Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:23:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam trên chiến trường B2 1961-1976  (Đọc 3052 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #60 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2023, 02:36:46 pm »

2. Chiến đấu thực hiện kế hoạch tác chiến mùa khô 1973-1974 trên chiến trường B2

Từ giữa năm 1973, kế hoạch “tràn ngập lãnh thổ”, “hành quân lấn chiếm” của chính quyền Sài Gòn vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân miền Nam. Do vậy, từ đầu tháng 8-1973, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố thực hiện chiến dịch “bình định đặc biệt” nhằm đẩy nhanh Quân giải phóng ra khỏi biên giới, củng cố hệ thống phòng ngự, hỗ trợ tích cực cho kế hoạch điều chỉnh “tái thiết phát triển 1973” sang “an ninh phát triển 1974” nhằm đối phó với cuộc tiến công có hạn chế của đối phương và tạo điều kiện thuận lợi cho việc “tấn công ngay đối phương tại vùng cộng sản kiểm soát”...


Với quan điểm “xã, ấp là hạt nhân của chiến tranh diện địa”, chính quyền Sài Gòn xúc tiến việc hiện đại hóa quân đội, xây dựng hoàn thiện "lực lượng dã chiến” và “lực lượng lãnh thổ”, triển khai kế hoạch “bình định đặc biệt” với mục tiêu hết năm 1973 phải “xóa bỏ 60 lõm giải phóng ở miền Đông Nam Bộ, 103 xã ấp giải phóng ở đồng bằng Cửu Long”; đến năm 19742 (Chỉ tiêu của địch đề ra năm 1974 là bình định 70% ấp loại A và 60% số còn lại là loại B, dồn 20 vạn dân vào khu định cư và 40 vạn dân vào khu hồi cư. Theo Cục 2, trong năm 1974 toàn miền Nam về bình định giảm 677 ấp (ta phá 830 ấp, địch lập lại 17 ấp) giảm 2.128 đồn bót (ta nhổ 2.742, địch đóng lại 614)), phải lập được 70% ấp chiến lược loại A, thành lập các phân chi khu quân sự để bình định dân cư trong “kế hoạch dồn 20 vạn dồn vào khu định cư và 40 vạn dân hồi cư... Đồng thời triển khai kế hoạch “nền kinh tế tự lực tự cường”, xây dựng một chế độ chính trị “đứng về phía thế giới tự do”.


Tuyên bố của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu diễn ra trong bối cảnh viện trợ của Chính phủ Mỹ giúp Việt Nam Cộng hòa đang bị cắt giảm1 (Trong thời gian này, nước Mỹ suy thoái kinh tế nặng nề dẫn đến sự mất ổn định về chính trị, uy tín của Mỹ trên trường quốc tế ngày một suy giảm. Trước bối cảnh đó, Chính quyền Nixon khó khăn trong việc thuyết phục Quốc hội Mỹ viện trợ cho Việt Nam Cộng hòa duy trì cuộc chiến tranh xam lựợc). Do vậy, trong kế hoạch “bình định đặc biệt”, vùng lúa gạo đồng bằng sông Cửu Long trở thành địa bàn đặc biệt quan trọng, không những có vị thế về chính trị, quân sự mà con có vị thế về kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn vong của chế độ Việt Nam Cộng hòa. Điều đó giải thích tại sao ngày 20-11-1973, Thủ tướng Trần Thiện Khiêm tuân lệnh Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu về Cần Thơ giao nhiệm vụ cho vùng 4 chiến thuật thực hiện kế hoạch “Trần Khánh Dư và coi năm 1974 là năm của “chiến tranh lúa gạo”.


Trên chiến trường B2, từ cuối năm 1973 cục diện chiến trường chuyển biến có lợi cho Quân giải phóng. Căn cứ tình hình thực tế chiến trường, Bộ Tư lệnh Miền xây dựng kế hoạch quân sự mùa khô 1973-1974, chỉ đạo các lực lượng vũ trang trừng trị quân đội Sài Gòn vi phạm Hiệp định “bất kỳ ở đâu, bằng các hình thức và lực lượng thích đáng”2 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sđd, t.II, tr.866) nhằm chống sự bình định lấn chiếm của địch, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Cửu Long.


Trên địa bàn miền Đông Nam Bộ - Khu 6, từ tháng 9 -1973, Quân giải phóng tiến công giải phóng vùng Khiêm Hạnh, Quéo Ba, Trà Cao (Tây Ninh).

Tháng 11-1973, Bộ Tư lệnh Miền sử dụng Trung đoàn 429, 421 đặc công phối hợp bộ binh, pháo binh, xe tăng tiến công tiêu diệt yếu khu Bù Bông, Kiến Đức, giải phóng một vùng rộng lớn từ Bu Prăng, Bù Bông, Tuy Đức, nối liền ngã ba Đắc Soong (Quảng Đức) đến Bù Gia Mập, Bù Đốp, Lộc Ninh.


Tháng 12-1973, Trung đoàn 10 đặc công Rừng Sác tiến cồng kho xăng Nhà Bè, thiêu hủy hơn 2.500.000 lít xăng dầu. Tháng 3-1974, Quân khu 7 phối hợp với bộ đội tỉnh Bà Rịa - Long Khánh mở chiến dịch đường 2 Bà Rịa, giải phóng một vùng rộng lớn từ Kim Long đến sở Bà Cùi. Tháng 5-1974, quân chủ lực Miền mở chiến dịch đường 7 (Bến Cát), trục lộ 14; giải phóng Kiến Điền, Rạch Bắp, đường 14 từ Chơn Thành đến Đồng Xoài...


Trên địa bàn Quân khu 8, từ tháng 12-1973 đến tháng 2-1974, Quân khu “diệt 4.000 địch, diệt 3 đại đội, mở ra một số lõm giải phóng ở kênh 28 từ ngã Sáu đến ngã ba Mỹ Thiện và một đoạn kênh Nguyễn Văn Tiếp A”1 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 8: Quân khu 8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Sđd, tr.783). Tiếp đó, tháng 2-1974, Bộ Tư lệnh tiền phương quân khu chỉ đạo tập trung đánh bình định ở Ba Rài, Tam Bình, Hội Cư, lộ 20, kênh 28, kênh 4, vùng 4 Kiến Tường, ngã tư Bằng Lăng, ngã tư kinh Phú Huyện, trục kênh Nguyễn Văn Tiếp, Mỹ Tây, Mỹ Lợi, ngã tư Phụng Thớt, Năm Ngàn, Kênh Bùi, mảng 3 Cai Lậy Bắc, giải phóng khu vực Gò Lũy... Được sự hỗ trợ của Sư đoàn 5 chủ lực Miền, Quân khu 8 và bộ đội địa phương tỉnh, huyện đã giải phóng một khu vực rộng ở Mộc Hóa, giữ vững vùng giải phóng ở kinh Năm Ngàn, Phụng Thớt, Hai Hạt, Trại Lòn, Bằng Lăng.


Kết quả, Quân khu 8 đã giải phóng được 9 xã, phá hủy 150 đồn bót và hệ thống kìm kẹp của địch ở kênh 28, kênh Dương Văn Dương và vùng Tây Cái Bè1 (Đảng ủy - Bộ Tư lệnh Quân khu 8: Quân khu 8 - Ba mươi năm kháng chiến (1945-1975), Sdd, tr.787)... Tuy nhiên, đến cuối tháng 7-1974, Quân khu 8 vẫn chưa khôi phục được vùng 4 Kiến Tường.


Trên địa bàn Quân khu 9, triển khai kế hoạch mùa khô 1973-1974, các trung đoàn chủ lực Khu kết hợp với bộ đội tỉnh, huyện đánh phá bình định lấn chiếm, cố gắng phản kích mở rộng vùng giải phóng ở các tỉnh Chương Thiện, Cần Thơ, Cà Mau, Rạch Giá, gỡ 324 căn cứ, đồn bót, giải phóng 156 ấp, nối thông hành lang căn cứ U Minh Thượng - U Minh Hạ và đi các vùng căn cứ trọng điểm của các tỉnh trên địa bàn Quân khu.


Kết quả, kế hoạch mùa khô 1973-1974, trên chiến trường B2, lực lượng vũ trang đã giải phóng 360.000 dân, 16 xã, 582 ấp, làm chủ 668 ấp, trong đó số lượng Quân khu Tây Nam Bộ thực hiện được chiếm trên 70% số lượng đạt được của toàn B2. Quân giải phóng đã loại khỏi vòng chiến đấu 3 tiểu đoàn, triệt phá 1.234 đồn bót, giải phóng hoàn toàn 24 xã với 360.000 dân. Lực lượng vũ trang cấp Miền, cấp khu và bộ đội địa phương các tỉnh, huyện trên chiến trường B2 chuyển từ thế bị động (nửa đầu năm 1973) lên thế chủ động phòng ngự và tân công. Tất cả phối hợp với nhau nhịp nhàng, phát huy sức mạnh tổng hợp của ba mũi, ba thứ quân, ba vùng chiến lược, tạo thế kìm căng đối phương trên khắp các chiến trường.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #61 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2023, 02:37:52 pm »

3. Tham gia đợt tiến công mùa mưa năm 1974

Cuộc tiến công chiến lược mùa khô 1973-1974 của Quân giải phóng trên chiến trường B2 đã góp phần làm cho các kế hoạch của chính quyền Sài Gòn để ra sau Hiệp định Pari đều bị phá sản, thế và lực giảm sút nghiêm trọng, buộc quân đội Sài Gòn phải lui về thế phòng ngự1 (Trên toàn miền Nam, địch hành quân lấn chiếm từ 9.025 cuộc năm 1973 tụt xuống 3.175 cuộc năm 1974; hành quân chống đỡ, đối phó 2.160 cuộc năm 1973 tăng lên 8.871 cuộc năm 1974. Trên toàn Miền, ấp loại A quân sự từ 5.508 ấp cuối năm 1973 tụt xuốhg 2.695 ấp năm 1974 (miền Đông Nam Bộ 1.553 ấp tụt xuống 848 ấp, đồng bằng sông Cửu Long 1.948 ấp con 1.009 ấp), ở B2: mất 2.373 đồn bót (miền Tây Nam Bộ mất 1.500, miền Trung Nam Bộ mất 675). Xem thêm: Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới... Sđd, tr. 261, 262, 265; Quân khu 7 - Bộ Quốc phòng: Lịch sử Bộ Chỉ huy Miền, Sđd, tr. 566-567; Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), Sđd, tr. 241). Bên cạnh đó, viện trợ của Mỹ cho chế độ Sài Gòn năm 1974 về quân sự, kinh tế bị cắt đến trên 50%. Do vậy, nhu cầu kinh phí cần có cho chính quyền Sài Gòn mua sắm đạn dược thiếu 41%, nhiên liệu thiếu 71%, y dược thiếu 37%, truyền tin thiếu 66%, quân nhu thiếu 68%, quân cụ thiếu 65%, công binh thiếu 81%, không quân thiêu 73%, hải quân thiếu 83%2 (“Tình trạng thiếu hụt các mặt của quân lực Việt Nam Cộng hòa tháng 10-1974”, tài liệu số 8882, Trung tâm Lưu trữ quốc gia II, TL PTT VNCH Đệ II, tập Quân sự)... Đứng trước thực trạng đó, trong Thông điệp tháng 6-1974, Nguyễn Văn Thiệu kêu gọi binh lính “đánh giặc theo kiểu con nhà nghèo”3 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sđd, t.II, tr.879). Tình hình chính trị, quân sự, kinh tế... của chính quyền Sài Gòn đang chuyển biến theo hướng có lợi cho Quân giải phóng.


Tháng 5-1974, Quân ủy Miền ra nghị quyết chỉ rõ “làm chuyển biến rõ nét hơn nữa cục diện chiến trường đồng bằng Cửu Long, tạo điều kiện tiến lên giành phần lớn vùng nông thôn đồng bằng... Phát huy thế mạnh ở miền Đông, mở rộng và hoàn chỉnh vùng giải phóng, lấn dần vùng trung tuyến, đẩy mạnh hướng tấn công ở phía đông Sài Gòn thuộc phạm vi QK6 + QK7; tạo cho được thế chiến tranh du kích và phong trào đấu tranh chính trị ở vùng ven chung quanh Sài Gòn đều hơn, chuẩn bị cơ sở cho phong trào đô thị”1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.22, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).


Cuối tháng 7-1974, Trung ương Cục tổ chức Hội nghị lần thứ 13, nhận định “cách mạng có khả năng giành thắng lợi lớn trong mùa mưa và mùa khô năm 1974-1975”. “Để biến những khả năng trên thành hiện thực thì phải chuẩn bị tốt cho cả mùa mưa và mùa khô, nỗ lực lớn, phát huy tư tưởng tiến công, giành thắng lợi lớn, tạo ra bước ngoặt có tính quyết định”2 (Hội đồng chi đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sủ Nam Bộ kháng chiến, Sdd, t.II, tr.880).


Thực hiện Nghị quyết của Trung ương Cục, Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo quân chủ lực Miền, quân chủ lực các quân khu và bộ đội địa phương các tỉnh huyện trên chiến trường B2 tổ chức tấn công ngay trong mùa mưa năm 1974. “Phải tiếp tục phát triển tấn công mạnh hơn, giành thắng lợi lớn hơn mọi năm”3 (Báo cáo tổng kết kinh nghiệm công tác đảng, công tác chính trị trong chiến tranh chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 5-1981, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7), quyết không cho đối phương gượng dậy, phục hồi, làm thay đổi lớn hơn nữa cục diện chiến trường, tạo sự chuyển biến mang lợi thế so sánh về lực lượng và trang thiết bị kỹ thuật quân sự có lợi cho Quân giải phóng...


Tại cực Nam Trung Bộ, bộ đội Quân khu 6 phá lỏng kìm ở một số nơi như Tánh Linh, Trà Cổ, Sông Lũy (Bình Thuận).

Tại Đông Nam Bộ, chủ lực Miền cùng bộ đội Quân khu 7, Quân khu Sài Gòn - Gia Định tấn công tuyến Bến Cát - Rạch Bắp, mở tuyến bắc sông Đồng Nai, tuyến lộ 2 Bảo Bình - Bà Rịa, tuyến lộ 20 Định Quán, bắn phá sân bay Biên Hòa, tấn công kho xăng dầu Nhà Bè... Trong hai tháng 9 và 10-1974, lực lượng đặc công đã tấn công 82 mục tiêu trong số 90 mục tiêu ở vùng ven Sài Gòn, diệt 4 đồn, giải tán 17 toán phòng sự dân vệ, làm rã 7 ban tề ấp, xóa toàn bộ ấp trắng, đưa lên thế tranh chấp 12 ấp với 22.600 dân.


Tại Trung Nam Bộ, bộ đội Quân khu 8 đã mở được 8 lõm mới tại Mỹ Tho, Bến Tre, Sa Đéc, Long Châu Tiền. Cuối năm 1974, toàn khu có 26 xã giải phóng hoàn toàn, 59 xã giải phóng cơ bản, 751 ấp với 470.000 dân.


Tại Tây Nam Bộ, đến cuối 1974, bộ đội Quân khu 9 đã giải phóng hoàn toàn 56 xã, giải phóng cơ bản 93 xã, 1.367 ấp, khoảng 908.000 dân (có 56.350 dân bưng về).

Chỉ trong 3 tháng 7, 8, 9-1974, chủ yếu bằng lực lượng vũ trang địa phương và ba mũi tiến công ở cơ sở, lực lượng Quân giải phóng đã diệt địch và giành dân gần bằng kết quả của 6 tháng Xuân Hè năm 1974: diệt 5 tiểu đoàn quân đội Sài Gòn, giải phóng 215.000 dân, giải phóng hoàn toàn 16 xã, giải phóng cơ bản 28 xã. Trên toàn chiến trường B2, trong 8 tháng đầu năm 1974, Quân giải phóng đã “đánh 1.554 trận, loại khỏi vòng chiến 116.343 quân”, “gỡ 1.826 đồn bót; các địa phương đã giải phóng 72 xã, 394 ấp, với 426.000 dân”1 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sđd, t.II, tr.883)...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #62 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:27:47 am »

4. Chiến đấu thực hiện kế hoạch tác chiến mùa khô 1974 - 1975

Đến cuối năm 1974, trên chiến trường B2, cán cân quân sự đã nghiêng hẳn về phía Quân giải phóng, thời cơ hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân xuất hiện. Quân ủy Trung ương chỉ đạo Bộ Tổng tham mưu nghiên cứu xây dựng “kế hoạch giành thắng lợi ở miền Nam sau vài ba năm làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam”. Dự thảo mang bí số 133/TG1 ra đời với nội dung kế hoạch “Quyết tâm chiến lược giải phóng miền Nam” trong hai bước:


Bước một, giành thắng lợi có ý nghĩa quyết định trong năm 1975...,

Bước hai, đánh lớn, tiến công và nổi dậy, giành thắng lợi hoàn toàn miền Nam trong năm 19761 (Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn tháng (Hồi ức), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr. 109-110)...


"... động viên những nỗ lực lớn nhất của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền, mở cuộc tổng tiến công và nổi dậy cuối cùng, đưa chiến tranh cách mạng phát triển đêh mức cao nhất, tiêu diệt và làm tan rã toàn bộ quân ngụy, đánh chiếm Sài Gòn, sào huyệt trung tâm của địch củng như tất cả các thành thị khác, đánh đổ ngụy quyền ở trung ương và các cấp, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân, giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất nước nhà...”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.35, tr. 185).


Trên chiến trường B2, kế hoạch tác chiến 1975 dự kiến chia thành 3 đợt: Đợt 1 (từ tháng 12-1974 đến tháng 2-1975); Đợt 2 (từ tháng 3-1975 đến tháng 6-1975); Đợt 3 (từ tháng 8-1975 đến tháng 10-1975).

a) Đợt 1 mùa khô 1974-1975

Đợt 1 dự kiên thực hiện từ đầu tháng 12-1974 đến hết tháng 2-1975, Quân giải phóng B2 chủ động tấn công phá kế hoạch mùa khô của địch, giành thắng lợi lớn hướng chủ yếu là đồng bằng Cửu Long, khu vực Vĩnh Trà, vùng Chương Thiện, vùng 4 Kiến Tường và miền Đông Nam Bộ với hướng Đường 14 - Phước Long.


Đêm 5-12-1974, Quân giải phóng Miền, Quân giải phóng các quân khu và bộ đội địa phương các tỉnh, huyện bắt đầu bước vào chiến dịch.


Ở đồng bằng sông Cửu Long

Trên địa bàn Vĩnh Trà, Quân khu 9 sử dụng hai trung đoàn (Trung đoàn 1 và Trung đoàn 3) kết hợp với bộ đội địa phương mở chiến dịch tổng hợp tại Vĩnh Trà. Ngày 5-12-1974, để đánh lạc hướng đối phương, Trung đoàn 1 đã nổ súng tản công giải phóng xã Tam Ngãi (Cầu Kè). Khi vào chiến dịch, (ngày 5-12-1974), lực lượng vũ trang Quân khu 9 lần lượt tấn công Trà Vinh, Vĩnh Long; mở toang vùng Tiểu cần, Trà Cú Cầu Ngang, Duyên Hải, nam sông Măng Thít..., làm chủ hầu hết các đường giao thông nông thôn, gỡ 423 đồn bót, loại khỏi vòng chiến và diệt 5 tiểu đoàn, 11 đại đội quân lực Sài Gòn, giải phóng 24 xã, giải phóng cơ bản 14 xã, 240 ấp, 206.000 dân.


Trên địa bàn Hậu Giang, Quân khu 9 sử dụng Sư đoàn 4 tấn công, bao vây chi khu Hưng Long, tập trung đánh Trung đoàn 31 thuộc Sư đoàn 21 ngụy phản kích, giải tỏa. Sau khi tấn công dứt điểm chi khu Hưng Long (ngày 17-12-1974), Sư đoàn 4 phối hợp với lực lượng quần chúng bao vây, bức rút địch ở Gò Quao, Vĩnh Hòa, Thúy Liễu, giải phóng tuyến Ba Hồ (Bắc Chương Thiện). Bên cạnh đó, Quân khu 9 sử dụng lực lượng chủ lực khu kết hợp với bộ đội địa phương tấn công Châu Hà, giải phóng Nam Thái Sơn, Mỹ Lâm, Tân Hội, Sóc Sơn, Bình Sơn, Thổ Sơn, phát triển lên mở vùng Ba Thê.


Phối hợp với các mùi tấn công chính, bộ đội địa phương tổ chức “chia lửa” mở phân tuyến Xã No, Xà Phiên, Thuận Hưng, phần lớn xã Vĩnh Thuận Đông, Vị Thủy (Cần Thơ); Hóa Quản, Thủy Liễu, Cà Nhưng (Rạch Giá); tuyến Sông Đốc, Cái Tàu, Bảy Háp, nam bắc thị xã (Cà Mau); sông Cổ Cò, Thạnh Thới An giải phóng cơ bản 3 xã thuộc Mỹ Tú, mở lõm ở bắc Đại Ngãi (Sóc Trăng).


Đặc biệt, trong giai đoạn 1, lực lượng ba mũi ở vùng Hậu Giang đã gỡ 157 đồn bót, có trên 400 đội du kích đánh 1.167 trận, loại khỏi vòng chiến trên 3.000 tên địch.

Trên địa bàn Bến Tre, Quân khu 8 sử dụng Trung đoàn 1 và 1 tiểu đoàn đặc công kết hợp với bộ đội địa phương mở chiến dịch tổng hợp nhỏ tại Mỏ Cày, gỡ 13 đồn bót, mở 3 lõm thuộc Hưng Khánh Trung, Thành An, Tân Thạnh Tây. Riêng bộ đội địa phương Bến Tre gỡ được 6 đồn, giải phóng cơ bản xã Long Mỹ và một số ấp tại Giồng Trôm...


Trên địa bàn Kiến Tường, Sư đoàn 5 của Miền tăng cường đã kết hợp với bộ đội địa phương Kiến Tường tấn công nhằm mở tuyến biên giới, dứt điểm quận lỵ Tuyên Nhơn; mở các tuyến Vàm Cỏ Tây, kinh La Răng, chùa Nổi, Nam Bình Châu...


Trên địa bàn Đồng Tháp Mười, Sư đoàn 8 chủ lực của Quân khu 8 tấn công yếu khư Kinh Quận (điêm then chôt), chi khu Kiến Bình, căn cứ Phụng Thớt, khu nhà thờ Lá, đồn kinh Bùi Mới, đồn Bắc Hòa, đồn Bốn Bích... Một bộ phận Sư đoàn 8 còn kết hợp với Trung đoàn 88, Tiểu đoàn 341 công binh, Trung đoàn 207 và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Mỹ Tho tiến công đồn Cầu Dừa (Mỹ Phước Tây), cắt lộ 12 (13 ngày), đánh sập cầu Cái Lân, mở lõm nam lộ 4 Cái Bè, gỡ 26 đồn, giải phóng cơ bản 3 xã, 12 ấp tại chợ Gạo...


Chia lửa với chiến trường chính, bộ đội địa phương Long Châu Tiền, Sa Đéc gỡ được 6 đồn, giải phóng trên 10.000 dân ở Mỹ An Hưng, Lấp Vò (Châu Thành)...; bộ đội địa phương An Long mở vùng Kinh Quân, Kinh Xáng tuyến Vàm cỏ, đưa 7.000 dân về làng cũ làm ăn...


Ở miền Đông Nam Bộ và Khu 6

Bước vào chiến dịch, Bộ Tư lệnh Miền chủ trương đồng thời mở bốn mặt trận chính bao gồm Đường 14 - Phước Long, Võ Đắc - Tánh Linh; Tây Ninh và vùng ven - nội đô nhằm kìm, căng đối phương trên diện rộng, tạo điều kiện cho việc giải quyết từng mục tiêu cụ thể.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #63 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:29:27 am »

Mặt trận Đường 14 - Phước Long:

Đêm 12 rạng sáng ngày 13-12-1974, được lệnh của Bộ Tư lệnh Miền, ba trung đoàn (2 trung đoàn của Sư đoàn 3 và 1 trung đoàn của Sư đoàn 7) kết hợp với lực lượng đặc công nổ súng mở màn chiến dịch tấn công khu vực Bù Đăng1 (Lực lượng đối phương có 1 tiểu đoàn bảo an và cảnh sát, dân vệ PBDS (khoảng 1.200 lính), 25 đồn bót, có 2 điểm chi khu cũ và mới, 1 quận lỵ hành chính). Sau 27 giờ chiến đấu, Quân giải phóng làm chủ khu vực Bù Đăng, phát triển xuống ngã ba Liễu Đức. Cùng lúc đó, trên một tuyến khác, 5 tiểu đoàn bộ binh cùng lực lượng đặc công tấn công khu vực Bù Na2 (Lực lượng đối phương có 1 tiểu đoàn bảo an, dân vệ (khoảng 500 lính), có 7 đồn, trong đó 1 yếu khu), đến 15-12-1974 thì dứt điểm, sau đó phát triển lên ngã ba Liễu Đức Liên, một bộ phận phát triển về hướng Đồng Xoài.


Cùng thời gian, bộ đội địa phương tỉnh Bình Phước tấn công tiêu diệt chi khu Bù Đốp lưu vong, nhưng bị quân ngụy phản kích và chiếm lại sau 2 ngày giao tranh ác liệt.

Như vậy, sau 3 ngày tác chiến (từ ngày 13 đến đến ngày 15-12-1974), Quân giải phóng chỉ làm chủ được đường 14 đoạn từ km11 đến nam Kiên Đức; chi khu Bù Đốp lưu vong chưa giải quyết được theo kế hoạch. Tuy nhiên, khi tuyến đường 14 bị Quân giải phóng phong tỏa, chính quyền Sài Gòn nhận ra rằng chi khu Đồng Xoài, chi khu Phước Bình và cả thị xã Phước Long đều bị Quân giải phóng uy hiếp. Hình thái chiến trường trở nên xấu đi nghiêm trọng cho quân đội Sài Gòn trong khi đang bị kìm chặt và căng mỏng trên khắp chiến trường miền Đông. Sư 18 ngụy bị kìm chân trên địa bàn Hoài Đức, Long Khanh; Sư 25 ngụy cũng bị căng mỏng trên chiến trường Tây Ninh. Trong khi đó, các nguồn tin tình báo cho biết, Quân giải phóng đang phát triển về uy hiếp Phú Giáo, Tân Uyên Bến Cát lô 7... (đòn nghi binh của Sư đoàn 9 Quân giải phóng), buọc Sư đoàn 5 ngụy phải tổ chức phòng ngự chống đỡ, không thể điều binh giải tỏa lộ 14.


Thời cơ tiêu diệt chi khu Đồng Xoài xuất hiện. Bộ Tư lệnh Miền sau khi kiểm tra lại tình hình đã hạ quyết tâm tiêu diệt Đồng Xoài và dự kiến nếu tình hình phát triển thuận lợi, Quân giải phóng có thể “phát triển lên hướng thị xã Phước Long, tiêu diệt các chi khu và đồn bót xung quanh, tạo thời cơ tốt để dứt điểm thị xã Phước Long với thời gian nhanh nhất”1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.37, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7). Đề nghị của Bộ Tư lệnh Miền không những được Quân ủy Trung ương chấp thuận mà còn được đồng ý cấp lệnh điều động xe tăng, pháo hạng nặng, pháo cao xạ phục vụ chiến dịch.


Để bảo đảm thực hiện chiến dịch thắng lợi, Bộ Tư lệnh Miền tập trung một lực lượng quân sự áp đảo, bao gồm: 1 sư đoàn (F3), 6 trung đoàn (2 E độc lập, 2E thuộc F7, 1E thuộc F9 và E16), các tiểu đoàn độc lập, đặc công, hậu cần, 2 tiểu đoàn pháo mặt đất (130 ly, 105 ly, 85 ly, cối 160 ly), 5 tiểu đoàn pháo cao xạ, 8 tăng T54 và 12 tăng T59.


Trước và trong quá trình diễn ra chiến dịch, Bộ Tư lệnh Miền cho Quân giải phóng tấn công nghi binh kìm chân Sư 18, Sư đoàn 5 ngụy tại các mặt trận Hoài Đức, Tây Ninh; lệnh cho lực lượng đặc công, pháo binh tập kích vào sân bay Biên Hòa, các bãi tiếp dầu trực thăng ở Lai Khê, Phú Lợi (Bình Dương) và căn cứ biệt động quân ở Chơn Thành, An Lộc nhằm ngăn ngừa sự chi viện cho Phước Long bằng đường không...


Ngày 22-12-1974, một bộ phận quân chủ lực Sư đoàn 7 kết hợp với bộ đội địa phương tỉnh Bình Phước tiến đánh chi khu Bù Đốp lần thứ hai. Sau khi chi khu Bù Đốp lưu vong thất thủ, số binh lính Sài Gòn sống sót chạy về Phước Long kết hợp với sô tàn quân canh trú trên đường 14 rút về trước đó đã lập thành các tuyến phòng thủ xung quanh thị xã, núi Bà Rá và chi khu Phước Bình. Do vậy, lực lượng quân ngụy Sài Gòn bảo vệ chi khu Đồng Xoài, chi khu Phước Bình và ở thị xã Phước Long có khoảng 4.000 quân, 10 pháo các loại, 1 chi đội cơ giới và có trên 40 đồn bót1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.38, lưu trù Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).


Ngày 26-12-1974, Trung đoàn bộ binh tăng cường của Sư đoàn 7 Quân giải phóng tấn công và nhanh chóng chiếm lĩnh chi khu Đồng Xoài. Ngày 31-12-1974, Quân giải phóng đồng loạt tấn công chi khu Phước Bình, cao điểm Bà Rá... Sau 4 ngày tấn công, Quân giải phóng không những đập tan chi khu Phước Bình, chiếm lĩnh cao điểm Bà Rá mà còn đập vỡ các tuyến phòng ngự, áp sát thị xã Phước Long từ hướng tây bắc, hướng nam... Trước sự tấn công như vũ bão của Quân giải phóng, đúng 10 giờ 30 phút ngày 6-1-1975, thị xã Phước Long hoàn toàn thất thủ, cờ “Quyết chiến quyết thắng” của Quân giải phóng tung bay trên nóc dinh Tỉnh trưởng Phước Long1 (Kết quả Quân giải phóng làm tan rã 4 tiểu đoàn bảo an, 1 tiểu đoàn thuộc Chiến đoàn 7 Sư đoàn 5 ngụy, diệt 1.160 tên, bắt sống 2.146 tên, thu 3.125 súng các loại (trong đó có 6 pháo 155 ly, 15 pháo 105 ly, 14 cối 81, 20 khấu cối 60 ly, 4 khẩu ĐK57, 1 khẩu 106,7), bắn rơi 15 máy bay).


Mặt trận Tánh Linh - Hoài Đức:

Để mở mặt trận Tánh Linh - Hoài Đức, Bộ Tư lệnh Miền sử dụng 2 trung đoàn bộ binh (E4, E33), 3 tiểu đoàn đặc công (D18, D20, D200c) thuộc Sư đoàn 6 Quân khu 7 và Trung đoàn 812 Quân khu 6.

Đêm 9 rạng sáng ngày 10-12-1974, Trung đoàn 812 và Tiểu đoàn 200C đặc công tiến công cao điểm Lồ Ô - Núi Gian, cô lập chi khu Tánh Linh; 2 tiểu đoàn đặc công (D18, D20) tiến công chi khu Hoài Đức; Trung đoàn 4 và Trung đoàn 33 chặn đánh Liên đoàn 7 biệt động quân, Chiến đoàn 48 thuộc Sư đoàn 18 và Trung đoàn 5 thiết giáp ngụy; mở tuyến Trà Tân - Cầu Gia Huynh, uy hiếp chi khu Võ Đắc.


Bị Quân giải phóng tấn công toàn tuyến Tánh Linh - Hoài Đức, chính quyền Sài Gòn đã điều động Chiến đoàn 43 thuộc Sư đoàn 18 lên ứng cứu. Do vậy, chiến dịch trở nên khó khăn, Quân giải phóng chưa thể dứt điểm được chi khu Võ Đắc. Tuy nhiên, Quân giải phóng đã kịp giải phóng hoàn toàn huyện Tánh Linh và 4 xã thuộc huyện Hoài Đức với 34.287 dân. Quan trọng hơn, Quân giải phóng đã kìm chân được Sư đoàn 18 ngụy, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Đường 14 - Phước Long2 (Kết quả mặt trận Tánh Linh - Hoài Đức, Quân giải phóng loại khỏi vòng chiến 2.380 binh lính Sài Gòn, xóa sổ 1 tiểu đoàn, 3 đại đội và mở được 48 đồn bót).


Mặt trận Tây Ninh:

Bộ Tư lệnh Miền sử dụng hai trung đoàn chủ lực Miền (E16, E205) kết hợp với bộ đội địa phương Tây Ninh tấn công căn cứ truyền tin dã chiến II trên đỉnh núi Bà Đen, căn cứ Xóm Phan và căn cứ Suối Đá (trận then chốt).


Rạng sáng ngày 5-12-1974, lực lượng trinh sát Bộ Tham mưu Miền được sự chi viện của hỏa lực pháo mặt đất và pháo cao xạ tiến công căn cứ truyền tin dã chiến II trên đỉnh núi Bà Đen. Cùng thời điểm, Trung đoàn 205 tập kích căn cứ Suối Đá, Trung đoàn 16 tiến công căn cứ Xóm Phan, bộ đội địa phương Tây Ninh kìm chân đốĩ phương ở khu vực phía nam Tòa Thánh và lộ 22...


Sau 32 ngày chiến đấu ác liệt, Quân giải phóng đã chiếm được căn cứ truyền tin dã chiến II trên đỉnh núi Bà Đen, làm rối loạn hệ thống truyền tin, buộc chính quyền Sài Gòn phải sử dụng Sư đoàn 25, lực lượng biệt kích dù và điều động cả lực lượng không quân thuộc Quân đoàn 3 lên giải cứu. Dù Quân giải phóng không mở được căn cứ Suối Đá, nhưng Mặt trận Tây Ninh có vai trò lớn trong việc kìm giữ lực lượng đối phương để Quân giải phóng hoàn thành mục tiêu ở Mặt tràn Đường 14 - Phước Long.


Mặt trận vùng ven - nội đô:

Trên hướng tây và tây bắc, lực lượng vũ trang Thành đội gỡ hệ thống đồn bót tại Củ Chi, Hóc Môn, nam bắc Bình Chánh, đánh địch ủi phá địa hình tại Phú Hòa Đông, Gò Vấp. Lực lượng đặc công (Đoàn 115, Đoàn 117) gỡ đồn bót và củng cố bàn đạp đứng chân tại Đức Hòa, Tam Tân. Đoàn 119 diệt và bức rút đồn bót dọc lộ 8, phát triển xuống sát Lái Thiêu.


Trên hướng đông và đông bắc, lực lượng vũ trang Thành đội tại Nam Thủ Đức tấn công gở đồn, bót và đánh binh lính Sài Gòn càn quét, đưa được lực lượng bám trụ tại vùng Bưng Sáu Xã (Nam Thủ Đức). Lực lượng đặc công (Đoàn 119) tiến đánh đồn bót, lực lượng phòng vệ dân sự trên địa bàn Châu Thành Thủ Dầu Một. Đoàn 116 tiến công đồn tại Long Thành, Thủ Đức, áp sát Long Bình, Suối Nước Trong, Nam Thủ Đức. Đoàn 10 bức rút đồn ở Nhà Bè, Nhơn Trạch, tấn công tàu chiến của đối phương trên sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu. Đoàn 113 tập kích bằng hỏa lực không chế sân bay Biên Hòa, tạo điều kiện cho Quân giải phóng mở Mặt trận Đường 14 - Phước Long- tập kích bằng hỏa lực vào Trung tâm huấn luyện Quang Trung căn cứ Đồng Dù, căn cứ Long Bình, căn cứ Quan Tre, căn cứ suối Nước Trong...


Ở nội thành, lực lượng đặc công, biệt động tập kích Phòng thông tin Phú Thọ Hòa, Trạm kiểm soát xa cảng Phú Lâm, Trạm tuyến lính ngã tư Bảy Hiền, bót cảnh sát tại quận 7, đường Minh Phụng1 (Kết quả hoạt động của mặt trận vùng ven - nội đô, lực lượng vũ trang cách mạng đã loại khỏi chiến đấu 4.281 tên, diệt 1 đại đội, gỡ 84 đồn, phá hủy 14 máy bay, 2 tàu, 78 xe, 5 kho, 20 cầu. Giải phóng hoàn toàn 3 xã, 4 xã cơ bản, 37 ấp, 17.000 dân)...


Kết quả chung đợt 1 mùa khô 1974-1975, Quân giải phóng trên chiến trường B2 đã loại khỏi vòng chiến được 56.315 binh lính Sài Gòn, xóa 22 tiểu đoàn, 1 bộ chỉ huy tiểu đoàn, 66 ban tề, 1 giang đoàn, 1 chi đội; đánh thiệt hại 25 tiểu đoàn, 4 chi đoàn; thu 12.122 súng các loại, 604 xe quân sự, phá hỏng 108 máy bay, 110 tàu chiến, mở 1.548 đồn bót2 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.42, 43, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7)...


Cùng với kết quả đợt 1, hoạt động của Quân giải phóng trên chiến trường B2 trong bước 1 đợt 2 mùa khô 1974-1975 đã làm thay đổi hình thái chiến trường, làm thay đổi cả cán cân quân sự địch - ta, làm cho cán cân đó nghiêng hẳn về phía Quân giải phóng. Kết quả đã tạo nên thời cơ vô cùng thuận lợi để quân dân miền Nam Việt Nam có thể hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã khởi đầu từ 21 năm qua.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #64 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:31:04 am »

b) Đợt 2 mùa khô 1974-1975

Theo dự kiến, đợt 2 mùa khô năm 1974-1975 được thực hiện từ đầu tháng 3-1975 đến tháng 6-1975. Tuy nhiên, trên thực tế Đợt 2 mùa khô 1974-1975 hình thành nên 2 bước: Bước 1 từ đầu tháng 3-1975 đến ngày 9-4-1975; Bước 2 từ ngày 10- 4-1975 đến ngày 25-4-1975 (bước này có thể coi là giai đoạn chuẩn bị cho Chiến dịch Hồ Chí Minh) và tiếp theo là Chiến dịch Hồ Chí Minh.


Bước 1 (đợt 2)

Ngay từ tháng 1-1975, Bộ Chính trị họp và nhận định: Thế và lực cách mạng đã lớn mạnh hơn hẳn lên, ta đang ở thế chủ động tấn công, lại có vùng giải phóng rộng lớn liên hoàn vùng núi, thế chiến lược của ta rất vững chắc và ngày càng mạnh ở nông thôn...1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 02 năm 1979, tr.44, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7). Từ nhận định đó, Bộ Chính trị chủ trương “chuẩn bị mọi mặt, tạo điều kiện chín muồi, tiến hành tổng công kích và tổng khởi nghĩa, tiêu diệt và làm tan rã ngụy, đánh đổ ngụy quyền... giành chính quyền về tay nhân dân, giải phóng miền Nam Việt Nam”2 (Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, t.II, tr. 184-185).


Quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị là cách mạng miền Nam sẽ giành thắng lợi quyết định trong 2 năm (1975-1976), đồng thời dự kiến: nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì phải nhanh chóng nắm lấy thời cơ, hoàn thành nhiệm vụ giải phóng miền Nam ngay trong năm 19751 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.44, 45, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).


Thực hiện quyết tâm của Bộ Chính trị, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo lực lượng vũ trang trên chiến trường B2 quyết tâm hoàn thành các chỉ tiêu đã hoạch định ngay trong mùa khô năm 1975.


Ở miền Đông và Khu 6:

Trên hướng Dầu Tiếng, Tây Ninh, lộ 13, đêm 10 rạng sáng 11-3-1975, Quân đoàn 4 sử dụng một bộ phận Sư đoàn 9, Trung đoàn 16, 1 đại đội pháo 130 ly và 1 tiểu đoàn tăng T54 kết hợp với bộ đội địa phương Tây Ninh, Bình Phước mở chiến dịch tấn công chi khu Dầu Tiếng, căn cứ Suối Ông Hùng, cầu Khởi, lộ 13 (Tây Ninh)... Đến ngày 17-3-1975, tất cả các mục tiêu đều được giải quyết. Quân giải phóng diệt 3.089 lính ngụy, thu 1.063 súng, phá 61 xe, 3 xe M41, 6 pháo, 155 máy thông tin...


Trên hướng An Lộc - Chơn Thành, ngày 20-3-1975, Quân đoàn 4 sử dụng một bộ phận Sư đoàn 9, Trung đoàn 341 kết hợp với bộ đội địa phương Bình Phước tấn công giải phóng An Lộc, Chơn Thành, diệt trên 2.000 lính ngụy.


Trên hướng Định Quán - lộ 20, Quân đoàn 4 sử dụng Trung đoàn 14 (Sư đoàn 7) tấn công chi khu Định Quán; Trung đoàn 290 (Sư đoàn 7) tấn công cầu La Ngà; một tiểu đoàn của Trung đoàn 4 (Sư đoàn 7) tấn công yếu khu Đạ Hoai, Phương Lâm. Phục vụ mặt trận Định Quán - lộ 20, ngoài lực lượng Sư đoàn 7 còn có lực lượng của Sư đoàn 341. Tuy nhiên, Sư đoàn 341 chỉ làm lực lượng dự bị, sẵn sàng cơ động đánh chặn Sư đoàn 18 ngụy có thể từ Túc Trưng - Long Khánh kéo lên. Kết quả trên hướng Định Quán - lộ 20, Quân giải phóng đã loại khỏi vòng chiến 200 lính ngụy, bắt 145 tên, thu 364 súng các loại, 54 máy thông tin1 (Lực lượng đối phương trên tuyến lộ 20 từ Túc Trưng - Đạ Hoai gồm có 1 tiểu đoàn chủ lực, 11 đại đội bảo an. Ngoài ra còn có lực lượng Sư đoàn 18 đóng tại Long Khánh, Chiến đoàn 318 tại Trảng Bom, Liên đoàn 9 biệt động quân đóng tại Long Bình).


Trên hướng Lâm Đồng - Di Linh - Đà Lạt, Quân đoàn 4 sử dụng lực lượng Sư đoàn 7 tấn công thị xã Lâm Đồng; một bộ phận kết hợp với quân chủ lực Khu 6 (E812) tấn công giải phóng Di Linh; một bộ phận phát triển về Đà Lạt. Kết quả, trên hướng Lâm Đồng - Di Linh - Đà Lạt, Quân giải phóng đã đánh tan 4 tiểu đoàn dân vệ và 2 tiểu đoàn biệt động quân.


Trên hướng Bình Tuy - Long Khánh, ngày 16-3-1975, lực lượng Sư đoàn 6 của Quân khu 7 phối hợp lực lượng bộ đội địa phương tiến công giải phóng khu vực lộ 3, đoạn từ Hoài Đức đến Gia Ray, ngã ba ông Đồn, Đồi 52 (Long Khánh), Suối Cát, căn cứ 3 lộ 1, căn cứ 4 lộ 1 Long Khánh, căn cứ 10 lộ 1 Bình Tuy... Kết quả, trên hướng Bình Tuy - Long Khánh, Quân giải phóng đã đánh tan Chiến đoàn 48, Chiến đoàn 52 thuộc Sư đoàn 18 tại Long Khánh, 2 tiểu đoàn thuộc Chiến đoàn 43 tại Núi Thị, 1 tiểu đoàn thuộc Chiến đoàn 43 tại Võ Đắc ngoài ra còn có Tiểu đoàn 344 Bình Tuy tại Trà Tân...


Trên vành đai vùng ven Sài Gòn, ngày 20-3-1975, Trung đoàn Gia Định 1 kết hợp với lực lượng bộ đội địa phương Củ Chi tấn công đoàn xe GMC chở đạn (51 xe GMC và 2 xe hộ tống) trên tuyến Hóc Môn - Củ Chi. Lực lượng đặc công biệt động tham gia đội hình Sư đoàn 2 đặc công triển khai xuống hướng tây nam, pháo kích sân bay Biên Hòa, Đồng Dù, kho xăng Vũng Bèo...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #65 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:33:17 am »

Ở đồng bằng sông Cửu Long:

Trên tuyến biên giới Tây Ninh - Long An, ngày 12-3-1975, Đoàn 232 sử dụng Sư đoàn 3 và 1 trung đội thuộc Sư đoàn 5 tấn công hệ thống đồn bót trên tuyến biên giới Tây Ninh - Long An. Ngày 14-3-1975, dứt điểm hệ thống đồn bót ở Bến Cầu, Mộc Bài, An Thạnh, Tra Cao; ngày 20-3-1975 dứt điểm yếu khu Quéo Ba, mở thông hành lang dọc bờ tây sông Vàm Cỏ Đông đoạn từ Tây Ninh đến Kiến Tường. Quân giải phóng đã làm rã 2 tiểu đoàn bảo an, Tiểu đoàn 83 biệt động quân, khoảng 2.300 phòng vệ dân sự, 36 đồn bót...


Trên tuyến Đồng Tháp Mưòi - Mỹ Tho, chủ lực Quân khu 8 sử dụng lực lượng Sư đoàn 8 tiến công căn cứ Ngã Sáu Mỹ Tho, giải phóng đại bộ phận lộ 20; Trung đoàn 88 bức rút đồn Bắc Cai Lậy; Tiểu đoàn 341 công binh tiến công giao thông trên lộ 12...


Trên tuyên Vĩnh Trà - Bến Tre, chủ lực Quân khu 9 sử dụng lực lượng Trung đoàn 3 và Trung đoàn 1 tấn công yếu khu Thầy Phò, đánh chặn viện và gỡ đồn bót trên lộ Vĩnh Xuân. Sau khi hoàn thành mục tiêu, Trung đoàn 3, Trung đoàn 1 phối hợp với bộ đội địa phương Vĩnh Trà tiến đánh yếu khu cầu Mới, Cái Nhum, Ba Còng, Cát Vòn... làm chủ tuyến sông Măng Thít. Trung đoàn 1 tiếp tục phối hợp với bộ đội địa phương Bến Tre bức rút đồn bót, giải phóng xã Tân Thiêng, Phú Son, Hòa Nghĩa (Chợ Lách)... Bộ đội địa phương Bến Tre diệt PCK Tân Xuân - Phưóc Tuy - Ba Tri, giải tỏa Tiểu đoàn 454, Tiểu đoàn 453 bảo an, gỡ 40 đồn bót, mở mảng ở 3 xã của huyện Ba Tri.


Trên địa bàn Hậu Giang, Sư đoàn 4 tấn công căn cứ Bà Đầm, giải phóng Thường Xuân, Kinh Xáng, Ô Môn. Trung đoàn 10 (F4) đánh thiệt hại FCK Rạch Gòn, giải phóng cánh đồng Long Thành, Nam Cái Tắc. Bộ đội địa phương Cần Thơ giải phóng cơ bản kinh xáng Xà Mo từ Kinh 14.000 lên vàm.


Bước 2 (đợt 2)

Cùng với những thắng lợi vang dội của Quân giải phóng B3 trên chiến trường Tây Nguyên, B4 trên chiến trường Trị Thiên, BI trên chiến trường Khu 5... kết quả hoạt động bước 1 trong đợt 2 mùa khô 1974-1975 của Quân giải phóng B2 đã làm cho binh lính ngụy Sài Gòn trở nên hoang mang đến cực độ, một bộ phận hoảng loại, trốn chạy... dân đến nguy cơ tự tan rã từng mảng lớn, cả trong bộ máy công quyền và lực lượng quân sự Việt Nam Cộng hòa.


Hình thái chiến trường thật sự có lợi cho Quân giải phóng, “Chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự, chính tri như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam”1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.44).


Trên cơ sở nhận định trên, từ nửa cuối tháng 3-1975, Bộ Chính trị đề ra quyết tâm “Nắm vững thời cơ, tranh thủ thời gian cao độ, nhanh chóng tập trung lực lượng vào phương hướng chủ yếu, hành động táo bạo bất ngờ, làm cho địch không dự kiến kịp và không kịp trở tay”; “quyết tâm hoàn thành giải phóng Sài Gòn và miền Nam trước mùa mưa”2 (Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, t.2, tr. 209); “thời điểm chiến lược để tiến hành tổng tiến công và nổi dậy vào sào huyệt của địch đã chín muồi”3 (Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975, Sđd, tr. 217).


Trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Chính trị, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Miền, từ cuối tháng 3-1975 đã tiến hành xây dựng phương án tiến công giải phóng Sài Gòn bằng cách sử dụng lực lượng vũ trang B2 có tăng cường thêm từ 2 sư đoàn đến 1 quân đoàn của Bộ. Song để bảo đảm chắc thắng, Bộ Chính trị quyết định tập trung sử dụng 15 sư đoàn quân chủ lực. Sau khi giải phóng xong Sài Gòn nếu đồng bằng sông Cửu Long chưa giải quyết xong sẽ phát triển xuống đồng bằng để hoàn thành nhiệm vụ giải phóng toàn bộ đất nước. Để thực hiện phương án này, Bộ Quốc phòng đã điều động 3 quân đoàn chủ lực và số lớn binh khí kỹ thuật từ miền Bắc, miền Trung vào tham gia chiến dịch1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kỉnh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ (B2), tháng 2 -1979, tr.59, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).


Ngày 29-3-1975, Thường vụ Trung ương Cục ra Nghị quyết 15, chỉ đạo quân dân trên chiến trường B2 “Từ giờ phút này, trận quyết chiến chiến lược cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam thực hiện thống nhất nước nhà...”2 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr.503-504, 504-505). “Động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tập trung cao nhất mọi sức mạnh tinh thần và lực lượng của mình, phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp ba mũi giáp công, ba thứ quân, ba vùng, vùng lên tổng công kích tổng khởi nghĩa nhanh chóng đánh sập toàn bộ ngụy quân ngụy quyền, giành toàn bộ chính quyền về tay nhân dân với khí thế tấn công quyết liệt, thần tốc, táo bạo và quyết giành toàn thắng, giải phóng xã mình, huyện mình, tỉnh mình, toàn miền Nam”3 (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr.503-504, 504-505).


Trên địa bàn B2, Quân giải phóng bước vào chiến dịch nhằm phá thế phòng thủ, chia cắt lực lượng đối phương, tạo thế trận có lợi cho trận quyết chiến chiến lược cho chiến dịch.


Trên địa bàn Quân khu 6 và Quân khu miền Đông:

Trong bước 1 Đợt II, sau khi hoàn thành các mục tiêu trên hướng Lâm Đồng - Di Linh - Đà Lạt, một bộ phận Trung đoàn 812 (Quân khu 6) phát triển về Ninh Thuận, Bình Thuận, phối hợp với lực lượng Quân đoàn 2 của Bộ đánh chiếm Phan Rang (từ ngày 14 đến ngày 16-4-1975), Phan Thiết (ngày 19- 4-1975), Bình Tuy (ngày 22-4-1975)... giải phóng hoàn toàn Khu 6.


Ở Mặt trận Xuân Lộc, do lực lượng chủ lực Quân đoàn 41 (Quân đoàn 4 (thiếu) phụ trách hướng đông - đông nam, bao gồm lực lượng Quân đoàn 4 được tăng cường thêm Sư đoàn 6 (Quân khu 7), Lữ 52 (Quân khu 5), 1 tiểu đoàn pháo 130 ly, 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn pháo cao xạ hỗn hợp, 1 tiểu đoàn xe tăng, 1 trung đoàn đặc công (E113) cùng lực lượng bộ đội địa phương các tỉnh miền Đông. Quân đoàn 4 có nhiệm vụ thực hành chia cắt, bao vây tiêu diệt F18 địch, giải phóng Xuân Lộc, phát triển về Biên Hòa (bao gồm cả Bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 địch và sân bay), một bộ phận phát triển xuống đánh thẳng vào Vũng Tàu, cắt đứt lộ 15 và sông Lòng Tàu, đưa pháo bắn vào các mục tiêu quân sự trong Sài Gòn, đánh chiếm Dinh Độc Lập, căn cứ Hải quân, Bộ Quốc phòng, Đài Phát thanh... Thời gian nổ súng là đêm 9-4-1975) được bổ sung thêm Sư đoàn 341, Sư đoàn 6 thiêu (Quân khu 7), Trung đoàn 5 (Quân khu 5) phụ trách. Sáng 9-4-1975, Sư đoàn 1 tiến công thị xã Xuân Lộc, đánh chiếm bến xe, ấp Trần Hưng Đạo, hậu cứ Chiến đoàn 52, đồi Móng Ngựa... Sư đoàn 6 (Quân khu 7) và Trung đoàn 95E bố trí đánh chặn viện, chia cắt phía tây Xuân Lộc, giải phóng Túc Trưng, Kiệm Tân, Dầu Giây...


Sau 5 ngày chiến đấu, Quân giải phóng không thể dứt điểm được các mục tiêu đã định; thế trận trở nên giằng co, gây thương vong lớn. Trước tình hình đó, được sự chỉ đạo của trên, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 thay đổi cách đánh: “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”.


Từ ngày 15-4-1975, Quân đoàn 4 chuyển hướng, đánh chiếm ngã ba Dầu Giây, Núi Thị, uy hiếp Trảng Bom (Sở Chỉ huy Quân đoàn 3 ngụy), chế áp sân bay Biên Hòa... Bên cạnh đó, tuyến phòng thủ từ xa Phan Rang lần lượt bị thất thủ đã đặt Xuân Lộc vào thế bị Quân giải phóng bao vây bốn mặt. Trước tình thế nguy cấp đó, ngày 18-4-1975, Chuẩn tướng Lê Minh Đảo cấp báo với Bộ Tư lệnh Quân đoàn xin bỏ Xuân Lộc rút về phòng thủ Biên Hòa1 (Tại tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh, với tư tưởng giữ tuyến phòng thủ Xuân Lộc - Long Khánh bằng mọi giá, Tổng thống Thiệu đã bố trí toàn bộ Sư đoàn 18 tại đây và cử Chuẩn tướng Lê Minh Đảo chỉ huy. Lê Minh Đảo chia sư đoàn làm 3 chiến đoàn: Chiến đoàn 43 và 2 tiểu đoàn địa phương giữ Xuân Lộc (tỉnh lỵ Long Khánh). Ban chỉ huy đóng tại hậu cứ Chiến đoàn 43 ở thị xã; Tiểu đoàn 2 ở Núi Thị; Tiểu đoàn 1 và 3 bảo vệ hướng đông, đông bắc thị xã; Đại đội 83 biệt động ở đông nam thị xã; Chi đoàn 1/5 chiến xa M41, Chi đoàn 3/5 M13, Đại đội trinh sát 48 và Bộ Chỉ huy Thiết đoàn 5 đóng trong thị xã; Đại đội trinh sát 18, một đại đội của Tiểu đoàn 2 đóng quanh nhà riêng của Tư lệnh - là Sở Chỉ huy nhẹ của Sư đoàn; phân tán từng trung đội đóng ở các nhà cao tầng xung quanh Bộ Tư lệnh; 2 tiểu đoàn địa phương quân được giao nhiệm vụ bảo vệ sân bay và đường sắt.


Chiến đoàn 52 phòng thủ Tân Kiên và đoạn đường 1 từ núi Trân đến Sóc Lù (Chi khu Tân Kiên và đoạn quốc lộ 20) là chiến đoàn còn có nhiệm vụ làm lực lượng ứng viện cho thị xã khi cần thiết. Ban Chỉ huy Chiến đoàn 52 đóng ở nam chi khu; Tiểu đoàn 1 Núi Đét; Tiểu đoàn 2 tại khu; Tiểu đoàn 3 đồi Móng Ngựa (nam chi khu); Chi đoàn 3/5 hợp lại thành đại đội trinh sát làm lực lượng ứng trực cho Chiến đoàn; Đại đội 43 trinh sát, Đại hội 30 địa phương ở Núi La; một toán viễn thám và 2 trung đội địa phương đóng ở Sóc Lù. Chiến đoàn 48 kết hợp với Quân đoàn 3 do tướng Toàn chỉ huy giải tỏa quốc lộ 1, tái chiếm núi Chứa Chan, sau đó về đóng cứ tại vùng ven thị xã nhằm tãng cường lực lượng bảo vệ Xuân Lộc. Cùng thời gian trên, tướng Toàn phát hiện được Quân giải phóng đang di chuyển về hướng Long Khánh, phán đoán Quân giải phóng sẽ đánh Long Khánh nên đã quyết định hoàn trả Chiến đoàn 48 cho Sư đoàn 18, đồng thời điều toàn bộ Lữ đoàn 3 thiết giáp đến tăng cường cho hướng Xuân Lộc. Ban Chỉ huy Chiến đoàn 48 đóng trong rừng cao su phía đông chi khu; Tiểu đoàn 1 ở cùng với Bộ Chỉ huy Chiến đoàn; Tiểu đoàn 3 đóng ở suối Cát). Ngày 21-4-1975, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chuẩn y ý kiến của Chuẩn tướng Lê Minh Đảo, ra lệnh rút bỏ Xuân Lộc. Thực ra trong đêm 20-4-1975, lực lượng Sư đoàn 18 ở Xuân Lộc đã rút về Long Bình, Biên Hòa, Bà Rịa.


Sau khi rút bỏ Xuân Lộc, các sư đoàn quân ngụy ở miền Đông Nam Bộ bị chia cắt, “Sư đoàn 25 Sài Gòn bị kềm chân ở Tây Ninh không thoát ra được; Sư đoàn 5 Sài Gòn bị kìm chân ở hướng Bình Long, không di chuyển về Bình Dương được; Sư đoàn 22 Sài Gòn bị đánh thiệt hại nặng ở Long An, không bảo đảm giữ được phía nam Sài Gòn”1 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sdd, t.II, tr.950). “Phòng tuyến ngoài Sài Gòn đã vụn như vỏ củ hành”2 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sdd, t.II, tr.950). “Cánh cửa thép” phía đông Sài Gòn đã mở”3 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sdd, t.II, tr.950).


Trên địa bàn Quân khu Sài Gòn - Gia Định:

Binh đoàn Tây Nam được lệnh từ bỏ mục tiêu Mộc Hóa (Kiến Tường), sử dụng Sư đoàn 5 và Sư đoàn 3 (1E) thọc sâu xuống lộ 4 (Long An), tấn công Tân An, gỡ đồn bót tạo hành lang nối thông xuống bắc lộ 4. Sư đoàn 3 (thiếu) và Sư đoàn 9 tập kết tại tây Vàm Cỏ Đông, sử dụng Trung đoàn 205 mở khu an ninh Lộc Giang...


Từ đầu tháng 4-1975, lực lượng Thành đội tập kích sân bay Biên Hòa, trường huấn luyện Nước Trong, căn cứ Hốc Bà Thức, kho bom Bình Ý, trạm rađa Phú Lâm..., triển khai lực lượng ở vùng ven, áp sát các mục tiêu được phân công theo kế hoạch chiến dịch.


Trên địa bàn Quân khu 8:

Ngày 15-4-1975, Sư đoàn 8 chuyển hoạt động xuống lộ 4, mở hành lang nam Long An. Trung đoàn 88, Trung đoàn 24 kết hợp với 2 tiểu đoàn Long An gỡ 45 đồn bót, giải phóng 12 xã thuộc các huyện Châu Thành, Cần Đước, Tân Trụ... mở rộng bàn đạp tấn công từ hướng nam lên Sài Gòn.


Trên địa bàn Quân khu 9:

Sư đoàn 4 mở vùng Chương Thiện, Cần Thơ, khống chế sân bay Trà Nóc, áp sát các mục tiêu thị xã Cần Thơ.

Kết quả, từ ngày 21-2-1975 đến ngày 20-4-1975, Quân giải phóng B2 đã loại khỏi chiến đấu 37.591 tên; diệt 1 chiến đoàn, 3 chi đoàn, 2 chi đội, 27 tiểu đoàn, 2 đoàn bình định và 827 đồn bót các loại; thu 27.953 súng các loại, 911 VTĐ, 100 xe (28 tăng). Giải phóng 3 tỉnh, 3 huyện, 50 xã1 (Ban Tổng kết chiến tranh B2: Báo cáo tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chỏng Mỹ, cứu nước trên chiến trường Nam Bộ và cực Nam Trường Bộ (B2), tháng 2-1979, tr.68, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #66 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:38:36 am »

IV. THAM GIA CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH GIẢI PHÓNG SÀI GÒN - GIA ĐỊNH, CÁC TỈNH ĐỒNG NAM BỘ VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG, HẢI ĐẢO

1. Chiến đấu giải phóng Sài Gòn

Từ đầu tháng 4-1975, trong khi lực lượng vũ trang tiếp tục đẩy mạnh tiến công đối phương trên chiến trường B2 thì các Quân đoàn 1, 2, 3 Quân giải phóng đang trên đường thần tốc tiến về chiến trường B2. Đến ngày 25-4-1975, các Quân đoàn 1, 2, 3 Quân giải phóng đã tiến đến các điểm tập kết, hình thành nên thê trận vây chặt Sài Gòn từ nhiều hướng.


Ngày 26-4-1975, Quân giải phóng hình thành 5 mũi tiến công trên 4 hướng nhắm vào 5 mục tiêu chủ yếu của chính quyền ngụy trong nội đô Sài Gòn, bao gồm: Bộ Tổng tham mưu, sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Biệt khu thủ đô, Tổng nha cảnh sát, Dinh Độc Lập.


- Hướng bắc và đông bắc do Quân đoàn 1 phụ trách, tiến công mục tiêu Bộ Tổng tham mưu.

- Hướng tây bắc do Quân đoàn 3 phụ trách, tiến công mục tiêu sân bay Tân Sơn Nhất.

- Hướng nam và tây nam do Binh đoàn Tây Nam phụ trách, tiến công mục tiêu Biệt khu thủ đô và Tổng nha cảnh sát Sài Gòn.

- Hướng đông và đông nam do Quân đoàn 4 và Quân đoàn 2 phụ trách, tiến công mục tiêu Dinh Độc Lập.


Để trực tiếp chỉ huy chiến dịch, sáng ngày 26-4-1975, bộ phận tiền phương của Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh chuyển đến lập sở Chỉ huy tại Căm Xe - Bến Cát.

Chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu!

Từ ngày 26 đến ngày 28-4-1975

Lực lượng B2 trong đội hình Quân đoàn 4 (Sư đoàn 7, Sư đoàn 341: Sư đoàn 6, Lữ 52, 1 tiểu đoàn pháo 130 ly, 1 trung đoàn và 1 tiểu đoàn cao xạ hỗn hợp, 1 tiểu đoàn xe tăng, Trung đoàn 113 đặc công).


Ngày 27-4-1975, Sư đoàn 341 tấn công Trảng Bom, sông Thao, Bàu Cá. Đến ngày 28-4-1975 hoàn thành các mục tiêu, làm chủ một khu vực rộng lớn từ Trảng Bom và đoạn từ Suôi Đỉa đến sát ga Long Lạc, diệt và bắt 1.600 binh lính ngụy, phá 7 pháo và 20 xe tăng. Sư đoàn 6 (Quân khu 7) tiến công yếu khu Trảng Bom, căn cứ Hố Nai, gặp phải sự kháng cự quyết liệt của đối phương nên chưa thể chiếm lĩnh các mục tiêu. Riêng Sư đoàn 7 và Lữ đoàn 52 theo sau đội hình Sư đoàn 6 đã áp sát được nam lộ 1.


Lực lượng B2 trong đội hình Binh đoàn Tây Nam (F3, F5, F9, E16, E88, E24, E271b, E117, E429 đặc công, 1D tăngT54, 1D PT 85, 1D K634, 1D pháo 130, 1E và 5D cao xạ hỗn hợp):

Ngày 27-4-1975, Sư đoàn 5 tiến chiếm cắt đứt lộ 4 đoạn từ Bến Lức đến Tân An. Sư đoàn 8 (Quân khu Cool chiếm lĩnh lộ 4 đoạn Trung Lương - Tân Hiệp. Tiểu đoàn 341 (Quân khu 8 ) kết hợp với bộ đội địa phương cắt lộ 4 đoạn từ Cai Lậy đến An Hữu. Trung đoàn 88, Trung đoàn 24 (Quân khu 8 ) tiến chiếm đường số 5, mở rộng địa bàn đứng chân ở phía tây bắc Cần Giuộc áp sát Sài Gòn. Sư đoàn 3 đánh chiếm khu An Ninh Lộc Giang, khống chế đối phương, bảo đảm cho Sư đoàn 9 và binh khí kỹ thuật vượt sông Vàm Cỏ Đông. Đến ngày 28-4-1975, toàn bộ lực lượng Sư đoàn 9 đã hoàn chỉnh công tác vận động vượt sông Vàm Cỏ Đông tập kết tại Bàu Công - Mỹ Hạnh (Đức Hòa). Như vậy, lực lượng Quân giải phóng B2 trong cánh quân do Binh đoàn Tây Nam phụ trách đã hoàn thành nhiệm vụ cắt đứt hoàn toàn lộ 4, kìm chế được lực lượng Sư đoàn 7, Sư đoàn 9, Sư đoàn 22 ngụy, tạo điều kiện cho Sư đoàn 9 và binh khí kỹ thuật vượt sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí tập kết áp sát Sài Gòn.


Lực lượng B2 ở vùng ven:

Ngày 27-4-1975, Trung đoàn 116 đặc công (2 đại đội thuộc Tiểu đoàn 19) kết hợp với Tiểu đoàn 25 đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu xa lộ Biên Hòa. Ngày 28-4-1975, Trung đoàn 113 đặc công sử dụng 2 tiểu đoàn (D23, D174) đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu Ghềnh, cầu Rạch Vát (sau đó đổi phương phản kích chiếm lại). Đoàn 316 (D81, Z23) đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu Rạch Chiếc1 (Cùng thời gian Quân đoàn 2 đánh chiếm chi khu Đức Thạnh, chi khu Long Thành, thị xã Bà Rịa và Trường huấn luyện thiết giáp. Quân đoàn 1 diệt các trận địa pháo, mỏ đoạn Bình Mỹ Bình Cơ/lộ 16; cắt lộ 22, lộ 1, gỡ một số đồn bót, chặn và chia cắt Sư đoàn 25 địch). Tiểu đoàn 4 Thủ Đức đánh chiếm, giữ và bảo vệ cầu xa lộ Sài Gòn. Trung đoàn 316 kết hợp với bộ đội tỉnh Tây Ninh chốt chặn trên các tuyến đường 1, 22, kìm chế không cho lực lượng Sư đoàn 25 ngụy rút chạy từ Tây Ninh về Đồng Dù, Hóc Môn. Tiểu đoàn 40 đánh chiếm ấp Bến Gỗ; Trung đoàn 10 đặc công sử dụng 2 đại đội (C4, C32) tiến đánh đồn Phước Khánh, không chế đoạn Phước Khánh - ngã ba Đồng Tranh...; 2 đại đội (C5, C21) đột kích căn cứ Hải quân, phà Cát Lái, pháo kích Dinh Độc Lập, pháo kích Bộ Tư lệnh Hải quân. Trung đoàn đặc công 429 (D197, D23) tiến công trung tâm vô tuyến viễn thông Phú Lâm. Trung đoàn Gia Định đột nhập sân bay Tân Sơn Nhất...


Sau 2 ngày tấn công (từ ngày 26 đến ngày 28-4-1975), Quân giải phóng B2 hầu như đã hoàn thành các mục tiêu đặt ra, đưa lực lượng áp sát phía đông và phía nam, tây nam Sài Gòn. Đặc biệt, lực lượng Quân giải phóng ở vùng ven đã áp sát các mục tiêu giao thông quan trọng, chiếm lĩnh được một số cầu, không cho đổi phương co cụm về cố thủ bảo vệ Sài Gòn.


Tối ngày 28-4-1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Hồ Chí Minh ra lệnh Tổng công kích, tổng khởi nghĩa trên toàn mặt trận. Quân giải phóng đồng loạt đánh chiếm các mục tiêu then chốt ở nội đô Sài Gòn, đồng thời chỉ thị cho các quân khu trên chiến trường B2 phối hợp tiến công và nổi dậy với khẩu hiệu hành động: “Chậm trễ là có tội với lịch sử”, “thời cơ là mệnh lệnh”1 (Hội đồng chỉ đạo biên soạn Lịch sử Nam Bộ kháng chiến: Lịch sử Nam Bộ kháng chiến, Sđd, t.II, tr.968).


Ngày 29-4-1975

Quân đoàn 4:

Sư đoàn 6 kết hợp với Trung đoàn 209 (Sư đoàn 7) tấn công căn cứ Sư đoàn thiết giáp 18 ngụy tại ngã ba Yên Thế, sau chiếm lĩnh mục tiêu, phát triển đánh chiếm căn cứ Hố Nai, nhưng không giải quyết được mục tiêu. Sư đoàn 341 tấn công Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ngụy, sân bay Biên Hòa nhưng đều bị đối phương ngăn chặn. Sư đoàn 7 tiến đánh Tiểu đoàn 6 thủy quân lục chiến và lực lượng tăng thiết giáp của Sư đoàn 18 ngụy tại phía tây Hố Nai...


Binh đoàn cánh Tây Nam:

Sư đoàn 3 đánh chiếm thị xã Hậu Nghĩa, bức rút chi khu Đức Hòa, Đức Huệ, căn cứ Trà Cú, mở thông tuyến hành lang dọc sông Vàm Cỏ Đông. Sư đoàn 9 (binh đoàn thọc sâu) và một số đơn vị binh chủng kỹ thuật xuất phát từ Mỹ Hạnh, Vĩnh Lộc tiến lên Bà Quẹo, Bà Lác, đê Đại Hàn, phía bắc Bà Hom... Sư đoàn 5, Trung đoàn 88, Trung đoàn 24 (Quân khu 8 ) cắt lộ 4, chiếm lộ 5 đoạn Cần Giuộc - Chợ Lớn.


Lực lượng B2 ở vùng ven Sài Gòn:

Trung đoàn 116 đặc công tấn công Bộ Chỉ huy Tiếp vận 3 và khu xăng dầu tại nam Long Bình (D19); đánh chiếm cầu xa lộ Biên Hòa, bám trụ đánh phản kích và chờ đón binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 2 (D25). Tiểu đoàn 23 và Tiểu đoàn 174 đặc công (E11) đánh chiếm lại cầu Ghềnh, cầu Mới. Tiểu đoàn 9 (E113) đánh chiếm Bộ Chỉ huy Trung đoàn 15 thiết giáp, Trung tâm tiếp vận Biên Hòa. Trung đoàn 10 đặc công tiên đánh và chiếm lĩnh đoạn giao thông Phước Khánh - ngã ba sông Đông Tranh và sông Sài Gòn, đánh chiếm chi khu Nhà Bè, một bộ phận vượt biển ra giải phóng đảo Côn Sơn. Trung đoàn 115 đặc công đánh chiếm cầu Bình Phước (đầu cầu phía tây), cầu Chợ Mới, Đài Phát thanh Quán Tre. Tiểu đoàn 91 đặc công đánh chiếm phân chi khu Tân An, cầu Tân An, cầu Rạch Cát, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất. Tiểu đoàn 5 đặc công (E117) tấn công lực lượng Liên đoàn 8 biệt động quân. Tiểu đoàn 7b đặc công tiến đánh lực lượng địa phương quân tại Tân Tạo, cầu Bà Hom... Tiểu đoàn 9 đặc công đánh bức đồn Bình Trị Đông, pháo kích sân bay Tân Sơn Nhất. Tiểu đoàn 13 đặc công (E49) tấn công căn cứ rađa Phú Lâm. Tiểu đoàn 78 đặc công giải phóng ấp Bình Hưng, đánh chiếm căn cứ Ký Thúc Ân, cầu Nhị Thiên Đường. Đoàn 316 biệt động đánh chiếm bót Phú Thọ Hòa, bót Nguyễn Văn Cừ (D90), căn cứ Tiểu đoàn 61 pháo trại Phù Đổng, bót cầu sắt An Phú Đông (D80, Z8, Z32), cầu Rạch Chiêc (D81), lực lượng dân vệ tại Xuân Thới Thượng (Z23 và E1 Gia Định), cầu Rạch Bà, cảng Rạch Dừa tại Vũng Tàu (Z10)...


Lực lượng Thành đội Sài Gòn:

Trung đoàn 1 Gia Định tiến công bót ngã Ba Đông, cầu lớn lộ 9, cầu Tham Lương, giải phóng xã Tân Thới Nhất, Xuân Thới Thượng. Trung đoàn 2 Gia Định bức rút bót Tổng Khôn, Tân Thạnh Đông, chặn đánh lực lượng Sư đoàn 25 ngụy rút chạy về lộ 8, lộ 15. Tiểu đoàn 4 Thủ Đức đánh chiếm được cầu xa lộ Sài Gòn (lần 2). Bộ đội Củ Chi kết hợp với lực lượng Quân đoàn 3 tấn công Đồng Dù, đánh chiếm chi khu Củ Chi. Bộ đội Bình Chánh, Tân Bình diệt chi khu Tân Tạo, Tân Túc, Tân Hòa... Tiểu đoàn 4 Gia Định kết hợp với Trung đoàn 115 đặc công giải phóng xã Tân Thới Hiệp, mở hành lang tiếp cận phía bắc sân bay Tân Sơn Nhất cho lực lượng Quân đoàn 3 tấn công...


Ngày 30-4-1975

Quân đoàn 4:

Sư đoàn 6 phối hợp với một trung đoàn thuộc Sư 341 đánh chiếm Chỉ huy sở Quân đoàn 3, chiếm Bộ Tư lệnh Không quân, sân bay Biên Hòa. Sau khi hoàn thành các mục tiêu ở Biên Hòa, đội hình phát triển sang Thủ Đức, Tiểu đoàn 7e (F341) vượt cầu Ghềnh tiến vào đến nội thành Sài Gòn. Trung đoàn 209 (F7) tiến chiếm Chỉ huy sở Sư đoàn 18 biệt động quân, sau đó phát triển vào nội thành Sài Gòn. Sư đoàn 7 tiến công căn cứ Tam Hiệp tiếp đó vượt cầu xa lộ Biên Hòa tiến vào Sài Gòn, bộ phận đi đầu đến Dinh Độc Lập, bộ phận khác tiến công chiếm lĩnh Bộ Chỉ huy Thủy quân lục chiến, căn cứ Hải quân, Bộ Quốc phòng, cảng Bạch Đằng, Đài Phát thanh. Lữ đoàn 52 tiến vào sau đội hình Sư đoàn 7, đánh chiếm Bộ Tư lệnh biệt động quân...


Binh đoàn cánh Tây Nam:

Sư đoàn 3 sau khi giải phóng Hậu Nghĩa chuyển làm lực lượng dự bị cánh Tây Nam. Sư đoàn 5 bức hàng lực lượng Sư 22 cộng hòa và Liên đoàn 6 biệt động quân ngụy, đánh chiếm thị xã Tân An, Thủ Thừa. Trung đoàn 16 chiếm cầu An Lạc, cầu Bình Điền, phát triển vào nội thành Sài Gòn. Trung đoàn 1 (F9) sau khi chiếm lĩnh Vĩnh Lộc phát triển đến ngã tư Bảy Hiển, tiến chiếm Bộ Tư lệnh Biệt khu thủ đô. Trung đoàn 2 (F9) phát triển hợp điểm tại Dinh Độc Lập. Trung đoàn 3 (F9) đánh chiếm chi khu Tân Tạo, trạm rađa Phú Lâm, Trường đua Phú Thọ. Trung đoàn 24 gỡ bót ngã ba Bình Hưng Đông, bót cảnh sát Quận 8, đánh chiếm cầu Nhị Thiên Đường, cầu Chữ Y, chiếm Bộ Tư lệnh cảnh sát quốc gia. Trung đoàn 88 (Quân khu 8 ) gỡ bót, tấn công phân chi khu Đa Phước, bức hàng đồn Ông Thìn, ngã ba An Phú, Nhà Bè...


Lực lượng B2 ở vùng ven:

Lực lượng đặc công biệt động sau khi đánh chiếm các trục đường, cầu giao thông quan trọng tạo điều kiện cho các cánh Quân giải phóng tiến vào Sài Gòn, đã tham gia tác chiến với từng cánh quân chủ lực, trực tiếp tham gia đánh chiếm các mục tiêu trong nội đô.


Trung đoàn đặc công 116 đưa đội hình thọc sâu của Quân đoàn 2 phát triển theo trục xa lộ Sài Gòn - Biên Hòa, chiến đấu diệt cụm quân ngụy ở liên trường Thủ Đức. Tiếp đó Đội Z23 biệt động đón đội hình thọc sâu của ta vượt qua cầu Rạch Chiếc. Khi đến cầu Sài Gòn, Tiểu đoàn 4 Thủ Đức mới tái chiếm ở đầu phía đông, nên khi vượt cầu thì đụng phải ổ đề kháng của quân ngụy ở đầu cầu phía tây. Trận chiến diễn ra ác liệt, mãi đến hơn 11 giờ, đội hình thọc sâu Quân đoàn 2 mới tiên được vào Dinh Độc Lập. Lực lượng biệt động vùng ven gồm Z28, Z32 của Lữ đoàn B16 biệt động cùng đội trinh sát của Lữ đoàn đặc công biệt động 316 chia làm 3 tổ xuất phát đánh chiếm Bộ Tổng tham mưu, chiếm lĩnh Trung tâm Điện toán và chờ đón lực lượng chủ lực đến tiếp quản. Tiểu đoàn 80 đặc công cơ giới và một bộ phận Lữ đoàn đặc công biệt động 316 đánh chiếm căn cứ pháo binh Cổ Loa, căn cứ thiết giáp Phù Đổng ở Gò Vấp...


Lực lượng Thành đội Sài Gòn:

Đoàn 198 đặc công biệt động chiếm giữ cầu Bông, đón Binh đoàn thọc sâu của Quân đoàn 3 tiến theo đường số 1 tấn công tiêu diệt Trung tâm huấn luyện Quang Trung, sân bay Tân Sơn Nhất. Trung đoàn Gia Định 1 tăng cường Đoàn 195 đặc công biệt động tiến công phân chi khu Xuân Thới Thượng, Tân Thới Nhất, đồn Nhà Tô... Trung đoàn Gia Định 2 diệt đồn Tổng Khôn, Tân Thạnh Đông, bức hàng bót Chợ, giải phóng xã Tân Thạnh Đông, chặn đánh tàn quân Sư đoàn 25 ngụy. Tiểu đoàn 4 Gia Định phối hợp với một bộ phận của Trung đoàn 115 đánh chiếm cầu Bình Phước, diệt các ổ đề kháng của quân ngụy trên xa lộ Đại Hàn...


Đến 11 giờ 30 ngày 30-4-1975, Quân giải phóng đánh chiếm xong 5 mục tiêu chủ yếu trong nội thành, cắm cò trèn Dinh Độc Lập. Chiến dịch Hồ Chí Minh đã kết thúc toàn thắng. Lực lượng Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Quân đoàn 3 ngụy hoàn toàn tan rã, bộ máy chính quyền trung ương Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Quân giải phóng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #67 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:39:53 am »

2. Chiến đấu giải phóng các tỉnh miền Đông Nam Bộ

Là địa bàn bao quanh thủ phủ Sài Gòn, làm bàn đạp cho Quân giải phóng tiếp cận Sài Gòn từ 4 hướng, do vậy nhiều vùng thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ là chiến trường chính mà Quân giải phóng phải giải quyết trước khi bước vào chiến dịch giải phóng Sài Gòn. Trong đợt 1 và trong bước 1 đợt 2 của chiến dịch mùa khô 1974-1975, nhiều vùng tuyên ở các địa phương đã được giải phóng. Điển hình như tuyến lộ 14 nối liền với Tây Ninh tạo bàn đạp bao vây Sài Gòn từ hướng Bắc; Phước Long, lộ 20 - Tánh Linh - Võ Đắc - Xuân Lộc tạo bàn đạp bao vây cô lập Sài Gòn từ hướng đông; Dầu Tiếng - Bầu Đồn - Truông Mít uy hiếp lộ 22 tạo bàn đạp bao vây từ phía tây bắc; Bến cầu, Quéo Ba, tuyến Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây... tạo bàn đạp bao vây Sài Gòn từ phía tây. Hơn nữa, từ đầu tháng 3 đến đầu tháng 4-1975, những chiến thắng vang đội trên địa bàn Tây Nguyên, Trị Thiên, Khu 5, Khu 6, Long An, Hậu Nghĩa, Xuân Lộc... đã tác động mạnh mẽ đến quân dân miền Đông Nam Bộ với tinh thần “quyết giành toàn thắng giải phóng xã mình, huyện mình, tỉnh mình và toàn miền Nam”1 (Nghị quyết đặc biệt của Hội nghị Trung ương Cục lần thứ 15. Lưu trữ tại Phòng Khoa học quân sự Quân khu 9, số 471/1975/TWC (Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.36, tr.505)) mà Nghị quyết 15 của Trung ương Cục đã đề ra.


Tại Tây Ninh, được sự hỗ trợ của Đoàn 232, ngày 11-3-1975, Đại đội 61 lực lượng vũ trang tỉnh cùng bộ đội địa phương tiến công yếu khu Bến cầu. Đến ngày 15-3-1975, Bến Cầu là huyện đầu tiên của Tây Ninh được giải phóng. Tiếp đó Trung đoàn 16 chủ lực Miền kết hợp với lực lượng vũ trang tỉnh (D14) và bộ đội địa phương tiến công giải phóng toàn bộ vùng nông thôn Dương Minh Châu, Tân Biên, Gò Dầu, Trảng Bàng... Ngày 29-4-1975, vây ép địch ở huyện Châu Thành và thị xã Tây Ninh. Sáng ngày 30-4-1975, tỉnh Tây Ninh hoàn toàn giải phóng.


Tại Tân Phú, từ giữa tháng 3-1975, chủ lực Quân đoàn 4 kết hợp với bộ đội tỉnh tiến công địch ở Phân chi khu Phương Lâm, Núi Tràn, cao điểm 112, làm chủ đường 20. Đến ngày 20-3-1975, toàn tỉnh Tân Phú hoàn toàn giải phóng.


Tại Long Khánh, cùng với thời điểm quân chủ lực tiến công phá vỡ tuyến phòng thủ Long Khánh, bộ đội tỉnh tiến công giải phóng Sở cao su Bình Lộc, Suối Tre... Dưới áp lực mạnh mẽ của Quân giải phóng, ngày 21-4-1975, bộ máy kìm kẹp của chính quyền Sài Gòn ở tỉnh Long Khánh hoàn toàn bị tan rã.


Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, được sự hỗ trợ của Sư đoàn 3, ngày 26-4-1975, bộ đội tỉnh Bà Rịa tiến công thị xã, đến 15 giờ ngày 27-4-1975 thị xã Bà Rịa hoàn toàn được giải phóng. Tiếp đó, bộ đội tỉnh tiến công giải phóng Xuyên Mộc, Long Đất. Riêng đảo Lý Sơn, bộ đội địa phương tiến hành giải phóng huyện đảo. Ở thành phố Vũng Tàu, ngày 30-4-1975, Quân giải phóng thực hành tiến chiếm các công sở hành chính, đến 13 giờ 30 thi hoàn thành.


Tại Thủ Dầu Một, ngày 26-4-1975, bộ đội địa phương được sự giúp sức của lực lượng Quân đoàn 1 tiến công các tuyên phòng thủ phía bắc thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 29-4-1975, bộ đội địa phương tiến công giải phóng Tân Uyên, Châu Thành, Phú Giáo, Lái Thiêu, Dĩ An, áp sát thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 30-4-1975, bộ đội địa phương đánh chiếm tiểu khu Phú Lợi, giải phóng huyện Lái Thiêu, thị xã Thủ Dầu Một, Phú Giáo, Bến Cát. Riêng việc giải phóng Dĩ An có sự can thiệp, giúp sức của lực lượng quân chủ lực thuộc Quân đoàn 4.


Tại Biên Hòa, ngày 27-4-1975, lực lượng nằm trong đội hình Quân đoàn 4 tiêu diệt yếu khu Trảng Bom, Hố Nai, sông Thao, Bàu Cá. Ngày 27-4-1975, bộ đội địa phương giải phóng huyện Thống nhất, tù chính trị phá khám Tân Hiệp. Sáng ngày 30-4-1975, Sư đoàn 6 phối hợp 1 trung đoàn của Sư 341 đánh chiếm Chỉ huy sở Quân đoàn 3 ngụy, Bộ Tư lệnh Không quân, sân bay Biên Hòa. Bộ đội địa phương tiến công giải phóng huyện Vĩnh Cửu, khu kỹ nghệ, thị xã. Đến 10 giờ ngày 30-4-1975, thành phố Biên Hòa hoàn toàn được giải phóng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #68 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:41:02 am »

3. Giải phóng đồng bằng sông Cửu Long

Với tinh thần tự “giải phóng xã mình, huyện mình, tỉnh mình” trước khi Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra, lực lượng vũ trang ba thứ quân ở Quân khu 8, Quân khu 9 được chuẩn bị khá chu đáo về lực lượng và thế trận. Tuy nhiên, do lực lượng đối phương ít bị tổn thất trong các chiến dịch quân sự trước đó, lực lượng địch còn nguyên 3 sư đoàn chủ lực và các đơn vị biệt động quan, địa phương quân. Tư lệnh vùng 4 Nguyễn Khoa Nam hô hào binh lính “tử thủ đến cùng”.


Trước tình hình đó, Bộ Tư lệnh Miền vẫn duyệt kế hoạch cho đồng bằng sông Cửu Long tự giải phóng, nhưng được phép tổ chức chậm hơn 2 ngày so với kế hoạch dự kiên. Do vậy, những thắng lợi vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh đang diễn ra ở Sài Gòn và ở miền Đông Nam Bộ lan tỏa rất nhanh và tác động tích cực đến đồng bằng sông Cửu Long.


Ngày 28-4-1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra ở đồng bằng sông Cửu Long, binh lính ngụy ở các tỉnh hoảng loạn cực độ. Trước sự bao vây, bức hàng, bức rút của Quân giải phóng, bộ máy công quyền và quân đội ngụy ở các tinh tan rã từng mảnh.


Quân khu 8 (Trung Nam Bộ):

Tại Long An, 2 tiểu đoàn nằm trong đội hình Binh đoàn Tây Nam tiến công Sài Gòn, lực lượng còn lại thực hiện nhiệm vụ tự giải phóng. Ngày 29-4-1975, Binh đoàn Tây Nam tiến công tiểu khu Hậu Nghĩa, Hiệp Hòa, Đức Hòa; lực lượng biệt động thị xã đánh chiếm thị xã Tân An. Ngày 30-4-1975, tỉnh Long An hoàn toàn giải phóng.


Tại Kiến Tường, Quân giải phóng tiến vào thị xã, dùng loa kêu gọi Tỉnh trưởng đầu hàng. Trước sức mạnh của Quân giải phóng, ngày 1-5-1975, Tỉnh trưởng đầu hàng không điều kiện, tỉnh Kiến Tường được hoàn toàn giải phóng.


Tại Mỹ Tho, khi nghe lòi tuyên bố đầu hàng của Tổng thông Dương Văn Minh, lực lượng biệt động phát động quần chúng nổi dậy. Ngày 1-5-1975, Quân giải phóng khu tiến vào chiếm dinh Tỉnh trưởng, giải phóng thị xã. Tại căn cứ Đồng Tâm, sáng 30-4-1975, Tư lệnh Sư đoàn 7 ngụy vẫn triệu tập cuộc họp xây dựng “kế hoạch Gavel” nhằm “tử thủ đến cùng”. Tuy nhiên, khi nghe Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, binh lính Sư đoàn 7 đã trôn chạy gần hêt. Ngày 30-4, du kích đã lọt vào căn cứ và đến 24 giờ, phối hợp với chủ lực Khu tiến công từ ngoài vào, binh lính trong căn cứ Đồng Tâm tan rã, một số bị bắt. Chuẩn tướng Nguyễn Văn Hai - Tư lệnh Sư đoàn 7 tự sát.


Tại Gò Công, khi lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh được phát đi trên đài phát thanh, lực lượng chính trị, binh vận tại chỗ kịp thời hành động, giải phóng thị xã lúc 13 giờ ngày 30-4. Sau đó bộ đội địa phương mới về tiếp quản. Toàn tỉnh Gò Công được giải phóng lúc 14 giờ 30 phút ngày 30-4.


Tại Bến Tre, Tỉnh trưởng Bến Tre ban đầu ra lệnh “tử thủ đến cùng”, nhưng sau lời tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh, y đã bỏ lại binh lính chạy trốn. Quần chúng ở thị xã và các chi khu đã chiếm 200 đồn bót ngoại vi dọc đường giao thông, gọi hàng 2 đại đội bảo an trước khi bộ đội tỉnh vận động tới thị xã. Ngày 30-4-1975, Quân giải phóng tiến vào chiếm Tòa hành chính, tiểu khu quân sự, dinh Tỉnh trưởng. Ngày 5-5-1975, số binh lính ngoan cố còn lại (trong đó có viên Chuẩn tướng Tư lệnh Sư đoàn 22 ngụy) ra hàng Quân giải phóng.


Tại Sóc Trăng, bộ đội ta đã áp sát tiểu khu quân sự. Quần chúng nổi dậy tước súng của phòng vệ dân sự, trang bị thành lực lượng vũ trang phối hợp chiến đấu với bộ đội, hướng dẫn bộ đội chiếm các mục tiêu quan trọng. Hàng vạn quần chúng trong nội ô xuống đường phục vụ chiến đấu, tham gia truy bắt tàn binh, thu vũ khí, giữ gìn trật tự trị an, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng.


Tại Long Xuyên, ngày 30-4-1975, quần chúng khắp nơi nổi dậy tiến chiếm công sở, đài truyền tin, kho bạc... Ngày 1-5- 1975 Trung đoàn 101 của Quân khu Tây Nam Bộ với xe bọc thép và xe chuyển quân ồ ạt tiến vào giải phóng thị xã Long Xuyên, chiếm Đài truyền tin, phát lệnh của Quân giải phóng.


Tại Châu Đốc, ngày 1-5-1975, tiểu đoàn tỉnh và lực lượng biệt động, an ninh vũ trang tiến vào thị xã Châu Đôc, nhận bàn giao từ viên Trung tá Phó tỉnh trưởng, sau đó tổ chức mít tinh mừng thắng lợi. Một đại đội thuộc Tiểu đoàn A12 tỉnh cùng một đại đội của Trung đoàn 101 đánh quân bảo an Hòa Hảo cố thủ ở tổng hành dinh của thủ lĩnh vũ trang giáo phái Hòa Hảo Lâm Thành Nguyên. Hai tiểu đoàn Quân giải phóng của tỉnh Long Châu Tiền từ Tân Châu, Hồng Ngự tiến về vùng Hưng Nhơn, Phú An, Hiệp Xương, Long Sơn, Phú Tân... nơi đang tập hợp hơn 18.000 lính bảo an tuyên bố “tử thủ” “bảo vệ Tổ đình”, đòi lập khu đạo tự trị ở Long Xuyên, Châu Đốc. Sau nhiều ngày giải thích, Quân giải phóng đã giải tán “lực lượng thống nhất bảo an - Hòa Hảo”. Ngày 3-5, Quân giải phóng tiến vào Tổ đình Hòa Hảo, thu giữ vũ khí.


Tại Sa Đéc, Quân giải phóng sau khi làm chủ tỉnh lỵ (1-5-1975) liền tập trung toàn bộ 3 tiểu đoàn (502A, 502B và 1 tiểu đoàn mới thành lập), tăng cường 1 chi đội xe thiết giáp bánh hơi, một bộ phận giang thuyền, tàu chiến đấu nhỏ, pháo 105 ly chiến lợi phẩm vừa thu được... để chi viện cho lực lượng giải phóng huyện Chợ Mới - nơi tàn quân địch rút về tử thủ tại chùa cổ Tây An. Ngày 6-5-1975, lực lượng “quyết tử” và “tử thủ” đầu hàng. Ta bắt bọn cầm đầu, thu trên 40.000 súng, 35 tàu chiến, 1 trực thăng, 33 xe quân sự...


Quân khu 9 (Tây Nam Bộ):

Tại Cần Thơ, Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Khoa Nam hô hào “tử thủ đến cùng”, điều Quân đoàn 4 ngụy về lập công sự bảo vệ thành phố. Đêm 29-4-1975, một số" đơn vị thuộc Sư đoàn 4 Quân khu Tây Nam Bộ đánh chiếm ngoại vi thành phố. Ngày 30-4-1975, quân dân Cần Thơ nổi dậy chiếm giữ cầu Trà Nóc, uy hiếp sân bay, Đài Phát thanh và phát đi lời tuyên bố của ủy ban nhân dân cách mạng Cần Thơ. Chiều ngày 30- 4-1975, toàn bộ các đơn vị thuộc Sư đoàn 21, Sư đoàn, Trung đoàn bảo an Phong Dinh, 2 thiết đoàn và 1 chi đội xe thiết giáp đầu hàng Quân giải phóng.


Tại Sóc Trăng, ngày 30-4-1975, bộ đội đã áp sát tiểu khu quân sự. Quần chúng nổi dậy tước súng của phòng vệ dân sự tự trang bị thành lực lượng vũ trang phối hợp chiến đấu với bộ đội, hướng dẫn bộ đội chiếm các mục tiêu quan trọng. Hàng vạn quần chúng trong nội ô xuống đường phục vụ chiến đấu, tham gia truy bắt tàn binh, thu vũ khí, giữ gìn trật tự trị an và bảo vệ chính quyền cách mạng. Đến 14 giờ 30 phút ngày 30-4-1975, thị xã Sóc Trăng được giải phóng và đến sáng 1-5-1975, toàn tỉnh được giải phóng.


Tại Trà Vinh, lực lượng vũ trang địa phương giải phóng thị xã, gỡ được 22 đồn bót. Tiếp đó tiến công 2 cụm pháo (21 khẩu) của Sư đoàn 7 ngụy với lời thề “quyết tử giải phóng Trà Vinh!”. Ngày 30-4, quần chúng nổi dậy với băng rôn, cờ cách mạng xuất hiện khắp nơi. 10 giờ 30 ngày 30-4-1975, Ban khởi nghĩa vào chiếm dinh Tỉnh trưởng. Đến hết ngày 30-4-1975, toàn bộ hệ thống kìm kẹp hoàn toàn bị tan rã, tỉnh Trà Vinh được giải phóng.


Tại Vĩnh Long, ngày 30-4-1975, Quân giải phóng tiến công thị xã với thế mạnh áp đảo, dùng máy bộ đàm kêu gọi đầu hàng. Tuy nhiên, Đại tá Tỉnh trưởng Vĩnh Long vẫn lệnh cho binh sĩ “tử thủ”. Đến khi Vùng 4 chiến thuật thất thủ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 16 Sư đoàn 9 ngụy đầu hàng Quân giải phóng, viên đại tá Tỉnh trưởng mới đầu hàng và bàn giao chính quyền cho cách mạng. Ngày 1-5-1975, Vĩnh Long được giải phóng.


Tại Bạc Liêu, ngày 30-4-1975, được sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang tỉnh, quần chúng nổi dậy bao vây tòa hành chánh. Tuy nhiên, Đại tá Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp vẫn hô hào binh lính “tử thủ đến người cuối cùng”. Nhưng dưới sức ép mạnh mẽ của Mặt trận Dân tộc giải phóng tỉnh, đến 10 giờ 30, Nguyễn Ngọc Điệp buộc phải giao chính quyền cho cách mạng.


Tại Rạch Giá, ngày 30-4-1975, lực lượng vũ trang kết hợp với quần chúng nổi dậy ở thị xã, tiến công chi đội thiết giáp ở Rạch Sỏi. Tiểu đoàn 207 của tỉnh tiến công sân bay. Trước sức tấn công mạnh mẽ của Quân giải phóng, đến 20 giờ cùng ngày, Tỉnh trưởng ra lệnh cho binh lính đầu hàng. Đến 22 giờ 30 phút ngày 30-4, tỉnh Rạch Giá hoàn toàn được giải phóng.


Tại Cà Mau, đêm 29-4-1975, lược lượng vũ trang tỉnh triển khai tấn công và làm tê liệt vành đai bảo vệ thị xã. Tuy vậy, khoảng 12.000 binh lính Sài Gòn vẫn hô hào “tử thủ”. Với lực lượng vũ trang áp đảo1 (10 tiểu đoàn, riêng lực lượng tỉnh có 7 tiểu đoàn và 1 đại đội pháo 105 ly), qua máy bộ đàm, Quân giải phóng thuyêt phục viên Đại tá Tỉnh trưởng Cà Mau đầu hàng, giao chính quyền cho cách mạng. Dù thế, tên Tỉnh trưởng vẫn chỉ huy các lực lượng còn lại chống cự và sau đó lên trực thăng trốn thoát. Ngày 1-5-1975, Quân giải phóng tiến vào thị xã, tỉnh Cà Mau được giải phóng.


Tại Côn Đảo, Phú Quốc, Thổ Chu, lực lượng quần chúng từ thế bao vây tấn công đến binh vận, bức hàng từng đồn, tua nhỏ, phân chi khu, giải phóng ấp xã. Quần chúng kéo ra đông đảo, phối hợp với du kích bao vây, đuổi bắt ác ôn, kêu gọi, bức hàng. Nhiều nơi, địch đã rút chạy trước, quần chúng kéo ra chiếm, phá đồn tua.


Từ ngày 30-4 đến ngày 6-5-1975, 19/19 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long đều được giải phóng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #69 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2023, 09:42:04 am »

V. QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM TRÊN CHIẾN TRƯỜNG B2 SAU NGÀY MIỀN NAM HOÀN TOÀN GIẢI PHÓNG

1. Tiếp quản, quân quản

Sau khi giải phóng thành phố Sài Gòn, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và hải đảo, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tư lệnh Miền, các đơn vị Quân giải phóng khẩn trương tiếp quản các căn cứ quân sự của Mỹ và quân đội Sài Gòn. Bộ Tư lệnh Miền chuyển sở Chỉ huy về căn cứ Sóng Thần, sau đó chuyển tiếp về căn cứ Trần Hưng Đạo trong nội thành Sài Gòn (căn cứ Bộ Tổng tham mưu quân đội Việt Nam Cộng hòa). Các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần - kỹ thuật, các đơn vị thông tin, pháo binh, phòng không, tăng - thiết giáp, công binh... thuộc Bộ Tư lệnh Miền tiếp quản các căn cứ tương ứng của quân đội Sài Gòn để lại. Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 chuyển sở Chỉ huy vào căn cứ Lê Văn Duyệt (Biệt khu Thủ đô của chính quyền Sài Gòn) sau đó chuyển về căn cứ Sóng Thần ở Thủ Đức. Bộ Tư lệnh Quân khu 7 tiếp quản căn cứ Quân khu 3 - Quân đoàn 3 tại thành phố Biên Hòa, sau đó chuyển về căn cứ Trần Hưng Đạo. Bộ Tư lệnh Quân khu 8 tiếp quản căn cứ Đồng Tâm tại Mỹ Tho (căn cứ Sư đoàn 7 ngụy). Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tiếp quản căn cứ Quân khu 4 - Quân đoàn 4 tại thành phố Cần Thơ. Bộ Tư lệnh Sài Gòn - Gia Định tiếp quản căn cứ Biệt khu Thủ đô. Tỉnh đội các tỉnh tiếp quản căn cứ tiểu khu của địch tại từng địa phương.


Trong khi tham gia chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định và các địa phương, Quân giải phóng nhận được chỉ thị về việc chuẩn bị công tác tiếp quản các tỉnh, thành trên địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, đặc biệt là thành phố Sài Gòn - Gia Định. Hàng loạt cán bộ quân sự, chính trị các cấp được cử tham gia Ủy ban quân quản và chính quyền cách mạng các địa phương.


Sau khi tiếp quản các căn cứ quân sự của địch, Ủy ban quân quản các địa phương lần lượt ra mắt và bắt tay thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng lâm thời: ban bố mệnh lệnh kêu gọi tất cả đồng bào, cán bộ, chiến sĩ tích cực cùng chính quyền cách mạng nhanh chóng thiết lập trật tự, duy trì các hoạt động dân sinh trở lại bình thường; kêu gọi nhân viên chính quyền cũ, các binh sĩ ngụy ra trình diện; các công nhân, viên chức cũ trở lại nhiệm sở và ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm. Các lực lượng tiếp quản đã tịch thu, quản lý toàn bộ tài liệu quân sự, chính trị, kỹ thuật, thiết bị doanh trại của bộ máy điều hành chiến tranh của Mỹ - ngụy; các cơ sở vật chất kỹ thuật quân sự của địch từ trung ương tới địa phương.


Phối hợp với Ủy ban quân quản các địa phương, Quân giải phóng mỗi sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn chủ lực và địa phương phụ trách một số quận, huyện, xã. Riêng Ủy ban quân quản thành phố Sài Gòn - Gia Định cử 5.500 cán bộ, chiến sĩ, tổ chức 4 đoàn, 34 đội công tác. Các đơn vị vũ trang chia nhỏ lực lượng trên khu vực hành chính được phân công, thành lập từng đội công tác thực hiện nhiệm vụ cứu trợ1 (Chí tính riêng ở miền Đông Nam Bộ, trong hai tháng 5 và 6-1975, bộ đội bớt khẩu phần án và thu gom từ các kho tàng cứu đói cho dân 661 tấn gạo, 27 tấn lúa và 475 giạ lúa, 8 triệu đồng), tổ chức đưa đồng bào chạy nạn về quê cũ sinh sông, khôi phục sản xuất1 (Các đồn điền cao su ở miền Đông Nam Bộ đến cuối tháng 6-1975 đã khôi phục hoạt động sản xuất tại 11 đồn điền cao su, cho vav vốn 53.200.000 đồng; cứu tế, cứu đói cho công nhân 450.000 đồng, 42.000kg gạo), rà phá, tháo gỡ bom mìn, vật nổ, thu dọn phế liệu chiến tranh và văn hóa phẩm độc hại, khám chữa bệnh cho nhân dân... Các đội công tác vũ trang tổ chức tuyên truyền về các chính sách của cách mạng, vạch rõ những luận điệu xuyên tạc của chế độ cũ, vận động nhân dân tham gia các hoạt động xây dựng xã hội mới. Trong năm 1975, lực lượng vũ trang B2 đã tuyên truyền phát động cho hàng triệu lượt quần chúng, phát triển hàng trăm chi đoàn, hàng nghìn đoàn viên, hàng trăm nghìn hội viên công đoàn giải phóng, nông hội thanh niên giải phóng và phụ nữ giải phóng.


Vừa thực hiện các nhiệm vụ tiếp quản, tham gia xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự - an toàn xã hội, ổn định đời sống nhân dân, các đơn vị Quân giải phóng còn triển khai công tác tiếp nhận trình diện và cải huấn sĩ quan, binh lính ngụy trước đây. Trên địa bàn Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ, ngoài số tướng lĩnh, nhân viên chính quyền cao cấp chạy ra nước ngoài, đại đa số vẫn còn ở lại (riêng tại miền Đông Nam Bộ đã có khoảng nửa triệu ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại chỗ). Không kể đối tượng hạ sĩ quan, binh lính không phải là ác ôn ra trình diện được học tập ngắn ngày rồi trở về địa phương, số người phải tập trung cải huấn lên đến 64.395 người (trong đó có 33 cấp tướng, 414 đại tá, 2.500 trung tá, 4.567 thiếu tá và một số cấp úy, xã trưởng)2 (Cục Hậu cần Miền: Báo cáo công tác hậu cần 9 tháng đầu năm 1975, lưu trữ Phòng Khoa học quân sự Quân khu 7, tài liệu BC-214 tr.4). Bộ Tư lệnh Miền chỉ đạo thành lập 5 đoàn quản giáo làm nhiệm vụ quản lý, tổ chức học tập, điều trị cho số sĩ quan nói trên (gồm Đoàn 500 tại các địa điểm Hóc Bà Thức, thị xã Long Khánh, Suối Râm - Đồng Nai, Trảng Lớn - Tây Ninh; Đoàn 600 tại Cát Tiên - Lâm Đồng; Đoàn 700 tại Phú Quốc; Đoàn 775 tại Tân Hiệp - thị xã Biên Hòa; Đoàn 875 tại Tây Ninh). Ngoài ra, một số liên trại được tổ chức để quản giáo các đối tượng thuộc diện tệ nạn xã hội như gái điếm, trộm cướp, xì ke ma túy1 (Bộ Tư lệnh Quân khu 7: Lịch sử hậu cần Quân khu 7 (1945-2000), Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2000, tr. 663-664).


Tháng 2-1976, Ủy ban nhân dân cách mạng được thành lập thống nhất từ Trung ương đến cơ sở. Sau khi chuyển một số cán bộ quân sự sang cơ quan dân - chính - đảng các địa phương, các đơn vị vũ trang B2 kết thúc nhiệm vụ quân quản, chuyển sang hoạt động thường xuyên, xây dựng lực lượng, truy quét tàn quân địch, huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trong điều kiện thời bình.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM