Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:31:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Gia Đình, Bạn Bè Và Đất Nước - (Hồi ký - Nguyễn Thị Bình)  (Đọc 2529 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #10 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2022, 04:16:10 pm »

    Địch tăng cường khủng bố, chúng tôi được lệnh phải giấu mình để bảo toàn lực lượng. Đây cũng là thời gian những người hoạt động nội thành bị bắt nhiều hơn hết. Tôi được lệnh ra chiến khu nơi các đồng chí chủ chốt của Ủy ban Kháng chiến Hành chính như bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm việc tránh mặt một thời gian. Trước đó tôi cũng đã có lần ra chiến khu, công tác ở báo Chống xâm lăng, nhưng tôi không có khả năng làm báo. Về sau tôi cũng còn nhiều lần ra chiến khu, ở Khu 8, họp Hội Phụ nữ Nam Bộ, được quen biết nhiều chị như chị Mười Thập 1 (sau này tôi đã có thời gian làm thư ký cho chị), chị Tư Định, chị Lê Thị Riêng 2, chị Tám Thanh, chị Mười Huệ... Mỗi chị đều để lại trong tôi những ẫn tượng riêng, giúp tôi nhiều hiểu biết mới, ngày càng trưởng thành, vững vàng hơn. Các chị nay đều không còn, nhưng trong tôi hình ảnh thân thiết của các chị không bao giờ phai.

     Ra chiến khu, tôi có dịp về thăm ba tôi ở Đồng Tháp Mười, lúc ấy Cụ đang làm Trưởng ban Công binh Nam Bộ.

     Tôi cũng được gọi đến Văn phòng Xứ ủy, lần đầu tiên được gặp các đồng chí lãnh đạo cao cấp từ Trung ương vào: các đồng chí Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Phạm Hùng... Tôi cứ nghĩ chắc các đồng chí là những con người khô khan, nghiêm nghị, nhưng tôi đã gặp những con người rất giản dị, thân mật, ân cần. Tôi rất vui và báo cáo một mạch những việc đã làm ở thành phố. Có đồng chí hỏi: “Hoạt động ở thành phố cái gì hay nhất?” Không cần suy nghĩ, tôi trả lời: “Dạ, biểu tình.” Mọi người cười. Tôi được các đồng chí dặn dò nhiều điều, nhưng cảm giác sâu sắc nhất là càng đinh ninh, vững tin ở con đường mình đi.

     Đầu năm 1951, cần đẩy mạnh phong trào đấu tranh ở thành phố hơn, linh hoạt hơn trong hoạt động và tránh sự theo dõi của địch nên tôi không làm công tác phụ nữ mà chuyển sang phụ trách một tổ tình báo gồm có Đạt, anh Định và tôi, đồng thời làm thư ký cho Ban Cán sự Đảng nội thành do đồng chí Nguyễn Kiệm 3 phụ trách. Tình hình rất căng thẳng, nhiều đồng chí tiếp tục bị bắt như Nguyễn Kiệm, Đoàn Văn Bơ 4... Hoạt động được ba tháng thì đến tháng 4.1951, tôi cùng anh Nguyễn Thọ Chân 5, Đạt và Duy Liên bị bọn mật thám bót Catinat bắt. Tôi đoán nguyên nhân là do Đạt làm việc ở tòa Thị chính đã lấy nhiều tài liệu về nhân sự của địch, bị chúng nghi ngờ, theo dõi và bắt trên đường về nhà. Để có một bề ngoài hợp pháp, chúng tôi đã ở chung với Đạt nên bị chúng bắt luôn.

     Chúng tôi bị tra tấn nhiều vì được coi là những cán bộ quan trọng của Thành ủy. Do có bọn chỉ điểm, chúng biết đồng chí Nguyễn Thọ Chân là người ở Trung ương mới về nên tra tấn đặc biệt ác liệt. Còn tôi cũng bị đánh ác liệt không kém, do trước đó có người bị bắt đã khai. Lần đầu tiên bị tra đánh quá dã man, hết trấn nước lại quay điện..., tôi chỉ muốn chết cho xong. Điều tôi lo nhất là phải khai báo, chỉ điểm bắt người khác. Tôi quyết định điều gì địch nói về tôi, tôi nhận, nhưng một mực không khai gì khác, nên sau một thời gian chúng cũng không làm được gì. Tuy vậy, những tài liệu chúng bắt được chứng tỏ tôi làm điệp báo nên cuối cùng trong hồ sơ chúng kết tội tôi là điệp báo, và dự kiến sẽ xử nặng.

     Ở bót Catinat, sào huyệt chính của bọn mật thám Đông Dương, tôi đã tận mắt chứng kiến sự tàn bạo dã man của bọn tay sai thực dân. Chúng đánh đập tra khảo không thương tiếc bất kể nam nữ già trẻ. Đối với phụ nữ chúng giở nhiều trò đồi bại để làm nhục chị em. Tôi thật không tưởng tượng nổi con người lại có thể bạo tàn với đồng loại như thế. Sau này, gặp một số bạn của tôi đã bị bắt dưới thời Mỹ ngụy, các chị cho biết bọn này lại còn dã man gấp bội. Ai chưa từng qua nhà tù đế quốc khó mà hình dung nổi những chịu đựng của chúng tôi.

     Nhưng cũng chính ở đầy tôi được chứng kiến những tấm gương anh hùng của người chiến sĩ cách mạng thà chết không đầu hàng. Khi bị đưa vào phòng điều tra, tôi nhìn thấy mấy tên mật thám đang dùng dùi cui, roi sắt vụt vào một thanh niên bị treo ngược trên trần nhà, khắp người đầm đìa máu me. Anh vẫn một mực không khai. Qua câu chuyện tôi biết anh là biệt động thành. Người chiến sĩ kiên cường mà tôi không được biết tên ấy đã bị chúng đánh đến chết. Tôi còn biết nhiều đồng chí khác cùng hoạt động, anh Ba học sinh, đồng chí Nguyễn Kiệm Bí thư Ban Cán sự nội thành, và nhiều đồng chí nữa đều đã hy sinh anh dũng như vậy. Và còn biết bao chiến sĩ anh hùng vô danh...

     Bót Catinat do cò Bazin chỉ huy, một tên mật thám đầu sỏ khét tiếng. Từ lâu bót này đã nổi tiếng là nơi tàn ác nhất. Bót nằm ngay ở đầu đường Catinat, con đường sang trọng nhất Sài Gòn, có nhiều cửa hàng cao cấp, những khách sạn lớn nhất. Ngay trước mặt là Nhà thờ Đức Bà, lớn và đẹp nhất của thành phố. Không hiểu thực dân Pháp, chính xác hơn là mật thám Pháp, nghĩ gì khi đặt bót Catinat ở đây? Trong đêm khuya, từ những phòng biệt giam, phòng tra tấn, sau những trận đòn dã man khủng khiếp của kẻ thù, lại nghe văng vẳng bên tai tiếng chuông Nhà thờ Đức Bà, như muốn làm dịu bớt nỗi đau của chúng tôi! Thật mỉa mai thay!

     Tôi ở tù gần ba năm. Trong thời gian đó kháng chiến đã có những chuyển biến lớn. Luật sư Nguyễn Hữu Thọ từ nơi an trí đã trở về. Chính đồng chí lại là luật sư lo “cãi” cho vụ chúng tôi. Vài tuần đồng chí lại vào khám Chí Hòa thăm “thân chủ”, cho chúng tôi biết tình hình quân sự chính trị bên ngoài, đem cho chúng tôi bánh kẹo bồi dưỡng.

     Cuộc chiến ở Điện Biên Phủ đẩy quần địch vào thế lúng túng, đồng thời cũng tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi. Sau ba năm ở tù, tôi bị địch kết án bốn năm án treo! Theo một vài người, sở dĩ tôi bị kết án nhẹ là nhờ có sự can thiệp của những người quen biết với ông ngoại tôi trong Hội liên minh nhân quyền trước đây, khi Cụ hoạt động ở Pháp. Gẩn đây tôi mới có điều kiện xác minh việc này. Nhưng điều chắc chắn là Luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã hết sức tích cực bảo vệ tôi và các đồng chí khác trước tòa án của Pháp. Duy Liên, người bạn thân của tôi cũng vất vả vận động khắp nơi để tôi sớm được ra tù.

     Tôi nghe những đồng chí đi trước bảo nhà tù là trường học đối với người cách mạng. Tôi nghiệm quả đúng với mình. Những chính trị phạm trong tù không hề để phí thời gian. Chúng tôi tổ chức học tập văn hóa, chính trị. Nhiều chị em không biết chữ, sau một thời gian đã biết đọc, biết viết. Nhưng chủ yếu và quan trọng nhất là trưởng thành qua đấu tranh với địch và học tập kinh nghiệm sống và chiến đấu của các đồng chí đi trước. Chúng tôi tổ chức những buổi phát thanh hằng ngày đều đặn của “Đài phát thanh khám Chí Hòa”, đưa tin nội bộ nhà tù và tin ngoài xã hội, tin chiến đấu và chiến thắng của quân dân ta trên cả nước. Chúng tôi cũng tổ chức nhiều cuộc đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù và hưởng ứng phong trào bên ngoài. Có lần chúng tôi đã tuyệt thực sáu ngày liền...

     Trong những người cùng bị giam với chúng tôi có nhiều người vốn thuộc giới anh chị lưu manh, sau một thời gian tiếp xúc với chúng tôi nhiều người đã tỉnh ngộ và trở thành người tốt, một số về sau đã tích cực tham gia kháng chiến.

    Thời gian ở tù có hai việc tôi không thể quên. Cậu em thứ tư của tôi, học trường Nguyễn Văn Tố, khu 9, sau năm 1952 được chọn gửi ra Bắc đi học nước ngoài. Thật không ngờ cậu ấy đã dám tráo ảnh trong thẻ đi thăm nuôi thường dùng hằng tuần, để vào thăm tôi một lần trước khi đi xa. Gia đình tôi là vậy, gia đình với Tổ quốc và Cách mạng là một, không thể tách rời. Nhìn thấy em, tôi vô cùng xúc động, vừa mừng vừa lo; hai chị em nhìn nhau mấy phút, nói với nhau mấy lời trong tiếng ồn ào của những người đi thăm và được thăm. Những giây phút đó sẽ còn mãi trong đời chị em tôi. Đêm đó tôi không sao ngủ được, nhớ nhà, nhớ ba, nhớ các em vô cùng!

    Thứ hai là một việc sau này tôi mới được nghe kể lại: Khi nghe tin tôi bị bắt, ba tôi rất buồn. Chỉ qua một đêm, tóc ông đã bạc trắng. Tôi biết ba tôi thương chúng tôi rất nhiều, ông luôn động viên chúng tôi tích cực tham gia kháng chiến, nhưng lòng người cha luôn lo cho các con, nhất là con gái. Sau khi ra tù tôi gặp lại ba tôi đang chuẩn bị ra Bắc để tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, tôi vô cùng xót xa thấy ba tôi đã yếu hơn trước nhiều.

    Ra tù, cấp trên muốn tôi vể làm việc ở chiến khu, nhưng tôi đã quen công tác nội thành, bạn bè tôi đều ở đó, hơn nữa mấy em nhỏ tôi còn ở đó, tôi xin nghỉ một thời gian rồi trở lại công tác. Lúc này chiến sự Điện Biên Phủ đang cao trào. Trong cơn giãy chết, địch càng tăng cường khủng bố. Tôi vừa bắt liên lạc lại được với một số đồng chí trong tổ chức thì lại bị bắt vì đền thờ Cụ Phan vẫn bị địch ráo riết theo dõi. Lần này tôi bị bắt với ông anh họ ở chung nhà, nhưng sau hai tháng chúng phải thả ra vì không tìm được chứng cớ gì.

     Chiến thắng Điện Biên Phủ, rổi Hiệp định Genève được ký kết. Chúng tôi ăn mừng thắng lợi, liền ngay sau đó được lệnh tổ chức quẩn chúng hoan nghênh hiệp định và đòi hiệp định phải được thi hành nghiêm chỉnh. Phong trào hòa bình, đấu tranh đòi thi hành hiệp định được thành lập, do luật sư Nguyễn Hữu Thọ, luật sư Trịnh Đình Thảo 6, giáo sư Phạm Huy Thông, Tiến sĩ Nguyễn Văn Dưỡng... đứng đầu. Tôi, chị Tám Lựu, Duy Liên, Hữu Bích đều tham gia. Nhiều cuộc hội thảo được tổ chức để giải thích các điểu khoản của hiệp định. Ngày 1.8.1954, một cuộc mít tinh lớn do một số đoàn thể tổ chức đã bị đàn áp dã man; không chỉ sử dụng dùi cui roi điện, bọn cảnh sát đặc nhiệm còn dùng súng bắn vào đám đông. Bích, bạn tôi bị thương, chúng tôi phải dìu bạn về nhờ bác sĩ chạy chữa. Như vậy, ngay từ đầu, dã tâm của Pháp đã lộ rõ. Hiệp định chưa ráo mực đã bị chúng xé bỏ. Những ngày sau đó tình hình rất hỗn loạn. Lệnh trên yêu cều chúng tôi phải nắm vững pháp lý để đấu tranh với địch. Í lâu sau ba vị lãnh đạo phong trào bị địch bắt, đưa ra giam ở Hải Phòng. Còn chúng tôi phải rút lui vào bí mật.

     Tháng 10.1954, tôi được đồng chí Phạm Hùng 7 gọi xuống Khu 9. Đồng chí yêu cầu tôi thu xếp công việc để tham gia phái đoàn liên hiệp đình chiến của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẽ đóng tại Sài Gòn vì tôi đã quen địa phương và nhân dân ở đây. Tôi để nghị có hai tháng thu xếp cho các em tôi đi học và giải quyết việc riêng. Đề nghị ấy được đồng chí Phạm Hùng chấp nhận. Sau khi tập kết ra Bắc cùng ba em nhỏ, tôi chuẩn bị sẵn sàng để trở lại Sài Gòn thì được biết phái đoàn liên hiệp phải thu bớt số người nên không có thành viên nữ nữa. Tôi được điều về công tác ở Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương tại Hà Nội, bắt đầu một giai đoạn mới trong cuộc đời hoạt động của mình, và cũng là kết thúc 9 năm tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, đầy thử thách nhưng cũng là thời gian tôi từng bước trưởng thành.




------------------------------------------------------------------
1. Mười Thập tức Nguyễn Thị Thập (1908-1996), là một nhà cách mạng Việt Nam từ phong trào Nam Kỳ khởi nghĩa 1939-1940. Bà từng là Đại biểu Quốc hội Việt Nam, và Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

2. Lê Thị Riêng (1925-1968), tham gia cách mạng từ 1945, từng là Trưởng ban Phụ vận Khu ủy Sài Gòn-Gia Định, bị bắt và sát hại năm 1968.

3. Nguyễn Kiệm (1912-1951): tham gia cách mạng từ năm 1940, từng là ủy viên Ban Chấp hành Liên hiệp Công đoàn Nam Bộ.

4. Đoàn Văn Bơ (1917-1958): công nhân xưởng Ba Son, tham gia cách mạng từ năm 1945, bị bắt và mất tại nhà lao Hàng Keo (Gia Định).

5. Nguyễn Thọ Chân sinh năm 1922, hoạt động cách mạng lâu năm, từng là Đại sứ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Liên Xô và Thụy Điển, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động Việt Nam.

6. Trịnh Đình Thảo (1901-1986): luật sư và chính khách, từng là Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Chính phủ Trần Trạng Kim (1945); nguyên Chủ tịch Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đổng Cố vấn Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976).

7. Phạm Hùng (1912-1988): nhà hoạt động cách mạng, chính khách, nguyên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Việt Nam (1987-1988).
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #11 vào lúc: 22 Tháng Mười Hai, 2022, 04:27:09 pm »

*
*      *


    Tôi muốn kể thêm một câu chuyện xung quanh “vụ án” của tôi.

    Năm 1951, tôi bị Hiến binh Pháp (PSE) bắt về tội xâm phạm an ninh quốc gia, và theo báo cáo của cơ quan mật thám miền Nam Việt Nam trình lên cơ quan mật thám Đông Dương (ký tên: Sonnet Allbert) tôi có thể sẽ bị kết án tử hình hoặc chung thân.

    Các đồng chí lãnh đạo thành Sài Gòn-Chợ Lớn rất quan tâm và đã cử luật sư Nguyễn Hữu Thọ lo theo dõi vụ án, tranh thủ các thẩm phán, và sẽ bào chữa cho tôi trước tòa. Lúc đó, tôi cũng nghe nói từ bên Pháp có người từng quen biết ông ngoại tôi - cụ Phan Châu Trinh - tìm cách can thiệp để giảm tội cho tôi, nhưng tôi không rõ là ai và can thiệp như thế nào? Đến năm 2001, để sưu tầm thêm tài liệu về hoạt động của cụ Phan trong 14 năm ở Pháp và mối quan hệ giữa cụ Phan với Nguyễn Tất Thành, tức là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh,... chị họ tôi - bà Lê Thị Kinh - đã đến kho lưu trữ Aix-en-Provence, miền Nam nước Pháp, và trong dịp này đã tìm được một số tài liệu liên quan đến vụ án của tôi.

    Theo những tài liệu đó, thì chính ông Marius Moutet - Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Pháp (người đã ký với Chủ tịch Hồ Chí Minh Tạm ước 14.9.1946) đã viết bức thư ngày 15.5.1952 (lúc này, ông Marius Moutet không còn là Bộ trưởng Chính phủ Pháp, mà là Thượng nghị sĩ Quốc hội), gửi cho ông M. Letourneau, Quốc vụ khanh Chính phủ Pháp phụ trách các nước liên kết ở Đông Dương. Nội dung thư như sau: “Người ta thông tin cho tôi về một phụ nữ trẻ 23 tuổi, tên là SA hay SAN, bị giam tại Khám Chí Hòa (Sài Gòn), sắp bị đưa ra xét xử và cỏ thể bị kết án tử hình. Người phụ nữ này là cháu của một người mà tôi quen trước đây, tên là Phan Châu Trinh. Ông Phan được phía Việt Nam cũng như Việt Minh coi như một chí sĩ yêu nước, một anh hùng của dân tộc.

    Tôi không rõ người phụ nữ này phạm tội gì, nhưng xin phép lưu ý ngài về mặt đạo lý cũng như chính trị, việc này có thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng. Dù là do tòa án Việt Nam, Thẩm phán Việt Nam xét xử, người ta cũng sẽ nói là theo sự chỉ đạo của nước Pháp. Rất mong Ngài hết sức quan tâm. (Ký tên: Marius Moutet)”
.

    Ngoài bức thư này, còn có một số công văn của Văn phòng Bộ trưởng Quốc vụ khanh gửi cho Toàn quyền Pháp ở Đông Dương, và cơ quan mật thám ở miền Nam Việt Nam nói về vụ đó.

    Việc can thiệp này có tác động đến đâu, không có tài liệu nói rõ. Nhưng tôi muốn trở lại, nói một vài nét về ông ngoại tôi.

    Cụ Phan Châu Trinh là một trong những người khởi xướng phong trào Duy Tân, được xem là cuộc vận động cải cách xã hội tiến bộ đầu thế kỷ XX. Cụ bị bắt năm 1908, về tội “phản nghịch”, “gây rối loạn” và bị Nam triều kết án tử hình.

    Việc bắt Phan Châu Trinh giữa Hà Nội đã gây xúc động mạnh mẽ trong dư luận người yêu nước Việt Nam và cả trong những người Pháp tiến bộ. Dẫn đầu chiến dịch “giải cứu” cụ Phan là ký giả Babut, thành viên Liên minh Nhân quyền Pháp tại Hà Nội. Ông Marius Moutet, và cùng một số vị khác trong Liên minh Nhân quyền Pháp cũng đã tích cực bênh vực cho Cụ Phan, nhờ đó Cụ đã thoát khỏi bản án tử hình. Sau đó, trong 14 năm bị quản chế ở nước ngoài (Pháp), Cụ Phan Châu Trinh vẫn tiếp tục hoạt động, tranh thủ được sự ủng hộ của nhiều trí thức Việt kiều và những người Pháp tiến bộ, trong đó đặc biệt có một sĩ quan người Pháp, Jules Roux.

     Trong thời gian đàm phán bốn bên với Mỹ ở Paris, sau này, tôi cố tìm gia đình ông Roux và những người bạn khác của ông ngoại tôi, nhưng rất tiếc không gặp được ai.

     Như vậy, lòng yêu nước mãnh liệt, ý chí quật cường của Cụ Phan đã lay động những người Pháp tiến bộ. Nhờ đó có thể đã giải thoát án tử hình cho cả cháu gái của Cụ (!).

     Phải chăng Cụ đã gieo “quả Phúc” để cứu cả con cháu!
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #12 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 02:24:50 pm »

Một mặt trận đặc biệt của cuộc chống Mỹ cứu nước


    Ở Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương, tôi làm thư ký cho chị Mười Thập, Chủ tịch Hội, Bí thư Đảng đoàn phụ vận, ủy viên Trung ương Đảng, Đại biểu Quốc hội. Lúc đầu công việc này đối với tôi quả không dễ dàng. Tôi đã quen hoạt động bí mật, bất hợp pháp, làm việc gì thì tập trung vào mỗi việc ấy và cố làm cho kỳ được, và thường đơn tuyến, thường tự mình phải quyết định và chịu trách nhiệm. Nay hoàn toàn khác, có Nhà nước, Quốc hội, các ngành, đoàn thể hoạt động công khai, đường hoàng..., tôi chưa quen. Tôi lại vừa ở tù ra chưa lâu, sức khỏe không được tốt. Nhưng, được tiếp xúc với môi trường mới nhiều thử thách và đa dạng, tôi đã học thêm được nhanh và nhiều. Mặt khác, chính kinh nghiệm từng trải qua những năm đấu tranh ở Sài Gòn cũng đã giúp tôi tự tin và vững vàng trước mọi khó khăn.

      Tôi và tất cả chị em trong cơ quan Hội liên hiệp phụ nữ đều thân thiết gọi chị Nguyễn Thị Thập là “chị Mười”. Sự thật là tuổi của chị Mười gần bằng tuổi của mẹ tôi và quan hệ giữa chúng tôi không chỉ là giữa thủ trưởng với thư ký, mà như quan hệ gia đình. Chị Mười đã dìu dắt và nâng đỡ tôi. Tôi còn nhớ lúc con trai tôi còn rất nhỏ (chỉ vài tháng tuổi), có nhiều đêm phải làm việc rất khuya, nhà trẻ của cơ quan không giữ các cháu nữa, chị Mười đã phải đưa con tôi về phòng để trông. Chị đã mất hàng chục năm rồi nhưng hình ảnh của chị vẫn mãi trong tim tôi. Nhiều chị trong cơ quan phụ nữ Trung ương như chị cả Hoàng Thị Ái, chị Hà Thị Quế... và các bạn Nhạn, Phương, Như, Thu... để lại cho tôi những tình cảm tốt đẹp, không bao giờ quên.

      Cuối năm 1954, sau khi tôi ra Bắc được vài tháng, một hôm bác sĩ Phạm Ngọc Thạch - tôi vốn quen từ thời ông làm Chủ tịch Ủy ban Kháng chiến Hành chính Sài Gòn-Chợ Lớn - đến gặp tôi và nói: “Bác Hồ muốn gặp cô.” Ông bảo chính ông đã báo cáo với Bác là có cháu ngoại Cụ Phan Châu Trinh ra Hà Nội, nghe vậy Bác muốn gặp. Tôi rất hồi hộp đến nơi Bác ở và làm việc, tức Chủ tịch phủ bây giờ. Bác nhìn tôi, nói ngay là Bác quen ông ngoại tôi từ hồi ở Pháp, coi ông ngoại tôi là người anh lớn, đã giúp Bác nhiều. Tôi cũng được biết Cụ Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh của Bác là bạn đồng khoa với ông ngoại tôi, đã cùng nhau hoạt động trong những năm đầu thế kỷ XX... Về sau tôi còn nhiều lần được gặp Bác, lần nào cũng được Bác quan tâm, động viên.

     Trong hai năm từ 1957 đến 1959, tôi được cử đi học lý luận ở trường Nguyễn Ái Quốc. Đây là khóa học lý luận dài hạn đầu tiên của trường này. Học viên phần lớn là những cán bộ chưa có điều kiện học tập trong chiến tranh. Lần đầu được học lý luận một cách có hệ thống, tất cả đối với tôi đều hay và mới lạ, tôi học rất hứng thú. Tôi vừa học vừa nuôi con mới sinh. Anh Khang lúc đó công tác ở quân khu Hữu Ngạn, vài tuần lại về thăm mẹ con tôi. Vợ chồng chúng tôi đã trải bao năm tháng xa cách khó khăn, có biết bao nhiêu điều còn chưa nói được với nhau, bây giờ mới là lúc tâm sự được thêm.

     Sau thời gian học trường Đảng, tôi trở về Hội Liên hiệp Phụ nữ Trung ương, được cử vào Đảng đoàn, phụ trách công tác phúc lợi xã hội. Trong công việc này, tôi có dịp đi về nhiều địa phương miền Bắc, hiểu thêm những khó khăn của nhân dân, đặc biệt của phụ nữ, là lực lượng sản xuất chủ yếu, vừa phải chăm lo gia đình, lại vừa công tác xã hội...

     Những năm 1956-1957, ở miền Nam địch tăng cường khủng bố, bắt bớ những người kháng chiến cũ. Nhân dân ta hẳn không ai muốn chiến tranh trở lại. Trung ương chỉ đạo kiên trì đấu tranh chính trị. Anh chị em tập kết ra Bắc thiết tha mong sớm có tổng tuyển cử thống nhất nước nhà để trở về sum họp gia đình ở miền Nam. Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Sau hai năm, không những không có tổng tuyển cử như quy định của Hiệp định Genève, mà đàn áp khủng bố của địch ngày càng khốc liệt. Nám 1958-1959, có thể gọi là những năm khủng bố trắng. Máy chém lê khắp nơi. Địch đã thực sự tiến hành chiến tranh một phía đối với nhân dân ta. Đảng chủ trương chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp với vũ trang. Ngày 20.12.1960, tin Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được thành lập như cơn mưa rào đổ xuống giữa mùa nắng hạn, đáp ứng lòng mong mỏi tha thiết của nhân dân. Cả nước bừng bừng khí thế đánh Mỹ. Ở miền Bắc một phong trào đòi trở lại miền Nam để được chiến đấu cùng đồng bào, diễn ra sôi nổi. Những ngày ấy, được đi B là ước nguyện, là vinh dự lớn của mỗi người. Ở cơ quan Hội Phụ nữ Trung ương, một số chị em cũng đã chuẩn bị lên đường. Chị Lê Đoan và chị Phương, hai nhà báo, đều để chồng con ở lại miền Nam nên được ưu tiên đi trước. Tôi cũng được chị Mười Thập chuẩn bị tư tưởng để trở về Nam. Nhưng đầu năm 1961, các đồng chí bên Ban Thống nhất sang đề nghị Hội Phụ nữ cho “mượn” tôi để đi hoạt động ngoại giao cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng trong 6 tháng.

      Lúc này, sau khi Mặt trận ra đời, cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam bùng lên mạnh mẽ. Năm 1960-1961, Đồng khởi nổ ra ở Bến Tre, nhanh chóng lan ra Tiền Giang, Đồng Tháp, rồi cả miền Nam. Cùng với mặt trận quân sự, chính trị, cần triển khai đồng bộ mặt trận đấu tranh ngoại giao.

     Lúc đầu nghe được điều đi làm công tác ngoại giao, tôi có phần ngần ngại. Đúng là tôi có vốn tiếng Pháp, đã từng hoạt động ở thành phố, tiếp xúc với nhiều giới, nhưng đi quốc tế thì chưa. Nhưng vì miền Nam ruột thịt, không việc gì có thể từ chối! Giữa năm 1961, tôi về Ban Thống nhất, ở bộ phận đối ngoại do đồng chí Lê Toàn Thư 1 làm Chủ nhiệm, đồng chí Hoàng Bích Sơn2 (tức Hồ Liên) làm Chánh Văn phòng. Tôi làm Vụ phó cho đồng chí Võ Đông Giang 3, mấy tháng sau làm Vụ trưởng Vụ 1A phụ trách công tác đối ngoại nhân dân của Mặt trận. Lúc này chúng ta đã hình thành các đoàn thể nhân dân, và với tư cách đó đã đưa nhiều đoàn tham gia các tổ chức quốc tế tương ứng: Thanh niên Giải phóng miền Nam trở thành thành viên của FMJD4 (Liên minh Thanh niên Dân chủ Thế giới), Công đoàn Giải phóng là thành viên của FSM 5 (Liên hiệp Công đoàn Thế giới), Ủy ban Hòa bình Việt Nam tham gia CPM 6 (Hội đồng Hòa bình Thế giới) v.v...

     Cuối năm 1961, đoàn đại biểu đầu tiên của Việt Nam do anh Nguyễn Văn Tâm - biệt danh là Mười Ù, vì anh hơi mập - làm trưởng đoàn đi dự Đại hội Công đoàn Thế giới, và anh Nguyễn Văn Hiếu 7 đi dự Hội nghị Hòa bình Quốc tế, đều ở Moskva. Tôi được cử đi dự Đại hội Sinh viên Thế giới (UIE) ở Budapest tháng 6.1962, rổi Đại hội Thanh niên Dân chủ Thế giới ở Leningrad tháng 7.1962, cùng với nhà thơ Thanh Hải và bác sĩ Nguyễn Xuân Thủy. Lúc đó tôi đã 37 tuổi nhưng phải khai xuống 32 để đi với thanh niên.




-------------------------------------------------------------------
1. Lê Toàn Thư sinh năm 1921, tham gia cách mạng từ trước Cách mạng tháng Tám, từng là Thường vụ Xứ ủy Nam Kỳ, Trưởng ban Thống nhất Trung ương.

2. Hoàng Bích Sơn (1924-2000), quê Quảng Nam, tham gia cách mạng trước 1945, hoạt động chính trị, từng là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam.

3. Võ Đông Giang (1923-1998), tên thật là Phan Bá, tham gia cách mạng từ năm 1945, từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch vả Đầu tư...

4. FMJD: Fédération Mondiale de La Jeunesse Démocratique.

5. FSM: Fédération Syndicale Mondiale.

6. CPM: Comité de Paix Mondiale.

7.  Nguyễn Văn Hiếu (1922-1991): chính khách, từng giữ cương vị Bộ trưởng Bộ Văn hóa Việt Nam.

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #13 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 02:30:04 pm »

      Khi về Ban Thống nhất, tất cả chúng tôi phải đổi tên để giữ bí mật. Đồng chí Nguyễn Văn Đức, một trong những đồng chí lãnh đạo Ban Thống nhất gợi ý tôi lấy tên là Bình. Bình là hòa bình, đi quốc tế dễ tranh thủ cảm tình và tên cũng dễ đọc. Từ đó tên Yến Sa, bí danh của tôi suốt thời kháng chiến chống Pháp, được đổi thành Nguyễn Thị Bình.

      Hai đại hội đầu tiên tôi tham gia đều ở hai nước xã hội chủ nghĩa lúc bấy giờ là Liên Xô và Ba Lan, nên hoạt động, đi lại đều thuận lợi. Đây là lần đầu tiên bạn bè quốc tế gặp những người “Việt cộng” đến từ miền Nam. Ai cũng vui mừng, yêu mến và cảm phục: “Người Việt Nam các bạn nhỏ bé mà sao đánh Mỹ anh hùng đến thế!” Nhưng cũng có người băn khoăn: “Nước Mỹ giàu thế, họ còn đi xâm lược Việt Nam làm gì?” Nhiệm vụ của chúng tôi là giải thích cho bạn bè ý nghĩa và tính chính nghĩa cuộc chiến đấu của chúng ta.

     Trên các diễn đàn quốc tế bấy giờ luôn có hai đoàn, của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Đoàn Chủ tịch luôn dành cho Việt Nam phát biểu trước, còn đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì lại dành ưu tiên cho đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Mỗi khi chúng tôi lên diễn đàn, cả hội trường đều đứng dậy, quả thật cuộc chiến đấu của chúng ta được sự ủng hộ và ngưỡng mộ của toàn thế giới tiến bộ và yêu chuộng hòa bình. Chúng tôi nói rằng nhân dân miền Nam Việt Nam không còn con đường nào khác là phải đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược, cũng không có nguyện vọng nào khác là được sống trong hòa bình, một cuộc sống bình thường như mọi người trên trái đất... Chính những lời chân thành và giản dị đó đã chinh phục lòng tin và tình cảm của mọi người. Khi nói lên những lời đó, tự trong lòng tôi cũng vô cùng xúc động, tôi cảm nhận rõ tôi đã cố gắng nói cùng bạn bè năm châu ước vọng sâu sắc của hàng triệu đồng bào chúng ta đang đau khổ và đang hy sinh chiến đấu.

     Đã hết hạn sáu tháng tôi được “mượn” để đi làm công tác đối ngoại, nhưng tôi không được trả về. Mặt trận ngoại giao, phối hợp với mặt trận quân sự và chính trị ngày càng phải mở rộng, phát triển. Vậy là tôi đã trở thành cán bộ ngoại giao, điều mà tôi cũng không ngờ, suốt 14 năm, cho đến năm 1976, khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, nước nhà thống nhất. Mười bốn năm ấy đã cho tôi nhiều kinh nghiệm, đã tạo cho tôi một “sở trường” khác, cũng là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời tôi.

      Từ năm 1962, tôi thường xuyên đi hoạt động quốc tế, dự các hội nghị, thực hiện các cuộc viếng thăm hữu nghị, rồi đoàn thăm chính thức. Cuối năm 1962, tôi cùng giáo sư Nguyễn Văn Hiếu, Tổng Thư ký Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, đi thăm Indonesia. Đây là chuyến đi thăm chính thức đầu tiên của Mặt trận. Lúc này Đảng Cộng sản Indonesia có đến hơn ba triệu đảng viên và mười triệu thành viên trong các đoàn thể do đảng thành lập. Đảng có ảnh hưởng tích cực đến Tổng thống Sukarno 1, người được xem là người cha của nền độc lập Indonesia. Giữa Indonesia và Việt Nam cũng có những điểm tương đồng gần gũi. Việt Nam giành chính quyền ngày 19.8.1945 thì Indonesia giành chính quyền ngày 17.8 cùng năm. Hai Đảng Cộng sản của hai nước rất gắn bó. Tổng Bí thư Aidit 2 của Đảng Cộng sản Indonesia rất kính trọng và khâm phục Bác Hồ, đã có dịp đến chào Bác khi Bác đi thăm Indonesia. Khi chúng tôi đến Jakarta, bộ phận lễ tân của bạn muốn biết danh nghĩa của đoàn để sắp xếp cho đúng nghi lễ. Tôi không biết giải thích thế nào, đành nói Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cũng như là một Chính phủ, các ủy viên của Mặt trận là các Bộ trưởng. Sau đó đoàn chúng tôi đã được đón tiếp theo đúng nghi thức của một đoàn Chính phủ, thậm chí còn có phần trọng thể hơn. Không chỉ Tổng thống Sukarno mà cả nhiều Bộ trưởng cũng muốn được tiếp chúng tôi. Đảng Cộng sản và nhiều đoàn thể thanh niên, phụ nữ tổ chức mít tinh chào mừng bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cuộc chiến đấu của nhân dân Việt Nam. Khí thế cách mạng ở Indonesia lúc bấy giờ khiến chúng tôi rất vui.

      Có một việc mà trong đời ngoại giao tôi không thể quên. Có thể nói đó là những bước đầu tiên. Tôi nhớ chuyến đi thăm Indonesia lần thứ hai của tôi, khoảng năm 1964, với mục đích là vận động chính phủ Indonesia cho phép Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đặt cơ quan đại diện của Mặt trận tại Indonesia. Tôi cần gặp Tổng thống Sukarno nhưng chưa biết làm cách nào. Đồng chí Aidit gợi ý tôi cùng đồng chí đi dự một dạ hội lớn, ở đó có thể gặp Tổng thống. Tôi đồng ý ngay. Dạ hội được tổ chức rất hoành tráng. Có lẽ giới thượng lưu Indonesia đều có mặt. Aidit nói nhỏ gì đó với Tổng thống Sukarno, ông này liền đến mời tôi mở màn buổi dạ hội. Tôi rất lo vì tôi có biết khiêu vũ đâu, nhưng nghĩ mình phải gặp cho được Tổng thống để nói lên yêu cầu của Mặt trận nên tôi lấy hết can đảm đáp lại lời mời của Tổng thống. Trong mấy phút đầu tôi tranh thủ tự giới thiệu mình và trình bày nguyện vọng của Mặt trận. Nhưng sau vài bước tôi cảm thấy lúng túng. Có lẽ đồng chí Aidit thấy rõ tình hình nên liền đến đưa tôi vể chỗ ngồi. Lúc đó nhiều người đã ra sàn khiêu vũ nên có lẽ Tổng thống và mọi người cũng quên sự bỡ ngỡ của tôi... Tôi thực sự không vui vì sự kém cỏi của mình, nhưng tự nhủ mình đã làm tròn nhiệm vụ đối với đất nước.

      Chúng tôi cũng có nghe nói đến tướng Suharto 3, đóng tại Bandung, khét tiếng chống Cộng. Đến năm 1965, đảo chính quân sự, đảng cộng sản và các đoàn thể của đảng bị đánh phá tan tành. Cuộc tàn sát lớn diễn ra, nhiều lãnh tụ của đảng bị bắt, bị giết. Được tin, chúng tôi rất đau lòng, càng đau lòng vì không thể giúp gì các bạn cũ trong khi trước đó các bạn đã giúp chúng ta thật tận tình.

      Một thời gian dài tôi không có dịp trở lại Indonesia. Mãi hơn 20 năm sau, năm 1991, tôi được tham gia đoàn của Chủ tịch nước Võ Chí Công 4 đến Jakarta dự Hội nghị cấp cao Phong trào Không Liên kết. Đất nước Indonesia đã thay đổi nhiểu, nhưng tôi buồn là không còn gặp lại được người bạn cũ nào nữa.




------------------------------------------------------------------
1. Sukarno (1901-1970): Tổng thống đầu tiên của Indonesia, người lãnh đạo nhân dân Indonesia giành độc lập năm 1945.

2. Dipa Nusantara Aidit (1923-1965): nhà cách mạng lãnh đạo Đảng Cộng sản Indonesia trở thành một trong ba đảng cộng sản đông nhất thế giới lúc bấy giờ, sau Đảng Cộng sản Liên Xô và Đảng Cộng sản Trung Quốc.

3. Suharto (1921-2008): nhả quân sự và chính trị, Tổng thống Indonesia từ 1968-1998.

4. Võ Chí Công sinh năm 1912, nguyên Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1987-1992).

Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #14 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 02:39:07 pm »

      Trong năm 1963, sự kiện đáng nhớ nhất đối với tôi là Đại hội Đoàn kết Á-Phi (AAPSO 1) lần thứ ba họp tại Tanzania vào tháng 3 năm ấy. Chiến thắng lẫy lừng của Việt Nam là một nguồn cổ vũ lớn cho phong trào đấu tranh đòi độc lập của các dân tộc thuộc địa. Năm 1962, Algérie giành được độc lập từ tay thực dân Pháp. Trước bão táp của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc,  đế quốc Anh đã phải lần lượt trả lại độc lập cho nhiều nước. Khối Không Liên kết ra đời, cụ thể hóa tinh thần Bandung 2. Chính trong bối cảnh đó đã ra đời Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Á-Phi.

      Tanzania là một nước lớn ở Nam Trung Phi, vừa giành được độc lập từ tay đế quốc Anh. Người ta thường bảo thực dân Anh “khá” hơn thực dân Pháp, không biết nhận xét ấy đúng đến đâu, nhưng ở Tanzania như tôi được thấy thì quả không như thế. Một đất nước rất rộng lớn, rừng rậm bạt ngàn, nông nghiệp lại rất kém phát triển. Hai bên những con đường nhựa hiện đại phẳng phiu đến vài trăm cây số rất vắng người, nhìn mãi thỉnh thoảng mới thấy vài nông dân cầm cây gậy chọc chọc vào đất, rắc mấy hạt giống ngô. Đúng là một lục địa còn “trẻ” (mà châu Phi đúng ra lại là “già” nhất của trái đất, vốn được coi là cái nôi của loài người), canh tác còn rất thô sơ. Ở những nước châu Phi tôi đến thăm sau này như Guinée, Mali, Uganda, Angola, Mozambique... cũng vậy, thường có nhiều bộ tộc sống riêng rẽ, với nhiều tập tục cổ. Về hình thể, người châu Phi rất đẹp, họ cao lớn, khỏe mạnh, lại chất phác, thuần hậu. Nhiều người cho rằng phụ nữ châu Phi là đẹp nhất: thân hình dong dỏng cao, cổ dài rắn chắc (do phải đội bình đi lấy nước), ngực nở nang... Mong thế kỷ XXI lục địa lâu đời mà non trẻ này sẽ có nhiều phát triển mới.

      Đại hội Á-Phi họp dưới chân núi Kilimanjaro nổi tiếng, cao nhất châu Phi, đỉnh núi quanh năm tuyết phủ, tuyệt đẹp. Tôi là trưởng đoàn của miền Nam. Vấn để chính đối với chúng tôi là làm sao vào được Ban Thư ký của tổ chức này để có thể có đại diện thường trực ở đây, thuận lợi cho việc kịp thời lên tiếng ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng ta. Còn có những nước khác, như Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên cũng muốn vào Ban Thư ký. Đối với chúng ta, ngoài sự ủng hộ của Liên Xô và một số nước, còn có sự vận động hết sức nhiệt tình của một lãnh tụ của phong trào Maroc rất có uy tín là Ben Barka 3. Cuối cùng, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đã trở thành Ủy viên Đoàn Thư ký của Tổ chức Đoàn kết Nhân dân Á-Phi. Đây là một thắng lợi lớn và đầu tiên của đối ngoại nhân dân miền Nam. Từ đó, tại trụ sở Ban Thư ký của AAPSO đóng tại Cairo, Ai Cập, luôn có đại diện của Mặt trận, và quả thật từ đây chúng ta đã triển khai cuộc vận động rất tốt đến các nước Á-Phi và cả Mỹ Latin.

      Tôi không thể không nói dù chỉ đôi lời về Ben Barka. Anh là chiến sĩ quốc tế đấu tranh kiên cường cho lợi ích của nhân dân lao động, cho quyền độc lập của các dân tộc và bình đẳng giữa các quốc gia. Anh đã bị các thế lực đế quốc ráo riết truy đuổi và mất tích năm 1965. AAPSO đã đặt ra một Huân chương Ben Barka dành tặng những người có nhiều đóng góp cho phong trào đoàn kết Á-Phi. Năm 1974, tôi đã có vinh dự được nhận huân chương cao quý này.

       Tôi đi dự rất nhiều hội nghị quốc tế, về phụ nữ, kinh tế, luật gia..., có năm ở nước ngoài đến bảy, tám tháng. Do tiết kiệm tiền đi lại nên giữa hai hội nghị có khi phải nằm lại ở Liên Xô hay Trung Quốc, chờ đi tiếp. Những năm đầu tôi còn ghi nhật ký các chuyến đi, về sau nhiều quá không còn ghi nổi nữa!... Không ghi được hết, nhưng tôi luôn nhớ những đồng chí đã sát cánh trong những năm tháng sôi nổi và cũng nhiều gay go, phức tạp ấy. Tôi nhớ Bình Thanh, người em gái tôi rất yêu quý. Đến bây giờ, nhắc tới Bình Thanh, tim tôi còn se lại. Tôi biết Bình Thanh từ phong trào học sinh Sài Gòn những năm 1950, là một học sinh xuất sắc, lại hoạt động rất hăng hái, đẹp người đẹp nết, ai cũng mến yêu. Bình Thanh giỏi cả hai ngoại ngữ Anh, Pháp, đã giúp tôi rất nhiều trong công tác với cương vị thư ký, cũng là cô em thân thiết chia sẻ cùng tôi bao vui buồn, khó khăn trong cuộc sống. Sau năm 1975, Bình Thanh từng làm Đại sứ ở Đức, tham gia phái đoàn Việt Nam ở Liên hiệp quốc. Là người phụ nữ tài hoa nhưng Bình Thanh lại có cuộc đời riêng bất hạnh, và cô đã ra đi trong một vụ tai nạn xe ôm oan uổng trên đường đi viếng đám tang chị Nguyễn Thị Chơn 4, cũng là một người bạn của chúng tôi...

      Ngọc Dung, tên thật là Xuân, bằng tuổi tôi, là học sinh giỏi của Trường Pétrus Ký, từng công tác ở Phụ nữ Nam Bộ, làm báo. Chị là thành viên trong đoàn đàm phán Paris cùng tôi, và chúng tôi hoạt động quốc tế gần như cùng một lúc. Ngọc Dung là người tài năng, lúc nào cũng nhiều sáng kiến, làm việc rất nhiệt tình. Tôi và Dung rất ăn ý với nhau trong mọi công việc, về sau có lúc chị đã đảm nhiệm chức vụ Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp quốc.

      Về các anh, tôi đánh giá cao anh Võ Đông Giang, Hoàng Bích Sơn, Dương Đình Thảo 5, Lê Phương, Lý Văn Sáu 6 ..., tất cả đã để lại cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.

      Có lẽ, trong đời mình, tôi có một may mắn lớn là lúc nào xung quanh cũng có nhiều bạn bè, cùng chia sẻ những suy nghĩ, ý tưởng, cũng như những khó khăn, thử thách..., cho tôi có thêm tự tin và sức mạnh.

      Từ năm 1963 đến 1968, tôi tham gia nhiều hội nghị phụ nữ quốc tế lớn, ở Moskva (Liên Xô), Sofia (Bulgary), Nimes (Pháp). Phụ nữ thế giới đều ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của Việt Nam, nhưng không phải lúc nào cũng thông cảm hết các yêu cầu của ta. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Phụ nữ Quốc tế ở Salzburg (Cộng hòa Áo), Jeannette Vermeersch 7, là người ủng hộ chúng ta rất tích cực, nhưng chị lại thắc mắc: “Tại sao chúng mày cứ quá nhấn mạnh Mỹ là đế quốc xâm lược, nếu nói vậy mà Mỹ nó rút đi thì chúng tao sẵn sàng nói ngay!” Tôi cười đáp: “Chị Jeannette ơi, theo tôi chúng ta lên án họ còn ít quá nên đã không làm cho họ phải quan tâm đến ý kiến của chúng ta đấy” Chúng tôi cùng ôm nhau cười và Jeannette bảo: “Thôi được rồi, chúng tao rất yêu mến nhân dân Việt Nam nên chúng tao cũng “chiều” theo chúng mày vậy!” Nghị quyết của Hội nghị được thông qua với lời lẽ lên án Mỹ rất mạnh mẽ. Bạn bè yêu mến chúng ta không chỉ vì tính chất chính nghĩa của cuộc đấu tranh của chúng ta mà còn vì cảm phục quyết tâm và tinh thần hy sinh to lớn của một dân tộc nhỏ dám đứng lên chống lại một đế quốc khổng lổ, “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu làm nô lệ”, một David chống lại Golliath 8 và càng đánh càng thắng.

     Chúng tôi phải làm cho bạn bè năm châu hiểu rõ Mỹ đang tiến hành chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam, đồng thời cũng phải nêu rõ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là đại diện duy nhất chân chính của nhân dân miền Nam chống xâm lược Mỹ. Những năm đầu điểu này không dễ. Chúng ta nhấn mạnh như vậy là để phủ nhận việc chính quyền Sài Gòn rêu rao họ là “quốc gia”, là “yêu nước”. Nhưng nhiều bạn quốc tế cho ta nói vậy là quá cứng nhắc. Chúng tôi phải kiên trì giải thích rất khó khăn mới thuyết phục được, về sau khi uy tín của Mặt trận ngày càng cao cả trong nước và ngoài nước, và sau Tết Mậu Thân (1968) khi Liên minh các lực lượng dân tộc - dân chủ và hòa bình Việt Nam của luật sư Trịnh Đình Thảo ra đời, ta chủ trương không nói Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là đại diện chân chính duy nhất nữa thì nhiều bạn bè lại không đồng tình, cho rằng dù thêm lực lượng yêu nước nào đi nữa thì Mặt trận vẫn xứng đáng là duy nhất và chân chính. Chúng tôi lại phải ra sức giải thích chiến lược tập hợp tối đa lực lượng của chúng ta, và vì yêu mến và tin cậy chúng ta nên cuối cùng các bạn cũng đổng tình.

     Đối với các chính phủ càng không dễ dàng. Ngay cả Liên Xô thời đó, tuy ủng hộ cuộc chiến đấu của chúng ta, nhưng nói đến “đế quốc Mỹ”, đến “xâm lược” thì cũng rất cân nhắc. Trong một số thông cáo chung với Chính phủ các nước chúng tôi đến thăm thường phải thảo luận công phu, kiên trì mới thống nhất được ngôn từ. Thường họ tránh gọi đích danh Mỹ, và thay vì “xâm lược” thì nói “can thiệp”. Điều đó chứng tỏ uy quyền của Mỹ trên thế giới rất lớn, và cũng lại càng chứng tỏ quyết tâm to lớn và ý nghĩa vĩ đại trong cuộc chiến đấu của chúng ta.

     Chúng tôi rất quan tâm đến việc tranh thủ các lực lượng hòa bình, chống chiến tranh ở Mỹ. Lần đầu tiên tôi gặp một số đại diện phong trào phản chiến Mỹ là ở cuộc họp tổ chức tại Bratislava (nay là Cộng hòa Slovakia) năm 1967, có khoảng 40 người tham dự. Cảm giác đầu tiên của tôi về những người Mỹ này không lấy gì làm tốt đẹp. Họ ăn mặc lôi thôi lếch thếch, có người mũi giày hở toác ra, ăn nói thì rất tự do. Nhưng vào hội nghị, khi tôi trình bày tình hình Việt Nam, đặc biệt ở miền Nam, tội ác của quân đội Mỹ, nguyện vọng của nhân dân ta chỉ mong muốn có hòa bình, độc lập, không hề làm ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ..., họ chăm chú lắng nghe, đặt nhiều câu hỏi. Hội nghị hai ngày, không khí mỗi lúc cởi mở, thân thiện hơn. Cuối cùng hai bên siết tay nhau, hứa hẹn sẽ nỗ lực làm cho dư luận các nước, đặc biệt là Mỹ, hiểu rõ thực tế ở Việt Nam, sẽ cùng nhau tăng cường đoàn kết để sớm chấm dứt cuộc chiến tranh mà cả nhân dân Mỹ cũng không hề mong muốn. Riêng tôi còn có hai cuộc gặp mặt với phụ nữ Mỹ, một ở Jakarta (1965), một ở Paris (1967), các cuộc gặp mặt giữa phụ nữ hai nước có nét đặc biệt riêng, tình cảm hơn và dễ thông cảm với nhau hơn. Khi nói đến những đau khổ của phụ nữ và trẻ em Việt Nam, nhiều chị người Mỹ không cầm được nước mắt. Những cuộc gặp này chủ yếu do Phong trào Phụ nữ Đấu tranh cho Hòa bình (Women Strike for Peace) tổ chức. Sau năm 1975, khi sang Mỹ tôi còn gặp lại một số chị như Cora Weiss, Mary Clark - những thành viên tích cực của phong trào này... Tôi nghĩ đây là những người bạn ta không bao giờ được quên, họ thật sự đã dành một phần quý báu cuộc đời mình dũng cảm đấu tranh cho Việt Nam.

      Những năm 1963-1965, trong phong trào cách mạng quốc tế xuất hiện những bất đồng, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc đấu tranh của nhiều nước và gây cho ta nhiều tình huống khó xử. Lúc đầu Trung Quốc phát động chiến dịch phê phán chủ nghĩa xét lại Nam Tư. Đài, báo Trung Quốc đưa ra những lập luận gay gắt mà sâu cay dễ thuyết phục người nghe. Sau đó họ chuyển sang công kích trực tiếp Liên Xô. Người đứng đầu Liên Xô là Khrushchev bị lên án là xét lại, là thân Mỹ. Chủ trương của chúng ta là phải tranh thủ sự ủng hộ của cả phe xã hội chủ nghĩa, đặc biệt “hai ông anh lớn” Liên Xô và Trung Quốc, chỗ dựa của cuộc chiến đấu đang rất gay go quyết liệt của chúng ta. Theo tôi, nói chung trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ chúng ta đã cố gắng giữ vững được lập trường đó, nhưng trong thực tế không phải lúc nào cũng xử sự được dễ dàng.

      Tại Đại hội Phụ nữ Quốc tế tháng 7.1963 ở Moskva đã nổ ra một cuộc tranh luận ồn ào giữa đoàn đại biểu Trung Quốc với Ban Tổ chức. Đại biểu phụ nữ Trung Quốc lên cướp micro để tuyên bố lập trường của mình. Cả hội nghị hỗn loạn, sau đó giải tán. Đoàn đại biểu Việt Nam mà tôi là trưởng đoàn rất gần gũi với đoàn Trung Quốc nhưng chúng ta cũng không tán thành xung đột với Liên Xô. Từ đó tại các hội nghị của các tổ chức dân chủ quốc tế vắng mặt đoàn Trung Quốc.

      Khoảng giữa năm 1964, tại Đại hội Hòa bình ở Moskva, hẳn là để tranh thủ cảm tình của đại diện các nước, Chủ tịch Khrushchev tổ chức một cuộc chiêu đãi chào mừng lớn ở Cung Hội nghị Kremlin. Tôi là trưởng đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, suy nghĩ không biết khi đến gặp ông chủ tịch đầy tai tiếng này thì nên nói gì? Sau cùng tôi đến bắt tay Khrushchev, tự giới thiệu là Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đại diện cho nhân dân miền Nam đang chiến đấu chống Mỹ, cảm ơn nhân dân Liên Xô đã ủng hộ cuộc chiến đấu chính nghĩa của chúng tôi, mong rằng cùng với nhiều nước khác trên thế giới, Liên Xô ủng hộ Việt Nam mạnh mẽ hơn nữa. Không biết người phiên dịch có nói hết ý tôi không, chỉ thấy Khrushchev mỉm cười, gật gật. Tôi thở phào, thấy mình không có cách nào nói đúng lập trường hơn!

      Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân xảy ra khi tôi ở Hà Nội, chuẩn bị đi công tác ở Pháp. Cả nước chăm chú theo dõi các cuộc đánh chiếm của Quân giải phóng vào các cơ sở và căn cứ của Mỹ. Mọi người càng tin ở sự lớn mạnh của quân ta.

      Tháng 4.1968, tôi tham dự Hội nghị Phụ nữ ở Nimes (Pháp), trên đường về ghé qua Paris, gặp hai sự kiện quan trọng: Phong trào sinh viên chống lại chính sách giáo dục của Pháp, thực chất là sự chống đối (contestation) của nhiều tầng lớp nhân dân Pháp bất bình với chính sách của Chính phủ De Gaulle. Nhiều cuộc biểu tình lớn làm ngưng trệ hoạt động xã hội... Cùng lúc đó, Việt Nam đang có cuộc tiếp xúc giữa đại diện Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Bộ trưởng Xuân Thủy với Đại sứ Mỹ Harriman 9 thăm dò khả năng thương lượng chính trị giữa hai bên. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân của chúng ta trên khắp chiến trường miền Nam khiến Mỹ phải bắt đầu nhận ra rằng họ không còn khả năng thắng một nhân dân đã quyết chiến đấu đến cùng cho độc lập tự do và thống nhất đất nước; họ đã phải tính đến việc xuống thang chiến tranh, buộc phải nghĩ đến một giải pháp chính trị để rút ra khỏi cuộc chiến vô vọng này, tất nhiên vẫn muốn có được một giải pháp trên thế mạnh. Còn về phía chúng ta, chúng ta cũng đã thấy đến lúc có thể triển khai tiếp cuộc chiến đấu dưới hai hình thức - vừa đánh vừa đàm.

      Khi gặp đồng chí Xuân Thủy ở Paris, tôi chỉ nghĩ hẳn cuộc đấu tranh ngoại giao sẽ trở nên quan trọng hơn, nhưng không hề ngờ sáu tháng sau tôi trở lại thủ đô hoa lệ của nước Pháp với một nhiệm vụ mới hết sức nặng nể. Và đây sẽ là một trang rất quan trọng trong cuộc đời hoạt động của tôi.




-------------------------------------------------------------------
1. Afro-Asian Peoples’ Soỉidarity Organiration.

2. Hội nghị Bandung, Indonesia (từ 18-24.4.1955) lả tiền thân của Phong trào Không Liên kết, với sự tham dự cùa lãnh đạo 29 nước Á-Phi nhằm tìm kiếm cơ sở chung để hợp tác trong tương lai, tuyên bố chống lại chủ nghĩa thực dân và cam kết đứng trung lập giữa hai khối Đông-Tây.

3. Mehdi Ben Barka (1920 - mất tích năm 1965): nhà chính trị, cách mạng người Maroc.

4. Nguyễn Thị Chơn, tên thật là Tôn Thị Hưởng, vợ Trần Bạch Đằng, từng làm Phó Bí thư Ban Phụ vận thành phố (1965, cùng bà Lê Thị Riêng). Năm 1967, bà cùng bị bắt với bà Riêng; nguyên là Chánh án Tòa án Phúc thẩm Tp. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Tư pháp.

5. Dương Đình Thảo: cán bộ cao cấp, tham gia từ kháng chiến chống Pháp. Nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Tp. Hổ Chí Minh, nguyên Người phát ngôn thứ nhất chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miên Nam Việt Nam ở Hội nghị Paris về Việt Nam (1969-1974).

6. Lý Văn Sáu (1924-2012): nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Phát thanh Truyền hình Việt Nam, Phó Tổng Biên tập Đài Tiếng nói Việt Nam.

7. Jecmnette Vermeersch (1910-2001): nữ chính trị gia người Pháp, Ủy viên Bộ Chính trị - Đảng Cộng sản Pháp, vợ Maurice Thorez, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Pháp.

8. Hình ảnh dân tộc Việt Nam đứng lên chống lại đế quốc Mỹ giống như chàng David tí hon chống lại gã khổng lồ Golliath trong Kinh Thánh.

9. William Averell Harriman (1891-1986): chính khách, nhà tư bản, nhả ngoại giao, phục vụ cho các Tổng thống Mỹ Truman, Roosevelt, Kennedy, Johnson.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 02:46:50 pm »

Cuộc đàm phán dài nhất lịch sử


    Giữa tháng 7.1968, tôi cùng các đồng chí Dương Đình Thảo, Lý Văn Sáu, Ngọc Dung... được lãnh đạo Ban Thống nhất mời lên phổ biến chủ trương của Đảng về “đánh và đàm”. Tôi hiểu đây chưa phải là lúc giải quyết vấn đề giữa ta với Mỹ, mà là triển khai thêm một hình thức đấu tranh mới. Trên chiến trường phải tiếp tục đánh mạnh hơn nữa để cho kẻ địch biết rằng dù có tàn bạo đến mấy chúng cũng không thể khuất phục được nhân dân ta, và đấy là nhân tố quyết định; đồng thời tình thế cũng đã cho phép chúng ta mở thêm mặt trận ngoại giao rộng lớn hơn làm cho thế giới hiểu rõ hơn nữa mưu đổ và tội ác của Mỹ ở Việt Nam hòng áp đặt sự thống trị của chúng lên một dân tộc nhỏ, nghèo, chỉ mong muốn hòa bình tự do, không hề chạm đến lợi ích của nước Mỹ. Mặt trận mới này sẽ giúp ta tranh thủ thêm nữa dư luận quốc tế, dư luận Mỹ, cô lập các phần tử hiếu chiến, hỗ trợ đắc lực cho chiến trường. Đương nhiên chúng ta cũng đã nghĩ cuối cùng chiến tranh cũng phải kết thúc và hai bên sẽ phải ký kết hiệp định hòa bình... trên bàn đàm phán.

      Gần sáu năm hoạt động đối ngoại cho Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam tôi đã tích lũy được một số kiến thủc ngoại giao và kinh nghiệm đấu tranh chính trị, nhưng tôi không nghĩ mình lại may mắn được chọn lựa cho nhiệm vụ khó khăn, nặng nề và quan trọng này: cuộc đàm phán lịch sử ở Paris nhằm chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Đầy có lẽ là cuộc đàm phán dài nhất trong lịch sử thế giới, bắt đầu tháng 11.1968, kết thúc ngày 27.1.1973. Khi rời Hà Nội lên đường cuối tháng 10.1968, tôi không ngờ nó sẽ kéo dài đến thế.

      Trước ngày đi, tôi điện cho anh Khang từ trường Công binh ở Bắc Giang về gặp. Tôi bối rối không biết nói thế nào với chồng tôi, và trước các con tôi còn quá nhỏ mà phải xa mẹ biền biệt. Anh Khang hiểu tôi phải đảm nhiệm một công việc rất quan trọng, anh không hỏi gì cụ thể, chỉ động viên: “Em có việc phải làm, cứ yên tâm đi, các con đã có anh và ba lo.” Tôi thương quý và biết ơn anh vô cùng.

      Tôi ra đi với bao nhiêu cảm xúc trong lòng, nhưng tâm niệm phải làm hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ, xứng đáng với lòng tin cậy của lãnh đạo. Tài liệu tôi mang theo là cương lĩnh của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, một số tài liệu về các phương án đấu tranh và lời dặn quí báu của Chủ tịch Hồ Chí Minh do các đồng chí ban Thống nhất truyền đạt lại. Là trong đấu tranh phải luôn luôn giữ vững lập trường nguyên tắc: “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Và tôi nghĩ hai đoàn đàm phán Việt Nam (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam) đã thực hiện đúng lời chỉ bảo đó.

      Tôi, đồng chí Dương Đình Thảo, cùng Bình Thanh, Phan Bá, Nguyễn Văn Khai là bộ phận của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đi trước để tham gia hội nghị trù bị. Chúng tôi bay qua Bắc Kinh, rồi Moskva. Đối với mọi người, đoàn chúng tôi “đi công tác Cuba”. Ngày 2.11.1968, khoảng 2 giờ chiều, thời tiết Paris bắt đẩu lạnh, trời âm u sẩm tối, chúng tôi đáp xuống sân bay Bourget phía bắc Paris. Trên máy bay, từ xa chúng tôi đã nhìn thấy đám đông người chờ đón. Hồi hộp, xúc động, mừng vui!

      Chúng tôi dặn nhau phải có thái độ đàng hoàng, tươi cười như đồng chí Xuân Thủy đã dặn. Hôm ấy, tôi mặc áo dài màu hồng sậm, khoác măng tô xám với khăn quàng cổ đen có điểm hoa. Vừa bước vào nhà ga, mặc dù có anh em bảo vệ người Pháp và người Việt to lớn vạm vỡ dẫn đường, chúng tôi vẫn bị đám đông trong đó có nhiều nhà báo, nhiếp ảnh... bao vây xô đẩy. Tôi suýt ngã, nhưng tôi và Bình Thanh, là thư ký và phiên dịch của tôi, luôn đi sát nhau. Chúng tôi có nhiệm vụ nêu rõ lý do và ý nghĩa sự có mặt của đoàn đại biểu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tại Paris. Tôi cố gắng nói dõng dạc, Bình Thanh cũng dịch mạch lạc rõ ràng, nhiều người khen cô nói tiếng Pháp rất hay không thua gì người Pháp. Xung quanh chúng tôi có tiếng bàn ghế gãy, kính vỡ vì người ta chen lấn để được nhìn thấy, nghe và chụp ảnh các thành viên trong đoàn.

     Về đến biệt thự Thévenet, nơi các đồng chí đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã thuê hộ từ trước, chúng tôi lúng túng trưóc cảnh các nhà báo, nhiếp ảnh cứ bám theo, có người leo cả qua tường, có người để máy ảnh qua kẽ hở ở cửa để chộp lấy một vài hình ảnh đặc biệt của đoàn “Việt cộng”. Nhưng rồi chúng tôi cười xòa, nói với nhau: chúng ta đến đây trước hết là để tuyên truyền, tranh thủ dư luận, vậy sao lại phải ngại báo chí, nhiếp ảnh, trái lại mới phải. Tất nhiên cẩn có kế hoạch chu đáo. Hai ngày sau chúng tôi tổ chức một cuộc họp báo lớn. Có đến hơn 400 nhà báo. Đây là lẩn đầu tiên tôi tiếp xúc với nhiều nhà báo đến thế. Tôi phát biểu, nêu lập trường chính nghĩa của Mặt trận và thiện chí muốn tìm giải pháp hòa bình. Các nhà báo thi nhau hỏi. Tôi thầm lo, sợ mình nói có sơ hở sẽ bị họ khai thác, nhưng bề ngoài vẫn tỏ ra bình tĩnh, điềm đạm. Đưa tin về cuộc họp báo này, các nhà báo đều tỏ ra có thiện cảm, không “bắt bẻ” gì nhiều. Trước mặt họ là một người phụ nữ nhỏ nhắn, hiền lành, đến từ một vùng đất đang rực cháy lửa chiến tranh, ăn nói có lý có tình, hẳn bước đầu đã gây cho họ cảm tình. Những ngày sau đó nhiều nhà báo và hãng truyển hình muốn phỏng vấn riêng, có ngày đến vài ba cuộc. Công việc rất căng thẳng, nhất là phải ngồi trước ánh đèn pha chiếu vào mặt. Anh em trong đoàn động viên tôi: như vậy là họ chú ý nhiều đến đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đúng như điểu chúng ta mong muốn.

      Đáng lẽ cuộc họp trù bị Hội nghị bốn bên bắt đầu từ ngày 6.11.1968, nhưng phía Mỹ lấy lý do là chính quyền Sài Gòn chưa đến nên chưa họp, và cái cớ họ trì hoãn nữa là vấn đề thủ tục, mà nổi lên là hình thù cái bàn... Trong lịch sử đấu tranh ngoại giao thế giới chưa bao giờ lại có kiểu bắt đầu đặc biệt như vậy: trước tiên là đấu tranh về cái bàn. Đương nhiên có lý do, hình thù và cách phân chia chỗ ngồi ở bàn, chính là xác nhận tính chất pháp nhân của các bên đàm phán. Từ tháng 5 đến tháng 10.1968, cuộc bàn cãi giữa đồng chí Xuân Thủy trưởng đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Harriman Đại sứ Mỹ đã rất gay gắt vế vấn đề vai trò của đoàn Mặt trận. Phía ta nêu rõ Mặt trận là đại diện cho nhân dân miền Nam đang trực tiếp chống Mỹ nên đương nhiên phải là một bên đàm phán. Mỹ thì cho rằng Mặt trận là “người của miền Bắc”, là “cộng sản” muốn lật đổ “quốc gia” ở miền Nam. Ta nói rằng chính quyền Sài Gòn là do Mỹ dựng lên, là tay sai của Mỹ. Cuộc đấu tranh “bốn bên hay hai bên” có ý nghĩa chính trị rất quan trọng, chúng ta yêu cầu một cái bàn vuông cho bốn bên đàm phán hoặc một cái bàn tròn chia bốn. Mỹ đòi một cái bàn chữ nhật có hai bên hoặc một cái bàn tròn chia đôi... Có điều vui là đoàn đồng chí Xuân Thủy đã nhận được nhiều mẫu bàn của các hãng làm đồ mộc nổi tiếng thế giới gửi đến chào hàng. Chắc đoàn Harriman cũng nhận được như vậy. Sau cùng đi đến thống nhất sẽ là một cái bàn tròn to, đường kính 8 mét, cắt đôi, trải khăn bàn màu xanh, mỗi bên có một vạch phần chia nằm bên ngoài, như vậy ai hiểu là hai bên hay bốn bên cũng được. Phía Mỹ và chính quyền Sài Gòn ngồi sát nhau như một bên, còn phía ta đoàn Mặt trận và đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngồi thành hai đoàn riêng biệt. Đối với dư luận cách ngồi của Mỹ và chính quyền Sài Gòn là không có lợi cho họ, có thể thấy rõ chính quyền Sài Gòn là tay sai của Mỹ, làm sao mà đại diện được cho nhân dân miền Nam?

      Ngày 27.11.1968, cuộc họp trù bị được tiến hành. Cuộc họp đơn giản, chủ yếu giải quyết một số vấn đề kỹ thuật, như số lượng thành viên chính thức, thứ tự phát biểu... Nhưng mãi đến 25.1 năm sau, hội nghị bốn bên mới chính thức bắt đầu. Đồng chí Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, tôi và đồng chí Trần Hoài Nam làm phó đoàn. Việc có hai đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là điều đặc biệt hầu như chưa từng có trong lịch sử ngoại giao quốc tế, và tôi nghĩ cũng cần nói rõ điều này. Đấy là sự hiện diện của hai thực thể, đại diện cho cuộc chiến đấu chung dưới một sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Về mặt chính trị ngoại giao chúng ta đã thiết lập một thế trận “tuy hai mà một, tuy một mà hai”. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, hai phái đoàn trên hai góc độ khác nhau phát huy sức mạnh của mình tạo thế cho mặt trận đối ngoại trở nên rộng lớn và sống động, cùng góp sức vào thắng lợi chung của cuộc chiến đấu chống xâm lược Mỹ, giành độc lập và thống nhất cho Tổ quốc.

     Chúng ta đều biết sự thật lịch sử: Đảng Cộng sản Việt Nam và Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, giành thắng lợi vang dội ở Điện Biên Phủ, buộc Pháp phải ký Hiệp định Genève năm 1954, theo đó Pháp và các nước cùng công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. Riêng Mỹ không ký vào Tuyên bố chung. Trong bối cảnh quốc tế lúc bấy giờ chúng ta buộc phải chấp nhận đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai, việc thống nhất đất nước sẽ thực hiện qua một cuộc tổng tuyển cử ở miền Nam được tổ chức sau hai năm. Nhưng hiệp định ký chưa ráo mực, Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam, thay chân Pháp, phá bỏ Hiệp định Genève 1954, với âm mưu chia cắt lâu dài đất nước ta, hòng biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa thực dân mới của Mỹ.

     Ngày 20.12.1960, sau bốn năm đấu tranh chính trị quyết liệt không thành, nhân dân miền Nam Việt Nam đã thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, đoàn kết các tầng lớp nhân dân giương cao ngọn cờ tiếp tục đấu tranh chống xâm lược đòi độc lập và thống nhất. Mặt trận tuyên bố lập trường hòa bình trung lập, là một chủ trương rất phù hợp với tình hình, làm nổi bật nguyện vọng tha thiết nhất của nhân dân miền Nam và tranh thủ được sự ủng hộ rộng lớn của nhân dân thế giới, từ các lực lượng cách mạng tiến bộ đến các nhà hoạt động xã hội, tôn giáo, hòa bình, các đảng phái chính trị khác nhau, kể cả những người không ưa chủ nghĩa xã hội và “sợ cộng sản”. Trong gần 16 năm, lá cờ nửa đỏ nửa xanh của Mặt trận đã phấp phới bay trên hầu khắp năm châu, thực sự là biểu tượng cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.

      Tại cuộc đàm phán bốn bên ở Paris, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam với tư cách đại diện của nhân dân miền Nam đang trực tiếp chiến đấu đã đưa ra giải pháp chính trị nhằm chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình, và từng thời kỳ, linh hoạt theo từng bước diễn biến của cuộc đấu tranh, đã đưa ra những sáng kiến mà chúng tôi gọi là những cuộc tấn công ngoại giao, tỏ rõ thiện chí của mình, tranh thủ thêm dư luận, đẩy đối phương vào thế ngày càng lúng túng. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với tư cách đại diện cho nhân dân miền Bắc, hậu phương của cuộc chiến đấu, luôn đề cao vai trò của Mặt trận, ủng hộ mọi giải pháp do Mặt trận đưa ra. Đến nay nhớ lại tôi vẫn còn như thấy bên tai tiếng nói điềm đạm, khoan thai của đồng chí Xuân Thủy mỗi lần tôi tuyên bố một sáng kiến mới: “Tôi hoàn toàn nhất trí với bà Bình.”  Về mặt công khai là vậy, còn bên trong hai đoàn phối hợp với nhau rất chặt chẽ dưới một sự chỉ đạo linh hoạt và tinh tế từ trong nước.

      Bước vào đàm phán, buộc phải công nhận Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một bên đàm phán, là một thất bại lớn của Mỹ. Trên bàn hội nghị, cuộc đấu lý diễn ra rất dai dẳng. Hai đoàn chúng ta nhằm vào Mỹ phê phán, lên án. Còn Mỹ thì tránh né, đẩy cho đoàn Sài Gòn đối đáp dài dòng...

      Sau năm tháng hội nghị, ngày 8.6.1969, Tổng thống Nixon tuyên bố chính sách “Việt Nam hóa” chiến tranh, để lộ ý đồ dùng người Việt đánh người Việt, báo chí quốc tế thì gọi là “thay màu da trên xác chết”.

      Trung tâm hội nghị quốc tế Kléber của Pháp nằm trên đường Kléber, cách Khải hoàn môn gần trăm mét, ở chính giữa thủ đô Paris. Tòa nhà kiến trúc hơi xưa, không rộng lắm, nhưng rất uy nghi. Một cái sảnh dẫn đến phòng họp lớn, xung quanh có bốn phòng làm việc. Có hai cửa chính đi vào, đoàn Mỹ và chính quyền Sài Gòn cùng vào một cửa, đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam một cửa.

      Phiên họp đầu tiên là sự kiện quan trọng, có thể nói cả thế giới đều hướng về nơi đây, mong hội nghị sẽ sớm tìm ra giải pháp chấm dứt cuộc chiến tranh đã gây biết bao đau thương hơn chục năm trời. Các nhà báo đến rất đông. Nhân dân Paris, đặc biệt đông đảo kiều bào ta với lá cờ đỏ sao vàng và cờ xanh đỏ của Mặt trận hân hoan chào đón hai đoàn chúng tôi. Lác đác cũng có mấy lá cờ ba sọc của chính quyền Sài Gòn. Khó nói hết được cảm xúc của bà con Việt kiều trước cảnh lá cờ của Tổ quốc và của Mặt trận xuất hiện giữa Paris, lại trong ngày diễn ra một sự kiện trọng đại gắn liền với cuộc chiến đấu gian nan và anh hùng của nhân dân ta. Biết bao nhiêu xương máu đã đổ dưới hai ngọn cờ vinh quang này. Có cụ phụ lão Việt kiều nghẹn ngào tâm sự: “Bao nhiêu năm nay chúng tôi đâu có quyền được phất lá cờ này. Có người đã vì nó mà phải bị bắt bớ tù đày. Nay thấy đại diện của ta giương cao ngọn cờ của đất nước, được cả cảnh sát Pháp hộ tống đi giữa Paris, còn vui sướng nào bằng!” Còn chúng tôi, được vinh dự thay mặt nhân dân hai miền đang chiến đấu để đến đây, chúng tôi hiểu sâu sắc dù nhiệm vụ của chúng tôi có khó khăn đến mấy cũng không thể so sánh được với sự hy sinh của đồng bào chiến sĩ ta trên chiến trường. Nhưng tiền tuyến ngoại giao này cũng là một mặt trận cố gắng góp phần đắc lực nhất cho thắng lợi của chiến trường. Trong suốt bốn năm liền, cứ mỗi ngày thứ Năm hằng tuần, hai đoàn chúng tôi đến trung tâm hội nghị Kléber chính là để làm nhiệm vụ đó, nhiệm vụ vạch trần âm mưu xâm lược của Mỹ trước dư luận thế giới, làm rõ chính nghĩa vì độc lập, tự do và thống nhất của nhân dân ta.

       Trong các phái đoàn ở hội nghị điểu đáng chú ý là ba đoàn không có thành viên nữ, chỉ đoàn Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam có. “Đội quân tóc dài” tại Paris. Đoàn chính quyền Sài Gòn lúc đầu có Nguyễn Thị Vui, nhưng sau không thấy xuất hiện nữa. Cũng khá lý thú là chuyện thiết bị kỹ thuật: trên bàn của hai đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ có một máy magnétophone để thu phát biểu của mỗi đoàn, trong khi phía Mỹ thì đầy máy móc hiện đại, có thể thông tin thẳng về Washington, quả thật “tương quan” rất chênh lệch. Nhưng về đấu lý ta chẳng hề thua, nhất là khi mọi người đều có thể thấy thái độ khoan thai, điềm đạm mà cứng cỏi của đồng chí Xuân Thủy. Đồng chí Xuân Thủy và tôi (sau khi nhận nhiệm vụ thay đồng chí Trần Bửu Kiếm) đã làm trưởng đoàn đàm phán đến khi hội nghị kết thúc, trong lúc Mỹ thay trưởng đoàn tới năm lần (Averell Harriman 1, Henry Cabot Lodge 2, Philip Habib3 , David K. E Bruce 4, William James Porter 5). Nhiều nhà bình luận đã nói vui: “Việt cộng nhất định thắng vì họ quá kiên trì!” Đây cũng là sự thể hiện quyết tâm sắt đá của ta, và sự lúng túng của Mỹ.

       Tại bàn hội nghị, tôi thường chú ý quan sát hai đoàn đối phương, nhất là đoàn chính quyền Sài Gòn, trong nhiều năm do Phạm Đăng Lâm làm trưởng đoàn. Nhìn  họ, tôi tự hỏi không biết họ đang nghĩ gì, về tương lai của đất nước, và của chính họ? Sự thật là thái độ của Lâm và nhiều người trong đoàn chính quyền Sài Gòn không tỏ ra thù địch với chúng tôi. Sau này, tôi được biết Phạm Đăng Lâm quê ở Bến Tre và có nhiều bạn thân trong hàng ngũ của Mặt trận...

       Tết Kỷ Dậu, bà con Việt kiều tại Pháp tổ chức rất linh đình, và đặc biệt để chào mừng hai đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Một cuộc mít tinh lớn ở hội trường Mutualité tập họp hàng nghìn kiều bào và bạn bè Pháp cùng các nước. Các cụ phụ lão, các anh chị em công nhân, trí thức đến bắt tay chúng tôi, lưu luyến mãi không muốn ra vể. Có một người trạc 30 tuổi, ăn mặc chỉnh tề, đến tìm tôi: “Cô có còn nhớ em không? Em là học trò của cô ở trường Nam Việt đây. Bây giờ em đã là tiến sĩ.” Thật đã lâu lắm rồi, hồi 1954-1955, tôi cùng Duy Liên có dạy ở trường Nam Việt của giáo sư Phạm Huy Thông. Bao nhiêu nước đã chảy qua dưới chân cầu. Tôi không kịp hỏi tên người học trò cũ, nhưng rất vui vì anh đã đi theo đúng chí hướng mà chúng tôi đã cố gắng truyền cho học sinh những ngày xa xưa ấy.

      Tháng 4.1969, tôi đi thăm nước Anh. Trong chiến tranh Việt Nam, Anh là đồng minh thân cận nhất của Mỹ, luôn ủng hộ các chủ trương xâm lược của Mỹ. Các đoàn thể của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam không thể xin được Visa vào Anh. Nhưng nay Mỹ đã phải ngồi lại với Mặt trận rồi nên Anh không còn lý do để ngăn cản nữa. Vì vậy, cuộc đi thăm nước Anh của tôi được coi như một sự kiện. Bạn bè ở Anh phấn khởi, tổ chức đón tiếp rất nồng nhiệt. Nhiều tổ chức ở Anh ủng hộ cuộc đấu tranh của chúng ta nhưng vì nhiều lý do khác nhau đã không phối hợp hành động được, vậy mà lần này ở quảng trường Trafalgar lớn nhất London một rừng người đã tập họp với những băng rôn “Đoàn kết với Việt Nam!”, “Chấm dứt ngay chiến tranh!”. Tôi được các bạn Anh dẫn lên tượng đài cao nhất giữa quảng trường để phát biểu. Trước đó, khi một số đại diện của một số tổ chức phát biểu, đã xảy ra tranh cãi, không khí rất lộn xộn. Nhưng đến khi ban tổ chức giới thiệu đại biểu của Việt Nam thì mọi người bỗng im lặng và chăm chú lắng nghe. Lúc đầu đứng trên cao tôi cũng rất hồi hộp. Nhưng mấy phút sau, trước thái độ thiện cảm và tôn trọng của mọi người, tôi trở nên hùng hổn. Kết thúc mít tinh, bạn bè cùng ban tổ chức dẫn tôi đi diễu hành, giữa hai hàng cảnh binh cao lớn bảo vệ. Quả đúng là ở các nước đế quốc, chính sách của Chính phủ và nguyện vọng của nhân dân trái ngược nhau; nhân dân nước nào cũng yêu chuộng công lý, mong muốn của họ bao giờ cũng là chung sống hòa bình, quan hệ hữu nghị. Trong dịp này, tôi cũng tiếp xúc với một số nghị sĩ Công đảng Anh tại Quốc hội Anh để trình bày về tình hình Việt Nam và lập trường của ta. Năm 1969, cũng là năm ở Mỹ có nhiều sự kiện lớn của phong trào phản chiến: phong trào sinh viên ở Kent, sự kiện Berkeley, anh Norman Morrison dẫn con ra bờ sông Potomac và tự thiêu ở đấy, rồi đêm không ngủ ở Washington...

      Cuối tháng 4.1969 tôi về Hà Nội để nhận chỉ thị mới. Tôi đi thăm ba ở bệnh viện Việt-Xô. Ba tôi nằm bệnh viện đã mấy tháng rồi. Đó cũng là lần cuối cùng tôi gặp ba. Cuối tháng 5, ở Paris, tôi được tin ba đã mất. Tôi vô cùng đau đớn, ân hận đã không có mặt bên cạnh ba trong những giây phút cuối cùng của ông.

      Cũng lần về nước này, Bác Hồ gọi tôi đến thăm và ăn cơm với Bác, Bác hỏi thăm về công việc đàm phán ở Paris, phong trào kiều bào ở Pháp, ở Anh... Bác dặn tôi hết sức quan tâm vận động nhân dân các nước, vì họ là những người yêu chuộng hòa bình và công lý. Tôi không ngờ đó là lần cuối tôi được gặp Bác.

      Tôi đem đến bàn hội nghị lập trường 10 điểm của Mặt trận. Đồng chí Trần Bửu Kiếm, trưởng đoàn, tuyên bố lập trường này tại cuộc họp ở Kléber ngày 8.5.1969. Tác động của lập trường 10 điểm rất lớn, đặc biệt đối với dư luận Mỹ, chính điều này cắt nghĩa cho những hoạt động sôi nổi, có lúc quyết liệt ở Mỹ trong thời gian đó.

      Đẩu tháng 9, một điểu vô cùng đau đớn đối với chúng tôi: Bác Hồ, vị cha già của dân tộc đã ra đi... khi cuộc chiến đấu của nhân dân đang trong giai đoạn quyết liệt.

      Ngày 2.9, tôi và đồng chí Xuân Thủy vể Hà Nội, chịu tang Bác. Cả nước đau buồn.



------------------------------------------------------------------
1. Averell Harriman (1891-1986): Nghị sĩ Đảng Dân chủ, từng là Bộ trường thương mại dưới thời Tổng thống S.Truman, trưởng đoàn đàm phán của Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris năm 1968-1969.

2. Henry Cabot Lodge, Jr. (1902-1985): nhà ngoại giao, nghị sĩ Đảng Cộng hòa, trường đoàn đàm phán của Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris năm 1969.

3. Philip Charles Habib (1920-1992): nhà ngoại giao, tham gia vào đoàn đàm phán của Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris năm 1969-1970.

4. David Kirkpatrick Este Bruce (1898-1977): nhà ngoại giao, đại diện đoàn đàm phán cùa Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris các năm 1970-1971.

5. William James Porter (1914-1988): nhà ngoại giao, trưởng đoàn đàm phán của Hoa Kỳ tại Hội nghị Paris từ 1971-1973.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 09:58:19 pm »

*
*     *


      Thiên thời, địa lợi, nhân hòa, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời được 8 năm đã lớn nhanh như Phù Đổng. Các Ủy ban Mặt trận Dân tộc Giải phóng được thành lập ở khắp nơi, kể cả trong vùng còn bị địch tạm chiếm. Ở nước ngoài, tuy với danh nghĩa là Mặt trận, nhưng đã được nhiều nước xã hội chủ nghĩa và nhiều nước bạn bè khác công nhận như là một chính phủ. Đã đến lúc thành lập chính phủ để thực hiện việc quản lý vùng giải phóng ngày càng rộng lớn, và có tiếng nói chính thức của nhân dân miền Nam trên trường quốc tế. Ngày 6.6.1969, Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tuyên bố thành lập với 12 chính sách đối nội và đối ngoại, là một bước phát triển mới của cuộc kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Chính phủ có Hội đồng Cố vấn do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch, luật sư Trịnh Đình Thảo làm Phó Chủ tịch, cùng nhiều trí thức yêu nước nổi tiếng tham gia. Đứng đầu Chính phủ là kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Tôi được cử làm Bộ trưởng Ngoại giao, đồng thời làm trưởng đoàn đàm phán tại hội nghị bốn bên ở Paris thay đồng chí Trần Bửu Kiếm về nước làm Bộ trưởng Phủ Chủ tịch Chính phủ. Đón tin bổ nhiệm làm Bộ trưởng, tôi thực sự không coi là tin vui, mà thấy nhiệm vụ sẽ nặng nề hơn.

      Việc công bố thành lập chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam là sự kiện rất quan trọng, nhân dân trong nước vui mừng, ở Sài Gòn rất xôn xao, dư luận quốc tế cũng hết sức quan tâm. Tại bàn đàm phán đoàn đưa ra việc tôi thay thế đồng chí Trẩn Bửu Kiếm làm trưởng đoàn, đồng thời từ đây sẽ dự hội nghị với tư cách là đại diện của Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam vừa được thành lập. Chúng tôi dự kiến có mấy khả năng xảy ra: đại diện Mỹ có thể phản đối, ngừng cuộc họp... Không ngờ hôm đó trưởng đoàn Mỹ chỉ tỏ ra hơi bất ngờ và phát biểu gượng gạo “ai đại diện là việc nội bộ của quý vị...”. Còn ở đoàn chúng tôi tại Paris những ngày này là những ngày hội. Tôi nhận được rất nhiều hoa và thiếp chúc mừng, phải liên tục đón tiếp các đoàn. Đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do đồng chí Lê Đức Thọ và đồng chí Xuân Thủy dẫn đầu đến trước tiên. Rồi đến các Đại sứ Liên Xô, Trung Quốc, Cuba... đến chúc mừng và thông báo Chính phủ các nước ấy chính thức công nhận ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời. Hội Liên hiệp Việt kiều ở Pháp, Đảng Cộng sản Pháp cùng các đoàn thể phụ nữ, thanh niên, công đoàn... liên tiếp đến. Báo chí quốc tế đưa tin dồn dập. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có 20 nước, trước hết là các nước xã hội chủ nghĩa và hai nước bạn chí cốt của Việt Nam là Cuba và Algérie, ra tuyên bố công nhận ngoại giao Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. Thế của đại diện miền Nam trên bàn hội nghị rõ ràng mạnh hơn và đàng hoàng hơn.

      Thành phần đoàn chúng tôi không có gì thay đổi lớn. Tôi thay đồng chí Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn. Các đồng chí Đinh Bá Thi và Nguyễn Văn Tiến là phó trưởng đoàn. Chị Duy Liên cũng về nước, nhưng đoàn lại được tăng cường chị Nguyễn Thị Chơn, và năm sau là chị Phan Thị Minh1.

      Tại Paris, đoàn chúng tôi có trụ sở tại Verrières-le-Buisson (đường Cambacéres) và một bộ phận tại Massy cách đó năm, sáu cây số, trong một khu lao động. Toàn bộ đoàn không quá 30 người kể cả cán bộ nhân viên giúp việc. Riêng ở Verrières-le-Buisson chỉ có 10 người: tôi, Bình Thanh và vài đồng chí lễ tân, bảo vệ... Đây là một biệt thự cũ nhưng xinh xắn, nằm trên một khu đồi rộng, từ đó nhìn xuống hồ nước có mấy con thiên nga bơi lội, rất nên thơ. Sau nhà là một vườn nhỏ với khoảng chục cây cerise, buổi chiều chị em trong đoàn thường thích ra hái quả ăn và trò chuyện. Trước dãy nhà sau bếp, đồng chí cấp dưỡng có trồng mấy luống rau cải và nuôi mấy con gà. Sau những buổi làm việc căng thẳng, chúng tôi thường tham gia tưới rau, cho gà ăn, giải trí. Chúng tôi đã sống tại biệt thự Verrières-le-Buisson gần năm năm cùng với năm đời thiên nga trong hồ. Cũng là năm năm lịch sử khó quên.

     Phục vụ việc đi lại hoạt động của đoàn, chúng tôi được Chính phủ Pháp cử cảnh sát hộ tống, trưởng đoàn được một xe cảnh sát, bốn môtô hộ tống hai bên; nếu đi cả đoàn như những hôm họp ở Kléber thì phải tám môtô.

     Đảng Cộng sản Pháp là tổ chức giúp đỡ đoàn nhiều nhất. Chúng ta chỉ có một số cán bộ bảo vệ từ trong nước sang, còn tất cả các đồng chí bảo vệ khác và cả lái xe đều do Đảng Cộng sản Pháp phái đến giúp đoàn, không công.

     Hầu hết thành viên của đoàn là cán bộ chính trị từ nhiều địa phương, nhiều ngành đến, chỉ có một đồng chí quân sự. Chúng tôi làm việc với nhau rất đoàn kết, mọi người chỉ đinh ninh một tâm niệm vì miền Nam ruột thịt, vì những người thân yêu đang chiến đấu ở quê hương, phải làm tốt nhất nhiệm vụ của mình. Bình Thanh, cô thư ký rất nhạy cảm của tôi thường nói; “Đây là một tập thể yêu thương.” Chúng tôi ít đi chơi, chỉ thỉnh thoảng cả đoàn rủ nhau ra công viên hay vào rừng hái nấm. Bên Massy có hai bàn bóng bàn, chiều nào anh em cũng đánh bóng hay chơi bi sắt. Báo chí nước ngoài, nhất là báo Pháp, so sánh đoàn chúng tôi với đoàn Sài Gòn. Lương của họ khá cao, họ có điều kiện đi giải trí nhiều nơi. Có báo viết cơ quan chúng tôi như một “nhà tu”, nam giới không có vợ đi theo, nữ cũng không có chồng đi theo. Chúng tôi sống rất đạm bạc, tiết kiệm. Có những nhà báo muốn quay phim cảnh sinh hoạt ăn ở của trưởng đoàn “Việt cộng”, chúng tôi kiên quyết từ chối, lấy lý do phong tục Việt Nam không cho phép đưa công khai sinh hoạt riêng của người phụ nữ.

  Thực tế là chúng tôi khó lòng cho họ xem chỗ ở của tôi và Bình Thanh, trên gác thượng (mansarde) sát mái, chỉ có hai cái giường sắt như ở bệnh viện. Có nhà báo tò mò hỏi tôi đi may áo dài ở đâu, làm tóc ở đâu, chăm sóc sắc đẹp ở đâu, tôi tìm cách đối đáp cho qua chuyện. Cũng có phóng viên hỏi soi mói: “Bà có phải là đảng viên cộng sản không?”, tôi chỉ mỉm cười trả lời: “Tôi là người yêu nước, đảng tôi là đảng yêu nước, kiên quyết đấu tranh cho độc lập tự do của đất nước.” Có nhà báo nhận xét: “Tên bà là hòa bình nhưng bà chỉ nói về chiến tranh.” Tôi có thể nói gì khác là lên án cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ và nêu rõ ý nghĩa cuộc chiến đấu của nhân dân ta, vì hòa bình và độc lập, tự do? Phải khẳng định rằng chúng ta không hề muốn có chiến tranh. Chính thực dân Pháp và đế quốc Mỹ đã buộc nhân dân ta phải đứng lên tự vệ.

     Để có được những lý lẽ sắc bén đấu tranh trên bàn đàm phán và tranh thủ được dư luận rộng rãi, chúng tôi thường tìm đọc các sách lịch sử thế giới, và nhất là lịch sử nước ta. Tôi đặc biệt thích đoạn nói về thời Lê Lợi -Nguyễn Trãi thế kỷ XV. Cách đầy 500 năm tổ tiên ta đã tổ chức hiệp đồng đấu tranh trên ba mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao rất tài tình. Thật tuyệt vời là những bức thư ngoại giao lúc mạnh mẽ lúc mềm dẻo của Nguyễn Trãi vừa gây sức ép vừa thuyết phục đối phương rút quân về nước. Gần sáu thế kỷ sau, đúng là chúng ta đang đi theo truyền thống đánh giặc vừa cực kỳ anh dũng vừa hết sức thông minh của cha ông.

       Ngoài công việc chuẩn bị cho các cuộc họp ở Kléber, chúng tôi còn phải dành khá nhiều thời gian tiếp xúc với báo chí. Riêng tôi có những giai đoạn hầu như ngày nào cũng phải tiếp một hay hai hãng truyền hình hoặc phóng viên các báo Pháp, Mỹ, Anh, Nhật... Nhìn chung thái độ của báo chí là có thiện cảm đối với đoàn Việt Nam Dận chủ Cộng hòa, và nhất là đoàn chính phủ Cách mạng Lâm thời. Anh em nói đùa: “Phương Tây nịnh đầm!” Có những vấn đề tế nhị, chúng tôi bàn bạc cùng nhau để có cách trả lời thống nhất, hợp lý. Mặt trận đối ngoại là một chiến trường, vừa đầu trí, vừa đấu lý và lần nào chúng ta cũng giành thắng lợi.

      Đối phương cũng như một số báo chí thường xoáy vào vấn đề có quân đội miền Bắc ở miền Nam Việt Nam không? Chúng tôi được chỉ thị không nói có mà cũng không nói không. Tôi trả lời: “Dân tộc Việt Nam là một, người Việt Nam ở Bắc cũng như Nam đều có nghĩa vụ chiến đấu chống xâm lược.” Các nhà báo có xoay đi xoay lại thế nào chúng tôi cũng chỉ một mực giữ nguyên cách nói đó, cuối cùng họ cũng đành chịu. Năm 1969, chúng tôi tuyên bố vùng giải phóng chiếm hai phần ba miền Nam. Đến năm 1971, chúng tôi “mở rộng” ra đến ba phần tư. Thực tế, lúc đó, trên chiến trường, quân chủ lực ta có khó khăn, một số phải dạt ra biên giới Campuchia. Địch ném bom khắp nơi, kể cả vùng ngoại ô Sài Gòn. Chúng tôi bàn với nhau để trả lời báo chí: “Nơi nào Mỹ ném bom, bắn phá thì đấy chính là vùng giải phóng của chúng tôi. Nếu không tại sao Mỹ lại phải ném bom?” Lý lẽ này vững vàng, khiến các nhà báo đều gật đầu.

     Tôi nhớ nhất một cuộc gặp mặt báo chí trên truyển hình trực tiếp vào giữa năm 1971. Truyền hình Pháp có sáng kiến tổ chức cuộc họp báo ở hai đầu Paris và Washington. Có 20 nhà báo tham gia, 10 người phần lớn là Mỹ coi như bảo vệ lập trường của Mỹ, 10 người khác phần lớn là Pháp coi như trung lập, khách quan. Khi được mời, tôi có phần ngần ngại, nghĩ mình chỉ có một mình giữa bao nhiêu nhà báo sừng sỏ không quen biết, lại phải tranh luận bằng tiếng Pháp. Đồng chí Dương Đình Thảo, người phát ngôn của đoàn và anh chị em động viên tôi, coi đây là dịp rất tốt để ta giới thiệu trước toàn thế giới lập trường chính nghĩa của ta và vạch âm mưu, tội ác của Mỹ, nên phải hết sức tận dụng. Gần hai tiếng đổng hồ căng thẳng dưới ánh đèn sáng chói của trường quay. Các nhà báo chủ yếu xoay quanh lập trường của Mỹ và Việt Nam tại bàn đàm phán. Tuy hồi hộp tôi vẫn cố gắng bình tĩnh đối đáp đàng hoàng, mạnh mẽ nhưng hòa nhã, nêu rõ thiện chí của chúng ta muốn tìm giải pháp chính trị, chấm dứt đau khổ của nhân dân, và cũng kiên quyết đến cùng vì tự do độc lập và thống nhất thiêng liêng của đất nước... Kết thúc họp báo tôi thở phào vì đã hoàn thành một nhiệm vụ phức tạp. Đồng chí Xuân Thủy điện thoại khen: “Cô rất dũng cảm.” Nhiều bạn Pháp, nhất là các bạn nữ thì gọi điện hoan hô, coi đây là một thành công quan trọng. Nhiều ngày sau, báo chí còn tiếp tục nói đến sự kiện này.

      Chúng tôi luôn tìm những sáng kiến mới để mở rộng ảnh hưởng. Có một hoạt động rất đặc biệt từ Paris, chúng tôi cùng với các bạn bè Mỹ ở New York tổ chức một cuộc mít tinh phản chiến xuyên Đại Tây Dương. Đúng giờ hẹn, các bạn bên New York điện thoại báo cho chúng tôi là mọi người dự mít tinh đã tập họp đông đủ, đề nghị chúng tôi qua điện thoại phát biểu với công chúng. Tôi nói, Bình Thanh dịch lại. Những tràng vỗ tay tán thưởng. Đến lượt các bạn Mỹ phát biểu, nghe không được rõ lắm nhưng chúng tôi cũng đoán được nội dung... Đây là một trong những cách chúng tôi cố gắng góp phần làm cho nhân dân Mỹ hiểu và đồng cảm với cuộc đấu tranh của chúng ta...



--------------------------------------------------------------------
1. Phan Thị Minh, tức là Lê Thị Kinh, con gái bà Phan Thị Châu Liên - con gái đầu của Cụ Phan Châu Trinh - sinh năm 1925. Sau 1975, bà tiếp tục làm công tác ngoại giao; nguyên Đại sứ Việt Nam tại Ý và các nước vùng Địa Trung Hải, Vụ trưởng Vụ Các tổ chức quốc tế; tác giả của bộ sách Phan Châu Trinh qua những tài liệu mới, NXB Đà Nẵng, năm 2001.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 10:02:36 pm »

       Nhưng không phải sáng kiến nào cũng thành công. Nhận thấy ở Mỹ, Quốc hội có vai trò rất lớn và có không ít nghị sĩ Mỹ phản đối chiến tranh, tôi bàn với anh Lý Văn Sáu viết một bức thư gửi cho Quốc hội Mỹ mong muốn Quốc hội Mỹ nghĩ đến số phận thanh niên Mỹ bị đưa đi chết ở Việt Nam, nghĩ đến truyền thống của nước Mỹ yêu tự do... Lời lẽ trong thư được cân nhắc rất kỹ, ôn hòa và phải chăng. Nhưng ít ngày sau chúng tôi được biết phản ứng của Quốc hội Mỹ là “không tích cực”. Họ cho chúng ta làm như vậy là can thiệp vào nội bộ của Mỹ. Việc nhỏ, nhưng cho chúng tôi hiểu thêm về sự kiêu căng của một nước lớn. Cũng là một bài học trong ứng xử quốc tế.

      Lựa chọn Paris làm nơi đàm phán là một thắng lợi lớn của chúng ta. Có lẽ Mỹ cũng không nghĩ được là Việt Nam đã từng đánh nhau với Pháp nhưng chính nơi đây ta lại có nhiều bạn bè Pháp thân thiết ủng hộ và đông đảo Việt kiều yêu nước. Paris được coi là trung tâm hoạt động của châu Âu, trung tâm dư luận của thế giới. Từ đây chúng ta có thuận lợi thông tin đi các nước. Bao nhiêu lần những tin tức quan trọng như việc Mỹ mở rộng chiến tranh sang Lào và Campuchia, đánh phá leo thang ra miền Bắc, các cuộc tàn sát của quân Mỹ như ở Mỹ Lai (Sơn Mỹ)... đều được thông báo rất nhanh từ các đoàn đàm phán tại Paris của chúng ta ra khắp thế giới. Và chỉ sau một ngày ở nhiều nước nhân dân đã xuống đường chống Mỹ, ủng hộ Việt Nam. Những thông tin này lại nhanh chóng tác động mạnh vào các đô thị ở miền Nam. Nhiều người từ miền Nam sang Pháp đã nói với tôi chính là nhờ thông tin từ các nước mà họ mới hiểu rõ được tình hình ở chính miền Nam, hiểu rõ Mặt trận dân tộc Giải phóng.

     Qua báo chí, truyền hình, hằng ngày người ta chăm chú theo dõi cuộc đánh trả của quân và dân Việt Nam chống lại lính thủy đánh bộ Mỹ trên chiến trường. Các nhà chính trị thì muốn xem cuộc đối đầu giữa phe cộng sản - xã hội chủ nghĩa mà “đại diện” là quân đội Bắc Việt Nam và Quân giải phóng miền Nam với phe đế quốc phương Tây do Mỹ đúng đầu diễn biến ra sao. Và đằng sau đó, trên xương máu ở chiến trường, là những cuộc vận động, mặc cả giữa các bên liên quan vì những lợi ích nhiều khi riêng tư phức tạp. Người ta mưu toan dùng Liên Xô, Trung Quốc, hai đồng minh lớn của Việt Nam, để gây áp lực với Việt Nam. Tất cả những động thái này tinh ý có thể nhận ra qua các diễn biến công khai và ẩn ngầm xung quanh cuộc hội đàm Paris. Chúng tôi ý thức rõ điều đó nên kỷ luật phát ngôn rất chặt chẽ. Cũng có lúc chúng ta phát biểu một đằng, các báo vô tình hay cố ý lại đưa thành nội dung khác. Chúng tôi phải luôn kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

     Ở các cuộc chiêu đãi quốc khánh của các nước, có nhiều chính khách, nhà báo, người ta truyền nhau nhũng tin tức, anh chị em ta cũng khéo léo thu lượm thông tin để biết dư luận các bên quan tâm những vấn đề gì.

     Nhà bà Genevièves Tabouis, một nữ chính khách và nhà báo nổi tiếng của Pháp, là nơi thường tập họp nhiều chính khách tên tuổi của Pháp, các nhà hoạt động chính trị, các tướng lĩnh về hưu, các nhà báo lớn. Đương nhiên, trong số đó có những nhà tình báo chiến lược. Người ta đến đây bàn về các vấn đề thời sự. Tôi cùng đồng chí Nguyễn Minh Vỹ, luật sư Trần Công Tường (của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) thường được mời tham gia buổi “uống trà chiều thứ bảy”. Qua trò chuyện chúng tôi biết họ rất muốn hiểu ý đồ của ta, đánh đến đâu thì có thể đàm phán thực sự. Nhiều người cũng để lộ nhận định của những nhân vật trong chính giới Pháp là “Mỹ chắc chắn thất bại, vì người Pháp trước đây giỏi chiến lược, chiến thuật hơn mà rồi cũng phải chịu thua”. Tuy nhiên, không phải chính quyền Pháp không muốn làm trung gian đàm phán giũa ta và Mỹ. Họ muốn trong “nội các hòa bình” sắp tới ở Sài Gòn có những người thân Pháp. Qua một số nhân vật có quan hệ với ta họ đánh tiếng thăm dò về vấn đề chính quyền miền Nam trong giải pháp chính trị, mặt khác họ cũng thăm dò phía Mỹ. Nhưng nhìn chung Chính phủ Pháp thận trọng, muốn giữ vai trò “nước chủ nhà”... Trong quá trình đàm phán, chúng ta có nhiều biện pháp bảo mật, nhưng có lẽ một phần cũng nhờ môi trường chính trị ở Pháp mà tất cả các cuộc tấn công ngoại giao của chúng ta đều đã giữ bí mật được đến phút cuối cùng, tạo được yếu tố bất ngờ làm đối phương lần nào cũng lúng túng bị động.

    Trong hơn năm năm ở Paris, ngoài công việc liên quan đến cuộc đàm phán, tôi cùng các đồng chí trong đoàn dành thời gian đi thăm các nước, dự các hội nghị, mít tinh đoàn kết với Việt Nam... Bất cứ nước nào, tổ chức nào mời là chúng tôi tranh thủ đi, ở Pháp, Ý, châu Phi hay châu Mỹ, tận dụng mọi cơ hội để tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân, các đảng phái chính trị, và các chính phủ... Ở Pháp, nhân dân rất có cảm tình với Việt Nam. Bên cạnh Đảng Cộng sản Pháp đang có ảnh hưởng chính trị to lớn là chỗ dựa vững chắc của chúng ta, phong trào đoàn kết với Việt Nam thu hút mọi tầng lớp nhân dân. Đặc biệt một số trí thức lớn tầm cỡ thế giới như nhà văn và triết gia Jean-Paul Sartre, nhà toán học nổi tiếng Laurent Schwartz, luật sư kỳ cựu, Chủ tịch Hội Luật gia Dân chủ Quốc tế Joe Norman... đều lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của Việt Nam. Điểu đáng chú ý là các nhân vật lớn này có nhiều quan điểm chính trị khác nhau, thậm chí chống đối nhau, nhưng họ đều gặp nhau trong vấn để Việt Nam.

      Cuộc chiến đấu anh hùng, bẩt khuất của Việt Nam cũng đã tạo cảm hứng cho nhiều nhà văn, nhà thơ Pháp, có người đã thốt lên: “Ước gì, sáng thức dậy, tôi là người Việt Nam”.

      Phụ nữ Pháp trong tổ chức Liên hiệp Phụ nữ (UFF 1) đặc biệt tích cực và có nhiều sáng kiến ủng hộ Việt Nam. Các chị thường nói đùa: “Bình bây giờ có khi còn được nhân dân Pháp biết nhiều hơn Tổng thống Pháp của chúng tôi đấy!” Công đoàn CGT   cũng rất hăng hái. Tôi nghĩ cần làm cho nhân dân ta hiểu được tất cả những gì các bạn đã giúp ta trước đây, đặc biệt trong thời gian cuộc đàm phán diễn ra ở Paris, ơn nghĩa này lớn lắm, chúng ta không bao giờ được quên.

      Từ Pháp sang Ý không xa. Phong trào nhân dân Ý ủng hộ Việt Nam cũng rất mạnh, nhất là trong thanh niên và công đoàn. Trong Quốc hội, nhiều nghị sĩ cộng sản và các đảng phái khác đã lên tiếng mạnh mẽ đòi Mỹ chấm dứt chiến tranh. Chúng tôi đã nhiều lần đến Bologna, nơi Đảng Cộng sản Ý có nhiều ảnh hưởng. Tôi được mời đến Quốc hội trình bày tình hình cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Ở đây có phong trào ủng hộ máu cho y tế Việt Nam. Các đoàn của ta đến thăm được xem là khách quý, được xe cảnh sát dẫn đường như đối với nguyên thủ quốc gia. Các đồng chí Trương Tùng, Hà Đăng thường nhắc lại những chuyến đi “lịch sử” đến Bologna...



------------------------------------------------------------------
1. Confédération générale du travail.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #18 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2023, 10:07:01 pm »

       Với riêng tôi, kỳ niệm sâu sắc, xúc động nhất là ở Thụy Điển. Các tầng lớp nhân dân Thụy Điển, nhất là thanh niên, hết sức yêu mến và ủng hộ Việt Nam. Nhiều thanh niên tự gọi mình là “Việt cộng Thụy Điển”. Có lần vừa bước xuống sân bay ở đây, chúng tôi đã thấy hai hàng thanh niên Thụy Điển với những lá cờ nửa đỏ nửa xanh của Mặt trận, và họ hát vang bài Giải phóng miền Nam bằng tiếng Thụy Điển để chào mừng chúng tôi. Có những bạn trẻ là con nhà giàu theo phong trào, lúc đầu cha mẹ họ rất giận, nhưng rồi thấy con qua hoạt động ngày càng ngoan, càng chững chạc, cuối cùng họ đã thay đổi thái độ, chuyển sang ủng hộ, động viên con hoạt động cho Việt Nam. Còn có chuyện rất đặc biệt: những thanh niên FNL (chữ viết tắt tên Mặt trận Dân tộc Giải phóng) này lập một “vùng giải phóng của Việt cộng” ở một khu nhà bỏ hoang ngay giữa thủ đô, đặt cơ sở in ấn, ra bản tin về Việt Nam, phân phát thường xuyên cho các tẩng lớp nhân dân... Hai nhân vật Thụy Điển quý mến nhất đối với tôi là Thủ tướng Olof Palme 1 và nhà văn nữ Sara Lidman 2. Đầu năm 1970, Thủ tướng Olof  Palme cử ông Christophe Oberg mời tôi sang dự Đại hội Đảng Xã hội Dân chủ Thụy Điển và phát biểu về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Tôi là đại biểu nước ngoài duy nhất tại đại hội, và cũng trong dịp này tại thủ đô Stockholm diễn ra một cuộc diễu hành lớn ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, đích thân Thủ tướng cùng với tôi dẫn đầu cuộc biểu tình này.

     Nhà văn Sara Lidman rất nổi tiếng ở Bắc Âu, đã viết nhiều sách bảo vệ lợi ích của nông dân những vùng hẻo lánh. Là người có trái tim vàng, chị rất khâm phục và xúc động trước việc một nước nghèo, nhỏ như Việt Nam, đã đứng dậy trong cuộc chiến đấu anh hùng chống lại một tên đế quốc khổng lổ. Chị coi Việt Nam là tiêu biểu cho lương tri loài người ngày nay, là trái tim của nhân loại. Có lẽ không còn từ nào cao đẹp hơn để nói về Việt Nam những ngày ấy. Chị đã sang thăm Việt Nam ngay giữa chiến tranh, càng xúc động và cảm phục trước hình ảnh các cháu thiếu nhi, các cụ già, phụ nữ dưới bom đạn dã man ác liệt của Mỹ vẫn bình tĩnh, lạc quan chiến đấu, tin chắc ở thắng lợi cuối cùng, chị cũng rất chú ý quan sát các mối quan hệ giữa người với người trong xã hội và trong gia đình ở ta thời bấy giờ. Sara nói: “Chị Bình ơi, Việt Nam đang có một nền văn hóa dân tộc vô cùng quý giá. Con người sống với nhau có tình có nghĩa, thật đẹp. Ở châu Âu họ dã man hết rồi, con người chỉ biết sống vì mình, sát phạt lẫn nhau...” Ngày nay, nhớ lại những lời ấy của người bạn chí cốt Thụy Điển, thật đáng cho chúng ta suy nghĩ nhiều. Quả thật những năm tháng ấy, giữa chiến tranh, chúng ta đã thật sự có một đời sống xã hội tốt đẹp, tôi nghĩ trong chiều rất sâu đó cũng chính là một nguồn gốc sức mạnh của chúng ta, mà chúng ta luôn phải biết gìn giữ. Vậy đó, có khi trong thời bình lại khó hơn trong thời chiến! Tôi biết có những bạn bè thân thiết cũng đã nghĩ và lo lắng cho chúng ta về điều này. Sara Lidman là một trong những người đó. Chị không phải là người cộng sản, chị không nói về đấu tranh giai cấp, về chủ nghĩa xã hội, chị có một tâm hồn trong sáng và cao thượng nên chị yêu quý công bằng, nhân ái, căm ghét bất công, đàn áp, bóc lột. Khi tôi tâm sự với chị về những yếu kém còn lại của chúng ta, bao giờ chị cũng tìm cách bảo vệ, bao che...

       Sara đã mất cách đây mấy năm ở quê chị, một vùng nông thôn yên bình miền Nam Thụy Điển. Một người bạn tuyệt vời chúng ta không bao giờ có thể quên.

       Tôi cũng rất nhớ về đất nước Algérie, nơi mọi người gọi Việt Nam là “anh” là “chị”. Việt Nam và Algérie vốn có mối gắn bó lịch sử đặc biệt. Năm 1954, chúng ta kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp bằng thắng lợi vang dội Điện Biên Phủ, thì liền sau đó Algérie đã tiến hành cuộc chiến đấu của họ, và đến năm 1962 đã giành được độc lập tự do từ tay thực dân Pháp sau Hiệp định Évian 3. Algérie rất biết ơn Việt Nam, coi Việt Nam là người dẫn đường cho cuộc đấu tranh của chính họ và của phong trào độc lập dân tộc trên thế giới. Vì quan hệ đặc biệt đó mà Chính phủ, đảng FNL và nhân dân Algérie luôn tích cực ủng hộ Việt Nam khi chúng ta phải đánh Mỹ. Paris-Algers chẳng mấy xa xôi, chúng tôi nhiều lần sang trao đổi với bạn về tình hình chiến đấu trong nước và về cuộc đàm phán ở Paris. Tổng thống Boumédienne 4  và Ngoại trưởng Bouteflika 5 coi tôi là bạn thân thiết, dành cho tôi một biệt thự riêng ở Algers, các bạn gọi là “Biệt thự bà Bình”. Lúc đó Algérie có vai trò quan trọng trong Phong trào Không Liên kết nên chính các bạn đã giúp Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam tham gia phong trào này trong khi một số nước có nhiều quan hệ với Mỹ và với chính quyền Sài Gòn tìm cách ngăn trở.



-------------------------------------------------------------------
1. Sven Olof Joachim Palme (1927-1986): Thủ tướng Thụy Điển các giai đoạn 1969-1976,1982-1986.

2. Sara Lidman (1923-2004): nhà văn, nhà thơ người Thụy Điền, chuyên viết về tình hình những người lao động và nông dân ở miền Nam Thụy Điển.

3. Hiệp định Évian ký tháng 3.1962, có hiệu lực bốn tháng sau đó, qua hiệp định này, Pháp trao trả quyển kiểm soát Algérie cho người Algérie, tạo điều kiện cho nước Cộng hòa Algérie ra đời.

4. Houari Boumédienne (1932-1978): nhà cách mạngAlgérie, Tổng thống thứ 4 của Cộng hòa Algérie.

5. Abddaziz Bouteflika, sinh năm 1932, Tổng thống thứ 9 của Cộng hòa Algérie.
Logged
hoi_ls
Thượng tá
*
Bài viết: 5098



« Trả lời #19 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2023, 03:35:20 pm »

       Giữa năm 1970, tôi đi thăm Nam Tư. Khi đặt chân lên đất nước này, tôi nhớ ngay đến những cuốn sách dã được đọc trong những năm đầu của cuộc chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta - về phong trào du kích nổi tiếng của Nam Tư trong chiến tranh chống phát-xít -mà Tổng thống Tito 1 là người tiêu biểu, được tôn vinh là anh hùng dân tộc. Sau Thế chiến II, Nam Tư là một trong những nước đề xướng tinh thần Bandung và có vai trò quan trọng trong Phong trào Không Liên kết... Nhưng sau đó trong phong trào công nhân và cộng sản quốc tế có sự chia rẽ, vị thế quốc tế của Nam Tư giảm sút.

       Tuy vậy, đối với cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến, Tổng thống Tito và Chính phủ Nam Tư luôn luôn tích cực ủng hộ. Sau khi Hiệp định Paris được kí kết, tôi còn có dịp cùng với Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ đi thăm Nam Tư một lần nữa, chúng tôi được đích thân Tổng thống lái xe đưa đi tham quan đảo Brunei, giữa biển Adriatic - ở đây nước biển có màu xanh biếc hết sức đặc biệt.

       Giữa năm 1970, trên chiến trường, thế ta và địch giằng co, tình hình đàm phán thì giẫm chân tại chỗ. Tôi tiếp tục tranh thủ đi thăm các nước và dự các hội nghị quốc tế, đồng chí Đinh Bá Thi 2 phó đoàn thay tôi mỗi sáng thứ Năm ở Kléber.

       Tháng 7, chúng tôi đi thăm chính thức Ấn Độ theo lời mời của Thủ tướng Indira Gandhi 3, và sau đó là Sri Lanka theo lời mời của bà Thủ tướng Bandaranaike 4.

       Lúc đó ở New Delhi có hai cơ quan lãnh sự, một của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một của chính quyền Sài Gòn. Nghe chúng tôi đến, lãnh sự Sài Gòn phản đối và bỏ về nước. Nhưng họ đã thất bại vì tôi đến là theo lời mời chính thức của Chính phủ Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã trả lời: “Mời ai là quyền của chúng tôi!” Trong chính giới Ấn Độ cũng có hai phe, trên đường chúng tôi đi thấy có hai loại khẩu hiệu “Hoan nghênh bà Nguyễn Thị Bình!” và “Bà Bình về nhà đi!”. Mấy phóng viên hỏi tôi có cảm tưởng gì, tôi trả lời: “Nhân dân Ấn Độ hoan nghênh chúng tôi, chúng tôi rất cảm ơn; và sau khi thăm thì chúng tôi sẽ về nước”... Tháng 7, Ấn Độ rất nóng nhưng đi đến đâu cũng gặp nhân dân đổ ra đường rất đông, đặc biệt ở Calcutta. Nhiều người chen nhau để được bắt tay chúng tôi, có người hôn lên tà áo dài của tôi. Bấy giờ ở đây có một khẩu hiệu rất nổi tiếng: “Anh là Việt Nam, Tôi là Việt Nam, Chúng ta là Việt Nam!” Tất nhiên nhiều người ủng hộ, nhưng cũng có một số người không, nên ở một số nơi có đánh nhau giữa quân cờ đỏ và quân cờ đen, rất mừng là quân cờ đỏ bao giờ cũng đông hơn rất nhiều.

      Lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với bà Indira Gandhi mà tôi từng được nghe nhiều người ca ngợi. Bà là con Cụ Nehru, vị Thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ rộng lớn đã giành được độc lập sau gần 100 năm bị đế quốc Anh đô hộ. Bà Indira Gandhi lấy họ Gandhi theo chồng là ông Feroze Gandhi, cũng là một chính trị gia, nhà báo nổi tiếng của Ấn Độ. Khi nhỏ bà luôn đi theo cha và được ông công phu đào tạo để trở thành một chính khách tầm cỡ. Bà tự hào là “cháu của Bác Hồ”. Tôi có ấn tượng sâu sắc và tốt đẹp về bà, không chỉ vì vẻ ngoài đĩnh đạc, cao quý, mà cả về bản lĩnh chính trị. Chuyến thăm Ấn Độ cho tôi hiểu thêm về một nền văn hóa lâu đời và vĩ đại của châu Á, đồng thời cũng rất ấn tượng về tình cảm của nhân dân Ấn Độ đối với Bác Hồ và với Việt Nam.

     Chuyến đi thăm Ấn Độ của tôi có tiếng vang lớn trong dư luận xã hội Ấn Độ, nên sau đó Chính phủ Ấn Độ có quyết định quan trọng có lợi cho uy tín của chúng ta. Trước đây, Ấn Độ và Ba Lan là hai nước trong Ủy ban Quốc tế Giám sát Thi hành Hiệp định Genève. Để giữ thế trung lập, Ấn Độ đã lập một Tổng lãnh sự ở Hà Nội, một ở Sài Gòn. Đến đầu năm 1972, Ấn Độ đã đặt quan hệ ngoại giao chính thức với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và lập sứ quán tại Hà Nội.




-------------------------------------------------------------------
1. Josip Bzor Tito (1892-1980): nhà cách mạng, chính khách, Tổng thống Nam Tư (1953-1980).

2. Đinh Bá Thi là Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Liên hiệp quốc.

3. Indira Priyadarshini Gandhi (1917-1984): con gái nhà cách mạng, Thủ tướng đầu tiên của nước Ấn Độ độc lập Jawaharlal Nehru. Bà là Thủ tướng thứ 3 của Cộng hòa Ấn Độ (1966-1977, 1980-1984).

4. Sirimavo Ratwatte Dias Bandaranaike (1916-2000): chính trị gia Sri Lanka, người phụ nữ đầu tiên của thế giới đứng đầu một chính phủ, là Thủ tướng Sri Lanka và Ceylon các năm 1960-1965, 1970-1977, 1994-2000.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM