Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:50:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đường 5 anh dũng quật khởi - Tập 14  (Đọc 2257 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #20 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2022, 08:24:58 am »

Tháng 2 năm 1972 bệnh tình đã đỡ dần, em tôi về điều dưỡng ở đoàn 151 thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Điều trị gần nhà, tôi có điều kiện đến thăm em tôi hơn. Có một lần bảy giờ sáng ngày 25/12/1972 tôi đến nhà bác Tâm thuộc xã Nam Am, huyện Vĩnh Bảo - nơi em tôi sơ tán điều trị. Hỏi, không ai biết em tôi ở đâu! Tôi và mọi người tìm toáng lên. Linh tính, tôi chạy ra cánh đồng, thấy một mô đen hình người. Tôi vội chạy đến thì đúng là em tôi - Trịnh Quốc Gìn ngồi trên bờ ruộng, hai tay ôm nồi nước giải của nhà chủ, đầu gục xuống. Hai chân buông xuống ruộng, ba đến bốn con đỉa đang hút máu căng mọng! Tôi hoảng quá khẽ gọi:

- Gìn... ơi!

Em tôi ôm nồi nước giải, miệng hét to:

- Xung phong!... Xung phong! Bắn!... Bắn!

Tôi đuổi theo nhưng không dám chạy nhanh vì sợ em tôi ngã, mảnh nồi đất vỡ ra đâm vào người. Bác Tâm chủ nhà nói: "Chú Gìn cứ trái gió, trở trời là vậy!".

Năm 1973 Hải Phòng thành lập tiểu đoàn Hải Đà mang tên Hải Phòng, Đà Nẵng kết nghĩa. Tôi lên đường nhập ngũ và được biên chế vào tiểu đoàn này. Trước khi lên đường vào Nam chiến đấu, Tết năm 1973, tôi và em tôi đều được về quê Cái Tết của một gia đình đoàn tụ ý nghĩa và vui, không ngờ lại là cái Tết đau lòng. Hôm ấy là ngày mùng 3 Tết, mưa dầm trời rét, nhà tôi hóa vàng để anh em tôi trả phép người về bệnh viện, người lên đường vào Nam chiến đấu. Cả nhà đang vui vẻ bỗng có tiếng kêu thất thanh:

- Ông Gìn ở dưới bếp làm sao rồi kìa!

Cả nhà tôi chạy xuống bếp. Em tôi mặt tái nhợt, mắt trắng giã, đờ đẫn. Máu chảy từ cổ xuống áo. Em tôi tự chặt ngón tay mình! Con dao và hai đốt tay còn nguyên trên thớt! Tôi vội băng, rồi đèo em tôi đến bệnh viện. Cuộc sống của em tôi là vậy. Cứ trái gió trở trời là sinh chuyện đau lòng. Những lúc lên cơn, em tôi uống cả dầu hỏa, đâm đầu xuống ao... Cái chết lúc nào cũng rập rình, sẵn sàng cướp đi mạng sống của em tôi.

Ngày trả phép, tồi trăm bề lo lắng về số phận của em tôi. Bệnh em tôi mỗi ngày một nặng. Tháng 4 năm 1973 em tôi được chuyển về điều trị tại bệnh viện tâm thần thuộc huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Ngày 1-5-1976 tôi được nghỉ phép lên thăm. Đến cổng bệnh viện tôi nhìn thấy chị y tá dắt em tôi dạo choi. Tôi ngắm nhìn cảnh "lương y như từ mẫu". Chị y tá nhẹ nhàng đặt tay lên vai em tôi như bảo: Ngồi xuống. Em tôi ngồi xuống, bỗng vụt đứng dậy tát mạnh vào mặt chị y tá, rồi ôm ghì lấy chị. Tôi sợ quá vất cả xe, bỏ cả túi chạy tới kêu thất thanh:

- Gìn... ơi! Sao lại thế!

Tôi và chị y tá gỡ tay em tôi ra. Mắt em tôi đỏ sọc, tay run run. Tôi nhìn chị y tá hỏi:

- Chị có sao không?

Chị y tá chưa biết tôi là ai nói:

- Không sao anh ạ ! Chúng tôi ở đây thường chịu cảnh như thế này quen rồi. Sau cơn mê, anh Gìn tốt lắm! Anh thường kể cho chúng tôi nghe về bệnh tật của anh, về cha mẹ và gia đình.

Làm quen với chị y tá, tôi tự giới thiệu là Trịnh Trọng Giữ, anh ruột của Trịnh Quốc Gìn. Chị y tá kêu lên:

- Thảo nào giống nhau như đúc.

Rồi chị dẫn em tôi về phòng điều trị và dẫn tôi đến Ban lãnh đạo bệnh viện.

Đêm ấy, tôi ngủ chung giường với em tôi. Hai anh em trò chuyện rồi ngủ lúc nào không biết. Hai giờ sáng em tôi rú lên, người co dúm lại, răng nghiến chặt, bọt mép tràn ra. Tôi ôm chặt em tồi vào lòng. Em tôi dẫy đạp. Đầu tôi đập vào thành giường máu chảy ướt hết tóc và áo may ô. Tôi gọi y tá trực. Đèn dầu tối, mọi người xúm lại. Tôi đau quá không nói được. Các thầy thuốc điểm huyệt, tiêm cho em tôi. Chị y tá ban trưa, vén tóc, tìm vết thương và băng bó cho tôi. Ba mươi phút sau em tôi tỉnh lại đòi uống nước. Em tôi nhìn chằm chặp vào cái đầu quấn khăn trắng của tôi rồi ngủ tiếp.


Tháng 6 năm 1989, tôi được nghỉ hưu về quê tham gia xây dựng HTX Bạch Đằng. Sống ở quê, tôi có điều kiện chăm sóc em tôi hơn. Một con người bằng xương, bằng thịt, thực sự mà lúc tình, lúc mê. Thương em, tôi dành cho em tất cả! 14 giờ 30 ngày 16 tháng 10 năm 1999 tôi đi làm, ra đến cổng gặp em tôi Tôi gọi bằng một giọng hết sức trìu mến:

- Gìn... ơi ! Gìn đi đâu đấy?

Thấy em tôi đờ đẫn, mặt hơi tái, tôi dỗ dành:

- Về đi! Nắng thế này đi đâu? Em có ăn gì không? Cần gì anh mua cho.

Em tôi nhìn tôi một lát rồi nói:

- Em xin anh cái lưỡi dao cạo.

Tôi giật mình vì quá thương em tôi không dám nghĩ tới điều mình sợ, vội nói:

- Về đi, tối anh mua cho.

Cùng lúc đó thím Lý, vợ em tôi dẫn em tôi về nhà.

Do bận bịu công việc của hợp tác xã, 19 giờ 30 cùng ngày tôi mới về. Đến ngõ, thấy điện sáng, người đông nghịt, tôi đoán có sự chẳng lành nhưng không nghĩ việc lại khủng khiếp như vậy. Vào sân nhà, cháu tôi đã nói:

- Ông Gìn đi rồi!

Tôi bàng hoàng, chạy vội sang nhà em tôi, mọi người đang gào khóc.    Tôi như cái máy, dãn mọi người ra, ôm em tôi, lắc lắc cái thân hình tàn phế:

- Làm sao thế này, người còn nóng (nhưng tôi không biết rằng đó là cái nóng của nắng chứ không phái là cái nóng của máu), gọi xe cấp cứu chưa? Em tôi không thể chết được.

Tôi nói một thôi, một hồi vừa trách móc, vừa giục giã. May thay xe cấp cứu vừa đến. Vì gia đình tôi đã gọi từ trước. Làm thủ tục xong, bác sĩ trả lời:

- Không chữa được, đã tắt thở!

Cả nhà tôi gào lên tuyệt vọng!

Đám tang em tôi đông lắm. Người nối người dài gần cây số. Vòng hoa của xã, của các đoàn thể trong đó có vòng hoa của Hội cựu chiến binh. Những dòng chữ nghẹn ngào "Vô cùng thương tiếc đồng chí Trịnh Quốc Gìn". Tôi cứ khụy xuống, bám phía sau quan tài mà gào lên: "Gìn... ơi!".
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #21 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2022, 07:42:34 am »

TỔNG TRUNG HÀNH (XÃ ĐẰNG LÂM) MỘT CĂN CỨ ĐỊA CÁCH MẠNG


NGUYỄN ĐỨC NHIẾP
(Chi hội LSQS Hải Phòng)


Tổng Trung Hành, huyện Hải An, tỉnh Kiến An ngày xưa - nay là xã Đằng Lâm, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng - là một căn cứ địa cách mạng của miền duyên hải Bắc Kỳ.

Với vị trí, địa lý quan trọng và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội qua các thời kỳ đất nước Việt Nam bị ngoại bang đô hộ, đất Trung Hành tự ngàn xưa với truyền thống đấu tranh bất khuất kiên cường của người dân đã được các bậc tiền bối lập nên căn cứ địa chống giặc ngoại xâm.


Cuộc sống đói nghèo cùng cực, nhiều người dân Trung Hành phải rời nơi "chôn nhau cắt rốn" đi lang thang khắp mọi miền đất nước để kiếm sống, hòa mình vào các cuộc đấu tranh cách mạng chung của dân tộc ở nhiều nơi và ngay tại quê hương.

- Hai bố con cụ Bùi Quang Phò, ông Bùi Quang Phì, cùng người người, lớp lớp kế tiếp như các ông: Phạm Văn Duyệt, Hoàng Văn Quýnh, Cao Văn Nhiêu, Phạm Công Tiện, Bùi Quang Hợi, Vũ Văn Hồng, Đỗ Công Hình, Vũ Đình Lượng, Vũ Đình Quỳ, Bùi Quang Rĩnh, Nguyễn Viết Chất, Nguyễn Văn Tích, Nghiêm Thượng Mường, Nghiêm Thượng Canh, Vũ Đình Sầm, Bùi Quang Tuyến, Phan Văn Nhài, Nguyễn Danh Lém, Bùi Quang Nhỡ, Phạm Văn Đích, Ngô Bá Ngọ, Vũ Đình Nhữ, Đặng Bá Thuần, Khoa Kim Mỹ, v.v... là những nhân chứng lịch sử đã viết nên trang sử vàng cho quê hương Trung Hành từ những năm 1925 - 1945.


Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời. Với truyền thống yêu nước và tinh thần trung dũng - kiên cường của người dân Trung Hành xưa, nay là xã Đăng Lâm, nên Xứ ủy Bắc Kỳ và Liên tỉnh ủy B1 (Liên tỉnh ủy B gồm các tỉnh Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh ngày nay) đã cử các đồng chí: Nguyễn Đức Cảnh, Tô Hiệu, Nguyễn Lương Bằng, Bùi Lâm, Nguyễn Công Hòa, Nguyễn Đức Cúc (tức Nguyễn Văn Linh) cùng số đồng chí khác lần lượt về đây bí mật gây dựng phong trào.


Sau đó, tại trường tiểu học Trung Hành, theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Hải Phòng, Chi hội Thanh niên cách mạng đồng chí hội của giới trí thức, học sinh nhà trường được thành lập do đồng chí Phạm Văn Duyệt làm Bí thư2 (Đồng chí Phạm Văn Duyệt, năm 1946 là Chủ tịch UBKCHC huyện Hải An). Chi hội này sau trở thành chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của Trung Hành.


Tiếp đến tháng 6-1930, Tỉnh bộ Hải Phòng lại tăng cường thêm đồng chí Hoàng Văn Trành về chỉ đạo. Giữa tháng 6-1930, dưới sự chủ trì của đồng chí Phi Vân, tỉnh ủy viên Tỉnh ủy Hải Phòng, cũng tại đình làng Trung Hành đã thành lập Ban cán sự Đảng huyện Hải An để lãnh đạo chung toàn huyện, gồm các đồng chí Hoàng Văn Trành làm bí thư, và các ủy viên là Phạm Văn Duyệt, Cao Văn Nhiêu, Phạm Công Tiện.


Trung Hành đã trở thành một cơ sở quan trọng của những cán bộ Trung ương, Xứ ủy, Liên tỉnh ủy qua lại hoạt động. Trung Hành còn là cầu nối mọi liên lạc và chỉ đạo của Xứ ủy, Liên tỉnh ủy với phong trào đấu tranh cách mạng tới Hải Phòng, Kiến An và khu mỏ Hòn Gai. Trung Hành cũng là trạm đầu cầu quan trọng trong hệ thống đường dây liên lạc của Trung ương Đảng với bộ phận Cộng sản đặt ở Trung Quốc.


Dưới sự trực tiếp chỉ đạo của Ban cán sự Đảng huyện Hải An, những hoạt động chủ yếu của chi bộ Đảng Trung Hành thời kỳ này là giao nhận và chuyển tải tài liệu của Đảng, các sách báo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ nước ngoài, do các đồng chí Hồ Tủng Mậu, Trần Phương Đồn, Trần Văn Tuệ đi tàu biển chuyển về cảng Hải Phòng, cùng những văn bản chỉ thị của Trung ương về Hải Phòng, Hải An, ra Quảng Yên xuống các cơ sở và ngược lại. Đồng chí Bùi Quang Phì đã tổ chức được tổ xe kéo trá hình chuyên làm nhiệm vụ này hoàn thành trót lọt. Đồng thời mở rộng hành lang an toàn cho những đường dây bí mật để tuyên truyền, vận động, tổ chức xây dựng các Hội ái hữu, từ thiện, Hội truyền bá quốc ngữ. Các đoàn thể cứu quốc dấy lên phong trào đấu tranh với chính quyền bảo hộ đòi quyền tự do dân chủ, dân sinh, chống phạt vạ, chống sưu cao thuế nặng và đàn áp, khủng bố nhân dân.


Có Đảng lãnh đạo nên phong trào đấu tranh chung của quần chúng nhân dân nổ ra dồn dập, thu hút được mọi tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động sôi nổi. Trên địa bàn huyện Hải An đã nổ ra hai cuộc đấu tranh lớn mang tính quần chúng rộng rãi ở đảo Đình Vũ và làng Trung Hành1 (Tư liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hải Phòng, số B/ĐT 25), là:

1- Ngày 7/9/1930, tức ngày rằm tháng 7 năm Canh Ngọ. Đồng chí Phạm Văn Duyệt đã trực tiếp chỉ huy hơn 300 người là những nông dân, diêm dân, thanh niên, học sinh địa phương võ trang, giương cao cờ búa liềm và biểu ngữ: "Phản đối độc quyền muối", "Chống khủng bố", "Đả đảo thực dân Pháp", tuần hành, thị uy quanh đảo Đình Vũ. Hoảng hốt trước khí thế đấu tranh của đoàn người diễu hành, bọn quan lính nhà Đoan muối phải trốn chạy về Ninh Tiếp (đảo Cát Hải). Thừa thắng, đoàn biểu tình làm chủ hải đảo, tổ chức mít tinh và phá kho lấy muối chia cho dân.

2- Cùng ngày, tại Trung Hành, hơn 100 học sinh trường tiểu học đã tổ chức mít tinh kêu gọi toàn trường bãi khóa, rầm rộ tiến về huyện lỵ Hải An đưa kiến nghị: "Phản đối thái độ hống hách, đánh mắng học sinh của những giáo viên thân Tây", yêu cầu chuyển họ đi nơi khác. Tri huyện Hải An Nguyễn Tất Đắc và Đốc học phải chấp nhận đơn kiến nghị.


Tin đấu tranh thắng lợi ngày 7-9-1930 ở Đình Vũ và Trung Hành được truyền tụng, trở thành nguồn cổ vũ lớn lao cho phong trào đấu tranh cách mạng. Tờ Tin tức của Trung ương Đảng đã kịp thời thông báo đi khắp nơi.


Phong trào đấu tranh cách mạng ở Trung Hành (Hải An, Hải Phòng) đang lên mạnh thì Pu-giôn, Chánh sở mật thám Bắc Kỳ đưa quân lính về lùng sục vây bắt một số cán bộ, đảng viên và khủng bố nhân dân. Các đồng chí Phạm Văn Duyệt, Cao Văn Nhiêu, Phạm Công Tiện, Bùi Quang Phì cùng những đồng chí khác lần lượt bị mật thám Pháp bắt cầm tù và bắn giết. Cơ sở bị phá vỡ nghiêm trọng. Phong trào tạm thời lắng xuống chuyển sang hoạt động theo hình thức mới và bảo vệ cơ sở.


Năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp lên cầm quyền.

Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ II bùng nổ. Các đồng chí Phạm Vãn Duyệt, Bùi Quang Phì cùng một số đồng chí khác lần lượt được ra tù trở về địa phương cùng các đồng chí Lương Thế Dân, Ngô Kim Tài, Trần Ngôn Hoạt, Trần Viết Diệu và Nguyễn Bình chắp nối, củng cố lại cơ sở và phát triển phong trào cách mạng ở Trung Hành, tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh bước vào giai đoạn mới theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII (ngày 19-5-1941) của Trung ương Đảng, phát động cao trào kháng Nhật cứu nước, tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền cách mạng.


Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mở ra một trang sử đấu tranh mới cho Đảng bộ và nhân dân xã Đằng Lâm.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #22 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2022, 07:43:49 am »

Kỷ niệm 56 năm ngày truyền thống Cát Bi trung dũng - kiên cường (23/11/1946 - 23/11/2002


ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, NHÂN DÂN XÃ ĐẰNG LÂM
QUYẾT TÂM ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA,
HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN

ĐỖ DUY MỊCH
(Huyện ủy viên Huyện ủy An Hải,
Chủ tịch UBND xã Đằng Lâm)


Cách đây 56 năm, ngày 23-11-1946, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Mặt trận Việt Minh và ủy ban Bảo vệ thành phố Hải Phòng, huyện Hải An, quân dân xã Đằng Lâm đã cùng lực lượng tự vệ chiến đấu và nhân dân Hải An nhất tề nổi dậy bố trí trận địa bao vây đánh chiếm sân bay Cát Bi, lập nên truyền thống Cát Bi trung dũng - kiên cường.


Trong thời kỳ chống giặc Pháp xâm lược, xã Đằng Lâm là địa bàn hoạt động kháng chiến của nhiều tổ chức cách mạng, là đầu mối giao thông liên lạc giữa nội thành với ngoại thành của liên tỉnh Hải - Kiến và các tỉnh, thành lân cận.


Quân đội Pháp quyết tâm bình định vùng này, đã ra sức tập trung các binh đoàn mạnh để càn quét, đàn áp, khủng bố nhân dân, nhằm triệt phá các cơ sở kháng chiến. Và tổ chức xây dựng ngụy quyền, ngụy quân.


Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân quân tự vệ và nhân dân đã phối hợp với bộ đội chủ lực, công an, điệp báo, kiên cường bám sát địa bàn hoạt động, kết hợp giữa đấu tranh chống địch và bảo vệ nhân dân với giữ vững đường dây giao thông liên lạc. Đồng thời tiến hành binh, địch vận làm tan rã hàng ngũ địch.


Từ sự kiện Hải Phòng tác chiến (20-11-1946) đến ngày giải phóng Hải Phòng (13-5-1955), dân quân du kích xã Đằng Lâm đã hiệp đồng cùng các xã bạn trừng trị 31 tên tề ngụy phản động, bắt đưa ra vùng tự do giáo dục, cải tạo một số tên khác, làm trong sạch địa bàn khu vực. Đã vận động 40 binh sĩ ngụy quân đào ngũ, dem theo vũ khí về với nhân dân, góp phần làm tan rã cả tiểu đoàn lính ngụy số 93 Bắc Việt đóng quân trên địa bàn Hải An trong thời gian 300 ngày đấu tranh thực hiện hiệp định Genève. Bảo vệ an toàn lực lượng cán bộ kháng chiến về địa bàn hoạt động. Tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị bộ đội chủ lực về tập kích các đồn bốt địch trong nội thành Hải Phòng, nội huyện Hải An. Đặc biệt là trận đánh sân bay Cát Bi trong đêm 20-3-1947 của Đoàn quân Trung Dũng; trận tập kích sân bay Cát Bi trong đêm 7-3-1954 của bộ đội Kiến An.


Toàn xã Đằng Lâm có 58 gia đình đào hầm bí mật nuôi giấu cán bộ, bộ đội về hoạt động. Nhiều tấm gương anh dũng kiên cường. Điển hình là các anh hùng liệt sĩ: Hùng Sơn, (Bí thư chi bộ Đảng), Đỗ Doãn Năm, Bùi Quang Hiến, Nguyễn Ngọc Liêu, Hoàng Bá Đạo, Đinh Văn Ao, Khoa Kim Khoát, cùng 10 đồng chí khác. Một số cán bộ, đảng viên, nhân dân bị sa vào tay giặc dù bị tra tấn cực hình như các đồng chí: Khoa Kim Mỹ, Khoa Kim Khoát, Vũ Khắc Lạc, Đặng Bá Thuần, Nguyễn Thế Thọ, Nguyễn Viết Đắc, Trần Đức Đạt, Khoa Năng Bùn, Vũ Thị Bé, v.v... vẫn kiên định lập trường cách mạng, không đầu hàng giặc, kiên quyết giữ vững chân lý: "Sống ở trong tù trung kiên, bất khuất".


Trong kháng chiến chống Mỹ, xã Đằng Lâm hỗ trợ đắc lực lực lượng phòng không, bảo vệ các cơ sở chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thông, vận tải của thành phố Cảng Hải Phòng và sân bay Cát Bi. Đồng thời còn là hậu phương trực tiếp đón nhận các cơ quan, trường học, bệnh viện và nhân dân nội thành sơ tán về.


Tất cá 5 thôn xóm trong xã đều có các trận địa pháo cao xạ tên lửa, các đơn vị thông tin liên lạc. Quân dân xã Đằng Lâm vừa sản xuất vừa chiến đấu, phục vụ chiến đấu. Vượt qua bom đạn, thủy lôi phong tỏa của quân thù, Đảng bộ, chính quyền và lực lượng vũ trang địa phương tạo thành pháo đài thép bảo vệ thành phố, góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, trong đó có cả máy bay B52 ; hoàn thành xuất sắc nghĩa vụ chi viện sức người, sức của cho chiến trường. Đã có 1050 thanh niên xung phong nhập ngũ và tái ngũ "Xẻ dọc Trường Sơn" đi chiến đấu ở các chiến trường. Trong đó có 107 liệt sĩ đã anh dũng hy sinh cho độc lập tự do của Tổ quốc.


Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xã Đằng Lâm đã được Nhà nước phong tặng các danh hiệu:

- 01 Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Cấp bằng Tổ quốc ghi công cho 118 liệt sĩ.

- Xếp loại thương, bệnh tật cho 49 thương bệnh binh.

- Tặng thưởng 346 huân, huy chương các loại cho tập thể và cá nhân.   

- Tặng kỷ niệm chương cho 6 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày và các dũng sĩ diệt Mỹ, thanh niên xung phong hỏa tuyến, cùng những bằng khen và các phần thưởng cao quý khác.

Từ công cuộc đổi mới đến nay, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đằng Lâm phát huy sức mạnh đoàn kết, tự lực, tự cường khắc phục khó khăn, năng động sáng tạo để phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng bảo vệ quê hương. Về nông nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Thực hiện luân canh tăng vụ, nâng cao năng suất, bình quân đạt từ 10,5 tấn - 10,7 tấn/ha/năm. Hơn 50% diện tích canh tác được cải tạo, chuyển sang luân canh rau màu, hoa, cây cảnh... từ 3 - 4 vụ/năm, tạo giá trị từ 50 - 60 triệu đồng/ha. Phong trào cải tạo vườn tạp, quy hoạch ao hồ, đầm để ươm trồng và nuôi thả các loại cây con có giá trị kinh tế cao, phát triển mạnh, sâu rộng trong toàn xã. Xuất hiện ngày càng nhiều các loại hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ (chiếm tỷ trọng 50%) vừa đem lại hiệu quả cho kinh tế gia đình vừa góp phần giải quyết tốt vấn đề lao động và việc làm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11% một năm. Đời sông nhân dân được cải thiện, không còn hộ đói, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,67%.


Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân cơ bản được đầu tư, cải tạo. Sự nghiệp giáo dục, y tế được chăm lo, có nhiều chuyển biến về chất. Hoạt động văn hóa, TDTT trong nông thôn khởi sắc, góp phần nâng cao sức khỏe, dân trí, đời sống tinh thần của nhân dân. Quốc phòng, an ninh thường xuyên được duy trì liên tục nhiều năm hoàn thành xuất sắc. Đơn vị dân quân, công an xã Đằng Lâm đến nay vẫn giữ vững danh hiệu "Quyết thắng". Đảng bộ xã nhiều năm đạt danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh. Các đoàn thể quần chúng hoạt động có hiệu quả, thường xuyên được củng cố về tổ chức, đổi mới nội dung hoạt động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị được giao.


Toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân dân xã Đằng Lâm nêu cao tinh thần thi đua yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết phấn đấu thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương.

NGUYỄN ĐỨC NHIẾP ghi
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #23 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2022, 07:45:17 am »

KỶ NIỆM ĐỒNG ĐỘI


NGUYỄN THẾ THỌ
(Nguyên Phó chủ tịch UBKCHC xã Đằng Lâm)


Từ thời kỳ tiền khởi nghĩa, xã Đằng Lâm đã có đoàn thể tư vệ cứu quốc, mà tôi (Nguyễn Thế Thọ) làm liên lạc.

Một hôm, anh Khoa Kim Mỹ (Hội trưởng) đi họp huyện về nói với các anh Bùi Đức Nhữ, Đặng Bá Thuần là tổng Trung Hành ta phải thành lập trung đội tự vệ chiến đấu để chuẩn bi tổng khởi nghĩa.

Thế rồi trung đội tự vệ chiến đấu được ra đời gồm:

- Bùi Đức Nhữ, trung đội trưởng.

- Đặng Bá Thuần, trung đội phó.

- Khoa Kim Mỹ, chính trị viên.

- Nguyền Thế Thọ, liên lạc viên và là thư ký của Ban chỉ huy.

Chiến sĩ thì tuyển chọn trong các hội tự vệ cứu quốc ở 6 xã: Trung Hành, Lực Hành, An Khê, Thư Trung, Kiều Sơn và Đông An được hơn 30 người.

Sau ngày giành chính quyền cách mạng ở địa phương (24-8-1945) có quân Tàu Tưởng đến Hải Phòng làm nhiệm vụ tước khí giới quân Nhật. Ủy ban cách mạng lâm thời xã đi mua được số súng trường đủ các loại Nhật, Pháp, Nga, Tàu Pặchoọc... súng đã khóa nòng không mở được "quylát", phải nhờ mấy ông là lính khố đỏ, khố xanh biết sử dụng mới mở được. Khi bắn thử, súng bị cướp cò nổ đánh "đoàng!" cả lũ giật mình. Các cụ gật gù khen "Súng tốt thật, chưa bóp cò đã nổ". May mà không có người chết. Đúng là "điếc không sợ súng".


Về sau có các đồng chí Giao, Thu, Cận là giải phóng quân về xã huấn luyện quân sự, vũ thuật, vũ khí cho tự vệ. Bài tập là những động tác cơ bản và cá nhân chiến đấu. Vũ khí thì dùng gậy tre đẽo nhọn đâm vào không khí.


Về chính trị thì có các anh ở huyện bộ về giảng bài: Thế giới có hai phe và bốn mâu thuẫn, lịch sử cách mạng Việt Nam, v.v... Chúng tôi luyện tập hăng say lắm. Ngày nào trên bãi cỏ, trong sân đình cũng đông người, vì có cả người đến xem tự vệ tập. Thi thoảng có tốp lính Tàu đi qua nhìn vào xì xồ... Bọn tôi lại lầm rầm hát nhại mấy câu:

"Đoàn quân Tàu ô đi sao mà ốm thế,
Bước chân phù lang thang trên con đường Việt Nam...
……………………………………………………

Trong thời gian này có một kỷ niệm sâu sắc mà chúng tôi ghi nhớ mãi. Đó là một lần Tổng tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái về thăm, ông nói chuyện thời sự, tặng cho đơn vị 20 thùng thóc = 600kg và căn dặn anh em phải tích cực học chính trị, tập quân sự.

Tháng 3-1946 (ngày mồng Cool, quân Pháp vào Hải Phòng thay thế quân Tàu theo hiệp định sơ bộ 6-3. Bọn lính lê dương kéo về đóng ở sân bay Cát Bi, hàng ngày nghênh ngang vào làng khiêu khích, trêu ghẹo phụ nữ. Tự vệ chúng tôi ngứa mắt lắm, nhưng không được bắn, phải theo lệnh cấp trên. Lòng căm thù nung nấu, mong muốn được xung phong cho hả dạ.


Thế rồi, tháng 11-1946, Hải Phòng tác chiến, có lệnh cho Đoàn tự vệ chiến đấu huyện Hải An đánh sân bay Cát Bi. Trung đội tự vệ Đằng Lâm làm nhiệm vụ bố trí phục kích, bao vây và tấn công vào sân bay Cát Bi từ hướng bắc, ngay bên cạnh làng.


Từ mờ sáng ngày 23-11-1946, tổ xung kích gồm: Nguyễn Thế Thọ, Vũ Xuân Luân, Vũ Đình Tâng và Nguyễn Viết Sòng được lệnh ngụy trang đột nhập sân bay bắn phá uy hiếp địch. Đến khoảng 10 giờ cùng ngày, tại Sở chỉ huy Mặt trận xuất hiện cờ lệnh báo tấn công sân bay. Từ bốn phía, quân dân ta lập tức reo hò xung phong vào truy kích địch khi chúng rút chạy ra hướng biển. Trong sân bay, bãi xăng dầu, kho bom đạn bốc cháy ngùn ngụt cùng những tiếng nổ rầm trời. Đơn vị tự vệ Đằng Lâm đã góp phần làm nên chiến công đầu oanh liệt này. Toàn Đoàn tự vệ chiến đấu huyện Hải An rất phấn khởi khi nhận được điện khen của Bộ Tổng tham mưu và huy chương Tổ quốc ghi công của UBKC, Chiến khu III. Đồng thời thương tiếc hai đồng chí Phạm Văn Nhâm và Nguyễn Văn Đạo trong đội tự vệ chiến đấu xã Tràng Cát đã hi sinh khi làm nhiệm vụ đốt phá kho xăng dầu, bom đạn địch. Quân ta làm chủ sân bay từ trưa ngày 23-11-1946. Và ngày này (23-11-1946) đã trở thành ngày truyền thống Cát Bi trung dũng - kiên cường của quân dân huyện Hải An.


Sáng ngày 24-11, quân Pháp từ Hải Phòng chia làm nhiều mũi tiến đánh sân bay Cát Bi. Nhưng bị lực lượng tự vệ các xã Đằng Giang, Đằng Lâm, Đằng Hải chặn đánh, chúng phải quay về Hải Phong đem theo các xác chết.


Sáng ngày 27-11, một trung đoàn bộ binh cơ giới Pháp có máy bay hộ tống rầm rập tiến quân theo trục đường Trần Quốc Toản (nay là đường Lạch Tray) kết hợp với tiểu đoàn dù nhảy xuống đánh phá sân bay Cát Bi.


Trên đường hành quân, chúng tràn vào các làng xóm ven đường đốt phá nhà cửa, bắn giết nhân dân chưa kịp đi tản cư va sục tìm Việt Minh sao vuông" để tiêu diệt.

Bằng những súng đạn của địch thu được trong trận ngày 23-11 lại có thêm đơn vị vệ quốc đoàn phối hợp, Đội tự vệ Đằng Lâm đã chiến đấu kiên cường, bắn trả quyết liệt quân thù, vật lộn với giặc ngay trong lũy tre, trên đường ngõ làng xóm quê hương. Vì đêm 26-11 bộ phận chủ lực mạnh của Đoàn tự vệ chiến đấu Hải An phải bí mật chuyển đi bổ sung cho mặt trận Hải - Kiến nên lực lượng ta quá mỏng. Và trận chiến đấu ngày 27-11 kết thúc, giặc Pháp đã chiếm được sân bay Cát Bi, để lại trên chiến trường, dọc đường hành quân những xác chết, những vết máu loang lổ.


Bên ta, các đồng chí Bùi Quang Hiến, Nguyễn Ngọc Liêu, Hoàng Bá Đạo và những đồng chí khác của Đội tự vệ Đằng Lâm cùng Đoàn tự vệ chiến đấu Hải An đã anh dũng hy sinh để lại niềm thương tiếc cho quân dân địa phương.


Từ ngày ấy (27-11-1946), quê hương tôi trở thành vùng sâu địch hậu. Trung đội tự vệ chiến đấu xã Đằng Lâm và Đoàn tự vệ chiến đấu huyện Hải An phải phân tán đi nhận nhiệm vụ mới theo yêu cầu của tổ chức, tiếp tục chiến đấu trong cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước đến ngày Tổ quốc hoàn toàn độc lập, thống nhất.


Hòa bình lập lại. Để phát huy truyền thống "Cát Bi trung dũng - kiên cường" ngày 23-11-1946, chúng tôi, những người đã hoàn thành nghĩa vụ công dân còn sống, đã nhóm họp thành lập Ban liên lạc Đoàn tự vệ chiến đấu huyện Hải An nhằm động viên nhau cống hiến phần còn lại của cuộc đời cho quê hương, đất nước. Chúng tôi đã cử người sưu tầm, biên soạn lịch sử của địa phương, ôn lại quá khứ hào hùng, để giáo dục truyền thống cho lớp trẻ hướng tới tương lai.


Tập sách lịch sử trên đã có tác dụng thiết thực giúp cho việc đi tìm đồng đội, thực hiện Nghị định 28/CP của Chính phủ. Các đồng chí Nguyễn Văn Lựu (xã Nam Hải); Lê Danh Tác, Đỗ Văn Hấp (xã Đông Hải); Nguyễn Văn Nân (xã Tràng Cát) và một số đồng chí khác hy sinh hồi đầu kháng chiến chống Pháp đã được đồng đội tìm về với danh hiệu liệt sĩ.


Riêng trường hợp đồng chí Nguyễn Ngọc Liêu (tự vệ thôn Lực Hành, xã Đằng Lâm) đã bị giặc Pháp bắn chết chặt xác vứt xuống sông Cầu Rào ngày 27-11-1946 đã được sách lịch sử Đoàn tự vệ chiến đấu huyện Hải An (1945 - 1955) xác nhận, được Bộ Lao động - thương binh và xã hội nhắc đến trong bản số 1808 ngày 6-6-2000 gửi UBND thành phố Hải Phòng UBND huyện An Hải đề nghị làm thủ tục công nhận liệt sĩ. Đồng chí Nguyễn Ngọc Liêu đã được truy tặng danh hiệu liệt sĩ, hiện hài cốt đã được tìm về an nghỉ tại nghĩa trang xã Đằng Lâm.


Chắc chắn sẽ còn những đồng chí khác đã hy sinh trong nghiệp kháng chiến cứu nước bị thất lạc sẽ được đồng đội tìm về. Vì đạo lý của dân tộc Việt Nam là: "Uống nước nhớ nguồn" và chính sách của Nhà nước Việt Nam là "Ăn quả nhớ người trồng cây".

NGUYỄN ĐỨC NHIẾP ghi
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #24 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2022, 07:48:25 am »

DẤU ẤN NGƯỜI XƯA TRONG CÁC DÒNG HỌ
Ở XÃ ĐẰNG LÂM NGÀY NAY


ĐỖ AN HÃNH
(Nguyên Chủ tịch UBND xã Đằng Lâm)


Xã Đằng Lâm là nơi hội tụ của 14 dòng họ từ nhiều nơi trên đất nước đến sinh cơ lập nghiệp, tạo dựng cuộc sống lâu dài. Đó là các dòng họ : Bùi, Đỗ, Nguyễn, Vu, Đinh, Lê, Trần, Hoàng, Đặng, Đoàn, Ngô, Phạm, Phùng, Khoa...


Đến ngày nay dù đã qua nhiều biến cố lịch sử nhưng hầu hết các dòng họ đều bảo tồn được tộc phả, ghi chép những cống hiến vào sự nghiệp dựng nước, giữ nước và mở mang dân trí của tổ tiên, ông cha từ các thế hệ trước để lại.


Đã tạo dựng thành truyền thống quý báu nhắc nhở các lớp con cháu luôn tưởng nhớ, biết ơn. Và phấn đấu noi theo, kế tục, làm sáng tỏ dấu ấn người xưa như:

* Dòng họ Bùi:

Vào triều đại nhà Hậu Lê (thế kỷ thứ XV) có cụ tổ là Bùi Đức Đô được phong chức Tể tướng triều đình (nay là Thủ tướng Chính phủ). Nhân dân địa phương gọi cụ là Bùi Chúa Đô. Cụ bà là Mạc Thị Huệ, (em gái vua Minh Đức Mạc Đăng Dung).

Và các cụ khác, sau:

- Cụ Bùi Phúc Thọ, là Đô đốc thiếu bảo Hoa Quận Công.

- Cụ Bùi Chính Tín là Diên khánh hầu.

- Cụ Bùi Viêm Sinh là Thái bảo...

* Dòng họ Đỗ:

Cụ tổ là Đỗ Quý Công, chức vụ Phủ quân. Cụ bà là Từ Hạnh lệnh nhân Bùi Thị Hiệu (theo tư liệu khắc vào bia đá, niên hiệu Tự Đức năm thứ 22 (1869).

* Dòng họ Nguyễn:

Theo tư liệu của bia Văn Miếu và sách "Những ông Nghè đất Cảng" của tác giả Ngô Đăng Lợi, Chủ tịch Hội sử học Hải Phòng, thì cụ tổ Nguyễn Đôn (tức Nguyễn Truân) sinh năm 1439, đỗ Tam giáp đồng tiến sĩ năm Bính Tuất (1466), giữ chức vụ Hữu thị lang thuộc triều đại vua Lê Thánh Tông (năm 1469).

* Dòng họ Vũ:

Tại từ đường ở làng Trung Hành treo bức đại tự: "Vũ Quốc Công" và đôi câu đối:
   "Thập bát Quận công truyền thế phả,
   Úc niên tổ Vũ chấn gia thanh".

Trên bàn thờ hiện diện ba ngôi tượng của ba vị thượng tổ, là các Tướng công: Vũ Đình Thái, Vũ Khắc Phục, Vũ Cương Nghị.

Trong tộc phả có kèm theo các bản sắc phong cho 18 vị Quận công với các chức danh như: Đô đốc phủ, Thượng tướng quân, Cẩn y vệ, Đô đốc chỉ huy sứ... Sắc phong ghi rõ tên từng vị Quận công bằng chữ Hán với quốc ấn đóng áp lai, từ triều đại vua Lê Thần Tông (năm 1649) đến triều đại các vua Tự Đức, Thành Thái, Duy Tân, Khải Định thuộc nhà Nguyễn của thế kỷ XIX sau này.


Các dòng họ khác cũng căn cứ vào phả tích để hàng năm hội tụ các lớp con cháu về từ đường tế tổ, tưởng nhớ, tri ân công đức người xưa.

Người trưởng tộc chịu trách nhiệm quản lý dòng họ mình duy trì việc cúng tổ, đôn đốc việc thực hiện xây dựng khu dân cư văn hóa mới ở nông thôn được Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc địa phương coi như một thành viên trong hệ thống tổ chức hành chính sở tại.


Phong trào khuyên học trong các dòng họ được tổng kết trao tặng phần thưởng danh dự cho những con cháu là trò ngoan, học giỏi, đỗ đạt, thành tài.

Đồng thời, trong "sự nghiệp trồng người", "Vì tương lai các thế hệ mai sau", đều được Đảng bộ, chính quyền, các đoàn thể, nhân dân xã Đằng Lâm coi trọng. Cơ sở vật chất cho giáo dục được xây dựng, tu bổ, mua sắm thêm. Các trường học mẫu giáo, mầm non, tiểu học, trung học khang trang. Trên địa bàn còn có Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải An. Nội thất các trường lớp được trang bị đầy đủ theo yêu cầu của từng môn học. Đội ngũ giáo viên đủ, được xã cùng các bậc phụ huynh học sinh chăm lo về mọi mặt, yên tâm gắn bó với địa phương, dạy học tốt góp phần mở mang dân trí cho quê hương Đằng Lâm.


Tổng kết nhiều năm học, phong trào thi đua "Hai tốt" của giáo viên, học sinh Đằng Lâm đều đạt chất lượng cao. Đã thu hút được cả các con em bộ đội, cán bộ, công nhân viên chức các cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn đến trường học tập.


Qua những lần khảo sát của các đoàn thanh tra giáo dục, các trường học ở xã Đằng Lâm đều được xếp loại tốt, đạt các danh hiệu như: Trường tiên tiến, trường chuẩn cấp quốc gia, v.v...

Ngày 03-11-1998, Đoàn cán bộ hội thảo về giáo dục của huyện An Hải đến tham quan đã có nhận xét: "Nhiều trường học tiên tiến cấp thành phố cũng chưa có được cảnh quan "xanh - sạch - đẹp" như trường trung học cơ sở xã Đằng Lâm".


Được kế thừa và biết phát huy truyền thống hiếu học tự ngàn xưa của tổ tiên, ông cha, con em nhân dân xã Đằng Lâm, người người, lớp lớp có tư chất thông minh, sáng tạo, học hành tấn tới, có tư cách đạo đức tốt. Trong quá khứ và hiện tại đã có nhiều người thành đạt, đóng góp cho quê hương, Tổ quốc những trí thức xã hội chủ nghĩa, phục vụ công tác trên mọi lĩnh vực: Khoa học, kỹ thuật, văn hóa, xã hội, như các ông: Bùi Đức Đóa, Nguyễn Đắc Động, Khoa Năng Giao, cùng số ông, bà khác... là những sĩ quan trung cao cấp trong quân đội, như: Đại tá Nguyễn Văn Lân, dòng họ Nguyễn, người làng Trung Hành, hiện nay là Phó tư lệnh Bộ tư lệnh Quân khu Ba, đồng thời là đại biểu Quốc hội khóa XI. Nhiều người là những giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, cử nhân đã và đang đảm nhiệm các chức trách công tác chủ chốt trong các tổ chức Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân ở mọi miền đất nước từ cơ sở đến Trung ương và làm nghĩa vụ quốc tế.


Những vị này đã góp phần làm rạng rỡ dấu ấn người xưa mãi mãi trường tồn trong các dòng họ ở xã Đằng Lâm.

NGUYỄN ĐỨC NHIẾP ghi
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #25 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2022, 07:52:20 am »

XÃ AN ĐỒNG - ĐƠN VỊ ANH HÙNG
LỰC LƯỢNG VŨ TRANG NHÂN DÂN


NGUYỄN HỮU TRÍ


Xã An Đồng từ cội nguồn lịch sử

Vùng đất An Đồng có lịch sử địa lý hành chính khá sớm từ thời Vua Hùng dựng nước, việc hoạch định các đơn vị hành chính tuy có thay đổi nhưng các địa danh cổ, các thôn như Văn Tra, Văn Cú, Vĩnh Khê, Cái Tắt, Nam Phú v.v... vẫn được giữ đến ngày nay. Sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945, ta đã thành lập 2 xã: xã Đồng Xuân và xã Lý Thường Kiệt. Năm 1949 xâ Lý Thường Kiệt đổi tên thành xã Đồng Tiến; xã Đồng Xuân sáp nhập thành xã Đồng Thái, nhưng đến năm 1956, thành lập xã Đồng Tâm. Cả 2 xã được đưa về huyện Hải An năm 1966 về huyện An Hải.


Ngày 14-2-1987, theo Quyết định số 33 QĐ-HĐBT sáp nhập 2 xã Đồng Tâm và Đồng Tiến thành xã An Đồng ngày nay gồm các thôn: Văn Tra, Văn Cứ, Vĩnh Khê, Cái Tắt, Trang Quan, An Dương Đoài, 2 cụm dân cư dọc theo đại lộ Tôn Đức Thắng và đường 208. Diện tích tự nhiên của xã rộng 637,69ha dân số tính đến năm 1998 là 11.994 người. Xã An Đồng là vùng đất có lợi thế bởi nằm giáp nội thành Hải Phòng, thị trấn An Dương và các con sông Tam Bạc, Lạch Tray cho nên phát triển kinh tế - xã hội được thuận lợi, là địa bàn trọng yếu về quốc phòng của thành phố Hải Phòng. Đời sống văn hóa của người An Đồng xưa mang đậm văn hóa truyền thống làng xã cổ truyền, giữ gìn những thuần phong mỹ tục như thờ cúng tổ tiên, thờ ông tổ của dòng họ, tục thờ những người có công với làng, với nước làm thành hoàng tại đình làng, đặc biệt tại lễ hội làng Văn Cú xưa vẫn có trò chơi chọi gà nổi tiếng. Cùng với quá trình hàng ngàn năm chống xâm lăng giữ gìn đất nước, người An Đồng vẫn giữ và phát huy truyền thống yêu nước, tạo dòng chảy liên tục đến ngày nay.

Xây dựng chính quyền cách mạng - Sự kiện "Hải Phòng" 20-11-1946 và thời kháng chiến chống thực dân Pháp.

Xã An Đồng, dưới thời thuộc Pháp, tổ chức của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, sau này là của Đảng, ảnh hưởng sâu sắc, khơi dậy lòng yêu nước của dân; tiêu biểu là đồng chí Vũ Văn Tấn, người con ưu tú của xã An Đồng đã tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1927, và vợ đồng chí là Nguyễn Thị Phương Hoa, vốn quê ở làng Vĩnh Khê đã tham gia vào Ban lãnh đạo Việt Minh huyện An Dương. Ngày 19-8-1945, Ban lãnh đạo việt Minh huyện và các đội tự vệ tiến vào huyện đường, tên tri huyện đầu hàng vô điều kiện, ta tuyên bố thành lập UBCM lâm thời huyện. Bà Nguyễn Thị Phương Hoa được tham gia UBCM lâm thời huyện. Ngày 23-8-1945, khởi nghĩa giành chính quyền nổ ra ở Hải Phòng, nhân dân và tổ chức Đoàn thanh niên cứu quốc tiến vào nội thành tham gia cuộc mít tinh tại Nhà hát lớn thành phố.


Ngày 20-11-1946, thực dân Pháp nổ súng đánh chiếm thành phố Hải Phòng, gây ra "sự kiện Hải Phòng". Sau 7 ngày đêm chiến đấu, lực lượng ta rút ra ngoài lập mặt trận Cam Lộ - An Dương mang mật danh là mặt trận C. Tại đây, ta đã xây dựng hai tuyến phòng thủ, tuyến 1 dọc theo đường 5 từ Cam Lộ đến Quán Toan, tuyến 2 theo ven sông Tam Bạc và ven theo sông Lạch Tray. Nhân dân và tự vệ 2 xã Đồng Xuân và Lý Thường Kiệt và các xã khác đã đóng góp công của xây dựng các trận địa chiến đấu. Phòng tuyến Cam Lộ đã đánh lui địch nhiều, nhưng kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19-12-1946), địch đánh chiếm đường 5, chiếm Cam Lộ - Quán Toan và uy hiếp huyện lỵ An Dương. Ta vẫn giữ vững tuyến 2 ven sông Tam Bạc và sông Lạch Tray, thì ngày 16-2-1947, địch chiếm huyện lỵ An Dương. Từ đó, xã An Đồng (lúc đó là xã Đồng Tâm, Lý Thường Kiệt) trở thành một xã địch hậu. Trong suốt thời kỳ kháng chiến, chúng đóng các bốt như bốt Vĩnh Khê, bốt Rế, v.v…, ra sức càn quét, bắt phu, bắt lính, bắt giết cán bộ còn bám đất, bám dân. Nhưng cơ sở của ta, tuy phải rút vào bí mật, vẫn tiếp tục duy trì kháng chiến một cách thích hợp như thôn nào cũng đào hầm bí mật, nuôi dưỡng che giấu cán bộ, cơ quan lãnh đạo của huyện An Dương bí mật đóng ngay trên địa bàn xã. Thôn Vĩnh Khê, Văn Cú là nơi cán bộ quân sự, dân, Đảng thường ra vào hoạt động; thôn Văn Tra là nơi đặt cơ quan của văn phòng Huyện đội; thôn Văn Tra còn là nơi đặt trạm liên lạc của Thành ủy. Hệ thống tề ngụy dần bị vô hiệu hóa, du kích phối hợp với bộ đội đột nhập quấy rối bốt Rế, phá đường sắt đoạn Quỳnh Cư, Mỹ Tranh, An Lạc. Du kích còn dẫn đường cho bộ đội dùng nội ứng đánh các bốt Cam Lộ, Nhà Vuông. Đặc biệt cán bộ, du kích và nhân dân xã đã tham gia chuẩn bị tập kích Sở Dầu vào ngày 18-6-1953, đốt cháy hàng chục triệu lít xăng dầu. Du kích và nhân dân đã chuẩn bị lương thực và một số thuyền nan để chuyển quân, và nuôi quân báo ta nhiều ngày đột nhập trinh sát vẽ sơ đồ trận đánh và sau trận đánh bộ đội rút ra tập kết về làng Vĩnh Khê, Văn Tra, Văn Cú được dân che chở, đảm bảo rút ra ngoài an toàn.


Hiệp định Genève được ký kết. Vùng Hải Phòng trong đó có xã An Đồng là khu tập kết 300 ngày. Xã An Đồng phải đấu tranh quyết liệt chống âm mưu vơ người vét của, phá cầu Rế của địch, chống cưỡng ép đồng bào di cư vào miền Nam, v.v… Đồng thời xã còn phát triển công tác bịnh, ngụy vận. Xã đã vận động một tiểu đoàn địa phương Ninh Bình đóng tại khu Da Bò (xã Đồng Tiến cũ) ra hàng ta và tiểu đoàn 62 bỏ ngũ gần hết.


Đúng ngày 10-5-1955, toàn xã An Đồng được giải phóng. Suốt gần 10 năm kháng chiến chống Pháp, địa bàn xã luôn được chọn là căn cứ bàn đạp của Thành ủy Hải Phòng (năm 1947 - 1949), của Huyện ủy An Dương những năm 1952 - 5/1955. Xã An Đồng đã đào hàng ngàn mét hào giao thông, hầm bí mật, hàng ngàn ki-lô-gam gạo, thuốc men, đã chống phá hàng trăm trận càn quét và tuần tiễu của địch, phối hợp với bộ đội đánh 15 trận, đặc biệt đã phối hợp làm nên chiến thắng Sở Dầu, đã góp phần đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt giúp Thành ủy Hải Phòng, Huyện ủy An Dương.


Trong kháng chiến chống Pháp, xã An Đồng ngày nay đã có 63 người hy sinh, 242 người tình nguyện đi bộ đội chiến đấu, có 50 liệt sĩ chống Pháp, 11 gia đình được tặng Bằng có công với nước.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2022, 07:53:24 am »

Xã An Đồng góp phần đánh bại 2 cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ.

Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, ngay từ năm 1965 công tác phòng không nhân dân của xã An Đồng (xã Đồng Tâm và xã Đồng Tiến cũ) do Chủ tịch UBHC xã làm trưởng ban đã được coi trọng, từ việc đào trên 6.000 hầm hố phòng không các loại ở trong nhà, ngoài vườn, trường học, dọc theo các trục đường giao thông và trụ sở làm việc đến công tác sơ tán người già, trẻ em tới nơi an toàn, đến việc đón tiếp 10 cơ quan, trường học sơ tán về địa phương. Nhiệm vụ phục vụ chiến đấu và chiến đấu được quân dân xã hoàn thành xuất sắc. Xã đã dành 20 ha đất cho sư đoàn 363 và các đơn vị khác xây dựng trận địa bắn máy bay địch. Hàng vạn ngày công đâ được huy động giúp bộ đội làm công sự pháo, làm đường kéo pháo, đình thôn Văn Tra là nơi để vũ khí, khí tài cho bộ đội. Riêng dân quân xã tổ chức thành 8 trung đội tại chỗ chiến đấu và phục vụ chiến đấu; chiến đấu cơ động gồm 3 trung đội 12,7mm và súng liên thanh bắn máy bay bay thấp. Ngoài ra xã còn hình thành 1 trung đội công binh rà phá bom mìn, tiểu đội quan sát bom mìn, đội cứu sập hầm, đội đảm bảo giao thông và đội sẵn sàng thay thế pháo thủ bộ đội khi cần thiết.


Do có sự chuẩn bị tốt và huấn luyện chu đáo, dân quân của xã đã chiến đấu có kết quả, tiêu biểu là trận đánh ngày 11-5-1966, trong những ngày từ 3 đến ngày 6-3-1967, ngày 16-12-1967. Trong các trận ấy, dân quân xã đã phối hợp với bộ đội bắn rơi 1 máy bay Mỹ. Sau mỗi trận đánh phá, đã nhanh chóng giải quyết hậu quả, chôn cất các liệt sĩ, cứu chữa thương binh, tu sửa, củng cố trận địa...


Trung đội công binh dân quân xã còn rà, phá bom nổ chậm địch phong tỏa tuyến đường 208, phong tỏa bến phà An Dương, thả bom bi trên các khu đồng ruộng Cái Tắt, Văn Tra, Văn Cú, Đồng Giới. Nhiệm vụ phá bom, đảm bảo giao thông thông suốt, đảm bảo sản xuất và tính mạng nhân dân đã được hoàn thành xuất sắc.


Sau mấy năm Mỹ ngừng ném bom miền Bắc thì tới năm 1972 địch lại gây ra chiến tranh phá hoại lần 2 ở Hải Phòng bất đầu từ đêm 16-4-1972. Tại xã Đồng Tiến có 5.000 phuy xăng của trên sơ tán về cũng bị ném bom bị bốc cháy, còn một số phuy xăng chưa bị cháy đã được dân quân vận chuyển tới nơi an toàn. Tiếp theo ngày 7-5-1972 và những tháng sau, kể cả 12 ngày đêm tháng 12-1972 xã An Đồng còn bị Mỹ thả bom B52, bom bi bắn phá các thôn ác liệt, một số bộ đội và nhân dân bị hy sinh, nhà cửa bị phá hủy, hầm hố bị phá sập, dân quân đã kịp thời giải quyết hậu quả, đảm bảo sức chiến đấu và ổn định đời sống nhân dân, rà phá bom, mìn trên các tuyến đường bộ và đường sông, chuyển quân chi viện, tổng cộng đã có 613 thanh niên đi bộ đội (12,5% dân số xã), có gia đình có 4 đến 5 con nhập ngũ.


Hiệp định Pari đã được ký kết, sau đó 4-1975 là đất nước hòa bình thống nhất, xã đi vào thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế, đáng chú ý nhất có công trình kinh tế kết hợp với quốc phòng Cái Tắt (khởi công năm 1983, khánh thành ngày 2-9-1984).


Xã An Đồng chính thức thành lập năm 1987 từ thời đổi mới đến nay.

Kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc, xây dựng đất nước từ ngàn xưa, đặc biệt trong thời chống Pháp và chống Mỹ, kế thừa từ các xã Lý Thường Kiệt và Đồng Xuân, sau này là xã Đồng Tâm, Đồng Tiến, xã An Đồng được thành lập đúng lúc đất nước thực hiện đổi mới, lại nằm giữa đô thị Hải Phòng và thị trấn An Dương, việc mở rộng đại lộ Tôn Đức Thắng và cầu An Dương 1 và 2 tạo thời cơ và thuận lợi rất cơ bản cho xã.


Được các Nghị quyết của Trung ương và Thành ủy Hải Phòng, dưới sự chì đạo trực tiếp của Huyện ủy và UBND huyện An Hải, Đảng bộ đã trải qua nhiều kỳ đại hội, đến nay Đảng ủy, chính quyền và nhân dân xã An Đồng đã đưa sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa. Cho đến năm 1998, năng suất lúa đạt 90,1 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 2.471 tấn, chăn nuôi đạt 210 tấn thịt lợn, 50 tấn thủy sản, 56 tấn gia cầm và hàng ngàn tấn rau xanh. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ đạt 22 tỷ đồng. Phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển sâu rộng, phòng chống các tệ nạn xã hội, chống tệ nghiện hút, phòng chống tội phạm đều có kết quả. Về quốc phòng, công tác huấn luyện dân quân tự vệ, tuyển quân luôn đạt và vượt mức chỉ tiêu trên giao. Hưởng ứng phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", việc chăm sóc các gia đình liệt sĩ, thương binh, người có công với nước, trong các dịp lễ, tết ngày 27-7 hàng năm, xã đều tổ chức tiếp xúc, thăm hỏi, tặng quà. Tổng số theo thống kê xã có 145 liệt sĩ chống Pháp và chống Mỹ, có 90 thương binh, từ năm 1995 có 5 "Bà mẹ Việt Nam anh hùng". Nét nổi bật là dân thôn Cái Tắt năm 1993 còn xây dựng đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, một công trình rất hiếm thấy trên miền Bắc Việt Nam.


Với những thành tích xuất sắc, toàn diện như vậy, Đảng bộ liên tục giữ vững danh hiệu trong sạch, vững mạnh, chính quyền và các đoàn thể đạt danh hiệu tiên tiến xuất sắc, năm 1998 xã được thành phố chọn làm thí điểm triển khai quy chế dân chủ ở cơ sở.


Từ năm 1997, xã An Đồng đã được UBND thành phố công nhận đạt tiêu chuẩn nông thôn mới, được Nhà nước tặng thưởng huân chương Lao động hạng ba. Bà Nguyễn Thị Mỹ, Chủ tịch UBND xã cũng được tặng thưởng huân chương Lao động hạng ba, 28 năm liên tục là Chiến sĩ thi đua cấp huyện, cấp thành phố và năm 2000 là Chiến sĩ thi đua toàn quốc (không kể khi còn làm xã đội trưởng dân quân xã Đồng Tiến, bà Mỹ còn được Nhà nước tặng thưởng huân chương Chiến công hạng ba và huy hiệu Bác Hồ).


Ngoài ra, Chính phủ đã tặng 2 cờ thi đua xuất sắc cho An Đồng những năm 1998 - 1999. UBND thành phố, UBND huyện An Hải còn tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc 10 năm đổi mới (1989 - 1998).

Do xã An Đồng tạo được mô hình mới trong thời kỳ đổi mới cả về đổi mới tư duy, về phương thức lãnh đạo và về cách làm kinh tế, nên nhiều cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, như đồng chí Đỗ Mười nguyên Tổng Bí thư Đảng về thăm ngày 12-1-1998, Chủ tịch nước Trần Đức Lương ngày 9-2-2002 về thăm và trồng cây đa lưu niệm, đoàn quốc tế như đoàn đại biểu Châu Á, Bộ trưởng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bí thư Thành ủy và Chủ tịch UBND thành phố và UBND huyện An Hải cũng lần lượt về thăm và động viên phong trào.


Một vinh hạnh lớn đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã An Đồng, là ngày 28-4-2000, Nhà nước đã phong tặng danh hiệu cao quý: "Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Vinh quang thay cho Đảng bộ, quân dân xã An Đồng.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #27 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2022, 07:56:38 am »

LỰC LƯỢNG VŨ TRANG THÀNH PHỐ
THAM GIA CÔNG TRÌNH THỦY NÔNG "CÁI TẮT”

VŨ VĂN SỬU


Công trình thủy nông Cái Tắt, hay gọi là công trình "Cống Cái Tắt” thuộc xã Đồng Tiền (nay là xã An Đồng) nằm giữa đường 5 (đại lộ Tôn Đức Thắng) và đường 208. Theo phương án của công trình, thi công trên 3 công đoạn:

- Đắp nền đường từ đường 208 dài 159m.

- Đào móng cống xây cống Cái Tắt.

- Lấp đoạn sông rộng 75m.


1. Đắp nền đường:

Triển khai công đoạn này, lực lượng vũ trang thành phố tập trung 6 đơn vị, đưa các phương tiện thuyền gỗ, cầu lao, mai, kéo cắt đất tiến hành đào, bốc đất từ vùng Quỳnh Hoàng (xã Hùng Vương, An Hải), chuyển tải đất bằng thuyền gỗ dọc trên 2km sông Rế đắp nền đường dài 159m, tổng số đào, đắp được 16.000m3 (đồng thời LLVT thành phố cũng tham gia đắp đường chân cầu An Dương).

Thời gian ngày 30-3-1984, công trình đắp nền đường và đoạn đường chân cầu An Dương đều hoàn thành bàn giao để Công ty Cầu đường tiến hành rải đá.


2. Đào móng cống:

Lúc đầu việc đào móng cống do Công ty Công trình thủy lợi trực tiếp chỉ đạo nhưng do tốc độ thi công rất chậm, không đảm bảo kế hoạch đóng cọc xây cống, nên ngày 25-12-1983, ông Cao Văn, Phó chủ tịch UBND thành phố, quyết định giao cho công trường của Bộ chỉ huy thành phố thi công. Ngày 26-12-1983 lực lượng vũ trang lúc đó gồm có đoàn 31 QK3, bộ đội trung đoàn 180, tiểu đoàn 15 công binh, đoàn 174, đại đội 4, cán bộ cơ quan BCHQS Hải Phòng và phòng biên phòng và dân quân các nơi, hàng ngày có tới 2000 công đào, vác đất rất nhanh. Quá trình đào móng cống phát sinh tình huống phức tạp như đất nước sình lầy, sạt xệ, lại phải xử lý như cắm trên 4.918 cọc tre, ốp ghép 838m phên chống sạt xệ, độn 440kg rơm chống cát đùn chảy v.v... Ngoài ra, đơn vị lại phải nghỉ ăn Tết âm lịch mà vẫn nhanh chóng thi công ngay, tổng cộng đã đào vác đất 17.699m3 đất.


Sau 55 ngày, tức ngày 20-3-1984, móng cống đã hoàn thành và bàn giao. Ông Đào Mạnh Giang, Phó giám đốc Sở Thủy lợi đã nhận xét "Lực lượng vũ trang đào móng cống rất nhanh, xử lý kỹ thuật tốt, phát huy sáng kiến có giá trị, tiết kiệm được 1.700m3 đất là một móng cống lý tưởng”.


3. Phương án lấp sông:

Ngay tử ngày 15-9-1983, phương án lấp sông đã được chuẩn bị. Các sà lan của xí nghiệp 771 (BCHQS Hải Phòng) và của HTX Dương Thành đã vận chuyển 7.500m3 đá từ Thủy Nguyên về tập kết sẵn tại 2 bãi cạnh cống Cái Tắt, và dân quân một số xã đào, bốc chuyển 2000m3 đất từ vùng Quỳnh Hoàng (xã Hùng Vương) cũng về tập kết ở cạnh cống Cái Tắt.


Ngày 30-4-1984, cống vẫn chưa dẫn được dòng chảy, ông Cao Văn Phó chủ tịch thành phố phải lệnh hoãn việc lấp sông, điều tàu hút bùn để mở rộng dòng chảy đến ngày 5-7-1984 mới rút ra ngoài. Sáng ngày 8-7-1984, mới triển khai việc lấp sông. Bộ đội trung đoàn 603 thông tin QK3, đoàn sà lan 771 và của HTX Dương Thành, trung đoàn 180 (BCHQS Hải Phòng), dân quân các huyện Kiến An, Đồ Sơn, các đội chuyên làm đất đấu tập trung sức bốc chuyển đất, đá, thả những rọ sắt đá lấn từ 2 mố lấn ra. Anh em đã liên tục lao động từ 6h30 sáng đến chiều.


Làm liên tục trong 31 ngày, khối đất, đá bốc chuyển trên 27.912m3, xử lý kỹ thuật 4.333m3 đất. Kết quả ngày 9-8-1984 công trình bàn giao cho Công ty Cầu đường rải đá.

Ngay 2-9-1984, cụm công trình Cái Tắt cùng với cầu An Dương đã được khánh thành. Một công trình có ý nghĩa rất lớn về kết họp kinh tế với quốc phòng, nối tuyến đường giao thông huyết mạch từ đường 5 qua cống Cái Tắt vào thành phố. Ngăn mặn, giữ nước, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Một công trình đã chứa đựng biết bao mồ hôi công sức, kể cả xương máu của các lực lượng vũ trang, các đơn vị làm kinh tế, dân quân và bà con thôn Cái Tắt xã An Đồng.

Gần 20 năm trỏi qua, công trình cống Cái Tắt vẫn sừng sững vững chắc biểu tượng cho lòng dũng cảm, ý chí sắt gang của những người xây dựng ra nó.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #28 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2022, 08:06:43 am »

ĐỀN THỜ BÁC HỒ Ở THÔN CÁI TẮT XÃ AN ĐỒNG


TRỊNH MINH HIÊN
(Phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Hải Phòng)


"Uống nước nhớ nguồn” không chỉ là một tình cảm tốt đẹp mà còn có một ý nghĩa tâm linh từ lâu đời của nhân dân ta. Chính vì thế, nó đã trở thành một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Đối với Bác Hồ, nhân dân đã thể hiện những tình cảm thiêng liêng sâu sắc ấy qua một số hình thức tưởng niệm như sau:

1- Xây dựng Lăng Bác tại Thủ đô Hà Nội. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật hiện đại, đồng thời cũng là một công trình văn hóa - lịch sử.

2- Lập viện bảo tàng Hồ Chí Minh ở Trung ương và chi nhánh ở một số địa phương.

3- Dựng tượng Bác ở ngoài trời. Tính đến nay trong cả nước có 20 nơi dựng tượng Bác ở ngoài trời.

4- Một hình thức nữa, có phần phổ biến hơn là lập bàn thờ Bác ở di tích đình, miếu, chùa...

Hiện tượng này đã xuất hiện ở nước ta, kể cả ở Hải Phòng hàng chục năm nay. Thông thường, ở đầu hồi bái đường di tích, người ta lập bàn thờ; phía trên treo một lá cờ Tổ quốc, rồi tiếp đến là ảnh chân dung hoặc tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh bán thân đặt ở trên bàn thờ và một bát hương với mâm ngũ quả hoặc hương hoa. Ngày rằm, mồng một người ta thăp hương bàn thờ Bác, bàn thờ Phật, bàn thờ Thành hoàng.

5- Cũng ở dạng thờ Bác nhưng ở mức cao hơn là dựng đền thờ Bác và coi đây là một công trình tưởng niệm về Bác Hồ.

Ngay sau khi Bác đi xa, ở Long Đức, Trà Vinh nhân dân đã dựng đền thờ. Sau đó, ở đồng bằng sông Cửu Long, nhiều ngôi đền thờ Bác được dựng lên. Những ngôi đền ấy đã tồn tại suốt thời kỳ chống Mỹ, cứu nước đến ngày nay. Tại các khu di tích như Kim Liên (Nghệ An), Pác Bó (Cao Bằng), Tân Trào (Tuyên Quang), bên cạnh di tích về Bác Hồ, nhà trưng bày bổ sung, đã xuất hiện những ngôi nhà tưởng niệm mà thực chất cũng là những ngôi đền thờ Bác. Chẳng những nhân dân mà nhiều vị lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước khi đến thăm khu di tích cũng vào nhà tưởng niệm thắp nén hương viếng Bác.


Tại Hải Phòng, từ năm 1993 đã có một ngôi đền thờ Bác Hồ ở thôn Cái Tắt, xã An Đồng, huyện An Hải. Trên diện tích hơn 60 mét vuông người ta đã dựng lên một kiến trúc theo dáng dấp cổ, 2 tầng mái, lợp ngói mũi hài. Tám góc mái với 8 đầu đao uốn cong vươn lên cao. Trên nóc đắp hình mặt trời ở giữa dải hoa văn. Đền thờ Bác ba mặt có lan can xây theo kiểu tường hoa. Đền có cửa mặt chính và 2 cửa phụ đi ra lan can 2 bên. Đền làm bằng gỗ sến, táu.


Từ dưới sân nhìn lên đã thấy 4 chữ to đậm: Đền thờ Bác Hồ. Bước lên trên theo bậc ngũ cấp là tới hành lang mặt chính diện.

Bên trong trang trí đơn giản nhưng trang trọng: Tượng Bác Hồ được tạc bằng gỗ quý; với nét mặt hiền từ, đôn hậu, Bác ngồi ở tư thế song thất, tay phải cầm bút để trên đầu gối, bàn tay trái nâng quyển sách mở. Tượng ngồi cao chừng 1,10m đặt trong khám thờ sơn son thiếp vàng. Cao hơn một chút ở hai bên phải và trái đặt bài vị thờ thân phụ và thân mẫu Bác. Phía trên treo bức đại tự với dòng chữ: Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh!


Bên phải, ghi câu nói của Bác Hồ ở đền Hùng khi Bác nói chuyện với đơn vị bộ đội vào tiếp quản thủ đô Hà Nội (1954):

"Các vua Hùng đà có công dựng nước,
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Còn bên trái, ghi lời dặn của Bác trong dịp Bác về Hải Phòng nói chuyện với đại biểu nhân dân thành phố Hải Phòng ngày 30 tháng 5 năm 1957: "Toàn dân đoàn kết nhất trí thì chúng ta xây dựng được nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chú, tự do, giàu mạnh".


Hai bên cột có đôi câu đối ca ngợi công đức của Bác. Một đôi câu đối của 1 cụ già trên 80 tuổi người thôn Cái Tắt. Còn một đôi, theo lời ban quản lý đền thờ Bác, các cụ sưu tầm được và do Chủ tịch Mao Trạch Đông tặng Bác:

"Chí khí tráng sơn hà, kim cổ anh hùng duy hữu nhất,
Minh tinh quang nhật nguyệt, Á, Âu hào kiệt thị vô song".

Gian chính có một bàn thờ, giữa đặt bát hương, hai bên có bộ đỉnh thờ bằng đồng và đôi hạc đắp bằng xi măng rất đẹp.

Tóm lại: Nhìn tổng thể đây là một ngôi đền đẹp, khang trang thể hiện lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc của nhân dân thôn Cái Tắt, xã An Đồng, huyện An Hải, thành phố Hải Phòng với Bác Hồ.

Điều đáng nói ở đây là công trình tưởng niệm Bác không bổ bán vảo bất kỳ ai mà là do tự đáy lòng của nhân dân địa phương kính yêu, nhớ ơn Bác đã tự nguyện đóng góp: Người có của góp của, người có công góp công, củng nhau xây dựng trong 6 tháng thì hoàn thành (tháng 3 năm 1993 đến ngày 2 tháng 9 năm 1993).


Ban quản lý đền thờ Bác Hồ hầu hết là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam. Nhiều người đã là lính Cụ Hồ trong suốt thời kỳ kháng chiến chống Pháp và có thời kỳ ở đơn vị bộ đội bảo vệ Trung ương Đảng và Bác Hồ tại Việt Bắc.


Đại diện cho những người này là ông Nguyền Văn Lương, Trưởng ban xây dựng, rồi Trưởng ban quản lý kiêm Trưởng làng văn hóa Cái Tắt. Ông Phạm Văn Ngọc là người thiết kế ngôi đền. Nhân dân thôn Cái Tắt và bà con thập phương là những người góp ý, góp của, góp công để xáy dựng thành công ngôi đền.


Ban liên lạc CCB trung đoàn 246, đoàn Tân Trào anh hùng, đơn vị bảo vệ Trung ương Đảng và Bác thời kháng chiến chống Pháp hết sức ủng hộ và ngày nay lấy nơi đây là địa điểm sinh hoạt hàng năm của mình.


Đền thờ Bác Hồ ở thôn Cái Tắt đã thực sự là nơi góp phần tích cực giáo dục đạo đức, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh cho thế hệ hôm nay và mai sau.

Ngày nay, bà con cô bác cũng như lớp trẻ thanh thiếu niên có thể về đây thăm một công trình văn hóa do dân tự làm và thắp hương viếng Bác. Trên thực tế, theo Ban quản lý đền thờ Bác cho biết, số người đến viếng Bác ở đây lên tới trên 3 vạn lượt người, không chỉ có người Hải Phòng mà còn có người Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Nam, Nghệ An, Thái Nguyên...


Vào năm 2002, Chi hội lịch sử quân sự Hải Phòng đã đến đền thờ Bác Hồ ở thôn Cái Tắt tưởng niệm, thắp hương và có buổi tiếp xúc thân mật, cảm động với đại diện Đảng ủy, UBND xã An Đồng.

Hàng năm vào ngày sinh nhật Bác (19/5) và ngày giỗ Bác (2/9), được sự đồng ý của UBND xã An Đồng, Ban quản lý đền thờ Bác đã tổ chức lễ dâng hương viếng Bác và các hình thức văn nghệ như ca hát, ngâm thơ về Bác...


Quỹ công đức của đền thờ Bác đã dành ra nuôi 3 cháu: một cháu con thương binh nặng, một cháu nhiễm chất độc màu da cam và một cháu mồ côi không nơi nương tựa của xã An Đồng.

Vào tháng 12 năm 1994, Viện bảo tàng Hồ Chí Minh ở Hà Nội và Bảo tàng Hải Phòng đã cử cán bộ về đền thờ Bác đề tọa đàm với Ban quản lý đền thờ Bác. Cán bộ nghiên cứu của Viện bảo tàng Hồ Chí Minh, sau khi khảo sát đã lập một bản lý lịch về công trình tưởng niệm này (ngày 25/12/1994).


Ngày 8/10/1995, báo Nhân dân số 41 (349) đã nói tới đền thờ Bác ờ Cái Tắt, An Hải, Hải Phòng. Tạp chí Xưa và nay của Hội khoa học lịch sử Việt Nam, số 10 (20) tháng 10/1995 đã viết bài: "Có một ngôi đền thờ Bác Hồ ở Hải Phong”.


Đền thờ Bác Hồ ở Cái Tắt đã được xây dựng và tồn tại đến nay là tròn 10 năm (1993 - 2003) và là đền thờ Bác đầu tiên được xây dựng ở miền Bắc.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã An Đồng, Ban quản lý đền đã làm được nhiều việc tốt.

Hy vọng rằng các cơ quan chuyên môn tiếp tục hướng dẫn tốt hơn để nơi đây ngày càng phát huy được tác dụng chính trị, văn hóa, đáp ứng tinh cảm sâu nặng của nhân dân với Bác Hồ.


Ghi chú: ông Hoàng Cương, Chi hội khoa học lịch sử quân sự bổ sung thêm:

Năm 1989, nhân dân thôn Cái Tắt đã lập ban thờ Bác ngay trong đền thờ Phạm Tử Nghi. Sau một thời gian, nhân dân thấy cần phải xây dựng một đền thờ riêng để thờ Bác.

Công trình được khởi công từ tháng 3-1993. Tiền để xây dựng công trình không phải bổ bán cho dân mà do lòng dân tự nguyện đóng góp, người góp công, kẻ góp của. Công có 116 người làm công đức lúc khởi công. Tên tuổi những người đó được khắc trên bảng đá đặt ngay trong đền thờ Bác để lưu truyền cho đời sau.
Logged
dungnuocgiunuoc
Thành viên
*
Bài viết: 614



« Trả lời #29 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2022, 08:07:42 am »

28 NĂM LIÊN TỤC GIỮ CHỨC CHỦ TỊCH XÃ


HOÀNG CƯƠNG
(Chi hội LSQS Hải Phòng)


Đó là bà Nguyễn Thị Mỹ quê ở Vĩnh Khê, xã An Đồng, huyện An Hải, Hải Phòng. Hiện là Phó bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã An Đồng anh hùng.

An Đông là một xã ven đô do 2 xã Đồng Tâm và Đồng Tiên hợp nhất từ cuối năm 1987. Địa bàn rộng, dân số đông, bình quân ruộng đất thấp lại là vùng chiêm trũng, đất đai chua mặn, sản xuất thuần nông, độc canh. Tập quán canh tác lạc hậu, nhân dân làm không đủ ăn, là một xã nghèo lại bị chiến tranh tàn phá rất nặng nề.


Sau 7 năm làm xã đội trưởng xã Đồng Tiến (từ năm 1967 đến năm 1974), bà được nhân dân tín nhiệm bầu làm chủ tịch xã liên tục 13 năm cho đến năm 1987, hai xã Đồng Tâm và Đồng Tiến hợp nhất bà vẫn được nhân dân tín nhiệm bầu làm chủ tịch xã cho đến nay.


Gần 30 năm với trách nhiệm là chủ tịch xã, bà đã quy tụ được sức mạnh đoàn kết trong đội ngũ cán bộ và nhân dân địa phương hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch huyện giao, là xã có phong trào khá toàn diện.


Trong thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, An Đồng là một địa bàn trọng điểm có nhiều trận địa pháo cao xạ bảo vệ thành phố. Là địa điểm sơ tán của Công ty xăng dầu Hải Phòng. Có sông đào Lạch Tray, bến phà, cầu treo An Dương là nút giao thông quan trọng ra vào thành phố. Trong những năm chiến tranh phá hoại, đế quốc Mỹ đã sử dụng 350 lượt máy bay, trong đó có trên 40 lượt máy bay B52 đánh vào địa bàn xã trên 200 trận, ném gần 6000 quả bom các loại, bắn 100 quả tên lửa gây thiệt hại nặng nề về người và của cho nhân dân trong xã. Bắt nguồn từ lòng yêu nước thương dân, căm thủ giặc Mỹ, bà đã nêu cao ý chí kiên cường dũng cảm, không sợ hy sinh gian khổ, sẵn sàng xả thân vì dân, vì nước. Chỗ nào khó là bà có mặt. Lực lượng vũ trang và nhân dân xã An Đồng đã phối hợp với bộ đội chủ lực chiến đấu dùng cảm góp phần bắn rơi nhiều máy bay Mỹ, rà phá bom mìn, giải tỏa bến phà An Dương, đảm bảo giao thông đường 5 thông suốt, góp phần quan trọng vào thắng lợi của thành phố Cảng.


Cụ thể năm 1971 địch oanh tạc phá trận địa Trang Quan, An Dương. Chúng đã bỏ bom vào xóm Trại làng Cái Tắt. Gia đình ông Kiêm, ông Cù, chị Mai có nhiều người bị thương vong. Bà đã trực tiếp chỉ huy lực lượng dân quân đến giải quyết hậu quả, cùng với anh chị em dân quân khiêng vác những người bị thương đi cứu chữa.


Năm 1972, địch ném bom xuống sân vận động làng Đồng Giới là địa điểm sơ tán xăng của Công ty xăng dầu Hải Phòng. Bà đã trực tiếp chỉ huy trung đội dân quân cơ động nhanh chóng đến nơi địch ném bom cùng với đơn vị bạn sơ tán kịp thời 300 phuy xăng về nơi an toàn.


Đặc biệt đêm ngày 22/12/1972, giặc Mỹ sử dụng máy bay B52 ném bom rải thảm từ Trang Quan An Dương Cái Tắt đến Vĩnh Khê. Bom trúng một trận địa pháo An Dương, một số pháo thủ bị thương vong không còn khả năng chiến đấu. Bà đã lập tức có mặt điều động tiểu đội dân quân thôn An Dương đến trận địa làm nhiệm vụ tải đạn và thay thế một số pháo thủ tiếp tục chiến đấu.


Sau khi địch đánh phá, bà lại cùng anh chị em dân quân làm công tác cứu thương và thu gom hài cốt. Bản thân bà đã thu nhặt từng phần thi thể của liệt sĩ bỏ vào áo quan để chôn cất.

Địch bỏ bom nổ chậm xuống sông đào Lạch Tray nhằm phong tỏa giao thông. Bà đã trực tiếp chỉ huy đội công binh của xã kết hợp với đơn vị công binh của huyện, có sáng kiến dùng tấm tôn có gắn cục nam châm từ trường kéo trên mặt sông phá hủy liên tiếp 16 quả bom nổ chậm, giải tỏa thông suốt giao thông thủy bộ ở khu vực bến phà và cầu treo An Dương.


Trên mặt trận kinh tế, bà luôn trăn trở suy nghĩ làm thế nào để xóa được đói, giảm được nghèo, làm cho đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao. Từ ý thức trách nhiệm đó, bà đã đề xuất ý kiến với tập thể lãnh đạo Đảng ủy, HĐND và UBND tích cực chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, mạnh dạn đưa giống mới, kỹ thuật mới, con giống mới vào thâm canh tăng năng suất, kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi chủ động tưới tiêu cho nông nghiệp. Xây dựng mô hình làm ăn kinh tế giỏi. Nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm tăng 10 - 12%. Năng suất lúa trước kia chỉ đạt dưới 3 tấn thóc/ha, đến năm 1990 đạt 7,2 tấn/ha/năm, đến năm 2000 là 10,5 tấn/ha/năm, tăng 35,3% so với năm 1990. Các con gia súc, gia cầm năm sau cao hơn năm trước. Tổng số đàn lợn năm 1994 có 5.420 con, đến năm 2002 là 18.500 con, tăng 176%.


Từ sản xuất độc canh, tự cấp tự túc đã chuyển sang sản xuất hàng hóa. Phong trào chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi phát triển nhanh, lành mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Phong trào thi đua làm giàu từ đất đi lên, làm giàu chính đáng phát triển mạnh. Đến nay có trên 1.227 gia đình làm kinh tế giỏi và có 34 mô hình trang trại, là một xã có nhiều trang trại nhất của huyện.


Nhờ kinh tế phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện về ăn ở, học tập, chứa bệnh và phương tiện đi lại. Đến nay có 99% gia đình được ngói hóa, trong đó có 25% gia đình có nhà mái bằng, nhà cao tầng, 31% gia đình có xe máy; 98% gia đình có đài và máy nghe nhìn. Toàn xã có 15 máy cày, 45 xe ô tô tải và 6 xe du lịch.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM