Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 07 Tháng Sáu, 2023, 04:52:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những kỷ niệm về công tác cán bộ  (Đọc 1427 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13068



« Trả lời #10 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2022, 04:41:41 pm »


*

*        *

Công tác cán bộ sau giải phóng miền Nam vẫn còn nhiều việc phải làm. Như đồng chí Võ Nguyên Giáp đã nói trong bài nói ngày 11 tháng 4: "Dù thế nào chúng ta vẫn phải luôn luôn cảnh giác, không được chủ quan. Cho dù có giải quyết xong vấn đề quân sự cũng còn rất nhiều vấn đề khác của xã hội miền Nam phải giải quyết. Phải cải tạo làm sao cái xã hội tiêu phí, phục vụ chiến tranh? Tiếp quản một cái "thủ đô" của ngụy 3 triệu dân không đơn giản chút nào". Và từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 cho đến lúc tôi nghỉ hưu vẫn còn nhiều sự kiện về công tác cán bộ đáng nói và cần nói, nhưng hãy tạm dừng ở đây, xin chờ dịp khác.

Bây giờ, với tất cả ý nghĩ chân thành và lòng trung thực, tôi xin nói lên một vài suy nghĩ của mình đối với các đồng chí thủ trưởng Tổng cục Chính trị đã trực tiếp chỉ đạo công tác cán bộ trong những năm tháng tôi ở Cục Cán bộ (tính đến năm 1975).

Anh Song Hào, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị là một người nghiêm túc, nghiêm túc trong công việc và nghiêm túc trong tư cách cá nhân. Anh rất quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, quan tâm việc chỉ đạo, hướng dẫn tổng kết, biên soạn các tài liệu nghiệp vụ công tác đảng - công tác chính trị, công tác cán bộ. Làm công tác nhân sự đã nhiều năm tôi chưa thấy một biểu hiện nào anh thành kiến, trù dập cá nhân cán bộ. Bề ngoài có vẻ khô khan nhưng lại hay hài hước. Một lần tôi báo cáo với anh tình hình tổng hợp phương án đề bạt quân hàm cấp thiếu tá, trung tá. Biết tính anh ưa cụ thể, chính xác, nên tôi chuẩn bị khá kỹ. Về mục sức khỏe, tôi phân tỷ lệ phần trăm loại A, loại B, loại sức khỏe kém lại phân số người mắc một bệnh, số người hai, ba bệnh... Anh cười và hỏi lại: Một bệnh như bệnh nhồi máu cơ tim thì sao! Tôi hiểu là anh có ý nhắc không nên máy móc, một bệnh không hẳn là nhẹ, hai ba bệnh không hẳn là nặng.

Một chuyện khác. Khi mới giải phóng Sài Gòn, một cán bộ cấp cục thuộc cơ quan Tổng cục Chính trị đi chiếc ô tô du lịch vào cơ quan làm việc. Anh Song Hào đứng trên tầng hai nhà làm việc nhìn thấy, liền gọi đồng chí ấy lên hỏi xe nào? Đồng chí ấy nói xe của một đơn vị ở miền Nam tặng. Anh Song Hào chỉ thị phải đem trả lại ngay, không được nhận xe chiến lợi phẩm làm xe riêng của mình. Vài hôm sau anh Hào được biết chiếc xe đó đã được đưa gửi sang bên Tổng cục Hậu cần. Anh cho gọi đồng chí cán bộ đó đến và bất bình nói: "Tôi đã yêu cầu anh trả lại chiếc xe đó, chẳng những không trả, lại đem gửi sang cơ quan khác, anh đã bêu xấu Tổng cục Chính trị. Tôi lệnh cho anh phải trả ngay chiếc xe đó cho nơi nào đã tặng anh". Thái độ đó của đồng chí lãnh đạo đã làm cho cơ quan Tổng cục Chính trị giữ nghiêm được kỷ luật chiến lợi phẩm, tránh được tiếng xấu "đi bê" ("đi bê" tức là bê chiến lợi phẩm, chứ không phải đi B chiến đấu).

Anh Phạm Ngọc Mậu, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị trực tiếp phụ trách công tác cán bộ. Tính tình thẳng thắn, ưa nói thẳng, nói rõ, không vòng vo, xa xôi. Yêu cầu đánh giá nhận xét cán bộ phải cụ thể, ưu khuyết phận minh, không được dùng từ ngữ mơ hồ, nước đôi. Sinh hoạt cá nhân mẫu mực. Tôi không thấy một biểu hiện nào thành kiến hoặc thiên vị cá nhân với cán bộ. Anh cũng có mấy người con trai ở quân đội, làm cán bộ, nhưng chưa bao giờ thấy anh nêu một yêu cầu nào với Cục Cán bộ về con cái của mình. Anh em thường kêu anh khó tính. Quả là có nóng nảy, nhưng cái chính là do anh nghiêm khắc trong công việc.

Anh Lê Quang Đạo, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, không chuyên trách công tác cán bộ, nhưng khi anh Mậu vắng thì anh phụ trách thay. Tính tình anh thật dễ chịu. Nhìn anh lúc nào cũng thấy vui vẻ, thoải mái. Chưa bao giờ thấy anh cau có, gắt gỏng với cấp dưới. Trong công việc, anh ưa lý giải rõ ràng, không bao giờ anh quyết định một việc mà chưa được lý giải xác đáng. Anh có đặc tính là khi chất vấn cấp dưới điều gì, mà cấp dưới bí chưa trả lời được thì anh chủ động chuyển sang vấn đề khác chứ không dồn cho cấp dưới phải nói liều. Làm việc với anh Đạo, anh em cảm thấy nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng không có nghĩa là được phép giản đơn trong chuẩn bị.

Những năm sau này và hình như cả đến bây giờ nữa vẫn có một số cán bộ có ý oán trách anh Hào, anh Mậu là khắt khe, hẹp hòi, chậm đề bạt cán bộ, làm mai một tài năng cán bộ và thiệt thòi quyền lợi của anh em...

Nếu điều đó có và xảy ra với một số ít người thì cũng là điều khó tránh khỏi đối với cả đội ngũ hàng chục vạn người, nhưng nếu nói đó là một vấn đề chung của công tác cán bộ thì cho đến nay cũng chưa có cấp nào, văn kiện nào tổng kết, nhận xét như vậy. Vả lại, nếu đã thành vấn đề chung thì một anh Song Hào, một anh Mậu làm sao có quyền quyết định được. Trên Tổng cục Chính trị còn có Bộ Quốc phòng, có Quân ủy Trung ương, có Ban Bí thư, Bộ Chính trị. Chiến tranh liên miên, chiến trường chia cắt. Ở miền Nam có Trung ương Cục, có Quân ủy Miền, được Trung ương và Quân ủy Trung ương giao quyền chỉ đạo trực tiếp. Đổ lỗi (nếu quả thật có lỗi) cho anh Hào, anh Mậu là không có cơ sở, không đúng nguyên tắc tổ chức và cũng thiếu cả lương tâm nữa.

Có một số người cứ vin vào câu nói "một năm cũng không phải nhanh, mười năm cũng không phải chậm" của anh Mậu để phê phán. Đúng là anh Mậu có nói câu này, nhưng không phải nói để tự do tùy tiện mà nói có ý thế này: Trong chiến đấu những cán bộ chiến đấu dũng cảm, năng lực phát triển nhanh, quần chúng tín nhiệm, có nhu cầu thì một năm lên chức, lên cấp cũng xứng đáng. Còn những cán bộ thành tích, năng lực bình thường, cứ mỗi đợt xem xét đề bạt thì lại phạm sai lầm, khuyết điểm, thế thì đề bạt sao được, đưa lên quần chúng không đồng tình, phản tác dụng chính sách đề bạt. Đối với những trường hợp như vậy, có sai lầm chăng là ở chỗ không nên để những cán bộ như vậy ở lâu trong quân đội. Cũng có thời kỳ chậm đề bạt như sau khi làm quân hàm năm 1958, nhưng đó là tình hình chung chứ không riêng ai. Nếu hiểu sai câu nói của anh Mậu thì xin hiểu lại, còn nếu đã hiểu đúng mà vẫn cố tình phê phán thì là không thiện ý.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13068



« Trả lời #11 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2022, 01:50:44 pm »


NHỮNG KỶ NIỆM KHÔNG THỂ NÀO QUÊN

Thiếu tướng NGUYỄN NGỌC DIỆP
Nguyên Phó cục trưởng Cục Cán bộ

Tôi được điều về Cục Cán hộ Tổng cục Chính trị từ năm 1955. Đến năm 1977 được điều sang Cục Nhà trường. Tháng 2 năm 1979, theo nguyện vọng, tôi được điều ra một đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, chiến đấu ở biên giới phía Bắc. Như vậy, trong cả cuộc đời, gần nửa thế kỷ ở trong quân ngũ, tôi vinh dự đã có gần 25 năm làm công tác cán bộ (kể cả công tác nhà trường). Đó là không kể từ năm 1950 - 1953 làm trưởng tiểu ban tổ chức trung đoàn Ký Con (e66, f304) và từ năm 1980 đến năm 1991 làm bí thư Đảng ủy Học viện Quân y cũng có làm công tác cán bộ. Như vậy là trong gần 50 năm ở trong quân đội, thời gian công tác ở Cục Cán bộ (c85) là dài nhất và cũng có nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất. Đảng bộ Cục Cán bộ, cấp trên trực tiếp và gián tiếp, toàn thể anh em các thế hệ kế tiếp nhau đã giúp đỡ tôi, giáo dục tôi, chỉ vẽ cho tôi từng hành động, cử chỉ, từng lời nói, việc làm. Mới vào ngành thấy cái gì cũng mới, cái gì cũng lạ. Lâu nay ở đơn vị chiến đấu cấp chiến thuật chỉ biết nắm quân, luyện quân, đánh giặc. Trên chỉ đâu đánh đó. Trước khi đánh, đã được cấp trên hướng dẫn, diễn tập cách đánh kỹ càng. Nào có ai dạy cho mình biết công tác cán bộ là công tác con người, có liên quan đến thành bại của cách mạng.

Câu đầu tiên khi mới về Cục Cán bộ được học là "cán bộ quyết định tất cả" (Xta-lin). Thế rồi từng bước, từng bước được sự dìu dắt của tập thể và thủ trưởng, tôi lớn dần lên. Tôi được làm việc với nhiều đồng chí cấp trên, trong đó có đồng chí cố Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Có thể nói đồng chí Nguyễn Chí Thanh đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Tôi được giao viết tổng kết công tác cán bộ trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Đồng chí nói: "Cậu viết công tác cán bộ, tức là một mặt của công tác tổ chức. Viết văn tổ chức là phải ngắn gọn, cô đọng, không thừa, thiếu một chữ, càng ngắn càng tốt. Người viết văn tổ chức, gọn mà đủ ý nhất trong quân đội ta lúc này là đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh (Cục trưởng Cục Tổ chức), cậu tìm những tài liệu đồng chí Nguyễn Trọng Vĩnh viết mà đọc...". Tôi bèn tìm đến anh Vĩnh, người mà tôi đã vinh dự được quen biết trong hội nghị tổng kết chiến dịch Trần Hưng Đạo và qua những lần anh Vĩnh trực tiếp xuống kiểm tra công tác tổ chức ở trung đoàn 66, mà tôi làm trưởng tiểu ban. Qua nhiều lần làm việc với anh Vĩnh, tôi đã thầm phục anh luôn luôn là một con người nghiêm túc, làm việc gì cũng nghiêm túc kể từ việc nhỏ. Ví dụ: Có lần tôi đến nhà anh, tôi chú ý cách pha trà của anh. Anh dùng nước sôi tráng ấm, chén rồi mới cho trà. Nước sôi kỹ mới đổ vào ấm. Đổ ra ngoài một nước đầu rồi mới pha trà chính thức, đợi một lúc mới rót ra chén, rót đều mỗi chén một ít, làm cho chén nào cũng có độ đậm đặc giống nhau, tất cả đều xanh nước, đượm hương. Anh pha trà cũng như anh nói, anh viết không thừa, không thiếu một chữ, thật là chặt chẽ. Đó là "văn tổ chức".

Đồng chí Nguyễn Chí Thanh nói tiếp "còn khi cậu viết văn tuyên huấn thì cậu nên học văn anh Năm (tức anh Trường Chinh)" như những bài văn động viên quần chúng xuống đường thời kỳ khởi nghĩa: "dậy mà đi, dậy mà đi, đồng bào ơi?", v.v... văn tuyên huấn có thể viết dài hơn, hùng biện, cổ vũ, giục giã lòng người xông lên phía trước, không nề lửa đạn, không sợ chông gai, cổ vũ giục giã lòng người mà không sáo rỗng".

Hai lời dạy trên đối với tôi, ăn sâu vào tiềm thức của tôi trong suốt cuộc đời làm công tác cán bộ, viết về công tác cán bộ.

Tôi ở liền với anh Thanh ba tháng ròng ở Bàu Tró (Quảng Bình), viết suốt ngày rồi tọa đàm với anh về công tác cán bộ. Cho đến nay tôi vẫn còn nhớ như in những lời anh nói: "Với một cán bộ chuyên môn nào đó, Đảng có thể giao cho cán bộ đó làm bộ trưởng, nhưng không thể giao cho cán bộ đó làm đại đội trưởng. Bởi vì đại đội trưởng là "capitaine" (đại úy) nắm 1 compagni (đại đội) tức là nắm 150 khẩu súng, vào giữa lúc đêm khuya, không ai chú ý, người đó có thể làm đảo chính được. Cậu có biết đại úy Coong-le làm đảo chính ở Lào không? Cậu có biết trung úy Ni-ê-me-ri làm đảo chính ở Xu-đăng không? Vấn đề bố trí cán bộ trong lực lượng vũ trang là quan trọng lắm. Nói như vậy không có nghĩa là bộ trưởng không quan trọng. Nhưng ờ đây tôi muốn nói đến việc nắm lực lượng có quan hệ đến súng, đến thành bại của cách mạng".

Một hôm khi bàn về vấn đề phong tướng. Anh Thanh nói "Cậu có biết các thống chế của Pháp thường sortie ở écolle, académi (tốt nghiệp trường, học viện) nào ra không? (trong quá trình làm việc thỉnh thoảng anh Thanh thường nói chêm vào vài tiếng Pháp cho rõ ý hơn). Anh nói thế để tôi dễ hiểu. Tôi trả lời: "Thưa anh, hầu hết, hay là đại đa số thống chế và tướng lĩnh của Pháp là dòng giống quý tộc, tốt nghiệp écollesaincyr ra?". Anh Thanh nói: "Đúng! Nhưng tướng tài của ta đều trưởng thành từ phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng, từ nhà tù của đế quốc ra như anh Văn, anh Văn Tiến Dũng, anh Hoàng Sâm, v.v... Còn trong quân đội Pháp, người nghèo khổ và hạ sĩ quan không bao giờ được đề bạt làm sĩ quan chứ đừng nói làm genéral". Tôi ngẫm lại, thấy anh nói đúng và thấm thía quá. Ở đây cũng toát ra một ý là tầng lớp cai, bếp, đội trong quân đội Pháp trước kia là tầng lớp bị áp bức, bóc lột, ta có thể lựa chọn để bồi dưỡng giác ngộ họ phục vụ cho ta được.

Một hôm khác, làm với anh về quân hàm. Tư tưởng của tôi lúc này chưa được giải phóng khỏi quan điểm phong kiến, cho nên với một số cán bộ ưu tú, đánh dư trăm trận, trên người đầy thương tích, trên ngực đầy huân chương, nhưng trong tôi vẫn ngài ngại, liền được anh Thanh giải thích: "Đối với cách mạng, anh này hôm qua có thể là công nhân, hôm nay là chủ tịch nước, tổng thống. Đó mới là bình thường, là cách mạng", nghe lời như cởi tấm lòng, tôi sáng mắt ra. Cho đến hôm nay, sau gần 40 năm tôi vẫn nghe văng vẳng bên tai "Đối với cách mạng có người hôm qua còn là công nhân, hôm nay có thể là chủ tịch nước".

Qua một thời gian chuẩn bị, đầu năm 1958, Bộ Chính trị quyết định phong quân hàm cho sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Để phong quân hàm cần có Luật phục vụ sĩ quan. Đồng chí Cục trưởng giao cho tôi cùng một số đồng chí khác dự thảo Luật phục vụ sĩ quan để thông qua Tổng cục Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Chính trị, Hội đồng Chính phủ, rồi thông qua Bác đưa ra Quốc hội phê chuẩn.

Trong quá trình dự thảo Luật phục vụ sĩ quan, chúng tôi đã nghiên cứu Luật của hồng quân Liên Xô, quân giải phóng nhân dân Trung Quốc và nghiên cứu Luật tổ chức Quân đội quốc gia Việt Nam 1946 do đồng chí Phan Tử Lăng dự thảo. Trong Luật tổ chức Quân đội quốc gia Việt Nam năm 1946 có hai điều quy định làm cho chúng tôi suy nghĩ mãi. Một là quy định "Chính trị viên là cấp phó của người đội trưởng về chính trị". Hai là quy định "cấp hiệu quân hàm của cán bộ quân sự, hậu cần nền đỏ, cấp hiệu quân hàm của chính trị viên nền đen". Quả thật, suy nghĩ mãi tôi vẫn không hiểu tại sao tác giả lại viết như vậy? Tôi bèn đến gặp đồng chí Phan Tử Lãng lúc đó là Phó cục trưởng Cục Quân khí Tổng cục Hậu cần. Tôi hỏi đồng chí Lăng "Vì sao đồng chí lại viết quy định như vậy?". Đồng chí Phan Tử Lăng trả lời: "Chẳng có vấn đề lập trường giai cấp gì ở đây cả đâu. Chẳng qua là lúc đó Bác sắp sang Pháp dự Hội nghị Phông-ten-blô. Bác gọi anh Văn đến nói: Khi sang Pháp ta cần phải nói cho nước Pháp và thế giới biết rằng quân đội ta đã là một quân đội chính quy, không còn là một đội quân du kích với gậy tầm vông, bởi vậy cần có luật tổ chức quân đội quốc gia chính quy để công bố với thế giới. Chú Văn về cần viết ngay Luật tổ chức quân đội quốc gia sang đưa Bác ký. Thế là về nhà anh Văn giao cho tôi (Phan Tử Lăng, lúc đó là Cục trưởng Cục Quân chính) chỉ trong ba ngày phải viết cho xong Luật tổ chức Quân đội quốc gia Việt Nam. Tôi bí quá, bèn lấy Luật tổ chức quân đội bản xứ của Pháp vừa dịch vừa biến báo ra. Cái gì không có thì tôi tự thêm vào. Quân đội liên hiệp Pháp không có chính trị viên nên tôi ghi chính trị viên là cấp phó của người đội trưởng, và quân hàm của chính trị viên là nền đen". Từ đó tôi dự thảo cấp hiệu quân hàm của sĩ quan là nhất loạt nền vàng viền đỏ (như hiện nay). Riêng cấp tướng thì nền vàng thêu kim tuyến. Dự thảo đó đã được cấp trên và Quốc hội phê chuẩn.

Những lần làm lễ phong tướng và cấp đại tá đợt đầu tiên, tôi đều được tham dự tới tư cách là nhân viên phục vụ. Tôi còn nhớ lễ phong cấp đại tướng cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh, hầu như có mặt đầy đủ các đồng chí trong Bộ Chính trị, Hội đồng Chính phủ và các tướng lĩnh. Bác Hồ nói: "nhất tướng công thành vạn cốt khô" (đại ý: để có một vị tướng, hàng vạn cán bộ, chiến sĩ đã phải nằm xuống). Bởi vậy các cháu từ người tướng đến người hạ sĩ quan phải chăm sóc người chiến sĩ chu đáo. Khi chiến sĩ chưa ăn, người cán bộ không được kêu đói. Khi người chiến sĩ chưa có chỗ ngủ, người cán bộ chưa được đi ngủ, v.v... Sau đó Bác Tôn đã ôm hôn thắm thiết đồng chí Võ Nguyên Giáp, đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Nghẹn ngào, Bác Tôn nói: "Khi tôi còn bị tù ở hầm xay lúa ở nhà tù Côn Đảo, tôi không ngờ lại có ngày hôm nay". Sau đó tất cả các tướng lĩnh (mới được phong) chụp chung với Bác Hồ, Bác Tôn một tấm ảnh ở thềm sau Phủ Chủ tịch. Khi ra về anh Thanh nói với tôi: "Bác và Trung ương quyết định, trước mắt Đảng và Nhà nước phong hai đại tướng, một người phụ trách quân đội, một người phụ trách nông dân - đội quân chủ lực. Bây giờ mình chuẩn bị chuyển ra bên ngoài. Trước khi ra ngoài mình sẽ làm cho xong ba việc để lại quân đội làm kỷ niệm: Một là phát động phong trào "ba nhất", hai là xây dựng nhà Bảo tàng Quân đội, ba là tổng kết công tác chính trị quân đội trong kháng chiến chống Pháp, trong đó có công tác cán bộ. Cậu giúp mình viết phần tổng kết công tác cán bộ".

Lời nói mới ngày nào còn vang đâu đây, mà nay người nói đã đi vào cõi vĩnh hằng ở lứa tuổi còn đầy sức sống (anh Thanh mất khi vừa đến tuổi 53).

Khi thông qua Luật phục vụ sĩ quan tại Quốc hội, tuyệt đại đa số đại biểu quốc hội đề nghị "trong Luật phục vụ sĩ quan, quân hàm biên chế cao nhất phải là nguyên soái". Các đại biểu nêu lên: Quân đội ta đã đánh thắng nhiều danh tướng của quân đội nhà nghề của thực dân Pháp, trong đó có cả thống chế Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi, đề nghị Quốc hội phong đồng chí Võ Nguyên Giáp là nguyên soái. Hơn nữa, đồng chí Võ Nguyên Giáp đã được Bác và Chính phủ ta phong đại tướng từ 1948, đến năm đó (1958) đồng chí Võ Nguyên Giáp cũng đã là một trong những người giữ một cấp với thời gian lâu nhất. Người tích cực nhất trong việc đề đạt này là đồng chí Dương Bạch Mai. Trước khi đưa ra Quốc hội biểu quyết, Ban Thường trực Quốc hội cử chúng tôi với tư cách là nhóm chuyên viên dự thảo Luật phục vụ sĩ quan, lên Phủ Chủ tịch để xin ý kiến Bác. Sau khi nghe báo cáo, Bác từ tốn bảo chúng tôi: "Các chú về báo cáo với Quốc hội: Nước ta mới độc lập một nửa. Ta còn phải tiếp tục chiến đấu để giải phóng miền Nam. Ta đã phong đại tướng để thắng Pháp. Tại sao đối với Mỹ, ta lại không để đại tướng để đánh thắng Mỹ? Nếu phong chú Văn là nguyên soái, thì khi thắng Mỹ, Mỹ và thế giới lại nói phải có nguyên soái mới thắng Mỹ được".

Chúng tôi mang theo ý kiến của Bác về báo cáo lại với Quốc hội và đồng chí Dương Bạch Mai. Tất cả đều đồng tình, cũng giống như việc Quốc hội định tặng thưởng Bác huân chương Sao vàng, huân chương cao quý nhất của nước ta, Bác nói: "Hiện nay nước nhà chưa thống nhất, khi nào giải phóng được miền Nam, Quốc hội tặng thưởng huân chương, Bác xin nhận ngay". Chỉ tiếc rằng đến khi miền Nam giải phóng thì Bác của chúng ta đã không còn nữa.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13068



« Trả lời #12 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2022, 08:11:03 am »


NHỚ LẠI VÀ SUY NGẪM 34 NĂM LÀM CÔNG TÁC CÁN BỘ TRONG QUÂN ĐỘI

Đại tá HỒ XUÂN LỰU
Nguyên Phó cục trưởng Cục Cán bộ

Để thực hiện nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó, hơn nửa thế kỷ qua, quân đội ta đã có nhiều mốc son chói lọi. Mốc son lớn nhất là quân đội cùng nhân dân ta đã đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và ngày nay đang làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến
đấu, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa...

Các đại hội đại biểu Đảng toàn quốc đều tuyên dương và đánh giá mạnh yếu của lực lượng vũ trang, đề ra nhiệm vụ, yêu cầu trong tình hình mới... trong đó có nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ có số lượng thích hợp, chất lượng cao để làm nòng cốt xây dựng quân đội vững mạnh, tiến lên chính quy, từng bước hiện đại theo yêu cầu nhiệm vụ.

Trong khi chưa tổng kết công tác cán bộ, tôi mạnh dạn nói lên những suy nghĩ, những việc đã làm của các cấp lãnh đạo, của cơ quan cán bộ các cấp trong toàn quân, trong đó có bản thân tôi đã làm trong 34 năm, từ cương vị trợ lý phòng, cục phó phụ trách nhân sự, đã trực tiếp làm cùng anh em trong phòng, trong cục, đã làm phái viên xuống các đơn vị, vào các chiến trường B2, B3, C, K. Năm 1970 trực tiếp làm trưởng phòng cán bộ Mặt trận Đường 9 - Bắc Quảng Trị. Năm 1980 làm trưởng phòng cán bộ Quân khu 2 tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc... nên cũng thu lượm được một số thực tế.

Với bài viết này, như tên gọi của nó "Nhớ lại và suy ngẫm..." tôi không đi vào nghiệp vụ cụ thể, không đi vào tất cả các mặt của công tác cán bộ... mà chỉ nói lên dưới dạng kinh nghiệm về nhận thức quan điểm, về biện pháp cách làm trên ba nội dung chủ yếu là số lượng, chất lượng và xây dựng Cục Cán bộ.

I- Mấy kinh nghiệm về lãnh đạo chỉ đạo công tác cán bộ

1. Cơ sở để lãnh đạo, chỉ đạo công tác cán bộ thành công và vượt qua khó khăn, có lúc tưởng như rất khó vượt qua, đó là thường xuyên quán triệt sâu sắc đường lối chủ trương, chính sách của Đảng thể hiện trong các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị qua các thời kỳ cách mạng, trong các nhiệm vụ lớn của quân đội.

Nhớ lại hồi những năm 1953 - 1955, thời điểm có bước ngoặt của cách mạng, nhu cầu cán bộ rất lớn, rất gấp; đang lúng túng, thì có chỉ thị 50/CT, 45/CT của Tổng cục Chính trị, mở ra một hướng mới, đã tạo ra một khối lượng cán bộ rất lớn, đáp ứng được nhu cầu lúc đó. Hay như hồi những năm 1964 - 1965, 1970 - 1975 cả nước sôi động chi viện miền Nam, chống chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, thì Nghị quyết Trung ương và Quân ủy Trung ương về phát triển lực lượng đã chỉ ra: "Mạnh dạn đề bạt cán bộ từ dưới lên, đề bạt sắp xếp đi đôi với bồi dưỡng sử dụng, phát huy cán bộ cũ, tin tưởng mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ đã qua rèn luyện thử thách, sắp xếp xen kẽ cũ mới, già trẻ để bồi dưỡng kèm cặp lẫn nhau..." nên đã tạo ra bước nhảy vọt cả số lượng và chất lượng, nhờ đó quân đội và nhân dân ta đã đánh thắng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, thắng địch ở miền Nam giải phóng đất nước, thống nhất Tổ quốc.

2. Kinh nghiệm thứ hai là trong quá trình làm nhiệm vụ xây dựng quân đội, đã đặt đúng vị trí công tác cán bộ là một trong những công tác trung tâm thường xuyên của đơn vị, do thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "...Sau khi có chủ trương đúng, cán bộ là khâu quyết định thành bại chủ trương đó"... nên các cấp, các cơ quan đã thường xuyên chăm lo công tác cán bộ và cơ quan cán bộ, dành nhiều thời gian tập trung trí lực cho công tác này.

3. Kinh nghiệm thứ ba: Giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng trong công tác cán bộ, là trách nhiệm của tập thể cấp ủy đảng xem xét và quyết định. Trong những năm chiến đấu nguyên tắc này được giữ vững; cũng có từng lúc, từng chỗ vận dụng chưa đúng, nhưng được uốn nắn nên cũng chưa gây tác hại gì lớn. Hội đồng quân sự cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.

4. Kinh nghiệm thứ tư về lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện: Các cấp đã coi trọng ba nội dung cơ bản của công tác cán bộ là: đáp ứng số lượng, nâng cao chất lượng, thực hiện kịp thời đúng đắn các chính sách; lấy nội dung nâng cao chất lượng làm then chốt và quán triệt vào tất cả các khâu: đề bạt, sắp xếp bổ nhiệm, v.v... đồng thời lấy đào tạo bồi dưỡng làm trung tâm, coi trọng cả bồi dưỡng tại chức và tại trường. Vừa phát huy mọi cấp, mọi ngành, mọi tập thể làm công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ, vừa động viên, giáo dục khêu gợi tính tự giác của từng cán bộ tự rèn luyện bồi dưỡng mình, biết gắn công tác rèn luyện cán bộ với cuộc vận động xây dựng Đảng và phát động các cuộc vận động khác... Phải thường xuyên kết hợp chặt chẽ việc kiện toàn sắp xếp cán bộ chủ trì các cấp, với việc kiện toàn cấp ủy đảng.

5. Coi trọng công tác quản lý đội ngũ và từng người cán bộ, trong đó trước hết là nhận xét đánh giá đúng cán bộ để làm cơ sở cho phân công giao nhiệm vụ, phát huy được vai trò cán bộ. Muốn vậy phải thực sự cầu thị, toàn diện, khách quan, căn cứ vào tiêu chuẩn thể hiện ra hiệu quả, chất lượng công tác, mức độ hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo... Quá trình thực hiện công tác này thường phải đấu tranh chống chủ quan, hẹp hòi, thành kiến, cục bộ địa phương, đơn giản cảm tình, xen cá nhân để nhận xét cán bộ... Coi trọng phát huy các tổ chức đảng, chính quyền các cấp và các tổ chức quần chúng trong công tác quản lý cán bộ.

Trên đây là những kinh nghiệm mà những người làm công tác cán bộ thường hay cho là "muôn thủa". Theo tôi nó vẫn đang rất thời sự, rất có ý nghĩa thực tiễn cho hiện nay và rất quý cho những năm sau.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13068



« Trả lời #13 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2022, 08:12:15 am »


II- Chủ trương và biện pháp giải quyết số lượng cán bộ

a) Đánh giá kết quả:

Nhu cầu cán bộ rất lớn, có lúc yêu cầu rất khẩn trương, rất gấp, chất lượng có mặt yêu cầu cao. Nhờ sự phấn đấu, nỗ lực thực hiện của các cấp trong toàn quân, nên đã đáp ứng được số lượng cán bộ theo yêu cầu từng thời kỳ, bổ sung và thay thế tiêu hao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chiến đấu, xây dựng và phát triển lực lượng.

Nhớ lại thời điểm những năm 1951 - 1955, tổng quân số lúc đó có 15 - 20 vạn quân, phát triển lên hơn một triệu quân sau chống Mỹ phải đáp ứng hàng chục vạn cán bộ cho các nhu cầu của chiến tranh...

Thời kỳ từ năm 1964 đến năm 1967 chi viện cán bộ để các chiến trường miền Nam thành lập hàng chục sư đoàn và hàng trăm trung đoàn, tiểu đoàn, các binh chủng và tỉnh đội, huyện đội, v.v...

Ở miền Bắc đánh chiến tranh phá hoại thành lập hàng chục sư đoàn phòng không, hàng trăm trung đoàn, tiểu đoàn pháo phòng không, tên lửa, ra đa; công binh tăng gấp 5 lần, thông tin tăng gấp 3 lần.

Thời điểm những năm từ 1978 đến 1980 - chiến tranh bảo vệ Tổ quốc diễn ra ở biên giới phía Bắc, phải thành lập thêm một số quân khu, quân đoàn, hàng chục sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn trực thuộc quân khu, tỉnh, huyện; biên phòng thành lập hệ thống cơ quan chỉ huy từ quân khu xuống huyện và củng cố hàng nghìn đồn trên biên giới từ Đông Bắc sang Tây Bắc.

Theo yêu cầu của Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Cam-pu-chia, để giúp bạn đánh quân Pôn-pốt - Iêng Xa-ri, các quân khu 5, 7, 9 thành lập các đoàn tình nguyện tương đương quân đoàn, xếp hệ thống chuyên gia từ quân khu xuống đội cơ sở tốn hàng nghìn cán bộ, Bộ thành lập Mặt trận 719, xếp chuyên gia cơ quan Bộ Quốc phòng bạn, thành lập trường đào tạo bồi dưỡng chuyên gia.

Giúp bạn Lào, đội ngũ chuyên gia chọn cán bộ đã được học tập, tuổi trẻ hơn, thay chuyên gia cũ về nước, tổ chức một số tỉnh ở Việt Nam kết nghĩa với một số tỉnh của bạn Lào, cử cán bộ quân sự địa phương Việt Nam sang giúp.

b) Để giải quyết một số lượng lớn cán bộ, trong những thời điểm rất khẩn trương... kinh nghiệm cho thấy là phải xây dựng và giáo dục quán triệt các quan điểm tư tưởng chỉ đạo của trên làm cơ sở triển khai công tác số lượng. Trong giải quyết số lượng cán bộ phải có quan điểm toàn cục vì lợi ích yêu cầu chung, quan điểm chiến tranh nhân dân, quốc phòng toàn dân làm cơ sở tìm chọn nguồn. Coi trọng chất lượng không chạy theo số lượng và có quan điểm quốc tế đúng để chọn cán bộ giúp bạn có hiệu quả.

- Phải nắm vững chủ trương và tư tưởng chỉ đạo như: nguồn cán bộ từ quần chúng mà ra, trong rèn luyện chiến đấu mà lên, thật mạnh dạn đề bạt từ dưới lên theo chỉ thị 50/CT, 45/CT, giữ gìn và phát huy cán bộ cũ, tin tưởng mạnh dạn đề bạt cán bộ trẻ đã qua rèn luyện.

- Đề bạt đi đôi với bồi dưỡng sử dụng, bồi dưỡng rồi sắp xếp, vừa sắp xếp vừa bồi dưỡng, sắp xếp xen kẽ giữa cũ mới, già trẻ kèm cặp bồi dưỡng cho nhau...

c) Những chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện đáp ứng số lượng cán bộ có hiệu quả nhanh và tốt. Đó là:

+ Tách một đơn vị ra thành hai, ba, tùy theo chất lượng, lấy khung cũ làm nòng cốt, dần dần bổ sung cho đủ (cả phía Nam và Bắc).

+ Chuyển binh chủng từ pháo mặt đất sang pháo phòng không, từ bộ binh sang binh chủng, từ vận tải sang công binh, v.v...

+ Chuyển địa phương sang chủ lực, từ tỉnh lên quân khu, quân khu lên chủ lực Bộ, v.v...

+ Thành lập các khung dẫn quân bổ sung vào chiến trường, rồi để khung đó lại cho chiến trường thành lập đơn vị mới.

+ Điều động gọn từng đơn vị thực binh vào bổ sung, hoặc luân lưu chiến đấu.

+ Lấy học viên tốt nghiệp các trường ra bổ sung, học viên đi thực tập, rút thời gian học, cho bế mạc sớm một số lớp, rút bớt chương trình để học thời gian ngắn ra nhanh hơn, sau chiến đấu về học bổ sung đủ chương trình.

+ Làm tốt khâu thu dung, nuôi dưỡng thương bệnh binh để nhanh chóng ra bổ sung.

+ Rút lẻ một số cán bộ trong biên chế các cơ quan, nhà trường ra bổ sung hoặc luân lưu 6 tháng, 1 năm trả về đơn vị cũ.

+ Trung ương điều hàng nghìn cán bộ ngoài cơ quan nhà nước vào quân đội.

+ Đề bạt cấp chức cho cán bộ cũng là biện pháp để giải quyết số lượng, làm đúng chỉ thị 50/CT, 45/CT và các chỉ thị khác. Bộ mở rộng quyền hạn cho quân khu được đề bạt vào đội ngũ sĩ quan, Bộ quản lý số hiệu sĩ quan, quân khu được bổ nhiệm chức trung đoàn trưởng, trưởng phòng, đề bạt từ cấp thiếu tá trở xuống, được tạm giao chức sư đoàn phó.

+ Bộ và quân khu phát lệnh động viên sĩ quan dự bị, theo từng mức; có trọng điểm hoặc từng khu vực, hay động viên cục bộ là tùy theo tình hình... cũng đã giải quyết một số lớn cán bộ.

d) Những khuyết điểm và tồn tại:

+ Cũng có lúc chạy theo yêu cầu số lượng, có người để xếp đủ biên chế, coi nhẹ hoặc lơi lỏng khâu bồi dưỡng, khâu công tác tư tưởng, nên có một số không ít cán bộ hoàn thành nhiệm vụ thấp, một số ít không hoàn thành nhiệm vụ như cán bộ xếp các khung dẫn quân, một số cán bộ và sĩ quan dự bị bổ sung lên biên giới phía Bắc (thời kỳ đầu).

+ Đối với sĩ quan dự bị động viên vào chất lượng thấp (cả tư tưởng, ý chí và năng lực), cần chú ý khâu lựa chọn, quản lý, đào tạo bồi dưỡng cách sử dụng khi mới vào... để hiệu quả sử dụng tốt hơn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13068



« Trả lời #14 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2022, 08:16:00 am »


III- Chủ trương, biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

Các nghị quyết của Trung ương, của Quân ủy Trung ương và Tổng cục Chính trị luôn chỉ rõ: "...Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong quân đội là một công tác rất quan trọng và cấp bách... Trách nhiệm của các cấp phải tập trung xây dựng một đội ngũ cán bộ vững mạnh toàn diện, có số lượng hợp lý, có chất lượng cao, đáp ứng tình hình nhiệm vụ trong giai đoạn mới...".

Năm mươi năm qua, toàn quân đã quán triệt chấp hành, ra sức tổ chức thực hiện, tìm mọi biện pháp, mọi hình thức phong phú, sáng tạo... để nâng cao chất lượng cán bộ có hiệu quả.

1. Quá trình thực hiện phải nắm vững quan điểm và tư tưởng chỉ đạo như:

+ Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ là việc làm thường xuyên, quán triệt vào mọi mặt, mọi khâu công tác. Cần đặc biệt chú trọng những thời điểm cách mạng chuyển giai đoạn mới, quân đội thực hiện nhiệm vụ nặng nề hơn thì công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ cũng phải chuyển mạnh để kịp với yêu cầu nhiệm vụ.

+ Trong công tác nâng cao chất lượng cán bộ có nhiều hình thức, biện pháp, nhưng phải luôn nắm vững khâu đào tạo bồi dưỡng làm trung tâm, coi trọng cả tại trường và tại chức thời bình chuẩn bị cho thời chiến, huấn luyện xây dựng sát với chiến đấu, lý luận đi đôi thực hành.

+ Công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ yêu cầu phải toàn diện: quân sự, chính trị, chuyên môn, kỹ thuật, lãnh đạo, chỉ huy, quản lý, v.v... Trong đó phải coi trọng nâng cao chất lượng chính trị, tư tưởng làm gốc. Coi trọng khâu nâng cao trình độ văn hóa làm cơ sở tiếp thu khoa học quân sự, lý luận chính trị, kỹ thuật, v.v... Coi trọng khâu kinh nghiệm và truyền thống để bổ trợ.

+ Giáo dục cán bộ nâng cao tinh thần tự giác tự bồi dưỡng rèn luyện mình là chính, gắn chặt với rèn luyện đảng viên, gắn chặt với các cuộc vận động, nhất là cuộc vận động xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh, gắn với các phong trào của quần chúng, của đơn vị... Nhờ đó chất lượng cán bộ được chuyển biến toàn diện, từng bước từ thấp lên cao, theo chuyển biến của cách mạng.

2. Chứng minh một số thời điểm nổi bật như sau:

Thời kỳ từ năm 1953 đến năm 1956: Chỉnh huấn cho cán bộ về nhiệm vụ cải cách ruộng đất, cải tạo tư sản, chính sách sửa sai, thực hiện cuộc vận động rèn cán chỉnh quân... nhờ đó nâng cao giác ngộ chính trị, xác định lý tưởng cách mạng, nâng cao lập trường quan điểm giai cấp, phân rõ bóc lột và bị bóc lột, củng cố thêm ý chí cách mạng, ý chí chiến đấu. Trình độ chỉ huy lãnh đạo đơn vị có nhiều chuyển biến, nhiều cán bộ được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam, và đề bạt hàng vạn cán bộ công nông. Nhưng cũng có một số cán bộ trung sơ cấp phải xử lý và sa thải vì lý do chống lại đường lối, bao che, bóc lột, hận thù cách mạng.

Thời kỳ từ năm 1959 đến năm 1965: Miền Nam đẩy mạnh đấu tranh quân sự, phong trào đồng khởi lên cao, miền Bắc chuẩn bị chi viện miền Nam, chuẩn bị đánh chiến tranh phá hoại.

Quân đội tập trung chỉnh huấn nghị quyết Trung ương về nhiệm vụ cách mạng hai miền, học tập đường lối ngoại giao và quan điểm quốc tế của Đảng, học tại chức một số nội dung lý luận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, phê phán phân biệt đúng sai những quan điểm, khuynh hướng phản động của bọn chống Đảng trong nước, đòi xét lại đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội, đường lối lấy công nông làm cốt cán; nhân văn giai phẩm trong văn học nghệ thuật, v.v... nhờ đó giúp cán bộ kiên định lý tưởng cộng sản, tinh thần triệt để cách mạng, đấu tranh bảo vệ Đảng, bảo vệ chân lý; nâng cao ý chí chiến đấu, sẵn sàng chi viện cho miền Nam.

Thời kỳ này cũng có một đợt kết nạp Đảng, trong đó cán bộ chiếm đại đa số, nhiều cán bộ được chọn đi học đào tạo trong nước, ngoài nước, chuyển một số cán bộ quân sự sang học chính trị và làm cán bộ chính trị, kết hợp với đợt điều động của Trung ương đưa cán bộ là đảng viên ở cơ quan dân chính, đoàn thể vào quân đội, đa số xếp cán bộ chính trị. Nhiều đại đội thành lập được chi bộ, tiểu đoàn có liên chi ủy. Đây là một thời điểm rộ lên về học tập tại trường cho cán bộ (từ năm 1963 đến năm 1965 có 3 khóa đào tạo trung cấp quân sự, trung cấp chính trị, hàng nghìn cán bộ đi học binh chủng, kỹ thuật nước ngoài, chuyển binh chủng và tập huấn ở đơn vị rất sôi nổi, nhất là cán bộ từ pháo mặt đất sang pháo phòng không, công binh).

Thời kỳ này cũng sa thải một số cán bộ, có cán bộ cao cấp chạy ra nước ngoài cư trú chính trị, một số cán bộ trung cao cấp phải xử lý điều công tác khác, do ảnh hưởng bọn chống Đảng và bọn cơ hội xét lại.

Thời kỳ từ năm 1965 đến năm 1967 Chỉnh huấn nghị quyết Trung ương về nhiệm vụ cách mạng: miền Bắc là hậu phương lớn, sẵn sàng chi viện miền Nam, miền Nam tạo bước ngoặt cách mạng...

Từ năm 1967 đến năm 1975 toàn quân rộ lên hai nhiệm vụ: Đánh thắng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, chi viện mức cao nhất cho cách mạng miền Nam, các quân đoàn được thành lập (Quân đoàn 1 tháng 10 năm 1973, Quân đoàn 2 tháng 12 năm 1973, Quân đoàn 4 cuối năm 1974, Quân đoàn 3 tháng 3 năm 1975).

- Chuyển binh chủng cho một số sư đoàn chủ lực từ bộ binh sang bộ binh cơ giới.

Chuyển binh chủng một số trung đoàn pháo phòng không sang tên lửa, chuyển binh chủng hàng trăm cán bộ pháo mặt đất sang pháo xe tăng thiết giáp, để thành lập 4 trung đoàn tăng thiết giáp.

- Tổ chức tập huấn nghiên cứu kinh nghiệm đánh Mỹ, các chiến lệ đánh Mỹ, nhiều cuộc diễn tập thực binh cấp trung đoàn, sư đoàn, cơ quan chiến dịch - chiến lược diễn ra liên tiếp.

- Phát động cuộc vận động cán bộ rèn luyện 4 tốt rất sôi nổi, nhiều điển hình tốt.

- Thực hiện chế độ nhận xét cán bộ hàng năm.

Thời kỳ từ năm 1976 đến năm 1980 trở đi

Học tập nghị quyết Trung ương - chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng các cấp, học tập Nghị quyết đại hội Đảng IV, kịp thời củng cố lập trường quan điểm sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Thời kỳ này, có một đợt kết nạp Đảng lớn, nhưng cũng có một số cán bộ lạc quan tếu, sa sút phẩm chất phải cho nghỉ, một số di tản với gia đình (chủ yếu là cán bộ sơ cấp).

Thời kỳ này rộ lên công tác tổng kết kinh nghiệm sau chiến tranh, tập huấn cán bộ, rộ lên phong trào học văn hóa, chuẩn bị nguồn đào tạo trong, ngoài nước, các quân khu thành lập trường văn hóa, quân khu biên giới và miền Nam thành lập trường thiếu sinh quân dân tộc, đưa một số trường sĩ quan lên đại học, học viện.

Đặc biệt, nổi lên nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Nam và phía Bắc. Các quân khu phía Bắc thành lập khung tập huấn, huấn luyện sĩ quan dự bị, các trường quân khu đào tạo ngắn hạn 6 tháng, một số sư đoàn cũng đào tạo ngắn hạn 6 tháng (anh em đùa là khung "cứu đói"). Quân khu 5, 7, 9 tập huấn, huấn luyện cán bộ giúp bạn, đào tạo huấn luyện chuyên gia về quân sự, chính trị, tiếng Cam-pu-chia.

Trong quá trình chiến đấu bảo vệ Tổ quốc ở biên giới phía Bắc đều tổ chức rút kinh nghiệm, tập huấn, hội nghị công tác chính trị các đơn vị phía Bắc.

Quy hoạch phân loại cán bộ, định hướng, bồi dưỡng đào tạo, sử dụng trước mắt, lâu dài, đi đôi quy hoạch, đã tiến hành xác định chức danh biên chế cán bộ, quy định tiêu chuẩn cụ thể đức tài, về học hàm, học vị cho từng chức.

Kết quả của những việc làm ở trên, đã tạọ ra sự chuyển biến cơ cấu chất lượng đội ngũ cán bộ một cách toàn diện, tương đối cơ bản, vững chắc, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13068



« Trả lời #15 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2022, 08:21:09 am »


IV. Xây dựng kiện toàn Cục Cán bộ

1. Cục Cán bộ là cơ quan đầu ngành công tác cán bộ toàn quân, chức trách nhiệm vụ đã được xác định, từng lúc có bổ sung, nhưng chức trách nhiệm vụ cơ bản không thay đổi. Về mặt tổ chức biên chế luôn biến động, có tác động đến con người. Năm mươi năm qua đã hàng chục lần thay đổi, nhất là từ năm 1958 trở về trước. Cho đến dầu năm 1959 giải thể Tổng cục Cán bộ đưa về Tổng cục Chính trị, từ đó cơ quan cán bộ tương đối ổn định. Xem xét lại, việc biến động về tổ chức biên chế để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ là tất nhiên, quá trình biến động là quá trình nhận thức thực tiễn, nên cơ quan cán bộ có lúc ở văn phòng, sau lại ghép với huấn luyện, ghép với thanh tra, phòng sự vụ, v.v... Ưu điểm của thời kỳ này là giữ lại số đông cán bộ đã làm lâu năm như các anh Vĩnh, Ân, Hồng Long, Đặng Hòa, Thanh Tùng (đã mất), Trụ, Dụ, Lương, Thao, Quế... nhưng cũng điều chỉnh một số như các anh Lộc, Bảo, Song, v.v... Những năm sau này, lúc thì phòng quân sự, chính trị... lúc thì phòng điều động đề bạt, lúc thì sơ tán hai, ba bộ phận phải kiêm nhiệm cho nhau, nên cũng ảnh hưởng đến tích lũy nghiệp vụ của anh em. Từ sau khi đánh thắng chiến tranh phá hoại, cơ quan cục tương đối ổn định, nên cán bộ cũng ổn định, có điều kiện tích lũy luân phiên, có điều kiện đổi mới, điều một số cán bộ trẻ, học cơ bản, một số cán bộ chuyên môn kỹ thuật (quân sự, binh chủng, bác sĩ, kỹ sư, quê miền Nam). Trước đây cán bộ chính trị quản lý các loại nên không sâu, đưa một số ra đơn vị một thời gian rồi rút về, như các anh Số, Lựu, Tuấn, Thiện, Quế, Long... tạo nên đội ngũ cán bộ của cục có đổi mới, nhưng vẫn giữ có cũ có mới, có già có trẻ, chất lượng tốt, chưa có ai cho ra khỏi ngành do vi phạm tiêu chuẩn.

2. Quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ của cục ngày càng toàn diện, có hiệu quả, chất lượng ngày càng cao. Kinh nghiệm cho thấy là:

a) Muốn xây dựng cục mạnh, phải luôn luôn nắm vững khâu then chốt là xây dựng Đảng bộ cục vững mạnh trong sạch. Nếu chuyên môn đơn thuần, tách rời chuyên môn nghiệp vụ với xây dựng chi bộ, xây dựng Đảng bộ, thì chuyên môn nghiệp vụ không thể phát triển được. Đối với từng cán bộ, phải gắn tự giác tự rèn luyện đảng viên với tự rèn luyện bồi dưỡng quan điểm tư tưởng trong công tác chuyên môn nghiệp vụ. Ngược lại chi bộ, Đảng ủy, Đảng bộ lãnh đạo gắn với chức trách nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ thì lãnh đạo mới có nội dung sát đúng thực tiễn; phải thường xuyên kiểm tra công tác chuyên môn biểu hiện ra quan điểm, tư tưởng hiệu quả chất lượng của phòng, cục, từng trợ lý, để có chủ trương nghị quyết lãnh đạo sát đúng.

b) Một vấn đề cũng tương đối cơ bản, đó là bồi dưỡng nâng cao trình độ cho mọi cán bộ trong cục, công việc này phải tiến hành một cách kiên trì, chịu suy nghĩ, tìm mọi hình thức, mọi biện pháp.

Thời kỳ đầu trình độ còn non thì nêu khẩu hiệu, phát động thi đua: "Lấy cần cù bù thông minh, lấy thời gian, cường độ để nâng hiệu quả chất lượng".

Thời kỳ từ sau năm 1975 đến nay trình độ, kinh nghiệm được nâng cao, nghiệp vụ tích lũy tương đối sâu, thì nêu khẩu hiệu và phát động thi đua nâng cao hiệu quả chất lượng công tác đi đôi cải tiến lề lối làm việc từ cục xuống, từ trợ lý lên, để có thời gian học tập và đi xuống đơn vị.

c) Quá trình thực hiện chức trách nhiệm vụ, có một chức trách mà cục phấn đấu rất chật vật, chuyển biến chậm, đó là chức trách tham mưu cho Tổng cục Chính trị, Quân ủy Trung ương những vấn đề thuộc đường lối, chủ trương, nguyên tắc. Không phải không biết. Vậy thì do đâu? Qua mấy chục năm công tác, tôi thấy đặc điểm công tác của Cục Cán bộ là: nhiều việc đột xuất, khối lượng công việc lớn, diện quản lý rộng "có phần tham", đòi hỏi độ chính xác, độ tin cậy cao, thời gian lại rất khẩn trương, trình độ cán bộ trong cục có hạn, không đồng đều, làm cụ thể thì cần cù ngày không giờ, tuần không thứ, không chê vào đâu được, nhưng đến việc kế hoạch, việc nghiên cứu đề xuất lớn thì còn hạn chế?

Qua một số việc đã làm được như tham gia Luật sĩ quan, tham gia tiêu chuẩn quy hoạch, kế hoạch thì thấy phải giải quyết 4 khâu:

Một là, mở rộng kiến thức chung cho anh em như quán triệt nghị quyết, chỉ thị của trên một cách kỹ càng, gắn với nhiệm vụ của cục. Tránh làm sơ sài, phổ biến qua loa, cần tránh phòng nào chỉ lo nắm phần trực tiếp của phòng ấy, không chú trọng đến nội dung cơ bản toàn diện của chỉ thị, nghị quyết.

Hai là, nghe tình hình đơn vị, cũng như khi xuống đơn vị phải nghe, phải nắm kết quả toàn diện các mặt: huấn luyện, xây dựng, tư tưởng, v.v... chứ không phải chỉ nghe, chỉ nắm phần cán bộ (tất nhiên phần cán bộ nghe sâu hơn, kỹ hơn), có như vậy mới nâng được kiến thức.

Ba là, phải kiên trì làm sơ kết, tổng kết từng mặt, hàng quý, hàng năm. Cục đưa mục tiêu yêu cầu trong tổng kết phải làm sâu hơn vấn đề gì? Phát hiện được vấn đề gì?

Bốn là, thảo luận dân chủ, lấy ý kiến từng chuyên đề theo ba mức: mức rộng rãi, đưa về từng phòng thảo luận góp ý; mức cao hơn, các trưởng phó phòng và một số trợ lý chủ chốt; mức ba là cử cán bộ xuống đơn vị lấy ý kiến cơ quan cán bộ và lãnh đạo chỉ huy đơn vị.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13068



« Trả lời #16 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2022, 08:23:53 am »


MỘT VÀI Ý KIẾN NHỎ VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ

Đại tá TRƯƠNG CHÍ CÔNG
Nguyên trưởng phòng cán bộ chính trị - Cục Cán bộ

Tôi là một cán bộ thuộc Bộ tư lệnh Pháo binh được điều về Cục Cán bộ (lúc đó là Phòng Cán bộ - Cục Tổ chức do đồng chí Trần Hoài Ân làm trưởng phòng), chưa có hiểu biết gì về nghiệp vụ công tác cán bộ. Nhờ được thủ trưởng phòng và các đồng chí xung quanh giúp đỡ tận tình, bản thân luôn say sưa nhiệt tình công tác, nên tôi đã trưởng thành từ một trợ lý theo dõi cán bộ chính trị giữ chức trung đoàn các quân binh chủng kỹ thuật, tôi đã dần dần nắm được cán bộ chính trị các nhà trường, các quân khu và các sư đoàn chủ lực cơ động.

Khi làm phó phòng binh chủng hậu cần, tôi lại dần dần nắm được cán bộ chỉ huy, chuyên môn kỹ thuật và thời gian làm trưởng phòng điều động đề bạt đã nắm được hầu hết cán bộ từ trung đoàn trở lên trong toàn quân. Tôi đã nhớ được tên, gặp mặt được gần hết cán bộ do mình chịu trách nhiệm theo dõi trong thời gian đó.

Đạt được kết quả như trên là do được Đảng bộ cục lãnh đạo chặt chẽ thường xuyên, thủ trưởng cục luôn đoàn kết, phát huy dân chủ, mạnh dạn giao việc, có kế hoạch từng thời kỳ cho cán bộ nghiên cứu học tập đường lối chính sách cán bộ, hướng dẫn cách nghiên cứu hồ sơ, cách làm trích yếu tóm tắt, cách trích ngang và cách nhận xét một người cán bộ... Điều quan trọng nhất là cho trợ lý đi cơ sở để gặp gỡ trực tiếp cán bộ, nghe dư luận về người cán bộ và nghe ý kiến cấp ủy về người cán bộ đó.

- Cục Cán bộ đã lựa chọn được một đội ngũ cán bộ đủ tiêu chuẩn làm công tác cán bộ, có lập trường quan điểm vững vàng, có nhiệt tình cách mạng, có tác phong sâu sát, có quyết tâm vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

- Đảng bộ luôn lãnh đạo đoàn kết chặt chẽ, đẩy mạnh phê bình và tự phê bình trong công tác và sinh hoạt, luôn quan tâm đời sống cán bộ làm cho mọi người yên tâm phục vụ sự nghiệp.

Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng, đường lối chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng quân đội, đường lối công tác cán bộ của Đảng trong quân đội đúng đắn sáng tạo, nên quân đội ta mới có một đội ngũ cán bộ ngày càng trưởng thành và lớn mạnh để đánh thắng quân thù hùng mạnh nhất của thời đại.

Nhưng điều mà tôi băn khoăn, day dứt nhiều nhất trong thời gian này là việc đề bạt quân hàm theo Luật phục vụ của sĩ quan còn nhiều lúng túng trong vận dụng giữa nhu cầu và tiêu chuẩn, giữa trước mắt và lâu dài, giữa số lượng và chất lượng. Có trường hợp anh em chiến đấu rất tốt, nhưng lại chưa được học hành, trình độ văn hóa thấp, chưa được đề bạt... đã ảnh hưởng không tốt đến tư tưởng của cán bộ. Đến khi về nghỉ hoặc chuyển ngành, nhiều cán bộ vẫn còn thắc mắc, anh em cho rằng đó là do Cục Cán bộ chứ họ không biết là do cấp trên quyết định. Tuy vậy Cục Cán bộ chúng ta cũng cần nghiên cứu rút kinh nghiệm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13068



« Trả lời #17 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2022, 08:25:57 am »


NHỚ LẠI NHỮNG LẦN ĐƯỢC LÀM VIỆC
VỚI ĐỒNG CHÍ NGUYỄN CHÍ THANH

Thiếu tướng NGUYỄN ÍCH
Nguyên trưởng phòng cán bộ Chính trị - Cục Cán bộ

Những năm công tác ở Cục Cán bộ, có nhiều lần tôi được làm việc trực tiếp với các đồng chí lãnh đạo trong Quân ủy Trung ương. Những điều chỉ bảo, những sự phân tích của các đồng chí lãnh đạo và cả những lần bị phê phán gay gắt cũng đã giúp cho tôi những bài học sâu sắc, có thêm nhận thức mới và thấy rõ những thiếu sót của mình trong công tác cán bộ.

Nhưng điều in đậm vào trí nhớ tôi nhất là một số lần được làm việc với Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, khi đồng chí còn làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và những năm tiếp sau.

Vào khoảng đầu năm 1964, đồng chí Trần Hoài Ân gọi tôi và một số đồng chí trưởng phòng đến thông báo: "Quân ủy giao cho Cục Cán bộ lên phương án sắp xếp cán bộ cấp quân khu từ Khu 6 trở vào và xếp cán bộ cho cơ quan Quân ủy Miền. Đây là kế hoạch tuyệt mật, ký hiệu là "Phương án B2". Đồng chí yêu cầu chúng tôi phải khẩn trương, tuyệt đối giữ bí mật và sắp xếp phải có chất lượng cao theo yêu cầu của Quân ủy.

Sau khi được phân công, chúng tôi làm ngày làm đêm, chuẩn bị tài liệu, tìm hiểu thực tế, xem xét lại hoàn cảnh gia đình hậu phương của cán bộ, v.v... Qua nhiều lần bàn bạc, tranh cãi, phân tích từng vị trí bố trí, phương án sắp xếp đã được hoàn thành. Đồng chí Ân giao cho tôi chấp bút và chỉ viết tay thành hai bản để giữ bí mật.

Một buổi chiều đồng chí Ân cho tôi biết: "Sáng mai anh Thao (tên bí danh của đồng chí Nguyễn Chí Thanh) thông qua phương án B2 ở nhà riêng. Tối nay ta chuẩn bị thêm cho chắc chắn".

Đồng chí Trần Hoài Ân vốn tính cẩn thận, nhất là khi làm việc với cấp trên thì đồng chí chuẩn bị rất khu đáo, gần như đọc thuộc lý lịch từng người, sẵn sàng hỏi đâu biết đấy.

Hôm sau tôi cắp cặp theo đồng chí Ân đến nhà riêng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. Đồng chí đã chờ sẵn chúng tôi ở trong phòng làm việc.

Theo sự phân công từ trước, tôi trải bản sơ đồ bố trí cán bộ lên bàn và đứng dậy báo cáo. Tôi báo cáo từng quân khu: Quân khu 6, Quân khu 7 rồi sang đến Quân khu 8, Quân khu 9. Vừa báo cáo tôi vừa theo dõi thái độ của thủ trưởng xem chỗ nào đồng tình, chỗ nào phản đối, nhưng vẫn thấy thủ trưởng ngồi yên, không biểu thị một thái độ nào rõ rệt.

Khi tôi báo cáo hết, đồng chí Trần Hoài Ân bổ sung thêm một vài ý kiến ngắn và chờ đợi ý kiến của thủ trưởng.

Nghe xong, Đại tướng đứng dậy, rút thuốc lá hút rồi đẩy gói thuốc sang phía chúng tôi: Các cậu hút đi! Đồng chí đi đi lại lại một chút rồi vòng sang phía tồi, bất ngờ vỗ vai tôi, nói:

- Ích này, nếu mai này cậu có làm tướng thì cũng chỉ làm tướng phòng ngự được mà thôi!

Tôi chưa kịp hiểu được ý kiến của thủ trưởng thì đồng chí đã xoa tay lên bản đề án và nói tiếp:

- Quân ủy yêu cầu Cục Cán bộ lập phương án bố trí cán bộ, các cậu bày mâm bày bát đủ cả. Nơi cần sáu có sáu, nơi cần tám có tám. Nhưng thử hỏi: điểm là đâu, trọng điểm là đâu, cần tập trung sức mạnh vào đâu thì chẳng rõ gì cả. Bố trí cán bộ theo cái kiểu dàn quân bịt kín cổng thành thế này thì chỉ phòng ngự được thôi, làm sao mà đánh thắng được Tay-lo?

Tôi yên lặng ngồi nghe, còn đồng chí Trần Hoài Ân thì dạ dạ liên tục.

Cuối cùng, Đại tướng nói:

- Việc bố trí cán bộ là hệ trọng lắm, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chiến trường. Làm công tác cán bộ mà chỉ hiểu cán bộ là chưa đủ. Phải có tầm nhìn. Cơ quan phục vụ chiến lược thì phải có tầm nhìn chiến lược, có thế mới phục vụ được đắc lực cho lãnh đạo.

Đồng chí an ủi chúng tôi.

- Thôi! Dù sao đây cũng là phương án bước đầu. Các cậu để lại cho mình một bản để mình nghiên cứu thêm, có gì sẽ phát biểu sau.

Thế là phương án chúng tôi chuẩn bị khá công phu đã sớm bị phá sản. Nhưng cái được với chúng tôi đó là một bài học lớn: bài học về tầm nhìn.

Một lần khác, mấy anh em chúng tôi lên làm đề bạt cán bộ với đồng chí, lúc đó đồng chí còn làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Khi nghe đến phần đề bạt cán bộ quân y, kỹ thuật, đồng chí chợt hỏi:

- Này, cậu T. bác sĩ sao không thấy trong danh sách đề bạt?

Đồng chí phụ trách về phần này chỉ dạ một tiếng rồi lúng túng chưa biết trả lời ra sao. Chúng tôi ngồi nhìn nhau. Thực ra đồng chí T. là một bác sĩ giỏi, nhưng xuất thân trong một gia đình quan lại địa chủ, có dính líu với nhiều người ở trong vùng địch tạm chiếm. Đồng chí này nhiều năm vẫn chưa được kết nạp vào Đảng. Đề bạt lên nghe chừng khó ổn với phương hướng lúc này là mạnh dạn đề bạt cán bộ công, nông...

Hình như đọc được tâm trạng của chúng tôi, đồng chí Chủ nhiệm vỗ tay xuống bàn, cười:

- Các cậu sợ tớ mất lập trường giai cấp chứ gì? Không đâu. Đây là một bác sĩ có tài, đã cứu được nhiều cán bộ mình thập tử nhất sinh từ chiến trường gửi về. Con người như thế đề bạt là xứng đáng. Khi đưa cậu ta lên, cậu ta thấy được Đảng tin cậy, tạo thêm sự phấn khởi mới để chữa chạy cho cán bộ ta tốt hơn nữa. Như thế có nên không?

Sau đó đồng chí giải thích thêm:

- Lập trường giai cấp là gì? Trước hết là vì lợi ích giai cấp mà xem xét, cân nhắc. Làm công tác cán bộ mà chỉ đi "sờ" vào thành phần của nhau thì dễ bị thiển cận lắm.

Qua ý kiến của đồng chí chủ nhiệm, anh em chúng tôi đều thông suốt và nhất trí. Sự nhất trí đó không phải là do "cấp dưới phục tùng cấp trên” mà chúng tôi đã thấy rõ sự sơ cứng, hẹp hòi của mình trong việc vận dụng đường lối giai cấp của Đảng.

Công tác cán bộ vô cùng phong phú. Những kinh nghiệm, những bài học chẳng bao giờ lặp lại nguyên xi. Có lần chúng tôi dự kiến sắp xếp một đồng chí cán bộ cũ nguyên là công nhân, hoạt động chiến đấu rất kiên cường, đã nhiều lần vào tù ra tội trong nhà tù đế quốc lên giữ một cương vị chủ trì ở cấp quân khu. Phương án đó khi báo cáo với cục được các đồng chí phụ trách coi đó là một phương án hay.

Buổi làm việc với Tổng cục, tôi có báo cáo dự kiến đó. Khác với nhiều trường hợp, sau khi báo cáo, đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục thường có ý kiến ngay, đồng ý, chưa đồng ý hoặc phải bổ sung thêm, v.v... nhưng ở trường hợp này đồng chí chỉ nói:

- Cứ báo cáo với Thường vụ Quân ủy để các anh ấy có ý kiến.

Như thế có nghĩa là thủ trưởng còn có điều gì do dự. Buổi chiều hôm ấy, sau giờ làm việc trời đổ mưa nên mọi người còn ngồi nán lại. Nhân lúc ngồi chờ, đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục nói thêm với chúng tôi:

- Cậu ấy cùng bị tù với mình ở nhà lao Thừa Thiên. Phải nói đó là một con người kiên trung bất khuất. Những lần địch khủng bố cậu ấy lăn lưng ra để che đòn cho mình, che cho các đồng chí yếu. Một lần ta tổ chức đấu tranh tuyệt thực, địch thẳng tay đàn áp, đồng chí đó bị đánh ngất đi, khi tỉnh dậy lại đấu tranh. Con người như thế quý lắm. Những việc ấy đến bây giờ nhiều đồng chí vẫn còn nhớ.

Tôi ngồi nghe và thầm nghĩ: Có lẽ mình nghiên cứu sắp xếp trường hợp này còn chưa thỏa đáng, chưa phù hợp với ý định của thủ trưởng chăng?

Ngừng một lát đồng chí nói tiếp:

- Về phẩm chất cách mạng con người như thế là một tấm gương, nhưng về người lãnh đạo, lăn lưng ra để chịu đòn thù thì chỉ mới là anh xung kích dũng cảm mà thôi, thiếu hẳn phần mưu lược, nên khi đảm đương công việc lớn sẽ không ít khó khăn. Ta cần phải hiểu đúng cán bộ và sử dụng cũng phải thật đúng mới phát huy được tác dụng.

Vâng! Như thế là chúng tôi đã hiểu. Phẩm chất phải đi đôi với năng lực, đức và tài. Điều mà ta thường nói đến hàng ngày, nhưng khi vận dụng vào thực tế để đánh giá đúng người, sử dụng đúng chỗ thì không đơn giản một chút nào, nó đòi hỏi một sự nhận thức và sự phân tích thật tinh tế mới thấy rõ được. Đó là một bài học thực tế mà đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục đã giúp cho chúng tôi.

Những ngày được làm việc với đồng chí Nguyễn Chí Thanh, có những lúc rỗi rãi ngồi vui, đồng chí hỏi chúng tôi: "Các cậu làm việc với Nguyễn Chí Thanh "hóc" lắm phải không?". Kể ra cái "hóc" ở đây không phải là đồng chí khó khăn mà còn thường xuyên phân tích chỉ bảo cho chúng tôi. Cái chính là tầm với của chúng tôi chưa bắt nhịp được với những đòi hỏi suy nghĩ của đồng chí. Nhưng mỗi lần như vậy lại giúp cho chúng tôi những bước trưởng thành và là những bài học không thể nào quên trong đời làm công tác cán bộ của mình.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13068



« Trả lời #18 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 10:53:06 pm »


MỘT SỐ HỒI TƯỞNG NHÂN KỶ NIỆM 50 NĂM
NGÀY THÀNH LẬP CƠ QUAN CÁN BỘ

Đại tá PHẠM HỮU TRÍ
Nguyên trưởng phòng B-C - Cục Cán bộ

Hồi tưởng và suy nghĩ lại những thời điểm còn đọng lại trong tâm trí, tôi không có điều kiện và khả năng đi sâu vào một mặt nào đó mà chỉ hồi tưởng, ghi lại những việc mà công tác cán bộ đã làm trong một thời điểm nhất định và cũng có thể là một số kinh nghiệm nào đó.

Tôi về công tác cán bộ vào thời điểm những năm 1960 - 1968. Về công tác lại được phân công phụ trách (phòng B-C) trong khi cách mạng nước ta đang ở thời điểm chuyển biến mang tính giai đoạn quan trọng. Miền Nam đã qua thời kỳ đấu tranh chính trị - hợp pháp, do tính chất vô cùng tàn bạo của kẻ thù và phong trào cách mạng thúc bách chuyển sang đấu tranh vũ trang theo phương châm chính trị - vũ trang. Miền Bắc sau ngót chục năm giải phóng đang ở thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. Từ tình hình đó, nhiệm vụ được xác định qua Nghị quyết 15 của Trung ương:

- Miền Nam chuyển sang đấu tranh vũ trang, đấu tranh chính trị và kết hợp đấu tranh chính trị - đấu tranh vũ trang xây dựng lực lượng, từng bước đưa cách mạng tiến lên.

- Miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược bảo vệ miền Bắc, làm hậu phương chi viện cho cách mạng miền Nam, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế.

Từ những nghị quyết đúng đắn đó, trên lĩnh vực quân sự, những nhiệm vụ chiến lược được đặt ra và đi vào thực hiện. Những nhiệm vụ đó đều được triển khai từng bước rất khẩn trương. Có nhiều yếu tố, nhưng yếu tố công tác cán bộ là một trong những vấn đề có tính quyết định cho việc thực hiện những nhiệm vụ chiến lược đó.

A- Điều quan trọng đầu tiên là lập lại đường dây Bắc - Nam:

- Đoàn 559 được chuẩn bị hình thành. Những cán bộ quen thuộc thông thạo được giao nhiệm vụ trong điều kiện phải bảo đảm hết sức bí mật để từng bước vươn tới phía Nam và liên lạc với cách mạng các nước bạn Lào, Cam-pu-chia. Đường dây ngày càng vươn rộng vươn xa, trong tình hình chiến tranh ngày càng ác liệt và gian khổ.

- Đoàn 125 vận chuyển trên biển cũng được hình thành dựa vào tổ chức cán bộ của Quân chủng Hải quân và các đơn vị tại chỗ, gồm những cán bộ chiến sĩ vô cùng anh dũng đã thực hiện tốt chức năng vận chuyển vũ khí và cả một số cán bộ quan trọng tạo thêm nguồn cung cấp từ phía Bắc, nhất là vũ khí trang bị cho miền Nam.

- Lữ đoàn 338 cũng được giao nhiệm vụ quản lý bồi dưỡng giáo dục và tổ chức vận chuyển, đưa cán bộ nhân viên đi theo yêu cầu của các chiến trường. Lúc đầu lữ đoàn ở Xuân Mai, sau chuyển vào Thanh Hóa.

- Trạm 83 đón tiếp cán bộ ra vào tại Lý Nam Đế.

Những tổ chức đó được hình thành và công tác cán bộ đã đáp ứng đủ số lượng và chất lượng, từng bước được kiện toàn.

B- Công tác cán bộ đã quán triệt các nghị quyết và sự chỉ đạo của trên triển khai thực hiện theo sự phát triển của cuộc đấu tranh cách mạng ở miền Nam, kết hợp chặt chẽ cán bộ tại chỗ với cán bộ được bổ sung từ miền Bắc; đồng thời chuẩn bị cán bộ cho các nhu cầu phát triển lực lượng chiến đấu của miền Nam.

+ Do sự phát triển của đấu tranh quân sự mang tính chất địa phương, phát triển chiến tranh du kích, xây dựng phong trào, vì thế cần kiện toàn về mặt tổ chức cán bộ đối với quân sự địa phương. Do đặc điểm nguồn cán bộ được bổ sung từ miền Bắc, cơ quan cán bộ đã chọn lọc những cán bộ tập kết còn đủ điều kiện, tích cực bồi dưỡng theo yêu cầu mới; thực hiện chế độ chính sách và cử về công tác chiến đấu tại các địa phương để kết hợp với cán bộ trưởng thành tại chỗ, nên đã tạo được sự chuyển biến mới của phong trào đấu tranh ở miền Nam.

+ Từng bước kiện toàn các lực lượng quân sự địa phương hình thành sự chỉ huy chỉ đạo của quân khu và của Miền (sau này gọi là R), công tác cán bộ đã chọn lựa các đồng chí đã chiến đấu ở miền Nam còn đủ điều kiện tích cực bồi dưỡng rèn luyện nên cũng đã được bổ sung từng bước.

+ Khi tình hình phát triển rộng khắp, nhân sự cũng có những khó khăn về quân số của một số chiến trường vì còn bị tạm chiếm đóng của kẻ địch. Vì vậy miền Bắc đã chọn lựa huấn luyện rất chu đáo và hình thành các tiểu đoàn. Cán bộ sắp xếp tại các đơn vị này cũng được chọn lựa huấn luyện chu đáo. Đã hình thành các tiểu đoàn có quân chi viện cho một số nơi, các đơn vị phía Bắc vào làm nhân cốt cho sự phát triển lực lượng ở một số địa phương.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13068



« Trả lời #19 vào lúc: 02 Tháng Mười Một, 2022, 10:54:22 pm »


C- Do phong trào cách mạng ở miền Nam ngày càng phát triển, kẻ địch liên tiếp bị thất bại nên chúng chuyển hướng chiến lược, từ "chiến tranh đặc biệt" sang "chiến tranh cục bộ" ở miền Nam và từ ngày 5 tháng 8 năm 1964 mở rộng chiến tranh ra miền Bắc.

+ Với trách nhiệm của hậu phương chiến lược, nhiệm vụ công tác cán bộ thời điểm này đòi hỏi rất cao. Việc củng cố mở rộng lực lượng, có nhiều binh quân chủng phát triển, đáp ứng cho nhu cầu phát triển của miền Nam hình thành các đơn vị địa phương, chủ lực của nhiều cấp đòi hỏi việc bảo đảm chiến đấu cũng khác trước, trong đó có vấn đề chuẩn bị và mở rộng đào tạo huấn luyện tại chỗ về quân sự, chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng cho chiến đấu. Quán triệt sự chỉ đạo đó, công tác cán bộ cũng đã triển khai đối với cả hai miền nhiều biện pháp vững chắc sáng tạo.

+ Đối với lực lượng vũ trang miền Bắc, tích cực chuyển hướng bồi dưỡng, đào tạo, bằng nhiều biện pháp chuyển binh chủng, đi học ngoài đồng bộ, v.v...

+ Khi kẻ địch gây sự kiện "vịnh Bắc Bộ" ngày 5 tháng 8 năm 1964, được sự chỉ đạo sáng suốt của trên, công tác cán bộ đã kịp thời đáp ứng ngay để lựa chọn những cán bộ cốt cán chỉ huy, lãnh đạo cho một số binh chủng (thông tin, phòng không...) và một số ngành nhất là chỉ huy hậu cần, quân y. Sau năm 1965 đã hình thành các tổ chức chỉ huy của cơ quan quân khu và Miền. Sau đó bổ sung dần những cán bộ giáo viên của một số ngành chuẩn bị cho việc mở rộng đào tạo, đặc biệt cán bộ bác sĩ quân y đã được bổ sung hàng loạt để đảm bảo sức chiến đấu của bộ đội và hình thành các tổ chức quân y bảo đảm chiến đấu.

+ Đặc biệt với đường dây dài ngày càng vươn sâu, vươn xa và rộng khắp, việc đảm bảo cán bộ phải đáp ứng các nhiệm vụ vận chuyển, chiến đấu (pháo phòng không, tên lửa) và bảo đảm chất lượng hành quân ngày càng lớn và vận chuyển thương binh sau này.

D- Miền Nam đòi hỏi chiến đấu ngày càng quy mô lớn, miền Bắc đòi hỏi chiến đấu đánh bại "chiến tranh phá hoại", yêu cầu chuẩn bị lực lượng khi thời cơ đến, nên đã hình thành các đơn vị lớn và binh quân chủng hợp thành.

+ Miền Nam hình thành các đơn vị chủ lực cấp trung đoàn và một số sư đoàn. Để tiếp tục bổ sung cho cách mạng miền Nam, miền Bắc bắt đầu nhân một số đơn vị chủ lực thành nhiều trung đoàn, sư đoàn đủ cả quân số và cán bộ để chi viện. Hình thành các khung bổ sung nhân cốt quan trọng của trung đoàn và sư đoàn để bổ sung kiện toàn các trung đoàn, các sư đoàn đã thành lập, chiến đấu ở miền Nam. Chính các yếu tố đó đã nâng nhanh chóng chất lượng chiến đấu ở các đơn vị và hiệu quả ngày càng cao.

+ Khi mở rộng chiến tranh cũng là lúc miền Bắc hình thành các đoàn an dưỡng, các đơn vị quân y thu dung (mở rộng các tuyến bệnh viện)... để đáp ứng nhu cầu an dưỡng, điều dưỡng thương bệnh binh cho toàn quân.

Đ- Từ những nhiệm vụ và biện pháp đó, công tác cán bộ đã góp phần quan trọng bảo đảm xây dựng lực lượng vũ trang lớn mạnh đủ sức cùng toàn dân cả nước giành chiến thắng.

Riêng nhiệm vụ quốc tế, với quan điểm "giúp bạn là tự giúp mình" và theo yêu cầu của bạn, được sự đồng ý của trên, công tác cán bộ đã làm được một số việc đáng kể:

+ Với Lào: chủ yếu là đội ngũ chuyên gia vừa mang tính thường xuyên lâu dài, vừa mang tính chuyên sâu về nhiều mặt.

Mặt khác đảm bảo các lực lượng hoạt động thường xuyên, đột xuất giúp bạn. Có cả cán bộ hoạt động vận động quần chúng.

Đào tạo bồi dưỡng cán bộ giúp bạn từ văn hóa đến chuyên môn...

+ Với Cam-pu-chia: đã tích cực bồi dưỡng đào tạo số cán bộ tập kết ra Bắc thành những cán bộ cần thiết. Sau đó bố trí ở các bộ chỉ huy quân sự địa phương của bạn và tiếp tục bồi dưỡng một số nghiệp vụ cần thiết giúp bạn. Khoảng những năm 1966 - 1967, do nhu cầu phát triển của bạn ta đã tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và tổ chức đưa về nước hoạt động (khoảng 300-350 cán bộ) và tiếp tục chuẩn bị cho những năm sau.

+ Khi cách mạng miền Nam đã trưởng thành, công tác cán bộ lúc đó có chủ trương:

- Tiếp tục đưa cán bộ ở một số cơ quan của Bộ Tổng tư lệnh và quân binh chủng đi thực tế ở miền Nam có thời hạn để tích lũy kinh nghiệm chiến đấu.

- Rút một số cán bộ đã qua quá trình chiến đấu ở miền Nam ra miền Bắc để bồi dưỡng đào tạo lâu dài.

Trên đây là những suy nghĩ ôn lại những thời điểm sôi nổi nhất, không phải là những kinh nghiệm cụ thể. Công tác cán bộ trước hết phải là của cấp ủy, của chỉ huy. Cơ quan là nơi quản lý và tham mưu, được sự thực hiện của các ngành các cấp, nhất là hệ thống nhà trường trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ.

Nhưng dù sao đối với bản thân, cũng xin đề cập một số kinh nghiệm theo quan niệm của tôi trong quá trình hoạt động. Một số điểm nổi lên là:

1. Khẳng định sự lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng, nhất là các nghị quyết của Trung ương trong những thời điểm chuyển hướng quan trọng, coi các nghị quyết như kim chỉ nam và tạo được sự nhận thức mới đối với tình hình. Mặt khác, sự chỉ đạo và thực hiện trong quân đội đã thực sự dự kiến tình hình hiện tại cũng như sự phát triển trong tương lai.

2. Những cơ quan mang tính chất quan trọng của Bộ Quốc phòng như Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Hậu cần và vai trò của Cục Cán bộ có vị trí đặc biệt trong việc phối hợp, kết hợp tổ chức thực hiện, đồng thời phải tổ chức các đơn vị chuyên trách đi sâu tạo sự đồng bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ.

3. Cơ quan chiến lược đầu ngành đòi hỏi không những về phẩm chất, tư cách mà còn đòi hỏi sự hiểu biết nắm vững những chủ trương quan trọng của trên; phải tích cực chủ động đề xuất, bám sát các cơ quan chức năng về tác chiến, tổ chức, quân lực, v.v... Đặc biệt trong giai đoạn đó tôi được tham dự những cuộc họp có liên quan và khi cần được gặp xin ý kiến của lãnh đạo cấp trên - những ý kiến làm tôi phải suy nghĩ không chỉ trước mắt mà cả lâu dài. Tôi nhớ nhất là các anh Nguyễn Chí Thanh, Nguyễn Văn Vịnh, Trần Văn Trà, v.v... Quá trình được tiếp xúc và làm việc với các anh, tôi thấy các anh đều có những gợi ý một cách cụ thể và toàn diện cho sự phát triển của cách mạng miền Nam.

Theo tôi, đó là những đòi hỏi đối với cán bộ ở cơ quan Cục Cán bộ - cơ quan mang tính chiến lược, cơ quan đầu ngành giúp cho chỉ đạo.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM