Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:01:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 20  (Đọc 2014 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #10 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2022, 08:59:57 pm »

CẢNG HẢI PHÒNG TRONG QUA TRÌNH HỢP TÁC VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ


NGÔ BẮC HÀ
(Tổng giám đốc Cảng Hải Phòng)


Từ hơn một thế kỷ nay, Cảng Hải Phòng là "cửa ngõ của thành phố Hải Phòng”. Qua 130 năm xây dựng và phát triển, Cảng luôn giữ vai trò là cảng lớn nhất miền Bắc, đầu mối giao thông, kinh tế, đối ngoại và quốc phòng của khu tam giác kinh tế trọng điểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.


Việc đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất và trang thiết bị hiện đại, chủ động cạnh tranh và hội nhập với các cảng biển trong khu vực và quốc tế đã là yếu tố quyết định thu hút lượng hàng hóa qua Cảng Hải Phòng ngày một tăng cao. 5 năm trở lại đây, Cảng đầu tư trên 500 tỷ đồng bằng nguồn vốn tự có, trang bị thêm các xe xúc gạt, công cụ làm hàng rời, xe vận tải chuyên dùng và xe nâng hàng phục vụ việc đóng rút ruột Container, lắp đặt 4 cần trục SOKOL hiện đại tại cầu cảng chính, hoàn thành đầu tư giai đoạn I của dự án công nghệ thống tin (MIS). Đồng thời, Cảng hoàn thiện cải tạo hệ thống cầu cảng dài trên 3.000 mét và hàng trăm nghìn mét vuông bãi chứa hàng, sửa chữa nâng cấp hàng chục nghìn mét vuông kho chứa hàng thành kho tiêu chuẩn, đáp ứng kịp thời sự tăng trưởng của việc lưu thông hàng hóa qua cảng và đón nhữns tàu có trọng tải trên 15.000 DWT.


Năm 2002, Cảng Hải Phòng đưa vào khai thác có hiệu quả dự án cải tạo nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 1 - dự án ODA Nhật Bản đầu tiên trong lĩnh vực cảng biển và triển khai thực hiện giai đoạn 2. Dự án cải tạo nâng cấp Cảng Hải Phòng được xếp hạng A trong danh mục các dự án xây dựng cơ bản của Nhà nước, có tầm quan trọng và ý nghĩa rất to lớn đối với tương lai phát triển của Cảng và thành phố Hải Phòng. Căn cứ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định 124/TTg phê duyệt tổng mức đầu tư của dự án là 40,029 triệu USD. Tháng 7/1996, dự án bắt đầu triển khai thực hiện. Giai đoạn khẩn cấp có 3 gói thầu đều thực hiện theo phương thức đấu thầu quốc tế. Gói 1: đóng mới 3 tàu lai và 2 xuồng cao tốc do Liên doanh Sahaisant (Thái Lan) và Nhà máy đóng tàu Tam Bạc thực hiện. Gói 2: cải tạo và xây dựng mở rộng bến Container Chùa Vẽ gồm hệ thống kho CFS, bãi xếp hàng Container, cầu tàu mới theo tiêu chuẩn quốc tế. Gói 3: thiết bị xếp dỡ và hệ thống quản lý bến Container bằng vi tính. Đay là gói thầu mang tính chất chuyển giao công nghệ cao, cung cấp thiết bị chuyên dùng xếp dỡ Container và hàng nặng tiên tiến hiện đại nhất do nhà thầu Nhật Bản Mitsui Engineering & Shipbuiding cung cấp. Toàn bộ thiết bị trên được sản xuất và lắp ráp tại Nhật Bản, gồm 2 cần trục giàn tuyến cầu tàu và 4 cần trục giàn tuyến hậu phương có sức nâng 41 tấn, có khẩu độ xếp hàng 1 + 6 (6 hàng Container) và cao độ tới 5 Container, rất thích hợp cho việc bốc xếp container và hàng nặng từ tàu lên bãi và ngược lại... Hiện nay toàn bộ cơ sở vật chât và trang thiêt bị thuộc dự án nâng cấp cải tạo Cảng giai đoạn khàn cấp đã được tiếp nhận đưa vào sử dụng, bước đầu quản lý và khai thác một bên càng container hiện đại, theo tiêu chuẩn quốc tế. Do được đầu tư đúng hướng và kịp thời nên sản lượng hàng hóa mỗi năm tăng trên 1 triệu tấn, trong đó sản lượng Container đã tăng gấp 2 lần so với 5 năm trước đây, hàng container qua Cảng tăng nhanh đã đáp ứng xu thế phát triển của loại hình xếp dỡ vận chuyển tiên tiến của các cảng biển trên thế giới hiện nay, và qua đó tạo nguồn thu lớn chiếm tới hơn 40% doanh thu của Cảng.


Cùng với việc đổi mới cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng “bến hiền, thuyền đậu”, Cảng Hải Phòng đang triển khai tiếp giai đoạn II, sử dụng vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) Nhật Bản. Đây là giai đoạn có tính quyết định cho sự phát triển lâu dài của Cảng Hải Phòng với tổng mức đầu tư của dự án là 1.772 tỷ đồng, tương đương 126 triệu USD. Đó là xây dựng luồng tàu mới với độ sâu - 7,2 mét, hoàn thiện 5 bến container Chùa Vẽ. Hiện nay, Cản 2 Hải Phòng đã triển khai thực hiện gói thầu 1 trị giá khoảng 64 triệu USD: Cải tạo luồng vào Cảng và xây dựng 02 cầu tàu container Chùa Vẽ. Theo tiến độ đề ra, sau năm 2005 sẽ tiếp nhận và đưa vào sử dụng toàn bộ kết quả dự án giai đoạn 2, tạo tiền đề đưa công suất của Cảng lên 15-18 triệu tấn đến năm 2010. Cảng Chùa Vẽ sẽ thành khu vực xếp dỡ container hiện đại và lớn nhất khu vực phía Bắc, có công suất xếp dỡ 500.000 Teus container/năm. Ngoài ra, Cảng Hải Phòng đã triển khai dự án giai đoạn I xây dựng Cảng Đình Vũ. Trên tổng diện tích 80 ha cạnh Khu công nghiệp Đình Vũ, dự án xây dựng Cảng Đình Vũ gồm 7 cầu tàu dài 1400 mét cho tàu 20.000 DWT ra vào đang được khẩn trương thực hiện. Hai cầu tàu đầu tiên đã khánh thành vào dịp kỷ niệm 50 năm Hải Phòng giải phóng (13/5/2005). Bên cạnh đó, với mục tiêu tăng cường nguồn hàng vào Cảng, khắc phục luồng cạn, Cảng Hải Phòng còn đầu tư khu vực chuyển tải cho các loại tàu trên 30 nghìn DWT, mở khu chuyển tải Bạch Đằng, Lan Hạ... trị giá 25 tỷ đồng. Cảng Hải Phòng đã cùng các ban ngành của thành phố, Bộ Giao thông vận tải đề xuất việc xây dựng cảng đầu mối Lạch Huyện đón tàu có trọng tải 30.000 - 40.000 DWT. Là doanh nghiệp đầu tiên của ngành Hàng hải Việt Nam thực hiện cổ phần hóa cảng biển, đến nay Cảng đã cổ phần hóa 05 xí nghiệp thành viên thành công ty cổ phần, hiện các công ty đều phát triển tốt.


Tiếp tục đầu tư công nghệ hiện đại, hấp dẫn khách hàng vào Cảng Hải Phòng, giải phóng hàng tốt nhất, nhanh nhất, lịch sự nhất, văn minh nhất - đây cũng là một trong những mục tiêu phấn đấu của Cảng thời gian tới. Ngày nay, trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế của thế giới, hệ thống cảng biển Việt Nam chính là cầu nối trong việc thông thương hàng hóa, góp phần phát triển và đẩy nhanh tiến độ hội nhập và phát triển của nước nhà. Bằng việc đầu tư xây dựng và hiện đại hóa Cảng Hải Phòng, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi của ODA, Cảng Hải Phòng đang góp phần đa hệ thống cảng biển Việt Nam lớn mạnh, đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước ngang tầm khu vực.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #11 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2022, 09:04:30 pm »

Phần III
KỶ NIỆM LẦN THỨ 420 NGÀY MẤT CỦA
TRẠNG TRÌNH NGUYỄN BỈNH KHIÊM
         
PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG, XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG NGÀY CÀNG GIẦU ĐẸP

NGUYỄN ĐỨC MAI
(Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Bảo)

   “Mừng hôm nay:
   Trời Vĩnh Bảo bốn mặt treo cờ
   Đất Lý Học một ngày mở hội
   Xóm làng nhộn nhịp trống chiêng
   Đền miếu uy nghi hương khói... ”



Mỗi lần đến dịp kỷ niệm ngày mất Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vĩnh Bảo lại tưng bừng mở hội, thôn xóm rực rỡ cờ hoa. Khắp các nẻo đường, dòng người nhộn nhịp khách thập phương. Từ lâu, lễ hội kỷ niệm ngày mất Trạng Trình đã trở thành hoạt động văn hóa lớn của thành phố Hải Phòng, niềm tự hào của người dân địa phương.


Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm Tân Hợi (1491), mất năm 1585. Trạng sinh ra trong gia đình nho sĩ bình dân ở làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, nay là làng Trung Am, huyện Vĩnh Bảo. Cha là Nguyễn Văn Định, đỗ hương cống triều Lê nhưng không ra làm quan, ở nhà dạy học. Mẹ là Nhữ Thị Thục, con gái tiến sĩ Nhữ Văn Lan, người làng Yên Tử Hạ, Tiên Minh, xã Kiến Thiết, huyện Tiên Lãng.


Nguyễn Bỉnh Khiêm đỗ Trạng Nguyên khoa thi Đình năm Ất Mùi (1535), được bổ nhiệm chức Hiệu thư ở Viện Hàn lâm, sau đó chuyển sang chức Đại học sĩ Tòa Đông Các, sau thăng Tả thị lang Bộ Hình, rồi Tả thị lang Bộ Lại. Thân thế và sự nghiệp Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là tấm gương lớn về tài năng và đức độ, trí tuệ uyên bác. "Trên thông thiên văn, dưới tường địa lý", thông tỏ lẽ đời xử thế. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá danh nhân văn hóa lớn của đất nước ta. Đó cũng là niềm tự hào của người dân Vĩnh Bảo nói liêng, thành phố Hải Phòng nói chung.


Những năm qua, phát huy truyền thống con cháu Trạng Trình, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Vĩnh Bảo luôn nêu cao truyền thống hiếu học, chú trọng công tác giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ, đào tạo nhân tài cho đất nước. Huyện luôn đề cao vai trò của giáo dục đối với sự nghiệp phát triển địa phương. Các cấp, ngành, các gia đình, dòng họ đều thấm nhuần tinh thần "Học để tàm người, học để xây dựng quê hương, đất nước". Công tác phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng giáo dục được quan tâm đúng mức, các cấp học ngày càng ổn định, phát triển về số lượng và chất lượng, nhiều trường học đạt chuẩn quốc gia. Các cấp chính quyền, đoàn thể quán triệt sâu sắc tinh thần phát huy truyền thống giáo dục. Mỗi gia đình, mỗi người dân Vĩnh Bảo đều xác định rõ hướng đi cho mình: không ngừng học tập, rèn luyện là con đường ngắn nhất, vinh quang nhất để đi lên. Các xã, thị trấn có quỹ khuyến học, các dòng họ xây dựng quỹ khuyến học để động viên, khen thưởng con cháu đạt thành tích cao trong học tập và rèn luyện. Khắp các vùng quê, thôn xóm, tinh thần tự hào truyền thống con cháu Trạng Trình luôn là niềm động viên, khích lệ để các thế hệ người dân Vĩnh Bảo nỗ lực vươt lên mọi khó khăn của vùng đất nông nghiệp đồng chua nước mặn. Nhờ đó, nhiều năm liền, Vĩnh Bảo luôn là địa phương dẫn đầu khối ngoại thành về số học sinh giỏi, nhiều con cháu Vĩnh Báo thành đạt khắp các phương trời đất nước... Danh xưng Nguyễn Bỉnh Khiêm đã trở thành niềm tự hào của nhân dân Vĩnh Bảo, với những cái tên: Trường trung học cơ sờ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Trường trung học phổ thông Nguyền Bỉnh Khiêm, giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, câu lạc hộ Nguyễn Bỉnh Khiêm... Vĩnh Bảo từ lâu đã được tôn là "đất Trạng", "đất học". Trong thực hiện phát triển kinh tế-xã hội, các cấp chính quyền huyện Vĩnh Bảo luôn khắc ghi những lời chỉ dạy cho muôn đời sau: "Cổ lai quốc dĩ dàn vi bản, Đắc quốc ưng tri tại đắc dân (Xưa nay việc nước lấy dân làm gốc. Được lòng dân là được đất nước)” - chú trọng phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hoàn thành tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đưa Vĩnh Bảo trở thành trọng điểm nông nghiệp của thành phố Hải Phòng, nhiều năm liên tục dẫn đầu thành phố về năng suất lúa.


Để giữ gìn tốt hơn những di sản văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Vĩnh Bảo luôn tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp, ngành, huy động các nguồn vốn đầu tư để từng bước tu bổ, trùng tu, bảo vệ các di sản văn hóa liên quan đến thân thế và sự nghiệp Trạng Trình. Nhất là từ năm 2000 đến nay, thành phố đầu tư hàng chục tỷ đồng tôn tạo khu di tích Trạng Trình. Hướng tới lễ kỷ niệm lần thứ 420 ngày mất Trạng Trình, hệ thống giao thông, cầu cống được mở rộng, nâng cấp. Đền chính, chùa Song Mai, quán Trung Tân, nâng cao đồi đất, Bạch Vân am, quảng trường, hồ bán nguyệt... liên tiếp được đầu tư. Khu di tích đền Trạng hôm nay đã dần hoàn thiện, trở thành điểm văn hóa, du lịch lớn của thành phố, xứng đáng với tầm vóc văn hóa Trạng Trình, lòng tôn kính của nhân dân. Đây là điều kiện thuận lợi để huyện Vĩnh Bảo có thể khai thác tốt tiềm năng du lịch, đưa du lịch văn hóa trở thành thê mạnh kinh tế của địa phương.


Lễ hội kỷ niệm lần thứ 420 ngày mất Trạng Trình Nguyên Bỉnh Khiêm được tổ chức với quy mô cấp thành phố. Hơn bao giờ hết, các cấp, ngành thành phố, người dân Vĩnh Bảo dành nhiều tâm sức chuẩn bị để lễ hội diễn ra tốt đẹp. Nhân ngày khai mạc lễ hội, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Vĩnh Bảo cảm ơn cấc cấp, các ngành trung ương và thành phố đã tạo điều kiện, tập trung đầu tư để Vĩnh Bảo tôn tạo và mở rộng quần thể khu di tích ở thôn Trung Am, xã Lý Học, xứng với tầm vóc văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, đồng thời tôn tạo nhiều công trình điểm văn hóa truyền thống như chạm khắc Đồng Minh, rối nước Nhân Hòa... Các thế hệ người dân Vĩnh Bảo hôm nay luôn mang trong lòng niềm tự hào con cháu Trạng Trình. Trong thời gian tới, huyện Vĩnh Bảo mong muốn tiếp tục nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của thành phố, các tổ chức, cá nhân để đẩy nhanh công tác quy hoạch khu di tích, tạo điều kiện để địa phương thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn di sản văn hóa Trạng Trình, phát triển du lịch, góp phần xây dựng Vĩnh Bảo trở thành địa phương giầu truyền thống văn hóa, phát triển kinh tế, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #12 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2022, 09:05:32 pm »

Phần IV
TỪ ĐƯỜNG HỌ TRỊNH KHU PHƯƠN6 LƯU 2
PHƯỜNG ĐÔNG HẢI, QUẬN HAI AN

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2005

THƯ GỬI BAN QUẢN LÝ TỪ ĐƯỜNG HỌ TRỊNH


Từ đường họ Trịnh khu Phương Lưu 2 - phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Nơi đây trong kháng chiến chống Pháp, gia đình cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ bà Trần Thị Xúc, cơ sở nuôi, giấu cán bộ kháng chiến và đây cũng là nơi Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên được thành lập của địa phương này (10-10-1949).


Ngày nay, Từ đường họ Trịnh khu Phương Lưu 2 thường xuyên được các đoàn thể, nhân dân tổ chức các cuộc sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống, họp bàn việc xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, khoa học, xã hội của quê hương.


Nhân dân phường Đông Hải mãi mãi tự hào về cơ sở cách mạng anh hùng của quê hương mình.

Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng quyết định xếp hạng Từ đường họ Trịnh khu Phương Lưu 2 là Di tích lịch sư kháng chiến đã đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân.

Nhân dịp này, tôi xin chúc Đảng ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và nhân dân phường Đông Hải cùng Ban chủ nhiệm Hợp tác xã Bạch Đằng, Ban quản lý khu di tích Từ đường họ Trịnh đoàn kết, cùng nhau giữ gìn, phát huy truyền thống, ra sức thi đua xây dựng quê hương tiến bộ toàn diện, xứng đáng một cơ sở cách mạng Anh hùng, mãi mãi phát triển và ngời sáng.

LÊ KHẢ PHIÊU
Nguyên Tổng Bí thư BCH TW
Đảng Cộng sản Việt Nam
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #13 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2022, 09:06:40 pm »

TỪ ĐƯỜNG HỌ TRỊNH –
DI TÍCH LỊCH SỬ KHÁNG CHIẾN CỦA
PHƯỜNG ĐÔNG HẢI, QUẬN HẢI AN
(Bài phát biểu tại Lễ đón Bằng di tích lịch sử kháng chiến
Từ đường họ Trịnh ngày 26/11/2005)


NGUYỄN HỮU NGHI
(Phó giám đốc
Bảo tàng thành phố Hải Phòng)


Từ đường họ Trịnh thuộc khu Phương Lưu 2, phường Đông Hải, quận Hải An, thành phố Hải Phòng được ủy ban nhân dân thành phố quyết định công nhận là Di tích lịch sử trong hệ thống di tích cách mạng kháng chiến. Từ đường họ Trịnh tại Phương Lưu 2 với diện tích khiêm nhường trong khuôn viên gọn gàng ngăn nắp song chứa đựng một nội dung phong phú. Ở đó, thông tin cho chúng ta hiểu về một thời quá khứ rất hào hừng oanh liệt của thế hệ đi trước trên con đường cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc.


Vào những năm 1949-1954, những năm gay go nhất dưới thời thuộc Pháp, ngôi từ đường đã che chở, bảo vệ cán bộ, cất giấu tài liệu, là nơi hội họp bí mật của chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam xã Đông Hải chỉ đạo phong trào chống Pháp.


Với lòng yêu nước hướng về cách mạng, hướng về kháng chiến, chủ nhân ngôi từ đường là cụ ông Trịnh Văn Nghệ và cụ bà Trần Thị Xúc xây dựng, là nơi thờ cúng tổ tông, nhưng với lòng yêu nước và được giác ngộ cách mạng, hai cụ đã đào dưới khám thờ một căn hầm bí mật. Hầm bí mật đó đã trở thành nơi làm việc của các đồng chí cán bộ Việt Minh. Ngày 10 tháng 10 năm 1949, từ đường dòng họ Trịnh đã là một di tích minh chứng một không khí trang nghiêm, giản dị nhưng đầy ý nghĩa chính trị của địa phương, đó là sự ra đời chi bộ Đàng Cộng sàn Việt Nam đầu tiên của xã Đông Hải, huyện An Hải xưa, nay là phường Đông Hải, quận Hải An. Gồm 4 đồng chí đảng viên: Lê Danh Nhân, Bí thư chi bộ; Ngô Văn Cốt, đảng viên: Trịnh Chiến Xa, đảng viên; Phạm Thị Ghi, đảng viên.


Chi bộ được thành lập là mốc son trong trang sử ghi dấu ấn chuyển biến từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác, đồng thời khẳng định từ nay quần chúng đã có một tổ chức chi bộ Đảng địa phương lãnh đạo. Từ khi chi bộ Đảng ra đời thì nhiều cuộc đấu tranh của quần chúng xã Đông Hải, huyện Hải An đã dần dần lớn mạnh làm cho thực dân Pháp và chính quyền tay sai lo sợ, vì vậy chúng ra sức khủng bố, chà xát, vây ráp hòng làm khiếp nhược tinh thần đấu tranh cách mạng của quần chúng.


Căn hầm bí mật lúc này trở thành nơi đi về của các đồng chí cán bộ Việt Minh, nơi ẩn náu của những người tù chính trị vượt ngục từ Căng Máy Chai, Căng Đoạn Xá trở về với tổ chức, với phong trào. Chính căn hầm nhỏ dưới khám thờ là nơi che giấu cán bộ và đánh lạc hướng sự lùng sục của thực dân Pháp.


Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của huyện Hải An sau khi thành lập đã xây dựng phong trào quần chúng đấu tranh của huyện nhà, kết hợp với các huyện lân cận tổ chức nhiều cuộc đấu tranh chống sưu thuế, chống đi phu, chống bắt lính, chống càn quét, thực hiện phá hoại kinh tế trong lòng địch và tiêu hao sinh lực địch.


Trong suốt thời gian những năm kháng chiến tại địa phương, lực lượng vũ trang, lực lượng tuyên truyền, lực lượng binh vận, lực lượng quân báo, lực lượng tình báo của ta đã dựa vào dân, được dân che chở đùm bọc đã lập nên nhiều chiến công oanh liệt, thành tích vẻ vang.


Để có những thành tích đó, phải kể đến những cơ sờ quần chúng trung kiên là chỗ dựa vững chắc của cách mạng. Căn hầm bí mật của bà Đặng Thị Sáu tại phường Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân - cơ sở cách mạng nám 1936- 1939 được Nhà nước xếp hạng Di tích cấp quốc gia, và hôm nay, chúng ta lại chứng kiến một căn hầm nữa, căn hầm bí mật đã từng bảo vệ cán bộ cách mạng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp của dòng tộc họ Trịnh.


Từ trong lòng những căn hầm tối đó đã chứng minh một quan điểm về đường lối đấu tranh cách mạng của Đảng ta: "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng".

Ngôi từ đường tọa lạc trên mảnh đất tổng diện tích khoảng 400m2 được trùng tu tôn tạo để thờ phụng tiên tổ, với kiến trúc ngôi nhà gỗ 3 gian, tường hồi bít đốc theo kiêu nhà cũ, nếp xưa với đồ thờ tự rất gần gũi, gắn bó với dòng tộc gợi lại một khung cảnh nghiêm trang và thanh bình.


Đằng sau sự dung dị của ngôi nhà đó là một trang sử ngời sáng, phản ánh sự quyết tâm của nhân dân ta theo Đảng, phản ánh một tinh thần yêu nước. Chính xuất phát từ tấm lòng và công trạng của chủ nhân ngôi từ đường, hai cụ Trịnh Vãn Nghệ và cụ bà Trần Thị Xúc đã được Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, và được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước cùng nhiều đồng chí lãnh đạo cao cấp của quân đội, các cơ quan đoàn thể như nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyền Quyết, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo tới tham quan, tưởng niệm.


Hôm nay (ngày 26/11/2005), trong không khí trang nghiêm long trọng này, chúng ta tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng cho Di tích Từ đường dòng họ Trịnh, khu Phương Lưu 2, phường Đông Hái, quận Hải An, thành phố Hải Phòng là di tích cách mạng kháng chiến. Chúng ta vui mừng sau khi ngôi từ đường dòng họ Trịnh dược Nhà nước xếp hạng là tích lịch sử thì đó đã trở thành một địa chỉ đỏ, đó là niềm tự hào và từ nay chúng ta có bổn phận giữ gìn, bào dưỡng di tích này là nơi giáo dục truyền thống yêu nước và bồi đắp tình cảm cách mạng cho thế hệ trẻ.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #14 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2022, 09:08:00 pm »

NÉT ĐẸP TRUYỀN THỐNG CỦA CHI TỘC HỌ TRỊNH Ở HẢI PHÒNG

TRỊNH TRỌNG GIỮ


Đất nước Việt Nam ta có hàng nghìn chi họ Trịnh. Từ xa xưa, họ Trịnh được sử sách ghi lại một thời trị vì đất nước. Với 12 đời Chúa Trịnh thay nhau nắm giữ nsôi Chúa suốt 243 năm là một triều đại nắm giữ quyền trị vì dài nhất trong lịch sử Việt Nam.


Ở Hải Phòng cũng có nhiều địa danh là “địa linh nhân kiệt” mang dấu ấn lịch sử của các Chi họ Trịnh, nằm trên miền đất Nữ tướng Lê Chân khai phá. Đó là Chi họ Trịnh Xá nằm cạnh dãy núi cổ Thủy Nguyên. Cũng tại đây, làng Rực Liễn lại có đình Rực Liễn thờ 3 vị tướng tài họ Trịnh, đó là Trịnh Hồng Thao, Trịnh Hồng Thám và Trịnh Hồng Mon. Tương truyền, thời vua Hùng Duệ Vương thứ 18 xuất hiện 3 anh em họ Trịnh nói trên đã có công đứng lên dẹp giặc cứu nước, cứu dân độ thế, khi mất được các đời vua cho lập đền thờ và sắc phong thần Hoàng. Đình Rực Liễn có sự tích đó được ghi vào sử sách. Năm 2004, đình Rực Liễn được Nhà nước công nhận là “Di tích lịch sử văn hóa”, chính là khu di tích Chi họ Trịnh xuất hiện năm xưa.


Ở Đổ Sơn có đền thờ Bà Đế (Trịnh Chúa phu nhân). Tục truyền rằng: Vào thế kỷ 18, Chúa Trịnh Doanh đi thị sát trận địa, đến Đồ Sơn gặp được thôn nữ làng chài Đào Thị Hương đem lòng thương mến rồi kết duyên. Chúa Trịnh về kinh đô vì bận công việc chưa kịp làm lễ cưới, nàng thiếu nữ mang thai. Theo lệ làng, thiếu nữ bất hạnh chịu hình phạt cạo đầu, bôi vôi, đeo đá dìm xuống biển. Nỗi oan ức thấu trời chưa được gặp lại Chúa Trịnh, linh hồn thiếu nữ đã hiển linh trên sông biển cứu giúp dân lành thoát hiểm. Nhân dân Đồ Sơn đã lập đền thờ Bà dưới chân núi Độc gọi là Đền Bà Đế. Hằng năm, cứ vào dịp đầu xuân, đền Bà Đế đón hàng vạn du khách thập phương đến thăm và cầu mong cho sự yên bình, tạo cho khu du lịch Đồ Sơn thêm sầm uất.


Còn ở phía Đông Bắc nội thành Hải Phòng có phường Đông Hải (xưa là xã Đông Hải) cũng là miền đất “địa linh nhân kiệt” có nhiều chùa chiền, miếu mạo ghi lại các sự tích cổ xưa của nhiều triều đại. Ở đây có từ đường họ Trịnh - Phương Lưu, được chi tộc họ Trịnh - Phương Lưu xây dựng vào mùa thu năm 1939 do hai cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ bà Trần Thị Xúc góp công, góp của tạo dựng từ đường để ghi nhớ công đức tổ tông và làm nơi thờ cúng tổ tiên của chi tộc họ Trịnh - Phương Lưu. Đồng thời cũng là nơi hội tụ cháu con dòng họ Trịnh về đây thực hiện đạo lý:

“Tổ tông công đức thiên niên thịnh
Tử quý, tôn hiền vạn đại vinh”


Với đạo lý cao đẹp ấy, với tấm lòng yêu nước, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, các cụ đã đào hầm bí mật trong ngôi từ đường trang nghiêm của chi họ Trịnh - Phương Lưu để nuôi giấu cán bộ cách mạng. Và tại đây ngày 10/10/1949, Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của xã Đông Hải được công bố quyết định thành lập. Đó là dấu ấn lịch sử đem lại vinh dự cho chi tộc họ Trịnh - Phương Lưu. Phấn khởi hơn nữa, ngày 24/10/2005, từ đường họ Trịnh - Phương Lưu lại được Nhà nước công nhận là "Di tích lịch sử kháng chiến”. Cùng với niềm tự hào của dân tộc, họ Trịnh ở Hải Phòng còn có hàng trăm từ đường họ Trịnh năm rải rác ở làng, xã, phường, là nơi hội tụ của các thế hệ con cháu dòng họ Trịnh. Hằng năm, cứ vào đầu xuân, các chi họ Trịnh lại chức tế lễ nhằm ôn lại truyền thống của tổ tiên và dâng hương báo công với tổ tiên về thành quả của một năm lao động, học tập mà con cháu các chi họ Trịnh đạt được. Đây là nét đẹp quý báu, niềm tự hào của một dòng họ trong lịch sử nước nhà.


Tiếp bước tổ tiên, giữ gìn truyền thống lịch sử, các thế hệ chi tộc họ Trịnh - Hải Phòng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã có hàng vạn con em tình nguyện lên đường bảo vệ Tổ quốc. Nhiều người đã trở thành cán bộ cấp cao trong quân đội và nhiều con em họ Trịnh đã vì nước quên thân, hy sinh anh dũng, nhiều người đã bỏ lại một phần xương máu tại chiến trường trở thành thương binh. Với những công lao ấy, con cháu họ Trịnh - Hải Phòng đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều huân chương, huy chương cao qúy, làm rạng danh dòng họ Trịnh.


Trong kháng chiến chống xâm lược là vậy, còn trong hòa bình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, con cháu họ Trịnh tiếp tục phát huy tài năng, trí tuệ để sản xuất kinh doanh dịch vụ nhằm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu. Đến nay trên địa bàn Hải Phòng đã có trên 100 doanh nghiệp của con cháu họ Trịnh - Hải Phòng tạo lập, thu hút hàng vạn lao động hằng năm có doanh thu hàng ngàn tỷ đồng, tạo ra nhiều sản phẩm phục vụ xã hội. Nhiều doanh nghiệp của dòng họ Trịnh đã có thành tích sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả, trở thành những doanh nghiệp tiên tiến được Nhà nước tặng nhiều Huân chương Lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba và nhiều bằng khen, cờ thi đua xuất sắc của các cấp thành phố.


Trong các thế hệ con cháu họ Trịnh, nhiều người đã phấn đấu học tập trở thành tiến sĩ, thạc sĩ, giáo sư và hàng trăm kỹ sư, cử nhân kinh tế, nhiều người đã trở thành cán bộ lãnh đạo thành phố, lãnh đạo các ngành và lãnh đạo cơ sở thuộc các ngành nghề đang tiếp bước tổ tiên làm rạng danh các chi tộc họ Trịnh trên quê hương Hải Phòng.


Với những nét đẹp truyền thống, hằng năm cứ vào đầu xuân, các thế hệ con cháu các chi tộc họ Trịnh lại họp mặt ôn lại truyền thống tốt đẹp của tổ tiên, ông cha và tổ chức dâng hương báo công với tổ tiên về thành tích làm được sau một năm lao động, nhắc nhở nhau tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ mới.


Bước sang năm 2006 - năm đầu của kế hoạch 5 năm lần thứ hai của thiên niên kỷ mới, các chi tộc họ Trịnh - Hải Phòng đã tổ chức họp mặt vào ngày 12/3/2006 tại Cung Văn hóa lao động Hữu nghị Việt Tiệp, cùng nhau báo công với tổ tiên và chúc thọ người cao tuổi, phát thưởng cho học sinh giỏi, đỗ đạt cao cho con cháu dòng họ, đồng thời tuyên dương khen thưởng những cá nhân lao động giỏi ở các cơ sở doanh nghiệp của họ Trịnh trên đất Hải Phòng. Đây là một hoạt động cao đẹp đầy ý nghĩa, mang tính nhân văn mà các chi tộc họ Trịnh đã phát huy nét đẹp đó trên tầm cao mới đáng được khích lệ.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #15 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2022, 09:08:52 pm »

SỨC BẬT MỚI Ở TẬP ĐOÀN KINH TẾ ĐÔNG HẢI


TRỊNH TRỌNG GIỮ


Trước yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và đáp ứng đòi hỏi của sản xuất, kinh doanh thương mại và dịch vụ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố và đất nước, Tập đoàn kinh tế công nghiệp Đông Hải được thành lập với 14 thành viên là các công ty sản xuất kinh doanh, thương mại và dịch vụ nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực. Đó là Hợp tác xã Bạch Đằng, Công ty Kiến Phát, Công ty 359, Công ty Đông Thủy, Công ty Long Phượng, Công ty TNHH thương mại Tân Hồng, Công ty thương mại Thuận Thắng, Công ty cổ phần Hải Đà, Công ty Thuận Thành, Công ty Cường Minh, Công ty Lương Mạnh Chiến, Công ty Việt Thắng, Công ty Chính Nghĩa và Công ty Hoàng Phát. Đây là một tập đoàn kinh tế tuy mới thành lập năm 2005 nhưng khá mạnh về vốn, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, được đầu từ đầy đủ các phương tiện sàn xuất và có đông đảo đội ngũ công nhân lành nghề, cán bộ quản lý có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng mọi yêu cầu của các đối tác.


Tập đoàn kinh tế Đông Hải vững mạnh như hiện nay là nhờ sự kế thừa từ ba năm trước: năm 2003 đã ra đời cụm kinh tế công nghiệp Đông Hải trên cơ sở sự lớn mạnh của Hợp tác xã Bạch Đằng phát triển thành 7 đơn vị kinh tế, hạch toán độc lập với các ngành nghề đa dạng từ khai thác nguyên vật liêu xây dựng, san lấp mật bằng, xây dựng cơ bản, đóng mới sửa chữa các phương tiện thủy từ trọng tải 300 tấn đến 1000 tấn, nuôi trồng chế biến thủy sản, kinh doanh thương mại và dịch vụ... Sau 2 năm đi vào hoạt động, cụm kinh tế công nghiệp Đông Hải đã phát huy cao độ năng lực sản xuất kinh doanh đạt được những thành tích đáng khích lệ, đó là lực lượng sản xuất phát triển, nhiều sản phẩm mới ra đời, quan hệ sản xuất được mở rộng. Nhờ đó các đơn vị thành viên cụm kinh tế Đông Hải đã từng bước đầu tư mới nhiều thiết bị, máy móc, mở lộng mặt bằng nhà xưởng, tăng cường đào tạo công nhân và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ. Tuy nhiên, trước sự đòi hỏi trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, cuối năm 2005, Cụm kinh tế công nghiệp Đông Hải tập hợp thêm đơn vị mới cùng ngành nghề sản xuất kinh doanh đa năng thành Tập đoàn kinh tế Đông Hải với thành viên. Đây là tập đoàn kinh tế ngoài quốc doanh đủ mạnh đế đảm đương được những dự án lớn trên các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, đồng thời Tập đoàn kinh tế Đông Hải cũng đú các điều kiện liên doanh liên kết với các công ty lớn trong nước và ngoài nước đáp ứng các dự án của đối tác. Có được sức mạnh tổng hợp đó là nhờ sự điều hành hợp lý của lãnh đạo tập đoàn, biết phát huy khá năng, sở trường của từng thành viên, cùng nhau hợp tác chặt chẽ; cùng chung sức, chung lòng xây dựng Tập đoàn kinh tế Đông Hải - một mô hình sản xuất mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Gần nửa năm đi vào hoạt động, Tập đoàn kinh tế Đông Hải đảm bảo đủ công ăn việc làm cho cán bộ công nhân của 14 đơn vị thành viên với mức thu nhập ổn định. Điều đáng nói là Tập đoàn kinh tế Đông Hải không chỉ chú trọng về sản xuất kinh doanh - dịch vụ mà còn có cả một hệ thống tổ chức chính trị vững vàng, đó là Chi bộ Đảng đã phát triển được 09 đảng viên, có Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh, Hội phụ nữ. Tập đoàn kinh tế Đông Hải vận dụng các cơ chế cho phép của luật pháp Nhà nước đưa ra những quy định cụ thế thiết thực trong quản lý sản xuất và kinh doanh thương mại. Mọi công việc đều thực hiện theo quy chế dân chủ họp bàn công khai trong việc thưc hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, dịch vu.


Người đứng đầu mỗi đơn vị thành viên tự chịu trách nhiệm trước pháp luật, chịu sự chỉ đạo của tập thể Hội đồng quản trị tập đoàn về kết quả sản xuất kinh doanh. Mọi cán bộ công nhân viên trong tập đoàn đều được hưởng quyền lợi BHXH, BHYT, người có năng lực đủ trình độ được cử đi học bồi dưỡng nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Các phong trào văn hóa, thể thao cũng như mọi sinh hoạt của các tổ chức chính trị ở tập đoàn sinh hoạt có nền nếp. Phải nói rằng Tập đoàn kinh tế Đòng Hải chẳng khác nào như mô hình một tổng công ty của Nhà nước.


Với sự hợp tác trong sản xuất kinh doanh, có sự chỉ huy thống nhất của Hội đồng quản trị tập đoàn tới các đơn vị thành viên, từ đầu năm 2006 đến nay Tập đoàn kinh tế Đông Hải đã nhận được những gói thầu lớn, những dự án khó khăn phức tạp đều thực hiện đúng kế họach. Nhờ vậy quý I/2006 cả 14 đơn vị thành viên đều hoàn thành vượt mức kế hoạch, cả tập đoàn vượt các chỉ tiêu đề ra. Bước sang quý II/2006, nhất là trong tháng 4 thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đàng toàn quốc lần thứ X. Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII Tập đoàn kinh tế Đông Hải phát động thi đua với mục tiêu “Năng suất cao, Chất lượng tốt, hạ giá thành" được cán bộ công nhân viên của tập đoàn hưởng ứng, tạo cho Tập đoàn kinh tế công nghiệp Đông Hải có sức bật mới đạt những kết quả cao hơn.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #16 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2022, 09:10:05 pm »

LÀNG VĂN HÓA PHƯƠNG LƯU XỨNG ĐÁNG VỚI BỀ DÀY TRUYỀN THỐNG LỊCH SỬ


TRỊNH TRỌNG GIỮ


Năm 1997, làng Phương Lưu được UBND huyện An Hải công nhận là Làng văn hóa cấp huyện đầu tiên của xã Đông Hải. Ba năm sau, vào năm 2000, Làng văn hóa cấp huyện Phương Lưu lại được UBND thành phố Hải Phòng công nhân là Làng văn hóa cấp thành phố. Niềm vui nối tiếp niềm vui không chỉ là niềm tự hào của cán bộ và nhân dân làng Phương Lưu mà còn là sự ghi nhận của các cấp chính quyền về sự phát triển liên tục góp phần giữ gìn bản sắc vắn hóa dân tộc" của người Việt Nam trong thời kỳ giữ nước và xây dựng đất nước.


Ngược dòng lịch sử về trước: Làng Phương Lưu hình thành khoảng năm 1120 của thế kỷ XII trên miền đất Đông Bắc thành phố Hải Phòng được những cồn cát và phù sa của sông Bạch Đằng và cửa Nam Triệu bồi đắp. Thời đó, các cư dân ở nhiều nơi đến đây khai hoang lập nghiệp hình thành làng Phương Lưu. Thời gian đầu làng Phương Lưu có tên gọi làng Vĩnh Lưu - thời nhà Nguyễn đời vua Duy Tân (hiệu là Vĩnh San). Vì phạm tên húy "Vĩnh” của nhà vua nên năm 1907, Vĩnh Lưu đổi thành làng Phương Lưu. Trải qua chín đời vua trong lịch sử nhà nước phong kiến Việt Nam, làng Phương Lưu được cấp 16 sắc phong, trong đó có sắc phong của vua Lê Duy Phương, niên hiệu Vĩnh Khánh vào năm 1730 cho miếu Phương Lưu thờ đức Ngô Vương Quyền.


Làng Phương Lưu xưa có diện tích khoảng 400 ha, dân số trên 4000 người, có nhiều dòng họ chung sống như: họ Trịnh, Nguyễn, Trần, Đào, Lê, Phạm... Dân cư được phân bố rất thuận lợi cho việc sinh hoạt, sản xuất, buôn bán. Có đường đi qua giữa làng hình thành hai xóm: xóm trên và xóm dưới. Giữa làng là con đường cắt ngang chia làm hai xóm: xóm trong và xóm ngoài. Những cái tên: trên - dưới - trong - ngoài giản đơn chân chất như củ khoai, củ sắn nhưng nó bao hàm rộng lớn một ý nghĩa thân thương, gần gũi, gắn bó bao nhiêu người khác quê với nhau như câu ca:

"Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn"


Sự gắn kết của người cùng "máu đỏ, da vàng" là truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam nói chung và của người Phương Lưu nói riêng. Làng Phương Lưu có nhiều đền, chùa, miếu mạo mang đậm dấu ấn "uống nước nhớ nguồn", nhớ về nguồn cội... Đầu làng là đền Thiện thờ Đức phật Thích Ca mâu ni, Ngọc Hoàng thượng đế; Nam Tào, Bắc Đẩu, Đức Thánh Trần và thờ Mẫu. Đền làng Phương Lưu được nhân dân xây dựng với lòng mong đợi thần linh cứu dân độ thế, mong trời mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an. Theo truyền thuyết, mỗi khi dân làng cúng cầu đều được các vị thần linh cứu ứng nên làng đặt tên là Đền Thiện. Từ ý nghĩa đó, mọi người đến lễ chỉ cầu mong, ước nguyện làm nhiều việc thiện cho người và cho đời. Phía sau đền là ngôi nhà thờ nhỏ gọi là từ. Ngôi từ thờ Thổ Công, Thổ Địa cúng cầu cho dân làng bình an, thịnh vượng. Giữa làng có đình thờ Thành Hoàng làng. Tục truyền vào năm 1288, một tướng tài của Trần Hưng Đạo đánh đuổi quân Nguyên không may bị thương mất một cánh tay được dân làng trông nom, cứu chữa, nhưng vì vết thương quá nặng ngài đã từ trần tại đây. Dân làng xót thương tôn sùng là Thành Hoàng làng và xây đình để thờ vị tướng nhà Trần nói trên. Tiếp đình làng là miếu. Miếu Phương Lưu được các dòng họ xây dựng thờ Đức Ngô Vương Quyền. Có sắc phong của vua Lê Duy Phương và ngày nay miếu Phương Lưu được Nhà nước công, nhận "Di tích lịch sử cấp quốc gia" vào tháng 12 năm 2001. Cuối làng có chùa Vĩnh Khánh được xây vào năm 1720. Chùa xây theo kiến trúc cổ: tiền chùa hậu tổ với nhiều tượng Phật cổ kính, mang giá trị nghệ thuật thời tiền sử. Qua nhiều năm, chùa xuống cấp, nay được sư thầy Thích Diệu Hoàn trụ trì xây lại với quy mô bề thế khang trang. Chùa là nơi sinh hoạt tín ngưỡng của dân làng. Mỗi người đến đây tự do thờ cúng, tụng kinh, cầu nguyện gặp nhiều may mắn. Cùng với các đình, chùa, miếu mạo kể trên làng Phương Lưu còn có hai ngôi lầu là lầu cụ Phỏng và lầu cụ Đoàn Đình. Ngoài ra, mỗi dòng họ lại có nhà thờ tổ cũng được xây dựng rất cổ kính mang đậm nét văn hóa độc đáo của dân tộc. Trong các từ đường dòng họ, từ đường họ Trịnh đã được UBND thành phố Hải Phòng công nhận là di tích lịch sử kháng chiến vào năm 2005. Hiện nay chùa Phương Lưu và đền Thiện - Phương Lưu đang được khôi phục với quy mô bề thế giữ đúng bản sắc cổ xưa của dân tộc và đang đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận di tích lịch sử văn hóa.


Với một bề dầy lịch sử thể hiện qua các đinh, chùa, miếu mạo, các di tích lịch sử đã được xếp hạng, làng Phương Lưu hằng năm mở hội vào rằm tháng giêng. Hội được tổ chức tế lễ, dâng hương và rước long đình, bát biểu từ đình về miếu, từ miếu về đình. Theo truyền thuyết: năm nào lễ hội long đinh quay tròn (bay) năm đó dân làng làm ăn thịnh vượng, tài lộc sinh sôi nảy nở. Cùng với tế lễ là nhiều cuộc vui chơi giải trí như: chọi gà, đánh vật, cờ tướng, cầu thùm bắt vịt, đi kheo, múa hát... Đặc biệt là tục thi làm cỗ của các mẹ, các chị trong làng nhằm khuyên khích tài năng nội trợ của người phụ nữ.


Trải qua hàng chục thế kỷ, đến nay đất và người Phương Lưu vẫn giữ gìn và phát huy truyền thống của ngàn năm văn hiến, giữ được nét độc đáo của miền đất "địa linh nhân kiệt". Trong kháng chiến chống Pháp, Phương Lưu là cái nôi của cách mạng. Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam đầu tiên của xã Đông Hải được thành lập tại ngôi từ đường họ Trịnh - Phương Lưu. Dân Phương Lưu đã che chở, nuôi dưỡng cán bộ, bộ đội hoạt động ngay trong lòng địch. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, người dân Phương Lưu động viên hàng trăm con em lên đường bảo vệ Tổ quốc. Người ở nhà làm tốt công tác hậu phương quân đội góp phần cùng toàn dán đánh thắng hai cuộc xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ngày nay, trong công cuộc xây dựng đất nước, nhiều gia đình làng văn hóa Phương Lưu không những tích cực tham gia xây dựng đời sống mới ở khu dân cư mà còn quyết tâm vượt qua nghèo đói bằng sức lực, trí tuệ của mình. Nhiều người đã thành lập công ty TNHH, công ty cổ phần thương mại, dịch vụ..., thu hút hàng trăm lao động vào làm việc để có thu nhập ổn định, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tệ nạn xã hội trong cộng đồng. Từ quyết tâm làm giầu đó, làng Phương Lưu có nhiều nhà xây mái ngói kiểu vi la, biệt thự trên khắp đường làng ngõ xóm tạo thành những dãy phố buôn bán sầm uất. Nhiều ngành nghề truyền thống được khơi dậy như: nghề thợ sắt đã từng tham gia xây dựng cầu Long Biên, nhà máy bia, rượu Hà Nội, cầu Hàm Rồng (Thanh Hóa). Thợ sắt Phương Lưu là chủ lực đóng mới tàu có trọng tải 1.000 tấn đầu tiên của Việt Nam ở Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng - Hải Phòng trong lúc ngành đóng, tàu Việt Nam còn non trẻ. Riêng phong trào "vượt khó học giỏi" của con em Phương Lưu vẫn giữ được nền nếp hiếu học thành tài của cha ông khi xưa. Năm 1650 cụ tổ Trịnh Xuân An đỗ tiến sĩ làm quan trong triều đại phong kiến và nhiều tiến sĩ, thi sĩ, họa sĩ tài năng đã làm vang cho các dòng họ, cho làng văn hóa Phương Lưu. Thế hệ ngày nay có gia đình bác Trịnh Văn Cương có 4 con đều là kỹ sư, bản thân bác Cương cũng là kỹ sư. Còn gia đình bác Lê Văn Giá quê ở Nghệ An đến Phương Lưu sinh sống có 4 con trai, hai con gái đều là kỹ sư, bác sĩ. Bản thân bác Giá là đại tá trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Bác Giá coi Phương Lưu như quê hương thứ hai của mình, đã đóng góp nhiều công sức xây dựng khu dân cư văn hóa Phương Lưu.


Với bề dầy lịch sử, bằng những việc làm "ích nước lợi nhà”, làng văn hóa Phương Lưu, đặc biệt nhà thờ họ Trịnh đã được đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các chính khách có tên tuổi về thăm, trồng cây lưu niệm, ghi sổ vàng truyền thống, trong đó có đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng Cộng sản Việt Nam thăm noày 13/9/2002; Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thăm ngày 22/3/2003; Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm ngày 24/7/2003; Thượng tướng - Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Hoàng Minh Thảo thăm ngày 14/12/2003 và rất nhiều, rất nhiều các chính khách trong nước và nước ngoài đến ghi sổ vàng, trồng cây lưu niệm.


Làng văn hóa Phương Lưu đã góp sức lực làm rạng danh mảnh đất "địa linh nhân kiệt", xứng đáng với xã Đông Hải (nay là phường Đông Hải), được Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #17 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2022, 09:13:48 pm »

Phần V
ĐƠN VỊ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

CHẶNG ĐƯỜNG CÁCH MẠNG HÀO HÙNG CỦA ĐẢNG BỘ VÀ NHÂN DÂN XÃ LIÊU XÁ - ĐƠN VỊ ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN
(Trích báo cáo tại Lễ đón nhận danh hiệu Anh hùng LLVTND
xã Liêu Xá ngày 9-12-2005)

LƯU ĐÌNH THỜI
(Chủ tịch UBND xã Liêu Xá)


Rất vinh dự, tự hào cho Đảng bộ, nhân dân và LLVT xã Liêu Xá được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phong tặng danh hiệu cao qúy “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” thời kỳ chống Pháp. Được phép của Ban Thường vụ Đảng ủy xã, tôi xin thay mặt cho Đảng bộ, quân và dân xã nhà xin được báo cáo chặng đường cách mạng hào hùng qua 60 năm chiến đấu, xây dựng, trưởng thành cùng những thành tích to lớn đặc biệt xuất sắc của quân và dân xã Liêu Xá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.


1) Đất và người Liêu Xá

Đất và người Liêu Xá có lịch sử hình thành và phát triển tương đối sớm, nằm ở phía Bắc huyện Yên Mỹ, cách phố Nối 1 km, có quốc lộ 39A chạy qua. Phía Bắc giáp xã Nghĩa Hiệp; phía Tây giáp xã Ngọc Long; phía Nam giáp xã Tân Lập; phía Đông giáp cánh đồng xã Dị Sử. Xã có diện tích tự nhiên 561,29 ha, dân số hơn 8000 khẩu sống ở 4 thôn: Liêu Xá, Liêu Thượng, Liêu Trung và Ông Hảo. Đảng bộ có 230 đảng viên sinh hoạt tại 8 chi bộ.


Trải qua quá trình chinh phục thiên nhiên, khai khẩn đã hoang phát quang lau sậy, nhân dân Liêu Xá đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, cùng nhau xây dựng phát triển và bảo vệ quê hương. Nơi đây đã thay đổi nhiều lần về hành chính tên làng, tên xã. Trước Cách mạng Tháng Tám là tổng Liêu Xá, trong cuộc kháng chiến chống Pháp xã có tên Hoàng Hữu Nam gồm 2 xã Tân Lập và Liêu Xá ngày nay. Đến tháng 2 năm 1974, xã chính thức mang tên Liêu Xá


2) Quân và dân Liêu Xá trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược 1945 - 1954

Mảnh đất Liêu Xá từng diễn ra những trận đánh ác liệt là vùng đứng chân để bộ đội ta đánh phá đường 39, đường 5 và bốt Bần, là vùng đệm giành giật quyết liệt giữa du kích bô đội ta và giặc Pháp. Quân và dân Liêu Xá đã góp phần tích cực cùng với quân và dân các huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ Văn Lâm một thời oanh liệt làm nên truyền thống “Đường 5 sấm dậy - đường sắt kiên cường”.


Vốn có bề dầy truyền thống lịch sử, truyền thống yêu nước Liêu Xá còn có truyền thống văn hiến hiếu học, là quê hương của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác. Những tên làng, tên xóm Liêu Xá đều gắn với phong trào Cần Vương, phong trào khởi nghĩa Bãi Sậy, nhiều thanh niên ưu tú của xã gia nhập nghĩa quân của tướng quân Nguyễn Thiện Thuật.


Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (3-2-1930), nhân dân Liêu Xá đã sớm được ảnh hưởng, tiếp thu các phong trào cách mạng. Cuối năm 1939, chùa Văn trở thành cơ sở hoạt động bí mật của các đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Quang Đạo, Trần Tử Bình... Năm 1940, tổ Phụ nữ phản đế xã Liêu Xá được thành lập cũng tại chùa Văn. Năm 1943. Mặt trận Việt Minh của xã được thành lập do các đồng chí Lê Thị Hòa, Lê Hữu Quát trực tiếp xây dựng. Tiếp sau đó là các tổ chức thanh niên, phụ nữ ái quốc lần lượt ra đời. Chùa Văn cũng chính là cơ sở, địa điểm đặt in tờ báo “Bãi Sậy”, tờ báo tuyên truyền đấu tranh cách mạng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên. Năm 1944, đầu năm 1945, phong trào cách mạng lan rộng phát triển khắp xã. Các thôn đã tổ chức thành lập các đội tự vệ nhân dân, mua sắm vũ khí, may cờ đỏ sao vàng, tích cực luyện tập chuẩn bị tổng khởi nghĩa.


Ngày 19-8-1945, hơn 60 du kích của 4 thôn trong xã cùng hàng ngàn quần chúng nhân dân tham gia biểu tình giành chính quyền, cắm cờ đỏ sao vàng tại nóc nhà huyện đường, chiếm huyện lỵ Yên Mỹ, sau đó cùng lực lượng tự vệ các xã bạn diễu hành dọc đường 39 tham gia giành chính quyền tỉnh vào ngày 22-8-1945. Ủy ban cách mạng lâm thời của xã được thành lập từ đây. Đây cũng là ngày có ý nghĩa lịch sử trọng đại cực kỳ to lớn, sâu sắc của cả dân tộc ta nói chung và quân dân xã Liêu Xá nói riêng.


Cách mạng Tháng Tám thành công chưa được bao lâu, chính quyền cách mạng còn non trẻ, cùng với đó là bao khó khăn thiếu thốn cần tập trung giải quyết. Song thực dân Pháp với bản chất hiếu chiến, quyết tâm quay lại xâm lược nước ta một lần nữa. Quân và dân Liêu Xá dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy Yên Mỹ, tất cả đều đồng lòng, chung sức, tích cực chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới. Các thôn nhanh chóng thành lập các tổ du kích, tiến tới trung đội du kích. Xã thành lập đại đội dân quân dư kích cơ động, lực lượng lên đến 185 người, do đồng chí Luyện làm đại đội trưởng. Thực hiện chú trương “Tiêu thổ kháng chiến”, quân dân Liêu Xá tập trung xẻ rãnh, đóng cọc, đắp ụ quanh làng và trên đường 39, thực hiện “Vườn không nhà trống”.


Ngày 16-1-1947, giặc Pháp từ ngã tư Phố Nối theo đường 39 càn vào địa bàn xã. Lực lượng du kích xã phối hợp với bộ đội huyện chặn đánh quyết liệt, tiêu hao lực lượng địch, buộc chúng phải tổ chức nhiều lần tấn công mới vào sâu được địa bàn của xã. Trận chống càn này, du kích xã đã tiêu diệt được 16 tên, trong đó có 6 lính Âu Phi. Tháng 4-1947 Chi bộ Đảng của xã được thành lập gồm 5 đảng viên do đồng chí Lê Thị Hòa (tức Dậu) làm bí thư chi bộ. Đến cuối năm 1948, chi bộ phát triển thêm 36 đồng chí. Các thôn đều có tổ Đảng. Từ tháng 2-1947 đến cuối năm 1953, giặc Pháp tổ chức nhiều trận càn vào địa bàn xã. Đặc biệt là trận càn ngày 27-2 1947, chúng đã bắn chết gần 100 người, chủ yếu là người già phụ nữ và trẻ em, đốt cháy 50 nóc nhà, phá hủy, đánh sập nhiều đình chùa, gây ra những tội ác tày trời cho nhân dân thôn Liêu Thượng, Liêu Xá. Ngày 27-2 (tức ngày 6-1 âm lịch), nhân dân thôn Liêu Thượng lấy làm ngày giỗ trân chung hằng năm. Trận càn này du kích xã phối hợp với bộ đội huyện đánh trả quyết liệt, chiến đấu kiên cường, tiêu diệt 73 tên, trong đó có 39 tên Âu Phi, 2 quan ba và 1 quan 4 thu nhiều vũ khí các loại.


Cũng trong thời gian từ 1947 đến 1954, du kích xã còn phối hợp với bộ đội huyện tổ chức nhiều trận phục kích giât mìn trên đường 39, tập kích bốt Nho Lâm... Tiêu biểu như:

- Trận phục kích ngày 17-10-1951 trên đường 39 giật mìn làm cháy 1 xe tải, tiêu diệt 14 tên, thu 1 súng đại liên 4 súng trường, 15 lựu đạn.

- Trận ngày 23-2-1952, phối hợp với bộ đội huyện cải trang, tập kích bọn địch đang hành quân trên đường 39 tại địa điểm thôn Liêu Thượng, đốt cháy 2 xe ô tô, diệt 19 tên, bằt sống 1 tên sĩ quan Pháp, 3 lính ngụy tề.

- Trận đánh độn thổ ngày 30-3-1953 tại Cầu Treo phối hợp với bộ đội huyện do đồng chí Lưu Đình Tư (Huyện đội phó) chỉ huy, tiêu diệt địch tại bốt Trai Trang, diệt gọn 2 tiểu đội địch, thu 6 súng trường, 2 tiểu liên Tôm-xơn.

- Trận đánh ngày 20-4-1954, du kích xã do đồng chí Phái chỉ huy phối hợp với bộ đội 206 và bộ đội huyện Yên Mỹ phục kích chặn đánh một đoàn xe ô-tô 6 chiếc tại địa điểm thôn Liêu Thượng trên đường 39. Kết quả đốt cháy gọn 6 xe, tiêu diệt 75 tên, bắt sống 6 lính Pháp. Du kích xã thu rất nhiều súng đạn các loại.


Cũng trong khoảng thời gian 1953 - 1954, trung đội nữ du kích Hoàng Ngân xã do đồng chí Lưu Thị Thịnh - xã đội phó chỉ huy, thường xuyên làm nhiệm vụ vận chuyển, tiếp đạn, tuyên truyền, phục vụ chiến đấu. Kết quả trong hai năm 1953 - 1954 đã vận động được hàng trăm binh lính ngụy mang súng trở về với cách mạng. Đặc biệt là trung đội nữ du kích Hoàng Ngân xã tổ chức trận đánh phục kích ngày 19-7-1953 giật mìn đốt cháy 1 xe zép, diệt 3 tên Pháp, thu 2 súng ngắn, 1 súng trường.


Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, qua gần 9 năm kháng chiến trường kỳ, anh dũng, kiên cường, quân và dân Liêu Xá đã phối hợp vói bộ đội huyện tham gia chiến đấu hàng trâm trận. Lực lượng du kích xã đã tiêu diệt và bắt sống gần 500 tên, thu hơn 300 súng các loại, phá hủy, đánh hỏng, đốt cháy 14 xe ô tô, xe bọc thép, phá 2 bốt, 2 làng tề, 4 tháp canh, giải tán, làm tan rã 2 trung đội hương dũng. Vận động được hàng trăm lính tề, ngụy mang súng trở về với cách mạng. Đào hơn chục km hào giao thông, hơn 900 hầm, hố công sự chiến đấu, 2 địa đạo, đóng góp 9.420 kg thóc, 2.112 kg thực phẩm cho kháng chiến.


Xã có một đại đội du kích mạnh, 4 thôn có trung đội du kích chiến đấu tại chỗ với tổng số gần 500 dân quân du kích, đạt tỷ lệ xấp xỉ 18% dân số của xã. Xã có 180 nam, nữ đi dân công hỏa tuyến, 152 thanh niên tham gia bộ đội.


Giặc Pháp và bọn phản động gây ra nhiều tội ác đối với quân và dân Liêu Xá: Giết chết 496 người, bắt tra tấn và bỏ tù 950 người, hãm hiếp hàng trăm phụ nữ, đốt phá 150 ngôi nhà và 4 đình chùa, cướp gần 200 tấn thóc, bát và cướp đi hơn 2 trăm con gia súc, gia cầm, lập vành đai trắng hơn 90% diện tích của xã, làm hàng trăm mẫu ruộng trở thành hoang dại.


Xã có 47 liệt sĩ, 65 thương binh.

Quân và dân Liêu Xá đã được Hồ Chủ tịch và Chính phủ tặng thưởng về thành tích phục vụ chiến đấu: 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì, 1 Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, 1 Huy chương Kháng chiến hạng Nhì; 186 cá nhân được tặng; thưởng Huân, Huy chương kháng chiến các loại; 7 gia đình được cấp Bằng có công với nước.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #18 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2022, 09:16:47 pm »

3) Quân và dân Liêu Xá trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, địa bàn xã Liêu Xá là hướng lượn vòng bắn phá của máy bay Mỹ vào thủ đô Hà Nội, cũng là nơi tập kết sơ tán của một số cơ quan trung ương, của tỉnh và của huyện. Nhiệm vụ hàng đầu lúc này là chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, phát động nhân dân đào hầm hố cá nhân, hào giao thông, củng cố phát triển lực lượng dân quân du kích và động viên thanh niên lên đường đánh Mỹ. Liên tục từ năm 1965 - 1975, xã đều vượt chỉ tiêu giao quân. Dân quân tự vệ từ các thôn đến xã thường xuyên luyện tập, phối hợp chặt chẽ với công an và các đơn vị bộ đội ngày đêm tuần tra canh gác, bảo vệ an toàn các cơ quan, đơn vị về sơ tán. Đảng bộ xã lãnh đạo nhân dân và lực lượng vũ trang xã vừa sản xuất vừa phục vụ chiến đấu và trực tiếp tham gia bắn máy bay Mỹ. Xây dựng 5 tổ bắn máy bay thấp, thành lập 2 đại đội xung kích bảo vệ đường 39 và ngã tư Phố Nối, 2 đại đội phòng không 12 ly 7. Huy động hàng chục ngàn ngày công cùng bộ đội phòng không đào đắp hơn 29.400m giao thông hào, xây dựng công sự trận địa, đào hàng chục ngàn hầm, hố cá nhân. Đóng góp hơn 10 ngàn tân lương thực, gần 5 ngàn kg thực phẩm; tiễn đưa 680 thanh niên nhập ngũ, 350 thanh niên xung phong.


Lực lượng vũ trang xã liên tục từ 1965 - 1975 đạt danh hiệu đơn vị quyết thắng, chính quyền giỏi toàn diện, Đảng bộ đạt 4 tốt, Phụ nữ ba đảm đang, Đoàn thanh niên 4 tốt. Hàng chục gia đình có 2 đến 3 thế hệ cùng đánh Mỹ, hàng chục gia đình có từ 2 - 3 con đi bộ đội. Kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã có 105 liệt sĩ, 78 thương binh, 24 bệnh binh, 5 Mẹ Việt Nam anh hùng.


Xã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: 1 Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, 1 Huân chương Lao động hạng Nhì, 350 cá nhân được tặng thường huân, huy chương các loại.


4) Quân và dân Liêu Xá từ năm 1976 đến nay

Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, cả nước thống nhất đi lên chủ nghĩa xã hội. Đảng bộ, nhân dân và lực lượna vũ trang Liêu Xá một lần nữa lại cùng nhau đoàn kết, chung sức, đồng lòng, tiếp tục phát huy truyền thống quê hương văn hiến, cách mạng, không ngừng đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân; quốc phòng - an ninh được củng cố, tăng cường vững chắc. Đặc biệt qua 20 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Yên Mỹ, xã đã đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, sớm hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa, phát triển mạnh kinh tế trang trại, gắn với cây trồng vật nuôi; duy trì và phát triển mạnh kinh tế làng nghề truyền thống như: thuộc da trâu bò, thuốc bắc, đóng thùng bệ ô tô. Cùng với đó là tạo điều kiện tối đa cho các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước vào đầu tư tại địa bàn xã, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng trăm con em trong xã. Hiện tại xã không còn hộ đói, hộ nghèo dưới 3%; không còn nhà tranh vách đất, số hộ giàu và khá hơn 75%; 70% nhà dân xây mới kiên cố, 100% sử dụng nước sạch. Cơ bản hoàn thành 5 mục tiêu: điện - đường trường - trạm - nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 5,2 triệu đồng/người/năm. Từ năm 2000 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 13,3%/năm. Riêng năm 2004 tổng 18,6%. Có 3/4 làng đạt tiêu chuẩn làng Văn hóa, trên 70% số gia đình đạt gia đình văn hóa. Thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội và phong trào đền ơn đáp nghĩa, tặng mấy chục sổ tiết kiệm tình nghĩa trị giá mỗi sổ từ 200 - 300 ngàn đồng. Hằng năm chi cho công tác đền ơn đáp nghĩa và chinh sách xã hội từ 20 - 30 triệu đồng. Sự nghiệp y tế, giáo dục được xã hết sức quan tâm coi trọng, 100% trẻ em được đến trường đúng độ tuổi. Tỷ lệ các cháu thi đỗ tốt nghiệp trung học cơ sở và tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp trung học phổ thông hơn 85%. Phong trào thể dục thể thao, văn hóa, văn nghệ phát triển mạnh như: bóng chuyền, cầu lông, thể dục dưỡng sinh, thơ ca, cờ tướng, v.v... Công tác chăm sóc y tế sức khỏe cộng đồng thường xuyên được quan tâm: Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, 100% trẻ em dưới 5 tuổi được tiêm đủ 5 liều vắc-xin phòng bệnh, 4/4 thôn đều có đội ngũ y tế thôn.


Nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thường xuyên được tăng cường. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội giữ vững. Hằng năm hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân, chất lượng quân tốt.

Chặng đường 60 năm lịch sử vẻ vang xây dựng, chiến đấu, trưởng thành để lại cho Đảng bộ, nhân dân và lực lượno vũ trang xã Liêu Xá những kinh nghiệm và bài học quý trog° lãnh đạo phong trào cách mạng, trong tổ chức xây dựng lực lượng. Đặc biệt là kinh nghiệm phải thường xuyên gần gũi với nhân dân, bám sát nhân dân, tôn trọng và lắng nghe mọi ý kiến và nguyện vọng của nhân dân. Tất cả mọi chủ trương, đường lối, mọi cống việc đều phải xuất phát từ quyền lợi và lợi ích của nhân dân. Đây chính là một trong những nguyên nhân hết sức quan trọng để quân và dân xã Liêu Xá có được danh hiệu cao qúy hôm nay "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.


Đảng bộ, chính quyền, nhân dân và lực lượng vũ trang xã Liêu Xá xin hứa với “anh linh” của các anh hùng liệt sĩ, những người con của quê hương Liêu Xá anh hùng đã hiến dâng trọn đời mình vì nền độc lập của dân tộc sẽ luôn tiếp tục giữ vững và phát huy tốt truyền thống quê hương anh hùng, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, quyết tâm xây dựng quê hương Liêu Xá giầu về kinh tế, vững về chính trị, mạnh về quốc phòng an ninh.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #19 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2022, 09:18:24 pm »

ĐẢNG BỘ, NHÂN DÂN VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG XÃ ĐÔNG NINH
60 NĂM CHIẾN ĐẤU, XÂY DỰNG VÀ TRƯỞNG THÀNH


PHẠM NGỌC THƠI
(Phó Bí thư Đảng bộ,
Chủ tịch UBND xã Đông Ninh)


Đông Ninh nằm ven sông Hồng thuộc phía tây huyện Khoái Châu, cách trung tâm huyện 7km, có diện tích tự nhiên 431,81 ha với dân số 4850 người, 1260 hộ. Đảng bộ có 261 đảng viên được sinh hoạt ở 8 chi bộ. Xã có 5 thôn: Nội Doanh, Duyên Linh, Tử Lý, Nhân Lý và Phú Mỹ, là địa phương có truyền thống đấu tranh cách mạng và tinh thần đoàn kết thống nhất cao trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong sự nghiệp đổi mới. Trước cách mạng Tháng Tám năm 1945, cơ sở cách mạng được xây dựng sớm, phong trào Việt Minh phát triển mạnh, cả 5/5 thôn đều có cơ sở hoạt động cách mạng. Dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, quần chúng nhân dân đã đấu tranh chống đi phu, đi lính, chống nhổ ngô trồng đay, trồng thầu dầu và kéo về Bần Yên Nhân phá kho thóc của Nhật... Ngày 20/8/1945, chính quyền cách mạng lâm thời được thành lập.   ’


Kháng chiến chống Pháp bùng nổ, xã Đông Ninh có vị trí quan trọng, nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, có hệ thống giao thông thủy, bộ, đặc biệt là giao thông thủy trên sông Hồng rất thuận lợi, dễ dàng liên lạc giữa các xã, huyện trong tỉnh và giao lưu với các thành phố, thị xã, các địa phương vùng châu thổ sông Hồng. Do đó, Đông Ninh cũng là mũi tiến công quan trọng bằng đường sông của địch. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, quyết tâm đánh đuổi giặc Pháp của quân và dân Đông Ninh, tháng 6/1947, chi bộ Đảng của xã được thành lập bốn đồng chí (đồng chí Phạm Hữu Tình, đồng chí Nguyễn Vă Nhương, đồng chí Đỗ Văn Vy và đồng chí Phạm Duy Phổ) do đồng chí Nguyên Văn Nhương làm Bí thư chi bộ. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng, lực lượng vũ trang nhân dân được củng cố, xây dựng mạnh mẽ, tuần tra, canh gác, rào làng chiến đấu tạo thành thế trận chiến tranh nhân dân. Bằng nhiều cách đánh mưu trí, dũng cảm, lực lượng vũ trang xã đã phối hợp với lực lượng vũ trang các xã phía tây và bộ đội chủ lực tác chiến nhiều trận, tiến công các đồn hương dũng Ninh Tập, Mạn Trù Châu, bao vây phá bốt Vân Trì, Phương Trù, Nghi Xuyên, Vua Bơi, v.v... tiêu diệt, gọi hàng và bắt sống hàng trăm tên địch thu nhiều vũ khí, trang bị... làm cho địch thiệt hại nặng nề hoang mang lo sợ. Với dã tâm xâm lược, địch tăng cường càn quét, đốt phá hàng trăm ngôi nhà, đàn áp, tra tấn man rợ, bắn giết du kích, Việt Minh, tàn sát dân thường... Nhưng chúng đã vấp phải ý chí quật cường, tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân Đông Ninh. Nhiều đồng chí bị địch bắt, không chịu khuất phục trước kẻ thù và đã anh dũng hy sinh, không một lời phản bội xưng khai. Chính nơi đây, nhân dân đã tạc hai bia căm thù để ghi sâu tội ác của giặc...


Cùng với những thành tích chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nhân dân và lực lượng vũ trang xã Đông Ninh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giữ vững đường dây liên lạc, đưa đón, bảo vệ, che giấu cán bộ, nuôi dưỡng hàng nghìn lượt thương binh, trong đó có nhiều cán bộ của Trung ương, Quân khu Tả ngạn, cán bộ của tỉnh Hưng Yên và huyện Khoái Châu... vượt sông Hồng về nội địa hoạt động. Nhân dân Đông Ninh đã đóng góp hơn 5000 cây tre, 300 kg dây thép, hàng trăm nhân công làm bè trên sông Hồng cản sức cơ động của tàu địch, đưa hơn 300 lượt người đi phá đường 39A cản sức cơ động của địch về thị xã Hưng Yên, đào hơn 1000 hầm bí mật, 5 km đường giao thông hào làm giao liên đưa đón, bảo vệ cán bộ, thương binh.


Trong những năm 1964 - 1972, giặc Mỹ leo thang chiến tranh ra miền Bắc bằng không quân nhằm ngăn chặn bước tiến của quân và dân ta giải phóng miền Nam. Xã Đông Ninh là vành đai ngoài của Thủ đô Hà Nội, là trận địa dã chiến của bộ đội tên lửa, là nơi cất giấu máy bay của không quân ta. Lực lượng vũ trang xã được biên chế thành 6 trung đội dân quân và 1 trung đội dân quân thường trực, được trang bị súng 12,7 ly, đại liên và tiểu liên, phối hợp với bộ đội chủ lực, pháo cao xạ chiến đấu đẩy máy bay địch lên cao tạo điều kiện cho bộ đội tên lửa tiêu diệt, bảo vệ trận địa tên lửa Bình Kiều, tuyến đê sông Hồng, kè Nghi Xuyên và khu vực Cảng, nhà máy đường Vạn Điểm. Vừa chiến đấu, vừa lao động sản xuất, Đông Ninh luôn đảm bảo “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” chi viện cho chiến trường, giúp đỡ bộ đội đóng quân ở địa phương và nhân dân về sơ tán.


Trong thời kỳ này, Đảng bộ và nhân dân Đông Ninh đã tiễn đưa 950 người con quê hương đi bộ đội, 32 thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến... Tổng kết hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đông Ninh có 154 liệt sĩ, 45 thương binh, 26 bệnh binh, 7 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 22 cán bộ bị địch bắt tù đày, 1 cán bộ tiền khởi nghĩa, 833 đồng chí được tặng thưởng Huân, Huy chương các loại, hơn 400 người có công với cách mạng. Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang xã được Đảng, Nhà nước tặng thường nhiều Huân, Huy chương kháng chiến...   


Đại thắng mùa Xuân 1975, Tổ quốc thống nhất cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng bộ Đông Ninh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, nhiều năm liền đạt “Đảng bộ trong sạch vững mạnh”, “Chính quyền vững mạnh” toàn diện, các đoàn thể đạt “tiên tiến xuất sắc”. Có 1009 hộ sử dụng điện lưới quốc gia, 80% số hộ dùng nước sạch, hệ thống trường học được xây dựng kiên cố cao tầng khang trang, đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục. Hệ thống đường giao thông liên thôn, liên xã được bê tông hóa, trạm y tế có bác sĩ và trang bị phương tiện khám chữa bệnh đáp ứng nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động địa phương có thu nhập ổn định, cải thiện và nâng cao đời sống. Số hộ giầu khá tăng nhanh, giảm hộ nghèo xuống dưới 5%, không còn hộ đói, xóa nhà tranh vách đất. Tỷ lệ máy điện thoại: 7 máy/100 người dân. Bình quân thu nhập đầu người đạt 5 - 7 triệu đồng/người/năm. Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, có 3/5 làng được công nhận là "Làng văn hóa". Công tác chính sách hậu phương quân đội thường xuyên được chăm lo, thể hiện trách nhiệm của Đảng bộ và nhân dân trong xã đối với các gia đình chính sách và người có công. Quốc phòng an ninh được đảm bảo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định.


Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trên, ngày 24/6/2005, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" thời kỳ chống Pháp cho nhân dân Đông Ninh: Đây là phần thường cao quý, là tài sản vô giá của Đảng và Nhà nước đối với Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang địa phương. Đảng bộ nhân dân và lực lượng vũ trang xã Đông Ninh nguyện phát huy Truyền thống cách mạng, đoàn kết một lòng, quyết tâm phấn đấu thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, xây dựng quê hương Đông Ninh giàu mạnh, cùng cả nước thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới của Đảng, xứng đáng với danh hiệu cao quý: đơn vị “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM