Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 06:20:31 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 14  (Đọc 2346 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #30 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2022, 08:08:29 am »

Trong 16 năm đổi mới, bà đã lãnh đạo xã dầu tư trên 10 tỷ đồng để xây dựng điện, đường, chuồng trại. Hiện nay toàn xã có 35 km đường nhựa, 4 trường cao tầng, 7 trường mầm non. Trạm xá xã đạt tiêu chuẩn quốc gia, 6 làng văn hóa trong đó có 1 làng đạt tiêu chuẩn cấp thành phố. 100% đường ngõ xóm được đổ bê tông hóa, 100% gia đình có điện thắp sáng. Toàn xã hiện nay có 53,84% hộ kinh tế khá và giàu; 45 hộ kinh tế trung bình, hộ nghèo còn 1,16%.


Là chủ tịch xã phụ trách khối nội chính, trực tiếp làm trưởng ban thực hiện Nghị định 29, 36, 40, 87, NQ09 và Chỉ thị 406 của Chính phủ ở một địa bàn rộng, dân số đông, giáp ranh với 2 quận nội thành. Tình hình xã hội có nhiều diễn biến phức tạp.


Nhờ làm tốt công tác giáo dục, quán triệt các NQ, NĐ, chỉ thị của Chính phủ cho các ngành, đoàn thể và nhân dân ở cụm dân cư. Lấy những nội dung cơ bản của NĐ, NQ lồng ghép với nội dung bản hưong ước xây dựng làng văn hóa để các dòng họ tộc và nhân dân thực hiện. Tổ chức đăng ký cam kết thực hiện hương ước của làng. Phát động phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Bản thân bà đã dũng cảm đương đầu trực tiếp đứng ra giải quyết nhiều vụ việc hết sức phức tạp, gây rối an ninh, anh em thương binh trong nội thành đến địa phương lấn chiếm đất đai có tổ chức đông người. Bằng nhiều biện pháp thuyết phục, cứng rắn, giải quyết thấu tình đạt lý nên đã nhanh chóng ổn định tình hình, lập lại trật tự trị an. Tài sản của Nhà nước và của nhân dân được bảo đảm an toàn. Không có đơn thư khiếu kiện vượt cấp.


Đặc biệt năm 1997 Nhà nước mở rộng quốc lộ 5 đi qua địa phương, sử dụng 15 ha đất phải di chuyển 425 hộ dân, di chuyển hơn 1000 ngôi mộ, trong đó có hơn 200 ngôi đồng bào công giáo từ rất lâu đời. Bà được phân công làm trưởng ban trực tiếp lãnh đạo giải phóng mặt bằng. Nhờ làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ, nhân dân, thực hiện công khai, công bằng về giá cả đền bù do Nhà nước quy định. Đối với các trường hợp rắn khó, bà đã đến tận gia đình giải thích chính sách, vận động bà con chấp hành chủ trương của trên. Kết quả năm 2001 đã giải tỏa 65 hộ trên đường máng nước thuộc hệ thống đường cấp nước cho nhân dân thành phố. Năm 2002 giải tỏa 69 hộ nằm trong quy hoạch xây dựng của thành phố. Hoàn thành kế hoạch giải phóng mặt bằng đúng thời gian quy định. Bảo đảm tiến độ thi công, không có trường hợp nào phải cưỡng chế.


Là chủ tịch xã trực tiếp làm trường ban phòng chống tệ nạn xã hội, bà đã chỉ đạo ngành y tế mở nhiều lớp cai nghiện tại xã. Kết hợp với MTTQ cùng các đoàn thể đi vận động các gia đình có đối tượng nghiện hút tự nguyện góp tiền cùng với kinh phí của UBND xã đề tổ chức cai nghiện. Mặc dầu bận nhiều công việc nhưng bà vẫn dành thời gian đến các gia đình có con, cháu nghiện và lớp học để động viên vể cả tinh thần và vật chất, Ủy ban còn giúp đỡ tiền vốn và giải quyết việc làm cho các cháu khi đi cai nghiện về làm ăn sinh sống. Đến nay đã 6 năm, các đối tượng được đi học tập cai nghiện về không tái nghiện, đời sống của họ được ổn định, một số anh em đã xây dựng được nhà, có người đã mua được xe máy. Gia đình hạnh phúc, nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống cộng đồng.


Trong suốt 42 năm công tác từ chủ nhiệm HTX, xã đội trưởng và 28 năm liên tục làm chủ tịch xã, bà đã được sự tín nhiệm của huyện bầu vào BCH Huyện ủy An Hải 8 khóa. Trong đó có 1 khóa là ủy viên thường vụ Huyện ủy. Là đại biểu HĐND liên tục 16 khóa.


Có lần được gặp bà, tôi tâm sự: Tại sao đã đến tuổi được nghỉ ngơi rồi mà chị không xin nghỉ cho khỏe. Có sợ người ta cho là tham quyền cố vị không? Bà trả lời: Tôi muốn nghỉ lắm chứ. Nhưng dân không cho nghỉ, Đảng khống cho nghỉ thì tôi phải làm chứ. Niềm vui sướng nhất của tôi là được dân tin yêu. "Nghe dân nói, nói dân, nghe và được dân tin" là chỗ đứng của tôi trong 28 năm làm chủ tịch.


Với con người như thế, công lao, thành tích như thế, nữ chủ tịch xã Nguyễn Thị Mỹ xứng đáng được nhận những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước.


Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước:

- Chủ tịch nước tặng thường Huân chương Kháng chiến hạng 3.

- Huân chương Chiến công hạng 3

- Huy hiệu Bác Hồ

- Huy hiệu Chiến sĩ thi đua quyết thắng


Trong thời kỳ đối mới:

- Thủ tướng Chính phủ cấp bằng khen

- Nhà nước tặng Huân chương Lao động hạng 3.

- Bằng khen của UBND thành phố và Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố về 10 năm đổi mới.

- UBND thành phố, Bộ Lao động TBXH, Bộ Giao thông Vận tải cấp bằng khen.

- Là đại biểu đi dự Đại hội cựu chiến binh toàn quốc lần thứ 2 và lần thứ 3.

- Là điển hình xuất sắc bông hoa phượng đỏ của thảnh phố trong phong trào thi đua yêu nước thời kỳ đổi mới.


Từ năm 1994 - 2002 được các ngành, đoàn thể cấp trung ương tặng: Huy chương vì sự nghiệp giải phóng phụ nữ, Huy chương danh dự Đoàn thanh niên, Huy chương vì sự nghiệp dân số, Huy chương cựu chiến binh vì sự nghiệp và phát triển nông thôn, Huy chương vì sự nghiệp sức khỏe nhân dân, Huy chương vì giai cấp nông dân Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân, Huy chương vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, Huy chương vì sự nghiệp lao động thương binh xã hội.


28 năm liền là chiến sĩ thi đua cấp huyện, cấp thành phố. Năm 2000 là chiến sĩ thi đua toàn quốc và đang được Thành phố đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #31 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:36:54 am »

B- CÁC BÀI VIẾT VỀ TỈNH HƯNG YÊN

CÓ MỘT HÒA THƯỢNG NHƯ THẾ!
(Ghi theo lời kể của Hòa thượng Thích Thanh Tứ)


VŨ XUÂN HÒA


Trong kháng chiến chống Pháp, ở địa bàn trong cả nước cũng như ở tỉnh Hưng Yên, nhiều thanh niên học sinh, sinh viên, công nhân, nông dân, còn có một số nhà tu hành tự nguyện gia nhập lực lượng vũ trang như nhà sư Lê Minh Chiếu đã từng là chính trị viên đại đội và tu sĩ Hoàng Khá đã từng là cán bộ đại đội tỉnh Hưng Yên. Cùng thời gian đó có nhà sư Trần Văn Long đã từng là cán bộ trung đội thuộc đại đội 24 huyện Phù Cừ (Hưng Yên), nay là Hòa thượng Thích Thanh Tứ, là Phó chủ tịch thường trực Hội đồng trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, là đại biểu Quốc hội khóa 11, kiêm Ủy ban các vấn đề xã hội, là Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam, là Phó chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Nhật Bản, là Phó chủ nhiệm Hội đồng tư vấn tôn giáo của ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, là ủy viên đoàn chủ tịch Ủy ban hòa bình Việt Nam, là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, lả ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam, là ủy viên Trưng ương Hội bảo trợ người tàn tật và mồ côi Việt Nam.


Hòa thượng sinh năm 1923, ở thôn Miêu Nha, xã Song Mai, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên. Thuở nhỏ, nhà nghèo đã sớm xa cha mẹ đi ở chùa Nho Lâm, rồi chùa Đống Long ở huyện Kim Động và một số chùa ở tỉnh Hưng Yên. Những tưởng rằng núp bóng cửa Thiền, ăn mày cửa Phật, mong rũ bỏ được kiếp sống trần ai, khổ hạnh, nhưng bọn thực dân Pháp, bọn lý trưởng, cường hào bóc lột làm cho cuộc sống đồng bào và dân lao động khổ sở, điêu đứng, hàng triệu người chết đói làm cho Hòa thượng thức tỉnh, không thể rao giảng cho mọi người làm điều thiện, tránh diều ác trong lúc kẻ thù từng ngày từng giờ bắn giêt dân lành, áp bức bóc lột đồng bào của mình.


Vì thế, Hòa thượng đã trăn trở suy nghĩ tìm cách bắt mối để hoạt động cách mạng trong giới tăng ni, phật tử ở Hưng Yên từ khi mới 17 tuổi. Tháng 3 năm 1945, trước nạn đói khủng khiếp do bọn phát xít Nhật bắt nhổ lúa trồng đay, thu vét thóc của dân để trong kho, Hòa thượng đã cùng mọi người dưới sự lãnh đạo của Việt Minh đi phá kho thóc của Nhật ở Đống Long (Kim Động) để chia cho dân nghèo, cứu sống được nhiều người. Trong lúc đó, Hòa thượng đã cùng mọi người vác cờ đỏ sao vàng đi giành chính quyền trong Cách mạng Tháng 8-1945 ở thị xã Hưng Yên. Rồi Hòa thượng tham gia bộ đội ở đơn vị đại đội 24 huyện Phù Cừ (Hưng Yên), về sau đã từng là cán bộ trung đội thì trận càn lớn có phi pháo yềm hộ cho 4 binh đoàn cơ động (GM) đánh vào khu bắc và trung huyện Phù Cừ mở trận càn Trái Chanh ngày 25-9-1951. Bên ta có 3 đại đội tỉnh bố trí tại thôn Phú Mãn, Long Cầu và các thôn Phan Xá, Tống Xá, Ngũ Lão, Thọ Lão và đại đội 24 bố trí tại thôn Viên Quang. Trận đánh diễn ra rất quyết liệt từ sáng đến tối ngày 25-9-1951. Kết quả là địch đã thất bại không đạt được mục tiêu trận càn, bên ta thì thắng lợi rất lớn ở cả 2 khu vực Long Cầu, Phú Mãn và Phan Tống Xá, tiêu diệt 1050 tên, thu nhiều vũ khí, bắt hàng trăm tẽn địch cả Âu Phi và ngụy, đặc biệt là ta đã giữ vững trận địa tại các làng, đẩy lùi mọi đợt xung phong của địch, bảo vệ cho dân cả vùng1 (Về diễn biến trận chống càn "Trái Chanh", xin tham khảo Hồi ký của Võ An Đông ở tập 1 (tái bản) và Hồi ký của Nguyễn Tất Đào ở tập 3 (tái bản sách “Đường 5 anh dũng quật khởi")).


Tối ngày 25-9-1951, các đơn vị của tỉnh được lệnh luồn càn đi nơi khác, để lại đại đội 24 Phù Cừ tiếp tục bám đất, bám dân trong địa bàn huyện. Đại đội 24 đã phân tán nhỏ lẻ hoạt động cùng với dân quân, du kích xã. Lúc đó Hòa thượng được vẻ thôn Kim Phương phía nam Phù Cừ cùng với nửa tiểu đội của trung đội 2 ở trong nhà anh Dược, là cơ sở có hầm bí mặt. Hầm này được đào dưới 1 đống rơm để tránh địch dùng thuốn sắt để dò tìm, cửa hầm được bố trí ở trong chuồng lợn.


Thời gian đó, địch đánh hơi thấy trong làng có bộ đội, chúng phối hợp với chỉ điểm tổ chức bao vây. Sáng ngày 29-10-1951, chúng lùng sục làng Kim Phương. Chúng phát hiện được hầm bí mật nên đã bắt được Hòa thượng cùng với 1 tiểu đội trưởng và 2 chiến sĩ. Chúng bắt tập trung ra đình Kim Phương. Về phần Hòa thượng trước sau chỉ khai mình là bộ đội được cử đi huấn luyện và tuyển tân binh đang ở tạm tại Kim Phương. Lời khai báo khớp với thực tế lúc đó. Sau khi bị tra tấn, Hòa thượng vẫn một mực không nói gì khác, vẫn giữ nguyên lời khai ban đầu. Chúng đưa về giam ở bốt La Tiến (Phù Cừ) rồi đưa về bốt Lực Điền (Yên Mỹ), đưa về Sặt và đưa về giam ở Hải Dương, cuối cùng đưa về Hà Nội, giam ở Hỏa Lò, Nhà Tiền và trại giam Thanh Liệt, ở tại các nơi giam cầm, tra tấn, địch vẫn không khai thác gì hơn, cho nên đến cuối năm 1953 chúng buộc phải trả tự do cho Hòa thượng.


Trở về quê nhà, Hòa thượng tiếp tục tham gia công tác, chiến đấu cho đến ngày hòa bình năm 1954. Rồi Hòa thượng trở về quy y nơi cửa Phật cho đến nay. Hòa thượng thường giảng giải cho Phật tử những điều dễ hiểu, gắn đạo Phật với đời thường, làm điều thiện, tránh điều ác, không mê tín dị đoan.


Không chỉ lo việc đạo mà Hòa thượng rất sốt sắng đến việc đời. Hòa thượng là một trong những người sáng lập ra "Quỹ đền ơn đáp nghĩa" của Đài truyền hình Việt Nam từ năm 1993. Quỹ đã nhận được hàng trăm tỷ đồng từ Nam chí Bắc để giúp đỡ cho các gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công với nước, người bị di chứng trong chiến tranh, người tàn tật, xây dựng lớp học cho trò nghèo, v.v... Hòa thượng không chỉ làm mạnh ở Trung ương mà còn khuyến khích ở các tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường làm thành một phong trào sâu rộng trong toàn quốc về "Đền ơn đáp nghĩa và xóa đói giảm nghèo”.


Hòa thượng rất tâm đắc là đạo Phật vào Việt Nam từ lâu đời nhưng khác với các nước khác là đạo Phật ở Việt Nam gắn liền với dân tộc và Tổ quốc. Trong kỳ bầu cử Quốc hội khóa 11 được sự giới thiệu của ủy ban Mặt trận Tổ quốc, giới Phật giáo Việt Nam và bà con Phật tử, Hòa thượng đã được bầu vào Quốc hội khóa 11.


Trong các hoạt động, làm nhiều công tác xã hội, dù ở cương vị nào, Hòa thượng luôn gương mẵu, hết lòng với công việc, được mọi người quý trọng.


Hòa thượng Thích Thanh Tứ là một tấm gương sáng để mọi người học tập và noi theo. Chúng ta rất tự hào có một vị Hòa thượng như thế!
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #32 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:37:43 am »

SƯ BÀ THAM GIA ĐÁNH GIẶC


NGUYỄN THỊ DUNG
(Nguyên hội phó Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Hưng Yên)


Cuối năm 1949, Pháp chiếm đóng toàn tỉnh Hưng Yên. Theo chủ trương của Tỉnh ủy, tất cả các ban ngành phải đơn giản, gọn nhẹ và phải đưa cán bộ về công tác tại các huyện.

Tháng 2-1950, tôi được Tỉnh hội phụ nữ Hưng Yên phân cồng về huyện Yên Mỹ công tác. Sáng ngày 20-2-1950, tôi từ biệt Tỉnh hội đi vào vùng địch hậu. 4 giờ chiều, tôi được trạm giao thông dẫn đi qua cánh đồng Tam Thiên Mẫu, về thôn Quảng Uyên xã Minh Châu (Yên Mỹ) gặp anh Hòa là cán bộ nông hội, được giới thiệu sang gặp anh Thiện là Thường vụ Huyện ủy đang ở xã Việt Cường. Ngày thứ ba, tôi được gặp anh Thiện, cho biết là chị Tuyết (đã từ trần) hiện đang ở phía bắc huyện, chưa gặp ngay được, trước mắt anh Thiện phân công tạm thời phụ trách phong trào phụ nữ của 6 xã gồm Minh Châu, Việt Cường, Thanh Long, Quang Phục, Hoàn Long, Dân Chủ.


Ngày 3-3-1950, tôi đi theo anh Chúc, cán bộ thanh niên về xã Dân Chủ, giới thiệu tôi vào Chùa Chằng là cơ sở của ta. Chùa Chằng cách bốt Kênh Cầu khoảng 500 mét, bọn địch đứng ở chòi cao trên bốt nhìn xuống có ai ra vào nó cũng biết. Khi vào chùa, gặp sư bà Đàm Hợi, khoảng 45 tuổi, người gầy cao, da ngăm đen, khỏe mạnh, nhanh nhẹn. Sư bà lấy nước cho uống và báo cáo tình hình cơ sở. Bà tuy mồm nói chuyện vừa lấy giấy gói 4 phẩm oản, một nải chuối đưa cho chúng tôi, vừa dặn từ nay nếu có về thì về ban đêm và vào cổng sau để bọn địch không phát hiện được. Bà sư đang dặn dò thì chú tiểu chạy vào báo tin bọn địch ở bốt Kênh Cầu đã ra khỏi bốt rồi. Bà vội vàng dẫn chúng tôi ra cổng sau, chỉ chúng tôi sang thôn Đồng Than. Bà sư vừa vào chùa thì bọn địch cũng vừa ập tới. Chúng vặn hỏi sư bà, có 2 cán bộ Việt Minh mới vào chùa, gọi họ ra đây nếu không chúng nó sẽ dốt chúa. Sư bà bình tĩnh trả lời: Nhà chùa đang bận làm cỏ ở ngoài đồng, không có ai vào chùa cả, nếu có nhà chùa xin chịu tội. Bọn địch lục soát mọi nơi, không thấy gì, chúng đe dọa mấy câu rồi rút về đồn.


Mặc dù bị bọn địch ở bốt Kênh Cầu theo dõi, sư bà hàng ngày vẫn đến các thôn có bốt như Từ Hồ, Nga Nhân Lý giả vờ đi lễ, nắm tình hình địch về báo cáo cho cán bộ. Đến đầu năm 1951, vì bị lộ, bọn địch cấm bà không được ra khỏi chùa. Bị o ép quá, sư bà báo cáo lên huyện và được huyện cho bà về trụ trì tại chùa Vũ, xã Hoàng Hữu Nam ở sát đường 39 và gần đường 5. Đến chùa Vũ một thời gian, bà lại tiếp tục công tác đào hầm bí mật, nuôi dưỡng cán bộ và dân quân và bà còn đến các thôn có bốt địch giả vờ đi lễ chùa để nắm tình hình. Ngoài ra, bà còn đưa cán bộ nữ giả làm đệ tử mang hương hoa đi lễ như chị Thắng vào chùa Nho Lâm, như đưa chị Lợi về thôn Rồng để bắt liên lạc với thôn Liên Hạ và thôn Rồng.


Năm 1954, hòa bình được lập lại, sư bà được mời vào Ban chấp hành Hội Phật giáo huyện Yên Mỹ. Năm 1955, sư bà được bầu vào Ban chấp hành Hội Phật giáo tỉnh Hưng Yên. Năm 1965, khi 2 tỉnh Hải Dương và Hưng Yên được hợp nhất thành tỉnh Hải Hưng, sư bà lại được tham gia vào Ban chấp hành Hội Phật giáo tỉnh Hải Hưng. Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp và sau hòa bình lập lại, bất kỳ ở lĩnh vực nào sư bà cũng hoạt động tích cực.


Năm 1990, sư bà được phong chức, Thượng tọa. Năm 1996, cụ qua đời, thọ trên 80 tuổi.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #33 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:39:47 am »

KỶ NIỆM VỀ MỘT LẦN QUAY PHIM TRẬN ĐÁNH MÌN TÀU ĐỊCH
(Theo Tạp chí Thế giới Điện ảnh số 2 (10-2000))


TRỊNH HOÀNG MẠNH TÙNG


LGT: Tôi tình cờ gặp được ông Trịnh Hoàng Mạnh Tùng ở Huế. Ông sinh năm 1929, tại Hưng Yên, tham gia kháng chiến từ năm 16 tuổi. Năm 1954 ông về công tác ở Bộ Văn hóa. Sau ngày giải phóng miền Nam - thống nhất đất nước, ông phụ trách triển lãm tại thành phố Hồ Chí Mình về cuộc đời, hoạt động của Bác Hồ; làm hiệu phó Trường Đại học Mỹ thuật Huế.


Hiện nay, với vai trò chủ nhiệm CLB hưu trí quận 2 - thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù bộn bề nhiều công việc, nhưng ông đã biên tập một số tác phẩm lịch sử truyền thống như: "Kiên Giang và xứ sở anh hùng", "Trại giam, tù giam Phú Quốc"... Và, điều làm tôi đặc biệt quan tâm trong câu chuyện của ông, đó là ông đã từng bố trí, bảo vệ cho nhà điện ảnh Quang Huy quay những thước phim tư liệu nổi tiếng về trận đánh cháy tàu địch trên địa phận Văn Lâm - Hưng Yên năm 1954. Những thước phim quý giá đó, ngày nay còn lưu lại và được tái hiện trong bộ phim "Việt Nam trên đường thắng lợi".

Sau đây là bài viết của ông về lần kỷ niệm ấy...


NGUYỄN THANH TÚ


Sau ngày giải phóng Thủ đô (10-10-1954), tôi về công tác ở Bộ Tuyên truyền, sau là Bộ Văn hóa vẫn gặp lại anh Quang Huy, khi ấy anh phụ trách Xưởng phim Thời sự - Tài liệu trung ương. Dẫu bận rộn với muôn vàn công việc, chúng tôi vẫn nhớ về một kỷ niệm trong kháng chiến chống quân xâm lược Pháp.


Vào cuối năm 1953, trên Trung ương cử anh Quang Huy về Hưng Yên quay một số hình ảnh kháng chiến của nhân dân trong vùng địch tạm chiếm. Tôi được Ty Tuyên truyén - Văn nghệ tỉnh phân công đi cùng anh Quang Huy lên địa bàn huyện Văn Lâm, nơi có đường sắt Hà Nội - Hải Phòng và quốc lộ 5 chạy qua. Từ cơ quan tỉnh đóng ở khu du kích Ân Thi phải lên đường từ 3 giờ chiều để sập tối có thể vượt qua đường 39 ở khoảng giữa 2 đồn địch Trường Xá và Cầu Ngàng (Kim Động), rồi đêm ấy và cả ngày hôm sau đi ngược lên Khoái Châu, Yên Mỹ để đến tối tới được trạm giao thông bí mật ở một làng sát đường 5, theo đường dây giao thông vượt qua đường 5 và đường sắt sang phía bắc huyện Văn Lâm giáp với huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Đường sắt qua địa phận Văn Lâm từ Như Quỳnh đến Cẩm Giàng (Hải Dương) địch bố trí hệ thống đồn bốt canh phòng dày đặc, cứ cách khoảng 1 km lại có một đồn canh; dọc theo phía nam đường sắt là hàng rào kẽm gai.


Đêm cuối tháng chạp năm ấy trời tối đen như mực, ruộng đồng khô nứt nẻ. Chúng tôi vượt qua đường 5 đến cách đường sắt 30 m, chờ cho giao thông viên lên trước dò đường trở lại báo không có địch phục kích, chúng tôi mới lần lượt leo rào vượt qua đường sắt. Đã có kinh nghiệm vượt qua đây mấy lần, đêm ấy tôi mang theo đôi dép cao su, đến nơi xỏ vào leo rào kẽm gai không bị thủng chân.


Một ngày giáp Tết nguyên đán, chúng tôi bàn với các đồng chí ở xã, bố trí cho "ém quân" sau rặng tre của một nhà dân ở làng Như Quỳnh (Như Quỳnh cách Hà Nội 17 km) để quay cảnh tàu địch. Sáng hôm ấy, một đoàn tàu chở đầy lính lê dương chạy qua nhưng không thể nâng máy lên quay được. Chỉ hơn một phút đoàn tàu đã lướt qua. Tôi hỏi anh Quang Huy: -Thế nào? Anh tiếc: - Trượt rồi, gần quá, bọn lính trên tàu súng ống lăm lăm chĩa xuống 2 bên đường, nhô máy quay sợ bị lộ ngay (rặng tre chỉ cách đường sát gần 20 m).


Thôi được, trượt keo này ta bày keo khác.

Chúng tôi lại bàn với lãnh đạo huyện và xã bố trí cho du kích đánh mìn tàu địch để quay. Nhưng để bà con ăn Tết xong đã, vì đánh mìn thì chắc chắn là địch sẽ khủng bố. Vì vậy cũng có kế hoạch bố trí lực lượng nhân dân sẵn sàng ra quân đấu tranh với địch.


Mìn chôn được ngụy trang khéo léo tuyệt vời, sáng ra lính địch đi tuần không phát hiện được. Theo quy luật hoạt động của địch thì khoảng 9-10 giờ sáng là đến tàu quân sự. Gần đên giờ ấy, một chị du kích cải trang ra đồng cắt cỏ, lấy chân hất nhẹ hòn đá chèn cách dây dẫn, để khi tàu chạy tới mìn chập pin sẽ nổ liền. Hôm ấy là sáng mồng 4 Tết năm Giáp Ngọ (1954).


Tổ quay phim và lực lượng đấu tranh đều đã sẵn sàng. Một đoàn tàu chở dầu từ phía Hải Dương lên vừa lăn bánh tới, chạm mìn. Những toa xi-téc chồm lên nhau đổ vật sang bên đường. Những cột khói lửa bốc cao. Anh Quang Huy đã thu gọn những hình ảnh đó vào máy quay phim 16 ly. Bọn địch ở đồn Lạc Đạo và Đông Mai không dám ra khỏi đồn mà nổ súng như vãi đạn vào các làng ven đường sắt. Vẫn trong những bộ quần áo ngày Tết, bà con chạy tản ra cánh đồng sau làng về phía Thuận Thành để tránh đạn. Như còn tiếc rẻ, anh Quang Huy còn quỳ xuống bờ ruộng quay thêm cảnh này.


Địch bắn cả đạn AT vào làng Đông Mai làm chết một bà già. Ngay sau đó, bà con đã tổ chức đấu tranh theo kế hoạch đã dự kiến trước. Hàng chục người khênh thi hài bà lên bốt Lạc Đạo, rồi tiếp sau hàng trăm người liên tục kéo lên đòi địch phải bồi thường thiệt hại. Cuộc đấu tranh diễn ra đến tận chiều, địch phải chịu bồi thường 800 đồng tiền Đông Dương để mai táng cho bà già làng Đông Mai.


Những thước phim quý giá ấy nay vẫn còn lưu trong bộ phim Việt Nam kháng chiến và bộ phim Việt Nam trên đường thắng lợi mà nhà điện ảnh Liên Xô, Các Men sang giúp ta cùng với các nhà điện ảnh của ta như Mai Lộc, Bùi Đình Hạc, v.v... thực hiện vào cuối năm 1954 - 1955.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #34 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:41:07 am »

XÃ MINH TÂN, HUYỆN PHÙ CỪ, HƯNG YÊN NHỮNG NGÀY ĐẦU
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP


VÕ VĂN TRÀ
Nguyên phó chủ tịch UBHC,
(Tỉnh ủy viên tỉnh Hưng Yên 1955-1960)


Đã trên 50 năm trôi qua, nhưng nhớ lại những ngày đầu trong kháng chiến chống Pháp, tôi rất xúc động và tự hào về lòng yêu nước, hăng hái tích cực tham gia ủng hộ kháng chiến của cán bộ và nhân dân xã Minh Tân huyện Phù Cừ quê hương tôi. Thời gian đó tôi làm Bí thư chi bộ xã (1947-1949).


Xã Minh Tân chúng tôi được thiên nhiên tạo cho một địa hình lý tưởng, xung quanh 4 mặt đều là sông, đi lại đều phải bằng thuyền, xã như một hòn đảo nhỏ. Cũng do địa hình thuận lợi như vậy, "Đất lành chim đậu" cho nên vào năm 1946 để chuẩn bị cho kháng chiến toàn quốc, UBKCHC Liên khu 3 và UBKCHC tỉnh Hưng Yên chọn và quyết định lấy chùa Sậy thuộc thôn Duyệt Văn của xã làm công binh xưởng để sản xuất và sửa chữa vũ khí cho liên khu, các lực lượng vũ trang trong tỉnh và mặt trận đường 5 lấy phiên hiệu là X-E do Cục Quân giới của Quân khu 3 chuyển về. Tháng 10-1949, địch chiếm đóng hầu hết các huyện miền Nam Hưng Yên, toàn tỉnh hầu như nằm trong vùng tạm chiếm của địch. Thế nhưng riêng xã Minh Tân được Tỉnh ủy Hưng Yên chọn là nơi đặt văn phòng tỉnh ủy. Đồng chí Vũ Thơ là Bí thư Tỉnh ủy thời gian đó đã nhiều ngày làm việc ở đây. Sau khi đồng chí Vũ Thơ được điều đi, đồng chí Trần Quốc Thái được điều về làm Bí thư tỉnh ủy thay đồng chí Vũ Thơ. Đồng chí Trần Quốc Thái cũng chọn nơi này làm văn phòng Tỉnh ủy. Thực ra đây là một địa điểm an toàn, đảm bào bí mật và thuận lợi cho việc chỉ đạo quản và dân toàn tỉnh. Cuối năm 1951, đồng chí Lê Thanh Nghị là Bí thư Khu ủy Khu 3 trên đường đi Việt Bắc theo đường dây cũng nghỉ ở đây.


Cuối năm 1947, tôi làm Bí thư chi bộ xã Minh Tân đã cùng chi bộ và nhân dân tự nguỵện đóng góp cho công binh xường. Nhường toàn bộ khu đình: Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ, toàn bộ sân chùa Sậy dùng để sắp xếp bố trí máy móc thiết bị sản xuất và kho tàng. Ba thôn: Duyệt Văn. Duyệt Lễ, Nghĩa Vũ sấp xếp nhường nhà cửa cho 150 anh em công nhân ăn ở và làm ca kíp. Ngoài ra nhân dân còn tự nguyện đóng góp hàng ngàn ngày công để vận chuyền máy móc thiết bị từ bến đò Sậy vào địa điểm đình và chùa Sậy. Thời gian đó chưa có phương tiện gì ngoài thủ công và đôi vai của mình. Mặc dầu rất vất vả và khó khăn, nhưng ai nấy đều vui và tự hào là đã đóng góp sức mình cho kháng chiến.


Nguyên liệu thiếu, chi bộ đã vận động nhân dân bằng mọi cách thu gom hàng tấn gang, sắt thép. Riêng chùa Sậy đã ủng hộ một quả chuông nặng 120kg để cồng binh xưởng đúc đạn.

Xưởng thiếu gỗ làm mộc mác, nhân dân đã ủng hộ gỗ mít, gỗ đa. Xưởng thiếu nhân lực, chi bộ đã cùng nhân dân vận động được 33 anh em thanh niên vào làm việc (sau này trong số này có 3 anh em hy sinh được công nhận là liệt sĩ, 4 anh em là thương binh)


Ngoài ra còn cử anh chị em dân quân, du kích canh gác ngày đêm bảo vệ an toàn cho công binh xưởng. Năm 1948 địch cũng đã đánh hơi thấy địa điểm này, chúng cho máy bay oanh tạc thả bom. Nhưng rất may là chúng thả chệch ra ngoài khu vực sản xuất và kho tàng.


Lúc đó, ta còn nghèo, lại gặp nhiều khó khăn. Xã đã cùng với công binh xưởng huy động hàng trăm ngày công đào và tháo gỡ bom, lấy thuốc nổ làm mìn, làm lựu đạn bộc phá để cung cấp cho các đơn vị chiến đấu.


Lãnh đạo công binh xưởng lúc đó có các đồng chí: Phạm Hữu Hạnh, Phạm Văn Ty, Lê Hữu Độ, Phạm Khắc Cự. Chỉ từ năm 1947 đến năm 1949, công binh xưởng đã sản xuất được 22.000 quả mìn, lựu đạn, bộc phá, sửa chữa được hàng trâm súng các loại. Đặc biệt đã sản xuất được súng SKZ theo thiết kế của kỹ sư Trần Đại Nghĩa.


Cuối năm 1949, địch phát hiện và đã tăng cường phá ta. Chúng đã dùng xe lội nước mới qua được sông Sậy. Cũng cuối năm đó xưởng rút sang Thái Bình để sáp nhập vào Sở Quân giới Liên Khu 3, 4. Xưởng tuy rút đi nhưng vẫn để lại một bộ phận kho, trong đó có nhiều vỏ mìn và vỏ lựu đạn.


Năm 1950 - 1951, địch 3 lần oanh tạc ta bằng bom phá, bom napan, tàn phá sạch thôn Duyệt Văn. Chúng bắn đại bác từ bốt Cầu Tràng cầm canh vào Chùa Sậy. Đệ Nhất, Đệ Nhị, Đệ Tam, Đệ Tứ và Chùa Sậy hầu như bị bom đạn san bằng.

Với lòng yêu nước, căm thù giặc, nhân dân xã Minh Tân lúc đó đã có câu ca dao truyền miệng:

"Đốt nhà bà Lại làm ngay
Bà còn chiến đấu với mày dài lâu"


Tuy bị oanh tạc bắn phá nhưng vẫn còn một đơn vị nhỏ trụ tại đây do đồng chí Nguyền Khắc Hiếu chịu trách nhiệm giữ kho, nhận vũ khí chuyển đến và cấp phát cho các đơn vị. Xã đã cùng với khu đào hàng chục hầm bí mật để cất giấu, bảo vệ vũ khí tuyệt đối an toàn.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh lúc đó như:

Đồng chí Võ An Đông - nguyên Tỉnh đội trưởng.

Đồng chí Mai Văn Hách - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh.

Đồng chí Võ Văn Trà - nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh.

Đồng chí Nguyễn Hữu Đạt - nguyên Huyện đội trưởng huyện Phù Cừ.

Đồng chí Lê Hữu Độ - nguyên Phó giám đốc Xưởng X- E.

Các đồng chí này đã từng có mặt ở xã Minh Tân trong thời gian đó, đã chứng kiến cán bộ và nhân dân đã đóng góp nuôi dưỡng cùng đơn vị xây dựng công binh xưởng và bảo vệ kho vũ khí được an toàn tuyệt đối, góp phần nhỏ bé vào thắng lợi của tỉnh nhà.


Ngày nay đất nước đă được hoàn toàn độc lập, thống nhất trên đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Nhân dân xã Minh Tân vẫn giữ trọn được địa danh: chùa Sậy là nơi "Đất lành chim đậu" và là niềm tự hào của những ngày đầu kháng chiến chống Pháp. Nên chăng trong lịch sử đấu tranh về quân sự, chính trị của tỉnh nhà nên ghi nhận địa danh này và cũng là niềm tự hào chung của tình ta và riêng của xã Minh Tân.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #35 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:43:55 am »

MỘT SỐ BÀI CA DAO TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP

VŨ KHANG
(Nguyên Phó giám đốc sở VHTT Hải Hưng)


Chiếc gậy hành quân
   Những đêm mưa tối mịt mùng
   Hành quân bộ đội rất cần gậy tre
   Biết tin bộ đội đi xa
   Mẹ tôi ra chặt giậu tre sau nhà
   Mỗi anh, một gậy làm quà
   Giúp anh chiến sĩ đường xa, mẹ mừng!


Bàn chông giết giặc
   Một bàn chông
   Hai bàn chông
   Vài chục chiếc bàn chông
   Gài vào ngõ xóm đường thôn
   Mỗi bàn là một mồ chôn quân thù
   Giặc Tây có mắt như mù
   Một tên giẫm phải, trăm tên lo hết hồn
   Mỗi lần giặc phải đi càn
   Là lần khiếp sợ cụm mìn, bẫy chông.


Chị em du kích Hoàng Ngân
   Chị em du kích Hoàng Ngân
   Sản xuất, đánh giặc tinh thần đều cao
    Ngày thì cấy lúa trồng rau
   Đêm đêm luyện tập súng, dao, chông, mìn
   Tinh thần chiến đấu sẵn sàng
   Giặc đến là đánh, giặc tan lại làm.


Quả chuông
   Quả chuông là quả chuông đồng
   Cũng dốc một lòng cùng với toàn dân
   Ba hồi vang tiếng chuông ngân
   Nguyện làm vũ khí dịệt quân bạo tàn
   Mai ngày quân Pháp nát tan
   Chuông chùa ta lại ngân vang sớm chiều1 (Tháng 10-1940, Sư cụ Đặng Văn Cân và Sư ông Nguyễn Quốc Ân ở chùa thôn An Tảo, huyện Tiên Lữ, đã tặng đơn vị Quân giới đóng tại đây, quả chuông nặng 300kg để làm vũ khí)


Hũ gạo kháng chiến
   Một nắm gạo thơm
   Hai nắm gạo thơm
   Bó vào trong chiếc hũ con
   Nhà nhà tiết kiệm, sớm hôm cũng làm
   Một tháng hai lần
   Cả làng góp lại sẽ thành kho lương
   Phòng khi bộ đội qua đường
   Phòng khi chiến đấu giữ làng, giữ dân
   Gạo này dành để nuôi quân
   Ăn no đánh thắng là dân vui mừng2 (Trong những năm kháng chiến, ở các địa phương đâu cũng có phong trào "hũ gạo kháng chiến". Cứ mỗi lần thổi cơm, mỗi nhà lại bỏ một nắm gạo vào hũ, dành để nuôi quân)
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #36 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:45:59 am »

DU KÍCH XÃ HOÀNG LONG PHỐI HỢP CHIẾN ĐẤU
VỚI ĐƠN VỊ 110 HUYỆN YÊN MỸ ĐÁNH ĐỊCH TRÊN ĐƯỜNG 206

HOÀNG CHẠCH
(Nguyên thôn đội trưởng thôn Đại Hạnh xã Hoàng Long)


Bốt Kênh Cầu thuộc địa bàn xã Dân Chủ có ba bề sông nước bao bọc, có một viên quan 3 người Pháp chỉ huy.

Nó là một tiền đồn án ngữ vững chắc cho đồn Bần Yên Nhân, nó khống chế và kiểm soát một vùng rất rộng lớn.

Nay vẫn con người trinh sát lầm lỳ, dũng cảm, gan dạ này, đồng chí Chính của chúng ta.

Một thời gian khá dài nắm được quy luật của địch. Đợt này chúng đi tuần một trung đội gồm 3 tiểu liên, 1 súng ngắn, còn súng trường đầy đủ và 2 máy dò mìn, xuất phát từ bốt Kênh Cầu đến cổng đồn Bần Yên Nhân thì quay lại. Đồng chí Chính báo cáo về Huyện đội Yên Mỹ như thường lệ.


Được sự phân công, đồng chí Dương Mạnh Tiến C trưởng C110 Yên Mỹ triệu tập B206 và B39 về tại thôn Đại Hạnh để phổ biến quán triệt nhiệm vụ và hướng dẫn sa bàn cho đến khi các tổ đều thông suốt.


Ngay tối hôm đó, dưới sự chỉ huy của đồng chí C trưởng Dương Mạnh Tiến nhằm hướng đường 206 thẳng tới, vừa chiếm lĩnh trận địa, vừa quan sát thực địa cho thật cụ thể.

Đội hình bố trí như sau: Hai khẩu đội trung liên do đồng chí Phương, đồng chí Hoàng Uyên phụ trách, trong đó có tôi Hoàng Chạch, đồng chí Dĩ, đồng chí Được, đồng chí Giai và đồng chí Phi, hai khẩu đội này đều nấp trong bụi hóp ở đầu xóm nam Kênh Cầu chỉ cách đường 206 khoảng 50m, cách cổng bốt 250m. Chờ cái đuôi của tụi địch đi khỏi thì hai khẩu đội này phải nhanh chóng di động ra mặt đường.


Một khẩu bắn tập hậu, xiên táo một băng, để hàng ngang xông lên, còn khẩu kia thì bắn thốc vào cổng đồn, không cho chúng ra cứu trợ. Khẩu moóc do đồng chí Tấc bố trí ở Buộm bắn cầm canh vào bốt.


Còn biên chế cứ hai bộ đội một du kích, bằng 20 tổ tam tam chế rải hàng ngang từ đầu xóm Nam đến đền Cầu Lác.

Do thiên nhiên ưu đãi, quân ta đều ngồi trong những ruộng lúa nếp quýt cứng cây không đổ, chỉ cách mặt đường khoảng chín, mười mét sẵn sàng chờ hiệu lệnh.

Vào khoảng 6 giờ 30 hôm ấy thì bộ đội và du kích chúng ta bắt đầu xóa tên bọn này trong sổ thiên đình.

Bắt đầu 1 tên, 2 tên, rồi 3 tên cứ thế lừng lững dẫn xác vào trận địa của ta.

Nhận được tín hiệu của đồng chí C trưởng Dương Mạnh Tiến, thế là hai khẩu đội trung liên xông lên mặt đường tiến hành nhiệm vụ đã được phân công trước, rồi cả hàng ngang xông ra mặt đường như vũ bão, khiến kẻ địch mất hồn không kịp trở tay. Trận này ta tiêu diệt 8 tên, bắt sống 21 tên, còn 7 tên trà trộn vào nhân dân đi chợ rồi nhảy xuống sông trốn thoát.


Ta thu toàn bộ vũ khí còn lại, phía ta đồng chí Tiến C trưởng bị thương nhẹ qua phần mềm.
 

PHỤC KÍCH ĐỘN THỔ THẮNG LỢI

Sau đó vào khoảng hai tháng, vần cái bốt Vĩnh An này. Vẫn con người trinh sát là đồng chí Chính. Khi đã nắm chắc quy luật của địch, cứ tờ mờ sáng hàng ngày là chúng cho một tiểu đội mang theo vũ khí và máy dò mìn, xuất phát từ bốt này đến cổng bốt Kênh Cầu có tính chất bảo toàn trong một ngày để bọn chúng liên lạc với nhau bằng xe nhà binh. Đồng chí Chính kiên trì bám sát đúng 15 ngày đêm liền, rồi báo cáo về ban chỉ huy Huyện đội Yên Mỹ.


Đồng chí huyện đội phó Tư Tuyến muốn thực hiện nhìn thấy thực tế, cùng với đồng chí Chính đến thực địa rồi trở về thôn Đại Hạnh gập B206. B này do anh Thanh Thức và anh Kiểu chỉ huy. Sau khi quán triệt phương châm tác chiến rồi triển khai xuống trung đội học tập sa bàn để thông suốt nhiệm vụ của từng bộ phận, ban chỉ huy thôn, xã đội chúng tôi gồm anh Chiều, anh Bạt, anh Hoàng Chạch, anh Nhàn, anh Cao, anh Đương (Dục) được kết hợp.


Ngay đêm đó, trung đội thành một hàng dọc, do đồng chí Tuyến chỉ huy trưởng hành quân, thẳng tiến đến địa điểm đã định để chiếm lĩnh trận địa.

Đội hình bố trí như sau: Đồng chí Kiểu và tôi phụ trách một khẩu đội trung liên, bố trí ngay gốc cây đa cạnh đường, có nhiều dãy dây leo um tùm. Chúng tôi có nhiệm vụ khi thấy địch xuất hiện tới gần khoảng 10m, thì bắn ve hết một băng, để hàng ngang xông lên diệt địch, chứ không được bắn xiên táo vì yêu cầu của trận đánh là bắt sống hoàn toàn.


Còn anh Tư Tuyến, anh Thanh Thức, anh Chiều, anh Bạt thì bố trí trong cái vỏ lò gạch, (mùa mưa họ không đun) và 9 tổ tam chế bố trí thành hàng ngang, cự ly 5m một hố độn thổ cách đường đi của địch khoảng 12m sẵn sàng nghe ngóng chờ đợi tín hiệu.


Thời gian buổi sáng nay sao mà khắc nghiệt thế! Càng hồi hộp chờ đón địch thì càng mất tăm. Mãi khi ông mặt trời lên khỏi ngọn tre, nhân dân trong vùng đang đổ ra đồng làm việc, lác đác có người xuôi chợ Bần kẻ ngược chợ Xuân Cầu mà bóng dáng của chúng vẫn chưa xuất hiện. Đồng chí Kiểu ghé tai tôi nói nhỏ, hay là bị lộ rồi, tình huống này thật khó xử. Vừa dứt lời thì nhìn thấy từ phía xa 1 tên trên vai đeo súng dẫn đầu lù lù đang tiến về phía mục tiêu. Giây phút căng thẳng hồi hộp chờ đợi thì cả tiểu đội địch đã lọt vào phòng tuyến của ta. Lập tức đồng chí Tuyến trong vỏ lò gạch chìa tay làm hiệu lệnh, thế là trung liên bắt đầu nhả đạn vừa dứt một băng, thì 9 tấm hóa trang cùng lúc lật ra, rồi các chiến sĩ đồng loạt hỏ xung phong lao vào trận địa.


Bọn địch bị tấn công bất ngờ, hồn phách lên mây, ngồi sụp xuống đường giơ thẳng 2 tay lên trời, giọng run rẩy, thằng thì kêu "con hàng", thằng kêu "cháu xin hàng". Kết quả thắng lợi hoàn toàn, ta bắt sống 11 tên, tiêu diệt 1 tên, thu 12 khẩu súng trường Mỹ.

Có ca dao:
   Chúng mày là chó giữ nhà
   Ra khỏi cống bốt quân ta diệt liền
   Dù bay xảo quyệt cuồng điên
Cuối cùng số phận gắn liền với nhau.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #37 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:46:49 am »

Nói về Hoàng Ngân


MAI THỊ PHÚC


   Thời kỳ Nhật đảo chính Tây
   Hoàng Ngân vượt ngục trước ngày thành công
   Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng
   Chị về gặp Bác trên vùng núi cao
   Năm bốn chín chị qua đời
   Tên chị sáng ngời mảnh đất Hưng Yên
   Du kích mang tên Hoàng Ngân
   Phấn khởi hào hùng giải phóng quê hương
   Vẻ vang phụ nữ Hưng Yên
   Đến năm hai nghìn danh hiệu được trao
   Anh hùng lực lượng vũ trang
   Niềm tin phấn khởi tự hào chị ơi!
   Xứng danh phụ nữ Việt Nam
   Hải Phòng tên phố, tên đường Hoàng Ngân
   Huy hiệu, tượng đài Hưng Yên
   Thắm tình nặng nghĩa tôn vinh đời dời.

Ngày 01 tháng 01 năm 2003
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #38 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:49:35 am »

HUYỆN KHOÁI CHÂU - ĐƠN VỊ ANH HÙNG
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN

 
KHOÁI CHÂU, HUYỆN ANH HÙNG LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN


LÊ THỊ THANH
(Bí thư Huyện ủy Khoái Châu)


Huyện Khoái Châu nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hưng Yên. Phía bắc giáp Văn Giang, nam giáp Kim Động, Ân Thi, đông giáp Yên Mỹ, tây giáp tỉnh Hà Tây ngăn cách bởi sông Hồng. Quá trình hình thành và phát triển của mảnh đất Khoái Châu gắn liền với nền văn minh lúa nước sông Hồng. Huyện Khoái Châu ngày nay có diện tích tự nhiên 13.086 ha, trong đó diện tích đất canh tác là 7.274 ha; bao gồm 25 xã, thị trấn, với số dân 185.000 người.


Khoái Châu tự hào là mảnh đất "Địa linh nhân kiệt", giàu truyền thống lịch sử, truyền thống vãn hóa. Đến nay huyện Khoái Châu đã có 22 di tích được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa. Đặc biệt là cụm di tích thờ Chử Đồng Tử - Tiên Dung, một trong bốn vị Thánh bất tử trong tâm thức người Việt Nam. Với đền Đa Hòa, đền Dạ Trạch nổi tiếng linh thiêng và kiến trúc đẹp, là nơi Nguyễn Trãi đã cầu mộng được “Thánh ý" giúp Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh đem lại "thái bình thịnh trị" cho đất nước. Quê hương Khoái Châu đã sinh ra Trạng nguyên Nguyễn Kỳ và 22 vị tiến sĩ, đã đem tài trí của mình giúp nước, an dân. Khoái Châu có vinh dự lớn là quê gốc của bà Hoàng Thị Loan thân mẫu của Bác Hồ.


Khoái Châu cách thủ đô Hà Nội khoảng 20km về phía đông nam, giữ vị trí chiến lược quan trọng trong quá trình dựng nước và giữ nước. Trên mảnh đất này đã từng chứng kiến những chiến công hiển hách của tổ tiên còn lưu trong sử sách và trong lòng người dân Việt Nam. Năm 545, từ căn cứ địa Dạ Trạch, Triệu Quang Phục đã tiến hành kháng chiến trường kỳ thắng lợi chống lại quân xâm lược nhà Lương. Trong cuộc kháng chiến chống quân Tống (891), dưới sự chỉ huy thao lược của Lê Hoàn, quân và dân ta vây hãm chặn đánh quân Tống ở dọc tả ngạn sông Hồng, tướng nhà Tống Trần Khâm Tộ, Quách Quận Biên, Triệu Phục Huân bị quân ta đánh cho đại bại ở trận Tây Kết. Mùa hè năm 1285, trên dòng sông Hồng lịch sử diễn ra trận quyết chiến của quân dân ta, dưới sự lãnh đạo của người Anh hủng dân tộc Trần Quốc Tuấn với một cánh quân lớn nhất của đội quân xâm lược Nguyên - Mông, đội quân hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Cửa sông Hàm Tử, tướng giặc Toa Đô bị chém đầu; tại Tây Kết hàng trăm chiến thuyền giặc bị nhấn chìm1 (Trong trận Tây Kết - Hàm Từ, một trong những tướng có công lớn tà Nguyễn Khoái được nhá Trần phong cho một vùng ấp gọi là Khoái Lộ, sau gọi là Khoái Châu. Huyện Khoái Châu ngày nay có tên nguồn gốc từ dó).


Truyền thống yêu nước, khí phách kiên cường bất khuất trong lịch sử đã cổ vũ nhân dân Khoái Châu tiếp tục đứng lên đánh bại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

Tháng 3-1883, khi quân Pháp hạ thành Hưng Yên, Đinh Gia Quế (quê Tân Dân - Khoái Châu) cùng Nguyền Thiện Thuật dựng cờ "Nam đạo cần vương - Bình Tày phạt tội" chiêu mộ nghĩa quân vùng lên khởi nghĩa. Không có rừng già, núi đá hiểm trở, nhưng nhân dân Khoái Châu hết lòng che chờ ủng hộ nghĩa quân. Hầu hết các thôn, xã của huyện đều là làng chiến đấu, là kho lương của nghĩa quân, lập nên căn cứ địa Bãi Sậy giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ, một căn cứ chiến đấu kiên cường tồn tại nhiều năm với tinh thần quật khởi.


Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, văn thân yêu nước đều bị thất bại. "Dân tộc Việt Nam đang đứng trước một cuộc khủng hoảng trầm trọng nhất về con đường cứu nước”1 (Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam tập I, NXB Sự thật - Hà Nội, 1981 tr: 40) thì Nguyễn Ái Quốc sau nhiều nam bôn ba đã tìm thấy con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc. Từ khi ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin rọi tới, thanh niên Khoái Châu đã khống nề gian khổ, hy sinh, một lòng một dạ đi theo cách mạng.


Cuối năm 1928, trên địa bàn huyện Khoái Châu đã có chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội ở Sài Thị. Đây là chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đầu tiên của tỉnh Hưng Yên. Cuối nấm 1929, chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội Sài Thị chuyển thành chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng Sài Thị. Ngày 3-2-1930, Đảng cộng sản Đông Dương ra đời, cấp trên đã cử cán bộ về Sài Thị chuyển chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng Sài Thị thành chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương Sài Thị. Ngay từ khi thành lập với 7 đồng chí đảng viên đầu tiên, chi bộ đã hoạt động tích cực in tài liệu như “Tiếng súng đêm đông", "Chính sách giặc Pháp", ... rải truyền đơn kêu gọi nhân dân vùng lên đánh giặc đuổi thực dân Pháp. Dưới ngọn cờ của Đảng, lòng yêu nước và tinh thần bất khuất của nhân dân Khoái Châu đã được nhân lên gấp bội. Mặc dù bị thực dân Pháp và bè lũ tay sai điên cuồng khủng bố, nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, lực lượng tự vệ đã ra đời. Khắp các thôn, xã trong huyện, thanh niên, phụ nữ hăng hái tình nguyện tham gia, các hình thức đấu tranh chính trị, kinh tế và đấu tranh vũ trang được kết hợp khéo léo, đã cổ vũ lôi cuốn các tầng lớp nhân dân hướng theo Mặt trận Việt Minh.


Nhạy bén chớp thời cơ, người người, nhà nhà hành động theo hiệu lệnh của Việt Minh biểu tình thị uy có vũ trang, vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Chỉ trong vòng chưa đầy một tuần (từ 15-8 đến 20-8-1945), bộ máy ngụy quyền từ huyện đến xã bị nhân dân ta đạp đổ hoàn toàn.


Chính quyền cách mạng non trẻ được thành lập, đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách: Thực dân Pháp rắp tâm trở lại xâm lược nước ta, nạn đói hoành hành trên khắp quê hương, lũ lụt uy hiếp đê sông Hồng. Trong khó khăn chồng chất càng thể hiện rỏ ý chí anh hùng và sức mạnh đoàn kết của nhân dân Khoái Châu.


Đầu năm 1947, trên tuyến đường 5, các cuộc hành quân của giặc Pháp bị quân dân địa phương và bộ đội đánh trả quyết liệt. Thời gian này, nhân dân Khoái Châu đã chia sẻ khó khăn với đồng bào thủ đô, xây dựng làng chiến đấu, phá cầu, đắp ụ lập chướng ngại vật, chặn giặc trên đường bộ, cốn bè tre trên sồng Hồng cản giặc trên đường thủy, lực lượng vũ trang địa phương sẵn sàng nổ súng khi giặc tới.


Khoái Châu có vị trí chiến lược quan trọng là kho người, kho của. Do vậy địch tập trung lực lượng càn quét cướp phá hết sức dã man, chúng lập hệ thống đồn, bốt, tháp canh dày đặc. Những cuộc khủng bố trắng của giặc đã để lại tội ác đẫm máu.

   "Đống xương Thiết Trụ, vũng máu Nghi Xuyên,
   Cây đa Dông Táo còn in hận thù".

Vượt lên ác liệt hy sinh, với lòng tin sắt son vào thắng lợi. Ngay từ trong những năm đen tối nhất, nhân dân Khoái Châu vẫn hết lòng vì cách mạng. Sống trong những ngày gian khổ ác liệt mới càng thấm thìa sự gắn bó máu thịt giữa dân với Đảng. Dưới những lũy tre xanh, dưới mái tranh nghèo..., đâu đâu cũng có hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, du kích. Ban ngày nhân dân đương đầu với sự khủng bố bằng súng đạn, bằng bạo lực của kẻ thù, ban đêm nhân dân lại đón cán bộ, du kích luồn về diệt ác, phá tề.


Cuối năm 1952 đến đầu năm 1954, quân và dân Khoái Châu cùng với bộ đội chủ lực liên tiếp tấn công các đồn bốt địch, với lối đánh đa dạng, áp dụng trong từng thời điểm như: tập kích ở bốt Đông Tảo, mật tập ở bốt Phương Trù, Đào Viên, Vân Trì, bao vây đánh lấn, bức hàng ở bốt Thiết Trụ... giành thắng lợi.


Các lực lượng vũ trang nhân dân của huyện đã góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp trên quê hương Khoái Châu. Với lối đánh du kích đã làm cho kẻ thủ không biết đâu là trận địa. Trong cánh cửa nhà, trên cành cây giữa những đường làng đâu đâu cũng có những quả mìn treo trên đầu giặc. Đội du kích Sông Giàn (Đại Hưng) một trong những điển hình trong việc vận động, tổ chức, xây dựng lực lượng cách mạng quần chúng. Đây là đội du kích đầu tiên ở khu nam Khoái Châu làm bàn đạp để tấn công địch. Với hệ thống hầm hào quanh làng, cách đánh phục kích, tập kích, hầm chông, cạm bầy... đã đánh lui nhiều trận càn lớn của địch và làm cho chúng bị nhiều tổn thất. Từ đầu năm 1952, các xã trong huyện đều có đội nữ du kích Hoàng Ngân, đây là lực lượng quan trọng trong vùng địch hậu, là người bạn chiến đấu của lực lượng vũ trang huyện. Với tinh thần "Cô gái Bãi Sậy sông Hồng" bất thần "Đòn gánh đánh Tây", các chị đã phối hợp và đánh độc lập hàng trăm trận lảm cho quân giặc khiếp vía, kinh hồn. Tiêu biểu là đội nữ du kích Hoàng Ngần xã Đông Kết do đồng chí Trương Thị Tám chỉ huy đã đánh nhiều trận1 (Đường 5 anh dũng quật khởi tập XII trang 130) cướp được nhiều vũ khí của giặc. Phong trào nữ du kích Hoàng Ngân đã góp phần to lớn vào nghệ thuật chiến tranh nhân dân, hình thành thế trận "thiên la địa võng” làm cho kẻ thù khiếp sợ. Trong vùng địch hậu, phụ nữ là lực lượng chính giúp đỡ cán bộ, du kích, đặc biệt là thương binh. Từ 1952 - 1954, xã Đại Tập mặc dù nằm trong tầm kiểm soát gắt gao của địch vẫn tập trung phục vụ thương binh ở các nơi trong tỉnh về trạm quân y - đóng tại địa bàn xã. Trong 3 năm đã có hơn 1000 thương binh được cứu chữa khỏi, trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Trong quá trình phục vụ thương binh, các mẹ, các chị đã không quản hiểm nguy, chăm sóc thương binh, như người thân. Nhiều người dân xã Đại Tập ăn ngô, ăn sắn nhường gạo nuôi dưỡng thương binh.


Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp trên quê hương Khoái Châu chính là thắng lợi rực rỡ của việc tổ chức thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện của Đảng. Những hình thại quân sự trên mảnh đất này là biểu hiện ưu thế của đường lối chiến tranh nhân dân ở vùng đồng bằng. Là biểu hiện cụ thể của nghệ thuật quân sự, nghệ thuật lãnh đạo bám đất, bám dân, đánh địch bằng chính trị, quân sự, binh vận, địch vận, bằng lực lượng của toàn dân mà đơn vị bộ đội huyện và dân quân du kích làm nòng cốt.


Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Đảng bộ và nhân dân cùng các lực lượng vũ trang nhân dân huyện Khoái Châu đã được Nhà nước tặng thưởng 1 huân chương Quân công hạng nhất, 3 huân chương Kháng chiến, 2 huân chương chiến công hạng nhất, nhiều cán bộ, du kích được tặng huân chương cao quý khác.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #39 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2022, 07:50:30 am »

Miền Bắc được giải phóng, Đảng bộ và nhân dân Khoái Châu củng nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng miền Bắc XHCN, chi viện sức người sức của giải phóng miền Nam Với tinh thần "thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”, đã có hơn 25.000 thanh niên Khoái Châu lên đường nhập ngũ, nhiều thanh niên đã viết đơn bằng máu để được tòng quân xung phong vảo tuyến lửa. 10 vạn tấn lương thực, 4 vạn tấn thực phẩm đã được chuyển vào chiến trường, 3714 người con ưu tú của quê hương đã cống hiến trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp thống nhất đất nước, 2358 thương binh đã hiến dâng một phần xương máu của mình cho độc lập tự do của Tổ quốc. Liệt sĩ Nguyền Văn Liệu (Đại Hưng), liệt sĩ Phạm Ngọc Yểng (Việt Hòa), đồng chí Phạm Tuyên (Tân Dân) đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Chị Lê Thị Lục (An Vỹ) đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động.


Giặc Mỹ điên cuồng mở rộng chiến tranh bằng không quân ra miền Bắc, quân và dân Khoái Châu anh dũng chiến đấu chia lửa với miền Nam. Bầu trời Khoái Châu đã diễn rạ nhựng trận chiến đấu quyết liệt giữa hệ thống phòng không của bộ đội và dân quân với máy bay Mỹ, bảo vệ quê hương, bảo vệ thủ đô Hà Nội. Đại đội du kích xã Đông Tảo, xã Bình Minh đã bắn rơi tại chỗ một máy bay AD4 của Mỹ. Giặc Mỹ điên cuồng rải hàng trăm quả bom xuống địa bàn huyện, lực lựợng vũ trang địa phương phối hợp với bộ đội dũng cảm phá nhiều bom nổ chậm của địch, để đảm bảo tính mạng và tài sản cho nhân dân. Liệt sĩ Nguyễn Vân Cư (Bình Minh) đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến đấu này.


Trong chiến tranh ác liệt, các công tác y tế, giáo dục vẫn được duy trì, trường học vẫn mở cửa, học sinh đến trường bằng những chiếc mũ rơm trong những lớp học sơ tán. Với niềm lạc quan tin tưởng vào chiến thắng, "Tiếng hát át tiếng bom" trong những ngày đánh Mỹ mãi mãi là trang sử hào hùng của quê hương Khoái Châu.


Trong sự nghiệp xây dựng và bảo bệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng bộ vả nhân dân cùng các lực lượng vũ trang của huyện Khoái Châu đã được tặng thưởng 1 huân chương Quân công hạng nhất, 5 huân chương Kháng chiến, 6 huân chương Lao động, 146 bà mẹ được phong tặng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 19068 người được Nhà nước khen thưởng huân, huy chương cao quý các loại. Đặc biệt huyện Khoái Châu và 7 xã (Bình Minh, Đông Tảo, Thuần Hưng, Đại Hưng, Phùng Hưng, Đại Tập, Đông Kết) đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Các xã Anh hùng được trải khắp ở các khu Đông, Tây, Nam, Bắc của huyện Anh hùng.


Hiện nay, trong công cuộc đổi mới, với truyền thống đoàn kết, ý chí tự lực, tự cường, thông minh, sáng tạo, Đảng bộ và nhân dân Khoái Châu đã tìm ra hướng đi cho riêng mình: Tập trung chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế khác.


Năm 2002, tốc độ tăng trường kinh tế đạt 10,06%, thu nhập bình quân đầu người đạt 4,66 triệu đồng/năm. Năng suất lúa đạt 12,2 tấn/ha, thu nhập bình quân 1 ha canh tác 34,5 triệu đồng/năm. Số hộ nghèo còn 5,3%, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,03%. Nhu cầu ăn ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên rõ rệt, dịch vụ ngân hàng phục vụ cho sản xuất kinh doanh có nhiều đổi mới, công tác thông tin liên lạc được phát huy, đến nay toàn huyện có 4000 máy điện thoại, bình quân 45 người/1 máy. Trong cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới ở khu dân cư đến nay toàn huyện có 32900 gia đình văn hóa, đạt 71% số hộ trong huyện, có 38 làng văn hóa, đạt 39% số làng trong huyện. (21/25 xã, thị trấn có làng văn hóa).


Đã thực hiện dồn thửa đổi ruộng ở 25/25 xã, thị trấn. Năm 2002 đã chuyển đổi được 98 ha diện tích đất trũng sang chăn nuôi, thả cá. Hiện nay toàn huyện có 700 ha trồng cây ăn quả ngoài đồng (trong đó có 53 ha cây cảnh). Chăn nuôi gia súc, gia cầm chuyển biến mạnh mẽ. Mô hình phát triển trang trại được nhân rộng, toàn huyện đã có 100 trang trại các loại (trong đó có 58 trang trại đạt tiêu chí của tỉnh, 41 trang trại đạt tiêu chí liên bộ).


Cơ cấu kinh tế đang có bước chuyển biến tích cực, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, thương mại chiếm tỷ trọng cao. Công tác an ninh - quốc phòng luôn được củng cố và tăng cường, an ninh nông thôn được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng được đặc biệt quan tâm, việc thực hiện các chính sách xã hội được đẩy mạnh, phong trào thi đua xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vứng mạnh đi vào chiều sâu, có hiệu quả thiết thực.


Trong những năm vừa qua, mặc dù phát triển công nghiệp còn gặp khó khăn, nhưng các khu vực kinh tế của huyện cơ bản đã được hình thành. Tinh thần quyết chiến, quyết thắng trong lịch sử kháng chiến bảo vệ Tổ quốc đang được phát huy trong thời kỳ đổi mới, với ý chí quyết tâm chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu. Đảng bộ, quân và dân Khoái Châu nỗ lực vượt qua mọi thử thách, tận dụng tốt mọi điều kiện, thời cơ, phát huy mạnh mẽ nội lực để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nòng nghiệp, nông thôn, tô thắm thèm truyền thống huyện Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM