Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 01:07:50 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Kéo pháo vào, kéo pháo ra  (Đọc 29345 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2009, 11:20:57 am »

Khẩu đầu tiên bắt đầu cho xuống. Hàng trăm người đứng giạng chân chèo, nín hơi, lấy sức ghìm lại định cho nó đổ dốc từ từ. Nhưng nó cứ mạnh đà lao tuồn tuột đến nỗi mọi người bị ngã bệt xuống, đít miết trên mặt đường mà khẩu pháo vẫn lao hoài. May làm sao tới một đoạn, nó húc vào một gốc cây và đứng dừng ngay lại. Mọi người bật dậy thở phào, nhưng có một số người khi nhìn về phía sau mình thì đít quần đã bị rách bươm. Tuy vậy anh em vẫn đùa ngay được:

- A! Tây lê-dương có mũ đỏ, còn cánh ta có cái đít quần đỏ anh em ơi !

Mọi người cười rộ. Có đồng chí lại kể: "Ngày xưa có tay Thiết đầu kim cương đâm đầu vào cây, cây đổ, đâm đầu vào đá, đá vỡ, nhưng đầu hắn vẫn không việc gì. Chúng mình bây giờ cũng có cái đít kim cương, đụng và đất, đất lở, quệt vào đa, vào gốc cây, quần rách mướp và đít vẫn không việc gì..."

Câu chuyện đang vui thì đồng chí cán bộ chỉ huy yêu cầu mọi người bàn kế hoạch chống pháo lao để tiếp tục đưa pháo xuống dốc. Lập tức mọi người hăng hái phát biểu. Cuối cùng có ý kiến là phải dùng dây ghìm vào cây to để thả xuống từ từ. Ý kiến này được chấp nhận. Lúc thi hành thì thấy có hiệu quả, mặc dầu nhiều khi pháo vẫn tụt nhanh, dây siết mạnh vào thân cây nóng lên, bốc mùi khét lẹt. Nhưng đó cũng là một kinh nghiệm tốt để cho pháo xuống dốc.

Anh em bộ binh chuyên kéo đã vất, nhưng các pháo thủ theo bên pháo lại còn vất hơn. Một khẩu đội có mấy người thì người bê càng, người bắt bánh, người lao chèn, ai cũng chịu đựng nặng nề và rất dễ mất chân, giật tay. Các đồng chí pháo thủ số 4 của lựu pháo, bình thường khi thao tác vẫn vác càng. Đó là nhiệm vụ nặng nề nhất. Lúc bánh pháo chồm qua một gờ đất hay một mô đá thì càng quật đi, đánh lại, đập vào người thì thật như trời giáng. Một buổi tối, tôi đi với một khẩu đội, một đồng chí số 4 nhất định không nhường cho ai cái nhiệm vụ nặng nề này. Ai có ý kiến sao cũng mặc, đồng chí ấy cứ một mực nói:

- Nhiệm vụ tôi là số 4, tôi phải cầm càng. Trách nhiệm ai, người ấy phải làm, khó khăn không được đùn cho người khác.

Cuối cùng đồng chí khẩu đội trưởng phải dàn xếp:

- Một pháo thủ chúng ta phải đảm đương được nhiều việc, đồng chí không thể làm riêng nhiệm vụ vác càng được.

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2009, 11:21:27 am »

Lúc này tôi cũng phải lên tiếng với đồng chí số 4 nọ:

- Ý kiến của đồng chí rất hay, nhưng phải thay nhau cho đỡ mệt.

Đến lúc đó đồng chí ấy mới chịu bước ra nhường cho người khác vào vác càng thay mình.

Đồng chí Lê Thi, đảng viên, khẩu đội phó và là chiến sĩ thi đua của đại đội lựu pháo 806 cũng đã luôn luôn xung phong nhận nhiệm vụ vác càng. Trong một trường hợp nguy hiểm, đồng chí đã bị càng kẹp vào vách núi, giập cả một ống chân mà không một lời kêu ca. Đồng chí Mận, pháo thủ đại đội 801, khi cho pháo đổ dốc ở suối Reo đã lấy vai giữ bánh, kết hợp với dây ghìm để pháo tụt dần dần. Nhưng pháo cướp đà, lao quá nhanh và đè phải đùi đồng chí Mận. Hàng trăm người ráng sức kéo ngược pháo lại để cứu đồng chí của mình, Nhưng kéo mãi vẫn không được. Đồng chí Mận đã nói với mọi người:

- Chân tôi đằng nào cũng hỏng, đề nghị cứ cho pháo chạy qua để kịp đưa pháo vào trận địa.

Nhưng lời đồng chí Mận vừa dứt thì một sức mạnh kỳ lạ bùng lên trong dòng người kéo pháo. Chỉ sau tiếng hò "hai... ba", lập tức khẩu pháo bị kéo giật hẳn lại, và đồng chí Mận cũng thoát khỏi cuộc đời tàn phế.

Tôi còn nhớ một đêm tôi đang đôn đốc những khẩu đội cao xạ kéo ở phía sau đội hình thì được tin một khẩu pháo đang lúc đổ dốc bị đứt dây lao xuống. Hàng trăm người núi vào dây tời, kìm pháo lại, nhưng pháo vẫn lướt qua mọi thứ chèn và sắp lăn xuống vực thẳm. Trong tình hình nguy ngập đó, các pháo thủ Chức Cứ, Ngói vẫn chạy sát pháo để chèn mong cứu nó bằng được. Nhưng thấy không còn có cách gì khác, pháo thủ Chức đã ôm chèn lao cả người vào ngang bánh pháo. Lập tức khẩu pháo bị quặt hướng, đâm thẳng vào một cây to, đứng lại.

Gương quên mình cứu pháo của đồng chí Chức đã được truyền đi trong toàn tuyến đường. Các khẩu đội cao xạ phía sau đều bừng bừng lên một khí thế quyết tâm đuổi kịp các khẩu đội bạn.

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #12 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2009, 11:21:58 am »

Nhưng nói đến sự hy sinh dũng cảm của anh em, không thể không kể đến tinh thần hy sinh gương mẫu của cán bộ. Anh em mệt mỏi một phần nhưng cán bộ thì vất vả gấp đôi. họ vừa chỉ huy, vừa kéo pháo, vặn tời như anh em. Chính bản thân tôi, khi đi kiểm tra, qua dòng người kéo pháo cũng không biết ai là chỉ huy, ai là chiến sĩ. Mỗi lần muốn gặp một đồng chí cán bộ nào, tôi cứ phải gọi: "Đồng chí chỉ huy đơn vị này đâu?" và khi có người bước ra khỏi đội ngũ kéo pháo, báo cáo: Có tôi; lúc đó tôi mới biết là người chỉ huy của họ. Ban đêm các đồng chí ấy đã cùng anh em vật lộn với pháo, nhưng ban ngày thì lại phải họp hành rút kinh nghiệm, kiểm tra nơi ăn chốn nghỉ của đơn vị. Có lúc các đồng chí ấy vừa nằm xuống, chưa hợp mắt thì máy bay địch đã đến lại phải vùng dậy quan sát, xử trí...

Hôm xuống khỏi "Vực sâu Vườn chuối" thì đến ngay dốc bảy tời là chỗ gay nhất. Dốc vừa cao, vừa đứng, lại vừa quanh co, khúc khuỷu. Hàng trăm người kéo một khẩu pháo nếu không có chỉ huy chặt chẽ, phân công không rành mạch thì chỉ chen nhau tìm chỗ đứng đã hết buổi chứ chưa nói đến chuyện kéo. Tôi đang suy nghĩ thì gặp đồng chí Mạc Ninh đi tới. Tôi vừa giao nhiệm vụ vừa nói vui:

- Giao cho cậu ra làm chính uỷ bảy tời đấy. Cậu có là chính uỷ trung đoàn giỏi thì phải hoàn thành tốt nhiệm vụ chính uỷ bảy tời. Phải phân công chỗ đứng cho từng dây kéo cho hợp lý, miệng phải động viên, tay áo phải xắn cao để cùng anh em kéo pháo, vặn tời, cậu thấy thế nào?

- Báo cáo, tôi xin nhận!

Thế là đồng chí Mạc Ninh cười, ra đi và xông ngay vào đội ngũ dây tời. Mấy khẩu pháo đang lên dốc, từ đấy cứ nối tiếp nhau chuyển bốc lên và cũng từ đấy đồng chí Mạc Ninh đã được anh em gọi thân mật là "chính uỷ bảy tời". Nhiều lần đi kiểm tra tới chỗ này, lần nào tôi cũng gọi: "Mạc Ninh đâu?" để đồng chí ấy bỏ dây kéo pháo ra báo cáo tình hình nhất là tình hình sức khoẻ của anh em. Tuy hỏi thế, nhưng chúng tôi cũng hiểu là anh em rất mệt, nhất là cán bộ lại càng mệt, càng đói ngủ. Thậm chí có lần tôi và đồng chí Mạc Ninh, đang đứng nói chuyện mà cả hai cùng ngủ gật cho đến lúc đầu cụng vào nhau mới biết.

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2009, 11:24:03 am »

Nhớ lại vấn đề kỷ luật đèn lửa.

Một lần tôi được tin một khẩu pháo trật bánh sắp đổ bên vệ đường. Từ bên một chiếc tời trên đỉnh Pha-sông, tôi vội tất tả đi xuống. Đêm tối như bưng.

Đến bên khẩu pháo sắp đổ, thấy anh em đang hì hục buộc dây chuẩn bị kéo nó lên, tôi vội bấm đèn pin có ý muốn giúp anh em buộc cho nhanh. Nhưng mặc dầu kính đèn pin của tôi đã che giấy bóng xanh, tôi vẫn bị xung quanh reo lên:

- Thằng nào, đứa nào đấy? Định gọi pháo địch câu về để chết cả lũ với nhau đấy phỏng?

Tôi vội đút ngay đèn pin vào túi và lên tiếng:

- Mậu đây! Nhõ tay tí thôi.

Tiếp sau đó có tiếng xì xào:

- Bỏ mẹ, chính uỷ, chúng mày ơi!

Đây là lần thứ hai mà tôi được anh em có "ý kiến" về kỷ luật đèn lửa. Lần trước, cũng gần về sáng tôi và anh Kiệt đi tham gia kéo pháo với anh em về. Đồng chí cần vụ của chúng tôi thắp đèn lên để chúng tôi làm báo cáo kịp gửi về Bộ. Đồng chí cần vụ chưa kịp lấy chăn che miệng hầm thì chung quanh đã có tiếng la ó ầm ĩ.

- Ai? Ai thắp đèn đấy? Tắt đi! Có tắt ngay đi không nào?

Đồng chí cần vụ của chúng tôi vội đáp lại:

- Tôi! Tôi đây! Thắp đèn cho anh Mậu và anh Kiệt làm việc một tý thôi.

Tôi và anh Kiệt vội kéo chăn che nhưng quen đùa với anh, tôi bảo:

- Chỉ tại cái món kỷ luật bí mật của cậu thôi. Đã biết tinh thần chiến sĩ pháo binh chấp hành kỷ luật khói lửa chưa?

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2009, 11:24:38 am »

Qua bảy ngày đêm rồi! Chiều nay, giờ phút chiến đấu đã sắp tới. Hai đại đội lựu pháo của chúng tôi đã vào hầm. Đài quan sát của các đơn vị đã ngự trị trên các đỉnh cao ở phía bắc Điện-biên-phủ. Phần tử đầu tiên của những "họng pháo" 105 mi-li-mét đã ngắm sẵn vào sở chỉ huy Đờ Cát và ân bay Mường Thanh.

Trên cánh đồng Nà Hi, Bản Tố, đại đội cao xạ 828 và đại đội cao xạ liên thanh đã thu mình "rình" sẵn trong các cụm rơm khổng lồ. Những trắc viễn kính, những ống nhòm của các người chỉ huy cao pháo đã ngước cao, lấp lánh dưới những tia nắng nhạt của trời chiều. Trên đường Điện-biên - Lai-châu và đường kéo pháo, chỉ còn mấy đại đội đang nhích gấp vào trận địa. Lúc này bộ binh, súng cối đang nườm nượp đang đổ ra phía cửa rừng. Từng đoàn dân công, vai vác nặng cũng đang ào ào theo sát bộ đội tiến ra hoả tuyến. Trong dòng người ấy, tôi thấy cả những cô thân hình bé nhỏ, hai vai vác hai hộp đạn đại bác, bước đi thoăn thoắt.

Qua điện thoại với Bộ chỉ huy Mặt trận, tôi được biết xung kích của các đại đoàn bộ binh đã triển khai xong đội hình chiến đấu. Họ chỉ còn chờ từng loạt đạn pháo hoả chuẩn bị của chúng tôi vút ra khỏi nòng, tới tấp bổ vào đồn thù là họ lập tức xung phong vào đồn giặc.

17 giờ. Trong một hầm đạn của dân công ở phía bắc Điện-biên-phủ, Đảng uỷ đại đoàn pháo binh chúng tôi đã bàn xong công tác lãnh đạo trận chiến đấu tới. Chúng tôi đã về vị trí chỉ huy và đã truyền quyết tâm chiến đấu xuống các đơn vị.

Bỗng chuông điện thoại réo lên đổ hồi. Tôi vội cầm lấy máy. Bên kia đầu dây có tiếng nói quen thuộc của đồng chí Đại tướng Tổng tư lệnh:

- Có phải đồng chí Mậu không?

- Báo cáo anh, tôi, Mậu đây!

- Đồng chí lấy giấy ghi mệnh lệnh!

Tôi vội giở sổ tay và bắt đầu ghi chép từng lời:

Để tăng cường công tác chuẩn bị bảo đảm chắc thắng cho chiến dịch, mệnh lệnh:

Ngay từ tối hôm nay, bắt đầu chuyển pháo ra khỏi trận địa lâm thời, đến những vị trí an toàn. Mệnh lệnh này cần được chấp hành triệt để, nhiệm vụ chuyển pháo coi như nhiệm vụ chiến đấu.

Cuối cùng, vẫn cẩn thận như thường lệ, đồng chí Văn còn hỏi tôi:

- Rõ chưa?

Tôi đáp:

- Rõ!

Đồng chí lại dặn:

-Rõ rồi thì chấp hành ngay nhé!

- Vâng! Vâng!....

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #15 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2009, 11:25:07 am »

Tiếng vâng của tôi vừa dứt thì nghe bên kia đầu dây có tiếng lọc xọc. Tôi biết là đồng chí Văn đã bỏ máy nhưng không hiểu sao tôi vẫn áp chặt ống nghe vào tai như còn muốn nghe thêm nữa. Nhưng rồi tôi cũng bỏ ống nghe xuống và tự nghĩ: Chắc tình hình có gì thay đổi, cần có sự chuẩn bị thêm đây. Và thoáng nghĩ đến công việc của đại đoàn pháo, tôi thấy cũng cần có thời gian chuẩn bị cho tốt hơn thật. Tội vội đứng dậy bảo anh em tham mưu đi báo cáo cho đồng chí Đào Văn Trường biết, và truyền đạt ngay mệnh lệnh rút pháo cho các đơn vị.

Vừa lúc đó đồng chí Thành, tham mưu trưởng Mặt trận đến. Thấy tôi đồng chí nói ngay:

- Này ! Rút ra, biết chưa?

Tôi chưa kịp trả lời thì đồng chí đã lên tiếng một cách nghiêm chỉnh:

- Quyết tâm tiêu diệt Trần Đình1 của ta trước sau không thay đổi. Nhưng vì địch có tăng cường và thay đổi bố trí thì ta cũng phải thay đổi cách đánh. Đối với chúng ta cũng dễ dàng xác định thôi, nhưng còn đối với anh em thì trước mắt, chúng ta phải lãnh đạo kiên quyết chấp hành mệnh lệnh đã, rồi sẽ giải thích sau. Lực lượng kéo pháo ra vẫn như cũ. Và Bộ quyết định thành lập bộ chỉ huy kéo pháo, đồng chí Lê Trọng Tấn là chỉ huy trưởng, chỉ huy phó là đồng chí Đào văn Trường, còn anh là chính ủy. Anh Tấn ngoài việc này còn chỉ huy việc đánh phòng ngự bảo vệ đường kéo pháo.

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #16 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2009, 11:25:50 am »

Đúng như lời đồng chí Thành nói, cán bộ, chiến sĩ bên dưới khi tiếp được lệnh kéo pháo ra đã tỏ vẻ hết sức bàng hoàng. Có cán bộ gặp tôi, hỏi:

- Sao lại kéo ra?

Tôi chỉ đáp:

- Sao à? Cứ kéo đi, mai sẽ rõ.

Nói thế, nhưng tôi vẫn tạm giải thích:

- Địch thay đổi thì kế hoạch tác chiến của ta cúng phải thay đổi. Đã học "Tích cực, chủ động, cơ động linh hoạt" rồi, có gì là lạ. Ngày mai sẽ nói rõ hơn. Đồng chí cứ hoàn thành tốt nhiệm vụ đi.

Cán bộ tuy chưa thông nhưng thái độ vẫn giữ được bình tĩnh, còn chiến sĩ lúc đầu vẫn cằn nhằn ra mặt. Sau này, tôi được cán bộ dưới phản ánh tình hình mới biết anh em đã nói đủ điều. Chẳng hạn như:

- Rút! Rút! Chứ không phải tiến! Tiến! Thật tức anh ách như bò đá!

- Đây mới là bất ngờ, mới là "bước ngoặt lịch sử"!

Ý của những anh chàng này là muốn "nói kháy" lời động viện của Đảng uỷ Mặt trận khi đả thông quyết tâm "tiêu diệt được Trần Đình thì sự nghiệp kháng chiến của dân tộc ta, của quân đội ta sẽ có những bước ngoặt lịch sử".

Có chiến sĩ công binh đang mở rộng tuyến đường, khi được tin đã bất bình lao phập lưỡi xẻng ngập sâu xuống đất. Trong khi đó ở hầm pháo, lệnh "thu pháo" của khẩu đội trưởng đã hạ, nhưng các pháo thủ vẫn đứng tần ngần chưa muốn đậy nắp nòng lại, chưa buồn nhấc những viên đạn đã lau để xếp vào hòm. Trên đường kéo pháo, lệnh quay ra đã đến nhưng hầu như chưa có hiệu lực. Họ dồn nhau:

- Thằng nào? Đứa nào dám hoang báo? Lôi cổ nó ra đây.

Nhưng khi họ thấy bộ binh, dân công cứ lặng lẽ kéo ra thì mọi người phải tin ngay là thật. Cảnh tượng đó, làm cho một số chiến sĩ lần đầu xuất trận lo ngại.

- Hay là phía sau ta bị địch khúyp rồi?

Nhưng giờ đây mỗi khi nghĩ đến hồi ấy, tôi lại cứ thấy kỳ lạ thay tâm hồn những người chiến sĩ cách mạng. Động viên họ ra tiền tuyến thì dễ, động viên họ ở lại hậu phương thì khó; lệnh tiến thì họ đạp lên đầu thù mà xông lên, lệnh lui thì họ trù trừ. Và một khi hộ chưa hiểu, chưa thông một vấn đề gì thì họ không khỏi không có những mắc múi, kêu ca, thậm chí có khi còn có những hành động không đúng nữa. Nhưng ngược lại, khi họ đã hiểu, đã thông rồi thì không còn khó khăn nào khuất phục nổi họ được.

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2009, 11:26:08 am »

Sơm hôm sau, Bộ chỉ huy kéo pháo chúng tôi họp các cán bộ trung đoàn để phan tích tình hình, chuyển đạt tinh thần mệnh lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch và bàn công tác lãnh đạo cho các chi bộ, nhằm làm cho chi bộ, đảng viên, cán bộ thông suốt quyết tâm kéo pháo ra của trên. Sau đó, chúng tôi phân nhau đi các nơi phổ biến. Tôi nhớ hôm đó xuống một đơn vị, tôi đã nói chuyện với anh em như sau:

- Tôi cũng như các đồng chí đều thấy kéo pháo vào đây, mồ hôi của chúng ta đã đổ nhiều, kéo ra bây giờ còn gay go gian khổ hơn nhiều khi kéo vào, nhưng vẫn kiên quyết chấp hành vì đó là chủ trương đúng. Trên đã nói: "Quyết tâm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện-biên-phủ trước sau vẫn không thay đổi", nhưng tình hình địch có thay đổi, ta phải chủ động chuyển kế hoạch kịp thời. Đưa pháo ra bây giờ chính là để chuẩn bị điều kiện trở vào lần thứ hai được thắng lợi chắn chắn hơn... Các khó khăn mà các đồng chí đã nêu ra đều đúng nhưng chúng ta cũng có nhiều thuận lợi. Thuận lợi căn bản là chúng ta đã được thử thách qua bao ngày kéo pháo vào; bộ binh, công binh, pháo binh chúng ta đã gắn bó thân thiết như anh em một nhà; chúng ta lại thu được nhiều kinh nghiệm về mặt chỉ huy, tổ chức cụ thể. Do vậy nhất định chúng ta sẽ hoàn thành nhiệm vụ kéo pháo ra theo đúng mệnh lệnh...

Quyết tâm của trên đã thấm đến cán bộ, đảng viên, chiến sĩ nên họ lại bắt tay vào nhiệm vụ không một lời kêu ca, không từ một hy sinh, cố gắng nào.

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2009, 11:28:19 am »

Khó khăn khi kéo phá ra đâu có khác gì khi kéo pháo vào. Kéo ra, mọi công việc đã ngược lại tất cả. Dốc bảy tời, trước đây chỉ có cuộn dây đưa pháo lên thì nay lại từ từ nhả dây dòng pháo xuống. "Vực sâu Vườn chuối" hôm nào chỉ có ghìm dây thả pháo từ từ thì nay còng lưng đẩy ngược pháo lên... Và còn một khó khăn mới là lá nguỵ trang trên đường kéo pháo giờ đây đã vàng úa, quân thù đã đánh hơi thấy quân ta ngày đêm vận động trên con đường tiến tới để diệt chúng, phi, pháo của chúng luôn luôn "làm mưa, làm gió" hòng tiêu diệt bằng được vốn liếng pháo binh của ta. Nhưng mặc! Trong tiếng bom rơi, đạn nổ, đoàn người anh dũng vẫn bám chắc dây pháo. Trong đêm tối, mỗi khi ánh chớp loé sáng từ phía Mường Thanh, tiếp sa là hàng loạt đạn xé gió, chưa biết sẽ nổ vào đâu, nhưng các cán bộ, chiến sĩ ta chỉ qua giây phút bồn chồn... yên lặng, rồi tiếng "hai... ba..." lại nổi lên vang động cả núi rừng. Có lúc từng loạt đạn rơi ngay bên dòng người kéo pháo, thì lập tức những khẩu hiệu vang lên:

- Dũng cảm giữ pháo!

­- Dù hy sinh không rời pháo!

- Còn người còn pháo...

Những khẩu hiệu đó là tiếng nói và lòng quyết tâm cao độ của các cán bộ, chiến sĩ ta trong những giờ phút quyết liệt này.

Tôi còn nhờ nhiều tên lịch sử do anh em đặt ra cho nhiều đoạn đường kéo pháo như "Cầu Bám", "Dốc Chuối", "Dốc bảy tời" , v. v. Mỗi một tên đều đã gắn bó với một sự kiện anh hùng, mỗi một địa điểm đều đã nêu cao gương hy sinh của những người con anh dũng của dân tộc.

Còn cái đỉnh Pha-sông cao ngất, anh em cứ gọi đùa là "Đồi ông Mậu" vì chính chỗ này là sở chỉ huy của chúng tôi khi kéo pháo vào cũng như lúc kéo pháo ra.

Trong những ngày này, địch đã oanh tạc xuống đây không biết bao nhiêu là bom nổ chậm. Nhưng các chiến sĩ công binh không bao giờ chịu thua trước quân thù. Họ vẫn thường xuyên bảo đảm tuyến đường thông suốt. Trong lúc máy bay địch đang còn rú rít trên đầu, các chiến sĩ quan sát công binh đã xông vào lửa đạn để đánh dấu chỗ bom nổ chậm. Và khi máy bay vừa cút khỏi thì lập tức đoàn người dũng cảm ấy tràn ra mặt đường như những đợt sóng xô bờ, dùng thuốc nổ phá tung những trái bom quái ác nọ; hoặc rúc ngược mình xuống từng hố sâu hun hút để tháo kịp bom, giữa lúc họ không được biết trái bom ấy thình lình sẽ nổ giờ phút nào. Và khi đã quét sạch bom, họ cấp tốc sửa sang, và cạp lại đường. Thế là pháo lại đàng hoàng nối tiếp nhau vượt qua như trên mọi mạch đường vận chuyển bình thường khác.

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
mytam81
Thành viên
*
Bài viết: 390


... MY TIME ...


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2009, 11:28:40 am »

Chúng tôi cũng không bao giờ quên được những gương dũng cảm quên mình của các đồng chí bộ binh trong nhiều trường hợp gian nguy kéo pháo.

Có lần giữa lúc bom rơi, đạn rú, một khẩu pháo bị đứt dây lao xuống, nhưng có đồng chí bộ binh đã cuốc dây pháo vào mình rồi ôm chặt lấy gốc cây, miệng hát vang bài "Quốc tế ca" như át cả tiếng bom đạn. Một lần mấy khẩu cao xạ pháo trú quân ở giữa rừng tranh bị bom na-pan. Các chiến sĩ xung kích của tiểu đoàn 130 đã anh dũng lao vào cứu pháo như lúc lao vào đồn giặc. Khói lửa trùm lên người nhưng họ vẫn cứu được toàn vẹn tất cả các khẩu cao xạ ở khu vực đó.

Nhưng hầu hết những chiến sĩ kéo pháo chúng tôi luôn luôn khắc sâu vào trí óc gương hy sinh quên mình cứu pháo của đồng chí Tô Vĩnh Diện, pháo thủ đại đội cao xạ 827 thuộc đại đoàn chúng tôi. Đồng chí đã lấy thân mình chèn pháo ở Dốc Chuối trong một trường hợp pháo sắp lao xuống vực thẳm. Đồng chí đã được truy tặng liệt sĩ và tuyên dương Anh hùng quân đội. Ngày nay, sử sách và nhiều nhà văn vẫn ca ngợi sự hy sinh cao cả của đồng chí.

Lần kéo pháo ra, chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm về tổ chức và chỉ huy. Ngoài việc phân công nhau thường xuyên và chỉ huy. Ngoài việc phân công nhau thường xuyên đi kiểm tra trên đường kéo pháo, chúng tô đã có sở chỉ huy, có điện thoại tới các đại đội để nắm tình hình từng giờ, từng phút. Các cán bộ tham mưu, chính trị của pháo binh, bộ binh kéo pháo thường xuyên thay nhau có mặt trên các đoạn đường khó. Thời kỳ này, sáng nào chúng tôi cũng phải đi kiểm tra hết sức nghiêm ngặt công việc nguỵ trang đường kéo pháo.

Tôi còn nhớ một buổi sáng tôi vừa về tới sở chỉ huy đã nghe thấy từ phí xa vọng lại những loạt pháo "uỳnh oàng". Biết là địch đang bắn về khu Dốc Chuối, tôi bồn chồn cả ruột. Tôi liền chống gậy đi về hướng đó. Trên mặt đường chỉ còn lại những tốp công binh, pháo binh đang phân nhau đi nguỵ trang. Bỗng tôi thấy đồng chí Lưu công Tiền, cán bộ bảo vệ của đại đoàn chúng tôi, đầu lấm bê bết, đang đi ngược về phía tôi. Tôi hỏi:

- Đi đâu về đấy? Sao lấm láp thế kia?

Đồng chí Tiền giơ tay xoa đầu:

- Báo cáo anh, đi kiểm tra nguỵ trang về, pháo nó bắn tưởng không còn về với đại đoàn nữa anh ạ. - Rồi đồng chí hỏi tôi: - Anh đi đâu đấy?

Logged

... Chỉ còn anh và em cùng tình yêu ở lại ...
Trang: « 1 2 3 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM