Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 30 Tháng Năm, 2023, 09:46:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nguồn sức mạnh và những ký ức không quên  (Đọc 1873 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1427



« Trả lời #40 vào lúc: 25 Tháng Mười, 2022, 08:21:17 pm »

Vậy là tôi đoán cho Tổng Diệm về đường gia tiên mồ mả, công danh sự nghiệp, nhân duyên, gia đình tử tức, và phần cuối cùng là phần hậu vận tôi đoán thế này:

   ... Ví dù chiếc tã đã khai
   Ắt là chủ Mỹ cũng thay chẳng từ
   Đừng hòng thu vén gia tư

Chạy ra ngoại quốc như xừ tổng Ba1 (Tổng Ba là tổng thống Ba-tis-ta bị cách mạng Cu Ba lật đổ phải bỏ chạy sang Mỹ cách đó hai năm (1959))

   Nghe xong, Diệm nổi da gà
   Thì ra bạo chúa cũng là hổ nan
   Vừa may năm mới đã sang
   Giao thừa pháo nổ râm ran khắp trời
   Tưởng là đảo chính đến nơi
   Chui xe bọc thép, Diệm lời... Gút-bai!
   Thợ Gò cũng tỉnh giấc mai
   Bước ra đường phố đón ngày đầu Xuân
   Xuân sang năm mới Nhâm Dần
   Chúc cho Mỹ ngụy chết nhăn cả lò.

Chín tháng sau, anh em Diệm - Nhu bị Mỹ và tay sai hạ thủ, cả 3 anh em Diệm, Cẩn, Nhu cùng chịu cái chết thảm khốc đúng như vậy. Sau bài báo đó tôi được các anh khen: "Cái thằng độc miệng thật!". Những bài báo ấy nay vẫn còn trong tập lưu của báo Quân đội nhân dân và Thư viện Quân đội.


Quay lại nghiệp Quét sân bay và Thông nòng. Khi về báo Phòng không - Không quân được phân công viết hai chuyên mục này, đúng sở trường nên tôi nhận ngay. Tư liệu lấy ở đâu? Hôm nào Bộ Tư lệnh Quân chủng với các cơ quan đều giao ban hằng ngày, chuyện hay chuyện dở đều biết sốt dẻo. Các phòng trong Cục Chính trị như phòng Bảo vệ, Quân pháp, Kiểm sát v.v... đều quý và gọi đến lấy tin tức. Lại còn nguồn các thông tin viên ở các đơn vị trong quân chủng gửi về nữa, hầu như số báo nào cũng có bài. Từ việc đơn vị tên lửa, buổi sáng, chiến sĩ lên kiểm tra máy ấn nhầm nút để tên lửa "cướp cò"; đơn vị pháo 37ly hành quân đêm ngoắc pháo sau xe không cẩn thận, khi đến Thanh Hoá thì dừng lại thấy mất pháo, quay lại Ninh Bình thì ra pháo bị tuột nằm ngơi dưới... ruộng; anh chiến sĩ ra-đa sáng dậy làm một mồi "Ba-zô-ca"2 (Điếu cày) say lử, đạp đổ đèn dầu, lửa bén vào vách cỏ tranh cháy nhà, thiêu cả một bộ giảm tốc quý báu của ra-đa, hai hòm dụng cụ sửa chữa, ba khẩu súng cùng một số đạn...; chuyện sân bay Gia Lâm, một chiếc máy bay IL.14 đã thả càng sắp tiếp đất thì thấy một chiếc xe cần cẩu chết máy và đàn bò của hậu cần đang lững thững trên đường băng, đành phải co càng bay thêm mấy vòng nữa, tốn kém hàng trăm lít xăng để kịp... đuổi bò! Lại chuyện một đơn vị pháo phòng không trên đường Trường Sơn, ban đêm nghe thấy tiếng lợn rừng về phá nương, vội vác tiểu liên AK làm một băng, hai con lợn chết ngay. Khi soi đèn mới ngã ngửa người ra không phải lợn rừng mà là đàn ỉn dân nuôi thả rông. Thế là hôm sau phải đi xin lỗi dân và đền tiền. Rồi lại chuyện một hạ sĩ gác kho đạn giữa rừng, thấy con gà rừng đậu trên lán đạn. Tiện súng làm một điểm xạ, mái lán cỏ gianh khô bén lửa, thiêu trọn 300 viên đạn 37 ly biến thành hàng đồng nát. Chuyện mấy chiến sĩ trẻ lần vào lán hàng, định kiếm chút chất tươi đường sữa, mì chính... Khênh ra suối cậy nắp hòm, mới té ra là hòm đạn 37 ly sáng loáng, đem về sợ lộ bèn quăng xuống suối phi tang. Chuyện cơ quan hậu cần sân bay X nuôi dăm chục con bò bị mất và chết 13 con, còn lại một số thì gày trơ xương, thế là được một bài lên báo "Bò ơi!". Chuyện còn dài, hàng trăm bài kể sao cho hết. Đã là thơ trào phúng, có giá trị phê bình đấu tranh không nhỏ, nhưng đụng chạm đến nhiều đơn vị, nhiều người, tránh sao khỏi có người tự ái phản ứng. Cũng may những năm tôi viết mục này không xảy ra việc gì đáng phàn nàn. Duy có một lần ở bài phê bình một cán bộ trung đoàn tên lửa. Đó là bài "U ơi là U!". Sau khi bài đó lên báo, vài ngày sau tôi nhận được bức thư của đồng chí Trung đoàn phó gửi về Cục chính trị, nói rằng bài báo có câu không chính xác, đồng chí ấy không nói câu Tiến lên, chông gai đạp bằng. Chỉ bảo khắc phục để tiến vào chiếm lĩnh trận địa ngay kẻo trời sắp sáng địch đến oanh tạc thì nguy! Muốn biết rõ thì xuống đơn vị tôi trình bày cho rõ! (Bức thư này tôi còn giữ làm kỷ niệm). Đầu đuôi câu chuyện thế này: Tiểu đoàn Tên lửa X vào chiếm lĩnh trận địa, đường hẹp, xe tắc rất khó nhích lên. Đồng chí trung đoàn phó đi xe con đốc chiến, đến quát ầm lên: "Xe nào vướng dẹp ngay sang bên, tiến vào chiếm lĩnh trận địa...!". Cán bộ, chiến sĩ đơn vị càng cuống, nhích thế nào chiếc xe U (xe chỉ huy) duy nhất của tiểu đoàn bị đổ và dĩ nhiên là hỏng, Tiểu đoàn Tên lửa mất sức chiến đấu! Về vụ phản ứng này, cấp trên bảo tôi: Bài phê bình là đúng, phê bình nữa đi! Ông cán bộ ấy đã làm kiểm điểm và chịu kỷ luật rồi!


Đời viết thơ trào phúng có cái hay, bởi nó cũng là một loại vũ khí sắc bén, đấu tranh phê bình thẳng thắn và hiệu nghiệm, dễ đi vào lòng người. Đơn vị hay cá nhân phạm khuyết điểm, cũng dễ tiếp thu và sửa chữa; đơn vị và người khác biết để tránh. Nhưng người viết cũng rút ra được bài học quý, không phải chỉ cần nghệ thuật cho hay, mà là lập trường quan điểm phải đúng đắn, trung thực, cách phê bình phải chân thành, thẳng thắn, có tình có lý. Bởi vì đơn vị, hay cá nhân phạm sai lầm đều là những con người dũng cảm, ra sống vào chết, hết lòng quên mình vì Tổ quốc. Một sơ xuất nào đó nhất thời phạm phải thiếu sót mà thôi. Tât nhiên không thể xuê xoa, không được bông phèng vô duyên; đáng phê bình đến mức nào thì phải phê bình nghiêm khắc đến mức đó mới có tác dụng thiêt thực.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1427



« Trả lời #41 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2022, 07:52:02 pm »

BÀI HỌC ĐẦU TIÊN KHI TÔI BƯỚC VÀO NGHỀ LÀM BÁO


Nguyễn Việt Hiển


Cuối năm 1968, tôi tốt nghiệp khoá đào tạo sĩ quan điều khiển tên lửa đạt loại xuất sắc, được phong quân hàm chuẩn uý. Tôi đinh ninh sẽ được về nhận nhiệm vụ tại một tiếu đoàn tên lửa nào đó trong quân chủng. Vì các "tân binh" cùng khoá học với tôi, đều được bổ sung về tên lửa, người vào Nghệ An, người ra Quảng Ninh. Riêng tôi vẫn cứ chờ đợi. Rồi đột nhiên tôi có quyết định "Về nhận công tác tại Cục Chính trị quân chủng!". Tôi ngớ người nghĩ có lẽ cơ quan cán bộ nhầm? Nhưng thực tế giấy trắng mực đen, quyết định ghi rõ ràng, có chữ ký của Trưởng Phòng Cán bộ, đóng dấu đỏ hẳn hoi...


Lúc này, do thất bại trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân của ta, đế quốc Mỹ buộc phải "xuống thang", ném bom hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào. Hà Nội tạm yên tĩnh. Tôi về nhà anh tôi ở khu tập thể Nam Đồng, mượn được chiếc xe cọc cạnh đạp theo đường "Tàu bay" đến cơ quan Bộ Tư lệnh Quân chủng. Đường "Tàu Bay" (nay là đường Trường Chinh) ngày ấy còn rất hoang sơ. Chỉ có một đoạn rải nhựa nhưng hẹp và bẩn, còn phần lớn đều rải đá. Hai bên đường có nhiều hố nước, mặt đường đầy những ổ gà. Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân nằm ngay hai bên đường "Tàu Bay", khoảng giữa Ngã Tư Sở với Ngã Tư Vọng. Tôi đạp xe còn cách Bộ tư lệnh quân chủng khoảng 300 mét thì gặp anh Xuân Át, phóng viên chụp ảnh của báo Phòng không - Không quân. Tôi mừng quá, vội cất tiếng gọi:

- Anh Xuân Át!

Anh Xuân Át dừng xe lại, cũng reo lên:

- A! Việt Hiển đấy à! về lúc nào thế?

Tôi vòng xe sang đường, không giấu nổi xúc động về điều thắc mắc, vội kể cho anh nghe chuyện "cơ quan cán bộ điều động nhầm!". Xuân Át chăm chú nghe, nhưng tỏ ra không ngạc nhiên. Đợi tôi "trút xong bầu tâm sự", anh mới vui vẻ bảo tôi rằng: "Họ không nhầm đâu, cứ về Cục Chính trị sẽ rõ!". Rồi anh xin phép phải đi giải quyết công việc, chiều về gặp lại.


Tôi vào Cục chính trị. Cơ quan cán bộ cử anh Trần Anh Hùng, trợ lý tiếp tôi rất thân tình, giải thích cho tôi rõ việc điều động tôi về làm báo theo yêu cầu của báo Phòng không - Không quân. Rồi anh hỏi tôi có thắc mắc hay đề nghị gì không? Tôi trả lời đúng như "bài học", rằng tôi do quân đội đào tạo thì việc sử dụng cũng do quân đội. Tôi xác định "nhiệm vụ nào cũng nhận và hoàn thành với cố gắng cao nhất!". Ngay sau đó, anh Nguyễn Xuân Mai là người đại diện báo Phòng không - Không quân dẫn tôi về Toà soạn, nằm ngay trong cơ quan Cục Chính trị. Anh Xuân Mai là người tôi quen thân vì đã nhiều lần được tiếp xúc trong các hội nghị cộng tác viên của báo Phòng không - Không quân những năm trước. Vừa đi đường, anh vừa động viên:

- Việc điều động cậu về báo là có ý kiến của anh Nguyễn Xuân Mậu đấy! Chúng tôi định làm thủ tục ngay khi cậu mới được cử đi học sĩ quan điều khiển, nhưng sau thấy cứ để cho cậu học xong hãy xin quyết định (anh Nguyễn Xuân Mậu ngày đó là Thượng tá, Phó Chính uỷ quân chủng trực tiếp phụ trách Cục Chính trị). Dừng một lát, anh Xuân Mai nói tiếp:

- Với lại, làm báo cần phải có năng khiếu một chút. Còn làm sĩ quan điều khiển, nhiều người học đều sẽ làm được. Chúng tôi muốn để cậu học thông thạo lấy một "nghề" quân sự, rồi về làm báo sẽ thuận lợi hơn ...

Tôi được bố trí ở cùng buồng với anh Sông Châu, một phóng viên cũng mới được điều về Toà soạn trước tôi mấy tháng. Nghe nói anh Sông Châu trước khi đi lính đã là Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp một xã ở huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam Ninh (bây giờ là tỉnh Hà Nam). Anh là người vui tính, nhưng cũng có phần nóng tính. Anh nói chuyện xởi lởi nhanh như bắn súng, ham say công việc, cũng ham cả kỹ thuật. Ngoài giờ làm việc, rảnh lúc nào là anh tự mày mò lắp một chiếc đài thu thanh bằng đèn bán dẫn lấy được trong máy bay Mỹ bị bắn rơi. Mỗi lần lắp xong chưa thấy "ưng", anh lại tháo ra lắp lại! Cứ như thế nhiều lần. Tôi thấy lạ, hỏi thì anh vui vẻ trả lời bằng giọng cũng rất ấn tượng: "Là người ta chơi dài mà lị!"... Hôm sau họp Toà soạn, tôi được giới thiệu như một phóng viên mới nhập môn. Hầu hết số anh em trong Toà soạn tôi đã có dịp quen biết, từ khi tôi còn là nhân viên câu lạc bộ Sư đoàn 369, làm bản tin Tên lửa nhân dân. Anh em đều chúc mừng tôi mới được thăng quân hàm từ Thượng sĩ lên Chuẩn uý "có số" và đều tỏ ý vui mừng có them một cộng sự. Đến lúc ấy, tôi mới biết rõ hơn về Toà soạn báo: Người thay mặt thủ trưởng Phòng Tuyên huấn phụ trách chung toàn khối công cụ tuyên truyền là anh Nguyễn Kim Dương - Phó Phòng. Anh Xuân Mai là Tổ trưởng tổ viết, ít nói và tình cảm hơn. Trong Tổ tin hồi đó còn có các anh Hà Bình Nhưỡng, Nguyễn Duy Khán, Đào Sơn Lâm là những phóng viên lâu năm mà báo Quân đội thường gọi vui là "cộng tác viên bấm nút". Bấm nút có nghĩa là khi nào cần, báo Quân đội chỉ cần "phôn" một cái là các anh ấy sẵn sàng có bài đáp ứng đúng theo yêu cầu. Phóng viên viết bài, ngoài các anh Xuân Mai, Bình Nhưỡng, Duy Khán, Sơn Lâm, còn có các anh: Sông Châu, Phạm Thành Thiểu, nhà thơ Duy Thảo, Phùng Đắc Tư và tôi là người về Toà soạn sau cùng. Tổ hành chính Trị sự do anh Nguyễn Đình Huấn làm tổ trưởng, gồm có các anh: Vũ Đình Long, Đỗ Hiển và chiến sĩ gái Hoàng Tuyết Hạnh. Tổ ảnh có các anh Lê Minh Huệ, Nguyễn Xuân Át; đến cuối 1969 được bổ sung thêm anh Phạm Ngõ, một "thần tượng" của tôi về kỹ thuật buồng tối. Toà soạn cũng còn có một tổ viết gương người tốt, việc tốt do anh Phạm Thành Thiểu được điều sang làm Tổ trưởng. Tổ viết gương người tốt, việc tốt trong chiến đấu chủ yếu để in thành sách, bao gồm các nhà văn Đỗ Chu, Nguyễn Trí Huân, Nguyễn Khắc Trường (tức Thao Trường) và Dương Duy Ngữ. Khi cần, còn điều động thêm các "tay viết" từ các đơn vị lên tăng cường. Nhắc lại một số nét cơ bản, để hình dung phần nào hình hài cơ quan báo Phòng không - Không quân cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 thế kỷ XX, trong thời kỳ đánh Mỹ. Tôi về Toà soạn báo lúc đó vào loại trẻ nhất, mới 24 tuổi, còn thua Tuyết Hạnh và Đỗ Hiển một tuổi. Trong số phóng viên mới về trước tôi mấy tháng, có anh Phùng Đắc Tư cũng đã có bài được đăng trên báo Quân đội; điều đó làm tôi phải suy nghĩ rất nhiều, mường tượng ra nhiều tình huống khó khăn, ly kỳ mà đoạn đường sắp tới có thể tôi sẽ gặp...


Toà soạn cho tôi được nghỉ tranh thủ mấy ngày về quê Bắc Ninh thăm bố mẹ. Trở lại Toà soạn, tôi được giao cho một đống báo cũ để đọc "tìm hiểu và làm quen". Anh Xuân Át và anh Minh Huệ thì tranh thủ hướng dẫn tôi về chụp ảnh "tân văn" để kết hợp chụp ảnh khi đi viết bài. Thỉnh thoảng, tôi cũng được theo anh Đình Huấn hoặc anh Vũ Đình Long đưa tới Nhà in báo Hà Nội Mới, nơi cũng in báo Phòng không - Không quân sơ tán tận làng Tây Tựu, huyện Từ Liêm, tập sửa bản in thử lần đầu, trước khi in chính thức để làm quen với các công việc của Toà soạn...


Hàng tháng trời, tôi chỉ được giao công việc "làm quen" như vậy. Trong lòng tôi có lúc đã thấy buồn chán, nhất là đang ở tuổi muốn được "thể hiện". Tất nhiên tôi chưa dám phát biểu, chỉ âm thầm làm theo lệnh cấp trên. Bỗng một hôm, anh Xuân Mai gọi tôi lên giao nhiệm vụ: Đi viết bài về tấm gương cô Trần Hiền Thuý, một chiến sĩ gái Đại đội chỉ huy, Trung đoàn ra-đa 291 vừa được Bác Hồ tặng huy hiệu của Người. Anh đưa cho tôi xem tờ báo Phòng không - Không quân, trên đó có nét bút đỏ khoanh vào tên Trần Hiền Thuý, bên cạnh có ghi dòng chừ "Tặng một huy hiệu". Anh Xuân Mai nói với tôi:

- Bác Hồ tuy bận trăm công ngàn việc, nhưng Người vẫn thường xuyên đọc báo của chúng ta đấy! Cậu cố gắng viết bài này, sao cho đúng tầm...

Rồi anh căn dặn tôi tỉ mỉ về cách lấy tài liệu như cần gặp những ai, gặp nhân vật thì nên hỏi những gì, không nên hỏi những gì, v.v... Anh nhắc lại cho tôi về những yếu tố cơ bán của một bài báo và những điểm khác nhau giữa bản tin và một bài viết gương người tốt, việc tốt. Anh nhắc đi nhắc lại tôi phải viết sao cho sinh động, không nên viết như một tin, kẻo bài sẽ "khô". Cuối cùng, anh lưu ý tôi hai điều:

- Có cô Khánh Ngân, chiến sĩ đại đội chỉ huy Trung đoàn 291 cũng là một cộng tác viên của báo, cần tài liệu thì cậu có thể tìm hỏi thêm cô ấy;

- Cậu còn trẻ lại "đẹp trai" nên phải rất cảnh giác, kẻo bị con gái đại đội chỉ huy "bắt nạt"! Câu cuối, là anh có ý nhắc nhở, nhưng nói bằng giọng vui vui...

Vừa hồi hộp, vừa tò mò nên sau khi xin giấy giới thiệu, tôi vội vã lên đường ngay. Đại đội chỉ huy, Trung đoàn 291 nằm trên một quả đồi thuộc thôn Trung Hoà, xã Sài Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Địa điểm không khó tìm đối với tôi, vì năm 1967, Phòng Chính trị Bộ Tư lệnh Binh chủng Tên lửa, nơi tôi làm nhân viên câu lạc bộ, đã có lần sơ tán vào khu vực chùa Trăm Gian gần đó. Đại đội trưởng Khách, Chính trị viên Tùng (Đại đội chỉ huy Trung đoàn 291) cùng tiếp tôi trong căn nhà cơ động hẹp, nhưng gọn gàng. Hai anh kể cho tôi nghe tỉ mỉ, chi tiết về những hành động tốt của cô Trần Hiền Thuý trong chiến đấu cũng như trong công tác, sinh hoạt. Đồng chí đại đội trưởng còn nhấn mạnh thêm: Trong sinh hoạt, Hiền Thuý rất quan tâm đen bạn bè, động đội, có khi giặt cả quần áo cho chị em lúc ốm đau, như trường hợp giúp cô Hoà cùng trong tiểu đội...
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1427



« Trả lời #42 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2022, 07:52:41 pm »

Tôi yêu cầu muốn được gặp trực tiếp cô Trần Hiền Thuý. Nhưng lúc ấy cả hai cô Hiền Thuý và Khánh Ngân đều đang trong giờ trực chiến. Cho đến khi đồng chí đại đội trưởng cử được người thay, Hiền Thuý mới được từ nơi trực cách đó khoảng non một ki-lô-mét trở về. Nhưng cô Khánh Ngân lại không có người thay. Lúc ấy tôi rất tiếc đã không được gặp cô Khánh Ngân, tác giả truyện ký "Đường chì đỏ" viết về các chiến sĩ gái tiêu đồ kiêm báo vụ của quân chủng, ngày ấy cũng có tiếng vang, được nhiều người khen.


Cảm giác đầu tiên đập vào mắt, tôi thấy Hiền Thuý đúng là một cô gái dịu hiền, ít nói. Cô ta luôn luôn nhìn xuống, chẳng chịu nói gì cả, ngoài nụ cười ngượng nghịu. Thời ấy bộ đội nữ khá nhiều, nhất là ở các đơn vị thông tin, hậu cần, nhiều cô cũng khá lém và xinh đẹp. Tuy nhiên, Hiền Thuý không thuộc vào dạng người đó. Trong bộ quân phục đã bạc màu, Hiền Thuý có nước da hơi xanh, vẻ mặt già dặn trước tuổi và mang nét đặc trưng của người vùng cao. Nói chung về ngoại hình, Hiền Thuý không có vẻ gì ấn tượng, duy chỉ có đôi mắt có chiều sâu nội tâm là đáng chú ý. Thế là sau hơn một giờ đồng hồ nói chuyện với "nhân vật" chính, tôi chẳng khai thác được gì hơn những điều đồng chí đại đội trưởng và chính trị viên đã cung cấp. Kể cả sau đó tôi gặp đồng chí Tuân, trung đội trưởng của đồng chí Hiền Thuý cũng vậy. Chiều hôm ấy, chia tay đại đội chỉ huy Trung đoàn 291, tôi phóng xe một mạch về Cục chính trị. Trên đường đi tôi đã phác ngay một dàn ý chi tiết cho bài viết. Đoạn trên tôi tô đậm thành tích trong chiến đấu của Trần Hiền Thuý, phần dưới nói về tinh thần rèn luyện trong sinh hoạt của một chiến sĩ gái người vùng cao. Tôi cũng không quên câu chuyện cô Hiền Thuý giúp giặt quần áo cho cô Hoà khi Hoà bị ốm ...


Bài báo được đăng theo đúng kế hoạch. Tôi tự đặt bút danh Xuân Việt ký dưới bài báo, để ghi nhớ bài báo có công lao "cố vấn" của anh Xuân Mai. Đồng thời cũng để ghi nhớ mối cảm tình thân mật của anh Xuân Mai đối với tôi từ các cuộc họp cộng tác viên những năm trước mà tôi đã được dự, do anh Xuân Mai thay mặt Toà soạn chủ trì.


Chuyện tưởng thế là xong. Tôi phấn chấn cảm thấy làm báo cũng "không đến nỗi quá khó", chủ quan cho là mình "cũng có thể dễ làm được Nhà báo". Tôi cười mình có lúc đã tự "hù doạ" quá mức!

Cho đến nửa tháng sau. Bỗng một hôm anh Xuân Mai gọi tôi vào buồng làm việc của anh, hỏi lại tôi cặn kẽ chuyến đi thực tế viết bài về cô Trần Hiền Thuý. Tôi nói lại toàn bộ đã gặp những ai, hỏi gì và được đáp ứng ra sao. Anh Xuân Mai nghe xong, mới hỏi:

Chi tiết cô Hiền Thuý giúp giặt quần áo cho cô Hòa ốm, là do cô ấy tự nói ra, hay do ai cung cấp?

Tôi giật mình, rồi thấy lo lắng thực sự khi anh Xuân Mai cho biết: Sau khi đọc bài báo, cô Hoà và cả cô Hiền Thuý đều đem tờ báo lên gặp đồng chí Phan Huyền Cơ, Chủ nhiệm Chính trị Trung đoàn. Cô Hòa khẳng định Hiền Thuý chưa bao giờ giặt quần áo cho mình. Hiền Thuý thì chỉ khóc, nói việc ấy là do "nhà báo" tự ý thêm vào! - Anh Xuân Mai bảo tôi:

- Dù sao cũng đã in ra giấy trắng mực đen rồi, không thể sửa chữa được! Khuyết điểm xét đến cùng là do Toà soạn chúng ta, chúng ta phải nhận khuyết điểm ấy với đơn vị... Anh yêu cầu tôi làm một bản kiểm điểm trước chi bộ hợp vào ngày mai, còn hình thức kỷ luật sẽ do chi bộ quyết định!


Rõ ràng đấy chỉ là một chi tiết nhỏ có tính chất phụ. Về mặt khai thác tài liệu, tôi không sai vì chi tiết ấy do chính đồng chí Khách, đại đội trưởng nói ra. Sự thực có thể cô Hiền Thuý có giúp giặt quần áo cho người khác mà không phải cô Hòa. Vì thế, về tính chân thật của bài viết, đúng là có vấn đề!


Hôm sau, trong cuộc họp chi bộ, các ý kiến phân tích khá gay gắt xoay quanh quan điểm báo chí vô sản, tính chiến đấu, tính chân thật và đạo đức nghề nghiệp của phóng viên, uy tín của tờ báo. Nhiều ý kiến, trong đó ý kiến của anh Sông Châu rất căng: "Nếu bài báo nào cũng viết sai để quần chúng phản ứng như bài của đồng chí Xuân Việt, thì thử hỏi còn ai tin vào tờ báo của chúng ta? Chúng ta có làm tròn chức năng "người tập hợp quần chúng" nữa hay không?


Lúc ấy tôi như người ngậm phải cục đắng trong cổ, không thể phân trần được lời nào! Chỉ còn biết tự nguyền rủa: Xuân Việt ơi là Xuân Việt! Sao không hỏi lại người ta một tiếng, có phải bây giờ đỡ phiền phức không? Nhiều ý kiến cũng tỏ ra thông cảm với tôi là phóng viên mới, đi khai thác tài liệu lần đầu, chưa đủ kinh nghiệm, chưa đủ thận trọng.


Chi bộ tuy giơ gậy rất cao, nhưng cuối cùng "hạ đòn" lại không nặng: Không kỷ luật "treo bút" tôi như khung hình phạt, chỉ quyết nghị không công nhận "đảng viên bốn tốt" của tôi trong một quý.

Thế là tôi đang từ trạng thái phơi phới thoả mãn, chủ quan, bỗng như tụt hẫng xuống hố sâu! Đó là bài học đầu tiên khi tôi bước chân vào "làng báo". Từ đó hễ nghe được điều gì, tôi đều bỏ công sức điều tra cẩn thận, rồi mới nói hoặc viết.


Bài học đầu tiên ấy tôi được nhận từ ngành Tuyên huấn quân chủng, đã theo tôi trong suốt quãng đời công tác, kể cả khi còn trong quân đội, đến sau này được chuyển ra cơ quan bên ngoài. Cũng chính nhờ bài học ấy đã rèn cho tôi tính thận trọng, tỉ mỉ, cụ thể trong mọi việc, tạo cho tôi tín nhiệm trong mọi cương vị được giao và cả trong các quan hệ ứng xử sau này.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1427



« Trả lời #43 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2022, 07:53:35 pm »

NHỮNG KỶ NIỆM SÂU SẮC TRONG THỜI GIAN LÀM
TRỢ LÝ CÁN BỘ QUÂN CHỦNG PK-KQ


Trịnh Trung Xô


Bị thất bại nặng trên cả hai miền Nam, Bắc nước ta, ngày 1 tháng 11 năm 1968, Tổng thống Mỹ Giôn-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom không điều kiện trên miền Bắc. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân Mỹ kết thúc.


Ai là cán bộ Cục chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân những năm ấy đều in sâu vào tâm trí mình: Sáng mồng 1 Tết Kỷ Dậu (ngày 16 tháng 2 năm 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm và chúc Tết tại Hội trường quân chủng.


Sau khi ân cần thăm hỏi, chúc Tết bộ đội, Bác dặn: "Không tin được Mỹ đâu, chúng nó xảo quyệt lắm. Chúng là bọn đế quốc xâm lược, phải luôn sẵn sàng chiến đấu để khi nó giở quẻ là mình đập lại được ngay...".

Quán triệt lời dạy của Bác Hồ, dưới sự lãnh đạo, chi đạo của Quân uỷ Trung ương và Bộ Quốc phòng, Thường vụ Đảng uỷ và Bộ Tư lệnh Quân chủng đề ra nhiệm vụ chung của quân chủng trong năm 1969 là:

"Vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu cao, vừa tranh thủ thời gian dốc sức xây dựng về chính trị tư tưởng, làm tốt việc kiện toàn tổ chức, biên chế, huấn luyện quân sự, bảo đảm cơ sở vật chất, kỹ thuật thực hiện ít mà giỏi".

Trung tuần tháng 4 năm 1969, Cục chính trị tổ chức hội nghị kiểm điểm về tình hình công tác chính trị - tư tưởng năm 1968 và quán triệt phương hướng, nhiệm vụ công tác chính trị - tư tưởng năm 1969. Đặc biệt quán triệt sâu sắc 3 công tác lớn về tư tưởng, tổ chức và cán bộ.


Sau hội nghị này, thủ trưởng Cục chính trị chỉ đạo trường Phòng Cán bộ Cao Xuân Việt tổ chức hội nghị sơ kết cuộc vận động "Rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ 4 tốt" của Quân chủng Phòng không - Không quân. Cả Phòng Cán bộ, từ bộ phận kế hoạch, nhân sự, đến hộ phận chuyên môn-kỳ thuật, đào tạo, bồi dưỡng, sôi nổi chuẩn bị ngày đêm các báo cáo điển hình và chọn cán bộ điển hình để báo cáo tại hội nghị. Đầu tháng 5, theo chỉ đạo của Phó Chính uỷ Nguyễn Xuân Mậu, bộ phận chuyên môn - kỹ thuật do tôi phụ trách được tạm điều các kỹ sư đầu ngành như: đại uý Nguyễn Xuân Thiều, kỹ sư tên lửa; đại uý Hồ Thanh Minh, kỹ sư máy bay; Đại uý Hoàng Thế Kỳ, kỹ sư pháo cao xạ; đại uý Phan Thu kỹ sư rađa do tôi làm trưởng đoàn, lần lượt đến các sư đoàn, trung đoàn, nhà trường để khảo sát đội ngũ cán bộ chuyên môn kỹ thuật, nắm số lượng, chất lượng hiện có và xây dựng kế hoạch hoàn thiện về đội ngũ cán bộ chuyên môn - kỹ thuật Quân chủng. Đồng thời điều chỉnh cán bộ chuyên môn - kỹ thuật đã bố trí sai ngành nghề được đào tạo. Chúng tôi gặp gỡ từng người để nắm tình hình cụ thể nên đã đánh giá đúng được năng lực mọi mặt của đội ngũ cán bộ chuyên môn - kỹ thuật của Quân chủng sau 4 năm chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ở miền Bắc.


Vì vậy trong cuộc vận động "Rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ 4 tốt" đã đề ra mục tiêu phấn đấu để xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên - môn kỹ thuật là phải "vững về chính trị, giỏi về kỹ thuật, thạo về chuyên môn" mà trước kia thường nói là "vừa hồng vừa chuyên".


Đầu tháng 6 năm 1969, Hội nghị chuyên đề xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn - kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân được Cục Cán bộ nhiệt tình ủng hộ và tổ chức với hơn 100 đại biểu, gồm các Chủ nhiệm kỹ thuật các trung đoàn, sư đoàn, cán bộ đầu ngành của Cục Kỹ thuật và Nhà trường, có đại biểu Cục Cán bộ tham dự.


Báo cáo tình hình và nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên môn - kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân của Cục Chính trị do tôi chấp bút, được Thường vụ Đảng uỷ Quân chủng phê chuẩn, được hội nghị thảo luận sôi nổi và quán triệt.


Đó là niềm tự hào lớn nhất trong 7 năm làm công tác cán bộ ở Phòng Cán bộ Quân chủng PK-KQ của tôi từ 1967- 1974.

Từ dạo ấy tôi được tín nhiệm với Phó Chính uỷ Nguyễn Xuân Mậu. Mỗi lần thủ trưởng Mậu đi kiểm tra đơn vị thường gọi tôi Iheo. Tôi được anh Cao Xuân Việt, anh Phạm Liêm, trưởng, phó phòng cán bộ thường xuyên cử đi xin chữ ký thủ trưởng Mậu.


Anh Phạm Liêm thường nói: "Giao cho đồng chí Xô xin chữ ký anh Mậu là nhanh nhất, không phải thập thò chờ đợi lâu".

Thật vậy, mọi việc từ nhận xét đánh giá cán bộ, điều động bổ nhiệm, đề bạt, cử đi nghiên cứu sinh, chuyên tu, thực tập sinh ở nước ngoài, đến phát hiện cán bộ điển hình, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong đội ngũ cán bộ chuyên môn - kỹ thuật cao cấp của quân chủng, tôi đều chuẩn bị kỹ để báo cáo cấp trên. Hầu hết các báo cáo đều được nhất trí thông qua. Có thể nói, tôi chưa để xảy ra trường hợp nào sai sót đáng kể đối với đội ngũ kỹ sư, bác sĩ và cán bộ chuyên môn bậc đại học trong quân chủng.


Chính vì vậy, tôi thật sự tự hào trong thời gian làm trợ lý cán bộ ở Quân chủng Phòng không - Không quân. Tôi đã hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt đẹp. Không gì vui sướng hơn là tuy đã nghỉ hưu, nhưng gặp lại anh em cán bộ chuyên môn - kỹ thuật Phòng không - Không quân cũ, đều tay bắt mặt mừng, thân tình thăm hỏi.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1427



« Trả lời #44 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2022, 07:56:50 pm »

PHÁI VIÊN... "BAY"


Trần Quốc Hanh


Trong kháng chiến chống Mỹ, việc cử phái viên xuống các đơn vị để trực tiếp nắm, theo dõi, kiểm tra, nghiên cứu tình hình thực tể, phát hiện vấn đề lãnh đạo, chi đạo công tác đảng, công tác chính trị cho quân chủng và hỗ trợ đơn vị thực hiện nhiệm vụ trong mọi tình huống, luôn luôn là việc thường xuyên, liên tục và đã trở thành tác phong, phương pháp công tác truyền thống, có hiệu quả của Cục Chính trị quân chủng. Phần lớn cán bộ, trợ lý các phòng chức năng đều được Cục nhiều lần phái đi làm nhiệm vụ này. Những chuyển đi làm phái viên chính trị đến các đơn vị, các địa phương có hoạt động chiến đấu của bộ đội PK-KQ, trực tiếp được tham dự không ít các trận đánh, các cuộc hành quân cơ động chiến đấu, các đợt hoạt động tác chiến liên tục của gần như đủ hết các loại binh chủng trong quân chủng trên các chiến trường miền Bắc, miền Trung, và sau là ở cả miền Nam, đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc và kỷ niệm sâu sắc. Nhưng quan trọng hơn đã giúp tôi học được rất nhiều, trưởng thành lên rất nhiều trong thời kỳ đó.


Không thể kể hết được những chuyến đi đầy cảm xúc và kỷ niệm ấy. Chỉ xin ghi lại một chuyến đi thú vị, "hơi đặc biệt" đối với tôi để góp chút "nhớ lại và suy nghĩ" về Cục Chính trị PK-KQ thân yêu của chúng ta trong kháng chiến chống Mỹ.


Ngày 25 tháng 12 năm 1965, chỉ còn 25 ngày nữa là Tết Nguyên đán Bính Ngọ, tôi từ Ban chính trị Trung đoàn không quân tiêm kích 921, được điều về làm trợ lý giáo dục quân chủng. Là "lính mới" từ đơn vị chiến đấu lên, nên tôi được ưu tiên trực chiến ở Phòng Tuyên huấn đến hết ngày Ba mươi. Từ tối Ba mươi Tết là tôi được nghỉ về cùng gia đình ăn Tết. 18 giờ chiều 30 Tết, tôi bàn giao nhiệm vụ cho kíp trực thay thế xong, đang mang xe đạp ra để về cho kịp đón giao thừa với gia đình, nơi vợ tôi dạy học cách Hà Nội hơn 10 cây sổ, thì được lệnh lên gặp ngay Phó Chủ nhiệm Chính trị Phan Khắc Hy. Cùng lên gặp "cụ" Hy với tôi còn có anh Nhuận, trợ lý Phòng Tổ chức. Cục phó Hy nói ngắn gọn: "9193 (Trung đoàn Không quân vận tài cùa Quân chủng PK-KQ) có nhiệm vụ quan trọng đột xuất: Tranh thủ thời gian ngừng bắn4 (Cuộc ngừng bắn tạm thời trên tất cả các chiến trường từ chiều 30 đến hết ngày mồng 2 Tết "để quân đội hai bên và nhân dân được ăn Tết trong yên bình" do Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam đề xuất và Mỹ - nguỵ cũng buộc phải ra tuyên bố tương tự mà thực hiện), bí mật thả hàng tiếp tế cho các đơn vị ở mặt trận phía Tây5 (Chiến trường C) trong hai đêm Ba mươi và Mồng một Tết. Hai đồng chí xuống đó theo dõi xem đơn vị thực hiện nhiệm vụ như thế nào. Chú ý các vấn đề công tác Đảng, công tác chính trị, nhất là công tác tư tưởng và hoạt động của các tổ chức Đảng. Sẽ còn nhiều lần 919 phải làm nhiệm vụ tương tự, cần rút được kinh nghiệm thực tế cho những lần sau. Có gì kịp thời báo cáo về Cục".


Thoáng trong tiếc nuối: "*Thôi rồi, Lượm ơi!...*6 (*...* nhại thơ Tố Hữu) thế là hết Tết". Nhưng lập tức tôi nghĩ lại: "919 đang ra tiền tuyến! Ra tiền tuyến làm nhiệm vụ ngày Tết mới đúng là lính chiến. Đi thôi!"

Với tâm tư như vậy, tôi và anh Nhuận khẩn trương lên đường. Chúng tôi đạp xe lướt qua phố phường Hà Nội. Tuy vắng vẻ vì nhân dân đã đi sơ tán nhiều, nhưng không khí Tết vẫn tưng bừng với hoa đào, câu đối, tranh Tết... Đâu đó vẫn quyện mùi hương trầm, bánh chưng thơm nức lan toả.


Đến 919, trời đã tối mịt. Sân bay mênh mông trong đêm như rung chuyển bởi tiếng máy nổ ồn ã của các loại ô tô, xe máy kỹ thuật, hậu cần đang chạy rầm rập xen lẫn tiếng gầm rít ào ào của động cơ máy bay. Đèn gầm của ô tô, đèn công tác của máy bay, máy kỹ thuật và đèn chiếu sáng có chụp phòng không, tạo thành những quầng sáng khắp khu vực đỗ máy bay rộng lớn. Mỗi quầng sáng là một điểm chuẩn bị cuối cùng và là nơi tập kết, xếp hàng tiếp tế lên một máy bay. Quanh chiếc IL-14 to kềnh, người, xe, máy, phương tiện kỹ thuật, hàng hoá... nhộn nhịp di động, đan xen, chen chúc trong một không gian chật hẹp. Tuy ánh sáng hạn chế, song công việc vẫn được tiến hành hối hả, khẩn trương, cẩn trọng, trật tự. Quang cảnh và không khí làm việc đó đã lôi cuốn chúng tôi ngay khi vừa đặt chân đen những quầng sáng ấy. Tôi vội vã tìm gặp Chính uỷ Hồ Luật và Chủ nhiệm chính trị trung đoàn Hoàng Bái để báo cáo nhiệm vụ của mình và được các đồng chí đó cho biết sơ bộ tình hình đơn vị. Sau đó hai chúng tôi chia nhau cùng cán bộ cơ quan chính trị trung đoàn hoà ngay vào guồng máy công tác đang vận hành khẩn trương, sôi nổi để trực tiếp quan sát, tìm hiểu tình hình cụ thể.


20 giờ, chiếc IL-14 đầu tiên bắt dầu cất cánh. Sân bay bỗng bừng sáng bởi hộ thống đèn dạ hàng trên đường băng được bật lên. Máy bay dời khỏi đường băng, sân bay lại chìm vào trong bóng tối. Cứ cách 15, 20 phút, sân bay lại sáng lên một lúc như vậy. Khi chiếc IL-14 thực hiện chuyến thả hàng thứ nhất trong đêm cất cánh hết, đã 21 giờ. Tiếng ầm ào của động cơ máy bay lặng tắt. Sân bay bỗng trở nên yên tĩnh lạ thường. Tiếng người, tiếng ô tô, xe máy di động điều chỉnh đội hình để đón máy bay trở về và chuẩn bị cho chuyến bay thứ hai của đêm ấy như nhỏ hẳn đi. Máy bay địch cũng im ắng, không thấy hoạt động. Bầu trời đêm thăm thẳm như cao hơn, trong hơn. Tiếng nhạc truyền thanh và tiếng pháo rải rác lúc to, lúc nhỏ từ thành phố bên kia sông vọng đến như nhắc chúng tôi mùa Xuân đang tới. Theo tính toán phải ba, bốn tiếng đồng hồ nữa các đội bay mới hoàn thành nhiệm vụ, về đến căn cứ. Hai chúng tôi tiếp tục cùng cán bộ của trung đoàn đi nắm tình hình, động viên và chúc Tết các bộ phận công tác mặt đất trong thời gian chờ đợi. Ngồi cùng anh em tranh thủ uống chén nước chè, ăn miếng bánh chưng, mứt Tết các loại do hậu cần mang ra để mừng Xuân mới mà trong lòng chúng tôi vẫn thắc thỏm, ngóng chờ tin tức của các đội bay đang lặng lẽ xuyên màn đêm trong không trung trên bạt ngàn núi rừng trùng điệp ở miền Tây xa xôi.


Riêng tôi, lòng càng không yên khi tự thấy việc nắm tình hình như vậy còn sơ sài và hời hợt quá. Phần vì, đây là lần đầu tiên tôi mới được tiếp xúc với Không quân vận tải, chưa có hiểu biết gì về tổ chức, con người, trang bị vũ khí kỹ thuật và hoạt động của binh chủng này nên việc nhận biết về nhân vật, sự việc, hiện tượng... đã khó, việc nắm bắt thực chất nội dung, chất lượng hoại động của các nhân vật, sự việc, hiện tượng ấy trong guồng máy đang vận hành khẩn trương lại càng khó hơn. Phần vì, khâu chủ yếu, khó khăn, phức tạp, nguy hiểm nhất, trực tiếp quyết định thắng lợi cũng là khâu kiểm nghiệm quan trọng nhất kết quả, chất lượng, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ và CTĐ, CTCT của đơn vị là khâu thực hành bay, thì phái viên chính trị như mình lại phải ngồi "tít" ở căn cứ mặt đất mà "nắm bắt tình hình" (!). Thà như ở Trung đoàn 921 (đơn vị tôi đã công tác ở đó 4,5 năm), mỗi máy bay chỉ có một chỗ ngồi cho phi công, thời gian bay làm nhiệm vụ trên không chỉ tính bằng phút thì cán bộ chính trị đành chịu, không thể cùng bay để theo dõi, khảo sát thực tế. Đằng này, máy bay vận tải chứa được nhiều người và hàng hoá, mà mình lại ở dưới mặt đất mà "theo dõi" các đội bay, (mỗi đội là một tổ chức, một tập thể hàng chục người) hoạt động chiến đấu ở trên không ban đêm trên những vùng trời xa xôi hàng 3,4 tiếng đồng hồ và hơn nữa? Thời gian chờ đợi anh em về càng lâu, tình hình bay của anh em lại không được biết vì không có liên lạc vô tuyến điện khiến tôi cảm thấy bức xúc. Sự đồng tình của anh Nhuận với suy nghĩ đó lại càng làm cho tôi thấy bức xúc hơn.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1427



« Trả lời #45 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2022, 07:57:46 pm »

23 giờ, chiếc máy bay cất cánh đầu tiên quay về đến sân bay. Đường băng lại lần lượt sáng bừng lên từng lúc cho các máy bay hạ cánh. Chuyến đi thả hàng thứ nhất trong đêm của các đội bay đã hoàn thành tốt đẹp, an toàn, không gặp bất trắc gì về cả kỹ thuật, thời tiết và tình hình dịch. Chiếc máy bay cuối cùng về đến bãi đồ vừa đúng giao thừa. Cả sân bay đều dừng mọi hoạt động, thành kính và xúc động lắng nghe tiếng nói ấm áp của Bác Hồ chúc Tết từ những chiếc máy thu thanh, máy thông tin vô tuyến được bật lên ở mọi điểm công tác trên sân bay. Lời Bác như tiếp thêm sức mạnh cho đơn vị tiếp tục lao vào chuẩn bị và tiến hành chuyến bay thứ hai, đồng thời cũng thôi thúc tôi phải tìm cách gì đó để giải toả nỗi bức xúc của mình.


Tôi và anh Nhuận tìm gặp Chính uỷ Hồ Luật đề nghị cho chúng tôi được bay cùng anh em trong chuyến bay thứ hai. Anh Luật nói: "Các anh là phái viên của Cục Chính trị, việc để các anh lên máy bay đi làm nhiệm vụ chiến đấu phải được sự đồng ý của Cục mới được!" Thế là đêm đó, chúng tôi lại tiếp tục "theo dõi" ở dưới mặt đất. Rất mừng là chuyến thả hàng thứ hai của 919 cũng hoàn thành trọn vẹn, an toàn tuyệt đối. Dù sao chúng tôi cũng có không ít niềm vui và tin tức tốt lành đem về báo cáo với Cục.


Gần 5 giờ sáng mồng Một Tết, hai chúng tôi mới về đến cơ quan. Đến 6 giờ, cả hai cùng lên báo cáo với thủ trưởng Cục. Báo cáo xong, chúng tôi nói luôn những suy nghĩ về sự hạn chế trong nắm bắt, phát hiện tình hình của mình và đề nghị cho chúng tôi được trực tiếp theo sát anh em trong giai đoạn thực hành bay trên không. Phó Chủ nhiệm Phan Khắc Hy cười vui vẻ: "Làm được thế thì chỉ có tốt thôi. Để mình ghi rõ vào giấy giới thiệu, đồng thời gọi điện thoại trực tiếp nói với anh Luật tạo điều kiện thuận lợi cho các cậu. Nhưng... đi là phải về an toàn đấy nhá!" Phấn khởi, yên tâm, chúng tôi thanh thản về phòng, ngủ bù thẳng một giấc đến quá trưa mới dậy ăn xuất cơm Tết của cơ quan để phần đã nguội.


18 giờ tối mồng Một, chúng tôi lại có mặt ở 919.

Gần 20 giờ, sau khi thống nhất với chúng tôi về yêu cầu, nội dung chuyến "Phái viên bay", Chính uỷ Hồ Luật và Chủ nhiệm Chính trị Hoàng Bái dẫn mỗi người chúng tôi đến một chiếc IL-14. Anh Luật tế nhị nói: "Mỗi anh đi với một chiếc cho máy bay đỡ nặng. Có gì, dễ xoay sở". Chúng tôi cười, hiểu rõ những ẩn ý đằng sau câu nói đa nghĩa đó. Dẫn tôi đến gặp đồng chí Bang, Đại đội phó Đại đội IL-14 và là lái chính, cơ trưởng chiếc máy bay tôi sẽ đi cùng, anh Luật giới thiệu: "Đồng chí Hanh, phái viên Cục Chính trị quân chủng sẽ đi cùng các đồng chí chuyến bay này để khảo sát thực tế. Cố gắng tạo thuận lợi và bảo đảm an toàn nhé!". Anh Bang yên lặng nhìn tôi một lát rồi mới bắt tay, nói nhanh: "Các thủ trưởng yên tâm, mấy khi có phái viên chính trị bay cùng anh em, xin mời..." rồi vội xin phép tiếp tục đi kiểm tra chuẩn bị bay. Tôi thấy hơi băn khoăn, không biết đồng chí ấy "vui vẻ" hay "miền cưỡng" khi phải tiếp nhận một anh chàng phái viên lạ hoắc như mình đi cùng cho thêm rối bận và phiền phức(?). Ngay sau đó, một phi công, theo lệnh của cơ trưởng, mang đến một chiếc dù và huấn luyện cấp tốc cho tôi biết cách khoác dù và chốt khoá trong đêm sao cho nhanh, chuẩn xác (cả dù chính và dù phụ) cùng những thao tác cơ bản khi nhẩy dù. Tập đi tập lại đến khi tôi đã tạm gọi là đạt yêu cầu, đồng chí đó mới đưa tôi, với chiếc dù đeo chắc chắn trên người, lên máy bay và xếp chỗ cho tôi ngồi ở chiếc ghế gấp bên phải khoang máy bay, sát buồng lái. Đồng chí hướng dẫn tôi nơi và cách móc dây mở dù tự động, cách thoát ra khỏi máy bay bằng cửa thoát hiểm. Tôi tiếp thu sự hướng dẫn đó với tâm trạng vừa háo hức vừa "rờn rợn". (Đâu phải chuyện đùa. Ai dám chắc là sẽ không có lúc phải dùng đến?) Đồng chí đó còn dặn tôi:


"Ngoài lúc máy bay cất cánh và hạ cánh, khi cần thiết anh có thể đi lại đôi chút trong máy bay, nhưng nhớ là không được dời xa chiếc dù. Khi có chuyện gì xảy ra, cứ theo hướng dẫn của chúng tôi!" Thật là chu đáo. Khi biết tôi lần đầu tiên tiếp xúc với Không quân vận tải, và cũng là lần đầu tiên được "bay", đồng chí đó còn nhiệt tình chỉ dẫn cụ thể vị trí, nhiệm vụ của các thành viên trong tổ bay, đội thả dù, các thiết bị trong buồng lái và khoang vận tải, hệ thống tín hiệu bên trong máy bay, những đặc điểm, trạng thái và hành động cần chú ý khi bay, khi thả dù... cho tôi nhận biết để dễ theo dõi, nắm tình hình, chủ động ứng xử trong các tình huống xảy ra. Sự nhiệt tình, chu đáo và những nội dung thiết thực đồng chí đó hướng dẫn làm cho tôi không còn ngại anh em tổ bay không "hoan nghênh" mình nữa. Đồng thời cũng đỡ bỡ ngỡ, lo lắng về triển vọng hoàn thành nhiệm vụ của mình. Có nghĩa là với chính tôi, ngay bước đầu lên máy bay đã được anh em làm công tác chính trị với mình rất tốt rồi. Thế đấy!


20 giờ 30 phút máy bay cất cánh. Thời tiết đêm nay không tốt bằng đêm qua. Trời đầy mây. Dời khỏi đường băng, máy bay nghiêng cánh chào từ biệt thành phố và dòng sông Hồng đang lấp lánh phía dưới. Dán mắt vào cửa sổ máy bay, cố nén cảm giác bồng bềnh, nôn nao, tôi giơ bàn tay áp vào cửa sổ mà vẫy nhẹ, miệng thì thầm "Chào Hà Nội, chào Tết, chào mọi người và gia đình thân yêu, tôi bay đây". Trong lòng tôi chợt thoáng nghĩ:"Biết đâu có thể đây lại là lời chào cuối cùng!" Nhìn quanh, tổ lái đang tập trung cao độ vào công việc, không thể biết các anh đang nghĩ gì trong đầu. Còn anh em đội dù thì phần lớn cũng như tôi, đang dán mắt vào cửa sổ máy bay nhìn xuống mặt đất, không biết anh em có suy nghĩ giống tôi không?


Một tiếng chuông nhỏ vang lên. Máy bay bắt đầu vào hành trình ổn định. Lập tức, tất cả đèn trong và ngoài máy bay (đèn dạ hàng) đều phụt tắt. Liên lạc vô tuyến điện với mặt đất cũng ngắt luôn. Trong máy bay yên lặng, tối đen, chỉ có buồng lái có chút ánh dạ quang xanh lét trên mặt mấy chục chiếc đồng hồ bay và hàng trăm nút công tắc hắt sáng lên những nét mặt kiên nghị đang tập trung cao độ vào công việc của các phi công. Tôi đứng dậy đến sát cửa buồng lái, nhìn vào xem tổ lái hoạt động ra sao. Đồng chí dẫn đường ngồi gần đó quay lại nhìn tôi, nói nhỏ: "Bắt đầu phải bay bí mật anh ạ!" Tôi hỏi: "Độ cao bay lúc này là bao nhiêu?". "300 !". Ra vậy, bí mật bay đêm là bay thấp, tắt đèn, tắt liên lạc vô tuyến, như thế đấy!


Máy bay bay khá ổn định. Nhờ ánh sáng mờ từ ngoài trời lọt qua cửa sổ vào trong khoang, tôi men theo các kiện hàng để đến với bộ phận thả dù, tranh thủ tìm hiểu tình hình. Gần như cả sáu đồng chí của đội dù đều đã ngồi mà ngủ khá say sưa trên ghế của mình dọc hai bên khoang máy bay, không cần biết xung quanh đang xảy ra chuyện gì. Tôi không ngạc nhiên chút nào. Đêm qua anh em đã thức trắng thả hàng, ngày hôm nay lại quần quật nhận hàng, đóng kiện, ghép dù, bã cả người ra, giờ không dễ dàng ngủ lịm ở bất cứ đâu, bất cứ tư thế nào, thì mới lạ. Sợ làm mất giấc ngủ quý báu của anh em, tôi ngồi im trên ghế nhìn ra ngoài trời, đợi. Một lát sau, có người chợt tỉnh giấc ngơ ngác nhìn quanh, tôi mới tìm đến hỏi chuyện. Rất may người đó lại là tổ trưởng tổ thả hàng. Qua trao đổi và được đồng chí ấy cho biết khá cụ thể về từng người trong tổ, cách đóng gói, sắp xếp và thả những kiện hàng. Tôi thấy yên tâm về tình hình tư tưởng, quyết tâm và trách nhiệm đối với nhiệm vụ của anh em cũng như chất lượng công việc anh em đã làm. Nhưng đồng thời tôi cũng chớm nhận thấy những biểu hiện hình như anh em chưa được chuẩn bị đầy đủ về tư tưởng, tinh thần, kỹ năng và phương tiện bảo đảm cần thiết cho hành động trong các tình huống, nhất là tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Đặc biệt khi phải bay trên vùng rừng núi, biên giới, vùng kiểm soát... song chưa dám khẳng định.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1427



« Trả lời #46 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2022, 07:58:24 pm »

Càng bay về hướng tây, thời tiết càng xấu. Mây dầy đặc, trần mây hạ thấp xuống dưới những sườn núi đen xẫm. Máy bay phải nâng độ cao xuyên lên trên mây mà đi, vượt qua những luồng khí lưu khá mạnh, khiến máy bay cứ tụt xuống, trồi lên liên tục. Người tôi thấy hẫng hụt, nôn nao cứ như sắp bị sổ cả gan ruột ra ngoài. Tôi cố gắng tập trung nghĩ về công việc, lần về cạnh buồng lái theo dõi, quan sát để cố át đi cảm giác nôn nao, hẫng hụt ấy. Cũng may mọi thứ đều qua đi. Lên trên mây, máy bay đỡ xóc hơn. Bầu trời đầy sao làm sáng cả tầng mây phía dưới với những ngọn núi cao xẫm mầu nhô lên từng mảng lớn. Tôi ngồi quan sát cửa buồng lái, lặng lẽ lắng nghe và xem anh em tổ bay làm việc. Qua quan sát trực tiếp, tôi có thế thấy khá rõ sự vững vàng về tinh thần cũng như về kỹ thuật, hiệp đồng điều khiển máy bay của anh em.


Đang bay, bỗng có ai đó nói to: "Hướng 10 giờ có máy bay địch!" Trong khoang máy bay có chút xao động. Lập tức tiếng cơ trưởng Bang vang lên rõ ràng, mạch lạc qua loa tăng âm nội bộ: "Tất cả bình tĩnh, tăng cường quan sát, sẵn sàng hành động theo lệnh của cơ trưởng !" Mọi người đều yên lặng, chăm chú quan sát vùng trời bên ngoài. Không thấy gì ngoài mấy ngôi sao rất sáng phía trên những ngọn núi xa tít tắp. Ánh sao bị không khí khúc xạ nhấp nháy lúc xanh lúc đỏ, lúc sáng lúc tối, như đang dịch chuyển theo máy bay. Gần mười giây trôi qua, mọi người gần như đông thời thở phào: "Báo động nhầm!" Máy bay lại bình thản tiến về phía trước. Không biết, nếu thật có máy bay địch tiếp cận tiến công thì chiếc IL-14 cũ kỹ, chậm chạp, không có vũ khí tự vệ đang bay lặng lẽ một mình trong đêm này sẽ chống đỡ, thoát ra như thế nào đây? Tôi chưa biết được phương án đối phó của tổ bay, tuy không nói ra nhưng lòng tôi như thắt lại khi nghĩ đến anh em trong tình huống "cuối cùng" đó!


22 giờ 00, một tiếng chuông nhỏ vang lên. Một bóng đèn xanh nhỏ bật sáng, báo hiệu máy bay bắt đầu đi vào không phận bãi thả hàng. Đồng chí cơ giới trên không đi về phía sau, chuẩn bị mở cửa máy bay. Anh em đội dù cũng bật dậy, tấp nập mở khoá, tháo dây chằng, dỡ hàng rồi chuyển dần ra sát cửa, xếp thành từng chồng trên giá thả hàng, cao bằng chiều cao khung cửa, móc dây khoá mở dù tự động của các kiện hàng vào thanh kim loại gắn trên cửa máy bay, để sẵn sàng đẩy hàng xuống khi cửa máy bay mở. Trong lúc đó ở buồng lái, anh em tổ bay cũng đang căng mắt ra quan sát mặt đất bên dưới. Chỉ thấy rất nhiều đám mây bồng bềnh trôi, che lấp cả núi non, thung lũng, không thấy mục tiêu và những tín hiệu quy định đâu cả (!). Kiểm tra đường bay. Không có sai lệch. Cơ trưởng ra lệnh: "Vòng lại, tất cả quan sát rộng ra!" Máy bay vừa bắt đầu nghiêng cánh lượn vòng thì đồng chí dẫn đường reo lên: "Kia! Nó kia kìa!". Hơi chếch về phía trái máy bay, qua một khoảng trống giữa những đám mây rải rác, nhiều người cùng một lúc nhìn thấy dưới mặt đất ba đống lửa lớn xếp thành một tam giác cân, đỉnh nhọn theo hướng máy bay tới, giữa tam giác là một dấu nhân bằng lửa sáng rực. Cơ trưởng phấn khởi reo lên: "Dẫn đường xác định chính xác toạ độ mục tiêu, tính kỹ đường bay để dù có bị vướng mây cũng thả thật chuẩn!" Cũng may, khi máy bay vòng lại đến khu vực thả hàng thì trên không phận của mục tiêu gần như không còn đám mây nào che phủ nữa. Hướng vào tín hiệu "lửa", máy bay hạ thấp dần độ cao thả hàng có lợi nhất, bay thẳng đến mục tiêu. Tất cả đều sẵn sàng, hồi hộp chờ đợi. Một hồi chuông nhỏ vang lên. Một bóng đèn đỏ bật sáng. Cửa bên trái khoang máy bay mở rộng, một khẩu lệnh ngắn gọn phát ra: "Thả!". Gió trời thốc qua cửa vào máy bay mạnh như bão, làm cho máy bay rung lên, tạo thành lực cản khá mạnh. Nhưng từng kiện hàng lớn vẫn nhanh chóng, lần lượt được các anh em đẩy ra khỏi cửa máy bay, rơi xuống mất hút vào vực đêm thăm thẳm. Mỗi kiện hàng được đẩy xuống lại có một kiện hàng khác được anh em phía trong chuyển ra, xếp lên thay thế, liên tục không ngừng. Tôi đứng trong khoang, thấy anh em chuyển hàng vội vã, nặng nhọc liền xáp vào khiêng đỡ một tay. Vừa ra đến sát cửa, định cùng đẩy hàng xuống thì có ai đó đằng sau kéo giật trở lại, kèm theo một giọng nói như quát: "Đồng chí không có đai bảo hiểm, không được ra đây!" Tôi vừa lùi lại, vừa nhìn xuống khoảng không tối đen dưới chân mà rùng mình. Thoáng cái, tiếng chuông lại vang lên. Đèn đỏ tắt. Cửa máy bay đóng lại. Thời gian mười hai giây thả hàng của vòng bay đã hết. Mọi người lại tập trung chuẩn bị và thực hiện vòng bay thả hàng tiếp sau. Các vòng thả hàng sau đều diễn ra thuận lợi và có vẻ dễ dàng, nhanh hơn vòng thả hàng thứ nhất. Sau ba vòng, hàng trên máy bay được thả hết. Cơ trưởng hồ hởi thông báo: "Hàng đã thả hết xuống mục tiêu, tất cả kiểm tra lại phương tiện, thiết bị, ổn định vị trí, chấp hành nghiêm kỷ luật, trật tự trên đường về!". Do không được liên lạc vô tuyến điện với mặt đất nên chưa biết dưới đó tiếp nhận hàng hoá có đầy đủ, an toàn không, nhưng trong lòng chúng tôi vẫn cảm thấy hết sức thư thái, nhẹ nhàng như vừa cất được một gánh nặng.


Đường về bình yên, thuận lợi và tình hình êm ả, ít xóc và nhanh hơn lượt đi nhiều. Trừ anh em tổ bay vẫn làm việc căng thẳng, còn anh em đội dù thì hoàn toàn được thư giãn. Khoang máy bay trống rỗng, anh em tranh thủ nằm luôn trên sàn cho giãn gân cốt sau những phút lao động cật lực, căng thẳng và quyết liệt. Còn tôi, sau khi vào buồng lái chúc mừng thành công của giai đoạn thả hàng, cũng thoải mái ngồi bệt luôn xuống sàn máy bay, lưng tựa vào bao dù, vừa quan sát tổ lái vừa ngẫm nghĩ lại thời khắc bay thả hàng vừa qua. Thật là khó khăn, vất vả và nguy hiểm. Có trực tiếp tai nghe, mắt thấy và cùng trải nghiệm mới thấy khâm phục anh em biết bao và cũng thấy ra khá nhiều vấn đề về công tác chính trị tư lưởng, tổ chức chỉ huy, huấn luyện, trang thiết bị, chế độ chính sách đối với anh em cần phải được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết. Chuyến đi này thật đáng giá.


Bất chợt tiếng đối thoại giữa tổ bay và Sở chỉ huy ở căn cứ vang lên. Liên lạc VTĐ với mặt đất được nối lại, báo hiệu máy bay đã về đến không phận của sân bay, bắt đầu tiến vào hàng tuyến hạ cánh. Tất cả chúng tôi đều bật dậy, ngồi lên ghế, dán mắt nhìn qua cửa số. Máy bay xuống thấp dần, thấp dần. Hàng đèn hai bên đường băng tiến gần lại rồi vùn vụt lướt qua cửa sổ chạy về phía sau trong màn mưa bụi mờ ảo. Máy bay nẩy lên khi tiếp đất rồi tiếp tục chạy trên đường băng, mỗi lúc một chậm dần. Lòng tôi trào dâng niềm hạnh phúc: "Hoàn thành nhiệm vụ rồi! Về đến nhà an toàn rồi. Anh em ơi! Hà Nội ơi! Gia đình thân yêu ơi!".


Máy bay dừng hẳn và tắt máy. Dưới mặt đất, người và xe, máy ào đến. Trước khi xuống máy bay, tôi tháo dù, đến chào tạm biệt anh em, một lần nữa chúc Tet, chúc mừng tổ bay và đội dù đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Khác với lúc đi, cơ trưởng Bang và anh em đều hồ hởi, thân tình bắt tay và ôm lấy tôi mà chào, mà chúc những lời tốt đẹp, đầy tình cảm thân thiết khiến tôi sung sướng, cảm động đến nghẹn lời. Qua chuyến bay thắng lợi này, tôi đã được anh em chấp nhận như một đồng đội thực sự.


Gần 12 giờ đêm mồng Một Tết Bính Ngọ, chiếc máy bay cuối cùng hạ cánh xuống sân bay an toàn. Toàn bộ nhiệm vụ đặc biệt của 919 hoàn thành thắng lợi (vì đêm nay chỉ có một chuyến thả hàng và là chuyến cuối cùng). 1 giờ sáng mồng Hai Tết, tôi và anh Nhuận mới dời khỏi sân bay, đạp xe trở về Cục Chính trị. Mưa Xuân nhè nhẹ rơi. Giọt Xuân đọng trên các lộc Xuân mới nhú dưới ánh đèn phản chiếu long lanh. Chúng tôi đạp xe chầm chậm trong đêm phố Xuân lặng lẽ mà lòng phơi phới, dù vẫn nhớ rằng thời khắc thanh bình này chỉ là tạm thời. Cuộc chiến đấu còn tiếp tục, quyết liệt và chuyến bay vừa rồi là một sự kiện trực tiếp, không cho phép chúng tôi được lãng quên điều đó.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1427



« Trả lời #47 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2022, 07:59:33 pm »

MỘT NIỀM VINH DỰ


Trần Cường


Công việc cách mạng, việc nào cũng có khó khăn, không có việc nhàn, đòi hỏi người cán bộ công tác tư tưởng - văn hoá tư tưởng phải đem hết tinh thần trách nhiệm mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ, nhất là công tác xuất bản sách, báo. Chỉ một vài sơ xuất tưởng là nhỏ, lại gây tác hại lớn bởi vì đã là sách báo in ra, sẽ đến tay đông đảo hàng vạn, hàng triệu bạn đọc. Những câu chuyện sau đây là mấy ví dụ mà tôi đã rút ra được:

- Cách đây không lâu, phần lớn ta phải in bằng phương tiện in chữ chì. Chì là loại hợp kim mềm, hay bị mòn, phải định kỳ đúc lại, nhưng cơ sở đúc chữ rất ít, lại do kinh phí eo hẹp, nên sách báo in ra thường bị "Ruồi" tức là lem nhem, vừa đọc vừa đoán nên mới dễ sinh ra sai sót. Chẳng hạn báo đưa tin vị X đọc diễn văn khai mạc... Chữ "diễn" phải là chữ n ở cuối, nhưng chữ n bị toét mà lại xếp ngược trở lại, chữ n trở thành chữ u, chừ d cũng toét, thế là đọc diễn văn lại thành đọc điếu văn khai mạc!

 - Báo đưa tin: Ngày lễ X, đoàn diễu hành tiến về phía... Chữ i mảnh lại bị cùn, khi in không nhìn thấy, nên câu đó trở thành: Ngày lễ X, đoàn diễu hành tiến về phá...!

- Ngày Tết, các báo in thiếp chúc Tết của Chủ tịch nước. Thiếp này do Nhà nước in phát, các báo đều in lại và tất nhiên phải đúng mẫu. Các báo đều thế cả, nhưng có báo do người biên tập non tay đã làm sai. Đó là trên thiếp chúc Tết, dưới Quốc huy, có chữ in màu đỏ "Chúc mừng năm mới," cái dấu phẩy này là phải có, rồi mới xuống dòng đến nội dung chúc mừng in chữ đen. Nhưng Ban biên tập báo do chủ quan cho rằng dấu phẩy là không cần thiết nên tự ý bỏ đi, thế là tự sửa văn của trên nên báo phải in lại, chậm thời gian phát hành và tốn kém tiền của.

- Đầu năm 1984, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập Hội đồng xuất bản Quân chủng Không quân, do đồng chí Tư lệnh Trần Hanh làm chủ tịch và 6 uỷ viên Hội đồng xuất bản gồm Phó Tham mưu trường Bộ Tham mưu, Chủ nhiệm hoặc Phó chủ nhiệm các Cục Chính trị, Kỹ thuật, Hậu cần, Huấn luyện nhà trường là uỷ viên và tôi được chỉ định là uỷ viên thường trực. Quy định trách nhiệm các cơ quan phải chịu trách nhiệm về nội dung bản thảo thuộc cơ quan mình. Sau khi Hội đồng xuất bản quân chủng duyệt, cấp phép mới được in, nếu phát hành trong phạm vi quân đội thì phải được Cục Xuất bản quân đội duyệt và nếu phát hành rộng rãi ra bên ngoài thì phải xin phép Cục Xuất bản Bộ Văn hoá. Nhà máy in chịu trách nhiệm in theo giấy phép đã được duyệt và in theo đúng bản thảo. Như vậy là quy định trách nhiệm rất rõ ràng.


Đầu tháng 4 năm 1984, để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 30 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi nhận được bản thảo cuốn tạp chí "Lịch sử quân sự" do trên cho phép in tại Nhà máy in Không quân, vì trước đây nhà máy in KQ đã được tín nhiệm in mấy số tạp chí "Lịch sử quân sự" rồi. Chức trách đã quy định rõ như trên đã nói, nhà máy in chỉ việc in đúng bản thảo là hoàn thành nhiệm vụ. Thế nhưng khi đọc bản thảo để triển khai, chúng tôi thấy có điều lấn cấn thuộc nội dung các bản thảo, ấy là các bài viết của các vị tướng lĩnh viết về chiến dịch Điện Biên Phủ, phần lớn đều có những câu: Điều đơn vị X bao vây nơi nọ, đơn vị Y đánh chỗ kia, đơn vị B giải phóng vùng này v.v... Tôi suy nghĩ và trao đổi với cán bộ biên tập Viện Lịch sử quân sự là anh Lâm: "Về nội dung bản thảo, tôi thấy có vấn đề này xin trao đổi với anh. Về nhiệm vụ, chúng tôi có trách nhiệm in đúng bản thảo như đã quy định, nên vấn đề tôi nêu ra nếu đúng thì các anh nghe, còn không đúng thì qua." Anh Lâm trả lời: "Xin anh cứ nói!". Tôi bảo: "Như chúng ta đã biết, từ năm 1951, Đại hội Đảng ta đã lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam, Đảng Cộng sản Đông dương đã giải thể. Ba nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đều có Đảng, Chính phủ, Quân đội riêng. Nhiều bài viết của các vị cấp trên có nhẽ viết từ sau năm 1954 và có tính chất tổng kết Chiến dịch trong nội bộ quân đội, nên thường nói điều đơn vị nọ đánh chỗ nọ, đơn vị kia đánh chỗ kia cứ như trên đất mình. Nay đã là năm 1984, kỷ niệm 30 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, lại có Hội thảo quốc gia, quốc tế, nếu để thế này liệu có trái đường lối đối ngoại không? Anh nên xin ý kiến của Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam xem kẻo khi phát hành rồi, Quân uỷ hỏi Bộ Quốc phòng, Bộ lại hỏi Viện thì khổ đấy!". Anh Lâm nghe có vẻ buồn và lo vì phải sửa, phải duyệt và đánh máy lại e chậm phát hành hội thảo kỷ niệm. Lát sau suy nghĩ, anh hỏi tôi: "Bây giờ sửa cách nào?". Tôi trả lời: "Anh yên tâm, sửa chẳng khó mấy đâu, chỉ cần thêm mấy chữ vào các đoạn đó, các bài đó là xong thôi mà!". Anh Lâm đã vui lên: "Chữ gì hả anh?". Tôi góp ý: "Chỉ cần thêm mấy chữ: "Phối hợp với Bộ đội Pa-thẻt Lào vây chỗ nọ, đánh cho kia" là xong!". Nghe vậy, anh Lâm vui vẻ nhét bản thảo vào cặp bảo mật rồi về Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam báo cáo.


Hôm ấy là chiều thứ bảy, hôm sau chủ nhật tôi ở lại làm việc và ngủ trong nhà máy. Sáng thứ hai tôi dậy sớm và 6 giờ sáng đã thấy anh Lâm cắp cặp bước vào. Trông vẻ mặt anh, tôi biết mọi việc đã xuôi, uống xong chén nước, anh Lâm xoa tay vui vẻ nói: "Xong rồi anh ạ!, cấp trên rất hoan nghênh phát hiện kịp thời của anh, bảo tôi xuống chuyển lời Viện cám ơn anh, và đặc biệt, Viện gửi tặng anh huy hiệu "Chiến sĩ Điện Biên Phủ" loại mới!. Nói xong, anh Lâm trịnh trọng lấy tấm huy hiệu quý giá tươi màu, bóc lần túi bọc ni-lông và cài lên ngực tôi - một người chưa được dự Chiến dịch vĩ đại ấy vì lúc đó tôi đang dự lớp chỉnh huấn cải cách ruộng đất ở Tuyên Quang. Cho đến nay, đã qua 1/4 thế kỷ, tôi vẫn giữ tấm huy hiệu đó với niềm vinh dự không thể nào quên. Cũng từ việc này, tôi đã rút ra bài học quý, đó là: Đã làm cán bộ tuyên huấn, phụ trách công tác xuất bản báo chí lại càng phải luôn nhạy bén, không phải chỉ làm tròn phận sự mình mà còn phải tận tình giúp mọi người cùng hoàn thành nhiệm vụ. Đó là sự dâng hiến theo bổn phận của người đảng viên, chớ để xảy ra sự tổn hại cho nơi khác mà mình biết lại im lặng. Và đó cũng là điều tâm niệm mà trong cuộc sống thường ngày tôi luôn luôn ghi nhớ và làm theo lời dạy của Bác Hồ kính yêu.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1427



« Trả lời #48 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2022, 08:01:06 pm »

NHỮNG DẤU ẤN TRONG THỜI GIAN CÔNG TÁC Ở PHÒNG TUYÊN HUẤN


Lê Miên


Tháng 1 năm 1966, sau khi tốt nghiệp Học viện Không quân Trung Quốc, đoàn chúng tôi gồm 13 cán bộ do Cục Không quân cử đi học, về nước nhận nhiệm vụ.

Bạn tổ chức tiễn đưa chúng tôi thật ấn tượng và cảm động. Đứng dọc hai bên đường từ khu nhà ở đến cổng Học viện là hàng trăm cán bộ, công nhân viên nhà trường và nhân dân khu gia đình, đứng vỗ tay nồng nhiệt. Những băng khẩu hiệu bằng vải đỏ, chữ vàng ca ngợi tình hữu nghị và đoàn kết chiến đấu giữa nhân dân hai nước Trung - Việt; ca ngợi Đảng và lãnh tụ hai nước căng ngang đường đi. Sôi nổi nhất vẫn là tiếng trống, tiếng thanh la và tiếng hô vang: "Nhiệt liệt chào mừng và tiễn đưa các đồng chí Việt Nam ra tiền tuyến đánh Mỹ!"; "đế quốc Mỹ nhất định thất bại!"...


Sau hai ngày đêm ngồi tàu hoả, chúng tôi đã về tới Việt Nam. Trong nước lúc này đang hừng hực không khí thời chiến. Gia đình tôi đã sơ tán về quê ngoại ở Kim Bài, Thanh Oai, Hà Tây. Tôi được quân chủng cho nghỉ ba ngày thăm gia đình, rồi đến nhận nhiệm vụ.


Người tôi gặp đầu tiên để nhận nhiệm vụ là anh Cao Xuân Việt, Trưởng Phòng Cán bộ. Anh nói với tôi: "Anh Miên trước đã làm công tác tuyên huấn không quân, nay về công tác ở Phòng Tuyên huấn quân chủng, như vậy là thuận lợi, cần vận dụng tốt kết quả học tập ở trường vào thực tiễn"...


Về Phòng Tuyên huấn, tôi đến trình diện ngay trưởng phòng Lê Chí Hướng. Anh vồn vã bắt tay tôi, thân mật mời ngồi. Anh hỏi qua gia cảnh, tình hình học tập ở Trung Quốc rồi giao nhiệm vụ cho tôi về công tác ở tổ giáo dục.

Ở đây, tôi gặp lại anh Vũ Bằng, nguyên cũng là học viên Học viện Chính trị Bắc Kinh. Tôi quen biết anh vì thường gặp nhau khi cùng sinh hoạt ở Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh. Hiện anh là tổ trưởng tổ giáo dục. Người thứ hai mà tôi quen biết là anh Phạm Thanh Quân. Anh nguyên là trợ lý giáo dục của Ban Tuyên huấn Phòng chính trị, Cục Không quân mà khi đó tôi là trợ lý tuyên huấn của Ban Chính trị, Phòng Hậu cần, Cục Không quân. Đó là những điều kiện thuận lợi đẻ tôi nhanh chóng hoà nhập với tập thế khi mới chân ướt, chân ráo về nhận công lác.


Ngoài hai anh Bằng và Quân, trong tổ còn có các anh Lương Chung, Đỗ Anh Tuyển, Đào Thanh Sơn và Trần Quốc Hanh. Anh Hanh mới được điều từ Trung đoàn 921 về trước tôi vài tháng, nên cũng thuộc loại "tân binh" của tổ như tôi. Chúng tôi nhanh chóng làm quen và thân nhau. Anh Hanh thường tâm sự và trao đổi kinh nghiệm giúp tôi làm quen với công việc ở cơ quan cấp quân chủng.


Chỉ một thời gian, đến cuối năm 1966, các anh trong tổ đều lần lượt được điều động ra đơn vị, trên nhiều cương vị công tác khác nhau. Trong tổ chỉ còn lại hai "tân binh" là anh Hanh và tôi. Chúng tôi nghiễm nhiên trở thành "ma cũ" của tổ. Quân chủng điều thêm hai người về bổ sung cho tổ là các anh Trần Hùng, Phạm Quyết. Tổ giáo dục của Phòng Tuyên huấn từ 7 người được rút xuống còn 4 người. Anh Trần Quốc Hanh, được chỉ định làm tổ trưởng.


Số người tuy rút bớt, nhưng khối lượng công việc thì ngày một tăng. Trong tổ phân công anh Hanh theo dõi về tư tưởng và học tập của cán bộ trung, cao cấp. Tôi theo dõi khối sơ cấp, chiến sỹ. Anh Quyết theo dõi khối Đảng, Đoàn và những đối tượng đặc biệt. Anh Trần Hùng theo dõi khối nhà trường.


Tuy nhiên, đó chỉ là sự phân công tương đối cho có trách nhiệm để tiện việc sơ kết công tác. Khi triển khai cũng như khi đi đơn vị, mỗi người đều có nhiệm vụ theo dõi, nắm tình hình chung của tổ và tập trung lực lượng để hoàn thành những trọng tâm công tác từng thời kỳ. Chúng tôi làm việc với nhau trên tình thần hiệp đồng và hỗ trợ lẫn nhau, rất ăn ý.


Bốn chúng tôi làm việc tương đối đều tay. Guồng máy của tổ giáo dục đang hoạt động nhịp nhàng, đều đặn, bỗng lại có sự thay đổi, xáo trộn. Lần lượt trong những tháng đầu năm 1971, anh Phạm Quyết được bổ nhiệm đi làm Chính uỷ Trung đoàn 213. Anh Trần Hùng đi làm Phó chính uỷ Trung đoàn 240. Anh Quốc Hanh, sau khi vào công tác ở A2 năm 1968 một thời gian, được đi học ở Học viện Chính trị. Cuối năm 1971 ra trường, anh về công tác ở Phòng Tổng hợp, rồi được điều đi làm Trưởng Ban Tuyên huấn Sư đoàn 367. Các anh Thái Đình Đương, Vũ Đình San, Nguyễn Minh Diệc, Trương Tấn Điền được điều về thay thế. Tôi được chỉ định làm tổ trưởng thay anh Quốc Hanh. Đén tháng 7 năm 1971 thì tôi được bổ nhiệm làm Phó Phòng Tuyên huấn. Lúc này, tổ giáo dục đã có sự thay đổi đáng kể. Ngoài các anh Nguyễn Minh Diệc, Trương Tấn Điền còn lại, tổ được bổ sung nhiều người mới. Anh Đỗ Anh Tuyển nguyên là trợ lý giáo dục năm 1966, được điều trở lại và làm tổ trưởng tổ giáo dục.


Các anh Lê Phúc (thường gọi là Phúc Tây), Nguyễn Bá Sào, Phạm Vĩnh Thắng, Nguyễn Hữu Hoè, được điều về làm trợ lý. Quân số tổ giáo dục lúc này lại tăng lên 7 người.

Số lượng người của tổ tuy đông, nhưng phần lớn không ai có nghiệp vụ tuyên huấn. Đội ngũ trợ lý chúng tôi ngày đó hầu như chưa ai được qua một lớp nghiệp vụ về công tác tuyên huấn, thậm chí chưa đảm nhận công tác tuyên huấn bao giờ. Anh em làm việc chủ yếu bằng nhiệt tình và trách nhiệm. Thế mạnh của tuyên huấn là nói và viết thì đây lại không phải sở trường của anh em. Vì vậy mới có chuyện anh Phạm Đăng Ty, thủ trưởng Cục cứ phàn nàn: "Tuyên huấn hết người rồi sao mà hễ Cục bảo cử người đi phái viên thì chỉ thấy phòng cử hết Vĩnh Thắng lại Bá Sào là thế nào?"


Đây cũng là nỗi khổ của Phòng Tuyên huấn. Bản thân anh em ở nhà không có việc làm cũng buồn, nhưng nếu được giao việc không phù hợp với năng lực, sở trường cũng băn khoăn, suy nghĩ vì chất lượng hoàn thành không cao.


Các anh đều tâm sự: "Tụi mình là cán bộ "gửi", ở đây cũng chỉ là tạm thời!". Các anh thầm nghĩ vậy, nên thường "chân trong chân ngoài", không thật yên tâm công tác, chỉ chờ có quyết định của trên là vác ba lô lên đường. Ai cũng ở trong trạng thái chờ. Người thì chờ được ra đơn vị, người thì chờ được thay đổi công tác dễ thở hơn, người thì chờ đi học, người thì chờ được giải quyết chính sách...


Thời gian công tác ở phòng khi còn là trợ lý, mới chân ướt chân ráo, tôi đã gặp phải trường họp thật bẽ bàng. Ngày ấy quân chủng lần đầu tiên mở lớp bồi dưỡng đảng viên của các đơn vị trong quân chủng được kết nạp trong hai đợt mồng 3 tháng 2 và 19 tháng 5. Đây là lớp làm thí điểm để rút kinh nghiệm triển khai rộng cho các sư đoàn, binh chủng tổ chức.
Logged
vnmilitaryhistory
Moderator
*
Bài viết: 1427



« Trả lời #49 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2022, 08:02:44 pm »

Tôi được phòng phân công chịu trách nhiệm tổ chức lớp, nắm tình hình thảo luận ở tổ để giúp Cục chỉ đạo, rút kinh nghiệm khi triển khai rộng xuống dưới. Nội dung, chương trình, tài liệu, phân công giảng viên đã có trong kế hoạch. Các đồng chí trưởng, phó phòng Tổ chức, Tuyên huấn là giảng viên của lớp học. Các đơn vị có đảng viên mới đi học, đều cử chi uỷ viên đi theo dõi và trực tiếp làm tổ trưởng. Trong thủ trưởng Cục, Phó Chủ nhiệm Phan Khắc Hy là người được phân công theo dõi, chỉ đạo lớp học. Chính uỷ Đặng Tính, Bí thư Đảng uỷ Quân chủng tới động viên, khai mạc và kết luận lớp học.


Lớp học được tổ chức ở một xóm gần khu sơ tán của Cục Chính trị. Giảng đường nhờ vào một ngôi đình, bàn ghế do hậu cần chuyển đến. Các học viên đều ở phân tán trong nhà dân, mỗi nhà vài người. Tổng số đảng viên dự lớp học hơn bốn chục người, được phân làm 4 tổ.


6 giờ 30 phút sáng hôm ấy, học viên đã tề tựu đông đủ. Một số đơn vị ở xa đã đến từ ngày hôm trước.

Gặp tôi ở sân đình, Phó Chủ nhiệm chính trị Phan Khắc Hy yêu cầu tôi báo cáo tóm tất những việc đã làm để chuẩn bị cho lớp học, mà trực tiếp là việc chuẩn bị cho buổi khai giảng.

Mọi việc đều suôn sẻ. Riêng bản báo cáo trích ngang để nắm được tổng quát những số liệu cần thiết thì tôi chưa lấy đủ tài liệu. Tôi đành khất đến cuối buổi học, khi quân số học viên đã ổn định sẽ có báo cáo đầy đủ. Phó Chủ nhiệm vẻ mặt không bằng lòng, giương to đôi mắt nhìn thẳng vào mặt tôi, nói: "Cậu làm ăn thế à! Không nắm được thì chốc nữa lấy gì mà báo cáo Chính uỷ?" Ông chỉ nói thế, rồi vội vã ra đón Chính uỷ vào hội trường.


Tôi đỏ bừng mặt, đứng lặng đi không nói gì. Đây là lần đầu tiên, do thiếu kinh nghiệm nên mắc phải trường hợp này. Nếu khi triệu tập lớp học, chỉ cần hướng dẫn dưới chuẩn bị trước cho bản trích ngang của từng đơn vị thì công việc chẳng có gì khó khăn cả. Bài học này khiến tôi nhớ mãi, không để bị lặp lại khi tổ chức các lớp học, các đợt sinh hoạt chính trị của quân chủng những lần sau.


Trong lớp học, tôi đều bám sát các buổi thảo luận ở tổ, kịp thời phản ánh kết quả thảo luận cho Phó Chủ nhiệm Chính trị, trong đó có dề xuất để cấp trên uốn nắn những động cơ lệch lạc vào Đảng mà các đảng viên đã liên hệ trong học tập.


Sau hơn một tuần lỗ học tập, lóp học kết thúc thẳng lợi. Tôi thở phào nhẹ nhõm vì có thêm kinh nghiệm quý báu.

Một kỷ niệm đáng nhớ nữa là lần thông qua tài liệu giáo dục với Cục phó Đoàn Chương.

Năm ấy, quân chủng ta tuyển một đợt tân binh là người dân tộc thiểu số, bổ sung cho các đơn vị. Cục phó gọi tôi lên giao nhiệm vụ viết tài liệu để kịp gửi cho đơn vị triển khai học tập.

Khi giao nhiệm vụ, Cục phó chỉ nhắc: "Nội dung giáo dục cần tập trung vào giải quyết tinh thần yêu nước và vấn đề đoàn kết dân tộc giữa người kinh với anh em dân tộc thiểu số. Đặc biệt chú ý giáo dục tư tưởng nhớ nhà, sợ xa gia đình, định kiến, tự ti... Tài liệu cần viết ở dạng phổ thông, ngắn, gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, sát đối tượng".


Chấp hành chỉ thị của ông, tổ giáo dục chúng tôi họp quán triệt và phân công anh Vũ Đình San, trợ lý phụ trách mảng giáo dục chiến sỹ và tân binh chấp bút.

Anh San cặm cụi nghiên cứu, tìm tài liệu tham khảo, xuống cơ sở điều tra trình độ đối tượng rồi bắt tay vào viết. Vì mới ở Sư đoàn Phòng không 361 lên cơ quan cấp trên, lần đầu tiên được giao viết tài liệu, anh không khỏi ngỡ ngàng, choáng ngợp và có phần lo lắng. Viết được mấy trang đầu tiên đã thấy anh ngồi thừ người ra vò đầu, xé bỏ hết trang này đến trang khác. Anh lấy thuốc lá ra hút, vẻ đăm chiêu suy nghĩ, rồi lại bắt tay vào viết. Sau khi phác xong đề cương, anh tham khảo ý kiến của tổ, được anh em góp ý, động viên nên đã phần nào yên tâm hơn.


Làm việc trong thời chiến, yêu cầu thời gian rất gấp. Cục giao cho 4 ngày sau phải viết xong tài liệu để thông qua và cho in, kịp gửi các đơn vị sử dụng trong đợt giáo dục tân binh. Chúng tôi đã phải "com-măng" trước với anh Thuỷ ở văn thư bảo mật của Cục để được ưu tiên đánh máy và cho in tài liệu này sau khi được duyệt.


Hai ngày sau, Cục phó Đoàn Chương gọi tôi và anh San lên thông qua tài liệu. Anh San trình bày mục đích yêu cầu, nội dung của từng phần trong bài học và những câu hỏi khêu gợi để chiến sỹ thảo luận và liên hệ. Vừa trình bày, anh vừa liếc trộm Cục phó, quan sát thái độ của ông xem chiều hướng thông qua thuận lợi hay khó khăn.


Cục phó Đoàn Chương vừa nghe, vừa chổng tay lên trán vẻ đăm chiêu suy nghĩ. Ông hút hết điếu thuốc này đến điếu thuốc khác. Chiếc gạt tàn thuốc lá bằng thuỷ tinh đã đầy ắp mẩu thuốc. Khói thuốc đuổi nhau lan toả khắp lán làm việc của ông trong khu sơ tán. Thỉnh thoảng ông lại lấy bút ghi mấy chữ vào quyển sổ tay để trên bàn trước mặt.


Nghe xong, ông nhẩn nha phát cho một số ý kiến chỉ đạo để về viết lại. Ông phân tích những chỗ ông đánh dấu hỏi ở ngoài lề và những đoạn ông gạch dưới bằng bút đỏ để chúng tôi lưu tâm khi viết lại.

Nhận lại tài liệu ở Cục phó về, cả tổ giáo dục cùng nhau nghiên cứu tìm hiểu những ý kiến của cấp trên. Từng người tham gia đóng góp ý kiến để anh San bút viết lại.

Ở Cục Chính trị, ai cũng biết tiếng Cục phó Đoàn Chương là cây lý luận và là người rất chặt chẽ về phương diện viết lách. Cánh "lính" tuyên huấn được tiếp xúc với ông nhiều, rất hiểu "gu" của ông. Những bài viết phải thông qua ông, anh nào cũng gờm vì sợ bị ông "đá". "Đá" vài lần là chuyện bình thường, chớ vì vậy mà mát tinh thần.


Lần thứ hai thông qua tài liệu, được ông xem rồi sửa chằng chịt, kể cả lỗi chính tả, từ dấu chấm, phẩy và tiếp tục có những dấu chấm hỏi to tướng ở ngoài lề. Ông cho công vụ xuống phòng mời tôi lên làm việc. (Thời gian này tôi là Phó Phòng Tuyên huấn, phụ trách tổ giáo dục).


Thế là việc gì phải đến đã đến. Vừa đi đường, tôi vừa phán đoán những tình huống xảy ra để ứng phó và sẵn sàng hứng chịu mọi lời phê phán, thậm chí có thể gay gắt.

Vừa bước chân vào lán làm việc của ông, tôi ngạc nhiên và thấy yên tâm hơn khi nhìn ông ngồi rung đùi, đang bóc quýt ăn. Nhìn thấy tôi, ông cười khà khà, đưa cho tôi 1 quả quýt và nói với giọng thân mật: "Ăn đi thầy Tầu (vì tôi còn mặc chiếc áo bông Tầu dày cộm mang từ Trung Quốc về). Tài liệu mình đã xem, nhưng chưa được, chưa trúng, bảo cậu ấy viết lại lần nữa theo những chỉ dẫn và ý khêu gợi ghi ở ngoài lề". Thế là xơi một cú đá nữa thật, nhưng là cú đá êm.


Chúng tôi cùng tổ giáo dục lại họp, lại phân tích để bổ sung những chỗ chưa họp "gu" Cục phó.

Sau khi viết lại tài liệu lần này, tôi trực tiếp cầm lên nộp để xem có chỉ thị gì thì tiếp thu về làm.

Nhận tài liệu, Cục phó Đoàn Chương lật từng trang nghe soàn soạt, liếc nhanh các tiêu đề rồi đút vào ngăn kéo bàn, hẹn 2 ngày sau đến lấy. Ông vội vã xách cặp ra khỏi lán để sang họp bên Sở chỉ huy quân chủng ở hang đá chùa Trầm.


Tới ngày hẹn, chúng tôi chưa kịp lên lấy, thì ông đã cho công vụ mang xuống 2 bản viết, một bản của anh San và một bản do tự tay ông viết.

Cầm tài liệu, tôi đã thốt lên: "Chết cha rồi, xơi cú nốc ao rồi!". Bản do anh San viết ông vẫn giữ nguyên, không đụng một nét bút nào. Bản của ông viết bằng mực Cửu Long, chữ ngả và to, dễ đọc, câu viết ngắn, gọn. Ở trang đầu tài liệu, ông ghi ra ngoài lề bằng mực đỏ: "Gửi anh San và các anh tuyên huấn! Tài liệu tôi đã viết lại, các anh xem nếu thấy dùng được thì cho in!".


Đọc xong những dòng chữ này, tôi thấy toát cả mồ hôi. Tôi họp tổ giáo dục, đọc nguyên văn những dòng chữ của Cục phó để anh em nghe. Mọi người nhìn nhau, không ai nói một lời, nhưng đều có chung một ý nghĩ: "Không hoàn thành nhiệm vụ!", phải phấn đấu nhiều hơn nữa mới đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ ngày càng cao. Anh San thì đỏ mặt, lặng lẽ, ngồi im như ông phỗng, không nói gì. Anh tỏ ta bi quan và chính thức đề nghị xin được xuống đơn vị công tác cho phù hợp.


Thật là một bài học sâu sắc, thấm thìa mà chúng tôi cứ nhớ mãi. Hễ mỗi khi gặp nhau có dịp hàn huyên, chúng tôi lại nhắc đến kỷ niệm này và không quên những lời tâm huyết của Cục phó Đoàn Chương: "Anh tuyên huấn là phải giỏi về nói và viết. Các cậu cần phải rèn công phu về hai mặt này. Số anh em viết được ở Cục ta chỉ đếm được trên đầu ngón tay"... Ông còn nói khi ông làm Bí thư cho anh Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, ông đã học được nhiều ở anh Thanh về điều này. Ông còn động viên chúng tôi "chớ vì sóng cả mà ngã tay chèo. Viết nhiều, viết mãi rồi sẽ quen, sẽ hay. Muốn vậy, phải trau dồi cho mình về lý luận, tích luỹ về kiến thức và vốn sống"...


Thời gian công tác ở Phòng Tuyên huấn, dù là trợ lý hay cán bộ phòng, tôi có may mắn được tiếp xúc và làm việc nhiều với thủ trưởng Cục và thủ trưởng Bộ Tư lệnh quân chủng. Bài học kinh nghiệm tôi rút ra được là muốn hoàn thành nhiệm vụ, đáp ứng được yêu cầu, phải hiểu rõ được ý định của trên, phải lắng nghe, tiếp thu đầy đủ những ý khêu gợi và phải làm theo "gu" của thủ trưởng!


Tôi còn nhớ năm ấy, Phó Chính uỷ Nguyễn Xuân Mậu giao cho tôi viết đề cương giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ trung, cao cấp trong quân chủng. Nhận nhiệm vụ, tôi rất lo. Tôi khẩn trương sưu tầm tài liệu, đọc lại một số bài phát biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; tham khảo tài liệu "Nâng cao đạo đức cách mạnh, quét sạch chủ nghĩa cá nhân" của Hồ Chủ tịch và tài liệu "Chống chủ nghĩa cá nhân" của đồng chí Nguyễn Chí Thanh. Thời gian Phó chỉnh uỷ giao cho tôi viết 3 ngày phải xong.


Cầm bút, tôi cứ loay hoay suy nghĩ mãi làm thế nào để kết hợp được giữa lý luận với thực tiễn? giữa biểu dương những mặt tốt với phân tích, phê phán mặt yếu kém? Làm thế nào để vừa thể hiện được tính chiến đấu, vừa có tính giáo dục thuyết phục?


Dựa vào những ý khêu gợi của Phó Chính uỷ, tôi dàn đề cương tương đối hợp lý và ưng ý. Tôi đã cảm thấy yên tâm và tự tin hơn. Cặm cụi viết trong 2 ngày, chỉ còn 1 ngày 1 đêm nữa là phải xong.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM