Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:32:04 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sống mãi với thời gian  (Đọc 2596 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #30 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2022, 07:40:03 am »


Nguyễn Chánh coi trọng trí thức, sử dụng người có năng lực thực sự và không định kiến với những người thuộc thành phần lớp trên, trong khi chính bản thân ông và gia đình thuộc tầng lớp nghèo khổ, học hành bị hạn chế. Điều đó thật lạ và đáng quý biết bao. Nguyễn Chánh cũng rất quan tâm đến những cán bộ hăng hái cách mạng nhưng thuộc thành phần lao động, không được học hành. Ông kiên quyết bắt buộc họ phải đi học Trường trung học bình dân do Liên khu mở, song song với các trường trung học phổ thông. Từ đó, tạo điều kiện cho anh chị em phát triển toàn diện, có khả năng phục vụ cách mạng lâu đài. Do sáng kiến này của ông, Trường trung học bình dân Liên khu 5 đã đào tạo được 500 cán bộ quân đội có trình độ văn hoá cấp II và có trình độ chính trị, quân sự nhất định. Đồng chí Võ Chí Công cũng trưởng thành lên từ trường này.

Đồng chí Võ Phấn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ngãi đã có nhận xét:

- Nguyễn Chánh không những là nhà lãnh đạo, chỉ huy toàn tài về chính trị, quân sự, kinh tế mà còn là nhà hùng biện. Ông có cách nói rất hấp dẫn, đầy tính thuyết phục, truyền cảm mạnh mẽ, cuốn hút người nghe. Nguyễn Chánh có thể đứng nói chuyện, diễn thuyết bốn đến năm tiếng đồng hồ liền mà vẫn làm người nghe say mê. Ngoài ra, ông còn là người có năng khiếu về văn hoá - văn nghệ; có tâm hồn nghệ sĩ; đến với lĩnh vực này ở tư cách là một người am hiểu, có sự đồng cảm tinh tế về đặc điểm lao động nghệ thuật. Nguyễn Chánh thu hút và giúp đỡ, đào tạo được nhiều văn nghệ sĩ làm nòng cốt trên mặt trận văn học - nghệ thuật như: Nguyên Ngọc, Nguyễn Văn Bổng, Đội Tảo, Sáu Lai, Tống Phước Phổ, Ngô Thị Liễu, Minh Đức, Võ Sĩ Thừa... Vì vậy, anh chị em đến với ông bằng cả tấm lòng mến phục và niềm tin yêu sâu sắc. Nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Nho Túy nói: "Giá như ta có được nhiều vị lãnh đạo như Nguyễn Chánh thì lợi cho nghệ thuật biết bao".

Có thời điểm, Liên khu 5 bị nạn đói trầm trọng. Liên khu ủy phải tiến hành giảm biên chế để đỡ gánh nặng đóng góp của dân. Song Nguyễn Chánh vẫn cho thành lập Đoàn văn công Nam Trung Bộ; mặc dù một số cán bộ chưa nhất trí. Ông nói: "Cuộc sống chiến đấu gian khổ, thiếu thốn như thế này, không sinh hoạt vui tươi thì sống sao nổi...". Nguyễn Chánh động viên, khuyến khích phát triển phong trào văn hoá - văn nghệ, phản ánh tình hình sản xuất và chiến đấu ở địa phương. Các bài hát: "Du kích Ba Tơ" (Dương Minh Viên), "Tây Nguyên hành khúc" (Đức Tùng) và "Bài ca tự túc" (Lưu Trùng Dương) là do ông "đặt hàng" với những tác giả và tham gia đặt lời cho mấy ca khúc ấy. Nguyễn Chánh trao đổi ý kiến với Hoàng Châu Ký, phụ trách đội 3, Văn công Liên khu 5, đại ý: Đoàn phải chú trọng xây dựng hình tượng người dân, người chiến sĩ của Liên khu trong kháng chiến; phải sử dụng các loại hình đặc thù của Liên khu 5 như hát bội, hô bài chòi, nói lía... Đoàn vừa phục vụ vừa xây dựng; nghĩa là, cử người đi sưu tầm các làn điệu dân ca, dân vũ, xây dựng tiết mục, giới thiệu với đồng bào.

Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Chánh am hiểu, yêu mến đến thế các loại hình nghệ thuật sân khấu dân tộc, đặc biệt là nghệ thuật tuồng. Có lần, anh chị em trong các phòng, ban của cơ quan Quân khu, tổ chức tối hát tuồng mừng Hội nghị Quân chính. Ông đảm nhiệm việc cầm chầu. Trong hát bội, người đánh trống chầu phải là tay sành nghệ thuật. Nguyễn Chánh cầm chầu, tiếng trống điểm nhịp, tiếng trống khen, tiếng trống chê... rất hay. Ai nấy ngạc nhiên, trầm trồ khen ngợi. Kết thúc đêm diễn, anh chị em vây quanh Tư lệnh chuyện trò. Ông tươi cười nói:

- Đời mình nếu không đi làm cách mạng thì đã đi hát bội rồi!...

Năm 1951, Nguyễn Chánh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng bộ Liên khu 5, đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II ở Việt Bắc. Tại đây, trong liên hoan mừng Đảng, mừng Xuân, ông đã cùng với đồng chí Đoàn Trọng Truyến, trình bày tiết mục hát bội. Nguyễn Chánh hát giọng Quảng khá điêu luyện, hoà quyện với tiếng nhị réo rắt, diễn tả thành công một đoạn tuồng cổ về sự tích nhân dân đoàn kết chống giặc ngoại xâm. Bác Hồ và mọi người vỗ tay khen ngợi. Bác thưởng cho hai người một quả bí đỏ khá to.

Nguyễn Chánh không những yêu mến mà còn am hiểu khá sâu nghệ thuật tuồng. Ông rất thích xem vở "Sơn Hậu" và đánh giá cao vở này. Đặc biệt, mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có tính cách riêng rất rõ. Nghệ thuật biểu diễn cũng tuyệt diệu: từng câu nói, câu hát đều đúng chỗ; từng động tác cũng vậy, không thiếu, không thừa, thể hiện đúng tính cách nhân vật.

Sau một thời gian miệt mài say sưa làm việc, Đoàn văn công Liên khu 5 mà chủ yếu là Nguyễn Lai, sáng tác được vở "Chị Ngộ" và khẩn trương dàn dựng. Nguyễn Chánh nhiều lần xem biểu diễn tác phẩm này và nhiệt liệt hoan nghênh. Tuy còn vài chỗ cần sửa chữa, nhưng cơ bản là tốt, gây chấn động mạnh trong đời sống tinh thần của nhân dân địa phương. Ông nói:

- Qua vở "Chị Ngộ", ta thấy tuồng vẫn có khả năng phản ánh cuộc sống đương đại nhưng phải chọn lọc đề tài cho phù hợp; bớt đi những chỗ sở đoản, gia tăng chỗ sở trường, sẽ thu hút được tình cảm của người xem. Bên cạnh đó, vẫn tiếp tục biểu diễn các vở tuồng cổ. Đó là những tác phẩm tuyệt diệu, có tính tư tưởng rất cao; có giá trị đích thực, mang tính kinh điển của ta...

Trong Hội nghị Thường vụ Liên khu ủy, Nguyễn Chánh có ý kiến vừa sâu sắc, vừa mạnh mẽ về việc khôi phục, phát triển nghệ thuật tuồng và các hình thức dân ca, kịch truyền thống ở Liên khu 5. Ông giải thích, thuyết phục và quyết đoán:

- Ta cứ nên làm... Thử hỏi Liên khu 5, không hát bội thì hát gì? Chúng ta phải chăm lo, giữ gìn và phát huy tài năng của các nghệ sĩ tuồng. Họ là vốn quý của nhân dân ta. Lời ca, tiếng hát của họ có tác dụng lớn trong đời sống tinh thần của đồng bào, chiến sĩ cũng như tuyên truyền cho nhiệm vụ cách mạng. Nghệ thuật dân tộc có vẻ đẹp độc đáo, có ý nghĩa thâm thúy và giá trị quý báu trong đời sống con người, kể cả đang giữa lúc bom đạn ác liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc...
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #31 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2022, 07:41:42 am »


Với các nhà văn, nhà thơ, Nguyễn Chánh cũng dành thời gian để quan tâm đến họ. Nhà văn Nguyên Ngọc kể lại rằng, lúc ấy, ông và nhà thơ Ngọc Anh mới mười bảy, mười tám tuổi, đang làm báo và tập viết văn. Một hôm, ông cho gọi hai người lên trò chuyện. Như một người anh lớn, tâm sự với hai em nhỏ, Nguyễn Chánh hỏi tỉ mỉ hoàn cảnh gia đình, học hành ra sao và vào bộ đội từng qua công tác gì... cuối cùng, ông khuyên bảo:

- Sáng tác văn học là công việc cao quý, thiêng liêng nhưng vô cùng vất vả. Muốn viết được phải học rất nhiều: Học thầy, học bạn, học trong sách và quan trọng nhất là học qua thực tế, từng trải ở đời. Các em nên đi xuống đơn vị; sống và chiến đấu cùng đồng bào, chiến sĩ, ở đấy là trường học hay nhất, sinh động nhất. Qua đó mà tích luỹ vốn sống lâu dài; mới thể hiện hết được những tác phẩm có giá trị văn chương...

Nghe xong, Nguyên Ngọc cũng như Ngọc Anh rất cảm động và kinh ngạc: không ngờ một vị tư lệnh, bận trăm công nghìn việc mà còn dành thời gian tâm huyết với hai phóng viên trẻ, chưa hề có tiếng tăm gì.

Sau này, nhà văn Nguyên Ngọc nói với đồng nghiệp:

- Chính nhờ sự chỉ bảo của Tư lệnh Nguyễn Chánh mà tôi viết được tiểu thuyết "Đất nước đứng lên" và Ngọc Anh có được bài thơ tuyệt vời "Bóng cây Kơ Nia".

Và nhà văn nhận xét:

“… Nguyễn Chánh là một con người văn hoá, một nhà văn hoá theo nghĩa rộng và đẹp nhất của khái niệm đó. Ở ông, không ít đâu, có tinh hoa của văn hoá uyên bác phương Đông và Việt Nam; bằng sự thông minh hiếm có, ông đã học được ngay từ nhỏ ở gia đình và truyền thống văn hiến quê hương và giữ gìn, phát triển suốt đời, vận dụng sắc sảo những gì là bản chất tinh tuý nhất trong công việc cách mạng, trong ứng xử các việc lớn, nhỏ, trong quan hệ với con người...

Cái văn hoá uyên bác đó, được hoà trộn nhuần nhuyễn đến hoàn toàn tự nhiên với văn hoá dân gian, dân tộc mà ông hiểu, yêu mến và giỏi nữa...

Qua Nguyễn Chánh, cho ta hiểu thế nào là một nhà văn hoá, mà chẳng phải "ồn ào văn hoá" chút nào".

Còn nhà văn Nguyễn Chí Trung, qua những lần được quan sát, được nghe Nguyễn Chánh nói về văn học nghệ thuật, cũng có nhận xét:

“… Đảng là trí tuệ, là đạo đức, là lương tâm. Ở anh Nguyễn Chánh, toát ra tư chất ấy. Anh hiểu, rất hiểu văn học nghệ thuật, như một mối quan hệ tổng hoà, một bộ phận hữu cơ, một mục đích, một nhu cầu tự thân của đời, của người, của chính dân tộc và cuộc đấu tranh giành độc lập, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam".

Dưới con mắt nhìn nhận và đánh giá của các tướng lĩnh, Nguyễn Chánh là nhà văn hoá quân sự lỗi lạc. Ông có khả năng đặc biệt về dự đoán khoa học quân sự: Thấy trước các tình huống sẽ xảy ra trong quá trình tác chiến và tìm được các giải pháp cho từng tình huống phù hợp, chính xác, như người cao cờ, thấy được các nước đi của toàn bộ ván cờ. Nguyễn Chánh coi trọng chất lượng chiến đấu của bộ đội theo hướng "tinh binh, tinh cán". Do vậy, năm 1952, mặc dù trong giai đoạn quyết liệt nhất của cuộc chiến, Liên khu 5 vẫn kiên quyết giảm quân từ 5 vạn xuống còn 3 vạn mà sức chiến đấu của bộ đội vẫn được nâng cao. Ông yêu cầu "Phải huấn luyện những gì mà chiến tranh cần đến và huấn luyện theo cách đánh của ta".

Một đòi hỏi cấp thiết của chiến trường là bộ đội chủ lực phải đánh địch trong công sự vững chắc (đánh công kiên). Để thực hiện thắng lợi cách đánh này, Nguyễn Chánh cùng cơ quan tham mưu đã vào cuộc, giải quyết tư tưởng, huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật cho bộ đội. Là tư lệnh một chiến trường trọng yếu, rộng lớn, gồm 12 tỉnh Nam Trung Bộ cùng các tỉnh Hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, đồng thời là tư lệnh các chiến dịch lớn ở Liên khu 5, ông ra trận là đem đến niềm tin và chiến thắng.

Đặc biệt, trong chiến dịch Bắc Tây Nguyên năm 1953-1954, một chiến dịch có ý nghĩa to lớn đối với Liên khu 5 cũng như chiến trường cả nước, Nguyễn Chánh càng tập trung thể hiện rõ tài chỉ huy quân sự của mình. Lúc này, địch đưa một lực lượng khá lớn, mở chiến dịch Át-lăng, thực hiện kế hoạch của tướng Na-va, Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương, hòng đánh chiếm vùng tự do đồng bằng Liên khu 5. Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh chủ trương: Ta không thụ động đối phó với địch ở vùng tự do mà chủ động đưa lực lượng chủ lực gồm Trung đoàn 108 và Trung đoàn 803 đánh lên Tây Nguyên, giành lấy địa bàn chiến lược này, đẩy địch vào thế bị động. Đó là cách tốt nhất để giữ vùng tự do đồng bằng miền Trung. Bấy giờ, một số cán bộ, chiến sĩ, đồng bào còn có chỗ chưa thông suốt, muốn dùng chủ lực để giữ đồng bằng, họ đặt câu hỏi hóm hỉnh và hình ảnh: "Tại sao lại bỏ lúa, đi nhặt bắp?".

Nguyễn Chánh kiên trì thuyết phục và đấu tranh với mọi ý kiến trái ngược. Ông kiên quyết chấp hành nghiêm chỉnh và tổ chức thực hiện rất tốt chủ trương của Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh. Trước thời điểm mở chiến dịch 10 ngày, Liên khu triệu tập Hội nghị cán bộ để Nguyễn Chánh trực tiếp giải thích rõ ý định của trên. Với cách nói giản dị, sinh động, ông làm cho mọi người hiểu ra một điều then chốt: Ta đánh Bắc Tây Nguyên là giành thế chủ động, đánh vào cái "dạ dày" của địch. Còn nếu ta đánh hướng đồng bằng Phú Yên, Bình Định là bị động, đối phó, khác nào đánh kiểu "chọi trâu"; trong khi ta lại yếu hơn địch về trang bị vũ khí và tiềm lực vật chất. Như vậy, sẽ khó mà giành thắng lợi.

Nguyễn Chánh còn nhấn mạnh thêm:

- Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng, nắm được Tây Nguyên là nắm được miền Nam Đông Dương. Ta đánh thắng Tây Nguyên sẽ làm chuyển biến tất cả. Lúc ấy "bắp sẽ có mà lúa cũng vẫn giữ được".

Ông làm chuyển biến nhận thức, tư tưởng cho cán bộ trước để làm đòn bẩy cho việc làm chuyển biến tư tưởng trong nhân dân.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #32 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2022, 07:42:55 am »


Ngày 25 tháng 1 năm 1954, ta mở màn chiến dịch Tây Nguyên. Trung đoàn 108 tiêu diệt tiểu khu quân sự Mang Đen. Trung đoàn 803 tiêu diệt 2 cứ điểm Kom Rẫy, Mang Bút ở Đông Nam Mang Đen. Như vậy là, ta đã đập tan tuyến phòng thủ và mở toang cánh cửa vùng Đông Bắc Kon Tum. Mang Đen bị tiêu diệt làm rung động dữ dội thị xã Kon Tum và cả Plây Cu. Ngược lại, chiến thắng Mang Đen là trận công kiên lớn nhất của Liên khu 5 trong kháng chiến chống Pháp. Ngày 7 tháng 2 năm 1954, quân ta dũng mãnh đánh chiếm và làm chủ thị xã Kon Tum. Thế là, chỉ trong 10 ngày, toàn tỉnh Kon Tum rộng hơn 14.000km2 với 20 vạn dân đã được hoàn toàn giải phóng. Tin chiến thắng lan nhanh, làm nức lòng quân dân Liên khu 5 và đồng bào, chiến sĩ cả nước. Đồng chí Võ Nguyên Giáp nghe báo tin đã rất ngạc nhiên, không ngờ chiến dịch lại thắng lợi nhanh, gọn, đến như thế. Đồng chí hỏi lại xem có chính xác không. Tư lệnh chiến dịch Nguyễn Chánh, trả lời rất rõ trong máy:

- Báo cáo! Tôi và Bộ chỉ huy chiến dịch đang ngồi tại thị xã Kon Tum!

Lúc đó, Đại tướng mới thật tin... Chiến dịch Át-lăng của quân Pháp kết thúc không kèn, không trống. Chiến thắng to lớn của Liên khu 5 đã phối hợp tích cực, nhịp nhàng với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ trong chiến cuộc Đông - Xuân năm 1953-1954. Đó cũng là đỉnh cao thắng lợi của quân dân Liên khu 5 trong 9 năm kháng chiến chống Pháp. Lịch sử dân tộc mãi mãi ghi nhớ vai trò lãnh đạo sáng suốt, bản lĩnh chiến đấu kiên cường của Đảng ủy, Bộ tư lệnh Liên khu 5 cùng với những cống hiến xuất sắc của Tư lệnh Nguyễn Chánh. Một lần nữa minh chứng, ông là một vị tướng có tầm nhìn xa trông rộng, luôn điềm tĩnh, quyết đoán và có quyết sách chính xác, đúng đắn trước những diễn biến phức tạp nhất của thời cuộc...

Đờ Bô Pho, tướng chỉ huy quân viễn chinh Pháp trên chiến trường Tây Nguyên và là Tư lệnh chiến dịch Át-lăng, sau này, hết sức thán phục Nguyễn Chánh khi được gặp ông tại Hà Nội. Đờ Bô Pho cứ ngắm Nguyễn Chánh từ đầu đến chân và nói: "Ông cho phép tôi nhìn kỹ người đã làm cho tôi mất ăn, mất ngủ ở cái xứ cao nguyên ấy. Tôi sẽ về viết lại cuộc gặp hiếm có này vào cuốn sách tôi đang viết". Trầm ngâm một lát, Đờ Bô Pho nói tiếp: "Quả thật, tôi khâm phục quân đội của các ông; họ giỏi hơn lính của chúng tôi. Các ông thắng là phải". Nguyễn Chánh trả lời ông ta: "Không phải lính Pháp kém cỏi đâu. Họ đã từng chiến thắng phát xít Đức từ châu Âu đến châu Phi. Các ông thua vì các ông không có chính nghĩa mà thôi. Bộ đội của chúng tôi biết chiến đấu vì mục đích gì; còn quân đội của các ông đi đánh không có lý tưởng nên thua là phải".

Từ sau năm 1954, Nguyễn Chánh tập kết ra Bắc và công tác tại cơ quan Bộ Quốc phòng. Trước khi đi, ông suy nghĩ rất nhiều. Trên mảnh đất Liên khu 5 thân yêu đã nhuộm đỏ bao nhiêu máu của quân và dân mới giữ được vùng tự do; giờ đây, lại phải trao cho đối phương. Trong Hội nghị cán bộ toàn Liên khu 5, với quyết tâm sắt đá và nỗi xúc động sâu sắc, Nguyễn Chánh nói:

- Tôi xin hứa với các đồng chí, nếu sau hai năm, quân thù vẫn ngăn trở nhân dân ta thực hiện nguyện vọng chính đáng của mình là hoà bình thống nhất đất nước, thì tôi sẽ xin phép Trung ương, Chính phủ, được cầm lá cờ "Quyết chiến, Quyết thắng" cùng với các đồng chí trở về giải phóng quê hương yêu quý. Chúng ta nhất định thắng!

Ở miền Bắc, Nguyễn Chánh được Nhà nước và quân đội cử giữ trọng trách Phó tổng tham mưu trưởng, rồi Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ. Có lần, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến thăm bộ đội Liên khu 5 ra tập kết, đã nói: "Anh Chánh vốn là đồng chí thực sự có năng lực, giỏi, có kinh nghiệm, có tín nhiệm. Nay được gần Trung ương và Bộ Quốc phòng, càng có điều kiện phát huy trong cương vị công tác mới".

Quả đúng như vậy, Nguyễn Chánh từng đề cập đến ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác cán bộ, ông quan niệm:

- Thời nào cũng cần phải có đội ngũ cán bộ giỏi để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Muốn có cán bộ giỏi phải qua một chu trình mất nhiều công sức và giải pháp công phu, từ khâu phát hiện, tạo nguồn, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng; rồi lại phát hiện... Cơ quan cán bộ và người làm công tác này phải coi đây là vấn đề tiên quyết. Hơn nữa, người làm công tác cán bộ cần có đủ tài, đức, khách quan, trung thực, không nên "gọt chân cho vừa giày" thì mới thực hiện được đường lối, chính sách cán bộ của Đảng. Cơ quan tổ chức cán bộ phải thực sự là "cây cổ thụ", toả bóng mát, làm chỗ dựa cho cán bộ về niềm tin và tình cảm; làm cho anh chị em đã đi đâu, về đâu cũng đều muốn ghé về cơ quan như muốn ghé về gia đình thân thương của mình.

Lời nói của ông mộc mạc, giản dị nhưng đã trở thành nguyên tắc sống động, thành bí quyết thành công của công tác tổ chức cán bộ. Nguyễn Chánh phân tích sâu sắc đặc điểm cán bộ của ba miền Bắc, Trung, Nam để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Cán bộ miền Bắc vốn tiếp thu được truyền thống văn hoá cao; được thử thách trong chiến tranh. Đó là nguồn sản sinh ra nhân tài. Phải hết sức phát huy cả số có tuổi và số trẻ. Cán bộ miền Trung ở dải đất hẹp, bị chia cắt, kinh tế nghèo nàn; được tôi luyện trong gian khổ nên tận tuỵ, trung thành với cách mạng. Song trình độ văn hoá của anh chị em còn thấp, phải cho đi học văn hoá. Từ đó, chuẩn bị cho đội ngũ sau này. Còn cán bộ miền Nam từng chiến đấu dài ngày, ở xa Trung ương, tính tự lập tự cường cao; lại có khí phách của phương Nam. Tuy nhiên, ít được học tập, được giao lưu để mở rộng nhận thức. Song đây là vốn quý, phải hết lòng giúp họ tiến bộ về mọi mặt, nhằm đào tạo đội ngũ cán bộ hùng hậu cho miền Nam sau khi nước nhà thống nhất.

Nguyễn Chánh suy nghĩ sâu, rộng như vậy, nhưng lại cụ thể. Trên cương vị Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ, ông giải quyết nhiều công việc rất công tâm, có tình, có lý. Do đó, cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân đã phát biểu: "Ông Chánh làm công tác cán bộ thì anh em phấn khởi, yên tâm...".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #33 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2022, 07:43:59 am »


Phong quân hàm, Nguyễn Chánh nêu chính kiến: Quân đội phải có chế độ quân hàm; nước nào cũng vậy. Điều quan trọng là đừng để hình thức cấp hàm làm ảnh hưởng đến tình cảm đoàn kết trong quân đội - đoàn kết giữa cán bộ với nhau và giữa cán bộ với chiến sĩ. Nước ta nhỏ, số quân không đông; cấp hàm cao nhất nên là đại tướng. Như thế được rồi. Ngoài ra, cán bộ của ta phát triển không đồng đều; có chiến trường miền Bắc, chiến trường miền Nam. Tài năng thể hiện cũng khác nhau. Đồng thời, còn phải chiếu cố khu vực, người dân tộc thiểu số. Do đó, quân hàm theo bốn cấp thì dễ xếp hơn.

Theo ý kiến Bác Hồ và Bộ Chính trị, phong Đại tướng cho đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Còn phong Thượng tướng thì nên cân nhắc bốn người, trong đó có đồng chí Nguyễn Chánh. Nhưng rồi, chưa kịp dự phong quân hàm, ông đột ngột ra đi, giữa lúc tài năng đang phát triển rực rỡ; để thương đau, để tiếc nuối quá nhiều cho đồng chí, đồng đội và gia đình, vợ con...

Nguyễn Chánh là một danh tướng, văn võ song toàn. Ở ông, còn là một người con hiếu thảo, một người em trên kính dưới nhường, một người chồng thủy chung son sắt và một người cha rất mực thương con... Ngay từ thuở thiếu thời, chị Ba, chị Bảy, hai người chị ruột của Nguyễn Chánh đã có nhận xét:

- Hồi còn bé, nó yếu lắm nên được cha mẹ thương nhất và chăm sóc tận tình nhất, cả nhà ai cũng cưng chiều. Cậu Chín (gọi theo thứ) càng lớn lên thì tình thương yêu đó càng tăng gấp bội; bởi vì, nó là đứa con rất ngoan, hiếu thảo với cha mẹ, thương yêu các anh, chị. Là bé út trong nhà nhưng cậu Chín như sợi dây đoàn kết, gắn bó mọi người với nhau. Cứ mỗi lần, trong gia đình có việc va chạm, nó tham gia ý kiến là êm ả ngay; ai cũng theo nó.

Sau này, trở thành cán bộ lãnh đạo Liên khu 5, ông có quan niệm rất rõ ràng, ngời sáng về đạo lý, lẽ sống của người chiến sĩ cách mạng đối với Tổ quốc, nhân dân và gia đình. Đó là chân lý vẹn toàn, sống mãi với thời gian. Nguyễn Chánh cho rằng, nói hy sinh tất cả vì Tổ quốc, vì nhân dân mà quên mình là đúng; nhưng bỏ mặc cha mẹ, vợ con sống chết như thế nào cũng không biết đến thì chưa đúng, không trọn nghĩa vẹn tình. Vì cha mẹ, vợ con cũng là nhân dân, lại là những người có quan hệ máu thịt mà không được quan tâm chăm sóc thì nói vì nhân dân quên mình chỉ là lý luận suông, không thuyết phục được ai. Phải nói rằng, xung phong ra trận để tiêu diệt quân thù, bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ cuộc sống của nhân dân cũng đồng thời là bảo vệ gia đình, bảo vệ cha mẹ, vợ con của mình. Vì thế nên không có điều kiện giúp đỡ, chăm sóc cha mẹ, vợ con được thì đành phải chịu. Nhưng với khả năng của mình, nên khuyên bảo vợ con, động viên cha mẹ và người thân, góp công, góp của vào cuộc kháng chiến. Kẻ ở tiền tuyến, người ở hậu phương, đều làm tốt nhiệm vụ đánh giặc, cứu nước để giành lấy độc lập, tự do; đem lại hạnh phúc chung cho dân. Có như thế mới gọi là hy sinh cho Tổ quốc...

Người bạn đời của Nguyễn Chánh là bà Phạm Thị Trinh, sinh năm 1914, tại xã Tịnh Minh, một vùng quê bên dòng sông Trà, thuộc huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng giàu lòng yêu nước. Năm 16 tuổi, bà đã tham gia hoạt động cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Người con gái sông Trà ấy từng cầm cờ chỉ huy cuộc biểu tình của hàng nghìn đồng bào Sơn Tịnh trong cao trào cách mạng năm 1930-1931. Khi bị bọn thực dân Pháp đàn áp, bà đã hai lần phải vào tù ra tội; bất chấp mọi cực hình tra tấn dã man, vẫn giữ trọn khí tiết của người cộng sản.

Khi mãn hạn tù, bà Phạm Thị Trinh tiếp tục cùng chồng hoạt động cách mạng trên nhiều cương vị công tác, trong đó có chức vụ: Hội trưởng Phụ nữ Liên khu 5. Trong quá trình làm việc gặp rất nhiều khó khăn, nguy hiểm; tình nhà, nghĩa nước, mang nặng hai vai nhưng bà vẫn nỗ lực vươn lên làm tròn nhiệm vụ Đảng giao; làm tròn nghĩa vụ của một người mẹ, người vợ đảm đang, trung hậu.

Năm 1954, cùng gia đình tập kết ra Bắc; từ đó, bà công tác tại Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; là đại biểu Quốc hội khoá II và khoá III. Bà Phạm Thị Trinh đem hết sức mình cống hiến cho phong trào phụ nữ, cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc. Trong quá trình công tác, bà còn làm nhiều bài thơ để đấu tranh chống kẻ thù xâm lược; để ca ngợi quê hương, đất nước; ca ngợi Đảng, Bác Hồ; ca ngợi tình đồng chí, tình nghĩa vợ chồng...

Có được người vợ, đồng thời là người đồng chí, cùng kề vai, sát cánh hoạt động cách mạng, Nguyễn Chánh vô cùng tự hào, lo tròn việc nước giữ trọn đạo nhà. Ông và bà Phạm Thị Trinh từng vào tù ra tội, ngược xuôi công tác nhưng lòng luôn hướng về nhau, chân thành, tha thiết. Mối tình đó đã từ lâu ấp ủ, qua bao thử thách vẫn vững vàng, trong sáng; là chỗ dựa và nguồn động viên nhau trong cuộc đấu tranh chung. Để đạt được điều đó, họ phải vượt qua khó khăn, trở ngại trong các phong tục tập quán thủ cựu, lạc hậu. Ban đầu, ông bà yêu nhau nhưng hai bên gia đình không đồng tình. Họ cho rằng, mỗi nhà đã có ba, bốn người đi tù vì hoạt động cách mạng, không ai muốn rước thêm cái khổ vào nữa. Nhưng rồi, Nguyễn Chánh khéo thuyết phục mọi người nên ông và bà Trinh vẫn thành vợ, thành chồng. Nguyễn Chánh nhớ mãi, cảnh đón cô dâu về nhà chồng, phải nằm trên một chiếc giường gãy, còn có ba chân ọp ẹp, không chăn, không màn. Mùa lạnh cũng như mùa nóng, chỉ có một chiếc chiếu thôi. Vợ chồng hai bàn tay trắng, không nghề nghiệp, không có đồng tiền dính túi; phải sống dựa vào gia đình.

Tuy nghèo khổ nhưng điều toại nguyện nhất đối với ông và bà Trinh là, ngoài tình vợ chồng còn là tình bạn, tình đồng chí. Họ tôn trọng nhau, nể phục nhau và hứa hẹn: mỗi người có cá tính riêng nhưng phải phục tùng một điều chung là, trung thành với cách mạng, với lý tưởng của mình. Bà Trinh nói với chồng:

- Em chỉ mong ở với nhau đến trọn đời; đừng va chạm, nặng lời, phải giữ lấy điều tốt đẹp vì hạnh phúc của mình và con cái sau này.

Thực ra, tính tình của ông bà không giống nhau. Bà Trinh thẳng thắn, kiên quyết nhưng có phần vụng về, khe khắt và hay tự ái. Ông Chánh luôn luôn dịu dàng, tế nhị, tình cảm và ăn ở nền nếp, vì vậy, đã bổ sung và khắc phục được nhược điểm của bà Trinh.

Nguyễn Chánh luôn gọi vợ là "bạn tri kỷ"; dạy bà Trinh học văn hoá, đọc sách và làm thơ. Hai người ngày càng gắn bó và quý trọng nhau hơn. Gánh nặng cuộc đời vợi đi và cuộc sống trở nên hạnh phúc, ấm áp trong thiếu thốn, đói nghèo.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #34 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2022, 07:44:46 am »


Khi ở tù, Nguyễn Chánh nghe tin vợ vất vả, khổ cực, vừa buôn bán kiếm sống nuôi con, vừa hoạt động cách mạng, ông viết thư động viên: "Bây giờ đầu óc tôi cứ nghĩ khi ra tù, về đến nhà, thấy mình chỉ ngồi một chỗ, bảo tôi đến gần để sờ thử cánh tay xem gầy đến mức độ nào. Trước mắt tôi, hiện ra người đàn bà, trong rổ chỉ có mươi quả trứng, dăm lon mè, đi đi, lại lại, bán cho bạn "cu-ly". Tôi muốn chia sẻ nỗi khổ ấy với mình; như những ngày tôi lén bà con chòm xóm, lén gia đình, đi giặt quần áo cho mình trong lúc đêm khuya khi mình sinh đẻ. Thôi, đứng lên Trinh ơi! Tôi tin "ngươi bạn tri kỷ", đáng tin cậy sẽ vượt qua khó khăn để sống và hoạt động".

Nguyễn Chánh còn gửi kèm theo mấy câu thơ cho vợ:

"Này lặng Trinh ơi, lặng lặng nhìn
Bóng hồng sông núi khắp nơi in
Cuộc đời đến lúc vần xoay lại
Bỏ kiếp phù sinh, bước nổi chìm".

Những bức thư, những câu thơ viết ra tự đáy lòng ông, đã góp phần hỗ trợ, an ủi, giúp bà Trinh chôn vùi cái khổ đau, đứng vững trong cuộc đấu tranh chống sự bất công xã hội đang chà đạp lên những người dân yêu nước Việt Nam.

Mẹ đẻ mất sớm, còn có cha, Nguyễn Chánh luôn luôn xót xa, ân hận, vì hoạt động cách mạng, không có điều kiện chăm sóc người đã sinh ra mình. Ông viết thư gửi cha: "Thưa cha! Con vừa ra khỏi ngục tù; đáng lẽ con phải ở nhà với cha và vợ con một thời gian. Nhưng vì nhiệm vụ cách mạng mà con phải ra đi. Cha đừng giận, đừng trách con bạc bẽo, không biết thương cha. Con chỉ mong cha mạnh khoẻ, chờ ngày tái ngộ. Lúc ấy gia đình ta sum họp, vui vẻ. Con mong cha tha lỗi cho con...".

Bệnh tình của bà cụ thân sinh ra bà Phạm Thị Trinh ngày càng nặng thêm và cụ đã qua đời. Cụ mất đi, mẹ con bà Trinh thương nhớ khôn nguôi, cứ ngẩn ngơ vì cảnh gia đình hiu quạnh. Hình ảnh bà cụ mắt đã mờ, lưng đã còng mà vẫn hết lòng chăm sóc các cháu cho con gái, con trai, trong đó có đồng chí Phạm Kiệt, Phạm Trân hoạt động cách mạng bị tù đày. Người mẹ lý tưởng ấy, luôn luôn là tấm gương sáng về lòng kiên trung, dặn dò khi con bị địch bắt: "Đừng khai báo", "Đừng yếu đuối". Bà Trinh thương nhớ mẹ; đau khổ tột cùng.

Nguyễn Chánh tìm lời an ủi vợ: "Mẹ mất, anh cũng đau lòng như em. Xưa nay, anh vẫn coi mẹ như mẹ đẻ của mình. Đau khổ, tiếc thương đâu có phải mình em. Nhưng em ơi, chúng ta là người cách mạng; đứng trước biến cố này, phải có nghị lực để giải quyết mọi việc. Em cứ khóc mãi cũng không giải quyết được gì. Hãy đứng dậy, đừng khóc nữa em! Bà mất rồi là khó khăn lớn đối với gia đình ta. Anh và em phải giải quyết việc ăn, ở cho các con thì mới mong tiếp tục đi công tác được".

Trong mọi tình huống khó khăn, hiểm nguy, Nguyễn Chánh đều bình tĩnh, dặn dò, động viên bà Trinh. Với cương vị là Tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên, ông biết thời điểm ra đi này, có thể sẽ gặp nhiều trở ngại khôn lường. Vì vậy, Nguyễn Chánh nói với vợ: "Lần này anh đi chiến trường, có căng thẳng hơn mọi lần. Nhưng đã chuẩn bị bảo vệ chu đáo, em đừng lo; cố gắng giữ gìn sức khoẻ để học tập, công tác. Anh sẽ viết thư về cho em như mọi lần".

Ông nắm chặt tay bà Trinh rồi lên đường. Đêm sương, núi rừng trùng điệp, bóng người khuất dần. Đúng như lời hứa, đến nơi, Nguyễn Chánh viết thư ngay về cho vợ. Rồi hàng tuần, thư ông đều đặn gửi về cho bà Trinh như mười mấy năm về trước. Mỗi lá thư đều đem lại cho người nhận niềm vui, tin tưởng để tích cực học tập, công tác. Tuy nhiên, bà Trinh không tránh khỏi sự lo lắng cho chồng, đang lăn lộn nơi khói lửa chiến trường. Sau chiến thắng, Nguyễn Chánh gặp lại vợ mới nói ra sự thật của lòng mình lúc lên đường: "Hôm chia tay, sợ em lo lắng chứ anh xác định đi lần này là không hy vọng trở về. Từ trước đến giờ, chưa lần nào, chỉ huy lại nằm cách mặt trận chỉ có một ki-lô-mét. Mặt khác, thằng Nguyễn Nên là Phó tư lệnh Quân khu 5, phản bội, chạy theo địch, đã bị ta bắt lại. Nó khai ra, từng ba lần lên đạn định bắn anh rồi nhảy vào đồn giặc, nhưng sợ đội bảo vệ nên chưa dám hành động. Vì vậy, em nên ăn mừng đi!".

Ở Hà Nội, một hôm Nguyễn Chánh mang đặt trên bàn mấy cái hộp con màu đỏ. Ông nói với bà Trinh:

- Hôm nay, anh vừa đi nhận huân chương của Đảng, Chính phủ tặng - mở chiếc hộp nhỏ ra, nói tiếp - Riêng Bác Hồ, tặng anh một cái đồng hồ có khắc tên Người đây này!

Nguyễn Chánh tươi cười nhìn vợ, nói tiếp:

- Đáng lẽ những huân chương này, Đảng tặng cho em thì đúng hơn là tặng cho anh... Bởi vì, nếu trong quá trình hoạt động cách mạng mà không có sự giúp đỡ của em thì anh không được tặng huân chương. Hơn nữa, anh nhận huân chương nhưng anh không bao giờ quên công lao của cán bộ và chiến sĩ toàn quân khu đóng góp trong những chiến công thắng giặc.

Bà Trinh vừa mừng vừa lúng túng, không biết nói gì hơn; cầm hộp Huân chương Quân công mở ra ngắm nghía hồi lâu.

Khi Đảng cần cán bộ đi làm công tác sửa sai cải cách ruộng đất, bà Trinh xung phong tham gia. Biết trước được công tác sẽ khó khăn, vất vả, Nguyễn Chánh cảm thông và động viên vợ:

Biết em lúc nào cũng hăng say công tác nên anh hết sức ủng hộ. Khi ở Trung Quốc chữa bệnh, anh thường lo nghĩ đến thân hình gầy gò của em. Nhưng mỗi lần nhận được thư nhà, đọc xong, toát lên tinh thần mạnh mẽ và sự phấn đấu mãnh liệt của người cách mạng, mặc dù em là một phụ nữ đã có sáu con...

Những năm công tác ở Hà Nội, lần đầu tiên ông được sống gần các con, được nghe cháu Hoà bé nhất bập bẹ nói: "Mời ba ăn cơm". Nguyễn Chánh vỗ về, âu yếm con và được các con quấn quýt xung quanh mình. Có lẽ, đây là những giây phút đầm ấm, hạnh phúc nhất trong đời ông.

Song, ngày vui qua nhanh, nỗi buồn vô hạn xích đến. Không ai ngờ được, bốn giờ sáng, Nguyễn Chánh tỉnh dậy, chuẩn bị đi công tác mà bốn giờ bốn mươi nhăm phút, tim ông đã ngừng đập. Như một tiếng sét, bất ngờ giáng xuống đầu Phạm Thị Trinh, khiến bà hoảng hốt, bàng hoàng. Đau khổ đến với bà Trinh mà cũng là nỗi đau mất mát của quê hương Quảng Ngãi, của Đảng và quân đội. Nguyễn Chánh ra đi, còn trẻ quá; mới 43 tuổi đời. Ông để lại tiếng khóc xót thương cho khắp mọi miền Tổ quốc... Đã có hàng trăm bài viết, lời phát biểu của các tướng lĩnh, sĩ quan, bạn bè, đồng chí, đồng đội về Nguyễn Chánh. Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết: "Cuộc đời một con người mới 43 tuổi, đã để lại một sự nghiệp như vậy, có thể nói là một cuộc đời thật đẹp: Cuộc đời của một người cộng sản kiên cường, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc, một vị tướng có đức, có tài, một con người mẫu mực".

Cố vấn Phạm Văn Đồng nhận xét: "Nguyễn Chánh là người rất thông minh, hiếu học; từ đó mà cũng rất giàu trí tuệ và tài năng. Anh suốt đời phấn đấu vì mục tiêu cao cả là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội... Tôi tin rằng, tấm gương đó sẽ phát huy tác dụng tích cực, khác nào ánh sáng xua tan bóng tối, góp phần đem lại thành quả ngày càng tốt đẹp của sự nghiệp cách mạng mà suốt đời anh Chánh hằng phấn đấu quên mình để vươn tới".

Đại tướng Nguyễn Quyết nhắc lại một chuyện đau lòng: "Ngày 24 tháng 9 năm 1957, ngày anh Chánh (bấy giờ là Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ) hẹn xuống làm việc với tôi (lúc ấy tôi làm Chính ủy Quân khu Tả Ngạn) lại chính là ngày anh ra đi mãi mãi. Anh ra đi giữa tuổi 43, đang sung sức và đầy hứa hẹn, giữa lòng thương tiếc vô hạn của nhân dân, của đồng chí, đồng đội và cả của bạn bè quốc tế.

Anh Chánh, một con người, một cuộc đời mãi mãi sáng trong; người anh hùng đã một thời oanh liệt của khúc ruột miền Trung kiên cường và bất khuất".

Nhân kỷ piệm 50 năm ngày khởi nghĩa Ba Tơ (11-3-1945 - 11-3-1995), Hoài Bảo Ngọc có mấy vần thơ mộc mạc, xuất phát tự đáy lòng, "Nhớ anh Nguyễn Chánh":

"... Ôi một con người lừng lẫy chiến công
Như khoai, lúa quê ta vô cùng bình dị
Chỉ nhận về mình là người Anh chiến sĩ
Của Liên khu Năm anh dũng kiên cường!
Tôi đã về tìm kỷ niệm yêu thương
Bến nước, bờ sông ven làng Thọ Lộc
Bỗng được nghe Trà Giang rì rào ca hát
Mừng đường thị xã quê mình có cả tên Anh
Và con đường được mở rộng khang trang
Lớp con cháu đang theo anh tiếp bước!".

(Đại tá, nhà báo, nhà văn, NSUT Chi Phan,
"Người con của núi Ấn sông Trà - danh tướng Nguyễn Chánh",
trích từ quyển “Trái tim thắp lửa"- mười danh tướng Quân đội nhân dân Việt Nam,
Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2007, tr. 79-126)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #35 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2022, 06:21:53 pm »


PHỤ LỤC



NGƯỜI ĐI TIẾP CHẶNG ĐƯỜNG CÒN LẠI

Thoạt nhìn tấm ảnh hai Ông Bà chụp hồi còn trẻ ai cũng trầm trồ khen: "Ông Bà đẹp đôi quá nhỉ!". Nhưng nếu như họ biết Ông Bà đã từng là một đôi đi diễn thuyết, tuyên truyền cho lý tưởng cộng sản từ khi 16-17 tuổi, đã từng là đôi bạn tù, đã từng là những chiến sĩ cách mạng trung kiên thà hy sinh chứ không khuất phục kẻ thù, lại còn là đôi bạn thơ tâm đắc, những tiền đề đó dẫn đến kết cục tất yếu là họ đã trở thành đôi bạn đời, thì người ta sẽ thấy ông trời đã khéo "xe duyên" để cho họ có nhau, thuộc về nhau, là một nửa của nhau tạo nên một chỉnh thể hài hoà trọn vẹn.

Vì vậy, sẽ là một khiếm khuyết lớn, nếu nói về Ông mà không nói đến Bà - là người đại diện cho ông đi tiếp quãng đường còn lại dài bằng nửa thế kỷ, mà từng bước thăng trầm trong quãng đường dằng dặc đó, trong những năm tháng chiến tranh ác liệt và tàn khốc, khó khăn và thiếu thốn, cũng như trong những giây phút hân hoan tưng bừng của niềm vui chiến thắng, khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, khi non sông quy về một mối - Ông luôn luôn song hành cùng Bà, hoà quyện trong Bà, động viên khích lệ Bà, tiếp sức cho Bà có nghị lực vượt qua mọi phong ba bão táp của cuộc đời, vượt lên mọi sự vặt vãnh của đời thường để sống một cuộc đời thanh tao, cao đẹp cho đến tận ngày nay. Và đến bây giờ, ở tuổi 94 Bà đã có thể nói với ông câu trả lời mà chính Bà đã đặt ra trong bài thơ nhớ ông sau một năm ông mất:

"... Gánh nợ non sông đứt giữa đường
Mối thù giai cấp nặng trĩu lưng
Anh trao nợ ấy cho trần thế
Ước hẹn giờ đây... mới nửa chừng"

rằng: Gánh nợ ấy Bà đã ghé vai cùng dân tộc trả xong và giờ đây Bà có thể thanh thản cùng ông đi tiếp chặng đường còn lại.

Và như vậy, đúng như chân lý mà có một nhà thơ Cách mạng nào đó đã từng viết cho người yêu của mình khi ông ở trong tù, đại khái như sau: "Khi một nửa tình yêu còn sống, có nghĩa là nửa kia vẫn sống..." vẫn hiện hữu trong nửa còn lại, không bị dòng thác thời gian cuốn lùi về quá khứ.

Từ những suy nghĩ trên đây, trong bài này chúng tôi - những đứa con đã cùng Bà bước tiếp quãng đường mà Ông chưa đi trọn, luôn sống cạnh Bà, chia sẻ vui buồn cùng Bà, vừa hoà nhập trong cuộc sống của Bà, như một bộ phận không thể tách rời, vừa quan sát để học tập cách xử thế của Bà trong mọi tình huống của cuộc đời, - xin được dành ít lời để viết đôi nét về Bà (không có tham vọng lột tả một chân dung trọn vẹn) - như một tấm gương sáng ngời về ý chí và nghị lực phi thường, về tinh thần chiến đấu không mệt mỏi, không đầu hàng trước bất cứ trở ngại nào, về một tấm lòng bao dung rộng lớn, về tình người bao la được quy tụ trong một người cộng sản đích thực có 77 tuổi Đảng - bằng số năm từ ngày Đảng ra đời.

*

Sáu anh chị em tôi mồ côi cha từ sớm, khi người anh cả tròn 20 tuổi và đứa em út mới 2 tuổi rưỡi, vì vậy mẹ chúng tôi đã thay cha gánh vác sứ mạng làm cha mẹ - nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng tôi nên người, đồng thời vẫn tiếp tục sự nghiệp Cách mạng mà Bà và Ông đã lựa chọn. Về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bà đã được Bà kể khá tỉ mỉ trong quyển hồi ký "Những chặng đường của người mẹ" (Nxb Phụ nữ năm 1993), mà nhiều người đọc đã phải rơi nước mắt vì cảm động: từ cô bán hàng xôi ở các chợ của cộng đồng người Việt bên Nga, bên Đức cho đến giảng viên của trường đại học Harvard danh tiếng bên Mỹ. Trong bài này chúng tôi chỉ xin kể lại một số mẩu chuyện nhỏ trong đời thường nhưng nói lên một nhân cách lớn, nói về tấm gương có thật vô cùng trong sáng mà mỗi khi soi vào đó chúng tôi luôn tìm thấy chỗ dựa tinh thần, có được những định hướng đúng đắn trong quan điểm sống, trong đánh giá xã hội để củng cố lòng tin và phấn đấu tự hoàn thiện mình mà không cần phải có những lời giáo huấn về đạo lý làm người của Bà.

Tôi còn nhớ, khi Bà 61-62 tuổi, Bà bị một trận đau tim nặng tưởng không qua khỏi và sau đó Bà nghỉ hưu – và cũng chính từ đó Bà đã bắt đầu tập Yoga để chiến đấu với bệnh tật. Bà là thầy thuốc của chính mình, tự rèn luyện, tự tìm thuốc để chữa bệnh cho mình, cho con cháu và cho cả những người thân quen. Lòng kiên trì chữa bệnh của Bà làm cho mọi người đều phải thán phục. Suốt 32 năm liền, ngày nào bà cũng dậy từ 4 giờ 30 sáng và tập Yoga, xoa bóp toàn thân, trồng cây chuối, cho đến 6 giờ. Bà rất tin vào những bài thuốc cổ truyền và kiên trì dùng chúng, ít khi dùng thuốc tây và kháng sinh. Sau khi giải phóng miền Nam bà đọc báo nói về công hiệu của Atisô, từ đó đến nay hơn 30 năm liền Bà uống đều đặn hàng ngày, vị "thần dược" nữa mà bà "sùng bái" là rau diếp cá. Bà trồng 1 vạt rau trong vườn và thỉnh thoảng cắt hàng rổ, đun vắt lấy nước rồi cô lại với mật ong hoặc đường thành xirô để dùng khi bị đau đường ruột. Mật ong là thứ thuốc đặc trị bệnh cảm, viêm họng, viêm loét dạ dày, v.v... Bà uống mật ong đều đặn hàng mấy năm liền và đã chữa khỏi bệnh loét dạ dày. Nhờ kiên trì và quyết tâm đi đến cùng Bà đã chiến thắng 10 bệnh, đến bây giờ Bà không còn bệnh gì. Gần đây Bà kêu bị đau lưng và đầu gối, không ngồi lâu được và đi lại khó khăn. Lập tức Bà ngâm rượu gấc, mấy lít rượu và vài trăm hạt gấc được rang lên - và Bà thường xuyên xoa bóp mỗi ngày mấy lần, nhờ đó mà Bà vẫn ngồi được xe ôm đi thăm bạn bè ốm đau nằm viện, đi sinh hoạt tổ thơ và thăm con cháu. Riêng về tính kiên trì này thì chúng tôi chẳng ai học tập được ở Bà. Bà thường nói đùa: "Bọn bay không chịu khó luyện tập, uống thuốc chữa bệnh khéo lại bỏ bà ở lại trên đời này một mình thì buồn lắm!".

Bà luôn luôn có lòng tin tuyệt đối vào ý chí con người, Bà đã hai lần bị chẩn đoán "ung thư gan" và "ung thư vòm họng" vì Bà bị viêm loét cổ họng và vòm họng thường xuyên. Chúng tôi ai cũng lo lắng cho Bà, nhưng Bà rất lạc quan và tự tin động viên chúng tôi: "Nếu ung thư thì Bà phải thấy khó chịu, đau đớn trong người chứ đằng này Bà vẫn "ăn ngon ngủ yên" làm sao mà ung thư được!". Và quả vậy, bệnh gan của Bà được bà chữa bằng Atisô, còn vòm họng thì - mật ong, rau ngót, bột sắn, vitamin C, v.v... và hai bệnh "ung thư" kia sợ Bà nên cũng đã rút lui.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #36 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2022, 06:22:44 pm »


Lòng kiên trì và chí "quyết thắng" của Bà còn thể hiện ở nhiều mặt khác nữa. Có thể tóm tắt một câu ngắn gọn: Bà đã làm việc gì thì ắt phải làm đến thành công. Trong những năm chiến tranh ác liệt, rồi giai đoạn gian nan sau hoà bình, tất cả đều sống theo chế độ tem phiếu. Bà quyết định tăng gia, trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn. Và trước nhà Bà giàn bí xanh, giàn mướp bao giờ cũng nặng trĩu quả, đàn gà công nghiệp của Bà có con đến 3-4kg, đẻ hàng trăm trứng và những con lợn giống của Bà "hay ăn chóng lớn" là nguồn cung cấp giống cho nhiều bà bạn già của Bà. Ai cũng bảo Bà "mát tay", còn chúng tôi chứng kiến hàng ngày Bà chăm sóc cây cối, bón phân tưới nước như thế nào, mua ốc về đập ra cho gà ăn, nấu cám lợn thơm phức có lúc đánh lừa lỗ mũi tưởng là Bà mới nghĩ ra một món ăn độc đáo nào đó... thì khẳng định chắc chắn rằng: chẳng có "mát tay, mát chân" gì hết, chẳng qua là sự chăm sóc tận tình chu đáo, ý chí "quyết thắng" của Bà đã đưa đến thành công. Nhờ đó mà chủ nhật hàng tuần về thăm Bà, khi về Bà nhét vào túi từng đứa lúc thì quả bí, quả mướp, lúc thì chục trứng, nhất là đến Tết Bà cho mỗi gia đình các con 1 con gà khoảng 3-4kg đủ để làm mâm cỗ cúng tất niên, rồi Bà ra lịch ăn Tết, mỗi hôm ăn ở nhà một đứa... Viết đến đây mắt tôi bỗng nhoà lệ, cảm kích tấm lòng bao dung của người mẹ - cao cả và đẹp đẽ biết bao - một trái tim luôn đập cùng nhịp với những trái tim của các con và hai cánh tay của Bà dang rộng ôm chặt sáu đứa con, dâu, rể, cháu chắt vào lòng che chở, truyền năng lượng và suởi ấm cho mọi người. Lòng mẹ thật là bao la không thước nào đo được!

Tuy có nhiều con, nhưng không vì thế mà tình cảm đối với các con bị san sẻ, bớt phần đậm đà thắm thiết. Bà dành riêng cho mỗi đứa chúng tôi một tình thương trọn vẹn của người mẹ, Bà như đoán biết trước số phận của từng đứa để thông cảm, giúp đỡ, khuyên răn những lúc các con gặp khó khăn, ngăn chặn những lỗi lầm, hoặc động viên, khích lệ các con làm những điều có ích cho xã hội, thực hiện được hoài bão của mình. Ai đã là dâu, rể trong nhà Bà thì mặc nhiên được coi là con Bà. Nếu vợ chồng các con có điều gì xích mích thì bao giờ Bà cũng trách con mình là chính. Bà không phân biệt con trai hay con gái vì đứa con nào Bà cũng rứt ruột đẻ ra. Sự công bằng của Bà được đo bằng một thước đo đặc biệt: đứa nào khó khăn hơn, vất vả hơn, bất hạnh hơn thì bà dành sự quan tâm và đồng cảm nhiều hơn, không có nghĩa là Bà thương đứa đó hơn. Trong số anh chị em chúng tôi có một đứa câm điếc vì hồi mới sinh ra được mấy tháng nó bị viêm tai, rồi không có điều kiện chữa chạy thành điếc, dần đến câm. Lúc đó Bà đi hoạt động thoát ly nên các con đều gửi gắm cho cô bác trong họ, đứa lớn trông đứa bé. Sự tật nguyền của đứa em này là nỗi đau lòng không gì làm vợi được, Bà xót xa cho số phận của nó. Nhà nước cho em đi Liên Xô, Trung Quốc chữa trị nhưng vẫn không khỏi. Em lấy vợ cũng câm, nhưng chịu khó làm ăn, sống biết điều, có tình. Hiện nay cả gia đình em có 4 người: 2 vợ chồng và 2 đứa con: cháu lớn học hết lớp 12, cháu nhỏ học lớp 8, ở với Bà và mọi sự quan tâm chăm sóc của Bà đều dành cho chúng. Bà thường tâm sự với chúng tôi: Em bị tật là do Bà bỏ nó đi hoạt động cách mạng, không chăm nom chu đáo lúc còn nhỏ vì vậy nó phải gánh chịu số phận không may và trong việc này lúc nào Bà cũng cảm thấy như mình có lỗi với nó. Chúng tôi tìm mọi cách an ủi nhưng không làm sao thay đổi được cách nghĩ của Bà.

Tình thương của người mẹ đối với đứa con mình rứt ruột sinh ra như là một bản năng, khó có thể giải thích bằng lí trí. Em gái tôi là phóng viên quân đội đã tham gia vào cuộc chiến đấu 12 ngày đêm đánh B52 Mỹ ở Hà Nội, trong những ngày này mẹ tôi cũng "trực chiến" ở cơ quan Phụ nữ Trung ương (tại số nhà 39 Hàng Chuối vì Bà là Bí thư Đảng ủy kiêm ủy viên thường trực Ban phụ vận Trung ương Hội). Có một đêm em tôi tranh thủ về thăm mẹ, đúng lúc đó B52 quần trên trời và thả bom rải thảm ngay trên đầu. Bà liền kéo em tôi nằm xuống và nằm đè lên trên. Em tôi kể lại chuyện này, hai mắt chớp chớp xúc động nói: "Mình là quân nhân, lại trẻ trung đáng lý mình phải che chở cho dân, mà "người dân" đó lại chính là mẹ đẻ của mình, nhưng mẹ đã làm ngược lại - với mẹ, mình lúc nào cũng vẫn chỉ là đứa con nhỏ bé, lúc nào cũng cần sự đùm bọc, chở che". Và những kỷ niệm như vậy nhiều không sao kể xiết, nhưng thiết nghĩ bấy nhiêu cũng đủ nói lên tấm lòng mẹ dành cho từng đứa chúng tôi rộng lớn và cao cả biết dường nào!

Tình cảm của Bà không giới hạn trong gia đình và họ hàng ruột thịt, Bà không bao giờ thờ ơ với nỗi đau của người khác, luôn thấu hiểu và thông cảm, và nếu như có điều kiện, cố gắng góp phần làm vợi bớt nỗi đau đó.

Tôi còn nhớ vào những năm 1963-1964 khi Bà còn đi làm, ngày đêm bận rộn với công việc cơ quan. Có một hôm chúng tôi thấy Bà tìm một mảnh vải may một túi xách có dây đeo qua vai, rồi nhặt nhạnh mấy bộ quần áo bộ đội cũ của em tôi cho vào đó. Chúng tôi hỏi, Bà không nói, chỉ giải thích ngắn gọn: "có việc cần". Sáng sớm hôm sau trước khi Bà đi làm, Bà ghé qua chợ cửa Nam (hồi đó nhà tôi ở phố Trần Phú gần đó), tôi và em gái tôi lần theo xem Bà làm gì. Ngay lúc đó thấy có một thanh niên khoảng 18-20 đang chống hai tay lê trên một tấm bìa các tông dày, hai chân bị cụt, đi về phía Bà. Bà đến gần cúi xuống đeo vào vai cậu cái túi hôm qua vừa khâu và móc túi cho mấy tờ tiền giấy, chắc cũng không nhiều, nhưng là sự san sẻ, chia sẻ với người bất hạnh. Hình ảnh đó theo suốt cuộc đời tôi, mỗi lần đi chợ thấy có người tàn tật, lê trên những tấm chiếu để xin ăn, bao giờ tôi cũng không nỡ đi qua mà không giúp họ vài đồng. Sự cảm thông và thương yêu những người có số phận bất hạnh là điều mà mẹ đã "di truyền" lại cho chúng tôi.

Vào năm 1979, khi tôi sinh cháu thứ hai mới có mấy tháng, cháu bị ốm nặng, đi ngoài hơn một tuần, gầy tọp chỉ còn da bọc xương, vào giữa trưa, khoảng 1, 2 giờ trời nắng chang chang bỗng có ai gõ gõ vào cửa sổ, tôi chạy ra thì thấy mẹ, mặt đỏ bừng, mồ hôi nhễ nhại, câu đầu tiên mẹ hỏi: "Cháu đã đỡ chưa?". Tôi lấy nước mời bà uống và hỏi: "Mẹ đi bằng gì lên đây?" (lúc đó bà đã có tuổi nên không còn đi xe đạp được nữa). Bà bảo: "đi bộ". Tôi la lên: "Trời ơi! Nắng thế này mà mẹ đi bộ từ Vĩnh Hồ lên tận Giảng Võ! Tiết kiệm gì mà không đi xích lô cho đỡ vất vả!". Bà vội cải chính: "Chẳng phải tiết kiệm, mà không biết sao mẹ không đành lòng ngồi vào xích lô để người ta è cổ ra chở mình!". Thì ra đây là điều mấu chốt mà chúng tôi không hiểu thấu được: Đời nào một người cộng sản đã từng đấu tranh cho bình đẳng, bác ái, chống người bóc lột người, lại chịu để cho người ta đạp xe chở mình đi như một bà chủ! Bây giờ thì Bà yên tâm ngồi sau xe ôm, không cảm thấy sự "không bình đẳng" nữa mà còn biện minh là "góp phần tạo công ăn việc làm cho họ".

Khó khăn lắm chúng tôi mới thuyết phục được Bà thuê một người giúp việc khi bà đã ngoài tám mươi, không đủ sức phục vụ một gia đình sáu, bảy miệng ăn; đi chợ, cơm nước, giặt giũ nữa, vì từ đây sẽ nảy sinh mối quan hệ "chủ tớ". Nhưng rồi chúng tôi phân tích: xã hội ta bây giờ nhiều người không có công ăn việc làm, việc đồng áng ở quê ít, thu nhập thấp, họ phải ra phố tìm việc. Mượn người giúp việc cũng là tạo điều kiện cho họ có việc làm. Bà thấy có lý nên đồng ý. Khi cậu em thứ tư của tôi sinh cháu đầu, mẹ cháu rất yếu, phải mượn một cô bé 15 tuổi giúp việc. Bà đến chơi, hỏi thăm cháu, biết cháu mới học hết lớp 4, Bà đã nói với em tôi: Các con cố gắng tạo điều kiện cho cháu nó đi học văn hoá thêm, chứ mới học hết lớp 4 thì coi như chưa "thoát nạn mù chữ". Kể lại chuyện này với tôi, cậu em tôi bình luận thêm: Chắc Bà thấm nhuần ước nguyện của Bác Hồ là mong sao cho "đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành"; còn tôi thì cho rằng: vì hồi nhỏ Bà không được đi học nên có sự đồng cảm sâu sắc đến như vậy.

Trong quan hệ với người giúp việc Bà luôn đặt chữ "tình người" lên đầu tiên nên Bà thường bị chúng tôi trách đùa là "làm hư người giúp việc". Nhiều người đến giúp bà lúc đầu cũng siêng năng chăm chỉ, dần dần biến thành người nhà, chẳng khác gì con cháu: ăn cơm cùng mâm, ngủ trưa đến 3-4 giờ chiều, xem tivi hết các chương trình và dần dần thành lười biếng, chỉ làm qua loa cho xong việc nhà rồi dán mắt vào tivi. Ai ở với Bà sau 3-4 tháng cũng tăng cân vì ăn uống đầy đủ lại không phải làm việc nặng nhọc như ở quê. Nhưng rồi cuối cùng Bà cũng tìm được một cô thực sự là "quản gia", thay mặt Bà chăm sóc gia đình thằng em câm điếc, đỡ đần Bà trong sinh hoạt hàng ngày. Bà hay khen cô ấy với chúng tôi là: "Nó biết thương bọn trẻ và chăm sóc Bà tận tuỵ. Cũng phải thôi, bố nó là đảng viên có 50 tuổi Đảng đấy!". Với Bà, đảng viên ắt phải sinh ra con cháu là người tốt, vì vậy Bà rất an tâm. Chúng tôi cũng mừng cho Bà vì Bà đã tìm được người tâm đắc.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #37 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2022, 06:23:40 pm »


Sự quan tâm của Bà còn trải rộng ra hàng xóm láng giềng. Hồi Bà còn ở Vĩnh Hồ, có một lần Bà đang ngồi trong nhà, nghe thấy tiếng ồn ào bên ngôi nhà lắp ghép đối diện. Bà liền chạy sang: thì ra công an quận đang lập biên bản về việc cơi nhà trái phép của một quân nhân nghỉ hưu, con liệt sĩ, sinh hoạt cùng chi bộ với Bà. Nhà ông chỉ có 20m2 mà bảy, tám người ở. Ông thấy tầng một, tầng hai đều cơi nới thêm một phòng ra mặt đường, ông bắt chước họ định cơi nới, không ngờ bị công an đến kiểm tra lập biên bản, bắt tháo dỡ. Bà không thể thờ ơ đứng ngoài cuộc, bèn sang hỏi sự thể ra sao. Biết đầu đuôi câu chuyện Bà tham gia ý kiến: "Đồng chí cơi nới nhà mà không có giấy phép thì sai rồi, các đồng chí công an đây lập biên bản là phải. Nhưng tôi có lời đề nghị các đồng chí công an bắt hai gia đình ở tầng 1, tầng 2 cũng phá dỡ phần cơi nới kia đi. Đồng chí này cũng chỉ bắt chước họ thôi mà, luật pháp công bằng với tất cả có phải không các đồng chí?". Thế rồi bà về. Mấy hôm sau bác hàng xóm kia sang nhà Bà chơi và cám ơn Bà: "May quá, có Bác sang can thiệp, mà nhà em tiếp tục xây dựng, chẳng thấy ai cấm đoán gì nữa!". Bà nói chân tình: "ơn huệ gì, tôi thấy sao nói vậy!", rồi Bà cười một cách hóm hỉnh: "Đó cũng là một mục tiêu chiến đấu của Đảng ta mà - thiết lập sự công bằng cho toàn dân!", xong Bà rót nước mời khách uống, nói sang những chuyện vặt vãnh đời thường khác, như chưa từng có gì xảy ra. Chúng tôi thầm khâm phục cách đấu tranh vừa mềm dẻo vừa cứng rắn của Bà, lý lẽ của Bà đưa ra thật đơn giản, nhưng khó có thể bác bỏ được.

Trong những năm gần đây, sức khoẻ Bà có yếu đi nên chúng tôi cố gắng giảm bớt "sự quan tâm" của Bà đối với mọi người bằng cách giấu không cho Bà biết những người bạn già của Bà đang nằm viện hoặc ai đó trong số những người quen của Bà đã nằm xuống vì sợ Bà lại xăng xái đi mua quà, rồi bắt xe ôm đi thăm viếng, hoặc đến nhà chia buồn cùng gia quyến. Chúng tôi khuyên Bà: "Mẹ có tuổi rồi, không đi được người ta cũng thông cảm, chứ cứ lặn lội ngoài đường, xe cộ bây giờ đi lại ẩu, nhỡ chẳng may có chuyện gì thì khổ, bà điện thoại chia buồn là được rồi". Bà kiên quyết không nghe, có khi tay xách hai, ba túi cam, sữa, bánh để đi thăm một lúc mấy người liền. Bà bảo: "Trừ khi mình ốm không đi được, chứ còn có khả năng đi lại mà không đi thăm mọi người, cảm thấy không đành lòng. Nhất là khi có người nằm xuống mà không đi phúng viếng làm sao có thể yên được - nghĩa tử là nghĩa tận mà!"... Mà bạn của Bà thì rất nhiều, và đặc biệt là đa dạng thuộc nhiều tầng lớp rất khác nhau: từ những cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước như các bác Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng, các bác gái Lê Duẩn, Phạm Văn Đồng, những học giả danh tiếng như bác Vũ Khiêu, nhà thơ Khương Hữu Dụng, đến các cô cùng công tác trong cơ quan Phụ nữ Trung ương, những người đồng hương thân thiết và cả láng giềng chung quanh nơi Bà đang sống, không phân biệt trình độ và lứa tuổi, khi có điều không may trong đời họ Bà luôn sẵn lòng chia sẻ với tấm lòng rộng mở và chân thành.

Bà có một lối sống rất giản dị, khiêm tốn, tiết kiệm đến mức tối đa cho mình, nhưng lại rất rộng rãi với mọi người. Tôi còn nhớ cách đây khoảng 10 năm khi bà bán ngôi nhà 50m2 nhưng lại có 200m2 đất ở Vĩnh Hồ, để mua một chỗ ở rộng hơn sâu trong ngõ phố Khương Trung, còn dôi ra một số tiền. Chúng tôi thấy Bà rất vui vẻ tính toán cách sử dụng số tiền trên: nào là gửi về quê xây nhà thờ phía nội mấy chục triệu, đóng góp xây lại mồ mả cho phía ngoại, chia cho các con các cháu mỗi đứa một ít, để lại một số tiền sau này hương khói cho ông bà, v.v... chắc cả đời Bà chưa bao giờ có tiền, bây giờ mới có được một số tiền, nên Bà phải "tán lộc" cho phải đạo. Rồi một hôm chúng tôi phát hiện một danh sách trên dưới 100 người (trừ con cháu trong gia đình ra) với số tiền ghi bên cạnh khác nhau: người này 500 nghìn, người kia 200 nghìn, người nọ 100 nghìn. Có lần tôi ghé thăm chú thím Ba, vừa là hàng xóm vừa là đồng hương, hay đỡ đần Bà, chú là trung tá về hưu bây giờ làm bảo vệ khu phố và vừa là bí thư chi bộ, thím khoe với tôi: "Hôm bán nhà Bà biếu cô chú 500 nghìn, không nhận Bà giận, đành phải nhận để Bà vui chứ nhà cô cũng có túng thiếu lắm đâu, cô dùng tiền đó mua một chiếc nhẫn để đeo làm kỷ niệm đây này, cháu xem có được không?". Tôi chợt hiểu ra đây là nhu cầu chia sẻ niềm vui của Bà, không có ý nghĩa vật chất thuần túy.

Để đáp lại tấm lòng của Bà, có biết bao tấm lòng khác dành cho Bà những tình cảm đặc biệt cảm động. Chỉ cần Bà "khó ở" trong người là đã không biết bao nhiêu người đến thăm, ngày lễ, ngày Tết nhà Bà khách khứa ra vào tấp nập, quà cáp và hoa cũng nhiều và đặc biệt có nhũng người ở xa về đều đến thăm bà. Tôi có cậu học trò tên là Ngô Như Bình từ những năm bảy mươi hay tới lui hỏi bài, cậu này học rất giỏi và ham hiểu biết, sau đó được đi học nghiên cứu sinh ở Liên Xô, bây giờ làm giảng viên Trường đại học Harvard ở Mỹ - hàng năm mỗi lần đưa học sinh về Việt Nam thực tập, có dịp ra Hà Nội cậu đều đèo tôi sang thăm Bà, ăn với Bà một bữa cơm rau mắm, hai bà cháu chuyện trò mải mê mấy tiếng đồng hồ liền. Cậu dạy bộ môn Tiếng Việt cho sinh viên Mỹ. Khi kể về cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thường cho xem ảnh, hồi ký của Ông Bà như những nhân chứng sống. Có một cô bạn cậu em út tôi tên là Phương, sau khi đọc quyển Hồi ký của Bà từ bên Đức về cứ xin đến gặp Bà để được tỏ lòng cảm kích và ngưỡng mộ Bà. Còn chú Nguyễn Văn Tu, bạn học của em gái tôi, hiện là Giám đốc Sở Văn hoá Hà Tây, đã từng tổ chức giới thiệu quyển Hồi ký của Bà trong một cuộc sinh hoạt tư tưởng của nữ thanh niên Hà Tây nhân dịp thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 20 tháng 10 để nêu gương cho thế hệ trẻ học tập. Chú thường lui tới thăm và tặng Bà, lúc thì tấm lụa may quần áo, có lúc hộp sữa để Bà bồi dưỡng... Sự quan tâm đó làm cho Bà rất cảm động. Một số bạn bè hoặc học trò của chúng tôi thì những ngày Tết, ngày sinh của Bà, ngày giỗ của Ông, chẳng phải mời, họ cũng tự đến và Bà coi họ như con cháu trong nhà. Gia đình của Bà cứ thế lớn dần lên, trước kia mỗi lần giỗ ông đặt năm mâm thì nay đã lên tám - chín mâm và có lẽ đến một lúc nào đó phải dọn mâm ra sân ăn mới đủ. Những dịp như vậy Bà rất vui vì cảm thấy, mình không bị lãng quên, không bị đứng ra ngoài lề cuộc sống.

Là những đứa con sống bên cạnh Bà chúng tôi không khỏi ngạc nhiên khi thấy Bà ở tuổi 94 mà đầu óc Bà vẫn vô cùng minh mẫn, tư duy lô-gích chặt chẽ, nhận xét đánh giá con người và thực tế khách quan tinh tường, chuẩn xác, đặc biệt là không định kiến bảo thủ, nhạy bén với cái mới. Bà vẫn sánh bước cùng nhịp với thời đại. Tất cả những phẩm chất này Bà có được là nhờ Bà luôn có ý chí phấn đấu tự học, tự bổ sung kiến thức cho mình. Bà nắm vững triết học nên ứng dụng rất hiệu quả vào công tác đảng và tổ chức mà Bà đảm nhiệm mấy chục năm liền ở cơ quan Phụ nữ Trung ương với cương vị Bí thư Đảng ủy và Trưởng ban Tổ chức Cán bộ.

Có một lần, vào những năm 1975-1976 công đoàn ở khoa tiếng Nga trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội nơi tôi công tác mời Bà đến kể về đời hoạt động cách mạng của Bà, Bà vui lòng nhận lời. Tôi lo lắng vì khoảng cách lứa tuổi, không biết lớp trẻ có hiểu được quan điểm sống của Bà không. Không ngờ buổi nói chuyện thành công mỹ mãn. Có một chi tiết đáng nhớ là khi nói về phẩm chất người đảng viên Bà nhận xét: "Trước kia vào Đảng cũng khó mà cũng dễ. Khó vì đứng trước sự lựa chọn - dám hy sinh, tù đày, dứt bỏ gia đình theo Đảng chống ngoại xâm hay không? Ai dám thì được kết nạp vào Đảng. Còn người đó tính tình nóng nảy hay ôn hoà, ăn mặc trau chuốt hay giản dị không quan trọng. Còn bây giờ vào Đảng cũng dễ mà cũng khó: Dễ vì không phải lựa chọn giữa cái chết và sự sống, dấn thân vào tù đày, v.v... nhưng lại khó vì phải "làm dâu trăm họ" - nóng nảy quá, thẳng thắn quá cũng không được, ăn mặc sạch sẽ, ngay ngắn thì cho là ăn diện, không giản dị, v.v... cũng không được... mà có khi bây giờ vào Đảng lại khó hơn cũng nên, nhất là đối với đội ngũ trí thức!". Sau cuộc nói chuyện của Bà, mọi người bàn luận ý kiến của Bà rất sôi nổi. Có người nói: "Bà phê bình khéo chúng mình đấy. Trước kia người ta nhìn vào bản chất người cộng sản - dám gian khổ hy sinh vì lý tưởng để kết nạp vào Đảng, còn bây giờ thì thường thông qua những hiện tượng để đánh giá con người!".

Từ bé Bà không được đi học ở trường, chỉ tự học ở nhà, vào trong tù Bà lại tiếp tục tự học để đọc về chủ nghĩa Mác - Lê-nin và làm "tuyên truyền viên". Sau khi tập kết ra Bắc, Bà được học Trường Đảng cao cấp khoá I, học ở trường bổ túc công nông một năm ba lớp và Bà tốt nghiệp phổ thông, ở tuổi 55 Bà vẫn còn theo học lớp "kinh tế cụ thể" ban đêm. Tấm gương tự học của Bà đã ảnh hưởng rất nhiều đến việc phấn đấu học tập của chúng tôi. Tôi còn nhớ lúc đó tôi đã hơn 60 tuổi, đang tham gia công trình hợp tác khoa học Nga - Việt - biên soạn Đại Từ điển Việt - Nga, thầy tôi là giáo sư - viện sĩ Xônxép nhiều lần nhắc tôi: "Sao chị không phát triển luận án phó tiến sĩ (mà tôi đã bảo vệ trước đó 30 năm) thành luận án tiến sĩ hoặc in thành sách?". Tôi chỉ trả lời nửa đùa nửa thật: "Thầy thích tôi làm từ điển hay viết luận án? Vì đây là hai công việc đều khó, đòi hỏi trí lực và thời gian, tôi muốn tập trung thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao cho". Thầy không nói gì (Thực ra thì tôi cũng ngại và nghĩ mình đã có tuổi, theo đuổi công việc khó nhọc đấy làm gì, nên cứ khất lần). Nhưng rồi thầy ốm nặng có khả năng không sống nổi. Tôi "hạ quyết tâm" thực hiện nguyện ước của thầy. Tôi có viết thư về hỏi ý kiến mẹ tôi. Mẹ tôi bảo: "Cái đó tuỳ con, nhưng một khi thầy đã khuyên là ông ấy thấy có khả năng làm được. Học thì có bao giờ thừa đâu!". Tôi sực nhớ đến Bà khi ở tuổi 55 trong thời chiến công tác vất vả mà tối tối Bà vẫn còn cắp sách đi học lớp "kinh tế cụ thể", đây là động lực thúc đẩy tôi vừa làm từ điển vừa hoàn thành luận án tiến sĩ khoa học trong vòng một năm và tuy chưa kịp bảo vệ trước khi thầy qua đời, nhưng thầy đã biết một tháng sau tôi sẽ bảo vệ và thầy chúc mừng tôi và tin chắc tôi sẽ bảo vệ thành công. Trong buổi liên hoan sau khi bảo vệ tôi đã nói lên lòng biết ơn vô hạn đối với thầy và mẹ tôi, hai người đã động viên và khích lệ tôi trong con đường khoa học.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #38 vào lúc: 15 Tháng Mười, 2022, 06:25:35 pm »


Làm từ điển, tôi thường phải làm công tác biên tập bản thảo, nên rất ngạc nhiên, khi thấy Bà chẳng qua lớp báo chí hoặc khoá học ngữ văn nào mà làm công tác biên tập sắc sảo và chính xác lạ thường. Bà đã từng tự viết quyển Hồi ký "Những chặng đường của người mẹ" dài gần 300 trang, đã cùng hai anh Thân Hoạt và Nguyên Ngọc chọn lựa trong hàng trăm bài hồi ức để biên tập 68 bài trong quyển Hồi ký về Ông: "Nguyễn Chánh - con người và sự nghiệp" dày 600 trang, sau đó Bà làm Trưởng ban chỉ đạo biên soạn quyển sử ký "Phụ nữ Nam Trung Bộ" do cô Hoàng Mai làm chủ biên, dày 600 trang (Nxb Đà Nẵng - 1999). Niềm đam mê của Bà là thơ ca. Bà đã học làm thơ từ khi 16-17 tuổi trong tù, do Ông dạy và niềm đam mê đó vẫn còn nóng bỏng trong Bà mãi cho đến ngày nay. Thơ của Bà được in rải rác trên các báo chí, được đưa vào quyển "Thơ ca Cách mạng 1925-1945", Bà được xếp như một tác giả riêng trong Tổng tập văn học Việt Nam (tập 35) và được đánh giá như một trong 10 nhà văn nữ tiêu biểu của nửa đầu thế kỷ XX (Nxb Phụ nữ, năm 2000). Chẳng qua trường lớp nào mà Bà có nhiều ấn phẩm được xuất bản hơn chúng tôi - là những người được đào tạo một cách bài bản. Văn thơ là một bộ phận không thể thiếu được trong đời Bà - Bà thường làm thơ tặng cho các cháu. Có lần thằng con khoảng 4-5 tuổi của em trai tôi thắc mắc, sao cháu chẳng có bài thơ nào Bà tặng cả. Ôm cháu vào lòng và suy nghĩ dăm phút rồi Bà đọc một bài thơ tặng cháu:

"Anh Tuấn mình tròn như quả dưa
Sờ vào mát ruợi ai cũng ưa
Tính hay thích thú "gien" truyền thống
Tự hào thành tích ông cha xưa"

(chẳng là thằng bé hay thích nghe kể chuyện "ngày xưa" của Ông Bà).

Chúng tôi thường trêu Bà là nhà thơ có tài "xuất khẩu thành chương". Bà sinh hoạt đều đặn ở tổ thơ "Sông Tô" và bao giờ cũng có bài tham gia "hoạ" những bài của ai đó "xướng" hoặc "tự hoạ" vào những dịp sinh nhật của Bà. Bà rất yêu văn nghệ, thích nhiều bài hát cách mạng như bài "Cùng anh tiến quân trên đường dài" về Nguyễn Viết Xuân của Huy Du, bài về Võ Thị Sáu của Nguyễn Đức Toàn và thuộc lòng những bài thơ của các nhà thơ đương đại như bài "Đoàn xe không kính" của Phạm Tiến Duật, "Cuộc chia ly màu đỏ" của Nguyễn Mỹ, v.v...

Cách đây không lâu, có mấy bà bạn đến thăm Bà, mọi người có con cháu làm ăn khá giả nên biếu tiền cho họ đi nghỉ mát, đi chơi đó đây, họ cũng có vẻ hơi ái ngại cho Bà vì các con Bà chỉ sống nhờ đồng lương hưu, còn Bà tuy lương hưu có khá nhưng lại phải cáng đáng nuôi gia đình đứa em câm điếc bốn miệng ăn, Bà đoán được ý họ nên coi như vô tình, nhưng có ý muốn bộc bạch cùng họ: "Con tôi chẳng có nhiều tiền cho tôi, nhưng đứa nào cũng thương và quan tâm đến tôi, mỗi đứa một kiểu". Rồi như sực nhớ ra, Bà hỏi: "À, các cô có ăn cá bống sông Trà Khúc không? Có cả kẹo gương, mạch nha nữa đấy, chả là cháu Trực (anh cả tôi) ở trong quê, hễ có ai ra là gửi một thùng đủ cách loại". Rồi Bà tặng mỗi người một ít quà. Sau đó Bà vào tủ mang ra một đống quần áo, vải vóc, khăn quàng, giày dép mà chúng tôi sắm cho Bà vào những dịp Tết hoặc sinh nhật khoe với bạn. Bà nói như tâm sự: "Vừa rồi tôi về quê, ở nhà cháu Hoà (là cậu em út) mua giường mới, bàn ghế, tủ bếp, lắp nước nóng, che mái hiên cho tôi, vì có tôi ở nhà là tôi can ngăn, không cho làm, sợ tốn tiền, mà tôi thì lại quen sống giản dị rồi. Chủ nhật nào các cháu cũng tụ tập về thăm mẹ, mua sẵn cái ăn, để mẹ khỏi vất vả lo cơm nước. Đông con cũng sướng, nhà có chuyện gì mỗi đứa một tay là xong". Tôi đứng sau cửa nghe Bà nói mà thương quá và cảm thấy như chúng tôi có lỗi với Bà vì chưa lo được cho Bà một cuộc sống đầy đủ như người ta, có cảm giác như mình chưa trọn đạo làm con, nhưng lại cũng rất vui vì thấy Bà đã hiểu thấu được tấm lòng của chúng tôi dành cho Bà.

Mới nhìn thì tưởng như mâu thuẫn, nhưng thực ra trong tính cách của Bà đã minh chứng một phạm trù triết học là "thống nhất của đối lập". Thật vậy, trong con người Bà hoà trộn một cách nhuần nhuyễn sự đấu tranh quyết liệt, không nhân nhượng, tính nguyên tắc cứng rắn và sự mềm mỏng cảm thông của lòng nhân ái chan hoà, giữa lý trí và tình cảm, giữa chính trị và văn nghệ, giữa sự tôn trọng giá trị của truyền thống và thích nghi với hiện đại, chính vì vậy mà Bà dễ hoà đồng với mọi người, với mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi và chiếm lĩnh được lòng tin, tình cảm và sự kính trọng của họ.

Một trong những thí dụ gần đây nhất, làm cho cả gia đình tôi rất cảm động, xin chia sẻ cùng bạn đọc:

Nhân dịp Đại hội Đảng lần thứ X (tháng 4 năm 2007), trong báo Quân đội nhân dân có một bài viết về Bà của phóng viên Lan Vi. Bài viết ngắn thôi, trích Hồi ký về đời hoạt động của Bà. Mấy hôm sau, bỗng nhiên có một thượng tá công an đến nhà Bà, lúc đầu Bà tưởng có chuyện gì xảy ra với cậu em câm điếc ngoài chợ, chưa kịp hiểu đầu đuôi ra sao, thì chú công an kia chạy đến ôm Bà khóc nức nở miệng lặp đi lặp lại: "Mẹ ơi! Con thương mẹ quá! Sao đời mẹ lại khổ thế!!!". Bà mời vào nhà hỏi ngọn ngành thì mới biết là người này tên là Lưu Xuân Lộc, hiện là Phó giám đốc Trung tâm Huấn luyện và Bồi dưỡng nghiệp vụ - Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp - Bộ Công An, khi đọc bài báo về Bà xúc động quá, gọi điện đến toà soạn báo Quân đội nhân dân biết địa chỉ và tìm đến thăm Bà. Chú Lộc có mang hoa và quà đến tặng bà và không quên "phong bì" cho Bà. Hoa và quà thì Bà nhận còn "phong bì" thì Bà từ chối với lý do là lương hưu Nhà nước cấp cho Bà là đủ dùng rồi. Chú Lộc xin phép được làm "con nuôi" của Bà. Sau này Bà giải thích với chúng tôi: "Các con xem, thời buổi này người ta lo làm giàu, mải mê làm ăn có khi quên cả bố mẹ, vậy mà có người còn quan tâm đến một cụ già đã một chân ở thế giới bên kia, chẳng giúp được gì cho mình. Tình cảm vô tư như vậy bây giờ là hiếm, nó nuôi dưỡng cho mình một lòng tin vào chân lý: thời đại nào cũng có những người sống có tình!". Nghĩ vậy nên Bà không ngần ngại gì, đồng ý nhận chú Lộc làm "con nuôi". Sau đó bà tặng chú quyển Hồi ký của Bà. Đêm hôm đó chú lại gọi điện cho Bà, khóc nức nở: "Con thương mẹ quá! Sao mẹ lại khổ thế?!". Và từ đó đến nay, ngày lễ nào chú cũng đến thăm Bà, mang hoa và quà đến tặng Bà như một người con trong nhà.

Chuyện về Bà thì còn nhiều lắm, không thể kể hết được. Hy vọng rằng những điều kể trên đây phần nào giúp bạn đọc hiểu được thế nào là người cộng sản chân chính, người mẹ bao dung, người phụ nữ Việt Nam dũng cảm và nhân hậu, một con người mà phần Người nổi trội như một nhân cách. Những người như Bà trong lịch sử nước ta không phải là hiếm bởi lẽ thế hệ của Bà đã làm nên một thời đại vẻ vang của một dân tộc anh hùng.

Trong đời, người ta bao giờ cũng đứng trước sự lựa chọn: chọn nghề nghiệp, chọn nơi làm việc, chọn vợ, chọn chồng, chọn quan điểm sống, nhưng có hai cái mà ta không có quyền chọn lựa - đó là Tổ quốc, và cha mẹ: ta sinh ra ở đâu thì nơi đó là Tổ quốc, ai sinh ra ta thì người đó là cha mẹ.

Nhưng giá như được quyền lựa chọn thì sáu anh chị em chúng tôi cùng đều nghĩ rằng: chúng tôi không thể chọn ai hơn là những người hiện là cha mẹ của chúng tôi. Cũng chưa hẳn Ông Bà đã là những con người ưu tú nhất, trọn vẹn nhất, nhưng đối với chúng tôi đó là những người cha mẹ tuyệt vời nhất, là niềm tự hào lớn lao, là nguồn thương yêu bất tận của sáu anh chị em chúng tôi, là ngọn lửa của lòng tin sáng chói dẫn dắt chúng tôi trên con đường phấn đấu làm Người.

Chúng tôi vô cùng hạnh phúc được làm con của những người cha, người mẹ như thế.

Xin nói thêm với độc giả một điều: Khi tôi viết xong bài này, đọc cho Bà nghe và xin ý kiến Bà được đăng vào tập bài viết về Ông, Bà giãy nảy lên: Tại sao lại viết về Bà, đây là ngày kỷ niệm của Ông. Chúng tôi giải thích mãi Bà vẫn không thông. Tôi hỏi Bà: "Vậy những điều viết ra đây có thật trong đời Bà không?". Bà công nhận là "có". "Thế thì tại sao không chia sẻ cùng mọi người?". Bà im lặng một lúc rồi nói: "Thôi, tuỳ các con!". Và thế là chúng tôi xin phép Ông để Bà được "song hành" cùng Ông trong quyển sách này như một phần Phụ lục.

(Những đứa con của Ông Bà: NGUYỄN CHÍ TRỰC, NGUYỄN TUYẾT MINH,
NGUYỄN NGỌC SƯƠNG, NGUYỄN ANH TƯỜNG,
NGUYỄN CHÍ DŨNG, NGUYỄN CHÍ HOÀ)



Hết!
Logged
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM