Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:10:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 20  (Đọc 2009 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #50 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2022, 07:22:51 pm »

TỰ VỆ HẢI AN ĐÁNH SÂN BAY BANG TÊN LỬA TỰ TẠO


NGUYỄN ĐỨC NHIẾP
(Chi hội lịch sử quân sự Hải Phòng)


Tháng 7-1945, theo chỉ thị của Huyện bộ Việt Minh Hải An (Hải Phòng), lực lượng tụ vệ chiến đấu Hải An phải đột nhập đánh chiếm sân bay Cát Bi do quân đội Nhật đóng giữ để lấy vũ khí và lương thực, thực phẩm chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng ở địa phương.


Một khó khăn lớn đặt ra là lực lượng quân đội Nhật ở đây có một trung đội với các ụ súng lớn bảo vệ sân bay, có xe tăng cùng nhiều hỏa lực mạnh. Trong khi đó, vũ khí của ta chỉ có 1 khẩu trung liên Brơnô với những súng trường, lựu đạn. Bằng cách nào để giành được thắng lợi? Hơn 20 anh em trong đơn vị hàng tháng trời phải vắt óc suy nghĩ, bàn cách đánh và cố tìm ra một thứ vũ khí tự tạo nào đặc biệt để có thể uy hiếp địch. Anh Ngô Hùng, người chỉ huy (sau là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Huấn luyện tác chiến, đã từ trần) chịu khó đọc sách binh thư đã đưa ra nhiều thứ vũ khí tự tạo từ đời các vua chúa, tổ tiên ta xưa đánh giặc, nhưng đều không áp dụng được. Chợt một hôm anh nảy ra ý nghĩ là bò vào bãi chứa xăng dầu của địch lấy một thùng phuy chỉ còn lại một ít xăng đem về để thử nghiệm chế tạo “tên lửa”- bằng cách quấn giẻ có tẩm xăng vào đầu ngọn giáo châm lửa rồi mở nắp thùng phuy xăng đút vào trong để tạo ra tiếng nổ và bốc cháy. Quả nhiên là diệu kế vì khi tiếng nổ rầm trời phát ra, thùng phuy bùng cháy có kèm theo những tia sáng xanh lè bay vút lên không trung.


Để chuẩn bị cho trận đánh, ban đêm anh em phải bò vào xăng dầu tìm những thùng phuy nhẹ đã gần hết xăng lăn ra hai điểm đầu bãi và cuối bãi.

Một giờ đêm ngày 22-7-1945, đoàn quân xuất kích chia làm 2 mũi đột nhập sân bay. Sau phát súng lệnh báo hiệu tấn của chỉ huy trưởng, từ 2 địa điểm phục kích phát huy hỏa lực bắn thẳng vào sở chỉ huy địch. Từ các ụ súng phòng vệ quân Nhật cũng bắn ra như vãi đạn chống trả. Tiếp đó là tên lửa tự tạo của quân ta từ hai phía nổ rầm trời, bùng cháy sáng trưng hai góc trời kèm theo nhưng tia sáng xanh lè trông rất ghê rợn. Có lẽ đó là thứ vũ khí đặc biệt mà quân đội Nhật chưa hề được mục kích.


Trận chiến đấu tiếp diễn quyết liệt, quân ta hô xung phong tiến thẳng vào Sở chỉ huy sân bay. Tiếng súng chống trả của quân Nhật từ các ụ phòng vệ và trong doanh trại đã thưa dần và im bặt, chỉ còn lại tiếng động cơ của xe tăng chạy về nội thành Hải Phòng mỗi lúc một xa dần.


Quân ta đã chiếm lĩnh và làm chủ sân bay, vứt cờ “mặt trời mọc” của phát xít Nhật xuống. Cờ đỏ sao vàng tung bay trên nóc Sở chỉ huy. Ta tiếp tục phá các kho tàng, thu hồi chiến lợi phẩm và đóng giữ sân bay qua ngày khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng ở địa phương, đến ngày 13-9-1945 thì bàn giao cho một đơn vị quân Tàu ô tiếp quản, để giải giáp quân Nhật theo lệnh của cấp trên.


Trận chiến đấu đã giành thắng lợi hoàn toàn vì sáng chế ra tên lửa tự tạo. Mặc dù đạn giặc bắn ra dữ dội nhưng cả đơn vị đều an toàn, không ai bị thương vong.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #51 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2022, 07:25:46 pm »

LÀNG HOA ĐẰNG HẢI TỎA HƯƠNG SẮC NƠI NƠI...


NGUYỄN LÊ TÂM


Đất Đằng Hải trồng hoa đã hàng trăm năm nay. Người Đằng Hải trồng hoa đời tiếp đời, cha truyền con nối. Nhiều du khách trong nước và nước ngoài tới thăm quan du lịch đều nói rằng: "Đằng Hải là thủ phủ của Vương quốc Hoa và cây cảnh ở Hải Phòng. Một làng hoa cổ truyền”!


Thật vậy, từ vườn hoa Đằng Hải sinh sôi ra khắp nơi nơi và xuất khẩu ra nước ngoài.

Làng hoa Đằng Hải không những tỏa hương sắc làm đẹp cho đời mà còn là một miền đất cổ có bề dầy về truyền thống lịch sử. Cách đây hơn 2.000 năm người Việt cổ đã đến đây sinh sống, nhưng đến năm 1813 trong sử sách của triều đình nhà Nguyễn mới ghi chép: “Các làng Hạ Lũng, Lũng Bắc, Lương Xâm, Xám Bồ, Xâm Đông thuộc tổng Lương Xâm, huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương”. Năm 1924, huyện Hải An được thành lập, tiếp đến cuộc Cách mạng tháng 8/1945, chính quyền dân chủ nhân dân ra đời. Từ tổng Lương Xâm đổi thành xã Đằng Hải thuộc huyện Hải An, tỉnh Kiến An, nay là phường Đằng Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng, gồm 3 khu dân cư là Hạ Lũng, Lũng Bắc và Lũng Đồng. Các thôn Lương Xâm, Xâm Bổ, Xâm Đông được tách ra thành lập xã Nam Hải, thôn Lương Khê thuộc xã Tràng Cát từ năm 1956.


Phường Đằng Hải có diện tích tự nhiên là 314,6 hécta, dân số 8.026 người. Địa bàn Đằng Hải nằm giữa vùng đất giầu truyền thống lịch sử, văn hóa, nơi tập trung nhiểu công trình kiến trúc nghệ thuật.

Nghề trồng hoa của làng hoa Đằng Hải phát triển gấn liền với quá trình hình thành đô thị hóa thành phố Hải Phòng.

Vào đầu thế kỷ XX, Hải Phòng trở thành cảng biển, trung tâm công nghiệp và đầu mối giao thông quan trọng của roiền Bắc Việt Nam. Nơi đây tập trung dân cư đông đúc. Nhằm đáp ứng các nhu cầu về lễ hội, thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùng của người dân đô thị, hoa Đằng Hải có thị trường tiêu thụ. Hoa được trang trí trong các cơ quan, công sở, nhà hàng, khách sạn. Hoa là tặng phẩm trong các ngày lễ, tết, ngày sinh nhật, cưới hỏi, cầu hôn. Hoa dâng nơi thờ tự đình chùa, miếu điện. Hoa trở thành một nhu cầu trong lối sống của nhân dân thành phố và cả ở thôn quê.


Hiện nay, Đằng Hải có diện tích đất canh tác khoảng 66 hécta, trong đó có khoáng 110 hécta ruộng đồng, còn lại là đất vườn của 1.706 gia đình.

Từ năm 1993, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Đằng Hải đã đầu tư hàng tỷ đồng để cải tạo các vườn tạp, nâng cấp ruộng trồng lúa năng suất thấp để làm vườn trồng hoa. Đảng ủy, UBND phường chủ động đưa ra nhiều chính sách khuyến khích nhân dân trồng hoa, du nhập các giống hoa mới, hoặc trồng các loại rau cao cấp có giá trị kinh tế cao, và sản xuất theo hướng tập trung, chuyên canh. Đến nay rất có hiệu quả, vì các giống hoa mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Bà con nông dân đã trồng và bước đầu hình thành các vùng hoa chuyên canh. Trong ba khu dân cư ở ba thôn có sự trồng hoa chuyên canh riêng như: hoa hồng (Ý, Pháp, Trung Quốc) ở Lũng Bắc; hoa lay-ơn (trắng, đỏ, hồng...) ở Lũng Đông; hoa cúc (Nhật, Hà Lan, Inđỏnêxia) ở Hạ Lũng... Toàn phường hiện có 48 hécta hoa hồng, 52 hécta hoa các loại, 56 hécta hoa lay-ơn và gần 10 hécta trồng các loại hoa truyền thống như: thược dược, huệ, loa kèn... Chỉ riêng hoa cúc ở Đằng Hải đã có tới trên 60 loài. Thu nhập bình quân trên một diện tích canh tác sau khi chuyên đổi cây trồng cao gấp 10 - 12 lần so với cây lúa. Từ năm 1995 đến nay, tổng thu nhập của Đằng Hải đạt từ 21 - 29,5 tỷ đồng/năm, trong đó 70% thu nhập từ nghề trổng hoa. Mỗi hécta trồng hoa cho doanh thu khoảng từ 80 - 100 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người từ 4 - 5 triệu đồng/năm.


Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân phường Đằng Hải đang tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng của quận và thành phố, các cơ quan khoa học kỹ thuật ở Trung ương và địa phương đề ra các phương án quy hoạch, bảo tồn và phát triển làng hoa và nghề trồng hoa, cây cảnh.


Tính đến nay, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ nghề trồng hoa theo hướng chuyên canh, công nghiệp của Đằng Hải ngày càng được hoàn thiện:

- Hệ thống mương máng tưới tiêu dài 7 km được bê tông hóa 100%.

- Hoàn thiện hai trạm bơm nước ở các khu Lũng Đông, Lũng Bắc với kinh phí đầu tư hơn 200 triệu đồng.

- Xây dựng 3 trạm biến thế điện với tổng công suất 820 KW.

- Mua sắm 15 máy cày Bông Sen đủ đáp ứng khâu làm đất và 800 máy bơm điện tưới tiêu.

Trong lao động sản xuất và quyết chí nối tiếp truyền thống canh tác của ông cha, ở Đằng Hải đã xuất hiện những cá nhân có đầu óc sáng tạo, mạnh dạn ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, ông Nguyễn Văn Hoan (khu Lũng Đông) đầu tư xây dựng 280m2 nhà lưới chống côn trùng, nhập 5.000 cây hoa hồng giống Hà Lan các loại, ông Lê Hữu Chừng đầu tư xây dựng 250m2 nhà lưới cấp n, tiếp nhận 25.000 cây giống cúc đại đóa. Ngoài ra còn có gia đình ông Lê Quốc Uy, gia đình ông Dương Xuân Thạch chuyên trồng hoa hồng; gia đình ông Phạm Văn Hải chuyên trồng hoa lay-ơn.


Những năm qua, nghề trồng hoa ở Đằng Hải có bước phát triển vượt bậc cả về diện tích gieo trồng lẫn chất lượng hoa. Thương phẩm hoa Đằng Hải hiện tại không chỉ là “thương hiệu” có uy tín trên thị trường hoa Hải Phòng, mà còn là thương hiệu khá nổi tiếng trong các chợ hoa ở Hà Nội, Hải Dương, Thanh - Nghệ - Tĩnh, Thái Bình, Thái Nguyên, Lào Cai... Hoa Đằng Hải trở thành mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đang được giới thương mại quan tâm. Hoa Đằng Hải đến với mọi miền đất nước và xuất khẩu sang một số nước trên thế giới.


Trên thực tế nhu cầu ấy, Đảng ủy, UBND phường Đằng Hải đang khẩn trương hoàn thiện và trình các cấp có thẩm phê duyệt dự án “Quy hoạch xây dụng khu đô thị vườn Đằng Hải” để có đủ cơ sở hạ tầng (hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông) theo tiêu chuẩn đô thị loại 1 cấp quốc gia. Nhà nước có chính sách hỗ trợ và động viên nhân dân địa phương huy động nguồn vốn xây dựng các biệt thự cao từ 2 ÷ 4 tầng theo tiêu chuẩn hiện đại, nhằm đảm bảo yêu cầu hài hòa với tổng thể không gian kiến trúc của đô thị quận Hải An mới, phù hợp với xu thế phát triển của đô thị sinh thái Hải Phòng trong tương lai, dự kiến mỗi biệt thự vườn có tổng diện tích xấp xỉ 300 ÷ 400 m2, trong đó diện tích xây dựng chiếm khoảng 50 ÷ 60 m2, còn lại là diện tích để trồng hoa thâm canh theo hướng công nghiệp cho năng suất cao, chất lượng , tốt, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường đô thị. Làng hoa Đằng Hải sẽ tồn tại song hành trong quá trình đồ thị hóa.

Tháng 5-2006
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #52 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2022, 07:27:03 pm »

KHI NGƯỜI LÍNH THẮNG TRẬN TRỞ VỀ


TRẦN THANH THẢO
(Phó giám đốc Công ty
cổ phần thương mại Hải Đà)


Công ty cổ phần thương mại Hải Đà (tiền thân là xí nghiệp Hải Đà) được thành lập tháng 10/1998. Cán bộ công nhân viên công ty phần lớn là cán bộ chiến sĩ và con em của những người lính thuộc Tiểu đoàn Hải Đà (tiểu đoàn mang tên hai thành phố là Hải Phòng và Quảng Nam - Đà Nằng kết nghĩa), trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Nhiều đồng chí từng vào sinh ra tử, chiến đấu trên 10 năm tại chiến trường miển Nam, có đồng chí là thương binh, bệnh binh, có đồng chí được nhận huy hiệu 40 năm, 50 năm tuổi Đảng.


Sáng kiến thành lập công ty của những cựu chiến binh này với mong muốn quy tụ cán bộ chiến sĩ, đồng đội và con em họ, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, tự cứu lấy mình để vươn lên làm giầu chính đáng.


Thời gian qua, mặc dù thị trường trong nước và thế giới, cũng như khu vực có nhiều biến động, giá nguyên liệu tăng cao, dịch cúm gia cầm có diễn biến phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất kinh doanh của công ty. Nhưng cán bộ, đảng viên, công nhân viên công ty đã quyết tâm vượt khó, bám sát tình hình thực tế duy trì sản xuất kinh doanh đa ngành, thực hành tiết kiệm... đặc biệt là giữ gìn uy tín với khách hàng nên năm 2004 công ty đã hoàn thành kế hoạch trước 1 tháng. Đến 30/11/2004, tổng doanh thu của công ty đạt trên 50 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 650 triệu đồng và nhận thêm kế hoạch tháng 12 là 3 tỷ đồng. Với thành tích này, công ty được Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng tặng bằng khen. Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân thành phố Nguyễn Văn Thuận về thăm và chúc Tết xuân Ất Dậu 2005.


Sản xuất kinh doanh phát triển, công ty có điều kiện chăm lo đời sống cho người lao động và tái đầu tư vào sản xuất. Trong năm, công ty đã hoàn thành 3 công trình chào mừng 1 năm ngày thành lập quận mới Hải An (10/5/2003 - 10/5/2004). Đó là mô hình tàu "Rồng biển 20" cùng một số hình ảnh tham dự Hội chợ triển lãm Hội nhập phát triển Hải Phòng năm 2004. Công trình đường thanh niên (dài 200m) và công trình nhà xưởng mộc (với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng…) và mới đây đã đầu tư xây mới trụ sở hai tầng đưa vào sử dụng… Ngoài ra, công ty rất quan tâm đến các hoạt động nhân đạo từ thiện. Trong năm đã vận động quyên góp trong cán bộ, công nhân viên, người lao động và trích từ quỹ phúc hàng tràm triệu đồng cho các hoạt động này. Hiện nay công ty đang nhận trợ cấp nuôi dưỡng 6 cụ già cô đơn không nơi nương tựa, trẻ em tàn tật, chất độc da cam.


Công tác xây dựng Đảng được công ty rất chú trọng. Chi bộ Đảng công ty được thành lập chủ yếu gồm các đồng chí đã có nhiều năm tuổi Đảng từ Tiểu đoàn Hải Đà trước đây. Ngay từ khi mới thành lập, Chi bộ đã bám sát Nghị quyết của Quận ủy Hải An và tình hình thực tế của doanh nghiệp, nhằm thực hiện quyết định 100/QĐ-TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng "về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của chi bộ doanh nghiệp... Đã chỉ đạo đơn vị tăng cường sản xuất kinh doanh, đúng hướng, đúng pháp luật, trên tinh thần đoàn kết thống nhất và tính dân chủ cao. Chi bộ thường xuyên duy trì chế độ sinh hoạt học tập chính trị, bồi dưỡng cán bộ, phát triển đảng viên, đồng thời làm tốt công tác kiểm tra đảng viên chấp hành điều lệ và nhiệm vụ phân công, đảm bảo không có đảng viên vi phạm pháp luật. Trong năm, Chi bộ đã gửi 24 đoàn viên ưu tú đi học lớp bồi dưỡng cảm tình Đảng do Quận ủy Hải An mở và đã làm thủ tục, giáo dục, rèn luyện thử thách, đủ điều kiện, được Quận ủy chuẩn y tổ chức kết nạp được 6 đồng chí đảng viên lớp Hồ Chí Minh. Chi bộ đã chỉ đạo xây dựng các tổ chức chính trị vững mạnh như: Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên, Công đoàn. Kết quả bình xét phân loại đảng viên 2004 - 100% đủ tư cách hoàn thành tốt nhiệm vụ, có 30% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, được khen thưởng Chi bộ trong sạch vững mạnh tiêu biểu của quận.


Phát huy thành tích đã đạt được và nhất là phát huy bản chất truyền thống anh bộ đội Cụ Hồ, thời gian tới những người lính Hải Đà năm xưa đang tiếp tục phấn đấu xây dựng công ty trở thành điểm sáng "cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ của thương binh và người tàn tật...", tạo điều kiện cho con em thương binh, gia đình chính sách có thêm việc làm, ổn định cuộc sống, xóa đói giảm nghèo.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #53 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2022, 07:27:38 pm »

GÓP SỨC CHUNG TAY


NGUYỄN VĂN HOA
(Hội Cựu chiến binh
xã Hùng Thắng, Tiên Lãng)


   Bình minh nắng rực tháng hè
   Lúa đang con gái ấp e thẹn thùng
   Vì ai mang tấm đòng đòng
   Hẹn mùa vụ tới gặt bông lúa vàng
   Đường làng sạch đẹp, thênh thang
   Lung linh ánh điện như ngàn sao sa
   Đi về xao xuyến lòng ta
   Đây là hiện thực phải là đâu mơ?
   Đời xưa chưa có bao giờ
   Ngày thêm hạnh phúc, ưu tư bớt nhiều.
   Quê ta biết mấy thương yêu
   Đất ông cha đã có nhiều giấc mơ
   Đã bao đời có đâu ngờ
   Cháu con làm những ước mơ diệu kỳ.
   Ta về, ta ở, ta đi
   Ta phải làm gì góp sức chung tay
   Làm điều kỳ diệu hôm nay
   Để cùng con cháu dựng xây quê nhà,
   Để cùng hát khúc dân ca,
   Hát về Hùng Thắng quê ta hỡi mình.
   Hát câu nghiêng nón trông đình
   Đình bao nhiêu ngói nặng tình đất quê...
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #54 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2022, 07:29:01 pm »

NGƯỜI CỰU CHIẾN BINH -   NHÀ DOANH NGHIỆP NĂNG ĐỘNG


Nhà báo TRỌNG CỪ


Năm 1979, sau khi xuất ngũ trở về quê, bác Đỗ Văn Chi ở xã Mỹ Đức, huyện An Lão gặp nhiều khó khăn: nhà 7 miệng ăn chỉ trông chờ vào hai vụ lúa. Lao động, lao động cật lực gia đình bác cùng chỉ đủ ăn. Hết mùa là đói. Từ khi có cơ chế khoán sản phẩm đến người lao động, kinh tế nhiều thành phần, bác mạnh dạn nhận thầu những đầm sâu, ruộng trũng, bãi lăn lác để cải tạo đưa vào sản xuất. Theo bác Chi: thầu những khu vực ấy là "dễ ăn" nhất vì sản lượng thấp và thường là diện tích lớn, dễ cải tạo để phát triển thành những trang trại, gia trại, quản lý gọn, chỉ cần đầu tư chút ít là có thu nhập.


Bên cạnh 2 mẫu lúa để "lấy ngắn nuôi dài” và một sào vườn để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày, gia đình bác nhận với hợp tác xã nông nghiệp thầu 2 sào ao để nuôi cá giống; 3 ha mặt nước bên bờ sông Văn Úc để nuôi cá thịt. Những ngày đầu vốn ít, bác sử dụng lao động trong nhà. Với phương châm tự lực cánh sinh, bác lấy công làm lãi, lấy lợi nhuận để xây dựng cơ sở vật chất. Từ dự án sản xuất tổng hợp theo công thức: vườn, ao, chuồng, bác kết hợp với sản xuất, sửa chữa cơ khí phục vụ gia đình và khu vực. Từ vốn của gia đinh cộng với vốn vay 80 triệu đồng của quỹ tín dụng, bác thuê thợ đào đắp xây dựng 50m2 nhà ở, 60m2 chuồng trại chăn nuôi và 500m2 nhà xường sản xuất cơ khí..., mua một máy cưa gỗ, hai máy khác để pha chế gỗ; đồng thời xây dựng riêng một trạm hạ thế điện 100KVA phục vụ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của gia đình và dịch vụ điện cho một số cơ sở sản xuất gần đó.


Thấy việc xay xát chế biến thóc gạo trong khu vực đang cần, bác liền mua thêm một máy xay xát đời mới; hai máy nghiền thức ăn gia súc đều có công suất 1 tấn/giờ. Cơ sở của bác Chi trở thành một tổ hợp sản xuất, dịch vụ, kinh doanh phục vụ cho nhiều gia đình trong khu vực, đồng thời thu hút hàng chục lao động hợp đồng thường xuyên và thời vụ, công việc. Nhiều người làm việc với bác Chi đã bớt được đói nghèo, còn mỗi năm, trừ chi phí bác Chi thu về gần 80 triệu đồng.


Là cựu chiến binh và là Phó Giám đốc Công ty cổ phần thương mại 359 thuộc Tập đoàn kinh tế công nghiệp Đông Hải, bác Chi không quên làm công tác từ thiện, ân nghĩa. Bác cho 6 hộ nghèo vay vốn với tiền triệu mà không hề tính lãi; nuôi dạy một cháu mồ côi từ nhỏ đến nay đã trưởng thành. Bác còn ủng hộ tài trợ các quỹ "nạn nhân bị chất độc da cam", quỹ "ân nghĩa", quỹ "tình thương", quỹ "khuyến học"... cùng nhân dân phương xây dựng cuộc sống mới. Bác được bầu là hội viên Hội Nông dân sản xuất giỏi cấp thành phố, hội viên Hội Cựu chiến binh xuất sắc, và nhiều phần thưởng khác.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #55 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2022, 07:29:43 pm »

NHỮNG NGƯỜI CON CỦA HẢI PHÒNG TRONG MÙA XUÂN ĐẠI THẮNG


MINH NGỌC


Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, ở mặt trận phía Tây Bắc Sài Gòn, một đơn vị quân giải phóng có nhiều cán bộ chiến sĩ quê ở Hải Phòng tham chiến đấu và lặp công xuất sắc. Một số chiến sĩ của đơn vị đã anh dũng hy sinh trên đường tiến về Sài Gòn, trước ngày toàn thắng. Đó là Đại đội 2, Tiểu đoàn 49 trinh sát thuộc Cục tham mưu Miền.


Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, trong khí thế thần tốc, táo bạo, quyết thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh, các quân đoàn chủ lực của ta từ 5 hướng đã hình thành thế bao vây tiến công vào hang ổ cuối cùng của Mỹ, Ngụy. Hướng Tây Bắc, Quân đoàn 3 đã cắt đứt đường số 1, đường số 22, chặn sư đoàn 5 ngụy từ Tây Ninh co về bảo vệ Sài Gòn. Trong bối cảnh đó, Tiểu đoàn 49 được lệnh bí mật thọc sâu vào sau lưng địch, áp sát trại huấn luyện Quang Trung, cắt con đường liên tỉnh số 15, chặn quân địch rút chạy theo hướng Bắc Củ Chi về Gò Vấp, sân bay Tân Sơn Nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta tiến công tiêu diệt địch ở những mục tiêu quan trọng.


Chiều ngày 25/4, tiểu đoàn nhận vũ khí, trang bị gọn nhẹ, cơm nắm, gạo rang hành quân xuống chiến trường. Lặng lẽ luồn lách giữa các đồn bốt dầy đặc của địch, đêm đi, ngày ém quân trong các khóm dừa nước hai bên kênh rạch, giữa đồng bưng. Đến 11 giờ đêm ngày 27/4, đơn vị vượt qua lạch Láng The, sang xã Trung An, quận Củ Chi. Đại đội 2, mũi chủ công của tiểu đoàn đột nhập vào Ấp Đồn, chốt chặt hai bên lộ 15, phía nam cầu sắt Trung An, bắc qua lạch Láng The. Chỉ huy tiểu đoàn đi trực tiếp với Đại đội 2 là Tiểu đoàn phó Phạm Xuân Chạnh, quê ở xã Chiến Thắng, huyện An Lão. Chính trị viên đại đội, Bí thư Chi bộ Đảng Đoàn Xuân Thiềng, quê ở xã Hiệp Hòa, huyện Vĩnh Bảo. Được nhân dân trong ấp che chở, giúp đỡ, toàn đơn vị đã hoàn thành đào công sự, xây dựng trận địa ngay trong đêm. Nhiều cô bác còn nấu cơm nếp, hái dừa mang ra tận công sự động viên chiến sĩ. Bọn địch ở các đồn bốt xung quanh thấy động đã liên tục bắn súng cối M79 vào trận địa của ta làm một chiến sĩ hy sinh. Toàn đại đội vẫn bí mật, kiên trì chờ địch, sẵn sàng chiến đấu.


Sáng ngày 27/4, Quân đoàn 3 tiến công và đến 14h cùng ngày làm chủ căn cứ Trảng Bàng, căn cứ Đồng Dù, nằm trên quốc lộ 1, nơi đặt Sở chỉ huy của sư đoàn 25 Ngụy, bắt sống tên chuẩn tướng Lý Bá Tòng, sư đoàn trưởng. Mất Đồng Dù, địch hoang mang dao động. Lực lượng địch án ngữ phía Tây Bắc không có đường rút về Sài Gòn, chúng tháo chạy theo con đường tỉnh lộ 15 mỗi lúc một đông. Cuộc chiến đấu ngăn chặn, tiêu diệt địch không cho chúng co cụm về phía sau của Đại đội 2 diễn ra hết sức gay go, ác liệt suốt ngày và đêm 29/4. Trung đội 2 chốt giữ cầu sắt Trung An, đã đánh lui hàng chục đợt phản công của quân địch từ hướng Bình Dương, Củ Chi về, xác địch chết nằm ngổn ngang sát chân cầu. 9 chiến sĩ của trung đội đã hy sinh, trong đó có đồng chí Trung đội trưởng Nguyễn An Khóat quê ở xã Việt Tiến huyện Vĩnh Bảo chỉ huy, đánh địch chi viện từ căn cứ Quang Trung, Hóc Môn lên, đã bắn đến những viên đại cối 60, B41 cuối cùng, ở cả hai hướng, quân địch vẫn không vào được ấp. Đại đội 2 vẫn giữ vững trận địa.


Đúng 9h30 phút ngày 30/4/1975, các cánh quân của ta đã áp sát cửa ngõ Sài Gòn. Quân đoàn 3 đã đánh vào sân bay Tân Sơn Nhất, các xe tăng ta đã vượt qua cầu trên sông Sài Gòn. Dương Văn Minh, Tổng thống ngụy lên đài phát thanh, đề nghị “ngừng bắn" hòng ngăn chặn bước tiến quân của ta đến toàn thắng. Được lệnh của trên, Tiểu đoàn 49 rời trận địa, nhanh chóng tiến đánh những mục tiêu quy định. Chính trị viên Đoàn Xuân Thiềng giao nhiệm vụ cho một bộ phận ở lại giải quyết thương binh, liệt sĩ. Các cô bác và cơ sở địa phương đã tận tình đơn vị khâm liệm, chôn cất những chiến sĩ hy sinh. Lúc này, địch ở trung tâm huấn luyện Quang Trung đã bỏ chạy. Vũ khí quân trang, quân dụng... bọn chúng bỏ lại ngổn ngang, ngập tràn mặt đất. Đại đội 2 thu được một số xe quân sự của địch, sử dụng đưa đại đội tiến vào Sài Gòn, đánh chiếm căn cứ của Tiểu đoàn 5 quân cảnh Ngụy ở Ngã Bảy. Dọc đường tiến quân nhân dân từ các xóm ấp đổ ra đường chào đón đoàn quân giải phóng. Khắp nơi vang dậy tiếng reo hò "Chiến thắng rồi! Sài Gòn giải phóng rồi!". Những lá cờ đỏ sao vàng, cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam xuất hiện khắp nơi, trên các ngôi nhà, các phương tiện giao thông, trên tay mọi người, mỗi lúc một nhiều. Không khí chiến thắng rung động lòng người, tràn ngập khắp các phố phường Sài Gòn. Đó cũng là lúc cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc Dinh Độc lập - phủ "Tổng thống” Ngụy quyền Sài Gòn, vào hồi 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #56 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2022, 07:32:13 pm »

CHÂN DUNG NGƯỜI LÍNH CỤ HỒ


LÊ DUY VĂN
(Cựu chiến binh xã Thủy Sơn)


Đồng chí Đặng Đức là người xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên. Từ những ngày đầu kháng chiến chống Pháp (1947), đồng chí là một thanh niên đã tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc, trong đoàn quân được mang tên người anh hùng dân tộc "Lê Lợi", một đại đội chủ lực của huyện Thủy Nguyên. Từ một chiến sĩ, được sự giáo dục của Đảng và đào tạo của quân đội, đồng chí từng bước trở thành người chỉ huy trưởng cơ quan quân sự huyện Thủy Nguyên (Huyện đội dân quân), chiến đấu suốt cả hai thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ.


Trong kháng chiến chống Pháp, đồng chí đã chiến đấu, tổ chức huấn luyện, phát động chiến tranh nhân dân, đào hầm hào, rào làng chiến đấu, đánh du kích, chông mìn cạm bẫy, phục kích, chống càn, giữ bí mật bảo vệ cơ sở, tài sản của nhân dân. Đồng chí là một cán bộ mưu trí, dũng cảm trong mọi tình huống, làm tốt công tác dân vận, được dân mến yêu, che chở giúp đỡ đã xây dựng đơn vị ngày một trưởng thành.


Trong kháng chiến chống Mỹ, Thủy Nguyên là một huyện ở phía đông bắc của thành phố có nhiều trận địa bảo vệ Hải Phòng. Mỹ leo thang hủy diệt miền Bắc. Hải Phòng là trọng điểm của không quân Mỹ ném bom bắn phá các mục tiêu cảng, nhà máy, điện, xi măng, sở dầu, thông tin, giao thông...


Với cương vị người chỉ huy trưởng quân sự của huyện Thủy Nguyên, đồng chí Đặng Đức đã triển khai nhiệm vụ bảo đam chi viện nhân tài vật lực cho miền Nam, đồng thời tổ chức lực lượng dân quân đánh trả máy bay tầm thấp của đế quốc Mỹ, hạn chế được nhiều thiệt hại do địch gây ra. Đồng chí đã cùng các đồng chí trong cơ quan quân sự huyện tổ chưc được một đơn vị trung đội dân quân gái Bạch Đằng, trang bị vũ khí, huấn luyện cho chị em kỹ thuật, chiến thuật máy bay tầm thấp; phối hợp với các đơn vị pháo phòng không của chủ lực và các trận địa tên lửa, đã bắn rơi 3 máy bay Mỹ và bắt sống giặc lái.


Cơ quan quân sự huyện Thủy Nguyên cũng tổ chức một ng đội công binh mang tên Lê Lợi làm nhiệm vụ rà phá, tháo gỡ làm vô hiệu hóa các loại bom từ trường, bom hẹn giờ, kể cả thủy lôi địch phong tỏa dưới sông, đường bộ, cầu cống, phà, đảm bảo giao thông thông suốt phục vụ chiến đấu lợi. Cả hai trung đội gái Bạch Đằng và công binh Lê Lợi đã dũng cảm chiến đấu không, sợ hy sinh gian khổ, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, được các cấp khen thưởng và đã được vào lịch sử kháng chiến của huyện Thúy Nguyên anh hùng.


Nay đồng chí Đặng Đức đã nghỉ hưu về với đời thường, ở tuổi gần 80, bác vẫn mạnh khỏe, hăng hái tận tình tham gia nhiều công tác ở địa phương, gần gũi, góp nhiều ý kiến với các đồng chí lãnh đạo xã về tổ chức và xây dưng mọi phong trào, xây dựng làng văn hóa, tuyên truyền xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài trong họ. Bác đã tự nguỵện ủng hộ tiền thương tật hàng tháng của mình vào quỹ khuyên học của dòng họ. Bác là tấm gương sáng của Hội người cao tuổi xã Quảng Thanh. Bác là một trong những đồng chí tích cực quy tụ cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang thuộc Huyện đội quản lý đã hoàn thành nhiệm vụ về hưu thành lập Ban liên lạc truyền thống Lực lượng vũ trang nhân dân của huyện Thủy Nguyên. Bác được bầu là trưởng ban liên lạc phụ trách 15 cụm và gần 340 hội viên trong toàn huyện; tổ chức sinh hoạt, thăm hỏi, mừng thọ, động viên nhau gương mẫu chấp hành mọi chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ, gìn giữ phẩm chất anh bộ đội Cụ Hồ.


Bác Đặng Đức thực sự là một đảng viên tận trung với Đảng, tận hiếu với dân, trọn tình, trọn nghĩa với đồng chí, đồng đội.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #57 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2022, 07:34:04 pm »

BƯU ĐIỆN HUYỆN THỦY NGUYÊN PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG
MƯU TRÍ, DŨNG CẢM, SÁNG TẠO,
GIỮ VỮNG MẠCH MÁU THÔNG TIN LIÊN LẠC THÔNG SUỐT


ĐỖ VĂN NĂNG
(Giám đốc Bưu điện Thủy Nguyên)


Thủy Nguyên là một huyện rộng lớn của Hải Phòng, nằm ở phía Bắc thành phố, tiếp giáp huyện Yên Hưng - Đông Triều - Quảng Ninh, Kinh Môn - Hải Dương, phía Đông và Nam giáp nội thành, quận Hải An, huyện An Dương. Diện tích 242,7km2, dân số gần 30 vạn dân, có 37 xã, 2 thị trấn (Núi Đèo và Minh Đức). Có 4 sông lớn bao quanh huyện, phía Đông là sông Bạch Đằng, phía Nam là sông Cấm, phía Tây và Bắc là sông Đá Bạc và sông Kinh Thầy. Huyện có vị trí an ninh, quốc phòng hết sức quan trọng.


Tuy là một huyện đồng bằng nhưng về địa hình rất đặc biệt, phức tạp, có nhiều dãy núi đá vôi ở phía Bắc và Tây Bắc huyện; có quốc lộ 10, đường 353, đường 351 nối liền với đường 18 ra vùng mỏ Quảng Ninh với khu căn cứ địa cách mạng, Đệ tứ chiến khu Đông Triều xưa kia.


Do những đặc điểm như trên nên khi quân Pháp đánh chiếm Hải Phòng chúng đã lao vào củng cố áo giáp phía Bắc và Đông Bắc thành phố rất quyết liệt.

Từ ngày 20/11/1946, các lực lượng ta rút ra bên ngoài, nhằm bảo toàn lực lượng và ngăn chặn bước tiến của chúng, tạo mọi điều kiện cho nhân dân ta vừa tham gia chiến đấu, vừa tiêu thổ kháng chiến, chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến lâu dài gian khổ.


Từ cuối tháng 12/1947, đội giao thông, liên lạc đã hình thành đưa chuyển thư từ, công văn, dẫn cán bộ, bảo vệ cán bộ ở huyện đến xã. Đồng chí Cao Sinh Côn là người đầu tiên làm việc này, rồi đồng chí Phạm Văn Giá là nhân viên đưa đón đồng chí Thanh người Hợp Thành về làm phụ trách giao
thông liên lạc ở Huyện đội Thủy Nguyên.


Cuối năm 1949, đầu năm 1950, cơ quan Thành ủy, UBND thành phố chuyển từ Thái Bình về Đèo Voi, căn cứ địa cách mạng của thành phố Hải Phòng.

Lúc này, căn cứ vào yêu cầu phục vụ cho sự chỉ đạo của Thành ủy Hải Phòng, Thủy Nguyên phải củng cố và là cầu nối liền đưa đón cán bộ từ căn cứ địa cách mạng vào nội thành hoạt động. Huyện ủy Thủy Nguyên quyết định thành lập Phòng giao thông liên lạc do đồng chí Bùi Văn Cật làm Trưởng phòng giao thông huyện. Đồng chí Bùi Hữu Hới làm Phó trưởng phòng được một thời gian. Sau đồng chí Cật hy sinh, đồng chí Hới thay. Nhiệm vụ của Phòng giao thông là tổ chức đường dây từ Đèo Voi qua huyện Thủy Nguyên vào nội thành, sau được giao bắt liên lạc với Mặt trận đường 5.


Tình hình Thủy Nguyên lúc này: quân đội viễn chinh Pháp và bọn phản động ra sức củng cố, càn quét bắn giết nhân dân, “tát nước bắt cá”. Nhưng với tinh thần hy sinh, sáng tạo, gan dạ và hết mình vì nhiệm vụ được giao nên chỉ một thời gian rất ngắn, các đồng chí thuộc Phòng giao thông đã hoàn thành xuất sắc, thành lập được 3 đường dây liên lạc từ căn cứ Đèo Voi qua huyện Thủy Nguyên và từ huyện đến cơ sở. Đặc biệt thành lập một đường dây dành cho các đồng chí lãnh đạo Thành ủy vào cơ sở nội thành, cụ thể như sau:

Một đường dây đầu tiên hoàn thành: từ căn cứ Đèo Voi qua suối Tràng Bảng, vượt đường số 18 qua đò Mộ, sông Đá Bạc về tạm trú chân nhà chị Hà Thị Bách ở thôn Hoàng Thạch, xã Minh Tân, Kinh Môn (Hải Dương ngày nay). Đến tối ngày hôm sau, từ Hoàng Thạch qua sông Hàn Mấu về làng Trại Sơn, sau đó chuyển về làng Vũ Lao nhà ông Mạc Văn Cạo, rồi sang Thanh Lãng đến nhà ông Nguyễn Văn Xước, rồi đi Trà Sơn đến nhà bà Tiền.


Sau khi tổ chức và củng cố đường số 1 xong, tiếp tục đường số 2: từ khe Chân vượt đường 18 qua sông Đá Bạc, vào thôn Doãn Động trú chân. Song qua đò Nồi sang Hà Phú, Hà Luận vượt thẳng ra 6 phiên thôn xưa, nay là xã An Lư (đường này là một đường vào nội thành). Sau này, các đồng chí Hoàng Ngọc Mậu, Tô Duy, Nguyễn Văn Bút đều đi vào nội thành (và ngược trở lại). Đặc biệt có một lần dẫn đường đồng chí Đỗ Mười qua đường này. Mỗi lần đưa các đồng chí lãnh đạo thành phố và lãnh đạo Mặt trận đường 5, đều có cán bộ chiến sĩ đại đội Lê Lợi bảo vệ.


Đường thứ 3: Từ Đèo Voi qua Năm Mẫu, vượt Đèo Quang Hái qua đường số 18, vượt sông Đá Bạc, qua sông Giá sang Mỹ Giang về Trúc Sơn, vào nhà bà Từ thôn Trúc Sơn. Cũng từ đây tỏa đi các nơi khác như: Kiền Bái, Thiên Hương (nhà ông Thuộc) thôn Trinh Hưởng là trạm đón tiếp thường xuyên đi các nơi khác trong huyện, trong thành phố.


Trong các lần tổ chức củng cố cơ sở, đảm bảo bí mật từ đầu cho đến hòa bình lập lại năm 1954, việc đưa đón, chuyển thư từ đến cơ sở cũng còn một số bất trắc xảy ra, như vào đầu năm 1951, đồng chí Phạm Văn Giả và đồng chí Phạm Văn Tô mang theo tài liệu, công văn đưa một số đồng chí cán bộ xuống cơ sở. Trên đường từ Thái Lai qua xóm Cầu Vàng - Kiền Bái, Thủy Nguyên thì bị địch bắt. Các đồng chí đã nhanh chóng cất giữ được tài liệu nên địch chỉ bắt được người, chúng đưa các đồng chí về đình Kiền Bái tra tấn rất dã man. Đồng chí Phạm Văn Tô đã đứng dậy chỉ thẳng vào mặt chúng: "Chúng mày là kẻ bán nước, tao mới là cộng sản, cán bộ, nhân dân là những người không có tội, yêu cầu chúng mày thả nhân dân ra". Sau đó, đồng chí Tô hô vang: Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn năm!", "Đả đảo thực dân Pháp”.


Trận thứ 2 vào tháng 2/1954. Một tổ có 2 cán bộ và 2 đồng chí giao thông viên từ An Sơn qua bến 1 đến cánh đồng Việt Khê, qua sông Câu Tử đến cánh đồng xóm bãi Thanh Lãng thì gặp địch phục kích. Chúng bắt được hai đồng chí cán bộ, bắn đồng chí Côn bị thương vào chân, còn đồng chí Xước cầm tài liệu khéo léo chạy thoát. Đồng chí Côn bị địch bắt, sau hy sinh. Phải nói rằng, việc tổ chức hoàn thành được các tuyến giao thông liên lạc cho Đảng, chính quyển các cấp lúc này là sự mưu trí, gan dạ, dũng cảm giữ vững và phục vụ đắc lực cho sự chỉ đạo các cấp của các đồng chí ở phòng Giao thông - Bưu điện. Hòa bình lập lại, Thủy Nguyên nằm trong khu tập kết 300 ngày của địch. Nhiệm vụ của phòng Giao thông - Bưu điện này cũng hết sức nặng nề, phục vụ cho công tác chỉ đạo, tiếp quản 300 ngày và củng cố cơ sở vật chất cho đơn vị.


Trong suốt thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Bưu điện Thủy Nguyên được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của Đáng, chính quyền các cấp. Tập thể cán bộ, công nhân viên luôn có tinh thần gan dạ, dũng cảm, mưu trí, năng động sáng tạo vượt lên trên nhiều khó khăn, gian khổ giữ vững mạch máu thông tin liên lạc, góp phần đắc lực vào công cuộc chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong công cuộc xây dựng CNXH, trong công cuộc đổi mới của Đảng và đang tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được bước vào hội nhập và cạnh tranh bền vững trong giai đoạn nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, xứng đáng và phát huy thành tích đã đạt được, đưa mạng lưới bưu chính viễn thông ngang tầm nhiệm vụ mới.


Đến nay, để phù hợp với chức năng nhiệm vụ mới, phòng Giao thông - Bưu điện được đổi tên là Bưu điện huyện Thủy Nguyên. Thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Bưu điện huyện Thủy Nguyên không ngừng phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông trên địa bàn huyện, thi đua nâng cao chất lượng, phục vụ, đa dịch vụ Toàn huyện hiện có 34 điểm Bưu điện văn hóa xã, hàng trăm đại lý, 9 bưu cực và kiốt, khai thác đa dịch vụ. Mạng viễn thông được hiện đại hóa, áp dụng điều khiển học, điện tử phát triển. Toàn huyện có 6 tổng đài vệ tinh, có hàng ngàn km cáp đồng, cáp quang được lấp đặt hết toàn huyện. Số máy điện thoại riêng ngành quản lý 23.000 chiếc, đạt 7,6 máy/100 dân, đáp ứng thỏa mãn về thông tin liên lạc phục vụ cho sự chỉ đạo của Đảng, chính quyền các cấp, thông tin kinh tế, xã hội, văn hóa, tình cảm của nhân dân.


Vinh dự và phát huy truyền thống Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của huyện Thủy Nguyên và của Bưu điện thành phố, Bưu điện huyện Thủy Nguyên đã thi đua sôi nổi, luồn luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị trên giao, xứng đáng là đơn vị luôn dẫn đầu các đơn vị khối huyện, thị. Bưu điện huyện Thủy Nguyên vinh dự được Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao qúy: Huân chương Chiến công hạng Nhì vê thành tích chiến đấu và phục vụ chiến đấu; Huân chương Lao động hạng Ba thời kỳ đổi mới; nhiều năm nhận cờ của ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam, bằng khen, giấy khen của các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #58 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2022, 07:35:44 pm »

MỘT MẨU CHUYỆN QUÊ*
(“Một mẩu chuyện quê" là diễn ca của bà Chu Thị Mộc Thanh, nguyên xã đội phó Kỳ Sơn huyện Thủy Nguyên thời kỳ chống Pháp, nay sinh sống tại Hà Nội. Vì diện tích có hạn, chúng tôi trích đăng một số đoạn)

CHU THỊ MỘC THANH

   Mùa xuân nảy lộc sinh sôi
   Tuổi xuân đẹp nhất cuộc đời người ta.
   Có xuân là sẽ có hoa
   Trời đất giao hòa quê được "Lại Xuân".
   …
   Thủy Nguyên mảnh đất anh hùng
   Bao đời chống giặc sánh cùng nước non.
   Phù sa từ Bạch Đằng Giang
   Bao dung nâng bước, cháu con Tiên Rồng.
   …
   Nhà cao điện sáng lung linh
   Đóng tàu nhà máy Phà Rừng mênh mang.
   Xi măng nhà máy Chinh Phong
   Ngược xuôi trong nước, còn thăm nước ngoài.
   Cầu đường dài rộng khắp nơi
   Tàu thuyền tấp nập để khơi nguồn hàng.
   Nhân dân lao động chuyên cần
   Sống đời no ấm, vui xuân tưng bừng.
   Nhưng ngày xưa: Có nhiều lần
   Giặc Pháp chiếm đóng muôn phần gian nan.
   Bảo vệ cho tuyến đường năm (5)
   Và đường mười tám (18) chúng làm vành đai.
   Bốt đồn chiếm đóng núi cao
   Nghênh ngang chúng vào, bất kể ngày đêm.
   Bắt người cướp của liên miên
   Nhân dân vất vả ưu phiền cực thay.
    …
   Trong làng vắng bóng đàn ông
   Cửa nhà xơ xác, ruộng đồng bỏ hoang.
   Tây lính đầy khắp xóm làng
   Xăm xoi khắp nẻo để tìm "Việt Minh"
   Vài ngày bắt dân ra đình
   Ở nhà gà lợn chúng rình bắt luôn.
   Làng nào cũng bị chúng dồn
   Cây cối chặt hết không còn nơi nao.
   Từ ấy: các anh luôn về
   Hỏi han, hướng dẫn, thực thi việc làm.
   Địch vận gây mối trong đồn
   Đưa tin dẫn lối các thôn xã mình.
   Khi nào quân địch động binh
   Nhân mối trong bốt, tình hình chuyển
   Biết được sức địch, sức ta
   Cấp trên hạ lệnh cho ta diệt đồn.
   Học tập bộ đội Mạnh Hùng
   Đánh đoàn xe địch tan tành năm xưa.
   Đông Xuân chiến dịch thi đua
   Hai đồn cây Cọng ta bê đi liền.
   …
   Súng đạn thu hàng mấy thuyền
   Tù binh bắt được không tên nào còn.
   Thắng trận, dân ta vui mừng
   Trận này lại thắng vang vùng tự do.
   Trả thù trận đánh đêm qua
   Sáng nay địch bắt bà già trẻ em.
   Đem đến Núi Đèo để giam
   Khảo tra xét hỏi không làm được chi.
   Các mẹ, các chị rất nhiều
   Tám thôn kể hết bao nhiêu người hiền.
   Lực lượng nòng cốt đầu tiên
   Đấu tranh, phá giặc giữ yên xóm làng.
   Nuôi con kiếm sống giúp chồng
   Tham gia đánh giặc chiến công nào bằng.
   Dù đã có lệnh hòa bình
   Vẫn còn tranh đấu đòi tình mẹ con.
   Các mẹ, các chị Kỳ Sơn
   Phù Ninh, Thanh Lãng lên đồn đòi con.
   Phong trào mạnh mẽ dấy lên
   Làm cho giặc Pháp đảo điên hãi hùng.
   Quy định tiếp quản từng vùng
   Ba trăm ngày ấy: vô cùng gian nan
   Đấu tranh giữ lấy người mình
   Không bỏ gia đình theo giặc vào Nam.
   Khẩu hiệu vẫn được hô vang
   Giặc Pháp phải rút khỏi làng xóm ta.
   Có người nay đã đi xa
   Cháu con vẫn giữ nết nhà ngày xưa.
   Kính dâng các mẹ, các bà
   Những người dâàn tộc chúng ta tôn sùng.
   Ngày nay thống nhất non sông
   Dâng lên các mẹ anh hùng nén hương.
   Kính chúc đất mẹ anh hùng
   Địa linh nhân kiệt con Rồng cháu Tiên.
   Đi đâu vẫn nhớ Thủy Nguyên
   Núi sông trùng điệp thiên niên vững bền!

Hà Nội 3/2003
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #59 vào lúc: 05 Tháng Mười Hai, 2022, 07:39:57 pm »

Phần VII
VỀ CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938

BUỔI TỌA ĐÀM SINH HOẠT SỬ VỀ
“ĐỨC NGÔ QUYỀN VỚI CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG GIANG NĂM 938”

Tổng hợp của NGUYỄN ĐỨC NHIẾP
Chi hội lịch sử quân sự HP


Đầu xuân Bính Tuất 2006, để chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày Hải Phòng kháng chiến chống Pháp (20/11/1946 - 20/11/2006). Chi hội Khoa học lịch sử quân sự Hải Phòng tổ chức buổi tọa đàm sinh hoạt sử với chủ đề “Đức Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng Giang năm 938”.


Tới dự có các đại biểu Hội sử học Hải Phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 3, Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố Hải Phòng, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật Hải Phòng, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Hải Phòng, Ban biên tập sách “Đường 5 anh dũng quật khởi’' cùns toàn thể hội viên Chi hội Khoa học lịch sử quân sự Hải Phòng.


Hội nghị đã nghe bản khảo cứu, tham luận rất súc tích, bổ ích, đầy nhiệt huyết của Đại tá Võ An Đông, Chủ tịch Chi hội Khoa học lịch sử quân sự Hải Phòng, cùng những, tham luận của các đại biểu khác nói về thân thế, sự nghiệp Ngô Quyền với chiến thắng Bạch Đằng năm 938.


1- Hội nghị thống nhất nhận định của nhà sử học Lê Văn Hưu ở thế kỷ XIII đã viết như sau:

"Tiền Ngô Vương có thể huy động quân mới nhóm họp của đất Việt ta mà phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Thao mở nước xưng vương làm cho người phương Bắc không dám sang nữa. Có thể bảo là một cơn giận mà được dân, mưu cũng giỏi, mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương chưa lên ngôi hoàng đế và đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt đã nối dài được”.


Cho nên chiến thắng Bạch Đằng năm 938, chiến công của Ngô Quyền chống quân Nam Hán lần thứ nhất khẳng định nền độc lập hoàn toàn của nước ta từ ngày đó.


2- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa quân sự rất to lớn. Ngô Quyền đã lợi dụng ảnh hưởng của nước triều lên xuống rất mạnh, huy động quân và dân lên rừng đẵn cây gỗ dài, đầu đẽo nhọn và bịt sắt, tổ chức một trận địa cọc ngầm dưới lòng sông có quân mai phục hai bên bờ. Ông dùng toàn thuyền nhẹ đánh nhử quân Nam Hán vượt qua hàng cọc ngầm mà không biết. Khi nước triều rút, Ngô Quyền dốc toàn lực ra đánh trở lại, từ phía thượng lưu đánh xuống, hai bèn bờ đánh tạt ngang làm quân Nam Hán rối loạn, thuyền xô vào bài cọc ngầm, quân địch bị giết rất nhiều, trong đó có tướng giặc là Lưu Hoằng Thao.


Về sau, dựa theo kinh nghiệm bãi cọc ngầm của chiến thăng 938 mà năm 981 (43 năm sau), Lê Hoàn đã đánh tan quân Tống xâm lược và Trần Hưng Đạo năm 1288 (tức 300 nam sau), đã chiến thắng rực rỡ đánh tan quân Nguyên Mông cũng trên sông Bạch Đằng, cũng dùng bãi cọc ngầm để giết giặc có nhiều hiệu quả.


3- Hội nghị cũng thống nhất nhận định của nhà chí sĩ yêu Phan Bội Châu ở đầu thế kỷ 20 coi Ngô Quyền là vị Tổ Trung hưng đầu tiên của dân tộc Việt Nam, bời vì Ngô Quyền có công lớn đánh đuổi quân Nam Hán ở thế kỷ 10 khẳng định độc lập tự chủ hoàn toàn của nước ta từ ngày đó.


Theo tiến trình lịch sử, sau chiến thắng 938 của Ngô Quyền, chỉ có lần thứ hai, đất nước ta vào thế kỷ 15 lại bị quân nhà Minh đô hộ trong 20 năm, nhưng rồi Lê Lợi nổi lên khởi nghĩa ở Lam Sơn đuổi sạch quân nhà Minh, giành lai độc lập cho nước nhà. Cho nên nhà chí sĩ Phan Bội Châu mới tôn vinh Lê Lợi (Lê Thái Tổ) là vị Tổ Trung hưng thứ 2 của dân tộc Việt Nam.


Cho tới giữa thế kỷ 19 sang giữa thế kỷ 20 (từ 1867 - 4/1975), trải qua hơn 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đa đấu tranh bền bỉ và lâu dài, lần lượt giành thắng lợi từ Cách mạng Tháng Tám 1945 đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giành được độc lập, thống nhất đất nước đến ngày nay.


Hội nghị nhận định: Kể từ vị Tổ Trung hưng thứ nhất là Ngô Quyền, đến vị Tổ Trung hưng thứ hai là Lê Thái Tổ, đây có phải là vị Tổ Trung hưng thứ ba của thời đại Hồ Chí Minh? Để đáp ứng yêu cầu đúng với thực tế lịch sử của đất nước và để xây dựng lòng tự hào dân tộc, hội nghị tha thiết đề nghị với các giới có thẩm quyền về lịch sử, với giới sử học toàn quốc nên ghi thêm sự tôn vinh đó là tôn vinh người Tổ Trung hưng thứ ba của dân tộc Việt Nam ở thế kỷ 19 và thế kỷ 20 của thời đại Hồ Chí Minh vì đã có công đánh đuổi thực dân cũ và mới, giành độc lập và thống nhất cho đất nước.


4- Hải Phòng chính là địa bàn đã diễn ra chiến công chói lọi trận Bạch Đằng năm 938. Từ chiến công này, nhân dân Hải Phòng tỏ lòng ngưỡng mộ và tôn vinh Ngô Quyền bằng cách xây dựng nhiều đình, đền, miếu thờ, bằng những truyền thuyết, thần tích, bia ký, câu đối thơ và bằng cách tổ chức lể hội của nhân dân.


Tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Nhiếp, hội viên Hội khoa học lịch sử Hải Phòng và ông Nguyễn Thế Câu, cán bộ hưu trí tại quận Hải An, có đề xuất thay đổi tên đảo từ Đình Vũ (dấu huyền) thành tên gốc là Định Vũ (dấu nặng). Luận cứ của 2 ông là Ngô Quyền đi thị sát chiến trường để bố trí trận địa đóng cọc gỗ trên đảo. Sau chiến thắng, Ngô Quyền đã đặt tên cho đảo là Định Vũ với ý nghĩa là đã “Định Vũ” công tại đây. Hai ông đã dẫn chứng những cứ liệu lịch sử để khẳng định chính xác quan điểm về tên đảo, đồng thời đề nghị Hội sử học Hải Phòng, kiến nghị với thành phố thay lại các dấu ấn bảng biển, sửa lại các tài liệu, sách vở đã viết sai là Đình Vũ.


Hội nghị đồng ý để hai ông viết lại hồ sơ trình bày với Hội sử học thành phố và các ngành chức năng để nghiên cứu và làm tờ trình UBND thành phố quyết định việc định lại tên Định Vũ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM