Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:15:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 20  (Đọc 2017 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2022, 07:39:45 pm »

- Tên sách: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 20
- Nhà xuất bản: Hải Phòng
- Năm xuất bản: 1998
- Số hoá: ptlinh, dungnuocgiunuoc


* Chỉ đạo nội dung biên soạn:
   VÕ AN ĐÔNG       ĐT: 031.701040
   ĐÀO NGỌC QUẾ       ĐT: 031.838558
   NGUYỄN HUY TRƯỜNG    ĐT: 031.876862

* Cộng tác viên:
   ĐẶNG ĐỨC          ĐT: 031.673368
   NGUYỄN ĐỨC NHIẾP    ĐT: 031.731635
   ĐÀM MINH          ĐT: 031.737322
   MAI THỊ PHÚC       ĐT: 031.610536
   TRỌNG CỪ          ĐT: 031.829184

* Đại diện ở Hà Nội:
   VŨ XUÂN HÒA       ĐT: 049.760332   

* Đại diện ở Hải Dương:
   NGUYỄN ĐÌNH MẬU    ĐT: 0320.853883
   DOÃN THẾ LÂN       ĐT: 0320.841294
   VŨ NHƯ BÃO       ĐT: 0320.859173

* Đại diện ở Hưng Yên:
   PHẠM QUANG MINH    ĐT: 0321.864721
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #1 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2022, 07:41:09 pm »

Phần I
KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY HẢI PHÒN6 KHÁNG CHIẾN
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (20/11/1946 - 20/11/2006
)

HẢI PHÒNG - ĐIỂM ĐÁNH ĐẦU TIÊN CỦA BẮC BỘ SAU NAM BỘ
VÀ DẤU HIỆU CHO KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC

Thượng tướng - Giáo sư
HOÀNG MINH THẢO


Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nhân dân ta bước vào thực hiện công cuộc khôi phục đất nước, làm người tự do. Lúc đó, kẻ thù trong và ngoài nước tìm mọi cách phá hoại thành quả cách mạng. Trước tình hình vô cùng phức tạp và khó khăn, toàn dân ta đều tin tưởng vào Hồ Chủ tịch và đại đoàn kết một lòng xây dựng đất nước. Sau khi 20 vạn quân Tưởng rút khỏi miền Bắc nước ta, âm mưu của Pháp là chiếm lại Việt Nam một lần nữa. Biết rõ âm mưu đó, nhân dân ta quyết tâm chiến đấu để giữ vững nền tự do, độc lập mới giành được. Các tỉnh trong cả nước đều chuẩn bị vũ khí để sẵn sàng chiến đấu, tập trung cả ba thứ quân và đưa các đội quân Nam tiến vào chiến đấu ở miền Nam. Hải Phòng là nơi diễn ra phong trào cách mạng dồn dập nhất. Ở đó, nhân dân Hải Phòng lấy được các loại vũ khí cũ của Pháp, Nhật, Tàu Tưởng nhiều nhất. Nhân dân bán đạn như bán ốc đựng trong các rổ ở ngoài chợ.


Ở Hải Phòng, quân Pháp có bàn đạp của tàn quân Pháp ở vịnh Hạ Long giúp sức, đã có hành động đổ bộ vào Hải Phòng qua Cửa Cấm. Quân ta có sự giúp sức của một số sĩ quan Nhật mà trước đó đã bị Tàu tước vũ khí và có cảm tình với ta, đã cùng ta đánh bại cuộc đổ bộ của quân Pháp định vào sông Cửa Cấm. Quân Pháp ngày càng lộ rõ hành động muốn xâm lược nước ta. Trong tháng 11-1946, chúng càng thể hiện dã tâm đó. Chúng đã cướp phá, bắt bớ, chém giết đồng bào ta ở Hải Phòng. Nhiều cuộc thương lượng có phái đoàn ta ở Hà Nội xuống cùng, chỉ được mấy ngày tạm thời êm ả. Sau đó, chúng vẫn tiếp tục hành động cướp phá, đánh chiếm đồn hải quan và quyết định Hải quan Hải Phòng thuộc về chúng.


Ngày 20-11-1946, cuộc chiến ở Hải Phòng bắt đầu diễn ra. Bộ đội, dân quân tự vệ và công an xung phong bất đầu chiến đấu. Địch có không quân và hải quân, bộ binh thì có xe tăng, thiết giáp, tưởng rằng chỉ giải quyết vài ngày là xong. Quân đội và nhân dân ta đã chiến đấu ngoan cường để tiêu diệt địch và giữ vững thành phố. Bộ đội, dân quân tự vệ và công an vũ trang cùng nhân dân các khu phố đều tích cực chiến đấu. Quân dân Hải Phòng đã chiến đấu, giữ vững các khu phố. Đặc biệt, ta chủ trương quyết giữ vững khu Trại Cau để bảo đảm cho Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng và các ban, sở của thành phố cùng nhân dân được an toàn. Bộ Chỉ huy Quân sự Hải Phòng chỉ huy chiến đấu và bảo đảm một hành lang an toàn để cho các cơ quan và nhân dân Hải Phòng có thể khi cần thiết thì rút lui an toàn sang Kiến An theo đường Cầu Niệm. Muốn bảo đảm cho Trại Cau được an toàn, ta quyết giữ vững khu bảo an binh (nay là Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố) và khu vực gần chợ An Dương. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt. Dân quân tự vệ các khu phố chiến đấu tại chỗ rất anh dũng, mưu trí giữ từng nhà, từng khu phố, từng ngã ba, ngã tư và đục xuyên tường từ nhà này sang nhà khác. Đó cũng là kinh nghiệm cho Hà Nội sau này.


Địch có hải quân từ khu vực Bến Bính đánh vào Hải Phòng. Ta cho pháo 75 ly cướp được của địch, đặt ở Núi Đèo bắn vào tàu chiến của địch, cũng hạn chế được phần nào hỏa lực pháo hạm của chúng, giúp cho cuộc chiến đấu được kéo dài. Công an vũ trang chiến đấu rất anh dũng, mưu trí dưới sự chỉ huy tài năng của đồng chí Trần Thành Ngọ. Đặc biệt, cuộc chiến đấu vô cùng anh dùng của Đội tuyên truyền vũ trang Chiến khu 3 đang ở Nhà hát thành phố Hải Phòng. Cuộc chiến đấu rất anh dũng và mưu trí dưới sự chỉ huy của đồng chí đoàn trưởng Đạo, Đội vũ trang nhân dân ở từng phòng dưới nhà và trên gác suốt cả ngày chiến đấu với quân Pháp có xe tăng và xe bọc thép. Đó là một biểu tượng anh hùng của quân dân Hải Phòng trong cuộc chiến đấu bảy ngày đêm cuối tháng 11 năm 1946.


Cuộc chiến đấu mở màn ở miền Bắc Việt Nam của quân dân Hải Phòng đã tỏ rõ ý chí quyết tâm và tinh thần đoàn kết quân dân đế bảo vệ nền tự do độc lập của Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch. Cuộc chiến đấu đó báo hiệu cuộc chiến tranh chống xâm lược Pháp sẽ diễn ra nhất định thắng lợi.

Hà Nội 3-1-2006
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #2 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2022, 07:42:46 pm »

Từ sự kiện Hải Phòng ngày 20-11-1946

TRÊN ĐƯỜNG 5, HUYỆN YÊN MỸ, TỈNH HƯNG YÊN
RÁO RIẾT CHUYỂN SANG THỜI CHIẾN

VÕ AN ĐÔNG


Hồi đó, tôi đang làm Chủ tịch Ủy ban hành chính huyện Yên Mỹ, thuộc tỉnh Hưng Yên (cách Hải Phòng 80 km) đã sớm nhận được chỉ thị cấp trẽn phải nhanh chóng, chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến toàn quốc.

1- Động viên toàn dân, mọi tầng lớp, mọi giai cấp, mọi tôn giáo, mọi già trẻ, gái trai hiểu rõ là thực dân Pháp mới được trở ra miền Bác, theo hiệp ước ký ngày 6-3-1946 đã thực sự có âm mưu xâm lược lần thứ 2 đất nước Việt Nam. Sự kiện Hải Phòng đang xảy ra sẽ là bước tiếp theo tất yếu của âm mưu đó.

Để đối phó lại, ta phải nhất tề đứng dậy chống thực dân Pháp xâm lược, ta phải tiến hành cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện và lâu dài chống thực dân Pháp cho đến thắng lợi cuối cùng. Cuộc kháng chiến sẽ chia làm 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và phản công.

2- Thiết lập Ủy ban bảo vệ các cấp từ tỉnh, thành phố, huyện và khu phố, tới cấp xã, tức là cơ quan kháng chiến tại các địa phương, chuyên lo đảm bảo các mặt kháng chiến về chỉ đạo quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội chống lại thực dân Pháp. Hải Phòng, bắt đầu từ ngày 20-11-1946, ngày mở đầu kháng chiến chống thực dân Pháp, đã xuất hiện Ủy ban bảo vệ thành phố Hải Phòng do đồng chí Đinh Thịnh làm chủ tịch. Ủy ban bảo vệ thành phố tồn tại song hành với Ủy ban hành chính thành phố lúc đó do đồng chí Vũ Quốc Uy làm Chủ tịch. 3 tháng sau khi kháng chiến bùng nổ 19-12-1946, Ủy ban bảo vệ lại được tổ chức hợp nhất với Ủy ban hành chính gọi là Ủy ban kháng chiến kiêm hành chính tỉnh, huyện, xã, về sau lại bỏ chữ kiêm, gọi là Ủy ban kháng chiến - hành chính tỉnh (huyện, xã...), ở giữa chữ kháng chiến và hành chính có gạch ngang giữa. Ủy ban kháng chiến - hành chính sẽ tồn tại trong suốt quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây là một cơ quan quyền lực của Nhà nước, vừa đảm bảo tính nguyện vọng của toàn dân muốn đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi cuối cùng, vừa đảm bảo tính pháp lý, phản ánh quyền lực mọi mặt về chính trị, xã hội đối với toàn dân.

Ủy ban bảo vệ huyện Yên Mỹ phải thực hiện gấp rút một số việc sau đây:

a) Đưa mọi hoạt động của huyện từ thời bình sang thời chiến, đưa các hoạt động của toàn dân, cái nào xét ra không có lợi cho kháng chiến thì kiên quyết phế bỏ, không thương tiếc.

b) Nhanh chóng, gấp rút xây dựng lực lượng vũ trang của huyện và xã. Hồi đó, ở cấp huyện không tổ chức lực lượng vũ trang, chì có 6 đến 10 chiến sĩ được gọi là cảnh vệ, được tổ chức ra để bảo vệ doanh trại, trụ sở của Ủy ban hành chính huyện hoặc phải về các xã làm mọi công việc của huyện, thì nay được điều về tỉnh để xây dựng các đơn vị võ trang của tỉnh sau này được mệnh danh là đại đội Hoàng Văn Thụ (C22 hoặc C92), đại đội Thanh Bình (C14), đại đội Lâm Kim Lương (C20), đại đội Vũ Hổ (C27). Do đó, với ý nghĩa cấp huyện cần phải tự xây dựng lực lượng vũ trang của mình để bảo vệ cấp huyện và cấp xã, nên lại tổ chức một đơn vị nhỏ gọi là trung đội tự vệ tập trung huyện, kinh phí không do nhà nước cấp phát, mà do huyện tự lo phân bổ về các xã vận động nhân dân tự nguyện tham gia đóng góp. Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, vào tháng 3-1947, Chính phủ và Bộ Quốc phòng mới quyết định chính thức đường lối xây dựng lực lượng vũ trang cả nước. Đó là toàn dân đánh giặc lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt, gồm 3 thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, và mới có thể chế bộ đội địa phương; lúc đó lực lượng du kích tập trung lại thành lập bộ đội địa phương cấp huyện. Tại huyện Yên Mỹ, khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hồi đầu năm 1947, giặc Pháp triển khai đánh chiếm đường số 5 để nối thành phố Hải Phòng với Hà Nội, huyện chỉ có trung đội du kích tập trung nhưng đã lên chiến đấu ở cầu Gềnh (Như Quỳnh) bảo vệ đường số 5. Sau đó mới chuyển phiên hiệu là bộ đội địa phương và Đại đội 110 (Đại đội Bãi Sậy) chiến đấu gian khổ, kiên trì bám trụ trên địa bàn huyện cho đến khi kết thúc chiến tranh.


Xây dựng lực lượng vũ trang xã lấy tến là lực lượng tự vệ ở xã, thôn (danh từ dân quân du kích chỉ mới xuất hiện và được chính thức sử dụng từ tháng 3-1947, sau mấy tháng toàn quốc kháng chiến). Mỗi xã có từ một tiểu đội đến trung đôi trang bị rất nghèo nàn, anh em chỉ được rèn các loại ma tấu giáo mác, dao găm, họa hoằn xã có phái người xuống Hải Phòng mua một vài khẩu súng trường do Tàu Tưởng rút ở trong kho dự trữ hoặc tước được của quân Nhật mà có. Nhưng đến khi xảy ra “sự kiện Hải Phòng" ngày 20-11-1946 thì nguồn đó không còn nữa nên chỉ còn cách là đi thu nhặt các quả bom mìn bị thối đem về chế tạo các loại mìn tự tạo hoặc nhồi kíp các vỏ đạn cũ thành những, đạn mới cho súng; trường đang rất thiếu đạn. Nhưng, thực tế các loại bom mìn, đạn tự tạo tuy còn có tác dụng nhưng hiệu quả rất kém.


Cán bộ xã, lực lượng vũ trang lại được chỉ thị và hướng dẫn làm hầm bí mật để đảm bảo việc bám dân, bám đất, bám cơ sở, thực hiện kháng chiến lâu dài. Việc đào hầm bí mật đã được phổ biến cho các xã thực hiện thành phong trào, không làm theo một mẫu hình duy nhất mà theo từng xã, thôn, theo địa hình cự thể từng nơi xây dựng nên. Kết quả hầm bí mật có tác dụng duy trì được tiềm lực kháng chiến cho đến khi kết thúc chiến tranh. Nhưng cũng không tránh khỏi một số nơi lực lượng ta bị tổn thất về cán bộ kháng chiến và lực lượng bộ đội, du kích do địch đã càn vào làng, tiến hành móc hầm hoặc do có chỉ điểm, mật thám, làm thiệt hại lực lượng chiến đấu của ta.

c) Ta đã động viên toàn dân trong huyện tiến hành phá hoại triệt để các cầu cống, đường xá như cầu Như Quỳnh, cầu Lực Điền v.v..., và đường số 5, đường 39 đi qua huyện. Con đê như đê sông 199 đã tiến hành đắp ụ trên đê với mục đích ngăn chặn xe cơ giới và quân bộ binh địch không thể lợi dụng đi qua. Về nhà cửa thì bất cứ có nhà xây hai tầng trở lên đều vận động phá cho hết.

Ngoài ra, vận động dân ở đô thị Hà Nội và thị trấn Bần Yên Nhân, thị trấn huyện, v.v... thực hiện “vườn không nhà trống” triệt để đi tản cư hết, đại bộ phận dân cư đi tản cư về khu Việt Bắc và khu 4.

Đường lối xuất phát từ thực tế lực lượng 2 bên, về phía địch thì rất mạnh cả về binh lực, cả về vũ khí, trang thiết bị lẫn kinh nghiệm cai trị dân ta; còn về phía ta thì rất yếu cả về trang bị và ấu trĩ trong điều hành đất nước, nhưng sau đó diễn biến chiến tranh sẽ đi ngược lại, ta nhất định sẽ thắng, mà địch rồi sẽ bị thua.

Đường lối chiến tranh là: Kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh, nhất định thắng lợi.

Tính chất cuộc chiến tranh là: Toàn dân, toàn diện, lâu dài cả về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, quân sự, binh vận đấu tranh giành dân, giữ dân.

Đường lối xây dựng lực lượng vũ trang là: Toàn dân đánh giặc, lấy 3 thứ quân làm nòng cốt. Toàn dân là không kể già, trẻ, gái, trai, thành phần, giai cấp, dân tộc, tôn giáo. Ba thứ quân là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích, mỗi thứ quân đều có vị trí chiến lược kết hợp giữa lực lượng tại chỗ và cơ động.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #3 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2022, 07:44:08 pm »

HẢI PHÒNG ĐI TRƯỚC (20-11-1946), VỀ SAU (13-5-1955) TRONG SỰ NGHIỆP CHỐNG PHÁP

VÕ AN ĐÔNG


Ngày 20-11-1946 bắt nguồn từ sự kiện Pháp muốn kiểm soát ngành thuế quan, tranh chấp với người Việt, đã nổ súng vào quân Việt ở phía sông Tam Bạc, gây ra chiến sự. Sự kiện Hải Phòng bắt đầu từ ngày 20-11-1946.


Cuộc chiến đã xảy ra rất ác liệt trong phạm vi 7 ngày cho tới ngày 26-11-1946 theo lệnh của ủy ban bảo vệ thành phố (thực chất là Ủy ban kháng chiến thành phố), lực lượng của ta rút sang Kiến An. Trong 7 ngày chiến đấu ác liệt, có 1 ngày tạm ngừng bắn (ngày 22-11) do có phái đoàn của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đại diện là ông Hoàng Hữu Nam, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, can thiệp và điều đình với bên Pháp là tướng La-mi, nhưng do bên Pháp giữ nguyên lập trường của mình là cố tình gây ra trận chiến, cho nên cuộc điều đình đó không thành. Ngày hôm sau (23-11-1946) súng lại nổ. Cuộc chiến đấu lại tiếp tục. Sau khi rút khỏi nội thành, quân ta lại hợp thành mặt trận A, B, C bao vây quân Pháp.


Lực lượng bố trí ở phía tây nam cầu Rào, cầu Niệm. Ở phía tây cầu xe lửa, ta cầm cự tới ngày 25-4-1947 thì Pháp đánh chiếm thị xã Kiến An. Ta đã sáp nhập thành phố Hải Phòng với tỉnh Kiến An thành tỉnh Hải Kiến. Hải Phòng đã bị địch chiếm đóng hoàn toàn, ta đã chuyển sang đấu tranh chính trị là chính, còn Kiến An thì có vùng là địch hậu như vùng An Lão, vùng Kiến Thụy nhưng có vùng là “xôi đỗ” giữa địch và ta, quân ta có thể hoạt động du kích.


Ở Hải Phòng, khi chưa chuyển sang đấu tranh chính trị, từ ngày 20-11-1946 đến ngày 26-11-1946, trong 7 ngày đêm tác chiến ác liệt dưới sự chỉ đạo của Trung ương, kết hợp với sự sáng tạo của địa phương, quân dân ta đã lập những trận đánh lịch sử như tại Nhà hát lớn thành phố, tại Bưu điện thành phố, tại nhà Ga, đánh chiếm sân bay Cát Bi lần thứ nhất (21- 23/11/1946). Quân dân Hải Phòng đã tạo được hình ảnh nhân dân chiến tranh, du kích chiến tranh rất độc đáo, áp dụng cho toàn thể quân dân Việt Nam trong suốt cuộc chiến tranh trường kỳ gian khổ chống Pháp (1946-1954). Hình ảnh đó thể hiện đường lối chiến tranh chống thực dân Pháp. Đó là:

1) Kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự lực cánh sinh nhưng nhất định thắng lợi.

2) Toàn dân đánh giặc lấy 3 thứ quân làm nòng cốt (3 thứ quân đó là bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích). Đó là đường lối xây dựng lực lượng vũ trang của ta.

3) Phân vùng đấu tranh trong địch hậu (có vùng địch tạm chiếm, vùng tranh chấp, vùng du kích) và vùng tự do, môi vùng có phương châm hoạt động riêng.

Ở Kiến An, đã chia vùng ra, có phương châm hoạt động rộng rãi như: huyện An Lão, Kiến Thụy thì hoạt động theo vùng địch hậu; huyện Tiên Lãng, Vĩnh Bảo có nhiều xã đẩy mạnh hoạt động du kích như trong hồi ký của đồng chí Nguyễn Sĩ Đó (theo tập 3, Đường 5 anh dũng quật khởi).

- Trận tiêu diệt địch bằng nội ứng vị trí Trung Lăng (Tiên Lãng) ngày 2-6-1952.

- Đánh vị trí địch chiếm đóng. Sau khi học kinh nghiệm đánh vị trí địch ở tỉnh Hưng Yên, Kiến An đã mở ra đánh một loạt vị trí như Tiên Cầu, Thạch Lựu, Sái Nghi, Kim Sơn, phá thủng phòng tuyến sông Văn Úc.

- Đánh chìm tàu chiến và 4 ca nô địch ngày 14-1-1954, diệt gọn số quân đi trên tàu. Và theo hồi ký của Đỗ Tất Yến (tập 4, Đường 5 anh dũng quật khởi), ngày 7-3-1954 Kiến An có trận đánh sân bay Cát Bi là một trận đánh độc lập, ở sâu trong địch hậu, phối hợp chặt chẽ với chiến dịch Điện Biên Phủ, đã phá hủy nhiều máy bay địch. Bác Hồ đã khen quân dân Kiến An và tặng các chiến sĩ đánh sàn bay danh hiệu “Đoàn dũng sĩ Cát Bi”.


Như vậy, trải qua 8 năm kháng chiến chống Pháp, đến năm 1954, toàn tỉnh Kiến An với chiến thắng Cát Bi lẫy lừng, đã chuyển sang hoạt động du kích chiến tranh lên cao chưa từng có. Cùng với các tỉnh hoạt động trên đường 5, là Hải Dương và Hưng Yên mở mật trận “công kích trên đường 5” bằng các hoạt động như: đánh địa lỏi lật nhiều tàu hỏa trên đường xe lửa, đánh địch trên đường bộ, phục kích phá hoại đường số 5, mở rộng và củng cố chính quyền cách mạng, đẩy mạnh công tác địch, ngụy vận, làm tan rã hàng ngũ địch v.v... Ta đang thực sự uy hiếp, cất đứt đường 5, thì ngày 20- 7-1954, thực hiện ký kết hiệp định đình chiến ở Đông Dưang ta đã chuyên đấu tranh chính trị là chính buộc đối phương thực hiện đúng hiệp định Giơnevơ, đảm bảo cho ta giải phóng hoàn toàn một nửa đất nước từ vĩ tuyến 17 trở ra. Nội dung đấu tranh của ta bao gồm chống địch di chuyển máy móc và chống cưỡng ép dân di cư vào miền Nam.


Theo hiệp định đình chiến giữa ta và Pháp, địch ra lệnh rút quân và ta tiến hành tiếp quản các vùng như sau:

+ Hà Nội: sau khi ký kết hiệp định, Pháp sẽ rút quân 80 ngày và liền đó ta tiếp quản thành phố.

+ Hải Dương; sau 100 ngày ký kết hiệp định Giơnevơ ta tiếp quản Hải Dương.

+ Hải Phòng và vùng phụ cận: Pháp rút quân sau 300 ngày và ta tiếp quản, giải phóng Hải Phòng và vùng phụ cận.

Đối với vùng 300 ngày, hai bên thỏa thuận lịch rút quân Pháp, ấn định như sau: Pháp sẽ rút quân bắt đầu từ Cẩm Phả ngày 22-4-1955, Hòn Gai ngày 24-4-1955, Quảng Yên ngày 25-4-1955, Kim Thành, Kinh Môn ngày 28-4-1955, rồi đến thị xã Kiến An ngày 10-5-1955, huyện An Dương ngày 12-5-1955, thành phố Hải Phòng, vùng Núi Đèo, Cát Hải ngày 13- 5-1955 và Đổ Sơn ngày 15-5-1955. Ngày 16-5-1955, Pháp rút quân khỏi vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ, kết thúc toàn bộ việc rút quân Pháp khỏi khu 300 ngày. Nhìn chung, việc rút quân Pháp và bên ta tiếp quản các nơi diễn ra được thuận lợi, đúng kế hoạch, không xảy ra sự cố nghiêm trọng, tuy có việc dân ta chống địch cưỡng ép một số dân vào Nam và chống địch di chuyển một số máy móc?


Như vậy, trong 8, 9 năm chiến đấu gay go, ác liệt và lâu dài chống thực dân Pháp, ta đã giành thắng lợi hoàn toàn ở nửa nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Đứng trên tiến trình lịch sử, từ năm 1873 đến năm 1955: từ ngày 13-5-1955 quân dân ta đã quét sạch chế độ thực dân Pháp từ vĩ tuyến 17 trở ra và từ sau 30-4-1975, đất nước Việt Nam được độc lập và thống nhất hoàn toàn.


Ngày 15-5-1955, những tên lính Pháp cuối cùng xuống tàu tại Bến Nghiêng (Đồ Sơn) chấm dứt vĩnh viễn chế độ thực dân Pháp ở miền Bắc Việt Nam
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #4 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2022, 07:44:47 pm »

ĐỀ NGHỊ SỬA LẠI NỘI DUNG BIA DỰNG Ở BẾN NGHIÊNG (ĐỒ SƠN)


Quân dân Hải Phòng đã phải sống tủi nhục dưới ách đô hộ của thực dân Pháp từ năm 1873 và sống chiến đấu, gay go ác liệt và lâu dài từ 19-12-1946 đến 16-5-1955, trong 8, 9 năm (không kể thời gian ở Nam Bộ phải đấu tranh chống thực dân Pháp giành lại độc lập trước đó) và đã thực sự đuổi sạch quân đội Pháp khỏi đất liền ở Hải Phòng và ở miền Bắc nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 16-5-1955. Đó là niềm tự hào, kiêu hãnh của toàn dân tộc Việt Nam và dân tộc Việt Nam nguyện sẽ đem sức lực và trí tuệ làm tốt 2 nhiệm vụ chiến lược mà Đại hội Đảng lần thứ 4 và nay là Đại hội Đảng 10 đã đề ra. Vì vậy, với cương vị là hội viên Hội Khoa học lịch sử thành phố Hải Phòng, tôi xin đề nghị đổi lại nội dung bia dựng ở Bến Nghiêng (Đồ Sơn) đúng với tính chất và yêu cầu lịch sử như sau: “Tại đây, tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hải Phòng đồng thời chấm dứt chế độ của thực dân Pháp trong 83 năm (1873-1955) ở Hải Phòng - Miền Bắc Việt Nam”.


Với đề nghị trên, xin trân trọng gửi lên Bảo tàng thành phố và Sở Văn hóa - Thông tin nghiên cứu, thẩm định và xây dựng phương án sửa chữa tại Bến Nghiêng (Đồ Sơn) và đệ trình lên Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng sớm xét duyệt và thực hiện.

VÕ AN ĐÔNG
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2022, 07:48:09 pm »

Lời BBT: Ngày 10-9-1997, Bộ Tư lệnh Quán khu 3 có Quyết định số 852/BTL công nhận ngày truyền thống Lực lượng vũ trang thành phố Hải Phòng do Thiếu tướng Lê Trung Thành, Phó Tư lệnh Quân khu 3 ký. Đồng chí Võ An Đông, Chủ tịch Chi hội khoa học lịch sử quân sự, giải thích lý do lấy ngày 20-11 làm ngày truyền thống.


NGÀY 20/11 - NGÀY TRUYỀN THỐNG CỦA LỰC LƯỢNG
VŨ TRANG HẢI PHÒNG

VÕ AN ĐÔNG
(Chủ tịch Chi hội khoa học
lịch sử quân sự Hải Phòng)


Muốn xác định ngày truyền thống của lực lượng vũ trang Hải Phòng, thì cần phải xem xét, nghiên cứu, cân nhắc đầy đủ các mặt gồm yếu tố lịch sử, quá trình xây dựng tổ chức và chiến đấu của lực lượng vũ trang Hải Phòng và gồm yếu tố đặc trưng của lực lượng vũ trang, của Đảng bộ và nhân dân Hải Phòng về địa lý, chính trị, xã hội...


Trước hết về yếu tố lịch sử. Truyền thống yêu nước đánh giặc của Hải Phòng đã có gốc rễ từ xa xưa. Năm 40, ta có bà Lê Chân, một nữ tướng của Hai Bà Trưng; năm 938, ta có chiến thắng Bạch Đằng lần thứ nhất, mở đầu kỷ nguyên độc lập của nước ta; năm 981, chiến thắng của Lê Hoàn lần thứ hai; đặc biệt năm 1288, chiến thắng lẫy lừng vang dội núi sông của Trần Hưng Đạo cũng ở Bạch Đằng.


Thời Pháp thuộc có cuộc khởi nghĩa của Đốc Tít (1885 - 1888) ở vùng Thủy Nguyên. Từ khi có Đảng, đồng thời với Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đảng bộ Hải Phòng đã sớm có chủ trương xây dựng đội Xích vệ trong các nhà máy Xi măng, Carông, Cảng Hải Phòng (4-1931). Năm 1940, Thành ủy Hải Phòng lại cử đồng chí Trần Kiên (tức Đặng Văn Minh) tổ chức tự vệ. Tiếc rằng những tổ chức này được tổ chức ra không rõ ngày tháng cụ thể, lại thiếu những dấu ấn thành tích đáng ghi nhớ cho đời sau.


Từ sau đảo chính Nhật - Pháp đã dấy lên phong trào nhân dân và tự vệ sôi nổi khắp các huyện ngoại thành, có những chiến công quân sự nổi danh thời đó. Tự vệ xã Phục Lễ diệt đồn Cát Hải(tháng 3-1945); Thủy Nguyên diệt đồn Trịnh Xá (6-1945); Kiến Thụy diệt đồn Bàng La (7-1945); An Lão đột nhập và tước khí giới của Bảo an binh tỉnh Kiến An (21/8/1945). Các huyện lần lượt thành lập chính quyền cách mạng đều có sự hậu thuẫn của tự vệ. Cuối cùng ngày 23-8-1945 diễn ra cuộc khởi nghĩa ở Hải Phòng có sự tham gia của lực lượng chiến khu Trần Hung Đạo và tự vệ khắp nơi.


Ngày 20-11-1946 nổ ra “Sự kiện Hải Phòng” được coi là khúc nhạc dạo đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự chỉ huy quân sự của Bộ Chỉ huy chiến khu 3, Hải Phòng đã trải qua 7 ngày đêm chiến đấu oanh liệt đầy gian khổ hy sinh với sự tham gia của toàn dân mà nòng cốt là Trung đoàn 41 (sau đổi là E42), công an, cảnh sát xung phong, tự vệ toàn thành, tiếp đó chiến sự lan sang tỉnh Kiến An. Từ năm 1965, Hải Phòng thực sự bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngày 21-6-1965 hợp nhất Sư đoàn 350 với Thành đội Hải Phòng, trở thành Bộ Tư lệnh 350 có nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ Hải Phòng, phối hợp với các binh quân chủng đóng trên địa bàn, chống phong tỏa đường biển, tổ chức bắn máy bay, tổ chức phòng không nhân dân, chi viện cho miền Nam hàng vạn chiến sĩ và hàng triệu tấn hàng.


Ngày 30-10-1978, lực lượng vũ trang Hải Phòng vinh dự được Nhà nước tặng danh hiệu cao qúy: “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Ngày 1-1-1980, tách Sư đoàn 350, thành lập Bộ Chỉ huy Quân sự Hải Phòng cho tới ngày nay. Tuy tến gọi có khác nhau, nhưng cơ cấu tổ chức vẫn giống nhau, nghĩa là có bộ đội thường trực, có dân quân tự vệ, dưới sự lãnh đạo của Thành ủy và sự chỉ huy về quân sự của Quân khu 3.


Về yếu tố đặc trưng của Hải Phòng, đầu tiên phải kể đến việc Hải Phòng phát triển như ngày nay là gồm đất của bốn tỉnh hợp lại: Đó là thành phố nhượng địa của Pháp xưa, toàn bộ tỉnh Kiến An, huyện Vĩnh Bảo trước thuộc tỉnh Hải Dương, huyện Thủy Nguyên và Cát Hải trước thuộc tỉnh Quảng Ninh (Hồng Quảng).


Nội thành (thành phố nhượng địa xưa) về đất đai tuy hẹp, nhưng là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa, rất nhạy cảm, mỗi sự việc xảy ra ở nội thành đều tác động sâu sắc tới vùng lân cận.

Do yêu cầu phát triển về kinh tế, Hải Phòng ngày càng phát triển, về cơ cấu dân số, có nhiều người ở các tỉnh khác nhau về định cư sinh sống đã góp phần xây dựng Hải Phòng ngày nay.

Đảng bộ Hải Phòng có từ rất sớm, bắt đầu từ nội thành, là địa bàn hoạt động của nhiều lãnh tụ Đảng như Lương Khánh Thiện, Nguyễn Đức Cảnh, Tô Hiệu, Nguyễn Lương Bằng v.v... Nhưng Đảng bộ thường bị địch khủng bố, cơ sở bị tan vỡ, rồi lại củng cố nhiều lần trải qua bao thăng trầm.


Tổng hợp phân tích các yếu tố trên cho ta mấy nhận định:

1) Hải Phòng (nội thành) là một trung tâm hành chính, kinh tế, xã hội, quân sự từ xưa và cho đến ngày nay, mọi sự kiện quan trọng xảy ra ở nội thành đều ảnh hưởng tới các vùng lân cận. Cho nên, nên chọn ngày truyền thống vào một sự kiện lịch sử nào xảy ra ở nội thành mà có ý nghĩa nhất.

2) Hải Phòng có một vị trí trọng yếu đối với cả nước. Kinh nghiệm 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ, cơ cấu tổ chức quân sự của ta phải là toàn dân đánh giặc, nòng cốt là lực lượng vũ trang bao gồm không chỉ đơn thuần chỉ có dân quân, tự vệ là lực lượng vừa sản xuất, vừa chiến đấu, mà còn phải có bộ đội thường trực. Việc chọn ngày truyền thống phải làm sao thỏa mãn nguyện vọng của cả 3 thứ quân.

3) Đảng bộ Hải Phòng tuy đã có từ rất sớm, trải qua nhiều thăng trầm, lúc thì được củng cố, lúc thì bị sộc sệch. Lực lượng vũ trang Hải Phòng được đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt và tuyệt đối. Cho nên, việc chọn ngày truyền thống nên hướng về một sự kiện lịch sử nào mà sự lãnh đạo của Đảng đối với lực lượng vũ trang được rõ nét.

4) Lực lượng vũ trang Hải Phòng có một bề dầy lịch sử rất vẻ vang, có sự đóng góp của nhiều người, trong đó có chủ lực được điều tới, được các tầng lớp dân cư từ nhiều tỉnh hợp lại. Cho nên, lựa chọn ngày truyền thống không thể đứng trên quan điểm cục bộ, địa phương, mà phải nhìn toàn cục, toàn diện để thỏa mãn nguyện vọng của cơ cấu dân cư các địa phương hợp thành.


Qua sự phân tích cẩn trọng trên, phương án lựa chọn ngày truyền thống lực lượng vũ trang thành phố Hải Phòng một cách hợp với lịch sử nhất, thích hợp với đặc thù của Hải Phòng nhất nên xác định ngày 20-11-1946 vì mấy lý do sau:

1/ Ngày 20-11-1946 mở đầu “Sự kiện Hải Phòng”, xảy ra ở ngay trung tâm thành phố, có nhiều ý nghĩa đối với toàn quốc chống Pháp và cả đối với quốc tế, rất nhiều các chính khách và các nhà sử học cho tới bây giờ vẫn đang nghiên cứu, phân tích.

2/ Ngày 20-11-1946 không chỉ là một trận đánh riêng lẻ, mà đã mở đầu cho nhiều trận đánh, một chuỗi hoạt động vũ trang trong suốt 7 ngày đêm và cả những ngày tiếp theo.

3/ Những trận đánh từ 20-11-1946 đều đã được sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ, Thành ủy Hải Phòng, lại được sự chỉ huy chiến đấu của Chiến khu 3 (tiền thân của Quân khu 3 ngày nay).

4/ Sự kiện Hải Phòng không chỉ có bộ đội, tự vệ, nhân dân ở nội thành tham gia chiến đấu mà có cả xương máu của quân, dân tỉnh Kiến An (cũ), huyện Thủy Nguyên và Vĩnh Bảo, do đó sẽ thỏa mãn được tâm tư, nguyện vọng của cả 3 thứ quân và của các địa phương hợp thành thành phố Hải Phòng ngày nay.


Chi hội lịch sử quân sự theo sự gợi ý của Bộ Chỉ huy Quân sự Hải Phòng, đã nghiêm túc triển khai cho toàn thể hội viên của mình, thảo luận sói nổi, tranh luận nhiều ý kiến khác nhau, cuối cùng đã thống nhất phương án chọn ngày truyền thống như trên và xây dựng một luận điểm của chi hội, vừa có tính khoa học, vừa có tính thuyết phục, đã được báo cáo tại buổi hội thảo về vấn đề này của thành phố.


Nay cấp trên đã quyết định chính thức lấy ngày truyền thống của lực lượng vũ trang Hải Phòng phù hợp với mình. Chi hội lịch sử quân sự rất lấy làm vinh dự, tự thấy chi hội đã làm tròn trách nhiệm đối với Bộ Chỉ huy Quân sự và lực lượng vũ trang thành phố.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2022, 07:51:48 pm »

Phần II
VỀ THỰC HIỆN N6HỊ QUYẾT SỐ 32-NQ/TW
CỦA BỘ CHÍNH TRỊ

ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, QUÂN VÀ DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG QUYẾT TÂM THỰC HIỆN THẮNG LỢI NGHỊ QUYẾT 32-NQ/TW (KHÓA IX) CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC

TRỊNH QUANG SỬ
(Phó Bí thư Thành ủy,
Chủ tịch UBND thành phố HP)


Ngày 05-8-2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 32-NQ/TW về "Xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước". Đây là Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng, ghi nhận sự phấn đáu của Đảng bộ, quân và dân thành phố, đồng thời Bộ Chính trị đề ra phương hướng, nhiệm vụ to lớn và nặng nề xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2020 là: “Thành phố Cảng công nghiệp hiện đại, đô thị loại I trung tâm cấp quốc gia, đầu môi giao thông quan trọng và cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc; cố cảng nước sâu; một cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tể động lực: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; một trọng điểm kinh tế biển; một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch, thủy sản, văn hóa, giáo dục, y tế và khoa học kỹ thuật của vùng Duyên hải Bắc bộ; một pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng, an ninh: có tổ chức Đảng và hệ thống chính trị không ngừng lớn mạnh, đời sống nhân dân ngày một nâng cao. Phấn đấu Hải Phòng là một trong những địa phương đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đợi hóa và cơ bản trở thành thành phố công nghiệp, văn minh trước năm 2020”.


Với quyết tâm cao, bằng nhiều giải pháp tích cực, sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW, Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Đó là:

Kinh tế hơn 2 năm qua tăng trưởng khá nhanh, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm sau cao hơn năm trước, hiệu quả được nâng lên rõ rệt (bình quân năm 2001-2003 tăng 10,55%, năm 2004 tăng 11,85% và năm 2005 tăng 12,25%). Cơ cấu kinh tế chuyến dịch theo hướng tích cực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng GDP của các nhóm ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.


Công nghiệp tiếp tục phát triển khá. Các ngành công nghiệp nặng có tiềm năng, lợi thế tăng trưởng rất nhanh. Ngành đóng tàu tăng bình quân 56,7%/năm, đến nay đã và đang đóng tàu có tải trọng lớn 53.000 tấn xuất khẩu. Cán thép tăng trưởng 9,4%/năm, đạt công suất 1,2 triệu tấn; đang tích cực đầu tư sản xuất phôi thép với tổng công suất gần 1 triệu tấn/năm. Công nghiệp hóa chất, giấy tăng với quy mô lớn với việc đưa vào sản xuất nhà máy giấy Kraft, đang khẩn trương xây dựng nhà máy DAP. Sản xuất xi- măng được đầu tư khá hiện đại với các nhà máy xi-măng Chinfon, xi-măng Hải Phòng mới, nâng tổng công suất lên gần 5 triệu tấn/năm. Các khu, cụm công nghiệp được quan tâm phát triển; việc thu hút các dự án vào khu công nghiệp chuyển biến tốt hơn; đến nay, khu công nghiệp Nomura đã nâng mức lấp đầy trên 80% diện tích.


Kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyên dịch nhanh hơn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tùng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn thay đổi đáng kể, các chương trình cấp điện, giao thông, kiên cố hóa kênh mương, nước sạch... được quan tâm thực hiện. Đến nay, đã có 100% tuyến đường huyện được rải nhựa, đạt tiêu chuẩn cấp V đồng bằng; 90% đường liên xã được trải nhựa hoặc bê tông, 94% đường thôn xóm là đường bê tông; 65% số dân nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; 100% số xã có nhà văn hóa và điểm bưu điện văn hóa.


Kinh tế dịch vụ có bước phát triển đáng kể và đa dạng, nhất là những ngành có nhiều lợi thế. GDP dịch vụ có tốc độ tăng trưởng liên tục và dần cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của kinh tế thành phố, năm 2003 tăng 10,7%, năm 2005 tăng 12,93%. Trong đó, dịch vụ cảng duy trì tốc độ khá cao, tổng lượng hàng thông qua các cảng trên địa bàn năm 2003 đạt 11,85 triệu tấn, đến năm 2005 đạt 15,28 triệu tấn. Đội tàu biển đạt tổng trọng tải trên 50 vạn tấn, chiếm tỷ trọng gần 50% về phương tiện và 40% về khối lượng hàng hóa vận tải biển cả nước. Du lịch có nhiều khởi sắc, tổng lượt khách tăng bình quân 18,5 %/năm, đạt 2,43 triệu lượt người năm 2005.


Huy động vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước tăng mạnh. Năm 2003 tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 8.850 tỷ đồng, đến năm 2005 đạt 12.302 tỷ đồng. Vốn đầu tư của doanh nghiệp ngoài quốc doanh và đầu tư trực tiếp nước ngoài tâng khá. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có bước tăng vượt bậc, năm 2005 đạt trên 300 triệu USD, lần đầu tiên tổng vốn đầu tư FDI vượt ngưỡng 2 tỷ USD (các năm 2001-2003 chỉ đạt bình quân trên 100 triệu USD).


Thu ngân sách trên địa bàn đạt khá, năm 2003 đạt 6.616,4 tỷ đồng, năm 2005 đạt 9.236 tỷ đồng. Thu nội địa tăng nhanh, năm 2003 đạt 1.752,5 tỷ đồng, năm 2005 đạt 2.505 tỷ đồng.

Kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đạt được những bước tiến quan trọng. Xuất khẩu phát triển khá toàn diện cả về quy mô, tốc độ, sản phẩm và thị trường. Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 đạt 591 triệu USD, đến năm 2005 đã đạt 839,1 triệu USD. Công tác quy hoạch được quan tâm, ưu tiên, triển khai tương đối đồng bộ cả quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội và quy hoạch không gian đô thị. Thành phố đang xây dựng, thực hiện đề án rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng đến năm 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 32-NQ/TW, nghiên cứu quy hoạch tổng thể xây dụng vùng Duyên hải Bắc bộ. Các đề án quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của 12/14 quận, huyện, thị xã đã hoàn thành trong năm 2005. Công tác quy hoạch xây dựng, quản lý quy hoạch, quản lý đô thị được quan tâm, đạt một số kết quả tích cực. Nhiều chương trình, dự án lớn được tập trung đầu tư hoàn thành đưa vào sử dụng, đã góp phần giúp diên mạo đô thị đổi mới, khởi sắc.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #7 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2022, 07:52:54 pm »

Kinh tế Nhà nước, nhất là các cơ sở kinh tế Trung ương trên địa bàn được đầu tư, củng cố; hiệu quả hoạt động được nâng lên, tiếp tục giữ vững vai trò chủ đạo, mức tăng bình quân tổng sản phẩm trong nước đạt 11,5%/năm. Phương án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước của thành phố được Chính phủ phê duyệt, đến tháng 6/2005 đã cơ bản hoàn thành. Các doanh nghiệp cổ phần hóa được xử lý lành mạnh về tài chính và lao động, bộ máy gọn nhẹ, năng động. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn điều lệ của các doanh nghiệp cổ phần tăng nhanh.


Kinh tế tập thể tiếp tục được củng cố, từng bước phát triển, đã xuất hiện mô hình, nhân tố mới có tính liên kết, hợp tác, hiệu quả kinh tế-xã hội được nâng lên một cách rõ rệt. Đến nay, toàn thành phố có hơn 400 hợp tác xã, trong đó có khoảng 180 hợp tác xã sản xuất nông nghiệp.


Kinh tế tư nhân phát triển nhanh cả về số lượng, quy mô, cơ cấu ngành nghề, tham gia vào hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm trong nước (GDP), giá trị sản xuất, nộp ngân sách và giải quyết việc làm của thành phố. Đến năm 2005 toàn thành phố đã có trên 5.000 doanh nghiệp. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng khá, có nhiều đóng góp tăng năng lực sản xuất của thành phố, thể hiện rõ trong một số ngành, sản phẩm quan trọng, như thép, cơ khí, vật liệu xây dựng, cáp điện, robot, vải giả da, phụ tùng ô tô...


Hơn hai năm thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW, thành phố đã coi trọng thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, gắn phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội và công bằng xã hội, giải quyết tốt các vấn đề xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Giáo dục đào tạo phát triển khá toàn diện. Hoàn thành phổ cập tiểu học và trung học cơ sở triển khai trên diện rộng thực hiện phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề, hết năm 2005 cơ bản hoàn thành phổ cập giáo dục bậc trung học và nghề trên địa bàn 4 quận Hồng Bàng, Ngô Quyền, Lê Chân, Kiến An và thị xã Đổ Sơn. Cơ sở vật chất, thiết bị trường học được tăng cường. Đã hoàn chỉnh chiến lược phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010, tầm nhìn 2020 theo tinh thần Nghị quyết 32-NQ/TW. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện.


Việc thực hiện các chính sách xã hội, giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc được đẩy mạnh. Giải quyết việc làm bình quân 3,76 vạn lao động/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, còn 3% (theo chuẩn cũ) vào năm 2005, vượt xa so với kế hoạch đề ra. Đã xóa hơn 6.500 ngôi nhà tranh vách đất cho các hộ nghèo và các gia đình thuộc diện chính sách, cơ bản hoàn thành chương trình xóa nhà tranh vách đất trước ngày 13/5/2005.


Các dự án đầu tư phát triển khu hậu cần nghề cá đảo Bạch Long Vỹ, khu du lịch Cát Bà bằng nguồn vốn chương trình biển Đông, hải đảo và hạ tầng trọng điểm du lịch quốc gia... được ưu tiên, phát huy tác dụng tốt; đời sống nhân dân hai huyện đảo có chuyển biến, được cải thiện rõ. Quá trình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội của thành phố luôn gắn liền với củng cố quốc phòng-an ninh, xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, giữ vững chủ quvền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội. Theo tinh thần Nghị quyêt 32-NQ/TW, Ban Thường vụ Thành ủy đã thông qua Đề án xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh kết hợp phát triển kinh tế; xây dựng quân cảng, xây dựng Hải Phòng trở thành pháo đài bất khả xâm phạm về quốc phòng, an ninh. Thường xuyên chủ dộng đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch. Thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ, nhất là những khu vực then chốt được củng cố vừng chắc. Công tác phòng chống tội phạm, đặc biệt là tội phạm có tổ chức, tội phạm nguy hiểm, tội phạm ma túy đạt nhiều kết quả tốt. Bằng nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt đã xóa phá nhiều tụ điểm mua bán, tàng trữ ma túy đã tồn tại nhiều năm, đặc biệt là khu vực đường tàu, Chùa Hàng (trên địa bàn quận Lê Chân), xây dựng mới, củng cố đưa vào hoạt động có hiệu quả Trung tâm giáo dục lao động xã hội Gia Minh (Thủy Nguyên), đã bước đầu tiếp nhận 1200 học viên vào học tập, cai nghiện, đang tiến hành xây dựng trung tâm giáo dục lao động xã hội số 2 tại Đại Thắng (Tiên Lãng) để tiếp nhận 1.700 học viên vào học tập, cai nghiện tại đây. An ninh kinh tế, an ninh nông thôn, đô thị và an ninh văn hóa, tư tưởng được củng cố, giữ vững. Bằng nhiều biện pháp đồng bộ và sự chỉ đạo quyết liệt, kết hợp tuyên truyền vận động thuyết phục, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, xử lý cán bộ vi phạm, xử lý những kẻ cầm đầu quá khích, đã giải quyết được nhiều điểm nóng, khiếu kiện kéo dài tồn tại nhiều năm, ổn định tình hình các địa phương Đồ Sơn, Nam Hải, Tràng Cát... Trật tự công cộng, an toàn giao thông được quan tâm giải quyết, có chuyển biến tích cực.


Công tác đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiêu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, xây dựng chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh cũng là nhiệm vụ được thành phố quan tâm thực hiện. Thành phố đã triển khai đồng bộ chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ của các Cơ quan hành chính các cấp. Việc phân cấp quản lý được thực hiện khá mạnh, bước đầu có hiệu quả rõ trên một số lĩnh vực như quản lý đô thị, cấp phép xây dựng, thu chi ngân sách, phê duyệt dự án đầu tư; thu thuế. Ban hành nhiều quy chế, cơ chế chính sách góp phần vào cải cách thể chế; quan tâm chỉ đạo triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế "một cửa" ở cả 3 cấp, đạt kết quả khá, đã xuất hiện một sô mô hình tốt. Năm 2006, thành phố chọn chủ đề "Năm cải cách hành chính", cải cách hành chính được xác định là khâu đột phá nhằm tạo điều kiện thuận lợi huy động mọi nguồn lực vật chất và tinh thần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển...


Công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng và hệ thống chính trị cơ sở được thường xuyên chăm lo, tăng cường. Công tác cán bộ được chú trọng, có tiến bộ. Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết TW6 (lần 2 khóa IX) và kết luận Hội nghị TW4 (khóa IX) tiếp tục được thực hiện, kết quả tốt; góp phần bảo vệ chính trị nội bộ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức Đảng và của đảng viên.


Phương thức lãnh đạo của cấp ủy Đảng từng bước đổi mới theo hướng cụ thể, sát thực tế, coi trọng hiệu quả; xây dựng chương trình hành động thực hiện các nghị quyết bảo đảm thiết thực, khả thi; xác định rõ trọng tâm, khâu yếu và chủ đề tư tưởng của từng năm để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Công tác xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Nghị quyết có đổi mới.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #8 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2022, 07:54:18 pm »

Như vậy, mặc dù mới qua hơn 2 năm thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW, song dược sự quan tâm lãnh đạo, chí đạo của Trung ương, Chính phù và sự giúp đỡ của các ban, bộ, ngành Trung ương, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Hải Phòng, kinh tế - xã hội thành phố có bước phát triển mới. Nghị quyết đã từng bước đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao nhận thức, lòng tự hào, tinh thần quyết tàm, tính chủ động và tạo thêm động lực mới cho toàn Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XII đề ra. Nhiều nội dung, nhất là những nội dung cơ bản, trọng yếu của Nghị quyết đã được triển khai tích cực, đạt kết quả bước đầu, tạo đà quan trọng cho sự phát triển trong thời gian tới.


Tuy nhiên, quá trình thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW của thành phố cũng bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc, đó là:

Phát triển kinh tế vẫn chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của thành phố; quy mô, tiềm lực nền kinh tế thành phố còn nhỏ, yếu; chất lượng, hiệu quả tăng trưởng chưa bền vững; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chưa thật mạnh; sức cạnh tranh chưa cao; môi trường đầu tư còn thiếu hấp dẫn. Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển còn khó khăn. Tổng đầu tư ngân sách Nhà nước chưa tương xứng với vai trò, vị trí, yêu cầu của thành phố. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa đồng bộ. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch còn yếu, việc thực hiện chủ trương thuê chuyên gia, tư vấn nước ngoài chậm được triển khai. Các khu đô thị mới phát triển chậm. Việc xây dựng khu đô thị mới Bắc sông Cấm theo tiêu chí văn minh, hiện đại còn nhiều lúng túng, khó khăn. Lĩnh vực du lịch có nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng phát triển không tương xứng với yêu cầu.


Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực còn thấp. Đời sống của nhân dân một số vùng, khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo chưa được cải thiện rõ rệt; một số vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm giải quyết, song hiệu quả thấp, chuyển biến chưa cơ bản, giải quyết việc làm cho nông dân còn hạn chế.


Cải cách hành chính còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu; công tác xây dựng Đảng và củng cố hệ thốne chính trị chưa thực sự ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ. Thực hiện tự phê bình và phê bình còn chưa rõ trách nhiệm cá nhân.


Việc tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 32-NQ/TW giai đoạn 2006-2010 có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm tạo cơ sở, nền tảng vững chắc cho việc hoàn thành các mục tiêu nhiệm vụ đã được xác định trong Nghị quyết. Các nội dung của Nghị quyết đã được thể hiện thành mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp cụ thể trong Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIII. Theo đó, trong thời gian tới, Hải Phòng sẽ tập trung thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:


Về quán triệt, triển khai nghị quyết:

Hải Phòng sẽ chủ động, tiếp tục triển khai công tác tuyên truyền với quy mô sâu rộng thường xuyên, bằng nhiều hình thức phong phú để đưa nghị quyết vào cuộc sống. Phối hợp tốt hơn nữa với các bộ, ban, ngành, các địa phương bạn và các cơ quan báo chí, thông tin đại chúng, mạng Internet để tuyên truyền về Nghị quyết 32-NQ/TW; tạo nhận thức sâu sắc về vai trò, vị thế quan trọng của Hải Phòng đối với vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và đối với quá trình chủ động hội nhập kinh tế của cả nước.


Về hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách:

Ban Thường vụ Thành ủy tiếp tục tập trung chỉ đạo hoàn chỉnh nội dung các chuyên đề thực hiện Nghị quyết 32- NQ/TW. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết phát triển không gian đô thị phù hợp với tinh thần Nghị quyết 32-NQ/TW. Tăng cường phối hợp trong việc xây dựng quy hoạch của địa phương với xây dựng quy hoạch phát triển của ngành và của vùng. Chủ động phối hợp, đề xuất với các bộ, ngành Trung ương đưa các nội dung Nghị quyẽt vào các quy hoạch phát triển ngành và xây dựng các cơ chế, chính sách cần thiết để thực hiện quy hoạch trên địa bàn thành phố.


Căn cứ chủ trương của Trung ương, thành phố sẽ cùng với các bộ, ngành chức năng liên quan xác định các tiêu chí, lộ trình đẽ xây dựng Hải Phòng cơ bản trở thành thành phố công nghiệp văn minh, hiện đại trước năm 2020 từ 3 đến 5 năm; chiến lược phát triển các ngành công nghiệp chủ lực, trọng điểm trên địa bàn thành phố; cơ chế, chính sách phát triển các khu, cụm công nghiệp; cơ chế, chính sánh thực hiện cóng nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ có hàm lượng chất xám lớn như: xây dựng chương trình phát triển ngành công nghiệp công nghệ thống tin, xây dựng công nghệ thống tin truyền thông trong Chính phủ điện tử, thương mại điện tử.... Xác định rõ các ngành, các sản phẩm mũi nhọn, đột phá của thành phố. Thành phố sẽ nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách có tính đột phá và đề xuất các cơ chế mới.


Rà soát, điều chỉnh để các quy định của thành phố liên quan đến các lĩnh vực đầu tư, sản xuất kinh doanh được thực sự thôna thóang, minh bạch, bình đẳng; hạn chế tối đa nhũng nhiễu, phiền hà; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn lực như mặt bằng, hạ tầng, vốn, thống tin... để phát triển.


Đẩy mạnh việc xây dựng và điều chính các cơ chế tài chính và đầu tư, cụ thể hóa các cơ chế, giải pháp thực hiện Quyết định số 54/2004/QĐ-TTg và các cơ chế huy động nguồn lực khác cho đầu tư phát triển. Thành lập quỹ đầu tư phát triển đỏ thị, quỹ bảo lãnh tín dụng, phát hành trái phiếu đầu tư đế tạo lập công cụ tài chính cho thành phố huy động thêm các nguồn vốn trên thị trường. Khẩn trương lập và trình duyệt các công trình, dự án trọng điểm có tầm cỡ tương xứng với nhiệm vụ do Nghị quyết số 32-NQ/TW đề ra theo thứ tự ưu tiên để sử dụng nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của Chính phủ và các nguồn vốn khác; lập danh mục đầu tư theo thứ tư - ưu tiên đề nghị bố trí trong kế hoạch vốn đầu tư giai đoạn 5 năm 2006-2010. Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư phát triển theo hướng, tập trung, ưu tiên cho các dự án trong điểm dự án có tầm ảnh hưởng rộng, có khả năng hoàn vốn. Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách, tạo điều kiện đẩy nhanh và mở rộng quá trình xã hội hóa các hoạt động thuộc lĩnh vực văn hóa - xã hội.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #9 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2022, 07:55:01 pm »

Phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tiếp tục nghiên cứu các cơ chế, chính sách nhằm tạo lập và phát triển các loai thị trường như: thị trường tiền tệ, vốn, chứng khoán, bất động sản, lao động, thị trường khoa học công nghệ... nhằm đa dạng hóa và phát triển mạnh các loại hình dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Tiếp tục tạo điều kiện để các doanh nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia thị trường chứng khoán, phát huy cao vai trò hợp tác kinh tế quốc tế của Hải Phòng. Tiếp tục đẩy mạnh việc sắp xếp, cổ phần hóa, phát triển, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.


Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; phát triển công nghệ thông tin, công nghệ sinh học; chuyển giao khoa học công nghệ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.


Phối hợp nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách phát triển liên vùng trong thu hút đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, giải quyết các vấn đề môi trường trên cơ sở phát huy lợi thế của mỗi địa phương, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò cực tăng trưởng quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; nhất là đối với Trung Quốc, vùng Đông Bắc Á.


Về các cơ chế chính sách khác, như tổ chức bộ máy, công tác cán bộ... phù hợp với đô thị loại I - Trung tâm cấp quốc gia cần được tiếp tục nghiên cứu và triển khai thực hiện nhằm tạo điểu kiện cho thành phố phát triển theo đúng mục tiêu, định hướng mà Nghị quyết đã đề ra.


Về công tác chỉ đạo, điền hành, phối kết hợp:

Ban Thường vụ Thành ủy sẽ chỉ đạo thường xuyên, quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh thực hiện nghị quyết, có chế độ động viên khen thưởng thỏa đáng, kịp thời; đồng thời nghiêm túc kiểm điểm các tập thể, cá nhân không hoàn thành nhiệm vụ. Các cơ quan của thành phố phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động, tích cực hơn trong thực hiện Nghị quyết. Củng cố và kiện toàn Ban chỉ đạo các chuyên đề; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện trình Ban Thường vụ Thành ủy thông qua để thực hiện. Định kỳ thường xuyên, Ban Thường vụ Thành ủy kiểm tra, bổ khuyết chỉ đạo thực hiện Nghị quyết; đặc biệt là các nội dung trọng tâm, trọng điểm, các chương trình, đề án lớn đã được xác định. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm như: dự án cầu ra đảo Cát Hải, cảng quân sự Nam Đồ Sơn, cảng cửa ngõ Lạch Huyện, đường 5 cao tốc, điện khí hóa đường sắt Hà Nội - Hải Phòng, có kế hoạch mời tư vấn nước ngoài tham gia lập quy hoạch xây dựng khu đô thị mới Bắc sông Cấm...


Tiếp tục chủ động, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các bộ, ban, ngành Trung ương trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết. Tập trung vào việc xây dựng các quy hoạch, kế hoạch, các cơ chế, chính sách, các chương trình, dự án thực hiện Nghị quyết; trước hết tập trung cho việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu do Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ xui đề ra và kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế-xã hội 2006- 2010 của thành phố. Phối hợp với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng đồng bằng sông Hồng trên một số lĩnh vực quan trọng, phát huy lợi thế từng địa phương, khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống cảng Hải Phòng, phát triển du lịch và các trung tâm hậu cần nghề cá. Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội bức xúc, tăng cường đảm bảo ổn định xã hội.


Với những tiềm năng lợi thế to lớn, phát huy truyền thống Trung dũng, Quyết thắng, năng động, sáng tạo và những thành quả to lớn đạt được qua 20 năm đổi mới, với quyết tâm cao, tin rằng Đảng bộ, chính quyền, quân và dân thành phố Hải Phòng sẽ thực hiện thắng lợi Nghị quyết 32- NQ/TNV của Bộ Chính trị, đưa thành phố vươn lên những tầm cao mới trong tương lai.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM