Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 12:56:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những kỷ niệm về công tác cán bộ  (Đọc 2191 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #20 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 11:00:26 pm »


CHĂM LO CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÁN BỘ
TRONG THỜI KỲ KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Đại tá NGUYỄN HOÀNG
Nguyên trưởng phòng Hậu phương - Bảo dưỡng cán bộ


Tôi trở về Cục Cán bộ đầu năm 1960 và công tác ở cục cho đến năm 1978 thì về Phòng Quản lý Tổng cục Chính trị.

A. Trong gần 18 năm làm công tác bảo dưỡng tôi nhận thức sâu sắc về công tác Bảo dưỡng là:

1. Tình thương của Đảng và quân đội đối với cán bộ là trọn nghĩa, vẹn tình. Nó không những thể hiện trong việc chăm lo cho cán bộ về tinh thần, tư tưởng, năng lực hoạt động, mà còn chăm lo sức khỏe và gia đình cán bộ, chăm sóc lúc khỏe mạnh cũng như khi ốm đau và cho đến lúc chẳng may qua đời, khiến cho cán bộ luôn thấy sự nghiệp và hạnh phúc gia đình mình gắn liền với Đảng và quân đội, yên tâm phấn đấu cho sự nghiệp của Đảng và quân đội.

2. Trong tổ chức thực hiện công tác bảo dưỡng phải nắm vững:

- Đặc điểm tình hình nhiệm vụ cách mạng.

- Yêu cầu nhiệm vụ của quân đội trong thời bình cũng như thời chiến.

- Khả năng kinh tế của nhà nước và nhân dân.

- Khả năng tổ chức thực hiện của các đơn vị.

- Phải tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của các cấp, các ngành trong và ngoài quân đội.

- Phải kết hợp chặt chẽ với các ngành có liên quan trong quân đội để tạo nên sức mạnh tổng hợp trong tổ chức thực hiện.

3. Người làm công tác bảo dưỡng phải có lòng nhân ái, vị tha, coi khó khăn của đồng đội như khó khăn của bản thân mình mà tận tình giúp đỡ giải quyết.

- Phải quý trọng cán bộ và gia đình cán bộ, chống tư tưởng ban ơn, làm phúc.

- Phải liêm khiết, chí công vô tư, không được lấy mình làm trung tâm để so sánh khi thực hiện chính sách.

- Không được lợi dụng tình cảm của mọi người để làm những việc có lợi cho bản thân mình.

- Phải cụ thể, tỉ mỉ, chu đáo, kiên nhẫn lắng nghe hết ý kiến của người mà mình tiếp xúc, dù rằng việc ấy mình đã nghe nhiều lần, để mọi người khi đến với tổ chức dù được giải quyết hay không được giải quyết đều vui vẻ thấy rằng tổ chức đã hết lòng vì mình.

B. Thập kỷ sáu mươi là thập kỷ phấn đấu xây dựng các chế độ, chính sách phúc lợi xã hội cho cán bộ quân đội, đồng thời tích cực tổ chức thực hiện các chế độ chính sách đã được ban hành.

Thời kỳ đầu của những năm sáu mươi quân đội đang xây dựng chính quy và sẵn sàng chiến đấu cao, nên công việc bề bộn, phải làm ngày làm đêm vẫn không hết việc. Cán bộ chủ trì từ cấp trung đoàn trở lên hầu hết sức khỏe loại 3 nhưng không thể bỏ việc đi điều trị, an dưỡng được. Cán bộ từ cấp tiểu đoàn trở xuống sức khỏe có khá hơn, nhưng nếu cứ kéo dài tình trạng làm việc triền miên thì cũng không đảm bảo công tác được lâu dài.

Toàn quân lúc này chỉ có một đoàn an dưỡng 400 giường ở Đồ Sơn, không đủ để thu dung cán bộ, chiến sĩ sau khi điều trị ở bệnh viện ra điều dưỡng. Đoàn an dưỡng này do Cục Quân y quản lý nên chỉ có nhiệm vụ tiếp nhận quân nhân vào điều dưỡng khi có giấy của bệnh viện gửi về.

Chế độ ăn ở bệnh viện và điều dưỡng nhất loạt theo chế độ bệnh lý, do đó khi mới nhập viện và điều dưỡng, cán bộ, chiến sĩ ăn như nhau, không phù hợp với tình hình tuổi tác, sức khỏe và công lao cống hiến của từng cấp cán bộ và chiến sĩ.

Sau nhiều năm chiến đấu xa nhà, nguyện vọng thiết tha của cán bộ là được gần gũi gia đình, do đó tư tưởng muốn chuyển vùng, muốn đưa vợ con từ nông thôn ra gần nơi đóng quân là tâm tư day dứt, thầm kín trong nhiều cán bộ các cấp.

Lúc này cơ quan chính sách của Bộ Quốc phòng chưa hình thành mà từng cục theo chức trách nhiệm vụ của mình dự thảo các chính sách có liên quan đến ngành mình, thông qua tổng cục mà mình trực thuộc, rồi chuyển sang Phòng Chính sách Cục Tổ chức để hợp đồng, phân công viết thành những văn bản chính thức do Bộ hoặc Tổng cục Chính trị ban hành.

Cục Cán bộ dự thảo chế độ ăn ban đầu cho cán bộ các cấp khi mới vào bệnh viện và đề nghị vận dụng chế độ ăn này cho cán bộ đi an dưỡng, nghỉ dưỡng sức, đồng thời đối với cán bộ ốm, yếu vì điều kiện công tác không đi điều trị an dưỡng được cũng được hưởng chế độ ăn bồi dưỡng này (gọi là bồi dưỡng tại chức).

Sau khi báo cáo với Tổng cục, Tổng cục chỉ thị sang báo cáo với Ban Tổ chức Trung ương.

Ít lâu sau Ban Tổ chức Trung ương triệu tập một cuộc họp gồm các bộ: Y tế, Tài chính, Lao động, Nội thương... và Tổng cục Chính trị bàn về bảo vệ sức khỏe cán bộ.

Anh Trần Hiếu lúc ấy là trưởng phòng chính sách Cục Tổ chức và tôi được Tổng cục gọi lên giao nhiệm vụ đi họp. Anh Mậu dặn: "Các cậu được báo cáo những gì đã báo cáo với tổng cục nhưng không được làm cho các cơ quan ngoài quân đội hiểu lầm mình là công thần".

Trong hội nghị này anh Trần Hiếu báo cáo tình hình sức khỏe bộ đội không đáp ứng được yêu cầu huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu cao và đề nghị cho bộ đội được ăn theo chế độ định lượng. Tôi báo cáo về tình hình sức khỏe cán bộ và đề nghị chế độ bồi dưỡng cho cán bộ khi đi điều trị, an dưỡng sẽ được vận dụng cho cán bộ ốm yếu nhưng vì điều kiện công tác không đi điều trị, an dưỡng được.

Trong hội nghị này, các bộ tập trung nhiều ý kiến cho rằng tiêu chuẩn thịt 1,2kg của chiến sĩ và cán bộ sơ cấp trong quân đội so với cán bộ công nhân viên nhà nước là 300g, 600g, cấp vụ 1kg là cao.

Sau đó anh Lê Đức Thọ kết luận: Sức khỏe là yêu cầu đặc biệt đối với quân đội, các chất dinh dưỡng cho cơ thể anh em chỉ gói tròn trong 1,2kg thịt. Chúng ta còn được vợ, con bổ sung thêm bằng canh cua, ốc hến, chứ bếp đại đội, tiểu đoàn thì làm sao làm được. Trước mắt để quân đội thực hiện trước chế độ ăn bồi dưỡng cho cán bộ ở bệnh viện, an dưỡng và những đồng chí ốm yếu nhưng vì điều kiện công tác không đi điều trị an dưỡng được.

Sau khi báo cáo tình hình cuộc họp và kết luận của anh Lê Đức Thọ, Tổng cục Chính trị cho phép được triển khai. Cục Tài vụ, Cục Quân y, Cục Quân nhu chuẩn bị văn bản để Tổng cục Hậu cần ban hành quy định về tiêu chuẩn ăn, uống, thuốc men cho cán bộ các cấp khi đi điều trị và an dưỡng.

Cục Cán bộ hướng dẫn chế độ bồi dưỡng tại chức cho cán bộ.

Cũng thời gian này Cục Cán bộ được Tổng cục giao nhiệm vụ sang làm việc với Bộ Nội thương, đề nghị cho cán bộ quân đội đóng trên khu vực Hà Nội được hưởng chế độ tem, phiếu như cán bộ, nhân viên nhà nước cư trú tại Hà Nội, thế là phiếu C cho cán bộ cấp tá công tác trên khu vực Hà Nội có từ đây; sau này vận dụng, gia đình cán bộ đi chiến đấu ở chiến trường B, C cư trú tại Hà Nội cũng được hưởng.

Đi đôi với việc thực hiện chế độ bồi dưỡng tại chức, Cục Cán bộ đã dự thảo chế độ nghỉ dưỡng sức cho cán bộ trong quân đội, Tổng cục cho phép được báo cáo với Bộ Quốc phòng và sau đó Bộ Quốc phòng đã ban hành thông tư về chế độ nghỉ dưỡng sức trong quân đội (thông tư này do anh Nguyễn Văn Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng ký), thông tư ghi rõ:

Chế độ nghỉ dưỡng sức được áp dụng cho tất cả sĩ quan trong quân đội. Thời gian nghỉ 10 ngày không tính vào phép năm. Do điều kiện cơ sở có hạn nên quy định tỷ lệ cán bộ đi nghỉ hàng năm như sau:

Cán bộ cao cấp         100%.
Cán bộ trung cấp từ 4/ đến 2//         50%.
Cán bộ sơ cấp 3/ trở xuống         30%.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #21 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 11:01:05 pm »


Bộ giao trách nhiệm cho các quân khu xây dựng cơ sở nghỉ dưỡng sức cho cán bộ của đơn vị mình và một phần để nhận cán bộ của các đơn vị khác trong toàn quân.

Bộ định hướng địa điểm xây dựng cho các quân khu nhằm hình thành một hệ thống nhà nghỉ có miền biển, trung du, vùng cao thích hợp với tình hình sức khỏe, bệnh tật, tuổi tác của cán bộ các cấp trong quân đội.

Quân khu Tây Bắc xây dựng ở Mộc Châu.

Quân khu Việt Bắc xây dựng ở Tam Đảo. Mẫu Sơn.

Quân khu Tả Ngạn xây dựng ở Đồ Sơn.

Quân khu Hữu Ngạn xây dựng ở Sầm Sơn.

Quân khu Đông Bắc xây dựng ở Bãi Cháy.

Quân khu 4 xây dựng ở Cửa Lò.

Bộ phân công:

Tổng cục Hậu cần đảm bảo vật chất cho xây dựng cơ sở, trang thiết bị cho nhà nghỉ, chế độ ăn uống thuốc men cho cán bộ đi nghỉ để các quân khu tổ chức thực hiện. Tổng cục Chính trị lập kế hoạch xây dựng cơ sở và kế hoạch đi nghỉ cho cán bộ hàng năm.

Trong tổ chức thực hiện cụ thể, nhiều quân khu đã tận dụng doanh trại sẵn có tu sửa lại để cho cán bộ nghỉ, chỉ xây mới được ở Sầm Sơn, Cửa Lò, Đầm Vạc.

Sau khi hình thành hệ thống nghỉ dưỡng sức, Cục Quân y bàn giao đoàn an dưỡng Đồ Sơn cho Cục Cán bộ quản lý.

Cũng trong thời gian này, Tổng cục chỉ thị cho Cục Cán bộ kết hợp với Cục Quân y hướng dẫn cho cơ quan cán bộ và quân y các cấp quản lý sức khỏe và thời gian công tác của cán bộ nhằm hạn chế sự làm việc quá sức của cán bộ.

Đối với hậu phương gia đình cán bộ, Cục Cán bộ đã làm dự thảo báo cáo về phương hướng và kế hoạch giải quyết, được Tổng cục cho phép báo cáo với Quân ủy, Bộ Quốc phòng và được chấp thuận như sau:

- Các tổng cục, các quân khu, quân chủng, nhà trường, thành đội, tỉnh đội được xây dựng khu gia đình để giải quyết khó khăn cho cán bộ thuộc đơn vị mình và tiếp nhận một số trường hợp do Tổng cục Chính trị gửi tới.

- Các sư đoàn, binh chủng được sử dụng nhà chiêu đãi sở để giải quyết những trường hợp khó khăn nhất của cán bộ thuộc đơn vị mình.

- Khuyến khích cán bộ ổn định hậu phương gia đình, đừng vội chuyển vợ con ở nông thôn ra thành thị, ở thị xã thị trấn về các thành phố lớn vì khó khăn về nhà ở và công ăn việc làm chưa giải quyết ngay được.

Các đơn vị đã tận dụng nhà sẵn có sửa chữa lại để thành lập khu gia đình. Lúc bấy giờ chỉ có Quân khu 4 xây khu gia đình cao tầng ở Vinh. Hà Nội mới xây dựng được ba nơi Phúc Xá, Hoàng Diệu, Nam Đồng. Nam Đồng lúc bấy giờ là nơi xa thành nhất nên khi phân nhà không ai muốn nhận. Tổng cục chỉ thị cho Cục Cán bộ xin ý kiến anh Văn Tiến Dũng. Anh Dũng cho ý kiến:

- Chia đều cả ba khu cho các đơn vị theo tỷ lệ 30% khó khăn của từng đơn vị.

- Giao cho Tổng cục Chính trị quản lý khu Nam Đồng, Bộ Tổng Tham mưu quản lý khu Hoàng Diệu, Tổng cục Hậu cần quản lý khu Phúc Xá.

Những ý kiến chỉ đạo cụ thể đó chứng tỏ sự quan tâm của Quân ủy đối với cán bộ.

Cục Cán bộ cũng đã dự thảo nghi thức tang lễ trong quân đội. Tổng cục chỉ thị sang báo cáo xin ý kiến Ban Tổ chức Trung ương, rồi giao tài liệu cho Cục Quân lực biên soạn thành quy định nghi thức tang lễ trong quân đội do Bộ Tổng Tham mưu ban hành.

Cục Cán bộ đã cùng với Cục Tài vụ báo cáo đề nghị với Quân ủy và được Quân ủy cho phép được trích 11,5% tổng số quỹ tiền lương làm quỹ phúc lợi như các bộ trong Chính phủ đã làm. Theo hướng dẫn của Tổng Công đoàn thì trong số 11,5% làm quỹ phúc lợi sẽ trích ra 1% cho an dưỡng, 2% cho bồi dưỡng ăn uống, thuốc men khi ốm đau phải nằm bệnh xá hay bệnh viện. Do nhiệm vụ bệnh viện trong quân đội khác với bệnh viện của nhân dân, là nơi không chỉ đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ mà còn phải đáp ứng yêu cầu chiến đấu của quân đội, do đó kinh phí về y tế của quân đội do ngân sách quốc phòng đảm bảo. Quân ủy cho phép được dùng 1% cho an dưỡng, 2% cho y tế vào việc bồi dưỡng sức khỏe cho cán bộ khi đi an dưỡng, nghỉ dưỡng và bồi dưỡng tại chức, Cục Cán bộ còn phải trực tiếp mua các loại thuốc bổ để phân phối cho các đơn vị và chi viện cho các chiến trường B, C. Một cơ sở nấu cao được thành lập ở đoàn an dưỡng Thanh Miện (Hải Dương) do Bộ tư lệnh Pháo binh đăng cai tổ chức sản xuất để cấp phát cho cán bộ.

Cũng trong thời gian này Cục Cán bộ đã được giao nhiệm vụ quản lý gia đình cán bộ, chiến sĩ đi công tác B. Sau này số lượng đi ngày càng đông hơn, việc quản lý gia đình đi công tác B được chuyển giao sang Ban Thống nhất Trung ương, sau sang Bộ Lao động (nay là Bộ Lao động - Thương binh Xã hội).

Sau "sự kiện vịnh Bắc Bộ", miền Bắc chuyển sang sinh hoạt thời chiến. Các đơn vị bước vào chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu cao, các cơ quan Bộ, quân khu, quân chủng, binh chủng, thành đội, tỉnh đội, nhà trường phải sơ tán ra ngoài doanh trại. Các đoàn an dưỡng, các khu gia đình cũng phải sơ tán để bảo đảm an toàn cho cán bộ và hậu phương gia đình cán bộ, lưu lượng các đoàn an dưỡng giảm xuống mức tối thiểu và tổ chức gọn nhẹ, sơ tán ở những vùng tương đối an toàn. Giảm bớt việc đi lại của cán bộ, chế độ bồi dưỡng tại chức được mở rộng đến cán bộ sơ cấp đang chiến đấu hoặc sẵn sàng chiến đấu cao.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #22 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 11:01:35 pm »


Đi đôi với việc sơ tán các khu gia đình, Cục Cán bộ còn chỉ đạo các đơn vị tổ chức sơ tán trại trẻ để bảo đảm an toàn cho các cháu. Riêng Cục Cán bộ phải trực tiếp tổ chức ba trại trẻ (hai cho gia đình cán bộ đi B - C và một cho nội bộ cục). Do sơ tán kịp thời nên một số lần bị máy bay Mỹ ném bom, bắn phá, nhưng các khu gia đình và trại trẻ sơ tán đều bảo đảm an toàn.

Khi giải phóng miền Nam, Cục được giao nhiệm vụ giúp các "bê" (B) tổ chức thực hiện các chế độ phúc lợi cho cán bộ, vận dụng các tiêu chuẩn đãi ngộ về phúc lợi thích hợp, tạo điều kiện cho sau này thống nhất quản lý chế độ, tiêu chuẩn phúc lợi của toàn quân.

Từ năm 1967 trở đi số lượng cán bộ đi công tác B ngày càng nhiều, không phải chỉ đi lẻ mà đi gọn cả đơn vị trong thời gian ngắn, vì vậy việc bàn giao hậu phương gia đình cho Bộ Thương binh Xã hội không được đầy đủ, Bộ chỉ đạo các tỉnh thực hiện chính sách không kịp thời, gây khó khăn cho nhiều gia đình cán bộ, ảnh hưởng lớn đến tư tưởng cán bộ khi nhận nhiệm vụ chiến đấu ở các chiến trường.

Trước tình hình ấy Tổng cục quyết định tổ chức Phòng Hậu phương cán bộ, để tiếp nhận quản lý gia đình cán bộ đi công tác B - C.

Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, được sự đồng ý của Tổng cục Chính trị và Bộ Quốc phòng, trong thời gian ngắn Cục Cán bộ đã chỉ đạo tổ chức hình thành một hệ thống quản lý gia đình B - C từ tổng cục đến quân khu, thành đội, tỉnh đội bao gồm: quản lý nhân sự, cấp phát tài chính, thực hiện chính sách và thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương. Nhiệm vụ được phân công:

- Quân đội quản lý danh sách và cấp phát tài chính cho gia đình cán bộ chiến sĩ đi B - C.

- Các địa phương chăm lo giải quyết chính sách bao gồm cấp tem phiếu (ở thành thị), tính công điểm (ở nông thôn); chăm sóc y tế, học hành cho con cái do địa phương thực hiện.

Cùng một lúc Cục Cán bộ phải nhận bàn giao danh sách gia đình B - C từ Bộ Thương binh Xã hội, mời các đơn vị về đối chiếu, bổ sung, xác nhận danh sách, mời các quân khu về nhận bàn giao danh sách gia đình B - C thuộc quân khu mình quản lý, giao cho cơ quan các tổng cục, quân binh chủng, nhà trường quản lý số gia đình B - C công tác tại đơn vị mình, phát hiện những gia đình B - C cư trú trong khu gia đình của đơn vị cho cơ quan quân sự địa phương quản lý.

Cục Cán bộ cùng với Cục Tài vụ, Cục Quân y lập sổ cấp phát tài chính, cấp phiếu khám bệnh và điều trị cho gia đình B - C ở các bệnh viện quân đội.

Sau ngày miền Nam giải phóng Cục Cán bộ đã giúp Khu 5 và B2 tổ chức các cơ sở an dưỡng Mỹ Khê, Nha Trang, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đà Lạt. Phân công Tổng cục Kỹ thuật tổ chức cơ sở an dưỡng cho công nhân quốc phòng các tổng cục ở Bãi Sau - Vũng Tàu, Vĩnh Long, sau này chuyển về Long Hải; Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân quản lý đoàn an dưỡng Đà Lạt, sau này bàn giao lại cho Học viện Lục quân và về Nha Trang tổ chức cơ sở khác.

Năm 1976 tổ chức hội nghị an dưỡng tại Huế để thống nhất tiêu chuẩn, chế độ nghỉ an dưỡng, dưỡng sức trong toàn quân.

Cục Cán bộ đã cùng với Bộ tham mưu Tổng cục Hậu cần và Cục Vận tải đề nghị với Bộ Quốc phòng và được Bộ đồng ý cho Cục Vận tải tổ chức một tiểu đoàn xe ca và xe con để cán bộ chiến đấu ở B được về phép thăm gia đình ở miền Bắc, đồng thời chở cán bộ ở miền Bắc đi an dưỡng và dưỡng sức ở các cơ sở phía Nam kết hợp tham quan đất nước.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #23 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 11:05:40 pm »


BÀI HỌC NHẬP MÔN KHI TÔI BƯỚC VÀO NGÀNH CÁN BỘ

Đại tá NGUYỄN LY SƠN
Nguyên trưởng phòng cán bộ CMKT - Cục Cán bộ

Cuối năm 1954 tôi được điều động từ sư đoàn 308 về Phòng Cán bộ, Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị, nằm trong loạt cán bộ có hồ sơ đã qua chiến đấu ở các đơn vị về cơ quan Bộ. Tôi bước vào ngưỡng cửa của ngành cán bộ và sau đó ở ngành này mười lăm năm, tức khoảng một phần ba tổng số năm công tác trong quân đội. Có hai việc làm tôi nhớ mãi, vì chính nó đã giúp tôi những hiểu biết cơ bản về công tác tổ chức cán bộ, ngay từ những ngày đầu tiên vào ngành, sau đó đã có tác dụng hướng dẫn suy nghĩ hành động đúng trên các cương vị lãnh đạo và chỉ huy mấy chục năm sau.

Sau khi gặp trưởng phòng cán bộ, việc đầu tiên tôi được giao là nghiên cứu các tài liệu về công tác, trong đó có chỉ thị 50/CT-4 chỉ đạo về đề bạt cán bộ. Lời lẽ trong chỉ thị không văn hoa mà súc tích rõ ràng. Chỉ thị có phần đánh giá tình hình thiếu cán bộ, nhận xét phê phán hiện tượng hẹp hòi, không dám mạnh dạn đề bạt cán bộ từ dưới lên, không tin cán bộ nhất là đối với cán bộ xuất thân công nông, sau đó nêu lên một phương châm mới trong công tác cán bộ: "bó đũa cột cờ", có nghĩa là trong bó đũa nhất định có chiếc dài hơn một chút, phải tìm được và coi như đây là cột cờ, phải chọn được cột cờ trong bó đũa; trong quần chúng phải biết phát hiện được người nhỉnh hơn về đức, về tài để bồi dưỡng thành cán bộ. Không sợ thiếu cán bộ - Nhớ lại Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo cũng đã nêu lên ý này: "Nước Nam ta, trải qua Đinh - Lê - Lý - Trần, hào kiệt khắp nơi, đời nào chẳng có!". Nay nêu hình ảnh cột cờ trong bó đũa là dựa vào tư tưởng người trước cho rằng cán bộ là từ trong quần chúng mà ra, biết cách tìm kiếm, lựa chọn thì không bao giờ thiếu nhân tài. Phương pháp xem xét, cất nhắc cán bộ trên đã có tác dụng giải tỏa những vướng mắc của các cấp lúc bấy giờ kêu thiếu cán bộ, giải quyết được những quan điểm hẹp hòi trong sử dụng đề bạt cán bộ. Chỉ thị 50/CT-4 như một luồng gió mới thổi vào, làm lay động công tác tổ chức của Đảng bộ Quân đội lúc đó. Gần một vạn cán bộ mới được đề bạt từ dưới lên, đáp ứng kịp nhu cầu chiến đấu của quân đội. Đây là một cách nhìn mới trong công tác tổ chức, có tính biện chứng, thực tiễn, vừa có tính quần chúng. Nói cột cờ trong bó đũa cũng phải hiểu cách chọn cột cờ phải bao gồm cả hai mặt đức và tài, mà tất nhiên muốn chọn được đúng thì phải có lòng tin vào quần chúng, lại phải có cái tâm trong sáng, luôn vì lợi ích chung, không thành kiến, không chịu một sức ép từ phía nào cả. Nếu hẹp hòi đố kỵ, tâm không trong, lòng không sáng thì chẳng bao giờ nhìn thấy cột cờ trong bó đũa mà cũng không chọn được cột cờ đích thực.

Chỉ thị 50/CT-4 chính là bài học nhập môn đầu tiên đối với tôi khi bước vào ngành tổ chức cán bộ.

Bài học nhập môn thứ hai đối với tôi là vào năm 1957, trong dịp thành lập cơ quan Tổng cục Cán bộ, anh Nguyễn Chánh có buổi gặp gỡ, nói chuyện với cán bộ trong cơ quan. Trong bài nói đó có một số ý kiến cứ ám ảnh tôi mãi suốt những năm công tác ở Cục Cán bộ cũng như sau này khi chuyển ra các đơn vị chiến đấu. Đó là những điều anh Chánh nêu những yêu cầu về phẩm chất, đạo đức, phong cách của người làm công tác cán bộ cũng như tác phong làm việc của cơ quan cán bộ.

Anh nói: "Người làm công tác cán bộ phải biết thương yêu cán bộ. Đừng nghĩ rằng làm việc sắp xếp, đề bạt cán bộ là tự cho mình có quyền đối với cán bộ, đây là quyền của tập thể cấp ủy. Được phân công quản lý nhận xét cán bộ này, cán bộ khác, đánh giá ưu điểm, khuyết điểm, mặt tốt mặt xấu, đừng nghĩ rằng mình cao hơn người ta, hoặc so sánh người ấy kém mình... khi làm công tác chọn lựa, đề bạt, sắp xếp cán bộ phải trung thực, không nói sai, hoặc nói những điều mình không biết, hoặc chưa biết rõ đầy đủ, phải nói hết những điều mình biết về người cán bộ đó một cách chân thực".

"Về cơ quan cán bộ phải luôn có thái độ ân cần, chăm lo săn sóc cán bộ. Cơ quan cán bộ phải là nơi để cán bộ tin tưởng gửi gắm tâm tư tình cảm của mình. Khi gặp khó khăn, vướng mắc cán bộ tìm về cơ quan trình bày, yêu cầu giúp đỡ, coi cơ quan cán bộ như nhà mình, coi người làm công tác cán bộ như anh em có thể tin cậy được".

Nói tóm lại, trong buổi nói chuyện đó, anh Chánh nhấn mạnh việc xây dựng cái tâm của người làm công tác cán bộ, xây dựng tính chất trong sáng, chặt chẽ, cởi mở, không vụ lợi của cơ quan cán bộ để cơ quan gây được tín nhiệm đối với toàn quân, và chỉ có như vậy mới có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình.

Mấy chục năm qua, khi còn ở cơ quan Cục Cán bộ, cũng như lúc đi các đơn vị khác làm công tác lãnh đạo, chỉ huy tôi thường nhớ lại những bài học nhập môn đầu tiên khi bước vào ngành cán bộ, nhờ đó mà có ý thức giữ gìn cái tâm trong con người mình, cảnh giác trước những cám dỗ vật chất khi có chức, có quyền. Nghiệm lại trong các cơ quan tổ chức cán bộ qua các giai đoạn trưởng thành, thời kỳ nào mà cơ quan đoàn kết được tín nhiệm với trên, với dưới là thời kỳ cán bộ trong cơ quan, mà trước hết là người đứng đầu cơ quan giữ được cái đức trong khi làm việc.

*

*       *

SÁNG KIẾN NHỎ NHƯNG CÓ GIÁ TRỊ SỬ DỤNG LÂU DÀI

Đến nay ai đã làm công tác cán bộ đều quen với các ký hiệu 0/, 1/, 2//... dùng để chỉ các cấp sĩ quan trong quân đội ta, nhưng có lẽ nhiều người không biết tác giả của sáng kiến này.

Tác giả của sáng kiến này chính là anh Nguyễn Xuân Tuấn, trưởng phòng kế hoạch Cục Cán bộ trong những năm cuối thập kỷ tám mươi. Anh Tuấn nghĩ ra ký hiệu này từ những năm 1959 - 1960. Thời đó, tôi đang làm công tác kế hoạch nên thường quan hệ làm việc với anh, lúc đó anh là trợ lý thống kê kế hoạch. Năm 1958, sau khi thực hiện việc phong quân hàm cho sĩ quan quân đội, mỗi khi làm các bảng thống kê số lượng, chất lượng cán bộ, chúng tôi rất lúng túng về bố trí cột dọc, cột ngang. Khổ giấy có hạn, nội dung thống kê lại nhiều, làm sao thể hiện được các cột cấp bậc để đưa vào thống kê? Thế rồi, một hôm anh Tuấn đưa tôi một bảng thống kê, thể hiện các cấp bậc bằng các ký hiệu kết hợp chữ số với các gạch dưới. Chữ số nói số sao của từng cấp: thiếu úy, thiếu tá là 1 sao, trung úy, trung tá là 2 sao, đến đại úy, đại tá 4 sao... chuẩn úy chưa có sao thì ký hiệu bằng số 0; gạch dưới phân biệt cấp úy với cấp tá, cấp úy 1 gạch, cấp tá 2 gạch, các cấp hạ sĩ quan cũng theo cách này mà ghi h1, h2, h3 là hạ sĩ, trung sĩ, thượng sĩ.

Ai làm công tác thống kê cán bộ mới thấy cách viết ký hiệu này đơn giản mà sáng sủa, rõ ràng, lại đáp ứng được yêu cầu ghi trong các cột hẹp của các thống kê. Anh Tuấn đưa tôi bảng thống kê và trình bày cách sử dụng ký hiệu. Tôi ngạc nhiên và bị thuyết phục ngay trước sáng kiến của anh.

Từ đó đến nay, trải qua trên một phần ba thế kỷ, không những trong ngành cán bộ mà gần như hầu hết các cơ quan, các ngành trong quân đội khi viết cấp bậc của các sĩ quan kể cả trên các giấy tờ hành chính giao dịch bình thường đều sử dụng ký hiệu tiện lợi này. Và thật bất ngờ, một lần vào một cơ quan bên ngoài cũng thấy cô thư ký dùng ký hiệu này để ghi cấp bậc của tôi khi khai với cô để làm giấy tờ.

Có những sáng kiến nhỏ mà hiệu quả lớn. Trong ngành cán bộ chúng ta anh Nguyễn Xuân Tuấn, một cán bộ gắn bó gần như suốt đời với ngành cán bộ, với công tác kế hoạch, thống kê, xứng đáng được ghi công về sáng kiến này.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:36:02 am »


MỘT SỐ THÀNH CÔNG CỦA CÔNG TÁC CÁN BỘ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ

Đại tá TRƯƠNG MINH TIÊU
Nguyên cán bộ nghiên cứu tổng kết - Cục Cán bộ

 

I- Giải quyết số lượng và chất lượng trong thời gian ngắn

Trong giai đoạn cao điểm (1967 - 1972) làm thế nào để có đủ số lượng cán bộ các loại để đáp ứng cho yêu cầu nhiệm vụ:

- Cán bộ lãnh đạo chỉ huy.

- Cán bộ chuyên môn kỹ thuật.

- Cán bộ cơ sở (chủ yếu là cán bộ trung đội và cán bộ chính trị).

+ Trong một thời gian ngắn phải thành lập thêm hàng chục sư đoàn, tăng thêm hàng chục vạn cán bộ, đặc biệt khó khăn là cán bộ chuyên môn kỹ thuật cho các binh chủng kỹ thuật, cán bộ quân y, chủ yếu là bác sĩ, cán bộ chính trị cho cơ sở.

+ Biện pháp giải quyết chung: Để đủ cán bộ cho các sư đoàn, trung đoàn, đã tiến hành bằng cách tách đơn vị thành hai, rút cán bộ ở đơn vị thứ nhất thành lập đơn vị thứ hai, rút cấp trưởng thành lập đơn vị mới, đưa cấp phó lên cấp trưởng, bảo đảm giữ được truyền thống đơn vị, đơn vị cũ và mới đều được phát huy truyền thống (304A - 304B, 312A - 312B, 320A - 320B, v.v...).

Xếp hai thê đội, khi thương vong, khi phát triển thì thê đội 2 kịp thời bổ sung thay thế thê đội 1.

Xếp ba thê đội, nhưng thê đội 3 không công khai cho cán bộ biết (phương án này chỉ có cơ quan tổ chức biết).

+ Củng cố hệ thống nhà trường quân sự, chiêu sinh tăng số lượng, rút ngắn thời gian đào tạo, biên soạn lại nội dung bồi dưỡng đào tạo.

- Tập huấn ngắn hạn cán bộ trung cao cấp ở hai trường trung cao quân sự và Học viện Chính trị.

- Trung cao quân sự chủ yếu cán bộ trung đoàn, sư đoàn - là cán bộ chỉ huy.

- Học viện Chính trị chủ yếu cho cán bộ lãnh đạo (chính ủy các cấp trung đoàn, sư đoàn, chủ nhiệm chính trị sư đoàn trở lên, chính ủy sư đoàn, mặt trận...).

Với chuyên môn kỹ thuật (bác sĩ, kỹ sư) và cán bộ chuyên ngành pháo phòng không, tên lửa, không quân, hải quân), mở rộng các trường đại học quân y, đại học kỹ thuật quân sự, đưa cán bộ chuyên môn về tập huấn... quân y sĩ sau hai năm ra làm bác sĩ, v.v...

Đề nghị điều động một số cán bộ chuyên môn kỹ thuật mới ra trường vào quân đội theo yêu cầu chiến tranh, điều vào được tập huấn theo yêu cầu quân đội, bố trí về các đơn vị để làm quen với hoạt động của quân đội (kể cả bác sĩ và kỹ sư).

Với cán bộ chính trị cơ sở (chủ yếu là chính trị viên đại đội đề bạt tại chỗ và chuyển một số cán bộ quân sự sang, tập trung bồi dưỡng ở các trường quân chính, trường chính trị sơ cấp (Lạng Sơn).

- Điều động cán bộ tái ngũ: điều và tập huấn ngắn hạn, về sắp xếp vào đơn vị (chủ yếu là cán bộ sơ cấp).

- Điều động một số cán bộ dân - chính - đảng vào tập huấn theo chương trình quân sự về công tác đảng - công tác chính trị (tối thiểu 3 tháng) rồi xếp vào các đơn vị cơ sở. Mở thêm các trường quân binh chủng, mở trường quân chính tỉnh.

- Giải quyết vấn đề chuyển binh chủng.

Những cán bộ binh chủng gần giống, một phần có thể bồi dưỡng chuyển binh chủng sang công tác được ngay. Pháo tầm thấp có thể chuyển sang pháo binh cơ động, chỉ cần tập huấn ngắn ngày (12,7 ly - 14,5 ly chuyển thành pháo 105 - 100). Bộ đội trinh sát chuyển sang đặc công. Cán bộ pháo binh chuyển sang tăng - thiết giáp. Pháo bờ biển hải quân chuyển sang pháo bộ binh cơ động, v.v...

+ Có hai mảng cán bộ yêu cầu lớn nhất và khó khăn cần được quan tâm nhiều, đó là:

- Đội ngũ cán bộ quân y: bác sĩ, y sĩ cho bệnh viện hậu phương và cho bệnh viện dã chiến các mặt trận.

Bác sĩ theo biên chế chính thức cho trung đoàn, sư đoàn tập trung tác chiến cơ động cả số lượng và chất lượng đều gặp khó khăn, hàng trăm trưởng ban quân y trung đoàn, sư đoàn, trưởng phòng quân y quân khu, quân đoàn, mặt trận, lữ đoàn, quân binh chủng.

- Đội ngũ cán bộ dẫn quân tăng cường vào chiến trường có hai loại:

Các khung huấn luyện ở các trung tâm huấn luyện tân binh, hầu hết không biến động, ổn định để có kinh nghiệm tổ chức, quản lý và huấn luyện (tùy theo yêu cầu của chiến trường, có khi huấn luyện 3 tháng, có khi 6 tháng và dài nhất là 9 tháng...).

Trực tiếp huấn luyện và cùng đưa quân: Đưa quân vào cũng có lúc đưa gần, như vào B4, B5; nhưng cũng có lúc đưa vào sâu hơn như B1, B3, B2. Đội ngũ cán bộ này đòi hỏi sức khỏe dẻo dai, hăng hái nhiệt tình, kiên trì dũng cảm.

Trình độ chiến thuật kỹ thuật cấp đại đội, cấp tiểu đoàn và trung đoàn, trình độ quản lý và giáo dục tân binh rất quan trọng. Hành quân xa, khó khăn nhiều, phải có trình độ xử lý những tình huống bất trắc xảy ra, lại mang tính chất độc lập (như trên đường hành quân bị ném bom, bị địch tập kích, v.v...).

+ Cán bộ tăng quân cho chiến trường nhiều đợt và liên tục, số lượng lớn và thời gian ngắn.

Có lúc các quân khu phải chịu trách nhiệm đưa quân rất lớn. Một thời gian ngắn Quân khu Tả Ngạn phải đưa vào mặt trận 10 tiểu đoàn, không tính các sư đoàn thực binh của Quân khu Hữu Ngạn, Quân khu Tả Ngạn đã đưa vào chiến trường từ trước. Muốn đủ cán bộ bằng cách đề bạt tại chức, ở nhà trường và cơ quan bổ sung ra, dùng bổ nhiệm chức là chính, chưa đề bạt quân hàm vì khi đó trung úy vẫn phải giao cấp tiểu đoàn bậc phó...

+ Rút một phần cán bộ cơ quan Bộ Quốc phòng, chủ yếu là cán bộ Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị ra giữ cương vị cán bộ trung đoàn, một số cấp sư đoàn và một số cấp tiểu đoàn.

+ Giải quyết chế độ luân lưu: Luân lưu cán bộ cơ quan ra đơn vị, hoặc vào chiến trường một thời gian rồi trở lại cơ quan (chủ yếu là cán bộ cơ quan Bộ và các học viện, nhà trường quân sự).

+ Lựa chọn cán bộ ở các đoàn an dưỡng thương bệnh binh.

Thời điểm này các quân khu đều có đoàn an dưỡng thương bệnh binh ở chiến trường ra, nhiều đồng chí đã hồi phục sức khỏe; lựa chọn ở đây đưa về các nhà trường tập huấn rồi trở lại chiến trường, được hàng nghìn cán bộ chủ yếu là cán bộ sơ cấp.

+ Những biện pháp và nội dung nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo và chỉ huy.

Trình độ lãnh đạo của cán bộ   chính trị và chủ yếu cán bộ chính ủy các cấp.

Công tác tham mưu các cấp (chủ yếu là tham mưu chiến dịch, cán bộ chỉ huy cấp trung đoàn).

Công tác tổ chức lãnh đạo chỉ huy hành quân đường dài (từ miền Bắc vào miền Nam).

Công tác chỉ huy lãnh đạo vận tải chiến lược (Đoàn 559 ra đời thu hút hàng nghìn cán bộ).

Để nâng cao trình độ lãnh đạo, những vấn đề cơ bản được tập huấn:

- Công tác đảng - công tác chính trị trong huấn luyện và chiến đấu - Tài liệu "Phấn đấu trở thành chính ủy xuất sắc" ra đời.

- Công tác đảng chủ yếu là công tác đảng ủy. Các lớp bồi dưỡng chi ủy, bí thư trong toàn quân đều được triển khai.

- Nâng cao trình độ công tác chỉ huy và công tác tham mưu. Tập trung vào nội dung:

Tổ chức lực lượng.

Công tác quản lý bộ đội.

Công tác giáo dục và huấn luyện.

Các loại hình tác chiến các cấp.

+ Công tác lãnh đạo và chỉ huy bộ đội hành quân chiến đấu đường dài là một đặc điểm của chiến trường Việt Nam.

Hành quân từ phân đội đến trung đoàn, sư đoàn, quân đoàn ở địa hình rừng núi, vượt sông lớn, nhỏ, khe suối, địch có thể tập kích đường bộ và đường không, ta sẵn sàng đổi hướng hành quân, sẵn sàng tác chiến, khẩn trương, an toàn.

Nội dung trên được tập huấn ở các nhà trường, các trung tâm huấn luyện, các trung đoàn, sư đoàn thực hành.

+ Công tác lãnh đạo chỉ huy của vận tải chiến lược.

Đoàn 559 ra đời trên một tuyến dài gần 2000km qua rừng núi, sông ngòi, an toàn, bí mật, sẵn sàng đối phó với các tình huống xảy ra, đặc điểm đủ các loại hình vận tải, đi bộ, xe thồ, cơ giới, thuyền bè, vượt sông suối... hàng ngàn, hàng vạn ô tô và các phương tiện khác, với "khối lượng lớn, an toàn đến chiến trường, kịp thời cho tác chiến, và mở các chiến dịch lớn".

+ Xây dựng được nguồn cán bộ: Có xây dựng được nguồn cán bộ mới giải quyết được các yêu cầu lớn. Gồm nguồn cơ bản và nguồn kế tiếp (còn gọi là xây dựng nguồn dự bị).

- Đối tượng: Các cấp đều có thể xây dựng được nguồn và xây dựng các hệ trong nguồn (quân sự, chính trị, hậu cần, chuyên môn kỹ thuật).

- Hai nguồn này đối với cán bộ ở các trung đoàn, sư đoàn, thực binh ổn định đều triển khai có hiệu quả cao, nhất là khi còn ở phía sau, giải quyết được theo các kế hoạch đề ra, từng thê đội, từng thời kỳ, lên kế hoạch bồi dưỡng từng đối tượng chu đáo. Đây là một nguồn dự trữ cán bộ khá đông đảo, tránh được những bị động khi nhu cầu xảy ra. Nhưng những nguồn này bị đảo lộn, gần như 100% các đơn vị khi bước vào tác chiến, nhất là cán bộ cơ sở (chiến dịch Quảng Trị phải bổ nhiệm đến đồng chí chuẩn úy đảng viên dự bị làm chính trị viên).

+ Hệ thống nhà trường quân sự được củng cố.

Ngoài các trường quân sự đã có như Học viện Chính trị, Trung cao quân sự, Lục quân... và các trường quân binh chủng, ở các mặt trận, các chiến trường đều mở các trường quân chính, các lớp tập huấn (B2, B3...).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #25 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:36:55 am »


II- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ, có lý luận nghiệp vụ và tinh thông công tác tổ chức, tổ chức thực hiện có hiệu quả

Các đơn vị phát triển, tất nhiên cơ quan tổ chức phải phát triển theo, đội ngũ người làm công tác cán bộ không những có những nhu cầu lớn về số lượng và chất lượng cũng đòi hỏi cao, mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ công tác tổ chức.

Cục Cán bộ từ 50 - 70 người cũng tăng lên 100 người, cao nhất có lúc 140 người.

Các ban cán bộ trung đoàn, sư đoàn, phòng cán bộ quân khu, quân đoàn, các mặt trận ra đời, có số lượng toàn quân lúc đó trên 3.000 người.

Về số lượng có thể chuyển cán bộ tổ chức đảng, cán bộ chính trị đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn sang và chuyển một số cán bộ quân sự, quân binh chủng sang. Nhưng chất lượng rõ ràng là bất cập, về lý luận nghiệp vụ cũng như kinh nghiệm tổ chức thực hiện.

Vì vậy công tác bồi dưỡng nghiệp vụ trở nên cấp bách, với những nội dung yêu cầu sau:

+ Quán triệt quan điểm đường lối của Đảng.

+ Có trình độ nghiệp vụ làm công tác tổ chức cán bộ trong lực lượng vũ trang.

+ Quán triệt quan điểm đường lối chính sách cán bộ vận dụng đúng đắn trong các tình huống.

+ Tổ chức thực hiện nhiệm vụ công tác cán bộ có hiệu quả.

a) Trường bồi dưỡng nghiệp vụ công tác cán bộ Tổng cục Chính trị ra đời. Bồi dưỡng nhằm mục tiêu:

+ Nâng cao lập trường quan điểm của người làm công tác cán bộ trong quân đội.

+ Nắm vững nghiệp vụ tổ chức công tác cán bộ.

+ Những biện pháp cơ bản của công tác cán bộ.

+ Những bài học kinh nghiệm.

Vì vậy cần có một nội dung thiết thực để bồi dưỡng trong một thời gian ngắn (khoảng 3 tháng).

- Đối tượng bồi dưỡng là người đang công tác, mới vào ngành, hoặc ngành khác chuyển sang, cho nên cần biên soạn một tài liệu thống nhất toàn ngành. Tài liệu "Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ làm công tác cán bộ trong lực lượng vũ trang" ra đời.

Gồm những nội dung:

+ Nắm vững đường lối quan điểm chính sách của Đảng về công tác cán bộ trong lực lượng vũ trang.

+ Công tác đào tạo bồi dưỡng.

+ Công tác quản lý cán bộ.

+ Công tác tìm hiểu, lựa chọn, phân công giao nhiệm vụ.

+ Công tác bổ nhiệm chức vụ, công tác đề bạt quân hàm.

+ Công tác tạo nguồn, xây dựng nguồn cơ bản và nguồn kế tiếp.

+ Công tác chăm sóc sức khỏe cán bộ.

+ Công tác hậu phương cán bộ.

+ Công tác chuyển cán bộ ra ngoài quân đội.

Và những chuyên đề được biên soạn:

+ Đào tạo bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chỉ huy.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ quân binh chủng.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ quân sự địa phương.

+ Xây dựng cơ quan công tác cán bộ.

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ công tác nhà trường quân sự.

+ Xây dựng đội ngũ giáo viên quân sự.

Đồng thời các tổ chức quản lý hệ thống nhà trường ra đời (Cục Nhà trường, các phòng nhà trường ra đời và được củng cố).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:37:27 am »


*

*        *

Sự cần thiết và để nâng cao trình độ hiệu quả người làm công tác cán bộ, ngoài trường nghiệp vụ của Tổng cục Chính trị chiêu sinh toàn quân về học (từ B2 trở ra đều có cán bộ về học). Các lớp tập huấn nghiệp vụ ở các quân khu, các mặt trận đều được tổ chức trong toàn quân.

b) Vấn đề giáo viên của các lớp tập huấn và trường nghiệp vụ của Cục Cán bộ được giải quyết như sau:

Giáo viên ở trường nghiệp vụ do các phòng nghiệp vụ chịu trách nhiệm, nội dung có bộ phận biên soạn, các phòng cử cán bộ chịu trách nhiệm giảng dạy, kết hợp với kinh nghiệm thực tế.

- Những vấn đề cơ bản do Tổng cục Chính trị hoặc Cục Cán bộ chịu trách nhiệm trình bày.

- Báo cáo kinh nghiệm mời các đồng chí lãnh đạo đơn vị, mời các cục báo cáo các mặt công tác đảng - công tác chính trị trong quân đội.

- Những vấn đề kinh nghiệm công tác cán bộ được tổng kết rút kinh nghiệm, cũng báo cáo thành những chuyên đề.

- Vấn đề nổi cộm là nội dung nhiều, thời gian ngắn, lại yêu cầu lớn phục vụ nhiệm vụ chiến lược toàn quân, nên học viên học rất căng thẳng.

- Những vấn đề thực tiễn do cán bộ của Cục Cán bộ đi các chiến trường về báo cáo.

* Quá trình thực hiện nổi lên những vấn đề cần chú ý:

+ Mối quan hệ trước mắt và lâu dài: Phải có một tầm nhìn chiến lược để giải quyết khâu này cho tốt, phải coi trọng lực lượng sử dụng và lực lượng dự bị, để kịp đối phó với mọi tình huống, giữa xây dựng và tác chiến, thế nào cho hài hòa, thấy được hết sự phát triển của chiến tranh.

+ Mối quan hệ phía trước và phía sau, chiến trường và hậu phương. Cấp bách là có đủ cán bộ cho các chiến trường, cho các chiến dịch, nhưng ta có một hậu phương lớn, tất cả lực lượng dự bị đều ở phía sau, cán bộ đều ở các đơn vị thực binh, và ở tất cả các loại trường quân sự, cho nên tỷ lệ đưa ra chiến trường là bao nhiêu thì đáp ứng được yêu cầu, ở phía sau là bao nhiêu và tỷ lệ cán bộ các loại là bao nhiêu thì phù hợp. Ngay trong chiến trường, khi mở các chiến dịch lớn đều phải có lực lượng dự bị phía sau ở căn cứ (lực lượng này tỷ lệ các loại cán bộ là bao nhiêu), thường hay gặp trong sử dụng ở chiến trường, thường coi trọng đề bạt tại chỗ lên; cán bộ nhà trường ra, hậu phương đưa vào, có chỗ có nơi chưa thật mạnh dạn sử dụng.

+ Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng: Lực lượng này nằm trong kế hoạch đào tạo các loại cán bộ trong các loại trường quân sự. Phải coi trọng xây dựng kế hoạch đào tạo, phải khảo sát và có dự báo đúng, cơ quan chiến lược phải có tầm nhìn. Một kế hoạch hài hòa giữa đào tạo và sử dụng, không thể bị động, không để rơi vào thừa mà thiếu, thiếu mà thừa, mà thường là lực lượng cán bộ cơ sở.

+ Mối quan hệ giữa bổ nhiệm chức vụ và đề bạt quân hàm: Do yêu cầu tác chiến khẩn trương và phát triển của chiến tranh, nên việc bổ nhiệm chức bao giờ cũng đi trước, giao cương vị phụ trách một thời gian mới đề bạt quân hàm, có đợt phải 2 - 3 chiến dịch mới phiên quân hàm. Cho nên ở chiến trường từ chức vụ mà phiên ra quân hàm được đặt ra.

+ Mối quan hệ giữa ý kiến lãnh đạo chỉ huy và cơ quan nghiên cứu nghiệp vụ: Toàn bộ công tác cán bộ là của cấp ủy. Khi có quyết định của tập thể đảng ủy, thì cơ quan nghiệp vụ phải chấp hành, phải nghiên cứu một cách khách quan, vô tư, trung thực... giúp cấp ủy tổ chức thực hiện, thống nhất cao, với kết quả tối ưu.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2022, 08:39:48 am »


NHỮNG ĐIỀU ĐÁNG NHỚ NHẤT

Đại tá LÊ TRỌNG KHÁNH
Nguyên cán bộ nghiến cứu tổng kết - Cục Cán bộ

Tôi bước vào ngành công tác cán bộ từ những năm sáu mươi, cũng là một thời kỳ đánh dấu công tác cán bộ đã có những mặt lý luận nghiệp vụ cơ bản được đúc kết qua những năm kháng chiến chống Pháp, những năm đầu chống Mỹ và đi vào xây dựng quân đội trong thời bình, rồi có Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng soi sáng những vấn đề về đường lối chủ trương, nhiệm vụ công tác cán bộ của Đảng được khẳng định và có những định hướng phát triển trong thời kỳ mới. Đây là những thời điểm hết sức thuận lợi của công tác cán bộ chúng ta. Nhờ vậy giai đoạn này, với chức năng là cơ quan tham mưu của Bộ về ngành nghiệp vụ cán bộ theo chỉ đạo của trên, Cục Cán bộ thời gian này đã có sự tập trung đầu tư đáng kể vào những vấn đề rất cơ bản.

Sơ kết, tổng kết, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn được in thành nhiều sách, nhiều tài liệu chuyên đề và đã có hàng loạt những tài liệu giảng dạy bồi dưỡng tập huấn về nghiệp vụ. Ngành cán bộ cũng là một trong những ngành có nội dung thành hệ thống các bài giảng ở các nhà trường, trong các hệ đào tạo, bổ túc cho các loại cán bộ hiểu biết thêm về đường lối, nhiệm vụ nguyên tắc công tác cán bộ thời kỳ này đã được phổ thông hóa; được các tầng lớp cán bộ đồng tình, không còn sự vương vấn, mơ hồ và đặt rõ trách nhiệm cho các cấp, các ngành chăm lo việc giữ gìn phát triển bổ sung; tạo nguồn cán bộ trở thành việc làm với ý thức chung của toàn quân, đồng thời cũng quán triệt sâu rộng cuộc vận động xây dựng tiêu chuẩn hóa đến mỗi người cán bộ, tự phấn đấu rèn luyện, điều chỉnh để có đủ điều kiện phù hợp, theo cương vị phụ trách.

Thời gian này nằm trong xu thế của hướng phấn đấu chung, tôi cũng được chọn cử đi học lớp đào tạo I ba năm ở trường chính trị. Ra trường tôi lại được đơn vị xin về, xếp làm công tác cán bộ. Vốn liếng cơ bản cả ba năm học sát hạch quốc gia tôi đạt loại giỏi và đây cũng là hành trang để tôi bước vào làm công tác cán bộ. Sau này, ngoài những vốn liếng cơ bản, tôi lại được rèn luyện qua những thử thách trực tiếp, được tham gia các chiến dịch lịch sử: Khe Sanh, Đường 9 - Nam Lào, chiến dịch Hồ Chí Minh và làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia; rồi được cử tham gia nhiều đoàn của Bộ, của cục, đi khảo sát chiến trường dài ngày ở Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị, Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ; được vài lần đi tham gia tổng kết công tác cán bộ và làm trưởng ban tổng kết ở cục theo quyết định của anh Hoàng Văn Thái ký. Những năm tháng ít ỏi đó, Cục Cán bộ đã mở mang thêm cho tôi vốn liếng trí tuệ về công tác cán bộ ở một cơ quan tham mưu cấp bộ.

Tôi xin ghi lại một số việc tai nghe và trực tiếp được thấy, để tự rút ra cho mình những điều đáng nhớ nhất.

Ngồi trên ghế giảng đường, tôi đã được nghe giảng về phương pháp tư tưởng, về cách nhìn nhận, xem xét đánh giá một cán bộ, một con người phải qua nhiều mặt, nhiều bước, nhiều khâu, có những suy xét và nghiên cứu kỹ lưỡng, nếu hời hợt, chủ quan, là dễ bị hiện tượng đánh lừa.

Một buổi sáng ở miền Tây Trường Sơn, trong một khu rừng già, sương mù bao phủ trắng xóa, từ sở chỉ huy, tôi và anh Mai Quang Sĩ cùng hai chiến sĩ bảo vệ nhanh chóng lên đường. Chúng tôi đi trong hai tiếng đồng hồ để kịp dự buổi lễ xuất kích của một đơn vị. Đến nơi thì cũng vừa bắt đầu. Khí thế cả đơn vị rộn ràng, háo hức giao ước lập công. Đến giờ phút cuối, một đồng chí chủ nhiệm chính trị đơn vị ra kết thúc với khẩu hiệu trong bài kêu gọi cả nước của Bác Hồ "Không có gì quý hơn độc lập tự do". Đồng chí nói: Tôi hô "Không có gì quý hơn độc lập tự do" thì các đồng chí cứ hô "không có gì" ba lần. Khi giải tán chuẩn bị lên đường, chúng tôi cùng nói chuyện với anh em, thì cái khẩu hiệu vừa hô, lại thành trò cười của lính, họ kháo nhau về cái điệp khúc ba chữ "không có gì". Anh Sĩ cười và nói với chúng tôi: "Chúng mình lại tìm thấy một răng, một rắc rồi" (cách gọi I-răng, I-rắc). Tôi tìm xuống gặp và trao đổi với đồng chí chính ủy của đơn vị để tìm hiểu, thì được biết đồng chí chủ nhiệm chính trị là cán bộ miệng nói tay làm, chiến đấu dũng cảm, được cán bộ chiến sĩ yêu mến.

Qua câu chuyện này, tôi và anh Mai Quang Sĩ tâm đắc với nhau về bài học cách đánh giá một con người. Trong trận đột phá ngoại vi, đồng chí chủ nhiệm chính trị này được thưởng huân chương và làm nguồn trực tiếp của cấp trung đoàn. Ở dưới các đơn vị, mặt tốt của cán bộ được sự lãnh đạo giáo dục của Đảng là sẵn sàng tuân theo sự phân công của tổ chức, cá biệt có người có lúc cũng phải tự đấu tranh quyết liệt để thực hiện nhiệm vụ, nhưng cái chung vẫn thắng cái riêng.

Tuy nhiên vẫn có hiện tượng, cán bộ sợ rơi vào ngõ cụt. Trong nguyên tắc sắp xếp cán bộ có tiến có thoái theo các thế hệ nối tiếp, cả trước mắt cả lâu dài, nhưng cán bộ thường sợ những vị trí tạm thời. Cán bộ đã có câu "về làm tổng kết, thanh tra rồi biệt phái tăng cường" thường được mặt sử dụng, mà chính sách lại ít được quan tâm, đơn vị chủ quản mình cũng lơi lỏng. Thực tế ở đơn vị có cán bộ làm nhiệm vụ biệt phái sang cơ quan hoặc đơn vị khác. Đơn vị chủ quản thì không đề nghị đề bạt vì không có nhu cầu. Đơn vị đang sử dụng, lại còn cần công tác cứ giữ kéo dài, cán bộ băn khoăn và không an tâm, có những cán bộ suốt đời gắn bó với một đơn vị, lúc khó khăn gian khổ trưởng thành, mặn nhạt cùng có nhau đang ở vị trí ổn định, đã tính vài ba năm nữa, đến tuổi nghỉ hưu luôn lại yêu cầu sang đơn vị mới, thế là anh cán bộ mất chân, mất gốc. Khi sang đơn vị mới phát huy vai trò lại khó khăn, tình cảm kém sự gắn bó. Cán bộ xin không đi thì không muốn một lần từ chối nhiệm vụ, mà ra đi thì để lại biết bao điều băn khoăn day dứt, nào tình cảm, nào phát triển sử dụng, nào truyền thống đơn vị. Cũng có cán bộ phát phiền, suy tư nặng nề trong cuộc sống, cuộc đời sẽ thuộc vào ai chủ quản... Tuy nhiên theo luật hiện hành của chúng ta, theo quy định của Bộ là quyết định điều động về đơn vị nào, thì đơn vị đó chịu trách nhiệm, còn biệt phái hay tăng cường, không có quyết định chính thức, thì cơ quan cũ vẫn có trách nhiệm quản lý. Ấy thế mà rồi cũng phát sinh những người con riêng, con chung, con nuôi, con đẻ, ai chăm lo cho mọi mặt chính sách của người cán bộ đó? Vì trong khâu quản lý của chúng ta, cũng còn có những quy định chưa chặt chẽ, thấu đáo đến mọi đơn vị, có trường hợp đã để thiệt thòi đến quyền lợi, lợi ích của cán bộ. Vấn đề này, có lần anh Hoàng Văn Thái đã cho ý kiến "đừng để thiệt thòi đến cán bộ, nếu sử dụng là phải có chính sách".

Thời kỳ cuộc kháng chiến chống Mỹ phát triển ở đỉnh cao, cả nước lên đường, Cục Cán bộ cũng có nhiều đoàn, nhiều tổ chức, nhiều cán bộ ở cương vị cấp cục, phòng, ban, trợ lý, được cử xuống đơn vị hay đi thâm nhập chiến trường, cũng là một thời cơ tốt để nắm được cán bộ, biết được tình hình, khảo nghiệm được chức trách, vị trí và tiêu chuẩn hóa, được qua thực tế một bước, "trăm nghe không bằng một thấy”. Chủ trương của cục được Bộ chấp thuận. Đây cũng là một thời kỳ ghi nhận sự chuyển đổi quan trọng của cục đi xuống thực tế, và cũng dần dần thay thế người ở đơn vị lên, tạo thêm những sự hiểu biết về cán bộ và công tác cán bộ. Việc đi đơn vị cơ sở được các đồng chí ở đơn vị rất hoan nghênh và có thêm sự tin cậy.

Trong ngày tết nguyên đán ở đất nước bạn, tiếng súng vẫn chưa êm, anh Trần Khôi và tôi được Quân đoàn 4 mời sang đón tết. Anh Thế Bôn và anh Nam Phong khen Cục Cán bộ, kỳ này xuất quân mạnh, theo sát chiến trường đơn vị, thế này mới giúp được kịp thời cho nhiệm vụ, gửi lời chúc tết và hoan nghênh Cục Cán bộ.

Nhiều đồng chí trong cục thời kỳ này xuống tham gia lãnh đạo và cầm quân, thực sự đã góp phần tăng cường cho đơn vị phát huy được vị trí của mình, cũng đã để lại những ấn tượng tốt đẹp "tiếng lành đồn xa".

Nhưng lại cũng có những vị trí cá biệt, phát sinh những việc làm chưa tốt, để lại những dị nghị không hay về cán bộ. Điều đó chứng tỏ anh em cán bộ trong toàn quân gửi gắm niềm tin vào đội ngũ của những người làm công tác cán bộ với sự mẫu mực hoàn chỉnh nhất. Qua những đợt được đi thực tế, cũng thấy rất rõ một vấn đề như nội dung đã học là: xem xét cán bộ phải qua thực tế công tác, nhiệm vụ, trình độ năng lực; ý thức trách nhiệm, đạo đức phẩm chất cũng luôn phát triển biến động, mà thước đo phải lấy thực tế để khảo nghiêm là chính xác nhất; vì trong khó khăn, vấp váp, trong sống chết thử thách, giữa lợi ích cuộc sống, đụng chạm đến tình cảm riêng tư mới là thước đo để so sánh con người. Đây cũng là bài học thật thấm thía của tôi. Đó cũng là phương pháp xem xét của những người làm công tác cán bộ: không theo khuôn mẫu, không xơ cứng, mà phải xem xét đánh giá trong sự vận động của sự vật mới đúng bản chất.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #28 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 10:58:35 pm »


MẤY SUY NGHĨ NGẮN NGỦI

Đại tá NGUYỄN QUANG KIỆM
Nguyên trưởng phòng Chính sách - Cục Cán bộ

Đời tôi gắn bó với công tác cán bộ gần 30 năm từ cấp trung đoàn trở lên, hầu hết là làm nhân sự, trong đó có 18 năm ở Cục Cán bộ, cũng chủ yếu là nhân sự, có hai năm rưỡi làm trưởng phòng chính sách. Tôi đề cập ba vấn đề, nhưng mới chỉ nêu tiêu đề.

1. Phê phán và quét sạch ảnh hưởng tư tưởng định kiến, hẹp hòi trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ.

Những năm 1979 - 1980 đưa ra cục thảo luận các anh cũng dự. Trong hội nghị này, tôi có nói trong công tác cán bộ quân đội ta không có tư tưởng định kiến, hẹp hòi, chỉ có những thành công và thiếu sót, vì Đảng ta có cương lĩnh chính trị từ khi chưa có quân đội, mà công tác tổ chức phục tùng nhiệm vụ chính trị của Đảng từng giai đoạn cách mạng.

Phát biểu vấn đề này chỉ mong những người làm công tác tổ chức "trong một điều kiện nào đó" không nên lấy những thiếu sót cụ thể quy thành bản chất, không nên lấy cái hôm nay để phê phán những cái của giai đoạn cách mạng trước.

2. Vấn đề chính sách cán bộ sau một cuộc chiến tranh dài.

Lúc chưa có điều kiện, cán bộ ta luôn đặt lên hàng đầu hai chữ "hy sinh" hoặc xả thân vì cách mạng, nhưng khi đã kết thúc chiến tranh hoặc điều kiện đã cho phép phải tìm mọi cách để chăm lo đời sống cán bộ, không thể chỉ trông chờ vào nhà nước có chính sách gì thì quân đội chỉ cụ thể hóa ra để tổ chức thực hiện, sẽ không phù hợp với đặc thù của quân đội. Anh em thường nói chính sách của ta nó như cái áo vá, bổ sung từng tý. Vì vậy về phòng chính sách được hai năm rưỡi tôi được phân công cùng một số đồng chí khác tập trung vào xây dựng đề án giải quyết nhà ở cho cán bộ. Phải đi nghiên cứu ở 15 đơn vị, trưng dụng 12 cán bộ đi điều tra nghiên cứu, tổng hợp tình hình trong vòng 2 tháng, tôi viết từ đầu, lần lượt thông qua từng cấp rồi viết lại, đến lần thứ 11 mới được cho in để phổ biến trong hội nghị quân chính toàn quân tháng 12 năm 1986.

Đầu năm 1987 tôi chuyển sang làm đề án giải quyết đời sống sĩ quan, mới làm dự thảo và mới thông qua anh Lê Đình Số, thì đến ngày 15 tháng 7 năm 1987 tôi có thông báo cho nghỉ chuẩn bị hưu nên đành bàn giao lại.

3. Quy hoạch cán bộ.

Tôi cũng đã tham gia làm quy hoạch cán bộ chủ trì cấp quân khu, quân đoàn, cơ quan Bộ đến năm 2000. Quy hoạch ấy giờ thấy ít trúng quá. Sơ bộ thấy nguyên nhân:

- Hiểu biết cán bộ hiện tại không hết, dự kiến tương lai còn chưa rõ.

- Có quy hoạch nhưng không đi song song với công tác đào tạo bồi dưỡng bằng nhiều cách, nên lúc bổ nhiệm, đề bạt lên khó khăn, vướng trên, vướng dưới, vướng cho cán bộ, v.v...

Kỷ niệm sâu sắc trong công tác thì có nhiều, nhưng chỉ xin nêu ba vấn đề trên, mong rằng có thể giúp ích phần nào cho công tác cán bộ hôm nay.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2022, 11:03:06 pm »


MỘT VÀI KINH NGHIỆM NHỎ VỀ VIỆC
TỔ CHỨC BỒI DƯỠNG SẮP XẾP SỬ DỤNG
CÁN BỘ NGOÀI NHÀ NƯỚC CÓ TRÌNH ĐỘ
ĐẠI HỌC ĐỘNG VIÊN VÀO QUÂN ĐỘI
LÀM NGHĨA VỤ QUÂN SỰ THỜI CHIẾN

Đại tá NGUYỄN XUÂN NGUYỆT
Nguyên quyền trưởng phòng Nhân sự - Cục Cán bộ

I- Vài nét sơ bộ về đặc điểm tình hình

Từ năm 1971 đến đầu năm 1974, Nhà nước ta có chủ trương thực hiện chính sách công bằng hợp lý trong nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Thực hiện chủ trương đó, các cơ quan nhà nước đã bổ sung một số lượng khá đông cán bộ có trình độ đại học trở lên vào phục vụ quân đội theo đường động viên nghĩa vụ quân sự thời chiến, làm chiến sĩ tại các đơn vị.

Số cán bộ này được đào tạo tương đối cơ bản tại nhiều trường đại học trong nước và ngoài nước. Có hơn hai chục nhóm ngành và hàng trăm chuyên ngành. Phần lớn đã có công tác với các chức danh chuyên môn khoa học và công nghệ trong các cơ quan nhà nước.

Trước tình hình đặc điểm đó, thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu và Tổng cục Chính trị đã thống nhất chủ trương nghiên cứu để bố trí sử dụng số chiến sĩ nghĩa vụ quân sự này sao cho hợp lý nhất về khả năng và chuyên môn. Vừa để anh em làm tốt nghĩa vụ quân sự, vừa phát huy được khả năng ngành nghề anh em được đào tạo, bố trí vào những nơi mà quân đội có nhu cầu. Sau đó từng bước bồi dưỡng tuyển chọn làm nguồn bồi dưỡng bổ sung cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật của quân đội trước mắt cũng như lâu dài.

Phòng cán bộ Chuyên môn kỹ thuật Cục Cán bộ được giao nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất phương án sử dụng, làm kế hoạch tập trung huấn luyện và cử ra một nhóm cán bộ chuyên trách công việc này.

Trong thời gian hơn hai năm bộ phận này đã cùng Cục Quân lực phối hợp với đơn vị tiến hành huấn luyện và bồi dưỡng một số nội dung cần thiết với trên 10 đợt. Số lượng tập trung được khoảng 2.500 người, trong đó có 5 phó tiến sĩ, hơn 300 giáo viên các trường đại học, hơn 200 cán bộ nghiên cứu ở các trung tâm khoa học và cơ quan nghiên cứu của nhà nước, số còn lại làm cán bộ ở cơ quan và cơ sở kinh tế kỹ thuật của nhà nước, có một số mới tốt nghiệp... (số lượng có thể nhiều hơn nhưng mới tập trung được 2.500 vì một số vào các chiến trường B và một số các đơn vị chưa báo cáo).

Số này, sau khi kết thúc chương trình huấn luyện tân binh được chọn ra và tập trung về một đơn vị có điều kiện bồi dưỡng tiếp từ 1 đến 2 tháng một số nội dung cần thiết, sau đó Cục Cán bộ đề xuất sắp xếp về công tác tại các cơ quan nhà trường, cơ sở sản xuất, điều trị và xếp bậc lương cho anh em (gọi là diện chiến sĩ có lương như cán bộ, do cơ quan cán bộ quản lý).

Sau khi bố trí công tác cho hưởng lương từ 5 tháng đến 1 năm, các đơn vị làm các thủ tục báo cáo tình hình về Cục Cán bộ để xét phong quân hàm sĩ quan. Do vậy, với số lượng đã xét phong 50 - 60% số này có quân hàm từ thiếu úy đến thượng úy. Số không đủ điều kiện trao quân hàm sĩ quan thì vẫn tiếp tục cho hưởng lương, số không đủ điều kiện và không bố trí được thì cơ quan quân lực xếp làm chiến sĩ do cơ quan quân lực quản lý.

Qua nghiên cứu sắp xếp sử dụng số này, chúng tôi rút ra một vài nhận xét sơ bộ:

1. Điều kiện và hoàn cảnh vào quân đội:

Số chiến sĩ này vào quân đội làm nghĩa vụ là do đặc điểm tình hình và nhiệm vụ chuyên môn, để thực hiện chính sách công bằng hợp lý của Đảng và Chính phủ về nghĩa vụ đóng góp sức người, sức của của mỗi công dân và gia đình cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Mặc dù vào thời điểm chiến tranh lúc này, ở các cơ quan nhà nước đều có phong trào 100% làm đơn tình nguyện ghi tên xin gia nhập quân đội đánh Mỹ; song đi sâu tìm hiểu, thấy rằng về nhận thức tư tưởng, động cơ lại không giống nhau. Số giác ngộ, thiết tha thực sự thấy được trách nhiệm chính trị của bản thân, hăng hái tự nguyện tham gia lực lượng vũ trang để đánh Mỹ không nhiều (khoảng 20%), còn lại chiếm một số lớn khoảng 75% vào quân đội là do thực hiện chính sách công bằng hợp lý, về nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, gia đình chưa có ai tham gia quân đội, hoặc đông anh em mà mới có một vài người tham gia. Đối với đối tượng này, nếu không có pháp lệnh, không có chính sách về nghĩa vụ đóng góp thì chưa thật thiết tha vào quân đội, bởi vì số này có việc làm, có biên chế, có lương, gần vợ con, tự do thoải mái... Một số ít, do năng lực trình độ nghiệp vụ chuyên môn yếu, rèn luyện phấn đấu chưa tốt, hoặc có vướng mắc về vấn đề chính trị, quan hệ xã hội phức tạp, khó bố trí lâu dài trong cơ quan. Nhân cơ hội này các cơ quan nhà nước cử vào quân đội làm nghĩa vụ quân sự (số này khoảng 5%).

Do vậy, dù số lượng đông, ngành nghề nhiều chủng loại và có ở hầu hết các lĩnh vực chuyên môn và phạm vi công tác, nhưng về động cơ tư tưởng, thực sự tự nguyện chưa cao, vì thế chất lượng chưa đáp ứng, làm cho việc nghiên cứu bồi dưỡng để sử dụng, thực hiện chính sách đối với số anh em này phải nghiên cứu kỹ, chặt chẽ và giải quyết dần từng bước trong quá trình huấn luyện, bố trí, xếp lương, xét tiếp quân hàm sĩ quan...

2. Đặc điểm đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật động viên vào phục vụ quân đội:

Mặt tốt: Trong một thời gian ngắn mà bổ sung được một số lượng tương đối đông, có nhiều ngành nghề chuyên môn, nghiệp vụ hoạt động trong các lĩnh vực công tác ở các cơ quan, cơ sở của nhà nước, đào tạo tại nhiều nhà trường trong ngoài nước, nhiều anh em ra công tác lâu (cao đến 15 năm) có tích lũy kinh nghiệm về công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, quản lý chỉ đạo sản xuất, điều trị... Một số công tác rất tốt, có nhiều công trình đóng góp có ý nghĩa thiết thực được nhà nước khen... Đây là cơ sở để nghiên cứu khai thác sử dụng hợp lý kiến thức khoa học - công nghệ, chuyên môn sâu của anh em.

Đánh giá tổng quát thực trạng có mấy nét sau:

- Về số lượng, tuy đông, ngành nghề chuyên môn có nhiều (hàng trăm ngành), song những ngành nghề quý hiếm cần thiết sử dụng phù hợp ngay cho quân đội ở những ngành đang thiếu thì không nhiều, nhanh chóng làm tăng số lượng, nhưng chất lượng thì chưa đáp ứng. Một số ngành quân đội có nhu cầu ít thì lại nhập ngũ đông, như sư phạm, nông - lâm - ngư nghiệp, thương mại, sinh vật, ngữ văn... chiếm khoảng 50 - 60%.

Tuy đông, trên các lĩnh vực chuyên môn, nhưng ít am hiểu môi trường quân đội. Sau khi bồi dưỡng 1 - 2 tháng phân công về các đơn vị số thích nghi ngay, độc lập công tác được chưa nhiều, phải kinh qua một thời gian dài làm quen và có hướng dẫn từng bước mới thích nghi công việc. Cũng có một số do từ trước đã có mối quan hệ làm việc nên nhanh hơn như giáo viên ở một số môn, cộng tác viên một số đề tài, chỉ đạo sản xuất cơ sở...

3. Về yêu cầu và khả năng phát triển:

a) Theo đặc điểm yêu cầu sử dụng, phải nhanh chóng đáp ứng các ngành chuyên môn kỹ thuật phục vụ ngay cho nhiệm vụ chiến đấu và huấn luyện trước mắt. Phải chọn những anh em có ngành nghề gần giống, trình độ khá, nhận thức nhanh cho chuyển loại vào những vị trí ta quá thiếu, số còn lại phải tuyển chọn từng bước. Không thể nôn nóng yêu cầu bổ sung số này là đáp ứng nhu cầu tăng chất lượng của đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật lực lượng vũ trang (thời điểm 1970 - 1974).

b) Về năng lực trình độ:

- Trong thời gian tập trung bồi dưỡng huấn luyện quân sự, số đạt trình độ từ trung bình khá trở lên có khoảng 60%, số trung bình 30%, số yếu 10%.

- Song đi sâu từng bước tìm hiểu ở số anh em tốt, và xác minh ở cơ quan cũ và bạn bè quen biết cùng trường, cùng cơ quan thì thấy số thực sự xuất sắc không nhiều, số khá vừa phải, đa số thuộc diện trung bình.

Từ tình hình trên, vấn đề nghiên cứu bồi dưỡng để sử dụng đúng và sắp xếp công tác cho tất cả số anh em này là vấn đề không đơn giản. Nhiệm vụ của cơ quan cán bộ là phải phối hợp với các ngành chức năng và đơn vị để nghiên cứu xem xét trên nhiều mặt mà tận dụng chuyên môn hợp lý của anh em. Đây là một nguồn quý, nhưng không phải là tất cả số này để bổ sung vào đội ngũ cán bộ, nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật, mà chọn ra số có trình độ khá, tự nguyện, phẩm chất tốt để bồi dưỡng sử dụng lâu dài.

Tóm lại: Muốn tăng nhanh lực lượng cán bộ khoa học - công nghệ, hoàn chỉnh các ngành nghề phù hợp bổ sung cho đội ngũ cán bộ quân đội, từng bước đáp ứng nhu cầu phục vụ cho chiến đấu và xây dựng trước mắt cũng như lâu dài phải bằng nhiều biện pháp; quân đội đào tạo là chính; cần động viên lực lượng cán bộ khoa học - công nghệ của nhà nước vào quân đội, tốt nhất là có kế hoạch tuyển chọn theo hình thức trực tiếp nhân sự mới điều động bổ sung có chất lượng vào ngành nghề chuyên môn phù hợp. Đối với số vào quân đội theo đường động viên làm nghĩa vụ quân sự cũng là một nguồn bổ sung quý, song phải từng bước, trước mắt bố trí vào làm nhân viên, chiến sĩ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật để hưởng lương, cơ quan cán bộ phải quản lý và tiếp tục thử thách xem xét để chọn ra những anh em tốt, đủ điều kiện phong hàm sĩ quan bổ sung vào đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ của quân đội trong các lĩnh vực công tác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM