Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 05:43:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Trung đoàn 66 - 55 năm một chặng đường vẻ vang  (Đọc 2420 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2022, 08:22:40 pm »


Cuối tháng 11-1953, toàn trung đoàn hành quân vào Nghệ An, Hà Tĩnh, rồi vượt qua dãy Trường Sơn sang đất Lào, tham gia chiến dịch Trung Lào, một hướng phối hợp chiến lược quan trọng của chiến trường Điện Biên Phủ. Bước vào chiến dịch Trung Lào, chiều 23-12-1953, Tiểu đoàn Nguyễn Huệ (bí danh Xã Quảng) được phân công đánh đồn Mụ Giạ, còn Tiểu đoàn Cô Tô (bí danh Xã Hiệp) và Tiểu đoàn Lê Lợi (bí danh Xã Nhân) hành quân tiến đánh vị trí Ba-na-phào. Quân địch đã rút chạy từ trước, quân ta liền truy kích. Tiểu đoàn Lê Lợi truy đúng hướng, gặp địch liền nổ súng, địch chạy vào đồn Pà Cuội, Tiểu đoàn Lê Lợi tiến công tiêu diệt cả đồn. Còn Tiểu đoàn Cô Tô và Tiểu đoàn Nguyễn Huệ truy theo hướng Thà Khẹt nên không gặp địch, nhưng sáng 26-12 lại tham gia cùng đơn vị bạn giải phóng Thà Khẹt.

Ngày 5-01-1954, trong khi Tiểu đoàn Lê Lợi bao vây đồn Hìn Sìu thì Tiểu đoàn Cô Tô nhận nhiệm vụ đánh quân cơ động của địch đến ứng cứu cho đồn Hìn Sìu. Một trận chiến đấu đã diễn ra ở xóm Hồng, khi Đại đội 117 gặp một tiểu đoàn địch gồm cả Pháp và ngụy Lào, quân địch phải rút chạy.

Ngày 9-01-1954, hai Tiểu đoàn Cô Tô và Lê Lợi nhận nhiệm vụ đánh đồn Hìn Sìu do một tiểu đoàn dù ngụy (có sĩ quan Pháp chỉ huy) đóng giữ. Kết quả: địch chết hơn 300 tên, ta bắt sống 88 tên, trong đó có 3 sĩ quan Pháp (1 quan ba, 1 quan hai, 1 bác sĩ).

Đêm 24-01-1954, toàn trung đoàn tiến công vào hệ thống cứ điểm của địch trên đường số 9: Tiểu đoàn Cô Tô diệt cứ điểm Hu-xa-lai, Tiểu đoàn Lê Lợi diệt đồn Phalan, Tiểu đoàn Nguyễn Huệ diệt Xê-ta-mốc.

Ngày 26-01-1954, Tiểu đoàn Cô Tô và Tiểu đoàn Lê Lợi chặn đánh binh đoàn cơ động ngụy (do sĩ quan Pháp chỉ huy) từ Đồng Hến tiến đến Phalan, tiêu diệt 2 đại đội địch, bắt sống 80 tên, phá hủy 48 xe cơ giới, thu nhiều vũ khí đạn dược. Đêm 26-01-1954, Tiểu đoàn Nguyễn Huệ tiêu diệt đồn Mường Phìn.

Sau Tết âm lịch, trung đoàn chia thành hai bộ phận: Tiểu đoàn Nguyễn Huệ tiến xuống Hạ Lào, còn 2 Tiểu đoàn Cô Tô và Lê Lợi tiếp tục chiến đấu ở phía bắc đường số 9.

Đêm 15 rạng sáng 16-02-1954, hai Tiểu đoàn Cô Tô và Lê Lợi nhận nhiệm vụ đánh đồn Tà Khống. Đây là một đồn lớn, có hơn một tiểu đoàn lính địch với công sự vững chắc. Ta bị tổn thất khá lớn mà vẫn không tiêu diệt được. Đồng chí Tích (đại đội trưởng Đại đội 115) hy sinh trong trận này.

Sau đó, 2 tiểu đoàn lại chuyển lên đánh chặn quân địch tiến theo đường 12 xuống Ba-na-phào. Đồng chí Hoàng Lâm (đại đội trưởng Đại đội 117) đã hy sinh. Ngày 18-4-1954, Tiểu đoàn Cô Tô phục kích ở bản Hát Nhang, diệt gọn một đại đội Âu - Phi của địch.

Cuối tháng 5-1954, chiến dịch Trung Lào kết thúc, toàn trung đoàn được lệnh hành quân trở về Việt Nam.

Trong khi trú quân ở Quảng Bình, cuối tháng 7-1954, bộ đội được học tập về Hiệp định Đình chiến. Sau đó lại tiếp tục hành quân ra Khu Ba.

Ngày 19-8-1954, cán bộ chiến sĩ Tiểu đoàn Cô Tô dự mít tinh với nhân dân huyện Quảng Oai (Sơn Tây) trong quân phục "Đại quân" mới được phát, sau đó hành quân về Chương Mỹ (Hà Đông). Đầu tháng 10-1954, tiểu đoàn về đóng quân ở khu vực Xuân Mai. Bộ đội bắt đầu lên rừng lấy nguyên vật liệu về làm doanh trại trên đồi Xuân Mai.

Sau ba tháng lên Sơn Tây tham gia học tập quân sự và diễn tập chiến đấu toàn tiểu đoàn (có cán bộ cấp trên và cố vấn Trung Quốc dự), ngày 31-3-1955, toàn tiểu đoàn hành quân trở về Xuân Mai, trong doanh trại mới làm xong.

Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã kết thúc với việc giải phóng miền Bắc (7-1954). Tiểu đoàn Ký Con cũng kết thúc giai đoạn tác chiến lưu động ở rừng núi và đồng bằng, sống phân tán trong nhà dân, để bắt đầu giai đoạn sống tập trung trong doanh trại, học tập xây dựng quân đội tiến lên chính quy, hiện đại trong khung cảnh hòa bình.

Kể từ ngày thành lập (6-1948), 7 năm trôi qua, Tiểu đoàn Ký Con, với tên mới là Tiểu đoàn Cô Tô, bí danh là Xã Hiệp, và 3 lần đổi số hiệu (d.459, d.678, d.798), đã lập nhiều chiến công xuất sắc góp phần vào thắng lợi giải phóng miền Bắc và củng cố mối quan hệ Việt - Lào anh em. Các cán bộ và chiến sĩ của tiểu đoàn đã luyện tập chuyên cần, chiến đấu anh dũng, không ngại gian khổ hy sinh, đã trưởng thành nhanh chóng và luôn luôn sẵn sàng tiếp tục chiến đấu để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.

Người biên soạn NGUYỄN HỢP
Nguyên Quản trị trưởng tiểu đoàn (1951-1953)

Với sự cộng tác của:

NGUYỄN NGỌC NINH
NGUYỄN ĐỨC ĐOÀI
TRẦN QUỐC HANH
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2022, 12:48:36 pm »


TIỂU ĐOÀN LÊ LỢI


Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. Tiểu đoàn 62 được thành lập tại tỉnh Ninh Bình trên cơ sở nòng cốt là trung đội Giải phóng quân của chiến khu Hòa-Ninh-Thanh (Hòa Bình - Ninh Bình - Thanh Hóa), lần lượt do các đồng chí Trần Kiên, Lương Nhân, Lê Ngọc Hiền, Quang Xuân, Trần Văn Hiền chỉ huy.

Tháng 5-1946, đồng chí Trần Quang Thường từ Sơn La về thay đồng chí Trần Văn Hiền, làm tiểu đoàn trưởng. Chính trị viên tiểu đoàn là đồng chí Khung (thường gọi là Cố Khung). Ngày 22-12-1946, khi kháng chiến toàn quốc đã bắt đầu, đồng chí Trần Quang Thường ra Nam Định, và đồng chí Mai Cánh về thay.

Khi trở thành tiểu đoàn tập trung của Trung đoàn 34 (Tất Thắng), tiểu đoàn được đổi phiên hiệu là Tiểu đoàn 87 và làm lễ thành lập tại Chợ Già, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (tiểu đoàn trưởng: Trần Quang Thường, chính trị viên: Thanh Phong). Địa bàn cơ động hoạt động chiến đấu trên phạm vi 3 tỉnh Hà - Nam - Ninh.

Thu Đông năm 1947 tiểu đoàn đã đánh một số trận như trận kỳ tập diệt đồn Trung Phu (Vụ Bản, Nam Định), chống phá cuộc càn quét của địch, bảo vệ nhân dân ở đường 55, làng Giao Cù, huyện Nam Trực, Nam Định.

Năm 1949 theo chủ trương trên, Liên khu 3 thành lập 2 trung đoàn chủ lực (64 và 66). Cùng với các Tiểu đoàn Nguyễn Huệ, Cô Tô, Hoàng Diệu, Tiểu đoàn 87 được điều về thành lập Trung đoàn 66 và được đặt thêm danh hiệu Tiểu đoàn Lê Lợi, đồng thời được chọn là tiểu đoàn chủ công của trung đoàn.

Đầu năm 1949, tham gia đánh địch ở khu Cao Phong, Hòa Bình (vùng Chòm San) nhưng không đánh được trận nào.

Giữa năm 1949, các đồng chí Lê Ngọc Hiền, Đào Huy Vũ được điều về phụ trách tiểu đoàn trưởng, chính trị viên. Tiểu đoàn tham gia trong đội hình đánh tập trung toàn trung đoàn tiến công đồn Vụ Bản, Hòa Bình cũng không thành công.

Thu Đông 1949, ở chiến trường Liên khu 3, Bộ quyết định mở chiến dịch Lê Lợi tại tỉnh Hòa Bình, nhằm: phá thế uy hiếp của địch sau lưng Liên khu 3; tiêu diệt một bộ phận sinh lực của địch; phá khối ngụy binh Mường. Lực lượng tham gia gồm các Trung đoàn 9, 66 và 209. Tiểu đoàn Lê Lợi được giao nhiệm vụ tiêu diệt đồn Đồng Bến thuộc huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, nằm cạnh đường số 6, cách thị xã Hòa Bình về phía đông khoảng 10 km.

Sau khi đoàn cán bộ tiểu đoàn đi trinh sát về, được rõ Đồng Bến của địch được bố trí trên một đồi tuy không cao nhưng hỏa lực có thể khống chế các đồi thấp hơn và khu ruộng xung quanh. Đồn được xây dựng gỗ đất, nhà ở của lính lợp cỏ gianh, hàng rào bằng tre nứa kiểu lông nhím. Lực lượng phòng giữ một đại đội ngụy Mường do sĩ quan Pháp chỉ huy.

Trung tuần tháng 11-1949, từ Hà Nam hành quân ra Cầu Đường (đường 21), rẽ vào Suối Bu, tiểu đoàn tới vị trí tập kết cuối cùng tại Suối Đất. Tại đây, chiều tối ngày 25-11-1949 trước giờ xuất quân vào chiếm lĩnh trận địa thì tổ trinh sát bám địch về báo cáo: "Đồn Đồng Bến ngay buổi chiều hôm đó có thêm một trung đội có cả lừa ngựa tải hàng tiếp tế vào đồn, có thể đêm nay số này vẫn còn nghỉ tại đồn". Tiểu đoản nhận định, tuy số quân địch tăng nhưng không phải là quân chiến đấu, bố phòng địch vẫn như trước, càng thêm quân có thể càng khó cho chỉ huy của chúng. Tiểu đoàn vẫn giữ quyết tâm, thông báo cho các đại đội và ra lệnh xuất quân, vượt đường số 6 vào chiếm lĩnh trận địa, đánh địch theo kế hoạch. Khi bí mật tiếp cận đồn, bọn lính gác cũng nghi ngờ bắn ra một vài loạt trung liên ở hướng chủ yếu là sở chỉ huy tiểu đoàn, một chiến sĩ liên lạc ở tiểu đoàn bộ (đồng chí Trần Văn Túy) bị thương nhẹ vào bàn tay. Sau đó tình hình im ắng trở lại.

Qua dây nói kiểm tra nắm được các đơn vị đã hoàn thành chiếm lĩnh trận địa, tiểu đoàn cho bắn pháo hiệu phát lệnh nổ súng. Ngay loạt đạn đầu, đạn súng phóng bom, súng cối đã bắn trúng đồn giặc, xung kích phá rào, ném bùi nhùi lửa. Đồn địch phút chốc bị cháy rực sáng, chúng hoảng loạn chống đỡ được một lúc rồi yếu ớt dần. Trong vòng chưa đến một tiếng đồng hồ, quân ta đã làm chủ đồn giặc, bắt sống tù binh, thu chiến lợi phẩm, giải quyết thương binh tử sỹ và nhanh chóng rút quân trước khi trời sáng tới Suối Đất. Sau đó hành quân về vùng Rịa (Ninh Bình) tổng kết rút kinh nghiệm.

Có thể nói, diệt đồn Đồng Bến là trận đánh thắng lớn nhất của tiểu đoàn từ ngày thành lập đến lúc bấy giờ. Một trận đánh cường tập công đồn tập trung lực lượng toàn tiểu đoàn có hỏa lực tăng cường của cấp trên, diệt gọn toàn bộ quân địch, bắt sống tù binh, thu gọn vũ khí, chiến lợi phẩm. Ngày nay các cựu chiến binh cũ của tiểu đoàn ở khu vực Hà Nội vẫn lấy ngày 25-11 hàng năm làm ngày họp mặt truyền thống.

Bước sang năm 1950, quân Pháp đã ngày càng khó khăn, buộc phải rút quân khỏi Bắc Cạn, một số đồn lẻ ở Cao Bằng, dồn lực lượng về giữ Đông Khê, Thất Khê; tập trung lực lượng đẩy mạnh càn quét mở rộng chiếm đóng vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ. Về phía ta, cuộc kháng chiến đã có những bước phát triển.

Thời gian này, Tiểu đoàn Lê Lợi tấn công đồn Vũ Điện (Lý Nhân, Hà Nam) nhưng không thành công. Sau đó được lệnh chuyển lên Hà Đông tổ chức đánh địch càn quét lấn chiếm ra 2 huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức. Trưa ngày 12-5-1950, tiểu đoàn đã đánh một trận vận động chiến tiêu diệt một đại đội thuộc tiểu đoàn cơ động của phân khu (Secteur) Quán Tròn - Ba Thá tại khu vực đê làng Hoàng Dương - Tử Dương, huyện Ứng Hòa.

Nếu như trận Đồng Bến là trận công đồn ban đêm ở địa hình rừng núi thì trận Hoàng Dương - Tử Dương lại là trận vận động chiến ban ngày địa hình đồng bằng giành thắng lợi lớn của tiểu đoàn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2022, 12:49:31 pm »


Sau chiến thắng Hoàng Dương - Tử Dương, tiểu đoàn còn đánh tiếp hai trận nữa tại khu vực Phù Lưu Chanh khi quân Pháp nống chiếm xuống huyện Kim Bảng, Hà Nam và tại khu vực làng Viêm Khê khi địch nống chiếm ra Chợ Bến, huyện Kim Bôi, Hòa Bình.

Khoảng cuối tháng 6 đầu tháng 7 năm 1950, tiểu đoàn được lệnh về Thanh Hóa tham gia chiến dịch Trần Hưng Đạo tại vùng Nga Sơn trong đội hình của Đại đoàn 304 và được đại đoàn lựa chọn là tiểu đoàn chủ công. Ban chỉ huy tiểu đoàn cũng có thay đổi, đồng chí Trần Minh Vân được đề bạt chức vụ tiểu đoàn trưởng, đồng chí Mai Quang Ca, Đặng Bá Niên được trên điều về làm chính trị viên và tiểu đoàn phó.

Cuối tháng 8-1950 chiến dịch Trần Hưng Đạo bắt đầu. Đợt 1, tiểu đoàn được giao nhiệm vụ đánh đồn Hói Đào, nhưng địch rút không kịp đánh. Đợt 2, tiểu đoàn chuyển về hoạt động ở Hà Nam. Sau thời gian chuẩn bị, ngày 07 tháng 10-1950, tiểu đoàn đã diệt đồn Hồi Trung kết hợp diệt viện binh tại huyện Kim Bảng, Hà Nam.

Cuối năm 1950 đầu năm 1951 Đại đoàn 304 hành quân lên Việt Bắc tiếp nhận vũ khí mới. Ngày 28-2-1951 Tiểu đoàn Lê Lợi trong đội hình đại đoàn vinh dự được Bác Hồ đến thăm ở Tuyên Quang tại một khu đồn điền cà phê ngả ba KM5 rẽ vào.

Sau khi tiếp nhận trang bị vũ khí mới (tuy gọi là mới, trang bị đủ, thống nhất, nhưng phần lớn vũ khí chiến lợi phẩm thu từ quân Tưởng nên có thể nói chất lượng một số không tốt bằng vũ khí của tiểu đoàn thu được của quân Pháp), tiểu đoàn bước vào tham gia chiến dịch Hoàng Hoa Thám. Ngày 25-3-1951 tới tập kết tại vùng Tam Dương chân núi Tam Đảo. Nhưng trong chiến dịch này cả trung đoàn, đại đoàn không đánh được trận tiêu diệt nào, không thực hiện được lời hứa khi Bác đến thăm.

Tháng 4-1951, tiểu đoàn hành quân về Thanh Hóa chuẩn bị tham gia chiến dịch Quang Trung tại tỉnh Ninh Bình. Lúc này có tiểu đoàn trưởng Trần Minh Vân, chính trị viên Vũ Chấn, tiểu đoàn phó Đặng Bá Niên, chính trị viên phó Bùi Xuân Vinh.

Đêm ngày 28-5-1951, chiến dịch Quang Trung bất đầu. Các đơn vị của Đại đoàn 308 và các Tiểu đoàn Nguyễn Huệ, Cô Tô của Trung đoàn 66 diệt các đồn Non Nước, Đại Phong, Yên Vệ, Chùa Dầu. Theo kế hoạch đêm 29-5-1951 tiểu đoàn đánh đồn Chùa Cao nhưng không tiêu diệt được (sau đó ngày 4-6-1951, Bộ sử dụng Trung đoàn 88, Đại đoàn 308 đánh tiếp cũng không thành công).

Thu Đông 1951, tiểu đoàn đang chuẩn bị tham gia chiến dịch tại Hà Nam Ninh, thì đầu tháng 11-1951, địch đánh chiếm Ba Thá, Miếu Môn (Hà Đông) và Chợ Bến (Hòa Bình) và ngày 14-11-1951 chúng nhảy dù tái chiếm thị xã Hòa Bình - Như vậy là tạo thời cơ cho ta đánh tiêu diệt ở địa bàn rừng núi, nên Bộ quyết định mở chiến dịch Hòa Bình - tiểu đoàn được tăng cường 2 đại đội 107, 109 thuộc Tiểu đoàn Nguyễn Huệ, đại đội trợ chiến 95, đại đội vệ binh 159 của Trung đoàn, được giao nhiệm vụ tổ chức một trận phục kích đánh quân địch trên đường số 6, đoạn từ Cầu Trôi, cầu Dụ, Cầu Mè đến Hang Nước dài khoảng 2 cây số. Sau khi chuẩn bị chiến trường, giao nhiệm vụ, đêm 1-12-1951, tiểu đoàn tập kết tại Suối Đất bắt đầu hành quân chiếm lĩnh trận địa. Chỉ huy tiểu đoàn đặt tại Đồi Mè. Khoảng 9 giờ sáng ngày 2-12-1951, từ đài quan sát, đồng chí An Quyết Thắng, tham mưu tiểu đoàn báo cáo có 6 xe ô tô chở một đại đội địch từ hướng Hà Nội lên đang vào trận địa phục kích. Do thông báo chậm nên tiểu đoàn không kịp đánh. Rút kinh nghiệm, tiểu đoàn chỉ thị cho tăng cường quan sát và báo cáo cho kịp thời. Đến trưa lại xuất hiện một đoàn 30 xe vận tải từ hướng Hà Nội lên, đồng thời có 4 xe nữa từ hướng Hòa Bình tới. Do phải tránh nhau nên tốc độ khi địch lọt vào trận địa bị chậm lại. Tiểu đoàn lệnh cho các đơn vị nổ súng xuất kích. Trung đội chặn đầu thuộc Đại đội 136 bắn cháy ngay mấy xe đi đầu ở Cầu Trôi, cả đoàn xe ùn tắc lại, các Đại đội 132, 134, 107 từ các khe núi phía nam đường kịp thời xung phong ra diệt địch, một số địch phải dựa vào mép đường phía bắc chống cự (phía bắc đường là ruộng trống trải). Sau 30 phút, ta làm chủ chiến trường, đốt toàn bộ số xe, thu dọn chiến lợi phẩm, giải quyết thương binh tử sỹ và rút lui. Cũng trong lúc đó địch cho máy bay oanh tạc chặn đường rút của ta, đồng thời cho 2 trung đội Âu Phi và 3 xe tăng từ Hòa Bình (cách hơn chục kilômét) tới chi viện, nhưng ta đã phá Cầu Trôi và bắn ngăn chặn nên chúng phải dừng lại đó. Ngày hôm sau, địch mới ra thu dọn chiến trường và dùng xăng đốt cháy trụi hai bên đường.

Trận phục kích diệt 34 xe này cũng là một trận thắng lớn, lại xảy ra cách Đồng Bến có vài kilômét nên càng in dấu ấn của nhân dân địa phương với cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 66. Vì vậy ngày nay Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Hòa Bình có xây một tượng đài nơi diễn ra trận đánh để nói lên tình đoàn kết giữa quân dân Hòa Bình và Trung đoàn 66 cũng như để ghi nhớ chiến tích xưa. Đặc biệt trên báo Nhân dân xuất bản thời đó, ở mục "nói và nghe", dưới bút danh CB Bác Hồ có viết biểu dương trận đánh này.

Giữa tháng 12-1951, tiểu đoàn được lệnh vượt đường số 6 sang Ba Vì phối thuộc cho Đại đoàn 312 với nhiệm vụ chặn viện từ Sơn Tây lên, bảo đảm cho Trung đoàn 141, Đại đoàn 312 đánh đồn địch ở điểm cao 600. Song quân địch chỉ tiến đến điểm cao 218 rồi dừng lại ở đó. Tiểu đoàn định chuẩn bị tập kích nhưng được lệnh trở về đội hình Trung đoàn 66, chuẩn bị đánh đồn Đầm Huống. Đêm 7-11-1952, cùng lúc với Trung đoàn 88 (Đại đoàn 308) đánh đồn Pheo, thì tiểu đoàn đánh đồn Đầm Huống, nhưng cả hai đều không dứt điểm. Tuy vậy cũng đã góp phần vào việc quân địch phải chuẩn bị rút lui khỏi Hòa Bình. Tiếp đó chuyển sang đánh quân địch ở đoạn đường số 6 từ Đầm Huống đến Hang Nước.

Vào lúc quân địch đang rục rịch rút khỏi Hòa Bình, thì trung đoàn được lệnh bàn giao nhiệm vụ cho đơn vị bạn, để hành quân vào hoạt động địch hậu ở cùng căn cứ du kích Chợ Cháy, huyện ứng Hòa, Hà Đông vào ngày 13-2-1952. Từ Hòa Bình hành quân qua Chùa Hương, vượt sông Đáy, Tiểu đoàn vào đóng quân tại làng Mãn Xoan, Cung Thuế và làm nhiệm vụ phục kích đánh địch trên đường số 1 đoạn từ Đồng Văn đến Văn Điển cùng với Tiểu đoàn Nguyễn Huệ, còn Tiểu đoàn Cô Tô đánh địch từ Hà Đông đi Vân Đình.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2022, 12:50:53 pm »


Thu Đông năm 1952, để phối hợp với chiến dịch Tây Bắc, Đại đoàn 304 mở đợt hoạt động ở Ninh Binh cùng với Đại đoàn 320. Tiểu đoàn Lê Lợi được giao nhiệm vụ chuẩn bị đánh Chùa Cao (lần thứ 2).

Cuối tháng 10-1952, Tiểu đoàn Cô Tô diệt đồn Bích Đào, ngày 8-11 Tiểu đoàn Nguyễn Huệ diệt đồn Giang Nại. Địch vội vã cho Tiểu đoàn 26 lính da đen cộng Tiểu đoàn dù 5 xuống Phát Diệm càn quét để phòng ta tiến công vào đây. Tiểu đoàn Lê Lợi tạm hoãn đánh Chùa Cao, được điều sang phối hợp với Trung đoàn 48 đánh địch ở Phát Diệm. Rạng sáng ngày 13-11-1952, tiểu đoàn nổ súng tiến công Yên Bình Phố nơi địch đang càn quét tạm dừng trú đêm tại nhà Chánh Tiếp, Hai Vợi. Quân địch mới tạm dừng trú quân, ta đánh trong điều kiện chuẩn bị gấp, địa hình ruộng nước, mương rãnh nhiều. Quá trình vào chiếm lĩnh trận địa, các đơn vị phải tiến theo dọc mương, địch phát hiện dùng đại bác đã gây cho ta thương vong một số, nhưng các hướng vẫn bí mật tiếp cận theo kế hoạch. Sau khi chiếm lĩnh xong, bộc phá đã đặt được vào một số nhà ở của địch, đúng 3 giờ 30 nổ súng, nổ bộc phá. Riêng quả bộc phá của đồng chí Xoang (Đại đội 134) đặt tại nhà ngói 5 gian đã diệt gọn một trung đội địch. Địch tiếp tục dùng pháo chi viện, bọn trong phố chống cự và co dần vào nhà hai tầng cố thủ. Tiểu đoàn trưởng Trần Minh Vân rời vị trí chỉ huy tiểu đoàn, lên gặp Đại đội trưởng 134 Mai Hiền, bàn kế hoạch tiếp tục phát triển tấn công. Sau đó đồng chí Mai Hiền tổ chức hỏa lực chi viện cho tổ bộc phá lao lên đánh nhà hai tầng. Nhưng không may bazoka và kíp bộc phá, dây cháy chậm đều bị thấm nước nên không nổ. Trời đã sáng, máy bay địch đã đến quan sát, tiểu đoàn phải cho lệnh lui quân. Trong trận này tiểu đoàn cùng Trung đoàn 48 đánh thiệt hại nặng Tiểu đoàn 26 địch (sau này bị xóa sổ). Về phía chúng ta bị tổn thất (trong đó có đồng chí tiểu đoàn phó Đặng Bá Niên bị thương), chủ yếu bị thương vong khi vào chiếm lĩnh trận địa.

Sau trận Yên Bình Phố (Phát Diệm), tiểu đoàn tiếp tục nhận nhiệm vụ đánh đồn Chùa Cao. Theo kế hoạch, đêm ngày 05-12-1952, tiểu đoàn đã nổ súng tấn công tiêu diệt gọn đồn Chùa Cao, diệt bắt sống toàn bộ đại đội 5 lê dương địch trong đồn, thu toàn bộ vũ khí.

Sau trận Chùa Cao, đồng chí Trần Minh Vân được đề bạt lên trung đoàn phó, các đồng chí Mai Hiền, Lê Toàn (đại đội 134) được đề bạt lên tiểu đoàn phó và chính trị viên phó tiểu đoàn và trên điều động đồng chí Hoàng Đan ở Trung đoàn 57 về làm tiểu đoàn trưởng.

Tiểu đoàn rời chiến trường, hành quân về Thanh Hóa củng cố, huấn luyện. Đặc biệt trong chỉnh huấn chính trị lần này là tham gia cùng nhân dân địa phương thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng, Chính phủ.

Mua xuân năm 1953, tiểu đoàn chuyển vào đóng quân ở vùng Anh Sơn tỉnh Nghệ An chuẩn bị tham gia vào chiến dịch Võ Đông (mật danh chiến dịch Thượng Lào). Theo lệnh trên, tiểu đoàn hành quân theo đường 7, tới bản Ban (huyện Mường Khăm, tỉnh Xiêng Khoảng) thì gặp cánh quân của Đại đoàn 308 cũng truy địch từ hướng Sầm Nưa về. Đến khu vực đồn điền Nọng Pết, Khăng Khay thì được lệnh dừng lại chuẩn bị tham gia đánh Cánh đồng Chum. Lúc này địch đã tăng quân lập thành tập đoàn cứ điểm ở đó và thời tiết ở đây đã chuyển sang mùa mưa nên cấp trên quyết định kết thúc chiến dịch.

Trung tuần tháng 5-1953, tiểu đoàn hành quân về Nghệ An, Thanh Hóa chuẩn bị chiến dịch Thu Đông 1953-1954. Tại đây tiểu đoàn tiến hành xây dựng củng cố. Các đồng chí Mai Hiền, Lại Văn Kháo được đề bạt tiểu đoàn trưởng và tiểu đoàn phó.

Chủ trương của ta trong Thu Đông 1953-1954 là giải phóng Lai Châu, sau đó tập trung lực lượng tiêu diệt Điện Biên Phủ. Hướng phụ là Trung Hạ Lào, hướng phối hợp là đồng bằng Bắc Bộ. Trung đoàn 66 được lệnh tách khỏi đội hình Đại đoàn 304, cùng với Trung đoàn 101 và một Tiểu đoàn, Trung đoàn 18 thuộc Đại đoàn 325 là lực lượng của mặt trận D (mật danh của chiến trường Trung Hạ Lào). Bộ tư lệnh Mặt trận là đồng chí Hoàng Sâm và đồng chí Trần Quý Hai (chính ủy Đại đoàn 325). Nhiệm vụ của mặt trận D là: " - Phối hợp với chiến trường chính (Điện Biên Phủ) bằng cách tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch, buộc chúng phải đưa quân cơ động từ chiến trường Bắc Bộ sang đối phó, đồng thời phá âm mưu địch đánh hậu phương ta bảo vệ vùng tự do Thanh, Nghệ, Tĩnh. - Phối hợp với quân hai nước bạn (Lào, Miên), giúp bạn phát triển chiến tranh du kích, mở rộng vùng giải phóng và xây dựng lực lượng vũ trang, các cơ sở kháng chiến của bạn".

Ngày 18-11-1953, tiểu đoàn hành quân từ Thanh Hóa, qua Nam Đàn (Nghệ An), Hương Khê (Hà Tĩnh), Tân Ấp và tập kết tại khu vực bãi Dinh (Quảng Bình).

Phát hiện ta đưa quân về hướng Trung Lào, tháng 11-1953 Nava phải điều 2 GM 2,3 ở Bắc Bộ lên bố trí bịt đường 8, 12 ở các khu vực Napê Khăm Kợt, Lắc Sao (đường 8 ), Banaphào, Nhommalạt (đường 12) và lực lượng cơ động ở Nhommalạt.

Ngày 20-12-1953, tại khu rừng trúc ở Bãi Dinh (gần biên giới Việt Lào) Tiểu đoàn Lê Lợi nhận lệnh cuối cùng của trung đoàn trưởng 66 Trần Minh Vân cùng Tiểu đoàn Cô Tô công đồn Banaphào, còn Tiểu đoàn Nguyễn Huệ công đồn Mụ Giạ (2 vị trí án ngữ đầu đường nơi cửa ngỏ biên giới). Trưa ngày 22-12-1953, tiểu đoàn bắt đầu hành quân. Đêm 23-12 tiếp cận đồn thì phát hiện quân địch đã rút. Mụ Giạ trở nên cô lập ở biên giới nên chúng cũng rút chạy. Trung đoàn chuyển sang truy kích. Tiểu đoàn Cô Tô đi đầu, tiếp đó là Tiểu đoàn Nguyễn Huệ và cả Đại đội 132, Tiểu đoàn Lê Lợi đều truy theo đường 12 về hướng Thakhek. Tiểu đoàn Lê Lợi đi sau cùng, tới ngã ba Lằng Khằng thì đồng chí Đàm Thế Viêm (tác huấn trung đoàn) phát hiện thấy nhiều dấu vết giầy địch ở đường rẽ về Phanôp. Trung đoàn trưởng Minh Vân và chính ủy Trương Công Cẩn đồng ý với ý kiến đề nghị của tiểu đoàn trưởng Mai Hiền cho tiểu đoàn tạm dừng, phái trinh sát và 2 cán bộ tình nguyện được trên tăng cường vào bản hỏi dân thì được biết địch chạy theo đường này từ ngày hôm qua. Khoảng 30 phút sau tiểu đoàn tiếp tục truy kích. Qua Phanốp, bản Sa Áng tới Pakphanăng thì trời bắt đầu sáng. Dọc đường thấy ba lô đồ hộp địch trút bớt hai bên đường, nhất là tại bờ sông Pakphanăng, có 2 xe ô tô địch vừa đốt cháy và chúng cắt dây cáp ở sông, càng rõ là địch đã chạy theo hướng này. Các đồng chí Lê Trung Cơ, Hoàng Minh Côn (đại đội trưởng, chính trị viên 134), Lê Tiến Hòa,... Ngô (đại đội trưởng, chính trị viên 136) theo lệnh tiểu đoàn cho nối lại dây cáp và tổ chức cho đơn vị vượt sông. Qua sông theo hướng về Pà Cuội thì gặp một số P.M (Prison militaire: dân bị bắt đi làm phu cho địch) quá trình rút chạy lợi dụng địch sơ hở đã bỏ trốn sang hai bên rừng. Qua khai thác được biết rõ thêm hướng chạy của địch. Khoảng gần trưa 24-12-1953, Đại đội 134 đi đầu đã phát hiện thấy địch đang tạm dừng tại ngã ba Nakachăn. Mặc dù địch đông, song tiểu đoàn đã quyết định tổ chức tập kích luôn. Dưới sự chi viện của súng cối 81 mm trợ chiến của tiểu đoàn các Đại đội 134, 136 xung phong vào đội hình địch. Bị bất ngờ địch bị tiêu diệt một số, còn lại chạy tán loạn về đồn Pà Cuội (cách đó khoảng hơn 1 km). Đồn Pà Cuội vốn chỉ chứa đựng một đại đội ngụy Lào, nay chúng chạy cả về đấy nên là thời cơ tốt nhất cho ta tiêu diệt. Tiểu đoàn quyết định chỉ sử dụng một bộ phận nhỏ truy lùng bọn tàn quân ngoài rừng, còn lại tổ chức trinh sát bám địch ở Pà Cuội, xốc lại đội hình để chuẩn bị đánh. Đúng 18 giờ ngày 24-12-1953 tiểu đoàn nổ súng và chưa đến 1 tiếng đồng hồ ta đã làm chủ đồn. Kết quả quá trình truy kích, diệt đồn Pà Cuội, Tiểu đoàn Lê Lợi diệt gọn cả Tiểu đoàn 2 Marốc thuộc trung đoàn bộ binh số 4 (2/4 RTM) của địch, bắt sống 500 tù binh (có một số ngụy Lào), thu toàn bộ vũ khí, chiến lợi phẩm (chủ yếu là khi diệt đồn Pà Cuội). Về phía ta tuy thương vong rất nhỏ song có đồng chí Lê Trung Cơ (đại đội trưởng 134) và đồng chí Trí (cán sự tham mưu tiểu đoàn) hy sinh. Tiểu đoàn được Bộ điện khen và tặng huân chương quân công hạng 3.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2022, 12:51:31 pm »


Sau trận Khăm Hè và Pà Cuội, địch hoang mang rút chạy khỏi thị xã Thakhek và Nhommalạt. Trung đoàn 101 vào tiếp quản thị xã ngày 26-12-1953.

Ngày 25-12-1953, Nava đến Xênô (Savẳnnàkhẹt), vội vã điều lên đây 7 tiểu đoàn (GM 1,5 và GM Para) đặt tên là GM tác chiến Trung Lào do tướng Franxi chỉ huy. Như vậy ta chỉ có hai trung đoàn hoạt động mà đã kéo địch lên Trung Lào tới lúc này là 24 tiểu đoàn bộ binh + 3 tiểu đoàn pháo binh.

Đầu tháng 1-1954 chiến dịch chuyển sang đợt 2. Tiểu đoàn nhận lệnh chuyển xuống hoạt động ở đường 9. Ngày 6-1-1954, tiểu đoàn diệt đồn Hìn Sìu (do một trung đội ngụy Lào chiếm giữ), sau đó về trú quân tại bờ sông Sêbăngphai (cách Hìn Sìu 8 km).

Rạng sáng 9-1-1954, tiểu đoàn lại đánh quân địch mới trở lại đóng ở Hìn Sìu của địch lần thứ hai, diệt hơn 300 tên.

Trung tuần tháng 1-1954, tiểu đoàn chuyển xuống hoạt động trên trục đường số 9 tư Xênô đến Tà Khống (Xêpôn).

Ngày 24-1-1954, tiểu đoàn diệt đồn Phalan. Ngay sau đó lên phục kích tại khu vực Đông Lao Luông (Tây Phalan 2 km) chuẩn bị đánh quân địch tăng viện từ hướng Xênô tới. Sáng 26-1-1954, Tiểu đoàn Lê Lợi và Tiểu đoàn Cô Tô đã phục kích trên đường số 9 diệt gần một tiểu đoàn địch, phá hủy 48 xe cơ giới.

Đêm 15-2-1954 trong đội hình trung đoàn, Tiểu đoàn Lê Lợi cùng Tiểu đoàn Cô Tô tiến công đồn Tà Khống trên đường 9 cách biên giới Việt Lào khoảng 40 km. Là một đồn lớn bố trí trên quả đồi khống chế rộng xung quanh. Quá trình chiến đấu, lần đầu địch dùng máy bay ném bom na-pan ban đêm vào đội hình trận địa hỏa lực của ta. Do vậy ta bị thương vong và trận đánh không thành công.

Tiếp đó tiểu đoàn tiến xuống hoạt động nam đường 9. Ngày 28-2-1954, tiểu đoàn diệt đồn Mường Noòng (bên bờ sông Sêlanọng) do một trung đội ngụy Lào chiếm giữ.

Tháng 3-1954, địch phải điều quân xuống đối phó ở Trung Hạ Lào, đông bắc Miên. Đồng thời tăng lực lượng lên giải tỏa Thakhek. Tiểu đoàn Lê Lợi được điều động về lại khu vực Lằng Khằng, Phanốp để đánh địch. Trung tuần tháng 3-1954, tiểu đoàn tổ chức phục kích tại Khôn Kèn đoạn từ bản Sa Áng đến Phanốp để chuẩn bị đánh địch từ hướng Pakphanăng đi Lằng Khằng, Banaphào. Sau 3 ngày nằm phục chờ địch, ngày 22-3-1954, GM1 xuất hiện, tiểu đoàn lê dương đi đầu lọt vào trận địa phục kích. Ta nổ súng, địch bị thiệt hại nặng ngay từ đầu, một số bị bắt sống, số còn lại dạt về phía bên kia đường đối phó. Chúng phải thúc Tiểu đoàn Marốc (của GM1) tiến lên ứng cứu nhưng bị bộ phận chia cắt của ta chặn lại. Đây cũng là một thắng lớn, phối hợp kịp thời với chiến dịch Điện Biên Phủ vừa mới bắt đầu được 10 ngày. Bộ Tổng tư lệnh đã điện khen thưởng ngay và thông báo cho tiểu đoàn biết: "Theo tin Bộ nắm được trận này GM1 bị chết, bị thương và bị bắt sống gần 300 tên". GM1 phải ngừng tiến công và tạm trú tại khu vực Sa Áng. Tiểu đoàn đã tiến hành trinh sát để tập kích tiếp, nhưng địch canh phòng cẩn mật nên không thực hiện được. Tiểu đoàn chuyển về đóng quân tại biên giới Việt-Lào tiến hành hoạt động nhỏ tiêu hao địch. Khi chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng, tiểu đoàn trở về nước củng cố huấn luyện tại vùng Tân Ấp (Quảng Bình). Tại đây, được thường xuyên thông báo tin tức chiến thắng ở đồng bằng Bắc Bộ, các thị xã Ninh Bình, Sơn Tây, thành phố Nam Định lần lượt được giải phóng nên cán bộ chiến sĩ rất nóng lòng được về tham gia chiến đấu. Do vậy, trung tuần tháng 7, được lệnh hành quân về Liên khu 3, mọi người đều nô nức phân khởi, đến Phủ Quỳ thì hiệp định Giơnevơ 1954 đã ký kết. Tiểu đoàn tiếp tục hành quân về đóng quân tại vùng Sài Sơn, tỉnh Sơn Tây.

Như vậy chiến dịch Trung Hạ Lào nằm trong chiến cuộc Đông Xuân 53-54 là chiến dịch cuối cùng mà tiểu đoàn được tham gia trong kháng chiến chống Pháp và cũng là chiến dịch mà tiểu đoàn giành được thắng lợi lớn nhất từ ngày thành lập tới thời điểm bấy giờ. Suốt trong 6 tháng chiến dịch, cả Trung đoàn 66 đã đánh 40 trận lớn nhỏ, diệt bắt sống hơn 2.000 tên địch, vũ khí thu được đủ trang bị cho cả một trung đoàn mạnh. Hơn thế nửa đã buộc địch phải phân tán lực lượng chủ lực ra đối phó góp phần vào thắng lợi chung của chiến cuộc Đông Xuân 53-54. Trong hội nghị cán bộ tổng kết chiến dịch Điện Biên Phủ, đồng chí Tổng tư lệnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã biểu dương "Một mình Trung đoàn 66 ở Trung Lào đã hoạt động như một đại đoàn". Là đơn vị chủ công của trung đoàn, Tiểu đoàn Lê Lợi đã góp phần xứng đáng của mình vào thành tích chung nói trên.

Cuối năm 1954, tiểu đoàn được cử một đại đội (134) đi tham gia lễ duyệt binh chào mừng Đảng, Chính phủ, Bác Hồ về Thủ đô Hà Nội. Còn lại về vùng Gốt, xây dựng doanh trại ở Xuân Mai (Chương Mỹ, Hà Đông) và chuẩn bị cho xây dựng, huấn luyện chính quy. Cán bộ chỉ huy tiểu đoàn lúc này đã có nhiều thay đổi. Nhiều đồng chí đã được đề bạt lên cấp trên hoặc đã được đi học chuyển binh chủng phục vụ cho phát triển quân đội. Còn lại trong ban chỉ huy tiểu đoàn từ năm 1955-1963 các đồng chí Đặng Văn Liệu, Phạm Công Cửu, Xuân Sâm, Nguyễn Ngọc Nhĩ tiếp nữa là các đồng chí Nguyễn Duy Thương, Vũ Đình Bào, Trần Đình Bảng, Trần Bình Dân, Lê Khả Phiêu...

Năm 1957, tiểu đoàn đi tham gia sửa sai cải cách ruộng đất tại vùng Sở Kiện, Phô Tâng (Thanh Liêm, Hà Nội) 3 tháng. Sau đó chuyển về xây dựng doanh trại đóng quân ở Rịa. Năm 1961 chuyển về Bỉm Sơn Thanh Hóa. Năm 1965 trong đội hình cả Trung đoàn 66, tiểu đoàn hành quân vào miền Nam chiến đấu.


NGUYỄN TỰ LẠC
Chiến sĩ cũ của tiểu đoàn từ 1948 đến 1958
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2022, 12:54:22 pm »


TỪ TIỂU ĐOÀN 212 HÀ NỘI
ĐẾN TIỂU ĐOÀN NGUYỄN HUỆ

Năm lần đi làm nhiệm vụ quốc tế.
Tham gia mở đầu toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp ở Hà Nội năm 1946 và giải phóng Sài Gòn ngày 30-4-1975.


Ngay sau ngày 19-8-1945 tại Hà Nội, Tiểu đoàn 212 từng bước được hình thành. Nòng cốt của tiểu đoàn là những phân đội Giải phóng quân từ Việt Bắc về, những đoàn viên Thanh niên cứu quốc và Tự vệ thành Hoàng Diệu tham gia Cách mạng tháng Tám ở Hà Nội. Nhiều học sinh, sinh viên, thanh niên có tinh thần hăng hái cách mạng và binh sĩ của chế độ cũ giác ngộ cách mạng được Mặt trận Việt Minh giới thiệu vào tiểu đoàn. Các chỉ huy trung đội, đại đội của tiểu đoàn phần đông là các thanh niên của các Hội cứu quốc được cử đi học một lớp quân chính ngắn hạn, nhìn chung còn rất trẻ.

Ban đầu tiểu đoàn còn chưa có số hiệu nên lấy tên người chỉ huy để gọi, là Tiểu đoàn Anh Đệ - Tuấn Sơn. Vinh dự đầu tiên của tiểu đoàn là được làm nhiệm vụ đội quân danh dự dự lễ Độc lập ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình. Ngay sau đó tiểu đoàn được lệnh cấp tốc sang chiến đấu ở Sầm Nưa. Có thể nói đây là một cuộc hành quân sang nước bạn đầy hiểm nghèo, gian khổ, kinh nghiệm chiến đấu chưa có, ngôn ngữ bất đồng, vật chất thiếu thốn, có lúc đi gần ngày đường không thấy bóng người, nhưng được sự đùm bọc của nhân dân Lào, tháng 10-1945, tiểu đoàn đã đánh thắng trận đầu ở Mường Láp, giáng một đòn phủ đầu vào âm mưu tái chiếm Đông Dương của thực dân Pháp. Sau nửa năm phối hợp chiến đấu và giúp bạn xây dựng lực lượng, xây dựng chính quyền cách mạng, tháng 5-1946 tiểu đoàn được lệnh trở về Hà Nội với phiên hiệu Tiểu đoàn 2, rồi Tiểu đoàn 212. Lúc bấy giờ, tiểu đoàn bộ đóng ở sân bay Bạch Mai.

Lúc này, Tiểu đoàn 212 có 3 đại đội: Đại đội 14 đóng tại Đài phát thanh Vọng, Đại đội 15 đóng ở sân bay Bạch Mai, Đại đội 16 đóng tại trại Hàn Lân. Anh Quang Tuần làm tiểu đoàn trưởng kiêm chỉ huy trưởng Liên khu 2 (tức quận Hai Bà Trưng ngày nay), anh Bùi Cúc là tiểu đoàn phó và anh Văn Tân là chính trị viên tiểu đoàn. Để chuẩn bị cho cuộc chiến đấu không sớm thì muộn sẽ phải xảy ra, nhiều cán bộ của tiểu đoàn đã được cử đi học lớp bổ túc quân sự ở Tông (Sơn Tây) do Quân ủy Trung ương mở.

Ngày 19-12-1946, sau khi họp với Bộ tư lệnh Mặt trận Hà Nội nắm vững chủ trương mở đầu kháng chiến toàn quốc, tiểu đoàn trưởng Quang Tuần lệnh cho các đơn vị cấp tốc hành quân vào nội đô và triển khai đội hình chuẩn bị tấn công.

Đại đội 16 của đồng chí Nguyễn Như Trang chiếm lĩnh trụ sở cũ của Bộ chỉ huy Hà Nội tại Lò Lợn (lúc này Bộ tư lệnh đã rút vào Hà Đông), Đại đội 15 của Triệu Minh, Đặng Quý lên đóng tại Nhà thương Chó (nay là Tổng cục Lâm nghiệp), Đại đội 14 của Lê Ty, Lê Ngọc Chữ đóng tại khu vực dãy nhà 24 gian phố Duy Tân.

Lúc 8 giờ 03 phút đèn điện tắt và tiếng nổ lớn ở Nhà máy điện báo hiệu cuộc kháng chiến toàn quốc bắt đầu. Hai trung đội của Đại đội 16 tấn công vào cảng Phà Đen, 1 trung đội còn lại tấn công vào nhà 3 sĩ quan cao cấp Pháp trên đường Trần Khánh Dư. Đại đội 14 chia nhỏ các tiểu đội đi phối hợp với các tự vệ tiêu diệt các ổ đề kháng của địch tại phố Lê Văn Hưu, Nguyễn Du, Bà Triệu, Hồ Xuân Hương, Ngô Thì Nhậm, Thi Sách...

Tại cảng Phà Đen địch có 1 đại đội cơ động bộ binh trên sông và một số thuyền chiến đấu, LCT và canô. Đêm 19-12 quân địch đóng tại đây chỉ có 1 trung đội nên khi 2 trung đội của Đại đội 16 tiến đánh thì bọn chúng hốt hoảng bỏ chạy về nhà thương Đồn Thủy ngay từ những loạt lựu đạn đầu tiên, quân ta truy kích tiêu diệt một số và chiếm lĩnh cảng.

Đơn vị tấn công vào nhà 3 sĩ quan cao cấp của Pháp không tiến vào được vì bọn lính bảo vệ dựa vào công sự kiên cố bắn chặn quyết liệt.

Phía Đại đội 15, đại đội phó Đặng Quý dẫn 1 trung đội tấn công Viện Pasteur. Sau nhiều lần xung phong không vào được, đơn vị đã lợi dụng đường cống ngầm chui vào trong Viện bất ngờ tập kích tiêu diệt hai ổ súng máy ở cổng để quân ta xung phong vào chiếm lĩnh trận địa một cách thắng lợi. Một trung đội khác đóng tại trường Đại học Y đường Lê Thánh Tông đã chặn đánh một đoàn xe cơ giới của địch từ Đồn Thủy kéo ra chi viện cho quân của chúng đóng tại khu vực Nha khí tượng và khách sạn Metropol cạnh Nhà hát lớn. Bên Đại đội 14 từ 21h ngày 19-12 đến 06h ngày 20-12 các tổ chiến đấu của đại đội cùng với tự vệ chiến đấu khu Lò Đúc, khu Chợ Hôm, khu Bảy Mẫu, tiêu diệt 18 ổ đề kháng.

Ngày 20-12 địch tấn công vào cảng Phà Đen, Viện Pasteur với lực lượng lớn có xe tăng, thiết giáp yểm trợ. Để bảo toàn lực lượng, quân ta đã rút về phía sau. Tại nhà thờ Hàm Long, địch cho xe bọc thép xuống đón một số kiều dân Pháp và một số tay sai người Việt chạy trốn vào nhà thờ đêm 19-12 đã vấp phải 2 trung đội của Đại đội 15 đóng tại trường Hàm Long và đường Trần Hưng Đạo. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, mặc dầu có lợi thế về vũ khí địch vẫn không thể nào tiến vào trong trường, bị thương và chết khá nhiều trước mũi súng của quân ta cố thủ trong các lớp học. Đến 12h trưa địch buộc phải rút, bỏ lại một số xác chết không mang đi được.

Đêm 20-12, 1 trung đội của Đại đội 14 phối hợp với 1 đơn vị của Tiểu đoàn 77 tiêu diệt nốt ổ đề kháng cuối cùng của địch tại rạp Majestic.

Ngày 21-12 địch huy động lực lượng tấn công từ nhiều phía trong phạm vi trận địa của Tiểu đoàn 212, có các trận ngã năm Lò Đúc, ngã tư Lò Đúc, Nguyễn Công Trứ và một trận lớn tại Nhà Rượu.

Tại ngả năm Lò Đúc mặc dầu địch dùng pháo 75 ly bắn phá vào ụ chiến đấu nhưng bộ binh của chúng không làm sao tiến lên được vì lực lượng tự vệ Chợ Hôm đánh chặn rất quyết liệt. Tại ngã tư Lò Đúc - Nguyễn Công Trứ địch cũng vấp phải sự kháng cự rất quyết liệt của quân ta, đặc biệt là bị các chiến sĩ của Đại đội 15 đánh ngang sườn từ trong Nhà thương Chó. Địch phải vòng qua Phạm Đình Hổ vào Hòa Mã phá đổ tường vào trong Nhà Rượu. Tại đây quân địch lại vấp phải lực lượng chiến đấu của Đại đội 1 Tiểu đoàn 56 và 1 trung đội của Đại đội 14 cùng với 1 tiểu đội tự vệ của tiểu khu Chùa Vua. Cuộc chiến đấu trong nhà máy Rượu diễn ra hết sức ác liệt suốt từ 10h sáng đến 18h chiều địch không sao chiếm được nhà máy Rượu đành phải rút lui.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2022, 12:55:09 pm »


Đêm 21-12 quân ta tấn công chiếm lại cảng Phà Đen và Viện Pasteur và giữ vững đến đêm 24-12 thì được lệnh rút về phía sau.

Ngày 22-12 địch tiếp tục tấn công vào ụ chiến đấu ngã tư Lò Đúc - Nguyễn Công Trứ.

Tại ụ chiến đấu địch dùng súng phóng lựu đạn bắn vào sau lưng các chiến sĩ của ta và sau đó dùng súng phun lửa quét vào cây lớn, bàn ghế xếp trên ụ nên các chiến sĩ của ta phải rút vào trong nhà Rượu và khu Chùa Vua. Sau khi phá vỡ chướng ngại vật địch cho một mũi tấn công xuống Ô Đống Mác và 1 mũi tiến vào Nhà Rượu. Tại đây Đại đội 1, Tiểu đoàn 56 đã được lệnh rút về giữ chốt Ô Cầu Dền, chỉ còn lại 1 trung đội của Đại đội 14 và 2 tiểu đội tự vệ khu Chợ Hôm nên sức chiến đấu giảm hơn trước rất nhiều. Quân ta chỉ cầm cự được hơn 3 tiếng là phải rút về khu Chợ Hôm.

Ngày 23-12-1946 địch cho xe tăng và thiết giáp tiến về Ô Đống Mác và cho 150 lính bộ binh tiến theo đê Trần Khát Chân xuống dốc Vĩnh Tuy.

Tại đây ta có một trung đội thuộc Đại đội Quang Biền của Tiểu đoàn 77 và 2 trung đội của Đại đội Triệu Minh của Tiểu đoàn 212. Trước hỏa lực dày đặc của địch, 3 trung đội này dạt vào 2 phía Lương Yên và Thanh Nhàn. Địch tiến đến đầu dốc Vĩnh Tuy, gặp ụ chiến đấu lớn của ta và bị hỏa lực của Đại đội 16 bắn chặn, chúng phải rút về trú quân tại đình Lương Yên (một bộ phận về đóng ở Ô Đống Mác). Tại đình Lương Yên chúng mổ bò và tổ chức ăn uống, bất ngờ các đơn vị của ta áp sát và tấn công: hàng chục quả lựu đạn được tung vào giữa đám quân của địch đang sửa soạn ăn uống. Hàng chục tên bị trúng lựu đạn ngay từ loạt đầu, bọn còn lại hốt hoảng la hét tháo chạy về phía Ô Đống Mác. Có tên còn không kịp xách theo vũ khí, bộ đội ta hò reo đuổi theo, có cả lực lượng của Đại đội 14 ở Thanh Nhàn tham gia.

Quân Pháp ở Ô Đống Mác thấy đồng bọn hốt hoảng chạy về cũng vội vàng tháo chạy, quân ta truy kích địch đến gần Nhà thương Chó mới thôi. Trận đánh này ta tiêu diệt gần 40 tên địch.

Đồng thời với trận đánh này tại khu vực Chợ Hôm địch vây ta trong một khu vực gần các phố Duy Tân, Lê Văn Hưu, Ngô Thì Nhậm và Nhà Rượu, Nguyễn Công Trứ. Chúng bố trí xe tăng ở các ngã tư cho quân phá cửa các nhà dồn lực lượng chiến đấu của chúng ta từ nhà nọ sang nhà kia để tiêu diệt.

Tại khu vực Trần Xuân Soạn, Hòa Mã, kế hoạch này chúng không thực hiện được vì các nhà ở đây thông nhau, lực lượng chiến đấu của Đại đội 3, Tiểu đoàn 77 và tự vệ khu Chợ Hôm chẹn cửa rất an toàn nơi nào địch vào được đều bị chặn lại. Riêng tại khu vực Ngõ Huế, Duy Tân, Ngô Thì Nhậm, Nguyễn Công Trứ, phía sau là nghĩa địa Sài Gòn và vườn rau trống trải (nay là khu vực Công ty xe khách 14), trung đội Việt Tử của Đại đội 15 đóng tại đây bị địch bao vây 4 phía đã chiến đấu anh dũng suốt cả ngày và hy sinh tới người cuối cùng.

Tin trung đội Việt Tử hy sinh đã khơi dậy lòng căm thù của tất cả các chiến sĩ trong Tiểu đoàn 212, nên đêm 23-12 khi ban chỉ huy Liên khu 2 ra lệnh tất cả đơn vị tấn công vào các mục tiêu của địch thì các chiến sĩ tiểu đoàn nhất tề xuất kích. Đại đội 16 tấn công khu vực Đồn Thủy và trụ sở công binh của địch, Đại đội 15 tấn công trường Đại học và Nha khí tượng, Đại đội 14 tấn công vào cơ sở của địch bên hồ Thiền Quang gây cho địch nhiều thiệt hại. Đặc biệt Đại đội 15 đã tiêu diệt 2 tiểu đội Pháp và giải thoát cho hơn 20 đồng bào bị giam cầm tại đây.

Ngày 24-12 địch tổ chức càn quét khu vực Vân Hồ và khu vực Chùa Vua cũng vấp phải sự kháng cự của Đại đội 15 và Đại đội 14, đến 16 giờ chiều cả hai đại đội được lệnh rút sang phía kia đê Bành Lao và đê Đại Cồ Việt.

Từ ngày 25-12 kết thúc giai đoạn 1 của cuộc chiến đấu tại Liên khu 2 Hà Nội, giai đoạn chiến đấu trên đường, bắt đầu giai đoạn 2 và giai đoạn phòng ngự trên các chốt Ô Đống Mác, Ô Cầu Dền, ngã tư Kim Liên chống địch tấn công ra ngoại thành.

Đại đội 14 được bố trí từ Ô Cầu Dền vào làng Quỳnh Lôi ngăn địch tấn công qua đê Bành Lao. Đại đội 15 bố trí trong làng Thanh Nhàn và chiếm cứ Ô Đống Mác. Đại đội 16 đóng trong khu vực Lương Yên và Vĩnh Tuy chốt giữ đầu dốc Vĩnh Tuy và ngã ba Vĩnh Tuy - Minh Khai.

Ngày 27-12 tiểu đoàn trưởng Quang Tuần lên làm tham mưu đốc chiến tại ban chỉ huy mặt trận Liên khu 2 Hà Nội, đồng chí Tuấn Sơn về làm tiểu đoàn trưởng.

Từ ngày 26-12-1946 đến ngày 14-1-1947, ngày nào địch cũng cho quân đánh vào tuyến phòng ngự của ta nhưng đều vấp phải sự đánh trả quyết liệt nên không sao tiến được.

Đặc biệt có trận đánh ngày 13-1-1947, địch huy động hai tuyến quân đồng thời tiến đánh Ô Đống Mác theo đường Lò Đúc và chốt Ba Hàng đầu dốc Vĩnh Tuy theo đường đê từ Lương Yên xuống.

Mũi tấn công Ô Đống Mác bị Đại đội 15 chặn đánh quyết liệt nên địch không thể qua được. Mũi đánh Ba Hàng địch cho xe tăng, xe thiết giáp, pháo 37 ly và trọng liên 12 ly 7 bắn xối xả vào chốt.

Tại khu vực Đại đội 16 có lần chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội là đồng chí Vương Thừa Vũ đến thăm. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí chỉ huy trưởng đại đội trưởng Như Trang cho ém quân dưới các bãi ngô dọc theo chân đê và dùng súng cối 60 và 81 ly bắn vào xe của địch. Lần đầu tiên bị đánh bất ngờ bằng súng cối, tăng thiết giáp của địch rút chạy bỏ mặc bộ binh chơ vơ trên đê, bộ đội ta nhất tề xung phong, quân địch hốt hoảng bỏ chạy. Quân ta truy kích tới gần Lò Lợn mới thôi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2022, 12:55:45 pm »


Ngày 18-1-1947 địch tổ chức tấn công dọc theo bờ đê xuống Thúy Lĩnh và Nam Dư nhưng bị lực lượng của tiểu đoàn chặn đánh dữ dội.

Tại Nam Dư Đại đội 16 được chi viện của 2 khẩu pháo 75 ly (bí mật đưa từ Thủ Khối - Gia Lâm sang) chặn đánh bắn hỏng hai xe tăng và tiêu diệt một số sĩ quan binh linh địch. Ngày 1-2-1947 địch tổ chức càn quét khu vực Hoàng Mai, Mai Động và các khu Giáp Nhị, Giáp Tứ, Giáp Lục cũng bị Đại đội 14 và dân quân du kích Hoàng Mai chặn đánh khiến cho cuộc càn quét của chúng thất bại phải rút về nội thành.

Ngày 7-2-1947 toàn bộ tiểu đoàn được lệnh rút khỏi Hà Nội để đi làm nhiệm vụ khác, trong 50 ngày đêm chiến đấu tại Mặt trận Hà Nội tiểu đoàn đã tiêu diệt khoảng 180 tên địch, phá hỏng 4 xe tăng và thiết giáp, thu 50 vũ khí bộ binh các loại. Tiểu đoàn đã hy sinh 56 cán bộ chiến sĩ nhưng đồng thời cũng thu nhận 2 trung đội tự vệ của khu Lò Đúc và Thanh Nhàn vào biên chế của tiểu đoàn.

Vào khoảng 20-2-1947, sau tết Nguyên đán Đinh Hợi, tiểu đoàn được lệnh chuyển quân lên Xuân Mai (Hà Tây) để chấn chỉnh đội ngũ và chuẩn bị lên đường đi Sơn La, Lai Châu với mục tiêu là đánh phá địch phía Thượng Lào, giữ sườn phía tây của quân ta và phối hợp với quân cách mạng của nước Lào. Đến thời điểm này Tiểu đoàn 212 được đổi tên thành Tiểu đoàn 150 do anh Tuấn Sơn làm tiểu đoàn trưởng, anh Bình Kim làm tiểu đoàn phó, anh Lê Tư làm chính trị viên.

Sau khi ổn định tổ chức, tiểu đoàn hành quân về hướng tây, theo đường số 6 qua Lương Sơn, Phương Lâm, Chợ Bờ, Suốt Rút rồi tiếp theo ngược dòng sông Mã đánh chiếm Mường Lát, sau đó tiến đánh Sốp Hào, Sốp Bao (Lào). Đây là lần thứ hai tiểu đoàn hành quân đường dài lên miền Tây và trở lại Sầm Nưa. Tiểu đoàn đã cùng các đơn vị bạn đánh nhanh, đánh mạnh làm cho địch tháo chạy tán loạn, giải phóng một vùng dọc hữu ngạn sông Mã tới Sầm Tớ, giúp bạn Lào xây dựng căn cứ kháng chiến.

Một giai đoạn mới của cuộc chiến đấu vô cùng gian khổ, ác liệt nhưng hết sức vẻ vang của tiểu đoàn đã bắt đầu từ đó.

Năm 1948, tiểu đoàn trong đội hình Trung đoàn 52 trở lại Hòa Bình với nhiệm vụ là tiểu đoàn tập trung, hỗ trợ cho các đại đội độc lập hoạt động vũ trang diệt địch và xây dựng căn cứ kháng chiến trên địa bàn tỉnh Hòa Bình và hai huyện Nho Quan, Gia Viễn tỉnh Ninh Bình. Tiểu đoàn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chủ lực cơ động bao vệ vùng giải phóng.

Năm 1949, tiểu đoàn được điều động tăng cường cho Trung đoàn 66 là đơn vị chủ lực cơ động của Liên khu 3 với phiên hiệu mới: Tiểu đoàn 766 mang bí danh tên người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ. Thi đua lập công cùng với các đơn vị bạn, tiểu đoàn đã góp phần tạo nên sức chiến đấu cao của trung đoàn, được Bộ Tổng tư lệnh tin cậy, đồng bào mến mộ và làm cho quân thù khiếp sợ.

Như có duyên với nước bạn, đầu thập kỷ 50, trong đội hình của Trung đoàn 66, tiểu đoàn đã hành quân làm nghĩa vụ quốc tế lần thứ ba ở Thượng Lào vùng Xiêng Khoảng và lần thứ tư ở Trung Lào. Ở hai địa bàn này, tiểu đoàn đã góp phần vào thẳng lợi của chiến dịch Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao là chiến thẳng lịch sử Điện Biên Phủ. Thời ấy tiểu đoàn mang mật danh Xã Quảng, được phép thừa thắng vận động xuống Hạ Lào chiến đấu. Nơi đây bên cạnh các chiến công, tiểu đoàn còn ghi thêm một dấu ấn nghĩa tình "vừa là đồng chí, vừa là anh em", đào một con mương qua núi đá giúp dân lấy nước canh tác, được bà con Lào đặt tên là "mương Xã Quảng".

Trải qua nhiều năm tháng chiến đấu, nhiều cán bộ, chiến sĩ của tiểu đoàn đã anh dũng hy sinh, nhiều cán bộ chỉ huy của tiểu đoàn được điều động đi các đơn vị khác và nhiều cán bộ đã được bổ sung. Nhưng truyền thống tốt đẹp của tiểu đoàn như bản lĩnh chiến đấu, tinh thần khắc phục khó khăn, tình đoàn kết quân dân luôn được giữ vững và phát huy.

Đến thời kỳ chống Mỹ xâm lược, tiểu đoàn được đổi phiên hiệu là Tiểu đoàn 9, vẫn là một đơn vị hợp thành của Trung đoàn 66, trong đội hình sư đoàn Vinh Quang lừng danh thiện chiến. Tiểu đoàn đã cùng các đơn vị bạn đánh bại các sắc lính sừng sỏ và tàn ác của Mỹ ngụy, từ sông Bến Hải tới Sài Gòn và ngày 30-4-1975 đánh chiếm dinh Độc Lập, góp phần kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Trước khi trở ra Bắc, tiểu đoàn đã tham gia giúp nhân dân Campuchia thoát họa diệt chủng của bè lũ Pôn Pốt.

Trải qua hai cuộc kháng chiến với 5 lần làm nghĩa vụ quốc tế, từ tiểu đoàn Vệ quốc quân 212 của Hà Nội, đến Tiểu đoàn 150 Tây Tiến, Tiểu đoàn 766 Nguyễn Huệ rồi Tiểu đoàn 9, tiểu đoàn đã may mắn có được vinh dự quý hiếm là vừa là tác giả, vừa là nhân chứng của những mốc son trong lịch sử như: có nhiều thành viên tham gia khởi nghĩa tháng 8-1945 tại Hà Nội, lực lượng đầu tiên làm nghĩa vụ quốc tế, đánh thắng trận đầu ở miền Tây, một lực lượng hỗ trợ đắc lực cho chiến thắng Điện Biên Phủ, một bộ phận trong lực lượng mũi nhọn chiếm dinh Độc Lập giải phóng Sài Gòn.

Hành trình của Tiểu đoàn 212 Hà Nội trải qua suốt chiều dài của đất nước và hai nước bạn thật đáng tự hào.

THANH TÙNG – NGUYỄN HIỀN
Nguyên trưởng Tiểu ban Tuyên huấn trung đoàn
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2022, 04:21:32 pm »


KHÚC CA NGƯỜI LÍNH

                                                                  Lịch sử bốn nghìn năm dựng nước
                                                                  Chống ngoại xâm sau trước sáng ngời.
                                                                  Dù cho vật đổi, sao dời
                                                                  Xả thân vì nước, đèn trời lung linh.
                                                                 
                                                                  Đất truyền thống nối dòng anh kiệt,
                                                                  Ôn quá trình tha thiết lòng ta.
                                                                  Năm bốn bảy, cuối tháng ba (23/3/1947)
                                                                  Là ngày vinh dự Đoàn ta ra đời.
                                                                 
                                                                  Giữa khói lửa ngập trời đây đó,
                                                                  Nợ nước càng chất chứa tim gan.
                                                                  Quản chi vượt suối băng ngàn,
                                                                  Diệt thù cứu nước, gian nan xá gì.
                                                                 
                                                                  Thuở ban đầu đã vì Hà Nội
                                                                  Lửa hờn căm nhức nhối lòng trai.
                                                                  Từ Khâm Thiên đến Bạch Mai,
                                                                  Việt Nam học xá miệt mài lập công.
                                                                 
                                                                  Sau chiến thắng Hà Đông năm ấy,
                                                                  Lính 35, 37 hát vang.
                                                                  Cùng nhau hợp nhất binh đoàn,
                                                                  Sẵn sàng ứng chiến địa bàn Liên khu.
                                                                 
                                                                  Chiến sĩ ta mỗi khi ra trận,
                                                                  Lòng sục sôi uất hận trào dâng.
                                                                  Lửa thiêng thiêu đốt chín tầng,
                                                                  Mây đen, bão tố, sóng ngầm... sạch băng!
                                                                 
                                                                  Đây Lê Lợi tiếng tăm đã rõ,
                                                                  Nọ Cô Tô nào có nhường ai.
                                                                  Bao phen Nguyễn Huệ đua tài,
                                                                  Pháo binh Hoàng Diệu diệt loài xâm lăng.
                                                                 
                                                                  Những chiến tích Cao Phong, Vụ Bản,
                                                                  Mùa chiến công từ đó mở màn.
                                                                  Chùa Thông, Bằng Sở sấm ran,
                                                                  Vân Đình, Văn Điển, Đồng Quan, Cầu Bầu.
                                                                 
                                                                  Chiến sĩ ta dãi dầu chinh chiến,
                                                                  Sức phi thường "lấp biển, dời non”.
                                                                  Bởi lòng trĩu nặng căm hờn,
                                                                  Thù nhà, nợ nước, vẹn tròn trước sau.
                                                                 
                                                                  Đoàn chủ lực Ký Con - Sáu sáu (66)
                                                                  Vốn kế thừa dòng máu Tiên Rồng.
                                                                  Chiến binh vai sắt chân đồng
                                                                  Xuân Hè lại tiếp Thu Đông, tuyệt vời!
                                                                 
                                                                  Bởi trái tim sáng ngời chân lý,
                                                                  Người tiếp người, quyết chí lập công.
                                                                  Hoàng Dương, Đồng Bến, Hồi Trung
                                                                  Mường Riệc, Lê Xá địch không đường về.
                                                                 
                                                                  Đánh Chùa Dầu, san bằng YÊN VỆ,
                                                                  Diệt CHÙA CAO, khí thế càng cao.
                                                                  Hạ GIANG NAI, phá BÍCH ĐÀO,
                                                                  YÊN BÌNH PHỐ vỡ, giặc nào chẳng kinh!
                                                                 
                                                                  Khu tam giác chống càn PHÙNG THIỆN
                                                                  Cùng TIÊN YÊN, TIÊN TIÊN hợp binh
                                                                  Khắp vùng NAM ĐỊNH, NINH BÌNH.
                                                                  Nghe tên, Pháp ngụy hồn kinh phách rời.
                                                                 
                                                                  Đường số 6 sáng ngời thủa ấy:
                                                                  Diệt viện binh, thiêu cháy bốt đồn.
                                                                  34 xe địch đốt luôn.
                                                                  ĐỒI MÈ xác giặc như cồn cát phơi.
                                                                 
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2022, 04:22:38 pm »


                                                                  Trong nước quyết diệt loài lang sói,
                                                                  Cuộc trường chinh chói lọi chiến công.
                                                                  Trao cờ QUYẾT THẮNG, Bác mong
                                                                  Tiến lên giải phóng non sông giống nòi.
                                                                 
                                                                  Võ Đại tướng quan tâm theo dõi,
                                                                  Từng viết thư thăm hỏi, động viên.
                                                                  Tăng thêm nghị lực, niềm tin,
                                                                  Từ trong mau lửa viết thiên sử vàng.
                                                                 
                                                                  Những dũng sĩ hiên ngang giết giặc,
                                                                  Lại bước vào chững chạc chỉnh quân.
                                                                  Trung với Đảng, Hiếu với dân,
                                                                  Khó khăn quyết vượt, địch quân quyết trừ.
                                                                 
                                                                  Lời Bác dạy từng giờ từng phút,
                                                                  Trọn niềm tin chẳng chút đơn sai!
                                                                  Thù nhà, nợ nước trên vai,
                                                                  Đạn bom chẳng nản, miệt mài bước chân.
                                                                 
                                                                  Trên thế trận nhân dân ngày ấy,
                                                                  Pháp thực dân cảm thấy không yên.
                                                                  Dã tâm mượn sức LÀO, MIÊN
                                                                  Làm bia đỡ đạn ba miền chống ta.
                                                                 
                                                                  Ta khẳng định: Tuy là ba nước,
                                                                  Một kẻ thù đế quốc thực dân.
                                                                  Coi nhau như thể tay chân,
                                                                  Kết thành một khối liên quân diệt thù.
                                                                 
                                                                  Đông Trường Sơn bom thù cầy xới,
                                                                  Tây Trường Sơn máu dội, bão dông.
                                                                  Hồng Hà cùng với Cửu Long.
                                                                  Ba dân tộc, một tấm lòng sắt son.
                                                                 
                                                                  Xuân năm ba (1953) mở màn sấm sét,
                                                                  Đòn phủ đầu NOỌNG HÉT nổ tung
                                                                  BẢN BAN, XIÊNG KHOẢNG một vùng,
                                                                  Giặc thua tan tác, thế cùng tháo lui.
                                                                 
                                                                  Trận thắng đầu thêm vui thêm khỏe,
                                                                  Cùng bạn LÀO chia sẻ hân hoan.
                                                                  Mênh mông đồng núi ngút ngàn,
                                                                  IT-XA-RA quản hoàn toàn từ đây.
                                                                 
                                                                  Đông năm ba (1953) Miền Tây lửa đỏ,
                                                                  Đến đâu Xuân Giáp Ngọ (1954) càng say.
                                                                  Ngụy Lào cùng lũ giặc Tây.
                                                                  Bị đòn trời giáng, mặt ngay cán tàn.
                                                                 
                                                                  Càng thất bại, Tây càng lúng túng,
                                                                  Thế quân ta: thế đứng đầu thù !
                                                                  Trung ương nắm vững thời cơ,
                                                                  Quyết tâm xóa bỏ thế cờ Điện Biên.
                                                                 
                                                                  Đoàn ta thẳng đường lên Tây Tiến,
                                                                  Trung, Hạ Lào, gần đến Đông Miên.
                                                                  Hiệp đồng cùng với Điện Biên,
                                                                  Đạp bằng máu lửa, viết thiên sử vàng.
                                                                 
                                                                  Đường số 9, xe tan xác pháo,
                                                                  Đường 12 sạch ráo đồn thù.
                                                                  Xưa kia rừng núi âm u,
                                                                  Giờ đây gió cuốn mây mù đã tan.
                                                                 
                                                                  Trận PÀ CUỘI diệt ngàn tên giặc,
                                                                  Cả Tây đen, Tây trắng, Ngụy Lào.
                                                                  Tiếp MỤ GIẠ, BA NA PHÀO,
                                                                  PHA LAN, XÊ TA MÔC, đồn nào cũng tiêu.
                                                                 
                                                                  Đây Xóm Hồng giặc liền rút chạy,
                                                                  Lửa Hìn Sìu đốt cháy tan hoang
                                                                  Khôn Khen, Thà Khống, Mường Nòng
                                                                  Một vùng rừng núi bốt đồn sạch băng.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM