Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:38:39 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hồi ức B2  (Đọc 2470 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #20 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2023, 09:08:29 pm »

TRƯỚC LÀN ĐẠN NHỌN


NGUYỄN QUẾ


Trước khi chúng tôi về thì Xưởng phim gặp một biến cố, biệt kích đột nhập vào đơn vị lúc vắng người, bắn chết mấy anh em, trong đó có anh Phạm Tranh, nhà nhiếp ảnh kỳ cựu. Chúng tôi chưa có dịp gặp anh, sau này nhìn lại những tấm ảnh anh chụp được đăng báo Quân đội Nhân dân mới hình dung phần nào trình độ nghề nghiệp của anh. Thật đáng tiếc cho chúng tôi không có may mắn được chung sống với anh để học hỏi thêm.


Qua năm 1966 có hai nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp cùng về công tác với chúng tôi. Hai anh em này tính khí khác nhau. Nguyễn Văn Năng quê ở Thái Bình, tính tình nhu mì, ít nói, chỉ lắng nghe, nghe đâu nhớ đấy, trí nhớ tốt đến độ tôi phát sợ, đúng hơn là kính nể. Sau chiến dịch trở về, anh em túm tụm uống trà, ăn đường tán, nói cười như pháo nổ, Năng ta cứ lẳng lặng, lâu lâu cười tủm. Bom đạn ác liệt, Năng ta vẫn thế. Ngoài chiến trường chụp được kiểu ảnh ưng ý, lại cười tủm. Mùa mưa năm 1968, trong một trận đánh ở Tây Ninh, Năng chạy ngang với bộ binh và… tôi không bao giờ gặp lại nụ cười tủm của Năng nữa. Bây giờ trong các tấm hình tư liệu lưu trữ còn có tên tác giả nhiếp ảnh Nguyễn Văn Năng nữa hay không, tôi không rõ, nhưng trong tâm trí tôi đó là mộ nhiếp ảnh viên có trình độ chuyên môn cao, người đồng chí tốt.


Ngược với tính nết của Nguyễn Văn Năng, anh Nghiêm Hà quê ở Hải Phòng, đi đến đâu thì như "lân đớp pháo" đến đó, vui như hội. Về chuyên môn của anh thì tôi khỏi nói vì khi về đến nơi anh được bổ nhiệm ngay làm tổ trưởng tổ nhiếp ảnh. Và từ khi có anh, hình ảnh chụp về đã vượt qua tính chất tư liệu, trở thanh báo chí và có lúc đạt trình độ nghệ thuật. Mùa mưa năm 1968, Nghiêm Hà ra mặt trận vào Sài Gòn và đã để lại một phần bàn tay phải của mình. Từ đó anh thôi không đi mặt trận nữa, nhưng vẫn tiếp tục hướng dẫn các thế hệ nhiếp ánh tiếp nối. Với giọng nói oang oang, tiếng cười giòn giã của anh trong những năm tháng ở rừng quả là quý báu và cần thiết, miễn là khi báo động có biệt kích hoặc đi qua vùng có máy dò tiếng động thì: “Nghiêm Hà ơi, bé bé cái mồm kẻo chết cả lũ".


Xin nhắc lại đầy đủ, ba anh nhiếp ảnh từ miền Bắc vào chi viện cho Quân giải phóng B2, ba người có học vấn và trình độ nghề nghiệp cao, có kinh nghiệm công tác báo chí trên Miền Bắc: Pham Tranh, Nguyễn Văn Năng, Nghiêm Hà. Ba ngươi vào thì hai hy sinh, một bị thương nặng. Những bức ảnh chiến tranh mà chúng ta còn xem được ngày hôm nay đã phải trả giá bằng cái giá như thế.


Từ năm 1969 trở về sau, đội ngũ nhiếp ảnh ngày càng đông và thành thạo nghiệp vụ, ít nhiều đều do Nghiêm Hà đào tạo. Hai mươi hai năm sau, chiến tranh kết thúc, đội ngũ đó có người chuyển nghề, có ngươi còn đeo đẳng với nghề nghiệp và đạt đỉnh cao của cuộc đời, chắc nhiều người còn nhớ đến ông thầy của thời vỡ lòng.


Người quay phim của Xưởng phim chúng tôi ngã xuống sớm nhất trước làn đạn nhọn của quân thù có tên Nguyễn Phú Thạnh, hy sinh vào mùa khô 1966. Tôi chưa có dịp gặp anh, nhưng một duyên may khiến tôi ghi nhớ về anh đến tận bây giờ. Khi tôi về đến Miền Đông thì anh Phú Thạnh cùng với Lê Tiễt và Dương Tôn Báo đang đi làm phim ở Sư đoàn 5. Chưa được mấy hôm thì Lê Tiết đem phim sống xuống Sư đoàn 5 cho Phú Thạnh và cùng với đoàn tiếp tục làm phim. Chưa kịp ra đi thì Dương Tôn Báo trở về buồn thiu báo tin, trong một trận đánh giao thông, Phú Thạnh xung phong cùng xung kích đứng trên ụ gò mối để lấy toàn cảnh thi lãnh nguyên một trái M79. Tôi nhận cùng với Dương Tôn Báo và Lê Tiết dựng phim về những chất liệu anh Phú Thạnh quay được. Nhờ đó tôi mới biết thêm ở Miền Đông có núi Mây Tào, ga Gia Huynh, ga Trảng Táo... những cảnh quay của anh chững chạc như đặt trên chân máy, nội dung từng cảnh đâu ra đấy, có con người, có bối cảnh rõ ràng rành mạch. Sau này xem các phim của anh Trần Nhu thì thấy rõ ràng thầy nào trò nấy, Phú Thạnh đã học được nơi người thầy của mình, những cốt lõi ngữ pháp ngôn ngữ điện ảnh và thực hiện một cách nhuần nhị ngay cả dưới làn đạn nhọn. Hay nói một cách khác, trong khi hai bên bắn nhau túi bụi, khói bụi mù mịt, đất cát lấm lem, người lính trông như củ khoai vừa bới dưới ruộng lên, vừa hành tiến đứng lên, chạy tới, nằm xuống núp đạn, vừa quan sát, vừa bắn, người quay phim cũng làm như vậy, nhưng cảnh quay của anh không rung không lắc, bấm máy đúng lúc và ngưng máy khi nội dung vừa đủ. Phú Bằng, nhà báo thân hữu của chúng tôi có nói "Quay phim là những phóng viên viết sách trên bảo thảo của mình dưới làn đạn nhọn”. Câu nói đó hoàn toàn đúng cho trường hợp của Phú Thạnh và là mục tiêu phấn đấu của chúng tôi. Tinh thần anh dũng của người quay phim là ở chỗ đó.

Vũ Thập là một nhà quay phim giỏi.

Câu nói đó không phải từ ông giám đốc Xưởng phim mà từ đồng nghiệp của chúng tôi công nhận. Tốt nghiệp cấp ba hệ chín năm, Vũ Thập vào bộ đội. Ngày ấy, những đầu năm 1950, trong một trung đoàn, số quân nhân có bằng thành chung, tú tài hiếm lắm, đếm được trên đầu ngón tay. Sau này Thập được quân đội gửi đi học đại học. Đó là một chàng trai nhanh nhẹn, khỏe mạnh và thông minh. Trong đợt Mậu thân, chủ lực ta đột nhập vào Sài Gòn hướng quận 6, Thập và Dương Phước An - một người quê Ninh Bình, một người quê Quảng Trị - cặp quay phim thành công nhất trong giới chúng tôi. Ngay ấy lực lượng ta đột nhập vào Sài Gòn chưa đủ mạnh để áp đảo địch. Vũ khí chỉ có B40 và AK với cơ số đạn trên lưng, di chuyển tung hoành vào ban đèm, sáng ra là thiên về phòng ngự. Trong khoảnh khắc bình minh ngắn ngủi (từ 5g00 đến 6g00 sáng), hai anh em đã tranh thủ quay được những cảnh tuyệt vời mà trong lịch sứ chống Mỹ cứu nước chẳng có nhà quay phim nào quay được.


Mùa mưa năm 1968, còn gọi đợt 8 Mậu Thân, vết thương phần mền mới lên da non, Vũ Thập lại tham gia trận phục kích vận động trên quốc lộ 22 đoạn Trảng Bàng. Nhanh nhẹn và dũng cảm đã đem lại cho anh những kết quả mà không mấy ai đạt đươc. Một chú lính Mỹ đưa tay đầu hàng ngay tại trận. Chú là lính lái xe, cùng với khẩu Rouleau sáu viên chưa bắn phát nào khi giao nộp. Sau này trong trại tù binh có dịp quay phim là hắn ta luôn miệng cảm ơn ông quay phim vì hy vọng hình ảnh này sẽ phát lên truyền hình Mỹ, má y có dịp xem để tin rằng y còn sống. Chú lính Mỹ gốc Mêhicô này còn nhờ tôi chuyển lời cảm ơn đến ông quay phim ngoài mặt trận (Vũ Thập) đã cho y những kiến thức cần thiết để tránh đạn của đồng đội y. Một thành công thứ hai của Vũ Thập là một cảnh quay bộ đội ta bắn đại liên (tiền cảnh) xung kích chạy lên (trung cảnh) và xa xa là xe Mỹ (bối cảnh). Gần 30 năm rồi tôi vẫn còn nhớ lại, đêm đó, trong rừng Tây Ninh, mưa lắc rắc cuối mùa, khi chiếu phim nháp đến cảnh này, tất cả chúng tôi, quay phim, nhiếp anh, dựng phim, đều vỗ tay hoan hô. Còn Vũ Thập lúc đó đang nằm trong quân y viện. Trận này anh bị thương, vết thương buộc anh phải giã từ quay phim, trở thành cán bộ huấn luyện cho đến khi trở về nghỉ.


Ngược lại với Vũ Thập sôi nổi, vui vẻ. Dương Phước An thâm trầm, kín đáo nhưng anh không xa cách mọi người. Sức mạnh nội tâm đã thuyết phục được giám đốc xưởng cử anh đi Bến Tre để làm một phóng sự về vùng đất này trong giai đoạn chiến tranh cục bộ. Bến Tre thời đồng khỏi đã được miêu tả nhiều trong một số phim. Những năm đó, Bến Tre là đất thánh của cách mạng Miền Nam, đến Bến Tre là mơ ước của nhiều phóng viên chúng tôi. Tôi không kể lại đây những gian truân vượt đồn bốt, sông rạch của chuyến đi mà chỉ ghi lại câu chuyện tình cảm. Giọng Quáng Trị của anh ở đất Bến Tre gây chú ý cho nhiều người. Một tối xong việc ngồi chơi thì một du kích địa phương đến thăm hỏi Dương Phước An. Sau khi thăm hỏi quê quán của An, người du kích đòi An thưởng một xị rượu đế. Đòi cho vui vậy thôi, anh ta kể:

“Trước đây, khi anh ta đi quân dịch bị điều động ra vùng 1 chiến thuật (tức Thừa Thiên – Quảng Trị) có đến thăm viếng nhà dân. Nay nghe An nói đúng tên xóm láng người thân trong nhà, anh ta đã xác định rằng anh ta đã đến đúng nhà An. Biết được trên 10 năm nay, An không có tin tức gia đình, anh ta chỉ cung cấp vài chi tiết là bố mẹ An vẫn sống mạnh giỏi và chị vợ An vẫn chờ An không đi lấy chồng. Chị ta đứng đắn, có vẻ như người hoạt động cho cách mạng đằng mình".


Chỉ biết được bấy nhiêu thôi là Dương Phước An đã quá mừng. Sau chuyến đi Bến Tre về, anh vui vẻ cởi mở hơn trước. Còn toàn bộ hình ảnh chuyến đi Bến Tre 1967 đó chưa kịp in tráng thì An tham dự Mậu Thân và hy sinh. Công tác biên tập năm đó không có ai trông nom nên phim cất kho luôn, sau này tôi chỉ nghe anh em kể lại một số cảnh quay mà chặc lưỡi hít hà!


Tôi chỉ công tác chung với Dương Phước An có hơn 4 năm, từ Hà Nội đến rừng Tây Ninh và đã cách biệt nhau ngót 30 năm rồi, nhưng giọng nói, dáng đi, cảnh quay của Dương Phước An vẫn còn rõ mồn một trong tâm trí. Nếu sức mạnh nội tâm của An thuyêt phục được ông Cố Hỷ giám đốc Xưởng phim Quân giải phóng để được đi Bến Tre rồi nhận tin nhà qua một người từng là lính ngụy, vui niềm vui ngắn ngủi trong 3 tháng cuối đời, rồi ngã xuống trên nẻo đường giao liên, nơi cánh rừng tràm Ba Thu, thì âu ra ký ức tôi chưa phai mờ về anh có lẽ cũng do sức mạnh tâm linh đó.


Hàng chục năm sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chị Lê Thị Muộn, vợ liệt sĩ Dương Phước An sau khi liên lạc được với tôi về việc tìm hài cốt chồng thì có nhờ cháu gọi điện thoại từ Quảng Trị vào Thành phố Hồ Chí Minh rằng chị quá già yếu không thể đi nổi. Hài cốt của Dương Phước An đã hoà cùng cỏ cây đất nước, non sông này.

N.Q
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #21 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2023, 09:09:26 pm »

CHIẾC DÉP LỐP


NGÔ QUANG ĐẠT


Hai tổ quay phim Vũ Thập và Trọng Hội, Nguyễn Quế và Quang Đạt được phái xuống Trung đoàn 3, Công trường 9 (nay là Sư đoàn 9 và Trung đoàn 3 đã tăng cường về Quân khu 9).

Địa bàn hoạt động của Trung đoàn là vùng chiến khu D, nó là một vùng rừng già sát Biên Hoà và Bình Dương. Rừng triền miên chạy dài lên tận biên giới.

Chúng tôi được điều xuống Đại đội X, Tiểu đoàn Y (vì quá lâu nên không nhớ tên chính xác). Đại đội được giao nhiệm vụ tiêu diệt trung đội địch canh gác án ngữ trên quả đồi cách thị trấn Tân Uyên chừng 3 km. Quy luật hoạt động của địch là sáng sớm từ thị trấn lên, chiều rút về.


Nửa đêm đơn vị đã chiếm lĩnh trận địa xong. Vũ Thập, Trọng Hội đi với Trung đội đánh chính diện, tôi và Nguyễn Quế đi với Trung đội đánh khoá đuôi. Nguyễn Quế đã nhường cho tôi quay phim trận này.

Khi trời sáng rõ, chúng tôi đã được biết tin chúng đang từ thị trấn đi lên. Nửa giờ sau toán quân đầu tiên của địch đã chui vào trận địa phục kích. Chúng đi hàng một nên đội hình lê thê. Sốt ruột hồi hộp chờ đợi cho địch đi sâu vào trận địa, chúng tôi dán mình vào mặt đất, như những con kỳ nhông rình con mồi, im lặng đến nghẹn thở. Sự căng thẳng được phá tan bởi tiếng nổ của B40 và súng máy từ phía Trung đội chặn đầu. Mặc dù đội hình chung chưa lọt gọn vào hết, Trung đội khoá đuôi vẫn phải nổ súng. Đó là hợp đồng theo tiếng súng. Chúng bị bất ngờ nên hoảng hốt vội vàng cùng nhau ù té chạy.


Tiếng hô xung phong hoà lẫn trong tiếng súng. Tôi mải bấm máy nên lẹt đẹt chạy theo sau các chiến sĩ. Xuống hết đồi, tôi tới một cánh đồng, vắt ngang qua cánh đồng này là một con đường ôtô; địch chạy toán loạn trên cánh đồng và sự truy đuổi của bộ đội cũng ráo riết. Súng nổ khắp nơi, cảnh rượt đuổi thật ngoạn mục đã hút chặt lấy ống kính của tôi. Đám tàn quân cố sống dốc sức chạy lên con lộ. Chúng tôi cũng chạy theo, gần tới lộ bỗng nhiên chiếc dép lốp của tôi bị bùn giữ chặt lại dưới ruộng. Đúng lúc đó phía trước trên con lộ đột nhiên xuất hiện một chiếc xe ZEP lao thẳng đến. Không thể một lúc làm được hai việc, tôi dán mắt vào kính ngắm bấm mấy cảnh chiếc xe xấu số này bị hai chiến sĩ ta xả đạn AK tới tấp. Tôi chỉ kịp nói: "Anh Quế! Lấy cho tôi chiếc dép ở dưới bùn".


Xe cháy, không còn một bóng địch cũng là lúc được lệnh rút quân. Đánh nhanh rút nhanh đó là chiến thuật. Đường về chúng tôi phải băng qua một cánh rừng đầy cây găng va gai mắc cỡ. Pháo địch phản kích bắn chặn đường rút quân của ta nổ rầm rầm khắp nơi. Về đến căn cứ điểm quân, Đại đội trưởng hỏi:

- Có ai sao không?

- Trung đội một an toàn.

- Trung đội hai an toàn.

Đồng chí y tá đang khều gai ở bàn chân tôi bỗng cất lên:

- Báo cáo Đại đội Trưởng, đơn vị phối thuộc có một bị thương.

Ngạc nhiên, Đại đội trưởng hỏi lại:

- Đơn vị nào phối thuộc hả?

- Báo cáo đơn vị quay phim.

Anh vội quay lại chỗ tôi vừa đi vừa hỏi:

- Đồng chí phóng viên bị thương sao hả?

Tôi vội đáp nhanh:

- Báo cáo tôi bị thương bởi gai mắc cỡ.

Cả đơn vị cười ầm lên vui vẻ vì trường hợp bị thương đặc biệt này.

Chân đau tôi chợt nhớ đến dép vội hỏi ngay:

- Anh Quế có lấy dép cho tôi không?

- Đây nè, tụt mất một quai mà!

Tôi sung sướng thầm cám ơn anh vì đã đem thần hộ mệnh về cho đôi chân vạn dặm của tôi. Đem một chiếc dép từ trận địa về cho bạn là việc làm đầy tình yêu thương đùm bọc của đồng đội.

Bây giờ tôi và anh cũng ngoài lục tuần cả. Trở về với đời thường, Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cách nhau xa, nhưng tấm lòng vẫn gần nhau. Những kỷ niệm xưa đã ghi tạc khắc sâu trong ký ức.

Không quên được: Một thời tuổi trẻ - Một thời chinh chiến!

N.Q.Đ
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #22 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2023, 09:10:16 pm »

MỘT LẦN VƯỢT QUA ĐỒNG THÁP MƯỜI


VŨ VĂN LƯƠNG


Sau đợt III của cuộc tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, chúng tôi từ miền Đông Nam Bộ xuống Đồng bằng Sông Cửu Long, thực hiện quay phim tư liệu ghi lại một số hình ảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân dân miền Tây Nam Bộ.


Đoàn quay phim chúng tôi gồm các đồng chí: Trần Cần Kiệm, quê ở Cần Thơ, Hồng Hải (nhiếp ảnh), quê ở Long An, Ba Rô ở Bến Tre và tôi từ miền Bắc vào. Chúng tôi được bố trí cùng đi theo một tiểu đoàn chủ lực của Quân khu, từ biên giới Việt Nam Campuchia vượt qua Đồng Tháp để rồi về tỉnh Mỹ Tho. Đây là 1 chuyến đi "đặc biệt, hiếm có", với chặng đường hành quân dài ngày, với trang bị máy quay, phim nhựa, lương thực, vũ khí, qua nhiều vung căng thẳng gay go phức tạp mà chúng tôi chưa lường trước được.


Bộ phận trinh sát của tiểu đoàn được cử đi trước... Sẩm tối hôm đó, cùng với đội hình của tiểu đoàn, chúng tôi bắt đầu vượt qua Đồng Tháp Mười. Hồi ấy đang là mùa khô, trên vùng đất Đồng Tháp nứt nẻ là những đám cỏ của mùa nước trước rất cao, nay đã khum xuống thành những vòm nho nhỏ giữa cánh đồng bát ngát.


Rất không may là bộ phận trinh sát lại bị lọt vào ổ phục kích đón lõng của bọn lính ngụy; Qua đó chúng phán đóan ta có 1 lực lượng lớn đang di chuyển về đồng bằng.

Chúng tôi hành quân suốt đêm gần đền sáng thì tới bờ kênh Ngang.

Lệnh của tiểu đoàn là: “Tất cả không được nghỉ lại ở bờ kênh mà phải phân tán chui nấp dưới những lùm cỏ khum khum ở ngoài đồng.

Chúng tôi lo lắm! Ở giữa đồng nhỡ địch phát hiện lấy đâu địa hình địa vật mà chiến đấu? Nhưng lệnh là phải chấp hành và cũng như toàn tiểu đoàn, đoàn quay phim chúng tôi chia nhau chui vào các lùm cỏ, và thu xếp chuẩn bị sẵn sàng rồi lấy gạo rang ra nhấm nháp… Đồng chí Cần Kiệm ghé tai hỏi nhỏ: “Cậu có sợ không Lương? " - Quả thật là sợ song không còn cách nào khác!".


Khoảng 8 giờ sáng các loại trực thăng của Mỹ-ngụy bắt đầu hoạt động, chúng bay dọc kênh Ngang, loại trực thăng “cá lép” quần đảo thay nhau phóng "rốc két”, loại trực thăng “cá rô" lượn đi lượn lại dòm ngó, thỉnh thoảng ném lựu đạn xuống xăm hầm hòng tìm ra dấu vết của tiểu đoàn nhưng tất cả anh em bộ đội đều bình tĩnh ẩn nấp, im lặng, giữ nghiêm kỷ luật bí mật không để lộ.


Từ sáng đến chiều hết đợt máy bay này đến đợt khác chúng cũng chẳng phát hiện tìm kiếm được gì và khoảng 4 giờ chiều chúng chuồn về hết - Toàn tiểu đoàn đều an toàn.

Suốt cả ngày hôm đó chúng tôi chỉ ăn gạo rang và uống nước lã nhưng rất vui - Qua đợt hành quân đó, tôi mới hiểu rõ yếu tố bất ngờ về quân sự và cách xử trí thông minh của những người lính Nam Bộ đã thắng địch...


Đêm đó chúng tôi lại tiếp tục hành quân về đến vị trí an toàn rồi chia tay với tiểu đoàn chủ lực của Quân khu và sau đợt đó chúng tôi đã quay được khá nhiều hình ánh giá trị về quân dân Đồng bằng Cửu Long chống cuộc chiến tranh "Việt Nam hoá" của bè lũ Mỹ-ngụy.

V.V.L.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #23 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2023, 09:11:10 pm »

XUÂN ẤY – DƯỚI VƯỜN MĂNG CỤT LÁI THIÊU
(Nhân dịp kỷ niệm 30 năm – Tổng tiến công và nổi dậy 1968)


ĐÌNH THỊNH


Mùa Xuân 1968, tôi cùng đi với Trung đoàn 12 - Công trường 7 (Sư đoàn 7) Quân giải phóng Miền Đông Nam Bộ xuống chiến đấu ở miệt vườn Lái Thiêu, cửa ngõ Tây Bắc Sài Gòn.

Dẫn đường cho đơn vị chúng tôi là các nam nữ dân quân du kích địa phương. Sau mấy đêm luồn qua các đồn bốt, các ổ phục kích, các làn đạn pháo của địch, chúng tôi mới đến được ấp Bình Nhâm - Lái Thiêu - Một miệt vườn nổi tiếng về trái cây của Miền Nam.


Trên đường hành quân phải luôn luôn giữ bí mật, không được để lộ ra một tý gì về bộ đội chủ lực đang chuyển quân. Đơn vị phải phân công người đi sau cùng kéo một cành cây to, có nhiều lá để quét hết dấu dép bộ đội. Càng xuống vùng sâu, càng phải thận trọng hơn. Khi còn cách ấp khá xa, chúng tôi đã phải tháo dép cao su ra, xách tay, đi chân không. Đường vào ấp là một con đường rộng và như có rải đá răm hoặc đất sỏi ruồi, làm chân dẫm lên đau nhói. Chúng tôi cứ phải dúm 5 đầu ngón chân vảo, ma bước cho đỡ đau. Ấy thế mà các cô du kích giao liên cứ bước đi thoăn thoắt, chúng tôi phải ráng hết sức mới theo kịp. Dường như các cô gái đã quen với con đường này hay vì vui với công việc và nhiệm vụ được dẫn đường cho bộ đội Miền về đánh giặc trên quê hương mình trong mùa xuân này nên các cô quên cả gian khổ, mệt nhọc, vất vả.


Đưa bộ đội vào đến giữa ấp, các cô bảo chúng tôi dừng lại và nói:

- Mấy anh, mấy chú ơi! Đây là chỗ tạm ém quân của chúng ta, đêm mai sẽ đi tiếp. Giờ mấy anh, mấy chú tản vào hai bên vườn và khẩn trương đào hầm đi, ở đây gần bót địch, chung bắn phá dữ lắm.

Mặc dầu lưng còn ướt đẫm mồ hôi, chúng tôi đã phải bắt tay ngay vào đào hầm.

Lần đầu tiên xuống miệt vườn Lái Thiêu, nên nhìn cái gì cũng lạ lẫm, lạ lẫm nhất là vườn cây đóng quân. Trước đây đã từng nghe nói Miền Nam có măng cụt, sầu riêng ngon lắm, nay đứng dưới vườn cây vẫn chưa biết là cây gì. Khi hỏi ra đây chính là vườn măng cụt.. Nhiều chiến sĩ còn ngỡ ngàng nói với nhau: “Thế mà mình cứ nghĩ cây măng cụt giống như cây măng tre, măng nứa người ta chặt cụt đi, để ra cây măng mới ăn ngon hơn, hóa ra lại loại cây này". Rồi cứ trố mắt nhìn cười khúc khích.


Vào mùa xuân vườn măng cụt xanh tốt lạ thường. Cây cỏ tán lá dầy và xanh rậm rì. Cành đâm ngang tỏa ra như cành bứa nhưng không chống ngược lên, mà lại xòa ngang xuống. Cành cây nọ vươn dài, nối với cành kia, vườn nọ nối với vườn kia làm thành một thảm xanh dầy đặc. Ánh sáng khó vượt qua được kẽ lá, làm đất dưới gốc cây bị cớm nắng, hầu như không có cỏ và quang đãng. Dưới con mắt người lính thì đây là một địa hình che khuất khá lý tưởng nhưng lại là nơi rất dễ để cho địch nghi có "Việt cộng" đóng quân và là mục tiêu để chúng bắn phá.


Đất ở vùng này mềm dễ đào nhưng lại rất sẵn nước, chỉ cần đào lớp xẻng thứ hai, là đã có nước tràn vào. Vì thế không thể đào hầm sâu được. Tất cả phải làm hầm nổi, phải dùng cây chuối làm kèo chữ A, rồi đắp đất dầy xung quanh, tựa như cái áo giáp tam giác bằng đất, chủ yếu để tránh sát thương, khi mảnh bom, mảnh pháo văng tới. Nếu trúng bom, trúng pháo thì cũng khó tránh khỏi cái chết.


Chúng tôi chưa đào xong hầm thì địch đã mò tới nổ súng. Thế là suốt từ 5 giờ sáng hôm đó cho đến tối mịt - Một trận chiến đấu ác liệt đã diễn ra ngay trên mảnh đất Bình Nhâm nay. Địch đã nhiều lần điên cuồng dùng phi pháo đánh phá dữ dội và thúc giục bộ binh liều mạng xông lên, nhưng vẫn bị đánh bật ra khỏi trận địa - Cuối cùng chúng đã phải tháo chạy.


Trận đánh vừa kết thúc, khói bom, mùi thuốc súng còn khét lẹt, đã thấy từng đoàn du kích, thanh niên xung phong quần áo bà ba đen, kéo đến phối hợp với bộ đội giải quyết chiến trường. Tốp làm chính sách, tốp tải đạn, tải thương, tốp dẫn đường cho bộ đội tiếp tục hành quân. Mặc cho nhà cháy, cây đổ ngổn ngang, trông thật xót xa, nhưng đồng bào và chị em miệt vườn vẫn không hề nao núng. Đồng bào và chị em vẫn động viên bộ đội:

- Bữa nay đằng mình đánh lớn, nên chúng cũng phải quậy phá chứ! Có ráng chịu cực lúc này, mai mốt mới có tự do độc lập; tự do rồi, ta lại xây nhà, trồng cây lo gì mấy chú.

Những lời nói của đồng bào thật mộc mạc, giản dị - Mộc mạc giản dị như cơm ăn nước uống hàng ngày nhưng hồn nhiên và chứa đựng cả một niềm tin mãnh liệt. Bởi vì giữa lúc đang còn tràn ngập lửa đạn ngay trên quê hương mình, ai dám đoán biết ngày nào mình sẽ thắng nhưng họ vẫn tin. Thế rồi niềm tin ấy đã thành sự thật. Chỉ sau 7 năm - Mùa xuân năm 1975 miền Nam đã hoàn toàn giải phóng.


Và hôm nay, sau gần 30 năm, tôi trở lại miệt vườn Lái Thiêu dấu vết của chiến tranh gần như đã được xoá hết. Nhà cửa đã xây lại đàng hoàng, hố bom đã được san lâp, trồng cây mới. Vườn đã xanh, giờ càng xanh hơn với bao hoa thơm, trái ngọt của sầu riêng, măng cụt.


Bất giác làm tôi bồi hồi nhớ lại mùa xuân năm 1968 - Mùa xuân thật bĩ cực nhưng hào hùng của miệt vườn Lái Thiêu, của Sài Gòn và cả miền Nam năm ấy. Có mùa xuân của sự   hy sinh, mới có mùa xuân 1975 – mới có mùa xuân 1998 - Mùa xuân của mầu xanh vô tận và bất diệt - Mùa xuân chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 rạng rỡ của dân tộc.

Đ. T
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #24 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2023, 09:12:01 pm »

NHỮNG MÉT PHIM QUAY Ở TRẬN LỘC NINH


NGUYỄN CƯỜNG


Vào chiến dịch mùa khô năm 1972, toàn bộ lực lượng quay phim nhiếp ảnh xưởng phim quân giải phóng Miền được tung ra khắp mặt trận B2. Khác với chiến dịch trước, lần này chúng tôi cùng đi một ngày và được phòng Tuyên huấn Miền tách riêng ra khỏi đơn vị đến một cù lao trên một dòng sông gần Suông Chúp để tập huấn chính trị và giao nhiệm vụ cho từng đội quay phim xuống các đơn vị chủ lực Miền.


Đồng Cam và tôi cùng Vũ Hậu, nhiếp ảnh được xuống mũi chủ yếu của chiến dịch. Ở sư đoàn bộ 5 chúng tôi được chính uỷ Ba Cúc giao nhiệm vụ cụ thể và cho biết quyết tâm chiến dịch, đồng thời "nói nhỏ" sẽ có xe tăng và pháo hạng nặng cùng tham chiến. Đây là trận đánh hiệp đồng binh chủng lớn đầu tiên ở Miền, tạo ra thế và lực mới của cả chiến dịch. Đồng Cam động viên cả tổ quay phim quyết tâm bám sát xung kich, quay bằng được trận đánh lịch sử này.


Đồng Cam khác với tôi và Hậu, là người được giác ngộ tham gia lực lượng vũ trang cách mạng từ trẻ và được đào tạo trở thành quay phim của xưởng phim Quân giải phóng Miền (B2). Anh chưa một lần ra Bắc, chưa được tận mắt thấy uy lực của xe tăng và pháo binh ta. Cả tổ xuống tiểu đoàn chủ công, bám đại đội 2, đơn vị mở cửa, nơi xe tăng ta cùng bộ binh tấn công địch ngay giữa ban ngày. Để đảm bảo bí mật bất ngờ đường hành quân tới căn cứ địch phải đi qua một cánh rừng Khộp rộng lớn, mùa khô không con suối nhỏ nào có nước. Chúng tôi phải mang trên vai cây để làm hầm, nước uống 3 ngày và 5 ngày lương khô. Tổng cộng trên vai anh em chúng tôi cả phim, máy, gạo, gỗ làm hầm mỗi người phải trên 30kg.


Đến khi Đồng Cam, tôi và các đồng chí chỉ huy Đại đội 2 tay chạm vào hàng rào dây thép gai thứ nhất của địch thì ngày tận số của địch coi như đã định. Nhiệm vụ đầu tiên là chúng tôi phải có công sự để trụ lại cửa mở. Đất đỏ mùa khô chai cứng, mỗi làn dùng xẻng, dùng chân dẫm đạp chỉ cuống 2-3 cm. Gần sáng công sự chỉ sâu được 70-80 cm.


5 giờ sáng pháo binh ta bắt đầu bắn vào căn cứ địch. Bộ binh bắt đầu mở hàng rào. Mặt đất rung chuyển. Khói lửa mù trời. Căn cứ địch "quằn quại” trước đòn đánh của ta. Để quay được điểm nổ, Đồng Cam và tôi nhờ chiến sĩ trinh sát pháo binh chỉ giùm vị trí thích hợp. Nhưng rất khó đối với nghề quay phim. Cuối cùng Đồng Cam đề nghị đồng chí trinh sát quan sát địch trong căn cứ còn Cam đứng lên vai tôi dựa vào hàng cây cao su chĩa ông kính máy quay vào trong căn cứ địch. Anh trinh sát chỉ kịp kéo Đồng Cam xuống thì một loạt đạn bắn thẳng đã ghim vào thân cây cao su ứa mủ trắng tinh. Sau đấy Đồng Cam đi quay công binh đặt bộc phá mở hàng rào, quay khẩu đội ĐKZ 75 tiêu diệt hoả điểm địch trong căn cứ. Địch chống trả quyết liệt. Trên trời máy bay thi nhau ném bom. Hoả lực trong căn cứ địch bắn trả vào các vị trí của quân ta. Sau này khi quay lại vị trí cửa mở quanh công sự chúng tôi chừng 3m2 đã có 8 quả ĐKZ của địch bắn vào.


Tổ quay phim và Đại đội 2 trụ 1 ngày 1 đêm tại cửa mở. Sau này tôi được biết để giữ vững cửa mở 2 ngày chờ xe tăng ta xuất kích, bộ binh đã phải chiến đấu anh dũng không cho địch bịt cửa mở, tổn thất của Đại đội 2 thật lớn. Cả Đại đội chỉ còn 6 người không bị thương, 1 trung đội công binh, 1 trung đội đặc công không còn ai lành lặn.


Sáng ngày thứ 3 kể từ khi nổ súng, xe tăng ta xuất kích, bộ binh ào lên. Đồng Cam và tôi cùng Vũ Hậu và Nguyễn Cán nhiếp ảnh Sư 5 theo xe tăng thứ 6. Pháo địch bắn chặn quyết liệt, trên đầu máy bay địch gầm rú, Sau khi chỉ đường cho xe tăng vào thị trấn chúng tôi tranh thủ quay mấy cảnh ngược sáng: xe tăng in trên nên trời hừng sáng, cả tổ lao theo đoàn quân vào căn cứ địch. Chỉ là một phản xạ tự nhiên tôi kịp lăn xuống đất đã thấy trời đất mù mịt như có người vít đầu mình xuống. Biết bị bom nổ gần, tôi cố gắng quan sát thấy bên trái Đồng Cam nằm bất động, tay vẫn ôm chặt máy quay. Tôi vội đến lay gọi. Hai vết thương xuyên qua lồng ngực trào máu. Đồng Cam thều thao: “Cầm máy, quay phim tiếp..." rồi nhắm mắt. Hậu tìm thấy Cán đã hy sinh ngay trên miệng hố hom, hình hài không còn nguyên vẹn, chỉ nhận được chiếc máy ảnh đứt quai rơi ngay bên phần thi thể còn lại… Chúng tôi đưa xác đồng đội xuống hố bom… Tôi và Hậu tiếp tục theo bộ đội vào căn cứ địch và quay tiếp hơn 20m phim. Cả chiến đoàn địch đã bị tiêu diệt, ta bắt hàng nghìn tù binh trong đó có cả cố vấn Mỹ.


Hôm sau Hậu và tôi đưa Đồng Cam và Cán về nơi quy tập và vĩnh biệt các anh, những người phóng viên mặt trận dũng cảm.

Ngày nay, thỉnh thoảng được xem lại những mét phim của đội ngũ những người quay phim Quân giải phóng B2 tôi lại bồi hồi xúc động nhớ tới các anh.

Vô cùng biết ơn các anh, các chị đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh hôm qua để chúng ta có cuộc sống hòa bình hôm nay.

N.C
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #25 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2023, 09:13:07 pm »

NHỮNG KỶ NIỆM VỚI TRẦN CẦN KIỆM


NGHIÊM HÀ


Đầu năm 1966 nhóm phóng viên thông tấn chúng tôi được giao nhiệm vụ đi với anh Ngô Thế Kỷ, phụ trách phòng phát thành quân đội vào B2 xây dựng phân xã Quân giải phóng thuộc Thông tấn xã giải phóng. Nhưng không hiểu vì lý do gì, đến trạm tập kết của "R" ở Đồng Xoài, tôi được đón về B8 - Điện ảnh Quân Giải phóng, còn đồng chí Nguyễn Văn Năng cũng là phóng viên nhiếp ảnh dọc đường bị sốt rét, sẽ về sau, bốn đồng chí phóng viên viết tin: Lê Minh (anh ruột nhà văn Triệu Bôn), Nguyễn Duy Khải, Mai Bá Thiện, Đỗ Công Viện thi về A3 - Báo Quân giải phỏng.


Về đây tôi gặp nhiều anh em từng được đào tạo bài bản từ xưởng phim Quân đội nhân dân chi viện vao như Vũ Thập, Nguyễn Quế, Trọng Hội, Quang Đạt, Dương Phước An, Cần Kiệm v.v... Số anh em nhiếp ảnh từ Bắc vào, có lẽ mới thêm có mình tôi, tôi được phân về Ban nhiếp ảnh cùng với Trường Sơn, Kiên Trì và Thanh Tịnh.


Ở xưởng phim Quân giải phóng, mỗi lần đi chiến dịch hoặc đi công tác trong hậu cứ thu thập tư liệu, Ban phụ trách thường bố trí anh em thành từng tổ gồm: Một quay phim chính, một phụ và một nhiếp ảnh; tôi và Cần Kiệm nhiều lần đi với nhau trong một đội hình như vậv. Anh hơn tôi một giáp nhưng ý hợp tâm đầu. Tôi và cần Kiệm đều được học hành có hệ thống về chuyên môn nên hay "lý thuyết" với nhau về tạo hình, về kỹ thuật và học thuật. Con người Cần Kiệm cũng rất lạ, cứ đụng với anh về vấn đề này là dứt không ra. Tôi thì mới ra trường, lý luận ứ đọng, anh thì thực tiễn đầy ắp. Vì thế mà tôi và Càn Kiệm đã nhiều lần "đụng độ" với nhau.


Anh là trai Tây Đô, tập kết ra Bắc được học hành đến nơi đến chốn, người cao, mắt sâu, râu rậm, tướng mạo trông rất "ngon lành", vậy mà những năm tháng ở đất Bắc chưa hề hứa hẹn cùng ai. Ấy là cái lần anh Kiệm rủ tôi sang B6 (Văn công Quân giải phóng) chơi. Vừa luồn rừng, vừa ngậm điếu thuốc "rê", anh hỏi tôi:

- Nghiêm Hà khi vào đây, người yêu hẹn thế nào?

Tôi trả lời anh và khi hỏi lại anh, thì biết vậy?

Điện ảnh và văn công ở cách nhau khoảng 15 phút đường rừng, nên có mối quan hệ chặt chẽ trong công việc cũng như trong tình cảm. Tôi và anh Kiệm hay sang B6 chơi lắm. Những lần đi chơi tiếp xúc với anh chị em tôi thấy anh Kiệm còn có tài hùng biện. Với phong cách chững chạc, phương pháp hấp dẫn, kết hợp diễn tả sự việc bằng mắt, bằng tay, bằng mồm, anh nói chuyện gì cũng thu hút mọi người. Có lẽ những năm tháng ở Hà Nội anh đọc nhiều, nhớ được nhiều. Anh nói chuyện văn chương, nói chuyện âm nhạc rất say sưa; nói với dăm bảy người quanh bàn trà mà cứ như diễn thuyết, mồ hôi lấm tấm trên vành ria mép. Có lần anh cầm đờn dạo một bản nhạc theo điệu "Khổng Minh toạ lầu" rất mùi mẫn và điệu nghệ. Anh còn bình luận dẫn dắt tình cảm của nội dung bản nhạc một cách thú vị.


Cần Kiệm là con người cẩn thận, tỉ mỉ, cảnh giác. Tôi nhớ mãi lần làm nhiệm vụ ở Đại hội anh hùng lần thứ II xong, khi về, cơ quan tham mưu thông báo trên đường dây có biệt kích, anh dặn tôi kinh nghiệm đi đường phải hết sức giữ bí mật, không gây tiếng động trong lúc đi, như tiếng óc ách của bình tông nước, tiếng lạch cạch của các thứ lủng củng đeo ở thắt lưng và cách quan sát phía trước, hai bên đường; luôn phải đặt tình huống trong đầu "nếu phía trước địch xuất hiện, bất ngờ nổ súng" thì ta phải náp vào gò mối nào, gốc cây nào để vừa tự vệ, vừa chiến đấu được.


Suốt một ngày hành quân trong trang thái thần kinh căng thẳng như vậy, về đến bãi khách cách căn cứ chừng 1 giờ đồng hồ thì trời tối hẳn. Tôi nêu ý kiến nghỉ lại, mai về sớm, chắc an toàn rồi. Cần Kiêm đồng ý, nhưng yêu cầu tôi tìm chỗ khuất, không mắc tăng và không được nấu nướng, không được soi đèn pin, im lặng mắc võng ngủ. Tôi hơi bực, nhưng mệt và đói, có nắm cơm lúc trưa ăn hết rồi, tôi không tranh luận.


Cần Kiệm nằm trên võng, rút khẩu súng ngắn để ở tư thế sẵn sàng. Tói còn ngồi trên võng ăn thìa đường, uống ngụm nước cuối cùng và im lặng. Bỗng tôi phát hiện xa xa phía cuối bãi khách có đốm lửa của thuốc lá, tôi ghé tai Cần Kiệm thì thầm:

- Cuối bãi khách có quân ta, lại xin bọn họ điếu thuốc.

Tôi gợi ý như vậy vì tôi biết anh nghiện thuốc nhưng đã hết, Cần Kiệm gạt phắt đi bảo "ngủ thôi"...

Vì mệt, sáng bạch hôm sau chúng tôi mới tỉnh dậy, cuốn võng đi, lúc qua cuối bãi khách tôi chỉ chỗ tối hôm qua có đốm lửa, cách đường mòn chừng mười mét và nói:

- Bọn này vội gì mà đi sớm thế?

Với con mắt sắc sảo, Cần Kiệm kéo tôi vào, thì hoá ra là bọn thám báo! Chúng con để lại dấu vết là vỏ đồ hộp và bao thuốc lá "Quân tiếp vụ".

Thật là hú vía, nếu tối qua mò sang, chắc là chúng xơi tái, sáng nay chúng dậy trước, nhưng không phát hiện ra chúng tôi, vì bọn tôi nằm khuất và không căng tăng. Thế là vì chúng tôi không biết chúng chúng nó là ai, chúng nó không phát hiện ra chúng tôi, nên đã không xảy ra chuyện gì. Bí mật, bất ngờ, cẩn tắc mà Cần Kiệm hay nói đã giúp tôi bài học sâu sắc.


Chuẩn bị cho Mậu Thân 68, đội quay do cần Kiệm quay chính, Bất Diệt phụ và Nghiêm Hà chụp Inh là đội hình duv nhất của Quân giải phóng, phôi hợp với Điện ảnh Giải phóng sẽ vào tiếp quản Sài Gòn, ghi những hình ảnh lịch sử. Nhưng dấu son đó đã không thành. Sang thời điểm của đợt II, bọn địch đã lấy lại bình tĩnh, giành thế chủ động, chúng nống ra với chiến thuật "Thiết xa vận", dùng xe bọc thép càn, ủi, uy hiếp tinh thần quân ta.


Bọn tôi nóng ruột quá, nhào xuống E2, F9, anh Út Thới (là Trung tướng Nguyễn Thới Bưng sau này làm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng) vui vẻ giới thiệu với cơ quan tham mưu và đề nghị chúng tôi xuống D5. Ban chỉ huy tiểu đoàn phấn chấn điện cho các đại đội là trận tập kích cụm xe dã chiến ở Đức Huệ đêm nay có các nhà quay phim quân đội đi cùng, làm nức lòng cán bộ chiến sĩ đại đội chủ công.


Trước giờ xuất kích, Cần Kiệm triệu tập họp tổ Đảng vì chiều lúc dự họp nghe phổ biến kế hoạch ở trên Tiểu đoàn về tôi nêu ý kiến đi quay, chụp đánh kích ban đêm thì không làm ăn được gì? Mà có khi lại thương vong cần tính toán kỹ”. Với danh nghĩa tổ trưởng, Cần Kiệm quyết định đi tất cả, dù không quay, chụp được gì cũng đi, thương vong cũng đi, đây là công tác tư tưởng, công tác chính trị...


Mờ sáng hôm sau, đi trong đội hình rút quân về căn cứ, biết chúng tôi là đội quay phim, bộ đội hoan hô chúng tôi và tin chắc rằng những chiếc xe tăng cháy đã lọt vào ống kính. Tôi chẳng chụp được gì, nhưng thấm thía một điều: người phóng viên quay phim, chụp ảnh mặt trận, không chỉ làm nhiệm vụ ghi hình ảnh thắng lợi của ta, thất bại của địch mà còn là những người làm công tác tư tưởng rất hiệu quả.


Sau trận tập kích thắng lợi, tiểu đoàn 5 bị trực thăng, pháo binh truy kích liên tục, ban ngay ở trong dân, ban đêm di chuyển, đội quay chúng tôi luôn bám sát tiểu đoàn bộ, đến mờ sáng ngày thứ 3 thì đội hình tiểu đoàn bị lộ, 5 trực thăng, 3 AD6 thay nhau oanh tạc. Căn hầm nổi trên bờ ruộng, cách ban chỉ huy tiểu đoàn chừng 100m chỗ chúng tôi nằm, lần thứ ba quả bom đã nổ gần kề, chờ cho quả bom của chiếc AD6 cuối cùng nổ, Cần Kiệm "tốc hầm" hô chúng tôi chạy theo bờ ruộng, ra xa khoảng 100m nữa, chui vào  một cái hầm của trinh sát.


Sau đợt bom thứ tư, bọn AD6 bay đi - chắc hẽt bom, chỉ còn bọn trực thăng quần đảo trên không. Tiểu đoàn ra lệnh rút tiếp. Khi qua chỗ hầm cũ thì tôi chỉ thấy có cái "đĩa", thật may, chậm chút nữa, chắc không ai còn mảnh xác.


Cuối đợt II tổng tấn công, tôi bị thương đi viện và từ đó về, tôi làm công tác biên tập; đến cuối năm 1970 ra Bắc an dưỡng, vẫn theo dõi tin tức anh em B8, biết Cần Kiệm vẫn cầm máy và đã lấy vợ, cô y sĩ của đoàn văn công Quân Giai phóng. Giữa lúc cuộc đấu tranh và kháng chiến gần đến ngày thắng lợi vào cuối năm 1972 anh đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ, để lại đứa con trai Trần Cần Thơ, khôi ngô, tuấn tú, giống bố như đúc.

N.H
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #26 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2023, 09:14:41 pm »

MỘT CUỘC ĐẤU TRANH Ở NHÀ LAO TAM HIỆP


VŨ NAM BÌNH


Câu chuyện này xảy ra khi phái đoàn quân sự của Chính phủ Cách Mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam chúng tôi đang công tác ở trong trại Đa-vít giữa thành phố Sài Gòn.

Lúc 22 giờ ngày 11/2/1973, Trần Vĩnh Đắt, đại tá Trưởng tiểu ban trao trả của ngụy Sài Gòn gọi điện cho đồng chí Lê Trực, Trưởng tiểu ban trao trả của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam, báo một tin đặc biệt. Trấn Vĩnh Đắt nói: “Toàn bộ tù binh bên phía quý vị không chịu đi trao trả nên ngày mai không thể trao trả số người đó như đã thỏa thuận của các trưởng phái đoàn trong Ban Liên hiệp quân sự bốn bên”.


Đồng chí Lê Trực hỏi lý do tại sao mà số người này không chịu đi trao trả, hiện đang ở trại giam nào? Trần Vinh Đắt trả lời rằng: "Chúng tôi chí được giám đốc trại giam Tam Hiệp ở Biên Hoà báo cáo như vậy, chúng tôi không hiểu tại sao? Chỉ biết rằng họ đòi được gặp đại diện của Chính phủ cách mạng lâm thời".


Theo thỏa thuận của bốn trưởng phái đoàn trong ban Liên hiệp quân sự bốn bên thì 8 giờ sáng ngày mai 12/2/1973, cuộc trao trả đầu tiên được tiến hành. Ta trao trả một bộ phận tù binh Mỹ ở sân bay Gia Lâm, một bộ phận ở sân bay Lộc Ninh; họ phải trao trả người của ta tại sân bay Lộc Ninh và ở một địa điểm tại Quảng Trị.


Ban lãnh đạo của hai phái đoàn Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ cộng hòa liền triệu tập một cuộc họp. Mọi người tham gia thảo luận sôi nổi về sự kiện này. Cuối cùng, anh Trần Văn Trà kết luận hai khả năng: Một là địch phá hoại và hai là anh em ta không tin có việc trao trả nên đòi gặp cho được phái đoàn ta.


Chúng ta cử một đoàn sĩ quan đến trực tiếp xem xét tại chỗ để căn cứ vào thực tiễn mà xử lý. Yêu cầu số một là phải làm cho cuộc trao trả được tiến hành theo đúng tiến trình mà các trưởng đoàn đã thoả thuận. Bất kỳ trường hợp nào cũng không được trì hoãn việc trao trả. Đồng thời với việc cử phái đoàn đến trại giam Tam Hiệp, sáng mai tôi sẽ triệu tập Hội nghị các trưởng đoàn để giải quyết vấn đề này.


Tôi được cử làm trưởng đoàn, đồng chí Nguyễn Văn Bôn làm phó đoàn. Bên đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là anh Hoàng Thương và anh Lục. Cùng đi với đoàn có một số phóng viên báo chí, quay phim, chụp ảnh và một vài cán bộ khoẻ mạnh, chắc chắn, bình tĩnh, vững vàng đi để hỗ trợ đoàn. Báo ngay cho phái đoàn Mỹ và phái đoàn ngụy cử người cùng đi theo đến đón đoàn đi vào 6 giờ sáng đưa lên Biên Hòa. Chúng tôi mang theo một ít thuốc lá Thăng Long, Điện Biên, một số gói chè miền Bắc để có dịp thuận lợi thì tặng anh em ta ở trại giam.


Chỉ còn hai giờ nữa là ôtô của đoàn Mỹ-ngụy đón chúng tôi lên Biên Hoà. Với cương vị là trưởng đoàn, tôi nằm nghĩ miên man về cuộc xử trí ngày mai. Tôi thấy vẫn chưa có một cái gì là cái bửu bối chắc chắn nhất cho mình, tức là một "cái gậy" gì đây, một nội dung gì mà từ đây mình có thể đối phó được với sự xảo quyệt của kẻ thù. Tôi suy nghĩ đến việc có nên báo cáo với ngoài Trung Ương, đề nghị hoãn trao trả cả số tù binh Mỹ ở ngoài Bắc và số ở Lộc Ninh để bắt chúng phải trả người của ta thì ta mới trả hay không?... Đây là một vấn đề lớn liên quan đến nhiều mặt của cuộc đấu tranh.


Xem đồng hồ đã 4 rưỡi sáng, tôi mạnh dạn lên phòng anh Trà. Anh cũng chưa ngủ và anh Lê Quang Hòa cũng đang có mặt. Tôi liền báo cáo ý kiến của mình. Các anh cho gọi thêm mấy anh có liên quan đến để bàn được chặt chẽ hơn. Sự phân tích của các anh rất nhiều điều sâu sắc. Cuối cùng, anh Trà kết luận là chúng ta đã báo cáo ra Trung ương cách đây trên một giờ sau cuộc họp. Bây giờ điện ra báo cáo là việc trao trả ở Hà Nội như thế nào do Trung ương quyết định nhưng riêng bọn tù binh Mỹ trao trả ở Lộc Ninh vào 9 giờ sáng nay xin được hoãn đến khi nào có chuyến máy bay đầu tiên chở trao trả người bị bắt của ta hạ cánh xuống sân bay Lộc Ninh, lúc ấy mới bắt đầu làm thủ tục trao trả quân nhân Mỹ bị bắt... Nhận được ý kiến kết luận của anh Trà, tôi yên tâm đi vào cuộc đấu tranh.


Vì lý do gì không rõ, bọn sĩ quan của Mỹ-ngụy trên 9 giờ mới đến đón đoàn chúng tôi lên Tam Hiệp. Đinh Công Chất, thiếu tá sĩ quan an ninh quân đội ngụy và một trung tá Mỹ dẫn chúng tôi đi. Ngó ra ngoài nhìn quang cảnh từ Sài Gòn đi Biên Hoà nhưng không đem lại cho tôi một cảm giác gì cả vì trong đầu óc tôi đang suy nghĩ, sắp xếp những nội dung phương pháp xử trí khi đến nhà lao Tam Hiệp. "Chúng ta sắp đến trại giam Tam Hiệp rồi", - thiếu tá Chất nói với tôi như vậy.


Nhìn ra ngoài thấy quân cảnh ngụy rất nhiều, súng lăm lăm trong tay, cứ mười lăm đến hai mươi mét có một tên, tên nào ngó bộ cũng hung dữ.

Tôi hỏi thiếu tá Chất: "Họ làm cái gì đấy?".

Thiếu tá Chất trả lời là hình như họ bảo vệ cho cuộc trao trả hôm nay đấy! Tôi mỉm cười, thốt lên: Họ bảo vệ ai đấy nhỉ?

Vào đến cống trại giam, có khoảng một đại đội quân cảnh súng trong tav hình như là họ đang phải làm một chuyện gì nguy hiểm lắm?

Xuống xe Chất dẫn chúng tôi vào một hội trường lớn. Có mấy sĩ quan ngụy ra đón. Đinh Công Chất giới thiệu chúng tôi với một trung tá ngụy, ngực gắn chữ Phong và nói đây là giám đốc trại giam Biên Hòa.


Tên Phong nói một câu bâng quơ là các ông đến xem số người của các ông không chịu đi trao trả. Tôi không trả lời gì với câu nói đó. Qua cách nói của tên Phong, tôi đánh giá đây là loại người không có văn hóa.


Tôi hỏi một câu: ở đây ai là người có trách nhiệm nói chuyện với phái đoàn của chúng tôi? Người đó phải nói với chúng tôi cho đúng đắn rõ ràng và chính xác. Nhìn tên Phong, thấy sắc mặt có biến đổi. Tôi nói tiếp: Hôm nay là ngày các bên tiến hành trao trả người bị bắt chuyến đầu tiên. Nếu ở đây mà trở ngại việc trao trả người của chúng tôi thì sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc trao trả ngày hôm nav. Chúng tôi đến đây gặp tất cả những ngươi bị bắt của chúng tôi để hiểu rõ tại sao anh em chúng tôi theo như các ông báo cáo là không chịu đi trao trả, không chịu về với Chính phủ cách mạng lâm thời.


Đinh Công Chát nói với Phong là sẵn sàng trả lời những câu hỏi của Trung tá Vũ Bình để giải quyết sự việc được nhanh chóng. Tên sĩ quan Mỹ cũng đến thì thầm với Phong.

Tôi hỏi: Tất cả số anh em của chúng tôi bị giam ở nhà lao này đã được phổ biến nghị định thư trao trả chưa? Và đã phổ biến việc trao trả cho anh em được trao trả ngày hôm nay như thế nào?

Tên Phong lúng túng và trả lời rằng: Tối hôm qua chúng tôi đã cho cán bộ tâm lý chiến xuống phổ biến về trao trả cho anh em rồi nhưng họ nhất định từ chối không đi trao trả! Họ đòi gặp các ông, tôi cũng không biết họ đòi gặp các ông đẽ làm gì?
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #27 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2023, 09:15:40 pm »

Thế là dấu hiệu đầu tiên đã hé ra. Tôi nắm lấy và đánh một cú phủ đầu. Tôi nói to để cho tất cả số sĩ quan ngụy đang ngồi ở đó cũng nghe được.

Hôm qua, tức là ngày 11/2/1973, các ông mới nói đến vấn đề trao trả với anh em chúng tôi ở nhà lao này. Các ông có biết không: Điều 13 của Nghị định thư về việc trao trả nêu rõ rằng: "Trong vòng 5 ngày sau khi ký Nghị định thư này, các bên sẽ công bố và thông báo toàn văn Nghị định thư đến tất cả những người bị bắt nói trong Nghị đinh thư này mà bên mình đang giam giữ! Ngày 27/1/1973, Nghị định thư đã được ký, nay là 12/2/1973, tức là 16 ngày sau khi ký mà các ông không phổ biến Nghị định thư trao trả. Đây là một sự vi phạm Hiệp định Paris về Việt Nam. Tôi, thay mặt phái đoàn Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoa miền Nam Việt Nam cùng với phái đoàn của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa nghiêm khắc lên án và cảnh cáo Ban giám đốc trại giam Tam Hiệp - Biên Hoà đã vi phạm điều 13 của Nghị định thư trao trả.


Bọn sĩ quan ngụy ở xung quanh đó im phăng phắc. Chúng chăm chăm nhìn vào tôi. Tên Phong không nói lại một câu nào nữa.

Tôi nêu tiếp, chúng tôi yêu cầu được gặp tất cả anh em chúng tôi mà các ông trao trả trong đợt này. Chúng tôi cần gặp tất cả và ở ngay tại đây. Chúng tôi sẽ phổ biến cho anh em biết Nghị định thư trao trả và nói rõ về đợt trao trả này. Chỉ có làm như thế thì anh em chúng tôi mới thông suốt và lúc đó chắc là họ mới nhận đi trao trả.


Bọn sĩ quan ngụy nhìn nhau, chúng nhìn tên trung tá Mỹ và tên thiếu tá Định Công Chất. Hình như chúng sửng sốt trước vấn đề chúng ta đưa ra nhất là việc ta yêu cầu gặp toàn bộ anh em của ta tại đây.


Tên trung tá Phong, giám đốc nhà lao Tam Hiệp hạ giọng với thái độ khẩn cầu nói: Xin trung tá và các vị cho phép chúng tôi được đưa những anh em đại diện của từng khu vực đến gặp các vị. Phong nói thêm là nếu tất cả anh em lên đây sẽ không thể được an toàn. Anh Tư Bốn nói: Không bảo đảm an toàn cho ai? - Và tại sao lại không đảm bảo an toàn?


Tên Phong tỏ vẻ nhăn nhó nói là: Anh em bên quý vị dữ lắm, nếu toàn bộ số người đó đến đây thì chính là không an toàn cho chúng tôi. Anh Tư Bốn lại nói: Các ông ở đay có biết bao quân cảnh với súng ống thế kia ma sợ anh em của chúng tôi à!


Tên giám đốc trại giam năn nỉ rằng: Anh em bên phía quý vị họ căm thù chung tôi lắm, số quân cảnh ở đây vẫn không bảo đảm, họ có thể nhảy vào cướp súng mà bắn chúng tôi. Xin các vị thông cảm cho chúng tôi.


Trao đối với anh Tư Bốn, anh Hoàng Thương, anh Lục xong; tôi hỏi: Những ngườì mà các ông gọi là đại diện của từng khu vực là người của các ông cử ra hay là người do anh em chúng tôi cử ra. Tên Phong trả lời ngay: Thưa đúng là người của anh em cử ra chứ không phải chúng tôi cử.

Chưa thể tin các ông được. Tôi nói vậy và nêu ra hai vấn đề sau đây:

Nếu tôi phát hiện một dấu hiệu nào dù là nhỏ nhất không phải là người của anh em chúng tôi cử ra thì tôi sẽ huỷ bỏ cuộc gặp, lúc đó các ông phải để chúng tôi gặp tất cả anh em. Nếu không gặp được tất cả anh em, tức là không có việc trao trả người của chúng tôi hôm nay. Và như vậy, cũng sẽ không có việc trao trả quân nhân Mỹ ở Lộc Ninh hôm nay.

Nhìn sang phía sĩ quan Mỹ và sĩ quan ngụy trong đoàn trao trả, tôi hỏi các ông có đồng ý với ý kiến của chúng tôi không?

Họ không dám trả lời mà nhìn vào Phong, giám đốc trại giam. Phong nói rằng. Nếu không đúng người do anh em cử ra, chúng tôi sẽ thực hiện theo ý kiến của các vị…

Chúng tôi chờ anh em ta tới... Nhìn từ xa xa, thấy anh em ta thân hình gày còm, đi chậm chạp, có người đi khập khiễng. Chúng tôi quan sát rất kỹ anh em ta để tìm ra một điều gì là người của ta hay của địch. Khi anh em gàn tới, anh Tư Bốn, anh Hoàng Thương và vài đồng chí khác ra đón anh em. Không thấy ai mỉm cười, có đồng chí đưa tay ra nhưng anh em không bắt tay. Qua ánh mắt và nét mặt đã thấy toát lên là những con người kiên cường mãnh liệt.


Tôi rất xúc động, suy nghĩ ngay đây là người của ta, đồng thời cũng thấy là anh em con ấp ủ một điều gì đó đang chờ cơ hội để bộc lộ. Cũng có thể là chưa tin hẳn chúng tôi là phái đoàn thật của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Dân chủ cộng hòa.


Sau khi giới thiệu vài nét tóm tắt về đoàn của chúng tôi, tôi đi thẳng vào một câu hỏi đã được tính toán kỹ. Tôi nói: Tôi hỏi các đồng chí một câu thôi, nếu có, các đồng chí nói là có, nếu không, nói là không, không cần nói thêm một ý nào nữa. Mười hai anh em nhìn thẳng vào tôi, tôi hỏi: "Các đồng chi đã được phổ biến Nghị định thư trao trả chưa?" Vừa dứt lời, tất cả mười hai đồng chí đồng thanh nói: Không có! Một đồng chí giơ tay lên và nói xin có ý kiến. Khẳng định là người của ta rồi, tôi mời đồng chí đó nói. Đồng chí nói rằng: Khoảng vài tuần nay, chúng tôi có nghe một số sĩ quan ở trại giam này nói chuyện với nhau về Hiệp định Pari gì đó. Hoàn toàn không có ai phổ biến cho chúng tôi về trao trả, về Hiệp định. Chúng tôi yêu cầu phái đoàn phổ biến cho chúng tôi biết về Hiệp định Pari.


Thế đã rõ, đây chính là các đồng chí của ta, những đồng chí kiên cường, bất khuất.

Tôi nói ngay với mười hai đồng chí hai điều:

Điều thứ nhất là hôm qua ban giám đốc trại giam này báo cáo lên các phái đoàn liên hiệp quân sự rằng anh em không chịu đi trao trả, không chịu về với Cách mạng. Trung tướng Trần Văn Trà, thiếu tướng Lê Quang Hoà và các sĩ quan hai phái đoàn chúng tôi không tin điều đó. Nay xuống đây tôi hỏi giám đõc trại giam thì được trả lời là tôi hôm qua mới cho cán bộ tâm lý chiến xuống nói về trao trả. Như vậy ban giám đốc trại giam này đã vi phạm Hiệp định Pari. Từ khi ký Nghị định thư đến nay là đã qua 16 ngày mà họ không phổ biến Nghị định thư trao trả đến các đồng chí. Tôi đã thay mặt hai phái đoàn của ta trong ban liên hiệp quân sự bôn bên lên án và cảnh cáo ban giảm đốc nhà lao này về việc vi phạm đó.


Điều thứ hai, là tôi rất xúc động và rất thông cảm với các đồng chí. Chính các đồng chí không tin về cuộc trao trả này nên mới đòi được gặp các phái đoàn của ta. Không tin có việc trao trả không phải lỗi của các đồng chí, mà đây là một sự cảnh giác cần thiết. Chính do kẻ thù của chúng ta đã từng lừa dối các đồng chí. Có trường hợp họ nói cho người này người kia chuyển trại nhưng là mang đi thủ tiêu. Các đồng chí đã rất vững vàng và tỉnh táo. Chúng tôi hoan nghênh các đồng chí. Nói đến đây tôi thấy nét mặt của anh em phấn khởi hẳn lên, các đồng chí trong phái đoàn của chúng tôi cũng rất vui. Thuốc lá Thăng Long, Điện Biên và chè Ba Đình được anh Hoàng Thương, anh Tư Bốn đưa tặng các đồng chí. Đây là món quà của miền Bắc, của cả nước tặng các đồng chí. Các phóng viên quay phim, chụp ảnh, báo chí hoạt động chụp, quay ghi hình liên tục...
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #28 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2023, 09:16:27 pm »

Đến đây tôi thấy phải bắt đầu làm một việc quan trọng, đó là phổ biến Nghị định thư trao trả cho 12 đồng chí. Tôi ngoảnh lại nói với các sĩ quan Mỹ ngụy rằng: Các ông không phổ biến Nghị định thư cho các anh em của chúng tôi, nay các anh em chúng tôi ở đây yêu cầu nên chúng tôi phải phổ biến tại đây cho anh em chúng tôi. Nếu những người này thông suốt mang theo những Nghị định thư về báo lại với anh em ở trại thì mọi người mới đi trao trả.


Tên giám đốc trại giam không muốn tôi phổ biến tại đây trước mấy chục sĩ quan ngụy và hàng trăm lính quân cảnh. Chúng chỉ muốn anh em về nói lại như tôi đã nói là đủ. Nhưng không dừng lại ở đây được, tôi nghĩ bụng, ta phải tấn công tiếp. Tôi cầm quyển Nghị đinh thư và dõng dạc đọc, dừng lại từng chỗ cần thiết nói rõ thêm. Bọn sĩ quan Mỹ ngụy, rất sốt ruột nhưng chúng phải ngồi im để nghe. Hàng trăm lính quân cánh lúc nay ngồi cả xuống, lắng nghe gần như không nhúc nhích.


Trong Nghị định thư tôi nhấn mạnh phải trao trả hết những người bị bắt, không được từ chối, không được trì hoãn với bất cứ lý do gì. Đặc biệt làm nổi bật về những người bị bắt phải được đối xử nhân đạo. Họ được bảo vệ chống lại mọi hoạt động bạo lực xúc phạm đến tính mệnh và thân thể, nhất là việc giết hại họ bằng mọi hình thức, việc làm cho họ bị tàn phế, việc tra tấn nhục hình và mọi hành động xúc phạm đến nhân cách phẩm giá con người. Họ phải được ăn, mặc, ở đầy đủ và được chăm sóc về y tế theo nhu cầu của tình hình   sức khoẻ.


Cả 12 đồng chí nhìn tôi, nhìn mọi người trong 2 phái đoàn ta với tình đồng chí rất thân thương. Dõi theo nội dung trình bày của tôi, các đồng chí phấn khởi khi thấy ta thắng lớn, địch thua to, và phải trao trả hết những người bị bắt. Nhưng khi tôi nói đến các bên phải đối xử nhân đạo với người bị bắt thì các đống chí biểu hiện sự phẫn uất căm thù đối với kẻ địch.


Như dồn nén bấy lâu nay, tôi vừa dứt lời và phát Nghị định thư trao trả cho anh em thì hàng chục cánh tay dơ lên đòi phát biểu ý kiến. Gần như đồng chí nào cũng phát biểu, các đồng chí vạch mặt kẻ thù, lên án kẻ thù một cách rất sâu sắc, với một thái độ rất căm phẫn, đồng thời đề nghị một số ý kiến, có thể nói là làm cho kẻ thù phải hoảng sợ, phải nhục nhã; có tên không dám ngẩng mặt lên.


Đại ý một số câu các đồng chí nói với bọn giám trại như sau:

- Chúng tôi không đi trao trả hôm nay mà đòi găp được phái đoàn của chúng tôi là vì chúng tôi không tin các ông. Các ông lừa dối chúng tôi nhiều lắm rồi nê hoàn toàn không tin được.

- Chúng tôi đồng ý đi trao trả, càng nhanh càng tốt, nhưng phải trả gọn từng trại, không được chọn nhặt lẻ tẻ; những người ốm nặng phải được trả trước.

- Từ trong trại ra đến xe ô tô, chúng tôi không cần các ông cáng hoặc dìu anh em chúng tôi. Việc đó chúng tôi tự làm. Ai còn hai chân giúp người một chân, ai còn hai tay giúp người một tay, ai còn cả hai chân hai tay thì khiêng cõng người ốm. Cả thời gian giam giữ các ông hành hạ chúng tôi, bây giờ làm ra vẻ ta nhân đạo lắm!

- Những quần áo mới mà các ông phát, chúng tôi không thèm nhận, ăn mặc rách rưới, hôi hám, bẩn thiu suốt cả quá trình chúng tôi bị giam; nay khoác áo mới cho chúng tôi để biểu thị là mình tốt... Thôi, hãy bỏ cái kiểu ấy đi.

- Chúng tôi yêu cầu những xe ô tô đưa chúng tôi ra sân bay không được cắm cờ "ba que" hoặc có sơn chữ ba que.

Bọn sỹ quan ngụy ngồi tím mặt, mót số tên nhìn trừng trừng vào anh em ta, nhưng một số tên mặt cúi gầm.

Tôi quay lại nói với bọn sĩ quan ngụy rằng: Các vị có ý kiến gì về những đề nghị của các đồng chí chúng tôi không?

Tên Phong nói xin chấp nhận những ý kiến đó. Những lá cờ cắm từ trước, nếu các ông không muốn thì chúng tôi cất đi.

Đinh Công Chất có ý kiến là: Nếu các vị không nhận quần áo thì thôi, nhưng tôi đề nghị với Trung tá Vũ Bình là bên phía Trung tá cũng đừng phát quần áo mới cho người bị bắt của chúng tôi.

Tôi liền trả lời Đinh Công Chất rằng: Việc không nhận quần áo mới, không đi xe ôtô có cờ "ba sọc", không yêu cầu cáng hoặc dìu các người bị thương, ốm là do chính những người bị các ông giam giữ và đối xử với họ nên họ đề nghị như vậy. Còn số tù binh mà chúng tôi bắt giam giữ, tôi tin chắc rằng họ sẽ phấn khởi nhận những bộ quần áo của cách mạng để làm kỷ niệm. Tại sao ông Chất lại thay họ để đề đạt ý kiến đó?


Lại một đồng chí nữa đứng lên dõng dạc nói to: Tôi xin đươc nói thẳng với các vị phụ trách trại giam nay rằng: Các vị đừng có gài những tên phản động trà trộn trong số trao trả về vung giải phóng của chúng tôi. Các vị cố tình gài thì chúng tôi sẽ xứ trí ngay trước khi xuống đất vùng giải phóng của cách mạng.


Tên Phong đứng lên nói là chúng tôi không dám làm điều đó.

Tôi thấy cuộc gặp gỡ đã đến lúc kết thúc được rồi. Lúc này là 14 giờ ngày 12/2/1973. Nếu khẩn trương thì ta có thể trao trả được 1 đến 2 chuyến máy bay lên Lộc Ninh. Cả hai phái đoàn chúng tôi đứng xen lẫn với 12 anh em để chụp ảnh và quay phim. Chúng tôi ôm nhau mà nước mắt cứ trào ra. Thương các đồng chí ta quá chừng, rất phục tinh thần chiến đấu của các đồng chí ta. Một đồng chí ghé tai tôi và nói: Chụp ảnh quay phim như thế này là bảo đảm lắm rồi, kẻ thú tức lắm nhưng không dám thủ tiêu chúng tôi đâu!?...


Tất cả mọi người trong hai phái đoàn của ta đều lên máy bay với trên 100 anh em trao trả chuyến đầu tiên để xuống sân bay Lộc Ninh. Ngồi trên máy bay C.30, anh em hát vang những bài ca cách mạng.

V.N.B
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2023, 07:47:05 pm »

Ở HƯỚNG TÂY CHIẾN DỊCH HỒ CHÍ MINH 1975


TÁM TRÂN


Bước vào đầu năm 1975, tình hình chiến trường miền Nam càng sôi sục và phát triển rất nhanh bởi những chiến thắng lớn dồn dập của quân và dân ta.

Riêng ở chiến trường Nam Bộ nổi lên 2 chiến thắng lớn có ý nghĩa chiến lược:

- Trước hết là ở đồng bằng sông Cửu Long đã kết hợp tốt giữa tấn công quân sự và nổi dậy của quần chúng, mở mảng, mở vung tương đối lớn, ta đã làm chủ đại bộ phận nông thôn các tỉnh Vĩnh - Trà, chung quanh Chương Thiện, phát triển sâu vùng đông dân cư, vùng tôn giáo ở Vĩnh Long, Sa Đéc, chợ gạo nam Long An, thu hẹp vùng kiểm soát của địch, đánh đúng vào chỗ dự trữ còn lại của địch hạn chế địch vơ vét nhân vật lực của ta ở đồng bằng.

- Hai là, chiến thắng vang dội Phước Long ở miền Đông Nam Bộ, Phước Long là một tỉnh nhỏ ở biên giới Việt Nam - Campuchia, nhưng chiến thắng Phước Long là một chiến thắng lớn về tầm vóc chiến lược. Đây là lần đầu tiên quân và dân miền Nam tiêu diệt gọn một chi khu của địch ở đồng bằng, giải phóng hoàn toàn một tỉnh ở ngay phía Bắc, uy hiếp trực tiếp đến cơ quan đầu não của ngụy ở Sài Gòn. Chiến thắng Phước Long còn mang ý nghĩa quan trọng là giúp cho lãnh đạo và chỉ huy của ta thấy rõ khả năng phản kích của quân ngụy và sự phản ứng bằng quân sự của Mỹ trên chiến trường đã rất hạn chế.


Bộ Chính trị có điện vào nhận xét: "Ta đang ở thế chú động tấn công, lại có vùng giải phóng rộng lớn liên hoàn, thế chiến lược của ta rất vững chắc và ngày càng mạnh ở nông thôn. Chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự, chính trị như hiện nay để hoàn thanh cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân ở miền Nam"....


Quán triệt tư tưởng chỉ đạo đó, Quân uỷ và Bộ chỉ huy Miền họp mở rộng tới các Chỉ huy đơn vị đánh giá cặn kẽ tình hình địch, ta; đi tới chủ trương thống nhất không thoả mãn dừng lại mà phải khẩn trương chuẩn bị, phải xốc tới mở tiếp các chiến dịch lớn ở cả đồng bằng và rừng núi kết hợp chặt chẽ tấn công quân sự và nổi dậy của quần chúng, tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn, cố gắng đạt được những mục tiêu quan trọng sau đây:

1. B2 phải chia lửa mạnh mẽ với chiến trường Tây Nguyên là hướng chính của cả nước.

2. Riêng ở Nam Bộ chủ lực Miền phải tiêu diệt trung đoàn và đánh quỵ sư đoàn ngụy, ở đồng bằng sông Cửu Long phải cố gắng giải phóng đại bộ phận nông thôn, mở thông hành lang chiến lược từ Tây Ninh xuống đồng bằng; mở thông hành lang từ Phước Long xuống tới bờ biển.

3. Tạo bàn đạp triển khai lực lượng quân sự lớn áp sát tuyến phòng thủ của địch.

4. Chiến trường B2 phải khẩn trương, tích cực, sẵn sàng đón thời cơ chiến lược khi hướng chủ yếu Tây Nguyên thắng lớn.

5. Chuẩn bị đòn quyết chiến chiến lược đánh vào Sài Gòn.

Sau đó Trung ương Cục mở hội nghị các Bí thư tỉnh uỷ toàn Miền đi sâu bàn biện pháp phát động quần chúng nổi dậy, kết hợp 3 mũi giáp công giành dân, giành quyền làm chủ ở cơ sở.

Quân ủy và Bộ chỉ huy Miền lo củng cố và phát triển lực lương 3 thứ quân. Bên cạnh Quân đoàn 4 đã được rèn luyện và trưởng thành, các lực lượng võ trang giải phóng miền Nam Việt Nam lại có thêm một đơn vị chủ lực lớn nữa ra đời là Quân đoàn dã chiến 232 gồm f3 - f5 + các binh chủng. Nguồn lực lượng hỗ trợ của Quân đoàn này có cái mới là đã huy động được tân binh tại chỗ một phần, nhưng phần lớn vẫn do từ hậu phương lớn gửi vào. Bộ chỉ huy Miền ra quyết định thành lập Quân đoàn dã chiến 322 và bổ nhiệm Bộ chỉ huy Quân đoàn gồm 5 đồng chí:

- Đồng chí Nguyễn Minh Châu (tức Năm Ngà), Tham mưu trưởng của Miền làm Tư lệnh Quân đoàn.

- Đồng chí Trần Văn Nghiêm (Hai Nghiêm), Tham mưu phó của Miền làm Phó tư lệnh Quân đoàn.

- Đồng chí Nguyễn Văn Thành (Tư Râu), Phó chính ủy Cục Hậu cần của Miền làm Phó tư lệnh Quân đoàn kiêm Chủ nhiệm Hậu cần Quân đoàn.

- Đồng chí Trần Thanh Vân (Út Liêm), Sư trưởng Sư đoàn 5 làm Phó tư lệnh Quân đoàn.

- Đồng chí Trần Văn Phác (Tám Trần), Chủ nhiệm Cục Chính trị Miền làm Chính ủy Quân đoàn.

Bộ tư lệnh Quân đoàn dã chiến cũng được giao nhiệm vụ đồng thời là Bộ chỉ huy một chiến dịch quan trọng trong chiến cuộc mùa khô 1974-1975 ở Nam Bộ.

Thế là ngay từ những ngày đầu tháng 3/1975 toàn chiến trường miền Nam lại nô nức bước vào một đợt hoạt động mới mạnh mẽ hơn và quyết liệt hơn. Bộ chỉ huy Miền đã hạ quyết tâm sử dụng cả 2 Quân đoàn chủ lực quân Giải phóng miền Nam mở 2 chiến dịch ở hai hướng làm nhiệm vụ khác nhau trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Quân đoàn 4 mở chiến dịch tiêu diệt địch và giành dân ở Dấu Tiếng. Chi khu Dầu Tiếng nằm trên Quốc lộ 1, nằm giữa Tây Ninh và Sài Gòn. Còn Quân đoàn dã chiến 232 được giao nhiệm vụ tổ chức chiến dịch ở phía Tây, biên giới Việt Nam - Cămpuchia, mở thông đường hành lang chiến lược trên đất ta, kéo dài từ Tây Ninh đến Long An - Kiến Tường, tạo bàn đạp giải phóng toàn bộ đồng bằng sông Cửu Long và chuẩn bị khi có thời cơ sẽ là một hướng của chiến dịch từ hướng Tây chọc thẳng vào hang ổ của địch ở Sài Gòn. Quân ngụy phát hiện việc điều quân và vận chuyển tiếp tế của ta ở Dầu Tiếng và ở hướng của chúng tôi, nhưng cấp cao của ngụy lại phán đoán đó là mẹo nghi binh của Quân giải phóng để bất ngờ tiến công vào thị xã Tây Ninh như đã xảy ra ở thị xã Phước Long gần đây. Chúng còn khẳng định rằng ta đang nôn nóng chiếm thị xã Tây Ninh để làm chỗ ra mắt Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam với thế giới. Chúng vội ra lệnh tăng cường phòng thủ thị xã Tây Ninh giao nhiệm vụ cho f25 ngụy phải túc trực ngày đêm tại căn cứ Trảng Lớn không được rời nửa bước.


Sau khi nhận nhiệm vụ, Đảng uỷ và Bộ chỉ huy Quân đoàn 232 họp bàn phương án tác chiến, hạ quyết tâm phải đánh thắng trận đầu để làm đà cho chiến dịch và nhất trí chọn đồn Bến Cầu làm trận then chốt mở màn chiến dịch.


Bến Cầu là một vị trí Chi khu cứng nhất trong hệ thống đồn bốt địch trên tuyến biên giới Tây Ninh. Đồn Bền Cầu bị tiêu diệt thi toàn bộ hệ thống đồn bốt ở vùng này sẽ không tránh khỏi bị sụp đổ nhanh chóng. Nhưng cũng có ý kiến phát biểu ngược lại rằng nếu vì lẻ gì đó mà bọn địch ở đồn Bến Cầu cầm cự được thì ta sẽ xoay sở ra sao? Cũng phải trải qua tranh luận khá lâu, thấy có cơ sở chắc thắng mới nhất trí được trong Đảng uỷ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM