Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:12:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 14  (Đọc 2261 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« vào lúc: 20 Tháng Chín, 2022, 07:54:11 am »

- Tên sách: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 14
- Tác giả:
- Nhà xuất bản: Hải Phòng
- Năm xuất bản: 2003
- Người số hóa: macbupda, dungnuocgiunuoc


* Điều hành nội dung biên soạn:
VÕ AN ĐÔNG       ĐT: 031.701040
ĐÀO NGỌC QUẾ       ĐT: 031.838558
NGUYỄN HUY TRƯỜNG    ĐT: 031.876862

* Cộng tác viên:
NGUYỄN ĐỨC NHIẾP
HOÀNG VĂN CƯƠNG
ĐÀM MINH
MAI THỊ PHÚC

* Đại diện ở Kiến An:
NGUYỄN VĂN HẢI

* Đại diện ở Hà Nội:
VŨ XUÂN HÒA

* Đại diện ở Hải Dương:
PHẠM BÁCH
NGUYỄN ĐÌNH MẬU
DOÃN THẾ LÂN

* Đại diện ở Hưng Yên:
NGUYỄN NGỌC KHẢI ĐT: 0321. 862355
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #1 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2022, 07:54:46 am »

CHI HỘI LỊCH SỬ QUÂN SỰ HẢI PHÒNG
TỔ CHỨC DÂNG HƯƠNG ANH HÙNG DÂN TỘC NGÔ QUYỀN


Ngày 15-2-2003, được sự hỗ trợ của Thành hội Khoa học lịch sử và Phòng di tích lịch sư Bảo tàng Hài Phòng, Chi hội lịch sử quân sự gồm 50 hội viên và các vị đại diện một số đình có thờ Ngô Quyền đã trang trọng tổ chức lễ dâng hương và trao đổi, ôn lại chiến công oanh liệt xưa của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền tại đình Hàng Kênh thuộc quận Lê Chân.


Một hồi chiêng, trống mở đầu buổi lễ. Các đại biểu đứng nghiêm và lần lượt vào dâng hương trước ban thờ; buổi lễ tiến hành uy nghi nhưng rất đơn giản, nhanh, gọn.

Sau đó, ông Ngô Đăng Lợi, chủ tịch Hội sử Hải Phòng giới thiệu thân thế, sự nghiệp, chiến công lịch sử đánh thắng quân Nam Hán tại sông Bạch Đằng lần thứ nhất năm 938 của vị anh hùng dân tộc Ngô Quyền. Chiến công này có ý nghĩa đã chấm dứt 1000 năm dân ta phải tủi nhục sống dưới chế độ Bắc thuộc và mở ra kỷ nguyên độc lập, tự chủ của đất nước Ngô Quyền đã dám xưng vương ngang hàng với vua nước Tàu ở phương Bac biểu thị ý chí độc lập, tự chủ rất cao.


Công đức của Ngô Quyền đã được sử sách ghi rõ, nhưng ở đất Hải Phòng, từ lâu đời dân ta đã dựng lên khoảng 30 đình ở các làng để cung kính thờ phụng vị anh hùng dân tộc này. Dưới chế độ ta hiện nay để tưởng nhớ, giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ, cũng đã có 1 quận mang tên Ngô Quyền, trường học Ngô Quyền, công ty Ngô Quyền, v.v...


Tiếp theo, Phòng di tích lịch sử Bảo tàng, đại diện Hội sử Hải Phòng giới thiệu kiến trúc cổ của đình Hàng Kênh.

Các đại biểu dự buổi dâng hương và trao đổi đều có nguyện vọng sẽ tìm hiểu sâu hơn nửa công đức của Ngô Quyền, đều nhận định lễ lổ chức dâng hương này về tâm linh có hiệu quả sâu sắc.

Cũng có ý kiến mong Thành hội lịch sử, Chi hội lịch sử đề nghị với sở Văn hóa Thông tin và lãnh đạo thành phố cho phép hội đủ các địa phương có thờ Ngô Quyền tổ chức lễ dâng hương và trao đổi ý kiến tương tự.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #2 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2022, 07:56:29 am »

A- CÁC BÀI VIẾT VỀ HẢI PHÒNG

TỪ NGHỊ QUYẾT 24 CỦA THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG ĐẾN CHỈ THỊ 100 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG VÀ NGHỊ QUYẾT 10 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ KHOÁN TRONG NÔNG NGHIỆP"1
(Đầu đề bài do Ban biên tập tự đặt)


ĐOÀN DUY THÀNH
(Chủ tịch Phòng TM và CN Việt Nam,
nguyên ủy viên Trung ương Đảng nguyên Phó thủ tướng Chính phủ,
nguyên Bí thư Thành ủy Hải Phòng)

Trích từ tác phẩm: "Đảng lãnh đạo kinh tế và đảng viên làm kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ".
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2002, trang 12 - 21.


Từ sau khi miền Bắc được giải phóng khỏi ách thống trị của thực dân Pháp cho đến khi giải phóng miền Nam, chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược, với 10 năm thống nhất đất nước, cả nước cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội (1954 - 1985), Đàng lãnh đạo nền kinh tế theo mô hình kế hoạch hóa tập trung. Qua 30 năm ấy, tình hình kinh tế nước ta đã diễn ra như thế nào?


Bắt đầu là cuộc cải cách dân chủ, trước hết trong nông nghiệp mà chúng ta gọi là "cải cách ruộng đất". Mục đích cuộc cải cách này là đem lại ruộng đất cho dân cày, đáp ứng nguyện vọng thiết tha của nông dân từ ngàn đời nay là "người cày có ruộng" nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, phát triển sản xuất, phá bỏ quan hệ sản xuất phong kiến nông thôn, xóa giai cấp địa chủ, phú nông, tạo cho lực lượng sản xuất nông nghiệp bung ra để giải quyết vấn đề lương thực, tạo điều kiện cho nông dân làm giàu. Nhưng do nóng vội, muốn đưa nhanh quan hệ sản xuất mới vào nông nghiệp để thu hút đông đảo nông dân vào làm ăn tập thể một cách vội vàng, mệnh lệnh, trong khi trình độ quản lý của ta rất kém, công cụ sản xuất chủ yếu là thủ công, con trâu cái cày; sau này có một số máy cày nhập ngoại... Nhưng do không biết quản lý cùng với tệ tham nhũng phát sinh, nên câu nói: "Trâu đen ăn cỏ, trâu đỏ ăn gà" đã trở thành câu ví von trong dư luận xã hội, còn lao động trong hợp tác xã thì rong công, phóng điểm, ngày công không đáng là bao, có nơi chỉ có 150g thóc/ngày công. Cán bộ quản lý hợp tác xã làm ít hưởng công nhiều, làm cho hợp tác xã ngày càng nghèo, nông dân không phấn khởi sản xuất. Nhiều câu ca dao lưu truyền trong nồng thôn phê phán cán bộ xã, hợp tác xã thời đó như: "Mỗi người làm việc bằng hai. Để cho chủ nhiệm mua đài, mua xe", "Mỗi người làm việc bằng ba. Để cho chủ nhiệm xây nhà, xây sân"...


Từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, với bộ máy cồng kềnh, sản xuất không hiệu quả, sau khi thống nhất đất nước, tổ chức bộ máy càng phình to. Do hậu quả chiến tranh kéo dài, Nhà nước phải ban hành nhiều chính sách ưu tiên ưu đãi mà hiệu quả kinh tế không cao, sản xuất không phát triển, nông nghiệp vẫn đình đốn do cơ chế quản lý hợp tác xã kiểu cũ, công nghiệp củng không phát triển… Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế mệnh lệnh, chỉ huy bao cấp, làm được bao nhiêu đều được phân phối theo giá thấp hơn giá thành, hoặc có lãi không đáng kể. Do đó, nền kinh tế hầu như không có tích lũy; chu kỳ sản xuất sau ngân sách Nhà nước lại phải bù cho doanh nghiệp mới có thể sản xuất được một lượng hàng hóa như chu kỳ trước ít thấy có doanh nghiệp chu kỳ kế hoạch sau tăng hơn chu kỳ trước; còn kế hoạch Nhà nước có tăng hàng năm bao nhiêu phần trăm còn lệ thuộc vào Liên Xô và các nước anh em viện trợ cho vay nhiều hay ít. Bởi vậy, trước khi lập kế hoạch hàng năm, khoảng quý III năm trước, Nhà nước ta đã phải cử các phái đoàn sang các nước anh em đàm phán, xem họ cho vay và viện trợ được bao nhiêu, khi có kết quả cụ thể ở trong nước mới làm kế hoạch cho năm sau... Vì thế trong thời gian đó mới có câu nói cửa miệng là "ông Nghị vác bị đi xin..."1 (Đồng chí Lê Thanh Nghị là một nhà cách mạng lớn của Đảng và Nhà nước ta, nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, người ký Chỉ thị số 100/BBT tháng 1-1981 cho mở rộng khoán sản phẩm trong toàn quốc). Đồng chí Lê Thanh Nghị là người kiên nhẫn ít nói, chịu đựng gian khổ, có lần sang Liên Xô, một đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chú tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô tiếp và có nói: Đồng chí Việt Nam cần những gi thì nói thôi... Nhưng anh Nghị vẫn nói đầy đủ những vấn đề mình chuẩn bị, nói hàng tiếng đồng hồ, phía Liên Xô nếu chưa đáp ứng đúng yêu cầu, thì anh Nghị xin gặp cấp cao hơn nhằm bảo đảm đủ số lượng đã dự kiến từ ở nhà. Một câu chuyện do đồng chí Phạm Hùng, nguyên Thủ tướng Chính phủ kể với tôi: "Anh Nghị không những là cán bộ lãnh đạo có tâm huyết, mà còn là người đồng chí rất kiên cường trước kẻ thù. Khi bị Pháp giam tù ở Côn Đào với tôi, mỗi khi xếp hàng vào san (salle) tù để ngủ, bọn cai ngục dùng dùi cui đánh đập anh em, anh Nghị bao giờ cũng đi sau cùng, đi rất đàng hoàng, không bao giờ chạy, xô đẩy anh em, địch càng đánh anh Nghị càng đi chậm rãi, không ngó qua ngó lại, cứ bình tĩnh đi bình thường như không có việc gì xảy ra".


Những con người như thế, khi nước mất nhà tan, khi bị tù đày, phẩm giá con người bị chà đạp, đã đem dũng khí của mình để đáp lại đòn tra tấn dã man của quân thù; khi đất nước vắng bóng quân thù thì phụ trách kinh tế, lúc chưa tìm được cách làm như thế nào để đạt hiệu quả, cho dân được ấm no, thì nhẫn nhục kiên trì đi xin viện trợ để có nguyên liệu sản xuất, phục hồi kinh tế, xây dựng kinh tế, có gạo, có mì cho dân, ăn...


Tôi nhớ thời kỳ anh Nghị chuẩn bị ký Chỉ thị 100 của Ban Bí thư, anh đã xuống Hải Phòng kiểm tra tình hình sản xuất nông nghiệp, xem thực tế của Hải Phòng ra sao, anh nghe báo cáo rất tỉ mỉ. Anh em chúng tôi có 4 người, gồm anh Hữu Thọ, anh Chương - Phó Văn phòng Trung ương, anh Hồng Chương chuyên viên và tôi viết dự thảo Chỉ thị 100 cho Ban Bí thư. Anh Nghị rất thận trọng, xem đi xem lại từng chữ; sau khi Chỉ thị được thực hiện 6 tháng, anh Nghị gọi tội lên hỏi, Chỉ thị 100 thực hiện thế nào mà nhiều người nói quá! Chú xem có gì không mà họ kêu thế! Tôi báo cáo với Anh là, Anh yên tâm, mọi việc ở Hải Phòng đều tốt cả, vừa qua tôi có đi mấy tỉnh nông nghiệp, nông dân phấn khởi, sản xuất vui vẻ. Chị Thanh (phu nhân anh Nghị) nói chen vào: "Anh ở trên này lo lắm, cứ bảo gọi chú lên hỏi xem sao, chắc hôm nay nghe chú báo cáo Anh yên tâm...". Năm 1989, Việt Nam xuất khẩu 1,6 triệu tấn gạo, tôi là Bộ trưởng Bộ Ngoại thương, ký xuất khẩu chuyến gạo đầu tiên, tôi đến báo cáo anh Nghị (lúc này Anh đã nghỉ, sức khỏe đã yếu), Anh phấn khởi lắm! Nhưng Anh rưng rưng nước mắt, tôi nghĩ chắc Anh xúc động lắm, thấy đất nước không phải đi chạy ăn từng bữa, hết anh Nghị đi nước ngoài xin mì, anh Đỗ Mười chạy gạo trong nước, anh Đồng Sĩ Nguyên điều động phương tiên giao thông, điều động nơi thừa sang nơi thiếu hết sức vất vả - sang năm 1990 xuất gạo được nhiều hơn và cuối năm 1990, anh Lê Thanh Nghị của chúng ta qua đời. Một con người bị địch tra tấn không hề có tiếng kêu, không khai báo một lời có hại cho cách mạng, khi nghe dân no, có đủ lương thực thì khóc - người cộng sản là như thế đó...

Đảng ta, trước hết là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của Đảng lúc nào cũng vì nhân dân mà phục vụ.

Đặc điểm của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ờ miền Bắc nước ta trước đây là vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa đấu tranh giải phóng miền Nam, cùng một lúc phải thực hiện hai nhiệm vụ cực kỳ to lớn và khó khăn. Đó là thời kỳ Đảng ta phải vận dụng hai quy luật khác hẳn nhau, phía này thì xây, phía kia phải chống. Chỉ có trí tuệ Việt Nam mới bảo đảm được thắng lợi của cả hai chiến lược cách mạng đó. Nói như vậy không phải là ta tự kiêu về thành quả của mình, mà để biết mình biết người, tranh thủ thời gian, tranh thủ bè bạn năm châu bốn biển ủng hộ mình, phân hóa kẻ thủ, tạo thế tạo đà cả về chính trị, kinh tế, thực hiện lý luận bốn mũi giáp công, ba vùng chiến lược... để đi đến quyết sách cho giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ đó, Đảng ta xác định chính sách kinh tế ở miền Bắc phải làm gì, khu giải phóng miền Nam làm gì, và khu địch hậu làm gì... Đó là kế sách, phải thông minh mun lược, bảo đảm hậu cần cho chiến trường. Đó là những thời gian mà trí tuệ Việt Nam đã được phát huy cao độ và đã thắng lợi trước nhứng khó khăn, thử thách ác liệt nhất.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #3 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2022, 07:57:14 am »

Song, kinh nghiệm làm kinh tế của lịch sử để lại không nhiều. Tư tưởng "trọng nông, khinh thương" của cha ông để lại, cùng với việc tiếp thu lý luận Mác - Lênin duy ý chí và giáo điều đã ngẫu nhiên phù hợp với nhau, làm cho cuộc cách mạng ruộng đất vốn đơn giản, nhưng lại trờ nên rất phức tạp. Từ khẩu hiệu tả khuynh trước năm 1930 để lại: "trí phú địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ" đến tư duy xóa bỏ giai cấp địa chủ, dù nam hay nữ, ngay cả một số địa chủ kháng chiến, đã hiến ruộng đất hay địa chủ kiêm công thương gia. Do đó, mặc dù Luật cải cách ruộng đất đều có chiếu cố đúng mức, nhưng đến khi thực hiện thì lại cho rằng, "hổ đực hay hổ cái đều ăn thịt người cả..." nên đã làm quá tả, dẫn đến sai lầm nghiêm trọng, phải sửa sai vô cùng gian khổ. Bác Hồ phải đứng ra xin lỗi đồng bào, lại một tư tưởng lớn vì dân vì nước xuất hiện khi giải phóng được nửa nước, biết bao gian nguy để có ngày hạnh phúc. Người đáng được hưởng hạnh phúc đầu tiên lại là người phải gánh chịu lỗi lầm của tư tưởng tả khuynh, giáo điều, sao chép kinh nghiệm, xa rời thực tế, đem lại sự bất hạnh cho Người. Nhưng Người vẫn là Bác Hồ muôn vàn kính yêu của dân tộc vì Người là mẫu mực, thấy sai phải sửa, nói đi đôi với làm, nên sai lầm trong cải cách ruộng đất tuy rất nghiêm trọng nhưng lòng dân đã sớm yên vì Người nói sửa sai là sửa ngay. Đó cũng là điều chúng ta phải lấy đó răn mình, làm kinh tế phải sâu sát, phải tính toán hiệu quả. Vì tất cả đều là xương máu của đồng bào, đồng chí, là mồ hôi nước mắt của mọi thành viên trong xã hội.


Sai trước được sửa, thì sai sau lại đến. Nhưng lần này sửa sai sau nhẹ nhàng hơn, không như mức độ sai lầm trong cải cách ruộng đất, máu chảy đầu rơi; mà thực chất là ấu trĩ tả khuynh, làm mà không biết kết quả cụ thể ra sao! Với nỗi niềm lo lắng là phải làm ăn tập thể, phải cùng chung sức, chung lòng cùng làm, nghe ra ai cũng thấy hay và đều muốn theo điều mong ước tốt đẹp đó, nhưng còn hệ quả ra sao thì mọi người không ai biết trước được. Đó cũng là điều dễ hiểu, vì đã có mô hình nào đấu, mà vừa làm vừa tìm hiểu. Chúng ta đã sai lầm ở chỗ làm ồ ạt, không tuân theo quy định, nguyên tắc đã đề ra là: tự nguyện, cùng có lợi, dân chủ... Chúng ta nói không đi đôi với làm, muốn đốt cháy giai đoạn, mà lúc đó ai cũng cho là phải, cần tập trung nhanh tài sản, ruộng đất vào hợp tác xã để cùng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thời bấy giờ, chẳng ai dám nhận là tài giỏi, dù đã có người đi nghiên cứu nước bạn, nhưng khi về chỉ nói hay thì ai chẳng muốn! Đến khi nhìn thấy sản xuất không tăng, ruộng bỏ hoang hóa, lúa chín đầy đồng không ai ra gặt, đói thì cứ đói, khi hết viện trợ về lương thực thì ta mới thực sự tỉnh ngộ. Nhưng thấy rõ thực trạng đó là ở cấp cơ sở, còn trên tỉnh, thành phố, Trung ương thì lại có nhiều ý kiến, nhiều quan điểm khác nhau, không thống nhất cách giải quyết, từ đó mới sinh ra khoán chui khoán lủi để "tự cứu mình" khỏi chết đói.


Trước tình hình ngày càng khó khăn gay gắt, viện trợ lương thực hết, ngoại tệ để nhập lương thực không còn, những đồng chí lãnh đạo chủ chốt lúc đó là những nhà lý luận, nhà thực tiễn nổi tiếng nên dễ nhận thấy điều bất hợp lý và vô lý, vì một nước nông nghiệp lại không có gạo ăn, dân phải khổ sở, đã có người chết đói. Đó là những hình ảnh trực quan đau buồn, day dứt lương tâm nhưng nhà cách mạng lão luyện, mẫn cảm lúc bấy giờ để quyết tâm tìm ra những giải pháp mới để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.


Trong hoàn cảnh đó, tôi đã báo cáo với anh Ba (tên gọi thân mật của đồng chí Lê Duẩn - Tổng Bí thư lức đó) về khoán sản phẩm nóng nghiệp ở Hải Phòng. Anh Ba nghe 3 giờ đồng hồ. Sau khi tôi trình bày và phân tích, anh Ba đã đồng ý ngay và nói: "Đúng rồi, làm đi, làm đi, không phải hỏi ai nữa...". Nói lại câu chuyện này để chúng ta thấy tính nhạy bén, sáng tạo, minh mẫn của Tổng Bí thư của ta đến nhường nào! Nhưng tôi hiểu, trong lúc này (1979 - 1980), khi bàn định những quyết sách của đất nước là do ba đồng chí chủ chốt, là anh Ba, anh Năm (đồng chí Trường Chinh), anh Tô (đồng chí Phạm Văn Đồng) bàn bạc và quyết đinh, nhất là vấn đề hóc búa này. Tuy tôi đã biết, có lúc đồng chí Trường Chinh đã phê phán đồng chí Kim Ngọc - Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú (năm 1966) về khoán trong nông nghiệp, nhưng tôi nghĩ anh Trường Chinh cũng là nhà lý luận, nhà thực tiễn lớn đã vì dân vì nước mà làm cách mạng, nên tôi cứ mạnh dạn báo cáo với anh Trường Chinh (dù đã có ý kiến anh Ba), vì nếu anh Trường Chinh không đồng ý, cũng khó mở rộng ra cả nước. Nếu tôi cứ làm chui lủi, chỉ được một bộ phận nhân dân có gạo ăn, mà việc làm lại phi pháp. Từ suy nghĩ đó, tôi đã kiên trì báo cáo với anh Trường Chinh năm lần, và mời anh về Hải Phòng xem thực tế. Đến lần thứ 5 thì Anh không những chỉ đồng ý, mà còn động viên: "đồng chí đã nắm được thực tế, nắm được lý luận, đồng chí cố gắng làm để thành hiện thực cho cả nước...". Hai anh đã đồng ý rồi nhưng cũng có lúc anh Trường Chinh còn phân vân, có lần anh nói hơi gay gắt với tôi. Tôi lại đến báo cáo với anh Tô. Anh Tô rất chú ý lắng nghe, và hỏi tôi ý anh Ba và anh Trường Chinh thế nào, tôi báo cáo với anh Tô là anh Ba đồng ý rồi, anh Trường Chinh chưa trả lời, mới chỉ nghe tôi báo cáo và đi xem thực tế, tôi sẽ đến báo cáo tiếp với anh Trường Chinh. Anh Tô không nói gì, nhưng thái độ tỏ ra vui. Tôi nghĩ, anh Tô đã đồng ý, nhưng còn đợi ý kiến anh Trường Chinh để cho cả ba anh chủ chốt trong Bộ Chính, trị cùng đồng ý. Đó chính là thời kỳ đổi mới quyết định trong nông nghiệp để cho ra đời Chỉ thị 100 cua Ban Bí thư tháng 1-1981 và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về khoán trong nông nghiệp mà ngày nay ta thường gọi là khoán 10.


Còn một tình tiết trong chỉ đạo mà tôi muốn nhắc đến đó là cuộc họp sơ kết khoán sản phâm trong nông nghiệp tới xã viên ở Hải Phòng và phổ biến Chỉ thị 100 của Ban Bí thư. Cuộc họp quan trọng này được tổ chức tại Hải Phòng do đồng chí Võ Chí Công - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng chủ trì hội nghị. Trong hội nghị này, cũng có đại biểu chưa thông với Chỉ thị 100, có những ý kiến nói ngược lại. Nhưng khi kết luận hội nghị, đồng chí Võ Chí Công nói: "Khoán là đúng rồi, các đồng chí đừng sợ, nếu khoán làm cho trời sụp đổ, tôi sẽ chịu trách nhiệm...". Trong những bước ngoặt lịch sử trong chiến tranh cũng như trong hòa bình xây dựng kinh tế, phải có những đồng chí dám quyết đoán như vậy mới đưa sự nghiệp cách mạng của Đảng vượt qua được khó khăn, có lúc khắc nghiệt, nếu do dự kéo dài, chỉ khổ cho nhân dân, gây tổn thất cho cách mạng.


Lúc đó nếu không có sự thống nhất của ba đồng chí lãnh đạo chủ chốt, để dẫn đến sự thống nhất trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư, mở đầu cho công cuộc đổi mới của Việt Nam chuyển dần sự chỉ đạo kinh tế của Đảng ta từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường, sẽ có sự chậm trễ mà hậu quả sẽ không lường được. Nhất là sau khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, ta không còn viện trợ về mọi mặt, đặc biệt là lương thực cho lực lượng vũ trang, cán bộ công nhân viên chức và lao động phi nông nghiệp thì tình hình nước ta sẽ ra sao?


Khi nền nông nghiệp bắt đầu chuyển đổi cơ chế quản lý thì Đảng và Nhà nước đã từng bước chuyển đổi cơ chế trong công nghiệp với 3 phần kế hoạch, dần dần làm cho sản xuất công nghiệp khôi phục và khởi sắc.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #4 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2022, 07:58:01 am »

VỀ NGHỊ QUYẾT SỐ 24-NQTU CỦA
BAN THƯỜNG VỤ THÀNH ỦY HẢI PHÒNG


BAN BIÊN TẬP


Về Nghị quyết quan trọng này, trong cuốn "Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng tập 3 năm 1975 - 2000" do Nhà xuất bản Hải Phòng năm 2002, đã viết tóm tắt như sau:

Ngày 27-6-1980, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng ra Nghị quyết số 24-NQTU về "Củng cố hợp tác xã nông nghiệp nhằm đấy mạnh sản xuất lương thực thực phấm". Nội dung chủ yếu của Nghị quyết là cải tiến quản lý trong các hợp tác xã nông nghiệp, thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động, gắn trách nhiệm của người lao động đến sản phẩm cuối cùng.


Nghị quyết 24-NQTU ra đời là kết quả của gần một năm nghiên cứu thực tiễn trước yêu cầu cấp thiết đổi mới cách quản lý trong nông nghiệp của lãnh đạo thành phố và một số huyện.

Khoán sản phẩm tạo sự thống nhất giữa trách nhiệm, nghĩa vụ và lợi ích của Nhà nước, tập thể và người lao động. Hình thức trả công lao động này phù hợp với nguyên tắc phân phối xã hội chủ nghĩa, khắc phục tình trạng phân phối bình quân, định suất không hợp lý với đặc điểm sản xuất nông nghiệp trong điều kiện thủ công với điều kiện khả năng của kinh tế tập thể ở thời kỳ này của nước ta. Vì vậy nó đã phát huy cao tính tự giác trong lao động, nêu cao trách nhiệm cá nhân của người lao động với sản phẩm cuối cùng.


Cơ chế khoán mới tạo ra động lực lớn với ý nghĩa trao quyền làm chủ trực tiếp cho xã viên, tăng cường huy động các nguồn lực sẵn có, phát huy tác dụng trong sản xuất và đời sống ở nông thôn.

Việc thực hiện "Khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động'' ở Hải Phòng được Trung ương và các địa phương trong cả nước chú ý. Trước nhưng suy thoái về kinh tế, trong đó có nòng nghiệp, từ thực tế Vĩnh Phú và Hải Phòng, Trung ương Đảng đã nghiên cứu rút kinh nghiệm và xây dựng cơ chế khoán mới trong công nghiệp. Ngày 18-1-1981, Ban Bí thư Trung ương ra Chỉ thị 100 CT/TW về: Cải tiến công tác khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp".


Tiếp đến, tháng 4-1988, Bộ Chính trị ra Nghị quyết 10/NQTW về đổi mới quản lý nông nghiệp (thường gọi là khoán 10).

Theo phần phụ lục của cuốn "Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng", chúng tôi giới thiệu danh sách Ban Thường vụ của Ban Chấp hành Đảng bộ khóa 7 (từ tháng 7-1979 đến tháng 1-1983) đã ra Nghị quyết 24-NQTU ngày 27-6-1980 như sau:

1   Bùi Quang Tạo   Bí thư Phó Bí thư
2   Đoàn Duy Thành   Phó Bí thư thường trực
3   Nguyễn Văn Bút   Ủy viên Thường vụ
4   Trần Thắng   - nt -
5   Hoàng Xuân Lâm   - nt -
6   Nguyễn Dần   - nt -
7   Lê Thành Dương   - nt -
8   Võ An Đông   - nt -
9   Trịnh Thái Hưng   - nt -
10   Nguyễn Mạnh   - nt -
11   Lê Danh Xương   - nt -

Theo Ban biên tập chúng tôi, vào thời điểm năm 1980 thì đồng chí Nguyễn Văn Bút đã về hưu trí và đồng chí Nguyễn Mạnh đã từ trần.

Chủ trì và nòng cốt ra Nghị quyết 24-NQTU là đồng chí Bí thư Bùi Quang Tạo và đồng chí Phó Bí thư Đoàn Duy Thành.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #5 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2022, 07:59:30 am »

ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP VỚI
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG HẢI PHÒNG

VÕ AN ĐÔNG
(Nguyên Tư lệnh BTL 350)


Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ xưa tới nay vẫn dành cho LLVT Hải Phòng một sự chăm sóc ân cần và một mối tình cảm đặc biệt.

Từ trước và trong thời chống Mỹ, có lẽ do vị trí đặc biệt trong phòng thủ bờ biển của quốc gia, nên đã được Đại tướng - Tổng Tư lệnh săn sóc nhiều tới lực lượng vũ trang Hải Phòng. Sau đây, với tư cách là Tham mưu trưởng, sau là Tư lệnh BTL 350 (HP), đã nhiều lần tiếp xúc, tôi xin kể lại một số sự kiện qua một số bút tích và hình ảnh lịch sử hiện vẫn còn do bản thân tôi hoặc nhà truyền thống của BCHQS Hải Phòng còn lưu giữ được để nói lên sự quan tâm và tình cảm của Đại tướng đối với LLVT Hải Phòng.


Từ trước năm 1965, Đại tướng xem đại đội 6, tiểu đoàn 8, trung đoàn 50 tập chạy toàn đại đội rất nhanh và có kỷ luật nên Người đã khen ngợi: "Đại đội chạy nhanh như gió". Từ đó, cho đến cả ngày nay, đại đội được mệnh danh là "Đại đội gió" vẫn luôn giữ truyền thống thể dục, thể thao. Ngày 20-11-2001, sau khi trung đoàn 50 được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đại tướng lại đến thăm, nghe chỉ huy trung đoàn báo cáo tình hình đơn vị và tỏ ý khen ngợi trung đoàn từ thời chống Pháp và thời chống Mỹ đã lập nhiều chiến công, xứng đáng với danh hiệu Anh hùng mà Nhà nước vừa ban tặng.


Khoảng năm 1966, Hải Phòng bị máy bay Mỹ đánh phá ác liệt, đồng chí Đỗ Chính lúc đó là chính ủy BTL 350, đã hướng dẫn Đại tướng lên chòi cao để quan sát trận địa ở nội thành và nhận chỉ thị phải đánh trả máy bay địch và công tác phòng không nhân dân, giữ gìn tiềm lực của nhân dân và hết sức chi viện cho chiến trường miền Nam.


Trong 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, đế quốc Mỹ mở một trận tập kích chiến lược bằng không quân chủ yếu đánh vào Hà Nội và Hải Phòng, nhưng chúng đã bị thất bại rất nặng nề buộc phải ngừng ném bom vào ngày 30-12-1972, và đi đến ký kết Hiệp định Pa-ri vào ngày 27-1-1973.


Sau ngày 30-12-1972, Đại tướng đã về Hải Phòng để kiểm tra sẵn sàng chiến đấu. Đồng chí Đỗ Chính, chính ủy BTL 350, đã báo cáo trên bản đồ về kế hoạch và kết quả chiến đấu của lực lượng vũ trang trên địa bàn thành phố Bao cáo đại ý: Ngay từ khi bắt được tín hiệu địch sẽ bắn phá đêm 17-12 Ban quân sự Thành ủy đã hạ lệnh sơ tán khẩn cấp cho trên 10 vạn dân sơ tán ra khỏi nội thành và tất cả các lực lượng vũ trang phải ở tư thế sẵn sàng chiến đấu cao. Trong 12 ngày đêm, đêm và ngày nào địch cũng đánh phá (trừ đêm 25-12 là lễ Nôen), ác liệt nhất là đêm 19-12 và đêm 26-12-1972, chúng sử dụng cả máy bay B52 thả bom rải thảm trên đường 5, khu vực Thượng Lý, Sở Dầu và phố Trần Nguyên Hãn. Các lực lượng vũ trang của ta đã hiệp đồng chặt chẽ, bắn trả địch rất ròn rã, kết quả ta đã bắn rơi 17 máy bay (có 4 máy bay B52) trong tổng số 81 máy bay của cả Hà Nội và Hải Phòng trong suốt đợt và Hải Phòng đã bắt sống được một số giặc lái, đã kịp thời đưa giải lên Hà Nội trình diện tại cuộc họp báo có cả phóng viên nước ngoài, thiết thực góp vào cuộc đấu tranh ngoại giao, gắn chặt với đấu tranh quân sự. Về công tác phòng không nhân dân, thực hiện lệnh "sơ tán khẩn cấp" ngày 17-12, trước 1 ngày địch mở trận tập kích chiến lược công tác thông báo, báo động được kịp thòi đảm bảo cho cán bộ và dân sinh hoạt bình thường trong thòi chiến, công tác an ninh trật tự vẫn được duy trì tốt đẹp.


Về đảm bảo giao thông, thì nhờ có dự trữ từ trước các vật liệu cát, đá, sỏi nên ta đã san lấp các hố bom trên đường số 5, một thời gian vài hôm đã thông xe. Việc chống phong tỏa trên biển đã được lực lượng Hải quân, tự vệ của ngành đường biển và dân quân địa phương vẫn kiên trì rà phá thủy lôi, cơ bản đã thông luồng lạch, có thể đảm bảo tàu quốc tế ra vào Cảng sau khi ký hiệp định Pari.


Đại tướng tỏ ý khen ngợi quân dân Hải Phòng đã thiết thực hiệp đồng với Hà Nội, lập nên "Điện Biên Phủ trên không". Nhưng đồng chí cũng nhắc nhở miền Nam còn chưa được giải phóng nên miền Bắc trong đó có Hải Phòng còn phải lo chi viện đủ số lượng và chất lượng cho miền Nam. Đồng chí cũng chỉ thị một khi hiệp định Pari được ký kết thì Hải Phòng phải lo giải quyết hậu quả chiến tranh còn rất nặng nề và phải làm kinh tế kết hợp với quốc phòng đỡ gánh nặng cho đất nước.


Về Nhà khách thành phố, Đại tướng đã hội đàm với Bí thư Thành ủy là Trần Kiên. Ngoài việc chung ra, đồng chí Trần Kiên báo cáo một cách tự hào về sáng kiến lập ra Ban quân sự Thành ủy từ tháng 12-1965, do Bí thư Thành ủy trực tiếp làm trưởng ban. Ban quân sự Thành ủy về thực chất là cơ quan thường trực của Thành ủy về chỉ đạo chiến đấu và phục vụ chiến đấu, làm nhiệm vụ điều hòa và phối hợp với các đơn vị trên địa bàn. Ban quân sự đã phát huy tác phong rõ nhất trong đợt 12 ngày đêm vừa qua trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu.


Tiếp theo, Đại tướng đã cùng với BTL 350 xuống tại chân núi Cột Cờ (Kiến An) gặp mặt cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 14 pháo cao xạ, biểu dương đơn vị đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ bảo vệ sân bay Kiến An, nhắc nhở đơn vị rằng miền Nam lúc đó còn chưa giải phóng, đơn vị phải sẫn sàng đợi lệnh đi chi viện chiến trường.


Sau đó, Đại tướng xuống tại trận địa pháo 100mm của trung đoản tự vệ Cảng Hải Phòng. Trong suốt cuộc chiến tranh phá hoại, hỏa lực của tự vệ Cảng Hải Phòng đã hòa cùng lưới lửa phòng không của thành phố, bắn rơi nhiều máy bay, đặc biệt trong 12 ngày đêm năm 1972, pháo cao xạ 100mm đã hiệp đồng với hỏa lực tầm cao của sư đoàn 363 bắn rơi một máy bay B52. Ngoài ra, cán bộ, công nhân, tự vệ Cảng đã ngoan cường rà, phá thủy lôi. Về sau này được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về công trình khoa học "phá thủy lôi và bom tứ trường, từ năm 1965 đến 1972" và được tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".


Đến nay, Đại tướng, tuy đã thôi giữ trọng trách trong Đảng, Nhà nước và quân đội, song ảnh hưởng và uy tín của Người vẫn còn sâu đậm trong quân và dân ta, đặc biệt là đối với cán bộ chiến sĩ đường 5 và Hải Phòng vẫn luôn kính trọng và trìu mến vẫn coi Đại tướng vẫn là "Người anh cả của quăn đội nhân dân" như những ngày nào. Vì thế, tháng 8 năm 1998, Ban biên tập sách "Đường 5 anh dũng quật khởi” đã vinh dự được gặp Đại tướng trong một căn nhà, được coi nhà bảo tàng riêng của Người, đã chứa đủ các bức trướng, những tấm ảnh, nhưng kỷ vật quý giá của các đơn vị và địa phương trong toàn quân gửi tặng. Ban biên tập kính tặng Đại tướng 4 tập đầu của sách "Đường 5 anh dũng quật khởi" được chụp ảnh chung với Đại tướng và nhận được lời hứa sẽ giới thiệu cho cuốn sách. Chỉ một tháng sau chúng tôi đã nhận được lời giới thiệu, xin trích đăng - toàn văn lời giới thiệu đó đã được đăng trên trang đầu của tập 5 của tập: "Đường 5 anh dũng quật khởi" xuất bản năm 1998: "Đường 5 đã được Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh tuyên dương là "mặt trận điền hình nhất đánh vào địch hậu". Những bài học kinh nghiệm chiến đấu của quân dân đường 5 có giá trị vô cùng quý báu. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chiến trường đường 5 trải dải trên một diện rộng, đã diễn ra nhiều trận đánh giỏi, nhiều gương chiến đấu ngoan cường, dũng cám, nhiều, cách đánh địch mưu trí táo bạo... chưa được ghi lại. Những nhân chứng sống của thời đánh Pháp ở địa phương thưa vắng dần, cần kịp thời có kế hoạch khẩn trương khai thác. Tôi hoan nghênh các cán bộ quân đội từng giữ những cương vị lãnh đạo, chí huy các lực lượng vũ trang trong kháng chiến chống Pháp ở địa phương nay đã nghỉ hưu, đứng ra tổ chức biên soạn bộ sách nhiều tập nói về cuộc chiến đấu ở đường 5".

VÕ NGUYÊN GIÁP
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #6 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2022, 08:00:15 am »

Tháng 9-1998, sau khi Hội khoa học lịch sử và Chi hội LSQS Hải Phòng tổ chức cuộc sinh hoạt sử về "chống Mỹ phong tỏa sông, biển vùng Hải Phòng" định ra một tập kỷ yếu, báo cáo với Đại tướng được Đại tướng tán thành và tư viết có chữ ký của Người lời giới thiệu in trên trang đầu của cuốn kỷ yếu nhan đề là "Chống Mỹ phong tỏa sông biển vùng Hải Phòng". Xin trích đoạn lời giới thiệu đó để ta thấy tầm nhìn chiến lược của một lãnh đạo quân đội sâu sắc như thế nào: "Chiến công đánh bại cuộc phong tỏa đường biển, đường sông của đế quốc Mỹ tại Cảng Hải Phòng và vùng phụ cận biểu thị quyết tấm lớn và đầy mưu trí sáng tạo của quân và dân ta, là một công hiến vào thắng lợi của cuộc kháng chiến, lại có ý nghĩa làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự của ta trên chiến trường sông biển. Ý nghĩa ấy càng có tầm quan trọng trong khi quân uà dãn ta đang đứng trước nhiệm vụ chiến lược bảo vệ chủ quyền đất nước trên hàng nghìn cây số bờ biển và trên vùng biển bao la trong đó có hàng nghìn đảo và quần đảo, có quần đảo Vạn lý Trường Sa"...


Ngày 6-8-1998, nhân dịp Ban liên lạc nghĩa quân chiến khu Trần Hưng Đạo tổ chức kỷ niệm 53 năm ngày thành lập chiến khu và 90 năm ngày sinh của Trung tướng Nguyễn Bình, Đại tướng viết thư, có đoạn: "... Tôi cũng mong các đồng chí tập hợp được những tư liệu lịch sử về Trung tướng Nguyễn Bình, người đã có cống hiến xứng đáng không những với chiến khu (Trần Hưng Đạo) mà cả về sau này với cuộc kháng chiến Nam Bộ trên cương vị Tư lệnh chiến trường Nam Bộ...".


Ngày 11-4-2000 (sau 1 tháng Bộ Quốc phòng tổ chức) Thành ủy, UBND thành phố Hải Phòng cũng làm lễ tưởng niệm liệt sĩ Trung tướng Nguyễn Bình và làm lễ trao tặng pho tượng Nguyễn Bình cho Bảo tàng Hải Phòng. (Trước đó, Hội khoa học lịch sử còn trao tặng tượng Nguyễn Bình cho đình Kiền Bái (Thủy Nguyên, Hải Phòng) và cho chùa Bắc Mã (Đông Triều, Quảng Ninh). Quân dân Hải Phòng thực hiện lời nhắc nhở của Đại tướng là tập hợp những tư liệu lịch sử về Nguyễn Bình thì qua 8 tập của bộ sách "Đường 5 anh dũng quật khởi" riêng năm 2001, đã có 9 tác giả mô tả về chiến khu và Nguyễn Bình. Các bài trên tuy không thành một thể thống nhất, nhưng là nguồn tư liệu lịch sử quý hiếm về Nguyễn Bình và chiến khu.


Tết năm 1999, các chiến sĩ cũ của E42 tới chúc Tết tại nhà riêng của Đại tướng. Bản thân tôi (Võ An Đông) đã có thời làm trung đoàn trưởng E42, được cử ra phát biểu. Không hiểu sao, tuy bản thân đã nhiều lần gặp tiếp xúc, nhưng lần đó thấy không khí ấm cúng lạ thường, lại thấy Đại tướng bình tĩnh khoan thai rất mực, mà bản thân thấy thương mên Đại tướng đến cực độ, sinh ra xúc động trong lòng không nói hết lời đã chuẩn bị từ trước, mà chỉ nghẹn ngào, lắp bắp nói một câu: "Thưa Đại tướng, trước đây cũng như về sau này, dù tình huống thế nào, chúng tôi, các chiến sĩ của Trung đoàn 42 lúc nào cùng coi Đại tướng là người Anh Cả của quân đội, của chúng tôi".


Sau khi trò chuyện thân mật, ra ngoài sân, tôi đã được vinh dự chụp chung với Đại tướng một bức ảnh mà đến nay vẫn treo ở nhà, coi đó là một tình cảm bao la của Đại tướng đối với cá nhân tôi.

Tiếp sau đoàn của E42, các đoàn của trung đoàn 50, của đoàn 151 điều trị thương bệnh binh (đều là đơn vị cũ của BTL Hải Phòng) cũng được vinh dự tới gặp chúc mửng Đại tướng. Sau đó mọi người đều hân hoan, giữ được những ấn tượng tốt đẹp.


Ngày 24-7-2002, Đại tướng đã đến thăm hợp tác xã Bạch Đằng của anh Trịnh Trọng Giữ, vốn là bộ đội, nay chuyển ngành về nhà làm chủ nhiệm. Năm 2001, Hợp tác xã và cá nhân anh Giữ làm kinh tế giỏi nên đã được Chính phủ tặng bằng khen vì: "Đã có nhiều thành tích thực hiện nhiệm vụ kinh tế từ năm 1999 đến năm 2001, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”. Đại tướng nghe kỹ báo cáo, rồi nhắc nhở "Anh em tự hào ưới thành tích lớn nhưng không mảy may tự mãn!".


Ngày 24-7-2002, đánh dấu ngày Đại tướng về thăm là ngày đáng nhớ đối với toàn thể HTX (ảnh trên bìa).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị tướng lĩnh cao cấp, dưới sự chỉ đạo của Bác Hồ và Bộ Chính trị, đã góp phần tạo nên những bước ngoặt của chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ.

Thượng tướng Hoàng Minh Thảo, người cộng tác gần gũi với Võ Nguyên Giáp ngay từ thuờ mới sơ khai sinh ra QĐND đã trả lời phỏng vấn bài báo nhan đề là "Võ Nguyên Giáp vẫn là Tổng Tư lệnh thân yêu những ngày nào”1 (Toàn văn bài phỏng vấn đã đăng trên tập 12 "Đường 5 anh dũng quật khởi") đánh giá là: "... Tuy nhiên, tôi vẫn nói được rằng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhân vật lớn của lịch sử Việt Nam thế kỷ 20. Riêng trên lĩnh vực quân sự Võ Nguyên Giáp là nhân vật nổi bật ở hàng đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở nước ta và có thể, trên toàn thế giới”.


Cuối cùng, Thượng tướng Hoàng Minh Thảo đã kết luận: "Anh Văn (Võ Nguyên Giáp) đúng là một con người có bản lĩnh, bản lĩnh lớn bởi vì anh đã bình tĩnh và bình tĩnh vượt qua những năm tháng sóng to gió lớn của cuộc chiến tranh nhân dân giải phóng và chính cuộc đời mình.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #7 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2022, 08:02:02 am »

QUÂN KHU 3 CHI VIỆN TRÊN NỬA TRIỆU QUÂN
CHO CHIẾN TRƯỜNG MIỀN NAM


Đại tá TRƯƠNG VĂN THUÂN
(Nguyên phó phòng Quân lực Quân khu 3)

Cùng với lực lượng 3 thứ quân chuẩn bị chiến đấu và chiến đấu bảo vệ miền Bắc, quân và dân Quân khu 3 đã hết lòng, hết sức tổ chức lực lượng chi viện cho chiến trường miền Nam, thực hiện nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn.


Quân và dân miền Nam chẳng nhưng không bị cô lập bởi sự ngăn chặn của giặc Mỹ, mà quân và dân miền Bắc chi viện ngày càng nhiều cho miền Nam. Trong đó có quân và dân Quân khu 3.

Là một cán bộ quân lực của Quân khu, tôi nhận thấy quân và dân QK 3 rất chủ động và sáng tạo trong nhiệm vụ tổ chức chi viện. Hàng năm thường thường xây dựng từ 50 - 70 tiểu đoàn. Đã thành thường lệ năm nào cũng thế. Khi Bộ Quốc phòng giao cho Quân khu xây dựng 40 tiểu đoàn thì Tư lệnh Đặng Kinh và Chính ủy Nguyễn Quyết nâng lên 60 tiểu đoàn, nếu Bộ giao 50 tiểu đoàn thì Quân khu nâng lên 70 tiểu đoàn, cứ như thế trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ.


Cái khó là làm thế nào để tạo ra người, ra chất cho 50 - 70 tiểu đoàn, hàng năm phải có từ 200 - 280 cán bộ tiểu đoàn, 800 - 1120 cán bộ đại đội, 1600 - 2240 cán bộ trung đội, 2400 - 3600 cán bộ tiểu đội và từ 35.000 - 50.000 chiến sĩ với yêu cầu phải đủ số lượng, chất lượng cao.
   

Trước hết phải tạo ra nguồn, ra chất đội ngủ cán bộ.

Nếu không có đội ngũ cán bộ với số lượng hùng hậu và chất lượng cao thì không thể xây dựng được lực lượng chi viện tốt.

Từ xác định như vậy, Quân khu đã chỉ đạo tạo nguồn tạo chất bằng nhiều biện pháp có hiệu quả như: Lựa chọn cán bộ đưa đi đào tạo ở trường quân chính Quân khu và ở Bộ, chủ yếu là cán bộ tiểu đoàn và đại đội; chỉ đạo cho các tỉnh đội, sư đoàn bồi dưỡng, đào tạo cán bộ trung đội, các trung đoàn đào tạo cán bộ tiểu đội; phân công cho cán bộ cấp trên kèm cặp bồi dưỡng cấp dưới, cấp trưởng bồi dưỡng cấp phó, để sẵn sàng thay thế; tất cả các tỉnh, các trung đoàn, các sư đoàn và cơ quan các cấp phải sẵn sàng phát triển đơn vị một thành hai; chỉ đạo cho trung đoàn B50 trung đoàn pháo 178, các binh chủng công binh, thông tin v.v... phấn đấu toàn trung đoàn, toàn đơn vị trở thành cán bộ; ngoài ra thường xuyên tổ chức học tập tại chức, nghiên cứu những chiến lệ, tổ chức diễn tập chỉ huy và cơ quan các cấp, diễn tập thao binh, tổ chức sơ kết, tổng kết... nhằm không ngừng nâng cao trình độ tổ chức quản lý, chỉ huy cho cán bộ các cấp.


Tạo nguồn, tạo chất trong tuyển quân, thực hiện nghĩa vụ quân sự cũng không kém phần gay go quyết liệt.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ ngày càng quyết liệt. Việc chi viện ngày càng nhiều. Thực tế thương binh ở chiến trường chuyển ra ngày càng nhiều; chiến tranh phá hoại ác liệt; đời sống nhân dân khó khăn; ảnh hưởng chiến tranh tâm lý, giữa cái sống và cái chết, v.v... có tác động rất lớn đến nhiệm vụ tuyển quân.


Nhưng Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu 3 đã thống nhất cao với cấp ủy và chính quyền các tỉnh, thành là: “Tuyển quân tuy khó khăn nhưng tinh thần chống Mỹ, cứu nước của nhân dân rất cao, nguồn thanh niên tuyển quân có tiềm năng rất lớn. Nhưng muốn hoàn thành nhiệm vụ tuyển quân, trước hết phải tập trung xây dựng cơ sở chính trị ở thôn, xã, khu phố, cơ quan, xí nghiệp v.v... vững mạnh về mọi mặt, đặc biệt là chi bộ, Đảng bộ cơ sở, đội ngũ cán bộ, đảng viên và các đoàn thể quần chúng, trên cơ sở đó để vận động quần chúng, thực hiện khẩu hiệu đảng viên đi trước, làng nước theo sau. Lấy việc xây dựng quyết tâm đánh thắng đế quốc Mỹ xâm lược làm nội dung xây dựng cơ sở. Đây là vấn đề có ỷ nghĩa then chốt trong tuyển quân".


Quân khu đã củng các tỉnh, Thành ủy cử hàng ngàn cán bộ các cấp, dưới sự chỉ đạo tập trung thống nhất của cấp ủy Đảng địa phương đi sâu xuống từng chi bộ, Đảng bộ cơ sở, đi sâu vào từng cán bộ, đảng viên và nhân dân để tuyên truyền giáo dục và tìm ra những khâu yếu, người yếu, bàn cách khắc phục, tạo nên sự nhất trí cao từ chi bộ, Đảng bộ, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trên cơ sở đi sâu vào từng người, từng nhà nắm chắc những thuận lợi, khó khăn của tửng người, từng nhà về tư tưởng, về hoàn cảnh kinh tế chính trị, về sức khỏe, đạo đức và lối sống của từng người từng nhà để phân loại ai là người đủ tiêu chuẩn tuyển quân, ai tạm miễn hoãn, ai vì sức khỏe v.v... Trên cơ sở đó thành bản thống kê thông qua chi bộ, đưa ra công bố công khai toàn dân tham gia ý kiến dân chủ cho thật công bằng hợp lý và hội đồng nghĩa vụ thông qua cuối cùng và ra quyết định gọi thanh niên nhập ngũ. Cách làm này tạo nên sự đoàn kết nhất trí rất cao trong toàn Đảng bộ và toàn dân. Gần như trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, tất cả các thôn, xã, các khu phố, các xí nghiệp v.v... đều đù và thừa quân. Thóc thừa cân, quân thừa người đã trở thành cao trào thi đua đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của quân dân Quân khu 3.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #8 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2022, 08:02:37 am »

Tạo nguồn đã khó, nhưng làm thế nào để hiến được trên 60 vạn quân trở thành chất lượng, mỗi người có đủ bản lĩnh quyết đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.

Trên 60 vạn quân ai cũng có tư tưởng vững vàng, có chiến thuật và kỹ thuật giỏi, có sức khỏe bền bỉ dẻo dai, đi bất cứ đâu, quyết đánh và biết đánh thắng giặc Mỹ xâm lược trong mọi điều kiện.

Với đặc điểm thanh niên hầu hết là 18 - 19 tuổi, vừa rời ghế nhà trường chưa được thử thách, sức chịu đựng còn non, lần đầu tiên phải xa nhà. Nhiệt tình hăng hái, có trình độ văn hóa, tiếp thu nhanh. Nhưng khi gặp khó khăn gian khổ, nguy nan dễ bị dao động, nếu không được giáo dục, rèn luyện tốt. Đây là một thực tế khách quan, đòi hỏi việc giáo dục, rèn luyện phải hết sức cụ thể, tỉ mỉ, phải hết sức khoa học và tận tình, chu đáo.


Theo sự chỉ đạo của Bộ Tổng tham mưu, Bộ Tư lệnh Quân khu đã dựa vào sự cộng tác và giúp đỡ của các tỉnh thành phố tổ chức một loạt các đơn vị trung, sư đoàn chuyên trách, tổ chức tuyển quân, quản lý, xây dựng, huấn luyện và dẫn quân vào bổ sung cho chiến trường như trung đoàn 2, trung đoàn 5, trung đoàn 8, trung đoàn 42, trung đoàn 27, 568, sư đoàn 330 ở Tả ngạn và đoàn 332 Hữu ngạn, v.v....


Các đơn vị đã sớm đúc kết nhiều kinh nghiệm như: khâu tuyển quân đã đưa cán bộ về các địa phương cùng Đảng, chính quyền, các cơ quan, đoàn thể và nhân dân địa phương đi sâu vào từng người, từng nhà. Nắm chắc từng người, từng nhà, thực hiện ba gặp, bốn biết. Đó là gặp cấp ủy Đảng và chính quyền, gặp các đoàn thể và nhân dân địa phương, gặp bản thân và gia đình thanh niên định tuyển để biết được tư tưởng, biết hoàn cảnh kinh tế, chính trị, biết sức khỏe, biết phẩm chất đạo đức từng người, thực hiện chỉ tiêu tuyển người nào chắc người đó, làm cơ sở vững chắc cho giai đoạn xây dựng huấn luyện đơn vị nhanh và chất lượng cao. Kể cả nguồn phát triển Đảng cũng không cần thời gian đi thẩm tra lại lai lịch.


Việc huấn luyện và rèn luyện cũng phải rất khoa học, rất tỉ mỉ và cụ thể, phải tích cực, chủ động nhưng phải tiến dần từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, học đến đầu, chắc đến đó. Từ chỗ gần như thanh niên chưa biết gì về quân sự, sau 3 tháng huấn luyện, tư tưởng phải vững vàng, phải giỏi các động tác kỹ thuật, sử dụng thành thạo từ 2 đến 3 loại súng và các kỹ thuật khác, thành thục các động tác chiến thuật hiệp đồng trong đội hình tiểu đội, trung đội tấn công và chốt giữ các loại mục tiêu, hoặc rèn luyện hành quân xa, mang vác nặng, lúc đầu chỉ đeo 2 hòn gạch đi trên địa hình bằng phẳng 3 - 5km, sau nâng dần lên đi 10km, đeo 5 - 6 hòn gạch, tiếp tục nâng dần lên 10 hòn gạch, 15 hòn, đi từ 20 - 25 km. Lúc đầu mỗi tuần hành quân 1 - 2 tối, cuối cùng có thể đi liên tục hàng tuần lễ, mang vác trên vai 30 - 40 kg cảm thấy không có gì khó khăn; một khi chiến kỹ thuật đã thành thạo, sức khỏe đã dẻo dai, có tác động rất lớn đến lòng tin của từng người, cùng củng cố quyết tâm quyết đánh và nhất định đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Khâu cuối cùng là tổ chức cho anh em đi phép, thu quân, xuất phát, dẫn quân vào bổ sung cho chiến trưởng.

Đây là khâu cuối cùng, là đích kết quả cuối cùng của nhiệm vụ chi viện chiến trường, cũng là khâu kiểm nghiệm quá trình quản lý giáo dục, xây dựng, huấn luyện và rèn luyện đạt kết quả cao hay thấp.

Trước khi lên đường ra mặt trận, việc tổ chức cho anh em nghỉ phép về thăm   nhà, thăm quê là tình cảm đòi hỏi khách quan của nhân dân. Biết rằng ra trận không thể tránh khỏi sự mất mát, nhưng trước khi đi, chiến sĩ được về thăm nhà thì mọi người sẵn sàng tiễn chồng và con em mình xẻ dọc Trường Sơn vào Nam đánh Mỹ và mỗi chiến sĩ cũng hăng hái lên đường. Phải tổ chức tàu xe đưa đón thật nhanh gọn, an toàn. Phải về hiệp đồng với từng địa phương đón anh em về phép, cùng với mọi gia đình và địa phương động viên thu quân nhanh gọn, làm lễ xuất quân lên đường đúng thời gian quy định. Để làm tốt việc này, cán bộ từ tiểu đội đến tiểu đoàn phải dẫn anh em về nghỉ phép và nghỉ sau anh em ít nhất là 2 ngày và phải trả phép trước anh em 2 ngày để thu quân. Hầu hết các đơn vị đều thu quân nhanh gọn, đúng   thời gian. Chỉ một số các đơn vị thiếu ít quân nhưng không ảnh hưởng đội hình lên đường.


Từ lúc xuất phát đến quá trình hành quân bàn giao cho chiến trường đã phải vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ: vai ngàn cân, chân vạn dặm, đói, khát hết ngày này sang ngày khác hàng tháng trời, ốm đau, bệnh tật xuất hiện. Địch thì tìm đủ mọi thủ đoạn đánh phá, ngăn chặn như máy bay, pháo kích, phục kích, biệt kích; vượt qua mọi địa hình thời tiết ác liệt v.v... và v.v... để đến đích bàn giao cho chiến trường; cứ thế, cứ thế hết đợt này, sang đợt khác, hết năm này sang năm khác suốt cuộc trường kỳ chống Mỹ, cứu nước.


Nhiều cán bộ đã xây dựng và dẫn quân đi nhiều đợt, nhiều anh em vì sự nghiệp chi viện mà đã mãi mãi nằm lại ở chiến trường, nhiều cán bộ ra về đã phải mang bệnh tật và thương tật trong người suốt cuộc đời. Tuyệt đại đa số anh em ra đến miền Bắc phải nằm an dưỡng từ 3 - 6 tháng mới tiếp tục trở về công tác.


Nhiều đơn vị khi giao quân xong xin ở lại cùng đơn vị chiến đấu nhưng không được chiến trường chấp thuận vì Bộ đã quy định khung cán bộ phải ra Bắc để tiếp tục xây dựng và đưa quân vào bổ sung!

Quân và dân Quân khu 3 đã tích cực, chủ động sáng tạo vượt muôn ngàn khó khăn gian khổ, liên tục tạo ra nguồn, ra chất, liên tục xây dựng, liên tục chi viện cho miền Nam đánh Mỹ suốt cuộc kháng chiến trường kỳ với trên sáu trăm ngàn quân (600.000).


Đây là những năm tháng oanh liệt và hào hùng góp phần đánh thắng hoàn toàn đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam của quân và dân Quân khu 3.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #9 vào lúc: 20 Tháng Chín, 2022, 08:03:58 am »

QUÂN KHU 3 TỔ CHỨC TIẾP ĐÓN, NUÔI DƯỠNG, ĐIỀU TRỊ, GIẢI QUYẾT QUYỀN LỢI CHÍNH SÁCH CHO TRÊN HAI MƯƠI BỐN VẠN THƯƠNG BỆNH BINH TRONG CHỐNG MỸ


Đại tá TRƯƠNG VĂN THUÂN
(Nguyên Phó phòng Quân lực Quân khu 3)


Năm 1967, Quân khu Tả Ngạn và Hữu Ngạn đã nhận được chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng chuẩn bị tiếp nhận TBB ở chiến trường chuyển ra.

Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu coi đây là một nhiệm vụ chính trị quan trọng nó tác động trực tiếp đến tinh thần chiến đấu của cán bộ và chiến sĩ trên chiến trường, đồng thời cũng tác động trực tiếp đến hàng triệu bà mẹ ở hậu phương tiếp tục động viên chồng, con ra trận chống Mỹ, cứu nước.


Quân khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu bàn bạc và trí cao với cấp ủy và chính quyền các tỉnh và thành phố phát động toàn Đảng, toàn dân và toàn quân trong khu "Làm tốt công tác thương bệnh binh". Chủ trương này được các Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn Quân khu hưởng ứng tích cực.


Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, nhưng rất khó khăn và phức tạp, càng về cuối cuộc chiến tranh càng ác liệt, thương bệnh binh ở chiến trường chuyển ra càng nhiều và rất khẩn trương. Nhưng khi chuyển TBB ở miền Nam ra, không ít TBB thiếu giấy báo thương, thiếu giới thiệu sinh hoạt Đảng, thiếu quyết định cấp chức, khen thưởng v.v... Có thương binh nặng không còn biết mình sẽ ở đơn vị nào? bị thương trong trường họp nào? trận nào? ai là người chỉ huy, v.v...


Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chăm sóc nuôi dưỡng và giải quyết mọi quyền lợi chính sách cho thương bệnh binh được tận tình, chu đáo. Nhưng phải đứng thủ tục nguyên tắc. Đây thực sự là một yêu cầu hết sức khó khăn phức tạp.


Quân và dân Quân khu 3 phải thường xuyên tiếp nhận TBB trong điều kiện địch đánh phá ác liệt trên dọc đường và trên địa bàn toàn Quân khu. Cơ sở vật chất trang thiết bị hết sức khó khăn, từ doanh trại nhà ở, giường nằm, tủ, bàn ghế, thuốc men đến cán bộ chuyên môn về ngành y vô cùng thiếu thốn. Về lương thực, thực phẩm cũng không phải dễ dàng.


Nhưng nhờ có chủ trương phát động toàn Đảng, toàn quân chăm sóc, nuôi dưỡng thương, bệnh binh nên đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, đưa công tác thương bệnh binh vào nền nếp ngày càng chất lượng mang tính toàn dân, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây của quân và dân Quân khu 3.


Về tổ chức, Bộ Tư lệnh Quân khu đã thống nhất với các tỉnh, thành phố: Cơ quan Quân khu và các tỉnh đội cử ra một bộ phận gồm tham mưu, chính trị, hậu cần giúp cho cấp ủy và người chỉ huy trực tiếp chỉ đạo công tác TBB. Bộ Tư lệnh Quân khu đã chỉ thị cho các đơn vị chọn những cán bộ chiến sĩ tốt, những y, bác sĩ có trình độ chuyên môn khá, thành lập các đoàn an điều dưỡng TBB. Phân chia các đoàn tiếp đón TBB là sĩ quan, phân ra trung cấp và sơ cấp trực thuộc quân khu. Còn thương bệnh binh là hạ binh sĩ, người của tỉnh nào đưa về tỉnh đó, mỗi tỉnh thành lập 1 đoàn như đoàn 251, 253, đoàn 581, 582, 583 trực thuộc Quân khu, các đoàn 151 Hải Phòng, 153 Thái Bình, 155 Hải Hưng, 157 Hà Bắc, 540 Hà Nam Ninh, 587 Hòa Bình, v.v... mỗi đoàn có từ 5-   6 khung tiểu đoàn đón TBB.


Ngoài các đoàn như trên, Quân khu còn có viện quân y 7, viện 5 và một số các đội điều trị. Bên cạnh đó còn có bệnh viện 108, 103 và các bệnh viện các huyện, các tỉnh (dân y) hỗ trợ. Chỉ một thời gian rất ngắn, toàn quân khu đã triển khai đón hàng vạn TBB, cùng một lúc nhân dân ở hầu hết các tỉnh đã huy động hàng vạn ngày công, hàng vạn tấn vật liệu gạch ngói, tre gỗ, xi măng, sắt thép đến làm đủ nhà, đủ giường, đủ bàn ghế cho TBB. Còn thi đua giữa xã này với xã khác, huyện này với huyện khác làm nhà đẹp nhất, đóng giường nằm, bàn ghế đẹp nhất cho TBB. Về lương thực, thực phẩm ưu tiên đủ và tốt nhất cho TBB. Nhân dân còn thường xuyên tổ chức đoàn thể đến thăm và động viên TBB là con em của mình.


Từ đó TBB đã sớm ổn định về vật chất, vui vẻ tinh thần, yên tâm điều trị cho bệnh tật và vết thương chóng lành.

Tư tưởng chỉ đạo của Quân khu là: Giáo dục và xác định cho cán bộ, chiến sĩ và nhân viên phục vụ phải: "Đi sâu vào từng người, tìm hiểu và chăm sóc giải quyết khó khăn cho từng người về quyền lợi, chế độ, chính sách một cách thật tận tình chu đáo, đồng thời phải hết sức chặt chẽ về thù tục nguyên tắc".


Giải quyết về quyền lợi và cơ sở vật chất đã khó, nhưng giải quyết về nguyên tắc và quyền lợi chính trị còn khó gấp bội. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để xác định giấy báo thương, giấy giới thiệu sinh hoạt Đảng, quyết định phong cấp chức, quyết định khen thưởng được đầy đủ và chính xác, chặt chẽ và đúng nguyên tắc.


Các đoàn an điều dưỡng, các tỉnh và quân khu đã nghiên cứu và thực hiện việc này rất công phu, rất tỉ mỉ và cụ thể bằng nhiều biện pháp: Phát động cho TBB tự khai như: ở đơn vị nào? Cán bộ đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn là ai? Tham gia chiến đấu và bị thương trong trận nào? Có ai cùng chiến đấu chuyển ra Bắc? Có ai cùng sinh hoat Đảng ở chi bộ, ở tiểu đoàn với mình, v.v... Công việc này phải làm thường xuyên, liên tục hết đợt thương binh này đến đợt thương binh khác.


Dựa vào bản kê khai này, các đoàn an điều dưỡng lại cử cán bộ rà lại tất cả thương bệnh binh trong đoàn mình và đi tất cả các đoàn TBB trong quân khu, ngoài quân khu xem có những ai biết, ai cùng bị thương, cùng sinh hoạt Đảng với thương binh đã khai? Cách làm này đã xác minh rõ rất nhiều trường hợp rất chính xác vì thường một trận đánh có rất nhiều người cùng đơn vị tham gia, cũng chuyển thương ra Bắc. Có những trường hợp phải điện vào hỏi chiến trường, nhiều trường hợp phải nghiên cứu lại hồ sơ khi đơn vị còn ở miền Bắc. Có những trường hợp chưa được rõ ràng đành phải động viên anh chị em chịu thiệt thòi chờ đợi, xác minh sau, bởi vì nguyên tắc về Đảng, về chính trị không thể châm chước! Nhưng vẫn phải chăm sóc đầy đủ tinh thần và vật chất cho TBB.


Tính từ 1967 đển hết 1975 và sau 1975 mấy năm nữa quân và dân Quân khu 3 đã tiếp đón, chăm sóc, điều trị 241.824 TBB, trong đó có 52.916 sĩ quan và 188.908 hạ sĩ. Đã giải quyết bổ sung trở lại quân đội, phục viên, chuyển ngành 219.309 đồng chí gồm: 48.113 sĩ quan và 171.168 hạ sĩ. Số còn lại là TBB nặng và những trường hợp vướng về nguyên tắc thủ tục phải tiếp tục giải quyết sau.


Đây là một đóng góp lớn của quân và dân Quân khu 3, đã góp phần thực hiện một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước đối với TBB.

Đây là một chủ trương đúng mà Quân khu đã thống nhất với cấp ủy Đảng, chính quyền các địa phương phát động toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tạo thành sức mạnh tổng hợp, hoàn thành và hoàn thành xuất sắc công tác thương bệnh binh. Đó còn là kết quả của việc giáo dục động viên mọi người làm công tác thương bệnh binh với tinh thần tất cả cho TBB. Bằng tác phong sâu sát, cụ thể, bàn bạc tập thể và giải quyết triệt để cho từng thương bệnh binh. Tạo nên sự đoàn kết nhất trí rất cao từ thương bệnh binh, đến cán bộ chiến sĩ phục vụ, đến các tỉnh, thành phố và quân khu. Đây là một vấn đề có ý nghĩa chính trị rất lớn đồng thời củng chứng tỏ sự lãnh đạo và chỉ đạo của các cấp rất chặt chẽ và toàn diện. Cũng phải khẳng định rằng ý thức tổ chức kỷ luật của TBB rất tốt, lúc khó khăn anh em càng thể hiện rất rõ bản chất Anh bộ đội Cụ Hồ, chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật của Đảng và của quân đội.


Đối với TBB nặng, Quân khu ủy đã có nghị quyết chuyên đề: "Không những phải chăm sóc, chữa cho thương binh lành bệnh mà còn phải áp dụng những tiến bộ của khoa học, tập luyện cho những người có thương tật trở thành người hoạt động bình thường".


Thực hiện chủ trương này, viện quân y 7, viộn 5, các đội điều trị, đoàn an dưỗng đã tích cực áp dụng kỹ thuật điẻu trị đạt kết quả tốt, đó là: Viện 7 đã rèn luyện cho TB Phương cứng khớp 3 năm không đi lại được như: đồng chí Trịnh chân co gấp 100%; đồng chí Sang bị thương mất, xương bánh chè đã trở lại hoạt động bình thường, và đồng chí Lê Văn Hiến bị chấn thương cột sống liệt hoàn toàn sau 2 năm luyện tập đồng chí Hiến đã bỏ nạng đi lại được đồng chí Hiến đã được Chủ tịch Tôn Đức Thắng tặng huy hiệu Bác Hồ vào năm 1970.


Những gương phục vụ tiêu biểu của những cán bộ chiến sĩ trong hàng ngàn cán bộ chiến sĩ tiêu biểu:

Đó là trung tá Phạm Thọ Hàn chính ủy 155 Hải Hưng, anh Hóa chính ủy 251, anh Phạm Thái chính ủy 581 anh Vĩnh, anh Lương Đang đoàn trưởng 151, anh Quang anh Dũng đoàn trưởng và chính ủy 253... Các đồng chí các anh đã lăn lộn suốt năm này qua năm khác, hết lòng vì thương bệnh binh. Có lúc thương bệnh binh nóng lên chửi mắng vào mặt nhưng các anh vẫn cười, vẫn thân thiện. Chính những cử chỉ đó đã toát lên tinh thần thực sự yêu thương TBB và cũng từ đó đã giáo dục cảm hóa TBB nhận lấy khuyết điểm về mình và càng yêu thương, quý mến các anh hơn. Những cán bộ đầy phẩm chất như các anh thật đáng quý.


Nhân bài viết này, tôi xin gửi lời chào đến tất cả các anh, các chị đã từng làm công tác thương bệnh binh ở Quân khu 3 những năm tháng đầy khó khăn nhưng rất hào hùng nói trên.
Logged
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM