Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 02:20:14 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 1961-1976  (Đọc 3209 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #70 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:43:18 am »

2. Truy quét tàn quân địch, thu hồi cơ sở vật chất của quân đội Sài Gòn

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, phần lớn sĩ quan, binh lính quân đội Sài Gòn ra trình diện, học tập và trở lại địa phương làm ăn sinh sống. Tuy nhiên, vẫn còn không ít tên ngoan cố không ra trình diện, sống lẩn lút, móc nối tìm cách chống phá cách mạng bằng nhiều thủ đoạn, hoặc ngấm ngầm hoặc công khai. Riêng địa bàn Sài Gòn - Gia Định, thành phố có dân số đông nhất nước (gần 3,5 triệu người), có trên 2 vạn tên địch đang lẩn trốn và tìm mọi cách chống phá chính quyền cách mạng. Nhiều nơi tàn quân tập hợp đến cấp đại đội, rải truyền đơn, khẩu hiệu, xuyên tạc chính sách của cách mạng, sát hại các cán bộ, tổ chức vượt biên, phá hoại tài sản công cộng. Nhiều đảng phái, tổ chức phản động vẫn tiếp tục tồn tại, lén lút hoạt động. Một bộ phận dân cư bị ảnh hưởng bởi luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc của Mỹ - ngụy, sống bất hợp tác với chính quyền cách mạng hoặc che giấu các phần tử phản động.


Triển khai Nghị quyết Hội nghị Quân ủy Miền ngày 3-5- 1975 “tiếp tục truy lùng, truy quét địch, trấn áp các lực lượng phản động để bảo vệ thành quả của cách mạng; đồng thời, lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu đánh địch còn phá rối, bất luận lúc nào, ở đâu, trong phạm vi mình phụ trách để bảo vệ chính quyền, bảo vệ tài sản, cơ sở vật chất, quốc phòng, kỹ thuật, kho tàng... nói chung”1 (Biên bản Hội nghị thường trực Quân ủy Miền mở rộng (ngày 8-5- 1975), lưu trữ Ban Tổng kết chiến tranh B2, tài liệu số 2050/BM, tr.6-7), các đơn vị Quân giải phóng vừa kiên trì kêu gọi trình diện vừa kiên quyết truy quét các nhen nhóm tàn quân, đập tan những đảng phái phản động. Tại Quân khu 7, trong hai tháng 5 và 6-1975 lực lượng vũ trang diệt và bắt 15.094 tàn quân, 331 tên trong các tổ chức phản động, thu 32.575 súng, đưa đi học tập cải tạo ngắn hạn 31.112 binh sĩ, đưa đi học tập dài hạn 6.000 sĩ quan, nhân viên cao cấp ngụy2 (Báo cáo tổng hợp số liệu các mặt hai tháng 5 và 6-1975 của khu vực miền Đông Nam Bộ, lưu trữ Văn phòng Trung ương Đàng, tài liệu số 23). Tại Quân khu 8, tính đến 12-5-1975, lực lượng vũ trang bắt giam gần 300 tên (trong đó có 1 sĩ quan cấp tướng), thu 1.900 xe, 135.000 súng, có 218 pháo (30 đến 155mm), 136 tàu, 11 máy bay, 3 triệu lít xăng. Tại Quân khu 9. tính đến 11-5-1975, lực lượng vũ trang bắt giam 2.040 sĩ quan (trong đó có 2 sĩ quan cấp tướng), thu 231 tàu, 284 xe cơ giới các loại (có 72 thiết giáp), 176 máy bay, 68.748 súng (188 pháo), 1.391 máy vô tuyến điện, 7.880.000 lít xăng3 (Báo cáo tình hình kết quả tấn công và tiếp quản của các quân khu 7, 8, 9, lưu trữ tại Phòng Khoa học quân sự Quân khu 9, tài liệu số 46/1975/TWC). Bên cạnh việc truy quét tàn quân, lực lượng vũ trang B2 còn trấn áp, phá nhiều vụ án chống phá cách mạng của các đảng phái phản động, lùng bắt các băng cướp đang hoành hành và nhiều đối tượng tệ nạn xã hội khác. Riêng tại thành phố Sài Gòn - Gia Định, từ tháng 5 đến tháng 11-1975, lực lượng vũ trang đã triệt phá 850 vụ phá hoại chính trị của 288 đối tượng, bắt giam 737 tên lưu manh trộm cướp và 2.437 đối tượng tệ nạn xã hội.


Trong lúc lực lượng vũ trang B2 đang truy quét tàn quân địch thì ở bên kia biên giới, chính quyền Khmer đỏ ở Campuchia ngày càng bộc lộ thái độ thù địch với Việt Nam. Từ ngày 3 đến ngày 10-5-1975, chúng bất ngờ tiến công Việt Nam tại nhiều điểm thuộc huyện Châu Thành, Bến Cầu, Tân Biên tỉnh Tây Ninh, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, giết hại và bắt đi hàng trăm dân thường vô tội. Chính sách thù địch của Khmer đỏ gây nhiều căng thẳng ở vùng biên giới, làm khó khăn thêm quá trình ổn định tình hình ở miền Nam. Các đơn vị Quân giải phóng phối hợp với lực lượng vũ trang các địa phương tổ chức chiến đấu chống hành động tiến công xâm lược của quân đội Pôn Pốt. Lực lượng vũ trang các quân khu 7, 8, 9 phối hợp với bộ đội Biên phòng, bộ đội quân chủng Hải quân đã kiên quyết chặn đánh quân địch, giải phóng hoàn toàn các đảo, đẩy địch về bên kia biên giới, giữ vững lãnh thổ và chủ quyền vùng biên giới.


Đồng thời với việc truy quét tàn quân và chiến đấu chống hành động xâm lấn biên giới, Quân giải phóng khẩn trương tiếp quản, thu hồi, bảo quản cơ sở vật chất của địch để lại. Quân đội Sài Gòn tan rã nhanh chóng, để lại một khối lượng vũ khí trang bị, cơ sở vật chất rất lớn. Thực hiện Chỉ thị của Thường vụ Trung ương Cục về “nhận rõ tài sản đó là do địch vơ vét mồ hôi nước mắt của nhân dân, là xương máu của nhiều cán bộ, đồng chí, đồng đội, đó là những tài sản của nhà nước”1 (Viện Lịch sử Đảng: Lịch sử biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 - 1975), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.1084) các quân khu, quân đoàn, đơn vị, binh chủng nhanh chóng tiếp quản các căn cứ, kho tàng quân sự của địch để lại, tổ chức bảo vệ, phân loại, quản lý theo nguyên tắc ngành nào tiếp quản cơ sở ngành đó, cấp nào tiếp quản cấp đó, tiếp quản tới đâu quản lý sử dụng ngay tới đó. Quân giải phóng còn phối hợp với chính quyền cách mạng và nhân dân thu gom tất cả các loại vũ khí, đạn và mìn còn vương vãi đưa ra khỏi thành phố, thị xã. Tính đến cuối tháng 8-1975, toàn B2 đã thu hồi khoảng 27.000 tấn vũ khí, đạn dược, gồm 3.777 tấn súng, 22.128 tấn đạn, 962 tấn thuôc nổ (chưa kể khoảng 40 tấn còn tồn trong các kho lớn)2 (Báo cáo kết quả thu hồi vũ khí, phương tiện, binh khí kỹ thuật của địch (từ ngày 1-5-1975 đến ngày 30-10-1975), lưu trữ Ban Tổng kết chiến tranh B2, số MI 1736). Riêng tại thành phố Sài Gòn - Gia Định, chỉ trong 7 ngày sau ngày 30-4, Quân giải phóng đã thu gom được khoảng 10.000 tấn súng đạn, quân cụ các loại3 (Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Lịch sử hậu cần Quân khu 7 (1945-2000), Sđd, tr.655). Đến cuối năm 1975, công tác kiểm kê, phân loại, bàn giao cơ sở vật chất doanh trại, kho tàng, trang bị, vũ khí đạn dược hoàn tất. Một bộ phận được đưa vào sử dụng phục vụ cho nhiệm vụ trước mắt của lực lượng vũ trang toàn Miền, bộ phận khác được chuyển giao cho các đơn vị của Bộ đứng chân trên địa bàn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #71 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:45:32 am »

3. Thực hiện công tác chính sách và tổ chức lại lực lượng

Để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trong mùa Xuân 1975, lực lượng vũ trang B2 được phát triển lên mức cao chưa từng thấy. Tính đến thời điểm tháng 4-1975, bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương đã lên đến 277.659 cán bộ, chiến sĩ (tháng 12-1972 là 185.372 cán bộ, chiến sĩ)1 (Đề cương tỉ mỉ báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, Ban Tổng kết chiến tranh B2, 1979, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, tr.7/KN). Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, nhu cầu giải quyết công tác chính sách, hậu phương quân đội đặt ra không kém phần cấp bách. Thực hiện Chỉ thị số 223/CT-TV ngày 8-7-1975 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về công tác thương binh và xã hội sau chiến tranh, Bộ Tư lệnh Miền ban hành Chỉ thị số 06/CT-75 yêu cầu các đơn vị vũ trang: 1. Nhanh chóng chuyển tin tức của các quân nhân tại ngũ về gia đình; 2. Khẩn trương xác định liệt sĩ, quân nhân từ trần hoặc mất tích, báo tử, an ủi động viên và giải quyết chu đáo quyền lợi gia đình, con cái liệt sĩ; 3. Phát hiện, tu sửa, giữ gìn, quy tập mộ liệt sĩ; 4. Thống kê, lập hồ sơ khen thưởng thành tích trong chiến tranh; 5. Từng bước bồi hoàn mất mát và những đóng góp của các gia đình có công trong kháng chiến2 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 7 (1975-2000), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006, tr.90-91).


Trong điều kiện công việc hết sức bề bộn, đời sống khó khăn, các đơn vị Quân giải phóng đã tập trung thực hiện tốt chỉ thị của Bộ Tư lệnh Miền. Mỗi đơn vị đều cử 1 phó chính ủy, 1 chính trị viên phó trực tiếp phụ trách công tác chính sách. Cơ quan chính sách các cấp tổ chức tập huấn cán bộ chuyên trách, liên hệ với chính quyền địa phương để cùng phối hợp thực hiện: lập danh sách, xác minh các trường hợp mất tích, báo tử, quy tập mồ mả; giám định sức khỏe, xếp hạng thương tật, cấp sổ; khen thưởng các trường hợp tồn đọng sau chiến tranh (trong thời kỳ kháng chiến, riêng trong Chiến dịch Hồ Chí Minh) gồm các loại thi đua quyết thắng và đề nghị tặng thưởng huân huy chương, danh hiệu đơn vị và cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Mặc dù nhiệm vụ hết sức khó khăn, phức tạp, nhưng trong một thời gian ngắn, lực lượng vũ trang B2 đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ. Tính đến tháng 12- 1977 (khi Bộ Tư lệnh Miền giải thể), riêng Quân khu 7 đã lập danh sách, quản lý hồ sơ 68.566 liệt sĩ; quy tập về nghĩa trang, kiểm tra, đánh dấu cắm bia 23.360 mộ liệt sĩ; thống kê giám định 18.593 (trên 36 đầu đơn vị) thương binh các hạng, cấp sổ cho 6.342 người; khen thưởng hàng chục nghìn huân chương các loại, xét đề nghị tuyên dương 11 đơn vị và 21 cá nhân anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân1 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Tổng kết công tác đảng, công tác chính trị lực lượng vũ trang Quân khu 7 (1975-2000), Sđd, tr. 94-95).


Các đơn vị sắp xếp lại lực lượng và tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ phù hợp với điều kiện thời bình. Theo đó, về tổ chức quân sự theo lãnh thổ, Quân khu 6 (T6) nhập về Quân khu 5; Quân khu 8 (T2) nhập về Quân khu 9; Sài Gòn - Gia Định và các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh nhập về Quân khu 7. Về lực lượng chủ lực, Quân đoàn 4 được kiện toàn gồm 3 sư đoàn bộ binh (7, 9, 341) và một số đơn vị bộ binh trực thuộc, các đơn vị binh chủng. Một số đơn vị khác được điều chuyển trực thuộc Bộ Quốc phòng hoặc bổ sung về các quân khu. Sư đoàn bộ binh 5 chuyển về Quân khu 7. Bộ Tư lệnh Quân đoàn do Hoàng Cầm làm Tư lệnh, Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy2 (Các thành viên khác: Phó Tư lệnh là Bùi Cát Vũ, Nguyễn Huỳnh Ngân; Phó Chính ủy là Vương Thế Hiệp). Các tổ chức vũ trang nói trên khẩn trương sắp xếp lại lực lượng theo biên chế thời bình đủ các khối: thường trực sẵn sàng chiến đấu (bộ binh và binh chủng), cơ quan (tham mưu, chính trị, hậu cần - kỹ thuật), nhà trường (quân chính, hạ sĩ quan, quân y, văn hóa, thiếu sinh quân), hậu cần, kỹ thuật (bệnh viện quân y, xưởng sửa chữa, kho trạm) và đơn vị trực thuộc khác (đối ngoại, pháp chế, tổng kết chiến tranh, trạm khách, điều dưỡng...). Đặc biệt, các quân khu đều tổ chức một lực lượng lớn làm nhiệm vụ sản xuất. Riêng Quân khu 7 có 3 đoàn kinh tế: Đoàn Phước Long (Sư đoàn 3, gồm 7 trung đoàn), Đoàn 600 (gồm 4 trung đoàn), Đoàn La Ngà (gồm 4 trung đoàn)1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Lịch sử hậu cần Quân khu 7 (1945-2000), Sđd, tr.682).


Việc sắp xếp lại tổ chức quân sự và lực lượng vũ trang đến giữa năm 1976 mới cơ bản hoàn thành. Các quân khu, quân đoàn từng bước chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiêp từ Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng. Và ngày 7-7-1976, Bộ Tư lệnh Miền chính thức giải thể, Quân giải phóng trên chiến trường B2 hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang sau 15 năm hoạt động.


Giai đoạn 1973 - 1976, Quân giải phóng trên chiến trường B2 đã từng bước đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, giành thắng lợi to lớn, cùng quân dân cả nước thực hiện thành công cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam Việt Nam. Từ vấn đề khôi phục, phát triển lực lượng, hình thành các đơn vị binh chủng chuyên môn như công binh, pháo binh, vận tải, trinh sát, đặc công... đến việc xây dựng căn cứ địa, phát triển tiềm lực, vật lực quân sự, làm cho Quân giải phóng B2 ngày một lớn mạnh và giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Sau ngày miền Nam giải phóng, tính chất cuộc cách mạng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ đã hoàn toàn thay đổi, nhưng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam vẫn tiếp tục tồn tại và hoạt động, tiếp quản vùng mới giải phóng, nhất là các thành phố thị xã, căn cứ quân sự, chính trị và hệ thống kho tàng dự trữ vật chất kỹ thuật của địch; truy quét tàn quân địch, trấn áp lực lượng phản cách mạng, thu dung và cải huấn sĩ quan, binh lính quân đội Sài Gòn, bảo vệ an toàn các mục tiêu quan trọng, các địa bàn chiến lược, toàn bộ khu vực biên giới, bờ biển và hải đảo; tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh, tháo gỡ bom mìn và các chướng ngại quân sự, giúp đỡ nhân dân xây dựng chính quyền cách mạng, ổn định cuộc sống, xây dựng quan hệ sản xuất mới, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội; giải quyết chính sách hậu phương quân đội và sắp xếp lại tổ chức quân sự và lực lượng cho phù hợp với điều kiện thời bình. Kết quả của những hoạt động ấy đã góp phần quan trọng vào thành công của cách mạng Việt Nam trong những năm 1975-1976, đặt tiền đề để lực lượng vũ trang tiến lên con đường xây dựng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #72 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2023, 07:49:19 am »

KẾT LUẬN


1.

Địa bàn Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên (gọi tắt là B2) là phần đất cuối cùng phía nam của Tổ quốc, có vùng rừng núi chạy giáp liền với chân dãy Trường Sơn, có thành phố thủ phủ của các chế độ ngụy quyền Sài Gòn, có đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu, có bờ biển dài với nhiều cửa sông và đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. Tựu trung, chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên có ba vùng chiến lược hoàn chỉnh: rừng núi, đồng bằng và đô thị. Vùng rừng núi kéo dài từ miền Đông Nam Bộ đến phía tây các tỉnh Khu 6 cũ, nối liền với Nam Tây Nguyên, đông bắc Campuchia và Hạ Lào. Núi cao, rừng rậm và tương đối bằng phẳng, vùng rừng núi ở chiến trường B2 có đặc điểm thuận lợi cho việc cơ động và trú đóng quân, xây dựng lực lượng và dự trữ cơ sở vật chất, hình thành căn cứ địa và hậu phương chiến lược tại chỗ rộng lớn của cả miền Nam Đông Dương. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nơi đây trở thành căn cứ địa của các cơ quan đầu não kháng chiến, nơi xây dựng các đơn vị chủ lực mạnh, nơi tập kết đứng chân và phát triển tiến công của các binh đoàn chủ lực về giải phóng Sài Gòn trên các hướng bắc và đông bắc. Vùng đô thị bao gồm Sài Gòn và các thành phố, thị xã lớn khác như Biên Hòa, Vũng Tàu, Đà Lạt, Mỹ Tho, Cần Thơ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các đô thị ở B2, đặc biệt là thành phố Sài Gòn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và hệ thống căn cứ quân sự của địch, nơi đặt bản doanh chỉ đạo, chỉ huy toàn bộ cuộc chiến tranh hoặc từng vùng chiến trường của thế lực xâm lược và bè lũ tay sai. Với ta, nơi đây là trung tâm các phong trào đấu tranh chính trị, nơi cung cấp nhiều sức người sức của để xây dựng lực lượng Quân giải phóng, là điểm quyết chiến chiến lược cuối cùng kết thúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược.


Cư trú ở Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên có nhiều thành phần dân tộc khác nhau như Việt, Xtiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mnông, Chăm, Hoa, Khmer... với nhiều tôn giáo lớn như Thiên Chúa, Phật, Hồi, Cao Đài, Hòa Hảo... Chiếm tuyệt đại bộ phận trong số họ là nông dân. Công cuộc khẩn hoang, làm chủ thiên nhiên và đấu tranh chống áp bức bóc lột, chống giặc ngoại xâm trên vùng đất mới đã cố kết họ thành một khối đoàn kết gắn bó hun đúc nơi họ ý chí khảng khái, bất khuất trước mọi cản trở của hoàn cảnh, tinh thần tự lực, tự cường và sự năng động sáng tạo cả trong làm ăn và đánh giặc. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đòi, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra liên tục và đều khắp với những cao trào mang dấu ấn sâu sắc trong lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Quân giải phóng miền Nam ra đời, xây dựng, chiến đấu với hành trang truyền thống và kinh nghiệm rất phong phú được tích lũy từ trong tiến trình lịch sử 300 năm của cư dân Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên.


Chiến trường B2 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Đối với kẻ thù, đây là nơi thực hiện tập trung nhất chủ nghĩa thực dân kiểu mới và các chiến lược chiến tranh; nơi chúng thực hiện thí điểm các biện pháp chiến lược, chiến thuật như “ấp chiến lược”, “thiết xa vận”, “trực thăng vận” (trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”); “tìm diệt”, “bình định”, “quét và giữ” (trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”); “bình định thí điểm”, “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt” (trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”); là địa bàn cố thủ cuối cùng trong nỗ lực chia cắt đất nước, duy trì ách thống trị của đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền tay sai. Đối với lực lượng kháng chien, Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là chiến trường trọng điểm của toàn miền Nam, nơi Trung ương Đảng tập trung chỉ đạo giải quyết những vấn đề chiến lược chủ yếu nhất tại chiến trường nhằm phát triển cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Phong trào Đồng khởi năm 1960, phong trào phá ấp chiến lược năm 1963, những trận đánh Mỹ đầu tiên và những chiến dịch tiêu diệt lớn những năm 1965 - 1967, cuộc Tổng công kích Xuân Mậu Thân (năm 1968), phong trào đấu tranh đô thị, đòn phản công trên tuyến biên giới và phát triển tiến công mở rộng vùng giải phóng sang Campuchia năm 1970, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 trên chiến trường B2 là chuỗi biến cố lịch sử mà ý nghĩa của nó có tác dụng làm chuyển biến toàn bộ tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.


Tựu trung, Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là địa bàn có khả năng thể hiện sự vận dụng đầy đủ đường lối quân sự, đường lối chính trị của Đảng ta về tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, địa bàn có điều kiện thể hiện một cách trực tiếp truyền thống đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt Nam - Campuchia, nơi mở đầu và kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc 1945-1975.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #73 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2023, 07:50:12 am »

2.

Quán triệt những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chấp hành sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, trong suốt quá trình tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam và các cấp ủy Đảng xuất phát từ tình hình thực tiễn, tình hình lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân, phát động quần chúng xây dựng lực lượng chính trị và trên cơ sở đó xây dựng lực lượng vũ trang đi đôi với vũ trang cho quần chúng rộng rãi. Lịch sử Quân giải phóng miền Nam tại chiến trường B2 diễn ra trên nền tảng ấy.


Từ sau khi Hiệp định Giơnevơ được ký kết, Mỹ - Diệm tiến hành phá hoại Hiệp định, điên cuồng sử dụng bạo lực phản cách mạng đánh phá khốc liệt cách mạng miền Nam. Trước nhu cầu bức xúc bảo vệ cán bộ, bảo vệ cơ sở, hỗ trợ cho đấu tranh chính trị, tại nhiều nơi ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, từ năm 1956, tổ chức Đảng Cộng sản địa phương đã từng bước tổ chức các đơn vị vũ trang (xã, ấp có du kích, tự vệ, tỉnh có đại đội). Đó là những cán bộ quân sự từ kháng chiến chống Pháp được bố trí ở lại, những cơ sở nòng cốt trong lực lượng chính trị và một bộ phận tích cực trong lực lượng giáo phái Cao Đài - Hòa Hảo - Bình Xuyên. Có thể nói đây là lực lượng quân sự đầu tiên hình thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Xuất phát từ đòi hỏi bức bách của tình hình, vừa mới ra đời, các đơn vị vũ trang nói trên đã lập được nhiều thành tích xuất sắc trong vũ trang tuyên truyền phát động quần chúng, xây dựng cơ sở, diệt ác, trừ gian, bảo vệ cán bộ, và tiến tói tác chiến tiêu diệt địch. Họ là lực lượng chủ yếu làm nên những thắng lợi quân sự ở Trại Be, Bến Củi, Minh Thạnh, Dầu Tiếng, Giồng Thị Đam, Gò Quản Cung, Tua Hai và cao trào Đồng khởi năm 1960.


Khi Mỹ - ngụy thay đổi chiến lược, tiến hành “chiến tranh đặc biệt”, cuộc đấu tranh ở miền Nam từ khởi nghĩa từng phần cũng đã sang chiến tranh cách mạng. Hoạt động xây dựng lực lượng vũ trang được đặt ra như là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của cách mạng miền Nam. Ngày 15-2-1961, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời. Tháng 11-1961, Hội nghị Trung ương Cục quyết định “gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang tập trung, khắc phục chênh lệch giữa ba thứ quân”. Hệ thống Đảng và hệ thống quân sự được thiết lập xuyên suốt từ trên xuống dưới. Hàng đoàn cán bộ tập kết ra miền Bắc lần lượt trở về. Chi viện của Trung ương về người và vũ khí diễn ra với quy mô ngày một lớn. Trong bối cảnh ấy, ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, hệ thống dân quân du kích phát triển mạnh. Các huyện củng cố và xây dựng bộ đội địa phương huyện, các tỉnh xây dựng tiểu đoàn tập trung tỉnh, khu và Miền xây dựng bộ đội chủ lực đến cấp trung đoàn. Tính chung cả B2, nếu trong năm 1961, bộ đội chủ lực có 7.473 người, bộ đội địa phương có 8.222 người, thì đến năm 1964, đã có 35.016 bộ đội chủ lực, 37.575 bộ đội địa phương. Chất lượng Quân giải phóng phát triển một bước căn bản. Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương cùng với dân quân du kích thực sự trở thành nòng cốt trong phong trào đấu tranh làm phá sản các chiến thuật “thiết xa vận”, “trực thăng vận”, quốc sách “ấp chiến lược” của địch, và làm nên các sự kiện quân sự vang dội như trận Phước Thành sân bay Biên Hòa, Chiến dịch Bình Giã...


Từ giữa năm 1965, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ”, trực tiếp đưa quân chiến đấu Mỹ và chư hầu vào miền Nam Việt Nam. Địa bàn B2 trở thành một trong những “đầu cầu” tiếp nhận quân viễn chinh xâm lược. Tình hình so sánh lực lượng địch - ta tại chỗ thay đổi đột ngột. Để đương đầu với không chỉ quân đội Sài Gòn mà cả quân Mỹ, quân chư hầu được huấn luyện bài bản và trang bị vũ khí hiện đại, cần có các đơn vị quân đội chủ lực mạnh. Vấn đề đẩy mạnh tốc độ xây dựng lực lượng vũ trang trên chiến trường B2 trở nên cấp bách. Tháng 8-1965, Hội nghị Trung ương Cục miền Nam quyết định “nỗ lực xây dựng chủ lực của ta thành những quả đấm thật mạnh và tinh nhuệ, đồng thời hết sức củng cố và phát triển lực lượng dân quân du kích và bộ đội địa phương”. Cũng từ năm 1965, hành lang chiến lược nối từ B2 ra Trung ương và nội vùng B2 được xây dựng liên hoàn, căn cứ địa và vùng giải phóng mở rộng, phát huy được tác dụng hậu phương tại chỗ. Sự chi viện của miền Bắc (đặc biệt là vũ khí), ngày một nhiều. Đó là những yếu tố thúc đẩy sự phát triển của lực lượng vũ trang trong giai đoạn lịch sử này. Ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, Quân giải phóng phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Bộ đội chủ lực Miền phát triển đến cấp sư đoàn. Bộ đội chủ lực của khu, phân khu phát triển về đầu đơn vị. Bộ đội địa phương của tỉnh, huyện được chủ ý tăng cường về chất lượng tuy quân số có phần giảm do được rút lên xây dựng chủ lực Miền. Trang bị vũ khí có bước tiến bộ mới. Trong chiến dịch phản công đánh bại cuộc càn Junction City, một số đơn vị bộ đội địa phương có cả súng chống tăng B40, B41 và DKZ75 súng cối và hỏa tiễn, sơn pháo 105mm. Tính chung toàn B2 đến cuối năm 1968 bộ đội chủ lực có 120.996 cán bộ, chiến sĩ; bộ đội địa phương có 43.600 cán bộ, chiến sĩ. Đây là giai đoạn phát triển vượt bậc của Quân giải phóng miền Nam trên chiến trường B2. Sự ra đời của các sư đoàn chủ lực Miền đánh dấu sự phát triển hoàn chỉnh về tổ chức và trang bị của lực lượng vũ trang ba thứ quân trên chiến trường B2, giai đoạn phát triển cao độ tiến công địch bằng hai chân, ba mũi, ba vùng, góp phần lần lượt đánh bại hai cuộc phản công chiến lược mùa khô của Mỹ - ngụy và thực hành cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân năm 1968.


Sau Tết Mậu Thân, Mỹ - ngụy chuyển hướng chiến lược, thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh”, tiến hành đánh phá ác liệt phong trào cách mạng miền Nam. Chúng tập trung mọi nỗ lực để bình định nông thôn, tìm diệt chủ lực Quân giải phóng và mở rộng chiến tranh sang Campuchia. Quân giải phóng miền Nam phải tiến hành xây dựng trong điều kiện tác chiến liên tục: đánh trả sự phản công ào ạt của địch, mở rộng hoạt động sang chiến trường Campuchia, thực hiện đòn tiến công chiến lược năm 1972. Đây là thời kỳ Quân giải phóng vừa chiến đấu vừa xây dựng với nhịp độ khẩn trương và gay go nhất. Trong khi khối chủ lực của khu và Miền giữ được mức ổn định về số lượng, thì bộ đội địa phương bị giảm sút quân số. Trên toàn chiến trường B2, đến cuối năm 1971, lực lượng chủ lực có 135.586 người, bộ đội địa phương còn 33.918 người. Đến cuối năm 1972, con số này không phát triển thêm được bao nhiêu (149.129 chủ lực, 36.603 bộ đội địa phương). Mặc dù vậy, chất lượng chiến đấu của các thứ quân được nâng lên rõ rệt. Một số đơn vị bộ đội binh chủng kỹ thuật ra đời. Quân giải phóng miền Nam đã kiên cường bám trụ và chiến đấu, đánh địch bình định ở đồng bằng, đánh địch càn quét ở biên giới, khôi phục thế chiến tranh nhân dân trên các vùng chiến trường, tiến công có hiệu quả trong mùa hè năm 1972, góp phần buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari và rút quân chiến đấu Mỹ và chư hầu về nước.


Trong giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, lực lượng vũ trang ở B2 được xây dựng một cách toàn diện. Nhờ có sự chi viện lớn của hậu phương miền Bắc (quân số, vũ khí và phương tiện kỹ thuật, hàng quân y, quân nhu, xăng dầu...), lực lượng vũ trang ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ phát triển nhảy vọt. Bộ đội chủ lực Miền hình thành hai binh đoàn (Quân đoàn 4, Binh đoàn 232). Lực lượng chủ lực của các khu thành lập đến cấp sư đoàn. Bộ đội địa phương của tỉnh, huyện tăng gấp đôi quân số so với cuối năm 1972. Các binh chủng như xe tăng, pháo binh, công binh, thông tin... phát triển mạnh mẽ về đầu đơn vị, số lượng với nhiều chủng loại trang bị khí tài lớn và hiện đại. Nhờ vậy, Quân giải phóng miền Nam trên chiến trường B2 đã nhanh chóng khắc phục những lúng túng ban đầu về nhận thức nhiệm vụ, kịp thời chuyển sang tiến công giành thế chủ động, đánh địch lấn chiếm vi phạm Hiệp định Pari, tạo thế, tạo lực giải phóng cục bộ từng vùng, tiến hành Chiến dịch Đường 14 - Phước Long, chuẩn bị chiến trường, tạo điều kiện về mọi mặt và phối hợp cùng các binh đoàn chủ lực của Bộ tiến công giải phóng các địa phương, giải phóng Sài Gòn - Gia Định và các đảo, giải phóng hoàn toàn miền Nam. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, các đơn vị Quân giải phóng thực hiện công tác quân quản, truy quét tàn quân địch, bảo vệ chính quyền cách mạng, tham gia khắc phục hậu quả chiến tranh và xây dựng kinh tế.


15 năm kể từ ngày thành lập (1961) đến ngày kết thúc nhiệm vụ (1976), Quân giải phóng miền Nam trên chiến trường B2 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Quân đội giao phó, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Thành qua mà Quân giải phóng đã giành được trong mười lăm năm ấy bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là nhờ có đường lối chiến tranh cách mạng, sự lãnh đạo đúng đắn của Trung ương Đảng mà trực tiếp là Trung ương Cục sự chỉ đạo chính xác kịp thời của Bộ Tổng Tư lệnh, Quân ủy - Bộ Tư lệnh Miền; nhờ toàn thể cán bộ, chiến sĩ Quân giải phóng trên toàn chiến trường B2 có bản lĩnh chính trị vững vàng, trình độ quản lý, chỉ huy và kỷ chiến thuật chiến đấu giỏi có quyết tâm chiến đấu và tinh thần đoàn kết, tổ chức kỷ luật cao, dũng cảm, mưu trí, năng động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ; có sự phối hợp nhịp nhàng của lực lượng chính trị quần chúng trong thế trận chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện, sự hỗ trợ của các cơ quan ban ngành đoàn thể kháng chiến, sự chi viện to lớn của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #74 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2023, 07:51:25 am »

3.

Lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành cua Quan giải phóng miền Nam trên chiến trường B2 chứng minh rằng: mọi thắng lợi của quân đội cách mạng đều là kết quả sự vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của đất nước, thể hiện ở chỗ xác định đúng đắn đường lối chính trị, đường lối quân sự và quán triệt một cách đầy đủ đường lối đó trong xây dựng và hoạt động của Quân giải phóng.


Trong quá trình hoạt động, Quân giải phóng miền Nam trên chiến trường B2 đã quán triệt đầy đủ đường lối của Đảng về độc lập dân tộc, nắm vững nhiệm vụ; từ đó, có những quyết sách thích hợp trong việc vừa đề cao tinh thần tự lực tự cường, khắc phục những khó khăn của chiến trường, vừa hết sức tranh thủ sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa và phát huy có hiệu quả sự chi viện ấy; đồng thời tích cực thực hiện nghĩa vụ quốc tế với nhân dân Campuchia trong chiến đấu chống kẻ thù chung. Trong khi quán triệt đường lối của Đảng, Quân giải phóng luôn luôn nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng và tư tưởng chiến lược tiến công. Đó là, con đường giải phóng miền Nam là con đường cách mạng bạo lực, lấy chiến tranh cách mạng, chiến tranh nhân dân để đánh bại chiến tranh xâm lược của Mỹ - ngụy. Đó là, muốn thực hiện tiêu diệt sinh lực địch, làm thay đổi so sánh lực lượng, thay đổi cục diện và làm chủ chiến trường, phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, tiến công kiên quyết và liên tục, kết hợp tiến công với nổi dậy, tấn công với phản công, tiến công toàn diện, khắp nơi, giành thắng lợi từng bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Đi đôi với việc quán triệt đường lối chính trị, Quân giải phóng thường xuyên nắm vững đường lối quân sự của Đảng, nắm vững quy luật chiến tranh, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, giữa tiêu diệt địch và giành quyền làm chủ, giữa chỉ đạo chiến lược và nghệ thuật chỉ đạo, chỉ huy chiến dịch, chiến thuật, kết hợp các phương thức tác chiến, nắm vững đường lối và nguyên tắc xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, xây dựng hậu phương tại chỗ và căn cứ địa cách mạng.


Nhờ nắm vững đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng mà Quân giải phóng miền Nam trên chiến trường B2 đã giải quyết thành công những vấn đề về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, trên tất cả các lĩnh vực tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang, công tác hậu cần kỹ thuật, công tác đảng, công tác chính trị, công tác tổ chức tham mưu cho Đảng ủy cấp trên và công tác bảo đảm chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang trên toàn chiến trường B2. Thực tiên hoạt động từ khi thành lập cho đến lúc kết thúc nhiệm vụ chứng tỏ Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã luôn luôn bám chắc vào mục tiêu cuối cùng của cách mạng, nắm vững ý đồ chiến lược của cấp trên, hiểu rõ đặc điểm vị trí, vai trò của chiến trường, vững vàng trên quan điểm bạo lực và tư tưởng tiến công mà đề ra phương hướng, kế hoạch thực hiện cả cho trước mắt lẫn lâu dài.


Tư tưởng tiến công, quan điểm bạo lực cách mạng được thể hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối trong quá trình tác chiến và xây dựng lực lượng. Đó là, Quân giải phóng ở chiến trường B2 hình thành và phát triển dựa trên hai nguồn: từ phong trào chính trị, lực lượng chính trị tại chỗ và từ hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Ngay từ những năm đầu của cuộc chiến tranh cách mạng, các địa phương ở Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ đã tìm mọi cách phát triển dân quân du kích, phát triển bộ đội địa phương, đồng thời kiên quyết khẩn trương xây dựng lực lượng chủ lực. Từ đó dần hình thành các sư đoàn chủ lực rồi quân đoàn của Miền, các trung đoàn rồi sư đoàn của các quân khu, các tiểu đoàn rồi trung đoàn của các tỉnh, thành phố, các binh chủng kỹ thuật khí tài hiện đại. Tất cả được quy hoạch phát triển một cách cân đối, phù hợp với yêu cầu và ý đồ chiến lược chung và được bố trí đội hình thích hợp nhằm tạo thế, giành quyền chủ động tiến công trên các chiến trường. Đó là, Quân giải phóng đã tổ chức có hiệu quả mạng lưới nắm địch, theo dõi chặt chẽ tình hình địch - ta, phân tích đánh giá chính xác để vận dụng vào thực tiễn chỉ đạo chiến lược, tổ chức chiến dịch và trận đánh, đề ra và vận dụng sáng tạo các phương châm, phương thức tác chiến phù hợp. Đó là chủ trương đẩy mạnh phương thức tác chiến tiêu diệt, tiêu hao địch rộng rãi của bộ đội địa phương, đồng thời sử dụng lực lượng chủ lực đánh đòn tập trung, tiêu diệt lớn nhằm làm thay đổi cục diện chiến trường; là phương châm kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, phương thức tác chiến đánh bồi, đánh nhồi, sử dụng lực lượng binh chủng trong tác chiến hiệp đồng hoặc tác chiến độc lập đánh trong thành phố, thị xã, hậu cứ, kho tàng; đẩy mạnh đánh phá địch bình định, giành quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng vùng kiểm soát ở nông thôn, đồng bằng, rừng núi. Đó là, Quân giải phóng thường xuyên tổng kết rút kinh nghiệm nhằm không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về đường lối chiến tranh cách mạng, về nghệ thuật quân sự, về trình độ chỉ huy cho cán bộ, trình độ kỹ chiến thuật cho chiến sĩ. Đồng thời chú trọng giải quyết những vấn đề về chiến thuật nhằm nâng cao khả nảng hoàn thành nhiệm vụ của các chiến dịch, các đợt hoạt động như chiến đấu vận động, vận động phục kích, tập kích, chiến thuật đánh cơ giới, đánh tiêu diệt từng cụm cơ giới, đánh cụm dã ngoại của kỵ binh, không vận Mỹ, chiến thuật vây lấn, chốt chặn... với những sáng tạo hết sức phong phú.


Xuyên suốt các giai đoạn của cuộc chiến tranh, Quân giải phóng miền Nam trên chiến trường B2 đã không ngừng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phát huy sức mạnh tổng hợp của công tác đảng, công tác chính trị. Ngay từ khi thành lập, đồng thời với việc khẩn trương xây dựng hệ thống tổ chức Đảng các cấp, cấp ủy đảng trong các đơn vị Quân giải phóng đã chú trọng chỉ đạo công tác giáo dục chính trị, lãnh đạo tư tưởng, coi đó là nhiệm vụ hàng đầu, nhất là trong những lúc tình hình có sự chuyển biến phức tạp. Nội dung công tác giáo dục chính trị tập trung vào việc quán triệt đường lối chính trị, đường lối quân sự của Đảng, quán triệt phương hướng, mục tiêu, phương châm, phương thức của chiến tranh cách mạng và nhiệm vụ cách mạng trong từng thời kỳ. Từ đó xây dựng quyết tâm chiến lược, chiến dịch và chiến đấu cho lực lượng vũ trang, bồi dưỡng lập trường cách mạng, thực hiện dân chủ quân sự, xây dựng lòng tin vào thắng lợi, động viên tinh thần khắc phục khó khăn, tinh thần dũng cảm, sáng tạo, trụ bám và chiến đấu liên tục dài ngày trong các chiến dịch, các đợt hoạt động và trong những thời điểm cam go nhất của cuộc kháng chiến. Trong công tác xây dựng đảng, Quân giải phóng thường xuyên đặt vấn đề tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang thành nhiệm vụ hàng đầu; thực hiện nghiêm ngặt chế độ ra nghị quyết, triển khai và kiểm tra kết quả thực hiện nghị quyết của Quân ủy Miền; coi trọng các khâu rèn luyện đảng viên, phát triển số lượng và nâng cao chất lượng đảng viên, xây dựng chi bộ vững mạnh, duy trì nguyên tắc chế độ công tác đảng ủy, chế độ sinh hoạt đảng và đại hội nhiệm kỳ đảng bộ các cấp. Nhằm bổ sung kịp thời số lượng và nâng cao chất lượng cán bộ, công tác cán bộ được ưu tiên chỉ đạo một cách căn cơ, đúng hướng, từ tạo nguồn đến đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm; bảo đảm có lực lượng dự trữ và lực lượng bổ sung đầy đủ, nhất là sau mỗi biến cố lớn của chiến trường. Công tác kiểm tra, kỷ luật đảng, công tác chính sách như khen thưởng trong chiến đấu, sau chiến đấu, nhân rộng điển hình, chính sách hậu phương quân đội, thương binh, bệnh binh, liệt sĩ, quy tập mộ liệt sĩ, làm sơ đồ mộ chí, xác minh liệt sĩ và báo tử, chính sách đối với quân nhân bị địch bắt trở về... được quan tâm chỉ đạo thực hiện một cách kịp thời, công minh, có tác dụng khích lệ tinh thần hăng hái của bộ đội trong điều kiện chiến tranh gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại.


Một vấn đề có ý nghĩa quy luật là, khi có hệ thống tổ chức lực lượng vũ trang thì lập tức phải có hệ thống tổ chức hậu cần - kỹ thuật, lực lượng vũ trang càng lớn mạnh thì hệ thống tổ chức hậu cần - kỹ thuật cũng phải ngày càng vững mạnh và công tác bảo đảm hậu cần - kỹ thuật cần được tổ chức tốt, phù hợp với đặc điểm chiến trường và sự phát triển của cuộc chiến tranh. Nắm vững quy luật trên, Quân giải phóng trên chiến trường B2 đã thực hiện công tác hậu cần - kỹ thuật một cách có hiệu quả. Ngay sau khi thành lập và xuyên suốt các giai đoạn của cuộc chiến tranh, cùng với việc xây dựng hệ thống tổ chức lực lượng vũ trang các cấp, xây dựng các cơ quan tham mưu, chính trị, Quân giải phóng đã tập trung xây dựng hệ thống hậu cần trong quân đội. Tổ chức hậu cần quân đội gắn liền với căn cứ địa bằng hình thức tổ chức khu vực hậu cần. Các khu vực hậu cần được xây dựng trong thế bố trí chiến lược: hậu cần khu vực - hậu phương tại chỗ - hậu phương trực tiếp gần đó - hậu phương lớn miền Bắc xã hội chủ nghĩa. Trong mỗi tổ chức hậu cần khu vực đều có các lực lượng thu mua hàng hóa, sản xuất vũ khí vận tải, kho tàng dự trữ chiến lược và chiến dịch, giao thông liên lạc, các tuyến bệnh viện quân - dân y, tổ chức chiến đấu. Hệ thống tổ chức và bố trí hậu cần theo khu vực đã bảo đảm nối liền hậu cần tại chỗ với nguồn chi viện của Trung ương, giữ vững tính vững chắc liên hoàn cho cả phía trước và phía sau, trên các hướng chiến lược quan trọng; đồng thời bảo đảm tính ổn định, cơ động, kịp thời trước mọi nhu cầu và diễn biến của tình hình. Nắm vững quan điểm hậu cần của chiến tranh nhân dân, dựa vào dân, kết hợp chặt chẽ hậu cần quân đội với hậu cần nhân dân, quan điếm cần kiệm, tự lực tự cường, Quân giải phóng đã giải quyết thành công vấn đề tạo nguồn và khai thác các nguồn chuẩn bị hậu cần - kỹ thuật. Đó là nguồn đóng góp của nhân dân, thu mua từ vùng địch tạm chiếm, thu mua từ Campuchia, sản xuất tự túc và thu chiến lợi phẩm.


Từ sau ngày Quân giải phóng miền Nam trên chiến trường B2 kết thúc nhiệm vụ, trên địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, lực lượng vũ trang các quân khu, quân đoàn, dưói sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng đã kế thừa và phát huy truyền thống của Quân giải phóng miền Nam trong thơi kỷ kháng chiến chống đế quốc Mỹ, nỗ lực khắc phục hậu quả chiến tranh, tham gia xây dựng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia; xây dựng tiềm lực quốc phòng và thế trận quốc phòng toàn dân; xây dựng quân đội nhân dân "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nâng cao sức mạnh chiến đấu, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, lực lượng nòng cốt bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa” theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #75 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2023, 07:54:22 am »

PHỤ LỤC

DANH SÁCH BỘ CHỈ HUY QUÂN GIẢI PHÓNG
MIỀN NAM VIỆT NAM TRÊN CHIẾN TRƯỜNG B2
(1961 - 1976)


Giai đoạn 1961-1962:

- Trần Nam Trung   Trưởng ban quân sự
- Nguyễn Văn Linh   Chính ủy
- Nguyễn Hữu Xuyến   Phó ban quân sự


Giai đoạn 1962-1964:
- Trần Văn Quang   Trưởng ban quân sự, Tư lệnh
- Nguyễn Văn Linh   Chính ủy
- Nguyễn Hữu Xuyến   Phó ban quân sự, Phó Tư lệnh


Giai đoạn 1964-1967:
- Trần Văn Trà   Tư lệnh
- Nguyễn Chí Thanh   Chính ủy
- Lê Trọng Tấn   Phó Tư lệnh
- Nguyễn Hữu Xuyến   Phó Tư lệnh, từ năm 1965
- Nguyễn Thị Định   Phó Tư lệnh, từ năm 1965
- Đồng Văn Cống   Phó Tư lệnh, từ năm 1965
- Trần Độ   Phó Chính ủy, từ năm 1965


Giai đoạn 1967-1973:
- Hoàng Văn Thái   Tư lệnh
- Phạm Hùng      Chính ủy
- Trần Văn Trà   Phó Tư lệnh
- Lê Trọng Tấn   Phó Tư lệnh, đến năm 1969
- Nguyễn Hữu Xuyến   Phó Tư lệnh
- Nguyễn Thị Định   Phó Tư lệnh
- Lê Đức Anh   Phó Tư lệnh, từ năm 1969
- Đồng Văn Cống   Phó Tư lệnh, 1969-1972
- Trần Độ   Phó Chính ủy
- Lê Văn Tưởng   Phó Chính ủy, từ năm 1972


Giai đoạn 1973-1976:   
- Trần Văn Trà   Tư lệnh
- Phạm Hùng   Chính ủy
- Nguyễn Hữu Xuyến   Phó Tư lệnh, đến năm 1974
- Nguyễn Thị Định   Phó Tư lệnh
- Lê Đức Anh      Phó Tư lệnh
- Đồng Văn Cống      Phó Tư lệnh, từ năm 1974
- Trần Độ   Phó Chính ủy, đến năm 1974
- Lê Văn Tưởng      Phó Chính ủy
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #76 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2023, 08:00:01 am »

BẢN THỐNG KÊ QUÂN SỐ
QUÂN GIẢI PHÓNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG B2
(1961 - 1976)
1
(Nguồn: Đề cương tỉ mỉ báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, Ban Tổng kết chiến tranh B2, 2-1979, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu  7)


Năm 1960:

- Miền Đông Nam Bộ: Khu có 1 tiểu đoàn (997 người); tỉnh có 3 đại đội và 2 trung đội (616 người); huyện có 12 trung đội và 17 tiểu đội (562 người). Toàn miền Đông Nam Bộ có 1.556 súng các loại.

- Miền Trung Nam Bộ: Khu có 1 tiểu đoàn (266 người); tỉnh có 4 đại đội và 4 trung đội (1.673 người); huyện có 27 trung đội (1.166 người). Toàn miền Trung Nam Bộ có 2.338 súng các loại.

- Miền Tây Nam Bộ: Khu có 1 tiểu đoàn (771 người); tỉnh có 4 đại đội và 3 trung đội (720 người); huyện có 32 trung đội (1.530 người). Toàn miền Tây Nam Bộ có 2.644 súng các loại.

- Cực Nam Trung Bộ: Liên tỉnh 3 (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa) có 2 đại đội, Nam Tây Nguyên có 1 đại đội.


Năm 1961:

Quân giải phóng toàn B2 là 19.571 người, trong đó:

- Bộ đội chủ lực Miền, khu: 9.209 người

- Bộ đội địa phương tỉnh, huyện: 10.362 người


Năm 1962:

Quân giải phóng toàn B2 là 35.888 người, trong đó:

- Bộ đội chủ lực Miền, khu: 15.317 người

- Bộ đội địa phương tỉnh, huyện: 20.571 người

Trong số bộ đội chủ lực, trực thuộc Miền: 10.100 người, Quân khu Sài Gòn - Gia Định: 534 người, Quân khu 6:1.145 người, Quân khu 7:1.785 người, Quân khu 8: 786 người, Quân khu 9: 850 người, Quân khu 10: 117 người.


Năm 1963:

Quân giải phóng toàn B2 là 54.364 người, trong đó:

- Bộ đội chủ lực Miền, khu: 25.895 người

- Bộ đội địa phương tỉnh, huyện: 28.469 người

Trong số bộ đội chủ lực, trực thuộc Miền: 11.946 người, Quân khu Sài Gòn - Gia Định: 950 người, Quân khu 6:1.475 người, Quân khu 7: 1.982 người, Quân khu 8: 3.224 người, Quấn khu 9: 6.318 người.


Năm 1965:

Quân giải phóng toàn B2 là 73.332 người, trong đó:

- Bộ đội chủ lực Miền, khu: 35.016 người

- Bộ đội địa phương tỉnh, huyện: 38.316 người

Trong số bộ đội chủ lực, trực thuộc Miền: 16.362, Quân khu Sài Gòn - Gia Định: 2.882, Quân khu 6: 1.957, Quân khu 7: 2.304, Quân khu 8: 5.255, Quân khu 9: 6.256.


Năm 1966:

Quân giải phóng toàn B2 là 106.213 người, trong đó:

- Bộ đội chủ lực Miền, khu: 61.978 người

- Bộ đội địa phương tỉnh, huyện: 44.235 người

Trong số bộ đội chủ lực, trực thuộc Miền: 44.136 người, Quân khu Sài Gòn - Gia Định: 2.843 người, Quân khu 6: 2.850 người, Quân khu 7: 1.894 người, Quân khu 8: 3.655 người, Quân khu 9: 6.256 người, Quân khu 10: 344 người.


Năm 1968:

Quân giải phóng toàn B2 là 166.000 người, trong đó:

- Bộ đội chủ lực Miền, khu: 127.500 người

- Bộ đội địa phương tỉnh, huyện: 38.500 người


Năm 1969:

Quân giải phóng toàn B2 là 184.754 người, trong đó:

- Bộ đội chủ lực Miền, khu: 100.626 người

- Bộ đội địa phương tỉnh, huyện : 84.128 người


Năm 1970:

Quân giải phóng toàn B2 là 174.504 người, trong đó:

- Bộ đội chủ lực Miền, khu: 140.586 người

- Bộ đội địa phương tỉnh, huyện: 33.918 người


Năm 1972:

Quân giải phóng toàn B2 là 185.732 người, trong đó:

- Bộ đội chủ lực Miền, khu: 149.129 người

- Bộ đội địa phương tỉnh, huyện: 36.603 người


Năm 1975:

Quân giải phóng toàn B2 là 278.237 người, trong đó:

- Bộ đội chủ lực Miền, khu: 209.325 người

- Bộ đội địa phương tỉnh, huyện : 68.912 người


Từ 1960 đến 1975:

Hậu phương miền Bắc chi viện cho chiến trường B2:

Quân số: gần 400.000 người (riêng tân binh là 236.000 người). Cụ thể về đơn vị, có:

- 3 sư đoàn, 12 trung đoàn, 26 tiểu đoàn bộ binh.

- 4 trung đoàn, 30 tiểu đoàn, 9 đại đội trợ chiến, pháo cao xạ.

- 1 trung đoàn, 6 tiểu đoàn, 1 đại đội tăng - thiết giáp.

- 4 trung đoàn, 9 tiểu đoàn, 16 đại đội pháo mặt đất.

- 36 tiểu đoàn, 111 đại đội đặc công.

- 7 tiểu đoàn, 2 đại đội thông tin.

- 1 tiểu đoàn, 2 đại đội trinh sát.

- 4 tiểu đoàn, 19 đại đội công binh.

- 1 trung đoàn, 2 tiểu đoàn, 1 đại đội vận tải.

Vũ khí đạn được và một số mặt hàng khác:

- 62.445 tấn vũ khí, đạn dược và phương tiện khí tài kỹ thuật

- 33.494 tấn xăng, dầu, mỡ.

- 59.934 tấn lương thực, 1.043 tấn muối.

- 2.827 tấn quân trang, 2.725 tấn thuốc quân y.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #77 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2023, 07:24:46 am »

MỘT SỐ CHIẾN DỊCH LỚN DO BỘ CHỈ HUY
QUÂN GIẢI PHÓNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG B2
TRỰC TIẾP CHỈ ĐẠO, CHỈ HUY


1. Chiến dịch Bình Giã
- Thời gian: 2-12-1964 đến 7-3-1965.
- Địa bàn: đông tỉnh lộ 2 (Bà Rịa - Long Khánh).
- Lực lượng: 2 trung đoàn chủ lực Miền và 3 tiểu đoàn chủ lực Quân khu 7, 1 tiểu đoàn pháo binh Miền.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Trần Đình Xu (Tư lệnh), Lê Văn Tưởng (Chính ủy).


2. Chiến dịch Đồng Xoài
- Thời gian: từ ngày 10-5 đến ngày 22-7-1965.
- Địa bàn: Phước Long, Bình Long, bắc Bình Dương.
- Lực lượng: 3 trung đoàn chủ lực Miền, 1 tiểu đoàn chủ lực Quân khu 6, 2 tiểu đoàn chủ lực Quân khu 7 và 1 tiểu đoàn pháo binh Miền.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Lê Trọng Tấn (Tư lệnh), Lê Văn Tưởng (Chính ủy).


3. Chiến dịch Bàu Bàng
- Thời gian: từ ngày 12-11 đến ngày 27-11-1965:
- Địa bàn: Dầu Tiếng, Bình Long.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 9 và Tiểu đoàn Phú Lợi (Bình Dương).
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Hoàng Cầm (Tư lệnh), Lê Văn Tưởng (Chính ủy).


4. Chiến dịch Tây Ninh
- Thời gian: từ ngày 3-11 đến ngày 25-11-1966.
- Địa bàn: tỉnh Tây Ninh.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn 16 và lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh.
- Loại hình: Chiến dịch phản công
- Chỉ huy: Trần Văn Trà (Tư lệnh), Trần Độ (Chính ủy).


5. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Xêđa Phôn
- Thời gian: từ ngày 8-1 đến ngày 26-1-1967.
- Địa bàn: Củ Chi (Gia Định), Trảng Bàng (Tây Ninh), Bến Cát (Bình Dương).
- Lực lượng: Trung đoàn bộ binh 2, Sư đoàn bộ binh 9, lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định.
- Loại hình: Chiến dịch phản công.
- Chỉ huy: Trần Đình Xu (Tư lệnh), Mai Chí Thọ (Chính ủy).


6. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Gianxơn Xity (Junction City)
- Thời gian: từ ngày 22-2 đến ngày 15-4-1967.
- Địa bàn: Tây Ninh, Dầu Tiếng.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn 16, lực lượng bảo vệ căn cứ bắc Tây Ninh, lực lượng vũ trang tỉnh Tây Ninh.
- Loại hình: Chiến dịch phản công.
- Chỉ huy: Trần Văn Trà (Tư lệnh), Nguyễn Chí Thanh (Chính ủy).


7. Chiến dịch Lộc Ninh
- Thời gian: từ ngày 27-10 đến ngày 10-12-1967.
- Địa bàn: tỉnh Phước Long.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 9, Sư đoàn bộ binh 5, Trung đoàn 88, các đại đội pháo binh Miền.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Hoàng Văn Thái (Tư lệnh), Lê Văn Tưởng (Chính ủy).


8. Tiến công Xuân Mâu Thân 1968 ở Sài Gòn - Gia Định
- Thời gian: từ ngày 31-1 đến ngày 18-6-1968.
- Địa bàn: Khu vực Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 9, Sư đoàn bộ binh 7, Sư đoàn bộ binh 5, Trung đoàn 16, 88, các tiểu đoàn mũi nhọn, lực lượng biệt động nội thành Sài Gòn và các tiểu đoàn, đại đội bộ đội địa phương của Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Biên Hòa.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy chiến dịch: sở chỉ huy cơ bản: Hoàng Văn Thái (Tư lệnh), Phạm Hùng (Chính ủy); sở Chỉ huy tiền phương: Trần Văn Trà (Tư lệnh), Nguyễn Văn Linh (Chính ủy).


9. Chiến dịch Tây Ninh - Dầu Tiếng
- Thời gian: từ ngày 17-8 đến ngày 24-9-1968.
- Địa bàn: Tây Ninh - Dầu Tiếng.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 9, Sư đoàn bộ binh 5, Trung đoàn 174, Trung đoàn 88, lực lượng vũ trang Tây Ninh, 1 trung đoàn pháo binh Miền.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Hoàng Văn Thái (Tư lệnh), Phạm Hùng (Chính ủy).


10. Chiến dịch Xuân 1969
- Thời gian: từ ngày 22-2 đến ngày 31-3-1969.
- Địa bàn: Tây Ninh, Biên Hòa, Dầu Tiếng.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 1, Sư đoàn bộ binh 5, Sư đoàn bộ binh 7, Sư đoàn bộ binh 9, 3 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn công binh 1 trung đoàn pháo binh Miền và các đơn vị vũ trang các tỉnh trên địa bàn chiến dịch.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Trần Văn Trà (Tư lệnh).


11. Chiến dịch Long Khánh
- Thời gian: từ ngày 5-5 đến ngày 20-6-1969.
- Địa bàn: tỉnh Long Khánh.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 5, Trung đoàn 29 và 1 tiểu đoàn pháo binh Miền.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Trần Minh Tâm (Tư lệnh), Lê Xuân Lựu (Chính ủy).


12. Chiến dịch Bình Long - Phước Long
- Thời gian: từ ngày 12-8 đến ngày 15-9-1969.
- Địa bàn: Lộc Ninh, Hớn Quản, Bù Đốp, tỉnh Bình Long.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 1, Sư đoàn bộ binh 5, Sư đoàn bộ binh 7, Sư đoàn bộ binh 9 và 1 trung đoàn pháo binh, 4 tiểu đoàn đặc công Miền.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Hoàng Văn Thái (Tư lệnh), Trần Độ (Chính ủy).


13. Chiến dịch Phước Bình - Bù Đốp
- Thời gian: từ ngày 3-11 đến ngày 10-12-1969.
- Địa bàn: Bù Đăng - Đức Lập, tỉnh Phước Long.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 7, Trung đoàn pháo binh Miền và lực lượng vũ trang Quân khu 10.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Lê Nam Phong (Tư lệnh).


14. Chiến dịch Đông Bắc Campuchia
- Thời gian: từ ngày 29-4 đến ngày 30-6-1970.
- Địa bàn: 6 tỉnh Đông Bắc Campuchia.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 5, Sư đoàn bộ binh 7, Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn 271, 3 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn pháo binh Miền.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Trần Văn Trà (Tư lệnh), Lê Văn Tưởng (Chính ủy).


15. Chiến dịch mùa khô năm 1971
- Thời gian: từ ngày 4-2 đến ngày 24-6-1971.
- Địa bàn: tỉnh Krachê - Kôngpôngchàm.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 5, Sư đoàn bộ binh 7, Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn pháo binh 75, Trung đoàn pháo binh 96, Trung đoàn đặc công 429, Trung đoàn công binh 25.
- Loại hình: Chiến dịch phản công.
- Chỉ huy: Trần Văn Trà (Tư lệnh), Lê Văn Tưởng (Chính ủy).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #78 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2023, 07:26:38 am »

16. Chiến dịch tiến công tuyến phòng thủ đường 22
- Thời gian: từ ngày 26-9 đến ngày 20-10-1971.
- Địa bàn: đoạn đường 22 từ cầu cần Đăng đến Xa Mát (Tây Ninh).
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 7, Tiểu đoàn 24 Sư đoàn bộ binh 9, Tiểu đoàn 26, 27 Trung đoàn công binh 301 và 1 tiểu đoàn pháo cao xạ Miền.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Đàm Văn Ngụy (Tư lệnh).


17. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân “Chenla 2”
- Thời gian: từ ngày 20-10 đến ngày 4-12-1971.
- Địa bàn: Trục đường số 6 (Kôngpôngchàm).
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 9, Trung đoàn 205, Đoàn đặc công 367.
- Loại hình: Chiến dịch phản công.
- Chỉ huy chiến dịch: Đồng Văn Cống (Tư lệnh), Lê Văn Tưởng (Chính ủy).


18. Chiến dịch Nguyễn Huệ
- Thời gian: từ ngày 31-3-1972 đến ngày 28-1-1973.
- Địa bàn: Bình Long, Phước Long, Tây Ninh, Bình Dương.
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 5, Sư đoàn bộ binh 7, Sư đoàn bộ binh 9 và 3 trưng đoàn độc lập, 2 trung đoàn pháo binh, 2 tiểu đoàn xe tăng, 4 tiểu đoàn pháo cao xạ.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Trần Văn Trà (Tư lệnh), Trần Độ (Chính ủy).


19. Chiến dịch tiến công tổng hợp Khu 8
- Thời gian: từ ngày 10-6 từ ngày 10-9-1972.
- Địa bàn: 5 tỉnh (Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiên Phong, Gò Công và Bến Tre).
- Lực lượng: Sư đoàn bộ binh 5, c30B (3 trung đoàn) của Miền, lực lượng vũ trang Khu 8 và 1 tiểu đoàn đặc công Đoàn 367.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Hoàng Văn Thái (Tư lệnh kiêm Chính ủy).


20. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Sorya 2
- Thời gian: từ ngày 6-8 đến ngày 11-9-1972.
- Địa bàn: Trục đường 1 khu vực Tàbéc (Campuchia).
- Lực lượng: 3 trung đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh, Đại đội 50.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Hoàng Cầm (Tư lệnh), Trần Văn Phác (Chính ủy).


21. Chiến dịch đánh bại cuộc hành quân Ángko - Chay
- Thời gian: từ ngày 8-8 đến ngày 28-8-1972.
- Địa bàn: tỉnh Xiêm Riệp (Campuchia).
- Lực lượng: 5 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn đặc công, 1 tiểu đoàn pháo binh và 5 đại đội bộ đội Campuchia.
- Loại hình: Chiến dịch phản công.
- Chỉ huy: Hoàng Cầm (Tư lệnh), Trần Văn Phác (Chính ủy).


22. Chiến dịch Đường 14 - Phước Long
- Thời gian: từ ngày 13-12-1974 đến ngày 6-1-1975.
- Địa bàn: tỉnh Phước Long.
- Lực lượng: Quân đoàn 4 (Sư đoàn bộ binh 7, Sư đoàn bộ binh 9) và Sư đoàn bộ binh 3, Trung đoàn bộ binh 271, Trung đoàn 201, Trung đoàn đặc công 429, Trung đoàn pháo binh 75, 3 tiểu đoàn pháo cao xạ, 1 tiểu đoàn tăng - thiết giáp, 1 trung đoàn công binh Miền.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Hoàng Cầm (Tư lệnh), Hoàng Thế Thiện (Chính ủy).


23. Chiến dịch Xuân Lộc
- Thời gian: từ ngày 9-4 đến ngày 20-4-1975.
- Địa bàn: Xuân Lộc - Long Khánh.
- Lực lượng: Quân đoàn 4 (thiếu Sư đoàn bộ binh 9), Sư đoàn bộ binh 6, Trung đoàn pháo 75, Trung đoàn tăng-thiết giáp Miền.
- Loại hình: Chiến dịch tiến công.
- Chỉ huy: Hoàng Cầm (Tư lệnh), Nguyễn Văn Trung (Chính ủy).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #79 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2023, 07:31:18 am »

QUÂN SỐ QUÂN ĐỘI MỸ, QUÂN ĐỘI SÀI GÒN
VÀ QUÂN ĐỘI CÁC NƯỚC ĐỔNG MINH CỦA MỸ
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG B2
1
(Nguồn: Đề cương tỉ mỉ báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, Ban Tổng kết chiến tranh B2, 2-1979, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7)


Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM