Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:13:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 14  (Đọc 2262 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #10 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2022, 08:15:40 am »

KHU ĐỘI NGÔ QUYỀN TRONG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI


Trích hồi ký của PHẠM BẠT TỤY
(Nguyên chỉ huy trưởng Khu đội)


Năm 1964 - 1972, tôi là khu đội trưởng Khu đội Ngô Quyền. Ngày 18-7-1966, máy bay Mỹ đánh trận đầu tiên vào khu vực Cửa Cấm, phá hủy nhà máy điện Cửa Cấm Hải Phòng. Tôi xuống ngay trận địa, thấy có hàng trăm người ở nhà máy Điện, nhà máy Sắt tráng men, nhà máy Thủy tinh, xí nghiệp Hóa chất, xí nghiệp Lông vũ, xưởng đóng tàu 1 bị thương vong và bị sập hầm, còn hơn 600 quả bom bi chưa nổ. Các trận địa pháo của bộ đội phòng không sư đoàn, các đơn vị cao xạ 37mm của nhà máy Thủy tinh và súng máy 12,7mm của nhà máy điện, xưởng đóng tàu 1, Sắt tráng men đều có người thương vong. Tôi hội ý nhanh với BCH khu đội chỉ lấy một số tự vệ là công binh thu nhặt hết bom bi, cứu người còn ở dưới hầm, còn ngăn chặn không cho người ngoài vào khu Cửa Cấm. Quả nhiên đợt bom thứ 2 trút xuống, chỉ có mấy tự vệ ở lại bị thương vong, đảm bảo dân không ai bị thương vong.


Thủ đoạn máy bay Mỹ ở ngoài biển đánh vào thành phố thường bay sát mặt nước, làm cho ra-đa của ta khó phát hiện, tên lửa, cao xạ không bắn được địch bay sát mặt nước. Còn lực lượng đánh máy bay tầm thằp thì phải bố trí ở khu vực đầm lầy toàn sú, vẹt, đạn dược, lương thực vận chuyển rất khó, lại không có nước ngọt, ngày đêm muỗi dĩn đốt liên tục rất cực khổ.


Cho nên, chúng tôi hội ý với các lãnh đạo Đảng, giám đốc, công đoàn, tự vệ các nhà máy, hợp tác xã và quyết định chia thành 4 cụm chiến đấu: 1/ Cụm Nam Triệu ở sát biển, 2/ Cụm ở Đình Vũ, 3/ Cụm Sông Cấm, 4/ Cụm gọi là Xe Tô Ga Len (Nhà máy Toa xe, Xí nghiệp ô tô vận tải Phòng và Nhà máy Len Hải Phòng). Các cụm đều đưjc trang bị súng 12,7mm, chỉ có nhà máy Thủy tinh có đại pháo 37mm. Riêng cụm Xe Tô Ga Len có 4 khẩu 12,7mm còn là súng trường bố trí trên gác cao ở 4 góc và trung đoàn. Tự vệ Cảng Hải Phòng có đại đội pháo 100mm và đại đội 14,5mm bốn nòng.


Các đồng chí lãnh đạo Đảng, chính quyền, quân sự đều đến thăm động viên. Một lần đồng chí Tố Hữu, Bí thư Trung ương Đảng đến thăm. Có anh em nêu khó khăn là máy bay Mỹ bay nhanh, rất hiện đại, bắn khó trúng thì đồng chí Tố Hữu trả lời: "Nó bay nhanh và hiện đại thỉ ta phải 3 sẵn sàng: 1/ Sẵn sàng trực tại súng suốt ngày đêm 2/ Sẵn sáng quan sát, bám chắc mục tiêu. 3/ Sẵn sàng bóp cò".


Anh em theo lời trên nghiêm chỉnh thực hiện 3 sẵn sàng, nhưng khi thực hiện điều đó, phải rất cực khổ vất vả. Kết quả ngày 20-4-1967, tự vệ đã phối hợp với bộ đội phòng không sư đoàn 363 bắn rơi 5 máy bay Mỹ. Ngày 25-4-1967, có 175 lần chiếc máy bay Mỹ tới đánh thì toàn khu (quận) có các khẩu pháo cao xạ và 150 trận địa súng trường của trên 1 vạn lượt tự vệ tham gia chiến đấu đã góp phần củng thành phố bắn rơi 12 máy bay Mỹ, bắt sống một giặc lái ở cửa Nam Triệu. Hôm đó, có phái đoàn Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ Đức đến thăm nhà máy Thủy tinh do nước Đức viện trợ xây dựng. Khi dứt tiếng súng, phái đoàn đã cho nghe băng ghi âm, có tiếng hô bắn máy bay của tôi (Phạm Bạt Tụy) và tiếng reo hò máy bay cháy trên bầu trời nhà máy Thủy tinh. Đoàn đã tặng tôi huy chương vinh dự của quân nhân Đức tại trận địa. Sau này nhà máy Thủy tinh được tặng huân chương Chiến công hạng 3 vì đã bắn rơi máy bay Mỹ.


Đảo Long Châu cũng thuộc về quân sự của Khu đội Ngô Quyền đã bị Mỹ đánh phá 238 trận. Tôi và đồng chí Lê Trung Dũng, khu đội phó thay nhau ra đảo Long Châu hướng dẫn chỉ huy phá bom, giải quyết hậu quả. Khi đi ra và đi về phải đi bằng ca nô vượt sông biển, dài hơn 70km, có hàng trăm quả thủy lôi chờ nổ nên lúc đi và về rất nguy hiểm.


Có đêm 2 giờ sáng, tôi và đồng chí Lê Trung Dũng phải xuống Cát Bi, có 1 quả bom chưa nổ. Hai người cùng nỗ lực tháo được đầu bom chưa nổ mang về khu đội Ngô Quyền. Đây là đầu nổ thứ 14 mà Dũng đã tháo được. Tại đường Lê Lợi, có một quả bom rơi trước đền Tiên Nga làm tắc đường, hàng ngàn người không có lối đi. Sau đó tôi cũng 3 cán bộ khu đội khiêng bom đi qua hồ Tiên Nga ra cánh đồng phá hủy. Đại tá Đỗ Chính, chính ủy BTL 350 khen ngợi, nhân dân thành phố bàn tán xôn xao: Khu đội Ngô Quyền dũng cảm khiêng bom nổ chậm.


Bất cứ ở đâu nghi ngờ có bom, cán bộ khu đội Ngô Quyền phải đến, cùng với tự vệ là công binh, đào bới tìm kiếm bom đạn. Chúng tôi phải làm công việc nguy hiểm chết người này kéo dài trong 8 năm mới giải quyết hết bom đạn ở địa bàn Ngô Quyền, bảo đảm cho nhân dân được an toàn, không ai bị thương vong.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #11 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2022, 08:16:35 am »

DÂN QUÂN XÃ HOÀNG CHÂU BĂT GIẶC LÁI MÁY BAY MỸ,
"MỐI HẬN NAM TRIỆU ĐƯỢC TRẢ"!


NGUYỄN ĐỨC NHIẾP
(Chi hội lịch sử quân sự Hải Phòng)


Trong lao động sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu, vật lộn với quân thù có hàng nghìn câu chuyện sâu sắc đáng ghi nhớ. Nhưng, trong khuôn khổ bài viết này chỉ xin nêu một câu chuyện sâu sắc có hai chi tiết liên quan. Đó là : "Dân quân xã Hoàng Châu bắt giặc lái máy bay Mỹ và mối hận Nam Triệu đã được trả".


I/ Mối hận Nam Triệu

Ngày 31-8-1966, trung đội súng máy cao xạ của trung đoàn phòng không 252 phục kích trên đảo Đình Vù, phối hợp với dân quân tự vệ các xã Tràng Cát, Nam Hải, Đằng Hải, Đông Hải (huyện An Hải) bắn rơi tại chỗ 1 máy bay RF8, tên giặc lái nhảy dù xuống cửa biển Nam Triệu, cách trận địa của quân ta khoảng 500 mét. Nhưng do thuyền của quân ta ra chậm và hiệp đồng chiến đấu giữa dân quân và bộ đội chưa chặt chẽ, nên tên giặc lái được đồng bọn cứu thoát.


Thiếu tướng Hoàng Sâm, Tư lệnh Quân khu 3 đã nghiêm khắc phê bình các lực lượng vũ trang Hải Phòng về việc này.

Cùng với quân dân Hải Phòng, quân dân huyện đảo Cát Hải coi đây là mối hận Nam Triệu, càng thêm quyết tâm bắt bằng được giặc lái máy bay Mỹ.

Bộ tư lệnh 350 cử thiếu tá Nguyễn Sỹ Đô, trưởng ban dân quân của Bộ tư lệnh ra Cát Hải chỉ đạo việc xây dựng lực lượng và tổ chức bắt giặc lái máy hay Mỹ khi chúng nhảy dù.


II/ Dân quân xã Hoàng Châu bắt sống giặc lái máy bay Mỹ

Ngày 1-11-1966, đại đội pháo cao xạ 172 bắn rơi 1 máy bay A4. Tên giặc lái nhảy dù xuống cửa biển Nam Triệu, gần xã Hoàng Châu (huyện Cát Hải), xã đội trưởng Hoàng Viết Dung chỉ huy trung đội dân quân bơi thuyền ra bắt giặc lái. Một số chiến sĩ công an vũ trang phát hiện giặc lái nhảy dù cũng bơi thuyền lao về phía dù rơi. Các thuyền đánh cá của ngư dân các xã Hoàng Động, Trung Hà (huyện Thủy Nguyên) đang kéo lưới gần đó cũng lao ra bắt tên giặc. Cùng lúc này hàng chục chiếc máy bay cường kích, máy bay lên thẳng của địch ở hạm đội 7 bay vào tìm cách cứu tên giặc lái vừa nhảy dù, chúng bắn phá uy hiếp dữ dội xung quanh, ngăn chặn không cho thuyền của quân ta tới gần tên giặc lái, đồng thời bắn phá các xã Hoàng Châu, Phù Long (huyện Cát Hải) và đảo Đình Vũ nhằm ngăn chặn lực lượng tiếp ứng của quân ta.


Quyết không để cho chúng cứu thoát tên giặc lái, từ Sở chỉ huy phòng không thành phố, đồng chí Trần Kiên, Bí thư Thành ủy kiêm Trưởng ban quân sự thành phố chỉ huy các lực lượng phòng không đánh trả máy bay địch, yểm hộ cho các lực lượng bắt tên giặc lái. Bị bắn trả quyết liệt, các máy bay địch phải bay nâng độ cao, giãn ra xa bắn yểm hộ cho chiếc thủy phi cơ tới hòng giải cứu đồng bọn. Trận chiến đấu trên vùng biển cửa Nam Triệu diễn ra hết sức quyết liệt. Hai thuyền của dân quân Thủy Nguyên và Cát Hải bị máy bay địch bắn trúng, hai chiến sĩ dân quân hy sinh, một bị thương. Nhưng tất cả không hề nao núng. Anh em nhanh chóng cởi áo bịt lỗ thủng ở lòng thuyền không cho nước tràn vào rồi tiếp tục lao thuyền về phía tên giặc lái. Lúc này số máy bay địch được huy động làm nhiệm vụ giải cứu tên giặc lái lên đến 20 chiếc. Chúng ném bom, bắn xối xả vào các thuyền của quân ta. Bầu trời, mặt nước vùng cửa biển Nam Triệu sôi sục, mịt mù khói lửa. Một thuyền của công an vũ trang bị trúng đạn, ngay lập tức, đồng chí Vũ Đức Thắng cùng hai chiến sĩ ôm súng bơi sang thuyền của dân quân xã Hoàng Động vừa bắn trả địch vừa lao nhanh về phía mục tiêu. Khi chiếc thủy phi cơ của địch hạ độ cao, chuẩn bị thả thang dây cho tên giặc lái leo lên thì chiếc thuyền của công an vũ trang do đồng chí Lê Xuân Tỉnh chỉ huy cũng vừa kịp lao tới đè đầu tên giặc lái đang ngoi ngóp trên mặt nước. Hai thuyền của dân quân Cát Hải cũng vừa áp mạn. Đồng chí Đoàn Hồng Sâm, dân quân xã Hoàng Châu cùng đồng chí Lê Xuân Tỉnh túm được tên giặc lái lôi thốc lên và bắt hắn nằm sấp xuống ván thuyền. Các trận địa pháo cao xạ của quân ta trên bờ cùng các tay súng của bộ đội, dân quân trên các thuyền đánh cá vẫn đánh trả quyết liệt các tốp máy bay địch, hất chúng bay lên cao và ra xa bờ. Thuyền chưa vào tới bến, dân quân và nhân dân xã Hoàng Châu đã ùa ra mép nước bốc cả thuyền và tên giặc lái vượt qua bãi cát vào rừng phi lao ven biển.


Tính từ lúc đại đội 172 nổ súng bắn rơi máy bay địch đến khi bắt được tên giặc lái, trận chiến đấu kéo dài 60 phút. Đây là tên giặc lái máy bay Mỹ đầu tiên bị bắt trên cửa biển thành phố Hải Phòng.

Có được chiến công trên là do quân dân Cát Hải cùng các đơn vị bộ đội phòng không, công an vũ trang, dân quân đánh cá và trực chiến của các xã thuộc hai huyện Thủy Nguyên và An Hải có quyết tâm cao và hiệp đồng chiến đấu chặt chẽ.

"Mối hận Nam Triệu" đã được trả.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #12 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2022, 08:17:16 am »

NIỀM VUI NGÀY ẤY


TRỊNH TRỌNG GIỮ


Ngày 12-9-2002, đài TNVN liên tục thông báo về cơn bão gần - cơn bão số 3 với sức gió mạnh tới cấp 7, cấp 8, biển động dữ dội, làm tôi ruột rối như tơ vò, bởi ngày mai 13-9-2002 đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư BCH TW Đảng CSVN về thăm HTX Bạch Đằng.


Tôi lo và mọi người trong HTX cũng lo nhưng vẫn hăm hở chuẩn bị để đón đồng chí Lê Khả Phiêu với tinh thần quý trọng nhất. Những tấm panô, áp phích, khẩu hiệu chào mừng đồng chí Lê Khả Phiêu vẫn được dựng lên, căng kéo ở những nơi đông người qua lại. 15 giờ 30 phút hôm 12-9 trời bắt đầu mưa, gió giật từng cơn. Tôi khoác áo mưa đi kiểm tra, động viên mọi người cần quản lý và bảo vệ những gì đã được chuẩn bị đón đồng chí Lê Khả Phiêu trong niềm vui thực sự đầm ấm. May thay, trời mưa to một lúc rồi tạnh vì bão số 3 đã đổi hướng.


Ngày 13-9-2002, đồng chí Lê Khả Phiêu về thăm khu vực sản xuất và trụ sở HTX. Cờ băng, khẩu hiệu còn nguyên vẹn, lộng lẫy dưới nắng ban mai của một ngày tạnh ráo. Niềm vui của cán bộ, xã viên HTX Bạch Đằng thực sự được nhân đôi: Trời quang mây tạnh, đồng chí Lê Khả Phiêu về thăm. Hai bên đường người đông nghịt chờ đón. Đúng 8 giờ, đồng chí Lê Khả Phiêu cùng với đồng chí Nguyễn Văn Thuận, Phó Bí thư thường trực Thành ủy Hải Phòng, các đồng chí Nguyễn Sĩ An, Bí thư Huyện ủy An Hải, đồng chí Đỗ Khắc Hòa, Chủ tịch UBND huyện và đại diện các ban ngành đến thăm khu vực sản xuất của HTX, thăm con tàu "Rồng Biến 15" đang được xã viên HTX gấp rút hoàn thành. Thay mặt cán bộ, xã viên HTX Bạch Đằng, tôi - Trịnh Trọng Giữ, chủ nhiệm HTX - báo cáo với đồng chí Lê Khả Phiêu, đồng chí Nguyỗn Văn Thuận và các đồn chí trong đoàn về sự tiến bộ trong công nghệ đóng tàu của HTX Bạch Đằng, lai lịch con tàu mang tên "Rồng Biển 15" sắp được hạ thủy. Nghe tôi báo cáo, nhìn những người thợ (phần lớn là Hội viên Cựu chiến binh và lực lượng đoàn viên thanh niên trẻ) mồ hồi nhễ nhại căn chỉnh hàn gán không phút nghỉ ngơi để con tàu sớm đưa vào sản xuất đồng chí Lê Khả Phiêu hài lòng về tinh thần làm việc của xã viên HTX và chúc Hải Phòng sẽ có nhiều Rồng Biển bay lên!


Trên đường về, gần đến trụ sở HTX, đồng chí Lê Khả Phiêu đột ngột rẽ ngang hỏi anh thanh niên bên đường tên tuổi, địa chỉ và công việc anh đang làm. Rồi đồng chí căn dặn thanh niên phải học tập, rèn luyện để xóa đói giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới. Cử chỉ và lời nói của đồng chí Lê Khả Phiêu thực bình dị mà thấm thìa. Ai cũng thấu hiểu về nỗi lo của đồng chí trong chiến lược vun đắp cho thế hệ trẻ. Đến trụ sở HTX, các cháu thanh thiếu niên và xã viên đến tặng hoa đồng chí Lê Khả Phiêu trong niềm vui náo nức của ngày đầu gặp gỡ. Một lần nữa, tôi thay mặt HTX Bạch Đằng báo cáo kết quả gần 20 năm xây dựng và phát triển của HTX; đặc biệt nhấn mạnh về hoạt động của đơn vị trong năm 2002 mà thành phố Hải Phòng chọn là năm doanh nghiệp. Đồng chí Lê Khả Phiêu khen ngợi chúng tôi về tinh thần vượt khó để phát triển trong điều kiện hết sức ngặt nghèo của cơ chế thị trường. Đồng chí động viên cán bộ, xã viên cố gắng hơn nữa củng nhau chung sức, chung lòng xây dựng HTX ngày càng vững mạnh, cùng hòa nhập với nhiều Rồng Biển khác bay lên, bay cao và bay xa hơn nữa!


Tôi thay mặt xã viên, hứa với đồng chí Lê Khả Phiêu quyết tâm thực hiện bằng được lời của đồng chí căn dặn và tặng đồng chí Lê Khá Phiêu tượng nữ tướng Lê Chân một thời đã góp phấn làm nên chiến thắng trong lịch sử chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc. Đồng chí Lê Khả Phiêu nhận kỷ vật lưu niệm trong tiếng hát về thành phố Cảng do Đội văn nghệ không chuyên của HTX thể hiện. Tiếng cười, tiếng vỗ tay vang từng đợt, từng đợt.


Trước khi rời HTX Bạch Đằng, đồng chí Lê Khả Phiêu đã dành nhiều thời gian chụp ảnh chung với nhiều người nhưng vẫn còn "bao nhiêu người" chưa được chụp chung với đồng chí. Cán bộ, xã viên HTX Bạch Đằng xã Đông Hải, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng vẫn mong đồng chí Lê Khả Phiêu có ngày trở lại...


Kỷ niệm về niềm vui, nỗi nhờ, sau ngày 13/9/2002 Ban chủ nhiệm gồm có tôi và 3 xã viên tiên tiến có thành tích xuất sắc trong sản xuất là Nguyễn Trung Quỳ, Dương Ngọc Bích và Trịnh Văn Linh về thăm xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa - quê hương đồng chí Lê Khả Phiêu, đồng thời mua đá tại quê hương đồng chí để về khắc bia kỷ niệm ngày đồng chí Lê Khả Phiêu về thăm.


Hai tấm bia kỷ niệm ngày về thăm HTX Bạch Đằng của hai đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước: Đồng chí Lê Khả Phiêu và Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đặt ở vị trí trang trọng trong trụ sở của HTX như dấu ấn lịch sử ghi nhận sự quan tâm của lãnh đạo và bước trưởng thành của HTX Bạch Đằng.


Xã viên và nhân dân đi làm hàng ngày qua lại, cán bộ trong Ban chủ nhiệm mỗi lần giao ban nhìn tấm bia lưu niệm lại nhớ "Niềm vui ngày ấy" càng quyết tâm xây dựng HTX Bạch Đằng thêm vững mạnh như lời của đồng chí Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng bí thư BCH TW Đảng CSVN vả Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nguyên Tổng tư lệnh QĐND Việt Nam về thăm HTX Bạch Đằng đã dặn dò.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #13 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2022, 08:18:14 am »

NHỚ VỀ MỘT ĐỒNG CHÍ LÃO THÀNH CÁCH MẠNG


TRỊNH TRỌNG GIỮ


Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, tôi nghỉ ở nhà đã được gần hai tháng. Cũng như mọi anh em bộ đội xuất ngũ khác hay như một số người về hưu, tất nhiên tôi phải kiếm một việc gì đó để làm. Nhưng lúc này thì chưa, tôi muốn tranh thủ những ngày nghỉ để tìm hiểu về quê hương mình một miền đất giàu truyền thống yêu nước và cách mạn. "Con chim có tổ, con người có tông", tôi còn muốn tìm hiểu cội nguồn về dồng họ Trịnh ở Phương Lưu quê tôi.


Tôi xem lại mấy trang nhật ký vừa viết và những điều mình ghi chép được về họ Trịnh. Tôi đang đọc và suy ngẫm thì có tiếng người. Tôi ngẩng lên và nhận ra ngay bác Nguyễn Văn Y - anh họ cùng làng. Bác Y giới thiệu hai người bạn cùng đi là bác Nguyễn Thắng - Chủ nhiệm hợp tác xã Bạch Đằng và bác Vũ Hồng - kế toán, còn bác Y phụ trách kế hoạch. Bác Y nói tiếp:

- Ba chúng tôi có nhã ý đến thăm sức khỏe của chú đồng thời mời chú tham gia xây dựng hợp tác xã của quê hương, chú thấy thế nào?

Bác Y nói ngắn gọn và thực sự cầu thị. Tôi chưa biết trả lời thế nào bèn đáp lại với một giọng hết sức khiêm tốn:

- Rất cám ơn các bác, liệu vào hợp tác xã tôi có làm được gì không? Cả ba bác cùng cười:

- Làm được! Làm được! Cùng làm rồi ta sẽ có cách.

Hóa ra các bác ấy biết khá rõ về tôi: Sau năm 1975, tuy vẫn trong quân đội song trên thực tế, tôi đã làm kinh tế.

Tôi được điều về xí nghiệp cơ khí Trung Dũng thuộc Bộ tư lệnh 350. Xí nghiệp có cả một dây chuyền sản xuất bao gồm sửa chữa xe máy, cơ khí, mộc, đúc, sửa chữa sà lan... Tôi khá thạo những công việc kể trên.

Cuối cùng, tôi nhận lời. Chúng tôi cùng chúc nhau vui vẻ.

Sau tối hôm đó tôi được biết thêm về hợp tác xã Bạch Đằng.

Hợp tác xã được thành lập, trước hết có sự gợi ý của đồng chí Đoàn Duy Thành, Bí thư Thành ủy. Đó là năm 1984, đồng chí Bí thư và đồng chí Lê Danh Xương - Phó Bí thư thường trực, đã bàn với một số ngành có liên quan về việc xây dựng hợp tác xã. Với ý tưởng đó, ngày 10-12-1984, UBND huyện An Hải ra quyết định thành lập, lấy tên là hợp tác xã Bạch Đằng, làm nhiệm vụ vận tải thủy bộ trong bến tàu khách Bắc Nam tại Cảng Đoạn Xá thuộc xã Đông Hải nhằm hạn chế những tiêu cực trong công tác bốc xếp, vận tải.


Tại sao nhiệm vụ này lại được giao cho hợp tác xã Bạch Đằng? Vì tình hình trật tự, trị an ở bến tàu khách lúc đó rất phức tạp. Các đồng chí lãnh đạo thành phố muốn có một đội ngũ bốc xếp thật trong sạch, có tinh thần trách nhiệm và tính kỷ luật cao. Chính vì vậy xã viên hợp tác xã phải phần lớn là thương binh, bệnh binh, cán bộ hưu trí vốn là sĩ quan quân đội. Tuy tất cả, từ cán bộ đến xã viên chỉ có 30 người nhưng 30 người ấy phải là một khối vững chắc và nhiệt huyết.


Những năm ấy hợp tác xã Bạch Đằng đã hoàn thảnh tốt nhiệm vụ được giao, không phụ lòng mong mỏi của lãnh đạo. Sau một thời gian hoạt động, bến tàu khách không còn, hợp tác xã Bạch Đằng chuyển sang sản xuất cơ khí, sửa chữa tàu, sà lan để sử dụng những thợ sắt, thợ hàn có tay nghề giỏi ở địa phương và cũng phù hợp với sức khỏe một số cán bộ, nhân viên là thương bệnh binh chuyển về làm tại hợp tác xã. Công việc hoàn toàn phù hợp với khả năng của tôi. Theo đề nghị của Ban chủ nhiệm, tôi tham gia vào hợp tác xã từ tháng 11 năm 1987 và được xã viên bầu làm Phó chủ nhiệm. Từ đó, tôi luôn làm việc bên cạnh bác Thắng và được bác giúp đỡ chân tình như ruột thịt.


Bác Nguyễn Thắng sinh năm 1917 tại thôn Ngô Xá, xã Tiên Nội, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mẹ mất sớm, bác phải lên Hà Nội kiếm sống. Năm 16 tuổi bác được cách mạng giáo dục và được hoạt động trong tổ chức của Đảng. Năm 1949 bác làm Bí thư Huyện ủy đầu tiên của huyện Hải An (nay là huyện An Hải), tức huyện tôi. Sau đó tham gia Thường vụ Tỉnh ủy Kiến An, Thường vụ Thành ủy Hải Phòng. Năm 1963 bác lên Hà Nội làm chuyên viên Bộ Nông nghiệp. Bác Thắng xây dựng gia đình với bác gái Đỗ Thị Liên (cùng hoạt động cách mạng với bác) ở làng Xích Thổ, xã Hồng Thái, huyện An Hải. Cuộc đời bác Nguyễn Thắng được cách mạng dẫn dắt và hạnh phúc của gia đình bác cũng được cách mạng vun đắp; công ơn ấy với bác thật là sâu nặng. Năm 1983 khi được nghỉ hưu, bác Thắng đã từ Hà Nội trở lại Hải Phòng.


Tôi còn nhớ vào một buổi chiều trên đê sông Cấm. Phóng tầm mắt chỉ thấy ngút ngàn sông nước, lau sậy và đất bãi sình lầy, tôi thấy ngại bởi sự tôn tạo mặt bằng làm cơ sở sản xuất kém gì "việc lấp biến vá trời". Bác Thắng biết được khó khăn ấy và cũng biết được cái lo của chúng tôi. Bác chỉ tay xuống vùng bãi "chúng tôi ngần ngại", quyết đoán:

- Cơ sở sản xuất của chúng ta ở đây!

Rồi bác trầm ngâm, giọng trở nên xa xăm:

- Trước kia nhiều chiến sĩ cách mạng đã qua lại vùng này, bởi nó là cửa ngõ, là điểm cuối cùng của đường 5 nối liền Hà Nội với Hải Phòng. Chính lau sậy, sình lầy nơi đây đã che chở, bảo vệ cho các chiến sĩ ta. Nhưng trong tâm niệm hồi ấy ai cũng mong muốn sau này nơi đây không còn cảnh đìu hiu, heo hút nữa mà sẽ trở nên giàu đẹp. Chính vì vậy hôm nay chúng ta, con em của những chiến sĩ cách mạng năm ấy, những anh "bộ đội Cụ Hồ" phải đắp vùng, lấn bãi tạo dựng mặt bằng để góp phần biến nơi đây trở thành khu công nghiệp, thỏa lòng ước mong của những người đi trước, góp sức cùng toàn dân "xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn" như lời Bác Hồ căn dặn.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #14 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2022, 08:18:49 am »

Bác vừa nói vừa xắn quần lội xuống, chúng tôi vội vàng lội theo, đất phủ sa đỏ quánh, mát rượi...

Cách mặt bằng hợp tác xã khoảng 500m có hai tàu kéo công suất 600 mã lực, bị máy bay Mỹ bắn chìm trong chiến tranh, nằm dưới lòng sông, hợp tác xã mua để dỡ về làm nguyên liệu sản xuất. Đã gần hai tháng, hầu hết xã viên bám trụ để trục vớt phá dỡ. Hôm nay, đồng chí chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo để hoàn thành công đoạn cuối trong lúc chờ nước to. Dưới ánh trăng trong, chúng tôi ngồi quanh nghe bác kể:

- Cách đây gần 40 năm, xã Đông Hải thường bị địch lùng sục. Đêm nào cũng có tiếng súng, tiếng kêu. Để đưa người của ta vào hoạt động trong lòng địch là rất khó khăn. Với cương vị là bí thư, tôi bàn với các đồng chí trong Huyện ủy tìm cách gạt bỏ chánh tổng cũ, chọn và đưa ông Nguyễn Văn Hiệp - người địa phương - ở làng Hạ Đoạn, xã Đông Hải ra làm chánh tổng. Sự bố trí khéo léo đã thành công, từ đó "cụ chánh mới" đã che chở, dẫn dắt cán bộ hoạt động một cách an toàn, có hiệu quả. Tuy vậy, bọn mật thám vẫn thường theo dõi, giải tán những tụ điểm đông người. Tôi lại bàn với tổ chức chọn hai cán bộ cơ sở tốt, giả làm vợ chồng để hoạt động che mắt địch. Hai cán bộ đó là Nguyễn Văn Cốt và Phạm Thị Ghi.

Bác Thắng dừng lại như để nhớ về kỷ niệm xưa rồi kể tiếp:

- Không ngờ đôi "vợ chồng giả" ấy sau lại trở thành đôi uyên ương thực sự và được tổ chức tán thành. Nay họ đã "lên cụ" và vẫn thương yêu nhau. Chúng ta phải học tập về nhân cách, lối sống và lòng chung thủy của 'hai cụ". Đáng tiếc, ngày nay có những người tha hóa, bị đồng tiền cám dỗ mà mất thủy, mất chung...

Giọng bác Thắng trầm xuống, chúng tôi im lặng suy ngẩm... Tối hôm ấy chúng tôi đã trục vớt được hai tàu theo đúng kế hoạch.

Năm 1997, Bác Thắng yếu đi nhiều nên quyết định lên Hà Nội ở với con. Trước khi đi, cụ nhượng lại ngôi nhà cho hợp tác xã làm trụ sở và căn dặn chúng tôi phải vượt khó đi lên, xây dựng hợp tác xã Bạch Đằng thực sự vững mạnh.


Buổi chia tay giản dị, ấm cúng và cảm động. Người Bí thư Huyện ủy đầu tiên, từ năm 1949, của huyện Hải An; người chủ nhiệm đầu tiên của hợp tác xã Bạch Đằng là bác Thắng khi chia tay chẳng những không mang theo gì cả mà còn để lại cho chúng tôi một cơ ngơi và cả ngôi nhà của mình; nhưng hơn tất cả, đó là tinh thần tiến công cách mạng đến củng, biến không thành có và một lòng nhân ái sâu sắc.


Sau khi cụ Nguyễn Thắng bàn giao công việc về Hà Nội, nhớ cụ và cũng thể hiện lòng biết ơn người đã tạo dựng cơ sở ban đầu của hợp tác xã, một hôm ban chủ nhiệm chúng tôi "khăn gói" lên Hà Nội thăm cụ. Trong ngôi nhà tập thể đơn sơ ở P18, phố Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, chúng tôi thấy một cụ già mái tóc bạc phơ ngồi bên bộ sa lông cải tiến đã cũ cặm cụi làm việc. Cụ cho biết sáng sáng vẫn tập thể dục, đi bộ để tăng sức khỏe làm việc. Đối với cụ, thời gian không còn nhiều nên phải giữ sức để viết: Viết về những kỷ niệm thời chiến tranh cũng như xây dựng trong hòa bình của bản thân và đồng chí, đồng bào; xác nhận những người có công trong thời kỳ hoạt động bí mật để Nhà nước thực hiện đền ơn, đáp nghĩa được đúng đôi tượng, bảo đảm sự công bằng xã hội.


Nhìn tấm huy hiệu 50 tuói Đảng, ảnh Bác Hồ về thăm Kiến An trịnh trọng treo nơi làm việc và một cụ già cặm cụi viết, tôi nhận ra mạch nguồn sự sống khát vọng vươn lên của một con người hết lòng vì dân, vì nước. Tôi cảm phục vô cùng, nói bao nhiêu lời, viết bao nhiêu chuyện cũng không hết được sự cống hiến của cụ với dân, với nước.


Cụ Thắng hỏi tình hình làm ăn của hợp tác xã. Chúng tôi thưa với cụ: Theo lời dặn của cụ, hợp tác xã Bạch Đằng đã phát triển không ngừng, nay đã có trên 10 tổ sản xuất, sản lượng hàng hóa đã có tới chục tỉ đồng. Hàng trăm xã viên có việc làm, thu nhập ổn định. Năm 2000 - 2001, 4 xã viên của hợp tác xã đã được công nhận là chiến sĩ thi đua cấp quận, huyện, được UBND huyện An Hải và UBND thành phố tặng nhiều bằng khen, xứng đáng với tên gọi của dòng sông đã đi vào lịch sử.


Cụ Nguyễn Thắng gật đầu hài lòng. Chúng tôi lại kể, vùng Đoạn Xá cho tới suốt đảo Đình Vũ nay đã và đang trở thành một khu công nghiệp sầm uất, một tương lai rực rỡ của Hải Phòng. Cụ trầm ngâm, đôi mắt long lanh.


Chúng tôi hiểu thoáng chốc trong cụ là hình ảnh những năm tháng gian khó của cách mạng, những lau lách đìu hiu của một vùng sình lầy đất bãi, nhứng năm đầu xây dựng hợp tác xã Bạch Đằng...

Chúng tôi xiết chặt bàn tay cụ, muốn nói mà không thể nên lời.

Thay mặt những người lớp sau của hợp tác xã, chúng tôi xin tỏ lòng biết ơn cụ và xin hứa với cụ mãi mãi xứng đáng với sự tin cậy, gửi gắm và lòng mong mỏi của cụ.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #15 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2022, 08:19:31 am »

SỨC TRẺ Ở HỢP TÁC XÃ BẠCH ĐẰNG


TRỊNH TRỌNG GIỮ


Cuộc họp của ban quản lý HTX Bạch Đằng bàn về triển khai kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm 2002 lần này được mở rộng tới các đồng chí đảng viên, đoàn viên thanh niên trong HTX. Phần đầu kế hoạch sản xuất, kinh doanh của HTX được thông qua một cách nhanh chóng. Sang phần 2 bàn về san lấp để mở rộng 1.500m2 mặt bằng tại mom bãi khu B cống Phú Xá thì chưa ai dám quyết. Sự bàn cãi khá căng, nhất là các đồng chí có tuổi, làm việc lâu năm càng không dám chắc thành công. Bởi mỏm bãi khu B nước xoáy, lại sâu đến vài ba mét nước. Ba lần HTX đầu tư trên 100 triệu đồng với những tay "cứng cựa" nhận thầu đều thất bại. Bây giờ lại bàn san lấp, trong lúc HTX đang gặp khó khăn là điều hết sức mạo hiểm. Những bậc "lão thành” phán quyết "tốt nhất là hãy tạm dừng". Một số góp ý: "Không nên mở rộng, bởi quá tốn kém". Với cương vị là chủ nhiệm chủ trì hội nghị, tôi nhìn sang phía thanh niên trẻ hỏi lần cuối để lấy biểu quyết. Hỏi vậy, nhưng tôi tin rằng các đồng chí thanh niên - sức trẻ của HTX - chưa "đủ tầm" để lật ngược "ý chí" của các lão làng. Trong khi hỏi, tôi nghe có tiếng thầm thì khen ngợi về kế hoạch táo bạo ấy. Thành công nó sẽ tạo ra cảng nước sâu cho tàu thuyền cập bến an toàn. Từ tiếng "thầm thì" tôi "lóe sáng" và tuyên bố cuộc họp tạm nghỉ, sau sẽ bàn tiếp.


Đêm ấy, tôi không ngủ. Trời rét căm căm. Nhìn trên lịch bàn là ngày 26-3-2002, ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tôi nhớ lại: Cũng ngày này cách đây 32 năm (1970 - 2002), tôi là Thường vụ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trực tiếp làm Bí thư chi đoàn nghiệp vụ I thuộc Xí nghiệp Cơ khí 2-9 Hải Phòng. Chi đoàn tôi đã nhận với Đảng ủy và Ban giám đốc phóng dạng vỏ tàu không số phục vụ Hải quân. Ngày đầu nhận nhiệm vụ cũng đúng vào ngày 26-3, đồng chí Nguyễn Ngọc Riêm, Giám đốc xí nghiệp nhiều đêm thức trắng bên sàn họa cầm đèn soi, giúp tôi hoàn thành những đường phóng dạng cuối cùng, để sáng hôm sau, ngày 27-3-1970 - cả chi đoàn nghiệp vụ I chúng tôi bắt tay vào việc. Trong vòng 12 ngày đêm làm việc với tinh thần "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên", chi đoàn chúng tôi đã phóng dạng thành công chiếc vỏ tàu không số, bàn giao trước thời gian kế hoạch cho cơ sở sản xuất.


Sự nhiệt tình và tính sáng tạo trong công việc của đoàn viên thanh niên Xí nghiệp Cơ khí 2-9 Hải Phòng năm xưa khiến tôi tự tin hơn về sức trẻ của HTX Bạch Đằng hôm nay. Tôi thở phào nhẹ nhõm và yên tâm đi ngủ, thấy lòng mình ấm hơn mặc dầu bên ngoài trời rét đến cóng lạnh.


Sáng hôm sau, tôi đến văn phòng sớm hơn mọi ngày để triệu tập các đồng chí đoàn viên thanh niên khỏi văn phòng và các bộ phận sản xuất, cung ứng, quản lý, kế hoạch, kỹ thuật trình bày về phương án san lấp 1.500m mỏm bãi khu B tại cống Phú Xá để vừa có cảng nước sâu như tiếng "thì thầm" hôm trước, vừa mở rộng mặt bằng xây dựng nhà kho, bến bãi tập kết hàng hóa... Sau khi trình bày về lợi ích vô cùng lớn, tôi kết luận: Mặc dầu khó khăn nhưng là vấn đề cốt lõi để HTX tồn tại lâu bền, phát triển theo hướng hiện đại hóa. Việc này, thanh niên - sức trẻ làm nòng cốt, các đồng chí thấy thế nào? Câu hỏi của tôi vừa dứt, các cánh tay giơ lên và những lời phát biểu hùng hồn trái ngược với các "lão làng" hôm trước. Họ quyết tâm san lấp để mở rộng bến bãi, tạo cảng nước sâu thu hút tàu thuyền cập bến. Tiếp đó là tiếng vỗ tay, thể hiện sự đồng tâm nhất trí. Với khí thế "lấp biển", tôi giao ngay nhiệm vụ cho đồng chí Nguyễn Trung Quỳ, Phó chủ nhiệm, trực tiếp phụ trách lực lượng thanh niên thực hiện phương án san lấp. Đúng ngày 30-3-2002, hơn 20 đoàn viên thanh niên cùng với lực lượng phụ trợ tiến ra bãi. Với tinh thần vượt khó đi lên giành chiến thắng, lăn lộn trên mặt bằng, nhiều sáng kiến, cải tiến được áp dụng như: Dùng cọc bê-tông tận dụng đóng sâu để thay kè đá, dùng gầu máy xúc ấn cọc, thay búa máy, bảo đảm kỹ thuật, tiết kiệm được vài chục triệu đồng. Kết quả 1.500m2 bến bãi đã hoàn thành, sức trẻ đã chiến thắng.


Với chiến công ấy, HTX lại giao tiếp cho các đồng chí thanh niên nhận đóng mới và hoàn chỉnh chiếc tàu vận tải 250 tấn trên mặt bằng các anh vừa san lấp. Không chút đắn đo, những gương mặt trẻ mở đất hôm qua, nay lại lao vào việc mới. Thực hiện nhiệm vụ lần này không chỉ dùng cơ bắp mà còn phải có kỹ thuật, bởi sản phẩm tạo ra là con tàu gắn liền với sông nước, cuộc sống của thủy thủ và tài sản của HTX. Chỉ cần sơ suất nhỏ về kỹ thuật tạo dáng, hàn cắt, lắp ráp... dẫn đến thiệt hại khôn lường. Vì thế tập thể thanh niên đã bàn khá kỹ, phân công từng nhóm chuyên môn phụ trách từng khâu, phụ trách chung là đồng chí Phó chủ nhiệm HTX. Sau 30 ngày vất vả, dáng tàu đã được định hình, phần vỏ đang được hoàn chỉnh từng phần thì ngày 24/7/2002 Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã về thăm HTX Bạch Đằng, nhân kỷ niệm 55 năm ngày thương bình liệt sĩ. Đại tướng ra tận hiện trường, đứng bên cạnh con tàu đang được các đồng chí thanh niên gấp rút hoàn thành. Tôi đứng bên cạnh Đại tướng báo cáo về công trình của thanh niên và kết quả thực hiện đóng mới con tàu sản phẩm đầu tay của tuổi trẻ. Đại tướng gật đầu khen ngợi. Còn các đồng chí thanh niên nét mặt rạng rỡ tự hào thấy mình đã thực hiện, lời khuyên của Đại tướng: "Thanh niên Việt Nam là lực lượng đông đảo của dân tộc, có chí khí kiên cường và nghị lực sáng tạo to lớn. Trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dàn tộc, đặc biệt là trong thế kỷ 20. Các anh chị em, các cháu thanh niên gái, trai đã cùng với toàn thể đồng bào làm lên những thành tích oanh liệt, biến huyền thoại thành lịch sử. Trong thời đại mới, tôi tin và mong rằng thanh niên Việt Nam ta nói chung, đặc biệt là thanh niên trong lực lượng vũ trang tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang, có trí lớn, có tài cao, học tập giới, lao động và rèn luyện giỏi. Sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng trong mọi tình huống, lập nên chiến công hiển hách trong xây dựng đổi mới cũng như trong báo vệ đất nước, chiến thắng bằng dược nghèo nàn và lạc hậu. Cùng toàn dân đưa Tổ quốc Việt Nam ta tiến lên nhanh và vững tiến kịp các nước tiên tiến trên thế giới. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa, xã hội dưới ngọn cờ quyết thắng của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #16 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2022, 08:20:27 am »

NGƯỜI CỦA MỘT THỜI


TRỊNH TRỌNG GIỮ


Nhận được giấy mời dự cuộc họp mặt của "Đoàn tự vệ chiến đấu huyện Hải An" nhân kỷ niệm 55 năm ngày truyền thống các lực lượng vũ trang Hải Phòng, mặc dù công việc cuối năm rất bận, tôi vẫn quyết định đi. Cuộc họp này đối với tôi là rất quan trọng. Những người bao nhiêu năm nay suốt từ tuổi thơ cho đến tận bây giờ, tôi vẫn được nghe nói đến như nghe những câu chuyện cổ tích thì nay sẽ được gặp, được nói chuyện, được siết chặt những bàn tay trải qua bao nhiêu năm tháng thăng trầm vẫn săn sắt, vẫn ấm nóng như tràn đầy sức trẻ. Và quả thật, tôi đã không lầm, đường dẫn tới hội trường xã Đằng Hải hôm nay náo nức khác thường. Các cụ cười nói râm ran. hồ hởi, gặp nhau tay bắt mặt mừng. Tôi đến các cụ đã ngồi kín hội trường. Những chiến sĩ "Đoàn tự vệ chiến đấu Hải An" năm xưa, nay râu tóc bạc phơ, nhưng cụ nào cũng mạnh khỏe, trên ngực đầy huân chương, huy chương kỷ niệm chương và huy hiệu 40, 50 năm tuổi Đảng, nét mặt ai cũng rạng rỡ, tràn đầy tự hào của những người làm nên chiến thắng.


"Đoàn tự vệ chiến đấu Hải An" ra đời trong phong trào Việt Minh ở huyện Hải An. Hồi đó, để có vũ khí cho tự vệ chiến đấu, các chiến sĩ đã thu gom sắt thép, lập các lò rèn để làm gươm, giáo. Đoàn đã góp phần vào việc khởi nghĩa giành chính quyền ở huyện và thành phố, đánh sân bay Cát Bi (lần thứ nhất), đêm 22-7-1945, chiếm pháo đài Vạn Mỹ đêm 19-8-1945. Bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp, Đoàn tấn công và chiếm sân bay Cát Bi (lần thứ hai) trong 3 ngày đêm, từ 21 đến 23-11-1946; góp phần giữ vững mặt trận Cầu Rào suốt nửa tháng trời, từ 26-11 đến 19-12-1946; tiếp đó lại cùng 3000 chiến sĩ bộ đội chủ lực đánh vào nội thành và sân bay Cát Bi lần nữa vào đêm 20/3/1947...


Suốt 9 năm chống Pháp, Đoàn đã cùng nhân dân Hải An lập nhiều chiến công, đặc biệt đã làm hậu thuẫn cho bộ đội tập kích lớn vào sân bay Cát Bi trong đêm 6 rạng ngày 7/3/1954, góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ.


Tôi đã đọc quyển "Đoàn tự vệ chiến đấu Hái An" và được biết Đoàn trước sau có tới hơn 560 chiến sĩ. Nên không khỏi cảm thấy bùi ngùi vì nhận ra với số các cụ có mặt hôm nay thì thiếu vắng quá nhiều. Cụ Trần Cư, người lãnh đạo "Đoàn tự vệ chiến đấu Hải An", người tôi đã có dịp gần gũi, đã cùng làm việc lâu dài nhất, nay cũng đã khuất, không có mặt trong cuộc gặp hôm nay.


Đứng trước đài tưởng niệm khói hương nghi ngút, tôi như thấy hình bóng đồng chí Trần Cư vẫy chào những người đồng đội thân yêu của mình...

Cụ Trần Cư, nguyên là cán bộ lãnh đạo Việt Minh, huyện Hải An, nguyên Chủ tịch UBND huyện Hải An khi nghỉ hưu đã một thời làm Phó chủ nhiệm hợp tác xã Bạch Đằng của chúng tôi ngày nay. Cụ Trần Cư sinh năm 1920 tại thôn Đức Phong, xã Đại Đồng, huyện Kiến Thụy, Hải Phòng trong một, gia đình nông dân nghèo, tham gia hoạt động cách mạng từ năm 18 tuổi, dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn, sống bình dị và rất vui tính. Ai mới gặp lần đầu, không nghĩ cụ là cán bộ lãnh đạo của nhiều cơ quan Nhà nước. Tôi gặp cụ lần đầu năm 1988, lúc đó cụ đã nghỉ hưu nhưng ngoài việc làm Phó chủ nhiệm hợp tác xã, còn đảm nhận nhiệm vụ Trưởng đoàn cán bộ kháng chiến Hải An. Cụ có trí nhớ rất tốt, tôi còn nhớ: lần đầu cụ đến nhà tôi, sau khi dạo quanh vườn rồi vào nhà ngâm các đồ vật, cái gì cụ cũng chăm chú nhìn, như tìm kiếm điều gì. Bỗng nhiên cụ ngồi vào bàn nói với giọng dứt khoát một trăm phần trăm:

- Chú Giữ này, vết sẹo bỏng bên hông của chú còn hay đã mờ rồi?

Tôi giật mình và ngỡ ngàng một lúc rồi mới bình tâm nói:

- Dạ, còn ạ!

Tôi vui vui nghĩ thầm: Có lẽ ông cụ còn là thầy tướng số nữa chắc?

Biết tôi bối rối, cụ kể:

- Năm 1949 tôi về công tác tại địa phương có đến nhà chú vì đấy là cơ sở cách mạng. Lúc đó chú còn bé lắm. Gia đình chú khá giả nhưng các cụ chỉ lao động thuần túy nên địch ít để ý. Tôi bàn với hai cụ về việc đào hầm bí mật trong nhà để khi có động là chúng tôi xuống hầm cho an toàn. Các cụ đồng ý và cũng từ đấy nhà chú là chỗ đi về, trú ngụ của cán bộ, bộ đội hoạt động bí mật trong vùng địch tạm chiếm. Ngày ấy, đồng chí Nguyễn Văn Y - là cán bộ cách mạng, cũng là cháu của hai cụ, thường đóng giả làm thầy giáo dạy học trong nhà và làm lực điền cho nhà chú, nhằm che mắt địch để hoạt động. Để chuẩn bị cho kế hoạch vượt ngục của tù chính trị bị địch nhốt ở căng Đoạn Xá, tôi cũng đóng giả lực điền cho nhà chú, ngày ngày cùng đồng chí Y đi cày. Hôm ấy hai chúng tôi về sớm thấy cụ bà bê nồi nước sôi để tuốt cá nhám làm gỏi, chú lễ mễ theo sau, cụ bà để nồi nước xuống, chú chạy theo ngã, nước sôi đổ vào đùi, chú khóc thét lên, tôi vội bế chú ra vườn, ngắt lá bỏng, nhai đắp cho chú nhưng vết bỏng vẫn phồng bằng bàn tay úp, mọng nước, khi khỏi thành vết sẹo dài.


Bấy giờ, tôi mới rõ nguyên nhân vết sẹo bên đùi và thán phục về trí nhớ của cụ. Cả tôi và cụ cùng cười rất to, sau tiếng cười, tôi hỏi cụ:

- Thế hôm đó, có giải thoát được tù chính trị ra không ạ?

Nét mặt cụ Cư đang vui bời tiếng cười bỗng trầm lại. Cụ buồn rầu:

- Tiếc lắm! Ngày hôm sau theo "đường dây" của ta cho biết thì khoảng chín rưỡi sáng bọn Tây sẽ dẫn tù vào trong làng để lấy rơm. Tôi liền bố trí người của ta đón các đồng chí vượt ngục. Nhưng do sự phối hợp chưa chặt chẽ, các đồng chí tù chính trị phát lệnh sớm nên khi anh em tù chạy, người của ta không đón được. Mất phương hướng, anh em tù nhốn nhác chạy về phía cánh đồng làng Phương Lưu. Bọn Pháp đuổi theo bắn xối xả. Ba đồng chí hy sinh, chỉ một số chạy thoát. Nhiệm vụ không hoàn thành trọn vẹn, các chiến sĩ vẫn có người đổ máu, chúng tôi buồn lắm...


Câu chuyện đang vui bỗng trầm xuống. Cụ Trần Cư cầm chén nước, tay run run không thể nào uống nổi. Tôi thấy ân hận bởi vô tình đã gợi lại cho cụ một kỷ niệm đau buồn. Tôi từng là người lính, là người anh của đứa em cũng bị bom đạn cướp đi những gì đáng lẽ sinh ra ở đời em tôi phải được hưởng nên tôi hiểu thế nào là nỗi đau của tình đồng đội, đồng chí, tình cảm đối với người thân. Từ đó mỗi lần nói chuyện với cụ Cư tôi không bao giờ nhắc đến chuyện cứu những người tù vượt ngục của cụ; thậm chí còn không nhắc cả đến vết sẹo do bị nước sôi của mình, sợ cụ lại liên tưởng đến chuyện cũ.


Tôi tự nhủ : Phải hết sức cố gắng trong công việc để cụ buồn...

Năm 1989, hợp tác xã Bạch Đằng có kế hoạch trục vớt con tàu đắm dưới sông Cấm. Phó chủ nhiệm hợp tác xã Trần Cư dẫn một tốp xã viên đi khảo sát để đánh nổi. 69 tuổi mà cụ bước đi thoăn thoát như không hề có dấu hiệu của tuổi tác Nước to, anh em xã viên phải lặn. Nhưng không có phương tiện để lặn sâu nên việc khảo sát không thực hiện được. Trước khó khàn tường chừng bỏ dở, Phó chủ nhiệm Trần Cư nghĩ ra sáng kiến: Dùng ống cao su ngậm vào mồm để thở dưới nước. Thời gian lặn được lâu hơn, có điều kiện tiếp cận với con tàu nhờ vậy, tàu đã được trục vớt đỡ tốn kém và an toàn. Sau đợt trục vớt con tàu thành công, tôi gặp cụ Cư tò mò hỏi: do đâu cụ lại có sáng kiến ấy. Cụ kể:

- Chả là thế này, những năm kháng chiến tụi tôi đi khảo sát kẻ vẽ, lập bản đồ sân bay Cát Bi để cung cấp cho Ban tham mưu lập kế hoạch tiêu diệt khu sân bay ấy. Sau khi hoàn thành kẻ vẽ, lập sơ đồ, về đến cầu Rào gặp lính ngụy, chúng nghi vấn gọi chúng tôi lại. Không còn cách nào khác, chúng tôi nhìn nhau như hiểu ý rồi vụt chạy mỗi người một ngả. Tôi chạy vào ngõ cụt, phía trước là ao bèo, tôi sợ ngạt, vội bứt cộng đu đủ nhảy xuống ao rồi ngậm vào mồm để thở, nhờ đó tôi thoát được vòng vây của địch. Khi hợp tác xã trục vớt tàu, cần phải lặn, tôi nghĩ ngay đến cách đó, kết quả con tàu đã được nổi đưa vào bờ một cách an toàn.


Nghe kể, tôi vừa cảm phục vừa nghĩ, hóa ra những năm tháng kháng chiến gian khổ trước đây của cụ và các cụ tiền bối không những để lại cho họ những phẩm chất đẹp và còn có ích cho những công việc của ngày hôm nay.


Những chiến công thẩm lặng của các cụ chỉ là phần nhỏ trong cả cuộc đời của các chiến sĩ "Đoàn tự vệ chiến đấu Hải An nhưng đã để lại cho con cháu biết bao bài học về lý tưởng, nhân cách và vốn sống. Hôm nay trở về họp mặt sau những lời chào hỏi, cùng với niềm vui tay bắt mặt mừng, họ lặng lẽ nhìn nhau qua gương mặt đôn hậu. Tôi nhận thấy: Cuộc sống còn khó khăn nhưng các chiến sĩ "Đoàn tự vệ chiến đấu Hải An" vẫn vượt lên cùng với cộng dồng xây dựng cuộc sống mới. Họ ít kể về mình, mặc dầu trên ngục đầy những huân chương; sự khiêm tốn làm họ càng lớn lao. Xin biết ơn những tấm lòng, những con người tiền bối đã góp phần làm nên chiến thắng, làm nên ngày hôm nay.

Đằng Hải, ngày 23 thảng 11 năm 2001
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #17 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2022, 08:21:42 am »

BỐN LẦN ĐƯỢC GẶP ĐỒNG CHÍ LÊ ĐỨC THỊNH*
(Đăng trong tập sách "Lê Đức Thịnh – Hồi ký và kỷ niệm")


TRỊNH TRỌNG GIỮ


Những người công nhân nói chung ở một xí nghiệp thường ít được tiếp xúc với các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của thành phố. Riêng tôi, một điều rất may mắn được làm việc với đồng chí Lê Đức Thịnh, nguyên Chủ tịch UBHC thành phố, tới 4 lần. Mỗi lần đối với tôi là một kỷ niệm không bao giờ quên được.


Lần đầu tiên xảy ra trong một bối cảnh hết sức đặc biệt. Khoảng 9h30 sáng ngày 29-6-1967, khi tiếng còi báo động vang lên chưa dứt thì các loại súng phòng không mặt đất của ta đã nhất tề nhả đạn, khói lửa mịt mùng xen lẫn tiếng gào rít của máy bay Mỹ. Bọn giặc trời vào đánh lén rất nhanh. Tự vệ Xí nghiệp cơ khí 2-9 chúng tôi không kịp về vị trí, đành tự chọn địa điểm để bắn trả máy bay địch. Chưa đầy hai phút, máy bay Mỹ đã chuồn để lại cảnh nhà tan, người chết ở khu phân xưởng vỏ của Xí nghiệp 2-9 và Xí nghiệp ngói Quỳnh Cư, cạnh đường 5, một xe ô tô bị trúng đạn rốc-két, 3 đồng chí bộ đội chết tại trận. Một đồng chí bị thương nặng được chúng tôi đưa đi cấp cứu. Vừa giải quyết xong hậu quả cuộc chiến, cả đội tự vệ chúng tôi mệt lử. Vào lúc 10 giờ 30 phút, mọi người được tin đồng chí giám đốc xí nghiệp và đồng chí Chủ tịch UBHC thành phố Lê Đức Thịnh đến thăm. Niềm vui bất ngờ, khiến chúng tôi xúc động. Sau khi nghe đồng chí Lê Văn Ao, trực chiến xí nghiệp, báo cáo, đồng chí giám đốc nhiệt liệt hoan nghênh sự phối hợp tác chiến của đơn vị và nhấn mạnh: "Càng gần đến ngày thắng lợi, giặc Mỹ càng điên cuồng đánh phá miền Bắc ác liệt. Một trong các trọng điếm đánh phá của chúng là cầu phà các đường giao thông huyết mạch và cơ quan đầu não. Riêng Hải Phòng, trọng tâm đánh phá của giặc Mỹ là đường số 5, trong đó có Xí nghiệp 2-9". Rồi đồng chí cùng đồng chí Chủ tịch UBHC thành phố đi khảo sát thực địa, đề ra nhiệm vụ cho Xí nghiệp: Quyết tâm bám trụ sản xuất, bảo vệ Hải Phòng và tuyến đường 5, mạch máu giao thông quan trọng của cả nước thực hiện khẩu hiệu "Địch đến ta đánh, địch đi ta lại tiếp tục sản xuất". Các đồng chí đề ra nhiệm vụ trước mắt của xí nghiệp là: Phân chia nhỏ các địa điểm để sản xuất, trong đó ngành vỏ do đồng chí Nguyễn Danh Bút và ngành hoàn chỉnh do đồng chí Nguyễn Xuân Mận chốt tại vị trí của xí nghiệp, vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ đường 5. Còn ngành ca-nô 2 do đồng chí Hoàng Trọng Liên, trưởng ngành chốt tại cảng Vật Cách có nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu bảỏ vệ cảng. Ngành ca-nô An Hồng do đồng chí Trần Văn Điển chốt tại xã An Hồng, huyện An Hải, vừa sản xuất vỏ ca-nô vừa trực chiến bán máy bay Mỹ. Ngành đồng chí Phạm Văn Tuyên chốt sau nhà triên lãm thành phố gần bờ sông Lấp, có nhiệm vụ vừa sản xuất vừa chiến đấu, bảo vệ cầu xe lửa. Ngành đồng chí Trịnh Văn Yết chốt bên bờ sông Cấm vừa sản xuất vừa bảo vệ nhà máy Sắt tráng men nhôm, điện Cửa Cấm. Ngành thứ 6 là ngành do đồng chí Nguyễn Văn Đoài, ngành trưởng, chốt tại bến phà An Dương vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ phía Tây Nam thành phố. Ngành cơ khí do đồng chí Nguyễn Văn Thăng, ngành trưởng, sơ tán lên xã Bắc Sơn vừa sản xuất vừa chiến đấu bảo vệ máy móc, tài sản, thiết bị. Bộ phận văn phòng cũng chuyển lên xã Bắc Sơn để bảo vệ hồ sơ tài liệu của xí nghiệp. Sau khi giao nhiệm vụ và bố trí các địa điểm trực chiến, đồng chí Nguyễn Ngọc Riêm mời đồng chí Lê Đức Thịnh phát biểu. Bằng giọng nói ấm áp, kiên quyết, đồng chí cân nhắc nói chậm từng lời cốt để ai cũng biết công việc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ miền Bắc lúc này là hết sức quan trọng, là thời cơ để chiến thắng... Đồng chí Lê Đức Thịnh nói: "... Giặc Mỹ có ý định phong tỏa Hải Phòng, biến Hải Phòng thành hòn đảo đơn độc, chặn đứng tiếp viện của Cảng Hải Phòng đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Quân, dân Hải Phòng phải thế hiện quyết tâm, đập tan âm mưa đó, chứng minh cho bọn Mỹ biết ý đồ của chúng mãi mãi không bao giờ thực hiện được. Thành ủy, UBHC thành phố rất tin tưởng vào lực lượng sản xuất, chiến đấu của Xí nghiệp cơ khí 2-9, xí nghiệp gắn với ngày Quốc khánh của đất nước...".


Lời nói của đồng chí Lê Đức Thịnh càng làm vừng thêm lòng tin tưởng của cán bộ, chiến sĩ tự vệ xí nghiệp lúc này. Sau buổi họp, đồng chí Giám đốc giao cho tôi đưa đồng chí Lê Đức Thịnh đi thăm nơi ở và một số ụ súng thường trực chiến đấu của các chiến sĩ tự vệ trung đội 1. Lần đầu tiên tôi được gặp đồng chí Lê Đức Thịnh là như thế.


Còn lần thứ hai vào tháng 12 năm 1981, tôi với cương vi trưởng ban kế hoạch của xí nghiệp Trung Dũng, thuộc Bộ tư lệnh 350 thành phố Hải Phòng lên Hà Nội để xin kế hoạch vạt tư chế tạo mìn, lựu đạn. Lúc này đồng chí Lê Đức Thịnh là Phó chủ nhiệm ủy ban kế hoạch Nhà nước. Tôi đinh ninh đồng chí Lê Đức Thịnh sẽ không nhận ra mình. Mười ba năm rồi còn gì với lại đồng chí còn biết bao công việc... Tôi nín thở, chăm chú theo dõi nét mặt đồng chí Lê Đức Thịnh khi xem giấy giới thiệu. Một phút sau, đồng chí Lê Đức Thịnh ngẩng lên hỏi tôi:

- Có phải trước đồng chí làm việc ở Xí nghiệp cơ khí 2-9 không? Tôi đã gặp đồng chí sau một trận máy bay định oanh kích khu vực ngói Quỳnh Cư, cạnh đường số 5?

Đồng chí hỏi liên tiếp như vậy. Tôi bất ngờ rồi vui vẻ đáp:

- Vâng ạ!

Đồng chí Lê Đức Thinh cúi xuống, ký vào giấy giới thiệu rồi đưa cho tôi và nói:

- Các đồng chí cố gắng hoàn thành nhiệm vụ nhé!

Tôi đáp: "vâng!", ra về với niềm vui tự hào vì có người lãnh đạo 13 năm sau vẫn còn nhớ tới mình, khiến tôi càng tích cực công tác, hoàn thành nhiệm vụ mà đồng chí Lê Đức Thịnh đã căn dặn.

Lần thứ ba tôi lại gặp đồng chí Lê Đức Thịnh vào ngày mồng 9 tháng 1 năm 1997. Lúc đó, Ban liên lạc tiểu đoàn Hải Đà (tiểu đoàn Hải Phòng - Đà Nẵng kết nghĩa) lên để gặp đồng chí Lê Đức Thịnh - người đã ký quyết định khai sinh ra tiểu đoàn. Thời gian đó đồng chí là Chủ tịch UBHC thành phố Hải Phòng. Khi chúng tôi đến nhà, vợ chồng đồng chí Lê Đức Thịnh cùng ra đón chúng tôi. Tôi thật sững sờ vì thấy đồng chí già đi nhiều quá. Vì ngưỡng mộ đồng chí, tôi không nghĩ đồng chí già đi nhanh thế, dẫu biết rằng "sinh, lão, bệnh, tử” ai cũng phải trải qua. Cuộc đời thật khắc nghiệt, nó cứ cướp đi tuổi thanh xuân của mỗi người để rồi không bao giờ gặp lại. Nhìn đồng chí Lê Đức Thịnh – vị lão thành cách mạng sống trong ngôi nhà đơn sơ với bộ bàn ghế cũ, trên bàn để cuốn sách "Đường 5 anh dũng quật khởi" tập 2, có lá thư của đồng chí Đỗ Mười gửi cán bộ, đảng viên, công nhân ngành bưu điện Hải Phòng - có lẽ đồng chí đang xem dở, tôi càng thấy kính trọng những vị tiền bối đã hy sinh vì dân vì nước. Trong lúc tôi đang mải ngắm đồng chí Lê Đức Thinh thì đồng chí Đại tá Võ An Đông - nguyên Tư lệnh trường Bộ tư lệnh 350 Hải Phòng - Trưởng đoàn, giới thiệu với đồng chí Lê Đức Thịnh. Đồng chí Võ An Đông nói:

- Thưa đồng chí! Hôm nay các đồng chí trong Ban liên lạc tiểu đoàn Hải Đà - Hải Phòng đến thăm đồng chí và gia đình, đồng thời xin bút tích lưu niệm vào sổ vàng truyền thống của tiểu đoàn.

Sau khi nghe nguyện vọng của chúng tôi, đồng chí Lê Đức Thịnh vui như gặp người nhà. Chân chậm, mắt mờ, đồng chí Lê Đức Thịnh vẫn nhận ra chúng tôi, bắt tay từng người, từng người một, rồi ngồi xuống bên cạnh đồng chí Võ An Đông. Đồng chí chậm rãi nói:

- Tiểu đoàn Hải Đà thành lập trong thời kỳ chiến tranh ác liệt. Thành phố Đà Năng kết nghĩa với Hải Phòng lúc ấy đang cần lực lượng, vũ khí, lương thực của Hải Phòng chi viện để giành chiến thắng. Vì vậy theo sáng kiến của Thành ủy, UBHC thành phố, tiểu đoàn Hải Đà được thành lập gồm toàn những con em ưu tú của Hải Phòng, tình nguyện vào chi viện cho chiến trường Đà Nẵng. Kể từ ngày thành lập đến nay đã gần 30 năm, tôi vẫn còn nhớ.

Rồi đồng chí Lê Đức Thịnh đứng dậy vừa ôm vai từng người vừa định nói tiếp điều gì. Song có lẽ đồng chí Lê Đức Thịnh nhận ra còn thiếu vắng đồng đội, sợ chạm vào vết thương lòng nên đồng chí dừng lại cười và nói to (cốt đế chúng tối không nhận ra điều mất mát):

- Các đồng chí uống nước đi!

Chúng tôi đồng loạt nâng cốc, nhìn nhau hiểu lòng đồng chí và chắc đồng chí Lê Đức Thịnh cũng hiểu được chúng tôi qua sự bối rối. Đồng chí Lê Đức Thịnh hứa sẽ có bút tích của mình trong sổ vàng truyền thống của tiểu đoàn Hải Đà. Rồi chúng tôi lại nâng chén chè đậm đặc hương vị quê hương…


Còn lần thứ tư tôi được gặp đồng chí Lê Đức Thịnh vào ngày 17-5-1999. Ngày ấy Ban liên lạc tiểu đoàn Hải Đà tổ chức kỷ niệm 25 năm ngày thành lập tiểu đoàn (17-5-1974 - 17-5-1999) tại hội trường BCHQS Hải Phòng. Buổi kỷ niệm hôm ấy có đồng chí Đại tá Thái Thanh Hùng, ủy viên thường vụ Thành ủy, Phó chỉ huy trưởng BCHQS Đà Nẵng. Đồng chí Lê Đức Thịnh tuy không được khỏe nhưng cũng gắng gượng đến dự. Đồng chí Thái Thanh Hùng ôm hôn đồng chí Lê Đức Thịnh trong tình cảm hai thành phố kết nghĩa. Khi được mời phát biểu, nói đến sự hy sinh anh dũng của dân tộc nói chung, của tiểu đoàn Hải Đà nói riêng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nước mắt đồng chí Lê Đức Thịnh nhòa đi, mấy lần phải dừng lại lau nước mắt. Cả hội trường lặng đi, mấy lần phải dừng lại lau nước mắt. Cả hội trường lặng đi, vì nỗi đau đè nặng… Tiếng thút thít đâu đó ở phía sau hội trường… Nước mắt tôi cũng trào ra.


Không ngờ hôm ấy lại là lần cuối cùng tôi được gặp đồng chí. 6 giờ 50 phút ngày 7-2-2001, đồng chí Lê Đức Thịnh đã đi vào cõi vĩnh hằng, hình ảnh và bút tích trong sổ vàng truyền thống của tiểu đoàn Hải Đà và lời động viên, căn dặn của đồng chí còn mãi mãi trong tôi.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #18 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2022, 08:22:38 am »

Kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4

EM TÔI


TRỊNH TRỌNG GIỮ


Em tôi - Trịnh Quốc Gìn - đã mất đến nay được gần 3 năm. Nhìn nấm mồ nhỏ nhoi, cỏ mọc, vài hang chuột đục khoét nham nhở làm cho mồ em càng trở nên hiu quạnh, mà lòng tôi thắt lại. Bất chợt tôi nghĩ tới câu Kiều của cụ Nguyễn Du: "sè sè nấm đất bên đàng". Có phải em tôi cũng là "phận bạc Đạm Tiên Trong lúc mộng mơ khấn vái, tôi sực tỉnh. Không! Em tôi còn có cả gia đình, bạn bè và xã hội. Nhìn nấm mồ, trước hết tôi tự trách mình và thấy thương Gìn hơn bao giờ hết. Tôi thắp hương lạy em tôi trong những ngày qua và những ngày mình nóng giận trước đó. Nỗi đau giằng xé, tôi nghĩ liên miên về dòng tộc, gia đình: Bố mẹ sinh ra hai anh em tôi giáp nhau, tôi là Trịnh Trọng Giữ và em tôi là Trịnh Quốc Gìn. Cặp từ "Gìn Giữ" bố mẹ tôi đặt, thật là đẹp và thấu đáo của một cụ đồ kỹ tính. Lớn lên, tôi và em tôi đều trong quân ngũ và cũng thật sự giữ gìn phẩm chất của anh bộ đội Cụ Hồ. Sự gắn bó trong cuộc đời và cả tên gọi, tôi càng thương em tôi. Một lần tôi đến thăm Gìn ở Yên Tử. Gìn ghẻ từ đầu đến chân, bôi thuốc xanh lè. Tôi chăm chú nhìn, những vết ghẻ lở loét, em tôi vội che đi vì sợ tôi lo lắng. Ngay cả trong lúc điên loạn (Gìn là thương binh hạng 1/4 mảnh đạn còn găm trong đầu) Gìn vẫn nghe lời tôi. Tôi còn nhớ như in: Vào hồi 14h30’ ngày 16-10-1999 tôi đi làm gặp Gìn mắt đỏ sọc, mặt hơi tái. Tôi vội hỏi Gìn: Nắng thế này em đi đâu? Cần gì anh mua cho, về đi. Em tôi ngoan ngoãn trở về. Giờ nghĩ lại tôi cứ thương thương và cũng chưa cắt nghĩa được, vì sao nó lại sợ tôi đến thế.


Người ta thường nói "Giận quá mất khôn" vì bệnh tật. Theo bác sĩ Nguyễn Quang Hưng - Viện quân y 7 cho biết : "Đồng chí Gìn còn một mảnh đạn trong đầu không mổ ra được... nếu mổ sẽ dẫn đến tử vong. Còn mảnh đạn trong đầu, khi di chuyển sẽ đè vào các dây thần kinh gây điếc, hoặc làm mờ mắt và hoang tưởng dẫn đến tử vong bất cứ lúc nào..." Bệnh của em tôi là thế mà nhiều lúc tôi cứ bắt nó làm theo ý mình, nhất là những khi có công việc nó điên loạn làm những điều "quá mức" tôi càng thấy giận. Chẳng hạn ngày 6-4-1983 bố tôi mất, cả nhà đang cuống lên, người khóc, người thăm, người lo công việc mai táng. Trăm thứ đổ vào đầu tôi, tôi đang bù đầu. Bỗng trong buồng có tiếng đạp cửa, rồi có người chạy vụt ra, tôi nhìn thấy Gìn mặt đầy "sát khí". Như con hổ xổng chuồng, Gìn chạy về phía cánh đồng, mọi người bỏ cả công việc chạy theo. Gìn chạy rất nhanh, cách nhà hơn một cây số, Gìn nằm vật xuống bờ ruộng. Trước cảnh tượng bất ngờ "trong lúc tang gia bối rối" tôi nghĩ giận Gìn và định "mặc kệ". Nhưng rồi nghĩ đến em Gìn còn khổ hơn tôi: Nó mất bố, trong lúc không biết gì về nỗi đau nhân thế. Nghĩ vậy, tôi sắp xếp khâm liệm cho bố rồi chạy ra chỗ em. Từ đầu đến chân Gìn đầy bùn đất, mắt đỏ sọc lên bọt mép sùi ra. Em tôi như một tàu lá héo năm dưới những cánh tay khiêng về. Thương bố, giận em nhưng rồi lại thương em bởi nó vì chiến tranh đã được một ngày nào sống hạnh phúc? Nhiều lúc thấy những cặp vợ chồng trẻ trạc tuổi em tôi dắt con đi trên đường phố tôi càng thấy nẫu ruột. Thật là thương, bao nhiêu điều tôi đều dành cho em. Ngày 1-6 tôi dẫn con tôi vào cửa hàng mua quà thăm chú Gìn: "Đến bệnh viện, tôi đang hy vọng, bởi Gìn sẽ được sự ưu ái bất ngờ. Bao nhiêu là quà của anh, của cháu, chắc em tôi mừng lắm". Nhìn thấy Gìn gục đầu vào giường, tôi vui lắm, gọi:

- Gìn ơi ! Cháu vào thăm chú đây này!

Tôi đẩy con ra cầm gói quà đến sát Gìn, hy vọng được đáp lại của tình máu mủ.

Bỗng Gìn trợn mát, giằng lấy gói quà đáp xuống đất, con tôi sợ quá khóc òa lên. Còn tôi run lên vì tức giận và buồn tủi. Vết thương chiến tranh đã làm mất đi tất cả, anh em cũng không nhận ra nhau. Tôi đành lặng lẽ an ủi con, nói những điều tốt về chú Gìn của nó. Bỗng con tôi hỏi:

- Bố ơi! Thế chú Gìn còn thương con không?

- Có chứ, bây giờ chú ốm để chú nghỉ, khi nào chú khỏe chú lại thương con.

Con tôi lại giục:

- Thế bố kể về chú Gìn đi!

Và tôi lại bắt đầu kể:

- Chú Gìn ở nhà rất chịu khỏ chăn nuôi, trồng cây. Ai cho đồng nào cũng chắt chiu mua con giống, cây giống về nuôi trồng. Có khi chú còn tự mình ra chợ mua ngan về nuôi. Nuôi được mấy ngày rồi lại bán, cây thì trồng chỗ này rồi lại đánh đi trồng chỗ khác. Những chiếc gáo hỏng cứ ngồi gò, hàn, miệng nói lảm nhảm...

Bỗng con tôi hỏi:

- Sao vậy hở bố?

Tôi đáp:

- Chú Gìn bị thương, mảnh đạn của giặc Mỹ còn găm trong đầu nên mất trí nhớ, thường lẩm bẩm. Con phải thông cảm và thương chú.

Con tôi còn hỏi nữa. Tôi ghé sát vào tai nó, nói khẽ:

- Để cho chú Gìn ngủ.

Bố con tôi đặt gói quà, thương em mà không làm gì được. Con tôi cứ ngoái lại rân rấn nước mắt nhìn chú nửa ngồi, nửa nằm mà ngủ.

Hôm nay 30-4 kỷ niệm 27 năm ngày giải phóng miền Nam, nhìn ngôi mộ của em, nhớ lại chuyện xưa, tôi ước ao Trịnh Quốc Gìn còn sống, dù tôi trăm bề cực khổ vì nó. Nghĩ thế, tôi lặng lẽ đắp lại mộ và không quên làm việc thay việc làm hàng năm mà Trịnh Quốc Gìn vẫn làm đó là: Vào đài liệt sĩ tưởng niệm và tháp hương tất cả cho đồng đội - những người một thời cầm súng bảo vệ Tổ quốc, để có đất nước Việt Nam độc lập tự do và thống nhất liền một dải, nhân dân, mỗi gia đình và thế hệ trẻ chúng ta được ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #19 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2022, 08:24:11 am »

GÌN... ƠI!


TRỊNH TRỌNG GIỮ


Hai anh em tôi sinh ra ở một miền quê êm ả, thuộc thôn Phương Lưu, xã Đông Hải, thành phố Hải Phòng. Tôi là Trịnh Trọng Giữ, còn em tôi là Trịnh Quốc Gìn. Cái tên mà bố mẹ đặt cho hai anh em cũng có nghĩa là phải Giữ - Gìn. Ấy thế mà chiến tranh đã cướp đi, đã tách hai từ vốn đẹp đẽ là vậy để còn chữ cô đơn và tôi cũng trở thành dằn giữ. Thế mới biết chiến tranh do Mỹ gẫy ra tàn ác đến nhường nào, nó còn để di chứng cho bao thế hệ. Chính tôi, là một trong hàng nghìn, hàng vạn nạn nhân đang hàng ngày bị di chứng của chiến tranh đè nặng. Nếu không có chiến tranh thì ý nguyện của bố mẹ tôi, chúng tôi và muôn đời con cháu vẫn được giữ gìn không bao giờ bị đổ vỡ, cuộc sống mới mỗi ngày sẽ càng tốt đẹp hơn lên. Chiến tranh làm đảo lộn, và triệt hạ tất cả! Dù đó chỉ là một cái tên gọi. Sự mất mát dai dẳng đến đau lòng, xuyên suốt cuộc đời tôi, mặc dù chiến tranh đã qua đi hơn nửa thế kỷ.


Tôi và em tôi sớm được rèn luyện trong một gia đình lao động. Lớn lên mới 20 tuổi tôi đã là công nhân của một xí nghiệp quốc doanh và em tôi kém tôi 3 tuổi đang học cấp III. Với dáng người mảnh dẻ, nước da trắng xanh, vui tính và hay đọc truyện, em tôi được nhiều bạn bè yêu quý. Năm 1967 em tôi vừa tròn 20 tuổi, đang học lớp 9 trường cấp III An Hải thì trúng tuyển nghĩa vụ quân sự. Ngày em tôi, Trịnh Quốc Gìn, lên đường bảo vệ Tổ quốc, cả nhà tôi vui lắm! Bởi Gìn đã làm anh bộ đội Cụ Hồ. Bố mẹ tôi làm cơm cúng gia tiên, rồi mời họ hàng, bạn bè, xóm giềng lân cận vui "bữa cơm nhạt" tiễn em tôi. Mẹ tôi không ăn cứ nhìn em tôi, còn bố tôi cười vui nhưng nhấc lên lại đặt xuống, nhấm nháp qua quít. Chỉ có chỗ em tôi là rất vui. Cánh thanh niên chúc nhau bao nhiêu điều may mắn, hạnh phúc, thành đạt. Họ tặng em tôi những thứ mà người lính thường thiếu. Đó là những tấm khăn tay thêu chữ, sổ sách, giấy bút và cả những con tem, phong bì ghi sản địa chỉ người nhận. Còn sổ lưu niệm của em tôi thì đầy chữ "Gìn ơi!" - Tiếng gọi của ngày tiễn bạn.


Sau ngày hôm đó, tôi tiễn em tôi đến trụ sở Ủy ban huyện An Hải nơi tập kết lính mới. Lúc chờ xe, anh em tôi dặn nhau đủ thứ, với tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Khi đơn vị đến đón, em tôi lên ô tô. Tôi đạp xe đuổi theo vẫy vẫy đến khi đoàn xe khuất bóng. Tôi gọi với:

- Gìn... ơi!

Từ ấy, sau những giờ làm việc tôi lại nhớ người em "có lớn, chưa có khôn". Tôi bỗng thấy thương em, nhất là những lúc tôi có lỗi với nó.

Ngày 23 tháng 3 năm 1968, nghĩa là sau 6 tháng em tôi nhập ngũ, khi được tin em tôi tập huấn ở xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, tôi đến thăm nhưng không gặp. Tôi ngồi nhìn các anh bộ đội đi qua, người nào cũng giống em tôi từ quân phục, tuổi tác đến tính tình, nhưng Gìn thì hoàn toàn không thấy. Tôi ra về lòng đầy thất vọng và thầm nghĩ: "Gìn... ơi!".


Tình anh em ruột thịt, khiến tôi lúc nào cũng nhớ tới em nhớ tới một người lính còn rất trẻ. Hai tháng sau, vào ngày 2 tháng 5 năm 1968, tôi lại được tin em tôi chuyển đến Yên Tử Quảng Ninh. Thời gian này máy bay Mỹ bắn phá ác liệt. Không ngày nào không có bom rơi, đạn nổ. Tôi vẫn quyết định đi Quảng Ninh. Ngày tôi đi thăm em, bố mẹ tôi không ngủ chuẩn bị hành trang, quà cáp để tôi đi. Chuyến phà bến Đun đầu tiên chỉ có tôi với vài ba người. Qua phà tôi đạp xe đến Uông Bí, vào Năm Mẫu rồi đến Khe Giang, nơi em tôi đóng quân. Rất may ngày hôm ấy tôi đi mệt nhưng không một lần bị máy bay Mỹ oanh tạc. Đến Khe Giang tôi tìm gặp Ban chỉ huy đại đội và được biết em tôi ở B2, C3, E5, F320 hiện đang ngoài bãi tập. Tôi chờ, chờ mãi... rồi cái giây phút ấy cũng đến. Từ trên đồi cao em tôi vác 10 cây tre to bằng cổ tay, quần áo dài vát vai, mặc độc chiếc quần đùi đi về phía tôi. Anh em trông thấy nhau rồi nhưng tôi vẫn phải chờ. Vì em tôi đang giờ lao động, tập trung quân số, xong đâu đó tôi mới được gặp. Tôi rất thông cảm vì "kỷ luật là sức mạnh của quân đội". Khi em tôi chạy ra, anh em gặp nhau mừng mừng tủi tủi. Chuẩn bị bao nhiêu ý mà tôi chẳng nói được gì, lặng lẽ mở xôi, gà đun đẩy nhau ăn. Vừa ăn tôi vừa ngắm em tôi. Còn em tôi vụng dại che những vết ghẻ bôi thuốc xanh lè. Để phá tan không khí nặng nề trong lần gặp gỡ, em tôi (chứ không phải là tôi) chủ động giải thích:

- Lính chúng em ai cũng vậy, ghẻ từ đầu đến chân, bởi môi trường, nguồn nước chưa quen. Ai chưa ghẻ chưa phải là bộ đội Yên Tử! Chúng em phải luyện khổ để đến chỗ khổ hơn đánh địch. Địch thua ta do nhiều nguyên nhần nhưng một trong nhiều nguyên nhân đó là, chúng ta chịu được khổ.

Em tôi nói một mạch, giọng như chính trị viên. Tôi mừng, vì em tôi đã lớn khôn trong quân ngũ. Tôi nhìn em tôi, không biết nói gì, vì thực sự nó đã hơn tôi. Tôi đánh trống lảng:

- Em chặt tre làm gì?

- Chúng em chặt tre, đan phiên để lợp lán trại.

Rồi em tôi hỏi thăm họ hàng, cô bác ở địa phương. Có lẽ em tôi muốn làm vợi đi nỗi lo của tôi:

- Bố mẹ có khỏe không? Anh chị và các cháu thế nào? Anh kể cho em nghe đi!

Tôi bắt đầu kể. Em tôi chăm chú nghe rồi lăn ra ngủ dưới gốc cây bóng mát. Tôi lần từng nốt ghẻ lờ loét đầy mình em tôi, không cầm được nước mắt. Bỗng em tôi choàng dậy, tôi vội nói:

- Anh đeo chiếc đồng hồ này cho em để làm kỷ niệm.

Em tôi ngoan ngoãn như một đứa trẻ, giơ tay để tôi đeo.

Sau lần đó, còn rất nhiều lần tôi đến Yên Tử, Quảng Ninh thăm em tôi và đồng đội.

Lần cuối cùng vào ngày 5 tháng 6 năm 1968, lần ấy, tôi không gặp. Em tôi đã vào Nam chiến đấu.

Tôi thẫn thờ bâng khuâng như có lỗi với em. Nắm cơm mang theo mà không sao nuốt được.

Ngày lại ngày qua đi, vắng bặt tin em Gìn tôi. Thời gian này máy bay Mỹ bắn phá ngày một ác liệt hơn. Khoảng chín giờ rười ngày 13 tháng 2 năm 1972 cả nhà tôi giật mình vì thấy một anh bộ đội tìm hỏi. Tôi đinh ninh có việc chẳng lành. Anh bộ đội vào chuyện:

- Thưa hai bác, cháu là Nguyễn Xuân Nguyên ở thôn Đốc Hậu, xã Toàn Tháng, huyện Tiên Lãng, là đại đội phó đại đội 2 tiểu đoàn 19, Đoàn vận tải 559 cùng đơn vị với anh Trịnh Quốc Gìn và cùng vào Nam chiến đấu. Cháu và anh Gìn bị thương được đơn vị đưa ra Bắc điều trị. Cháu đã khỏe xin phép về thăm nhà để rồi tiếp tục trở lại đơn vị. Còn anh Gìn vẫn tiếp tục điều trị ở bệnh viện Kinh Môn, Hải Dương.

Nghe đến đây, mẹ tôi òa khóc:

- Ối con ơi! Bao nhiêu năm mẹ không đưực tin con, bây giờ lại thế này!

Cả nhà tôi lặng đi. Sợ kinh động hàng xóm, tôi khuyên mẹ tôi bình tĩnh để anh Nguyên kể tiếp. Anh Nguyên nói với mẹ tôi:

- Gìn không sao đâu, cũng như con bị qua loa thôi mà!

Có lẽ vì nể anh, hay tin là sự thực, mẹ tôi im lặng trong tiếng nấc. Anh Nguyên như muốn tiếp thêm sức mạnh cho sự chịu đựng của mẹ tôi và gia đình, anh tiếp tục kể về em tôi như kể về chiến công của người lính.

- Anh Gìn người nhỏ bé nhưng sức chịu đựng dẻo dai. Trên đường hành quân, có đồng chí phải cõng nhưng anh Gìn vẫn đeo hai ba lô, chuyện tếu như pháo rang. Khi qua một quả núi bình tông tôi hết nước, anh Gìn đưa bình nước của mình cho tôi nói rất chân thành: "Nước đây, anh uống đi em không khát!".

Tôi biết trong lời nói đó là sự chịu đựng. Anh chịu khát vì đồng đội còn khát hơn anh. Tôi hiểu ra, tình đồng đội của người lính ở chiến trường là vậy. Họ sống vì đồng đội, chứ không phải chỉ riêng mình. Anh Nguyên kể tiếp:

- Ngày 16-10-1971, đơn vị chúng tôi chốt tại Gia Lai - Công Tum. Máy bay Mỹ phát hiện, chúng ném bom liên tục, chà đi, xát lại hơn một tiếng đồng hồ. Cả khu rừng xơ xác, nhiều đồng chí hy sinh. Anh Gìn bị thương trong trường hợp máy bay Mỹ quay trở lại bắn phá lần hai, khi anh Gìn đang cứu kho gạo. Quả bom nổ gần, cây cổ thụ đè lên người anh cùng bao gạo. Khi chúng tôi chạy đến, anh Gìn còn thoi thóp, đơn vị đưa anh ra Bắc điều trị. Một tháng sau, tôi bị sốt rét rừng nặng quá, buộc phải về tuyến sau gặp anh Gìn...

Câu chuyện anh Nguyên kể, gia đình tôi theo dõi không bỏ một chi tiết nào. Khi anh Nguyên về, gia đình tôi chuẩn bị ngay để tôi đến thăm em tôi. Tôi đạp xe vội vã. Máy bay Mỹ ném bom, tôi xuống hầm ẩn; ẩn rồi lại đi. Mười tám giờ hôm đó tôi đến bệnh viện Kinh Môn. Em tôi nằm trên giường, hai mắt nhắm nghiền, chân tay cứng đờ, không cử động. Tôi khẽ gọi:

- Gìn... ơi!

Hình như em tôi không nghe thấy, miệng vẫn lặng im. Em tôi mất thật rồi sao. Mặc dầu hai, ba lần tôi vẫn cố gọi. Người bác sĩ trực ca thấy tôi tuyệt vọng nói như khuyên:

- Anh cứ yên tâm, đồng chí Gìn chấn thương sọ não, thần kinh rối loạn, chúng tôi sẽ cố gắng điều trị, sức khỏe sẽ dần được hồi phục.

Tôi không biết nói gì, ngồi thờ thẫn nhìn em. Nỗi đau đè nặng, lòng tôi trống trải và có phần ân hận vì không gặp được em lần cuối ở Yên Tử, Quảng Ninh. Bây giờ gặp lại em như thế này đây. Tôi nguyền rủa chiến tranh đã cướp đi bao nhiêu mạng sống, phá tan bao nhiêu hạnh phúc gia đình. Mặc dầu ở Kinh Môn đã tối, tôi vẫn về. Đến 1 giờ sáng hôm sau mới tới nhà và được biết: Từ lúc tôi đi, cả nhà tôi không ngủ. Thấy tôi về, bố mẹ tôi hỏi:

- Em làm sao rồi?

Tôi kể lại, pha trộn tràn trề hy vọng cốt để bố mẹ tôi yên tâm. Mẹ tôi vào bàn thờ thắp hương, lần tràng hạt khấn vái Đức Phật đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn phù hộ cho em tôi tai qua nạn khỏi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM