Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:14:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 9356 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2022, 07:18:37 pm »

4. Không ngừng cải tiến các hình thức tổ chức và phương pháp công tác cho phù hợp với tình hình thay đổi và sự phát triển của các phương tiện và phương pháp đấu tranh vũ trang.

Sau khi cuộc nội chiến kết thúc, những công tác lớn lao về cải tiến tổ chức quân đội đã tiến hành dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng.

Nội dung cơ bản của việc cải tiến đó gồm có:

- Chuyển lực lượng võ trang Liên Xô thành một hệ thống thường trực và địa phương kết hợp với nhau nhằm giảm bớt chi phí, giảm bớt số người tách khỏi sản xuất, nhưng đồng thời vẫn giữ được hạt nhân cơ bản của lực lượng võ trang đó.

- Các công dân làm nghĩa vụ quân sự đăng ký vào quân đội địa phương, học tập quân sự theo chế độ ngắn kỳ và kết hợp diễn tập với quân đội thường trực.

- Tăng cường cán bộ đảng trong cơ quan Trung ương của quân đội. Tập trung công tác đảng vào quân đội và tăng cường ảnh hưởng Đảng trong các đơn vị địa phương. Bộ máy quân sự Trung ương được giản chính và củng cố trở thành hệ thống lãnh đạo và chỉ huy duy nhất của lục quân, điều chỉnh công tác của các cơ quan phụ trách việc đăng ký và tuyên mộ.

- Những biện pháp của Ban Chấp hành Trung ương về vấn đề thanh trừ tên phản bội Trốt-sky và bè lũ của nó ra khỏi quân đội có ý nghĩa lớn lao trong việc củng cố quân đội. Đảng đã đưa vào bộ máy trung ương các sĩ quan chỉ huy và chính trị có kinh nghiệm lãnh đạo trong thời kỳ nội chiến và đã được học tập trong Viện hàn lâm quân sự.


Trong thời kỳ chiến tranh cơ cấu tổ chức quân đội được luôn luôn cải tiến. Nhờ có thay đổi tổ chức, có trang bị mới, kỹ thuật, chiến thuật mới, hỏa lực mạnh mẽ nên tính cơ động của các sư đoàn được tăng lên. Nhiều binh chủng được thành lập như đơn vị cơ giới, vùng núi, trượt tuyết, cao xạ pháo... Các đơn vị pháo binh lớn lên về chất lượng và số lượng. Các đơn vị chống tăng phát triển rất nhanh. Bộ đội lại được trang bị hỏa tiễn. Bộ đội xe tăng trở thành một sức mạnh làm cho kẻ thù khiếp sợ. Những đơn vị xe tăng được tổ chức ngay trong lục quân hoặc thành những đơn vị độc lập. Bộ đội không quân phát triển mạnh và toàn diện. Các binh chủng khác như: công binh, thông tin đều được phát triển rộng rãi.


Sự cải tiến không ngừng đó đã làm cho sức mạnh của quân đội ngày càng tăng tiến, làm cho Quân đội Liên Xô vượt hẳn quân đội các nước tư bản trên thế giới.


5. Phát triển nhịp nhàng và cân đối tất cả các binh chủng và quân chủng là một nguyên tắc quan trọng trong việc xây dựng Quân đội Liên Xô.

Đảng cộng sản Liên Xô biết rằng những phương pháp tiến hành chiến tranh, những hoạt động quân sự đều phụ thuộc vào nền kinh tế và chế độ chính trị. Khi hình thức và phương pháp tiến hành chiến tranh thay đổi thì kéo theo cả sự thay đổi về tổ chức và trang bị của quân đội và sự thay đổi trong tương quan giữa các binh chủng và quân chủng. Dựa trên yêu cầu phải đáp ứng đòi hỏi của chiến tranh hiện đại, đáp ứng tình hình phát triển nhanh chóng của các phương tiện đấu tranh vũ trang và đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, Đảng đã đề ra một cách toàn diện và sâu sắc nguyên tắc phát triển nhịp nhàng, cân đối, đồng thời quy định nhiệm vụ và sự phối hợp khéo léo giữa tất cả các binh chủng.


Trong thời gian tiến hành chiến tranh Đảng không ngừng chú ý cải tiến trang bị và phát triển tất cả các binh chủng và quân chủng làm cho Quân đội Liên Xô nâng cao được sức chiến đấu, bảo đảm đánh tan quân phát xít Đức. Thắng lợi đó đạt được là nhờ ở việc coi trọng và hiểu biết ý nghĩa, vai trò của các binh chủng.


Khoa học quân sự Xô-viết lại chỉ rằng cuộc chiến tranh sau này nếu xảy ra, sẽ mang tính chất vận động rất lớn và diễn ra khắp nơi trên bộ, trên không, ngoài biển. Nếu không có không quân chiến thuật, chiến lược, hải quân hiện đại và không có sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các binh chủng thì không thể giành được thắng lợi.


Những đơn vị trang bị hỏa lực lớn, trong có nhiều xe tăng, pháo binh, có khả năng cơ động rất lớn, những đơn vị cơ giới xe tăng có đủ khả năng để hoạt động độc lập; nhiều loại phi cơ được phát triển; hải quân sẽ đóng một vai trò lớn lao trên chiến trường mặt biển, kết hợp với không quân và lục quân, hải quân sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ vững chắc bờ biển.


Cho nên trong chiến tranh sau này chỉ có tăng cường hiệp đồng chặt chẽ giữa các binh chủng và quân chủng mới thu được thắng lợi.

Nắm vững chủ nghĩa duy vật biện chứng, nhận thức sức sản xuất là nguồn gốc để phát triển xã hội, nắm vững nguyên lý của Ăng-ghen cho rằng: "Quân sự phụ thuộc vào kinh tế, kỹ thuật phụ thuộc vào sản xuất, kỹ thuật là cơ sở cho chiến thuật", Đảng và Nhà nước Xô-viết đặt kế hoạch trang bị Hồng quân một cách ăn khớp, nhịp nhàng với kế hoạch phát triển kinh tế của Nhà nước. Sức chiến đấu của Hồng quân phản ảnh sức sản xuất của Nhà nước Xô-viết. Công cụ sản xuất mới đã làm thay đổi được tình hình sản xuất thì công cụ chiến tranh mới cũng có thể thay đổi được tình hình chiến đấu. Do đó Hồng quân được chú trọng trang bị các công cụ chiến tranh mới, vũ khí mái. Các nhà khoa học Xô-viết cũng luôn luôn nghiên cứu, chú ý tìm tòi phát minh để cải tiến trang bị cho Hồng quân.


Đảng và Nhà nước Xô-viết luôn luôn chú trọng nguyên tắc xây dựng kỹ thuật cho Hồng quân trên cơ sở xây dựng tư tưởng và chính trị để làm cho các chiến sĩ Hồng quân trở thành những người trung thành vô hạn với chính quyền Xô-viết, với vô sản chuyên chính và có một chí khí chiến đấu kiên cường, không khuất phục, đồng thời ngày càng có một trình độ kỹ thuật cao, một trình độ kỹ thuật vượt cả quân đội các nước tư bản tiên tiến nhất.


Chính phủ Xô-viết và nhân dân rất chú ý chăm sóc và yêu mến Hồng quân. Đời sống vật chất và văn hóa được chú ý đầy đủ và không ngừng được nâng cao; các trường lớp, câu lạc bộ, nhà an dưỡng được thành lập ở các nơi. Nhà hát trung ương của Hồng quân là một trong những nhà hát to nhất ở Liên Xô.


Trong khi nhân dân Liên Xô xây dựng thắng lợi xã hội chủ nghĩa thì bọn đế quốc chủ nghĩa luôn luôn nhòm ngó, tất nhiên chúng không yên lòng, vui vẻ mà trái lại nhìn bằng một cặp mắt đầy căm hờn. Nhất là bọn phát xít sau khi cấu kết với nhau thành đồng minh Đức - Ý - Nhật đã tự nguyện đi đầu chống Liên Xô và phong trào cộng sản quốc tế. Ở trời Tây bọn phát xít Hít-le quấy rối cuộc sống yên lành của nhân dân châu Âu. Bên phương Đông thì phát xít Nhật hoành hành ở Trung Quốc và biên thùy Si-bê-ri của Liên Xô. Bọn phát xít hiếu chiến chủ quan, mù quáng tưởng rằng với lực lượng quân sự to lớn của chúng sẽ nuốt tươi được đất nước Liên Xô. Năm 1938-1939, phát xít đem quân húc thử vào biên thùy Liên Xô vùng Hải-sâm-uy và Mông Cổ. Chúng đã nhận được một bài học sâu cay.


Thế là suốt trong thời kỳ nhân dân Liên Xô xây dựng hòa bình xã hội chủ nghĩa, Hồng quân anh dũng đã hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang của mình là bảo vệ công cuộc hòa bình lao động của nhân dân, bảo vệ Tổ quốc Xô-viết xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa. Để bảo vệ đất nước Hồng quân đã hoàn thành nhiệm vụ nặng nề là xây dựng thành một đội quân cách mạng chính quy, hiện đại, có một nền lý luận quân sự tiên tiến nhất và có những trang bị vũ khí, khí tài, kỹ thuật tối tân. Trước khi nổ ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 2, Hồng quân đã trở thành một quân đội hùng cường trên thế giới.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #11 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:23:36 pm »

IV
HỒNG QUÂN LIÊN XÔ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH GIỮ NƯỚC VĨ ĐẠI VÀ SỰ CHIẾN THẮNG CỦA NỀN KHOA HỌC QUÂN SỰ VÔ SẢN


Chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ. Được ít lâu sau khi đánh bại nước Pháp và các nước tư bản khác ở châu Âu, phát xít Hít-le thu thập lực lượng và tài nguyên ở cả châu Âu chuyển sang tiến công thành trì cách mạng vô sản thế giới. Trung tâm chiến tranh thế giới chuyển sang đất nước Liên Xô. Có được ưu thế lúc đầu và lợi dụng được yếu tố bất ngờ, lại có được kinh nghiệm của hơn một năm chiến tranh, phát xít Hít-le tạm thời thu được thắng lợi lúc đầu. Chúng tập trung tuyệt đại bộ phận binh lực, binh khí vào chiến trường Liên Xô. Với từ 170 đến 240 sư đoàn gồm khoảng 3 triệu quân lính với các vũ khí, khí tài hiện đại, tối tân nhất, phát xít Hít-le tiến mau sát tới Mát-xcơ-va và Lê-nin-grát. Kế hoạch phiêu lưu của chúng là trong 3 tháng sẽ làm cỏ xong nước Nga cộng sản và tên tướng giặc ngông cuồng điên dại Hít-le sẽ vào duyệt binh ở Mát-xcơ-va. Chúng đã chiến thắng dễ dàng các nước tư bản Tây Âu. Chúng chủ quan nặng, coi mình như là anh hùng của thế giới tư bản, tự tôn là bách chiến bách thắng.


Lúc đầu, vì lực lượng quân sự chưa chuẩn bị đầy đủ nên Hồng quân đã phải rút lui. Nhiệm vụ của Hồng quân trong thời kỳ này nhằm một mặt tiêu hao sinh lực, khí tài của địch, một mặt tổ chức động viên lực lượng ra tiền tuyến, đồng thời phải kiên quyết giữ vững những khu chiến lược then chốt.


Trong 4 tháng đầu chiến tranh, Hồng quân đã bị thương vong gần 2 triệu, đồng thời cũng tiêu hao quân địch hơn 4 triệu và giữ vững được Mát-xcơ-va và Lê-nin-grát. Trong thời kỳ này, Hồng quân đã rút được thêm nhiều kinh nghiệm chiến đấu phong phú. Các cuộc chiến đấu phòng ngự giữ vững Mát-xcơ-va và Lê-nin-grát đã làm ngạc nhiên các nước tư bản phương Tây. Sau này lý luận và nghệ thuật phòng ngự càng được hoàn thiện và đã tạo những điều kiện tốt để chuyển sang tiến công từ Sta-lin-grát trở đi.


Thật là một cuộc thử thách lớn lao giữa hai chế độ. Ba tháng trời qua, duyệt binh ở Hồng trường không phải là quân đội phát xít mà lại vẫn chính là Hồng quân. Trong khi đó thì quân đội phát xít trước mặt trận Mát-xcơ-va đang rút chạy một cách thảm hại về phía tây. Giặc Đức bắt đầu tỉnh giấc mê. Để bào chữa cho sự thất bại, chúng đổ lỗi tại trời: khí hậu mùa đông ở Nga quá rét lạnh. Trong khi đó giai cấp tư sản thế giới cũng tức tối, muốn làm giảm bớt giá trị thắng lợi của Liên Xô hòa chung một điệu với phát xít Hít-le. Nhưng luận điệu đó không giải thích được tại sao ở nước Đức sau này không bị ảnh hưởng gì về khí hậu mà phát xít Hít-le vẫn không giữ nổi Béc-lanh.


Bị thất bại thảm hại ở mặt trước Mát-xcơ-va, chúng bèn định ra một kế hoạch vu hồi thủ đô Xô-viết. Thu đông năm 1942 chúng tập trung lực lượng đánh xuống miền Nam định vượt qua sông Vôn-ga tiến sang phía đông rồi quanh lên bao vây Mát-xcơ-va. Nhưng Bộ Thống soái quân đội Xô-viết đã tỉnh táo khôn khéo hơn. Ba phương diện quân1 (Phương diện quân: là 1 đơn vị chiến lược cao nhất của Quân đội Xô-viết, gồm mấy chục vạn người, thường phụ trách từng mặt trận) tinh nhuệ và một Đội dự bị mạnh đã chăng một cái lưới chụp tươi 33 vạn quân tự phụ là "bách chiến bách thắng" của phát xít Đức ở Sta-lin-grát. Thật là một trong những chiến dịch bao vây danh tiếng nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới. Mộng tưởng của Hít-le bị tan vỡ.


Để hòng cứu vãn tình hình, mùa hè năm 1943 chúng tập trung lực lượng còn lại đánh vào Cuốc. Qua một số ngày tiến công, chúng lại bị kẹp vào một gọng kìm kinh khủng. Trận thất bại này dồn thêm chúng đến chỗ tuyệt vọng.


Đồng chí Sta-lin nói: "Nêu chiến dịch Sta-lin-grát báo hiệu sự suy tàn của quân đội phát xít Đức thì chiến dịch Cuốc đặt chúng trước một thảm họa". Nhiều binh đoàn tinh nhuệ của chúng bị tiêu diệt ở đó, vốn liếng của chúng càng rỗng, không còn cách nào xoay xở. Từ sau mùa hè năm 1943, thế chủ động chiến lược hoàn toàn chuyển sang tay Quân đội Xô-viết. Chuẩn bị đầy đủ mọi mặt, bắt đầu từ mùa xuân năm 1944, Hồng quân chuyển sang tổng phản công. Khởi đầu từ mặt trận Lê-nin-grát rồi tiếp đến các trận ở vùng U-cơ-ren - Cơ-ri-mê rồi đến các vùng Bi-ê-lô-ruýt-si và sau đó từ Bắc tới Nam, trên toàn tuyến các đòn tiến công liên tiếp, không ngừng diễn ra làm cho quân đội Đức túi bụi không biết đâu đối phó. Lúc đó quân Đức chỉ còn có một chiến thuật là "rút chạy". Chắc trước đây không bao giờ chúng ngờ trên con đường của chúng đi, vết giày chiến thắng chưa mờ thì vết giày thất bại đã in lên.


Sức tiến công của Quân đội Liên Xô như vũ bão. Có tháng đánh đuổi quân Đức giải phóng một bề sâu hàng trăm cây số. Đến cuối năm 1944, đất nước Liên Xô hoàn toàn được giải phóng và cuộc tiến công phát triển sang tới lãnh thổ các nước chư hầu của Đức.


Ngày nay chính Quân đội Xô-viết lại dùng những đòn chớp nhoáng, khốc liệt, đánh cho quân Đức không kịp thở. Những trận đánh đó đã biểu hiện nghệ thuật chiến dịch tiến công tuyệt vời của Quân đội Xô-viết. Các trận đánh nối tiếp nhau không ngừng thành những chiến dịch liên hoàn làm cho Quân đội Xô-viết giữ chắc thế chủ động từ đầu tới cuối. Nếu tổ chức của Nhà nước Xô-viết không tinh vi chặt chẽ, nếu nghệ thuật chỉ huy của tướng lĩnh Xô-viết không tài giỏi, nếu hậu phương nước Xô-viết không vững mạnh thì không tài nào động viên, điều động được hàng mấy triệu quân, hàng mấy trăm sư đoàn tiến công dồn dập, khi ở mũi này, khi ở mũi khác, làm cho quân Đức hoang mang không biết đâu là hướng chính, hướng phụ, đâu đánh, đâu không.


Có những trận Quân đội Xô-viết đã dùng tới hàng triệu quân, như trận tiến công thứ 2 từ tháng 2 đến tháng 4 năm 1944 ở vùng nam U-cơ-ren, trận này Quân đội Xô-viết đã dùng ba phương diện quân và tiêu diệt tập đoàn quân miền Nam của Đức.


Trận tiến công thứ 5 cũng là một trận rất lớn, diễn ra vào khoảng tháng 6, tháng 7 năm 1944 ở vùng Bạch Nga. Trong trận này Quân đội Xô-viết đã tập trung phương diện quân tiêu diệt Tập đoàn quân trung ương của Đức mạnh hàng triệu quân. Trận này giải phóng toàn bộ đất đai Bạch Nga, một phần đất Ba Lan và một phần các nước Ban-tíc. Chiều sâu trận này thật là lớn. Trong có 2 tháng Quân đội Xô-viết tiến sâu mấy trăm cây số.


Trận tiến công thứ 7 cũng là một đòn ác liệt. Trận này diễn ra vào tháng 8 năm 1944 ở Mon-đa-vi, giáp với biên giới Ru-ma-ni. Ở đây Quân đội Xô-viết đã sử dụng phương diện quân tiêu diệt 22 sư đoàn Đức và nhanh chóng tiến vào đất Ru-ma-ni giải phóng thủ đô Buy-ca-rét. Trận này tuy nhỏ nhưng sức tiến thật là nhanh, thật là mạnh, và thời cơ tranh thủ thật hết sức đẹp đẽ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #12 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:24:32 pm »

Đến khi Quân đội Xô-viết đã chuyển sang tổng phản công và mặc dù một mình, rõ ràng sắp chiến thắng phát xít Đức đến nơi, thì Mặt trận thứ 2 ở Tây Âu mà bọn tư sản phương Tây nói giáo mãi từ bao nhiêu lâu nay mới ra đời (tháng 6-1944). Tuy thế mà lực lượng chủ yếu của quân đội phát xít Đức vẫn tập trung ở chiến trường phía đông đối phó với Liên Xô. Do đó quân đội Đồng minh chỉ phải đánh với lực lượng nhỏ yếu của quân đội Đức, mặc dù vậy sức tiến quân vẫn chậm như rùa. Có ngày chỉ tiến được 2 cây số, có tuần lễ chỉ tiến được 6 đến 7 cây số, gặp một cuộc phản kích của quân Đức nào là lại mất hết. Chính Ai-xen-hao phải biện bạch rằng quân Anh - Mỹ sở dĩ tiến chậm là vì bị quân Đức đối phó mạnh và vi phải khắc phục địa hình và thời tiết.


Đầu năm 1945, với nhiệm vụ thiêng liêng là trừ diệt cho nhân dân thế giới cái họa phát xít, giúp các dân tộc giải phóng khỏi ách áp bức đế quốc, trên lãnh thổ các nước Đông Âu một chiến tuyến dài 1.200 cây số chạy từ bờ bể Ban-tíc đến dãy núi Các-pa-tơ, 7 phương diện quân của Hồng quân Liên Xô nhằm phía tây xuất phát.


Thật là một cuộc tiến quân vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại từ trước đến nay. Trải qua mấy tháng chiến đấu kịch liệt Hồng quân đã đánh vào đất Đức, chiếm cứ Béc-lanh. Nhân dân các nước Đông Âu dưới sự lãnh đạo của các Đảng cộng sản và công nhân cũng nổi dậy phối hợp hành động với Quân đội Xô-viết tiêu diệt phát xít Đức, giải phóng đất nước mình.


Ngày 2 tháng 5 năm 1945, quân Đức ở Béc-lanh xin đầu hàng và đến ngày 8 tháng 5 năm 1945 Bộ Thống soái Đức xin đầu hàng.

Lực lượng gây chiến trụ cột trên thế giới bị đánh đổ. Luận điệu khoác lác của bọn chủ nghĩa dân tộc sô-vanh Đức cho rằng quân đội Đức "bách chiến bách thắng" ở đất nước người và "nước Đức của bọn chúng bất khả xâm phạm" đã bị xoá bỏ.


Dập tắt xong cái lò lửa chiến tranh lớn nhất thế giới, Hồng quân Liên Xô chuyển sang Viễn Đông góp phần quyết định tiêu diệt nốt quân đội phát xít Nhật. Thế là chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc.

Chiến thắng một quân đội mạnh nhất, có nhiều kinh nghiệm chiến đấu nhất trong phe tư bản chủ nghĩa, Quân đội Liên Xô đã tỏ ra hơn hẳn bất cứ quân đội nào của giai cấp tư sản. Được xây dựng trong chế độ xã hội chủ nghĩa, nền sản xuất luôn luôn phát triển mạnh mẽ, và được tu dưỡng bằng lý luận và tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Quân đội Xô-viết qua những cơn thử thách gay go càng lớn mạnh thêm. Không còn nghi ngờ gì nữa, Quân đội Xô-viết đã trở thành một đội quân tiên tiến nhất thế giới.


Trở thành một quân đội tiên tiến là do Quân đội Xô-viết có được một nền khoa học quân sự hết sức nghiêm cách, chính xác, toàn diện. Nó nhận thức được đầy đủ, đúng đắn vai trò và tác dụng của con người và vũ khí, của hậu phương và tiền tuyến, của các binh chủng, quân chủng, không quá đề cao một thứ nào và cũng không coi thường một thứ nào, khác hẳn nền khoa học quân sự của giai cấp tư sản chủ quan, phiến diện, một chiều.


Xuất phát từ quan điểm quần chúng, tập thể và quan điểm chỉnh thể, khoa học quân sự Xô-viết nhận định rằng chiến tranh là một cuộc đấu tranh toàn diện không riêng gì về quân sự mà cả về kinh tế, chính trị. không riêng gì của quân đội mà của cả nhân dân toàn quốc. Quân sự là một biểu hiện lực lượng kinh tế và chính trị của đất nước. Quân sự không thể độc lập tồn tại, nó phải dựa vào chính trị và kinh tế mà phát triển.


Do thấm nhuần quan điểm duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, nền khoa học quân sự Xô-viết mới có nhận thức đúng đắn như trên. Vì thế cho nên lý luận quân sự Xô-viết mới đề ra 5 nhân tố thường xuyên có tác dụng quyết định thắng lợi của chiến tranh, vấn đề lực lượng tiềm tàng của đất nước đã được coi là một thành phần chủ yếu của khoa học quân sự Xô-viết và yếu tố tinh thần được coi là điều cơ bản quyết định của thắng lợi. Lực lượng tiềm tàng của đất nước không phải chỉ gồm riêng của cải vật chất mà gồm cả sức người, sức của. Nhưng tư tưởng cách mạng không coi các thứ đó như những vật chết. Người cách mạng rất coi trọng yếu tố động viên. Sức người, sức của đó phải biết động viên, phải biết tổ chức lại thì mới phất huy được tác dụng, và khi được động viên đầy đủ, có tổ chức chặt chẽ thì tác dụng sẽ phát huy được lớn nhất.


Sự diễn biến của các cuộc chiến tranh từ trước đến nay trong lịch sử đã chứng minh lý luận này. Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 1 đế quốc Đức rất hùng mạnh và hung hăng nhưng cuối cùng bị thất bại vì không dai sức bằng các nước tư bản đồng minh Anh, Pháp, Mỹ.


Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, phát xít Đức lúc đầu hoành hành rất ghê gớm nhưng sau bị quân dân Liên Xô đánh thua vì lực lượng chiến tranh của Liên Xô ngày càng hùng hậu mà của Đức thì kiệt quệ dần. Phát xít Nhật lúc đầu cũng tung hoành ở Thái Bình Dương và Đông Nam A, nhưng rồi dần dần cũng sút kém và dần dần thua đế quốc Mỹ ở Thái Bình Dương, vì lực lượng của Mỹ còn dồi dào mà của Nhật thì đã không kịp và không đủ đối phó với mặt trận quá xa, rộng, trong khi đó lại bị nhân dân các nước nổi dậy chống lại ngay từ trong lòng chúng.


Các cuộc chiến tranh xảy ra xa hơn nữa trong lịch sử cũng chứng minh luận điểm này. Như cuộc chiến tranh chống quân Nguyên ở đời nhà Trần nước ta (khoảng những năm 1250 cho đến 1280). Sở dĩ quân đội của Trần Hưng Đạo đánh thắng quân Nguyên 3 lần, mỗi lần hàng chục vạn quân, là do nhân dân cả nước đều đứng dậy kháng chiến. Các chúa phong kiến tập hợp vào quân chủ lực nhà Trần bỏ lại ruộng đất ở địa phương gây sự tan rã của chế độ đại điền trang. Nhân dân cả nước - tuyệt đại đa số là nông dân - có ruộng đất trong tay, phải sống chết giữ lấy ruộng đất đó mà sống nên sức kháng chiến mạnh vô cùng. Còn quân nhà Nguyên đi xâm lược không thể kéo cả nước sang, hơn nữa nhân dân Trung Quốc bị cưỡng ép, không tự nguyện hăng hái được, do đó sức lực ngày một kiệt quệ, tinh thần ngày một sút kém nhất định không tránh khỏi thất bại nhục nhã.


Cuộc kháng chiến trường kỳ vừa qua của nhân dân Việt Nam ta càng chứng minh luận điểm trên. Chủ nghĩa đế quốc Pháp đi xâm lược tất nhiên không thể kéo quân và của cải cả nước của chúng sang nước ta được, sau khi bị thất bại trong chiến lược "đánh mau, thắng mau" chúng phải chuyển sang chiến lược lợi dụng lực lượng tại chỗ, "dùng người Việt đánh người Việt". Nhưng về việc giành lấy nhân dân thì Đảng và Chính phủ ta đã chiếm ưu thế rõ rệt, nên cuộc kháng chiến của nhân dân ta kéo dài được và đi tới thắng lợi ngày nay.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #13 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:25:36 pm »

Lý luận của khoa học quân sự Xô-viết về lực lượng tiềm tàng của đất nước cũng tức là yếu tố hậu phương trong chiến tranh đã được thực hiện, chứng minh và ngày càng trở nên phong phú thêm.

Về điểm này khoa học quân sự tư sản nhận thức không đầy đủ, lại vì bị mục đích và động cơ chiến tranh phi nghĩa hạn chế sự nhìn nhận của chúng, chúng thường nhấn mạnh yếu tố bất ngờ, quá chú trọng lực lượng quân sự một cách đơn thuần. Phát xít Đức tưởng vài tháng chiếm được Liên Xô, phát xít Nhật cũng tưởng vài tháng là chinh phục được Trung Quốc, đế quốc Pháp tưởng mấy tuần là giải quyết được Việt Nam, đế quốc Mỹ tưởng đánh Bắc Triều Tiên như "một cuộc du lịch bằng xe gíp". Khoa học quân sự Xô-viết không phủ nhận yếu tố bất ngờ, nhưng yếu tố bất ngờ không đơn độc phát sinh tác dụng, nó không tách rời các điều kiện và hoàn cảnh khác.


Nhân tố thắng lợi của bọn đế quốc là cái gì? Chúng thường nhìn một vật tách rời các điều kiện và hoàn cảnh chung quanh. Cho nên bí quyết hoặc bảo bối thắng lợi của chúng là xe tăng, tàu bay, chiến hạm và gần đây là vũ khí nguyên tử, khinh khí hoặc tên lửa. Cách nhận thức của chúng là như thế, là phương pháp tư tưởng chủ quan, phiến diện, một chiều.


Tất nhiên khoa học quân sự Xô-viết không phải không chú ý tới các thứ binh chủng, quân chủng, tới các thứ vũ khí. Nhưng khoa học quân sự Xô-viết vẫn nhận định từ trước đến sau vai trò chủ chốt của con người. Con người vẫn là trung tâm của mọi vật. Chính con người đã làm ra tất cả của cải vật chất. Con người đã làm ra các thứ vũ khí, khí tài và sử dụng nó. Con người giác ngộ, có tinh thần tích cực, kiên quyết, có thể làm được mọi việc khó khăn gian khổ nhất. Cho nên đối với những người cộng sản tinh thần của con người có thể làm nên sức mạnh vật chất vô biên.


Cũng vẫn xuất phát từ quan điểm duy vật, khoa học quân sự Xô-viết nhận thức rằng hình thái chiến tranh ngày càng diễn biến theo sự phát triển của sức sản xuất. Công cụ sản xuất thế nào thì công cụ chiến tranh, tức vũ khí cũng theo như thế. Sức sản xuất phát triển thì công cụ chiến tranh cũng phát triển, ở thời đại cổ sơ thì người ta có cung tên; ở thời đại đồ đá thì người ta có búa đá, chuông đá; ở thời đại đồ sắt thì người ta có dao, kiếm. Đến thời kỳ thuốc súng thì người ta có súng hỏa mai. Đến thời đại máy móc, điện khí thì người ta có súng máy, đại bác, tàu bay, xe tăng. Và đến bây giờ, thời đại nguyên tử thì người ta có vũ khí khinh khí, tên lửa.


Ngoài ra, phương thức, phương pháp sản xuất thay đổi cũng làm cho phương thức, phương pháp chiến tranh thay đổi. Ở thời đại phong kiến, quân đội tiến thành hàng dày đặc, luôn luôn đánh sát lá cà. Ở thời đại tư bản chủ nghĩa mới ra đời đội hình đã sơ tán. Đến trận thế giới chiến tranh thứ 1 đôi bên dùng trận địa chiến đánh nhau đã hơi cách xa nhau, mặt trận đã có chiều sâu. Đến chiến tranh thế giới thứ 2 chiến tranh vận động chiến đã phát triển, mặt trận đôi bên đã khá xa, chiều sâu đã khá lớn. Tương lai tính chất vận động của chiến tranh càng lớn hơn, chiến trường càng sâu rộng hơn, không những hàng trăm, hàng ngàn cây số mà bao gồm cả trái đất nữa.


Ở điểm này Ăng-ghen đã chỉ rõ ràng: "Ở đầu thế kỷ thứ 14 thuốc súng đã chuyển từ người Á-rập sang người Âu châu ở phương Tây và đã đảo lộn, như mọi người học sinh đều biết, tất cả những phương thức của chiến tranh"1 (Quyển "Vai trò bạo lực trong lịch sử", bản tiếng Pháp, Nxb xã hội Pháp, năm 1947).


Khoa học quân sự Xô-viết nhận thức được đó là một quy luật phát triển khách quan của chiến tranh. Nắm được quy luật đó và tích cực vận dụng nó hợp tình hình phát triển. Quân đội Xô-viết đã ngày càng xây dựng, hoàn thiện các binh chủng, quân chủng của mình. Binh chủng, quân chủng của Quân đội Xô-viết không những không thua kém quân đội giai cấp tư sản, mà còn có nhiều điểm trội hơn. Về bộ binh Quân đội Xô-viết hơn hẳn quân đội của giai cấp tư sản, không nói làm gì. Về mặt binh chủng kỹ thuật, ngay từ lúc đầu cuộc chiến tranh thứ 2 Quân đội Liên Xô cũng đã hơn quân đội phát xít Đức về pháo binh rất rõ ràng, chính quân thù cũng phải công nhận, về xe tăng và tàu bay cũng có điểm hơn về chất lượng, nhưng kém về số lượng. Cũng như hiện nay về hỏa tiễn, khinh khí Quân đội Xô-viết đã vượt rõ rệt quân đội của các nước đế quốc phát triển nhất.


Quân đội Xô-viết là người đầu tiên sáng lập và xây dựng một quân chủng mới, đó là quân đổ bộ đường không.

Dựa trên cơ sở cũ và với sự phát triển mới, khoa học quân sự Xô-viết xác định thêm một vài quân chủng. Trước kia có 3 quân chủng là lục quân, hải quân, không quân. Bây giờ có thêm 2 quân chủng nữa là đổ bộ đường không và quân phòng không.


Khái niệm của người ta luôn luôn phát triển theo sự phát triển của vật chất. Khoa học quân sự Xô-viết đã nhận thấy điều đó. Không những thế, khoa học quân sự Xô-viết đã nhận thức được những khái niệm cơ bản về khoa học, đưa ra thành phạm trù của môn khoa học đó để nâng cao nhận thức lên. Do đó mà từ các phát triển mới của quân đội, của vũ khí, Quân đội Xô-viết đã sáng lập ra quân chủng mới và những phạm trù mới của nghệ thuật quân sự, làm giàu thêm cho nền khoa học quân sự thế giới.


Chỗ chính xác, tính chất khoa học của khoa học quân sự Xô-viết là đánh giá đúng được vai trò, tác dụng của các binh chủng quân chủng. Nó hiểu rằng mỗi binh chủng, quân chủng đều có tác dụng riêng của mình, mà không thể thứ nào thay thế được thứ nào. Thắng lợi của chiến tranh là do sự cố gắng chung của các binh chủng và quân chủng mà giành được. Khi phát triển tới hỏa tiễn, khinh khí, các tưởng soái của Quân đội Xô-viết vẫn công nhận rằng vai trò của lục quân không giảm sút.


Chỗ này cũng chứng tở hai quan điểm, hai lập trường của hai giai cấp khác nhau. Vì sợ quần chúng, sợ con người, vì chủ nghĩa cá nhân duy tâm, giai cấp tư sản chỉ tin vào một vài cá nhân thần thánh, một vài thứ vũ khí, một vài bảo bối. Trái lại giai cấp vô sản lấy con người, lấy quần chúng làm cơ sở, nên mọi việc đều do con người, do quần chúng quyết định. Cá nhân, một vài thứ vũ khí có phát sinh tác dụng, nhưng phải dựa trên và không thoát ly được cơ sở con người, cơ sở quần chúng. Các cuộc chiến tranh xảy ra trên thế giới vừa qua đã vạch rõ được quan điểm nào là chính xác.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #14 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:27:33 pm »

Trong trận chiến tranh thế giới lần thứ 2, quân đội phát xít Đức quá nhấn mạnh vai trò của xe tăng, chúng cho xe tăng quyết định tất cả. Do đó chúng đã sử dụng xe tăng một cách ngông cuồng. Xe tăng thoát ly các binh chủng khác dễ dàng bị tiêu diệt, nhất là khi chiến đấu ở địa hình phức tạp. Chúng đã tổ chức xe tăng thành các binh đoàn đột phá ở thê đội một. Chiến thuật này đưa tới nước bí là quân Đức không giải quyết được vấn đề tăng cường không ngừng lực lượng đột kích trong tung thâm chiến dịch, vì các binh đoàn xe tăng đã sớm bị tiêu hao. Trên chiến trường Tây Âu xe tăng của phát xít Đức làm chúa được là vì một thằng tư sản khỏe ăn hiếp một thằng tư sản hèn yếu hơn. Trên chiến trường phía đông, sự tình lại diễn ra khác hẳn. Trước mặt quân phát xít Đức, Liên Xô không phải là thằng tư sản yếu mà là anh vô sản càng đánh càng khỏe, nhưng chúng đã chủ quan nên không trông thấy điều đó.


Quan điểm quân chủng của quân đội đế quốc Mỹ lại khác. Là một tên tư sản béo phị, dày dạn kinh nghiệm chiến đấu như Đức, nên quân đội đế quốc Mỹ chủ trương lấy không quân làm chủ yếu. Mưu gian của chúng còn lộ rõ ở chỗ bắt người nước khác làm lục quân để đánh thay cho chúng. Trong trận đổ bộ vào Bắc nước Pháp ở Noóc-măng-đi và cuộc phản công vào Tây Âu, đội dự bị chiến lược của quân đội Đồng minh phần lớn là các binh đoàn hàng không và nhảy dù. Do đó trong chiến dịch phản công quân Đức ở Tây Âu, quân đội Đồng minh ít tạo được những thắng lợi quyết định trong một thời gian ngắn, vì lý do ít có lực lượng cơ động lớn có sức đột kích mạnh và dẻo dai tung vào các tình huống có tính chất quyết định. Chiến tranh Triều Tiên xảy ra và kéo dài, một số người Mỹ đã thất vọng với cái thuyết "Không quân". Trong quốc hội Mỹ, cũng có người không sùng bái thuyết đó nữa. Họ cuống trí kêu gọi "nước Mỹ phải tổ chức 12 triệu lục quân".


Ở chiến trường Việt Nam, nếu chỉ một xe tăng hoặc một tàu bay mà giải quyết được chiến tranh thì đế quốc Pháp đã sung sướng lắm rồi, không còn phải lận đận trong 8, 9 năm trường và cuối cùng phải chịu đình chiến, rút khỏi miền Bắc và nhận thời hạn triệt thoái toàn thể quân đội trên đất nước ta.


Do nhận thức đúng mức được vai trò và tác dụng của các binh chủng, quân chủng nên khoa học quân sự Xô-viết lại đề ra được nguyên tắc hợp đồng các binh chủng, quân chủng. Ngày nay, người ta đã công nhận nguyên tắc này là một nguyên tắc cơ bản trong chiến tranh hiện đại. Chiến tranh ngày nay không thể tiến hành với một binh chủng. Rất chú ý phát huy tác dụng tập thể của các binh chủng. Quân đội Xô-viết đã vận dụng hiệp đồng các binh chủng một cách khéo léo, hoàn thiện mà không một quân đội nào của giai cấp tư sản có thể bì kịp.


Trong các chiến dịch tấn công, Quân đội Xô-viết đã tổ chức hiệp đồng giữa các binh chủng một cách rất hợp lý và chặt chẽ. Bộ binh và pháo binh hợp tác rất mật thiết. Pháo binh luôn luôn dọn đường cho bộ binh tiến lên. Hàng không binh thì giúp đỡ thêm cho pháo binh làm nhiệm vụ xa hơn để hiệp đồng với bộ binh. Còn xe tăng là người bạn rất thân cận của bộ binh. Không phải chỉ có xe tăng mới đối phó được với xe tăng địch, Quân đội Xô-viết còn phát huy tác dụng của mọi binh chủng như bộ binh, công binh, hàng không binh, pháo binh, nhất là pháo binh. Nhưng tất cả các binh chủng đó đều kết hợp hữu cơ với nhau thành hệ thống chống xe tăng rất nghiêm mật. Trong chiến dịch Cuốc mùa hè năm 1943, quân Đức tập trung chủ lực lớn nhất để định cứu vãn tình thế, gỡ lại canh bạc cuối cùng. Trên chiến trường Liên Xô, chúng có 21 sư đoàn xe tăng thì chúng tập trung vào Cuốc 17 sư đoàn. Không phải chỉ xe tăng mới có thành tích trong trận đấu tranh xe tăng này mà pháo binh Liên Xô cũng góp nhiều công sức, đặc biệt là cụm pháo binh chống tăng và các đội pháo binh chống tăng.


Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, không phải không có tàu bay và xe tăng chúng ta không chiến đấu được. Chúng ta phát huy tác dụng của các binh chủng khác để chiến đấu với xe tăng và tàu bay. Chúng ta đã biết vận dụng các điều kiện của quân đội ta và hoàn cảnh chiến trường nước ta mà chiến đấu với xe tăng. Chúng ta đã phát huy nhiều tác dụng của bộ binh, công binh. Lợi dụng và phát huy tất cả tác dụng của địa hình và hoàn cảnh địa lý, của vũ khí và khí tài. Do đó chúng ta đã hạn chế được tác dụng của xe tăng địch và nhiều trận đã thắng được xe tăng của địch.


Vì nhận rõ được tác dụng của các binh chủng như thế, nên khoa học quân sự Xô-viết đã định ra được nhiệm vụ, vai trò của các binh chủng một cách chính xác và tổ chức các binh chủng hiệp đồng chiến đấu được thích đáng.


Trong các chiến dịch tấn công đột phá phòng ngự địch có chiều sâu rộng lớn, Quân đội Xô-viết đã đề ra được đầy đủ toàn bộ nhiệm vụ của chiến dịch, dự tính được suốt cả quá trình chiến đấu từ đầu đến cuối, lực lượng bố trí và nhiệm vụ các đơn vị có liên quan với nhau không những trong khi đột phá mà còn cả trong khi phát triển. Nhờ đó đã bố trí lực lượng phân công nhiệm vụ cho các binh chủng, các binh đoàn theo được nguyên tắc trên một cách chính xác. Đầu tiên các binh đoàn liên hợp có pháo binh, hàng không binh và bộ đội xe tăng, đột phá phòng ngự địch, mở cửa đột phá. Khi cửa đột phá đã mở rồi thì các binh đoàn cơ giới tiến vào, chiến đấu khuếch trương chiến quả mà các binh đoàn liên hợp đã đạt được.


Từng cấp đơn vị chiến thuật hoặc chiến dịch đều có binh đoàn cơ giới của mình tung vào chiến đấu để khuếch trương chiến quả, nhanh chóng phát triển tung thâm để bao vây vu hồi tiêu diệt các tập đoàn chủ yếu của địch, tạo thắng lợi chiến thuật nhanh chóng thành thắng lợi chiến dịch. Trận đánh Ki-rô-vô-grát của Phương diện quân U-cơ-ren thứ nhất, thứ hai và chiến dịch Đông Phổ của Phương diện quân Bi-ê-lô-ruýt-si thứ nhất, thứ hai đã chứng tỏ điểm này được rõ rệt.


Việc vận dụng khôn khéo các lực lượng như thế làm cho lực lượng phát triển tung thâm là lực lượng cơ giới không sớm bị tiêu hao, lúc phát triển trong tung thâm chiến dịch vẫn giữ được sức lực. Mặt khác dùng lực lượng cơ giới đó để phát triển trong tung thâm là rất thích hợp, vì nó cơ động nhanh chóng. Vì thế trong biên chế quân đội, ở đơn vị quân đoàn đều có tổ chức sư đoàn thê đội hai là sư đoàn cơ giới, ở tập đoàn quân, phương diện quân thì có các binh đoàn cơ giới (binh đoàn lưu động). Trong phạm vi chiến dịch thì có các đội dự bị chiến dịch, chiến lược.


Đối với các binh chủng, khoa học quân sự Xô-viết đã có một nhận thức toàn diện, nên đã đưa tới những thắng lợi rực rỡ.

Về mặt nghệ thuật quân sự, khoa học quân sự Xô-viết đã có được một quan niệm đầy đủ về chiến lược, chiến dịch và chiến thuật. Đó cũng là điều khác với nghệ thuật quân sự của giai cấp tư sản, nó chỉ đơn thuần đặt vấn đề chiến lược và chiến thuật. Do có một quan niệm đúng đắn như thế nên khoa học quân sự Xô-viết mới đặt được quan hệ rõ ràng giữa chiến thuật với chiến dịch và giữa chiến dịch với chiến lược. Có một quan hệ rõ ràng như thế mới có thể đặt kế hoạch tác chiến, phân phối, bố trí lực lượng được thích đáng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #15 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:28:42 pm »

Nghệ thuật quân sự Xô-viết còn xác định được các nguyên tắc chiến đấu có tính chất quy luật và ngày càng xây dựng hoàn thiện các quy luật đó. Nguyên tắc rất quan trọng là nguyên tắc đột phá phòng ngự địch. Nguyên tắc này đẻ ra quy luật bên tấn công phải có ưu thế gấp mấy lần bên phòng ngự và phải giữ vững ưu thế đó suốt từ đầu đến cuối, tập trung vào hướng có tính chất quyết định, hướng chủ yếu nhằm diệt tan tập đoàn chủ yếu của địch. Quy luật này thể hiện 1 nguyên tắc rất quan trọng là vấn đề giành chủ động trong chiến tranh. Có ưu thế thì mới có thể giành được chủ động mà có chủ động thì mới có thể thắng lợi. Quy luật này còn sinh ra vấn đề khác là phải chú ý luôn luôn tăng cường không ngừng lực lượng đột kích trong tung thâm. Có tăng cường không ngừng lực lượng đột kích trong tung thâm thì mới giành được ưu thế trong suốt quá trình phát triển của chiến đấu. Thế mà muốn luôn tăng cường lực lượng đột kích thì phải bố trí đội hình có chiều sâu, tức là có thê đội hai hoặc đội dự bị trong đội hình chiến đấu. Muốn thực hiện được quy luật trên lại còn phải nghĩ tới một vấn đề khác nữa là tốc độ tiến công. Tốc độ tiến công nhanh chậm có ảnh hưởng đến việc giành ưu thế.


Vận dụng quy luật này, Quân đội Xô-viết đã tập trung ưu thế gấp mấy lần quân địch phòng ngự. Có khi về pháo binh xe tăng gấp 10 lần. Trong chiến dịch Khát-tô-luân1 (Dịch theo âm Trung Quốc, vì chưa tìm được chữ Liên Xô) năm 1943, ở hướng chủ yếu Quân đội Liên Xô tập trung hơn địch: bộ binh gấp 5 lần, pháo binh gấp 8,5 lần, xe tăng gấp 2,6 lần; có lúc xe tăng gấp 13 lần (chiến dịch Ki-rô-vô-grát năm 1944).


Tăng cường không ngừng lực lượng đột kích trong tung thâm cũng là điều được nhấn mạnh. Điều này đã được tỏ rõ trong nghệ thuật tổ chức và vận dụng thê đội hai và đội dự bị. Tăng cường lực lượng đột kích chưa phải đã hoàn toàn giành được ưu thế, điểm này còn có phần nào phụ thuộc vào tốc độ. Nếu sức đột kích không nhanh, địch kịp cơ động điều lực lượng ứng phó trong tung thâm thì cũng khó giành được ưu thế. Vì thế Quân đội Xô-viết rất chú ý đến việc nâng cao tốc độ tiến công. Trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, tốc độ tiến công một ngày là từ 20 đến 25 cây số (trận Ki-rô-vô-grát 2 ngày 50 cây số) và hiện nay là từ 30 đến 40 cây số. Thật là một tốc độ mà quân đội của bất cứ một nước tư bản nào cũng không thể có được.


Trở lại lịch sử chiến tranh giải phóng dân tộc ta, tốc độ tiến công cũng đã nêu được tác dụng quan trọng của nó. Trong cuộc chiến tranh tốc quyết chống quân xâm lược nhà Thanh và tên phản bội Lê Chiêu Thống năm 1789 vua Quang Trung đã mở một cuộc tiến công chớp nhoáng chiếm lại thủ đô Thăng Long và giải phóng đất nước.


Ngày mồng 4 tháng Giêng đánh Ngọc Hồi (vùng Văn Điển) đến sáng ngày 5 đã chiếm được một phần thành Thăng Long.

Tốc độ tiến công cao khoảng 10 cây số 1 ngày đêm với cuộc hành binh thần tốc khoảng 50 - 60 cây số một ngày đêm đã là yếu tố rất bất ngờ làm cho Tôn Sĩ Nghị không kịp trở tay đối phó. Quân tướng nhà Thanh không thể tưởng tượng được rằng cuối tháng Chạp còn yên lặng như tờ mà đến những ngày đầu của tháng Giêng, đoàn quân xuất quỷ nhập thần ở Phú Xuân (Huẽ) đã hiện ra ở ngoại ô thành Thăng Long.


Cuộc tiến quân của chúng vào thành Thăng Long để phè phỡn đón xuân đã nhanh nhưng cuộc tháo chạy thảm hại của chúng lại vô cùng chóng. Tốc độ tiến công cao của quân Tây Sơn đã là một sở trường đặc sắc của vua Quang Trung và đã tạo nên thắng lợi quyết định nhanh chóng.


Quân đội Xô-viết coi hướng chủ yếu là rất quan trọng, nên rất cẩn thận trong việc chọn hướng chủ yếu. Đồng chí Sta-lin nói: "Hướng chủ yếu dự kiến 9 phần 10 của thắng lợi". Vì thế trong các chiến dịch tiến công, Quân đội Xô-viết đã tập trung lực lượng cơ bản vào hướng đột kích chủ yếu để đột phá giành lấy thắng lợi quyết định.


Trong khi phát biểu ý kiến về chuẩn bị vũ trang khởi nghĩa ở Pê-trô-grát, Lênin đã dẫn chứng một câu của Mác. Câu này làm kim chỉ nam cho toàn bộ hệ thống tư tưởng quân sự Xô-viết, là cơ sở lý luận của nghệ thuật quân sự Xô-viết. Câu đó nhu sau: "Phải tập trung ở một địa điểm quyết định, trong một thời cơ quyết định, lực lượng thật nhiều hơn địch, nếu không thì địch được chuẩn bị và có tổ chức hơn sẽ tiêu diệt những người khởi nghĩa"... và ở một đoạn khác: "Cần phải thắng một trận đầu tiên và không ngừng tiến công quân địch, lợi dụng sự hoang mang của chúng để đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác...".


Về một số vấn đề này, nghệ thuật quân sự Xô-viết cũng tỏ ra hơn hẳn nghệ thuật quân sự tư sản. Vì không nhận thức được đầy đủ các quy luật chiến đấu, nên quân đội của giai cấp tư sản ít đạt được những cuộc đột phá hoàn thiện. Đột phá chiến dịch của chúng thường bị đình trệ, vì khi bên phòng ngự cơ động lực lượng thì lực lượng đột kích của chúng không luôn luôn được tăng cường mạnh mẽ và thiếu một tốc độ cao.


Chúng ta thường thấy ở cấp tập đoàn quân, phương diện quân của quân đội Mỹ ít cớ những đội dự bị lớn mạnh.

Những nguyên tắc lý luận đó, những quy luật chiến đấu đó được thể hiện trong các chiến dịch tiến công, trong các trận hội chiến1 (Chiến dịch lớn, lực lượng chủ yếu 2 bên giáp chiến với nhau, chiến dịch có tính chất chiến lược). Ở chỗ này, nghệ thuật chiến dịch của Quân đội Xô-viết lại tỏ rõ tính chất ưu việt của nó. Thật là tinh xảo, từ tổ chức cho đến thực hành chiến dịch, về việc hiểu địch thì ta phải nắm được đầy đủ: lực lượng, địa điểm, thời cơ và các điều kiện chủ chốt, sống còn của chúng. Trong trận Sta-lin-grát, Bộ Thống soái Liên Xô nắm đúng được tổ chức và bố trí lực lượng tiến công của quân Đức, hướng tiến công chủ yếu của chúng, hiểu rõ được chỗ mạnh chỗ yếu của chúng, đoán được hướng, lực lượng và thời cơ chúng sẽ tiếp viện. Vì thế mọi hành động của quân Đức đều lọt vào kế hoạch của Quân đội Liên Xô.


Trong đột phá chiến dịch, vấn đề đầu tiên là việc sử dụng lực lượng, tức là tổ chức bố trí lực lượng tiến công như thế nào? Vấn đề này cũng xuất phát từ một quan điểm, từ một tư tưởng về chiến dịch như thế nào. Đột phá chiến dịch là một cuộc tiến công liên tiếp không dừng lại. Đột phá và phát triển là thống nhất. Cho nên phải giải quyết mâu thuẫn giữa đột phá và phát triển. Phải khéo bố trí lực lượng không chỉ quá nặng về đột phá mà bỏ quên mất phát triển. Giải quyết vấn đề này là bố trí lực lượng có bề sâu, đầu mạnh mà đuôi phải cứng. Muốn giải quyết vấn đề đó nữa thì phải tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu, không được phân tán mành mành. Trong quá trình chiến dịch vẫn phải tập trung binh lực ưu thế. Đó cũng là một điều kiện quan trọng để giữ thế tiến công không ngừng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #16 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:29:48 pm »

Về sử dụng lực lượng tung vào chiến dịch, không phải ỷ có đầu mạnh đuôi cứng mà đâm ra húc bừa. Phải nhằm vào chỗ nào yếu nhất của địch, nhằm vào chỗ dễ đánh thắng nhất. Bám được vào trận địa của địch rồi, mở được cửa rồi là tung lực lượng không ngừng vào khoét sâu rộng ra và phát triển không ngừng, lại tìm cho được lực lượng chủ yếu của địch mà tiêu diệt. Như thế mới có thể biến những thắng lợi chiến thuật thành thắng lợi chiến dịch một cách mau chóng.


Muốn hoàn thành đột phá chiến dịch liên tục lại phải khéo biết vận dụng các binh đoàn, binh chủng. Trong từng binh chủng phải biết kết hợp nhiệm vụ giữa đột phá và phát triển; giữa các binh chủng với nhau cũng phải biết giúp đỡ nhau trong đột phá và phát triển.


Thành công của đột phá chiến dịch lại còn do ở một vấn đề là có khéo biết bao vây, vu hồi để đi đến hợp vây tiêu diệt tập đoàn chủ yếu của địch. Đột phá liên tục trong trận địa phòng ngự có nhiều tầng của địch để làm gì? Điều quan trọng nhất là tiêu diệt tập đoàn chiến dịch chủ yếu của địch. Muốn thế thì phải cô lập tập đoàn chủ yếu đó ra, không cho liên lạc với hậu phương và bên cạnh, phá thế cứu ứng lẫn nhau của chúng, chặt đường rút lui của chúng. Yêu cầu này đặt ra cái thế hợp vây. Vì chỉ có hợp vây mới đạt được mục đích trên. Nghệ thuật hợp vây của Quân đội Xô-viết đã nổi bật lên trong nhiều chiến dịch tiến công lớn. Trận Sta-lin-grát là một thí dụ. Trong trận này, tập đoàn chiến dịch chủ yếu của quân Đức bị 2 mũi hợp vây khép chặt lại, đội dự bị chiến lược của chúng đến cơ động nhưng không kịp, không tiếp xúc được và bị đánh tan.


Một điều nữa không kém phần quan trọng trong việc tiến hành chiến dịch là tổ chức và sử dụng đội dự bị, lực lượng dự trữ cơ động của chiến dịch. Người chỉ huy chiến dịch phải nắm được cái vốn lưu động đó để mà sử dụng vào các tình huống quyết định và để phòng khi tình thế biến đổi bất trắc xảy ra. Sử dụng đội dự bị cũng là một nghệ thuật. Phải sử dụng đúng thời cơ, đúng địa điểm; phải giữ chặt đội dự bị trong tay, không hoang mang mà phân tán hoặc sử dụng quá sớm. Lại phải dùng vào tình huống có chất quyết định không được dùng bừa.


Về điểm này Quân đội Xô-viết cũng tỏ ra rất khôn ngoan. Chiến dịch Ki-rô-vô-grát và Đông Phổ đã chứng minh điều đó. Trong các chiến dịch này, binh đoàn lưu động có tính chất đội dự bị cứ đi theo sau các binh đoàn đột phá; khi có thời cơ là tiến vào cơ động khuếch trương chiến quả.


Còn quân Đức thì hoang mang nên đã mắc sai lầm phân tán và sử dụng quá sớm đội dự bị nên đã đi đến thất bại thảm hại như trong chiến dịch ở sông Đơ-ni-ép và ở nam U-cơ-ren.

Trong chỉ đạo chiến tranh, nghệ thuật quân sự Xô-viết cũng rất chú trọng đến việc giành chủ động và giũ vững chủ động đó. Vấn đề này cũng là một nguyên tắc trong nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch.

Về chiến lược dù có bị động, nhưng phải tranh thủ chủ động về chiến thuật, chủ động cục bộ. Trong chiến dịch cũng thế, lúc đầu dù có bị động, nhưng trong quá trình chiến dịch phải giành lấy chủ động. Khi đã giành được chủ động trong tay rồi thì phát huy lên và giữ cho vững từ đầu đến cuối. Có lúc biến bị động thành chủ động mà giành được thắng lợi lớn hoặc quyết định. Trận Sta-lin-grát và Cuốc là hai thí dụ. Ở nước ta thì có trận Hòa Bình và trận Điện Biên Phủ. Những thí dụ sống rất có giá trị này có thể bác bở một cách hùng hồn luận điểm không chính xác cho rằng như thế là ta bị địch lôi kéo, ta bị động. Địch lôi kéo chúng ta vào hang mà ta đi thì mới là khờ dại, còn nếu địch dẫn thân đến miệng hùm mà ta chê mồi thì không phải là khôn ngoan gì.


Từ đầu năm 1944 trở đi, thế chủ động chiến lược đã hoàn toàn chuyển sang tay Quân đội Xô-viết. Các chiến dịch tiến công liên tiếp diễn ra từ miền Bắc đến miền Nam, miền Trung rồi sang các nước Đông Âu và cuối cùng tới đất Đức. Trong khoảng một năm rưỡi Quân đội Xô-viết đã mỏ hơn 10 chiến dịch lớn, địch không có cách gì giành lại quyền chủ động, mà đến hạn chế quyền chủ động đó cũng không thể làm được.


Muốn giành chủ động thì phải có tinh thần tích cực tiến công, chỉ có tiến công mới có chủ động.

Chủ động là vấn đề sống chết của hai bên giao chiến. Có chủ động là có thể thắng lợi. Nhưng phải có điều kiện và biết tạo điều kiện để giành chủ động. Đồng chí Mao Trạch Đông đã nói: "Tự do hành động là mạch sống của quân đội, mất tự do nghĩa là quân đội gần đi đến chỗ bị đánh thua hoặc bị tiêu diệt"1 (Trong "Bàn về chiến tranh lâu dài" của Mao Trạch Đông).


Không những trong nghệ thuật chiến dịch tiến công Quân đội Xô-viết đã xây dựng được những nguyên tắc bất hủ mà trong phòng ngự, nguyên tắc chiến dịch của Quân đội Xô-viết cũng rất nổi tiếng. Chiến dịch phòng ngự Mát-xcơ-va, Lê-nin-grát và Sta-lin-grát là những sự thực, không thể chối cãi. Tư tưởng chiến thuật phòng ngự của Quân đội Xô-viết là tư tưởng phòng ngự tích cực và ngoan cường phòng ngự không phải là thủ tiêu mọi hành động tiến công. Vì có kết hợp với hành động tiến công, phòng ngự mới được vững chắc. Phòng ngự không phải chỉ là phòng ngự rồi dẫn tới thất bại. Phòng ngự là để tạo điều kiện chuyển sang tiến công kiên quyết.


Phòng ngự muốn đứng vững được phải theo các nguyên tắc chính sau đây:

1. Phòng ngự phải có hệ thống trận địa dày đặc có chiều sâu hình bậc thang, phòng ngự kiểu này làm cho địch không thể dễ dàng phá tan được toàn bộ hệ thống phòng ngự mà còn tạo ra điều kiện để phản xung phong tiêu diệt địch.

2. Phòng ngự có trung tâm vững chắc, thành thế hình tròn để chống với bao vây vu hồi của địch, cắm một cái đinh trong lòng địch, chia cắt đội hình tiến công của chúng tạo điều kiện thuận lợi cho phản xung phong tiêu diệt chúng.

3. Phòng ngự chống các binh khí hiện đại như xe tăng, pháo binh, phi cơ, hoá học, nguyên tử bảo đảm cho sinh lực không bị tiêu hao nặng đi đến mất sức chiến đấu.

4. Phòng ngự phải dựa vào địa hình có lợi, có hệ thống chướng ngại thiên nhiên và nhân tạo chu mật làm cho địch không dễ dàng xâm phạm.

Các nguyên tắc trên đây thể hiện tính tích cực và ngoan cường không thể phá vỡ của phòng ngự hiện đại của Quân đội Xô-viết. Phòng ngự đó đã là phòng ngự thắng lợi.

Cùng một tư tưởng chiến thuật phòng ngự đó, quân đội ta đã đánh thắng trong các trận phòng ngự ở đèo Cla-vô, ở Điện Biên Phủ và ở các trận chống càn ở đồng bằng chống quân đội xâm lược của chủ nghĩa đế quốc Pháp.


Quân đội nhân dân Triều Tiên và Chí nguyện quân Trung Quốc anh em cũng đã tỏ rõ được tư tưởng và nguyên tắc chiến thuật phòng ngự này ở vĩ tuyến 38 trong cuộc chiến tranh anh dũng chống chủ nghĩa đế quốc Mỹ.


Nghệ thuật quân sự Xô-viết là một hệ thống hoàn chỉnh về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, là một hệ thống tư tưởng quân sự Mác-xít trong thời đại chúng ta. Nó đã phát triển huy hoàng trong trận thế giới chiến tranh lần thứ 2. Hiện nay nó là cơ sở giàu có để phát triển nền nghệ thuật quân sự tương lai của quân đội các nước phe xã hội chủ nghĩa.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #17 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:30:43 pm »

Đi đôi với việc xây dựng thành công một nền nghệ thuật quân sự hoàn thiện và khoa học, Quân đội Xô-viết chú ý xây dựng các chế độ chính quy, xây dựng một nền nếp giáo dục và quản lý bộ đội một cách nghiêm ngặt để đảm bảo thực hành thắng lợi nghệ thuật quân sự đó. Mọi sinh hoạt và hành động của quân đội đều theo chức trách, theo chế độ biến thành điều lệnh, quy tắc. Nhiệm vụ càng được rõ ràng cụ thể, tinh thần trách nhiệm càng cao.


Trong việc xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại, Quân đội Xô-viết rất chú ý đến việc xây dựng tinh thần và kỷ luật. Tinh thần và kỷ luật là mạch máu của quân đội. Không có nó thì quân đội sẽ tan rã; ý thức kỷ luật của quân đội Xô-viết rất cao. Nó chứng tỏ tính tổ chức cao và có tu dưỡng về chính trị. Người quân nhân Xô-viết coi phục tùng kỷ luật, phục tùng mệnh lệnh như là một chức trách. Họ coi tính kỷ luật là một đạo đức cách mạng. Nhưng đặc điểm của kỷ luật của quân đội Xô-viết là có ý thức tự giác cao, việc phục tùng kỷ luật không bóp chết bản chất dân chủ và quan điếm quần chúng của quân đội. Trong khi nói về nhiệm vụ trực tiếp của chính quyền Xô-viết, Lênin dạy rằng: "Giai đoạn thứ ba đã bắt đầu, chúng ta phải củng cố những cái mà tự chúng ta đã đạt được, những cái mà chúng ta phải hợp pháp hóa, nghị định, sắc lệnh hoá, và có trách nhiệm làm chủ. Chúng ta phải củng cố những cái đó dưới những hình thức bền vững của một kỷ luật công tác hàng ngày". Kỷ luật làm cho quân đội thành một khối thống nhất chặt chẽ, và phát huy được sức mạnh lớn. Chỉ có một đội quân ô hợp thì kỷ luật mới lỏng lẻo và dễ tan rã. Luôn sẵn sàng một tinh thần chiến đấu cao, Quân đội Xô-viết nắm chắc phương châm "thời bình vì thời chiến". Trong sinh hoạt cũng như học tập, tinh thần không lúc nào lơ là, lỏng lẻo, dễ dãi, trái lại luôn luôn phải khẩn trương, cảnh giác. Sinh hoạt khẩn trương, cảnh giác là để nuôi thành một thói quen, làm cho người bộ đội, nếu chiến tranh xảy ra, không phải bắt buộc bước vào một trạng thái bỡ ngỡ và lúc nào cũng có thể hành động nhanh chóng. Vì không có tinh thần tập thể và thói quen tổ chức, những người nặng ý thức tư tưởng chủ nghĩa cá nhân, sinh hoạt tản mạn trong một nền sản xuất lạc hậu, phân tán, mới khó chịu đối với sinh hoạt chính quy, tập trung, có tổ chức, có kỷ luật.   .


Mọi sinh hoạt, hành động của Quân đội Xô-viết đều đặt thành chế độ, quy tắc. Các bộ phận, các công tác hoạt động nhịp nhàng ăn khớp với nhau và tiến hành một cách nhanh chóng, hiệp đồng chặt chẽ, rõ ràng như một bộ máy tinh vi.


Quân đội là một tổ chức phải được rèn luyện luôn luôn, rèn luyện một cách gian khổ, công phu. Không trải qua rèn giũa, tôi mài lâu dài, quân đội không thể trở thành cứng rắn được. Quân đội Xô-viết chính nhờ trải qua những quá trình rèn rũa gay go mà trưởng thành và trở nên một quân đội hùng cường nhất thế giới. Xem qua truyện "Trên đường Vô-lô-kô-lam-skơ"1 (Những cuộc chiến đấu trên đường Vô-lô-kô-lam-skơ của A-lếch-xăng-đrơ Bếch; Trần Cư dịch, Nxb Quân đội nhân dân), chúng ta thấy được phần nào việc rèn luyện bộ đội của các người cán bộ chỉ huy Quân đội Xô-viết. Xuất phát từ lý luận liên hệ thực tế, dựa trên những kinh nghiệm cũ và dự kiến tính chất của cuộc chiến tranh tương lai, khoa học quân sự Xô-viết đã đề ra những nguyên tắc cơ bản cho việc huấn luyện và giáo dục bộ đội. Những nguyên tắc đó đã trở nên những yêu cầu cần thiết không thể thiếu được trong việc chỉ đạo công tác huấn luyện:


1. Sự thống nhất giữa giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự: yêu cầu này nhằm làm cho việc giáo dục và huấn luyện phục tùng một mục đích duy nhất: hoàn bị sức chiến đấu và tinh thần sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng vũ trang của Nhà nước Xô-viết. Do đó cán bộ phải luôn luôn hướng việc giáo dục và huấn luyện theo đường lối của Đảng và của chủ nghĩa Mác - Lênin để làm cho khoa học quân sự tiến lên hơn nữa phù hợp với chế độ xã hội tiến bộ nhất của loài người.

2. Huấn luyện và giáo dục tinh thần hoạt động tích cực và tinh thần bền bỉ, kiên quyết: yêu cầu này thể hiện một trong những điểm chủ yếu của tư tưởng khoa học quân sự Xô-viết. Nó xuất phát từ tính chất kiên quyết của những mục đích của cuộc chiến tranh hiện đại. Hồng quân Liên Xô nhờ có tinh thần bền bỉ, kiên quyết nên đã luôn luôn phát triển những đòn tiến công mãnh liệt và giành được thắng lợi trong những cuộc chiến tranh vừa qua.

3. Dạy bộ đội những điều cần thiết trong chiến tranh: nguyên tắc này biểu hiện rõ rệt tính chất hiện thực, làm cho việc giáo dục và huấn luyện hướng vào mục tiêu chiến đấu và tẩy bỏ những cái gì không giúp ích cho việc nâng cao sức chiến đấu của bộ đội trong cuộc chiến tranh hiện đại.

4. Chuẩn bị cho bộ đội bước vào một cuộc chiến tranh chống một kẻ địch mạnh, được trang bị đầy đủ về kỹ thuật và vũ khí: yêu cầu này thể hiện tính chất đúng đắn của khoa học quân sự trong việc đánh giá đối tượng tác chiến, làm cho quân đội luôn luôn theo dõi và nghiên cứu trình độ kỹ thuật, chiến thuật của địch để định ra những phương thức chiến đấu thích hợp.

5. Không những không lạc hậu mà còn vượt các quân đội khác về trình độ huấn luyện và tinh thần thường xuyên sẵn sàng chiến đấu: yêu cầu này nói lên tinh thần cảnh giác cao độ và tính chất tích cực chủ động trong công tác quân sự, tinh thần khắc phục khó khăn của bộ đội tiến lên hơn kẻ địch để đảm bảo giữ gìn hòa bình và an ninh cho Tổ quốc.

6. Tiến hành huấn luyện và giáo dục bộ đội trên tinh thần phát triển sáng kiến, tính chủ động và óc sáng tạo của binh lính và sĩ quan: nguyên tắc này nhấn mạnh việc lý luận liên hệ thực tế. Trong việc huấn luyện phải chú ý đến tình hình khách quan luôn luôn phát triển. Không thể giữ mãi những hình thức cũ và phương pháp cũ được. Do đó phải rèn luyện cho cán bộ và chiến sĩ tinh thần độc lập, tính chủ động, óc sáng tạo. Chỉ có rèn luyện tinh thần đó mới thức tỉnh ý muốn của mỗi người tìm tòi những phương pháp mới về sử dụng vũ khí kỹ thuật và vận dụng chiến thuật, làm cho cán bộ trở nên linh hoạt và quyết đoán được trước những tình hình gay go phức tạp cần phải xử trí kịp thời không phải đợi mệnh lệnh của cấp trên, về điểm này Quân đội Xô-viết khác hẳn các quân đội đế quốc. Bọn đế quốc biến người lính thành những cái máy chỉ biết hành động cứng đờ theo những điều quy định và phục tùng cấp trên một cách bị động, mù quáng.
   

Những nguyên tắc trên là hạt nhân tinh túy trong phương châm huấn luyện của Quân đội Liên Xô. Khoa học quân sự Xô-viết đã tìm ra và đúc kết lại qua nhiều kinh nghiệm đấu tranh võ trang lâu dài và qua những hoạt động huấn luyện thời bình của quân đội. Quân đội ta muốn không phạm phải những lệch lạc trong công tác huấn luỵện thì phảị chú ý nghiên cứu và nắm vững các nguyên tắc đó đồng thời vận dụng một cách linh hoạt vào tình hình cụ thể của quân đội ta.


Đối với quân đội Việt Nam, những người cán bộ chúng ta còn ít chú ý tới việc rèn luyện bộ đội, thiếu ý thức về vấn đề này. Một thí dụ nhỏ: người cán bộ trung đội trưởng hoặc đại đội trưởng của chúng ta không mạnh dạn, tự động quản lý giáo dục rèn luyện đơn vị mình, chỉ máy móc áp dụng kế hoạch, học được cái gì dạy cái ấy, mà lại nặng về phần kỹ thuật, chiến thuật, rất ít có ý thức rèn luyện công phu về kỷ luật và tác phong. Việc rèn luyện lại thoát ly sinh hoạt, chỉ chú ý giảng dạy khi ra thao trường hay ở trong lớp, ngoài ra còn có các mặt sinh hoạt khác thì không chú ý, xuề xòa cùng nhau ăn ở như một cơ quan hành chính.


Cần phải rèn luyện công phu, gian khổ; bộ đội chạy chưa được dai sức phải tập cho chạy được dai sức, nhảy chưa qua được hào, tường phải tập cho nhảy qua được, bắn chưa trúng phải tập bắn cho trúng, cho nhanh. Phải sửa chữa mọi cử chỉ động tác dù nhở trong sinh hoạt hàng ngày ở đội ngũ, ở nội vụ v.v... Người chỉ huy ngày thường có chỉ huy đơn vị mình chặt chẽ như thế, đến lúc chiến đấu cũng mới có thể chỉ huy chặt chẽ được.


Trên thế giới, mâu thuẫn là phổ biến, đấu tranh là phổ biến mọi sự vật chỉ có trong mâu thuẫn và đấu tranh mà vận động phát triển lên. Sinh hoạt trong quân đội cũng biểu hiện quy luật này. Đó là cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh giữa cái tiến bộ và cái lạc hậu diễn ra hàng ngày.


Quân đội là một tổ chức có tổ chức và kỷ luật chặt chẽ nhất, nghiêm minh nhất. Đó cũng là một điều kiện sinh tồn và phát triển của quân đội.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:32:01 pm »

V
MỘT VÀI VẤN ĐỀ TRÊN CON ĐƯỜNG
PHÁT TRIỂN CỦA KHOA HỌC QUÂN SỰ


Trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2, nền khoa học quân sự Xô-viết đã tỏ ra hơn hẳn nền khoa học quân sự của giai cấp tư sản. Nó đã thắng lợi huy hoàng.

Hiện nay, trong hòa bình xây dựng chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô, trong thời đại phát triển của chủ nghĩa xã hội trên phạm vi thế giới và bên cạnh đó, chủ nghĩa đế quốc già cỗi vẫn tồn tại, khoa học quân sự vẫn còn phát sinh tác dụng và ngày càng phát triển cao độ và càng hoàn thiện. Quân đội Xô-viết vẫn đứng hàng đầu trên thế giới và là một bảo đảm vững chắc cho công cuộc hòa bình lao động của nhân dân toàn thế giới.


Nhận thức được quy luật phát triển của xã hội, của chiến tranh, khoa học quân sự Xô-viết đã tìm được con đường đi chính xác cho Quân đội Liên Xô và quân đội các nước anh em. Với sự phát triển mới của sức sản xuất, dưới điều kiện điện tử và sức nguyên tử được phát triển, chiến tranh ngày nay càng có tính chất rộng khắp, mãnh liệt, tính chất cơ giới và vận động càng cao. Nắm được tính chất mới đó của chiến tranh, Quân đội Xô-viết đã chú trọng nâng cao trình độ cơ giới hóa của lục quân. Quân đội Xô-viết đã mô-tơ hóa và cơ giới hóa. Trong việc cơ giới hóa quân đội, nâng cao sức vận động của quân đội, các binh chủng trên không được đặc biệt chú ý. Tàu bay lên thẳng ra đời giải quyết được một vấn đề rất lớn mâu thuẫn giữa vận động với địa hình, đồng thời nó cũng giải quyết được một số vấn đề về chiến thuật. Việc phát triển các binh chủng trên không và nhất là tàu bay lên thẳng làm cho sức vận động của bộ đội được nâng lên rất cao. Quân đội cơ động được rất nhanh chóng và trên cả các địa hình rất phức tạp. Do đó mà tốc độ tiến công tăng lên rất cao, tung thâm chiến đấu cũng rất lớn và chiến thuật bao vây vu hồi cũng rất lợi hại.


Quá trình phát triển của chiến tranh là quá trình giải quyết mâu thuẫn. Bản thân chiến tranh, chiến đấu có rất nhiều mẫu thuẫn. Cho nên chiến tranh cũng phát triển qua những quá trình cách mạng. Binh khí xe tăng ra đời là một phát triển cách mạng. Vì nó giải quyết mâu thuẫn giữa vận động với hỏa lực. Trước kia, một khẩu pháo có hỏa lực mạnh thì lại rất nặng nề, vận động khó khăn, nay vấn đề đó đã bắt đầu giải quyết. Khi tàu bay ra đời thì lại là một bước phát triển mới. Tàu bay giải quyết một vấn đề lớn là vấn đề mâu thuẫn giữa vận động với địa hình. Đến tàu bay lên thẳng thì việc giải quyết đó được tiến bộ hơn. Bây giờ quân đội có thể vận động rộng rãi hơn. Đến nay nguyên tử, khinh khí, tên lửa, ra-đa ra đời thì việc giải quyết đó càng hoàn thiện hơn. Hiện nay tên lửa giải quyết được hoàn thiện nhất về mâu thuẫn giữa vận động với địa hình, mâu thuẫn giữa vận động với hỏa lực và mâu thuẫn giữa vận động với đột kích.


Nhưng tên lửa chưa phải là tuyệt đối, nó vẫn còn nhược điểm. Nó vẫn chưa giải quyết được tất cả các mâu thuẫn trên với vấn đề đánh chiếm. Vấn đề này cũng là một vấn đề rất cơ bản. Vì thế tên lửa không thể một mình hoạt động được, nó vẫn phải hiệp đồng với các binh chủng khác. Đó là một điều mà các nhà quân sự của giai cấp tư sản ít nghĩ tới, cho nên họ thường quá chú trọng, đánh giá quá cao một thứ binh khí đó thôi.


Tất nhiên trên con đường phát triển của khoa học kỹ thuật người ta có thể phát minh một thứ vũ khí, binh khí nào một mình nó giải quyết tập trung được một số mâu thuẫn, có được một số tính năng, tác dụng và ngày càng tiến bộ. Nhưng cũng rất khó một mình nó giải quyết được hết, có được mọi tính năng, tác dụng, mà dù có đi chăng nũa, tất cả tính năng, tác dụng đó tập trung vào một thứ vũ khí thì cũng không có khả năng lớn được. Vì thế việc hiệp đồng các binh chủng vẫn là cần thiết và lục quân vẫn là cơ sở.


Trong việc giải quyết mâu thuẫn giữa hỏa lực với vận động Quân đội Liên Xô cũng hơn hẳn quân đội của chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Một xe tăng Liên Xô nặng 46 tấn mang đại bác 122 ly, một xe tăng Mỹ cũng nặng 46 tấn mà chỉ mang đại bác 90 ly. Hai xe tăng sức nặng bằng nhau, sức cơ động cũng xấp xỉ nhau, thế nhưng hỏa lực của xe tăng Mỹ thì thua kém xe tăng Liên Xô. Quân đội Xô-viết nhận thức đúng được vấn đề đó, đã dùng kỹ thuật mà giải quyết được mâu thuẫn đó.


Sau này, khoa học phát triển cao hơn nữa, người ta sẽ có thể đẩy mạnh kỹ thuật để tiếp tục giải quyết mâu thuẫn được hoàn thiện hơn.

Như trên đã nói, còn vấn đề khó khăn nữa là vấn đề đánh chiếm (chiếm giữ). Hỏa tiễn tuy có hỏa lực mạnh, có sức cơ động cao, có sức đột kích lớn nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề chiếm giữ; mà vấn đề chiếm giữ là vấn đề mấu chốt, vấn đề cuối cùng của chiến đấu. Vấn đề này chỉ có lục quân (bộ binh) là đảm nhiệm được. Thế nhưng lục quân (bộ binh) thì lại kém các mặt khác. Muốn giải quyết vấn đề đó, và để khắc phục một số địa hình khác, có lẽ rồi đây người ta sẽ có thể nghĩ ra xe tăng bay. Xe tăng có hỏa lực mạnh, có sức đột kích và sức cơ động cao ở mặt đất và có sức đánh chiếm. Nhưng nó cũng không khắc phục được hết các địa hình ở mặt đất. Pháo binh, hàng không binh đem đạn, bom của mình mà đánh vào các trận địa quan trọng, các trung tâm công nghiệp, kinh tế; cả hỏa tiễn cũng thế, uy lực của nó còn lớn hơn bom đạn. Nhưng cả 3 thứ đều không có năng lực chiếm giữ; chỉ có một thứ ngoài bộ binh ra là có năng lực ấy. Đó là xe tăng. Xe tăng có nhiều đức tính tốt. Nó có hỏa lực mạnh, có sức cơ động cao ở mặt đất (tuy vậy có một số địa hình không hoạt động được hoặc hoạt động khó khăn), có sức đột kích lớn và cũng có năng lực đánh chiếm. Sau này nếu giải quyết được cho xe tăng cơ động được ở trên không thì vừa giải quyết được vấn đề cơ động ở đồng nước như ở Việt Nam, đồng thời cũng giải quyết được vấn đề đánh chiếm một cách nhanh chóng ở cự ly xa. Cơ động xe tăng ở trên không có 2 cách: một là dùng hàng không binh, hai là xe tăng tự cơ động lấy tức là xe tăng phải bay được ở trên không rồi đỗ xuống đất chiến đấu.


Nếu một khi xe tăng đã bay được thì giải quyết xe ô tô thiết giáp bay cũng không có vấn đề gì. Như thế là cũng có bộ đội bộ binh cơ giới theo sát, hiệp đồng chiến đấu với xe tăng, xe tăng sẽ không bị cô lập. Mâu thuẫn trong chiến đấu dần dần sẽ được giải quyết. Khi người ta đã nhận thức được vấn đề đó, khi sức sản xuất, khoa học đã phát triển cao độ thì người ta sẽ dùng kỹ thuật để giải quyết. Đó cũng là một quy luật như quy luật chung trong sự phát triển của sức sản xuất.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #19 vào lúc: 13 Tháng Mười Hai, 2022, 08:33:27 pm »

VI
KHOA HỌC QUÂN SỰ XÔ-VIẾT VỚI CUỘC
CHIẾN TRANH GlẢl PHÓNG VIỆT NAM


Khoa học quân sự Xô-viết là một hệ thống tư tưởng quân sự, là cơ sở lý luận về chiến tranh của chủ nghĩa Mác - Lênin, của giai cấp vô sản. Đảng Lao động Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tiến theo ngọn cờ của nền khoa học quân sự Xô-viết tiên tiến để tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng cũng như việc xây dựng quân đội. Quân đội ta cùng một bản chất và mục đích chiến đấu như Quân đội Xô-viết, cùng một quan điểm về khoa học quân sự, nghệ thuật quân sự như Quân đội Xô-viết. Quân đội ta còn tiếp thụ được tư tưởng quân sự Mao Trạch Đông, tư tưởng vận dụng khoa học quân sự Mác - Lênin vào hoàn cảnh một nước thuộc địa và nửa phong kiến.


Đó là quy luật hoạt động vũ trang phổ biến, đó là điều cơ sở giống nhau của quân đội các nước xã hội chủ nghĩa. Tất nhiên mỗi quân đội đều có những chỗ khác nhau về đặc điểm dân tộc, chính trị, kinh tế, xã hội, địa lý, thời tiết, kinh nghiệm, truyền thống, tác phong v.v...


Thấm nhuần vai trò của vũ trang khởi nghĩa trong việc cướp chính quyền cách mạng, hiểu rõ cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc là chiến tranh chính nghĩa, có khả năng thành công trong thời đại đế quốc chủ nghĩa nhất là sau Cách mạng tháng Mười Nga, chủ nghĩa đế quốc càng lâm vào thời kỳ tổng khủng hoảng, phong trào giải phóng dân tộc lên cao, Cách mạng xã hội chủ nghĩa Nga càng làm cho giai cấp công nhân thế giới thêm giác ngộ, Đảng cộng sản Đông Dương đã từ cuộc vận động chính trị trong quần chúng đi đến đề ra việc xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng để cướp chính quyền, từ đội Cứu quốc quân đến đội Tuyên truyền Giải phóng quân, đội Du kích Ba Tơ và các đội du kích vũ trang thoát ly hoạt động khắp nơi trong nước, nhất là trong thời kỳ kháng Nhật. Cuộc vận động binh lính địch được tích cực tiến hành, nhất là vào thời kỳ tiền khởi nghĩa đã lôi kéo được một số khá đông ngả theo cách mạng. Từ khi còn là các đội du kích, quân đội ta đã gắn chặt với nhân dân là người sinh đẻ ra mình; trong phong trào đấu tranh vũ trang của nhân dân, quân đội ta đã dần dần khôn lớn lên và luôn luôn chịu sự lãnh đạo tuyệt đối của Đảng. Do bản chất cách mạng và bản chất nhân dân, các đội du kích do Đảng ta tổ chức và lãnh đạo đã cùng nhân dân làm cách mạng thành công vào tháng 8 năm 1945. Do thế mà chính quyền nằm trong tay cách mạng, không bị san sẻ. Đến khi cuộc kháng chiến bùng nổ, Đảng chủ trương kháng chiến lâu dài giành thắng lợi cuối cùng.


Lênin dạy rằng: "Lịch sử của thế kỷ thứ XX, thế kỷ của chủ nghĩa đế quốc tan rã là đầy những cuộc chiến tranh thuộc địa".

Suốt trong thời kỳ kháng chiến cũng như trong hòa bình Đảng ta luôn luôn lấy đường lối xây dựng và đường lối chiến đấu của quân đội của giai cấp vô sản mà Quân đội Xô-viết là gương mẫu, làm nền tảng lý luận để xây dựng quân đội cách mạng. Quân đội đó lấy công nông làm nòng cốt, nó thực sự là một quân đội nhân dân.


Trong kháng chiến, Đảng ta đã tổ chức và lãnh đạo toàn dân tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân. Lực lượng vô tận của chúng ta là tinh thần chiến đấu của nhân dân vì mục đích giải phóng dân tộc kết hợp với giải phóng giai cấp. Vì thế, Đảng đã động viên được toàn dân đem hết sức người sức của ra trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn để chiến đấu giữ lấy tự do, độc lập của mình. Toàn quốc là chiến trường, tiền tuyến và hậu phương là rộng khắp cả nước. Nắm được quy luật của chiến tranh, đánh giá đúng được quân ta yếu chống đánh với một kẻ địch mạnh hơn, do đó lúc đầu ta phải tiêu hao, làm mệt mỏi quân địch và áp dụng chiến lược phòng ngự, nhưng với tinh thần tích cực cách mạng, phòng ngự không phải là ngồi đợi địch, mà phải tìm cách đánh tiêu hao chúng. Phòng ngự của ta là phòng ngự tích cực, giống như Quân đội Liên Xô hồi đầu đánh Đức. Phòng ngự của chúng ta còn là phòng ngự vận động cũng giống như Triều Tiên hồi đầu chống Mỹ.


Lúc đầu cuộc kháng chiến, thành phần du kích chiến của ta rất rộng lớn và là chủ yếu, sau dần dần mới phát triển vận động chiến. Yếu tố du kích chiến và yếu tố vận động chiến kết hợp rất chặt chẽ. Chúng ta biết rằng một mình du kích chiến thì không thể giải quyết được chiến tranh, phải có vận động chiến và tiến tới có cả trận địa chiến. Vận động chiến sẽ trở nên rất quan trọng; nhưng du kích chiến không thể thiếu, nó yểm hộ và giúp đỡ rất đắc lực cho vận động chiến. Còn trận địa chiến thì khi chiến tranh phát triển lên cũng rất cần thiết.


Trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại, Quân đội Liên Xô tiến hành một cuộc chiến tranh vận động, nhưng ở hậu phương của địch, nhân dân Liên Xô vẫn tiến hành một cuộc chiến tranh du kích rộng lớn. Trình độ tác chiến chính quy của Quân đội Liên Xô như thế mà tác dụng của du kích chiến vẫn không mất, nó đã gây được tác dụng quan trọng góp phần vào việc chiến thắng quân Đức. Đối với ta thì thành phần này lại càng quan trọng. Quân đội Liên Xô vì có đủ binh chủng, quân chủng hùng mạnh, nên trong chiến tranh vận động vẫn có khả năng tổ chức các trận địa kiên cố trực tiếp tiếp xúc với địch trong thực hành chiến đấu, dù tấn công hay phòng ngự.


Nghệ thuật quân sự của ta cũng được vận dụng theo tinh thần và tư tưởng của nghệ thuật quân sự Xô-viết. Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến quân đội ta áp dụng chiến lược tích cực phòng ngự nên đã tiêu hao được quân địch mà dần dần giành lấy thế chủ động cục bộ. Khi đã giành được thế chủ động cục bộ thì ta tích cực giữ vững lấy và phát huy lên. Ta vận dụng lực lượng một cách rất khéo léo, tập trung mở chiến dịch tiến công khi ở nơi này, khi ở nơi khác, một cách tương đối liên tục, làm cho địch không biết hướng nào mà đối phó và đối phó không kịp. Sau chiến dịch Biên Giới thắng lợi thì tiếp theo đó là chiến dịch Trung du, xong đến chiến dịch Đường số 18, lại đến luôn chiến dịch Hà Nam Ninh, rồi Tây Bắc, v.v...


Quân địch thì từ sai lầm trong chiến dịch Hòa Bình đến ngu xuẩn ở chiến dịch Điện Biên Phủ, chúng phạm sai lầm nghiêm trọng trong việc mở chiến dịch tiến công. Một chiến dịch tiến công phải có hậu phương vững chắc, vì trong quá trình chiến dịch vẫn là một quá trình tập trung và điều động lực lượng, một quá trình vận động và tăng thêm lực lượng. Chúng tự đem mình giam vào một vòng vây của rừng núi, cộng thêm với cái vòng vây ghê gớm của lực lượng đối phương.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM