Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:48:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 9357 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #40 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2023, 07:54:49 am »

KẾT LUẬN


Chiến tranh của ta là chiến tranh nhân dân chính nghĩa chống xâm lược. Sức mạnh của nó là đường lối kháng chiến đúng đắn: là sự đoàn kết toàn dân, đoàn kết trên, dưới, đoàn kết quân dân; là tinh thần quyết chiến, quyết thắng, dám đấu tranh, dám giành thắng lợi; là truyền thống quật cường bất khuất của dân tộc; là tài thao lược; là sự sáng tạo trong kháng chiến.


Với sức mạnh đó, nên nước ta trong đấu tranh chống xâm lược nhỏ có thể thắng quân lớn, ít có thể địch nhiều.

Do nhận thức được chiến tranh và có phương pháp lãnh đạo chiến tranh một cách biện chứng nên trong lịch sử giữ nước của dân tộc từ xa xưa đến thời đại Hồ Chí Minh đã giải quyết mâu thuẫn vô cùng gay gắt là nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều một cách thành công.


Các nhà lãnh đạo chiến tranh của ta đã nắm được quy luật của chiến tranh nhân dân chính nghĩa chống xâm lược; thấy được sự vận động biện chứng của nó để đi đến thắng lợi. Qua đấu tranh thực tiễn lâu đời và khái quát lý luận của đặc điểm chiến tranh nhân dân ta đã tạo ra một trường phái quân sự Việt Nam.


Trường phái quân sự Việt Nam là tinh thần kháng chiến kiên cường của sức mạnh chính trị tinh thần của toàn dân lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, lấy đấu trí, đấu lực để đánh địch, nặng về dùng mưu kế, thế trận để đánh địch; lấy tinh thần, trí thông minh và tài thao lược để đánh địch, thắng địch.


Từ đó mà xây dựng thành một học thuyết quân sự Việt Nam; xây dựng một hệ thống lý luận, một hệ thống quy luật tư tưởng quan điểm và nguyên tắc về chiến tranh cách mạng của quẫn chúng; một hệ thống lý luận về chiến tranh chính nghĩa của nhân dân; học thuyết về sự kết hợp giữa chiến tranh chính quy với chiến tranh du kích; về tác chiến cài xen kẽ; về sự kết hợp giữa chính trị, tinh thần với quân sự trong chiến tranh; về quan điểm đường lối, phương châm, phương thức. Có thể khái quát mấy ý chính:


Một đường lối: chiến tranh nhân dân.

Hai dạng chiến tranh: chiến tranh chính quy và chiến tranh du kích.

Ba thứ quân: quân chủ lực, quân địa phương và dân quân du kích.

Bốn dạng vũ khí:

a) Thô sơ và thô sơ cải tiến.

b) Mang vác và mang vác hiện đại.

c) Cơ giới hóa và cơ giới hóa trình độ cao.

d) Vũ khí tác chiến điện tử và chống tác chiến điện tử.

Năm kế sách: lực, thần, thế, thời, mưu.

Được 5 điều này thì có sức mạnh lớn.

Học thuyết quân sự của ta là học thuyết quân sự cách mạng, tiên tiến, có tính khoa học và thực tiễn cao, có sự sáng tạo lớn. Có thế nhân dân ta mới đánh thắng được các đội quân xâm lược mạnh, hung bạo nhất của thời đại, và sẵn sàng đánh thắng cả chiến tranh bằng vũ trang và chiến tranh bằng tư tưởng.


Học thuyết quân sự Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh đã phát triển lên tầm cao mới. Chúng ta luôn luôn trau dồi để có đủ sức mạnh bảo vệ, xây dựng Tổ quốc và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #41 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2023, 10:13:54 am »

THẤT BẠI CỦA MỘT SỨC MẠNH PHI NGHĨA1
(Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, H. 1975)

Lời nhà xuất bản


Sau hơn hai mươi năm chiến đấu kiên trì và kết thúc oanh liệt bằng trận quyết chiến chiến lược thần tốc mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã toàn thắng.

Kháng chiến chống Mỹ là cuộc chiến tranh yêu nước lâu dài nhất, khó khăn nhất và cũng vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Muốn tìm hiểu và đánh giá được đầy đủ tầm vóc của nó thì phải có nhiều công trình tổng kết, nhiều tác phẩm nghiên cứu về các mặt, các khía cạnh khác nhau của nhiều cơ quan và nhiều nhà nghiên cứu trong những năm tới.


Để bước đầu góp phần vào công việc nghiên cứu rộng lớn nói trên, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân giới thiệu với bạn đọc cuốn "Thất bại của một sức mạnh phi nghĩa" do đồng chí Hoàng Minh viết. Đây là cuốn sách được viết trong hoàn cảnh vừa khẩn trương, bận rộn lại vừa thiếu thốn tài liệu, ở chiến trường xa. Nhưng do nhiệt tình đóng góp của tác giả, bản thảo đã được hoàn thành trong một thời gian tương đối ngắn.


Như nhan đề sách đã nêu, tác giả muốn trình bày những ý kiến của mình về thất bại cay đắng của cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới do đế quốc Mỹ, tên đế quốc đầu sỏ, hung bạo và giàu mạnh nhất trong phe đế quốc, tiến hành trên đất nước ta trong hàng chục năm qua. Nội dung sách gồm các vấn đề sau:

- Diễn biến và thất bại liên tục của hàng loạt chiến lược chiến tranh mà đế quốc Mỹ đã từng đem ra dùng trên đất nước ta.

- Những nguyên nhân dẫn đến thât bại của các chiến lược nói trên.

- Hậu quả tai hại của cuộc chiến tranh xâm lược mà đế quốc Mỹ đã phải trả giá đắt và sẽ còn phải trả giá đắt trong nhiều năm nữa.

Nhìn tổng quát, với những tư liệu được tập hợp lại một cách tương đối có hệ thống và những ý kiến nhận xét đánh giá, hoặc chỉ có tính chất nêu vấn đề hoặc đã có tính chất khẳng định, tác giả muốn cố gắng vạch rõ thất bại nặng nề, sâu cay về mọi mặt - nhất là về mặt quân sự - của kẻ thù xâm lược, và mặc nhiên là qua đó còn làm cho người đọc thấy được thắng lợi vĩ đại, vẻ vang của cuộc kháng chiến thần thánh do quân dân ta tiến hành dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng.


Bản thảo sách được hoàn thành trước khi nổ ra cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975, do đó về diễn biến của cuộc chiến, tác giả mới chỉ viết từ khi đế quốc Mỹ bắt đầu xâm lược cho đến khi Hiệp định Pa-ri được ký kết, chúng buộc phải rút quân ra khỏi đất nước ta sau những thất bại liên tiếp của nhiều chiến lược chiến tranh, kể cả những chiến lược xâm lược bằng các lực lượng vũ trang Hoa Kỳ trực tiếp tham chiến. Dừng lại ở thời điểm này, tất nhiên nội dung sách không khỏi có những chỗ hạn chế Song cũng như nhiều tài liệu khác nghiên cứu về từng mặt hoặc từng giai đoạn chiến tranh, cuốn sách của đồng chí Hoàng Minh vẫn có giá trị đóng góp tích cực vào công việc nghiên cứu chung. Chúng tôi rất mong sẽ được xuất bản các công trình nghiên cứu toàn diện và hoàn chỉnh nay mai.


Nhân dịp cuốn sách ra mắt, chúng tôi xin chân thành cảm ơn nhiệt tình cộng tác của đồng chí Hoàng Minh và trân trọng giới thiệu với bạn đọc trong và ngoài quân đội.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #42 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2023, 10:14:52 am »

Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành tên đế quốc giàu mạnh nhất thế giới tư bản, là kẻ gây chiến và xâm lược quốc tế lớn nhất, là dinh lũy của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới. Đồng thời nhiều nước đế quốc, tư bản lớn mạnh trước chiến tranh thế giới thứ hai hoặc bị thua trận, hoặc thắng trận nhưng đã kiệt quệ vì những tổn thất về người, về của trong chiến tranh, ngày càng lâm vào hàng loạt khó khăn nan giải về kinh tế, tài chính, chính trị, xã hội. Hệ thống thuộc địa tan rã làm mất đi của chúng những nguồn bóc lột béo bỏ. Chủ nghĩa tư bản bước vào một thời kỳ tổng khủng hoảng mới, suy vong mới.


Trong khi đó, chủ nghĩa xã hội đã thu được những thắng lợi trên nhiều nơi, hình thành một hệ thống thế giới và trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội loài người. Nhiều nước thuộc địa cũ đã thoát khỏi ách thống trị thực dân của các nước đế quốc. Phong trào đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức, phong trào công nhân và phong trào dân chủ tiến bộ trong các nước tư bản chủ nghĩa cùng phong trào đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống đế quốc, dâng cao chưa từng thấy.


Rõ ràng lực lượng cách mạng thế giới mạnh hơn lực lượng phản cách mạng và ở trên thế tiến công. Chủ nghĩa đế quốc thế giới đứng đầu là Mỹ bị đẩy vào thê ngày càng suy yếu và chống đỡ bị động.

Những đặc điểm trên đây nói lên sự lớn mạnh của lực lượng tiến bộ, lực lượng cách mạng, lực lượng chống đế quốc xâm lược. Những đặc điểm đó cũng nói lên sự suy yếu mới của chủ nghĩa tư bản, đế quốc, chứng tỏ rằng tuy đế quốc Mỹ lợi dụng cuộc chiến tranh thế giới thứ hai để trở nên giàu mạnh, nhưng bản thân chúng đang chứa chất nhiều mâu thuẫn nan giải, đồng thời chúng chỉ là kẻ cầm đầu một thế giới tư bản đang ngày càng ruỗng nát, suy sụp.


Chính trong bôi cảnh lịch sử đó, đế quốc Mỹ đã trương lá cờ "sen đầm quốc tế" của chúng.

Để thực hành chính sách bành trướng, đế quốc Mỹ lợi dụng tình cảnh các nước tư bản đế quốc "đàn em" bị suy yếu trong chiến tranh chưa kịp hồi phục, đã thông qua các thủ đoạn "viện trợ kinh tế, quân sự", khống chế các nước đàn em đó, đẩy các nước này xuống vai trò phụ thuộc Mỹ, thậm chí làm tay sai thực hiện một số chủ trương, chính sách của Mỹ.


Trước làn sóng tiến công của trào lưu cách mạng thế giới, đế quốc Mỹ ra sức ngăn chặn phong trào xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc, đồng thời tìm cách phản công bằng nhiều hình thức khác nhau, kể cả hình thức can thiệp vũ trang và tiến hành chiến tranh xâm lược.


Nhằm thiết lập sự thống trị độc tôn của tư bản độc quyền Mỹ trên phạm vi thế giới, đế quốc Mỹ đã tiến hành một chiến lược toàn diện bao gồm các mặt chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.   

Xét về mặt quân sự, người ta thấy sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đã ra sức chạy đua vũ trang, xây dựng một bộ máy chiến tranh đồ sộ, thiết lập một hệ thống căn cứ quân sự rộng khắp thế giới, thành lập hàng loạt khôi liên minh quân sự xâm lược như NATO (châu Âu), SEATO (châu Á), ANZUS (châu Đại Dương), CENTO (Trung tâm), ký kết hàng loạt hiệp ước quân sự tay đối với trên 43 nước. Mỹ đã ra sức chuẩn bị cho chiến tranh toàn diện, chiến tranh hạt nhân, đồng thời đề xuất và chuẩn bị tiến hành những cuộc chiến tranh hạn chế dưới các hình thức "chiến tranh đặc biệt", "chiến tranh cục bộ" để đàn áp các cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Chúng lại áp dụng những thủ đoạn khuynh đảo bí mật, tiến hành những hoạt động lật đổ, đảo chính ở nhiều nơi trên thế giới. Có thể nói, bàn tay tội ác can thiệp và xâm lược của Mỹ đã từ Oa-sinh-tơn tìm cách vươn đến bất cứ nơi nào mà chúng có thể vươn đến được trên thế giới.


Sau chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ đã đề xuất và tiến hành nhiều kiểu "chiến lược toàn cầu" nhằm thực hiện mục tiêu "bá chủ toàn cầu" mà chúng mơ tưởng, thích ứng với tình hình so sánh lực lượng trên thế giới ngày càng bất lợi cho chúng.


Từ năm 1945 đến năm 1950, Mỹ thi hành "chiến lược Tơ-ru-man", được mệnh danh là chiến lược "bao vây ngăn chận". Dựa vào độc quyền về vũ khí hạt nhân, Mỹ âm mưu bao vây Liên Xô, ngăn chặn phong trào cách mạng ở Đông Âu, Bắc Triều Tiên, Việt Nam, Trung Quốc, đồng thời cũng để khống chế các nước tư bản đàn em. Nhưng Mỹ đã thất bại.


Trong những năm 1950, Mỹ thi hành chiến lược "trả đũa ồ ạt" của Ai-xen-hao. Với chiến lược này, Mỹ dùng vũ khí hạt nhân làm "mũi kiếm", vũ khí thông thường làm "lá chắn", chuẩn bị chiến tranh tổng lực thế giới, đe dọa các nước xã hội chủ nghĩa. Cũng trong thời kỳ này, Mỹ đã dần dần can thiệp vào Việt Nam. Tuy nhiên, đến đầu những năm 1950 thì Mỹ mất độc quyền về vũ khí hạt nhân. Thế tiến công của cách mạng thế giới, nhất là của phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh. Chiến lược "trả đũa ồ ạt" của Ai-xen-hao vì thế bị phá sản.


Từ năm 1961 đến 1968, Mỹ thi hành "chiến lược phản ứng linh hoạt" của Ken-nơ-đi. Trong thời kỳ này, Mỹ chú trọng phát triển vũ khí thông thường, lấy đó làm "mũi kiếm", và vẫn ra sức xây dựng lực lượng hạt nhân, lấy đó làm "lá chắn". Giới cầm quyền Oa-sinh-tơn vừa uy hiếp các nước xã hội chủ nghĩa vừa đặc biệt chú trọng đến việc ngăn chặn và đàn áp các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Trong thời kỳ này, giới cầm quyền Mỹ đề cao cái gọi là học thuyết "chiến tranh chống nổi dậy" và đã gây chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ ở Việt Nam, tiến hành những hoạt động can thiệp vũ trang, gây căng thẳng ở nhiều nơi khác trên thế giới. Cũng trong thời kỳ này, Mỹ ngày càng bị thất bại nặng nề trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và những thất bại đó đã ảnh hưởng, tác động nghiêm trọng đến bộ máy chiến tranh, đến toàn bộ đời sống chính trị, xã hội, kinh tế của nước Mỹ, đẩy nước Mỹ ngày càng lún sâu vào một cuộc khủng hoảng toàn diện gay gắt. Thất bại nặng nề ở Việt Nam với những hậu quả trước mắt và lâu dài của nó không những đã buộc Mỹ phải thay đổi chiến lược ở Việt Nam mà còn làm đảo lộn và buộc Mỹ phải thay đổi cả chiến lược toàn cầu của chúng.


Từ năm 1969 đến nay, trên cơ sở "học thuyết Ních-Xơn", Mỹ đã thi hành chiến lược "ngăn đe thực tế". Vận dụng "học thuyết Ních-xơn" và chiến lược "ngăn đe thực tế" vào Việt Nam, Mỹ đã đề ra chính sách "Việt Nam hóa". Thực chất của chính sách này là dùng người Việt Nam đánh người Việt Nam với vũ khí Mỹ, với đô la Mỹ, với hàng vạn cố vấn quân sự Mỹ trá hình dân sự, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ mọi mặt của Oa-sinh-tơn, thông qua tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn, một "phủ toàn quyền" trá hình với những tên "thái thú" thực dân kiểu mới Mỹ. Ních-xơn đã bị hất đổ. Chính quyền Pho thay thế chính quyền Ních-Xơn lại theo đuổi việc thi hành "học thuyết Ních-xơn" không có Ních-Xơn. Chẳng khác nào tiếp tục ở trong một tòa nhà mà nền móng đã sụt lở, việc làm trái khoáy đó tất không thể tồn tại lâu dài được. Nhưng, với bản chất phản động, hiếu chiến của đế quốc Mỹ, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn vẫn ngoan cố "thua keo này bày keo khác". Chúng tìm cách điều chỉnh lại chiến lược "ngăn đe thực tế" cho thích hợp với tình hình so sánh lực lượng hiện nay trên thế giới. Trong bước suy yếu trầm trọng mới của chúng, đế quốc Mỹ tìm cách điều chỉnh phương pháp, phương tiện nhưng vẫn bám lấy mục tiêu "bá chủ toàn cầu", "chủ nhân ông thực dân mới" của chúng trên thế giới.


Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, trải qua sáu đời tổng thống Mỹ từ Tơ-ru-man đến Pho, các "học thuyết", các "chiến lược toàn cầu" của Mỹ đều chĩa vào mục tiêu: ngăn chặn, đàn áp ba trào lưu cách mạng của thời đại. Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa đế quốc Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai là sự bành trướng của chủ nghĩa thực dân mới. Đế quốc Mỹ tự coi mình là kẻ có quyền "đi lấp những khoảng trống", thay chân các nước đế quốc, tư bản cũ suy yếu đã và đang bị phong trào giải phóng dân tộc quét hất ra khỏi các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc cũ của chúng. Khi đưa ra thuyết "Đô-mi-nô" (những cây bài sụp đổ dây chuyền) ngày 7 tháng 4 năm 1954, Ai-xen-hao, tổng thống Mỹ lúc đó, đã coi việc đàn áp và phá hoại phong trào độc lập dân tộc là một mục tiêu quan trọng bậc nhất của chiến lược toàn cầu Mỹ. Ai-xen-hao đã xem xét tình hình Đông Dương lúc đó không những trên cơ sở các tài nguyên của Đông Dương mà cả những tài nguyên của Ma-lai-xi-a và In-đô-nê-xi-a về cao su, thiếc, dầu hỏa... Thi hành chủ nghĩa thực dân mới, đế quốc Mỹ nhằm cố kìm giữ các nước vừa được giải phóng khỏi ách thuộc địa cũ trong quỹ đạo của chủ nghĩa tư bản, thực hiện chính sách lũng đoạn của bọn tư bản độc quyền Mỹ, ngăn chặn sự phát triển của chủ nghĩa xã hội, đồng thời tranh giành vị trí và ảnh hưởng với các đế quốc khác.


Ngay từ đầu những năm 1950, đế quốc Mỹ đã giương đôi mắt cú vọ của chúng hướng vào Việt Nam và Đông Dương. Lúc đó, từ Ai-xen-hao đến Đa-lét đều nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của khu vực Đông Nam Á đối với chiến lược toàn cầu của Mỹ. Chúng xem Đông Nam Á là một khu vực đông dân, nhiều của, dồi dào nhiều loại nguyên liệu chiến lược, là một miếng mồi béo bở để bọn tư bản độc quyền Mỹ trục lợi, là một vùng địa lý chíến lược quan trọng. Nhưng đồng thời, đây cũng là một khu vực mà phong trào giải phóng dân tộc đang bùng nổ sôi sục, đặc biệt là tại Việt Nam và Đông Dương. Đông Nam Á và Việt Nam trở thành một trong những nơi tập trung các mâu thuẫn của thời đại. Cách mạng Việt Nam là sự kết hợp của ba trào lưu cách mạng của thời đại, là mũi nhọn của phong trào giải phóng dân tộc. Trong bối cảnh lịch sử đó, đế quốc Mỹ coi Việt Nam là mục tiêu của chủ nghĩa thực dân mới của chúng, là một vị trí quan trọng đổi với chiến lược toàn cầu phản cách mạng của chúng. Ai-xen-hao đã có lần tuyên bố: "Chúng ta hãy tưởng tượng rằng chúng ta mất Đông Dương... Thiếc, vôn-phram là những thứ quý giá sẽ không từ vùng này đến (Mỹ) nữa... Do đó, khi nước Mỹ bỏ phiếu thông qua món tiền 400 triệu đô la để giúp đỡ cuộc chiến tranh này, chúng ta không bỏ phiếu cho một chương trình không có giá trị gì. Chúng ta bỏ phiếu cho con đường ngăn chặn các sự kiện có thể gây ra những hậu quả khủng khiếp đối với nước Mỹ" (Lời phát biểu của Ai-xen-hao trong đại hội thống đốc các bang ở Xi-ét-tơn ngày 4-8-1953).


Rõ ràng giới cầm quyền Oa-sinh-tơn cho rằng nếu đẩy lùi và ngăn chặn được cách mạng Việt Nam và Đông Dương, áp đặt được chính sách thực dân mới của Mỹ ở đấy, thì chúng sẽ có thể thẳng tay bóc lột tài nguyên của Việt Nam và Đông Dương, đẩy lùi và ngăn chặn được cả ba dòng thác cách mạng ỏ Đông Nam Á và nhiều nơi khác trên thế giới.


Với những âm mưu thâm hiểm đó, đế quốc Mỹ đã dấn thân vào con đường chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cuộc đọ sức lịch sử quyết liệt giữa hai mũi nhọn cách mạng và phản cách mạng bắt đầu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #43 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2023, 10:16:22 am »

I
ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC MIỀN NAM VIỆT NAM BẢNG CHỦ NGHĨA THỰC DÂN KIỂU MỚI, "CHIẾN TRANH ĐẶC BIỆT"


Thay thế đế quốc Pháp bị thất bại và rút lui, phá hoại Hiệp nghị Giơ-ne-vơ, không thi hành điều khoản tổng tuyển cử tự do để thống nhất nước Việt Nam, đế quốc Mỹ thực hành xâm lược thực dân kiểu mới đối với miền Nam Việt Nam. Chúng dựng lên ở miền Nam Việt Nam chính quyền bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự để mưu đồ xâm lược nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và các nước xã hội chủ nghĩa khác.


Tiến hành xâm lược bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới ở miền Nam Việt Nam đối với đế quốc Mỹ thật không phải là dễ dàng. Tại đây chúng đã vấp phải nhân dân Việt Nam anh hùng.

Nhân dân miền Nam Việt Nam đã có lịch sử oanh liệt trong cuộc kháng chiến lâu dài chống đế quốc Pháp. Nhân dân miền Nam Việt Nam đã đánh bại những đội quân xâm lược thiện chiến của đế quốc Pháp và giành được những thắng lợi vẻ vang, đã giữ vững và mở rộng được những vùng giải phóng rộng lớn.


Đứng trước một nhân dân cách mạng như thế, đế quốc Mỹ không thể chỉ dùng kinh tế để khống chế chính quyền lệ thuộc hoặc tay sai. Chúng cũng không thể dùng hình thức chính trị thông thường để thống trị nhân dân. Chúng đã phải thi hành một chủ nghĩa thực dân kiểu mới quân phiệt.


Biện pháp chủ yếu của chúng là áp dụng chính sách độc tài, cảnh sát, tù đày, chém giết. Chúng chủ trương khống chế chặt chẽ nhân dân, diệt trừ, thanh lọc cơ sở cách mạng trong nhân dân, đi đến thủ tiêu mọi hành động chống đối trong nhân dân. Hình thức chủ yếu là tập trung dân vào các khu tập trung, gọi là "ấp chiến lược" và cai trị bằng biện pháp quân sự. Chúng dùng những thủ đoạn cực kỳ dã man, tàn bạo như: "tố cộng", lê máy chém đi khắp nơi, tra tấn, đánh đập, chém giết và bắt đi tù đày hàng chục vạn người, từ trẻ em đến người già cả.


Đi đôi với biện pháp quân sự, dựa vào tiền bạc, đế quốc Mỹ còn dùng biện pháp kinh tế để nuôi một bộ máy đàn áp khổng lồ và để mua chuộc nhân dân. Kết hợp với các biện pháp quân sự và kinh tế, đế quốc Mỹ còn dùng những thủ đoạn chính trị, những biện pháp văn hóa tư tưởng rất thâm độc và xảo quyệt để lừa dối và lung lạc nhân dân.


Bao trùm lên bộ máy chính quyền tay sai là tòa đại sứ Mỹ, với hàng ngàn nhân viên các loại, tổ chức thành nhiều cơ quan cai trị, bôi quét bên ngoài bằng những nước sơn bóng bẩy. Những người yêu nước, tiến bộ ở Sài Gòn đã gọi tòa đại sứ Mỹ là "phủ toàn quyền" và tên đại sứ Mỹ là "toàn quyền", "thái thú".


Đó là điển hình, là đặc trưng của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Đó là hình thức thực dân mới quân phiệt, hình thức cao nhất của chủ nghĩa thực dân mới.

Để thực hiện chủ nghĩa thực dân mới quân phiệt, đế quốc Mỹ phải xây dựng công cụ bạo lực chủ yếu. Đó là quân đội tay sai.

Đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa các loại vũ khí vào miền Nam, mở các trường đào tạo sĩ quan để tổ chức, xây dựng một đội quân tay sai mạnh, có trang bị vũ khí hiện đại và huấn luyện chính quy.

Nói tóm lại, đế quốc Mỹ đã tiến hành xâm lược miền Nam Việt Nam bằng những công cụ lợi hại của chúng, bằng những thủ đoạn vô cùng xảo quyệt, tàn bạo được rút ra từ những kinh nghiệm đàn áp cách mạng trên thế giới.


Thế nhưng, có áp bức thì có đấu tranh, áp bức càng nhiều thì đấu tranh càng mạnh!

Có dốc suôi đứng thì có thác dữ!

Có vỏ quýt dày thì cũng có móng tay nhọn!

Nhân dân miền Nam Việt Nam là một bộ phận của dân tộc Việt Nam anh hùng, quật cường bất khuất, đã có kinh nghiệm và truyền thống mấy nghìn năm đấu tranh vũ trang chống xâm lược, lại được tôi luyện dày dạn và có kinh nghiệm phong phú trong cuộc đấu tranh cách mạng và cuộc kháng chiến lâu dài chống thực dân Pháp, quyết không để cho đế quốc Mỹ tiến hành xâm lược bằng chủ nghĩa thực dân kiểu mới trên đất nước của mình.


Trong thời kỳ đầu, nhân dân miền Nam chủ yếu chỉ dùng những hình thức thông thường của đấu tranh chính trị để chống lại chế độ độc tài của đế quốc Mỹ và tay sai như: đòi tự do dân chủ và dân sinh, chống đàn áp khủng bố, v.v... Đi đôi với việc đấu tranh chính trị chống địch, các cơ sở cách mạng còn mở rộng hoạt động, mở rộng việc xây dựng cơ sở chính trị trong quần chúng, xây dựng thực lực cách mạng, chuẩn bị và tích trữ lực lượng, tạo điều kiện và thời cơ để từng bước đưa cuộc đấu tranh cách mạng tiến lên các cao trào mới. Do đó, mặc cho quân thù tung ra đủ trăm phương ngàn kế, thực lực cách mạng vẫn được mở rộng, cuộc đấu tranh của nhân dân quần chúng vẫn phát triển mạnh mẽ. Các tổ chức cách mạng của quần chúng được xây dựng và dần dần lớn mạnh. Các hạt nhân lãnh đạo được củng cố và phát triển. Kinh nghiệm lãnh đạo và kinh nghiệm đấu tranh của quần chúng cũng ngày càng phong phú. Và đến năm 1959 thì cơ sở vũ trang cách mạng cũng bước đầu được xây dựng. Tuy còn rất nhỏ bé nhưng nó cũng là mầm mống của một nhân tố mới, một thành phần quan trọng để đưa cuộc đấu tranh cách mạng tiến lên những cao trào mới.


Trên cơ sở của phong trào chính trị rộng lớn, đã phát triển một thực lực cách mạng tương đối mạnh, được rèn luyện và thử thách trong cuộc đấu tranh chính trị của các năm trước. Với một lực lượng vũ trang nhỏ bé hỗ trợ, cùng với những điều kiện và thời cơ nổi dậy đã xuất hiện, năm 1959-1960, nhân dân miền Nam Việt Nam đã nhằm vào chỗ yếu của địch là nông thôn để mở một cuộc tiến công quyết liệt. Đó là cuộc nổi dậy rộng lớn của nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long, bắt đầu từ tỉnh Bến Tre. Ở miền Trung Trung Bộ, cuộc nổi dậy của nhân dân các dân tộc cũng nổ ra ở một số nơi thuộc vùng núi. Cuộc nổi dậy đã giành được thắng lợi rất oanh liệt. Thắng lợi đó đã chứng tở sự tài tình của cơ quan lãnh đạo và chí khí ngút trời của nhân dân miền Nam. Đó là sự nắm vững so sánh lực lượng giữa ta với địch và sự tính toán đúng thời cơ.


Địch tuy còn mạnh nhưng vẫn bộc lộ những chỗ sơ hở, những chỗ yếu. Lực lượng cách mạng đã mạnh và sẵn sàng hành động. Hướng tiến công chủ yếu nhằm vào chỗ dễ phá vỡ nhất trong trận địả của quân địch.


Cuộc nổi dậy này, nhân dân miền Nam gọi là "đồng khởi", là một cuộc khởi nghĩa từng phần tương đối rộng lớn, đánh vào cơ sở hạ tầng của địch, tức là đánh đổ chính quyền xã thôn của địch, lập nên chính quyền cách mạng ở cơ sở, mở rộng quyền làm chủ, xây dựng một lực lượng cách mạng hùng hậu, chuẩn bị đưa cuộc đấu tranh cách mạng phát triển lên một bước mới.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #44 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2023, 10:17:10 am »

Cuộc đồng khởi là một thắng lợi chiến lược quan trọng, đã tạo ra một bước phát triển mới, một cục diện mới, một bước ngoặt trong cuộc đấu tranh cách mạng của nhân đân Việt Nam.

Cuộc đồng khởi đã mở ra một vùng giải phóng rộng lớn, có một thực lực cách mạng hùng hậu, tạo ra được một địa bàn, một căn cứ rộng lớn và vững chắc.

Cuộc đồng khởi đã làm rung chuyển bộ máy thống trị của địch, làm lung lay tận gốc rễ chính quyền thống trị của địch. Chúng bị mất đi từng vùng dân, từng mảng đất. Tổ chức thống trị của chúng bị rách nát từng mảng. Địa bàn của chúng bị thu hẹp lại. Lực lượng của chúng bị suy yếu. Lực lượng so sánh giữa hai bên đã có sự thay đổi quan trọng. Một cục diện mỏi có lợi cho cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam Việt Nam đã mở ra.


Đồng khởi là đỉnh cao nhất của thời kỳ lấy đấu tranh chính trị là chủ yếu, có kết hợp một phần vũ trang. Trước kẻ thù vô cùng tàn bạo, có lực lượng vũ trang và cảnh sát mạnh, cai trị theo lối phát xít, nhân dân miền Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng miền Nam đã sáng tạo ra được phương pháp đấu tranh chính trị vô cùng độc đáo, có rất nhiều hình thức phong phú và linh hoạt, từ những khẩu hiệu thấp đòi dân sinh, dân chủ đến các khẩu hiệu chính trị cao. Sự kết hợp giữa hợp pháp, nửa hợp pháp và bất hợp pháp đều được vận dụng một cách tổng hợp và linh hoạt, từ đấu tranh không bạo lực đến bạo lực của quần chúng. Phong trào diễn ra ở cả nông thôn và thành thị.


Lịch sử thế giới trước nay đã xuất hiện nhiều hình thức đấu tranh chính trị. Hình thức cao - hình thức bạo lực của quần chúng, là tổng bãi công, tổng bãi học, tổng bãi chợ, tuần hành thị uy, chiếm công xưởng, chiếm trường học ở thành phố và chiếm ruộng, chiếm kho lúa gạo ở nông thôn, v.v... đã xuất hiện ở nhiều nước trên thế giới.


Ở miền Nam Việt Nam, những hiện tượng trên đã xuất hiện và diễn ra một cách liên tục, phát triển từ thấp đến cao, trên một khu vực rộng lớn, liên hoàn, ở phần lớn vùng nông thôn miền Nam cũng như ở nhiều thành phố. Đặc biệt, nó đã phát triển lên hình thức cao hơn là khởi nghĩa đánh đổ chính quyền của địch, lập ra chính quyền cách mạng ở một vùng nông thôn rộng lớn. Trong khi đó, cuộc đấu tranh chính trị cũng phát triển lên một bước mới: đấu tranh trực diện. Các đội quân chính trị của quần chúng đã ngăn chặn được những đội quân vũ trang của địch, ngăn chặn được các đoàn xe tăng, các đội pháo của địch bắn phá hoặc cày ủi xóm làng ruộng nương, ngăn chặn được một số hành động quân sự riêng lẻ của địch.


Nhân dân miền Nam Việt Nam đã kết hợp đấu tranh chính trị với công tác binh vận, địch vận và một phần hoạt động vũ trang để vây đồn, chiếm bốt. Cao hơn nữa là kết hợp đấu tranh chính trị, binh vận, địch vận với một phần hoạt động vũ trang để tiến hành khởi nghĩa từng phần ở nông thôn. Có thể nói, đây là sự phát triển rất sáng tạo của hình thức bạo lực quần chúng ở miền Nam Việt Nam. Với sức mạnh tổng hợp của hình thức bạo lực quần chúng, cuộc đồng khởi của nhân dân miền Nam Việt Nam đã giành được thắng lợi chiến lược quan trọng.


Tuy nhiên, dù sao đồng khởi cũng chỉ là khởi nghĩa từng phần, mới chỉ đánh đổ chính quyền của địch ở cơ sở xã thôn. Chính quyền cấp tỉnh và chính quyền trung ương của địch vẫn còn tồn tại. Lực lượng vũ trang của địch chưa bị tiêu diệt. Chúng còn giữ được địa bàn quan trọng và còn có khả năng, có sức để phản công. Chúng sẽ dốc lực lượng để đàn áp cách mạng. Vì thế, sau khởi nghĩa từng phần, lực lượng cách mạng phải chuẩn bị ngay chiến tranh, bắt đầu từ chiến tranh du kích và từ chiến tranh du kích tiến lên chiến tranh chính quy.


Đấu tranh chính trị và khởi nghĩa từng phần chưa thể tiêu diệt triệt để được quân địch, nhưng nó đã tạo ra lực lượng, điều kiện, thời cơ và thế trận để đưa cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân miền Nam lên những bước phát triển mới. Đó là bước đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang và đấu tranh vũ trang kết hợp với đấu tranh chính trị để đánh tiêu diệt lớn, tiêu diệt triệt để quân địch.


Thủ đoạn tiến hành chủ nghĩa thực dân mới bằng phương tiện kinh tế và chính trị của đế quốc Mỹ đã bị cuộc đồng khởi của nhân dân miền Nam Việt Nam làm cho phá sản. Trước nguy cơ thất bại đó, đế quốc Mỹ phải sử dụng thêm biện pháp quân sự để bổ sung cho các biện pháp kinh tế, chính trị. Và càng ngày biện pháp quân sự lại càng nổi lên là biện pháp chủ yếu, sẽ phát triển thành một cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ.


Xâm lược Việt Nam là một âm mưu lâu dài, một khâu trong chiến lược toàn cầu xâm lược thế giới của đế quốc Mỹ. Dùng các biện pháp thông thường của chủ nghĩa thực dân mới để xâm chiếm miền Nam Việt Nam không thành công và có nguy cơ thất bại, đế quốc Mỹ đã đưa cuộc xâm lược bằng đô la lên thành một cuộc xâm lược bằng vũ khí. Chủ nghĩa thực dân mới bóng bẩy hấp dẫn bề ngoài của đế quốc Mỹ bịp bợm người ta bằng những chiếc xe hơi du lịch bóng lộn giờ đây đã hiện nguyên hình của nó là chủ nghĩa thực dân xâm lược, với những chiếc xe tăng giương lên họng pháo đen ngòm.


Sau cuộc đồng khởi năm 1959-1960, bộ máy chính quyền bù nhìn tay sai của đế quốc Mỹ bị đánh tơi tả ở nhiều vùng nông thôn rộng lớn. Nhiều thành phố của địch cũng không được ổn định. Làn sóng cách mạng đang xô đẩy con thuyền thống trị của đế quốc Mỹ vào cơn nghiêng ngả. Nguy cơ thất bại đang ngày càng đè nặng lên chính quyền tay sai. Trước nguy cơ đó, đế quốc Mỹ đã ngoan cố và liều lĩnh đem chiến tranh vào để cứu vãn tình thế.


Trong tình hình miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn cho rằng hình thức chiến tranh thích hợp nhất đối với chúng là "chiến tranh đặc biệt".

Theo các chiến lược gia Mỹ, chiến tranh đặc biệt là một loại chiến tranh trong chiến lược quân sự toàn cầu mới "phản ứng linh hoạt" của đế quốc Mỹ. Chiến tranh đặc biệt là loại chiến tranh dưới mức hạn chế, với quy mô thấp nhất trong ba loại chiến tranh trong chiến lược "phản ứng linh hoạt". Nó thuộc loại chiến tranh chống lật đổ, tức là chiến tranh đàn áp phong trào cách mạng.


Trong chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ chỉ sử dụng vũ khí, cố vấn, nhân viên kỹ thuật hoặc cao hơn nữa là có chi viện bằng hỏa lực - chủ yếu là hỏa lực tầm xa, hỏa lực của không quân và hải quân. Lục quân Mỹ không tham gia trực tiếp trong cuộc chiến tranh này. Bộ đội chiến đấu mặt đất là lục quân của chính quyền tay sai được trang bị bằng vũ khí của Mỹ. Nhưng khi thật cần thiết thì cũng có thể sử dụng một số rát ít lục quân Mỹ làm lực lượng cứu hỏa. Với hình thức chiến tranh này, đế quốc Mỹ chỉ tốn đô la và vũ khí chứ không tốn xương máu. Xương máu là của dân bản xứ. vả lại, đối với đế quốc Mỹ, nuôi một người dân "bản xứ" mặc quân phục cũng rẻ tiền hơn nuôi một người dân Mỹ mặc quân phục. Như vậy chúng có thể tha hồ phí phạm xương máu của dân "bản xứ".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #45 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2023, 10:17:59 am »

Để tiến hành chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ gấp rút xây dựng một đội quân tay sai. Chúng đưa nhiều vũ khí, khí tài vào trang bị cho đội quân đó và gấp rút huấn luyện, đào tạo sĩ quan. Chúng mở các trường huấn luyện "bản xứ" và đưa một số sang đào tạo ở các trường quân sự bên chính quốc. Để nắm chắc đội quân này, đế quốc Mỹ còn cắm nhiều cố vấn các loại trong các cấp, các tổ chức của quân đội để trực tiếp huấn luyện và trực tiếp chỉ huy, đồng thời kiểm soát mọi hành động của đội quân tay sai. Ngoài ra, đế quốc Mỹ còn tổ chức một hệ thống quân đội riêng, không thuộc hệ thống quân đội của chính quyền tay sai. Hệ thống quân đội này do đế quốc Mỹ trực tiếp cung cấp trang bị vật chất, trả tiền và do sĩ quan Mỹ trực tiếp làm chỉ huy trưởng. Đó là những đơn vị quân biệt kích, phần lớn đóng ở vùng rừng núi, vùng biên giới và những đơn vị trinh sát vũ trang tầm xa (chiến lược) do các sĩ quan tình báo CIA "mũ nồi xanh" chỉ huy.


Có một quân đội tay sai được trang bị tương đối mạnh với sự chi viện hóa lực của không quân Mỹ, đế quốc Mỹ cho rằng chúng có thể đè bẹp được phong trào cách mạng, quét sạch được những hậu quả tai hại của cuộc đồng khởi.


Để tiến hành cuộc chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ cần phải cải tổ lại tòa đại sứ Mỹ và các cơ quan viện trợ để các cơ quan này có đủ chức năng chỉ huy cuộc chiến tranh.

Dầu bọc bằng những cái vỏ gì, sơn màu gì, thực chất cái cốt chính của những cơ quan này vẫn là những bộ chỉ huy quân sự. Các tướng tá Mỹ có kinh nghiệm, có tài ba đều được đưa vào phụ trách các cơ quan nói trên.


Tướng Tay-lơ, bố đẻ của chiến lược "phản ửng linh hoạt", được đưa sang Việt Nam để thực hiện chiến lược đó, để thí nghiệm việc nuôi dạy trưởng thành cho đứa con mà hắn đã sinh ra.

Mục đích của chiến tranh đặc biệt là tiêu diệt phong trào cách mạng của quần chúng.

Lúc này, lực lượng cách mạng mới chỉ là phong trào đấu tranh chính trị rộng lớn của quần chúng phát triển tới trình độ cao, tiến sang một thời kỳ có hành động bạo lực và khởi nghĩa từng phần. Cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng đã có kết hợp một phần với đấu tranh vũ trang ở mức thấp. Lực lượng cách mạng chưa có quân đội, mà chỉ là quần chúng vũ trang và có một số đội du kích nhỏ.


Với một đối tượng như thế, đế quốc Mỹ cho rằng chúng không cần dùng đến chiến tranh hạn chế, chiến tranh cục bộ, đưa vài ba sư đoàn lục quân vào cuộc chiến, mà chỉ cần dùng một cuộc chiến tranh đặc biệt, một cuộc chiến tranh dưới mức hạn chế, là có thể tiêu diệt được phong trào cách mạng.


Chủ trương chiến lược của chiến tranh đặc biệt là dùng quân đội tay sai với sự chi viện hỏa lực của không quân Mỹ đặt dưới sự chỉ huy của cố vấn quân sự Mỹ làm nòng cốt để thực hiện biện pháp quân sự, kết hợp với các biện pháp chính trị và kinh tế, văn hóa để tiêu diệt lực lượng cách mạng, đàn áp phong trào cách mạng, khôi phục lại hệ thống chính quyền tay sai ở cơ sở đã bị phá vỡ. Biện pháp chủ yếu là "bình định". Kế hoạch là chia ra các khu vực để tiến hành bình định, tập trung lực lượng vào các khu vực chủ yếu và hoàn thành trong một khoảng thời gian là mười mấy tháng, chia ra thành nhiều đợt để thực hiện. Thủ đoạn chủ yếu là đánh phá bằng quân sự kết hợp với các thủ đoạn chính trị và kinh tế. Cách đánh phá của địch rất dã man, tàn bạo. Chúng dùng các thủ đoạn bắn giết, đốt phá, cày ủi làng xóm, dùng bom đạn triệt phá từng thôn xóm, xúc tát dân vào các khu tập trung, các ấp chiến lược. Ở các ấp chiến lược, các khu dồn, nhân dân bị kìm kẹp như trong một trại giam. Địch dùng lực lượng cảnh sát, mật vụ và đội bình định để thanh lọc và triệt phá cơ sở cách mạng.


Khu vực trọng điểm bình định là các tỉnh xung quanh Sài Gòn và các tỉnh thuộc miền Trung Nam Bộ.

Tung một lực lượng vũ trang lớn mạnh với những biện pháp và thủ đoạn cực kỳ tàn bạo, hết kế hoạch này đến kế hoạch khác, các bộ chỉ huy quân sự Mỹ và những tướng tá kỳ cựu, những quan chức chính trị thực dân cáo già đều tràn đầy niềm hy vọng là trong một thời gian ngắn chúng sẽ giành được thắng lợi. Thế nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh rằng chúng đã hoàn toàn tính toán sai và mọi hy vọng của chúng đều là không tưởng.


Nhân dân miền Nam Việt Nam hiểu rõ bản chất của Mỹ - ngụy, đã dự kiến trước các hành động phiêu lưu, điên cuồng của chúng nhằm đối phó với thắng lợi của phong trào đồng khởi. Ngay sau khi cuộc đồng khởi thắng lợi, nhân dân miền Nam liền gấp rút xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang, xây dựng tổ chức quân đội cách mạng để đưa cuộc đấu tranh cách mạng đang trên đà thắng lợi thành một cuộc chiến tranh cách mạng, một cuộc chiến tranh có sự nổi dậy của quần chúng kết hợp với tiến công quân sự.


Nếu như từ trước đồng khởi đến đồng khởi, phương pháp đấu tranh được vận dụng là lấy đấu tranh chính trị làm chủ yếu kết hợp một phần với đấu tranh vũ trang thì đến thời kỳ đế quốc Mỹ tiến hành chiến tranh đặc biệt, phương pháp đấu tranh là phải kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. Thành phần đấu tranh vũ trang sẽ lên ngang với đấu tranh chính trị và ngày càng trở nên quan trọng.


Chiến tranh là sự đối chọi quyết liệt giữa hai lực lượng vũ trang, giữa hai quân đội. Đó là nguyên lý chung và là quy luật chung.

Nhân dân miền Nam với sự giác ngộ chính trị cao, không những đã tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh vũ trang mà còn sáng tạo ra nhiều hình thức đấu tranh chính trị rất phong phú với nhiều quy mô, trình độ và kiểu cách khác nhau. Do đó sức mạnh của cuộc chiến tranh cách mạng đã tăng lên gấp bội.


Đó là một sáng tạo lớn trong đấu tranh cách mạng, trong chiến tranh cách mạng ở Việt Nam.

Lực lượng chính trị của nhân dân, quần chúng tiếp tục được phát triển và lớn mạnh. Cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân quần chúng ngày càng dâng lên cao và rộng khắp. Đi đôi với cao trào đấu tranh chính trị đó, cuộc đấu tranh vũ trang cũng ngày càng phát triển. Quân địch đã dùng chiến tranh đê định tiêu diệt lực lượng cách mạng thì đương nhiên cách mạng cũng phải dùng chiến tranh để tiêu diệt lại chúng.


Đấu tranh chính trị rộng lớn có kết hợp một phần với đấu tranh vũ trang tất yếu phải phát triển thành chiến tranh du kích và chiến tranh du kích phải kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị.

Bên cạnh các tổ chức chính trị của quần chúng - các đội quân chính trị, các đội du kích cũng được tổ chức rộng khắp. Các đội du kích nhỏ dần dần phát triển lên thành các đội du kích vừa và lớn. Khi chiến tranh du kích đã phát triển cao thì ở một số chiến trường quan trọng tất yếu phải hình thành một số đơn vị chủ lực, tác chiến tập trung, đánh tiêu diệt được các đơn vị chủ lực của địch. Có các đơn vị chủ lực làm nòng cốt cho chiến tranh cách mạng thì mới có khả năng đánh bại được những âm mưu, ý đồ chiến lược của địch.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #46 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2023, 10:19:29 am »

Trong giai đoạn địch thi hành chiến lược "chiến tranh đặc biệt", các đơn vị chủ lực của lực lượng vũ trang cách mạng còn ít ỏi. Sức mạnh tổng hợp của chiến tranh cách mạng là sức mạnh của lực lượng chính trị của nhân dân, quần chúng cách mạng, các đội du kích và một số đơn vị vũ trang chủ lực.


Đó là quy luật của chiến tranh cách mạng, chiến tranh du kích ở miền Nam Việt Nam. Điều đặc biệt ở miền Nam nước ta là các đơn vị chủ lực được xây dựng tổ chức tương đối nhanh và phát triển, lớn lên tương đối nhanh mạnh. Trên cơ sở đó mà chiến tranh du kích phát triển lên chiến tranh chính quy cũng rất mạnh. Đó là một thế rất lợi của chiến tranh cách mạng ở miền Nam nước ta. Do nhanh chóng xây dựng và tổ chức được lực lượng vũ trang cách mạng nên từng bước quân dân miền Nam đã đánh bại từng âm mưu, kế hoạch chiến lược của địch và đi đến đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt, phá tan âm mưu chiến lược của đế quốc Mỹ định dùng chiến tranh đặc biệt để tìm diệt cách mạng miền Nam.


Chiến tranh du kích được phát động trên toàn miền Nam nước ta không những đã giữ vững mà còn phát triển được thành quả của cuộc đồng khởi. Lực lượng vũ trang gồm các đội du kích và một số đơn vị chủ lực cùng với lực lượng chính trị của nhân dân đã đánh bại các kế hoạch chiến lược của Mỹ - ngụy như bình định, gom xúc dân, triệt phá cơ sở cách mạng và càn quét đánh phá vùng giải phóng, khu căn cứ địa cách mạng.


Cuộc chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ và tay sai được triển khai từ năm 1961. Chủ trương chiến lược của chúng là đánh chiếm lại những vùng mà chúng đã bị mất, đồng thời đánh phá có chọn lọc một số vùng giải phóng, căn cứ địa cách mạng. Chúng đặt ra nhiều kế hoạch bình định nhằm làm suy yếu lực lượng cách mạng và đi đến tiêu diệt cách mạng.


Đi đôi với việc tiến hành bình định, địch cũng đã tiến hành một vài cuộc càn quét, đánh phá khu giải phóng, căn cứ địa của lực lượng cách mạng như ở vùng núi Khu 5. Những cuộc càn quét quy mô lớn này cũng bị đánh bại.


Chiến tranh cách mạng ở Việt Nam có thế lợi rất mạnh. Đó là sự giác ngộ cao, là quyết tầm đấu tranh cách mạng của nhân dân quần chúng. Đó là sự lãnh đạo tài tình và sáng suốt của Đảng Nhân dân cách mạng biết phát huy sức mạnh vô địch của nhân dân quần chúng, biết đề ra phương châm cơ bản cho cuộc chiến tranh cách mạng là đấu tranh quân sự và đấu tranh chính trị cùng tiến hành song song với nhau.


Lực lượng cách mạng miền Nam đã phát huy được sức mạnh quân sự và chính trị, đánh bại mọi kế hoạch bình định và càn quét của địch. Đánh bại được chủ trương, âm mưu và kế hoạch của địch là do đánh bại được các thủ đoạn, biện pháp của địch, tiêu diệt được địch. Lực lượng cách mạng miền Nam đã đánh bại các biện pháp chiến thuật "tân kỳ" của địch như "trực thăng vận", "thiết xa vận", v.v... và các thủ đoạn chiến thuật kêu rỗng như "phượng hoàng vồ mồi", "bủa lưới phóng lao", v.v...


Cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam giành được thắng lợi ngày càng lớn. Vùng giải phóng, địa bàn cách mạng ngày càng được mở rộng. Chính quyền tay sai ngày càng suy yếu, quân đội ngụy cũng ngày càng tỏ ra bất lực.


Trước sự thất bại ngày càng nặng về sự bất lực của ngụy quân, ngụy quyền, đế quốc Mỹ đã bắt buộc phải "thay ngựa giữa dòng".

"Con ngựa" bị thay đó là Ngô Đình Diệm, tên tay sai đầu sỏ cáo già số 1, tên độc tài phát xít cỡ "bự" đã từng được đế quốc Mỹ nuôi nấng, quảng cáo và vỗ béo một thời trong cái "chuồng ngựa" thực dân kiểu mới, bằng biết bao thủ thuật của cơ quan tình báo Mỹ CIA. Nếu như trước đây, khi đưa Ngô Đình Diệm lên ngôi tổng thống, đế quốc Mỹ đã đặt biết bao hy vọng vào hắn và ra sức tô son trát phấn cho hắn thì đến năm 1963, khi thấy 'hắn và bè lũ tỏ ra thối nát, bất lực trước phong trào cách mạng đang lên, chính đế quốc Mỹ lại cũng chẳng ngần ngại gì mà không "thí" hắn đi một cách lạnh lùng, tàn nhẫn. Quả là một bài học khá thấm thía cho mọi thứ tay sai đế quốc trên trái đất này!


Những trận thắng vang dội của các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam như Ấp Bắc cùng với sự sụp đổ của tên tay sai đầu sỏ Ngô Đình Diệm đã bước đầu đánh dấu sự thất bại và bất lực của cuộc chiến tranh đặc biệt do Mỹ tiến hành.


Đế quốc Mỹ không thể ngờ được rằng cả một hệ thống chính quyền tay sai vững chắc như thế, được vũ trang đến tận răng và nhan nhản những mật thám như thế, bỗng chốc lại bị lung lay nghiêng ngả cùng với sự sụp đổ của các lô cốt và hàng rào kẽm gai, với sự rơi rụng lả tả của đoàn máy bay lên thẳng ở Ấp Bắc.


Sau khi Ngô Đình Diệm bị gạt bỏ, tình hình có nhiều chuyển biến có lợi cho cách mạng. Ngụy quyền khủng hoảng nghiêm trọng, cơ sở thống trị cũ của chính quyền Ngô Đình Diệm bị phá vỡ tan tành từ cơ sở. Nội bộ chính quyền mới do các tướng lĩnh ngụy cầm đầu có mâu thuẫn nội bộ rất sâu sắc. Chúng chia rẽ thành năm bè bảy phái. Các tướng lĩnh ngụy lại thiếu kinh nghiệm nắm giữ chính quyền. Những điều đó có ảnh hưởng không ít đến việc thực hiện các chủ trương, kế hoạch đàn áp phong trào cách mạng do viên "toàn quyền" Ca-bốt Lốt đưa ra. Do đó Ca-bốt Lốt buộc phải thay hết tên tướng ngụy này đến tên tướng ngụy khác. Toàn bộ hệ thống chính quyền ngụy từ trung ương đến cơ sở bị suy yếu nặng nề.


Đó là thời cơ và điều kiện rất thuận lợi khiến cho cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam đang trên đà phát triển được đẩy lên những bước tiến mới mạnh mẽ. Trước sự suy yếu và lục đục trong chính quyền ngụy, lực lượng cách mạng đã đẩy mạnh đà tiến công trên nhiều địa bàn và giành được thắng lợi ngày càng lớn.


Năm 1964, lực lượng vũ trang cách mạng đã tổ chức thành các đơn vị cỡ tiểu đoàn và trung đoàn. Đó là một bước phát triển quan trọng để tiến lên tác chiến tập trung tiêu diệt các đơn vị chiến thuật của địch. Có thế mới đánh bại được các thủ đoạn, biện pháp chiến thuật của địch và đi đến đánh bại các âm mưu, kế hoạch chiến lược của địch trong chiến tranh đặc biệt.


Có tiêu diệt được địch, đánh bại được các thủ đoạn chiến thuật của địch thì mới cùng lực lượng chính trị của nhân dân đánh bại được các cuộc càn quét bình định của quân đội địch, giữ vững và mở rộng được địa bàn, giành và giữ được dân.


Chiến tranh du kích rộng rãi có kết hợp được với các đòn tác chiến tập trung mới tiêu diệt được lực lượng vũ trang của địch, mới đánh gãy, đánh rạn được cái xương sống, cái cột trụ của chính quyền địch, do đó mới đánh đổ được chính quyền địch.


Nắm được thời cơ nội bộ chính quyền của địch lục đục, chia rẽ, hệ thống lãnh đạo rời rạc, sự thống trị của địch lỏng lẻo, rệu rã, lực lượng vũ trang của địch yếu kém, ta chủ trương đẩy mạnh thành phần tác chiến tập trung trong chiến tranh du kích và kết hợp chặt chẽ với đấu tranh chính trị của quần chúng.


Phương hướng này được thực hiện thì đến năm 1964-1965 một tình thế mới đã mở ra.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #47 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2023, 10:20:18 am »

Đi song song với một số đòn đánh tiêu diệt với quy mô lớn hơn, tiêu diệt được các đơn vị chiến thuật của địch, tiêu diệt các đồn bốt, cứ điểm tương đối lớn của địch, phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân, phong trào nổi dậy của quần chúng đánh đổ chính quyền cơ sở của địch ở nông thôn, giành quyền làm chủ của nhân dân, lập nên chính quyền cách mạng cũng phát triển rộng rãi và mạnh mẽ trên toàn miền, ở phần lớn vùng đồng bằng Khu 5 và phần lớn vùng rừng núi Tây Nguyên, nhân dân ta đã nổi dậy từng mảng, từng vùng một cách liên tục nối tiếp giành quyền làm chủ trên những khu vực rộng lớn ở nông thôn và một số thị trấn nhỏ. Phong trào cách mạng được phát triển một cách đồng đều trên toàn miền Nam.


Thắng lợi của sức tiến công quân sự của lực lượng vũ trang và của sức nổi dậy của nhân dân đã làm cho thế và lực của cách mạng phát triển mạnh, còn thế và lực của địch thì bị suy yếu nghiêm trọng. Địch trở nên hoàn toàn bị động, chống đỡ lúng túng, lực lượng giảm sút, địa bàn bị thu hẹp. Sự thay đổi so sánh lực lượng đó đã tạo ra điều kiện và thời cơ đưa cuộc chiến tranh cách mạng tiến lên những bước mới mạnh mẽ hơn.


Không bỏ lỡ thời cơ và thế lợi, đến đầu năm 1965, Quân giải phóng miền Nam mở những đòn tiến công mới lớn hơn, với lực lượng tập trung hơn.

Trận Bình Giã ở miền Đông Nam Bộ, lần đầu tiên mở chiến dịch đánh vận động lớn dài ngày, quân ta đã tiêu diệt hơn 2.000 địch, bắn rơi và phá hủy 38 máy bay, phá 27 xe bọc thép. Sau đó đến thắng lợi vang dội của trận Đồng Xoài. Trận Ba Gia ở miền Trung Trung Bộ, Quân giải phóng đã tiêu diệt một chiến đoàn quân ngụy gồm 4 tiểu đoàn. Và các trận Đắc Sút, Đắc Tô, Lệ Thanh, quân ta đã tiêu diệt một loạt các quận lỵ của địch. Đi đôi với đòn tiến công quân sự tương đối lớn của các đơn vị vũ trang tập trung, chiến tranh du kích cũng phát triển mạnh, tiêu hao và tiêu diệt nhiều lực lượng vũ trang ở cơ sở của địch, hỗ trợ đắc lực cho phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng.


Đấu tranh chính trị của quần chúng kết hợp với chiến tranh du kích trở thành làn sóng nổi dậy mạnh mẽ đánh đổ chính quyền tay sai ở cơ sở, lập nên chính quyền cách mạng, mở thêm những vùng làm chủ, vùng giải phóng rộng lớn ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Khu 5 và vùng núi Tây Nguyên.


Thắng lợi của quân dân miền Nam hồi giữa năm 1965 là một thắng lợi chiến lược quan trọng, đánh dấu sự lớn mạnh vượt bậc của lực lượng cách mạng miền Nam, có thể đánh đổ chính quyền ngụy tay sai của đế quốc Mỹ. Nó cũng đánh dấu sự bất lực, sự thất bại của chiến lược chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ.


Trải qua bốn năm liên tục chiến đấu chống "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ (1961-1965), quân dân miền Nam đã tiêu diệt trên 50 vạn quân địch, trong đó có 30.000 tên Mỹ và chư hầu, bắn rơi và phá hủy, phá hỏng gần 1.500 máy bay, phá hủy và phá hỏng 1.700 xe quân sự trong đó có 300 xe tăng và xe bọc thép. Cả hai kế hoạch chiến lược của Mỹ - ngụy (kế hoạch Xta-lây - Tay-lơ và kế hoạch Giôn-xơn - Mắc Na-ma-ra) đều bị phá sản thảm hại. Chỗ dựa chủ yếu của Mỹ để tiến hành chiến tranh đặc biệt là ngụy quân, ngụy quyền đã bị giáng những đòn chí mạng và có nguy cơ sụp đổ.


Điểm nổi bật thứ nhất là, các đơn vị chủ lực trong lực lượng vũ trang giải phóng đã giáng cho các đơn vị chủ lực của địch những đòn nặng nề. Quân giải phóng đã tiêu diệt được những đơn vị lớn của địch cỡ trung đoàn, chiến đoàn và đã tiêu diệt và giải phóng được hàng loạt quận lỵ, thị trấn. Lực lượng vũ trang của địch không còn đảm đương được chức năng ngăn chặn và tiêu diệt lực lượng vũ trang của đối phương, không thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ và giữ vững được các địa bàn quan trọng. Trước các đòn tiến công lớn và dồn dập của Quân giải phóng, lực lượng vũ trang của địch có nguy cơ bị sụp đổ, tan rã.


Điểm nổi bật thứ hai là, vùng giải phóng được mở rộng ở phần lớn vùng nông thôn, bao gồm cả một số quận lỵ, thị trấn, tạo ra một vùng giải phóng liên hoàn rộng lớn, có một số dân đông đảo. Địa bàn, trận địa của địch bị thu hẹp một cách nhanh chóng.


Điểm nổi bật thứ ba là, phong trào cách mạng của quần chúng ở các đô thị lớn cũng phát triển mạnh mẽ. Các cuộc đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ chống lại các chính sách phản động của chính quyền địch lôi cuốn hàng vạn, hàng chục vạn quần chúng nổi lên một cách rầm rộ và liên tục. Các cuộc đấu tranh đó đã làm cho chính quyền của địch ở các đô thị, kể cà chính quyền trung ương của địch ở Sài Gòn cũng có lúc tỏ ra bất lực.


Tình thế này đã đưa ngụy quyền Sài Gòn đến chỗ cực kỳ nguy hiểm. Số mệnh của chính quyền Sài Gòn như treo trên sợi tóc. Nó có nguy cơ bị sụp đổ. Trước tình thế hiểm nghèo đó, đế quốc Mỹ thấy rằng dùng chiến tranh đặc biệt cũng không thể cứu vãn được ngụy quyền khỏi sự sụp đổ, không thể đánh bại được cách mạng miền Nam, không thể xâm lược được miền Nam Việt Nam.


Dùng biện pháp cũ bị thất bại, đế quốc Mỹ phải tìm biện pháp mới. Ngoan cố bám lấy miền Nam Việt Nam, đế quốc Mỹ không còn con đường nào khác là phải đưa quân đội viễn chinh Mỹ vào để cứu vãn tình thế, để tiếp tục duy trì cuộc chiến tranh xâm lược.


Dùng chiến tranh đặc biệt cũng không cứu vãn được nguy cơ suy sụp của ngụy quyền Sài Gòn, đế quốc Mỹ điên cuồng dựng nên sự kiện vịnh Bắc Bộ, dùng hải quân và không quân đánh phá miền Bắc Việt Nam. Cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân Mỹ đánh phá nước Việt Nam dân chủ cộng hòa bắt đầu từ tháng 8 năm 1964. Dùng chiến tranh phá hoại đánh phá miền Bắc Việt Nam, đế quốc Mỹ cũng bị thất bại, không mảy may làm lung lay được ý chí sắt đá của nhân dân Việt Nam anh hùng.


Chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mỹ tiếp tục bị thất bại nặng nề. Hình thức xâm lược giấu mặt không thành công, hình thức xâm lược tương đối lộ liễu cũng thất bại. Đã đâm lao lại ngoan cố theo lao, để thực hiện dã tâm xâm lược, đế quốc Mỹ buộc phải dùng hình thức chiến tranh xâm lược trắng trợn hao người, tốn của. Đó là "chiến tranh cục bộ".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #48 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2023, 10:23:06 am »

II
"CHIẾN TRANH CỤC BỘ"


Cuộc chiến tranh đặc biệt thất bại. Đế quốc Mỹ chủ trương mở rộng chiến tranh để hòng cứu vãn ngụy quyền Sài Gòn đang có nguy cơ bị sụp đổ. Các tướng, tá, cố vấn Mỹ cùng với vũ khí của đế quốc Mỹ không phải là những phép màu làm cho đội quân ngụy đánh thuê tinh thần kém cỏi có thể chiến thắng được. Quân đội Mỹ phải trực tiếp tham chiến, chiến tranh đặc biệt được thay thế bằng "chiến tranh cục bộ".


Trước tình hình vô cùng rối ren và nguy hiểm của ngụy quyền Sài Gòn, đoàn quân viễn chinh Mỹ liền vội vã tiến vào miền Nam Việt Nam. Đội tiền phong của nó, do binh chủng lính thủy đánh bộ trong tập đoàn chiến lược thê đội một trên tuyến chiến lược tiền duyên ở Thái Bình Dương dẫn đầu, bắt đầu đổ bộ vào cửa biển Đà Nẵng hồi tháng 3 năm 1965. Tiếp đó, các binh, quân chủng của quân đội Mỹ đủ các loại lục tục kéo vào miền Nam nước ta.


Cuộc chiến tranh cục bộ xâm lược miền Nam Việt Nam bắt đầu.

Loại chiến tranh kiểu thứ hai trong lý luận "chiến lược phản ứng linh hoạt" trong chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ được đem ra thực nghiệm.

Đế quốc Mỹ là một nước có tiềm lực kinh tế và tiềm lực chiến tranh mạnh. Một âm mưu chiến lược nào của chúng không thực hiện được và chưa bị đánh bại hoàn toàn thì chúng sẽ xoay sang một âm mưu chiến lược mới. Âm mưu chiến lược mới có thể cao hơn âm mưu chiến lược cũ hoặc thấp hơn âm mưu chiến lược cũ, điều đó còn tùy thuộc vào sức đánh trả của đối phương.


Thực hiện chiến tranh cục bộ, đế quốc Mỹ hy vọng với sức mạnh quân sự to lớn, chúng có thể đánh bại được đối phương, đè bẹp được cuộc chiến tranh cách mạng ở miền Nam nước ta.

Đồng thời, để ngăn chặn sự chi viện của nhân dân miền Bắc đối với cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam, để phá hoại tiềm lực chiến tranh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, để uy hiếp tinh thần của nhân dân hai miền Nam Bắc nước ta, đế quốc Mỹ điên cuồng tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc nước ta.


Tiến hành chiến tranh cùng một lúc trên cả hai miền nước ta, đế quốc Mỹ cho rằng với lực lượng quân sự khổng lồ, với các loại vũ khí hiện đại có sức tàn phá lớn, với trình độ khoa học kỹ thuật phát triển, với hàng kho đô la, chúng sẽ đè bẹp cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân ta trong khoảnh khắc.


Nhìn hình thức bề ngoài một cách siêu hình thì suy nghĩ đó, lý luận đó của các nhà chiến lược Mỹ có vẻ có cơ sở. Nhưng đi sâu vào bên trong của hai bên đối địch, giữa nhân dân ta và đế quốc Mỹ, mà nhìn nhận một cách biện chứng thì suy nghĩ đó, lý luận đó là sai lệch.


Đế quốc Mỹ mạnh thật, giàu thật. Nhân dân ta không thể coi thường đế quốc Mỹ. Nhưng bên cạnh chỗ mạnh đó, đế quốc Mỹ cũng có nhiều chỗ yếu. Nếu ta biết tránh chỗ mạnh, làm giảm chỗ mạnh và biết khoét sâu chỗ yếu của đế quốc Mỹ thì sức mạnh của đế quốc Mỹ sẽ bị giảm sút và chúng sẽ trở thành yếu, không còn mạnh nữa.


Quân viễn chinh Mỹ ào ạt kéo vào miền Nam nước ta, không quân và hải quân Mỹ ngày đêm đánh phá miền Bắc nước ta, đã tạo nên sự thay đổi lớn về so sánh lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng. Đó là một cuộc đối chọi không cân sức về mặt lực lượng vật chất. Đó là một thử thách lớn đối với cả dân tộc Việt Nam chúng ta.


Tình thế thật là gay go. Cuộc đọ sức sẽ vô cùng quyết liệt.

Tiến hay lui? Một sự lựa chọn khó khăn.

Liệu dân tộc ta có đứng vững được trước sức mạnh vật chất to lớn, những thứ vũ khí hiện đại, những đoàn máy bay và xe tăng hùng hậu của đế quốc Mỹ không?

Lịch sử trả lời: dân tộc ta đã đứng vững và đã chiến thắng!

Đế quốc Mỹ muốn thách thức nhân dân ta thì nhân dân ta sẵn sàng trả lời sự thách thức đó.

Vì, để đối chọi với sức mạnh vật chất của đế quốc Mỹ xâm lược, chúng ta không phải chỉ đơn thuần có sức mạnh vật chất. Chúng ta có quyết tâm cách mạng không gì lay chuyển nổi, đồng thời lại có cả khoa học cách mạng vô cùng chính xác. Chúng ta có truyền thống bốn nghìn năm quật cường bất khuất đồng thời lại có khí thế long trời lở đất của thời đại xã hội chủ nghĩa. Chúng ta có ý chí cách mạng sắt đá, có tinh thần vững vàng kiên định, đồng thời lại có đầu óc tỉnh táo, sáng suốt, khách quan. Chúng ta quyết đánh và biết đánh!


Nhiệt liệt hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng và Hồ Chủ tịch, toàn thể nhân dân Việt Nam đã bước vào cuộc đọ sức lịch sử với khí thế tiến công, quyết đánh và quyết thắng.

Cuộc đọ sức quyết liệt bắt đầu.

Đội quân viễn chinh Mỹ lớn mạnh triển khai vào miền Nam nước ta liền thực hành phản công một cách nhanh chóng. Chúng mở cuộc phản công chiến lược trên nhiều hướng, nhằm tiêu diệt các đơn vị chủ lực của các lực lượng vũ trang ta và chiếm đóng các địa bàn chiến lược quan trọng. Để chuẩn bị tác chiến cho một đội quân chính quy hiện đại đông đảo, quân Mỹ cấp tốc xây dựng, tổ chức thiết bị chiến trường ở miền Nam và ở các nước chư hầu kế cận. Các căn cứ quân sự, căn cứ hậu cần quân cảng, sân bay, đường sá, v.v... nhan nhản mọc lên ở khắp miền Nam, Thái Lan và Phi-líp-pin.


Vừa đặt chân lên đất nước ta, quân viễn chinh Mỹ đã được nếm đòn ngay và sơ bộ hiểu thế nào là tinh thần và tài trí Việt Nam qua các trận Núi Thành, Vạn Tường ở ven biển miền Trung và các trận đánh máy bay Mỹ ở Quảng Bình và Quảng Ninh.


Thu đông năm 1965-1966 quân Mỹ mở cuộc phản công chiến lược lớn đầu tiên ở miền Nam nước ta. Kế hoạch phản công chiến lược được đặt tên là "5 mũi tên", nhằm ba hướng lớn:

- Hướng thứ nhất: miền Đông Nam Bộ.

- Hướng thứ hai: Tây Nguyên.

- Hướng thứ ba: vùng đồng bằng miền Trung Trung Bộ.

Các đơn vị lục, hải, không quân của Mỹ sang xâm lược

Việt Nam đều là những đơn vị thiện chiến của quân đội Mỹ.

Sư đoàn bộ binh số 1 được mang tên là sư đoàn "Anh cả đỏ" của lục quân Mỹ. Một sư đoàn lục quân được tổ chức sớm nhất và đã tham gia hai cuộc đại chiến thế giới.

Sư đoàn kỵ binh bay số 1 là sư đoàn cơ động đường không có chức năng ứng viện cấp tốc, với 350 - 400 máy bay lên thẳng là một phát minh của "bộ óc điện tử" Mắc Na-ma-ra.

Sư đoàn bộ binh số 25 được mang tên là "Tia chớp nhiệt đới" đã đánh bại quân Nhật ở Phi-líp-pin trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #49 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2023, 10:24:07 am »

Với một lực lượng chiến đấu trên bộ lên đến trên 20 vạn tên, gồm những đơn vị danh tiếng của quân đội Mỹ, cộng với 5 vạn quân chư hầu và 50 vạn quân ngụy, được sự chi viện của một lực lượng không quân và hải quân mạnh, đế quốc Mỹ hy vọng có thể quét sạch lực lượng vũ trang cách mạng trong một chiến cuộc, rồi đè bẹp cuộc cách mạng của nhân dân ta.


Cuộc phản công chiến lược mùa khô năm 1965-1966 bằng chiến cuộc "5 mũi tên", mở màn từ thu - đông 1965 trên các hướng chiến lược quan trọng đều bị thất bại.

Trên ba hướng chiến lược - miền Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và đồng bằng miền Trung - thì ở hướng miền Đông Nam Bộ và hướng Tây Nguyên, quân viễn chinh Mỹ bị nếm những đòn đau nhất.

Miền Đông Nam Bộ là một khu căn cứ chiến lược lớn của cách mạng miền Nam. Địa bàn chiến lược này lại là nơi trực tiếp uy hiếp Sài Gòn và sườn đông của đồng bằng sông Cửu Long. Do vị trí quan trọng của nó như thế nên đế quốc Mỹ nhằm địa bàn này là hướng tiến công chủ yếu.


Tây Nguyên cũng là một căn cứ chiến lược quan trọng của Quân giải phóng. Nó nối liền Trị - Thiên với miền Đông Nam Bộ, là cái cửa đi vào vùng đồng bằng và ven biển miền Trung, đồng thời cũng là chỗ dựa của đồng bằng miền Trung. Tây Nguyên cũng là nơi nối liền với các nước bạn: Nam Lào và đông bắc Cam-pu-chia.


Vùng đồng bằng miền Trung là khúc giữa của miền Nam Việt Nam, là nơi đông dân, nhiều của, lại có những căn cứ quân sự quan trọng như Cam Ranh, Đà Nẵng, v.v... Nó nối liền và khống chế cả một dải địa bàn quan trọng vùng đồng bằng ven biển từ phía bắc Sài Gòn cho đến Trị - Thiên. Đồng bằng ven biển miền Trung là một đầu cầu rất quan trọng cho việc tiếp tế hậu cần từ hậu phương lớn nước Mỹ tới chiến trường miền Nam. Nó cũng là nơi tiện cho việc tổ chức các căn cứ quân sự, căn cứ hậu cần lớn, các quân cảng, sân bay lớn, v.v...


Theo bộ chỉ huy Mỹ, hướng miền Đông Nam Bộ là hướng chiến lược quan trọng nhất. Bộ chỉ huy quân viễn chinh Mỹ đã tung vào đó đơn vị tinh nhuệ nhất là sư đoàn bộ binh số 1 "Anh cả đỏ".

Hướng Tây Nguyên địch cũng coi trọng nên chúng đã tung vào đó một sư đoàn mạnh, sư đoàn "Kỵ binh bay" số 1, có sức cơ động cao, khắc phục được các địa hình rừng núi hiểm trở.

Ở hướng đồng bằng miền Trung, địch đã tung vào đó một số đơn vị "Kỵ binh bay" lính thủy đánh bộ và lính dù.

Với sức mạnh quân sự, với những đơn vị quân đội thiện chiến, đế quốc Mỹ mong giành được thắng lợi chiến lược quan trọng, làm chuyển biến căn bản được cục diện chiến tranh, tạo ra được bước ngoặt chiến lược.


Phương châm của chiến tranh xâm lược là đánh nhanh, thắng nhanh. Đánh lâu dài thì hao người tốn của, bị suy yếu về chính trị và kinh tế, bị sa lầy và sẽ dẫn đến không thắng hoặc bị thất bại. Vì vậy, đối với các cuộc chiến tranh xâm lược, các nhà lý luận quân sự danh tiếng của giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản đều chủ trương thuyết "đánh nhanh, thắng nhanh". Tên trùm phát xít Hít-le cũng từng chủ trương và thực hành thuyết "đánh nhanh, thắng nhanh", đã thành công trong việc chinh phục một số nước châu Âu. Nhưng hắn đã bị thất bại thảm hại và đã phải tự tay kết liễu cuộc đời mình trong cuộc chiến tranh xâm lược nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô-viết.


Ở Việt Nam, đế quốc Mỹ có thể thực hiện được cuộc chiến tranh xâm lược đánh nhanh, thắng nhanh không? Với quan điểm quân sự tư sản, giới quân sự Mỹ căn cứ vào số lượng quân đội, số lượng vật chất, trình độ kỹ thuật... đã cho rằng đế quốc Mỹ có thể thực hiện được thuyết "đánh nhanh, thắng nhanh". Nhưng với quan điểm quân sự của giai cấp vô sản được trang bị bằng lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin thì sự đánh giá lại cố khác.


Lý luận quân sự vô sản cho rằng chiến tranh là tổng hợp của sự hình thành và vận động của hai nhân tố cơ bản: lực lượng vật chất và lực lượng tinh thần. Chiến tranh không thể hình thành và vận động thoát ra ngoài hai nhân tố cơ bản đó. Chiến tranh không phải chỉ là sự đối chọi đơn thuần giữa các loại vũ khí, giữa các trình độ kỹ thuật. Chiến tranh trước hết là sự đối chọi giữa con người với con người, giữa chế độ xã hội với chế độ xã hội. Ngoài ra còn có một số nhân tố khác nữa như đặc điểm truyền thống dân tộc, địa lý, thời tiết, v.v...


Những điều trên đây cho thấy đế quốc Mỹ không thể đánh nhanh, thắng nhanh được ở Việt Nam. Nhận thức đầy đủ những yếu tố tất thắng của mình, nhân dân Việt Nam quyết tâm đánh bại âm mưu xâm lược của đế quốc Mỹ.


Lý luận khoa học chính xác đã được chứng minh bằng thực tiễn chiến đấu trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, vào mùa khô 1965-1966 của quân viễn chinh Mỹ. Một tình hình trái khoáy về lý luận, đảo ngược về nhận thức của quan điểm quân sự tư sản đã diễn ra.


Quân viễn chinh Mỹ hung bạo như những hung thần với những lưỡi kiếm sắc "thần sấm sét", "con ma", "chim ưng nhà trời"... tưởng chừng có thể tàn phá khắp nơi, đi đến đâu thì cỏ phải rạp đến đó. Thế mà chúng đã không thể tiêu diệt nổi một đại đội, một tiểu đoàn của quân ta.


Ngược lại, chúng đã bị quân ta tiêu diệt từng tiểu đoàn ở Bàu Bàng, trên đường số 13 (miền Đông Nam Bộ), sư đoàn bộ binh số 1 thiện chiến "Anh cả đỏ" đã bị tiêu diệt từng tiểu đoàn, ở Plây Me trong thung lũng I-a-đrăng (Tây Nguyên), sư đoàn kỵ binh bay số 1 cũng đã bị tiêu diệt từng đại đội, tiểu đoàn.


Hai thủ đoạn chiến thuật của quân Mỹ đều không phát huy được tác dụng như chúng mong muốn. Chiến thuật thông thường của các quân đội chính quy hiện đại là sự chiến đấu liên hiệp giữa bộ binh và xe tăng, được sự chi viện của hỏa lực pháo binh và không quân hình thành sự chiến đấu hiệp đồng các binh chủng, quân chủng và thực hành tiến công theo trận tuyến. Sức đột kích ở trên bộ chủ yếu là sức đột kích của các binh đoàn, bộ đội bọc thép.


Sư đoàn bộ binh số 1 đã vận dụng chiến thuật này. Nhưng sư đoàn bộ binh số 1 không biết rõ rệt trận địa của đối phương ở đâu mà đột phá. Trong khi đó trận địa của sư đoàn bộ binh số 1 Mỹ lại hiện rõ ở Bàu Bàng dưới con mắt của đối phương. Thế là ở trước mặt, sau lưng và cạnh sườn trận địa của sư đoàn bộ binh số 1, Quân giải phóng miền Nam ào ào xông ra tiêu diệt chúng.


Thủ đoạn chiến thuật thứ hai, một thủ đoạn mới xuất hiện sau chiến tranh thế giới lần thứ hai là chiến thuật đổ bộ hạ cánh đường không bằng máy bay lên thẳng. Đây là một chiến thuật tiên tiến. Nó khắc phục được các địa hình hiểm trở mà sức cơ động đường bộ không giải quyết nổi. Sư đoàn kỵ binh bay của Mỹ sinh ra chính là để áp dụng chiến thuật này. Chiến thuật đổ bộ đường không có chỗ ưu việt, nhưng cũng có nhược điểm là không có xe tăng hoặc chỉ có xe tăng hạng nhẹ chiến đấu trong đội hình của bộ binh. Xe tăng là chỗ dựa cho bộ binh của quân đội các nước đế quốc.


Sư đoàn kỵ binh bay số 1 tiến vào vùng rừng núi hiểm trở ở Plây Me, Tây Nguyên rất nhanh, rất sâu và rất xa bằng đổ bộ hạ cánh. Nhưng nó chiến đấu đơn độc bằng bộ binh, cả sư đoàn phụ trách một hướng tiến công bằng một thủ đoạn chiến thuật độc lập, không có sự phối hợp, hiệp đồng và hỗ trợ của bộ đội lục quân có bộ binh và xe tăng tiến công ở trên bộ. Vấp phải một đối phương kiên cường và tài trí, nó bị thất bại trong thung lũng I-a-đrăng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM