Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:25:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 1961-1976  (Đọc 3061 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2023, 12:58:02 pm »

- Tên sách: Lịch sử Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 1961-1976
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia - Sự thật
- Năm xuất bản: 2016
- Người số hóa: macbupda, vnmilitaryhistory


Chỉ đạo nội dung
   ĐẢNG ỦY - BỘ TƯ LỆNH QUÂN KHU 7

Tổ chức thực hiện
   BỘ THAM MƯU QUÂN KHU 7

Biên soạn
   Đại tá, PGS.TS. HỒ SƠN ĐÀI
   TS. HỒ SƠN DIỆP
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:14:50 pm gửi bởi vnmilitaryhistory » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #1 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2023, 12:58:31 pm »

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ của nhân dân ta đã thắng lợi vẻ vang. Đó là cuộc đối đầu giữa dân tộc ta và một lực lượng quân sự cực kỳ hùng mạnh, quân đội của một nước đế quốc đầu sỏ với âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân mới ở Đông Nam Á. Trong cuộc chiến đấu ấy, miền Nam là chiến trường chính, trong đó địa bàn Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên (bao gồm thành phố Sài Gòn, gọi tắt là B2) là nơi đối đầu khốc liệt nhất giữa ý chí giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của quân và dân ta với những chiến lược chiến tranh tân kỳ nhất của Mỹ. Các lực lượng vũ trang cách mạng trên chiến trường B2 (thường gọi là Quân giải phóng miền Nam trên chiến trường B2 - một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam) đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, xứng đáng với lòng tin của nhân dân cả nước, lòng tin của Đảng và Bác Hồ vĩ đại, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của cả dân tộc, hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.


Nhằm tái hiện lại lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ trên địa bàn B2, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 đã giao cho các nhà sử học, khoa học quân sự tiến hành biên soạn nhiều công trình khoa học tổng kết chiến tranh và lịch sử của các đơn vị, khu vực trên địa bàn. Trong đó, công trình Lịch sử Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 (1961-1976) do Đại tá, PGS.TS. Hồ Sơn Đài và TS. Hồ Sơn Diệp biên soạn đã cố gắng đi sâu tái hiện có hệ thống và toàn diện quá trình hình thành, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đây là một công trình khoa học có giá trị trong việc góp phần tổng kết lịch sử kháng chiến của miền Nam nói chung và của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 nói riêng. Với mong muốn cung cấp cho bạn đọc, các nhà nghiên cứu một nguồn sử liệu quý, góp phần giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau, Bộ Tư lệnh Quân khu 7 phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản cuốn Lịch sử Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 (1961-1976).


Mặc dù đã rất cố gắng trong quá trình biên soạn và xuất bản, song nội dung cuốn sách khó tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để lần xuất bản sau nội dung cuốn sách được hoàn chỉnh hơn.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.


Tháng 9 năm 2016
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:14:43 pm gửi bởi vnmilitaryhistory » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #2 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2023, 12:59:03 pm »

LỜI NÓI ĐẦU

Vấn để xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang luôn luôn là một nội dung then chốt trong tiến hành chiến tranh cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, quán triệt những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, chấp hành sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam và các cấp ủy Đảng trên chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ đã lãnh đạo xây dựng lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang ba thứ quân, phát động quần chúng xây dựng lực lượng chính trị, tiến lên xây dựng lực lượng vũ trang đi đôi với vũ trang cho quần chúng rộng rãi. Trên cơ sở đó, Quân giải phóng ra đời.


Để tiến hành kháng chiến, trong thời kỳ chống đế quốc Mỹ địa bàn Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, trong đó có thành phố Sài Gòn, được tổ chức thành một chiến trường gọi tắt là B2. Tên của cơ quan chỉ huy các lực lượng vũ trang cách mạng trên chiến trường B2 lúc bấy giờ là Bộ Chỉ huy (từ năm 1971 gọi là Bộ Tư lệnh) các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam, thường gọi tăt là Bộ Chỉ huy Miền hoặc Bộ Tư lệnh Miền. Tên của các lực lượng vũ trang cách mạng trên chiến trường B2 lúc đó cũng gọi là Lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam, thường gọi là Quân giải phóng miền Nam trên chiến trường B2.


Kể từ ngày thành lập (năm 1961) đến ngày kết thúc nhiệm vụ (năm 1976), Quân giải phóng miền Nam trên chiến trường B2 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và Quân đội giao phó, vừa chiến đấu, công tác, vừa xây dựng, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ - ngụy trên chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam thống nhất nước nhà.


Với nguồn tư liệu có được, chúng tôi mong muốn dựng lại một cách hệ thống và toàn diện quá trình hình thành xây dựng, chiến đấu và công tác của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Nội dung cuốn sách có thể còn những sự kiện đánh giá cần được tiếp tục hiệu đính. Chúng tôi mong đợi sự thể tất và góp ý của quý bạn đọc.


Tháng 8-2016
PGS, TS. HỒ SƠN ĐÀI - TS. HỒ SƠN DIỆP
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:14:36 pm gửi bởi vnmilitaryhistory » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #3 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:00:22 pm »

Mở đầu
CHIẾN TRƯỜNG B2 VÀ NHỮNG ĐƠN VỊ VŨ TRANG TIỀN THÂN


I. CHIẾN TRƯỜNG B2

1. Địa lý quân sự

B21 (Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ, chiến trường miền Nam (từ nam vĩ truyến 17 trở vào, gọi là chiến trường B) được tổ chức thành 4 khu vực với các mật danh B1, B2, B3, B4. B1 gồm khu vực duyên hải Trung Trung Bộ (các tỉnh từ Đà Nẵng vào đến Khánh Hòa). B2 gồm khu vực Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (các tỉnh từ Ninh Thuận, Bình Thuận, Lâm Đồng vào đến Cà Mau). B3 gồm khu vực Tây Nguyên (các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk). B4 gồm khu vực nam vĩ tuyến 17 đến bắc đèo Hải Vân (các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huê)) là mật danh tổ chức quân sự trên chiến trường các tỉnh Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (theo quy ước trong kế hoạch chỉ đạo tác chiến và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Nam Việt Nam, được Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương thông qua năm 1961). Tổ chức quân sự trên chiến trường B2 bao gồm Quân khu 6 (cực Nam Trung Bộ), Quân khu 7 (Đông Nam Bộ), Quân khu 8 (Trung Nam Bộ), Quân khu 9 (Tây Nam Bộ) và Quân khu Sài Gòn - Gia Định. Cơ quan chỉ huy chiến trường là Ban Quân sự, sau đổi thành Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Bộ Chỉ huy Miền, từ năm 1971 là Bộ Tư lệnh Miền). Theo đó, lực lượng vũ trang tập trung trên chiến trường B2 gọi là bộ đội chủ lực Miền và bộ đội các quân khu thuộc Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, gọi chung là Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.


Địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ thuộc phần đất cuối cùng phía Nam của Tổ quốc, có vùng rừng núi chạy dọc với dãy Trường Sơn, có thành phố thủ phủ của các chế độ ngụy quyền Sài Gòn, có đồng bằng sông Cửu Long phì nhiêu, có bờ biển dài với nhiều cửa sông và đường biên giới giáp với Vương quốc Campuchia. Tựu trung, chiến trường B2 có ba vùng chiến lược hoàn chỉnh: rừng núi, đồng bằng và đô thị.


Vùng rừng núi kéo dài từ miền Đông Nam Bộ đến các tỉnh cực Nam Trung Bộ nối liền với Nam Tây Nguyên và Đông Bắc Campuchia. Núi cao, rừng rậm và nhiều khu vực tương đối bằng phẳng, vùng rừng núi có đặc điểm thuận lợi cho việc cơ động và trú đóng quân, xây dựng lực lượng và dự trữ cơ sở vật chất, hình thành căn cứ địa và hậu phương chiến lược tại cho rộng lớn của cả miền Nam Đông Dương. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nơi đây trở thành căn cứ địa của các cơ quan đầu não kháng chiến, nơi xây dựng các đơn vị chủ lực mạnh, nơi tập kết đứng chân và phát triển tiến công của các binh đoàn chủ lực về giải phóng Sài Gòn trên các hướng bắc và đông bắc.


Vùng đồng bằng bao gồm rẻo duyên hải mạn thấp các tỉnh miền Đông Nam Bộ, vùng ven thành phố Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long. Địa hình bằng phẳng, sông rạch dọc ngang chằng chịt, khuất khúc bất ngờ, những cánh rừng tràm, rừng đước, dừa nước bạt ngàn, dân cư đông đúc, kinh tế trù phú, vùng nông thôn đồng bằng có đặc điểm thuận lợi cho việc phát triển chiến tranh du kích rộng khắp, phát triển phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng và cung cấp sức người, sức của cho kháng chiến.


Vùng đô thị bao gồm Sài Gòn và các thành phố, thị xa lớn khác như Phan Thiết, Biên Hòa, Vũng Tàu, Mỹ Tho, Cần Thơ... Các đô thị thường nằm ở những địa bàn xung yếu, trấn giữ các đầu mối hoặc trục đường giao thông chiến lược cả về đường bộ, đường sông, đường biển và đường không; nơi tập trung nhiều cơ sở kinh tế công nghiệp có mối quan hệ giao lưu mật thiết và nhanh chóng với vùng nông thôn đồng bằng bao quanh. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, các đô thị, đặc biệt là thành phố Sài Gòn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và hệ thống căn cứ quân sự của địch; nơi đặt bản doanh chỉ đạo, chỉ huy toàn bộ cuộc chiến tranh hoặc từng vùng chiến trường của thế lực xâm lược và bè lũ tay sai. Với ta, nơi đây là trung tâm của các phong trào đấu tranh chính trị và địch ngụy vận, nơi hàng vạn nhân sĩ, trí thức, học sinh, sinh viên, nhân viên kỹ thuật rời đô thành ra đi kháng chiến.


Cư dân ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ có nhiều dân tộc khác nhau (Việt, Xtiêng, Chơro, Châu Mạ, Chăm, Hoa, Khmer...) với nhiều tôn giáo lớn (Thiên Chúa giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Cao Đài, Hòa Hảo...). Chiếm tuyệt đại bộ phận trong số họ là nông dân. Công cuộc khẩn hoang, làm chủ thiên nhiên và đấu tranh chống áp bức, bóc lột, chống giặc ngoại xâm trên vùng đất mới đã cố kết họ thành một khối đoàn kết gắn bó, hun đúc nơi họ ý chí khảng khái, bất khuất trước mọi cản trở của hoàn cảnh, tinh thần tự lực, tự cường và sự năng động, sáng tạo cả trong làm ăn và đánh giặc. Từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh chống xâm lược diễn ra liên tục và đều khắp với những cao trào mang dấu ấn sâu sắc trong lịch sử cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945. Quân và dân nơi đây bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước với hành trang kinh nghiệm rất phong phú về đấu tranh chính trị, đấu tranh quân sự, đấu tranh địch ngụy vận cả ở vùng tự do, vùng tranh chấp và vùng tạm bị chiếm, cả ở vùng nông thôn - rừng núi, nông thôn - đồng bằng và đô thị.


Chiến trường B2 là địa bàn chiến lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đối với địch, đây là nơi thực hiện tập trung nhất chủ nghĩa thực dân kiểu mới và các chiến lược chiến tranh; nơi chúng thực hiện thí điểm các biện pháp chiến lược, chiến thuật như “ấp chiến lược”, “thiết xa vận”, “trực thăng vận” (trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt”); “tìm diệt”, “bình định”, “quét và giữ” (trong chiến lược “chiến tranh cục bộ”); “bình định thí điểm”, “bình định cấp tốc”, “bình định đặc biệt” (trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”); là địa bàn cố thủ trong nỗ lực chia cắt đất nước, duy trì ách thống trị của đế quốc Mỹ và chế độ ngụy quyền tay sai.


Đối với ta, B2 là chiến trường trọng điểm của toàn miền Nam, nơi Trung ương Đảng tập trung chỉ đạo giải quyết những vấn đề chiến lược chủ yếu nhất tại chiến trường nhằm phát triển cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi. Phong trào Đồng khởi năm 1960, phong trào phá ấp chiến lược năm 1963, những trận đánh Mỹ đầu tiên và những chiến dịch tiêu diệt lớn những năm 1965 - 1967, cuộc Tổng công kích Xuân Mậu Thân năm 1968, phong trào đấu tranh đô thị, đòn phản công trên tuyến biên giới và phát triển tiến công mở rộng vùng giải phóng sang Campuchia năm 1970, cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và trận quyết chiến chiến lược cuối cùng mùa Xuân năm 1975 trên chiến trường B2 là chuỗi biến cố lịch sử mà ý nghĩa của nó có tác dụng làm chuyển biến toàn bộ tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Có thể nói rằng, Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ là địa bàn có khả năng thể hiện sự vận dụng đầy đủ đường lối quân sự, đường lối chính trị của Đảng ta về tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện; địa bàn có điều kiện thể hiện một cách trực tiếp truyền thống đoàn kết chiến đấu chống kẻ thù chung của hai dân tộc Việt Nam - Campuchia; nơi mở đầu và kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược của nhân dân ta trong 30 năm qua.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:14:28 pm gửi bởi vnmilitaryhistory » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #4 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:02:26 pm »

2. Tổ chức chiến trường

Trong quá trình xâm lược Việt Nam, tại chiến trường Nam Bộ, Mỹ - ngụy tổ chức thành các vùng chiến thuật, tiểu khu, chi khu và tổ chức này không ngừng thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể.

Năm 1961, chính quyền Ngô Đình Diệm giải tán các tổ chức quân khu được thiết lập từ trước đó, chia lãnh thổ miền Nam thành ba vùng chiến thuật 1, 2, 31 (Vùng 1 chiến thuật gồm các tỉnh từ Quảng Ngãi trở ra vĩ tuyến 17. Vùng 2 chiến thuật gồm các tỉnh Cao nguyên và cực Nam Trung Bộ. Dưới vùng chiến thuật là khu chiến thuật, tiểu khu (tỉnh) và chi khu (quận). Mỗi vùng chiến thuật có một quân đoàn (gồm từ 2 đến 4 sư đoàn) phụ trách. Bộ Tư lệnh Quân đoàn đồng thời là Bộ Tư lệnh Vùng chiến thuật). Các tỉnh Nam Bộ thuộc vùng 3 chiến thuật do Quân đoàn 3 phụ trách. Địa bàn của vùng 3 chiến thuật gồm tổng cộng 26 đơn vị hành chính. Thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức thành quân khu đặc biệt.


Năm 1963, ngụy quyền Sài Gòn tách các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long ra khỏi vùng 3 chiến thuật để thành lập vùng 4 chiến thuật và đồng thời với nó là thành lập Quân đoàn 4. Theo đó, toàn miền Nam có 4 vùng chiến thuật và riêng ở Nam Bộ có vùng 3 chiến thuật, vùng 4 chiến thuật. Vùng 3 chiến thuật - Quân đoàn 3 gồm các tỉnh Phước Long, Bình Dương, Biên Hòa, Bình Long, Long Khánh, Phước Tuy, Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An. Trực thuộc vùng 3 chiến thuật có khu chiến thuật 31 (gồm các tiểu khu Tây Ninh, Hậu Nghĩa, Long An), khu chiến thuật 32 (gồm các tiểu khu Bình Dương, Bình Long, Phước Long), khu chiến thuật 33 (gồm các tiểu khu Biên Hòa, Long Khánh, Bình Tuy, Phước Tuy) và Biệt khu thủ đô (Sài Gòn - Gia Định). Vùng 4 chiến thuật - Quân đoàn 4 gồm các tỉnh Gò Công, Kiến Tường, Định Tường, Kiến Hòa, Kiến Phong, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình, Châu Đốc, An Giang, Phong Dinh, Ba Xuyên, Kiên Giang, Chương Thiện, Bạc Liêu và An Xuyên. Trực thuộc vùng 4 chiến thuật có khu chiến thuật 41 (gồm các tiểu khu Châu Đốc, An Giang, Sa Đéc, Vĩnh Long, Vĩnh Bình), khu chiến thuật 42 (gồm các tiểu khu Kiên Giang, Phong Dinh, Chương Thiện, Ba Xuyên, Bạc Liêu, An Xuyên), khu chiến thuật 43 (gồm các tiểu khu Định Tường, Kiến Tường, Kiên Hòa, Gò Công). Ngoài ra còn có khu chiến thuật đặc biệt bán tự trị 44 làm nhiệm vụ bảo vệ an ninh khu vực tây bắc đồng bằng sông Cửu Long dọc biên giới Việt Nam - Campuchia (giải thể năm 1973).


Năm 1969, đế quốc Mỹ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, rút dần quân chiến đấu về nước. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu cải tổ lại tổ chức lãnh thổ và bộ máy lãnh đạo chính trị - quân sự từ trung ương đến địa phương theo hướng tập trung quyền lực và thống nhất chỉ huy trên toàn miền Nam. Theo đó, tại Nam Bộ vẫn tồn tại hai quân khu (vùng chiến thuật), một loại tổ chức quân sự - hành chính làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh lãnh thổ và bình định, xây dựng tại chỗ. Dưới quân khu là khu trách nhiệm chiến thuật (khu chiến thuật cũ), tiểu khu (tỉnh), rồi chi khu (quận). Người đứng đầu mỗi cấp vừa giữ quyền lãnh đạo hành chính vừa giữ quyền chỉ huy quân đội (quân khu, quân đoàn, tiểu khu, chi khu). Tư lệnh quân khu - quân đoàn làm đại biểu chính phủ tại lãnh thổ quân khu (vùng chiến thuật cũ); tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng, quận trưởng kiêm chi khu trưởng. Tổ chức này tồn tại cho đến ngày 30-4-1975.


Dựa trên cơ sở tổ chức đơn vị hành chính tỉnh, huyện, xã có sẵn và kế thừa kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, tại Nam Bộ, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, Bộ Tư lệnh các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Bộ Chỉ huy Miền) dưới sự lãnh đạo của Trung ương Cục miền Nam đã không ngừng điều chỉnh, củng cố lại tổ chức chiến trường phù hợp với nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng cụ thể.


Năm 1961, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta chuyển sang thời kỳ chiến tranh cách mạng mới, lực lượng vũ trang và hệ thống chỉ huy quân sự các cấp được thành lập lại. Chiến trường B2 được tổ chức thành các quân khu hình thức tổ chức quân sự theo lãnh thổ (mật danh quân sự là T). Theo đó:

- T1 (Quân khu 7 - Đông Nam Bộ) gồm 8 tỉnh: Bà Rịa (gồm cả thị xã Vũng Tàu), Biên Hòa, Long Khánh, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Long, Phước Long và Phước Thành (gồm huyện Tân Uyên của tỉnh Biên Hòa và huyện Phước Vĩnh của tỉnh Bình Dương).

- T2 (Quân khu 8 - Trung Nam Bộ) gồm 8 tỉnh: Long An, Mỹ Tho, Gò Công, Long Xuyên, Châu Đốc, Sa Đéc, Bến Tre và Kiến Phong (gồm Cao Lãnh của tỉnh Sa Đéc và Mộc Hóa của Tân An).

- T3 (Quân khu 9 - Tây Nam Bộ) gồm 7 tỉnh: Vĩnh Long, Trà Vinh, Cần Thơ, Sóc Trăng (gồm cả Côn Đảo), Rạch Giá, Cà Mau, Hà Tiên. Tỉnh Bạc Liêu chia đôi, một nửa nhập về tỉnh Sóc Trăng, một nửa nhập về tỉnh Cà Mau.

- T4 (Quân khu Sài Gòn - Gia Định) gồm thành phố Sài Gòn - Chợ Lớn và các huyện ngoại thành: Bình Tân, Tân Bình, Bình Chánh, Nhà Bè, Thủ Đức, Dĩ An, Gò Vấp, Hóc Môn và Củ Chi.

- T6 (Quân khu 6 - cực Nam Trung Bộ) gồm 7 tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Quảng Đức.

Trực thuộc các quân khu là tỉnh đội, huyện đội, xã đội.

Từ năm 1962 đến năm 1966, Bộ Chỉ huy Miền tổ chức lại chiến trường. Năm 1962, Quân khu 10 (T10) được thành lập gồm các tỉnh Bình Long, Phước Long (thuộc Quân khu 7) và các tỉnh Quảng Đức, Lâm Đồng (thuộc Quân khu 6). Năm 1963, Quân khu 10 giải thể (tỉnh Bình Long trở về Quân khu 7, các tỉnh còn lại trở về Quân Ịriiu 6); hai tỉnh Khánh Hòa, Đắk Lắk nhập về Quân khu 5; đồng thời 2 tỉnh Bà Rịa, Long Khánh sáp nhập lại thành tỉnh Bà Rịa - Long Khánh. Năm 1966, tỉnh Bà Rịa - Long Khánh sáp nhập với tỉnh Biên Hòa thành tỉnh Long - Bà - Biên; tỉnh Phước Thành giải thể; Quân khu 10 tái thành lập gồm các tỉnh Bình Long, Phước Long và Quảng Đức.


Năm 1967, để chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân, chiến trường Nam Bộ có sự biến động lớn về tổ chức. Các quân khu miền Đông Nam Bộ, Sài Gòn - Gia Định được giải thể để thành lập khu trọng điểm gồm các phân khu, hình thành 5 cánh trên 5 hướng tiến công vào thành phố Sài Gòn, tỉnh Long An thuộc Quân khu 8 cũng được tổ chức vào các phân khu.


Từ sau cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân đến hết năm 1971 là giai đoạn lực lượng kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn. Tổ chức chiến trường Nam Bộ, chủ yếu là Đông Nam Bộ, liên tục được điều chỉnh. Tháng 3-1968, Quân khu 7 được thành lập lại, bao gồm địa bàn Phân khu 4 và tỉnh Bà Rịa. Tháng 5-1970, Phân khu 2 và Phân khu 3 sáp nhập lại thành Phân khu Long An. Năm 1971 lại giải thể Quân khu 10 một lần nữa để thành lập Phân khu Bình Phưổc, gồm 2 tỉnh Bình Long và Phước Long (tỉnh Quảng Đức chia nhập về các tỉnh Đăk Lăk và Lâm Đồng); Quân khu 7 giải thể, thành lập Phân khu Bà Rịa bao gồm tỉnh Bà Rịa và Phân khu 4 cũ.


Từ mùa xuân năm 1972, tổ chức các phân khu không còn phù hợp nữa, các lực lượng kháng chiến mở cuộc tấn công nhằm giành quyền chủ động chiến lược trên toàn chiến trường. Tại Đông Nam Bộ, Bộ Chỉ huy Miền giải thể các tổ chức phân khu để khôi phục lại Quân khu 7, gồm các tỉnh Bà Rịa, Long Khánh, Biên Hòa, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Quân khu Sài Gòn - Gia Định gồm khu vực nội thành Sài Gòn - Chợ Lớn và các quận, huyện vùng ven: Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Tân Bình, Gò Vấp, Thủ Đức, Nhà Bè. Các tỉnh Long An, Kiến Tường sáp nhập trở lại Quân khu 8. Tại Tây Nam Bộ, thị xã Cần Thơ tách riêng thành thành phố trực thuộc Quân khu 9. Tại cực Nam Trung Bộ, Quân khu 6 chỉ còn các tỉnh Ninh Thuận, Bình Tuy, Tuyên Đức, Lâm Đồng.


Sau ngày Hiệp định Pari được ký kết, cách mạng miền Nam chuyển sang giai đoạn tạo thế, tạo lực để tiến lên tổng tiến công và nổi dậy. Tại Đông Nam Bộ, các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Độc Lập (Biên Hòa) tách ra thành lập tỉnh Tân Phú. Các tỉnh Bình Phước, Tây Ninh tách khỏi Quân khu 7, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chỉ huy Miền. Quân khu Sài Gòn - Gia Định đổi tên thành Thành đội Sài Gòn - Gia Định. Tại Trung Nam Bộ, các tỉnh An Giang, Kiến Phong được điều chỉnh lại, đổi tên là tỉnh Sa Đéc, tỉnh Long Châu Tiền. Tại Tây Nam Bộ, tỉnh Bạc Liêu được khôi phục lại, tỉnh Châu Hà sáp nhập thêm vùng nam sông Hậu của Long Xuyên và đổi tên thành tỉnh Long Châu Hà. Tại cực Nam Trung Bộ, tỉnh Quảng Đức được tái lập và nhập về Quân khu 6. Và tổ chức nói trên tồn tại cho đến ngày Nam Bộ hoàn toàn giải phóng.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:16:07 pm gửi bởi vnmilitaryhistory » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #5 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:04:22 pm »

II. QUÁ TRÌNH TÁI LẬP LỰC LƯỢNG VŨ TRANG GIẢI PHÓNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG B2

1. Bối cảnh lịch sử và sự ra đời các tổ chức vũ trang để bảo vệ lực lượng cách mạng

Từ sau Hiệp định Giơnevơ được ký kết, cách mạng nước ta bước sang một giai đoạn mới. Chiến tranh chấm dứt. Nhân dân miền Bắc hồ hởi bước vào chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhân dân miền Nam còn dưới ách thống trị của đế quốc tay sai tiếp tục đấu tranh đòi thực hiện Hiệp định Giơnevơ, củng cố hòa bình, thực hiện các quyền tự do, dân chủ, cải thiện dân sinh, tiến tới tổng tuyển cử thống nhất đất nước trên cơ sở dân chủ và độc lập.


Tại Nam Bộ, thực hiện nội dung của Hiệp định, lực lượng vũ trang tập trung về Xuyên Mộc (Bà Rịa), Hàm Tân (Bình Thuận), Cao Lãnh (Đồng Tháp) và Cà Mau để tập kết ra miền Bắc. Sau khi bố trí người ở lại, các cơ quan phân liên khu, đặc khu, các tiểu đoàn chủ lực của Phân liên khu, tiểu đoàn tập trung của tỉnh, đại đội độc lập huyện, các đơn vị binh chủng chuyên môn như công binh, pháo binh, vận tải, trinh sát, đặc công và các đại đội công an xung phong, bộ đội Việt kiều... tổ chức thành các trung đoàn hành quân về vị trí tập kết. Quân số toàn Nam Bộ cộng chung có 27.962 cán bộ, chiến sĩ, trong đó Phân liên khu miền Đông và Độc khu Sài Gòn có 14.635 người, Phân liên khu miền Tây có 13.327 người1 (Cục Tổ chức Tống cục Chính trị: Báo cáo tình hình cán bộ Phân liên khu miền Đông Nam Bộ ngày 29-10-1954, lưu trữ Bộ Quốc phòng Phòng Nam Bộ, tờ 158).


Sau 300 ngày kể từ Hiệp định Giờnevơ có hiệu lực, về cơ bản, lực lượng vũ trang tập trung ở Phân liên khu miền Đông và Phân liên khu miền Tây (cũng như trên toàn lãnh thổ Việt Nam phía nam vĩ tuyến 17) đã tập kết hết ra miền Bắc. Tháng 10-1954, Xứ ủy Nam Bộ họp hội nghị để ra nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới, trong đó nhấn mạnh: song song với việc chuẩn bị lực lượng chính trị để tiến hành đấu tranh chính trị với địch, cần chuẩn bị những điều kiện tối thiểu để khi cần thiết thì xây dựng lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang. Thực hiện chủ trương trên, các tỉnh tại Nam Bộ bố trí trở lại tổng cộng 25.000 du kích và hàng trăm cán bộ quân sự với khoảng 10.000 khẩu súng các loại (chôn cất bí mật trên 300 điểm)2 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, 2-1979, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7 TK 17 tr.2 K4). Số cán bộ quân sự và du kích này sau khi được học tập chính trị, quán triệt tình hình nhiệm vụ và phương châm đấu tranh trong tình hình mới đã trở lại sống chan hòa trong nhân dân, tham gia vào các phong trào đấu tranh chính trị công khai. Như thế, từ giữa năm 1955, về tổ chức, không còn lực lượng vũ trang cách mạng tại miền Đông Nam Bộ.


Ngụy biện rằng không bị ràng buộc bởi Hiệp định Giơnevơ, đế quốc Mỹ nhảy vào miền Nam Việt Nam, hất cẳng Pháp và lực lượng thân Pháp, dựng lên chính quyền bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm, áp đặt chính sách thực dân kiểu mới. Sử dụng bạo lực phản cách mạng, Mỹ - Diệm ra sức đàn áp phong trào cách mạng miền Nam, đặt lực lượng kháng chiến cũ và những người yêu nước ra ngoài vòng pháp luật. Tình hình ấy làm cho những người lãnh đạo cách mạng ở Nam Bộ thấy được rõ ràng hơn bản chất của kẻ thù và đi đến khẳng định: không có con đường nào khác là phải sử dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để chống lại đế quốc xâm lược và bè lũ tay sai. Về hình thức đấu tranh, không thể chỉ đơn thuần bằng chính trị mà phải chuẩn bị mọi điều kiện cho cuộc đấu tranh vũ trang chắc chắn không thể tránh khỏi.


Ngay trong năm 1956, quan điểm trên đây chưa được quán triệt có hệ thống và sâu rộng trong quần chúng. Tuy nhiên, nó là cơ sở rất quan trọng về nhận thức tư tưởng để các cấp bộ Đảng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ kịp thời có biện pháp chỉ đạo đấu tranh thích hợp trong thực tiễn. Bắt đầu từ giữa năm 1956, các đơn vị vũ trang lần lượt ra đời dưới nhiều hình thức khác nhau.


- Tự vệ công khai: Tại Sài Gòn - Gia Định và các vùng nông thôn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, từ trong phong trào chống Diệm đuổi nhà, cướp đất, khủng bố những người kháng chiến và yêu nước, các đội tự vệ ra đời với danh nghĩa “phòng cháy chữa cháy”, “đội chống trộm cướp”... Thành phần của các đội này là thanh niên yêu nước, những tự vệ du kích kháng chiến cũ. Trung bình mỗi phường, xã có từ một đến hai, ba đội tự vệ.


- Đơn vị vũ trang tự phát: Trước hành động khủng bố dã man của địch, những cán bộ kháng chiến, du kích cũ bị mất liên lạc, không thể tiếp tục sống và đấu tranh trong vùng địch tạm chiếm buộc phải chạy ra căn cứ cũ. Họ tập hợp lại thành từng đơn vị, tự vũ trang, dựa vào chiến khu quen thuộc củ để vừa sản xuất tự túc vừa tránh sự truy lùng của Mỹ - Diệm, xây dựng lực lượng chờ đợi thời cơ.


- Đơn vị vũ trang bảo vệ các cơ quan Đảng. Để bảo vệ an toàn cho các cơ quan tỉnh ủy, huyện ủy, nhiều địa phương đã tổ chức những đơn vị vũ trang bí mật, trang bị bằng vũ khí chôn giấu từ trưỏc. Tỉnh ủy các tỉnh Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ, mỗi tỉnh tổ chức một số đơn vị vũ trang tự vệ, quân số mỗi đơn vị trên dưới một trung đội. Nhiều đơn vị lấy danh nghĩa là bộ đội Bình Xuyên hoặc các giáo phái Cao Đài, Hòa Hảo để che mắt địch. Các trung đội này lập ra những trại sản xuất trồng tỉa, khai thác lâm sản ở vùng căn cứ kháng chiến cũ để duy trì lực lượng và hoạt động. Cuối năm 1956, Đảng bộ Nha tù Tân Hiệp (Biên Hòa) đã tổ chức cho tù nhân vượt ngục, 462 cán bộ, đảng viên vượt ngục thoát về đến Chiến khu Đ an toàn. Phần lớn trong số này được bổ sung vào các đơn vị vũ trang tại miền Đông Nam Bộ.

- Đơn vị vũ trang Bình Xuyên và các giáo phái: Sau khi trực tiếp nhảy vào miền Nam, đi đôi với việc gạt lực lượng quân sự Pháp, đế quốc Mỹ tìm cách thanh toán tiêu diệt các thế lực thân Pháp nhằm xóa bỏ mọi ảnh hưởng của Pháp, xây dựng cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội hoàn toàn lệ thuộc Mỹ. Lần lượt trong ba tháng 4-5-6 năm 1956, chúng mở các cuộc hành quân tiễu trừ lực lượng quân sự Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên, làm tan rã hoặc tê liệt trên 6.000 quân của ba lực lượng nói trên1 (Việt Hồng: “Vài nét về đấu tranh vũ trang và lực lượng vũ trang ở Nam Bộ trước cuộc Đồng khởi 1959-1960”, Tạp chí Nghiên cửu lịch sử, số 155, 3-4/1974, tr.42). Bị đẩy vào thế đối lập, một số bộ phận vũ trang của Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo chạy ra vùng chiến khu cũ dựa vào sự giúp đỡ của những người kháng chiến để chống lại Diệm. Tại Đông Nam Bộ, Tiểu đoàn 3 Bình Xuyên gồm 350 người do Trung tá Võ Văn Môn và Thiếu tá Nguyễn Văn Luông chỉ huy chạy về Xuyên Mộc, rồi lên Chiến khu Đ. Đơn vị quân đội Cao Đài do Thiếu tá Huỳnh Thanh Mừng và Thiếu tá Lê Hoàng chỉ huy chạy vào Chiến khu Dương Minh Châu. Nhiều cán bộ, đảng viên cốt cán được cử vào các đơn vị nói trên, cùng với họ chấn chỉnh lại tổ chức, giáo dục chính trị và huấn luyện bộ đội, từng bước chuyển hóa họ thành lực lượng vũ trang cách mạng.


Vậy là, tại Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ đã hình thành một lực lượng vũ trang chống chế độ độc tài, phát xít, tay sai của chủ nghĩa thực dân kiểu mới Mỹ, bao gồm các đơn vị tự vệ công khai ở vùng tạm bị chiến và đơn vị vũ trang tập trung ở vùng kháng chiến cũ. Đó chính là cơ sở đầu tiên cho quá trình khôi phục và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng về sau.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:15:58 pm gửi bởi vnmilitaryhistory » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #6 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:05:32 pm »

2. Quân giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời

Từ cuối năm 1956, vấn đề khôi phục và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam được đặt ra như một tất yếu khách quan. Trong thư gửi Xứ ủy Nam Bộ ngày 18-8-1956, Bộ Chính trị Trung ương Đảng chỉ rõ: “Hình thức đấu tranh của ta trong toàn quốc hiện nay là đấu tranh chính trị, không phải đấu tranh vũ trang, nói như thế không có nghĩa là tuyệt đối không dùng hình thức tự vệ trong những hoàn cảnh nhất định... Cần củng cố các lực lượng vũ trang và bán vũ trang hiện có, xây dựng căn cứ làm chỗ dựa, đồng thời xây dựng cơ sở quần chúng vững mạnh làm điều kiện căn bản để duy trì và phát triển các đơn vị lực lượng vũ trang”1 (Nghị quyết 64-N của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 19-6-1956, lưu trữ Phòng Khoa học Quân sự Quân khu 7). Cũng trong tháng 8-1956, trong Đề cương cách mạng miền Nam, Bí thư Xứ ủy Nam Bộ Lê Duẩn khẳng định: con đường đưa cách mạng miền Nam tiến lên là bạo lực cách mạng. Tháng 12-1956, Xứ ủy Nam Bộ họp hội nghị, chủ trương đẩy mạnh đấu tranh chính trị, đồng thời từng bước tổ chức đấu tranh vũ trang tự vệ để hỗ trợ. Hội nghị thông qua nghị quyết về tổ chức và phương thức hoạt động của lực lượng vũ trang tự vệ. Đó là các đội vũ trang tuyên truyền làm nhiệm vụ “vạch mặt địch, phát động căm thù, xây dựng cơ sở cách mạng trong quần chúng, khống chế ác ôn, tình báo địch, tranh thủ sự đồng tình của binh lính, vận động binh lính và nhân viên ngụy quyền ủng hộ các cuộc đấu tranh của quần chúng, hạn chế đánh địch làm bộc lộ lực lượng”1 (Nghị quyết Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ tháng 12-1956, lưu trữ Phòng Khoa học Quân sự Quân khu 7).


Quán triệt nghị quyết của Xứ ủy, song song với việc chỉ đạo đẩy mạnh phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng liên tỉnh ủy, các tỉnh ủy địa phương ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ đã chú trọng công tác xây dựng căn cứ địa, xây dựng hệ thống tổ chức chỉ huy quân sự các cấp, xây dựng lực lượng tự vệ vũ trang. Từ năm 1957, hoạt động xây dựng lực lượng vũ trang diễn ra rộng khắp. Các đơn vị vũ trang Bình Xuyên Cao Đài, Hòa Hảo được chia tỏa và củng cố lại, bổ sung thêm nhiều cán bộ, chiến sĩ nòng cốt của địa phương, tổ chức thành đơn vị để khuếch trương thanh thế, gọi là “đại đội” hoặc “tiểu đoàn”. Trên cơ sở một số đơn vị vũ trang tập trung liên tỉnh, đơn vị giáo phái, bổ sung thêm nhiều phân đội từ các tỉnh miền Đông, miền Trung, miền Tây Nam Bộ, Xứ ủy Nam Bộ chỉ đạo xây dựng thành các “đại đội” 60, 50, 70 80 200, 300, rồi đơn vị bảo vệ C1.000, các đơn vị đặc công
C90A, C80B2 (Xem Hồ Sơn Đài (chủ biên): Lịch sử lực lượng vũ trang Quân khu 7 (1945-2010) Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2010, tr.11)...


Nhằm hỗ trợ cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, lấy vũ khí của địch trang bị cho lực lượng vũ trang của ta, Xứ ủy Nam Bộ chủ trương tổ chức một số trận đánh. Liên tiếp từ giữa năm 1957 đến cuối năm 1959, các đơn vị vũ trang tập trung - lấy danh nghĩa là lực lượng vũ trang Bình Xuyên, Cao Đài, Hòa Hảo - đã thực hiện nhiều trận đánh có tiếng vang lớn và hiệu suất cao. Ngày 3-4-1957, tập kích sở cao su Bến Củi (Tây Ninh), thu một triệu đồng, hai xe vận tải, một số súng, gạo, vải, thuốc chữa bệnh. Ngày 10-8-1957, tập kích căn cứ thị trấn Minh Thạnh (Thủ Dầu Một), đánh rã 2 trung đội bảo an, dân vệ, thu 2 triệu đồng, nhiều vũ khí, đạn dược. Ngày 18-9-1957, tập kích cơ sở khai thác gỗ của Trần Lệ Xuân ở Trại Be (Biên Hòa), thu 30 súng và nhiều xe cơ giới. Tháng 12-1957, phục kích địch càn quét tại khu vực Lò Than (Biên Hòa), diệt và làm bị thương 1 đại đội. Ngày 10-10-1958, tập kích trung tâm quận lỵ và chi khu quân sự Dầu Tiếng (Thủ Dầu Một), thu 100 súng, 2 triệu đồng, diệt và làm bị thương gần 200 tên địch. Ngày 7-7-1959, tập kích trụ sở phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ (MAAG) tại Nhà Xanh (Biên Hòa), diệt 2 cố vấn Mỹ và làm bị thương nhiều tên khác... Ngoài ý nghĩa chính trị, quân sự, thắng lợi của những trận đánh nêu trên đã góp phần “cung cấp” một khối lượng đáng kể vũ khí, tiền bạc, lương thực, vải vóc, thuốc men cho các đơn vị vũ trang đang trong giai đoạn khôi phục, chưa có sự chi viện của Trung ương.


Tính đến cuối năm 1959, lực lượng vũ trang tập trung của Bộ Tư lệnh miền Đông và của các tỉnh miền Đông Nam Bộ có tổng cộng trên dưới 20 đại đội với hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ, trong đó khoảng hai phần ba lực lượng được trang bị súng các loại.


Tháng 1-1959, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa II) khẳng định nhiệm vụ cơ bản của cách mạng miền Nam là "giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc và phong kiến”1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t.20, tr.81) bằng phương pháp sử dụng bạo lực cách mạng, từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Nghị quyết 15 đã giải quyết kịp thời yêu cầu phát triển của cách mạng miền Nam trong tình thế thực sự chín muồi, tạo điều kiện để lực lượng vũ trang chuẩn bị và tiến lên làm nòng cốt trong phong trào Đồng khởi toàn Miền trong năm 1960. Từ trong phong trào Đồng khởi của quần chúng, lực lượng vũ trang cách mạng phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Số lượng người và vũ khí, trang bị tăng lên theo cấp số nhân. Hệ thống chỉ đạo, chỉ huy quân sự được hình thành và tổ chức chặt chẽ. Đến đầu năm 1961, tính chung lực lượng vũ trang cách mạng trên toàn chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ có 61.980 cán bộ, chiến sĩ, trong đó2 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, 2-1979, Tlđd):

- Bộ đội chủ lực: 7.473 cán bộ, chiến sĩ (bộ đội chủ lực Miền có 1 trung đoàn và 6 đại đội bộ binh, 1 tiểu đoàn pháo binh, 1 tiểu đoàn đặc công; bộ đội chủ lực khu có 6 tiểu đoàn và 1 đại đội bộ binh).

- Bộ đội địa phương: 8.222 cán bộ, chiến sĩ (bộ đội tỉnh có 20 đại đội và 10 trung đội; bộ đội huyện có 109 trung đội và 25 tiểu đội).

- Dân quân du kích: 46.285 cán bộ, chiến sĩ.

Chính sự trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ nói riêng, toàn miền Nam nói chung sau Đồng khởi là cơ sở để ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra tuyên bố thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam thành Quân giải phóng trên chiến trường B2, tên tuyên truyền công khai và quan hệ đối ngoại là Quân giải phóng miền Nam Việt Nam, vào ngày 15-2-1961.


Từ sau cao trào Đồng khởi, cách mạng miền Nam chuyển từ khởi nghĩa từng phần sang chiến tranh cách mạng. Đòn tiến công quân sự được nâng lên ngang hàng với đấu tranh chính trị. Lực lượng vũ trang bao gồm các đơn vị chiến đấu tập trung và lực lượng chiến đấu tại chỗ phát triển sâu rộng. Vấn đề thành lập hệ thống tổ chức lực lượng vũ trang và cơ quan chỉ huy thống nhất nhằm chỉ đạo lực lượng vũ trang các cấp xây dựng, chiến đấu và công tác trở thành một nhu cầu khách quan, cấp bách.


Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam, ngày 31-1-1961, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị, ra nghị quyết về nhiệm vụ trước mắt của cách mạng miền Nam, trong đó nhấn mạnh “Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng ta về cả hai mặt chính trị và quân sự” và kiện toàn cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo, thành lập Trung ương Cục miền Nam thay cho Xứ ủy Nam Bộ1 (Trung ương Cục gồm: Nguyễn Văn Linh (Bí thư); Phan Văn Đáng và Võ Chí Công (Phó Bí thư); Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường, Võ Văn Kiệt, Trần Lương, Nguyễn Đôn và Trương Chí Cương (ủy viên)). Cùng ngày, Tổng Quân ủy Quân đội nhân dân Việt Nam trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang tự vệ xuất hiện ở miền Nam Việt Nam từ sau Hiệp định Giơnevơ, đồng thời tổ chức các khung cán bộ từ cấp Miền đến cấp tiểu đoàn hành quân vào chiến trường để xây dựng lực lượng Quân giải phóng.


Triển khai nghị quyết của Bộ Chính trị và chỉ thị của Tổng Quân ủy, tháng 2-1961, tại Chiến khu Đ, Xứ ủy Nam Bộ họp hội nghị quyết định thống nhất tất cả lực lượng vũ trang thành Quân giải phóng miền Nam - một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam. Tháng 10-1961, tại Chiến khu Đ, Trung ương Cục miền Nam họp hội nghị mở rộng lần thứ nhất, ra nghị quyết chuyên đề về đấu tranh quân sự và xây dựng các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam. Hội nghị đã quyết định thành lập hệ thống tổ chức quân sự trên toàn Miền. Theo đó, lực lượng vũ trang có bộ đội chủ lực Miền (tổ chức cao nhất là trung đoàn, mật danh Q); bộ đội chủ lực các quân khu; bộ đội địa phương các tỉnh, huyện; dân quân du kích xã, ấp; tổ đội biệt động, vũ trang bí mật ở các đô thị... về tổ chức chỉ huy quân sự các cấp, xã thành lập ban quân sự xã (xã đội, mật danh Y), huyện thành lập ban quân sự huyện (huyện đội, mật danh V), tỉnh thành lập ban quân sự tỉnh (tỉnh đội, mật danh U), quân khu thành lập bộ tư lệnh quân khu (mật danh ban quân sự T). Cơ quan chỉ huy quân sự cao nhất là Ban Quân sự Miền (mật danh Ban Quân sự R). Ban Quân sự Miền trực thuộc Trung ương Cục miền Nam, do Phạm Thái Bường sau đó là Trần Lương (Trần Nam Trung) làm Trưởng ban, có nhiệm vụ theo dõi tình hình, làm tham mưu cho Trung ương Cục ban hành chỉ thị, nghị quyết về quân sự, trực tiếp chỉ đạo chỉ huy lực lượng vũ trang và các tổ chức chiến trường ở Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên. Tên tuyên truyền công khai và quan hệ đối ngoại của Ban là Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng miền Nam Việt Nam.


Chiến trường B2 (Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên) có ý nghĩa chiến lược đặc biệt quan trọng là địa bàn có các cơ quan đầu não của chế độ ngụy quyền Sài Gòn và đại bản doanh của quân xâm lược Mỹ; địa bàn có khả năng vận dụng đầy đủ đường lối quân sự, đường lối chính trị của Đảng Lao động Việt Nam về tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện; nơi mở đầu và kết thúc cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trước hành động bạo lực phản cách mạng của kẻ thù, từ trong phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, hình thức đấu tranh vũ trang tái xuất hiện và cùng với nó là sự ra đời của lực lượng vũ trang nhân dân ở miền Nam. Và đó là tiền đề dẫn đến sự ra đời của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam!
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:15:49 pm gửi bởi vnmilitaryhistory » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #7 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:07:02 pm »

Chương một
QUÂN GIẢI PHÓNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG B2
TRONG GIAI ĐOẠN CHỐNG CHIẾN LƯỢC
“CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT” CỦA MỸ
(1961 - 1965)


I. BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG GIẢI PHÓNG VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CHỈ HUY QUÂN SỰ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG B2

1. Chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam trên chiến trường B2

Phong trào Đồng khởi năm 1960 của nhản dân miền Nam đã góp phần làm sụp đổ hoàn toàn “cuộc chiến tranh không tuyên bố” của Mỹ, buộc giới cầm quyền Mỹ phải thay đổi chiến lược quân sự nhằm “ngăn chặn sự lớn mạnh của Cộng sản”. Đoàn cố vấn Mỹ do nhà kinh tế học Eugene Staley thuộc Viện nghiên cứu Stanford và tướng Maxwell D. Taylor lập tức được phái sang miền Nam Việt Nam nghiên cứu tình hình nhằm soạn thảo kế hoạch chống lại cuộc chiến tranh cách mạng đang được hình thành và có xu hướng phát triển mạnh mẽ ở miền Nam Việt Nam.


Tháng 5-1961, chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mỹ được công bố, thực chất đó là bản “Kế hoạch Staley - Taylor” với nội dung sử dụng quân đội Việt Nam Cộng hòa cùng với cố vấn Mỹ, vũ khí Mỹ, viện trợ Mỹ, sử dụng chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận”, mở các cuộc càn quét “bủa lưới, phóng lao”... nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng, tái chiếm lại các vùng nông thôn đã mất trong phong trào Đồng khởi; kết hợp với quốc sách “ấp chiến lược” (được coi là “xương sống” của chiến lược “chiến tranh đặc biệt”) với mục tiêu “bình định” miền Nam Việt Nam trong vòng 18 tháng...


Thực thi bản Kế hoạch Staley - Taylor, Mỹ đổ vào miền Nam Việt Nam khoảng 3 vạn cố vấn quân sự, 1.177,9 triệu USD1 (Năm 1961-1962, Mỹ viện trợ 750 triệu USD, năm 1963 là 211,5 triệu USD, năm 1964 là 216,4 triệu USD) và nhiều loại vũ khí, trang bị chiến tranh hiện đại khác. Quân đội Việt Nam Cộng hòa cũng được tăng cường từ 20 vạn năm 1960 lên 30 vạn năm 1961 và 50 vạn năm 1964. Lực lượng bình định nông thôn, dân vệ, bảo an... được thành lập, củng cố huấn luyện bài bản để đủ sức thực hiện nhiệm vụ “diện địa” (giữ đất), góp phần “chống nổi loạn” và tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị quân lực chính quy đẩy mạnh các cuộc hành quân càn quét, đánh phá vùng căn cứ, vùng giải phóng...


Để bảo đảm cho kế hoạch bình định miền Nam Việt Nam thành công trong vòng 18 tháng, chính quyền Sài Gòn đề ra các biện pháp lớn:

- Xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang mạnh, tinh nhuệ, có khả năng đối phó được cuộc chiến tranh du kích của đối phương; coi trọng lực lượng địa phương quân và tăng cường lực lượng chuyên gia quân sự về chống chiến tranh du kích.

- Tập trung xây dựng “ấp chiến lược”, kiềm tỏa dân chúng, cắt đứt mọi liên lạc giữa dân chúng với cộng sản; phong tỏa đường giao thông trên bộ, trên biển, sử dụng biệt kích, không quân, hải quân, cắt đứt hết thảy sự chi viện của Bắc Việt cho miền Nam Việt Nam.

- Xây dựng hệ thống chính quyền các cấp đủ sức tiến hành chiến tranh dưới sự chỉ đạo của các cố vấn Mỹ.

- Triển khai nhanh lực lượng cố vấn quân sự, không quân, hải quân, pháo binh, thiết giáp, hậu cần, kỹ thuật... phục vụ cho công cuộc bình định.


Ngày 21-4-1961, Bộ Chính trị ra Chỉ thị về phương hướng và nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam: “đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.22, tr.158, 159). “Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng của ta cả về hai mặt chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận Dân tộc giải phóng, phát động một phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên một phạm vi ngày càng rộng lớn; tiến lên làm chủ rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị; tạo mọi điều kiện và nắm mọi thời cơ thuận lợi để đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam’’2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.22, tr.158, 159).


Về vấn đề xây dựng lực lượng chính trị và phát động quần chúng đấu tranh, Chỉ thị xác định: “công tác quan trọng và khẩn cấp bậc nhất là phải ra sức xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang, tiếp tục đẩy mạnh mọi hình thức đấu tranh để lấn địch từng bước và tiến lên đánh đổ hoàn toàn địch"1 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.22, tr. 159-160)... Như vậy, công tác xây dựng lực lượng vũ trang, đẩy mạnh hoạt động đấu tranh vũ trang trở thành nhiệm vụ, là yêu cầu khách quan mang tính cấp thiết, theo đúng quy luật phát triển của cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:15:39 pm gửi bởi vnmilitaryhistory » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #8 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:09:49 pm »

2. Xây dựng lực lượng vũ trang giải phóng và tổ chức chỉ huy quân sự

Tháng 1-1961, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) quyết định giải thể Xứ ủy, thành lập Trung ương Cục miền Nam, đồng thời giao nhiệm vụ cho Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam nghiên cứu, lập đề án xây dựng lực lượng Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.


Như đã nói ở trên, ngày 15-2-1961, thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, Xứ ủy Nam Bộ đã tiến hành tổ chức hội nghị tại Chiến khu Đ, quyết định thống nhất lực lượng vũ trang trên chiến trường B2, thành lập Quân giải phóng miền Nam Việt Nam.


Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu trên chiến trường B2 (Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên), bao gồm bộ đội chủ lực Miền, bộ đội chủ lực các quân khu, bộ đội địa phương các tỉnh, bộ đội địa phương các huyện (cơ quan chỉ huy là Ban Quân sự huyện, gọi tắt là Huyện đội).


Ngay trong hội nghị ngày 15-2-1961, Ban cán sự Ban Quân sự Miền được Xứ ủy bổ nhiệm, bao gồm: Phạm Thái Bường2 (Năm 1962, Phạm Thái Bường được điều về Khu 9, Trần Lương làm Trưởng ban) (Trưởng ban), Phạm Văn Xô (phụ trách hậu cần), Trần Văn Quang (phụ trách quân sự), Trần Lương (Trần Nam Trung1 (Trần Lương lúc bấy giờ là Ủy viên Thường vụ Xứ ủy, ủy viên quân sự trong ủy ban Trung ương Mật trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam) phụ trách chính trị). Ban có nhiệm vụ theo dõi tình hình, tham mưu cho Xứ ủy ban hành chỉ thị, nghị quyết về quân sự, đồng thời trực tiếp chỉ huy lực lượng vũ trang trên chiến trường Nam Bộ, cực Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên.


Ngày 25-2-1961, Bộ Chính trị thông qua bản kế hoạch quân sự (1961-1962) do Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng chuẩn bị. Bản kế hoạch nêu rõ: “Xây dựng ở miền Nam một lực lượng vũ trang tập trung đủ mạnh, được bảo đảm tốt về trang bị kỹ thuật, cung cấp vật chất và chỉ đạo tác chiến. Bộ đội địa phương huyện tổ chức đến trung đội, đại đội. Bộ đội tập trung tỉnh tổ chức đến đại đội, tiểu đoàn. Xây dựng từ 10 đến 15 trung đoàn mạnh về xung lực, hỏa lực và một sốđơn vị pháo hỗn hợp có khả năng phá công sự, diệt xe tăng, bắn máy bay của địch đến một mức độ nhất định"2 (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb. Quan đội nhân dân, Hà Nội, 1988, t.2, quyển 1, tr. 131).


Đầu năm 1961, trên cơ sở Sư đoàn 3383 (Sư đoàn 338 được thành lập từ năm 1956) (thành phần chủ yếu là những chiến sĩ miền Nam tập kết và đông đảo cán bộ, chiến sĩ miền Bắc tình nguyện), Bộ Quốc phòng lập thành “Đoàn Phương Đông” với gần 600 người4 (Ban liên lạc Đoàn Phương Đông, Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7: Đoàn Phương Đông, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.100), tiếp theo là “Đoàn Dân Tiến” nhằm tăng cường lực lượng cho chiến trường B2. Trong “Đoàn Phương Đông” và “Đoàn Dân Tiến”, Bộ Quốc phòng đã thành lập sẵn khung 1 trung đoàn Quân giải phóng bao gồm cả 2 khung tiểu đoàn trực thuộc nhằm chi viện cho Ban Chỉ huy Quân sự Miền và khung các cơ quan, đơn vị, binh chủng... để chi viện cho các quân khu, các tỉnh, các huyện phục vụ cho việc thành lập bộ đội giải phóng. Ngày 5-5-1961, Đoàn Phương Đông bắt đầu hành quân; tiếp đó, ngày 1-6-1961, Đoàn Dân Tiến lên đường tiến vào chiến trường Nam Bộ. Đến tháng 7-1961, đoàn quân chi viện có mặt tại Chiến khu Đ (tỉnh Biên Hòa).


Tháng 8-1961, trên cơ sở lực lượng vũ trang tuyển chọn từ các quân khu và số cán bộ quân sự được Trung ương chi viện1 (Theo kế hoạch thành lập Quân giải phóng miền Việt Nam, bên cạnh việc tuyển chọn lực lượng tại chỗ, Trung ương sẽ chi viện cho các chiến trường miền Nam khoảng 40.000 cán bộ, chiến sĩ, ưu tiên những người quen thuộc chiến trường miền Nam (số cán bộ, chiến sĩ tập kết). Tháng 5-1961, Đoàn cán bộ Phương Đông gần 600 người, do Thiếu tướng Trần Văn Quang (Bảy Tiến), Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam làm Trưởng đoàn hành quân vào Nam. Tháng 7-1961, Đoàn cán bộ Phương Đồng đến Mã Đà, Chiến khu Đ (theo Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền 1961-1976, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004, tr.94, 95)), Xứ ủy Nam Bộ quyết định thành lập hai tiểu đoàn chủ lực đầu tiên (Tiểu đoàn 1 và Tiểu đoàn 2). Buổi lễ ra mắt diễn ra tại Chiến khu bắc Tây Ninh và Chiến khu Đ. Tiểu đoàn 1 do Bùi Thanh Vân (Út Liêm) làm Tiểu đoàn trưởng, Đặng Văn Thượng làm Chính trị viên. Tiểu đoàn 2 do Huỳnh Leo (Bình Minh) làm Tiểu đoàn trưởng, Bảy Trợt (Hải) làm Chính trị viên. Mỗi tiểu đoàn được trang bị khoảng 100 khẩu súng, phần lớn là súng bộ binh do các nước tư bản chế tạo2 (Xem Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4: Lịch sủ Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long), 1974-2004, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2004, tr.26).


Tại buổi lễ thành lập hai tiểu đoàn chủ lực đầu tiên trên chiến trường B2, Luật sư Nguyễn Hữu Thọ - Chủ tịch Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã đến dự và căn dặn: “Nước ta còn nghèo. Dân ta đang bị áp bức bóc lột, nên người và vũ khí hiện chỉ có bấy nhiêu. Các đồng chí hãy lấy đó làm vốn rồi liên hệ với địa phương xin thêm người, tổ chức và huấn luyện cho tốt để gấp rút ra chiến đấu hỗ trợ phong trào”1 (Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4: Lịch sử Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long), 1974-2004, Sđd, tr.26).


Tháng 10-1961, tại Chiến khu Đ (nay thuộc xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), Hội nghị Xứ ủy Nam Bộ mở rộng được tổ chức2 (Nhiều nhà quân sự, nhà sử học cho rằng đây là Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Cục miền Nam) với nội dung quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Trung ương về tình hình miền Nam; tuyên bố giải thể Xứ ủy Nam Bộ, thành lập Trung ương Cục; hoạch định tổ chức, bố trí nhân sự, phân công công tác cho những cán bộ chủ chốt nhằm thực hiện thống nhất lãnh đạo; đồng thời bàn phương hướng công tác chung cho toàn Miền3 (Ngày 27-3-1961, Ban Chấp hành Trung ương Đảng điện cho Xử ủy Nam Bộ về quyết định nhân sự của Trung ương Cục miền Nam, bao gồm: Nguyễn Văn Linh (Mười Cúc) - Ủy viên Trung ương Đảng, làm Bí thư; Phan Văn Đáng - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư; Võ Chí Công (Toàn) - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư; Phạm Văn Xô, Phạm Thái Bường, Võ Văn Kiệt, Trần Lương, Nguyễn Đôn - Ủy viên. Để tiến tới tổ chức hội nghị thành lập Trung ương Cục miền Nam, ngày 11-7-1961, Xứ ủy Nam Bộ điện (số 104/NB) xin ý kiến của Ban Bí thư về nội dung của hội nghị. Ngày 10-8-1961, Ban Bí thư đã điện mật (số 168) trả lời Xứ ủy Nam Bộ. Nội dung bức điện chỉ rõ mục đích của hội nghị: nhằm làm cho Trung ương Cục nắm được tình hình chung của toàn miền Nam, quán triệt những nghị quyết, chỉ thị của Trung ương đối với tình hình miền Nam, đặt phương hướng công tác chung cho toàn miền Nam và tổ chức, phân công trong Trung ương Cục, định ra việc tổ chức các cơ quan của Trung ương Cục, phân định các chiến trường và bố trí công tác cho những cán bộ chủ chốt, thực hiện thống nhất lãnh đạo... (theo Lịch sử Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam 1954-1975, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, tr.163))...


Trong Hội nghị, Trung ương Cục miền Nam chính thức được thành lập Ban Quân sự Miền.

“Ban Quân sự trực thuộc Trung ương Cục miền Nam, là cơ quan giúp Trung ương Cục chỉ đạo, chỉ huy các lực lượng vũ trang ở chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ. Thiếu tướng Trần Lương, ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam được cử làm Trưởng ban”1 (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, Sđd, t.2, quyển 1, tr. 147). Ngoài ra, Trung ương Cục còn thành lập các cơ quan trực thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự Miền như “Phòng Tham mưu do Trần Đình Xu (Ba Đình) làm Trưởng phòng; Phòng Chính trị do Lê Văn Tưởng (Lê Chân) làm Trưởng phòng, Phòng Hậu cần do Võ Văn Lân (Mười Thiện) phụ trách, sau là Nguyễn Văn Dung (Tư Thắng) làm Trưởng phòng”2 (Bộ Quốc phòng, Quân khu 7: Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền (1961-1976), Sdd, tr.94, 95).


Cùng với những sự kiện diễn ra trên chiến trường B2, tại Xuân Mai (Hà Tây), ngày 22-12-1961, Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Trung đoàn 2 bộ binh nhằm chi viện cho chiến trường Nam Bộ. Trung đoàn 2 được biên chế thành 3 tiểu đoàn: Tiểu đoàn 4, Tiểu đoàn 5, khung Tiểu đoàn 6 và các đơn vị trợ chiến như đặc công, công binh, pháo binh... Ngay sau khi thành lập, ngày 23-12-1961, Trung đoàn 2 bộ binh lên đường vào Nam.


Ngày 9-2-1962, tại Chiến khu Dương Minh Châu (Tây Ninh), Ban Quân sự Miền tuyên bố thành lập Trung đoàn 1 bộ binh - trung đoàn Quân giải phóng đầu tiên trên chiến trường B2 với mật danh EQ.761, còn gọi là C56, do Tăng Thiên Kim (Hoàng Đình Chương) được cử làm Trung đoàn trưởng, Lê Văn Nhỏ (Hai Lâm) được cử làm Chính ủy3 (Sau đó, đồng chí Nguyễn Thế Truyện được cử làm Trung đoàn trưởng, Chính ủy là Lê Văn Nhỏ). Trung đoàn có hai tiểu đoàn (Tiểu đoàn 1, Tiểu đoàn 2 đã thành lập trươc đó) và các cơ quan chuyên môn, phân đội binh chủng trực thuộc... Đến tháng 3-1963, Miền được tăng cường một số cán bộ từ miền Bắc vào và số tân binh tăng cường từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lên. Trung đoàn 1 thành lập thêm Tiểu đoàn 3. Lúc này, Trung đoàn do Nguyễn Thế Truyện làm Trung đoàn trưởng, Nguyễn Văn Tòng làm Chính ủy.


Sau sự kiện thành lập Trung đoàn 1 bộ binh Quân giải phóng, ngày 18-3-1962, khung Trung đoàn 2 bộ binh và khung Tiểu đoàn 6 từ Hà Nội hành quân vào đến Mã Đà, Chiến khu Đ. Tháng 6-1962, Tiểu đoàn 4 và Tiểu đoàn 5 bộ binh cùng các phân đội binh chủng đi sau đều có mặt. Trên cơ sở tân binh được tuyển chọn từ đồng bằng sông Cửu Long và được sự chấp thuận của Trung ương Đảng, Trung ương Cục quyết định công bố thành lập Trung đoàn 2 bộ binh mang phiên hiệu là EQ.762, còn được gọi là C.58. Ban Chỉ huy Trung đoàn được bổ nhiệm gồm Lê Thành Cộng làm Trung đoàn trưởng, Nguyễn Đăng Mai làm Chính ủy, Tạ Minh Khâm làm Trung đoàn phó kiêm Tham mưu trưởng trung đoàn1 (Giữa năm 1963, Nguyễn Văn Cộng và Nguyễn Đăng Bảy được điều về Miền, Tạ Minh Khâm làm Trung đoàn trưởng, Nguyễn Văn Quảng (Năm Phòng) làm Chính ủy, Nguyễn Thới Bưng (Út Thới) làm Tham mưu trưởng (Theo Lịch sử Quân đoàn 4 - Binh đoàn Cửu Long (1974-2004), Sđd, tr.28)).


Tháng 10-1963, Trung ương Cục quyết định thành lập Bộ Chỉ huy Quân sự Miền thay cho Ban Chỉ huy Quân sự Miền. Bộ Chỉ huy Quân sự Miền gồm: Nguyễn Văn Linh (Bí thư Trung ương Cục, Chính ủy), Trần Văn Trà (Phó Tổng tham mưu trưởng, quyền Tư lệnh), Trần Văn Quang và Nguyễn Hữu Xuyến (Tư lệnh phó). Phụ trách các cơ quan gồm: Trần Đình Xu (Tham mưu trưởng), Lê Văn Tưởng (Chủ nhiệm chính trị), Nguyễn Văn Dung (Chủ nhiệm hậu cần).


Tháng 12-1963, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) được tổ chức. Tiếp đó, ngày 18-3-1964, Trung ương Cục ban hành Chỉ thị “dốc toàn lực giành thắng lợi quyết định”.

Tháng 6-1964, trên cơ sở lực lượng tăng cường của Quân khu 9, Bộ Chỉ huy Quân sự Miền quyết định thành lập Trung đoàn 3 bộ đội chủ lực Miền. Trung đoàn 3 do Lê Thanh làm Chính ủy, Võ Minh Như làm Trung đoàn trưởng.


Cũng trong thời gian này, cán bộ chỉ huy Trung đoàn 1 và Trung đoàn 2 có sự thay đổi. Tại Trung đoàn 1, Nguyễn Thế Truyện được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, Lê Văn Nhỏ được bổ nhiệm làm Chính ủy. Tại Trung đoàn 2, Tạ Minh Khâm được bổ nhiệm làm Trung đoàn trưởng, Nguyễn Văn Quảng được bổ nhiệm làm Chính ủy.


Như vậy, tính đến tháng 6-1964, trên chiến trường B2, bộ đội chủ lực Miền gồm có 3 trung đoàn bộ binh, mỗi trung đoàn gồm 3 tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn biên chế khoảng 130 cán bộ, chiến sĩ và các đơn vị trợ chiến trực thuộc bao gồm trinh sát, công binh, pháo binh, hậu cần, chính trị... Riêng lực lượng pháo binh Miền còn có đơn vị pháo mang vác hỗn hợp, được gọi là Đoàn 563 pháo binh Miền.


Trên chiến trường B2, Quân giải phóng cấp quân khu được hình thành từ đầu năm 1961 (khi bộ đội giải phóng được thành lập). Tuy nhiên đến tháng 5-1961, các quân khu mới có quyết định thành lập, bao gồm: Quân khu Sài Gòn - Gia Định, Quân khu 6, Quân khu 7, Quân khu 8, Quân khu 9, Quân khu 101 (Đến đầu năm 1962, Quân khu 10 được thành lập, gồm các tỉnh Bình Long, Phước Long và Lâm Đồng. Quân khu 10 do Lâm Quốc Đăng (Nguyên Thược) làm Trưởng ban quân sự, Bùi San - Bí thư Khu ủy làm Chính ủy, đến cuối năm 1963 thì Quân khu 10 giải thể).


Bộ đội trên địa bàn các quân khu bao gồm bộ đội chủ lực của các quân khu và bộ đội địa phương của các tỉnh, huyện trên địa bàn do quân khu quản lý.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:15:30 pm gửi bởi vnmilitaryhistory » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #9 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2023, 01:11:42 pm »

Quân khu Sài Gòn - Gia Định

Quân khu Sài Gòn - Gia Định (còn gọi là T4), Bộ chỉ huy gồm: Trần Hải Phụng (Quyền Chỉ huy trưởng kiêm Tham mưu trưởng), Nguyễn Hồng Đào (Nguyễn Hồng Tư, Chính ủy), Huỳnh Văn Cường (Bảy Nam, Tham mưu phó). Quân khu Sài Gòn - Gia Định bao gồm địa bàn rộng: Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định, Củ Chi (tỉnh Hậu Nghĩa) và Phú Hòa, Dĩ An (tỉnh Bình Dương)1 (Xem Quân khu 7 - Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh: Lịch sử lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh (1945-2013), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2014, tr.239).


Địa bàn Sài Gòn - Chợ Lớn vốn là đầu não của chính quyền Việt Nam Cộng hòa nên việc xây dựng, phát triển Quân giải phóng được đặt ra với nhiều yêu cầu khắt khe, đặc biệt là đối với lực lượng vũ trang hoạt động nội tuyến.


Tháng 8-1961, Quân khu Sài Gòn - Gia Định được chi viện một trung đội chủ lực từ Đoàn Phương Đông, một trung đội chủ lực Miền và một trung đội vũ trang địa phương huyện Nhà Bè... Trên cơ sở đó, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định tiến hành thành lập Đại đội bộ binh 13 (C13) với 160 cán bộ, chiến sĩ, 1 khung đại đội đặc công, 1 khung Trường Quân chính và phân công cán bộ chuyên trách xây dựng, phát triển lực lượng vũ trang nội đô.


Đại đội bộ binh 13 biên chế thành 5 trung đội, do Mười Phước làm Đại đội trưởng, Hai Hiền làm Chính trị viên. Đến đầu năm 1962 Đại đội bộ binh 13 được bổ sung thêm các đội trinh sát, công binh, quân y và đổi tên thành K17. Ban chỉ huy K17 cũng được thay đổi: Ba Hồng làm Chỉ huy trưởng, Năm Bê làm Chỉ huy phó và Ba Nhương làm Chính trị viên.


Đầu năm 1963, Bộ Chỉ huy Quân khu quyết định thành lập thêm hai đại đội (Đại đội 22, Đại đội 23) và một trung đội trợ chiến, nâng tổng biên chế K17 lên 300 cán bộ, chiến sĩ và đổi tên thành Đoàn Quyết Thắng.


Đến giữa năm 1964, trên cơ sở lực lượng bộ đội địa phương và thanh niên yêu nước ra chiến khu ngày càng nhiều, Bộ Chỉ huy Quân khu quyết định tuyển dụng nâng quân số lên 456 cán bộ, chiến sĩ và đổi tên Đoàn Quyết Thắng thành Tiểu đoàn Quyết Thắng. Ban Chỉ huy Tiểu đoàn gồm có Nguyễn Thành Nâu (Sáu Tiên) là Tiểu đoàn trưởng, Hai Bắc là Tiểu đoàn phó, Năm Bình Lâm là Chính trị viên, Nguyễn Phi Công (Hai Công) là Chính trị viên phó, Sáu Cương là Tham mưu trưởng. Các đại đội trực thuộc được đổi phiên hiệu thành Đại đội 217, Đại đội 221, Đại đội 222. Mỗi đại đội biên chế thành 3 trung đội, ngoài ra còn có một trung đội cối.


Tháng 12-1964, Tiểu đoàn Quyết Thắng được Quân khu tăng cường thêm hai đại đội, một trung đội cối mới, nâng tổng số tiểu đoàn lên 5 đại đội với khoảng 600 cán bộ, chiến sĩ và hai trung đội CỐI 60 ly. Ngày mùng 1 Tết âm lịch năm Ất Tỵ (tháng 1-1965), Tiểu đoàn Quyết Thắng chính thức làm lễ ra mắt tại Xóm Chùa, xã An Nhơn Tây.


Cũng tháng 12-1964, Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định cơ cấu lại nhân sự, Trần Đình Xu được bổ nhiệm làm Tư lệnh, Đặng Quang Long làm Chủ nhiệm chính trị, Trần Sơn Tiêu làm Tham mưu phó. Tiếp đó, đầu năm 1965, Trần Hải Phụng được bổ nhiệm làm Chỉ huy phó kiêm Tham mưu trưởng, phụ trách công tác đô thị và lực lượng vũ trang đô thị.


Trong thời gian này, để tăng cường sức chiến đấu cho bộ đội giải phóng, Quân khu Sài Gòn - Gia Định thành lập thêm Tiểu đoàn 8 pháo binh và các đơn vị trinh sát (K15), tuyển binh (K16), đặc công (K18), huấn luyện (K19), pháo cối (K20), vận tải (K23) và đơn vị biệt động (F21) trực thuộc Ban quân báo Phòng Tham mưu Quân khu. F21 là đơn vị biệt động đặc biệt tinh nhuệ, có khả năng thực hiện những trận đánh lớn, hiệu suất cao. Đến giữa năm 1964, Ban Quân báo Quân khu có 300 cán bộ, chiến sĩ và hàng trăm cơ sở, hình thành nên mạng lưối quân báo rộng khắp trên cả 8 quận nội thành Sài Gòn.


Bên cạnh lực lượng quân báo, Bộ Quốc phòng còn tăng cường cho Quân khu Sài Gòn - Gia Định một đại đội đặc công được huấn luyện bài bản và được trang bị các loại vũ khí chuyên nghiệp, biên chế thành ba trung đội.


Trung đội 1 (B1) là đặc công bộ chuyên đánh kho tàng, được bố trí ở khu vực Gò Vấp (vùng sông Rạch Tra), do Hai Cương chỉ huy.

Trung đội 2 (B2) là đặc công biệt động, được bố trí trên hướng Bình Tân, mục tiêu hướng về Phú Lâm và sân bay Tân Sơn Nhất do Nguyễn Văn Kịp (Đồng Đen) và Năm Hát chỉ huy.

Trung đội 3 (B3) là đặc công nước, được bố trí ở hướng Thủ Đức (vùng sông ông Kèo - Rừng Sác) mục tiêu hướng về kho xăng Nhà Bè và các căn cứ hải quân ngụy cặp sông Sài Gòn, do Hai Thanh chỉ huy1 (Xem Quân khu 7 - Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh: Lịch sử lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh (1945- 2013), Sđd, tr.282).


Song song với lực lượng bộ đội giải phóng công khai thành lập ở chiến khu, vùng giải phóng, lực lượng bộ đội giải phóng hoạt động bí mật trong nội đô được Quân khu quán triệt xây dựng từ sau Hội nghị Khu ủy tháng 1-1961. Lúc bấy giờ, Quân khu chia vùng ven xung quanh đô thành Sài Gòn thành 5 vùng, gọi là 5 cánh, bao gồm cánh 154 (quận 2, quận 4); cánh 156 (quận 7, quận 8 ); cánh 157 (quận 6 và các xã Bình Tri, An Lạc, Phú Định, Phú Thọ Hòa); cánh 158 (quận 4, quận 5); cánh 159 (quận 1 và các xã Thạnh Mỹ Tây, Bình Hòa, Phú Nhuận, Tân Hòa). Ngoài việc xây dựng lực lượng vũ trang cho mỗi cánh, Quân khu còn kết hợp với cấp ủy cánh thành lập các đội biệt động.


Tính đến năm 1964, Quân khu cùng cấp ủy các cánh thành lập được 4 đội biệt động, bao gồm:

Đội biệt động 159 (thành lập năm 1962), có 136 chiến sĩ, được tổ chức thành 3 phân đội.

Đội biệt động 65 (thành lập năm 1962), có 121 chiến sĩ, được tổ chức thành 6 phân đội.

Đội biệt động 67 (thành lập năm 1963)1 (Đội biệt động 67 do Đỗ Tấn Phong làm Chỉ huy trưởng, Chín Quốc làm Chính trị viên và Tư Giờ làm Đội phó), có 176 chiến sĩ, được tổ chức thành 4 phân đội.

Đội biệt động 350 (thành lập tháng 4-1964), có 18 chiến sĩ, tổ chức thành một phân đội2 (Xem Quân khu 7 - Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh: Lịch sử lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh (1945- 2013), Sđd, tr.257).


Đến đầu năm 1965, cùng với 4 đội biệt động trên, trên địa bàn quân khu còn có các đội biệt động của các cánh. Điển hình như Đội biệt động 68, Đội biệt động 69 và các đội biệt động của Thành đoàn, của Công vận, của Hoa vận...


Các đội biệt động là lực lượng tinh nhuệ, bao gồm những chiến sĩ trung kiên, xuất sắc được chọn lựa từ nhiều thành phần, tầng lớp, giai cấp, tổ chức, nghề nghiệp trong bộ máy công quyền hay trong các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội... Sau khi được tuyển chọn, họ được đưa ra chiến khu học tập, huấn luyện quân sự, nắm vững các kỹ năng, kỹ thuật, cách đánh, cách xử lý tình huống... trong nội đô và trong những trường hợp đặc biệt hiểm nghèo. Dù được bố trí hoạt động bí mật trong nội đô hay ở ngoại thành, được ngụy trang bằng những nghề nghiệp hợp pháp hay bất hợp pháp, nhưng họ đều là những chiến sĩ Quân giải phóng trực thuộc biên chế một đơn vị vũ trang nhất định và hoạt động theo nguyên tắc đơn tuyên.


Như vậy, tính đến năm 1965, ngoài lực lượng biệt động, quân báo, đặc công và các đơn vị, cơ quan chuyên môn trực thuộc như chính trị, tham mưu, hậu cần..., Quân khu Sài Gòn - Gia Định được biên chế 2 tiểu đoàn Quân giải phóng. Đó là Tiểu đoàn Quyết Thắng và Tiểu đoàn 8 pháo binh.


Trên địa bàn Quân khu Sài Gòn - Gia Định, trong Đồng khởi năm 1960, sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam và sự ra đời của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tác động tích cực đến phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Rất nhiều thanh niên trai tráng từ nội, ngoại thành tình nguyện ra chiến khu tham gia Quân giải phóng. Chỉ tính riêng Củ Chi, năm 1961 đã có tới hơn 1.000 thanh niên xin nhập ngũ. Trên cơ sở đó, lực lượng vũ trang địa phương ở Sài Gòn - Gia Định có điều kiện phát triển mạnh mẽ.


Cuối năm 1961, hầu hết các huyện ở Sài Gòn - Gia Định, lực lượng Quân giải phóng địa phương đã hình thành cấp trung đội mạnh như ở Thủ Đức, Dĩ An, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi... Đặc biệt, ở huyện Củ Chi, nơi Khu ủy và Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định chọn làm nơi đứng chân (khu vực Hố Bò - Phú Mỹ Hưng). Do được giao nhiệm vụ bảo vệ căn cứ nên lực lượng bộ đội huyện Củ Chi phát triển nhanh chóng, đến cuối năm 1961, thành lập đại đội và đến năm 1963 thành lập tiểu đoàn mang phiên hiệu Tiểu đoàn 7 Củ Chi.


Năm 1962, sau khi Quân khu Sài Gòn - Gia Định phân chia vùng ven đô Sài Gòn thành 5 cánh, lực lượng vũ trang phụ trách mỗi cánh chủ yếu do lực lượng bộ đội địa phương nắm giữ. Do vậy, Bộ Chỉ huy Quân khu đã tích cực hỗ trợ các địa phương xây dựng, phát triển hệ thống cơ quan quân sự và lực lượng vũ trang địa phương.


Đến năm 1964, hầu hết các huyện đều thành lập được ban chỉ huy huyện đội và có một đại đội địa phương. Huyện đội và lực lượng vũ trang địa phương các huyện đều xây dựng được căn cứ, các lõm đứng chân để hoạt động. Nếu tính cả lực lượng du kích xã, quân số lực lượng vũ trang địa phương năm 1964 lên tới gần 2.000 người.


Đầu năm 1965, thực hiện kế hoạch phát triển lực lượng vũ trang địa phương, xây dựng các tiểu đoàn mũi nhọn áp sát xung quanh Sài Gòn, các huyện Hóc Môn, Gò Vấp, Dĩ An, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Tân tiến hành tuyển quân. Được sự giúp đỡ của Bộ Chỉ huy Quân sự Miền, của Quân khu Sài Gòn - Gia Định trong việc tuyển quân, huấn luyện, trang bị vũ khí, trang thiết bị quân sự..., 5 tiểu đoàn bộ đội địa phương gấp rút được thành lập, lấy phiên hiệu từ 2 đến 6 và được bố trí ở 5 hướng ven đô, sẵn sàng tham chiến khi có thời cơ. Trong đó, Tiểu đoàn 2 đứng chân ở vùng Hóc Môn - Gò Vấp (gọi tắt là vùng Gò Môn), Tiểu đoàn 3 đứng chân ở vùng Dĩ An, Tiểu đoàn 4 đứng chân ở vùng Thủ Đức, Tiểu đoàn 5 đứng chân ở vùng Nhà Bè, Tiểu đoàn 6 đứng chân ở vùng Bình Tân. Riêng Tiểu đoàn 7 Củ Chi vẫn được bố trí trên địa bàn Củ Chi nhằm bảo vệ căn cứ của Khu ủy và Bộ Chỉ huy Quân khu Sài Gòn - Gia Định.


Tính đến năm 1965, trên địa bàn do Quân khu Sài Gòn - Gia Định quản lý có tất cả 8 tiểu đoàn Quân giải phóng, trong đó có 2 tiểu đoàn chủ lực và 6 tiểu đoàn địa phương. Nếu tính cả khoảng hơn 3.000 dân quân du kích, tự vệ thì lực lượng vũ trang trên toàn Quân khu có hơn 9.000 người.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM