vnmilitaryhistory
Moderator

Bài viết: 1704
|
 |
« Trả lời #220 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:18:32 am » |
|
Bối cảnh tình hình và tương quan lực lượng mỗi thời mỗi khác. Có những trường hợp bước nhảy vọt quyết định thắng lợi chung cuộc của chiến tranh lại là hệ quả của một chuỗi thắng lợi, là bước ngoặt quyết định cuối cùng trong một chuỗi bước ngoặt đánh dâu sự chuyển tiếp của những giai đoạn phát triển kế tiếp nhau, diễn ra trong một không gian rộng bao gồm lãnh thổ cả nước, trong một thời gian kéo dài nhiều năm. Đây cũng là những bước ngoặt trong quá trình diễn biến của sự phát triển lực lượng mà cuộc kháng chiến chống Minh là một ví dụ.
Lúc mới khởi sự, trong khi lực lượng kẻ thù gồm cả quân đội triều Minh và bọn ngụy quân lên đến vài chục vạn tên thì nghĩa quân Lam Sơn chỉ gồm không quá hai nghìn người. Đã diễn ra những cảnh ngộ "Khi Linh Sơn lương cạn mấy tuần, lúc Khôi Huyện quân không một lữ" (Bình Ngô đại cáo). Thế nhưng, "trải nhiều biến thì mưu kế sâu, tính việc xa thì thành công kỳ" (Phú núi Chi Linh), "lấy ít địch nhiều, thường dùng mai phục, lấy yếu chống mạnh, hay đánh bất ngờ" (Bình Ngô dại cáo), nghĩa quân Lam Sơn đã vượt qua được những khó khăn ban đầu, ngày càng phát triển.
Một bước ngoặt chiến lược đã được tạo ra vào những tháng đầu năm 1425 khi nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An là "nơi hiểm yếu, đất rộng người đông" (Việt sử thông giám cương mục), để rồi thừa thắng tiến công ra Thanh Hóa. Nắm chắc được thời cơ, đánh đúng vào nơi quyết định vốn là địa bàn chiến lược quan trọng đồng thời lại là khâu yếu trong hệ thống phòng thủ của quân Minh, nghĩa quân Lam Sơn đã chiến thắng giòn giã, và từ đấy lực lượng của nghĩa quân đạt được bước phát triển mới. Sau đó, thừa lúc hệ thống phòng thủ của quân địch bị đảo lộn, đẩy các tướng Minh lâm vào tình trạng hoang mang, đối phó bị động, lúng túng, nghĩa quân Lê Lợi - Nguyễn Trãi cùng bộ tham mưu nghĩa quân quyết định tiến quân ra Bắc Hà và vây Đông Đô, tạo nên một cục diện mới, một bước ngoặt mới trong việc phát triển lực lượng của nghĩa quân. Từ những vùng mà quân thù đã chiếm đóng hàng chục năm và gây ra ở đó biết bao tội ác tày trời, thanh niên nô nức tham gia đạo quân chủ lực của nghĩa quân, đồng thời những đội quân địa phương và dân quân cũng được thành lập, với sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, cùng với một bộ phận quân chủ lực tiến hành vây hãm và cô lập nhiều thành trì địch. Một thế trận chiến tranh nhân dân trên cả nước đã hình thành.
Tiếp đến là giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến với những trận đánh lớn quyết định kết cục của chiến tranh vào cuối năm 1427. Giữa việc đánh thành Đông Quan và đánh viện binh địch, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã chọn đánh viện. Giữa hai đạo quân Mộc Thạnh và Liễu Thăng, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã tập trung lực lượng chủ yếu đánh đạo quân Liễu Thăng. Trên đường tiến quân của đạo quân địch từ Quảng Tây sang, nghĩa quân Lam Sơn đã chọn những điểm quyết chiến: Chi Lăng, Cần Trạm, Xương Giang. Có những thời cơ chiến đấu chỉ trong khoảnh khắc như trong trận mai phục Chi Lăng đánh vào lúc Liễu Thăng vượt lên dẫn đầu đoàn quân kỵ; lại có lúc thời cơ kéo dài gần nửa tháng như khi đạo quân Quảng Tây bị vây chặt tại Xương Giang. Tương quan lực lượng giữa ta và địch trong chiến dịch Chi Lăng - Xương Giang cứ theo thời gian và không gian mà chuyển biến từng bước có lợi cho ta. Đạo quân địch càng xa hậu phương của chúng thì càng vấp thêm những khó khăn mới về tiếp tế hậu cần. Nỗi hoang mang lo sợ vì bị tập kích liên tục cứ theo những bước dấn sâu vào lãnh thổ đối phương và theo khoảng thời gian kéo dài mà rữa mòn cả thể xác lẫn tinh thần của tưổng sĩ giặc. Chính vì thế, tại Xương Giang số quân chủ lực của nghĩa quân Lam Sơn không hơn số quân chủ lực của đạo quân Quảng Tây, nhưng sức mạnh của ta lại trở thành áp đảo so với quân giặc, và chúng ta đã hoàn thành việc tiêu diệt toàn bộ đạo quân này. Thế là 10 vạn quân của Liễu Thăng sang xâm lược nước ta, chỉ có một tên địch duy nhất thoát chết chạy trốn về nước. Lực lượng của Vương Thông tại Đông Quan còn đến khoảng 10 vạn quân, nhưng tên tướng Minh này không còn cách nào khác hơn là xin tuyên thệ đầu hàng, rút quân về nước.
Sau khi nghĩa quân Lam Sơn đã đứng vững chân trên địa bàn căn cứ Lam Sơn, quá trình cuộc kháng chiến chống Minh là quá trình phát triển không ngừng của lực lượng kháng chiến của quân và dân ta thời đó, đồng thời cũng là quá trình suy giảm liên tục của lực lượng kẻ thù. Quá trình đó được đánh dấu bằng những bước ngoặt phát triển nhảy vọt của nghĩa quân Lam Sơn. Những bước nhảy vọt do được tạo thành nhờ một chất xúc tác: hành động tiến công của nghía quân Lam Sơn nhằm vào đúng những lúc quyết định, đúng những nơi quyết định mà do tập trung được lực lượng đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở của địch, phía ta giành được ưu thế áp đảo so với địch. Điều kỳ diệu trong nghệ thuật quân sự của nghĩa quân Lam Sơn là về chỉ đạo chiến lược, Lê Lợi - Nguyễn Trãi đã vận dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật sử dụng lực lượng trong các giai đoạn từ thấp đến cao của cuộc kháng chiến, và các tướng lình Lam Sơn cũng đã vận dụng tài tình trong các trận chiến đấu cụ thể từ Tốt Động, Chúc Động, đến Chi Lăng, Xương Giang. Lực lượng của ta dưới quyền chỉ đạo, chỉ huy của những thống soái, tướng lĩnh tài ba đã được thế người, thế đất, thế thời nhân lên gấp bội để cuối cùng đặt kè địch vào thế "cá trên thớt, thịt trong nồi" và kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến. Đây là kết quả của nghệ thuật sử dụng lực lượng đánh kế tiếp những đòn quyết định vào những nơi và lúc quyết định với cường độ ngày càng mãnh liệt.
Đến khi quân Thanh kéo sang xâm lược nước ta vào cuối năm 1788, bối cảnh tình hình chính trị nội bộ nước ta cực kỳ phức tạp. Quân chủ lực của Tây Sơn đo Nguyễn Huệ chỉ huy đang đóng ở Phú Xuân. Tương quan lực lượng giữa quân Thanh và quân Tây Sơn ở Bắc Hà nghiêng hẳn về phía kẻ thù. Cái kế cho địch "ngủ trọ một đêm tại Thăng Long" của Ngô Thì Nhậm chính là nhằm chuyển hóa tương quan lực lượng đó, trên cơ sở tạo ra một thế cả chính trị lẫn quân sự có lợi cho ta, nhằm làm giảm sức mạnh của kẻ thù xuống; nâng sức mạnh của ta lên, xây dựng một thế trận mới thuận lợi cho một cuộc tiến công sấm sét vào quân địch. Nín nhịn để tránh mũi nhọn của giặc, nén lòng lùi lại, thậm chí rút bỏ cả kinh thành Thăng Long, tất cả đều nằm trong tính toán của Ngô Thì Nhậm nhằm tranh thủ thời gian để phía Tây Sơn tập trung lực lượng, tạo thế bất ngờ, chọn đúng lúc quyết định, đánh vào nơi quyết định trong thế trận của Tôn Sĩ Nghị.
Tiến quân ra Bắc Hà nhằm tiêu diệt quân xâm lược và bè lũ Việt gian, giải phóng Thăng Long, quân Tây Sơn được bổ sung ở Nghệ An, Thanh Hóa, sĩ khí bừng bừng. Khi quân Tây Sơn tập kết tại Tam Điệp, về số lượng quần chủ lực, phía Tôn Sĩ Nghị vẫn đông hơn ta gấp bội, nhưng đông đảo nhân dân Bắc Hà cũng như trong khu vực Thảng Long đã đứng về phía Tây Sơn. Trong khi đó, Tôn Sĩ Nghị lại phải dàn quân trong một thế trận phòng ngự tạm thời nhằm chuẩn bị cho bước tiến công sau đó, nên không tránh khỏi phải phản tán lực lượng và bộc lộ những sơ hở.
Cuộc hành quân thần tốc từ Phú Xuân ra Tam Điệp đã tạo điều kiện cho Nguyễn Huệ nắm được quyền chủ động tiến công bất ngờ. Qua hành động cơ động thần tốc đó, sức mạnh của quân Tây Sơn đã được nhân tố thời gian nhân lên gáp bội, trong khi khoảng thời gian ấy được Tôn Sĩ Nghị dùng vào những cuộc truy hoan mừng tết Kỷ Dậu, dẫn chúng vào tình thế bị động về chiến lược. Ngay từ lúc bắt đầu hành quân từ Phú Xuân và đến khi tập kết đại quân tại Tam Điệp, Nguyễn Huệ đã phát hiện được chỗ yếu của quân Thanh và đã tính sẵn phương lược tiến đánh. Thời gian quyết định là những ngày tết Kỷ Dậu; nơi quyết định, mắt xích chủ yếu mà nếu bẻ gãy sẽ làm đứt tung cả sợi dây xích, đó là hai đồn Ngọc Hồi và Khương Thượng. Nguyễn Huệ đã tập trung lực lượng chủ yếu của đại quân Tây Sơn đánh vào Ngọc Hồi, trong khi một cánh quân khác do Đô đốc Đặng Tiến Đông chỉ huy theo thượng đạo ập xuống Khương Thượng.
Tại nơi quyết định, vào lúc quyết định, lực lượng ta được các nhân tố bất ngờ, tinh thần kỷ luật cũng như trình độ tác chiến và vũ khí trang bị thích hợp của quân đội, cùng với sự hỗ trợ mọi mặt của nhân dân địa phương nhân lên gấp bội, trở nên chiếm ưu thế áp đảo so với địch. Kết quả là Nguyễn Huệ đã tiêu diệt gọn 20 vạn quân Thanh chỉ vẻn vẹn trong mấy ngày.
Trước kẻ thù đông hơn, mạnh hơn, cực kỳ hung hăng và thâm hiểm, để tiến hành khởi nghĩa vũ trang, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, tổ tiên ta đã theo dòng thời gian hàng nghìn năm lịch sử xây dựng nên một nền nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo, trong đó có nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng kết hợp chặt chẽ với thế và thời, đặt trên nền tảng thế trận chữ "nhân", thế trận đưa sức mạnh cả nước ra đánh giặc, một thế trận kỳ diệu giành vào tay ta quyền chủ động tiến công cả về chiến lược và chiến đấu.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
vnmilitaryhistory
Moderator

Bài viết: 1704
|
 |
« Trả lời #221 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:21:56 am » |
|
Bước sang thời kỳ hiện đại, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa truyền thống quân sự của tổ tiên, Đảng ta đã đưa nền nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung, nghệ thuật sử dụng lực lượng nói riêng lên một bước phát triển mới.
Trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Pháp, sự phát triển của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của ta trên cả nước đã đưa đến cục diện là Điện Biên Phủ trở thành nơi tập trung những lực lượng tinh nhuệ nhất của địch và của ta, nơi tất yếu phải diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa hai bên. Bộ Chính trị Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định chính xác đây chính là nơi và là lúc quyết định số phận của kế hoạch Na-va, quyết định thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược và của toàn cuộc kháng chiến. Chính vì thế, những cố gắng cao nhất của toàn quân, toàn dân đã được huy động đê giành toàn thắng cho chiến dịch Điện Biên Phủ. Các chiến trường trên cả nước đã tác chiến phối hợp nhịp nhàng với Điện Biên Phủ, theo một chủ trương chiến lược, một kế hoạch tác chiến chiến lược thống nhất. Bị cầm giữ và chịu đòn ở khắp các nơi chúng dừng chân hay điều quân đến, Na-va không còn khả năng tăng viện cho lực lượng của chúng tại Điện Biên Phủ, nơi diễn ra trận quyết chiến chiến lược định đoạt số phận cuộc chiến tranh xâm lược của chúng tại ba nước Đông Dương.
Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, lực lượng kháng chiến đã được huy động và chiến đấu trên không gian cả nước từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau, được tổ chức thành ba thứ quân phối hợp tác chiến chặt chẽ, hình thành lực lượng vũ trang và lực lượng chính trị hỗ trợ nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Cũng lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, cuộc đấu tranh của nhân dân ta vượt qua không gian đất nước, diễn ra trong bối cảnh thế tiến công mạnh mẽ của ba dòng thác cách mạng trên thế giới, được những lực lượng cách mạng và cả nhân loại tiến bộ cổ vũ, giúp đỡ. Tại điểm quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ, sức mạnh của quân đội ta được đặt trên nền tảng thế nước, thế thời đại, được sự chỉ đạo chiến lược tài tình của Đảng và nhiều nhân tố cơ bản thuận lợi khác nhân lên gấp bội. Lực lượng của chúng ta đã chiếm ưu thế áp đảo so với lực lượng của địch tại nơi quyết định là chiến trường Điện Biên Phủ, vào lúc quyết định là những tháng đầu năm 1954 - thời điểm diễn ra hội nghị Giơ-ne-vơ bàn về cuộc chiến tranh Đông Dương. Chính vì thế, sau khi quân và dân ta tiêu diệt tập đoàn cứ điểm của địch tại Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơ-ne-vơ 1954 đã được ký kết, dẫn đến kết quả một nửa nước Việt Nam được hoàn toàn giải phóng.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đánh dấu một đỉnh cao mới của nghệ thuật quân sự Việt Nam mà nghệ thuật sử dụng lực lượng là một yếu tố rất cơ bản. Vào lúc đó quân đội ta đã có những binh đoàn cơ động lớn với các thành phần binh chủng kỹ thuật hiện đại, nhất là các binh đoàn xe tăng, thiết giáp, pháo binh, phòng không, có khả năng tiến hành các chiến dịch hợp đồng binh chủng quy mô lớn. Trình độ tác chiến của lực lượng vũ trang ta đã nâng lên trình độ tác chiến hợp đồng quân, binh chủng hiện đại cỡ quân đoàn và cụm quân đoàn. Các khối quân chủ lực của ta - những quả đấm thép - đã đứng vững chân trên những địa bàn chiến lược then chốt, có khả năng cơ động nhanh chóng để đánh vào những điểm yếu mà sơ hở trong hệ thống phòng ngự của địch. Đồng thời, chúng ta lại có sẵn những quả đấm thép khác là lực lượng dự bị chiến lược đặt trên tư thế sẵn sàng nhận lệnh bước vào chiến đấu khi giờ quyết định đã điểm.
Trong khi đó, tại vùng địch kiểm soát, chúng ta đã xây dựng được một hệ thống cơ sở chính trị sâu rộng ở trong tư thế sẵn sàng nổi dậy. Cũng ngay trong lòng địch, chúng ta đă duy trì và phát triển các lực lượng vũ trang địa phương được trang bị ngày càng tốt hơn và dày dạn kinh nghiệm chiến đấu, đồng thời ém sẵn nhiều đơn vị đặc công, biệt động. Trong thế trận chiến tranh nhân dân, sức mạnh của bộ đội chủ lực, của lực lượng vũ trang địa phương và lực lượng chính trị của quần chúng kết thành sức mạnh tổng hợp to lớn làm nghiêng cán cân lực lượng về phía ta. Vấn đề được đặt ra là sử dụng lực lượng đó để chiếm ưu thế áp đảo so với lực lượng địch vào lúc và nơi quyết định, nhằm phá vỡ một mảng xung yếu trong thế trận phòng thủ của kẻ thù, dẫn đến đập tan toàn bộ thế trận đó.
Thời cơ chiến lược đã xuất hiện vào đầu Xuân 1975. Sau khi quân đội viễn chinh Mỹ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam, trước thế tiến công của ba dòng thác cách mạng trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, đế quốc Mỹ phải đối phó với hàng loạt vấn đề gay cấn cả về đối nội lẫn đối ngoại. Đây là những sợi dây buộc chân, trói tay chính quyền Oa-sinh-tơn, khiến chúng khó có thể trở lại dấn thân vào một cuộc phiêu lưu mới tại miền Nam Việt Nam để cứu vãn chế độ ngụy quyền Sài Gòn trước nguy cơ sụp đổ. Sau khi "Mỹ cụt", ngụy quyền, ngụy quân mất chỗ dựa quân sự của đạo quân viễn chinh Mỹ, lâm vào tình trạng bối rốỉ về tinh thần, đảo lộn về thế trận và suy yếu về lực lượng, nên càng lún sâu trong thế bị động chiến lược, trong khi đó, các đơn vị chủ lực ngụy lại bị dàn mỏng trong thế trận "phòng thủ diện địa" nặng ở hai đầu và sơ hở ở quãng giữa, các lực lượng dự bị chiến lược của chúng vừa phải đối phó với quân và dân ta trên khắp chiến trường miền Nam, vừa bị đặt trên tư thế sẵn sàng đối phó với những cuộc đảo chính âm ỉ trong nội bộ ngụy quyền. Chiếc chăn đã ngắn lại hẹp, bị Mỹ - ngụy co kéo để cố che kín cả đầu lẫn chân thì lại để hở sườn. Chỗ hở sườn đó là địa bàn Tây Nguyên.
Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta đã phân tích chính xác thời cơ chiến lược đó và hạ quyết tâm lịch sử giải phóng miền Nam. Chiến trường Tây Nguyên vừa là địa bàn xung yếu vừa là nơi sơ hở của thế trận địch, được chọn làm hướng tiến công chủ yếu, trong đó Buôn Ma Thuột là trận then chốt mở đầu. Đánh vào Buôn Ma Thuật, chúng ta đã điểm đúng tử huyệt của thế trận phòng thủ của địch trên toàn chiến trường Tây Nguyên, ở đây, lực lượng chủ lực của ta đã được tập trung với ưu thế áp đảo về số lượng. Trong khi đó, quân địch ở Buôn Ma Thuột hoàn toàn bị cô lập. Lực lượng của địch ở Tây Nguyên và trên khắp chiến trường bị ta căng ra và giam chân ở mọi nơi, khiến chúng không còn khả năng ứng cứu cho Buôn Ma Thuột. Vì vậy trong trận mở đầu chiến dịch, chúng ta đâ tập trung được ưu thế lực lượng đánh đúng vào nơi quyẽt định, vào lúc quyết định tại chiến trường. Lực lượng đã chiếm ưu thế lại được yếu tố bất ngờ, cách đánh tài giỏi, tinh thần dũng cảm và kỹ thuật chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ ta nhân lên gấp bội để trở thành áp đảo, nên đã đè bẹp nhanh chóng sự kháng cự của địch, phá vỡ một mảng xung yếu trong thế trận phòng thủ Tây Nguyên của chúng, buộc địch phải rút khỏi vùng cao nguyên chiến lược này, mở đầu cho sự sụp đổ "dây chuyền" của toàn bộ thế trận địch ở miền Nam.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
vnmilitaryhistory
Moderator

Bài viết: 1704
|
 |
« Trả lời #222 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:22:45 am » |
|
Nắm vững thời cơ chiến lược lớn đã tới, Bộ Chính trị hạ quyết tâm "với tư tưởng chỉ đạo thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng, có quyết tâm lớn, thực hiện tổng công kích, tổng khởi nghĩa trong thời gian sớm nhất, tốt nhất là trong tháng 4, không thể để chậm"1 (Trích: Điện số 956KT ngày 1 tháng 4 năm 1975 của Bộ Chính trị gửi Trung ương Cục và các đồng chí đại diện Bộ Chính trị tại mặt trận Sài Gòn). Bộ Chính trị đã đánh giá chính xác tình hình thế giới, tương quan lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường và đã chọn chính xác lúc và nơi quyết định đẽ tập trung lực lượng mở trận quyết chiến chiến lược cuối cùng kết thúc thắng lợi chiến tranh: lúc - là những ngày cuối tháng 4 năm 1975; nơi - là sào huyệt cuối cùng của Mỹ - ngụy tại Sài Gòn. Đấy cũng là thời gian và mục tiêu của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã bước vào giai đoạn cuối cùng. Lực lượng mà chúng ta tung vào cuộc là lực lượng cả nước với những quả đấm thép là các binh đoàn chủ lực đã đứng chân và tác chiến ở chiến trường, cùng với những binh đoàn chủ lực từ miền Bắc hành quân thần tốc vào chiến trường. Lực lượng chiếm ưu thế áp đảo đó tiến công đúng vào lúc quyết định và nơi quyết định, trở thành "sức nặng ngàn cân đè lên trứng chim thì chưa hề có trứng nào không vỡ nát" (Nguyễn Trãi - Quân trung từ mệnh tập), đánh những trận "sấm ran chớp giật, trúc chẻ tro bay", giải phóng hoàn toàn miền Nam, hoàn thành sự nghiệp thống nhất Tổ quốc.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, cùng với nghệ thuật tập trung lực lượng chiếm ưu thế áp đảo vào các trận quyết chiến, điểm vào đúng những tử huyệt của địch trong những thời điểm quyết định, lực lượng của chúng ta đã cơ động thần tốc, kịp thời, tận dụng được thời cơ để giành thắng lợi lớn và từ đấy lại tạo ra những thời cơ mới. Sự cơ động thần tốc đã nhân sức mạnh của những quả đấm thép trên chiến trường và cả sức mạnh của những lực lượng nổi dậy trong lòng địch lên gấp bội, tạo nên sự phối hợp tuyệt đẹp, đẩy Mỹ - ngụy đến chỗ hoang mang cùng cực và sụp do cả về ý chí lẫn tổ chức kháng cự. Như Ăng-ghen đã chỉ rõ "tốc độ vận động nhanh có thể bù đắp sự thiếu quân, bởi vì nó cho phép tiến công địch khi chúng chưa kịp tập trung binh lực. Cũng giống như trong thương mại có câu: "Thời giờ là vàng bạc", trong chiến tranh cũng có thể nói: "Thời giờ là bộ đội"1 (C.Mác và Ph.Ăng-ghen, Toàn tập, tập 9, bản tiếng Nga, xuất bản lần thứ hai, tr. 495).
Đúng là trong quá trình cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, bằng cách đánh thần tốc, lực lượng của ta được nhân lên với mỗi giờ mỗi ngày trôi qua, trong khi đó, lực lượng của kẻ địch lại bị thời gian xô đẩy tới tấp không sao gượng dậy được và cứ theo thời gian mà tan rã từng mảng để cuối cùng đi đến sụp đổ hoàn toàn.
Trong bài diễn văn đọc tại Lễ kỷ niệm lần thứ 10 thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đồng chí Lê Duẩn, Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: "Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược, chúng ta đã thắng vì sự nghiệp của chúng ta là chính nghĩa, vì chúng ta dám đánh và biết đánh, biết thắng, càng đánh càng mạnh, tạo được lực lượng vượt trội hơn, đủ sức đánh bại đối phương, đè bẹp ý chí xâm lược của địch"1 (Lê Duẩn, "Thiên anh hùng ca vỉ đại", Tạp chí Cộng sàn, số tháng 5 năm 1985, tr. 8 ).
Trong lĩnh vực "biết đánh" rất phong phú đó, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin và sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã vận dụng tài tình sáng tạo, đúng quy luật và nâng lên một đỉnh cao mới nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng được kế thừa của tổ tiên ta.
Trong lịch sử, dân tộc ta luôn luôn phải chống lại những kẻ thù xâm lược có đông quân, lắm súng, có tiềm lực kinh tế và quân sự lớn hơn ta, có khi gấp nhiều lần. Trong tình hình đỏ, nếu không biết đánh giá địch, ta cho đúng thì làm sao dám đánh, dám chấp nhận cuộc chiến đấu không cân sức với quân thù, từ đó tìm ra con đường dẫn tới chiến thắng.
Để đánh giá đúng so sánh lực lượng giữa ta và địch, chúng ta đã luôn luôn vận dụng đúng đắn quan điểm tổng hợp, đánh giá sức mạnh của địch và của ta không chỉ dựa vào số lượng quân đội, vũ khí, phương tiện vật chất, mà xem xét toàn diện các mặt quân sự, chính trị, kinh tế và văn hoá, vật chất và tinh thần, số lượng và chất lượng, điều kiện trong nước và trên thế giới... Trong kháng chiến chống Mỹ, đế quõc Mỹ mạnh hơn ta gấp hàng trăm nghìn lần về kinh tế, về số lượng và chất lượng vũ khí, kỹ thuật quân sự. Nhưng chúng ta mạnh hơn hẳn chúng về chính trị, về tinh thần của nhân dân và quân đội, về chất lượng lực lượng vũ trang, về khoa học, nghệ thuật quân sự. Chính vì vậy Đảng ta khẳng định ngay từ đầu: "Mỹ giàu nhưng không mạnh", và hạ quyết tâm đánh giặc Mỹ đến thắng lợi hoàn toàn.
Trong chiến tranh giải phóng, lúc đầu ta còn yếu hơn địch về vật chất. Muốn mạnh hơn địch để thắng địch, phải qua một quá trình chuyển hóa làm cho ta ngày càng mạnh lên, địch ngày càng yếu đi. Vì vậy phải đánh lâu dài, ta càng đánh càng mạnh, cuối cùng đủ sức áp đảo quân địch, giành thắng lợi.
Trong chiến tranh, phải đánh thắng địch về quân sự. Vì vậy phải tạo nên sức mạnh tổng hợp lớn hơn địch về quân sự. Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước của nhân dân ta chống xâm lược là chính nghĩa nên có sức mạnh của toàn dân. Lực lượng vũ trang tập trung của ta lúc đầu thường ít hơn quân xâm lược, nhưng ta vẫn duy trì và phát triển được cuộc kháng chiến là nhờ có sức mạnh của chiến tranh nhân dân, của toàn dân đánh giặc, lấy lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt. Lực lượng vũ trang được tổ chức thành ba thứ quân nên có thể phát huy sức mạnh đánh địch ở khắp nơi, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa và đánh lớn. Lực lượng vũ trang kết hợp với lực lượng chính trị càng tạo thành sức mạnh tổng hợp rất lớn. Thực tiễn của các cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước của nhân dân vừa qua đã chứng minh: thế dựa vào dân là thế vững nhất, sức mạnh của nhân dân là sức mạnh to lớn nhất, trí sáng tạo của nhân dân là vô tận. Cho nên nghệ thuật tổ chức, xây dựng lực lượng của chúng ta trước hết là nghệ thuật tổ chức xây dựng lực lượng của chiến tranh nhân dân, đi từ xây dựng cơ sở chính trị mà xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân cân đối và đồng bộ.
|
|
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Chín, 2023, 08:31:01 am gửi bởi ptlinh »
|
Logged
|
|
|
|
vnmilitaryhistory
Moderator

Bài viết: 1704
|
 |
« Trả lời #223 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:23:26 am » |
|
Trong nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng, trong khi đánh giá đúng mức vai trò của số lượng lực lượng vũ trang, chúng ta hết sức coi trọng yếu tố chất lượng. Tổ tiên ta xưa kia đã từng vận dụng đúng đắn quan điểm xây dựng quân đội "cốt ở tinh nhuệ, không cốt nhiều". Khi sử dụng, lúc thì lấy ít đánh nhiều, khi thì tập trung lực lượng ưu thế lấy nhiều đánh ít, nhưng nói chung đều sử dụng một cách hợp lý, đạt hiệu quả cao nhất, "sức dùng một nửa mà công được gấp đôi" (Nguyễn Trãi - Lam Sơn thực lục). Nghệ thuật sử dụng lực lượng của ta còn luôn luôn đi đôi với nghệ thuật làm suy yếu lực lượng của địch, khơi sâu chỗ yếu và hạn chế chỗ mạnh của chúng.
Nét đặc sắc trong nghệ thuật sử dụng lực lượng của chúng ta là sử dụng lực lượng trong mối quan hệ chặt chẽ với thế và thời. Chúng ta coi lực lượng là yếu tố cơ bản để tạo nên sức mạnh giành thắng lợi, nhưng sức mạnh không phải chỉ tùy thuộc vào bản thân lực lượng mà còn phụ thuộc vào thế và thời cơ mà lực lượng ây được sử dụng. Lẽ đương nhiên là phải có lực lượng đủ mạnh thì mới tạo nên hoặc tận dụng được thế và thời cơ có lợi nhưng một khi có thế tốt và được sử dụng đúng thời cơ thì sức mạnh mà lực lượng đó tạo ra sẽ vượt xa sức mạnh ban đầu của bản thân nó. Đúng như Nguyễn Trãi đã nói, "được thời có thế, thì mất biến thành còn, nhỏ hóa ra lớn..." (Quân trung từ mệnh tập). Ví như một đội đặc công, dựa vào thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc, với thế mạnh của lối đánh luồn sâu, ém sẵn, bí mật, bất ngờ, khi tập kích một sân bay địch có thể làm nên chuyện mà bình thường phải sử dụng từng trung đoàn, sư đoàn không quân ném bom mới làm nổi. Cho nên có thể nói nghệ thuật quân sự Việt Nam luôn luôn là nghệ thuật tạo thế, tạo thời cơ để sử dụng lực lượng có lợi nhất, phát huy được sức mạnh lớn nhất và đạt tới hiệu quả cao nhất.
Trong nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng của ta, còn nổi lên vấn đề xây dựng lực lượng và phát triển lực lượng để hình thành những quả đấm mạnh, giáng những đòn tiêu diệt lớn quân địch, đặc biệt là vào giai đoạn cuối của chiến tranh.
Trong chiến tranh giải phóng, lực lượng ta lúc đầu còn nhỏ nên phải đánh lâu dài, phải thắng địch từng bước, đánh bại địch từng bộ phận, vừa đánh vừa xây dựng, phát triển lực lượng về mọi mặt; đến khi lực lượng ta dần dần mạnh lên mới có khả năng đánh tập trung, thực hiện các đòn tiêu diệt lớn. Cùng với sự phát triển của chiến tranh, lực lượng vũ trang tập trung của ta được tổ chức với quy mô ngày càng lớn, đồng thời thế trận chiến tranh nhân dân của ta cũng phát triển ngày càng sâu rộng, cài xen vào thế trận của địch, buộc địch phải phân tán đối phó, phòng ngự bị động, không thể tập trung được lực lượng lớn để tiến công có hiệu quả.
Đến giai đoạn cuổi chiến tranh, ta tiến hành tiến công chiến lược và tổng tiến công chiến lược kết hợp với nổi dậy của quần chúng để giành thắng lợi quyết định thì trên cơ sở chiến tranh nhân dân phát triển rộng khắp, phải tổ chức các tập đoàn chiến dịch và tập đoàn chiến lược đứng chân trên các địa bàn trọng yếu, hình thành những quả đấm mạnh trên nhiều hướng chiến lược. Những quả đấm đó trên nền tảng của thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp và vững chắc, cho phép ta thực hành các trận tiến công đồng thời hoặc gối đầu hay kế tiếp liên tục trên toàn chiến trường, làm cho địch bị động đối phó ở nhiều nơi, không điều động được lực lượng đi ứng cứu lẫn nhau; gây nên sự đổ vỡ "dây chuyền" trong thế trận chiến lược của địch, làm xuất hiện những tình huống chiến lược và thời cơ chiến lược mới nối tiếp nhau, tạo điều kiện cho ta giành thắng lợi nhanh chóng, dồn dập và ngày càng lớn.
Trong kháng chiến chống Pháp, ta mới có khả năng tổ chức được một tập đoàn chiến lược nên chỉ mở được từng chiến dịch riêng rẽ trên từng hướng chiến lược riêng rẽ; các hướng chiến lược khác chỉ có sự phối hợp bằng các hoạt động tác chiến hoặc chiến dịch nhỏ mà kết quả thắng lợi chỉ có giá trị về chiến dịch, ít có giá trị về chiến lược. Năm 1950, ta mở chiến dịch Biên Giới; đầu năm 1951 mới mở chiến dịch Trần Hưng Đạo rồi tiếp đến chiến dịch Hoàng Hoa Thám, sau đó là chiến dịch Quang Trung, nhưng đó đểu là những chiến dịch nhỏ, chưa làm thay đổi được cục diện chiến trường. Đến Đông Xuân 1953-1954, ta cũng chỉ tập trung được một tập đoàn chiến lược mở chiến dịch Điện Biên Phủ mà không có tập đoàn chiến lược thứ hai ở đồng bằng Bắc Bộ; ở các hướng chiến lược khác, ta cũng mới tổ chức được một vài tập đoàn chiến dịch nhỏ. Do đó thắng lợi chiến lược có phần bị hạn chế.
Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ, với những điều kiện mới của tình hình trong nước và trên thế giới, việc xây dựng, phát triển lực lượng và sự chỉ đạo chiến lược của ta có bước phát triển cao hơn. Tới một giai đoạn phát triển nhất định của chiến tranh, ta đã tổ chức được nhiều tập đoàn chiến lược và tập đoàn chiến dịch, đứng chân và cài thế sẵn trên các hướng chiến lược trọng yếu trên toàn chiến trường. Trong chiến cuộc xuân - hè 1972, ta đã tổ chức được một tập đoàn chiến lược đứng chân ở phía bắc trận tuyến của địch ở Quảng Trị; một tập đoàn chiến dịch mạnh đứng chân ở phía nam trận tuyến của địch ở phía tây Sài Gòn; và một tập đoàn chiến dịch nhỏ đứng ở giữa trận tuyến của địch tại Tây Nguyên. Khi cuộc tiến công chiến lược được phát động thì các tập đoàn chiến lược và chiến dịch này đồng thời hành động với sự phối hợp của chiến tranh nhân dân rộng rãi, sâu hiểm trên toàn chiến trường cả trước mặt và sau lưng địch. Tình thế đó buộc địch phải phân tán lực lượng, bị động đối phó một cách lúng túng, dẫn đến trận tuyến của chúng bị phá vỡ ở một số nơi, không sao hàn gắn được.
Đến đầu năm 1975, việc tổ chức, chuẩn bị lực lượng cho cuộc tổng tiến công chiến lược đạt tới quy mô lớn hơn trước nhiều. Để chuẩn bị cho chiến cuộc Xuân 1975, ta đã xây dựng được hai tập đoàn chiến lược và một tập đoàn chiến dịch mạnh, đồng thời có lực lượng tổng dự bị chiến lược hùng hậu.
Tập đoàn chiến lược thứ nhất gồm một quân đoàn và một số sư đoàn đứng chân ở hướng chiến lược Huế - Đà Nảng. Tập đoàn chiến lược này đã kéo được hai sư đoàn tổng dự bị chiến lược của địch (sư đoàn lính thủy đánh bộ và sư đoàn dù) ra Huế và Đà Nẵng rồi giam chân chúng ở đó, làm cho bộ chỉ huy địch không còn nắm được trong tay lực lượng dự bị mạnh.
Tập đoàn chiến lược thứ hai gồm một quân đoàn cùng một số sư đoàn, đứng chân ở phía tây bắc Sài Gòn. Đó là chiếc búa sẵn sàng đập vào đầu địch, khiến địch luôn luôn phải cảnh giác đề phòng.
Tập đoàn thứ ba là một tập đoàn chiến dịch mạnh gồm một số sư đoàn đứng chân ở quãng giữa trận tuyến địch là Tây Nguyên.
Ngoài ba tập đoàn lực lượng đó ra, Bộ Tổng tư lệnh của ta còn nắm trong tay lực lượng dự bị chiến lược mạnh gồm một quân đoàn, đồng thời có nguồn hậu bị dồi dào sẵn sàng được động viên.
Do tổ chức được các tập đoàn chiến lược và tập đoàn chiến dịch mạnh đứng chân trên các hướng chiến lược trọng yêu trên suốt chiều dài trận tuyến như thế, nên khi cuộc tổng tiến công chiến lược được phát động thì các hướng đều có thể đồng thời hành động, hoặc gối đầu nhau, hoặc kế tiếp nhau một cách liên tục.
Cách tổ chức, bố trí lực lượng như vậy làm cho ta nắm vững được quyền chủ động chiến lược. Ta lại có mưu kế hay, lập thế trận tốt, giỏi nghi binh lừa địch, điều động và điều khiển được địch nên tạo được bất ngờ tối đa cho địch và phát huy đến mức tối đa quyền chủ động của ta về chiến lược, chiến dịch và chiến đấu. Khi ta phát động tiến công trên nhiều hướng chiến lược một cách liên tục, đột phá thắng lợi một số khâu xung yếu trong hệ thống phòng ngự của địch thì tạo nên tác động "dây chuyền", phá vỡ từng mảng và mau chóng làm sụp đổ toàn bộ trận tuyến địch.
Do đó khi chuẩn bị cho một chiến cuộc, trên cơ sở thế trận chiến tranh nhân dân rộng khắp, phải tiến hành tổ chức, xây dựng các binh đoàn lớn, hình thành các tập đoàn chiến dịch, tập đoàn chiến lược như những quả đấm mạnh đủ sức đột phá từng đoạn trên trận tuyến của địch. Như vậy mới có thể hoàn thành được các nhiệm vụ chiến lược quan trọng.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, tùy tình hình và điều kiện cụ thể mà xây dựng các tập đoàn chiến lược và tập đoàn chiến dịch bố trí có chiều sâu trên nhiều hướng để có khả năng đánh bại các cuộc tiến công bằng lực lượng lớn của địch trên các hướng chiến lược trọng yếu.
Từ kinh nghiệm thực tiễn của các cuộc chiến tranh vừa qua, có thể đi đến một kết luận: Tổ chức được các tập đoàn chiến lược và tập đoàn chiến dịch đứng chân trên các hướng chiến lược trọng yếu trên toàn bộ trận tuyến là một quy luật về xây dựng, tổ chức lực lượng trong các chiến cuộc mang tính chất phản công chiến lược hoặc tiến công chiến lược để giành thắng lợi quyết định, làm xoay chuyển cục diện hay kết thúc chiến tranh.
Đương nhiên vận dụng quy luật là phải có điều kiện. Nếu không có điều kiện khách quan cho sự vật tồn tại thì quy luật cũng không thể vận động được.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
vnmilitaryhistory
Moderator

Bài viết: 1704
|
 |
« Trả lời #224 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:25:05 am » |
|
II NGHỆ THUẬT LẬP THẾ TRẬN* (Bài đăng trên Tạp chí Quân đội nhân dân, số tháng 7 và tháng 8 năm 1978. Có sửa chữa, bổ sung) Nghệ thuật lập thế trận - một nội dung rất quan trọng của nghệ thuật quân sự - đã ra đời từ rất sớm trong lịch sử chiến tranh. Nó cũng được nghiên cứu và vận dụng khá phổ biến ở các nước phương Đông từ nhiều thế kỷ qua. Ở Việt Nam, trong tất cả các cuộc chiến tranh chống xâm lược lớn từ trước tái nay, thời nào cũng vậy, dân tộc ta luôn luôn phải đương đầu với những kẻ thù lớn mạnh. So sánh lực lượng lúc ban đầu thường là bọn xâm lược có số quân đông hơn ta, có khi gấp nhiều lần. Để đánh thắng chúng, ngoài việc tính toán chuẩn bị về lực lượng, tinh thần và tiềm lực kinh tế, quân sự của đất nước, dân tộc ta luôn luôn phải nghiên cứu vận dụng nghệ thuật đánh giặc thích hợp, trong đó có nghệ thuật lập thế trận. Trong các cuộc chiến tranh giải phóng và giữ nước chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ vừa qua, Đảng ta đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về chiến tranh và quân đội vào thực tiễn nước ta, kế thừa kinh nghiệm đánh giặc, giữ nước của dân tộc đồng thời tiếp thu những kinh nghiệm quân sự tiên tiến trên thế giới, đưa nghệ thuật quân sự của chiến tranh cách mạng Việt Nam phát triển lên những đỉnh cao mới; trong đó nghệ thuật lập thế trận đã có nhiều biểu hiện phong phú, sáng tạo. Trong điều kiện phải lấy ít đánh nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, nghệ thuật quân sự của ta đã thành công xuất sắc trong việc lập thế trận, nên với lực lượng ít hơn địch đã tạo ra sức mạnh áp đảo quân địch, giành thắng lợi. Nghệ thuật lặp thế trận đã thực sự trở thành một bản lĩnh sở trường, một kinh nghiệm có tính chất truyền thống của quân và dân ta, một nét đặc sắc trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. I. THẾ TRẬN LÀ GÌ?Thế trận là thế bố trí lực lượng, sắp xếp triển khai đội hình và tổ chức, thiết bị chiến trường trên một địa hình tác chiến nhất định đối trước quân địch, theo mưu kế tác chiến của ta. Nghệ thuật lập thế trận, theo binh pháp thời xưa thì gọi là phép bày binh bố trận. Đó là khoa học về tìm chọn phương án tối ưu trong việc bố trí, sắp xếp đội hình tác chiến phù hợp với những điều kiện khách quan trên chiến trường, nhằm thực hành tác chiến chiến lược, chiến dịch hay từng trận chiến đãu. Bố trí thế trận giỏi, điều khiển thế trận tài thì với lực lượng ít có thể thắng kẻ địch có số lượng đông hơn, có khi đông hơn mình gấp bội. Lực lượng mạnh, thế trận hay thì thắng lợi càng lớn. Ngược lại, có lực lượng mạnh mà bố trí thế trận tồi thì trước một đối phương có lực lượng kém nhưng có thế mạnh, vẫn lâm vào thế bị động, đối phó lúng túng, phạm sai lầm, dẫn đến hao binh tổn tướng và thất bại. Trong lịch sử đấu tranh vũ trang từ xưa tới nay đã không hiếm trường hợp một đội quân nhỏ đứng trên chỗ hiểm, lại khéo bày binh bố trận, giỏi điều khiển tình huống chiến đấu, đã thắng oanh liệt những đội quân đông hơn. Thế trận mang tính chất tổng hợp. Nó được hình thành trên cơ sở của nhiều yếu tố và sự tác động lẳn nhau giữa những yếu tố đó. Những yếu tố cơ bản là: lực lượng và hình thái bố trí của địch; lực lượng của ta; điều kiện địa hình và thiết bị chiến trường; nghệ thuật lập thế trận và tổ chức, chỉ huy của ta, v.v... Thế trận có thể sớm hình thành đầy đủ, trong đó toàn bộ đội hình của các lực lượng tham gia được triển khai ngay từ đầu. Thế trận cũng có thể hình thành dần từng bước trong quá trình tác chiến. Nhưng nói chung thế trận không đứng im mà luôn luôn vận động, biến hóa từ lúc ban đầu cho tới khi kết thúc tác chiến. Thế trận là một yếu tố giữ vai trò quyết định đối với diễn biến của tình huống chiến đấu. Thế trận và thế có mối quan hệ khăng khít với nhau. Trong cuộc đấu tranh giữa hai bên đối địch, thế là hình thái tạo ra điều kiện thuận lợi cho bên này và khó khăn cho bên kia trong việc phát huy sức mạnh nhằm đạt tới những mục tiêu đã đề ra cho mình. Thế là kết quả của một quá trình đấu tranh làm chuyển biến so sánh lực lượng giữa hai bên, là kết quả sự vận động tổng hợp của nhiều yếu tố: khách quan và chủ quan, vật chất và tinh thần, lực lượng và thế trận... Trong đó thế trận là một yếu tố rất cơ bản để hình thành thế, tạo ra thê có lợi nhằm đánh bại đối phương, giành thắng lợi về mình. Trong một cuộc chiến tranh, thường có rất nhiều thế trận khác nhau. Mỗi hình thức tác chiến có thể là một thế trận. Người ta thường chia ra thành thế trận chiến lược, thế trận chiến dịch và thế trận chiến đấu. Xuất phát từ đường lối chiến tranh nhân dân, trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ vừa qua, Đảng ta đã tổ chức xây dựng được một thế trận rộng lớn trên phạm vi cả nước: thế trận chiến tranh nhân dân. Trong thế trận chiến tranh nhân dân đó, thế trận chiến dịch và chiến đấu của ta phát triển hết sức phong phú, độc đáo và rất lợi hại. Thế trận chiến tranh nhân dân của ta là thế trận đánh địch bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân, kết hợp ba thứ quân, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy1 (Ngày nay được gọi là: kết hợp chiến tranh nhân dân địa phương với chiến tranh băng các binh đoàn chủ lực - B.T), tiến công với nổi dậy, kết hợp lực lượng tại chỗ với lực lượng cơ động, kết hợp tiêu diệt địch với làm chủ, làm chủ với tiêu diệt địch... trong một cuộc đấu tranh toàn diện trên các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao kết hợp chặt chẽ với nhau. Trong thế trận đó, mỗi người dân là một chiến sĩ giết giặc, cứu nước, mỗi làng xã, mỗi địa phương là một pháo đài phòng giữ vững chắc, tiến công mạnh mẽ; sức mạnh tại chỗ của mỗi địa phương và sức mạnh của cả nước được phát huy đến mức cao khiến cả nước trở thành một mặt trận thống nhất, mỗi địa phương là một trận địa tiến công tiêu diệt kẻ thù.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
vnmilitaryhistory
Moderator

Bài viết: 1704
|
 |
« Trả lời #225 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:25:40 am » |
|
Thế trận chiến tranh nhân dân tạo ra cho quân và dân ta thế chủ động tiến công địch, bao vây, chia cắt, giam chân địch, căng mỏng chúng ra mà đánh ở mọi nơi, trong mọi lúc, đồng thời tập trung lực lượng tiêu diệt lớn quân địch ở nơi hiểm yếu, nơi địch sơ hở, trên chiến trường ta lựa chọn. Chính dựa trên thế trận chiến tranh nhân dân đã bày sẵn mà năm 1965, khi Mỹ ồ ạt đưa hàng chục vạn quân viễn chinh Mỹ và quân chư hầu vào miền Nam hòng tạo ra bước ngoặt căn bản về so sánh lực lượng có lợi cho chúng, quân và dân ta ở miền Nam vẫn giữ vững và không ngừng phát triển thế tiến công quân địch.
Giặc Pháp và giặc Mỹ tuy có số quân đông, được trang bị vũ khí kỹ thuật hiện đại, lại chiếm giữ được một số vùng và địa bàn chiến lược, nhưng đụng vào thế trận chiến tranh nhân dân của ta, chúng đều đã thất bại. Cả giặc Pháp lẫn giặc Mỹ đểu sa vào thế trận không có lợi cho chúng: càng đánh chúng càng bị hãm vào thế phòng ngự bị động, bị bao vây chia cắt, chỗ mạnh của chúng bị kiềm chế, chỗ yếu của chúng bị khoét sâu, muốn tập trung mà phải phân tán, có quân đông mà vẫn thiếu, vẫn sơ hở, liên tiếp bị tiêu hao và tiêu diệt.
Cậy có tiềm lực lớn về kinh tế và quân sự của một nước có số dân đông, có kỹ thuật hiện đại, đế quốc Mỹ đã dốc mọi khả năng chúng có thể huy động hòng phá vỡ thế trận chiến tranh nhân dân của ta. Chúng đã đưa số quân của chúng lên tới mức gấp gần 10 lần số quân của ta. Những thành tựu mới nhất về vũ khí, kỹ thuật chiến tranh, chỉ trừ vũ khí hạt nhân, đã được chúng sử dụng vào chiến trường Việt Nam. Nhưng tất cả những cố gắng đó không giúp chúng thoát khỏi thế bị động, thế phòng ngự. Như các tướng lĩnh Mỹ đã thú nhận, khi quân Mỹ ở chiến trường miền Nam đạt tới con số cao nhất thì cũng là lúc số quân phải làm nhiệm vụ phòng thủ có tỷ lệ đông hơn số quân cơ động tới 8 lần.
Thế trận chiến tranh nhân dân của ta vô cùng nguy hiểm đối với kẻ thù, song lại tạo điều kiện rất thuận lợi cho lực lượng chủ lực cơ động của ta luôn luôn có khả năng đánh địch trên thế mạnh. Thế trận chiến tranh nhân dân là cái nền vững chắc cho ta tổ chức các thế trận chiến đấu, chiến dịch và tác chiến chiến lược để thực hành quyết chiến, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi quyết định cho toàn cuộc chiến tranh.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua, thế trận chiến tranh nhân dân đã tạo cơ sở cho ta bố trí nhiều thế trận tác chiến chiến lược rất hay, rất độc đáo. Thế trận tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ vừa là thế trận tiếp tục phát triển thế chủ động về chiến lược của ta, vừa là thế trận đập tan cuộc phản công chiến lược bằng kế hoạch Na-va của Pháp - Mỹ, giành thắng lợi quyết định, kết thúc oanh liệt cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Thế trận trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt ở miền Nam, Xuân 1968 đã đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật đánh bất ngờ, đánh hiểm của quân và dân ta. Thế trận tiến công chiến lược trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã đạt tới đỉnh cao của việc làm chuyển biến nhanh nhất so sánh lực lượng giữa ta và địch về mặt chiến lược, của nghệ thuật tiến công thần tốc.
Nghệ thuật lập thế trận chiến dịch của ta đã đạt được nhiều thành công trong việc xây dựng và điều khiển thế trận chiến dịch tiến công. Thế trận chiến dịch của chiến tranh nhân dân trong hai cuộc kháng chiến vừa qua của quân và dân ta chủ yếu là thế trận chiến dịch tiến công. Cũng có một số chiến dịch được tiến hành bằng thế trận phản công như chiến dịch Đường số 9 - Nam Lào. Thế trận chiến dịch phòng ngự cũng có nhưng rất ít.
Thế trận chiến dịch tiến công được thể hiện cụ thể ở việc chuẩn bị và thiết bị chiến trường, bố trí lực lượng, sắp xếp đội hình theo phương án tác chiến đã định, lựa chọn các hướng tiến công và định các bước, các giai đoạn của chiến dịch, dự kiến và chuẩn bị đối phó vỏi các tình huống phát triển trong chiến dịch. Trong thế trận chiến dịch, hình thành những thế khác nhau như thế công, thế vây, thế cắt, thế kìm, thế diệt; trong các thế đó lại có trạng thái của thế nổi và thế chìm. Trong thế trận chung của một chiến dịch tiến công, có thể hình thành một số hoặc toàn bộ các thế đó. Một thế trận càng gồm đầy đủ các thế đó bao nhiêu thì càng tạo cho ta có sức mạnh áp đảo địch bấy nhiêu. Nói chung, thế trận chiến dịch tiến công của ta bao giờ cũng có thế công, thế diệt và đây là những thế cơ bản nhất. Vì có tạo được thế công, thế diệt mới bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ tiêu diệt địch, giành thắng lợi cho chiến dịch.
Các thế của một thế trận có quan hệ hữu cơ với nhau. Có thế công, thế cắt, thế vây, thế kìm mới tạo được thế diệt. Thế diệt càng mạnh, càng được phát huy tốt và sớm thì càng có tác động nhanh tới các thế khác. Nhìn chung trong một thế trận, nếu các thế đều vận động, phát triển tốt, kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau thì sức mạnh và tính vững chắc của chiến dịch tiến công càng được nhân lên gấp bội, có khi không lường hết được. Vì vậy, trong nghệ thuật thế trận, cần coi trọng vai trò của các thế, củng cố, giữ vững và phát triển các thế trong mối quan hệ mật thiết với nhau. Làm được như vậy thì thế trận mới mạnh và vững, bảo đảm mỗi chiến dịch đểu có thể "sức dùng một nửa mà công được gấp đôi", như tổ tiên ta đã từng vận dụng thành công trong các cuộc đánh Tống, diệt Nguyên, trừ Minh và phá Thanh thuở trước.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
vnmilitaryhistory
Moderator

Bài viết: 1704
|
 |
« Trả lời #226 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:27:05 am » |
|
II. NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ LẬP THẾ TRẬN
Khi lập thế trận chiến dịch hay thế trận chiến đấu, đều phải xuất phát từ các căn cứ: tình hình địch, tình hình ta, điều kiện khí tượng - thủy văn, địa hình và tình hình nhân dân, tức là các điều kiện trước đây thường gọi là thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Đó là những yếu tố cơ bản để lập thế trận trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào. Nắm vững những yếu tố đó để lập thế trận và đặt kế hoạch tác chiến đã trở thành một nguyên tắc của bất cứ nền khoa học quân sự nào, ở bất kỳ thời đại nào.
Nghiên cứu để nắm vững các yếu tố nói trên là điều mà ai cũng thấy được là cần thiết và phải làm. Nhưng phân tích một cách toàn diện, khách quan, khoa học các yếu tố đó, phát huy được tác dụng tổng hợp của chúng để tạo nên thế trận hay lại là một nghệ thuật rất cao.
Khi nghiên cứu các yếu tố tạo thành thế trận, cần vận dụng phương pháp tư duy biện chứng, phần tích cụ thể, toàn diện, sâu sắc từng yếu tố trong môì liên hệ với các yếu tố khác và trong sự vận động có tính quy luật của chúng, xem xét tốc động tổng hợp của các yếu tố đó đối với chiến dịch hay trận chiến đấu đã có quyết tâm chính xác và vạch ra cách đánh cụ thể; từ đó định ra cách bố trí thế trận phù hợp, bảo đảm cho cách đánh. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu tổng hợp các yếu tố, lại phải tìm ra trong từng trường hợp cụ thể, yếu tố nào nổi lên hàng đầu và có tác dụng chủ yếu trong việc bố trí thế trận và trong nghệ thuật đánh địch. Cho nên, phải nắm vững và nghiên cứu toàn diện các yếu tố, nhưng lại phải thấy đầy đủ vị trí, tác dụng của từng yếu tố trong những điều kiện cụ thể.
Dưới đây là nội dung của một số yếu tố và sự vận dụng các yếu tố trong nghệ thuật lập thế trận.
1. Yếu tố về địch
Biết địch một cách đầy đủ, sâu sắc là một yếu tố rất cơ bản để lập thế trận. Biết địch không phải chỉ cần biết số quân, vũ khí, trang bị, cách bố trí của chúng, mà còn phải biẽt rõ mật chất lượng, tinh thần, kỷ luật, trình độ tác chiến, sở trưởng, chỗ mạnh, chỗ yếu và cả tính nết người chỉ huy của chúng. Đặc biệt là phải biết rõ âm mưu, thủ đoạn và quy luật hành động của địch. Có như vậy mới có cơ sở chính xác để đánh giá thế trận của địch có gì mạnh, yếu, khi bị ta đánh thì cả thế và lực của địch sẽ biến đổi thế nào.
Biết địch là để đánh địch. Biết chỗ mạnh của địch là để tìm cách phá cái mạnh, biết chỗ yếu là để khoét sâu cái yêu của chúng, lấy cái mạnh của ta đánh vào chỗ yếu, chỗ sơ hở của địch. Do đó, trong việc tìm hiểu địch phải hết sức tỉnh táo, khách quan, không để địch đánh lừa, song phải luôn luôn có ý chí, quyết tâm tiến công tiêu diệt địch, giành thắng lợi trong cuộc đọ sức, đọ tài với chúng. Từ đó mới có sự quan sát tinh tường, phán đoán sắc bén, phát hiện ra những sai lầm của địch hoặc tìm cách lừa địch, bố trí thế trận có thật, có giả, dẫn địch đến chỗ phạm sai lầm để đánh bại chúng.
Có thể lấy trận Can xảy ra năm 216 trước Công nguyên làm thí dụ về điều đó. Tướng Ha-ni-ban chỉ huy quân Các-ta-giơ có 5 vạn quân, hạ trại cố thủ ở cánh đồng gần thành Can. Đối thủ của Ha-ni-ban là tướng Va-rôn chỉ huy quân La Mã có gần 7 vạn quân. Cậy có số quân đông, Va-rôn bố trí đội hình thành thế trận tập trung dày đặc có chiều sau để đột phá bằng sức mạnh vào quân Các-ta-giơ. Với con mắt tinh tường và tài suy xét sắc sảo, Ha-ni-ban đã đánh giá đúng thế mạnh về đột phá của đối phương, đồng thời cũng phát hiện được sai lầm của đối phương là bố trí thế trận quá dày đặc trên chính diện hẹp nên khó cơ động và dễ bị bao vây từ hai bên sườn. Ha-ni-ban đã bố trí thế trận hình móng ngựa lồi về phía địch với lực lượng vừa đủ chống với lực lượng đột phá của địch, còn lực lượng mạnh thì bố trí ở hai bên sườn để cơ động bao vây vu hồi, đánh vào sau lưng quân địch và phá vỡ thế trận của chúng. Kết quả là chưa trọn một buổi, quân Các-ta-giơ ít hơn đã đánh bại hoàn toàn quân La Mã có số lượng đông gần gấp rưỡi, diệt 40.000, bắt gần 10.000 tên địch mà chỉ bị thương vong 6.000 người.
Thắng lợi của quân Các-ta-giơ là thắng lợi của nghệ thuật biết địch, biết mình, thắng lợi của nghệ thuật lập thế trận tài giỏi.
Trong lịch sử chiến đấu chống xâm lược của dân tộc ta, các võ công oanh liệt Bạch Đằng, Chương Dương, Hàm Tử, Chi Lăng, Đống Đa... đều là những thắng lợi của mưu sâu kế hiểm trong nghệ thuật lập thế trận của tổ tiên ta.
Thế trận tiêu diệt gọn 10 vạn quân Minh do Liễu Thăng chỉ huy là một trong những điển hình của nghệ thuật lập thế trận sâu hiểm mà mạnh của nghệ thuật quân sự Việt Nam thời trước. Đây là trận đánh diễn ra trong thời kỳ kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo. Lúc đó, quân địch đã bị bao vây và đang cụm lại cố thủ trong các sào huyệt của chúng. Để tiếp ứng cho đạo quân chiếm đóng, nhà Minh tổ chức một đội quân viễn chinh lớn chia làm hai đạo tiến vào nước ta theo hai đường: một đạo do Liễu Thăng chỉ huy gồm 10 vạn tên, tiến sang theo đường Quảng Tây; một đạo do Mộc Thạnh chỉ huy gồm 5 vạn tên, tiến sang theo đường Vân Nam. Với lực lượng cố thủ còn khá đông và vẫn chiếm giữ nhiều địa bàn chiến lược quan trọng, nhà Minh hy vọng với 15 vạn quân mới sang sẽ có thể tiến hành một cuộc phản công chiến lược, trong đánh ra ngoài đánh vào để chuyển bại thành thắng.
Như vậy, thế của địch không phải không có mặt mạnh; so sánh lực lượng xét về quân chủ lực tập trung thì địch có số lượng đông hơn ta. Song về cơ bản, địch đã ở thế yếu, thế thua không sao cứu vãn nổi. Bọn địch đang bị vây hãm không đủ sức phá vỡ vòng vây, bọn mới kéo sang chỉ hùng hổ bên ngoài. Mộc Thạnh vừa tiến vừa thăm dò; đối với đạo quân này, ta có thể kìm giữ chúng rồi tiêu diệt sau. Còn Liễu Thăng thì hung hăng kiêu ngạo, nắm trong tay một đạo quân lớn, nhưng như bộ thống soái nghĩa quân đã vạch rõ, Liễu Thăng tiến quân sâu vào nước ta sẽ không thể không bị "hãm vào thế trong miệng cọp".
Nghĩa quân quyết định lập thế trận "vây thành diệt viện" trên quy mô chiến lược, tập trung lực lượng chủ yếu tiêu diệt đạo quân lớn nhất, mạnh nhất của địch do Liễu Thăng trực tiếp chỉ huy từ đường Quảng Tây tiến vào nước ta. Thế trận lập ra để tiêu diệt đạo quân Liễu Thăng được Nguyễn Trãi gọi là thế trận "phục binh giữ hiểm đập gãy tiên phong". Nếu so sánh lực lượng quân chủ lực tập trung thì trong trận này, địch có 10 vạn, còn nghĩa quân có 5 vạn. Nhưng thế trận của ta là lấy thế mạnh đánh địch đông mà yếu, tận dụng thế hiểm của địa hình, liên tục tiến công tiêu diệt từng bộ phận quân địch bằng các trận mai phục, tiến lên tiêu diệt hoàn toàn quân địch.
Như ta đã biết, nghĩa quân đã liên tiếp tiêu diệt từng bộ phận quân Liễu Thàng bằng các trận Chi Lăng, Cần Trạm, Xương Giang. Trong các trận Chi Lăng, Cần Trạm, ta dựa vào thế hiểm của địa hình để lập thế trận mai phục tiến công. Trong trận Xương Giang, ta lập thế trận bao vây quân địch đã ở thế bị cô lập, tướng mất, quân thua sau mấy trận liên tiếp. Kết quả là với nghệ thuật nắm địch, phân tích chính xác mặt mạnh, mặt yếu của địch, nắm vững tính nết của từng tên tướng chỉ huy của chúng, nghĩa quân Lam Sơn đã lập thế trận giỏi, dùng 5 vạn quân ta diệt 10 vạn quân địch gồm cả các tướng lĩnh chỉ huy của chúng.
Ngày nay, nguyên tắc phải "biết địch" không khác, nhưng nghệ thuật nắm địch và phán đoán về địch thì đã phát triển rất nhiều.
Trong chiến dịch, biết địch không chỉ hạn chế trong phạm vi địa bàn tác chiến mà còn phải biết địch từ gốc, tức là hiểu sâu cả âm mưu, chủ trương chiến lược, thủ đoạn tác chiến cũng như quy luật hành động của địch tại chiến trường. Như vậy, ta mới có đầy đủ cơ sở để phán đoán và dự kiến được đường đi, nước bước của địch, từ đó mà bày mưu tính kế, bố trí thế trận hiểm hóc để tiêu diệt chúng.
Cuộc hành quân Lam Sơn 719 ở đường số 9 - Nam Lào của địch bắt đầu ngày 31 tháng 1 năm 1971, nhưng do nắm chắc âm mưu và chủ trương chiến lược của địch nên ta đã sớm phán đoán trước ý đồ của chúng mở cuộc hành quản này. Từ tháng 6 đến tháng 10 năm 1970, ta đã tiến hành công tác chuẩn bị chiến trường, tổ chức lực lượng và hoàn chỉnh kế hoạch tác chiến chiến dịch. Vì vậy, trước khi quân địch bắt đầu hành quân vượt biên giới Việt - Lào, ta đã cùng với các lực lượng bạn triển khai xong thế trận. Kết quả là cuộc hành quân Lam Sơn 719 của địch nhằm đánh phá hậu cần, cắt đường tiếp tế chiến lược của ta, đã bị đánh bại hoàn toàn.
Trong chiến dịch Sa Thầy ở mặt trận Tây Nguyên tháng 10 đến tháng 11 năm 1966, ta đã nắm vững quy luật hoạt động của quân Mỹ là: mỗi khi phát hiện lực lượng của ta, chúng thường dùng trực thăng đổ quân "nhảy cóc" vào phía sau lưng ta hòng bao vây, tiêu diệt lực lượng của ta. Từ đó, ta đã bố trí thế trận ở khu vực sông Sa Thầy, tiến hành nghi binh lừa địch, dụ chúng vào những khu quyết chiến ta đã chuẩn bị sẵn để tiêu diệt chúng. Kết quả là trong chiến dịch này, ta đã tiêu diệt 2.400 tên địch (có hơn 2.000 tên Mỹ), góp phần đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai của giặc Mỹ.
Những ví dụ trên cho thấy: biết địch càng rộng, càng sâu, càng cụ thể, chính xác bao nhiêu thì càng tạo điều kiện cho ta có cách đánh hay, lập thế trận tốt và điều khiển được địch để tiêu diệt chúng dễ dàng, thuận lợi bấy nhiêu.
Đi đôi với biết địch, còn phải chú ý không để địch biết ta, kể cả những điều ta biết được về chúng. Phải triệt để giữ bí mật và dùng mọi biện pháp nghi binh, ngụy trang để bưng tai, bịt mắt địch, hướng chúng vào những hoạt động sai lầm và qua đó bộc lộ thêm những sơ hở, những chỗ yếu khiến ta có điều kiện nhanh chóng tiêu diệt chúng.
Trong chiến tranh hiện đại, việc nắm địch chính xác, kịp thời càng trở nên quan trọng và phức tạp. Ngày nay, các phương tiện vô tuyên điện được sử dụng rộng rãi trong các lực lượng vũ trang, cuộc chiến đấu trên làn sóng điện, được gọi là chiến tranh vô tuyên điện tử, đã và đang phát triển mạnh. Dù biết đầy đủ về địch, cần sử dụng tốt các phương tiện trinh sát điện tử kết hợp chặt chẽ với các biện pháp nắm địch cổ truyền. Có như vậy mới có khả năng nắm địch kịp thời, biết địch đầy đủ, chính xác và có biện pháp tót để phá trinh sát địch, giữ bí mật của ta.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
vnmilitaryhistory
Moderator

Bài viết: 1704
|
 |
« Trả lời #227 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:28:06 am » |
|
2. Yếu tố về ta
Biết ta là một yếu tố cơ bản quyết định việc hình thành thế trận. Biết ta là để tổ chức, sắp xếp, bố trí lực lượng đúng nhằm phát huy được sở trường chiến đấu và sức mạnh cao nhất của các lực lượng vũ trang ta.
Nắm tình hình ta phải đầy đủ, chính xác cả về sốlượng và chất lượng trên các mặt: tinh thần, tu tưởng, tổ chức, trang bị, vũ khí, trình độ tác chiến của tất cả các lực lượng, nhất là trình độ lãnh đạo, chỉ huy của cán bộ các cấp. Trên cơ sở đó, đánh giá một cách thật khách quan chỗ mạnh, chỗ yếu và khả năng tiêu diệt địch của từng lực lượng, từng đơn vị. Nắm cho được thực chất tình hình ta về mọi mặt đúng với yêu câu, đó là cả một nghệ thuật.
Nắm tình hình ta có nội dung rất phong phú và phải trải qua một quá trình, trong đó người chỉ huy triển khai toàn bộ các hoạt động đối với đơn vị: nuôi quân, quản lý, giáo dục, rèn luyện bộ đội, tổ chức chỉ huy đơn vị công tác chiến đấu. Đó cũng là quá trình cán bộ, chiến sĩ cùng nhau chung sức xây dựng đơn vị, đoàn kết gắn bó với nhau, hiểu nhau, trên dưới một lòng, tin tưởng lẫn nhau, hiệp đồng ăn ý, cùng nhau khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ.
Nghệ thuật nắm tình hình ta còn thể hiện ở chỗ ngay trong quá trình luyện quân đã xây dựng và tăng cường từ sự nhất trí về tư tưởng, quyết tâm, phương châm tác chiến, vận dụng chiến thuật, kỹ thuật đến sự hòa hợp về tâm tư, tình cảm trong sinh hoạt hàng ngày của bộ đội. Như vậy, nắm tình hình ta không phải chò đến lúc ra quân mới làm. Tất nhiên khi bước vào chiến đấu, cần nắm chắc lại một lần nữa tình hình về mọi mặt, xem xét những vấn đề mới phát sinh, những vấn đề còn tồn tại mà quá trình rèn luyện chưa kịp giải quyết, những vấn đề phải đến khi ra quân mới có điều kiện đánh giá như: lực và thế của ta thế nào, chỗ nào còn yếu cần khắc phục, những mặt cần thiết phải giải quyết? So sánh giữa thế ta và thế địch ra sao? v.v...
Năm 1789, vua Quang Trung từ Phú Xuân tiến quân ra Bắc đánh quân Thanh, khi dừng lại ở Thọ Hạc (Thanh Hóa) làm lễ "thệ sư" (một hình thức động viên quân sĩ) đã truyền cho nghĩa quân tinh thần quyết chiến quyết thắng và niềm tin mãnh liệt. Ông ra lệnh: "Bớ chư quân! Phàm ai bằng lòng chiến đấu thì hãy vì ta giết sạch quân giặc. Nếu ai không muôn thì hãy xem ta giết vài vạn người trong một trận. Đó không phải là chuyện lạ đâu". Sách Lê quý ký sự mô tả quang cảnh lúc đó như sau: "Huệ dứt lời, chư quân dạ ran như sấm, rung động cả hang núi, trời đổi màu. Rồi chiêng trống đồng thời khua vang, quân lính gấp đường ra Bắc". Vốn tự mình xây dựng, rèn luyện quân đội, Quang Trung nắm quân rất chắc và hết lòng tin tưởng vào tinh thần và khả năng chiến đấu của quân đội. Song ngay trong quá trình hành quân ra Bắc (khoảng một tháng), bằng những cố gắng lớn lao, Quang Trung không ngừng tiếp tục bổ sung, chấn chỉnh, nâng cao chất lượng và sức chiến đấu của quân đội, tạo nên những điều kiện chính trị, quân sự cần thiết để chiến thắng quân địch bằng những đòn tiến công sấm sét.
Với nghệ thuật luyện quân và cầm quân tài giỏi, với lòng tin sắt đá ở quân đội thuộc quyền mình, Quang Trung khang định mạnh mẽ: "Chẳng qua mười ngày, có thể đuổi được người Thanh" (Hoàng Lê nhất thống chí), và hạ quyết tâm dứt khoát: đánh tan quân giặc giải phóng thành Thăng Long trước ngày mồng sáu tháng Giêng để ngày mồng bảy sẽ mở tiệc mừng chiến thắng giữa kinh thành.
Sở dĩ Quang Trung nắm quân chắc, điều khiển quân giỏi là do ông có quan điểm đúng đắn về xây dựng quân đội: "Quân đội chỉ cốt hòa thuận không cốt đông, cốt tinh nhuệ không cốt nhiều", và thắng bại trong chiến tranh "không phải lấy mạnh đè yếu, lấy nhiều hiếp ít" (Tây Sơn bang giao tập).
Trên cơ sở nắm vững chất lượng, bản lĩnh chiến đấu của quân đội cùng với tài năng chỉ huy của mình, trong suốt cuộc đòi chinh chiến lúc vào Nam, khi ra Bắc, hết dẹp Trịnh, Nguyễn đến diệt Xiêm, phá Thanh, lần nào Quang Trung cũng bày được thế trận lợi hại và cũng chỉ bằng một trận quyết chiến đã tiêu diệt và đánh bại quân thù có số lượng lớn hơn mình gấp bội.
Phương pháp đánh giá so sánh lực lượng giữa ta và địch một cách tổng hợp, cả thế và lực, cả số lượng và chất lượng... là nét nổi bật, xuyên suốt của lý luận khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nó xuất hiện từ rất sớm. Tổ tiên ta xưa kia vận dụng phương pháp ấy tuy còn thô sơ nhưng đã có những thành công xuất sắc. Ngày nay, dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng ta đã nắm vững và phát huy phương pháp đó lên một trình độ mới. Phương pháp ấy rất khác biệt với học thuyết về "binh số" (ưu thế về số lượng) của nhiều nhà lý luận quân sự nước ngoài thời xưa cũng như thời nay.
Trong lịch sử phát triển của nghệ thuật quân sự Việt Nam, tổ tiên ta có lý luận khác với thuyết dùng binh của Tôn Tử: "Gấp mười thì mới vây diệt được địch" còn "ít mà đánh địch đông thì không tránh khỏi bị địch diệt và bắt làm tù binh". Tổ tiên ta khẳng định: "Sức dùng một nửa mà công được gấp đôi". Tất nhiên từ xưa tới nay, lý luận quân sự Việt Nam cũng rất coi trọng số lượng. Chúng ta không đánh giá thấp mặt mạnh của những kẻ địch xâm lược có số lượng đông, có trang bị vũ khí nhiều và hiện đại hơn ta. Để khắc phục chỗ mạnh đó của địch, dựa vào tính chất chính nghĩa của chiến tranh, chúng ta động viên toàn dân tham gia giết giặc, thực hiện mỗi người dân là một chiến sĩ. Lực lượng cầm vũ khí được tổ chức, huấn luyện, trang bị thích hợp, được chuẩn bị chu đáo, có tinh thần quyết đánh và biết đánh thắng địch. Do đó, khi nghiên cứu tình hình ta, phải tính toán đầy đủ các mặt số lượng và chất lượng, song trên cơ sở số lượng nhất định, bao giờ cũng phải xem trọng yếu tố chất lượng, lấy chất lượng cao của ta thắng số lượng đông của địch.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
vnmilitaryhistory
Moderator

Bài viết: 1704
|
 |
« Trả lời #228 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:29:52 am » |
|
3. Một số yếu tố địa lý quân sự
Trước đây ta thường gọi yếu tố này là "thiên thời, địa lợi". Ngày nay, qua quá trình phát triển của khoa học quân sự, các hiểu biết về trời, về đất đối với quân sự đã được tổng hợp lại thành môn khoa học về địa lý quân sự.
Mỗi trận đánh, mỗi chiến dịch bao giờ cũng diễn ra trong không gian và thời gian cụ thể nhất định. Muốn bố trí thế trận, không thể không dựa vào một yếu tố cơ bản là yếu tố địa lý quân sự. Do đó, phải nghiên cứu cụ thể các điều kiện địa lý tác động đến quân sự để vận dụng cách đánh và bố trí thế trận cho phù hợp.
a) Khí tượng - thủy văn:
Khí tượng - thủy văn là những hiện tượng trong thiên nhiên diễn ra có quy luật như: mưa nắng, nóng lạnh, gió bão, sương mù, băng tuyết, hạn, lụt, thủy triều... Các hiện tượng trên ít nhiều đều có tác động trực tiếp tới hoạt động quân sự. Trong việc bố trí thế trận, phải hết sức tránh tác hại do các hiện tượng tự nhiên gây ra cho ta, đồng thời nghiên cứu lợi dụng nó để tăng cường thế trận của ta, làm yếu thế trận của địch.
Trước đây, Ngô Quyền và Trần Hưng Đạo đều đã lợi dụng yếu tố thủy văn, bày trận trên sông Bạch Đàng để đánh thắng thủy quân của giặc. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ vừa qua, chúng ta cũng thường lợi dụng đêm tối, sương mù để triển khai thế trận tiếp cận địch, để bày trận tập kích, phục kích và cũng thường lợi dụng thời tiết mùa khô để tổ chức các chiến dịch tiến công.
Muốn lợi dụng thiên nhiên, phải nắm cho được quy luật của thiên nhiên và hành động đúng với quy luật đó mới tận dụng được thế lợi do thiên nhiên tạo ra để bày thế trận tiêu diệt địch.
b) Địa hình:
Địa hình là một yếu tố cơ bản chi phối trực tiếp tới thế trận. Thế trận không thể tách khỏi địa hình. Ta phải nghiên cứu các mặt lợi hại của địa hình, khai thác, cải tạo địa hình, tận dụng thế hiểm của địa hình để tăng thêm sức mạnh và tính vững chắc cho thế trận của ta. ở Việt Nam có rất nhiều loại địa hình: rừng núi, đồng bằng, làng mạc, sông ngòi, ven biển, thành phố, thị xã... mỗi loại có đặc điểm riêng. Mỗi loại địa hình có nhiều dạng khác nhau, mỗi địa bàn lại thường có nhiều loại địa hình xen kẽ với nhau.
Chiến đấu ngày nay không chỉ diễn ra trên mặt đàt mà cả ở trên không, trên mặt nước và dưới nước. Song giữ vai trò quyết định là chiến đấu trên mặt đất. Bởi vì chiến đấu trên không, trên biển nếu không có chỗ dựa trên mặt đất thì cũng không có thế vững và không có lực chi viện mạnh. Tất nhiên trong chiến tranh cũng có những trận chiến đấu và chiến dịch độc lập trên biển, trên không, nhưng thắng lợi của chiến tranh cuối cùng cũng phải giải quyết trên mặt đất.
Các tướng giỏi thời xưa đều căn cứ vào địa hình để bày trận. Trong sách Hổ trướng khu cơ của Đào Duy Từ có đoạn bàn về phép bày trận như sau:
"Nếu ở đồng bằng nội rộng thì kết trận tròn..."
"Nếu gặp chỗ đất gập ghềnh hiểm trở thì biến làm trận cong..."
"Nếu gặp chỗ đường cái rộng lớn thì nên bày trận thẳng..."
"Nếu như đường cong thì nên dùng trận nhọn..."
"Nếu như núi cao hiểm dốc, khấp khểnh gập ghểnh, sợ giặc đánh bất ngờ mà đầu đuôi không ứng nhau được thì biến làm trận rắn dài thẳng tiến, hình như thế liên châu trường xà"1 (Binh thư yếu lược, Nxb Khoa học xã hội, H. 1977, tr. 488-491, 172).
Sách Binh thư yếu lược cũng nói: "Cái đạo hành binh, quý nhất là biết địa lợi"2 (Binh thư yếu lược, Nxb Khoa học xã hội, H. 1977, tr. 488-491, 172).
Chúng ta rất coi trọng yếu tố địa hình và đã rất sáng tạo trong việc lợi dụng thế lợi của địa hình để bày trận. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đầu năm 1953, Trung ương Đảng phân tích hình thái chiến trường toàn quốc và chỉ rõ: đại bộ phận quân địch tập trung ở Bắc Bộ nên các chiến trường khác có nhiều sơ hở; ở bắc Bộ, lực lượng địch lại tập trung lớn ở đồng bằng. Trong tình hình chiến trường đồng bằng có nhiều thuận lợi cho địch, chúng ta chỉ có thể giành và giũ được ưu thế lực lượng và chủ động tiến công địch trong điều kiện tác chiến ở rừng núi. Trên cơ sở đó, Trung ương Đảng đã xác định phương hướng mở những cuộc tiến công vào những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng một phần đất đai, buộc địch phải phân tán lực lượng đối phó với ta trên những hướng xung yếu; từ đó tạo ra những điều kiện thuận lợi mới cho ta diệt thêm từng bộ phận sinh lực của chúng. Nắm vững phương hướng chiến lược đó, tháng 9 năm 1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng xác định chủ trương tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 là: sử dụng một bộ phận chủ lực mở những cuộc tiến công vào những hướng địch sơ hở (Tây Bắc Việt Nam) và phối hợp với bộ đội Pa-thét Lào mở hướng đánh địch ở Lào; đồng thời tranh thủ cơ hội tiêu diệt địch ở những hướng địch có thể đánh vào vùng tự do của ta, đi đôi với việc đẩy mạnh chiến tranh du kích ở khắp các chiến trường sau lưng địch. Khi phát hiện quân ta tiến lên Tây Bắc, địch vội cho quân nhảy dù xuống Điện Biên Phủ. Sau khi đã cân nhắc thận trọng, Bộ Chính trị quyết định mở cuộc tiến công lớn tiêu diệt tập đoàn cứ điểm quan trọng này.
Ở Điện Biên Phủ, địch có lực lượng mạnh và tổ chức phòng ngự chặt chẽ, nhưng có nhiều bất lợi về mặt địa hình. Về phía ta, ta có thể lợi dụng địa hình vùng núi cao bao quanh lòng chảo Điện Biên Phủ để xây dựng thế trận lợi hại, khống chế, bao vây chặt quân địch để tiêu diệt chúng.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
vnmilitaryhistory
Moderator

Bài viết: 1704
|
 |
« Trả lời #229 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2023, 07:31:02 am » |
|
4. Yếu tố nhân dân
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "... Thiên thời không quan trọng bằng địa lợi, mà địa lợi không quan trọng bằng nhân hòa. Nhân hòa là thế nào? Nhân hòa là tất cả mọi người đều nhất trí. Nhân hòa là quan trọng hơn hết"1 (Hồ Chí Minh, Chiến tranh nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, H. 1980, tr. 168).
Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước của nhân dân ta do Đảng lãnh đạo là chiến tranh nhân dân. Trong suốt cuộc chiến tranh cũng như trong mỗi chiến dịch, mỗi trận chiến đấu, bao giờ cũng có sự tham gia về nhiều mặt của nhân dân. Yếu tố nhân dân đã trở thành một yếu tố quyết định trực tiếp đối với toàn bộ quá trình và kết cục của chiến tranh, chiến dịch và trận chiến đấu. Yếu tố nhân dân có quan hệ và tác động về nhiều mặt tới các lĩnh vực của nghệ thuật quân sự, trong đó có thế trận. Chính vì vậy, thế trận của ta có một đặc điểm nổi bật là tính nhân dân; nghệ thuật lập thế trận của ta luôn luôn coi trọng việc phát huy yếu tố nhân dân trong bố trí thế trận.
Yếu tố nhân dân tạo cho chiến tranh, chiến dịch và trận chiến đấu của ta có sức mạnh hết sức to lớn về lực và thế, góp phần làm thay đổi về căn bản so sánh lực lượng giữa lực lượng vũ trang ta với quân xâm lược. Với sự tham gia, phối hợp, giúp đỡ của nhân dân, một đại đội, tiểu đoàn của ta có thể đương đầu với từng trung đoàn, sư đoàn địch.
Thực tiễn hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa qua cho thấy, khi đã hình thành phong trào toàn dân đánh giặc, khi đã có lực lượng vũ trang nhân dân gồm ba thứ quân hợp đồng chiến đấu chặt chẽ với nhau thì về chiến lược, chiến dịch và trong từng trận chiến đấu, nhân dân và các lực lượng vũ trang ta có thế trận rất mạnh và lợi hại, cài xen vào trận tuyến của địch và vây chặt lấy địch, tạo ra các thế mạnh như thế công, thế vây, thế cắt, thế kìm, thế diệt và thế nổi, thế chìm. Thế trận đó càng khoét sâu mâu thuẫn của địch giữa tập trung và phân tán, giữa tiến công và phòng thủ, làm cho thế trận của địch có nhiều nhược điểm, sơ hở. Còn ta thì do có yếu tố nhân dân, ta thực hiện được sự thống nhất chặt chẽ giữa tác chiến tại chỗ và tác chiến cơ động, đánh địch kịp thời bất cứ lúc nào, ở bất cứ nơi nào, làm cho lực lượng cơ động của ta có thể chủ động và nhanh chóng đánh vào những nơi hiểm yếu và sơ hở trong thế trận chiến lược, chiến dịch của địch. Phát huy được yếu tố nhân dân trong nghệ thuật lập thế trận, lực lượng vũ trang ta khi còn chưa đủ sức tập trung thành đơn vị lớn cũng như khi đã mạnh, đều có thể bố trí thế trận có lợi để tiêu diệt địch. Lực ta càng mạnh thì thế trận của ta càng lợi hại.
Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã chứng minh điều này. Dựa vào sức mạnh của toàn dân, của cả nước, các binh đoàn chủ lực cơ động của ta đã đồng thời triển khai tiến công địch trên toàn tuyến từ Trị - Thiên, Quảng Nam - Đà Nẵng đến Tây Nguyên, từ Xuân Lộc, Biên Hòa đến tây - nam Sài Gòn và suốt tuyến đường số 4 từ Sài Gòn đến Cà Mau. Các binh đoàn chủ lực đã cùng lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương hình thành thế trận tiến công rộng lớn và tạo nên lực lượng tiến công tổng hợp với thế tiến công thần tốc, mạnh mẽ, hiểm hóc, nhanh chóng phá vỡ và làm đảo lộn tuyến phòng thủ chiến lược của địch, khiến lực lượng chúng đông mà ở đâu cũng bị cắt, bị kìm, không thể tập trung được lực lượng đủ mạnh để ứng cứu cho nhau.
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ngày nay, chúng ta phải tiếp tục không ngừng củng cố, tăng cường thế trận toàn dân đánh giặc trên cả nước cũng như ở từng địa phương và cơ sở, không ngừng củng cố, phát triển lực lượng vũ trang tại chỗ, cả bộ đội địa phương và dân quân, tự vệ. Những việc đó chỉ có thể làm được khi ta có cơ sở chính trị vững mạnh trong nhân dân, khi nhân dân được giáo dục, chuẩn bị tốt cả về tinh thần, ý chí chiến đấu và về tổ chức tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Hoạt động xây dựng và tác chiến của quân đội có quan hệ mật thiết với việc củng cố, tăng cường thế trận toàn dân đánh giặc. Quân đội cũng làm tốt nhiệm vụ là nòng cốt cho toàn dân đánh giặc, càng hiệp đồng và phối hợp chặt chẽ với lực lượng vũ trang quần chúng và nhân dân trong xây dựng và chiến đấu thì càng có điều kiện thuận lợi để phát triển lực lượng của mình và bố trí thế trận mạnh đẽ đánh địch.
Nắm vững tình hình nhân dân, góp phần bồi dưỡng sức dân và phát huy khả năng to lớn của nhân dân tham gia đánh giặc là một yếu tố tạo thành sức mạnh lớn lao của thế trận chiến đấu, thế trận chiến dịch và cho toàn cuộc chiến tranh. Đó là một trong những yếu tố cơ bản quyết định thắng lợi, là một nội dung sáng tạo trong nghệ thuật quân sự của dân tộc ta.
|
|
|
Logged
|
|
|
|
|