Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 08:10:23 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 20  (Đọc 2104 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #60 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2022, 08:57:28 pm »

CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938 CỦA NGÔ QUYỀN


VÕ AN ĐÔNG

1- Mấy nét về lịch sử theo sách giáo khoa tập 6 và tập 7

Ngô Quyền (898 - 944) người Đường Lâm (Sơn Tây), cha là Ngô Môn. Ngô Quyền có sức khỏe, là tướng giỏi đã theo Dương Diên Nghệ chống quân Nam Hán lần 1, được Dương Diên Nghệ tin yêu và gả con gái cho, được phong làm Thứ sử, trấn giữ Ái Châu (Thanh Hóa). Năm 937, Dương Diên Nghệ bị một viên tướng của mình là Kiều Công Tiễn giết chết và đoạt ngôi. Được tin, Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, Kiều Công Tiễn vội cho người sang cầu cứu nhà Nam Hán. Năm 938, vua Nam Hán nhân cớ đó, sai con là Lưu Hoằng Thao chỉ huy một đạo quân thủy sang đánh Việt Nam. Hoằng Thao đóng quân ở sát biên giới nước ta. Ngô Quyền tiến quân về Đại La (Hà Nội ngày nay) bắt giết Kiều Công Tiễn và chuẩn bị chống quân Nam Hán ở sông Bạch Đằng. Sông Bạch Đằng, tên Nôm là sông Rừng, vì hai bên sông toàn rừng rậm hải lưu thấp, độ dốc không cao, ảnh hưởng của nước triều lên xuống rất mạnh, lòng sông rộng mênh mông, ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài đầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng thành một trận địa cọc ngầm, có quân mai phục hai bên bờ.


2- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 khẳng định nền độc lập hoàn toàn của đất nước ta từ ngày đó.

Vào cuối năm 938, đoàn thuyền nhẹ của Lưu Hoằng Thao kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân Nam Hán. Lúc nước triều đang lên, quân Lưu Hoàng Thao đuổi theo, vượt qua hàng cọc ngầm mà không biết. Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực ra đánh trở lại, địch chống không nổi phải rút chạy ra biển. Quân ta từ phía thượng lưu đánh xuống, từ hai bên bờ đánh tạt ngang, quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bãi cọc nhọn, phần bị giết, phần bị chết đuối. Hoằng Thao bị giết tại trận. Vua Nam Hán được tin hốt hoảng vội hạ lệnh thu quân về nước. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền hoàn toàn thắng lợi. Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền lên ngôi vua, đóng đô ở cổ Loa thiết lập bộ máy triều đình, xưng vương thay thế bộ máy cai trị cũ của họ Khúc trước đây. Năm 944, Ngô Quyền làm vua được 6 năm thì mất.


3- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, theo tư liệu lịch sử đã thu thập được:

a) Chính sử nước ta và Trung Quốc chép về sự kiện này quá sơ sài, quá gọn theo lối chép gộp sự kiện nên ngày nay các nhà sử học nước ta tuy đã xác nhận sự kiện chiến thắng Bạch Đằng là có thực trong lịch sử, đã ghi được những nội dung chính yếu của sự kiện, nhưng còn nhiều nghi vấn lịch sử cần tiếp tục làm sáng tỏ thêm như thời gian, địa điểm bãi cọc, cách bày binh bố trận, so sánh binh lực của địch và của ta v.v... vẫn chưa xác định dứt khoát.


b) Tuy nhiên, việc chép sử tuy còn sơ sài, gọn nhẹ, nhưng ngay thế kỷ thứ XIII, thời nhà Trần, nhà sử học nổi tiếng Lê Văn Hưu đã viết trong Đại Việt sử ký toàn thư gổm 30 quyển. Hiện nay không còn nguyên vẹn, còn lại 8 quyển.

   Nhà sử học Lê Văn Hưu đã viết như sau:

“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới nhóm họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao mở nước xưng vương làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà yên được dân, mưa cũng giỏi mà danh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu nhưng mà chính thống của nước Việt ngõ hầu đã nối lại được


c) Vào năm 938, lịch sử lại chứng kiến chiến thắng của anh hùng dân tộc Ngô Quyền trước quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng, xác lập nền tự chủ bằng một chiến công hên hách, chấm dứt một nghìn năm Bắc thuộc. Nhà yêu nước Phan Bội Châu ở đầu thế kỷ XX đã tôn vinh đức Ngô Quyền là vị Tổ Trung hưng của dân tộc Việt Nam.


Tiếp đó, hai thập kỷ đầu của thế kỷ thứ 15, nhà Minh lại đặt ách đô hộ lên đất nước Việt Nam. Một cuộc khởi nghĩa dấy lên từ đất Lam Sơn, đứng đầu là anh hùng dân tộc Lê Lợi và danh thần Nguyễn Trãi. Sau 10 năm chiến đấu, đất nước Đại Việt lại sạch bóng quân thù, mở ra một cuộc hưng thịnh mới cho nền tự chủ Đại Việt. Nhà yêu nước Phan Bội Châu lại tôn vinh đức Lê Thái Tổ là vị Tổ Trung hưng thứ hai của dân tộc Việt Nam.


Năm trăm năm sau, năm 1945, bằng Cách mạng Tháng Tám năm 1945, phải chăng ta đã mở ra một cuộc trung hưng mới - cuộc trung hưng thứ ba sau cuộc trung hưng thứ nhất do vị tổ trung hưng là Ngô Quyền và sau cuộc trung hưng thứ hai do Lê Lợi lãnh đạo (tên gọi là cuộc trung hưng dân tộc Việt Nam thứ ba tới nay chính sử chưa chính thức xác nhận mà do tạp chí “Xưa và Nay” đã gián tiếp xác nhận trên số 243 tháng 5-2005), thế mà những thành tựu và thử thách của 60 năm qua là bằng chứng về nguồn lực và những giá trị tinh thần của cuộc cách mạng gắn liền với tên sử dân tộc Việt Nam như của Ngô Quyền và Lê Thái Tổ trên hành trình dựng nước và giữ nước.


d) Kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Bộ Quốc phòng, Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh, Ban Văn hóa tư tưởng Trung ương đã tổ chức hội thảo khoa học: “Đại thắng mùa xuân năm 1975 - Bản tĩnh và trí tuệ Việt Nam Nhân dịp này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có bài viết về chủ đề này, đã gửi đăng trên tạp chí “Xưa và Nay”, có đoạn viết về Ngô Quyền như sau: “Một điều hiếm thấy trong lịch sử là các bộ tộc người Việt Nam cổ sinh sống trên mảnh đất này đã sớm có một triết lý sống, một nên văn hóa dân tộc mà hạt nhân là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đấu tranh bất khuất để làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, cố kết với nhau trong một quốc gia thống nhất chống lại thiên tai và giặc ngoại xâm. Chính nhờ sức mạnh ấy của nền văn hóa, mà dưới ách đô hộ hơn một nghìn năm của phong kiến phương Bắc, dân tộc ta không bị đồng hóa và đã vùng lên giành lại nền độc lập cho đến khi vị tổ trung hưng đầu tiên là anh hùng dân tộc Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đẳng, kỷ nguyên một nghìn năm độc lập, tự chủ dần được mở ra. Suốt trong một nghìn năm ấy, dân tộc ta đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn nhiêu lần từ Tống, Nguyên, Minh, Thanh”.

Tiếp đó, Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại phân tích:

“Trong thời đại Hồ Chí Minh, có sự phát triển mới về bản chất so với các thời kỳ trước là: Giải phóng dân tộc gắn hên với giải phóng xã hội... “Sự thay đổi về bản chất đó đã giải phóng sức mạnh tinh thần và vật chất vô cùng to lớn của nhân dân ta trong cách mạng và chiến tranh cách mạng”.

Tại đây, Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ nhắc đến Ngô Quyền là vị tổ trung hưng đầu tiên của dân tộc Việt Nam mà chưa thấy xác nhận Lê Lợi là vị tổ trung hưng thứ hai, hay thời đại Hồ Chí Minh là vị tổ trung hưng thứ ba của dân tộc Việt Nam. Nhưng qua phân tích bài báo ta cũng hiểu sứ mệnh lịch sử của Lê Lợi ở thế kỷ 15 và của Hồ Chí Minh ở thế kỷ 20, khi đã khỏi ách đô hộ 83 năm của thực dân Pháp và đã giành thắng lợi đánh Mỹ là những vị tổ trung hưng thứ hai và thứ ba vậy, nhưng không nên quên những chiến thắng của Lê Hoàn và Lý Thường Kiệt thời chống quân Tống, của Trần Hưng Đạo thời chống quân Nguyên Mông và chiến thắng của Quang Trung Nguyễn Huệ thời chống quân nhà Thanh. Những chiến thắng này rất là vĩ đại, được nhân dân ta hết lòng ngưỡng mộ và tôn thờ những chiến thắng đó nhưng chỉ mang tính chất giữ gìn dân tộc, bảo vệ độc lập, chưa mang tính chất đấu tranh giành lại độc lập, thoát khỏi ách đô hộ của ngoại bang.


e) Từ năm 1942, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết tác phẩm thuộc dạng văn vần rất xúc tích, dễ nhớ, dễ thuộc; tác phẩm gọi là Lịch sử nước ta. Với tác phẩm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khởi nguồn cho dòng chảy lịch sử của dân tộc, Người đã chỉ ra cho chúng ta thấy rằng tinh thần yêu nước là truyền thống qúy báu của nhân dân ta và để thực hiện điều đó trước hết mỗi người dân phải hiểu rõ lịch sử đấu tranh anh dũng bất khuất của dân tộc trong lịch sử nước ta. Nói về Ngô Quyền, người chỉ có hai câu ngắn gọn nhưng đầy ý nghĩa sâu sắc, đó là:

Ngô Quyền quê ở Đường Lâm
Cứu dân ra khỏi cát lầm ngàn năm
.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #61 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2022, 08:59:52 pm »

4- Ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do anh hùng dân tộc Ngo Quyền tổ chức và chỉ huy có nhiều ý nghĩa lịch sử:

a) Ở đầu thế kỷ 10, Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ cho đất nước năm 906, nhà Đường buộc phải phong Khúc Thừa Dụ làm Tiết độ sứ An Nam đô hộ, tức là vẫn giữ chức vụ làm quan cho nhà Đường. Tiếp đó, Dương Đình Nghệ là tướng cũ của Khúc Hạo, con của Khúc Thừa Dụ, nổi lên chiếm được Tống Bình (Hà Nội) và đón đánh quân Nam Hán đến cứu viện. Quân Nam Hán lần thứ nhất bị đánh tan tác. Dương Đình Nghệ sau chiến thắng quân Nam Hán chỉ dám xưng là Tiết độ sứ.


Năm 938, kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng lịch sử khẳng định nền độc lập của nước ta. Từ đó, chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc. Do đó, nước ta có 1000 năm đấu tranh giành lại độc lập, tổ tiên đã để lại cho chúng ta:

- Lòng yêu nước.

- Tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của đất nước.

- Ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

Chính từ sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền, các thế hệ sau đã nêu cao lòng yêu nước, tinh thần đấu tranh vì độc lập của đất nước, ý thức vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Sau đó chúng ta đã có chiến công oanh liệt của Lê Hoàn năm 981 cũng ở sông Bạch Đằng sau 43 năm chiến thắng Bạch Đằng năm 938, đã chiến thắng rực rỡ trên sông Như Nguyệt (sông Cầu) năm 1077 của Lý Thường Kiệt chống quân Tống xâm lược, chúng ta đã 3 lần chống quân Nguyên Mông ở thế kỷ 13 của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn với chiến thắng rực rỡ trên sông Bạch Đằng lịch sử năm 1288 và cuối cùng với chiến thắng oanh liệt thần tốc Quang Trung năm 1789 so với chiến công Bạch Đằng của Ngô Quyền đã xảy ra sau hơn 800 năm (938 - 1789 đúng là sau 851 năm) Quang Trung đã đuổi sạch bóng quân Thanh xâm lược tại trận Đống Đa lịch sử.


Cho nên, những chiến công của Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Quang Trung chống quân xâm lược đáng được tôn vinh hết mức, nhưng những chiến công đó dù sao cũng bắt nguồn từ chiến thắng của Ngô Quyền.


b) Từ chiến công 938 trên sông Bạch Đằng của Ngô Quyền đã chấm dứt 1000 năm đô hộ chế độ Bắc thuộc. Trước đó có những cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi như cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 040 - 043, Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa của Lý Bí (Lý Nam Đế) năm 542 - 602, rồi đến cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) năm 786 - 791. Những cuộc khởi nghĩa này chỉ đảm bảo được thời sian ngắn, kết cuộc lại rơi vào công cuộc đô hộ Bắc thuộc.


Nhưng từ chiến thắng quân Nam Hán lần thứ hai trên sông Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đã dám xưng vương, mở ra một kỷ nguyên mới, dân tộc độc quyển cho tới ngày nay đã trên 1000 năm rồi mà nước nhà vẫn giữ được độc lập với ngoại bang, giữ được nền tự chủ, xây dựng nển văn hóa đặc sắc của riêng nước Việt Nam.


Chính vì lẽ đó mà nhà chí sĩ ái quốc Phan Bội Châu (thế kỷ 20) đã suy tôn Ngô Quyền là vị Tổ Trung hưng đầu tiên của dân tộc Việt Nam, sau này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhắc lại suy tôn đó của Phan Bội Châu trên bài báo đã được đăng trên tạp chí “Xưa và Nay" số 234 - IV - 2005 trong hội thảo khoa học “Đại thắng mùa xuân năm 1975”, "Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam ”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết: "Cho đến khi vị tổ trung hưng đầu tiên là anh hùng dân tộc Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng thì kỷ nguyên độc lập tự chủ đã được mở ra. Suốt trong một nghìn năm ấy dân tộc ta đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn nhiều lần từ Tống, Nguyên đến Minh, Thanh…”.


Trong kỷ nguyên độc lập tự chủ chỉ có hai lần nước ta lại bị đô hộ. Đó là ở thế kỷ thứ 15 quân nhà Minh lại đến xâm lược và hộ nước ta trong 20 năm, rồi bị khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi đề xướng và bị cuộc khởi nghĩa đó đánh đuổi về nước, giành lại độc lập cho đất nước. Phan Bội Châu đã mệnh danh Lê Lơi là vị Tổ Trung hưng thứ hai của dân tộc Việt Nam.


Còn lần thứ ba là vào năm 1945 - 1975. Cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và đại thắng mùa xuân năm 1975 đã chấm dứt chế độ thực dân trước là của Pháp, sau là của Mỹ, thời gian chiến đấu hy sinh gian khổ mất gần 100 năm. Hiện nay chính sử nước ta chưa đặt mệnh danh cho thời đại hào hùng đó và sẽ còn anh hùng mãi cho sự trường tồn của nước Việt Nam độc lập, tự chủ, cho nên cũng đủ cho ta có căn cứ vững chắc, xác định là thời đại Hồ Chí Minh là vị Tổ Trung hưng thứ ba của dân tộc Việt Nam.


Từ sau năm 1975, mỗi kỳ đại hội toàn quốc tới nay đều xác định hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam, nói lên quyết tâm và ý chí của toàn thể dân tộc Việt Nam đối với nền độc lập, tự chủ của Việt Nam.


c) Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 còn có ý nghĩa phát triển nghệ thuật quân sự to lớn. Ngô Quyền đón đánh quân Nam Hán khoảng trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao (dựa theo nhận định của nhà sử học Lê Văn Hưu - thế kỷ thứ 13) không cho chúng đổ bộ lên bờ, đánh tan tác chúng trong phạm vi một ngày, mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi. Ngô Quyền đã lợi dụng thế sông Bạch Đằng, lợi dụng hai bên bờ sông toàn là rừng rậm, tiện cho bố trí quân ta mai phục, hạ lưu thấp, độ dốc không cao, mức nước sông lúc triều lên, xuống chênh lệch nhau đến 3m. Ông đã huy động quân và dân lên rừng đẵn hàng ngàn cây gỗ dài dầu đẽo nhọn và bịt sắt, rồi đem đóng xuống lòng sông Bạch Đằng ở những nơi hiểm yếu gần cửa biển xây dựng thành một trận địa cọc ngầm, quân mai phục hai bên bờ.


Xây dựng trận địa cọc ngầm rất độc đáo chỉ Việt Nam mới có. Nó không chỉ có tác dụng ngăn chặn thuyền chiến giặc mà còn có tác dụng làm cho thuyền chiến của giặc va vào cọc mà bị vỡ, làm cho quân giặc đi trên thuyền bị đắm và bị giết, bị bắt do quân ta mai phục hai bên bờ xông lên bắt, giết chúng. Từ đó quân Nam Hán vỡ chạy về nước, chúng không sang nước ta quấy phá nữa. Do vậy nước ta mới giành được một kỷ nguyên độc lập tự chủ. Về sau, trong các trận thủy chiến ông cha đã theo gương Ngô Quyền đã dựng các trận địa cọc ngầm để ngăn và diệt địch như trận Lê Hoàn dùng cọc ngầm để đánh quân thủy của giặc Tống năm 981 hoặc như trận diệt địch cũng trên sông Bạch Đằng năm 1288 của Trần Hưng Đạo bằng cọc ngầm.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #62 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2022, 09:01:32 pm »

5- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã diễn ra trên đất Hải Phòng từ hon 1000 năm nay, được dân Hải Phòng ghi nhớ công đức, truyền tụng công lao tổ tiên cho tới ngày nay. Tên tuổi, địa danh như cọc trên sông Bạch Đằng - Cửa Nam Triệu, Ngô Quyền và các tướng lĩnh của ông đều được truyền tụng từ đời này sang đời khác, được ghi chép trên sử sách và sách giáo khoa.


a) Theo ông Ngô Đăng Lợi, Chủ tịch Hội sử học Hải Phòng, về vấn đề xảy ra trận đánh và trận địa cọc qua bài khảo cứu: “Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 qua nguồn tư liệu dân gian” thì thấy khu thổ cư và nền đình xã Nam Triệu hiện còn ở xã An Lư đối diện với xã Dương Quan (thuộc huyện Thủy Nguyên), địa danh Nam Triệu đã có từ đời Tiền Lê, đã có nói tới nạn đói 1945 dân làng Nam Triệu đã phải siêu tán ruộng đất của Nam Triệu cũ, nay phần lớn thuộc xã An Lư, một phần thuộc xã Dương Quan.


Về đền miếu thờ Ngô Quyền, ở Hải Phòng có đến 30, tập trung ở vùng ven biển huyện An Dương cũ, nơi gần mặt trận nhất. Các thần tích, truyền thuyết, bia ký v.v... đểu được ghi chép lại từ các đình làng Cấm, đình Gia Viên, đền An Trì còn gọi là đền Quang Đàm (huyện An Dương) và các đình làng Lương Xâm, Phú Xá (quận Hải An), đình làng Lạc Viên và đình làng Hàng Kênh, đình Dư Hàng thuộc nội thành Hải Phòng.


b) Gần đây, ông Nguyễn Đức Nhiếp, hội viên Chi hội khoa học lịch sử Hải Phòng có bài đăng trên tạp chí “Xưa và Nay” đề tài “Đảo Đình Vũ hay Định Vũ”, có nêu vấn đề lịch sử chiến thắng Ngô Quyền năm 938, việc đóng cọc gỗ trên các dải đất nổi lên ở cửa sông Cấm và sông Bạch Đằng, ông Nhiếp có viện dẫn trong đền thờ Ngô Quyền ở các đình làng Định Vũ, Trực Cát (phường Tràng Cát), Phú Xá (phường Đông Hải) đều treo câu đối:

   Đảng Hải dương uy, kinh ngạc, an binh Định Vũ
   Loa thành đinh đinh, cung tường, phú mỹ Vĩnh Lưu


Nội dung ý nghĩa câu đối trên đều treo đúng nơi ngôi vị thần tượng của từng chiến công nhà Ngô đã tạo lập trên sông Bạch Đằng mà trận địa là đảo Định Vũ.

Khi đã chiến thắng quân thù, lập được võ công, Ngô Vương đã đặt tên cho đảo này là Định (dấu nặng) Vũ với ý nghĩa là Định Vũ Công. Còn đảo ở phía trong là địa điểm tập kết yên binh khi võ công đã hoàn thành nên đặt tên cho đảo là Vũ Yên.


Cũng trong bài báo, để tôn vinh chiến thắng Bạch Đằng năm 938, tác giả lại kể thầy giáo Nguyễn Đình Hồng khi giảng bài học lịch sử cho học sinh về sự kiện Bạch Đằng trên bằng lời thơ của lịch sử diễn ca:

   Ầm ầm sấm dậy buổi đông trường
   Oanh liệt thay phò mã họ Dương
   Châu Ái dấy binh trừ phản nghịch
   Sông Đằng dẹp Hán trấn Nam bang
   Đảo quê ta mang tên Định Vũ
   Vinh quang thay chiến lũy kiên cường
   Đức Ngô Vương khai quốc huy hoàng
   Dân Đại Việt anh hùng bất khuất



c) Từ Cách mạng Tháng Tám năm 1945, để tưởng niệm vị anh hùng dân tộc đã khai sáng ra nền độc lập dân tộc ta, nên đã đặt một trong ba quận (Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền) là một quận dọc Sông Cấm nơi diễn ra trận Bạch Đằng lịch sử. Một trường trung học duy nhất của thành phố Hải Phòng được đặt tên là trường Ngô Quyền (trên phố Mê Linh).


Nhiều nhà máy, hợp tác xã, câu lạc bộ như Công ty xây dựng Bạch Đằng, Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng, Câu lạc bộ Bạch Đằng và nhiều cơ sở khác đều được mang danh hiệu là Bạch Đằng cũng đều tự hào và tôn vinh những chiến công oanh liệt của Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #63 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2022, 09:02:32 pm »

6- Kết luận:

a/ Sự kiện chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã có thực trong lịch sử của nước Việt Nam ta. Nó đã chứng minh trong lịch sử nước ta và Trung Quốc. Nó cũng được chứng minh trong các đình, miếu, đền đài, các ngày lễ hội nhất ta trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nơi đã xảy ra chiến thắng Bạch Đằng trong sách, câu văn thơ, truyền thuyết còn sâu đậm trong trí óc của nhân dân ta từ hơn một ngàn năm nay.


Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã chấm dứt 1000 năm Bắc thuộc, khởi nguồn cho hơn 1000 năm độc lập dân tộc. Chiến thắng của Ngô Quyền đã hun đúc cho chúng ta:

   - Lòng yêu nước nồng nàn
   - Xây dựng tinh thần đấu tranh bền bỉ vì độc lập của nước nhà.
   - Xây dựng ý chí vươn lên bảo vệ nền văn hóa dân tộc.

Chống ngoại xam, Ngô Quyền đã mưu trí tập hợp toàn dân đứng lên chống quân ngoại xam, biết vận dụng quy luật sông nước, quy luật nước triều lên xuống, cách đánh nhử địch diệt địch. Đặc biệt ông đã biết sử dụng bãi cọc ngầm để diệt địch, làm tan vỡ các loại thuyền chiến của địch. Chính từ kinh nghiệm sử dụng bãi cọc ngầm của Ngô Quyền mà về sau Lê Hoàn (50 năm sau), Trần Quốc Tuấn (3 thế kỷ sau) cũng xây dựng bãi cọc ngầm trên dòng sông Bạch Đằng này để đánh địch.


Trận đánh diễn ra chỉ trong nửa ngày mà diệt và đuổi được địch ra khỏi bờ cõi nước ta. Trong lịch sử nước ta có lẽ chỉ có trận Đống Đa lịch sử của Nguyễn Huệ mới thắng nhanh như vậy.


b/ Trong tiến trình lịch sử nước ta từ năm 938, tới nay chỉ có 3 lần nước ta đã phải sống dưới ách đô hộ của ngoại bang.

* Lần thứ nhất: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt 1000 năm đô hộ Bắc thuộc, mở ra kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập tự chủ của nước ta.

* Lần thứ hai: Khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Thái Tổ trong 20 năm chiến đấu với quân nhà Minh, giải phóng cho đất nước, giành độc lập cho nước nhà.

* Lần thứ ba: Sau gần 100 năm sống dưới ách đô hộ của Pháp, ta đã giành thắng lọi với Cách mạng Tháng Tám dưới thời đại của Hồ Chí Minh, và sau đó mất 30 năm chiến đấu gian khổ, mới giành được độc lập, thống nhất đất nước ngày 30-4-1975.

Trong ba lần lịch sử đó, lần thứ nhất đã được nhà sử học từ thế kỷ thứ 13 mô tả, sau đó tới thế kỷ 20 mới được nhà yêu nước Phan Bội Châu suy tôn Ngô Quyền là vị tổ trung hưng đầu tiên của dân tộc Việt Nam và tới lần thứ hai nhà ái quốc Phan Bội Châu đã mệnh danh Lê Lợi là vị tổ trung hưng thứ hai của dân tộc Việt Nam. Còn lần thứ ba: thời kỳ ta được độc lập tự do từ tay thực dân Pháp hiện nay vẫn chưa được sử nước ta, chưa ai mệnh danh cả. Duy chỉ có Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ có nhắc tới Ngô Quyền là vị tổ trung hưng đầu tiên của dân tộc Việt Nam, còn thời đại Hồ Chí Minh, Đại tướng đã kể nhiều thành tích vĩ đại mà dân tộc đã giành được, nhưng chưa đặt mệnh danh nào cả.


Vậy chúng ta là những người đã chiến đấu từ năm 1945 tới nay thấy rõ chiến thắng vĩ đại chống quân Pháp và quân Mỹ là kỳ tích, nên cũng mạnh dạn nêu lên là: Hồ Chí Minh là vị Tổ Trung hưng thứ ba của dân tộc Việt Nam. Quan điểm có đúng với tiến trình lịch sử của nước ta hay không, xin được tham khảo ý kiến.


c/ Hải Phòng chính là địa bàn diễn ra chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938 do đức Ngô Vương tổ chức và chỉ huy đã chấm dứt 1000 năm chế độ Bắc thuộc, đã thiết lập một kỷ nguyên độc lập tự chủ cho nước nhà tới nay đã được hơn một ngàn năm. Nhân dân Việt Nam và Hải Phòng được vinh dự và tự hào sống dưới chế độ độc lập tự do và xã hội chủ nghĩa. Xét về nguồn gốc là nhờ công ơn khai sáng của vị tổ trung hưng đầu tiên của dân tộc Việt Nam là Ngô Quyền.


Từ lâu, nhân dân Hải Phòng đã tỏ lòng ngưỡng mộ và tôn vinh Ngô Quyền - vị anh hùng dân tộc Việt Nam và tôn vinh các vị tướng sĩ của chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938 bằng cách xây dựng nhiều đình đền, miếu thờ bằng những truyền thuyết, thần tích, bia ký, càu đối thờ..., bằng cách hằng năm tổ chức lễ hội của nhân dân. Dưới chế độ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa, nhân dân Hải Phòng đã tôn vinh Ngô Quyền bằng đặt tên Ngô Quyền là một quận của thành phố, là trường trung học Ngô Quyền, cùng nhiều cơ sở sản xuất như hợp tác xã, công ty, nhà máy hay câu lạc với tên Bạch Đằng lưu danh Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng.


Nhưng nhân dân Hải Phòng cũng cần góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề quan trọng như thời gian, địa điểm bãi cọc, cách bài binh bố trận, giá trị, ý nghĩa của trận Bạch Đằng năm 938.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #64 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2022, 09:03:06 pm »

NGHĨ VỀ LỄ HỘI VÀ TƯỞNG NHỚ CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC


ANH THƠ


Sông Bạch Đằng dài 20 km, rộng gần 2 km, là ranh giới tự nhiên giữa Hải Phòng và Quảng Ninh. Nơi đây ghi dấu ấn chiến thắng lẫy lừng của dân tộc với kỳ tích ba lần đánh tan giặc ngoại xâm dưới thời Ngô Quyền (năm 938), Lê Hoàn (năm 981) và Trần Hưng Đạo (năm 1288).


Ghi nhớ công ơn của các vị anh hùng dân tộc trong Chiến thắng Bạch Đằng, nhiều nơi trên địa bàn Hải Phòng lập đến thờ cùng với các dạng thức tưởng niệm khác. Đến nay, Ngô Quyên được thờ cúng tại 13 cơ sở tín ngưỡng, tương ứng với 13 lễ hội tưởng nhớ. Riêng với Hưng Đạo Đại Vương Trân Quốc Tuấn, Hải Phòng có 20 nơi thờ, trong đó có 2 di tích từng được tổ chức với quy mô quốc lễ (vua tham gia tế) là đến Thụ Khê (xã Liên Khê, huyện Thủy Nguyên) và đền Phú Xá (phường Đông Hải, quận Hải An). Đền Phú Xá được lập tại nơi đóng quân cũ của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn khi ông qua đời. Đây cũng là nơi diễn ra lễ khao thưởng quân sĩ mừng chiến thắng Bạch Đằng trước khi kéo quân về căn cứ Vạn Kiếp. Trải qua bao thăng trầm, đền Phú Xá vẫn đứng uy nghiêm, xứng đáng là di tích lịch sử văn hóa quốc gia nổi tiếng với các hình thức, nội dung tưởng niệm công lao to lớn của nhân dân đối với vị thánh Vương Trần Hưng Đạo linh thiêng.


Cũng theo sử sách, Hải Phòng có bao nhiêu nơi thờ Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo thì có bấy nhiêu lễ hội tưởng nhớ. Mỗi lễ hội bám sát sự kiện lịch sử chiến thắng Bạch Đằng. Trước Cách mạng Tháng Tám, tại các xã vốn là “nghĩa binh thần tử của Ngô Quyền”, cứ 5 năm một lần mở lễ hội vào các dịp 16-1 và 22-2 âm lịch. Sớm nhất là ở Từ Lương Xâm, sau đó là các đền miếu khác như Đình Dư Hàng, Đình Hàng Kênh, Miếu Hai Xã... với các tục múa rối, múa cờ... diễn tả sở trường và khí thế giết giặc trên Bạch Đằng Giang. Lại cũng có trò diễn “Thủy chiến cửa đình” với các bè mảng kết từ cây chuối biểu tượng cho chiến thuyền và bù nhìn bằng rơm biểu thị xác giặc, mô phỏng trận đánh quân Nam Hán của quân sĩ Ngô Quyền. Lễ hội tưởng nhớ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn gắn với chiến thắng trên sông Bạch Đàng cũng được tổ chức ở nhiều nơi. Đó là hội Chùa Vẽ như từng ghi trong cuốn “Lịch lễ hội” của Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin. Chùa Vẽ là nơi Trần Hưng Đạo đóng quân để nghiên cứu chiến trường sông Bạch Đằng. Lễ hội diễn ra trong 10 ngày, từ 10 đến 20 tháng 8 âm lịch, với lễ vật đặc biệt bánh đa vừng được gọi là “Trận đồ ăn no đánh giặc”. Đó còn là lễ hội ở "Thụ Khê linh từ” thuộc xã Liên Khê và các làng có sông Bạch Đằng chảy qua. Tuy nhiên, do nhiều lý do, các lễ hội tướng nhớ các vị anh hùng trong chiến thắng Bạch Đằng bị gián đoạn. Đến nay, phần lớn là thờ cúng ở các di tích, đền miếu. Một số ít duy trì hội như hội Đền Trần Quốc Bảo (Thủy Nguyên) ngày 6 tháng giêng, tưởng nhớ danh tướng Trần Quốc Bảo chống Ô Mã Nhi trong trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng. Hội đền Phú Xá được tổ chức ngày 20-8 âm lịch, đặc biệt trang trọng với các nghi lễ tế, rước cùng bánh đa vừng do nhân dân khắp nơi mang đến, nhằm tưởng nhớ Trần Hưng Đạo và bà Bùi Thị Từ Nhiên - vợ ông Phạm Phúc Lương là người cùng làng coi giữ kho lương quân Đại Việt và có công xây dựng lại đền Phú Xá. Trong ngày hội còn có trò chơi tam cúc điếm, đi cầu thùm, chơi cờ tướng, chơi gà, bắt vít...


Nhìn chung, các lễ hội trên đều được duy trì và phát huy những nét đẹp của lễ hội cổ truyền. Song, so với yêu cầu nâng tầm lễ hội Bạch Đằng mà quan trọng nhất là lễ hội gắn liền với không gian lịch sử của sự kiện, Hải Phòng mới làm tốt việc duy trì giải bơi truyền thống vượt sông Bạch Đằng. Trong khi đó, từ năm 1988, nhân kỷ niệm 700 năm chiến thắng Bạch Đằng, tỉnh Quảng Ninh đã khôi phục lễ hội Bạch Đằng và duy trì từ đó đến nay với sự tranh thủ nguồn vốn Trung ương và địa phương sửa sang, xây dựng miếu Vua Bà và một số cơ sở tín ngưỡng khác, về vấn đề “Hải Phòng, có nên khôi phục lễ hội Bạch Đằng và nên bắt đầu từ đâu”, nhà sử học Ngô Đăng Lợi - Chủ tịch Hội Khoa học lịch sử thành phố cho rằng nên làm và nên bắt đầu từ nhận thức về vị trí chiến thắng Bạch Đằng trong lịch sử dân tộc. Cùng với việc đầu tư, nâng cấp các lễ hội đang có ở đền Phú Xá, Chùa Vẽ, đền Trần Quốc Bảo, ngành chức năng nên giúp địa phương khôi phục lễ hội đền Thụ Khê (Liên Khê) vốn là lễ hội nổi tiếng một thời tưởng nhố Đức Thánh Trần với các nghi thức tế, rước, các màn trình diễn múa cờ, quạt, động tác cắm cọc xuống lòng sông mô phỏng các dấu hiệu nghi binh và chiến thuật đánh giặc của quân sĩ Trần Hưng Đạo. Đồng thời, trong phần hội trên sông Bạch Đằng (trước mắt là tại cửa sông Bạch Đằng - nơi hợp lưu của sông Thải và sông Giá), nên khôi phục trò diễn thủy chiến để tăng dấu ấn lễ hội văn hóa trên dòng sông Bạch Đằng lịch sử. Một vài khía cạnh nêu trên về lễ hội Bạch Đằng có thể xem như là một sự gợi mở với các nhà quản lý, để tôn vinh công lao các vị anh hùng dân tộc và chiến thắng Bạch Đằng trong đời sống hôm nay.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #65 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2022, 09:03:44 pm »

ĐẠI THẮNG BẠCH ĐẰNG LẦN THỨ NHẤT - KẾT TINH SỨC SỐNG
MÃNH LIỆT CỦA DÂN TỘC VIỆT NAM


NGÔ ĐĂNG LỢI


Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện địa lý - chính trị nên nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc tìm mọi cách, với nhiều thủ đoạn nham hiểm xâm lược, đô hộ, đồng hóa dân ta, biến nước ta thành quận, huyện của nước Trung Hoa rộng lớn, dân đông, có nền văn hóa rực rỡ phát triển lâu đời. Chính vì thế mà các triều đại phong kiến Trung Hoa đã đặt và duy trì nền thống trị nước ta đến hơn 1000 năm, mặc dù liên tiếp bị nhân dân ta vùng lên chống ách đô hộ, đòi quyền độc lập, tự chủ, đòi quyền sống, quyết bảo vệ nền văn hóa dân tộc. Nhưng vì thời cơ chưa đến, vì thế và lực dân ta chưa đủ mạnh, tương quan so sánh lực lượng nghiêng về phía kẻ thù nên các cuộc khởi nghĩa của dân ta cuối cùng bị thất bại. Nhưng những cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc đã phản ánh ý chí quật cường, tinh thần yêu nước, sức sống của nền văn hóa dân tộc ta và lưu lại những bai học quý giá cho thế hệ kế tiếp về sau để khi có thời, có thế, có cơ nhân dân đã vùng lên đánh đuổi ngoại xâm, giành non sông, cơ nghiệp của tiên tổ. Chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 do Ngô Quyền tổ chức, chỉ huy, chỉ một trận mà quét “sạch không kinh ngạc, tan tác chim muông”, “Chỉ một trận mà nên công đại định, nhục ngàn năm rửa sạch” mở đầu kỷ nguyên độc lập lâu dài cho đất nước.


Đại thắng Bạch Đằng lần thứ nhất kế thừa phát huy xa các cuộc khởi nghĩa của Bà Trưng, Bà Triệu, Mai Hắc Đế, Bố Cái Đại Vương..., gần là sự dấy nghiệp tự chủ của họ Khúc, họ Dương.

Uy phong, của trận Bạch Đằng khiến Lưu Cung, vua Nam Hán bị mất mật, gạt nước mắt mà rút đại binh về, từ bỏ hẳn mưu đồ xâm lăng nước ta. Đây cũng là bài học cho cả 2 bên tham gia chiến trận, là chứng tích ban đầu của bài học lịch sử sống động “Đằng Giang tự cổ huyết do hồng”. Vùng đất phên giậu xứ Đông có con sông Bạch Đằng lịch sử “ba lần giặc đến, ba lần giặc tan" là niềm tự hào, là sự nhắc nhở tinh thần cảnh giác của dân tộc ta; là lời cảnh cáo nghiêm khắc cho mọi thế lực ngoại xâm về nỗi nhục muôn đời không rửa nổi.


Sự nghiệp, công lao của anh hùng dân tộc Ngô Quyền được các thế hệ dân ta ghi nhớ tôn vinh, các sử gia đánh giá cao. Chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu cũng là một sử gia, một nhà văn hóa lớn tôn xưng là vị Tổ Trung hưng thứ nhất của dận tộc ta.


Địa bàn Hải Phòng, nơi diễn ra trận đại thắng lịch sử năm 938 còn lưu nhiều dấu tích vẻ vang thời nhà Ngô. Những đình, đền, từ, miếu: Lương Xâm, Gia Viên, Thượng Đoạn, Hạ Đoạn, Quang Đàm, Xâm Bồ, Hàng Kênh, Tiên Nga... ở nội thành xưa thuộc huyện An Dương, Tùng Động (Lâm Động) Thủy Nguyên và thành Vành Kiệu hiện còn dấu vết minh định sự đóng góp của dân Hải Phòng với chiến thắng Bạch Đằng, đồng thời cũng thể hiện lòng kính yêu mến phục Ngô Quyền. Mậc dù Ngài chỉ xưng vương, nhưng dân Hải Phòng đã vinh danh Ngài là Ngô Vương thiên tử, con trai Ngài là Thái tử. Văn tế, văn khấn ở các đền, đình, từ, miếu thờ Ngài, thờ con cả Ngài đều ghi như vậy, đều coi Ngài là Hoàng đế nước Nam.


Dưới chính thể mới, nhiều đình, đền, từ, miếu thờ Ngô Quyền ở Hải Phòng đã được Bộ Văn hóa - Thông tin, UBND thành phố xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Hội đồng nhân dân thành phố đã quyết định dựng tượng đài Ngài tại một địa điếm trang trọng ở nội thành. Các cơ quan chức năng và quận Ngô Quyền đang tích cực chuẩn bị thực hiện nghị quyết HĐND thành phố để sớm có tượng đài Ngô Vương thiên tử.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #66 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2022, 09:06:34 pm »

TÔN VINH TRUYỀN THỐNG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP


Đại tá TRẦN ĐÔN
(Phó chủ tịch chi hội KHLS
quân sự Hải Phòng)


Nhìn lại 1000 năm (sau công nguyên) đấu tranh giành độc lập, đã có nhiều triều đại đứng lên chống phương Bắc đô hộ như: Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Lý Bôn, Triệu Quang Phục, Phùng Hưng, Khúc Thừa Dụ, v.v... nhất là cuộc đấu tranh giành độc lập của Hai Bà Trưng (năm 40 - 43), Lý Nam Đế (544 - 548), Triệu Việt Vương (548 - 571), Lý Phật Tử (571 - 602) đều đã giải phóng dân tộc, không thay đổi triều chính độc lập tự chủ. Vì vậy, chỉ thời gian ngắn, cuối cùng lại bị phương Bắc đô hộ.


Năm 931, Dương Diên Nghệ là tướng cũ của Khúc Hạo, nổi lên tự xưng là Tiết độ sứ, được 6 năm thì Kiều Công Tiễn  giết và cướp quyền. Khi đó Ngô Quyền là con rể Dương Diên Nghệ đang cai trị ở Ái Châu (Thanh Hóa), đem quân ra đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn cầu cứu Nam Hán. Nhà Nam Hán sai thái tử Lưu Hoằng Thao đem quân sang đánh Ngô Quyền. Ngô Quyền mưu lược bày thế trận, đánh thắng trận Bạch Đằng năm 938 giành độc lập cho dân tộc. Ngô Quyền xưng vương, thiết lập triều chính, bỏ chức tiết độ sứ của phong kiến phương Bắc, lập bộ máy nhà nước mới, độc lập tự chủ, trên có vua, dưới có quan văn, quan võ từ trung ương đến cơ sở và lấy Cổ Loa làm kinh đô. Từ đó chấm dứt 1000 năm đô hộ của phương Bắc. Sự kiện này đã được nhà yêu nước Phan Bội Châu suy tôn Ngô Quyền là "vị tổ trung hưng đầu tiên” của dân tộc Việt Nam.


Tiếp sau Lê Hoàn là Lý Thường Kiệt chống quân Tống, Trần Hưng Đạo chống quân Nguyên Mông cũng rất quyết liệt, thắng lợi được nhân dân ca ngợi, nhưng đều là chiến đấu bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Đến năm 1414, nhà Minh sang xâm lược đô hộ nước ta, đặt bộ máy cai trị rất hà khắc, nhân dân cùng cực. Trước tình hình đó, năm 1418 Lê Lợi và danh thần Nguyễn Trãi đã chiêu dụ hào kiệt, thu hút nhân tài, lập căn cứ chiến đấu, chiến thắng liên tiêp, nhất là thắng tướng Liễu Thăng ở Ải Chi Lăng - Lạng Sơn, buộc chúng phải tháo chạy. Năm 1428, nước ta lại giành độc lập và Lê Lợi lên làm vua thiết lập nhà nước độc lập tự chủ. Được nhà yêu nước Phan Bội Châu tôn vinh đức Lê Thái Tổ là vị trung hưng thứ 2.


Qua các triều đại nhà Mạc (1528 - 1592), Trịnh - Nguyễn phân tranh (1600 - 1771) đều tranh giành củng cố quyền lực (từ 1771 - 1802). Sau khi Quang Trung thống nhất Bắc triều, Lê Chiêu Thống chạy sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Thanh cho Tôn Sĩ Nghị sang xâm lược nước ta. Quang Trung đã thần tốc, chiến thắng oanh liệt, quét sạch bóng quân xâm lược. Sau năm 1789, Quang Trung vào đàng trong dẹp Chúa Nguyễn (Nguyễn Ánh) để thống nhất nước nhà. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Pháp chống lại và năm 1802 lợi dụng Quang Trung mất chiếm lại và thống nhất đất nước. Như vậy quá trình (1528 - 1802) liên tiếp có các cuộc đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và giành quyền lực củng cố đất nước.


Quá trình bị Pháp cai trị (1862 - 1945), các vua triều Nguyễn đều mất quyền tự chủ, làm theo sự cai trị của Pháp, dân tộc ta bị ba tầng áp bức bóc lột rất khổ cực gây ra nạn đói 1945 chết vài triệu người. Trong quá trình bị Pháp cai trị, từng giai đoạn đã có các nhà yêu nước nổi lên chiến đấu rất quyết liệt, phong trào Cần Vương ở khắp các địa phương nổi lên chiến đấu, phong trào Duy Tân, phong trào Đông Du... là quá trình liên tục đấu tranh. Đầu năm 1930, Đảng Cộng san Đông Dương thành lập và lãnh đạo giai cấp công nhân, nhân dân lao động đứng lên đấu tranh. Mãi đến tháng 5/1941, dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Hội nghị Trung ương họp ở Pác Bó ra nghị quyết thành lập Mật trận Việt Minh và quyết định đường lối giải phóng dân tộc, chuẩn bị khởi nghĩa. Đến tháng 8-1945, dưới sự chỉ đạo của Trung ương và Hồ Chủ tịch, nhân dân cả nước nhất tề đứng lên lật đổ chính quyền đế quốc - phong kiến, giành độc lập dân tộc, lập lên “nước Việt Nam dân chủ cộng hòa”.


Ngay từ những ngày đầu độc lập, đế quốc Pháp không từ bỏ dã tâm xâm lược, trở lại chiếm nước ta. Hồ Chủ tịch đã kêu gọi toàn quốc kháng chiến (19-12-1946). Toàn quân, toàn dân bước vào chiến đấu liên tục 9 năm, nhất là chiến thắng Điện Biên Phủ, buộc chúng phải rút khỏi nước ta. Một nửa đất nước hoàn toàn giải phóng: tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc dân chủ, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhưng với âm mưu của đế quốc Mỹ hòng chiếm miền Nam, chúng dùng mọi thủ đoạn gian ác, quyết liệt nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Hồ. Chủ tịch, nhân dân ta tiếp tục chiến đấu anh dũng kiên cường trên 20 năm liên tục và bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã giành thắng lợi oanh liệt, kết thúc chiến tranh 30/4/1975, lại độc lập thống nhất nước nhà.


Như vậy, trải qua 30 năm liên tục chiến đấu, chúng ta đã giành độc lập dân tộc, xóa bỏ hệ thống chính quyền và chế độ cai trị của đế quốc Pháp - Mỹ, lập chế độ xã hội chủ nghĩa và bộ máy chính quyền nhân dân từ trung ương đến cơ sở, xây đất nước giầu mạnh, văn minh.


Qua hai thời kỳ nước ta bị nước ngoài đồ hộ, các lãnh kiệt xuất: Ngô Quyền, Lê Lợi đã lãnh đạo nhân dân đánh ngoại xâm, giành độc lập tự chủ cho dân tộc; được chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu tôn vinh Ngô Quyền là “vị tổ trung hưng thứ nhất” và Lê Lợi là “vị tổ trung hưng thứ hai” của dân tộc Việt Nam. Tôi nghĩ giai đoạn 1862 - 1975 nước ta bị đế quốc đô hộ (83 năm) và 30 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch (người lãnh đạo kiệt xuất) lãnh đạo quân dân chiến đấu chống ngoại xâm lâu dài nhất trong lịch sử nước ta, gian khổ ác liệt nhất đã giành thắng lợi oanh liệt, đem lại độc lập dân tộc và thiết lập chế độ mới, nhân dân làm chủ, xây dựng xã hội chủ nghĩa tiến lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, văn hóa xã hội văn minh, đời sống nhân dân ngày càng no ấm phát triển. Để công bằng lịch sử, theo tôi, đề nghị Nhà nước, Hội Khoa học lịch sử nghiên cứu tôn vinh Hồ Chí Minh là “vị tổ trung hưng thứ ba” của dân tôc Viêt Nam.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #67 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2022, 09:11:00 pm »

ĐẢO ĐỊNH VŨ HAY LÀ ĐÌNH VŨ?


NGUYỄN ĐỨC NHIẾP
(Hội khoa học lịch sử Hải Phòng)


Về vấn đề tên đảo Định Vũ hay Đình Vũ? Tôi đã viết bài báo: “Cần đính chính lại: Định Vũ hay là Đình Vũ” và đã được Tạp chí “Xưa và Nay” của Hội khoa học lịch sử Việt Nam đăng tải trong số báo 135 – tháng 3/2003. Sau đó, Chi hội khoa học lịch sử quân sự Hải Phòng đã tổ chức cuộc hội thảo về vấn đề này vào cuối năm 2003 với đông đảo các nhà nghiên cứu lịch sử ở Hải Phòng tham dự, đóng góp những ý kiến nhằm làm rõ tên đảo đích thực, đồng thời cũng là thực hiện chức năng giám định tư vấn khoa học lịch sử theo tinh thần chỉ thị số 45 tháng 11/1998 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng và quyết định số 22/2002 QĐ-TTg ngày 31/1/2002 của Chính phủ ban hành đề thể chế hóa chức năng tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật mà Hội khoa học lịch sử là thành viên. Nhưng đến nay thời gian đã qua đi 2 năm mà vấn đề này chưa có sự thẩm định, kết luận và kết thúc.


Vì là một hải đảo có nhiều những sự kiện lịch sử ở ngay cửa biển Hải Phòng đã diễn ra từ cuối thế kỷ X, các thế kỷ sau đến thế kỷ XX của thiên niên kỷ trước, gần nhất là các cuộc kháng chiến chống giặc Pháp, giặc Mỹ xâm lược vừa qua. Hiện nay đảo Định Vũ lại là khu kinh tế mới và lớn của thành phố Hải Phòng. Hơn thế nữa, về vấn để bảo tồn và giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ rất cần thiết phải dựng bia để ghi tạc những sự kiện lịch sử trên đảo từ xưa tới nay.


Vậy xin được trở lại vấn đề này từ đầu, có ghi chép cả những ý kiến tham gia cuộc hội thảo vào cuối năm 2003:

I- Nguồn gốc hình thành đảo Định Vũ

Định Vũ là một đảo đất bằng phẳng không có núi. Hiện nay đảo Định Vũ có diện tích là 4.325 hécta. Đảo Định Vũ được hình thành do phù sa của dòng sông Bạch Đằng, sông Cửa Cấm được bồi đắp từ thời kỳ tiền cổ. Những thời kỳ ấy nước triều lên phủ kín đảo, khi xuống mới lộ ra địa bàn của với những bãi sú vẹt, lau sậy. Phía bắc đảo là sông Bạch Đằng, phía nam là sông Cửa Cấm, phía tây là đảo Vũ Yên (qua con lạch), phía đông là cửa Nam Triệu.


Về tên gọi là đảo Định Vũ thì từ năm 1924 khi chính quyền bảo hộ Pháp thành lập huyện Hải An thuộc tỉnh Kiến thì Định Vũ là một xã có hơn 100 gia đình cư trú thuộc tổng Trực Cát, huyện Hải An, tỉnh Kiến An (nay là phường Tràng Cát, quận Hải An - Hải Phòng). Dân làng Định Vũ làm muối và đánh cá vẫn sinh sống trên đảo, đến năm 1950 thì giặc Pháp đã dồn dân làng Định Vũ lên đất liền ở địa bàn phường Tràng Cát ngày nay, vì thời kỳ ấy giặc Pháp biết được đảo Định Vũ là cơ sở chỉ đạo kháng chiến của xã Tràng Cát nên phải đuổi dân đi để kiểm soát và lùng bắt Việt Minh vào hoạt động.


Những sổ đinh, sổ điền, dấu đồng của chính quyền xã đều khắc ghi là Định Vũ. Có kèm theo chữ Hán. Các chức dịch Lý trưởng xã Định Vũ từ trước Cách mạng tháng 8/1945 như các cụ Lê Đức Toản, Nguyễn Thế Lâu, Tô Đức Vượng, Nguyễn Văn Xích..., cùng những dân làng Định Vũ đến nay vẫn khẳng định tên đảo, tên làng là Định Vũ chứ không phải Đình Vũ, như các ông Nguyễn Thế Câu, Đoàn Văn Khúc đã ngoài 70 tuổi ở làng Định Vũ.


II. Vậy đảo có tên gọi là Định Vũ từ bao giờ?

Hầu hết các già làng Định Vũ còn sống đến nay trên dưới 70 tuổi, có người thọ hơn 100 tuổi và những người có tâm huyết với lịch sử địa phương đểu nói rằng tổ tiên xưa đã truyền lại:

1- Mùa đông năm 938, khi Đức Ngô Quyền bố trí trận địa đóng cọc gỗ ở cửa sông Bạch Đằng đánh quân Nam Hán sang xâm lược. Vì lòng sông sâu 18 mét nước nên không thể đóng cọc. Người đã cho đóng cọc gỗ trên đảo và lợi dụng quy luật lên xuống của thủy triều để diệt đoàn thuyền chiến của giặc. Người hạ quyết tâm, quyết định lập một vũ công trên đảo này. Và khi chiến thắng, Đức Ngô Quyền đã đật tên cho đảo là đảo Định Vũ với ý nghĩa quyết định một vũ công “Định Vũ”.

2- Vào năm 1935, 1936, cụ Nguyễn Đình Hồng dạy học ở Trường sơ học Cát Bi đã viết một tập lịch sứ diễn ca bằng văn vần để học sinh dễ nhớ. Bài viết về chiến thắng năm 938 của Ngô Quyền với tên đảo Định Vũ là:

   “Ầm ầm sấm dậy buổi đông trường,
   Oanh liệt thay phò mã họ Dương.
   Châu Ái dấy binh trừ phản nghịch,
   Sông Đằng diệt Hán trấn Nam bang.
   Đảo quê ta mang tên Định Vũ,
   Vinh quang thay chiến lũy kiên cường.
   Đức Ngô Vương khai quốc huy hoàng
   Dân Đại Việt anh hùng bất khuất.”


Cùng thời điểm này, các bậc túc nho như các cụ Đỗ Bình, Đỗ Thượng Hộ, các cụ khóa sinh Phạm Đình Liễn, Bùi Như Lạc mở trường dạy chữ Hán cho các môn sinh cũng đàm thoại và truyền thụ sự tích này như vậy.


3- Tại đình làng Định Vũ, nơi thờ Đức Ngô Vương Quyền và bà Liễu Hoa (Phạm Hoàng Hậu) là người có công mở mang nghề làm muối cho diêm dân địa phương, được tôn vinh là Thành Hoàng vẫn còn đôi câu đối chữ Hán là:

   “Đằng Hải dương uy kình ngạc an bình Định Vũ.
   Loa thành định đỉnh cung tường phú mỹ Vĩnh Lưu.”

Đôi câu đối này hiện nay còn treo ở đền làng Hạ Đoạn, phường Đông Hải, quận Hải An - Hải Phòng.
 

III. Những sự kiện lịch sử diễn ra trẽn đảo Định Vũ

1- Chiến thắng trẽn sông Bạch Đằng mùa đông năm 938 Đức Ngô Quyền diệt quân Nam Hán trên trận địa cọc gỗ ở đảo Định Vũ.

2- Ngày 07/09/1930 tức ngày rằm tháng bảy năm Canh Ngọ, đồng chí Phạm Văn Duyệt, đảng viên Đảng Cộng sản đã lãnh đạo nhân dân Hải An biểu tình, tuần hành thị uy phá Nhà đoan muối ở đảo Định Vũ, lấy muối chia cho dân, đòi quyền dân chủ, dân sinh cho nhân dân. Bọn quan quân Nhà đoan của chính quyền bảo hộ Pháp khiếp sợ phải trốn chạy về đồn Ninh Tiếp ở đảo Cát Hải.

3- Ngày 25/02/1951, Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của xã Tràng Cát thành lập tại đảo Định Vũ do đồng chí Phạm Bình Sinh làm bí thư để chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở xã Tràng Cát. (Đồng chí Phạm Bình Sinh nay đã hơn 80 tuổi, cán bộ hưu trí, hiện cư trú tại thôn Trực Cát, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Hải Phòng).


4- Trong thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đảo Định Vũ là địa bàn phòng không tiền tiêu bảo vệ thành phố Hải Phòng. Lực lượng dân quân địa phương kết hợp với bộ đội lập trận địa phòng không bắn máy bay tầm thấp giặc Mỹ ra vào cửa biển Hải Phòng, đã góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mỹ trên vùng trời Hải Phòng. Tiêu biểu là bà Phương là dân quân xã Tràng Cát đã cùng hai cha con cụ Nguyễn Văn Thưởng và anh Nguyễn Văn Tinh, ngư dân địa phương, kết hợp với các đồng chí Nguyễn Hữu Đoài và Phạm Như Giồng chỉ huy Đồn biên phòng 34 xung phong đi vớt thủy lôi vào hồi 10 giờ ngày 14/5/1972. Bằng trí thông minh và lòng dũng cảm, các đồng chí đã dùng các thân cây chuối làm bè, lợi dụng thủy triều lên để đẩy thủy lôi vào đảo. Từ thắng lợi này, các đồng chí đã tìm cách phá thủy lôi, bom từ trường bằng phương tiện thô sơ hiện có. Đồng thời nghiên cứu thiết kế khí tài mới phát hiện tính năng cấu tạo vũ khí của địch, phát huy phương tiện thô sơ phá thủy lôi, đã rà phá, tháo gỡ nhiều quả thủy lôi, khơi thông lạch, đảm bảo cho tàu thuyền qua lại được an toàn.
   

IV- Những ý kiến tham gia cuộc hội thảo về tên Đảo Định Vũ và nguyện vọng của nhân dân địa phương

Với những chứng cứ về tư liệu lịch sử trên, hầu hết các thành viên tham gia hội thảo khẳng định tên đảo là Định Vũ chứ không phải là Đình Vũ. Duy nhất có một ý kiến cho rằng chưa có tài liệu nào ghi chép là Đức Ngô Quyền đặt tên cho đảo là Định Vũ và bài diễn ca của cụ Nguyễn Đình Hồng.


Điều đó thiết tưởng không có gì đáng băn khoăn ngần ngại, vì đất nước ta đã trải qua nhiều biến cố chiến tranh, thiên tai..., việc bảo quản các tư liệu về lịch sử có thể bị thất thoát chưa sưa tầm được đầy đủ. Đặt giả thiết nếu như không có tư liệu trên viết thành văn, thì “trăm năm bia đá thì mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ”. Do vậy những chứng cứ trên ta có thể khẳng định tên đảo là Định Vũ, chứ không phải là Đình Vũ. Đình Vũ chẳng qua là nói chệch đi như Các Bà nay là Cát Bà chẳng hạn và Đình Vũ chẳng có ý nghĩa gì.


Có một điều đặt ra trước mắt và rất cần thiết là nên dựng trên đảo một tấm bia khắc ghi các sự kiện lịch sử trên đảo Định Vũ, thì bia khắc tên đảo là gì? Định Vũ hay là Đình Vũ. Xin các nhà nghiên cứu về sử học địa phương trả lời cho câu hỏi này và sẽ tư vấn cho chính quyền thành phố cho thay lại tên đảo là Định Vũ mới đúng với ý nghĩa lịch sử của đảo. Và nguyện vọng của nhân dân đia phương rất mong muốn là tên đảo được trả lại là Định Vũ cho chính xác và đúng với ý nghĩa lịch sử của đảo. Còn tên đảo Yên Vũ là nơi khi đã “Định” được “Vũ Công” ở đảo Định Vũ thì tập kết yên binh ở đảo Vũ Yên, tức là đảo đã “yên việc vũ”. Đảo Vũ Yên hiện nay có diện tích 944 hécta.
« Sửa lần cuối: 12 Tháng Mười Hai, 2022, 09:21:58 pm gửi bởi ptlinh » Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #68 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2022, 09:13:17 pm »

Phần VIII
KỶ NIỆM CHƯƠNG VỀ BỘ SÁCH
“ĐƯỜNG 5 ANH DŨNG QUẬT KHỞI”

TẶNG KỶ NIỆM CHƯƠNG CHO NHỮNG NGƯỜI CÓ THÀNH TÍCH XUẤT SẮC THAM GIA LÀM BỘ SÁCH “ĐƯỜNG 5 ANH DŨNG QUẬT KHỞI”


Qua 10 năm (1996 - 2006) tổ chức vận động, sưu tầm, biên soạn, một số sĩ quan quân đội nghỉ hưu do Đại tá Võ An Đông, nguyên Tỉnh đội trưởng tỉnh Hưng Yên (thời kỳ chống Pháp), nguyên Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hải Phòng và Tư lệnh trưởng Sư đoàn 350 (thời kỳ chống Mỹ) chủ trì, đã cho ra đời bộ sách "Đường 5 anh dũng quật khởi” gồm 20 tập chính, 6 tập tổng hợp theo chuyên đề và vùng lãnh thổ của tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng đã phát hành trên 40 ngàn cuốn. Đây là bộ sách gồm hồi ký của các nhân chứng lịch sử đã chiến đấu, công tác ở mặt trận đường sô 5 và vùng phụ cận trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Bộ sách ra đời nhằm ghi chép lại những tư liệu lịch sử, góp phần vào việc hun đúc lòng tự hào dân tộc, vun đắp lòng yêu nước cho các thế hệ ngày nay và mai sau, nhất là thế hệ trẻ.


Đã có hàng chục bài viết, bài nói của một số đồng chí lãnh đạo và bạn đọc được đăng trên một số báo chí của trung ương, địa phương đánh giá về bộ sách và đều cho rằng: "Bộ sách Đường 5 anh dũng quật khởi có giá trị nói nên thành tích và kinh nghiệm thực tiễn chiến đâu phong phủ, sinh động của quân dân Đường 5” (Trích bài viết ngày 25/9/1998 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp); “Bộ sách Đường 5 anh dũng quật khởi là một công trình có giá trị, một đóng góp lớn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc tinh thần, trí tuệ và nghệ thuật tác chiến trong chiến tranh chống xâm lược” (Trích bài viết ngày 28/8/2001 của Thượng tướng - Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Hoàng Minh Thảo, nguyên Chỉ huy trưởng Mặt trận đường 5 năm 1948); “Tuy còn một số tư liệu mới là những viên ngọc thô chưa có điều kiện để mài giũa, cần tiếp tục được hoàn thiện - nhưng những điều các anh đã sưu tầm, ghi chép, tái hiện lại thật sự là những tư liệu lịch sử hết sức quý giá” (Trích thư ngày 2/2/1999 của đồng chí Trần Hoàn, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin gửi Ban biên tập sách Đường 5 anh dũng quật khởi)...


Năm 2003, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã tặng giải thưởng khuyến khích về khoa học công nghệ cho bộ sách “Đường 5 anh dũng quật khởi Bộ sách "Đường 5 anh dũng quật khởi " thật sự là một công trình tập thể của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ đã từng chiến đấu, công tác ở Mặt trận đường 5 năm xưa và cả các tập thể, cá nhân có tấm lòng cao quý, đã tài trợ và làm "bà đỡ” góp phần làm nên bộ sách có giá trị trên.


Để ghi nhận và làm kỷ niệm về thành tích đóng góp của những người có công làm nên bộ sách, Ban biên tập sách Đường 5 anh dũng quật khởi" đã thống nhất làm "Kỷ niệm chương” để tặng cho những cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc sưu tầm, biên soạn, phát hành và hỗ trợ bằng vật chất cho bộ sách ra đời với 20 tập trong suốt 10 năm qua.


Ban biên tập sách
“Đường 5 anh dũng quật khởi”
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #69 vào lúc: 12 Tháng Mười Hai, 2022, 09:14:08 pm »

VANG VỌNG GIẢI THƯỞNG VỀ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG 2003
DO UBND THÀNH PHố HẢI PHÒNG TẶNG


Để chào mừng Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 7 và Đại hội XIII Đảng bộ thành phố Hải Phòng, Đại hội thi đua thành phố lần thứ 6, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng xuất bản cuốn “Những bông phượng đỏ" tập 4 nhằm giới thiệu những gương mặt điển hình tiên tiến của phong trào thi đua yêu nước thời kỳ đổi mới (2000 - 2005).


Tập sách có 60 gương sáng là 60 bông hoa phượng đỏ tiêu biểu của rừng hoa đẹp trong phong trào thi đua yêu nước của thành phố. Trong số 60 gương sáng đó có những người đã đoạt giải thưởng khoa học công nghệ Hải Phòng năm 2003.


Ban biên tập sách “Đường 5 anh dũng quật khởi” xin trân trọng giới thiệu hai nhà nghiên cứu khoa học và công tác xã hội là ông Ngô Đăng Lợi - Chủ tịch Hội sử học Hải Phòng đã được giải thưởng khoa học - công nghệ thành phố Hải Phòng 2003 và ông Võ An Đông - Tổ trưởng điều hành sách “Đường 5 anh dũng quật khởi ” và các cộng sự đã được giải khuyến khích giải thưởng khoa học - công nghệ Hải Phòng 2003. Cả 2 ông đã không tự giới thiệu về công trình của mình mà do nhà báo Tuyết Mai ở Đài phát thanh truyền hình Hải Phòng viết bài “Cánh chim không mỏi” kể về ông Ngô Đăng Lợi và do nhà báo Thanh Thủy ở báo Hải Phòng viết bài: “Vị đại tá về hưu với 17 tập sách Đường 5 anh dũng quật khởi” kể về ông Võ An Đông.


Các bài viết của tác giả Tuyết Mai và Thanh Thủy đều phản ánh đúng sự thực về đời hoạt động của 2 ông Ngô Đăng Lợi và Võ An Đông tuy có một vài điểm nhỏ cần bổ sung và đính chính.

Xin trân trọng giới thiệu với các bạn đọc.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM