Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 09:12:11 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những đứa con thân yêu  (Đọc 1941 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2022, 03:35:48 pm »

TIỂU ĐOÀN HẢI NGOẠI CỬU LONG II

PRAK-POỎNG - ĐIỂM HẸN ĐẦU TIÊN
(16-5-1947 - 28-6-1947)

Nơi chúng tôi tập trung đầu tiên là Chiến khu I Prak Poỏng huyện Sarakeo (tỉnh Prachin-bouri - Thái Lan). Tiểu đoàn hải ngoại Cửu Long II gồm những cán bộ, chiến sĩ mà tuyệt đại đa số là con em Việt kiều Thái Lan và Lào, trong đó có nhiều anh em ở Vientiane (Lào), kế đó là Thàkhek, Savanakhet, Paksé v.v... sang đất Thái từ đầu năm 1946. Tiểu đoàn có trên 20 anh em cán bộ, chiến sĩ từ chiến trường Nam Bộ đã kinh qua chiến đấu ở trong nước, sang Thái Lan làm nhiệm vụ đặc biệt, cũng tập trung về tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II. Anh Huỳnh Công Đồng, trung đội trưởng, là người đầu tiên cùng với một số anh em đến địa điểm Prak Poỏng. Trong tiểu đoàn còn có anh Sơn Ngọc Minh, một cán bộ cách mạng Campuchia. Ngoài ra còn có 4 cán bộ cách mạng người Malaysia. Anh Nguyễn Văn Hên thanh niên Việt kiều Campuchia, anh Nhượng (chiến sĩ của bộ đội Quang Trung về trước), hai anh cán bộ quân đội Nhật là Công và Bộ cùng hai người dân Campuchia là Tà Pin và Xàrinh, sáu người do anh Hên phụ trách tìm sang Mai Ruột (biên giới Campuchia - Thái Lan) gia nhập Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II. Như vậy khi đến chiến khu II Mai Ruột, quân số tăng lên 280 người. Với thành phần như trên có thể nói đơn vị phần nào còn mang tính chất quốc tế. Từ chiến khu Mai Ruột và thời gian chiến đấu ở Bạc Liêu - Rạch Giá - Sóc Trăng - Khu 9 Nam Bộ, đơn vị được sự lãnh đạo và trực tiếp của chi bộ Đảng cộng sản.

Ban chỉ huy tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II gồm có: (thời gian ở Thái Lan và hành quân về nước):

Anh Dung Văn Phúc (Dương Quang Đông), Tiểu đoàn trưởng.

Anh Trương Văn Kỉnh, Chính trị viên

Anh Bông Văn Dĩa, Tiểu đoàn phó

Khi về đến Nam Hộ, tiểu đoàn Cửu Long II chiến đấu tại Bạc Liêu, Sóc Trăng, các anh Ban chỉ huy đi nhận nhiệm vụ khác.

Ban Quân sự Nam Bộ, bổ nhiệm Ban chỉ huy mới thay thế. Trải qua chiến đấu, anh Trần Quang Lợi đã hy sinh, anh Từ Thiện Tài bị thương nặng. Anh Đào Mạnh Duệ chính trị viên hiện nay còn sống.

Các bộ phận trực thuộc Ban chỉ huy tiểu đoàn gồm có: Anh Kinh trợ lý quân khí, anh Một - Tài chính - Thủ quỹ, cụ Tiến già và anh Huỳnh Thiện Sanh (tức Hoàng Sơn) - quân lương tiểu đoàn, thư ký tiểu đoàn ỉà anh Nhơn. Tiểu đội vô tuyến có các anh: Trần Văn Xá, anh Nhận, anh Nghĩa, anh Lễ, anh Nghệ, anh Độc, anh Trần, anh Niết, anh Tú v.v... anh Tú (có vợ người Hoa lai ở Băngkok) cũng hăng hái gia nhập Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II về nước chiến đấu.

Chiến khu 1 Rrak-Poỏng thuộc huyện Sarakeo, tỉnh Prachin-Bouri là địa điểm tập trung quân đầu tiên trong rừng. Sau 44 ngày ở đây, ngày 28-6-47, đơn vị bắt đầu hành quân đến Mai Ruột, cạnh bờ biển, gần biên giới Thái Lan - Campuchia. Cuộc hành quân mang nặng vũ khí, quân trang, quân dụng và lương thực. Đi được một hai ngày thì trời đổ mưa tấm tã, mỗi ngày ba, bốn trận, hồi đó chưa có nylon đi mưa. Cứ như vậy, qua một tuần hành quân đơn vị tới Mai Ruột chiều ngày 5-7-1947. Khi càng đến gần Mai Ruột, nghe tiếng sóng biển vỗ rì rào, khí hậu mát mẻ, lòng chúng tôi càng thêm phấn chấn lạ thường, hầu như quên đi tất cả mệt nhọc. Do bị dầm mưa bốn năm ngày liên tiếp nên khi tới Mai Ruột có đến 20% quân số bị cảm sốt, Những anh em ốm đau được chăm sóc thuốc men và ăn uống khá tốt nên sức khỏe hồi phục nhanh chóng. Theo chúng tôi hiểu thì ý đồ của Ban chỉ huy Tiểu đoàn đưa đơn vị đến Mai Ruột một thời gian ngắn để chuẩn bị xuất phát lên đường, nhưng vì mùa mưa lũ nên phải ở lại cho đến hết mùa mưa mới có thể lên đường hành quân về nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2022, 03:37:24 pm »

BÃI BIỂN MAI RUỘT
CHIẾN KHU II - MAI RUỘT
(TỈNH TRAT - CHANG WẠT TRẠT - THÁI LAN)
(Từ 5-7-1947 - 7-11-1947 - 4 tháng)

Mai Ruột vừa ở cạnh bờ biển, vừa ở sát núi rừng. Dân cư thưa thớt. Hầu hết là người Thái Lan, sinh sống bằng nghề ruộng rẫy. Một số đánh cá biển. Một ít người Hoa làm nghề buôn bán.

Sau gần một tuần ở nhờ nhà dân nghỉ ngơi, từng trung đội, tiểu đội bắt tay làm nhà ở trong rừng thưa. Hàng ngày vô rừng chặt cây, cắt cỏ tranh lợp nhà, dừng vách. Chỉ trong thời gian ngắn, các doanh trại đã được hoàn thành, chúng tôi cám ơn lòng tốt của nhân dân và tất cả về nhà mới ở. Trong thời gian ấy có khoảng mười anh em do anh Khôn phụ trách, đi bằng ghe biển từ Châu Đốc đến. 11 anh em cũng đi bằng đường biển từ Cà Mau và Phú Quốc sang. 6 ở anh em Campuchia do anh Nguyễn Văn Hên phụ trách, nghe nói có quân đội cách mạng về Việt Nam đóng ở Mai Ruột nên tìm đến xin gia nhập để đi đánh Pháp. Ngoài ra còn có một số cán bộ, chiến sĩ từ các Mặt trận Lào được tiếp tục bổ sung về Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II.

Như vậy tổng quân số đã lên đến 280 người với đầy đủ 280 tay súng chiến đấu. Riêng Ban chỉ huy Tiểu đoàn thì mỗi anh có một khẩu súng ngắn. Căn cứ vào lực lượng cán bộ và chiến sĩ hiện có, Tiểu đoàn tổ chức thành 5 trung đội, trong đó có một tiểu đội trinh sát, anh Nguyễn Văn Hên là tiểu đội phó (nay còn sống) một đơn vị trợ chiến trực thuộc gồm có một tiểu đội đại liên 7/7 (của Anh sản xuất, anh em thuờng gọi là “xết xết”, do anh Nguyễn Anh Vinh và anh Đôn lắp ráp). Toàn tiểu đoàn có hai khẩu đội súng cốì 60 ly. Mỗi trung đội được trang bị 2 súng máy trung liên (FM) Nhật, và Browing (do Anh sản xuất), 3 khẩu moọta (súng phóng lựu) của Nhật. Mỗi tiểu đội được trang bị 4 thompson, 2 carbine, 2 Sub matchine, còn lại là 4 súng trường Nhật (đạn súng trường Nhật một cỡ với đạn FM (trung liên) Nhật). Các bộ phận trực thuộc ban chỉ huy tiểu đoàn phần nhiều giữ súng carbine (Mỹ). Toàn bộ vũ khí đạn dược đều mới, với cơ số đạn 500 viên, mỗi khẩu, trong đó được sử dụng trong chiến đấu tối đa 200 viên, còn lại 300 viên. Mỗi tiểu đội còn được cấp 4 hăng gô (xoong nhôm quân sự để nấu cơm của Nhật Bản sản xuất). Mỗi cán bô trung đội, tiểu đội đều có một la bàn (boussole) dạ quang (loại la bàn này của Nhật, giống như chiếc đồng hồ đeo tay, rất đẹp) và một bản đồ miền Tây Nam Campuchia) để biết hướng hành quân từ Mai Ruột (biên giới Thái Lan - Campuchia) đi về kênh Vĩnh Tế - Hà Tiên - Khu 9 - Nam Bộ. Đối với tất cả cá nhân từ Ban chỉ huy Tiểu đoàn, các trợ lý đến mỗi cán bộ chiến sĩ đều được phát một bộ quần áo kaki Mỹ màu vàng mới may, một mũ sắt Nhật, một biđông Nhật, một đôi giày ba ta và một băng cá nhân (Mỹ). Với trang bị như vậy, có thể nói Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II có một hỏa lực khá mạnh. Do tổ chức biên chẽ gọn nhẹ, nên tất cả cán bộ, không kể đã từng là cán bộ tiểu đoàn, đại đội hay trung đội v.v... đều được bố trí trực tiếp vào các ban chỉ huy trung đội làm trung đội trưởng, trung đội phó, chính trị viên trung đội. Chúng; tôi còn nhớ một số anh như: Trần Quang Lợi (cai khố xanh), Cao Quang Diên (đội khố đỏ), Đào Mạnh Duệ, Phạm Văn Trị, Đặng Ngữ, Đinh Văn Hải (cai khố xanh), Huỳnh Công Đồng, Lê Văn Lầu, Anh Duyên, Nguyễn Anh Thư, Phạm Công Biểu v.v...

Chương trình học quân sự, chính trị được đề ra. Hai bộ phận giáo dục chính trị và huấn luyện quân sự được thành lập. Về huấn luyện chính trị có các anh Nguyễn Như Đãi, anh Phạm Văn Trị và Đào Mạnh Duệ. Anh Đãi phụ trách chung cùng anh Trị lên lớp chính trị cho cán bộ trung đội và tiểu đội trưởng. Anh Đào Mạnh Duệ phụ trách huấn luyện chính trị cho toàn bộ chiến sĩ của Tiểu đoàn. Về huấn luyện quân sự, có các anh: Cao Quang Diên, Trần Quang Lợi, Đinh Văn Hải (đều là những cai, đội khố xanh, khố đỏ thời kỳ trước cách mạng tháng 8-1945 ở Lào) và hai anh Công và Bộ nguyên là thượng sĩ và trung sĩ quân đội Nhật tham gia huấn luyện cá nhân chiến đấu.

Sống và học tập 4 tháng ở Mai Ruột, cán bộ và chiến sĩ Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II gặp khá nhiều gian khổ. Thiếu lương thực, thực phẩm thường xuyên, nhưng do công tác tư tưởng tốt, đồng thời có các biện pháp giải quyết cụ thể, nên tinh thần anh em luôn vui tươi, phấn khởi, có ý chí chiến đấu cao, đoàn kết gắn bó, chấp hành kỷ luật nghiêm. Các buổi sáng, tại một khoanh đất khá rộng trước nhà ở và nơi làm việc của Ban chỉ huy Tiểu đoàn, có chào cờ, đọc 10 lời thề danh dự và nghe Tiểu đoàn trướng nói chuyện ngắn gọn. Tiểu đoàn có lá cờ đỏ sao vàng bằng nhung rất đẹp (dài khoảng 1m20, rộng khoảng 0m80) phía dưới ngôi sao vàng có thêu hai hàng chữ: TIỂU ĐOÀN HẢI NGOẠI CỬU LONG II.

Thời gian biểu hàng ngày là: Sáng: học tập quân sự, Chiều: học chính trị. Tối có đèn dầu hoặc những đêm trăng thì tập ca hát và tập kịch để tối thứ bảy tập trung tiểu đoàn đốt lửa trại văn nghệ. Có những vở kịch ngắn do hai anh Đặng Ngữ và Đỗ Trọng Long đóng đã làm cho mọi người phái ôm bụng mà cười. Những bài hát đồng ca, đơn ca như: Chiến sĩ Việt Nam, Diệt phát xít, Tiếng súng Nam Bộ, Đoàn giải phóng quân, Bạch Đằng Giang, Không Quân Việt Nam, Công nhân Việt Nam v.v... được anh em trình bày khá hay. Anh Truyền (6 ngón) là người đờn cho anh em ca hát và múa lăm vông. Những đêm văn nghệ như vậy đều có nam nữ thanh niên địa phương đến tham dự khá đông....
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2022, 03:41:45 pm »

Ngày chủ nhật, anh em đi kiếm thực phẩm và thăm nhà dân. Nói về ăn uống hàng ngáy, trong 4 tháng ở Mai Ruột, mỗi người, mỗi ngày chỉ được cung cấp 200g gạo và muối hoặc mắm ruốc. Chúng tôi còn nhớ cụ Tiến già, trợ lý quân lương và anh Huỳnh Thiện Sanh (tức Hoàng Sơn, những năm qua là bác sĩ Giám đốc bệnh viện Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh), Khi Cửu Long II chiến đấu tại khu 9 - Nam Bộ anh Sanh phụ trách văn phòng và tài chánh, hậu cần. Cụ Tiến già và anh Sanh là hai người trực tiếp cấp phát gạo. Tiêu chuẩn một lon sữa bò đóng lõm đít lên là 200g gạo cho mỗi người trong ngày, kể cả Ban chỉ huy Tiểu đoàn cho đến chiến sĩ. Như vậy mỗi bữa ăn chí có nửa lon sữa bò gạo. Anh em hầu hết ở lứa tuổi 19-22, cho nên ăn không bao giờ đủ no. Để bổ sung vào chỗ thiếu thốn ấy, Tiểu đoàn đã phái trích ra một số tiền mua ghe, lưới đánh cá biển. Những anh em nào biết nghề đánh cá thì thay nhau đi biển. Mỗi lần cá về, đều được chia cho từng tiểu đội, nhưng vẫn thiếu. Để cho no bụng, anh em phải vô rừng đào thêm củ mài. Phải rất vất vả mới tìm đào được khoai mài rừng. Đến bữa cơm, mỗi người chỉ được hai chén khoai mài dính cơm, cộng với nước canh cá nấu với các loại rau cỏ hái được, như đọt khoai lang, đọt choại và hẹ nước v.v... Chiều chiều ra bờ biển chơi vừa moi cát bắt nghêu về nấu canh cải thiện. Ở bãi cát bờ biển này co nhiều nghêu, chỉ cần hằng ngày siêng đi bắt là có thêm thức ăn. Trung đội 1 có anh Lầu, trung đội phó, người Phú Quốc cao lớn mỗi bữa ăn được hai chén khoai mài dính cơm không thấm vào đâu, nên anh Đào Mạnh Duệ, Trần Quang Lợi và một chiến sĩ liên lạc bảo nhau giành cho anh Lầu thêm một chén khoai mài dính cơm nữa. Do đùm bọc thương yêu nhau và có nhiều sáng kiến hay nên nói chung mọi người đều tạm được no bụng để bảo đảm công tác trong suốt thời gian ở Mai Ruột.

Một hỏm, có 3 anh đầu băng bó, mình đầy máu me, sống sót sau. vụ bị cướp ở Phum (ấp) Mọt-Praks (Campuchia). Đoàn có 6 cán bộ cùng một tiểu đội của Chi đội Trần Phú được trang bị mạnh, do anh Trần Văn Sáu, nguyên là chính trị viên Chi đội Hải ngoại Trần Phú làm trưởng đoàn, anh Sơn Ngọc Minh cố vấn. Tiểu đội trưởng tiểu đội bảo vệ đoàn là anh Hoàng Phúc, tiểu đội phó là anh Lê Tương Phụng. Đoàn đem theo 50 kg vàng và một triệu đồng bạc Đông Dương. Theo sự phân công của Xứ ủy Nam Bộ, số vàng và số tiền này mang sang Thái Lan để mua vũ khí cho chiến trường Nam Bộ và mua lương thực, thực phẩm cho Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II hành quân chiến đấu về chi viện khu 9 - Nam Bộ. Trên đường từ khu 8 đi qua Campuchia để sang Thái Lan, thì ngày 14-7-1947, đoàn gặp địch phục kích, bao vây. Cuộc chiến đấu không cân sức giữa một tiểu đội của ta với cả đại đội địch do Pháp chỉ huy tại vùng Srang (thuộc tỉnh Kompong Speu - Khu Tây Nam Campuchia. Anh Hoàng Phúc bị thương gãy cánh tay phải. Đến ngày 17-7-1947 thì địch bắt được anh. Anh Lê Tương Phụng, tiểu đội phó, lên thay anh Hoàng Phúc bảo vệ đoàn đi tiếp sang Mai Ruột. Địch bắt anh Hoàng Phúc đem về giam ở Phnom Pênh, sau đó đưa về giam tại khám lớn Sài Gòn và đày ra Côn Đảo cho đến ngày 01-10-1954 (Sau Hiệp định Genève 20-7-1954) anh mới được trao trả tại Sầm Sơn - Thanh Hóa.

Sau nhiều ngày đi đường và đánh địch, khi đoàn anh Trần Văn Sáu đi đến Phum Mọt Praks cách chiến khu Mai Ruột khoảng hai ngày đường núi (nơi Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II đang ở tại đây) thì tối hôm ấy bị bọn cướp ở Phum (ấp) Mọt-Praks lợi dụng lúc cả đoàn đang ngủ chúng ập tới, dùng búa chém anh em chết gần hết. Xác chết của trên 10 người bị chúng quăng xuống suối, chảy trôi đi. Chỉ còn sống sót lại 4 ngươi. Bọn cướp vơ vét hết đồ đạc về Phum. Những người bị giết hại có anh Trần Văn Sáu, Trưởng đoàn. Số vàng 50 kg đeo trong bụng mỗi ngựời và một triệu đồng cùng toàn bộ vũ khí đều bị mất sạch, chỉ còn lại hình ảnh các trận chiến thắng lớn của quân và dân Nam Bộ đem sang Thái Lan để triển lãm cho kiểu bào ta xem. Bốn người còn sống sót mà chúng tôi gặp tại chiến khu II Mai Ruột chính là anh Sơn Ngọc Minh, anh Lê Tương Phụng, anh Nguyễn Ngọc Sanh, vài ngày sau còn thêm anh Lâm là giáo viên người Hoa. Sở dĩ 4 anh còn sống, vì các anh đều giả chết, nên sau khi bọn cướp đi rồi các anh bò đi, tìm đường tới Mai Ruột. Ba anh ở đây với Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II cho đến ngày lên đường về Nam Bộ. Các anh kể lại: Trong trận đánh địch tại Srang, hai người hy sinh, trong đó có anh Hoàng Phúc tiểu đội trưởng chỉ huy tiểu đội, anh Phúc là con trai một gia đình cơ sớ cách mạng năm 1940 ở Vientiane (Lào). Sau cách mạng tháng 8-1946 - 1946 anh tốt nghiệp khóa Quân chính đầu tiên do Bộ Tư lệnh Bộ đội Việt kiều giải phóng quân Vientiane mở. Anh là Trung đội trưởng trung đội tự vệ tập trung của Phân hội Việt kiều cứu quốc Wạt xí Mường Thạt Khảo Vientiane. Sau khi ta rút sang Thái Lan, anh Phúc đã trốn gia đình đi cùng với anh Trần Văn Sáu và anh Sơn Ngọc Minh về chiến khu Umkè. Chi đội Hải ngoại Trần Phú về nước ngày 26-12-1946 về đến Tây Ninh ngày 29-2-1947. Khi nghe tin anh Phúc hy sinh, anh Mạnh Hùng đã ghi lại trong nhật ký tại Chiến khu II Mai Ruột bài thơ tặng anh Hoàng Phúc như sau:

Anh Phúc hỡi! từ khi xa vắng
Vì giang sơn lòng chẳng quản chi
Quên gia đình, quên bạn trước phân ly
Theo Trần Phú(1) anh đã về đất nước
Rồi ngày sang anh một lòng tiến bước
Gặp giữa đường quân cướp nước bao vây
Khiến thần anh sa vào lưới từ đây
Hồn lìa xác, ôi xa vời cõi thế
Hay tin này tôi lòng càng tê tái
Nhớ hình anh tôi thề mãi không quên.
Anh chết vì Tổ quốc thiêng liêng
Mọi kẻ sống còn cùng anh tiến mãi.

      (Chiến khu II Mai Ruột ngày 19-8-1947)

Sau khi 4 anh đến Mai Ruột, một mặt đơn vị lo chăm sóc sức khỏe cho các anh, một mặt anh Dung Văn Phúc báo cho Trung đội I có tăng cường, do anh Trần Quang Lợi làm trung đội trưởng, anh Đào Mạnh Duệ chính trị viên đi truy kích bọn cướp. Cùng đi còn có một tổ trinh sát. Chỉ huy chung là anh Dung Vãn Phúc, với lương thực, thực phẩm và các sợi dây thừng lớn, phương tiện đao cụ để vượt suối được đem theo đầy đủ. Anh Sơn Ngọc Minh cùng đi với chúng tôi. Có người địa phương dẫn đường Trung đội hành quân cấp tốc đến phum Mọt - Praks. Trên đường hành quân, đúng như dự đoán, gặp con mưa lũ khá lớn. Các con suối dâng nước lên mênh mông. Nước đổ từ nguồn xuống như thác, phải dùng giây thừng cột từ bờ bên này sang bờ bên kia để vượt qua, hết sức nguy hiểm nhưng không còn con đường nào khác.

Chúng tôi xuyên qua rừng rậm, núi cao mất hai ngày đêm. Khi đến cách Phum Mọt-Praks khoảng 1 cây số, bỗng thấy 2 con voi có người ngồi trên, đang đi về hướng chúng tôi. Chúng liền nổ mấy phát súng trường và quay voi chạy thục mạng trở về Phum Mọt Praks. Trinh sát kịp thời nổ súng. Một tên bị trúng dạn, chết tại chỗ. Chúng tôi đuổi theo. Tới đầu phum, theo kế hoạch, trung đội chia[ làm 3 mũi, một mũi cùng đội trinh sát chạy thẳng vô giữa phum. Hai mũi kia bao vây đầu phum, chặn các ngả đường. Nhưng vì voi chạy nhanh hơn người, nên khi chúng tôi tới nơi chỉ còn thấy hai bành tượng, trong đó có hai cái mền, một ba lô của anh Trần Văn Sáu với toàn bộ hình ảnh cảc trận chiến thắng lớn ở Nam Bộ. Tất cả bị ướt hết. Còn hai con voi và 50 kg vàng thì không thấy đâu nữa. Có lẽ bọn cướp mang vàng sang Thái Lan để bán, không ngờ lại gặp quân ta. Chúng tôi bắt được 8 tên, dẫn ra tra hỏi, nhưng không có kết quả gì. Tại hiện trường, thấy có mấy cái bếp đóng cọc luộc bắp. Những vũng máu người còn đó càng làm chúng tôi đau đớn. Như vậy, đoàn anh Trần Văn Sáu có 6 cán bộ và một tiểu đội 12 người thì một hy sinh, một bị bắt, 12 người bị bọn cướp giết hại và 4 người còn sống đi tới Mai Ruột.

Thời gian ở chiến khu Mai Ruột, cán bộ, chiến, sĩ được học chính trị, học lịch sử chống ngoại xâm của ông cha ta ngày xưa. về quân sự học tháo lắp toàn bộ các loại vũ khí mới hiện có, cách sử dụng, lau chùi và bảo quản; ôn luyện các động tác cá nhân chiến đấu, hàng ngày 5 giờ sáng thức dậy chào cờ, rồi hành quân 2,5 km sang bên kia núi tập chiến thuật tiểu đội chiến đấu, trung đội chiến đấu và toàn tiểu đoàn chiến đấu. Chia ra giữa địch và ta, tập các tình huống chiến đấu trên đường hành quân như: tao ngộ chiến, chống phục kích và ngược lại, chống tập kích và đánh địch bao vây, mở đường tiến quân. Một số anh em còn học môn đánh kiếm Nhật, do hai người Nhật[ (Công và Bộ) dạy. Môn này rất hấp dẫn. Cứ mỗi lát chém lại hét lên một tiếng “trát” thật lớn để uy hiếp tinh thần đối phương.

Thời gian 4 tháng ở Mai Ruột do công tác dân vận tốt, đa số anh em biết tiếng Thái, một số ít biết tiếng Hoa, nên được nhân dân ở đây rất thương mến, giúp đỡ chúng tôi về mọi mặt.


(1) Chi đội hải ngoại Trần Phú
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2022, 03:43:19 pm »

ĐÁNH CHIẾM ĐỒN SẰM LỐT (30-10-1947)

Sau nhiều ngày điều tra đồn Sằm Lốt, ngày 29-10-1947, trước ngày xuất phát lên đường về nước một tuần, Ban chỉ huy tiểu đoàn lấy hai tiểu đội của trung đội do anh Huỳnh Công Đồng trung đội trưởng, anh Đặng Ngữ trung đội phó, anh Phạm Văn Trị chính trị viên, và tổ trinh sát do anh Nguyễn Văn Hên làm tổ trưởng, chuẩn bị bí mật hành quân bằng ghe, theo hướng Đông Bắc, đi từ sáng đến 4 giờ chiều tới Thà Rưa, lên bộ, cắt đường rừng đi 4 - 5 tiếng đồng hồ. Cách đồn Sằm Lốt 5 cây số, anh em nghỉ. 4 giờ sáng đơn vị lại tiếp tục hành quân áp sát đồn địch. 5g30 sáng 30-10-47, ta nổ súng vào đồn địch. Bị đánh bất ngờ, một số tên chết và bị thương. Chúng bỏ chạy tán loạn. Ta nhanh chóng tiến vào chiếm đồn vá bố trí một tiểu đội chặn địch tiếp viện. Ta thu toàn bộ chiến lợi phẩm và đốt đồn. Đồn này có một trung đội, là tiền đồn của cứ điểm Popailin thuộc tỉnh Battambang do Pháp chỉ huy. Tên Pháp chỉ huy đồn bỏ chạy, ta bắt được vợ y và phóng thích tại chỗ. Trận này địch chết 5 tên, một số bị thương, ta thu 7 khẩu súng các loại, bắt hai con voi, 2 con ngựa, 1 cỗ xe bò, 2 con bò, và nhiều phương tiện chiến tranh khác. Bên ta một chiến sĩ hy sinh (anh Viết) người Việt kiều Thà Khek. Mừng chiến thắng này toàn tiểu đoàn lại được ăn cơm no với 700 g gạo một người/một ngày với thịt ngựa. Nhờ có hai con voi mà ta dễ dàng vận tải lương thực, thực phẩm về nước. Có một chuyện không vui là trong những ngày cuối cùng trước khi tiểu đoàn xuất phát có một chiến sĩ mất tinh thần, đành phải công khai tuyên bố kỷ luật “sa thải” anh, và cho trở về Oudon.

Khác với tinh thần người chiến sĩ này, cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II ai cũng có cha mẹ, anh chị em, vài ba anh đã có vợ con, có những anh em đã trốn gia đình ra đi nhập ngũ và một số anh em cũng có người yêu. Nghĩa là anh em cũng có biết bao thương nhớ. Nhưng tất cả tình cảm đều được tạm đặt sang một bên. Trên hết và trước hết vẫn là trách nhiệm đối với Tổ quốc, tất cả cho đánh giặc cứu nước, làm sao cho xứng đáng với lòng tin cậy của trên 10 vạn Việt kiều Thái - Lào và của đồng bào cả nước đã trao cho nhiệm vụ vinh quang ấy. Ban chỉ huy Tiểu đoàn mà anh Dung Văn Phúc là Tiểu đoàn trướng khi ấy đã 42 tuổi, anh Trương Văn Kỉnh chính trị viên và anh Bông Văn Dĩa đều khoảng 46-47 tuổi. Người thường trực với chúng tôi là anh Dung Văn Phúc, vóc ngươi cứng rắn, khỏe mạnh, có nét mặt kiên nghị, nhưng lại nhiều tình cảm thương yêu anh em. Cả đơn vị rất quý mến, kính trọng anh. Anh Dung Văn Phúc chính là đồng chí Dương Quang Đông, tức bác Năm Đông, hiện sống và công tác tại thành phố Hồ Chí Minh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2022, 03:45:47 pm »

LÊN ĐƯỜNG VỀ NƯỚC
25 ngày đêm từ 7-11-1947 đến 01-12-1947

Sau 4 tháng ở chiến khu Mai Ruột, đơn vị được lệnh chuẩn bị lên đường. Sau trận đánh đồn Sằm Lốt một tuần trước khi xuất phát, toàn đơn vị được nghe một tin vui: Mỗi người được ăn 700 gr gạo một ngày, không phải vô rừng tìm kiếm đào khoai mài nữa. Đúng 7 giờ sáng ngày 7-11-1947 chúng tôi xuất phát lên đường về nước với tinh thần phấn khởi, khí thế hào hùng. Con đường đi từ Mai Ruột xuyên qua Tây nam Campuchia rồi xuống kênh Vĩnh Tế - Hà Tiên. Theo dự tính, về đến Nam Bộ thì tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II là đơn vị Hải ngoại IV về nước. Sở dĩ đặt tên Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II(1), vì ở Khu 9 Nam Bộ đã có Tiểu đoàn Cửu Long I do anh Trần Thắng làm tiểu đoàn trưởng; anh Hoàng Hưng chính trị viên. Các cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn Cửu Long I đều là anh em ở Khu 9 Nam Bộ.

Cùng với Ban chỉ huy Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II hành quân về Nam Bộ, có anh Sơn Ngọc Minh phụ trách công tác vận động quần chúng Campuchia. Qua thời gian tập luyện và nhờ có 2 con voi nên khi hành quân mỗi người chỉ mang nặng khoảng 20 kg. Ngày đầu tiên, leo núi, anh Cáo bệnh tim nặng, nên bị ngất giữa dốc núi. Anh em phải dìu anh xuống và nhờ nhân dân đưa trở lại Mai Ruột. Tiểu đoàn đi tới đâu nhờ nhân dân địa phương dẫn đường đến đó, 22 ngày đêm hành quân hết ngọn núi này đến ngọn núi khác. Và lên tới đỉnh núi Choọc Siam, ngọn núi cao nhất nước Campuchia. Từ trên cao nhìn xuống chỉ thấy núi rừng trùng trùng điệp điệp. Xuống núi, có nhiều ngọn núi đi hết một ngày mới tới suối. Lại đi lên núi khác và lại xuống núi, cứ như vậy mà đi.

Có những đêm chúng tôi ngủ trên núi, bị mưa hai ba tiếng đồng hồ liền, mặc dù đây là mùa khô. Mọi người dựa lưng vào nhau cho đỡ lạnh. Hồi ấy không ai có vải đi mưa. Mưa gió, rét lạnh, bị vắt cắn sưng lên, lở lói. Có ngày phải ăn cơm khô, mỗi bữa chỉ ăn một hai nắm, uống nước suôi. Lúc bấy giờ địch tung ra nhiều nơi tìm bộ đội ta, nên anh em rất cảnh giác. Mỗi lần được tin địch sắp tới gần phum, ta đang chờ nhân dân giã gạo cũng phải rút. Tuy toàn đơn vị đóng ở trong rừng, nhưng cũng phải hành quân đi ngay. Chủ trương của ta là cố tránh gặp địch để bảo toàn lực lượng, về tới đất nước an toàn. Chỉ đánh địch trong trường hợp thật đặc biệt, nhưng phải hết sức tiết kiệm đạn dược.

Địch cũng đã biết Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II. Theo tin tức của quân báo, địch cho rằng ta có khoảng 1000 quân với 4 con voi vận tải, nhưng chúng không hề biết đơn vị này sẽ đi đâu, hoạt động ở vùng nào ở Campuchia. Sau khi chi đội Trần Phú về tới Tây Ninh gần 1 năm thì chỉ còn đơn vị Cửu Long II, nên địch huy động một lực lượng khá lớn theo dõi, phục kích trên các đường mòn. Chúng tăng cường lực lượng các đồn lớn, hành quân bằng cơ giới lưu động theo các đường lộ chính để chặn đánh quân ta. Chúng tôi đã đi qua những khoảng đất trống, nhất là những chỗ gần lộ xe ôtô, nhìn thấy công sự cá nhân và rất nhiều vỏ đồ hộp của địch bỏ lại trước khi chúng rút đi. Toàn Tiểu đoàn hành quân suốt 22 ngày đêm trên núi an toàn không hề chạm trán với địch.

Chiều ngày 28-11-1947, Tiểu đoàn về đến Loboeuk (Srok Chhuk) đây là vùng đồng bằng tỉnh Kampot. Từ đây về tới kênh Vĩnh Tế - Hà Tiên đều là đồng ruộng mênh mông, nhưng vẩn có nhiều cây cối và làng xóm che khuất, không trống trải như ở đồng bằng Nam Bộ. Từ Loboeuk đơn vị điện cho Bộ Tư lệnh Khu 9 hỏi về kế hoạch có một đại đội của Hà Tiên được phái đến Loboeuk đón Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II để cùng hành quân về kênh Vĩnh Tế - Hà Tiên, mà không thấy lên. Điện của Khu 9 cho biết là trong 10 ngày qua, địch bố ráp liên tiếp tại kênh Vĩnh Tế, Liên chi đội Hà Tiên phải chiến đấu liên tục với quân Pháp. Chúng huy động cả tàu chiến trên sông, tiến công vùng giải phóng, khủng bố nhân dân và chặn đường tiến về Hà Tiên của Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II. Do đó, không thể đưa được đại đội lên Leboeuk đón chúng tôi, vì vậy Cửu long II phải tự hành quân tiếp về Hà Tiên. Không còn chờ đợi gì nữa, từ đây về tới kênh Vĩnh Tế nếu có liên lạc dẫn đường thì chỉ đi hết 2 ngày 1 đêm.


(1) Hải ngoại I: Bộ đội Độc lập số 1, khi lên đường về nước anlì Dương Tân (tức Huỳnh Văn Vàng, chỉ huy trưởng, anh Đặng Văn Duyệt Bí thư chi hộ, Ngô Thất Sơn là phó chỉ huy. Về đến khu 7 Nam Bộ, hai anh Duyệt và Vàng được bố trí công tác khác. Anh Ngô Thất Sơn làm chỉ huy trường hoạt động tại biên giới Tây Ninh. Từ 1947 - 1950 hoạt động tai ở Đông Bắc Cao Miên, lấy tên là Bộ đội Sivôtha. Bộ đội Độc lập số 1 lên đường về nước ngày 9-8-46 và đến Tây Ninh 10-9-46
Hải ngoại II: Bộ đội Quang Trung do anh Phạm Ngọc Thuần làm chỉ huy kiêm chính trị viên, anh Hoàng Xuân Bình chỉ huy trưởng quân sự về khu 9 Nam Bộ cuối năm 1946; anh Nguyễn Trọng thường và Giao chỉ huy phó, Hoàng Ngọc Cừ chính trị viên, anh Võ Hoàng chính trị viên phó. Lên đường về nước ngày 15-11-46 và đến Vĩnh Gia Khu 9 ngày 5-1-1947.
Hải ngoại III: Chi đội Trần Phú do các anh Nguyễn Chánh chi đội trưởng, anh Lê Quốc Sản và Đỗ Huy Rừa là 2 chi đội phó; anh Trần Văn Sáu chính trị viên; hai anh Hải Nam và Dương Cự Tẩm là chính trị viên phó; anh Sơn Ngọc Minh là cố vấn Chi đội, về đến Tây Ninh (ngày 27-2-1947, sau sáu mươi lãm ngày đêm) (xuất phát 26-12-1946 đến khu 7 ngày 27-2-1947). Anh Trần Văn Sáu đi làm nhiệm vụ khác, anh Đỗ Huy Rừa về Bến Tre phụ trách trung đoàn phó trung đoàn 99, khi thành lập tiểu đoàn 307, anh Rừa là Tiểu đoàn trưởng. Ban chỉ huy chi đội Trần Phú còn lại 3 anh: Nguyễn Chánh chi đội trưởng, Lê Quốc Sản chi đội phó, Dương Cự Tẩm chính trị viên.
Hải ngoại IV: Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II, Ban chỉ huy Tiểu đoàn gồm các anh: Dung Văn Phúc (Dương Quang Đông) Tiểu đoàn trường, anh Trương Văn Kỉnh chính trị viên; Bông Văn Dĩa Tiểu đoàn phó. Khi về đến khu 9, các anh trong Ban chỉ huy Tiểu đoàn được bố trí công tác khác. Ban chì huy mới là các anh Đào Mạnh Duệ; Trần Quang Lợi và anh Từ Thiện Tài chỉ huy phó. (Tiểu đoàn Cửu Long II xuất phát 07-11-47), đến kênh Vĩnh Tế Hà Tiên - Khu 9 ngày 01-12-1947 - 25 ngày đêm).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2022, 03:47:30 pm »

TRẬN LOBOEUK CẠNII LỘ CHHUK
(5 giờ 30 sáng 20-11-1047)

Chiều ngày 28-11-1947, trời vừa tối, sau một tiếng đồng hồ hành quân thì đến lộ Chhuk lộ chính chạy từ Phnom-Pênh xuống thị xã Kampot). Trinh sát vượt qua lộ. Trung đội đi đầu dọn đường cho đơn vị tiếp tục hành quân trong khu rừng thưa. Đếm tối không có người dẫn đường. Đi gần 2 tiếng đồng hồ, cho anh em nghỉ lại để sáng tìm người địa phương. dẫn đường. Anh em thay phiên nhau canh gác dể đơn vị ngủ. Đến mờ sáng thức dậy, chuẩn bị hành quân thì một số anh em đã nhìn thấy lộ Chhuk vẫn ở bên cạnh. Địch đang tiến sát đơn vị. Trung đội hậu vệ liền bố trí chiến đấu ngay. Tất cả các khẩu súng đã lên đạn chờ địch. Anh Đào Mạnh Duệ đứng bên cạnh anh Đặng Ngữ Trung đội phó với khẩu trung liên Browing. Quả nhiên thấy mấy tên lính Pháp và ngụy mặc quần áo vàng, tay cầm súng lom khom tiến vô. Chúng vừa đến một bàu nước cách chúng tôi khoảng 30m thì ta ra lệnh bắn. Khẩu trung liên và các loại súng khác đều lên tiếng. Mấy tên đi trước ngã tại chỗ (kể cả tên Pháp chỉ huy). Bọn phía sau tiếp tục xông tới. Các khẩu trung liên của ta tiếp tục nổ. Cuộc chiến đấu giữa ta và địch chỉ kéo dài 30 phút. Địch chết và bị thương 15 tên. Tiểu đoàn tiếp tục hành quân. Để bảo vệ cho tiểu đoàn, trung đội anh Đặng Ngữ được lệnh để lại 1 tiểu đội sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết.

Đến 3 giờ chiều, chúng tôi đến một khu rừng thưa thuộc núi Pang Hang. Nơi này cách lộ Pang Hang 2 cây số, có đồn Tàni, gồm một đại đội địch do Pháp chỉ huy. Toàn đơn vị vô rừng ăn lương khô và nghỉ ngơi khoảng hai tiếng đồng hồ lại tiếp tục vượt qua lộ Pang Hang, hành quân theo hướng kênh Vĩnh Tế - tỉnh Hà Tiên.

TRẬN LOBOEUK LẦN TIIỨ II
(6 giờ sáng 29 tháng 11-1947)

Như vậy, sau trận nổ súng đầu tiên với một đại đội địch chúng bỏ lại xác, rút khỏi trận địa củng cố, lại tiến vô. Nhưng bất ngờ chúng lại bị một đơn vị của ta đánh một trận nữa. Trận này kéo dài khoảng 20 phút, địch chết và bị thương thêm hàng chục tên. Trận đánh kết thúc. Anh em ta theo vết của Tiểu đoàn hành quân đến lộ Pang Hang.

HAI TRẬN THẮNG LỚN
(Pang Hang - Tàni) (17 giờ ngày 29-11-1947)

Năm giờ chiều 29-11-1947, đơn vị được lệnh ra khỏi rừng chờ trinh sát về để hành quân qua lộ Pang Hang - Tàni. Bỗng được tin báo: Phía trước có địch đang tiến vô, đồng thời ít nhất cũng một đại đội địch từ phía khác đang tiến về phía quân ta. Ta bố trí chiến đấu ngay. Trung đội đi đầu do anh Huỳnh Công Đồng, làm trung đội trưởng bố trí đánh cánh quân phía trước. Trung đội I do anh Trần Quang Lợi làm trung đội trưởng và anh Đào Mạnh Duệ, chính trị viên, bố trí đánh địch cánh thứ hai. Các trung đội khác luỉ vào mé rừng sẵn sàng chiến đấu. Tất cả các chiến sĩ đều nằm sau các gò mối, gốc cây, bờ ruộng chờ lệnh. Những tiếng nổ từ phía trước - Đó là một loạt súng của trinh sát ta. Tiếp theo các loại súng của địch bắn như mưa về phía quân ta. Địch còn cách ta khoảng 100m thì trung đội phía trước nổ súng. Trận chiến đấu diễn ra quyết liệt. Đơn vị địch đi đầu bị diệt nhiều tên. Các toán khác cũng bị trúng đạn. Trận chiến đấu đến phút thứ 45 thì cánh quân khác của địch tràn tới. Chờ cho địch tới gần, ta đồng loạt nổ súng. Nhiều tên địch chết và bị thương. Như vậy, cả hai cánh quân địch đều bị ta đánh bật đi. Lúc ấy, anh Dung Văn Phúc đứng giữa bãi cỏ, nói lớn: “Cần một đồng chí tiểu đội trưởng dẫn một tiểu đội theo trinh sát tiến nhanh ra lộ Pang Hang, phục kích trước, ai xung phong sẽ được đề bạt lên cấp trung đội”. Tức thì anh Lưu Ngọc San, tiểu đội trưởng, giơ tay, nói: “Có tôi!”. Và anh lập tức dẫn tiểu đội mình chạy ra lộ, bố trí phục kích. Lúc bấy giờ, trung đội 3 được lệnh vượt qua lộ, chờ đánh bọn địch ở đồn Tàni. Chúng tôi đi qua lộ Pang Hang khoảng 500m thì dừng lại chờ. Lúc ấy trời đã mờ tối. Đồn Tà ni cách chúng tôi khoảng 2 cây số. Quả nhiên, sau khi chúng tôi vượt qua lộ, thì bắt đầu nghe súng nổ. Quân tiếp viện của địch đi kèm có một xe nồi đồng (thiết giáp). Chúng không ngờ ta phục kích chúng. Bị đánh bất ngờ, nhiều tên chết và bị thương. Như vậy trong gần 1 giờ 30 phút, ta đánh hai trận liền trên hai địa điểm cách nhau khoảng 1km. Địch chết và bị thương trên 30 tên thu 10 súng và nhiều đạn dược. Phía ta, một chiến sĩ hy sinh (anh Nhuận). Hai trận đánh địch tại lò Vôi Pang Hang này, đã tỏ rõ tinh thần chiến đấu dũng cảm và quyết tâm đánh địch của cán bộ và chiến sĩ tiểu đoàn. Nghỉ ngơi trên dưới một tiếng đồng hồ, chúng tôi lại hành quân tiếp.

Tối 29-11-1947, chúng tôi đang đi thì nghe nhiều tiếng súng trung liên, liên thanh nổ tại lộ Pang Hang (nơi ta vừa đánh địch hai trận hồi chiều). Đó là đơn vị do anh Đặng Ngữ chỉ huy ở lại Loboeuk đánh địch tại lộ Chhuk cho Tiểu đoàn hành quân và đã đi sau hai tiếng, khi tới lộ Pang Hang - Tani bất ngờ các chiến sĩ ta nghe địch la lớn bằng tiếng Pháp: Attention Việt Minh (coi chừng Việt Minh). Lập tức, ta được lệnh nổ súng ngay. Hai bên bắn nhau đến 20 phút. Địch chết và bị thương một số. Tên chỉ huy Pháp la ầm ĩ: “Rờpli, rờpli” (Repli, repli) (rút, rút). Vậy là chúng lại rút chạy về đồn Tani. Số địch này chính là những tên trở lại trận địa cũ hồi chiều để lấy xác đồng bọn, nhưng không ngờ lai gặp quân ta cùng vừa đi tới. Đó là một trận tao ngộ chiến. Sau khi kết. thúc trận đánh, các chiến sĩ tiếp tục nhờ nhân dân dẫn đường, hành quân theo các đơn vị của ta đi trước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2022, 03:48:50 pm »

HÀNH QUÂN ĐÁNII ĐỊCH GIỮA BAN NGÀY TRÊN ĐỒNG RUỘNG

Từ Pang Hang về tới kênh Vĩnh Tế, phải đi mất một đêm hai ngày. Hai ngày sau cùng hành quân theo đơn vị, từng trung đội là chủ yếu. Tuy là đồng ruộng, nhưng có nhiều lùm cây và bụi tre che khuất. Vừa đi lại vừa đánh địch, rất dễ bị lạc nhau, nên không thể đi tập trung toàn Tiểu đoàn được. Trung đội 1 đi khoảng 9 giờ sáng ngày 30-11-1947 thì nghe nhiều trận đánh của các đơn vị đi trước. Bỗng anh em phát hiện có địch đang ở phía sau. Bọn chúng lố nhố có đến một trung đội. Lập tức, anh Đào Mạnh Duệ ra lệnh cho trung đội sẵn sàng chiến đấu. Địch tiến đến gần. Chúng tôi cho lệnh nổ súng. Địch không dám tiến nữa. Chúng bắn xối xả về phía chúng tôi. Trận chiến đấu giữa ban ngày trên đồng ruộng như đánh trận giả, chúng tôi nghĩ thầm như vậy. Cuộc chiến đấu kéo dài khoảng 30 phút thì chúng rút chạy. Chúng tôi bắn đuổi theo. Địch rút chạy xa hơn. Hàng chục trận chiến đấu giữa ban ngày trên đồng ruộng như vậy của các đơn vị đà diễn ra liên tiếp trong hai ngày 30-11-1947 và 01-12-1947. Chúng tôi tiếp tục hành quân. Trên đường đi ngang các thửa ruộng lúa non, ai nấy đói cồn cào. Lương khô (cơm khô) còn quá ít, cần để dành. Bởi vậy biết là không phái với dân anh em đành tuốt lúa non bỏ đầy hai túi quấn, vừa đi vừa nhai cho đỡ đói. Suốt đường hành quân, chúng tôi tự xưng mình là Quân đội Việt Nam đánh Pháp, giành độc lập tự do cho Việt Nam, cho đất nước Campuchia. Chính vì vậy, đi đến dâu chúng tôi cũng được nhân dân cho hoặc bán lương thực và cho người dẫn đường. Hành quân và chiến đấu trên địa hình ruộng nước có nhiều cây cao che khuất tầm nhìn. Vì vậy từ Pang Hang về kênh Vĩnh Tế - Hà Tiên không còn giữ được đội hình như khi hành quân trên núi. Do địa hình như vậy anh em phải bám sát nhau để cùng chiến đấu nếu gặp địch.
 
QUYẾT DIỆT ĐỊCH KHI QUA LỘ TONHON
(30-11 - 1-12-1947)

Biên giới Việt Nam càng đến gần. Khoảng 8 - 9 giờ sáng lại có tiếng súng nổ ba bên, bốn bên, sau này chúng tôi mới biết đó là các trận đánh địch tại lộ TonHon của những đơn vị đi trước chúng tôi. Đến lộ TonHon, có đồn địch cách chỗ chúng tôi vượt lộ khoảng 500m. Bỗng hai người dẫn đường bỏ chạy về hướng đồn TonHon. Chúng tôi buộc phải bắn mấy phát chỉ thiên và đuổi theo bắt giữ hai người này lại. Một tiểu đội vượt nhanh qua lộ, bố trí phục kích theo lộ xe. Lúc ấy khoảng 5 giờ chiều ngày 01-12-1947. Nhìn thẳng lộ không thấy có địch, chúng tôi cho đơn vị qua lộ TonHon và cùng hành quân về phía trước. Sau khi qua kênh Vĩnh Tế, chúng tôi mới biết các đơn vị đi trước đã đánh địch 3 trận tại lộ TonHon, có hai anh hy sinh, đó là anh Nhượng và Ngạn, trận chiến đấu diễn ra rất quyết liệt kéo dài đến 20 phút, địch chết và bị thương trên 10 tên, có một số Tây Marốc và ngày 1-12-1947 đồn TonHon đã tự rút chạy. Bên ta có 7 anh em, bị lạc đơn vị đã chiến đấu rất dũng cảm với một trung đội địch. Anh Trần Mạnh Thắng bị thương, và bị địch bắt đem về đồn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2022, 03:50:08 pm »

ĐÁNH THẮNG HAI TÀU TÂY MARỐC
(1-12-1947)

Qua khỏi lộ TonHon, chúng tôi thấy rặng cây xanh hai bờ kênh Vĩnh Tế ngày càng gần. Ai nấy đều mừng vui, quên hết mệt nhọc và bụng đói. Nhưng khi gần đến bờ kênh thì lại nghe súng nổ liên tiếp. Chúng tôi phải ngưng hành quân. Tất cả được lệnh bố trí lại đội hình và cho trinh sát về phía kênh Vĩnh Tế nắm tình hình địch. Anh em trinh sát trở lại cho biết, đó là trận chiến đấu giữa đạn vị đến trước đánh hai tàu địch và địch đã rút. Trung đội chúng tôi cấp tốc đi đến kênh Vĩnh Tế. Đồng bào cho ghe, xuồng sang đón. Lúc ấy khoảng 17 giờ ngày 01-12-1947. Anh em cho biết, đó là trận đánh hai tàu Tây Marốc. Anh Dung Văn Phúc trực tiếp chỉ huy trận đánh này. Gần 20 tên địch chết và bị thương. Chúng đã phải rút về Hà Tiên. Bên ta, anh Quát, y tá, bị chết đuối khi qua kênh bị nước chảy xiết cuốn đi. Tất cả chúng tôi được đồng bào đưa vô Tà Teng cách kênh Vĩnh Tế 2km, nơi các đơn vị đến trước đều đã tập trung tại đây. Như vậy là chiều tối 01-12-1947, đơn vị chúng tôi về tới Hà Tiên, được bộ đội địa phương đưa bằng xuồng vô Tà Teng, nơi tập kết của toàn Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II. Đệm hôm ấy có một đại đội chủ lực Hà Tiên đến để chuẩn bị đánh địch vào sáng hôm sau. Anh Dung Văn Phúc đề nghị cho một trung đội của Cửu Long II cùng đại đội địa phương đánh địch. Nhưng Liên đội Hà Tiên đề nghị để anh em được nghỉ ngơi.

Kiểm lại quân số thấy còn thiếu các anh Trần Mạnh Thắng tiểu đội trưởng, Đinh Văn Hải và 7 anh: Vũ Đình Ty, Lễ, Khôi, Bộ (Nhật), Tao (khố xanh), Cảm (Mã Lai) và Lưu Ngọc San tiểu đội trưởng. Bảy anh em này khi lạc đơn vị đã đi chung thành tiểu đội chiến đấu do anh Lưu Ngọc San chỉ huy đi lạc về phía núi Tà Xoong (tức là núi Kirivông) thuộc Tà Keo và mấy hôm sau anh em này về đến đơn vị tại huyện Sử. Anh Trần Mạnh Thắng lạc một mình, bị địch bắt giam. Sau một thời gian anh trốn được, trở lại hoạt động tại Srock Kokông, thuộc vùng Tây Kampot. Từ Cách mạng tháng 8-1945 và năm 1946 anh đã từng chiến đấu trong bộ đội độc lập võ trang tuyên truyền liên quân Lào - Việt ở tỉnh Paksế (Lào) do ông Sithon Kômađam chỉ huy. Cuối năm 1946 anh Thắng đến chiến khu Noỏng Ổn (tỉnh Oudon - Thái Lan) làm tiểu đội trưởng và tiếp tục sang vùng địch hậu tỉnh Vientiane (Lào) chiến đấu, phụ trách trinh sát. Về đến Tà Teng, chúng tôi được biết đại đội trong liên chi đội chủ lực Hà Tiên này được lệnh lên Lobotiuk đón Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II. Nhưng vì phải liên tiếp chiến đấu nên không lên đón được. Cuộc hành quân 25 ngày đêm, nhưng 3 ngày cuối cùng rất quyết liệt giữa ta và địch. Trong khi anh em luôn bị đói và khát, thì quân địch rất đông, nhưng tinh thần chiến đấu kém nên giao tiếp với ta chỉ một thời gian ngắn là rút lui. Vừa đánh vừa đi, toàn đơn vị đã về đến Tổ quốc gần như đầy đủ, mà còn thu được 10 khẩu súng của địch tại hai trận đánh ở Pang Hang (Lò Vôi). Nếu kể cả trận đánh đồn Sằm Lốt ở biên giới Thái Lan - Campuchia, hai trận Loboeuk ở lộ Chhuk, hai trận đánh lớn ở (Lò Vôi) - Pang Hang, ba trận đánh địch tại lộ TonHon, trận đánh tàu Marốc ở kênh Vĩnh Tế và nhiều trận đánh nhỏ trên đường hành quân thì có đến 15 trận lớn nhỏ. Địch chết và bị thương ít nhất cũng trên 130 tên, trong đó có một số tên Pháp và Marốc, ta thu 17 súng các loại và nhiều đạn dược. Ta hy sinh, và bị thương 6 đồng chí. Chúng tôi về tới đất nước trước sự mừng vui không kể xiết của đồng bào và bộ đội Hà Tiên.

Đến nay, hồi tưởng lại cuộc hành quân 25 ngày đêm trở về với đất nước, chúng tôi thấy tập thể cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II có một sức mạnh đặc biệt, nếu không nói là phi thường. Trải qua bao gian khổ và hiểm nguy, nhưng không một ai nao núng; trên dưới một lòng, đoàn kết thống nhất, đã tạo nên sức mạnh cho toàn đơn vị, trước hết là từ Ban chỉ huy Tiểu đoàn mà anh Dung Văn Phúc là Tiểu đoàn trưởng, anh Trương Văn Kỉnh, chính trị viên, anh Bông Văn Dĩa tiểu đoàn phó. Anh Sơn Ngọc Minh, người cán bộ cách mạng Campuchia, anh Kính, cụ Tiến già đều là những bậc đàn anh mà chúng tôi rất quý mến.

Cho đến nay, những đồng chí, anh em đó có người còn, người mất, nhưng hình ảnh của họ luôn sống mãi với chúng tôi, luôn lưu lại trong lòng nhân dân qua nhiều thế hệ. Rất tiếc, trong quyển sách nhỏ này, chúng tôi chỉ nhắc lại được một phần hết sức nhỏ công lao của các đồng chí đối với tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II. Xin những người đã khuất tha lỗi cho chúng tôi và xin biết ơn tất cả.

Để ghi lại tình cảm của mình trong những ngày đầu tiên về tới đất nước, anh Đào Mạnh Duệ có ghi nhật ký bằng thơ với tựa để Về đến Đất mẹ như sau:

Mùi Hải ngoại về đây đâu còn nữa
Ngót tháng trời ròng rã nắng mưa sương
Trải gian lao rừng núi dạ gan trường
Bao đói rét chẳng sờn gan dũng sĩ
Đều chân bước dạ cùng nhau quyết chí
Mặc quân thù hết vi bọc, bao vây
Tiếng hô vang lẫn giọng thét hàng ngày
Đoàn Hải ngoại đã nhiều phen chiến thắng
Hôm nay đây tưởng ngày qua văng vẳng
Trước đồng bào trong im lặng thân yêu
Trong say sưa thỏa chí giữa muôn chiều
Đây đất nước đã bao ngày xa nước

      (Kênh Vĩnh Tế - Hà Tiên ngày 2-12-47).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2022, 03:52:34 pm »

TRÊN CHIẾN TRƯỜNG BẠC LIÊU - RẠCH GIÁ - SÓC TRĂNG

Sau 4 ngày nghỉ ngơi tại căn cứ Tà Teng - Hà Tiên, sức khoẻ anh em hồi phục rất nhanh. Ngày 5-12-47, Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II tiếp tục hành quân ban đêm bằng xuồng xuyên qua vùng giải phóng và các vùng địch, vượt qua lộ Cái Sắng (vùng Hòa Hảo) Long Xuyên, về Huyện Sử, Thới Bình (Cà Mau) vào ngày 8-12-1948. Chúng tôi đóng quân dọc theo kênh xáng Huyện Sử. Sau đó hành quân vô Cái Sắng. Dẫn đường đưa chúng tôi về vùng giải phóng Khu 9 là đại đội của Liên chi đội Hà Tiên. Nghe tin bộ đội Hải ngoại về, các ba, các má chiến sĩ, các chị em cùng như các em thiếu nhi, các đoàn thể thanh niên Huyện Sử - Thới Bình, huyện Cà Mau hàng ngày liên tiếp đem quà bánh đến hỏi thăm, ủy lạo đơn vị. Xuồng ghe nườm nượp chở đến: mía, chuối, khóm, bánh tét, bánh ít v.v... Đồng bào ân cần thăm hỏi, chăm sóc chúng tôi. Các em thiếu nhi luôn bên cạnh chúng tôi để xem các loại vũ khí mới, nghe chúng tôi kể chuyện về kiều bào ở Thái Lan, dạy các em học các bài ca, bài múa lămvông. Sau vài ngày đến Huyện Sử, thì được anh Phan Trọng Tuệ đến thăm. Toàn đơn vị tập trung tại một khu đất rộng có nhiều cây vú sữa lớn, nơi này cách chợ Huyện Sử khoảng hai cây số. Đơn vị ngồi thành hàng ngang với quần áo kaki vàng, mũ sắt, vũ khí đầy đủ. Anh Dung Văn Phúc giới thiệu: Đây là anh Phan Trọng Tuệ, thay mặt Bộ tư lệnh Khu 9 và hai anh Nguyễn Thiện Thành và Trương Công Trung là hai bác sĩ ở Sài Gòn ra kháng chiến. Tiếp đó, anh Phúc giới thiệu từng đơn vị để cho khách biết. Chúng tôi rất vui mừng được gặp các anh. Anh Phan Trọng Tuệ nói chuyện thân mật với chúng tôi. Anh rất vui mừng thấy chúng tôi ai nấy đều khỏe mạnh và vui trẻ. Anh khen ngợi tinh thần khắc phục khó khăn của chúng tôi, và đã chiến đấu rất dũng cảm, đánh thắng địch liên tiếp trên đường hành quân, hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ về nước cùng đồng bào Nam Bộ. kháng chiến, cứu nước. Anh còn cho biết: anh cũng là một Việt kiều ở Vientiane (Lào), hoạt động cách mạng ở đó và bị Pháp bắt đưa đi đày Côn Đảo. Sau cách mạng tháng 8-1945, anh cùng nhiều anh em trở về khu 9. Anh có người chị ruột tên là Đĩnh ở Phôn Khên(1). Anh Dung Văn Phúc cảm ơn sự quan tâm của Bộ tự lệnh Khu và thay mặt anh em, hứa sẽ cùng các đơn vị và đồng bào Khu 9 đánh địch bảo vệ dân và phát triển lực lượng.

Chúng tôi múa hát lămvông và chụp ảnh kỷ niệm. Những bức ảnh quý giá ấy, hiện nay chúng tôi vẫn còn giữ.

Đóng quân ở Huyện Sử được vài ngày, toàn đơn vị đến đóng tại Rạch Cái Sắng. Rạch Cái Sắng cách chợ Thới Bình khoảng 4 cây số theo dòng sông Trạm. Văn phòng Tiểu đoàn lại đóng gần cơ quan Viện Văn hóa Nam Bộ. Anh chị em cơ quan bạn có chị Hồ Thị Thiện thường qua lại thăm và xem anh em Cửu Long II múa lăm vông. Thời gian ở Rạch Cái Sắng. Tiểu đoản Hải ngoại Cửu Long II được Bộ tư lệnh Khu 9 Tổ chức liên hoan chiêu đãi rất trọng thể, có anh Phan Trọng Tuệ và các anh ở Khu đến dự.

Cuốỉ năm 1987, trong một buổi gặp mặt chị Thiện vui cười nhắc lại: “Hồi đó, tôi biết Hải ngoại Cửu Long II các anh và biết anh Duệ”. Anh Duệ bất ngờ nhớ lại một thời kỷ niệm. Đây là mối quan hệ mật thiết giữa bộ đội Cửu Long II với thanh niên cơ quan và nhân dân mà anh em chiến sĩ Hải ngoại chúng tôi không bao giờ quên. Hồi ấy chị Thiện còn nhỏ tuổi. Nay gặp lại, chị đã là giám đốc trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thành phố Hồ Chí Minh.

Một thời gian sau, tiểu đoàn hành quân sang kênh 30, phía trong Huyện Sử. Đây là rừng U Minh. Sau ít ngày ở kênh 30, tiểu đoàn ra đóng ở Rạch Bà Đặng, gần chợ Thới Bình. Hổi đó đơn vị nào cũng phải thường xuyên di chuyển địa điểm đóng quân, đề phòng gián điệp chỉ điểm cho máy bay Pháp đến đánh phá. Tiểu đoàn Cửu Long II là đơn vị trực thuộc Ban quân sự Nam Bộ. Khi ấy do anh Thanh Sơn phụ trách, anh Nguyễn Đăng làm Tham mưu trưởng. Nhưng về mặt quản lý thì trực thuộc Bộ Tư lệnh Khu 9 (cũng như Tiểu đoàn Cửu Long I). Về tác chiến, tiểu đoàn chịu sự lãnh đạo của Ban chỉ huy trung đoàn 125 Bạc Liêu. Đơn vị được tổ chức biên chế lại, vẫn trên cơ sở các trung đội cũ lấy tên là: Bộ đội Hải ngoại Cửu Long II. Ban quân sự Nam Bộ bổ nhiệm anh Đào Mạnh Duệ làm chính trị viên, anh Trần Quang Lợi và sau đó bổ nhiệm thêm anh Từ Thiện Tài, đề bạt thêm một số cán bộ bộ đội Cửu Long II lên làm cán bộ trung đội tiểu đội và điều động một số cán bộ trung đội ở khu 9 về làm cán bộ trung đội. Cụ Tiến già quân lương và anh Nguyễn Như Đãi về khu 9 công tác, anh Huỳnh Công Động, anh Khôn, anh Nhơn, anh Huỳnh Thành Lễ, anh Phận, anh Xã, anh Duyên, anh Chên, anh Lầu. đi làm nhiệm vụ khác. Anh Phạm Văn Trị về làm chính trị viên trưởng trường quân chính Quang Trung khu 9, anh Cao Quang Diên về phụ trách công tác huấn luyện quân sự trường quân chính Quang Trung. Anh Đặng Ngữ trung đội phó được đề bạt lên trung đội trưởng. Hai anh Lưu Ngọc San, Đỗ Trọng Long tiểu đội trưởng được đề bạt lên trung đội phó và cử đi học trường Lục quân Gia Định của Nam Bộ (3 anh này đều có trình độ văn hóa khá). Anh Trịnh Xuân Việt, Nguyễn Anh Thư, anh Diệp, anh Cường Để trung đội trưởng; các anh Phạm Yên (các năm qua anh Phạm Yên là phó giám đốc Sở Nông nghiệp tỉnh Cửu Long), Lê Hoàng, Phạm Công Biểu, Nguyễn Thọ Huyền, chính trị viên trung đội. Các anh em trung đội phó: Nguyễn Văn Tới, Lê Tương Phụng, Tao, Sanh. Thời gian sau đề bạt anh Nguyễn Cao Hữu làm trung đội phó v.v... Bộ đội Cửu Long II biên chế thành 5 trung đội chiến đấu, nhưng luôn luôn có một trung đội luân phiên về bảo vệ Ban quân sự Nam Bộ. Như vậy Bộ đội Cửu Long II thường xuyên có 4 trung đội chiến đấu. Sau một thời gian chiến đấu, Ban quân sự Nam Bộ điều thêm anh Từ Thiện Tài về làm chỉ huy phó. Còn các anh trong Ban chỉ huy Tiểu đoàn cũ như: anh Dung Văn Phúc, Tiểu đoàn trưởng, Trương Văn Kỉnh chính trị viên, Bông Văn Dĩa tiểu đoàn phó đi nhận nhiệm vụ khác. Trong thời gian chiến đấu tại Bạc Liêu - Rạch Giá, bộ đội Hải ngoại Cửu Long II có tuyển thêm khoảng 60 chiến sĩ là thanh niên thuộc các huyện Cà Mau, Trần Văn Thời, Giá Rai v.v... ở tỉnh Bạc Liêu. Khi ấy chúng tôi tuyển quân rất dễ. Ví dụ, đợt cần khoảng 30 người thì số tình nguyện xin nhập ngũ lên đến 60 người. Phụ trách khối Văn phòng Bộ đội Cửu Long II kiêm thư ký là anh Huỳnh Thiện Sanh (tức Hoàng Sơn). Y tế đơn vị là anh Mai và 5 cứu thương là các anh Tôn, Thọ, Bốn, Hiếu, Liệu. Tổng quân số lúc này vẫn là 280 người. Phương tiện hành quân là xuồng ba lá. Hàng ngày đơn vị nắm tin tức địch qua tình báo trung đoàn 125 (Bạc Liêu), bố trí trinh sát đi nghiên cứu trận địa và kế hoạch địch đi bố ráp vùng giải phóng. Đơn vị luôn luôn dời điểm đóng quân để tránh mắt địch dòm ngó. Chúng tôi luyện tập quân sự, hành quân thường xuyên.


(1) Trong cách mạng tháng 8-1945 Phôn Khên là chiến khu đầu tiên của Vientiane và nhà chị Đĩnh lại chính là Văn phòng Bộ tư lệnh Bộ đội Việt kiều giải phóng quân tỉnh Vientiane, sau đó vài tháng dời toàn bộ sang trại Mobile gần Thạt Luổng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Mười, 2022, 03:54:36 pm »

Mỗi buổi chiều xuống xuồng chuẩn bị hành quân, toàn đơn vị theo cự ly hàng dọc dài theo kênh Xáng, nhìn rất vui mắt và khí thế. Trên bờ kênh, nhân dân ra đứng nhìn chúng tôi và vẫy chào với tình cảm lưu luyến. Mỗi địa phương chúng tôi đến đều đem lại không khí vui tươi trong nhân dân.

Hồi ấy mỗi chúng tôi đều được cấp một chiếc nóp, một bộ quần áo bằng vải đen, áo có hai “con đỉa” trên vai, và một bộ kaki vàng bằng Gabardine Mỹ may sẵn được trang bị từ khi còn ở chiến khu I - Prak-Poỏng, tỉnh Prachin Bouri (Thái Lan); 1 “túi nhái” đựng bàn chải và hộp thuốc đánh răng bằng nhôm hiệu Gib. Tối đi ngủ, chui vô chiếc nóp. Nóp được đặt ở chỗ trống trong nhà hoặc ngoài mái hiên đều được. Hồi ấy Tây gọi chiếc nóp là chiếc “Mùng Việt Minh”. Ngày nay chiếc nóp không còn nữa. Nếu có thấy chăng là chỉ còn trong Viện bảo tàng. Muỗi U Minh rất nhiều, có khi phải nhúng nước chiếc nóp để ngủ. Lúc đầu. chung vô nóp rất ngột ngạt và nóng. Song rồi cũng quen dần.

Nơi Ban chỉ huy đơn vị đóng thường là một nhà tương đối rộng và ở trung tâm các trung đội. Khi từ Hà Tiên về tới Huyện Sử vào lúc khuya, đơn vị dừng quân để nghỉ, anh em gõ cửa xin đồng bào cho nghỉ tạm thì có một số nhà dân sợ không dám mở cửa, nói: “Nhà chật, không có chỗ ngủ”. Sau một hồi lâu, chủ nhà mới dám mở cửa. Thấy chúng tôi mặc quần áo kaki vàng, mũ sắt, nhưng thái độ từ tốn nên đồng bào chỉ cho chúng tôi những chỗ có thể lật nóp nằm ngủ. Sáng thức dậy, chúng tôi thấy đồng bào mang quà bánh tới úy lạo, thăm hỏi bộ đội. Mỗi lần đến một nơi nào đó, anh em đều làm tốt công tác dân vận, nói cho đồng bào nghe về tình hình kháng chiến chống Pháp của cả nước, cuộc sống, phong trào cách mạng và lực lượng Việt kiều giải phóng của Việt kiều Lào - Thái Lan... Anh em còn làm vệ sinh đường sá, sửa và làm lại các cây cầu khỉ, giúp dân làm rẫy, làm ruộng... Ban đêm dạy các em thiếu nhi ca hát. Mười lời thề danh dự và 12 điều kỷ luật dân vận đều thi hành nghiêm chỉnh... Chúng tôi còn nhớ, hồi tháng 2-1948, khi bộ đội đóng trong ngọn Rạch Bà Đặng, ngày chủ nhật, có một số anh em xin phép ra chợ Thới Bình chơi. Nhưng tối chủ nhật có hai anh tiểu đội trưởng không thấy về. Sáng thứ hai, trong giờ tập hợp trung đội, hai anh bị phạt đứng nghiêm tại giữa sân một giờ đồng hồ vì tính vô kỷ luật, mất cảnh giác. Mọi người sống với nhau rất chan hòa, đoàn kết, vui vẻ và thoải mái trong tình thương yêu đồng đội, đồng chí, nhưng kỷ luật thì rất nghiêm không từ một ai sai phạm. Tiểu đội phó phục tùng tiểu đội trưởng một cách răm rắp, tự giác, chưa nói đến chiến sĩ với cấp tiểu đội và các cấp khác trong tiểu đoàn. Đúng là kỷ luật sắt mà tự giác của một đội quân cách mạng, tình nguyện đi chiến đấu. Vì vậy đơn vị đóng quân ở nhiều nơi, có khi chỉ đi một trung đội độc lập, đều không hề xảy ra điều gì đáng tiếc. Đóng quân ở nhà dân thường chỉ một tổ 3-4 anh em. Có những gia đình thường mời anh em ăn chung hoặc dành thức ăn để anh em ăn. Sống với nhân dân, chúng tôi thấy bà con rất thương bộ đội, coi anh em như con em trong nhà. Thời gian Bộ đội Hải ngoại Cửu Long II đóng tại Huyện Sử - Thới Bình, anh Mạnh Duệ có ghi nhật ký những cảm nghĩ bằng thơ với tựa đề Lòng tôi như sau:

Từ Hải ngoại vượt muôn trùng hiểm trở
Xa Việt kiều nơi đầm ấm thân yêu
Về đền đây miền nam yêu kiều
Trong tia sáng với muôn ngàn ý sống
Lòng rạo rực với bao ngày cảm động
Trước đồng bào yêu quý tới viếng thăm
Em thiếu nhi thân mến hỏi ân cần
Thật cảm động trước tình thương thắm thiết
Mong đền đáp bằng chiến công oanh liệt.
Khỏi phụ lòng người dân Việt xa xăm
Bao băn khoăn lo lắng vô ngần
Tên Hải ngoại quyết tỏ lần đỏ thắm

      (Huyện Sử ngày 06-2-1948)

Đơn vị có ra tờ “Báo tường” viết tay bằng mực tím, in bằng bột, mỗi tuần ra một lần, phát hành đến từng tiểu đội, và gởi về Ban chính trị Khu 9. Bài vở do Ban chỉ huy và một số cán bộ trung đội viết đều được đăng trên tờ báo này. Nội dung tờ báo nhằm giáo dục, động viên tinh thần chiến đấu của đơn vị. Một số bài của tờ báo được đăng lại trên tờ báo khu 9, như bài nói về công tác Dân vận. Bài báo có đoạn: “Công tác Dân vận rất quan trọng, như cơm ăn nước uống hằng ngày, không thể thiếu được. Không làm tốt công tác Dân vận, bộ đội sẽ không thể tồn tại, Bộ đội là của Dân, từ nhân dân mà ra và vì nhân dân mà chiến đấu...”. Do đó công tác Dân vận đã được toàn thể cán bộ, chiến sĩ làm tốt. Đúng như câu khẩu hiệu: “Đi dân nhớ, ở dân thương”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM