Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:22:32 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Những kỷ niệm về công tác cán bộ  (Đọc 2122 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« vào lúc: 09 Tháng Mười, 2022, 04:03:06 pm »

Tên sách: Những kỷ niệm về công tác cán bộ
Nhà xuất bản: Quân đội nhân dân
Năm xuất bản: 1997
Số hoá: ptlinh, chuongxedap



TỔNG CỤC CHÍNH TRỊ
CỤC CÁN BỘ



Những kỷ niệm
VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ







NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN
Hà Nội - 1997
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #1 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2022, 04:04:55 pm »


LỜI NÓI ĐẦU


Kể từ ngày cơ quan cán bộ của quân đội ta được chính thức thành lập (28-2-1947) đến nay, vừa tròn nửa thế kỷ đã trôi qua. Mỗi bước đi lên, mỗi thành tích đạt được của cơ quan cán bộ, đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Quân ủy Trung ương (sau này là Đảng ủy Quân sự Trung ương), Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị. Với ý chí và quyết tâm, bằng nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi, lớp lớp cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong ngành công tác cán bộ, qua nhiều thế hệ kế tiếp nhau, đã cống hiến tâm trí và sức lực góp phần xứng đáng của mình cho sự nghiệp xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội vững mạnh, làm nòng cốt trong nhiệm vụ xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta.

Trong nửa thế kỷ qua, đội ngũ những người làm công tác cán bộ, có đồng chí đã về nghỉ hưu theo chế độ, có đồng chí còn đang công tác trong quân đội... đều tích lũy được những kinh nghiệm quý trên từng mặt của công tác cán bộ. Với tinh thần trách nhiệm, còn say sưa, tâm huyết với công tác cán bộ mà mình đã trải qua, nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống vẻ vang của ngành công tác cán bộ trong quân đội, Đảng ủy - Chỉ huy Cục Cán bộ, được Tổng cục Chính trị cho phép và được sự giúp đỡ của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân xuất bản cuốn "Những kỷ niệm về công tác cán bộ", nhằm khơi lại, thu thập kinh nghiệm và sự đóng góp của cán bộ trong ngành, góp phần vào việc nghiên cứu, biên soạn, tổng kết kinh nghiệm về công tác cán bộ sau này.

Do khuôn khổ cuốn sách và thời gian có hạn cùng nhiều mặt hạn chế khác, nên cuốn sách khó tránh khỏi những thiếu sót nhất định và chưa đáp ứng được đầy đủ nguyện vọng của cán bộ trong ngành. Chúng tôi rất mong được các đồng chí đóng góp ý kiến và tiếp tục viết bài, gửi về Cục Cán bộ để tập tiếp theo xuất bản được tốt hơn.

ĐẢNG ỦY - CHỈ HUY CỤC CÁN BỘ
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #2 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2022, 04:15:44 pm »


TỰ HÀO VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP ĐÃ QUA
NHẬN RÕ TRÁCH NHỆM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
1

Trích ghi ý kiến của Thượng tướng SONG HÀO
trong buổi họp mặt những đồng chí công tác ở Cục
Cán bộ đã về nghỉ hưu ngày 28 tháng 2 năm 1993

Hôm nay tôi rất vui mừng được dự cuộc họp mặt lần đầu tiên của những đồng chí đã từng làm công tác giúp Tổng Quân ủy trước đây, cũng như Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị sau này, về lĩnh vực công tác cán bộ của quân đội ta, nay đã nghỉ hưu hoặc chuyển ngành đi làm nhiệm vụ khác mà Đảng phân công.

Thưa các đồng chí!

Trong những năm gần đây, việc tổ chức những cuộc họp mặt nhân ngày truyền thống của đơn vị, cơ quan, ngành mỗi ngày một phát triển nhằm:

+ Gắn bó tình cảm đồng chí, đồng đội.
+ Ôn lại lịch sử truyền thống tốt đẹp của cơ quan mình, ngành mình.
+ Động viên nhắc nhở, giúp đỡ lẫn nhau giữ vững và phát huy truyền thống vẻ vang của đơn vị trong điều kiện mới, cương vị mới; đó là một yêu cầu tình cảm cần thiết.

Hôm nay Cục Cán bộ tổ chức cuộc họp mặt này, là điều rất phấn khởi. Tôi xin hoan nghênh chủ trương của Tổng cục Chính trị và xin cảm ơn sự quan tâm của các đồng chí lãnh đạo cục cho được dự cuộc họp mặt đầy ý nghĩa và tình cảm này.

Tôi xin chúc sức khỏe tất cả các đồng chí có mặt ở đây và xin gửi lời thăm hỏi chúc sức khỏe gia đình các đồng chí.

Tôi là người bạn, người đồng chí được gắn bó nhiều năm công tác ở Tổng cục, có phần đóng góp vào việc chỉ đạo và thực hiện đường lối, chính sách công tác cán bộ của Đảng trong quân đội với các đồng chí. Cuộc họp mặt đầy tình nghĩa này cũng là dịp để chúng ta ôn lại những phần việc mà chúng ta đóng góp vào sự trưởng thành và chiến thắng của lực lượng vũ trang, vào thắng lợi vẻ vang của sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thưa các đồng chí!

Trải qua hơn nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng, Đảng đã giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo chúng ta từ những người dân mất nước, làm nô lệ, trở thành những đảng viên, những cán bộ, những sĩ quan, tướng lĩnh có năng lực đạo đức để thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ của Đảng, của nhân dân giao cho; đặc biệt kể từ ngày thành lập cơ quan cán bộ quân đội để giúp Tổng Quân ủy, Bộ Tổng Tư lệnh chỉ đạo thực hiện đường lối công tác cán bộ của Đảng trong quân đội, có lúc là Phòng Cán bộ hay Cục Cán bộ rồi Tổng cục Cán bộ và Cục Cán bộ ngày nay.

Đối với công tác cán bộ trong quân đội, Đảng ta ngay từ đầu đã định ra phương hướng nhiệm vụ, mục đích yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ của lực lượng vũ trang nhằm bảo đảm thực hiện nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm nghĩa vụ quốc tế... Đây là chặng đường dài. Nhiều đồng chí của chúng ta đã có đóng góp to lớn vào sự nghiệp đó.

Các đồng chí đều đã biết, đã làm, đã thấy, đã chứng minh: Trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng quân đội, xây dựng tổ chức đơn vị... thì công tác cán bộ là vấn đề lớn và rất quan trọng, nó quyết định vị trí, nhiệm vụ, sức mạnh để lãnh đạo chỉ huy thực hiện nhiệm vụ, quyết định sức mạnh và sự tồn tại của tổ chức đó.

Bác Hồ đã nói: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc... Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hoặc kém, đó là một chân lý". Nhận rõ ý nghĩa đó, Đảng ta sau khi định ra đường lối cách mạng, đã quan tâm xây dựng tổ chức, xây dựng lực lượng cách mạng, đặc biệt là xây dựng một đội ngũ cán bộ chung, đồng thời cũng đặt yêu cầu cụ thể riêng cho từng giai đoạn cách mạng, từng lĩnh vực hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của Đảng sát với tình hình thực tế nhiệm vụ cách mạng đó. Cho nên muốn xây dựng một đội ngũ cán bộ mạnh thì sau khi có đường lối, chủ trương, chính sách, mục đích nhiệm vụ, tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn cụ thể rồi, phải làm tốt tất cả các khâu từ lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng đến phân công giao nhiệm vụ, quản lý, đề bạt, sử dụng, đãi ngộ... Nó là nội dung cơ bản trong quy hoạch, kế hoạch công tác cán bộ của Đảng ta.

Nhìn lại nửa thế kỷ qua, đất nước ta, Đảng ta, quân đội ta đã trải qua nhiều giai đoạn lịch sử. Nhiệm vụ yêu cầu chiến đấu xây dựng của từng giai đoạn có những đặc điểm khác nhau, công tác cán bộ của chúng ta đều gắn với thực tiễn những giai đoạn lịch sử đó, phải bám sát tình hình nhiệm vụ và phải vận dụng linh hoạt sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ giai đoạn đó. Giờ đây ôn lại, chúng ta thấy ngành cán bộ có sự trưởng thành vững chắc, đã có những đóng góp tích cực vào công tác đảng - công tác chính trị của quân đội nói chung và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ nói riêng.

Chúng ta đã sớm nghiên cứu đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn công tác cán bộ trong kháng chiến chống Pháp, công tác cán bộ trong thời kỳ đầu xây dựng quân đội chính quy ở miền Bắc để khẳng định những thành công của việc xây dựng đội ngũ cán bộ để có cơ sở rút ra những bài học kinh nghiệm, phát huy mặt tốt đã thành công, khắc phục những thiếu sót lệch lạc để xây dựng đội ngũ cán bộ trong giai đoạn mới tạo điều kiện xây dựng quân đội mạnh, chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

Thực tế ấy đã cho chúng ta thấy Đảng ta, quân đội ta đã thành công trong việc xây dựng được đội ngũ cán bộ hùng hậu để chiến thắng và tiếp tục xây dựng quân đội ta hùng mạnh để bảo vệ Tổ quốc. Ngành cán bộ ta đã giúp Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị chỉ đạo hướng dẫn thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng quản lý và phân công sử dụng có hiệu quả đội ngũ cán bộ hùng hậu, tương đối đầy đủ các quân binh chủng hiện đại đáp ứng mọi yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, chiến đấu và chiến thắng mọi kẻ thù, đồng thời cũng đáp ứng được yêu cầu của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể... khi cần.
_______________________________________________
1. Đầu đề do Ban biên soạn đặt.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Mười, 2022, 04:16:49 pm »


Ví dụ:

Khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp cả nước có khoảng hai chục vạn quân, trong đó có 3 vạn cán bộ (tỷ lệ 15 - 16%) chủ yếu là bộ binh. Thực hiện nhiệm vụ chiến lược của Đảng cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, chủ trương giảm 8 vạn quân. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, quân đội đã cho chuyển ngành một số cán bộ và đơn vị ra các cơ quan dân chính đảng, công nông trường... một số phục viên về địa phương. Đảm bảo giữ lại lực lượng nòng cốt đồng thời tuyển lựa đưa đi đào tạo ở các hệ thống nhà trường cả trong và ngoài nước, cho nên khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược, ta phải tổng động viên... Do có sự tính toán chuẩn bị, chỉ sau vài năm đã phát triển quân số lên một triệu, đồng thời đội ngũ cán bộ đã phát triển lên trên 20 vạn bao gồm cán bộ lãnh đạo, cán bộ chỉ huy, cán bộ kỹ thuật, cán bộ hậu cần... của các quân binh chủng hiện đại. Công tác cán bộ của chúng ta đã đáp ứng sự phát triển mau lẹ, có một đội ngũ cán bộ tin cậy có năng lực đảm nhận nhiệm vụ. Những lúc sóng gió quyết liệt nhất, ở những nơi gian khổ ác liệt nhất, những cán bộ của chúng ta vẫn vững vàng và hoàn thành nhiệm vụ (trừ một số cá biệt đảo ngũ, bỏ nhiệm vụ, đầu hàng giặc).

Nhưng qua thực tiễn công tác, chúng ta cũng thấy có biểu hiện không xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế cùa cách mạng, không nắm vững đường lối công tác cán bộ của Đảng, không nắm vững nguyên tắc tổ chức và lãnh đạo công tác cán bộ, do đó đã có nhận thức và phát biểu không đúng, đã làm không đúng nghị quyết, chỉ thị, đường lối, chính sách cán bộ của Đảng, thậm chí còn xuyên tạc sự thật, phủ nhận sự lãnh đạo của Đảng, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và phủ nhận cả thành tích trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ của chúng ta. Họ kích động oán trách đường lối công tác cán bộ, oán trách cơ quan, oán trách cá nhân này, cá nhân khác. Không hiểu họ vô tình hay cố ý nhằm xóa bỏ nguyên tắc tổ chức, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng của tập thể cấp ủy.

Ví dụ: Thực hiện chủ trương của Quân ủy đào tạo cấp tốc để đáp ứng việc phát triển xây dựng lực lượng nhanh, đảm bảo nhiệm vụ chiển đấu trên các mặt trận, thì cho rằng đào tạo không cơ bản, chắp vá... Việc đề bạt thì hiểu không đầy đủ về tiêu chuẩn đức, tài, nhu cầu, không chấp nhận trong thực tế chiến đấu có người một năm lên 2-3 cấp và ngược lại có người không đủ tiêu chuẩn, không có nhu cầu phải kéo dài 5-7 năm mới lên một cấp... Từ những nghị quyết, chỉ thị, quyết định của cấp ủy và thực tế chiến đấu yêu cầu như vậy, họ cho rằng cơ quan cán bộ làm không đúng Luật sĩ quan, phê phán chụp mũ cá nhân những đồng chí phụ trách công tác cán bộ...

Chúng ta đều nhớ nguyên tắc tổ chức lãnh đạo của Đảng về công tác cán bộ. Đảng định ra đường lối, chính sách, mục đích, nội dung tiêu chuẩn, yêu cầu số lượng, tỷ lệ số lượng từng cấp, từng ngành và cho từng thời kỳ, giai đoạn cách mạng, từng lĩnh vực hoạt động, v.v...

Việc đề bạt bổ nhiệm chức vụ, thăng cấp quân hàm là xuất phát từ đức, tài của cán bộ và nhu cầu của tổ chức để bảo đảm thực hiện nhiệm vụ chiến đấu và xây dựng. Đồng thời định rõ trách nhiệm tổ chức thực hiện nhiệm vụ quan trọng này là do tập thể cấp ủy quyết định về công tác cán bộ, chính quyền thể chế hóa thực hiện, có phân công phân cấp quản lý cán bộ rất cụ thể.

Sau khi đã có nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nghị quyết của các cấp ủy, để thể chế hóa về chính quyền thì Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Quốc phòng, thủ trưởng quân khu, quân đoàn, quân binh chủng, mặt trận... Thủ trưởng Tổng cục thuộc Bộ Quốc phòng ra quyết định thi hành. Đó không phải là do cá nhân quyết định hay cơ quan giúp việc quyết định, hoặc do đồng chí phụ trách Tổng cục Chính trị quyết định mọi vấn đề về công tác cán bộ. Tổng cục Chính trị không phải là cấp ủy và lại càng không phải là cấp ủy cao nhất của Đảng trong quân đội, chỉ là cơ quan giúp việc Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, không phải là cơ quan chỉ huy, lãnh đạo công tác cán bộ thay cho Đảng và Nhà nước được. Cơ quan cán bộ chỉ là cơ quan chuẩn bị giúp cấp ủy, thủ trưởng xét quyết định rồi phổ biến thực hiện. Tuyệt nhiên không có một cá nhân hay cơ quan nào có quyền quyết định về công tác cán bộ cả.

Trong công tác cán bộ nếu không nắm vững phương hướng nhiệm vụ, yêu cầu mục đích xây dựng đội ngũ cán bộ, không nắm vững nguyên tắc quản lý cán bộ, không quán triệt tiêu chuẩn đức, tài và nhu cầu mà chỉ lấy căn cứ duy nhất là quân hàm, tiền lương làm nội dung chính mà cứ "đến hẹn lại lên" thì đó là sai lầm.

Tất cả chúng ta ai cũng biết, cũng nhớ, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gần 10 năm, lúc đó ta không có chế độ tiền lương, cũng gần như không có quân hàm, chúng ta chỉ hưởng sinh hoạt phí và chỉ có một số rất ít được phong quân hàm để làm công tác đối ngoại. Thực tế ta vẫn chiến thắng giặc Pháp được mệnh danh đạo quân mạnh nhất của đế quốc. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước kéo dài từ năm 1954 đến năm 1975 ta chỉ mới có một nửa nước được giải phóng, đất nước tạm chia cắt làm hai miền, do đó đặc điểm của hai miền có khác nhau, có hai chế độ xã hội khác nhau, hai chính quyền, hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau.

Ở miền Bắc có điều kiện xây dựng quân đội chính quy, có Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan, có chế độ quân hàm (từ cuối năm 1958), có chế độ tiền lương (năm 1960). Trong Luật sĩ quan có quy định niên hạn tối thiểu để xét việc thăng quân hàm cho mỗi cấp, khi đã đủ niên hạn để xét nhưng chưa đủ tiêu chuẩn và điều kiện để được thăng cấp thì có thể được kéo dài niên hạn, từ 1-3 năm, sau đó vẫn không đủ thì sẽ chuyển sang ngạch dự bị. Thực tế chế độ đó cũng chỉ thực hiện được 5-6 năm thì giặc Mỹ mở rộng chiến tranh ra cả nước, chúng ta phải tổng động viên thực hiện chính sách thời chiến, động viên tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Tạm thời ngừng không thực hiện theo Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan trong một thời gian và ngay trong luật họ hiểu cũng không đầy đủ - đến niên hạn nhưng còn phải xét tiêu chuẩn - không phải cứ đến niên hạn thì lên ngay. Chúng ta đã chấp hành đúng nghị quyết và đúng luật trong điều kiện đó.

Đảng ta yêu cầu cán bộ, chiến sĩ ở miền Bắc vào hoạt động ở miền Nam thì phải cùng ăn, cùng ở, cùng chiến đấu, cùng hưởng chế độ sinh hoạt phí như chiến sĩ quân giải phóng không có quân hàm, không có lương. Nhưng để bảo đảm cho gia đình ở miền Bắc ổn định đời sống và động viên anh em yên tâm đi chiến đấu, Đảng và Nhà nước có chính sách ưu tiên sắp xếp công ăn việc làm cho vợ con, trợ cấp tiền đi B cho gia đình, những đồng chí là sĩ quan, có lương đi vào miền Nam chiến đấu lúc đó cũng hưởng chế độ thống nhất như vậy. Số tiền lương được hưởng trích một phần cho cá nhân, còn lại Nhà nước cấp phát cả cho gia đình. Các đồng chí là người miền Nam ra tập kết nay được điều động trở về chiến đấu, hoạt động ở miền Nam, nếu không có cha mẹ, vợ con ở miền Bắc thì vào miền Nam chiến đấu cũng hưởng chế độ sinh hoạt phí. Không có nghị quyết, chỉ thị nào xác định số anh em đó là diện "B trọc", nói "B trọc" như vậy là không hiểu về chính sách, về tình cảm, về ý nghĩa chính trị và trong thực tế có hàng chục vạn cán bộ chiến sĩ miền Nam tình nguyện tham gia lực lượng vũ trang cách mạng chiến đấu, có nhiều đồng chí được bố trí ở lại không đi ra Bắc tập kết, hoạt động bí mật liên tục đến ngày giải phóng không có tiền lương, không có quân hàm, gia đình cũng không có điều kiện để được hưởng chính sách trợ cấp B như ở miền Bắc nhưng anh chị em vẫn kiên cường bám trụ, anh dũng chiến đấu và đã lập những chiến công tuyệt vời, cùng quân dân cả nước đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng quê hương, thống nhất Tổ quốc, coi thắng lợi đó là quyền lợi, là động lực cao nhất đối với anh chị em sẵn sàng xả thân cứu nước. Thực tế là như vậy, mục đích, nội dung, đối tượng về chính sách đi B rất rõ ràng như vậy.

Thưa các đồng chí!

Hôm nay có điều kiện ôn lại lịch sử, chúng ta điểm lại sơ lược những vấn đề rất cơ bản về nguyên tắc tổ chức lãnh đạo xây dựng và phân công phân cấp quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ của Đảng trong quân đội. Từ khi là Phòng Cán bộ, hay Cục Cán bộ hoặc Tổng cục Cán bộ trước đây và Cục Cán bộ hiện nay, Đảng ta vẫn thực hiện nhất quán nguyên tắc ấy.

Tình hình thực tế là như vậy, nếu ai nghĩ và cho công tác cán bộ là do một cơ quan hay một cá nhân nào đó quyết định là sai lầm, là phủ nhân sự lãnh đạo của Đảng.

Với chức năng là cơ quan chuyên trách giúp Quân ủy Trung ương và Bộ Quốc phòng, chúng ta thấy cần có sự nghiên cứu tổng hợp tất cả các thời kỳ, các giai đoạn, các chiến trường khác nhau, vì mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn, mỗi chiến trường có yêu cầu về chính trị khác nhau, có tính lịch sử riêng của nó. Vì vậy mà công tác cán bộ, chính sách cán bộ của từng thời kỳ, giai đoạn đó không hoàn toàn giống nhau, không có điều kiện để thực hiện như nhau, đó là vấn đề lịch sử ta phải khẳng định. Các đồng chí chúng ta có mặt ở đây cũng có đủ các thế hệ của các thời kỳ là những nhân chứng, những tài liệu sống hiểu khá sâu sắc các vấn đề, không thể quên hết được, chúng ta có trách nhiệm phải nói lại để thế hệ sau hiểu rõ.

Tôi đề nghị có tổ chức chỉ đạo tập hợp tất cả các văn bản nghị quyết, chỉ thị… nói về vấn đề cán bộ và chủ trương chính sách đối với cán bộ trong các thời kỳ để cùng nhau nghiên cứu xác định những vấn đề thành công, thắng lợi của công tác cán bộ, đồng thời cũng xem xét kỹ những chủ trương chính sách không đúng, không còn phù hợp, cần thay đổi bổ sung, trên cơ sở đó thống nhất báo cáo với Đảng, với Nhà nước xem xét giải quyết và giải thích cho rõ ràng. Nếu để chậm trễ sẽ ảnh hưởng đến công tác cán bộ sau này, chúng ta không để lại được kinh nghiệm cho thế hệ sau. Tôi tin rằng chúng ta làm được, bây giờ làm vẫn không muộn, chắc chắn các đồng chí chỉ huy Cục Cán bộ đứng ra làm, chúng ta làm được.

Hôm nay là ngày vui gặp mặt rất có ý nghĩa. Ôn lại truyền thống, chúng ta tự hào về những cống hiến của chúng ta, đồng thời cũng thấy rõ trách nhiệm phải đóng góp cho thế hệ tiếp theo làm tốt hơn. Đó là vài suy nghĩ tâm sự của tôi với các đồng chí.

Cuối cùng, một lần nữa xin chúc sức khỏe tất cả các đồng chí và cảm ơn các đồng chí lãnh đạo Cục Cán bộ.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #4 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2022, 01:46:24 pm »


NHỮNG KỶ NIỆM ĐÁNG GHI NHỚ Ở CỤC CÁN BỘ

Thiếu tướng TRẦN ĐÌNH CỬU
Nguyên Cục trưởng Cục Cán bộ

Tôi được điều động về làm trưởng phòng cán bộ Binh chủng Hậu cần Cục Điều động Đề bạt - Tổng cục Cán bộ ngày 10 tháng 5 năm 1957, đến ngày 1 tháng 7 năm 1963 được bổ nhiệm cục phó, ngày 1 tháng 6 năm 1977 được bổ nhiệm cục trưởng và ngày 28 tháng 8 năm 1980 tôi rời khỏi cục về công tác ở Quân khu 7. Thế là tôi đã công tác ở Cục Cán bộ thời gian 23 năm, gần 1/4 thế kỷ công tác tại một đơn vị, gần một nửa thời gian tôi phục vụ quân đội.

Tôi bồi hồi xúc động nhớ lại đại gia đình Cục Cán bộ đã giáo dục, bồi dưỡng và giúp đỡ tôi trưởng thành, để phục vụ Đảng, phục vụ quân đội. Biết bao nhiêu kỷ niệm đã thấm sâu trong tim óc tôi trong thời công tác ở Cục Cán bộ. Nay tôi đã nghỉ hưu, nhưng có đêm còn nằm mơ đến những ngày làm công tác cán bộ ở cục, 23 năm ấy biết bao nhiêu tình, biết bao nhiêu kỷ niệm ấm áp. Vì thời gian có hạn, tôi chỉ xin ghi lại một số kỷ niệm lớn sau đây:


Kỷ niệm thứ nhất
NHÌN XA TRÔNG RỘNG

Viết về kỷ niệm này, tôi muốn nêu rõ sự lãnh đạo sáng suốt, tầm chiến lược nhìn xa trông rộng của Tổng Quân ủy trước đây, sau này là Quân ủy Trung ương của Tổng cục Chính trị đối với việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ Binh chủng, Hậu cần - Kỹ thuật nói riêng.

Tháng 10 năm 1954 sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ, chấp hành Nghị quyết 12 của Bộ Chính trị, quân đội ta ở miền Nam tập kết ra miền Bắc. Tổng Quân ủy, sau này là Quân ủy Trung ương chủ trương xây dựng quân đội từng bước chính quy hiện đại, trước tiên là xây dựng đội ngũ cán bộ. Trình độ cán bộ hai miền lúc đó chênh lệch. Cán bộ ở miền Bắc đã có một trình độ nhất định về chính quy hiện đại. Phần lớn cán bộ từ tiểu đoàn trở lên đều đã qua các chiến dịch, nhất là chiến dịch Điện Biên Phủ. Cán bộ miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào, Bình Trị Thiên, Huế, Khu 5, Nam Bộ trình độ có thấp hơn. Nhưng nhìn chung đội ngũ cán bộ quân đội ta đều được rèn luyện thử thách trong chiến đấu, xây dựng. Tổng Quân ủy chủ trương lấy công tác bồi dưỡng xây dựng đội ngũ cán bộ làm trung tâm trong một thời gian tương đối dài để chuẩn bị kế hoạch xây dựng quân đội ta tiến lên chính quy hiện đại. Về biện pháp, Tổng Quân ủy chủ trương ở trong nước củng cố hệ thống nhà trường từ sơ cấp đến trung cao cấp, từ binh chủng hợp thành đến binh chủng và cán bộ kỹ thuật là chủ yếu. Song song với việc bồi dưỡng đào tạo trong nước là chủ yếu, Tổng Quân ủy chủ trương gửi đi học ở các nước anh em xã hội chủ nghĩa như: Liên Xô, Trung Quốc và một số nước xã hội chủ nghĩa khác, để đào tạo bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ cao cấp về binh chủng hợp thành, về quân binh chủng, về cán bộ hậu cần, về cán bộ khoa học kỹ thuật. Thực hiện chủ trương trên, Tổng cục Cán bộ và Tổng cục Chính trị, từ năm 1955 đã tập trung một số lớn cán bộ từ đại đội, tiểu đoàn đến trung cao cấp (trung đoàn và sư đoàn) đã qua thử thách chiến đấu ở các đơn vị trong toàn quân về trường văn hóa quân đội ở Kiến An (sau này ở Lạng Sơn) để bồi dưỡng thêm về văn hóa và ngoại ngữ, chủ yếu là tiếng Trung Hoa, từ năm 1956 - 1957 đến năm 1960. Cục Cán bộ chỉ định người cụ thể đi học, giúp tổng cục lựa chọn, chuẩn bị về tổ chức và gửi cán bộ đi học. Cụ thể là: trước hết cử các cán bộ chủ trì cao cấp, trung cấp, binh chủng hợp thành, quân binh chủng, hậu cần kỹ thuật. Tôi nhớ là lúc đó các đồng chí cao cấp, từ thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu như đồng chí Trần Quý Hai, Vương Thừa Vũ, Trần Văn Trà, Trần Văn Quang đến các cán bộ cấp tướng như các đồng chí Hoàng Sâm, Hoàng Minh Thảo, Vũ Lăng, Vũ Yên, Vũ Lập, Phạm Hồng Sơn, Hoàng Phương, Thái Dũng, v.v... lần lượt đi học các học viện cao cấp của Liên Xô như Vô-lô-xi-lốp và Trung Quốc như học viện cao cấp Bắc Kinh, Nam Kinh. Rồi đến cán bộ chủ trì cao cấp các quân binh chủng đi đào tạo ở các học viện Liên Xô, Trung Quốc. Quân chủng Không quân có các đồng chí Đặng Tính, Hoàng Thế Thiện, Nguyễn Văn Tiên. Quân chủng Phòng không có các đồng chí Lê Văn Tri, Đoàn Huyên, Nguyễn Quang Bích, Vũ Xuân Vinh, Nguyễn Quang Tuyến, Trần Nhẫn. Quân chủng Hải quân có các đồng chí Nguyễn Bá Phát, Tạ Xuân Thu, Hoàng Trà, Văn Giang, Đoàn Bá Khánh, Hoàng Hữu Thái, Nguyễn Dưỡng, v.v... Binh chủng Pháo binh có các đồng chí Phùng Thế Tài, Doãn Tuế, Trần Thanh Từ và nhiều đồng chí khác. Binh chủng Công binh có các đồng chí Trần Bá Đặng, Vũ Trọng Hà, Lương Soạn, Nguyễn Thuận, Nguyễn Từ Xê. Binh chủng Thông tin có các đồng chí Hoàng Niệm, Phạm Niên và nhiều đồng chí khác. Binh chủng Tăng thiết giáp có các đồng chí Đào Huy Vũ, Đào Văn Xuân, Dương Đằng Giang. Binh chủng Hóa học có đồng chí Đặng Quân Thụy và một số đồng chí khác. Riêng các quân chủng Không quân, Hải quân và Binh chủng Tăng thiết giáp cần gửi đi đồng bộ. Về không quân, ngoài các đồng chí đã học ở các học viện, không quân còn cử các đồng chí chỉ huy bay, trung đoàn bay, người lái và các kỹ thuật viên, như các đồng chí Đào Đình Luyện, Trần Văn Mạnh, Nguyễn Phúc Trạch, v.v... để đồng bộ, thành một khung, nhiều khung đến khi cần và có trang bị là ta sử dụng được ngay.

Binh chủng Hải quân cũng cử đi đồng bộ chỉ huy, các ngành kỹ thuật, học về các loại tàu tuần tra, săn ngầm... Binh chủng Tăng cử các đồng chí chỉ huy, từ chỉ huy đến lái, thợ sửa chữa, các khung trung đoàn, khi cần chúng ta có thể sử dụng được ngay.

Cơ quan Bộ Tổng Tham mưu, cử đi các đồng chí thủ trưởng Cục Tác chiến, Cục Quân huấn, Cục Tình báo, Cục Dân quân, Cục Quân lực đi học để về giúp Bộ nắm và chỉ đạo các binh chủng hợp thành, các binh chủng kỹ thuật.

Về cán bộ chính trị, ta chỉ cử một số để rút kinh nghiệm như các đồng chí Lê Hiến Mai, Nguyễn Xuân Mậu đi học. Đồng chí Lê Hai đi học ở Học viện cao cấp Bắc Kinh, đồng chí Đặng Vũ Hiệp đi học ở Học viện Quân chính Lê-nin và đồng chí Lê Khanh học ở trường Đảng cao cấp để rút kinh nghiệm.

Về cán bộ hậu cần, đã gửi đi các cán bộ chủ trì các cấp của Tổng cục Hậu cần như các đồng chí Trần Thọ, Hoàng Điền, Trần Chí Cường và các đồng chí cục trưởng, cục phó trong Tổng cục Hậu cần (vận tải, xăng dầu, quân nhu, quân giới...) như các đồng chí Phan Tử Quang, Đinh Trọng Nữu...

Về cán bộ quân y, đã gửi đi Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa để bồi dưỡng trên đại học, làm luận án tiến sĩ, để bồi dưỡng thành cán bộ chủ trì đầu ngành nội ngoại khoa và các chuyên khoa ở trong quân đội, trong ngành quân y và làm chủ nhiệm các khoa của Viện Quân y 108 và Trường đại học Quân y. Sau này, nhiều đồng chí đi bồi dưỡng các lớp này đã trở thành các giáo sư, tiến sĩ, viện sĩ nổi tiếng ở trong nước và trên thế giới như các đồng chí Nguyễn Thế Khánh, Võ Văn Vinh, Đặng Đình Huấn, Nguyễn Huy Phan, Nguyễn Trọng Nhân, Bùi Đại, Phan Tử Dương...

Về cán bộ khoa học kỹ thuật, ta cử đi đào tạo các kỹ sư đồng bộ, các phó tiến sĩ, tiến sĩ ở các ngành khoa học kỹ thuật. Tôi nhớ trong số này có đồng chí Trương Khánh Châu đi làm phó tiến sĩ ở Học viện Không quân Liên Xô. Ta còn cử cán bộ đi các nước xã hội chủ nghĩa khác như Ba Lan, Cộng hòa dân chủ Đức, Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Tiệp Khắc. Đến năm 1963, ta đã gửi đi đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều cách, đào tạo dài, bồi dưỡng ngắn, thời gian dài ngắn khác nhau nên ta đã có được một đội ngũ cán bộ tương đối hoàn chỉnh, từ binh chủng hợp thành đến quân binh chủng, hậu cần, quân y và khoa học kỹ thuật.

Từ năm 1961 đến năm 1963, một số được đào tạo ở nước ngoài đã trở về và được Quân ủy gửi vào miền Nam theo kế hoạch xây dựng quân đội ở miền Nam. Ở miền Bắc, ta đã hình thành xây dựng các quân binh chủng. Cán bộ chủ trì các quân binh chủng được gửi đi bồi dưỡng ở các nước anh em. Đến năm 1964, khi đế quốc Mỹ gây chiến tranh phá hoại ở miền Bắc, ta đã sẵn sàng có đội ngũ cán bộ để tổ chức các quân binh chủng như Phòng không, Không quân, Hải quân, v.v... các binh chủng và đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật từ thủ trưởng Bộ và cơ quan Bộ đến Tổng cục Hậu cần đã sẵn sàng tiếp nhận trang bị, khí tài, vũ khí của Liên Xô, Trung Quốc viện trợ cho ta. Ta có đủ trình độ để làm việc với đội ngũ chuyên gia bạn xây dựng quân đội ta hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lúc bấy giờ. Kết quả là từ năm 1964 đến những năm 1968, 1972 ta đã đánh thắng Mỹ trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và đã gửi vào miền Nam nhiều cán bộ có trình độ để xây dựng quân đội trưởng thành. Từ năm 1972 đến nằm 1975, ta đã chuẩn bị hoàn chỉnh cán bộ các quân đoàn, các quân binh chủng kỹ thuật để đi đến Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Bây giờ suy ngẫm lại, tôi mới thấm thìa sự sáng suốt của Bộ Chính trị, của Tổng Quân ủy đã có tầm lãnh đạo, nhìn xa trông rộng và sự chỉ đạo chặt chẽ của Tổng cục Chính trị, Bộ Tổng Tham mưu và tinh thần chấp hành triệt để của Cục Cán bộ. Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị đã nhìn trước 10 năm, 15 năm, 20 năm sau, từ khi quân đội ta tập kết đến khi chúng ta giành thắng lợi hoàn toàn. Tóm lại có thể nói từ năm 1960 đến năm 1975 công tác cán bộ đã góp một phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược ở miền Nam cũng như ở miền Bắc để đi đến thắng lợi cuối cùng, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #5 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2022, 01:47:53 pm »


Kỷ niệm thứ hai
NHANH HAY CHẬM

Năm 1958, chấp hành nghị quyết của Bộ Chính trị về xây dựng quân đội chính quy hiện đại, Tổng Quân ủy chủ trương trao quân hàm lần đầu tiên cho đội ngũ cán bộ. Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị chỉ đạo việc thực hiện. Mùa hè năm 1958 đồng chí Nguyễn Chí Thanh, Phó bí thư Tổng Quân ủy - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị cùng đồng chí Phạm Ngọc Mậu, Cục trưởng Cục Điều động - Đề bạt, đồng chí Trần Hoài Ân, Cục phó và các trưởng phó phòng trong Cục Điều động - Đề bạt; Phòng Quân sự có đồng chí Võ Văn Thạnh, Lương Hữu Dụ; Phòng Chính trị có đồng chí Đặng Hòa, Nguyễn Ích; Phòng Quân chủng - Hậu cần có đồng chí Trần Đình Cửu, đồng chí Nguyễn Đức Phương. Tất cả ra Đồ Sơn, nhà nghỉ của Tổng Quân ủy, để họp thông qua cụ thể nhân sự. Cuộc họp 10 ngày do đồng chí Nguyễn Chí Thanh chủ trì. Kế hoạch làm việc rất kỹ, các trưởng phó phòng phải chuẩn bị rất chu đáo, nhận xét, đánh giá, đề nghị từng cán bộ trung đoàn trở lên để báo cáo với đồng chí chủ nhiệm. Mỗi cán bộ chỉ được báo cáo từ 5 phút đến 10 phút vì trước đó thủ trưởng Cục Điều động - Đề bạt, anh Mậu, anh Ân đã làm việc với các đồng chí trưởng phó phòng để chuẩn bị báo cáo Tổng cục. Sau khi báo cáo, đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục hỏi các phòng trả lời rồi đi đến quyết định.

Tôi nhớ một kỷ niệm. Hôm đó, đến phần đề bạt quân hàm cán bộ hậu cần, đồng chí Nguyễn Đức Phương phó phòng báo cáo một đồng chí cán bộ chủ nhiệm hậu cần sư đoàn và đề nghị trao quân hàm trung tá, sau đó đồng chí có thêm một câu "đồng chí này đề bạt hơi nhanh". Đồng chí Nguyễn Chí Thanh liền hỏi: đồng chí nói cái gì? Một đồng chí cán bộ thành phần cơ bản, đã qua thử thách chiến đấu, đã qua các chiến dịch và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong chiến dịch Điện Biên Phủ, đạo đức tốt nay được trao quân hàm trung tá, không phải là nhanh. Nhanh hay chậm là do quan điểm đánh giá, nhận xét cán bộ của ta, phải quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng, quan điểm phát triển để đánh giá cán bộ. Phải căn cứ vào đức tài và nhu cầu để giao nhiệm vụ và đề bạt, không lệ thuộc đơn thuần vào thời gian giữ cấp, chức. Do thế ta mới sớm có được đội ngũ cán bộ chủ trì tốt. Đồng chí có biết không, trong cách mạng, ngày hôm trước một đồng chí là công nhân, hôm sau cách mạng thắng lợi, đồng chí ấy đã trở thành là chủ tịch nước, là tổng thống của một nước. Chúng tôi, các cán bộ trưởng phó phòng lúc đó được một bài học sâu sắc về nhận xét, đánh giá, bồi dưỡng đề bạt cán bộ theo quan điểm cách mạng, quan điểm phát triển và đó là một kỷ niệm mà chúng tôi nhớ mãi trong đời làm công tác cán bộ.



Kỷ niệm thứ ba
BÁM SÁT CHIẾN TRƯỜNG

Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời của thủ trưởng Tổng cục Chính trị, Cục Cán bộ luôn đi sát các chiến trường để tìm hiểu cán bộ. Ngay từ khi mới về cục, chúng tôi đã được giáo dục: muốn hiểu cán bộ, đánh giá đúng cán bộ phải biết mặt, biết người, biết công việc, biết kết quả thực hiện nhiệm vụ và phải sâu sát cán bộ. Quán triệt tư tưởng đó, Cục Cán bộ từ năm 1961 đến năm 1975 đã nhiều lần cử cán bộ đi chiến trường miền Nam, có lần có cả thủ trưởng Tổng cục Chính trị cùng đi, rồi đến thủ trưởng cục, các đồng chí trưởng phó phòng và các cán bộ trong cục.

Năm 1961, Tổng cục Chính trị đã đưa một số cán bộ ở Cục Cán bộ vào miền Nam theo đoàn cán bộ bổ sung cho miền Nam. Đó là đoàn Phương Đông, do anh Trần Văn Quang dẫn đầu, trong đó có đồng chí Nguyễn Văn Quảng phó phòng cán bộ quân sự, sau này là phó chủ nhiệm chính trị Miền, đồng chí Phan Văn Mỹ sau này là trưởng phòng cán bộ B2.

Năm 1963 - 1964 Tổng cục Chính trị đã cử một đoàn cán bộ gồm các cục vào Khu 5. Đoàn gồm các đồng chí Trần Đình Cửu - Cục phó Cục Cán bộ làm trưởng đoàn, Nguyễn Mạnh Ái, Cục phó Cục Bảo vệ, Nguyễn Như Ngà, Cục phổ Cục Tổ chức, Nguyễn Quang Minh - phó phòng Cục Tuyên huấn, có cả Bùi Tín bấy giờ là phó phòng tuyên huấn cùng đi, đồng chí Cục phó Cục Dân quân và một số đồng chí khác. Đoàn đã đi vào tiếp xúc với cán bộ ở Quân khu 5, từ cán bộ các công trường, lúc đó là bí danh các trung đoàn chủ lực của khu, đến các tỉnh như Quảng Ngãi, Quảng Nam, Bình Định, xuống tận huyện Đức Phổ để nắm chắc các cán bộ. Gần một năm sâu sát cán bộ, đoàn đã tìm hiểu được cán bộ chủ lực, địa phương, dân quân và tâm tư nguyện vọng của cán bộ. Đoàn đã khắc phục khó khăn, chịu đựng gian khổ, không ngại gian nguy, có lần trong trận càn Đỗ Xá, là trận càn lớn nhất của địch vào căn cứ địa Khu 5 năm 1964, đoàn cũng vượt qua. Đoàn đã làm việc với các đồng chí Nguyễn Đôn - Tư lệnh quân khu, Đoàn Khuê - Phó chính ủy quân khu, Đặng Hòa (tức Vân) - Chủ nhiệm chính trị quân khu, Mai Tân - Phó chủ nhiệm chính trị quân khu. Chuyến đi vào Khu 5 gần một năm đã tích lũy cho cán bộ của Cục Cán bộ sự hiểu biết về cán bộ và đặc điểm chiến trường Khu 5, khi về đoàn đã báo cáo trực tiếp với đồng chí Nguyễn Chí Thanh - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Năm 1972, đồng chí Nguyễn Ngọc Diệp - Cục phó Cục Cán bộ và một số cán bộ trong cục đã đi theo đồng chí Song Hào - Chủ nhiệm tổng cục, đồng chí Lê Quang Đạo - Phó chủ nhiệm tổng cục vào chiến dịch Quảng Trị để bám sát chiến trường tìm hiểu cán bộ trong chiến dịch Quảng Trị.

Năm 1973 - 1974, đồng chí Phó chủ nhiệm Tổng cục Phạm Ngọc Mậu và đồng chí Cục phó Nguyễn Ngọc Diệp đã đi vào Tây Nguyên, Khu 5 và Nam Bộ để tìm hiểu sâu sát đội ngũ cán bộ. Ngoài thủ trưởng tổng cục và cục ra, các đồng chí trưởng phó phòng như Hồ Xuân Lựu, Trần Khôi và một số đồng chí khác cũng vào đến Nam Bộ để nắm đội ngũ cán bộ và bồi dưỡng nghiệp vụ cho ngành cán bộ của Miền.

Đến năm 1974 - 1975, Tổng cục Chính trị lại cử một đoàn cán bộ do đồng chí Nguyễn Văn Lân - Cục trưởng Cục Tổ chức làm trưởng đoàn, đồng chí Cửu - Cục phó Cục Cán bộ làm phó đoàn và đồng chí Trần Hữu Nghĩa cán bộ của cục đi vào Miền để tìm hiểu tình hình cán bộ, chuẩn bị cho quyết tâm chiến lược của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương. Có thể nói Tổng cục Chính trị đã bám sát chiến trường để hiểu cán bộ, để có thể làm tham mưu cho Quân ủy Trung ương về công tác cán bộ. Ngoài số cán bộ của cục đi công tác ở chiến trường, tổng cục còn cử một số cán bộ trước đây là trưởng phòng cán bộ các sư đoàn, quân khu tăng cường cho các "bê" (B): B4, B1, B3, B2. Ở B4, có đồng chí Võ Phi Trắng (tức Vũ Thắng) trước là trưởng phòng cán bộ sư đoàn 325, vào B4 làm chủ nhiệm chính trị và sau này đồng chí làm bí thư tỉnh ủy Thừa Thiên. Ở B1, đồng chí Đặng Hòa vào làm chủ nhiệm chính trị Khu 5, đồng chí Mai Tân nguyên là phó phòng cán bộ Quân khu 4 làm phó chủ nhiệm chính trị quân khu. Ở B3, có đồng chí Trần Xuân Lư làm chủ nhiệm chính trị B3. Đồng chí Nguyễn Văn Quảng vào làm phó chủ nhiệm chính trị ở chiến trường Miền, đồng chí Phan Văn Mỹ làm trưởng phòng cán bộ B2. Nhờ vậy nên công tác cán bộ được các đồng chí chú ý và liên lạc chặt chẽ với Cục Cán bộ, công tác cán bộ bám sát được chiến trường, phục vụ cho Quân ủy Trung ương, Tổng cục Chính trị bổ nhiệm, sắp xếp, đề bạt tương đối kịp thời và chính xác. Ngay sau khi thắng lợi của đại thắng mùa xuân, tháng 12 năm 1975 Tổng cục lại cử đồng chí Trần Đình Cửu - Cục phó Cục Cán bộ tham gia đoàn của Bộ do đồng chí Lê Ngọc Hiền - Tổng tham mưu phó làm trưởng đoàn. Trong đoàn, có Cục Cán bộ, Cục Chính sách Tư lệnh Binh chủng Hóa học Đặng Quân Thụy, Quân chủng Không quân có đồng chí Nguyễn Hồng Nhị và một số cán bộ của các cục khác. Đoàn đã đi 18 ngày liền trên biển ra các đảo trong cụm quần đảo Trường Sa để chuyển lẵng hoa và Thư chúc tết của Bác Tôn đến cán bộ, chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa và tìm hiểu tâm tư nguyện vọng, đời sống của cán bộ, chiến sĩ của quần đảo khi mới giải phóng.

Tóm lại, trong chiến tranh, Cục Cán bộ đã đến với các nơi khó khăn ác liệt để tìm hiểu cán bộ để biết cán bộ, do đó đã góp phần làm tốt công tác tham mưu cho Tổng cục Chính trị và Quân ủy Trung ương về công tác cán bộ.



Kỷ niệm thứ tư
SÂU ĐẬM TÌNH NGHĨA QUỐC TẾ

"Việt - Lào hai nước chúng ta,
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long"

Quý IV năm 1974, theo yêu cầu của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào, Tổng cục Chính trị ta cử các đoàn cán bộ sang báo cáo kinh nghiệm về công tác đảng - công tác chính trị với lãnh đạo tổng cục bạn. Đoàn Cục Tuyên huấn, do đồng chí Cục trưởng Nguyễn Trọng Yên làm trưởng đoàn. Đoàn Cục Tổ chức, do Cục phó Đặng Hữu Lộc (tức Lộc Bi) làm trưởng đoàn. Đoàn Cục Cán bộ do đồng chí Trần Đình Cửu - Cục phó Cục Cán bộ làm trưởng đoàn, có đồng chí Nghiêm Kỷ phòng kế hoạch cùng đi. Trong một tuần lễ, đoàn cán bộ đã báo cáo kinh nghiệm công tác cán bộ trực tiếp với đồng chí Sa-mán Vi-nha-khẹt; đồng chí Chăn-co, Cục phó Cục Cán bộ; đồng chí Mết, Cục phó Cục Tổ chức và một số đồng chí khác. Nội dung báo cáo kinh nghiêm tương đối toàn diện, từ đường lối cán bộ, phương hướng giai cấp, tiêu chuẩn lựa chọn cán bộ, nguồn cán bộ, công tác quản lý cán bộ, công tác bổ nhiệm, sắp xếp đề bạt cán bộ, công tác trao quân hàm, công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ, công tác chính sách bảo dưỡng cán bộ, công tác hồ sơ cán bộ, v.v... Các đồng chí lãnh đạo tổng cục bạn và các đồng chí thủ trưởng các cục thuộc Tổng cục Chính trị quân đội của bạn rất hoan nghênh những kinh nghiêm ta đã báo cáo. Bạn rất trọng thị đoàn cán bộ, tiếp đoàn ở nhà khách đặc biệt, nơi mà trước đây đã đón tiếp đồng chí Lê Duẩn. Hàng ngày đồng chí Sa-mán Vi-nha-khẹt ăn cơm với đoàn rất thân tình. Sau khi làm việc, đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Khăm-tày Xi-phăn-đon đã tiếp đồng chí đoàn trưởng, nghe báo cáo một số ý kiến, hứa sẽ trực tiếp nghe ghi âm lại kinh nghiệm công tác cán bộ của quân đội ta. Trong buổi tiễn đưa đoàn, đồng chí Khăm-tày Xi-phăn-đon, đồng chí Sa-mán Vi-nha-khẹt đã chủ trì tổ chức một cuộc tiễn đưa đoàn rất thân tình theo kiểu dân tộc Lào, tổ chức một buổi tiệc ăn thịt dê và ăn theo lối dân tộc tức là dùng tay trực tiếp, chứ không dùng đũa, tình cảm quốc tế rất sâu đậm. Sau này, đồng chí Ô-xa-căn, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Lào có lần vào thăm Quân khu 7, gặp lại tôi, đồng chí nhắc lại tình cảm quốc tế và đánh giá cao những kinh nghiệm về công tác tuyên huấn, công tác tư tưởng, công tác tổ chức, công tác cán bộ mà Tổng cục Chính trị của ta đã cử cán bộ sang báo cáo.

Trên đây là một số kỷ niệm đáng ghi nhớ. Mong rằng những kỷ niệm này đóng góp được một phần nhỏ vào tập sưu tầm tư liệu để nêu ra được những kinh nghiệm của Cục Cán bộ ta.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #6 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2022, 01:49:59 pm »


MẤY ĐIỂM RÚT RA TỪ CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
CỦA CƠ QUAN CÁN BỘ

Thiếu tướng ĐOÀN QUANG THÌN
Nguyên quyền Cục trưởng Cục Cán bộ

1. Chuẩn bị chiến tranh, hay chiến tranh đang phát triển, việc xây dựng lực lượng là cấp bách, xây dựng lực lượng trong hòa bình là để chuẩn bị cho chiến tranh xảy ra.

Cơ quan cán bộ phải kịp thời tổ chức và kiện toàn tổ chức, vì khi nhiệm vụ chính trị đã thay đổi thì tổ chức phải thay đổi kịp thời. Về quy mô và hình thức tổ chức số lượng - chất lượng cần bảo đảm nhiệm vụ chính trị. Số lượng cơ quan cán bộ tăng hay giảm là tùy thuộc vào năng lực trình độ cán bộ quyết định.
 
2. Về nguyên tắc, tổ chức cán bộ của Đảng ta là cấp ủy trực tiếp lãnh đạo công tác cán bộ. Cấp trên chỉ đạo cấp dưới trở thành một hệ thống về nghiệp vụ từ trung ương đến cơ sở. Ngành nghiệp vụ cán bộ phải chuyên môn hóa. Càng hiện đại thì càng phải chuyên môn sâu. Bất cứ giai đoạn nào, quân đội nào cũng phải có cơ quan quản lý nhân sự, cơ quan cán bộ là một bộ phận quan trọng nhất về quản lý nhân sự cán bộ.

3. Cơ quan cán bộ là cơ quan tham mưu cho cấp ủy "về chiến lược con người". Nếu tuyển chọn và sắp xếp không đúng, cán bộ càng cao, trọng trách càng lớn thì nguy hại càng to. Ví dụ: một cán bộ có đạo đức năng lực chỉ đương nhiệm ở cấp tiểu đoàn nay mạnh dạn đề bạt lên cấp trung đoàn, do tuyển chọn và sắp xếp không đúng thì hậu quả ra chiến trường chỉ huy sẽ gây ra thương vong lớn, hoặc thất bại là lẽ thường.

4. Đặc trưng nghiệp vụ của cơ quan cán bộ là "vừa thiết kế, vừa thi công". Sau khi tổ chức biên chế đã được duyệt thì cùng với các cơ quan chức năng phải sắp xếp tổ chức và sắp xếp cán bộ. Bất cứ giai đoạn nào lực lượng quân đội cũng có tăng, có giảm, trong hòa bình cũng như lúc chiến tranh. Về mặt chiến lược phải dự toán cho chính xác để chủ động đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu về cán bộ.

Ở nước ta khi tình hình chiến sự xảy ra ở A, B, C, K phải nghiên cứu đối tượng tác chiến Pháp - Mỹ - ngụy đang sử dụng vũ khí gì, chiến lược, chiến thuật gì trên 4 chiến trường ra sao? Bộ Tổng Tham mưu báo cáo lên Trung ương và Quân ủy Trung ương ra nghị quyết tổ chức và sắp xếp cán bộ. Nếu không quán triệt được nghị quyết để hiểu tình hình địch, tình hình ta cho chính xác thì làm sao tính toán được để lập kế hoạch 5 năm? Ở các nước hiện đại như Liên Xô, Đức, ngoài kế hoạch 5 năm, họ còn dự tính kế hoạch phát triển từ 10 đến 20 năm.

Ở Liên Xô, Lê-nin đã phác họa kế hoạch xây dựng quân đội 20 năm:

1. Từ Bạch quân thành Hồng quân hóa.

2. Hồng quân cơ giới hóa.

3. Hồng quân hạm đội hóa - không quân hóa.

4. Hồng quân tên lửa hóa.

5. Hồng quân nguyên tử hóa.

Những kế hoạch 5 năm đều nằm trong kế hoạch của nền kinh tế quốc dân tăng trưởng, ngân sách chi phí về an ninh và quốc phòng.

Trong chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ, Đảng chủ trương tranh thủ viện trợ bên ngoài để trang bị vũ khí. Nhưng điều quan trọng bậc nhất là vấn đề ta phải đào tạo cán bộ. Tức là đào tạo con người nắm vũ khí hiện đại. Ta đã chuẩn bị 10 năm mới có cán bộ đánh Mỹ - ngụy trên 4 chiến trường, đặc biệt chiến thắng chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và chiến tranh cục bộ ở miền Nam, ở Lào và Cam-pu-chia.

Muốn đào tạo và sử dụng đúng cán bộ, phải nắm chắc tình hình, dự đoán được nhu cầu phát triển trước mắt và lâu dài, trên cơ sở nền kinh tế - xã hội của đất nước. Ta đã có kinh nghiệm: do không nghiên cứu kỹ nên có thời kỳ ta gửi cán bộ sang Liên Xô học để về thành lập trung đoàn đường sắt, song phải giải thể vì đường sắt ta phá hoại rồi còn đâu! Hoặc cử cán bộ đi học để về thành lập lữ đoàn nhảy dù, nhưng lại không dùng, phải chuyển sang thành lập Binh chủng Đặc công, v.v... Đó là một bài học kinh nghiệm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #7 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2022, 04:39:17 pm »


NIỀM TỰ HÀO ĐƯỢC SỐNG
VÀ LÀM VIỆC Ở CỤC CÁN BỘ

Thiếu tướng LÊ ĐÌNH SỐ
Nguyên Cục trưởng Cục Cán bộ

Năm 1961 tôi nhận quyết định về Cục Cán bộ, nhưng thực ra tôi đã làm việc của Cục Cán bộ từ năm 1956 khi tôi được trên điều từ trưởng ban tổ chức cán bộ (lúc ấy tổ chức và cán bộ là một) sư đoàn pháo binh sang Bắc Kinh (Trung Quốc) làm nhiệm vụ quản lý học sinh quân sự Việt Nam tại Trung Quốc.

Chủ trương của trên lúc này là khẩn trương tranh thủ thời gian sau khi ký Hiệp định Giơ-ne-vơ đưa cán bộ quân đội sang học tập ở nước bạn để nâng cao trình độ mà trong thời gian kháng chiến ta chưa có điều kiện và khi hòa bình mới lập lại ta chưa đủ giáo viên, trường sở để tổ chức học tập.

Trong thời gian từ năm 1956 đến năm 1960, thường xuyên ta có ở Trung Quốc hơn 30 đoàn với trên dưới 800 học sinh từ cao cấp đến sơ cấp, từ tướng lĩnh đến binh nhì, từ đào tạo bổ túc đến nghiên cứu ngắn hạn, đủ các quân binh chủng, các ngành nghề chuyên môn, kỹ thuật ở hầu khắp các địa phương của Trung Quốc.

Thời gian này Trung Quốc gặp nhiều khó khăn về lương thực, đói kém, nhất là quãng từ năm 1958 đến năm 1960. Anh em ta vừa mới kết thúc chiến tranh, chưa kịp ổn định hậu phương gia đình, sức khỏe, văn hóa, ngoại ngữ lại hạn chế... nhưng quán triệt được chủ trương, ý định của trên nên tinh thần quyết tâm khắc phục khó khăn để học tập rất cao. Tuy vậy, không phải không có chuyện gay cấn nội bộ, ở nơi này, nơi khác có đồng chí cán bộ cao cấp phát ngôn vô tổ chức. Quân ủy phải gọi về nước thi hành kỷ luật và không cho sang học nữa. Nhưng đó đều là vấn đề nội bộ, mà vấn đề nội bộ thì do Việt Nam giải quyết chứ bạn không can thiệp. Còn đối với bạn thì anh em quan hệ, giữ gìn rất tốt, không xảy ra trường hợp nào va chạm với lãnh đạo và học sinh các trường của bạn.

Thực phẩm khó khăn tới mức ở một học viện có học sinh Việt Nam học, đồng chí chính ủy học viện báo cáo tổng kết đã nêu một kinh nghiệm nuôi quân "xào rau không cần dầu mỡ!" (thực ra là không có chứ không phải không cần).

Những cán bộ đã qua học tập ở Trung Quốc, sau này rất nhiều anh em đều phát huy tốt vai trò của mình. Cơ bản là do Đảng ta lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện nhưng cũng có sự giúp đỡ của Trung Quốc lúc bấy giờ. Quân ủy Trung ương mạnh dạn đưa cán bộ đi học, đồng thời luôn luôn nhắc nhở: tiếp thu kiến thức của bạn nhưng phải vận dụng đúng với kinh nghiệm và thực tiễn của ta.

Tôi nhớ mãi như một kỷ niệm về hành trang "xuất ngoại" của mình: được Bộ Quốc phòng cấp cho một bộ quần áo ka ki màu vàng (màu của công an lúc bấy giờ) và một bộ vải sợi nhuộm tím, với một mảnh vải trắng để gói và một cuộn dây để buộc thay va-li. Sang đến Bắc Kinh, đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói "ở đây không ai mặc của này, bỏ đi thôi!". Có lần tôi từ Bắc Kinh xuống Nam Kinh nắm tình hình học sinh Việt Nam tại trường Tổng cao Trung Quốc, Cục Đối ngoại Bộ Quốc phòng Trung Quốc điện báo cho trường đón tiếp đồng chí "Vũ quan" Việt Nam xuống làm việc. Thượng tướng hiệu trưởng Tống Thời Luân trịnh trọng cử một thượng tá cán bộ nhà trường đi đón tôi trên đường từ Bắc Kinh xuống (đi tàu hỏa). Đồng chí thượng tá lên tàu hỏa tìm khắp các toa không thấy tôi. Về đến ga Nam Kinh, đồng chí xuống tàu đã thấy tôi đang gặp gỡ các đồng chí thủ trưởng của trường ra đón. Sau đó tôi được biết là đồng chí thượng tá bị hiệu trưởng thi hành kỷ luật vì không làm tròn nhiệm vụ! Vì sao đồng chí ấy không tìm thấy tôi? Vì đồng chí ấy chỉ tìm ở các toa ghế mềm, chứ không ngờ rằng đồng chí "Vũ quan" Việt Nam lại nằm ở toa ghế cứng! Tôi viết thư kể chuyện này về Cục Cán bộ, từ đó Bộ Quốc phòng cho phép tôi đi công tác trên đất Trung Quốc bằng tàu hỏa thì được vé ghế mềm.

Thời gian công tác ở Trung Quốc từ năm 1956 đến năm 1959 vẫn không có lương, chỉ được cung cấp ăn và mỗi tháng được 5 đồng nhân dân tệ tiêu vặt. Những năm Trung Quốc đói kém, để đồng cam cộng khổ, cán bộ, nhân viên sứ quán (trong đó có tôi) mỗi tuần ăn một bữa cháo để tiết kiệm gạo (cháo thật sự chứ không phải cháo gà như người ta thường nói).


1961 - 1964:

Năm 1961 từ Bắc Kinh tôi được điều về Hà Nội làm phó phòng quản lý cán bộ chính trị, thuộc Cục Cán bộ.

Quãng thời gian này, về công tác cán bộ nổi lên mấy vấn đề:

- Tiếp tục cao trào bổ túc văn hóa cho cán bộ. Đội ngũ cán bộ trong kháng chiến chống Pháp của chúng ta hầu hết xuất thân từ công nông dưới chế độ thực dân phong kiến, trình độ văn hóa rất thấp, trong kháng chiến bận chiến đấu ít được học hành. Nay xây dựng quân đội chính quy, từng bước hiện đại, yêu cầu phải có trình độ văn hóa thích ứng, nên Bộ chủ trương phát động cao trào học tập văn hóa cho cán bộ là chính xác và cấp bách. Kỷ luật học văn hóa rất nghiêm, từ thủ trưởng tổng cục cho đến trợ lý, ai thuộc diện phải bồi dưỡng văn hóa thì đều phải học, vô cớ bỏ học là thi hành kỷ luật. Cục trưởng Trần Hoài Ân ban ngày lên lớp nghe giảng, tối về nhờ công vụ làm bài giúp để sáng mai nộp cho giáo viên. Đồng chí Nguyễn Văn Hãnh gọi đi kiểm tra bài, phần bận việc, phần học kém, bực bội trả lời: "ông đi học cho là phúc rồi còn kiểm tra gì nữa"! Nói vậy nhưng vẫn phải đi, sợ bị kỷ luật.

- Thời kỳ này vừa phải có đủ cán bộ cho lực lượng hiện có vừa phải chuẩn bị sẵn sàng cho yêu cầu mở rộng lực lượng đáp ứng nhiệm vụ chiến đấu ở miền Nam.

Đường lối cán bộ là "lấy công nông làm cốt cán", mạnh dạn bồi dưỡng đề bạt cán bộ công nông. Tuy nhiên vẫn bị cản trở bởi tư tưởng hẹp hòi, bảo thủ... nên mới có phương châm chỉ đạo "chọn cột cờ trong bó đũa", "thà yếu còn hơn thiếu", "thà thiếu còn hơn ẩu".

Nhờ có chủ trương này đã phát triển được đội ngũ cán bộ, từ năm 1960 đến năm 1965 đã tăng lên hàng chục vạn cán bộ. Chủ trương mạnh dạn bồi dưỡng đề bạt công nông là chính xác, đội ngũ phát triển vững vàng, tuy nhiên cũng không tránh khỏi có những trường hợp khi cất nhắc nặng về thành phần xuất thân mà nhẹ về tiêu chuẩn, cán bộ cứ nói mãi về một số trường hợp cụ thể... xem đó như là thành phần chủ nghĩa.

Đội ngũ cán bộ chính trị lúc này chiếm tỷ lệ khoảng 20% tổng số cán bộ. Phòng quản lý cán bộ chính trị lúc này có các đồng chí: Nguyễn Ích trưởng phòng, Lê Đình Số phó phòng, các trợ lý Hữu Hùng, Đức Quang, Lê Tâm, Cù Văn Mọc, Phạm Bời, Lê Tiến, Trần Đức Long... anh em làm việc đều tay, cần cù, tận tụy. Thuộc lòng cả lý lịch, cả nhận xét ưu khuyết điểm, biết mặt, biết người từ thiếu tá trở lên. Phạm Bời khi đã có kèn tắt đèn đi ngủ vẫn trùm chăn bật đèn nghiên cứu hồ sơ cán bộ. Tôi nhớ về Phạm Bời, một cán bộ Nam Bộ tập kết, không rượu, không trà, không thuốc. Ngoài giờ làm việc chỉ cái xẻng cái cuốc trong tay trồng rau, trồng sắn cho anh em cải thiện.

Vào một buổi tối, trăng sáng, trời đẹp, tôi và Cù Văn Mọc rủ nhau đi dạo công viên Thống Nhất. Mua một quả dưa hấu, hai anh em ngồi dưới lùm cây, vừa ăn vừa trao đổi tìm một trưởng phòng cho Báo Quân đội nhân dân (đây là một vị trí khó tìm). Sau một hồi bàn bạc nhiều phương án, đi đến quyết tâm điều đồng chí Đào Toán thuộc sư đoàn 308. Hôm sau báo cáo Tổng cục, được Tổng cục chấp thuận. Vậy là cả lúc ngủ, lúc chơi vẫn không rời công việc. Nhiệt tình lúc ấy sao mà cao đến thế!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #8 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2022, 04:40:10 pm »

 
Năm 1965:

Ở thời điểm này việc vận chuyển cán bộ, chiến sĩ, vũ khí đạn dược, lương thực thực phẩm từ Bắc vào chi viện cho miền Nam chiến đấu ngày càng nhiều. Đoàn 559 do đồng chí Võ Bẩm làm đoàn trưởng đảm đương nhiệm vụ này. Tổng cục Chính trị cử một đoàn cán bộ có nhiệm vụ kiểm tra tình hình và hướng dẫn tiến hành công tác đảng - công tác chính trị, công tác cán bộ cho các đơn vị toàn tuyến đường dây 559. Đoàn gồm đồng chí Nguyễn Chỉ, Cục phó Cục Bảo vệ làm trưởng đoàn, Lê Đình Số phó đoàn và các đồng chí Hoàng Kim (tuyên huấn), Nhật Quang (tổ chức), Ngô Ry (dân vận). Gần một năm trời đi suốt đường dây, gian lao vất vả, ăn đói mặc rét; bom đạn địch từ máy bay bắn phá đường dây ngày nào cũng gặp. Một hôm hành quân đến bờ sông Bạc, trời đã tối, đoàn ngủ lại một trạm giao liên để sáng sớm mai vượt sông. Khoảng 4 giờ sáng vẫn đang ngủ mệt, nghe tiếng dao thớt lắc cắc, tỉnh giấc nghĩ bụng mừng thầm chắc có món cá thịt gì đây. Khi ăn cơm, trạm trưởng bưng ra một đĩa nói: "chẳng mấy khi các thủ trưởng qua đây, nhưng nơi này khó khăn quá, anh em kiếm được mấy quả sung xanh mời các thủ trưởng ăn tạm". Thì ra tiếng lắc cắc ban nãy là tiếng thái sung xanh! Buồn cười và thất vọng!

Lại một hôm trên đường đi thấy có nhiều lá lốt, bảo nhau hái mỗi người một nắm, trưa dừng lại nấu cơm và canh lá lốt (nấu với mắm kem có tí mì chính). Vừa đói vừa mệt, mọi người chờ đợi món canh, nào ngờ Ngô Ry bưng nồi canh trượt tay đánh đổ, ai nấy chưng hửng. Lúc ấy sao mà ghét Ngô Ry đến thế. Bực mình nhưng kiềm chế giỏi, chẳng ai nói gì, còn Ngô Ry thì tỏ ra hối hận. Tuy vậy, thỉnh thoảng vận may cũng được bữa "ấm chân răng". Hôm đến ban chỉ huy tuyến ba (đồng chí Nguyễn An tuyến trưởng, đồng chí Phạm Hương chính ủy), đêm trước anh em ở đây bắn được con nai, bọn tôi được một bữa ăn thỏa thích, lại còn dúi cho một gói đi đường.

Những ngày tháng ở đường Trường Sơn này càng thấy rõ lòng yêu nước, quyết tâm đánh Mỹ giải phóng miền Nam của Đảng đã được thấm sâu vào lòng quân dân ta như thế nào. Những cô gái thanh niên xung phong tuổi mười tám, đôi mươi làm đường, tải đạn... tóc rụng, da xanh, đầy mình những sẹo ve châm, ong đốt. Trên đường hành quân, nườm nượp ngày đêm từng đoàn cán bộ quân, dân, chính, đảng... có người đầu tóc bạc phơ, vai mang nặng, tay chống gậy lội suối leo đèo đi vào miền Nam đánh Mỹ. So với mọi người mình cũng chưa thấm vào đâu.

Và cũng ở nơi này, thấy tự hào rằng công tác cán bộ đã góp phần xây dựng thành công một đội ngũ những con người sẵn sàng xả thân như vậy. Nhiều cán bộ trên đường hành quân đã nói rằng "không sợ hy sinh ở chiến trường mà chỉ sợ hành quân trên đường Trường Sơn". Đường hành quân gian nan là vậy, nên công việc chuẩn bị cho cán bộ vào chiến trường cũng rất công phu.


1966 - 1969:

Năm 1966 giặc Mỹ mở rộng chiến tranh phá hoại ra toàn miền Bắc, mức độ ngày càng ác liệt. Lực lượng phòng không yêu cầu phát triển nhiều, nhanh, gấp. Tôi được trên điều động từ Cục Cán bộ ra làm chủ nhiệm chính trị sư đoàn phòng không 367 thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân. Sư đoàn 367 là sư đoàn cơ động của quân chủng gồm pháo phòng không và tên lửa hỗn hợp, có lúc biên chế đến 4, 5 trung đoàn. Nơi nào là trọng điểm đánh phá của địch thì sư đoàn cơ động đến để đối phó.

Năm 1968 Quân chủng Phòng không - Không quân mở hội nghị tổng kết phong trào "cán bộ rèn luyện 4 tốt" toàn quân chủng. Tôi lúc đó là phó chính ủy sư đoàn 367 và đồng chí Phạm Bời chính ủy trung đoàn là hai cán bộ của Cục Cán bộ ra đơn vị được quân chủng chọn để báo cáo về thành tích rèn luyện của bản thân mình. Đồng chí Phạm Ngọc Mậu xuống dự đã biểu dương gương phấn đấu của chúng tôi. Tự hào rằng những cán bộ thuộc Cục Cán bộ dù ở cơ quan hay ra đơn vị đều hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, chúng tôi càng cảm thấy rất hạnh phúc được sống và làm việc ở môi trường Cục Cán bộ.

Tháng 8 năm 1969 tôi lại được điều động từ sư đoàn 367 về làm Phó cục trưởng Cục Cán bộ, phụ trách nhân sự trung, sơ cấp và tham gia quản lý cán bộ cao cấp giúp đồng chí Cục trưởng Trần Hoài Ân.

Về Cục Cán bộ được ít ngày thì một đau thương lớn đến với toàn dân tộc - Bác Hồ từ trần!

Tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp phục vụ lễ tang Bác tại hội trường Ba Đình, trong phạm vi thuộc Cục Cán bộ phụ trách; bao gồm việc điều động và điều hành hàng nghìn cán bộ từ cấp tướng đến cấp tá và anh hùng quân đội túc trực bên thi hài Bác, điều hành 24 đoàn đại biểu quân đội đủ các cấp, các thành phần vào viếng Bác, huy động trên hai trăm cán bộ phục vụ các nhu cầu khác cho lễ tang.

Lo lắng nhất là việc túc trực bên thi hài Bác, phải chọn người có tư thế đẹp, không có bệnh tim, bệnh cao huyết áp, người dễ xúc động... Lo khi nhìn thấy Bác là khóc (phải hé màn cho anh em nhìn Bác trước rồi mới vào đứng trực), lo nhân dân đi viếng qua thi hài Bác, dân khóc, cán bộ túc trực cũng khóc theo, v.v... Tất cả những tác động ấy khiến cho cán bộ túc trực không đứng vững, ở sau màn phải thường xuyên quan sát, thấy triệu chứng sắp ngã là phải thay thế ngay. Lúc đầu quy định đứng 15 phút, sau rút xuống 10 phút, rồi 7 phút. Khi các đoàn thiếu nhi vào viếng Bác, các cháu khóc thảm thiết gọi Bác Hồ, cán bộ túc trực chỉ còn đứng nổi 5 phút, trong khi đứng nghiêm, nhìn thẳng mà nước mắt giàn giụa.

Trong những ngày lễ tang Bác, tất cả anh em trong Cục Cán bộ từ đồng chí cục trưởng đến trợ lý hầu như không làm được gì về công tác thường xuyên mà đều được huy động vào phục vụ lễ tang Bác. Đến hàng tháng sau, lúc nào cũng thấy văng vẳng trong tai tiếng nhạc buồn! Tình cảm đối với Bác Hồ thật mênh mông sâu đậm.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #9 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2022, 04:41:05 pm »


1969 - 1975:

Quãng thời gian 1969 - 1975 là thời kỳ cao điểm của kháng chiến chống Mỹ. Công tác cán bộ lúc này rộng lớn, khẩn trương phức tạp quá sức tưởng tượng. Từ 1965 đến 1975 tăng 20 vạn cán bộ, tập trung chủ yếu trong thời gian từ 1969 đến 1975. Trong thời gian này, ngoài nhu cầu đáp ứng cho miền Nam, dự trữ cho mở rộng lực lượng ở miền Bắc thì ở ngoài Bắc có hàng chục đoàn an dưỡng thương bệnh binh, thường xuyên có từ 5.000 đến 7.000 cán bộ điều dưỡng tại đây. Cục Cán bộ phải tổ chức thành các tổ cán bộ xuống từng đoàn an dưỡng, ở tại đó để giải quyết chính sách cho anh em. Sắp xếp công tác, nghỉ hưu, mất sức, phục viên, chuyển ngành và chuyển sang các đoàn thương binh nặng... Việc giải quyết này cũng rất khó khăn phức tạp về tư tưởng, về chính sách đối với anh em. Những cán bộ được cử đi làm nhiệm vụ này phải chuẩn bị tinh thần chịu đựng, phải hết sức kiên nhẫn, phải có kinh nghiệm công tác tư tưởng, tổ chức và chính sách.

Việc giải quyết được tiến hành thường xuyên như vậy mà đến tháng 3 năm 1975 ở các đoàn vẫn còn hơn 7.000 cán bộ thương bệnh binh điều dưỡng.

Đặc biệt sôi động từ ngày 10 tháng 3 năm 1975 khi ta giải phóng Buôn Ma Thuột cho đến 30 tháng 4 năm 1975 ta giải phóng Sài Gòn.

Bừng bừng phấn khởi nhưng công việc cán bộ thì xoay như chong chóng, rối như canh hẹ (!). Tuy nhiên chẳng thấy ai kêu mệt và cũng chẳng còn thì giờ để mà mệt nữa.

Đáp ứng cho các nhu cầu cán bộ lúc này bao gồm:

- Bổ sung cho số thương vong trong chiến đấu.

- Tiếp quản các địa bàn mới giải quyết (chưa điều kịp cán bộ cho nơi này thì nơi khác đã giải phóng tiếp).

- Tiếp quản và sử dụng ngay các trang bị, kỹ thuật thu được của địch (khó nhất là không quân, hải quân).

- Quản giáo tù hàng binh.

- Đồng thời vẫn phải dự trữ cán bộ cho mở rộng lực lượng đề phòng tình huống phức tạp.

Trong tháng 3 nám 1975 đã đáp ứng được cho chiến trường 11.350 cán bộ. Riêng nhu cầu cán bộ cho tiếp quản Sài Gòn gần 9.434 cán bộ (không kể các đơn vị chiến đấu) bao gồm: quân quản, trật tự an ninh, quản giáo tù binh (65.000 tù binh, trong đó có 1.393 sĩ quan ngụy); đăng ký sĩ quan ngụy trình diện, thu dọn chiến trường, tiếp quản các cơ quan của ngụy quyền Sài Gòn, v.v... Khó nhất vẫn là cán bộ và nhân viên kỹ thuật để tiếp quản và sử dụng trang bị không quân, hải quân của địch. Cục Cán bộ đã nghĩ đến việc sử dụng một số sĩ quan kỹ thuật của ngụy, nhưng về vấn đề này, Quân ủy Trung ương có chỉ thị riêng: Từ chuẩn úy ngụy trở lên đều phải cải tạo. Sĩ quan tâm lý chiến, bọn ác ôn phải tập trung giam giữ. Riêng binh lính ngụy cho về quê, nơi nào chưa giải phóng thì tổ chức cho lao động. Về vật chất cho ăn uống đủ, đối xử tử tế. Không đặt vấn đề lấy binh lính ngụy bổ sung quân số cho ta.

Nhu cầu lớn và gấp gáp như vậy giải quyết thế nào?

- Mạnh dạn đề bạt anh em ở các đơn vị chiến đấu và những anh em chuyên môn kỹ thuật đã qua đào tạo, bồi dưỡng.

- Cán bộ trung đội thiếu thì đưa cán bộ tiểu đội lên phụ trách.

- Lấy ở các đoàn an dưỡng thương binh ra.

- Xin kỹ sư, bác sĩ ngoài các cơ quan nhà nước vào quân đội (riêng đợt tháng 3, tháng 4 năm 1975 huy động 300 bác sĩ, có cả một số sinh viên năm thứ 6 chưa thi tốt nghiệp và 470 kỹ sư).

- Động viên sĩ quan dự bị vào, v.v...

Ngày 11 tháng 4 năm 1975, trước khi bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, đồng chí Võ Nguyên Giáp nói chuyện với cán bộ cơ quan Bộ Quốc phòng. Tôi xin trích lại đây những lời động viên cổ vũ náo nức lòng người của đồng chí:

"... Chúng ta đang đứng trước những giờ phút lịch sử của dân tộc. Thời cơ chiến lược giải phóng Tổ quốc đã đến! Quân đội ta đang trên đường tiến công địch, cả nước đang ra trận để giải phóng Tổ quốc thân yêu của chúng ta!

Cuộc tiến công Tây Nguyên đã phát triển thành Tổng tiến công. Bộ Chính trị ta là người tổ chức và lãnh đạo, đã chớp được thời cơ và triệt để lợi dụng thời cơ. Chưa bao giờ trong một thời gian ngắn như vậy mà ta giành được thắng lợi to lớn như vậy, địch trở tay không kịp, chúng bất ngờ đến choáng váng. Báo chí phương Tây bình luận: "Các nhà lãnh đạo Bắc Việt là bậc thầy về chớp thời cơ".

Quyết tâm của Bộ Chính trị là tiếp tục tiến lên hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Phải thần tốc, thần tốc, thần tốc - toàn thắng, toàn thắng, toàn thắng!

Cách mạng miền Nam đang phát triển như triều dâng thác đổ, như gió giục mây vần. Thành phố Sài Gòn đang kêu gọi chúng ta".

Công tác cán bộ trong những ngày này khẩn trương và phức tạp, nhưng được các thủ trưởng Tổng cục, trực tiếp là anh Song Hào, anh Phạm Ngọc Mậu chỉ đạo sát sao. Mọi cán bộ kể cả thương bệnh binh, sĩ quan dự bị, cán bộ nhà nước động viên vào bộ đội đều sẵn sàng, mong có lệnh là lên đường. Trong khí thế ấy anh em trong Cục Cán bộ làm việc chẳng kể ngày đêm, quên ăn quên ngủ với tinh thần thần tốc, toàn thắng.

Ngày 30 tháng 4 lịch sử đã đến!

Hồi hộp mà thanh thản, lo âu mà trên môi luôn nở nụ cười. Không ai còn làm được việc gì nữa, tất cả đều xúm quanh máy thu thanh, theo dõi từng cử động của quân đội ta ở Sài Gòn. 11 giờ 30 phút cờ Tổ quốc cắm trên dinh Độc Lập, tổng thống ngụy tuyên bố đầu hàng! Cả Hà Nội ầm ầm pháo nổ, hò reo vang dậy! Vui sao nước mắt lại trào! Phút vui mừng nhất cũng là phút thấy mình thấm mệt.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM