Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 30 Tháng Mười Một, 2023, 08:19:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 5761 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #280 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2023, 09:52:54 pm »

5. Đánh trúng huyệt, gãy phản ứng dây chuyển, tạo đột biến chiến dịch

Là kế đánh vào một điểm hiểm yếu của địch, buộc địch phải phản ứng theo phương án ta lựa chọn và bộc lộ sơ hở, tạo điều kiện cho ta đánh những đòn tiếp theo, đẩy địch vào thế bị động và thất bại dây chuyền, dẫn đến đột biến về chiến dịch và có khi cả về chiến lược. Đây là một trong những biện pháp hay nhất, có hiệu quả nhất của mưu kế tác chiến. Đặt kế nghi binh, làm cho địch mắc lừa thì mưu đã là cao, nhưng chọn đúng huyệt để chỉ cần đánh một đòn hiểm mà làm rung cả hệ thống, dứt một dây mà động cả rừng, buộc địch đi theo nước cờ ta tính sẵn, điều khiển được ý chí và hành động của đỏi phương thì mưu ấy mới thật tuyệt diệu. Đó chính là thuật giành chủ động tối đa và bất ngờ tối đa trong tác chiến.


Vận dụng biện pháp này đòi hòi nghệ thuật rất cao của người chỉ huy trong suốt quá trình chuẩn bị, tổ chức và điều hành tác chiến, phải có con mắt tinh tường, sắc sảo, nhìn thấy trong thế trận của địch đâu là điểm xung yếu mà nếu đột phá vào đấy sẽ làm cho toàn bộ hệ thống của địch rung chuyển, mất tính cân bằng và vững chắc của nó. Lại phải tính toán các nước cờ tiếp theo của địch, của ta: trước đòn hiểm ấy địch sẽ phản ứng cách gì, ở đâu, bằng lực lượng nào... để tìm chọn những biện pháp buộc địch phải phản ứng theo cách và ở nơi ta mong muốn, từ đó dự kiến và chuẩn bị cho các đòn tiếp theo.


Tuy nhiên mọi phán đoán, dự kiến không phải bao giờ cũng có thể chính xác và đầy đủ ngay từ đầu, nên phải chuẩn bị sẵn nhiều phương án; trong quá trình tác chiến, phải bám sát mọi chuyển biến về lực lượng, thế trận của địch, tìm ra những điểm hiểm yếu mới để tập trung đánh những đòn tiếp theo. Cũng có những trường hợp lúc đầu ta chưa thể phán đoán rõ ràng ý đồ và hành động của địch, mà mới chỉ dự kiến được những xu thế chính. Chỉ sau khi tiến hành một số đòn đánh, tác động vào một số huyệt nhạy cảm của địch, lúc ấy thế trận của địch chuyển động, ý đồ của chúng bộc lộ rõ, sơ hở của chúng được phơi bày, ta mới có thể tìm chọn nơi xung yếu nhất để giáng đòn quyết định.


Lịch sử quân sự cho thấy việc đánh những đòn hiểm kế tiếp nhau theo trình tự của mứu kế được tính toán và tổ chức công phu như vậy thì thường đẩy địch tới sự sụp đổ dây chuyên, còn thắng lợi của ta thì được nhân lên gấp bội, từ hiệu quả chiến thuật tạo nên đột biến về chiến dịch và cả về chiến lược.


Trong chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950, ta chọn đúng huyệt xung yếu trên tuyến phòng thủ Lạng Sơn - Cao Bằng của địch dọc theo đường số 4. Đánh Đông Khê, một cứ điểm loại vừa cỡ tiểu đoàn của địch cũng phù hợp với điều kiện trang bị và kinh nghiệm đánh công kiên của bộ đội ta hồi đó. Mất Đông Khê, địch buộc phải phản ứng theo hướng ta dự kiến: đưa binh đoàn Lơ Pa-giơ từ Thất Khê đánh lên hòng chiếm lại Đông Khê và đón binh đoàn Sác-tông ở Cao Bằng rút chạy về. Cả hai binh đoàn đã sa vào thế trận bày sẵn của ta và lần lượt bị tiêu diệt gọn trong tác chiến vận động - loại tác chiến mà bộ đội ta có nhiều kinh nghiệm và lợi thê. Đột biến chiến dịch đã xảy ra kéo theo sự phá vỡ thế trận địch về chiến lược: địch vội vã rút khỏi Thất Khê, Lạng Sơn, Đình Lập, An Châu về sát Tiên Yên thuộc vùng duyên hải. Trên hướng Tây Bắc chúng phải tháo chạy khỏi Lào Cai, Sa Pa, Phong Thổ, thị xã Hòa Bình.


Trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, chủ trương tác chiến lúc đầu của ta là tiến công vào những hướng nhạy cảm của địch: Tây Bắc (Lai Châu), Trung, Hạ Lào và Tây Nguyên là những địa bàn chiến lược mà địch yếu và sơ hở nhưng không thể bỏ, nhằm phân tán lực lượng cơ động chiến lược của địch, rồi theo dõi động thái của chúng để chọn đòn quyết định tiếp theo. Thế trận địch đã chuyển động theo phương hướng ta dự kiến: chúng nhảy dù xuổng Điện Biên Phủ và xây dựng thành một tập đoàn cứ điểm mạnh án ngữ như Tây Bắc; tổ chức một tập đoàn cứ điểm thứ hai ở Xê-nô, chốt chặn ở Trung Lào; tiến hành chiến dịch Át-lăng đánh vào vùng tự do của ta ở Liên khu 5 nhằm kéo chủ lực ta và đỡ đòn cho Tây Nguyên; đổ quân xuống Mưòng Sài, Luông Pha-băng để chống giữ ở Thượng Lào. Thời cơ đánh trận then chốt quyết định nhằm tiêu diệt lởn quân địch đã xuất hiện ở điểm xung yếu mới của chúng: Điện Biên Phủ.


Chiến cuộc Xuân 1975 cũng là một điển hình thành công xuất sắc của loại mưu kế này. Trong toàn bộ thế trận của địch ở miền Nam, ta chọn đánh trước vào Tây Nguyên, một địa bàn chiến lược rất xung yếu, và trong địa bàn xung yếu đó, chọn điểm xung yếu Buôn Ma Thuột để đánh trận mở màn. Đòn điểm trúng huyệt ở Buôn Ma Thuột, tiếp theo là đòn đập tan quân địch phản đột kích ở Phước An đã nhanh chóng gây phản ửng dây chuyển, tạo đột biến chiến dịch kéo theo sự phá vỡ về chiến lược: địch phải rút chạy khỏi Tây Nguyên, bị ta quét sạch khỏi vùng đồng bằng ven biển miền Trung và cuối cùng sụp đổ hoàn toàn trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.


Trên đây là mấy dạng mưu kế chính thường được các nhà chỉ huy vận dụng trong tác chiến chiến dịch và chiến lược. Mỗi dạng có hình thức, biện pháp khác nhau và đạt tới mục tiêu, hiệu quả khác nhau. Song các dạng mưu kế đó có mối quan hệ mật thiết, nhiều khi khó phân biệt được ranh giới rõ ràng và thường phải được vận dụng một cách tổng hợp. Giữa mưu kế chiến lược và mưu kế chiến dịch cũng phải kết hợp chặt chẽ thì mới đem lại hiệu quả to lớn.


Qua các ví dụ đã nêu ở trên, chúng ta thấy trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai, Trần Hưng Đạo đã vận dụng mưu kế chiến lược "dĩ đoản chế trường" trong giai đoạn đầu chiến tranh, đưa quân địch sa lầy vào thế trận chiến tranh nhân dân của ta ở đồng bằng sông Hồng, tạo điều kiện thực hành mưu kế chiến dịch đánh đòn hiểm tạo phản ứng dây chuyền trong giai đoạn cuối để kết thúc chiến tranh. Chiến dịch Biên Giới thu - đông 1950 là sự kết hợp giữa mưu kế nghi binh về chiến lược trên hướng Tây Bắc để thực hiện kê đánh đòn hiểm "nhử thú dữ vào tròng" trên hướng Đông Bắc. Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, mưu kế chiến lược căng địch ra hai đầu (Huế - Đà Nẵng và Sài Gòn) tạo điều kiện cho chiến dịch Tây Nguyên thực hành mưu kế nghi binh kéo địch về bắc Tây Nguyên để bất ngờ đánh đòn hiểm vào Buôn Ma Thuột, gây phản, ứng dây chuyền phá sập toàn bộ thế trận của địch ở miền Nam.


Ngày nay nếu chúng ta buộc phải tiến hành cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa thì việc vận dụng mưu kế trong tác chiến vẫn rất cần thiết, có những thuận lợi mới nhưng cũng có những yêu cầu mới cao hơn.


Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai nếu xảy ra sẽ mang đầy đủ tính chất một cuộc chiến tranh hiện đại: quy mô không gian rộng lớn, nhịp độ tác chiến cao, sử dụng nhiều loại binh khí kỹ thuật mới có uy lực lớn, khả năng cơ động nhanh và độ chính xác cao, diễn biến tác chiến khẩn trương ác liệt. Trong cuộc chiến tranh ấy, nhân dân ta vẫn phải lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, vì vậy phải dựa trên nền tảng chiến tranh nhân dân và phát huy nghệ thuật mưu kế thì mới thắng được địch. Mặt khác, với thế trận quốc phòng toàn dân và chiến tranh nhân dân được thiết lập sẵn, chúng ta cũng có điều kiện thuận lợi để vận dụng mưu kế trong chiến tranh.


Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, các quân đội hiện đại được trang bị những hệ thống chỉ huy tự động hóa, các phương tiện thông tin và trinh sát tối tân. Cuộc đấu tranh điện tử để nghi binh, đánh lừa đối phương sẽ diễn ra rất tinh vi, phức tạp. Song máy móc dù hiện đại đến đâu cũng chỉ giúp việc thu thập, xử lý thông tin để người chỉ huy hạ quyết tâm, lập kế hoạch nhanh và chính xác chứ không thể thay thế hoàn toàn tư duy sáng tạo của người chỉ huy. Cuộc chiến đấu vẫn là sự đọ mưu, đọ trí giữa những con người. Trong tác chiến hiện đại, tình huống sẽ diễn biến khẩn trương, phức tạp, đòi hỏi phải nắm bắt và xử lý hết sức nhanh chóng. Song như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: "phải quyết đoán, phải dũng cảm, tiến đánh cho thật nhanh... Nhưng đánh thật nhanh không phải là hấp tấp vội vàng mà quên cả cơ mưu, phải vừa nhanh vừa có cơ mưu mới quyết định được thắng lợi"1 (Q. Th. "Phương pháp tác chiến", báo Cứu quốc, ngày 14 tháng 6 năm 1946).


Vận dụng nghệ thuật mưu kế trong tác chiến hiện đại đặt ra những yêu cầu rất cao đối với người chỉ huy không những về năng lực tư duy sáng tạo, tính quyết đoán, tài nghệ tổ chức chỉ huy tác chiến, mà cà về kiến thức khoa học kỹ thuật quân sự, nhất là những vấn đề khoa học kỹ thuật ứng dụng vào lỉnh vực chỉ huy bộ đội.


Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc nếu xảy ra sẽ quyết liệt ngay từ đầu. Kẻ địch sẽ tìm mọi cách giành chủ động, bất ngờ và tập trung sức mạnh vào đòn đánh đầu tiên, đánh cả trước mặt và trong chiều sâu, khống chế vùng trời, vùng biển. Vì vậy, việc giữ và giành quyền chủ động tác chiến trong giai đoạn đầu chiến tranh là một yêu cầu bức thiết mà nghệ thuật mưu kế phải tìm mọi biện pháp sáng tạo để thực hiện cho được.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #281 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2023, 10:04:30 pm »

Chương III
THẾ VÀ THẾ TRẬN


Thế là một khái niệm quân sự đã được đề cập từ lâu trong các nền nghệ thuật quân sự phương Đông, song vẫn còn khá xa lạ đối với các nền nghệ thuật quân sự phương Tây. Tôn Tử (thế kỷ 6-5 trước Công nguyên), nhà lý luận quân sự nổi tiếng của Trung Quốc thời cổ đại, viết: "Khúc gỗ, hòn đá đặt vào chỗ bằng phẳng thì đứng im, đặt vào chỗ dốc thì lăn; hòn đá, khúc gỗ vuông thì nằm im, tròn thì lăn. Cho nên, người thiện chiến phải tạo nên cái thế giống như lăn hòn đá tròn từ trên núi cao 800 trượng xuống"1 (Binh pháp Tôn Tử, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1964, tr. 80).


Ở Việt Nam, do đặc điểm chiến tranh chống xâm lược thường phải lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, nên việc nghiên cứu và vận dụng thế trong nghệ thuật quân sự để đánh thắng địch càng được quan tâm đặc biệt. Sách Binh thư yếu lược viết: "Người đánh giỏi vì có thế mà thắng"2 (Binh thư yếu lược, tr. 169, 172) và "Biết xem thế đất, biết lập thế quân, khéo dùng kỹ thuật, đánh không đâu là không lợi"3 (Binh thư yếu lược, tr. 169, 172).


Bàn về thế trong quân sự, Nguyễn Trãi đã có những nhận định thật sắc sảo. Trong thư gửi Vương Thông, chủ tưông quân Minh, ông viết: "Người dùng binh giỏi là ở chỗ biết rõ thời thế mà thôi. Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn; mất thời không thế thì mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy, sự thay đổi ấy chì trong khoảng trở bàn tay"1 (Nguyễn Trãi, Quân trung từ mệnh tập). Trong thư gửi Lương Minh, phó tướng của Liễu Thăng, ông vạch rõ: "Nay các người đem quân đi sâu vào, chính là bị hãm vào thế trong miệng cọp, muốn tiến không được, muốn lui không xong. Còn ta thì nhân thế chẻ tre, sau khi chẻ được mấy đốt, cứ tọng lưỡi dao mà chẻ đi, thực không khó gì"2 (Nguyễn Trãi, Quân trung từ mệnh tập).


Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhiều lần phân tích về thế ta, thế địch. Ngay trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến (tháng 6-1947), Người đã khẳng định: "Thế địch như lửa, thế ta như nước. Nước nhất định thắng lửa3 (Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói về quân sự, tập 1, tr. 262). Trong kháng chiến chống Mỹ, nói chuyện với cán bộ cao cấp toàn quân (tháng 5-1969), Bác đã giải thích một cách giản dị, dễ hiểu về mối quan hệ giữa thế và lực: "Quả cân chỉ một ki-lô-gam ở vào thế lợi thì lực nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được một vật nặng hàng trăm ki-lô-gam. Đó là thế thắng lực, ta đánh Mỹ, lấy ít thắng nhiều, được là nhờ cái thế của ta rất lợi"4 (Báo Quân đội nhân dân, ngày 23 tháng 5 năm 1969).


Vậy thế là gì? Nó có vị trí như thế nào trong nghệ thuật quân sự? Đó là điều cần được nghiên cứu công phu để có lời giải đáp đầy đủ và khoa học. Trong phạm vi cuốn sách này, chúng tôi mới đề cập được một vài khía cạnh.


Thế là một hiện tượng khách quan trong tự nhiên cũng như trong đời sống con người. Trong vật lý, thế năng là dạng năng lượng phát sinh do tác dụng qua lại của các vật, phụ thuộc vào vị trí của vật này so với vật kia. Đòn bẩy nhờ chuyển động trên một điểm tựa thích hợp mà có thể dùng một lực nhỏ cân bằng một lực lớn. Trong đời sống, ta thấy có thế võ, thế cờ, v.v...


Trong quân sự, từ lâu người ta đã thấy tác dụng của thế. Sách Binh thư yếu lược viết: "Địa thế ở trên núi cao lợi, xông đánh xuống thấp thì thắng"1 (Binh thư yếu lược, tr. 170). Trong tác chiến của không quân, giành trước độ cao so với đối phương luôn luôn là một điều kiện sống còn. Tất nhiên nghệ thuật quân sự không quan niệm thế chỉ phụ thuộc vào vị trí không gian của bên này so với bên kia.


Thế trong quân sự là tổng thể các mối quan hệ tạo thành điều kiện và xu thế vận động, phát triển của các bên tham chiến. Thế là kết quả của sự vận động tổng hợp của nhiều yếu tố chủ quan và khách quan: số lượng, chất lượng bộ đội, hình thái bố trí lực lượng, cách đánh, kết quả tác chiến và sự chuyển biến so sánh lực lượng, trạng thái, tinh thần - tâm lý của hai bên tham chiến, địa hình, v.v... Thế không phải đứng im mà luôn luôn vận động. Lúc đầu hai bên tham chiến có thể ở thế cân bằng, nhưng trong quá trình phát triển, thế của bên này vận động ngược chiều với thế của bên kia. Bên này có thế phát triển thì bên kia ở vào thế suy thoái, bên này có thế chủ động thì bên kia ở vào thế bị động, v.v... Thế cũng có thể chuyển hóa đảo ngược: bên đang ở thế chủ động bỗng trở thành bị động; bên đang ở thế tiến công lại buộc phải chuyển sang thế phòng ngự.


Trong tác chiến, có thế chủ động và thế bị động, thế tiến công và thế phòng ngự, thế bao vây chia cắt và thế bị vây hãm, bị cô lập, thế phát triển và thế suy thoái, v.v... Tổng hợp các thế đó tạo thành thế mạnh và thế yếu, thế thắng và thế thua.


Thế không hình thành và phát triển một cách tự nhiên mà do nỗ lực của các bên tham chiến tạo ra. Lập thế ta, phá thế địch, giành thế lợi về mình, hãm đối phương vào thế bất lợi luôn luôn là mục tiêu hành động của mỗi bên trong quá trình tác chiến.


Thế có mối quan hệ mật thiết với lực lượng. Lực lượng là cơ sở vật chất của thế. Có lực lượng nhất định mới hình thành thế; lực lượng càng mạnh càng có khả năng tạo ra thế mạnh. Nhưng điều quan trọng là lực lượng ấy được bố trí, triển khai như thế nào, trên địa hình nào, hành động ra sao, cộng với các điều kiện khách quan và chủ quan của các bên tham chiến thì mới tạo ra thế. Và khi thế đã hình thành rồi, thì sức mạnh của lực lượng tác chiến sẽ có sự chuyển hóa về chất, như Nguyễn Trãi đã nói "mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn" hay ngược lại "mạnh hóa ra yếu, yên lại thành nguy". Thực tiễn đã cho thấy, một phân đội nhỏ đặc công dựa vào sự giúp đỡ, bảo vệ của nhân dân, phát huy cao độ yếu tố chính trị - tinh thần và bản lĩnh chiến đấu, tạo được thế luồn sâu lót sát trong lòng đối phương thì khi tiến đánh một sân bay địch có thể đạt tới hiệu suất chiến đấu ngang với những binh đoàn không quân chiến lược.


Vì vậy trong nghệ thuật tác chiến phải luôn luôn coi trọng cả tạo lực và tạo thế. Hai mặt đó bổ sung cho nhau, tác động qua lại lẫn nhau hình thành sức mạnh tổng hợp để chiến thắng.

Với đặc điểm luôn luôn phải lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều, nghệ thuật quân sự Việt Nam đánh giặc bằng cả lực và thế nhưng đặc biệt coi trọng việc lập thế ta, phá thế địch, đồng thời vận dụng sáng tạo mối quan hệ giữa thế và lực, để đưa cả lực và thế của ta ngày càng phát triển, làm cho thế và lực của địch ngày càng suy yếu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #282 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2023, 10:05:32 pm »

Từ khái niệm về thế, chúng ta đi đến tìm hiểu khái niệm thế trận. Như trên đã nói, thế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó thế trận là một yếu tố rất cơ bản để tạo ra thế có lợi nhằm đánh bại đối phương, giành thắng lợi về mình.


Thế trận là hình thái bố trí, triển khai lực lượng và thiết bị chiến trường theo mưu kế và cách đánh đã lựa chọn, nhằm tạo thế có lợi để phát huy cao nhất sức mạnh chiến đấu của các lực lượng tham chiến, giành thắng lợi trên chiến trường.


Thế trận không đứng yên mà vận động theo các điều kiện, hoàn cảnh khác nhau của việc đối chọi mưu kế và cách đánh giữa hai bên đối địch.

Có nhiều loại thế trận. Xét về quy mô tác chiến, có thế trận chiến lược, chiến dịch và chiến đấu. Xét về loại hình tác chiến, có thế trận tiến công, phản công và phòng ngự. Xét về hình thái bố trí lực lượng, có thế trận hình khối (thời cổ, trung đại), thế trận tuyến, thế trận cụm chiến đấu, thế trận cài xen, v.v... Mỗi loại được vận dụng trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau. Trong tác chiến cũng có khi vận dụng kết hợp nhiều loại thế trận.


Trong các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, thế trận cài xen được vận dụng một cách rộng rãi vì nó tạo ra nhiều thế lợi trong hoàn cảnh lực lượng vũ trang tập trung của ta thường ít hơn địch. Thế trận cài xen đạt được tính chủ động, vững chắc, hiểm hóc, tiến có thể thắng, lui có thể giữ, có thể tiến công địch mọi nơi mọi lúc, cả phía trước mặt, và sau lưng, có thể đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, bao vây, chia cắt, cô lập từng bộ phận địch, buộc chúng phải bị động phân tán đối phó khắp nơi.


Thế trận cài xen chỉ xuất hiện trong điều kiện chiến tranh nhân dân phát triển cao, với ba thứ quân (quân chủ lực, quân địa phương và dân quân) đều vững mạnh. Trong ba lần kháng chiến chống Nguyên (thế kỷ XIII), các vua Trần và Trần Hưng Đạo đã lập và điều khiển thế trận cài xen rất tài giỏi. Địch đi đến đâu cũng bị quân của triều đình, quân các lộ và hương binh, thổ binh chặn đánh, khi chúng vượt qua rồi thì tiếp tục đánh phía sau lưng chúng, tạo thời cơ cho quân chủ lực tập trung đánh đòn quyết định ở nơi quyết định. Đến hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thế trận cài xen càng phát triển sâu rộng trên tất cả các địa bàn chiến lược. Sa vào thế trận đó, quân địch bị phân tán, dàn mỏng, ở đâu cõng bị đánh, chỗ nào cũng là mặt trận, ngay tại sào huyệt cũng không an toàn, thêm bao nhiêu quân cũng không đủ, khiến cho mâu thuẫn của chúng giữa tiến công và phòng ngự, giữa tập trung và phân tán, giữa cơ động và chiếm đóng... ngày càng trầm trọng, không phương cứu vãn. Về phía ta, thế trận cài xen tạo điều kiện cho ta giành quyền chủ động về chiến dịch, chiến lược, liên tục tiến công cả trước mặt và sau lưng địch, kết hợp chặt chẽ chiến tranh nhân dân địa phương và chiến tranh bằng các binh đoàn chủ lực, thực hành mưu kế sâu hiểm, tập trung lực lượng giáng đòn quyết định trến những địa bàn then chốt. Thế trận cài xen là một đặc trưng tạo thành sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam.


Trong lịch sử, quân và dân ta trong điều kiện hoàn cảnh nào dó cũng có khi vận dụng thế trận tuyến, dải, kết hợp với thế trận cài xen. Trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077), Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt để chặn địch, đồng thời sử dụng các đội thổ binh đánh phía sau lưng chúng, tạo thời cơ chuyển từ phòng ngự sang phản công và tiến công đánh bại hoàn toàn quân địch. Lịch sử Việt Nam cũng chứng minh, nếu vận dụng thế trận tuyến đơn thuần thì tác chiến gặp khó khăn và không tránh khỏi thất bại. Để chống quân Minh xâm lược, Hồ Quý Ly cũng lập phòng tuyến với nhiều thành lũy kiên cố, với số quân và trang bị vũ khí không thua kém địch. Nhưng do nhà Hồ không được lòng dân, không thiết lập được thế trận cài xen của chiến tranh nhân dân kết hợp với thế trận tuyến, lại thực hành phòng ngự tiêu cực nên đã thất bại, để đất nước rơi vào tay giặc.


Trong chiến dịch, ta cũng vận dụng thế trận cài xen một cách phổ biến và có khi kết hợp với thế trận tuyên, dải. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ta xây dựng thế trận tiến công tuyến vòng tròn, thực hành cách đánh vây lấn và đột phá lần lượt, đồng thời dùng những mũi thọc sâu cắt đứt sân bay địch, tạo ra thế trận cài xen rất lợi hại. Trong chiến dịch Quảng Trị xuân 1972, ở giai đoạn cuối ta cũng thiêt lập thế trận phòng ngự khu vực hình thành tuyến, kết hợp với thế trận cài xen.


Lập thế trận là một nghệ thuật, đòi hỏi tư duy sáng tạo của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy tác chiến. Đó không chỉ đơn giản là sắp xếp đội hình chiến đấu mà là tìm chọn các phương pháp bố trí, sử dụng lực lượng, các biện pháp hành động để với lực lượng sẵn có, tạo ra thê lợi nhất cho ta, bất lợi nhất cho địch khi bước vào chiến đấu, và trong quá trình tác chiến nhanh chóng chuyển hóa từ thế trận này sang thế trận khác với thế mới có lợi hơn. Vì vậy, lập thế trận phải dựa trên sự tính toán cân nhắc nhiều mặt: nhiệm vụ tác chiến, lực và thế, thế trận, sở trường và cách đánh của địch, của ta trên toàn cục cũng như trong phạm vi chiến trường, địa hình, thời tiết, v.v... từ đó tìm ra cách bố trí, sử dụng lực lượng thích hợp nhất, định ra các biện pháp để phát huy thế mạnh của ta, phá thế mạnh của địch. Quá trình lập thế trận bao hàm việc tạo thế, cài thế, phá thế để nắm quyền chủ động, đánh được địch ở cả trước mặt và sau lưng, bên sườn, điều động được địch đến nơi ta muốn, kìm được địch ở nơi cần kìm, đánh thắng địch trên hướng đã chọn.


Quá trình lập thế trận ta cũng là quá trình phá thế trận địch. Đó là các biện pháp hoạt động nhằm phá vỡ các mối liên kết trong hệ thống bố trí của địch, làm cho thế trận địch mất tính ổn định, liên hoàn, vững chắc, buộc chúng phải thay đổi thế bố trí, đang tập trung phải phân tán, đang có hệ thống thành bị cô lập, đang tiến công phải co cụm... bộc lộ sơ hở để ta đánh đòn quyết định vào những mục tiêu then chốt.


Thế trận có quan hệ mật thiết với mưu kế. Lập thế trận là để thực hiện mưu kế, thế trận hàm chứa mưu kế, đồng thời lại dùng mưu kế để lập thế trận và chuyển hóa thế trận. Thế trận chuyển hóa hàm chứa mưu kế mối, và mưu kế mới lại tạo ra thế trận mới... Quá trình đó tiếp diễn không ngừng cho đến khi giành thắng lợi hoàn toàn. Trần Hưng Đạo dùng mưu kéo địch vào vùng đồng bằng sông Hồng, vào thế trận cài xen để quần lộn đánh tiêu hao chúng, rồi chuyển hóa sang thế trận phản công, dùng khối chủ lực được bảo toàn giáng đòn quyết định. Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, ta dùng mưu phá thế tập trung khối chủ lực của địch, phân tán, dàn mỏng lực lượng cơ động của địch để lập thế trận tiêu diệt chúng ở Điện Biẽn Phủ. Xuân 1975, ta cũng dàn thế trận căng địch ra hai đầu để đánh trận mở đầu ở Tây Nguyên, từ đó làm đảo lộn hoàn toàn thế trận của địch, tạo thế phát triển đột biến cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng hoàn toàn miền Nam. Những ví dụ trên cho thấy vận dụng nhuần nhuyễn mối quan hệ giữa mưu kế và thế trận là một yêu cầu rất cao trong tư duy nghệ thuật của người chỉ huy.


Thế trận chiến lược, chiến dịch hay chiến đấu cũng như thế trận tiến công, phản công hay phòng ngự có những điểm khác nhau về mục đích, tính chất, phạm vi... nhưng cũng có những yêu cầu chung cần nắm vững.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #283 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2023, 10:06:22 pm »

1. Thế trận phải kết họp được nhiều để tạo ra thế lợi tối đa

Yêu cầu cao nhất của việc lập thế trận là tạo được thế lợi tối đa để thực hành cách đánh đã lựa chọn, đạt tới mục tiêu tác chiến với hiệu quả cao. Muốn vậy thì thế trận phải đồng thời đạt được các thế bao vây, chia cắt, kìm hãm nhằm cô lập và tiêu diệt lực lượng chủ chốt của địch, làm cho thế trận của chúng rung chuyển, suy sụp. Muốn tạo được các thế đó phải dùng mưu phân tán, căng kéo địch ra nhiều hướng, nghi binh lừa địch, tạo điều kiện thuận lợi cho ta tập trung lực lượng tiêu diệt địch trên hướng và mục tiêu chủ yếu.


Vận dụng các biện pháp lập thế trận để đạt được lợi thế tối đa là phải tùy theo nhiệm vụ tác chiến, tình hình và điều kiện cụ thể về ta, về địch, về địa hình trên chiến trường. Trong tiến công, có thể có các giai đoạn tạo thế, giữ thế, phát triển thế. Trong phòng ngự có thể có các giai đoạn lập thế, giữ thế, chuyển thế. Trong phản công thì tạo thế và phát triển thế được thực hiện ngay từ đầu.


Lý Thường Kiệt dùng cách xuất kích sang đất địch phá sự chuẩn bị tiến công của chúng để giành thời gian xây dựng thế trận phòng thủ và phản công trên đất ta. Đó có thể coi là một hình thức tác chiến tạo thế. Trần Hưng Đạo dùng cách vừa chặn địch, vừa cơ động kéo địch vào sâu, tạo thế chia cắt, bao vây, kìm hãm tiêu hao địch rồi chớp thời cơ chuyển sang phản công chiến lược cũng là cách tạo thế, chuyển thế. Còn Quang Trung thì lập thế trận tiến công nhiều mũi, nhiều hướng đánh cùng một lúc vào toàn bộ đội hình chiến lược của địch, tạo nên thế bao vây chia cắt, vu hồi thọc sâu và thế tiêu diệt địch ngay từ đầu và trong suốt cuộc chiến, đạt được thế mạnh áp đảo và tốc độ phát triển rất cao. Chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và cuộc Tổng tiến công chiến lược Xuân 1975 cũng là những ví dụ sinh động về tạo thế và lập thế trận với các biện pháp căng kéo, phân tán, kìm hãm địch trên các hướng thứ yếu để tạo thế cô lập và tiêu diệt địch trên hướng chủ yếu, quyết định.


2. Thế trận phải vững chắc, cơ động, có thể chuyển hóa thuận lợi và mau lẹ

Quá trình tác chiến là quá trình thế trận vận động, chuyển hóa do kết quả đấu trí, đấu lực giữa hai bên tham chiến. Đố cũng là quá trình nảy sinh tình huống, có tình huống có thể dự kiến được, cũng có tình huống đột xuất không lường trước được. Do đó yêu cầu thế trận phải vững chắc, đồng thời phải cơ động, đáp ứng được sự chuyển biến mau lẹ của tình huống, cả tình huống thuận lợi và khó khăn, nhất là các tình huống đột biến.


Tính vững chắc của thế trận thể hiện ở sự liên kết về vị trí, chức năng giữa các bộ phận trong hệ thống, bảo đảm sự hiệp đồng, phối hợp chặt chẽ của các lực lượng tham chiến. Sự liên kết đó tạo điều kiện cho mỗi lực lượng phát huy vai trò, chức năng của mình, đồng thời sẵn sàng hỗ trợ thay thế lẫn nhau trong mọi tình huống.


Tính cơ động của thế trận thể hiện chủ yếu ở vị trí đứng chân của các khối chủ lực và đội dự bị, làm sao mỗi lực lượng vừa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trước mắt, vừa có điều kiện thuận lợi để cơ động thực hiện nhiệm vụ tiếp theo và ứng phó với các tình huống đột xuất có thể xảy ra. Thế trận còn phải bảo đảm kết hợp được các loại hình tác chiến (tiến công, phòng ngự, phản công) và mau lẹ chuyển hóa từ tiến công sang phòng ngự, từ phòng ngự sang phản công...


Thế trận chiến lược của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là một điển hình về thế trận có tính vững chắc và cơ động cao. Đó là một thế trận liên hoàn cả ba vùng từ Bắc vào Nam với các binh đoàn chủ lực cơ động và đội dự bị chiến lược mạnh đứng chân trên các hướng chiến lược trọng yếu, kết hợp với các lực lượng vũ trang tại chỗ và lực lượng chính trị của quần chúng trên một chiến trường được tố chức và chuẩn bị chu đáo. Thế trận đó cho phép vừa đánh địch trên diện rộng vừa tập trung được vào trọng điểm, có thể mở những chiến dịch tiến công vào những khu vực quan trọng nhất, có thể hình thành thế kìm hãm chia cắt, bao vây chiến lược, chiến dịch, đồng thời có thể cơ động tập trung lực lượng mau lẹ, chớp thời cơ đột biến, phát triển tiến công vào tận sào huyệt cuối cùng của địch.


Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay nếu xảy ra sẽ là một cuộc chiến tranh hiện đại, diễn biến khẩn trương phức tạp ngay từ đầu; trên đất liền và cả trên không, trên biển, trên chính diện và cả trong chiều sâu hậu phương ta. Vì vậy yêu cầu tính vững chắc và tính cơ động của thế trận phòng thủ phải rất cao, bảo đảm đánh địch cả trước mặt và phía sau lưng, cả trên bộ và trên vùng trời, vùng biển, có thê kết hợp chặt chẽ phòng ngự với tiến công và chuyển hóa mau lẹ sang thế trận phản công, đánh bại quân xâm lược. Chủ trương của Đảng ta xây dựng các khu vực phòng thủ vững chắc trên địa bàn tỉnh (thành phố) và huyện để tổ chức các hướng chiến dịch và hướng chiến lược chính là một biện pháp lớn để đáp ứng yêu cầu nói trên.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #284 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2023, 10:09:03 pm »

3. Thế trận cần hiểm hóc, phức tạp

Thế trận càng hiểm hóc, phức tạp thì càng tạo ra thế có lợi, tính vững chắc, cơ động càng cao, tính chủ động, bất ngờ và hiệu suất tác chiến càng lớn. Mặt khác, thế trận hiểm hóc, phức tạp bao nhiêu thì ngược lại tình huống tác chiến sẽ diễn ra giản đơn, xử trí dễ dàng bấy nhiêu, vì đã buộc được địch phải phân tán lực lượng và bị động đối phó.


Thế trận hiểm hóc, phức tạp là thế trận hàm chứa mưu sâu kế hiểm, tận dụng được các yếu tố địa hình, thời tiết, khắc phục khó khăn để đưa lực lượng của mình vào các hướng, khu vực hiểm yếu trong thế trận của địch, từ đó đạt được chủ động tối đa và bất ngờ tối đa trong tác chiến. Thế trận cài xen của chiến tranh nhân dân phát triển cao là một thế trận hiểm hóc, phức tạp như thiên la địa võng. Lực lượng của ta có ở khắp nơi, trước mặt, bên sườn, sau lưng và cả trong lòng địch, khiến chúng đi đâu cũng bị đánh, không ở đâu được an toàn, bị hết đòn bất ngờ này đến đòn bất ngờ khác.


Tính chất hiểm hóc phức tạp của thế trận còn thể hiện ở chỗ nó được thiết lập để thực hành cách đánh hiểm, đánh tiêu diệt. Đó là cách đánh nhằm vào lực lượng chủ chốt, vị trí then chốt, vào nơi hiểm yếu, nơi sơ hở của quân địch. Tiêu diệt được những lực lượng ấy, đánh vào những vị trí ấy thì sẽ làm rung chuyển toàn bộ thế trận của địch, buộc chúng phải phản ứng một cách lúng túng bị động, tạo điều kiện cho ta phát triển tiến công tiêu diệt địch, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.


4. Thế trận phải đạt được tính thống nhất và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phát triển giữa chiến lược, chiến dịch và chiến đấu

Trong tác chiến, thế trận chiến lược, chiến dịch và chiến đấu có quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, lập thế trận phải đạt được yêu cầu: thế trận chiến lược tạo điều kiện thuận lợi cho thế trận chiến dịch, thế trận chiến dịch tạo ra thế lợi cho chiến đấu và ngược lại. Sự tác động hai chiều đó diễn ra trong suốt quá trình tác chiến, làm cho thế trận chiến lược, chiến dịch và chiến đấu đều phát triển không ngừng, ngày càng tạo thêm những thế lợi mới.


Có thể thấy rõ điều này qua cuộc Tổng tiến công và nổi dậy toàn thắng Xuán 1975. Thế trận chiến lược cài xen và căng địch ra hai đầu đã tạo ra thế lợi tối đa cho chiến dịch Tây Nguyên. Thế trận chiến dịch Tây Nguyên cắt rời Tây Nguyên với đồng bằng ven biển miền Trung và cô lập nam Tây Nguyên với bắc Tây Nguyên lại tạo ra thế rất lợi cho trận Buôn Ma Thuột. Ngược lại, thắng lợi Buôn Ma Thuột làm cho thế trận chiến dịch Tây Nguyên chuyển hóa mau lẹ, dẫn đến sự phát triển đột biến của thế trận chiến lược trên toàn miền Nam.


Trên đây là mấy yêu cầu chung của nghệ thuật lập thế trận, song vận dụng vào các loại hình tác chiến khác nhau, ở các quy mô khác nhau cũng có những đặc điểm riêng biệt.

Thế trận tiến công phải nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiến công là: tập trung sức mạnh đột phá trên hướng chủ yếu, đánh tiêu diệt, cơ động nhanh, phát triển tiến công với nhịp độ cao... Thế trận phòng ngự thì phải đạt tới yêu cầu: vững chắc, liên hoàn, có chiều sâu, liên tục phản kích kết hợp với các hành động tiến công khác và chuyển sang phản công nhanh và mạnh, v.v...


Lập thế trận chiến lược, chiến dịch và chiến đấu cũng có sự vận dụng khác nhau trong thực tế. Chiến đấu thường diễn ra trong không gian hẹp, thời gian ngắn, trên địa hình đã được xác định và ít có điều kiện để cải tạo, đội hình tác chiến của địch tương đối dày đặc nên điều kiện để ta vận dụng mưu kế và thiết lập thế trận để lừa địch, điều động địch có khó khăn. Vì vậy trong chiến đấu, nhất là trong tiến công quân địch phòng ngự có chuẩn bị sẵn, thường phải tập trung lực lượng ưu thế hơn địch gấp nhiều lần. Nghệ thuật lập thế trận thường phải nhằm bảo đảm đột phá nhanh, mạnh, kết hợp với vu hồi thọc sâu đánh vào nơi sơ hở nhưng có liên quan đến nơi hiểm yếu trong thế trận của địch. Tuy nhiên với một số loại hình tác chiến chiến thuật (như phục kích, tiến công vận động...), khi có thời gian và điều kiện chuẩn bị thì vẫn có thế vận dụng mưu kế và thế trận một cách liên hoàn để tiêu diệt địch, giành thắng lợi lớn. Các trận thủy chiến trên sông, Bạch Đằng của Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo, các trận Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng của nghĩa quân Lam Sơn, v.v... là những ví dụ cụ thể.


Tác chiến chiến dịch và chiến lược diễn ra trên không gian rộng với nhiều dạng địa hình khác nhau, thời gian dài hơn nên có điều kiện thuận lợi để vận dụng mưu kế, thiết lập thế trận và chuyển hóa thế trận. Ta có thể đưa lực lượng vào cài xen với địch, dùng mưu điều địch từ hướng này sang hướng khác, cô lập bộ phận này, giam chân bộ phận kia mà chỉ cần sử dụng một lực lượng không lớn, để tập trung lực lượng quan trọng đánh đòn hiểm, đòn quyết định vào nơi hiểm yếu, nơi sơ hở của địch. Chiến dịch là một chuỗi những trận chiến đấu đồng thời hay kế tiếp liên kết chặt chẽ và tác động lẫn nhau theo một ý định và kế hoạch thống nhất. Vì vậy nếu được tiến hành theo một trình tự thích hợp và một nghệ thuật điều hành tài giỏi thì sẽ tạo nên lực "cộng hưởng" rất lớn: trận này dẫn dắt sang trận khác, trận trước tạo thế tạo lực cho trận sau, đưa đến trận then chốt quyết định, giống như nhiều đợt sóng nhỏ góp lại thành một ngọn trào lớn. Sự tích tụ kết quả của chiến đấu biến thành sự bùng nổ chiến dịch và thế chiến dịch phát triển cao có thể dẫn đến sự phát triển đột biến về thế chiến lược.


Từ những vấn đề nêu trên, có thể tìm ra câu giải đáp cho một vấn  đề thực tiễn: vì sao trong chiến đấu thường phải tập trung ưu thế lực lượng gấp nhiều lần mới đánh thắng địch, còn về chiến dịch, chiến lược thì với lực lượng ngang bằng hoặc thậm chí ít hơn địch, ta vẫn có thể giành thắng lợi lớn. Ví dụ: trong cuộc Tổng tiến công chiến lược Xuân 1975, lực lượng ta và địch lúc đầu ngang nhau (về bộ đội chủ lực, địch 1 - ta 1,03); trong chiến dịch Tây Nguyên, ta có ưu thế hơn địch một ít, nhưng trong trận mở màn Buôn Ma Thuột ta đã tập trung lực lượng ưu thế tuyệt đối so với địch (về bộ binh: 5,5/1; về xe tăng, thiết giáp: 1,2/1; về pháo lớn: 2,1/1). Về không quân, địch có ưu thế tuyệt đối nhưng ta có lực lượng phòng không để đối phó.


Chìa khóa của vấn đề là ở chỗ vận dụng nghệ thuật mưu kế, thế trận để làm cho địch mạnh mà hóa yếu, nhiều mà hóa ít, còn ta thì như Nguyễn Trãi đã nói: "sức dùng một nửa nhưng công được gấp đôi", tạo ra thời cơ có lợi để tập trung lực lượng ưu thế vào một điểm như "đem núi Thái Sơn đè lên quả trứng" đánh những trận như "sấm ran chớp giật, trúc chẻ tro bay", làm chuyển hóa từng bước so sánh lực lượng giữa ta và địch để đánh thắng chúng hoàn toàn. Trần Hưng Đạo cũng nói: "Bậc thánh võ trị đời, đánh ở chỗ không có thành, công ở chỗ không có lũy, chiến ở chỗ không có trận, nhẹ nhàng như mưa rơi trên không, dựng lên cuộc đời vô sự"1 (Binh thư yếu lược, tr. 45).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #285 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2023, 09:50:37 am »

Chương IV
TỔ CHỨC VÀ SỬ DỤNG LỰC LƯỢNG


Lực lượng tác chiến là cơ sở vật chất để vận dụng nghệ thuật tác chiến, là nhân tố cơ bản quyết định tiến trình và kết cục của tác chiến. Mưu kế hay, thế trậntốt, cách đánh giỏi còn phải do các lực lượng tác chiến có số lượng và chất lượng tương ứng thực hiện thì mối trở thành thắng lợi hiện thực.


Lực lượng tác chiến bao gồm những con người trong các tổ chức quân sự cùng với trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất để tác chiến và bảo đảm hoạt động tác chiến. Hiệu quả tác chiến đạt được đến đâu là do sức mạnh chiến đấu của các lực lượng tham chiến quyết định.


Sức mạnh chiến đấu là tổng hợp các nhân tố vật chất và tinh thần tạo thành năng lực thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng tác chiến: số lượng, trạng thái tinh thần - tâm lý, trình độ chiến thuật kỹ thuật, bản lĩnh chiến đấu của bộ đội; số lượng, chất lượng vũ khí, kỹ thuật và vật chất bảo đảm cho tác chiến; cơ cấu tổ chức bộ đội, trình độ khoa học quân sự, năng lực tổ chức chỉ huy của cán bộ và cơ quan chỉ huy, v.v...


Sức mạnh chiến đấu là tiêu chuẩn cản bản để đánh giá so sánh lực lượng giữa hai bên đối chiến, là yếu tố trực tiếp quyết định thành bại của tác chiến. Quá trình tác chiến là quá trình đối chọi và chuyển hóa sức mạnh, bên nào phát huy được sức mạnh của mình, triệt tiêu hay làm suy giảm được sức mạnh của đối phương thì bên ấy giành chiến thắng, hiệu quả tác chiến chính là thước đo cuối cùng của sức mạnh chiếnđấu. Vì vậy, có thể nói tiêu điểm của nghệ thuật tác chiến là phát huy cao độ sức mạnh chiến đấu của lực lượng mình và tạo nên những đòn đánh đập tan sức mạnh của đối phương.


Bồi dưỡng, nâng cao sức mạnh chiến đấu cửa các lực lượng vũ trang là một quá trình xây dựng, rèn luyện lâu dài về mọi mặt: chính trị tư tưởng, tổ chức, kỷ luật, trang bị kỹ thuật, khoa học và nghệ thuật quân sự, xây dựng đội ngũ cán bộ, v.v... Khi bước vào tác chiến lại phải có nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng giỏi thì mới phát huy được sức mạnh chiến đấu sẵn có để giành thắng lợi trên chiến trường.


Tổ chức sử dụng lực lượng trong tác chiến là căn cứ vào nhiệm vụ, ý định tác chiến, tình hình địch-ta, địa hình và khả náng, sở trường của từng lực lượng mà xác định quy mô, hình thức tổ chức, phân bố lực lượng, quy định chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, tạo lập các nguồn bổ sung, thay thế, v.v... Qua kinh nghiệm thực tiễn các cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước của dân tộc ta, tổ chức và sử dụng lực lượng trong tác chiến cần đáp ứng mấy yêu cầu chủ yếu sau đây:


1. Tổ chức, sử dụng lực lượng phải nhằm tạo thành sức mạnh tổng họp lớn nhất

Do đặc điểm các cuộc chiến tranh chống xâm lược của dân tộc ta luôn luôn phải lấy ít địch nhiều, nên tác chiến chiến dịch và chiến lược thường diễn ra trong điều kiện lực lượng chủ lực ta không nhiều hơn mà chỉ ngang bằng hay thậm chí ít hơn địch. Vấn đề đặt ra là với lực lượng sẵn có và có thể huy động được, làm sao tạo thành sức mạnh tổng hợp lớn hơn địch để đánh thắng chúng.


Trước hết phải dựa trên nền tảng chiến tranh nhân dân, phát huy sức mạnh phối hợp tác chiến của ba thứ quân, của lực lượng tại chỗ và lực lượng cơ động. Có ba thứ quân hoạt động đều khắp và hỗ trợ lẫn nhau, mới bảo đảm giữ quyềnchủ động, tác chiến liên tục, dẻo dai, đánh được cả trước mặt và sau lưng địch, mới xây dựng được thế trận hiểm hóc, mới thực hiện được mưu kế lừa địch, điều địch, chia cắt phân tán địch để tập trung lực lượng chủ yếu vào nơi và lúc quyết định. Ông cha ta thời Lý - Trần đã biết kết hợp chặt chẽ tác chiến của quân triều đình, quân các lộ và hương binh, thổ binh ở làng xã. Kinh nghiệm hai cuộc kháng chiếnchống Pháp, chống Mỹ, và cả chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vừa qua cũng cho thấy: ở đâu, lúc nào chỉ có lực lượng chủ lực tác chiến đơn độc thì sẽ gặp khó khăn lớn. Chính vì vậy mà thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp (1948-1949), ta đã phải phân tán một phần bộ đội chủ lực vào vùng sau lưng địch, gây dựng cơ sở, xây dựng các lực lượng vũ trang địa phương, và đến khi các lực lượng này đã trưởng thành rồi mởi tập trung trở lại để phát triển chủ lực.


Một nét đặc sắc của lực lượng vũ trang nhân dân ta là tổ chức lực lượng đặc công. Với số lượng rất ít, trang bị vũ khí nhẹ, các đơn vị đặc công ta đã đạt hiệu suất chiến đấu rất cao, gây kinh hoàng và hỗn loạn trong hậu phương địch.


Trong chiến tranh hiện đại, việc tổ chức, sử dụng lực lượng tác chiến gồm ba thứ quân vẫn có ý nghĩa và tác dụng to lớn. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc (1964-1972), chúng ta đã tổ chức và phát huy hiệu lực của hệ thống phòng không ba thứ quân, sử dụng mọi loại vũ khí từ máy bay phản lực siêu âm, tên lửa, pháo cao xạ đến súng máy, súng trường, hình thành một lưới lửa dày đặc, nhiều tầng, đánh địch mọi lúc, mọi nơi, ở mọi độ cao, vừa bảo đảm tác chiến tại chỗ rộng khắp, vừa tập trung được lực lượng đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn trên những địa bàn và mục tiêu trọng yếu. Các loại lực lượng đều đạt hiệu suất chiến đấu cao: trong tổng số 4.181 máy bay Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc thì phòng không chủ lực bắn rơi 2.422 chiếc (57,9%); phòng không địa phương: 1.335 chiếc (31,9%);phòng không dân quân tựvệ: 424 chiếc (10,1%). Nếu tính hiệu suất chiến đấu của các loại vũ khí thì pháo cao xạ bắn rơi 2.459 chiếc (71%); tên lửa phòng không: 760 chiếc (18%); không quân tiêm kích: 305 chiếc (7%); súng mấy, súng trường: 157 chiếc (4%). Để đánh trả hải quân hiện đại của giặc Mỹ xâm phạm vùng biển miền Bắc, chúng ta cũng đã huy động lực lượng của ba thứ quân đạt hiệu quả tác chiến khá cao. Trong tổng số 296 tàu địch bị bắn chìm, bắn hỏng thì thành tích cao nhất thuộc về pháo binh địa phương: 158 chiếc (53,3%); thành tích của pháo binh chủ lực là 112 chiếc (37,8%); của hải quân: 14 chiếc (4,6%); của không quân: 6 chiếc (4%)1 (Xem: Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, tập 2, Nxb Quân độinhân dân, H. 1983). Qua những số liệu trên, ta thấy: không phải lúc nào lực lượng chủ lực và các binh khí, kỹ thuật hiện đại cũng đạt được hiệu suất chiến đấu cao nhất. Thực tế đó chứng minh hùng hồn rằng chỉ có phát huy được sức mạnh của ba thứ quân phối hợp tác chiến thì mới giải quyết được mâu thuẫn gay gắt phải lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy vũ khí kém đánh thắng kẻ địch được trang bị hiện đại hơn.


Nghệ thuật tạo sức mạnh tổng hợp còn là nghệ thuật kết hợp đúng đắn lực, thế và thời cơ. Một lực lượng tuy nhỏ nhưng tạo được thế lợi và sử dụng đúng thời cơ thì sẽ có sức mạnh rất lớn, đánh thắng được kẻ địch có số lượng đông hơn mình, có khi gấp nhiều lần. Chiến dịch đại phá quân Thanh, giải phóng Thăng Long (1789) của Quang Trung là một ví dụ tiêu biểu. Với 5 - 6 vạn quân chủ lực ở Phú Xuân và vài vạn quân tại Bắc Hà, tất cả chưa đầy 10 vạn, nhưng với thế ra quân chủ động, bất ngờ, thần tốc, táo bạo, tiến công vào đúng lúc quân địch đang chủ quan, kiêu ngạo và mải mê ăn tết, Quang Trung đã đánh một trận tiêu diệt gần 30 vạn quân xâm lược chỉ vẻn vẹn trong 5 ngày.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2023, 10:07:47 am gửi bởi ptlinh » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #286 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2023, 09:51:11 am »

2. Tập trung lực lượng tạo ưu thế sức mạnh ở nơi và lúc quyết định

Đây là một nguyên tắc cơ bản của nghệ thuật quân sự được các nhà chỉ huy quân sự phát hiện và áp dụng từ lâu. Theo các nhà sử học quân sự, Ê-pa-mi-nông-đa, tướng Hy Lạp thời cổ đại là người đầu tiên vận dụng nguyên tắc này trong trận Lốc-tơ-ra (năm 371 trước Cồng nguyên).


Lịch sử quân sự Việt Nam cũng chứng minh: có tập trung được sức mạnh ưu thế vào nơi và lúc quyết định mới tạo nên những trận then chốt, những đòn đánh tiêu diệt làm đảo lộn thế trận của địch, xoay chuyển cục diện chiến trường và kết thúc chiến tranh thắng lợi. Vì vậy, kết hợp tác chiến rộng rãi của ba thứ quân với đòn tiêu diệt mãnh liệt của lực lượng chủ lực tập trung là một vấn đề mang tính truyền thốhg của nghệ thuật tác chiến Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống Minh, Nguyễn Trãi nêu phương châm chiến lược: "tránh giặc hãng, đánh giặc mệt, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh", nhưng ông cũng chủ trương "lây mạnh đánh yếu" (dĩ cường công nhược) về chiến thuật, dùng sức mạnh đập tan quân địch như "lấy sức nặng ngàn cân đè lên trứng chim".


Để tạo ưu thế sức mạnh ở nơi và lúc quyết định, như trên đã nói, phải dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân và vận dụng mưu kế lừa địch, điều địch, phân tán chia cắt, đánh nhỏ, đánh hiểm ở sau lưng địch, tạo điều kiện tập trung lực lượng chủ lực mạnh trên hướng và mục tiêu chủ yếu. Trong những trận then chốt, đặc biệt là những trận tiến công quân địch phòng ngự công sự vững chắc, để bảo đảm chắc thắng, đánh nhanh diệt gọn, thường phải tập trung lực lượng ưu thế gấp ba, gấp năm lần địch và có khi hơn nữa. Mở màn chiến dịch Biên Giới (1950), ta sử dụng 2 trung đoàn bộ binh và 13 khẩu sơn pháo để tiến công cụm cứ điểm Đông Khê do 2 đại đội lê dương, một trung đội ngụy với hai khẩu pháo trấn giữ, tạo ưu thế về bộ binh gấp gần 9 lần, về pháo binh gấp 6,5 lần. Trongchiến dịch Điện Biên Phủ, lực lượng của ta có 11 trung đoàn bộ binh, 60 khẩu pháo (kể cả cối 120 ly), còn địch có 17 tiểu đoàn bộ binh, hơn 40 khẩu pháo; như vậy,về bộ binh ta gấp gần 2 lần, về pháo binh gần 1,5 lần. Riêng trong trận Him Lam mở màn chiến dịch, ta sử dụng 2 trung đoàn (18 đại đội bộ binh để đánh 5 đại đội địch (gấp 3,5 lần). Trong trận Buôn Ma Thuột mờ đầu cuộc Tổng tiến công chiến lược Xuân 1975, ta cũng tập trung lực lượng ưu thế tuyệt đối: về bộ binh 5,5/1, về pháo lớn 2,1/1, sốlượng xe tăng thiết giáp cũng trội hơn địch.


Tuy nhiên trong một số loại hình tác chiến (như phục kích, đánh vận dộng...), lợi dụng được địa thế có lợi và bằng nghệ thuật mưu kế, thế trận tài giỏi, ta vẫn có thể dùng số quân hơn địch không nhiều, thậm chí ngang bằng hoặc ít hơn nhưng có chất lượng cao để tạo ưu thế sức mạnh, đánh những trận then chốt quyết định. Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn chỉ dùng một vạn quân tinh nhuệ "phục binh giữ hiểm" đã "đập nát tiền phong" địch gồm 1 vạn quân do tên chủ soái Liễu Thăng trực tiếp chỉ huy. Còn trong trận Tốt Động - Chúc Động, nghĩa quân Lam Sơn cũng chỉ có khoảng 1 vạn người đã đánh một trận tiêu diệt xuất sắc "như đê vỡ kiến trôi, như gió tung lá rụng" giết tại trận gần 5 vạn tên địch, bắt sống trên 1 vạn tên.


Những ví dụ trên cho thấy quan điểm tạo ưu thế sức mạnh của nghệ thuật tác chiến Việt Nam không phải là "lấy thịt đè người" mà là sử dụng lực lượng một cách hợp lý, tối ưu, khi cần thiết có thể "dùng mười chọi một" tại điểm quyết định, nhưng nói chung hết sức chú trọng lấy chất lượng cao thắng số lượng đông, tận dụng mọi điều kiện khách quan, chủ quan có lợi, phát huy cao độ tài năng của chỉ huy và bản lĩnh chiến đấu của bộ đội để chỉ dùng một lực lượng tương đối ít vẫn đạt được sức mạnh cần thiết cho chiến thắng.


Để tạo sức mạnh ưu thế, về hình thức tổ chức lực lượng, kinh nghiệm lịch sử cho thấy ở những bước ngoặt quyết địnhcủa chiến tranh, phải tổ chức các tập đoàn chiến lược và chiến dịch đứng chân trên các địa bàn trọng yếu, hình thành những quả đấm mạnh tiến công đồng thời hay kế tiếp nhau trên các hướng chiến lược quan trọng. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai, sau khi dùng chiến tranh nhân dân quần lộn với địch ở đồng bằng sông Hồng, với chủ lực được bảo toàn ta đã tổ chức thành hai tập đoàn chiến lược: một tập đoàn của Trần Hưng Đạo ở Hải Đông từ phía bắc đánh xuống Thăng Long; tập đoàn thứ hai của các vua Trần từ Thanh Hóa đánh lên Trường Yên - Thiên Trường, phối hợp phản công quét sạch 50 vạn giặc Nguyên xâm lược. Trong Đông Xuân 1953-1954, ta đã tập trung lực lượng chủ lực lập thành một tập đoàn chiến lược để mở chiến dịch Điện Biên Phủ, nhưng không đủ sức tổ chức một tập đoàn chiến lược thứ hai để tiến công đồng thời hay kê tiếp trên một hướng khác. Đến mùa Xuân 1975, ta đã thành lập được hai tập đoàn chiến lược đứng chân ở hai đầu nam, bắc và một tập đoàn chiến dịch mạnh đứng ở giữa trận tuyến địch, nên đã mở được ba đòn chiến lược gối đầu và kế tiếp nhau, giành toàn thắng cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2023, 10:08:30 am gửi bởi ptlinh » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #287 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2023, 09:52:04 am »

3. Tổ chức đội dự bị mạnh, bố trí đúng chỗ, sử dụng đúng thời cơ

Tác chiến là quá trình đấu trí, đấu lực quyết liệt giữa ta và địch, nên diễn biến thường rát khẩn trương, phức tạp, với nhiều tình huống đột biến. Người chỉ huy và cơ quan chỉ huy có thể dự kiến được những tình huống chính sẽ xảy ra, nhưng không thể hoàn toàn loại trừ những tình huống ngẫu nhiên, đột xuất. Tổ chức đội dự bị là để sẵn sàng ứng phó với các tình huống đã dự kiến hoặc nảy sinh bất ngờ cũng như để tăng thêm sức mạnh trong giai đoạn tác chiến quyết định. Quy mô tổ chức và thành phần của đội dự bị là do tình hình và nhiệm vụ tác chiến quy định, song nói chung phải bảo đảmcó đủ sức mạnh và khả năng cơ động để giải quyết được những tình huống then chốt của tác chiến.


Vị trí đứng chán trong thế trận và thời cơ hành động là nhủng yếu tố quyết định hiệu lực tác chiến của đội dự bị. Cần bố trí đội dự bị trên địa bàn có thể cơ động thuận lợi ra nhiều hướng, sẵn sàng đảm nhận được những nhiệm vụ khác nhau trong các tình huống khác nhau. Đội dự bị phải giữ được bí mật lực lượng và thế bố trí để khi bước vào hành động, tạo được bất ngờ lớn đối với địch. Việc sử dụng đội dự bị là tùy theo diễn biến của tác chiến và phương án đã định trước, nhưng nói chung khi đã sử dụng là phải sử dụng tập trung, đúng thời cơ, bảo đảm chắc thắng.


Một ví dụ: Trong chiến dịch Tây Nguyên Xuân 1975, Sư đoàn 320 là đội dự bị chiến dịch được bố trí ở phía tây đường 14, tây bắc Buôn Ma Thuột. Từ vị trí này, sư đoàn vừa có thể đánh chận địch từ Plây Cu xuống cứu viện cho Buôn Ma Thuột, cắt đứt đường 14, vừa có thể kịp thời tăng cường cho lực lượng tiến công Buôn Ma Thuột nếu gặp khó khăn, vừa sẵn sàng cơ động theo đường ngắn nhất để tiêu diệt địch trên đường 7 nếu chúng rút chạy khỏi Tây Nguyên. Sư đoàn đã làm tốt việc giữ bí mật lực lượng, khi bước vào tác chiến đã nhanh chóng tiến công diệt địch trên đường 14 và kịp thời đuổi đánh địch rút chạy trên đường 7, góp phần quan trọng vào chiến dịch Tây Nguyên toàn thắng.


Ngoài việc tổ chức sẵn lực lượng dự bị, trong quá trình tác chiến có thể tổ chức đội dự bị mới. Cũng trong chiến dịch Tây Nguyên Xuân 1975, Sư đoàn 10 sau khi đánh xong Đức Lập đã được chuyển thành đội dự bị và được sử dụng đánh phản đột kích của sư đoàn 23 địch.


4. Phát huy mạnh mẽ uy lực của vũ khí, trang bị kỹ thuật

Con người và vũ khí là hai nhân tố cơ bản tạo thành sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang. Trong đó con người là nhân tố quyết định nhất, nhưng vũ khí, trang bị kỹ thuậtcũng là nhân tố rất quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến cơ cấu tổ chức quân sự, đến quy mô và phương thức tác chiến. Thực tiễn đã cho thấy, nếu không có trang bị vũ khí đến một trình độ nhất định, chúng ta đã không thể tổ chức được các tập đoàn tác chiến để tiến hành các chiến dịch tiến công hiệp đồng binh chủng quy mô lớn như trong Đông Xuân 1953-1954 và mùa Xuân năm 1975. Vì vậy, chăm lo tăng cường, cải tiến và sử dụng tốt nhằm phát huy mạnh mẽ uy lực của vũ khí trang bị trong tác chiến là một nội dung quan trọng của nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng.


Trong lịch sử quân sự Việt Nam, ông cha ta đánh giặc bằng sức mạnh của toàn dân đoàn kết, bằng tài thao lược, quân đội dũng cảm thiện chiến và cả bằng những vũ khí lợi hại. Thời Âu Lạc có nỏ cứng, có mũi tên đồng. Thời nhà Lý, ngoài cung nỏ giáo mác, còn có máy phóng đá. Thời nhà Trần đã có kỹ thuật đúc đồng, làm thuốc nổ. Thời nhà Hồ đã chế tạo và sản xuất súng thần cơ - một loại đại bác nhỏ, đã đóng chiến thuyền lớn hai tầng. Thời Quang Trung có súng thần công đặt trên lưng voi chiến, trên chiến thuyền, có súng hỏa hổ (ống phóng lửa), v.v...


Đến thời kỳ hiện đại, trước đối tượng tác chiến là những quân độiđế quốc vừa đông vừa có nhiều trang bị, vũ khí tối tân, chúng ta đã phát huy cao độ tinh thần dũng cảm và trí sáng tạo của quân và dân nhằm giải quyết nguồn vũ khí và phát huy hết uy lực của vũ khí có trong tay để tiêu diệt địch. Những ngày đầu chống Pháp, ta chưa có súng chống tăng thì dùng bom ba càng, chai xăng-crếp để đánh xe tăng địch. Pháo thiếu máy ngắm thì ngắm qua gò nòng, pháo xe kéo được tháo rời thành pháo khiêng vác, đưa vào gần, bắn thẳng để nâng cao độ chính xác và uy lực của đạn. Để tăng cường hỏa lực cho bộ đội tác chiến, ta đã khắc phục khó khăn, tự lực sản xuất các loại cối (kể cả cối cỡ lớn 185ly), SKZ, súng phóng bom, v.v... Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, ta dùng sức người kéo pháo lớn lên các trận địa ở độ cao trên 1.000m để bất ngờ giội bão lửa xuống đầu quân địch.


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, ta đã sử dụng các loại pháo cối cỡ nhỏtổ chức thành các đội pháo chuyên trách đánh ở sau lưng địch rất lợi hại, đã biến pháo xe kéo thành pháo mang vác để đưa vào gần, bắn ngắm trực tiếp, đạt hiệu suất chiến đấu rất cao. Chúng ta cũng nghiên cứu và sản xuất thành công các loại pháo phản lực mang vác có tầm bắn xa, uy lực lớn như ĐKB, A12... phù hợp với điều kiện tác chiến ở chiến trường miền Nam. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, ta đã táo bạo sử dụng máy bay A37 vừa lấy được của địch để ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, khiến địch bị bất ngờ và càng thêm hoảng loạn. Những ví dụ trên cho thấy, trong điều kiện trang bị kém hơn địch nhưng với tinh thần dũng cảm, sáng tạo và nghệ thuật sử dụng tài giỏi, chúng ta vẫn có thể phát huy đến mức cao nhất hiệu lực của các vũ khí có trong tay để đánh thắng kẻ địch được trang bị hiện đại hơn.


Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai nếu xảy ra sẽ là một cuộc chiến tranh nhân dân với trình độ hiện đại ngày càng cao. Vì vậy xác định phương hướng tăng cường, cải tiến vũ khí trang bị phù hợp với điều kiện kinh tế, địa hình và cách đánh của ba thứ quân là một nội dung quan trọng trong nhiệm vụ xây dựng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của lực lượng vũ trang nhân dân ta.


Trong tác chiến hiện đại, các nước có nền công nghiệp và kỹ thuật quân sự tiên tiến giải quyết mâu thuẫn giữa địa hình và cơ động bằng cách dùng máy bay và máy bay lên thẳng đánh sâu vào tung thâm của đối phương. Ta chưa có đủ điều kiện để giải quyết mâu thuẫn đó bằng kỹ thuật thì phải giải quyết bằng nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng: dùng bộ đội địa phương, du kích, đặc công, biệt động và một bộ phận chủ lực dựa trên thế trận chiến tranh nhân dân, tác chiến ỏ hậu phương trận tuyến địch. Trên các hướng và địa bàn chiến lược trọng yếu, ngoài việc tổ chức ba thứ quân mạnh, cần thành lập các đơn vị bộ đội cơ động nhanh.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Một, 2023, 10:08:40 am gửi bởi ptlinh » Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #288 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2023, 09:53:11 am »

Chương V
CÁCH ĐÁNH


Cách đánh là biểu hiện tập trung sự sáng tạo và là cốt lõi của nghệ thuật tác chiến. Dù cho các bên tham chiến sử dụng những mưu kế gì để lừa nhau và bài binh bố trận như thế nào thì cuối cùng diễn biến và kết cục của tác chiến vẫn phụ thuộc vào kết quả các đòn đánh. Có đánh trúng, đánh hiểm, đánh mạnh mới tiêu diệt được lực lượng và đập tan sức mạnh của đối phương, mới điều khiển được sự phát triểntình huống theo dự kiến, mở ra thời cơ mong đợi, đạt được mục tiêu tác chiến đã đề ra. Vì vậy sau khi lập được mưu kế, bày được thế trận tốt rồi thì tinh lực và tâm huyết của người chỉ huy và cơ quan chỉ huy phải dồn vào việc tìm chọn cách đánh hay.


Cách đánh (hay còn gọi là phương thức tác chiến, phương pháp tác chiến) là cách thức sử dụng lực lượng thực hiện các đòn đánh nhằm tiêu diệt địch, giành thắng lợi trong tác chiến. Tùy theo quy mô tác chiến (chiến lược, chiến dịch hay trận chiến đấu), loại hình tác chiến (tiến công, phòng ngự hay phản công), lực lượng tác chiến (bộ đội binh chủng hợp thành hay từng quân chủng, binh chủng...) mà có các cách đánh khác nhau. Nhưng nói chung cách đánh thường bao gồm: lựa chọn thực tiễn, đối tượng, hướng tác chiến chủ yếu và các hướng khác, xác định trình tự sử dụng lực lượng thực hiện các đòn đánh và đòn đánh then chốt, vận dụng các biện pháp, thủ đoạn tác chiến, v.v...


Lựa chọn cách đánh phải căn cứ vào nhiệm vụ tác chiến, lực lượng và khả năng tác chiến của địch, của ta, điều kiện địa hình, thời tiết... Cách đánh phải thể hiện được những nguyên tắc tác chiến cơ bản như: kiên quyết, chủ động, mưu trí linh hoạt, bí mật bất ngờ, tập trung ưu thế sức mạnh ở nơi và lúc quyết định, bảo đảm chu đáo các mặt, v.v... và phải đạt tới mấy yêu cầu chủ yếu sau đây:

a) Đánh trúng, đánh hiểm là đánh đúng những mục tiêu, đối tượng cần phải đánh, đánh trúng những lực lượng then chót, những vị trí hiểm yếu của địch mà nếu bị mất, thế và lực của địch sẽ bị suy yếu, thế trận của chúng bị đảo lộn và có nguy cơ rạn nứt, tan vỡ nhanh chóng. Đánh trúng,đánh hiểm thường đạt hiệu suất chiến đấu cao, có khi chỉ dùng ít lực lượng mà đem lại hiệu quả lớn. Nhưng cũng có khi phải tập trung sức mạnh áp đảo để phá vỡ khâu then chốt, hiểm yếu làm rung chuyển thế trận của địch, tạo tình huống đột biến và thời cơ thuận lợi, gây phản ứng dây chuyền làm sụp đổ toàn bộ sức mạnh của địch.


Để đánh trúng, đánh hiểm phải chọn mục tiêu, đối tượng, hướng đánh, thời cơ đúng, sử dụng lực lượng thích hợp và có nhiều biện pháp mưu trí, sáng tạo. Những mục tiêu hiểm yếu thường là: trung tâm đầu não chỉ huy, các lực lượng nòng cốt, lực lượng dự bị, các phương tiện chiến tranh chủ yếu, cơ sở hậu cần kỹ thuật quan trọng của địch, các đầu mối giao thông trọng yếu, v.v... Đó là những mục tiêu có quan hệ sống còn đến tính ổn định, liên hoàn, vững chắc và khả năng tác chiến của địch nên thường được chúng bố trí cẩn mật và bảo vệ chu đáo. Vì vậy để đánh vào những mục tiêu hiểm yếu đó, phải sử dụng những lực lượng ưu tú và đủ mạnh, có khi được tổ chức và huấn luyện đặc biệt, đồng thời phải dùng mưu lừa địch, buộc chúng bộc lộ sơ hở, ta tạo được bất ngờ tốì đa và chủ động tối đa trong tác chiến.


Đánh trúng đánh hiểm là một nét đặc sắc của nghệ thuật tác chiến Việt Nam mà ở đây chỉ có thể nêu một số ví dụ tiêu biểu. Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ hai, sau khi dùng kế sách "lấy đoản binh chống trường trận", hãmđịch vào thế bị phân tán, chia cắt, lúng túng về chiến lược, bế tắc về chiến thuật, Trần Hưng Đạo chuyển sang phản công tiêu diệt địch. Mở đầu cuộc phản công chiến lược, ông không đánh ngay vào đại bản doanh của Thoát Hoan ở Thăng Long mà chọn mục tiêu đầu tiên là đồn A Lỗ, xương sống của địch trên tuyến hành lang nối liền Trường Yên - Thiên Trường với Thăng Long, cắt đứt liên hệ giữa đạo quân Thoát Hoan ở Thăng Long và đạo quân Toa Đô ở phía nam. Trận mở màn này đã làm rung chuyển toàn bộ thế trận của địch, tạo thế và thời cơ thuận lợi cho ta giáng những đòn then chốt ở Hàm Tử, Chương Dương, Thăng Long, đánh bại hoàn toàn 50 vạn quân Nguyên xâm lược. Đến cuộc kháng chiến lần thứ ba, sau khi vừa chặn đánh vừa cơ động và để cho địch vào được thành Thăng Long bỏ ngỏ, ta đã chọn đối tượng tiến công tiêu diệt là đoàn thuyền lương của giặc tại Vân Đồn và các đoàn vận chuyển của chúng theo đường bộ tại Nội Bàng, đây quân địch vào tình trạng lương không có ăn, sức không còn mà đánh, buộc phải rút quân về nước, tạo thời cơ cho ta đánh đòn quyết định trên sông Bạch Đằng. Đó là những đòn đánh trúng, đánh hiểm vào những mục tiêu, những thời điểm được lựa chọn rất chính xác nên đã nhanh chóng phá vỡ thế trận của địch, giành thắng lợi rất lớn.


Trong chiến dịch Biên Giới, đánh Đông Khê là một đòn hiểm làm rung chuyển hệ thống phòng thủ biên giới đông bắc của địch, tạo thời cơ cho ta đánh tiếp những trận then chốt tiêu diệt những lực lượng nòng cốt của địch. Còn trong chiến dịch Điện Biên Phủ, cách đánh vây lấn, thọc sâu của ta cũng là cách đánh hiểm, như sợi thòng lọng siết dần vào cổ họng địch và những lưỡi dao lách sâu vào tim gan chúng.


Cuộc kháng chiến chống Mỹ cũng có nhiều ví dụ hay về cách đánh trúng, đánh hiểm. Cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu Thân, đưa chiến tranh vào tận sào huyệt địch, đánh thẳng vào các trung tâm đầu não của địch là một đòn chiến lược táo bạo, bất ngờ và rất hiểm, làm đảo lộn thế chiến lượccủa địch, buộc đế quốc Mỹ phải xuống thang và thay đổi chiến lược chiến tranh. Trận Buôn Ma Thuột mở đầu chiến dịch Tây Nguyên trong cuộc Tổng tiến công chiến lược Xuân 1975 là một điển hình xuất sắc về đánh hiểm, đánh trúng huyệt, chỉ đột phá một điểm mà làm rung động toàn bộ, tạo phản ứng dây chuyền, dẫn đến làm sụp đổ hoàn toàn bộ máy quân sự của địch gồm hơn một triệu tên.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1787



« Trả lời #289 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2023, 09:54:16 am »

b) Đánh tiêu diệt là một yêu cầu rất quan trọng của cách đánh. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Trừ diệt lực lượng của địch là điều kiện có thể quyết định thắng lợi. Đối với một người, làm thương tổn 10 ngón tay không đau đớn bằng cắt đứt hẳn 1 ngón tay. Về quân sự cũng vậy, đánh bại 10 sư đoàn không bằng trừ diệt 1 sư đoàn"1 (Dẫn theo: Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Sự nghiệp và tư tưởng quân sự của Chủ tịch Hồ Chi Minh, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1990, tr. 111). Đánh tiêu diệt là phải diệt gọn bộ phận lớn quân địch gồm cả chỉ huy, bắt tù binh, thu vũ khí, đập tan tổ chức, đánh bại các thủ đoạn chiến thuật và biện pháp chiến lược chủ yếu của địch, khiến chúng mất hẳn sức chiến đấu và không thể khôi phục lại ngay được. Có đánh tiêu diệt mới làm thay đổi đột biến so sánh lực lượng trên chiến trường, đập tan ý chí chiến đấu của địch, tạo nên những bước ngoặt để phát triển tiến công hoặc để kết thúc chiến tranh thắng lợi.


Lịch sử quân sự Việt Nam chói lọi những chiến công của nghệ thuật đánh tiêu diệt về chiến dịch, chiến lược. Ngô Quyền chỉ bằng một đòn đánh tiêu diệt toàn bộ đạo binh thuyền của địch trên sông Bạch Đằng đã đập tan ý chí xâm lược của triều đình Nam Hán. Ba cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên của nhà Trần đểu được quyết định bằng những trận đánh tiêu diệt xuất sắc: Đông Bộ Đầu (1258), Chương Dương - Thăng Long, Tây Kêt - Hàm Tử (1285), Bạch Đằng (1288). Trong cuộc kháng chiến chống Minh, nghĩaquân Lam Sơn từ những lúc "lương cạn mấy tuần, quân không một lữ"1(Theo cách tính thời đó, một tuần là 10 ngày, một lữ gồm 500 quân) phải lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh, tiến lên đánh những trận tiêu diệt như "sấm ran chớp giật, trúc chẻ tro bay" ở Bồ Đằng, Trà Long, Khả Lưu, Bố Ải, giáng những đòn như "đê vỡ kiến trôi, gió rung cây gãy" ở Ninh Kiều, Tốt Động - Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang, bẻ gãy hoàn toàn ý chí xâm lược của quân Minh, khiến cho Vương Thông còn trong tay hơn 10 vạn quân mà phải xin hàng để được về nước. Trận đại phá gần 30 vạn quân Thanh xâm lược, giải phóng Thăng Long của Quang Trung cũng là mẫu mực kiệt xuất về nghệ thuật đánh tiêu diệt.


Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, ta cũng từ đánh tiêu hao, tiêu diệt nhỏ, tiến lên những chiến dịch đánh tiêu diệt quy mô lớn ở Biên Giới, Hòa Bình, Tây Bắc... cuối cùngkết thúc thắng lợi bằng trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, đánh dấu sự thất bại của từng chiến lược chiến tranh của địch là những đòn tiêu diệt của quân và dân ta. Các chiến dịch Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài... đã góp phần quyết định đảnh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ; cuộc tiến công chiến lược xuân Mậu Thân 1968 làm phá sản chiến lược "chiến tranh cục bộ" của chúng; cuộc tiến công chiến lược xuân 1972 và trận "Điện Biên Phủ trên không" đạt hiệu suất chiến đấu cao (bắn rơi 34 máy bay B.52, 5 máy bay F. 111) làm lung lay đến tận gốc ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải ký Hiệp định Pa-ri và rút khỏi Việt Nam. Cuối cùng bằng ba đòn tiêu diệt chiến lược kế tiếp nhau vào mùa Xuân 1975, chúng ta đã đánh bại hoàn toàn chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam.


Như vậy, trong chiến tranh chống xâm lược, có khi đánh tiêu diệt lớn diễn ra ngay từ đầu và kết thúc chiến tranh trong thời gian ngắn, nhưng cũng có khi (nhất là trong chiếntranh giải phóng) phải bắt đầu từ đánh tiêu hao, tiêu diệt nhỏ, tiến lên đánh tiêu diệt từ thấp đến cao, đánh bại từng chiến lược chiến tranh của địch, làm chuyển hóa từng bước so sánh lực lượng giữa ta và địch, cuối cùng đánh tiêu diệt lớn quân địch bằng những đòn chiến lược then chốt để kết thúc chiến tranh thắng lợi.


Giữa yêu cầu đánh tiêu diệt và đánh trúng, đánh hiểm có mối quan hệ qua lại chặt chẽ. Muốn thực hiện được đánh tiêu diệt thì phải đánh trúng, đánh hiểm. Ngược lại thực hiện được đánh tiêu diệt thì mới phát huy mạnh mẽ tác dụng của đòn đánh trúng, đánh hiểm, trong cuộc Tổng tiến côngchiến lược Xuân 1975, trận Buôn Ma Thuột là một đòn đánh trúng, đánh hiểm tạo tiền đề cho các đòn tiêu diệt lớn quân địch ở Tây Nguyên và tiếp đó trên toàn chiến trường miền Nam. Ngược lại, có thực hiện được đánh tiêu diệt địch ở Buôn Ma Thuột và quân địch phản kích sau đó thì tác dụng của đòn hiểm Buôn Ma Thuột mới được phát huy mạnh mẽ, tạo phản ứng dây chuyền làm sụp đổ toàn bộ thế trận của địch.


c) Để thực hiện được đánh trúng, đánh hiểm, đánh tiêu diệt thì một yêu cầu quan trọng là phải đánh táo bạo, bất ngờ, chắc thắng. Đánh táo bạo là vượt qua khó khăn, nguy hiểm, đánh vào nơi và bằng cách mà địch ít ngờ tới nhất. Đòn táo bạo, bất ngờ thường đem lại hiệu suất chiến đấu cao và đạt được yêu cầu đánh trúng, đánh hiểm, đánh tiêu diệt. Nhưng táo bạo không có nghĩa là phiêu lưu, mạo hiểm mà phải bảo đảm chắc thắng, giảm được tổn thất, hy sinh đến mức thấp nhất. Trong cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954, quyết định tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ bằng cách đánh tiến công tập đoàn cứ điểm là một quyết định táo bạo, vượt quá sức tưởng tượng của bộ chỉ huy Pháp, khiến họ tin chắc sẽ "nghiền nát" chủ lực ta nếu ta dám mạo hiểm mơ cuộc tiến công, về cách đánh chiến dịch, quyết định hoãn cuộc tiến công chỉ vài giờ trước lúc nổ súng, chuyển từ "đánh nhanh giải quyết nhanh" sang "đánh chắc tiến chắc" là một quyết định dũng cảm, chính xác của người chỉ huy để bảo đảm yêu cầu "đánh chắc thắng". Thực tiễn đó là một bài học sinh động về vận dụng đúng đắn yêu cầu táo bạo bất ngờ nhưng chắc thắng trong cách đánh của người chỉ huy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM