Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 11:48:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 10173 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #20 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:34:21 pm »

Áp dụng những chiến thuật trên, quân đội ta đã vận dụng kinh nghiệm của Quân đội Xô-viết một cách linh hoạt. Tình hình thực tế khách quan trong cuộc chiến tranh ở nước ta đề ra cho quân đội ta phải có những phương pháp chiến đấu phù hợp với hoàn cảnh đó. Quân đội ta có những chỗ giống Quân đội Liên Xô như tinh thần và bản chất chiến đấu, tư tưởng chiến thuật. Nhưng quân đội ta cũng lại có chỗ không giống như về chỉ đạo cụ thể và phương pháp cụ thể.


Học tập khoa học quân sự Xô-viết không có nghĩa là làm một cuộc áp dụng nguyên tắc giản đơn và máy móc. Học tập phải có phê phán, có vận dụng vào thực tế, đồng thời phải biết kết hợp, phát huy những kinh nghiệm chiến đấu phong phú của quân đội ta, kết hợp kinh nghiệm, tác phong và truyền thống chiến đấu tốt đẹp của dân tộc ta.


Tiến hành một cuộc chiến tranh chống một đế quốc mạnh, Đảng ta đã nắm được các yếu tố và khả năng thắng lợi. Dựa theo các nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi của chiến tranh, cuộc kháng chiến của ta càng làm rõ hơn tinh thần của nhân dân và quân đội, vai trò của hậu phương. Ngoài ra, yếu tố ủng hộ của quốc tế cũng rất quan trọng.


Quân đội ta là công cụ vũ trang của chính quyền cách mạng. Nó phải chấp hành mọi chính sách của Đảng và hoàn thành trìệt để các đường lối chính sách quân sự của Đảng. Muốn bảo đảm chắc chắn sự lãnh đạo của Đảng, bảo đảm nguyên tắc dân chủ tập trung, chế độ Đảng ủy được thành lập. Có chế độ Đảng ủy quân đội được chú trọng nhiều về mặt tư tưởng và chính trị và ngày càng được xây dựng vững chắc. Nguyên tắc lãnh đạo tập thể cũng được xây dựng. Quân đội ta là một quân đội cách mạng. Nó phải được quán triệt tinh thần dân chủ và tác phong quần chúng trong các quan hệ sinh hoạt, công tác cũng như trong chiến đấu.


Nước ta tuy nghèo, nhưng Đảng ta đã động viên được nhân lực, vật lực toàn quốc dốc vào cuộc kháng chiến. Ở đâu có nhân dân ta là ở đó có sức kháng chiến. Đó là điều kiện căn bản nhất của cuộc chiến tranh. Tinh thần kháng chiến của nhân dân ta cũng như việc động viên của cải của nước ta đã nêu ra những nét điển hình rất đặc biệt. Quân địch không thể tưởng tượng được rằng trong vùng chúng chiếm đóng đầy rẫy những pháo đài, lô cốt, thế mà nhân dân ta vẫn gom góp lương thực, tiền nong vượt qua cả phòng tuyến của chúng vận chuyển cung cấp cho kháng chiến: Cuộc chiến tranh của nhân dân ta, cũng như lịch sử của các cuộc chiến tranh chính nghĩa trên thế giới đã chứng tỏ tinh thần của nhân dân và quân đội là yếu tố quyết định sự thắng lợi của chiến tranh:


Cuộc kháng chiến lâu dài chống chủ nghĩa đế quốc Pháp kết thúc. Nhân dân ta đạt được thắng lợi giải phóng miền Bắc, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Chủ nghĩa đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai vẫn tiếp tục thống trị ở miền Nam và chuẩn bị chiến tranh xâm lược, nhiệm vụ giải phóng dân tộc vẫn còn tiếp tục, nhiệm vụ củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội vẫn rất quan trọng.


Với tình hình mới, muốn hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp, quân đội ta nhất định phải tiến lên. Ở thời đại khoa học, kỹ thuật đã phát triển tới cao độ, người ta đã đem tất cả những thành tựu mới nhất của khoa học áp dụng vào trong cuộc đấu tranh xã hội bằng hình thức vũ trang.


Đến nay khoa học quân sự Xô-viết càng tỏ ra tiên tiến nhất. Chúng ta lại càng phải ra công học tập nền khoa học quân sự ưu việt đó. Hiện nay quân đội ta bắt đầu bước lên xây dựng theo con đường chính quy hóa, hiện đại hóa, chính cũng là lấy nền khoa học quân sự Xô-viết làm mục tiêu phấn đấu, làm bó đuốc soi đường.


Bản chất quân đội cũng như tư tưởng chiến lược, chiến thuật của quân đội ta cũng là quán triệt, thấm nhuần tư tưởng khoa học quân sự Xô-viết. Hiện nay, trên thế giới chỉ có hai nền khoa học quân sự: nền khoa học quân sự của giai cấp vô sản mà tiêu biểu là Quân đội Xô-viết và nền khoa học quân sự của giai cấp tư sản mà quân đội của chủ nghĩa đế quốc Mỹ là tiêu biểu.


Quân đội Liên Xô đã vạch cho Quân đội nhân dân Việt Nam con đường tiến lên xây dựng một quân đội cách mạng chính quy và hiện đại hóa.

Trong kháng chiến quân đội ta đã dần dần xây dựng bước đầu được các binh chủng kỹ thuật. Đầu tiên là xây dựng các binh chủng có mật thiết quan hệ với bộ binh. Đó là một con đường tất yếu và chính xác.

Do sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng và Chính phủ với sự giúp đỡ vô bờ bến của nhân dân, quân đội ta đã hoàn thành một cách vẻ vang nhiệm vụ lịch sử của mình.

Hiện nay miền Nam vẫn còn kẻ thù của đất nước. Nhiệm vụ cách mạng của toàn dân ta vẫn là tiếp tục đấu tranh thống nhất nước nhà bằng phương pháp hòa bình, đồng thời xây dựng miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội. Quân đội ta kiên trì chấp hành đường lối hòa bình trong đấu tranh thống nhất, nhưng vẫn phải luôn luôn rèn luyện mình để tiến lên con đường chính quy và hiện đại hoá để kiên quyết bảo vệ và tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miến Bắc. Quân đội ta phải làm tròn sứ mệnh là công cụ của chính quyền nhân dân dân chủ chuyên chính đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đổì của Đảng, giữ vững tính chất con em của nhân dân lao động, kiên quyết phản đối mọi tư tưởng và hành động có hại tối lợi ích của Đảng, của nhân dân lao động. Đó chính là noi theo tinh thần của Hồng quân trong cuộc nội chiến sau Cách mạng tháng Mười.


Trên con đường tiến lên chính quy hóa, hiện đại hóa, việc học tập khoa học quân sự Xô-viết lại càng là vấn đề thiết thân của chúng ta. Phải mở rộng và đi sâu học tập nghiên cứu những lý luận quân sự đã tổng kết trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 của Quân đội Xô-viết, đồng thời theo dõi được các phát hiện mới gần đây của khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng đến hành động chiến đấu của quân đội.


Tuy trình độ còn non kém, lý luận còn nghèo nàn và còn có những sai lầm, thiếu sót nhưng bước đầu chúng ta đã vận dụng khoa học quân sự Xô-viết vào việc xây dựng quân đội ta.

Học tập khoa học quân sự Xô-viết không có nghĩa là thủ tiêu mọi kinh nghiệm quý báu của quân đội ta. Trái lại chính nhờ học tập khoa học quân sự tiên tiên ta mới đúc kết, phát huy được kinh nghiệm và truyền thống chiến đấu của ta một cách tốt đẹp. Coi nhẹ và không tiếp thu khoa học quân sự Xô-viết là không đúng. Không đi theo nền khoa học quân sự của giai cấp vô sản thì vô tình hay hữu ý sẽ đi vào con đường khoa học của giai cấp tư sản mà đi theo con đường của giai cấp tư sản là đi vào con đường phản nhân dân, phản tiến bộ, con đường diệt vong. Không còn con đường nào khác nữa. Khoa học quân sự của giai cấp vô sản ở đâu? Chính là ở nền khoa học quân sự Xô-viết, vì nó là tiên tiến nhất, đầy đủ nhất.


Về điểm này, các sĩ quan Liên Xô tỏ ra được đào luyện rất có hệ thống và cơ bản. Họ nắm vững những động tác kỹ thuật cho đến chiến thuật. Trên nhiều mặt, người cán bộ chỉ huy Quân đội Liên Xô tỏ ra rất thành thạo, rất có tài năng. Không thể phủ nhận được, quân địch đã phải công nhận điều này về mặt pháo binh và nhiều mặt khác. Hiện nay quân đội ta cũng theo gương đó mà học tập và cũng đã thu được những kết quả bước đầu và đã bắt đầu bước vào con đường chính quy hóa, hiện đại hóa. Nhưng trình độ quân đội ta vẫn còn rất non kém, còn phải cố gắng thường xuyên và rất nhiều nữa.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #21 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:35:00 pm »

Khi học tập khoa học quân sự Xô-viết cần phải khẳng định khoa học quân sự Xô-viết là tri thức quân sự tiên tiến của giai cấp vô sản và của cả nhân loại. Không học thì một là đứng yên ở trong tình trạng du kích, hai là đi vào con đường khoa học quân sự của giai cấp tư sản. Những người theo chủ nghĩa xét lại muốn tìm con đường nào hơn cũng không có.


Nhưng trong học tập cũng lại phải chú ý chống bệnh giáo điều máy móc. Chúng ta đã có phương pháp tư tưởng mác-xít, nhưng vì trình độ còn non nên chưa tránh khỏi mắc bệnh giáo điều máy móc, chúng ta còn phải nâng cao trình độ để phấn đấu chống bệnh giáo điều, nhưng không phải lo ngại bệnh giáo điều mà không mạnh dạn học tập lý luận tiên tiến của Quân đội Xô-viết.


Xây dựng một quân đội hiện đại không yêu cầu phải có một lúc đủ ngay hết cả và cũng không phải có đủ mọi thứ trang bị rồi mới có thể chiến đấu được. Tất nhiên chúng ta phải cố gắng, tiến bước cho thích hợp, không nên ỳ ạch. Còn nếu không có đủ mọi thứ thì chúng ta đã có phương pháp chiến đấu thích hợp với những thứ ta có, cũng như trong kháng chiến trước kia phương pháp chiến đấu, chiến thuật của chúng ta cứ ngày ngày biến đổi dần dần theo với sự phát triển kỹ thuật của quân đội ta.


Cần nhận rõ rằng: về trang bị tuy chúng ta vẫn còn lạc hậu hơn địch nhiều, nhưng nhất định không đến nỗi lạc hậu quá xa. Địch có súng máy, đại bác, tàu bay, xe tăng, hỏa tiễn, v.v... Chúng ta cũng có súng máy, đại bác và các thứ chống với tàu bay, xe tăng, chứ không đến nỗi chỉ có súng hỏa mai cách xa hẳn một thời đại.


Nguyên lý: "Kỹ thuật tiến bộ thì chiến thuật tiến bộ, kỹ thuật lạc hậu thì chiến thuật lạc hậu" vẫn có giá trị. Nhưng thắng lợi của chiến tranh là phải do nhiều yếu tố; vì chiến tranh là một cuộc đấu tranh toàn diện. Kỹ thuật của chúng ta có kém hơn địch, nhưng cũng đã ở một trình độ kỹ thuật cùng thời đại nên có nhận thức được về kỹ thuật của thời đại - lại cộng với các yếu tố khác của chiến tranh, nên tuy về kỹ thuật có lạc hậu hơn địch nhưng vẫn có chiến thuật hay hơn địch để thắng địch. Cho nên tuy kém địch, ít binh chủng và quân chủng hơn địch, nhưng vẫn có thể tin tưởng có các phương pháp chiến đấu để giành thắng lợi. Quân, đội Liên Xô có kỹ thuật ngang địch hoặc hơn địch thì lại có phương pháp chiến đấu và điều kiện thắng lợi nhanh chóng hơn và đỡ thiệt hại hơn.


Vấn đề trước mắt hiện nay của quân đội ta là vấn đề cán bộ và kỹ thuật. Cần mở rộng việc đào tạo cán bộ, nhìn vào trong quần chúng công nông, cần trau dồi tri thức và kỹ thuật cho cán bộ. Tìm mọi cơ hội nâng cao tri thức, kỹ thuật cho cán bộ, bồi dưỡng nhân tài, khuyến khích nhân tài phát triển nảy nở. Nên đoạn tuyệt với những tư tưởng bảo thủ, tư tưởng chủ quan, tự mãn. Hiện nay có 3 vấn đề cần phải học: một là học tập lý luận quân sự đã tổng kết được trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2. Đó là những lý luận cơ bản, lý luận kinh điển; hai là học tập vận dụng những lý luận cơ bản kinh điển đó vào Việt Nam, kết hợp với đặc điểm địa hình, điều kiện quân đội ta, cũng như với truyền thống, tác phong chiến đấu của quân đội ta, nhân dân ta; ba là học tập những phát triển mới của kỹ thuật ảnh hưởng đến chiến thuật như thế nào để nếu không áp dụng được hết thì cũng biết cách đối phó.


Nhờ học tập Quân đội Liên Xô mà bộ mặt quân đội ta đã thay đổi. Bước đầu tình trạng lạc hậu của quân đội ta đã được cải biến. Ngày nay, nhờ học tập Quân đội Liên Xô mà chúng ta càng củng cố và thấm nhuần tư tưởng quân sự Mác - Lênin. Bước đầu chúng ta đã nhận thức được khái quát khoa học quân sự Xô-viết và hiểu biết được một phần nào nghệ thuật quân sự Xô-viết. Quân đội ta đã bắt đầu tiến vào con đường chính quy hóa và hiện đại hóa. Hiện nay chúng ta đã có một trình độ tiếp thu nền khoa học quân sự Xô-viết, nhất định chúng ta đã có cơ sở để nghiên cứu vận dụng khoa học đó vào hoàn cảnh Việt Nam. Điều này không những rất cần thiết cho việc xây dựng nghệ thuật quân sự của quân đội ta, mà còn có ý nghĩa để chứng minh rằng khoa học quân sự Xô-viết, đại biểu cho hệ thống tư tưởng quân sự của giai cấp vô sản là thực tiễn chứ không phải là giáo lý. Học tập Quân đội Liên Xô một cách sáng tạo như thế khác hẳn với những người theo chủ nghĩa xét lại và cũng tránh được bệnh giáo điều.


Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại đã mở ra một kỷ nguyên mới cho loài người. Nhân dân trên toàn thế giới hiện nay đang tiếp tục sự nghiệp Cách mạng tháng Mười. Trong lĩnh vực quân sự, Cách mạng tháng Mười cũng đã mở đường cho một nền khoa học quân sự mới, nền khoa học quân sự của giai cấp vô sản. Nền khoa học quân sự đó đang trên bước đường phát triển huy hoàng. Dưới ngọn cờ của nền khoa học quân sự đó, quân đội của giai cấp vô sản các nước trong phe xã hội chủ nghĩa đang phát triển nhanh chóng. Trong hàng ngũ đó, Quân đội nhân dân Việt Nam cũng đang mạnh mẽ tiến lên sát cánh cùng Quân đội Xô-viết anh em đi tới thắng lợi của chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #22 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:29:10 pm »

VỀ CÁCH DÙNG BINH1
(Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, H. 1997)


Lời nhà xuất bản


Thượng tướng, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Minh Thảo không chỉ là một nhà chỉ huy quân sự thao lược mà còn là một nhà nghiên cứu khoa học quân sự uyên thâm, một nhà giáo tâm huyết và có năng lực.


Trong những năm tháng cầm quân trực tiếp chỉ huy các trận đánh và các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã giúp ông nhiều kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho giai đoạn sau của cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, khi ông làm một nhà nghiên cứu khoa học quân sự và trực tiếp giảng dạy tri thức quân sự cho nhiều thế hệ chỉ huy kế tiếp ông.


Ông tham gia nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau, song nghệ thuật quân sự là điều được ông chú tâm nghiên cứu và đạt nhiều thành tựu hơn cả.

Vào tuổi tám mươi, cái tuổi đã vượt ngưỡng "xưa nay hiếm" nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc nghiên cứu một cách nghiêm túc và miệt mài để góp phần làm giàu thêm tri thức quân sự Việt Nam cho thế hệ mai sau. Cuốn sách về cách dùng binh là kết quả của công việc nghiên cứu biên soạn gần đây của ông. Theo lời giáo sư, về cách dùng binh là những điều tâm đắc nhất của ông trong những năm làm công tác chỉ huy tác chiến, nghiên cứu khoa học và giảng dạy. Do vậy cuốn sách nhỏ này - như lời ông nói - có thể coi như một bản tự thu hoạch của ông trong quá trình nghiên cứu khoa học quân sự. Vì là những điều tăm đắc nhất mới được viết ra, phân tích cặn kẽ cho nên người đọc cũng dễ cảm thông thấy nhiều vấn đề tác giả của cuốn sách về cách dùng binh chỉ nêu khái quát cho có tính hoàn chỉnh mà thôi. Đó là những vấn đề, những điểm đã được khắng định, đã được bàn nhiều hoặc tác giả chưa có điều kiện nghiên cứu sâu.


Tác giả đã trình bày những vấn đề được nêu một cách ngắn gọn, vừa khái quát lý luận vừa có thực tế lịch sử minh chứng. Theo chúng tôi, đây là một cuốn sách tốt cho cán bộ chỉ huy các cấp trong quân đội, đặc biệt với các đồng chí sĩ quan chỉ huy trẻ.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #23 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:30:37 pm »

Chương một
CHIẾN TRANH


1. Chiến tranh chống xâm lược giải phóng dân tộc hoặc bảo vệ Tổ quốc là chiến tranh chính nghĩa.


2. Chiến tranh là sự mất còn của dân tộc, toàn dân đều tham gia. Do đó chiến tranh chính nghĩa mang tính chất nhân dân. Toàn dân tham gia chiến tranh thì không có lực lượng nào có thể đánh bại được.


3. Tính nhân dân cao hay thấp là do cơ quan lãnh đạo chiến tranh có cùng mục đích, quyền lợi, nguyện vọng với nhân dân nhiều, hay ít, do dân vì dân nhiều hay ít.


4. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa, nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều có thể thắng chiến tranh xâm lược hung bạo, lớn mạnh về vật chất.

Chiến tranh nhân dân chính nghĩa có thể thắng chiến tranh xâm lược. Rất ít khi chiến tranh chính nghĩa thất bại, thất bại chỉ là tạm thời. Cuộc chiến tranh nhân dân chính nghĩa thắng lợi như Việt Nam chống phong kiến phương Bắc và thắng quân Pháp, thắng quân Mỹ trong thời đại Hồ Chí Minh là thực tiễn điển hình sinh động.


5. Sức mạnh của chiến tranh chống xâm lược là sức mạnh chính nghĩa, nên có thể khai thác, huy động triệt để sức mạnh tiềm năng của nhân dân, tinh thần quật cường bất khuất của dân tộc, là sự đoàn kết của toàn dân và tài thao lược.


6. Chiến tranh giải phóng có khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh du kích và kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy. Chiến tranh chính quy kết hợp với chiến tranh du kích là phương thức của chiến tranh nhân dân chính nghĩa chống xâm lược. Nó huy động được toàn dân tham gia chiến tranh và có sức mạnh vô địch.


7. Thắng lợi của chiến tranh có thể bằng cách đánh tiêu diệt địch, đuổi địch ra khỏi bờ cõi; có thể bằng đánh cho địch bị sa lầy, rồi tiến hành đàm phán hòa bình để địch rút quân về nước và có thể bằng đánh sang đất địch, tiêu diệt sào huyệt cuối cùng của địch, diệt trừ mầm mống chiến tranh.

Trong lịch sử, nghệ thuật kết thúc chiến tranh đã có các loại:

Nghệ thuật thắng địch trong chống chiến tranh xâm lược: Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung đánh đuổi địch ra khỏi bờ cõi. Lê Lợi, Nguyễn Trãi tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng đi cứu viện, Vương Thông mất cứu tinh đành phải tiến hành hội thề Đông Quan và rút quân về nước. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, năm 1954, Hồ Chí Minh sau khi tiêu hao tiêu diệt địch, hãm địch vào thế bị sa lầy nặng nề, thì tiến hành hòa đàm để địch rút quân về nước. Năm 1945, Hồng quân Liên Xô đánh sang Béc-lin, thủ đô nước Đức, tiêu diệt tên trùm phát xít Hít-le và bộ máy chiến tranh của nó, diệt trừ hẳn mầm mống chiến tranh.


8. Quân xâm lược đã từng thua đối phương bằng chiến tranh quân sự thông thường nhưng lại có thể thắng đối phương bằng chiến tranh tư tưởng, hay kiểu dạng chiến tranh khác.

Đế quốc không thắng một nước xã hội chủ nghĩa hùng mạnh về quân sự bằng chiến tranh thông thường nhưng chúng đã thắng bằng chiến tranh tư tưởng.

Đế quốc cũng không thể thắng bằng chiến tranh vũ trang và chiến tranh tư tưởng đối với một số nước xã hội chủ nghĩa khác nếu các nước đó người lãnh đạo và nhân dân biết cách phòng và chống dạng chiến tranh này.

So sánh cuộc sống giữa hai chế độ thì chế độ xã hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn, không có thất nghiệp, tệ nạn xã hội, bạo lực... lại thường xuyên được giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục lòng tự tôn dân tộc nền chiến tranh tư tưởng của chủ nghĩa đế quốc khó giành được thắng lợi.

Giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin phải gắn liền với giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức, văn hóa Việt Nam, tình thương yêu đồng loại, lòng nhân nghĩa; sự công bằng xã hội, chống chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, chủ nghĩa thực dụng; theo đạo đức Hồ Chí Minh là cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; thật thà, không lừa dối nhau, không ham thích đồng tiền một cách mê muội, một cách vô lương tâm. Phải giáo dục lòng kiên trì đạo đức xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa kiên cường thì mới chống được sự xâm nhập tự nhiên từ từ hoặc đột biến của chủ nghĩa tư bản.


9. Chiến tranh nhân dân chính nghĩa thì tinh thần xả thân vì Tổ quốc, không sợ hy sinh, gian khổ, ác liệt, đoàn kết quân dân trên dưới một lòng, mới có thể lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ thắng lớn.


10. Chiến tranh là cuộc đấu tranh giữa các chủ thể, các lực lượng sống, nên đối chọi nhau vô cùng gay gắt, quyết liệt, có rất nhiều hình, nhiều vẻ, có rất nhiều mâu thuẫn.


11. Chiến tranh nhân dân là cuộc đấu tranh của quần chúng. Trong thực tiễn đấu tranh, quần chúng sẽ sáng tạo ra những cái mới, cần phát hiện ra những mầm mống sáng tạo của quần chúng mà khái quát lên thành những hình thức, phương pháp đấu tranh mới, thành lý luận mới.


12. Nêu cao tính chính nghĩa của chiến tranh thì sẽ thêm bạn, bớt thù, đoàn kết nội bộ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #24 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:32:09 pm »

Chương hai
NẮM ĐỊCH


13. Nắm được quy luật thủ đoạn của địch thì các kế dễ hợp.

Nắm được quy luật thủ đoạn tác chiến của địch giúp ta đặt kế hoạch tác chiến phù hợp và có nhiều khả năng giành thắng lợi.

Nắm được quy luật thủ đoạn của địch muốn giải tỏa, ứng cứu cho mục tiêu bị tiến công thì ta dùng chiến thuật vây điểm diệt viện hoặc đánh điểm diệt viện. Nắm được quy luật thủ đoạn của địch là dùng máy bay lên thẳng phản kích vào hậu phương của ta thì ta bố trí đội hình có chiều sâu, sẵn sàng đánh quân hạ cánh trực thăng vào đằng sau đội hình của ta.


14. Quân xâm lược có thể mạnh về vật chất, nhưng yếu về chính trị, tinh thần.


15. Quân xâm lược bao giờ cũng muốn đánh nhanh thắng nhanh. Do tương quan lực lượng địch - ta, có thể thắng địch trong thời gian ngắn và cũng có thể thắng địch trong thời gian dài.

Quân xâm lược bao giờ cũng muốn đánh nhanh thắng nhanh. Nó rất sợ bị sa lầy. Ta yếu hơn địch thì phải đánh lâu dài để thay đổi tương quan, so sánh lực lượng, như Lê Lợi đánh quân Minh, Hồ Chí Minh đánh quân Pháp, quân Mỹ.

Nhưng cũng có trường hợp ta không yếu hơn địch mấy thì cũng có thể thắng địch trong thời gian ngắn, tương đối ngắn như Ngô Quyền đánh Hoằng Thao chỉ có mấy ngày cả giai đoạn tạo thế; Trần Hưng Đạo thắng địch trong mấy tháng. Trái lại khi địch mạnh hơn ta thì phải đánh lâu dài mới thắng, như Hồng quân Liên Xô thắng phát xít Hít-le sau 4 năm.


16. Địch quân đông thì ta phải phân tán chia cắt địch. Địch mạnh hơn ta nhiều thì phải đánh tiêu hao trước.


17. Địch muốn đánh phân tuyến thì ta phải đánh cài xen kẽ. Đánh cài xen kẽ là phương pháp có hiệu lực lớn để đánh bại quân xâm lược lớn mạnh.


18. Địch kiêu căng thì dễ dử ra ngoài căn cứ để tiêu diệt.


19. Địch có những phương tiện cơ động tốt như cơ động bằng máy bay lên thẳng thì ta phải tăng sức mạnh tại chỗ.

Sức mạnh tại chỗ của du kích và lực lượng vũ trang địa phương là cơ sở để ta kịp thời đối phó với sức cơ động cao và linh hoạt của máy bay lên thẳng đổ quân vào hậu phương ta. Máy bay lên thẳng giải quyết được nhiều mâu thuẫn nhất trong chiến đấu. Nó giải quyết mâu thuẫn giữa cơ động và địa hình, mâu thuẫn giữa cơ động và hỏa lực. Nếu máy bay lên thẳng chở được xe tăng nhẹ, xe bọc thép thì sức đột kích càng mạnh.


20. Chiến tranh hiện đại, không quân và tên lửa có sức mạnh hỏa lực lớn, sức cơ động cao, tầm bắn không hạn chế, hành động rất bất ngờ. Địch có thể tiến công hỏa lực đường không trước vào cả hậu phương ta, làm mềm chiến trường rồi mới tiến công bằng lục quân sau.
(Liên minh Mỹ và Tây Âu đánh I-rắc)


21. Phải nắm được bản chất, quy luật của chiến tranh, sự vận động của chiến tranh và xu hướng phát triển của nó.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #25 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:34:31 pm »

Chương ba
MƯU KẾ


22. Mưu kế là điều đầu tiên của quyết tâm.

Mưu kế là một nội dung quan trọng của quyết tâm.

Quyết tâm là để thực hiện nhiệm vụ, chủ trương tác chiến. Muốn có quyết tâm, đầu tiên phải có mưu kế.

Có mưu kế hay mới định ra được quyết tâm hay.


23. Mưu cao nhất là mưu lừa địch.

Kế hay nhất là kế điều địch.


24. Lừa địch là tạo ra bất ngờ.

Điều địch là giành được chủ động.


25. Bất ngờ và chủ động là mạch sống của tác chiến.

Trong tác chiến vấn đề bất ngờ và chủ động rất quan trọng. Địch bị bất ngờ, không đề phòng; đối phương mạnh cho là đối phương yếu, đối phương đánh hướng này cho là đối phương đánh hướng khác, v.v... Như thế dù có đông quân cũng dễ bị thất bại. Trong tác chiến điều đầu tiên là làm cho địch bị bất ngờ. Muốn tạo được bất ngờ phải biết nghi binh. Trình độ cao nhất của nghi binh là đánh giả như đánh thật.

Điều thứ hai trong tác chiến là làm cho địch bị động, theo điều khiển của ta. Mùa Xuân 1975 ta đã lừa được địch, chúng tưởng là ta đánh Plây Cu và tập trung về Plây Cu. Sau sự bất ngờ bị động này của địch ta tập trung đánh Buôn Ma Thuột một cách nhanh gọn. Trong tác chiến hai bên đối địch đều muốn điều khiển nhau. Ai cũng muốn giành chủ động, tránh bị động. Bị động dễ đi vào chỗ chết.

Do đó có thể ví bất ngờ và chủ động là mạch sống của tác chiến.

Trận Lớt (371 trước Công nguyên) quân của Ê-pa-mi-nông-đa đã chuyển đội hình hàng ngang của mình thành đội hình nghiêng về phía sau bên phải, làm cho đội hình của quân Te-bò phải dàn rộng theo, không tập trung được. Sau đó Ê-pa-mi-nông-đa tập trung lực lượng ở cánh trái để tiêu diệt. Ê-pa-mi-nông-đa có 11.000 quân tiêu diệt quân Te-bờ 70.000. Ê-pa-mi-nông-đa đã lừa và điều động được quân Te-bò để tiêu diệt.

Trận Can (216 trước Công nguyên), Ha-ni-ban đã lùi trung quân đội hình về phía sau, dử cho quân La Mã vào rồi bao vây tiêu diệt. Ha-ni-ban đã lừa quân La Mã và điều quân La Mã vào sâu trong đội hình của mình để 5 vạn quân Bắc Phi tiêu diệt 8 vạn quân La Mã.

Trận Bối Thủy (204 trước Công nguyên), Hàn Tín đã lừa và điều động quân Triệu của Trần Dư ra đánh cánh quân ở bờ sông mà tập trung đội chủ lực để tiêu diệt. Lừa được địch và điều được địch như thế, 5 vạn quân của Hàn Tín đã tiêu diệt 10 vạn quân của Trần Dư.

Hai trận Bạch Đằng ở Việt Nam, Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đã lừa và điều địch vào bãi cọc trên sông theo thủy triều lên xuống mà tiêu diệt.


26. Lừa địch là phải nghi binh. Cái thần diệu của nghi binh là thật giả lẫn lộn.

Xuân 1975, quân ta đánh giả (đánh thật mà giả) ở Plây Cu để đánh thật (thật mà thực) ở Buôn Ma Thuột. Năm 1077, ở trên tuyến sông Cầu, Lý Thường Kiệt, từ cánh phải cho một bộ phận lực lượng vượt sông đánh vào cánh trái của Quách Quỳ. Quách Quỳ phải điều một bộ phận lực lượng đến đối phó, làm cho trận địa chính sơ hở, bị yếu đi. Nhân cơ hội đó, Lý Thường Kiệt liền cho đại quân vượt sông đánh vào trận địa chính của Quách Quỳ và giành được thắng lợi. Đó là nghệ thuật tác chiến vừa giả vừa thật.


27. Mưu kế là định diệt địch ở đâu? Chia cắt địch ở đâu? Vây hãm địch ở đâu? Nghi binh, lừa địch như thế nào và ở đâu? Điều động địch ra chỗ nào? Phân tán chia cắt địch như thế nào? Ai đánh trước, ai đánh sau, v.v...


28. Mưu hay kế hiểm là một nghệ thuật cao trong nghệ thuật quân sự.


29. Mưu kế hay có thê lấy nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh.


30. Chiến tranh là một cuộc đấu mưu và đấu trí rất gay gắt.


31. Đấu mưu đấu trí là giải quyết mâu thuẫn trong chiến tranh.

Chiến tranh là cuộc đấu tranh vô cùng gay gắt, quyết liệt của thắng bại, sống chết giữa hai chủ thể sống cùng muốn diệt một bên để giành thắng lợi. Hai bên đều thực hành các âm mưu, thủ đoạn xảo quyệt. Do đó trong quá trình chiến tranh nảy sinh rất nhiều mâu thuẫn. Nhỏ đánh lớn, ít địch nhiều là một mâu thuẫn vô cùng gay gắt. Muốn giải quyết mâu thuẫn đó phải có nhân sinh quan vững vàng, đúng đắn và có quan điểm biện chứng.

Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh giải quyết mâu thuẫn bằng phát huy sức mạnh của chính nghĩa, sức mạnh của nhân dân, của sự đoàn kết toàn dân, khơi dậy tinh thần quật cường bất khuất của dân tộc và dùng tài thao lược, dùng mưu kế thế trận và thời cơ để làm cho địch mạnh hóa yếu, địch đông hoá ít và ta ít hoá nhiều, yếu hoá mạnh để cuối cùng thắng địch.

Đó là cách giải quyết mâu thuẫn rất tài tình của dân tộc ta, của truyền thống Việt Nam và của phép duy vật biện chứng Hồ Chí Minh.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #26 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:42:05 pm »

Chương bốn
THẾ TRẬN


32. Có mưu kế đánh địch rồi thì phải bày thế trận. Thế trận là một yếu tố cấu thành nên nghệ thuật quân sự, là một nét độc đáo làm nên trường phái của học thuyết quân sự Việt Nam.


33. Có thế trận tốt thì ít có thể địch nhiều, nhỏ có thể đánh lớn.


34. Thế có thể làm tăng thêm lực hoặc làm giảm lực.


35. Thế trận gồm thế nổi (thế bộc lộ), thế chìm (thế ẩn giấu). Thế chìm là vô cùng quan trọng, làm cho địch bị bất ngờ và khó đối phó.

Năm 1972, bộ đội Tây Nguyên để Sư đoàn 320 và một số đơn vị khác đánh ngoại vi thị xã Kon Tum rồi bí mật ngả cờ im trống đưa Sư đoàn 2 Quân khu 5 và trung đoàn 66, tiểu đoàn đặc công cùng xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ bí mật triển khai ở Đắc Tô - Tân Cảnh. Địch tập trung đối phó ở ngoại vi thị xã Kon Tum, không chú ý tới Đắc Tô - Tân Cảnh. Tập đoàn chiến dịch của ta bất ngờ đánh Đắc Tô - Tân Cảnh; địch không có phản kích, ứng cứu. Không đầy một ngày ta giải phóng Đắc Tô - Tân Cảnh.

Xuân 1975, Sư đoàn 968 của ta đánh tuyến phòng thủ vòng ngoài thị xã Plây Cu. Địch tập trung đối phó ở Plây Cu. Tập đoàn chiến dịch của ta bí mật im lặng triển khai ở Buôn Ma Thuột làm thành thế chìm rồi tiến công giải phóng Buôn Ma Thuột. Địch hoàn toàn bị bất ngờ. Địch đã bị ta lừa bằng nghi binh. Nghi binh có đánh thật mà thành ra đánh giả. Thật giả là kỳ diệu, lẫn lộn.

Đó là sự kết hợp giữa thế nổi và thế chìm thật hay, đẹp.


36. Thế trận sâu hiểm thì tác dụng của lực càng mạnh.


37. Thế trận càng phức tạp thì tình huống diễn ra càng giản đơn.

Xuân 1975, thế trận tiến công địch ở chiến trường Tây Nguyên của ta rất là phức tạp. Ta tiến công địch ở cả trước mặt địch và sau lưng địch. Ta đánh Plây Cu, cắt đường 19, đường 14, đường 21. Bộ đội địa phương và du kích đánh các quận lỵ, các ấp. Chủ lực thì bí mật dàn ra xung quanh Buôn Ma Thuật. Thế trận của ta tạo ra rất phức tạp.

Sau khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột địch chỉ còn một cách là hạ cánh trực thăng để sư đoàn 23 xuống đông Buôn Ma Thuột, trên đường 21 để cứu Buôn Ma Thuột. Địch không thể cứu Buôn Ma Thuột bằng đường bộ trên đường 14 được, vì Sư đoàn 320 của ta đã đánh chiếm, cắt đường.

Đi cứu Buôn Ma Thuột là chữa cháy, nên phải rất nhanh chóng. Chỉ còn một kế có thể khả thi là hạ cánh trực thăng xuống đông Buôn Ma Thuật trên đường 21.

Như thế là tình huống địch đi cứu Buôn Ma Thuột diễn ra rất giản đơn. Chỉ còn một tình huống diễn ra. Để đối phó với tình huống này ta đã bố trí sẵn Sư đoàn 10 và trung đoàn 25 để đánh địch. Rõ ràng trên thực tế ta có thể tổ chức bày đặt thế trận, điều động địch hành động trúng kế và rơi vào thế trận của ta để ta tiêu diệt nhanh gọn.


38. Thế trận cài xen kẽ là một thế trận hiểm hóc của chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Chiến cục mùa Xuân 1975, thế trận của ta không phải đánh từ phía bắc vào, từ Quảng Trị vào Huế, Đà Nẵng rồi cuối cùng đến Sài Gòn. Mà lực lượng ta được bố trí ở phía tây Huế, tây Đà Nẵng qua Tây Nguyên và cả ở tây - bắc Sài Gòn. Thế trận của chiến tranh nhân dân rất độc đáo, kỳ lạ.

Trong khi ta đánh Tây Nguyên, Huế, Đà Nẵng thì ở Sài Gòn ta cũng có quân, thậm chí cả một quân đoàn đứng sẵn ở phía bắc, tây - bắc Sài Gòn chỉ cách thành phố khoảng 50 - 70km. Do đó mà đội tổng dự bị của địch không dám đi cứu Tây Nguyên và Đà Nẵng. Sau khi ta giải phóng Đà Nẵng, Quân đoàn 4 của ta lập tức đánh ngay Xuân Lộc, làm cho Sài Gòn tuy còn xa Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh cũng phải rung động, cũng phải rối loạn, tạo điều kiện cho đại quân của ta vào giải phóng Sài Gòn nhanh chóng, gọn gàng.


39. Chia địch ra mà đánh, trói địch lại mà diệt.

40. Thế trận sinh ra hình trận

Trong lịch sử quân sự truyền thống:

Hình trận dài, mỏng thì dễ đánh.

Hình trận vuông thì khó đánh

Hình trận vuông rỗng thì dễ đánh hơn hình trận vuông đặc.

Chiến dịch Biên Giới 1950, căn cứ vào hình thế của địch đóng quân theo dọc đường 4 từ Thất Khê qua Đông Khê đến Cao Bằng, thành một hệ thống cứ điểm, căn cứ theo trục đường.

Chủ trương của ta là đánh điểm diệt viện trên tuyến đường đó. Thế trận của ta bố trí dọc hai bên đường. Thế trận của ta đã tạo ra một hình trận dài và mỏng.

Lơ Pa-giơ, Sác-tông đi trên đường đó thành một sợi chỉ dài, đội hình rất mỏng, không có chiều sâu; đánh một cái là tan.

Chiến cục mùa Xuân 1975, thế trận của ta đánh địch không phải từ phía bắc Quảng Trị vào Huế, Đà Nẵng mà là từ phía tây Huế, Đà Nẵng. Tuyến phòng thủ cơ bản của địch nằm trên dọc đường số 1 từ Quảng Trị qua Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn... Nếu ta đánh từ phía bắc vào, từ Quảng Trị vào thì phải đột phá Quảng Trị, chiếm được Quảng Trị rồi lại phải tiếp tục đột phá Huế; chiếm được Huê rồi lại phải đột phá tiếp Đà Nẵng. Nếu đột phá từ phía bắc vào thì phải đột phá liên tục dài ngày, và phải đột phá liên tục theo chiều sâu rất lớn. Đột phá như thế thì các tuyến sau ở trong tung thâm của địch có thời gian củng cố và có điều kiện để cơ động phản kích.

Ta đột phá từ phía tây vào Huế, bỏ qua Quảng Trị, từ phía tây vào Đà Nẵng thì phòng ngự của địch rất mỏng, không có chiều sâu chiến dịch, mà chỉ có chiều sâu chiến thuật. Ta chỉ cần một lần đột phá chiến dịch là đã đạt tới chiều sâu chiến lược, là đánh được vào sân bay Đà Nẵng, thị xã Đà Nẵng, một căn cứ chiến lược của địch ở chiến trường phía bắc miền Nam.

Chiến tranh nhân dân của ta trải qua bao nhiêu năm mới tạo ra được một thế trận hiểm hóc như thế. Thế trận không phân tuyến bắc, nam với địch.

Dựa theo hình thế bố trí của địch do chiến tranh nhân dân của ta tạo ra, buộc địch phải bố trí lực lượng có lợi cho ta. Thế trận của ta tạo ra cho địch là một hình trận dài, mỏng, không có chiều sâu. Như thế ta chỉ cần đột phá một cách dễ dàng vài điểm trên hình trận đó của địch là địch tan vỡ, bị chia cắt thành nhiều mảng.

Sau khi giải phóng Tây Nguyên, ta phát triển đánh xuống Nha Trang, Cam Ranh nhằm chia cắt chiến trường miền Nam ra làm đôi, phá vỡ thế liên hoàn của địch; các chiến trường của địch bị cô lập, không ứng cứu được nhau.

Trong tác chiến tạo được hình trận dài, mỏng thì dễ đánh.

Trong kháng chiến chống Pháp ta đánh vào chiến trường Tây Bắc tức là đánh vào hình trận vuông, không giống như đánh vào một tuyến đường dài như trên đường số 4 Thất Khê - Cao Bằng như chiến dịch Biên Giới.

Ta đánh địch ở chiến trường Tây Bắc không phải đánh vào tuyến mà đánh vào diện, vào các cứ điểm của địch đóng trên địa bàn Tây Bắc. Nhưng hình trận vuông này của địch là hình trận vuông rỗng, vì địch không bố trí dày đặc các cứ điểm trên địa bàn. Do đó ta luồn quân, ém quân, chọc sâu vào đội hình của địch cũng dễ. Ta tiến vào bao vây tiến công các cứ điểm của địch cũng dễ, còn địch cơ động ứng cứu lẫn nhau lại khó. Do đó hình trận vuông ở đây là hình trận vuông rỗng, có khó đánh hơn hình trận dài của địch, nhưng cũng còn dễ hơn hình trận vuông đặc của địch. Hình trận vuông đặc la trên một diện địch bố trí mật độ cứ điểm nhiều, dày đặc có chiều sâu dễ cơ động, dễ chi viện ứng cứu lẫn nhau.

Chiến dịch Quang Trung - Hà Nam Ninh mùa hè 1951, quân ta đánh vào địa bàn đồng bằng, địch bố trí trên một diện đày đặc các cứ điểm. Ta lọt vào vòng trong của địch khó; địch lại dễ cơ động ứng cứu lẫn nhau, cả đường bộ, đường sống và phát huy được mạnh các quân chủng. Do đó mà hiệu quả của chiến dịch thấp.

Hình trận vuông đặc là khó đánh nhất. Nhưng nếu chiến tranh nhân dân phát triển cao, chiến tranh du kích phát triển mạnh và phối hợp tuyến trong, tuyến ngoài chặt chẽ thì cũng không khó lắm.

Tư duy về thế trận của Nguyễn Trãi là "Được thời có thế thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn. Không thời mất thế thì to hóa ra nhỏ, mạnh hóa ra yếu, an lại thành nguy". Tư duy về thế trận của Hồ Chí Minh là:

   "Lạc nước hai xe đành bỏ phí
   Gặp thời một tốt cũng thành công"

Và:
   "Một quả cân
   Có thể nhấc được một tạ
   Như thế là thế thắng lực".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #27 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:57:17 pm »

Chương năm
TÌNH HUỐNG


41. Tình huống là vấn đề sôi động nhất của chỉ huy tác chiến. Thực hành tác chiến cũng là vấn đề chỉ huy tình huống.


42. Chỉ huy thực hành tác chiến là vấn đề xây dựng tình huống, dẫn dắt tình huống, tạo tình huống, xử trí tình huống, đối chọi tình huống.


43. Trong đối chọi tình huống thì vấn đề hay nhất là gạn lọc tình huống.

Trong thực hành tác chiến, đấu tranh tình huống có rất nhiều tình huống phải đối phó; rất nhiều tình huống phức tạp, rối rắm. Tình huống như một mớ bòng bong làm thế nào loại được bớt các tình huống phức tạp. Gạn lọc tình huống là hạn chế hoặc loại trừ các tình huống nguy hại đối với ta, chỉ còn để diễn ra các tình huống dễ đối phó. Tình huống nguy hại đối với ta là tình huống đội dự bị các cấp của địch đến ứng cứu, giải tỏa, phản kích; hoặc địch co cụm lớn và tổ chức thành nhiều tuyến phòng ngự, ngăn chặn ta tiến công.

Trong chiến cục Đông Xuân 1953-1954, để loại bỏ tình huống địch tập trung, các lực lượng cơ động ta đã phân tán địch trên toàn chiến trường Đông Dương. Sau đó ta tiến công Điện Biên Phủ. Lực lượng cơ động của địch đã bị phân tán ra các chiến trường, không tập trung lớn để đối phó ở Điện Biên Phủ được. Tướng Na-va đã thú nhận là lực lượng cơ động của quân Pháp đã phải phân tán từ 80 đến hơn 80% ra các chiến trường. Như thế là ta đã hạn chế được tình huống địch tập trung các lực lượng cơ động để đối phó với ta. Đó là vấn đề gạn lọc tình huống theo mưu kế của ta.

Chiến cục mùa Xuân 1975, thế trận chiến lược của ta đã bố trí được 3 tập đoàn chiến lược trên cả 3 chiến trường, ở cả trước mặt địch và sau lưng địch. Ta đã bố trí một quân đoàn và một số sư đoàn, trung đoàn ở mặt trận Huế - Đà Nẵng; một cụm sư đoàn và trung đoàn ở mặt trận Tây Nguyên, và đặc biệt đã bố trí một quân đoàn và một số sư đoàn, trung đoàn ở xung quanh thủ đô Sài Gòn của địch.

Thế trận chiến lược sâu, hiểm như thế đã hạn chế được các đội dự bị của địch đi ứng cứu, phản kích ra các chiến trường bị tiến công trước. Vì các đội dự bị của địch đã bị Quân đoàn 4 của ta kìm quân tại chiến trường Sài Gòn. Như thế là ta đã loại bỏ được tình huống khó khăn nhất, nguy hiểm cho ta là hạn chế hoặc loại trừ được đội dự bị của địch đi ứng cứu cho chiến trường Tây Nguyên và chiến trường Huế - Đà Nẵng.

Trong chiến dịch Tây Nguyên Xuân 1975, ta đánh chiếm đường 19, đường 14 và đường 21. Như thế là ta đã loại trừ được địch đi tăng viện Plây Cu bằng đường bộ từ Quy Nhơn lên. Khi ta đánh Buôn Ma Thuột thì ta cũng loại trừ được tình huống địch đi đường bộ theo đường 14 từ Plây Cu xuống ứng cứu cho Buôn Ma Thuột; chỉ còn một tình huống là địch từ Plây Cu hạ cánh trực thăng xuống phía đông Buôn Ma Thuột, trên đường 21 để ứng cứu cho Buôn Ma Thuột.

Tình hình ở đây là có hai tình huống địch từ Plây Cu đi ứng cứu cho Buôn Ma Thuột: một là, đi đường bộ theo đường 14 và hai là, đi máy bay trực thăng. Địch đi đường bộ thì lực lượng đông hơn và mạnh hơn. Ta gạn lọc tình huống này với ý định là loại trừ tình huống nguy hại ấy. Loại trừ tình huống này bằng cách dùng Sư đoàn 320 đánh chiếm đường 14. Sư đoàn 23 thiếu và các liên đoàn của địch không thể đi đường 14 và phá vỡ được thế ngăn chặn của Sư đoàn 320 để xuống ứng cứu Buôn Ma Thuật. Vì từ Plây Cu đi Buôn Ma Thuột dài 80km phải qua ba cái đèo hiểm trở, địch chỉ còn một cách là hạ cánh trực thăng.

Theo nguyên tắc và quy luật tác chiến, địch còn lực lượng dự bị thì phải đi ứng cứu.

Trong các tình huống đi ứng cứu Buôn Ma Thuột của địch, ta phân tích gạn lọc các tình huống xem còn tình huống nào diễn ra. Trong gạn lọc tình huống, ta hạn chế và loại trừ các tình huống nguy hại nhất, chỉ còn để diễn ra tình huống ít nguy hại hơn, ta dễ đối phó hơn - trong hai tình huống đi ứng cứu Buôn Ma Thuột là đường bộ và đường không. Ta đã loại trừ tình huống nguy hại nhất là đường bộ và chỉ còn đường không. Thực tế thì ta cũng không có khả năng hạn chế và loại trừ địch cơ động bằng đường không. Do đó mà tương kê tựu kế. Để đối phó với phản kích, ứng cứu Buôn Ma Thuột bằng đường không của địch ta đã sử dụng Sư đoàn 10 vừa đánh Đức Lập xong chuyển về làm đội dự bị, bố trí ở phía đông bắc Buôn Ma Thuột, sẵn sàng đánh địch hạ cánh trực thăng xuống đông Buôn Ma Thuột; và bố trí trung đoàn bộ binh độc lập số 25 đánh chiếm đường 21 ở phía đông Buôn Ma Thuột.

Đúng như dự kiến, phán đoán của ta theo quy luật tác chiến, sư đoàn 23 thiếu của địch hạ cánh trực thăng xuống đông Buôn Ma Thuột, trên đường 21. Địch rơi đúng vào bẫy của ta, đi đúng vào kế và sa vào thế của ta. Buôn Ma Thuột thất thủ, sư đoàn 23 bị tiêu diệt. Tình huống này đã tạo ra sự đột biến về chiến dịch. Đoàn quân địch Plây Cu rút chạy về Phú Yên lại bị tiêu diệt. Tình huống này lại tạo ra đột biến về chiến lược, tạo điều kiện cho chiến dịch Huế - Đà Nẵng thắng lợi giòn giã.

Trận Huế - Đà Nẵng thắng lợi giòn giã, sau Tây Nguyên lại tạo ra đột biến về chiến tranh.

Còn về tình huống chiến lược địch dùng đội tổng dự bị đi ứng cứu cho Tây Nguyên thì gạn lọc như thế nào?

Hình thế chiến lược của ta, địch đã tự nó hạn chế đội tổng dự bị của địch ở Sài Gòn khó cơ động đi ứng cứu cho các chiến trường khác được. Chỉ còn tình huống lữ đoàn dù ở Đà Nẵng có thể đi ứng cứu cho Tây Nguyên, khi Đà Nẵng chưa xảy ra chiến sự.

Thực hiện việc gạn lọc tình huống này, ta cho Sư đoàn 304 bám riết lữ dù 3 của địch ở địa bàn Đại Lộc, tây Đà Nẵng. Sư đoàn 304 của ta phải kìm giữ lữ dù 3 của địch ở đó, không cho nó cơ động đi ứng cứu cho Buôn Ma Thuột, cho Tây Nguyên.

Hành động gạn lọc tình huống này làm cho lữ dù 3 của địch không cơ động lên Tây Nguyên trước và sau Buôn Ma Thuột được. Chỉ đến khi Buôn Ma Thuột thất thủ, sư đoàn 23 bị tiêu diệt, và đoàn quân Plây Cu rút chạy địch mới phải nín thở cho lữ đoàn dù 3 từ Đà Nẵng về chiếm đèo Phượng Hoàng trên đường 21 để ngăn chặn quân ta tiến về chiếm Nha Trang.

Còn ở Tây Nguyên để hạn chế quân dù khi xuống Buôn Ma Thuật không thể hành động tự do, ta cho một bộ phận đặc công và bộ binh đánh chiếm một phần sân bay Hòa Bình ở Buôn Ma Thuật; và cho pháo binh sẵn sàng pháo kích sân bay Hòa Bình khi quân dù địch đổ quân xuống đó.

Nghệ thuật gạn lọc tình huống là hạn chế, thậm chí loại trừ không cho tình huống nguy hại diễn ra. Trận then chốt Buôn Ma Thuột, ta đã thực hiện được, nhờ đó mà trận đánh Buôn Ma Thuột đã thành công tốt đẹp.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #28 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2022, 06:59:52 pm »

44. Gạn lọc tình huống là nghệ thuật giải quyết mâu thuẫn trong đối chọi tình huống.

Năm 1427, Lê Lợi gặp ba tình huống chiến lược, ba mâu thuẫn phải giải quyết: Vương Thông ở Đông Quan, Liễu Thăng ở Chi Lăng và Mộc Thạnh ở Lê Hoa. Liễu Thăng và Vương Thông là hai mâu thuẫn trọng yếu đối với Lê Lợi. Trình độ đánh thành kém và Vương Thông đã bị vây hãm thì Liễu Thăng lúc đó là nguy hiểm nhất; Liễu Thăng là đoàn quân mạnh nhất, còn sung sức, vì nó là đoàn quân đi cứu viện. Nó là cứu tinh của Vương Thông. Cho nên đạo quân Liễu Thăng lúc đó đối với Lê Lợi là mâu thuẫn chủ yếu. Lê Lợi tập trung vào giải quyết Liễu Thăng. Đánh phục kích quân mới ở xa đến lạ lẫm, mệt nhọc là sở trường và hợp với quan điểm, trình độ tác chiến của quân đội Lê Lợi. Mâu thuẫn đó được giải quyết thì Vương Thông đầu hàng. Đó cũng là hợp với nguyên tắc tác chiến vây điểm diệt viện. Mâu thuẫn chủ yếu đã chuyển hóa từ Vương Thông sang Liễu Thăng.

Mùa Xuân 1975, ta đánh Buôn Ma Thuột. Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ, mâu thuẫn chủ yếu trong đấu tranh tình huống là sư đoàn 23 quân ngụy Sài Gòn đến phản kích cứu viện. Ta giải quyết được sư đoàn 23 thì mâu thuẫn trong đấu tranh tình huống trong giai đoạn đầu của chiến dịch Tây Nguyên được giải quyết.

Sau Buôn Ma Thuột và sư đoàn 23, thì tình huống mới lại phát sinh, đánh Plây Cu là chủ yếu hay phát triển xuống Nha Trang - Cam Ranh là chủ yếu. Đường 21 đã mở thì phát triển xuống Nha Trang, Cam Ranh là chủ yếu hơn; còn Plây Cu thì vây lại. Quân ta chiếm được Nha Trang, Cam Ranh thì giá trị chiến lược lớn hơn Plây Cu. Dù Plây Cu có còn đấy và còn quân đông cũng không còn tác dụng về chiến lược. Tình thế đó sẽ dẫn tới phải đầu hàng. Mâu thuẫn chiến lược chủ yếu lúc đó là Nha Trang.

Giải quyết thành công các mâu thuẫn trên tạo điều kiện thuận lợi để diễn biến chiến tranh, chiến cuộc phát triển theo dự kiến và mong muốn của ta. Đó cũng là nghệ thuật giành thắng lợi trong đấu tranh.


45. Tình huống sinh ra thời cơ

Thời cơ là mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm trong đấu tranh tình huống cần được chuyển hoá. Hai bên đấu tranh diễn ra tình huống một bên sắp thắng, một bên sắp thua; thắng nhỏ có thể phát triển thành thắng lớn, thua nhỏ có thể thành thua to hoặc thắng có thể biến thành thua, và thua có thể biến thành không thua hoặc thành thắng, v.v...

Đó là sự vận động mâu thuẫn của đấu tranh, là sự vận động của tình huống trong đấu tranh. Đấu tranh tình huống phát triển đến cao trào, đến giai đoạn sự vật phát triển tới độ chín muồi để có thể chuyển hóa sang một trạng thái mới. Đó là quy luật của sự vận động của sự vật trong đấu tranh. Một bên sắp thua, nhưng có đội dự bị đến cứu thì có thể không thua. Chiến dịch Quảng Trị năm 1972 ta đang thắng, địch đang thua, nhưng đội dự bị của địch đến, ta không đánh được, nên địch không thua to. Tình hình địch sắp thua to ta bỏ mất thời cơ đó, ta không đẩy được sự chuyển hóa tình huống đó phát triển, không chớp được thời cơ đó, địch đã đưa đội dự bị đến, làm cho lực lượng hai bên chuyển hóa sang một trạng thái khác. Địch yếu trở thành mạnh, ta đứng yên, không có chuyển hóa gì nên bỏ mất thời cơ. Địch đứng được và phát triển được, còn ta thì không phát triển được.

Cũng năm 1972 khi ta giải phóng được Đắc Tô - Tân Cảnh, ở thị xã Kon Tum địch rất hoang mang, đó là thời cơ ta đánh vào Kon Tum. Nhưng ta lại đánh chậm, không đánh ngay nên địch củng cố được. Ta bỏ lỡ mất thời cơ và không giành được thắng lợi lớn.

Mùa Xuân 1975, khi địch tập trung vào đối phó ở Plây Cu, để sơ hở Buôn Ma Thuột, sự chuyển hóa lực lượng hai bên là khâu Plây Cu chưa có sự chuyển hóa gì đến độ chín muồi để chuyển sang trạng thái khác, nhưng Buôn Ma Thuột đã có sự chín muồi để chuyển hóa sang một trạng thái khác, vì một bên rất yếu, một bên rất mạnh và bên rất yếu lại bị cô lập. Đó là thời điểm để hai bên đấu tranh chuyển hóa trạng thái. Buôn Ma Thuột không còn là như cũ, mà đã chuyển sang tay đối phương. Ta hành động đúng thời điểm đó là đã chớp được thời cơ.

Đến khi sư đoàn 23 đổ quân xuống ứng cứu Buôn Ma Thuột thì đấu tranh lại có hai hướng chuyển hóa. Một là cứu được Buôn Ma Thuột, biến bại thành thắng. Đó là một thời điểm để chuyển hóa, cũng như ở Mỹ Chánh trong chiến dịch Quảng Trị năm 1972, và đây cũng là thời điểm để chuyển hóa sang một hướng khác, một trạng thái khác. Từ thắng lợi Buôn Ma Thuột, nếu tiêu diệt sư đoàn 23 đến ứng cứu Buôn Ma Thuột thì thắng lợi của trận Buôn Ma Thuột càng lớn, có thể làm chuyển hóa mạnh cục diện chiến dịch, tác động đến chuyển hóa cục diện chiến lược, đội dự bị đến ứng cứu sinh ra thời điểm chuyển hóa của hai trạng thái. Hoặc là biến bại thành thắng; hoặc là biến thắng nhở thành thắng lớn; biến thắng lớn càng lớn hơn. Tình huống địch hoang mang cực độ sau thất bại, nếu hành động đúng trong tình huống này thì có thể biến thắng nhở thành thắng lớn. Hoặc sau khi hoang mang hồi phục lại được thì hạn chế được thất bại nhỏ không thành thất bại lớn. Sự chuyển hóa giữa hai trạng thái đó là do nghệ thuật nắm bắt thời cơ của hai bên đối địch. Trận Buôn Ma Thuột và trận tiêu diệt sư đoàn 23 là một đòn then chốt quyết định của chiến dịch tạo ra đột biến về chiến dịch, tạo ra phản ứng dây chuyền, đẩy đoàn quân Plây Cu rút chạy. Đoàn quân Plây Cu rút chạy bị tiêu diệt lại tạo ra một đột biến về chiến lược, làm cho cục diện chiến lược chuyển biến rất nhanh chóng, xoay chuyển một cách đột ngột, đẩy địch rối loạn về mặt chiến lược, tạo ra bước ngoặt về chiến lược.

Trong lịch sử ta cũng thấy khi đoàn thuyền của Hoằng Thao và đoàn thuyền của Ô Mã Nhi gặp phải cọc Bạch Đằng là thời điểm mà mâu thuẫn trong cuộc đấu tranh giữa ta và địch đã phát triển đến đỉnh điểm, phát triển đến độ, đến giai đoạn cần được chuyển hóa, phát triển đến độ chín muồi để chuyển hóa. Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đã hành động đúng vào thời điểm đó. Các ông đã hành động đúng thời cơ, đã nắm bắt được thời cơ, chớp được thời cơ để hành động, nên đã giành được thắng lợi rất vang dội.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #29 vào lúc: 19 Tháng Mười Hai, 2022, 07:03:16 pm »

Chương sáu
TỔ CHỨC QUÂN


46. Tổ chức quân của chiến tranh nhân dân Việt Nam có ba thứ quân. Đó là quy luật và truyền thống của chiến tranh nhân dân Việt Nam để đánh thắng quân xâm lược lớn mạnh. Ba thứ quân thể hiện chiến tranh toàn dân; mà có chiến tranh toàn dân mới đánh bại được quân xâm lược.


47. Tổ chức quân thời bình và thời chiến thế nào thì hợp lý?

Thời bình tổ chức ít đơn vị lớn.

Thời chiến tổ chức các đơn vị lớn nhiều hơn.

Giai đoạn tổng tiến công tổ chức các đơn vị lớn càng nhiều hơn.

Thời bình nơi nào có nguy cơ bạo loạn lật đổ thi tổ chức các đơn vị địa phương phải mạnh hơn.

Giai đoạn tổng tiến công là giai đoạn đánh lớn, đánh tiêu diệt lớn để giải phóng đất đai; đánh vào các đô thị, các căn củ quân sự lớn, các trận địa kiên cố vững chắc của địch hoặc các đội quân lớn của địch cơ động hoặc phòng ngự dã chiến trên chiến truòng, các đội dự bị lớn của địch đi tiếp viện, ứng cứu, phản kích. Về không gian thì tác chiến trên một chiến trường rộng lớn, trên nhiều chiến trường hoặc trên toàn chiến tuyến. Muốn tiêu diệt lớn nhiều đoàn quân địch, trên nhiều chiến trường để giành thắng lợi của tổng tiến công thì phải tổ chức nhiều đơn vị tác chiến lớn. Phải tổ chức nhiều cụm sư đoàn, nhiều đoàn quân, tập đoàn quân có đơn vị tác chiến ở tuyến một và có các đội dự bị, v.v... Có thế mới tiến công liên tục trên nhiều chiến trường và cơ động một cách chủ động, và địch không thể hồi phục để đối phó có hiệu quả được. Được như thế thì thắng lợi chiến lược của ta ngày càng được mở rộng, chủ động đối phó với các tình huống bất ngờ và địch thất bại về chiến lược càng nặng nề, dẫn đến sự thất bại hoàn toàn của địch.

Chiến cục mùa Xuân 1975 ta có 2 quân đoàn và 1 cụm sư đoàn đứng chân trên toàn chiến tuyến và 1 quân đoàn làm đội tổng dự bị. Lần này đội tổng dự bị của ta hay hơn của quân đội Sài Gòn. Ta có một quân đoàn. Địch chỉ có 2 sư đoàn tổng dự bị, lại bị phân tán, không được sử dụng tập trung. Sư đoàn dù ra chiến đấu ở tuyến một coi như làm thê đội một chiến dịch.

Trong cuộc chống Nguyên - Mông lần thứ 2 năm 1285, nhà Trần tổ chức 2 đạo quân. Đạo quân bắc sông Hồng do Trần Hưng Đạo chỉ huy đánh chủ tướng Thoát Hoan và đạo quân nam sông Hồng do 2 vua Trần chỉ huy, đánh phó tướng Toa Đô.

Năm 1427, Lê Lợi tổ chức 2 đạo quân. Một đạo vây hãm Vương Thông ở Đông Quan; một đạo quân đánh Liễu Thăng ở Chi Lăng - Xương Giang một đạo quân nhỏ chặn Mộc Thạnh ở ải Lê Hoa - ngoài ra còn 1 đạo quân nhỏ làm đội tổng dự bị. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, năm 1941, quân phát xít Hít-le khi đánh Liên Xô, tổ chức ra 3 cụm tập đoàn quân, đánh trên 3 hướng chiến lược trọng yếu.

Năm 1945, sau khi giải phóng tổ quốc đánh đuổi quân đội phát xít ra khỏi đất nước, Liên Xô thực hành tổng tiến công sang nước Đức phát xít và các nước Đông Âu. Hồng quân Liên Xô tổ chức ra 6 phương diện quân đánh sang Béc-lin, diệt trừ mầm mống của lò lửa chiến tranh xâm lược.

Mỗi cụm tập đoàn quân lớn cũng như mỗi phương diện quân lớn có số đông tới khoảng triệu người, hàng ngàn máy bay, hàng ngàn xe tăng, xe bọc thép và hàng vạn khẩu pháo.

Năm 1941, khi tổng tiến công sang Liên Xô, phát xít Hít-le tổ chức ra 3 cụm tập đoàn quân. Cụm tập đoàn quân trung tâm đánh về hướng Mát-xcơ-va có 50 sư đoàn, trong đó có 9 sư đoàn xe tăng, 6 sư đoàn và 2 lữ đoàn cơ giới (có tài liệu nói sau này tổ chức thành tập đoàn quân xe tăng), 2 tập đoàn quân binh chủng hợp thành số 2 và số 4; và được một tập đoàn quân không quân số 2 có 1.600 máy bay yểm trợ.

Về phía Hồng quân Liên Xô năm 1945, khi đánh sang Béc-lin và các nước Đông Âu, Hồng quân cũng tổ chức ra 6 phương diện quân. Phương diện quân Bê-lô-rút-si-a số 1 do Nguyên soái Giu-cốp chỉ huy đánh vào Béc-lin có 5 tập đoàn quân binh chủng hợp thành, 2 tập đoàn quân xe tăng, 1 tập đoàn quân không quân yểm trợ. Phương diện quân Bê-lô-rút-si-a số 1 và phương diện quân U-cờ-rai-na số 1 do Nguyên soái Kô-ni-ep chỉ huy, trực tiếp đánh vào Béc-lin có số quân là 2,5 triệu người.


48. Trong tác chiến hiện đại, phải coi trọng tổ chức lực lượng không quân, tên lửa, và lực lượng chống không quân, tên lửa.

Máy bay và tên lửa là những thứ vũ khí lợi hại nhất, có tính ưu việt nhất. Máy bay, tên lửa có hỏa lực mạnh nhất, tầm bắn, tầm tác chiến xa nhất, sức cơ động cao nhất, linh hoạt nhất, bất ngờ nhất. Nó giải quyết được nhiều mâu thuẫn trong bản thân chiến đấu, như mâu thuẫn giữa địa hình và cơ động; giữa hỏa lực và cơ động; giữa không gian và thời gian, v.v... xu hướng tác chiến hiện đại là máy bay, tên lửa và các loại vũ khí không có người ngày càng phát triển. Bất cứ quân binh chủng nào cũng cần có máy bay yểm hộ, chi viện và hiệp đồng tác chiến; và quân, binh chủng nào cũng cần có trang bị tên lửa làm thứ hỏa lực cốt cán và có biên chế, trang bị máy bay.

Do đó các quân, binh chủng đều phải có vũ khí chống máy bay, tên lửa tốt và phải tăng cường các loại vũ khí đó.


49. Các đơn vị dân quân, du kích ngoài trang bị thô sơ, thô sơ cải tiến ra, cũng phải được trang bị tương đối hiện đại để đánh ở đằng sau lưng địch, đánh máy bay lên thẳng và đánh tên lửa hành trình, đánh xe tăng, xe bọc thép. Dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược, có tác dụng chiến lược. Nó có thể hạn chế sức mạnh chiến lược của đối phương.


50. Phù hợp với phương thức tác chiến của chiến tranh nhân dân Việt Nam nên trang bị các dạng vũ khí khí tài như sau:

- Thô sơ và thô sơ cải tiến.

- Mang vác và mang vác hiện đại.

- Cơ giới hóa và cơ giới hóa có trình độ cao.

- Vũ khí, khí tài chống tác chiến điện tử và tác chiến điện tử.

Căn cứ vào địch, vào ta, vào địa hình, thời tiết.

Địch: mạnh hơn ta rất nhiều về vũ khí, kỹ thuật. Trình độ hiện đại hớa, cơ giới hoá của địch rất cao.

Về ta: quan điểm, đường lối chiến tranh của ta nhất quán từ trước đến nay là chiến tranh nhân dân; tổ chức lực lượng thành 3 thứ quân - phương thức chiến tranh là chính quy kết hợp với du kích - phương pháp là tác chiến cài xen kẽ với địch - có 4 dạng vũ khí và 3 thứ quân mới chiến đấu được; trong điều kiện tương quan lực lượng trên mới thực hiện được phương thức chiến tranh và phương pháp tác chiến và tiến lên hiện đại hóa, cơ giới hoá ngày càng cao.


51. Tùy theo nhiệm vụ quân sự và địa hình, tổ chức quân có cái chung giống nhau và cũng có cái riêng khác nhau tùy từng địa bàn tác chiến.

52. Quân đội đi xâm lược có nhu cầu tổ chức hạm đội đại dương, có tàu sân bay. Quân đội bảo vệ Tổ quốc, không đi xâm lược, trong điều kiện còn hạn chế về thực lực kinh tế chưa tổ chức được hạm đội đại dương, thì cần tổ chức hạm đội biển gần hoặc cận đại dương, nhưng cần có thêm máy bay ném bom chiến lược hạng nhẹ có tốc độ lớn và có tên lửa bờ đối biển.

Quân đội ta không đi xâm lược ai, chỉ bảo vệ Tổ quốc nhưng cũng cần có hạm đội hải quân mạnh để chống lại hải quân hiện đại, hùng mạnh đến xâm lược của địch. Mặt khác, điều kiện kinh tế chưa cho phép, do đó chưa thể tổ chức hạm đội đại dương, chưa thể có tàu sân bay, nhưng rất cần có hạm đội biển gần hoặc cận đại dương, tên lửa bờ đối biển và có không quân mạnh để đánh lại hải quân địch. Sau này nếu giàu có, đủ sức, đủ tiền của bảo đảm xây dựng, phát triển mạnh kinh tế, có tiền đề xây dựng, phát triển quốc phòng, thì cũng có thể tổ chức hạm đội đại dương, để hạn chế sự khống chế lũng đoạn của các nước lớn. Ở thập kỷ 70 - Liên Xô có đóng tàu sân bay cỡ vừa chưa có tàu sân bay loại cỡ lớn như Mỹ, nhưng có máy bay ném bom chiến lược hạng nhẹ có tốc độ lớn, tầm bay xa TU22M. Đó là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nhẹ tốt nhất thế giới ở thập kỷ 70. Về tên lửa phòng không S300 (C300) của Liên Xô (Nga) cũng là loại tốt nhất hiện nay; tốt hơn tên lửa Pa-tơ-ri-ốt của Mỹ (Patriot).

"TU22M của Liên Xô có tốc độ bay gấp hơn 2 lần tiếng động; (Mach 2,25 - 2,5) bán kính chiến đấu: 4.000km - 5.000km, mang tên lửa không đối đất AS4 (Kitchen) có tầm bắn từ 300km đến 800km. Máy bay FB111 của Mỹ cũng có tốc độ bay như TU22M nhưng bán kính chiến đấu chỉ đạt 2.500km, bằng một nửa máy bay TU22M"1 (Janés Aircraft 1979-1980, Janés Weapon Systems 1979-1980).

Có máy bay ném bom chiến lược hạng nhẹ, có tốc độ cao, tầm bay lớn thì có thể uy hiếp, khống chế hạm đội đại dương của đối phương ở đại dương gần. Có hạm đội đại dương mới có chiến lược toàn cầu một cách hoàn chỉnh; mới tham gia bảo vệ hòa bình thế giới một cách tích cực. Đó là phương hướng chiến lược cần đạt tới của quân đội ta.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM