Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 06:57:37 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 1961-1976  (Đọc 3172 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #50 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2023, 09:41:26 am »

3. Tham gia cuộc tiến công chiến lược năm 1972

Sau những thất bại nặng nề trên các chiến trường trong năm 1971, Mỹ nhận ra rằng, Quân giải phóng trên chiến trường B2 đã phục hồi và đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Tuyến phòng thủ biên giới trở nên yếu ớt trước sự tiến công của Quân giải phóng, do vậy cần ưu tiên lập tuyến phòng thủ nội địa, ưu tiên bảo vệ thủ phủ Sài Gòn và vùng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long1 (Địch tập trung lực lượng chủ yếu phòng ngự phía bắc và tây bắc Sài Gòn, trên hai trục đường 13 và 22, có chính diện và chiều sâu, gồm 3 tuyến. Tuyến ngoài: Sư đoàn 25: 2 chiến đoàn trên đường 22 và 1 chiến đoàn trên hướng đường 1. Lực lượng Sư đoàn 5: 1 chiến đoàn giữ tuyến Măng Cải - Lộc Ninh - Bù Đốp, 2 chiến đoàn trên đường 13 (trong đó có 1 chiến đoàn dự bị cơ động ở Bến Cát - Lai Khê). Lực lượng Sư đoàn 18: 1 chiến đoàn tăng cường giữ hướng đông và đông bắc Sài Gòn, phòng ngự cơ động trên đường 1 và đường 20, 2 chiến đoàn ở Long Khánh giữ trục đường 1 và đường 1. Tuyến trung gian: chủ yếu sử dụng lực lượng cơ động QĐ kết hợp với lực lượng cơ động của các Sư đoàn. Vùng ven: Chủ yếu là lực lượng cơ động chiến lược (thủy quân lục chiến và dù). Ở Quân khu 4: Địch tập trung phần lớn Sư đoàn 9 và Sư đoàn 21 để lấn chiếm U Minh, đóng chốt ngăn chặn, Sư đoàn 7 giữ khu vực Mỹ Tho, Trà Vinh, Bến Tre, các liên đoàn biệt động quân (lực lượng cơ động của Quân đoàn), kết hợp với các đơn vị biệt động quân biên phòng ngăn chặn hành lang biên giới đến Kiến Tường).


Về phía ta, mùa Thu năm 1971, Bộ Chính trị họp đánh giá tình hình và quyết định mở cuộc tiến công chiến lược năm 1972 nhằm đánh sập chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” bằng ba quả đấm chiến lược:

“Quả đấm mạnh của quân chủ lực ta, đánh những trận tiêu diệt lớn trên các chiến trường thích hợp và quan trọng, làm tan rã quân chủ lực ngụy Sài Gòn; Quả đấm mạnh của lực lượng quân sự và chính trị của ta ở đồng bằng, kết hợp tiến công với nổi dậy, nổi dậy và tiến công để đánh bại về cơ bản kế hoạch bình định của địch, giành lại quyền làm chủ ở nông thôn; Quả đấm mạnh ở thành thị, chủ yếu là phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng, làm lung lay đến tận gốc, tiến lên đánh đổ chính quyền trung ương của ngụy”2 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr-159, 160).


Để thực hiện thành công ba quả đấm nói trên, Bộ Chính trị chỉ đạo phải “động viên toàn Đảng, toàn quân và toàn dằn, kịp thời nắm lấy thời cơ lớn trên cơ sở phương châm chiến lược đánh lâu dài, đẩy mạnh tiến công quân sự, chính trị và binh vận, phát triển thế chiến lược tiến công mới trên toàn chiến trường miền Nam và chiến trường Đông Dương, đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ, đánh bại một bước quan trọng kế hoạch xâm lược của Mỹ ở Campuchia, Lào, giành thắng quyết định”1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.159).


Nhằm chuẩn bị cho chiến dịch năm 1972, tháng 10-1971, Trung ương Cục tổ chức Hội nghị lần thứ 11 quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, đồng thời đề ra nhiệm vụ năm 1972 cho chiến trường miền Đông Nam Bộ, các tỉnh cực Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ.


Căn cứ vào Nghị quyết Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 11, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền đã hạ quyết tâm thực hiện chiến dịch tiến công năm 1972, xác định hướng tiến công chủ yếu là đường số 13, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực đối phương trên hướng bắc Sài Gòn, giải phóng khu vực Bình Long, Phước Long, vùng đệm ở Tây Ninh, Bình Dương; phối hợp với hướng tiến công chủ yếu Đường 9 - Trị Thiên ghìm chân quân chủ lực ngụy, tạo điều kiện cho nhân dân các tỉnh cực Nam Trung Bộ và đồng bằng Nam Bộ nổi dậy đánh phá bình định2 (Đến trước chiến dịch, quân ngụy bố trí dày đặc trên địa bàn miền Đông với 4 sư đoàn bộ binh (5, 18, 25 và 21), 1 lữ đoàn dù, 5 liên đoàn biệt động quân, 456 xe tăng, xe bọc thép, 396 khẩu pháo, 67 liên đội, 146 đại đội bảo an, 820 trung đội dân vệ).


Chiến dịch tiến công chiến lược của Quân giải phóng năm 1972 trên chiến trường miền Đông Nam Bộ ra đời mang mật danh “Chiến dịch Nguyễn Huệ” do Trung tướng Trần Văn Trà làm Tư lệnh. “Lực lượng tham gia chiến dịch gồm 3 sư đoàn (5, 7, 9), 4 trung đoàn bộ binh, 4 trung đoàn và 8 tiểu đoàn binh chủng, trong đó có 2 trung đoàn pháo xe kéo, 2 tiểu đoàn tăng, 2 tiểu đoàn tên lửa loại mang vác và cao xạ 37 ly. Lực lượng địa phương các phân khu, tỉnh có 10 tiểu đoàn và 63 đại đội. Trước đó, bộ đội chủ lực Miền còn đứng chân ngoài biên giới (trên đất Campuchia). So sánh quân số tập trung, bộ binh ta chỉ bằng 62% của địch; pháo binh và xe tăng bằng từ 13 - 17% của địch. Ta không có không quân tham gia chiến dịch”1 (Bộ Quốc phòng, Quân khu 7: Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Sdd, tr.448).


Đợt 1 (từ ngày 1-4 đến ngày 15-5-1972), đúng 4 giờ sáng ngày 1-4-1972, Bộ Tư lệnh chiến dịch phát lệnh nổ súng mở màn với “đòn nghi binh” tiến công vào Chiến đoàn 49 ngụy ở phía bắc Tây Ninh, tạo điều kiện cho các đơn vị quân chủ lực triển khai lực lượng từ các vị trí tập kết dọc biên giới xuống đường 13. Sư đoàn 5 bao vây cụm cứ điểm Lộc Ninh, Sư đoàn 9 bao vây thị xã An Lộc, Sư đoàn 7 Quân giải phóng tiến công các chốt chặn từ nam thị xã đến bắc Chơn Thành... Chiều ngày 7-4 Quân giải phóng hoàn toàn làm chủ chi khu Lộc Ninh2 (Trong đợt 1, ta diệt trên 23.000 tên (trong đó bắt sông trên 3.000 tên), diệt 3 chiến đoàn thiếu thuộc 2 sư đoàn (5, 18), 14 tiểu đoàn bộ binh, 2 trung đoàn thiết giáp thiếu, 9 pháo đội, đánh quỵ hoàn toàn Sư đoàn 5, đánh thiệt hại nặng 3 chiến đoàn và lữ đoàn. Bắn rơi và phá hủy 169 máy bay, phá hủy 555 xe quân sự (191 xe tăng thiết giáp), 42 pháo và 16 kho các loại. Thu được 282 xe quân sự (12 xe M41 và M113, 1 xe VTĐ siêu tần), 43 pháo (7 pháo 105 và 36 pháo 105), 4.053 súng các loại, 265 máy thông tin, 13.746 viên đạn pháo (3.775 viên đạn pháo 155, 9.971 viên đạn pháo 105).


Đợt 2 (từ ngày 16-5 đến ngày 30-9-1972): Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định tập trung lực lượng, chuyển sang tiến công Đường số 13, Bình Long, hình thành thế bao vây thị xã An Lộc, chặn đánh hai cuộc hành quân mở đường lên thị xã ở Tàu Ô của Sư đoàn 21, Chiến đoàn 15 Sư đoàn 9, Tiểu đoàn 46 Sư đoàn 25 ngụy1 (Đã tiêu diệt khoảng 33.600 địch, diệt 1 chiến đoàn và 1 trung đoàn thiết giáp, đánh thiệt hại Sư đoàn 21 và Sư đoàn 25 ngụy. Bắn rơi và phá hủy 557 máy bay, 354 xe quân sự, 177 pháo, 61 kho các loại. Ta thu trên 1.000 súng các loại, trên 10.000 đạn rốc két, 66 máy thông tin).


Đợt 3 (từ ngày 1-10-1972 đến ngày 28-1-1973): Ngày 1-10-1972, vừa vững tuyến đường số 13, vừa phát triển các mũi tiến công đánh phá "bình định" ở bắc Bình Dương, Củ Chi. Tháng 1-1973, Trung đoàn 14, 209 Quân giải phóng tổ chức thành nhiều hướng tiến công Chiến đoàn 8 ngụy tại Bến Tranh2 (Trong đợt 3, ta diệt gần 20.000 địch, diệt 1 chiến đoàn, 10 đại đội và 21 trung đội, 30 đồn tua cấp tiểu đội, trung đội, đánh thiệt hại nặng 11 tiểu đoàn, bắn rơi và phá hủy 191 máy bay, 172 xe, 31 pháo và 3 kho lớ„ thu 2 pháo và trên 1.700 súng các loại, 102 máy thông tin, giải phóng và làm chủ 60 ấp khoảng 60.000 dân)...


Trải qua hơn 10 tháng liên tục tiến công, ngày 19-1-1973, Chiến dịch Nguyễn Huệ đã kết thúc thắng lợi. Quân giải phóng đã đánh thiệt hại nặng quân ngụy, giải phóng được một khu vực rộng lớn mang tính chiến lược quan trọng ở tây bắc Sài Gòn, đồng thời làm thay đổi cục diện trên chiến trường B2, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc tiến công chiến lược 19723 (Đã tiêu diệt khoảng 33.600 địch, diệt 1 chiến đoàn và trung đoàn thiết giáp, đánh thiệt hại Sư đoàn 21 và Sư đoàn 25 ngụy. Bắn rơi và phá hủy 557 máy bay, 354 xe quân sự, 177 pháo, 61 kho các loại. Ta thu trên 1.000 súng các loại, trên 10.000 đạn rốc két, 06 máy thông tin).


Trên chiến trường Quân khu 8, bước vào năm 1972, Quân giải phóng mở đợt hoạt động quân sự trong đợt tháng 4, tháng 5, tiến công vào địa bàn nam quốc lộ 4 và một số đồn bót trên địa bàn Gò Công, Kiến Tường, Mỹ Tho, Bến Tre. Tuy nhiên, sức tiến công yếu ớt, không làm thay đổi cục diện chiến trường. Cuối tháng 5-1972, Bộ Chính trị đã chỉ thị: “phải tập trung lực lượng mạnh mở chiến dịch quy mô lớn cả về bề sâu lẫn bề rộng ở vùng nam bắc lộ 4 (Mỹ Tho) và một phần Kiến Phong, phá tan hệ thống kìm kẹp của địch trong tỉnh Mỹ Tho và một phần tỉnh Kiến Phong, nhằm một mặt uy hiếp Sài Gòn - Chợ Lớn, một mặt phát triển thúc đẩy phong trào Bến Tre, Trà Vinh để phá sập hầu hết hệ thống kìm kẹp của địch, đánh bại kế hoạch bình định của chúng và giành phần lớn nhân dân về ta”1 (Trích Điện số 373/TK ngày 25-5-1972 của Bộ Chính trị gửi Thường vụ Trung ương Cục và Quân ủy Miền).


Để thực hiện chỉ thị trên, Bộ Tư lệnh Miền điều chuyên một bộ phận quân chủ lực xuống Khu 8 kết hợp với lực lượng vũ trang địa phương mở chiến dịch tiến công tổng hợp đánh phá bình định2 (Các lực lượng tham gia chiến dịch này gồm có: Bộ đội chủ lực Miền: Sư đoàn 5, Sư đoàn 30B (Trung đoàn 24, Trung đoàn 207), Trung đoàn 271, Trung đoàn 28 pháo binh, 1 tiểu đoàn công binh, 1 tiểu đoàn đặc công, 2 tiểu đoàn trinh sát, 1 phân đội cơ giới, 1 tiểu đoàn thông tin; bộ đội chủ lực Khu 8: Trung đoàn 1, Trung đoàn 88, Trung đoàn 320, 3 tiểu đoàn đặc công; lực lượng địa phương: Mỹ Tho (2 tiểu đoàn), Kiến Phong (2 tiểu đoàn), Kiến Tường (1 tiểu đoàn), Bến Tre (1 trung đoàn)), làm “đòn xeo” cho nhân dân địa phương nổi dậy phá ấp dân sinh, diệt ác. Chiến dịch tiến công tổng hợp trên chiến trường Khu 8 bắt đầu khởi sắc.


Đợt 1 (từ ngày 10 đến ngày 30-6-1972), Quân giải phóng vừa tiến công đánh phá bình định trên địa bàn quân khu, tiến quân lên tuyến biên giới đánh các cuộc phản kích, kìm chân lực lượng sư đoàn 7 quân lực Sài Gòn, tạo điều kiện cho lực lượng quần chúng nổi dậy diệt ác, phá đồn3 (Trong vòng 20 ngày của đợt 1, bộ đội chủ lực Quân khu đánh thiệt hại nặng yếu khu Ba Dừa, đánh tan 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 11 Sư đoàn 7 ngụy, bao vây, tiêu hao một số liên đội bảo an, bức rút hệ thống đồn bót, làm chủ tuyến Ba Rài, giải phóng 3 xã ở mảng 3 Cai Lậy, 1 xã ở Bến Tre, 1 xã ở Kiến Phong)...


Đợt 2 (từ ngày 3-7 đến ngày 31-7-1972): Quân giải phóng tiến đánh cuộc hành quân Sorya 1, 2 của quân đội Lon Non; bức rút hệ thống đồn bót trên kênh Nguyễn Văn Tiếp, lộ 20, Băng Dày (nam lộ 4 - Mỹ Tho); tiến công chi khu Vĩnh Kim; mở mảng sông Ba Rài đến Vĩnh Kim, nam lộ 4 đến bờ sông Cửu Long. Trên tuyến bắc lộ 4 - Mỹ Tho, Quân giải phóng mở mảng Kinh cũ, Nguyễn Văn Tiếp, giải phóng mảng 3 Cai Lậy, 1 xã của Châu Thành bắc, 3 xã ở Gò Công, lõm 6 Đồng Sơn...


Đợt 3 (từ ngày 14-8 đến ngày 10-9-1972): Quân giải phóng đánh thiệt hại nặng Trung đoàn 1 Sư đoàn 7 ngụy; đánh bại hoàn toàn các cuộc hành quân Sorya 1, 2 của quân đội Lon Non; tiến công hệ thống đồn bót, phá bình định, mở rộng vùng giải phóng lên vùng Chợ Gạo, Củ Chi, Tân Hiệp, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc....


Chiến dịch tổng hợp tiến công phá bình định trên chiến trường Khu 8 giành được thắng lợi lớn. Nếu tính cả đợt hoạt động tháng 4, tháng 5, Quân khu 8 đã diệt và làm rã 24 tiểu đoàn, liên đội; 63 đại đội, 986 trung đội; bức hàng, bức rút 548 đồn bót; giải phóng 25 xã (240 ấp) với khoảng 21 vạn dân1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr 168)...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #51 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2023, 09:42:35 am »

Trên chiến trường Quân khu 9, chấp hành chỉ thị của Quân ủy Miền, thực hiện chiến dịch tiến công tổng hợp trên chiến trường Khu, Quân giải phóng xác định địa bàn Chương Thiện - U Minh là trọng điểm tiến công “cao điểm”, tạo cơ sở làm bàn đạp mở các mảng “cao điểm” khác, từng bước giải phóng miền Tây.


Cao điểm 1 (từ tháng 4-1972 đến đêm mùng 6 rạng sáng ngày 7-4-1972): Quân giải phóng đồng loạt nổ súng tiến công chi khu và quận lỵ Ngang Dừa (Trung đoàn 2), đồn Giồng Cấm, bức hàng đồn Lương Hào, đồn tề Minh Hòa, Ninh Quới, Lộc Ninh. Trung đoàn 1 tiến công điểm then chốt Thanh Long, kìm chân Trung đoàn 15, tập kích Đoàn 3 Trung đoàn 15 ngụy gần đồn Út Lờ. Trung đoàn 1 giải phóng xã Vĩnh Viễn, ngọn sông Nước Trong, bờ nam sông Nước Đục; tập kích Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 15 ngụy; phối hợp với bộ đội địa phương huyện Long Mỹ tiêu diệt đồn Hội đồng Sửu (xã Thuận Hưng), bức hàng đồn Ba Phát. Trung đoàn 10 tiến công căn cứ Bà Thầy, Nỗng Cạn, Chỉ huy sở Trung đoàn 33 ngụy tại căn cứ cầu chữ Y. Lực lượng pháo binh Quân khu đánh sân bay, tiểu khu Chương Thiện, căn cứ hành quân Hỏa Lựu...


Tiểu đoàn Tây Đô tiến công căn cứ Quang Phong; Tiểu đoàn 2012 đặc công tiến đánh yếu khu Thát Lát; Tiểu đoàn tỉnh Sóc Trăng diệt yếu khu Rạch Gò, phân khu Chợ Kinh, bức hàng, bức rút 6 đồn ở huyện Mỹ Xuyên...


Kết thúc cao điểm 1, “Ta đã giành thắng lợi lớn trong thế chiến lược chung của toàn miền Nam, bước đầu phá vỡ một số kết quả chương trình bình định của địch đã gây dựng trong mấy năm qua, chọc thủng và mở ra một số mảng trong hệ thống phòng thủ của địch. Nhưng do ta nắm tình hình địch chưa chắc, tiến công chưa bạo, sử dụng chưa hết khả năng hiện có; mặt khác chất lượng các trận đánh chưa đạt yêu cầu diệt gọn và lam chủ trận địa; một số địa phương còn cố thủ, cầm chừng, chưa tung lực lượng ra tiến công đúng mức nên việc mở mảng ở Ngang Dừa đúng ra là trong 3 ngày nhưng phải làm đến 7 ngày, tốc độ mở chậm. Địch bị đánh nhiều nhưng chưa đau thắng lợi chưa giòn giã, ba mũi ở cơ sở bước đầu có phát triển, nhưng chưa nhiều, chưa mạnh”1 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Sdd, tr.510).


Cao điểm 2 (từ ngày 20-4 đến đầu tháng 6-1972): Quân khu lấy địa bàn Chương Thiện làm hướng chủ yếu, quyết tâm mở mảng giải phóng tây nam Long Mỹ, mở thông cửa ngõ U Minh, mở rộng vùng giải phóng U Minh - Cà Mau.


Ngày 20-4-1972, Trung đoàn 1 cường tập hệ thống đồn Tô Ma, Cây Me, Giao Du, Cái Sắn. Trung đoàn 2 đánh hệ thống đồn bót ở xã Vĩnh Tuy, lộ Cái Miên; đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn của Trung đoàn 15 Sư đoàn 9 ngụy. Trung đoàn 20 diệt căn cứ Bình Minh (Sân Gạch), giải phóng xã Vĩnh Bình Bắc và phần lớn Vĩnh Bình Nam. Tiểu đoàn 2012 đặc công đánh thiệt hại nặng chi khu Gò Quao. Trung đoàn 20 đánh căn cứ Bình Minh. Trung đoàn 10 tập kích căn cứ Bà Thầy Gần thứ hai).


Đến cuối tháng 4-1972, Quân giải phóng trên địa bàn toàn Quân khu gỡ được 270 đồn, thu hồi một phần căn cứ U Minh - Cà Mau, chọc thủng hệ thống phòng thủ Chương Thiện, giải phóng 11 xã, củng cố vững chắc vùng căn cứ tây nam Long Mỹ.


Cao điểm 3 (tháng 5-1972): Đêm mùng 8 rạng sáng ngày 9-5-1972, Trung đoàn 2 tấn công đồn trên vàm kinh xáng Chắc Băng. Trung đoàn 1 diệt đồn Cái Nhào Nhỏ, kết hợp với bộ đội địa phương giải tán phòng vệ dân sự, làm chủ kinh xáng Vịnh Chèo. Trung đoàn 20 kết hợp với đặc công khu diệt cụm đồn tề ở ngã tư Ông Dèo, gỡ đồn Bưng Đê, Bầy Kê, Ba Hô, Kinh Mới, mở mảng giải phóng kinh xáng - Ba Hồ. Trung đoàn 2 tiến công khu vực Lái Niên, mở thông hành lang U Minh - Giồng Riềng. Trung đoàn 10 gỡ đồn kinh 2, kinh 3, kinh 14, kinh 11, Vĩnh Thuận, mở rộng căn cứ U Minh, khai thông hành lang Long Mỹ, Ngang Dừa. Tiểu đoàn Tây Đô cùng với địa phương gõ đồn Sáu Thọ, Cái Su, Đập Đá...


Cao điểm 4 (tháng 6-1972): Đêm mùng 9 rạng sáng ngày 10-6-1972, Trung đoàn 1 (Tiểu đoàn 309) tiến công quận Ngã Năm thuộc tiểu khu Ba Xuyên (Sóc Trăng); Trung đoàn 2 tiến công quận Phước Long thuộc tiểu khu Bạc Liêu; Trung đoàn 10 được tăng cường tiến công chi khu Thới Bình và Khu Chợ thuộc tiểu khu An Xuyên (Cà Mau); Trung đoàn 20 (tiểu đoàn dự bị) tiến công tiểu khu Chương Thiện nhưng không giải quyết được mục tiêu, buộc phải quay về Giồng Riềng tiến công hệ thống đồn trên địa bàn xã Vĩnh Thạnh, tuyến sông Cái Bé, tạo địa bàn đứng chân. Phối hợp với Quân giải phóng Quân khu, Quân giải phóng tỉnh, huyện cùng nhân dân địa phương nổi dậy bức hàng, bức rút hệ thống đồn bót, phá bình định.


Sơ kết cao điểm 4, yêu cầu đặt ra không đạt được. Chỉ có 1 tiểu đoàn của Trung đoàn 2 kết hợp chặt chẽ với Quân giải phóng Phước Long và nhân dân địa phương nên đã giành được thắng lợi lớn.


Cao điểm 5 (tháng 7-1972): Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định trong cao điểm 5 sẽ tiến hành tiến công giải phóng “cuốn chiếu” quận Vĩnh Thuận1 (Quận Vĩnh Thuận có 25 vị trí nằm trên 3 xã Vĩnh Long, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Bình Nam. Lực lượng quân ngụy đóng chốt gồm có 1 tiểu đoàn bảo an, 1 đại đội cảnh sát dã chiến, 1 đại đội thám báo, 1 trung đội pháo 105 ly (tại chi khu) và 1 tiểu đoàn, 2 liên đội, 2 đại đội bảo an (tại các đồn bót)).


Đêm mùng 8 rạng sáng ngày 9-7-1972, Trung đoàn 10 (Tiểu đoàn 7) đánh Sở Chỉ huy chi khu Vĩnh Thuận nhưng không thành phải rút ra khỏi chi khu. Trung đoàn 1 (thiếu) tiến công lực lượng bảo an tại kinh 14 Vĩnh Thuận nhưng bị đối phương phản kích, Trung đoàn bị bom pháo địch đánh trúng, đội hình bị thiệt hại nặng. Tiểu đoàn 2012 đặc công khu tiến công Cống Đá, Tiểu đoàn trưởng hy sinh. Thiếu chỉ huy, các mũi tiến công lúng túng, không diệt được mục tiêu và buộc phải rút lui. Trung đoàn 20 phục kích đánh Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 14 Sư đoàn 9 ngụy tại Rạch Rùa, Vị Thanh. Trận đánh thắng lớn, bắt trên 100 tù binh, thu 150 súng và được coi là “trận đánh mẫu mực”, được Bộ Tư lệnh phát động phong trào thi đua học tập trong toàn Quân khu.


Cao điểm 6 (tháng 8-1972): Đêm 11 rạng sáng ngày 12-8- 1972 Quân giải phóng bước vào chiến dịch. Trung đoàn 10 sử dụng Tiểu đoàn 7 đánh căn cứ Rạng Đông, Tiểu đoàn 8 đánh chi khu Hiếu Lỗ. Trung đoàn 2 sử dụng tiểu đoàn đặc công tiến công căn cứ Toàn Thắng; gỡ hệ thống đồn kinh 15, ngọn kinh 12, ngọn kinh 9. Trung đoàn 20 đánh cụm đồn tể trên địa bàn xã Thúy Liễu (Gò Quao).


Ngày 25-8-1972, các đợt hoạt động cao điểm kết thúc, Quân giải phóng Quân khu 9 đã “làm tan rã gần 1 vạn quân địch; tiêu diệt 6 tiểu đoàn, 1 liên đội, 1 chi đoàn, 97 đại đội, 329 trung đội, giải tán và làm tan rã 20.000 phòng vệ dân sự;... đánh chìm, cháy 213 tàu, phá hủy 234 xe quân sự, 192 khẩu pháo, bắn rơi 151 máy bay, phá hủy 51 kho, phá sập 51 cầu, thu 8.896 súng các loại và 474 máy vô tuyến điện... Tính chung, Quân giải phóng Quân khu 9 tiêu diệt 4 chi khu, 2 yếu khu, 6 căn cứ trung đoàn, tiểu đoàn, diệt, bức hàng, bức rút 916 đồn bót (trong đó du kích và lực lượng chính trị, binh vận của xã, ấp gỡ 600 đồn), địch tái chiếm lên 650 nền đồn. Ta giải phóng 400 ấp, giải phóng khoảng 800.000 dân (so với cuối năm 1971, chỉ có 200.000 dân được giải phóng). Lực lượng vũ trang phát triển lớn và mạnh, du kích tăng 50%, bộ đội địa phương tỉnh, huyện tăng 20 - 50% quân số1 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Sđd, tr.526).


Trên chiến trường Quân khu 6: bước vào chiến dịch tổng hợp trên chiến trường B2, Quân giải phóng khu kết hợp với lực lượng tỉnh, huyện tiến đánh hệ thống căn cứ, đồn bót trên địa bàn Ninh Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Bình Trung, Lương Sơn, đặc biệt là trên chiến trường trọng điểm Bình Thuận.


Trong đợt hoạt động cao điểm tháng 4, 5, 6, Quân giải phóng khu cùng các đội vũ trang tiến hành đánh đồn, làm “đòn xeo” cho lực lượng ba mũi tại xã, ấp và quần chúng nổi dậy phá ấp trên trục đường 1, trục đường 8, đường 11, Tuyên Đức, Bình Trung... bung dân về làng cũ làm ăn.


Trong đợt hoạt động tháng 9, 10, 11, 12, Quân giải phóng đồng loạt tấn công vào các chốt, điểm, căn cứ, đồn bót của quân ngụy trên các trục đường 8, 3, 11, 20, 21 ở Phan Thiết, Mường Mán (Bình Thuận), Tánh Linh (Bình Tuy), Đa Oai, An Phước (Ninh Thuận), Tuyên Đức... Quân giải phóng khu còn huy động lực lượng dân quân du kích kết hợp với lực lượng tại chỗ tiến công đối phương, chủ động phòng ngự, chống phản kích, phá lỏng kìm kẹp, củng cố vùng căn cứ, vùng giải phóng...


Có thể nói giai đoạn 1969-1972 là một giai đoạn đặc biệt. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 tưởng chừng không thể gượng dậy nổi sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân (1968), đặc biệt là trong năm 1970 khi chiến lược “quét và giữ”, chương trình “bình định cấp tốc”, “bình định 3 giai đoạn” của Mỹ được thực hiện quyết liệt trên toàn bộ chiến trường miền Nam. Tuy nhiên, Quân giải phóng vẫn vững tin vào sự tất thắng của sự nghiệp giải phóng dân tộc, khắc phục khó khăn, củng cố lực lượng, kiên cường bám trụ, tổ chức phòng ngự, phản công, tiến công, từng bước ngăn chặn và đẩy lùi chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ.


Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam, Quân giải phóng trên chiến trường B2 đã vượt qua những ngày tháng khó khăn nhất của cuộc kháng chiến chống Mỷ, cứu nước. Trong khoảng thời gian khó khăn đó, Quân giải phóng trên chiến trường B2 vừa củng cố, xây dựng, phát triển lực lượng vừa chủ động, sáng tạo trong thực hành cuộc chiến tranh giải phóng. Những thắng lợi giành được trên chiến trường B2 chiến trường Campuchia, đặc biệt là Chiến dịch Nguyễn Huệ ở miền Đông Nam Bộ, chiến dịch tổng hợp trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long, trên địa bàn các tỉnh cực Nam Trung Bộ đã minh chứng sự lớn mạnh của Quân giải phóng về lực lượng về tổ chức chiến trường, tổ chức trận đánh, phương thức tác chiến, năng lực chiến đấu và nghệ thuật quân sự được sử dụng trên chiến trường. Quân giải phóng trên chiến trường B2 thực sự đã góp phần quan trọng vào việc đánh bại một bước chiến lược ‘Việt Nam hóa chiến tranh”, giành ưu thế ngoại giao trên bàn đàm phán tại Hội nghị Pari về chiến tranh Việt Nam.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #52 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2023, 02:24:09 pm »

Chương bốn
ĐÁNH ĐỊCH VI PHẠM HIỆP ĐỊNH PARI,
TẠO THẾ, TẠO LỰC, THAM GIA CUỘC TỔNG TIẾN CÔNG MÙA XUÂN 1975 VÀ BẢO VỆ THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG SAU NGÀY MIỀN NAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG
(1973 -1976)


I. TÌNH HÌNH CHIẾN TRƯỜNG B2 SAU HIỆP ĐỊNH PARI VÀ NHIỆM VỤ CỦA QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM

1. Âm mưu của Mỹ và chính quyền Sài Gòn sau Hiệp định Pari

Hiệp định Pari được ký kết1 (Ngày 27-1-1973, Hiệp định Pari về Việt Nam được ký kết và có hiệu lực thi hành với các nội dung cơ bản: Thế giới tôn trọng độc lập, chủ quyền và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hoa Kỳ và quân đồng minh rút toàn bộ lực lượng, vũ khí, phương tiện chiến tranh và phá hủy toàn bộ căn cứ quân sự tại miền Nam Việt Nam. Lực lượng quân sự hai bên giữ nguyên vị trí, thực hiện ngừng bắn hoàn toàn, tiến hành trao trả tù binh, kể cả tù binh người nước ngoài. Nhân dân Việt Nam thực hiện quyền tự quyết trên cơ sở thỏa thuận, hòa giải, hòa hợp dân tộc; tô chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước; bảo đảm quyền tự do, dân chủ của nhân dân, không có sự cưỡng ép, can thiệp từ bên ngoài. Ban liên hiệp quân sự bốn bên được thành lập nhằm bảo đảm sự phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện Hiệp định. Sau khi Ban liên hiệp quân sự bốn bên chấm dứt hoạt động, phải thành lập Ban liên hiệp quân sự hai bên để tiếp tục nhiệm vụ phối hợp thực thi Hiệp định. Hiệp định Pari được ký kết, Ủy ban quốc tế được thành lập để kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Pari về Việt Nam (gồm đại diện 4 nước: Ba Lan, Hunggari, Inđônêxia, Canađa)) đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Dù buộc phải rút hết quân về nước nhưng đế quốc Mỹ vẫn cố gắng vớt vát “thể diện chính trị” bằng cách tiếp tục thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, sử dụng chính phủ Việt Nam Cộng hòa làm công cụ biến miền Nam Việt Nam thành tiền đồn chống cộng sản ở Đông Nam Á.


Từ năm 1972, chuẩn bị cho thời kỳ “hậu hiệp định”, Mỹ đã ráo riết đưa vào miền Nam Việt Nam một khối lượng lớn vũ khí, trang thiết bị chiến tranh, bao gồm 760 máy bay, 574 khẩu pháo, 220 xe thiết giáp1 (Viện Khoa học quân sự: Tổng kết hoạt động thực hiện Hiệp định Pari, tập 3, tr.157, lưu tại phòng Tư liệu Ban Tổng kết chiến tranh B2)... Ngày 29-3-1973, những binh lính Mỹ, Hàn Quốc, Philíppin... cuối cùng làm lễ cuốn cờ tại sân bay Tân Sơn Nhất, nhưng tại Biển Đông và Thái Lan, Mỹ vẫn bố trí “Cụm hoạt động yểm trợ Mỳ và tập đoàn không quân số 7” (United States Support Activity Group and Seventh Airforce) gồm 125.000 quân, 1.020 máy bay, 56 tàu chiến các loại nhằm duy trì “lực lượng răn đe”...


Khi Hiệp định Pari được ký kết, tại miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn đang thực thi “trôi chảy” chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Chính phủ của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu vẫn kiểm soát phần lớn đất đai của 26 tỉnh thành trên toàn miền Nam Việt Nam với 70% dân tập trung trong ấp tân sinh loại A, B.


Quân lực ngụy lớn mạnh, gồm 1.086.000 lính chính quy, 7.000 trung đội nghĩa quân, 2.177 cảnh sát cuộc, 799.000 phòng vệ dân sự...2 (Theo số liệu của Viện Lịch sử quân sự, quân chủ lực ngụy có 720.000 tên, phòng vệ dân sự: 1.150.000 tên, trong đó 400.000 tên có vũ trang (tổng cộng 1.125.000 quân có vũ trang, không kể cảnh sát có 115.000 tên)) cùng với khoảng 20.000 cố vấn Mỹ làm việc trong cơ quan “Tùy viên Quốc phòng” (Defense Attache Office - DAO) vốn trước kia là “Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ” (MACV) tại miền Nam Việt Nam.


Tổng số dự trữ vật tư chiến tranh của quân ngụy lên đến 1.930.000 tấn, trong đó có 480.000 tấn đạn, 760.000 tấn xăng dầu và 690.000 tấn phương tiện quân sự khác... Riêng trên chiến trường B2, đầu năm 1973, số quân ngụy là 358.000 người, đến cuối năm 1973 là 389.000 người, phòng vệ dân sự vũ trang là 250.000 người. Toàn bộ lực lượng biên chế thành 6 sư đoàn, 7 trung đoàn; tổng chung là 75 tiểu đoàn quân chủ lực, 252 tiểu đoàn và 211 đại đội bảo an, 36 đại đội và 3.730 trung đội dân vệ. Số vũ khí trang bị cho các binh chủng gồm 1.216 xe thiết giáp, 798 pháo, 1.076 máy bay, 1.330 tàu hải quân được phân bố trong 8.471 các loại căn cứ, đồn bót quân sự1 (Trích theo tài liệu Tổng kết mùa khô 1974-1975 của B2, Phòng tư liệu, Ban Tổng kết chiến tranh B2)...


Bên cạnh những thuận lợi trên, chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng gặp một số khó khăn: nền kinh tế vốn hoàn toàn phụ thuộc kinh tế Mỹ, từ sau khi Hiệp định Pari trở nên khó khăn hơn; tâm lý hoài nghi “bị Mỹ bỏ rơi” xuất hiện trong cả bộ máy dân sự lẫn quân sự của chính thể Sài Gòn. Tuy nhiên, được Tổng thống Nixơn cam kết “tiếp tục yểm trợ... trong giai đoạn hậu chiến”2 (Thư của R. Nixon gửi Nguyễn Văn Thiệu ngày 5-1-1973, theo Nguyễn Tiến Hưng: Khi đồng minh tháo chạy, California” 2005, tr. 97-100. Thư của R. Nixon gửi Nguyễn Văn Thiệu ngày 14-1-1973, theo Nguyễn Tiến Hưng Sdd, tr.101) nên chính quyền Sài Gòn vẫn cương quyết triển khai thực hiện “bằng được” 4 mục tiêu quan trọng:

- Trước mắt, đẩy mạnh bình định lấn chiếm, bình định quyết liệt, tiêu diệt hạ tầng cơ sở của Quân giải phóng, xóa thế da báo, củng cố và mở rộng vùng kiểm soát, “duy trì được trọn vẹn lãnh thổ đã kiểm soát không để mất thêm một ấp nào, trường hợp bị chiếm phải tái chiếm lại trong ngày”.
   
- Thực hiện chương trình phát triển kinh tế 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (1973-1974), dựa vào các nguồn viện trợ và đầu tư của Mỹ, tập trung các nguồn lực, đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, khôi phục kinh tế, phong tỏa kinh tế vùng giải phóng... Giai đoạn 2 (1973-1980), phát triển nền kinh tế toàn diện, tiến tới bảo đảm khả năng “tự túc, tự cường”.

- Tiến hành hiện đại hóa quân đội (1974-1975), biến Quân lực Việt Nam Cộng hòa thành một đội quân tinh nhuệ có năng lực tác chiến bảo vệ chế độ trong mọi tình huống.

- Thực hiện kế hoạch “cộng đồng tự vệ - cộng đồng phát triển” (1973-1975), lấy bình định làm biện pháp trung tâm, đến năm 1975 phải đưa được 100% dân cư vào quản lý trong “ấp quân sự loại A, kiểm soát toàn bộ miền Nam (1978-1980), đẩy lùi lực lượng cách mạng ra vùng biên giới, biến “cộng sản” thành một lực lượng đối lập “nhỏ nhoi”, có thể dễ dàng quét sạch và để “chiến tranh tự nó sẽ tàn lụi”..., xóa bỏ thực tế hai chính quyền, hai quân đội - hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị, và miền Nam Việt Nam sẽ là một quốc gia riêng biệt đặt dưới quyền kiểm soát của Chính phủ Việt Nam Cộng hòa.


Để thực hiện 4 mục tiêu quan trọng trên, Tổng thông Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố: “Ngưng chiến không ngưng bắn, không thi hành Hiệp định, trên hòa bình dưới chiến tranh, ngoài hòa hợp trong bình định”; phải thực hiện chủ trương 4 không: “không nhường đất, không trung lập, không liên hiệp, không nói chuyện với đối phương...”; đồng thời “tiếp tục hành quân truy lùng và tiêu diệt nới rộng phạm vi kiểm soát, nhanh chóng chiếm đóng các vị trí chiến lược để từ đó ngăn chặn sự xâm nhập của cộng sản... Sử dụng đồng thời hai lực lượng vũ trang và dân sự tấn công mọi mặt để tràn ngập lảnh thổ, giữ đất, giữ dân, tận dụng không quân chiến thuật và pháo binh để oanh kích các vị trí tập trung quân cộng sản... đập tan các cuộc binh biến, phản chiến, ly khai hoặc hòa giải dưới mọi hình thức...”1 (Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ và quy luật hoạt động của Mỹ - ngụy trên chiến trường B2, Phòng tổng kết địch thuộc Ban Tổng kết chiến tranh B2, 1984, tr.234).


Từ đầu năm 1973, chính quyền Sài Gòn tập trung 60% quân chủ lực và phần lớn lực lượng địa phương quân, mỏ-.các cuộc hành quân “Tràn ngập lãnh thổ”, tiến hành “Bình định đặc biệt”, “Bình định trọng điểm”, xóa thế da beo, lập các khu tập trung, các khu định cư mới theo Kế hoạch cộng đồng tự vệ” đã được hoạch định từ năm 1972.


Với phương châm “Địa bàn cuộc chiến tranh hiện nay là dân chúng tại các xã ấp, nêu giải quyết được cuộc chiến tranh ở ấp xã là giải quyết được 75% toàn bộ cuộc chiến tranh”2 (Theo tài liệu tổng kết địch của Viện Khoa học quân sự, Phòng tư liệu, Ban Tổng kết chiến tranh B2), chính quyền Sài Gòn tiến hành tổ chức từ 30 đến 40 cuộc càn quét mỗi ngày lúc cao điểm mỗi ngày tổ chức đến trên 100 cuộc càn quét.


Trên chiến trường B2, từ tháng 1 đến tháng 3-1973, chính quyền Sài Gòn đã bình định được 120 ấp, 24 xã, đóng 257 đồn bót tại Khu 8; lấp kín được 509 ấp với 250.000 dân tại Khu 6, Khu 73 (Tài liệu dự thảo của Viện Khoa học quân sự nêu Khu 5 mất 20 vạn dân, 45 lỏm, 320 ấp; Khu 8 mất 10 vạn dân, khoảng 39 ấp...). Đến tháng 8-1973, chính quyền Sài Gòn chiếm được 835 ấp, dồn được khoảng 1 triệu dân, đóng thêm 1.035 đồn bót; đến tháng 10-1973, chiếm thêm 901 ấp (tăng 390 ấp so với trước Hiệp định Pari), đóng thêm 1.180 đồn và kiểm soát 7.253 ấp4 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), Sdd, tr.7, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #53 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2023, 02:26:26 pm »

2. Nhiệm vụ của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2

Theo tinh thần của Hiệp định Pari, ở miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ có “hai vùng” kiểm soát được phân bố theo thế “da beo”, tạo điều kiện thuận lợi cho Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phát huy sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân.


Trên chiến trường B2, các tuyến phòng ngự bảo vệ thủ phủ Sài Gòn từ xa ở vùng biên giới phía bắc và tây bắc đã bị Quân giải phóng phá vỡ, vùng giải phóng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ, miền Đông Nam Bộ được mở rộng1 (Các căn cứ ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ có khoảng 25.000 dân, ở miền Đông có khoảng 47.000 dân. Vùng giải phóng ở đồng bằng sông Cửu Long có đông dân hơn nhưng bị địch chia cắt và dễ bị uy hiếp). Dù chưa nối liền với vùng giải phóng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng với vùng giải phóng rộng lớn, Quân giải phóng đã giành và làm chủ gần 1/5 dân số, đã tạo thế và lực mới trong việc bổ sung, phát triển lực lượng, tạo thế đứng vững chắc cho Quân giải phóng trong việc giành quyền chủ động bao vây, chia cắt các trục đường giao thông chiến lược, các thị xã, thị trấn và cả thủ phủ Sài Gòn.


Lợi thế quân sự đang nghiêng hẳn về phía Quân giải phóng. Tuy nhiên Trung ương Cục chỉ đạo Quân giải phóng trên chiến trường B2 thực hiện nghiêm chỉnh những điều khoản quy định trong Hiệp định Pari, đồng thời để phòng sự lật lọng của Mỹ và chính quyền Sài Gòn.


Nghị quyết Trung ương Cục đầu tháng 1-1973 chỉ rõ: “đối với hoạt động quân sự, phải có kế hoạch chu đáo giữ vững vùng giải phóng. Phải nắm chắc, củng cố lực lượng dự bị để sẵn sàng đánh địch một cách chủ động theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị cụ thể. Tập trung một số lực lượng cần thiết đánh một số điểm chắc thắng, diệt nhiều địch, thối động lớn, ít tiêu hao. Mở rộng diện đánh nhỏ, rộng khắp, phân tán lực lượng địch làm hậu thuẫn cho đấu tranh chính trị. Phát huy các binh chủng đánh phá kho tàng, sân bay, bến cảng, cắt uy hiếp các đường giao thông chiến lược, uy hiếp các thị xã, thị trấn. Đi đôi với tác chiến, có kế hoạch cụ thể xây dựng lực lượng, đồng thời phải nắm vững những nguyên tắc chiến lược:

“Một là: nắm vững mục tiêu hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ và kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ dân tộc và dân chủ trong tình hình mới.

Hai là: nắm vững chiến lược tấn công đẩy lùi địch từng bước, giành thắng lợi từng phần, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.

Ba là: Nắm vững quan điểm bạo lực.

Bốn là: Gắn chặt nhiệm vụ hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam với bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tiến tới thống nhất đất nước.

Năm là: Kết hợp phong trào cách mạng miền Nam với phong trào cách mạng ở Campuchia và Lào. Phong trào đấu tranh hòa bình giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên thế giới”1 (Tài liệu số 2706 lưu tại phòng Tư liệu - Ban Tổng kết chiến tranh B2).


Ngày 24-1-1973, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 200-CT/TW đánh giá và chỉ đạo cách mạng miền Nam: “Cuộc cách mạng ở miền Nam có nhiều thuận lợi mới nhưng còn gay go, phức tạp, có khả năng tiến triển trong điều kiện hòa bình được giữ vững, nhưng phải sẵn sàng đối phó với khả năng địch ngoan cố phá hoại hòa bình...”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Ván kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr.5). Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương cũng chỉ thị: Kiên quyết giữ vững hòa bình, không chủ động gây xung đột quân sự, gây nội chiến, ra sức phát huy thắng lợi đã giành được, củng cố và tăng cường thực lực mọi mặt, tranh thủ thuận lợi mới, khả năng mới để đưa cách mạng tiến lên bằng cao trào chính trị, có lực lượng vũ trang hậu thuẫn...1 (Dự thảo Nghị quyết Bộ Chính trị, lưu tại Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh. Nội dung Chỉ thị của Quân ủy Trung ương cũng tương tự như dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị).


Đầu tháng 3-1973, Quân ủy Trung ương xác định: “Nhiệm vụ quân sự ở miền Nam là đi đôi với đẩy mạnh đấu tranh chính trị pháp lý của đông đảo quần chúng, cần phải đánh bại mọi hành động lấn chiếm của địch, giành dân, giữ vững vùng giải phóng, chuẩn bị mọi mặt cả về thế lẫn lực để nêu địch mở rộng chiến tranh ta kiên quyết tiêu diệt chúng”2 (Tài liệu số 2102, lưu tại Phòng Tư liệu - Ban Tổng kết chiến tranh B2). “Nhất thiết lực lượng vũ trang ta phải mạnh và luôn luôn sẵn sàng chiến đấu. Bất kể trong tình huống nào, địch gây hấn trở lại nhất định phải bị giáng trả đích đáng và ta sẽ giành được thắng lợi hoàn toàn”3 (Bộ Quốc phòng - Quân khu 7: Lực lượng vũ trang Quân khu 7 (1945-2010), Sđd, tr. 155).


Thực hiện chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Quân ủy Miền ra nghị quyết xác định nhiệm vụ cơ bản cho cách mạng trên chiến trường B2 trong giai đoạn mới là: “Đoàn kết toàn dân, đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao một cách hết sức chủ động, linh hoạt, tùy theo từng lúc, từng nơi mà kết hợp giữa các mặt trận đó cho thích hợp để buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari về Việt Nam, không ngừng giữ vững và phát triển lực lượng của cách mạng về mọi mặt, thắng địch từng bước và chủ động trong mọi tình huống đưa cách mạng miền Nam tiên lên”4 (Trích theo Nghị quyết Quân ủy Miền, tài liệu số 2102, lưu tại Phòng Tư liệu - Ban Tổng kết chiến tranh B2).


Chấp hành Nghị quyết của Quân ủy Miền, Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo các lực lượng vũ trang B2:

“Đấu tranh thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình, từng bước củng cố hòa bình là cơ sở để chuyển sang giai đoạn đấu tranh chính trị, để phát huy ưu thế của ta, phát triển phong trào cách mạng và lực lượng cách mạng”.


“Để thực hiện chủ trương trên phải nắm vững tư tưởng chiến lược tiến công, nắm vững quan điểm bạo lực cách mạng”. “Đấu tranh quân sự hiện nay vẫn giữ vị trí rất quan trọng. Lúc này, ta không chủ trương mở rộng tiến công quân sự, nhưng ta kiên quyết trừng trị bọn địch lấn chiếm, hành quân cảnh sát, phá hoại Hiệp định”.


“Trong từng địa phương cần xác định rõ tính chất từng vùng (vùng giải phóng, vùng tranh chấp mạnh, tranh chấp yếu, vùng yếu) để có chủ trương và phương châm, phương thức cụ thể trong kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận, pháp lý, để thực hiện ý đồ không ngừng nâng cao thế và lực của ta”.


“Trong khi thực hiện các nhiệm vụ trước mắt, phải tích cực chuẩn bị cho bước tiếp theo. Vì vậy, phải sớm có ý đồ tổng quát, sau đó sẽ bổ sung dần trong quá trình phát triển của tình hình...; phải nghiên cứu tính toán kỹ từng hướng chiến lược, có chuẩn bị cụ thể về nắm địch, về xây dựng lực lượng quân sự, chính trị của ta, rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật, tổ chức chỉ huy cho cán bộ theo phương hướng đã xác định, tích cực chuẩn bị chiến trường, chuẩn bị vật chất về các mặt, nhâ't là dự trữ vũ khí đạn...”.


“Trước mắt, trong năm 1973, lực lượng vũ trang B2 tập trung vào bốn công tác lớn: xây dựng lực lượng vũ trang, huấn luyện cán bộ và bộ đội, bảo đảm hậu cần và xây dựng hậu phương quân đội, xây dựng khu giải phóng và căn cứ địa miền Đông Nam Bộ”1 (Dự thảo Kế hạch công tác quân sự năm 1973, lưu trữ tại Viện Lịch sử quân sự, số 264/TWC).


Trong những tháng đầu năm 1973, trong khi Quân giải phóng chủ trương thực hiện các điều khoản của Hiệp định, kỳ vọng cuộc chiến tranh phi nghĩa chấm dứt, một bộ phận Quân giải phóng ở cả Miền lẫn các quân khu có tư tưởng xả hơi, chủ quan, rút về tuyến sau xây dựng, củng cố lực lượng, không có kế hoạch đối phó với sự vi phạm, phá hoại Hiệp định của đối phương. Từ suy nghĩ chủ quan, mất cảnh giác đó nên trong những tháng đầu năm 1973, các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” của chính quyền Sài Gòn đạt được nhiều kết quả hơn họ mong đợi. Từ tháng 1 đến tháng 3-1973, trên chiến trường B2, chính quyền Sài Gòn lấn sâu vào các vùng giải phóng của Khu 8, lấp kín 120 ấp, 24 xã, đóng 257 đồn bót với khoảng 10 vạn dân. Trên địa bàn Khư 6, Khu 7, chính quyền Sài Gòn lấn sâu vào các vùng mà Quân giải phóng mới giành được trong những năm 1971, 1972, gồm 509 ấp với khoảng 250.000 dân2 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.7, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).


Trước sự tráo trở của chính quyền Sài Gòn, tháng 3-1973 tại Bù Đốp, Quân ủy Miền tổ chức Hội nghị quân sự. Hội nghị nhận định: “Nơi nào cấp ủy hữu khuynh, lực lượng vũ trang yếu, không kiên quyết đánh địch lấn chiếm thì nơi đó mất đất, mất dân...”. Cùng tháng, Trung ương Cục ban hành chỉ thị chỉ đạo “tiến công, phản công bằng kết hợp quân sự, chính trị, pháp lý” và Chỉ thị số 03 chỉ rõ: “Nếu địch hành động bằng quân sự thì phía cách mạng phải kiên quyết tiêu diệt chúng. Mặt khác cần phải dùng pháp lý Hiệp định để đấu tranh chính trị và binh vận"1 (Lưu trữ Phòng Lịch sử Đảng Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh). Tiếp đó, ngày 10-4-1973, đồng chí Phạm Hùng Bí thư Trung ương Cục, điện báo cho Bộ Chính trị về hành động vi phạm Hiệp định Pari của chính quyền Sài Gòn, đồng thời xin chủ trương dùng bạo lực cách mạng chống hoạt động lấn chiếm của chính quyền Sài Gòn, củng cố vùng giải phóng và xin phép khẩn trương xây dựng lực lượng vũ trang.


Tháng 5-1973, Bộ Chính trị tổ chức Hội nghị mở rộng nhằm đánh giá chiến trường miền Nam kể từ sau khi Hiệp định Pari được ký kết và đề ra phương hướng hoạt động cho cách mạng miền Nam trong thời gian tới.


Trên cơ sở kết luận của Hội nghị Bộ Chính trị, tháng 6-1973, Trung ương Cục ra nghị quyết chỉ đạo lực lượng vũ trang trên chiến trường B2 kiện toàn lực lượng, từng bước tiến dần lên chính quy hiện đại, đồng thời chủ động phản công, tấn công đối phương lấn chiếm, phá hoại Hiệp định. Theo đó, Quân ủy Miền ban hành nghị quyết về công tác quân sự, chỉ rõ: “Kiên quyết và chủ động đánh bại kế hoạch bình đinh lan chiem cua địch, tiêu diệt và làm tan rã nhiều địch kết hợp với đấu tranh chính trị và đấu tranh pháp lý của quần chúng, giữ vững, hoàn chỉnh vùng giải phóng và căn cứ địa cách mạng, mở rộng diện tranh chấp, từng bước chuyển vùng tranh chấp thành giải phóng, chuyển vùng địch kiểm soát thành vùng tranh chấp để thu hẹp vùng địch, giành dân và giành quyền làm chủ của dân, tạo thế và điều kiện thuận lợi phát triển phong trào đấu tranh trong đô thị và vùng địch kiểm soát ở nông thôn.


Đi đôi với việc chủ động và linh hoạt tiến công địch, ra sức xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân cân đối và vững mạnh cả ba vùng, hết sức chú trọng phát triển nhanh chóng lực lượng dân quân du kích, củng cố và từng bước phát triển lực lượng bộ đội địa phương, xây dựng chủ lực thành lực lượng tinh nhuệ chất lượng chiến đấu cao, sẵn sàng đánh bại địch trong mọi tình huống, trước mắt cũng như trong trường hợp xảy ra chiến tranh lớn, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr.488, 489, 237, 243-244). Nghị quyết đặc biệt nhấn mạnh: “Cán bộ và chiến sĩ phải nắm vững hơn nữa phương châm kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận và pháp lý”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr.488, 489, 237, 243-244).


Tháng 7-1973, Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức bàn về tình hình nhiệm vụ cách mạng miền Nam và đề ra đường lối chiến lược tiến công, “phải kiên quyết phản công và tiến công địch, giữ vững và phát huy thế chủ động về mọi mặt của ta, đánh bại các cuộc hành quân của địch lấn chiếm vùng giải phóng hoặc bình định các vùng đồng bằng, vùng giáp ranh”3 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr.488, 489, 237, 243-244). “Trong bất cứ tình hình nào, phải nắm vững lực lượng vũ trang... Nhiệm vụ của các lực lượng vũ trang là giữ vững vùng rừng núi từ vĩ tuyến 17 đến miền Đông Nam Bộ, xây dựng thành một hệ thống căn cứ địa hoàn chỉnh, phối hợp với việc giữ vững các vùng giải phóng ở đồng bằng (vùng lõm) để tạo thế uy hiếp các thành thị, giúp cho phong trào đấu tranh chính trị phát triển trong vùng tranh chấp và vùng địch kiểm soát... sẵn sàng trong tư thế đánh địch, chủ động đập tan các cuộc hành quân lấn chiếm của chúng, kiên quyết thực hành phản công và tiến công, đánh những trận tiêu diệt thật đau, thật mạnh”4 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.34, tr.488, 489, 237, 243-244).


Sau Hội nghị lần thứ 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục tổ chức Hội nghị lần thứ 12 nhằm kiện toàn tổ chức và đề ra những nhiệm vụ xây dựng căn cứ, phát triển lực lượng, công tác quân sự, công tác đô thị... cho lực lượng vũ trang trên chiến trường B2.


Tháng 9-1973, Bộ Tư lệnh Miền tổ chức Hội nghị Quân chính toàn B2 nhằm quán triệt Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 12 của Trung ương Cục. Tại Hội nghị, Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo các quân khu, các tỉnh trên chiến trường B2 khắc phục tư tưởng hữu khuynh, xốc lại lực lượng, phát triển thế và lực, nắm bắt thời cơ, chủ động tiến công từng bước đưa cách mạng miền Nam tiến lên.


Trên cơ sở những nhiệm vụ trên, Quân giải phóng trên chiến trường B2 bắt đầu bước vào một giai đoạn cách mạng mới.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #54 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2023, 02:28:23 pm »

II. PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG, CHUẨN BỊ TIỀM LỰC MỌI MẶT, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU NHIỆM vụ TRONG TÌNH HÌNH MỚI

1. Xây dựng, phát triển lực lượng

a) Lực lượng chủ lực Miền

Để thuận lợi cho việc xây dựng lực lượng, huấn luyện bộ đội, bảo đảm hậu cần, củng cố khu giải phóng và xây dựng căn cứ địa cách mạng, Bộ Tư lệnh Miền quyết định dời căn cứ đứng chân từ Campuchia về Việt Nam.


Căn cứ Lộc Ninh (Bình Phước) được gấp rút xây dựng. Đến cuối tháng 1-1973, căn cứ mới về cơ bản hoàn thành.

Đầu tháng 2-1973, Bộ Tư lệnh Miền chuyển về đóng ở vùng Tà Thiết, bao gồm ba cơ quan: tham mưu, chính trị, hậu cần. Lúc này, Bộ Tư lệnh Miền do đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục, Bí thư Quân ủy Miền làm Chính ủy; các đồng chí Trần Độ, Lê Văn Tưởng - Phó Bí thư Quân ủy Miền làm Phó Chính ủy; đồng chí Hoàng Văn Thái làm Tư lệnh; các đồng chí Trần Văn Trà, Lê Đức Anh, Đồng Văn Cống, Nguyễn Thị Định, Nguyễn Hữu Xuyến, Hoàng Cầm làm Phó Tư lệnh - đồng chí Nguyễn Minh Châu làm Tham mưu trưởng; đồng chí Bùi Phùng làm Cục trưởng Cục Hậu cần; đồng chí Trần Văn Phác làm Cục trưởng Cục Chính trị...


Căn cứ Lộc Ninh (thị trấn Lộc Ninh) lúc bấy giờ không chỉ là căn cứ của Bộ Tư lệnh Miền mà còn là căn cứ, là thủ phủ của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam nơi sẽ đón tiếp các phái đoàn Ban Liên hiệp Quân sự 4 bên và Phái đoàn Ủy ban quốc tế kiểm soát và giám sát việc thi hành Hiệp định Pari.


Cùng xây dựng căn cứ mới, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam thành lập “Phái đoàn quân sự” với mật danh là Đoàn 315B, do Trung tướng Trần Văn Trà (Phó Tư lệnh Quân giải phóng miền Nam Việt Nam) làm Trưởng đoàn, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuấn cùng Đại tá Đặng Văn Thu (Đoàn Huyên), Võ Đông Giang, Bùi Thanh Khiêt, Trần Văn Danh và Nguyễn Văn Sĩ làm Phó đoàn1 (Có thời gian Đại tá Lương Văn Nho cũng được cử tham gia với cương vị Phó đoàn).


Đoàn 315B gồm trên 100 cán bộ, chiến sĩ, một phần vừa từ Hội nghị Pari trở về, phần khác do Bộ Tư lệnh Miền tiến cử từ các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần... của Bộ Tư lệnh Miền. Bên cạnh đó, đơn vị chuyên theo dõi hoạt động của Ban liên hiệp quân sự bốn bên cũng được thành lập với mật danh là Đoàn 315A.


Để bảo vệ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Phái đoàn quân sự của Chính phủ, đơn vị vệ binh được thành lập gồm 30 chiến sĩ. Đến đầu tháng 2-1973, Quân giải phóng Lộc Ninh gấp rút củng cố lực lượng, thành lập Tiểu đoàn 203 và Đại đội 75 nhằm phối hợp với đơn vị vệ binh với lực lượng Tỉnh đội căn cứ (lực lượng bảo vệ căn cứ Miền) bảo vệ căn cứ vùng giải phóng.


Từ sau Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Tư lệnh Miền chủ trương kiện toàn lại lực lượng vũ trang để ứng phó với tình hình mới. Cơ cấu nhân sự được tổ chức theo hướng gọn nhẹ nhưng hiệu quả nhằm rút bớt lực lượng bổ sung cho các đơn vị chiến đấu.


- Đoàn 315A và Đoàn 315B được sáp nhập và thu hẹp thành Phòng Nghiên cứu thi hành Hiệp định Pari;

- Phòng Quân báo được tăng cường thêm Ban Nghiên cứu tình báo;

- Thành lập Đoàn 21 trinh sát kỹ thuật (tương đương trung đoàn) gồm 2 tiểu đoàn mang phiên hiệu Tiểu đoàn 46 (tiểu đoàn cũ) và Tiểu đoàn 47 (tiểu đoàn mới thành lập);

- Tỉnh đội căn cứ (lực lượng bảo vệ căn cứ Miền) đổi thành Ban căn cứ;

- Thành lập Phòng Nhà trường nhằm thực hiện công tác đào tạo, huấn luyện;

- Thành lập Phòng Tiếp nhận, trao trả quân nhân đối phương;

- Thành lập Phòng Hậu cần trực thuộc Cục Chính trị Miền.


Đặc biệt, dựa vào lực lượng Quân giải phóng và trang thiêt bị quân sự hiện có, Bộ Tư lệnh Miền quyết định thành lập các bộ tư lệnh binh chủng trên chiến trường B2, gồm:

- Bộ Tư lệnh Thông tin (Đoàn 23), gồm 8 tiểu đoàn, 10 đại đội, 4 trung đội;

- Bộ Tư lệnh Công binh (Đoàn 25), gồm 7 tiểu đoàn;

- Bộ Tư lệnh Đặc công (Đoàn 27), gồm 8 tiểu đoàn;

- Bộ Tư lệnh Thiết giáp (Đoàn 26), gồm 4 tiểu đoàn;

- Bộ Tư lệnh Phòng không (Đoàn 77), gồm 2 trung đoàn pháo cao xạ, 4 tiểu đoàn xe kéo;

- Bộ Tư lệnh Pháo binh (Đoàn 75), gồm 3 trung đoàn pháo mặt đất.

Cuối năm 1974, các cơ quan Miền đã rứt ra được 3.420 chiến sĩ. Kết hợp với 53.392 chiến sĩ cùng nhiều binh khí kỹ thuật do Trung ương chi viện, Bộ Tư lệnh Miền thành lập thêm nhiều các đơn vị vũ trang.


Ngày 20-7-1974, Bộ Tư lệnh Miền chính thức quyết định thành lập Quân đoàn 4 - Quân đoàn đầu tiên của Nam Bộ.

Quân đoàn 4 theo dự kiến gồm có 35.112 cán bộ, chiến sĩ, được tổ chức thành 3 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 5, Sư đoàn 7, Sư đoàn 9) và 5 trung đoàn binh chủng (Trung đoàn pháo cơ giới 24 Trung đoàn pháo cao xạ 71, Trung đoàn công binh 25, Trung đoàn đặc công 429, Trung đoàn thông tin 69).


Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 do Thiếu tướng Hoàng Cầm làm Tư lệnh, Đại tá Bùi Cát Vũ làm Phó Tư lệnh, Đại tá Nguyễn Huỳnh Ngân làm Phó Tư lệnh kiêm Chủ nhiệm hậu cần, Đại tá Lê Thanh làm Chủ nhiệm chính trị, Đại tá Hoàng Nghĩa Khánh làm Tham mưu trưởng.


Tháng 10-1974, hình thái chiến trường B2 có nhiều biên động. Bộ Tư lệnh Miền quyết định thành lập thêm một số đơn vị binh chủng cơ giới, pháo cao xạ, Lữ đoàn biệt động 316, Sư đoàn bộ binh 3... có khả năng tác chiến độc lập. Riêng Sư đoàn 5, Bộ Tư lệnh Miền quyết định tăng cường thêm lực lượng và trang thiết bị quân sự mạnh như xe tăng lội nước, B40, Cối 120mm... đồng thời điều động về bám trụ trên địa bàn hướng tây nam Sài Gòn. Quân đoàn 4 biên chế chỉ gồm 2 Sư đoàn 7 và 9. Tuy nhiên, để bảo đảm sức chiến đấu, Bộ Tư lệnh Miền tăng cường thêm cho Quân đoàn hai trung đoàn pháo hôn hợp và 3 tiểu đoàn đặc công mang phiên hiệu 20, 21, 25.


Cuối tháng 3-1975, trên cơ sở Sư đoàn 3, Sư đoàn 5, Trung đoàn 88, Trung đoàn 24 cùng với 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Long An và một số đơn vị binh chủng khác, Bộ Tư lệnh Miền thành lập Đoàn 232 (tương đương cấp quân đoàn) để tăng cường cho cánh quân tây nam - nam Sài Gòn.
Ngày 8-4-1975, Bộ Chỉ huy “Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định” được thành lập. Ngày 14-4-1975, Bộ Chính trị quyết định đổi tên thành “Chiến dịch Hồ Chí Minh”. Để phục vụ Chiến dịch Hồ Chí Minh, một số đơn vị Quân giải phóng B2 được sắp xếp lại:

- Quân đoàn 4 được tăng cường thêm Sư đoàn 6 (Quân khu 7), Sư đoàn 341 và Trung đoàn 95. Sư đoàn 9 được tách ra chuyển giao cho Đoàn 232.

- Trên cơ sở Đoàn 232, Binh đoàn cánh Tây Nam được thành lập (tăng cường thêm Sư đoàn 9, Trung đoàn 16, Trung đoàn 271B, 2 trung đoàn chủ lực Quân khu 8 và 1 tiểu đoàn tăng T54, 1 tiểu đoàn pháo). Do vậy, trước khi bước vào Chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng Binh đoàn cánh Tây Nam (Đoàn 232) gồm có 3 sư đoàn (F3, F5, F9), 4 trung đoàn (E16, E24, E88, E271b), 2 tiểu đoàn (1 tiểu đoàn tăng T54, 1 tiểu đoàn pháo) và một số đơn vị binh chủng kỹ thuật khác.

- Sư đoàn 2 đặc công Miền được thành lập, gồm 6 trung đoàn đặc công biệt động (E10, E113, E115, E116, E117, E429).

- Lữ đoàn biệt động 316 được tổ chức thành 3 tiểu đoàn (D80, D81, D 82) và các đội biệt động độc lập Z10, Z21, Z22, 223, Z25, Z26, Z28, Z30, Z31.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #55 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2023, 02:29:41 pm »

b) Bộ đội các quân khu, các tỉnh

Từ đầu năm 1973, Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo các quân khu kiện toàn lại lực lượng, di chuyển từ Campuchia về nước xây dựng căn cứ đứng chân, bám trụ trực tiếp lãnh đạo lực lượng vũ trang hoạt động và chiến đấu có hiệu quả.


Quân khu 6

Để đáp ứng tình hình và nhiệm vụ mới, Bộ Tư lệnh Quân khu về đóng tại căn cứ Nam Sơn1 (Phía nam lộ 20, vùng đất ranh giới giữa 3 tỉnh Lâm Đồng, Long Khánh, Bình Tuy), tiến hành kiện toàn lại lực lượng, chỉ đạo các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Quảng Đức tuyển quân, phát triển lực lượng, thành lập các đơn vị chiến đấu bám địa bàn, chiến trường.


Cùng với việc tuyển quân, Bộ Tư lệnh Quân khu tiến hành tổ chức lại lực lượng, rút bớt quân số để bổ sung cho các đơn vị chiến đấu. Đến cuối năm 1973, lực lượng ba thứ quân trên địa bàn Quân khu phát triển mạnh, cân đối. Đặc biệt, Bộ Tư lệnh Quân khu đã tổ chức cho các cán bộ, chiến sĩ cả bộ đội chủ lực lẫn bộ đội địa phương tỉnh, huyện tham gia các khóa huấn luyện, bồi dưỡng kỹ thuật tác chiến chiến dịch, chiến thuật nhằm nâng cao chất lượng chiến đấu...


Đầu năm 1974, Quân khu thành lập Trung đoàn 812, biên chế lực lượng bộ đội chủ lực cấp khu lên tới 2.800 cán bộ, chiến sĩ. Lực lượng bộ đội tỉnh, huyện cũng được kiện toàn với khoảng 2.600 cán bộ, chiến sĩ được trang bị vũ khí đầy đủ, hiện đại. Các Tiểu đoàn 482 Bình Thuận, Tiểu đoàn 810 Tuyên Đức... được rút gọn thành đại đội; bộ phận hỏa lực, kỹ thuật... được củng cố, tổ chức thành các trung đội. Bộ đội địa phương huyện chỉ tổ chức đến cấp trung đội. Tất cả sẵn sàng bước vào chiến dịch mùa khô 1974-1975.


Quân khu 7

Bộ Tư lệnh Quân khu sau khi rời chiến trường Campuchia trở về đóng cứ tại Chiến khu Đ. Để thực hiện nhiệm vụ mới, Bộ Tư lệnh Quân khu tiến hành kiện toàn lại lực lượng theo hướng gọn, nhẹ, hiện đại. Trong quá trình sắp xếp lực lượng, Quân khu đã rút ra được 520 chiến sĩ để thành lập thêm 1 tiểu đoàn bộ binh (thiếu).


Tháng 6-1973, sau khi tăng cường 2.756 cán bộ, chiến sĩ cho quân chủ lực Miền, lực lượng chủ lực Quân khu giảm xuống còn 3 trung đoàn với 16.367 cán bộ, chiến sĩ. Đến đầu năm 1974, Quân khu tiếp tục tăng cường lực lượng cho quân chủ lực Miền nên lực lượng chỉ còn 11.786 cán bộ, chiến sĩ.


Năm 1974, được sự chấp thuận của Bộ Tư lệnh, Quân khu 7 thành lập Sư đoàn 6 (sư đoàn đầu tiên của Quân khu). Sư đoàn 6 có biên chế gồm 3.747 cán bộ, chiến sĩ, được tổ chức thành 2 trung đoàn (Trung đoàn 33, Trung đoàn 4), 4 tiểu đoàn trợ chiến và 3 tiểu đoàn đặc công. Sư đoàn 6 do Đặng Ngọc Sĩ làm Sư đoàn trưởng, Nguyễn Đăng Mai làm Chính ủy. Sau đó Nguyễn Văn Bứa làm quyền Tư lệnh, Dương Cự Tẩm làm Chính ủy.


Bước vào chiến dịch mùa khô 1974-1975, khi Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tổ chức cơ quan Bộ Tư lệnh tiền phương và tổ chức Bộ Chỉ huy các chiến dịch thì lực lượng quân chủ lực và bộ đội địa phương trên địa bàn Quân khu 7 lên tới con số 15.321 cán bộ, chiến sĩ.


Trên địa bàn Quân khu, bộ đội địa phương tỉnh, huyện, phát triển nhanh chóng. Đặc biệt là tỉnh Tây Ninh, đến đầu năm 1974, tỉnh đã xây dựng được 12 tiểu đoàn, kết hợp với 1 trung đoàn chủ lực của Quân khu tăng cường, đưa lực lượng bộ đội trên địa bàn tỉnh lên gần 3.000 cán bộ, chiến sĩ.


Bộ Tư lệnh Miền tăng cường nhiều đơn vị cho các quân khu và các tỉnh: Tiểu đoàn 1 (50) cho Tây Ninh, Tiểu đoàn 240 cho Biên Hòa...


Quân khu 8

Đầu năm 1973, tình hình chiến trường Khu 8 không thuận lợi, Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định tiếp tục đứng chân tại Thavét (Prâyveng - Campuchia). Tuy nhiên, Bộ Tư lệnh Quân khu bố trí cho 3 trung đoàn chủ lực về đóng cứ tại Kiến Tường, sau đó điều lên vùng biên giối để xây dựng, củng cố lực lượng.


Tháng 6-1973, Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định thành lập Bộ Chỉ huy tiền phương J10 phụ trách nam, bắc lộ 4 (Mỹ Tho) và Bộ Chỉ huy tiền phương J25 phụ trách mảng 4 Cai Lậy Bắc, Bắc Cái Bè và vùng 4 Kiến Tường.


J10 có tổ chức gồm: Trung đoàn 1, Trung đoàn 24, Tiểu đoàn 269 đặc công, Đại đội 318 đặc công nước, Tiểu đoàn 309 pháo binh, Tiểu đoàn trinh sát đặc công. Bộ Chỉ huy tiền phương J10 do đồng chí Võ Văn Thạnh (Ba Thắng) làm Tư lệnh, đồng chí Phan Luông Trực làm Tham mưu trưởng, đồng chí Tám Điện làm Chủ nhiệm chính trị.


J25 được tổ chức gồm: Trung đoàn 2 (Trung đoàn 320), Trung đoàn 3 (Trung đoàn 88), Tiểu đoàn 283 đặc công, Đại đội 342 công binh. Bộ Chỉ huy tiến phương J25 do dồng chí Huỳnh Công Thân làm Tư lệnh, đồng chí Bảy Nam làm Tham mưu trưởng, đồng chí Hoàng Đình Phú làm Chủ nhiệm chính trị.


Cuối tháng 2-1974, Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định chuyển Sở Chỉ huy từ biên giới Campuchia về chiến trường Mỹ Tho. Tại căn cứ mới, Bộ Tư lệnh Quân khu tiến hành kiện toàn lại lực lượng, giải tán J10 và J25, thành lập Bộ Tư lệnh tiền phương Quân khu. Lúc này, đồng chí Lê Quốc Sản được tái bổ nhiệm làm Tư lệnh Quân khu 8 thay cho đồng chí Đồng Văn cống được rút về Miền nhận nhiệm vụ mới. Tiếp đó, tháng 8-974, Quân khu tiến hành thành lập Sư đoàn 8 bộ binh (sư đoàn đầu tiên của Quân khu) gồm Trung đoàn 88, Trung đoàn 24, Trung đoàn 320. Sư đoàn 8 do đồng chí Huỳnh Văn Mên (Phó Tư lệnh Quân khu) làm Sư đoàn trưởng, đồng chí Nguyễn Văn Thạnh (Phó Chính ủy Quân khu) làm Chính ủy.


Cũng năm 1974, Bộ Tư lệnh Miền còn tăng cường cho Quân khu 8 Trung đoàn 20, 2 tiểu đoàn pháo và 2 đại đội đặc công.

Trên địa bàn Khu 8, bộ đội địa phương cũng được kiện toàn. Trung bình, mỗi tỉnh có từ 1 đến 2 tiểu đoàn; ngoài ra các tỉnh huyện còn có các đại đội độc lập từ bộ binh, đặc cong, pháo binh, cối... Đặc biệt, tỉnh Bến Tre còn thành lập được Trung đoàn “Đồng khởi”.


Bước vào Chiến dịch mùa Xuân năm 1975, Quân khu thành lập thêm 7 tiểu đoàn (mỗi tiểu đoàn từ 150 lên 250 chiến sĩ), 36 đại đội, 150 trung đội.

Bến Tre phát triển từ 3 tiểu đoàn thiếu thành 5 tiểu đoàn đủ. Mỗi huyện có từ 1 đến 3 đại đội. Mỹ Tho đôn 1.000 du kích, tuyển 797 tân binh lập 28 đại đội mới, bổ sung 3 tiểu đoàn tỉnh từ 120 lên 200 - 220 chiến sĩ mỗi tiểu đoàn. Long An có 3 tiểu đoàn, 1 tiểu đoàn pháo, 4 đại đội đặc công, 2 đại đội căn cứ hành lang (816 người). Lực lượng các huyện 7 đại đội, 1 trung đội (trong đó có 2 trung đội biên chế đến 854 người). Ngoài ra còn có 433 du kích xã, 628 dân quân ấp... Kiến Tường củng cố tiểu đoàn tỉnh từ 18 chiến sĩ phát triển lên 140 chiến sĩ, an ninh vũ trang từ 22 chiến sĩ lên có 150 chiến sĩ, du kích mỗi xã từ 1 tiểu đội phát triển lên 2 tiểu đội. Sa Đéc thành lập 1 tiểu đoàn tỉnh, mỗi huyện từ 2 đến 3 đại đội. Nam sông Tiền bổ sung 2 trung đội, du kích mỗi xã có từ 1 đến 2 trung đội1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.88, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #56 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2023, 02:31:17 pm »

Quân khu 9

Bộ Tư lệnh đặt cơ quan chỉ huy ở vùng Long Mỹ (Chương Thiện, Cần Thơ).

Từ đầu năm 1973, Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu (Võ Văn Kiệt - Bí thư kiêm Chính ủy, Lê Đức Anh - Tư lệnh) chủ trương “làm trái chủ trương của Trung ương”, bố trí các đơn vị chủ lực khu ở các địa bàn hiểm yếu, hợp đồng với các lực lượng tại chỗ sẵn sàng phản công, tiến công, đánh trả không cho quân đội Sài Gòn bình định lấn chiếm, phá hoại Hiệp định Pari.


Đồng chí Võ Văn Kiệt lý luận rằng: "nguyên tắc cao nhất của Đảng là không được để thua". Trên cơ sở trên tinh thần đó, Bộ Tư lệnh Quân khu khẩn trương triển khai ba nhiệm vụ cơ bản:

Một là, để nghị các cán bộ cấp trên gặp Khu ủy trước khi xuống các địa phương;

Hai là, nghiên cứu kỹ ý kiến chỉ đạo của trên để nếu triển khai thực hiện sẽ không gây ảnh hưởng tiêu cực;

Ba là, điện khẩn cấp lên Trung ương Cục báo cáo tình hình và cử cán bộ trực tiếp lên Trung ương Cục đề đạt ý kiến: “Nếu không chống địch lấn chiếm thì không còn đất để ở, mất dân mất đất...”.

Tháng 7-1974, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 thành lập Sư đoàn 4 - sư đoàn chủ lực đầu tiên của Quân khu.

Sư đoàn 4 tổ chức thành 3 trung đoàn (Trung đoàn 2, Trung đoàn 10, Trung đoàn 20) và các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần.

Sư đoàn 4 do đồng chí Nguyễn Đình Chức (Phó Tư lệnh Quân khu) làm Tư lệnh, đồng chí Nguyễn Văn Hên (Phó Chính ủy Quân khu) làm Chính ủy.

Sau khi Sư đoàn 4 được thành lập, Bộ Tư lệnh Miền còn tăng cường cho Quân khu một trung đoàn chủ lực thiện chiến (Trung đoàn 1 thuộc Sư đoàn 1 Miền) và 3 tiểu đoàn pháo binh. Trên cơ sở đó, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tiến hành bố trí, sắp xếp lại lực lượng trên chiến trường Khu 9, thành lập Bộ Chỉ huy Tiền phương Quân khu Vĩnh Trà và bổ nhiệm đồng chí Nguyễn Đệ (Phó Tư lệnh Quân khu) làm Tư lệnh, đồng thời tăng cường Trung đoàn 1 cho mặt trận Tiền phương.


Lực lượng mặt trận Tiền phương Quân khu Vĩnh Trà lúc này có 2 trung đoàn, trong đó Trung đoàn 1 do đồng chí Phạm Văn Trà chỉ huy, Trung đoàn 3 do đồng chí Lê Xã Hội chỉ huy. Lực lượng bộ đội tỉnh Vĩnh Long do đồng chí Tư Thiện làm Tỉnh đội trưởng và bộ đội tỉnh Trà Vinh do đồng chí Trị làm Tỉnh đội trưởng.


Bước vào Chiến dịch mùa Xuân năm 1975, toàn Quân khu có tổng số 23 tiểu đoàn, trong đó Cà Mau 5 tiểu đoàn, Rạch Giá 3 tiểu đoàn, Trà Vinh 5 tiểu đoàn, Cần Thơ 2 tiểu đoàn và 7 đại đội, Bạc Liêu 3 tiểu đoàn, Long Châu Hà 2 tiểu đoàn và 2 đại đội, Vĩnh Long 3 tiểu đoàn. Tại các huyện trên địa bàn Quân khu thành lập thêm được 60 đại đội, riêng ở Trà Ôn, Vũng Liêm, Tam Bình, Gia Ray, Ngọc Hiển, Trần Văn Thời, Hồng Dân, Cái Nước, Thới Bình, Châu Thành... đều thành lập được tiểu đoàn.


Ngoài ra, trên địa bàn Quân khu còn thành lập được 330 đại đội du kích xã và 19 đại đội dân công phục vụ chiến đấu1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), thống 2-1979, tr.88, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).


Trong những năm 1974, 1975, Quân giải phóng trên địa bàn Quân khu phát triển nhanh, mạnh về mọi mặt cả sốlượng lân chất lượng, đặc biệt lực lượng ba thứ quân bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích phát triển cân đối, tương quan lực lượng trên địa bàn Khu 9 đến đầu năm 1975 nghiêng hẳn về phía Quân giải phóng.


Quân khu Sài Gòn - Gia Định

Sài Gòn - Gia Định là địa bàn đặc biệt quan trọng, “sẽ trở thành tiêu điểm của cuộc chiến đấu gay go và phức tạp giữa ta và địch”. Do vậy, sau khi ròi căn cứ dọc biên giới Việt Nam - Campuchia về nước, Bộ Tư lệnh chọn lại Hố Bò làm căn cứ đóng quân, bố trí lực lượng áp sát vùng ven đô thành Sài Gòn để đủ sức chế áp đối phương.


Tại căn cứ Hố Bò, Quân khu kiện toàn lại lực lượng vũ trang, thành lập thêm 1 đại đội pháo, đồng thời bổ sung thêm 1 liên đội đặc công thủy (K77) cho Đoàn 10 đặc công. Đoàn biệt động 19 tháng 5 được tổ chức thành các đại đội 1, 3, 4, 5... Các đại đội độc lập 7, 8, 9, 11, Z15, Z16, Z17, V20, V22 được kiện toàn, bổ sung đầy đủ biên chế và trang bị vũ khí...


Tháng 5-1974, trên cơ sở Tiểu đoàn Quyết Thắng, Quân khu Sài Gòn - Gia Định ra quyết định thành lập Trung đoàn Gia Định 1.

Tháng 8-1974, để chuẩn bị chiến trường cho Quân giải phóng thực hiện “đòn quyết chiến chiến lược” trên địa bàn Sài Gòn, Bộ Tư lệnh Miền quyết định giải tán Quân khu Sài Gòn - Gia Định và thành lập Thành đội Sài Gòn - Gia Định.


Thành đội Sài Gòn - Gia Định do đồng chí Trần Mân làm Thành đội trưởng, đồng chí Mai Văn Chúc làm Chính trị viên, đồng chí Trần Minh Sơn làm Chỉ huy phó. Riêng số cán bộ lãnh đạo của Quân khu còn lại được điều động về Miền nhận nhiệm vụ mới.


Tháng 3-1975, Thành đội Sài Gòn - Gia Định ra quyết định thành lập Trung đoàn Gia Định 2, đồng thời thành lập thêm 3 tiểu đoàn độc lập, nâng tổng sô quân chủ lực của Thành đội lên con số 2 trung đoàn, 5 tiểu đoàn (Tiểu đoàn 4 Gia Định, Tiểu đoàn 4 Thủ Đức và các Tiểu đoàn 195, 197, 198).


Tháng 4-1975, thực hiện Chiến dịch Hồ Chí Minh, lực lượng đặc công, biệt động cũng được sắp xếp lại hình thành các mũi tiến công:

- Đoàn 196: hướng Củ Chi, Hóc Môn, Gò Vấp.

- Đoàn 197: hướng Tân Bình, Bình Chánh.

- Đoàn 198: hướng nam Bình Chánh, Nhà Bè.

- Đoàn 199: hướng nam Thủ Đức.

- Đoàn 195: hoạt động trong nội đô1 (Bộ Quốc phòng - Quân khu 7: Lạch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Sdd, tr.558).

Các đội vũ trang Thành đoàn, Hoa vận, Binh vận, Công vận, Phụ vận, Tuyên huấn... được kiện toàn.

Bước vào năm 1973, lực lượng chủ lực của Miền và các quân khu là 149.000 người, bộ đội địa phương tỉnh có khoảng 36.000 người, lực lượng dân quân du kích khoảng 62.000 người.

Nếu so sánh lực lượng hai bên thì lực lượng Quân giải phóng (bao gồm chủ lực Miền, quân khu và bộ đội địa phương tỉnh) chỉ bằng khoảng 17% lực lượng quân chính quy của quân lực Việt Nam Cộng hòa; dân quân du kích chỉ bằng khoảng 20% lực lượng bảo an, dân vệ, phòng vệ dân sự của Việt Nam Cộng hòa1 (Đề án công tác quân sự: Tình hình nhiệm vụ và phương hướng chủ trương của ta trong giai đoạn sắp tới, lưu trữ tại Phòng Khoa học quân sự Quân khu 9, số 01/TWC/1974).


Đến cuối năm 1973, trên toàn miền Nam, bộ đội chủ lực có 310.000 người, bộ đội địa phương 70.000, dân quân du kích 120.000 (tổng số ba thứ quân là 500.000, so với quân đội Sài Gòn là 710.000)2 (Lực lượng vũ trang ba thứ quân trên chiến trường B2: - Năm 1961: Bộ đội chủ lực có 7.470 người, gồm 1 trung đoàn (thiếu), 6 tiểu đoàn, 8 đại đội bộ binh. Bộ đội địa phương (tỉnh huyện) có khoảng 8.200 người, gồm 20 đại đội, 120 trung đội và 15 tiểu đội bộ binh. Dân quân du kích có khoảng 69.500 người. - Năm 1965: Bộ đội chủ lực có 53.890 người, gồm 2 sư đoàn (có 1 sư đoàn thiếu), 4 trung đoàn, 12 tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn và 3 đại đội đặc công, 3   tiểu đoàn và 11 đại đội trợ chiến, 3 đại đội công binh. Bộ đội địa phương có 35.700 người, gồm 22 tiểu đoàn, 20 đại đội, 114 trung đội bộ binh. Dân quân du kích có 129.700 người. - Năm 1968: Bộ đội chủ lực có 12.500 người, gồm 4 sư đoàn, 12 trung đoàn, 23 tiểu đoàn bộ binh, 18 tiểu đoàn và 5 đại đội đặc công, 1 tiểu đoàn và 4 cụm biệt động, 3 trung đoàn và 10 tiểu đoàn trợ chiến, 4 tiểu đoàn và 13 đại đội công binh. Bộ đội địa phương có 38.500 người, gồm 29 tiểu đoàn, 157 đại đội và 70 trung đội bộ binh, 15 đại đội đặc công, 25 đại đội và 93 trung đội trợ chiến, 5 đại đội và 18 trung đội công binh. Dân quân du kích có 118.000 người. - Năm 1972: Bộ đội chủ lực có 150.200 người, gồm 4 sư đoàn, 17 trung đoàn, 52 tiểu đoàn bộ binh, 37 đại đội và 113 đội đặc công, 16 tiểu đoàn biệt động, 5 tiểu đoàn và 18 đại đội trợ chiến, 7 tiểu đoàn và 15 đại đội công binh. Bộ đội địa phương có: 36.600 người, gồm 1 trung đoàn, 39 tiểu đoàn, 151 đại đội, 47 trung đội bộ binh, 7 tiểu đoàn, 30 đại đội, 133 trung đội đặc công biệt động, 2 tiểu đoàn, 16 đại đội, 8 trung đội trợ chiến, 10 đại đội, 16 trung đội, 13 tiểu đội công binh. Dân quân du kích có: 62.200 người).


Đến đầu năm 1975, trên chiến trường B2, lực lượng vũ trang ba thứ quân phát triển mạnh mẽ. Bộ đội chủ lực Miền có tới cấp quân đoàn, binh đoàn (Quân đoàn 4, Binh đoàn Tây Nam) và các sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn, các đại đội độc lập với đủ loại quân binh chủng, từ tình báo, quân báo, trinh sát, đặc công, biệt động, thông tin, bộ binh, thiết giáp, phòng không, pháo cao xạ, pháo binh, công binh...


Bộ đội các quân khu tổ chức thành sư đoàn (6, 8, 4, 5), trung đoàn, tiểu đoàn và các đại đội độc lập... Các đơn vị này đều được biên chế đủ chủng loại, quân số. Cấp sư đoàn có 3 trung đoàn bộ binh, 1 trung đoàn pháo binh, các tiểu đoàn, đại đội binh chủng, phục vụ khác; trung đoàn có 1.800 đến 2.000 quân; tiểu đoàn có 400 quân1 (Xem Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sđd, t.II, tr.857)...


Bộ đội địa phương tỉnh, huyện có tói cấp trung đoàn, tiểu đoàn đại đội độc lập.... với khoảng 86.639 cán bộ, chiến sĩ được trang bị vũ khí, khí tài quân sự hiện đại. Dân quân du kích tăng mạnh, lên đến con số 95.828 người2 (Số liệu phát triển dân quân du kích trong năm 1974, lưu trữ tại Phòng Khoa học quân sự Quân khu 9, sô 27/l974/TWC).


Toàn bộ cán bộ, chiến sĩ hầu như đều được tham dự các lớp huấn luyện quân sự, huấn luyện kỹ chiến thuật đánh trận, kỹ thuật tác chiến chiến dịch... vừa làm tăng khả năng tiêu diệt địch vừa làm tăng sự tự tin và quyết tâm của lực lượng vũ trang trên chiến trường B2.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #57 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2023, 02:32:28 pm »

2. Xây dựng, phát triển tiềm lực mọi mặt

a) Xây dựng căn cứ địa

Trước khi Hiệp định Pari được ký kết, Trung ương Đảng đã chỉ đạo việc xây dựng căn cứ địa và đặt ra các yêu cầu về bảo vệ căn cứ địa cách mạng trong giai đoạn mới.

Từ đầu năm 1973, Bộ Tư lệnh Miền giao nhiệm vụ cho Cục Hậu cần Miền lập để án quy hoạch xây dựng một số vùng căn cứ, đồng thời cử lực lượng tiền trạm kết hợp với bộ đội địa phương phân định vùng giải phóng, xây dựng căn cứ, chuẩn bị tài lực vật lực cho Bộ Chỉ huy Miền và Bộ Chỉ huy các quân khu chuyển từ Campuchia về bám trụ trên chiến trường B2.


Vùng giải phóng trên chiến trường B2 được nghiên cứu khảo sát, đặc biệt là vùng rừng núi từ Khu 6 nối liền vùng rừng núi đồng nam nhằm thực hiện nhiệm vụ chiến lược “ra sức xây dựng miền núi Khu 6 và miền rừng núi miền Đông Nam Bộ thành một căn cứ chiến lược lâu dài cho cả chiến trường B2”1 (Lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, số VN 3907, tr.137).


Trên địa bàn rừng núi Quân khu 6, vùng giải phóng thuộc các tỉnh Lâm Đồng, Quảng Đức, Long Khánh, Bình Tuy... được mở rộng với khoảng 25.000 dân. Tuy nhiên, hình thái chiến trường vẫn bị cắt vụn, thiếu liên lạc với vùng rừng núi ở miền Đông Nam Bộ nên trở thành những địa bàn yếu, đối phương thường xuyên bung ra đánh phá gây nhiều khó khăn cho Quân giải phóng trong việc bám trụ, đứng chân hoạt động. Do vậy, Bộ Tư lệnh Khu 6 phải chọn căn cứ Nam Sơn (phía nam lộ 20, vùng đất ranh giới giữa 3 tỉnh Lâm Đồng, Long Khánh, Bình Tuy) làm hậu phương cho cuộc chiến tranh của Khu.


Trên địa bàn Đông Nam Bộ, vùng giải phóng đã mở rộng với khoảng 47.000 dân. Dù chiến trường vẫn ở thế da beo, tuy nhiên Quân giải phóng có khả năng duy trì sự chỉ huy thống nhất xuyên suốt từ Lộc Ninh (Bình Phước) nôi liền đến Tân Biên (bắc Tây Ninh), Chiến khu Đ (Biên Hòa), Dầu Tiếng, Bèn Cát (Bình Dương), Lộc Thuận (Trảng Bàng), Hố Bò (Củ Chi)... tạo thành hệ thống căn cứ chiến lược.


Trên địa Quân khu 8 và Quân khu 9, vùng giải phóng đã mở rộng ở nhiều nơi, đặc biệt ở vùng nam bắc đường 4 (Mỹ Tho), vùng Chương Thiện, nối liền với nhiều huyện của Cần Thơ, Sóc Trăng... Dân số vùng giải phóng lên tới hơn 1 triệu người, tuy nhiên vẫn bị địch chia cắt và dễ bị uy hiếp1 (Tình hình và sự lảnh đạo của Trung ương Cục từ Hội nghi Trung ương Cục lần thứ 11 năm 1971 đến nay và yêu cầu phương hướng công tác nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn mới, lưu trữ tại Phòng Khoa học quân sự Quân khu 9, số 35/1973/TWC).


Nhìn tổng thể, hình thái chiến trường ở đồng bằng sông Cửu Long vụn nát, việc xây dựng hậu phương chiến tranh, xây dựng căn cứ địa đứng chân cho lực lượng giải phóng trở nên khó khăn, nhất là việc kết nối lãnh đạo, chỉ huy thống nhất với căn cứ đầu não kháng chiến ở miền Đông. Hành lang liên lạc từ Miền về Quân khu 8, Quân khu 9 vẫn phải đi đường vòng qua biên giới Campuchia. Do vậy, Bộ Tư lệnh Quân khu 8 buộc phải tiếp tục đứng chân tại Prâyveng (Campuchia), riêng Bộ Tư lệnh Quân khu 9 quyết định chọn vùng giải phóng Long Mỹ thuộc Chương Thiện đặt cơ quan chỉ huy.


Tháng 4-1973, Trung ương Cục ra chỉ thị về xây dựng căn cứ địa chỉ rõ: “phải có một sự nhận thức mới về ý nghĩa, nội dung về quy mô, về tốc độ và về phương pháp xây dựng các căn cứ và vùng giải phóng trong tình hình mới”. “Đặc biệt chú trọng xây dựng các căn cứ lớn ở phía bắc các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, phía tây Quảng Đức, Chiến khu Đ và Đồng Tháp Mười... tạo thành vùng căn cứ liên hoàn nôi hậu phương lốn vào đến miền Tây Nam Bộ”2 (Bộ Quốc phòng - Quân khu 7: Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Sđd, tr.522).


Thực hiện chủ trương trên, Quân giải phóng trên chiến trường B2 vừa phải chống phá “bình định lấn chiếm , vừa tiến hành xây dựng căn cứ, xây dựng hậu phương chiến tranh. Dù kết quả đạt được còn khiêm tốn, nhưng chủ trương của Bộ Tư lệnh Miền về xây dựng căn cứ địa, xây dựng hậu phương chiến tranh đã được triển khai thực hiện đúng hướng.


Tháng 10-1973, Bộ Tư lệnh Miền quyết định thành lập Căn cứ Tân Phú trải dài trên địa bàn các huyện Tân Uyên, Bắc Phú Giáo, Độc Lập.

Căn cứ Tân Phú vừa là địa bàn đứng chân của các lực lượng quân sự Miền, Quân khu 7 và bộ đội địa phương Đồng Nai, Bình Dương, vừa là cơ sở hậu cần lớn, cung cấp tài lực, vật lực quân sự cho Quân giải phóng ở hướng đông bắc Sài Gòn. Tháng 11-1973, hành lang chiến lược 559 đông Trường Sơn được mở xuyên qua Bù Bông - Kiến Đức, nối liền ngã ba Đắc Soong (Quảng Đức) đến đến tận Bù Gia Mập, Bù Đốp, Lộc Ninh. Tháng 5-1974, đoạn đường 10km từ Rinét đến Rạch Bắp được tái lập nối thông căn cứ Rùm Đuôn, Bổ Túc (bắc Tây Ninh), Tà Thiết, Lộc Ninh (Bình Phước), Chiến khu Đ về Trảng Bàng, Củ Chi và vùng ven Sài Gòn - Gia Định, tạo thế mới trên vùng bắc Sài Gòn, tạo bàn đạp bao vây Sài Gòn từ hướng bắc.


Trong những năm 1974, 1975, công tác mở rộng và xây dựng hoàn chỉnh vùng căn cứ, bảo vệ đường hành lang từ Miền xuống các quân khu và từ Quân khu xuống các tỉnh được đẩy mạnh, các chiến trường nối kết với nhau liên hoàn, vừa có thể tiếp nhận tài lực, vật lực quân sự với khối lượng lớn, tốc độ nhanh từ đông Trường Sơn vươn tối, vừa, “có thể triển khai những quả đấm chủ lực lớn, vây ép và uy hiếp Sài Gòn từ nhiều hướng"1 (Lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, tài liệu số VN 3907, tr.137).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #58 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2023, 02:33:47 pm »

b) Phát triển lực lượng hậu cần phục vụ chiến đấu

Ngay sau khi Hiệp định Pari vừa ký kết, thực hiện chỉ đạo của Trung ương cục, Bộ Tư lệnh Miền tiến hành tổ chức lại các đoàn hậu cần, vừa chuẩn bị tài lực, vật lực quân sự tại chỗ vừa xây dựng kế hoạch đón nhận nguồn chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc, chuẩn bị thế và lực thực hiện đòn đánh chiến lược kết thúc cuộc chiến tranh.


Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Miền, các đoàn hậu cân tổ chức, sắp xếp lại, chuyển địa bàn hoạt động từ vùng sát biên giỏi Campuchia về chiến trường B2, lập kế hoạch triên khai thu mua lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm.


Đoàn 500, Đoàn 340 được thu hẹp, rút bớt lực lượng, phương tiện tăng cường cho các đoàn hậu cần đóng trên chiến trường B2.

Đoàn Hậu cần 770 được lệnh chuyển từ Stungtreng (đông bắc Campuchia) về Labankhê, Buprăng, Bù Gia Mập (vùng biên giới), xây dựng cung trạm mới, tăng cường thêm lực lượng, sẵn sàng đón nhận nguồn chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc thông qua tuyến 559 đông Trường Sơn.


Bộ Tư lệnh Miền quyết định giải thể Đoàn Hậu cần 200, Đoàn Hậu cần 240 để bổ sung quân số và phương tiện kỹ thuật cho hậu cần Quân khu 8, hậu cần Quân khu 9; đồng thời tổ chức lại hậu cần Quân khu 7, bố trí thành 4 cánh phụ trách 4 khu vực: Bà Rịa, Thủ Dầu Một, Củ Chi, Long An.


Để thực hiện tốt công tác hậu cần, tạo thế và lực cho Quân giải phóng trên chiến trường B2, ngoài việc tổ chức, sắp xếp lại lực lượng để chuẩn bị đón nhận chi viện từ miền Bắc, hậu cần Miền và hậu cần các quân khu còn tiến hành thành lập phòng kiến thiết cơ bản; tạo hành lang vận chuyên; lập các cung, trạm, kho tàng, phòng quản lý xăng xe, phương tiện vận tải, trạm, xương sửa chữa, xăng dầu và bố trí lực lượng bảo vệ... nhằm nâng cao khả năng cơ động, hoạt động của các đoàn hậu cần.


Để tạo thế và lực, hậu cần Miền và các quân khu vừa xây dựng căn cứ, cơ sở, vừa khôi phục, phát triển sản xuất, vừa thực hiện công tác thu mua tranh giành lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, đấu tranh đánh bại kế hoạch phong tỏa kinh tế của đối phương, vừa xây dựng mạng lưới đường chiến lược kết nối với các vùng căn cứ, các đoàn hậu cần khu vực, nối thông từ Miền xuống các địa bàn thuộc các tỉnh ở đông Trường Sơn.


Bộ Tư lệnh Miền thành lập Bộ Tư lệnh công binh, điều động và tăng cường một số đơn vị công binh trực thuộc Cục Hậu cần trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tạo lực của Cục Hậu cần và các đoàn hậu cần khu vực.


Cuối năm 1973, sau Chiến dịch Bù Bông - Tuy Đức, Bộ Tư lệnh Miền gấp rút cho xây dựng con đường cơ giới nối liền với đường cơ giới đông Trường Sơn qua Bù Gia Mập đến Lộc Ninh; hậu cần Miền đã hỗ trợ Đoàn 559 lắp đặt đường ống dẫn xăng dầu, xây dựng các trạm cung cấp xăng dầu, bồn chứa xăng dầu; hỗ trợ lực lượng thông tin 559 xây dựng tuyến đường dây thông tin hữu tuyến nối từ Hà Nội vào Lộc Ninh và từ Lộc Ninh đi căn cứ Bắc Tây Ninh, căn cứ đóng quân của Quân đoàn 4...


Trong hai năm 1973 - 1974, lực lượng hậu cần B2 đã hoàn thành ba tuyến đường vận tải chiến lược quan trọng:

- Tuyến đường vận chuyển dọc địa bàn phía đông, từ Lộc Ninh, Bù Đốp xuống Đoàn Hậu cần 814, nối với Quân khu 6 Quân khu 7;

- Tuyến đường vận chuyển phía tây từ Lộc Ninh qua Đoàn Hậu cần 220 sang Đoàn 230 xuống Quân khu 8, Qụân khu 9;

- Tuyến đường vận chuyển phía bắc từ Lộc Ninh qua Đoàn Hậu cần 220 xuống Đoàn 235 tới vùng ven Sài Gòn1 (Bộ Quốc phòng - Quân khu 7: Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Sđd, tr.551).


Đến mùa khô năm 1974, trên chiến trường B2, không những “các con đường vận chuyển và thông tin chiến lược đều đã hoàn tất, tạo ra một sự thông suốt chưa từng có từ miền Bắc vào đến Nam Bộ, mở ra khả năng lớn về vận chuyển (quân, vật chất) cũng như sự chỉ đạo nhanh chóng, kịp thời từ Trung ương vào đến Nam Bộ”1 (Bộ Quốc phòng - Quân khu 7: Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Sđd, tr.550, 551), mà tài lực, vật lực quân sự và thông tin chiến lược còn được vận chuyển, truyền tải đến mọi vùng trên chiến trường B2.


Tính đến tháng 9-1973, hậu cần Miền đã tiếp nhận từ hậu phương miền Bắc trên 10 vạn cán bộ, chiến sĩ, gồm 2 sư đoàn bộ binh, 2 trung đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo cao xạ, 1 trung đoàn thiết giáp, 1 trung đoàn công binh và nhiều đơn vị binh chủng khác; 140.000 tấn hàng hóa, trong đó có 26.673 tấn vũ khí, 5.868 tấn xăng dầu, 41.847 tấn gạo và 10.000 tấn vũ khí dự trữ2 (Tổng cục Hậu cần: Tổng kết công tác hậu cần chiến trường Nam Bộ - cực Nam Trung Bộ (B2) trong kháng chiến chống Mỹ, 1986, tr.546, 554). Đến cuối năm 1974, hậu cần Miền đã tiếp nhận từ hậu phương miền Bắc 30.233 tấn đạn dược, xăng dầu, vật tư kỹ thuật, nhiều hơn gấp 5 lần so với năm 1973; tiếp nhận được 28.612 cán bộ, chiến sĩ (nhiều hơn năm 1973 gần 4.000 quân)3 (Tổng cục Hậu cần: Tổng kết công tác hậu cần chiến trường Nam Bộ - cực Nam Trung Bộ (B2) trong kháng chiến chống Mỹ, 1986, tr.546, 554).


Tổng cộng trong 2 năm 1973, 1974, hậu cần Miền đã tiếp nhận được từ hậu phương miền Bắc 37.000 tấn hàng hóa. Bên cạnh đó hậu cần Miền cũng đã thu mua và tự sản xuất tự túc được 80.500 tấn. Số lương thực, thực phẩm, trang thiết bị quân sự, vũ khí, đạn dược, xăng dầu... nói trên không những đáp ứng yêu cầu của lực lượng giải phóng trên chiến trường B2 mà còn dự trữ được 28.000 tấn cho chiến cuộc mùa khô 1974 - 1975. Ngoài ra, hậu cần của các quân khu cũng đã thu mua và dự trữ được hơn 3.000 tấn hàng hóa quân sự, lương thực, thực phẩm, tạo nên một khối lượng tài lực quân sự dự trữ lớn nhất kể từ đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Tổng kết chuyên đề tổ chức hậu cần khu vực ở chiến trường Nam Bộ - cực Nam Trung Bộ (B2) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, 1983, tr. 56, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).


Đến đầu năm 1975, để phục vụ cho các chiến dịch quân sự trong tình hình mới, Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo hậu cần Miền và hậu cần của các quân khu sắp xếp lại lực lượng và địa bàn hoạt động.

Đoàn Hậu cần 814 chuyển xuống phía nam sông Đồng Nai, kết hợp với các đoàn hậu cần Quân đoàn 2, Quân đoàn 4 và hậu cần Quân khu 7 chuẩn bị tài lực, vật lực phục vụ cho lực lượng Quân giải phóng (Quân đoàn 2, Quân đoàn 4) ở hướng đông.


Đoàn Hậu cần 210 chuyển xuống phía nam Đồng Xoài, Bến Bầu, Bình Mỹ, Lái Thiêu, kết hợp với hậu cần Quân đoàn 1 chuẩn bị tài lực, vật lực phục vụ cho lực lượng Quân giải phóng ở hướng đông bắc.

Đoàn Hậu cần 235 chuyển xuống vùng Trảng Bàng, Củ Chi, lập các cung trạm, chuẩn bị tài lực, vật lực phục vụ cho lực lượng Quân giải phóng (Quân đoàn 3) và bộ đội địa phương phụ trách hướng tây bắc.


Đoàn Hậu cần 240, Đoàn Hậu cần 230 kết hợp với hậu cần Quân khu 8 bảo đảm cho Binh đoàn Tây Nam và Sư đoàn 8 (Quân khu Cool ở hướng tây nam, nam.

Đoàn Hậu cần 770 chuyển căn cứ xuống Đồng Xoài, Đoàn Hậu cần 220 chuyển về An Lộc. Đoàn Hậu cần 340, 220 tổ chức thành 8 tiểu đoàn cơ động xây dựng các cung trạm phục vụ tài lực, vật lực cho các đoàn đặc công, biệt động; phục vụ cho các chiến dịch chủ yếu và chi viện lực lượng cho các đoàn hậu cần mặt trận. Bên cạnh đó, Bộ Tư lệnh Miền còn chỉ đạo thành lập 6 tuyến vận tải từ Bù Gia Mập, Lộc Ninh xuống các đoàn hậu cần tuyến trước. Đến đầu tháng 4-1975, hậu cân Miền đã chuẩn bị được 65.000 tấn hàng hóa quân sự, lương thực, thực phẩm, vượt chỉ tiêu 5.000 tấn so với yêu cầu của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh đã để ra.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #59 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2023, 02:35:29 pm »

III. CHIẾN ĐẤU TRỪNG TRỊ ĐỊCH VI PHẠM HIỆP ĐỊNH PARI TẠO THẾ TẠO LỰC CHUẨN BỊ TỔNG TIẾN CÔNG

1. Chiến đấu đánh bại kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”, hành quân lấn chiếm của quân ngụy trên chiến trường B2

Ngay sau khi Hiệp định Pari được ký kết, chính quyền Sài Gòn đã đây mạnh kế hoạch “Cộng đồng tự vệ”, thực hiện bình định lấn chiếm, coi bình định lấn chiếm là biện pháp có ý nghĩa quyết định thắng bại trong việc xóa thế da beo, thu hẹp vùng giải phóng, tiêu diệt hạ tầng cơ sở, đẩy lùi Quân giải phóng... Các cuộc hành quân “tràn ngập lãnh thổ” được chính quyền Sài Gòn thực hiện nhằm vừa duy trì sự kiểm soát 11.159 ấp đã chiếm được từ trước đó1 (Kế hoạch cộng đồng tự vệ 1972-1975: Duy trì trọn vẹn số ấp đã kiểm soát được 11.159 ấp (miền Đông Nam Bộ 2.417 ấp, đồng bằng Nam Bộ 4.309 ấp, xóa bỏ 60 căn cứ lõm quanh Sài Gòn, 103 xã ấp giải phóng ở đồng bằng Nam Bộ), vừa lấn sâu vào vùng giải phóng, lấn chiếm, gom dân, bình định...


Đối với Quân giải phóng, thực hiện các điều khoản của Hiệp định Pari được ký kết với tinh thần “xả hơi”, chủ quan, mất cảnh giác, hầu như cả Bộ Tư lệnh Miền và hầu hết các quân khu trên chiến trường B2 đều không chuẩn bị các biện pháp đối phó2 (Chỉ có Quân khu 9 chủ trương bố trí các đơn vị chủ lực kết hợp với các lực lượng bộ đội địa phương xây dựng các phương án đánh trả quân đội Sài Gòn bình định lấn chiếm), “không dám” sử dụng vũ lực vì sợ vi phạm Hiệp định, nên trở nên lúng túng trước kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”, hành quân lấn chiếm ồ ạt của chính quyền Sài Gòn.


Đứng trước âm mưu của Mỹ và hành động phá hoại Hiệp định của chính quyền Sài Gòn, tháng 5-1973, Bộ Chính trị tổ chức hội nghị và khẳng định: “Con đường của cách mạng miền Nam là con đường bạo lực cách mạng"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sdd, t.34, tr.232). Như vậy, từ giữa năm 1973, nhận thức mơ hồ về sự tôn trọng Hiệp định Pari của Mỹ và chính quyền Sài Gòn hoàn toàn được gỡ bỏ, Quân giải phóng B2 bắt đầu chiến dịch đánh bại kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”, hành quân lấn chiếm của chính quyền Sài Gòn.


Ở Khu 6, Quân chủ lực tiến công tuyến đường sắt Phan Thiết - Phan Rang, bức rút đồn bót địch tại Ô Cam Tây, Bác Ái (Ninh Thuận)...

Ở Khu 7 và Khu Sài Gòn - Gia Định, Bộ Tư lệnh Miền điều một số trung đoàn độc lập kết hợp với bộ đội địa phương Bình Phước chặn đánh các cuộc hành quân của quân ngụy ở vùng giải phóng như Chơn Thành, An Lộc...; điều động Sư đoàn 7, Sư đoàn 9 Miền kết hợp với bộ đội địa phương Bình Dương, Tây Ninh chặn đánh các cuộc hành quân lớn của Chiến đoàn 7, Chiến đoàn 9 ngụy tại Bàu Bàng, Đồng Rùm...


Ở Khu 8, lực lượng vũ trang trong 3 tháng 9, 10, 11 năm 1973 bức hàng được 123 đồn bót, bức rút 27 đồn khác, đồng thời chủ động thực hiện nhiều trận chống càn, đánh càn, phản công, tiến công, khôi phục các vùng giải phóng Kiến Vãn (Kiến Phong), Tân Phú, phần lớn các xã vùng 20 tháng 7, mảng 3 Cai Lậy Bắc, giải phóng các xã Bàng Long, Phú Quý, Kim Sơn, Mỹ An (Kiến Phong)... nối liền với vùng 4 Kiến Tường... Đến cuối năm 1973 toàn khư đã đẩy lùi được các mũi càn quét lấn chiếm của đối phương ở nam bắc lộ 4 (Mỹ Tho); Mỏ Cày, Giồng Trôm (Bến Tre)..., khôi phục lại hình thái các mảng, lõm giải phóng như trước ngày 28-1-1973, đặc biệt là địa bàn Mỹ Tho, Bến Tre.


Ở Khu 9, Bộ Tư lệnh Quân khu sử dụng quân chủ lực khu kết hợp với bộ đội địa phương tiến công quân ngụy lấn chiếm ở vùng Long Mỹ, Gò Quao, Vĩnh Thuận1 (Tính đến đầu tháng 6-1973, quân ngụy Sài Gòn chỉ đóng lại được 16 đồn. Lực lượng cách mạng diệt nhiều trung đội, đại đội quân Sài Gòn, 1 tiểu đoàn bảo an, 1 tiểu đoàn biệt động quân, đánh thiệt hại nặng 2 tiểu đoàn bảo an khác, pháo kích diệt 8 máy bay trong sân bay Trà Nóc...)... Đến cuối năm 1973, Quân giải phóng Quân khu 9 và bộ đội đia phương đã đánh nhiều trận ở vùng trọng điểm Chương Thiện, giữ vững thế xen kẽ vùng tranh chấp, làm phá sản ý định “lấn chiếm Chương Thiện” và “làm cỏ U Minh” của chính quyền Sài Gòn. “Vùng giải phóng miền Tây phát triển toàn diện: vụ mùa năm 1973 tăng 10.181ha so với năm 1972, khôi phục 15.000ha rẫy, 29.000ha vườn; 40 huyện có trạm dân y, 229 xã, 601 ấp có trạm y tế, nhà bảo sanh; năm học 1973-1974, vùng giải phóng khai giảng 942 trường phổ thông với 58.261 học sinh, 4.608 học viên bình dân... Thanh niên tòng quân 4.737 ngươi, du kích xã, ấp tăng 4.572 đội viên”2 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Num Bộ kháng chiến, Sđd, t.II, tr.856).


Nhìn chung, đến cuối năm 1973, trên toàn chiến trường B2 hầu như Quân giải phóng chưa có trận đánh nào lớn nhưng thế trận phản công, chủ động tiến công, đánh đối phương bình định lấn chiếm đã phát triển đều khắp các chiến trường. Tuy nhiên, nếu nhìn bề ngoài, “vị thế quân sự của chính quyền Sài Gòn có tạm thời được cải thiện hơn so với cuối năm 1972, trước khi ký Hiệp định Pari. Theo số liệu tổng kết của chính quyền Sài Gòn (số VV1714) đến tháng 10-1973, trên toàn miền Nam quân Sài Gòn lấn chiếm thêm 900 ấp, đóng thêm 525 đồn; riêng ấp A quân sự tăng nhiều: từ 4.271 ấp năm 1972 lên 5.508 ấp cuối năm 1973, trong đó Nam Bộ 2.923 ấp lên 3.470 ấp”1 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sđd, t.II, tr.864).
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM