Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 06:29:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những kỷ niệm về công tác cán bộ  (Đọc 2127 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 11:03:54 pm »


II- Những chủ trương và biện pháp

1. Về chủ trương:

Chấp hành chỉ thị của thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị, Cục Cán bộ và Cục Quân lực được giao nhiệm vụ hướng dẫn các đơn vị có số chiến sĩ này và điều động tập trung theo từng đợt về một đơn vị, và giao cho đơn vị quản lý sau khi xong chương trình huấn luyện tân binh, cần tổ chức bồi dưỡng tiếp một số nội dung cần thiết trước khi điều động bổ sung cho các đơn vị.

Chủ trương trên tạo điều kiện và làm cơ sở cho anh em tiếp xúc với thực tế chiến đấu, huấn luyện và xây dựng của quân đội, có điều kiện rèn luyện ở cơ sở, quen với sinh hoạt người chiến sĩ, nhằm sau này phục vụ tốt hơn.

Trong sử dụng cần tiến hành mấy bước sau:

- Bước 1: Để tận dụng được kiến thức chuyên môn của số anh em này, cần sắp xếp bố trí gần sát với ngành nghề ở các đơn vị, trước hết là ở phía trước trực tiếp làm nhiệm vụ phục vụ chiến đấu, làm chiến sĩ ở các đơn vị cơ sở như các trạm xưởng sửa chữa, bảo quản, kho tàng, bệnh viện, đội điều trị, đội cơ động công tác, giáo viên chuyên môn các nhà trường, không xếp ngay ở cơ quan chỉ đạo. Thời gian rèn luyện ở đơn vị hưởng chế độ như chiến sĩ.

- Bước 2: Thời gian bố trí rèn luyện khoảng 5-6 tháng ở cơ sở, đơn vị phải làm công tác thẩm tra ở địa phương, tìm hiểu ở cơ quan cũ, nhận xét trong thời gian rèn luyện ở đơn vị cơ sở.

Số nào tốt, đủ điều kiện sẽ bố trí đúng vị trí cán bộ bậc đại học và đề nghị thủ trưởng Tổng cục Chính trị xét duyệt cho hưởng lại lương mà các cơ quan ngoài nhà nước đã xếp. Cụ thể là số nào xếp ở nhà máy, trạm xưởng hoặc có nhu cầu xếp công nhân viên quốc phòng, số có nhu cầu xếp quân nhân chuyên nghiệp. Còn về bậc lương, trừ số mới ra trường, với số đã công tác xếp lương theo giấy báo thôi trả lương của cơ quan cũ. Với số anh em đã bố trí gần đúng nhưng rèn luyện chưa tốt, chưa yên tâm, hoặc quá trình thẩm tra phát hiện có vấn đề chưa rõ cần có thời gian nghiên cứu xem xét, chưa đủ điều kiện tiêu chuẩn để đưa vào đội ngũ cán bộ thì vẫn bố trí như các chiến sĩ bình thường khác, khi xét thấy đủ điều kiện và tiến bộ, bố trí đúng cương vị thì mới được xét để hưởng lương.

- Bước 3: Sau 6 tháng đến 1 năm bố trí công tác và cho hưởng lương, cơ quan cán bộ hoàn thiện hồ sơ quản lý. Với số anh em tốt, đủ điều kiện tự nguyện phục vụ lâu dài trong quân đội, căn cứ vào tiêu chuẩn và nhu cầu sẽ đề nghị Bộ Quốc phòng xét trao quân hàm sĩ quan.

Những bước trên đây là quy định hướng dẫn chung, nhưng để khích lệ động viên đối với số anh em rèn luyện tốt, có thành tích phục vụ chiến đấu, đảm đương công việc nhanh, có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc có công tác nghiên cứu thiết thực thì thời gian xét để hưởng lương, trao quân hàm có thể sớm hơn thời gian quy định.

2. Về biện pháp:

a) Nhóm chuyên trách Cục Cán bộ cử cán bộ xuống các cơ sở, đơn vị có số anh em này, nghiên cứu, tìm hiểu phát hiện lập danh sách, kết hợp với báo cáo của các đơn vị, nắm số lượng, chất lượng ngành nghề báo cáo thủ trưởng Tổng cục Chính trị xin chủ trương và kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, sử dụng theo nhu cầu chuyên môn trong quân đội.

b) Cục Cán bộ phải chủ động hợp đồng với Cục Quân lực cùng các đơn vị nắm tình hình số lượng, tập trung số chiến sĩ này về một đơn vị đã được Bộ giao trách nhiệm quản lý tiếp. Trong thời gian bồi dưỡng nâng cao một số nội dung cần thiết về đường lối chính trị, quân sự, chế độ công tác hậu cần, cơ sở kỹ thuật, trang bị vũ khí khí tài và chí độ công tác khoa học kỹ thuật của lực lượng vũ trang.

c) Đồng thời với thời gian tập trung bồi dưỡng học tập, Cục Cán bộ cử cán bộ cùng tham gia quản lý lớp học để nắm chắc tình hình mọi mặt làm cơ sở cho công tác nhân sự khi phân công, quan hệ mời cán bộ, giáo viên các cơ quan, nhà trường đến nói chuyện và lên lớp. Đồng thời chuẩn bị mọi mặt để Cục Cán bộ xin chủ trương Tổng cục Chính trị phân công công tác về các đơn vị khi lớp học kết thúc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 11:04:32 pm »


III- Đánh giá kết quả

Theo dõi kết quả học tập rèn luyện của một số lớp thấy rằng: Số anh em này có một số mặt nào đó có nhược điểm nhất định về lập trường quan điểm, về kinh nghiệm cuộc sống chưa quen môi trường quân đội, có kiến thức khoa học tự nhiên, song kiến thức về xã hội còn hạn chế, nhìn chung trẻ tuổi đời, tuổi nghề, vấp váp khó khăn trong cuộc sống chưa nhiều; nên lúc gặp khó khăn thường dễ bộc lộ nhược điểm; nhưng nhìn chung anh em này là những con người tốt, tuy sống trong thời bao cấp, nhưng đã trưởng thành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa, được sắp xếp công tác trong các cơ quan nhà nước, là con em nhân dân lao động, con em cán bộ đảng viên, con em liệt sĩ; một số ít tuy có quan hệ xã hội phức tạp, thành phần lớp trên nhưng đã cải tạo tốt, các cơ quan đã sử dụng, sắp xếp công việc.

Số này từ nhỏ đến lớn, từ đi học đến khi ra công tác được giáo dục, giác ngộ của chế độ xã hội chủ nghĩa, sự giáo dục của gia đình, nhà trường, đoàn thể; nên ít nhiều có nhận thức giác ngộ nhất định về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân. Khi nhà nước thực hiện chính sách công bằng hợp lý, mặc dầu có nhiều băn khoăn về tiền đồ, hưởng thụ, hậu phương gia đình, song bước đầu anh em đều xác định được trách nhiệm.

Khi vào quân đội, được các đơn vị quan tâm động viên trong quá trình mấy tháng huấn luyện tân binh, lại được tuyển chọn tập trung bồi dưỡng thêm về nội dung đường lối, kiến thức khoa học kỹ thuật quân sự, phổ biến chính sách đãi ngộ của quân đội, sử dụng ngành nghề chuyên môn và bố trí vào các cơ sở kỹ thuật, nghiệp vụ mà không xếp làm chiến đấu viên, nên đã tạo ra không khí phấn khởi, quyết tâm rèn luyện tốt. 100% số anh em này học xong hạ quyết tâm xin đi phục vụ chiến đấu, về các đơn vị phía trước, nhiều đồng chí xin vào B. Một số trước đây có nhận thức vào quân đội chưa tốt như ngại gian khổ, lấn cấn tư tưởng hưởng thụ, gia đình, tiền đồ khoa học... sau khi học tập bồi dưỡng đã có quyết tâm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ đi phục vụ chiến đấu và rèn luyện ở phía trước, ở đơn vị cơ sở của quân đội.

Qua nắm tình hình kết quả rèn luyện, phục vụ ở các cơ sở và nhất là số vào các đơn vị từ Hà Tĩnh trở vào, như Binh chủng Thông tin 40 đồng chí, Binh chủng Công binh 32 đồng chí, Tổng cục Hậu cần 142 đồng chí, và một số ít vào các mặt trận (B); sơ bộ đánh giá số anh em này có quyết tâm và ý thức thái độ rèn luyện tốt, hoàn thành tốt nhiệm vụ đơn vị giao, nhiều đồng chí được khen. Mặc dù có nhiều khó khăn ác liệt, gian khổ, hụt hẫng về sinh hoạt, song chưa có biểu hiện gì xấu. Nhiều anh em phục vụ chiến đấu, công tác tỏ ra dũng cảm bám nhiệm vụ, bám đơn vị. Khi địch đánh vào đơn vị có đồng chí như kỹ sư An Văn Nhân hy sinh (Binh chủng Công binh) và nhiều anh em bị thương nhưng vẫn bình tĩnh.

Sau một thời gian rèn luyện 3 - 4 tháng cũng nổi lên một số vấn đề như:

- Về tổ chức và nhân sự: khi anh em này vào quân đội, nhận thức của các cơ quan quản lý anh em trước khi đi cho rằng hoàn thành nghĩa vụ số anh em này sẽ về lại, nên việc bàn giao những tài liệu liên quan đến nhân sự không đầy đủ (hồ sơ gốc, văn bằng, nhận xét năng lực, xác minh chính trị...), đặc biệt số có chất lượng chính trị thấp, có quan hệ xã hội phức tạp, tư tưởng đang có vấn đề này, vấn đề khác, v.v... Do vậy, khi bàn giao anh em cho các đơn vị thì thời gian quá gấp, chưa có đủ điều kiện thẩm tra, nghiên cứu kỹ, lúc đầu làm phân phối bố trí cho đúng gặp khó khăn, để sắp xếp hợp lý, thực hiện chế độ hưởng lương còn phải giải quyết tiếp một số vấn đề nữa. Ví dụ: do các cơ quan cấp giấy trả lương, văn bằng không nghiêm, không đầy đủ, nên một số anh em lợi dụng khai man, chẳng hạn có đồng chí ở Binh chủng Thông tin là trung cấp cơ khí nhưng khai là kỹ sư cơ khí để được hưởng tiêu chuẩn lương cán bộ, và nhiều đồng chí tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nhưng đều xin cơ quan chứng nhận lương kỹ sư để được bố trí sử dụng ở phía sau.

- Về phía anh em: nói chung tư tưởng bước đầu làm quen với sinh hoạt người chiến sĩ, nhưng tư tưởng tạm yên tâm chờ đợi và thăm dò tổ chức quân đội sẽ đối với mình ra sao? Sử dụng mình như thế nào? Hưởng chế độ gì?... Còn một số không ít chưa thấy hết trách nhiệm chính trị của bản thân có nghĩa vụ tham gia lực lượng vũ trang, mà còn cho rằng: vào quân đội sẽ phí công đào tạo, quân đội không có khả năng sử dụng hết, chuyên môn sẽ cùn mòn, ở lại không phát huy được, mà về lại cơ quan sau một thời gian sẽ lạc hậu với anh em khác... có khía cạnh đòi hỏi đãi ngộ, đánh giá mình hơn anh em tân binh khác.

- Về hoàn cảnh rèn luyện:

Do anh em trước đây học ở nhiều trường đại học, sinh hoạt, công tác ở nhiều cơ quan, điều kiện cuộc sống, địa vị xã hội, hoàn cảnh công tác có khác nhau việc tu dưỡng rèn luyện có mức độ, nên khi vào môi trường quân đội bộc lộ một số nhược điểm: thích tự do thoải mái, ngại kỷ luật gò bó nên thường ít chú ý rèn luyện từ động tác nhỏ, còn chủ quan là có trình độ, cái gì cũng sẽ hiểu biết, nên hay lơ là đại khái, tùy tiện.

+ Một số lớn (khoảng 50%) còn tư tưởng tạm bợ, có chiến tranh ở quân đội, hết nghĩa vụ về cơ quan nhà trường, phòng nghiên cứu, nên chưa xác định tốt tư tưởng, chưa đưa khả năng, kiến thức khoa học - kỹ thuật phục vụ quân đội lâu dài, cá biệt giao nhiệm vụ đúng chuyên môn không nhận (sợ phải ở lại), có hiện tượng giả ốm, nằm ỳ, không nhận quân hàm.

+ Một số băn khoăn, do hoàn cảnh gia đình, chưa yên tâm, đi nghĩa vụ quân sự không có lương, gia đình vợ con, bố mẹ vất vả, khổ sở, ở lâu trong quân đội ngành nghề cùn mòn, không có chỗ phát huy, dăm ba năm nữa thôi phục vụ quân đội, về lại cơ quan cũ sẽ ra sao?

+ Một số khía cạnh tư tưởng cũng cần giáo dục để khắc phục dần như: ngành này, ngành nọ, vị trí công tác, người được sử dụng trước, người được sắp xếp sử dụng sau, thậm chí không được sử dụng. Nếu công tác lãnh đạo không tốt sẽ gây thành vấn đề khó khăn cho tổ chức, cơ quan, đơn vị.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 11:05:13 pm »


IV- Mấy kinh nghiệm rút ra về lãnh đạo và tổ chức quản lý:

1. Về lãnh đạo:

- Đây là những anh em đã tốt nghiệp các trường đại học, ít nhiều có kiến thức nhất định, khả năng tiếp thu nhanh, có tính tự trọng, có ý thức tổ chức kỷ luật. Trong công tác giáo dục lãnh đạo cần chú trọng đặc điểm này để phát huy mặt tốt của anh em, làm chỗ dựa tin cậy trong đơn vị.

- Cán bộ lãnh đạo, quản lý số anh em này, nên chọn số cán bộ có trình độ và phong thái làm việc tốt, kế hoạch công tác sắp xếp khoa học, biện pháp tổ chức điều hành dứt khoát, động viên tâm lý, khêu gợi hướng dẫn anh em tự giác hoàn thành nhiệm vụ, không phải động viên nhắc nhở nhiều.

- Mỗi khi cần phê bình, nhận xét mặt thiếu sót của anh em, phải nắm chắc hiện tượng suy xét kỹ, phân tích có tình, có lý, chặt chẽ, động viên khích lệ kịp thời thì anh em thành tâm tự giác sửa chữa, khắc phục tốt. Cần tránh tác phong nôn nóng vội vàng, thành kiến, nói nhiều nhưng không đúng lúc, đúng chỗ.

- Số anh em này rất có khả năng về thể thao, văn nghệ, báo chí, thích nghiên cứu tình hình trong và ngoài nước, hay suy luận, tranh luận và hiểu biết rộng. Do vậy cần chú ý khai thác và tổ chức vận động anh em hăng hái hoạt động nòng cốt trong các phong trào của đơn vị.

2. Về tổ chức quản lý:

- Để tổ chức lớp học, Cục Cán bộ và đơn vị quản lý nên chọn nơi có kinh nghiệm, điều kiện, cơ sở vật chất kỹ thuật thiết bị tốt, chọn bộ khung cán bộ quản lý từ trung đội trưởng trở lên là người của đơn vị có am hiểu và có khả năng quản lý tốt.

- Thủ tục phân phối và bàn giao nên làm đúng tinh thần chỉ thị của Tổng cục Chính trị và hướng dẫn của Cục Cán bộ đối với đơn vị, thực hiện: nhanh, gọn, đúng hướng, hợp lý, sát nhu cầu, không gượng ép, tránh đảo lộn kế hoạch làm mất khí thế của anh em.

- Quá trình tập trung giáo dục phải luôn luôn quán triệt tư tưởng cho anh em là: quyết đi, quyết đánh, quyết thắng, sẵn sàng đưa kiến thức khoa học kỹ thuật, cùng với cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự phục vụ nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng của lực lượng vũ trang đánh thắng giặc Mỹ, yên tâm ở lại phục vụ quân đội lâu dài (nhất là số giỏi, có ngành nghề chuyên môn phù hợp với yêu cầu còn thiếu của quân đội).

- Về chính sách khuyến khích: theo chủ trương của Bộ, sau khi phân phối cho đi rèn luyện khoảng 3 - 4 tháng, nếu hoàn thành nhiệm vụ tốt, thì nghiên cứu xếp cho anh em hưởng lương, song không phải làm đồng loạt, ồ ạt mà cần khích lệ động viên những anh em có khả năng phù hợp, đối chiếu với chính sách chung của nhà nước thì việc xét cho hưởng lại lương cần xét kỹ và nên trả lương cho anh em đã xếp đúng ngành nghề, có năng lực hoàn thành công việc khó, yên tâm phục vụ quân đội. Còn những anh em chưa xếp đúng hoặc đã sắp xếp nhưng chưa yên tâm, năng lực yếu thì cần kéo dài thời gian rèn luyện.

- Thời gian cho anh em xuống đơn vị, đi rèn luyện, nên có chế độ thông báo thường xuyên giữa Cục Cán bộ, đơn vị quản lý và đơn vị rèn luyện công tác của anh em để có cơ sở nắm chắc tình hình nhân sự cho công tác bồi dưỡng tiếp, cho công tác xét chuyển hưởng lương cũng như nguồn bổ sung lâu dài cho quân đội.

- Cần nghiên cứu chuẩn bị các thủ tục và nhân sự số chuyên môn giỏi, yên tâm phục vụ quân đội, phẩm chất chính trị tốt, ngành nghề phù hợp, nên quản lý và theo dõi nhận xét động viên để khi xét phong, trao quân hàm thuận lợi và nhanh hơn.

(Viết theo sổ tay công tác cá nhân năm 1975).

*

*        *

Trên đây là những ý kiến nhỏ xin nêu lên để các đồng chí tham khảo. Lịch sử hình thành phát triển của ngành công tác cán bộ trong lực lượng vũ trang, có một mảng nhỏ công việc này, mà trong ngành có một số người không quan tâm hoặc không biết tới.

Là người được Phòng cán bộ Chuyên môn kỹ thuật Cục Cán bộ trong giai đoạn này giao cho lập kế hoạch từ A đến Z về việc hợp đồng, lập kế hoạch nội dung và tổ chức tập trung bồi dưỡng, nắm nhân sự, làm phân phối và theo dõi xếp lương, trao quân hàm cho số anh em cán bộ khoa học kỹ thuật nhà nước vào quân đội theo đường động viên nghĩa vụ quân sự thời chiến, và việc tuyển chọn sử dụng lâu dài trong quân đội, tôi thấy: vấn đề này chúng ta làm tốt sẽ có ý nghĩa rất lớn, ít tốn công đào tạo mà trong một thời gian ngắn có hàng nghìn cán bộ bậc đại học trở lên của các cơ quan nhà nước điều động bổ sung vào quân đội. Từ nguồn này ta có điều kiện lựa chọn những anh em tốt, đủ điều kiện bổ sung vào những nhu cầu mà quân đội đang cần; đồng thời sử dụng tốt số anh em này phục vụ cho quân đội trong thời gian anh em tại ngũ.

Dù rằng anh em này chỉ đi làm nghĩa vụ quân sự sau một thời gian, có người tâm huyết, chuyên môn thích hợp tự nguyện ở lại phục vụ lâu dài; một số có thể phù hợp hoặc không phù hợp, nhưng sau vài ba năm sống trong môi trường công tác quân đội, được rèn luyện thực tiễn, am hiểu môi trường quân đội, thì dù họ không ở lại quân đội nhưng vẫn có cảm tình với quân đội và lòng tự hào vì có những năm tháng phục vụ trong lực lượng vũ trang của Đảng.

Ngày nay, trong số hơn 2.500 người này, phần lớn đã chuyển ra ngoài quân đội. Một số ít (khoảng một phần ba) còn ở lại phục vụ quân đội. Số anh em này đều đã trưởng thành và có cống hiến, nhiều đồng chí được giao trọng trách chủ trì và đảm đương những mảng công việc quan trọng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2022, 04:00:11 pm »


VÀI ĐIỀU TÂM HUYẾT

Đại tá NGUYẾN PHÚC TRẠCH
Nguyên là cán bộ nghiên cứu
Cục Quân hàm - Tổng cục Cán bộ

Tôi về làm công tác cán bộ cũng rất bất ngờ.

Tháng 9 năm 1954 tôi đang là tiểu đoàn trưởng bộ binh trung đoàn 66 sư đoàn 304. Đơn vị tôi chuyển quân từ Trung Lào về tập kết ở Sơn Tây gần một tháng, chuẩn bị tiếp quản Hà Nội, tôi được điện của Bộ Tổng Tham mưu điều về Cục Quân lực công tác.

Từ khi vào bộ đội đến thời điểm ấy tôi công tác và chiến đấu ở đơn vị cơ sở, từ cán bộ tiểu đội đến tiểu đoàn. Nay được điều về cơ quan Bộ, nhất là khi được giao nhiệm vụ làm công tác tổ chức cán bộ, tôi lại càng bỡ ngỡ với công việc mới...

Công tác, sinh hoạt ở cơ quan đến một tháng mới quen dần. Đến tháng 10 năm 1954 Bộ tổ chức một bộ phận cán bộ tổ chức gồm hai lực lượng:

- Phòng cán bộ Chính trị của Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị.

- Phòng cán bộ Quân sự nghiệp vụ của Cục Quân lực Bộ Tổng Tham mưu.

Thời gian này, Cục Quân lực cử một đoàn cán bộ do đồng chí Trần Hoài Ân làm trưởng đoàn xuống sư đoàn 316 ở Thanh Hóa chỉ đạo công tác chỉnh biên. Tôi đại diện cho Phòng cán bộ Quân sự tham gia đoàn, chuyên nghiên cứu về công tác cán bộ quân sự chuyên môn kỹ thuật. Đồng chí Hồ Biểu nghiên cứu về công tác biên chế tổ chức lực lượng. Gần một tháng cùng với đoàn tiếp xúc với đơn vị, tổ chức các cuộc họp, nghiên cứu các chỉ thị nghị quyết của cấp trên và của cơ quan, dần dà tôi cũng vỡ vạc ra: công tác tổ chức cán bộ là đi sâu vào nghiên cứu con người cán bộ để bồi dưỡng, sử dụng cho đúng...

Bài học đầu tiên và cũng là bài học suốt đời tôi khi làm công tác tổ chức cũng như khi phụ trách những công tác được giao là câu nói của Bác Hồ: "Dùng người như dùng gỗ...". Hiểu đúng ý của Bác và bản thân mình phải tu dưỡng, trước hết phải có tấm lòng nhân hậu, khoan dung, rộng lượng, vị tha, ý thức tổ chức kỷ luật tốt, quan điểm đúng đắn, chắc chắn công tác sẽ ít phạm sai lầm... Sự suy nghĩ ban dầu của tôi khi bước vào sự nghiệp công tác tổ chức cán bộ là như vậy.

Sau đây tôi xin tóm tắt một số cảm nhận, hay gọi là sự hồi tưởng lại những công việc mình đã làm vào thời ấy...

Tôi đã đọc một số hồi ký của các đồng chí cấp trên và tiếp xúc trực tiếp, trao đổi tâm tình với các đồng chí ấy. Có thể nói nhiều đồng chí cho đến nay vẫn giữ được trong tôi những tấm gương đẹp, bởi các anh có tấm lòng đẹp, sống đẹp... Nhưng không ít người cách nhìn chưa khách quan, lấy cái ngày nay mà chê cái đã qua. Ví như: Trong kháng chiến chống Pháp, nhất là những năm từ 1950 đến 1970, đường lối cán bộ lấy công nông làm cốt cán cho là sai. Cách đánh giá đó không đúng, vì thời đó cần như vậy và làm như vậy là đúng, có làm đúng thì đại bộ phận cán bộ ta mới vững vàng, tiến hành hai cuộc chiến tranh thần thánh giành toàn thắng. Tôi nghĩ - thời thế đổi thay, cơ chế thay đổi, đó cũng là biện chứng và hợp quy luật, không nên lấy lăng kính thời mở cửa mà phê phán thời bao cấp để phủ nhận lịch sử, như vậy cũng là quan điểm duy tâm phi lịch sử...

Trên cơ sở đó, tôi xin trình bày một số công việc cụ thể tôi được phụ trách trong những năm từ 1954 - 1959.

Sau hòa bình lập lại, lực lượng vũ trang nhân dân phải nhanh chóng xây dựng một quân đội nhân dân chính quy từng bước tiến lên hiện đại, đáp ứng hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng miền Bắc, cải tạo nền kinh tế, củng cố chính quyền nhân dân, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội; đấu tranh thống nhất nước nhà. Xây dựng quân đội nhân dân chính quy hiện đại bao gồm nhiều nội dung như: quy mô biên chế tổ chức, trang bị kỹ thuật, chế độ chính sách, nền nếp tác phong. Một trong những nội dung quan trọng về công tác tổ chức là công tác cán bộ. Giai đoạn này chủ trương của Đảng, của Bộ Quốc phòng là phải tăng cường phát triển số lượng đủ sức xây dựng lực lượng mới, đặc biệt là các lực lượng binh quân chủng như: Không quân, Hải quân, Xe tăng, Pháo binh, Tên lửa, Công binh, Phòng hóa, v.v...

Trong 9 năm chống Pháp ta mới đào tạo cấp tốc cho cán bộ lục quân, chủ yếu là bộ binh mà thành phần chính là bộ binh đánh bộ. Cán bộ cơ sở được về học tại các trường quân chính quân khu, trường lục quân các khóa 1, 2, 3, 4, 5... và một bộ phận trường tập huấn trung cao. Thời kỳ này công tác tổ chức cán bộ rất mạnh dạn và khẩn trương, mạnh dạn đề bạt từ dưới lên (bó đũa cột cờ), thậm chí đề bạt vượt cấp; mặt khác tranh thủ bồi dưỡng tại chức, cán bộ cũ kèm cặp cán bộ mới, trên kèm dưới, tranh thủ bổ túc cán bộ ngắn ngày từng mặt công tác: quân sự, chính trị, văn hóa... Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch dài hạn, có kế hoạch xây dựng cán bộ rất cơ bản (gọi là kế hoạch A) nhằm đưa một số lượng cán bộ tương đối lớn gồm các cấp chủ yếu là cán bộ trung cao cấp và những đơn vị binh quân chủng kỹ thuật, cán bộ đầu ngành khoa học kỹ thuật, quân sự ra nước ngoài để đào tạo. Kế hoạch dài hạn được Quân ủy Trung ương và Bộ Chính trị chuẩn y, đề nghị với các nước bạn Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Hung-ga-ri... giúp ta đào tạo, cơ bản dài hạn. Các lực lượng không quân, hải quân, xe tăng, tên lửa, pháo binh, công binh, hóa học, thông tin được đưa sang các nước kể trên, nhất là Liên Xô, Trung Quốc học tập. Về không quân đi Trung Quốc đào tạo từng trung đoàn hoàn chỉnh, cả phi công và đơn vị bảo đảm. Xe tăng, pháo binh, tên lửa cũng vậy.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2022, 04:00:47 pm »


Để chuẩn bị cho cán bộ có đủ trình độ văn hóa đi nước ngoài học tập, Bộ phải mở trường văn hóa quân đội, lúc đầu ở Kiến An, sau lên Lạng Sơn. Nhà trường dạy văn hoá chung và ngoại ngữ Nga và Trung, thời gian khẩn trương. Trình độ văn hóa ngoại ngữ nói chung là thấp, nhưng với chủ trương mạnh dạn đó, công tác cán bộ đã động viên được cán bộ toàn quân hăng say học tập.

Chỉ trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1960 ta đã đưa sang Liên Xô, Trung Quốc và các nước bạn khác được hàng chục nghìn cán bộ các cấp đi đào tạo, đáp ứng được yêu cầu xây dựng quân đội lâu dài.

Trong thời gian này tôi và anh Đặng Quang Thịnh phụ trách kế hoạch A (anh Thịnh phụ trách số lượng, phân phối lực lượng đi học, tôi phụ trách nhân sự, tìm người cho các lực lượng quân binh chủng), tổ chức chiêu sinh vào trường văn hóa và cử các đoàn đi học nước ngoài.

Căn cứ vào kế hoạch bạn đã nhận cơ quan sắp xếp cán bộ cụ thể, báo cáo với Quân ủy duyệt, làm thủ tục đi theo kế hoạch (lúc đó đồng chí Hoàng Văn Thái và Trần Quý Hai phụ trách duyệt cụ thể cán bộ từ cấp úy và cấp tá, gồm cấp tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn phó, còn cấp sư đoàn bậc trưởng và cấp tướng do Cục trưởng báo cáo với Bộ trưởng và các đồng chí trong Quân ủy).

Muôn vàn khó khăn, phức tạp. Lúc đó công tác tổ chức nói chung đã là khó khăn rồi, huống chi lại là việc chọn cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài với những lực lượng quân binh chủng kỹ thuật hoàn toàn mới. Ngay tên gọi ngành nghề cũng chưa hiểu, vậy thì vận dụng tiêu chuẩn, đức tài vào cho các ngành như thế nào để cán bộ đi học tiếp thu được mà bạn không trả về. Đó là bài toán khó. Nhưng do quyết tâm và chủ trương đúng đắn của trên, được cán bộ nhất trí cao nên mọi người lăn vào học văn hóa và ngoại ngữ. Khoảng một năm, giải quyết được 3-4 lớp ngoại ngữ Hoa, Nga sử dụng tạm được. Kết quả, các kế hoạch đều thực hiện tốt. Nhìn chung các đoàn đông người cũng như ít người học đều đạt yêu cầu, tỷ lệ bị loại về chính trị, tư tưởng, năng lực tiếp thu rất ít (riêng các đoàn lái máy bay chiến đấu bị loại về sức khỏe gần hết, về năng lực tiếp thu khoảng 30 - 35%). Với đội ngũ cán bộ mới qua cuộc chiến tranh khốc liệt 9 năm, trình độ kiến thức văn hóa khoa học kỹ thuật rất hạn chế, thời gian chưa nhiều mà học được như vậy là một sự cố gắng của ngành tổ chức cán bộ, các trường đào tạo trong nước và đặc biệt là sự cố gắng của bản thân từng cán bộ được lựa chọn đi học.

Khoảng thời gian 1957 - 1958 Quân ủy Trung ương chủ trương thành lập Tổng cục Cán bộ, trực thuộc Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng. Chúng tôi được điều về Cục Điều động - Đề bạt phụ trách khối quân binh chủng do đồng chí Trần Đình Cửu phụ trách. Tôi được phân công theo dõi khối quân binh chủng Không quân, Hải quân, Xe tăng, Công binh. Sau một thời gian ngắn Cục Quân hàm thành lập do đồng chí Đoàn Quang Thìn làm cục trưởng, tôi được điều về phòng xét quân hàm cán bộ trung cao cấp do đồng chí Đặng Hòa làm trưởng phòng. Tôi được giao phụ trách khối cá nhân cấp úy và trung tá trở xuống (cấp tiểu đoàn trung đoàn). Nhóm này gồm các đồng chí Trạch, Quảng, Mỹ, Trung, Chấn, Trụ, Hiểu. Chúng tôi nghiên cứu hồ sơ cá nhân, làm báo cáo (dựa theo chính sách, tiêu chuẩn, quy tắc đệ trình với hội đồng xét duyệt trực thuộc Quân ủy Trung ương do đồng chí Nguyễn Chí Thanh phụ trách chung). Thời gian khẩn trương, khối lượng công tác nhiều, tình hình cán bộ biến động nhiều, nhất là cán bộ ở các chiến trường miền Bắc, miền Nam, Lào mới tập kết ra, lãnh đạo cũng như cơ quan nắm chưa thật hệ thống (vì ngành mới) nên quản lý cá nhân cán bộ chưa thật chắc; mặt khác vấn đề quân hàm lại hoàn toàn mới mẻ (các đồng chí Hòa, Vịnh đi tham quan Trung Quốc cũng chỉ tiếp thu được kinh nghiệm của bạn những nét đại cương về thủ tục, hình thức, luật về phục vụ sĩ quan..., còn về cá nhân xét thế nào, vận dụng ra sao là do ta quyết định), khá phức tạp. Nhưng do sự chỉ đạo sát sao của Quân ủy, sự lãnh đạo chặt chẽ của các tổng cục nhất là tổng cục chức năng, Cục Quân hàm Tổng cục Cán bộ làm công tác cụ thể triển khai thực hiện chỉ thị của cấp trên khá tốt, đồng thời giúp Quân ủy, Bộ Quốc phòng chỉ đạo đảng ủy các sư đoàn, quân khu làm khẩn trương, nghiêm túc nên đợt xét phê chuẩn phong quân hàm toàn quân năm 1958 làm nhanh, gọn, nghiêm túc, cả nội dung và hình thức đạt kết quả tốt, tạo được không khí phấn khởi, tự hào trong toàn quân. Nhân dân thấy quân đội ta từ đội quân du kích nay từng bước tiến lên chính quy hiện đại, không chỉ có bản chất cao đẹp mà còn thấy Quân đội nhân dân Việt Nam, "bộ đội Cụ Hồ" có quân phong, quân kỷ, quân dung chỉnh tề, đẹp đẽ. Đây là bước tiến nhanh trong việc xây dựng quân đội.

Gần sáu năm công tác trong ngành công tác tổ chức cán bộ, bản thân học hỏi chưa được nhiều, đóng góp còn ít ỏi nhưng qua rèn luyện trong công tác thực tế, tôi thấy mình cũng trưởng thành thêm một bước về trình độ hiểu biết và công tác.

Trong quá trình công tác, không qua trường lớp nào cả, là một cán bộ cơ sở trưởng thành lên và được làm công tác ở bộ phận quan trọng ở cơ quan có tầm chiến lược, mọi thứ đều mới mẻ bỡ ngỡ nhưng do được trên kèm cặp, bạn bè đồng nghiệp tương trợ giúp đỡ, cuối cùng tôi cũng vượt qua và làm công tác có kết quả.

Tuy nhiên, trong công tác có ưu điểm khuyết điểm, thậm chí còn vấp váp, sai lầm, trong công tác cụ thể và có thể có chỗ này chỗ kia chưa được hoàn hảo hoặc khuyết điểm nhưng điều khẳng định là: quan điểm chính trị kiên định vững vàng, trên cơ sở đó tiếp thu đường lối chính sách, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên nghiêm túc, vận dụng vào công tác cụ thể khá nhuần nhuyễn, có những vấn đề đề xuất được cấp trên chấp thuận.

Thời kỳ đó công tác tổ chức, công tác đảng rất nhấn mạnh về quan điểm giai cấp. Tôi nghĩ rằng lúc đó làm như vậy là hoàn toàn phù hợp và đúng đắn. Bây giờ thời kỳ đổi mới, chúng ta vẫn kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đổi mới về biện pháp, phương thức cách làm, nhưng vẫn phải bám chắc đường lối tổ chức của giai cấp công nhân, của Đảng.

Ngày nay thực hiện đường lối đổi mới, nhưng những cái cũ - bản chất cao đẹp của "bộ đội Cụ Hồ" chẳng những không thay đổi mà cần được phát huy ngày càng cao đẹp hơn... Chúng tôi, tầng lớp cán bộ của một thời đánh Mỹ, được Đảng, quân đội chắp cánh cho bay được cao, được xa và đã hoàn thành nhiệm vụ. Điều sâu sắc nhất của cuộc đời chiến đấu là thà chết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ, có thể còn đói cơm lạt mắm, nhưng không cam tâm làm nô lệ. Vì lẽ đó nên các tầng lớp cán bộ kế tiếp nhau đều chiến đấu ngoan cường, hy sinh vì sự nghiệp cao cả, đất nước ta mới có ngày nay. Tôi nghĩ đó là ưu điểm lớn nhất của đường lối tổ chức của Đảng - cũng là ưu điểm lớn nhất của công tác cán bộ quân đội ta 50 năm qua.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2022, 04:04:17 pm »


MẤY SUY NGHĨ VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ QUÂN ĐỘI
TRONG THỜI KỲ ĐÁNH MỸ

Đại tá NGUYỄN ĐÌNH MẠI
Nguyên phó phòng cán bộ Hậu bị - Cục Cán bộ

Sau ngày hòa bình lập lại vào tiếp quản Thủ đô (10-10-1954), tôi nhận được điện của đại đoàn 308 báo cho biết, tôi có quyết định của cấp trên điều về cơ quan của Bộ. Tôi hoàn toàn bất ngờ và lo lắng, không hiểu mình về cơ quan trên Bộ thì làm được việc gì? Nhưng trên đã có quyết định, tôi phải bàn giao công việc cho các đồng chí ở lại làm tiếp. Tôi chuẩn bị các giấy tờ cá nhân và mang ba lô về trạm khách 70 của Bộ ở nhà thờ Liễu Giai (nay là khách sạn La Thành) vào khoảng tháng 4 năm 1955. Sau mấy ngày nằm chờ, tôi được gọi vào gặp cơ quan, đến nơi thì đây là nhà ngủ của cán bộ Cục Quân lực và Cục Trực công. Người tôi gặp đầu tiên là đồng chí Đỗ Thi và sau đó gặp đồng chí Hồng Long, Cục phó Cục Quân lực kiêm trưởng phòng cán bộ. Các đồng chí giao cho tôi về Phòng Cán bộ làm việc.

Tôi về Phòng Cán bộ Cục Quân lực khoảng tháng 5 năm 1955. Lúc này Phòng Cán bộ Cục Quân lực có khoảng 10 người gồm: đồng chí Hồng Long Cục phó kiêm trưởng phòng, đồng chí Đỗ Thi phó phòng, và một số đồng chí khác: Võ Văn Thạnh cán bộ trung đoàn phụ trách tổ nhân sự, đồng chí Đặng Quang Thịnh cán bộ trung đoàn phụ trách kế hoạch, v.v...

Tôi công tác ở Phòng Cán bộ thuộc Cục Quân lực vừa tròn một năm (5-1955 - 5-1956) thì trên có quyết định thành lập Cục Cán bộ Bộ Tổng Tham mưu, thế là toàn bộ Phòng Cán bộ Cục Quân lực được chuyển sang thành Cục Cán bộ Bộ Tổng Tham mưu (khoảng tháng 6 năm 1956).

Cục Cán bộ Bộ Tổng Tham mưu thành lập và hoạt động vừa đúng một năm thì trên có quyết định thành lập Tổng cục Cán bộ, Cục Cán bộ Bộ Tổng Tham mưu và Cục Cán bộ Tổng cục Chính trị được chuyển về thành lập Tổng cục Cán bộ vào tháng 4 năm 1957.

Tổng cục Cán bộ thành lập và hoạt động được hơn một năm, vừa làm xong nhiệm vụ phong quân hàm cho sĩ quan thì được lệnh giải thể để thành lập Cục Cán bộ và chuyển về Tổng cục Chính trị vào cuối tháng 1 năm 1959.

Cục Cán bộ thuộc Tổng cục Chính trị lúc này do đồng chí Đoàn Quang Thìn phụ trách cục trưởng, các đồng chí Trần Hoài Ân, Hồ Bá Phúc làm cục phó.

Trong thời gian công tác ở cơ quan cán bộ, lúc đầu tôi được phân công làm công tác đào tạo bồi dưỡng, nhưng phần lớn thời gian là làm công tác chuyển cán bộ ra ngoài và đăng ký động viên sĩ quan dự bị trở lại quân đội.

1. Chuyển cán bộ ra ngoài quân đội:

Trong quá trình làm công tác chuyển cán bộ ra, đăng ký, động viên cán bộ trở lại phục vụ quân đội, gần một phần tư thế kỷ ở cơ quan cán bộ quân đội, tôi nhận thấy công tác này có không ít khó khăn phức tạp.

Đặc biệt sau Tết Mậu Thân (1968) và chiến dịch Đường 9 - Nam Lào, số cán bộ là thương bệnh binh ở chiến trường chuyển ra điều trị an dưỡng để giải quyết chính sách rất đông. Lúc đầu chỉ có đoàn an dưỡng 200 của Quân khu 4, đoàn 581 của Quân khu 3 nuôi dưỡng cả cán bộ và chiến sĩ. Nhưng về sau các đoàn này không đảm đương nổi vì số lượng người quá lớn, phải tách riêng các đoàn cán bộ ra. Riêng cán bộ có lúc phải tổ chức tới gần 10 đoàn như Quân khu 4 có đoàn 200; Quân khu Hữu Ngạn có các đoàn 582, 584, 583; Quân khu Tả Ngạn có các đoàn 251, 253, 564; Quân khu Việt Bắc có đoàn 235.

Thương bệnh binh là chiến sĩ quê ở tỉnh nào giao về tỉnh đó tổ chức đoàn nuôi dưỡng, các quân khu chỉ tổ chức nuôi dưỡng cán bộ.

Lưu lượng các đoàn an dưỡng cán bộ nhiều lúc rất cao, có đoàn 4-5 nghìn, trung bình 2-3 nghìn. Số anh em này ra điều trị an dưỡng hầu hết không có giấy tờ vì có nhiều nguyên nhân: có đồng chí bị thương đưa ra theo tuyến bệnh viện; có đồng chí trên đường đi ra đánh mất, có đồng chí giấy tờ trưởng đoàn cầm bị lạc, có đồng chí trên đường bị máy bay đánh phá mất hết cả đồ đạc, giấy tờ, v.v... nhưng khi về đến đoàn an dưỡng, đều phải tìm mọi cách để giải quyết đầy đủ các quyền lợi cho anh em như: cấp, chức, đảng, đoàn, thương tật... để anh em được sinh hoạt và hưởng lương.

Do đó năm 1969 Cục Cán bộ đã phải thành lập Phòng Quản lý cán bộ thương bệnh binh, điều đồng chí Lê Nguyên Tham, nguyên trưởng phòng cán bộ hải quân về làm trưởng phòng. Phòng này có lúc tăng cường tới 27 cán bộ mà vẫn cảm thấy thiếu người đi làm phái viên vì các đoàn phát triển đông, ở rất rộng, cán bộ thương bệnh binh nhiều; anh em thường phải đạp xe thường xuyên xuống các đoàn để nắm tình hình và hướng dẫn các đoàn giải quyết. Tôi còn nhớ có lần đồng chí Tham đạp xe từ đoàn 582 ở Lý Nhân về nói với tôi: "Công tác đầu ra nhày nhụa chày trật". Câu nói ấy phần nào nói lên công tác này có nhiều khó khăn và phức tạp (đồng chí cũng chỉ làm có một thời gian ngắn rồi về lại hải quân). Sau đó Cục lại điều đồng chí Lương Đình Chơn trung tá về làm trưởng phòng, nhưng cũng không được bao lâu đồng chí lại về làm chính ủy tỉnh đội Nghệ An. Còn lại tôi kĩu kịt công việc mãi đến sau này.

Có lúc cán bộ thương bệnh binh ở các đoàn quá đông, Tổng cục phải tổ chức nhiều đoàn đi giải quyết. Đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Phó chủ nhiệm Tổng cục đã trực tiếp phụ trách một đoàn, xuống đoàn 582 giải quyết để rút kinh nghiệm. Đồng chí Trần Hoài Ân và tôi cùng đi trong đoàn này. Anh Ân và tôi được anh Mậu giao cho nằm thường trực ở đoàn để giải quyết. Thời gian này Tổng cục đã điều đồng chí Phạm Thái cán bộ phòng quân sự xuống làm chính ủy đoàn 582 để cùng phối hợp với Cục giải quyết.

Cũng trong thời gian này đoàn 871 được thành lâp trực thuộc Tổng cục Chính trị để làm nhiệm vụ bồi dưỡng cho cán bộ thương binh, bệnh binh trước khi chuyển sang các ngành. Đoàn thành lập trên cơ sở của một trung đoàn thuộc Bộ tư lệnh 300 (làm kinh tế) có xếp tăng cường đồng chí Lê Hoàn phó chủ nhiệm chính trị Bộ tư lệnh 300 làm chính ủy và đồng chí Luân ở Cục Quân lực làm đoàn trưởng.

Công tác giải quyết cán bộ thương binh, bệnh binh ở chiến trường ra thời kỳ này có tới hàng vạn, không phải hàng nghìn; không chỉ giải quyết điều trị an dưỡng, mà phải giải quyết các giấy tờ cấp, chức, đảng, đoàn, thương tật và các quyền lợi vật chất tinh thần cho anh em; còn phải sắp xếp công tác sau khi sức khỏe bình phục.

Riêng việc giải quyết các giấy tờ cho anh em cũng đã khá vất vả. Chúng tôi phải động viên tinh thần tự giác kê khai, kết hợp với xác nhận của cán bộ cùng đơn vị, với việc điều tra xác minh thêm ở chiến trường. Bàn bạc kỹ với các cục có liên quan để cùng nhau giải quyết như Cục Tổ chức giải quyết về sinh hoạt đảng, đoàn; Cục Chính sách giải quyết về thương tật; Cục Tài vụ về cấp phát lương trên cơ sở xác nhận cấp chức của Cục Cán bộ và các đơn vị. Đến nay đã hơn 20 năm qua, nhưng chưa phát hiện những sai sót gì lớn. Như vậy việc giải quyết của Cục Cán bộ cũng rất thận trọng và chu đáo.

Trong khi giải quyết cho số cán bộ thương binh, bệnh binh chưa xong thì quân ta đã chiến thắng giải phóng hoàn toàn miền Nam (30-4-1975), thống nhất đất nước. Quân đội lại được kiện toàn, tăng cường chất lượng, giảm số lượng. Số cán bộ dư biên chế lúc này rất lớn (hơn 3 vạn, theo tính toán của Phòng Kế hoạch). Số cán bộ này không phải là thương binh, bệnh binh mà hầu hết đã qua chiến đấu, được rèn luyện ở các chiến trường, là vốn rất quý của quân đội.

Để vừa đảm bảo được kiện toàn tổ chức, giảm được tỷ lệ cán bộ, chúng ta đã tìm nhiều cách để sắp xếp cho anh em, nhưng do số lượng quá lớn, không có cách gì xếp chuyển ngành một lúc, sang các Bộ được. Vì vậy, đã đề nghị với Ban Tổ chức Trung ương trước mắt cho biệt phái tăng cường cho các huyện, nhất là các huyện phía Nam mới giải phóng, cán bộ còn thiếu và yếu. Dần dần số anh em nào công tác phù hợp, phát huy được trên lĩnh vực công tác mới thì mới giải quyết cho chuyển ngành. Ban Tổ chức Trung ương nhất trí và ra quyết định điều động 2 vạn cán bộ quân đội biệt phái tăng cường cho cấp huyện (mỗi huyện cũng chỉ được 40 - 50 người). Đúng là để thì giàu, chia nhau thì khó!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2022, 04:05:43 pm »


Việc giải quyết cho số cán bộ đi tăng cường cấp huyện vừa xong thì hai cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Nam và phía Bắc diễn ra, lực lượng quân đội được phát triển mở rộng, thêm nhiều trung đoàn, sư đoàn và quân đoàn, nên hầu hết số cán bộ đi tăng cường cấp huyện và số cán bộ dự bị còn lại được động viên trở lại phục vụ quân đội tiếp.

Việc giải quyết cho cán bộ ra khi có số lượng lớn phải công phu nghiên cứu, đề xuất được chủ trương biện pháp phù hợp thì mới có khả năng giải quyết được kịp thời chính xác. Như sau hòa bình lập lại (7-1954) chỉ có chủ trương chung giải quyết cho 8 vạn quân chuyển ra (có thành lập Hội đồng phục viên Trung ương do Phó thủ tướng làm chủ tịch và đồng chí Phạm Thiệu, Cục phó Cục Quân lực làm chánh văn phòng). Nhưng chủ trương giải quyết cán bộ ra lúc đó không rõ, do đó các đơn vị cho về phục viên ồ ạt. Sau khi về, nhiều anh em gặp khó khăn viết thư kêu lên Bộ, kêu ca rất nhiều, cho là quân đội "vắt chanh bỏ vỏ", đã có mấy chục anh em phục viên về địa phương vác ba lô trở lại đơn vị, đòi được ở lại quân đội (vụ này Bộ đã phải xuống giải quyết).

Đầu năm 1960 sau khi phân loại cán bộ phong cấp quân hàm, kiện toàn đơn vị, có một số cán bộ dư biên chế, nhất là cán bộ sơ cấp. Chúng ta đã có chủ trương cho anh em đi tăng cường cho các hợp tác xã (khi đó đồng chí Nguyễn Chí Thanh chuyển ra làm trưởng ban công tác nông thôn), được Ban công tác nông thôn Trung ương nhất trí và đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho anh em trước khi về hợp tác xã (ở doanh trại trung đoàn Thủ đô ở Nhổn và ở trường hợp tác xã trung ương ở Văn Điển). Bác Hồ cũng đã đến thăm động viên anh em trước khi về xã công tác. Tôi nhớ mãi câu Bác dặn "anh khôn cũng ở trong bồ, tôi dại cũng ở thủ đô tôi về".

Hoặc sau này số cán bộ thương binh, bệnh binh ở chiến trường ra Cục Cán bộ cũng tìm nhiều cách để giải quyết cho anh em chuyển ra được ổn định, trước khi chuyển ra đã bồi dưỡng thêm văn hóa, bồi dưỡng nghiệp vụ để tạo điều kiện cho anh em chuyển ngành, với số có văn hóa khá (tốt nghiệp lớp 10) cho đi học các trường đại học. Do đó hàng năm đã chuyển được hàng nghìn cán bộ sang các ngành và các trường.


2. Công tác đăng ký động viên cán bộ dự bị:

Công tác đăng ký cán bộ dự bị bắt đầu làm từ tháng 5 năm 1956 (từ khi có Phòng cán bộ Dự bị thuộc Cục Cán bộ Bộ Tổng Tham mưu).

- Phòng cán bộ Dự bị thuộc Cục Cán bộ Bộ Tổng Tham mưu đã kết hợp với Cục Động viên Dân quân nghiên cứu đề nghị Chính phủ ban hành điều lệ đăng ký quân nhân dự bị (bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ dự bị).

Những cán bộ chuyển ra còn đủ sức khỏe đều được đăng ký và cấp chứng minh thư sĩ quan dự bị; hàng năm tùy theo yêu cầu xây dựng lực lượng dự bị được gọi đi huấn luyện, hoặc được động viên thực tập.

Do có đăng ký cán bộ dự bị, mà năm 1959 khi Mỹ - Diệm phá hoại Hiệp định Giơ-ne-vơ, không thực hiện sau hai năm tổng tuyển cử thống nhất nước nhà, chúng ta đã tuyển chọn gần 600 cán bộ quê miền Nam ra tập kết chuyển ngành trở lại quân đội để bổ sung cho chiến trường miền Nam. Đến năm 1965 chiến tranh mở rộng ra miền Bắc, lực lượng quân đội được phát triển và mở rộng để tập trung đánh Mỹ ở cả hai miền, chúng ta đã tiến hành động viên hàng nghìn cán bộ dự bị trở lại quân đội để bổ sung cho các quân khu, tỉnh đội, huyện đội, các quân binh chủng (Công binh, Pháo binh, Phòng không, Hải quân) và các sư đoàn (312, 325, 304B...); hoặc đầu năm 1979, chiến tranh xảy ra ở biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc, lực lượng quân đội lại được phát triển. Để chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, chúng ta lại động viên tiếp hàng nghìn cán bộ dự bị trở lại quân đội để bổ sung cho các đơn vị bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương. Tỉnh Hải Hưng đã động viên gọn cả một trung đoàn (e183) bổ sung lên mặt trận Cao Bằng, có đồng chí cán bộ dự bị được động viên vào quân đội nói "hôm qua còn đi cày, hôm nay đã cầm súng đánh giặc". Ngoài việc đăng ký cán bộ quân đội chuyển ra làm sĩ quan dự bị, còn tổ chức huấn luyện hàng nghìn sinh viên ở các trường đại học có các ngành nghề phù hợp với quốc phòng để đào tạo thành sĩ quan dự bị. Việc làm này vừa đỡ tốn kém, vừa có nhiều sĩ quan dự bị chuyên môn kỹ thuật để sử dụng khi quân đội có yêu cầu.

Không ai nghĩ rằng, cho cán bộ quân đội chuyển ra và đăng ký lại làm cán bộ dự bị năm 1956 để đến năm 1965 phải động viên họ vào lại quân đội; cho cán bộ chuyển đi tăng cường cho cấp huyện sau năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất cũng không nghĩ rằng đến năm 1979 lại phải động viên họ trở lại phục vụ quân đội chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Việc chuyển cán bộ ra và động viên cán bộ dự bị trở lại quân đội, qua hai thời điểm lịch sử sau năm 1955 và năm 1975 cho chuyển cán bộ ra; và năm 1965, năm 1979 động viên cán bộ đã chuyển ra trở lại quân đội chiến đấu là một bài học quý giá. Công tác cán bộ luôn luôn phải chuẩn xác, biết nhìn xa, thấy trước, nếu không lúc cần không biết bấu víu vào đâu. Chúng ta còn nhớ, sau năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc thống nhất có ý kiến cho rằng chúng ta đã đánh thắng Pháp, Mỹ thì chẳng ai dám động đến nước ta. Thực tế chỉ 2 đến 3 năm sau khi giải phóng miền Nam thì đã xảy ra chiến tranh biên giới phía Tây Nam và 4 đến 5 năm sau thì chiến tranh biên giới phía Bắc, lực lượng quân đội lúc này được phát triển mở rộng chưa từng có trong lịch sử (hàng chục quân đoàn, binh đoàn). Nếu đội ngũ cán bộ thường trực không mạnh thì không thể nhân ra được, và cán bộ dự bị không đông đảo thì không thể đáp ứng được yêu cầu của quân đội phát triển mở rộng. Trong công tác cán bộ có khi xếp "yếu" còn hơn "thiếu", có còn hơn không, "chọn cột cờ trong bó đũa" là như vậy.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2022, 04:07:57 pm »


VÀI Ý KIẾN NHỎ


Đại tá TRẦN ĐÌNH CHU
Nguyên cán bộ nghiên cứu kế hoạch - Cục Cán bộ

Là một trợ lý về Cục Cán bộ sau thời kỳ chống Pháp phụ trách một vài việc như trợ lý kế hoạch, đào tạo bồi dưỡng, theo dõi cán bộ học nước ngoài... tôi có một vài ý kiến.

1. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, đất nước chuyển sang một thời kỳ mới: xây dựng và bảo vệ miền Bắc, chuẩn bị cho việc giải phóng miền Nam, quân đội ta cũng chuyển sang một thời kỳ mới, từng bước xây dựng quân đội chính quy hiện đại, bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam.

Với yêu cầu xây dựng quân đội như vậy, đội ngũ cán bộ của ta cũng có những yêu cầu mới, đòi hỏi công tác cán bộ phải đáp ứng kịp thời.

Nét nổi bật của đội ngũ cán bộ sau chống Pháp thắng lợi là lòng trung thành, tận tụy, dũng cảm thì có, nhưng trình độ văn hóa nói chung thấp, sức khỏe giảm sút.

Muốn xây dựng quân đội chính quy hiện đại, xây dựng các quân binh chủng, ngoài lòng trung thành, dũng cảm, vấn đề văn hóa, sức khỏe không thể thiếu.

Vì vậy cơ quan cán bộ đã tham mưu cho Quân ủy, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị và biện pháp để bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ (các nghị quyết, các chỉ thị có lưu ở bảo mật bây giờ).

Tổ chức lại hệ thống nhà trường quân sự, chính trị và các quân khu, sư đoàn để mở các lớp bổ túc văn hóa; trường văn hóa Lạng Sơn mở thêm lớp ngoại ngữ, chiêu sinh cán bộ về học văn hóa, đồng thời bồi dưỡng sức khỏe. Nhiều cán bộ chiến đấu dũng cảm chiêu sinh về học, trình độ văn hóa lúc đầu cũng chỉ lớp 2, lớp 3.

Do có chủ trương tích cực đúng đắn, trong một thời gian cơ quan cán bộ đã nắm được một đội ngũ cán bộ để cho đi đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt là các binh, quân chủng như: không quân, hải quân, xe tăng, pháo binh... đã góp phần xây dựng quân đội hoàn thành nhiệrn vụ bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam.

Đây là một bài học kinh nghiệm trong việc đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khi đất nước, quân đội chuyển sang một nhiệm vụ mới.

2. Sau chống Pháp thắng lợi, khi về cục, trong một số mặt công tác, tôi thấy nổi lên một vấn đề là chính sách cán bộ. Chính sách cán bộ đối với cán bộ ở lại quân dội, tiếp tục xây dựng quân đội thời kỳ này cũng có nhiều vấn đề lớn như đào tạo bồi dưỡng, quân hàm, tiền lương, chính sách hậu phương cán bộ... Ở đây tôi nói tới vấn đề giải quyết cán bộ chuyển ra ngoài quân đội. Đặc điểm đội ngũ cán bộ quân đội ta lúc này là số lượng cán bộ sơ cấp đông, đa số sức khỏe yếu, trình độ văn hóa thấp, có nhiều nguyện vọng tâm tư khác nhau.

Một chủ trương lúc đó là tổ chức nhiều đoàn an dưỡng như ở Thanh Hóa, Quảng Yên... làm nhiệm vụ bồi dưỡng sức khỏe, vừa bồi dưỡng văn hóa, phân loại số để lại trong quân đội, số chuyển sang sản xuất, nông trường, số chuyển ngành, số phục viên. Điều kiện lúc đó không được như bây giờ, nhiều lúc cũng phức tạp khó khăn, có lúc anh em mang ba lô về Bộ thắc mắc; nhưng do tận tình giải quyết về tư tưởng cũng như vật chất cho anh em, dần dần cơ bản công tác chính sách cán bộ cũng giải quyết được.

Do có chính sách đúng đắn đối với cán bộ tại ngũ và cả số cán bộ chuyển ra ngoài, nên khi cao trào đánh Mỹ, ta mới có đội ngũ cán bộ đưa vào miền Nam, quân đội ta mới đánh thắng chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ, xây dựng được đội ngũ cán bộ dự bị đông, đủ điều kiện khi cần động viên vào.

Năm 1965 khi thành lập sư đoàn 304B, tôi được ra xây dựng trung đoàn 66. Toàn bộ chiến sĩ lấy ở Hưng Yên. Lúc đó số cán bộ chủ lực chỉ có mấy cán bộ trung đoàn, hầu hết cán bộ từ tiểu đoàn trở xuống và cơ quan trung đoàn đều động viên vào. Xây dựng huấn luyện khoảng ba năm, năm 1968 ra quân đánh ở Khe Sanh, đường 9 rất tốt. Sư đoàn 304B trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là một sư đoàn chiến đấu có nhiều thành tích. Nếu sau chống Pháp ta không làm tốt chính sách cán bộ, thì khi cao trào đánh Mỹ cũng sẽ khó khăn. Đây là một kinh nghiệm.

Ngày nay, sau kháng chiến chống Mỹ thắng lợi, đất nước chuyển sang một thời kỳ mới, xây dựng quân đội để bảo đảm yêu cầu nhiệm vụ cũng có nhiều điểm mới. Vấn đề chính sách cán bộ, cả cán bộ tại ngũ và cán bộ chuyển ra ngoài, cũng vô cùng quan trọng. Về chính sách đối với cán bộ về hưu, mất sức, phục viên chuyển ngành, đây không chỉ là đãi ngộ, mà là tình nghĩa, công bằng xã hội và xây dựng lực lượng hậu bị.

3. Về kinh nghiệm từng mặt công tác thì có nhiều, nhưng tổng quát, tôi nghĩ rằng công tác cán bộ cần phải nắm đường lối, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội, để tham mưu cho Bộ, Tổng cục xây dựng một đội ngũ cán bộ như thế nào cho phù hợp. Việc này công tác tham mưu của cơ quan cán bộ đã có nhiều kết quả, hoàn thành được nhiệm vụ.

Tham mưu để xây dựng đội ngũ cán bộ từ trước đến nay cho thấy rằng: công tác đào tạo bồi dưỡng vẫn là trọng tâm, bố trí sắp xếp, đề bạt, sử dụng là then chốt, công tác chính sách (cả cán bộ tại ngũ và cán bộ xuất ngũ) cũng vô cùng quan trọng.

- Về truyền thống, tôi nghĩ rằng Cục Cán bộ từ trước đến nay trung thành với Đảng, với quân đội, thể hiện đã nắm vững đường lối chủ trương chính sách, cần cù chịu khó, khi cần ra làm nhiệm vụ đều sẵn sàng và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tôi còn nhớ năm 1965 khi cao trào chống Mỹ, rất nhiều cán bộ ở Cục Cán bộ ra đơn vị, chúng tôi gặp nhau ở chiến trường. Chúng tôi thường tự hào: làm công tác cơ quan cũng được, khi ra đơn vị trong hoàn cảnh khó khăn cũng được. Những người điều về công tác ở cục trước đây, tuy không ai nói ra, nhưng đều cảm thấy quân đội, tổ chức tin cậy, nên lúc nào cũng phải phấn đấu. Một truyền thống nữa là sự đoàn kết thương yêu nhau trong cục và trong ngành. Đến nay anh em trong ban liên lạc nghỉ hưu, mỗi lần gặp nhau đều thân mật yêu quý nhau. Điểm này cũng nên nghiên cứu, xây dựng thành truyền thống của Cục Cán bộ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2022, 11:05:32 am »


NHỮNG Ý KIẾN CHÂN THÀNH

Đại tá PHẠM THĂNG
Nguyên cán bộ nghiên cứu - Cục Cán bộ

Công tác cán bộ trong quân đội là sự quản lý, bồi dưỡng, sử dụng, thực hiện chính sách... đối với đội ngũ và từng người cán bộ. Trong đó công tác kế hoạch là một mặt của công tác cán bộ, là sự chủ động đi trước những bước dài, ngắn phù hợp với sự phát triển khách quan của nhiệm vụ xây dựng và chiến đấu đúng với quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng đáp ứng cho yêu cầu, nhiệm vụ trước mắt và lâu đài.

Công tác kế hoạch cán bộ cũng có nhiều mặt, kế hoạch dài hạn và ngắn hạn, kế hoạch tổng thể và chi tiết, kế hoạch trước mắt và lâu dài, kế hoạch bồi dưỡng và sử dụng, v.v... nhưng chung quy kế hoạch đầu vào và đầu ra là hai yêu cầu thường xuyên trong quá trình xây dựng lực lượng đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, kể cả thời bình và thời chiến, nhất là thời chiến. Dù thời bình hay thời chiến, muốn xây dựng được kế hoạch công tác cán bộ có hiệu quả đảm bảo tính chính xác cao thì việc nắm các yếu tố, các dữ kiện là điều trước tiên, sau đó là những điều kiện khác như trình độ nghiệp vụ, phương tiện hoạt động, cơ sở vật chất, v.v... (bây giở những điều kiện ấy hẳn là tiến bộ khác trước rất nhiều).

Đầu vào là cửa ngõ đi vào đội ngũ cán bộ. Có hai nguồn chính: học sinh được đào tạo ở các trường sĩ quan ra; bồi dưỡng đề bạt những hạ sĩ quan, chiến sĩ đã qua chiến đấu rèn luyện có phẩm chất, năng lực tại đơn vị lên. Ngoài ra còn có những nguồn khác như cán bộ các cơ quan dân, chính, đảng và những cán bộ chuyên môn kỹ thuật ngoài cơ quan nhà nước được điều động vào; những sĩ quan dự bị được động viên tái ngũ. Bình thường trong xây dựng thì lấy ở trường ra là chính, nhưng đôi khi cũng bất cập khi thừa khi thiếu. Sau hòa bình năm 1954 ta giảm 8 vạn quân, số cán bộ cũng giảm theo. Các đơn vị xây dựng theo hướng tinh nhuệ thiện chiến, cán bộ miền Nam tập kết ra... cán bộ dư nhiều, mặc dầu được sử dụng vào xây dựng kinh tế, các nông trường, cải cách ruộng đất và sửa sai, cải tạo công thương nghiệp, v.v... Nhưng số lượng cán bộ vẫn dư, nhất là thời kỳ 1960 - 1963. Học sinh đào tạo ở Trường sĩ quan Hậu cần 4 năm ra, Bộ chỉ thị phong quân hàm thượng sĩ, về đơn vị xếp được thì đề bạt sau. Đến năm 1965 đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, các lực lượng phát triển, nhất là lực lượng phòng không, cán bộ binh chủng này rất thiếu lại phải xin khắp nơi, kể cả những hạ sĩ quan chiến sĩ cũ đang làm cảnh vệ, anh nuôi bồi dưỡng để bổ sung cho Quân chủng Phòng không - Không quân. Trong chiến đấu sự thiếu hụt do tiêu hao có khi vượt xa cả những dự kiến thông thường, nhất là bộ binh, vì vậy có lúc không thể không đề bạt tại chỗ lên, vì sĩ quan đào tạo ở trường ra không kịp. Chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972, là cuộc chiến ác liệt nhất phục vụ cho hòa đàm Pa-ri, có tân binh chiến đấu sau một tuần đã "phải làm" trung đội trưởng; có binh chủng, đại đội qua nửa năm chiến đấu đã phải thay thế bảy lần, có đồng chí sư đoàn phó vừa nhận nhiệm vụ được hai ngày đã hy sinh. Vì vậy bổ nhiệm ở trường ra và tại chỗ lên là hai hình thức cơ bản của đầu vào, có mặt mạnh, mặt yếu của nó. Số học sinh ở trường ra bước vào chiến đấu ngay thường có bỡ ngỡ ban đầu, đôi khi máy móc với bài bản, sách vở, nhưng nói chung đều có quyết tâm lập công để khẳng định mình, đứng vững được thì trưởng thành có cơ sở vững chắc, là vốn quý để xây dựng quân đội lâu dài. Số được đề bạt tại chỗ lên, đảm bảo đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chiến đấu trước mắt, có kinh nghiệm thực tế, nhưng về lâu dài muốn đáp ứng yêu cầu xây dựng chính quy hiện đại thì sau chiến đấu cần được lựa chọn cho đi học bồi dưỡng để giữ gìn vốn quý.

Đầu ra cũng có hai hướng chính, phục viên và chuyển ngành (xuất ngũ bao gồm cả về hưu, mất sức, phục viên), được giải quyết thường xuyên. Dân tộc ta trải qua hai cuộc kháng chiến trường kỳ là đánh Pháp và đánh Mỹ, công tác đầu ra thường nổi lên từ giữa hoặc sau cuộc chiến (đánh Pháp là sau năm 1954, đánh Mỹ là từ sau tổng tiến công năm 1968). Việc giải quyết đầu ra những năm trước đây không ít khó khăn, cục phải thành lập hẳn một bộ phận riêng chuyên vấn đề này. Không giải quyết được thì tỷ lệ cán bộ cho phép trở nên quá tải, ảnh hưởng đến việc sắp xếp đề bạt cán bộ. Nhưng nếu có biện pháp chính sách giải quyết tốt sẽ là một hình thức xây dựng quân đội theo hướng lâu dài, bởi lẽ số cán bộ này hầu hết được rèn luyện thử thách qua chiến đấu, sức khỏe đến lúc nào đó sẽ hồi phục, có thể là những sĩ quan dự bị sẵn sàng động viên khi cần thiết.

Ngoài ra tôi thấy cần phát biểu một vài suy nghĩ khác.

+ Quân đội cần xây dựng một đội ngũ cán bộ khoa học riêng đạt tới mức siêu đẳng kể cả so với nhà nước và quốc tế. Đây không phải là cán bộ chỉ huy binh chủng hợp thành thuần túy, nên không cần mang quân phục, quân hàm mà chủ yếu là chính sách đãi ngộ và điều kiện làm việc. Còn với những cán bộ chuyên môn kỹ thuật thông thường thì có thể điều động từ nguồn đào tạo của các trường đại học do nhà nước có kế hoạch.

+ Yêu cầu công tác cán bộ phải nhất quán về nguyên tắc, linh hoạt về chính sách và thủy chung về tình nghĩa, bởi vì: quân đội ta đã có Luật phục vụ của sĩ quan thì cần thực hiện theo luật kể cả việc bổ nhiệm đề bạt, không nên lấy những trường hợp đặc thù, coi như một chân lý phổ biến để làm tư tưởng chỉ đạo. Sắp xếp cán bộ cũng trên cơ sở phẩm chất và năng lực là điều cốt lõi tạo ra được "ê-kíp" làm việc ăn ý có hiệu suất chất lượng cao, cái ê-kíp này đừng hiểu là "cùng địa phương", "cùng cánh hẩu". Phải chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và các chính sách khác đối với cán bộ suốt quá trình công tác cũng như khi cán bộ đã nghỉ hưu. Các cơ quan chính sách địa phương tránh xu hướng lo được sao hay vậy, nhất là với những cán bộ, những gia đình liệt sĩ có nhiều khó khăn.

+ Chính sách với cán bộ cũng cần nghiên cứu hoàn thiện hơn. Qua hai cuộc kháng chiến số cán bộ do cao tuổi, sức khỏe, thương tật cần được nghỉ có nhiều, cấp nào cũng có. Chính sách chế độ cần kịp thời, tận tình chu đáo, thực hiện công bằng trong chính sách đãi ngộ đối với cán bộ.

+ Người cán bộ quân đội cũng là con người bình thường, được Đảng, quân đội bồi dưỡng dìu dắt mà nên. Dù người có ưu điểm thành tích đến mấy, cũng khó tránh khỏi lúc nào đó có khuyết điểm. Vì thế nhận xét đánh giá một cán bộ cần khách quan, công khai, không vì thành kiến, yêu nên tốt ghét nên xấu, người cán bộ được thừa nhận ưu điểm để phát huy, khuyết điểm để khắc phục và phát triển đi lên. Tôi còn nhớ trong giai đoạn quyết liệt nhất của chiến dịch Quảng Trị, một sư trưởng cũ của sư đoàn X được điều động trở lại chỉ huy đơn vị. Trước khi xuống lại sư đoàn, đồng chí gửi cho phái viên của cục tại mặt trận một bản kê 14 bệnh của mình để tổ chức xem xét. Tôi được đồng chí phái viên kể lại là: Đảng ủy mặt trận vẫn đánh giá tốt đồng chí cán bộ đó, trong lúc khó khăn biết nói với ai ngoài tổ chức, vậy tổ chức biết để tạo điều kiện cho đồng chí đó hoàn thành nhiệm vụ. Đảng ủy mặt trận còn chỉ thị phải tăng thuốc men, người giúp việc và những điều kiện sinh hoạt cho phép (chứ không chụp mũ là cán bộ dao động, kiếm cớ thoái thác nhiệm vụ). Quả thật sự đánh giá sáng suốt ấy đã làm cho đồng chí cán bộ nói trên hoàn thành tốt nhiệm vụ và phát triển, đến nay vẫn là một cán bộ ưu tú của quân đội. Hết sức chống tình trạng nhận xét chủ quan, bí mật thì thụt, làm cho cán bộ không biết đường nào mà lần.

+ Người làm công tác cán bộ cũng là con người bình đẳng với các cán bộ khác về quyền lợi chính trị, cái khác là được tổ chức phân công làm việc này. Tôi đã sống với nhiều đồng chí rất khiêm tốn, biết tự đánh giá mình trước khi đánh giá người khác; nhiều đồng chí rất nhân hậu cưu mang đồng đội, đồng nghiệp, giúp anh em hoàn thành nhiệm vụ, không vì lợi lộc; nhiều đồng chí sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ nhiệm vụ gì không tính toán chạy chọt, v.v... Đó là những biểu hiện nhân cách tốt đẹp. Người làm công tác cán bộ phải có "cái tâm" thì mới được "cái tín" và mới có cơ sở để làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #39 vào lúc: 19 Tháng Mười Một, 2022, 11:08:15 am »


HỒ SƠ CÁN BỘ VÀ CÔNG TÁC HỒ SƠ
TRONG THỜI KỲ SƠ TÁN
(5-1964 — 10-1973 và 1979 — 12-1990)


Đại tá VÕ VĂN TƯƠNG
Nguyên phó trưởng phòng Hồ sơ -Cục Cán bộ

Tôi được điều về công tác ở Tổng cục Cán bộ rồi Cục Cán bộ từ tháng 5 năm 1958 được cấp trên giao nhiệm vụ làm công tác hồ sơ cán bộ từ đó đến nay. 39 năm làm công tác hồ sơ ở Cục Cán bộ đã để lại trong tôi biết bao điều sâu lắng, bao nhiêu kỷ niệm về đồng chí, đồng đội và công việc của mình.

Nhân kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành công tác cán bộ (28-2-1947 - 28-2-1997) tôi viết bài này theo dạng nhật ký về "Hồ sơ cán bộ và công tác hồ sơ trong thời kỳ sơ tán".

Năm 1964, nắm được dã tâm đế quốc Mỹ sẽ đưa máy bay đánh phá miền Bắc nước ta, đầu tháng 5 năm 1964, thủ trưởng Tổng cục Chính trị chỉ thị cho các cơ quan trong tổng cục phải sơ tán hồ sơ tài liệu đến những nơi an toàn.

Chấp hành chỉ thị của thủ trưởng Tổng cục, thủ trưởng Cục Cán bộ chỉ đạo cơ quan cục triển khai thực hiện việc sơ tán kho hồ sơ cán bộ một cách khẩn trương, nghiêm túc.

Thủ trưởng cục cử một tổ cán bộ do anh Lương Hữu Dụ, trung tá, trưởng phòng cán bộ quân sự dẫn đầu đoàn lên Vĩnh Phú tìm địa điểm; anh Lê Văn Quế trưởng ban hồ sơ làm kế hoạch di chuyển cụ thể báo cáo cục và báo cáo lên Tổng cục; trong lúc đó anh em chúng tôi khẩn trương chuẩn bị: Người kiểm kê đánh số thứ tự số lượng hòm đựng hồ sơ theo ký hiệu "mã số", người đi mua đinh, dây dợ về đóng lại các hòm bị hỏng khóa, người gói buộc số hồ sơ còn để ngoài (vì thiếu hòm đựng) để bỏ vào các bao tải, người xuống ban xe làm kế hoạch dự trù xe, người sang Trung đoàn (nay là Lữ đoàn 144) xin anh em cảnh vệ đi áp tải và làm nhiệm vụ bảo vệ kho hồ sơ.

Công việc bộn bề, nhưng do có chỉ thị cấp trên nên đến đâu liên hệ cũng đều thuận lợi. Hơn nữa việc tổ chức quản lý hồ sơ cán bộ của ta đã có nền nếp từ trước nên chỉ sau một ngày công việc chuẩn bị hoàn tất.

Khoảng 14 giờ ngày 10 tháng 5 năm 1964, đoàn gồm 5 xe tải đựng đầy hồ sơ được che chắn, ngụy trang kín đáo chuyển bánh ra cổng thành. Mỗi xe có một cán bộ và hai chiến sĩ cảnh vệ đi áp tải. Đến 17 giờ 30 phút đoàn xe tới địa điểm thuộc khu vực Tam Đảo. Nhưng đây là khu vực "ATK" của Trung ương. Vậy là tối hôm đó đoàn xe lại phải quay về Hà Nội, vào thành tập kết trước nhà làm việc của Tổng cục. Hôm đó anh em chúng tôi và cảnh vệ 144 thay nhau canh gác suốt đêm.

15 giờ ngày 12 tháng 5, đoàn xe lại tiếp tục lên đường. Lần này đi sơ tán, ngoài hồ sơ Cục Cán bộ còn có khối hồ sơ tài liệu của Văn phòng, của Cục Bảo vệ và tài liệu các cục khác. Theo kế hoạch, đoàn xe đi theo hướng thị xã Sơn Tây rồi rẽ vào Tông, đến khu vực trại tăng gia của Tổng cục Chính trị ở Mỏ Chén. Tất cả hồ sơ đều được đưa vào để ở các lô cốt rải rác ở các đồi. Khối tài liệu của Văn phòng và các cục để ở lô cốt số 1 do đồng chí Quảng cán bộ phòng hành chính Văn phòng phụ trách. Hồ sơ tài liệu Cục Bảo vệ để ở lô cốt số 2, do đồng chí Thân, đồng chí Thiện phụ trách; khối hồ sơ Cục Cán bộ để vào 3 lô cốt từ số 3 đến số 5 do đồng chí Tương phụ trách, có lúc đồng chí Ngọc lên thay. Sau khi sắp xếp ổn định, chúng tôi họp "Liên tịch", có cả tiểu đội cảnh vệ dự, bàn kế hoạch bảo vệ, canh gác, lên phương án tác chiến (nếu xảy ra), tổ chức nơi ăn ở, sinh hoạt, xác định tư tưởng lâu dài. Nhưng ở đây khoảng ba tháng lại chuyển đi nơi khác. Cũng may. Nếu ở đây lâu dài không biết có tránh được bom đạn Mỹ hay không, nhưng khó tránh khỏi giặc chuột phá hoại...

Tháng 8 năm 1964, máy bay Mỹ bắt đầu đánh phá miền Bắc; đầu năm 1965, một số cơ quan thuộc Tổng cục Chính trị, trong đó có Cục Cán bộ do anh Hồ Bá Phúc, Cục phó dẫn đầu sơ tán lên khu vực Ba Vì. Tại đây có khu gia đình hàng binh người Âu - Phi và cơ quan làm việc của Ban quản lý trại thuộc Cục Địch vận.

Ngày 15 tháng 2 năm 1965 kho hồ sơ của Tổng cục Chính trị lại được lệnh di chuyển. Theo kế hoạch, khối hồ sơ Cục Cán bộ chuyển lên khu Ba Vì (địa điểm nói trên), số còn lại chuyển lên Phú Thọ để ở nhà đồng chí Hợi (đồng chí Hợi hồi đó là cán bộ thuộc Văn phòng Tổng cục Chính trị).

Khối hồ sơ cán bộ chuyển về Ba Vì, được để vào hai nhà rộng rãi, thoáng mát, xung quanh có hầm hào giao thông, có hầm trú ẩn tương đối kiên cố, nhưng có nhược điểm là nhà lợp bằng lá cọ nên cũng không an toàn. Dạo đó Mỹ lại đưa máy bay ném bom ác liệt ở Suối Hai, nhiều lần máy bay lướt qua khu vực để hồ sơ tài liệu cán bộ làm chúng tôi nhiều lúc lo lắng, sợ nó thả bom cháy kho Hồ sơ thì hết "vốn".

Ở đây một thời gian ngắn, các cơ quan lại được lệnh sơ tán lên huyện K.B tỉnh Hòa Bình.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM