Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:16:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bạn chiến đấu - Tập 1  (Đọc 5804 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2022, 10:12:29 am »

— Còn anh, anh I-văng - Ma-sa vẫn tiếp tục nói qua cánh cửa — em sẽ gọi anh vào hồi bảy giờ, lúc em đã sẵn sàng đâu vào đấy cả rồi. Chắc anh mặc quần áo cũng không lâu lắm.

— Em có thể tin chắc thế được — Xin-xốp nói.

— Anh có thể ngủ thêm nửa giờ nữa. Đêm qua anh đã thức làm báo rồi từ tòa báo, ra ga ngay.

— Đúng — Xin-xốp hết sức cảm động.

Anh còn muốn nói thêm một điều gì để bộc lộ rõ hơn tình cảm của mình, nhưng trong khi anh đang nghĩ thì Ma-sa tắt đèn ngoài và đi về buồng chị.

Khi đã về buồng mình, hay đúng hơn là buồng mẹ, chị tháo giày và nằm dài trên giường, không cởi quần áo, chân co lại và tay tì vào cằm, mơ mộng.

Chụp đèn đầu giường phủ một chiếc khăn quàng nhỏ của bà cụ, bằng len rất mịn; một đốm lửa trại tí hon hình như bập bùng dưới đáy mảng sương mù đó nhắc nhớ chị thời kỳ, ít lâu sau khi đến Com-xô-môn-scơ trên sông A-mua, buổi tối chị đứng ngắm ánh lửa trại, và tự nói với mình rằng tất cả đều tốt đẹp, mình đến đây thật là đúng, nhưng đồng thời vẫn bâng khuâng nhớ đến đời sống ở nhà.

Chị đến Com-xô-môn-scơ giữa lúc việc xây dựng thành phố sôi nổi. Ban chấp hành thành đoàn thanh niên cộng sản đã rời bỏ căn nhà gỗ đến một căn nhà rộng hai tầng. Nhưng trước khi Ma-sa có thể bắt đầu vào nhà máy làm việc, cần phải hoàn thành việc xây dựng chị tham gia những công việc linh tinh nhất, từ việc đào đất đến việc trát tưởng. Nhà máy dựng ở một khu ngoài thành phố, giữa rừng, và những đoàn viên thanh niên cộng sản, cũng như những thiếu niên tiền phong ở Côm-xô-môn-scơ, phải sống qua mùa xuân, mùa hè và mùa thu năm đầu tiên dưới lều vải, sưởi quanh những đống lửa trại và để nguyên cả quần áo mà ngủ.

Thời kỳ đó, Ma-sa mới chỉ trải qua một khoảng đời con gái ngắn ngủi: bảy năm ở nhà trường, hai năm làm thợ phay ở xưởng dụng cụ của cùng nhà máy, nơi cha chị đã làm việc cho đến lúc chết, và một năm học trong một trường kỹ thuật vẽ điện cơ.

Theo ý ông cụ, chị hoàn toàn không bị bắt buộc phải đi Com-xô-môn-scơ, nhất là trước khi tốt nghiệp. Nhưng chị tha thiết đi vì chị có nhiều bạn, trong số những đoàn viên thanh niên cộng sản, cũng đi Com-xô-môn-scơ và vì việc đó đối với chị có vẻ thích thú và lãng mạn. Khi ông cụ bà cụ và cả ông anh nữa, lúc đó về phép biết quyết định của chị, tất cả đều tranh luận với chị... trong thảo luận sôi nổi, chị tìm đủ mọi lý do để chứng minh rằng Viễn Đông là nơi khó khăn nhất vậy đấy là nơi mà những đoàn viên thanh niên cộng sản cần phải đi đến, chị không thuyết phục nổi gia đình, nhưng tự rút ra kết luận là mình không thể làm gì khác ngoài việc đi.

Mãi đến lúc cuối cùng đêm trước khi đi chị mới nói với Xin-xốp. Chị không sợ anh làm chị thay đổi ý kiến, chị biết tính nết của anh, thà anh chịu chết chứ không làm chị nản lòng — nhưng đến phút cuối cùng, chị vẫn sợ thổ lộ với anh vì chị hôn anh lần thứ nhất, lần thứ nhì và lần thứ ba mới chỉ cách đây vài ngày. Buổi tối, hai người đứng hàng giờ dưới cửa sổ phòng Ma-sa, và chị đợi mãi anh nói một cái gì để có thể trả lời anh rằng tất cả cái đó chỉ là chuyện vớ vẩn, rằng anh phải chờ đợi và thử thách tình cảm của mình. Nhưng mãi anh chẳng thốt được một lời, và như thế khiến cho Ma-sa không đưa ra được những câu mà chị đã chuẩn bị quá cẩn thận từ trước.

Giữa thời gian ấy, chị quyết định đi; ngày khởi hành đến gần và anh vẫn chưa biết gì cả. Sau cùng, lấy hết can đảm, chị quyết định nói với anh. Xin-xốp không nói gì nhưng mặt anh tái hẳn đi, hỏi chị đi chuyến tàu nào và ở toa số mấy.

Rất nhiều người ra ga tiễn chị: các bạn học, bạn làm ở xưởng cả ông anh, mấy ngày nữa cũng sắp đi đến đơn vị ở Trung Á, ông cụ, lầm lì dứt khoát không bằng lòng cho chị đi và bà cụ muốn tỏ ra vẻ sung sướng đã cố gắng đền độ mỗi lần nhìn thấy nét mặt tươi cười của bà, nước mắt chị lại trào ra.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2022, 10:15:10 am »

Mưa trút nước như những trận mưa chỉ có về mùa xuân, nhưng Xin-xốp vẫn đứng đó dưới mưa, người lom khom, cổ áo quá ngắn kéo bẻ lên, tay rét run thọc sâu vào túi. Anh đã tặng Ma-sa một bó hoa nhỏ rồi đứng đây, im lặng, phía sau mọi người, mặt tái nhợt như lúc chị báo cho biết tin chị ra đi.

Khi tàu sắp chuyển bánh, anh đột nhiên rẽ mọi người ra đến bậc lên xuống nơi Ma-sa đứng, cầm tay chị không nói năng gì và dắt chị ra một chỗ, cách đấy dăm bước.

— Ma-sa — giọng anh nói bỗng làm cho người con gái trẻ quên bẵng đôi vai thụt so vào, chiếc cổ áo kéo bẻ lên, mái tóc dính chặt, để những giọt nước mưa chảy xuống mũi trông rất buồn cười — Ma-sa, anh nhắc lại, anh yêu em. Em hãy hứa với anh là em sẽ làm vợ anh.

Ma-sa rùng mình — Chị đưa tay quàng lấy cổ Xin-xốp, vè thu hết can đảm hôn anh thật mạnh vào mắt, vào môi.

— Em hãy nói đi, em có đồng ý hứa với anh không? — Xin-xốp nhắc lại.

— Anh hãy im đi, im đi! Anh có nghe thấy em nói không, im đi — chị nói thều thào, sợ hãi, và vẫn tiếp tục hôn anh.

Đột nhiên chị bỗng thấy quên hết tất cả những lời chị đã chuẩn bị cho dịp này, như chưa hề nghĩ đến bao giờ. Chị chỉ mong ước một điều, anh đừng nói một lời nào nữa, anh im ngay tức khắc.

— Anh đừng nói nữa, em van anh... Đồng ý... em không biết, nhưng anh hãy im đi, em van anh — chị nhắc lại, vừa nhìn anh, hốt hoảng.

— Em không đi nữa à? — Ác-tê-mi-ép nói, vừa đặt tay lên vai chị với nụ cười luôn luôn riễu cợt. Chị quay đầu lại và nhìn thấy một trong những cửa sổ toa tầu từ từ lướt qua trên vai chị. Bước gấp mấy bước, chị đến chỗ toa mình và nhảy lên bậc tầu. Tất cả đám người ra tiễn chị đi theo con tàu. Từ bậc lên xuống, níu một tay vào thành tàu, chị còn thì giờ ôm mẹ và cha, đưa tay cho Pôn, và cho một người nào khác. Xin-xốp không đụng đậy vẫn đứng sững, ở ngay chỗ mà chị đã từ biệt anh, và vừa nhìn theo chị, vừa ngậm chặt một điếu thuốc lá và đánh hết chiếc diêm này đến chiếc diêm khác tắt ngấm dưới mưa.

Chị viết thư cho anh trước nhất. Anh đã đặt ra với chị một câu hỏi, và chị cảm thấy không thể không trả lời — Bức thư này chứa đựng những cảm tưởng đầu tiên của chị tô điểm thêm cho sự vật, làm cho nó tăng thêm vẻ thích thú hơn là trong thực tế. Chị muốn làm cho anh tưởng rằng chị rất sung sướng và rất vui vẻ nữa, trong khi thật ra khó khăn còn đầy rẫy chung quanh chị và chị cũng cảm thấy hơi buồn. Còn về câu hỏi chủ yếu, ngay sau khi cầm bút viết thư, vẫn chưa rứt khoát, chị để sau sẽ trả lời. Trong thư chị viết:

«Từ biệt I-văng thân yêu, em nóng lòng đợi tin anh. Còn về câu chuyện nói với nhau ở ga, chúng ta sẽ cùng suy nghĩ chung, anh và em, khi nào em trở về».

Hai tháng sau, chị nhận được thư trả lời: một bức thư rất dài và lời lẽ rất dễ thương, nhưng không một chữ nào nhắc đến chuyện Xin-xốp hỏi chị ở ga. Anh muốn được chị hứa sẽ lấy anh, mà chị chỉ hứa là sẽ suy nghĩ. Về phía mình, anh cũng không thể thêm gì vào điều anh đã nói. Chị giải thích sự im lặng của anh đại khái là như thế, và chị không lầm. Suốt bốn năm trời, trong tất cả những bức thư anh viết không có một chữ nhắc đến chuyện đó.

Hai năm sau, khi chị nhận được một bức thư của anh báo tin là anh đã tốt nghiệp ở trường báo chí và đi Vi-a-dơ-ma, chị nghĩ là anh đã lấy vợ. Sau khi kết luận nhanh chóng là sự việc xảy ra như thể, chị tự bảo mình rằng, xét cho cùng, việc đời thế tất phải xảy ra như thế, anh ấy hoàn toàn có quyền và xử sự rất phải vì hai người ở xa nhau lâu quá. Đi đến kết luận hợp lý đó, chị buồn mất hai ngày. Sau, chị lại nảy ra ý kiến đọc lại bức thư và hiểu ra rằng tất cả chuyện Xin-xốp lấy vợ chị hoàn toàn là tưởng tượng. Một người đàn ông có vợ không thể viết cho một người đàn bà nào ngoài vợ mình những bức thư như chị đã nhận được, trong đó anh phơi bầy tất cả cuộc đời của mình, kể hết những thành công thất bại, anh nói về những sách anh đọc, những câu chuyện trao đổi, bộ mặt của thành phố Vi-a-dơ-ma, cảm giác đầu tiên của anh (rất tốt) đối với đồng chí chủ hút, ý anh muốn đi Tây-ban-nha, cùng quyết định không làm thơ nữa vì dù sao thì nó «cũng không đi đến đâu cả» và dự định viết một cuốn tiểu thuyết lớn nhan đề là «Hồi ký của một nhà báo tỉnh nhỏ».
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2022, 10:17:33 am »

Không một chữ nào trong bức thư này, cũng như trong những bức thư trước, nói đến tình yêu, nhưng Ma-sa nghĩ rằng nếu Xin-xốp có thể nói với chị tất cả những điều đó, những điều chính là toàn bộ cuộc đời của anh, thì không còn gì cho người đàn bà kia, nếu người đó có thật.

Không còn mảy may nghi ngờ gì, anh chưa lấy vợ. Thật là ngốc! Dù sao, nếu chị lấy chồng, chị cũng không thể viết cho ai ngoài chồng mình những bức thư như thế.

Dòng dã bốn năm trời, Xin-xốp viết thư cho chị rất đều, cứ mười lăm ngày một bức. Lúc thì tương đối ngắn «chỉ nói về một việc gì nhất định» như anh nói, lúc thì rất dài, nói về tất cả một lúc. Anh đã bắt đầu ngay bằng những câu «Chào em, hãy chuẩn bị hết tinh thần. Hôm nay, anh có thì giờ và anh sẽ nói tất cả mọi chuyện».

Chị đặc biệt thích những bức thư đó. Chị thấy hình như mình được ngồi cạnh chuyện trò với anh thoạt tiên ở nhà sinh viên, ở Mạc-tư-khoa, rồi trong phòng anh, ở Vi-a-dơ-ma, mà theo yêu cầu của chị anh đã tả chi tiết, có chỉ dẫn về tất cả mọi thứ đồ đạc trong đó. Rất có thể là khi viết những bức thư này ngoài ý muốn kể đời mình cho chị nghe, anh vô tình thỏa mãn sự tha thiết được viết của anh, được ghi lại những cuộc tiếp xúc với mọi người, trình bày những nhận xét và ý nghĩ tất cả những thứ tất yếu nằm trong cuộc đời viết báo của anh, nhưng lại không thể có cho trong bốn trang báo nhỏ của tờ «Sự thật Vi-a-dơ-ma».

Năm này sang năm khác, thư của Xin-xốp trở nên một cái gì cần thiết với Ma-sa mà chị càng ngày càng thấy không thể thiếu được.

Một năm sau khi đến Côm-xô-môn-scơ, trong một lúc thân mật, chị đưa cho một người bạn, Ri-ta A-cô-pô-va, xem một bức thư của Xin-xốp. Muốn làm cho Ri-ta chia xẻ tình cảm của mình, nhưng đồng thời lại khó nói, chị đưa cho bạn bức thư và với điệu bộ cố làm ra thản nhiên, chị nói:

— Đây có một anh chàng viết thư cho mình. Cậu đọc xem có thú không?

Ri-ta đọc rất lâu và chăm chú.

— Đứng đắn đấy! Chị nói.

Chị thích câu nói đó, mà chỉ họa hoằn Ri-ta mới dùng để hết sức khen ngợi một người. Ri-ta, nói chung là một người phụ nữ nghiêm nghị, và Ma-sa làm việc dưới quyền điều khiển của chị ta. Lúc đầu Ma-sa vào làm thợ lắp máy, và sau khi học xong chương trình những lớp buổi tối, chị được chuyển làm thợ điện ở bộ phận do Ri-ta phụ trách.

— Cậu không nhận được thư của anh chàng ấy nữa à? — Một hôm vào khoảng gần một tháng sau, tự nhiên Ri-ta hỏi chị.

— Có.

— Đưa xem nào.

Ma-sa đưa chị xem một bức thư khác của Xin-xốp. Và chẳng bao lâu anh trở nên một người vô hình của thành phố Com-xô-môn-scơ trên sông A-mua, người thuê nhà thứ ba của phòng Ma-sa và Ri-ta.

— Xin-xốp nhà cô không khen cô đâu — Ri-ta nói mỗi khi Ma-sa có một quyết định mà chị thấy hình như ít hợp lẽ. Hay, ngược lại — Xin-xốp nhà cô chẳng phản đối đâu — mỗi khi Ri-ta muốn tán thưởng việc làm của Ma-sa.

Nhưng, mặc dù thư từ trao đổi liên tục trong bốn năm đã tạo nên sự gần gũi trong tư tưởng Ma-sa, thời gian không phải trôi qua không để lại dấu vết. Chị bắt đầu quên nét mặt của anh, mầu tóc, mầu đôi mắt. Câu hỏi mà anh đặt ra bốn năm trước hình như đã xa quá lắm rồi. Và ý nghĩ một ngày kia sẽ trở về gặp và làm vợ anh đối với chị ngày càng trở nên ít có hy vọng thực hiện, kỳ lạ nữa là đằng khác. Khó mà có thể nói được con đường mà cuối cùng người con gái trẻ sẽ chọn là thế nào, nếu ông cụ chị không mất đột ngột, như điều vẫn thường xảy đến cho những người suốt đời không đau ốm gì, ông cụ bị bệnh quật ngã nhanh đến nỗi Ma-sa nhận được gần như là cùng một lúc hai bức điện của anh mình; bức thứ nhất nói «Về, bố ốm nặng» và bức thứ hai báo tin ông cụ mất.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2022, 10:18:58 am »

Ma-sa, điên lên vì đau khổ, nhưng cũng vẫn do dự chưa muốn về, một bức thư của mẹ đã khiến chị quyết định hẳn. Bà ít khi viết cho chị. nhưng lần này, bức thư ngắn của bà làm chị khóc suốt đêm.

«Hôm nay là ngày sinh nhật của mẹ, năm mươi lăm tuổi — con quên rồi. Pôn bận học ở trường đại học. Có một mình mẹ ở nhà. Mùa xuân này, nó học xong chắc là phải đi. Trên đời mẹ chỉ còn có hai con. Nếu có thể, con cố thu xếp về nhà dù chỉ là nghỉ phép, hãy gần mẹ ít lâu. Sau hết, tùy con làm mà ý con cho là phải nhất. Mẹ cũng không muốn làm lỡ cuộc đời của con!

Ma-sa trả lời thế nào chị cũng về. Mặc dù chị chưa biết là có về hẳn không; đến tháng tư chị được nghỉ phép sáu tháng, quyền lợi chị được hưởng sau bốn năm làm việc, chị sẽ về, chị báo trước đoàn thanh niên cộng sản là chị về nhà và thành thật nói thêm là có thể chị không trở lại nữa. Chị hoàn toàn thấy rõ ràng ngoài lý do bức thư của mẹ, ý nghĩ rằng anh mình sắp sửa đi xa Mạc-tư-khoa, và ý muốn thiết tha được sống lại ở thủ đô ít lâu, quyết định của chị một phần lớn còn bị chi phối bởi khao khát được gặp lại Xin-xốp, được biết anh ra sao và quyết định về quan bệ giữa hai người.

Vừa sợ vừa mong mỏi sự gặp gỡ đó, chị tránh không trả lời bức thư cuối cùng của anh. Ngày đến Mạc-tư-khoa, hôm sau, và cả ngày hôm đó nữa, chị vẫn cảm thấy khao khát muốn gặp và muốn hoãn giờ phút đó một ít lâu.

«Mình ngốc quá!» chị nằm dài trên giường, vừa nghĩ, vừa hồi hộp tưởng tượng không biết ngay hôm sau, lúc đi biểu tình chị sẽ giới thiệu Xin-xốp như thế nào với Ri-ta A-cô-pô-va, một người đã từng cảm phục những bức thư của anh ở Com-xô-môn-scơ và luôn luôn đứng về phía anh trong những lúc thảo luận về tương lai Ma-sa.

«Chắc anh ấy cũng không ngủ được» chị nói một mình, gần thiu thiu ngủ, chị nghĩ cần phải dậy tắt đèn, cởi quần áo và nằm đắp chăn, nhưng cũng đã có cảm giác là chị không đủ sức làm những việc đó.

— Ma-sa! — Ác-tê-mi-ép nói khẽ lúc bước vào phòng.

— Gì thể? — Ma-sa nửa tỉnh nửa mê, giật mình hỏi.

— Chẳng có gì cả. Anh không ngủ được — Ác-tê-mi-ép trả lời vừa ngồi xuống giường, cạnh em — Thật thế. Xin-xốp mệt, đã ngủ từ lâu; còn anh, mới đầu đọc báo và sau ngồi không làm gì cả, năm ngón tay lùa trong mái tóc hung, nghĩ đến tất cả mọi thứ lẩn quẩn trong đầu trước lúc ra đi.

— Vậy thì anh đến đây làm gì, anh tóc hung kia?

Chị nói giọng ngái ngủ, nhớ lại danh từ trên mà chị dùng để trêu anh hồi nhỏ và sau này, trong những năm lớn lên thành một lối gọi trìu mến.

Ác-tê-mi-ép đến định kể với em về chuyện mình đi, và nói với cô ta về điều mà từ ngày hôm đó, hình như đã trở nên một việc rõ ràng đối với anh, anh sẽ đi một mình — Nhưng thấy em đương gà gật, anh không nói gì về chuyện ấy và chỉ hỏi:

— Cô bằng lòng chứ?

Trong giấc ngủ chập chờn, Ma-sa hiểu rằng câu hỏi đó dính đến Xin-xốp, nhưng chị không muốn và không thể nói chuyện đó ngay với cả anh mình vào lúc này. Chị giả vờ ngủ lại, ngoảnh đầu và vùi hơi thở ấm vào lòng bàn tay to và cứng của anh, để bên cạnh gối. Dăm phút sau, chị ngủ thật.

Ác-tê-mi-ép nhẹ nhàng rút tay ra, đứng dậy và đi về phía cửa sổ — Cửa sổ buồng anh ngủ mở ra phía sân, đây là chiếc cửa sổ duy nhất của ngôi nhà nhìn ra phố. Những khung kính rung khe khẽ, pháo binh người ngựa kéo đi rậm rịch ngoài phố.

Ác-tê-mi-ép nhìn về phía em, thấy Ma-sa ngủ say, anh kéo rèm và để mở một cánh cửa sổ. Tất cả âm thanh giờ phút này vang đến tai anh: lệnh chỉ huy, tiếng sắt móng ngựa va vào mặt đường tia lửa bắn lên như mưa, tiếng bánh lộc cộc quay nặng nề. Đội ngũ pháo binh như dài vô tận trong những phố vắng đêm hôm khuya khoắt. Mặt trăng tiến nhanh trong những áng mây, và đường phố, lúc sáng, lúc chìm trong tối, ầm ã tiếng động của những cỗ pháo lăn trên mặt đường và âm vang ngắn của những lệnh chỉ huy, có một cái gì vừa vui, vừa rờn rợn, vừa trang trọng, cùng một lúc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2022, 07:47:00 am »

CHƯƠNG IV

Mồng Một tháng Năm 1939. Những đám mây ùn lên trên thế giới theo một tốc độ nhanh đến mức không còn phải là chuyện một từ ngữ bóng bẩy mà các nhà báo tất cả mọi nước đôi lúc vẫn thường dùng nữa. Thế giới đi tới chiến tranh như một con tàu lao vào đường hầm, không gì cản được.

Nói cho đúng ra, chiến tranh bắt đầu đã từ lâu rồi. Từ tám năm nay ở Mãn Châu, và từ ba năm nay, trên khoảng còn lại của lãnh thổ Trung Hoa, quân Nhật gây chiến trên một khoảng đất mênh mông, rộng gắp sáu lần tất cả nước Nhật. Chúng tiến nhanh vào nội địa Trung-quốc ở khắp mọi nơi mà chúng gặp lực lượng chiến đấu của quân Quốc dân Đảng. Nhưng chúng dẫm chân tại chỗ trong những tỉnh chúng phải đương đầu với Bát lộ quân.

Chín tháng trước ngay Một tháng Năm này, trên một giải đất hẹp cách Vơ-la-đi-vô-xtốc không xa mấy, do cái người ta gọi là «cuộc xô xát ở biên giới vùng hô Hat-xan» giữa quân Nhật và quân đội Liên-xô, cả hai bên đã có bốn nghìn người chết và bị thương.

Ở châu Âu, Đức và Ý, không tuyên bổ chiến tranh, đã dìm nước Cộng hòa Tây-ban-nha trong máu. Hàng trăm nghìn mộ chiến sĩ ngổn ngang trên đất Tây-ban-nha. Ở Ma-đơ-rít, ở Va-lăng-xơ, ở Bác-xơ-lon và trong nhiều tỉnh khác, tòa án quân sự đưa hàng loạt người cộng sản ra trước mũi súng. Trong rừng núi miền A-stuy-ri và miền Ang-đa-lu-đi du kích liên tục tấn công quân đội phát-xít và bọn cảnh sát.

Khoảng trung tuần tháng tư, chính phủ các nước Anh, Pháp đề nghị với Mạc-tư-khoa thiết lập một hệ thống an toàn tay ba để bảo đảm hòa binh ở châu Âu. Theo thâm ý của Anh, Pháp, trong hệ thống này chủ yếu là Liên-xô phải gánh lấy trách nhiệm bảo đảm hòa bình và người ta đùn cho Liên-xô phải đánh nhau với Đức trong bất cứ trường hợp nào. Trong khi mở những cuộc đàm phán, chính phủ Anh đứng đầu là Săm-béc-lanh, chính phủ Pháp đứng đầu là Đa-la-đi-ê, và chính phủ Mỹ nấp đằng sau, đều nhất trí thầm mong có thể hướng từ Tây sang Đông theo mũi tên chỉ thẳng tới Mạc-tư-khoa, con tàu bọc sắt của chủ nghĩa phát-xít Đức, không ngừng lại dọc đường.

Trong những điêu kiện ấy, việc hàng trăm hàng nghìn chiến sĩ chống phát-xít Tây-ban-nha, sau khi thất bại, sang lánh nạn trên lãnh thổ nước Cộng hỏa Pháp, bị ném vào các trại tập trung không khác bao nhiêu những trại mà Hít-le mở ra trên đất hắn cho những chiến sĩ chống phát-xít Đức, cũng chẳng có gì lạ.

Chùm trong chiếc áo khoác bằng da đã cũ, I-ăng Pê-tơ-ra-sếch nằm dài trên cát giá lạnh trong đêm. Một mô đất nhỏ che cho anh chống gió buốt; anh đắp mô đất đó ban ngày, trước cơn sốt rét.

Ở nơi anh nằm, đi một cây số là đến biển, hai mươi cây số là đến biên giới Tây-ban-nha và ba nghìn cây số là đến Mạc-tư-khoa. Nhưng cách hai trăm thước là hàng rào dây thép gai, đằng sau đó bọn lính Xê-nê-gan và cảnh sát Pháp đương tán chuyện, lửa thuốc lá chọc thủng màn đêm.

Pê-tơ-ra-sếch từ ba tháng nay ở trại Ác-giơ-lét, một trong những trại mà chính phủ Pháp tập trung những chiến sĩ của quân đội Cộng hòa Tây-ban-nha và những người dân lánh nạn miền Ca-ta-lô-nhơ.

Nói cho đúng hơn, thì Ác-giơ-lét cũng chưa hẳn là một trại, mà chỉ là một mẩu bãi biển ba phía rào dây thép gai còn một phía là biển và lại một lần dây thép gai nữa. Sau hàng dây thép gai, là những đống gỗ, nguyên tắc là dùng để xây dựng lán trại, nhưng thời gian khởi công xây dựng cứ lùi mãi, lùi mãi và người ta cho là bình thường việc mỗi tối có hàng mươi, mười lăm người chết vì rét, vì đói và vì tất cả mọi thứ bệnh tật.

Gió, sức gió và hướng gió là những sự kiện rất quan trọng. Hôm đó, biển động dữ và gió, lạnh và ẩm, thổi từ phía biền tung hàng nắm cát vào mắt.

Pơ-tơ-ra-sếch rát khô sau những cơn sốt rét; anh cảm thấy yếu đến độ như không còn đủ sức co ngón tay lại nữa. May là anh còn có chiếc áo khoác cũ bằng da này; đó là một vật quý ở Ác-giơ-lét, vì ở đây dốc tất cả cơ nghiệp mình còn mang trong người ra và thêm khẩu phần ăn cho ba ngày cũng chỉ đổi được một chiếc áo sợi, không dày lắm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2022, 07:49:28 am »

Ngót một tháng nay, Pơ-tơ-ra-sếch cho một anh bạn người Bác-xơ-lon có vợ ốm gần chết, mượn chiếc áo. Chị ta chết cách đây năm ngày, và anh bạn đưa lại áo trả cho Pê-tơ-ra- sếch. Lấy lại được chiếc áo khoác, anh cũng đỡ lạnh trong nhưng lúc lên cơn sốt và anh bắt đầu hy vọng rằng, khi cuối cùng đến lượt anh được lĩnh ký-nin (người ta phát sẵn từng tí ky-nin và ủy ban cứu tế của trại dành ưu tiên cho đàn bà và trẻ con) anh sẽ chiến thắng bệnh tật và bình phục.

Ngoài chiếc áo khoác da, Pê-tơ-ra-sếch còn có bộ quân phục của quân đội Tây-ban-nha, cũ đến độ sắp không dùng được nữa sau ba tháng nằm trên cát, đôi giày thủng, chiếc ca-lô, con dao, một phóng-sét, một cùi-dìa, một cà-mèn mà không phải ngày nào anh cũng dùng đến ở Ác-giơ-lét, và giấy hộ chiếu công dân nước Cộng hòa Tiệp-khắc, hoàn toàn vô ích đối với anh, vì nước Cộng hòa Tiệp-khắc không còn nữa đã thay thế bằng chính quyền bảo hộ vùng Bô-hem và Mo-ra-vi của Hít-le mất rồi.

Đối với một người Tiệp từng chiến đấu trong những binh đoàn quốc tế, chính phủ bảo hộ đó chỉ có thể hiến cho họ một khả năng là nhà tù; không còn phải là chuyện tự nguyện trở về, mà là trao trả lại cho bọn cầm quyền Đức. Hít-le còn có thể đòi hỏi hơn thế nữa, mà không phải chính phủ Pháp sẽ phân đối những ý muốn của hắn. Từ ba năm nay, chính phủ Pháp đã thỏa mãn hết ý muốn này, đến ý muốn khác của bọn phát-xít. Pê-tơ-ra-sếch không lạ gì điều đó, sau hai năm rưỡi chiến đấu ở Tây-ban-nha và mấy tháng ở trại.

Trong số bảy vạn người bị cầm tù, màn trời chiếu đất ở Ác-giơ-lét, Pê-tơ-ra-sếch thật ra chỉ là một hạt cát, phải lâu lắm người ta mới có thể tìm được anh, nhưng để đề phòng cẩn thận, anh cũng cứ chôn hộ chiếu xuống cát — Anh không muốn hoàn toàn hủy bỏ nó. Dù sao anh cũng hy vọng một ngày kia những chiến sĩ trong các binh đoàn quốc tế mà Tổ quốc hiện nằm trong tay bọn phát-xít Đức, Ý, Áo, và thêm vào gần đây Tiệp-khắc và Ba-lan (chính quyền Rích-dơ Xmi-gli cũng đã tuyên bố đặt họ ra ngoài vòng pháp luật),  sẽ tìm thấy một xó đất không phải là bãi biển Ác-giơ-lét này để sống.

Pê-tơ-ra-sếch nhớ một buổi sớm, không thú vị lắm, ngoài mặt trận, trên bờ con sông Xe-gơ-rơ, mùa thu năm ngoái, tiểu đoàn anh thời kỳ đó được bổ sung đầy đủ bằng những tân binh Tây-ban-nha và sát nhập vào một sư đoàn Tây-ban-nha. Chính trị viên Ri-sa Bô-ơ người Đức, báo cho họ biết quyết định của chính phủ Tây-ban-nha giải tán vĩnh viễn những đơn vị quốc tế hiếm hoi còn lại trong quân đội Cộng hòa và chuyển về hậu phương chiến sĩ và cán bộ của nhũng đơn vị đó. Chính phủ Tây-ban-nha cảm ơn họ về những công việc quang vinh họ đã cống hiến và hứa sẽ làm mọi điều cần thiết để giúp họ trở về Tổ quốc.

— Thế còn những người không có Tổ quốc thì sao? — Từ trong hàng, Vi-ét-dơ-man người Áo, thuộc đơn vị Pê-tơ- ra-sếch, la lên.

— Tất cả mọi người đều có một Tổ quốc, Bô-ơ ngắt lời. Đồng chí, đồng chí cũng có một Tổ quốc nhưng không may lại cùng với Síc-ken-gơ-ru-bơ (Ví-ết-dơ-man, quê ở Brao-nô, sinh quán của Hít-le).

— Đấy không phải là điều tôi muốn hỏi — Vi-ét-đơ-man trả lời bình tĩnh — tôi chỉ muốn biết người ta phải làm gì khi người ta không biết đi đâu cả.

— Tôi hy vọng rằng không một tên khốn kiếp nào trong ủy ban không can thiệp lại sẽ bắt được tôi dời khỏi đây đi Đa-sô — Bô-ơ nói — và tôi nghĩ rằng nước Cộng hòa Tây-ban-nha sẽ không từ chối tôi quyền được chết cho nó, ở đây cũng như ở chỗ khác. Tôi đã nói xong. Rốt phơ-ron-tơ!(1)

Anh đứng lại mấy giây, nắm tay giơ lên trời rồi từ những hòm đạn anh vừa trèo lên, bước xuống.

Cả ngày diễn ra trong không khí chuẩn bị rời mặt trận. Bô-ơ lập một danh sách những người không biết đi đâu và lên đề nghị ban tham mưu sư đoàn cho để họ ở lại mặt trận.

Từ tám tháng nay, tiểu đoàn không ngừng chiến đấu. Trong số những người phải đi, một số đã mỏi mệt và ý nghĩ rời bỏ tiền tuyển cũng không làm cho họ khó chịu; nhưng tình đồng đội ngoài mặt trận, khiến họ không muốn nói nhiều.

Một số khác nghĩ rằng điều vừa xảy ra là không thể tránh được và không muốn nhắc nhở đến quyết định của chính phủ Tây-ban-nha. Đó là một việc đã rồi, không ai có thể thay đổi được.

Một số khác nữa, phẫn nộ, định gặp ban tham mưu các binh đoàn quốc tế trình bày quan điểm của mình và yêu cầu được trở lại mặt trận.


(1) Chữ Đức Rot Front nghĩa là mặt trận đỏ. Những chú thích nào không có ghi N.D. đằng sau là chú thích của người dịch tiếng Việt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2022, 07:51:14 am »

Tối hôm đó, tiểu đoàn, được hai đại đội dự bị gồm tân binh thay thế, định ngủ đêm trong một khu rừng, không xa mặt trận lắm, và xe cộ cùng đã đợi sẵn để hôm sau chở họ đi Bác-xơ-lon. Bọn phát-xít hình như biết rõ tình hình, và có lẽ chúng biết rõ thật, liền mở một cuộc tiến công. Chúng tiến chớp nhoáng trên nhiều cây số.

Những người của các binh đoàn quốc tế, nghe kèn báo động gấp rút chia nhau súng trường và súng máy đã chuẩn bị để mang về Bác-xơ-lon, họ tiến đến điểm gần nhất nơi quân thù đã chọc thủng trận tuyến, phân tán nhau ra và tiến công bọn phát-xít kịch liệt đến mức bắt buộc chúng phải rút lui mười cây số, mất tất cả đất đai đã chiếm lĩnh, và ngoài ra còn mất thêm hai vị trí nữa.

Bô-ơ đến giữa lúc đang tấn công, mãi đến sáng mới tập họp được người của mình, trong khu rừng. Đoàn xe vẫn đợi đó. Trong số phải về, hai mươi bảy người hy sinh và chín trong số ở lại. Bô-ơ mang ở ban tham mưu sư đoàn về bản danh sách những người phải ở lại: 42 người. Chỉ còn 33, thuộc 5 dân tộc khác nhau: 13 người Đức, 6 Ý, 2 Áo, 3 Tiệp, 9 Ba-lan. Những người đi là dân của 8 nước: Anh, Pháp, Mỹ, Hòa-lan, Ru-ma-ni, Bỉ, Mếch-xích và Na-uy. Danh sách còn gồm một người Đan-mạch, Gốt-phơ-rít Giang-xen, nhưng anh bị hy sinh hồi đêm trong đợt tiến công.

Pê-tơ-ra-sếch ở trong số 33 người ở lại. Họ không được ở cùng với nhau nữa vì phải phân tán vào những trung và tiểu đoàn khác nhau của một sư đoàn Tây-ban-nha. Pê-tơ-ra-sếch được giao cho chỉ huy một trung đội công binh. Điều đó không có gì khiến anh không hài lòng; trong binh đoàn quốc tế anh luôn luôn thích dùng chất nổ và đã nhiều lần đi phá cầu ở hậu phương quân đội Phơ-răng-cô.

Chưa được một tuần người ta lại gọi anh lên để báo cho anh biết sắp chuyển sang công tác mới, nhưng cũng không nói rõ là công tác gì. Trước khi đi, anh đến từ biệt Bô-ơ đang chỉ huy một đại đội Tây-ban-nha.

Giao thông hào nơi Bô-ơ lượn vòng một quả đồi lớn lởm chởm. Dưới thấp, một khe trũng ngăn cách quả đồi này với một, quả đồi khác, cũng hiểm trở như thế, nơi đóng quân của bọn phát-xít. Thỉnh thoảng, người ta lại nghe tiếng nổ một viên đại bác cỡ trung bình, rơi chưa tới hay vượt quá giao thông hào chỗ Bô-ơ ngồi.

Đó là một khẩu đội của pháo binh Đức. Nó bắn có quy cách: thoạt đầu một loạt bắn thử với đạn cỡ 75 rồi đến tất cả các cỡ pháo, sau đó mười lăm phút im lặng và rồi tất cả lại bắt đầu theo trật tự như trên.

— Bọn Quốc xã này, chúng muốn chớp cái linh hồn chống phát-xít của mình đây — Bô-ơ nói, cười gằn, vừa lấy thuốc lá đen Tây-ban-nha nhồi tẩu. Mặt anh cau có — mặt trận ở điểm đó còn giữ được nhưng ở tất cả mọi nơi khác, tình hình ngày càng bi.

— Những binh đoàn quốc tế không còn nữa cũng là một điều đáng tiếc — anh nói, sau một lát im lặng — Không, cậu cần phải hiểu mình muốn nói gì. Tiểu đoàn mình cừ lắm, mình rất hài lòng về những đội viên của mình, và, nói chung, người ta sẽ không đến đây chiến đấu nếu người Tây-ban-nha không phải là những con người trung hậu. Nhưng dù sao, không còn các Binh đoàn quốc tế nữa cũng là một điều đáng tiếc. Tiểu đoàn mình nói đến mười lăm thứ tiếng khác nhau, nhưng mặc, tất cả đều hiểu nhau bằng tiếng nói duy nhất: tiếng nói của tình đoàn kết vô sản. Mình nói đúng không? Cậu, mình chắc là cậu ở Mạc-tư-khoa nhiều hơn mình. Mình chỉ đến đấy có một lần với một đoàn đại biểu công nhân năm 1927, nhân dịp kỷ niệm mười năm cách mạng tháng Mười. «Vô sản toàn thế giới, liên hiệp lại». Những chữ đó rồi cuối cùng một ngày kia sẽ thắng chủ nghĩa phát-xít! Và cậu hãy tin ở mình! tình đoàn kết của chúng ta ở đây ngoài mặt trận, đã là một sự kiện lớn lao — Bô-ơ kết luận, nắm tay giận dữ đấm xuống những mảnh đá thành hào, trong tiếng ầm ã của đạn nổ lần này khá gần. Anh lấy chiếc đồng hồ bọc ở trong túi ra, nhìn giờ và nói với một nụ cười chua chát:

— Viên đạn cuối cùng. Bọn phát-xít chết tiệt ấy sẽ để cho chúng ta mười lăm phút ngừng bắn. Cậu đi đi, vì đôi khi cũng có khi là chúng ngắm trúng những đường giao thông hào.

Không đứng dậy, anh nắm chặt tay Pê-tơ-ra-sếch, và đó là kỷ niệm mà Pê-tơ-ra-sếch nhớ mãi về người chính trị viên tiểu đoàn anh ngày trước, người công nhân luyện kim Ri-sa Bô-ơ, vào ngày mà anh nhìn thấy anh ta lần cuối cùng trên quả đồi ven bờ sông Xe-gơ-rơ, ngồi trong hầm, mồm ngậm píp, đầu trần, gần như hói, với một thoáng u uất ánh lên trong cái nhìn nghiêm khắc của cặp mắt xám.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2022, 07:53:17 am »

Đến ban tham mưu quân đoàn, Pê-tra-sếch được chuyển sang một đơn vị biệt động. Đơn vị này, liên lạc với du kích bên kia mặt trận gần như làm tất cả mọi thứ việc. Pơ-tra-sếch thường là làm công việc chuyên môn của anh: phá đường sắt và cầu trên các đường giao thông. Đã hai lần anh tham gia tiến công những xe chở sĩ quan phát-xít và một lần, thủ tiêu một tên phản bội đi vượt trận tuyến.

Anh đi ghé qua Bác-xơ-lon nhiều lần độ hai hay ba ngày, Bác-xơ-lon xưa tươi vui và nay buồn và im lặng, đêm không điện và ngày không bánh. Nạn đói đã hoành hành ở đấy từ lâu, người ta không tìm thấy gì ăn. Một cốc rượu vang, mấy quả ô liu và một nửa bát cháo cá là tất cả khẩu phần hàng ngày của Pê-tơ-ra-sếch.

Ở đây một lần, anh có gửi một bức thư đi Mạc-tư-khoa nhờ một phi công người Nga, anh làm quen hồi còn ở Ma-dơ-rít chuyển. Anh phi công muốn Pê-tơ-ra-sếch viết thư bằng tiếng Đức và địa chỉ thì không đề gì ngoài số nhà và số phòng ghi trên một góc phong bì. Anh đề nghị Pê-tơ-ra-sếch dịch thử cho anh nghe và khuyên Pê-tơ-ra-sech xóa đi mấy chữ vì anh phải đi qua nước Pháp.

— Như thế, ngay cả bọn cảnh sát cũng có thể đọc thư cậu được — cuối cùng anh phi công nói, vẻ hài lòng — Còn về phố mình nhớ rõ là phố Ut-xa-si-ốp-ca rồi.

Cái làm anh phi công thú nhất là đoạn Pê-tơ-ra-sếch đề nghị Ác-tê-mi-ép chào hộ mình một cô M… nào đó, người thân nhất, người yêu nhất, cô M... không thể quên được, M... là để nói Mạc-tư-khoa. Đoạn này, chắc là Ác-tê-mi-ép hiểu.

— Khá lắm. Đi tìm xem cái cô M... này là ai, anh phi công gật gù, có thể là Ma-đờ-len, Mác-gơ-rit, hay Ma-ri. Ma-ri tiếng Đức gọi thế nào nhỉ?

— Ma-ri-a — Pê-tơ-ra-sếch nói.

— Và tiếng Tiệp.

— Cũng thế.

— Càng tốt.

Pô-tơ-ra-sếch tình cờ gặp anh ở ga Bác-xơ-lon, một giờ trước khi tàu chạy về phía biên giới nước Pháp và anh tức khắc viết thư. Hai người ngồi bên một chiếc bàn nhỏ bằng đá hoa trên những ghế đệm rơm đã thủng, trong quán ăn ở nhà ga, không người và đã từ lâu không bán gì nữa. Nhưng họ cũng tìm được một chai rượu vang.

Anh phi công còn ở trong túi dết một mẩu xúc xích.

— Phần còn lại của một gói quà từ Mạc-tư-khoa — anh vừa nói vừa để miếng xúc-xích lên bàn — một gói quà anh em gửi cho mình nhân ngày mồng 7 tháng một.

Miếng xúc-xích khô, hong khói, ngon tuyệt. Hai người lấy dao nhíp cắt nó ra từng khoanh nhỏ. Pê-tơ-ra-sếch không muốn để lộ ra là mình đói, còn anh phi công thì cố để phần nhiều nhất có thể được cho Pê-tơ-ra-sếch.

Khi loa báo tin tàu chạy, anh phi công xé mảnh giấy ghi thực đơn gói tất cả chỗ xúc-xích còn thừa nhét vào túi Pô-tơ-ra-sếch.

— Đừng dớ dẩn nữa, còn lâu cậu mới có thể được nếm xúc-xích Mạc-tư-khoa.

Vẫn đứng, hai người rót rượu một lần cuối cùng và chạm cốc.

— M, anh phi công nói, Ma-đơ-len, Mác-ga-rít, Ma-ri! Anh cười, và bỗng trở nên trang nghiêm anh nói thêm khe khẽ: «Chúc mừng Mạc-tư-khoa» và uống một hơi cạn cốc.

Pê-tơ-ra-sếch khó khăn lắm mới cầm được nước mắt. Nghĩ cho cùng, anh phỉ công này, anh hầu như là không quen biết, anh gặp anh ta năm hay sáu lần gì đó ở mặt trận Ma-đơ-rít và một lần ở đây, Bác-xơ-lon, nhưng anh ta từ Liên-xô đến và trở về Liên-xô. Chỉ một điểm đó; đối với Pê-tơ-ra-sếch, cũng đủ có thể coi anh thân hơn ruột thịt rồi.

— Thôi đến giờ rồi, anh phi công nói, vừa gài lại cúc áo khoác ngoài.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2022, 07:55:39 am »

Anh không lộ vẻ gì xúc động, và Pê-tơ-ra-sếch, nước mắt đã sắp trào ra, tán thành thái độ ấy.

— Đừng ra sân ga nữa — anh phi công nói, khi thấy Pê-tơ-ra-sếch định theo tiễn chân — Thật ra chúng mình mặc thường phục cả, nhưng bọn vô lại trong Đạo quân thứ năm(1) chỗ nào cũng nhan nhản. Thôi chào bạn nhé! — Anh phi công đội lên đầu, trán đã hơi hói, một chiếc mũ đen lịch sự, mấy ngón tay cử động rất mau lẹ thử lại xem chiếc mũ đã thật đúng chỗ chưa, như đây vẫn còn là chiếc mũ kê-pi quân sự, quay đằng sau và bỏ đi. Vóc người cao lớn và gầy trong chiếc áo khoác đẹp, một túi du lịch mới nguyên cầm tay, người ta ngỡ anh là một tài tử đúng mốt một nhà vô địch thể thao vừa ở một cuộc đấu trở về.

Pê-tơ-ra-sếch biết rằng con người ấy đã từng hạ hơn chục máy bay Đức, Ý, nhưng trong bóng người đang đi ấy không có gì để lộ nghề nghiệp thật của anh.

Một tuần sau những người cuối cùng trong Binh đoàn quốc tế hiện đang nằm trong những đơn vị Tây-ban-nha bị gọi về hẳn. Từ tất cả mặt trận Ca-ta-lô-nhơ, sau những cuộc chiến đấu ác liệt đánh dấu bằng việc Ta-ra-gôn thất thủ, tập họp lại chưa được một nghìn người, số đông là người Đức, Ý và Ba-lan. Tất cả được thu xếp ở trong những căn nhà ngoại ô Bác-xơ-lon, vừa mới được cấp tốc sửa sang để đón họ. Họ hiểu rằng, chỉ còn một nhúm người, họ không thể đóng một vai trò quyết định trong những sự kiện bi đát đang tiếp diễn trên mặt trận Ca-ta-lô-nhơ, nhưng họ cũng không tự cắt nghĩa được tại sao người ta lại gọi họ ở một trận về đúng vào lúc này, lúc mà mọi việc mỗi ngày một bi đát thêm.

Thời kỳ đó, cả Pê-tơ-ra-sếch cũng không tìm được câu trả lời. Sau này, lúc đã ở trại, anh vẫn còn do dự giữa hai lối giải thích: chính phủ cộng hòa — anh tự nói — lúc đó thi hành một cố gắng tuyệt vọng cuối cùng để bắt buộc Ủy ban không can thiệp quốc tế phải đòi đối phương cho gọi hàng vạn lính Đức và Ý chiến đấu trong quân đội Phơ-răng-cô về và về phía mình, chính phủ cộng hòa cũng cho gọi về mấy trăm người trong những binh đoàn quốc tế còn lại trên mặt trận cộng hòa. Lối giải thích thứ hai là có lẽ chính phủ muốn cứu vãn những người cuối cùng trong các binh đoàn quốc tế còn lại trên lãnh thổ Tây-ban-nha khỏi bị tàn sát hay bị xử bắn, một hình phạt không thể tránh được nếu họ bị bắt làm tù binh.

Trong gian biệt thự nhỏ, sau một khu vườn rợp bóng mát, nơi ban tham mưu các Binh đoàn quốc tế sống những ngày cuối cùng, Pê-tơ-ra-sếch và những đồng chí của anh không tìm được câu trả lời chính xác: không ai biết tại sao người ta lại gọi các anh về và liệu các anh còn có thể trở lại mặt trận nữa hay không.

Ban tham mưu cũng không còn ra ban tham mưu nữa. Ở đây chỉ còn dăm ba người mệt mỏi, chuyên dùng những tháng cuối cùng để làm một nhiệm vụ duy nhất, là đưa người ra khỏi Tây-ban-nha, lo hộ chiếu, thương lượng, tuyệt vọng tìm bất cứ khả năng nào, hợp pháp hay bán hợp pháp để bảo đảm tính mệnh cho những chiến sĩ chống phát-xít sẽ bị treo cổ nếu họ trở về nước hay phải trao trả cho cảnh sát nước họ.

— Cậu muốn tôi nói gì với cậu bây giờ? — Một người, giọng trách móc hơn là sốt ruột, trả lời câu Pê-tơ-ra-sếch hỏi với dáng điệu chán nản, người mà một năm trước anh thấy vui vẻ, đầy sinh lực, trong giờ phút kịch liệt của một trận đánh dưới lửa đại bác — Không còn ai cả, tất cả các đồng chí lãnh đạo đều đi vắng trong dăm ngày, có lẽ là để lo cho các cậu đấy. Tôi chỉ có thể nói với cậu một điều: phải chờ đợi.

— Và nếu trở lại mặt trận? — Pê-tơ-ra-sếch hỏi.

— Không được.

Trên đường về doanh trại, Pê-tơ-ra-sếch đổi một hộp đồ hộp lấy một chai cô-nhắc và nốc cạn trước khi ngủ để chắc chắn là có thể ngủ được không phải nhớ gì đến câu chuyện vừa trao đổi.

Năm ngày chờ đợi nữa và đến cái mà người ta gọi là thảm họa của mặt trận Ca-ta-lô-nhơ — thảm họa này, từ lâu đã không thể tránh được. Trên mặt trận Ca-ta-lô-nhơ, cô lập với những vùng khác còn nằm trong tay chính phủ cộng hòa, chưa đến 100.000 người chiến đấu từ ngày 23 tháng chạp chống với những đợt tấn công liên tiếp của 200.000 lính Phơ- răng-cô. Về phía quân đội cộng hòa một người lính phải chống với hai, một xe tăng chống với bốn, một đại bác chống với năm và một máy bay chống với hai mươi — Nếu người ta thêm vào đó nỗi thiếu thốn về đạn dược và lương thực, thì điều kỳ lạ không phải là chính cái thảm họa ấy mà là tại sao nó đã không xảy ra từ đã lâu rồi.

Hơn một phần ba Ca-ta-lô-nhơ đã nằm trong tay Phơ-răng-cô. Mặt trận bị cắt làm đôi. Sau khi đã mất một nửa số người trong các trận đánh, các đơn vị cộng hòa rút lui, cố tránh khỏi bị bao vây. Pháo binh không còn đạn, bộ binh thiểu súng. Các quân đoàn Phơ-răng-cô cả các sư đoàn Ý tiến gần đến Bác-xơ-lôn.


(1) Tổ chức do thám của phát-xít.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 04 Tháng Mười Hai, 2022, 07:57:17 am »

Ngày hôm đó, Pê-tơ-ra-sếch cũng không tìm cách hỏi chi tiết về tình hình mặt trận. Là một cựu binh, anh hình dung được đại khái sự thể xảy ra như thể nào và chỉ tiếc trước đây hai tuần, anh bị tước mất của cải duy nhất có nghĩa lý đối với anh: vũ khí — Dù tình hình mặt trận thế nào đi nữa, nếu anh có vũ khí, anh sẽ chiến đấu và chiến đấu dũng cảm. Ngay ý nghĩ có thể bị chết trong những trường hợp như thế hình như đối với anh cũng không phải là chuyện quan trọng nhất. Ngồi ở dây không vũ khí để chờ đợi, chẳng ai biết là chờ đợi cái gì, trong thành phố Bác-xơ-lon này cửa sổ ban ngày im ỉm, buổi tối nhung nhúc những bóng người đáng nghi ngờ, chui lên mặt đất và đêm khuya, những tiếng súng đì đoành từ những căn gác, đối với anh còn thấy khó chịu hơn.

Nhiều viên chức của chính quyền cộng hòa đột nhiên biến mất, họ ẩn núp ở các nhà họ hàng. Người ta không thể mua gì ở thành phố này, dù trả giá đắt bao nhiêu cũng vậy. Bọn phản động trắng trợn ngóc đầu dậy.

Tối ngày hai mươi bốn tháng giêng, bảy mươi hai người thuộc các binh đoàn quốc tế ở cùng một doanh trại với Pê-tơ-ra-sếch tập hợp trong căn phòng rộng nhất của ngôi nhà, nơi tất cả đều có thể ngồi họp trên giường. Phụ trách doanh trại, người Ý tên là Lông-bác-đô, từng chỉ huy một đại đội trong tiểu đoàn Ga-ri-ban-đi, nói với họ mấy lời mà ý nghĩa có thể tóm tắt trong bốn điểm:

Anh không muốn chạm trán với sư đoàn Ý Lít-tô-ri-ô đang tiến về phía Bác-xơ-lon, với một khẩu súng lục chỉ có thể dùng để bắn vỡ sọ mình, trong tay.

Anh nghĩ rằng tất cả đều đồng ý với anh.

Anh đề nghị sớm hôm sau yêu cầu ban chỉ huy cho súng trường và súng máy, dù chỉ là để tự vệ.

Anh hỏi những ai tán thành thì giơ tay.

Bảy mươi hai bàn tay giơ lên trả lời anh. Mấy giờ sau, ngay đêm hai mươi bốn đến rạng ngày hai mươi nhăm tháng giêng, một chiếc xe vận tải đỗ trước nhà. Một người mặc quân phục từ buồng lái bước xuống. Anh bị một người lính gác cầm súng lục giữ lại. Từ một tuần nay, Lông-bác-đô ra lệnh phải canh gác ban đêm. Người mặc quân phục là một đại úy trong ban tham mưu của đội quân đóng ở Bác-xơ-lon. Anh đề nghị tất cả mọi người xuống tập hợp ở dưới nhà trong phòng ngoài, để truyền đạt một tin khẩn cấp.

Nửa phút sau tất cả đều có mặt. Không có đèn, những người có đèn túi bấm lên. Khi đại úy báo tin là anh cần nói chuyện với họ, tất cả mọi người đều chú ý nhìn. Một tay anh buộc băng màu như vàng đi dưới ánh sáng những ngọn đèn túi, và trên nét mặt phủ một lớp râu xám nhiều ngày không cạo cặp mắt u uất ánh lên như sốt. Anh không kể lể dài dòng.

— Các đồng chí — anh nói, và bị một cơn ho lạ lùng, anh ngã khuỵu xuống một chiếc ghế dài.

Nhận xét theo số lượng những mẩu băng đỏ đeo trước ngực(1), chứng thực những thương tích, anh là một người can đảm. Nhưng không chống nổi sự tuyệt vọng, anh ngồi rũ trên ghế đầu cúi xuống. Với người Tây-ban-nha, nước mắt là một điều sỉ nhục trên mặt người đàn ông, và anh muốn nuốt nó vào trong anh trước khi bắt đầu nói.

Sau một phút, nghĩ rằng thời gian còn quý hơn lòng tự ái, anh đứng vụt dậy và nói mắt đầy lệ.

— Các đồng chí! Nước Cộng hòa lâm nguy.

Anh chẳng cần phải nói điều đó với họ.

— Các đồng chí! Chính phủ Cộng hòa đề nghị các đồng chí giúp cho một việc cuối cùng. Chính phủ đã phát khí giới cho tất cả mọi người có thể huy động được, nhưng chưa đủ. Đêm và ngày, những người lánh nạn ùn ùn trên đường, để bảo vệ họ. chính phủ cần tất cả mọi ai biết cầm vũ khí. Chính phủ nước Cộng hòa yêu cầu các đồng chí lại cầm vũ khí. Chính phủ chỉ yêu cầu những ai tự nguyện. Đại úy đưa mắt nhìn những người đứng vòng quanh mình; im lặng.

— Chính phủ cũng gửi lời đề nghị đó đến tất cả các anh em trong các binh đoàn quốc tế.


(1) Ở Tây-ban-nha, trong chiến tranh, những quân nhân bị thương trong chiến đấu đeo những mẩu băng mầu đỏ trên quân phục (N.D.)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM