Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:59:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 14  (Đọc 2255 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #60 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2022, 09:35:40 pm »

* Sau đây là hai bài của báo Quân khu Ba nhan đề "Có một bộ sách ra đời như thế", xuất bản tháng 8-2002, và "Những cựu chiến binh viết lịch sử quân sự "đăng số Xuân Quý Mùi năm 2003". Chúng tôi xin đăng nguyên văn 2 bài báo nói trên.

CÓ MỘT BỘ SÁCH RA ĐỜI NHƯ THỂ


Có nhiều người đã biết về con đường số 5 huyền thoại, cũng đã có nhiều bài viết về con đường số 5 Lịch sử, một trong những con đường huyết mạch có tầm quan trọng chiến lược về chính trị, kinh tế, quân sự đối với cả nước trong các cuộc kháng chiến chống xâm lược cũng như trong hòa bình, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Nhưng còn ít người biết đến việc bộ sách "Đường 5 anh dứng quật khởi" đã xuất bản được 12 tập mà tác giả của bộ sách là những cựu chiến binh ở tuổi 70 - 80, là nhân chứng một thời, thầm lặng lao động trong gần 7 năm liền (1996 - 2002).


Ban liên lạc đồng đội Tỉnh đội Hải Hưng (Hải Dương - Hưng Yên) tại Hải Phòng mà các hội viên đều là những nhân chứng lịch sử trên đường số 5 oai hùng xưa, muốn làm một việc gì đó góp phần xây dựng truyền thống quê hương và để đền ơn đáp nghĩa với những người đã hy sinh trên mặt trận đường 5. Các hội viên trong Ban liên lạc đã đề xuất, họp bàn và tổ chức viết về lịch sử đường 5 qua hơn 5 thập kỷ đáng ghi nhớ. Năm 1995, Ban liên lạc đồng đội Tỉnh đội Hải Hưng mà tổ trung tâm chỉ có 3 người là đại tá Võ An Đông, đại tá Đào Ngọc Quế và ông Nguyễn Huy Trường cùng các cộng tác viên đã tích cực đảm bảo lo liệu, biên soạn rồi phát hành với phương châm lấy sách nuôi sách.


Ban đầu Ban liên lạc rất lo lắng về đầu ra cho sách, rồi cơ quan bảo trợ cho việc xuất bản? Thế rồi mọi lo lắng của các cụ được thu xếp ổn thỏa. Trước hết là Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng mà trực tiếp là Chủ tịch Ngô Đăng Lợi đã tán thành bảo trợ. Lại được Ban giám đốc Nhà xuất bản Hải Phòng nhiệt tình ủng hộ, tạo điều kiện xin phép xuất bản, kiểm chứng nội dung. Cuốn "Đường 5 anh dũng quật khởi" tập 1 được xuất bản vào quý 4-1996. Từ đó đến nay đã xuất bản được 12 tập (tới tháng 5-2003 đã xuất bản được 14 tập), bình quân mỗi năm xuất bản 2 tập, với gần 200 trang in mỗi tập. Điều đáng mừng là bộ sách đă thu hút được nhiều người viết trong gần 7 năm liền về lịch sử, cuộc sống chiến đấu của nhân dân dọc con đường nổi tiếng này. Và đáng mừng nữa là, 4 tập đầu đã tái bản lần 1, riêng tập 1 đã tái bản lần 2, có tập in tới 2.800 cuốn.


Để đảm bảo đủ điều kiện cho 12 tập sách ra đời, ngoài sự ùng hộ của các cơ quan chức năng, tổ biên soạn và mạng lưới cộng tác viên chia nhau đi khắp các vùng quê thuộc các tỉnh, thành phố dọc đường 5, vừa để động viên các nhân chứng viết bài, vừa để vận động cơ quan, đơn vị kể cả các cá nhân ủng hộ, chủ yếu bằng cách mua sách. Tiền thu từ bán tập sách này dùng để in tập tiếp theo. Thật là quý khi tập 1 đang in chưa đủ kinh phí thì được ông Đặng Vân Cảo, lúc đó là Phó bí thư Tỉnh ủy Hải Hưng thay mặt Ban thường vụ Tỉnh ủy ứng hộ 5 triệu đồng. Nhiều cơ quan xí nghiệp ủng hộ 500.000 đồng đến 10 triệu đồng và cứ thế, dần dần kinh phí đủ cho 12 tập ra đời. Nhiều tác giả có bài viết đã ùng hộ tiền nhuận bút của mình vào quỹ xuất bản bộ sách như Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, ông Nguyễn Văn Kha... Có nhiều đơn vị vừa tài trợ vừa mua sách, vừa tham gia viết bài về đơn vị mình. Rồi những nhà kinh doanh từng là cựu chiến binh hoặc con em các chiến sĩ cũ đường 5 đang điều hành sản xuất ở các doanh nghiệp đã trân trọng cha anh mình và dành phần tài trợ để bộ sách được in ấn, ra mắt bạn đọc. Với tính chất tập họp hồi ký của các nhân chứng lịch sử, bộ sách chưa thể hệ thống hóa các sự kiện theo thời gian và địa bàn như các bộ sử chính thống, nhưng là tư liệu quý cho các nhà khoa học, các nhà sử học nghiên cứu, phân tích chọn lọc.


Càng trận trọng hơn khi các tác giả của bộ sách là những cựu chiến binh tuổi xưa nay hiếm, đơn giản chỉ muốn kể lại để thế hệ trẻ hiểu thêm truyền thống đánh giặc giữ nước của quê hương. Những tư liệu đúc kết của đồng đội và chính họ góp phần làm tái hiện nên bức tranh toàn cảnh cuộc chiến tranh, khơi dậy lòng tự hào cho lớp người đã trải qua cuộc chiến khốc liệt và mài mãi cho thế hệ sau. Nếu không có cái tâm của những con người đối với lịch sử đường 5, kể chuyện về đường 5 thì biết bao tư liệu, sự kiện về đường 5 sẽ cứ lặng lẽ trôi vào dĩ vãng... Bởi quỹ thời gian của những người lính già đầu bạc không còn nhiều và không ai có thể viết thay họ được. Góp phần quan trọng vào thành công của bộ sách trước hết là Đại tá Võ An Đông. Quê ông ở Hà Đông, nhưng ông sống chiến đấu và gắn bó với mảnh đất Hưng Yên. Ông từng là Tỉnh đội trưởng Hưng Yên từ những năm 50 của thế kỷ 20 đầy gian khổ, rồi Tư lệnh Bộ tư lệnh 350 (Hải Phòng), mặc dù đã 80 tuổi nhưng ông vẫn sốt sắng, dẻo dai đi lại các tỉnh, thành phố Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng tìm bạn chiến đấu cũ, tìm lại quá khứ anh hùng với trách nhiệm chủ biên của bộ sách. Ông Nguyễn Huy Trường quê Kim Thành, Hải Dương, nguyên là đội trưởng giao thông chiến S20, "Vua mìn" ở mặt trận Tứ Kỳ, Cẩm Giàng, Kim Thành (Hải Dương), mặc dủ đã ở tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng vẫn nhiệt tình lặn lội đi tìm đồng đội và những di tích xưa để lấy tư liệu và vận động đồng đội viết bài. Rồi đại tá Đào Ngọc Quế, nguyên là Chánh án Tòa án quân sự Quân khu 3, Chánh án Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng, mặc dù đã ngoài 70 tuổi nhưng trong ông còn nhớ mãi trận đánh nổi tiếng ở căn cứ Vân Trì, Khoái Châu (Hung Yên). Người chiến sĩ xuất thần trong các động tác tiềm nhập cứ điểm gỡ mìn, cắt hàng rào năm xưa, nay lại đặc trách đầu ra cho bộ sách. Và trong 12 tập sách đã hội tụ được gần 200 tác giả không chuyên với gần 400 bải viết.


12 tập sách "Đường 5 anh dũng quật khởi" ra đời đã nhận được sự cô vũ của đông đảo bạn đọc, đây là nguồn động viên rất lớn để những người lính già đầu bạc làm tiếp những tập sau, để viết được nhiều hơn, nói được nhiều hơn về đồng đội, về đơn vị mình trong những năm chiến đấu xưa. Năm tháng sẽ trôi qua, nhưng những trang viết về lịch sử đường 5 còn mãi với thời gian. Bộ sách là một tập hợp những tư liệu để giáo dục truyền thống - một nội dung quan trọng của nhiệm vụ giáo dục quốc phòng. Mô hình làm sách "Đường 5 anh dũng quật khởi" đáng được trân trọng và nhân rộng.

NGUYỄN ÁI
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #61 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2022, 09:36:19 pm »

NHỮNG CỰU CHIẾN BINH VIẾT LỊCH SỬ QUÂN SỰ


Giữa bộn bề công việc của cuộc sống hôm nay, nhiều người lo làm ăn kiếm sống, làm giàu hoặc an phận, hường thụ, vui thú tuổi già, nhưng có một số người đã nghỉ hưu vẫn tâm huyết với công việc, sưu tầm, nghiên cứu biên soạn lịch sử và truyền bá kiến thức lịch sử trong nhân dân. Họ tình nguyện dành thời gian, công sức, tiền cúa cho công việc âm thầm lặng lẽ này. Dó là hơn 40 cán bộ quân đội tuổi từ 65 - 80, hội viên Chi hội lịch sử quân sự, thuộc Hội khoa học lịch sử Hải Phòng - những nhân chứng lịch sử một thời trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước.


Đi tiên phong trong số họ lả đại tá Võ An Đông 82 tuổi, nguyên Thành đội trưởng Hải Phòng qua nhiều thời kỳ, một trong những người tổ chức, xây dựng và duy trì mọi hoạt động của chi hội. Ông đã viết hàng chục hồi ký, bút ký lịch sử quân sự về cuộc chiến đấu anh hùng của quân dân Hải Phòng, quân dân khu Tả Ngạn sông Hồng chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Ông còn vận động hàng trăm nhân chứng lịch sử trong và ngoài thành phố tham gia viết hồi ký cho bộ sách "Đường 5 anh dũng quật khởi", dự kiến 10 tập, đã xuất bản 13 tập và ông là trường ban biên tập. Ông Nguyễn Đức Nhiếp 73 tuổi, nguyên chiến sĩ đoàn tự vệ Hải An năm xưa đã dày công tìm tài liệu biên soạn và tự lo kinh phí xuất bản cuốn sách "Lịch sử đoàn tự vệ chiến đấu Hải An'' (1945 - 1955). Ông Vũ Văn Sửu 75 tuổi, người trực tiếp tham gia chiến đấu ở nội thành Hải Phòng khi thực dân Pháp gây ra sự kiện "20-11-1946", tuy bị bệnh cao huyết áp, sức khỏe yếu nhưng ông vẫn cố gắng viết một tiểu công trình, và cả bản đồ minh họa, xác định rõ 14 tiểu khu chiến đấu, tên người chỉ huy từng tiểu khu ở nội thánh Hải Phòng trong những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (chứ không phải 11 hay 13 tiểu khu như một số sách đã viết) để tư vấn cho Bảo tàng Hải Phòng. Các ông Hoàng Minh, Vũ Long Vân, Trần Văn Khánh, Đàm Minh... viết nhiều chuyên đề, cung cấp cả nhân chứng, vật chứng về một số sự kiện, nhân vật lịch sử quan trọng của Hải Phòng, Quân khu 3, trong một sô cuộc hội thảo khoa học được giới sử học đánh giá cao. Các ông Nguyền Đức Hòe, Đoàn Nhâm, Vũ Sửu còn là những báo cáo viên thời sự, phổ biến kiến thức lịch sử, kể chuyện chiến đấu cho hội viên và nhân dân.


Những năm qua, khắc phục khó khăn về kinh phi, chi hội đã tổ chức nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực. Nổi bật nhất là những cuộc hội thảo khoa học về "Ngày Hải Phòng giải phóng", "Tưởng niệm liệt sĩ Dương Hữu Miên, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu Tả Ngạn", "Chống phong tỏa sông biển vùng Hải Phòng" và xuất bản tập kỷ yếu về sự kiện này, hội thảo nhân kỷ niệm 40 năm, 50 năm chiến thắng Cát Bi, tổ chức cho hội viên thăm quan, giao lưu lịch sử, qua đó tư vấn đóng góp tư liệu, hiện vật xây dựng Bảo tàng Hải Phòng, bảo tàng Hải quân, nhà truyền thống LLVT Hải Phòng. Bằng phương pháp giám định khoa học và phản biện, với những luận cứ vững chắc, chi hội đã tư vấn cho Bộ CHQS thành phố lấy ngày 20-11-1946 là ngày truyền thống LLVT Hải Phòng và đã được Bộ Tư lệnh Quân khu Ba chấp nhận; tư vấn cho lãnh đạo thành phố gắn biển di tích lịch sử ở Nhà hát thành phố, Bưu điện Hải Phòng, Nhà ga Hải Phòng và đang đề nghị gắn biển di tích lịch sử Bến Nghiêng (Đồ Sơn), là những địa danh ghi dấu nhưng chiến công oanh liệt của quân dân Hải Phòng trong các cuộc chiến đấu chống xâm lược. Các hội viên còn tích cực vận động nhân dân tham gia sưu tầm và bảo tồn di tích, di vật lịch sử, nghiên cứu biên soạn lịch sử của nhiều địa phương và các ngành; đóng góp xây dựng tượng đài Nguyễn Bình, Nguyễn Văn Tố...


Tự nguyện nhưng say sưa và nghiêm túc, trung thực, khách quan, tự tìm ra việc, tự trang trải tài chính, phấn đấu đóng góp nhiều nhất cho sự nghiệp khoa học lịch sử thành phố; góp phần giáo dục lịch sử, xây dựng lòng tự hào dân tộc, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong nhân dân, đó lả phẩm chất của mỗi hội viên, là phương châm, mục tiêu hoạt động của Chi hội lịch sử quân sự Hải Phòng.

MINH NGỌC


Ghi chú: Bến Nghiêng đã được thành phố gắn biển rồi. Chi hội LSQS đang đề nghị gắn biển di tích "Cầu tàu Đồ Sơn" là điểm xuất phát của "Đường mòn Hồ Chi Minh trên biển".
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM