quân đoàn 3, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trần Minh Xung tham gia chiến dịch giải phóng Tây Nguyên, lập thành tích xuất sắc, được tặng thưởng Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba.


Từ tháng 12 năm 1977 đến tháng 4 năm 1978, Trần Minh Xung chiến đấu ở chiến trường Tây Nam, đồng chí luôn nêu cao tinh thần tích cực tấn công, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, trong tình huống khó khăn luôn dẫn đầu đơn vị. Đồng chí đã chỉ huy đại đội diệt trên 150 tên địch, bắn cháy 2 xe tăng, thu trên 20 súng các loại, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, bản thân diệt gần 20 tên địch, thu 4 súng.


Trong trận đánh ngày 1 tháng 4 năm 1978 ở Pơ Loong (tỉnh Công Pông Chàm), tuy địch đông gấp nhiều lần, liên tục tổ chức tấn công vào trận địa của đơn vị, Trần Minh Xung vừa chỉ huy chiến đấu vừa trực tiếp sử dụng 4 loại súng (AK, B40, B41, M79) đánh địch, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. Trận đánh kéo dài, trong đơn vị một số bị thương vong, Trần Minh Xung vẫn bình tĩnh tổ chức lực lượng còn lại kiến quyết giữ vững trận địa, bản thân dùng nhiều loại súng cùng anh em chiến đấu. Khi bị thương, đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu và hy sinh. Hành động dũng cảm của Trần Minh Xung đã góp phần cổ vũ đơn vị chiến đấu giữ vững được trận địa. Riêng trận này, Trần Minh Xung diệt được 11 tên địch.


Khi còn sống, Trần Minh Xung luôn gương mẫu, cần cù, đoàn kết thương yêu đồng đội, được anh em yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 2 Huân chương Chiến công hạng ba.


Ngày 28 tháng 8 năm 1981, Trần Minh Xung được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM