Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 03:55:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sống mãi với thời gian  (Đọc 2593 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2022, 09:05:00 pm »


CHUYỆN Ở QUÊ TƯỚNG NGUYỄN CHÁNH


Nhà báo TRẦN ĐĂNG

                                                                                                                                                                                                             
                     
Trong hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhắc đến Nguyễn Chánh như sau: "Anh qua đời, quân đội mất đi một vị tướng tài năng, tôi mất đi một người bạn chí thiết". Đó không phải là lời "ai điếu" đơn thuần xuất phát từ một tấm lòng quý trọng thật sự của vị Tổng Tư lệnh đối với bạn chiến đấu của mình. Tối 24-9-1957, một cơn đau tim đột ngột - đã khép lại cuộc đời của vị tướng thao lược này ở tuổi 43, nhưng những gì ông để lại cho quân đội cũng như giới văn nghệ sĩ trên đất Liên khu 5 thời kháng chiến chống Pháp thì vẫn vẹn nguyên như ngày nào. Ngày 5-8 này, sinh nhật lần thứ 90 của tướng Nguyễn Chánh.



GIAI THOẠI

Sau Hiệp định Genève 1954, có một viên tướng người Pháp tên là De Beaufort nhờ Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho ông ta gặp bằng được người chỉ huy đánh bại chiến dịch Atlante trên chiến trường Tây Nguyên năm 1953-1954. Tướng Giáp đã đồng ý và sắp xếp một cuộc gặp riêng giữa tướng De Beaufort và Nguyễn Chánh. Viên tướng bại trận người Pháp đã không tin rằng ngồi trước mặt mình là "một vị tướng đã làm cho tôi điêu đứng trên chiến trường" - như hồi ký sau này ông ta thuật lại. Nguyễn Chánh giản dị và khiêm nhường đến không ngờ. Chia lửa với Điện Biên, quân ta giải phóng Kon Tum và Bắc Tây Nguyên, đánh bại chiến dịch Atlante, tiêu diệt toàn bộ Binh đoàn cơ động số 100 - binh đoàn tinh nhuệ bậc nhất của quân viễn chinh Pháp rút về từ Triều Tiên. Người chỉ huy trận đánh "để đời" ấy là tướng Nguyễn Chánh - một trong những người lãnh đạo Đội du kích Ba Tơ từ ngày còn trứng nước, quê ở xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Lâu nay, rất nhiều cuốn sách viết về tài thao lược của vị tướng lừng danh này. Vì vậy, nhiều người chỉ biết ông với tư cách là nhà chiến lược quân sự nhưng Nguyễn Chánh còn là một người rất am tường về văn hoá, nhất là cách hành xử đối với anh em văn nghệ sĩ. Ai đã một lần tiếp xúc với ông là cả đời không quên được. Nhà văn Nguyên Ngọc là một trường hợp như thế.

Ông kể rằng chính Nguyễn Chánh là người nâng đỡ ông ngay từ khi còn chập chững bước chân vào làng báo! Là Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 5 nhưng Nguyễn Chánh vẫn dành rất nhiều thời gian cho văn nghệ. Có lần trong hội nghị Quân chính Quân khu, anh em tổ chức một tối hát tuồng, ông xin cho ông đóng một vai tuồng. Anh em khuyên ông không nên làm việc này vì rất mất công. Cuối cùng, ông xin được cầm chầu trong đêm diễn.   Người cầm chầu phải là người rất am tường về tuồng tích của vở diễn, thế mà Nguyễn Chánh, không hiểu ông đã thuộc tuồng từ bao giờ, buổi diễn hôm ấy, tiếng trống chầu của ông đã làm cho không ít người xem phải ngỡ ngàng!


Ở XÓM VẠN ĐÒ

Ông Nguyễn Ngoan, nay đã 77 tuổi, gọi tướng Chánh bằng chú ruột, chỉ ra phía sau vườn - nơi có ngôi nhà sinh ra 8 anh em Nguyễn Chánh, nói: "Ông nội tôi chỉ có cái ao sau nhà là đáng giá nhất thôi". Tôi hỏi: "Vậy, ổng lấy gì để nuôi 8 người con?". "Ông làm trưởng cự (cổ đông) xe nước". Một cụ ông hàng xóm góp chuyện: "Dân xe nước ở đất Sơn Tịnh này, ai mà chẳng biết ông Nguyễn Hàm Chức. Ông là một trưởng cự xe nước bậc thầy". Ngay tại bến đò xóm Vạn từng có một bờ xe nước mang tên ông. Hàng năm, cứ sau vụ gặt, những người có ruộng được hưởng nguồn nước từ bờ xe này đã nộp thóc cho chủ xe. Cái bờ xe nước ấy đã trở thành nguồn thu nhập chính cho cả gia đình. Nó đã góp phần nuôi Nguyễn Chánh và nuôi luôn những đồng chí của ông hoạt động cách mạng. Ông Nguyễn Ngoan vẫn còn nhớ nguyên hình bóng của các nhà cách mạng tiền bối như Nguyễn Nghiêm, Phan Thái Ất, Tôn Diêm... vẫn thường lui tới căn nhà này. Đến sau Cách mạng tháng Tám 1945, ngôi nhà tranh ấy đã thành tổng hành dinh của các nhà lãnh đạo Khu 5. Tuy không phải là người giàu có trong làng nhưng ông Nguyễn Hàm Chức là người rất có uy tín. Thuở trai tráng, ông từng là nghĩa quân của Lê Trung Đình. Cuộc khởi nghĩa của họ Lê bị dìm trong bể máu, ông trở về quê rồi gắn đời mình với các bờ xe nước sông Trà và kỳ vọng vào lớp con cháu, trong đó có người con út Nguyễn Chánh. Và cái xóm Vạn Đò bên bờ sông Trà - nơi người cha đã từng lỡ vận vì việc lớn ấy đã thành bến đỗ cho các nhà cách mạng.


TRONG KÝ ỨC CỦA NGƯỜI THÂN

Ông Ngoan nhớ lại: "Chú Chín (ở nhà gọi vậy vì Nguyễn Chánh là con út - thứ chín) là người điềm đạm, lành tính nhưng rất quyết đoán. Ông làm việc gì cũng đến đầu đến đũa, lại là người có tài hùng biện, ăn nói lưu loát, thấu tình đạt lý nên ai cũng phải nghe". Mười sáu tuổi, Nguyễn Chánh đã đến với cách mạng. Các nhà tù đế quốc đã thành trường học lớn rèn luyện cho ông. Một tài năng thiên bẩm cộng với môi trường khốc liệt của các nhà tù đế quốc và cuộc chiến tranh thần thánh của nhân dân đã làm nên vị tướng thao lược sau này. "Lúc ấy, tôi khoảng chín tuổi, cha tôi từ nhà tù ở Buôn Ma Thuột về, ghé qua đêm thăm gia đình rồi lên luôn Ba Tơ. Ông cứ thoắt ẩn thoắt hiện bằng những chuyến đi - về như thế, anh em tôi chẳng biết ông làm gì. Mãi sau này tôi mới biết ông làm cách mạng". Ông Nguyễn Chí Trực - 68 tuổi - con trai đầu tướng Chánh hồi tưởng về người cha mình bằng những ký ức đứt nối như thế. Ông nói: "Cha tôi là người giàu tình cảm. Ông ít khi ở nhà, song mỗi lần về là ông ôm tất cả anh em vào lòng, hỏi han từng đứa rất kỹ lưỡng. Em gái tôi - PGS.TSKH. Tuyết Minh - là người được ông cưng nhất. Chả là, lúc mẹ tôi ở tù tại nhà lao Quảng Ngãi, có một lần bà ngoại bế em vào thăm mẹ, nó nhất định không chịu về, bọn lính bắt nó dẫn ra, mẹ tôi phải dùng con dao đang đi làm bếp trong tay chiến đấu với bọn cai ngục để giữ nó ở lại với mẹ, thế là nó "được" ở tù cùng mẹ. Mấy người bạn tù cứ trêu em tôi rằng mày là con ông "bảy đáp" (mổ heo). Không ngờ những lời trêu chọc ấy đã ám ảnh cô bé đến lúc cách mạng thành công, rồi cha tôi về xưng "ba" với nó, nó vẫn không cho bế! Thương yêu con cái nhưng ông cũng là người cực kỳ nghiêm khắc với con. Có lần ông thấy tôi mặc chiếc áo xa xị màu nâu vải ngoại, ông buộc tôi phải cởi ra và đốt giữa sân nhà. Ông nói: "Ba đang hô hào toàn dân Khu 5 "bài" hàng ngoại, con mặc áo vải ngoại như thế, ai còn nghe ba nữa!". Đó là hồi kháng chiến chống Pháp, Khu 5 là vùng giải phóng chủ trương "tự túc tự cấp" và "bao vây kinh tế địch" nên hô hào chống sử dụng hàng ngoại nên mới có tình trạng ấy". Gần 50 năm kể từ ngày tướng Chánh tạ thế nhưng hình bóng người cha vẫn nguyên vẹn trong lòng người con trai trưởng: "Tối hôm ấy (ngày 24 tháng 9 năm 1957), ông dặn với người cần vụ rằng sáng hôm sau ông đi Quảng Ninh nhân tiện ghé thăm mấy đứa em tôi đang học ở Trường học sinh miền Nam. Nhưng chuyến thăm những đứa em của cha tôi vĩnh viễn không bao giờ thực hiện được. Bốn giờ sáng hôm ấy, trái tim ông đã ngừng đập, khép lại một chặng đường đầy gian nan nhưng cũng rất hào hùng của ông".

Trước khi mất, Nguyễn Chánh giữ chức Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ. Ông mất trước khi Nhà nước phong quân hàm cho các tướng lĩnh nên chưa một ngày cầu vai trên áo ông được lấp lánh ngôi sao. Ông đã đóng góp một cách xuất sắc vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp trên Chiến trường Khu 5. Để tưởng nhớ công lao của ông, Hội cựu chiến binh Liên khu 5 đã xây một nhà bia, trong đó có đặt một pho tượng bán thân của ông do Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tặng để tưởng nhớ đến ông và cũng nơi đây, trên mảnh vườn nhà ông, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi đã xây một Nhà lưu niệm - một bảo tàng danh nhân - nói về thân thế và sự nghiệp của ông và Trường trung học phổ thông xã Tịnh Hà, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đã được mang tên ông để lưu danh người con ưu tú của quê hương núi Ấn sông Trà.

(Nhà báo Trần Đăng, "Chuyện ở quê tướng
Nguyễn Chánh", số 217/2004 báo Lao động,
ngày 4-8-2004)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:29:48 pm »


NGUYỄN CHÁNH - CHÂN DUNG
ĐƯỢC NHIỀU NGÒI BÚT KHẮC HỌA

(Đọc quyển "Nguyễn Chánh - con người và sự nghiêp",
Nxb Quân Đội nhân dân, Hà Nội, 1997,
nhân kỷ niệm 90 năm ngày sinh của ông)



PHƯƠNG HOA

                                                                                                                                                               
         
LTS: Ở thị xã Hà Đông, con đường đi từ ngã tư Cầu Trắng về phía đông nam, qua Quân y viện 103 đến hết địa phận tỉnh Hà Tây, đã từng được mang tên một nhà quân sự - văn hoá tài đức song toàn, một nhân cách lớn, cả đời cống hiến cho sự nghiệp đấu tranh cách mạng vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội. Đó là danh tướng Nguyễn Chánh. Người đời còn gọi ông là tướng quân Nguyễn Chánh.

Ông sinh năm 1914 ở xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi. Ông hoạt động cách mạng từ năm 15 tuổi, là Tỉnh ủy viên tỉnh Quảng Ngãi, rồi làm Bí thư Liên khu ủy, kiêm Tư lệnh, Chính ủy Liên khu 5. Ông là người lãnh đạo Đội du kích Ra Tơ, lực lượng nòng cốt của cuộc khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Quảng Ngãi. Năm 1954, phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, trong chiến dịch Tây Nguyên, ông chỉ huy và trực tiếp tham gia chiến dịch với những chiến công lẫy lừng giành lại địa bàn có ý nghĩa chiến lược này, tạo ra thế chia cắt, bao vây địch từ các chiến trường để quân và dân ta tập trung lực lượng chiến thắng thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ. Tên tuổi của ông đã gắn bó với Khu 5 bất khuất, anh dũng kiên cường trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II năm 1951, ông được bầu là Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Sau năm 1954, ông tập kết ra Bắc tham gia Quân ủy Trung ương, làm Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ. Giữa lúc tài năng đang đạt tới đỉnh cao, ngày 24 tháng 9 năm 1957, ông đột ngột ra đi tại Hà Nội. Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về ông: "Cuộc đời của một con người mới 43 tuổi đã để lại sự nghiệp như vậy, có thể nói là một cuộc đời thật đẹp: cuộc đời của một người cộng sản kiên cường, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc, một vị tướng có đức có tài, một con người mẫu mực”.

Nhân kỷ niệm lần thứ 59 Cách mạng tháng Tam thành công và Quốc khánh 2-9, kỷ niệm 90 năm ngày sinh đồng chí Nguyễn Chánh, Tản viên sơn trân trọng giới thiệu cuốn sách "Nguyễn Chánh - con người và sự nghiệp" của Nhà xuất bản quân đội nhân dân, gồm những bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các vị tướng lĩnh, cán bộ, đảng viên đã từng sống, làm việc, gần gũi với đồng chí Nguyễn Chánh qua bài viết, giới thiệu cuốn sách này của nhà nghiên cứu Phương Hoa.

Theo cách nghĩ thông thường của mọi người thì loại sách "hồi ký" thường nói lên sự kiện và nhân vật một cách khô khan, mang nặng phong cách "chính sử" nên chỉ thu hút được sự quan tâm của lớp người có tuổi và không hấp dẫn được lớp trẻ hiện nay. Khi cầm trên tay quyển sách "Nguyễn Chánh - con người và sự nghiệp" tôi cũng không tránh khỏi cái tâm lý chung nói trên, và chỉ có ý định đọc lướt qua để biết thêm về một vị tướng mà tôi đã có đọc nhiều bài viết về ông trên báo chí song nội dung thường nặng về mảng "sự nghiệp" mà nhẹ về mảng "con người", vì vậy cũng ít hy vọng quyển sách này sẽ giúp tôi hiểu thêm về đặc trưng tính cách của con người ông.

Nhưng quyển hồi ký đã thực sự hấp dẫn tôi ngay từ những trang đầu, hứa hẹn cho tôi những cảm nhận thẩm mĩ sâu sắc và mới mẻ về một tác phẩm nghệ thuật với sự khắc họa chân dung của một vị tướng tài, một nhân cách lớn qua bài viết của nhiều tác giả thuộc nhiều tầng lớp khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau - từ các tướng lĩnh, các nhà quân sự lỗi lạc đến những nhà văn, nhà thơ, nghệ sĩ, bác sĩ, những chiến sĩ, những người bạn trong tù và đơn thuần là những người dân đã từng có dịp gặp ông. Quyển sách dày gần 600 trang gồm bài viết của 68 người mà tạo cho ta cảm giác như có một sự chắp bút của ai đó, sự sắp xếp vô hình nào đó, một sợi chỉ đỏ xuyên suốt quyển sách làm nổi lên một hình tượng nhân vật sống động với những nét tính cách cá nhân nổi bật, với những sở thích đời thường, với tấm lòng chân thật không tạo dựng, không tô vẽ mà hoàn chỉnh đến từng chi tiết, tôi như nhìn thấy ông đang đứng trước mặt tôi với nụ cười cởi mở, với giọng nói ân cần, với cái nhìn hóm hỉnh, chẳng giống một vị tướng oai phong cầm quân đánh giặc tí nào. Trong quyển hồi ký này hình ảnh con người ông đã vượt lên trên những dòng trích ngang lý lịch của ông, đến với người đọc qua những chi tiết trong những cốt truyện mà mọi người tưởng nhớ về ông, về một con ngươi rất bình dị, gần gũi, tế nhị trong cách ứng xử, chu đáo trong sự quan tâm tới người khác, có tấm lòng rộng mở và chân thành và đặc biệt là có tâm hồn nghệ sĩ.

Tính "Con người" trong ông hiện lên rất sống động và rõ nét cho nên không phải ngẫu nhiên mà nguyên Phó thủ tướng Trần Quỳnh đã đặt tên bài viết của mình là: Một con người rất "con người". Riêng tên của các bài viết cũng đã phần nào nói lên tính cách của ông: "Ít người tế nhị như anh" (Nguyễn Cự), "Anh Nguyễn Chánh là người luôn nhạy cảm với cái mới" (Nguyễn Quang Bích), "Anh Nguyễn Chánh, một bộ óc sáng tạo, một tấm lòng rộng mở" (Trần Chí Cường), "Anh Nguyễn Chánh là người đầy tình nghĩa" (Nguyễn Thị Nga), "Một tâm hồn nghệ sĩ trong một vị tướng thao lược" (Nguyên Ngọc), v.v...

Nếu như bản lĩnh chính trị, tài năng quân sự, tư duy lãnh đạo của ông đã được nói đến nhiều trong các bài viết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Nguyễn Quyết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng Trần Kiên thì trong bài của Đại tướng Văn Tiến Dũng, nguyên Phó thủ tướng Trần Quỳnh lại nhấn mạnh về nhân cách của một chiến sĩ cách mạng, của một con người "Nhân hậu, điềm đạm, sống gần gũi chân thành với mọi người, khiêm tốn và giản dị, một cán bộ cách mạng chân chính" (Văn Tiến Dũng, tr.52); "Anh biết lắng nghe, chịu khó nghe anh em, thậm chí thấy cán bộ cấp dưới lúng túng, anh còn tìm cách khêu gợi cho anh em nói, bộc bạch. Người ta đến với anh Chánh như đến với một người anh... Anh là một vị tướng tài năng, nhưng có lẽ điều quý giá không kém ở anh là ở chỗ anh là một con người "rất con người" (Trần Quỳnh, tr.94).

Từng mẩu chuyện một lần lượt dẫn dắt chúng ta đến với từng nét tính cách của ông. Theo nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Quang Bích thì ông là một cán bộ lãnh đạo có đầu óc "đổi mới". Thiếu tướng viết: "Anh đã mạnh dạn bố trí sử dụng nhiều cán bộ trẻ, cán bộ trí thức, cán bộ xuất thân từ tầng lớp trên, và cả cán bộ đã từng mắc sai lầm khuyết điểm... Đặc biệt ngay từ hồi đó anh Chánh đã không mắc phải cái bệnh thành phần chủ nghĩa, bệnh kỳ thị trí thức là những căn bệnh ấu trĩ thường có trong buổi đầu của cách mạng. Tôi xin kể ra đây một số người mà tôi được biết là thuộc thành phần "không cơ bản" nhưng vẫn được anh Chánh giao các nhiệm vụ quan trọng và các anh đó đã hoàn thành tốt. Đó là các anh Giáp Văn Cương, Lư Giang, Đoàn Huyên, Phan Hàm, Phan Hạo, Nguyễn Minh Vỹ..." (Nguyễn Quang Bích, tr.325).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:32:08 pm »


Thiếu tướng Phan Hàm đã chân thành kể lại trong hồi tưởng của mình về ông: "Việt Minh, Quảng Nam đòi tôi về vì tôi xuất thân thành phần lớp trên và tôi đã học trường Thanh niên tiền tuyến do Phan Anh thuộc chính quyền Trần Trọng Kim tổ chức trước khởi nghĩa...". Có lần anh bảo tôi: "Để cậu ở Quảng Nam không được đâu, người ta sẽ không sử dụng cậu". Vì ở đó người ta coi tôi và cả em tôi là Phan Hạo, là trí thức "cỡ lớn".... Quả thực lúc đó nếu chúng tôi bị trả về tỉnh thì có thể bị nguy hiểm đến cả tính mạng... Tình hình hồi bấy giờ, cách nhìn người, cách giải quyết của anh Chánh có thể nói là rất lạ: "Rất thoáng, bình tĩnh và có tầm nhìn xa".

Còn ông Nguyễn Minh Vỹ (tức Tôn Thất Vỹ) nguyên Chánh văn phòng Liên khu ủy 5 thì viết về ông với lòng trìu mến đặc biệt "Riêng bản thân tôi, tuổi đời và học vấn có hơn anh chút ít, gia đình xuất thân là phong kiến thực sự Tôn Thất, thế mà khi làm việc với anh thấy rất hợp, rất thoải mái, có lúc tôi tưởng như tôi với anh có cái "duyên tiền định" nào đó để hợp tác với nhau ăn ý thế. Theo tôi, anh Chánh sở dĩ tập hợp được trí tuệ của nhiều người vì anh có phong cách tuyệt vời của người đứng đầu: rất chịu nghe, biết phân tích giãi bày cho quần chúng, biết... cười. Nụ cười của anh Chánh thiệt là cởi mở, thoải mái đáng tin, nó rất có sức lay động lòng người, nụ cười đó "khắc phục" cho anh cái vẻ bên ngoài gày gò, khắc khổ, nó làm cho mọi người nhanh chóng cảm nhận tấm lòng trung hậu thật thà của anh. Riêng tôi thì tôi nói anh Chánh cười thật dễ thương biết bao!..." (Nguyễn Minh Vỹ, tr. 394). Những suy nghĩ tương tự về ông có thể bắt gặp ở những bài hồi tưởng khác, như của nguyên Phó thủ tướng Trần Quỳnh (tr.90-91), Trung tướng Nguyễn Đường (tr.294) v.v… dường như những ngòi bút khác nhau này cũng xuất phát từ một điểm tựa để cảm nhận nhân cách của ông.      

Một nét nổi bật của tính cách ông được phản ánh sinh động trong các bài hồi tưởng về ông - đó là sự bình dị gần gũi, cởi mở, chân tình với mọi người, đầy lòng nhân ái và tình nghĩa sâu nặng, thông cảm với hoàn cảnh từng người thể hiện một cách nhuần nhị trong cách xưng hô, lối nói nửa đùa nửa thật rất hóm hỉnh của ông. Ông biết cách "phê bình" mà người ta không giận, ngược lại, càng thêm quý mến ông.

Thái độ cởi mở chân tình của ông thường được miêu tả bằng những tính từ như vui vẻ, cởi mở, vồn vã, ân cần và những động tác vỗ vai, kéo tay, và gần như các tác giả không bao giờ quên nhắc đến nụ cười "dễ thương" và đôi mắt tinh nhanh, "hóm hỉnh" của ông làm cho khuôn mặt của ông trở nên rạng rỡ lạ thường.

Cách xưng hô của ông trong giao tiếp thật bình dị, dân dã - lúc thì gọi "cậu với mình", lúc thì "tay này" lúc thì "chú, cô với tôi", có lúc còn chân tình gọi "mày với tao" nữa. Những cách xưng hô đó rút ngắn khoảng cách của người lãnh đạo với cấp dưới, giữa người có tuổi với lớp trẻ, giữa ông với các tầng lớp trí thức, công nông, nhân dân lao động, với tất cả những ai mà ông có dịp tiếp xúc, làm ông xích lại gần với họ tạo nên sự chan hoà cởi mở. Nhà thơ Nguyễn Viết Lãm đã nhớ về ông: "... Có một anh bạn viết truyện ngắn về chủ đề vạch tội ác của địa chủ trong thời gian Đảng ta chuẩn bị cải cách ruộng đất, hỏi anh: "... Nay đổi lại thì khó quá, không khác gì xóa bỏ hết. Thế liệu có in được không anh?". Anh Chánh cười, hỏi lại: "Giữa việc in truyện và việc vi phạm chính sách của Đảng, anh chọn việc nào?". Giữa lúc anh bạn tỏ ý hoang mang, anh vỗ vai nói thêm: "Anh bạn nhà văn ạ, nhiều khi vì lợi ích của cách mạng, chúng ta vẫn phải sẵn sàng hy sinh những cái to lớn hơn nhiều!...". Ở một đoạn khác: “có lần tôi lên tàu hỏa từ Quảng Ngãi vào Liên khu, đang đi ngoài hành lang, bỗng nghe tiếng gọi, ngoảnh nhìn ra sau thấy anh Nguyễn Chánh cùng một vài đồng chí bộ đội đang đi tới. Anh Chánh đập tay vào vai tôi, nói vui: "Tay này dám đi vào khu quân sự hả? Vào đây, vào đây!... Nói xong anh kéo tôi vào toa của mình, thân tình như một người anh".

...Trong chín năm kháng chiến ai ra đường cũng phải ngụy trang che màu sáng kim loại trên xe đạp để tránh máy bay địch. Hôm ấy, nghĩ rằng đã hết chiến tranh rồi, tôi cứ dắt xe đàng hoàng bước vào nơi cơ quan làm việc. Vừa gặp lúc anh Chánh cùng các cán bộ Bộ tư lệnh trong ngõ đi ra. Thấy tôi, anh gọi trước, nói như reo to: "Ô hay, tay này chủ quan khinh địch gớm nhỉ! Không ngụy trang mà dám đi à? Coi chừng máy bay nó bắn cho hết làm thơ đấy nhé". Tôi cũng cười: "Giặc nó sợ anh, nó chạy rồi".

Tính anh Chánh vốn thế, lúc nào cũng vui, cũng lạc quan, không phải chỉ khi thắng lợi mà cả những lúc khó khăn" (Nguyễn Viết Lãm, tr.550-552).

Và khi đọc bài của Đại tá Phan Thượng Địch thì tôi xúc động thật sự không cầm được nước mắt. Tôi tự hỏi: Tại sao lại có một vị tướng, một người đứng đầu một quân khu bận trăm công nghìn việc mà có thì giờ để lo đến chuyện riêng tư cho từng người như vậy, chắc ông phải có một tấm lòng nhân hậu vô bờ. Đại tá viết: "Anh Chánh nói: "Hiệp định Giơ-ne-vơ sắp ký rồi, ta sẽ phải tập kết… Cậu phải lo giải quyết chuyện vợ con đi". Tôi đáp: "Nhưng bận quá, anh ạ" Anh bảo: "Bận thì để tao đi hỏi vợ cho".

...Tưởng anh nói đùa, hóa ra anh đi thật. Lúc đó chúng tôi đóng ở Nghĩa Hành, nhà vợ tôi thì ở tận trên Trường An, Ba Tơ. Vậy mà anh đi, đi suốt một đêm cùng với anh bảo vệ là anh Nhành. Hồi đó ở đèo Đá Chát, cây số 13 đường lên Ba Tơ có con cọp dữ nổi tiếng đã bắt nhiều người vậy mà anh đi bất chấp nguy hiểm lên gặp mẹ vợ tôi, anh thay mặt Liên khu xin con gái bà cho tôi, bà bảo: "Anh là ngươi nắm quân đội, anh biết ai ra sao, ai hay ai dở? Thầy nó mất rồi, anh như người anh cả trong gia đình, trăm sự nhờ anh định liệu...". Hôm sau anh Chánh về, bảo tôi: "Xong rồi, lo liệu cưới đi...".

... Trước khi đi tập kết, vợ tôi xuống, chúng tôi đến thăm anh Chánh, tạ ơn anh. Hôm ấy trời mưa như trút nước. Anh Chánh hỏi: "Đêm nay chúng mày ở đâu?", "Thưa, ở nhà dân ạ!", "Không được đâu, nhà dân, vợ chồng ăn ở với nhau, ngươi ta kiêng, thôi, hai đứa vô cái lán này của tao mà ở. Ngủ cái giường tre này của tao". Tôi nói: "Không được, anh ạ!". Anh bảo: "Tao ra lệnh - và anh qua lán khác, mắc võng nằm" (Phan Thượng Địch, tr.500-503).

Ông không những chỉ quan tâm đến đồng đội, đến các chiến sĩ trong quân ngũ của ông, mà còn năng ghé qua thăm gia đình họ khi có dịp đi công tác. Đại tá Nguyễn An Trường nhớ lại những lời vợ ông đã kể cho ông nghe về những chuyến thăm viếng đó của vị lãnh đạo quân khu nhưng lại gần gũi như anh em một nhà: "Trên đường đi công tác, anh thường ghé thăm. Mỗi lần anh ghé thăm có vài đồng chí cùng đi theo bảo vệ. Anh chỉ hỏi thăm tình hình, động viên trong 5, 10 phút rồi lại ra đi...". "...Lúc nào ghé vào anh cũng bảo, có gì gửi cho nó (tức là tôi) không, nhưng chỉ gửi ít thôi còn để mà nuôi con". Anh thường dặn: "Em còn trẻ, nó lại đi luôn, gian khổ và thiếu thốn đủ thứ, đến điếu thuốc cũng không có mà hút, nên em phải cố mà giữ cho trọn vẹn nếu không thì tội nghiệp nó". "Em chỉ chảy nước mắt và hứa giữ đúng như lời anh dặn", và Đại tá Nguyễn An Trường, đã xúc cảm làm một bài thơ tặng ông khi ông mất, có đoạn:

"Vẫn quần áo vải, dép quai râu
Vẫn dáng nhà nho trải dãi dầu
Giọng nói tiếng cười vang ấm áp
Như người anh ruột vắng nhà lâu...
... Thế rồi anh lại tiếp đi xa
Tôi tiễn chân anh, mắt lệ nhòa
Anh Nguyễn Chánh ơi! Anh vẫn sống
Hòa trong suối nhạc vạn lời ca".

(Nguyễn An Trường, tr.458-460)

Hoặc trong hồi tưởng của Trung tướng Võ Thứ: "Đầu năm 1947 tôi được về làm phó cho anh Vi Dân ở khu vực An Khê. Ngày 13 tháng 4 năm 1947 ta tổ chức đánh đồn Tú Thủy. Đó là một trận đánh rất ác liệt, anh em ta chiến đấu rất dũng cảm, nhưng vì kế hoạch bị lộ nên trận đánh thất bại, anh Vi Dân cũng hy sinh. Sau trận đánh tôi nhận được điện của anh Chánh phải về ngay cơ quan Bộ tư lệnh Liên khu 5, lúc đó đóng ở Chợ Chùa Quảng Ngãi.

...Hôm ấy, trời mưa rất to. Tôi về đến nơi, vội vào gặp anh Chánh để báo cáo nhận nhiệm vụ. Thấy tôi bước vào, anh cười, nói ngay: "Chả có nhiệm vụ gì cả. Nghe trận Tú Thủy ta hy sinh nhiều, con Tâm vợ cậu chắc là cậu đã chết rồi, cứ đến đây khóc ầm lên. Mình gọi cậu về là để cho nó thấy mặt mà yên tâm, thế thôi. Thôi, chạy ù về nhà đi cho nó mừng!..." (Võ Thứ, tr.284-285).
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:33:00 pm »


Sự quan tâm của ông không dừng lại ở đây. Ông còn dành tình cảm đặc biệt cho các chiến sĩ là đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên. Trung tướng Nguyễn Huy Chương đã nhớ lại về ông: "Anh vào thăm Trung đoàn 120, tức Trung đoàn Tây Nguyên chúng tôi, bấy giờ đóng ở Nam Đàn, Nghệ An. Anh dặn dò: "Trong những năm còn ở miền Bắc, các đồng chí phải biến trung đoàn này thành một trung đoàn cán bộ của các dân tộc Tây Nguyên gồm có: cán bộ quân sự, cán bộ chuyên môn các ngành phục vụ quân đội, cán bộ lãnh đạo Đảng và chính quyền, cán bộ chuyên môn về nông nghiệp sau này sẽ phụ trách các nông trường ở Tây Nguyên, cán bộ khoa học - kỹ thuật các ngành" và anh đã trực tiếp giải quyết một số chế độ ưu tiên cho trung đoàn ở Tây Nguyên như: thêm 4 kg gạo hàng tháng cho từng chiến sĩ, cung cấp thuốc lá, giày da, mũ kê-pi cho anh em, giải quyết cho tất cả anh em đi trồng răng vì người dân tộc Tây Nguyên trước có tục cưa răng từ lúc bé...".

Có một câu chuyện nhỏ nói về sự quan tâm của ông đối với đại tá Hanx, hàng binh người Đức, tên Việt là Hồ Chí Long, mới cảm động làm sao. Không những ông đã biết mạnh dạn sử dụng ông Hanx để huấn luyện chiến thuật chiến đấu cho quân đội ta, mà còn bồi dưỡng kết nạp ông vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ông Hanx sinh hoạt cùng một tổ đảng với ông trong cơ quan quân khu. Đại tá Lê Quốc Bảo kể: "Là người Âu châu đồng chí ấy rất quý chó và ham thích nuôi chó, một hôm đồng chí vào Bồng Sơn, Bình Định, xin được một con chó béc-giê đem về nuôi rất chu đáo, nhường cả tiêu chuẩn ăn cho chó. Chi bộ sợ đồng chí không có ăn, sức khoẻ giảm sút, đã họp quyết định đồng chí đem chó đi trả. Đồng chí thực hiện nghị quyết chi bộ một cách nghiêm túc. Lúc đó anh Chánh đi công tác ở Bình Định. Khi về thấy đồng chí buồn, anh hỏi mới biết đầu đuôi câu chuyện. Anh mời các đồng chí trong chi ủy họp và nhất trí để đồng chí nuôi lại con chó theo sở thích của người Âu châu và tìm cách tăng tiêu chuẩn cho đồng chí để đồng chí bảo đảm sức khoẻ vừa nuôi được chó tạo nguồn phấn chấn cho đồng chí công tác tốt (Lê Quốc Bảo, tr.437-438).

Chân dung ông sẽ không được khắc họa trọn vẹn nếu không nhắc đến tâm hồn nghệ sĩ của ông, ông rất say mê văn học nghệ thuật, đặc biệt là thơ ca và tuồng, về phần này tôi xin nhường lời cho các nhà văn, nhà thơ, các nghệ sĩ nói, không cần bình luận thêm. Nhà văn Nguyên Ngọc nhớ lại: "Lúc bấy giờ ở toà soạn có Ngọc Anh và tôi đều mới mười bảy, mười tám tuổi. Chúng tôi vừa làm báo, vừa có tập tò sáng tác văn học chút ít: viết đôi bài bút ký nhỏ. Không ngờ anh Chánh biết và chú ý đến việc đó. Một hôm anh cho gọi tôi và Ngọc Anh lên... chúng tôi chuẩn bị tinh thần để được nghe anh "chỉnh"... Nhưng rất ngạc nhiên, anh bắt đầu như một người anh lớn tâm sự với hai em nhỏ. Anh hỏi tỉ mỉ hoàn cảnh gia đình của từng đứa, học hành ra sao, vào bộ đội đã qua công tác gì, có phải có nguyện vọng muốn trở thành nhà văn không... Chúng tôi nhận là quả có như thế thật... Anh bảo, đại ý: làm văn học là công việc rất cao quý, nói là thiêng liêng cũng không quá đáng, phải học hỏi rất nhiều. Học trường, học thầy, học trong sách. Nhưng có một cái học hết sức quan trọng đó là học hỏi từng trải ở đời. Nên đi ra chiến trường, đi xuống đơn vị, sống và tham gia cuộc chiến đấu cùng đồng bào và chiến sĩ, đó là trường học hay nhất...

... Sau đó, chắc là anh có nói với anh Đinh Nho Bát, Trưởng ban Tuyên huấn Quân khu, nên các anh đưa ngay Ngọc Anh và tôi đi làm "phóng viên chiến trường" và giao nhiệm vụ: cứ nằm dưới cơ sở càng lâu càng tốt. Tôi đi Nam Tây Nguyên, Ngọc Anh đi mặt trận miền Tây Quảng Ngãi, Bắc Kon Tum. Chúng tôi đã làm đúng như lời anh Chánh dặn... Có thể nói chính nhờ sự chỉ bảo của anh Chánh mà về sau này tôi mới có được "Đất nước đứng lên" và Ngọc Anh có những bài thơ tuyệt vời như "Bóng cây Kơ – Nia”...

Nhà văn Nguyên Ngọc còn kể một chuyện nhỏ rất lý thú về lòng say mê hát tuồng của ông: "Tôi nhớ ra có một lần anh em trong Quân khu tổ chức một tối hát tuồng. Lúc anh em đang tập, anh Chánh ghé qua, thấy thích quá, anh bảo: "Cho mình đóng một vai với". Anh em bảo: "Không được đâu, bọn tui phải tập suốt ngày thế này, anh bận lắm, thời giờ đâu để tập mà đòi sắm vai". Anh Chánh nói: "Thế thì tối nay cho mình cầm chầu vậy!".

Trong hát bội (tuồng), người cầm chầu (đánh trống chầu) là người rất sành nghệ thuật. Tối đó trong đêm biểu diễn, anh Chánh ngồi cầm chầu, tiếng trống điểm nhịp, tiếng trống khen, tiếng trống chê... rất hay, ai cũng trầm trồ không ngờ Tư lệnh giỏi nghề hát bội đến thế.

Đến lúc kẽt thúc đêm diễn, anh em vây quanh, anh Chánh cười rất vui, nói: - Đời mình ấy mà, nếu không đi làm cách mạng, thì mình đã đi hát bội rồi..." (Nguyên Ngọc, tr.532-533).

Ông không những say mê và am hiểu nghệ thuật mà ông còn biết đến sự vất vả của lao động nghệ thuật như thế nào. Đại tá Hoàng Xuân Thâm, sau khi tập kết ra Bắc, đã từng được điều sang phụ trách đội 3 văn công Liên khu 5 nhớ lại: "Ở miền Bắc, tôi về Tổng cục Chính trị làm cán bộ thanh niên quân đội thường gặp anh Chánh ở sân vận động Cột Cờ. Cũng với thái độ thân mật, gần gũi và nụ cười tươi, anh Chánh thường trao đổi với tôi về công tác thanh niên, về văn nghệ, anh tâm sự: làm cái nghề văn công ấy thế mà khó. Trên sân khấu thì thấy công việc thật vui vẻ, nhẹ nhàng, thoải mái, nhưng đằng sau thì vất vả vô cùng... Lúc tập phải đổ mồ hôi và nước mắt. Thế mà mới quyết cho các cô cậu văn công ăn chế độ trung táo đã có ý kiến. Công tác quản lý cũng khó... Làm đội trưởng mà không để xảy ra chuyện lôi thôi là khó thật. Rồi anh nở một nụ cười tươi và rất có duyên" (Hoàng Xuân Thâm, tr.516).

Các nhà văn, những người làm công tác nghệ thuật đã có sự đánh giá cô đọng và tổng quát về ông: "Qua những lần nghe anh, quan sát anh, nhìn anh suy nghĩ, gợi ra đôi điều về văn học nghệ thuật, tôi nghĩ: Anh Chánh hiểu, rất hiểu về văn học, nghệ thuật như mối quan hệ tổng hoà, một bộ phận hữu cơ, một mục đích, một nhu cầu hiện thân của đời, của người, của chính dân tộc và của cuộc đấu tranh giành độc lập, đấu tranh xây dựng chủ nghĩa xã hội lâu bền và sâu xa về con người, về nhân dân, vì lao động, công bằng và văn minh" (Nguyễn Chí Trung, tr.525).

Tôi rất tâm đắc với suy nghĩ và băn khoăn của nhà văn Nguyên Ngọc về ông. Nhà văn tâm sự: "Trong hiểu biết thiển cận của tôi, tôi nghĩ anh là một vị tướng tài và một người lãnh đạo giỏi. Nhưng chắc hẳn không phải là tướng tài nhất, cũng không phải là người lãnh đạo giỏi nhất trong những người lãnh đạo hiện đại của ta.

Nhưng vẫn có một dấu hỏi: Vì sao anh để một dấu ấn sâu đậm, thắm thiết và một niềm nuối tiếc đến vậy trong hầu như tất cả những ai từng ít nhiều biết anh?

Có lẽ rõ nhất là vì con người của anh. Nhưng trong con người đó, thì là điều gì? Có lẽ một lý do thoạt nghe có thể hơi bất ngờ, nhưng nghĩ kỹ thì càng nghĩ càng thấy thấm: Anh Nguyễn Chánh là một con người văn hoá, một nhà văn hoá, theo nghĩa rộng và đẹp nhất của khái niệm đó. Ở anh, không ít đâu, có tinh hoa của văn hoá uyên bác phương Đông và Việt Nam, mà bằng sự thông minh hiếm có, anh đã học được ngay từ nhỏ và gìn giữ, phát triển suốt đời, vận dụng sắc sảo những gì là bản chất tinh tuý nhất, trong công việc cách mạng, trong ứng xử việc lớn việc nhỏ, trong quan hệ với con người. Cái văn hoá uyên bác đó được hoà trộn nhuần nhuyễn đến như hoàn toàn tự nhiên với văn hoá dân gian, dân tộc mà anh hiểu, yêu và giỏi nữa..." (Nguyên Ngọc, tr. 534).

Còn lời lẽ nào hơn để bình phẩm về con người ông, về nhân cách của ông, về tài năng và đức độ, về tư chất của con người cộng sản chân chính như ông? Tôi chỉ còn biết kính cẩn nghiêng mình trước vong linh ông và xin được bày tỏ lòng biết ơn vô hạn với ông, vì chính con người ông đã thay đổi cách suy nghĩ phiến diện của tôi về những người cộng sản. Quyển hồi ký "Nguyễn Chánh - con người và sự nghiệp” đã nhắc ta nhớ đến những con người tuyệt vời đã từng dệt nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, những người con ưu tú của đất nước và vì thế có lẽ nào chúng ta lại cho phép mình không biết đến.

(Phương Hoa, "Nguyễn Chánh - chân dung được
nhiều ngòi bút khắc họa", trích từ Tạp chí Tản viên sơn,
Hội văn học nghệ thuật Hà Tây, số 9, 10-2004)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:39:29 pm »


CHUYỆN TÌNH CỦA TƯỚNG NGUYỄN CHÁNH

Nhà văn NGUYỆT TÚ

                                                                                                                                                             
              
Sau ngày ký Hiệp định Geneve, De Beaufort, tướng chỉ huy quân viễn chinh Pháp và là tư lệnh chiến dịch Atlante, tha thiết đề nghị Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho phép được gặp vị tướng Chính ủy Quân khu 5 Nguyễn Chánh. Có một điều ít ai biết, vị tướng tài ba ấy đã có một chuyện tình thật đẹp bên dòng sông Trà, Quảng Ngãi.

1. TÌNH YÊU TỪ NHỮNG VẦN THƠ

Anh chị yêu nhau qua những bài thơ trong nhà tù. Chị Trinh tham gia cách mạng từ năm 16 tuổi và bị bắt giam từ cuối 1931. Trong tù, các chị em tranh thủ học thêm văn hóa. Riêng chị Trinh rất muốn học làm thơ. Chị lại không có chút kiến thức gì về thơ. Hồi ấy chưa có thơ tự do, làm thơ Đường luật rất khó. Một hôm, chị làm một bài thơ bát cú, nhờ anh Chánh chữa hộ. Anh Chánh bị bắt trước chị một thời gian ngắn, cũng đang bị giam trong nhà ngục Quảng Ngãi.

Ông ngoại anh Chánh thuộc dòng Nho học và có truyền thống văn chương. Ông cụ có năm người con, ba trai, hai gái, người nào cũng hay thơ phú. Ba người con trai, tức ba cậu ruột của anh Chánh đều là học sĩ, tú tài Nho học. Mẹ anh Chánh là một phụ nữ thông minh, có tính cách mạnh và được học hành. Bà rất thích làm thơ. Anh Chánh rất ham thích thơ văn, có tâm hồn nghệ sĩ. Có lần, anh tâm sự với nhà văn Nguyên Ngọc:

- Đời mình ấy mà, nếu không đi làm cách mạng thì mình đã đi hát bội rồi.

Thấy chị Trinh thích làm thơ, anh Chánh hứa giúp đỡ. Nhưng trong tù, trao đổi được với nhau rất khó. Viết bằng giấy không nói rõ được, còn gặp nhau trao đổi thì chúng cấm không cho nói chuyện với nhau. Cuối cùng anh chị tìm được một nhà vệ sinh nam chung tường với nhà vệ sinh nữ. Chỗ đó có hai cửa sổ quay ra đường, người bên này nói, người bên kia có thể nghe được. Đấy là nơi hai người hẹn hò nhau học làm thơ.

Anh Chánh nói:

- Làm một bài thơ cũng như một bài văn, có phần mở đầu, phần chính và phần kết luận.

Anh giải thích từng phần rất kỹ lưỡng. Đứng lâu không tiện nên mỗi hôm chị chỉ học được một ít. Dần dần, chị Trinh biết làm thơ. Chị làm thơ một cách say mê. Trong cảnh tù đày, anh chị trở thành đôi bạn thi họa. Lâu dần, anh Chánh thấy nhớ giọng đọc thơ vụng về của cô gái dong dỏng cao, có khuôn mặt trái xoan xinh xắn với đôi mắt to tròn. Còn chị Trinh cảm phục và thầm yêu thầy giáo của mình. Một bông hoa tình yêu mỏng mảnh nở giữa vòng dây thép gai của nhà tù Pháp.

Anh Chánh ra tù trước. Họ lưu luyến chia tay nhau bằng những vần thơ:

- Bạn ơi bể cạn non mòn
Mà ta với cuộc trần hoàn vẫn trơ.

- Anh đã ra về, anh bước đi
Đi trên đường cũ bấy lâu ni
Chông gai càng bước càng gian khổ
Nhưng chí làm trai có quản gì.


Sau khi anh ra tù, mẹ anh Chánh giục:

- Con đã đến tuổi lập gia đình. Thôn dưới có cô gái mẹ ưng lắm. Hay để mẹ xuống hỏi cho con.

Anh trả lời mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ thương con thì hãy đợi con dâu của mẹ còn ở trong tù. Khi nào cô ấy được ra, con sẽ dẫn về thưa chuyện với mẹ.

Nhưng mẹ anh Chánh đã không đợi được. Bà mất mấy tháng trước khi chị Trinh ra tù. Khi chị Trinh được về nhà, anh chị bị quản thúc tại gia đình. Thỉnh thoảng, anh chị đi đò dọc đến thăm nhau. Nhà anh ở thôn Thọ Lộc, cách nhà chị chừng 7-8 cây số, cùng chung dòng nước sông Trà. Tình cảm hai người ngày càng sâu đậm. Trong một lá thư, anh đã bày tỏ lòng mình và ngỏ ý xin cưới chị. Nhưng anh chị lại vấp phải sự phản đối quyết liệt của hai bên gia đình. Hai gia đình đã quá khổ vì trong nhà có ba bốn người tù cộng sản. Những người trong làng thì thầm to nhỏ: "Nhà mụ Triêm ấy toàn là tù còn đi rước thêm tù về". Các bạn chị Trinh chê anh Chánh: "Người vừa bé vừa đen như cột nhà cháy".

Không để ý đến những lời gièm pha đó, anh chị quyết tâm đến với nhau.

Làng quê nhỏ bé của anh hôm nay không khí rộn ràng vì có đám cưới. Từ đầu làng, người ta đứng đông hai bên đường xem mặt cô dâu. Mọi người bàn tán xì xào vì thấy đám cưới chẳng giống ai. Không có họ nhà gái đi đưa dâu. Không có các bậc cha mẹ, chú bác. Đám cưới toàn thanh niên, bạn của cô dâu chú rể. Bọn trẻ con nhìn cô dâu rồi kêu lên:

- Cô dâu tóc ngắn giống như con trai.

Chị Trinh lẳng lặng đi cạnh anh Chánh. Chị không để mái tóc dài thướt tha như phụ nữ thời ấy. Chị vờ như không nghe bàn tán của người lớn:

- Tại sao không thấy họ đằng gái.

- Có phải con gái nhà ai bị dở dang, nên bán rẻ chứ gì.

Anh Chánh đưa mắt nhìn chị Trinh hơi mỉm cười. Chính chị Trinh đã nghĩ ra cách tổ chức đám cưới như vậy cho khác phong tục truyền thống. Chị không thách cưới. Ngày cưới, chị vẫn mặc bộ quần áo thường ngày.

Đám cưới về đến nhà chồng, chưa kịp ngồi vào mâm cơm thì bọn hương lý trong làng đã đến làm biên bản. Chúng ghi tên từng người có mặt. Sau đó, chúng tuyên bố: "Cô là tù cộng sản cho nên không được đến ở làng này"

Ba hôm sau ngày cưới, một buổi chiều tối anh Chánh đang trò chuyện với chị Trinh dưới gốc dừa, bỗng có tiếng hỏi: "Đây có phải nhà Nguyễn Chánh không?". Anh chị quay lại, thấy hai tên lính đưa trát và nói: "Phủ đòi Nguyễn Chánh, Phạm Thị Trinh đêm nay có mặt ở phủ, phải đi ngay bây giờ". Anh chị chỉ kịp báo tin cho bố rồi ra đi. Trong sương đêm, anh chị dẫn nhau đến nhà tù thay cho ngày "lễ phán bái" về nhà mẹ của cô dâu và chú rể.

Bị giam giữ mấy ngày, anh chị được thả về. Nhìn gian buồng cưới, chị cảm thấy hơi chạnh lòng. Căn buồng tuềnh toàng chỉ có một chiếc giường gãy, còn có ba chân ọp ẹp. Chăn màn không có, anh chị phải dùng chiếc chiếu đắp thay chăn.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:41:32 pm »


2. GIA ĐÌNH

Chị Trinh có mang cháu đầu lòng. Cái quán nhỏ nơi anh dọn cái bàn cắt tóc, chị buôn bán lặt vặt trở thành cơ sở cách mạng bí mật. Gần đến ngày sinh, cuộc sống quá khó khăn, chị chia tay chồng, về quê mẹ sinh con. Cuối năm 1937, chị sinh cháu trai kháu khỉnh, đặt tên Trực. Cháu được mấy tháng, chị lại quay về cái quán nhỏ. Cuối năm 1938, Chính phủ Mặt trận bình dân Pháp đổ, phái hữu lên nắm quyền. Ở Đông Dương, thực dân Pháp quay lại đàn áp phong trào cách mạng. Anh chị rời cái quán nhỏ, về sống ở nhà cha anh Chánh. Lúc này, anh chị đã có thêm cháu Tuyết Minh (ở nhà thường gọi là Tuyết). Anh Chánh là Bí thư liên tỉnh, đi công tác biền biệt. Một mình chị nuôi con, chăm sóc bố chồng và nuôi giấu cán bộ cách mạng ở Bắc vào.

Một buổi tối cuối năm 1939, anh Chánh đi công tác về. Sáng hôm sau, chị Trinh đi chợ mua đồ về làm giỗ. Về đến đầu làng, chị nhìn thấy một đoàn người lố nhố áo trắng, áo đen, áo vàng. Chị vội bước nhanh đến, thấy anh Chánh mặc áo đen, hai tay bị còng, hai bên có hai tên lính mang súng, đi kèm sau cùng là một tiểu đội lính, cảnh trước mắt giống hệt giấc mơ đêm qua của chị. Chị chăm chăm nhìn anh. Anh Chánh chỉ nói được một câu:

- Tôi bị bắt.

Tên mật thám quát:

- Không được nói. Đi nhanh lên!

Đoàn người đi qua, chị ngẩn ngơ nhìn bóng áo đen của anh đến khi khuất hẳn.

Hơn nửa tháng ròng, hôm nào chị Trinh cũng gửi con nhỏ cho ông nội, trốn bọn hương lý, xuống tỉnh dò la tin tức chồng. Chị ngồi nép dưới gốc phượng ở cổng lao Quảng Ngãi. Hai bầu sữa căng nhức, sữa chảy ướt áo. Đến ngày thứ mười sáu, chị nhìn thấy anh Chánh hai tay bị xiềng chặt bị một tên lính dắt ra. Quên cả sợ hãi, chị chạy thẳng tới gặp anh. Tim chị thắt lại thấy mặt anh xanh xao, hốc hác. Anh nhìn chị, mỉm cười:

- Tôi vẫn còn trong trắng.

Tên lính chạy tới, hầm hầm nện báng súng vào chị. Hắn quất roi cá đuối vào anh Chánh, lôi anh đi xềnh xệch. Chị Trinh quay về, những giọt nước mắt thương chồng trào ra, không kìm nổi. Những ngày sau đó, chị tiếp tục đi tỉnh dò la tin tức. Bố chồng chị ngăn:

- Thôi, ở nhà trông nom con chứ chúng nó đau ốm nhiều quá, bỏ nó đi hoài, nó chết mất, mà mày cũng ốm thôi.

Chị bị ốm nặng, hai chân tự nhiên bị bại, mắt mờ không nhìn thấy gì. Bố chồng già không lo nổi cho mấy mẹ con. Mẹ chị phải xuống đưa chị và hai cháu về nhà chăm sóc. Chị Trinh lén mẹ, chống gậy ra vườn đào gói tài liệu gói kỹ lại, đem về giấu ở nhà anh Sáu Trân, anh trai chị. Mấy tháng sau, chị dần hồi phục. Cùng lúc ấy, chị nhận được tin anh Chánh bị tuyên án tù khổ sai. Chị Sáu Trân dắt chị đi bộ, gần 12 giờ trưa mới đến tỉnh. Các anh em tù nói với chị:

- Chị phải chạy trở lại. Nó vừa đưa anh ra dinh Tuần phủ để đi đày.

Hai chị em nắm tay nhau chạy tới thì xe chở tù vừa chuyển bánh. Chị cố mở to mắt nhìn anh lần cuối nhưng chỉ thấy anh em tù đều mặc quần áo xanh như nhau. Chỉ nghe tiếng anh vọng lại:

- Tôi đi đây, mình ở lại nhà chữa bệnh và nuôi các con.

Chị cứ đứng lặng nhìn theo làn khói bụi cuốn theo chiếc xe cam-nhông. Mãi đến khi mặt trời lặn, chị mới theo chị Sáu Trân về nhà.

Ba mẹ con khỏi ốm cũng là lúc gia đình anh Trân chị không còn tiền. Nhờ sự giúp đỡ của người họ hàng, chị buôn bán lặt vặt ở chợ và đi làm thêm để nuôi con. Chị nhận được thư anh Chánh viết từ trong tù:

"Bây giờ đầu óc tôi cứ nghĩ khi ra tù về đến nhà, thấy mình chỉ ngồi một chỗ, bảo tôi đến gần để sờ thử cánh tay xem gầy đến mức độ nào. Tôi muốn chia sẻ nỗi khổ ấy với mình như những ngày tôi lén bà con chòm xóm, lén gia đình đi giặt quần áo cho mình trong lúc đêm khuya khi mình sinh đẻ. Thôi đứng lên Trinh ơi! Tự tin rằng người bạn tri kỷ, đáng tin cậy sẽ vượt qua mọi khó khăn để sống...".

Ở nhà, chị Trinh vừa nuôi con vừa hoạt động cách mạng. Chị cũng bị bắt vào tù. Thương mẹ vất vả nuôi các cháu, có lần cháu Tuyết cùng bà ngoại vào tù thăm mẹ và nhất định không chịu về, chị đã đấu tranh với tuần phủ giữ cháu lại trong tù cùng với mẹ cho đến ngày hai mẹ con được tha.

Ngày anh Chánh được ra khỏi nhà lao Huế, chị Trinh được tổ chức giao nhiệm vụ đón anh và giới thiệu anh về tỉnh. Ở với gia đình được mấy tiếng đồng hồ, chưa kịp gặp các con, anh lén cha ra đi. Chị Trinh cũng gửi các con lại cho mẹ, cho chị dâu, về cơ quan tỉnh nhận công tác. Anh Chánh và chị được phân công vào Ủy ban vận động cứu quốc của tỉnh. Trong mấy ngày họp, phải giữ bí mật, anh chị không dám nhận nhau là vợ chồng vì sợ lộ với chủ nhà.

Sau giờ nghỉ họp lúc 10 giờ đêm, anh chị giả vờ múc nước hộ cho nhau giặt quần áo để trò chuyện. Anh chị kể cho nhau nghe quãng thời gian dài dằng dặc vắng nhau. Chị hỏi anh:

- Các anh trong tù hay làm thơ gửi về khuyên vợ đi lấy chồng. Anh có bài thơ nào như thế không, đọc cho em nghe thử.

Anh nói:

- Từ trước tới nay, anh chưa bao giờ nghĩ đến việc anh đi ở tù, em ở nhà sẽ đi lấy chồng. Em hỏi như vậy là chưa hiểu hết lòng anh. Bây giờ, anh muốn nghe em kể những ngày chúng đưa em về an trí tại xã, nghe chuyện các con. Đã mấy năm rồi, anh không được gặp các con Trực, Tuyết, anh nhớ con lắm.

Câu chuyện của anh chị kết thúc trong đêm thứ ba. Sáng ra, anh về núi rừng Ba Tơ, chị trở về cơ sở để xây dựng các tổ chức quần chúng.

Ngày đội quân Ba Tơ sắp làm lễ "hạ sơn", tổ chức phụ nữ đón đoàn quân ở dưới "bia lũy". Chị Trinh, lúc ấy là Bí thư Ban chấp hành Phụ nữ cứu quốc tỉnh Quảng Ngãi, lên tặng quà. Lúc đó, chị đang có mang cháu thứ ba. Anh Chánh mặc bộ quần áo đen, tay đeo băng đỏ có thêu hàng chữ vàng "chánh trị viên", lên nhận thanh gươm tuốt vỏ từ tay chị. Mấy chục năm sau, chị Xân (lúc ấy là Phó bí thư) mỗi lần gặp lại chị Trinh, vẫn cười chảy nước mắt: "Bà Trinh ơi, tôi không thể nào quên được hình ảnh bà có mang con Sương mà vác thanh gươm lên tặng ông Chánh. Ổng nhận gươm mà còn đáp từ nữa chứ".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:42:20 pm »


3. ĐOÀN TỤ NGẮN NGỦI

Khởi nghĩa tháng Tám thành công, anh chị gặp nhau trong Chủ tịch đoàn của cuộc mít tinh toàn tỉnh. Hòa trong niềm vui chung của cả nước, gia đình chỉ có niềm vui sum họp. Lúc ấy, Trực đã lên tám tuổi, Tuyết bảy tuổi. Tuyết nghe mẹ kể về cha nhiều và lúc nào cũng nhắc tên cha nhưng chưa bao giờ biết mặt. Nghe những người hàng xóm trêu đùa, đó không phải là ba Chánh, Tuyết nhất định không chịu gọi ba. Cháu trốn ở một góc, nhìn trộm anh. Chị Trinh phải dỗ dành con mấy ngày, Tuyết mới chịu gọi ba. Và từ lúc ấy cháu cứ quấn quýt ba, không chịu rời nửa bước.

Sáu con của chị được sinh ra ở ba thời kỳ. Trực và Tuyết sinh trước cách mạng. Sương, Tường, Dũng sinh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ. Cha mẹ đi hoạt động cách mạng, các con chị luôn phải gửi mỗi đứa một nơi. Có lẽ không giấy bút nào tả hết những tháng ngày khó khăn gia đình anh chị đã phải vượt qua. Anh ở chiến trường, chị công lác ở Tỉnh ủy, năm con của chị sống trong vòng tay yêu thương của những người họ hàng, bạn bè.

Sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, gia đình anh chị mới được đoàn tụ ở Thủ đô Hà Nội. Chị về công tác ở Trung ương Hội Phụ nữ. Anh Chánh là Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ. Hòa là con út, được may mắn sinh trong hòa bình, được sống gần cha mẹ, anh chị. Ngày chị chuyển dạ sinh cháu Hòa, anh lên đường trở lại miền Nam chuẩn bị chiến tranh chống Mỹ. Khi ở miền Nam ra, anh bị bệnh chảy máu dạ dày. Anh phải ra nước ngoài chữa bệnh một năm.

Chị Trinh còn nhớ, có một ngày, anh Chánh đi họp về muộn. Anh đặt ra bàn mấy chiếc hộp nhỏ màu đỏ:

- Hôm nay anh đi nhận huân chương của Đảng, Chính phủ tặng.

Anh mở chiếc hộp nhỏ, nói:

- Riêng Bác thì Bác tặng anh một cái đồng hồ có khắc tên Bác.

Chị Trinh vừa vui, vừa bất ngờ, không nói nên lời. Anh nói tiếp:

- Đáng lẽ những huân chương này Đảng tặng cho em thì đúng hơn là tặng cho anh.

Chị Trinh giật mình thốt lên:

- Anh đừng nói thế. Anh thắng giặc thì được Bác Hồ, Đảng khen thưởng chứ em làm gì mà tặng cho em.

Anh Chánh nhìn chị:

- Anh nói thật, nói những ý nghĩ của anh từ trước đến giờ, nếu trong quá trình hoạt động cách mạng mà không có sự giúp đỡ của em thì anh không được tặng huân chương này.

Chị vừa mừng vừa lúng túng, cứ cầm lên để xuống, mở ra rồi đậy lại chiếc Huân chương Quân công anh được tặng.

Cưới nhau gần hai mươi năm, nhưng thời gian anh chị được sống bên nhau cộng lại chỉ vài ba năm. Tính chị Trinh thẳng thắn, kiên quyết nhưng khắt khe và hay tự ái. Trái lại, anh Chánh luôn dịu dàng, tế nhị, tình cảm và nền nếp. Mỗi người một cá tính riêng nhưng hai vợ chồng luôn biết nhường nhịn, dung hòa để giữ gìn hạnh phúc gia đình. Anh gọi chị là "bạn tri kỷ". Anh chị vẫn làm thơ, họa thơ như ngày xưa. Lâu lâu không thấy chị làm thơ, anh lại nhắc. Nhớ lại những ngày tuổi trẻ yêu nhau, chị viết những câu thơ đầy tình cảm trong bài "Nỗi nhớ":

"Nỗi nhớ của chúng tôi có cả hai người
Em ở đầu sông mong thuyền ngược gió,
Sóng phủ trắng thuyền như có anh trong đó
Chiều nào cũng đợi thuyền lên
Anh ở cuối sông, ngọn nước xuôi dòng
Uống ngụm nước có lời thơ trong lá"...


Ngày 24 tháng 9 năm 1957, chị Trinh đang học ở Trường chính trị Nguyễn Ái Quốc, có người đến tìm:

- Các anh bên Tổng cục Cán bộ cho tôi lên mời chị về.

Về đến nhà, chị thấy các đồng chí trong Bộ Chính trị, các cán bộ quân đội, bạn bè đứng chật trong nhà, ngoài hiên, còn anh Chánh nằm thiêm thiếp trên giường bệnh. Các bác sĩ đang tập trung cấp cứu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp bảo chị:

- Chị bình tĩnh để các bác sĩ làm việc nhé.

Chị chạy đến cạnh anh, hy vọng anh sẽ tỉnh lại. Sợ chị quá xúc động, anh Phạm Kiệt (anh ruột chị Trinh) đưa chị sang phòng khác và không cho ra khỏi phòng. Chị khóc nức nở rồi gục xuống, thiếp đi. Nghe tiếng giày sột soạt, chị choàng tỉnh, thấy anh Phạm Văn Đồng cùng các đồng chí khác bước vào. Chị hoảng hốt:

- Anh Chánh chết rồi phải không anh?

Không ai trả lời. Chị gục đầu vào vai anh Phạm Văn Đồng, rồi òa lên khóc. Anh Chánh ra đi mà không kịp gặp chị lần cuối. Anh mất khi mới 43 tuổi. Sao anh ra đi vội thế. Bài thơ cuối cùng chị làm anh chưa kịp đọc.

Hà Nội tháng 7-2004

(Nhà văn Nguyệt Tú, "Chuyện tình của tướng Nguyễn Chánh",
Báo Tiền phong chủ nhật, số 28, ngày 11-7-2004)
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:47:32 pm »


CÓ MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN NHƯ THẾ

Đại tá, nhà báo, nhà thơ HỒ NGỌC SƠN

                                                                                                                                                               
           
Tên tuổi và sự nghiệp của anh Nguyễn Chánh gắn liền trước hết với phong trào cách mạng và cuộc kháng chiến chống Pháp ở Liên khu 5. Anh lại mất quá sớm, 43 tuổi. Sức xuân oanh liệt tuy ngắn ngủi nhưng một con người như anh Chánh không nhiều, khá đặc biệt và thật đẹp. Trong cuốn sách "Nguyễn Chánh - con người và sự nghiệp", cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết: "Nguyễn Chánh rất giàu những phẩm chất cao quý của người chiến sĩ cách mạng, từ đó cũng rất giàu trí tuệ và tài năng".

1. MỘT NGƯỜI CỘNG SẢN KIÊN TRUNG BẤT KHUẤT

Sớm được giác ngộ cách mạng: những năm 1928, 1929, ở tuổi 14 - 15 anh Chánh đã dám cả gan giúp gia đình che giấu, đưa cơm nước, làm liên lạc cho các chiến sĩ cách mạng. Sau đó, anh được tham gia tổ chức "Thanh niên cách mạng đồng chí hội". Anh bị bắt đi tù lần thứ nhất lúc mới 17 tuổi. Bị đánh đập dã man đến hộc máu mồm, mê man bất tỉnh nhưng anh không hề cung khai bất cứ một điều gì. Kiên quyết không ký vào bản án bị kết tội theo cộng sản, anh bị giam cầm hai năm. Ra tù, sức khoẻ suy kiệt, lại bị địch o ép, quản thúc rất chặt, nhưng anh Chánh đã bí mật rời nhà đi tìm bắt liên lạc với Đảng, chấp nhận một cuộc đời đầy gian khổ hy sinh cho nhân dân, cho đất nước.

Những năm 1936-1939, ở tuổi 23-25, anh Chánh được Xứ ủy chỉ định tham gia Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi, về sau làm Bí thư Liên tỉnh ủy Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên. Các hoạt động bí mật, sau cơn thoái trào 1933-1935, dần dần sống lại sôi động ở vùng Nam Trung Bộ. Địch lo sợ cuống cuồng, ráo riết truy lùng những người cộng sản. Anh Chánh bị bắt lần thứ hai vào tháng 10 năm 1939. Ở tù đến năm 1945, nếm đủ đòn tra tấn tàn khốc của kẻ thù qua các nhà lao Quảng Ngãi, nhà đày Buôn Ma Thuột, căng "an trí" Phú Bài và khu biệt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế). Người nhỏ con, gầy gò ốm yếu nhưng có trường hợp anh đã lấy thân mình đỡ đòn cho đồng chí. Đặc biệt, dù kẻ thù độc ác, nham hiểm đến đâu, anh cũng tìm ra cách cùng tập thể đấu tranh quyết liệt buộc chúng phải chịu thua và nhượng bộ. Anh cũng không chịu đầu hàng số phận. Anh tranh thủ học tập, nắm rất chắc những nguyên lý cơ bản của cách mạng trên tất cả các lĩnh vực. Anh học cả tiếng Pháp để có thể giao tiếp được với bọn lính coi ngục. Những buổi học tập trong tù, anh Chánh thường phát biểu sau cùng và trở thành ý kiến kết luận. Anh em thường gọi anh là "Cây phân tích", "Ông trùm kết luận"

Các anh Nguyễn Chí Thanh, Tố Hữu, Hoàng Anh, Trần Hữu Dực, Trần Văn Quang, Lê Tự Đồng, Đoàn Khuê... rất quý mến anh Chánh - một người cộng sản anh hùng bất khuất; nhạy bén sắc sảo có tư chất thông minh, thật thà, khiêm tốn và hiếu học lạ thường; tin chắc rằng anh Chánh sẽ có những cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng...


2. MỘT NHÀ LÃNH ĐẠO XUẤT SẮC, TOÀN DIỆN

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Đang bị biệt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế), anh Chánh tiên đoán: "Nhất định các đồng chí ở căng "an trí" Ba Tơ sẽ khởi nghĩa". Anh phải nhanh chóng trở về Quảng Ngãi. Quả thật, hai ngày sau, ngày 11 tháng 3, cuộc khởi nghĩa Ba Tơ nổi tiếng đã nổ ra. Anh Chánh là một trong số 11 tù chính trị mà địch âm mưu giam cho đến chết. Anh tìm cách liên lạc nhờ ông Tôn Quang Phiệt và ông Phan Nghị Đệ, con trai của cụ Phan Bội Châu, đấu tranh quyết liệt với bọn Nhật và cả chính phủ Trần Trọng Kim mới được ra tù. Về đến tỉnh nhà, sức khỏe hết sức suy kiệt, nhưng anh Chánh sẵn sàng nhận nhiệm vụ thay mặt Tỉnh ủy trực tiếp lãnh đạo Đội du kích Ba Tơ. Đội du kích Ba Tơ lúc này gặp vô vàn khó khăn, chỉ hoạt động lẩn khuất trong rừng núi, không phát triển được lực lượng, do địch ráo riết vây ráp, triệt các nguồn tiếp tế. Anh Chánh bàn với các anh chỉ huy Đội du kích Ba Tơ: Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn... kiên quyết đưa đội bí mật về đồng bằng, dựa vào dân mới có thể tồn tại và lớn mạnh. Với quyết đoán vô cùng đúng đắn đó, Đội du kích Ba Tơ từ 20 người ban đầu đã nhanh chóng phát triển thành một tổ chức tập trung với hơn 2.000 đội viên, chưa kể lực lượng dự bị hùng hậu của đội gồm du kích, tự vệ bán vũ trang ở khắp các thôn xóm với hàng vạn người. Anh Chánh được giao nhiệm vụ Tổng chỉ huy các lực lượng vũ trang toàn tỉnh và trực tiếp làm Chính trị viên Đội du kích Ba Tơ. Những ngày 12 và 13 tháng 8 năm 1945, được tin Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng minh, không thụ động chờ đợi chỉ thị của Trung ương, anh Chánh cùng Tỉnh ủy lập tức chớp thời cơ phát động Tổng khởi nghĩa trong toàn tỉnh vào ngày 14 tháng 8 năm 1945. Anh Chánh cùng anh Phạm Kiệt trực tiếp chỉ huy đánh chiếm đồn Gi Lăng và đội du kích phục kích đánh úp giặc Nhật ở làng Xuân Phổ sát nách thị xã Quảng Ngãi. Quảng Ngãi là một trong những địa phương đã giành được chính quyền sớm nhất trong cả nước. Những năm đầu kháng chiến chống Pháp, anh Chánh được bổ nhiệm làm Chính ủy Liên khu 5 và là Thường vụ Liên khu ủy.

Năm 1951, anh Chánh được Đại hội toàn quốc lần thứ II của Đảng tín nhiệm bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Trung ương có ý định giữ anh Chánh ở lại làm Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thay anh Nguyễn Chí Thanh để anh Thanh tập trung chăm lo công tác đảng bên Bộ Chính trị. Nhưng do yêu cầu của chiến trường, anh Chánh trở về Liên khu 5. Anh được bầu làm Bí thư Liên khu ủy và được bổ nhiệm Chính ủy kiêm Tư lệnh Liên khu 5. Trước trọng trách đè nặng trĩu hai vai tưởng chừng không gánh nổi, anh Chánh càng tỏ rõ trí tuệ và tài năng của mình.

Liên khu 5 trong kháng chiến chống Pháp có một vùng tự do 4 tỉnh gồm Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định - Phú Yên với hơn 3 vạn ki-lô-mét vuông và 2,5 triệu dân, đã tồn tại như một "quốc gia thu nhỏ", phát triển vững mạnh mọi mặt của đời sống xã hội. Ở xa Trung ương, lại bị địch bao vây bốn mặt, nhưng Liên khu 5 - một chiến trường rộng lớn gồm 12 tỉnh, đảm trách cả nhiệm vụ quốc tế với hạ Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, đã tự lực bảo đảm nhu cầu kháng chiến cho chính mình, cùng góp phần chi viện cho các chiến trường bạn.

Anh Chánh rất khá về Nho học nhưng trình độ Tây học thì chưa được bao nhiêu. Song, không thấy ai chê anh. Thời ấy, các anh lãnh đạo chủ chốt như Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Bùi San, Trần Lương, Nguyễn Đôn, Phạm Kiệt... các anh có học vấn và tri thức cao như các tướng Nguyễn Sơn, Cao Văn Khánh, Nguyễn Thế Lâm, Phan Hàm, Đoàn Huyên... bên chính quyền có các anh Nguyễn Minh Vỹ, Lý Văn Sáu, các bác sĩ Nguyễn Thúc Trùng, Cát Huy Dương... đều khen anh Chánh là người có tầm nhìn xa trông rộng, sắc sảo, có tài nói chuyện hay và dày sức thuyết phục. "Khó tính" như các văn nghệ sĩ, nhưng được trực tiếp đối thoại, trò chuyện với anh Chánh, ai cũng ngạc nhiên và thích thú đến bất ngờ trước những am hiểu sâu sắc của anh về văn hoá và nghệ thuật. Không ít người được anh Chánh gợi ý về phương hướng, nội dung, trực tiếp "đặt hàng" và tham gia ý kiến, đã có những sáng tác thành công tốt đẹp. Các nhà văn Nguyễn Văn Bổng, Nguyên Ngọc, Nguyễn Chí Trung; các nhà thơ Tế Hanh, Nguyễn Viết Lãm, Lưu Trùng Dương; các nhạc sĩ Vân Đông, Dương Minh Viên, Phan Huỳnh Điểu, Đức Tùng, Nhật Lai, Vĩnh An; các nhà hoạt động nghệ thuật sân khấu như Hoàng Châu Ký, Nguyễn Tường Nhẫn, Nguyễn Nho Túy, Ngô Thị Liễu (Lệ Thi)... đều có chung một cảm nhận: "Anh Chánh - một tâm hồn nghệ sĩ trong một vị tướng thao lược" và "Giá ta được nhiều vị lãnh đạo như thế thì có lợi cho nghệ thuật biết bao". Còn đồng bào, cán bộ, chiến sĩ Liên khu 5 luôn tin yêu anh Chánh như một "lãnh tụ" xuất sắc, toàn diện của miền Nam Trung Bộ, đã mang lại cho họ niềm yêu thương, hy vọng vào một cuộc sống tốt đẹp và một ngày mới tươi sáng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:48:40 pm »


3. MỘT DANH TƯỚNG TÀI ĐỨC SONG TOÀN

Trí tuệ và tài năng xuất sắc của anh Chánh tỏa sáng tập trung nhất là lĩnh vực quân sự. Khác với ý kiến của nhiều người, anh Chánh chủ trương bảo vệ vùng tự do Liên khu 5 bằng cách không thụ động phòng thủ, mà chủ động tấn công liên tục, mạnh mẽ vùng sau lưng địch. Nhờ đó, địch luôn bị động đối phó trong vùng chúng kiểm soát. Suốt 9 năm chống Pháp, địch không thực hiện được âm mưu đánh chiếm vùng tự do Liên khu 5. Thực tế này khiến các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng ở Trung ương, đã có lúc đặt câu hỏi: "Tại sao chủ lực vào địch hậu ở một số chiến trường khác thì bị bật ra, còn chủ lực vào địch hậu Liên khu 5 thì đánh được?" (Hồi ký của Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị).

Một quan điểm lớn, một thành công lớn và là bài học lớn của anh Chánh là xây dựng những đơn vị chủ lực mạnh, tạo những quả đấm có ý nghĩa quyết định khi có thời cơ thuận lợi. Anh Chánh luôn nắm chắc trong tay hai trung đoàn chủ lực nổi tiếng của Liên khu 5 là 108 và 803. Ngoài ra, anh còn có những trung đoàn, tiểu đoàn địa phương có sức chiến đấu cao, những đơn vị đặc công khá tinh nhuệ, những đơn vị pháo cối, công binh, thông tin, quân y... có trình độ chiến đấu hiệp đồng tốt. Về vấn đề này trong hồi ký của mình, đồng chí Trần Lê, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao có nhắc lại câu chuyện: Năm 1961, khi đồng chí Trần Lương (tức Bộ trưởng Quốc phòng Trần Nam Trung, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam) lên đường vào Nam, đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn có căn dặn: "Hồi kháng chiến chống Pháp, ở Nam Bộ chúng tôi chỉ nặng lo dân quân du kích, không có chủ lực mạnh, nên đến năm 1953, 1954 khi có thời cơ thì không làm ăn được lớn như các đồng chí Liên khu 5. Cần nhớ bài học đó".

Quả thật, trong chiến cục Đông-Xuân 1953 - 1954, phối hợp đắc lực và nhịp nhàng với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ, Liên khu 5 là một trong những chiến trường đã giành được thắng lợi rực rỡ nhất. Anh Chánh đã đương đầu và vượt qua những thử thách lớn nhất, đồng thời cũng trở thành một trong những nhà cầm quân chiến lược tài ba bậc nhất của quân đội ta. Lúc bấy giờ, địch tập trung hơn 40 tiểu đoàn lính Âu Phi cơ động chiến lược mạnh nhất của quân viễn chinh Pháp, mở chiến dịch Át-lăng quyết chiếm đóng vùng tự do Liên khu 5. Anh Chánh cùng với Đảng ủy quân sự Liên khu 5 kiên quyết thực hiện chủ trương của Trung ương, đập tan chiến dịch Át-lăng bằng cách tập trung toàn bộ lực lượng chủ lực mở chiến dịch trên Tây Nguyên. Có không ít cán bộ lãnh đạo các cấp không tin chủ trương này, đề nghị anh Chánh nên phân tán các đơn vị chủ lực đối phó các hướng tấn công của địch. Có người nói: "Mở chiến dịch Tây Nguyên khác nào bỏ vựa lúa ở đồng bằng đi giành các rẫy sắn, bắp ở trên núi". Anh Chánh kiên trì giải thích: Phân tán lực lượng đối phó là mắc mưu địch, rơi vào thế bị động. Đánh vỗ mặt, đánh theo kiểu chọi trâu với kẻ địch đông hơn gấp nhiều lần sẽ bị tiêu hao lực lượng, thất thế và thất bại. Còn đánh trên Tây Nguyên là đánh vào chỗ sơ hở, hiểm yếu nhất của địch, nhất định ta sẽ giành quyền chủ động chiến trường, bẻ gãy cuộc hành quân Át-lăng.

Đúng như quyết đoán của anh Chánh, trong chiến cục Đông - Xuân 1953-1954, Liên khu 5 đã giải phóng hoàn toàn tỉnh Kon Tum và vùng Bắc Tây Nguyên. Đồng thời, đã tiêu diệt hoàn toàn binh đoàn cơ động chiến lược số 100 (Groupement mobile No100, viết tắt là GM100), một binh đoàn tinh nhuệ bậc nhất của Pháp rút từ mặt trận Triều Tiên về. Đây là trận giao thông chiến lớn nhất nước ta kể cả trong chống Pháp và chống Mỹ, địch chết và bị thương 700 tên, bị bắt 1.200 tên trong đó có tên Đại tá Ba-ru, chỉ huy binh đoàn. Ngoài hàng chục xe bị bắn cháy, ta thu 229 xe quân sự, 20 khẩu đại bác, rất nhiều vũ khí, quân trang, quân dụng khác. Về phía địch, sau hơn 3 tháng trời từ Khánh Hòa đánh ra, chỉ chiếm được Phú Yên, Quy Nhơn và Diêu Trì, bị tổn thất nặng nề, chúng đành rút bỏ hoàn toàn chiến dịch Át-lăng không kèn không trống, chấp nhận một thất bại nhục nhã. Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thượng tướng Trần Văn Quang, nhà thơ Nguyễn Viết Lãm thuật lại câu chuyện: Tướng Đờ Bô-pho (tức De Beaufort) chỉ huy quân viễn chinh Pháp trên chiến trường Tây Nguyên và là Tư lệnh chiến dịch Át-lăng (đợt 1, đợi 2) hết sức thán phục anh Chánh. Sau khi kết thúc chiến tranh, y đã tỏ ý muốn được gặp "Vị tướng đã làm cho tôi điêu đứng trên chiến trường". Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cho tổ chức và dự cuộc gặp gỡ lý thú này ở Hà Nội. Đờ Bô-pho nói: "Lúc đó các ông dấn lên thì bắt được tôi". Ông ta hỏi anh Chánh: "Ngài đã qua trường nào?". Anh Chánh trả lời: "Tôi chỉ qua trường thực tiễn đấu tranh cách mạng...". Cũng theo yêu cầu của Đờ Bô-pho và được anh Chánh nhận lời, anh Tạ Quang Bửu đã tổ chức bữa cơm cho ông ta được gặp: "Người đã đánh gục mình ở Tây Nguyên". Đờ Bô-pho nhìn anh Chánh rất lâu từ đầu đến chân, rồi thốt lên: "Ông cho phép tôi nhìn kỹ "người đã làm tôi mất ăn mất ngủ ở cái xứ cao nguyên ấy". Tôi sẽ viết lại cuộc gặp hiếm có này vào cuốn sách tôi đang viết...".
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:49:40 pm »


4. MỘT TẤM LÒNG NHÂN ÁI BAO LA

Kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, anh Nguyễn Chánh lần lượt được bổ nhiệm làm Phó tổng tham mưu trưởng, rồi làm Chủ nhiệm Tổng cục Cán bộ, Ủy viên Tổng Quân ủy. Anh Chánh cùng các anh Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái, Chu Văn Tấn được Tổng Quân ủy đề nghị Bộ Chính trị, Chính phủ và Bác phong cấp Thượng tướng. Song, trái tim anh Chánh đã ngừng đập sau một cơn đau đột ngột vào sáng ngày 24 tháng 9 năm 1957, trước khi quân đội ta ban hành chính thức chế độ phong quân hàm cho sĩ quan vào năm 1958. Được tin anh Chánh mất, các bạn tù chính trị; các bậc lão thành cách mạng; các nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội; các tướng lĩnh, các nhà trí thức cách mạng, văn nghệ sĩ; cán bộ, chiến sĩ, đồng chí, bạn bè, những người quen biết gần xa ở trong và ngoài quân đội, ở trong nước và ngoài nước, đã thương khóc anh như một người thân yêu ruột thịt. Có một điều rất lạ, giữa những ngày mùa thu vĩnh biệt đau thương ấy, mọi người không chỉ nói về trí tuệ, tài năng xuất chúng trong lãnh đạo, thao lược quân sự, mà nói rất nhiều về anh Chánh ở một khía cạnh khác, ấn tượng và ân tình sâu đậm hơn nhiều, đẹp đẽ và cao quý hơn rất nhiều, đó là anh Chánh sống rất thật thà, thấu đáo nghĩa tình với đồng chí, bạn bè, nhất là với cấp dưới. Anh rất nghiêm khắc với bản thân, sống rất mẫu mực, giản dị, thanh bạch, không hề đòi hỏi, tơ hào bất cứ một đặc quyền đặc lợi nào cho riêng cá nhân và gia đình mình. Anh thường nhắc đến những lần được gặp Bác, những buổi tâm sự với các anh Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh... về lời dặn của Bác "dĩ công vi thượng", nhân dân và đất nước là trên hết.

Liên khu 5 trong kháng chiến chống Pháp là đất tụ nghĩa khá đông những cán bộ công nông, trí thức ưu tú của khắp mọi miền đất nước. Anh Chánh được mọi người rất khâm phục về nghệ thuật dùng người, trọng dụng nhân tài. Anh không mắc bệnh "địa phương chủ nghĩa", "thành phần chủ nghĩa"; không định kiến hẹp hòi, thiên vị và phân biệt đối xử với bất cứ ai. Đặc biệt, anh rất chịu khó lắng nghe và tôn trọng ý kiến của cấp dưới, biến những cuộc làm việc thành những cuộc trò chuyện, đối thoại thân mật cởi mở, tìm hiểu rất sâu kỹ tư chất từng cán bộ để bố trí công việc thích hợp với khả năng và sở trường cá nhân, nên đội ngũ cán bộ Liên khu 5 trưởng thành rất nhanh chóng vững chắc, cung cấp cho Đảng, Nhà nước, quân đội một lực lượng không nhỏ những nhà lãnh đạo cấp cao và những tướng lĩnh đầy tài năng. Nói như anh Trần Quỳnh, nguyên là Trưởng phòng Chính trị Bộ tư lệnh Liên khu 5 và nguyên là Phó thủ tướng Chính phủ: "Anh là một vị tướng, một người lãnh đạo tài năng, nhưng có lẽ điều quý giá không kém ở anh, còn là ở chỗ anh là một con người "rất con người"... Anh có một lòng thương người chân thật, thương người, vì sự nghiệp chung".

Ở cương vị cao nhất Liên khu 5, lại bận rộn trăm công nghìn việc nhưng anh chăm lo đời sống cán bộ, chiến sĩ rất cụ thể, nhiều khi đến bất ngờ. Đại tá Phan Thượng Địch, nguyên Trưởng ban Quân lực, kể lại câu chuyện: Một hôm, anh Chánh bảo anh Địch: "Nè, kháng chiến sắp kết thúc, lớn tuổi rồi, lấy vợ đi thì vừa".

- Nhưng công việc vẫn còn lu bù quá anh ạ! Anh Địch thực lòng trả lời.

- Bận hả? Thì để tao đi hỏi vợ cho - Anh Chánh vừa nói vừa cười.

Tưởng anh Chánh nói chơi, hoá ra anh đi thật. Anh cùng đồng chí bảo vệ đạp xe đạp suốt đêm từ huyện Nghĩa Hành lên tận Trường An của huyện Ba Tơ. Đường đi phải qua đèo Đá Chát có con cọp ba chân rất hung dữ, đã bắt ăn thịt khá nhiều người, tiếng đồn loan khắp cả tỉnh Quảng Ngãi, ai cũng lo sợ. Gia đình mà anh Chánh đi hỏi vợ cho anh Địch rất thân thiết với anh từ thời còn hoạt động bí mật, tin yêu anh Chánh như người nhà, nên vui vẻ nhận lời ngay. Trở về, anh Chánh bảo anh Địch: "Xong rồi, gia đình xem chừng cũng quý mến mày, lo liệu cưới sớm đi". Anh Địch kêu lên: "Sao, nhanh vậy anh! Trời ơi, đêm hôm, cọp beo, anh đi như vậy, xảy ra việc gì thì làm sao?". Anh Chánh chỉ cười. Sau ngày cưới, anh Địch cùng vợ đến thăm để tạ ơn anh Chánh. Trời mưa như trút nước. Anh Chánh hỏi: "Đêm nay hai đứa mày ở đâu?".

- Dạ, ở nhà dân - Anh Địch trả lời.

- Không được đâu. Vợ chồng ăn ở với nhau trong nhà dân, người ta kiêng. Thôi, hai đứa ở cái lán này. Vô cái giường tre của tao kia kìa mà ngủ".

Anh Địch ngần ngại thưa: "Dạ, không được anh ạ!". Anh Chánh nghiêm giọng: "Tao ra lệnh!". Anh cười và qua lán khác mắc võng nằm nghỉ.

Anh Địch kể xong câu chuyện, còn nói thêm: "Có hơn một chục đám cưới do anh Chánh làm "bà mối", đi hỏi vợ và làm chủ hôn, tất cả đều nên vợ nên chồng, gia đình hạnh phúc, rất biết ơn anh Chánh. Mình coi anh Chánh như anh ruột".

Anh Võ Thứ - du kích Ba Tơ, rất thân với anh Ghánh (sau này, anh Thứ là Trung tướng, Phó tư lệnh Quân khu 5 và là Tổng thanh tra quân đội), không bao giờ có thể quên câu chuyện: Năm 1947, do kế hoạch bị lộ, trận đánh đồn Tú Thủy (mặt trận An Khê) thất bại; anh Vi Dân, chỉ huy trưởng hy sinh. Anh Thứ là phó chỉ huy được điện của anh Chánh về ngay cơ quan Bộ tư lệnh Khu 5. Anh Thứ vào gặp anh Chánh để nhận nhiệm vụ. Hôm đó trời mưa rất to. Thấy anh Thứ, anh Chánh nói ngay:

- Chẳng có nhiệm vụ gì đặc biệt đâu. Nghe trận Tú Thủy ta hy sinh nhiều, con Tâm - vợ cậu, tưởng là cậu đã chết rồi, cứ đến đây khóc ầm lên. Mình gọi cậu về là để nó thấy mặt mà yên tâm. Thôi, mau chạy ù về nhà cho nó mừng.

Anh Thứ còn tâm sự: "Mình trưởng thành như ngày nay phải nói là có một phần quyết định trực tiếp của anh Chánh đã dìu dắt mình tiến bộ từng bước với tất cả tình thương yêu vừa nghiêm khắc vừa tận tình của một người anh lớn".

Riêng tôi cũng có những kỷ niệm không thể nào quên.

Năm 1950, tôi là nhân viên Tiểu ban chiến sự, Ban Tác chiến, Phòng Tham mưu Liên khu 5, mới 18 tuổi, "i tờ" về quân sự, còn non trẻ lắm. Thấy anh Chánh cương vị to quá, cán bộ cao cấp ai cũng kính nể, tôi hơi sợ, ít dám gặp. Có điện hay tài liệu gửi riêng cho anh Chánh, tôi thường chuyển cho bí thư riêng của anh Chánh là anh Nguyễn Văn Luyện. Có đôi lần trực tiếp đưa điện cho anh Chánh, tôi nhanh chóng len lén rút lui cho êm chuyện. Tôi luôn đinh ninh anh Chánh không biết tên tôi. Tôi còn nhớ tầm tháng 11 năm 1953, anh Chánh ở Việt Bắc trở về Liên khu 5. Tôi đem điện lên cho anh. Bỗng anh tươi cười và chủ động: "Chào đồng chí Sơn. Đồng chí có khoẻ không?". Anh dặn tiếp: "Nếu có điện gửi cho tôi, dù đêm hôm khuya khoắt hay mưa gió thế nào, cũng chuyển cho tôi nhé!". Tôi chỉ biết: "Dạ", hết sức ngạc nhiên. Không ngờ một nhân viên bình thường như tôi, cấp bậc rất thấp, có thể nói là thấp nhất, ít được trực tiếp gặp anh, vậy mà anh đã nhớ tên. Anh lại gọi tôi bằng "đồng chí", nghe thật bình đẳng, thân mật quá!

Hành quân đến sở chỉ huy chiến dịch, tròn năm đêm thức trắng. Mệt quá, tôi ngủ thiếp đi bên máy điện thoại. Nghe tiếng động, tôi chợt tỉnh. Ngước lên đã thấy anh Chánh đứng trước mặt. Tôi lúng lúng và hơi hoảng, cảm thấy như mình có lỗi, sẵn sàng đón nhận lời phê bình của đồng chí Tư lệnh chiến dịch. Không ngờ, anh Chánh nói rất nhẹ nhàng:

- Chưa có việc gì nhiều, tranh thủ ngủ một chút. Nay mai nổ súng rồi vắt chân lên cổ mà chạy cũng không kịp, còn thì giờ đâu mà ngủ với nghê...

Anh nở nụ cười đôn hậu và đi sang lán của Ban Tham mưu chiến dịch, trò chuyện với mọi người.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM