Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 05 Tháng Mười, 2023, 12:35:33 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 174 anh hùng  (Đọc 3336 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #40 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2023, 10:06:17 am »


TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG VÀO ĐỒI A1

TRẦN DUY


Đêm ngày 6 tháng 5 năm 1954, sau một thời gian chỉnh đốn lại tổ chức bổ sung và học tập, đơn vị lại được lệnh công kích vào đồi A1.

Tiểu đoàn 249 vẫn là đơn vị chủ công của e174 - đại dội 317 đánh chính diện và bên phải, đại đội 316 đánh bên trái đồi A1 mũi diện, đại đội 315 dự bị. Đại đội tôi là 316 lần này thay đổi tập kết về phía trái đồi Cháy (về phía Hồng Cúm) xung phong sẽ tiến sát đồi Cháy qua suối lên đồi A1. Trên phổ biến trận này có tiếng nổ lớn (đề phòng sức ép tất cả đều phải quay mặt về phía sau) sau tiếng nổ là lệnh xung phong. Khi xuất kích chiếm lĩnh trận địa sau đồi Cháy được hơn một giờ thì đồng chí Mùi A trưởng kêu đau bụng không đi chiến đấu được. Anh Trương Duyên đại đội trưởng và anh Hồng Giang chính trị viên đại đội gọi tôi lên và giao cho tôi chỉ huy tiểu đội, đồng chí Ngải là A phó. Thú thực là tôi rất lo, sau các anh động viên và tin tưởng, kèm theo tôi cũng có một số kinh nghiệm của các trận đánh trước nên tôi cũng yên tâm. Khoảng 21 giờ, một tiếng nổ trầm làm rung chuyển cả hầm, tôi ra ngoài nhìn về phía đồi A1, khói bộc phá đã trùm kín đồi A1 và lan sang đồi Cháy. Mãi tới 10 phút sau mới có lệnh xung phong. Lúc này địch ở một số nơi đã bắt đầu chống cự. Đơn vị tôi phải vòng qua phía trái đồi Cháy, lội qua suối nước tiến lên đồi A1. Hào dốc, trơn, ướt, đồng chí Điển y tá đại đội không lên được. Đơn vị lùi lại, cối 120 ly của địch bắn ở Hồng Cúm lên trúng giao thông hào làm tiểu đội tôi hy sinh mất 5 ngươi phía sau. Tôi đành phải kéo đồng chí Điển sang một bên, tôi cùng anh em vượt tiến lên được một đoạn đến hàng rào thì gặp anh Trương Duyên đại đội trưởng bị thương nặng nằm tại đó, tôi lấy băng băng cho anh, thì anh em bảo vượt lên đi, ở đây nguy hiểm lắm. Thế là tôi vẫy anh em lao lên, một đồng chí chạy trước tôi bị trúng đạn hy sinh. Tôi vượt qua nhanh chóng chiếm được đầu giao thông hào, tôi bắn và ném lựu đạn về phía trước. Địch chạy tán loạn, tôi nhảy xuống hào thì bị một quả mìn lân tinh nổ tung lên, cháy và khói bắt vào quần áo. Tôi lúng túng vì không có nước dội nên tôi nhanh chóng cởi bỏ quần áo ngoài và tiếp tục tiến. Địch bị dồn từ hai phía, ngay lúc đó có khoảng 5-7 tên xin hàng. Tôi cho anh em cảnh giới và nói "Hô lê manh" (giơ tay lên) và nói "đề dác mê vu" (bỏ súng xuống). Chúng vội vàng bỏ súng xuống và tháo nhanh thắt lưng. Tôi vẫy tay, chúng ngoan ngoãn đi về phía sau. Tôi và hai đồng chí nữa phát triển được độ 15-20m dọc hào thì chiếm được một lô cốt có khẩu trọng liên 12 ly 7 hướng bắn về phía đồi Cháy. Xong tiếp tục phát triển thì gặp giao thông hào có nắp lại có một đoạn trống. Hôm ấy tôi được trang bị đèn pin, tôi cứ bấm đèn loé lên dọc hào và bắn về phía trước và tiến chiếm từng đoạn. Lúc này địch chống cự mạnh hơn. Tôi vừa đánh vừa cho anh em nhặt thêm lựu đạn và đạn, mỗi người có túi lựu đạn và hàng chục băng đạn tuyn rồi cho một đồng chí bò lên cứ chỗ nào không có nắp thì ném lựu đạn xuống. Tôi thấy tiếng nổ phía trước là dọi đèn pin bắn và tiến theo dọc hào từng đoạn, địch bị thương vong nhiều. Tôi cùng hai đồng chí đánh hết đường hào phía trái đồi A1 thì đồng chí Hồng Giang chính trị viên đại đội và đồng chí trung đội phó Lương Văn Thể cùng 3 đồng chí nữa có một khẩu trung liên tắc vì đất nhét vào, bổ sung cho tôi. Lúc đó tôi ở dưới đường xe tăng nhìn chéo sang thì thấy một lô cốt ở gốc cây đa cụt, địch đang bắn mạnh về phía chúng tôi. Tôi đề nghị anh Hồng Giang cho đánh. Anh động viên chúng tôi cẩn thận. Tôi tổ chức đánh ngay, để hai đồng chí ném lựu đạn khói và yểm trợ. Khi lựu đạn khói nổ, tôi và hai đồng chí nữa lợi dụng khói mù nhanh chóng vượt lên qua đường xe tăng tiếp cận lô cốt, tiến sát đường chắn. Không để địch kịp trở tay, tôi và anh em nhanh chóng ném lựu đạn và tiến sát cửa hầm. Tôi ném thêm một quả lựu đạn và bắn luôn một băng đạn vào trong, địch chết ngổn ngang, có tên còn đeo tai nghe nằm chết trên giường bạt. Tôi soi đèn pin và lấy được một bản đồ Điện Biên Phủ và một máy ảnh. Vừa ra tới cửa hầm định quan sát tìm đường tiến, thì nghe có tiếng động trong hầm, tôi soi đèn pin thì ở góc hầm có miếng vải dù che có người. Tôi lấy khẩu súng trường lao báng về phía đó, thì có tiếng kêu: "Con xin hàng". Tôi hướng súng về phía đó và quát: "Ra ngay không tao bắn". Một tên vén miếng vải dù giơ tay ngoan ngoãn đi ra. Nó nói "Con là thông ngôn của tên quan Ba". Tôi hỏi ngay tên quan Ba ở đâu và còn hầm nào nữa không?

Lúc này tên thông ngôn nhanh chóng dẫn tôi đi ra cửa hầm có lối thông ra A3. Nó lật mấy cái ghế và vài bao cát thì cửa hầm lộ ra. Tôi cho hai đồng chí cảnh giới và bắt tên thông ngôn gọi hàng. Tôi bảo nó gọi bằng tiếng Pháp, là Việt Minh đã chiếm hết đồi A1, không hàng Việt Minh sẽ cho bộc phá xuống chết hết. Tên thông ngôn ấp úng, tôi cho một báng súng vào lưng và ném một quả thủ pháo xuống. Chúng ho xặc xụa, tên thông ngôn sợ quá gọi ngay. Lúc đầu chúng lên được 2-3 tên. Tên thông ngôn lại gọi, tôi ném lựu đạn xuống. Lúc này chúng kêu xin hàng, lại lên được 2 tên. Đến tên thứ 3, nó chạng tay ra cửa hầm và kêu bị thương nhờ kéo lên. Ngay lúc đó máy bay địch thả đèn dù sáng rực, tôi nhìn thấy ở nách tên bị thương có một nòng súng đang đưa lên chưa kịp bắn, tôi nhanh chóng bắn ngay tên ngăn cửa hầm chết, đè luôn nòng súng xuống. Tôi lại ném tiếp lựu đạn xuống và thủ pháo. Chúng ho nhiều và kêu xin hàng. Lần này chúng lên rất nhanh, độ 4-5 tên. Tên đi sau đội mũ đỏ, tôi cho là tên quan Ba, tôi để riêng nó ra và cho đồng chí Điệp giữ nó. Sau đó còn 2-3 tên nữa lên hàng nốt. Tôi bảo tên thông ngôn hỏi xem còn nữa không? Nó hỏi tên sau cùng rồi nói ở dưới chết một số, đến đó là hết. Tôi cho cảnh giới, lệnh cho đồng chí Điệp dẫn tên quan Ba và tên thông ngôn về chỗ anh Hồng Giang ở dưới hầm qua đường xe tăng gần đó, báo cáo chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ và chờ lệnh.

Lúc đó khoảng 4 giờ sáng, sau đó trung đội đồng chí Ba Sào thuộc đại đội 315 cũng tới, khoảng 4 giờ 30 đến 5 giờ thì anh Hồng Giang gọi tôi và đồng chí Lương Văn Thể về hầm chỉ huy.

Đồng chí Hồng Giang chính trị viên đại đội 316 thay mặt chi bộ tuyên bố kết nạp Đảng cho anh Lương Văn Thể và tôi ngay mặt trận. Tuyên bố đề bạt tôi chính thức là tiểu đội trưởng và đề nghị lên trên tặng thưởng huân chương chiến sỹ hạng nhất cho tôi. Quyết định được liên lạc mang ngay về tiểu đoàn. Khi đồng chí liên lạc về, nói là được trên khen ngợi đơn vị chúng tôi. Tôi lại về vị trí chiến đấu thì gặp anh Lê Sơn tiểu đoàn phó cũng đã đến. Chúng tôi đang chờ lệnh xuống A3 và Mường Thanh. Đến 6 giờ sáng ngày 7/5/1954 tôi được lệnh bàn giao trận địa cho C315 về phía sau tắm rửa rồi lên gặp tiểu đoàn và trung đoàn. Khi tôi lên đến tiểu đoàn thì đã có anh Châu C trưởng C317 và anh Thạch là B phó đại đội chủ công, còn tôi thuộc C316 tiểu đội trưởng đánh giao thông hào có nắp và lô cốt cuối cùng gốc cây đa cụt. Sau trên căn dặn anh Châu dẫn chúng tôi lên trung đoàn và đại đoàn. Lên đến đại đoàn gặp anh Chu Huy Mân và anh Lê Quảng Ba thì có anh Hồ Hải Nam tiểu đoàn trưởng và anh Thưởng của E98 đơn vị đánh đồi Mâm Xôi và đồi Châu Ún cũng có mặt. Sau đó các đồng chí động viên chúng tôi và giao cho đồng chí Hồ Hải Nam dẫn chúng tôi lên Bộ tham mưu và sở chỉ huy chiến dịch tại Mường Phăng.

Khi gặp có: anh Văn (Đại tướng Võ Nguyên Giáp), anh Lê Liêm, anh Hoàng Văn Thái, anh Lê Quang Đạo.

Chiều hôm gặp các đồng chí trên còn chiêu đãi chúng tôi một bữa. Hôm sau từng người báo cáo trên sa bàn, Đại tướng và các đồng chí nghe xong, khen ngợi đơn vị chúng tôi và rút kinh nghiệm. Khoảng trưa ngày 8/5/1954 thì Đại đoàn 312 dẫn tướng Đờ Cát và ban tham mưu của chúng vào Mường Phăng. Ngày 9/5/1954 chúng tôi dự lễ mít tinh mừng chiến thắng rồi ra về. Về tới đơn vị, tôi lại được lệnh ở lại Điện Biên Phủ phối hợp với đơn vị bạn quay phim diễn lại trận đánh vào đồi A1 và tiến xuống Mường Thanh rồi cắm cờ tại hầm Đờ Cát. Hai mươi ngày sau tôi mới rời Điện Biên Phủ về đơn vị tại Sánh Lược thuộc huyện Thọ Xuân tỉnh Thanh Hóa. Lúc này đơn vị đã mừng công xong đang học tập.

Ngày 20/7/1954 chúng tôi được phổ biến lệnh đình chiến lập lại hòa bình ở Đông Dương. Thế là chiến tranh chống Pháp đã chấm dứt.

Đơn vị tôi được điều về thị xã Thanh Hóa trao trả tù binh, mấy tháng sau về Đò Lèn giúp dân chống lũ lụt. Tôi lại được giao phụ trách một tiểu đội phối hợp với đơn vị do anh Hải Bằng chỉ huy về duyệt binh tại Hà Nội mừng Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh về thủ đô vào ngày 1/10/1955. Những ngày gian nan và đáng ghi nhớ ấy tôi không thể nào quên.

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2002
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #41 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2023, 10:09:08 am »


TRẬN ĐÁNH “Ụ THẰNG NGƯỜI”
TRÊN ĐỒI A1 ĐIỆN BIÊN PHỦ

(Đêm 6-5-1954)

LÂM VIẾT HỮU1

Đồi A1, một vị trí quan trọng ở phía Đông tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ cách Sở chỉ huy của tướng Đờ Cát khoảng 300m đã diễn ra trận đánh rất quyết liệt suốt 38 ngày đêm (từ 30/3/1954 đến 7/5/1954). Ta và địch giành giật nhau từng tấc đất, ụ súng, ngách hào, căn hầm. Xác địch chết rải rác trên khắp các chiến hào, mặt đồi. Xe tăng địch lên phản kích bị bắn cháy còn nằm trên đồi A1.

Quân địch dựa vào hầm ngầm, không quân, pháo binh chi viện. Chúng đào giao thông hào dài gần 300m nối từ A3 lên đồi A1 để cơ động lực lượng phản kích. Khi bị quân ta tấn công, trận đánh lần thứ nhất suốt 3 ngày đêm, từ 30/3 đến 2/4/54 ta vẫn chưa chiếm được đồi A1. Tôi nhận được lệnh của Trung đoàn trưởng, đại đội 674 chuyển sang phòng ngự, chuẩn bị cho đợt tấn công mới.

Theo lệnh Trung đoàn trưởng, tôi về sở chỉ huy đại đoàn để báo cáo tình hình chiến đấu của đại đội trên đồi A1. Dọc theo giao thông hào lên sở chỉ huy đại đoàn, tôi vẫn nghe rõ tiếng lựu đạn, tiểu liên đánh trả quân địch trên đồi A1.

Đi chừng 1km tới Sở chỉ huy, tôi thấy Đại đoàn trưởng Lê Quảng Ba, chính ủy Chu Huy Mân và các đồng chí cơ quan Bộ Tư lệnh đang nghiên cứu tấm bản đồ đồi A1.

Bỗng có tiếng chuông điện thoại reo vang. Đại đoàn trưởng ra hiệu cho tôi ngừng lại. Một lát sau, ông đặt ống nói, vẻ mặt nghiêm nghị bảo tôi lên báo cáo tình hình trận đánh đồi A1 với Bộ Chỉ huy Mặt trận.

Trên đường từ sở chỉ huy đại đoàn lên sở chỉ huy mặt trận ở Mường Phăng, hai bên đường cảnh vật xơ xác những vạt rừng cháy trụi, cây cối đổ nghiêng ngả. Đường rừng vắng vẻ càng thêm vắng vẻ. Nhiều ý nghĩ trong tôi buồn vui lẫn lộn. Tôi đi tới Mường Phăng lúc nào không biết.

Một bất ngờ đối với tôi là được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bất giác tôi nhớ lại năm 1950, tôi được gặp Đại tướng trước khi trung đoàn 174 tiêu diệt đồn cao Đông Khê. Chiến thắng Đông Khê đã góp phần giải phóng Cao Bắc Lạng. Thấy Đại tướng rất khoẻ mạnh, thăm hỏi tình hình ăn ở, sinh hoạt của bộ đội ngoài mặt trận, nỗi lo trong tôi dần dần biến mất. Tôi báo cáo với Đại tướng và Bộ chỉ huy Mặt trận về tình hình địch, về trận đánh của đại đội 674 trên đồi A1, những gương chiến đấu dũng cảm của cán bộ chiến sĩ lao lên phá huỷ xe tăng địch. Anh em chiến đấu quần nhau với địch, giữ vững từng ụ súng, ngách hào, căn hầm. Nghe tôi báo cáo, các đồng chí khen ngợi cán bộ chiến sĩ đã anh dũng chiến đấu, diệt được nhiều địch, phá huỷ xe tăng địch, hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các đồng chí hỏi kỹ về tình hình địch trong cứ điểm, đường địch lên phản kích chi viện cho A1. Đại tướng hỏi: “Có cắt được quân tiếp viện của địch không?”. Tôi báo cáo: “Đại đội tôi làm được!”. Rất vinh dự đối với tôi được Đại tướng Võ Nguyên Giáp trao tặng tôi 1 huy hiệu Điện Biên Phủ và chiếc ca “Quyết chiến Quyết thắng” của Bác Hồ tại sở chỉ huy Mường Phăng. Đồng chí còn gửi 10 chiếc huy hiệu và 10 chiếc ca tặng thưởng cho cán bộ, chiến sỹ của đại đội đã lập công đợt chiến đấu 3 ngày đêm trên đồi A1. Đây là kỷ niệm sâu sắc nhất đời tôi.

Để chuẩn bị cho đợt tấn công thứ ba vào tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, tôi được điều từ đại đội 674 về làm đại đội trưởng đại đội 671, đại đội chủ công của tiểu đoàn 251, trung đoàn 174, đại đoàn 316. Nhiệm vụ đại đội 671 là cắt đường hào từ A3 lên A1, chặn đứng quân tiếp viện của địch, không để địch tiếp viện được cho A1. 10 ngày đêm đại đội vừa chiến đấu vừa làm trận địa dưới tầm hoả lực của địch thật gian khổ, quyết liệt. Có hôm địch đưa cả xe tăng và bộ binh ra phản kích tràn qua đội hình của đại đội, san lấp cả đường hào của ta, làm một số anh em hy sinh và bị thương. Nhưng với quyết tâm cắt đường giao thông hào tiếp viện của địch, trận địa tấn công của đại đội hướng thẳng vào “ụ thằng người” mỗi lúc một gần, chỉ còn cách chừng 30m.

Ngày 6/5/1954, một ngày khác thường, mọi người trong đại đội 671 đều tấp nập làm công tác chuẩn bị. Chẳng ai bảo ai, họ đều mặc những bộ quần áo mới nhất, nai nịt gọn gàng để được tham gia trận đánh quyết định “đánh chiếm ụ thằng người”, cắt con đường tiếp viện lên đồi A1 của địch.

Khoảng 21 giờ, một ánh chớp loé sáng, một tiếng nổ không to lắm của quả bộc phá 1000kg từ trong lòng đồi A1 nổ tung làm cho đất đá, khói bụi tung lên rơi xuống, cả trận địa trở nên im lặng. Chỉ ít phút sau, hoả lực của địch từ đồi A1, A3, “ụ thằng người” bắn ra rất mãnh liệt. Trên hướng chủ yếu của Trung đoàn, tôi nghe thấy tiếng lựu đạn, tiểu liên của quân ta nổ giòn giã. Pháo binh địch từ Hồng Cúm, Mường Thanh bắn vào đội hình của đại đội rất mạnh. Trung đội trưởng bộc phá và 3 chiến sĩ của đại đội hy sinh, 9 bộc phá viên bị thương. Hoả lực của địch từ A1 và “ụ thằng người” bắn rất mạnh, anh em bộc phá không tiến lên được. Tiểu đội trưởng Trần Quý để nghị đại đội chi viện để tiểu đội lên đánh bộc phá vào “Ụ thằng người".

Trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An gọi điện thoại thông báo cho biết, trên hướng chủ yếu của Trung đoàn gặp khó khăn, bị địch chặn lại trước hầm ngầm. Trung đoàn trưởng lệnh cho đại đội 671 nhanh chóng đánh chiếm “ụ thằng người”, cắt đường tiếp viện của địch, chi viện cho hướng chủ yếu. Tôi vừa bị thương vào sống mũi, máu trào qua miệng, mắt bị hoa, mọi vật xung quanh như quay cuồng. Nhưng nghĩ tới đồng đội đã hy sinh còn nằm trên đồi A1, nhớ lời hứa với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tôi lau nhanh máu trên mặt, đặt ống nói, lao qua hoả lực của địch, tổ chức lại lực lượng, dùng hoả lực bắn chi viện cho tiểu đội bộc phá của Trần Quý, tiến lên đánh “ụ thằng người”. Tiểu đội trưởng Trần Quý vẫn báo cáo: “ụ thằng người” bắn mạnh, anh em không lên đánh bộc phá được. Tôi lệnh cho súng cối 60 ly bắn đạn phóng lôi chùm lên “ụ thằng người”, dùng hoả lực chi viện cho bộc phá. Những tiếng nổ nối tiếp nhau rung chuyển cả không gian. Hoả lực của địch ở “ụ thằng người” bỗng im bặt.

0 giờ 30 phút ngày 7/5/1954, đại đội 671 đã xung phong đánh chiếm được “ụ thằng người”, cắt được con đường hào tiếp viện của địch từ A3 lên A1, diệt gọn 1 trung đội địch, phá huỷ 3 trung liên, 1 đại liên. Chính trị viên đại đội bị thương nặng, đại đội phó và 5 anh em hy sinh.

Đại đội 671 lúc này chia thành hai bộ phận. Một trung đội được tăng cường hoả lực chặn đường hào từ A3 lên A1. Lực lượng chủ yếu còn lại do tôi chỉ huy đánh chiếm các ụ súng 13, 14, 16 chi viện cho hướng chủ yếu của Trung đoàn, nhưng quân địch rất ngoan cố đánh trả quyết liệt.

Đến 3 giờ 20 phút sáng ngày 7/5/1954, đại đội 671 đã tiến đến khu xe tăng địch trên đỉnh đồi A1, bắt liên lạc được với hướng chủ yếu của Trung đoàn. Đại đội diệt thêm được 20 tên địch, và bắt sống 45 tên. Cuộc chiến đấu 38 ngày đêm liên tục trên đồi A1 của trung đoàn 174 kết thúc thắng lợi, tiêu diệt và bắt sống hàng ngàn tên địch, phá huỷ xe tăng địch, thu toàn bộ vũ khí trang bị của địch trên đồi A1, góp phần vào thắng lợi chung của chiến dịch Điện Biên Phủ, đập tan kế hoạch phòng thủ Tập đoàn cứ điểm của địch.
____________________________________________
1. Nguyên đại đội trưởng 674 và 671 Tiểu đoàn 251 Trung đoàn 174.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #42 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2023, 10:13:21 am »

 
TRẬN ĐÁNH CUỐI CÙNG
 (trích Hồi kí)

TRẦN QUÝ

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã được năm chục năm. Thời gian qua đi gần hết cuộc đời. Nhiều trận chiến đấu tiếp theo, mỗi trận đều để lại trong tôi những kỷ niệm. Nhưng sâu sắc nhất không bao giờ quên được là trận đánh cuối cùng vào đồi A1 đêm 6 tháng 5 năm 1954.

Sau trận mưa rào xối xả, bùn nước ngập ngụa giao thông hào. Cái nắng tháng 5 như đổ lửa lại ập xuống hun nóng cả lòng chảo Điện Biên. Nóng hầm hập, nóng như thiêu như đốt. Cái nóng đặc biệt kèm theo gió Lào của miền Tây càng làm cho con người chán ngán mùa hè Tây Bắc.

Trên trời vẫn ầm ì tiếng máy bay vận tải. Tiếng trọng pháo của ta trên đỉnh Pú Hồng Mèo lẻ tẻ bắn vào khu trung tâm Mường Thanh.

Trên khoảng trống sườn đồi, bên con suối cạn gần Khe Chít, đại đội trưởng Lâm Viết Hữu hạ đạt mệnh lệnh chiến đấu trên sa bàn. Ngoài số cán bộ trong đơn vị, còn có đồng chí chủ nhiệm chính trị đại đoàn Nguyễn Kiện tham dự.

Từ truy kích tiêu diệt địch ở Mường Pồn, làm đường kéo pháo, làm trận địa bao vây đến cuộc tiến công đêm 30 tháng 3 năm 1954 vào A1, đại đội 671 là đơn vị chủ công của tiểu đoàn 251 - trung đoàn 174. Quân số đại đội thương vong nhiều, đại đội trưởng Hồng Tân bị thương, đại đội phó Quyết hy sinh... lực lượng chẳng còn được là bao. Để chuẩn bị cho trận đánh mới, tiểu đoàn đã điều một số cán bộ chiến sĩ ở các đại đội 672, 673 và 674 sang bổ sung. Các anh đại đội trưởng Hữu, đại đội phó Dy và tôi cũng nằm trong số đó. Mọi vấn đề 671 đều được ưu tiên vì lẽ đại đội này vẫn là con chim đầu đàn của tiểu đoàn 251.

Mệt vì chiến đấu liên tục, ác liệt, thiếu thốn, mất ngủ, thời tiết... vì chi phối khách quan của chiến tranh, chúng tôi ai nấy mặt mày hốc hác, mắt thâm quầng. Nhưng hôm nay nhận nhiệm vụ đánh vào A1 từ hướng tây nam, giữa A3 và A1, đánh thẳng vào “ụ thằng người”, chặt đứt con đường cơ động của bộ binh và xe tăng lên A1, ai nấy đều phấn khởi và tin tưởng, nhất là được thông báo lấy tiếng nổ của khối bộc phá một tấn làm hiệu lệnh nổ súng cho toàn chiến trường. Chúng tôi theo dõi mệnh lệnh chiến đấu thật nghiêm túc nhưng cũng rất say sưa hồ hởi.

Các chiến sĩ bộc phá chúng tôi ai cũng muốn được trực tiếp tiêu diệt “ụ thằng người”. Tiểu đội tôi còn được phân công đánh các ụ 13, 14. Thật nặng nề, nhưng lúc ấy tôi tin tưởng và vui vẻ nhận nhiệm vụ. Tôi hứa quyết tâm với đại đội trưởng, thật tự nhiên, không vướng mắc, không một lời đề nghị. Tôi tin với một niềm tin sắt đá ở anh em trong tiểu đội, tin vào cách đánh, hướng đánh và quyết tâm của đại đội trưởng trong trận này.

Sau khi nhận lệnh, tôi về hầm cùng anh em bàn bạc quán triệt nhiệm vụ và hạ quyết tâm. Tôi còn nhớ đầy đủ những người trong tiểu đội trước đó: tiểu đội phó Hòa, các chiến sĩ Việt, Phùng, Văn, Chỉ, Luận, Phấn, Tậu, Sâm. Hai ngày trước, tiểu đội còn đầy đủ chục người. Thế mà chỉ có một đêm mới đây thôi đã có hai người - Tậu và Sâm - không trở về nữa.

Phấn trước ở đơn vị nào tôi không rõ, chỉ biết trong trận đánh A1 lần trước bị lạc đơn vị, gặp chúng tôi trong đồn, anh xin phối hợp rồi về ở luôn 671. Trong khi tiểu đội bàn bạc có một đồng chí già, dáng hom hem gầy yếu cùng dự. Tôi không biết anh là ai, anh cũng chẳng nói gì nên tôi không giới thiệu. Sau này, tôi mới biết anh là Nguyễn Kiện - Chủ nhiệm chính trị đại đoàn, đến giúp đỡ đại đội chủ công. Khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, anh được đề bạt chính ủy đại đoàn.

Tôi tự hào về tiểu đội của tôi. Hầu hết anh em đã lặn lội với A1 lần trước và đều là những người dũng cảm chiến đấu, được điều về đại đội chủ công. Chúng tôi ý thức được nhiệm vụ nặng nề ác liệt của trận đánh đêm nay nhưng ai nấy đều nhận nhiệm vụ với tinh thần quyết chiến và quyết thắng.

Trao đổi xong, không ai bảo ai, chúng tôi đều mặc bộ quần áo mới nhất. Âu cũng là lẽ thường tình của người chiến sĩ cách mạng, chiến đấu với tinh thần lạc quan tin tưởng, nhưng cũng sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc.

Tôi được đại đội phó Dy gọi ra ngoài trao cho bức thư của anh họ tôi ở quê gửi lên, báo tin bác tôi mới bị Tây bắn chết. Tôi bằng hoàng, nước mắt trào ra.

Anh Dy vỗ vai an ủi tôi rồi nói:

- Đêm nay cậu định thế nào?

- Tôi có thêm một mối thù đem vào trận này. Ta thi đua ông nhé!

Hai người chìa tay nắm chặt. Tôi không ngờ rằng đó là cái bắt tay cuối cùng với Dy. Dy đã hy sinh do loạt cối 120 ly cuối cùng của địch bắn vào A1, và cũng là người lính cuối cùng của tiểu đoàn ngã xuống trước giờ chiến thắng.

Tôi vào trận đánh hôm nay mang thêm một mối thù. Nhiều anh em tranh thủ biên thư về nhà, tôi thì không. Quê tôi ở địch hậu, vả lại còn bao nhiêu việc phải lo, phải làm của người tiểu đội trưởng bộc phá.

Trong cuộc mới thấy hết phẩm chất cao quý của anh em ta bấy giờ. Gian khổ thiếu thốn là thế, ác liệt đến kinh hoàng, trận trước chưa giành thắng lợi mà thương vong quá nửa. Hai đêm liền, tiểu đội tôi hy sinh hai đồng chí. Vậy mà hôm nay bước vào trận chiến đấu mới, vào nơi sinh tử, các đồng đội của tôi thanh thản, háo hức đến lạ lùng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #43 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2023, 10:14:29 am »


Làm công tác chuẩn bị thật tấp nập vui vẻ, anh em cười nói râm ran. Tôi kiểm tra lại vũ khí của từng người: Mỗi người sáu quả thủ pháo và một khối bộc phá từ 10 đến 15 cân trên lưng. Riêng Luận mang theo một bộc phá ống. Tất cả đều phải mang hai cơ số đạn, đề phòng phải làm công sự lâu dài. Rút kinh nghiệm của lần trước, giao thông hào trong đồn nông choèn, pháo địch san bằng không còn chỗ ẩn nấp.

Vừa lúc đó Phấn và Việt nhận cơm nắm về, tiêu chuẩn mỗi người hai, cho bữa chiều và sáng hôm sau. Với một giọng Nghệ An nhỏ nhẹ, Văn nói:

- Đề nghị tiểu đội trưởng cho anh em làm tất một bữa. Vừa no lại vừa nhẹ - anh giải thích - ở cửa mở bùn đến đầu gối, ăn chi được, đêm bận đánh nhau, à mà chết thì...

Cả tiểu đội cười ồ.

- Còn sống, vào đồn thiếu gì đồ hộp. Mà mai chiến thắng chẳng cần ăn cũng no.

Trong bụng tôi thoáng nghĩ như Văn nên tôi lờ đi kệ anh em xử sự.

Mọi việc vừa xong thì được lệnh tập hợp ở một bãi đất bằng phẳng đầu giao thông hào. Tiểu đoàn tổ chức gắn huân chương cho số anh em lập nhiều chiến công trong trận đánh A1 lần trước như: các anh Hữu, Thêm, Phấn, Ẩm, Cầu, Viêm và cả tôi. Người tôi nóng ran xen lẫn tự hào. Tôi đứng cạnh Viêm, huých nhẹ vào tay anh và liếc nhìn từng khuôn mặt. Đồng đội chúng tôi đây, mỗi người từ một làng quê Khu 3, Khu 4, Việt Bắc, nhiều anh em trong vùng địch hậu, đã nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc cùng về đây chiến đấu. Tất cả bắt nguồn từ cuộc cách mạng giải phóng dân tộc tạo nên tình đồng chí gắn bó chúng tôi suốt những năm kháng chiến trường kỳ và đêm nay chúng tôi lại cùng nhau bước vào trận đánh mới.

Tiểu đoàn trưởng Dũng Chi ra lệnh ngắn gọn:

- Đại đội 671 đêm nay phải kiên quyết làm tròn nhiệm vụ. Phải cùng toàn đơn vị xử tử đồi A1 để trả thù cho các đồng chí đã hy sinh.

Lòng tôi bồi hồi xúc động nhớ đến bao đồng chí đã ngã xuống. Từ làm đường kéo pháo: chính trị viên Lê Hương, trung đội trưởng Minh, Đàn, Vỹ, Phùng...Rồi trận bom rải thảm vào khu vực trú quân của 673 làm mất đi tám người vì sập hầm... Tiểu đội trưởng Ý hy sinh ở bản Nà Ten... Đại đội trưởng Trứ bị mìn khi chỉ huy làm trận địa, chiến sĩ thi đua trung đoàn Lý Văn Con ngã xuống khi tiếp tế cho đồng đội, rồi trận bom ác liệt đánh vào Đồi Cháy...

Đại đội 673 bị nhiều cơn sốc nặng, quân số chẳng còn được là bao. Tôi và Viêm nằm trong số còn lại được điều sang 671. Lúc ấy chúng tôi thấy vinh dự vì được sang đại đội chủ công. Rất tiếc đêm ấy Viêm đã hy sinh sau khi vượt qua cửa mở.

Chúng tôi được lệnh dàn đội hình dưới những bụi nứa non lúp xúp. Trời đã về chiều nhưng còn nắng gắt. Anh em trợ chiến phía sau, tôi thoáng thấy Bân xách đại liên. Cậu ấy đã nhiều lần chi viện cho chúng tôi chiến đấu.

Khoảng 15 giờ 30, chúng tôi được lệnh xuất phát. Phút mong chờ nóng ruột đã đến. Chúng tôi sải những bước dài nhanh gần như chạy. Anh Hữu đi trước tiểu đội. Tôi đi sau tổ 1, quan sát anh em thấy còn tất cả, rất mừng, yên tâm không có gì đáng ngại. Đi được một quãng thì gặp Ngọc Tân. Anh đứng bên đường nắm tay tôi nói:

- Chúc cậu lập chiến công.

Tôi chỉ kịp ngoắc tay anh rồi chạy theo tiểu đội.

Ngọc Tân với tôi cùng nhập ngũ một ngày. Chúng tôi có những nét tương đồng nên tâm đầu ý hợp. Hôm truy kích chặn địch chạy từ Lai Châu về Mường Pồn, gặp nhau trên đỉnh 2012 (Pa Thống) trưa ngày 10 tháng 12 năm 1953. Từ đỉnh cao ngất trời này chúng tôi nhìn ra xung quanh: Trời xung quanh vẫn nắng mà chỗ chúng tôi mưa rả rích, rét thấu xương. Xa xa nhiều đỉnh núi xanh lơ lô nhô lên giữa những tầng mây bạc bồng bềnh trắng xốp. Với tâm hồn lãng mạn của tuổi thanh niên học sinh, đứng trước quang cảnh hùng vĩ ấy, lại gặp bạn tri kỷ, tôi chợt nhớ đến bốn câu thơ mình đã làm khi hành quân qua bến Phương Lâm (thị xã Hòa Bình) mà Tân biết. Lúc đó, tôi nắm tay anh và đọc:

Đây những khu rừng xanh cỏ biếc
Những con đò, những quán tranh xưa


Tân mỉm cười đọc tiếp:

Đêm nay u uất hồn cô quạnh
Đường vẫn còn vương mộng hải hồ.


- Hai câu này của Quý, tớ vẫn nhớ đấy chứ. - Tân nói.

Chúng tôi lại ngoắc tay nhau rồi đi tiếp.

Sau lần ấy, bẵng đi một thời gian dài không gặp, tình cờ đêm 3 tháng 5 năm 1954 tôi đào trận địa gần Đồi Cháy, gần sáng bỗng nghe tiếng gọi. Tôi quay lại thấy Tân ngồi ở cửa hầm liên lạc tiểu đoàn. Lâu ngày gặp lại nên mừng quá, tôi vào hầm tầm sự với anh vài phút cho đỡ nhớ. Bất ngờ và cũng rất may, vào chưa kịp ngồi xuống thì một quả đạn cối từ A1 bắn xuống đúng chỗ tôi vừa đứng. Anh Tậu - người tiểu đội phó của tôi hy sinh ngay tại chỗ ấy...

Tậu hơn tôi vài tuổi, quê ở huyện Thanh Hà - Hải Dương nhập ngũ đầu năm 1952 khi trung đoàn 174 vào chiến đấu trong vùng sau lưng địch. Anh làm anh nuôi, là đảng viên. Đơn vị thiếu người nên được điều sang chiến đấu. Trong hàng ngàn đồng đội nằm lại Điện Biên, mộ anh ở đâu tôi không rõ, nhưng gần 50 năm rồi, mỗi lần gặp Ngọc Tân, chúng tôi vẫn nhắc đến tên anh với lòng tiếc thương vô hạn...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #44 vào lúc: 02 Tháng Giêng, 2023, 10:15:06 am »


Chúng tôi vận động dưới hào giao thông, thỉnh thoảng gặp chỗ kín đáo lại nhảy lên mặt đất chạy cho nhanh vì nắng chiều gần tắt, tranh thủ ra bìa rừng trước khi trời tối. Ra đến cánh đồng mọi việc đều thuận lợi. Giao thông hào sâu ngập đầu người, rộng tránh được nhau nên mặc dù có bùn vẫn đi nhanh được. Trời vừa tối, chúng tôi tới con suối cạn cạnh bản Pom Loi. Tôi nhận ra tiếng tiểu đoàn trưởng Dũng Chi đang điều chỉnh đội hình:
- 671 khẩn trương vào cho kịp giờ!

Lúc này có tiếng pháo bắn thẳng của ta nã vào cửa mở, tôi đoán được là DKZ 75 trên mới tăng cường. Phía A1 địch cũng bắn cối ra cửa mở và sau đồi Cháy.

Sương đêm đã thành những màng mỏng bay là là mặt đất. Một cơn gió nhẹ thoảng qua mang theo mùi tử khí làm cho cả không gian mênh mông như chứa đựng một cái gì rờn rợn.

Tôi nhìn lên sườn nam Đồi Cháy, sương che còn hở chỏm, thấp thoáng có bóng người. Tôi biết trên đó có trận địa hỏa lực của ta chốt giữ từ sau ngày 30 tháng 3. Chợt thấy lập lòe bật lửa, tôi thầm nghĩ lại thuốc lào, đúng là bạn nghiền của tiểu đoàn phó Trương Kim Tiến.

Chúng tôi tiếp tục lội dưới giao thông hào, bùn ngập đến đầu gối. Đến một chỗ nơi khô, tôi biết là đã gần cửa mở. Đến miệng cái cống gạch xuyên qua đường cái 41 tôi gặp chiến sĩ thông tin đường dây đang ngồi cạnh máy vô cùng bình thản. Tiểu đoàn phó Trương Kim Tiến đợi ở đấy và cùng đi vào chiến đấu với đại đội chủ công.

Dưới ánh pháo sáng tôi nhận ra “ụ thằng người”. Tiểu đội tôi dừng lại trước cửa mở cách nó chừng bốn chục mét. Lúc này, một chiếc máy bay đến thả liền tám cái đèn dù làm cho cả không gian mênh mông mờ mờ ảo ảo. Cối địch từ A1 lại bắn cầm canh xuống cửa mở. Nhờ hào sâu nên chúng tôi vẫn an toàn và bí mật. Súng đạn đầy người, mang vác nặng, anh em chúng tôi bỏ lại hầu hết cơm nắm. Hào đầy bùn, chúng tôi dùng xẻng đánh bậc vào thành hào để ngồi cho đỡ mỏi. Phút chờ đợi thật căng thẳng. Tôi cố căng mắt ra nhìn cho rõ đường lên “ụ thằng người”. Sương đêm bắt đầu dày, ánh đèn dù leo lét, cái còn cái tắt, "ụ thằng người" như một cái bóng, lúc xa xa gần gần, hư hư thật thật, khó phán đoán những gì bí mật trong đó.

Qua ánh đèn dù tôi nhìn lên A1. Sao nó to và dài thế, khác hẳn từ bên Đồi Cháy nhìn sang.

Trong sự chờ đợi kéo dài, tôi bỗng nhớ đến quê nhà, đến ông bà và mẹ. Nơi ấy có bao nhiêu người thân của tôi đang ngóng chờ và hy vọng. Tôi thầm gọi mẹ và như muốn nói với mẹ tôi:

Mẹ ơi đốt mớ lửa hồng
Biết đâu một buổi chiều đông con về.


Mẹ ơi! Con biết mẹ không buồn sao được vì cả nhà chỉ có mình con là trai. Thầy con hy sinh đã bảy năm. Trong bao năm, mẹ đành lòng kéo dài những ngày đau thương, hy vọng độc nhất là thấy con trở về. Mẹ ơi! Nếu trận chiến đấu này con có hy sinh thì mẹ cũng hiểu cho là: Vì nghĩa vụ thiêng liêng và lòng yêu đất nước, con đã làm đúng...

Bỗng có lệnh truyền lên: "Tất cả quay lưng về A1, há mồm ra, bịt tai lại chờ bộc phá nổ".

Lệnh đó làm tôi trở lại với “ụ thằng người” và ụ 13 với 14. Tôi không tin là khối bộc phá tấn đặt phía dưới hầm ngầm lại có tiếng nổ to đến như vậy. Là mệnh lệnh thì tôi phải chấp hành nhưng vẫn tò mò ngoái cổ nhìn lên A1.

Ngay bấy giờ một tiếng nổ âm rền ục ục. Đất dưới chân tôi rung chuyển, bùn nước trong chiến hào sóng sánh, đất lửa thành một khối kèm theo những khúc gỗ nắp công sự và cọc dây thép gai bốc lên cao rồi ào ào rơi xuống.

Sau đó các cỡ pháo của ta từ khắp các trận địa trong lòng chảo, từ dãy Pú Hồng Mèo ầm ầm bắn vào A1 và C1. Pháo của địch từ Hồng Cúm và Mường Thanh thi nhau bắn vào cửa mở và khu vực nam đồi Cháy. Đạn nổ dưới đất, đạn nổ trên không nghe chát chúa, cả không gian Điện Biên rực sáng, bụi đất khói đạn mù mịt. Tất cả tạo nên những đợt sấm rền, những tia chớp khét lẹt, cả khu đông rung lên bần bật.

Chờ mãi chẳng thấy lệnh xung phong, tôi nhắc Việt - tổ trưởng tổ 1 - chú ý phía trên. Bỗng hàng loạt tiếng bộc phá ống nổ ròn đều đặn, Việt quay lại báo cáo đằng trước có lệnh lên. Tôi thúc tiểu đội xung phong. Thật sung sướng là anh em còn nguyên vẹn cả.
Chúng tôi chạy một mạch qua cửa mở. Một vài đồng chí hy sinh. Khi gần đến “ụ thằng người”, tôi thấy hầu hết bộ phận trước nhảy cả xuống một hố vuông rộng và sâu gần đến ngực. Có tiếng Viên gọi: anh Quý xuống đây! Thấy hố quá đông, tôi cho cả tiểu đội nằm dàn một hàng dọc, hướng "ụ thằng người”. Bỗng có tiếng gọi bộc phá khối. Tôi lăn sang lấy khối bộc phá 15 cân của Chỉ, lao lên và phát hiện một miệng hầm. Tôi nhanh chóng giật nụ xòe. Vừa kịp ném xuống thì như có một mũi khoan từ dưới vọt lên đâm thẳng vào giữa mặt. Tối tăm mặt mũi, mắt tóe lên những hạt sao sa, tôi gục xuống. Ngay sau đó, một tiếng nổ ầm. Người tôi tung lên rồi rơi xuống, máu mồm máu mũi ộc ra. Từ đó tôi không còn biết gì hơn nữa.

Năm mươi năm đã trôi qua.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, tôi tham gia nhiều trận đánh ác liệt, đánh công sự vững chắc, nhưng A1 vẫn là một trận đánh tiêu biểu về nhiều mặt, cách đánh độc đáo, dài ngày nhất và có lẽ cũng là trận mà đồng đội của chúng tôi ra đi nhiều nhất.

... Nhân dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ - 7 tháng 5 năm 1994 - tôi may mắn được cùng đoàn Cựu chiến binh Đại đoàn 316 thăm lại chiến trường xưa. Cùng đi có cả anh Lâm Viết Hữu - người đội trưởng 671 năm xưa, liên lạc Ngọc Tân - bạn thân của tôi. Qua hai ngày đi đường vất vả, qua bao địa danh quen thuộc: Mộc Châu, Chiềng Pàn, Chiềng Đông, Cò Nòi, Hát Lót, Nà Sản... trưa ngày 2 tháng 4 năm 1994 chúng tôi dừng xe trên đỉnh Pha Đin. Từ đây nghe gió ngàn vi vút mà như âm hưởng xa xăm của khúc quân hành chúng tôi hát 40 năm về trước còn đọng lại hôm nay. Ôi biết bao nhiêu đồng bào, đồng chí đã ngã xuống, bao bà mẹ chờ con mỏi mắt, bao nhiêu người con gái đã phải mang trên đầu những chiếc khăn tang bởi những người ra đi không bao giờ trở lại. Có được hạnh phúc hôm nay, chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu là cay đắng, bùi ngùi, xúc động.

... Lần theo trí nhớ, chúng tôi lên “ụ thằng người” không một chút ngỡ ngàng. Dừng lại đó, nhìn bao quát xung quanh, nhìn hướng cửa mở, cố tìm dấu vết một ngách chiến hào xưa nhưng chẳng còn. Ôi! Bao nhiêu kỷ niệm thời trai trẻ lại ào ạt quay về. Chúng tôi lặng người, buồn vui lẫn lộn. Những giọt nước mắt trào ra. Tôi nhớ như in từng khuôn mặt, từng tên những đồng chí đã ngã xuống nơi này. Tôi xin kính cẩn nghiêng mình tưởng nhớ đến các đồng chí đã hy sinh trên đồi A1. Tôi xin gửi lời chào đến tất cả các đồng chí đã từng một lần qua cửa mở tiến công vào A1, nay ở mọi miền đất nước.

Chúng tôi lặng lẽ cùng nhau xuống Nghĩa trang A1, thắp bó hương trên khu tưởng niệm. Lòng tôi xao xuyến bồi hồi nhìn về Đồi Cháy, Khe Chít, dãy Pú Hồng Mèo, ... nơi trung đoàn tôi tập kết đánh Điện Biên Phủ. Nhìn ra cánh đồng Mường Thanh, nhìn phố Điện Biên đang dự báo một viễn cảnh vươn lên cùng cả nước.

Anh Hữu, Tân và tôi đi vào Điện Biên mới ở tuổi 20, nay đã trên thất tuần, thay đổi nhiều, tóc đã bạc, không còn nhanh nhẹn nữa, nhưng tình đồng đội của chúng tôi vẫn mặn nồng như những ngày Điện Biên rực lửa.

Toàn bộ cuộc đời chiến đấu đã để lại trong tôi bao kỷ niệm sâu sắc về những trận đánh, những nẻo đường, tên núi, tên sông, tên những con người, những bản làng heo hút tôi đã đi qua, bao kỷ niệm về tình đồng đội, nghĩa quân dân. Tất cả quá khứ hào hùng, đẹp đẽ ấy không bao giờ quên được.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #45 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2023, 08:03:23 am »


CON HÀO ĐẪM MÁU

NGUYỄN NGỌC TÂN


Đã quá trưa ngày 7 tháng 5 năm 1954. Tiếng súng giao tranh trên đồi A1 tắt từ lâu. Bấy giờ mọi người chỉ còn biết chờ lệnh tổng công kích. Mệt mỏi. Chắng ai bảo ai, tất cả cùng chui vào căn hầm hoặc ngách hào, nơi có bóng râm để tránh nắng. Chờ đợi mãi đến phát ngán, không chủ định, tôi bước ra khỏi hầm.

Ngoài trời nắng gắt. Ngồi trong hầm khá lâu nên khi bước ra ngoài tôi hoa cả mắt. Sau mấy cái vươn vai, vặn mình cho đỡ mỏi, tôi nheo mắt nhìn xuống cánh đồng Mường Thanh.

Trong lớp hơi mù mù đang tốc lên ngùn ngụt, trước mắt mình, không xa mấy, là sở chỉ huy của tướng Đờ Cát. Nó khác với các loại công sự vì có những cái vòm bằng sắt úp bên trên. Tôi liên tưởng đến những cái tùm hum làm bằng chiếu mà hồi còn nhỏ mình vẫn chui ra chui vào với bạn. Chỉ có điều căn hầm của tên chỉ huy cao nhất tập đoàn cứ điểm này to hơn nhiều. Thấy rõ cả những bao đất cát xếp xung quanh cái tùm hum ấy.

Nằm giữa những khoảnh đất màu đỏ quạch, gần bờ phải sông Nậm Rốm, nóc tùm hum màu xám xịt, khác biệt với mọi thứ. Dòng sông Nậm Rốm nước lờ lờ đục, uốn nhiều khúc hẹp trên cánh đồng.

Từ trên "ụ thằng người" nhìn về hướng nam, con hào tiến công từ phía bản Nà Ten lên hiện ra rất rõ. Đoạn này tách ra từ đường giao thông hào trục, cắt qua sân bóng đá tới giáp đường 41. Nó uốn lượn như mình một con trăn lớn. Đoạn men theo mép đường 41 hẹp hơn và thẳng tắp, đó là cái cổ trăn không có đầu. Cái đầu trăn đã nát bét vì pháo đạn rồi. Tất cả chỉ dài khoảng chừng hơn hai trăm mét thôi.

Tôi bỗng nhớ lại cái hôm đầu tiên mình làm công việc chuẩn bị đào con hào này.

...Sau cái đêm tiểu đoàn trưởng Dũng Chi cùng với trung đoàn trưởng Hữu An đi trinh sát "Ụ thằng người" về, tôi cùng hai trinh sát viên nhảy lên khỏi giao thông hào, bắt đầu làm nhiệm vụ. Sương giăng mờ mờ trên cánh đồng phía nam đồi A1. Mặt ruộng mất mô, đôi chỗ còn sót lại nhũng gốc rạ. Đất vẫn khô cứng, đầy những vết nứt nẻ mặc dù đã thấm đôi chút nước mưa. Hai người trinh sát thận trọng, từng bước. Những ngón tay nhanh nhạy và thành thạo khẽ lướt trên mặt đất để tìm những cái râu nguy hiểm của mìn. Mỗi khi anh nào đó dừng tay là có chuyện. Tôi và người kia phải nấp để anh ta lấy mìn đi.

Tôi đã chuẩn bị sẵn một bó cọc và mấy cuộn dây dù. Chiếu thẳng hướng "Ụ thằng người", cứ năm mét tôi đóng một cái cọc và căng dây dù nối tiếp nhau. Đêm nay anh em 674 sẽ lần theo dây dù vào đào hào.

Đêm hạ tuần tháng ba âm lịch không trăng, tối mịt mù. Tôi mải miết làm việc. Tưởng là khó khăn đấy nhưng may mắn sao lại có ánh sáng của đèn dù.

Hồi này, đêm nào cũng vậy, từ chập tối có một chiếc máy bay B29 bốn động cơ từ Hà Nội lên. Loại máy bay của Mỹ mới viện trợ. Con cú vọ bằng kim loại này dai dẳng bay vòng quanh lòng chảo Điện Biên. Nó cứ ì ì lượn suốt đêm như vậy cho tới sáng để rình mò soi mói. Mỗi vòng lượn nó thả một vài cái, chẳng giúp được việc gì to tát ngoài cái ý nghĩa lên dây cót tinh thần cho lũ quân đang khốn đốn ở dưới.

Sau khi tôi xong việc trở về, đại đội trưởng 674 dẫn đầu anh em tiến vào. Lần theo dây dù căng sẵn, tất cả triển khai đội hình hàng dọc rải quân. Mỗi chiến sĩ phụ trách một cọc. Họ nhanh chóng đào cho bằng được công sự nằm để ẩn mình xuống dưới mặt đất.

Anh em âm thầm làm việc. Sau khi hoàn thảnh những cái hố nằm chuyển sang làm thành hố quỳ rồi tiến tới hố đứng. Qua một đêm các hố cá nhân đã được nối với nhau.

Trời vừa sáng bọn địch đã nhận ra con hào giao thông ngoằn nghèo rắn lượn được hình thành trong đêm. Nó như một mũi lao chiếu thẳng vào cái lô cốt có thân cây cụt. Quả thật vô cùng nguy hiểm. Chúng nó lập tức tổ chức san lấp ngay mũi hào này.

Đại đội trưởng 674 vừa đặt mình nằm xuống thì bỗng giật mình:

- Báo cáo Ban chỉ huy, địch cho xe tăng ra lấp hào rồi.

Chiếc xe tăng từ trung tâm Mường Thanh đến, đang từ từ bò chỗ đầu con hào.

Nó tiến lên và lùi lại mấy lần. Một đoạn hào ở trên đầu bị chà xát. Khẩu đại liên trên xe bắn như vãi đạn ra xung quanh. Một lũ bộ binh đang rải dây thép gai và gài mìn xuống đáy.

- A! Chúng nó định ngăn cản không cho ta đào lại.

Đạn cối 60 và đại liên trên Đồi Cháy bắt đầu nã xuống lũ bộ binh địch. Tiếp đó là cối 82 của trận địa Hoàng Luận tham gia. Cuộc chiến tranh giành giật đoạn hào bắt đầu từ lúc ấy.

Nghe tin địch ra lấp hào, Trung đoàn trưởng Hữu An trực tiếp xuống tận nơi xem xét. Anh hỏi đại đội trưởng 674:

- Tại sao không tổ chức lực lượng phản kích đánh trả bọn lấp hào?

Anh ta lúng túng:

- Báo cáo, anh em về trong rừng nghỉ cả, không tập hợp kịp.

Trung đoàn trưởng hỏi lại:

- Thế có tổ chức bảo vệ hào không?

Đại đội trưởng 674 lại càng cuống lên:

- Báo cáo, không. Cứ tưởng như mọi khi, đào đến sáng là rút hết về nghỉ.

Hữu An kết luận:

- Thế đấy. Thứ nhất là chủ quan khinh địch. Thứ hai là chậm phản ứng đánh trả. Đây là bài học xương máu. Tôi quyết định cách chức đại đội trưởng của đồng chí.

Rồi quay sang các cán bộ cùng đi:

- Mũi hào tiến công này đặc biệt quan trọng. Phải đào và bảo vệ bằng mọi giá. Ngay hôm nay, tiểu đoàn phải tổ chức một bộ phận xây dựng công sự cắm chốt bảo vệ suốt ngày đêm. Phải có lực lượng cơ động phản kích nếu chúng nó ra phá phách. Phải tổ chức cho hỏa lực sẵn sàng chi viện.

Từ hôm ấy, ngày ngày, bộ phận chốt giữ luôn phải chiến đấu với lính địch ra lấp hào. Súng bộ binh lúc lúc lại nổ ran, có khi kéo theo những trận đấu pháo.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #46 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2023, 08:04:06 am »


Đêm đêm, lúc lúc pháo địch lại bắn dọc hào. Đạn cối 60 ly mảnh phạt ngang mặt đất, nhằm sát thương những người nằm. Đạn pháo nổ trên không chụp xuống những người dưới hào. Cối 120 ly bắn sập các hầm ếch trú quân của ta ở hai bên.

Những con người lặng lẽ cắn răng chịu đựng mệt mỏi và đau thương. Họ lầm lì đào thâu đêm suốt sáng, lầm lì băng bó cho đồng đội bị thương, lầm lì cáng thi hài các tử sĩ về phía sau mà không có một lời ta thán.

Đêm khuya, gần địch, âm thầm đào bới. Trong cái im ắng đó nhiều người ngủ thiếp đi. Cán bộ chỉ huy rất vất vả. Họ phải luôn luôn phơi mình trên cánh đồng, đi từng hố để đôn đốc nhắc nhở anh em. Cũng vì vậy nhiều người đã thương vong.

Một chiếc cáng thương đi qua. Có tiếng thì thầm hỏi người liên lạc viên theo sau:

- Này cậu! Ai đấy?

- Anh Trứ, Ban chỉ huy Xê 3. Khổ thân anh ấy, dính mìn cóc. Quả mìn nhảy lên ngang bụng rồi nổ, ruột gan lòi hết ra hy sinh ngay.

Có tiếng một người nào đó:

- Cán bộ bị nhiều quá. Ông Hồng Tân mới bị hôm trước, nay lại đến ông Trứ.

- Ông Hồng Tân à? Thế mà tớ không biết.

- Ông ấy giẫm phải mìn gíp1, vỡ gót chân. Chính tớ cáng ông ấy về.

Một đêm khác, anh Thế Dũng - cán bộ tác chiến của tiểu đoàn - gọi tôi:

- Cậu đi với tôi. Chúng mình phải kiểm tra lại kích thước của hào. Nhiều quãng không đạt yêu cầu.

Thấy thời gian còn sớm, anh Thế Dũng bảo tôi:

- Cậu vào hầm tranh thủ nghỉ một chút đi, khi nào cần tớ sẽ gọi.

Tôi dặn:

- Anh nhớ tôi ở cái hầm ếch có hòm đạn này nhé.

Vừa ngồi xuống cái hòm đạn ở cửa hầm thì ngẫu nhiên, trong ánh đèn dù lờ mờ tôi nhận ra Trần Quý và Tậu đang đào hào ngay cạnh đấy. Từ sau mấy ngày cùng nhau phòng ngự trên Đồi Cháy đến giờ tôi mới lại gặp Quý. Mừng quá tôi vội gọi:

- Trần Quý à? Lại đây một lát đi.

Cả hai chúng tôi vừa chui vào hầm thì bỗng một ánh chớp loé sáng. Trái cối 120 rót xuống ngay cạnh đấy. Tậu ngã vật ra, không dậy nữa. Một mảnh cối ném thủng cái hòm đạn ở cửa hầm mà tôi vừa ngồi trên đó.

Tôi bàng hoàng và cảm thấy mình có một sự may mắn không ngờ.

- Quý ơi, nếu không gặp cậu thì mình đã toi đời với cái mảnh đạn này.

Trần Quý không nghĩ như thế:

- Chính vì cậu gọi tớ vào hầm mà mình thoát chết mới đúng.

Chia tay với Quý, tôi quay lại tìm Thế Dũng. Hỏi mãi không thấy Dũng đâu. Cuối cùng gặp đại đội trưởng 674, anh ta nghẹn ngào:

- Thế Dũng à? Pháo... nó quật nát rồi.

Tôi cảm thấy thật đau xót. Chỉ một thoáng thôi mà đã có mấy người ngã xuống. Anh em thương vong nhiều quá.

Mặc dù như vậy, mỗi đêm con hào vẫn nhích dần lên một ít. Và cho đến một hôm, nó bắt đầu chui xuống dưới hàng rào cũi lợn của địch, phía trước cái "Ụ thằng người".

Tôi là người đầu tiên làm cái việc đóng cọc và căng dây để khai sinh ra con hào. Thế nhưng khi làm cái công việc ấy, tôi không thể ngờ được rằng để có được nó như bây giờ, đồng đội tôi đã bị thương và hy sinh nặng nề đến như vậy. Đêm nào mà chẳng có những cáng thương âm thầm trở về phía sau. Ôi mỗi mét hào đều đẫm máu các cán bộ và chiến sĩ tiểu đoàn 251. Rồi bỗng tôi có một sự so sánh hơi kỳ lạ: nếu tất cả những cái cáng thương đồng đội được đặt thành một hàng dọc song song con hào ấy thì chiều dài có thế xấp xỉ với cái mình con trăn, chẳng ngắn hơn là mấy. Trên toàn mặt trận Điện Biên này có đoạn hào nào mà cuộc chiến lại ác liệt hơn ở đây không?

Tôi thoáng nghĩ đến hai đại đội trưởng Hồng Tân và Trứ, rồi Thế Dũng, Tậu... cùng bao nhiêu người tôi biết cũng như chưa biết.

Trong lòng tôi bỗng xúc động. Các đồng chí ơi! Chúng tôi đã tiêu diệt "Ụ thằng người" rồi. Trung đoàn đã diệt xong A1. Chúng nó đã phải trả món nợ máu xương mà anh em hy sinh để tạo điều kiện cho chúng tôi tiêu diệt cái cụm đề kháng đó...

Cho đến bây giờ, những hy sinh mất mát đó vẫn quanh quẩn trong đầu tôi, dù thời gian đã qua đi một nửa thế kỷ rồi.
____________________________________________
1. Loại mìn nhỏ như hộp xà phòng đánh răng Gibbs.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #47 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2023, 08:07:22 am »


TÌNH ĐỒNG ĐỘI

TRẦN ĐẠI QUỲNH


Sau nhiều năm xa cách, sáng nay sắp đến ngày 7 tháng 5 kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi mới có dịp quay về tìm người bạn vừa là bạn chiến đấu cùng chiến hào, vừa là đồng hương thành phố Nam Định từ những năm 1949 ở Trung đoàn 174 đại đoàn 316.

Qua khỏi dốc nhà máy bia Nađa tôi hỏi thăm số nhà. Phải 5 phút sau mới tìm đúng số nhà, nhưng lạ thay, đúng tên, đúng số nhà mà thấy trong nhà có nhiều câu đối treo trước bàn thờ, như nhà vừa có tang. Một cô gái chừng 30 tuổi hỏi: "Bác tìm ai?" Sau khi tôi nói rõ họ tên, cô gái ngậm ngùi nói: đây đúng là nhà bố mẹ cháu, nhưng bố cháu mới qua đời được nửa tháng: "Mời bác vào nhà!".

Bước vào nhà thì mẹ cháu và các em cùng ra chào tôi. Tôi cảm ơn và xin lỗi gia đình. Không nhận được tin ông Phái, xin cho tôi được phép thắp nén hương cáo lỗi với người đồng chí, đồng đội đã cùng chiến đấu sống chết với nhau từ lúc chiến sỹ tới cùng lên cán bộ đại đội. Thắp hương xong, tôi ngồi xuống trước vòng vây của mẹ con bà Phái thay nhau dồn hỏi mối quan hệ bạn giữa tôi và ông Phái. Cô gái lớn lại hỏi: Thưa bác, người bạn mà bố cháu thỉnh thoảng lại nói đến luôn, hôm nay gia đình mới biết bác. Bố cháu cùng chiến đấu ở Điện Biên Phủ với bác nhưng bố cháu chẳng kể câu chuyện gì để con cháu biết bố cháu đã làm gì. Sắp đến ngày 7 tháng 5 kỷ niệm chiến thắng vĩ đại, xin bác bớt thời gian kể chuyện chiến đấu Điện Biên Phủ, vừa là tình cảm với mẹ con cháu, với bố cháu để tưởng nhớ những người đã khuất.

Theo yêu cầu tha thiết của mẹ con bà Phái, tôi xin kể tóm tắt về chiến đấu ở đồi A1 mà anh em chúng tôi đã sống chết ở đây:

"Tôi và anh Phái sống chiến đấu cùng nhau từ năm 1949 tới sau chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, cùng trung đoàn đi khắp các chiến trường. Trung đoàn 174 của chúng tôi là đơn vị chủ công của Đại đoàn 316 đã lừng danh chiến công trận Đông Khê có anh hùng quân đội đầu tiên La Văn Cầu, rồi chiến dịch Hoàng Hoa Thám, Trần Hưng Đạo, đường 18, Trung du Hòa Bình, luồn sâu vào địch hậu có cứ điểm boong ke, Larive, vào chiến dịch Tây Bắc có Ba Khe, Ca Vịnh, Mộc Châu, Nà Sản, chiến dịch Thượng Lào. Trước khi chuẩn bị chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung đoàn chúng tôi đánh địch rút từ Lai Châu về bảo vệ Điện Biên Phủ, có trận Mường Pồn xuất hiện anh hùng Bế Văn Đàn. Sau đó trung đoàn chúng tôi quay vào chuẩn bị công sự đánh địch tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Theo kế hoạch ban đầu: Đại đoàn 316 đã giao nhiệm vụ cho Trung đoàn bạn 98 đánh A1 rồi A2, Trung đoàn 174 chúng tôi đánh đồi C1, và C2. Đúng giờ quy định trung đoàn 98 và 174 chờ lệnh tiến công, giữa lúc đó Bộ chỉ huy chiến dịch ra lệnh hoãn để rút về vị trí tập kết. Được Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Đại đoàn phổ biến: Ta chủ trương đánh nhanh giải quyết nhanh, nay do tình hình địch có thay đổi nhiều, nên Bộ chỉ huy chiến dịch chuyển sang đánh chắc, tiến chắc đảm bảo chủ động chắc thắng.

Để đảm bảo phương châm tiến chắc, Bộ Tư lệnh Đại đoàn phân công lại, giao nhiệm vụ đánh A1 cho trung đoàn 174 chúng tôi, vì đã có nhiều kinh nghiệm đánh công sự vững chắc.

Cứ điểm A1 cao nhất khu trung tâm có tầm quan trọng bậc nhất trong 49 cứ điểm của tập đoàn Điện Biên Phủ. A1 nằm phía Đông có thể uy hiếp khống chế và phong tỏa khu trung tâm chỉ huy Mường Thanh thu hẹp vùng trời máy bay tiếp tế của địch. Chiếm A1 quân ta vượt cầu Mường Thanh tiến vào khu sào huyệt chỉ huy của tướng Đờ Cát tổng chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Cứ điểm A1 là đồn cũ của Pháp xây dựng trước năm 1940; đến năm 1945 Nhật chiếm tu sửa thêm, nay bọn Pháp cải tạo củng cố thành vị trí công sự vững chắc, ở đây chúng bố trí một tiểu đoàn Marôc và một trung đội Lê Dương thiện chiến, có hỏa lực bản thân rất mạnh, dựa vào hầm ngầm, lô cốt, hàng rào dây thép gai, mìn, nhiều lớp, có chi viện các trận địa pháo và xe tăng Mường Thanh và Hồng Cúm chặt chẽ.

17h30 ngày 30 tháng 3 năm 1954 Trung đoàn 174 đánh lần thứ nhất chiếm gần hết, còn lại hầm ngầm cố thủ, địch cụm lại, ban ngày chúng dùng xe tăng pháo binh và bộ binh từ Mường Thanh đánh chiếm lại. Theo lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch điều Trung đoàn 102, Đại đoàn 308 cùng Trung đoàn 174 tiếp tục chiến đấu nhiều đợt nhưng không chiếm được hầm ngầm của địch.

Từ đêm 1 đến sáng 3/4/1954 trên đồi A1 diễn ra nhiều đợt tiến công và pháo kích quyết liệt không còn một ngọn cỏ. Cán bộ chiến sĩ hai trung đoàn 102 và 174 sát cánh bên nhau chiến đấu dũng cảm tiêu diệt nhiều địch. Đêm ngày 4 tháng 4 Bộ Tư lệnh chiến dịch ra lệnh ngừng tiến công A1, giao lại cho trung đoàn 174 kiên quyết giữ phần cứ điểm đã chiếm được, chuẩn bị chu đáo để tiếp tục tấn công. Ta bắt được trên 30 tù binh địch. Theo lời khai của tù binh, địch đã sửa tầng chìm nhà ăn cũ, chìm sâu xuống thành hầm ngầm, cấu trúc các lỗ châu mai, ụ súng, đào thêm chiến hào, giao thông hào thành các khu ngăn cách khu A, B, C, mỗi khu chứa hàng trung đội có các ổ đề kháng. Ban chỉ huy Trung đoàn sau khi nghiên cứu, báo cáo với Bộ Tư lệnh Đại đoàn 316, được Bộ Tư lệnh chiến dịch phê chuẩn để Trung đoàn 174 đào một đường hầm ngầm luồn sát hầm ngầm địch dài 49m để chứa được 1 tấn thuốc nổ. Trên tăng cường cho 1 tổ công binh có kinh nghiệm và kỹ thuật.

Từ ngày 20 tháng 4 quân ta bắt đầu đào, những đêm đầu đào rất gian khổ, đất đào bỏ từng túi mang ra ngoài, càng vào trong càng thiếu không khí, không triển khai nhiều người mà phải thay nhau chuyển đất, và dùng quạt nan quạt không khí vào hầm, dùng đèn ắc quy để rọi sáng, dùng la bàn để đảm bảo đúng hướng ngầm địch. Trong khi đó bộ phận trên mặt đất đồi A1 vẫn chiến đấu, hàng ngày 3 đến 4 lần địch tấn công, nhưng quân ta chiến đấu bảo vệ được bí mật đào hầm.

Sau 16 ngày đêm đã đào được 49m và đào thêm ngách chữ T để chứa thuốc nổ 1 tấn.

Trưa ngày 6 tháng 5, trung đoàn trưởng Nguyễn Hữu An trực tiếp xuống kiểm tra toàn bộ công việc của bộ phận phụ trách khối bộc phá.

Theo lệnh của Bộ Tư lệnh chiến dịch do Bộ Tư lệnh Đại đoàn truyền xuống cho Trung đoàn 174 khống chế thời gian, lấy tiếng nổ của khối bộc phá hầm ngầm đồi A1 làm hiệu lệnh chung cho toàn bộ chiến dịch đợt tấn công quyết định. Toàn bộ các đơn vị chiến dịch đều hướng về đồi A1 để chờ lệnh.

Đúng 20h30 ngày 6 tháng 5 năm 1954, một tia chớp xanh loé lên và một tiếng ục nặng nề om dưới lòng đất như một quả bom nổ chậm giữa lúc trời tranh tối tranh sáng, qua màn đêm quan sát thấy đồi A1 có nhiều cột khói bụi đất bốc lên.

Tiếng nổ om trong lòng đất đã làm nhiều tên địch bị chết ngất vì sức ép. Đại bộ phận địch choáng vì ù tai. Quân ta áp sát hầm ngầm ập vào nên địch không kịp đối phó; quân ta xung phong thuận lợi. Sau 15 phút trung đội đầu cầu chiếm được phía bắc đồi A1, các mũi đại đội khác chiếm các phân khu A, B, C. Xung phong vào hầm ngầm rồi nhanh chóng chia nhiều hướng truy quét đã bắt sống 122 tù binh do quan ba Pugiê chỉ huy. Đúng 4 giờ 30 ngày 7 tháng 5, trung đoàn 174 đập tan sức kháng cự của địch làm chủ hoàn toàn đồi A1, các đơn vị bạn khác ào ạt tấn công địch toàn mặt trận.

Tiêu diệt A1 là một trong những trận đánh ác liệt nhất trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Trong 38 ngày đêm lúc tấn công khi phòng ngự, giành giật với địch từng tấc đất, cán bộ chiến sỹ trung đoàn 174 đã vượt muôn vàn gian khổ, hy sinh trong bom đạn người này ngã, người khác xông lên để giành thắng lợi cuối cùng.

Tiếng nổ của khối bộc phá một ngàn cân trong lòng đồi A1 không lớn, nhưng nó đã góp phần làm nên tiếng nổ Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.

Đấy, anh em chúng tôi lúc bắt đầu vào trận đánh từ cơ quan tham mưu và chính trị trung đoàn 174 được xuống trực tiếp thay thế làm đại đội trưởng và chính trị viên đại đội để chiến đấu tại đồi A1. Anh em chúng tôi cũng may mắn chỉ bị thương nhẹ, tiếp tục chiến đấu hoàn thành nhiệm vụ đến cùng.

Sau chiến dịch, anh em chúng tôi được điều đi công tác mỗi người một nơi, hôm nay mới có dịp tìm lại nhau để ôn lại những ngày gian khổ chiến đấu, nhưng lại không gặp nhau. Tôi đã làm nhiệm vụ kể lại để cho chị và các cháu nghe, nhớ lại công sức và tự hào về anh Phái đã góp cho cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc oanh liệt".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #48 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2023, 08:10:04 am »


CÂU CHUYỆN ĐỊCH VẬN Ở ĐIỆN BIÊN PHỦ

TRẦN ĐỖ NHƯỢNG1


... Một đêm cuối tháng giêng Giáp Ngọ (không nhớ ngày dương) tối trời, sương mù nhiều nên thưa sao. Tôi cùng tổ quân báo và mấy chiến sĩ bộ binh lỉnh kỉnh, nhưng bí mật tiến vào cánh đồng Him Lam cắm 12 chữ RAPATRIEMENT (hồi hương). Dưới chân mỗi cọc rải ít truyền đơn. Từ khâu chuẩn bị làm 12 mặt bia dán chữ trắng cao 1m2, rộng 60cm nét chữ 20cm đến việc phân công thứ tự người vác chữ trong đêm cho đúng từ ngữ phải rất chu đáo. Từ cánh đồng nhìn lên khoảng trời phía nam thấy rõ hình thù đồn Him Lam cao to. Sáng mai binh lính trên đồi Him Lam sẽ được đọc chữ “Hồi hương” còn bị tác động mạnh mẽ và nhanh nhạy hơn những tờ truyền đơn.

Cái đêm này đã để lại trong tôi một kỉ niệm sâu sắc. Quân ta đánh quân ta mà bình an vô sự. Sự thể là vừa xuống đến cánh đồng, trời còn nhá nhem thì gặp tổ quân báo của đại đoàn 312, đã cho bạn biết sẽ vào cánh đồng Him Lam chôn khẩu hiệu địch vận trong vòng một tiếng trở lại - Thế là yên tâm! Trên đường thỉnh thoảng phát hiện mùi thối. Đến gần, lại một chú trâu vô tội bị địch giết đang thối rữa phơi xương. Xong việc, rút quân về đến vạt ruộng gần bìa rừng, chợt có tia chớp lựu đạn mỏ vịt. Tổ triển khai chiến đấu rất nhanh trước khi lựu đạn nổ. Chỉ nghe tổ trưởng chỉ huy rất gọn mà bí mật, rồi sự yên tĩnh trở lại ngay. Hình như biết nhầm, đôi bên rút nhanh không một tiếng động nhỏ. Khoảng 10 phút sau, cối địch từ Him Lam nã một hồi vào nơi phát nổ - Hú vía!

Tháng 4/1954, khi đã vây hãm chặt phía đông A1, quân ta chiếm giữ một phần đồn đối mặt với địch, đã có cách giải truyền đơn vào đồn địch. Từ những quả pháo sáng (cối 60 ly) thu của địch thả dù, tôi làm đạn bắn truyền đơn. Đem bắn thử quả đầu, truyền đơn cuộn tròn rơi cả cục. Tôi đã kịp cải tiến, gấp nhỏ từng tờ, dùng phấn rôm xếp vòng tròn rất hiệu quả. Thế là được quả đạn nào tôi lại thay cục pháo sáng thành truyền đơn chuyển cho trận địa cối. Tuy số đạn không nhiều, nhưng tù binh A1 ra hàng cứ chìa truyền đơn ra coi như bùa hộ mệnh.

Tổng kết chiến dịch, quân ta bắt 6000 tên địch. Ta trao trả thương binh địch tại sân bay Mương Thanh, cấm không quân địch hoạt động quanh khu vực Điện Biên xuôi theo đường 41. Lợi dụng thời cơ, ta chuyển lương thực đạn được ra (dự trữ tác chiến đến tháng 7 hết mùa mưa). Trung đoàn 174 lãnh nhiệm vụ áp giải tù binh Âu Phi về xuôi.

Sáng 8/5 tôi vừa lên đĩnh A1 thì có lệnh Cục Địch vận điều ra Mường Phăng giải quyết tù binh Âu. Rồi tôi hành quân theo đại đội 925 dẫn giải toán tù binh cuối cùng, hầu hết là lính quân y và công binh giữ lại phục vụ trong lòng chảo. Có điều rất hiếm thấy là số tù binh này lại được lên phim “Chiến thắng Điện Biên Phủ”.

Một đêm hành quân, có tên lính Tây nằm lăn ra đường không chịu đi, mồm kêu:

- “Capitaine! À boire! Trop soif! à boire! Capitaine!”
(Đại uý, cho tôi uống nước, khát quá, nước, đại uý)

- “Là! Encore ti ti l’eau là!”
(Kia, còn tí nước kia)

Vì vô tình lắc bi đông nên buộc phải thể hiện chính sách nhân đạo trao bi đông cho nó. Hậu quả hôm sau lấy nước uống không xúc rửa bi đông, tôi bị lây “kiết lỵ tù binh” kéo dài vài năm sau. Rõ là dốt hoá dại!

Về công tác ở Ban Chỉ đạo trao trả tù binh của Bộ ở Bến Cốc thị xã Thanh Hoá, một lần xuống kiểm tra đoàn tù binh sắp trao trả. Bất ngờ một lính Pháp trẻ, cao lớn từ xa chạy lại miệng gọi: “Capitaine! Capitaine!”, rồi bế xốc tôi lên, cám ơn rối rít chính sách nhân đạo của quân đội Việt Nam, hứa về nước sẽ đấu tranh không đi lính, đấu tranh cho hoà bình...

Quá bất ngờ và hồi hộp, tôi không kịp trấn tĩnh lấy ngay tên tuổi quê quán của tên lính đó làm minh chứng. Nào ngờ thời cơ đó chỉ có một.

Công tác địch vận trong chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ có nhiều sáng tạo và hiệu quả. Năm 1999, kỷ niệm 45 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, trong nhà Bảo tàng Điện Biên thiếu một mảng đề tài khai thác và trưng bày. Đó là: địch vận trong chiến địch Điện Biên Phủ.

Nếu liên hệ Cục Dân vận và tuyên truyền đặc biệt sưu tầm đủ chủng loại truyền đơn thời ấy, xin được một quả đạn cối pháo sáng 60 ly, tôi có thể tham gia vào việc trưng bày mảng đề tài địch vận để khách tham quan trong và ngoài nước hiểu chi tiết thêm về chiến dịch lịch sử này.

Viết ngày 20-7-2003
_____________________________________________
1. Nguyên cán bộ địch vận Ban chính trị Trung đoàn 174.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #49 vào lúc: 04 Tháng Giêng, 2023, 08:18:00 am »


CÂY SỐ 42
(Truyện ký)

DŨNG HÀ (PHẠM ĐIỆNG)


Chiếc máy bay TU.134A lăn những vòng bánh cuối cùng rồi dừng lại ở vị trí quy định. Mấy phút sau chiếc cầu thang đã được đặt xong và cửa máy bay mở rộng. Các vị khách quốc tế xuất hiện trên khung cửa giơ tay vẫy chào đáp lại những cánh tay và những lời reo vui nồng nhiệt của chúng tôi, những người đón khách.

Đó là những vị khách đến dự một cuộc họp quốc tế quan trọng được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng với các bạn trong đoàn ra đón, tôi lần lượt bắt tay các vị khách quý, những nhân vật có tên tuổi, nam và nữ của hai lục địa. Tôi xiết chặt tay một người mặc âu phục xám, dáng cao và mảnh khảnh, có hàng ria đen khá đậm để theo kiểu người Ả Rập và chào anh bằng tiếng Pháp:

- Chúc mừng đồng chí đã đến thăm đất nước chúng tôi.

Người khách nắm chặt tay tôi và thật bất ngờ, anh đáp lại bằng tiếng Việt khá sõi:

- Chào đồng chí! Rất cảm ơn đồng chí đã ra đón chúng tôi. Đồng chí có khỏe mạnh không?

Ngạc nhiên, tôi ôm lấy người bạn quốc tế mà ngay từ câu nói đầu tiên đã tỏ ra am hiểu phong tục Việt Nam.

- Anh nói được tiếng Việt? Hay quá! Anh nói được nhiều không?

- Tàm tạm - Anh bạn nhã nhặn gật đầu, miệng tủm tỉm lộ vẻ hóm hỉnh - Tôi nói còn xoàng hơn mấy cha kia!

Anh hất hàm về phía những người bạn quốc tế đang tíu tít bên những cô phiên dịch và những bạn bè quen thuộc ra đón.

"Chà! Vớ được anh Tây mắm tôm". Tôi hết sức hứng thú trước sự bất ngờ này. Anh bạn mà tôi vừa quen đi trước cùng các đồng chí trong ban chấp hành ra đón. Tôi nhìn anh từ phía sau lưng. Lưng anh hơi còng và lệch vai bên phải. Nhìn kỹ thấy bước chân anh hơi tập tễnh dường như chân trái có tật. Mái tóc đen dài và xoăn của anh đã bạc trắng ở hai bên thái dương. Tôi bỗng mơ hồ như đã gặp anh ở đâu. Nhưng nhớ mãi không ra.

Đêm hôm ấy, trong căn phòng nhỏ trên tầng lầu ba của một khách sạn bên sông Sài Gòn, tôi cứ trăn trở mãi không ngủ được, bâng khuâng nhớ lại cảnh tượng ban chiều.

Đêm về khuya, từng cơn gió mát lạnh từ sông Sài Gòn thổi vào như vuốt ve khiến tôi thấy tỉnh táo hẳn lên.

Bỗng như tia chớp vụt qua, tôi bàng hoàng kêu lên: "Đúng rồi!". Nhưng ngay sau đó tôi lại tự nhủ: "Không làm gì có chuyện như thế! Ở đời thiếu gì người giống nhau!"

Hôm sau, cuộc họp được tiến hành trong một hội trường tráng lệ của thành phố. Tôi ngồi ở chỗ dành cho các nhà báo trong nước được mời. Cả buổi sáng, cả buổi chiều, tôi nhìn lên phía đoàn chủ tịch, mắt lại luôn nhìn anh bạn chiều qua. Rõ ràng anh là một nhân vật quan trọng trong cái tổ chức quốc tế Á - Phi này. Người ta gọi anh một cách trọng vọng là Apđun Môhamét.

Tôi cũng nhận thấy một điều khác lạ. Apđun ngồi trên ghế đoàn chủ tịch, thường đưa mắt nhìn về phía chúng tôi. Cặp mắt nâu hơi sâu và trầm tĩnh của anh như tìm kiếm và khi anh phát hiện ra tôi, dường như cặp mắt ấy ánh lên một nét mừng vui bất ngờ. Khi anh bước lên diễn đàn, giọng nói của anh trầm, ấm và kiên nghị.

... Đoàn kết với Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, giữ gìn độc lập dân tộc và bảo vệ hòa bình là nghĩa vụ, là tình cảm thiêng liêng...

Phiên họp cuối cùng chấm dứt, tôi đến ngồi trên chiếc sôpha, cạnh một chiếc bồn lớn bằng sứ tráng men xanh, trồng một cây bông sứ.

- Xin lỗi! Tôi muốn nói chuyện với anh, được chứ?

Tôi vội đứng dậy, nắm lấy tay anh, không giấu được vẻ mừng vui:

- Mấy ngày qua anh bận quá. Tôi có một băn khoăn muốn hỏi anh...

Apđun ôm lấy vai tôi nồng nhiệt nói:

- Trời ơi! Chính tôi cũng đang muốn được gặp anh. Tôi cảm thấy rất quen anh, như là đã được gặp anh ở đâu rồi.

Tôi khẽ nắm tay anh:

- Anh cho phép tôi hỏi, trước đây anh đã sang Việt Nam lần nào chưa? Anh học tiếng Việt từ bao giờ mà nói khá thế?

- Tôi sang đây lần này là thứ ba.

- Lần thứ nhất là bao giờ? Hồi chiến tranh chống Pháp, anh có ở đây không?

Apđun nhìn chằm chằm vào tôi, mặt đỏ lên vì xúc động:

- Cuộc chiến tranh Pháp - Việt tôi là lính trong quân đội Liên hiệp Pháp.

Tôi hồi hộp hỏi dồn:

- Anh có dự trận Điện Biên Phủ không?

- Tôi là lính của tiểu đoàn lê dương đóng trên đồi Elian.

- Anh có ở trong đoàn tù binh về Thanh Hóa?

- Có.

- Và, vụ trực thăng ở cây số 42?

Apđun Môhamét bỗng run lên. Ánh mắt nóng bỏng của anh như cắm sâu vào mắt tôi. Trong một thoáng, hình như anh đang cố hình dung ra một bóng dáng xa vời của dĩ vãng. Cặp môi anh mấp máy, rồi anh ôm chầm lấy tôi, kêu lên:

- Mon commandant!1

- Bella!

Bỗng chốc, tôi bật nhớ ra tên anh.
___________________________________________
1. Ngài thiếu tá!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM