Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:50:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức B2  (Đọc 2474 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #30 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2023, 07:49:25 pm »

Tới ngày N... trên đường hành quân của E1 vào chiếm lĩnh trận địa đồn Bến Cầu có một ông già tốt bụng có con đi tập kết miền Bắc đón gặp Chỉ huy Trung đoàn can ngăn rằng: Các chú giải phóng nè, không đánh lại được tụi này đâu các chú ơi, đồn bốt nó toàn xi măng, sắt thép chắc lắm! Xảy ra chuyện gì pháo nó dội về tới tấp như mưa đó, còn trong đồn từ quan đến lính toan là bọn râu kẽm cả, ác ôn lắm! Nhưng đồn Bến Cầu đã bị tiêu diệt nhanh chóng. Tên Tiểu đoàn trưởng bị chết trong lúc tháo chạy ra khỏi đồn. Quả nhiên như dự kiến, tiếp theo là các đồn bốt khác trong tuyến phòng thủ dọc biên giới như đồn Mộc Bài, An Thạnh, Trà Cao, Quéo Ba đều chịu chung số phận như Bến Cầu. Trong khi đó Sư đoàn 25 ngụy cứ bị giam chân ở Trảng lớn không dám bung ra ứng cứu cho nhau.


Lúc này lại có tin chiến thắng lớn Buôn Mê Thuột dội vào làm cho khí thế quân ngũ ở chiến trường càng sôi sục hẳn lên.

Bộ chỉ huy Miền lại có lệnh khấn cấp cho Quân đoàn 232 chuẩn bị khẩn trương tấn công vào thị xã Mộc Hoá. Đó là mục tiêu quan trọng cuối cung phải đánh chiếm của đơn vị tôi trong chiến dịch nay. Quyết tâm của Bộ chỉ huy 232 là phải nhanh chóng đánh qụy sư đoàn 9 của ngụy và lữ cơ giới là 2 lực lượng cơ động nòng cốt của ngụy ở đồng bằng sông Cửu Long. Tiêu diệt được 2 lực lượng này là cầm chắc giải phóng hoàn toàn thị xã Mộc Hoá và toàn tỉnh Kiến Tường mở ra cục diện mới ở Đồng bằng sông Cửu Long.


Các đồng chí tính uỷ Kiến Tường ngày đêm lăn lộn với chúng tôi, bám sát cơ sở, vận động quần chúng nổi dậy, kết hợp 2 chân 3 mũi ở cơ sở.

Tới ngày N (4/4/1975) mọi việc chuẩn bị cuối cùng đã xong. Sắp tới giờ hành quân vào chiếm lĩnh trận địa, chúng tôi nhận được bức điện khẩn của Bộ chỉ huy Miền như sau: "Lệnh cho Đoàn 232 thôi không đánh Mộc Hoá mà điều ngay một Sư đoàn xuống cắt lộ 4, chuẩn bị gấp rút đánh chiếm thị xã Tân An đồng thời chỉ đạo đặc công đánh sập cầu Bến Lức, kiên quyết không cho địch ở Sài Gòn về co cụm ở đồng bằng và không cho địch ở đồng bằng kéo về ứng cứu Sài Gòn. Anh Sáu Nam, tức Lê Đức Anh chỉ huy phó Bộ chỉ huy Miền và anh Hai Lê, tức Lê Văn Tường, Phó chính uỷ Bộ chỉ huy Miền đang trên đường đến chỗ các anh để truyền đạt nhiệm vụ, cụ thể". Cuối bức điện Miền còn nhắc chúng tôi cử người trong Bộ chỉ huy 232 đến làm việc với Tỉnh Long An để phối hợp hành động.


Lệnh đã rõ. Ngay đêm ấy, chúng tôi lưu luyến từ biệt các đồng chí Tỉnh ủy Kiến Tường rồi vội vã kéo quân lật cánh từ vùng đất Kiến Tường qua ngả "Mỏ vẹt" Ba Thu về đứng chân chờ lệnh ở vùng mới giải phóng huyện Đức Huệ Tỉnh Long An để tiện cơ động lực lượng theo hướng mới của chiến dịch.


Sau hai đêm hành quân thức trắng, toàn bộ lực lượng 232 đã từ hướng Tây quay ngoắt về hướng Đông. Tới địa điểm trú quân, việc cần phải làm ngay của Bộ chỉ huy chúng tôi là chia nhau xuống giúp Sư đoàn 5 chuẩn bị lên đường làm nhiệm vụ mới và cử người đi gặp Tỉnh uỷ Long An. Tôi và đồng chí Chỉ huy phó Hai Nghiêm được phân công đi làm việc này. Sáng sớm hôm sau chúng tôi lên đường. Phương tiện đi lại tiện nhất lúc đó ở vùng Đồng Tháp Mười vẫn là chiếc xuồng. Tháng tư, chưa có mưa. Lòng kênh chỗ thì có nước chạy máy đuôi tôm được, chỗ thì cạn phải dùng sào đẩy, hì hụi mãi sẩm tối chúng tôi mới tới chỗ Tỉnh uỷ. Đồng chí Bí thư Tính uỷ và đồng chí Tỉnh đội trưởng Long An đã được điện của Miền, đang chờ chúng tôi. Chúng tôi họp ngay trong đêm và ngồi trong một chiếc màn rộng vì muỗi Đồng Tháp Mười nõi tiêng là "vi vu như sáo thối".


Việc quan trọng đầu tiên cần bàn với Tỉnh uỷ là giúp bảo đảm cho sư đoàn 5 có ngay 400 chiếc xuồng để chở người và vũ khí qua Đồng Tháp Mười nhanh chóng ra cắt lộ 4. Việc không kém phần quan trọng nữa là kết hợp tốt giữa tấn công quân sự và nổi dậy của quần chúng làm tan rã binh lính ngụy và hạn chế tối đa pháo binh địch... Việc cuối cùng là chỉ đạo đặc công của Miền phối hợp với đặc công của tỉnh đánh sập cầu Bến Lức. Về đánh cầu Bến Lức, đồng chí chỉ huy quân sự tỉnh nêu 2 khó khăn: một là địch vừa đưa lữ 22B từ khu 5 về đóng giữ 2 bên cầu. Hai là Cầu Bến Lức dài và rất vững chắc, muốn đánh sập một đoạn thì phải dùng một khối thuốc nổ cực lớn và phải làm thế nào đặt khối thuốc vào đúng chỗ cần đánh.


Khó thật. Bàn mãi, người mệt, mắt cứng đờ mà vẫn chưa tìm ra kế hay. Cuối cùng đồng chí Chỉ huy đặc công đề nghị dung đám bèo lộc binh giấu kín người và thuốc trong đó, mạo hiểm trôi theo dòng nước bám vào chân cầu đặt được thuốc vào đó là xong. Mọi người tán thưởng kế hoạch đó.


Trời đã gần sáng. Tôi vừa ngả lưng thiếp đi một lúc thì được đánh thức dậy vì có điện hoả tốc của trên. Đồng chí Lê Đức Anh cho biết là Bộ chỉ huy chiến dịch lệnh ngưng phá cầu Bến Lức vì tình hình đang phát triển thuận lợi. Lệnh Sư đoàn 5 phối hợp với lực lượng của Tỉnh đánh chiếm cả thị xã Tân An và cầu Bến Lức. Sau đó Sư đoàn phải bảo vệ cầu để ta sử dụng không được phá nữa. Việc bàn cả đêm mới xong nay lại đổi hẳn. Các đồng chí đặc công đã về từ lâu để lo việc phá cầu. Chúng tôi cử ngay một cán bộ tác chiến lanh lợi của tỉnh, vội vã đuổi theo đồng chí Chỉ huy đặc công truyền đạt mệnh lệnh trực tiếp cho đặc công chuyển sang đánh vào Sở chỉ huy lữ 22 và trận địa pháo của ngụy. Trời vừa mờ sáng, tôi và anh Hai Nghiêm lại vội vã quay về ngay Sở chỉ huy quân đoàn để kịp họp với anh Sáu Nam và anh Hai Lê.


Khi gặp tỏi, anh Sáu Nam vui vẻ hỏi:

- Các anh đã đoán được tại sao trên không cho 232 đánh thị xã Mộc Hoá rồi chứ?

Theo ý kiến các anh tôi triệu tập ngay hội nghị Đảng uỷ chiến dịch mở rộng để quán triệt tình hình và nhiệm vụ mới của chiến dịch.

Mở đầu cuộc họp, với nét mặt nghiêm trang khác thường, anh Lê Đức Anh thông báo chính thức quyết tâm của Trung ương, Bộ chính trị và Quân uỷ Trung ương trong bức điện gửi cho Bộ chỉ huy các mặt trận: Mở chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh. Tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất, bảo đảm dùng sức mạnh áp đảo của toàn quân của cả nước đập tan ngụy quân, đánh sập ngụy quyền, giải phóng hoàn toàn Miền Nam yêu quí trước mùa mưa năm nay.


Anh Lê Đức Anh dừng lại, nét mặt rạng rỡ hẳn lên khi truyền đạt hai nhiệm vụ của Quân đoàn dã chiến 232 trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, một là: Cắt chiến lược lộ 4; Hai là: Đột kích chiến lược vào nội đô Sài Gòn, mục tiêu là đánh chiếm sở chỉ huy Biệt khu Thu đô của ngụy.


Anh Hai Lê cũng nhắc lại hai nhiệm vụ đó và thông báo quyết định của Bộ chỉ huy Miền tăng cường cho Đoàn 232 thêm sư đoàn 9 là đủ 3 sư bộ binh, tăng cường thêm tiểu đoàn tăng, tiểu đoàn pháo hạng nặng 130 ly, tăng cường thêm công binh, cao xạ để có đủ sức mạnh hoàn thành nhiệm vụ mới.


Ôi thật là chuyện phi thường. Tuy bọn chúng tôi đã đoán biết mong manh cả rồi. Nhưng nay được nghe chính thức quyết tâm của Đảng giao cho mình, bản thân tôi cũng như các đồng chí khác vẫn cảm thấy bất ngờ, xao xuyến, xúc động lạ thường. Vì có ai ngờ trận quyết chiến chiến lược vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ lại diễn ra sớm sủa như vậy. Chiến dịch lịch sử này lại được mang tên Bác Hồ kính yêu thật là thỏa lòng khao khát của chiến sĩ và đồng bào cả nước.

T.T
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #31 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2023, 07:50:40 pm »

NHỮNG NĂM THÁNG Ở B2


TƯ KỶ


Cuối năm 1966 vào đến Cục Chính trị tôi được bổ nhiệm làm Phó trưởng phòng Tuyên huấn Miền. Trưởng phòng là anh Lê Đình Lệ, từng công tác ở Ban liên lạc đình chiến sau Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, nay lấy bí danh là Tư Trực. Anh phân công tôi phụ trách khối tuyên truyền, thông tấn, báo chí, trong đó trực tiếp phụ trách tờ báo Quân giải phóng của Miền, ở đây tôi gặp những anh em quen biết cũ. Anh Phạm Phú Bằng vốn là phóng viên báo Quân đội nhân dân nay là phóng viên báo Quân Giải phóng của Miền với bút danh Phạm Hồi. Anh Nguyễn Ngọc Tân, nhà văn của Tạp chí Văn nghệ, với tên mới là Nguyễn Thi, cây bút chủ lực của Tạp chí Văn nghệ quân giải phóng. Vài hôm sau, khi vào Bộ chỉ huy Miền, tôi gặp anh Văn Phác, bây giờ có tên mới là Tám Trần. Anh từng là Bí thư của anh Nguyễn Chí Thanh, nay phụ trách văn phòng Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền.


Đi xem căn cứ của Phòng tôi, cũng như của các Phòng bạn và của Cục, tôi có những ấn tượng sâu sắc: những căn cứ hầm chữ A vững chắc. Những căn nhà xinh xắn dưới tán cây rừng, cột kèo thẳng thắn, được cắt gọt gọn ghẽ, liên kết với nhau hoặc bằng những cái chốt xuyên qua những lỗ khoan vừa vận, hoặc bằng những mối buộc bằng mây óng ả. Đặc biệt mái nhà được lợp bằng những tấm lá kết rất khéo dùng khá bền và khó cháy gọi là lá "trung quân". Giường, bàn, ghế được làm bằng gỗ, tre, nứa nhưng chắc chắn và đẹp mắt. Trước nhiều căn nhà là những cụm, những giỏ phong lan nhiều loại. Ban nào cũng có chuồng gà và phòng thì có một chuồng lợn với những con giống lai được đưa ra từ vùng địch tạm chiếm. Tất cả phải chăng là nhưng biểu hiện của tinh thần kháng chiến lâu dài cho đến thắng lợi hoàn toàn, của một cuộc chiến đấu lạc quan, đàng hoàng, chững chạc, của một trình độ văn hoá kháng chiến rất cao, rất đẹp! Tất cả nhưng công trình nói trên đều do anh chị em trong cơ quan tự làm lấy. Mỗi đơn vị đều được trang bị khá đầy đủ cuốc xẻng, dao, cưa, khoan tay v.v...


Cuối mùa khô 1966 - 1967, Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua toàn Miền được tiến hành. Tôi đươc cử đi dự để góp phần vao công tác tuyên truyền, thông tin báo chí về Đại hội. Đối với tôi, đây là dịp tốt để tôi tiếp cận với thực tế chiến trường. Qua mấy dòng này, tôi không kể về Đại hội mà chỉ ghi lại một vài kỷ niệm cá nhân. Một buổi sau khi làm việc ở hội trường Đại hội về, anh chị em nhà báo chúng tôi mắc võng ngồi nói chuyện với nhau trong một căn nhà laá. Bỗng anh Ba Thắng - Phó Chủ nhiệm Cục chính trị Miền đến thăm. Anh vừa hỏi chuyện tôi về đường Trường Sơn, về những anh em ở Cục Cán bộ - nơi anh công tác trước khi về miền Nam, vừa xem xét chiếc võng của tôi, chiếc võng bằng vải bạt dầy đã cùng tôi vượt Trường Sơn vào đây. Khi Đại hội kết thúc, tôi được cử làm phái viên xuống Sư đoàn 7, đi ngay từ địa điểm Đại hội. Đi được khoảng 1 giờ đồng hồ thì một đồng chí liên lạc viên của Cục đi xe đạp theo kịp tôi. Anh tôi đưa cho tôi một chiếc võng ni lông mỏng nhẹ và cho biết là do anh Ba Thắng gửi cho tôi. Tôi rất xúc động. Nhân đây tôi xin kể lại một chuyện khác xảy ra sau đó vài ba năm. Nhận được quà từ miền Bắc gửi vào; Cục Chính trị Miền phát cho mỗi cán bộ Trưởng, Phó phòng một chiếc đồng hồ Đức. Tôi được nhận một chiếc. Một buổi lên họp ở trên Cục, giờ nghỉ, anh Hai Lê, Chủ nhiệm Cục Chính trị đến hỏi chuyện tôi. Anh nhìn chiếc đồng hồ tôi đeo rồi nói: "Sao, anh em lại phát cho anh đồng hồ loại này à? Để tôi nói anh em đổi cho anh chiếc đồng hổ có lịch". Khi buổi họp kết thúc thì lời hứa của anh Hai Lê cũng được thực hiện.


Trở lại chuyện Đại hội anh hùng - chiến sĩ thi đua. Đại hội kết thúc. Mọi người từng tốp, từng tốp theo đường dây giao liên trở về các đơn vị. Có lúc dọc đường, máy bay trực thăng Mỹ sà xuống rất thấp nhòm ngó rồi nhả đạn. Bác Đinh Thùy, nhà nhiếp ảnh lão thành của Thông tấn xã Giải phóng đã hy sinh trong chuyến đi này.


Trong cuộc chiến tranh giữa ta và Mỹ - ngụy, địch không có hậu phương an toàn và hậu phương của ta cũng luôn bị địch đánh phá. Không ít lần, máy bay trực thăng của địch vào sâu hậu phương của ta, chiếc thì bay cao yểm trợ, chiếc thì bay thấp hoặc hạ cánh hoặc thả người xuống chộp bắt cán bộ chiến sĩ ta đang qua trảng hoặc cánh đồng. Còn ném bom bắn phá là thường xuyên.


Tôi nhớ mãi một đêm khoảng tháng 3/1969. Do địch dùng trực thăng bắt được một chiến sĩ của ta, địch biết được vị trí căn cứ của Bộ chỉ huy Miền. Chung dùng B52 oanh tạc. Từ chập tối, cuộc oanh tạc bắt đầu.


Mỗi đợt là 3 chiếc ném bom rải thảm. Đợt sau cách đợt trước khoảng 30 phút đồng hồ. Cuộc oanh tạc kéo dài suốt đêm, mờ sáng hôm sau mới kết thúc, cá thảy 27 đợt với 81 lần chiếc B52. Sáng ra, 2 chiếc máy bay trực thăng đến. Chúng đang quan sát nhòm ngó thì từ bãi bom còn nóng hổi và khét lẹt, những đường đạn thẳng căng được phóng lên. Một chiếc bị hạ, chiếc kia chuồn thẳng. Trong chiếc máy bay địch bị bắn rơi, bên cạnh 2 tên phi công Mỹ chết là quyẽn hồi ký của Khrút-xốp xuất bản ở Mỹ bằng tiếng Anh và những chiếc còng số 8, hẳn là chúng định dùng để lượm những "Việt Cộng" còn sống sót sau cuộc oanh tạc đại qui mô không tiền khoáng hậu. Chúng đâu có thể tưởng tượng trong đêm hôm đó, chúng tôi ngồi trong các căn hầm chữ A, uống trà, nhấm nháp lạc rang chuyện trò với nhau. Sau mỗi đợt bom, chúng tôi nhô lên khỏi cửa hầm gọi hỏi thăm nhau. Cuối cùng qua suốt cuộc oanh tạc của địch, chỉ có một đồng chí hy sinh. Tinh thần, tâm lý chúng tôi vẫn vững vàng mà tiêu biểu là các đồng chí vệ binh đã bắn chính xác hạ máy bay trực thăng Mỹ.


Về mặt ác liệt mà nói, chiến trường miền Đông Nam Bộ nếu không nói là hơn thì cũng không kém chiến trường nao. Nhưng về hậu cần (trừ khu VI và vùng Bà Rịa) lại tương đối khá. Có những đợt chúng tôi thiếu gạo nhưng lại ăn độn bằng đỗ xanh. Có một quãng thời gian ngắn năm 1970, chúng tôi không có đủ lương thực. Mỗi người mỗi ngày chỉ có một lon gạo. Các đồng chí lãnh đạo Cục Chính trị Miền đã phải tính đến nước xem tài sản của Cục thứ gì có giá trị để đem bán lấy tiền đong gạo nuôi đơn vị. Nhưng thật may, rừng miền Đông, nguồn thực phâm lại khá phong phú. Rỗi đó gần căn cứ chúng tôi có rất nhiều chim, loại địa phương gọi là "gà đẫy", vì nó có một cái túi ở trước ngực. Chúng đi kiếm ăn rất xa, có người nói tận Biển Hồ ở Căm-pu-chia. Chúng để dành những con cá, bỏ vao cái túi, mang về tổ nuôi con. Đó là nguồn bổ sung thực phẩm của chúng tôi trong những ngày thiếu gạo. Thịt loại chim này lại có mùi cá, nhưng khi khó khăn, chúng tôi lại không phải là những người khó tính.


Hàng năm, cứ đến cuối mùa mưa là chúng tôi càng bận rộn. Năm nào cũng vậv, đến mùa khô, Bộ chỉ huy Miền đều tổ chức chiến dịch hoặc đợt hoạt động trên toàn Miền. Và chiến dịch nào cũng vậy, Bộ chỉ huy Miền cũng lập Sở chỉ huy tiền phương của Bộ để chỉ huy các sư đoàn, các binh chủng, các trung đoàn chủ lực trực thuộc tiến hành chiến dịch. Trong phần lớn các chiến dịch này, tôi đều được cử đi Sở chỉ huy tiền phương của Bộ.


Kỷ niệm sâu sắc nhất là chiến dịch mùa khô 1972. Tôi được cử làm phái viên xuống Trung đoàn 209 thuộc Sư đoàn 7 trong suốt chiến dịch. Trên đường ra mặt trận, vì còn là cuối mùa mưa nên có ngày hầu như suốt cuộc hành trình, chúng tôi phải lội nước. Rất thương anh em chiến sĩ, nhất là ở các đơn vị trực chiến. Vai mang vác nặng thế mà khi nghỉ, không có một mỏm đất nhô lên khói mặt nươc để anh em đặt vũ khí, hành lý xuống, ngay cả khi ăn cơm.


Trung đoàn tác chiến ở ven đường 22, khu vực Xa-Mát-Thiện Ngôn. Tôi có khi xuống tiểu đoàn, đại đội, nhưng thường là anh Việt Hồng trung đoàn trưởng, sau nay là thiếu tướng Phó Tư lệnh Quân khu I yêu cầu tôi ở Sở chỉ huy trung đoàn. Đây là những ngày đêm, tôi chia sẻ với cán bộ chiến sĩ trực tiếp chiến đấu những gian khổ hy sinh trong các công việc liên tục; hành quân, đào hầm hố, canh gác, tuần tra, chiến đấu; trong hoàn cảnh ở hầm, cơm nắm, thiếu ngủ, đạn bom của máy bay cường kích, máy bay lên thẳng, của các giàn đại bác, của biệt kích, của bộ binh và xe tăng thiết giáp địch. Tôi chia sẻ với anh em niềm vui khi chiến thắng và nỗi buồn khi có đồng đội hy sinh. Ngay Sở chỉ huy trung đoàn cũng mấy lần bị máy bay oanh tạc và pháo giặc đánh trúng. Tôi đã cùng anh em chôn cất các đồng chí hy sinh, trong đó có đồng chí Phó Tham mưu trưởng trung đoàn. Và chính ở đây, người em họ gần của tôi là Ngô Qúy Linh, trợ lý quân lực của trung đoàn đã hy sinh. Bản thân tôi cũng mấy lần cách thế giới bên kia trong gang tấc, Song cái chính là niềm phấn khởi: trong chiến dịch, Trung đoàn 209 đã hoàn thành nhiệm vụ và có bước trưởng thành dài.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #32 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2023, 07:51:18 pm »

Đầu năm 1973, do thắng lợi của Hội nghị Pa-ri, hiệp định hòa bình được ký kết, tôi được cử làm một cán bộ trong đoàn đại biểu quân sự của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, tham gia liên hiệp quân sự bốn bên ở trại Đa-vít ngay trong thành phố Sài Gòn đang còn bị Mỹ - ngụy kiểm soát. Đoàn sẽ do máy bay lên thẳng của Mỹ đưa từ sân bay Lộc Ninh. Chúng tôi dự kiến các tình huống xâấu có thể xảy ra và định cách đối phó. Tình huống xấu nhất là địch xé lẻ đoàn chúng tôi, đưa mỗi nhóm trên mỗi chiếc trực thăng đến mỗi nơi khác nhau với âm mưu nham hiểm. Chúng tôi hứa với nhau dù hoàn cảnh nào, mỗi cán bộ chiến sĩ đều giữ vững khí tiết và tư thế của người chiến sĩ cách mạng chiến thắng.


Đến ngày giờ qui định, chúng tôi có mặt ở sân bay Lộc Ninh. Trong khi chờ máy bay trực thăng, chúng tôi vẫn phải cảnh giác, sẵn sàng đối phó nếu địch lật lọng cho máy bay chiến đấu đến oanh kích. Điều này đã từng xảy ra trong một dịp chúng ta trao trả tù binh Mỹ ở Tây Ninh. Nhưng rồi đã thấy xuất hiện những máy bay lên thẳng trên nền trời phía Sài Gòn bay lại. Chúng lần lượt đỗ xuống đường băng. Các phi công Mỹ xuống, mở cửa máy bay. Từ đây cho đến suốt thời gian ở Liên hiệp quân sự bốn bên trong trại Đa-vít, tôi có một cảm giác rất lạ. Chúng ta và Mỹ ngụy trước đây hễ xuất hiện đối diện nhau là nổ súng. Bây giờ gặp nhau là để đối thoại, để làm việc, để đấu tranh với nhau bằng các biện pháp khác. Chúng tôi lên máy bay. Các máy bay lần lượt rời khỏi đường băng và bay về phía Sài Gòn. Tôi nhìn xuống: những cánh rừng xanh thẫm, những con đường, những dải hố bom B52 dằng dặc, những khoảnh rừng vàng úa vì chất độc hoá học, rồi những cánh đồng, những thôn ấp, thị xã Thủ Dầu Một, những cây cầu đi vào Sài Gòn, rồi thành phố Sài Gòn xe cộ tấp nập. Nhưng máy bay lại chưa hạ độ cao, còn lượn mấy vòng quanh bầu trời bắc Sài Gòn. Về sau chúng tôi được biết lúc đó sân bay Tân Sơn Nhất còn chưa được sẵn sàng. Ít phút sau, đoàn máy bay lần lượt hạ xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Xung quanh bãi đáp, những tên lính ngụy mũ sắt, quần áo rằn ri, lăm lăm súng M16 Mỹ nòng chĩa chếch lên trời. Chúng tôi xuống máy bay lên xe buýt đi vào trại Đa-vít, vốn là một doanh trại của quân Mỹ trong khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.


Sự có mặt của đoàn quân sự của Chính phủ Cách mang lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, đứng đầu là tướng Trần Văn Trà rất quen thuộc với đồng bào Sài Gòn và Đoàn quân sự của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà do tướng Lê Quang Hoà là Trưởng đoàn, tại giữa thành phố Sài Gòn là thêm một minh chứng hùng hồn về thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân cả nước ta, mặc dù địch ra sức xuyên tạc, bưng bít.


Trong những ngày chúng tôi ở trại Đa-vít, địch hết sức hạn chế sự tiếp xúc của chúng tôi với nhân dân. Nhưng chúng tôi vẫn tiếp nhận được cảm tình của đồng bào đối với cách mạng qua ánh mắt, nụ cười và những cử chỉ kín đáo của bà con những khi chúng tôi, mặc dù chỉ bằng ôtô, đi trên các đường phố Sài Gòn.


Trong dịp miền Bắc trao trả cho Mỹ đợt đầu tiên những phi công Mỹ bị bắt, tôi được lãnh đạo Đoàn cho phép ra gặp gia đình nhưng với danh nghĩa một thành viên bộ phận của Đoàn miền Nam cùng bộ phận của Đoàn miền Bắc, bộ phận của phía Mỹ ngụy và Uỷ ban quốc tế ra Hà Nội chứng kiến cuộc trao nhận tù binh Mỹ. Các anh ở đoàn miền Bắc đã điện ra Cục Nghiên cứu - Bộ Tổng tham mưu để báo cho gia đình tôi. Chúng tôi đi trên một chiếc máy bay C130 của Mỹ. Từ trên máy bay nhìn xuống miền Bắc thân yêu, xuống thành phố Hà Nội quê hương, lòng tôi bồi hồi không sao tả xiết. Máy bay hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm. Cơ thể tôi có một nhược điểm cứ đi máy bay là tai bị ù nhức, người bị say choáng váng. Vừa xuống máy bay, tôi được một đồng chí quen dẫn tới một căn phòng nhỏ. Bước đến cửa phòng, tôi nhìn thấy nhà tôi và hai cháu. Làm sao mà nói hết được nỗi mừng vui của chúng tôi khi được gặp nhau sau 7 năm xa cách trong chiến tranh khốc liệt? Song chúng tôi không nói chuyện nhiều được với nhau vì đông đảo bạn bè hỏi han tíu tít. Thằng con lớn của chúng tôi lại bị sốt. Các bè bạn tất bật đánh gió cho cháu. Anh Kinh Chi, Cục trưởng Cục Bảo vệ, bảo gia đình chúng tôi ra trước nhà để anh chụp cho mấy kiểu ảnh. Tôi cười hỏi: “Tôi đang trong vai thành viên của phái đoàn miền Nam, anh không ngại bọn Mỹ ngụy la lối sao"? Anh cưới đáp: "Kệ cha chung nó!". Thế la chúng tôi cười vang và đi ra chụp ảnh. Tôi cũng không có thì giờ về thăm lại căn hộ của gia đình mình ở ngay bên kia sông Hồng, trên đường Điện Biên Phủ. Giờ trở lại Sài Gòn đã đến. Chúng tôi bịn rịn chia tay nhau với niềm tin ngay tái ngộ không còn xa lắm.


Công tác được khoảng hai tháng không may tôi bị đau bụng dữ dội do viêm tắc ống dẫn mật. Mặc dù được dùng mấy thứ thuốc, có thứ quý hiếm do các anh trong hai phái đoàn đàm phán của ta tại hội nghị Pari mang từ Pháp về, nhưng tôi vẫn chưa khỏi bệnh. Tôi buộc phải kết thúc những ngay ở trại Đa-vít, ra căn cứ để chữa bệnh và công tác.


Sau khi bộ đội Miền giải phóng hoàn toàn tỉnh Phước Long ít lâu, một buổi đơn vị tôi đang tu sửa lại doanh trại và vun sới vườn rau thì có các anh lãnh đạo Miền đến thăm. Anh Bẩy Cường (tức đồng chí Phạm Hùng) Bí thư Trung ương Cục, Chính uỷ Miền cười hỏi: "Các đồng chí định ở đây lâu dài hay sao mà chăm chút cẩn thận dữ vậy?" chúng tôi linh cảm có những sự kiện trọng đại sắp diễn ra.


Quả nhiên sau đó ít hôm, tôi được triệu tập vào Bộ Chỉ huy Miền nghe phổ biến riêng về chiến dịch lớn sắp tới, chiến dịch Hồ Chí Minh. Các anh giao cho tôi dự thảo lệnh động viên toàn thể các lực lượng tham gia chiến dịch. Lòng tôi bồi hồi xúc động vô cùng. Sẽ khác Mậu Thân 1968, lần này nhất định chúng ta sẽ giải phóng hoàn toàn miền Nam. Tôi ngồi vào bàn và dự thảo văn kiện lịch sử. Tay tôi run lên khi viết dòng chữ: "Nhất định chúng ta sẽ cắm cao lá cờ Quyết chiến Quyết thắng của Hồ Chủ tịch trên nóc dinh Độc Lâp, sào huyệt cuối cùng của bè lũ Mỹ ngụy". Sau vài hôm tôi rất phấn khởi được tin bản dự thảo đã được thông qua, chỉ sửa chữa thêm bớt đôi chút, trong đó có thêm một ý của anh Bảy Cường: "Với khí thế Trường Sơn chuyển mình, Cửu Long dậy sóng".


Trong chiến dịch này, tôi được cử làm phái viên xuống Quân đoàn III, tác chiến trên hướng Tây Bắc Sài Gòn. Chúng tôi đi giữa ban ngày đến Sở Chỉ huy Quân đoàn. Đất Củ Chi bị Mỹ ngụy san ủi hoang hoá mênh mông, không còn cây cao, chỉ có cỏ lau sậy và những cụm cây xấu hổ lúp xúp. Đến một chỗ có dân ở, chúng tôi được cô bác mời ăn dưa hấu. Trong đời, chưa khi nào tôi ăn dưa hấu thấy ngon mát như vậy. Trời nắng nóng, miệng khát khô và lòng dân "đất thép".


Tôi có mặt ở Sở Chỉ huy Quân đoàn vào đêm Sư đoàn 320 đánh căn cứ Đồng Dù - Củ Chi. Trận đánh dứt điểm va toàn Quân đoàn tiến về Sài Gòn thì mờ sáng ngày 30/4/1975, Quân đoàn chuyển cho tôi bức điện của Cục Chính trị Miền gọi tôi về ngay căn cứ để nhận nhiệm vụ mới.


Trong lòng, tôi rất muốn đi cùng đơn vị đang tiến đánh vào Sài Gòn, nhưng vì kỷ luật, tôi bắt buộc phải trở lại căn cứ của Cục chính trị Miền. Tôi có mang theo một chiếc đài thu thanh nhỏ. Vừa đi đường tôi vừa nghe đài Sài Gòn. Đến Bến Củi thì tôi nghe được lời tuyên bố đàu hàng của Dương Văn Minh, Tổng thống ngụy quyền. Cũng y như hồi ở căn cứ của Cục Tuyên Huấn - Tổng Cục Chính trị ở Việt Bắc khi nghe tin ta tiêu diệt hoàn toàn tập đoàn cứ điểm của Pháp ở Điện Biên Phủ, lần này tôi cũng không sao nén nổi xúc động, tôi và đồng chí bảo vệ ôm chầm lấy nhau mà khóc.


Khi về đến căn cứ thì toàn cơ quan đang chuẩn bị hành quân về tiếp quản các cơ sở của Tổng cục Chiến tranh chính trị của quân ngụy tại thành phố Sài Gòn được giải phóng. Sau đó ít lâu, tôi thực hiện được mong ước của vợ chồng tôi khi tôi đi B: Trở về Hà Nội đoàn tụ gia đình qua thành phố Sài Gòn.

T.K
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #33 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2023, 07:51:57 pm »

TỪ MỘT TẤM HÌNH


VIẾT TÁ


Nguyễn Thế Kỷ vừa tặng tôi tấm hình chụp năm 1973, kỷ niệm 10 năm báo Quân Giải phóng Miển Nam Việt Nam ra đời (01/11/1963 - 01/11/1973).


Được có mặt ở báo từ khi ra đời cho đến hoàn thành nhiệm vụ lịch sử sau 30/04/1975, nhìn tấm hình với bao khuôn mặt thân quen lại gợi nhớ một thời làm báo trong chiến tranh. Từ đồng chí lãnh đạo, cán bộ biên tập đến từng phóng viên, cộng tác viên và phục vụ có mặt và không có mặt trong hình đã 35 năm trôi qua.


Anh Hai Chân (trung Lướng Lê Văn Tưởng) ngồi giữa với vầng trán cao, Chủ nhiệm Chính trị đầu tiên của Quân Giải phóng Miền Nam và cũng là một trong các đồng chí lãnh đạo chủ trương ra báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Ngô Thế Kỷ bên phải anh Hai, trưởng phong phát thành quân đội năm 1966 tăng cường cho báo Quân giải phóng miền Nam. Cách một người bên trái anh Hai là Phan Cẩn phụ trách bộ phận phóng viên sau Phú Bằng, kế anh là Trần Ngọc lúc đó là phóng viên báo Quân đội Nhân dân tại chiến trường. Ba Hiên đứng sau chếch bên phải anh Ngô Thế Kỷ thư kỷ toà soạn từ ngày báo ra đời cho đến kết thúc. Tôi nhìn mãi ngươi đứng kế Đặng Văn Nhưng, một hồi lâu nhận rõ anh Bảy Thưởng (Lê Thế Thưởng) phó Phòng Tuyên huấn, hoạ sĩ "nghiệp dư" của báo chuyên vẽ tranh biếm rất có nét. Trong hình có độc nhất một phụ nữ: Hà Phương Thịnh phụ trách một nhiệm vụ cũng đặc biệt của báo: Trợ lý văn chương. Còn biết bao đồng nghiệp trong tấm hình: Mai Chiến Thái, Thanh Giang, Nguyễn Đức Toàn, Nam Hương... và cũng còn nhiều người không có trong hình: Phú Bằng, Ngọc Bằng, Trần Hàm Ninh, Ngô Vy Ân... lớp phóng viên A14 (1966), lớp phóng viên 1973... mỗi người mỗi vẻ, mỗi người một nhiệm vụ đều phấn đấu hoàn thành.


Tiếc rằng tấm hình không có mặt: Nguyễn Ngọc Châu, Thân Trọng Hân hy sinh tại chiến trường năm 1968, Lý Chí ngụy hy sinh trong một trận bom B.52 của Mỹ năm 1972... Các đồng chí lãnh đạo Miền, Cục Chính trị trong đó có đồng chí Văn Phác, Phòng Tuyên huấn có anh Tư Trực trực tiếp nhiều năm chăm lo tờ báo. 35 năm trôi qua, nhiều đồng chí hy sinh trong chiến tranh và cùng nhiều đồng chí đã vĩnh biệt đồng nghiệp: Lê Thế Thưởng, Phan Cẩn, Mai Bá Thiện.


13 năm hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, nhiều cán bộ biên tập, phóng viên chuyẽn sang công tác khác. Nhưng cũng còn không ít nặng nợ với nghề báo: Đặng Văn Nhưng, Việt Ân, Hoàng Huân, Trần Đình Bá... báo Quân đội Nhân dân Việt Nam; Nguyễn Viết Tá, Trần Phấn Chấn, Thanh Giang, Võ Trần Nhã... báo Cựu chiến binh thành phố; Vũ Ngọc Xiêm báo Du lịch TP Hồ Chí Minh; Trường báo Thanh Hoá; Hùng báo Hàng Không... và cả Trần Ngọc, có mặt trong tấm hình nay là Tổng bién tập báo Cựu chiến binh Việt Nam.


Từ một tấm hình chụp 25 năm và từ báo Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời đã 35 năm, chỉ xin gợi nhớ một số khuôn mặt thân quen và không thể nào nêu lại đầy đủ để hồi tưởng một tờ báo trong chiến tranh: Báo Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam.

V.T
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #34 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2023, 07:52:31 pm »

CHUYỆN NGÀY XƯA
Nhân dịp gặp mặt đầu xuân Ất Hợi
của anh chị em Cục Chính trị Miền - B2


MƯỜI TÀI

   Khi ở Miền là chàng trai, cô gái,
   Nay tóc sương, vẫn "cô gái, chàng trai,"
   Vạn niên thanh dẫu lá chẳng xanh hoài,
   Lính giải phóng, chất nhộn vui còn mãi
   Từ khắp nẻo, nghĩa tình gom tụ lại,
   Một năm tròn được một buổi bên nhau.
   Vẫn bóng quân trang lá mạ bạc màu,
   Không dép lốp vướng bụi đường đất đỏ.
   Mũ tai bèo chỉ thấy trên ảnh nhỏ,
   Túi gạo thôi mang, mất tự bao giờ,
   Cất rồi băng nửa đỏ, nửa xanh lơ
   Còn chăng nữa gửi bảo tàng kỷ vật
   Gặp lại nhau những tấm lòng chân thật
   Ánh mắt thân thương, giọng nói ân tình,
   Ríu rít đổi trao, chị chị, anh anh,
   Phim quá khứ chắp nối nhau quay lại
   Lội suối băng rừng, đường mòn tiếp mãi...
   Thân bằng lăng, những cột chống vòm cao
   Trảng soài qua, nước miếng muốn tuôn trào,
   Rừng le thưa vẫn đủ che mắt giặc...
   Tiếng tắc kè đêm đêm trêu lính Bắc*
   Đỉa vắt đùa dai, ớn gót văn công.
   Vỏ bom bi che ánh sáng phòng không
   B52 bom rơi không đếm hết.
   Phủi chân đất, mỉm cười khinh cái chết!
   Bác Ba Phi bám võng lính lên Miền.
   Cán bộ nào huấn thị rất là duyên??
   Chuyện hài hước đương đầu cùng gian khó.
   Tính vui nhộn giúp đồng cam cộng khổ
   Để hôm nay ôn nhớ chuyện ngày xưa
   Biết bên nhau nhắc lại cũng không thừa
   Nhưng... nhường bạn ôn kể thêm chuyên cũ

19-2-1995
M. 7

* Tiếng kêu "tắc kè”, “tắc kè” nghe như tiếng: "Bắc Kỳ”, “Bắc Kỳ”.
** Lính giải phóng Miền Tây thích kể chuyện vui của bác Ba Phi người hài hước nổi tiếng vùng sông Hậu.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #35 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2023, 07:53:17 pm »

NHỚ VỀ MỘT CA KHÚC MIỀN ĐÔNG

NGUYỄN TRỌNG HIẾU


Đã gần một phần tư thế kỷ trôi qua, nhớ lại năm tháng chiến trường, bao kỷ niệm cũ lại hiện lên trong ký ức tôi.

Những ngày tháng ở Miền Đông bao khó khăn chồng chãt, bao gian nan vất vả... Nhưng chúng tôi - những diễn viên văn công quân giải phóng B6, những nghệ sĩ, chiến sĩ luôn luôn tự hào với thời trai trẻ ấy, tự hào với thời chống Mỹ ngày xưa.


Nhớ mãi tình đồng đội, đồng hương khi ấy sao lớn lao là vậy!

Lúc đó vao năm 1974, trước ngày đất nước hoàn toàn thống nhất độc lập 1 năm, chúng tôi đang ở Lộc Ninh, căn cứ địa của vùng giải phóng, ở đó, không khí sau ngày ký hiệp định Paris thật tưng bừng náo nhiệt.


Trên những nẻo đường đi biểu diễn, chúng tôi cảm nhận thấy một vùng đất tự do rộng lớn, không khí cách mạng hừng hực. Quân dân đều lạc quan tin tưởng vào ngày giải phóng đang đến dần.

Thời gian ấy, tôi đã viết ca khúc "Về Miền Đông". Bài này được Ca sĩ Mai Khi trình diễn rất xúc động. Ít ngày sau, chúng tôi được nghe bài hát này phát trên Đài giải phóng. Đó là một kỷ niệm thật đáng nhớ trong cuộc đời tôi.

12-1998
N.T.H


VỀ MIỀN ĐÔNG

Ai đã về miền Đông qua Bình Dương Lộc Ninh vàm cỏ Đông qua rừng cao su xanh bạt ngàn.

Ai đã nghe tiếng miền Đông gian lao mà anh dũng, trung kiên mà bất khuất bao năm miền Đông mến yêu ơi mây đen tan rồi ánh mặt trời đang rọi chiếu sưởi ấm cho những cánh hoa tươi màu đang hé nở dưới ánh nắng hồng mùa xuân

Rừng xanh hôm nay reo vui như hát lên bài ca giải phóng

Gió mới tràn đầy sức sống đang về miền Đông đất anh hùng về miền Đông miền Đông đất anh hùng
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #36 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2023, 07:54:08 pm »

MỘT THỜI ĐỀ NHỚ!


MAI CHIẾN THÁI


Cũng như biết bao đồng đội khác, trong đời lính ít ai có được may mắn công tác và chiến đấu ở một đơn vị từ đầu đến cuối. Tôi đã phải kinh qua nhiều đơn vị và công việc khác nhau và ở đâu tôi đều cảm thấy sự đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau đầy ắp tình đồng chí, đồng đội, tình người. Nhưng đơn vị gây ấn tượng sâu sắc nhất, sống và làm việc đẹp nhất đối với tôi, đó là Phòng Tuyên huấn - Cục Chính trị thuộc Bộ chỉ huy Miền - B2.


Khi quân xâm lược Mỹ ồ ạt kéo quân vào Miền Nam và leo thang chiến tranh Miền Bắc nước ta, cũng là lúc Đoàn 707 - đoàn cán bộ Miền Bắc tăng cường cho chiến trường miền Nam do anh Lê Nam Phong, nay là trung tướng, làm trưởng đoàn đã có mặt ở căn cứ địa của Bộ Chỉ huy các lực lượng vũ trang giải phong Miền đông ở tỉnh Tây Ninh - Đông Nam bộ.


Với cái lạ lẫm vùng căn cứ kháng chiến ở Miền Đông Nam bộ, cách đồn bốt Mỹ nguỵ không xa lắm, với sự háo hức của một cán bộ trẻ mới tốt nghiệp khoá đào tạo cán bộ trung cấp chính trị ở học viện quân chính Bộ Quốc phòng, tôi được bổ sung về Phòng Tuyên huấn.


Ở đây tôi được sống và làm việc trong vòng tay thân tình ưu ái của các anh các chị đã công tác từ nhiều năm về trước. Trong hoàn cảnh chiến tranh, Phong Tuyên huấn lúc bấy giờ có quy mô bề thế, có đủ các ban tuyên truyền, giáo dục, văn nghệ, ban trị sự báo Quân giải phóng, ban tư liệu, bình xã luận báo Quân giải phóng kiêm phục vụ Đài phát thanh, văn công, điện ảnh, văn thư bảo mật, nhà in, điện đài minh ngữ...


Một guồng máy cả mấy trăm con người gồm những cán bộ chiến sỹ khắp 3 miền quy tụ về đây, đặc biệt có các cô, các cháu ở các tỉnh thuộc khu 7, 8, 9 và Sài Gòn Gia Định như: Hai Hải, Minh Khai, Văn Nga, Mỹ Dung... Ngọc Hoá, Kim Thanh, Lý Chí Nguy... đã vượt qua vòng vây kìm kẹp của Mỹ nguy lên chiến khu tham gia kháng chiến cũng có mặt ở Phòng tuyên huấn. Dù thân gái dặm trường - Thuý Nga, Phương Thịnh, Vinh Hồng Xuân đã vượt hàng ngàn cây số Trường Sơn kề vai sát cánh với các "đấng nam nhi" tuyên huấn.


Như những con ong chăm chỉ, theo sự phân công của tổ chức, người làm việc ở căn cứ, người xuống cơ sở hay ra phía trước, vừa phục vụ kịp thời cho nhiệm xây dựng và chiến đấu, vừa phải tự lo lấy cuộc sống hàng ngày.


Ở Phòng Tuyên huấn có cái lý thú là sau một ngày làm việc vất vả, tối đến, phát huy sở trường của mình, vài ba anh em xuống suối câu cá, bốn nam anh em vào rừng đi săn. Trong đội săn bắn ít khi thiếu vắng các "cây thiện xạ" đầy kinh nghiệm như: Anh Hai Hùng, Hai Nhã, Ba Rêu và mỗi khi bắn được thú lớn, quy mô cải thiện không bó hẹp ở Phòng Tuyên huấn mà trở thành "Ngày hội", bạn bè các phòng bạn đến chung vui. Chúng tôi lại có dịp ôn chuyện hậu phương, chuyện gia đình quê hương.


Qua mấy đời trưởng phòng như: Anh Tư Trực, anh Sáu Tòng rồi anh Ngô Thế Kỷ... mọi việc ờ Phòng Tuyên huấn diễn ra nhịp nhàng không ồn ào, nhưng đầy khí phách và đạt hiệu quả cao.

Hơn 40 năm sống, công tác và chiến đấu trong quân ngũ, có thể nói đây là thời điểm bom đạn ác liệt nhất, sinh hoạt thiếu thốn gian khổ nhất và cũng là thời kỳ sóng gió nhất. Chúng tôi thường tâm sự với nhau, đã ở R (căn cứ địa B2) thi phải chấp nhận chung sống với bom B52, chất độc hóa học và sốt rét ác tính. Nhưng theo tôi đây là thời kỳ đẹp nhất, thời kỳ đáng ghi nhớ nhất về tình đồng chí, đồng đội, tình người. Suốt thời gian dài, cả chục năm không hề có phân biệt trong Nam hay ngoài Bắc, không cách biệt vì cấp bậc địa vị, không cậy tuổi tác và sự cống hiẽn, không phân cách bởi đơn vị đóng quân ở vòng trong hay vòng ngoài.


Tất cả, tất cả cùng một ý chí, một tấm lòng vì công viêc. Ai cũng thầm mong cho những chuyến đi ra phía trước của đồng chí mình được trở về an toàn, ai cũng vui mừng reo lên sau mỗi đợt máy bay B52 ném bom mà vẫn nghe có tiếng gọi nhau ở hầm bên cạnh báo hiệu cho sự an toàn. Và đã bao lần nghẹn ngào trước sự hy sinh của bao đồng nghiệp ra đi mà không bao giờ trở về, biết bao các cô, các chú, các cháu nhỏ bị bom đạn Mỹ ngụy cướp mất cuộc sống!


Ngần ấy năm công tác ở Phòng Tuyên huấn phải thấm trải bao nỗi buồn, vui, mất mát, những thương đau trước sự hy sinh thầm lặng của hàng ngũ những ngươi cầm bút, những người phục vụ...

Ấy vậy mà bao giờ lương tâm cũng giục giã mọi người phải có dũng khí, phải vươn lên làm tròn nhiệm vụ ở tiền tuyến lớn để rút ngắn khoảng cách với hậu phương lớn. Hiếm thấy có sự bon chen, cơ hội, vị kỷ trong cuộc sông, ở đây chân lý "Mình vì mọi người và mọi người vì mình" được thể hiện thật đậm nét.


Có lẽ với những con người như thế với tâm hồn trong sáng như thế, với cách đối nhân xử thế đầy tình nghĩa như thế đã chắp cánh cho anh chị em trong Phòng Tuyên Huấn chúng tôi vượt lên tất cả làm tròn nhiệm vụ của một "lính chiến" ở tiền tuyến lớn.


Tuy đã xa đồng chí, đồng đội 25 năm nhưng tôi vẫn nhớ như in những hình ảnh đẹp của một thời công tác, chiến đấu ở Phòng Tuyên huấn Cục chính trị B2. Xin ghi lại vài nét mộc mạc của một thời để nhớ.

M.C.T
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #37 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2023, 07:54:46 pm »

NGÀY TÁI NGỘ

BÙI VĂN SƠ


TẠI TÂN SƠN NHẤT
   Trời tháng 5 nóng quá!!!
   Lòng bồi hồi khôn tả
   Đứng, ngồi cũng chẳng yên
   Thức trắng hết cả đêm
   Chẳng tài nào ngủ được...


SÂN BAY GIA LÂM
   Trời Hà Nội xanh thắm
   Hoa Phượng đỏ rực trời
   Đã có xe đón rồi
   Cả Đoan về "Sáu Sáu" (66)
 

VỀ ĐẾN NHÀ:
   Vợ con mới chuyển nhà
   Nên không tường địa chỉ?...
   Nhờ một bà thiện ý
   Đưa tận về tới nơi
   Ôi người thân đây rồi!!
   Sao mà vui sướng thế!

Viết tháng 5/1975 khi được về thăm gia đình sao 10 năm xa cách.

B.V.S
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #38 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2023, 07:55:19 pm »

ẤN TƯỢNG B2

NGÔ THẾ KỶ

   Bao giờ trở lại Đông Nam Bộ
   Tôi sẽ đi thăm xóm Cà Tum
   Vào rừng hái nắm măng le củ
   Rồi xuống hố bom bắt cá tôm
   Thăm hết Lò Gò sang xóm Giữa
   Dạo choi Xa Mát ghé Đồng Pan
   Lên rừng lại nhớ sông Vàm cỏ
   Tìm ở đâu những xác xe tăng?
   Vui chân về lại căn cứ cũ
   Còn không những mái lá trung quân?
   Đâu đó một buổi chiều se lạnh
   Chị Ba trao tặng tấm khăn rằn
   Chiều xuống tôi ra ven Trảng lớn
   Ngắm nhìn màu tím núi Bà Đen
   Nước chảy đâu đây nghe róc rách
   Suối Tha La hay suối Bà Chiêm?
   Rừng đêm yên tĩnh hay nơi tác?
   Dọc, cheo, gà đầy hẳn càng nhiều
   Quả gùi mới chín, chua hay ngọt
   Phong lan nay mọc thấp hay cao?
   Sông Sài Gòn nước sâu hay cạn?
   Đi Lộc Ninh rồi Sóc Con Trăng
   Mang nắm hương thơm tìm mộ bạn
   Nằm khuất đâu đây dưới rừng bằng
   Ngày toàn thắng vào Dinh Độc lập
   Nhớ buổi lên đường tại Miền Đông
   Nô nức đưa quân vào chiến dịch
   Để làm nên trận đánh cuối cùng
   Vui gặp bạn giữa Xuân Hà Nội
   Lòng không nguôi nỗi nhớ B2
   Những má Năm, chị Tư, em Sáu
   Những bác Ba, anh Chín, chú Mười
   Những ngày đêm hy sinh, cống hiến
   Những tháng năm đẹp nhất cuộc đời.

Tháng 2 năm 1997
N.T.K
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #39 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2023, 07:56:48 pm »

MÃI MÃI LÀ NGƯỜI LÍNH B2


NGHIÊM HÀ


Từ sau đại thắng mua xuân 1975, nước nhà được thống nhất, Bắc- Nam xum họp một nhà. Phần lớn anh chị em công tác ở Cục chính trị B2 quê miền Bắc đều nhận nhiệm vụ mới và theo năm tháng lần lượt trở về với cuộc sõng đời thường.


Cứ mỗi độ xuân về, tết đến mặc dù được sống trong cảnh đầm ấm và hạnh phúc của gia đình, nhưng trong mỗi chúng tôi như cảm thấy trống vắng một cái gì đó thật thiêng liêng và thật cụ thể; phải chăng đó là tình đồng chí đồng đội đã từng gắn bó với nhau, sống chết với nhau cả chục năm ở chiến trường Nam Bộ.


Lúc đầu một số anh chị em văn công, điện ánh cư trú ở Hà Nội tìm gặp nhau, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm riêng tư, những chuyến đi phục vụ chiến dịch mà mỗi thước phim, mỗi kiểu ảnh đều phải đổi bằng xương máu; những lần đoàn văn công biểu diễn giữa những đợt B52 của giặc Mỹ; có đồng chí ngậm ngùi kể lại những trận chống càn, những lần đối mặt với bọn biệt kích "ở cứ", những ai còn, ai mất.


Từ những tình cảm sâu đậm đó đã trở thành ý nguyện của đông đảo anh chị em đã từng chiến đấu và công tác ở Cục chính trị B2 và được các đồng chí từng giữ trọng trách ở Cục chính trị B2 ủng hộ nguyện vọng và tình cảm trên là thành lập "Hội những người bạn chiến đấu cũ ở Cục chính trị B2" hiện cư trú ở Hà Nội. Thời điểm đó vào tháng 1-1989.


Theo thường lệ, hàng năm cứ sau tết âm lịch, các anh chị em ở các tỉnh lân cận như Hải Phòng, Nạm Định, Hà Nam, Phú Thọ, Thanh Hoá, dần dần lan ra Nghệ An, Thái Nguyên, cứ tới tấp điện về hỏi ngày họp mặt. Những ngày trung tuần tháng giêng âm lịch là Ban liên lạc bận túi bụi, vì yêu cầu là không để sót một ai có danh sách mà không có giấy mời.


Buổi họp mặt lần thứ 9 được tổ chức tại Viện bảo tàng Cách mạng ở thủ đô Hà Nội đã có trên 100 thành viên, đủ các cơ quan thuộc Cục chính trị B2: tuyên huấn, tổ chức, cán bộ, bảo vệ dân vận, địch vận, văn công, quay phim, chiếu bóng, nhiếp ảnh, báo Quân giải phóng, văn nghệ, Quân giải phóng, vận tải, hậu cần v.v... đều có mặt; họ về từ nhiều địa phương và bằng mọi loại phương tiện, hầu như ai cũng đến sớm so với thời gian triệu tập, có đồng chí về từ hôm trươc để được gặp nhiều bạn bè, hàn huyên được nhiều chuyện, bù cho 1 năm xa cách. Có đồng chí mới lần đầu về cứ ngơ ngác, hết nhìn mọi người nọ đến người kia, khi nhận ra nhau rồi thì ôm choàng lấy từng người, bùi ngùi xúc động ôn lại những kỷ niệm xưa, những trận chiến đấu chống càn, từ At-ten-bo-rơ, đến Gian-sơn Xy-ty, Chen-la I, Chen-la II... rồi cũng không quên kể cho nhau nghe chuyện làm ăn, sinh hoạt trong cuộc sống đời thường.


Nhiều đồng chí đã ở tuổi 60, 70, thành cụ cả, thú vị biết bao, có đồng chí những năm tháng ở B2 là cần vụ, nay về gặp thủ trưởng ở đây, tay bắt mặt mừng, thủ trưởng thì "thất thập cổ lai hy", còn chiến sĩ "ngũ thập tri thiên mệnh", tóc đã muối tiêu và đều có cháu nội, cháu ngoại cả.


Trở về với đời thường, nhiều đồng chí phải bươn chải với cuộc sống, có đồng chí tuổi cao sức yếu, có đồng chí thương tật tái phát, ốm đau và gặp điều bất hạnh, nhưng mỗi năm 1 lần về gặp mặt nhau như được tiếp thêm sức mạnh, ai nấy đều vui vẻ phấn khởi, như trút bớt được nỗi băn khoăn, trăn trở, toan tính hàng ngày.


Điều đáng mừng trong số các đồng chí đã từng công tác ở Cục chính trị B2 vẫn còn một số đồng chí tiếp tục đảm đương những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước và Quân đội, còn phần lớn anh chị em đã nghỉ hưu, nhưng tất cả đều giữ vững và phát huy bản chất "anh bộ đội Cụ Hồ", đều là những cựu chiến binh tích cực tham gia công tác và là lực lượng nòng cốt trong các phong trào ở địa phương.


Cuộc họp mặt hàng năm chẳng những là nơi giao lưu tình cảm mà còn bằng tình thân ái, giúp đỡ nhau khăc phục khó khăn cụ thể bằng chính thế mạnh của từng người. Có đồng chí được giúp giải quyết công ăn việc làm, đùm bọc cho con cái được thuận lợi trong học hành; cũng có trường hợp quyên góp giúp đỡ bằng vật chất cho con bạn đủ tiền học phí 1 năm v.v... và v.v...


Anh em còn có sáng kiến phát huy thế mạnh của chính mình, cộng tác cùng Báo công an Thành phố Hồ Chí Minh ra tờ đặc san kỷ niệm ngày chiến thắng 30-4 đã thu được số tiền bổ sung vào quỹ. Nhờ có tiền quỹ năm 1997 Ban liên lạc đã thay mặt anh em thăm hỏi các thành viên bị ốm đau, gia đình có khó khăn hoạn nạn, hoặc phúng viếng gia đình đồng chí có "cha già, mẹ héo". Đặc biệt có 3 đồng chí ở Hải Phòng, Phủ Lý, Hà Nội tuổi cao, bệnh trọng đã qua đời, Ban Liên lạc đã cử người đến tận gia đình chia buồn, động viên và trợ giúp kịp thời.


Một năm gặp nhau có một lần, nên cứ như là ngày hội, rất vui. Hình như không có gì có thể chi phối mọi người trong những ngày này, ngày của tình đồng đội, bao nhiêu kỷ niệm hào hùng năm xưa được khơi dậy, tự hào và kiêu hãnh, vô tư, trẻ trung và hạnh phúc tràn trề, bứt ra khỏi những toan tính hàng ngày. Chúng tôi đều rất tự hào về bản thân, tự hào về đồng đội, đến ngày hóm nay, không có gì phải hổ thẹn, phải ân hận.


Mỗi lần họp, Ban liên lạc đều có một báo cáo rất ngắn về tình hình tài chính, về những khoản hỗ trợ, về những thanh viên mới và những khoản chi cho việc nghĩa cử. Toàn bộ thời gian còn lại, là dành cho nhau để tâm tình hoặc cùng nhau chụp ảnh kỷ niệm, đi chơi, thăm nhà nhau. Mỗi lần họp như vậy là một lần chúng tôi nhắc nhở nhau: Hãy mãi mãi là người lính B2...

N.H
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM