Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:35:38 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 9343 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #50 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2023, 10:25:41 am »

Quân viễn chinh Mỹ không thể "làm cỏ" được ở khắp mọi nơi trên đất nước ta. Trái lại, tinh thần của binh lính Mỹ thì lại thấp như ngọn cỏ. Đó là nhận xét của các nhà báo tư sản phương Tây thốt ra sau các trận Bàu Bàng, Plây Me...


Đứng trước một đội quân xâm lược cớ sức mạnh vật chất khổng lồ, đứng trước từng đoàn xe tăng hiện đại, từng đàn máy bay đủ các loại hiện đại nhất, trước những máy móc điện tử tinh vi của thế hệ kỹ thuật vũ trụ, trước những cơn mưa bom bão đạn, quân dân miền Nam sẽ đánh như thế nào? Không một máy bay, không một chiếc xe tăng, không một khẩu đại bác thì đánh bằng cách nào?


Quân dân miền Nam biết rằng, đứng trước một kẻ thù như thế, chúng ta sẽ có rất nhiều khó khăn gian khổ và phải hy sinh.

Trước tiên là phải động viên toàn thể nhân dân và quân đội có một quyết tâm rất cao, có một ý chí gang thép, với một tinh thần quyết chiến quyết thắng. Lời hiệu triệu nổi tiếng, bất hủ của Hồ Chủ tịch "Không có gì quý hơn độc lập, tự do", "thà chết chứ không chịu làm nô lệ" chính là nguồn sức mạnh vô biên, là chân lý cuộc sống của nhân dân ta, đã cổ vũ, thôi thúc toàn dân ta đứng thẳng lên và tiến mạnh về phía quân địch. Trên cơ sở quyết tâm và ý chí như thế, quân dân miền Nam tìm ra những cách đánh phù hợp với thực tế.


Trần Hưng Đạo, nhà chiến lược đại tài của dân tộc ta đã từng nói: "Dùng đoản binh để thắng trường trận".

Với quan điểm quân sự của giai cấp vô sản, với đường lối quân sự của Đảng, với nhân dân anh hùng, với ý chí quật cường bất khuất của dân tộc ta trong bốn nghìn năm lịch sử, với truyền thống thao lược của các nhà quân sự đại tài Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung... chúng ta có sức mạnh tinh thần, có sức mạnh về nghệ thuật quân sự và có tài trí rất lớn, có thể bù vào chỗ yếu về mặt vật chất và trình độ kỹ thuật.


Chiến tranh đã phát triển đến giai đoạn cao, giai đoạn của các binh đoàn chủ lực chọi nhau trên chiến trường. Cuộc chiến tranh cách mạng miền Nam phát triển từ khởi nghĩa từng phần đến chiến tranh du kích, rồi từ chiến tranh du kích phát triển đến chiến tranh chính quy. Đó là một quy luật.


Chiến tranh chính quy của ta phát triển trên cơ sở của chiến tranh du kích và trên cơ sở của phong trào đấu tranh chính trị rộng rãi của nhân dân quần chúng. Cuộc chiến tranh nhân dân ở Việt Nam là một cuộc chiến tranh cách mạng của quần chúng. Cuộc chiến tranh được tiến hành đồng thời bằng hai lực lượng: lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị. Phương pháp tiến hành chiến tranh là có hành động tiến công của lực lượng vũ trang và có hành động nổi dậy của lực lượng quần chúng.


Cách mạng là tiến công, chiến tranh cách mạng cũng là tiến công. Tư tưởng chiến lược và chiến lược của quân dân miền Nam là tiến công. Phòng ngự chỉ là bộ phận và tạm thời, là sự chuẩn bị, tích trữ lực lượng, để tạo điều kiện và thời cơ cho tiến công. Tiến công thể hiện tinh thần tích cực chủ động, tính kiên quyết triệt để của giai cấp vô sản.


Với tư tưởng quân sự của học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng, với đường lối và nghệ thuật quân sự Việt Nam, quân dân miền Nam đã xử trí với quân viễn chinh Mỹ như thế nào, đối phó với cuộc tiến công chiến lược lần thứ nhất vào mùa khô 1965-1966 như thế nào? Tiến công hay phòng ngự? Đánh tập trung, đánh tiêu diệt hay đánh phân tán du kích, đánh tiêu hao? Lấy cứng chọi cứng hay lấy mềm chọi cứng? Việc lựa chọn quả không phải là dễ.


Quân Mỹ vào miền Nam giữa lúc đội quân ngụy Sài Gòn sắp sửa bị đánh bại, phong trào cách mạng đang lên cao, vùng giải phóng đã mở ra rất rộng, chính quyền ngụy đã tan rã từng mảng. Quân Mỹ vào vội vã, bị động lại phải phân tán ra đối phó với phong trào cách mạng đang rầm rộ ở khắp mọi nơi.


Quân Mỹ mạnh về vật chất và kỹ thuật nhưng lại kém về mặt tinh thần và tài thao lược.

Quân Mỹ không có điều kiện thuận lợi về mặt chính trị và nhân dân, không có điều kiện thuận lợi về địa hình. Quân Mỹ lại gặp một đối thủ rất khó hiểu, một đối thủ kỳ lạ ở trên đời. Quân Mỹ không hiểu hết mình, lại càng không rõ về người. Quá sùng bái vật chất, kỹ thuật, quân Mỹ đâm ra chủ quan, kiêu căng, thiếu tỉnh táo về suy nghĩ và hành động.


Tóm lại, quân Mỹ vừa có chỗ mạnh lại vừa có chỗ yếu, chỗ mạnh là không thể coi thường, song chỗ yếu là cơ bản và lâu dài.

Đối với kẻ địch như thế, chủ trương hợp lý nhất là tiến công. Nhưng tiến công cũng có nhiều cách. Quân dân miền Nam phải vận dụng tất cả mọi cách, tổng hợp mọi sức mạnh và mọi phương pháp, một cách thật phong phú và linh hoạt.


Cách tiến công của quân dân miền Nam là có cả nhỏ, vừa, lớn..., đánh chính quy và đánh du kích; đánh bằng quân sự và đánh bằng chính trị; đánh ở cả rừng núi và đồng bằng, ở cả nông thôn và thành thị; đánh ở cả trước mặt và sau lưng địch.


Về cách dùng sức thì quân dân miền Nam có cả lấy cứng chọi cứng và lấy mềm chọi cứng, lấy ít đánh nhiều và lấy nhiều đánh ít.

Bộ đội ta đã biết vận dụng cách đánh của một quân đội cách mạng hiện đại trong điều kiện Việt Nam chống với một kẻ địch rất mạnh về trang bị, kỹ thuật. Bộ đội ta lại biết vận dụng cách đánh truyền thống của dân tộc là cách đánh bại những đạo quân xâm lược thường lớn mạnh hơn mình gãp bội.


Cách đánh của một cuộc chiến tranh chống xâm lược thường có tính chất nhân dân. Nhân dân ta ở khắp mọi nơi đều một lòng đứng lên đánh giặc. Cuộc chiến đấu diễn ra ở khắp nơi, không phân rõ trận tuyến. Đó là một cuộc chiến tranh cài răng lược, một cuộc chiến tranh xen kẽ giữa ta và địch rất chặt chẽ. Quân địch tuy có số lượng đông, nhưng lại bị phân tán ra khắp nơi; có nhiều mà thành ít, vốn dày mà hóa mỏng và bị sa vào những vòng vây trùng điệp.


Trong lịch sử chống xâm lược ở nước ta, Trần Hưng Đạo và Lê Lợi đã từng kêu gọi nhân dân đứng lên đánh du kích và làm vườn không nhà trông ở mọi nơi mà quân thù tiến đến. Theo Trần Hưng Đạo, "nếu thấy quân giặc đến ồ ạt như lửa cháy gió thổi thì thế dễ chế ngự. Nếu nó đi chậm như cách tằm ăn, không cần của dân, không cầu được chóng thì phải chọn tướng giỏi, xem xét quyền biến, như đánh cờ vậy, tùy thì mà làm..."1 (Đại Việt sử ký toàn thư, tập 2, Nxb Khoa học xã hội, H. 1971, tr. 88).
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #51 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2023, 10:26:45 am »

Quân xâm lược Mỹ rất hung hăng và chủ quan. Chúng tưởng có thể "ăn sống nuốt tươi" ngay được quân đội cách mạng. Nhưng quân dân miền Nam lại biết vận dụng cách đánh rất khôn ngoan.

Hãy làm cho quân Mỹ bị phí sức. Hãy làm cho chúng không thể phát huy được sở trường của chúng. Phải biết tránh chỗ mạnh của địch, làm hao mòn sức mạnh của chúng rồi nhằm vào chỗ yếu của chúng mà quật lại. Phải biết gia sức ta và tiêu hao sức địch. Ta không đánh theo ý muốn và cách đánh của địch mà trái lại buộc địch phải đánh theo ý muốn và cách đánh của ta. Như thế là làm cho sức mạnh của địch không phát huy được và làm cho cách đánh của địch bị "tréo giò".


Mục đích của cuộc tiến công chiến lược của địch là đánh một đòn chiến lược thứ nhất, giành bằng được thắng lợi chiến lược để làm chuyển biến cục diện chiến tranh. Nếu đòn chiến lược thứ nhất chưa giải quyết được chiến tranh, hoặc về cơ bản chưa giải quyết được chiến tranh thì nó cũng phải tạo ra được điều kiện và thời cơ có lợi để tiến lên đánh một đòn thứ hai để giải quyết chiến tranh.


Mục tiêu và đối tượng tác chiến của đội quân xâm lược chính quy, hiện đại là tiêu diệt quân chủ lực của đối phương. Bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ xác định rõ chủ trương đó bằng khẩu hiệu "tìm diệt", có nghĩa là đánh vào vùng căn cứ của cách mạng để tiêu diệt chủ lực của quân ta.


Trong bất cứ cuộc chiến tranh nào, đạo quân chủ lực của hai bên tham chiến cũng là mục tiêu và đối tượng chủ yếu của chiến tranh. Quân chủ lực là nòng cốt của các lực lượng vũ trang, là tổ chức vũ trang tinh nhuệ và mạnh nhất, là lực lượng chủ yếu để tiến hành chiến tranh và giành thắng lợi trong chiến tranh. Đạo quân chủ lực bị tiêu diệt thì chiến tranh cơ hồ như bị thất bại, hoặc sẽ phải kéo dài ra.


Đi đôi với ý đồ tiêu diệt chủ lực của Quân giải phóng, quân Mỹ còn có ý đồ đánh phá căn cứ, đánh phá tiềm lực chiến tranh của Quân giải phóng. Chúng đã dùng lục quân và không quân để đánh phá căn cứ, đánh phá các cơ sở hậu cần, tiếp tế vật chất, các cơ quan chỉ huy của Quân giải phóng. Dã man và tàn bạo hơn nữa, chúng còn dùng máy bay thả các chất độc hóa học để phá hoại mùa màng, phá hoại môi sinh trong các khu căn cứ, hòng làm cho nhân dân và quân đội ở đó bị đói kém, làm cho tiềm lực của đối phương bị tàn lụi dần.


Một quân đội chính quy đông đảo thường sử dụng vật chất, vũ khí khí tài, trang bị rất lớn và tiêu hao cũng rất lớn.

Nếu không có một hậu phương rộng lớn, vững chắc và hùng hậu thì nó rất khó tồn tại và chiến đấu. Đế quốc Mỹ rất thông hiểu điều đó. Một trong những vấn đề chủ yếu của quan điểm chiến lược Mỹ là đánh phá hậu phương, phá hủy tiềm lực kinh tế và tiềm lực chiến tranh của đối phương. Chúng có sở trường và có khả năng. Phương tiện thực hiện biện pháp chiến lược này là không quân chiến lược và hải quân chiến lược, chủ bài của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ trong một cuộc chiến tranh thông thường.


Đế quốc Mỹ cho rằng muốn "bóp nghẹt" cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam thì phải đánh phá miền Bắc Việt Nam. Chúng đã dùng một hình thức chiến tranh đặc biệt để tiến hành phá hoại miền Bắc. Đó là cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân. Các nhà chiến lược Mỹ cho rằng cuộc chiến tranh phá hoại tàn bạo đó sẽ làm cho nhân dân miền Bắc bị mất tinh thần, đi đến nản lòng, không dám hăng hái chi viện cho đồng bào mình ở miền Nam. Ngoài tác dụng đánh vào tinh thần, ý chí của nhân dân miền Bắc, chiến tranh phá hoại còn có mục đích phá hủy tiềm lực kinh tế và tiềm lực quân sự ở miền Bắc, làm cho miền Bắc bị kiệt quệ, không có đủ lực lượng vật chất để chi viện cho miền Nam.


Đường hành lang vận chuyển cũng là mục tiêu chiến lược của quân đội Mỹ, vì nó nối liền hậu phương lớn miền Bắc với tiền tuyến lớn miền Nam. Đế quốc Mỹ đã dùng một lực lượng không quân lớn và có lúc cũng sử dụng cả lục quân để đánh phá đường hành lang chiến lược đó.


Tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc nước ta. Từ tháng 2 năm 1965 trở đi, cuộc chiến tranh phá hoại diễn ra liên tục, kéo dài với mức độ rất ác liệt, với quy mô rộng lớn trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc và các đường hành lang chiến lược nối liền hậu phương với tiền tuyến.


Để đối phó với đạo quân viễn chinh Mỹ lớn mạnh và hung bạo, để đánh trả các cuộc tiến công ào ạt của nó ở cả miền Nam và miền Bắc, nhân dân ta đã có sự chuẩn bị tích cực và sẵn sàng.

Quân dân miền Bắc đã triển khai các lực lượng phòng không toàn quân và toàn dân, các lực lượng phòng thủ bờ biển để đánh trả lại cuộc chiến tranh phá hoại của địch ở miền Bắc. Một cuộc chiến tranh nhân dân đất đối không được triển khai một cách toàn diện và mạnh mẽ. Cuộc tập kích bằng không quân và hải quân của địch đã bị giáng trả một đòn đích đáng. Quân dân Quảng Bình và Quảng Ninh đã lập công đầu trong việc bắn rơi máy bay địch và bắt sống giặc lái.


Quân dân miền Nam cũng đã nhanh chóng xây dựng và tổ chức thêm các lực lượng vũ trang ba thứ quân ở miền Nam, coi trọng xây dựng và tổ chức các đơn vị chủ lực. Nhiều sư đoàn đã được tổ chức và triển khai trên các hướng chiến lược quan trọng. Để đối chọi với đội quân viễn chinh chính quy hiện đại của đế quốc Mỹ, Quân giải phóng cần có các đơn vị lớn, các binh đoàn chiến dịch mới có thể đánh tiêu diệt lớn. Đánh tiêu diệt lớn là một yêu cầu tất yếu, là sự vận động có tính quy luật của giai đoạn phát triển cao của chiến tranh.


Do nhận thức được quy luật vận động khách quan và tất yếu của chiến tranh, nên quân dân miền Nam đã chuẩn bị và triển khai được các lực lượng lớn trên các hướng chiến lược quan trọng và đánh trả ngay được cuộc tiến công đầu tiên vào mùa khô năm 1965-1966 của Mỹ.


Cuộc đối chọi thật là quyết liệt. Hai đối thủ đều có quyết tâm nhưng lại đều chưa hiểu rõ nhau lắm. Quân Mỹ thì quá tin vào sức mạnh vật chất kỹ thuật của chúng. Quân và dân Việt Nam thì tin vào tinh thần và quyết tâm, đường lối chiến tranh, tài thao lược và khả năng tiềm lực các mặt của mình.


Kết quả là quân Mỹ đã thất bại. Trong cuộc tiến công lần thứ nhất, chúng không tiêu diệt được chủ lực cũng như không phá tan được căn cứ của lực lượng cách mạng miền Nam. Trái lại chúng đã bị quân dân miền Nam đánh cho một đòn đau. Bị đòn phủ đầu khá nặng, chỉ trong một thời gian ngắn các sư đoàn quân Mỹ đã phải rút về trận địa của chúng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #52 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2023, 10:27:38 am »

Trong 6 tháng phản công thực hành chiến lược "chiến tranh cục bộ" Mỹ - ngụy đã bị tổn thất nặng nề. Chúng đã bị giết, bị thương, bị bắt hơn 112.500 tên, trong đó có 48.500 lính Mỹ và chư hầu. Như vậy, số Mỹ - ngụy bị diệt trong 6 tháng đã bằng 1/3 tổng số Mỹ - ngụy bị diệt trong cả 4 năm chúng tiến hành chiến lược "chiến tranh đặc biệt", riêng số Mỹ bị diệt gấp 15 lần.


Quân Mỹ đã bị diệt từng đại đội, tiểu đoàn và bị đánh thiệt hại nặng từng chiến đoàn hỗn hợp bộ binh và xe tăng. Còn Quân giải phóng thì không bị tiêu diệt một đại đội nào.

Đó là cái giá đắt mà quân Mỹ phải trả cho cuộc phản công lần thứ nhất của chúng. Tình hình có vẻ kỳ lạ, có khó hiểu nhưng cũng lại dễ hiểu. Quân Mỹ tiến công vào một đối phương không có trận địa, trận tuyến rõ ràng. Quân Mỹ đánh vào những nơi rừng rậm cây dày. Quân Mỹ chỉ thấy rừng cây mà không thấy địch thủ. Sức mạnh vật chất kỹ thuật, bom đạn của Mỹ ào ào ạt ạt vung vãi ra, nhưng chẳng khác gì nghìn cân rơi vào biển nước. Khối lượng lớn bom đạn của Mỹ có thể phá hoại từng mảng rừng, khoét sâu hàng ngàn hố đất, nhưng không thể ngăn chặn được quân ta dũng mãnh xông lên tiêu diệt chúng. Vì muốn thắng nhanh và chủ quan, quân Mỹ tung cả lực lượng ra các hướng, và thực hành tiến công một cách ào ạt, lại đánh vào một đối phương không có mục tiêu trận địa rõ ràng, chọi với một địch thủ biến hóa như thần, không biết đâu mà lường trước được. Do đó mà lực lượng của địch tuy nhiều nhưng lại sử dụng phân tán thành ra có nhiều mà hóa ít. Sức mạnh vật chất của địch tuy có hùng hậu nhưng lại đâm ra hoang phí, hiệu suất thấp. Rốt cuộc quân Mỹ đã đưa mình vào lưới.


Quân dân miền Nam biết rằng Mỹ có ưu thế về vật chất kỹ thuật. Vì vậy, trên cơ sở của đường lối chiến tranh nhân dân, quân dân miền Nam phải có đường lối, phương châm chiến lược đúng đắn và sáng tạo, có nghệ thuật chiến dịch tài giỏi và có các chiến thuật, các cách đánh thích hợp, phong phú và linh hoạt. Có thể mới đối chọi được, đánh thắng được một địch thủ mạnh hơn mình gấp bội về mặt vật chất, kỹ thuật. Quân dân miền Nam chủ trương phải đánh lâu dài về mặt chiến lược. Đánh lâu dài sẽ làm cho sức mạnh của địch bị suy yếu dần, làm cho mũi nhọn của địch bị cùn dần, làm cho ý chí xâm lược của địch bị mềm nhão dần, đi đến đánh bại chiến lược thắng nhanh của chúng. Đánh được lâu dài, duy trì được cuộc kháng chiến lâu dài là đã thắng được một nửa cuộc chiến tranh, là đã thấy rõ thất bại của địch và thắng lợi của ta.


Đánh lâu dài có rất nhiều vấn đề phức tạp, khớ khăn và gian khổ. Đầu tiên là phải đứng vững được trước sức mạnh tiến công hùng hổ của quân địch. Sau đó sẽ lớn mạnh lên từng bước, giành thắng lợi từng phần.


Quy luật vận động, phát triển của chiến tranh lâu dài là tiến dần và có xen kẽ những bước nhảy vọt. Tiến dần và nhảy vọt là một thể thống nhất, là một quá trình tổng hợp trong sự vận động của chiến tranh lâu dài.


Nắm được quy luật đó của chiến tranh lâu dài, chủ trương chiến lược trong giai đoạn đầu của ta là đánh tiêu diệt sinh lực địch. Quân dân miền Nam không chủ trương phòng ngự giữ đất trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh chống Mỹ. Phòng ngự giữ đất theo hình thức trận địa sẽ bị động, bị tiêu hao và gặp nhiều khó khăn trong việc đối chọi lại với sức mạnh hỏa lực ào ạt của địch. Do đó, quân dân miền Nam phải tạm bỏ một số đất đai ở một số khu vực nhất định.


Muốn tiêu diệt sinh lực địch thì phải tiến công. Chỉ có tiến công mới tiêu diệt được quân địch và mới có chủ động, linh hoạt, mới có tự do hành động. Tiến công tiêu diệt sinh lực địch, không phòng ngự giữ đất, không có nghĩa là không bảo vệ những khu căn cứ địa của ta. Tiến công tiêu diệt sinh lực địch bằng cách đánh vận động kết hợp với chiến tranh du kích rộng rãi cùng với các hình thức tác chiến khác ở đằng sau lưng địch, chính là để đánh bại các cuộc càn quét của địch vào khu căn cứ của ta, nhằm tìm diệt chủ lực ta. Đó là kế dụ địch vào sâu để phân tán địch, làm cho quân địch mệt mỏi và đưa địch vào thế trận của ta để tiêu diệt chúng.


Tiêu diệt được quân địch, đánh bại được các cuộc càn quét của chúng là bảo vệ được khu căn cứ. Trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh, quân dân miền Nam chủ trương tiêu diệt sinh lực địch là chủ yếu, nhưng cũng chỉ mới là tiêu diệt về mặt chiến thuật. Quân giải phóng mới tiêu diệt được từng tiểu đoàn và đánh thiệt hại nặng từng chiến đoàn, trung đoàn, lữ đoàn của địch. Đó là do so sánh lực lượng. Chiến tranh càng phát triển ta ngày càng mạnh lên, địch càng suy yếu dần đi thì mới xuất hiện khả năng đánh tiêu diệt về mặt chiến dịch và chiến lược.


Cuộc chạm trán, đọ sức đầu tiên giữa Quân giải phóng và quân Mỹ trong chiến cuộc mùa khô 1965-1966 đã chứng minh hai chủ trương chiến lược của hai bên. Thắng lợi của quân dân miền Nam, thất bại của quân Mỹ đã chứng tỏ chủ trương của ta là đúng, cách làm của ta là hay. Ta đã giữ vững và phát triển được lực lượng, giữ vững được các khu căn cứ. Đối với địch thì chúng đã bị một đòn phủ đầu choáng váng. Một bất ngờ lớn, một sự khó hiểu không thể giải thích nổi đã đến với các nhà chiến lược Mỹ.


Sau khi cuộc phản công lần thứ nhất vào mùa khô năm 1965-1966 bị thất bại, quân đội Mỹ chưa bỏ ý định phản công. Chúng ráo riết chuẩn bị, chấn chỉnh, điều chỉnh lại lực lượng, bố trí lại chiến trường, tăng thêm lực lượng và sắp xếp lại kế hoạch nhằm đánh một đòn thứ hai mạnh mẽ hơn. Để chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị thiết bị và tổ chức chiến trường, chuẩn bị các bàn đạp tiến công, quân Mỹ vừa củng cố, mở rộng các căn cứ quân sự cũ, vừa lập thêm các căn cứ quân sự mới. Quân địch lập các căn cứ quân sự, các sở chỉ huy sư đoàn, lữ đoàn trên các hướng tiến công của chúng. Phía trước các căn cứ quân sự, các sở chỉ huy sư đoàn là các cứ điểm quân sự hình thành một tuyến trận địa tiếp giáp với rìa ngoài các khu căn cứ của quân ta. Tuyến cứ điểm quân sự này có tác dụng là một bàn đạp xuất phát tiến công để đánh vào các khu căn cứ của ta. Ở miền Đông Nam Bộ, sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 1 Mỹ đóng ở Bàu Bàng, sở chỉ huy sư đoàn bộ binh 25 đống ở Củ Chi, sở chỉ huy lữ đoàn độc lập 196 đóng ở Suối Đá (Tây Ninh), lữ đoàn dù 173 ở Biên Hòa, trung đoàn 11 thiết giáp đóng ở Xuân Lộc. Ở Tây Nguyên, sở chỉ huy sư đoàn kỵ binh bay đóng ở An Khê, sư đoàn bộ binh số 4 ở La Sơn.


Quân viễn chinh Mỹ từ 20 vạn trong mùa khô trước được tăng lên tới hơn 44 vạn trong mùa khô này. Cộng cả quân Mỹ, quân ngụy và quân chư hầu, lực lượng địch có tới hơn 1 triệu quân.

Cuộc phản công chiến lược lần thứ hai cũng được thực hiện vào mùa khô - mùa khô 1966-1967. Với lực lượng được tăng thêm, với sức mạnh vật chất hùng hậu, bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ hy vọng đánh đòn thứ hai có thể đè bẹp quân ta và làm chuyển biến cục diện chiến tranh.


Trong cuộc phản công chiến lược mới, quân Mỹ vẫn chọn miền Đông Nam Bộ là hướng tiến công chủ yếu. Hướng Trị - Thiên là hướng quan trọng, đồng thời là hướng phòng ngự chủ yếu. Hướng đồng bằng miền Trung Trung Bộ và hướng Tây Nguyên là những hướng phối hợp.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #53 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2023, 10:29:10 am »

Để bảo vệ vững chắc Sài Gòn và để yểm hộ sườn trái cho mũi tiến công chủ yếu ở phía bắc Sài Gòn, địch mở thêm một tuyến phòng ngự rộng ra rìa phía tây Sài Gòn là vùng Mỹ Tho.

Thời kỳ này bộ tư lệnh quân viễn chinh Mỹ đã có trong tay 9 sư đoàn và 3 lữ đoàn quân Mỹ, 2 sư đoàn lính Pắc Chung Hy và 11 sư đoàn quân ngụy. Ngoài số quân lớn này, Mỹ còn huy động thêm các lực lượng yểm trợ chiến đấu gồm 2 tập đoàn không quân, 1/3 lực lượng không quân chiến thuật và 1/3 lực lượng hải quân của cả nước Mỹ. Đối với một cuộc chiến tranh cục bộ thì số quân đó đã đạt tới mức cao, vượt ra ngoài lý luận về "hai cuộc chiến tranh rưỡi"1 (Lý luận về "hai cuộc chiến tranh rưỡi": chiến lược phản ứng linh hoạt xác định với lực lượng hiện có, đế quốc Mỹ có thể tiến hành cùng một lúc hai cuộc chiến tranh cục bộ, một cuộc ờ châu Âu, một cuộc ở châu Á và đồng thời vẫn còn lực lượng để tiến hành một cuộc chiến tranh nhỏ hơn nữa, được coi như nửa cuộc. Cộng tất cả thành "hai cuộc chiến tranh rưỡi") trong chiến lược toàn cầu "phản ứng linh hoạt" của đế quốc Mỹ.


Bị thất bại trong cuộc phản công lần thứ nhất, dù vẫn tin vào sức mạnh vật chất kỹ thuật, quân Mỹ cũng buộc phải suy nghĩ bước đầu, phải rút ra một số kinh nghiệm. Thế trận phản công chiến lược lần này tuy về cơ bản vẫn giống như lần trước nhưng cũng có vài điều khác trước. Quân Mỹ vẫn tiến công toàn diện trên các hướng cũ và có mở rộng thêm ra một số hướng. Với tinh thần thận trọng hơn lẫn trước, thế trận lần này vừa có tiến công vừa có phòng ngự. Thế tiến công nhằm vào miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng Trung Trung Bộ. Thế phòng ngự tiến hành ở Quảng Trị và miền Tây Sài Gòn. Thế tiến công lần này tuy vẫn ào ạt, nhưng có tính vững chắc hơn. Để tiến công vào các khu căn cứ của Quân giải phớng, quân Mỹ tổ chức các tuyến xuất phát tiếp cận khu căn cứ, củng cố tuyến bàn đạp đó, rồi mới thực hành tiến công.


Ở Tây Nguyên, để tiến công vào một khu căn cứ của ta trên lưu vực sông Sa Thầy, ở phía tây thị xã Plây Cu, quân Mỹ tổ chức tuyến xuất phát ở khu vực Sùng Thiện, Sùng Lễ. Ở tuyến xuất phát, quân Mỹ có thể dùng pháo binh tầm xa để chi viện cho các đơn vị chiến đấu ở phía trước tiếp giáp với đối phương. Ở tuyến xuất phát, quân Mỹ cũng có thể sử dụng máy bay lên thẳng để cơ động, điều động lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất tới tuyến tác chiến tiền duyên trong khoảng 10 - 15 phút, ở giữa tuyến xuất phát và tuyến tác chiến phía trước, nếu cần, lại có thể tổ chức thêm tuyến trung gian để chi viện hỏa lực, yểm hộ và làm chỗ dựa cho tuyến tác chiến phía trước.


Ở địa hình nào có thể sử dụng được xe tăng, xe bọc thép thì quân Mỹ cố gắng sử dụng liên hợp với bộ binh để tăng thêm sức đột kích trong tiến công và làm dày thêm vỏ cứng trong phòng ngự.

Trong cuộc tiến công lần này, tuy vẫn ào ạt về mặt chiến đấu, nhưng địch đã phải thận trọng, tiến từng bước về mặt chiến dịch. Phương pháp tiến công là tổ chức thành các tuyến tiến công, tiến dần về phía trước tới mục tiêu tác chiến ở phía đối phương. Các điểm trên tuyến tiến công đều được tổ chức bảo vệ để đề phòng đối phương phản công bằng cách cấu trúc các công sự trú ẩn cho chiến binh và các sở chỉ huy, bố trí các vật cản trở bằng hàng rào dây thép gai và mìn. Địa hình nào cho phép thì có cả xe tăng, xe bọc thép làm vỏ cứng, hợp thành cùng pháo binh để tăng cường hỏa lực tại chỗ.


Thế trận phản công chiến lược của địch nhìn chung tuy có vững chắc hơn trước song vẫn quá tham. Vì muốn thắng nhanh, thắng lớn, hợm hĩnh và thiếu kiên nhẫn nên phần lớn lực lượng, phần lớn các đơn vị tinh nhuệ của địch đều được tung ra phía trước đóng vai trò thê đội một, còn lực lượng dự bị, thê đội hai thường rất ít. Hướng tiến công chủ yếu cũng không được tập trung đúng mức.


Quân Mỹ có ưu thế về sức cơ động cao và cơ động được trên mọi địa hình nên chuyển hướng, lật cánh tương đối nhanh, tập trung và phân tán lực lượng cũng nhanh và linh hoạt. Chỗ mạnh đó có thể phần nào bù đắp được cho nhược điểm về thiếu và ít lực lượng dự bị. Song dù sao việc điều động, cơ động chiến trường như thế cũng vẫn có tính chất chắp vá và có lúc không được kịp thời cơ.


Do cơ động được trên mọi địa hình bằng máy bay lên thẳng, nên quân Mỹ có thể đánh sâu được vào các vùng rừng núi hiểm trở với một lực lượng tương đối lớn có cả pháo binh đi cùng và lập được các căn cứ hỏa lực rộng rãi thành các mạng hỏa lực, các tuyến hỏa lực pháo binh để chi viện cho bộ binh tác chiến.


Với lực lượng, khả năng và các điều kiện như trên, quân Mỹ mở cuộc tiến công rộng lớn trên toàn chiến trường. Mũi tiến công mạnh nhất đánh vào miền Đông Nam Bộ. Ở đây quân Mỹ sử dụng các sư đoàn bộ binh số 1 và số 25, lữ đoàn 196, lữ đoàn dù 173 và trung đoàn thiết giáp số 11, được pháo binh và máy bay các loại kể cả máy bay B.52 yểm trợ mạnh mẽ.


Để chuẩn bị cho cuộc phản công mùa khô lần thứ hai, từ 14 tháng 9 đến 15 tháng 10 năm 1966, quân Mỹ đã liên tiếp mở các cuộc hành quân cấp lữ đoàn hoặc lữ đoàn tăng cường gồm:

- Cuộc hành quân Brơ-mót-tơn của lữ đoàn 3 (sư đoàn bộ binh 4) ra khu vực Nhơn Trạch, lộ 15.

- Cuộc hành quân của lữ đoàn 173 và trung đoàn thiết giáp 11 đánh ra vùng Võ Đát - Tánh Linh.

- Cuộc hành quân Si-nan-đích của lữ đoàn 1 (sư đoàn bộ binh 1) đánh ra vùng Long Nguyên - Căm Xe.

- Cuộc hành quân Át-tơn Bo-rơ của lữ đoàn 196 và tiểu đoàn 2 (lữ đoàn 2, sư đoàn 25) đánh ra khu vực tây sông Sài Gòn - từ Bà Nhã đến Bàu Gòn.

Ngay từ đầu, địch đã bị ta đánh thiệt hại nặng lữ đoàn 196 (thiếu) và một tiểu đoàn của sư đoàn 25 ở Bàu Gòn. Do đó, chúng đã phải kết thúc các cuộc hành quân Brơ-mớt-tơn, Si-nan-đích và điều động toàn bộ lực lượng trên chiến trường miền Đông vào cuộc hành quân Át-tơn Bo-rơ. Như vậy cuộc hành quân Át-tơn Bo-rơ trở thành cuộc hành quân lớn thứ nhất mang tính chất đối phó bị động với ta trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, chính thức bắt đầu ngày 15 tháng 10 năm 1966.


Trong cuộc hành quân này, địch đã huy động tới 3 vạn quân, gồm 24 tiểu đoàn bộ binh thuộc các sư đoàn 1 và 25, các lữ đoàn 173 và 196, trung đoàn thiết giáp 11 và quân ngụy; được chi viện 75 lần chiếc máy bay thuộc không quân chiến thuật và 30 lần chiếc B.52 trong mỗi ngày. Mục tiêu của cuộc hành quân nhằm đánh vào các khu vực: Cà Tum, Bổ Túc, Đồng Pan, Suối Đá, Bàu Gòn, Tây Ninh.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #54 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2023, 10:30:26 am »

Đội hình chiến dịch của địch triển khai như sau:

- Mũi tiến công chủ yếu gồm lữ đoàn 2 (sư đoàn 25), 1 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 173, 1 lữ đoàn 196, 1 tiểu đoàn thiết giáp đánh lên Đồng Pan, Cà Tum.

- Mũi phối hợp gồm các lữ đoàn 2 và 3 (sư đoàn 1), lữ đoàn 3 (sư đoàn 25) đánh vào khu vực Bàu Gòn, Suối Đá, Trại Đèn. Còn lữ đoàn 173 (thiếu) đánh vào khu vực bắc Dầu Tiếng.

Thực hiện hành quân, địch đã sử dụng 12 đại đội biệt kích Mỹ đổ bộ trực thăng đánh chiếm dọn bãi và đổ quân vào bên sườn và sau lưng đội hình quân ta.

Nhìn chung, cuộc hành quân này được mở ra nhằm tiêu diệt chủ lực quân ta và đánh phá các cơ quan chỉ huy, các căn cứ hậu cần của quân ta. Nếu đạt được mục đích trên, quân Mỹ sẽ làm cho chủ lực của Quân giải phóng bị suy yếu nặng nề, tiềm lực chiến tranh của cách mạng bị kiệt quệ và căn cứ địa bị thu hẹp lại. Ý đồ chiến lược của địch rất thâm độc và có tính kiên quyết.


Quân dân miền Nam đã biết rõ điều đó, và cũng đã chuân bị sẵn sàng. Quân giải phóng đã phán đoán cơ bản đúng ý đồ, việc sử dụng lực lượng cùng đội hình tiến công của địch. Quân giải phóng cũng đã nghiên cứu và năm được tương đối chính xác đặc điểm, thủ đoạn và quy luật tác chiến của địch. Trên cơ sở đó, Quân giải phóng đã định ra được kế hoạch phản công, bày được thế trận tương đối kín chắc, vững mạnh và dẻo dai của cả ba thứ quân và các binh chủng để đánh bại cuộc tiến công của địch. Các sư đoàn, trung đoàn cùng các bộ đội binh chủng của Quân giải phóng đã kiên quyết và khéo léo cơ động dưới các làn bom đạn dày đặc của địch để cài thế ở trước mặt quân địch, bên sườn và cả đằng sau lưng địch.


Thế trận của Quân giải phóng nhằm chia cắt đội hình tiến công của địch, rồi tập trung lực lượng đánh vào hướng tiến công chủ yếu và bao vây tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch, đánh bại cuộc tiến công của chúng.


Quân giải phóng đã chia cắt và ngăn chặn địch ở sát ngay tuyến xuất phát tiến công của chúng, đồng thời đánh diệt các đơn vị thê đội một của địch đánh sâu vào trận địa của ta. Quân giải phóng đã thực hành một số trận đánh vào cánh quân thuộc sư đoàn bộ binh số 1 Mỹ ở bắc Bàu Gòn, nam tỉnh lộ số 13 và Chà Do ở bắc tỉnh lộ số 13. Ở hướng tỉnh lộ số 4, Quân giải phóng đã chặn đánh sư đoàn bộ binh số 25 Mỹ, đồng thời đánh mạnh vào sườn sau của sư đoàn này ở phía tây tỉnh lộ số 4 khiến sư đoàn này phải lúng túng chống đỡ, không dám tiến mạnh về phía đông tỉnh lộ số 4 và không tiến công hợp điểm với sư đoàn bộ binh số 1 ở Chà Do được. Vì thế quân ta đã phá vỡ thế hợp vây của địch, đánh bại đòn tiến công quyết định của chúng.


Phối hợp với chủ lực, bộ đội địa phương, du kích cùng các đơn vị đặc biệt của quân ta đã đánh địch rộng rãi ở trên khắp mặt trận, tiêu hao, phân tán và làm rối loạn đội hình của địch, đánh phá các căn cứ, sở chỉ huy của địch, tạo thành sức mạnh lớn cùng chủ lực đánh bại cuộc tiến công của chúng.


Ngày 11 tháng 11, ta pháo kích vào sở chỉ huy sư đoàn 1 ở Dầu Tiếng, diệt 200 tên, phá 17 trực thăng và 2 pháo. Ngày 25 tháng 11, ta lại pháo kích lần thứ hai vào đây, diệt 300 tên, phá hủy 4 trực thăng và 1 kho xăng.


Thế là quân địch đi tiến công nhưng chúng không tiêu diệt được của Quân giải phóng một đại đội nào, chẳng những thế chúng lại bị Quân giải phóng tiêu diệt từng tiểu đoàn. Chỉ trong vòng 4 ngày tiến công, lữ đoàn 196 đã bị loại ngay khỏi vòng chiến. Các đơn vị của hai sư đoàn bộ binh số 1 và số 25 của lục quân Mỹ bị đánh què quặt; 4.552 tên, trong đó có 3.719 tên Mỹ bị diệt. Đơ-xốt-xuya, tướng chỉ huy cuộc hành quân bị cách chức.


Cuộc hành quân Át-tơn Bo-rơ không thành và thất bại. Tiếp sau đó, từ 8 đến 28 tháng 1 năm 1967, địch lại tiếp tục mở cuộc hành quân Xê-đa Phôn với 1 vạn 5 nghìn quân vào khu vực Bến Súc. Ta đã dùng một bộ phận chủ lực và bộ đội địa phương diệt 2.565 tên (2.500 tên Mỹ), phá hủy 132 xe bọc thép. Bị thất bại, địch đã phải rút về vị trí cũ.


Như vậy là các cuộc hành quân hiệp đầu của địch đã thất bại khá đau. Tuy nhiên, nhìn chung ta vẫn chưa tiêu diệt được tập đoàn chiến dịch của địch, mà chỉ tiêu diệt được một số đơn vị chiến thuật, một số bộ phận trong thành phần chiến dịch của địch. Vì thế nên tuy bị thất bại trong hiệp thứ nhất, quân địch vẫn chưa bỏ ý định tiến công. Chúng nhanh chóng củng cố lại những đơn vị bị tiêu diệt và tiêu hao, tăng thêm quân và điều động thêm các đơn vị khác tới.


Rút kinh nghiệm của hiệp thứ nhất, cuộc phản công trong hiệp thứ hai này sẽ lớn hơn và quyết liệt hơn. Hướng tiến công và mục tiêu tiến công cơ bản như trong hiệp một, có mở rộng thêm phạm vi một ít. Đội hình tiến công chiến dịch của địch có to rộng hơn, phức tạp hơn và có một số thế, số mũi chặt chẽ hơn, hiểm hơn, sâu hơn.


Cuộc hành quân này được bộ chỉ huy quân sự Mỹ đặt tên là "Gian-xơn Xi-ti", bắt đầu từ ngày 22 tháng 2 năm 1967, tướng Mỹ Oét-mo-len đã tung ra một lực lượng lớn gồm các sư đoàn bộ binh số 1, số 25, lữ đoàn 3 thuộc sư đoàn bộ binh số 4, lữ đoàn dù số 173, lữ đoàn 1 thuộc sư đoàn bộ binh số 9, tổng cộng 9 lữ đoàn gồm 27 tiểu đoàn bộ binh Mỹ và chiến đoàn A lính thủy đánh bộ ngụy, về lực lượng thiêt giáp, có 4 trung đoàn gồm 11 tiểu đoàn, có 1.200 - 1.300 xe tăng và xe bọc thép. Về pháo binh, có 14 tiểu đoàn, tổ chức thành hai cụm pháo số 23 và số 4, tổng cộng 256 khẩu, về máy bay có 9 phi đoàn: 162 phản lực, 300 máy bay lên thẳng, 18 CH.47, có từ hai đến ba phi đoàn vận tải gồm 30 - 40 chiếc C.123 và C.130, 20 - 30 máy bay trinh sát thuộc các đơn vị liên đội số 12 của lữ đoàn hàng không vận tải số 1 và các đơn vị thuộc tập đoàn không quân số 7. Mật độ chi viện không quân là 100 - 120 lần chiếc một ngày, về công binh có 5 - 6 tiểu đoàn. Tổng số đơn vị tham gia hành quân, cả Mỹ và ngụy, là 30 tiểu đoàn và 12 đại đội biệt kích, khoảng gần 5 vạn tên. Như vậy là chúng đã sử dụng gần hết các lực lượng cơ động có thể huy động được ở miền Nam. Và cuộc hành quân do tướng Mỹ ba sao Xi- man, chỉ huy trưởng bộ chỉ huy dã chiến 2 của Mỹ, trực tiếp điều khiển.


Mục đích cuộc hành quân của địch là đánh sâu hơn vào khu căn cứ của ta, tiếp tục làm nhiệm vụ mà các cuộc hành quân trước chưa hoàn thành. Quyết tâm của địch là tập trung lực lượng, cố gắng tiến hành một đòn lớn thứ hai để tiêu diệt cơ quan đầu não của cách mạng, diệt đạo quân chủ lực, phá hủy khu căn cứ trung ương, phá hủy hậu phương, kho tàng, tiềm lực kháng chiến, hòng giành được một thắng lợi có tính chất quyết định để đi đến tiêu diệt cách mạng miền Nam, kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #55 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2023, 10:32:11 am »

Cuộc hành quân của địch được triển khai trên một khu vực rộng lớn về phía bắc và đông - bắc tỉnh Tây Ninh khoảng 40km, rộng khoảng 1.500km2. Bắc và tây khu vực tiến công giáp biên giới Cam-pu-chia, nam giáp tỉnh lộ số 13 và đông giáp sông Sài Gòn. Đội hình chiến dịch của địch trải rộng ra một tuyến dài, thành một hình vòng cung hơn 140km, chạy từ Long Nguyên qua Dầu Tiếng, Suối Đá, Tây Ninh đến Lò Gò. Ngày 21 tháng 2 năm 1967 thì đội hình chiến dịch của địch đã triển khai xong. Đây là tuyến bàn đạp xuất phát tiến công để đánh vào khu căn cứ của ta.


Cuộc tiến công thật là quyết liệt. Trên một phạm vi 1.500km2, nhiều sư đoàn bộ binh và nhiều trung đoàn xe tăng, xe bọc thép được nhiều tiểu đoàn pháo binh cùng hàng trăm lần chiếc máy bay chi viện trong một ngày, hàng mấy trăm máy bay lên thẳng làm phương tiện cơ động đường không nhanh chóng. Hằng ngày, địch sử dụng hàng nghìn quả bom các cỡ, các loại, hàng vạn quả đạn pháo từ 105 đến 175 - 203 ly. Máy bay B.52 tiến hành ném bom rải thảm có tính chất hủy diệt khu vực từ hậu phương chiến dịch của đối phương cho đến tuyến chiến thuật của đối phương. Ngoài ra địch còn rải chất độc hóa học để phát quang rừng cây hòng làm cho đối phương không có những nơi tập kết, có tuyến xuất phát tiến công, có hành lang cơ động được kín đáo, dễ làm mồi cho máy bay và pháo binh của quân Mỹ oanh tạc hủy diệt.


Với hỏa lực không quân và pháo binh mạnh mẽ, đánh phá thật nặng nề và ác liệt vào trận địa của Quân giải phóng, các cánh quân Mỹ liên hợp bộ binh và xe tăng được máy bay và pháo binh thường xuyên liên tục chi viện yểm hộ và dọn đường cho từng lữ đoàn đổ bộ bao vây bốh mặt, đồng thời dùng một lực lượng bộ binh cơ giới mạnh đánh từ phía nam lên phía bắc chia cắt khu vực càn ra làm nhiều mảnh, bao vây nhở trong bao vây lớn bằng các hình thức chiến thuật: bao vây hợp điểm, bủa lưới phóng lao, trực thăng vận, nhảy dù, v.v... Ào ạt tiến quân như vậy, quân Mỹ có thể tiến vào đánh chiếm một số mục tiêu, nhưng không tài nào tiêu diệt được Quân giải phóng, một đối phương kỳ lạ mà chúng đã từng chạm trán trong những cuộc phản công trước đây. Lần này đối phương của quân Mỹ lại còn có vẻ kỳ lạ và thần tình hơn các lần trước nữa. Qua mấy lần đọ sức, Quân giải phóng đã phán đoán được âm mưu, ý đồ của địch cũng như nắm được đặc điểm, thủ đoạn và quy luật tác chiến của chúng.


Ở các khu vực, Quân giải phóng đã sẵn sàng bày thế trận kín chắc và sâu hiểm rồi tổ chức các điều kiện để tạo ra thời cơ tiêu diệt địch.

Để tạo thế trận và thời cơ cho các đòn phản công tiêu diệt các cụm chiến dịch của địch, Quân giải phóng tổ chức các đơn vị nhỏ cùng với bộ đội địa phương và các đội du kích triển khai đánh nhỏ rộng khắp trên toàn bộ mặt trận, mục đích là để tiêu hao địch một bước, làm rối loạn thế trận của địch, làm cho địch bị mê muội, bị lừa dối, không nhận rõ được mục tiêu chính phụ, không nhận rõ thế trận thực hư. Sau đó, đến khi đã tạo ra được thế trận và thời cơ tốt, chủ lực Quân giải phóng mới xuất đầu lộ diện, nhanh chóng, cơ động và linh hoạt, giáng những đòn sấm sét vào các mục tiêu quan trọng và chủ yếu của quân địch, đạt được những đòn đánh tiêu diệt có ý nghĩa, đi đến đánh bại cuộc tiến công của địch, giành lấy thắng lợi.


Cuộc hành quân của quân Mỹ không thành công là do cách đánh của chúng và Quân giải phóng có sự đối lập, khác biệt rõ rệt. Vì thế nên quân Mỹ tuy đông, hỏa lực tuy mạnh, sức cơ động tuy nhanh song vẫn không thể tiêu diệt được Quân giải phóng, trái lại còn bị Quân giải phóng đánh cho những đòn nặng nề. Các mũi tiến công của địch đều bị đánh bại. Các thủ đoạn chiến thuật đều không thành công, sinh lực địch bị tiêu diệt nhiều, lực lượng cơ bản của chiến dịch bị thất bại nặng.


Quân Mỹ có sức tiến công nhanh, mạnh thật nhưng chúng không biết sử dụng hợp lý, đúng chỗ và đúng lúc nên toàn đánh hụt, đâm ra phí sức và mất sức. Chúng triển khai nhanh, tốc chiến hiệp đồng binh chủng khá, bao vây chiến dịch có quy mô rộng và nhanh. Nhưng cũng chính do muốn nhanh, hành động ào ạt nên không chắc và dễ bộc lộ sơ hở.


Về chiến thuật thì quân Mỹ lại kém hơn là chiến dịch. Đứng trước đối phương là các lực lượng vũ trang giải phóng "thiên biến vạn hóa", chúng rất khó xác định được mục tiêu chiến thuật, do đó hành động bao vây và tiến công chiến thuật của chúng đã không thành công. Bộ binh chúng đã kém, tinh thần chúng lại bạc nhược, thường chỉ dựa vào hỏa lực mạnh nên rất ít khi đột kích thành công và hễ cứ bị Quân giải phóng đánh là chùn lại.


Quân Mỹ đi tiến công nhưng lại bị đối phương tiến công lại trên toàn bộ đội hình chiến dịch nên đội hình chiến địch của chúng đâm ra rối loạn, phải phân tán, vừa tiến công lại vừa phải phòng ngự, bị mệt mỏi và bị tiêu hao tiêu diệt, khó tập trung lớn và khó đánh kéo dài được. Điều quan trọng là chúng không tiêu diệt được đối phương, mà ngược lại còn bị đối phương tiêu diệt.


Đó là một số nguyên nhân thất bại của quân đội Mỹ trong cuộc hành quân Gian-xơn Xi-ti.

Tính từ ngày 22 tháng 2 đến ngày 15 tháng 4 năm 1967, quân và dân Tây Ninh đã diệt 14.233 tên, hầu hết là Mỹ, trong đó đã: tiêu diệt 2 tiểu đoàn và 11 đại đội bộ binh, 1 tiểu đoàn và 5 đại đội pháo binh, 9 chi đoàn thiết giáp; đánh thiệt hại nặng 3 tiểu đoàn bộ binh và 1 tiểu đoàn dù, 1 tiểu đoàn pháo. Tổng cộng đã phá hủy 992 xe (có 775 xe tăng và xe bọc thép), 112 khẩu pháo và cỗi từ 105 ly trở lên, bắn rơi và phá hủy 160 máy bay.


Nhờ đạt được thắng lợi nên về cơ bản Quân giải phóng vẫn giữ vững được địa bàn, giữ vững được khu căn cứ, đánh đuổi được quân địch ra khỏi khu chiến. Đây là thất bại nặng nhất của đế quốc Mỹ và là thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Nam trong mùa khô 1966-1967.


Đối với các lực lượng vũ trang giải phóng, ý nghĩa thắng lợi của chiến dịch này rất lớn.

Về mặt chiến lược, thắng lợi đó chứng tỏ Quân giẫi phóng vẫn giữ vững và phát triển được thế chủ động tiến công, bảo toàn được lực lượng và cơ quan chỉ huy, đánh bại được âm mưu, ý đồ chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh" của địch, xây dựng được lực lượng của mình ngày càng trưởng thành và đặc biệt là xây dựng được lòng tin ở khả năng đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Về mặt chiến dịch và chiến thuật thì Quân giải phóng đã tìm được cách đánh phù hợp, đối chọi có hiệu quả với cách đánh của quân đội Mỹ chính quy và hiện đại.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #56 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2023, 10:33:21 am »

Đối với quân đội Mỹ thì chúng đã thất bại, không thực hiện được mục đích cơ bản của cuộc hành quân. Chúng không có cách đánh phù hợp để tiêu diệt nổi các lực lượng vũ trang giải phóng. Có thể nói đây là một thử thách lớn, dẫn đến việc chúng phải thay đổi chủ trương chiến lược - một sự thay đổi cay đắng từ chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" lúc đầu sang chiến lược "đánh lâu dài" ngoài ý muốn của chúng.


Thất bại đó rõ ràng đến nỗi viên chỉ huy trưởng cuộc hành quân là Xi-man cũng phải thừa nhận rằng chúng "không đến được Lầu năm góc và không tìm thấy được Mắc Na-ma-ra của Việt cộng" (tin AFP ngày 26-2-1967). Còn tướng tổng chỉ huy quân viễn chinh Mỹ là Oét-mo-len thì "cho thấy tình hình Việt Nam đã xấu đến mức ông ta không biết làm cách nào để thắng, ngoài việc tiếp tục làm cho đối phương phải đổ máu", còn "Giôn-xơn thì đang cưỡi trên lưng hổ và ông ta thấy khó mà tụt xuống được" (báo "Luận đàn Niu Oóc" ngày 19-4-1967).


Phối hợp với quân và dân Tây Ninh, trên khắp chiến trường miền Nam, từ Trị - Thiên cho tới Cà Mau, quân và dân miền Nam đều đánh mạnh, đánh đều, giành thắng lợi lớn.

Ở Tây Nguyên, quân địch cũng thực hiện ý đồ mở cuộc tiến công vào khu căn cứ giải phóng, ở đây ngoài sư đoàn kỵ binh bay số 1 đã chiếm đóng An Khê, địch còn đưa thêm một sư đoàn mới sang Việt Nam là sư đoàn bộ binh số 4, cùng với một bộ phận của sư đoàn bộ binh số 25 "Tia chớp nhiệt đới". Có thêm bộ binh thì tất nhiên phải có thêm xe tăng, pháo binh và máy bay, máy bay lên thẳng. Lực lượng ngụy ở đây có quân biệt động thuộc lực lượng cơ động của quân khu 2, các đơn vị thuộc sư đoàn 22 và sư đoàn 23, các đơn vị biệt kích "Mũ nồi xanh" của Mỹ và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang địa phương của ngụy. Nhìn chung, lực lượng quân địch, cả Mỹ và ngụy, tương đối đông và mạnh.


Sư đoàn bộ binh số 4 Mỹ được giao nhiệm vụ thường trực tác chiến trên chiến trường Tây Nguyên, còn sư đoàn kỵ binh bay số 1 thì được sử dụng làm lực lượng cơ động chiến lược, có nhiệm vụ ứng chiến trên toàn chiến trường miền Nam, đóng quân ở một địa bàn cơ động là An Khê, một vùng cao nguyên núi đồi rộng lớn, giáp ranh giữa đồng bằng và rừng núi, một vị trí trung tâm của chiến trường miền Nam. Đảm nhiệm vai trò tác chiến chính ở Tây Nguyên, sư đoàn bộ binh số 4 vượt lên trước sư đoàn kỵ binh bay số 1, tiến ra phía trước, tiếp cận với khu căn cứ của Quân giải phóng Tây Nguyên. Sư đoàn bộ binh số 4 đóng ở Plây Cu, một thị xã trung tâm của Tây Nguyên. Các lữ đoàn của nó tiến ra phía tây đường 14, chiếm các địa điểm tiếp giáp với khu căn cứ của Quân giải phóng, hình thành tuyến tiếp xúc với địa bàn tác chiến của Quân giải phóng ở phía trung và phía bắc Tây Nguyên.


Vì quá tin ở sức mạnh của quân Mỹ và coi thường quân ngụy, bộ tư lệnh dã chiến số 1 của Mỹ không sử dụng tập trung sư đoàn 4 Mỹ, mà lại phân tán sư đoàn này ra trên các hướng chiến dịch, và sử dụng nó làm thê đội một chiến dịch. Các lữ đoàn của sư đoàn 4 Mỹ đóng quân trên phạm vi hai tỉnh từ Plây Cu đến Kon Tum. Mỗi lữ đoàn của nó phụ trách một hướng tác chiến có tính chất chiến dịch. Quân Mỹ coi quân ngụy là "đàn bà giữ nhà" (câu nói của các nhà báo phương Tây). Vì thế mà các sư đoàn quân ngụy chỉ được giao nhiệm vụ giữ các hậu cứ, các thị trấn, thị xã và các tuyến hậu phương của quân đội Mỹ. Do không sử dụng quân ngụy ra tác chiến ở phía trước nên quân Mỹ phải phân tán và không tăng thêm được sức mạnh.


Khi sư đoàn 4 Mỹ đến Tây Nguyên và đang triển khai chiến đấu, thì Quân giải phóng cũng đã sẵn sàng bước vào cuộc đọ sức thứ hai với quân Mỹ. Qua cuộc đọ sức lần thứ nhất với quân Mỹ, bước đầu Quân giải phóng đã nắm được một số đặc điểm, thủ đoạn và quy luật tác chiến của chúng, biết được chỗ mạnh, chỗ yếu, biết được sở trường và tính nết của chúng.


Ỷ vào sức mạnh hỏa lực và sức cơ động cao bằng máy bay lên thẳng, quân Mỹ rất chủ quan và hung hăng, thường hay nhảy cóc sâu và xa vào tuyến sau của đôl phương, ít tính toán đến địa hình hiểm trở. Đó là đặc điểm nổi rõ về hành động tác chiến của quân đội Mỹ.


Khi một vị trí, một đơn vị nào của quân Mỹ bị đánh thì một mặt quân Mỹ cho lực lượng đến giải tỏa, ứng cứu cho vị trí đó, đơn vị đó, mặt khác chúng còn cho một lực lượng khác thực hành bao vây thẳng đứng bằng phương pháp hạ cánh, đổ bộ vào tuyến sau của đối phương để hòng cắt tuyến vận chuyển và cơ động của đối phương làm cho thê đội một của đối phương bị cô lập, bị cắt mất hết mọi sự chi viện của tuyến sau, đi đến bị tiêu diệt hoặc bị đánh bật ra khỏi tuyến chiến đấu. Đó là thủ đoạn và quy luật tác chiến của quân đội Mỹ.


Do tính nết của quân đội Mỹ như thế nên chúng khó tránh khỏi bị lừa, bị nhử mồi. Biết được sự chuẩn bị của chúng, phán đoán được âm mưu và ý đồ của chúng, nắm được đặc điểm, thủ đoạn và quy luật tác chiến của chúng, Quân giải phóng đã triển khai sẵn thế trận và thực hành tiến công trước để nhử địch vào thế trận của mình. Chủ lực Quân giải phóng bố trí thành thế trận cớ bậc thang, thành nhiều thê đội có chiều sâu, có các khu quyết chiến nhỏ và lớn.


Khi đã bày xong thế trận và xác định được các khu vực, các tuyến tiêu diệt địch, một bộ phận nhỏ Quân giải phóng liền thực hành đánh nhử mồi, tiến công trước. Quân Mỹ đang triển khai để chuẩn bị tiến công thì gặp mồi và bắt ngay. Quân giải phóng tiến công nhử mồi vào một vị trí quân biệt kích của Mỹ trên bờ đông sông Pô Cô ở phía tây thị xã Plây Cu: đồn Plây Gi-răng. Quân giải phóng biết rằng khi tiến công đồn Plây Gi-răng thì thế nào sư đoàn 4 Mỹ cũng triển khai ra phía đông sông Pô Cô để chiếm tuyến bàn đạp, tổ chức thành tuyến xuất phát phản kích, đồng thời cho quân nhảy qua sông Pô Cô sang phía tây bằng đổ bộ hạ cánh để bao vây và chia cắt thê đội một của Quân giải phóng.


Đúng như phương án tác chiến đã định, khi sử dụng một bộ phận nhỏ để tiến công đồn Plây Gi-răng thì Quân giải phóng đã bố trí sẵn một bộ phận chủ lực ở phía tây sông Pô Cô thẳng hướng với đồn Plây Gi-răng về phía tây. Các đội đổ bộ của địch vượt sông hạ cánh xuống đây liền sa ngay vào thế trận của Quân giải phóng. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt. Địch tăng viện thêm quân. Ta tiêu diệt được một số sinh lực địch nhưng chưa tiêu diệt được các đơn vị chiến thuật, chưa tiêu diệt được nhiều sinh lực địch. Đây chưa phải là khu quyết chiến chủ yếu của Quân giải phóng mà mới chỉ là một khu quyết chiến nhỏ, là tuyến một trong thế trận, là bậc thang thứ nhất trong đội hình chiến dịch có chiều sâu của Quân giải phóng. Khu quyết chiến của Quân giải phóng là ở bậc thang thứ hai, ở tuyến thứ hai, lùi sâu về phía tây hơn nữa, tức là ở khu vực phía tây sông Sa Thầy. Ở đây bộ phận chính của chủ lực quân ta đã sẵn sàng thế trận. Các điểm chốt trong khu quyết chiến chủ yếu đã được xác định. Thế trận đánh tiêu diệt đã được căng bẫy. Tình huống chiến đấu diễn ra theo đúng như quy luật. Muốn đánh bại thê đội một của Quân giải phóng ở khu vực giữa bờ tây sông Pô Cô và bờ đông sông Sa Thầy, quân Mỹ tất phải vượt qua đội hình thê đội một của quân ta, đổ bộ hạ cánh xuống bờ tây sông Sa Thầy.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #57 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2023, 10:34:09 am »

Quân Mỹ sẽ lập một tuyến chia cắt, một thế bao vây ở dọc bờ phía tây sông Sa Thầy bằng cách chiếm giữ một số điểm cao, khống chế trên địa hình có ý nghĩa của các điểm chiến thuật quan trọng.

Cuộc phản kích vòng ngoài này vừa có ý nghĩa bao vây, chia cắt thê đội một của quân ta, lại còn có ý nghĩa quan trọng hơn nữa là đánh phá ngay vào hậu phương của Quân giải phóng, tiêu diệt, đánh bật, đánh tan các lực lượng dự bị, thê đội hai, sở chỉ huy, kho tàng, bệnh viện, xưởng, trạm hòng phá tan tiềm lực chiến tranh và cơ cấu tổ chức, chỉ huy của Quân giải phóng.


Đây là một đòn có tính chất quyết định. Để thực hiện đòn này, chúng đã điều thêm một bộ phận lực lượng thuộc sư đoàn kỵ binh bay số 1 ở An Khê và một bộ phận lực lượng thuộc sư đoàn dù số 101 ở đồng bằng miền Trung lên tăng cường cho sư đoàn 4. Bộ chỉ huy sư đoàn 4 Mỹ đã tổ chức tuyến tác chiến ở bờ tây sông Sa Thầy trải rộng trên một chính diện dài khoảng 30 - 40km, nối liền các điểm chiến thuật then chốt, trên những dải địa hình quan trong, bằng các điểm cao khống chế.


Trong khi cuộc chiến đấu giữa Quân giải phóng và quân Mỹ đang tăng cường độ ở bờ phía đông sông Sa Thầy, thì quân Mỹ cũng tích cực chuẩn bị để đánh sang bờ phía tây. Sau khi cho B.52 và các loại máy bay khác ngày đêm dọn bãi và sát thương lực lượng Quân giải phóng, đồng thời cho máy bay thả chất độc hóa học, thê đội hai chiến dịch của địch ào ạt đổ bộ hạ cánh xuống bờ tây sông Sa Thầy. Có điều rất lý thú là quân Mỹ hạ cánh xuống đúng các điểm cao mà Quân giải phóng đang giương bẫy để sẵn sàng tiêu diệt chúng. Các lực lượng, các phương tiện trinh sát tinh vi và rất đắt tiền của quân Mỹ ở trên không và dưới đất đều trở thành mù hết cả. Hai tiểu đoàn quân Mỹ hạ cánh xuống chiếm hai điểm cao khống chế đều bị đánh, bị diệt ngay một tiểu đoàn. Những quả bom nổ ngay trên mặt đất, ở dưới chân binh lính của chúng, đồng thời các loại pháo, cối của Quân giải phóng ào ào ập tới, giáng những đòn bão lửa vào ngay trên đầu của chúng, rồi bộ binh Quân giải phóng dũng mãnh xông lên tiêu diệt chúng. Số địch còn sống sót liền hốt hoảng chạy về căn cứ.


Trong vài ba ngày đầu, khi quân Mỹ lập tuyến tác chiến chiến dịch mới tiến xa về phía trước trên bờ tây sông Sa Thầy thì các đội xung kích của nó đã bị đánh tiêu diệt. Tuyến tác chiến đó thế là bị rách nát. Quân Mỹ chỉ còn lại vài cứ điểm, không thành ra hình một tuyến nữa.


Sau khi đánh bại các mũi xung kích của địch, phá vỡ một mảng tuyến tác chiến của địch, Quân giải phóng tranh thủ thời cơ, phát huy tính chủ động và tích cực, tiếp tục tiến công các cứ điểm còn lại. Chỉ một thời gian ngắn, Quân giải phóng tiêu diệt được thêm một đơn vị cỡ tiểu đoàn của địch và đánh bật địch ra khỏi bờ phía tây sông Sa Thầy, khôi phục lại được trận địa.


Cuộc tiến công đi xa chớp nhoáng của địch bằng chiến thuật cơ động đã bị thất bại. Đánh vào khu căn cứ giải phóng, quân Mỹ định tìm diệt chủ lực, tiêu diệt sở chỉ huy và phá hủy tiềm lực chiến tranh của Quân giải phóng. Nhưng quân Mỹ tìm được gì? Cái khó nhất của quân Mỹ là tuy có biết quân ta ở khu vực đó, nhưng không thể biết thật cụ thể quân ta ở đâu. Chỗ nào cũng có Quân giải phóng và chỗ nào cũng lại không có. Một điểm thất sách cơ bản, một điểm kém cơ bản về mặt nghệ thuật chiến dịch, về mặt chỉ huy chiến dịch của quân Mỹ là không chuẩn bị được những nhân tố thắng lợi cho cuộc tiến công. Không biết đối phương ở đâu, không biết sở trường, thủ đoạn, quy luật tác chiến của đối phương như thế nào, mà đã thực hành tiến công, là một điểm tồi kém của nghệ thuật chỉ huy tác chiến.


Sau khi khôi phục được trận địa, địa bàn bờ tây sông Sa Thầy trở lại hình thái cũ, Quân giải phóng tranh thủ chấn chỉnh, củng cố và chuẩn bị tiếp tục chiến đấu. Quân giải phóng chủ trương, sau khi phản công thắng lợi thì phải nhanh chóng chuyển sang tiến công. Địch đã bị đánh bại một đòn, đã bị suy yếu. Chủ trương này là phù hợp vì nó đúng với tình hình và có điều kiện thắng lợi, có nhân tố thành công, về quân Mỹ thì tuyến thứ nhất phía trước đã bị phá vỡ. Ở tuyến thứ hai trên bờ sông Sa Thầy, chúng cũng đang bị sa lầy và đang bị suy yếu. Về Quân giải phóng thì qua một thời gian tác chiến, đã giành được thắng lợi quan trọng, Quân giải phóng càng thêm khí thế, có thêm kinh nghiệm và vẫn còn sung sức. Sau một thời gian chuẩn bị, những đơn vị đã đánh thắng trận ở bờ phía tây, liền tiến công sang bờ đông sông Sa Thầy hợp sức cùng các đơn vị quân ta đang tác chiến ở đó, thực hành tiến công tiêu điệt quân địch ở tuyến thứ hai của chúng. Quân Mỹ ở đây đã bị tiêu hao và mệt mỏi, nay lại bị tiến công dồn dập, bị áp lực mạnh, bị tiêu diệt và tiêu hao thêm nên đến tháng 3 năm 1967 chúng phải rút về tuyến thứ ba cuối cùng, tuyến xuất phát chiến dịch ở bờ đông sông Pô Cô. Như thế là về cơ bản Quân giải phóng đã đánh bại được cuộc tiến công của địch. Trận địa, địa bàn của ta đã trở lại hình thái cũ. Khu căn cứ giải phóng vẫn được giữ vững.


Không bỏ lỡ thời cơ, phát huy thắng lợi, với tinh thần tích cực và chủ động, Quân giải phóng lại tiến sang bờ phía đông sông Pô Cô, đánh vào tuyến cơ bản của chúng là tuyến xuất phát chiến dịch ở bờ đông sông Pô Cô trên một dải từ Sùng Thiện - Sùng Lễ đến Lệ Thanh trên trục đường 15 chạy tữ Chư Nghé đi Đức Cơ. Trên một tuyến dài khoảng từ 20 - 30km đó, Quân giải phóng thực hành tiến công toàn tuyến, nhưng có trọng điểm, nhằm vào các khu vực chủ yếu là Chư Nghé, Lệ Thanh và Đức Cơ. Tuy nhiên các đòn đột kích của Quản giải phóng cũng chỉ mới đánh vào vòng ngoài phía tây của các căn cứ đó. Quân ta tiêu diệt và tiêu hao thêm một số quân địch nữa, đồng thời bắn phá gây thiệt hại cho các căn cứ trên. Sở chỉ huy một lữ đoàn thuộc sư đoàn 4 Mỹ ở Lệ Thanh bị đánh phá nặng nề. Bị tiêu hao và thiệt hại, cuối cùng đến tháng 8 năm 1967 quân Mỹ lại phải rút bở tuyến xuất phát chiến dịch ở khu vực phía đông sông Pô Cô, lui về hậu cứ của chúng ở phía tây nam thị xã Plây Cu. Cuộc phản công lần thử hai của địch ở Tây Nguyên mang tên Pôn-ri-vơ đã bị thất bại. Hướng tiến công thứ hai của địch cũng bị thất bại.


Hướng tiến công thứ ba của địch ở đồng bằng miền Trung Trung Bộ nhằm cứu nguy cho hệ thống chiếm đóng của Mỹ - ngụy ở Bình Định, Quảng Đà, Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng bị các lực lượng vũ trang giải phóng đánh gãy.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #58 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2023, 08:14:15 am »

Trong khi đó, quân và dân Trị - Thiên đã phát huy tác dụng của chiến trường mới mở, đánh liên tục trong suốt mùa khô, phối hợp đắc lực với quân và dân trên toàn miền Nam. Các trận An Lễ (10-12-1966), Quảng Điền (2-1967), trường bắn Nam Giao (6-2-1967), căn cứ hậu cần ngụy ở Huế (26-12-1966), các trận đánh liên tiếp trên tuyến đường số 9 (bắc Quảng Trị) từ 26 tháng 2 đến 10 tháng 3 năm 1967 và tiếp theo đó là các trận thắng lớn ở các căn cứ 241, ở Từ Hạ, La Vang đã tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận sinh lực và phương tiện chiến tranh của quân Mỹ - ngụy, đã giam chân một lực lượng quan trọng quân Mỹ, buộc chúng phải co vào thế phòng ngự hết sức bị động trên chiến trường này.


Sau khi chiếm đóng tuyến nam sông Bến Hải, vùng giáp ranh đồng bằng và rừng núi phía tây Quảng Trị - Thừa Thiên, bộ chỉ huy quân Mỹ có ý định lập một phòng tuyến vững chắc với kế hoạch xây dựng rất lớn, mang tên "phòng tuyến điện tử Mắc Na-ma-ra" - người sáng tác ra nó, lúc bấy giờ còn làm bộ trưởng quốc phòng Mỹ. Mục đích của việc xây dựng phòng tuyến này là để ngăn chặn con đường vận chuyển chiến lược từ hậu phương lớn đến tiền tuyến lớn, ngăn chặn những cuộc tiến công của Quân giải phóng. Chúng huênh hoang rằng khi phòng tuyến này được thiết lập thì một con chuột cũng không chui lọt. Thế nhưng còn chưa hoàn thành thì nó đã bị Quân giải phóng đánh phá tơi bời. Các cứ điểm của địch ở trên phòng tuyến và cả ở phía sau phòng tuyến đều bị bộ đội chủ lực và du kích ta liên tục tiến công, một số cứ điểm đã bị tiêu diệt. Rốt cuộc cái kế hoạch thiết lập "phòng tuyến điện tử Mắc Na-ma-ra" ấy đã bị hoàn toàn phá sản.


Trong khi ở các hướng chủ yếu, bộ đội chủ lực ta đánh bại cuộc phản công lớn của địch, thì ở đằng sau lưng địch, các phân đội chủ lực nhỏ, các đơn vị chuyên trách, cùng với bộ đội địa phương và du kích giải phóng cũng tiến công tiêu diệt nhỏ và tiêu hao quân địch một cách rộng rãi, phối hợp với phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân nổi dậy phá tan chính quyền cơ sở của địch lập nên chính quyền cách mạng của ta ở những vùng nông thôn rộng lớn. Phong trào sôi nổi nhất là ở vùng đồng bằng sông cửu Long và vùng đồng bằng Trung Trung Bộ. Thắng lợỉ của chiến tranh du kích ở vùng sau lưng địch và thắng lợi của phong trào nổi dậy của quần chúng làm cho thắng lợi chung càng to lớn, làm cho thế và lực của cách mạng càng mạnh lên. Chiến tranh du kích phát triển rộng rãi nên nhiều vùng giải phóng vẫn được giữ vững, lực lượng cách mạng vẫn làm chủ nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Vùng giải phóng đã tiến sát các đô thị. Đó là một thuận lợi đối với phong trào đô thị, đối với các hoạt động quân sự của lực lượng cách mạng ở các đô thị, đối với hoạt động tác chiến của các lực lượng vũ trang giải phóng đánh phá các hậu cứ, sân bay, kho tàng của địch.


Để phối hợp với các đòn tiến công khác, để phát huy hết sức mạnh của cuộc chiến tranh nhân dân cách mạng độc đáo Việt Nam, các lực lượng vũ trang giải phóng còn mở các hoạt động quân sự ở các đô thị và mở các đòn đánh phá vào các căn cứ quân sự, căn cứ hậu cần của địch. Quân Mỹ tưởng rằng chỉ có rừng núi là đáng sợ, đáng chán ngán, còn đô thị miền Nam là chốn bồng lai của chúng. Chúng không thể ngờ được rằng Sài Gòn, Đà Nẵng, Cam Ranh, Biên Hòa, v.v... đều không phải là những nơi yên ổn đối với chúng.


Quân Mỹ là một đội quân chính quy hiện đại tiêu dùng vật chất rất lớn. Các căn cứ của chúng đều rộng lớn, bừa bộn vũ khí, đạn dược, máy bay, xe cộ, nhiên liệu, khí tài... Tư tưởng và hành động tác chiến của chúng là tác chiến theo trận tuyến. Theo chúng, đối phương chỉ có thể tập kích hậu phương của chúng bằng đường không, trong khi đó quân ta ở miền Nam lại không hề có một chiếc máy bay. Với kế hoạch bố phòng cẩn mật cho từng căn cứ, bằng đủ loại máy móc điện tử tinh vi, quân Mỹ cho rằng hậu phương của chúng phải có tính chất an toàn tuyệt đối.


Thế nhưng, các tướng tá Mỹ vẫn không sao lường hết được sức mạnh trí tuệ thần kỳ của đối phương; chúng cũng không sao thấy hết được những hiện tượng thiếu trách nhiệm, lỏng lẻo kỷ luật của binh lính chúng, những kẻ coi chiến tranh xâm lược như một chuyên đi buôn hoặc một chuyện bị bắt buộc. Do đó những căn cứ quân sự, căn cứ hậu cần to rộng bừa bộn, những cư xá sĩ quan, những câu lạc bộ sĩ quan, những quán ăn ở các đô thị dù được tổ chức canh gác cẩn mật bằng đử loại máy móc trinh sát điện tử tinh vi cũng vẫn bị quân dân ta phát hiện ra những chỗ hở. Bám chắc vào nhân dân, các đơn vị bộ đội đặc biệt tinh nhuệ, các đội du kích tài giỏi, thần kỳ đã tiến vào giữa hang ổ của địch đê tiêu diệt chúng. Những tiếng bom nổ trong các căn cứ, kho tàng, trong các trại quân, các sân bay Mỹ ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Cam Ranh, Long Bình, Liên Chiểu, Chu Lai, Sóc Trăng, Biên Hòa, Phú Bài, Plây Cu, v.v... đã làm cho chúng bị thiệt hại nặng nề về người cũng như về phương tiện chiến tranh và khiến chúng hết sức kinh hoàng.


Trong chiến cục mùa khô 1966-1967, quân Mỹ đã bị thất bại nặng nề, toàn diện trên cả hướng tiến công chủ yếu ở phía trước cũng như ở đằng sau lưng; bị đánh bại ở các vùng nông thôn rộng lớn, đồng thời cũng bị đánh đau ở trong các hậu cứ, các đô thị. Cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của đế quốc Mỹ đã hoàn toàn thất bại. Cả hai gọng kìm "tìm diệt" và "bình định" của chúng đều bị bẻ gãy. Trong bảy tháng đông xuân 1966-1967, quân và dân miền Nam đã tiêu diệt gần 19 vạn quân địch, trong đó có hơn 9 vạn quân Mỹ, hơn 5 nghìn quân chư hầu Nam Triều Tiên, Úc, Tân Tây Lan, Phi-líp-pin và hơn 9 vạn quân ngụy. Quân dân miền Nam Việt Nam đã diêt gọn 49 tiểu đoàn địch, nhiều đại đội và 352 trung đội, phá hủy và hạ 2.180 máy bay, 340 khẩu pháo, bắn cháy và đánh chìm 100 tàu chiến, san bằng 200 đồn bốt, diệt 6 chi khu.


Như thế là cả hai cuộc phản công của đế quốc Mỹ đểu bị thất bại. Cuộc phản công sau còn bị thất bại nặng hơn là cuộc phản công trước. Nhiệm vụ và mục đích chiến lược đều không đạt được, Oa-sinh-tơn buộc phải xét lại chiến lược của mình.


Hai cuộc phản công thất bại thảm hại đã khiến cho giới quân sự Mỹ hiểu mình, hiểu người hơn. Mối quan hệ giữa tác dụng của vũ khí và vai trò của con người trong một chừng mực nào đó đã làm cho họ phải suy nghĩ. Điều đặc biệt ở đây là con người trên mảnh đất này, con người Việt Nam thật là không thể hiểu nổi. Vũ khí của đế quốc Mỹ và con người của đất nước Việt Nam có sự đối chọi, có sự "kỵ" nhau rất lạ lùng. Con người Việt Nam, thân hình không có gì to lớn lắm, thế mà vẫn đứng vững và vẫn đánh thắng một kẻ địch khổng lồ, được trang bị hiện đại từ đầu đến chân là đế quốc Mỹ. Như trên đã nói, thực tế nghiêm khắc đó đã buộc chúng phải thay đổi chủ trương chiến lược.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #59 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2023, 08:25:26 am »

Chiến lược đánh nhanh thắng nhanh đã bị phá sản. Chiến lược phản công ào ạt, toàn diện, con đẻ của chiến lược đánh nhanh thắng nhanh đã không thành công. Để tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược, quân Mỹ phải thay đổi chiến lược. Do bị sa lầy, chúng phải bị động chấp nhận chiến lược đánh lâu dài. Muốn đánh lâu dài thì phải củng cố lại lực lượng, củng cố lại trận địa và thực hành phản công có mức độ. Đó là một bước thụt lùi về chiến lược của đế quốc Mỹ. Đánh lâu dài của quân Mỹ là có tính chất tiêu cực. Thực chất chiến lược đánh lâu dài của quân Mỹ là từ phản công chuyển sang phòng ngự, dĩ nhiên quân Mỹ còn có khả năng phòng ngự cơ động. Chiến lược đánh lâu dài của quân đội Mỹ xâm lược khác hẳn về chất với chiến lược đánh lâu dài của chiến tranh cách mạng, chiến tranh chống xâm lược. Loại chiến lược đánh lâu dài này mang tính chất tích cực, luôn luôn thể hiện chiến lược tiến công: tiến công từ nhỏ đến lớn, vừa có tiến công vừa có phòng ngự, và cuối cùng chuyển lên tổng tiến công để giành thắng lợi chiến tranh.


Quân Mỹ xâm lược phải áp dụng chiến lược đánh lâu dài là vì chiến lược đánh nhanh thắng nhanh bằng những cuộc phản công ào ạt đã bị thất bại. Chúng buộc phải thay đổi chiến lược, phải chuyển từ phản công sang phòng ngự. Cái tên chiến lược "tìm diệt" được thay bằng một cái tên mới là chiến lược "quét giữ", nghĩa là vừa có phòng ngự vừa có phản công đồng thời lại có tiến công có mức độ, có chọn lọc. Mục đích chủ yếu của chiến lược này là nhằm ngăn chặn không cho quân ta tiến công tiêu diệt chúng. Thực hiện chiến lược "quét giữ" là một thay đổi căn bản trong chiến lược của quân Mỹ, là một chuyển biến có tính bản chất của chiến lược trong chiến tranh.


Trước đây, quân Mỹ đề ra chiến lược "tìm diệt" nhằm thực hiện mục đích cơ bản và chủ yếu của chiến tranh là tiêu diệt đối phương và chiếm lĩnh lãnh thổ của đối phương. Chiến lược này đã bị thất bại, do đó quân Mỹ phải đi giật lùi một bước về chiến lược, chuyển sang chiến lược "quét giữ". Mục đích của chiến lược "quét giữ" là một mặt ngăn chặn đối phương tiến công đồng thời mặt khác tiến công đối phương với mức độ hạn chế, tiến công với mục đích hạn chế. Đã phòng ngự và tiến công hạn chế thì không thể tiêu diệt được đối phương và chiếm lĩnh được lãnh thổ của đối phương. Chiến lược này không nhằm mục đích cơ bản và chủ yếu, không thể hiện mục đích kiên quyết và triệt để của chiến tranh.


Sự thay đổi chiến lược đó là một thất bại quan trọng về chiến lược của quân Mỹ. Nó chứng tỏ ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ đã bước đầu bị chùn lại. Con hổ dữ khét tiếng rừng già đã bị đánh cho cùn móng vuốt.


Để thực hiện chiến lược "quét giữ", quân Mỹ một mặt tăng cường củng cố trận địa phòng ngự, một mặt lấn thêm ra một vài hướng, chiếm đóng một số cứ điểm để mở rộng trận địa phòng ngự, bảo đảm cho thế phòng ngự vững chắc của chúng.


Ở miền Đông Nam Bộ, lợi dụng hướng có thuận lợi về mặt địa hình, quân Mỹ tiến sâu vào khu căn cứ của ta, chiếm đóng một số điểm địa hình có lợi, thiết lập các cứ điểm phòng ngự vòng ngoài để tổ chức thế trận phòng ngự có chiều sâu.


Ở vùng đồng bằng miền Trung Trung Bộ, chúng cũng tiến vào một số vùng giáp ranh, lập các cứ điểm phòng ngự vòng ngoài ở đó.

Ở các hướng khác có địa hình hiểm trở như vùng núi miền Đông Nam Bộ, vùng núi miền Trung Trung Bộ, khu căn cứ rộng lớn của Tây Nguyên, vùng núi Trị - Thiên, thì quân Mỹ không có đủ khả năng để lấn rộng ra và thiết lập những điểm chiếm đóng phòng ngự ở sâu trong căn cứ của Quân giải phóng.


Chiến lược "quét giữ" là vừa có phòng ngự, vừa cớ tiến công. Quân Mỹ còn có khả năng thực hiện chiến lược đó trong giai đoạn này, vì chúng còn mạnh và quân ta thì vẫn chưa có những đòn tiêu diệt lớn, chưa đủ sức "phá vỡ trận địa, phá vỡ tuyến phòng ngự và chiếm lĩnh địa bàn, đất đai chúng tạm kiểm soát.


Những điều kiện về so sánh lực lượng trên đây đã quyết định những thay đổi có mức độ về chiến lược của địch tạo ra tính chất và phương pháp phòng ngự, và cũng tạo ra mục đích, tính chất và phương pháp tiến công của chúng. Phòng ngự của quân Mỹ là phòng ngự cơ động, ngăn chặn từ xa, phòng ngự có chiều sâu và có tính chất tích cực về mặt chiến dịch. Tiến công của quân Mỹ là tiến công để phòng ngự. Mục đích của tiến công là để phá hủy cơ sở hậu cần của đối phương. Phạm vi và hướng tiến công có hạn chế, có chọn lọc.


Quân Mỹ thực hiện chiến lược "quét giữ" sớm nhất vào cuối năm 1967 ở chiến trường Tây Nguyên.

Qua hai chiến cục mùa khô năm 1965-1966 và mùa khô năm 1966-1967, quân dân miền Nam đã đánh bại hai cuộc phản công chiến lược của quân Mỹ. Trên cơ sở đó, ta cho rằng sức tiến công của chúng đã bị chùn lại. Đó là một thời cơ tốt cho quân ta phát triển mạnh mẽ thế phản công và tiến công.


Tranh thủ thời cơ đó, mùa khô năm 1967-1968 quân ta liền mở cuộc tiến công, phối hợp trên hai hướng ở hai chiến trường quan trọng là miền Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Thời gian mở vào tháng 11 năm 1967.


Ở miền Đông Nam Bộ, từ 25 tháng 10 đến 10 tháng 12 năm 1967 quân ta mở cuộc tiến công vào hướng Bình Long, Phước Long tiêu diệt 5.400 tên, trong đó có 2.956 tên Mỹ, phá hủy 100 xe thiết giáp, san phẳng chi khu Phước Long.


Ở miền Trung Trung Bộ, ta mở cuộc tiến công vào khu vực Cấm Dơi - Hướng Là - Liệt Kiếm (Quảng Nam), từ 27 tháng 12 năm 1967 đến 15 tháng 1 năm 1968, tiêu diệt 2.450 tên Mỹ, bắn rơi 57 máy bay, phá hủy 39 xe.


Ở Tây Nguyên, Quân giải phóng mở cuộc tiến công vào hướng Đắc Tô. Ở hướng này, để đối phó với cuộc tiến công của Quân giải phóng, quân Mỹ đã sử dụng 2 lữ đoàn của sư đoàn bộ binh số 4 trong đợt đầu. Sau đó trong đợt hai của chiến dịch bộ tư lệnh dã chiến số 1 của quân Mỹ còn phải sử dụng thêm lữ đoàn dù số 173, đội dự bị chiến trường, và cuối cùng quân Mỹ lại phải tung thêm một bộ phận của sư đoàn kỵ binh bay số 1 - lực lượng cơ động chiến lược.


Ở trên mỗi chiến trường, quân Mỹ có tới 2 - 3 sư đoàn bộ binh và các trung đoàn, tiểu đoàn thiết giáp và pháo binh. Ngoài ra ở đó còn có các sư đoàn, trung đoàn quân ngụy và quân chư hầu. Quân tuy đông, nhưng chúng phải sử dụng phân tán, vì một thành phần lực lượng khá lớn phải làm nhiệm vụ bảo vệ các tuyến phòng ngự, các căn cứ quân sự, các trục đường giao thông và tiến hành công tác bình định cũng như đối phó với các hoạt động chiến đấu của du kích trên toàn bộ lãnh thổ chúng tạm thời kiểm soát.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM