Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 03:56:48 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguồn sức mạnh và những ký ức không quên  (Đọc 2991 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #80 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2022, 07:02:36 pm »

Anh Dũng, trợ lý Bảo tàng, nhặt được một hộp sơn dầu, sơn dầu Anh quốc chính gốc hẳn hoi, đem tặng cho tôi. Tôi cũng tìm được một số sách nghệ thuật trong thư viện của quân đội ngụy và báo cáo với cấp trên để được phép giữ và mang ra Bắc. Đó là những chiến lợi phẩm đáng kể nhất mà tôi có được. Tôi tìm gặp anh Quốc Hanh, thủ trưởng Phòng Tuyên huấn tiền phương, xin phép ra vẽ đường phố Sài Gòn. Vì là vùng mới giải phóng, nên khi đi trên đường phố, chúng tôi phải rất cảnh giác, mắt luôn luôn nhìn trước, nhìn sau. Một đôi có vẻ là vợ chồng, cưỡi xe Honda đi theo chúng tôi. Người đàn ông tự khai mình là trung uý quân đội Sài Gòn ở Nha Trang di tản vào, hỏi tôi muốn nộp súng thì phải nộp ở đâu và nài nỉ chúng tôi nhận cho rồi viết cho anh ta một giấy biên nhận. Tôi và anh Dũng đồng ý nhận súng và viết giấy, anh ta tỏ vẻ mừng ra mặt vì đã thoát được cái "của nợ", cảm ơn chúng tôi, rồi phóng xe vèo đi. Khẩu súng ngắn này, chúng tôi đã đem về nộp lại cho đơn vị. Ngày 3 tháng 5, khi đang đứng trước Dinh Độc Lập, nhìn thấy một nhóm các nữ sinh áo trắng đang xúm xít say mê ngắm một anh bộ đội đang đứng vẽ. Tôi lại gần, hoá ra là Phan Tuấn Tài, anh chàng đẹp trai nhất của tổ vẽ chúng tôi. Thảo nào mà các cô gái Sài Gòn lại bu quanh đông đến thế. Muốn vào vẽ Dinh Độc Lập phải có giấy phép của Uỷ ban quân quản, chúng tôi quay ra đi tìm trụ sở Uỷ ban quân quản. Có một chiếc ô tô con mầu đen bóng loáng, dạt vào lề đường, tà tà bám theo sau chúng tôi. Người lái xe to béo, ăn mặc sang trọng thò đầu ra, thưa gửi lễ phép: "Các anh Giải phóng đi đâu em chở đi?". Chúng tôi lên xe. Dọc đường, ông ta tự giới thiệu mình là cảnh sát chế độ cũ đã về hưu, xoắn xuýt hỏi đủ thứ chuyện về miền Bắc, về tem phiếu, rồi chuyện người dân có được dùng ô tô riêng không, có được mua xăng không v.v... Tôi và anh Dũng giải thích cho ông theo sự hiểu biết của mình. Chẳng biết có điều gì hay không mà ông ta có vẻ hể hả lắm. Đến trụ sở Uỷ ban quân quản đóng tại Dinh Thủ tướng nguỵ quyền Sài Gòn cũ, chúng tôi gặp một bà má già có con bị tù ở Côn Đảo. Bà cũng kéo tay chúng tôi hỏi thăm không ngớt: "Bộ đội mình có ra Côn Đảo không? Ra cứu con má! Lấy được giấy phép, tôi và anh Dũng vào Dinh Độc lập. Bước lên lầu thấy ngay một giàn giáo thép được dựng lên để chống đỡ cho tấm mái bê tông đúc bị trúng 2 quả bom của Nguyễn Thành Trung ném trước khi bay ra vùng giải phóng, vẫn còn nguyên. Tranh thủ thời gian, tôi tạt sang vẽ toà Đại sứ quán Mỹ, người xem xúm dông xúm đỏ. Ai cũng khen bộ đội miền Bắc làm gì cũng giỏi. Tình cờ gặp hai anh Đinh Rú và Trần Thành Công đã vào B từ trước. Hai anh chỉ cho tôi đến vẽ ở Nhà hát lớn thành phố và cũng là trụ sở Hạ nghị viện Sài Gòn. Mấy phóng viên nước ngoài còn ở lại Sài Gòn trú ở khách sạn Continental, chạy vội ra chụp ảnh một hoạ sĩ Quân giải phóng đầu đội mũ cối, thắt lưng đeo súng ngắn, ngồi ngay tại gian sảnh của khách sạn đang say sưa vẽ cảnh đường phố mới giải phóng. Bồi bàn ở khách sạn cũng ra mời "ông Giải phóng" có dùng "la-de" không để được phục vụ. Tôi chẳng biết "la-de" là gì nên phải từ chối khéo. Có cả mấy chàng pê-đê cũng sán vào ưỡn ẹo tán tỉnh. Lập tức tôi được ngay mấy em bé đánh giầy thì thầm nhắc nhở đề cao cảnh giác. Đến khi chờ xe buýt trước chợ Bến Thành để về đơn vị, dưới cái nắng chói chang, một chị phụ nữ bán nước mía ở bên kia đường mang 2 ly nước mía sang mời. Chúng tôi cảnh giác nên cảm ơn và từ chối không uống. Người phụ nữ mắt ngấn lệ đỏ hoc, lầm lũi quay đi. Trở về đơn vị, tôi cứ bị ám ảnh mãi về ánh mắt tủi thân của chị và tự sỉ vả về cái sự cảnh giác quá mức của mình.


Sáng sớm ngày 7 tháng 5 năm 1975, hoà mình trong không khí náo nức của người dân Sài Gòn tụ hội về Dinh Độc lập chào mừng Uỷ ban quân quản Sài Gòn - Gia Định chính thức ra mắt, tôi trèo lên nóc căn phòng trực ở cống Dinh tìm chồ vẽ. Trước mắt tôi là một rừng cờ hoa và biển người hân hoan sôi động. Chân dung Bác được phóng rất to, đặt trang trọng trên cao chính giữa mặt tiền của Dinh. Niềm xúc động và cảm hứng dâng trào đã giúp tôi vẽ rất nhanh và rất hoạt bức ký hoạ mầu nước về cuộc mít tinh. (Bức ký hoạ này đã được in làm bìa Tạp chí Văn nghệ quân đội và được xét là bìa đẹp nhất năm 1975 của Tạp chí).


Ngày 8 tháng 5 năm 1975, tôi được lệnh trở ra Hà Nội để chuẩn bị làm Triển lãm mừng toàn thắng, kết thúc chuyến đi B ngắn cuối cùng không thể nào quên của một đời quân ngũ.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #81 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2022, 07:04:15 pm »

Hoạ sĩ: Phan Tuấn Tài

Theo kế hoạch ban đầu, lẽ ra chúng tôi sẽ vào chiến trường bằng máy bay (của nhà mà). Nhưng thời tiết xấu quá suốt 3 ngày liền trời mưa liên tục. Không thể chờ đợi lâu hơn nữa, chúng tôi đành phải hành quân băng ô tô.


Xe tới Quảng Bình, trời vẫn mưa rả rích. Nhưng chúng tôi đã bắt đầu được biết thế nào là cái nắng ngột ngạt của miền Trung. Vượt qua thị trấn Hồ Xá đã bị bom Mỹ huỷ diệt trơ trụi, chỉ còn lại mặt đường hố to, hố nhỏ đây nước. Chúng tôi dừng lại ở cầu Hiền Lương để xuất trình giấy tờ... vào Nam (lúc này trên danh nghĩa thuộc sự quản lý của Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam). Qua cầu, xe lăn bánh trên mảnh đất miền Nam, ai cũng có cảm giác mới lạ, thật khó tả. Trước mắt chúng tôi là cánh đồng cỏ dại mênh mông, không một bóng người. Hàng rào kẽm gai xám ngoét chi chít bao quanh những đồn bốt vắng tanh, loang nổ như máu. Đến Đông Hà, chúng tôi bắt đầu gặp những người dân gồng gánh đồ đạc trở về. Người già, trẻ con lêch thếch, nước da den đủi, nhếch nhác, đi ngược chiều với những đoàn xe chở quân ta hối hả tiến vào. Ở Huế, trên đường về sân bay Phú Bài, dọc theo Sông Hương, thuyền đậu thành từng cụm châu mũi vào nhau cắm cờ xanh đỏ sao vàng phấp phới. Tôi thoáng trông thấy anh Huy Toàn, hoạ sĩ quân đội đang lững thững đi bộ ven bờ. Chẳng nhìn thấy một màu áo tím Huế nào như vẫn thường hình dung thủa học trò. Chỉ thấy toàn quần loe, áo chẽn bó chặt căng, tóc thề loã xoã, kính to như trôn bát bịt lấy mắt, guốc đế cao hàng chục phân lịch bịch, xe đạp ghi đông uốn dựng lên. Lần đầu tiên nhìn, tôi thấy lạ mắt. Càng vào sâu, càng gặp nhiều người dân di tản quay về trên những chiếc xe đò chất chứa mấy tầng người, đồ đạc chồng chất và những khuôn mặt trẻ em ngơ ngác. Xe vượt đèo Hải Vân, nơi ta đã đánh tan hai trung đoàn quân ngụy chốt giữ ở đây, vẫn còn những xác lính nguỵ trương phềnh, da tái xám, đầu chúi vào bụi cây ven suối. Đến Đà Nẵng, gặp thanh niên đi diễu hành, giương cao ảnh Bác Hồ và những biểu ngữ chào mừng cách mạng trên đường phố. Những thanh niên tóc đã kịp cắt ngắn, áo bỏ trong quần gọn gàng, chuyển biến rất nhanh theo nhịp sống mới (Đà Nẵng được giải phóng 15 giờ 45 ngày 29 tháng 3 năm 1975). Nhưng trong sân bay, nơi đóng quân của BTL tiền phương quân chủng, vẫn còn nguyên những dấu vết của một cuộc tháo chạy hỗn loạn: Những bộ bàn ghế được chằng buộc kỹ càng không kịp mang đi. Quần áo, đồ đạc, tranh ảnh, sách vở vứt lung tung, la liệt, rách nát. Cả những mâm cơm ăn dở, những nồi cá, thịt đã lên men xanh, đỏ bốc mùi rất nhiều máy bay ngụy trên đường băng. Hơn 140 tù binh, nhân viên kỹ thuật đến trình diện và xin tình nguyện làm việc cho cách mạng. Chúng tôi tham gia vào việc đưa từng người về nhà lấy đồ đạc để đi tập trung, phải trả lời vô số những câu hỏi của thân nhân họ, đến nỗi chính các tù binh cũng phải sốt ruột tự đứng ra giải thích cho gia đình vợ con. Cho tới lúc này, vẫn còn các tầu hải quân nguỵ đầu hàng vào cập bến Quân cảng.


Ngày 7 tháng 4, đang họp Cục Chính trị tiền phương thì có xe của các đoàn đi tiếp quản các sân bay Phù Cát, Quy Nhơn, Nha Trang. Chúng tôi vội thu xếp đồ đạc để theo xe đi, bỏ lại cả chăn màn còn đang ngâm xà phòng, không kịp cả lấy gạo và thực phẩm ăn đường. Suốt chặng hành quân, xe chạy không kể ngày đêm. Chúng tôi ngủ chập chờn ngay trên xe, nhưng tốc độ vẫn chậm. Lúc thì xe hỏng phải dừng lại chữa, phải xuống đẩy và nhờ xe khác đẩy giúp mới nổ được máy. Lúc thì thủng săm phải thay. Lúc thì cầu đường tắc. Thời tiết thì nóng như rang. Dừng lại ở căn cứ Phù Cát để chờ xe đi Quy Nhơn, vì không mang lương thực, chúng tôi phải đi kiếm từng lon gạo thổi cơm. Lại bắt gặp những xác lính nguỵ còn nguyên quân phục, súng ống, nhưng thân thể đã rữa nát, dòi bọ lúc nhúc. Ban đêm, pháo hiệu xanh, đỏ bắn lên trời, những đám cháy bập bùng, tiếng súng AR15 nổ hàng tràng chen lẫn với tiếng kêu của những con mèo hoang. Những con chó vô chủ gầy giơ xương chạy lang thang, lấc láo. Chúng tôi phải thay nhau gác. Một số người dân quay về thu dọn nhà cửa, nhìn bộ đội với con mắt hoài nghi, dò xét. Để họ khỏi lo ngại, lúc nào nhìn thấy nhau, chúng tôi cũng phải mỉm cười trước, để tỏ sự thân thiện cho họ yên lòng.


Cuối cùng thì chúng tôi cũng đến được sân bay Nha Trang. Tôi bắt đầu đi vẽ. Trời nóng dữ dội, chỉ đứng vẽ mà mồ hôi ướt đầm như tắm. Lang thang trong sân bay, có hôm tôi còn phát hiện được cả một kho quân nhu, có cả sữa bột, về báo cho anh em mang xe ra chở về. Đơn vị bảo vệ phát cho tôi một khẩu các-bin và tôi đã nhiều lần phải dùng nó để bắn chỉ thiên xua đuổi những người dân mò vào sân bay vơ vét. Sáng 26 tháng 4, bất chợt nghe tiếng pháo cao xạ 37mm bảo vệ sân bay nổ lụp bụp. Nhìn ra, tôi thấy một chiếc trực thăng MI-4 đang hạ độ cao bay sát sườn núi, hạ cánh ở một bãi ngoài sân bay kiểm tra gì đó, rồi lại bay tiếp hướng về phía Phan Rang. Máy bay bay thấp, súng bộ binh nổ rất nhiều. Trông rất rõ cờ Mặt trận giải phóng và dấu hồng thập tự, súng dưới đất vẫn bắn nhầm. Đột nhiên máy bay lệch nghiêng về, vòng xuống đường băng, nấy lên tới chừng 6m, rồi rơi nghiêng về bèn phải và bắt đầu bốc cháy. Những thùng hàng trong khoang văng ra tứ tung. Mọi người trên máy bay đạp cửa nhẩy ra ngoài. Người cuối cùng ngã lộn ba vòng nhưng cũng bật dậy được, dầu mỡ dính đầy mặt mũi, áo quần. Nhưng tất cả đã xách súng chạy đến những công sự ven đường băng, tư thế lăm lăm sẵn sàng chiến đấu. Chỉ một phút sau, thùng xăng nổ, máy bay bốc cháy dữ dội, ngọn lửa phừng phừng cuộn khói khổng lô đen đặc, những tiếng nổ khác tiếp theo. Trong chốc lát, chiếc MI-4 chỉ còn trơ lại mấy gọng khung, còn vỏ hợp kim nhôm thì biến thành chất lỏng chảy tràn ra trên mặt đường băng. Khi tôi xách súng chạy lại thì mọi người đã kịp nhận ra nhau đều là quân ta. Thì ra đó là bộ phận đi tiếp quản sân bay Phan Rang, trong đó có cả Anh hùng không quân Nguyễn Hồng Nhị (anh Nhị sau này là Tổng Cục trưởng Tống Cục Hàng không dân dụng, nay đã nghỉ hưu). Mọi người đưa các đồng chí bị thương đi viện, tôi lên xe đưa các đồng chí còn lại vào nơi nghỉ, vị nào vị ấy đều mặt mày sứt sát. Sau đó tôi lại ra vẽ tiếp.


Từ Nha Trang vào Phan Rang, dấu tích của những trận đánh ác liệt mới xảy ra cách đây không lâu càng rõ nét hơn: Những cây cầu đổ nát, những khu nhà bị bom, xác máy bay A-37, L-19, UH-1A la liệt. Xác lính nguỵ sóng sượt trên đường băng, trên máy bay... Tại sân bay này, 14 giờ 30 ngày 28 tháng 4 năm 1975, chúng tôi đã may mắn được chứng kiến Phi đội Quyết thắng bay trên những chiếc máy bay A-37 lấy được của địch, xuất phát đi ném bom sân bay Tân Sơn Nhất và đón họ toàn thắng trở về. Chuyện này thì báo chí đã nói nhiều, nhưng có một chi tiết không được kể tới là nửa đêm hôm đó và cả rạng sáng hôm sau, bọn nguỵ đã cho máy bay đánh trả. Chúng tôi phải rút ra hầm và sơ tán lên các quả đồi cách xa khu vực đường băng. Có lẽ bọn chúng cũng hốt hoảng trong những ngày tàn, phải bay tít trên cao, thả bom rơi hú họa. Đơn vị ngoài ba người bị thương nhẹ, không có thiệt hại gì đáng kể.


11 giờ 30 ngày 30 tháng 4 năm 1975, Sài Gòn giải phóng. Chúng tôi không thể ngờ sao lại nhanh đến thế. Mọi người bàn nhau phải vào Sài Gòn bằng bất cứ phương tiện nào. Cả đêm hôm đó chúng tôi không ngủ, chỉ nhăm nhăm tính cách vào thật nhanh được Sài Gòn. Sáng sớm ngày 1 tháng 5, chúng tôi được phát mỗi người một cái băng đỏ đeo ở cánh tay, cùng với bộ quân phục và súng ngắn, dao găm đeo thắt lưng, hợp thành một thứ "giấy giới thiệu" cực kỳ hiệu nghiệm. Chúng tôi ra đường số 1, vẫy ngay được xe đò chạy suốt để vào Sài Gòn. 2 giờ sáng ngày 2 tháng 5 chúng tôi đến nơi, vào trụ sở Uỷ ban quân quản Quận Nhì liên hệ trú nhờ quân và nấu ăn, gửi lại ba lô và lao luôn ra đường.


Lần đầu tiên được nhìn ngắm Sài Gòn với những đại lộ rộng thênh thang, những toà nhà 10-15 tầng cao "chọc trời", nữ thanh niên ăn mặc trông "mạnh" và "kỳ dị" hơn cả ở Huế và Đà nẵng. Còn nam thanh niên để tóc dài trông thật ngộ. Cái gì với tôi cũng rất lạ mắt: Không khí ồn ào, trai gái khoác vai nhau ngoài đường tự nhiên. Các bar, tiệm ăn, hàng quán nhiều như nấm. Nhạc xập xinh và đèn xanh, đèn đỏ nhấp nháy, hàng hoá bày bán la liệt... Nhà nào cũng có hình lá cờ xanh đỏ sao vàng được vẽ nắn nót trên cột cổng đá hoa. Đến cả tượng Trần Nguyên Hãn cưỡi ngựa trước chợ Ben Thành cũng được cắm thêm một lá cờ Giải phóng. Hệ thống đèn giao thông vẫn hoạt động, ô tô, xe máy đi lại tấp nập nhưng trật tự, không bóp còi inh ỏi. Qua khu Đại sứ quán Mỹ, Dinh Độc Lập, pháo cao xạ 37, bộ binh, xe tăng rất đông. Tôi gặp cả anh Phan Oánh, hoạ sĩ pháo binh. Chẳng cần giấy tờ như anh Thọ, lính đặc công bảo vệ Dinh Độc lập chỉ nhìn quân phục, mũ cối và con dao găm Liên Xô đeo thắt lưng của tôi là nhận ngay ra "người nhà", cho phép tôi vào vẽ bên trong. Anh em còn chỉ cho tôi kho để nước ngọt và bảo tôi cứ việc thoải mái. Bữa trưa tôi ăn cơm chung luôn với lính bộ binh canh gác Dinh. Lang thang ngoài phố đến tận 5 giờ chiều, tôi vào tiệm gọi nem cuốn thịt bò, bia đá, tự khao mừng chiến thắng. Chiều tối về trụ sở Quận Nhì gặp bữa, tôi còn chén thêm được ba bát nữa.


Tiếp xúc với người dân Sài Gòn và cả những người dân miền Bắc di cư, với thanh niên, sinh viên học sinh, tôi thấy mọi người đều gạt sang một bên những điều chưa hiểu về miền Bắc, về chế độ xã hội chủ nghĩa, sự khác biệt không tránh khỏi trong suy nghĩ, nhận thức... để trở nên cởi mở, vui vẻ, ân cần thăm hỏi nhau như người nhà. Tôi cũng bắt gặp cả những ánh mắt của những người mà chỉ thoáng qua cũng biết là của phía bên kia, không thấy sự thù địch mà lộ rõ sự nể trọng, ngại ngùng, mặc cảm. Sau khi bị anh Thọ "phát hiện", tôi phải vào tập trung trong sân bay Tân Sơn Nhất với bộ phận tiền phương. Lại tiếp tục làm bổn phận người lính, giúp việc cho ban tiếp nhận những người lái và thợ máy của chế dộ cũ ra trình diện. Sân bay trong mấy ngày này luôn luôn trong không khí bận rộn và náo nức. Lúc thì đón đoàn của đồng chí Lê Duẩn và Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lúc thì đón Bác Tôn...


Anh Thọ và một số anh khác nhận lệnh ra Bắc, tôi còn được ở lại vẽ thêm mấy ngày nữa. Rồi cũng đến lúc phải dời Sài Gòn. Đêm cuối cùng trước khi xa Sài Gòn tôi không sao ngủ được, tiếng máy điều hoà nhiệt độ kêu đều đều. Tôi nhớ Hà Nội nhưng đã cảm thấy rõ Sài Gòn đối với tôi, tuy còn nhiều điều chưa hiểu, nhưng từ nay đã là thân thiết.


8 giờ sáng ngày 13 tháng 5 năm 1975, tôi lên chiếc máy bay AN-2 rời đường băng Tân Sơn Nhất. Máy bay bay thấp bám dọc theo bờ biển. Từ trên máy bay nhìn xuống, chưa bao giờ tôi cảm nhận được ý nghĩa lớn lao của mấy chữ "non sông từ nay trở về một mối" lại cụ thể và rõ ràng đến thế!
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #82 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2022, 07:05:11 pm »

Hoạ sĩ: Phạm Ngọc Doanh và nhà điêu khắc Nguyễn Xuân Thành.

Khi đoàn của các anh Thọ, Chung, Tài lên đường, Thành và Doanh cũng nhao nhao xin được đi nhưng thủ trưởng Phòng yêu cầu phái ở lại để giữ gôn. Doanh được cử lên công tác ở Đoàn Không quân B71, còn Thành lên Đoàn Phòng không B65. Mãi tới ngày 30 tháng 5 năm 1975, chúng tôi mới được "Nam tiến". Thành và Doanh may mắn được đáp máy bay chiến lợi phẩm DC-4 vào thẳng Cục Chính trị tiền phương ở sân bay Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, công việc của bộ phận tiền phương những ngày đầu giải phóng hết sức bề bộn. Sân bay vẫn còn ngổn ngang xác máy bay địch bị phi đội Quyết thắng ném bom phá huỷ từ ngày 28-4. Thành-Doanh bị giữ lại để làm việc chia phát báo cho các đơn vị hàng tháng trời rồi mới được xuống các đơn vị của quân chủng để vẽ. Thành, Doanh la cà hết lượt các đơn vị: Tên lửa, pháo cao xạ, trạm ra-đa Phú Lâm... bảo vệ vùng trời Thành phố Hồ Chí Minh và phụ cận, nhao cả ra Sài Gòn vẽ cầu chữ Y, xuống sân bay Vũng Tàu, lên sân bay Biên Hoà... vẽ các trung đoàn không quân mới được thành lập để tiếp quản và sử dụng các loại máy bay A- 37, F-5 thu được của địch. Ở các nơi Thành, Doanh đến, thỉnh thoảng vẫn còn trường hợp bộ đội đi công tác lẻ bị tàn quân địch ám hại. Đơn vị phát cho mồi anh một khẩu súng ngắn và con dao găm chiến lợi phẩm để tự vệ. Thành, Doanh thường giắt ở thắt lưng trước bụng, nhưng súng vừa nặng vừa vướng víu khi vẽ, nên cuối cùng cũng phải xin trả lại đơn vị cho nhẹ mình. Khi Thành, Doanh đang vẽ ở sân bay Trà Nóc (Cần Thơ) thì gặp Đoàn của Bộ Tổng tham mưu và Quân khu 9 đi thị sát tình hình vùng đồng bằng và duyên hải mới giải phóng thuộc Quân khu bằng trực thăng UH-1, Thành, Doanh xin đi theo. Có hôm ra các đảo nhỏ, chỉ bay một chiếc, không thể chở hết, một số sĩ quan phải bay chuyến sau. Riêng Thành và Doanh mới chỉ là hạ sĩ quan thôi, thì vẫn được yên vị. Người nhà quả có hơn, bọn Thành, Doanh đành mạn phép các thủ trưởng vậy.


Vì được đi theo một đoàn quan trọng như vậy nên Thành, Doanh được đi gần như khắp cả vùng Nam Bộ và nhiều vùng biến đảo, chứng kiến những vụ xung đột với quân Khơ-me dỏ và những trận chiến đấu đầu tiên bảo vệ biên giới Tây Nam ngay từ những ngày đầu giải phóng. Thành, Doanh đã đến Hà Tiên, theo máy bay bay thấp chung quanh đảo Phú Quốc để quan sát địa hình, nhìn thấy rất rõ khu nhà tù Phủ Quốc, nơi giam giữ các chiến sĩ cách mạng bị địch bắt làm tù binh. Cảnh Phú Quốc rất đẹp, nhưng Thành, Doanh chỉ ký hoạ được rất ít, vì không được ở lâu. Có những nơi như đảo Nam Du máy bay chỉ đỗ một chốc, đến cả ký hoạ chớp nhoáng vài nét cũng chằng kịp. Cũng có những phen hú vía như lần ở đảo Thổ Chu, đang bay từ phía Đông lại, chỉ một ly nữa là bị súng 12ly7 ở dưới bắn lên. (Bộ binh vùng mới giải phóng chưa quen với việc máy bay trên trời lại là máy bay ta!). Rất may, cuối cùng cũng nhận ra nhau. Tổ lái người nào người nấy vã mồ hôi hột. Đảo xa nhất mà Thành, Doanh đến là đảo Vai. Từ trên không nhìn xuống, các cử điểm của dịch vẫn còn bốc khói. Đảo này mấy hôm trước ta vừa trừng trị quân pôn pốt.


Có lẽ ấn tượng sâu sắc nhất của Thành và Doanh là chuyến theo bộ phận đi thu hồi máy bay quân nguỵ trước khi di tản đã bỏ lại ở Côn Đảo. Những chiếc trực thăng hạ cánh vội vã ngay trên bãi cát ven biển, còn nguyên cả súng đạn và rốc-két. Bộ phận kỹ thuật kiểm tra nếu còn bay được là bay luôn về căn cứ. Thành-Doanh được tham quan và vẽ khu nhà tù chuồng cọp khét tiếng, đứng lặng trước những bức tường phòng giam ẩm mốc đầy vết máu đen thẫm và những dòng bút tích của những người tù cách mạng:

    "Nắng mưa là chuyện của trời
   Gian lao là chuyện của đời đấu tranh"


Ra nghĩa trang Hàng Dương, kính cẩn nghiêng mình trước mộ Chị Sáu được xây cất tử tế (cái chết hiên ngang của Chị Sáu đã làm cho Chị trở nên rất thiêng, chính bọn địch ở Đảo cũng phải rất nể sợ và phải xây mộ cho Chị); mộ đồng chí Lê Hồng Phong (lúc này mới chỉ được xếp gạch sơ sài quanh mộ cát và một tấm liếp đề tên cắm phía trước thay cho bia). Thành - Doanh cũng được nhìn tận mắt những bộ mặt lì lợm bỗng chốc hoá thành "hiền lành lễ phép" của các giám thị và cai ngục ngụy ở địa ngục trần gian Côn Đảo trong lớp học cải tạo vừa được ta tổ chức tại Đảo. Thành - Doanh cũng được vẽ chân dung các cựu tù chính trị, nay đã đổi vai trở thành những quản giáo cách mạng.


Đi với không quân được cưỡi máy bay đi mây về gió ngắm nhìn đất-biển-trời của Tổ quốc thống nhất thật là sướng. Nhưng có lẽ cũng cần phải có một quả tim mạnh khoẻ. Hôm từ Côn Đảo trở về, đoàn bay gồm 6 chiếc trực thăng. Thành, Doanh đi trên chiếc CH-47 to nhất, chở đầy súng đạn và rốc-két thu hồi, đang yên lành thì máy bay bị vỡ ống dẫn dầu truyền lực, dầu đỏ phun ra thành tia, bốc khói mù mịt. Máy bay bị mất điều khiển, tụt hẫng, chao đảo. Dầu phun che kín cả kính cửa buồng lái, thợ máy trên không phải một tay bịt lồ rò rỉ, một tay cầm mũ gạt vết dầu trên kính để cho phi công quan sát tìm vị trí hạ cánh bắt buộc. Từ trên cao nhìn xuống, người trên mặt ruộng nhỏ bé, loáng một cái đã sóng lúa cuộn xoáy ngay dưới bụng máy bay. Máy bay đỗ được an toàn xuống mặt đường số 4 từ Cần Thơ đi Sóc Trăng. Trong khói và dầu mù mịt, chỉ nhìn thấy đôi mẳt và hàm răng cười trắng loá của người phi công hàng binh. Thành và Doanh phải chuyển sang một chiếc UH-1 cùng đoàn để về căn cứ Cần Thơ.


Thành và Doanh cũng tình cờ tránh được một trận vỡ tim khác, số là ở Côn Đảo còn có một hòn đảo nhỏ ở cách xa đảo chính gọi là Đảo Cau, nhưng lại mọc toàn dừa, không có người ở. Quả dừa già rụng xuống lâu dần mọc thành rừng dừa hết lớp này lớp khác đan ken dầy đặc, cây cao vút và quả rất sai. Chủ nhật hàng tuần, đều có một chuyến bay ra đấy lấy dừa về chia cho các bộ phận. Riêng lần này, khi máy bay bay về cách đảo chính khoảng 2km thì bị trục trặc. Phi công cố căn đường bay theo hướng một bên là biển, một bên là rừng phi lao, cuối cùng thì rơi bịch xuống một doi cát, cánh quạt bẹp dúm. Người bắn ra mọi nơi, còn dừa thì văng tung toé. Máy bay bị hỏng nặng, phải huỷ. Một chiếc xe GMC ra đón mọi người và chở dừa về, Thành, Doanh sờ tay lên đầu, tự khen cho số mình may mắn. Nếu buổi sáng không có hẹn đi vẽ mấy cựu tù binh chính trị, thì Thành, Doanh cũng đi theo mọi người và chắc chắn cũng nằm trong số mấy anh chàng bươu đầu, sứt tai kia rồi.


Cuối năm 1975, Thành, Doanh lên vẽ ở sân bay Cam Ly (Đà Lạt). Thời gian này, ta đang tiến hành chiến dịch truy quét Phun-rô. Sân bay là nơi tập trung giam giữ, cải tạo bọn tù binh ta bắt được, do bộ đội đặc công bảo vệ. Đêm đêm pháo sáng bắn lên canh chừng kéo theo những vệt khói lờ lững trên nền trời. Những người lính đặc công mới đây thôi từng phải tìm mọi cách để ẩn nấp mỗi khi có pháo sáng trong những lần tiềm nhập đồn địch, thì nay lại tự tay bắn lên trời những phát pháo sáng câm canh và vẫn tiếp tục phải đổ máu sau ngày giải phóng.


Mải mê bám càng máy bay đi vẽ khắp nơi, Thành, Doanh chẳng để ý gì đến hàng hoá tiêu dùng tràn ngập phố xá, một mục tiêu "Nam tiến" sau giải phóng của rất nhiều người vào thời gian đó. Đến tháng 1 năm 1976, nhận lệnh ra Hà Nội, thấy bọn Thành, Doanh chẳng có được thứ gì mang về làm quà, mọi người trong đơn vị vận động nhau mỗi người một ít cho vay chút tiền. Thành-Doanh mua mỗi đứa mấy đôi tất và một chiếc máy ảnh cũ. Riêng Thành mua thêm một chiếc áo len nữa cho bố. Tài sản trị giá nhất mà Thành-Doanh có được để mang ra là hai cặp tranh ký hoạ đầy ắp ấn tượng và cảm xúc về những ngày đầu tiên miền Nam giải phóng...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #83 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2022, 07:05:46 pm »

Hoạ sĩ: Vũ Huyên

Khi các anh Thọ, Chung, Tài lên đường thì tôi và anh Đỗ Hiển đang tập trung ở Trường Mỹ Thuật để làm bài tốt nghiệp. Tôi rất sốt ruột và có ý định xin nhà trường cho hoãn làm bài thi đến sang năm, để về đơn vị cùng đi với anh em. Tôi đem ý nghĩ đó ra trao đổi với các bạn cùng lớp, cũng là bộ đội đi học như tôi. Thực tình mà nói, tôi cũng rất phân vân, gần 6 năm "đeo đẳng tại chức", nay đã đến lúc hái quả mà phải bỏ dở thì cũng tiếc. Rồi chẳng biết Nhà trường có cho hoãn thi không? Rồi liệu sang năm đơn vị có cho về làm nốt bài thi không? Riêng về điểm thứ hai này thì tôi đã có kinh nghiệm nhớ đời: Trong suốt 6 năm học, không có năm nào tôi không bị đơn vị gọi về khi một tuần, khi nửa tháng trong thời gian học tập trung 3 tháng để giao việc. Tôi chẳng còn cách nào là ngày có mặt ở trường làm bài, đêm thì thức trắng hoàn thành công việc đơn vị giao.


Cuối cùng, chúng tôi bàn nhau và đi đến một quyết định là ở lại Trường làm bài thi, xong rồi về đi vẫn kịp, đời lính còn dài. Chúng tôi hoàn toàn không hình dung được chiến thắng cuối cùng lại đến một cách thần tốc đến thế.


Trưa ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi Đài Tiếng nói Việt Nam đưa tin quân ta đã chiếm dinh Độc Lập, cùng với mọi người, tôi đã reo hò đến khản cả cổ. Chúng tôi còn chạy ùa cả ra đường hò hét. Lúc đó, tình cờ có một chiếc xe Von-ga đen chạy qua, người ngồi ghế sau thò đầu ra tươi cười nhìn và vẫy tay như hoà chung niềm vui sướng với chúng tôi. Tôi nhìn theo và phát hiện ra đó là Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp. Đêm hôm đó, tôi đã thức trắng vẽ 1 tranh cổ động "Chào mừng miền Nam hoàn toàn giải phóng". Vừa vẽ, trong tôi vừa xôn xao nhiều cảm giác buồn vui lẫn lộn. Thế là từ trong sâu thẳm, tôi từng tự hỏi: "Liệu mình có trẻ mãi tuổi 20 hay không?" Trong những ngày chiến đấu ác liệt, khi máu đồng đội ướt đẫm và nóng ran trên lưng áo quân phục, đã có trả lời. Tôi nhớ rất nhiều về những người bạn thân thiết và cả những đồng đội chưa quen biết đã "sống mãi tuổi 20" của mình. Và bao trùm lên là một nỗi tiếc: Thế là mình đã lỡ thời cơ lịch sử, đã chẳng được chứng kiến tận mắt chiến thắng ngay tại sào huyệt cuối cùng của kẻ thù.


Và tôi chỉ còn làm được một việc là mặc thường phục, giương cao bức tranh cổ động tự vẽ, tham gia trong đoàn diễu hành của Trường Mỹ Thuật trong lễ mít tinh ngày 15 tháng 5 năm 1975 tại Hà Nội mừng Toàn thắng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #84 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2022, 07:07:07 pm »

MỘT CHUYẾN ĐI KIỂM TRA CƠ SỞ


Phạm Liêm


Một ngày cuối tháng 11 năm 1977, sau khi nghe báo cáo kế hoạch công tác tháng, anh Nguyễn Xuân Mậu, Chính uỷ quân chủng nói với tôi:

- Hội đồng thi đua quân chủng đã quyết định chọn Sư đoàn 363 ở Hải Phòng xây dựng thành lá cờ đầu của quân chủng trong phong trào Thi dua Quyết thắng. Mấy tháng nay, Sư đoàn 363 có chuyển biến khá nhanh trên nhiều mặt. Anh hãy tổ chức một chuyến kiểm tra đánh giá tình hình, nếu tốt ta tổ chức cho các đơn vị xuống thăm quan, học tập vào tháng tới...


Ý kiến của anh Mậu thật phù hợp với suy nghĩ của tôi. Vì từ mấy tháng nay, sau cơn bão số 3 cuối tháng 7, các cơ quan của Cục chính trị liên tiếp cử cán bộ xuống giúp đỡ Sư đoàn 363 khắc phục hậu quả, báo cáo tình hình rất đều đặn. Tôi nói:

- Báo cáo anh, Sư đoàn 363 đang có nhiều cố gắng rất lớn. Sau cơn bão số 3, anh em không những khắc phục nhanh mà nhân đà này, đã phát động được phong trào quần chúng xây dựng đơn vị có nhiều tiến bộ vượt bậc. Hiện nay, Cục chính trị đang có cán bộ ở dưới đó. Nhưng qua ý kiến anh, tôi xin tổ chức đoàn kiểm tra đi ngay.


Tôi dẫn đầu đoàn kiểm tra của Cục Chính trị, lên đường ngay sáng hôm sau. Đến Sư đoàn 363, được anh Đinh Phúc Hải, Chính uỷ kiêm Tư lệnh sư đoàn cung cấp thêm nhiều số liệu mới trên các mặt: Chính trị tư tưởng; tổ chức; sẵn sàng chiến đấu; xây dựng nếp sống chính quy cho bộ đội trong huấn luyện; công tác quản lý và bảo quản vũ khí, khí tài; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho bộ đội. Đặc biệt hộ thống nhà ở, nhà kho và cả bệnh xá của sư đoàn bị cơn bão số 3 tàn phá nặng, nay về cơ bản được xây dựng lại với tiêu chí lâu bền, khang trang hơn trước...


Anh Đinh Phúc Hải nói:

- Chiến dịch tự sản xuất 7 triệu viên gạch trong 6 tháng đầu năm 1977 do sư đoàn chúng tôi phát động, nay có hiệu quả rất thiết thực. Chúng tôi đang phát động toàn sư đoàn ra quân với tinh thần tích cực chủ động, thực hiện tốt hai nhiệm vụ chính trị của quân đội và quân chủng, xây dựng sư đoàn tiến lên theo hướng chính quy, hiện đại trong giai đoạn cách mạng mới.


Tôi nói với anh Đinh Phúc Hải về chù trương của Thường vụ Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân chủng đang xem xét đánh giá kết quả phong trào Thi đua Quyết thắng ở quy mô cấp sư đoàn, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực cho toàn Quân chủng học tập. Sư đoàn 363 là nhân tố mới nên Thường vụ Đảng uỷ quân chủng uỷ nhiệm tôi xuống nắm tình hình chuẩn bị cho Hội đồng thi đua quân chủng xem xét, tổng kết phong trào thi đua cuối năm...


Anh Đinh Phúc Hải tỏ ra rất phấn khởi, giới thiệu với tôi về 5 công trình trọng điểm, đang là việc làm nổi bật nhất của sư đoàn. Đó là hai trận địa tên lửa, pháo cao xạ ở Minh Kha và Bến Bính được xây dựng cơ bản vững chắc, vừa là trận địa chốt kiên cường trong chiến đấu, vừa là nơi rèn luyện, đào tạo những con người mới xã hội chủ nghĩa; là khu nhà kho niêm cất, bảo quản khí tài, xe máy của sư đoàn ở Trịnh Hưởng; là bệnh xá của sư đoàn có khu điều trị bệnh nhân 50 giường và khu điều dưỡng cán bộ 20 giường ở gần Cầu Rào; là trạm kỹ thuật của sư đoàn có khu nhà ở khang trang cho cán bộ, công nhân viên kỹ thuật và khu sản xuất, sửa chữa, bảo quản khí tài, xe máy...


Anh Đinh Phúc Hải nói:

- Xin mời Phó chủ nhiệm xuống kiểm tra hai trận địa Bến Bính và Minh Kha, sẽ thấy ngay khí thế thi đua mới của sư đoàn chúng tôi.

Trận địa Bến Bính ở bên bến phà Bính qua dòng sông Cấm ngày đêm tấp nập tàu thuyền, mở đầu con đường giao thông nối liền thành phố Hải Phòng với tỉnh Quảng Ninh. Trên trận địa này, các chiến sĩ đã chiến đấu hàng trăm trận, bắn rơi 7 máy bay Mỹ, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ.


Chúng tôi đến trận địa Ben Bính thấy Trung đoàn trưởng 240 Phạm Văn Biểu và Phó chính uỷ trung đoàn Đinh Xuân Quang đang trực tiếp chỉ huy và tham gia lao động cùng bộ đội. Anh Biểu cho biết hơn hai tháng qua, nơi đây như một công trường xây dựng. Hôm khởi công, Chính uỷ kiêm Tư lệnh sư đoàn Đinh Phúc Hải cùng đồng chí Bí thư Huyện uỷ huyện Thuỷ Nguyên đã bổ những nhát cuốc đầu tiên. Hơn 500 cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 240 cùng với thanh niên dân quân, các cháu học sinh xã Tân Dương lao động hăng say như ngày hội. Nay toàn "công trường" đang bước vào giai doạn "Tổng công kích", phấn đấu hoàn thành công trình vào trung tuần tháng 12 tới...


Cả ngày hôm đó, chúng tôi hoà nhập với không khí lao động khẩn trương của hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, học sinh. Những hầm pháo, hầm khí tài, sở chỉ huy Đại đội 172 được đắp đất kiên cố vây quanh. Bên ngoài những ụ đất ấy đang được trồng kín những dàn mướp, bí, bầu, những luống rau xanh vừa để ngụy trang, vừa cải thiện đời sống bộ đội. Những đường dây cáp điện từ trung tâm chỉ huy đến các khẩu đội, tiểu đội khí tài đều được xây ngầm kiên c. Trước kia nơi đây chỉ là bãi sú ngập nước với những ụ pháo, những mái nhà cơ động lụp xụp. Nay được nhân dân quanh vùng chở đến những thuyền đá, thuyền đất để đắp kè, mở rộng thêm, trở thành một trận địa chốt kiên cường, vừng chắc. Trận địa có đủ điều kiện là thao trường rèn luyện chính quy, là nơi bảo quản tốt cơ sở vật chất kỹ thuật, là nơi sản xuất tiết kiệm, là nơi giáo dục, rèn luyện con người mới xã hội chủ nghĩa. Với thành phố Hải Phòng, đây còn là một điểm bảo tồn, bảo tàng sống trong chống Mỹ, cứu nước, là một điển hình về tình đoàn kết quân dân trong chiến đấu và xây dựng...


Ngay bên trận địa, qua một sân rộng, nơi tập đội ngũ và vui chơi thể thao hàng ngày của bộ đội là những dãy nhà mới xây hoàn chỉnh, có nhà nghỉ, nhà ăn, nhà bếp đủ tiện nghi, có hội trường, nhà truyền thống, nhà tiếp khách. Khu văn hoá ngoài trời của đại đội rộng tới 800 m2, có vườn hoa cây cảnh, dàn phong lan, những dãy ghể đá và tường hoa vây quanh...


Trong không khí lao động khẩn trương ấy, nền nếp sẵn sàng chiến đấu vẫn được duy trì chặt chẽ. Chỉ cần có lệnh, các chiến sĩ lập tức có mặt tại vị trí; guồng máy bắt đầu hoạt động như một trận chiến đấu thực sự. Đặc biệt chế độ chuẩn bị chiến đấu, lịch huấn luyện được duy trì đều đặn mỗi ngày 1 giờ 30 phút. Qua tiếp xúc với một số cán bộ, chiến sĩ chúng tôi càng thấy rõ công tác giáo dục chính trị tư tưởng ở đây được tiến hành thường xuyên và cụ thể. Ý thức làm chủ tập thể của người chiến sĩ được thể hiện ở tinh thần tự giác, quyết tâm phấn đấu xây dựng đơn vị đạt và vượt những chỉ tiêu mà Nghị quyết Đảng uỷ Sư đoàn đã đề ra.


Trận địa Minh Kha được khởi công xây dựng sau vào ngày 6 tháng 11 năm 1977. Nhưng giờ đây công trình trận địa gần như đã hoàn thành. Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ và nhân dân địa phương đang tập trung cải tạo hệ thống đường ra vào trận địa, xây dựng sở chỉ huy của tiểu đoàn, hệ thống nhà ở, hội trường, nhà truyền thống...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #85 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2022, 07:15:14 pm »

Nhân dân xã Đồng Thái, huyện An Hải dành cho tiểu đoàn khu đất đặt trận địa tên lửa khá rộng. Trong chống Mỹ, nơi đây đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm chiến đấu hiệp đồng giữa quân và dân. Tại trận địa này, họ đã bắn rơi 25 máy bay Mỹ, trong đó có chiếc máy bay B-52 đầu tiên bị bắn rơi trên thành phố Cảng Hải Phòng. Giờ đây nhân dân xã Đồng Thái lại nhường thêm đất cho tiểu đoàn để mở rộng trận địa theo đúng thiết kế; sẵn sàng di chuyển một số nhà dân cách xa đường dây diện cao thế để không ảnh hưởng đến chiến đấu khi có tình huống xảy ra.


Đồng chí Đoàn Mạnh Dũng, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 238 cho chúng tôi biết: "Trận địa Minh Kha có khối lượng đào, đắp đất và xây dựng gấp nhiều lần trận địa Bến Bính. Trước khi xây dựng trận địa, dưới sự chỉ đạo của Thành uỷ và Đảng uỷ Sư đoàn, chúng tôi đã tổ chức cuộc họp quân dân gồm đại biểu Ủy ban nhân dân, Ban chỉ huy quân sự huyện An Hải; Đảng uỷ, chính quyền và các đoàn thể xã Đồng Thái để bàn cách tiến hành. Tại cuộc họp này, đồng chí Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Đồng Thái đã nói: "Đây là mảnh đất lịch sử của địa phương, là trận địa của lòng dân. Mảnh đất này đã thấm máu nhiều chiến sĩ và nhân dân địa phương, chúng tôi phải có trách nhiệm góp phần xây dựng thành trận địa chốt kiên cường tại quê nhà...". Ngay sau buổi họp, hai đội xây dựng của huyện và của xã đã được cử đến giúp đơn vị. Các cháu học sinh sáng đi học, chiều lại đến tham gia lao động với các chú bộ đội. Đông đảo thanh niên, xã viên hợp tác xã Đồng Thái ban ngày ra đồng sản xuất, tối đến lại tham gia đào đất đắp đường, đắp ụ vây quanh bệ phóng, vận chuyển vật liệu xây dựng... Sư đoàn còn cử 200 tân binh và cán bộ, chiến sĩ cơ quan sư đoàn bộ thay nhau đến lao động xây dựng công trình"...


Gần một tuần lễ, chúng tôi đến cả 5 công trình trọng điểm và một số đơn vị của Sư đoàn 363. Toàn sư đoàn ngoài nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và huấn luyện thường xuyên, nơi nào cũng sôi nổi không khí lao động khẩn trương. Những đơn vị không nằm trong các công trình trọng điểm, vừa đảm đương nhiệm vụ trực chiến, vừa được phân công từng việc cụ thể, góp phần trực tiếp cho 5 công trình như: Sản xuất gạch ngói, nung vôi, khai thác than, đá, cát, tre nứa... Những cán bộ, chiến sĩ biết nghề mộc, nghề xây đều được huy động vào đội thi công các công trình. Nền nếp giao ban sư đoàn hàng luần được duy trì nghiêm túc như chỉ huy chiến dịch, đánh giá kết quả việc làm từng ngày, có biện pháp chỉ đạo chặt chẽ, kịp thời.


Trở về sư đoàn bộ, tôi thông báo tóm tắt kết quả kiểm tra các mặt, lấy ý kiến các đồng chí lãnh đạo sư đoàn về đánh giá tình hình, nhất là kết quả của việc đẩy mạnh phong trào Thi đua Quyết thắng trong sư đoàn từ sau cơn bão số 3 và rút ra những bài học kinh nghiệm thiết thực.


Sau chuyến kiểm tra ấy, tôi báo cáo ngay với anh Mậu, được anh nhất trí giao cho tôi trực tiếp báo cáo Thường vụ Đảng uỷ và Hội đồng thi đua quân chủng về những kết luận của đoàn kiểm tra đối với sư đoàn 363:

- Phong trào Thi đua Quyết thắng ở sư đoàn đã quán triệt tốt Nghị quyết Đảng uỷ quân chủng, đi đúng hướng, nhằm thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chính trị của quân đội trong giai đoạn mới của cách mạng.

- Phong trào có tính quần chúng rõ rệt, đã phát động được ý thức làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, động viên được tinh thần tích cực, chủ động, sáng tạo, tự lực tự cường của cán bộ, chiến sĩ.

- Từ phong trào đã xuất hiện nhiều nhân tố mới cùng với sự xuất hiện những điển hình từ cấp đại đội tiến lên phong trào thi đua quy mô toàn sư đoàn.

- Năm công trình trọng điểm là dỉnh cao phong trào Thi đua Quyết thắng của sư đoàn. Năm công trình không những đáp ứng được nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu cao, bảo quản tổt vũ khí trang bị, huấn luyện xây dựng bộ đội theo hướng chính quy, góp phần xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, từng bước cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho bộ đội mà còn có những nét mới về tình đoàn kết quân dân trong giai đoạn mới, thể hiện được quan điểm quốc phòng toàn dân của Đảng ta:


Có 4 bài học kinh nghiệm đáng nêu lên cho các nơi học tập là:

- Cách điều hành tập trung, phát triển từ quy mô nhỏ lên quy mô lớn cấp sư đoàn, Đảng uỷ đều có dự án, chỉ tiêu và biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể; có phân công trách nhiệm đôn đốc, kiểm tra từng bước và kịp thời phát hiện nhân tố mới để bồi dưỡng, xây dựng điển hình.

- Có nhiều sáng tạo trong lãnh đạo và tổ chức thi đua, trong quản lý tập trung và biết chuyên môn hoá từng bộ phận, từng đơn vị theo điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Đồng thời biết tổ chức liên kết giữa các bộ phận, các đơn vị để tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau, phát huy được sức mạnh tổng hợp dứt điểm từng việc lớn, giành thành tích cho từng đơn vị và cho toàn sư đoàn.

- Các cấp chỉ huy, lãnh đạo đều trực tiếp bẳt tay vào chỉ đạo phong trào thi đua trong từng việc làm cụ thể, không khoán trắng chung chung.

- Mọi cán bộ, chiến sĩ, mọi đơn vị, mọi cơ quan đều nêu cao tinh thần làm chủ tập thể, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, có trách nhiệm đối với phong trào thi đua chung gắn liền với sự phấn đấu của từng người, từng đơn vị, từng cơ quan...


Từ kết quả chuyến đi kiểm tra cơ sở ấy, chúng tôi đã giúp Thường vụ Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh và Hội đồng thi đua quân chủng đánh giá chính xác tình hình, chọn được đơn vị lá cờ đầu trong phong trào Thi đua Quyết thắng năm 1977 của quân chủng. Sư đoàn 363 rất xứng đáng được trao cờ thưởng luân lưu "Thi đua Quyết thắng" của Chủ tịch Tôn Đức Thắng, được công nhận là một nhân tố mới, một điển hình quy mô câp sư đoàn trong phong trào Thi đua Quyêt thắng năm 1977 của quân chủng.


Trong 3 ngày từ 19 đến 21 tháng 12 năm 1977, Bộ Tư lệnh Quân chủng đã triệu tập cán bộ quân chính các binh chủng, sư đoàn, cơ quan, nhà trường, đơn vị trực thuộc toàn quân chủng đến dự lễ khánh thành 5 công trình trọng điểm, thăm quan rút kinh nghiệm tại chỗ về phong trào Thi đua Quyết Thắng năm 1977 tại sư đoàn 363...


Chuyến đi kiểm tra cơ sở năm ấy, trở thành kỷ niệm đáng nhớ nhất của tôi, ngay sau những năm đầu dất nước ta vừa hoàn toàn được giải phóng và thống nhất.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #86 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2022, 07:16:13 pm »

NHÀ VĂN HOÁ QUÂN CHỦNG KHÔNG QUÂN
MỘT THỜI ĐỂ NHỚ


Việt Hiển


Tháng 6 năm 1982, tôi được thăng quân hàm từ thượng úy lên đại uý rồi được cử đi học trường Chính trị Trung Cao cẩp của quân chủng. Khoá học kéo dài 1 năm, từ tháng 7 năm 1982 đến tháng 8 năm 1983. Tôi học chung với các cán bộ chính trị, phần lớn là phi cộng đã thôi bay nay chuyển ngạch, mà tôi hay nói vui là "Các phi công hạ thổ". Tôi cố gắng học để hoàn toàn được điểm 9, điểm 10 và rất mẫu mực về cách ăn mặc như anh Ngô Ry, cựu trưởng Phòng Tuyên huấn đã có lần nói: "Ở Cục chính trị ta, nếu nói mặc nghiêm chỉnh, đúng điều lệnh và đẹp, có Việt Hiển!". Kết thúc khoá học, tôi đạt loại giỏi rồi được điều động trở lại Cục Chính trị làm Trợ lý Nhà Văn hoá quân chủng. Trước đây, mảng Câu lạc bộ nằm trong Phòng Tuyên huấn, nhưng trong cơ chế mới, được tách ra như một phòng độc lập trực thuộc Cục, chuyên lo đời sống văn hoá tinh thần cho bộ đội. Lúc này trong Thủ trưởng Cục, anh Lê Miên làm Phó cục trưởng phụ trách Tuyên huấn - Văn hoá; còn Nhà Văn hoá do anh Nguyễn Nhật Ninh, nguyên Phó trưởng Phòng Tuyên huấn làm Chủ nhiệm.


Cuối năm 1983, khi mới nhận chức trợ lý Nhà Văn hoá, tôi được Thủ trưởng Cục Chính trị giao nhiệm vụ đi cùng với Đoàn làm phim Quân đội do anh Nguyễn Nhàn, đạo diễn Xuởng phim Quân đội, làm Đạo diễn, để xây dựng cho Quân chủng Không quân bộ phim tài liệu nghệ thuật "Khoảng trời Chiến sĩ". Nhiệm vụ của tôi lúc ấy như một Sĩ quan liên lạc: Đối với các đơn vị không quân, tôi đại diện quân chủng điều động lực lượng và tổ chức cảnh quay theo ý đồ đạo diễn, tất nhiên trên cơ sở đã có lệnh thống nhất từ Quân chủng. Còn đối với các cơ sở không phải của quân chủng, tôi lại là người của Đoàn làm phim quân đội, đến liên hệ công tác! Bộ phim làm đến giữa năm 1984 mới xong. Tôi trở về Cục Chính trị, liền được giao là Chủ nhiệm Nhà Văn hoá, thay anh Nhật Ninh lúc ấy là Phó trưởng Phòng Tuyên huấn. Tôi nghe nói anh Nhật Ninh có ý kiến: Nếu tìm người thay Chủ nhiệm Nhà Văn hoá, trong Cục hiện nay nên là đồng chí Việt Hiển!


Thế là tôi tiếp quản "tài sản" của anh Nhật Ninh đế lại, làm Chủ nhiệm Nhà Văn hoá. Vốn không ưa tranh chấp quyền lực, tôi đề nghị để anh Trần Đăng Trụ, Đại úy, cán bộ về Nhà Văn hoá trước tôi làm bí thư chi bộ, lấy lý do anh ấy đã ở Nhà Văn hoá lâu hơn tôi, do đó nắm tình hình cũng chắc hơn. Tôi cũng đề nghị đưa anh Đặng Chung, đại uý, hoạ sĩ xưởng trưởng xưởng Mỹ thuật vào trong chi uỷ để cùng có tiếng nói trong lãnh đạo.


Tôi cũng chia Nhà Văn hoá ra từng nhóm, cử người phụ trách và chịu trách nhiệm: như chị Thu Hương, vợ anh Cốc phụ trách mảng Thư viện; anh Hoàng Tạo, anh Ngọc Khúc, anh Trần Đăng Trụ và chị Hoàng Yến, lo phần âm nhạc và phong trào văn nghệ quần chúng; anh Nguyễn Văn Phán, trung uý phụ trách mảng điện ảnh chiếu phim... Ngày đó tôi đã có suy nghĩ về vấn đề trước hết phải lo "nuôi quân tốt, luyện quân cho giỏi về kỹ thuật và lòng trung thành, rồi mới tính đến sử dụng quân". Vì thế tôi luôn luôn nghĩ làm sao nuôi quân được tốt trong tình trạng gia đình ai cũng thiếu thốn, nửa bao cấp, nửa muốn bung ra nhưng lại vướng cơ chế, luật lệ trói buộc. Đây là tình trạng chung của nền kinh tế buổi giao thời ngày ấy. Chúng tôi mua lợn giống rồi gửi nhờ đơn vị chăm sóc giúp cùng với đàn lợn của đơn vị, trả công bằng cách xuống giúp đơn vị làm pa-nô, khẩu hiệu, dạy nhảy quốc tế vũ, đạo diễn dàn dựng các chương trình văn nghệ... Nhờ cách làm này, Tết nào chúng tôi cũng lo đủ thịt cho anh em mà không ai trong Cục có lời ra, tiếng vào. Thời đó, chiếu phim video còn hiếm, tôi xin phép Cục rồi bàn với anh Cường, trợ lý vật tư của Cục, cho đội điện ảnh đem đầu máy video ra bãi phục vụ. Tiền thu được bao nhiêu, một phần trả vào khấu hao, một phần bồi dưỡng ngay cho những người vận hành máy và người phục vụ sân bãi, một phần dùng vào quỹ dùng lo chung cho Cục. Tuy chỉ làm ăn nhỏ như vậy, nhưng cũng giúp được một phần cho những anh em gia đình khó khăn, làm cho anh chị em yên tâm gắn bó với công việc Nhà Văn hoá. Tôi cũng thực hiện cách khoán đối với những việc có thể khoán được để giúp anh em phát huy sở trường, đỡ bị gò bó vào giờ giấc, thời gian. Ví dụ một lần chị Hoàng Yén, cán bộ chuyên múa, nói với tôi bằng giọng tỏ vẻ e ngại: "Hiện nay Hoàng Yến đang chịu trách nhiệm dạy một lớp múa cho Sư đoàn 371; nhưng đúng lúc này Hải Phòng lại mời chị giúp cho họ một chương trình dự hội diễn, anh bảo Hoàng Yến nên làm thế nào?". Tôi suy nghĩ: Nếu yêu cầu chị Yến phải ở lại 371 chịu trách nhiệm với lớp múa của đơn vị, chị Yến cũng không thể trách tôi. Nhưng tôi nghĩ đến nhà ai lúc này chẳng có khó khăn? Thế là tôi quyết định bằng cách: Chị Yến phải đào tạo cấp tốc mấy hạt nhân có năng khiếu, giao cho họ tự duy trì lớp học theo chương trình. Chị có thể đi giúp Hải Phòng, nhưng phải định kỳ về kiểm tra, uốn nắn những sai sót, bảo đảm đến ngày kết thúc lớp, kiểm tra phải đạt được chất lượng. Mấy tháng sau, lớp múa của Sư đoàn 371 đã đạt được kết quả tốt, chị Yến cũng giúp được cho Hải Phòng, chị mời tôi đi ăn một bữa phở tái lăn ở phố Lò Đúc, chắc là có ý cảm ơn!?


Nhà Văn hoá có nhiều loại cán bộ, trong đó nhiều cán bộ được điều về từ các Đoàn nghệ thuật như các nhạc sĩ Hoàng Tạo, anh Ngọc Khuê. Nghệ sĩ múa có chị Hoàng Yến, chị Minh Phương... Lại có cả một xưởng hoạ với nhiều hoạ sĩ đã tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật như các anh Đặng Chung, Phạm Ngọc Doanh, Đặng Hiền, Nguyễn Gia Lâm, Tô Quang Khánh... Nói chung, phần lớn đều là văn nghệ sĩ. Chúng tôi bàn trong Chi uỷ: Quan trọng nhất là phải giữ gìn được tình đoàn kết nội bộ, xây dựng tinh thần tất cả để phục vụ đơn vị là chính, lấy kết quả công tác làm thước đo đánh giá phẩm chất người đảng viên. Chúng tôi xây dựng tinh thần đoàn kết giữa các bộ phận có việc cần huy động thì không phân biệt là người ở bộ phận điện ảnh, nghệ thuật hay mỹ thuật, nếu việc đó là việc chung hoặc việc làm vì đơn vị. Ví dụ một lần có tấm pa-nô lớn phải vẽ tại Cục Chính trị rồi vận chuyển xuống đơn vị, chúng tôi huy động tổ điện ảnh kết hợp chuyển chở; đi chiếu phim, có lúc chúng tôi huy động cả anh em Mỹ thuật xé vé, làm bảo vệ, v.v... Những lúc sinh hoạt tập thể, chúng tôi thường động viên anh em kể cho nhau nghe chuyện trên đường công tác, những khó khăn cũng như sự giúp đờ của các đơn vị, làm cho anh chị em thông cảm được những khó khăn của nhau trong công việc. Trong giao lưu, chúng tôi hình thành quan hệ nhân ái, vui đùa không trái với điều lệnh nhưng lại giảm bớt được căng thẳng trong lao động, sinh hoạt, công tác của đơn vị. Nếp sinh hoạt vui vẻ trẻ trung ấy, anh em gọi là "thoáng", dần dần những người hay vui vẻ tự nhận sinh hoạt trong "Hội thoáng". Thỉnh thoảng, "Hội thoáng" lại tổ chức một bữa liên hoan cho cả Nhà Văn hoá, có khi ăn lòng lợn tiết canh, có khi ăn thịt "cày tơ" với bún... Những cuộc liên hoan như vậy rất vui, thường do bí thư Trần Đăng Trụ làm anh nuôi trưởng chỉ đạo nấu nướng. Giúp việc thường có "múa sĩ" Hoàng Yến, "thư viện gia" Đới Thu Hương, "điện ảnh gia" Nguyễn Văn Phán, Bùi Tuấn Thanh...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #87 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2022, 07:16:40 pm »

Tháng 8 năm 1985, tôi được thăng quân hàm từ Đại uý lên Thiếu tá. Điểm lại từ khi vào ngạch sĩ quan, tôi chỉ được "tuần tự như tiến", bình quân cứ 3 năm lên một bậc, không được nhảy cóc lần nào! Làm lính 23 năm, từ binh nhì lên đến Thiếu tá cũng xem là tạm được. So với Luật sĩ quan sau này là quá chậm, nhưng so trong thời điểm "một năm lên một cấp chưa phải nhanh, mười năm lên một cấp chưa phải chậm", tôi khởi đầu làm lính, nhưng đến khi làm sĩ quan thì lại làm báo chí thời gian khá dài, vì vậy việc thăng quân hàm của tôi như vậy cũng không đến nỗi quá chậm!


Cuối năm 1985, nhân kỷ niệm 40 năm Quốc khánh, chúng tôi làm "Hội diễn Nghệ thuật quần chúng toàn quân chủng" do Nhà Văn hoá dứng ra tổ chức. Tôi đã từng được biết các hội diễn văn nghệ quần chúng, sau mồi lần hay có tiếng xì xèo về chấm điểm tiết mục thiên vị, đáng thế này lại hóa thế kia. Thường người ta nói Ban giám khảo không vô tư, vì vậy tác dụng của Hội diễn Văn Nghệ quần chúng thành ra chưa thật đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ! Tôi suy nghĩ rồi quyết làm khác đi bằng cách đặt ra yêu cầu: Ban giám khảo phải thực hiện triệt để vô tư, không để các nhạc sĩ có bài sáng tác trong Hội diễn là thành viên Ban giám khảo. Nhưng nếu họ buộc phải có mặt làm giám khảo, thì khi chấm điểm không được tính như điểm của những người khác, điểm chấm của họ chỉ là điểm để tham khảo. Phiếu chẩm điểm là điểm trung bình của điểm các phần: nội dung tiết mục nếu là kịch, phần diễn xuất, phần nhạc, phần dàn dựng, phần trang phục, phong cách... Ngoài ra tôi còn thêm 2 phần là giữa các đoàn chấm lẫn cho nhau và phần chấm điểm của khán giả vô tư khi xem hội diễn. Tất cả các nội dung đó đều được thể hiện bằng phiếu chấm điểm phát đến từng thành viên thực hiện nhiệm vụ chẩm điểm trong Hội diễn. Chấm điểm xong, các phiếu đều được thu lại ngay sau tiết mục để cuối buổi diễn, ban giám khảo làm việc tại chỗ. Anh Lê Miên, Phó Cục trưởng Cục Chính trị rất ủng hộ với cách làm đó. Quả nhiên sau hội diễn năm ấy, tiếng xì xèo thắc mắc về phân loại A, B bớt hẳn, các đơn vị đều thỏa mãn về vị thế của mình, kể cả những trường hợp không được giải thưởng trong Hội diễn. Tôi điều hành công việc của Nhà Văn hoá một cách vô tư, không thiên vị và có chú ý cải tiến, nên dần dần cũng được tín nhiệm. Tôi nhớ một lần họp bình bầu thi đua cuối năm, chị Thu Hương không nhận thành tích để được khen thưởng. Chị nói sở dĩ luôn luôn cố gắng làm việc hết mình, chịu khó chạy tìm mua được nhiều sách hay, xây dựng được nhiều thư viện cấp dưới "cốt để thủ trưởng Cục biết được năng lực và trách nhiệm của cán bộ Nhà Văn hoá, tránh cho đồng chí Chủ nhiệm bị Cục nhắc nhở là nuông chiều anh em, lỏng lẻo trong việc quản lý cán bộ". Trách nhiệm cán bộ được nâng lên như vậy nên từ sau Hội diễn 1985, phong trào có bước phát triển, ngày càng đáp ứng được yêu cầu của bộ đội.


Các năm 1986, 1987, 1988 Nhà Văn hóa Không quân làm được nhiều việc cho đơn vị. Xưởng hoạ với năng suất khá cao, giúp cho đơn vị nào cũng vẽ được áp phích, tranh cổ động; Xưởng còn lập được một phân xưởng In lưới để làm thêm, góp vào quỹ cải thiện đời sống chung cho Cục. Phong trào Văn hoá, Văn nghệ phát triển mạnh ở đơn vị cấp sư đoàn, cấp trung đoàn. Hầu hết các đơn vị đều có phong trào múa, hát tập thể, sáng tác thơ, ca, âm nhạc... Trong điều kiện đó, chúng tôi đã từng bước xây dựng được điển hình văn hóa - văn nghệ lừ cấp đại đội, phi đội lên đến cấp sư đoàn. Các Trung đoàn thông tin 252, Trung đoàn Công binh 28, Sư đoàn 371... trở thành các đơn vị điển hình về văn hoá - văn nghệ. Công tác thư viện chưa bao giờ được mở rộng đến như vậy, đại đội nào cũng xây dựng được Phòng đọc sách Bác Hồ. Công tác phát hành phim và chiếu bóng ngoài việc liên hệ trực tiếp với Phát hành phim Trung ương và phát hành phim Quân đội, có được hầu hết các bộ phim hay và mới chiếu cho bộ đội xem, còn thường xuyên phát huy bộ đầu máy video làm cho loại hình chiếu phim rất phong phú. Trong điều kiện Nhà nước chưa có nhiều kênh ti-vi như bây giờ, đơn vị nào cũng được bảo đảm xem phim nhựa đủ, hoặc thừa tiêu chuẩn từ 1 đến 2 lần một tháng....
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #88 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2022, 07:17:57 pm »

VIẾT TỔNG KẾT CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ


Trần Dinh


Cuối năm 1984, tôi đang làm Phó Sư đoàn trưởng về Chính trị ở Sư đoàn phòng không 361, thì được điều động về Cục Chính trị làm Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng, phụ trách khối tổ chức và là bí thư Đảng uỷ Cục.


Đầu năm 1988, Ban chủ nhiệm phân công tôi phụ trách tổng kết công tác đảng, công tác chính trị trong kháng;chiến chống Mỹ của Quân chủng Phòng không - Không quân.

Thường vụ Đảng uỷ quân chúng trực tiếp lãnh đạo công tác tổng kết và phân công Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên Phó Chính uỷ kiêm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng PK-KQ phụ trách.

Tổ biên soạn gồm các đồng chí Vũ Xuân Sắc, Chu Nam, Trần Ngọc Trạc, do tôi làm chủ biên.

Chúng tôi nhận thức được đây là vấn đề rất lớn, rất phong phú và cần thiết, để lại những bài học bổ ích cho các thế hệ sau. Chúng tôi phải có sự nỗ lực vượt bậc, có quyết tâm cao và phương pháp làm việc phù hợp của cả tổ và từng người mới hoàn thành có chất lượng và đúng thời gian 2 năm.


Chúng tôi rất tin tưởng ở đồng chí Nguyễn Xuân Mậu. Đồng chí đã rất tận tình giúp dỡ, chỉ bảo chúng tôi ngay từ đầu với tình cảm cấp trên cấp dưới, với tình cảm người anh đi trước.

Đồng chí Phạm Liêm lúc này làm Chủ nhiệm Chính trị, tin tưởng và chia sẻ với chúng tôi, tạo mọi điều kiện để hoàn thành tổng kết.

Trước tiên, chúng tôi xem lại các tài liệu tổng kết mà trước đây một số đồng chí viết còn dở dang. Chúng tôi soạn lại một bản đề cương chi tiết, nêu cụ thể các vấn đề cần tổng kết, nhất là những ưu điểm, khuyết điểm và những bài học về công tác đảng - công tác chính trị qua các thời kỳ, kể cả những vấn đề cần đi sâu tìm hiểu thêm, cần xin ý kiến thường vụ, ý kiến các chính uỷ, chính trị viên. Đồng chí Mậu đã tham gia ý kiến vào bản đề cương này. Sau đó, chúng tôi phân công nhau viết từng phần, từng chuyên đề. Cả tổ phải dành nhiều thời gian đi sâu nghiên cứu lại các lời dạy của Bác Hồ đối với quân chủng, các nghị quyết, các chỉ thị của trên, nhất là của Đảng uỷ Quân sự Trung ương, của đồng chí Tổng tư lệnh, chỉ thị của Tổng Cục Chính trị, nghị quyết của Đảng uỷ quân chủng, chỉ thị kế hoạch công tác đảng, công tác chính trị của Cục Chính trị, các tài liệu tổng kết và sổ tay kinh nghiệm qua các thời kỳ...


Tổ cũng phân công nhau trực tiếp gặp một số chính uỷ, chính trị viên tìm hiểu thêm những vấn đề chưa rõ hoặc có những ý kiến khác nhau.

Tôi đã trực tiếp gặp Chính uỷ Hoàng Phương, và Chính uỷ Nguyễn Xuân Mậu, nguyên Chính uỷ Quân chủng Phòng không - Không quân, Chính uỷ Quân chủng Phòng không lúc đó về một số vấn đề như:

- Tại sao có thời kỳ đạn tên lửa bị rơi xuống đất nhiều? Do tư tưởng bộ đội bị "nhiễu" hay địch gây "nhiễu rãnh đạn" mà ta chưa biết?

- Tại sao trong chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, tên lửa của ta không bắn được quả đạn nào?...

Chúng tôi vừa nghiên cứu, tìm hiểu, vừa viết, tích cực viết đi viết lại nhiều lần và nhiều dịp trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn với nhau, bổ sung cho nhau.

Cuối cùng, Cục Chính trị tổ chức cuộc họp khá đông đủ thông qua bản tổng kết, gồm đại diện Thường vụ Đảng uỷ Quân chủng, Chính uỷ các sư đoàn, Ban chủ nhiệm qua các thời kỳ...

Chúng tôi rất phấn khởi được hội nghị cho nhiều ý kiến quý báu và thông qua. Sau khi tu sửa lại lần cuối, Cục Chính trị đã cho xuất bản năm 1992.

Nay đọc lại bản tổng kết, tôi có mấy điều tâm đắc:

Một là, bản tổng kết đã cổ gẳng nêu được những bài học chủ yếu về công tác đảng, công tác chính trị của Quân chủng Phòng không - Không quân, trong đó thành công lớn nhất và bao trùm nhất là thường xuyên giữ vững và tăng cường được sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với một quân chủng kỹ thuật, làm cho quân chủng đã trưởng thành và thắng lợi vẻ vang: Hoàn thành nhiệm vụ nòng cốt trong cuộc chiến tranh nhân dân đánh thắng 2 cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc miền Bắc xã hội chủ nghĩa, tích cực chi viện cho miền Nam, làm nhiệm vụ quốc tê, càng đánh càng mạnh, càng thắng lớn.


Đối với giai đoạn cách mạng hiện nay, sau 34 năm, tình hình trong nước và thế giới địch, ta có nhiều thay đổi. Nhưng nếu biết nghiên cứu, vận dụng và phát triển, sáng tạo, những bài học đó sẽ góp phàn nâng cao hiệu lực công tác đảng, công tác chính trị nói chung và hiệu lực Cục Chính trị nói riêng.


Hai là, Cục Chính trị quân chủng đã hoàn thành được chức năng tham mưu cho Đảng uỷ và Chính uỷ. Các mặt nghiệp vụ: Tổ chức, Tuyên huấn, Cán bộ, Kiểm tra... đều có nhiều hoạt động tốt, sâu sát đơn vị, giúp đỡ hướng dẫn đơn vị, góp phần vào thắng lợi chung của quân chủng.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1830



« Trả lời #89 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2022, 07:20:23 pm »

BẦU TRỜI - NGUỒN CẢM XÚC VÔ TẬN CỦA CÁC VĂN NGHỆ SĨ


Ngọc Khuê


Quân chủng Phòng không - Không quân với trọng trách được Đảng, quân đội và nhân dân giao cho là những người lính canh giữ bầu trời Tổ quốc. Chính vì thế, các văn nghệ sỹ - chiến sỹ xuất thân, trưởng thành hoặc công tác trong Quân chủng Phòng không - Không quân luôn luôn có tình cảm đặc biệt với bầu trời. Tình cảm đỏ được nung nấu, hun đúc và tuôn trào trên từng bản nhạc, từng bài thơ, trong từng chương trình, tiết mục biểu diễn. Trong bài viết nhỏ này, người viết chỉ xin điểm lại tác phẩm của một số nhạc sỹ đã viết về Quân chủng Phòng không - Không quân trong nhiều năm qua. Những tác phẩm ấy đã được dàn dựng thành chương trình biểu diễn cho Đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp và phong trào văn nghệ quần chúng trong quân chủng. Mọi căm xúc trong những tác phẩm ấy của họ đều được bắt đầu từ hai tiếng thân yêu: "Bầu trời!".


Với những người sáng tác ca khúc cho bộ đội, trước hết phải kể đến nhạc sỹ Hoàng Tạo (1936 - 2004). Ông là một nhạc sĩ sáng tác đầu tiên của Đoàn Văn công Phòng không - Không quân, gắn bó với bộ đội Phòng không - Không quân từ những năm đầu đánh Mỹ, đến khi nghỉ hưu. Ông đã say mê, đã yêu bầu trời xanh cao với những đám mây trắng hiền hoà biết bao khi viết những ca khúc chỉ để diễn tả tình cảm của bộ đội Phòng không - Không quân với bầu trời thân yêu của mình. Với chiến sĩ Tên lửa, ông viết:

   "Đêm nay ta về bên sông Đà, rừng phấp phới nở hoa
   Gió vẫy lá rung bánh xe xích sắt, ngỡ ai vui.
   Nơi đây ta lập chiến công đầu, người chiến sĩ Tên lửa..."


Với chiến sĩ pháo cao xạ:

   "Trời xanh thắm, pháo nhìn cầu ánh nước soi hùng vĩ
   Đỉnh núi Ngọc ta dựng lời thề: "Chưa hết giặc chưa về..."


Với chiến sĩ ra-đa, ông viết:
   "Chiến sĩ ra-đa hát lên khúc nhạc canh trời quê hương
   Tám hướng đất nước sáng trong tầm nhìn
   Cánh sóng chiến sĩ phút giây dõi theo ..."


Và với chiến sĩ không quân, ông viết trong "Vùng trời yêu thương" :
   "... Từ dạo có anh, em thêm quý bầu trời
   Thương tiếng chim trưa hè đổ lửa
   Cả những lúc mây ngang vần vũ
   Nỗi lo âu cũng thoảng ngọt ngào..."


Những tác phẩm viết về bộ đội nói chung và bộ đội Phòng không - Không quân nói riêng, đã giúp ông hình thành tên tuổi mình trong lòng người yêu nhạc. Ông đã vinh dự được nhận "Giải thưởng Nhà nước" về văn học nghệ thuật (2007) như: "Tên lửa về bên sông Đà", "Những mùa bay đôi", "Khúc ru tìm đồng đội", "Chiếc ba lô và bài ca tình nguyện",... Phần lớn cuộc đời công tác và sáng tác của ông đều viết về người chiến sỹ Phòng không - Không quân yêu quý của chúng ta.


Nhạc sỹ Lê Tịnh, nguyên là một cán bộ sáng tác âm nhạc của Đoàn Nghệ thuật Không quân. Tuy không công tác nhiều năm tại quân chủng, nhưng về sau, nhiều sáng tác của ông vẫn viết về bộ đội Phòng không - Không quân. Chắc là "duyên nợ" lắm với bầu trời nên trong một lần đi thực tế sáng tác ca khúc chuẩn bị cho kỷ niệm 30 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" năm 2002, ông đa được Lữ đoàn công binh 28 mời đi thăm chùa Trầm, nơi đặt Sở chỉ huy của quân chủng trong thời kỳ đó, và tác phẩm Acapela (Hợp xướng không nhạc đệm) "Hương trầm tháng chạp" đã ra đời từ đó. Với một hình tượng âm thanh trầm hùng, chắc khoẻ, nhưng vẫn dìu dặt và ấn tượng với tầm nhìn bầu trời cao rộng, khoáng đạt:

"... Pháo vươn nòng pháo lên cao Phòng không - Phòng không
   Vẫy tay chào vẫy tay chào lính thợ lính thợ
   Tên lửa vít đầu vít đầu Bê 52 vùi xác xuống làng hoa
   Pháo dăng khắp Hồ Tây che ấm mùa đông..."


Và một "Sê - ri" bài hát mang ấn tượng về bầu trời của ông: Nhạc kịch múa: "Đường vào vũ trụ"; kịch hát: "Bầu trời khát vọng", "Ru chiều"; "Thì thầm thì thầm"; "Hành khúc Sư đoàn 370" ...

Nhạc sỹ Trương Ngọc Ninh là người lính gắn bó với bộ đội Phòng không - Không quân từ khi ông là cán bộ sáng tác của Đoàn Nghệ thuật Phòng không. Nhiều ca khúc ông đã viết đều có nguồn cảm hứng từ bầu trời và những người lính. Bài hát "Dốc gió" với những ca từ rất lính: "Thiếu nước thiếu muối nhưng gió mây thì nhiều, lên càng cao tầm nhìn càng cao, ta tìm trong chín tầng mây có gì bằng cuộc đời người lính canh giữ trời?..." Ca khúc "Cánh bay khát vọng" thì đầy chất suy tư và khao khát được bay lên:
   "Anh sẽ bay như cảnh chim cần bầu trời,
   Anh sẽ bay như cánh buồm cần biển khơi
   Bầu trời gần nuôi những ước mơ xa,
   Bay lên như ước mơ bao đời, bay lên đôi cánh bay khát vọng!"...


Nhạc sĩ Cát Vận đã viết trong ca khúc "Bầu trời tình yêu" của mình:
   "Một bầu trời xanh, bầu trời yêu dấu
   Mang hình sông dáng núi, mang sắc biếc rừng cây
   Đã thành tình yêu của anh và của em ..."


Cùng với nguồn cảm hứng từ bầu trời thân yêu, những người sáng tác nhạc, dù là chuyên nghiệp hay không chuyên nghiệp, đều có nhiều tâm huyết với chiến sỹ giữ trời. Chính trong cuộc chiến tranh cam go và quyết liệt ấy đã nảy sinh nhiều cây bút chững chạc và sắc bén. Các nhạc sỹ: Hoàng Tạo, Thanh Phúc, Cát Vận, Nam Hà, Đàm Giai, Trọng Đạt, Lê Tịnh..., rồi sau đó là Ngọc Khuê, Vũ Việt Hùng, Võ Vang, Văn Thành, Ngọc Hoà, Trịnh Thuỷ... Các cây bút không chuyên lúc đó có Phan Như Hoàng, Thuỷ Sinh, Xuân Điềm, Trường Thịnh, Bá Môn, Ngọc Biền, Trung Tầm... và nhiều anh chị em hiện nay đang công tác tại các đơn vị trong quân chủng như Lê Phú Hoà (367), Thu Hà (Trường Trung cấp kỹ thuật Phòng không - Không quân), Nguyễn Ngọc Trung (377)... Tất cả đều hăng say, bất chấp mọi khó khăn, hy sinh gian khổ, thiếu thốn trăm bề; họ vẫn cứ sáng tác những ca khúc tâm huyết nhất của mình.


Trong lĩnh vực múa, có thể nói từ ngày đầu thành lập đến nay, các biên đạo múa đều đã sáng tác một khối lượng tiết mục đáng kể về những người chiến sĩ bảo vệ bầu trời. Có thể kể đến "Người chiến sĩ Phòng không Phan Đăng Cát" (Biên đạo Nguyễn Việt, Âm nhạc Thanh Phúc), Thơ múa "Quật ngã Thần sấm" (Biên đạo Minh Tiến, Âm nhạc Nam Hà), rồi đến "Cánh chim và Mặt trời" của cố NSND Thái Ly do NSUT - Liệt sĩ Thanh Tùng thể hiện; "Trận địa quê hương" (Biên đạo Xuân Cống, Âm nhạc Đôn Truyền). "Thời" sau có "Cánh cò quê hương" (Biên đạo Trần Đình Quỳ, Âm nhạc Hoàng Tạo), "Đường vào vũ trụ" (Biên đạo Xuân Định, Âm nhạc Lê Tịnh), "Tiếng sáo và cánh cò" (Biên đạo Ứng Duy Thịnh, Âm nhạc Hoàng Lương). Và gần đây là "Khát vọng bầu trời" (Biên đạo Ngọc Anh và Hải Yến, Âm nhạc Nguyễn Mai Kiên) là những tiết mục mà các tác giả đã dành nhiều suy nghĩ và tâm huyết để sáng tạo.


Với người viết bài này, chẳng thể nào quên được cảm xúc của mình trước bầu trời trong xanh, rộng mở ở Hàm Rồng, Thanh Hoá vào những ngày sau chiến thắng trận đầu: 3 và 4 tháng 4 năm 1965, với cây sáo trúc trong tay trên mâm pháo, viết nên ca khúc đầu tay của mình: "Tiếng hát bên dòng sông Mã" đầu năm 1966 lúc mới vừa một tuổi quân và 19 tuổi đời. Về sau, cái tuổi thanh xuân ấy đã được nhắc lại trong "Gặp gỡ đồng đội" với: "... mười tám đôi mươi trời xanh biếc trên đầu...". Chỉ có thế viết được nó khi là lính Phòng không - Không quân, vừa dũng cảm, hiên ngang, bất chấp hy sinh gian khổ, chỉ biết trên đầu mây trắng bay, không cho kẻ thù làm vẩn đục... Cảm xúc về bầu trời dẫn dắt Ngọc Khuê phổ thơ ca khúc "Thiên đường của Mẹ" của Nhà thơ Trần Đăng Khoa: "Ngày nào còn thơ bé, mẹ chỉ tay lên bầu trời xanh. Mẹ bảo đó là Thiên đường, nơi có những lâu dài nguy nga, những nàng tiên xinh đẹp dịu dàng. Hôm nay con bay trong xanh thẳm bầu trời, như hoàng tử trong câu chuyện xưa của mẹ..." Ở "Hạt nắng hạt mưa" thì: "Nỗi nhớ, nỗi nhớ nhoà tan trong hạt mưa. Nỗi nhớ nỗi nhớ khát khao trong chiều nắng. Hạt nắng hạt mưa đi qua trong tiếng em, để lại một bầu trời xanh, rất xanh". Với "Ký ức trong tôi là em" trong những tháng ngày gian nan chiến đấu xưa thì: "Em trắng trong từng giọt mắt. Em đắm say từng giọt nhìn. Thuở chúng mình yêu nhau trời có dâu xanh thế?" Hoặc ở "Khoảnh khắc mùa xuân" thì câu hát mênh mang hơn, như chào đón một mùa xuân tươi mới, bắt đầu từ một sự giao mùa: "Đàn chim giăng bay lượn ngang trời. Khoảng xa chân mây đột nhiên xanh. Một khoảnh khắc có rất nhiồu biến động. Một cành đào để tiễn một mùa đông...".


Người chiến sĩ Phòng không - Không quân hát về bầu trời, bầu trời đã bao năm ngát xanh trên những miền đất thân yêu của Tổ quốc. Từ những ngày đầu của Văn công PK-KQ, họ đã hát Tên lửa về bên sông Đà, Từ mặt đất thân yêu, Trận địa quê hương... Rồi sau đó là Bầu trời tình yêu, Bầu trời đồng đội, Bầu trời anh canh giữ, Bầu trời tình Bác hay Nơi ấy Bầu Trời của Nguyễn Cường với những ca từ chan chứa tình yêu:

        Tuổi trẻ chúng tôi gửi vào nơi ấy
   Tinh yêu chúng tôi gửi vào nơi ẩy
   Nơi thử thách tâm hồn, nơi thử thách con người
   Như tình yêu của anh xanh thẳm trùng khơi,
   Nơi ấy em ơi: Bầu trời!

Là một ca khúc nhạc nhẹ, sau cả đoạn 2 với giai điệu tiến dần lên thành cao trào, bài hát hạ xuống 2 từ kết Bầu trời thật ngọt ngào, chính tác giả đã lý giải nó như cách mà cha ông ta đã làm trong cải lương, lúc "xuống xề", khán giả chỉ có vồ tay tán thưởng!


Không chỉ đối với các chiến sĩ lái máy bay, các chiến sĩ tên lửa, ra-đa, pháo cao xạ và những người phục vụ trong các ngành nghề khác như kĩ thuật, hậu cần, công binh, thông tin... cũng đều trong những tâm trạng ấy: Hát và yêu quý bầu trời mà Tổ quốc đã giao cho chúng ta canh giữ! Đó là những người mà: Trận địa anh không xây trên cao, mà lòng anh phơi phới tự hào! (Bài ca anh nuôi - Phan Như Hoàng)...


Trong, suốt chiều dài hơn 45 năm Quân chủng Phòng không - Không quân (1963 - 2008) và 45 năm Đoàn Nghệ thuật Phòng không - Không quân (1964 - 2009), chúng ta đã viết, đã hát, đã vẽ về bầu trời, mà cũng không chỉ những nhạc sỹ, nhà thơ, mà các nhà văn, hoạ sỹ, nhà báo, nhà nhiếp ảnh, biên đạo múa... dù có công tác trong Quân chủng hay không thì tất cả đều có chung một nguồn cảm xúc vô tận, nguồn cảm xúc đó là "Bầu trời"!
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM