Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:16:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Phòng chống diễn biến hòa bình ở Việt Nam - Mệnh lệnh cuộc sống  (Đọc 2009 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #10 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2022, 08:29:04 am »

Trước đây, bằng quan niệm của tôn giáo và duy tâm về lịch sử, các thế lực thù địch đã tuyên truyền cho người dân tin vào vai trò sáng tạo thế giới của chúa trời, thượng đế và thánh thần, các lực lượng siêu nhiên, làm cho người dân buông xuôi, an phận, tuân theo định mệnh, số phận, tước đi sức mạnh tinh thần của người dân, loại bỏ nguy cơ phản kháng của giai cấp bị trị từ sự ươn hèn, bạc nhược về chính trị của họ đế lũng loạn và áp đặt quyền thống trị. Với sự ra đời của quan niệm duy vật về lịch sử thế giới và học thuyết giá trị thặng dư, C. Mác, Ph. Angghen, V.I. Lênin đã bác bỏ vai trò sáng tạo thế giới của chúa trời, thượng đế và thánh thần, đã khẳng định dứt khoát: tiến trình lịch sử phải tuân theo quy luật khách quan; tiền đề đầu tiên của lịch sử là con người với tư cách là chủ thể sáng tạo thế giới, cải tạo hiện thực, làm nên lịch sử, chứ không phải là chúa trời, thượng đế và thánh thần hoặc sự ủy thác của lực lượng siêu nhiên cho một số người làm thay họ.


Xuất phát từ lý luận và thực tiễn, C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin chỉ rõ: Để sống, trước hết con người cần phải có cái ăn, cái mặc, nơi ở và làm việc..., những thứ đó không có sẵn trong tự nhiên, mong muốn là có được. Vì vậy, con người buộc phải lao động sản xuất, tạo ra thức ăn, vật dụng để thỏa mãn nhu cầu của mình. Muốn vậy, con người phải cần đến công cụ lao động, đối tượng lao động, sức lao động; kinh nghiệm, vốn sống, sự hiểu biết và kỹ thuật chế tạo công cụ và sản xuất. Các yếu tố đó, C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin gọi là lực lượng sản xuất, tức là quan hệ giữa con người với tự nhiên, thể hiện trình độ chinh phục giới tự nhiên của họ. Để sản xuất ra thức ăn, đổ dùng, vật dụng, nêu chỉ có lực lượng sản xuất không thôi thì chưa đủ, con người phải cần đến quan hệ giao tiếp, tức là quan hệ sản xuất: quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ về tổ chức, quản lý, phân công lao động và quan hệ về phân phối sản phẩm đã tạo ra. Sự gắn kết các yếu tố nêu trên tạo thành quan hệ sản xuất, tức là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất, làm ra của cải nuôi sống con người, quyết định sự tồn tại và phát triển xã hội. Đó là một vấn đề có tính quy luật khách quan và phổ biến. Để duy trì sự tồn tại và phát triển, con người không thể làm khác. Lao động, sản xuất vật chất với đúng nghĩa của nó đã sáng tạo ra con người.


Khi phân tích mối quan hệ này, C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin chỉ ra rằng: chính sự thống nhất hoặc mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cũng như mâu thuẫn giữa các yếu tố tạo nên từng mặt của nó là ngọn nguồn "bí mật", vạch ra động lực phát triển của lịch sử xã hội loài người. Đồng thời, là cơ sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để giải quyết mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị; giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội và các mối quan hệ xã hội khác. Đó là cơ sở khoa học để giải thích các căn nguyên khác đã làm nảy sinh chế độ tư hữu, giai cấp, đấu tranh giai cap, nhà nước và cách mạng xã hội. Sự vận động, phát triển biện chứng của quá trình lịch sử - tự nhiên đã chỉ ra quy luật và xu thế, khuynh hướng phát triển của lịch sử xã hội loài người và sự tất thắng của chủ nghĩa xã hội. Đó là sự thật không thể bác bỏ. Nghiền ngẫm thật kỹ lịch sử thế giới, nhất là lịch sử xã hội loài người sẽ khẳng định rõ hơn điều đó.


Vì thế, quan niệm duy vật về lịch sử của C. Mác đã phá bỏ "chân lý vĩnh hằng" về vai trò sáng tạo thế giới của chúa trời và các vị thần thánh, chỗ dựa cuối cùng của giai cấp thống trị. Bị vạch trần và mất chỗ dựa "linh thiêng", đồng thời cảm nhận nguy cơ tất yếu bị diệt vong, các giai cấp thống trị, đặc biệt là giai cấp tư sản trước đây cũng như ngày nay, đã và đang căm thù chủ nghĩa Mác - Lênin đến tận xương tủy. Điều đó đã nói lên rằng, Đảng ta cũng như các Đảng Cộng sản và các Đảng Công nhân khác, khi thừa nhận chủ nghĩa Mác - Lênin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động thì cũng có nghĩa là đã và đang tuyên chiến với giai cấp bóc lột, đụng chạm đến lợi ích "sát sườn", "thiết thân" của giai cấp tư sản thống trị ngày nay; cho nên sự phản ứng quyết liệt của giai cấp tư sản và những người có chung lợi ích với họ cũng là một lẽ đương nhiên. Ở Việt Nam, những người "theo đuôi" chủ nghĩa tư bản đang làm những công việc "phi nhân tính", dù vô tình hay hữu ý, đều đang gây khó khăn, cản trở công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Giải thích căn nguyên sự phản kháng quyết liệt của giai cấp tư sản cũng như những kẻ "theo đuôi" đối với giai cấp vô sản và hệ tư tưởng khoa học, cách mạng, V.I. Lênin chỉ rõ: Chủ nghĩa Mác là học thuyết vạch ra con đường đấu tranh để tự giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; "điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó làm sáng rõ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản là người xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa"1 (V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.23, tr.1); điều đó cũng có nghĩa là nó thẳng thừng phủ nhận vai trò thống trị xã hội của giai cấp tư sản, giai cấp bóc lột, đang cản trở tiến bộ xã hội. V.I. Lênin nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa Mác mang tính đảng sâu sắc nhưng chủ nghĩa Mác không có gì giống "chủ nghĩa bè phái" hiểu theo nghĩa một học thuyết phiến diện, cực đoan và khép kín, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển tất yếu của văn minh nhân loại. Khác hẳn về chất so với các học thuyết xuất hiện trong lịch sử, học thuyết Mác là sự thống nhất biện chứng giữa tính đảng và tính khoa học; chỉ ra con đường xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công; giải phóng giai cấp, giải phóng con người...; đưa người lao động lên địa vị làm chủ vận mệnh, cuộc sống của chính mình.


Cơ sở khách quan của sự thống nhất đó là sự phù hợp giữa lợi ích của giai cấp công nhân với lợi ích của nhân dân lao động và quy luật phát triển tất yếu khách quan của xã hội. Sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là do chính tiến trình vận động, phát triển khách quan của lịch sử quy định. Chủ nghĩa Mác không chỉ là sự thể hiện sâu sắc ý nguyện của giai cấp công nhân, mà còn là khát vọng của toàn thể nhân loại tiến bộ, nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới; là sự kế thừa và phát triển những tinh hoa trí tuệ, tư tưởng - văn hóa của loài người một cách hợp quy luật, thâm đượm tính nhân văn.


Chính vì vậy, dẫu phải trải qua nhiều thử thách cam go, phức tạp với những bước đi thăng trầm của lịch sử, chủ nghĩa Mác ngày càng khẳng định sức sống mãnh liệt của mình; mọi âm mưu, thủ đoạn công kích, bài xích nhằm thủ tiêu, hạ bệ, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin đều không đủ sức thuyết phục và cuối cùng đều bị thất bại.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #11 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2022, 08:29:50 am »

Lợi dụng những khó khăn và sai lầm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu, những người theo đuổi chủ nghĩa cơ hội, xét lại và các lý luận gia tư sản không chỉ dừng lại ở việc phê phán một vài luận điểm, mà công kích toàn diện hòng phủ nhận toàn bộ học thuyết Mác - Lênin; xoáy sâu vào lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của các ông. Bởi lẽ, trong chủ nghĩa Mác - Lênin, lý luận về hình thái kinh tế - xã hội là một vấn đề có tính chất nền tảng, nhờ nó mà quan niệm duy vật biện chứng về xã hội không còn là một giả thuyết, mà được chứng minh một cách khoa học và trở thành kim chỉ nam cho nhận thức và hành động của các Đảng Cộng sản và phong trào cách mạng thế giới. C. Mác và Ph. Ăngghen cũng xác nhận rằng, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội chính là những kết quả lớn mà hai ông đã đạt được, nó đã trở thành kim chỉ nam cho mọi sự nghiên cứu sau này; là "chìa khóa" mở con đường đi lên phía trước: thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội.


Vì lẽ đó, những người theo chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện đại tập trung công kích, bài xích lý luận mácxít về hình thái kinh tế - xã hội, hy vọng từ đó, phủ nhận toàn bộ học thuyết Mác - Lênin, xóa bỏ chủ nghĩa xã hội với tư cách là một học thuyết khoa học, cách mạng và với cả tư cách là một chế độ xã hội mới tốt đẹp. Họ lớn tiếng phê phán "sai lầm chủ yếu trong chủ nghĩa Mác là học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội"1 (I.U. Burtin: "Những khiếm khuyết trong học thuyết lịch sử của Mác", Tạp chí OKtiabr, số 11 và 12-1989). Đồng thời, cùng với các học giả tư sản, họ ra sức ca ngợi, lý tưởng hóa xã hội tư bản hiện đại, tán dương các học thuyết xã hội ngoài mácxít, chứng minh "tính hợp lý" của học thuyết này với ý đồ thay thế, gạt bỏ học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác. Đó là mưu đồ "thay máu cho hệ tư tưởng" mà họ đang ca ngợi.


Trong những học thuyết xã hội ngoài mácxít mà các lý luận gia tư sản, các phần tử cơ hội, xét lại ra sức tán dương, chúng ta cần chú ý đến luận thuyết về "năm thời kỳ trưởng thành của xã hội" của nhà xã hội học Mỹ U. Rôxtâu, cố vân tâm lý của nhiều đời tổng thống Mỹ và luận thuyết về sự phát triển xã hội trải qua những làn sóng xác lập những nền văn minh của nhà tương lai học A. Tôphlơ.


Dựa vào sự phát triển của công nghiệp, U. Rôxtâu phân định lịch sử xã hội cho đến nay trải qua năm giai đoạn: giai đoạn trước công nghiệp (trước tư bản chủ nghĩa) là "xã hội cổ truyền", được coi là "trung tâm của sự lạc hậu"; bốn giai đoạn tiếp theo là các nấc thang phát triển của công nghiệp, các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa tư bản (từ "trạng thái quá độ" với sự xuất hiện của các nhà kinh doanh công nghiệp qua giai đoạn "cao trào nhảy vọt", giai đoạn "chín muồi công nghiệp" đến giai đoạn thứ năm là "xã hội tiêu dùng rộng rãi" với "nhà nước phúc lợi chung").


U. Rôxtâu coi giai đoạn thứ năm này là tổ chức xã hội lý tưởng (có ở Mỹ, Nhật và một số nước Tây Âu); nước Mỹ đang ở đỉnh cao của quá trình tiến hóa ấy, đợi các nước khác diễn lại cái quá khứ của nước Mỹ để cùng hòa vào "xã hội hậu công nghiệp" mà nước Mỹ là đại diện. Dựa vào tiến bộ kỹ thuật và công nghệ, A. Tôphlơ cho rằng, nhân loại đã và đang trải qua những làn sóng thay đổi vĩ đại, xác lập những nền văn minh diễn ra với nhịp độ ngày càng nhanh, quy mô ngày càng lớn. Làn sóng thứ nhất là cuộc cách mạng nông nghiệp của mười nghìn năm trước đây, xác lập nền văn minh nông nghiệp. Làn sóng thứ hai là cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu diễn ra cách đây 300 năm, xác lập nền văn minh công nghiệp. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là làn sóng thứ ba, sản sinh ra nền văn minh "hậu công nghiệp"...


Những quan điểm trên đây có chung cơ sở phương pháp luận là "quyết định luận kỹ thuật", đồng nhất tiến bộ kỹ thuật với tiến bộ xã hội, chứng minh sự phụ thuộc của các lĩnh vực của đời sống xã hội vào sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ. Từ đó dẫn tới kết luận: tiến bộ kỹ thuật trong thời đại ngày nay là yếu tố quyết định làm cho xã hội tư bản chuyển hóa thành "xã hội hậu công nghiệp", đưa loài người đến một kỷ nguyên mới mà trong đó, kỹ thuật là yếu tố chi phối, trí thức là nhân vật trung tâm. Với luận thuyết này, học thuyết Mác - Lênin "đã trở nên lỗi thời", không còn tác dụng. Người ta tuyên truyền một triết lý nhân sinh mới, lấy quan điểm của U. Rôxtâu và A. Tôphlơ kết hợp với chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa thực chứng mới và chủ nghĩa Tôma mới để làm hạt nhân hệ tư tưởng của thời đại. Ở đó có sự chung đúc của tất cả những gì là tinh túy nhất, hợp "model" nhất mà tất các các quốc gia, dân tộc không kể sự khác biệt về màu da, văn hóa, trình độ, đều có thể "thụ hưởng", lấy nó làm kim chỉ nam cho hành động, v.v...


Theo lôgích đó, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân không còn, mà bản thân giai cấp đó cũng dần dần "biến mất" cùng giai cấp tư sản, không còn đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội, "cách mạng xã hội chủ nghĩa" và "chuyên chính vô sản" chỉ là những khái niệm mơ hổ của một thời lầm lỗi thuộc về quá khứ, v.v... Do đó, không cần có học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin; không cần có chủ nghĩa của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin nhân loại vẫn tiến lên. Những người theo chủ nghĩa cơ hội, xét lại hiện đại đã và đang ra sức phụ họa, tán dương những luận điểm trên đây, cho rằng toàn bộ học thuyết Mác - Lênin (từ lý luận về hình thái kinh tế - xã hội, lý luận về giai cấp và đấu tranh giai cấp, lý luận về nhà nước và chủ nghĩa xã hội, về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và chuyên chính vô sản...) đã lỗi thời, không theo kịp sự phát triển của thời đại và nó đã được thay thế bằng một luận thuyết khác, về thực chất, đó là hệ tư tưởng tư sản đã được cách tân, chỉ là "rượu cũ bình mới" mà thôi.


Do đó, cần phá bỏ, thay đổi tất cả những gì được thiết kế, xây dựng trong hiện thực theo học thuyết Mác - Lênin: cần thay thế mô hình "xã hội chủ nghĩa mácxít" bằng mô hình "xã hội chủ nghĩa phi mácxít", "xã hội chủ nghĩa không cộng sản"; không phải "thủ tiêu chế độ tư hữu" mà cần "tư hữu hóa" nhiều hơn và toàn bộ cơ sở kinh tế của xã hội; cần từ bỏ chuyên chính vô sản với sự độc quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản để thay thế bằng chế độ đa nguyên chính trị, đa đảng (hay lưỡng đảng) đối lập, v.v...


Chúng ta không phủ nhận những yếu tố hợp lý trong các học thuyết xã hội ngoài mácxít, nhất là về vai trò của khoa học và công nghệ hiện đại, về sự phát triển của lực lượng sản xuất, về đẩy mạnh giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao trình độ dân trí... Song, cần thấy rõ những khiếm khuyết và hạn chế cơ bản trong các học thuyết đó, nhất là việc né tránh giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất và các quan hệ xã hội, với vấn đề giải phóng con người, các vấn đề xã hội và các vấn đề toàn cầu khác trong phạm vi mỗi quốc gia, dân tộc cũng như toàn nhân loại.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #12 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2022, 08:30:42 am »

Không phải ngẫu nhiên mà trong thông điệp của mình, Giáo hoàng Gioan Phaolô II tỏ ý nghi ngờ: "Liệu có thể nói rằng, sau khi chủ nghĩa cộng sản thất bại thì chủ nghĩa tư bản là một hệ thống đắc thắng, và chủ nghĩa tư bản sẽ là mục tiêu phấn đấu của các quốc gia hiện nay đang nỗ lực xây dựng nền kinh tế và xã hội của mình hay không? Câu trả lời dĩ nhiên là phức tạp".


Ông cũng tỏ ra lo lắng: "Có nguy cơ ý thức hệ tư sản cấp tiến lan rộng, họ mù quáng phó thác việc giải quyết các vấn đề ấy (tức các vấn đề xã hội - tác giả) cho việc phát triển tự do của các thế lực thị trường"1 (Thông điệp của Giáo hoàng Gioan Phaolô II công bố nhân dịp 100 năm Thông điệp "Rerum Novarum" của Giáo chủ Lê Ô XIII (1891-1991)).


Để phân tích và giải quyết một cách khách quan, khoa học, có hiệu quả các vấn đề thuộc đời sống xã hội, không thể siêu hình, phiến diện, tuyệt đối hóa một vài yếu tố nào đó, mà phải có quan điểm tổng hợp, tiếp cận theo nguyên lý tính hệ thống và xem xét nó một cách khách quan, toàn diện, cụ thể - lịch sử, thực tiễn và phát triển. Cần coi xã hội là một chỉnh thể thống nhất, có kết cấu cơ bản và phổ biến, có cơ chế vận động, phát triển theo quy luật khách quan với tư cách là một quá trình lịch sử - tự nhiên. Đó chính là những vấn đề cơ bản được luận chứng khoa học trong lý luận về hình thái kinh tế - xã hội nói riêng, trong toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung.


Chúng ta thừa nhận có một số luận điểm cụ thể mà C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin khái quát về thời đại, hoặc dự báo về tương lai nay không còn phù hợp. Đó là điều bình thường, đúng với quy luật khách quan của quá trình nhận thức, sự vận động, phát triển của thực tiễn lịch sử. Không vì thế mà phủ nhận giá trị khoa học và ý nghĩa thời đại sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của các ông. Cũng không thể vì sự sụp đổ của mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu mà suy diễn một cách thô thiển: mô hình xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, theo đó là học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác sụp đổ.


Không phải ngẫu nhiên mà Thời báo Lốt Angiơlét (Mỹ), phát hành ngay sau sự kiện 19-8-1991 đã nhận định: Tư tưởng xã hội của chủ nghĩa Mác vẫn còn ghi dấu ấn không thể xóa bỏ trên lĩnh vực lý luận. Rất nhiều vấn đề chính trị học, xã hội học, kinh tế học của thế giới đương đại đều được phân tích bằng lăng kính của chủ nghĩa Mác, thậm chí còn được phân tích bằng những khái niệm mácxít. Cựu Tổng thống Mỹ R. Níchxơn, trong cuốn sách Chớp lấy thời cơ - thách thức mới đối với Hoa Kỳ trong thế giới một siêu cường cũng phải thừa nhận: Học thuyết Mác vẫn đang được hâm mộ trong các trường đại học ở Mỹ; tương lai của loài người tất yếu sẽ vận động, phát triển theo quy luật khách quan mà C. Mác đã vạch ra.


Hiểu cho đúng sự thật, tôn trọng sự thật và nói cho đúng lương tâm của một con người chân chính thì phải thừa nhận rằng, chủ nghĩa Mác - Lênin là học thuyết duy nhất từ trước đến nay bàn về mục tiêu, con đường, điều kiện, lực lượng và phương pháp giải phóng triệt để xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, tha hóa, đói nghèo dưới mọi hình thức. Đó là điều mà các bậc tiền bối của C. Mác là Xanh Ximông, Phuriê, Ôoen..., đã rất cố gắng giải thích thế giới dưới cái nhìn khoa học, song các ông không thể bởi ý muốn của các ông là muốn đi lên phía trước nhưng đôi chân của các ông, cái đầu của các ông đã bị "cầm tù" bởi những hạn chế lịch sử, rất khó vượt qua. Vượt lên trên các bậc tiền bối và những người đương thời, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác chỉ ra những quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan, sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi không gì cản nổi của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; đưa giai cấp công nhân và những người dân lao động từ nô lệ, lầm than lên địa vị làm chủ xã hội; quyết định vận mệnh của mình, của lịch sử nhân loại.


Với việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, chủ nghĩa Mác đã đem lại niềm tin vào thắng lợi cuối cùng cho giai cấp vô sản, khi dám đập tan gông xiềng, xích sắt, "rũ bùn đứng dậy", chấm dứt cuộc đời nô lệ. Đó cũng là điều giải thích rõ tại sao lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) lại tìm đến chủ nghĩa Mác - Lênin, tại sao Đảng ta khẳng định: chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam, và tại sao kẻ thù của chúng ta lại quyết liệt tấn công nhằm hạ bệ, thủ tiêu chủ nghĩa Mác - Lênin một cách ráo riết, quyết liệt đến như vậy.


Để công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc tiếp tục gặt hái những thành công mới, trong nhận thức và hoạt động thực tiễn; đặc biệt là trong nghiên cứu, học tập và vận dụng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, cần đi sâu khai thác, làm rõ hơn những nội dung chủ yếu nhất, cốt lõi nhất, đặc biệt là làm nổi bật phương pháp tiếp cận và bản chất khoa học, cách mạng của học thuyết này; ý nghĩa lý luận, thực tiễn sự vận dụng học thuyết vào quá trình đổi mới.


Với bản lĩnh khoa học và cách mạng vững vàng, chúng ta cần khẳng định dứt khoát rằng, trước đây cũng như hiện nay và mai sau, học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác vẫn là học thuyết duy nhất khoa học và cách mạng để nhận thức và giải quyết các vấn đề lịch sử, xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bản chất khoa học, cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác thể hiện ở tính tất yếu khách quan của sự ra đời học thuyết, ở việc khẳng định sản xuất vật chất là cơ sở của sự tồn tại và phát triển lịch sử xã hội loài người, ở quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ở môi quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, ở việc khẳng định sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử - tự nhiên... Không thể lấy cách tiếp cận khác, ví như cách tiếp cận của lịch sử các nền văn minh, các làn sóng văn minh, hoặc cách tiếp cận của sự phát triển khoa học, công nghệ, kỹ thuật... để "thay máu cho hệ tư tưởng", càng không thế phủ nhận giá trị khoa học, cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Thực tiễn cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam đã chứng minh tính đúng đắn của nó, mặc dù trong các cách tiếp cận, luận giải của một số luận thuyết tư sản hiện đại có một số yếu tố khoa học, chúng ta có thể chọn lọc tiếp thu, kế thừa trên tinh thần phê phán để bổ sung, phát triển làm giàu lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều kiện lịch sử mới. Về điểm này, V.I. Lênin đã nhắc nhở những người cộng sản nếu không muốn lạc hậu thì phải tiếp thu, kế thừa tất cả những gì là tinh túy nhất, tiến bộ nhất của thế giới đương đại để đưa vào cuộc sống, làm giàu lý luận khoa học, cách mạng. Có như vậy, học thuyết Mác - Lênin mới không ngừng phát triển, gắn liền với đời sống thực tiễn xã hội.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2022, 08:31:55 am »

Với quan điểm duy vật biện chứng về lịch sử, chúng ta cần phê phán, bác bỏ các quan điểm duy tâm chủ quan và siêu hình của những người theo chủ nghĩa cơ hội, xét lại. Cần khẳng định rằng: trong xã hội có đối kháng giai cấp, không có thứ lý luận "phi tính đảng": nếu không có quan điểm giai cấp rõ ràng thì không thể luận giải khách quan, khoa học các hiện tượng chính trị, xã hội; mong đợi một khoa học xã hội vô tư trong xã hội có đối kháng giai cấp là "một sự ngây thơ khờ khạo", là ảo tưởng. Điều này đúng với nhận định của V.I. Lênin: "Chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay của giai cấp khác, ẩn đằng sau bất kỳ những câu nói, những lời tuyên bố và những lời hứa hẹn nào có tính chất đạo đức, tôn giáo, chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng vẫn là kẻ ngốc nghếch bị người khác lừa bịp và tự lừa bịp mình về chính trị"1 (V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.23, tr.57).


Khi phân tích, làm rõ tính tất yếu khách quan sự ra đời học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác, phải luận giải và khẳng định được sự ra đời học thuyết này là một cuộc cách mạng lý luận trong toàn bộ quan niệm về lịch sử và xã hội, là sản phẩm tất yếu của lịch sử và thời đại, một trong những phát kiến vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăngghen. Thật vậy, trước Mác, chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo thống trị nhận thức xã hội và lịch sử, việc phân loại các chế độ xã hội và phân kỳ lịch sử hoàn toàn rơi vào ngõ cụt, bế tắc; người ta đã quan niệm rằng, động lực phát triển của lịch sử xã hội do thượng đế, thánh thần, những lực lượng này có sức mạnh siêu nhiên nên đóng vai trò quyết định sự tồn tại, phát triển lịch sử, xã hội loài người.


Bác bỏ quan điểm duy tâm trừu tượng, phi lịch sử về xã hội, C. Mác chỉ ra rằng, động lực phát triển của lịch sử không phải do thánh thần mà là do hoạt động thực tiễn của con người dưới tác động của các quy luật khách quan quyết định. C. Mác đã xuất phát từ "cái sự thật hiển nhiên... là trước hết con người cần phải ăn, uống, ở và mặc, nghĩa là phải lao động, trước khi có thể đấu tranh để giành quyền thống trị, trước khi có thể hoạt động chính trị, tôn giáo, triết học, v.v.."1 (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.19, tr.166). Luận điểm này biểu hiện tập trung nhất quan niệm duy vật về lịch sử của C. Mác. Chừng nào con người còn tồn tại trên trái đất này, nghĩa là loài người còn tiếp tục sống và phát triển thì chừng đó, họ còn phải ăn, uống và lao động... Chừng nào cái sự thật hiển nhiên đó vẫn tồn tại thì quan niệm duy vật về lịch sử của C. Mác cũng như học thuyết hình thái kinh tế- xã hội là không thể lạc hậu, không thể lỗi thời và ai đó, dù cố tình bóp méo sự thật, vu không, áp đặt ý muốn chủ quan cho học thuyết Mác, chống đối, bác bỏ nền tảng tư tưởng của Đảng ta thì sớm hay muộn sẽ bị lịch sử vượt qua.


Ai cũng biết, để làm ra của cải vật chất nuôi sống mình, duy trì sự tồn tại và phát triển xã hội, con người buộc phải quan hệ với nhau trong quá trình lao động, sản xuất. Những quan hệ này mang tính tất yếu, khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của bất cứ ai. Xem xét tất cả các quan hệ xã hội, C. Mác nhìn thấy vai trò hàng đầu của quan hệ kinh tế và ông đã làm nổi bật những quan hệ vật chất xã hội, tức là những quan hệ sản xuất, quan hệ kinh tế. C. Mác coi đó là những quan hệ cơ bản, ban đầu và quyết định tất cả các quan hệ khác. Bằng cách này, quan niệm duy vật lịch sử trình bày trong học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác đã cung cấp cho khoa học xã hội và nhân văn một tiêu chuẩn khách quan để xem xét các hiện tượng phức tạp của lịch sử, xã hội. Nhờ có quan niệm duy vật về lịch sử, C. Mác đã chấm dứt mọi lũng đoạn trong sự giải thích các hiện tượng lịch sử của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo.


Điểm vượt trội, mang ý nghĩa thuyết phục của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác so với các học thuyết xã hội khác là ở chỗ, C. Mác làm nổi bật vai trò quyết định - xét đến cùng - của nhân tố kinh tế. Tuy nhiên, C. Mác, Ph. Ăngghen không bao giờ coi kinh tế là nhân tố duy nhất quyết định sự vận động, biến đổi của lịch sử. Về vấn đề này, Ph. Ăngghen đã khẳng định rõ ràng: "Theo quan niệm duy vật về lịch sử, nhân tố quyết định trong quá trình lịch sử xét đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống hiện thực. Cả tôi lẫn Mác chưa bao giờ khẳng định gì hơn thế. Còn nếu có ai đó xuyên tạc luận điểm này theo ý nghĩa nhân tố kinh tế là nhân tố quyết định duy nhất, thì người đó biến lời khẳng định này thành một câu trống rỗng, trừu tượng, vô nghĩa. Tình hình kinh tế là cơ sở hạ tầng, nhưng các yếu tố khác nhau của kiến trúc thượng tầng... cũng có ảnh hưởng đến quá trình cuộc đấu tranh lịch sử và trong nhiều trường hợp chiếm ưu thế trong việc quyết định hình thức của cuộc đấu tranh ấy"1 (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.37, tr.641-642; t.20, tr.641).


Bản chất khoa học và cách mạng của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội thế hiện ở chỗ, C. Mác chỉ ra vai trò quyết định của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, con người, loài người. Nêu con vật chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một cách thụ động với thế giới bên ngoài, thì con người, nhờ có lao động sản xuất vật chất mà cải tạo thế giới, và do đó, luôn thỏa mãn nhu cầu của mình, làm chủ thế giới, sáng tạo ra lịch sử. Không có hoạt động sản xuất vật chất, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Ngoài chức năng đầu tiên và trực tiếp này, con người thông qua lao động sản xuất vật chất còn gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất và tinh thần của mình. Ph. Ăngghen khẳng định: "Lao động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người... lao động đã sáng tạo ra bản thân con người"2 (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.37, tr.641-642; t.20, tr.641).


Như vậy, sự tồn tại và phát triển của xã hội, trước hết là nhờ sản xuất vật chất. Do đó, lịch sử xã hội không có gì khác là lịch sử phát triển của sản xuất vật chất. Bởi thế mọi sự giải thích thế giới chỉ có thể đạt tới chân lý khi sự giải thích ấy được xuất phát từ nền sản xuất vật chất xã hội và thực tiễn khách quan, tư duy lý luận về hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác.


Trong khi nghiên cứu, học tập, vận dụng lý luận hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác vào công cuộc đổi mới hiện nay, cần phân tích kỹ lưỡng nội dung kết cấu học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác; ở đó ông đã chỉ ra rằng, lực lượng sản xuất, xét đến cùng, đóng vai trò quyết định quan hệ sản xuất, quyết định thay đổi phương thức sản xuất, thay đổi một chế độ xã hội. C. Mác viết: "Những quan hệ xã hội đều gắn liền mật thiết với những lực lượng sản xuất. Do có được những lực lượng sản xuất mới, loài người thay đổi phương thức sản xuất của mình... loài người thay đổi tất cả những quan hệ xã hội của mình. Cái cối xay quay bằng tay đưa lại xã hội có lãnh chúa, cái cối xay chạy bằng hơi nước đưa lại xã hội có nhà tư bản công nghiệp"1 (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Sđd, t.4, tr.187). Khi phân tích vai trò của các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất, C. Mác, Ph. Ăngghen và sau này là V.I. Lênin đã chú ý làm nổi bật vai trò của khoa học, công nghệ và lao động trí tuệ, qua đó các ông khẳng định khoa học, công nghệ và hàm lượng trí tuệ, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay đang làm cho con người và sức lao động của họ trở thành nguồn lực đặc biệt quan trọng của sản xuất xã hội, là nguồn lực cơ bản, nguồn lực vô tận.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #14 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2022, 08:32:38 am »

Từ đây, vận dụng ý nghĩa phương pháp luận giải quyết vấn đề này, chúng ta có thể giải thích, làm rõ tính đúng đắn của luận đề: Vì sao Đảng ta lại quyết định đưa ra và thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quyết tâm phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Vì sao Đảng ta lại quyết định đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc lại nền kinh tế, sớm ổn định kinh tế vĩ mô, quyết tâm kiềm chế, đẩy lùi, kiểm soát lạm phát; cố gắng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; không mắc bẫy thu nhập trung bình, v.v...


Chúng ta nhận thức sâu sắc rằng, quan hệ sản xuất là do con người tạo ra, quan hệ sản xuất chịu sự quy định của lực lượng sản xuất, song cũng cần nhìn thấy sự tác động trở lại mang tính tích cực, sáng tạo của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất để chủ động, tích cực xây dựng, từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường. Theo C. Mác, sự tồn tại và phát triển của quan hệ sản xuất tất yếu phải tuân theo những quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của lực lượng sản xuất, của đời sống xã hội. Quan hệ sản xuất, xét về thực chất, là quan hệ kinh tế, quan hệ mang tính vật chất, là cơ sở, cội nguồn của đời sống văn hóa, tinh thần. Tính chất của quan hệ sản xuất trước hết được quy định bởi quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất. Đây là "chìa khóa" mở ra con đường để nhận thức các vấn đề khác của đời sống xã hội.


Bởi lẽ, quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất có vai trò quyết định đối với tất cả các quan hệ xã hội khác, đây là mối quan hệ xuất phát, quan hệ cơ bản, quan hệ trung tâm của các quan hệ sản xuất. Đối với nước ta, áp dụng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với các hình thức sở hữu hiện thời là một bước đi sáng tạo trên cơ sở nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác. Song, những gì đang diễn ra trong nền kinh tế nước ta không cho phép chúng ta bằng lòng, dừng chân, an phận với cái hiện có mà phải tích cực, chủ động nghiên cứu, dự báo, đề xuất các định hướng, giải pháp lớn để phát huy những ưu điểm, mặt tốt; đồng thời, kiên quyết đấu tranh khắc phục những hạn chế khuyết điểm, không để xảy ra những sai lầm do ý chí chủ quan; càng không để các thế lực thù địch mượn cớ, tung tín, nói xấu chế độ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng.


Trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học trong giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, chúng ta cần đi sâu phân tích mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, chỉ ra vai trò quyết định của cơ sở hạ tầng đối với kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam. Ai cũng biết rằng, kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng sinh ra, song nó không phải là sản phẩm thụ động, tiêu cực mà luôn tác động trở lại một cách tích cực, sáng tạo đối với cơ sở hạ tầng. Sự phát triển của các yếu tố trong kiến trúc thượng tầng đều tác động lẫn nhau và cùng tác động đến cơ sở kinh tế hoàn toàn không phải chỉ có điều kiện kinh tế là nguyên nhân duy nhất đóng vai trò chủ động, còn các yêu tố khác chỉ có tác dụng phụ, đóng vai trò thụ động.


Do vậy, trong công cuộc đổi mới đất nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước luôn dựa chắc vào nền tảng, cơ sở khoa học của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, để đề xuất đường lối đổi mới, chủ trương, chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh, đồng thời thấy rõ vai trò, tác động tích cực của các yếu tố trong kiến trúc thượng tầng, nên đã và đang giải quyết có hiệu quả mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố trong kiến trúc thượng tầng nhằm xây dựng kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ngày càng vững mạnh, trong đó đặc biệt quan tâm xây dựng môi quan hệ máu thịt giữa việc khẳng định vai trò là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và xây dựng thành công Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.


Có thể khẳng định rằng, với đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đúng đắn và thành tựu giành được trong gần 30 năm qua đã cho phép Đảng ta xác định mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm lần thứ tư; phấn đấu để đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Năm 2050, nước ta trở thành một nước công nghiệp hiện đại.


Như vậy, việc làm rõ một số vấn đề "mấu chốt" của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội, đã cho phép Đảng ta vận dụng sáng tạo quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, cũng như môi quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vào công cuộc đổi mới ở nước ta. Đây là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học để chúng ta tiếp tục vận dụng sáng tạo học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa Việt Nam, và chính nó là vũ khí sắc bén để chúng ta đứng vững trên mặt trận tư tưởng lý luận, đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phản động, bảo vệ chân lý khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin trước sự tấn công của kẻ thù, sự vận động, biến đổi rất phức tạp của tình hình hiện nay; kiên quyết giữ vững đinh hướng xã hội chủ nghĩa và những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử chúng ta đạt được gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.


Trong học tập, nghiên cứu và vận dụng lý luận vào thực tiễn công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, cần tích cực tuyên truyền ý nghĩa to lớn và giá trị bền vững của học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác và giá trị, ý nghĩa vận dụng học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin ở nước ta trong 30 năm đổi mới.


Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội là một trong những phát kiến vĩ đại của C. Mác, là "hạt nhân" cơ bản của quan niệm duy vật lịch sử, và là nội dung cơ bản trong học thuyết kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác. C. Mác coi lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất cùng với cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là những yếu tố không thể thiếu được để hợp thành hình thái kinh tế - xã hội; đồng thời, ông coi mối quan hệ biện chứng trong quá trình vận động của các yếu tố đó chính là những vấn đề có tính quy luật trong quá trình phát triển của hình thái kinh tế - xã hội.


Sự vận động, phát triển của các quy luật làm cho sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên. Đây là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng để giải thích các sự kiện, các hiện tượng lịch sử và vai trò sáng tạo lịch sử của loài người, xu thế vận động, phát triển của thời đại ngày nay cũng như tính tất yếu khách quan đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Dù muốn hay không thì cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn cứ diễn ra, sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa tốt đẹp hơn là một tất yếu khách quan; một xu hướng không thể đảo ngược; không ai tự sáng tạo ra quy luật và không ai có thể "tiêu diệt" được quy luật, không thể ngăn cản bánh xe lịch sử.


Ngày nay, sự vận động của thực tiễn lịch sử và những kiến thức về lịch sử của nhân loại đã có bước phát triển mới so với giai đoạn học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của C. Mác mới xuất hiện. Chính sự phát triển tri thức khoa học của nhân loại là cơ sở lý luận và thực tiễn vững chắc để chứng minh tính đúng đắn và giá trị khoa học của học thuyết Mác. Với bản chất khoa học và cách mạng, những kết luận mà C. Mác nêu ra trong học thuyết của mình vẫn còn nguyên giá trị, đã và đang tác động sâu sắc đến thời đại ngày nay. Học thuyết của C. Mác sẽ còn sống mãi, là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học để chúng ta nhận thức và cải tạo thế giới, để phòng chống sự chệch hướng xã hội chủ nghĩa; để đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình", gây "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" ở Việt Nam. Thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta hơn ba thập niên vừa qua và một số nước xã hội chủ nghĩa khác, đã và đang chứng minh điều đó.


Trước sau như một, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững tin đi theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn, quyết tâm vượt qua mọi chông gai, thử thách, tiếp tục tiến lên. C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin và Hồ Chí Minh vẫn ở bên chúng ta. Học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin sống mãi vì nó là học thuyết khoa học và cách mạng. Chừng nào còn tồn tại con người và xã hội loài người thì chừng ấy tinh thần của phép biện chứng duy vật trong phát triển xã hội và giá trị nhân văn, nhân đạo của nó còn soi sáng, dẫn dắt, chỉ đường loài người tiến lên.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2022, 12:16:06 pm »

III- SỰ THẬT KHÔNG THỂ BÁC BỎ, CHÂN LÝ KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN

Những năm qua, lợi dụng sự suy thoái kinh tế toàn cầu, những hạn chế yếu kém trong công tác quản lý nhà nước và một số vụ án tham nhũng chưa giải quyết triệt để đang gây dư luận, bất bình trong nhân dân, một số người tự cho mình là "cấp tiến", "có trách nhiệm lên tiếng chống tiêu cực", đã đưa ra nhiều lý lẽ phê phán Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Họ phê phán đường lối đổi mới của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta, quy những hạn chế yếu kém ấy về một nguyên nhân sai lầm là do Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Họ bài xích, phủ nhận mục tiêu, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng, Bác Hồ kính yêu và nhân dân ta đã lựa chọn; xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta; nói xấu, hạ thấp uy tín, danh dự của một số đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành của Trung ương và địa phương nhằm gây sự nhiễu loạn tư tưởng, mất ổn định chính trị xã hội; từ đó, thực hiện âm mưu "diễn biến hòa bình", bạo loạn lật đổ chế độ xã hội ta, lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.


Chúng ta không hề ngạc nhiên trước thái độ, quan điểm của những người theo đuôi chủ nghĩa cơ hội, xét lại phán xét, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin. Kể từ khi Đảng ta ra đời (năm 1930) cho đến nay, đặc biệt là sau Đại hội lần thứ VII (năm 1991) của Đảng, Đảng và nhân dân ta luôn khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam. Ngay sau đó, trên các sách báo, đài phát thanh, các trang mạng xã hội và các kiểu loại thông tin mà các thế lực thù địch có thể sử dụng, ở trong nước và nước ngoài, đồng loạt có những bài viết xuyên tạc, vu khống, bác bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách Nhà nước ta. Chúng không chỉ phê phán, phủ nhận các luận điểm này nọ như trước đây, mà còn đi sâu vào cội nguồn, gốc rễ, lịch sử hình thành, phát triển của các quan điểm, học thuyết trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để phê phán, xuyên tạc, bóp méo sự thật đến mức trắng trợn, vô liêm sỉ.


Kẻ thù hiểu rõ, chủ nghĩa Mác - Lênin ra đời ở châu Âu, được truyền bá sang Việt Nam thông qua các tài liệu dịch thuật. Người Việt Nam hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lênin thông qua nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh và các tài liệu dịch thuật do Hồ Chí Minh chuyển về nước và các văn bản dịch ra tiếng Việt; các bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, qua một số công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu đã công bố, xuất bản... Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau nên chỉ có một bộ phận nhân dân Việt Nam có điều kiện đọc, nghiên cứu và hiểu được những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, còn phần đông nhân dân lao động mới hiểu biết chủ nghĩa Mác - Lênin ở những điểm căn bản nhất. Trong đó có một vấn đề cơ bản là lịch sử quá trình hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin thì rất ít người Việt Nam hiểu biết tường tận, sâu sắc. Lợi dụng điểm hạn chế này, kẻ thù đã xuyên tạc, bóp méo sự thật về nguồn gốc và bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin; xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh.


Với hy vọng "mưa dầm thâm lâu", "nước chảy đá mòn", các thế lực thù địch nhiều lần đưa ra các luận điểm chống chủ nghĩa Mác, làm cho một số người nhẹ dạ, cả tin "tán thưởng, hùa theo", nói xấu chủ nghĩa Mác - Lênin, bôi nhọ, xuyên tạc tư tưởng và đời tư của Chủ tịch Hồ Chí Minh; hết lòng ca ngợi chủ nghĩa tư bản, bất chấp những khuyết tật, hạn chế, yếu kém của nó. Để những người này tỉnh ngộ, nhận thức ra lẽ phải, trong công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, chúng ta cần làm cho nhân dân hiểu rõ bản chất khoa học, cách mạng của quá trình hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là một "liều thuốc đặc hiệu" có thể cắt đứt "căn bệnh hoang tưởng" hay "xiên xẹo" của những người ảo tưởng về lòng tốt, đức tính "nhân từ", "bác ái" của chủ nghĩa tư bản; đưa họ trở lại mảnh đất hiện thực và cuộc sống thực tại ở Việt Nam và thế giới đương đại.


Chủ nghĩa Mác ra đời vào những năm 40 của thế kỷ XIX ở nước Đức, do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập. Ban đầu, chỉ là "một bóng ma ám ảnh châu Âu", song vào những năm 70 của thế kỷ XIX, nó đã trở thành hệ tư tưởng chủ đạo của phong trào công nhân quốc tế, là cương lĩnh và là nền tảng tư tưởng của các Đảng Cộng sản. Đến năm 1917, Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ra đời thì chủ nghĩa Mác - Lênin đã vượt qua biên giới các nước châu Âu, châu Á, lan rộng ra khắp thế giới, đên tận các nước Mỹ Latinh...


Điều đó chứng minh rằng, chủ nghĩa Mác không phải là "một học thuyết bè phái" mà là một học thuyết khoa học và cách mạng, mang tính phổ biến, phù hợp với tiến trình phát triển của lịch sử thế giới hiện đại. Bằng lao động khoa học sáng tạo, C. Mác và Ph. Ăngghen đã có công lao to lớn trong việc chuyển chủ nghĩa xã hội từ không tưởng thành lý luận khoa học, cách mạng và V.I. Lênin đã đưa lý luận khoa học, cách mạng của C. Mác vào thực tiễn cuộc sống, làm nên thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại; mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới và cách mạng vô sản.


Chủ nghĩa Mác ra đời là một tất yếu lịch sử, từ các điều kiện khách quan và các nhân tố chủ quan đã phát triển chín muồi chứ không phải "được nặn ra từ những cái đầu thiển cận", mang nặng tính chủ quan, áp đặt như người ta thường xuyên tạc, bóp méo sự thật.


Lịch sử thế giới hiện đại đã chứng minh rằng, vào những năm 40 của thế kỷ XIX, lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản phát triển rất mạnh mẽ, ưu thế của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã được khẳng định và cách mạng tư sản đã thắng lợi. Thế nhưng, ngọn cờ "tự do, bình đẳng, bác ái" và những lời hứa của giai cấp tư sản trong cách mạng tư sản, giờ đây chỉ còn lại là "chiếc bánh vẽ", nó chẳng đem lại ích lợi gì cho những người nghèo khổ, phải bán sức lao động, làm thuê sinh sống. Thành quả và lợi ích của cuộc cách mạng tư sản đã bị giai cấp tư sản chiếm đoạt mà không hề đếm xỉa đến lợi ích của những người bạn đồng minh là giai cấp vô sản - những người đã đào hào, đắp lũy, xông pha lửa đạn, hy sinh xương máu làm nên thắng lợi của cách mạng.


Bị lừa dối và phản bội, giai cấp vô sản đã thức tỉnh và họ nhận ra rằng, kẻ thù của mình không phải là "máy móc" mà chính là giai cấp tư sản. Vì vậy, họ đã liên hợp lại, kiên quyết đứng lên đấu tranh phá bỏ gông xiềng, xích sắt, đòi lại quyền sống chính đáng của mình. Cuộc đấu tranh "một mất một còn" của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản ngày càng quyết liệt và nó đã báo trước một thời kỳ lịch sử sục sôi: giai cấp vô sản sẽ tự định đoạt vận mệnh của mình, đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản; xây dựng chế độ xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2022, 12:16:47 pm »

C. Mác và Ph. Ăngghen sống trong thời đại ấy, tận mắt chứng kiến các sự kiện, biến cố lịch sử, đã phát hiện ra vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản - những người "đào huyệt" chôn chủ nghĩa tư bản và xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. Các ông đã xây dựng lý luận khoa học, cách mạng là chủ nghĩa Mác để trang bị cho giai cấp công nhân. Trong thập kỷ thứ ba và thứ tư của thế kỷ XIX, những điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan đã phát triển và đạt độ chín muồi, tác động trục tiếp đến C. Mác và Ph. Ăngghen, cho phép các ông tiếp thu, kế thừa và xây dựng học thuyết khoa học, cách mạng - hệ tư tưởng của giai cấp vô sản. Điều đó đã giải thích rõ: Tại sao các bậc tiền bối của C. Mác và Ph. Ăngghen và những người đương thời lại không thể phát hiện ra vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản. Các bậc tiền bối và những người đương thời không thể xây dựng nên học thuyết khoa học, cách mạng cho giai cấp vô sản.


Những ai nói rằng, chủ nghĩa Mác được "nặn ra từ những cái đầu thiển cận"... hẳn là phải học lại bài học lịch sử này; tự cắt nghĩa vì sao học thuyết Mác ban đầu chỉ là ''một bóng ma ám ảnh châu Âu", 30 năm sau, đã trở thành hệ tư tưởng của giai cấp vô sản, là kim chỉ nam cho hành động của các Đảng Cộng sản và phong trào công nhân, kiên quyết đấu tranh chống lại các thế lực phản động, thực hiện tiến bộ xã hội; đem lại sự công bằng, lẽ phải và mọi điều tốt đẹp cho nhân loại.


Chủ nghĩa Mác - hệ tư tưởng của giai cấp vô sản không phải là "sự ba hoa của kẻ làm trò ảo thuật, mà là minh chứng của lịch sử và khoa học hiện đại". Để xây dựng học thuyết của mình, C. Mác và Ph. Ăngghen đã gạn lọc, tiếp thu, kế thừa tất cả những gì là tinh hoa trí tuệ của lịch sử tư tưởng nhân loại. V.I. Lênin viết: "Lịch sử triết học và lịch sử khoa học xã hội chỉ ra một cách hoàn toàn rõ ràng rằng, chủ nghĩa Mác không có gì là giống "chủ nghĩa tông phái", hiểu theo nghĩa là một học thuyết đóng kín và cứng nhắc, nảy sinh ở ngoài con đường phát triển vĩ đại của văn minh thế giới". Người còn chỉ rõ, học thuyết của C. Mác "ra đời là sự thừa kế thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong chủ nghĩa xã hội"1 (V.I. Lênin: Toàn tập, Sđd, t.23, tr.49-50).


Về điều này, bản thân C. Mác, từ năm 1846, trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, đã nói rõ. Bốn mươi lăm năm sau, tức là vào năm 1886, trong tác phẩm: L. Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức, Ph. Ăngghen đã giải đáp tường tận nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa Mác, nói rõ C. Mác đã kế thừa những giá trị của các bậc tiền bôi và đã độc lập nêu ra các quan điểm của mình như thế nào. Ph. Ăngghen coi đó là "việc làm danh dự" rất cần thiết để "trả món nợ lương tâm" mà 40 năm trước, C. Mác đã trình bày vấn đề này trong Hệ tư tưởng Đức, nhưng thời đó, Hệ tư tưởng Đức chưa được xuất bản. Gọi là đọc chủ nghĩa Mác, hiểu chủ nghĩa Mác mà lại không rõ những chi tiết này, để rồi coi chủ nghĩa Mác là "học thuyết đẻ non", "là sản phẩm sống sượng", "nặn ra từ những cái đầu thiển cận", là "sự sao chép học thuyết của Arixtốt, Ricácđô, Xanh Ximông, Hêghen, Phoiơbắc" thì như thế không thể coi là hiểu biết chủ nghĩa Mác, mà là sự nhạo báng chủ nghĩa Mác, xuyên tạc trắng trợn, phủ nhận chân lý khoa học.


C. Mác và Ph. Ăngghen đã nghiên cứu và kế thừa tất cả những tinh hoa tư tưởng, văn hóa của nhân loại, trực tiếp là kế thừa những thành tựu của kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và triết học cổ điển Đức, đặc biệt là phép biện chứng duy tâm khách quan của triết học của Hêghen và chủ nghĩa duy vật nhân bản của Phoiơbắc. Ph. Ăngghen cho rằng, C. Mác vĩ đại bởi vì ông "biết đứng trên vai của những người khổng lổ". Đó là Ricácđô, A. Xmít, Xanh Ximông, Phuriê, Hêghen và Phoiơbắc..., không có các vị ấy và thành tựu nghiên cứu lý luận của các vị ấy, chắc chắn không thể có chủ nghĩa Mác.


Chính "tư tưởng tiến bộ" và "hạt nhân hợp lý" trong các học thuyết triết học và chính trị học của các bậc tiền bối đã được C. Mác kế thừa, bằng cách gạn lọc những gì tinh túy nhất để xây dựng nên học thuyết khoa học, cách mạng của giai cấp vô sản. Với tính cách là những bộ phận câu thành chủ nghĩa Mác, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học và chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đều có sự biến đổi về chất so với nguồn gốc, xuất phát điểm của chúng. Ai đó coi chủ nghĩa Mác như là "sự lắp ghép cơ học của kinh tế chính trị học Anh, chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp và triết học cổ điển Đức" là không hiểu đúng bản chẩt khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác, cũng như lịch sử phát triển tư tưởng nhân loại.


Trong phổ biến, tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị về chủ nghĩa Mác - Lênin thời gian qua, chúng ta chưa có điều kiện làm rõ nguồn gốc hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác cho hầu hết các đối tượng mà chỉ tập trung làm rõ nội dung cơ bản trong hệ thống quan điểm của Người. Điều đó đã đem lại những nhận thức, hiểu biết khác nhau về chủ nghĩa Mác, nhất là khi mọi người "tiếp cận" những thông tin trái chiều, sai lệch, thậm chí xuyên tạc chủ nghĩa Mác thì họ không đủ sức phân biệt đúng sai, rơi vào lúng túng, mơ hồ. Có người "nửa tin nửa ngờ" về tính chân lý của học thuyết Mác, có người cảm nhận được sự sai lầm của các quan điểm phản diện nhưng không đủ sức bác bỏ, phê phán; do đó đã có hàng loạt câu hỏi đặt ra: Tại sao chủ nghĩa Mác là học thuyết khoa học, cách mạng, được các Đảng Cộng sản coi là nền tảng tư tưởng mà chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu lại sụp đổ? Tại sao các nước theo chủ nghĩa Mác - Lênin lại là những nước nghèo đói, còn chủ nghĩa tư bản lại giàu có? Có phải C. Mác và V.I. Lênin là những nhà xã hội duy tâm, siêu hình và không tưởng? Hay chúng ta đã rơi vào không tưởng, duy tâm, siêu hình?


Những câu hỏi tương tự nêu trên đều có vấn đề của nó. Một mặt, chúng ta trang bị hệ thống quan điểm lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin cho nhân dân chưa đủ độ để họ có thể tự giải đáp mọi vấn đề mà thực tiễn đặt ra và đủ sức chống lại các quan điểm sai trái, phản động. Mặt khác, nhân dân không hiểu nguồn gốc hình thành và phát triển của các quan điểm ấy, chỉ nắm "phần ngọn" nên rất dễ lầm lẫn giữa đúng và sai. Nếu họ hiểu rõ các điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận, khoa học tự nhiên của sự ra đời chủ nghĩa Mác, cũng như quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác, họ sẽ vững tin hơn khi xem xét và bác bỏ các quan điểm sai trái. Hiện nay, rất ít người hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên hiện đại đối với sự hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác, nhất là ba phát minh vạch thời đại: học thuyết tế bào của Svan, Slâyđen; định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng của Maiơ, Lorensơ; học thuyết tiến hóa của Đácuyn đối với sự hình thành, phát triển chủ nghĩa Mác.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2022, 12:17:25 pm »

Kẻ thù của chúng ta hiểu rất rõ điều này, chúng đã khoét sâu, thổi phồng và khuếch đại các điểm yếu đó, gieo rắc sự hoài nghi về chủ nghĩa Mác thông qua việc "đánh lộn sòng" học thuyết khoa học, cách mạng với chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo. Ai cũng biết rằng, giữa lý luận và thực tiễn còn có khoảng cách nhất định, trong khi đó, bản thân nguồn gốc các quan điểm lý luận chưa được làm rõ, chưa có nhận thức đầy đủ thì vấn đề này và vấn đề kia còn có khoảng cách, thậm chí bị giải thích sai là đương nhiên. Có một thực tế là cả người đi tuyên truyền lẫn người được tuyên truyền và vận dụng lý luận khoa học của Mác chưa được đọc kỹ các tác phẩm kinh điển của Mác; chưa được chuẩn bị kỹ về mặt lý luận thì trong thực tiễn, sự áp dụng, vận dụng lý luận khoa học tất yếu sẽ gặp phải vướng mắc, rơi vào tình thế bị động, lúng túng, nhất là khi gặp những vấn đề lý luận phức tạp. Chưa hiểu rõ cội nguồn, gốc rễ của sự ra đời, phát triển chủ nghĩa Mác, chưa hiểu sâu sắc lịch sử ra đời chủ nghĩa Mác thì niềm tin vào chủ nghĩa Mác chưa trọn vẹn và đầy đủ. Do đó, bản lĩnh của người cách mạng dễ bị "bẻ cong" trước những "ngón đòn tấn công hiểm độc", lắt léo của kẻ thù.


Tung ra các luận điệu: "Chủ nghĩa Mác là một học thuyết đóng kín "siêu hình, duy tâm"..., những người có quan điểm đối lập với chủ nghĩa Mác đã cố tình bóp méo sự thật, xuyên tạc quá trình hình thành và phát triển của chủ nghĩa Mác, vu không, bịa đặt "sự sai lầm của chủ nghĩa Mác". Việc làm này diễn ra ở thời hiện tại, song về bản chất vẫn như một trăm năm trước đây các bậc thầy của họ đã từng làm.


Vượt qua mọi sự công kích, các "làn sóng" chống phá, chủ nghĩa Mác với những giá trị chân thực: khoa học và cách mạng, vẫn tỏ rõ sức sống trường tồn và bất diệt. Trước đây, các thầy "phù thuỷ" cao tay đã không thể hạ gục chủ nghĩa Mác, thì nay hậu duệ của họ, dù lắm mưu, nhiều kế, khôn ngoan hơn, xảo quyệt hơn, cũng không thể làm gì hơn các bậc tiền bối của họ để vùi dập chủ nghĩa Mác. Sức sống và sự lan tỏa của chủ nghĩa Mác được nuôi dưỡng bằng tinh hoa trí tuệ nhân loại, thực tiễn cách mạng xã hội chủ nghĩa và phong trào công nhân quốc tế. Nhờ bám sát thực tiễn, xuất phát từ thực tiễn, C. Mác và Ph. Ăngghen đã "lột xác", chuyển lập trường từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản.


Quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và chủ nghĩa cộng sản khoa học đã ra đời từ mảnh đất hiện thực. Các tác phẩm trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa Mác đã thể hiện rất rõ vấn đề này. Mỗi sự kiện như một nấc thang kế tiếp, nuôi dưỡng tư duy lý luận của C. Mác và chính nó đã giúp ông sáng lập ra chủ nghĩa Mác. Sau Cách mạng tư sản tháng Hai năm 1848, cũng như sau Công xã Pari năm 1871..., C. Mác và Ph. Ăngghen đã tiến hành tổng kết lịch sử, khái quát những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn cách mạng, bổ sung, hoàn thiện chủ nghĩa Mác. Nếu sự ra đời học thuyết Mác đã dựa chắc trên nền móng thực tiễn, thì nay, sự tồn tại, phát triển của học thuyết Mác cũng không tách rời thực tiễn đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản và phong trào công nhân quốc tế. Hiểu cho đúng sự thật, tôn trọng sự thật thì phải thừa nhận rằng, sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin là một tất yếu lịch sử. So với các học thuyết đương thời thì học thuyết Mác là học thuyết duy nhất từ trước đến nay bàn về mục tiêu, con đường, điều kiện, lực lượng và phương pháp giải phóng triệt để xã hội, giải phóng giai cấp, giải phóng con người khỏi áp bức, bóc lột, bất công, tha hóa, đói nghèo dưới mọi hình thức. Chủ nghĩa Mác chỉ ra những quy luật vận động, phát triển của thế giới khách quan, sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản; đưa giai cấp công nhân và những người dân lao động từ địa vị nô lệ lên vị trí làm chủ xã hội, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa phồn vinh, tốt đẹp.


Với việc phát hiện ra quan niệm duy vật về lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư, chủ nghĩa Mác đã đem lại niềm tin vào thắng lợi cuổi cùng cho giai cấp vô sản. Đó cũng là điều giải thích rõ tại sao Hồ Chí Minh lại đến với chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó cũng là điều giải thích rõ ràng nhất: Tại sao Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng và cách mạng Việt Nam và tại sao kẻ thù của chúng ta lại ra sức phản bác, quyết liệt tấn công, tấn công bằng mọi cách nhằm "hạ bệ", thủ tiêu chủ nghĩa Mác - Lênin.


Vậy họ là ai, bộ mặt thật của những người chống đối chủ nghĩa Mác - Lênin như thế nào? Đó là những người có quan điểm đối lập với lập trường, quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin dưới mọi màu sắc: chủ nghĩa duy tâm; chủ nghĩa cơ hội, xét lại; chủ nghĩa thực chứng, thực dụng; chủ nghĩa "xã hội dân chủ"; chủ nghĩa "xã hội chân chính"; chủ nghĩa chống cộng, v.v... Đó là cơ sở lý luận của hệ tư tưởng của giai cấp tư sản, nền tảng chính trị của chủ nghĩa tư bản trước đây và hiện nay. Xét về hình thức biểu hiện thì hầu như các quan điểm, lý luận của các trường phái, chủ nghĩa, học thuyết nêu trên ít nhiều đã có sự thay đổi, biến dạng theo "mốt mới" cho thức thời, phù hợp với sự cách tân để thích nghi với điều kiện mới của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản đương đại.


Song xét về nội dung và thực chất thì nó vẫn là âm mưu cơ bản, xuyên suốt, không hề thay đổi của họ: bằng mọi cách, tiếp tục tấn công, phản bác, phủ nhận bản chất khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh từ nhiều phía với các thủ đoạn mới tinh vi, xảo quyệt hơn thông qua "diễn biến hòa bình"; thúc đẩy "tự chuyển biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ ta; làm cho ta lâm vào tình cảnh suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; làm cho các nhân tố "phi xã hội chủ nghĩa" lớn dần lên, từng bước lấn át nhân tố xã hội chủ nghĩa. Đó là cơ hội tốt nhất để họ đánh sập nền tảng tư tưởng của Đảng ta là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa có lợi cho họ.


Với nhiều lý do khác nhau, một số người dân Việt Nam, kể cả một số cán bộ có chức, có quyền nhưng bất mãn, có quan điểm đối lập với Đảng và Nhà nước ta hoặc một số người được Đảng, Nhà nước đầu tư, gửi đi đào tạo ở nước ngoài, tự cho mình là "cấp tiến" đã hết lời ngợi ca một cách không công cho chủ nghĩa tư bản, chê bai, dè bỉu Việt Nam lạc hậu, tung hô sự "đổi mới" với nhiều "huyết thư", "lời kêu gọi", "kiến nghị" với Đảng, Nhà nước ta, đề nghị chuyển hướng, đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, v.v... Chớp lấy thời cơ ấy, các thế lực thù địch đã lợi dụng, thậm chí dùng mọi thủ đoạn để "lôi kéo", "mua chuộc", biến những người bất mãn với chế độ ta "hợp tác" với họ. Vì vậy, việc a dua, nói theo, làm theo "phong cách tư bản", cái "điệp khúc" chống chủ nghĩa Mác - Lênin từ thời C. Mác, Ph. Ăngghen và V.I. Lênin còn sống, cho đến nay, cứ thế tiếp diễn. Nhìn lại lịch sử thế giới hiện đại và cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, chúng ta sẽ hiểu thấu đáo điều nhận định nêu trên.


Hiện nay, lợi dụng sự hiểu biết và trình độ nhận thức còn có mức độ của một bộ phận lớn dân cư và sự bất mãn của một số cán bộ đã thôi giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý, các thế lực thù địch đã "khuếch đại", thổi phồng một số khuyết điểm, sai lầm của ta, vu khống, xuyên tạc bản chất cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua con đường "truyền đạo trái phép", phát tờ rơi, tung tin, bóp méo sự thật, bôi nhọ lãnh tụ Đảng, Nhà nước ta; quy kết sự sai lầm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tường Hồ Chí Minh về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, V.V.. Bộ mặt thật của các thế lực thù địch; đặc biệt là những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước ta càng bộc lộ rõ trong các dịp chúng ta chuẩn bị đại hội Đảng các cấp, bầu cử Quốc hội, hội đồng nhân dân hay trưng cầu ý kiến nhân dân về đóng góp ý kiến sửa đổi Hiến pháp năm 1992, v.v...


Tình trạng nêu trên đều có vấn đề và căn nguyên của nó. Trước hết, do chúng ta trang bị hệ thống quan điểm lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin cho mọi người chưa đủ độ để họ có thể tự giải đáp mọi vấn đề mà thực tiễn đặt ra và đủ sức chống lại các quan điểm sai trái. Hơn nữa, vì nhiều lý do, có người không hiểu nguồn gốc hình thành và phát triển của các quan điểm ấy, chỉ nắm "phần ngọn" nên rất dễ lầm lẫn. Nếu hiểu rõ các điều kiện kinh tế - xã hội và tiền đề lý luận, khoa học tự nhiên của sự ra đời chủ nghĩa Mác, cũng như quá trình hình thành và phát triển chủ nghĩa Mác, sự lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của lãnh tụ Hồ Chí Minh và Đảng ta, họ sẽ vững tin hơn khi xem xét và bác bỏ các quan điểm sai trái.


Có thể nói rằng, những người cố tình xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin chính là những kẻ lừa dối lương tâm, cản trở tiến bộ xã hội. Vì vậy, trong bối cảnh hiện thời, bảo vệ Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, không chỉ là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải, biển, đảo của Tổ quốc... mà còn phải bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân; trong bảo vệ Đảng thì bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2022, 12:22:28 pm »

IV- KHÔNG THỂ PHỦ NHẬN VAI TRÒ CỦA QUỐC TẾ CỘNG SẢN

Chúng ta đều biết, trong lịch sử phong trào cộng sản và công nhân quốc tế Quốc tế Cộng sản - Quốc tế III chỉ tồn tại hơn 20 năm. Song, đó là sự kế tục xứng đáng sự nghiệp vĩ đại của Quốc tế I và những truyền thông tốt đẹp của Quốc tế II; đồng thời, những giá trị do nó mang lại luôn trường tồn, không thể bác bỏ.


Quốc tế Cộng sản ra đời, tồn tại trong một hoàn cảnh đặc biệt (3-1919 - 3-1943), có ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; góp phần quyết định đến chất lượng bồi dưỡng, giáo dục các thế hệ cán bộ lãnh đạo của các Đảng Cộng sản và biến các đảng đó thành đảng cách mạng kiểu mới của giai cấp công nhân. Chính điều ấy đã làm cho những kẻ cơ hội, xét lại trong Quốc tế II trước đây và hiện nay rất lo sợ, đã và đang tìm mọi cách chống đối, phủ nhận các giá trị của nó.


Dưới sự lãnh đạo của Quốc tế Cộng sản, đứng đầu là V.I. Lênin, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế nói chung, các Đảng Cộng sản nói riêng phát triển và trường thành về chính trị, tư tưởng và tổ chức; tích lũy được nhiều kinh nghiệm quý báu trong cuộc đấu tranh cách mạng, chống chiến tranh đế quốc, vạch mặt bọn cơ hội, xét lại; bảo vệ và phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác trong thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và cách mạng vô sản.


Có thể khẳng định rằng, cuộc đấu tranh chống bọn cơ hội, xét lại phản bội chủ nghĩa Mác diễn ra quyết liệt ngay sau khi Ph. Ăngghen qua đời; đặc biệt là sau khi quyền lãnh đạo Quốc tế II chuyển sang tay bọn cơ hội, xét lại. Họ bắt đầu "chiến dịch phản kích", xét lại chủ nghĩa Mác. Một số đảng xã hội - dân chủ đã giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử vào nghị viện và tự quản ở các thành phố đã tạo thời cơ cho bọn cơ hội, xét lại "lộng hành", quyết liệt chống đối chủ nghĩa Mác. Chúng đòi "hạ bệ chủ nghĩa Mác" và thay vào đó hệ tư tưởng tư sản và đẩy mạnh tuyên truyền hệ tư tưởng phản động trong phong trào cộng sản. Mũi nhọn "châm chích" ác độc của chúng nhằm vào việc xuyên tạc, phủ nhận sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân, giá trị và ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga; coi chuyên chính vô sản, liên minh giai cấp công - nông và tư tưởng "cách mạng không ngừng", chuyển cách mạng dân chủ tư sản lên cách mạng xã hội chủ nghĩa là không tưởng.


Chúng hí hửng tuyên truyền luận thuyết "hòa bình giai cấp" và chủ trương đưa thuyết "chủ nghĩa tư bản hòa bình nhập vào chủ nghĩa xã hội", v.v... Đồng thời, công khai đứng về phía giai cấp tư sản, ủng hộ cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa; chống lại những người bônsêvích với hy vọng duy trì sự tồn tại lâu dài của Quốc tế II đã mục nát, nhằm thao túng, lũng đoạn phong trào công nhân quốc tế, lái các đảng xã hội - dân chủ đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, đối lập với nước Nga Xôviết và Cách mạng Tháng Mười. Trước khi cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất xảy ra, V.I. Lênin đã nhận thấy rõ sự "lạc đường, chệch hướng" của Quốc tế II và Người nhận thấy sự cần thiết phải đập tan "ảo tưởng của bọn cơ hội, xét lại", thành lập một tổ chức quốc tế mới. Vì vậy, từ những năm 1915 -1916, trong các hoạt động của mình, V.I. Lênin đã ý thức sâu sắc việc tập hợp những người cách mạng chân chính trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế thành một lực lượng đủ mạnh để đấu tranh bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, chống chiến tranh đế quốc, đòi hòa bình, giải phóng dân tộc; đưa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đi đúng con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa mà C. Mác và Ph. Ăngghen đã vạch ra. Đó là cơ sở quan trọng để tiến tới thành lập Quốc tế Cộng sản - tổ chức của giai cấp vô sản cách mạng và những người lao động ở các dân tộc thuộc địa đang bị áp bức, bóc lột.


Sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga, những điều kiện thành lập Quốc tế Cộng sản đã chín muồi. Tháng 1-1918, tại Pêtrôgrát, Hội nghị đại biểu các phái tả trong các đảng xã hội - dân chủ đã họp và nhất trí triệu tập Hội nghị quốc tế của các chiến sĩ cách mạng, đại biểu của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế để thảo luận biện pháp đấu tranh chống chính phủ đế quốc, ủng hộ Cách mạng Tháng Mười và nước Nga Xôviết non trẻ; bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới.


Ngay sau đó, tại Mátxcơva, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bônsêvích và V.I.Lênin, Hội nghị đại biểu của 8 đảng mácxít chân chính (gồm Nga, Ba Lan, Hunggari, Đức, Áo, Látvia, Phần Lan và Liên hiệp cách mạng Bancăng) đã họp, đưa ra những quyết nghị quan trọng: thông qua lời kêu gọi gồm 15 điểm, trình bày đường lối cách mạng của phong trào cách mạng thế giới, sự cấp thiết phải thành lập Quốc tế Cộng sản để lãnh đạo phong trào cộng sản và công nhân quốc tế trong thời kỳ cách mạng vô sản và đấu tranh giải phóng dân tộc; chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại đang cố tình xuyên tạc, bóp chết chủ nghĩa Mác.


Đầu tháng 3-1919, tại Mátxcơva, Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản đã được khai mạc, có đại biểu của 19 đảng, nhóm Đảng Cộng sản, công nhân quốc tế và quan sát viên 15 nước với các chính đảng lớn ở phương Tây và phương Đông. Sự có mặt lần đầu tiên của đại biểu các nước phương Đông tuy không nhiều, nhưng đã chứng tỏ sự lan tỏa, sức sống mãnh liệt của Quốc tế Cộng sản. Theo đề nghị của V.I. Lênin, vấn đề tổ chức Quốc tế Cộng sản được thảo luận đầu tiên và phẩn lớn các đại biểu dự Hội nghị đều tán thành việc thành lập quốc tế mới để bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, mở rộng phong trào công nhân và ảnh hưởng của nó đến các châu lục.


Ngày 4-3-1919, Đại hội tự tuyên bố là Đại hội lần thứ nhất của Quốc tế Cộng sản đã thành công, Quốc tế III (Quốc tế Cộng sản) chính thức ra đời. Những văn kiện quan trọng nhất của Đại hội đã được thảo luận và thông qua. Đó là cương lĩnh, sách lược đấu tranh cách mạng của Quốc tế Cộng sản, được xây dựng trên lập trường, quan điểm khoa học, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác. Trong lời nói đầu của Cương lĩnh, V.I. Lênin khẳng định: Thời đại mới nảy sinh, thời đại tan rã của chủ nghĩa tư bản, của sự suy sụp bên trong của nó, thời đại cách mạng của giai cấp vô sản. Cương lĩnh đã vạch ra đường lối cách mạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; công khai tuyên bố: lật đổ chính quyền tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản, xã hội hóa sản xuất và chuyển sang xã hội cộng sản không giai cấp; đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, xóa bỏ mọi áp bức, bóc lột, bất công, người nô dịch người, v.v...


Trong Tuyên ngôn gửi những người vô sản toàn thế giới, Đại hội đã khẳng định: chừng nào còn giai cấp tư sản, còn sự áp bức, bóc lột thì chừng ấy còn bất công, không có độc lập, tự do cho người lao động. Đại hội kêu gọi giai cấp vô sản toàn thế giới và tất cả các dân tộc bị áp bức, bóc lột hãy đứng dậy, kiên quyết đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công; thực hiện chuyên chính vô sản.


Tuyên ngôn chỉ rõ, Quốc tế Cộng sản là Quốc tế hành động của quần chúng công khai, là Quốc tế thực hiện cách mạng, là Quốc tế việc làm, thực hiện chuyên chính vô sản nhằm đè bẹp sự phản kháng của giai cấp bị lật đổ, bọn cơ hội, xét lại và xây dựng xã hội mới, xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Như vậy, Quốc tế Cộng sản đã bắt đầu thực hiện khẩu hiệu vĩ đại nhất của Mác: "Vô sản toàn thế giới hãy liên hiệp lại" và tiếp tục tập hợp lực lượng đấu tranh cách mạng, thực hiện tiến bộ xã hội của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, hướng đến thực hiện mục tiêu thiết lập nền chuyên chính vô sản, thực hiện sứ mệnh: giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng xã hội và giải phóng nhân loại mà C. Mác đã vạch ra.


Sau Đại hội thành lập Quốc tế Cộng sản, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã có bước tiến dài, vững chắc và ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin ngày càng sâu rộng trong phong trào công nhân quốc tế. Dấu ấn nổi bật là sự hình thành, phát triển, tiến bộ về mặt tổ chức của các Đảng Cộng sản theo lập trường mácxít - lêninnít. Theo đó, các tổ chức cộng sản thanh niên lần lượt xuất hiện và thành quả tất yếu của nó là Quốc tế Cộng sản Thanh niên được thành lập. Vì vậy, những quan điểm tiến bộ, cách mạng, đứng vững trên lập trường mácxít, khoa học, cách mạng từng bước lấn át, đẩy lùi, khắc phục những quan điểm "nhầm đường, lạc lối" của bè phái "tả" khuynh, cơ hội, xét lại; giảm bớt tác hại cho phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Mười, 2022, 12:29:51 pm gửi bởi saoden » Logged
saoden
Thành viên
*
Bài viết: 1075



« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2022, 12:30:37 pm »

Trong 24 năm tồn tại, phát triển, Quốc tế Cộng sản đã tổ chức 7 kỳ đại hội. Qua mỗi kỳ đại hội, đấu tranh cách mạng của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế ngày càng phát triển; một loạt các Đảng Cộng sản, Đảng Công nhân ở các nước đã ra đời, trực tiếp lãnh đạo và đưa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển ở các nước. Một trong những vấn đề có tính nguyên tắc trong hoạt động của Quốc tế Cộng sản là trong các kỳ đại hội đều thảo luận rất kỹ các văn kiện trước khi thông qua luận cương về những nhiệm vụ, bảo đảm sự đoàn kết nhất trí, ngăn ngừa không để cho những phần tử cơ hội, hữu khuynh, trước hết là những phần tử phái giữa lén lút chui vào Quốc tế Cộng sản. Điều đó, luôn bảo đảm chắc chắn để các Đảng Cộng sản trong sạch vững mạnh, đủ sức làm tròn vai trò lãnh đạo của một đảng cách mạng tiên phong. Đây là vấn đề vẫn còn nguyên giá trị đối với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế hiện nay và mai sau, nếu các Đảng Cộng sản vẫn kiên định lập trường mácxít - lêninnít; thừa nhận và lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng Cộng sản.


Kiên định đấu tranh, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch của bọn cơ hội, xét lại chủ nghĩa Mác, Quốc tế Cộng sản đã có công lao to lớn trong việc phát triển toàn diện vấn đề dân tộc, thuộc địa trên cơ sở vạch ra con đường đấu tranh cho các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, cũng như chỉ ra sự cần thiết phối hợp hành động giữa phong trào cộng sản và công nhân quốc tế với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Khẩu hiệu của C. Mác: "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại!" đã được V.I. Lênin phát triển thành: "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức, đoàn kết lại!".


Đó là bước ngoặt to lớn trong nghệ thuật lãnh đạo chính trị của những người cộng sản, làm cho Quốc tế Cộng sản ngày càng phát triển, trở thành người lãnh đạo, là lãnh tụ của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới. Với đường lối chính trị đúng đắn về vấn đề dân tộc và thuộc địa, Quốc tế Cộng sản đã nêu cao tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc phương Đông với giai cấp vô sản phương Tây. Tuy có lúc giai cấp vô sản đã tạm thời thất bại trong những cuộc đấu tranh giai cấp, do chính sách chia rẽ, phá hoại của các lãnh tụ đảng xã hội - dân chủ; song uy tín, vị thế của Quốc tế Cộng sản không bị suy giảm, trái lại, còn không ngừng được tăng lên. Từ chỗ mới chỉ có 10 Đảng Cộng sản tham gia, đến năm 1921, con số này tăng thành 48 đảng.


Đến đầu năm 1930, phong trào giải phóng dân tộc cũng lên cao ở Đông Bắc Á, Đông Dương và Nam Á. Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nhanh chóng trở thành một chi bộ của Quốc tế Cộng sản (4-1931). Từ đây, cách mạng Việt Nam hòa nhập vào dòng thác cách mạng thế giới. Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã tham gia Đại hội thành lập Quốc tế Nông dân với tư cách là đại biểu của nông dân các nước thuộc địa và được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Ảnh hưởng của Quốc tế Cộng sản ngày càng mở rộng trong các tổ chức quần chúng và đông đảo nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới.


Trước sự tấn công hủy diệt của chủ nghĩa phátxít và nguy cơ chiến tranh thế giới xảy ra, Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã họp ở Mátxcơva từ ngày 25-7 đến 25-8-1935. Đại hội đã thông qua cương lĩnh hành động và kêu gọi nhân dân thế giới kiên quyết đấu tranh ngăn chặn bàn tay đẫm máu của chủ nghĩa phátxít; đề ra các đối sách bảo vệ Liên Xô, bảo vệ thành trì cách mạng và nền hòa bình thế giới. Vì vậy, Đại hội này được coi là Đại hội thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô; là Đại hội thành lập Mặt trận công nhân và nhân dân thống nhất chống chủ nghĩa phátxít và chống chiến tranh thế giới. Sau Đại hội, mặt trận nhân dân trong các nước tư bản chủ nghĩa và mặt trận chống đế quốc trong các nước thuộc địa và nửa thuộc địa lần lượt ra đời, là điều kiện cần thiết để lật đổ bọn tư bản tài chính, thủ tiêu chủ nghĩa phátxít, bảo vệ lẽ phải, sự công bằng và gìn giữ nền hòa bình thế giới.


Trong những năm Chiến tranh thế giới thứ hai, các Đảng Cộng sản đã có khả năng độc lập giải quyết những vấn đề lý luận, thực tiễn của phong trào công nhân, những nhiệm vụ dân tộc đặt ra trong mỗi nước. Vả lại, trong điều kiện chiến tranh, sự liên lạc giữa các Đảng Cộng sản hết sức khó khăn, việc duy trì một cơ quan chỉ đạo cách mạng chung trên toàn thế giới là điều khó có thể thực hiện được. Hơn thế nữa, giới cầm quyền trong nhiều nước tư bản lợi dụng Quốc tế Cộng sản như một nhân tố cản trở quá trình thành lập mặt trận đồng minh chống phátxít. Trước hoàn cảnh đó, sự tiếp tục tồn tại và hoạt động của Quốc tế Cộng sản là không còn phù hợp. Tháng 5-1943, Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản đã ra nghị quyết giải tán Quốc tế Cộng sản.


Tuy Quốc tế Cộng sản không còn tồn tại với tính cách là một cơ quan lãnh đạo thường trực phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, song, quan điểm, tư tưởng, đường lối mà Quốc tế Cộng sản vạch ra luôn sống mãi. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đã có bước phát triển mới và thu được những thắng lợi vang dội. Vào cuối giai đoạn này, chủ nghĩa Mác - Lênin đã trở thành hệ tư tưởng thống trị trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế; Đảng Cộng sản đã hoạt động ở hơn 90 nước trên thế giới với hơn 75 triệu đảng viên (trong đó có 15 Đảng Cộng sản cầm quyền ở 15 nước xã hội chủ nghĩa với gần 70 triệu đảng viên, 28 Đảng Cộng sản ở các nước tư bản phát triển gồm 3,5 triệu đảng viên, 16 Đảng Cộng sản ở các nước đang phát triển ở châu Á, 9 Đảng Cộng sản ở châu Phi và 26 Đảng Cộng sản ở Mỹ Latinh với tổng số khoảng 1,5 triệu đảng viên). Từ đây, có thể khẳng định rằng, không có một trào lưu tư tưởng chính trị nào có lực lượng và ảnh hưởng mạnh mẽ đến tiến trình lịch sử thế giới trong giai đoạn lịch sử này như chủ nghĩa Mác - Lênin và Quốc tế Cộng sản.


Thành tựu lớn nhất của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, làm thay đổi bộ mặt của hành tinh chúng ta và chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của các Đảng Cộng sản. Hậu duệ của bọn cơ hội, xét lại của Quốc tế II đã cố tình chống phá, song chúng không thể bác bỏ được bản chất khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, lý tưởng của Quốc tế Cộng sản. Đó không phải là một hiện tượng ngẫu nhiên mà là sự kế tiếp hợp quy luật và là kết quả đấu tranh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế kéo dài hàng thế kỷ với học thuyết khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin soi sáng, dẫn đường.


Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các Đảng Cộng sản và Công nhân đã tổ chức nhiều hội nghị quốc tế (vào các năm 1957, 1960 và 1969)... để trao đổi ý kiến, thảo luận, đánh giá các vấn đề lớn của thời đại như chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, phong trào độc lập dân tộc, phong trào công nhân quốc tế và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của phong trào, của các đảng ở các khu vực, những vấn đề lý luận, chiến lược và sách lược của phong trào cộng sản quốc tế. Tuy nhiên, do những rạn nứt, bất đồng quan điểm, chính kiến về những vấn đề quốc tế và đường lối, chiến lược, sách lược của các Đảng Cộng sản đã dẫn đến hậu quả phong trào cộng sản lâm vào khủng hoảng và suy thoái; chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ.


Tất cả điều đó đã nói lên rằng, trong thời đại ngày nay, bất kể Đảng Cộng sản nào, nếu vi phạm thô bạo những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, không được nhân dân đồng tình, ủng hộ, thì nhất định các đảng ấy sẽ lâm vào khủng hoảng, sụp đổ, mất quyền lãnh đạo. Ngược lại, các Đảng Cộng sản kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, kiên quyết, sáng tạo, linh hoạt, mềm dẻo trong đường lối đổi mới, cải cách; các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội hợp lòng dân, thì nhất định sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa sẽ đi đến thành công, dù có lúc gặp phải một số khó khăn, thử thách. Thắng lợi của đổi mới ở Việt Nam, cải cách, mở cửa ở Trung Quốc trong những năm qua, đã chứng minh điều đó.


Điều này cũng đồng thời khẳng định rằng, Quốc tế Cộng sản đã vượt lên trên mọi thành kiến để bác bỏ, đánh bại mọi kẻ thù "lớn nhỏ" của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin; chứng minh bản chất khoa học, cách mạng của học thuyết Mác - Lênin, sự phát triển phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong bối cảnh hiện thời, sự cảnh báo của Quốc tế Cộng sản luôn luôn đúng và nó đang nhắc nhở chúng ta: trong bất luận điều kiện, hoàn cảnh nào, nếu vi phạm các nguyên tắc cơ bản mà Quốc tế Cộng sản đã đề ra, thì đương nhiên, sẽ phải trả giá đắt, phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, Đảng Cộng sản sẽ không còn là một đảng cầm quyền, sẽ mất vai trò lãnh đạo nhà nước và xã hội. Vì vậy, không thế bác bỏ vai trò của Quốc tế Cộng sản; không thể xóa bỏ lý tưởng đấu tranh giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người, giải phóng xã hội và giải phóng nhân loại mà các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch ra, các Đảng Cộng sản và các lãnh tụ chân chính của Quốc tế III đã bổ sung, phát triển.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM