Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:44:17 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ - 50 năm nhìn lại  (Đọc 2425 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2022, 01:30:22 pm »



*

*       *

Chiến thắng Điện Biên Phủ và nói chung các chiến thắng Đông Xuân rất vĩ đại.

Qua các chương đã trình bày ở trên, chúng ta đều nhận rõ rằng nhân tố chủ yếu nhất, cơ bản nhất của thắng lợi đó là đường lối chính trị và quân sự đúng đắn của Đảng ta đứng đầu là Hồ Chủ tịch, là sự chỉ đạo chiến lược và chiến dịch đúng đắn và sáng tạo trong Đông Xuân 1953-1954.

Đường lối đó là đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng vào thực tiễn cụ thể của cách mạng nước ta; là đường lối chiến tranh nhân dân, chiến tranh toàn dân và toàn diện, áp dụng vào điều kiện cụ thể cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng ở nước ta. Đường lối đó thấm nhuần những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang cách mạng, phát huy những truyền thống và kinh nghiệm đánh giặc của dân tộc ta, kết hợp kinh nghiệm quý báu của Hồng quân Liên Xô và của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc với kinh nghiệm của bản thân ta, căn cứ vào điều kiện cụ thể cuộc đấu tranh vũ trang cách mạng ở nước ta mà vận dụng một cách sáng tạo.

Chúng ta còn nhớ, vào mùa Hè năm 1953, nhân dân ta đang đứng trước những khó khăn mới rất lớn. Thực dân Pháp được can thiệp Mỹ tăng cường viện trợ, đang ra sức thực hiện kế hoạch tiếp tục và mở rộng chiến tranh ở Đông Dương. Trong một thời gian ngắn, quân địch đã tăng cường lực lượng khá nhanh, tập trung một khối cơ động chiến lược khá lớn, liên tiếp mở những cuộc hành binh nhằm "bình định" vùng tạm chiếm, giành giật sức người sức của với ta một cách quyết liệt, đồng thời uy hiếp vùng tự do của ta, hòng nhanh chóng tiến lên giành lại quyền chủ động chiến lược.

Đứng trước âm mưu thâm độc của một kẻ địch có kinh nghiệm và hung ác như vậy, với kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng và lãnh đạo đấu tranh vũ trang đã tích lũy từ lâu, với tinh thần triệt để cách mạng của một đảng tiên phong, với quyết tâm tiêu diệt quân địch, đưa kháng chiến đến thắng lợi, Trung ương Đảng ta đã phân tích tình hình một cách khách quan và khoa học, đánh giá đúng kẻ địch, nhận rõ những mâu thuẫn nội tại của chúng, thấy chỗ mạnh của chúng đồng thời cũng thấy chỗ yếu của chúng, thấy khó khăn của ta đồng thời cũng thấy hết khả năng chiến đấu to lớn của lực lượng vũ trang và nhân dân ta.

Trung ương Đảng ta đã đề ra phương hướng chiến lược chính xác là tập trung lực lượng đánh vào những nơi quan trọng mà địch tương đối yếu nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực của chúng, đồng thời buộc chúng phải phân tán lực lượng để đối phó với ta trên những hướng xung yếu mà chúng không thể bỏ, tạo điều kiện mới để tiêu diệt thêm sinh lực của địch. Sự chỉ đạo chiến lược tích cực, chủ động, cơ động, linh hoạt đó đã phá vỡ từng bước khối cơ động chiến lược của Nava và đưa các chiến dịch tấn công Đông Xuân của ta trên khắp các chiến trường cả nước đi đến những thắng lợi to lớn.

Đến khi chủ lực của địch đã bị phân tán khắp nơi, một bộ phận tinh nhuệ nhất lại được tập trung ở Điện Biên Phủ, thì Trung ương Đảng ta đã phân tích một cách toàn diện cục diện chiến sự cả nước, phân tích đúng đắn những chỗ mạnh rất lớn và những điểm yếu cũng rất căn bản của địch ở Điện Biên Phủ. Với một lòng tin tưởng mãnh liệt vào khả năng chiến đấu và sáng tạo của lực lượng vũ trang nhân dân và của nhân dân ta, Trung ương đã hạ quyết tâm chiến lược: tập trung toàn lực tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ. Quyết tâm chiến lược sáng suốt và anh dũng đó cũng như sự chỉ đạo chiến dịch đúng đắn và sáng tạo trong chiến dịch lịch sử này đã đưa lực lượng vũ trang và nhân dân ta đến những thắng lợi vĩ đại.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2022, 01:31:10 pm »


Nhân tố quyết định thứ hai của chiến thắng Điện Biên Phủ và nói chung của các chiến thắng Đông Xuân là tinh thần quyết chiến quyết thắng, tinh thần đoàn kết chiến đấu của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ và nói chung trong các chiến dịch Đông Xuân là sức mạnh vô cùng tận của quần chúng nhân dân, nhất là quần chúng nhân dân lao khổ khi đã thấm nhuần đường lối chính trị đúng đắn của Đảng, khi đã vùng lên chiến đấu vì những nguyện vọng cơ bản và tha thiết nhất của mình, vì độc lập cho Tổ quốc, vì ruộng đất cho dân cày, để mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta kế tục và phát triển truyền thống đấu tranh bất khuất của dân tộc ta, là tinh thần quật cường và tài mưu lược của một dân tộc dân không đông lắm, đất không rộng lắm, đã có mấy nghìn năm lịch sử đoàn kết chống ngoại xâm, đã từng đánh thắng những đội quân xâm lược đông hơn gấp nhiều lần. Đó là tinh thần yêu nước của một dân tộc đã từng lập nên những chiến công lừng lẫy: Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa... Đó là chí khí anh hùng của một quân đội cách mạng non trẻ, đem sức mạnh của chính nghĩa, của khối đoàn kết toàn dân mà chống lại quân đội hùng mạnh của một nước đế quốc xâm lược. Tinh thần đó cũng tức là tinh thần triệt để cách mạng của giai cấp vô sản mà Đảng ta đã dày công giáo dục cho quân đội, là quyết tâm cao độ đánh đổ chủ nghĩa đế quốc và bè lũ tay sai, là tinh thần chiến đấu anh dũng tuyệt vời, khắc phục mọi khó khăn, vượt qua mọi gian khổ, là chủ nghĩa anh hùng cách mạng đặt lợi ích của nhân dân, của dân tộc, của cách mạng lên trên hết, sẵn sàng hy sinh tất cả vì lợi ích của cách mạng.

Tinh thần đó đã được hun đúc rèn luyện trải qua quá trình đấu tranh cách mạng lâu dài của nhân dân ta. Đặc biệt trong Đông Xuân 1953-1954, chính sách phát động quần chúng triệt để giảm tô thực hiện cải cách ruộng đất đã có một tác dụng lớn lao, nâng cao tinh thần yêu nước và giác ngộ giai cấp, và nâng cao tinh thần tích cực cách mạng của nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân ta.

Trong quân đội, sau nhiều đợt chỉnh huấn chính trị về mục tiêu đấu tranh của cách mạng dân tộc dân chủ và nhiệm vụ quân đội nhân dân, đặc biệt là sau cuộc chỉnh quân chính trị về chính sách cải cách ruộng đất, cán bộ và chiến sĩ của ta mà tuyệt đại đa số xuất thân là nông dân đã củng cố thêm một bước lập trường giai cấp, nâng cao thêm một bước tinh thần tích cực diệt địch, ai nấy đều hăng hái xông ra mặt trận với một khí thế cách mạng rất cao, xung phong nhận những nhiệm vụ khó khăn nhất, sẵn sàng triệt để chấp hành mệnh lệnh tiêu diệt quân địch, giành lấy thắng lợi.

Với một khí thế như vậy, không có một khó khăn nào mà quân ta không vượt qua, không có kẻ địch nào mà quân ta không tiêu diệt được, không có nhiệm vụ nào mà quân ta không hoàn thành được. Dựa vào máy bay, xe tăng, đại bác, với sự tính toán hết sức chủ quan, chúng cho rằng quân ta không thể mở đường được, không thể kéo pháo vào trận địa được. Trái với ước lượng của chúng, quân ta đã làm được việc đó. Cậy có binh lực lớn, vũ khí hiện đại, hỏa lực mạnh, trận địa kiên cố, địa hình bằng phẳng có thể lợi dụng được, chúng cho rằng quân ta không thể nào tiếp cận được mà không khỏi bị tiêu diệt, không thể nào đánh được các trung tâm đề kháng của chúng, càng không có khả năng tiến hành một cuộc chiến đấu liên tục cả ngày lẫn đêm nhằm tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của chúng. Trái với dự đoán của chúng, những việc mà chúng cho là không thể làm được, quân ta đã làm được. Quân ta đã tiêu diệt toàn bộ quân địch tại tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Trong cuộc chiến đấu vĩ đại trên mặt trận Điện Biên Phủ cũng như trên các chiến trường cả nước trong Đông Xuân 1953-1954, lực lượng vũ trang nhân dân ta đã nêu biết bao nhiêu tấm gương hy sinh chiến đấu, mãi mãi tiêu biểu cho truyền thống tốt đẹp của quân đội ta. Bế Văn Đàn lấy thân mình làm giá súng. Hoàng Văn Nô, người dũng sĩ đâm lê, đã liên tiếp đâm chết nhiều tên địch, cho đến khi bị tử thương mà còn ở trong tư thế hiên ngang diệt địch. Tô Vĩnh Diện đã không chút do dự hy sinh tính mệnh để bảo vệ pháo. Phan Đình Giót lấy thân mình lấp lỗ châu mai. Đó là những chiến sĩ quân báo một mình dùng mưu trí bắt sống nhiều địch, những chiến sĩ lái xe bị thương không rời tay lái, những chiến sĩ công binh vật lộn với bom chờ nổ, những chiến sĩ quân y, vận tải lăn mình trong khói lửa để chuyển đạn, tải thương, những chiến sĩ thông tin quên mình để bảo vệ đường dây liên lạc, v.v... và biết bao nhiêu tấm gương chói lọi không sao kể xiết. Đó là những đơn vị ở mặt trận Điện Biên Phủ cũng như ở các mặt trận phối hợp, dù là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương hoặc dân quân du kích, tất cả đều đã khắc phục không biết bao nhiêu gian khổ, khó khăn và đều đã lập nên những chiến công rực rỡ, góp phần vào thắng lợi của chiến dịch.

Nhân dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ và nói chung trong các chiến dịch Đông Xuân đã nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, hết lòng phục vụ tiền tuyến, đoàn kết chiến đấu bên cạnh bộ đội, thực hiện khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng".

Tại khắp nơi trong nước, ở chiến trường chính cũng như ở các chiến trường phối hợp, ở vùng tự do cũng như ở vùng sau lưng địch, nhân dân ta đã dồn sức người sức của cho các mặt trận. Ở mặt trận Điện Biên Phủ, để khắc phục những khó khăn rất lớn về cung cấp cho một chiến dịch quy mô lớn, thời gian dài, với một binh lực lớn, trên một chiến trường rừng núi xa hậu phương hàng trăm kilômét, nhân dân ta đã có một tinh thần anh dũng và đoàn kết chiến đấu với quân đội rất cao. Nhân dân ta đã làm được một việc vĩ đại hoàn toàn ngoài sức tưởng tượng của địch.

Bom đạn của máy bay địch, gian khổ của đường dài, không ngăn cản được bước tiến của các đoàn dân công, các đoàn vận tải trên khắp các đường lớn, đường con, dòng sông, dòng suối, ngày đêm đưa lương thực, đạn dược đến Điện Biên Phủ cho bộ đội đánh giặc. Biết bao nhiêu tấm gương hy sinh chiến đấu, vượt qua gian khổ, khắc phục khó khăn đáng kính phục đã xuất hiện. Nhân dân vùng Tây Bắc mới giải phóng, còn nghèo khổ, đã hăng hái góp phần lương thực còn lại cho bộ đội. Những đoàn xe đạp thồ đã nâng mức trọng tải mỗi xe lên tới hàng tạ, có khi đến ba tạ. Dân công chở thuyền, mảng trên sông phần nhiều là phụ nữ đã vượt qua biết bao nhiêu dòng nước xiết, khắc phục biết bao nhiêu ghềnh thác hiểm nghèo. Tại tuyến lửa, nhân dân đã chiến đấu sát cánh với bộ đội, lăn mình trong khói lửa tải đạn, tải thương binh. Tại các bệnh viện, trên đường tải thương, nhân dân đã săn sóc úy lạo thương binh như con em ruột thịt. Trên các tuyến đường, nhân dân đã ngày đêm lăn lộn làm đường, sửa đường dưới sự uy hiếp của máy bay địch, ngay trên những quả bom chờ nổ.

Nhân dân ta không những cung cấp cho bộ đội mọi nhu cầu chiến đấu và chiến đấu bên cạnh bộ đội mà còn chăm lo cho bộ đội từ cái kim, sợi chỉ, miếng quà, tấm bánh, gửi hàng nghìn bức thư cổ vũ, thăm hỏi chiến sĩ, gửi đến cho chiến sĩ cả tấm lòng thương yêu đùm bọc của toàn dân, truyền cho chiến sĩ cả nhiệt tình của hàng triệu nông dân đang phấn khởi sôi nổi tiến hành công cuộc cải cách ruộng đất.

Tinh thần đoàn kết chiến đấu, tinh thần quyết chiến quyết thắng của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng rõ ràng là nhân tố quyết định thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như của các chiến dịch Đông Xuân. Điều đó chứng minh rằng truyền thống yêu nước lâu đời của dân tộc khi đã được phát huy mạnh mẽ và tư tưởng cách mạng, đường lối cách mạng, khi đã đi sâu vào quần chúng nhân dân thì trở nên một sức mạnh vật chất vĩ đại, vô địch. Điều đó càng chứng minh rằng hậu phương vững chắc là một nhân tố thường xuyên quyết định thắng lợi trong cuộc chiến tranh cách mạng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2022, 01:32:33 pm »


Nhân tố thứ ba quyết định thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ cũng như của các chiến dịch Đông Xuân là sự phối hợp chặt chẽ của Quân giải phóng Pathét Lào, sự giúp đỡ hết lòng của nhân dân nước bạn đối với bộ đội tình nguyện ta, là sự đồng tình ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, của nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Trong suốt mấy năm kháng chiến, nhất là trong Đông Xuân 1953-1954, đứng trước âm mưu xâm lược của kẻ thù chung, Quân giải phóng Pathét Lào đã đồng cam cộng khổ, sát cánh chiến đấu với quân tình nguyện ta, nhờ đó mà đã đưa lại thắng lợi lớn cho hai dân tộc. Nhân dân Lào đã hết lòng ủng hộ các đơn vị bộ đội tình nguyện, thương yêu như con em của mình.

Nhân dân các nước Liên Xô, Trung Quốc, các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác đã coi cuộc chiến đấu của lực lượng vũ trang và nhân dân ta như tiền tuyến chống chủ nghĩa đế quốc của cả phe xã hội chủ nghĩa, đã theo dõi hằng ngày tình hình chiến sự trên mặt trận Điện Biên Phủ, đã kịch liệt lên án những âm mưu và hành động kéo dài và mở rộng chiến tranh của đế quốc Pháp - Mỹ, hết lòng ủng hộ và cổ vũ cuộc chiến đấu của nhân dân ta.

Ở đây, một lần nữa, cần nhắc đến tác dụng hết sức to lớn của những kinh nghiệm về đấu tranh vũ trang của nhân dân Liên Xô và nhân dân Trung Quốc đối với cuộc kháng chiến của ta.

Trong khi cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung đi đến bước quyết liệt, với một tinh thần quốc tế chủ nghĩa cao cả, nhân dân Pháp và Đảng Cộng sản Pháp đã ra sức ủng hộ cuộc kháng chiến chính nghĩa của nhân dân ta, đẩy mạnh cuộc đấu tranh anh dũng đòi chấm dứt cuộc "chiến tranh bẩn thỉu" ở Đông Dương, chống lại chính sách xâm lược của thực dân hiếu chiến Pháp.

Nhân dân các dân tộc bị áp bức, nhân dân tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới cũng theo dõi cuộc chiến đấu của nhân dân ta, nhất là cuộc chiến đấu trên mặt trận Điện Biên Phủ, với một sự đồng tình sâu sắc, với một lòng ủng hộ nhiệt liệt, coi thắng lợi Điện Biên Phủ như thắng lợi của bản thân mình.

Chúng ta rất coi trọng sự đồng tình ủng hộ của các lực lượng hòa bình, dân tộc độc lập, dân chủ và xã hội chủ nghĩa đối với cuộc chiến đấu chính nghĩa của nhân dân ta và coi đó là một nhân tố rất quan trọng đã đưa chúng ta đến thắng lợi.

Trên đây là những nhân tố quyết định thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ vĩ đại và nói chung của các chiến thắng Đông Xuân.

Đứng về phía thực dân xâm lược Pháp, sau khi Điện Biên Phủ thất thủ, quân đội viễn chinh bị thất bại thảm hại, kế hoạch quân sự Nava bị phá sản hoàn toàn, thì từ các nhà quân sự có tên tuổi cho đến các chính khách, các nhà văn, nhà báo, người ta đã viết rất nhiều về Điện Biên Phủ và đã nêu lên nhiều ý kiến khác nhau về nguyên nhân thất bại, kẻ thì quy trách nhiệm cho chính phủ Pháp, kẻ thì quy trách nhiệm cho tướng Nava. Cuộc tranh luận sôi nổi đó đến nay vẫn chưa chấm dứt.

Chúng ta đều biết rằng lúc đầu, khi tướng Nava quyết định đánh chiếm Điện Biên Phủ để ứng cứu cho Lai Châu, bảo vệ Thượng Lào, thì từ các nhà chiến lược cho đến các chính khách lớn nhỏ, kể cả các giới chính trị và quân sự của Mỹ, đều hết sức tán dương và ca ngợi. Chính tướng Cônhi cũng coi việc đánh chiếm Điện Biên Phủ là một cuộc hành binh rất đúng lúc và đúng nơi, lại còn nói thêm rằng nếu có quyền quyết định và có đủ khả năng thì từ trước đã chuyển toàn bộ tập đoàn cứ điểm Nà Sản lên Điện Biên Phủ. Còn tướng Xalăng thì cho rằng "đánh chiếm Điện Biên Phủ là cần thiết". Ngay thủ tướng Pháp Lanien, tuy không trực tiếp quyết định việc này, nhưng khi nhận được báo cáo thì không những hết sức tán thành mà còn cho rằng "quyết định chủ động của tướng Nava không hề bị một chuyên gia quân sự nào kể cả ở Pháp và ở nước ngoài chê trách cả".

Sau khi tướng Nava hạ quyết tâm chiến lược ngày 3 tháng 12 năm 1953 "phòng giữ Điện Biên Phủ bằng bất cứ giá nào" và "tiếp nhận chiến đấu" với chủ lực ta nhằm gây cho chủ lực ta một tổn thất nặng nề, thì một lần nữa từ các tướng tá cho đến các chính khách Pháp - Mỹ cũng đều nhất trí nhận định rằng, "tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là một pháo đài không thể công phá". Tướng Nava và các bộ hạ của y như Cônhi, Đờ Cát, đều cho rằng Điện Biên Phủ là tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp Plêven, bộ trưởng Bộ Quốc gia liên kết Mắc Giắckê, tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp tướng Êly cũng đều đã đích thân đến Điện Biên Phủ để quan sát tại chỗ hệ thống phòng ngự vững chãi của tập đoàn cứ điểm và ai nấy đều tin tưởng chiến trường này quả là chiến trường lý tưởng được chuẩn bị hết sức chu đáo để tiêu diệt chủ lực của ta. Tướng Ô Đanien, tổng tư lệnh quân đội Mỹ ở Thái Bình Dương, cũng đều chung một ý kiến.

Mãi đến hạ tuần tháng 12, khi có tin đại bộ phận chủ lực của ta tiếp tục tiến quân về hướng Điện Biên Phủ, bộ tổng chỉ huy quân đội viễn chinh mới bắt đầu lo lắng, cho rằng, nếu xảy ra cuộc giao chiến thì "chưa chắc bảo đảm thắng lợi một trăm phần trăm". Tuy nhiên, các tướng tá Pháp - Mỹ chưa đánh giá hết nguy cơ lớn đang đe dọa tập đoàn cứ điểm. Lúc bấy giờ, cũng có ý kiến nên rút khỏi Điện Biên Phủ, nhưng cả tướng Nava và tướng Cônhi đều cho rằng, cần phải "kiên trì phòng giữ căn cứ Điện Biên Phủ bằng bất cứ giá nào", nếu rút Điện Biên Phủ thì sẽ "tổn thương đến tinh thần của bộ đội đồn trú đang phấn chấn trước viễn cảnh của một trận phòng ngự thắng lợi". Còn đại tá Đờ Cát thì từ chỗ "kiên quyết phải kéo đối phương xuống thung lũng này" để tiêu diệt, đi đến chỗ không thật tin tưởng lắm, cho rằng, "trận đánh sẽ gay go, nhưng nếu được tăng cường hai, ba tiểu đoàn dự bị thì sẽ giữ vững trận địa". Nhưng thời gian kéo dài, quân địch vẫn không thấy quân ta mở cuộc tấn công vào tập đoàn cứ điểm, mà lại có những cuộc hành binh lớn về phía Thượng Lào. Tướng Nava cho rằng "ngọn trào tấn công" của đổi phương đã chấm dứt. Do nhận định như vậy, nên Nava đã mang một bộ phận chủ lực tiếp tục chiến dịch Átlăng ở miền Nam.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2022, 01:33:08 pm »


Trong thời gian Điện Biên Phủ bị quân ta tấn công, thì bộ tổng chỉ huy quân đội viễn chinh đã từng có nhiều dự định, tuy rốt cuộc không được thực hiện, nhưng mãi đến nay họ vẫn chưa đánh giá được những dự định ấy nếu được thực hiện thì sẽ đưa đến những kết quả thế nào, thành công hay thất bại.

Quân địch đã từng có dự định đánh lên Thái Nguyên hay Tuyên Quang, Yên Bái, để cắt đứt đường giao thông tiếp tế của ta. Chúng ta có thể khẳng định rằng nếu quân địch mở một cuộc hành binh lên hướng đó thì không những không phá được giao thông tiếp tế của ta, mà chắc chắn bị bộ phận chủ lực của quân ta giấu kín ở đó nắm ngay thời cơ mà gây cho chúng những tổn thất nặng nề.

Quân địch đã từng có dự định rút quân khỏi Điện Biên Phủ bằng đường hàng không. Việc này nếu làm sớm thì có thể quân địch chỉ bị quân ta tiêu diệt một bộ phận; nhưng từ hạ tuần tháng 12 trở đi, chủ lực ta đã tập trung ở xung quanh Điện Biên Phủ, luôn luôn bám sát địch, nếu địch rút quân thì chắc chắn bị thiệt hại nặng.

Đến lúc quân địch ở Điện Biên Phủ đã lâm vào tình trạng nguy khốn, thì địch đã từng có dự định đột phá vòng vây rút về phía Thượng Lào. Nếu dự định này được thực hiện thì chắc chắn toàn bộ sinh lực của địch sẽ bị tiêu diệt sạch trong những trận chiến đấu quyết liệt vì quân ta đã kiểm soát tất cả các con đường lớn, nhỏ đưa đến biên giới Việt - Lào; dù quân địch lúc đầu có chạy thoát được một bộ phận thì trên chiến trường rừng núi Thượng Lào ở gần Điện Biên Phủ chúng cũng nhất định bị tiêu diệt.

Cũng đã có lúc theo đề nghị của chính phủ Lanien - Biđôn, bọn hiếu chiến Mỹ như bộ trưởng Bộ Ngoại giao Đalét, tham mưu trưởng lục quân Mỹ, tướng Rátpho, muốn lợi dụng dịp hiếm có này đưa máy bay oanh tạc hạng nặng của Mỹ can thiệp vào Đông Dương để cứu nguy cho Điện Biên Phủ. Chúng ta có thể nói rằng, nếu bọn hiếu chiến Mỹ thực hiện kế hoạch tăng cường can thiệp của chúng thì khó khăn của chúng ta có thể tăng thêm, nhưng chung quy cũng không thể cứu vãn được tình thế của quân đội viễn chinh, không thể cứu nguy được cho Điện Biên Phủ, v.v... Chính các giới chính trị và quân sự ở Mỹ cũng đã thấy điều đó; không những họ lo ngại trước dư luận phản đối của nhân dân tiến bộ trên thế giới, kể cả nhân dân Mỹ, mà họ càng không dám tái diễn ở Đông Dương một cuộc chiến tranh Triều Tiên thứ hai. Vì vậy mà chính Aixenhao cũng phải tuyên bố không đồng tình với việc tăng cường can thiệp đó, cho rằng, nếu làm như vậy thì không những sẽ là một "tấn bi kịch" cho nước Mỹ mà "còn có thể dẫn đến chiến tranh ở Đông Dương hoặc Đông Nam Á". Sớcsin, lúc đó là thủ tướng Anh cũng nói thẳng là, "không nên can thiệp" vì "can thiệp là sai lầm về chiến lược", lại nói rằng, "chỉ có Giơnevơ mới là khả năng tốt nhất".

Trong cuộc bình luận về "tài thao lược" của tướng Nava sau khi trận đánh đã kết thúc, những ý kiến tương đối xác đáng về quân sự của các nhà "Gia Cát Lượng" tư sản là: tướng Nava cho quân nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ là có thể hiểu được, nhưng quyết định chọn Điện Biên Phủ làm nơi quyết chiến chiến lược với chủ lực của ta là sai, sai ở chỗ đánh giá quá cao lực lượng của mình, đánh giá quá thấp lực lượng của đối phương. Hoặc giả, họ còn cho rằng, trong lúc đã quyết định tập trung bộ đội tinh nhuệ ở Điện Biên Phủ để quyết chiến với ta mà lại còn mang một bộ phận chủ lực mở chiến dịch Átlăng, dùng binh như vậy là phạm sai lầm về chiến lược, vì làm như vậy tức là phân tán chủ lực, một điều mà tướng Nava lúc nào cũng tuyên bố là hết sức tránh. Những ý kiến trên đây là xác đáng, nhưng sau khi tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ đã bị tiêu diệt thì những ý kiến ấy không phải là những cao kiến ghê gớm gì mà đó chỉ là sự thật hai năm rõ mười, bất cứ một ai cũng đều thấy cả. Vấn đề là ở chỗ, nếu các nhà "Gia Cát Lượng" nói trên ở vào địa vị của tướng Nava thì liệu họ có thoát khỏi cách nhìn nhận vấn đề theo chiến tranh cổ điển, theo quan điểm chiến lược tư sản, liệu họ có thấy hết những khả năng to lớn của các lực lượng vũ trang nhân dân trong chiến tranh cách mạng, của cả một dân tộc có truyền thống quật cường bất khuất, có đường lối cách mạng và kháng chiến đúng đắn, đang đứng dậy chiến đấu để tự giải phóng hay không?

Cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp ở Đông Dương đã kéo dài tám, chín năm. Mặc dầu quân địch đã ra sức tăng cường lực lượng đến gần nửa triệu quân, hy sinh hàng chục vạn binh sĩ, bỏ vào cuộc "chiến tranh bẩn thỉu" đến 2.688 tỷ tiền Pháp, tốn không biết bao nhiêu của cải, đổ không biết bao nhiêu máu của nhân dân Pháp, 20 nội các lần lượt thay thế nhau ở Pháp; 7 cao ủy, 8 tổng chỉ huy lần lượt thay thế nhau ở Đông Dương, cuộc chiến tranh xâm lược vẫn ngày càng nguy khốn, đi từ thất bại này đến thất bại khác, từ sai lầm chiến lược này đến sai lầm chiến lược khác, cuối cùng đưa đến thất bại thảm hại trên mặt trận Điện Biên Phủ. Đó là vì cuộc chiến tranh của thực dân Pháp là chiến tranh phi chính nghĩa. Cuộc chiến tranh đó đã vấp phải tinh thần đấu tranh bất khuất của cả một dân tộc. Cho nên, không có một tướng soái tài giỏi nào, dù là Lơcléc, Tátxinhi, Nava hay một người nào khác, có thể cứu thoát quân đội viễn chinh khỏi thất bại. Cũng không có một sức mạnh vũ khí nào, dù là đại bác, xe tăng, hay máy bay oanh tạc hạng nặng, kể cả bom nguyên tử của đế quốc Mỹ nữa, có thể cứu vãn được tình thế. Nói cho đến cùng, nếu trong Thu Đông năm 1953, quân địch không nhảy dù đánh chiếm Điện Biên Phủ hoặc đánh chiếm rồi rút quân, không chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến với ta, thì sớm hay muộn một trận Điện Biên Phủ cũng sẽ diễn ra, dù thời gian và địa điểm có thể khác; và rốt cuộc, cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp - Mỹ cũng nhất định đi đến thất bại nhục nhã.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2022, 01:34:02 pm »


*

*       *

Với chiến thắng Điện Biên Phủ, với các chiến thắng Đông Xuân nói chung, cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta chống đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ đã thu được thắng lợi vĩ đại. Thắng lợi to lớn của nhân dân ta trên mặt trận Điện Biên Phủ và ở Hội nghị Giơnevơ đã chứng minh một cách hùng hồn đường lối đúng đắn của Đảng ta trong cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ của dân tộc. Có cuộc kháng chiến lâu dài và gian khổ, mới có Điện Biên Phủ, mới có các chiến thắng Đông Xuân. Cho nên nói đến những nhân tố thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, của các chiến dịch Đông Xuân và muốn nhận thức sâu sắc những nhân tố đó, chúng ta không thể không nói đến những nhân tố chủ yếu đã quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến của toàn dân.

Có thắng lợi của kháng chiến, của Điện Biên Phủ, trước hết là do chủ trương kiên quyết kháng chiến của Đảng ta là hoàn toàn đúng đắn.

Dân tộc ta hết sức yêu chuộng hòa bình, Đảng và Chính phủ ta đã hết sức kiên trì chính sách hòa bình. Nhưng thực dân Pháp nhất định cướp nước ta gây ra chiến tranh xâm lược. Đứng trước hành động xâm lược phi chính nghĩa của địch, nhân dân ta chỉ có con đường sống còn duy nhất là đem chiến tranh giải phóng, chính nghĩa của toàn dân chống lại chiến tranh xâm lược, phi chính nghĩa của đế quốc, đem bạo lực cách mạng của nhân dân chống lại bạo lực phản cách mạng của kẻ địch.

Chủ trương kiên quyết kháng chiến của Đảng ta là con đường duy nhất để bảo vệ thành quả của Cách mạng tháng Tám, bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Và chỉ sau khi lực lượng kháng chiến của nhân dân ta đã lớn mạnh, đủ sức giáng cho quân địch một đòn nặng nề trên mặt trận Điện Biên Phủ thì chúng mới chịu nhả bỏ những đặc quyền đặc lợi của chúng, buộc phải thừa nhận những quyền lợi chính đáng của nhân dân và dân tộc ta, và mới có thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ năm 1954. Một sự thật đã trở thành quy luật là, bọn đế quốc không bao giờ tự nguyện rút lui, nếu nhân dân không dùng mọi hình thức đấu tranh cách mạng để kiên quyết và bền bỉ chống lại chúng, làm thất bại âm mưu gây chiến và đè bẹp ý chí xâm lược của chúng.

Có thắng lợi của kháng chiến, của Điện Biên Phủ, là do Đảng ta đã nắm vững đường lối cách mạng dân tộc dân chủ của chủ nghĩa Mác – Lênin. Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chính là tiếp tục sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ dưới hình thức đấu tranh vũ trang.

Đế quốc Pháp trở lại xâm lược nước ta. Trong tình hình đó, nhân tố dân tộc có một vị trí quan trọng bậc nhất. Đảng ta lại nhận định rằng, cách mạng dân tộc giải phóng triệt để phải có nội dung dân tộc dân chủ nhân dân. Nhiệm vụ phản đế và nhiệm vụ phản phong phải kết hợp với nhau hết sức mật thiết. Đó là vì chủ nghĩa đế quốc đã câu kết với giai cấp địa chủ phong kiến để chống lại nhân dân ta. Đó là vì nước ta là một nước nông nghiệp lạc hậu, nông dân là lực lượng cách mạng đông đảo nhất. Đảng ta đã coi trọng vấn đề nông dân, không những vì nông dân là một lực lượng to lớn trong đội quân chủ lực của cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, mà còn là cơ sở để giải quyết một loạt vấn đề: xây dựng chính quyền cách mạng, căn cứ địa cách mạng ở nông thôn, phát động chiến tranh nhân dân, tiến hành chiến tranh du kích lâu dài, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, v.v.

Dưới khẩu hiệu vì độc lập cho Tổ quốc, vì ruộng đất cho nông dân, Đảng ta đã động viên toàn dân, trước hết là quần chúng công nông cơ bản đã đoàn kết tất cả các giai cấp cách mạng, các phần tử yêu nước, đoàn kết các dân tộc, củng cố và mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, trên cơ sở công nông liên minh.

Đường lối chính trị đúng đắn đó đã động viên được lực lượng to lớn của toàn dân tham gia cuộc chiến tranh giải phóng. Chính dựa trên đường lối đó mà Đảng ta đã thành công trong việc phát động chiến tranh nhân dân, trong việc củng cố và mở rộng hậu phương của cuộc kháng chiến, trong sự nghiệp xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ngày càng lớn mạnh, huy động sức người, sức của của nhân dân yêu nước, thực hiện khẩu hiệu "Tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng". Cả nước đổ ra mặt trận, tinh thần quyết chiến quyết thắng của lực lượng vũ trang nhân dân và nhân dân ta trên các chiến trường cả nước, nhất là trên mặt trận Điện Biên Phủ, càng chứng minh đường lối chính trị đúng đắn và sáng suốt của Đảng ta.

Có thắng lợi của kháng chiến, của Điện Biên Phủ, đó là do Đảng ta có đường lối quân sự đúng đắn. Như trên đã nói, đó là đường lối quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng vào thực tiễn cụ thể của chiến tranh cách mạng ở một nước thuộc địa và nửa phong kiến, phải chiến đấu chống một kẻ địch mạnh về số lượng, về vũ khí và trang bị, trong vòng vây của chủ nghĩa đế quốc. Đó cũng là sự phát triển rất phong phú của truyền thống bất khuất và mưu lược của tổ tiên ta dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Đảng ta đã vận dụng tài tình và sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân, tiến hành chiến tranh cách mạng toàn dân và toàn diện, thực hiện động viên toàn dân, vũ trang toàn dân.

Đảng ta đã có đường lối chiến lược đúng đắn, nhận định rằng, cuộc kháng chiến của ta phải lâu dài gian khổ, dựa vào sức mình là chính nhưng nhất định thắng lợi; lực lượng vũ trang của nhân dân phải gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích; phương châm tác chiến phải đi từ chiến tranh du kích tiến dần lên chiến tranh chính quy, từ đánh du kích tiến dần lên đánh vận động và đánh công kiên, luôn luôn kết hợp chặt chẽ và linh hoạt các hình thức tác chiến đó.

Thực tiễn của cuộc kháng chiến đã chứng minh sự thành công rực rỡ của đường lối quân sự đúng đắn của Đảng. Lực lượng vũ trang của nhân dân ta, trong khói lửa của chiến đấu, đã lớn mạnh không ngừng, đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từ những thắng lợi lúc đầu còn nhỏ đến những thắng lợi ngày càng to lớn.

Thắng lợi của các chiến dịch Đông Xuân 1953-1954, đặc biệt là của chiến dịch Điện Biên Phủ vĩ đại, là một mẫu mực lãnh đạo chiến tranh và chỉ đạo chiến lược và tác chiến theo đường lối quân sự của chủ nghĩa Mác - Lênin, là một thành công cực kỳ to lớn của đường lối đó.

Thắng lợi của cuộc kháng chiến, của Điện Biên Phủ không thể tách rời những điều kiện thuận lợi trong sự phát triển của tình hình quốc tế. Đảng ta luôn luôn coi cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Sự phát triển của tình hình thế giới luôn luôn có ảnh hưởng đến cách mạng nước ta.

Từ sau đại chiến thế giới lần thứ hai, so sánh lực lượng trên thế giới giữa cách mạng và phản cách mạng đã không ngừng biến chuyển có lợi cho nhân dân cách mạng, không có lợi cho bọn phản cách mạng. Tiếp theo thắng lợi vĩ đại của Hồng quân Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít Đức - Nhật, thắng lợi vĩ đại của cách mạng Trung Quốc đã làm cho so sánh lực lượng nói trên thay đổi về căn bản, lực lượng cách mạng đã mạnh hơn hẳn lực lượng phản cách mạng.

Một cao trào cách mạng mới xuất hiện, trong đó hệ thống xã hội chủ nghĩa là trung tâm đang ngày càng vững mạnh và phát huy tác dụng quyết định của mình đối với phương hướng phát triển của xã hội loài người; phong trào giải phóng dân tộc đã trở nên trào lưu cách mạng vô cùng mạnh mẽ, làm sụp đổ từng mảng hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc; phong trào cách mạng ở các nước tư bản đang đấu tranh để giành dân chủ, tiến bộ xã hội và bảo vệ hòa bình thế giới, chuẩn bị tiến lên đánh đổ chủ nghĩa tư bản, làm cách mạng xã hội.

Trong điều kiện so sánh lực lượng trên thế giới đã thay đổi có lợi cho cách mạng, rõ ràng đã xuất hiện thời kỳ mà các lực lượng cách mạng đang tiến hành chiến lược tấn công, tập trung mũi nhọn của cuộc đấu tranh kiên quyết chống chủ nghĩa đế quốc xâm lược và gây chiến đứng đầu là đế quốc Mỹ. Chiến lược tấn công đó hiện đang nhằm khâu yếu nhất của trận địa đế quốc chủ nghĩa tức là khu vực châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latinh mà đánh lui từng bước, đánh đổ từng bộ phận chủ nghĩa đế quốc, giành thắng lợi cho sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân ta đã được tiến hành trong tình hình quốc tế thuận lợi nói trên. Đảng ta và nhân dân ta đã căn cứ vào điều kiện lịch sử cụ thể của nước ta mà tiến hành chiến lược tấn công chống chủ nghĩa đế quốc dưới hình thức đấu tranh vũ trang và chúng ta đã thành công rực rỡ.

Cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta mà đỉnh cao nhất là Điện Biên Phủ đã chứng minh hùng hồn một chân lý của thời đại là:

Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù nhỏ, khi đã đoàn kết đứng dậy, theo một đường lối đúng đắn, kiên quyết chiến đấu cho độc lập và hòa bình, thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội xâm lược của bọn đế quốc thực dân hung hãn nhất. Chiến tranh xâm lược của bọn đế quốc thực dân nhất định thất bại, cách mạng giải phóng của các dân tộc nhất định thành công.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2022, 01:34:54 pm »


*

*       *

Từ chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ, từ ngày hòa bình lập lại đến nay đã được mười năm. Trong mười năm qua trên đất nước thân yêu của chúng ta đã diễn ra biết bao nhiêu sự đổi thay to lớn.

Trên miền Bắc đã được hoàn toàn giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Đảng ta, nhân dân ta đã đi vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chúng ta đã đi đúng con đường đã được Đảng ta vạch ra từ năm 1930, tiến từ cách mạng dân tộc dân chủ lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, không trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Có sự chuyển biến lớn lao đó là do kết quả của cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài và quyết liệt chống chủ nghĩa đế quốc và tay sai, đánh đổ được ách thống trị của bọn đế quốc thực dân và của giai cấp địa chủ phong kiến. Bằng một quá trình cách mạng không ngừng, chính quyền dân chủ nhân dân, trước đây về bản chất là một chính quyền chuyên chính công nông, đã tiến lên làm nhiệm vụ chuyên chính vô sản.

Chính trong điều kiện nhà nước chuyên chính vô sản đã được thiết lập, mà chúng ta đã tiến hành nhanh chóng công cuộc khôi phục kinh tế, hoàn thành cải cách ruộng đất, sau đó lại tiến hành thắng lợi công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa. Nông dân lao động thật sự làm chủ nông thôn, đã tự nguyện tiến lên con đường làm ăn tập thể, con đường hợp tác hóa. Toàn bộ công thương nghiệp tư bản đã được hòa bình cải tạo. Kinh tế quốc doanh xã hội chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh. Chế độ người bóc lột người căn bản đã bị xóa bỏ. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa đã được xây dựng. Nhân dân ta đang phấn khởi thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thực hiện bước đầu công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng bước đầu cơ sở vật chất và kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế nước ta đang vững bước tiến lên trở thành một nền kinh tế tự chủ. Đời sống văn hóa của quần chúng ngày càng tiến bộ. Chính quyền nhân dân được củng cố, công cuộc quốc phòng được tăng cường.

Trong mười năm, một thời gian rất ngắn trong lịch sử của một dân tộc, miền Bắc nước ta đã tiến những bước dài chưa từng thấy. Những thành tích to lớn đó chứng tỏ chế độ xã hội chủ nghĩa rất tốt đẹp. Với một tinh thần lao động quên mình rất cao, với một tinh thần cảnh giác cao độ, biểu hiện của tinh thần cách mạng triệt để, nhân dân ta đang ra sức phấn đấu xây dựng và bảo vệ miền Bắc, làm cho miền Bắc trở thành căn cứ địa của cách mạng cả nước và cơ sở ngày càng vững chắc cho công cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Để đền đáp công ơn của đồng bào miền Nam, nhân dân ta đang hăng hái đẩy mạnh thi đua yêu nước, luôn luôn sát cánh với đồng bào miền Nam hiện đang đấu tranh anh dũng chống kẻ thù của dân tộc.

Theo đúng những điều khoản của Hiệp nghị Giơnevơ, lẽ ra nhân dân ta đã có thể xây dựng đời sống tự do, hạnh phúc trong một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh. Nhưng hiệp nghị ký kết chưa ráo mực, thì đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai đã vi phạm trắng trợn hiệp nghị, mưu mô chia cắt lâu dài đất nước ta, hòng biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ.

miền Nam, có thể nói rằng, tiếng súng chiến tranh của bọn cướp nước và bán nước chưa bao giờ chấm dứt từ khi có hiệp định đình chiến. Chính quyền Ngô Đình Diệm tay sai của Mỹ thi hành chính sách khủng bố, tàn sát, lập nên chế độ độc tài phát xít, tiến hành hàng trăm cuộc càn quét với lực lượng của quân đội chính quy, gây ra những tội ác tày trời, bắt bớ và bắn giết đồng bào yêu nước ở miền Nam lúc bấy giờ không có một tấc sắt trong tay, đang lấy đấu tranh chính trị để chống lại kẻ thù, đòi quyền sống của con người được bảo đảm, đòi độc lập và dân chủ, đòi thống nhất đất nước. Những năm gần đây, đế quốc Mỹ lại công nhiên vũ trang can thiệp vào miền Nam, đưa nhân viên quân sự và lính chiến đấu, đưa hàng vạn tấn vũ khí các loại vào miền Nam, chi phí hàng tỷ đôla, mỗi ngày trên một triệu. Chúng gây ra cuộc chiến tranh không tuyên bố, lấy miền Nam làm chiến trường thí nghiệm điển hình của cái mà chúng gọi là "chiến tranh đặc biệt" nhằm đàn áp phong trào giải phóng của các dân tộc.

Đồng bào miền Nam cũng như nhân dân cả nước ta vốn hết sức yêu chuộng hòa bình. Nhưng một lần nữa, thực tiễn của cuộc đấu tranh cách mạng đã chỉ rõ cho đồng bào ta: trước hành động bạo lực và chiến tranh của kẻ thù, con đường sống còn duy nhất là phải kiên quyết chống lại bằng bạo lực chính trị và vũ trang của quần chúng đông đảo, bằng chiến tranh chính nghĩa của toàn dân. Đồng bào ta ở miền Nam đã vùng lên tiến hành cuộc chiến tranh yêu nước để tự giải phóng.

Dưới ngọn cờ của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam, 14 triệu đồng bào ta ở miền Nam cùng nhau đoàn kết, muôn người như một để cứu nhà, cứu nước, chống kẻ thù của nhân dân và dân tộc. Tuyên ngôn và chương trình hành động của Mặt trận đã nêu rõ đường lối đấu tranh nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ, đánh đổ chủ nghĩa thực dân mới của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, giành độc lập, dân chủ, hòa bình, trung lập, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc. Tuyên ngôn và chương trình đó đã phản ánh những nguyện vọng cơ bản tha thiết nhất của đồng bào ta ở miền Nam, do đó đã tập hợp được tất cả các giai cấp cách mạng, các nhân sĩ yêu nước, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, xu hướng chính trị. Uy tín của Mặt trận ngày càng rộng rãi. Trên trường quốc tế, cuộc đấu tranh anh dũng của đồng bào ta ở miền Nam lại được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ xưa nay chưa từng có trong lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân ta.

Đi theo đường lối đúng đắn của Mặt trận, đồng bào ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh nhân dân vô cùng anh dũng và quyết liệt, với những hình thức đấu tranh cách mạng hết sức phong phú và đầy sáng tạo. Từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến đồng bằng, đấu tranh chính trị được kết hợp hết sức chặt chẽ với đấu tranh vũ trang. Quần chúng nhân dân đông đảo được tổ chức thành một đội quân chính trị kiên cường, tiến hành đấu tranh trực diện chống kẻ thù, đòi quyền sống và những quyền tự do tối thiểu của con người, đòi độc lập và dân chủ. Trong lúc đó, chiến tranh du kích được phát động rộng khắp và phát triển hết sức nhanh chóng. Quân giải phóng miền Nam anh hùng, mặc dầu còn non trẻ và phải chiến đấu trong những điều kiện cực kỳ khó khăn, gian khổ, đã liên tiếp đánh bại quân thù, lập nên những chiến công chói lọi, làm cho kẻ địch phải khiếp sợ.

Cuộc chiến tranh yêu nước của đồng bào ta ở miền Nam hiện đã đi vào một bước phát triển mới, mà đặc điểm là so sánh lực lượng đang thay đổi có lợi cho ta, không lợi cho địch. Kế hoạch Xtalây - Taylơ nhằm giải quyết chiến tranh trong vòng 18 tháng đã phá sản. Hệ thống "ấp chiến lược" mà địch cho là kinh nghiệm mới nhất và có hiệu lực nhất của các cuộc chiến tranh phản cách mạng mà chúng đã từng tiến hành ở Hy Lạp, Mã Lai, Philíppin, thì nay đem áp dụng ở miền Nam, đang bị phá tan từng mảng lớn dưới ngọn trào đấu tranh chính trị và quân sự của nhân dân ta. Tuy đã tăng số quân lên đến nửa triệu, tăng cố vấn và lính chiến đấu người Mỹ lên đến hàng vạn, tuy đã ra sức áp dụng mọi thứ chiến thuật chúng cho là mới nhất, sử dụng mọi thứ vũ khí chúng cho là hết sức hiện đại trong chiến tranh chống du kích, tuy đã phải dùng đến những thủ đoạn hết sức dã man như rải chất độc hóa học, đế quốc Mỹ và bọn tay sai ngày ngày chứng kiến một cách bất lực thất bại này đến thất bại khác. Rõ ràng chúng đã chui vào "một con đường hầm không có lối thoát". Mâu thuẫn trong hàng ngũ chúng ngày càng trở nên gay gắt. Đế quốc Mỹ trong một thời gian ngắn đã phải hai lần thay ngựa giữa dòng, gây nên đảo chính. Nhưng, qua mỗi lần đảo chính, lực lượng của chúng không những không được củng cố mà lại càng suy yếu, tinh thần binh sĩ của chúng càng giảm sút nghiêm trọng. Hiện nay đế quốc Mỹ ngoan cố và hung ác đang ra sức tăng cường vũ trang can thiệp vào miền Nam, hòng tìm ra một lối thoát. Nhưng, ngay trong các giới chính trị và quân sự của chúng cũng không còn một ai tin rằng, có thể giải quyết vấn đề chiến tranh xâm lược ở miền Nam trong một thời gian ngắn, thậm chí càng ngày càng có nhiều người đã nhìn thấy cuộc chiến tranh đó hiện đang đi đến thất bại thảm hại.

Nhân dân miền Nam anh hùng đã chiến đấu ròng rã 20 năm trời, hiện đang tiến hành cuộc kháng chiến thần thánh lần thứ hai của dân tộc ta. Với một ý chí đấu tranh sắt đá, với một tinh thần anh dũng vô song, đồng bào ta ở miền Nam đang chứng minh một cách hùng hồn chân lý vĩ đại của thời đại:

Trong điều kiện thế giới ngày nay, một dân tộc dù nhỏ, khi đã đoàn kết đứng dậy theo một đường lối đúng đắn, kiên quyết chiến đấu cho độc lập và hòa bình, thì có đầy đủ khả năng để chiến thắng quân đội đông về số lượng, mạnh về trang bị, vũ khí của bọn đế quốc cướp nước và bè lũ tay sai bán nước, đánh bại mọi âm mưu xâm lược của bọn đế quốc thực dân, dù chúng là thực dân cũ hay thực dân mới, dù chúng là đế quốc Mỹ, tên đầu sỏ, hiếu chiến và hùng mạnh nhất trong phe đế quốc.

Nhân dân các nước trên thế giới đang hết lòng cổ vũ cuộc đấu tranh chính nghĩa của đồng bào ta ở miền Nam, coi cuộc đấu tranh đó là tiền tuyến của loài người tiến bộ chống kẻ thù hung bạo nhất của nhân dân thế giới: chủ nghĩa đế quốc Mỹ. Đồng bào ta ở miền Nam nhất định sẽ tỏ ra xứng đáng với sự đồng tình ủng hộ quý giá đó.

Trận Điện Biên Phủ lâu dài và vô cùng vĩ đại của đồng bào ta ở miền Nam nhất định giành được thắng lợi cuối cùng. Tổ quốc Việt Nam ta nhất định sẽ thống nhất. Đế quốc Mỹ và tay sai nhất định sẽ bị thất bại nhục nhã.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 21 Tháng Mười Hai, 2022, 01:36:45 pm »


*

*       *


Trải qua các thế kỷ, trong cuộc đấu tranh bất khuất chống ngoại xâm để giữ gìn độc lập cho đất nước, dân tộc Việt Nam anh hùng đã từng viết nên những trang sử hết sức oanh liệt:

BẠCH ĐẰNG,

CHI LĂNG,

ĐỐNG ĐA,

ĐIỆN BIÊN PHỦ.

Ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại vĩ đại.

Tương lai thuộc về chúng ta.

Dưới ngọn cờ quang vinh của Đảng ta đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam sẽ mãi mãi tiến lên trên con đường đi đến một tương lai ngày càng tươi sáng. Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam nhất định thành công. Sự nghiệp thống nhất nước nhà nhất định thắng lợi.

Trên thế giới, dưới ngọn cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin, loài người tiến bộ sẽ mãi mãi tiến lên phía trước. Bọn đế quốc thực dân hung tàn sẽ bị quét sạch trên trái đất. Tất cả các dân tộc bị áp bức ngày nay đã đứng dậy đấu tranh sẽ được hoàn toàn giải phóng, làm chủ vận mệnh, đất nước của mình. Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản sẽ toàn thắng. Loài người sẽ tiến lên mãi trong hòa bình và hạnh phúc.

Chúng ta lấy làm tự hào rằng: trong sử sách đấu tranh cách mạng của nhân dân và các dân tộc vùng lên phá tan xiềng xích, chống áp bức bóc lột, Điện Biên Phủ sẽ mãi mãi được coi là một chiến công hiển hách, một sự kiện vĩ đại báo hiệu thắng lợi của nhân dân, của các dân tộc bị áp bức, sự sụp đổ của chủ nghĩa đế quốc thực dân trên thế giới.

Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại sẽ mãi mãi cổ vũ nhân dân ta, dân tộc ta và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, kiên quyết tiến lên giành những thắng lợi mới ngày càng to lớn hơn.

Với các thế hệ mai sau, Điện Biên Phủ sẽ sống mãi.


   
Hà Nội 1964
   KỶ NIỆM MƯỜI NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2022, 08:09:58 pm »


CHÚNG TA
PHẢI PHÁ TAN KẾ HOẠCH QUÂN SỰ NAVA
1


Lời tòa soạn

Từ chiến dịch Biên Giới trở đi, quân đội ta đã chiến thắng liên tiếp trong nhiều chiến dịch, luôn luôn giữ quyền chủ động trên chiến trường Bắc Bộ. Sau khi Hòa Bình được giải phóng, căn cứ du kích ở đồng bằng Bắc Bộ được mở rộng, những địa phương rộng lớn ở Tây Bắc lần lượt trở về tay ta, thế địch ngày càng nguy khốn, bị động. Đế quốc Pháp - Mỹ càng thấy rõ muốn cứu vãn tình thế thì phải tăng thêm lực lượng, thuyên chuyển tướng tá, thay đổi kế hoạch. Thừa lúc chiến tranh Triều Tiên vừa chấm dứt, đế quốc Mỹ tích cực đi sâu vào âm mưu kéo dài và mở rộng chiến tranh Đông Dương. Tháng 5 năm 1953, với sự thỏa thuận của Hoa Thịnh Đốn, chính phủ Pháp chỉ định tướng Nava làm tổng chỉ huy các lực lượng quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương thay tên bại tướng Xalăng.



*

*       *

Nava và bọn tướng tá Pháp - Mỹ nhận định rằng nguyên nhân làm cho tình hình quân đội viễn chinh Pháp ngày càng nguy khốn là lực lượng của Pháp bị phân tán đến cực độ trên khắp các chiến trường Đông Dương để đối phó với chiến tranh du kích của ta. Vì vậy chúng không có một lực lượng cơ động mạnh để đối phó với các cuộc tấn công của chủ lực ta. Trong lúc đó thì chủ lực ta ngày càng tăng thêm, quy mô các chiến dịch của ta ngày càng rộng lớn.

Căn cứ vào nhận định trên, Nava và bọn tướng tá Pháp - Mỹ đề ra một kế hoạch mới gọi là kế hoạch Nava nhằm cứu vãn tình thế, mong chuyển bại thành thắng, và trong một thời gian ngắn giành lấy một vài thắng lợi chiến lược có tính chất quyết định.

Kế hoạch Nava chủ trương tổ chức một lực lượng cơ động chiến lược rất mạnh không những hòng đủ sức đánh tan những chiến dịch tấn công trước mắt của quân ta mà còn hòng đủ sức để tiêu diệt chủ lực của ta sau này. Song khi thực hiện âm mưu trên, Nava đã gặp phải một mâu thuẫn rất lớn: Nếu để lực lượng phân tán chiếm đóng thì không có lực lượng cơ động mạnh, nhưng nếu rút bớt lực lượng chiếm đóng để tập trung lại thì chiến tranh du kích của ta lại lợi dụng những sơ hở mới của địch mà phát triển mạnh lên, vùng tạm chiếm bị thu hẹp. Nava đã giải quyết khó khăn đó bằng cách phát triển ngụy quân làm lực lượng chiếm đóng, thay cho các lực lượng Âu Phi được tập trung lại. Chúng chủ trương tổ chức ngay 54 tiểu đoàn ngụy quân mới, gọi là khinh quân và dự định sang năm 1954 thì tăng số đơn vị ấy lên gấp đôi.

Với lực lượng cơ động tập trung được, bọn đế quốc Pháp - Mỹ định ra kế hoạch tác chiến khá táo bạo, nhằm đi đến tiêu diệt chủ lực ta và kết thúc chiến tranh trong vòng 18 tháng.

Theo kế hoạch đó, thì trong bước đầu, chúng tập trung một lực lượng cơ động khá mạnh ở đồng bằng Bắc Bộ để tấn công và tiêu hao chủ lực của ta, đồng thời đánh chiếm Điện Biên Phủ, nhằm củng cố vùng tạm bị chiếm Tây Bắc thành một bàn đạp vững chắc.

Bước thứ hai, lợi dụng mùa mưa, trong lúc chủ lực ta đã bị mệt mỏi và không thể có hoạt động gì đáng kể, địch sẽ chuyển quân vào miền Nam để đánh chiếm tất cả những vùng tự do và căn cứ du kích của ta ở Liên khu 5 và Nam Bộ.

Rồi sang Thu Đông 1954-1955 trong khi tình hình miền Nam đã được "bình định", thì chúng sẽ tập trung một lực lượng cơ động rất mạnh ra chiến trường miền Bắc, mở cuộc đại tấn công vào hậu phương của ta, từ đồng bằng đánh lên, từ Điện Biên Phủ đánh xuống, hai cánh quân cùng giáp công lại và tiêu diệt chủ lực của ta, chiếm đóng vùng tự do của ta, đi đến kết thúc chiến tranh.

Nếu kế hoạch đó thành công thì nước ta sẽ biến thành một thuộc địa của Pháp - Mỹ, một căn cứ quân sự để chúng tiến hành những âm mưu xâm lược mới.

Đó là khái quát về kế hoạch Nava của địch. Thời kỳ cuối cùng của cuộc kháng chiến cũng là thời kỳ mà quân và dân ta, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và đúng đắn của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch, tích cực đánh bại và phá tan kế hoạch Nava.

Một thời gian ngắn sau khi tên bại tướng Xalăng bị thải hồi, Nava được cử sang thay thế, các báo chí của địch thường nói nhiều đến kế hoạch quân sự mới của Nava. Và chính ngay Nava cũng đã nhiều lần tuyên bố huênh hoang bắt chước giọng lưỡi của Tátxinhi trước đây, đánh trận nhiều trên báo chí hơn là trên chiến trường.

Cách đây gần một tháng, địch đã huy động một lực lượng khá lớn để tập kích vào Lạng Sơn. Thật sự, chúng đã gây cho ta chưa đầy 1% con số thiệt hại như chúng đã công bố, nhưng cuộc tập kích đó đã là một dịp để cho địch tuyên truyền khoác lác về kế hoạch quân sự Nava.

Ngày 11 tháng 8 vừa rồi, bọn địch còn lại ở Nà Sản đã rút lui. Cuộc rút lui đó là một thất bại lớn cho địch, âm mưu của chúng mong dùng Nà Sản để chiếm lại Tây Bắc và che chở cho Thượng Lào đã hoàn toàn thất bại. Mặc dầu như vậy, cuộc rút lui Nà Sản lại là một dịp để địch tiếp tục tuyên truyền cho kế hoạch Nava.

Kế hoạch quân sự của Nava nội dung như thế nào, kế hoạch đó nhằm những mục đích gì và chúng ta cần phải làm gì để phá tan kế hoạch đó?

Trước hết, chúng ta cần nhận rõ rằng một nhược điểm lớn của địch trên chiến trường Việt Nam là thiếu quân số. Quân số đã thiếu mà sinh lực lại bị ta tiêu diệt liên tiếp, cho nên lại càng thiếu hơn. Một nhược điểm lớn thứ hai của địch là từ sau chiến dịch Tây Bắc, chủ lực của chúng đã bị phân tán giữa đồng bằng và rừng núi, lực lượng cơ động của chúng vì vậy mà giảm đi khá nhiều.

Nava ngay khi mới sang đây không thể không nhận thấy điều đó. Và kế hoạch của hắn trước tiên là tăng thêm và chấn chỉnh lại lực lượng của Pháp, đồng thời dùng đủ mọi phương sách để tập trung lực lượng cơ động lại.

Tăng quân bằng cách nào? Mang viện binh ở Pháp sang như trước đây Tátxinhi đã làm thì rất khó, Nava đành yêu cầu tăng thêm cán bộ, khuếch trương ngụy quân. Rốt cuộc, muốn tăng quân chủ yếu vẫn là xúc tiến kế hoạch lập thêm 54 tiểu đoàn khinh quân ngụy và tăng thêm các bộ đội hương dũng phản động.

Tăng lực lượng vẫn chưa đủ, còn phải tập trung lực lương cơ động lại. Địch đã cho bọn ngụy binh thay thế chiếm đóng để tập trung bộ đội Âu Phi lại. Chúng đã tạm thời rút bớt gần 30 vị trí ở đồng bằng. Gần đây, chúng lại rút quân khỏi Nà Sản. Thật là một mâu thuẫn khó giải quyết cho chúng: muốn chiếm thêm đất đai thì phải phân tán lực lượng; muốn tập trung lực lượng thì lại thu hẹp phạm vi chiếm đóng.

Trong kế hoạch tăng cường và chấn chỉnh lực lượng này, Nava chủ trương khuếch trương và sử dụng đến cùng các bộ đội "quốc gia" giả hiệu. Tên tướng phản động này sẽ không từ một mưu mô, thủ đoạn nào, từ lối tuyên truyền lừa gạt và nhồi sọ, đặt "chính trị viên" giả hiệu để làm mật thám trong các đơn vị ngụy quân, cho đến những lối lưu manh hoá hoặc làm truỵ lạc những thanh niên bị bắt, xô đẩy ngụy binh vào con đường tàn hại đồng bào, chết thay cho giặc.

Mục đích tăng cường và tập trung lực lượng của Nava là đi tới "bình định" các vùng tạm bị chiếm nhất là đồng bằng Bắc Bộ, đánh phá hậu phương ta và dần dần thoát khỏi thế bị động hiện nay của chúng. Mục đích đó không có gì mới lạ, đó cũng là sự mong mỏi và ảo tưởng của tất cả bọn thực dân xâm lược từ trước tới nay. Chỗ mới trong kế hoạch Nava là ở trong thủ đoạn thực hiện.
___________________________________________
1. Bài đăng trên báo Nhân dân, số 129 (11-15 tháng 8 năm 1953), lấy bút danh Hồng Nam.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2022, 08:10:51 pm »


Địch hiện nay nói rất nhiều về việc giành lại thế chủ động, nhưng mưu mô lớn của chúng vẫn là khống chế những vùng sau lưng địch giàu có của ta. Có khống chế được những vùng đó thì mới tránh được nguy cơ bị giáp công từ ngoài vào và từ trong ra. Có khống chế được những vùng đó thì mới cướp của, cướp người của ta được. Tên Mác Cơlắc trước đây đến thăm Việt Nam1 đã từng lo ngại cho hậu phương của giặc ở Việt Nam. Nava gần đây cũng phải nhận rằng tình hình của chúng ở vùng sau lưng địch là nghiêm trọng và hết sức lo lắng đối với "những vùng đỏ" rộng lớn ở ngay trong lòng chúng. Cho nên chúng sẽ ra sức càn đi quét lại các căn cứ của ta, rút kinh nghiệm thất bại cũ, sẽ phối hợp các bộ đội cơ động với các tiểu đoàn khinh quân, càn quét dần dần và đi sâu hơn, trong một thời gian dài hơn, và sau khi càn quét để lại nhiều lực lượng hơn trước để chiếm giữ. Chủ trương càn quét tàn khốc đó, đi đôi với kế hoạch dồn làng và tập trung dân hiện chúng đang làm.

Trong lúc đó, chúng sẽ tăng cường việc đánh phá vùng tự do của ta, tăng cường hoạt động gián điệp - chính Nava trước đây là một tên sĩ quan tình báo - thả thổ phỉ và tổ chức thổ phỉ ở hậu phương ta, ném bom bắn phá dữ dội ở các đường giao thông quan trọng, v.v. Chúng sẽ nhằm những nơi và thừa những lúc ta sơ hở mà đánh sâu vào hậu phương của ta cướp phá và gây ảnh hưởng chính trị, nhất là ở những vùng giàu có, buôn bán tập trung, có cơ quan, kho tàng quan trọng. Chúng mong làm cho dân chúng hoang mang, về quân sự thì mong làm cho chủ lực ta bị phân tán để giảm bớt thế chủ động của ta.

Địch sẽ tranh thủ thời gian, một mặt đánh phá vùng tạm chiếm, một mặt tập kích vào vùng tự do của ta, mong tạo điều kiện để tập trung lực lượng cơ động lại ngày càng nhiều, tiến tới giành thế chủ động, và trong thời gian sắp tới thì có thể chống đỡ hoặc phá được cuộc tấn công mới của ta. Chống đỡ với cuộc tấn công đó vẫn là một mối lo lắng lớn của Nava cũng như của các tên chỉ huy Pháp trước đây, vì kinh nghiệm đã chỉ rõ cho chúng biết rằng mỗi lần chủ lực của ta mở cuộc tấn công là một lần chúng bị thất bại đau đớn.

Trên đây là những nét chính của kế hoạch Nava nhìn qua những hành động quân sự đầu tiên của chúng. Kế hoạch đó vẫn tiếp tục âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, nói chung là âm mưu dùng người châu Á đánh người châu Á của đế quốc Mỹ - kế hoạch đó đi đôi với âm mưu chính trị của chính phủ phản động Pháp tuyên bố "hoàn thành độc lập" giả hiệu cho bọn chính phủ bù nhìn. Kế hoạch đó không những là một âm mưu mới của bọn thực dân Pháp mà lại là âm mưu mở rộng chiến tranh, tăng cường sự can thiệp của đế quốc Mỹ vào chiến trường nước ta. Chẳng thế mà tên ngoại trưởng phản động Mỹ đã ra sức tán dương kế hoạch này và chính phủ Mỹ cũng đã từng hứa hẹn hết sức giúp đỡ thực dân Pháp thực hiện kế hoạch đó.

Quân địch càng thất bại, chúng càng cố gắng. Trước đây, sau trận đại bại Biên Giới, Pháp và Mỹ đã cho Tátxinhi sang. Lần này, sau các trận đại bại ở Tây Bắc và Thượng Lào bọn đế quốc Pháp - Mỹ lại định ra kế hoạch quân sự mới và cho tên Nava sang để thực hiện kế hoạch đó.

Chúng ta cần nhận rõ âm mưu của địch, theo dõi hành động của chúng và tỉnh táo đề phòng, tích cực chiến đấu, để phá tan âm mưu của chúng:

a) Muốn phá kế hoạch của địch thì tăng cường cuộc đấu tranh ở vùng sau lưng địch là một việc rất quan trọng. Ở vùng sau lưng địch, chúng ta cần có sự chuẩn bị về tư tưởng và kế hoạch, sẵn sàng phá tan các cuộc càn quét lối mới của địch. Chúng ta phải tăng cường lực lượng vũ trang, đặc biệt là lực lượng vũ trang và bán vũ trang ở huyện và xã, có như vậy mới chống lại được các cuộc càn quét dài ngày. Phải tin tưởng nhất định có thể phá tan lối càn quét mới của địch cũng như chúng ta đã chiến thắng bao nhiêu lối càn quét cũ của chúng. Ở mỗi địa phương, chúng ta phải tạo cơ hội tiêu diệt cho kỳ được một số đơn vị khinh quân mà tinh thần rất bạc nhược, để làm cho bọn này hoảng sợ, để phá âm mưu khuếch trương ngụy binh của địch. Tiêu diệt bọn khinh quân cũng tức là phá một phần kế hoạch càn quét mới của chúng.

b) Ở vùng tự do thì cần chống lại tư tưởng chủ quan khinh địch, phải dựa vào việc phát động quần chúng, dựa vào nhân dân mà đề phòng gián điệp, tăng cường bảo mật, trừ gian, tiêu diệt bọn thổ phỉ. Đồng thời phải tích cực tăng cường các lực lượng vũ trang và bán vũ trang để cho các lực lượng này đủ sức tiêu hao hoặc tiêu diệt một bộ phận địch khi chúng đánh tới. Vì quân địch càng đi sâu vào nội địa của ta thì càng gặp khó khăn, cho nên chỉ cần chúng ta không chủ quan, có đề phòng, chú ý tăng cường và chấn chỉnh lực lượng vũ trang, thì chúng ta nhất định phá được âm mưu địch đánh ra vùng tự do của ta. Ở tất cả các địa phương, nhất là những nơi giáp địch, cần coi việc bảo vệ hậu phương là một nhiệm vụ quan trọng.

c) Trong khi đó, bộ đội chủ lực của ta càng phải tăng cường lực lượng chiến đấu, chỉnh quân thắng lợi, học tập chiến thuật kỹ thuật tiến bộ, khi có cơ hội là đánh cho địch những đòn rất nặng, như ở Biên Giới, như ở Hòa Bình, như ở Tây Bắc hoặc hơn thế nữa. Các đơn vị chủ lực phải luôn luôn sẵn sàng để chiến đấu, hết sức cơ động linh hoạt; có như vậy mới không bỏ qua cơ hội để tiêu diệt địch, mới làm cho những cuộc hành binh mạo hiểm của địch trở nên những thất bại đau đớn của chúng.

d) Muốn phá kế hoạch Nava thì không những chiến trường Bắc Bộ phải cố gắng, mà các chiến trường Trung, Nam cũng cần ra sức hoạt động. Sự hoạt động tích cực đó trở nên ngày càng quan trọng, không những để kiềm giữ lực lượng địch và phối hợp với Bắc Bộ, mà để chống lại âm mưu của địch tăng cường việc đánh phá để "bình định", mở rộng vùng tạm bị chiếm, bắt người cướp của, khuếch trương ngụy binh ngay ở trên các chiến trường Trung và Nam.

Kế hoạch quân sự Nava đại để là như thế.

Kế hoạch này căn bản vẫn tiếp tục âm mưu dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, như trên đã nói. Đó là tính chất thâm độc của nó, đồng thời cũng là nhược điểm lớn nhất của nó.

Chúng ta tin tưởng nhất định đánh bại kế hoạch này cũng như trước đây quân đội và nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Hồ Chủ tịch, Đảng và Chính phủ, với một tinh thần chiến đấu anh dũng đáng khen ngợi, đã từng đánh bại "bình định" đồng bằng và đánh ra Hoà Bình của Tátxinhi; đánh bại kế hoạch cố thủ Nà Sản để chiếm lại Tây Bắc của Xalăng, và nhiều kế hoạch khác của bọn thực dân xâm lược Pháp và bọn can thiệp Mỹ.

HỒNG NAM

______________________________________________
1. Tướng Mỹ, đến Việt Nam hạ tuần tháng 3 năm 1953 dưới thời Xalăng (BBT).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #39 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2022, 08:17:49 pm »


KẾ HOẠCH NAVA
ĐÃ GẶP NHỮNG THẤT BẠI NẶNG NỀ
1 

Kế hoạch "tăng cường và tập trung binh lực", nhất là tăng cường các tiểu đoàn khinh quân ngụy và tập trung quân cơ động bình định địch hậu, thả thổ phỉ vào hậu phương, đánh ra vùng tự do của Nava... để hòng dần dần thoát khỏi thế bị động giành lại quyền chủ động đã gặp những thất bại nặng nề. Địch vừa đưa từ Pháp sang và từ Triều Tiên về được một vạn quân, thì từ khi Nava sang đến nay đã bị ta tiêu diệt mất 44 nghìn sinh lực. Số mới được bổ sung không đủ bù cho số mới thiếu hụt. Địch tìm đủ mọi cách lừa phỉnh và bắt ép thanh niên ta vào ngụy binh, nhưng phong trào của nhân dân ta trong địch hậu nổi lên rộng khắp, chống bắt lính và đòi chồng con, ngụy binh bỏ hàng ngũ giặc ngày càng nhiều và ta đã tiêu diệt được 2 tiểu đoàn và 13 đại đội khinh quân nguỵ... khiến âm mưu phát triển ngụy quân nhất là các tiểu đoàn khinh quân của Nava đã gặp những thất bại nặng.

Địch rút khỏi Nà Sản, bỏ hơn 30 vị trí ở đồng bằng, điều quân từ Trung, Nam và Lào, Miên ra Bắc để tập trung binh lực nhất là tập trung quân cơ động. Nhưng trước sự uy hiếp của quân ta và sự lớn mạnh của Quân giải phóng Pathét Lào, địch đã phải thả dù hơn 10 tiểu đoàn xuống Điện Biên Phủ để che chở cho Lai Châu, điều binh đoàn cơ động số 2 vào Thà Khẹt. Hiện nay Lai Châu đã được giải phóng, khu căn cứ kháng chiến Trung Lào được mở rộng, 10 tiểu đoàn tinh nhuệ của địch vẫn bị chôn chân ở Điện Biên Phủ, số quân còn lại của binh đoàn cơ động số 2 vẫn bị giam chân ở mặt trận Savannakhét và đường số 9. Nava đang mắc kẹt giữa tập trung và phân tán binh lực. Phân tán thì dễ bị tiêu diệt, nhưng tập trung thì không chiếm được đất đai. Đó là mâu thuẫn cơ bản của chế độ đế quốc không thể nào giải quyết được và nhất định đưa chúng đến những thất bại hoàn toàn. Từ khi vội vã rút lui khỏi tây nam Ninh Bình, địch đã liên tiếp mở những cuộc càn quét lớn vào Hải Hậu và Kiến Xương ở Nam Định, Thái Bình. Gần đây chúng lại đã tập trung 7 binh đoàn cơ động có đầy đủ pháo binh và phi cơ yểm hộ, mở một cuộc càn quét thứ hai vào phía nam Thái Bình. Nhưng tất cả các cuộc càn quét đó không đạt được mục đích bình định mà còn bị thiệt hại nặng, tổng cộng bị ta tiêu diệt 3.000 tên. Địch tập trung càn nơi này thì bỏ sơ hở nơi khác, quân ta đã nhân cơ hội đẩy mạnh chiến tranh du kích, mở những trận đánh tương đối lớn, lập được nhiều chiến công to. Đặc biệt trận công kiên diệt viện ở Gia Lộc đã tiêu diệt hoàn toàn tiểu đoàn Maroc số 3, trận tập kích thị xã Thái Bình, tiêu diệt tên quan Spiroth và toàn bộ chỉ huy của hắn, trận tập kích Dị Sử, căn cứ hậu phương của binh đoàn số 3, tiêu diệt trên 300 tên địch, thu gần 500 khẩu súng các cỡ. Giặc không thực hiện được âm mưu "bình định" đồng bằng lại còn bị uy hiếp ở phía sau và giáp công hai mặt ngày càng nguy khốn.

Bọn thổ phỉ thả vào hậu phương ta phần lớn bị bao vây và tiêu diệt. Riêng ở Sơn La và Lai Châu trên 3.000 thổ phỉ đã bị ta giết và bắt sống. Bọn phỉ còn lại ở các nơi khác đang bị tấn công và hiện bị cô lập không hoạt động được. Về căn bản, âm mưu của địch thả thổ phỉ quấy rối hậu phương ta đã thất bại.

Địch tập kích vào thị xã Lạng Sơn và đánh ra tây nam Ninh Bình hòng phân tán, thu hút chủ lực ta đến đối phó, phá hoại nhân tài vật lực của ta, cản trở cuộc chuẩn bị tấn công Thu Đông của ta. Nhưng chủ lực của ta bình tĩnh giữ vững quyền chủ động kiên quyết tập trung hoàn thành nhiệm vụ chỉnh quân chính trị và chỉnh huấn quân sự. Kho tàng, công xưởng của Chính phủ, thóc lúa của nhân dân đã được cất giấu phân tán hoặc chuyển đi nơi khác. Mục đích cuộc tập kích và hành binh của địch không đạt được, địch lại còn bị tiêu diệt trên 5.000 tên.

Lai Châu được giải phóng là một thất bại nặng nề của địch và là một thắng lợi to lớn của ta về mọi mặt quân sự và chính trị. Thượng Lào bị sơ hở, Điện Biên Phủ bị uy hiếp, "Xứ Thái tự trị" giả hiệu của địch bị tan rã. Vùng tự do của ta được củng cố, đường liên lạc quốc tế của ta được mở rộng, chính sách dân tộc đoàn kết của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch đã thành công, đồng bào Thái thân yêu được trở về với đại gia đình dân tộc Việt Nam. Thất bại Lai Châu của địch làm cho binh lính chúng thêm hoang mang dao động. Thắng lợi Lai Châu của ta đang cổ võ tinh thần chiến đấu anh dũng, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, nỗ lực thi đua giết giặc lập công của toàn thể quân đội ta để giật cờ danh dự "Quyết chiến quyết thắng" của Hồ Chủ tịch và để chúc mừng tình hữu nghị Việt - Trung - Xô vĩ đại. Kế hoạch Nava mới được đem thi hành đã thất bại nặng nề. Càng đi sâu vào việc thực hiện kế hoạch đó, Nava còn gặp nhiều thất bại nặng nề hơn nữa. Nhất định hắn không thể thoát khỏi thế bị động mà càng ngày càng lâm vào thế bị động nguy hiểm nữa.

Kết quả cuối cùng chắc chắn Nava sẽ bị thất bại hoàn toàn và bị cách chức như các tên bại tướng trước.

CHÍNH NGHĨA2
_____________________________________________
1. Bài đăng trên báo Quân đội nhân dân, số 117, ngày 3 tháng 1 năm 1954, xuất bản tại mặt trận Điện Biên Phủ, lấy bút danh Chính Nghĩa.
2. Chính Nghĩa là bút danh của những bài bình luận quân sự do đồng chí Võ Nguyên Giáp gợi ý và hướng dẫn phóng viên chắp bút. In trên báo Quân đội nhân dân, xuất bản tại mặt trận Điện Biên Phủ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM