Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 04:33:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những đứa con thân yêu  (Đọc 1877 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 09:59:45 am »

Tên sách: Những đứa con thân yêu
(Viết về cán bộ và chiến sĩ của Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II)
Nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh
Năm xuất bản: 1993


LỜI GIỚI THIỆU

Trong thời kỳ kháng chiến của nhân dân ta chống đế quốc Pháp và can thiệp Mỹ (1945-1954), Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II đã từ Thái Lan hành quân về chi viện Nam bộ kháng chiến, được phân công hoạt động, chiến đấu tại tỉnh Bạc Liêu (nay là Tỉnh Minh Hải).

Ngoài hàng chục trận chiến đấu quyết liệt với quân địch do Pháp chỉ huy, khi đơn vị hành quân qua Tây Nam Campuchia, đơn vị đã cùng với lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Bạc Liêu đánh thắng nhiều trận, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, thu nhiều vũ khí, góp phần bảo vệ và củng cố vùng giải phóng, được nhân dân hết lòng thương yêu, giúp đỡ.

Đến nay, đã trên 40 năm trôi qua, nhưng thần và ý chí chiến đấu kiên cường mãnh liệt, tất cả vì Độc lập - Tự do của Tổ quốc Việt Nam của những chiến sĩ Hải ngoại Cửu Long II vẫn mãi mãi ghi sâu trong lòng nhân dân tỉnh Minh Hải - Khu 9, và nhân dân cả nước.

Đây là những trang viết chân thực của đồng chí Đào Mạnh Duệ, một người đã gắn bó với Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II từ những ngày đầu tiên. Với sự trân trọng của “người đang sống” đối với truyền thống chiến đấu anh hùng, bất khuất của quân và dân ta nói chung, của Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II nói riêng, chúng tôi cho xuất bản tập sách “Những đứa con thân yêu” này.

Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc và mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, xây dựng làm cho truyền thống của Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II được phong phú và đầy đủ hơn.


NHÀ XUẤT BẢN THÀNH PHỐ CHÍ MINH.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2023, 09:14:06 am gửi bởi ptlinh » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 10:01:42 am »

VIỆT KIỀU THÁI LAN VÀ LÀO – NHỮNG TẤM LÒNG
SON SẮT THỦY CHUNG

NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN

Hai anh Vũ Huy Liệu và Đào Mạnh Duệ cùng học một khóa ở Phnôm-Pênh (Cao Miên). Trước cảnh các công chức người Việt Nam và Cao Miên thường bị những tên xếp Pháp hống hách quát tháo, thậm chí xé cả bản vẽ trước mặt những kỹ sư Việt Nam và Cao Miên, các anh rất căm giận. Anh Liệu trước là học sinh trường Trung Học Pavi Viettiane (Collèje - Pavi). Chú là Vũ Hữu Bỉnh - Quản Bỉnh khố xanh - (Adjudent), năm 1941, đã bí mật tổ chức đưa một trung đội khố xanh ở Viêntiane trốn sang Siam (Thái Lan) để rồi trở về đánh Pháp. Còn anh Duệ thì gia đình cha mẹ ở Sài Gòn, cùng hoàn cảnh với anh Liệu. Từ tình bạn rất thân thiết, các anh đã dần dần thổ lộ cho nhau tư tướng ghét Pháp, chống Pháp, rồi cùng nhau bỏ học, ra đi tìm đường cứu nước.

Quân đội Nhật từ Sài Gòn tiến sang Phnôm-Pênh rồi qua Siam, đi tiếp đến các nước khác phối hợp hải lục không quân đánh chiếm lại các nước thuộc địa và bán thuộc địa từ tay các đế quốc Anh, Pháp ở Thái Bình Dương, với khẩu hiệu: “Đông Nam Á của người Đông Nam Á”.

Hai anh đã bỏ học, cùng nhau bí mật trốn gia đình đi lên Vientiane (Lào) và sang Siam gặp anh Vũ Hữu Bỉnh để trở về Việt Nam đánh Pháp, giành độc lập cho Tổ quốc.

Ngài 20-11-1944, anh Duệ cùng anh Yên (bạn anh Liệu) xuống tàu đi trước. Anh Liệu ở lại tổ chức đám cưới với chị Bắc tại Cầu Lầu và đi lên Vientiane sau một tuần. Hai anh đi tàu thủy ngược dòng Mêkông, lên đến Vơn Khăm, Kỳ Nặc (Thác Khôn) thì lên đi xe ô tô hành khách tới Paksê, rồi lại xuống tàu thủy. Cuộc đi ròng rã mất 24 ngày đêm qua Vơn Khăm, Kỳ Nặc, Savanakhet. Tới Vientiane, các anh ở tại một gia đình cơ sở cách mạng (nhà bà con của anh Vũ Huy Liệu) tại xóm Thạt Luổng. Sau một tuần lễ ẩn náu các anh chị được cơ sở bí mật thuê xe ngựa chạy đến cách bến phà Thà Đừa độ 3 cây số thì xuống xuồng, gấp rút vượt sông Mêkông, sang thị xã Noỏng Khay (Thái Lan).

Khoảng 10 sáng ngày 2-1-1945, các anh tới Thái Lan, ghé thăm một gia đình làm đinh. Đó chính là gia đình anh Đỉnh.

Có nhiều Kiều bào sinh sống ở Noỏng Khay. Khi gặp các anh, kiều bào rất vui mừng. Hội Việt kiều cứu quốc Noỏng Khay điện ngay cho anh Vũ Hữu Bỉnh. Từ tỉnh Oudon (cách Noỏng Khay 50km) anh đi xe nhà binh tới gặp chúng tôi. Anh Bỉnh rất mừng gặp được người cháu ruột. Ngày 3-1-1945, anh Vũ Hữu Bỉnh với quân phục và quân hàm quan hai bộ binh Siam (chính phú Siam đặt tên cho anh Vũ Hữu Bỉnh là “Loi Thô Bin, phắc đi Thay” tức là quan hai Bỉnh tốt với Thái Lan). Anh nói tiếng Siam như người Siam và nói khá thành thạo tiếng Pháp. Anh Bính đưa hai anh vào một cơ quan của tỉnh Noỏng Khay, nhận với nhà chức trách Thái Lan: Anh Vũ Huy Liệu là cháu ruột, còn anh Duệ (đổi họ Vũ là em ruột anh Bính)

Sáng 4-1-1945, chúng tôi lên xe đi vô tỉnh Oudon, nơi anh Bỉnh làm việc. Sau đó về nhà riêng anh chị Bỉnh. Anh chị có hai cháu. Cháu gái tên là Nú, 5 tuổi (tên Việt Nam là Vũ Thị Dao) và cháu trai tên là Oudon Vũ Hữu Hùng, 1 tuổi. Sáng hôm sau hai anh được các anh lãnh đạo Hội Việt kiều cứu quốc Siam tới thăm. Tất cả đều rất mừng vui khi thấy có hai học sinh trốn Pháp sang Siam.

Các ngày tiếp theo, chúng tôi được đưa đi thăm nơi làm việc của Hội Việt kiều cứu quốc tỉnh Oudon. Còn trụ sở của Tổng hội Việt kiều cứu quốc Siam thời kỳ này đóng tại nhà anh chị Bỉnh ở Noỏng Bua. Sàn nhà bằng gỗ, có buồng và một radio có 2 tai nghe để nghe tin tức thời sự trong nước và thế giới. Anh Nguyễn Văn Long (trong Ban lãnh đạo Tổng hội Việt kiều) thường trực nghe đài hằng ngày ghi và nói lại toàn bộ tin tức cho mọi người nghe. Thời gian ấy chỉ yếu là nghe tin đánh Pháp, Nhật ở trong nước và tin Hồng quân Liên xô đánh lui quân phát xít Đức trên đất Liên Xô.

Các anh Nguyễn Văn Chấn, Bí thư Tổng hội Việt Kiều Cứu quốc Thái Lan và Nguyễn Văn Long giải thích cho chúng tôi hiểu cả Pháp lẫn Nhật đều là đế quốc xâm lược và nhân dân ta cũng như nhân dân Lào, Cao Miên cần phải đánh đổ chúng để giành lại độc lập tự do cho từng nước.

Chúng tôi còn được các anh cho biết: tất cả các tỉnh ở Siam, Lào, nơi nào có nhiều Việt kiều thì nơi ấy có tổ chức cách mạng, có các chi hội Việt kiều cứu quốc. Tổng hội Việt kiều cứu quốc Siam là chi nhánh của Tổng hội Việt Minh trong nước (Việt Nam Độc lập đồng minh). Thời gian ấy nhà anh chị Bỉnh chính là nơi làm việc bí mật của ban lãnh đạo Tổng hội Việt kiều cứu quốc Thái Lan. (Noỏng Bua cũng là nơi Bác Hồ từng ở và hoạt động cùng các đồng chí cách mạng Việt kiều). Thấy anh Duệ mới tới, anh Nguyễn Văn Chấn, Bí thư Tổng hội Việt kiều cứu quốc Thái Lan đã đọc tặng anh Duệ bài thơ “Nhớ mẹ”. Nội dung hai thơ thật phù hợp với anh Duệ trong những năm tháng xa cha mẹ và đứa em gái thân yêu của mình:

NHỚ MẸ

Con biết rồi đây mẹ khổ nhiều
Thân con biệt tích cõi vô liêu
Mẹ ngồi chờ đợi trong khuôn cửa
Nước mắt dầm tuôn ướt lụa điều

Con ra đi theo tiếng gọi của non sông
Giữa lúc rầm tai tiếng hổ gầm
Quyết lấy máu mình ra rửa nhục
Cho hồn Tổ quốc sống giam cầm.

Quyết chiếu cuốn phim sông Bạch Đằng
Và làm sống lại trận Chi Lăng
Con ôm mộng lớn noi gương sáng
Nguyễn Huệ ngoài trong dẹp phẳng bằng

Con dấn thân ra chốn hải hồ
Mẹ đừng lầm tưởng sống bơ vơ
Không bàn tay mẹ bàn tay dịu
Đã có muôn tay đón sẵn chờ


(ghi tại Noỏng Bua – Tỉnh Udon ngày 08/1/1945)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 10:03:03 am »

Mười lăm ngày đầu tiên ở nhà anh chị Bính, hai anh Liệu, Duệ và một vài Việt kiều khác được hai anh Nguyễn Văn Chấn và anh Nguyễn Văn Long thay nhau giảng cho nghe những vấn đề chính trị cần thiết. Những bài chính trị đầu tiên mà hai anh được giảng giải là:

1 - Lịch sử tiến hóa nhân loại

2 - Lịch sử Cách mạng tư sản Dân quyền Pháp 1789 và cuộc Cách mạng phá nhà ngục Bastille ở Pháp.

3 - Lịch sử Việt Nam trên 4000 năm chống ngoại xâm và giữ nước.

4 - Lịch sử Cách mạng Tháng 10 Nga năm 1917

5 - Lịch sử Cách mạng Việt Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo từ những năm 1930 đến 1945.

6 - Phong trào cách mạng của Việt kiều Thái Lan và Lào.

7 - Chương trình Việt Minh (Việt Nam Độc lập đồng minh hội) chống đế quốc Nhật - Pháp.

8 - Chương trình, điều lệ tổ chức dân quân tự vệ, lực lượng võ trang tuyên truyền đánh Pháp - Nhật.

9 - Triết học duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin và triết học duy tâm luận của giai cấp tư sản.

Những bài học đầu tiên ấy đã nâng trình độ chính trị chúng tôi lẽn một bước mới và là kim chỉ nam cho mọi công tác và chiến đấu của những năm tháng nối tiếp theo. Chúng tôi không bao giờ quên những bài học cơ bản đầu tiên ấy.

Sau lớp học này, anh Vũ Huy Liệu được phân công công tác; anh Đào Mạnh Duệ cùng với anh Chanh (anh ruột chị Bỉnh) phụ trách một chiếc xe ngựa. Anh Chanh cầm cương xe ngựa, giỏi tiếng Lào và nói tiếng Thái như người Thái Lan. Anh Duệ làm phụ xe (ét) hướng dẫn hành khách lên xuống xe và thu tiền, vừa làm, vừa học tiếng Thái Lan. Xe dài ngoằng, có mui bằng gỗ, hai bánh gỗ bọc vành sắt, dùng đôi ngựa kéo. Trong xe có hai hàng ghế gỗ dài, mỗi bên ngồi được 5 người. Xe không cân bằng: khi hành khách ngồi nặng phía trên thì đít xe vổng lên. Ngược lại khi hành khách ngồi nặng phía sau thỉ hai càng xe vênh lên, ngựa hí ầm ĩ chạy qua, chạy lại, có khi chúng kéo chạy lung tung giữa sân, có lần kéo xe chạy luôn vào chợ, hành khách trên xe được một phen hết hồn vía. Hai anh em cố giữ cho ngựa đứng lại. Cũng may, chưa xảy ra tai nạn nào trong suốt 3 tháng làm xe ngựa. Không rõ ai mua mà lại mua ba con ngựa cái và một con ngựa đực. Cả 4 con đều chưa bao giờ kéo xe chở hành khách. Vậy là phải tập. Mấy ngày đầu, dùng hai cây tre cho ngựa, tập kéo trên bãi phẳng, đường vắng, Tập cho bốn con ngựa quen vai. Người cầm cương chạy theo ngựa để điều khiển. Khi thấy quen rồi mới lắp ngựa vào xe, cho chạy không tải. Sau đó mới tăng tải dần lên. Tới khi điều khiển được ngựa theo ý mình, lúc ấy mới dám đưa xe ra đón khách từ bến xe ô tô (giữa thị xã Ouđon) ra ga khoảng 4 km và đón khách đi xe lửa từ Băngkok ra Ouđon. Hai chúng tôi, một người điều khiển xe (anh Chanh), một người ét (phụ xe) bốc xếp hành lý và thu tiền. Hai anh em phải dậy từ 4 giờ sáng cho ngựa ăn uống 5 giờ sáng đánh xe ra bến ô tô. Chiều 5 giờ phải tắm rửa cho ngựa, cho chúng ăn no, rồi đóng hai con khác ra ga xe lửa đón khách từ Băngkok đến ga Oudon. Trời nắng, trời mưa, trời lạnh cũng phải đi. Hai anh em làm trong ba tháng trời, ngoài chi phí cho người và ngựa được bao nhiêu tiền đều đem nộp hết cho đoàn thể. Đến cuối tháng 3-1945, khi chiến khu Sakon thành lập, anh Vũ Huy Liệu và anh Duệ được chọn đi chiến khu. Chiếc xe ngựa chỉ còn lại anh Chanh quản.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 10:05:23 am »

CHIẾN KHU SAKON

Chiến khu Sakon được thành lập trong vùng rừng núi tỉnh Sakon (cách thị xã Sakon 20 km). Bên cạnh là các chiến khu của quân du kích Thái Lan được thành lập để đánh Nhật. Chiến khu có 140 anh chị em (trong đó có 10 nữ). Đó là chị Phon, chị Huyền (vợ anh Long), chị Tuyết, chị Phượng, chị Mai, chị Kim, chị Phan Tường Vi v.v... Lực lượng vũ trang của ta lấy tên là “Việt Nam độc lập quân” với lá cờ đỏ sao vàng. Lãnh đạo chiến khu Sakon là các anh: Nguyễn Văn Chấn (Bí thư Tổng Hội Việt kiều cứu quốc Thái Lan), anh Nguyễn Văn Long, Thường vụ. Hai anh Chấn và Long huấn luyện chính trị; anh Vũ Hữu Bỉnh phụ trách quân sự, giải quyết vũ khí cho chiến khu và chỉ huy huấn luyện quân sự.

Ngoài ra còn có các anh Trần Hoàn (trước là đội khố xanh), anh Lê Quốc Sản (ở Savanakhét Lào), anh Nguyễn Văn Trung (ở Tha Khek Lào). Anh Trần Hoàn là đai đội trưởng, anh Lê Quốc Sản là chi ủy viên chi bộ chiến khu, trực tiếp làm trung đội trưởng, anh Vũ Huy Liệu làm trung đội phó, anh Đào Mạnh Duệ làm tiểu đội trưởng. Cuối tháng 3-1945, chiến khu Sakon được thành lập. Việt kiều trên đất Thái Lan và Lào gửi cho tiền bạc, lương thực, thực phẩm, và nhiều đồ dùng, thuốc men khác. Nhân dân Thái Lan ở vùng này còn giúp đỡ nhiều thứ: Dành cho hai ngôi trường học lớn (nhà sàn) để ở và làm hội trường. Anh em chỉ làm thêm nhà bếp, nhà ăn, phá rừng làm sân tập luyện quân sự. Chiến khu Sakon là niềm tin, là tình đoàn kết gắn bó, được sự nuôi dưỡng của Việt kiều yêu nước, của Đảng Thái tự do (Séri Thay) và của nhân dân Thái. Việt kiều gửi một số súng trường Pháp (Mousqueton). Ngoài ra, Việt kiều ở Vientiane còn đào một hầm, lấy được một số tiểu liên Sten và nhiều đạn dược (do quân Pháp chôn cất trước khi quân Nhật tới). Những vũ khí bạn cho mượn như: súng Thompson Submatchin, tiểu liên Sten, Cabine, trung liên Anh (FM), một số khẩu súng sáu (Rouleau Mỹ). Việc ngoại giao với chiến khu bạn để mượn các loại vũ khí do anh Vũ Hữu Bỉnh phụ trách. Hầu như ai cũng biết tháo lắp và sử dụng được các loại vũ khí hiện có. Mọi người được luyện tập chiến đấu. Chỉ huy quân sự vừa là huấn luyện viên quân sự là các anh Vũ Hữu Bỉnh, Trần Hoàn và một số anh em đã từng là cai, là đội lính khố xanh, khố đỏ của Pháp trước đây. Có lần, chúng tôi thấy mót số cán bộ, chỉ huy chiến khu bạn sang thăm, trong đó có ông Nai Tiêng (Tổng chỉ huy quân du kích Thái Lan) nước da ngăm ngăm, đi giày ủng da, cưỡi ngựa màu nâu. Ông xuống ngựa và bắt tay thân mật các cán bộ lãnh đạo chiến khu Sakon của ta.

Việc thành lập chiến khu Sakon trước hết được các nhà lãnh đạo Đảng Thái Tự do (Séri Thay) tán thành và hết lòng giúp đỡ, ủng hộ. Tổng hội Việt kiều cứu quốc Thái - Lào đã kịp thời tập hợp những thanh niên ưu tú đầu tiên thành lập Chiến khu Sakon, chuẩn bị sẵn sàng khi thời cơ đến thì cùng đồng bào cả nước cướp lấy chính quyền cách mạng, trước hết là cùng với Mặt trận cứu nước Issala Lào cướp lấy chính quyền từ tay phát xít Nhật, giúp phong trào cách mạng Cao Miên chống đế quốc Pháp.

Về chính trị, chúng tôi được học tập những bài như đã kể ở phần trước.

Năm tháng sống trong chiến khu Sakon, chúng tôi luôn vui tươi, phấn khởi, đoàn kết gắn bó thương yêu chăm sóc nhau như anh em ruột thịt. Lao động, học tập chính trị, quân sự cật lực, nhưng ai nấy đều rất vui, rất hăng say, không thấy nhớ nhà. Anh Duệ khi bị ngã nước, sốt rét, nằm vùi hai ba ngày liền, được uống thuốc ký ninh (quinine), các chị chăm sóc chu đáo, nên sức khỏe phục hồi nhanh chóng. Thật cảm động trước tình thương yêu của tập thể và lãnh đạo của chiến khu. Chiều chiều kéo nhau ra suối tắm, tối về tập các bài hát, phần lớn là do nhạc sĩ Lưu Hữu Phước sáng tác, như: Xếp bút nghiên; Lên dàng; Tiếng gọi thanh niên; Một đi là không trở về; Bạch Đằng Giang; Thăng Long Thành; Hội nghị Diên Hồng; Ải Nam Quan; Cùng nhau đi hùng binh v.v...

Trung đội nào cũng sáng tác và tập được nhiều vở kịch ngắn (tự biên tự diễn) với nội dung đoàn kết, chống giặc ngoại xâm. Cứ vài tuần hoặc nhân một dịp kỷ niệm nào đó lại tổ chức đêm lửa trại. Các anh Vũ Hữu Bỉnh thường đóng vai xếp Pháp (chef), anh Lê Quốc Sản vai xếp Nhật, anh Nguyễn Văn Trung (Thàkhek) vai chỉ huy Việt Minh, các vai phụ thường là chúng tôi và các chị em. Một tiết mục sôi nổi, vui trẻ và lành mạnh đó là ca múa lămvông. Nhiều chị em múa lămvông rất đẹp, trẻ trung và duyên dáng với bộ đồ Thái Lan mượn ở các bản lân cận. Đêm “lửa trại” của chiến khu Sakon thường mời anh chị em chiến khu bạn Thái Lan sang dự và đã được bạn hưởng ứng nhiệt tình. Bạn cũng nhiệt tình múa hát với chúng tôi.

Thật không có gi vui và hạnh phúc bằng những ngày tháng đầu tiên trong cuộc đời được sống tự do, bình đẳng, dân chủ, mọi người đều thương yêu nhau. Đó lại là những năm tháng sống và chiến đấu trên đất bạn.

Cuối tháng 7-1945, khi được tin phát xít Nhật sắp đầu hàng, chiến khu Sakon bắt đầu giải tán. Ban lãnh đạo chiến khu phân công tất cả đi về các tỉnh ở Lào. Anh Lê Quốc Sản cùng một bộ phận đi Savanakhét, anh Vũ Hữu Bỉnh, Trần Hoàn, anh Liệu sang Vientiane. Anh Nguyễn Văn Trung về Thakhek. Tất cả đều tạo được thế chính trị mới ở mỗi nơi, cùng Mặt trận yêu nước Issala Lào cướp lấy chính quyền cách mạng. Anh Xợt, anh Đào Mạnh Duệ đi Bathambang (khi ấy còn thuộc về Thái Lan) cùng với Hội Việt kiều cứu quốc (có anh chị Sáu Rỗ) hoạt động. Được một thời gian, ban lãnh đạo Tổng Hội Việt kiều rút anh Xợt về Lào làm công tác Việt kiều. Đến giữa tháng 9-1945, anh Duệ được rút về làm chỉ huy phó chính trị bộ đội Việt kiều Giải phóng quân tỉnh Vientiane (Lào).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 10:07:36 am »

VIENTIANE KHỞI NGHĨA VÀ BẢO VỆ
CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG LÀO

Tỉnh Vientiane có dân số lớn nhất trong các tỉnh, thành phố của nước Lào và cũng là một tỉnh có số Việt kiều nhiều nhất. Trong khoảng một vạn rưỡi Việt kiều thì thành phố Vientiane có đến gần một vạn người. Việt kiều ở Lào có đủ người Trung, Nam, Bắc. Nhưng ở Vientiane nhiều nhất là người Quảng Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh. Bà con sống tập trung gần nhau thành từng khu vực, từng làng. Chủ yếu sống bằng nghề may mặc, đóng giày, dép, trồng rau. Còn ở các bản, làng xa thành phố thì phần nhiều bà con làm ruộng rẫy. Ngoài ra, còn có nhiều người làm việc ở các công sở Lào và quân đội khố xanh, khố đỏ. Mối quan hệ giữa Việt kiều với nhân dân Lào rất mật thiết, gắn bó giúp đỡ và bảo vệ nhau. Con cháu Việt kiều và Lào đều học chung trường học.

Ngày 19-8-1945, cuộc Tổng khởi nghĩa của nhân dân Việt Nam đã thành công ở Hà Nội. Tin đó nhanh chóng truyền đến Vientiane và các tỉnh ở Lào. Lực lượng vũ trang Itxala Lào và bộ đội Việt kiều giải phóng quân tỉnh Vientiane đã huy động gần 10.000 người Lào và Việt kiều nổi dậy giành chính quyền. Cuộc mít tinh được tổ chức tại Chợ Mới ngày 23-8-1945 với khẩu hiệu: “Nước Lào độc lập muôn năm”, “Hoan hô Việt Nam độc lập”. Tên tỉnh trưởng Vientiane phải bó tay trước sức mạnh khởi nghĩa vũ trang của quần chúng. Đến ngày 12-10-1945, chính phủ lâm thời Itxala được thành lập ở Vientiane. Một cuộc mít tinh lớn chưa từng có của trên 15.000 đồng bào tỉnh Vientiane với khí thế hào hùng, vô cùng phấn khởi. Sân vận động đặc người và cờ Mặt trận Lào Itxala (lá quốc kỳ của nước Lào độc lập từ đó tới nay) và cờ đỏ sao vàng của Việt Nam. Nhiều băng khẩu hiệu: “Nước Lào độc lập muôn năm”. “Hoan hô Việt Nam độc lập”, “Hoàng thân Xuphanuvông muôn năm”. Hôm ấy, Chủ tịch Xuphanuvông đọc lời tuyên bố độc lập và kêu gọi nhân dân Lào - Việt đoàn kết một lòng quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng. Tiếp theo, cuộc diễu hành của quân đội Itxala, tiểu đoàn Việt kiều giải phóng quân và lực lượng bán vũ trang của các trung đội tự vệ chiến đấu, của các phân hội Việt kiều cứu quốc tiến qua lễ đài.

Cách mạng thành công. Lòng người mừng vui khôn xiết. Liên tiếp trong những ngày cuối tháng 8 và đầu tháng  9 năm 1945, phong trào khởi nghĩa của nhân dân Lào lan rộng khắp cả nước. Ngày 23-8-1945, nhân dân Savanakhet nổi dậy giành chính quyền, ngày 25-8-1945 Thakhek, sau đó là Xiêngkhoảng, Sầm Nưa, Phôngxalỳ... Ngày 6-9-1945, gần 10.000 nhân dân Lào ở Savanakhet tổ chức mít tinh nồng nhiệt đón chào Hoàng thân Chủ tịch Xuphanuvông, lãnh tụ cách mạng Lào. Kể từ ngày 12 tháng 10 năm 1945, tỉnh Vientiane được đặt là Thủ đô cho nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Việt kiều ở Vientiane có một Chi hội Việt kiều cứu quốc. Riêng nội thành có gần 10.000 người được tổ chức thành nhiều phân hội như: Phân hội Wạt xi mường Thạt khảo, phân hội Xăng phin, phân hội Thạt Luổng, phân hội Wạt Tày, phân hội Lò Bò, phân hội làng An Nam v.v... Mỗi phân hội đều thành lập trung đội tự vệ tập trung, hầu hết là nam nữ thanh niên. Họ được trang bị vài khẩu súng trường Pháp, súng săn, lựu đạn, kiếm, giáo, mác tự rèn v.v... Bộ tư lệnh Việt kiều giải phóng quân tỉnh Vientiane liên tiếp mở 4 khóa đào tạo cán bộ chỉ huy các cấp cho lực lượng, tự vệ các phân hội.

Lực lượng quân đội Itxala Lào có một tiểu đoàn, trang bị vũ khí đầy đủ. Bộ đội Việt kiều giải phóng quân tỉnh Vientiane có một tiểu đoàn với quân số 520 người, vũ khí gồm một khẩu pháo 20 ly, một khẩu đại liên 13 ly 2, và nhiều súng phóng lựu (moọc ta) của Nhật. Toàn bộ vũ khí này ta lấy từ tay của Pháp và của Nhật. Các tiểu đoàn chủ lực đều có máy vô tuyến điện. Bộ đội Việt kiều giải phóng quân Vientiane lúc đầu đóng tại chiến khu Phôn Khên. Sau đó dời sang trại Mobile, gần Thạt Luổng và giữa tháng 5-1946 thì dời ra trường trung học Pavi (Collège Pavi Vientiane). Sau ngày Vientiane giành được chính quyền cho đến tháng 6 năm 1946, Bộ đội Việt kiều giải phóng quân Vientiane đóng ở trại Môbin (mobile) Thạt Luổng. Tại đây có một nhà sư trẻ xin nhập ngũ để trở thành chiến sĩ. Anh Đào Mạnh Duệ đã tặng nhà sư - chiến sĩ trẻ mấy câu thơ với tựa đề:

“TẶNG NHÀ SƯ - CHIẾN SĨ”

“Cời áo cà sa cứu nước nhà
Hận thù bao nỗi quyết xông pha
Ra đi một lòng vì non nước
Cho thỏa lòng trai Tổ quốc ta”.
(Thạt Luổng - Vientiane - Lào, ngày 22-12-1945)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 10:11:14 am »

Để bảo vệ chính quyền cách mạng và bảo vệ nhân dân, liên quân Lào - Việt đã phối hợp chặt chẽ và nhờ tin tức của nhân dân ở các bán, làng ở xa thành phố cung cấp tình hình hoạt động của quân Pháp (bỏ chạy khi quân Nhật tới) nên liên quân Lào - Việt đã tiến đánh địch nhiều trận, tiêu diệt nhiều tên, thu nhiều vũ khí, không cho địch đi khủng bố nhân dân, bắt thanh niên vào lính. Nhiều trận đánh đã diễn ra quyết liệt. Ta tấn công địch tại các căn cứ có hầm hào, dây thép gai, và gài mìn chung quanh. Ta chặn đánh các đại đội, trung đội địch hành quân khủng bố. Có trận diệt gần hết một trung đội địch.

Chỉ huy bộ đội Việt kiều giải phóng quân tỉnh Vientiane khi ấy được thành lập. Đó là tháng 9-1945. Bộ tư lệnh có năm người:

1 - Vũ Hữu Bỉnh, Tư lệnh,

2 - Trần Hoàn, Phó tư lệnh,

3 - Đỗ Huy Rừa, Phó tư lệnh,

4 - Vũ Huy Liệu, Phó tư lệnh chính trị,

5 - Đào Mạnh Duệ, Phó tư lệnh chính trị.

Đơn vị có 4 đại đội, và hai trung đội trợ chiến, quân khí do các anh Nguyễn Duy Hóa, anh Đẩu, anh Thi và anh Trương Đình Nghị đại đội trưởng. Các anh đều là đội, cai khố xanh, khố đỏ của quân đội Pháp cũ.

Sau đây xin kể lại một vài trận đánh tiêu biểu:

TRẬN BẢN KƠN 1
(10.1945).

Tháng 8-1945, Nhật tấn công vào Vientiane. Toàn bộ quân Pháp và ngụy rút lui chạy khói thành phố Vientiane lập căn cứ Bản Kơn 1. Thời gian đầu địch có khoảng một đại đội. Hầm hào có hàng rào dây thép gai và mìn phòng thủ khá kiên cố. Đầu tháng 10-1945, ta dùng hai đại đội mạnh, bao vây vào căn cứ. Nhưng không thành công. Ta rút về. Trận đó ta hy sinh 4 chiến sĩ. Đó là trận tiến công địch đầu tiên. Tiếp theo là trận đánh địch đi ruồng bố tại Ỷ Lay, cách Vientiane 25 km. Địch có một trung đội, do Pháp chỉ huy. Một đại đội của ta tấn công bất ngờ vào ban ngày, chúng phải bỏ chạy.

TRẬN NOỎNG - PẮCTỐP
(tháng 12-1945).

Địch cho một đại đội từ căn cứ kéo đi khủng bố nhân dân. Được tin, ta cử ngay hai đại đội, chia làm hai mũi tiến vào Noỏng-Pắctốp đánh địch, tiêu diệt và làm bị thương nhiều tên (trong đó có một số tên lính Pháp). Chúng phái rút chạy. Trận đó ta hy sinh 3 người.

TRẬN BẢN KƠN II
(tháng 1-1946).

Ở căn cứ Bản Kơn thời gian nay địch có một tiểu đoàn mạnh. Chúng bố trí hầm hào, công sự, lô cốt liên hoàn. Hàng rào dây thép gai, mìn và lựu đạn gài dày đặc. Ta chuẩn bị cho trận đánh này khá chu đáo. Ngay từ 5 giờ sáng, ta tập trung hỏa lực vào các ụ súng máy, lô cốt chủ yếu của địch, thu hút hỏa lực địch về một phía. Ta sử dụng cả đại liên 12 ly 7, đại bác 20 ly, cối 60 ly, Moọc ta 40 ly bắn dồn dập vào căn cứ Ban Kơn. Ta còn dùng thang tre cho các chiến sĩ xung kích vượt rào, thọc sâu vào tung thâm căn cứ. Sau hai giờ tấn công, ta tiêu diệt trên một đại đội địch, có nhiều lính Pháp. Bị đánh bất ngờ và thất bại nặng nề, toàn bộ quân địch còn lại phải bỏ căn cứ, chạy vào rừng. Ta thu được nhiều vũ khí, đạn dược. Ta có ba cán bộ và chiến sĩ bị thương. Sau khi các chiến sĩ rút khỏi căn cứ Ban Kơn thì có 1 máy bay địch đến oanh tạc. Đây là trận thắng lớn của liên quân Lào - Việt.

CÁC TRẬN PHÔN HÙNG VÀ HỦA X1ÊNG.

Cuối tháng 2-1946 và đầu tháng 3-1946, bọn địch ở các căn cứ này tiếp tục khủng bố, cướp bóc tài sản của nhân dân Lào và Việt kiều. Ta mở một số đợt tấn công vào Phôn Hùng và Hủa Xiêng, diệt khoảng một trung đội địch, thu nhiều vũ khí. Chúng phái rút chạy, bỏ căn cứ này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 10:13:48 am »

TRẬN THÀ DỪA

Đây là một bến phà lớn, cách thành phố Vientiane 17 km, Thà Dừa đối diện với thị trấn Noỏng Khay (Thái Lan), nơi giao lưu qua lại buôn bán hàng ngày giữa Lào và Thái Lan. Ngày 23-3-1946, địch cho hơn một trung đội, do Pháp chỉ huy đến chiếm đóng tại bến phà này, hòng không cho Việt kiều đi lại sang Thái Lan. Ta quyết tâm mở trận đánh, do anh Đỗ Huy Rừa chỉ huy. Sau gần một giờ chiến đấu, ta giết và làm bị thương trên 30 tên địch thu gần 30 súng các loại, chiếm lại bến phà. Số địch còn sống sót chạy tán loạn vào rừng. Ta có hai chiến sĩ hy sinh. Sau trận đánh này, quân Pháp lẫn quân ngụy không dám đến bến phà Thà Dừa nữa.

TRẬN NAKHẢ
(Tại chùa Nakhả)

Cuối tháng 3-1946 một đại đội cùng do Pháp chỉ huy đến đóng tại chùa Nakhả, cách Vientiane 15 km. Ta bí mật hành quân trong đêm, bao vây địch. Đủng 5 giờ sáng, ta nổ súng. Sau hai giờ chiến đấu, ta tiêu diệt hơn một trung đội thu được trên 40 súng các loại và chiếm lĩnh trận địa. Số địch còn lại tháo chạy tán loạn.

Những trận chủ động tiến công địch rất quyết liệt của liên quân Lào - Việt bảo vệ Vientiane trong suốt thời gian từ khi giành được chánh quyền cách mạng (23-8-1945 đến đầu tháng 6-1946), quân ta tiêu diệt nhiều sinh lực địch, thu nhiều vũ khí, khiến cho quân Pháp-ngụy không đến sát thành phố được, bảo vệ được bộ máy Chính phú Cách mạng Lào, nhân dân Lào và Việt kiều ở Vientiane an toàn. Trong cuộc chiến đấu thắng lợi ấy phải kể đến tài chỉ huy của anh Vũ Hữu Bỉnh, Tư lệnh Bộ đội Việt kiều giải phóng quân Vientiane, các anh Trần Hoàn, Đỗ Huy Rừa, anh Vũ Huy Liệu, Phó tư lệnh và các cán bộ Đại đội trưởng Nguyễn Duy Hóa, anh Đấu, anh Thi, anh Nghị và anh Phạm Hữu Bách, Trung đội trưởng, là những chỉ huy chiến đấu rất gan dạ, mưu trí, và ngoan cường, đã được toàn đơn vị tín nhiệm và mến phục.

Từ giữa tháng 3-1946, Bộ chỉ huy Liên quân Lào-Việt đã cho nhân dân Vientiane di chuyển sang Thái Lan. Đầu tháng 4-1946 thì nội thành Vientiane chỉ còn lại bộ đội Itxala Lào và bộ đội Việt kiều giải phóng quân Vientiane với một số trung đội tự vệ ở lại canh phòng, tuần tra, làm liên lạc, trinh sát v.v... Một cuộc bất hợp tác với giặc Pháp của nhân dân Lào và hàng vạn Việt kiều Vientiane sang Thái Lan, đã làm cho thành phố Vientiane chỉ còn “vườn không nhà trống”.

Đầu tháng 4-1946, sau khi Việt kiều giải phóng quân và bộ đội Itsala Lào rút chỉ huy sở ra ngoại ô được khoảng 10 ngày thì máy bay địch tới ném bom. Anh Vũ Hữu Bỉnh bị thương, phải đưa sang bệnh viện ở tỉnh Oudon (Thái Lan) điều trị. Lúc ấy những người còn lại như các anh Hoàn, Rừa, Liệu, Duệ chỉ huy đơn vị. Như vậy Ban chỉ huy chỉ còn 4 người. Anh em cử anh Trần Hoàn thay anh Vũ Hữu Bỉnh làm chỉ huy trưởng. Các đại đội Việt kiều giải phóng quân vẫn giữ được bí mật những nơi đóng quân và chuẩn bị chiến đấu. Tháng 6-1946, đơn vị bắt đầu một cuộc hành quân đường rừng lên hướng bắc Vientiane. Leo đèo, lội suối, mưa rừng... Chúng tôi đi dọc theo sông Mêkông, có anh em bộ đội Lào Itxala người địa phương dẫn đường. Cuộc hành quân vất vả, nhưng đến bản, làng nào cũng được nhân dân chào đón nồng nhiệt: thăm hỏi, mời ăn xôi, với món cá nghiền trộn mắm “pà đạc”. Chúng tôi nhớ mãi, nhớ mãi!
Toàn đơn vị có 520 người, hành quân đầy đủ, không ai bị ốm đau phải nghỉ lại dọc đường. Đơn vị bắt đầu rút khỏi thành phố Vientiane. Anh Vũ Huy Liệu sang Thái Lan để thăm sức khỏe anh Bỉnh và xin chỉ thị hướng hoạt động cho đơn vị. Nhưng chúng tôi không được tin tức gì của anh Bỉnh. Chúng tôi điện về Bộ chỉ huy quân khu 4, thì được trả lời: “Cần bảo toàn lực lượng, chỉ chiến đấu khi gặp địch tiến công. Đưa đơn vị lên Xiêng Khoảng và về khu 4 (Việt Nam)”. Trước tình thế khó khăn, thế nào địch ở Vientiane, Luăngprabăng và Xiêng Khoảng cũng lần theo để tấn công bộ đội ta. Chúng tôi họp lại bàn kế hoạch hành quân, chuẩn bị tinh thần cho các đại đội, sẵn sàng đánh địch trong khi hành quân và lại cử anh Đỗ Huy Rừa sang Thái Lan gặp anh Vũ Hữu Bỉnh để xin ý kiến. Nhưng sau đó một tuần lễ vẫn chưa nhận được chỉ thị nào của anh Bỉnh, hoặc của Tổng ủy Hội Việt kiều cứu quốc Thái - Lào. Chúng tôi lại tiếp tục hành quân. Sau 10 ngày anh em đã đến thị trấn PakPhảng, cách Vientiane khoảng 70 km (Pak Phảng thuộc địa phận tỉnh Luang Prabăng). Khi đến Pak Phảng thì mới nhận được chỉ thị của anh Vũ Hữu Bỉnh với nội dung: Đưa toàn bộ lực lượng qua thị trấn Xiêng khan (Thái Lan). Anh Bỉnh đã cử người đến Xiêng Khan, tại bờ sông Mêkông, đối diện với Pak Phảng. Chúng tôi bàn kế hoạch bố trí phòng thủ Pak Phảng, đánh địch từ hai hướng Vientiane lên và Luang Prabăng xuống. Sau khi bố trí các kế hoạch xong, ai nấy trở về đơn vị, chuẩn bị tinh thần chiến đấu.

Trong khi ấy, chúng tôi cử anh Trần Hoàn sang Xiêng Khan thương lượng với chính quyền Xiêng Khan (Anh Trần Hoàn giỏi tiếng và chữ Lào, Thái Lan). Được nhà cầm quyền Xiêng Khan (Thái Lan) đồng ý ủng hộ, đồng thời tạo mọi điều kiện, phương tiện, xuồng, thuyền để đưa bộ đội qua sông. Công việc này được nhân dân ở Pak Phảng ủng hộ rất nhiệt tình.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 10:14:51 am »

TRẬN PAK PHẢNG

(Giữa tháng 6-1946), Anh Trần Hoàn còn ở bên Xiêng Khan thì sáng sớm một ngày giữa tháng 6-1916, một đại đội địch, có nhiều tên Pháp chỉ huy, từ Luang Prabăng hành quân bằng tàu thúy đổ bộ lên rồi tiến vào Pak Phảng. Đại đội anh Trương Đình Nghị bố trí sẵn sàng đánh địch. Cuộc chạm súng bắt đầu. Những phát đạn cối 60 ly của địch bắn vào trận địa ta. Quân ta im lặng, chờ cho quân địch tiến đến thật gần mới nổ súng. Từng loạt súng trường, trung liên và súng phóng đạn 40 ly của ta tới tấp nã vào quân địch. Nhiều tên chết và bị thương tại trận địa. Chúng tiếp tục ngoan cố dàn hàng ngang tiến lên. Nhưng càng lên, chúng càng chết nhiều. Trận đánh kết thúc. Địch bỏ lại 41 xác chết, trong đó có một số tên Pháp, ta thu nhiều vũ khí.

Anh Trần Hoàn từ Xiêng Khan về Pak Phảng cho biết: Bạn đồng ý chuẩn bị mọi phương tiện để đưa bộ đội sang Xiêng Khan. Vào khoảng 6 giờ chiều., từng đại đội lần lượt xuống thuyền để sang Thái Lan. Vừa chuyển quân, ta vừa bố trí sẵn sàng chiến đấu. Sau 6 tiếng đồng hồ, bộ đội đã qua sông an toàn.

Toàn đơn vị tập kết tại sân một trường học rộng lớn của thị trấn Xiêng Khan. Toàn bộ vũ khí đạn dược, kể cả súng ngắn các loại đều phải đóng thùng. Sau đó, xe vận tải của nhà binh Thái Lan chở về giao cho ta tại Ouđon. AnhVũ Hữu Bỉnh trực tiếp nhận đầy đủ số vũ khí này.

Hôm sau, toàn đơn vị hành quân, không vũ trang đi 20 km vào thị trấn Mường Lợi. Tại Mường Lợi, Ban chỉ huy Bộ đội cấp cho mỗi cán bộ chiến sĩ 5 bạt (5 đồng) tiền Thái Lan, lá tiền ăn đường cho anh em đi bộ trên 100 km về gia đình ở Oudon và đi về các tính khác như Noỏng Khay, Thà-bò v.v... Đó là khoảng giữa tháng 6-1946.

Đến Oudon, được anh Nguyễn Văn Chấn và anh Vũ Hữu Bỉnh, cùng Việt kiều thị xã Oudon đón tiếp, mừng quân ta bảo toàn được lực lượng, không một ai hy sinh, bộ đội có kỷ luật nghiêm, được nhân dân Lào và nhân dân Thái Lan yêu mến, giúp đỡ hết lòng.

Cuối năm 1946, sau khi Việt kiều và bộ đội Việt kiều giải phóng quân các tỉnh ở Lào rút sang Thái Lan, anh em về sống với gia đình. Lúc bấy giờ xuất hiện một số tổ chức chính trị phản động thân Nhật là “Thanh niên Đại Việt” ở một số địa phương như Oudon, Noỏng Khay, Thà bò v.v... đã hoạt động chống lại Hội Việt kiều cứu quốc. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Tổng ủy Hội Việt kiều cứu quốc và ở từng địa phương, các Chi hội Việt kiều cứu quốc đã tập hợp Việt kiều, tuyên truyền giải thích, vạch mặt mọi luận điệu chống Đảng cộng sản, chống phá cách mạng của bọn phản động. Chi ủy Hội Việt kiều cứu quốc Oudon đã họp Việt kiều, nhất là thanh niên nam nữ, để nghe nói chuyện, nghe những bài viết vạch rõ chân tướng tổ chức “Thanh niên Đại Việt” phản động. Bị tấn công mạnh, những tên cầm đầu đều bị bắt. Chúng đã thất bại.

Cũng như Việt kiều các tỉnh khác ở Lào, phong trào yêu nước, giúp bạn của một vạn rưỡi Việt kiều tỉnh Vientiane đạt được một số thành tích chính là nhờ các tổ chức cơ sở cách mạng bí mật của Đảng cộng sản Đông dương lãnh đạo mà trực tiếp là xứ ủy Ai Lao từ những năm 1930. Các hình thức hội Ái hữu yêu nước và của Tổng hội Việt kiều cứu quốc Thái Lan và Ai Lao đã giúp bà con những cơ sở để phát huy lòng yêu nước của mình. Sự đoàn kết mật thiết của Việt kiều Thái - Lào lại luôn được sự giúp đỡ tận tình, quý báu của nhân dân Thái Lan, nhất là của các nhà lãnh đạo Đáng Séri Thay (Thái tự do). Đó là các ông Pridi Phnôm Yông, Nai Thông In, Nai Tiêng Siri Khăn do ông Pridi Phnôm Yông làm thủ tướng chính phủ Thái Lan. Anh Hoàng Phúc, nguyên trung đội trưởng tự vệ Phân hội Wạt xi mường thạt khảo Viêntiane hồi đó, cho biết “Cũng như các tỉnh khác ở Lào, Việt kiều ở Vientiane đã hết lòng hết sức ủng hộ cách mạng. Ngoài việc động viên con em mình gia nhập bộ đội Việt kiều giải phóng, còn tổ chức tuàn lễ vàng, đóng góp tiền bạc, mua sắm vũ khí và cung cấp lương thực, thực phẩm, quần áo, nuôi dưỡng Việt kiều giải phóng quân, nuôi dưỡng các đơn vị tự vệ tập trung của các Phân hội Việt kiều cứu quốc. Bà con còn rèn các loại vũ khí thô sơ như: gươm, giáo, mác, lưỡi lê cho bộ đội và cho tự vệ. Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ở Vientiane Việt kiều đã mở nhiều trường lớp vỡ lòng, các trường cấp I, bình dân học vụ xóa nạn mù chữ, động viên những người chưa biết chữ đi học. Tuyên truyền bài trừ mê tín dị đoan, không cờ bạc, rượu chè say sưa. Thanh niên nào rượu chè say sưa đều bị tự vệ gởi vô chiến khu để giáo dục. Đám cưới đều được tổ chức theo đời sống mới. Hồi ấy làm được những điều kỳ diệu đó thật là không ngờ. Tới bây giờ chúng tôi vẫn còn nghĩ như vậy. Và tự hỏi: Tại sao trong hoàn cảnh khó khăn như thế mà chúng tôi vẫn tổ chức được cuộc sống văn minh?
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 10:20:34 am »

VIỆT KIỀU HẠ LÀO NHỮNG NGÀY THÁNG 8-1945

Anh Võ Văn Hồng (tức Phan Đồng) những năm 1945, 1945 hoạt động ở Paksé và các năm 1950, 1953 là chính trị viên một đại đội độc lập ở Tây Nam Campuchia cho biết: Hạ Lào gồm ba tỉnh Paksé, Saravan và Attopeu. Đa số Việt kiều tập trung ở Paksé nằm trên tả ngạn sông Mêkông. Việt kiều ở đây cũng như các tỉnh Trung và Thượng Lào, theo sự lãnh đạo chung của Xứ ủy Ai Lao, cũng được vận động tổ chức cùng nhân dân Lào cướp chính quyền, giành độc lập cho nước Lào anh em.

Khác với Trung và Thượng Lào, thuộc vùng quân Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch vào giải giới quân Nhật thất trận, Hạ Lào thuộc vùng giải giới của Liên quân Anh - Ấn. Tàn quân Pháp lẩn khuất trong rừng núi, được quân đội Anh giúp đỡ trang bị vũ khí, xe, pháo, đưa trở lại Paksé ngay từ những ngày đầu quân Nhật đầu hàng đồng minh. Tổ chức thanh niên Việt kiều ở đây đã bị quân Pháp khủng bố tàn sát hết sức dã man. Nhiều thanh niên Việt kiều bị chúng bắt, số khác bị đem ra thủ tiêu, hoặc đến tận nhà hạ sát. Một số đưa ra bờ sông Mê kông bắn chết rồi xô xuống sông. Có người bị thương nhẹ giả chết, bơi qua đất Thái Lan. Khi lên bờ, hai tay vẫn còn bị trói quặt ra sau lưng. Hầu hết thanh niên Việt kiều Paksé đã vượt sông Mê kông qua đất Thái tại Phi Mun-Oubon, rồi từ đó tham gia vào các tổ chức Việt kiều cứu quốc ở Thái Lan, vào các chiến khu Savang, Thung Phiêng (Ấm phơ Đệt), gia nhập bộ đội Việt kiều trở lại hoạt động ở Hạ Lào và sang Bắc Cao Miên. Cùng với nhân dân Lào khởi nghĩa cướp chính quyền ở Paksé, tuy thất bại, nhưng máu của Việt kiều đã đổ trên đất nước Lào anh em là cả một câu chuyện cảm động mà chúng tôi không bao giờ quên.

TRỞ LẠI CHIẾN TRƯỜNG LÀO VÀ CHI VIỆN NAM BỘ KHÁNG CHIẾN

Giữa năm 1946, sau những tháng rút chạy ra vùng rừng núi và nông thôn ở Lào, giặc Pháp được chi viện mạnh đã tập trung mở các cuộc tiến công lớn chiếm lại tất cả các thành phố và thị xã ở Lào. Bộ đội Lào Itxala và các đơn vị Việt kiều giải phóng quân sau những tháng chiến đấu đánh địch, bảo vệ chính quyền cách mạng Lào và bảo vệ nhân dân, được chính quyền và nhân dân Thái Lan đồng tình ủng hộ, nên Việt kiều ở Lào và lực lượng võ trang của ta đều được chuyển sang đất Thái. Anh em trở về sinh sống với gia đình một thời gian ngắn. Song, trước yêu cầu công tác, ai nấy đều tự nguyện trở lại chiến trường cũ.

Được Chính phủ Thái Lan giúp đỡ, ngay từ giữa năm 1946 và năm 1947, hàng chục chiến khu lớn nhỏ của Việt kiều được hình thành dọc theo vùng rừng núi đông Bắc nước Thái và cá ở tỉnh Prachin Bouri và tỉnh Trạt (Thái Lan), tỉnh Battambăng (lúc này Thái Lan đã trả tỉnh Battambăng cho thực dân Pháp). Song song với Tổng ủy Hội Việt kiều cứu quốc Thái Lan (do Ban cán sự Đảng bộ Việt kiều lãnh đạo) trụ sở ở Đông Bắc Thái Lan thì ở Băngkok, có một Ban sưu tầm vũ khí cho Nam Bộ được thành lập do anh Trần Văn Giàu làm trưởng ban, anh Dương Quang Đông làm phó ban. Anh Trần Văn Giàu ở Nam Bộ được Trung ương mời ra Hà Nội và được Chính phủ ta biệt phái sang Bangkok hoạt động. Còn anh Dương Quang Đông thì đi từ Nam Bộ sang, hai anh gặp nhau tại Băngkok. Trong các năm ấy, Ban có ra một tờ “Tin Việt Nam” lưu hành đến tất cá các nơi có Việt kiều. Một số bài chính đều do các anh Hoàng, Ngô Hà (Trần Văn Giàu) và anh Lê Hy viết. Trụ sở tờ báo ở tại số nhà 543 Silom, Băngkok. Dưới đây là tên các chiến khu của Việt kiều giải phóng quân đã được thành lập trong các năm 1946 và 1947:

1 - Chiến khu Umkè-Nọng Hỏi (thuộc tỉnh Nakhon Phanom) có trên 400 cán bộ chiến sĩ của Chi đội Trần Phú về chi viện Nam Bộ.

2 - Chiến khu Noỏng Ổn (thuộc tỉnh Oudon) có gần 200 người Noỏng Ổn cũng là một trong những nơi mà Bác Hồ đã cùng một số đồng chí ở đó hoạt động cách mạng. Chiến khu Noỏng Ổn do hai anh Trần Quang Lợi và Đào Mạnh Duệ thành lập và xây dựng.

3 - Chiến khu Viêng khúc (ở Thà Bò thuộc tính Noỏng Khay) có khoảng 100 người.

4 - Chiến khu Si Kài (ngang Paksan) có khoảng 70 người.

5 - Chiến khu Mường Lơi (có khoảng 50 người).

6 - Chiến khu Tà Om (tỉnh Battambang) cua bộ đội Hải ngoại Độc lập 1 do anh Ngô Thất Sơn chỉ huy trưởng anh Đặng Văn Duyệt Bí thư chi bộ (có khoảng 80 người)

7 - Chiến khu Phnum-TipờĐây (tỉnh Battambang) clo anh Phạm Ngọc Thuấn chỉ huy trưởng kiêm chính trị viên, anh Hoàng Xuân Bình chỉ huy trưởng quân sự. Đó là Bộ đội Hải ngoại Quang Trung, có khoảng 70 người về chi viện Nam Bộ.

8 - Chiến khu Bản Mây (thuộc tỉnh Nakhon) có khoảng 150 người.

9 - Chiến khu I Prak Poông cách ga Sarakheo 3 km (tỉnh Prachin-Bouri - Thái Lan) do anh Dung Văn Phúc làm Tiểu đoàn trưởng, có trên 200 người. Đó là Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II mới tập trung đợt đầu.

10 - Chiến khu II Mai Ruột (tính Trạt - Thái Lan) do anh Dung Văn Phúc (Dương Quang Đông) Tiểu đoàn trưởng, quân số lên đến 280 người) là Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long II, về chi viện khu 9 Nam Bộ kháng chiến.

11 - Chiến khu Phi Mun (tỉnh Oubon) có 100 người.

12 – Chiến khu Sa Vang (ngang Paksé - Lào) có 60 người.

13 - Chiến khu Thung Phiêng (tỉnh Oubon) ngang Paksé, có 130 cán bộ, chiến sĩ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2022, 10:22:10 am »

Ngoài ra còn một số chiến khu nữa chưa biết chính xác, nên không ghi trong sách này. Qua một số chiến khu trên, thấy rõ tinh thần yêu nước, yêu Tổ quốc nồng nàn của 10 vạn Việt kiều Thái - Lào. Sang đất Thái Lan làm ăn sinh sống, nhà cửa không có, với hai bàn tay, khối óc và tinh thần yêu Tổ quốc, tuy ở hải ngoại xa xôi, nhưng hàng ngày bà con vẫn một lòng hướng về quê hương thân yêu của mình. Tổ chức thành lập và lãnh đạo, chỉ huy các chiến khu cũng như toàn bộ lực lượng Việt kiều giải phóng ở Lào và vùng Bắc, Đông Bắc Campuchia là Ban cán sự Đảng Tổng ủy Hội Việt kiều cứu quốc Thái Lan và Xứ ủy Ai Lao. Tư lệnh của Việt kiều giải phóng quân là anh Vũ Hữu Bỉnh.

Việt kiều ta ở Lào sang đất Thái Lan thời gian đầu đã dựa vào Việt kiều cũ sống trên đất Thái từ lâu và nhờ được chính quyền và nhân dân Thái Lan giúp đỡ cấp đất đai làm nhà cửa để làm ăn sinh sống, đồng thời chính quyền địa phương các tỉnh phía đông bắc Thái Lan lại tổ chức làm nhiều con đường đất lớn, tạo điều kiện cho Việt kiều mới ở Lào sang có công ăn việc làm. Trong gian khổ như vậy, nhưng Việt kiều vẫn tiễn đưa những con em thân yêu của mình đi vào chiến khu để đánh quân xâm lược Pháp. Tinh thần ấy thật đáng kính trọng biết nhường nào?

Các chiến khu thánh lập gồm những cán bộ, chiến sĩ đã từng chiến đấu trên mật trận Lào và nhiều thanh niên Việt kiều khi ở Lào là chiến sĩ và là cán bộ chỉ huy tự vệ, nhiều thanh niên mới 17-18 tuổi. Họ đã có sự hiểu biết nhất định về chính trị, và thời cuộc. Ở mỗi chiến khu đều có chương trình học tập chính trị do Ban chỉ huy các chiến khu giảng dạy. Ở chiến khu nào cũng vậy sinh hoạt tinh thần cũng vui tươi phấn khởi đoàn kết, kỷ luật tự giác, hàng ngày đều có sinh hoạt kiểm điểm và học các bài ca cách mạng, tập kịch và đốt lửa trại nhân dịp các ngày lễ kỷ niệm cách mạng v.v... Đi ra đường phố (tuy ở trên đất Thái Lan) nhưng cấp dưới gặp cấp trên, kể cả đang ngồi trong tiệm ăn, thấy chỉ huy đi ngang hoặc đi vào nhà hàng đều đứng ngay dậy chào người cấp trên của mình. Người Thái Lan nhìn thấy đều rất khâm phục ý thức kỷ luật tự giác của bộ đội Việt Nam.

Mỗi chiến khu, tùy theo quân số và thời gian học tập chính trị, quân sự mà Ban chỉ huy chiến khu bàn với chính quyền địa phương Thái Lan là làm các con đường. Làm đường có tiền để mua lương thực, thực phẩm. Công việc làm đường khá vất vả, nặng nhọc, nhiều người muốn bỏ cuộc. Nhưng nghĩ tới cái lớn lao sắp tới, mọi người lại hăng hái. Cái quý của anh em là ở chỗ đó.

Vũ khí và quân dụng là những thứ đem từ các mặt trận ở Lào sang từ giữa năm 1946. Ngoài rạ, do công tác ngoại giao với Chính phủ Thái lan, với Đảng Séri Thay, bạn tạo điều kiện để ta mua được nhiều vũ khí mới. Bạn còn tặng ta một số súng đạn và đồ dùng quân sự đáng kể. Quần áo, mùng mền ai có gì dùng nấy. Chỉ đến ngày sắp sửa làm lễ xuất quân lên đường đi chiến đấu mới được cấp phát quần áo kaki Mỹ, quân dụng thống nhất và bánh lương khô. Được trang bị vũ khí không thua kém gì vũ khí của quân đội Pháp - Ngụy khi ấy, đặc biệt vũ khí của ta được trang bị nhiều loại súng liên thanh mới của Mỹ, Anh, Nhật sản xuất, vì vậy hỏa lực của các đơn vị của ta khá mạnh.

Trong hàng chục chiến khu lớn nhỏ của Việt kiều Thái Lan và Lào sau thời gian 6 - 7 tháng học tập, huấn luyện chính trị - quân sự, có nhiều đơn vị trở lại chiến trường Lào hoạt động, chiến đấu; hai chiến khu Savang và Thung Phiêng và một số chiến khu khác sang các tỉnh phía Bắc Campuchia cùng lực lượng Issarak ở đó hoạt động. Số còn lại đều trở sang Lào. Có 4 đơn vị được thành lập để về nước là: Chiến khu Tà Om (Battambang) lấy tên là Bộ đội độc lập số 1, khi lên đường về nước, anh Huỳnh Văn Vàng, chỉ huy trưởng, anh Đặng Văn Duyệt, Bí thư chi bộ, anh Ngô Thất Sơn, chỉ huy phó, quân số có 80 người, hành quân từ Chok (Battambang) đi theo phía bắc biển Hồ (Tông Lê sáp) Campuchia về Tây Ninh. Đơn vị lên đường ngày 9-8-46 và về đến Tây Ninh (khu 7 - Nam Bộ) ngày 10-9-1946, mất 30 ngày đêm. Chiến khu Phnom-Tipờđây (Battambang) là bộ đội Quang Trung, quân số lên đường 60 người. Ban chỉ huy gồm Phạm Ngọc Thuận, chỉ huy trưởng kiêm chính trị viên, anh Hoàng Xuân Bình chỉ huy trưởng quân sự, anh Hoàng Ngọc Cừ chính trị viên, anh Nguyễn Trọng Thường chỉ huy phó... lên đường ngày 15-11-1946 từ chiến khu Phnum Tipờđây (Battambang). Đơn vị về đến Vĩnh Gia, Khu 9 ngày 5-1-47, mất 51 ngày đêm. Trên đường hành quân về nước, đơn vị bị tập kích hai trận.

CHIẾN KHU UMKÈ-NỌNG HỎI
(thuộc tỉnh Nakhon-Phanom)

Đó là Chi đội Hải ngoại Trần Phú, gồm 400 người, do Tổng ủy Hội Việt kiều Cứu quốc Thái - Lào điều động anh em Việt kiều giải phóng quân đã chiến đấu ở chiến trường Lào và anh em thanh niên Việt kiều từ các tỉnh, thành ở Thái Lan tập hợp về dây, trong đó có khá nhiều cán bộ, chiến sĩ ở chiến trường Lào từ Cách mạng tháng 8-1945 và 1946, Riêng anh em là cán hộ, chiến sĩ bộ đội Việt kiều giải phóng quân và là tự vệ tỉnh Vientiane có gần 40 người về chiến khu Umkè - Nọng Hỏi, học tập quân sự, chính trị và hành quân về khu 8 Nam Bộ, như các anh Đỗ Huy Rừa, nguyên Phó tư lệnh Bộ đội Việt kiều giải phóng quân tỉnh Vientiane, anh Nguyễn Duy Hóa đại đội trưởng, anh Phạn Hữu Bách một trung đội trưởng đã chỉ huy chiến đấu giỏi trong các trận đánh địch ở Vientiane, anh Cao trọng Minh đội phó đội trinh sát là bộ đội Việt kiều Vientiane, anh Vũ Mạnh, anh Nguyễn Văn Bình đều là tiểu đội trưởng bộ đội Việt kiều giải phóng quân tỉnh Vientiane v.v… và các anh Hoàng Phúc, nguyên là trung đội trưởng trung đội tự vệ, anh Nguyễn Duy Thiệu một cán bộ của chi hội Việt kiều cứu quốc Vientiane. Chiến khu Umkè là chi đội Hải ngoại Trần Phú, có nhiệm vụ về chi viện Nam Bộ kháng chiến.

Bộ Tư lệnh chi đội Hải ngoại Trần Phú, khi ở chiến khu Umkè và trên đường hành quân về Nam Bộ, gốm có:

Nguyễn Chánh, Chi đội trưởng.

Lê Quốc Sản và Đỗ Huy Rừa, Chi đội phó

Trần Văn Sáu, chính trị viên

Dương Cự Tẩm và Hải Nam, chính trị phó.

Sơn Ngọc Minh (cán bộ cách mạng Cao Miên) là cố vấn.

Chi đội còn có 4 cán bộ quân sự người Nhật.

Anh Lê Quốc Sản cho biết: “Chi đội Hải ngoại Trần Phú làm lễ xuất lên đường từ Ấm Phơ Đệt ngày 26-12-1946. Hôm ấy có anh Trần Văn Giàu và anh Vũ Hữu Bỉnh đến thăm. Anh Trần Văn Giàu đã trao cho chi đội lá cờ mang tên Trần Phú và chúc chi đội hành quân về nước thắng lợi. Đi theo hướng đông nam Thái Lan, vượt sông Mê kông sang Hạ Lào, qua đông nam Campuchia, về đến Tây Ninh ngày 27-2-47. Chi đội hành quân hơn hai tháng đầy gian khổ khó khăn, nhưng tất cả hầu như đều an toàn. Chỉ khi vượt lộ Kratié-Mimốt ngày 26-2-47 gặp địch phục kích bắn vào đơn vị trinh sát của ta. Ta đánh trả dũng cảm. Địch phải tháo lui bỏ lại 12 xác chết, có 2 chỉ huy. Về phía ta, anh Đặng Mạnh Thường hy sinh. Anh Thường là thanh niên Việt kiều yêu nước, sinh trưởng ở Thái Lan. Anh nói tiếng Việt chưa rành, chưa hề được biết Tổ quốc mình. Toàn chi đội nghẹn ngào tiễn biệt người đồng chí thân yêu của mình. Trong lịch sử chiến đấu của Chi đội Hải ngoại Trần Phú, anh Thường là liệt sĩ đầu tiên.

Khi chi đội Trần Phú về đến Nam Bộ, anh Sơn Ngọc Minh lên đường trở về Campuchia, anh Trần Văn Sáu cùng một số anh đi làm nhiệm vụ khác. Anh Đỗ Huy Rừa về Bến Tre phụ trách trung đoàn phó Trung đoàn 99. Khi tiểu đoàn 307 thành lập, anh Đỗ Huy Rừa là Tiểu đoàn trưởng. Ban chỉ huy chi đội Hải ngoại Trần Phú lúc này còn lại ba anh:

- Nguyễn Chánh: Chi đội trưởng

- Lê Quốc Sản: Chi đội phó

- Dương Cự Tẩm: Chính trị viên.

Chi đội được Xứ ủy Nam Bộ giao nhiệm vụ hành quân từ khu 7 sang khu 8 chiến đấu, mà điểm tựa là tỉnh Sađec
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM