Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:52:51 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo - Tác phẩm giải thưởng Hồ Chí Minh  (Đọc 10183 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #110 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2023, 07:43:49 pm »

Trong cuộc chiến tranh mà đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam, quan điểm quân sự này của đế quốc Mỹ có đúng không? Sự thật đã trả lời ràng nó đã bị thực tiễn bác bỏ.

Với một số lượng quân đội đông đảo, lại được trang bị một số binh khí kỹ thuật lớn hiện đại, cùng một số lượng bom đạn, chất độc hóa học chưa từng thấy, đế quốc Mỹ vẩn không thể thắng được trong cuộc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam. Sự thật đó chứng tỏ sự thiếu chính xác, sự phiến diện của quan điểm quân sự trên. Nó còn chứng tỏ sự không hoàn chỉnh về lý luận quân sự và sự yếu kém về chiến lược, chiến thuật của quân đội Mỹ.


Xuất phát từ quan điểm quân sự tư sản nên nghệ thuật quân sự (chiến lược, chiến thuật) của quân đội Mỹ đã không phát triển được trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Chiến lược của một quân đội đi xâm lược là đánh nhanh thắng nhanh, sử dụng binh khí, kỹ thuật, sử dụng quân đội một cách ào ạt, kết hợp giữa cơ động và trận địa, tiến công theo trận tuyến. Quân đội Mỹ đã không thành công trong chiến lược đánh nhanh thắng nhanh nên đã phải chuyển sang chiến lược đánh lâu dài. Đó là một thất bại về chiến lược của quân đội Mỹ. Chính Kít-xinh-giơ, trong lúc chưa làm cố vấn trưởng cho Ních-Xơn đã phát biểu một luận điểm, đại ý: không thắng được du kích tức là thua.


Rốt cuộc, đánh lâu dài đế quốc Mỹ cũng không thể thắng được. Quân Mỹ bị tiêu hao nặng nề và cuối cùng phải rút về nước.

Chiến lược phải dựa vào chiến thuật. Chiến thuật có hoàn thành được nhiệm vụ của nó thì mới thực hiện được nhiệm vụ cửa chiến lược. Chiến lược của Mỹ không thành công một phần quan trọng là do chiến thuật của quân đội Mỹ còn những chỗ yếu, không hoàn thành được nhiệm vụ của nó. Sự thất bại của Na-pô-lê-ông trong chiến dịch Oa-téc-lô trước Oen-linh-tơn năm 1815 đã chứng minh một phần. Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam thì điều đó lại càng rõ. Trong lịch sử chiến tranh của nước ta, chiến thuật đánh công thành tài giỏi của Quang Trung đã làm cho các chiến dịch quyết chiến chiến lược giành thắng lợi rất nhanh.


Một điều tóm lại là chiến lược, chiến thuật của quân đội Mỹ đã không tiêu diệt được địch thủ của nó. Trái lại quân đội Mỹ đã bị tiêu hao nặng nề và tổn thất rất lớn về phương tiện chiến tranh, làm cho nền kinh tế của Mỹ và nhân dân Mỹ không thể chịu đựng được nữa.


Chiến lược, chiến thuật của quân đội Mỹ là nghệ thuật quân sự của một quân đội tư sản chính quy, hiện đại, tác chiến theo phương thức trận địa kiểu trận tuyến đối chọi với cuộc chiến tranh nhân dân của một quân đội cách mạng, tác chiến cơ động không có trận tuyến cố định. Tác chiến chính quy hiện đại là một điều cần thiết. Đó là quy luật chung tất yếu của các quân đội trong chiến tranh. Phương thức tác chiến của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam cũng vận động theo quy luật chung này. Nhưng phương thửc tác chiến chính quy hiện đại của quân đội cách mạng Việt Nam được tiến hành trong một cuộc chiến tranh nhân dân phát triển cao. Sức mạnh lớn lao của cuộc chiến tranh là sức mạnh của đông đảo nhân dân quần chúng cùng tham gia chiến đấu với lực lượng vũ trang ở tất cả mọi nơi, mọi lúc, ở cả trước mặt và sau lưng địch, không có chiến tuyến cố định. Với một địch thủ như thế, có cách đánh khác như thế, quân Mỹ bị dàn mỏng lực lượng, phản tán khắp nơi, không tìm ra được mục tiêu rõ rệt, không biết tập trung lực lượng, tập trung sức mạnh đánh vào đâu? Có lúc sức mạnh của quân đội Mỹ đánh không trúng chỗ, đâm ra phí hoài. Đến khi bị đối phương tiến công thì quân đội Mỹ đâm ra bị bất ngờ, đối phó không kịp và bị động. Cách tác chiến chính quy hiện đại của quân đội cách mạng Việt Nam vừa có những nét chung lại vừa có những nét riêng của nó. Những nét riêng đó là cái sáng tạo, độc đáo mà quân đội Mỹ không có cách nào đối phó có hiệu lực được. Vì vậy, quân Mỹ đã không thể tác chiến theo cách đánh quen thuộc của chúng mà bị đối phương buộc phải đánh theo cách đánh của đối phương.


Những sự thực trên đây đã cho một kết luận là lý luận quân sự và nghệ thuật quân sự của quân đội Mỹ đang gặp những bế tắc và khủng hoảng. Chính Tao-xơn-húp, nguyên thứ trường bộ không quân Mỹ, trong cuốn "Những giới hạn của sự can thiệp" cũng phải thú nhận: "Những thất bại, những thử thách nặng trĩu đau thương mà chúng ta gặp phải ở Việt Nam đã làm khô cạn cái vốn tri thức của những nhà lãnh đạo quân sự của nước Mỹ, đã khiến cho nền lý luận quân sự của nước Mỹ bị đẩy vào ngõ cụt bế tắc về nguyên tắc chiến lược, chiến thuật". Không phải chỉ có một vài người Mỹ buồn bã nhìn nhận sự thật này, mà cà các cơ quan lý luận quân sự Mỹ cũng không thể che đậy được nó. Tạp chí Mỹ "Không quân"' (4-1968) cay đắng viết: "Việc nước Mỹ mắc bẫy ở Việt Nam quả là một trong những vụ áp dụng chiến lược sai lầm nổi bật nhất trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ". Rõ ràng khoa học quân sự tư sản không nhận thức được đầy đủ và đánh giá được đúng đắn các nhân tố cơ bản của chiến tranh. Nó không phân tích được một cách chính xác mối quan hệ, tác động qua lại của các nhân tố và không tổng hợp thống nhất được các nhân tố cơ bản trong chiến tranh. Do đó mà khoa học quân sự tư sản Mỹ mang tính siêu hình phiến diện.


Đi đôi với sự suy yếu về lý luận quân sự, nghệ thuật quân sự là sự suy yếu về đường lối tiến hành chiến tranh.

Sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam đã làm rung chuyển chiến lược toàn cầu phản cách mạng và cũng đã làm rạn nứt chiến lược quân sự toàn cầu của đế quốc Mỹ.

Thất bại ở Việt Nam là thất bại về chiến lược thực dần mới và chiến lược bao vây phe xã hội chủ nghhĩa của đế quốc Mỹ. Lần đầu tiên kể từ khi nó ra đời, chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ đã bị một đòn nặng nề nhất ở Việt Nam và bắt đầu bị đánh lùi. Thất bại này báo hiệu con đường suy vong của chủ nghĩa thực dân mới bắt đầu. Trong lịch sử của chủ nghĩa thực dân thì chủ nghĩa thực dân mới sẽ bị chết non, chết yểu hơn chủ nghĩa thực dân cũ, vì nó sinh ra trong thời đại cách mạng xã hội chủ nghĩa.


Thất bại của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã làm cho đế quốc Mỹ bị suy yếu về kinh tế, quân sự và chính trị, tinh thần. Sự suy yếu đó đã làm cho đế quốc Mỹ không còn đủ sức tiến hành xâm lược kiểu thực dân mới trên nhiều nước và đang bị đẩy lùi ở nhiều nước. Sự thất bại và suy yếu đó của đế quốc Mỹ càng cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới đấu tranh quyết liệt chống đế quốc Mỹ can thiệp, xâm lược và bọn tay sai của chúng, đồng thời cũng thúc đẩy phong trào dân chủ, tiến bộ ở các nước tư bản.


Ở châu Phi và Trung Cận Đông, chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ bị đẩy lùi một bước mạnh nhất sau Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia. Cuộc chiến tranh giữa các nước Ả-rập với I-xra-en tháng 10 năm 1973, đế quốc Mỹ và I-xra-en đă bị đẩy lùi một bước so với năm 1967. Trước thất bại này, đế quốc Mỹ xoay một trò mới, trò mua chuộc, lôi kéo, chia rẽ các nước Ả-rập. Đế quốc Mỹ vừa tàn bạo, vừa gian ngoan, xảo quyệt nhưng dù sao thì chúng cũng đã bị đẩy lùi một bước.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #111 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2023, 07:44:25 pm »

Chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở châu Phi và Trung Cận Đống Đang bị đánh những đòn nặng nề. Nó đang bị những ngọn sóng giải phóng dân tộc, độc lập dân tộc xô đẩy mạnh mẽ và đang ở vào cảnh ngoi ngóp.


Ở châu Mỹ la-tinh, chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ cũng đã bắt đầu bị suy yếu. Đế quốc Mỹ có phản công được ở Chi-lê và giữ vững được vị trí ở một số nước. Nhưng ở một số nước khác thì nó lại bị đẩy lùi, như ở Pê-ru, Pa-na-ma, Vê-nê-duy-ê-la, v.v... Vị trí chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở châu Mỹ la-tinh đang bị lung lay.


Ở các nước khác trong vùng Đông Nam Á cũng đã bắt đầu có sự rung chuyển. Thanh niên và sinh viên Thái Lan không chịu để cho những tên lính Mỹ ngạo nghễ giày xéo lên đất nước yêu quý của mình, dùng đồng đô la tanh hôi ra mua cả tấm thân, mua cả tâm hồn, mua cả sự tự do của người dân Thái. Họ đã cùng nhân dân nổi dậy đập tan chế độ độc tài phát xít tay sai của đế quốc Mỹ. Tuy nhiên, đế quốc Mỹ còn rất ngoan cố, còn nhiều mưu mô xảo quyệt, chúng đang tìm cách phản kích lại. Ma-lai-xi-a, một khâu trong khối ảnh hưởng của đế quốc Mỹ, đã đặt quan hệ ngoại giao với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Một cái nút thứ hai trên các mắt lưới thực dân mới của đế quốc Mỹ ở trong vùng Đông Nam Á đã bị lỏng.


Đế quốc Mỹ định dùng nước Nhật làm đội xung kích ở khu vực Thái Bình Dương, một đội xung kích có sức mạnh về kinh tế và kỹ thuật. Nhưng nó cũng không chịu sự chỉ huy hoàn toàn của Mỹ. Nó đang có xu hướng cạnh tranh với Mỹ. Mâu thuẫn Mỹ - Nhật trên nhiều lĩnh vực ngày càng gay gắt. Đồng thời trong tình hình thế giới và tình hình khu vực Thái Bình Dương ngày nay, đội xung kích Nhật Bản cũng không dễ gì đống được vai trò tích cực của nó. Hơn nữa sức mạnh kinh tế của Nhật không phải lúc nào cũng phát triển với một tốc độ cao. Trong năm 1973 và đầu năm 1974, nền kinh tế của Nhật đã bắt đầu bị suy yếu. Đến đầu năm 1974, khi các nước Ả-rập thực hành chính sách phong tỏa dầu thì nền kinh tế của Nhật càng trở nên nghiêm trọng. Mấy tháng đầu 1974, giá sinh hoạt ở thành phố Tô-ki-ô đã tăng 20% so với cùng thời kỳ này năm 1973. Tình hình lạm phát ở Nhật đã diễn ra từ năm 1973. Sau cuộc phong tỏa dầu của các nước Ả-rập, tốc độ suy thoái và lạm phát càng tăng lên, làm ảnh hưởng lớn đến nền sản xuất công nghiệp của Nhật. Ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nhiều là ngành công nghiệp sản xuất xe hơi. Nước Nhật phải nhập hơn 99% dầu. Với giá dầu tăng gấp 3 - 4 lần, nền sản xuất xe hơi của Nhật đã phải giảm sút rất nhiều. Trong ba tháng đầu năm 1974, hãng sản xuất xe hơi lớn nhất của Nhật Tô-yô-ta chỉ sản xuất được 503.119 chiếc, nghĩa là giảm khoảng 11,9% so với cùng thời kỳ này năm 1973. Viên giám đốc công ty Ây-gi Tô-yô-ta đã tuyên bố một cách bi quan là: "Nếu tình trạng này còn kéo dài thì chắc chắn chúng tôi phải giải nghệ mất". Bộ trưởng ngoại giao Nhật Ô-hi-ra, trong một cuộc nói chuyện với Nhật kiều ở thành phố Niu Oóc khi sang thăm nước Mỹ vào tháng 5 năm 1974, đã phải than thở, đại ý: "Nước Nhật đang phải trải qua một thời kỳ nghiêm trọng về kinh tế. Nước Nhật và nhiều nước khác có thể sẽ gặp phải một cuộc khủng hoảng kinh tế ví như cuộc khủng hoảng trong những năm 1929-1930".


Trước tình hình chính trị thế giới và khu vực Thái Bình Dương, cùng với sự khó khăn hiện nay của nền kinh tế của bản thân mình, nước Nhật đã phải đặt quan hệ ngoại giao và quan hệ kinh tế với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và đành phải ngậm ngùi rời bỏ quan hệ từng phần với người bạn thân cũ của mình là chế độ Tưởng Giới Thạch ở tỉnh Đài Loan.


Trong tình hình chính trị và kinh tế của thế giới và ở khu vực Thái Bình Dương ngày nay, đội xung kích của đế quốc Mỹ và người thay thế đế quốc Mỹ không thể tự do và dễ dàng áp đặt "chủ nghĩa Đại Đông Á mới" lai Mỹ trên khu vực Thái Bình Dương được.


Lực lượng cách mạng và lực lượng dân chủ tiến bộ ở khu vực Thái Bình Dương và Đông Nam Á ngày càng phát triển mạnh mẽ. Tình hình này đang đẩy mạnh đà tan rã của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ ở khu vực Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Các sự kiện Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Ẻ-ti-ô-pi càng làm cho phong trào dân chủ, tiến bộ phát triển và càng làm cho chủ nghĩa tư bàn, đế quốc thực dân thêm suy yếu. Cuộc chạm trán nảy lửa giữa hai lực lượng xung kích cách mạng và phản cách mạng ở Việt Nam đã chứng minh điều đó.


Tình hình trên đây đã cho thấy sự suy sụp của chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ đang diễn biến trên phạm vi toàn thế giới.

Về mặt chiến lược quân sự toàn cầu, đế quốc Mỹ cùng bị suy yếu. Thất bại ở Việt Nam đã làm cùn mòn một bộ phận trong chiến lược quân sự "phản ứng linh hoạt" của đế quốc Mỹ. Đó là "chiến tranh đặc biệt" và "chiến tranh cục bộ". Thất bại ở Việt Nam đã đẻ ra một chiến lược mới: "Học thuyết Ních-xơn". Đó là một sự thụt lùi về chiến lược quân sự của đế quốc Mỹ, dẫn lý luận chiến lược của chúng tới chỗ khủng hoảng. Chính Ních-Xơn, một tổng thống hiếu chiến nhất của Mỹ củng phải đau lòng thú nhận sự suy yếu của Mỹ qua những dòng sau đây: "Một trong những di sản của Việt Nam hầu như chắc chắn là việc Hoa Kỳ sẽ hết sức ngần ngại trong việc phải một lần nữa tiến hành can thiệp trên một căn bản tương tự"... "Vai trò cảnh sát thế giới của Mỹ trong tương lai sẽ bị hạn chế đi rất nhiều" (Ních-Xơn. "Châu Á sau Việt Nam").


Lý luận chiến lược về "chiến tranh đặc biệt" và "chiến tranh cục bộ" của Mỹ vận dụng vào Việt Nam tỏ ra là không chính xác và bị phá sản.

Đế quốc Mỹ đã gặp bất ngờ ở Việt Nam. Lực lượng tiến hành chiến tranh trong cuộc chiến tranh cục bộ mà đế quốc Mỹ tiến hành ở Việt Nam đã vượt quá xa lực lượng tiến hành chiến tranh mà lý luận chiến lược về chiến tranh cục bộ đã quy định. 10 sư đoàn ở Việt Nam so với 5 sư đoàn ở Tây Âu, lực lượng quân Mỹ ở Việt Nam đã nhiều hơn gấp hai lần lực lượng quân Mỹ ở hướng chiến lược chủ yếu của chúng.


Đứng về lý luận sử dụng lực lượng trong chiến tranh cục bộ, 10 sư đoàn là một điều không thể chấp nhận được. Đứng về mặt bố cục chiến lược thì 10 sư đoàn ở Việt Nam - một hướng chiến lược quan trọng, là một sự vô lý so với 5 sư đoàn ở tây Âu - một hướng chiến lược chủ yếu.


Cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm đảo lộn một phần lý luận chiến lược và đường lối chiến lược của đế quốc Mỹ. Về tổ chức chiến lược quân sự toàn cầu và bố cục chiến lược toàn cầu, đế quốc Mỹ cũng gặp những suy yếu mới. Tổ chức quân sự Tây Âu gọi là "Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương" (NATO) đã bị lỏng lẻo vì có sự rạn nứt từ nước Pháp. Tổ chức quân sự Đông Nam Á gọi là khối SEATO lại bị lỏng lẻo hơn vì có sự thờ ơ của Pháp và Pa-ki-xtan. Đến năm 1974, khối quân sự xâm lược này lâm vào cảnh gần như tê liệt. Còn tổ chức quân sự Trung tâm CENTO thì rất ít tác dụng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #112 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2023, 07:45:03 pm »

Chính sách xâm lược của đế quốc Mỹ và chư hầu ngày càng bị vạch trần và bị phản đối, nên các tổ chức quân sự xâm lược do đế quốc Mỹ cầm đầu ngày càng bị suy yếu, vì thế bố cục chiến lược của Mỹ cũng đâm ra xộc xệch. Bị sa lầy quá mức vào cuộc chiến tranh Việt Nam, thế trận chiến lược của đế quốc Mỹ đã có phần bị đảo lộn, đâm ra mỏng manh và thiếu vững chắc. Các hướng chiến lược và tuyến chiến lược bị điều chỉnh ngoài ý định chiến lược. Hướng chiến lược chủ yếu ở châu Au bị mỏng yếu vì phải điều bớt một bộ phận lực lượng sang Việt Nam. Lực lượng tổng dự bị chiến lược chủ yếu để sử dụng vào hướng chiến lược chủ yếu thì lại khô cạn vì phải sử dụng vào chiến trường Việt Nam. Lực lượng dự bị chiến lược của Mỹ có 8 sư đoàn đã phải giảm xuống còn 4 sư đoàn.


Về tuyến chiến lược thì sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tuyến chiến lược tiền duyên ở Đông Nam Á đã bị phá vỡ một khâu. Tiếp sau đó, đến cuộc chiến tranh Trung Đông thống 10 năm 1973, tuyến chiến lược tiền duyên ở Trung Đông mà I-xra-en là thê đội một xung kích cũng đã bị yếu đi hơn trước. Tuyến chiến lược tiền duyên ở Nam Á, trên đoạn Pa-ki-xtan vẫn chưa hình thành được, vì Pa-ki-xtan đã bỏ lửng khối xâm lược quân sự Đông Nam Á. Tuyến chiến lược ở rìa lục địa phía Nam Địa Trung Hải là tuyến tiền duyên đối với Bắc Phi, đồng thời cũng là tuyến trung gian đối với miền Nam châu Âu, cũng chưa hình thành được mà lại còn bị đứt một đoạn ở Li-bi.


Như thế là sau khi bị thất bại trong cuộc chiến tranh Việt Nam, thế trận chiến lược toàn cầu của đế quốc Mỹ đã có phần bị đảo lộn, lỏng lẻo và thiếu liên hoàn. Tuyến chiến lược tiền duyên ở rìa các lục địa châu Á, châu Phi không những không hình thành được một thế có tính chất liên tục mà còn bị phá vỡ, phá lỏng ở từng đoạn. Tuyến chiến lược đầu cầu không được vững chắc, bị hở làm cho toàn bộ tuyến chiến lược thiếu chiều sâu.


Thế trận chiến lược bao gồm hướng chiến lược và tuyến chiến lược tạo thành địa bàn quyết chiến chiến lược. Thế trận chiến lược là điều rất quan trọng, là một bộ phận quan trọng của sức mạnh quân sự. Nhưng nó mới chỉ là cái hình của sức mạnh quân sự. Bộ phận quan trọng hơn là lực lượng quân sự: đây mới là cái cốt của sức mạnh quân sự.


Nghệ thuật quân sự thể hiện sự thống nhất về lực lượng và thế trận, là sự bồi dưỡng và sử dụng các thành phần, các nhân tố thống nhất đó của sức mạnh quân sự. Sức mạnh quân sự thực sự có được là phải trải qua một quá trình vận động phù hợp với thực tế của cuộc chiến đấu. Đế quốc Mỹ có lực lượng quân sự lớn, nhất là về không quân và hải quân. Nhưng nó vẫn có chỗ yếu, vẫn có nhược điểm, không có đầy đủ sức mạnh. Cuộc chiến tranh Việt Nam đã phơi bày những chỗ yếu, những nhược điểm đó của sức mạnh quân sự của đế quốc Mỹ.


Tất cả những chỗ yếu, những nhược điểm đó đã làm cho chiến lược quân sự toàn cầu xâm lược thế giới của đế quốc Mỹ bị suy yếu.

Tuy nhiên sau thất bại ở Việt Nam, sự suy yếu nghiêm trọng nhất về quân sự của đế quốc Mỹ vẫn là sự suy yếu về mặt lực lượng quân sự.

Lực lượng quân sự là cơ sở vật chất, là một nhân tố cơ bản của sức mạnh quân sự. Đặc biệt đối với đế quốc Mỹ, sức mạnh quân sự thể hiện một cách tập trung nhất, điển hình nhất ở lực lượng quân sự. Sức mạnh của lực lượng quân sự của đế quốc Mỹ lại thể hiện nổi bật nhất ở lực lượng tiến công chiến lược, chủ yếu là vũ khí hạt nhân và tên lửa vượt đại châu, cùng các phương tiện phóng khác ở trên không, trên biển và ở dưới mặt biển.


Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, đế quốc Mỹ đã ra sức xây dựng một bộ máy quân sự đồ sộ, vạch ra những học thuyết quân sự, chiến lược quân sự nhằm phục vụ cho chính sách can thiệp xâm lược của đế quốc Mỹ trên phạm vi toàn cầu. Thế nhưng, trong suốt quáng thời gian hơn 10 năm, cụ thể là từ 1961 đến 1973, Nhà trắng và Lầu năm góc lại đã dấn thân và sa lầy vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Cuộc "chiến tranh chống nổi dậy", "chiến tranh hạn chế", "chiến tranh khu vực" đó lại cuốn mất phần lớn tài nguyên, nhân lực và cả trí tuệ của bộ máy cầm quyền nói chung và bộ máy quân sự nói riêng của nước Mỹ. Trong suốt hơn 10 năm ròng đó, vấn đề đặt ra cho Nhà trắng và Lầu năm góc là "phải đánh thắng", rồi "không để thua", rồi "cố gỡ ra khỏi" cuộc "chiến tranh chống nổi dậy" này. Trong suốt hơn 10 năm ròng đó, "binh thuyết", "chiến thuyết", "kỹ thuật quân sự" các mặt của quân đội Mỹ nói chung, của các quân binh chủng Mỹ nói riêng đều hướng về phục vụ cho cuộc chiến tranh Việt Nam và bị phá sản. Nhiều danh từ đang được nhiều người trong các giới chính trị, quân sự, báo chí Mỹ nhắc đến: "Cuộc khủng hoảng học thuyết quân sự Mỹ", "cuộc khủng hoảng chiến lược toàn cầu Mỹ", "cuộc khủng hoảng binh khí, kỹ thuật quân sự Mỹ". Hiện nay, chưa có một tia sáng le lói nào ở cuối cái đường hầm không lôíì thoát này đối với Nhà trắng và Lầu năm góc.


Cô-lin Gơ-ray, một tiến sĩ Mỹ, ủy viên của ủy ban nghiên cứu chiến lược thuộc Viện nghiên cứu những vấn đề quốc tế của Ca-na-đa đã viết trong "Tập san quân sự" Mỹ số tháng 5 năm 1972 như sau:

"Những năm 1950, tư tưởng chiến lược Mỹ đả bước vào một thời kỳ phồn thịnh. Trong mười năm này, những nhà chiến lược như Hen-ri Rô-ươn, Bóc-na Brô-đi, Hớc-man Kan, Hen-ri Kít-xinh-giơ, Uy-liêm Cô-phơ-man,v.v... đã xây dựng được một tòa lâu đài lý thuyết chiến lược có ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả những phương diện quan trọng của chính sách quốc phòng Mỹ. Năm 1961 là một năm đầy hứa hẹn. Những nhà chiến lược Mỹ đã đến Oa-sinh-tơn để đóng một vai trò có ảnh hưởng lớn trong chính quyền mới của nước Mỹ. Thế rồi mười năm sau, năm 1971, có thể nói một cách đúng đắn rằng thành tựu của họ đã không đi đôi với lời hứa hẹn của họ, và đây là dùng những đanh từ nhẹ nhàng nhất đối với họ.


Cuộc chiến tranh Việt Nam, cuộc chạy đua vũ khí chiến lược và những khó khăn mâu thuẫn trong nội bộ các nước đồng minh phương Tây là những thất bại của những học thuyết do họ đề xuất được các chính quyền Oa-sinh-tơn chấp nhận chính thức.


Trên hầu hết tất cả tiêu chuẩn, rõ ràng cuộc chiến tranh Việt Nam là một thất bại nặng nề đối với Mỹ".

Trong hơn hai mươi năm, từ 1950 cho đến 1973, nhiều chủ trương, đường lối, kế hoạch hành động, chiến lược, chiến thuật, kỹ thuật quân sự, thậm chí ngay cả việc chế tạo và sử dụng vũ khí, trang bị của Mỹ đều đặt trên cơ sở những học thuyết "nổi tiếng một thời" như: học thuyết "chiến tranh hạn chế", học thuyết "leo thang" hoặc "phản ứng tuần tự", học thuyết "chiến tranh chống nổi dậy". Việc quân đội Mỹ phải rút khỏi Việt Nam theo Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu sự phá sản của các học thuyết quân sự Mỹ này.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #113 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2023, 07:46:07 pm »

Mỉa mai thay, đã có lần chính tác giả của một trong những học thuyết đó lại là người ném những hòn đất cuối cùng chôn vùi học thuyết tội ác mà anh ta đã nặn ra. Trong quyển sách "Chính sách quốc phòng Mỹ" (1973), Ô-xgút, hiện là giám đốc Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại Mỹ tại Oa-sinh-tơn, người được giới quân sự Mỹ xem là "nhà lý luận chiến lược quân sự hàng đầu" của nước Mỹ, "cha đẻ của học thuyết chiến tranh hạn chế", đã viết: "Dưới thời chính quyền Ken-nơ-đi, chiến tranh hạn chế trở thành một học thuyết chính thống và đã được truyền bá rộng rãi... Nhưng cuộc chiến tranh Việt Nam đã buộc phải xét lại hàng loạt vấn đề, đã gây nên sự hoài nghi đối với một số nguyên tắc và lý luận làm cơ sở cho học thuyết chiến tranh hạn chế". Về học thuyết "leo thang", cũng trong sách "Chính sách quốc phòng Mỹ" Ét-uốt Oác-nơ, một nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ, đã viết: "Cuộc chiến tranh không quân trên miền Bắc Việt Nam khởi đầu từ tháng 2 năm 1965 cho đến khi kết thúc đã được tiến hành đúng như lý thuyết leo thang với các loại máy bay sử dụng, số lượng và tính chất mục tiêu, cường độ, nhịp độ các cuộc tiến công, khu vực địa lý, v.v... Các chiến dịch đánh phá bằng máy bay đó đã bất lực, không buộc được nước Việt Nam dân chủ cộng hòa chấm dứt ủng hộ và chi viện cho miền Nam Việt Nam... Nhiều nhà bình luận đã xem đó là thất bại của học thuyết leo thang".


Trong tập hồi ký "Điểm lợi thế", chính Giôn-xơn đã thú nhận rằng: trong suốt 6 năm ngồi trên ghế tổng thống Mỹ, Giôn-xơn đã phải dành phần lớn thì giờ làm việc của mình để "điều hành'' cuộc chiến tranh Việt Nam. Ních-Xơn, kẻ kế tục sự nghiệp can thiệp và xâm lược của Giôn-xơn tại Việt Nam cũng đã lâm vào tình cảnh tương tự. Tổng thống Mỹ đã thế, thì các bộ trưởng trong chính quyền Mỹ, chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân, các tham mưu trưởng các quân chủng, cho đến các kỹ sư nghiên cứu thiết kế các loại vũ khí lớn nhỏ, cũng đều bị sa vào điều mà giới quân sự Mỹ gọi là "cái cạm bẫy" Việt Nam. Do đấy, đô đốc Dum-oan, tham mưu trưởng hải quân Mỹ (về hưu tháng 7 năm 1974) đã có lần than thở: "Cuộc chiến tranh Việt Nam đã làm mất đi của hải quân Mỹ một thế hệ tàu chiến". Tướng Giôn Rai-an, cựu tham mưu trưởng không quân Mỹ cũng phát biểu những ỷ kiến tương tự đối với không quân Mỹ. Cụ thể là, cho đến những năm đầu của thời kỳ mười năm 1980, Mỹ mới cỏ thể đưa ra sử dụng loại máy bay ném bom chiến lược B1 thay thế cho loại B.52 đến nay đã có tuổi đời gần 1/4 thế kỷ, trong một thời đại mà nền kỹ thuật quân sự phát triển nhanh chóng hàng tháng, hàng năm. Đối với lục quân Mỹ, cuộc chiến tranh đã tác động hết sức nghiêm trọng. Lục quân Mỹ như một con thú đã bị thương nặng, những vết thương đó vẫn còn đang mưng mủ và phải đến hàng chục năm nữa, lục quân Mỹ mới mong có thể hồi phục lại được. Riêng về mặt tinh thần, cuộc chiến tranh Việt Nam sẽ để lại những vết sẹo đời đòi trong lịch sử quân đội Mỹ.


Đầu óc bị chi phối bởi quan điểm "vũ khí luận", giới quân sự Mỹ luôn luôn xem vũ khí là cơ sở của sức mạnh quân sự của quân đội Mỹ. Thế nhưng, trong cuộc chiến tranh Việt Nam, trừ vũ khí hạt nhân, Mỹ đã đem ra sử dụng hầu như toàn bộ tất cả các loại vũ khí mà chúng có trong tay. từ khẩu súng trường bộ binh M.16 đến máy bay ném bom chiến lược B.52. Kết quả là tất cả những vũ khí đó, khối hỏa lực khổng lồ đó đã không cứu vãn được sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh này.


Mặt khác, chính trong thời gian 10 năm hì hụp trong cuộc chiến tranh Việt Nam, so sánh với Liên Xô thì Mỹ đã mất dần rồi đi đến mất hẳn và thậm chí thua kém trên lĩnh vực một số vũ khí chiến lược mà chúng đã từng chiếm ưu thế trong những năm cuối 1940 đầu 1950. Trên lĩnh vực một số vũ khí khác, nhất là các vũ khí thông thường, mà chúng trước đây đã từng thua kém, khoảng cách thua kém đó lại càng ngày càng rộng thêm mãi. Đối với giới cầm quyền Mỹ ỏ Nhà trắng và Lầu năm góc, những kẻ mang nặng đầu óc "vũ khí luận", sự suy yếu và thua kém nói trên là những đòn mạnh mẽ giáng vào đầu chúng, vào những học thuyết chiến lược, kế hoạch can thiệp xâm lược của chúng trên toàn cầu, và đấy cũng là điều mà nhiều người trong giới quân sự Mỹ đang xót xa nói đến như là "những bài học về cuộc chiến tranh Việt Nam".


Chính vì vậy nên khi lên làm bộ trưởng quốc phòng Mỹ, Slơ-sinh-giơ đã phải cay đắng đề ra hai mục tiêu là:

1. Thoát ra khỏi sự sa lầy trong cuộc chiến tranh Việt Nam.

2. Cải tiến lực lượng quân sự Mỹ, nhất là về vũ khí, để đối phó được với Liên Xô.

Trong sự so sánh lực lượng chiến lược trên thế giới, đế quốc Mỹ thường đặt đối tượng là Liên Xô và Trung Quốc. Trước mắt, đế quốc Mỹ rất gờm Liên Xô. Các nhà chiến lược Mỹ thường xuyên đặt sự so sánh giữa Mỹ và Liên Xô, nhất là trong thời gian gần đây. Sau cuộc chiến tranh ở Việt Nam, các nhà chiến lược Mỹ đã có thời gian nhìn lại bản thân mình và tỏ ra giật mình khi nhìn vào Liên Xô.


Các giới cầm quyền quân sự Mỹ, một mặt nhằm làm áp lực với quốc hội Mỹ để đòi tăng chi phí quốc phòng, mặt khác cũng phải thừa nhận phần nào sự lớn mạnh về sức mạnh quân sự của Liên Xô. Các giới cầm quyền quân sự Mỹ rất lo ngại về sự lớn mạnh của các loại vũ khí tiến công chiến lược của Liên Xô, chủ yếu là các loại vũ khí hạt nhân, tên lửa vượt đại châu và các phương tiện phóng khác.


Sức mạnh đe đọa thế giới - lực lượng ngăn đe - chủ yếu của đế quốc Mỹ đối với thế giới là sức mạnh hạt nhân chiến lược. Nhưng con chủ bài này của Mỹ đã không vượt được Liên Xô. Quyền độc tôn này của Mỹ đã bị tước bỏ. Vì không những Liên Xô đã ngang bằng với Mỹ, mà Trung Quốc, Pháp, rồi đến Ấn Độ và rồi sẽ còn một số các nước khác cũng sẽ tham gia vào cái thế giới hạt nhân này. Cảnh tượng lo âu của đế quốc Mỹ ngày càng bộc lộ. Các giới cầm quyền Mỹ, các nhà chiến lược Mỹ đang gào thét tăng cường vũ khí hạt nhân, đồng thời cũng tiếp tục tăng cường các vũ khí thông thường.


Trong cuộc chiến tranh Việt Nam và Trung Đông, các nhà chiến lược Mỹ đã thấy rõ là các loại vũ khí cơ bản như đại bác, xe tăng, máy bay, v.v... trong chiến tranh hiện đại của họ không trội hơn gì so với các loại vũ khí của Liên Xô. Về một thứ vũ khí cơ bản của bộ binh như súng tiểu liên thì súng M.16 của Mỹ lại có phần thua kém súng AK của các nước xã hội chủ nghĩa.


Hiện nay về cả hai lĩnh vực, vũ khí hạt nhân và vũ khí thông thường, đế quốc Mỹ không thể vượt được Liên Xô, mà có thứ lại còn thua kém Liên Xô.

Chính các nhà chiến lược Mỹ cũng phải thừa nhận là lực lượng hạt nhân của Mỹ chỉ ngang bằng lực lượng Hạt nhân của Liên Xô. Những lời tuyên bố công khai của giới cầm quyền quân sự Mỹ và các con số đảng trên báo chí phương Tây có những hạn chế nhất định và tính chính xác cũng chỉ là tương đối. Tất nhiên giới cầm quyền quân sự Mỹ tìm cách khuếch đại lực lượng của họ, nhưng họ cũng phải thú nhận những sự thật đã quá hiển nhiên.


Về sức mạnh hạt nhân thì vũ khí tiến công chiến lược là lực lượng chủ yếu. Vũ khí hạt nhân chiến lược bao gồm sức nổ của đầu đạn, phương tiện phóng, tầm xa, tốc độ, độ chính xác và phương pháp đột kích.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #114 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2023, 07:47:13 pm »

Các nhà chiến lược Mỹ cho rằng về số lượng đầu đạn thì Mỹ có nhiều hơn Liên Xô, còn về phương tiện phóng trên mặt đất tức là tên lửa vượt đại châu phóng từ mặt đất thì Mỹ ít hơn Liên Xô. Năm 1974, Mỹ có 1.054 tên lửa vượt đại châu phóng từ mặt đất, Liên Xô có 1.527. Về tên lửa phóng đi từ tàu ngầm thì năm 1974 Mỹ có 656, Liên Xô có 720; đến 1977, dự kiến Mỹ sẽ có 710 và Liên Xô sẽ có 950. Về tàu ngầm nguyên tử tiến công, năm 1974 Mỹ có 41, Liên Xô có 50. Đến năm 1977, Mỹ sẽ có 44 và Liên Xô sẽ có 62. Về máy bay ném bom chiến lược tầm xa thì năm 1974 Mỹ có 440, Liên Xô có 140 (theo "Thời báo" Mỹ).


Về số lượng các loại vũ khí hạt nhân chiến lược, hai bên có thể xấp xỉ nhau, về mặt kỹ thuật như sức nổ của đầu đạn tầm xa, tốc độ, thì cũng có thể hai bên tương đương nhau.

Có đầu đạn hạt nhân rồi, điều quan trọng nữa là có phương tiện phóng các đầu đạn đó tới mục tiêu. Phương tiện phóng trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai là máy bay tầm xa. Mỹ đã dùng máy bay ném bom tầm xa B.29 ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật là Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki. Sau cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, các phương tiện phóng đã được phát triển, tiến bộ và phong phú hơn.


Hiện nay, ngoài máy bay tầm xa thì phương tiện phóng chủ yếu là tên lửa vượt đại châu. Về phương tiện phóng chủ yếu này thì Liên Xô đã hơn Mỹ về số lượng (1.527 so với 1.054).

Phương tiện phóng thứ ba là tàu ngầm, một thứ bệ phóng lưu động ở dưới mặt biển. Phương tiện phóng này rất lợi hại, vì nó khó bị phát hiện và phá hủy. Tên lửa vượt đại châu đặt trên mặt đất hoặc xây ngầm dưới mặt đất có ưu điểm là bố trí ở ngay trên căn cứ cơ bản, trên hậu phương lớn của quốc gia, nên việc tổ chức, tiếp tế, điều khiển có nhiều thuận lợi, đễ dàng. Nhưng nó cũng có nhược điểm là bố trí tương đối cố định, nên tương đối dễ bị phát hiện và dễ bị phá hủy. Còn tàu ngầm là bệ phóng lưu động ngầm dưới mặt biển, nên tương đối khó phát hiện và phá hủy hơn. Theo sự đánh giá của các nhà chiến lược phương Tây, thì Liên Xô đã vượt Mỹ rõ rệt về cả số lượng và chất lượng tàu ngầm.


Trước kia giới hải quân Mỹ cho rằng Liên Xô chỉ có tên lửa tàu ngầm Y, có tầm hoạt động 4.800km, tương đương với tên lửa tàu ngầm Pô-la-rít của Mỹ. Muốn vượt tên lửa Y, hải quân Mỹ đã chế tạo tên lửa tàu ngầm Tờ-ri-đen có tầm hoạt động 6.400km. Nhưng theo Tô-mát Mo-rơ, chủ tịch hội đồng tham mưu liên quân Mỹ, thì Liên Xô đã có loại tên lửa tàu ngầm SSN-8. Hiện nay các loại tên lửa tàu ngầm của Mỹ như Pô-la-rít, Pô-dê-đông, Tờ-ri-đen đều thua kém tên lửa tàu ngầm SSN-8 của Liên Xô. Tên lửa tàu ngầm Tờ-ri-đen tối tán của Mỹ cũng chưa phải đã thật hoàn hảo, ổn định. Trong cuộc thử tháng 5 năm 1974, tên lửa tàu ngầm Tờ-ri-đen đã nổ tan tầng thứ hai khi vừa mới phóng ra. Mo-rơ cũng dự đoán rằng Liên Xô sẽ có loại tàu ngầm mới Đen-ta (Delta) mang được nhiều tên lửa.


Ngoài các bệ phóng tên lửa hạt nhân lưu động ngầm ở dưới mặt biển, các phương tiện phóng lưu động nổi ờ trên mặt biển tức là các tàu chiến hải quân như tàu tuần dương, tàu khu trục của Liên Xô cũng có phần nhích hơn Mỹ. Các giới quân sự phương Tây cho rằng: Liên Xô có 25 tàu tuần dương và Mỹ chỉ có 9 tàu. Có tài liệu nói Liên Xô có 29 tàu và Mỹ chỉ có 7 tàu. Phần lớn các tàu tuần dương của Liên Xô đều trang bị tên lửa Sa-dốc (Shaddock), có tầm bắn xa 640km. Liên Xô có loại tên lửa phóng đi từ tàu tuần dương có tốc độ gấp 4 lần tiếng động (4.800km/giờ). Hải quân Mỹ cho rằng chiến hạm USS Springfield thuộc hạm đội thứ 6 đã vượt tàu tuần dương Xvéc-lốp của Liên Xô và tương đương với chiến hạm Kin-đa (Kynda) của Liên Xô. Nhưng vào năm 1964, khi xuất hiện tàu tuần dương Cre-xta của Liên Xô thì họ phải đánh giá lại. Tàu tuần dương Cre-xta (Kresta) được coi là một điển hình về trình độ tối tân của loại tàu chiến nổi của hải quân Liên Xô.


Hải quân Mỹ đã gọi nó là "loại chiến hạm đẹp, tối tân và đáng sợ nhất".

Những tư liệu trên đây cho thấy, về lực lượng hạt nhân nổi trên mặt biển, Liên Xô cũng có sức mạnh hùng hậu hơn Mỹ.

Các bệ phóng trên không, tức là máy bay ném bom tầm xa và tầm trung bình thì Liên Xô và Mỹ có thể tương đương nhau. Có tài liệu của báo chí phương Tây cho rằng Liên Xô có 800 chiếc và Mỹ chỉ có hơn 500 chiếc máy bay cả hai loại này.


Ngoài các phương tiện phóng như đã trình bày ở trên, có thể còn một loại phương tiện phóng rất lợi hại. Đó là tên lửa vũ trụ, bom vũ trụ, bệ phóng trên vệ tinh bay quanh trái đất, trên các con tàu vũ trụ.


Có tên lửa thì phải có cách chống tên lửa, có phương tiện chống lại nó, tiêu diệt và phá hủy nó. Hiện nay Liên Xô và Mỹ đều đã chế tạo loại tên lửa chống tên lửa.

Sức mạnh hạt nhân là một sức mạnh tổng hợp của một quốc gia về kinh tế, khoa học kỹ thuật, chính trị và quân sự. Một thành phần của sức mạnh này là nhân tài về hạt nhân. Nhân tài là một lực lượng rất cơ bản của một quốc gia. Nó được coi như là một lực lượng sản xuất và là một sức mạnh. Có nhiều nhân tài là có sức mạnh rất lớn lao. Về mặt này hiện nay Liên Xô cũng đã có phần nhích hơn Mỹ. Các giới phương Tây ước tính rằng về số chuyên gia khoa học nguyên tử thì Liên Xô có 625.000 người, còn Mỹ thì chỉ có 550.000 mà thôi.


Sức mạnh hạt nhân là một trong những sức mạnh quân sự. Loại sức mạnh này của Mỹ đã bị suy yếu và không thể vượt Liên Xô được.

Sức mạnh của các loại vũ khí thông thường cũng là một trong những sức mạnh quân sự. Sức mạnh này, Mỹ cũng không thể vượt Liên Xô được, và ở một vài mặt nào đó, Liên Xô có thể còn nhích hơn Mỹ.


Quân Mỹ rất coi trọng không quân. Quan điểm đó có phần đúng. Máy bay là loại vũ khí sinh sau đẻ muộn, nó chỉ ra đời trước tên lửa. Máy bay xuất hiện ở đầu thế kỷ thứ XX và tên lửa xuất hiện vào giữa thế kỷ thứ XX. Máy bay (cũng như tên lửa) xuất hiện là một kết quả tất yếu khách quan của nền công nghiệp hiện đại. Máy bay (cũng như tên lửa) còn là kết quả tất yếu của sự giải quyết mâu thuẫn trong sự vận động của chiến thuật, chiến đấu trong chiến tranh.


Trong chiến đấu cũng như trong chiến tranh, người ta không ngừng giải quyết mâu thuẫn giữa hỏa lực và cơ động, hai nhân tố cơ bản trong những nhân tố hình thành chiến đấu.

Hỏa lực là một nhân tố rất cơ bản, rất lớn của chiến đấu. Khi một viên đạn bằng thuốc súng ra đời thì nó làm đảo lộn tính chất chiến đấu trước kia bằng cung tên, giáo mác. Một cuộc cách mạng về chiến đấu diễn ra. Khi pháo binh ra đời thì chiến đấu lại phát triển lên một giai đoạn mới.


Pháo binh là nhân tố hỏa lực trong chiến đấu. Hỏa lực và cơ động là hai nhân tố có mối quan hệ khăng khít, hữu cơ, thống nhất với nhau trong chiến đấu và hình thành chiến đấu. Chỉ có thống nhất hai nhân tố đó lại (hỏa lực và cơ động) thì mới tạo thành đột kích, nhân tố cuối cùng của chiến đấu. Chiến đấu chỉ kết thúc khi hỏa lực và cơ động tạo thành đột kích. Ba nhân tố đó luôn luôn kết hợp với nhau và thúc đẩy lẫn nhau phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy chiến đấu phát triển.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #115 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2023, 08:00:58 pm »

Xe tăng và sau đó pháo tự hành ra đời, thể hiện mối mâu thuẫn giữa hỏa lực và cơ động đã được giải quyết một bước rất quan trọng. Sự thống nhất giữa ba nhân tố của chiến đấu là hỏa lực, cơ động và đột kích được tập trung vào một phương tiện chiến đấu: xe tăng. Đây là một cách giải quyết mâu thuẫn hợp lô-gích và tốt nhất của chiến đấu mà trước đó chưa thể làm được. Chiến đấu lại có bộ mặt mới, có một chất mới. Phương pháp chiến đấu, chiến thuật lại có một bước phát triển mới.


Mâu thuẫn giữa hỏa lực và cơ động được xe tăng giải quyết thì mâu thuẫn mới lại xuất hiện, yêu cầu chiến đấu, chiến thuật mới lại xuất hiện. Đó là mâu thuẫn giữa cơ động và địa hình, là yêu cầu về sức hủy diệt lớn của hỏa lực.


Xe tăng vừa có hỏa lực mạnh, vừa có sức cơ động cao, lại có vỏ cứng và có sức đột kích mạnh. Nhưng loại pháo bọc thép cơ động này (xe tăng và pháo tự hành) chỉ có thể cơ động được ở trên đường dùng cho xe cơ giới và trên một số địa hình ít hiểm trở, khô ráo và mấp mô nhỏ. Mâu thuẫn mới này được giải quyết bằng máy bay. Máy bay cũng như xe tăng là một phương tiện chiến đấu thống nhất giữa hỏa lực và cơ động. Nhưng máy bay là một loại phương tiện chiến đấu hỏa lực cơ động không bị hạn chế bởi bất cứ một loại địa hình nào. Nó ưu việt hơn xe tăng ở điểm này nhưng nó lại kém xe tăng về sức đột kích, trừ máy bay lên thẳng có giải quyết được một phần. Máy bay lại ưu việt hơn pháo binh là sức mạnh hỏa lực của nó rất lớn.


Máy bay là một phương tiện hỏa lực mạnh hơn bất cứ một loại pháo nào phóng đầu đạn đi bằng nòng thép trơn hoặc nòng thép có rãnh xoắn. Máy bay lại cũng là một phương tiện cơ động tốt hơn bất cứ một loại xe tăng nào hoạt động trên mặt đất. Máy bay lại còn là một phương tiện cơ động nhanh nhất và có tầm xa nhất, hơn bất cứ một loại phương tiện cơ giới nào cơ động trên mặt đất và mặt nước.


Máy bay ra đời làm cho chiến đấu có một bước tiến nhảy vọt, làm cho chiến đấu có một chất mới. Một cuộc cách mạng mới về chiến đấu lại xảy ra.

Nhưng mâu thuẫn là không ngừng, yêu cầu chiến đấu không bao giờ là đủ. Khi máy bay lên thẳng ra đời thì mâu thuẫn lại được giải quyết một bước cao hơn.

Đến giữa thế kỷ thứ XX, vào những năm đầu của thời kỳ những năm 1950, khi tên lửa ra đời thì một cuộc cách mạng mới trong chiến đấu lại diễn ra. Mâu thuẫn giữa hỏa lực và cơ động, giữa cơ động và địa hình, lại được giải quyết một cách hoàn chỉnh nhất từ trước đến nay. Nhưng yêu cầu của chiến đấu, yêu cầu của phương pháp tác chiến vẫn tiếp tục đòi hỏi cao hơn nữa.


Xu thế của thời kỳ ngày nay là các phương tiện chiến đấu trên không - máy bay, tên lửa, vệ tinh và con tàu vũ trụ, ngày càng dần dần chiếm địa vị lớn lao trong các phương tiện chiến đấu. Nhưng mục tiêu đột kích vẫn là ở trên mặt đất. Sự liên hệ giữa mặt đất và trên không ngày càng chặt chẽ. Dù sao thì cuối cùng chiến đấu vẫn phải giải quyết ở trên mặt đất. Các phương tiện chiến đấu trên không dù phát triển đến đâu cũng chỉ làm cho sự thống nhất giữa mặt đất và trên không càng thêm chặt chẽ, chứ không thể tách rời nhau, không thể thoát ly được mặt đất.


Căn cứ vào các điều trình bày ở trên, các nhà quân sự Mỹ coi trọng không quân là có sự hợp lý. Về lực lượng không quân, các nhà nghiên cứu quân sự phương Tây cho rằng Mỹ không thể hơn được Liên Xô, có thứ Liên Xô lại hơn Mỹ.

"Thời báo" Mỹ trình bày một tư liệu sau đây:

So sánh lực lượng




Về chất lượng máy bay thì thế giới đã phải công nhận máy bay MiG.25 của Liên Xô là máy bay tốt nhất thế giới. Tính năng của các máv bay chiến đấu Mỹ F.14 và F.15 mới được sản xuất với số lượng rất ít, vẫn kém loại MiG.23 đã trở thành loại máy bay chiến đấu thông dụng hiện nay của Liên Xô, thuộc về thế hệ máy bay chiến đấu hiện đại nhất. Tất nhiên, các tính năng của MiG.25 còn ưu việt hon MiG.23.


Về máy bay ném bom chiến lược tầm xa, thì máy bay B.52 của Mỷ đã cũ kỹ. Chiếc B.52 chế tạo cuối cùng cũng đã cách đây khoảng 10 năm hoặc hơn 10 năm rồi. Trong khi đó thì máy bay dân dụng tầm xa TU. 144 của Liên Xô đã có tốc độ bằng hai lần tiếng động. Hiện nay, Mỹ đang chế tạo máy bay ném bom chiến lược B.1 để thay thế B.52. Nhưng cũng còn có một số khó khăn về ngân sách trong sự đấu tranh và cạnh tranh giữa chính phủ Mỹ với quốc hội Mỹ và giữa các công ty tư bản, giữa các giới cầm quyền quân sự Mỹ có cổ phần riêng rẽ trong các tổ hợp công nghiệp quân sự khác nhau.


Sức mạnh chiến đấu không phải chỉ quyết định ở số lượng và chất lượng của các loại vũ khí. Nó còn phải có sự quyết định ở con người sử dụng thứ vũ khí đó. Những người lái máy bay của Quân đội nhân dân Việt Nam với số lượng máy bay ít ỏi và chất lượng một số loại máy bay có phần kém hơn máy bay của Mỹ, nhưng vẫn bắn rơi máy bay F. 105, F.4 và B.52 của Mỹ.


Với số lượng đông đảo và với chất lượng cao, lực lượng không quân và lực lượng phòng không của Quân đội Xô-viết, Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc và các quân đội các nước xã hội chủ nghĩa khác nhất định sẽ chiến thắng lực lượng không quân xâm lược của Mỹ. Sự chứng minh hùng hồn nhất gần đây là trận quyết chiến phòng không của quân dân miền Bắc Việt Nam đánh bại cuộc tập kích chiến lược không quân bằng máy bay B.52, F.111, F.4 của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam, nhất là ở Thủ đô Hà Nội hồi tháng 12 năm 1972.


Trên đây là so sánh về lực lượng không quân. Còn về hải quân thì phần trên đã trình bày về hải quân, tên lửa và nguyên tử giữa Liên Xô và Mỹ. Nhìn chung, hải quân Mỹ được phát triển sớm hơn Liên Xô. Lực lượng quân sự của Mỹ chủ yếu được dùng để đi xâm lược, nên hải quân Mỹ là một lực lượng hải quân tiến công. Để xâm lược thế giới, hải quân Mỹ phải làm chủ được các đại dương. Do đó, hải quân Mỹ được tổ chức và xây dựng một cách hoàn chỉnh và có lực lượng lớn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #116 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2023, 08:10:42 am »

Lý luận tác chiến trên mặt biển của Mỹ phù hợp với quy luật của chiến tranh hiện đại là phát triển quyền ưu thế trên không. Ngày nay các tàu chiến nổi chiến đấu trên mặt biển không thể phát huy được sức mạnh nếu không có sự bảo vệ, yểm hộ và chi viện ở trên không của hải phận tác chiến.


Căn cứ vào nguyên lý này, hải quân của Mỹ đă phát triển mạnh mẽ các tàu sân bay, phát triển không quân của hải quân. Lực lượng không quân của hải quân Mỹ có thể là mạnh nhất trên thế giới. Để bảo vệ trên không cho các hạm đội của mình, hải quân Mỹ đã có hàng chục tàu sân bay.


Theo tin UPI ngày 28 tháng 4 năm 1974, đô đốc Dum-oan, tư lệnh hải quân Mỹ cho biết là hải quân Mỹ đã giảm từ 24 tàu sân bay xuống còn 14 tàu trong vòng 5 hay 6 năm và còn dự định sẽ giảm xuống 12 tàu.


Đối với Liên Xô thì hải quân là lực lượng phòng thủ ở ven bờ biển. Nhưng muốn phòng thủ được vững chắc thì phải có sức mạnh tiến công và cần có khả năng tiến công xa ở ngoài đại dương. Vì thế mà hải quân Liên Xô ngày càng được phát triển, ngày càng mạnh và có tầm hoạt động xa ở những vùng đại dương rộng lớn. Hải quân Liên Xô cùng với các quân binh chủng khác của quân Đội Xô-viết có khả năng phá tan quyền làm chủ đại dương của hải quân Mỹ.


Muốn làm chủ đại dương thì phải có hạm đội nổi mạnh, phải có lực lượng tàu sân bay mạnh và có lực lượng tàu ngầm mạnh, về tàu nổi và tàu ngầm thì hải quân Mỹ đã có phần thua Liên Xô. Mỹ chỉ hơn Liên Xô về tàu sân bay.


Quyền ưu thế trên không là một thành phần của quyền làm chủ đại dương. Quyền ưu thế ở dưới mặt biển cũng là một thành phần nữa của quyền làm chủ dại dương. Quyền ưu thế ở dưới mặt biển thì Liên Xô lại hơn Mỹ. Ngày nay quyền làm chủ đại dương lại dễ bị phá tan bởi lực lượng tên lửa. Theo tin UPI ngày 28 tháng 4 năm 1974, đô đốc Dum-oan cho biết Liên Xô hiện có 2.000 chiến hạm các loại, hơn gấp 4 lần so với Mỹ.


Theo báo "Cơ khí đại chúng" (Popular Mechanic), người ta cho rằng sự hãnh diện của Liên Xô về mặt vũ khí hiện đại một phần được chứng tỏ bằng lực lượng hải quân. Tình thế bây giờ đã khác trước, không phải Liên Xô đuổi theo Mỹ về hải quân, mà lại là Mỹ chạy đằng sau Liên Xô.


Thế là về ba quân chủng kỹ thuật cao nhất và đắt tiền nhất là tên lửa, không quân và hải quân, Mỹ đã không còn chiếm được ưu thế và đã thua kém về một số mặt so với Liên Xô.

Còn về lực lượng chiến đấu ở mặt đất tức là lục quân thì Mỹ lại càng thua kém hẳn Liên Xô về quân số, về số lượng, chất lượng nhiều loại vũ khí, trang bị, khí tài lục quân chủ yếu.

Về bộ đội bọc thép, cuộc chiến tranh Trung Đông tháng 10 năm 1973 đã cho thấy xe tăng M.60 của Mỹ khó có thể chọi được với T.62 của Liên Xô. Mỹ đã thấy những chỗ yếu của M.60 và đang có kế hoạch cải tiến, đồng thời Mỹ cũng phải đặt một kế hoạch nghiên cứu chế tạo loại xe tăng mới là XMI. Nhưng T.62 của Liên Xô cũng không phải chỉ dừng lại ở ký hiệu đó.


Về pháo binh, nguyên tắc chế tạo, tổ chức và sử dụng pháo binh của Mỹ thể hiện con đường phát triển của quy luật tác chiến của pháo binh trong chiến đấu hiện đại, thể hiện được đúng đắn vai trò của hỏa lực pháo binh hiện đại. Ngoài các loại pháo xe kéo và các hình thức của pháo tự hành các loại nhỏ và vừa trong cơ cấu tổ chức của các binh đoàn cơ giới hóa, thì có hai loại pháo tự hành mà ta đáng chú ý. Đó là pháo tự hành 175 ly và pháo tự hành 203 ly. Hai loại pháo tự hành này thể hiện trình độ hiện đại và phát triển của pháo binh quân đội Mỹ. Chúng có tính năng và tác dụng khác nhau. Pháo tự hành 203 ly nòng ngắn là loại pháo tự hành xung kích, đi trong đội hình của binh đoàn cơ giới hóa và chiến đấu trực tiếp trong đội hình của binh chủng hợp thành. Vị trí của nó là chiến đấu ở đằng sau đội hình tiến công của các binh đoàn xe tăng hoặc xen kẽ giữa đội hình của xe tăng, yểm hộ cho các binh đoàn xe tăng đột phá phòng ngự của địch trong đội hình tiến công chung của các binh đoàn cơ giới hóa. Trong trường hợp sức tiến công của các binh đoàn cơ giới hóa vấp phải công sự phòng ngự thật vững chắc của địch thì pháo tự hành 203 ly phải dùng hỏa lực mạnh của mình trực tiếp phá vỡ, chi viện trực tiếp cho xe tăng trong đội hình của binh đoàn cơ giới hóa dưới sự chi viện mạnh mẽ của hỏa lực không quân đột phá phòng ngự của địch, đưa toàn bộ đội hình tiến công nhanh chóng xung phong đánh chiếm trận địa của địch.


Ngày nay các quân đội hiện đại trên thế giới đều trang bị loại pháo tự hành xung kích. Cỡ pháo to nhỏ khác nhau do điều kiện kinh tế và kỹ thuật của từng quốc gia. Các loại pháo tự hành hạng nặng cỡ lớn thì thường thấy trang bị trong quân đội Mỹ và quân đội Xô-viết.


Ngoài loại pháo tự hành xung kích hạng nặng cỡ lớn 203 ly, pháo binh Mỹ còn có loại pháo tự hành 175 ly dã chiến tầm xa. Nó không đi trong đội hình tiến công của xe tăng như pháo tự hành xung kích 203 ly mà thường đứng ở đằng sau thê đội một của binh đoàn cơ giới hóa, dùng hỏa lực tầm xa của mình đột kích các mục tiêu trong chiều sâu phòng ngự của địch, từ trận địa 2 trở vào trong, chi viện hỏa lực gián tiếp cho binh đoàn cơ giới hóa đột phá trận địa của địch.


Pháo tự hành hạng nặng, cỡ lớn, tầm xa 175 ly là một phát triển mới của pháo binh quân đội Mỹ. Do yêu cầu của việc cơ giới hóa quân đội và trình độ cơ giới hớa phát triển ngày càng cao, nên các quân binh chủng đều phải nâng cao không ngừng trình độ cơ giới hóa của mình. Pháo binh nếu không phát triển từ trình độ xe kéo lên trình độ tự hành thì không thể chiến đấu nhịp nhàng và hiệp đồng chặt chẽ trong đội hình của các binh đoàn cơ giới hâa tiến công với tốc độ cao, cơ động, di chuyển hết sức linh hoạt, trong đó xe tăng là lực lượng đột kích chủ yếu. Bởi vậy, ngày nay các quân, binh chủng không phải chỉ phát triển tới trình độ tự hành, mà còn phát triển tới trình độ cao hơn là không vận hóa.


Hiện nay trên thế giới, nhiều quân đội hiện đại cũng chưa có điều kiện để tổ chức ra hai loại pháo tự hành và phân định nhiệm vụ, tính chất của hai loại pháo đó như của quân đội Mỹ, vì khả năng kinh tế của quốc gia và trình độ cơ giới hóa của quân đội họ chưa phát triển cao.


Ở Liên Xô, pháo binh của quân đội Xô-viết đã phát triển rất cao. Cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, tiêu diệt quân phát xít Hít-le đã chứng minh điều đó. Ngoài pháo binh xe kéo ra, pháo tự hành của quân đội Xô-viết cũng tương đương như pháo tự hành của quân đội Mỹ. Người ta còn thấy quân đội Xô-viết có pháo phản lực và pháo hạng nặng chạy trên đường sắt. Gần đây các giới quân sự phương Tây nói rằng họ đã thấy xuất hiện những loại pháo hạng nặng cơ động rất nhanh của quân đội Liên Xô, trong khối quân sự Vác-xô-vi. Pháo binh Liên Xô có nhiều kinh nghiệm và có truyền thống vẻ vang, nhất định là một bộ đội pháo binh tinh nhuệ hơn và mạnh hơn pháo binh của quân đội Mỹ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #117 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2023, 08:14:20 am »

Quân đội nhân dân Việt Nam đã có kinh nghiệm và truyền thống vẻ vang về pháo binh trong cuộc kháng chiến thắng lợi chống thực dân Pháp, nay đang kế thừa, phát huy những kinh nghiệm và truyền thống vẻ vang đó và có những kiểu cách khác để phát huy tác dụng của pháo tự hành chi viện cho bộ binh và xe tăng trong chiến đấu hiệp đồng binh chủng, đột phá phòng ngự công sự vững chắc của địch. Pháo ta đã thành công trong các trận thắng giòn giã ở Plây Cần, Đắc Xiêng, Đức Cơ, Chư Thoi (1972), Chư Nghé tức Lệ Minh (1973), Com Bray, Con Rốc, Lệ Ngọc, Đắc Pét, Ya Súp (1974) trên chiến trường Tây Nguyên; và các trận thắng giòn giã ở Nông Sơn, Minh Long, Đèo Nhông, Thượng Đức, Gia Vụt trên chiến trường đồng bằng Khu 5 vào mùa thu 1974.


Về binh chủng phòng không thì Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa cũng đã vượt Mỹ.

Ngoài các loại súng, pháo phòng không cổ điển, các nước xã hội chủ nghĩa còn có các loại súng, pháo phòng không hiện đại và các loại tên lửa phòng không. Quan điểm của các nước xã hội chủ nghĩa cho rằng chỉ dùng máy bay để chống máy bay, diệt máy bay thì chưa đủ, mà còn phải dùng thêm cả các loại súng, pháo phòng không và tên lửa để chống máy bay và diệt máy bay. Sử dụng súng, pháo phòng không và tên lửa phòng không thì có thể phát huy được rộng rãi sức mạnh lớn lao của mọi quân, binh chủng và của quần chúng nhân dân đông đảo.


Quan điểm của Mỹ là quan điểm kỹ thuật, nên họ coi nhẹ các loại súng, pháo phòng không. Trong quân đội Mỹ có loại pháo phòng không tự hành hai nòng 40 ly, có loại tên lửa phòng không "Hawk", "Nike Hercule". Quân đội các nước xã hội chủ nghĩa được trang bị các loại súng, pháo phòng không và tên lửa phòng không phong phú hơn, vừa có trình độ hiện đại lại có tính chất quần chúng rộng rãi.


Ngoài các loại súng, pháo phòng không cổ điển, các nước xã hội chủ nghĩa còn có các loại súng, pháo phòng không hiện đại như pháo phòng không tự hành 57 ly hai nòng và pháo phòng không tự hành 23 ly bốn nòng rất hiện đại.


Các nhà quân sự phương Tầy đã đánh giá cao các loại tên lửa phòng không SAM 2, SAM 3 và rất khâm phục các loại tên lửa phòng không SAM 6, SAM 7 của Liên Xô. SAM 6 là một loại tên lửa phòng không tự hành, rất tối tân, trên bệ xích tự hành có gian phóng 3 quả đạn. Đây là loại tên lừa phòng không rất cơ động. SAM 7 là loại tên lửa phòng không vác vai của bộ binh.


Cuộc chiến tranh ở Việt Nam và ở Trung Đông đã xác minh về giá trị của cả súng, pháo phòng không và tên lửa phòng không các loại. Máy bay và tên lửa dù có phát triển đến đâu thì người ta cũng không thể loại bỏ được súng, pháo phòng không vì trong chiến đấu còn phải tiêu diệt máy bay bay thấp cường kích bổ nhào và máy bay lên thẳng. Nhưng với điều kiện kỹ thuật hiện đại, tên lửa phòng không các loại ngày càng phát triển và bổ sung cho phòng không ngày càng hùng mạnh.


Về các binh chủng kỹ thuật lục quân, Mỹ có phần thua kém Liên Xô và không hơn gì nhiều các nước xã hội chủ nghĩa khác.

Còn về bộ binh thì bộ binh quân đội các nước xã hội chủ nghĩa đã được trang bị những loại vũ khí rất tối tân, có công dụng chiến đấu lớn. Bộ binh hiện đại là binh chủng có hỏa lực mạnh, có sức cơ động cao và sức đột kích lớn. Các loại tên lửa bộ binh đã bổ sung cho các loại pháo bộ binh và đã làm thay đổi bộ mật của bộ binh, làm cho nhân tố xung lực và hỏa lực quyện chặt vào nhau, tạo thành một thể thống nhất hợp thành đột kích, đua sức đột kích lên thành một sức mạnh rất lớn. Sự thống nhất chặt chẽ thành một thể giữa xung lực và hỏa lực trong sức chiến đấu của bộ binh là điều rất có ý nghĩa. Nó làm cho sức đột kích của bộ binh phát triển lên một trình độ mới, càng làm cho bộ binh hoàn thành rõ rệt vai trò quyết định của mình trong chiến đấu. Do đó sức mạnh chiến đấu của bộ binh được tăng lên rất nhiều. Các loại tên lửa bộ binh sẽ được trang bị trong các đơn vị cơ sở, các phân đội bộ binh, đua sức mạnh hỏa lực của bộ binh phát triển lên không kém gì pháo binh làm cho phân đội bộ binh có thể chiến đấu ở trên mọi địa hình, thời tiết, trong mọi tình huống và ở sâu xa trong chiều sâu trận địa của địch.


Trong các cuộc chiến tranh gần đây ở Việt Nam và Trung Đông, người ta thấy các loại tên lửa bộ binh diệt xe tăng điều khiển bằng dây điện, bằng tia hồng ngoại, và các loại tên lửa bộ binh diệt máy bay điều khiển bằng tia hồng ngoại. Hàng ngàn xe tăng Mỹ, hàng trăm máy bay Mỹ đã bị các loại tên lửa này tiêu diệt ở Việt Nam và Trung Đông.


Quân đội Mỹ cũng bắt chước lục quân Pháp chẽ tạo loại tên lửa diệt xe tăng điêu khiển bằng dây điện mà Mỹ gọi là Tao (Tow). Sau tổn thất nặng nề về máy bay và xe tăng ở Trung Đông, Mỹ cũng đã rút kinh nghiệm và đang học Liên Xô để chế tạo thêm các loại tên lửa bộ binh diệt xe tăng như "Con rồng" nặng 15kg, v.v... và tên lửa phòng không vác vai Stin-giơ (Stinger). Tên lửa bộ binh còn có thể đảm nhiệm nhiều tính năng và tác dụng khác như tiêu diệt sinh lực, tiêu diệt lô côt và phá hủy công sự.


Tên lửa ra đời đã làm phong phú thêm cho vai trò hỏa lực của bộ binh và của mọi quân binh chủng khác. Nó bổ sung cho các loại súng pháo cổ điển, làm cho hỏa lực càng có thêm sức mạnh và phát triển càng cao. Tên lửa là một loại pháo điều khiển hoặc không có điều khiển có tầm từ 100m, 1.000m đến hàng 100km và đến hàng 10.000km. Nhưng mỗi thứ vũ khí đều có tác dụng của nó. Không một thứ nào có thể thay thế được thứ khác và thay thế được tất cả.


Với những loại tên lửa điều khiển bằng các cơ cấu máy móc, do môt cá nhân hay một nhóm ít người sử dụng là một thứ vũ khí hỏa lực rất tốt của bộ binh. Một quân đội nghèo, các binh chủng còn ít, trình độ cơ giới hóa còn thấp mà được trang bị bằng các loại tên lửa này cho bộ binh thì có thể đối chọi được với các quân đội giàu có, có nhiều quân binh chủng và có trình độ cơ giới hóa cao. Tên lửa bộ binh là con đường phát triển tốt và phù hợp của hỏa lực bộ binh trong chiến đấu ngày nay. Nó có tính chất quần chúng rộng rãi, có khả năng phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân quần chúng trong chiến tranh.


Về mặt này Mỹ cũng đi ở đằng sau Liên Xô và đang cố gắng đuổi Liên Xô. Nhưng do tinh thần chiến đấu của quân đội Mỹ thấp kém nên không thể sử dụng và phát huy tốt tính năng của các loại vũ khí đánh gần, đánh trực tiếp này được.


Hỏa lực, cơ động, quân binh chủng dù phát triển đến đâu thì cuối cùng cũng phải do bộ binh giải quyết chiến đấu. Chỉ có bộ binh thống nhất được hỏa lực và cơ động để tạo thành đột kích quyết định, mới giải quyết triệt để được chiến đấu, mới hoàn toàn tiêu diệt được quân địch và mới chiếm lĩnh được trận địa của quân địch. Vũ khí, kỹ thuật, hỏa lực cơ động càng phát triển thì vai trò bộ binh, vai trò con người chiến binh cũng càng được nâng cao chứ không thể giảm sút.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #118 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2023, 08:17:58 am »

Sức mạnh chiến đấu của bộ binh yếu kém là một điều rất nghiêm trọng đối với lực lượng vũ trang của một quốc gia. Điều này đã được chứng minh một cách hùng hồn trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam giữa đế quốc Pháp cũng như đế quốc Mỹ với nhân dân Việt Nam. Cuộc chiến tranh ở Triều Tiên giữa đế quốc Mỹ và các nước chư hầu của Mỹ với nhân dân Triều Tiên và quân chí nguyện Trung Quốc cũng chứng minh điều đó.


Tất cả tình hình trên đây đã cho thấy rằng, sự sa lầy, mắc bẫy và suy yếu ở Việt Nam đã làm cho đế quốc Mỹ giàu có nhất thế giới đã nghèo túng đi và suy yếu về các mặt. Sự suy yếu này là rất nghiêm trọng đối với nước Mỹ - nhất là sự suy yếu về kinh tế và quân sự. Vì Mỹ chỉ có dựa vào hai sức mạnh này mới có thể thực hiện được cuồng vọng xâm lược thế giới và làm bá chủ thế giới của chúng.


Sự suy yếu toàn diện của nước Mỹ do thấm đòn Việt Nam đã thể hiện rõ nét trong thời gian 55 ngày Tổng tiến công và nổi dậy dồn dập của quân và dân ta ở miền Nam Việt Nam dẫn đến 30 tháng 4 năm 1975, ngày ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn phải đầu hàng không điều kiện, đưa cuộc chiến đấu của nhân dân ta đến toàn thắng.


Ngày lịch sử đó đánh dấu sự phá sản hoàn toàn của chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh", một sản phẩm của "học thuyết Ních-xơn" được đem ra "thể nghiệm" tại Việt Nam. Nguyên bộ trưởng quốc phòng Mỹ Le-đơ đã diễn đạt "Việt Nam hóa chiến tranh" là "học thuyết Ních-Xơn trong hành động", là "sự áp dụng lớn đầu tiên của học thuyết Ních-Xơn", là "trường hợp thí nghiệm và là bước quyết định đầu tiên trong việc thực hiện học thuyết Ních-Xơn và quan điểm vạch kế hoạch mới ở châu Á" là "biện pháp kết thúc sự tham gia của Mỹ và là bước đầu tăng cường lực lượng đồng minh ở châu Á" (Báo cáo của Le-đơ trước quốc hội Mỹ ngày 15-2-1972).


Cũng trong báo cáo trên đây, Le-đơ đã vạch ra những mục tiêu của chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh" như sau:

- Từng bước chuyển giao trách nhiệm chiến tranh cho nguy quyền, ngụy quân bằng cách viện trợ quân sự, kinh tế khiến cho chúng có khả năng tự phòng thủ, Mỹ không phải dính líu lâu dài vô hạn.

- Mở đường cho liên minh khu vực giữa các nước tay sai ở Đông Dương.

- Rút lực lượng quân sự Mỹ nhưng vẫn "duy trì được quyền lợi và cam kết" của Mỹ.

- Nếu giải pháp thương lượng không đạt kết quả như Mỹ muốn, thì chiến tranh cũng sẽ tiếp tục ở mức độ thấp và ngụy quân đủ sức đối phó.

- Từ đấy, tạo điều kiện cho Mỹ tiếp tục triển khai học thuyết Ních-xơn trên thế giới.


Về nội dung của "Việt Nam hóa chiến tranh" trong báo cáo về đường lối đối ngoại ngày 18 tháng 2 năm 1970, Ních-Xơn đã nhấn mạnh 2 điểm:

- Tăng cường lực lượng quân ngụy về số lượng, trang bị, khả năng chỉ huy, nghệ thuật tác chiến, năng lực toàn diện.

- Mở rộng "chương trình bình định".

Ních-xơn và Le-đơ đã vạch kế hoạch thực hiện "Việt Nam hóa chiến tranh" trong 3 giai đoạn, bắt đầu từ đầu năm 1970 và kết thúc vào cuối năm 1975, đã chủ trương sẽ sử dụng hải quân và không quân Mỹ làm chiếc "lá chắn bảo đảm" lâu dài cho quân ngụy. Thế nhưng, bão táp tiến công và nổi dậy trong 55 ngày đêm tháng 3 và tháng 4 năm 1975 đã quét sạch sành sanh những âm mưu, ý đồ, kế hoạch "Việt Nam hóa" thâm độc của đế quốc Mỹ. Điều đáng chú ý là trước sức mạnh long trời lở đất của cơn bão táp đó, giới cầm quyền Oa-sinh-tơn đã không thể giương chiếc "ô quân sự" hải - không quân Mỹ của "học thuyết Ních-xơn" để che chở "bảo đảm" cho ngụy quyền, ngụy quân Sài Gòn nữa.


Trong những ngày giãy chết cuối cùng của ngụy quân và ngụy quyền Sài Gòn, một "hạm đội đặc nhiệm" Mỹ với 5 tàu sân bay, hàng chục tàu chiến hộ tống các loại và 6.000 lính thủy đánh bộ nằm sẵn trên các tàu chỉ làm được có mỗi một việc là "di tản" bọn cố vấn quân sự Mỹ và một số tay sai, cưỡng ép di cư một số đồng bào ta. Sự biểu dương sức mạnh quân sự cuối cùng của Mỹ trên đất miền Nam Việt Nam là cuộc "di tản" tháo chạy hỗn độn, thảm hại của hàng vạn cố vấn quân sự Mỹ và viên đại sứ Mỹ Ma-tin.


Sự sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn và việc chính quyền Oa-sinh-tơn đành bó tay nuốt nhục không phương cứu đỡ cho bè lũ tay sai của chúng đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của chính sách "Việt Nam hóa chiến tranh" và cũng là sự thất bại hoàn toàn của "học thuyết Ních-Xơn" được Mỹ đem "thể nghiệm" tại Việt Nam. Chiến lược quân sự toàn cầu Mỹ "ngăn đe thực tế", một sản phẩm của "chủ nghĩa Ních-xơn", được chính quyền Pho tiếp tục áp dụng và vẫn được xem là chiến lược quân sự chính thức của nước Mỹ, tuy rằng chính bản thân Ních-Xơn, cha đẻ của nó, đã bị gạt hất ra khỏi sân khấu chính trị, đã lún sâu thêm một bước trên con đường bế tắc và phá sản. Ngay sau khi ngụy quyền và ngụy quân Sài Gòn đầu hàng các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, nhiều nhân vật trong giới quân sự Mỹ tuyên bố: "đã đến lúc phải xét duyệt lại chiến lược quân sự "ngăn đe thực tế", phải thay thế nó bằng một chiến lược quân sự khác". Sau khi quân đội Mỹ bị bắt buộc phải rút hết khỏi miền Nam Việt Nam, theo Hiệp định Pa-ri, giới quân sự Mỹ đã tranh luận sôi nổi về một chiến lược quân sự toàn cầu mới của Mỹ trong "thời kỳ sau Việt Nam". Cuộc tranh luận đó vẫn còn đang tiếp diễn. Chưa có một chiến lược quân sự toàn cầu mới nào được giới cầm quyền Oa-sinh-tơn chính thức đưa ra. Chiến lược "ngăn đe thực tế" không có Ních-Xơn cũng được trình bày với đôi nét sơn chấm phá mới. Mai-Cơn Cle, một nhà nghiên cứu chiến lược Mỹ đã viết trong bài "Chiến lược quân sự Mỹ sau Việt Nam", đăng trên báo "thế giới ngoại giao" số tháng 3 năm 1974 như sau: "Bộ tư lệnh quân sự tối cao Mỹ đã nghĩ ra một học thuyết mới về chiến lược từ nay sẽ được dùng làm kim chỉ nam trong việc triển khai lực lượng quân sự của Mỹ ở nước ngoài. Chiến lược mới này chỉ dành cho số quân chiến đấu Mỹ một vai trò hết sức nhỏ bé trong các cuộc chiến đấu vũ trang thực sự, nhưng lại dự kiến tăng cường việc sử dụng những lực lượng đó theo một phương thức chính trị và tâm lý vào những mục đích đe đọa uy hiếp và lòe bịp. Như trong cuộc khủng hoảng Trung Đông hồi tháng 10 năm 1973 chẳng hạn, các lực lượng Mỹ đã được đặt vào tình trạng báo động trên toàn thế giới. Ở phần lớn các khu vực trong thế giới thứ ba, các trách nhiệm phòng thủ chung toàn cầu được trao lại cho các lực lượng quân sự và nửa quân sự địa phương sờ tại và cho các lực lượng can thiệp của một số "nước lớn trong khu vực" đã được lựa chọn. Sự can thiệp quân sự của Mỹ, nếu được phép, sẽ chỉ bao gồm những hoạt động của không quân và hải quân nhằm yểm hộ về mặt tiếp tế và hậu cần cho các lực lượng bộ binh của các nước đồng minh hay những cuộc "tiến công chớp nhoáng" của những đội quân xung kích được thả dù bằng những máy bay phản lực khổng lồ và được không quân yểm hộ một cách ồ ạt".
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #119 vào lúc: 08 Tháng Năm, 2023, 08:18:35 am »

Thực ra, đây chẳng qua chỉ là một số điều chỉnh về biện pháp hành động quân sự, chính trị cho hợp với thế lực suy yếu toàn diện của Mỹ ngày nay. Còn những mục tiêu "sen đầm quốc tế, "thực dân mới" của "chiến lược ngăn đe thực tế" Mỹ thì vẫn không hề mảy may thay đổi.


Ba nguyên tắc cơ bản của "học thuyết Ních-Xơn": cùng chia sẻ - sức mạnh - ý muốn thương lượng, vẫn là nền tảng của cái "chiến lược ngăn đe thực tế cải tiến" trong "thời kỳ Pho", và cả ba nguyên tắc này cũng đã bị đòn Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 của quân và dân Việt Nam đập gãy vụn.


Nói đến nguyên tắc "sức mạnh" trong chiến lược "ngăn đe thực tế", giới cầm quyền Oa-sinh-tơn chủ yếu đề cập đến sức mạnh quân sự Mỹ. Dựa vào sức mạnh quân sự là một nguyên tắc chỉ đạo mọi đường lối đối ngoại của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thế nhưng, Hiệp định Pa-ri đã đánh dấu mốc thất bại quân sự của Mỹ tại Việt Nam. Trong những ngày giãy chết của ngụy quyền, ngụy quân Sài Gòn, chính quyền Pho đã buộc phải gạt ra một bên cái phương án "đưa lực lượng quân sự Mỹ" trở lại Việt Nam để cứu vớt bè lũ tay sai Mỹ. Chính viên bại tướng Mỹ Oét-mo-len được Pho vời đến hỏi kế, cũng phải cay đắng thú nhận: Trong những điều kiện hiện tại, chính quyền Pho không thể làm được việc trên. Có thể nói, còn phải trải qua nhiều năm nữa, những vết thương hiện vẫn đang mưng mủ mà quân đội Mỹ đã phải chịu đựng trong cuộc chiến tranh Việt Nam mới có thể trở thành những vết sẹo để đời. Mỉa mai thay cái "sức mạnh quân sự" Mỹ, cột sống của "chiến lược ngăn đe thực tế" trên thực tế đã chỉ phát huy được tác dụng trong việc "di tản" hoảng loạn những tên cố vấn Mỹ, những tên đại sứ, lãnh sự, những tên gián điệp CIA đội lốt nhân viên sứ quán Mỹ tại Nông Pênh và Sài Gòn!


Nguyên tắc "cùng chia sẻ" là nguyên tắc chỉ đạo mối quan hệ giữa Mỹ với các đồng minh và tay sai, đề cập đến việc "cùng chia sẻ nghĩa vụ và quyền lợi" giữa Mỹ với các đồng minh và tay sai. Nguyên tắc này được xem là nguyên tắc hạt nhân của học thuyết Ních-Xơn, là nội dung chủ yếu phân biệt học thuyết Ních-xơn với đường lối đối ngoại của Mỹ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai. Thế nhưng, trong những ngày cuối cùng của "sự dính líu của Mỹ tại Việt Nam" cho đến khi đại sứ Mỹ Ma-tin trèo lên sân thượng của tòa nhà đại sứ Mỹ ở Sài Gòn để vĩnh viễn cút khỏi Việt Nam, Mỹ đã ở vào thế bị cô lập hoàn toàn. Không một nước đồng minh, thậm chí một chính phủ tay sai nào của Mỹ trên thế giới lên tiếng phụ họa với đường lối ngoan cố bám lấy Việt Nam đến phút cuối cùng của Mỹ, còn nói gì đến chuyện "ủng hộ", "tham chiến", "cùng chia sẻ trách nhiệm". Còn ngụy quyền, ngụy quân Sài Gòn thì trong những ngày, giờ tan rã, đã chửi rủa lại Mỹ, thậm chí bắn cả vào xe, trực thăng, máy bay, giang thuyền chở bọn cố vấn Mỹ "di tản".


Nguyên tắc "ý muốn thương lượng" phản ánh bản chất xảo quyệt thâm hiểm của đế quốc Mỹ. "Thương lượng" kiểu Mỹ là thương lượng dựa trên sức mạnh, là chia rẽ đối phương, là mua chuộc ru ngủ những người mềm yếu, nhẹ dạ, khờ dại, là lừa bịp dư luận trong nước, ngoài nước. Mặt khác, đây cũng là nét thể hiện khá điển hình về thế lực suy yếu của đế quốc Mỹ ngày nay. Theo đuổi mục tiêu can thiệp, xâm lược, sen đầm quốc tế, thực dân mới mà lại nói đến "ý muốn thương lượng" thật là điều vừa mỉa mai, vừa cay đắng đối với Mỹ. Tại Việt Nam, thực hiện nguyên tắc "ý muốn thương lượng", Mỹ theo đuổi mục đích tranh thủ một thời kỳ hòa hoãn nhằm vá víu lại lực lượng của ngụy quyền, tiến hành những thủ đoạn lấn chiếm, bình định để làm suy yếu dần, rồi đi đến tiêu diệt lực lượng cách mạng. Thế nhưng, Mỹ - ngụy đã thất bại thảm hại. Khi giờ cáo chung của ngụy quyền, ngụy quân Sài Gòn sắp điểm, Mỹ - ngụy lại cố đưa ra lá bài "thương lượng", thậm chí cả đến việc "thương lượng đầu hàng" nhằm tranh thù trì hoãn sự sụp đổ của chúng. Nhưng, lá bài đó đã quá trơ trẽn, cho nên ngay cả những chính phủ các nước đồng minh và các chính phủ tay sai khác của Mỹ trên thế giới cũng không ai thốt ra một lời phụ họa. Rốt cuộc ngụy quyền, ngụy quân đã phải đầu hàng không điều kiện.


Nguyên bộ trưởng quốc phòng Mỹ Le-đơ đã có lần tuyên bố về mục đích và mục tiêu của chiến lược quân sự toàn cầu Mỹ "ngăn đe thực tế" như sau:

- "Mục đích cơ bản là thông qua sức mạnh và cùng chia sẻ bảo đảm an ninh của nước Mỹ và các đồng minh trong thế giới tự do.

Mục tiêu tối hậu là làm nản lòng và thực tế loại trừ việc một nước sử dụng lực lượng quân sự như là biện pháp để áp đặt ý muốn đối với nước khác, sử dụng sức mạnh và quyết tâm của Mỹ để làm cho kẻ thù thay đổi quyết tâm.


Ngăn đe chiến tranh, nhưng bảo đảm khả năng bảo vệ có hiệu quả nước Mỹ và quyền lợi của nước Mỹ nếu ngăn đe thất bại" (Báo cáo hàng năm của bộ trưởng quốc phòng Mỹ trước quốc hội Mỹ, ngày 15-2-1972 và 28-3-1973).


Thứ trưởng quốc phòng Mỹ Cli-men-tơ (Clements) đã giải thích về "chiến lược ngăn đe thực tế" ngày 6 tháng 3 năm 1973 như sau:

- "Ngăn đe là một nghệ thuật khó khăn và tế nhị. Nó dựa trên khả năng:

a) Hiểu một kẻ xâm lược có thể đang làm gì hoặc có khả năng làm gì.

b) Sau đó, chứng minh Mỹ có đủ lực lượng và quyết tâm để phủ định ý chí xâm lược của nó. Nếu ngăn đe thất bại, Mỹ phải sẵn sàng nhanh chóng tung ra một lực lượng chiến đấu đủ sức và tiến hành một chiến dịch quân sự với tổn thất ít nhất về người cũng như đất đai, và không hy sinh các mục tiêu quốc gia Mỹ. Nếu một kẻ địch hiểu rằng Mỹ có thể làm tốt các việc trên thì họ sẽ bị ngăn đe chiến tranh và quay sang thương lượng".


"Ngăn đe" của Mỹ có nghĩa là buộc các dân tộc khác phải bó tay để mặc cho Mỹ xâm lược đất nước của họ, can thiệp vào công việc nội bộ của họ. "Ngăn đe" của Mỹ là buộc các dân tộc khác phải chấp nhận vai trò "sen đầm quốc tế của đế quốc Mỹ, phải chịu nằm dưới ách "chủ nghĩa thực dân mới" của Mỹ. Sức mạnh - cùng chia sẻ - ý muốn thương lượng là ba bảo bối của cái "chiến lược ngăn đe" Mỹ này. Mỹ đã tung cả ba bảo bối đó ra sử dụng trong nhiều năm nay tại Việt Nam và nhất là trong suốt quá trình cuộc Tổng tiến công và nổi dậy 55 ngày đêm trong tháng 3 và 4 năm 1975 tại miền Nam Việt Nam. Cả ba bảo bối đó đã tỏ ra hoàn toàn vô hiệu, vô dụng và điều đó chứng minh rằng "chiến lược ngăn đe thực tế" Mỹ đã hoàn toàn phá sản tại Việt Nam, và tất nhiên sự kiện đó đang đẩy mạnh cái chiến lược quân sự can thiệp, xâm lược này của đế quốc Mỹ nhanh chóng sụp đổ hoàn toàn trên phạm vi thế giới.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM