Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:20:14 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 1961-1976  (Đọc 3051 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #10 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 07:53:52 am »

Quân khu 6

Trên địa bàn cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, tháng 7-1961, Trung ương Đảng quyết định thành lập Quân khu 6 (T6), bao gồm Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy, Đắk Lắk, Quảng Đức, Tuyên Đức (bao gồm cả thành phố Đà Lạt).


Quân khu 6 thuộc chiến trường B2, đặt dưới sự chỉ đạo của Trung ương Cục miền Nam. Bộ Tư lệnh Quân khu do Bùi Định (Tư Khiêm), Phó Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy; Y Blôc Êban giữ quyền Tư lệnh. Cuối năm 1963, Trung ương quyết định giải thể Quân khu 10, tỉnh Khánh Hòa và phần lớn địa bàn tỉnh Đắk Lắk được bàn giao cho Quân khu 5. Lúc bấy giờ, Quân khu 6 được giao phụ trách thêm địa bàn Phước Long, Lâm Đồng và bổ nhiệm Nguyễn Minh Châu (Năm Ngà) làm Tư lệnh.


Sau khi thành lập, Quân khu được Trung ương chi viện 1 khung trung đoàn, 2 khung tiểu đoàn bộ binh, 1 tiểu đoàn thực binh, 4 khung đại đội. Trên cơ sở cán bộ chi viện, Bộ Tư lệnh Quân khu đã bổ sung cho các tỉnh làm nòng cốt để xây dựng bộ đội địa phương. Số còn lại cùng với lực lượng tân binh tuyển từ Nam Bộ do Ban Quân sự Miền chi viện. Quân khu đã thành lập 2 tiểu đoàn quân chủ lực của Khu, bao gồm Tiểu đoàn 840 và Tiểu đoàn 186.


Năm 1963, Quân khu 6 có 2 tiểu đoàn bộ binh, 1 khung tiểu đoàn trợ chiến (quân chủ lực cấp Khu) với 1.218 cán bộ, chiến sĩ (tính cả cơ quan Khu bộ); 9 đại đội (bộ đội địa phương cấp tỉnh), 19 trung đội (bộ đội địa phương cấp huyện) với 2.459 cán bộ, chiến sĩ (tính cả cơ quan tỉnh đội, huyện đội). Ngoài ra Quân khu 6 còn có 610 bộ đội hành lang, 4.475 dân quân du kích, trong đó có 2.575 dân quân, 180 du kích mật, 1.260 du kích thôn và 360 du kích xã.


Cuối năm 1965, trên cơ sở 2.033 tân binh từ miền Bắc được Trung ương chi viện và 2.700 tân binh do Quân khu tuyển chọn từ các địa phương, Quân khu 6 đã thành lập được 1 trung đoàn quân chủ lực (E346), 2 tiểu đoàn bộ đội cấp tỉnh, 6 đại đội và 23 trung đội bộ đội cấp huyện. Tổng số bộ đội giải phóng là 8.241 người, trong đó bộ đội khu là 3.525 người, bộ đội tỉnh, huyện là 4.716 người. Ngoài ra còn có 9.932 dân quân, du kích.


Quân khu 7

Trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, đầu năm 1961, Quân khu 7 (Quân khu miền Đông, Quân khu 1, T1) được thành lập. Địa bàn Quân khu gồm các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Biên Hòa, Long Khánh, Bà Rịa, Phước Long. Bộ Chỉ huy Quân khu do Nguyễn Hữu Xuyến làm Tư lệnh, Mai Chí Thọ làm Chính ủy, Nguyễn Văn Bứa (Hồng Lâm) và Nguyễn Văn Thược (Lâm Quốc Đăng) làm Phó Tư lệnh.


Tháng 2-1961, tại Suối Linh (Chiến khu Đ), Quân khu 7 quyết định thành lập tiểu đoàn Quân giải phóng đầu tiên của Quân khu, lấy phiên hiệu là D500. Tiểu đoàn 500 có biên chế lên tới 600 cán bộ, chiến sĩ, do Đặng Ngọc Sĩ làm Tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Trọng Tâm (Bảy BK) làm Chính trị viên. Cuối năm 1962, Tiểu đoàn 500 được đổi tên thành Tiểu đoàn 800, đồng thời Quân khu 7 thành lập thêm Tiểu đoàn 700 bộ binh và Tiểu đoàn 900 trợ chiến.


Tháng 10-1963, Nguyễn Văn Bứa (Nguyễn Hồng Lâm) được đề bạt làm Tư lệnh Quân khu 7 thay Nguyễn Hữu Xuyến, Lâm Quốc Đăng làm Phó Tư lệnh. Đến ngày 2-3-1965, trung đoàn đầu tiên của Quân khu chính thức được thành lập, mang phiên hiệu Trung đoàn 4 (còn gọi là Trung đoàn Đồng Nai), do Trần Minh Tâm làm Trung đoàn trưởng, Đặng Kỷ làm Chính ủy.


Tại các tỉnh Tây Ninh, Thủ Biên, Bình Long, Long Khánh, Bà Rịa, Phước Long, bộ đội giải phóng được thành lập từ đầu năm 1961, mỗi tỉnh có một đại đội. Tháng 7-1961, tỉnh Thủ Biên tách thành ba tỉnh: Thủ Dầu Một, Phước Thành, Biên Hòa. Đại đội 380 của tỉnh được chia đều, làm nòng cốt để xây dựng thành 3 đại đội tập trung của 3 tỉnh tương ứng.


Trên cơ sở các đại đội bộ đội tập trung, được sự chi viện của Bộ Quốc phòng cùng với lực lượng thanh niên địa phương tình nguyện tham gia, bộ đội giải phóng các tỉnh phát triển nhanh chóng. Tiểu đoàn 14, Tiểu đoàn 24 Tây Ninh, Tiểu đoàn Phú Lợi (Thủ Dầu Một), Tiểu đoàn 445 Bà Rịa... lần lượt được thành lập với đầy đủ các bộ phận bộ binh, công binh, trinh sát, đặc công, thông tin. Ngoài ra, ở Bình Long, Phước Long còn có các đoàn 85, 86 đứng chân...


Ở cấp huyện, mỗi huyện đều xây dựng được từ một đến hai trung đội du kích tập trung, đặc biệt ở Tây Ninh, các huyện còn xây dựng được đại đội, các xã giải phóng đều có từ một tiểu đội đến một trung đội du kích.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #11 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 07:55:19 am »

Quân khu 8

Trên địa bàn miền Trung Nam Bộ, đầu năm 1961, Quân khu 8 (còn được gọi là Quân khu 2 - T2) được thành lập. Địa bàn Quân khu gồm các tỉnh Long An, Mỹ Tho, Bến Tre, Kiến Tường, Kiến Phong.

Tháng 2-1961, trên cơ sở lực lượng vũ trang của các tỉnh Mỹ Tho, Kiến Tường, Kiến Phong, Quân khu 8 thành lập Tiểu đoàn 261 và bổ nhiệm Lê Văn Khuyên (Tám Dần) làm Tiểu đoàn trưởng, Lê Minh Đào làm Tiểu đoàn phó, Lê Pha làm Chính trị viên. Là tiểu đoàn Quân giải phóng đầu tiên của Quân khu với 2 đại đội bộ binh, nhưng các chiến sĩ của Tiểu đoàn 261 đều là những chiến sĩ đã có kinh nghiệm chiến đấu trên chiến trường Đồng Tháp Mười.


Tháng 4-1961, Hội nghị Khu ủy Khu 8 mở rộng được tổ chức. Bộ Chỉ huy Quân khu 8 chính thức thành lập, gồm Lê Quốc Sản (Tám Phương, Tư lệnh), Nguyễn Văn Mùi (Sáu Đường, Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy), Đồ Giọng (Tư lệnh phó kiêm Tham mưu trưởng), Nguyễn Văn Phôi (Ba Bốn, Ủy viên Thường vụ Khu ủy kiêm Phó Chính ủy). Trong hội nghị các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần của Quân khu cũng được thành lập nhằm giúp việc Bộ Chỉ huy Quân khu chỉ huy Quân giải phóng trên chiến trường Trung Nam Bộ.


Tháng 9-1961, đoàn cán bộ quân sự từ miền Bắc vào bổ sung một số cán bộ lãnh đạo cho Quân khu, trong đó chủ yếu là những cán bộ tập kết trở về Nam nên rất thông hiểu chiến trường Trung Nam Bộ. Ban Chỉ huy Tiểu đoàn 261 được củng cố. Đại úy Nguyễn Văn Điều (Hai Hoàng) được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn trưởng, Thượng úy Trần Văn Nhiên (Sáu Phú) được bổ nhiệm làm Tiểu đoàn phó. Đặc biệt, các đại đội, trung đội bộ binh, trinh sát, trợ chiến cũng được tăng cường một số cán bộ quân sự dày dạn kinh nghiệm như Bùi Quang Huệ, Nguyễn Minh Tâm, Nguyễn Long...


Cuối năm 1963, trên cơ sở khung cán bộ tiểu đoàn, đại đội, trung đội, tiểu đội được chi viện từ miền Bắc, cùng với lớp tân binh mới tuyển và cán bộ, chiến sĩ lấy lấy từ tuyến tỉnh, Quân khu chỉ đạo thành lập Tiểu đoàn 263 bộ binh với các bộ phận trợ chiến khác. Tiểu đoàn do Lê Văn Phái làm Tiểu đoàn trưởng, Lê Minh Đào làm Chính trị viên và Nguyễn Đại Đức làm Tiểu đoàn phó.


Như vậy, tính đến cuối năm 1963, Quân khu 8 có 2 tiểu đoàn chủ lực, trong đó Tiểu đoàn 261 bộ binh được bố trí đứng chân trên địa bàn trọng điểm Mỹ Tho, Tiểu đoàn 263 được bố trí đứng chân trên địa bàn xã Thạnh Phong - Thạnh Phú - Bến Tre.


Tháng 9-1964, Bộ Chỉ huy Quân khu tuyên bố thành lập Trung đoàn 1 gồm các tiểu đoàn 261A, 261B và 263, do Lê Văn Nhỏ (Hai Lâm) làm Trung đoàn trưởng, Lê Phải làm Chính ủy, Vũ Mạnh và Châu Văn Cứ làm Trung đoàn phó. Tiếp đó, Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định thành lập Tiểu đoàn 267 và Tiểu đoàn 269, chuẩn bị lực lượng để thành lập trung đoàn Quân giải phóng thứ hai của Quân khu.


Ở các địa phương, với phương châm “tiếp tục phát triển thế tấn công và nổi dậy cả chính trị và vũ trang theo phương châm chủ động, sáng tạo, giữ thế hợp pháp của quần chúng để giành thắng lợi to lớn ở tất cả các tỉnh, không để địch phục hồi...”1 (Xem Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 8: Quân khu 8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998 tr.404, 412), sau khi cung cấp lực lượng góp phần xây dựng quân chủ lực Khu, các tỉnh đã gấp rút tiến hành tập hợp lực lượng, thành lập các đại đội bộ đội địa phương.


Đến cuối năm 1961, các tỉnh đều thành lập được từ 1 đến 2 đại đội. Riêng các tỉnh Long An, Kiến Tường, Mỹ Tho, mỗi tỉnh thành lập được từ 2 đến 3 đại đội, quân số tương đương 1 tiểu đoàn, trong đó có cả bộ binh, đặc công, đại liên, ĐKZ, công binh, thông tin...


Ở cấp huyện trực thuộc, mỗi huyện đều thành lập được ít nhất là một trung đội vũ trang. Tuy nhiên, hội nghị tổng kết, đánh giá công tác quân sự của các tỉnh trên chiến trường Quân khu 8 (12-1961) đều kết luận: công tác phát triển lực lượng vũ trang còn chậm, chưa xứng với phong trào chính trị của quần chúng. Do vậy, nhiệm vụ đề ra là “phát triển lực lượng vũ trang, xây dụng bộ đội tập trung, đẩy mạnh hơn nữa phong trào chiến tranh du kích, bảo đảm yêu cầu phát triển ngày càng cao của cuộc chiến tranh cách mạng”2 (Xem Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 8: Quân khu 8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1998 tr.404, 412).


Trên cơ sở đó, tỉnh Mỹ Tho tiến hành thành lập Tiểu đoàn 514 là tiểu đoàn Quân giải phóng địa phương đầu tiên trên chiến trường Quân khu 8. Tiểu đoàn 514 được trang bị khá tốt, có cả ĐKZ 75, ĐKZ 57, súng trường bá đỏ Nga (K44)... nên khả năng chiến rất đấu cao.


Lực lượng vũ trang cấp huyện được kiện toàn, mỗi huyện đều thành lập được ít nhất là một trung đội. Đến cuối năm 1961, ở một sốhuyện, trên cơ sở thanh niên địa phương xin gia nhập Quân giải phóng, các trung đội vũ trang được nâng lên thành đại đội. Điển hình như Trung đội địa phương huyện Đức Hòa phát triển thành đại đội, lấy tên là Đại đội Võ Văn Tần.


Trong những năm 1962, 1963, do cấp trên không cho phép cấp tỉnh thành lập thêm lực lượng Quân giải phóng cấp tiểu đoàn, Bộ Chỉ huy Quân khu chỉ đạo các tỉnh thành lập thêm các đại đội hoặc các trung đội độc lập. Mỗi đại đội thường được biên chế 4 trung đội, mỗi trung đội có 4 tiểu đội, mỗi tiểu đội từ 12 đến 14 chiến sĩ. Ngoài ra, Quân khu còn chỉ đạo thành lập đại đội đặc công, đại đội ĐKZ75, đại đội cối 12,7 ly. Quân số mỗi đại đội dao động từ 100 đến 120 chiến sĩ. Các đại đội đều được trang bị đầy đủ các loại vũ khí để tăng cường sức mạnh chiến đấu.


Đến cuối năm 1964, Quân khu 8 có 1 trung đoàn chủ lực và 1 khung trung đoàn thứ hai (chuẩn bị thành lập). Ở cấp tỉnh có 8 tiểu đoàn mạnh: Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 Long An; Tiểu đoàn 502 Đồng Tháp; Tiểu đoàn 209 Kiên Phong; Tiểu đoàn 504 Kiến Tường; Tiểu đoàn 514 Mỹ Tho; Tiểu đoàn 261, Tiểu đoàn 516 Bến Tre. Ở cấp huyện, mỗi huyện đều thành lập được từ 1 đến 2 đại đội với biên chế đầy đủ các phân đội bộ binh, trinh sát, đặc công, biệt động, thông tin...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #12 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 08:10:33 am »

Quân khu 9

Quân khu 9 (miền Tây Nam Bộ - T3) gồm các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Rạch Giá, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.

Đầu năm 1961, Liên Tỉnh ủy miền Tây tổ chức hội nghị mở rộng tại ấp Bình Minh xã Vĩnh Bình huyện Vĩnh Thuận bàn về việc thành lập lực lượng Quân giải phóng. Hội nghị có sự tham dự của Nguyễn Đệ (Ba Trung) - Trưởng đoàn cán bộ quân sự đầu tiên từ miền Bắc vào tăng cường cho miền Tây Nam Bộ. Trong hội nghị, Ban Quân sự Liên tỉnh miền Tây Nam Bộ được thành lập, gồm Nguyễn Thành Thơ (Mười Khẩn) - Bí thư Liên tỉnh ủy làm Trưởng ban, Nguyễn Đệ làm Phó trưởng ban kiêm Tham mưu trưởng, Nguyễn Văn Bé (Tám Tùng) làm Phó trưởng ban phụ trách chính trị, Lê Văn Sậm (Ba Sao) là Ủy viên phụ trách quân lực, Năm Cúc là Ủy viên phụ trách hậu cần, Hoàng Hà (Ba Quân) là ủy viên phụ trách quân báo1 (Xem Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996, tr.302, 303).


Đầu tháng 3-1961, Ban Quân sự Liên tỉnh miền Tây tổ chức Hội nghị quân sự tại Ngã Năm Bình Minh (huyện Vĩnh Thuận) nhằm thảo luận việc thành lập Ban Quân sự khu 9 và lực lượng vũ trang Quân khu 9. Hội nghị do Nguyễn Đệ chủ trì với sự tham dự của khoảng 30 cán bộ lãnh đạo quân sự của các tỉnh An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Rạch Giá, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau.


Sau hội nghị, hai tiểu đoàn chủ lực Quân khu 9 được thành lập. Tiểu đoàn 306 do Tư Hiển làm Tiểu đoàn trưởng, Năm Tân làm Chính trị viên. Tiểu đoàn 96 do Lê Quang Nguyễn làm Tiểu đoàn trưởng, Phan Văn Nhò làm Chính trị viên. Lực lượng hai tiểu đoàn chủ lực Quân khu được điều động từ lực lượng bộ đội địa phương.


Cùng với việc thành lập các tiểu đoàn chủ lực, Ban Quân sự Khu 9 còn thành lập trường Đặc công, trường Quân chính, trường Quân y, Công binh xưởng. Trường Đặc công do Phi Sơn làm Hiệu trưởng, Ba Tiến làm Chính trị viên. Trường Quân chính do Tư Độ làm Giám đốc, sau đó là Võ Thành Tôn (Ba Tôn), tiếp theo là Tư Phước. Trường Quân y do Sáu Phát làm Hiệu trưởng. Công binh xưởng do Sáu Phi làm Giám đốc (đến năm 1964), sau đó Nguyễn Trung Thành (Ba Lò Rèn).


Cuối năm 1961, Đoàn cán bộ quân sự gồm 50 người từ miền Bắc được Bộ Quốc phòng tăng cường cho miền Tây Nam Bộ. Trên cơ sở đó, Ban Quân sự Quân khu sắp xếp lại nhân sự, Nguyễn Thành Thơ (Mười Khẩn) - Bí thư Khu ủy giữ chức Trưởng ban1 (Về sau Nguyễn Hoài Pho làm Trưởng ban, Nguyễn Thành Thơ làm Chính ủy), Nguyễn Hoài Pho giữ chức Phó trưởng ban kiêm Tham mưu trưởng thay Nguyễn Đệ, Trần Văn Long (Mười Dài) giữ chức Phó chính ủy. Chỉ huy Tiểu đoàn quân chủ lực Quân khu cũng được sắp xếp lại, Trần Tứ Phương (Kiên Cường) làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3062 (Người nổi danh được gọi là Triệu Tử Long trong trận Tầm Vu - Rạch Giá. Sau đó, Tiểu đoàn 306 chuyển về Đầm Dơi (Cà Mau), Tiểu đoàn 96 chuyển vế khu vực Vĩnh Thuận vừa chiến đấu vừa xây dựng), Lê Hoàng Lâu làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 96. Ngày 2-9-1962, Bộ Tư lệnh Khu 9 quyết định thành lập thêm 1 tiểu đoàn chủ lực, lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 29.


Năm 1963, Bộ Quốc phòng tăng cường khung cán bộ quân sự cấp trung đoàn cho Khu 9. Tháng 6-1963, Bộ Chỉ huy Quân khu được kiện toàn, gồm: Đồng Văn Cống (Tư lệnh), Phạm Thái Bường (Bí thư Khu ủy kiêm Chính ủy), Nguyễn Hoài Pho (Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng). Tháng 10-1963, các tiểu đoàn được đổi tên và thay đổi ban chỉ huy. Theo đó, Tiểu đoàn 96 đổi tên thành Tiểu đoàn 80 do Nguyễn Tấn Phước làm Tiểu đoàn trưởng, Nguyễn Văn Hên làm Chính trị viên; Tiểu đoàn 29 đổi tên thành Tiểu đoàn 70 do Nguyễn Văn Chứ (Năm Lôi) làm Tiểu đoàn trưởng, Sáu Danh làm Chính trị viên.


Tháng 9-1963, trên cơ sở Tiểu đoàn 80 và Tiểu đoàn 306, Bộ Chỉ huy Quân khu quyết định thành lập Trung đoàn 1 và bổ nhiệm Chín Hiền làm Trung đoàn trưởng1 (Đến tháng 12-1963, Trung đoàn 1 do Nguyễn An làm Trung đoàn trưởng, Ba Hùng làm Chính trị viên).


Tháng 11-1963, trên cơ sở Tiểu đoàn 70, Tiểu đoàn 309 (Tiểu đoàn 309 chính là Tiểu đoàn U Minh 1 tỉnh Cà Mau được lệnh rút về Quân khu, lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn 309), Bộ Tư lệnh Quân khu quyết định thành lập Trung đoàn 2 và bổ nhiệm Ba Kính làm Trung đoàn trưởng, Trần Minh Đức làm Chính trị viên, Nguyễn Đệ làm Trung đoàn phó.


Cùng thời gian này, Bộ Chỉ huy Quân khu quyết định thành lập trung đoàn pháo, lấy phiên hiệu Trung đoàn 4, do Vũ Sinh làm Trung đoàn trưởng, Hai Nghiêm làm Chính trị viên. Trung đoàn 4 được biên chế 1 tiểu đoàn DKZ75, một tiểu đoàn xe pháo 75 ly, một tiểu đoàn cao xạ (36 khẩu 12,7 ly, 12,8 ly) và một đại đội súng cối 80 ly.


Tháng 6-1964, chấp hành lệnh của Bộ Chỉ huy Quân sự Miền, Quân khu 9 điều Trung đoàn 1 lên miền Đông để thành lập Trung đoàn 3 Quân giải phóng Miền. Để thay thế lực lượng vừa chuyển đi, Bộ Chỉ huy Quân khu thành lập một trung đoàn mới, cũng lấy tên là Trung đoàn 1. Trung đoàn do Bùi Kính làm Trung đoàn trưởng; Trần Minh Đức làm Chính ủy; Nguyễn Đệ, Hai Sĩ làm Trung đoàn phó. Trung đoàn 1 cũng được biên chế thành 2 tiểu đoàn và vẫn lấy phiên hiệu Tiểu đoàn 70 và Tiểu đoàn 80.


Ở các tỉnh, trên cơ sở lực lượng vũ trang có từ phong trào Đồng khởi năm 1960, các tỉnh tiến hành kiện toàn lực lượng thành lập bộ đội giải phóng địa phương. Tỉnh Cà Mau thành lập 1 tiểu đoàn, lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn U Minh 1. Tỉnh Rạch Giá thành lập 1 tiểu đoàn, lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn U Minh 10. Biên chế quân số mỗi tiểu đoàn lên tới trên 1.000 chiến sĩ.


Năm 1961, để tăng cường công tác lãnh đạo bộ đội giải phóng địa phương, Bộ Chỉ huy Quân khu 9 quyết định tăng cường cho các tỉnh một số cán bộ quân sự có kinh nghiệm chả huy chiến trường. Theo đó, Nguyễn Đệ được Quân khu điều động về phụ trách lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau, An (Sáu Hà) về phụ trách lực lượng vũ trang tỉnh Sóc Trăng, Bảy Nguyễn về phụ trách lực lượng vũ trang tỉnh Vĩnh Long, Bảy Viễn về phụ trách lực lượng vũ trang tỉnh Cần Thơ.


Đầu năm 1962, hầu như các tỉnh trên địa bàn Quân khu 9 đều có lực lượng Quân giải phóng địa phương từ cấp đại đội mạnh đến cấp tiểu đoàn. Đến năm 1963, hầu như các tỉnh đều thành lập ban chỉ huy tỉnh đội, huyện đội thay thê cho ban quân sự các cấp. Điển hình như:


Cuối năm 1963, tại Cà Mau, sau khi tăng cường Tiểu đoàn U Minh 1 cho Quân khu, Tỉnh đội thành lập tiểu đoàn mới, lấy phiên hiệu là Tiểu đoàn U Minh 2. Tiểu đoàn do Hai Hùng làm Tiểu đoàn trưởng, Đoàn Quang Vũ làm Chính trị viên. Tại Sóc Trăng, thành lập Tiểu đoàn Phú Lợi và chính thức ra mắt vào ngày 7-1-1964 tại Gia Hòa, Hòa Tú (huyện Mỹ Xuyên). Tiểu đoàn do Tư Lê làm Tiểu đoàn trưởng với trên 500 chiến sĩ và được biên chế thành 3 đại đội bộ binh, 1 đại đội trợ chiến. Tại Cần Thơ, Tiểu đoàn Tây Đô được thành lập do Bùi Quang Đơ làm Tiểu đoàn trưởng, Trần Văn Đường làm Chính trị viên. Ngày 24-6-1964, Tiểu đoàn Tây Đô chính thức ra mắt tại xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, với quân số lên tới trên 500 cán bộ, chiến sĩ, được biên chế thành 4 đại đội bộ binh, 2 đại đội trợ chiến, 1 đại đội đặc công...


Quân khu 10 (T10) được thành lập vào tháng 2-1962, gồm địa bàn các tỉnh Bình Long, Phước Long, Tuyên Đức, Lâm Đồng. Ban Chỉ huy quân sự Quân khu do Lâm Quốc Đăng (Nguyễn Thược) làm Trưởng ban quân sự, Bùi San, Bí thư Khu ủy làm Chính ủy. Nhiệm vụ chủ yếu của Quân khu 10 là củng cố mở rộng căn cứ, thiết lập hành lang chiến lược nối kết nam Trường Sơn với Nam Bộ. Quân khu 10 chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, cuối năm 1963 thì giải thể.


Đến cuối năm 1964, lực lượng Miền đã có cấp sư đoàn1 (Lực lượng tập trung, lực lượng chủ lực ở đây là lực lượng tập trung của Khu, tỉnh mà chưa phải là lực lượng của Miền. Do đó, đến cuối năm 1964 chủ lực của Miền mới có 4 trung đoàn (1 trung đoàn pháo). Trung đoàn Q761 thành lập năm 1961, Trung đoàn Q762 và trung đoàn pháo (U80) thành lập năm 1962 và trung đoàn 763 từ miền Tây đưa lên thành lập tháng 6-1964. Về chủ lực Khu, đến năm 1964, Quân khu 9 có 3 trung đoàn bộ binh, 4 tiểu đoàn trợ chiến; Quân khu 8 có 1 trung đoàn bộ binh, 5 đại đội trợ chiến; Quân khu 6 có 2 tiểu đoàn). Các quân khu đều tổ chức được nhiều tiểu đoàn, có quân khu đã có cấp trung đoàn; tỉnh có cấp tiểu đoàn, thậm chí có tỉnh đã xây dựng được cấp trung đoàn; huyện có từ 2 tiểu đoàn trở lên, có huyện đã có cả cấp đại đội. Ngoài ra, trên địa bàn B2, lực lượng dân quân du kích, dân quân tự vệ tăng nhanh chóng, từ khoảng 22.000 (năm 1961) lên 140.000 người (năm 1964)2 (Báo cáo tổng kết công tác cán bộ quân sự Bộ Quốc phòng năm 1974. Tài liệu BC/74-114, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #13 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 08:13:02 am »

3. Xây dựng căn cứ địa, hành lang vận tải, bảo đảm hậu cần - kỹ thuật

Từ năm 1961, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 phát triển nhanh chóng. Việc xây dựng căn cứ đứng chân, tạo hành lang vận tải chiến lược, chuẩn bị tài lực, vật lực phục vụ đấu tranh vũ trang là những nhiệm vụ mang tính cấp thiết được đặt ra. Trên cơ sở hệ thống chiến khu cách mạng có từ thời kháng chiến chống thực dân Pháp, Xứ ủy đã quyết định củng cố, phát triển thành một hệ thống chiến khu liên hoàn kéo dài từ cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên vào đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.


Địa bàn Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên là địa bàn có con đường Trường Sơn đi qua, nối liền hậu phương lớn miền Bắc với chiến trường Nam Bộ, là cửa ngõ hướng đông và đông bắc tiến vào Sài Gòn. Do vậy, hệ thống căn cứ như Hàm Tân, Ra Din, Ra Pú, Gia Le, Sông Qua, Lê Hồng Phong, Bác Ái, Anh Dũng, CK7, CK19, CK22, CK25, CK35... có từ thời kỳ kháng chiến chống Pháp được củng cố, mở rộng. Hệ thống căn cứ này không chỉ là địa bàn đứng chân của bộ đội giải phóng Liên tỉnh 3, Khu 6 mà còn là hành lang giao thông Bắc - Nam, hình thành tuyến vận tải chiến lược Bắc - Nam.


Trên địa bàn Đông Nam Bộ, hệ thống chiến khu trong kháng chiến chống Pháp được Trung ương Cục chia thành các Khu A, B, c, E.

Khu A là Chiến khu Đ được mở rộng lên vùng rừng núi Bình Long, Phước Long, Quảng Đức... nối liền vùng Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với Chiến khu Đ, là nơi đứng chân của Bộ Chỉ huy Quân giải phóng của Quân khu miền Đông.


Khu B là căn cứ Dương Minh Châu được mở rộng lên vùng Tân Biên thuộc phía đông bắc tỉnh Tây Ninh, giáp biên giới Việt Nam - Campuchia. Đây là nơi hội đủ các yếu tố cho việc xây dựng, phát triển thành một căn cứ địa cách mạng điển hình, thuận lợi cho việc công, thủ; tiếp cận với con đường tiếp tế vũ khí, đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men... theo tuyến biên giới từ hậu phương lớn miền Bắc và có thể liên lạc với Campuchia. Do vậy, để thuận lợi cho công tác lãnh đạo bộ đội giải phóng, từ cuối năm 1961, Ban Quân sự Miền theo Trung ương Cục chuyển từ Khu A (Mã Đà - Chiến khu Đ) về Khu B (Chiến khu Bắc Tây Ninh). Những lõm như Bời Lời, Trảng Chiên, Núi Bà, Xa Mát, Lò Gò, Chàng Riệc... về đến vùng Trảng Bàng, Hố Bò - Củ Chi đều được tổ chức xây dựng thành căn cứ đứng chân của Quân giải phóng Miền (Trung đoàn 1 - Q.761), Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định và bộ đội địa phương tỉnh Tây Ninh, tỉnh Gia Định... vừa bảo vệ Khu B, vừa hoạt động đánh địch trên địa bàn Tây Ninh, Gia Định.


Khu C chính là căn cứ Long Nguyên - Bến Cát được mở rộng ra các phía Tân Uyên, Phú Giáo, Dầu Tiếng..., là nơi đứng chân của Trung đoàn 2 Quân giải phóng Miền (Q.762) và bộ đội địa phương các tỉnh Biên Hòa, Bình Dương, Phước Thành, Gia Định... thực hiện nhiệm vụ bảo vệ tuyến hành lang chiến lược nối từ căn cứ hậu cần tại Khu A và hoạt động trên các tỉnh đông bắc Sài Gòn, nhiều khi lấn sang cả sang tận vùng đất Dương Minh Châu thuộc Khu B.


Khu E thuộc địa bàn Bà Rịa trên cơ sở mở rộng căn cứ Minh Đạm nối liền Hắc Dịch, Rừng Sác, Long Khánh, Châu Thành, Xuyên Mộc... theo sông Ray ra tận cửa biển Lộc An, là địa bàn đứng chân của các đơn vị Quân giải phóng Quân khu miền Đông và bộ đội đia phương Long Khánh, Bà Rịa...


Trên địa bàn Trung Nam Bộ, căn cứ Đồng Tháp Mười được củng cố, đặc biệt là hệ thống lõm theo tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia, kết nối chiến trường miền Đông với các tỉnh Long An, Kiến Tường, Kiến Phong, Mỹ Tho, Bến Tre...


Trên địa bàn Tây Nam Bộ, Chiến khu U Minh bao gồm những khu rừng nổi tiếng - rừng tràm ven vịnh Thái Lan và rừng đước, vùng nông thôn của tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, kết nối với vùng nông thôn các tỉnh Rạch Giá, Trà Vinh, Sóc Trăng Cần Thơ với hơn 8.000km2. Tây Nam Bộ với hơn 700.000 dân đất đai phì nhiêu, mỗi năm thu được 140.000 tấn lúa nên Chiến khu U Minh không chỉ là địa bàn đứng chân của bộ đội Quân giải phóng Khu 9 mà còn là nơi cung cấp lương thực - thực phẩm cho bộ đội Quân giải phóng trên toàn bộ chiến trường B21 (Trong những năm 1961-1962, địch tổ chức các cuộc càn quét, thọc sâu, chia cắt giữa U Minh Thượng và U Minh Hạ. Trước tình hình đó, cơ quan Liên tỉnh ủy và lực lượng Quân giải phóng tiến hành phát triển căn cứ xuống nam Cà Mau, củng cố căn cứ Đầm Dơi, Phụng Hiệp, Gò Quao, theo dọc kênh Xẻo Rô, vươn ra tới vùng biển Rạch Giá...).


Đến cuối năm 1961, hệ thống chiến khu cách mạng bước đầu hình thành rộng khắp trên chiến trường B2. Bộ đội Quân giải phóng phát triển nhanh chóng, yêu cầu về lương thực, trang thiết bị quân sự, vũ khí... trở thành nhu cầu mang tính bức thiết. Do vậy, các đơn vị hậu cần thuộc Ban Quân sự Miền, của các quân khu, các tỉnh trên chiến trường B2 đến cuối năm 1961 đều lần lượt được xây dựng, thành lập.


Ban Quân sự Miền thành lập được 2 căn cứ hậu cần, một là căn cứ A (U.50)2 (Tháng 9-1961, trên cơ sở đơn vị C.150 với quân số 500 cán bộ, chiến sĩ do Quân khu miền Đông thành lập và Đoàn cán bộ quân sự chi viện từ miền Bắc, Ban Quân sự Miền thành lập Đoàn Hậu cần mang phiên hiệu mới là U.50) đóng tại Chiến khu Đ; hai là căn cứ B (U.60) đóng tại Chiến khu Dương Minh Châu. Đến đầu năm 1962, các đoàn 81, 82, 83, 84 (tương đương cấp tiểu đoàn) được thành lập, mỗi đoàn phụ trách một khu vực tương ứng với các khu A, B, C, E.


Quân khu Sài Gòn - Gia Định thành lập được 2 căn cứ hậu cần: một căn cứ đóng tại An Nhơn Tây và một căn cứ đóng tại Hố Bò - Củ Chi.

Quân khu 7 thành lập được 2 căn cứ hậu cần dọc theo bò sông Đồng Nai và tại Suối Linh, Chiến khu Đ.

Quân khu 8 thành lập được 5 “trụ” (căn cứ) hậu cần: căn cứ thứ nhất đóng tại Đồng Tháp Mười, căn cứ thứ hai đóng tại vùng 4 Kiến Tường, căn cứ thứ ba đóng tại nam bắc đường số 4 tỉnh Mỹ Tho (vùng 20-7), căn cứ thứ tư đóng tại vùng Long An, căn cứ thứ năm đóng tại vùng Chợ Gạo.


Quân khu 9 thành lập được 3 căn cứ hậu cần: căn cứ A đóng ở U Minh Hạ; căn cứ B đóng ở Dầm Dơi, Năm Căn; căn cứ C đóng ở U Minh Thượng.

Tháng 9-1962, Trung ương Cục quyết định thành lập Đoàn Hậu cần 962, giao cho Ban Quân sự hai quân khu 8 và 9 trực tiếp quản lý.

Các đoàn hậu cần vừa có nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ căn cứ vừa tham gia sản xuất, thu mua, tích giữ lương thực và tiếp nhận tài lực, vật lực quân sự chi viện từ hậu phương lớn miền Bắc được vận chuyển vào bằng đường bộ theo tuyến đường Trường Sơn đến căn cứ trung chuyển Bù Gia Mập (Phước Long) hay từ đường biển thông qua cửa Lộc An (Bà Rịa) và 3 cụm bến ở Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre. Ngoài ra, Trung ương Cục còn bí mật thành lập Ban Tài chính để nhận tiền từ miền Bắc gửi vào chiến trường B2 thông qua ngân hàng nước ngoài rồi chuyển vào kho quỹ căn cứ. Phương thức này cho phép miền Bắc chuyển tiền vào chiến trường B2 một cách hợp pháp với số lượng lớn trong hoàn cảnh chiến tranh ngày càng ác liệt.


Ở hậu phương miền Bắc, từ sau Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III), Trung ương chủ trương chi viện sức người, sức của cho chiến trường B2. Do vậy, từ năm 1961, cùng với các đoàn Phương Đông, Dân Tiến, các loại vũ khí, đạn dược, thuốc men... lần lượt được Đoàn 5591 (Đoàn 559 được thành lập ngày 19-5-1959 là Đoàn công tác quân sự đặc biệt, thực hiện nhiệm vụ mở đường Trường Sơn, tổ chức chi viện cho chiến trường miền Nam, thiết lập tuyến hành lang, nối thông liên lạc, vận chuyển gấp một số hàng quân sự thiết yếu theo yêu cầu của chiến trường) vận chuyển vào chiến trường B2 theo tuyến đường Trường Sơn.


Từ năm 1961, Đoàn 559 đẩy mạnh hoạt động lên một quy mô mới2 (Đầu tháng 6-1959, Đoàn 559 tổ chức đội khảo sát mở tuyến vào Nam, bắt đầu từ Khe Hó, phát triển về hướng tây nam, điểm đặt trạm cuối cùng là Pa Lin, kế cận trạm tiếp nhận của Liên khu 5. Khẩu hiệu có tính chất mệnh lệnh lúc này là: “Ở không nhà, đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng". Sau khi được hai Đảng, hai Nhà nước Việt Nam và Lào chấp thuận, Đoàn 559 khẩn trương “lật cánh” sang Tây Trường Sơn, mở tuyến chi viện qua đất bạn Lào. Cuối tháng 6-1961, đường mối mở nối liền Đường 12 ở Lằng Khằng tới Pác Nha Năng. Đến tháng 12-1961, đường đã thông tới Đường số 9 ở Mường Phin tỉnh Savẳnnakhệt. Đây là một bước phát triển quan trọng của tuyến chiến lược 559 - Đường Hồ Chí Minh. Từ thế độc tuyến Đông Trường Sơn, Đoàn 559 mở thêm đường dọc theo biên giới Việt - Lào và đặc biệt quan trọng là đường Tây Trường Sơn. Từ đường gùi thồ, Đoàn đã tiến tới mở thêm ở Tây Trường Sơn gần 200km đường cho xe cơ giới). Hàng chục tấn hàng, trong đó có súng ĐKZ 57, ĐKZ 75, cối 82, cối 120, máy thông tin vô tuyến điện... được xe đạp thồ, voi, lừa, gùi bộ từ nam đường số 9 vào đến A Túc (Quân khu 5). Từ đây, lực lượng vận tải tiếp tục chuyển tiếp vào đến Tăng Non (Quảng Nam), Đắc Lan (Kon Tum), Bù Gia Mập (Phước Long).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #14 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 08:14:43 am »

Tháng 2-1961, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương chỉ thị cho các tỉnh ven biển Nam Bộ đưa tàu, thuyền ra miền Bắc nhận vũ khí và giao nhiệm vụ cho Cục Hải quân nghiên cứu đường vận tải chiến lược trên biển để sử dụng lâu dài. Ngày 23-10-1961, Đoàn vận tải quân sự 759 được thành lập. Đoàn Hồng Phước được cử làm Đoàn trưởng và Võ Huy Phúc làm Chính ủy.


Cuối năm 1961, các tỉnh Bà Rịa, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre điều động 6 tàu gỗ gắn máy vượt biển ra miền Bắc và đến đầu năm 1962 đến nơi an toàn. Ngày 8-4-1962, tàu trinh sát mở tuyến đường vận tải chiến lược trên biển do Bông Văn Dĩa chỉ huy vào đến bến Ghềnh Hào (Cà Mau). Ngày 11-10-1962, Lê Văn Một và Bông Văn Dĩa chỉ huy chiếc tàu gỗ gắn máy vận chuyển chuyến vũ khí đầu tiên cặp bến Vàm Lũng (Cà Mau), khai thông tuyến đường vận tải chiến lược Bắc - Nam trên biển.


Từ cuối năm 1962 đến cuối năm 1963, Đoàn vận tải quân sự 759 sử dụng các loại tàu nhỏ giống tàu đánh cá của dân, đã dũng cảm, bí mật vận chuyển 25 chuyến hàng hóa quân sự, bao gồm 1.430 tấn vũ khí vào đến các cụm bến ở Bà Rịa, Cà Mau, Trà Vinh, Bến Tre1 (Xem Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1988, t.2, quyển 1, tr.205). Trong đó, năm 1962 vận chuyển 4 chuyến, chuyên chở được 112 tấn hàng hóa quân sự; năm 1963 vận chuyển 23 chuyến, có 21 chuyến tới đích an toàn, chuyên chở được 1.318 tấn hàng hóa quân sự2 (Xem Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1988, t.2, quyển 1, tr.205).


Từ năm 1963, địch tăng cường bố phòng trên biển, bến Lộc An (Bà Rịa) trở nên không an toàn, gây khó khăn tàu cập bến. Do vậy, hàng hóa vận chuyển bằng đường biển chủ yếu cập bến ở miền Tây. Trước tình hình đó, Ban Quân sự Miền chỉ đạo Đoàn 962 ngoài việc chuyển bằng đường bộ theo đường giao bưu từ Cà Mau lên miền Đông còn tổ chức các đội thuyền chuyển hàng hóa từ bến Trà Vinh chuyển lên bến Bến Tre và từ bên Bến Tre chuyển tiếp lên miền Đông Nam Bộ qua cửa Cần Giờ đến sông Thị Vải...


Tháng 3-1964, Bộ Chỉ huy Miền quyết định thành lập Đoàn K.10 chuyên trách tiếp nhận hàng chiến lược chi viện của Trung ương được vận chuyển từ các tỉnh miền Tây lên miền Đông Nam Bộ. Tháng 7-1964, Bộ Chỉ huy Miền quyết định thành lập thêm Ban quân nhu Khu E nhằm bảo đảm quân nhu cho các đơn vị, cơ quan trực thuộc Miền hoạt động ở khu vực Bà Rịa - Biên Hòa - Long Khánh. Nhờ sự giúp đỡ của Khu ủy, Tỉnh ủy, Tỉnh đội Bà Rịa, các đoàn hậu cần 81 82, 83, Ban quân nhu Khu E đã triển khai thu mua, vận chuyển và dự trữ được 750 tấn lương thực, thực phẩm, trong đó 500 tấn khai thác tại chỗ, 250 tấn từ Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long...


Tại các chiến khu, Quân giải phóng bắt đầu thành lập nên nền “thương nghiệp căn cứ địa”, đổi ngoại tệ, thu mua lương thực, thực phẩm, thu nhận hàng hóa, trang thiết bị quân sự, vũ khí từ nội thành, nội thị thuộc các tỉnh trên chiến trường B2, từ hậu phương miền Bắc, hay mở tuyến vận tải đường bộ, đường biển, mua bán, trao đổi hàng hóa, vũ khí... thông qua cảng Sihanoukville, đường biên giới Việt Nam - Campuchia. Hệ thống các căn cứ liên hoàn vững chắc như “mạch máu” nuôi dưỡng lực lượng vũ trang miền Nam. Hàng viện trợ miền Bắc khi vào miền Nam ở Bù Gia Mập được lực lượng tại chỗ ở căn cứ địa tiếp nhận và chuyển dần xuống các căn cứ địa miền Nam, nuôi dưỡng quân và dân cách mạng miền Nam từ Khu 6 đến Khu 9.


Trong 3 năm (1961-1964), lực lượng hậu cần trên chiến trường B2 đã tiếp nhận từ Đoàn 559 chuyển vào gồm 165.600 khẩu súng các loại, trong đó có một số pháo, cối, súng máy cao xạ và hàng trăm tấn khí tài quân sự khác; tiếp nhận 205 chuyến hàng từ Đoàn 759 chuyển vào và kịp thời phân phôi chuyển giao 4.196 tấn vũ khí cho các chiến trường B2. Riêng hậu cần trên chiến trường cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, từ năm 1961 - 1964, khối lượng vật chất do nhân dần đóng góp và cơ quan hậu cần thu mua được là 22.180 tấn, bằng 72,4% khối lượng vật chất bảo đảm cho các lực lượng vũ trang thuộc Miền.


Từ cuối năm 1961, Nghị quyết Trung ương Cục đã chỉ rõ “con đường phát triển có lợi nhất của cách mạng Việt Nam ở miền Nam là dùng dấu tranh chính trị và vũ trang song song kết hợp coi đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang đều là cơ bản để tạo điều kiện và tranh thủ thời cơ tiến tới tổng khởi nghĩa”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.22, tr.673). Do vậy, cùng với công tác xây dựng, phát triển lực lượng Quân giải phóng, xây dựng căn cứ đứng chân, tạo lập hành lang vận tải chiến lược, chuẩn bị tài lực, vật lực phục vụ đấu tranh vũ trang thì công tác huấn luyện, quân giới, quân y, tuyên truyền, động viên trong lực lượng vũ trang, tổ chức đoàn văn công, nhiếp ảnh, điện ảnh, phát hành tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng, báo Quân giải phóng... được chú trọng.


Tại chiến khu, trên khắp chiến trường B2, từ Bộ Chỉ huy Quân sự Miền đến các quân khu đều tổ chức trường quân chính trường đặc công, trường huấn luyện quân sự, trường quân y, công binh xưởng... mở các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ lý luận, chính trị, quân sự... cho bộ đội giải phóng đặc biệt là các kỹ thuật cơ bản và chiến thuật phục kích, tập kích, chống càn quét, vận động tấn công, công đồn - diệt viện và kỹ thuật tác chiến.


Ngày 20-9-1961, Ban Chỉ huy Quân sự Quân khu tổ chức hội nghị quân sự toàn quân khu tìm biện pháp đấu tranh vũ trang.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của bộ đội chủ lực1 (“Trong một số đơn vị chủ lực Miền, khu, tỉnh cán bộ cấp dưới phụ trách chức vụ trên cấp mình còn khá phổ biến, một số phụ trách trên 2 chức...” (Báo cáo Cục Chính trị Miền năm 1965)) tăng nhanh về chất, từ Miền, Quân khu đến các tỉnh, công tác phát triển đảng được chú trong. Tháng 8-1961, tổ chức chính trị các cấp trong lực lượng Quân giải phóng hình thành và “dần dần được tổ chức đều khắp”2 (Trích báo cáo công tác chính trị năm 1964, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, TL. 1.217).


Để đáp ứng nhu cầu chỉ huy thống nhất các lực lượng vũ trang giải phóng trên chiến trường B2, tháng 10-1963, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương quyết định thành lập Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền. Theo đó, Nguyễn Văn Linh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Cục làm Bí thư Quân ủy Miền; Trung tướng Trần Văn Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm Tư lệnh Miền; Đại tá Lê Đức Anh làm Tham mưu trưởng Miền.


Từ đây, Ban Chỉ huy Quân sự Miền đổi tên là Bộ Chỉ huy Quân sự Miền, là cơ quan tiến phương của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam tại chiến trường trọng điểm B2. Bộ Chỉ huy Miền chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Trung ương Cục miền Nam; trực tiếp chỉ đạo hoạt động quân sự cũng như lực lượng vũ trang các quân khu 6, 7, 8, 9 và Sài Gòn - Gia Định.


Tháng 11-1963, Hội nghị toàn Miền được tổ chức và phát động cuộc vận động phát triển đảng, xây dựng, kiện toàn chi bộ. Do vậy, từ năm 1963, hầu hết các tỉnh, quận đều có tổ chức Ban cán sự Đảng, đặc biệt là ở T2 và T4. Đến năm 1965, các tỉnh, quận đều có tổ chức Ban cán sự Đảng. Cơ quan chính trị Miền có những bước nhảy vọt về số lượng, năm 1961 chỉ có 3 người, đến năm 1965 đã có 478 người. Cơ quan chính trị các địa phương, đơn vị cũng từng bước được tăng cường. Công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng Quân giải phóng đánh dấu bằng những bước phát triển về trình độ tác chiến, phương thức tác chiến và cách đánh của bộ đội chủ lực các cấp trên chiến trường B2.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 08:19:16 am »

II. HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN, GÓP PHẦN ĐÁNH BẠI CHIẾN LƯỢC “CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT’ CỦA MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG B2

1. Phối hợp tiến công địch trên nhiều phương diện góp phần đánh bại kế hoạch Staley - Taylor của Mỹ

Bước vào năm 1961, thực hiện chiến lược chiến tranh đặc biệt, chính quyền Sài Gòn mồi tướng Thompson - một chuyên gia quân sự về chống chiến tranh du kích người Anh đến Sài Gòn làm cố vấn, đồng thời cử sĩ quan đi nghiên cứu, học hỏi kinh nghiệm chống chiến tranh du kích của các nước Malaixia, Philíppin. Trên toàn miền Nam, chính quyền Sài Gòn chia thành 3 vùng chiến thuật, trong đó vùng 1 chiến thuật từ tỉnh Quảng Ngãi ra đến vĩ tuyến 17, do Quân đoàn 1 (3 sư đoàn) trấn giữ; vùng 2 chiến thuật bao gồm các tỉnh Cao nguyên và các tỉnh cực Nam Trung Bộ, do Quân đoàn 2 (3 sư đoàn) trấn giữ; vùng 3 chiến thuật là các tỉnh thuộc Nam Bộ, do Quân đoàn 3 (3 sư đoàn) trấn giữ.


Tháng 7-1961, mô hình lập “ấp chiến lược” được thực hiện thí điểm tại tỉnh Vĩnh Long (Nam Bộ) và tỉnh Quảng Ngãi (Trung Bộ). Tháng 8-1961, chính quyền Sài Gòn ra lệnh mở chiến dịch xây dựng ấp chiến lược trên toàn miền Nam Việt Nam.


Đứng trước âm mưu mối của Mỹ và chính quyền Sài Gòn, từ đầu năm 1961, Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đã xác định đường lối cách mạng miền Nam là "... đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.22, tr.158, 159), “tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ thuận lợi để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.22, tr.158, 159).


Trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, đầu năm 1961, Quân khu 9 phát động phong trào “Đồng khởi” đợt 4 nhằm tiến công vào công cuộc bình định của ngụy quyền Sài Gòn tại Cần Thơ, Sóc Trăng, Rạch Giá, đặc biệt là các chi khu quân sự của ngụy quyền Sài Gòn mới xây dựng.


Cuộc “Đồng khởi đợt 4” diễn ra chủ yếu do bộ đội giải phóng cấp địa phương tỉnh, huyện thực hiện, kết hợp với phong trào quần chúng đã tạo được một khí thế sôi nổi, rầm rộ ở khắp các địa phương. Tiểu đoàn U Minh 10 (Rạch Giá) phục kích đánh thiệt hại nặng đại đội bảo an thuộc chi khu Vĩnh Thuận (ngày 15-2-1961). Bộ đội huyện kết hợp với du kích, nhân dân xã Vĩnh Bình bao vây, bức rút đồn Cái Nứa, buộc binh lính Sài Gòn phải bỏ chạy (ngày 20-2-1961). Vĩnh Bình trở thành xã đầu tiên của Rạch Giá được giải phóng bằng phương thức ba mũi giáp công.


Từ thắng lợi trên, phong trào ba mũi giáp công lan rộng và phát triển mạnh mẽ ra toàn Quân khu 9. Bộ đội tỉnh Cà Mau kết hợp với Quân giải phóng huyện Giồng Riềng bao vây bức rút đồn Chợ Mới, giải phóng xã Hòa Thuận, Ngọc Hòa, Vĩnh Hòa Hưng (5-3-1961). Tiểu đoàn U Minh 10 tiến công đồn Kim Quy (huyện An Biên); trung đội Quân giải phóng huyện đảo Phú Quốc “hóa trang kỳ tập” diệt gọn đồn Hàm Ninh (2-3-1961), phục kích diệt gọn 2 tiểu đội lính ngụy đi lùng sục ở bãi biên Hàm Ninh (29-5- 1961). Tiểu đoàn Quân giải phóng tỉnh Cà Mau tiến công diệt đồn Xá Thịnh (15-5-1961). Quân giải phóng tỉnh Sóc Trăng cùng du kích các xã Phong Thạnh, Gia Hòa, Hòa Tú, Vĩnh Hưng... phục kích đánh bại cuộc hành quân của Sư đoàn 21 (tháng 3-1961), phối hợp du kích Vĩnh Châu diệt đồn Tà Văn, cắt đứt lộ 38 từ Vĩnh Châu đi Bạc Liêu (tháng 5-1961). Quân giải phóng tỉnh Cần Thơ phối hợp với du kích xã Hòa Lựu (Long Mỹ) đánh chiếm khu Vàm Xáng (ngày 25-4-1961).


Vĩnh Long vốn là địa bàn được chính quyền Sài Gòn lựa chọn xây dựng ấp chiến lược thí điểm, do vậy ngụy quyền tổ chức nhiều cuộc càn quét, canh phòng rất cẩn mật. Tuy nhiên, bằng chiến thuật phòng thủ, phục kích, tiến công vây ráp, “lực lượng vũ trang của tỉnh đã đánh 253 trận, loại khỏi vòng chiến đấu gần 2.000 tên, trong đó có những trận ta diệt cả đại đội bảo an địch, như trận Rạch Rô (Trung Hiệp) ngày 11-5-1961; trận phục kích ở Lồ Ô, xã Hiệp Mỹ (Cầu Ngang)”1 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Sđd, tr.309, 310)...


Sau khi sơ kết đợt 4 “Đồng khởi”, ngày 7-7-1961, Khu ủy khu 9 quyết định mở đợt 5 “Đồng khởi” đánh vào thị xã Cần Thơ. Tuy nhiên, do địch đã tăng cường phòng thủ nên Khu ủy quyết định chuyển hướng tiến công tiêu diệt hệ thống đồn bót dọc sông Nước Trong, sông Nước Đục trên tuyến Nam Vị Thanh - Long Mỹ, tiếp đó là tuyến Mỹ Tú - Ngã Năm.


Thực hiện kế hoạch, Quân giải phóng Quân khu 9, bộ đội tỉnh Cần Thơ bố trí thành từng trung đội kết hợp với lực lượng đặc công đồng loạt tiến đánh 25 đồn bót địch1 (Phá hủy 10 đồn, 15 đồn còn lại bị đánh thiệt hại nặng. Đặc biệt, trong điều kiện thiếu vũ khí, bộ đội giải phóng đã dùng chiến thuật “rơm con cúi”, lấy rơm rạ bện thành cuộn, tẩm xăng, dầu đốt rồi lăn vào đồn địch, hoặc un khói có chất cay xông vào đồn. Bên cạnh đó, lực lượng vũ trang địa phương còn rèn chông, chế tạo súng “ngựa trời”, súng trường, súng Thompson để đánh địch...), phá hủy chi khu Long Mỹ, Phước Long... Tính đến cuối năm 1961, toàn Khu đã bức hàng, bức rút trên 10 đồn bót, giải phóng 2.513 ấp, chiếm trên 1 phần 3 số thôn, ấp có trên địa bàn quân khu với hơn một triệu dân2 (Xem Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Sđd, tr.311). Vùng giải phóng được mở rộng, “Bộ đội tóc dài” hình thành và phát triển mạnh, thanh niên nô nức tòng quân vào bộ đội, đi thanh niên xung phong...


Trên địa bàn miền Trung Nam Bộ, Đại đội 209 tỉnh Kiến Phong phối hợp với lực lượng địa phương phá thế kìm kẹp, mở rộng vùng giải phóng dọc theo tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia (tháng 3-1961); bao vây, tập kích đồn Sa Rài (20-3-1961). Quân giải phóng huyện Mỹ An bao vây, bức rút đồn Đốc Binh. Đại đội 1 Tiểu đoàn 514 phục kích đại đội lính bảo an tại Hòa Đồng (tháng 8-1961); bao vây bức rút đồn Đồng Sơn, đồn Chợ Dinh, đồn Bình Long, đồn Bình Tân, đồn Yên Luông (15-7-1961).


Tại Kiến Tường, Đại đội 1 cơ động, 1 tiểu đội trinh sát của tỉnh và 2 trung đội du kích xã Hậu Thạnh, Nhơn Hòa Lập phục kích tiến đánh đại đội biệt động “Hắc Hổ” tại xã Nhơn Hòa Lập, quận Kiến Bình (20-4-1961). Trận phục kích giành thắng lợi lớn, làm lung lay tinh thần binh lính Sài Gòn.


Tháng 9-1961, tại Bến Tre, quân ngụy mở cuộc hành quân “Bình định chiêu an” trên địa bàn huyện Mỏ Cày nhằm truy bắt lực lượng giải phóng. Đại đội 261 của tỉnh, kết hợp với đại đội vũ trang của huyện phục kích tại ngã tư rân Trung, ngã tư Cái Quao bẻ gãy cuộc càn. Đặc biệt, đại đội vũ trang huyện Mỏ Cày đã táo bạo, bất ngờ tập kích đại đội bảo an “Sông Mao” trực thuộc chi khu Hương Mỹ, tiêu diệt 2 trung đội lính cộng hòa tại An Định.


Chỉ tính những tháng cuối năm 1961, bằng “ba mũi giáp công”, lực lượng vũ trang và nhân dân Kiến Tường, Long An đã bao vây, bức rút, bức hàng được khoảng gần 100 đồn, bót địch tại Tân Hòa, Tân Lập, Thái Kỳ, Tân Trụ, Đức Lập, Bàu Trai, nam lộ 4, Cần Giuộc, Cần Đước...; trong đó Kiến Tường gõ 51 đồn, Long An gỡ 43 đồn và thu được trên 500 khẩu súng các loại.


Trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, Tiểu đoàn 800 Quân giải phóng Quân khu miền Đông kết hợp với Đại đội 260. Trung đội đặc công, 3 khẩu đội ĐKZ của Quân giải phóng Miền tập kích lực lượng biệt động quân, bảo an, cảnh sát ngụy tại tỉnh lỵ Phước Thành (17-9-1961)1 (Kết quả phá rã 1 đại đội bảo an, 1 tiểu đoàn biệt động quân, 1 chi đội thiết giáp, 1 đại đội pháo và 1 đại đội cảnh sát thuộc tiểu khu Phước Thành. Diệt và bắt hơn 200 lính, thu 600 súng các loại, phá hủy 6 xe quân sự trong đó có 3 xe thiết giáp, phá hỏng 3 pháo 150mm. Tiểu khu Phước Thành bị phá banh, Quân giải phóng giải cứu 300 cán bộ, chiến sĩ cách mạng và đồng bào đang bị địch giam giữ. 5 chiến sĩ Quân giải phóng hy sinh, 22 chiến sĩ bị thương). Thắng lợi của trận đánh đã gây chấn động lớn cả Nam Bộ, làm chao đảo tinh thần binh lính ngụy do Phước Thành là trận đánh đầu tiên của Quân giải phóng tiến công và làm chủ tiểu khu (tỉnh lỵ) của quân đội địch ở miền Đông Nam Bộ.


Trên địa bàn Sài Gòn - Gia Định, lực lượng của Quân khu Sài Gòn - Gia Định (C13) phối hợp với lực lượng Miền (C80) tấn công đồn Trung Hòa (xã Trung Lập)1 (Diệt 100 tên bảo an, dân vệ, thu nhiều vũ khí); phối hợp với bộ đội các huyện Nhà Bè, Bình Tân, Dĩ An, Thủ Đức phá kìm bao vây, bức rút hệ thống đồn bót trên địa bàn các huyện vùng ven... (cuối năm 1961).


Trên địa bàn cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên Quân giải phóng tỉnh Bình Thuận (Đơn vị 2-9) phục kích Đại đội bảo an 442 tại khu 1, Bình Lâm, xã Hàm Chính, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận (2-3-1961)...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 08:30:53 am »

Ngày 3-2-1962, chính quyền Sài Gòn cho lập “Ủy ban liên bộ”, phụ trách trực tiếp việc xây dựng “ấp chiến lược”. Theo kế hoạch, Ủy ban liên bộ sẽ phụ trách xây dựng 17.000 ấp chiến lược trên toàn miền Nam.


Trên địa bàn B2, việc lập “ấp chiến lược” sẽ ưu tiên xây dựng tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Biên Hòa, Phước Tuy, Tây Ninh, Bình Dương, Phước Thành, Long An... Ngày 8-2-1962, Chính phủ Mỹ thành lập Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (viết tắt là MACV) và cử tướng 4 sao Harkin phụ trách. MACV thực chất là Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ đặt tại Nam Việt Nam nhằm hoạch định kế hoạch mang tính chiến lược, chỉ huy lực lượng quân sự Mỹ ở miền Nam Việt Nam, đồng thời tham mưu cho Việt Nam Cộng hòa thực hiện kế hoạch bình định, chống cộng sản.


Trên cơ sở kết quả thử nghiệm đạt được từ chương trình lập “ấp chiến lược” thí điểm thực hiện từ ngày 12-8-1961 đến ngày 14-2-1962, trong phiên họp của Ủy ban đặc trách “ấp chiến lược” ngày 17-4-1962, Cố vấn Ngô Đình Nhu ban hành quyết định lấy ngày 17-4 hằng năm làm “ngày Quốc lễ”, gọi là ngày “Đệ nhất chu niên Quốc sách ấp chiến lược”, nâng ấp chiến lược lên tầm Quốc sách, “quan trọng ngang hàng với ngày Quốc khánh 26-10”1 (Việt Nam Cộng hòa, trích biên bản số 45, phiên họp của Ủy ban liên bộ đặc trách ấp chiến lược tại dinh Gia Long, cuối tháng 3-1963, tài liệu lưu trữ tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, tr.17)...


Dưới sự tham mưu của cố vấn Mỹ, chính quyền Sài Gòn liên tiếp mở các cuộc hành quân với mục đích tìm diệt lực lượng vũ trang cách mạng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bình định nông thôn, trong đó có cuộc hành quân Lam Sơn (năm 1961) thực hiện trên địa bàn 4 tỉnh Bình Tuy, Bình Dương, Tây Ninh, Long An; cuộc hành quân “Đồng Tiến" (năm 1962), thực hiện ở các tỉnh Long An, Kiến Phong, Kiến Tường, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ...


Đứng trước diễn biến phức tạp đó, ngày 26, 27-2-1962, Bộ Chính trị họp ra nghị quyết về công tác cách mạng miền Nam: “phá ấp chiến lược, phá thế kìm kẹp của địch”, “Đây là một nhiệm vụ có tính chất cấp bách đồng thời là một nhiệm vụ lâu dài"2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.23, tr.151). Quân ủy Trung ương đề ra kế hoạch quân sự “Phá cho được chương trình bình định 18 tháng của địch giữ vững và phát triển cách mạng miền Nam lên một bước mới”.


Căn cứ nghị quyết của Bộ Chính trị, của Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục chỉ đạo: chống phá kế hoạch ấp chiến lược là một vấn đề quyết định, là cuộc đấu tranh trung tâm hàng đầu (tháng 4-1962)3 (Theo Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1996, tr.315);... là nhiệm vụ cơ bản của đấu tranh quân sự,... phá kế hoạch gom dân lập ấp chiến lược (tháng 5-1962);... Công tác “đánh phá ấp chiến lược” là nhiệm vụ vừa cấp bách vừa lâu dài, giằng co ác liệt; là một cuộc đấu tranh toàn diện, phải kết hợp chặt chẽ các hình thức đấu tranh quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa; kết hợp giữa hợp pháp và bất hợp pháp, công khai và bí mật (tháng 8-1962)... Sự nhất quán về chỉ đạo chiến lược của Trung ương Cục đã tạo nên quyết tâm lớn cho Quân giải phóng trên chiến trường B2.


Trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, ở Cà Mau, Tiểu đoàn U Minh 1 tiến đánh yếu khu sông Ông Đốc (ngày 16-1-1962)- đánh chìm 10 chiến thuyền của lính cộng hòa tại Rạch Lùm bằng súng SAAT do công binh xưởng chế tạo (21-1-1962)- kết hợp với bộ đội huyện Trần Văn Thời tiến công khu dinh điền Khánh Lâm (22-2-1962); diệt đồn Lộ Tẻ, chặn đánh trung đội bảo an tại chi khu Tắc Vân; hỗ trợ địa phương phá ấp chiến lược Tân Thành - ấp chiến lược kiểu mẫu của An Xuyên (tháng 5-1962). Đặc biệt, Nguyễn Việt Khái ở Tân Hưng Tây đã dùng súng cạcbin bắn rơi 2 trực thăng CH47 và bắn hỏng 2 chiếc trực thăng CH47 khác (8-12-1962). Sau sự kiện đó, Khu ủy khu 9 phát động phong trào dùng súng trường bắn máy bay địch trong toàn Khu.


Ở Cần Thơ, Tiểu đoàn Tây Đô bẻ gãy cuộc càn bằng “trực thăng vận” tại kinh Chệt Thợ, xã Trường Long, huyện Châu Thành (3-1962).

Ở Rạch Giá, Tiểu đoàn U Minh 10 phục kích diệt đại đội bảo an trực thuộc tiểu khu Rạch Giá tại kinh Tám, xã Nam Thái Sơn (8-3-1962); tấn công đồn kinh 12 xã Hòa Hưng, đồn Cái Bần, đồn Thúy Liễu (tháng 5-1962); đánh thiệt hại nặng một tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 31 ngụy tại Kè Một; đánh tan sự ứng cứu bằng chiến thuật “trực thăng vận” của 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 31 khi đến giải cứu Kè Một (24-5-1962)1 (Tiểu đoàn U Minh 10 diệt trên 300 tên, bắn rơi 2 máy bay lên thẳng). Bộ đội huyện Châu Thành và du kích địa phương bao vây bức rút đồn Hòn Sóc, đồn Hòn Đất, đồn Kinh Mười Thập (tháng 3-1962)...


Ở Sóc Trăng, Quân giải phóng tỉnh phối hợp với Tiểu đoàn 96 Quân khu và Quân giải phóng huyện Thạnh Trị tiến công vào ấp chiến lược Trà Sét - một trong những ấp chiến lược lớn ở miền Tây Nam Bộ (5-1962).


Trên địa bàn Đông Nam Bộ, Tiểu đoàn 800, Đại đội 404 chủ lực Quân khu 7 và du kích xã Bình Mỹ phục kích Đại đội 5, Tiểu đoàn 31 bảo an của tiểu khu Phước Thành tại ấp Mỹ Đức, xã Bình Mỹ, huyện Tân Uyên (14-2-1962)1 (Diệt 62 lính, bắt 23 lính, phá hủy 11 xe cơ giới (có 2 xe thiết giáp, 1 xe thám thính, 6 xe vận tải, 2 xe Jeep), thu 42 súng các loại (trong đó có 4 súng đại liên, 4 súng trung liên, 24 súng Cạcbin, 6 súng Tômxông, 4 súng ngắn)).


Trên địa bàn Sài Gòn - Gia Định, Quân giải phóng chặn đánh cánh quân của Sư đoàn 7 quân đội Sài Gòn tại cầu Xáng2 (Diệt 25 lính ngụy, thu 20 súng); phục kích trung đội dân vệ tại ấp chiến lược Tân Thạnh tây; tiến công lính gác ở cầu Ông Cộ (tháng 4-1962); phối hợp với du kích xã bao vây thị tứ Phú Hòa Đông (tháng 5-1962); tấn công trung đội bình định nông thôn tại suôi Cụt, xã Phước Hiệp (7-7-1962)... Trong nội thành Sài Gòn, lực lượng biệt động tấn công sĩ quan và binh lính Mỹ tại khách sạn gần rạp hát Nguyễn Văn Hảo (15-5-1962), tại nhà hàng Interbia, quận 1 (24-5-1962)3 (Diệt 8 cố vấn Mỹ) và tại cuộc triển lãm vũ khí tổ chức ở Tòa đô chánh Sài Gòn (26-10-1962)...


Chỉ tính 9 tháng đầu năm 1962, lực lượng biệt động Sài Gòn đã thực hiện 86 vụ tấn công sĩ quan và binh lính Mỹ trong nội thành. Riêng ở Bình Tân, Gò Môn trong năm 1962 đầu năm 1963, Quân giải phóng và du kích địa phương đã đánh 79 trận, diệt 252 binh sĩ cộng hòa, trong đó có 3 sĩ quan Mỹ, làm bị thương 336 binh sĩ, bắt sống 8 binh sĩ, phá hủy 1 xe Jeep, bắn rơi 1 máy bay4 (Xem Quân khu 7 - Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh: Lịch sử lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh (1945-2013), Sđd, tr.255).


Dù vấp phải sự phản kháng quyết liệt của nhân dân miền Nam, đặc biệt là hoạt động vũ trang của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, nhưng trong năm 1962, chính quyền Sài Gòn đã xây dựng được gần 4.000 ấp chiến lược. Tuy nhiên, kết quả đó không đáp ứng được kỳ vọng của Mỹ. Do vậy, bước sang năm 1963, Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ tại miền Nam Việt Nam (MACV) quyết định thay chương trình “bình định 18 tháng” bằng chương trình “tấn công toàn diện” với kế hoạch mang bí số N.16, “dùng quả đấm thép nhằm giành thắng lợi quyết định trước cộng sản” trong năm 1963. Để thực hiện kế hoạch trên, Mỹ đưa vào miền Nam thêm 11.000 nhân viên quân sự Mỹ, 165 máy bay, 257 xe thiết giáp và các phương tiện quân sự hiện đại khác. Lực lượng quân đội Sài Gòn cũng được gấp rút bổ sung, nâng lên 200.000 quân chủ lực, gồm 10 sư đoàn quân và 211.000 lính bảo an, dân vệ.


Các vùng chiến thuật trên toàn miền Nam Việt Nam được bố trí, sắp xếp lại. Theo đó, 4 vùng chiến thuật được thiết lập:

Vùng 1 chiến thuật do Quân đoàn 1 phụ trách (Sở chỉ huy đóng tại Đà Nẵng), gồm: Khu chiến thuật 11 (tiểu khu Quảng Trị và Thừa Thiên), Khu chiến thuật 12 (tiểu khu Quảng Ngãi, Quảng Tín và Biệt khu Quảng Nam - Đà Nẵng).


Vùng 2 chiến thuật do Quân đoàn 2 phụ trách, gồm: Khu chiến thuật 22 (tiểu khu Bình Định, Phú Yên, Phú Bổn), Khu chiến thuật 23 (tiểu khu Đắc Lắc, Tuyên Đức, Quảng Đức, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bình Thuận và Ninh Thuận)1 (Tháng 7-1966, ngụy quyền Sài Gòn thành lập thêm Biệt khu 24 là vùng chiến thuật đặc biệt bán tự trị, bao gồm toàn bộ khu vực biên giới giáp Lào, do Trung đoàn độc lập 24 đảm nhiệm, đến tháng 4-1970 thì giải thể).


Vùng 3 chiến thuật do Quân đoàn 3 phụ trách, gồm: Khu chiến thuật 31 (tiểu khu Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An), Khu chiến thuật 32 (Bình Long, Phước Long, Bình Dương), Khu chiến thuật 33 (Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy, Biên Hòa và Biệt khu thủ đô Sài Gòn - Gia Định).


Vùng 4 chiến thuật do Quân đoàn 4 phụ trách, gồm: Khu chiến thuật 41 (Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình), Khu chiến thuật 42 (Kiến Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên), Khu chiến thuật Tiền Giang (Định Tường, Kiến Tường, Kiến Hòa, Gò Công)1 (Vùng 4 chiến thuật còn có Vùng chiến thuật đặc biệt bán tự trị 44 có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho khu vực phía tây bắc đồng bằng sông Cửu Long, dọc biên giới Việt Nam - Campuchia, hoạt động đến năm 1973 thì giải thể).


Chính quyền Sài Gòn chủ trương huy động tối đa lực lượng quân đội, cảnh sát, bộ máy dân sự các cấp cho công cuộc bình định. Ngày 7-1-1963, “Ủy ban liên bộ” đặc trách chương trình ấp chiến lược của chính quyền Sài Gòn chỉ thị “trong năm 1963 phải hoàn tất kế hoạch lập 11.287 ấp trên toàn miền Nam”. Các cuộc hành quân quy mô lớn được tổ chức, các loại phương tiện chiến tranh hiện đại được sử dụng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 08:35:51 am »

Đối với Quân giải phóng, cuối năm 1962, Hội nghị tổng kết chiến tranh du kích toàn miền Nam được tổ chức. Các quân khu, các tỉnh họp mặt trao đổi kinh nghiệm, chiến thuật chiến đấu, phương thức vận hành cuộc chiến tranh du kích... Tất cả đều quyết tâm đánh bại “chiến thuật trực thăng vận, thiết xa vận” của Mỹ với phương châm: "... Địch kìm kẹp, ta phá kìm kẹp; địch càn quét, ta chống càn quét; địch lập ấp chiến lược, ta phá ấp chiến lược...”2 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Sđd, tr.329).


Trên địa bàn miền Trung Nam Bộ, ngày 2-1-1963, lực lượng vũ trang Quân khu 8 và du kích địa phương bẻ gãy cuộc hành quân của quân đội Sài Gòn tại Ấp Bắc. Đó là cuộc hành quân mà địch đã huy động đến gần 2.000 quân, gồm Sư đoàn 7 chủ lực, chiến đoàn bảo an tiểu khu Định Tường (8 tiểu đoàn) 35 máy bay các loại, 13 xe thiết giáp. 13 tàu chiến, 10 khẩu pháo 105mm... và triệt để sử dụng chiến thuật “trực thăng vận" “thiết xa vận” đặt dưới sự giám sát, chỉ huy của cố vấn Mỹ1 (Bộ đội Khu 8 và du kích địa phương đã bắn rơi và làm hỏng nặng 16 máy bay, bắn cháy 3 xe thiết giáp, tiêu diệt và làm bị thương gần 500 lính, trong đó có cố vấn Mỹ).


Chiến thắng Ấp Bắc không những khích lệ tinh thần chiến đấu của quân và dân miền Nam mà còn khẳng định Quân giải phóng và nhân dân miền Nam có thể đánh bại chiến thuật “trực thàng vận”, “thiết xa vận”, có thể đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt". Chính đối phương cũng phải thừa nhận: “trận Ấp Bắc báo hiệu khả năng đánh thắng những chiến thuật cơ động bằng máy bay lên thẳng và xe bọc thép; đồng thời nêu bật sức mạnh của lực lượng đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang của cộng sản”2 (Theo Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 9: Quân khu 9 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Sđd, tr.332). Sau chiến thắng Ấp Bắc, Ban Quân sự Miền phát động phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công” trên toàn chiến trường B2.


Ở Bến Tre3 (Ngày 7-1-1964, địch mở cuộc càn 1 mang tên "Phượng Hoàng TG1" đánh vào Thanh Phong 1 (Thạnh Phú, Bến Tre). Tướng Lê Văn Kim - Tổng tham mưu trưởng ngụy, Lâm Văn Phát - Tư lệnh khu chiến thuật Tiền Giang trực tiếp chỉ huy. Cuộc hành quân gồm 4 chiến đoàn thủy quân lục chiến (14 tiểu đoàn), 1 tiểu đoàn của Sư đoàn 7 và 6 đại đội biệt kích, 60 máy bay (phần lớn là HU1A), 14 tàu chiến, 19 giang thuyền, 26 xe M113,2 khẩu đội pháo (105 và 155 ly) dưới sự giám sát của cố vấn Mỹ, đại tá không quân Hoàng gia Anh), Tiểu đoàn 263 cùng Quân giải phóng huyện, lực lượng bảo vệ bờ biển và du kích xã, ấp suốt 20 ngày đêm liên tục chiến đấu ngoan cường đã bẻ gãy cuộc hành quân mang tên “Phượng Hoàng TG1” của quân đội Sài Gòn, bảo vệ an toàn trên 300 tấn vũ khí từ hậu phương miền Bắc chuyển vào và hệ thống trường quân y, trường huấn luyện, trường quân chính... tại căn cứ Thạnh Phong, Thạnh Phú.


Ở An Giang, bộ đội tỉnh chiến đấu suốt 4 tháng với Sư đoàn 21 tại vùng Bảy Núi; chống càn ở núi Phú Cường, núi Dài; hỗ trợ nhân dân phá banh ấp chiến lược Ba Chúc, Lương Phi...

Ở Mỹ Tho, Tiểu đoàn 261 phục kích đại đội bảo an, bắn cháy 2 xe M113 tại Tân Hiệp xã Tân Hội (24-3-1963). Tiểu đoàn 514 đột nhập ấp chiến lược Long Định tấn công tiểu đội dân vệ; hỗ trợ nhân dân nổi dậy phá banh ấp chiến lược Long Định (tháng 3-1963), ấp chiến lược trên trục lộ Vĩnh Kim - Đồng Hòa; phá ấp chiến lược từ Kim Sơn đến Song Thuận; phục kích diệt trung đội dân vệ tại cầu Thầy Tùng (Long Hưng), giải phóng vùng ven nối liền 5 xã thuộc huyện Châu Thành (tháng 4-1963)...; phục kích diệt Tổng Kỉnh, phá ấp chiến lược Bình Phan (Chợ Gạo), ấp chiến lược Thạnh Trị (Hòa Đông), ấp chiến lược An Hoa (Gò Công); bao vây bức hàng đồn Cẩm Sơn, đồn ông Đề, đồn cầu Ván; giải phóng xã Cẩm Sơn, xã Long Tiên (tháng 5-1963)1 (Phục kích đánh tan 2 đại đội bảo an của chi khu Cái Bè đến giải vây cho đồn Cẩm Sơn tại lộ Thầy Thanh, thu trên 80 súng, bắt 30 tù binh. Cuối cùng 20 binh lính trong đồn Cẩm Sơn đầu hàng, ta thu 20 súng)... Lực lượng vũ trang tỉnh bao vây, bức hàng, bức rút 2 chi khu quân sự, 160 đồn bót, giải phóng 52 xã.


Ở Kiến Phong, bộ đội huyện Hồng Ngự bao vây bức rút đồn Ụ Cờ Đen, Bình Phú, Cả Sơ, Sâm Sai..., giải phóng xã Bình Thành (tháng 6-1963).

Ở Kiến Tường, Quân giải phóng tỉnh, huyện phục kích bẻ gãy cuộc càn của quân ngụy tại nam Mộc Hóa (tháng 3-1963), cuộc càn tại kinh Năm Ngàn (tháng 6-1963). Đại đội 1 chủ lực tỉnh kết hợp với đại đội đặc công tỉnh đột kích căn cứ huấn luyện biệt kích Hiệp Hòa, Đức Hòa, tỉnh Kiến Tường (24-11-1963)1 (Diệt hàng chục lính, bắt hơn 100 lính, thu hơn 500 súng các loại).


Ở Long An, Đại đội 315 Quân giải phóng huyện Cần Đước cùng du kích xã Mỹ Lệ phục kích tiêu diệt trung đội bảo an xã Mỹ Lệ. Trận đánh gây thối động lớn, làm cho lính bảo an, dân vệ ở các đồn không dám hung hăng đàn áp đồng bào như trước (15-2-1963)2 (Diệt 24 lính, bắt 11 lính, thu 28 súng các loại (có 3 trung liên), 2 máy vô tuyến điện PRC25). Lực lượng vũ trang toàn tỉnh mở mảng tấn công đồn bót, hỗ trợ quần chúng phá banh 20 ấp chiến lược3 (Là những ấp chiến lược bị phá đầu tiên ở Long An), giải tán 2.800 thanh niên chiến đấu, thu 280 súng và 1.200 lựu đạn (tháng 10-1963).


Đến cuối tháng 9-1963, Quân khu 8 tổ chức hội nghị sơ kết 2 đợt hoạt động vũ trang (từ tháng 5 đến tháng 7 và từ tháng 7 đến tháng 9). Toàn Khu đã phá được 135 ấp chiến lược, bức rút 207 đồn bót, thuyết phục được hơn 6.000 lính cộng hòa bỏ ngũ, giải phóng được 44 vạn dân4 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 8: Quân khu 8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Sđd, tr.471). “Vùng giải phóng được mở rộng (Long An 57 xã, 1 huyện, Mỹ Tho 51 xã, Bến Tre 57 xã); Quân giải phóng làm chủ đến tận các thị xã, thị trấn và các trục đường giao thông quan trọng”5 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 8: Quân khu 8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Sđd, tr.471).


Trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, Tiểu đoàn 306 Quân khu 9, phối hợp với Tiểu đoàn U Minh 1, Tiểu đoàn pháo cao xạ, Quân giải phóng huyện Cái Nước, huyện Ngọc Hiển và du kích các xã tiến công tiêu diệt cụm cứ điểm Chà Là (tháng 1-1963)6 (Chà Là là một trận đánh lớn của lực lượng chủ lực miền Tây Nam Bộ, vừa diệt cứ điểm vừa đánh quân viện bằng trực thăng, nhảy dù. Kết quả, lực lượng chủ lực miền Tây Nam Bộ diệt binh lính tại cứ điểm, quân cứu viện gần 600 tên. Bắn rơi 19 máy bay, thu hàng trăm súng và 500 chiếc dù); bẻ gãy cuộc hành quân mang tên “Sóng tình thương” của quân ngụy tại rừng Năm Căn - căn cứ của Khu ủy và Tỉnh ủy Cà Mau (tháng 3-1963)1 (Thực hiện cuộc hành quân “Sóng tình thương” đánh vào căn cứ Năm Căn, chính quyền Sài Gòn sử dụng Sư đoàn 21 bộ binh, Lữ đoàn thủy quân lục chiến, Liên đoàn biệt động quân, 200 tàu chiến, 10 pháo...). Tiểu đoàn 306 và Quân giải phóng huyện Trần Văn Thời tiến công cụm cứ điểm sông Cái Tàu (5-3-1963)2 (Diệt và bắt sống gần 300 tên địch, số còn lại bỏ chạy về đồn Cây Khô). Quân giải phóng Quân khu đồng loạt tấn công chi khu Cái Nước, Đầm Dơi... (tháng 9-1963).


Ở Vĩnh Long, Quân giải phóng tỉnh tiến công diệt đồn Cây Dương (xã Ngãi Tứ), yếu khu Cái Ngang, phá banh các ấp chiến lược Ấp Nhứt, Ngãi Tứ, Bình Minh, Loan Mỹ, Mỹ Long, Hiệp Mỹ, Ngũ Lạc (huyện cầu Ngang); phục kích chống càn tại xã Nhị Long (tháng 3-1963).


Ở Rạch Giá, Tiểu đoàn U Minh 10 kết hợp với Tiểu đoàn 306 phục kích diệt trung đội biệt kích thuộc chi khu Kiến Hưng; hỗ trợ nhân dân Gò Quao nổi dậy phá banh ấp chiến lược Vĩnh Tuy, Vĩnh Phước, Thúy Liễu, Vĩnh Hòa Hưng (tháng 4-1963); đánh thiệt hại nặng đồn Cái Đuốc Lớn, Ngọc Chúc, Giồng Riềng (tháng 10-1963).


Ở Sóc Trăng, đơn vị pháo binh tỉnh tập kích vào sân bay Sóc Trăng, phá hủy gần 50 máy bay (10-9-1963). Tiểu đoàn 80 (Tiểu đoàn 96) cùng dân quân xã Vĩnh Hòa, Vĩnh Lộc tiến công tiêu diệt lực lượng bảo an ở Ngang Dừa - Bến Luông (18-10-1963).


Ở Cần Thơ, Tiểu đoàn Tây Đô phục kích lực lượng bảo an tại kinh Xáng Mới (15-2-1963); phá ấp chiến lược Cái Nai, Cái Da, Rạch Cau; bức rút đồn Ngã Tư Cây Dương - Phụng Hiệp, tiến công đồn Cây Mo, xã Trường Thành - Ô Môn, đồn Phú Hữu; chống càn ở Vĩnh Thuận Đông - Long Mỹ (tháng 5-1963), tiến công diệt đại đội bảo an ở Vàm Xáng, Hòa Lựu (tháng 10-1963). Lực lượng biệt động tiến công lính Mỹ tại khách sạn Trung Châu đốt cháy Phòng thông tin Mỹ tại đường Phan Đình Phùng...


Chỉ trong 7 ngày đầu tháng 10-1963, Quân giải phóng Cần Thơ đã bức rút khoảng 30 đồn bót, phá ấp chiến lược ở Ô Môn, Châu Thành, Long Mỹ...

Trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, Đại đội 51 huyện Xuyên Mộc kết hợp với du kích xã Phước Bửu tập kích lực lượng bảo an tại ấp Xóm Rẫy, xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc (2-5-1963). Đại đội 445 Quân giải phóng tỉnh kết hợp với Đại đội 25 Quân giải phóng huyện Long Đất và du kích xã Phước Hải tập kích trụ sở hội đồng xã Phước Hải; tấn công lực lượng biệt động quân, lính bảo an tại ấp chiến lược Phước Hải, Long Đất (1-12-1963).


Lực lượng Miền mở đợt hoạt động ở vùng Bến Súc, Cỏ Trách, Thanh An; tấn công diệt đồn Cây Trường - Bến Cát (31-12-1963), bẻ gãy cuộc hành quân Đại Phong, tấn công Tiểu đoàn biệt động Cọp đen tại số 32 Đường Long...


Trên địa bàn Sài Gòn - Gia Định, Đoàn Quyết thắng phối hợp với Quân giải phóng Miền tiến công đơn vị lính dù được mệnh danh là lực lượng sừng sỏ nhất của quân lực Sài Gòn tại xã An Nhơn Tây (tháng 6-1963)1 (Tại Củ Chi, chỉ riêng 3 tháng đầu năm 1963, lực lượng vũ trang huyện đã đánh 103 trận, diệt 89 tên, làm bị thương 139 tên, trừng trị 2 tên ác ôn trong ấp chiến lược, san bằng 1 bót, bắn sập và làm hư hỏng 2 tua gác. Riêng về chống càn, lực lượng vũ trang vùng ven đã đánh 99 trận, làm chết 90 tên địch (có 3 tên Mỹ), làm bị thương 143 tên, bắn hỏng 1 xe M113, 1 GMC, 1 xe Jeep).


Lực lượng biệt động tấn công Bộ Tư lệnh Mỹ tại Nam Việt Nam (MACV) (28-6-1963), rạp chiếu bóng Kinh Đô, nơi dành riêng cho sĩ quan và lính Mỹ (21-9-1963)2 (Kết quả 32 lính Mỹ chết, một số bị thương). Kết thúc năm 1963, bằng trận vận động phục kích tại cầu Xáng, C13 đã tiêu diệt 1 đại đội chủ lực của Sư đoàn 7 ngụy.


Dù thế, đến cuối năm 1963, chính quyền Sài Gòn cũng thu được một số thắng lợi: hơn 5.000 ấp chiến lược được thiết lập và gom được 6 triệu dân. Tuy nhiên, phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân miền Nam Việt Nam ngày một lan rộng, đặc biệt là phong trào đấu tranh của Phật giáo1 (Ngày 8-5-1963, chính quyền Sài Gòn ở Huế cấm Phật giáo treo cờ đã gây nên sự bất bình trong giới phật tử. Hơn hai vạn tăng ni, phật tử thành phố Huế đã rầm rộ xuống đường biểu tình phản đối chính quyền Sài Gòn. Ngô Đình Diệm đã ra lệnh đàn áp, hàng chục phật tử chết và bị thương. Làn sóng đấu tranh ủng hộ Phật giáo lan rộng và kéo dài suốt 3 tháng làm ngừng trệ một phần những nỗ lực chiến tranh của Mỹ), đã góp phần làm bùng phát mâu thuẫn nội bộ von đã âm ỉ ngay trong nội bộ chính quyền Sài Gòn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2023, 02:48:59 pm »

2. Tiến công góp phần đánh bại kế hoạch Mc. Namara của Mỹ trên chiến trường B2

Ngày 1-11-1963, được Mỹ ủng hộ, Dương Văn Minh cầm đầu nhóm đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm, nền đệ nhất cộng hòa sụp đổ. Tại nước Mỹ, Tổng thống Kennedy cũng bị ám sát. Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ đang đi vào ngõ cụt.


Để cứu vãn tình hình, hai mươi ngày sau khi lên làm Tổng thống, Johnson cử ngay một phái đoàn quân sự gồm 15 thành viên do Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc. Namara dẫn đầu sang miền Nam Việt Nam nghiên cứu tình hình và đề ra “kế hoạch Johnson - Mc. Namara”, chuyển trọng tâm chiến lược từ “tìm diệt và bình định”, lập ấp chiến lược ồ ạt trên toàn miền Nam sang “quét, giữ và bình định”, lập ấp tân sinh “có trọng điểm”.


Thực thi quyết sách mới, Mỹ tăng cường viện trợ cho chính quyền Sài Gòn năm 1964 lên 216,4 triệu USD và nâng số cố vấn quân sự Mỹ lên 30.000 người1 (Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.492, 500). Đối với quân đội Sài Gòn, năm 1964, lực lượng cũng tăng lên 500.000 tên (trong đó có 250.000 quân chính quy), 700 máy bay các loại2 (Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975 - Thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.492, 500).


Với tiềm lực quân sự hùng hậu đó, quân đội Sài Gòn đẩy mạnh các chiến dịch “quét, giữ và bình định”, bí mật tung biệt kích ra miền Bắc Việt Nam và Lào..., tạo nên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ”, dùng không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam... nhằm “tiêu diệt tận gốc lực lượng cộng sản Bắc Việt”, cắt đứt nguồn tiếp tế lớn về người, của và vũ khí cho miền Nam.


Trước sự leo thang chiến tranh của Mỹ, tháng 12-1963, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) xác định phát huy hơn nữa nội lực của cả dân tộc để thực hành cuộc trường kỳ kháng chiến chống xâm lược. Nghị quyết hội nghị nêu rõ: phải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang một cách linh hoạt tùy theo từng vùng, từng địa phương để đạt hiệu quả cao nhất, trong đó đấu tranh vũ trang đóng vai trò trực tiếp.


Tháng 3-1964, Trung ương Cục tổ chức hội nghị lần thứ hai, khẳng định: “Chúng ta có khả năng không những đánh bại kế hoạch Mắc Namara như đã đánh bại kế hoạch Xtalây - Taylo mà còn có thể tranh thủ thời cơ phát triển phong trào và thực lực tương đối nhanh chóng để làm chuyến biến so sánh lực lượng giữa ta và địch”3 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.25, tr.715-716). Quán triệt tinh thần đó, Quân giải phóng trên chiến trường B2 quyết định đẩy mạnh hoạt động vũ trang, hỗ trợ phong trào đấu tranh chính trị đang dâng cao trong nhân dân toàn miền Nam.


Trên địa bàn Trung Nam Bộ, tại Mỹ Tho, Quân giải phóng tỉnh mở mảng Ba Tri, Bình Đại..., hỗ trợ quần chúng nổi dậy phá ấp chiến lược.


Tại Bến Tre, lực lượng vũ trang tỉnh tiến công ấp chiến lược Giồng Trôm, An Thạnh...; tiêu diệt đồn bảo an tại ngã ba Cây Điệp; bức hàng, bức rút hệ thống đồn bót tại các xã Phước Mỹ Trung, Hưng Khánh Trung, Nhuận Phú Tân, Thành An, An Định, Tân Trung, Cẩm Sơn, Ngãi Đăng, An Thới,... giải phóng một vùng rộng lớn nôl liền từ nam đến bắc Mỏ Cày (tháng 2-1964).


Tại Long An, bộ đội tỉnh phục kích bẻ gãy cuộc càn của Tiểu đoàn 30 biệt động - một trong những đơn vị hiện đại, tinh nhuệ bậc nhất của quân lực Việt Nam Cộng hòa - tại đồng Mương Trám, huyện Bến Lức (27-4-1964)1 (Đánh thiệt hại nặng 2 đại đội biệt động quân, thu 200 súng các loại, 40 thùng đạn; bắn hỏng 4 máy bay trực thăng, 2 ca nô chở quân. Trận đánh thể hiện sự phát triển mới về trình độ tổ chức chỉ huy và khả náng chiến đấu của Quân giải phóng). Tiểu đoàn 263 kết hợp với du kích huyện Đức Huệ tiến công lực lượng bảo an, thanh niên chiến đấu tại Mỹ Quý Tây (Đức Huệ); phá banh và giải phóng hơn 3.000 dân khỏi Khu trù mật Quéo Ba, mồ thông tuyến hành lang biên giới từ Tây Ninh về Đồng Tháp Mười (18-10-1964); tiêu diệt đồn Phú Khánh, An Quy, An Nhơn, bức rút hơn 40 đồn bót trên địa bàn huyện Thạnh Phú, giải phóng nhiều khu vực rộng lớn ở Ba Tri, Mỏ Cày với trên 16.000 dân. Đặc biệt trong các đợt “mở mảng”, “mở để" trong năm 1964, Quân giải phóng Long An đã tổ chức được trên 16.000 trận đánh lớn nhỏ; bẻ gãy nhiều cuộc càn lớn của Sư đoàn 25 - một sư đoàn thiện chiến của quân ngụy; làm chủ cơ bản 50 xã, trong đó giải phóng hoàn toàn huyện Đức Huệ.


Trên địa bàn miền Tây Nam Bộ: tại Rạch Giá, Tiểu đoàn 309 Quân khu 9 tiến công chi khu Vĩnh Thuận; phục kích đánh tan lực lượng biệt kích, bảo an, lính dù chi viện từ Huyện Sử tại Công Đá1 (Đoạn giữa Vĩnh Thuận và Huyện Sử). Quân giải phóng huyện Phụng Hiệp phá banh hệ thống ấp chiến lược ở vùng giáp ranh 3 huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Kế Sách (tháng 4-1964). Bộ đội Quân khu 9 cùng với bộ đội địa phương tỉnh tổ chức tiến công chi khu Gò Quao, Sóc Ven, bức rút các đồn Cầu Đúc, Bà Lớn, Xáng Cụt, giải phóng hoàn toàn xã Vĩnh Hòa Hưng, khai thông tuyến hành lang từ U Minh Thượng lên Giồng Riềng (tháng 7-1964). Tiểu đoàn 207 (tức Tiểu đoàn U Minh 10) tiến công đồn Kinh Mười xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp; bao vây bức rút đồn Cây Dừa, sông Cái Bé (16-7-1964)...


Tại Cà Mau, Quân giải phóng huyện Tân Hiệp phối hợp với Tiểu đoàn tỉnh An Giang (Quân khu Cool diệt gọn chi khu Kiên Lương (tháng 10-1964). Quân giải phóng huyện An Biên bao vây đánh lấn chi khu Hiếu Lễ (tháng 11-1964), bức rút các đồn trên kinh xáng Xẻo Rô, giải phóng 5 xã, nối liền với các xã giải phóng của huyện Vĩnh Thuận và vùng U Minh Hạ, tạo thành một vùng căn cứ rộng lớn ở miền Tây Nam Bộ.


Tại Sóc Trăng, Tiểu đoàn Phú Lợi bám đánh địch trên tuyến Tân Lập - Mỹ Hòa, phá ấp chiến lược Giồng Chùa (xã An Ninh), Ngang Hồ, Giếng Nước (xã Vĩnh Thanh), Tà sốt (huyện Vĩnh Châu); hỗ trợ quần chúng phá ấp chiến lược Trà sết. Tiểu đoàn 309, Tiểu đoàn 70 và đại đội địa phương huyện Thối Bình kỳ tập Trung tâm huấn luyện biệt kích Huyện Sử (19-5-1964)1 (Quân giải phóng đào chiến hào lấn dần vào căn cứ, bất ngờ tiến công diêt 150 tên, làm bị thương và bắt sống 100 tên, thu toàn bộ vũ khí. Từ đó, chiến thuật “bao vây đánh lấn” của Tư Đức được phổ biến áp dụng rộng rãi trong toàn Khu). Lực lượng vũ trang huyện Châu Thành tiến đánh đồn bót địch trên tuyến Tân Lập - Mỹ Hòa, phá ấp chiến lược Giồng Chùa, mở rộng vùng giải phóng đến sát thị xã; phá banh các ấp chiến lược Giếng Nước (Vĩnh Trạch), ấp chiến lược Ngang Rồ. Đến cuối năm, Sóc Trăng phá dứt điểm 93 ấp chiến lược, phá banh 91 ấp, giải phóng 12 xã với 136.000 dân (tháng 10-1964).


Tại Cần Thơ, Tiểu đoàn Tây Đô tiến công diệt đồn Ba cửa (Thốt Nốt), giải tán toàn bộ lực lượng dân vệ (29-6-1964).

Tại Vĩnh Long, huyện Tam Bình giải phóng xã Ngãi Tứ, Bình Minh, Mỹ Lộc, Hậu Lộc, Song Phú; huyện Châu Thành A phá lỏng khu vực “vành đai trắng”, phá tan ấp chiến lược Phước Ngươn B - mô hình kiểu mẫu của ngụy, ở Bình Minh, An Khánh, Phú Long, Mỹ Thuận B, Tân Thuận Đông và toàn huyện Tiểu cần... hệ thống ấp chiến lược đều bị phá banh.


Cao trào phá ấp chiến lược ở Vĩnh Long, Trà Vinh phát triển mạnh. Quân giải phóng làm chủ nhiều vùng rộng lớn liên hoàn từ vùng ven sông Tiền, sông Hậu, sông Măng Thít, mở rộng hành lang từ Hậu Giang qua Tiền Giang.


Đến giữa năm 1965, ở miền Tây Nam Bộ, trung bình mỗi tỉnh chỉ còn lại khoảng 20 ấp chiến lược so với khoảng 200 ấp chiến lược tại thời điểm năm 1963. Bộ đội đã giải phóng được 200 xã 2.200 ấp với 2 triệu dân, tạo nên vùng giải phóng rộng lớn nối thông từ Cần Thơ qua Cà Mau đến Rạch Giá.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2023, 02:51:00 pm »

Trên địa bàn cực Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên, Đại đội 460 Hàm Tân phục kích tiểu đội biệt kích tại Cốt Long, xã Văn Mỹ (16-4-1963); Đại đội 486 bộ đội tỉnh phục kích lực lượng Biệt động quân tại khu vực Cây Cày, đoạn Tánh Linh - Suôi Kiết (12-7-1963); Đại đội 481, 489 kết hợp với lực lượng công binh tỉnh Bình Thuận phục kích lực lượng bảo vệ đoàn xe lửa tại khu vực giữa ga Sông Phan - Suối Vận thuộc xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam (30-10-1963); Đại đội 486 kết hợp với 1 đại đội thuộc Tiểu đoàn 186 của Quân khu 6 phục kích Đại đội bảo an số 397, Đại đội bảo an số 310 và lực lượng biệt kích tại Dốc Sỏi, tỉnh lộ 23 (11-11-1964)1 (Đánh thiệt hại nặng Đại đội bảo an số 387, 1 trung đội bảo an công vụ, 1 trung đội biệt động quân, 1 trung đội của Đại đội bảo an số 310 và 2 tên cố vấn Mỹ; bắn cháy 3 xe thiết giáp, 1 xe Jeep, 6 xe GMC, thu 47 súng các loại (có 2 đại liên, 1 súng cối 60 ly, 2 trung liên), thu hàng ngàn viên đạn, phá hủy 4 khẩu đại liên và nhiều phương tiện chiến tranh của địch); Đại đội 460 Hàm Tân tập kích lực lượng dân vệ tại ấp Hiệp An, xã Tân Hải (24-11-1964); Đại đội 480 tập kích lực lượng cảnh sát dã chiến tại cổng chữ Y, phường Lạc Đạo, thị xã Phan Thiết (25-12-1964)2 (Đây là trận đánh đầu tiên của Đại đội 480 vận dụng chiến thuật đặc công giành thắng lợi lớn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đánh trận mở màn trong đợt hoạt động mùa khô năm 1965 của tỉnh Bình Thuận)...


Trên địa bàn Sài Gòn - Gia Định, Đội biệt động 159 tập kích bọn quan chức cao cấp Mỹ và ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn tại rạp hát Kinh Đô (16-2-1964)3 (Rạp hát bị hư hại nặng. Lực lượng công binh ngụy tới giải quyết hậu quả của trận đánh suốt từ 19 giờ tôi hôm trước đến 10 giờ sáng hôm sau mới xong. Trận tập kích rạp Kinh Đô gây tiếng vang lớn khắp thành phố Sài Gòn và toàn Miền. Đơn vị được tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng Ba. Ba chiến sĩ tham gia đều được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Nhất và được phong cấp. Đặc biệt, đơn vị vinh dự được Đại tướng Nguyễn Chí Thanh viết thư động viên, chúc mừng thắng lợi. Sau trận đánh, lực lượng biệt động thành phố có thêm một cách đánh mới, đó là chiến thuật cường tập kết hợp trái nổ chậm với giật nụ xòe tấn công tiêu diệt địch ở những mục tiêu quan trọng, diệt nhiều địch); Đội biệt động 65 đánh chìm tàu US CARD (Mỹ) tại cảng Sài Gòn, làm hư hỏng và chìm theo 21 máy bay lên thẳng HU1A, 2 máy bay trinh sát L.19, 1 máy bay AD6 (2-5-1964)1 (Với chiến công đánh tàu US CARD, Đội biệt động 65 được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng Nhì. Đồng chí Lâm Sơn Náo được tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba. Đồng chí Nguyễn Phú Hùng và đồng chí Sáu Cường (người vận chuyển thuốc nổ vào thành pho) được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Bạ). Tiểu đoàn 1 Quyết Thắng, Trung đội bộ đội huyện Củ Chi và du kích xã An Nhơn Tây vây ép đồn An Nhơn Tây kết hợp với Trung đoàn 1 chủ lực Miền, phục kích Trung đoàn 7 Sư đoàn 5 ngụy tại xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi2 (Sau 10 ngày chiến đấu, ta tiêu diệt và bắt 170 tên đích, bắn hỏng và bắn cháy 11 xe tăng, xe thiết giáp, 2 máy bay, thu 1 xe M113, 2 súng 12mm) (từ ngày 1 đến ngày 10-7-1964). Ban Quân báo biệt động Sài Gòn - Gia Định tập kích bọn quan chức, nhân viên kỹ thuật Mỹ - ngụy và chư hầu tại khách sạn Caravelle (24-10-1964)3 (Theo báo cáo của cơ sở nội thành, mìn nổ làm sập và hư hỏng 43 phòng địch bị thương vong nhiều tên, trong đó chêt 1 tên, bị thương nặng 1 tên Thiếu tá - đại diện Văn phòng Úc và 3 nhân viên. Ta an toàn. Trận đánh khách sạn Caravelle là trận đánh lớn và đầu tiên của Ban Quân báo trinh sát (tiến thân của Đội 5 biệt động anh hùng) đã tạo tiếng vang về chính trị, nhất là khi ngụy quyền Sài Gòn trên đà sụp đổ. Trận đánh giành thắng lợi do ta chuẩn bị tốt từ khâu chọn mục tiêu, phương án chiến đấu công tác điều nghiên, trình độ thực hành kỹ thuật đánh bằng mìn (khối thuốc nổ) hẹn giờ. Mặc dù “sự cố mìn không nổ, phải kéo dài sang ngày thứ hai, nhưng tổ chiến đấu đã khắc phục mọi khó khăn, linh hoạt xử trí tình huống, không sợ hy sinh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ). Đội 5 biệt động tập kích cư xá Brink (24-12-1964)4 (Phá hủy 39 xe ô tô và một đài phát sóng vô tuyến của địch. Ta tiêu thụ 200kg thuốc nổ, tự hủy 1 xe ô tô. Toàn đội chiến dấu trở về căn cứ an toàn. Với chiến công tập kích cư xá Brink, Đội 5 được Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng Nhì. Nguyễn Thanh Xuân được tặng Huân chương Quân công giải phóng hạng Ba)...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM